SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
Download to read offline
NGÀNH GỖ VIỆT NAM: CẦN XÂY DỰNG NHỮNG
BƯỚC ĐI PHÙ HỢP
29/07/2015 11:18 AM
(DĐDN) – Với kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong nước đạt 3,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm,
nhiều chuyên gia đánh giá, năm 2015 sẽ là năm “được mùa” của ngành này. Tuy nhiên, để phát triển bền
vững, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tiến Quang – Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng,
Thành viên đoàn khảo sát nhu cầu thông tin FLEGT-VPA các doanh nghiệp gỗ xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Tiến Quang – Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng, Thành viên đoàn khảo sát nhu cầu thông tin FLEGT-VPA
các doanh nghiệp gỗ
– Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian qua và sắp tới?
So với các ngành khác, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong
những năm qua cả về giá trị, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được tiêu thụ rộng
rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngành chế biến gỗ đã đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất
khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Ngành chế biến gỗ cũng là một trong số các ngành của nước ta
nhập nguyên liệu thô từ nước ngoài, chế biến tạo ra giá trị gia tăng và xuất khẩu nên ngành này cũng có nhiều đóng
góp cho cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của nước ta.
Với gần 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và đã hình thành các Trung tâm chế biến gỗ tại Bình Dương và Bình Định,
các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta đã chiếm lĩnh khá tốt thị trường, thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng
đã mở rộng ra hơn 100 nước trên thế giới. Năm 2014, ngành gỗ đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 6,23 tỷ USD. Năm
2015, các doanh nghiệp ngành gỗ phấn đấu đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 7 tỷ USD. Tôi cho rằng
mục tiêu này là hoàn toàn khả thi bởi đến thời điểm này rất nhiều doanh nghiệp gỗ đã có đơn hàng sản xuất đến hết
năm 2015. Hơn nữa, 6 tháng đầu năm, ngành gỗ Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu được khoảng 3,3 tỷ USD.
Cùng với nhu cầu về các sản phẩm gỗ của nhiều nước trên thế giới tăng cao, nhiều hiệp định tự do thương mại đã
và đang chuẩn bị được ký kết sẽ tạo thêm cơ hội, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.
Vì lẽ đó, tôi cho rằng, ngành gỗ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Không
những vậy, thị trường nội địa cũng có sự tăng trưởng tốt khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trong nước không
ngừng gia tăng.
Khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp chế biến gỗ phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp
– Vậy, đâu là những khó năm mà trong năm 2015 các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt và vượt qua, thưa
ông?
Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít
thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam và khó khăn lớn nhất hiện
nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải
quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ xuất sang các nước thành viên EU là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu
của VPA/FLEGT.
Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu của nước ta lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về
khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. Nếu khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp
phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp
định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế
biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan…
Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các
thủ tục pháp lý, hành chính…để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục
hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp
định VPA/PLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn
đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc
với doanh nghiệp…
Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào
xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít
doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có
khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị
gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế
biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay đều có quy mô nhỏ và vừa (50%), được phát triển từ
mô hình sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác… có nhiều hạn chế về năng lực quản trị, thiết bị, công
nghệ, tính liên kết của các doanh nghiệp lại hạn chế. Với quy mô này, các doanh nghiệp rất khó thực hiện được các
hợp đồng lớn của nước ngoài nên chủ yếu vẫn là gia công và chưa thể xây dựng được thương hiệu cho mình.
– Ông có nói đến Hiệp định VPA/FLEGT, dự kiến sẽ kết thúc đàm phán và ký kết vào cuối năm nay. Hiệp định
này sẽ mở ra cơ hội như thế nào cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam, thưa ông?
Rõ ràng là cơ hội hội luôn đi kèm với thách thức, ngoài những thách thức như tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói
rằng, khi VPA/FLEGT được ký kết thì việc kiểm soát gỗ của Việt Nam được tăng cường. Cùng với đó, khi các doanh
nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của VPA/FLEGT thì xuất khẩu gỗ từ Việt Nam vào các nước nước EU sẽ có
nhiều lợi thế hơn trong mở rộng thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Một khi sản phẩm gỗ Việt đã định vị được
tại thị trường EU với các yêu cầu, thủ tục khắt khe hơn thì các thị trường khác trên thế giới cũng sẽ tin tưởng hơn
vào chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ Việt Nam, nhờ đó giúp nâng cao uy tín cũng như cơ hội gia tăng
kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt vào các thị trường này trong thời gian đến cũng rõ ràng hơn.
EU là thị trường lớn thứ tư chiếm 15,4 % (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) do vậy tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào
EU còn rất lớn khi VPA/FLEGT được ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có lợi thế khi xuất khẩu sang EU do
không phải giải trình theo quy chế EUTR 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp
định này.
Điều quan trọng nhất đó là, khi đã có giấy phép FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào EU sẽ
tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay; đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại các thị
trường khó tính.
– Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thay đổi tích cực trong những năm vừa
qua. Nhưng để có thể phát triển bền vững hơn, theo ông, chúng ta cần phải làm gì?
Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất
khẩu 7 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, theo tôi ngành chế biến gỗ Việt
Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp.
Trước hết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy
mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi
cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Song song với đó, các doanh nghiệp Việt
cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về
khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới.
Để có một chiến lược phát triển ngành gỗ lâu dài, nhà nước cũng cần có chiến lược phát triển vùng nguyên liệu cho
ngành chế biến gỗ; tiếp tục ban hành, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình liên kết
giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ và người trồng rừng, để trồng và khai thác rừng hợp pháp cũng như tạo điều
kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn cho hộ gia đình nhỏ lẻ trồng rừng; hỗ trợ người trồng rừng, doanh nghiệp trồng
rừng thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm chứng minh tính hợp pháp của gỗ rừng trồng…
Ngoài ra, nhà nước cần có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành chế biến gỗ gỗ trong tiếp
cận vốn, thị trường, phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động, năng
lực cạnh tranh. Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam. Hỗ trợ, nâng cao năng lực
hoạt động và tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành chế biến gỗ ở cấp quốc gia, địa phương để triển khai các chương
trình hỗ trợ, đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp ngành chế biến gỗ.
Và, điều chính yếu nhất là các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, đầu tư
phát triển sản phẩm, nâng cao năng suất lao động…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể vượt qua những
thách thức và tận dụng tốt những cơ hội do các hiệp định thương tư do thế hệ mới mang lại.
– Xin cảm ơn ông!
Doãn Hiền thực hiện
http://enternews.vn/nganh-go-viet-nam-can-xay-dung-nhung-buoc-di-phu-hop.html

More Related Content

What's hot

Vnm 23022010 fsc
Vnm 23022010 fscVnm 23022010 fsc
Vnm 23022010 fsc
LLONGHA
 
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dnTbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Center for Education and Development (CED)
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Qúy Nguyễn
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Trang Dai Phan Thi
 

What's hot (20)

Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
 
Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
 
Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78
 
Doanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rut
Doanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rutDoanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rut
Doanh nghiep van ngoai cuoc du dam phan flegt-vpa dang nuoc rut
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
 
Ced flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vCed flegt project brief. v
Ced flegt project brief. v
 
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
 
Vnm 23022010 fsc
Vnm 23022010 fscVnm 23022010 fsc
Vnm 23022010 fsc
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dnTbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty BitisChuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
Chuỗi cung ứng giày dép của công ty Bitis
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
 
Mrkt quoc te
Mrkt quoc teMrkt quoc te
Mrkt quoc te
 
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAYĐề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
Đề tài: Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk, HAY
 
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt NamBáo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
Báo cáo - Ngành dệt may của Việt Nam
 

Similar to Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp

Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. finalThong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Minh Vu
 

Similar to Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp (20)

Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vfVov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
 
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiepVov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
 
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpaDoanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
 
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xaCong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
 
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionTna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiềuSự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
 
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiềuSự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
Sự cần thiết và kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều
 
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phapPhap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - finalDam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdf
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. finalThong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
 
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
 

More from Minh Vu

More from Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 

Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp

  • 1. NGÀNH GỖ VIỆT NAM: CẦN XÂY DỰNG NHỮNG BƯỚC ĐI PHÙ HỢP 29/07/2015 11:18 AM (DĐDN) – Với kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ trong nước đạt 3,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, nhiều chuyên gia đánh giá, năm 2015 sẽ là năm “được mùa” của ngành này. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Tiến Quang – Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng, Thành viên đoàn khảo sát nhu cầu thông tin FLEGT-VPA các doanh nghiệp gỗ xung quanh vấn đề này. Ông Nguyễn Tiến Quang – Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng, Thành viên đoàn khảo sát nhu cầu thông tin FLEGT-VPA các doanh nghiệp gỗ – Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian qua và sắp tới? So với các ngành khác, ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua cả về giá trị, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ngành chế biến gỗ đã đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Ngành chế biến gỗ cũng là một trong số các ngành của nước ta nhập nguyên liệu thô từ nước ngoài, chế biến tạo ra giá trị gia tăng và xuất khẩu nên ngành này cũng có nhiều đóng góp cho cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của nước ta. Với gần 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và đã hình thành các Trung tâm chế biến gỗ tại Bình Dương và Bình Định, các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta đã chiếm lĩnh khá tốt thị trường, thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng đã mở rộng ra hơn 100 nước trên thế giới. Năm 2014, ngành gỗ đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 6,23 tỷ USD. Năm 2015, các doanh nghiệp ngành gỗ phấn đấu đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 7 tỷ USD. Tôi cho rằng mục tiêu này là hoàn toàn khả thi bởi đến thời điểm này rất nhiều doanh nghiệp gỗ đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm 2015. Hơn nữa, 6 tháng đầu năm, ngành gỗ Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu được khoảng 3,3 tỷ USD. Cùng với nhu cầu về các sản phẩm gỗ của nhiều nước trên thế giới tăng cao, nhiều hiệp định tự do thương mại đã và đang chuẩn bị được ký kết sẽ tạo thêm cơ hội, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi cho rằng, ngành gỗ sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Không những vậy, thị trường nội địa cũng có sự tăng trưởng tốt khi nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đồ gỗ trong nước không ngừng gia tăng.
  • 2. Khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp chế biến gỗ phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp – Vậy, đâu là những khó năm mà trong năm 2015 các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt và vượt qua, thưa ông? Mặc dù ngành gỗ Việt đã có nhiều khởi sắc, song trong thời gian tới, ngành hàng này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Thị trường EU chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam và khó khăn lớn nhất hiện nay đó là việc doanh nghiệp phải chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp. Khi đó, doanh nghiệp trong ngành cần phải quy trình hóa chuỗi cung ứng, yêu cầu trình độ quản trị, tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ cao hơn để chứng minh nguồn gốc gỗ xuất sang các nước thành viên EU là hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Trên thực tế, phần lớn gỗ nguyên liệu của nước ta lại được nhập từ nhiều quốc gia trên thế giới với mức độ rủi ro về khai thác gỗ bất hợp pháp khác nhau. Nếu khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết và có hiệu lực thì doanh nghiệp phải khắt khe trong chọn lựa nguồn gỗ, quốc gia để nhập khẩu nguyên liệu nhằm đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định này. Đây có thể là yếu tố sẽ làm giá gỗ nguyên liệu tăng, đẩy giá thành lên cao hơn và các doanh nghiệp chế biến gỗ nước ta sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá so các nước Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan… Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ rừng trồng ở trong nước về mặt lý thuyết là gỗ hợp pháp nhưng việc thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính…để chứng minh là gỗ hợp pháp không hề đơn giản trong bối cảnh việc thực hiện thủ tục hành chính, thực thi các chính sách của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Mặc khác, khi thực hiện hiệp định VPA/PLEGT, cấp phép FLEGT có thể gia làm tăng thủ tục, thời gian xuất khẩu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU. Việc thuận lợi hóa trong cấp phép FLEGT về cơ quan cấp, quy trình, thủ tục… là những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm, quan ngại mà chúng tôi ghi nhận được trong các cuộc khảo sát, hội thảo, tiếp xúc với doanh nghiệp… Một khó khăn nữa đó là, tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chủ yếu dựa vào xuất khẩu, mà phần lớn là gia công theo đơn đặt hàng với thiết kế mẫu mã từ khách hàng nước ngoài. Chỉ một số ít doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư công nghệ, thiết bị và có khả năng tự sản xuất theo thiết kế, xây dựng thương hiệu và có thể tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả xuất khẩu. Đa phần các doanh nghiệp còn lại chưa có được sự đầu tư về công nghệ, thiết bị chế biến để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay đều có quy mô nhỏ và vừa (50%), được phát triển từ mô hình sản xuất nhỏ kiểu hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác… có nhiều hạn chế về năng lực quản trị, thiết bị, công nghệ, tính liên kết của các doanh nghiệp lại hạn chế. Với quy mô này, các doanh nghiệp rất khó thực hiện được các hợp đồng lớn của nước ngoài nên chủ yếu vẫn là gia công và chưa thể xây dựng được thương hiệu cho mình.
  • 3. – Ông có nói đến Hiệp định VPA/FLEGT, dự kiến sẽ kết thúc đàm phán và ký kết vào cuối năm nay. Hiệp định này sẽ mở ra cơ hội như thế nào cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam, thưa ông? Rõ ràng là cơ hội hội luôn đi kèm với thách thức, ngoài những thách thức như tôi đã đề cập ở trên thì có thể nói rằng, khi VPA/FLEGT được ký kết thì việc kiểm soát gỗ của Việt Nam được tăng cường. Cùng với đó, khi các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của VPA/FLEGT thì xuất khẩu gỗ từ Việt Nam vào các nước nước EU sẽ có nhiều lợi thế hơn trong mở rộng thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Một khi sản phẩm gỗ Việt đã định vị được tại thị trường EU với các yêu cầu, thủ tục khắt khe hơn thì các thị trường khác trên thế giới cũng sẽ tin tưởng hơn vào chất lượng, tính hợp pháp của sản phẩm gỗ Việt Nam, nhờ đó giúp nâng cao uy tín cũng như cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt vào các thị trường này trong thời gian đến cũng rõ ràng hơn. EU là thị trường lớn thứ tư chiếm 15,4 % (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) do vậy tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào EU còn rất lớn khi VPA/FLEGT được ký kết. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có lợi thế khi xuất khẩu sang EU do không phải giải trình theo quy chế EUTR 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp định này. Điều quan trọng nhất đó là, khi đã có giấy phép FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay; đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng thị trường hơn nữa tại các thị trường khó tính. – Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã đạt được nhiều thay đổi tích cực trong những năm vừa qua. Nhưng để có thể phát triển bền vững hơn, theo ông, chúng ta cần phải làm gì? Theo chiến lược phát triển tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2015 ngành gỗ phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu phát triển nói trên, theo tôi ngành chế biến gỗ Việt Nam cần phải xây dựng cho mình những bước đi phù hợp. Trước hết, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tăng cường nhận thức, cập nhật về Hiệp định VPA/FLEGT, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với doanh nghiệp cung ứng gỗ, trồng rừng để xây dựng chuỗi cung ứng nhằm chủ động nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu của VPA/FLEGT. Song song với đó, các doanh nghiệp Việt cũng cần hoàn thiện chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp các nước xuất khẩu nguyên liệu có mức độ rủi ro thấp về khai thác gỗ bất hợp pháp để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho ngành gỗ trong thời gian tới. Để có một chiến lược phát triển ngành gỗ lâu dài, nhà nước cũng cần có chiến lược phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; tiếp tục ban hành, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ và người trồng rừng, để trồng và khai thác rừng hợp pháp cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn cho hộ gia đình nhỏ lẻ trồng rừng; hỗ trợ người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thực hiện các thủ tục pháp lý nhằm chứng minh tính hợp pháp của gỗ rừng trồng… Ngoài ra, nhà nước cần có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành chế biến gỗ gỗ trong tiếp cận vốn, thị trường, phát triển sản phẩm, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu cho ngành gỗ Việt Nam. Hỗ trợ, nâng cao năng lực hoạt động và tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành chế biến gỗ ở cấp quốc gia, địa phương để triển khai các chương trình hỗ trợ, đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp ngành chế biến gỗ. Và, điều chính yếu nhất là các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển sản phẩm, nâng cao năng suất lao động…nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể vượt qua những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội do các hiệp định thương tư do thế hệ mới mang lại. – Xin cảm ơn ông! Doãn Hiền thực hiện http://enternews.vn/nganh-go-viet-nam-can-xay-dung-nhung-buoc-di-phu-hop.html