Các điều kiện về thị trường lao động (cung – cầu lao động). Hãy liên tưởng tới một ví dụ đơn giản, bạn muốn mua một chiếc bóng đèn để thắp sáng ngôi nhà của bạn, và thị trường ngoài kia có hàng tá nhà cung cấp có thể đáp ứng được nhu cầu đó, bạn sẽ chẳng tốn thời gian để mà lựa chọn lấy một cái. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan ngoài thị trường. Trường hợp bạn là nhà tuyển dụng đang cần tuyển người cho doanh nghiệp. Nếu nguồn cung lao động trên thị trường lớn hơn cầu dự kiến của doanh nghiệp, bạn sẽ có một nguồn ứng viên dồi dào, càng nhiều ứng viên tham gia, càng tăng khả năng tuyển dụng thành công, đó là cơ hội. Tuy nhiên, chất lượng lao động trên thị trường không như nhau, nếu phần đông lao động trên thị trường đạt chất lượng thấp, đó lại trở thành thách thức lớn cho nhà tuyển dụng để có thể sàng lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp. Ngược lại, nếu nguồn cung lao động trên thị trường thấp hơn cầu dự kiến của doanh nghiệp, nguồn ứng viên bị khan hiếm, đó là thách thức lớn cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp chất lượng lao động trên thị trường tương đối đồng đều và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì đó lại là cơ hội để tuyển dụng thành công. (Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng nhân sự) Hoạt động tuyển dụng của đối thủ cạnh tranh. Bạn có biết về hoạt động đấu giá, nguyên tắc rất đơn giản, ai trả giá cao hơn người đó giành chiến thắng. Tuyển dụng cũng vậy, luôn tồn tại những đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn, và việc làm thế nào để chiến thắng trong cuộc đua tranh giành người tài luôn là thách thức lớn đối với nhà tuyển dụng. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn về các động thái tuyển dụng của đối thủ, như: biện pháp quảng cáo, chính sách đãi ngộ, lương thưởng, … Hãy tưởng tượng, vào một ngày đẹp trời, đối thủ của bạn tung ra một chương trình quảng cáo hoành tráng, trên nhiều phương tiện khác nhau, với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn hơn, … Và động thái của bạn là không làm gì. Đó là điều dễ hiểu khi bạn mất đi một lượng ứng viên tiềm năng, chưa kể có nguy cơ mất đi người tài đang làm việc cho công ty. Vì suy cho cùng, hầu hết người ta sẽ bán sức lao động của mình cho ai trả giá xứng đáng với nó. Tình trạng của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động tuyển dụng là tuyển được người tài tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong trường hợp nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất – kinh doanh có nhiều thuận lợi, doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng kinh doanh, nhu cầu về nhân sự cũng theo đó mà tăng lên, hoạt động tuyển dụng sẽ được chú trọng đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội để tuyển dụng thành công. Ngược lại, nếu nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, hoạt động sản xuất – kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lựa chọn tái cơ cấu tổ chức, cắt giảm nhân sự là động thái của doanh nghiệp, hoạt động tuyển dụng lúc này sẽ bị ngưng trệ, ít được đầu tư, dẫn tới hiệu quả không cao. Thái độ của xã hội về ngành nghề Hầu hết ứng viên thường bị thu hút và có mong m