SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 3
HUỲNH BÁ HỌC 1/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TÌNH HUỐNG I
Chị A có ý định sẽ xây một căn nhà trên mảnh đất X
được chị mua lại từ một người quen nhưng vì chưa có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền
không cho phép xây dựng. Để tìm cách “lách” luật chị đã
nhờ đến một người mô giới C (cò đất) giúp đỡ.
Vì mảnh đất X là một mảnh đất rất đắt giá nên người
C bèn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
chính mảnh đất X nhưng C lại là người đứng tên cùng
một số giấy tờ giả mạo cá nhân khác. Sau đó, người C
đã bán mảnh đất X cho một người khác tên D với giá 6 tỉ
đồng. Giữa C và D đã soạn một hợp đồng mua bán và
đem đến phòng công chứng E để xác thực hợp đồng
giao dịch trên. Cuối cùng việc mua bán diễn ra một cách
trót lọt trong khi D không hề biết mình bị lừa và người C
sau đó đã bỏ trốn.
Sau khi mua được mảnh đất X từ người C bán,
người D tiến hành xây một ngôi nhà trên chính mảnh đất
đó. Khi nhà vừa được xây xong thì chị A phát hiện ra vụ
việc. Giữa A và D đã xảy ra tranh chấp quyết liệt và cuối
cùng đã nhờ đến chính quyền địa phương can thiệp.
Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, công an đã
phát hiện ra giao dịch giữa C và D là bất hợp pháp. Vì
có dính dán đến vụ việc, Phòng công chứng E đã bị
công an tra hỏi. Phòng công chứng E đã cho rằng vì
giấy tờ giả mạo quá tinh vi rất khó phát hiện nên họ đã
vô tình để xảy ra vụ việc như trên.
Câu hỏi: Theo nhóm bạn ai là người chịu trách
nhiệm chính đối với vụ việc nêu trên? Phòng công
chứng E có trách nhiệm với vụ việc nêu trên hay không?
Phòng công chứng E có bị xử phạt hay không? Chị A có
được Phòng công chứng bồi thường thiệt hại hay
không? Căn cứ vào đâu mà nhóm bạn khẳng định như
vậy?
TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG I
Người chịu trách nhiệm chính
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Chương I Nghị định số
75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính
phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Người yêu
cầu công chứng, chứng thực phải xuất trình đủ các giấy
tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng, chứng thực
và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giấy tờ
đó; trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực
hợp đồng, giao dịch, thì người yêu cầu công chứng,
chứng thực còn phải bảo đảm sự trung thực của mình
trong việc giao kết hợp đồng, xác lập giao dịch, không
được lừa dối”.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 72, Chương IX, Nghị định
Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của
Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ:
“2. Người yêu cầu công chứng, chứng thực có hành
vi sửa chữa giấy tờ, sử dụng giấy tờ giả mạo khi yêu cầu
công chứng, chứng thực, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể
bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật”.
Trong trường hợp này ông C rõ ràng đã có tình làm
giả giấy tờ tức là đã vi phạm nội dung của Điều 7 vừa
nêu nên ông C là người chịu trách nhiệm chính trong
trường hợp trên.
Trách nhiệm của phòng công chứng E
Pháp luật không quy định cụ thể việc công chứng
viên Công chứng viên phải có trách nhiệm phân biệt
giấy tờ giả, giấy tờ thật. Tuy nhiên, căn cứ vào Điểm b,
Khoản 2, Điều 22, Chương II, Luật Công chứng số
82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc
hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có
nêu rõ người công chứng viên có nghĩa vụ “tôn trọng và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công
chứng” từ đó có thể suy ra rằng việc Công chứng viên
xem xét tính hợp pháp của các loại giấy tờ cũng là biện
pháp để thực hiện nghĩa vụ trên. Do đó, tôi cho rằng
Công chứng viên có một phần trách nhiệm trong việc
xác định giấy tờ giả mạo. Tôi nói “một phần” bởi lẽ
không thể quy hết trách nhiệm cho Công chứng viên
được. Đối với những giấy tờ giả mạo một cách thô sơ,
đơn giản thì Công chứng viên phải phát hiện. Còn đối
với những trường hợp giả mạo quá tinh vi thì ngay cả
Công chứng viên cũng là nạn nhân vì không thể nhận ra
được. Tất nhiên, thế nào là giả thô thiển, thế nào là giả
tinh vi xem ra cũng rất khó phân định vì nó phụ thuộc rất
nhiều vào kinh nghiệm và cảm tính của từng Công
chứng viên.
Xử phạt
Như những gì đã trình bày, vì chịu trách nhiệm một
phần nên Phòng công chứng E cũng bị xử phạt tùy theo
mức độ do mình gây ra. Theo như Khoản 1, Điều 72,
Chương IX, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng
12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực
có quy định: “Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về
công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng,
chứng thực, người dịch là cộng tác viên của Phòng
Công chứng do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý
làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn
bản quy phạm pháp luật khác về công chứng, chứng
thực, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Bồi thường thiệt hại
Vì là người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật là
người C nên người C phải là người đầu tiên và chủ yếu
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chị A.
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 5, Điều 32,
Chương III Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10
quy định về công chứng có quy định rõ một trong những
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng là “Bồi
thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức
hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công
chứng”.
http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/
HUỲNH BÁ HỌC 2/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC
Do đó chị A sẽ được bồi thường một phần thiệt hại
từ Phòng công chứng E. Và đơn vị chịu trách nhiệm bồi
thường là công ty bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà
Phòng công chứng A đã mua. Tuy nhiên, thủ tục bồi
thường cũng khá khó khăn do bên bảo hiểm luôn yêu
cầu phải đem sự việc ra toà để xác định mức độ lỗi.
TÌNH HUỐNG II
Bà H là chủ doanh nghiệp tư nhân ABC, bà H có một
người con tên T hiện là một công chứng viên làm việc
cho một phòng công chứng A. Khi thấy sức khỏe của
mình ngày càng yếu, bà H mong muốn lập di chúc để lại
doanh nghiệp ABC cho T. Thật không may do nhầm lẫn
bà H đã làm mất Giấy Chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp ABC nhưng bà lại có một Bản sao được UBND
phường X chứng thực. Ngày lập di chúc bà vẫn minh
mẫn và có nguyện vọng đến Phòng công chứng A để
xác thực di chúc nhưng toàn thân bà bị liệt nên không
thể nào đến tận nơi được và bà cũng không còn khả
năng ký văn bản di chúc.
Câu hỏi: Theo nhóm bạn, bà H có quyền được lập
và chứng thực di chúc tại phòng công chứng A hay
không? Người con T có quyền được thừa hưởng tài sản
do mẹ mình để lại hay không? Căn cứ vào đâu mà
nhóm bạn lại khẳng định như vậy?
TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG II
Bà H được phép lập và chứng thực di chúc một cách
hợp pháp theo đúng các quy định của Pháp luật và dĩ
nhiên người con T có quyền được thừa hưởng tài sản
do mẹ mình để lại. Bởi vì:
1. Bà H vẫn minh mẫn cho dù sức khỏe đã yếu.
2. Vì bà H là chủ doanh nghiệp tư nhân ABC nên bà
H có quyền bán, tặng, cho doanh nghiệp của mình (Luật
Doanh nghiệp 2005) và đối tượng được nhận quyền
thừa kế trong trường hợp này (người con T) là hợp pháp
theo luật định.
3. Bà H được quyền chứng thực di chúc của mình tại
Phòng công chứng A, vì mặc dù T con bà là công chứng
viên làm việc tại đây nhưng bà H vẫn được quyền nhờ
đến một công chứng viên khác miễn là người đó không
có dính dáng gì đến lợi ích có trong di chúc.
4. Việc bà H để mất giấy Chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp ABC, có thể thay thế bằng Bản sao. Căn cứ vào
Khoản 1, Điều 73, Chương X, Nghị định Số 75/2000/NĐ-
CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công
chứng, chứng thực có nêu rõ “Bản sao giấy tờ được cấp
đồng thời với bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc có giá
trị như bản sao được công chứng, chứng thực theo quy
định tại Nghị định này”. Và căn cứ vào Điều 3, Chương I,
Nghị định Số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm
2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng
thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có nêu rõ
“Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực
từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị
pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao
dịch”. Như vậy, giấy tờ của bà H có đầy đủ tính pháp lý
để tiến hành lập di chúc.
5. Việc bà H không đến được Phòng công chứng thì
ta căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Chương I Nghị định số
75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính
phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Trong
trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật
hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể
đến trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
chứng, chứng thực, thì việc công chứng, chứng thực di
chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của
người lập di chúc. Đối với việc lập di chúc mà tính mạng
bị cái chết đe doạ, thì không nhất thiết phải xuất trình
giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định
này”.
6. Bà H không còn khả năng ký văn bản di chúc thì
bà H có thể điểm chỉ vào văn bản. Cụ thể là căn cứ vào
Khoản 2 và 3 Điều 41 Mục I Chương IV Luật Công
chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006
của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công
chứng có nêu rõ:
“2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản
công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công
chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật
hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công
chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu
không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ
bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng
hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi
rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với
việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền
lợi cho người yêu cầu công chứng”.
7. Trong trường hợp bà H không thể điểm chỉ vào
văn bản thì ta căn cứ vào Điều 8, Chương I, Nghị định
Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của
Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ:
“1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công
chứng, chứng thực phải có người làm chứng hoặc trong
trường hợp pháp luật không quy định phải có người làm
chứng, nhưng người yêu cầu công chứng, chứng thực
không đọc, không nghe, không ký hoặc không điểm chỉ
được, thì phải có người làm chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng,
chứng thực chỉ định; nếu họ không chỉ định được hoặc
trong trường hợp khẩn cấp, thì người thực hiện công
chứng, chứng thực chỉ định người làm chứng.
2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người bị mất
hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản
liên quan đến việc công chứng, chứng thực.
http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/
HUỲNH BÁ HỌC 3/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC
Kết luận: Qua những gì tôi vừa phân tích, ta có thể
kết luận rằng bà H được quyền lập và chứng thực di
chúc của mình một cách hợp pháp.
http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by HubspotMarius Sescu
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTExpeed Software
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 

Empfohlen (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

Tinh huong

  • 1. HUỲNH BÁ HỌC 1/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TÌNH HUỐNG I Chị A có ý định sẽ xây một căn nhà trên mảnh đất X được chị mua lại từ một người quen nhưng vì chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền không cho phép xây dựng. Để tìm cách “lách” luật chị đã nhờ đến một người mô giới C (cò đất) giúp đỡ. Vì mảnh đất X là một mảnh đất rất đắt giá nên người C bèn làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chính mảnh đất X nhưng C lại là người đứng tên cùng một số giấy tờ giả mạo cá nhân khác. Sau đó, người C đã bán mảnh đất X cho một người khác tên D với giá 6 tỉ đồng. Giữa C và D đã soạn một hợp đồng mua bán và đem đến phòng công chứng E để xác thực hợp đồng giao dịch trên. Cuối cùng việc mua bán diễn ra một cách trót lọt trong khi D không hề biết mình bị lừa và người C sau đó đã bỏ trốn. Sau khi mua được mảnh đất X từ người C bán, người D tiến hành xây một ngôi nhà trên chính mảnh đất đó. Khi nhà vừa được xây xong thì chị A phát hiện ra vụ việc. Giữa A và D đã xảy ra tranh chấp quyết liệt và cuối cùng đã nhờ đến chính quyền địa phương can thiệp. Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, công an đã phát hiện ra giao dịch giữa C và D là bất hợp pháp. Vì có dính dán đến vụ việc, Phòng công chứng E đã bị công an tra hỏi. Phòng công chứng E đã cho rằng vì giấy tờ giả mạo quá tinh vi rất khó phát hiện nên họ đã vô tình để xảy ra vụ việc như trên. Câu hỏi: Theo nhóm bạn ai là người chịu trách nhiệm chính đối với vụ việc nêu trên? Phòng công chứng E có trách nhiệm với vụ việc nêu trên hay không? Phòng công chứng E có bị xử phạt hay không? Chị A có được Phòng công chứng bồi thường thiệt hại hay không? Căn cứ vào đâu mà nhóm bạn khẳng định như vậy? TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG I Người chịu trách nhiệm chính Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Chương I Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Người yêu cầu công chứng, chứng thực phải xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng, chứng thực và phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giấy tờ đó; trong trường hợp yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì người yêu cầu công chứng, chứng thực còn phải bảo đảm sự trung thực của mình trong việc giao kết hợp đồng, xác lập giao dịch, không được lừa dối”. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 72, Chương IX, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ: “2. Người yêu cầu công chứng, chứng thực có hành vi sửa chữa giấy tờ, sử dụng giấy tờ giả mạo khi yêu cầu công chứng, chứng thực, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp này ông C rõ ràng đã có tình làm giả giấy tờ tức là đã vi phạm nội dung của Điều 7 vừa nêu nên ông C là người chịu trách nhiệm chính trong trường hợp trên. Trách nhiệm của phòng công chứng E Pháp luật không quy định cụ thể việc công chứng viên Công chứng viên phải có trách nhiệm phân biệt giấy tờ giả, giấy tờ thật. Tuy nhiên, căn cứ vào Điểm b, Khoản 2, Điều 22, Chương II, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có nêu rõ người công chứng viên có nghĩa vụ “tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng” từ đó có thể suy ra rằng việc Công chứng viên xem xét tính hợp pháp của các loại giấy tờ cũng là biện pháp để thực hiện nghĩa vụ trên. Do đó, tôi cho rằng Công chứng viên có một phần trách nhiệm trong việc xác định giấy tờ giả mạo. Tôi nói “một phần” bởi lẽ không thể quy hết trách nhiệm cho Công chứng viên được. Đối với những giấy tờ giả mạo một cách thô sơ, đơn giản thì Công chứng viên phải phát hiện. Còn đối với những trường hợp giả mạo quá tinh vi thì ngay cả Công chứng viên cũng là nạn nhân vì không thể nhận ra được. Tất nhiên, thế nào là giả thô thiển, thế nào là giả tinh vi xem ra cũng rất khó phân định vì nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và cảm tính của từng Công chứng viên. Xử phạt Như những gì đã trình bày, vì chịu trách nhiệm một phần nên Phòng công chứng E cũng bị xử phạt tùy theo mức độ do mình gây ra. Theo như Khoản 1, Điều 72, Chương IX, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có quy định: “Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, chứng thực, người dịch là cộng tác viên của Phòng Công chứng do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác về công chứng, chứng thực, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Bồi thường thiệt hại Vì là người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật là người C nên người C phải là người đầu tiên và chủ yếu có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho chị A. Ngoài ra theo quy định tại Khoản 5, Điều 32, Chương III Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có quy định rõ một trong những Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng là “Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng”. http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/
  • 2. HUỲNH BÁ HỌC 2/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC Do đó chị A sẽ được bồi thường một phần thiệt hại từ Phòng công chứng E. Và đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường là công ty bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà Phòng công chứng A đã mua. Tuy nhiên, thủ tục bồi thường cũng khá khó khăn do bên bảo hiểm luôn yêu cầu phải đem sự việc ra toà để xác định mức độ lỗi. TÌNH HUỐNG II Bà H là chủ doanh nghiệp tư nhân ABC, bà H có một người con tên T hiện là một công chứng viên làm việc cho một phòng công chứng A. Khi thấy sức khỏe của mình ngày càng yếu, bà H mong muốn lập di chúc để lại doanh nghiệp ABC cho T. Thật không may do nhầm lẫn bà H đã làm mất Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ABC nhưng bà lại có một Bản sao được UBND phường X chứng thực. Ngày lập di chúc bà vẫn minh mẫn và có nguyện vọng đến Phòng công chứng A để xác thực di chúc nhưng toàn thân bà bị liệt nên không thể nào đến tận nơi được và bà cũng không còn khả năng ký văn bản di chúc. Câu hỏi: Theo nhóm bạn, bà H có quyền được lập và chứng thực di chúc tại phòng công chứng A hay không? Người con T có quyền được thừa hưởng tài sản do mẹ mình để lại hay không? Căn cứ vào đâu mà nhóm bạn lại khẳng định như vậy? TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG II Bà H được phép lập và chứng thực di chúc một cách hợp pháp theo đúng các quy định của Pháp luật và dĩ nhiên người con T có quyền được thừa hưởng tài sản do mẹ mình để lại. Bởi vì: 1. Bà H vẫn minh mẫn cho dù sức khỏe đã yếu. 2. Vì bà H là chủ doanh nghiệp tư nhân ABC nên bà H có quyền bán, tặng, cho doanh nghiệp của mình (Luật Doanh nghiệp 2005) và đối tượng được nhận quyền thừa kế trong trường hợp này (người con T) là hợp pháp theo luật định. 3. Bà H được quyền chứng thực di chúc của mình tại Phòng công chứng A, vì mặc dù T con bà là công chứng viên làm việc tại đây nhưng bà H vẫn được quyền nhờ đến một công chứng viên khác miễn là người đó không có dính dáng gì đến lợi ích có trong di chúc. 4. Việc bà H để mất giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ABC, có thể thay thế bằng Bản sao. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 73, Chương X, Nghị định Số 75/2000/NĐ- CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Bản sao giấy tờ được cấp đồng thời với bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc có giá trị như bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định tại Nghị định này”. Và căn cứ vào Điều 3, Chương I, Nghị định Số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có nêu rõ “Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch”. Như vậy, giấy tờ của bà H có đầy đủ tính pháp lý để tiến hành lập di chúc. 5. Việc bà H không đến được Phòng công chứng thì ta căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Chương I Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ “Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực, thì việc công chứng, chứng thực di chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. Đối với việc lập di chúc mà tính mạng bị cái chết đe doạ, thì không nhất thiết phải xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định này”. 6. Bà H không còn khả năng ký văn bản di chúc thì bà H có thể điểm chỉ vào văn bản. Cụ thể là căn cứ vào Khoản 2 và 3 Điều 41 Mục I Chương IV Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 quy định về công chứng có nêu rõ: “2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào. 3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây: a) Công chứng di chúc; b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng; c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng”. 7. Trong trường hợp bà H không thể điểm chỉ vào văn bản thì ta căn cứ vào Điều 8, Chương I, Nghị định Số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực có nêu rõ: “1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng, chứng thực phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định phải có người làm chứng, nhưng người yêu cầu công chứng, chứng thực không đọc, không nghe, không ký hoặc không điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công chứng, chứng thực chỉ định; nếu họ không chỉ định được hoặc trong trường hợp khẩn cấp, thì người thực hiện công chứng, chứng thực chỉ định người làm chứng. 2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng, chứng thực. http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/
  • 3. HUỲNH BÁ HỌC 3/3 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG MÔN TTHC Kết luận: Qua những gì tôi vừa phân tích, ta có thể kết luận rằng bà H được quyền lập và chứng thực di chúc của mình một cách hợp pháp. http://vi-vn.facebook.com/hoc.huynhba https://sites.google.com/site/huynhbahoc/