2.NÊU CÁCH XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG
Qua vấn đề khủng hoảng về việc Thủy Tiên chia sẻ video tiktok giả khoa học để
quảng cáo sữa. Thì thông tin chia sẻ này ít nhiều gì cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng
đến tâm lí của người tiêu dùng và nhãn hàng, ảnh hưởng về kinh tế cũng như là tên
tuổi của phía bên kia. Với thời đại hiện nay khi thông tin lan truyền không kiểm soát
được với tốc độ của internet thì tin tức sẽ đến với con người một cách nhanh chóng
và sẽ có nhiều vấn đề tranh hơn hết người chia thông tin là một có tầm ảnh hưởng
có độ nổi tiếng được đông đảo dân chúng biết đến.
Khủng hoảng đến đột ngột và bất ngờ thường gây sửng sốt với thông tin lan truyền
nhanh khiến doanh nghiệp và người đăng rất dễ rơi vào trạng thái thiếu sáng suốt,
có những động thái xử lý không chính xác. Điều này tạo điều kiện để khủng hoảng
lan rộng khó làm chủ tình hình và dễ dẫn dắt tới các vụ việc tiêu cực khác, rất khó
kiểm soát thông tin,dẫn tới thông tin tiêu cực có cơ hội phát triển và thu hút sự chú
ý của công chúng hơn.
Việc đầu tiên lên danh sách ban giải quyết khủng hoảng trong đó cần có mặt
của các nhân vật quan trọng là người phát ngôn lan truyền thông tin và người
đã đăng tải video nội dung tin và cuối cùng là đại diện bên phía doanh nghiệp
( nhãn hàng sữa của công ty đã bị đem ra so sánh ảnh hưởng đến tên tuổi
thương hiệu) . Cần hẹn một cuộc gặp mặt để đàm phán đôi bên xoa dịu phía
đối phương lắng nghe những vấn đề mà họ cần được giải quyết. Chuẩn bị kinh
phí cho quá trình xử lý khủng hoảng, lưu ý nguyên tắc “không quá tiết kiệm
trong khủng hoảng”.
Ngăn chặn những tin tức thông tin sai lệch này một cách thu hẹp nhất có thể.
Sau khi đàm phán đôi bên để đưa ra hướng giải quyết thì Thủy Tiên và người
làm nội dung video đăng tải đó nên chân thành gửi lời xin lỗi với phía công
ty vì đã làm ảnh hưởng đến tên tuổi của họ và sự tin dùng của công chúng. Và
đôi bên kí bản cam kết để chấm dứt sự khủng hoảng này.
Bên phía Thủy Tiên và bên người đăng nội dung đó cũng phải đăng một bài
viết công khai trên mạng xã hội, thông qua báo đài, internet,... để xin lỗi người
dân và bên phía công ty vì đã làm cho người dân hoang mang và qua đó để
đính chính lại sự việc và lấy lại danh dự cho công ty đã bị lôi vào vấn đề này.
Và đặc biệt nội dung văn từ và hình ảnh được đưa lên phải được kiểm tra
nghiêm ngoặc kĩ lưỡng cẩn trọng trong từng câu chữ hết sức chân thành và
tích cực lắng nghe và có trách nhiệm với việc làm của mình.
Bên phía công ty sữa bị ảnh hưởng trong vụ việc cũng cần tự đưa những thông
tin về giấy phép kinh doanh, giấy phép kiểm định vệ sinh an toàn vệ sinh thực
phẩm,... để minh bạch cho sản phẩm và tên tuổi của công ty và lấy lại sự tin
dùng của công chúng. Tự đứng ra lên tiếng sẽ giải cho thấy công ty làm việc
có trách nhiệm và hiệu quả.
Một vài “không nên” cần nhớ khi viết kịch bản “không im lặng, không né tránh báo
chí, không cung cấp thông tin chung chung, vòng vo”. Kịch bản có quan tâm đến
việc giải quyết thỏa đáng và triệt để câu chuyện đang diễn ra để không làm tổn
thương đến thương hiệu. Kịch bản đề cập rằng khi thương hiệu càng nổi tiếng, đồng
nghĩa với việc thương hiệu được nhiều người quan tâm, do đó khi có khủng hoảng
xảy ra, báo chí sẽ đặc biệt quan tâm để cung cấp thông tin cho xã hội. Do vậy sẽ có
nhiều câu hỏi dồn dập, trực tiếp được đặt ra cho người có trách nhiệm tại doanh
nghiệp, nếu vội vàng, trả lời phỏng vấn bất ổn sẽ là con đường nhanh nhất là mất uy
tín thương hiệu. Mọi thông tin đối thoại với công chúng được lập trình theo một
chiến lược nhất định. Khi đó, kịch bản xử lý khủng hoảng sẽ là quá trình đối thoại
của doanh nghiệp với báo chí, khách hàng, chính quyền và cộng đồng.