SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MINH TÂM
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. Hồ Chí Minh – 2019
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ MINH TÂM
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi về đề án quản
trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM dưới sự hướng dẫn của người hướng
dẫn khoa học. Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào. Trong luận văn tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo được
trình bày chi tiết trong mục tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm
2019
Lê Thị Minh Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực
hiện luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học.
Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP.HCM,
các Anh/Chị đồng nghiệp và bạn bè của tôi – những người đã chia sẻ, hỗ trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong thời gian học tập và làm luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm
2019
Lê Thị Minh Tâm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CÁM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... ix
TÓM TẮT ........................................................................................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
1.5. Kết quả mong đợi.......................................................................................4
1.6. Bố cục của đề tài gồm các phần như sau....................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ...................6
2.1 Quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính ......................................6
2.1.1. Phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro ............................................... 6
2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp có quản trị rủi ro..................................... 6
2.1.2.1 Động cơ quản trị rủi ro............................................................. 7
2.1.2.2. Lợi ích của quản trị rủi ro........................................................ 7
2.2. Hệ thống quản trị rủi ro..............................................................................8
2.3. Các loại rủi ro của doanh nghiệp................................................................9
2.3.1. Các loại rủi ro tài chính thường gặp ............................................. 11
2.3.2.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái……………………………………...10
2.3.2.2. Rủi ro về lãi suất……………………………………..............10
2.3.2.3. Rủi ro về khả năng tái đầu tư………………………………..10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iv
2.3.2.3. Rủi ro về biến động giá……………………………………..11
2.3.2. Các loại rủi ro kinh doanh thường gặp ......................................... 11
2.3.2.1. Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh.11
2.3.2.2. Bản chất của bất ổn trong chi phí. 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ
RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH.......... 12
3.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TPHCM............................. 12
3.2. Đặc trưng của ngành điện......................................................................... 16
3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017................................................ 18
3.4. Phân tích các loại rủi ro đến từ môi trường bên ngoài............................. 21
3.4.1. Rủi ro tỷ giá .................................................................................. 21
3.4.2. Rủi ro lãi suất................................................................................ 28
3.4.3. Rủi ro trong việc thu xếp vốn ĐTXD........................................... 31
3.4.4. Rủi ro về giá mua điện cạnh tranh................................................ 32
3.4.5. Rủi ro bất ổn doanh thu hoạt động ............................................... 37
3.5. Thực trạng Quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM .............. 39
3.6. Kết luận Chương 3 ................................................................................... 42
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN QUẢN TRỊ
RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM ............................ 43
4.1. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro............................................................ 43
4.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ... 43
4.1.2. Quy trình của hệ thống quản trị rủi ro .......................................... 44
4.1.3. Xây dựng mô hình tổ chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro..... 54
4.2. Giải pháp thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro ..................................... 55
4.2.1. Bảo hiểm (Insurance contract)...................................................... 55
4.2.1.1 Bảo hiểm rủi ro tín dụng thương mại 55
4.2.1.2. Bảo hiểm theo chỉ số 56
4.2.2. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh................................. 56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
v
4.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards contract) 57
4.2.2.2. Hợp đồng chênh lệch giá CFD (Contract for Difference) 60
4.2.2.3. Hợp đồng giao sau (Futures contract) 61
4.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps contract) 68
4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro………...…..73
4.3.1. Hoàn thiện mô trường pháp lý...................................................... 75
4.3.2. Xây dựng thị trường tài chính hiện đại......................................... 75
4.3.3. Xây dựng khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến
công cụ tài chính phái sinh.............................................................................. 75
4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. .......................................... 76
4.4. Kết luận Chương 4 ................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích tiếng Anh Giải thích tiếng Việt
CBCNV-LĐ
Cán bộ công nhân viên chức, lao
động
CfD Contract for Different Hợp đồng dạng sai khác
The Committee of
COSO Sponsoring Organizations of
the Treadway Commission
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVNHCMC
Tổng công ty Điện lực Thành
phố Hồ Chí Minh
EVNHCMC-CSKH
Trung Tâm Chăm sóc khách
hàng
FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
GDP Gross Domestic Production Tổng sản phẩm quốc nội
GIS
Geographical Information
System
International
ISO Organizationfor
Standardization
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
ODA
Official Development
Hỗ trợ phát triển chính thức
Assistance
OTC Over The Counter market
Thị trường chứng khoán phi tập
trung
OMS Sơ đồ đơn tuyến phiên bản mới
ROE Return on Equity
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu
SXKD Sản xuất kinh doanh
SCADA/DMS
Supervisory Control and
Data Acquisition System
TSCĐ Tài sản cố định
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vii
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VWEM
Thị trường điện bán buôn cạnh
tranh
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
VaR Value At Risk Giá trị có rủi ro
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng phân tích các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng công ty Điện lực
TPHCM từ năm 2013 – 2017 .......................................................................... trang 18
Bảng 3.2. Tình hình can thiệp tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam .....
.......................................................................................................................... trang 22
Bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực TP.HCM từ
năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................. trang 24
Bảng 3.4. Tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2012 đến
năm 2017 ......................................................................................................... trang 24
Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục cần trả nợ vay năm 2019 .................................... trang 26
Bảng 3.6. Tình hình biến động lãi suất Việt Nam ........................................... trang 39
Bảng 3.7. Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự
kiến từ năm 2019 – 2025 .................................................................................. trang 41
Bảng 4.1. Mô tả các loại rủi ro tài chính của Tổng công ty Điện lực TP.HCM ...........
.......................................................................................................................... trang 59
Bảng 4.2. Các tình huống phòng ngừa bằng sản phẩm phái sinh .................... trang 63
Bảng 4.3. Bảng tính dòng tiền của trạng thái phòng ngừa rủi ro ..................... trang 63
Bảng 4.4. Bảng tính giá trị phòng ngừa rủi ro của hợp đồng giao sau tiền tệ . trang 64
Bảng 4.5. Bảng tính giá trị phòng ngừa rủi ro của hợp đồng giao sau trái phiếu
chính phủ ..........................................................................................................trang 65
Bảng 4.6. Thông tin danh mục đầu tư EVNHCMC ngày 8/5 ..........................trang 67
Bảng 4.7. Thông tin danh mục đầu tư EVNHCMC ngày 15/10 ......................trang 67
Bảng 4.8. Bảng tính các ngày thanh toán lãi suất ............................................ trang 71
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP.HCM ............ trang 16
Hình 3.2: Đồ thị điện thương phẩm của TP.HCM từ năm 2013-2017 ........... trang 20
Hình 3.3 Sơ đồ kết quả tính VaR .................................................................... trang 27
Hình 3.4 Cơ cấu công suất ngành điện tại Việt Nam năm 2016 ...................... trang 32
Hình 3.5. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia sản xuất điện tại Việt Nam năm
2016 .................................................................................................................. trang 33
Hình 4.1. Quy trình quản trị rủi ro ................................................................... trang 53
Hình 4.2. Mô hình cơ cấu quản trị rủi ro ........................................................ trang 54
Hình 4.3. Sơ đồ trả lãi suất theo hợp đồng hoán đổi lãi suất .......................... trang 70
Hình 4.4. Sơ đồ phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất ............. trang 71
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
x
TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí
Minh” được thực hiện nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài tác động đến giá trị của doanh nghiệp, từ đó xây dựng quy trình thực hiện
quản trị rủi ro và mô hình cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực
TP.Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro, bằng phương pháp thu thập, phân tích
thông tin, dữ liệu từ các nguồn liên quan đến hoạt động của Tổng công ty Điện lực
TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tác giả đánh giá thực trạng
tình hình quản trị rủi ro hiện nay của Tổng công ty Điện lực TP.HCM dưới tác động
môi trường bên ngoài, môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Qua đó, phân tích các rủi ro mà Tổng công ty Điện lực TP.HCM
đang phải đối mặt. Tác giả cũng sử dụng phương pháp VaR đo lường mức độ rủi ro
của tỷ giá hối đoái và mức độ rủi ro không đạt doanh thu kế hoạch. Từ đó, đề xuất
quy trình các bước thực hiện công tác quản trị rủi ro và sơ đồ cơ cấu phù hợp cho
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, luận văn đã gợi ý các kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
Từ khóa: quản trị rủi ro, giá trị công ty, EVNHCMC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xi
ABSTRACT
This research aims to formulate a plan of risk management at Ho Chi Minh
City Power Corporation following the trend of Vietnam is forming and developing
competitive electricity market. Based on the theory of risk management, the author
accessed and analyzed the current situation of Ho Chi Minh City Power Corporation
under the impact of external environment and industry environment affecting
business activities of enterprises. Thereby, analyze the risks that Ho Chi Minh City
Power Corporation is facing. The author also uses the VaR method to measure the
risk level of exchange rates and the risk level of not achieving the planned revenue.
Then, proposing the process of risk management and the proper structural diagram
for Ho Chi Minh City Power Corporation. The thesis suggests recommendations for
state management agencies and managers to improve risk management at Ho Chi
Minh City Power Corporation.
Key words: risk management, enterprise value, EVNHCMC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro phát
sinh từ môi trường bên trong (nội bộ) của doanh nghiệp và môi trường hoạt động
bên ngoài. Việc nhận diện, phân loại và lập kế hoạch để phòng ngừa và xử lý rủi ro
có vai trò đặc biệt nghiêm trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Có thể nói, quản trị rủi ro là công cụ quan trọng trong quản trị
hiệu quả và quản trị phát triển bền vững bởi vì vừa tạo thêm giá trị mới vừa bảo
toàn giá trị của công ty.
Thực tế đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trước đây,
quản trị rủi ro là rất cần thiết đối với các tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ, dù hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ, dù loại hình công
ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hay các doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, cho
đến nay quản trị rủi ro vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp,
vì quản trị rủi ro chưa thật sự được xem là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của
các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các công ty cổ phần, mà đặc biệt là các công ty
hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, họ đã và đang tham gia tích cực vào
việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ tốt, thì phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước vẫn còn đang nghiên cứu để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho
chính doanh nghiệp mình. Nguyên nhân, do hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp
chưa được quy định hay hướng dẫn cụ thể trong hệ thống các văn bản pháp lý của
Việt Nam trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng và ngân hàng, và
nếu có hướng dẫn cũng chỉ là các quy định trong việc thực hiện quản lý, giám sát
một số rủi ro về tài chính như bảo toàn vốn, thanh khoản, đầu tư….
Trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong các tập đoàn kinh tế hàng
đầu của Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC)
có nhiệm vụ đầu tư để phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu
thu điện nhằm đảm bảo nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, đi đôi với tiết kiệm, giảm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
tiêu hao điện năng – đã và đang tích cực góp phần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm
của ngành Điện trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta
cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 theo Nghị quyết 13-NQ/TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ
phần hóa và phát triển theo xu hướng thị trường. Luật Điện lực do Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2004 đã quy định các nội dung
liên quan đến định hướng nguyên tắc xây dựng thị trường điện cạnh tranh Việt Nam
với 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014); thị trường bán
buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022); thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai
đoạn sau 2022). Trong giai đoạn xây dựng thí điểm thị trường bán buôn cạnh tranh
theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thay thế cho Quyết
định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006, quản trị rủi ro là nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng mà Tổng công ty Điện lực TPHCM cần phải xây dựng trong lộ trình thực hiện
chiến lược kinh doanh điện hướng đến mục tiêu này.
Nhiệm vụ này càng được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh
điện năng bởi tính chất của điện năng là mặt hàng không thể dự trữ được. Trong một
môi trường cạnh tranh, giá cả được xác định bởi kết quả là điểm gặp nhau giữa
đường cung và đường cầu. Giá cả có thể thay đổi bất cứ lúc nào khi có sự thay đổi
động thái chào giá của các bên tham gia thị trường. Tuy nhiên, các rủi ro do biến
động về giá cả có thể được kiểm soát và giảm thiểu nếu chúng được quản trị rủi ro.
Cùng với sự thành công của hệ thống quản trị rủi ro trong một số doanh nghiệp
lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Vinamilk,… Quản trị rủi ro được
đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Tập đoàn Điện lực
trong việc xây dựng hệ thống quản trị thống nhất từ Tập đoàn đến các đơn vị thành
viên được thể hiện thông qua Quy chế Quản trị trong Tập đoàn Điện lực quốc gia
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 238/QĐ-EVN ngày 28 tháng 8 năm 2018
của Hội đồng thành viên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
Quản trị rủi ro tốt cũng chính là việc doanh nghiệp kiểm soát khả năng chịu
đựng được các rủi ro, giảm thiểu mức thấp nhất các tác động không lường trước
bằng cách triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời.
Vì các lý do trên, xây dựng “Đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh” đang trở thành vấn đề cấp thiết quan trọng hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong giai đoạn hội nhập
kinh tế và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh, nhận diện các rủi ro mà
Tổng công ty Điện lực TP.HCM có thể gặp phải.
- Xây dựng quy trình quản trị rủi ro và cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Tổng
công ty Điện lực TP.HCM.
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại Tổng
công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là quản trị rủi ro trong Tổng công ty Điện lực
TP.HCM.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn về phạm vi thời gian và nguồn lực thực hiện nghiên cứu, đề tài
có phạm vi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lĩnh vực quản trị rủi ro có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc đạt mục tiêu chiến lược của Tổng công ty Điện lực TPHCM gồm:
+ Quản trị rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh (quản trị rủi ro thị trường)
+ Quản trị rủi ro tài chính.
- Số liệu nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu hoạt động SXKD của Tổng công ty
Điện lực TPHCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh dựa trên các thông tin thứ cấp
được thu thập từ các báo cáo tài chính, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động, các
quy chế, quy trình của doanh nghiệp; các sách tham khảo chuyên ngành; internet có
liên quan đến nội dung phân tích.
1.5. Kết quả mong đợi
Qua đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro doanh nghiệp, giúp chúng ta
hiểu rõ quản lý rủi ro phải là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và
được thực hiện liên tục để xác định, kiểm soát và đánh giá các rủi ro có thể ảnh
hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhận
thấy cần thiết phải xây dựng một quy trình quản trị rủi ro áp dụng tại Tổng công ty
Điện lực TP.Hồ Chí Minh.
1.6. Bố cục của đề tài gồm các phần như sau
Kết cấu của luận văn được trình bày trong 5 chương, bao gồm:.
Chương 1, tổng quan về nghiên cứu, phần này giới thiệu lý do thực hiện nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả mong đợi
và kết cấu của toàn luận văn.
Chương 2, cơ sở lý thuyết, phần này nêu các cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro
và giá trị của công ty phi tài chính.
Chương 3, phương pháp tiếp cận và thực tiễn quản trị rủi ro tại Tổng công ty
Điện lực TPHCM, chương này giới thiệu tổng quan tình hình Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh, nhận diện các rủi ro mà Tổng công ty thường gặp phải theo
hướng tiếp cận từ phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP.
Hồ Chí Minh, thực trạng quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí
Minh.
Chương 4, giải pháp nâng cao việc thực hiện quản trị rủi ro tại Tổng công ty
Điện lực TP.HCM và thực trạng quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Chương này đề xuất quy trình hệ thống quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro tại
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh; giải pháp thực hiện kế hoạch phòng ngừa
rủi ro và các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro của Tổng công ty
Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
2.1 Quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính
2.1.1. Phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro
Theo Don M. Chance. Robert Brooks (2015), khái niệm về phòng ngừa rủi ro
và quản trị rủi ro được hiểu như sau:
“Phòng ngừa rủi ro hàm ý một dạng giao dịch được thiết kế sao cho giảm, hoặc
trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro. Phòng ngừa rủi ro chính là một phần
của tiến trình tổng thể được gọi là quản trị rủi ro”.
“Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận
diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công
cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự
theo mức độ rủi ro mà mình mong muốn”.
Theo hướng dẫn ISO 3100:2018, quản trị rủi ro là những hoạt động có phối hợp
để định hướng và kiểm soát một tổ chức.
Theo Báo cáo của Ủy ban các tổ chức bảo trợ Treatway (COSO) năm 2004 thì
“quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình do hội đồng quản trị, các cấp quản lý
và các nhân viên của doanh nghiệp chi phối, được sử dụng trong việc thiết lập các
chiến lược áp dụng trong toàn doanh nghiệp, được thiết kế để nhận dạng các sự kiện
tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong mức độ cho
phép nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu của tổ
chức”.
2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp có quản trị rủi ro
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp
ngày càng phát triển và mở rộng. Do vậy, chấp nhận mở rộng và phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa là chấp nhận sự xuất hiện thêm nhiều các loại
rủi ro. Như vậy, cách chấp nhận tích cực nhất là thực hiện quản trị rủi ro bởi những
động cơ và lợi ích từ việc quản trị rủi ro.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
2.1.2.1 Động cơ quản trị rủi ro
Thứ nhất, ngày càng có nhiều công cụ phái sinh để quản lý rủi ro. Và các công
ty cũng đã bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái sinh chính là công cụ tốt nhất để
đối phó những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường và giúp họ kiểm soát rủi ro.
Thứ hai, những quan ngại liên quan đến độ bất ổn tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng
hóa, và giá cả cổ phiếu tác động đến hoạt động của doanh nghiệp khi các doanh
nghiệp tham gia vào thị trường chung thế giới.
Thứ ba, do từ bài học mà họ có được khi nhìn vào gương của một số các công
ty khác. Theo dõi việc các công ty khác thất bại trong việc thực hiện quản trị rủi ro
từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hoặc thấy được thành công trong việc phát
triển hệ thống quản trị rủi ro của các công ty khác, đã tạo được động lực mạnh mẽ
trong việc quan tâm đến quản trị rủi ro.
Thứ tư, các định chế tài chính đã góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho việc
gia tăng sử dụng hiệu quả công cụ phái sinh, tạo nên những công cụ hữu ích trong
việc phòng ngừa quản trị rủi ro.
Thứ năm, môi trường pháp lý ngày càng tỏ ra thông thoáng hơn, tạo thuận lợi
thúc đẩy sự phát triển của công cụ phái sinh.
2.1.2.2. Lợi ích của quản trị rủi ro
Theo Don M. Chance. Robert Brooks (2015), những lợi ích của quản trị rủi ro
doanh nghiệp:
Quản trị rủi ro làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Lập luận rằng trong kiến thức
tài chính doanh nghiệp hiện đại, trong thế giới của Modigliani-Miller, không có thuế
và chi phí giao dịch, không phải tốn kém chi phí để nhận thông tin, thì các quyết
định tài chính không làm gia tăng giá trị của cổ đông. MM tranh luận rằng về lý
thuyết, các cổ đông có thể quản trị rủi ro bằng cách điều chỉnh danh mục đầu tư cá
nhân của họ cho nên các công ty không cần quản trị rủi ro. Lập luận này đã bỏ qua
một sự thật là, hầu hết các công ty quản trị rủi ro có hiệu quả và với chi phí thấp hơn
so với chính bản thân cổ đông.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
Các công ty sẽ nhận được những lợi ích từ công việc quản trị rủi ro nếu thu
nhập của công ty dao động xoay quanh khung chịu thuế thu nhập. Với một hệ thống
thuế luỹ tiến, công ty có thể tính toán để có một kết thúc với mức thuế thấp hơn
bằng cách ổn định thu nhập của công ty.
Quản trị rủi ro cũng có thể làm giảm xác suất phá sản, một tiến trình rất tốn kém
mà trong đó chi phí pháp lý trở thành một phần đáng kể tác động lên giá trị công ty.
Các giám đốc tiến hành quản trị rủi ro còn là do quyền lợi của họ gắn liền với
thành quả công ty, thực tế là họ quản lý rủi ro cho chính họ.
Các công ty khi sắp rơi vào tình trạng phá sản sẽ nhận thấy họ ít có động cơ đầu
tư vào các dự án cho dù các dự án này có hấp dẫn cỡ nào đi chăng nữa. Lý do là
những dự án như thế chỉ có lợi cho các chủ nợ của công ty vì chúng chỉ làm gia tăng
các cơ hội để thanh toán cho các chủ nợ mà thôi. Quản trị rủi ro giúp tránh rơi vào
tình cảnh giống vậy, và sẽ làm gia tăng cơ hội cho các công ty sẽ luôn đầu tư vào
các dự án hấp dẫn mà những dự án này tính trên tổng thể sẽ tốt hơn cho xã hội.
Các công ty khác lại quản trị rủi ro vì họ tin rằng có cơ hội kinh doanh chênh
chệch giá.
Các công ty nào chấp nhận rủi ro thấp hơn thì trong dài hạn họ sẽ nhận được tỷ
suất sinh lời thấp hơn. Các cổ đông của họ thực sự muốn rủi ro thấp hơn, họ có thể
dễ dàng điều chỉnh lại các danh mục đầu tư của họ bằng cách thay thế các chứng
khoán rủi ro cao bằng chứng khoán rủi ro thấp. Quản trị rủi ro phải tạo ra giá trị cho
cổ đông, tức là làm ra cho họ những gì mà bản thân cổ đông không thể tự mình làm
được.
2.2. Hệ thống quản trị rủi ro
Để triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, có rất nhiều chuẩn mực, khung
lý thuyết hướng dẫn về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Những chuẩn mực hướng dẫn
rộng rãi và áp dụng phổ biến nhất là COSO ERM-2004, ISO 3100:2018, AS/NZS
ISO 3100:2009,.. Trong đó, chuẩn mực COSO ERM-2004, ISO 3100:2018 được
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
tham khảo và sử dụng nhiều nhất, đóng vai trò nền tảng cơ sở để một số nước đưa
ra điều chỉnh, mở rộng phù hợp với điều kiện riêng của khu vực, quốc gia.
Theo hướng dẫn của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (COSO ERM-2004),
mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp thực hiện theo 8 bộ phận chính: (1) Môi
trường quản lý, (2) Thiết lập mục tiêu, (3) Nhận dạng các sự kiện, (4) Đánh giá rủi
ro, (5) Kiểm soát rủi ro, (6) Các hoạt động kiểm soát, (7) Thông tin và truyền thông,
(8) Giám sát. Các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào tổ chức
của mình, tuy nhiên, ba bộ phận chính trong mô hình thì không được bỏ qua, bao
gồm: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro.
Tiêu chuẩn về quản trị rủi ro (ISO 3100:2018) hướng dẫn quá trình quản trị rủi
ro là một phần không tách rời của quản lý, được gắn vào văn hóa, việc thực hành, và
phù hợp với các quá trình hoạt động của tổ chức. Quá trình này bao gồm các hoạt
động được mô tả như sau: (1) Trao đổi thông tin và tham vấn, (2) Phạm vi bối cảnh,
tiêu chí, (4) Đánh giá rủi ro (nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, xác định mức độ rủi
ro), (5) Xử lý rủi ro, (6) Theo dõi và xem xét, (7) Lập hồ sơ và báo cáo.
Quá trình quản trị rủi ro là một phần không thể tách rời trong hoạt động quản
lý, ra quyết định và được tích hợp vào cơ cấu, hoạt động các quá trình của tổ chức
doanh nghiệp
2.3. Các loại rủi ro của doanh nghiệp
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các quyết định được thực hiện trong
điều kiện có sự tồn tại của rủi ro. Ngoài ra quyết định có thể phải đối phó với một
trong hai loại rủi ro. Một số rủi ro liên quan đến những đặc trưng cơ bản vốn có của
công việc kinh doanh, chẳng hạn sự không chắc chắn của doanh thu tương lai hoặc
chi phí đầu vào. Những rủi ro này được gọi là rủi ro kinh doanh. Hầu hết các doanh
nghiệp đã quen với việc chấp nhận rủi ro kinh doanh. Một loại rủi ro khác liên quan
đến các yếu tố không chắc chắn như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và giá
cả hàng hóa. Những rủi ro này được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Rủi ro kiệt giá tài chính là sự không chắc chắn về khả năng biến động về lãi
suất có thể làm cho các công ty mất đi cơ hội có được một nguồn tài trợ với chi phí
hợp lý, để từ đó các công ty có thể cung cấp một sản phẩm và dịch vụ.
2.3.1. Các loại rủi ro tài chính thường gặp
Khoa học về quản trị rủi ro tài chính và tổng kết từ thực tiễn cho thấy rủi ro tài
chính luôn gắn liền với tình trạng lạm phát của nền kinh tế, gồm có:
2.3.1.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá
hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh
nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm
giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh.
Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu
với tỷ lệ lớn.
2.3.1.2. Rủi ro lãi suất
Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn vay để phục vụ cho hoạt
động đầu tư kinh doanh của mình. Do đó lãi suất tiền vay – chi phí sử dụng vốn –
trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư
của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã
được dự tính trước. Song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh
nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra lãi suất
tăng đột biến. Do đó những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị
đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, lượng tiền
vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến
tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.
2.3.1.3. Rủi ro về khả năng tái đầu tư
Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư.
Nguồn vốn để tái đầu tư chính là lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh trước kia.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Khi lạm phát xảy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, do đó khả năng tái đầu tư
bị giảm, dẫn đến bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không hoạt động liên tục, quy mô
doanh nghiệp bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian kinh doanh dài,
doanh nghiệp sẽ bị biến mình trên thị trường.
2.3.1.4. Rủi ro về biến động giá
Sự biến động về giá cả trong nước cũng như sự biến động giá cả trong khu vực
và thế giới đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có đầu tư lớn. Khi giá cả biến
động theo chiều hướng tăng giá đầu vào các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do
giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá thành cao người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn
trong việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính điều này ảnh hưởng đến sức
tiêu thụ của sản phẩm làm cho doanh nghiệp lãi ít hơn hoặc lỗ thậm chí có khả năng
phá sản nếu không kịp thời thích ứng với tình hình mới.
2.3.2. Các loại rủi ro kinh doanh thường gặp
2.3.2.1. Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh.
Các doanh nghiệp với doanh số luôn luôn có khuynh hướng dao động lớn theo
chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nhiệp ít bị ảnh
hưởng bởi chu kỳ kinh doanh. Tính bất ổn cao độ trong ngành hàng không là minh
chứng rõ nhất về trường hợp rủi ro kinh doanh có thể phát sinh như thế nào.
2.3.2.2. Bản chất của bất ổn trong chi phí.
Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của một doanh
nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, công ty
hàng không như Delta Airlines đã chịu tác động đáng kể của tính dễ biến động trong
giá của nhiên liệu máy bay do cú sốc giá nhiên liệu trên thị trường thế giới dường
như đã không còn dấu hiệu kết thúc kể từ năm 2004 đến nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI
RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TPHCM
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là một doanh
nghiệp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ
chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo
mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Tên, địa chỉ Công ty:
Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY POWER CORPORATION
Tên viết tắt: EVNHCMC
Địa chỉ: số 35 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 2220.1177 - 2220.1188
Fax: (84.8) 2220.1155 - 2220.1166
Website: http://www.hcmpc.com.vn
Logo:
Slogan: EVN – THẮP SÁNG NIỀM TIN
Tầm nhìn: Tổng công ty Điện lực TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu
trong lĩnh vực cung ứng điện năng với uy tín và chất lượng cao tại Việt Nam và khu
vực.
Sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng
ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
Chính sách chất lượng: với phương châm “Lương tâm – Trách nhiệm – Hiệu
quả” Tổng công ty Điện lực TP.HCM cam kết:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Với khách hàng: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng ngày càng
cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo, với thái độ lịch sự và trọng thị.
Với cán bộ công nhân viên: Phát huy dân chủ cơ sở, nâng cao đời sống và điều
kiện làm việc của cán bộ công nhân viên để phát triển Tổng công ty một cách bền
vững.
Với cộng đồng xã hội: Luôn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, góp phần phát
triển cộng đồng xã hội.
Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh trước đây là Sở Quản Lý và Phân Phối
Điện Thành Phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1976, là một
đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Miền Nam (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền
Nam) - Bộ Điện và Than, bao gồm 07 Phòng, 05 khu khai thác điện và 02 Đội với
tổng số lượng khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên, hoạt động theo chế độ hạch
toán kinh tế phụ thuộc, có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát
triển lưới điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 09/05/1981, Bộ Điện lực đổi tên Sở quản lý và phân phối điện TP Hồ Chí
Minh thành Sở Điện lực TP Hồ Chí Minh.
Ngày 08/7/1995, Bộ Năng lượng quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
(nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Ngày 05/02/2010, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổng công ty Điện
lực TP.HCM trên cơ sở Công ty Điện lực TP.HCM, hoạt động theo mô hình Công
ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tổng vốn điều lệ của
Tổng Công ty là 11.372 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100%.
Tổng công ty Điện lực TP.HCM là doanh nghiệp đơn ngành, độc quyền trong kinh
doanh điện năng khu vực TP.HCM, quản lý và phân phối điện đến cấp điện áp
220kV trên địa bàn 24 quận, huyện của TP.HCM, cung cấp các dịch vụ khác liên
quan đến ngành điện như: tư vấn khảo sát, thiết kế và xây lắp các công trình điện,
thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
cho quản lý và vận hành sữa chữa lưới điện, kinh doanh các dịch vụ công nghệ
thông tin … cùng một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của EVN.
Sau 44 năm hình thành và phát triển, đến cuối năm 2018, Tổng công ty Điện lực
TP.HCM đã có gần 6.884 nhân viên, trong đó: lực lượng lao động có trình độ Sau
đại học chiếm 3,59%, Đại học chiếm 31,1%, Cao đẳng chiếm 6,52 %, Trung cấp,
Công nhân kỹ thuật chiếm 50%, còn lại là các lực lượng lao động khác 8.79%. Số
lượt CBCNV-LĐ được đào tạo: 51.686 lượt người.
Từ khi thành lập, Tổng công ty chỉ có hơn 500 ngàn khách hàng, đến cuối năm
2018 đạt hơn 2,4 triệu khách hàng chiếm gần 9% khách hàng điện của cả nước, bình
quân trong giai đoạn từ năm 2009-2018 tăng 84.800 khách hàng/năm tương ứng với
tăng trưởng bình quân năm sau so với năm trước là 4,4%.
Chất lượng dịch vụ khách hàng tiếp tục được hoàn thiện, hạ tầng để cung cấp
các dịch vụ trực tuyến về cơ bản hoàn chỉnh phục vụ 19 loại hình dịch vụ trực tuyến
cấp độ 4. Thực hiện tốt rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu tiền điện thông qua việc triển
khai thực hiện thu tiền điện thông qua 23 ngân hàng và 9 đối tác trung gian với
6.857 điểm thu, không còn tổ chức hình thức thu tiền điện tại nhà từ cuối tháng 12
năm 2017.
Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu mọi người, mọi nhà trên địa bàn
Thành phố phải được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia theo giá quy định, Tổng
Công ty đã thống kê và lập phương án cải tạo, phát triển phủ kín lưới điện nội thành
và vùng ven để giải quyết tất cả các trường hợp chưa có điện kế hoặc phải câu nhờ,
câu chuyển, xóa bán điện qua điện kế tổng, bán điện trực tiếp đến tận tay người tiêu
dùng, tăng thị phần khách hàng tiêu dùng điện. Bên cạnh đó, quan tâm đến chất
lượng quản lý công trình cải tạo và đầu tư xây dựng lưới điện nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
Tính đến cuối năm 2018, lưới điện truyền tải thuộc Tổng công ty Điện lực
TP.HCM quản lý trong khu vực TP.HCM bao gồm 1,09 km cáp ngầm 220 kV,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
100,37 km đường dây 220 kV; 77,89 km cáp ngầm 110 kV và 656,78 km đường
dây 110 kV cung cấp cho 60 trạm trung gian 110 kV với tổng dung lượng MBT lắp
đặt là 6.592 MVA. Lưới điện phân phối trên địa bàn TP.HCM bao gồm 7.154 km
đường dây trung thế, 12.784 km lưới hạ thế, 28.166 trạm biến thế phân phối với
tổng dung lượng là 13.234 MVA
Năm 2018, sản lượng điện nhận lưới tối đa thuộc Tổng công ty Điện lực
TP.HCM quản lý đạt 81,13 triệu kWh/ngày, tăng 4,67% so với năm 2017. Công
suất đỉnh cao nhất đạt 4.138,5MW tăng 7% so với năm 2017. Cùng với sự năng
động của một thành phố lớn nhất nước thích ứng với sự đổi mới về chính sách kinh
tế, chương trình xã hội,... nhiều công trình kiến trúc, khu chế xuất, khu công nghiệp,
khu dân cư không ngừng được gia tăng dẫn đến số lượng khách hàng và yêu cầu về
sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 2017, điện
thương phẩm của Tổng Công ty chỉ đạt 22.892,79 triệu kWh thì đến cuối năm 2018
đã đạt đến 24.439,11 triệu kWh, chiếm khoảng 13% tổng sản lượng điện của cả
nước. Trung bình mỗi năm 2009-2018 sản lượng điện thương phẩm của Tổng công
ty tăng 7%.
Với mục tiêu là ngành điện luôn đi trước một bước để phục vụ công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông
minh, hiện đại. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động cũng được
Tổng công ty quan tâm thực hiện thông qua xây dựng đề án “Nghiên cứu, phát triển,
ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hoạt động
SXKD của Tổng công ty”. Đã hoàn tất xây dựng Trung tâm điều khiển được trang
bị hệ thống SCADA/DMS với đầy đủ các tính năng hiện đại từ cuối năm 2017. Đã
trang bị hệ thống giám sát từ xa các trạm 110kV không người trực, vận hành chính
thức Chương trình quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến phiên bản mới (OMS).
Ứng dụng 8 bản đồ chuyên đề GIS, đặc biệt là ứng dụng GIS kiểm tra lưới điện tích
hợp trên máy tính bảng phục vụ công nhân quản lý lưới điện với dữ liệu kiểm tra
lưới điện cập nhật online về bộ phận quản lý vận hành để xử lý và tự độnng tích hợp
vào chương trình PMIS. Khai thác hiệu quả ứng dụng quản lý chăm sóc khách hàng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
trên thiết bị di động (232.645 khách hàng đăng ký sử dụng tiện ích EVNHCMC-
CSKH; 340.169 lượt đăng ký trang Zalo EVNHCMC), hoàn tất 100% ứng dụng mã
vạch và số hóa hợp đồng cho đối tượng khách hàng ngoài sinh hoạt, khách hàng
mới và khách hàng đăng ký lại hợp đồng.
Bộ máy tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP.HCM bao gồm các Ban chức
năng và các đơn vị trực thuộc.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. HCM
(Nguồn: Trang website của Tổng công ty Điện lực TP.HCM)
3.2. Đặc trưng của ngành điện
Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào
vì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng. Do tính chất quan trọng đó,
ngành điện Việt Nam vẫn đang là một ngành độc quyền và chịu sự quản lý điều
hành trực tiếp của Nhà nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Ngành điện có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các ngành sản xuất khác. Điện là
một trong những đầu vào của tất cả các ngành sản xuất lớn nhỏ, góp phần đáng kể
vào việc hình thành giá thành sản phẩm trong xã hội. Mặt khác, những sai sót, chất
lượng kém của ngành điện không chỉ gây tác động xấu cho ngành mà còn gây nhiều
hậu quả không thể lường trước cho toàn xã hội. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với ngành
điện là phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục, đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng.
Sản phẩm của ngành điện là một loại sản phẩm đặc biệt không thể sản xuất dư
thừa, tồn kho, cất trữ dự phòng, đồng thời cũng không thể chuyên chở và phân phối
như những hàng hóa thông thường. Điện là một sản phẩm có tính hai mặt, ngoài
tính năng sử dụng rất hữu hiệu phục vụ cho đời sống hàng ngày, nó còn là một sản
phẩm đặc biệt nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hoạt động của
ngành điện là một chu trình khép kín, tuân theo những nguyên tắc nhất định từ khâu
sản xuất cho đến nơi tiêu thụ.
Nhu cầu về điện không ổn định, thay đổi tùy theo mùa (mùa lạnh, mùa nóng,
mùa mưa,...), thay đổi tuỳ theo những biến cố xảy ra trong đời sống xã hội (mùa đá
bóng, tết dương lịch, lễ hội,...), và tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Nhìn chung,
nhu cầu về sử dụng điện tăng nhanh theo từng năm do các nguyên nhân: đời sống xã
hội ngày càng nâng cao, các thiết bị trang điện bị trong gia đình ngày càng nhiều
hơn, xuất hiện các khu dân cư - đô thị mới, khu công nghiệp, tăng dân số, ...
Ngành điện là một trong những ngành thu hút lực lượng lao động cao do công
việc ổn định, tuy nhiên, thu nhập còn rất thấp so với mặt bằng chung của các doanh
nghiệp Nhà nước kinh doanh các lĩnh vực khác như xăng, dầu, viễn thông…
Nhìn chung mọi hoạt động trong ngành điện có thể quy về một số nhóm công
việc được phân công rõ ràng, nhất là đối với những công việc trực tiếp tiếp xúc với
hệ thống điện, trên cơ sở đó có thể thực hiện bảng mô tả phân tích công việc để
chuẩn hóa công việc một cách cụ thể. Việc quản trị sẽ chú trọng hướng nhân viên
thực hiện công việc theo bảng mô tả công việc và các quy trình, quy định đã ban
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
hành để tránh sự nhầm lẫn và những sơ suất đưa đến sự cố ảnh huởng đến tính
mạng con người, tình hình an ninh và chính trị xã hội.
3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực
TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017
Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đã đánh dấu
mốc quan trọng trong lộ trình hội nhập quốc tế của đất nước. Với vai trò là một
trong những ngành mũi nhọn then chốt, sau khi Bộ luật Điện lực được Quốc hội
khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực từ tháng 7/2005 tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động điện lực, ngành điện tiếp tục có những cải cách triệt để nhằm
cải tổ căn cơ và có hiệu quả, từng bước đáp ứng triển khai thị trường điện cạnh
tranh, nâng cao năng lực cung ứng điện cho nền kinh tế đất nước và có những bước
tiến vững chắc về chiều rộng, chiều sâu, đặc biệt là dịch vụ khách hàng được phục
vụ ngày càng đa dạng với chất lượng không ngừng nâng cao.
Qua đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong 5 năm gần đây (giai đoạn 2013-2017),
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh
doanh và đầu tư xây dựng Tập đoàn giao, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, duy
trì và đảm bảo nguồn tài chính lành mạnh của doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó,
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã luôn đảm bảo việc cung ứng điện đầy đủ và có
dự phòng ở mức cao nhất cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu dân sinh, góp
phần vào việc ổn định, tăng trưởng GDP của Thành phố. Điện thương phẩm bình
quân đầu người khu vực TP.HCM liên tục tăng qua các năm, đến năm 2018 là 2.777
kWh/người gấp 1,44 lần so với năm 2009.
Bảng 3.1. Bảng phân tích các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng công ty
Điện lực TPHCM từ năm 2013 - 2017
TỶ SUẤT
Xếp loại NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM
A(*) 2013 2014 2015 2016 2017
CÁC TỶ SUẤT THANH
TOÁN
Tỷ suất thanh toán hiện hành >1 lần 1,03 1,32 1,12 1,01 1,01
Tỷ suất thanh toán nhanh > 2,1 lần 0,74 1,00 0,90 0,81 0,88
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Tỷ suất thanh toán tức thời > 0,5 lần 0,45 0,73 0,70 0,64 0,70
Tỷ suất lưu chuyển tiền thuần
từ HĐKD/Nợ phải trả ngắn > 1,5 lần 0,44 0,80 0,72 0,69 0,61
hạn
CÁC TỶ SUẤT HOẠT
ĐỘNG
Vòng quay của hàng tồn kho > 6 lần 33,1 28,6 33,4 40,9 47,8
Hiệu suất sử dụng TSCĐ > 0,25 3,02 2,90 3,01 2,98 2,87
Vòng quay các khoản phải
> 10lần 31,69 36,48 45,53 53,45 50,15
thu
CÁC TỶ SUẤT LỢI
NHUẬN
Lợi nhuận trước thuế và khấu
>40% 4,9% 6,2% 7,8% 8,0% 8,6%
hao
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
>10%
sở hữu (ROE) 1,9% 2,7% 5,1% 4,6% 4,2%
ĐÒN BẪY TÀI CHÍNH
Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu < 3 lần 0,79 0,89 1,05 1,10 1,22
Tỷ suất tự tài trợ (SFR) > 25% 56% 53% 49% 48% 45%
(*): Phân loại xếp hạng được quy định đánh giá tình hình tài chính của các thành
viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sau kiểm toán)
Dựa vào cách đánh giá xếp loại tình hình tài chính của doanh nghiệp theo quy
định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty đã và đang duy trì tài chính
lành mạnh, đảm bảo năng lực tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam ngày
càng vững mạnh, minh bạch qua một số chỉ tiêu năm 2017, cụ thể:
Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn = 1,01 >1 cho
thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn.
Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn =
0,88. Mặc dù, điện là mặt hàng tương đối đặc biệt, không có tồn kho. Tuy nhiên,
Tổng công ty vẫn luôn có mức tồn kho lớn do thực hiện mua sắm vật tư thiết bị
nhằm phục vụ cho công tác đầu tư mở rộng và sửa chữa xử lý các điểm mất an toàn,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
thay thế thiết bị không đạt chuẩn vận hành, góp phần giảm tổn thất, ngăn ngừa sự
cố duy trì tập trung.
Tỷ suất thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
= 0,7 > 0.5 được đánh giá là an toàn.
Tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn: ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/(Tổng Vốn
chủ sở hữu) = 4,2%. Kết quả này cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu
tư của Tổng Công ty tương đối thấp. Đây cũng là đặc thù của ngành điện do giá trị
tài sản lưới điện, thiết bị được giao quản lý rất lớn nhưng lợi nhuận thu được hàng
năm qua bán điện rất thấp (do bị khống chế giá mua điện nội bộ của EVN và giá
bán điện theo quy định của Chính phủ).
Lợi nhuận trước thuế và khấu hao = (lợi nhuận trước thuế + lãi vay + khấu
hao)/(doanh thu thuần) = 0,09. Hệ số này khá thấp phản ánh lợi nhuận hiện nay của
Tổng công ty so với doanh thu chưa cao. Điều này cũng do giá vốn hàng bán cao
(giá mua điện của Tập đoàn chiếm khoảng 90% doanh thu của Tổng Công ty).
Tổng doanh thu của Tổng công ty tăng trưởng ổn định qua các năm 2013 -2017
với mức tăng bình quân 9% năm.
Tổng lợi nhuận trước thuế bình quân trong giai đoạn 2013-2017 đạt trên 460 tỷ
đồng/năm.
triệu kWh
Điện thương phẩm
25,000 21,888 22,893
20,182
20,000 18,608
17,651
15,000
10,000
5,000
-
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Hình 3.2: Sơ đồ điện thương phẩm của TP.HCM từ năm 2013-2017
(Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng công ty Điện lực TP.HCM)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
3.4. Phân tích các loại rủi ro đến từ môi trường bên ngoài
Theo hướng tiếp cận từ việc phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty
Điện lực TP.HCM, có thể thấy rủi ro của doanh nghiệp bao gồm các loại rủi ro xuất
phát từ sự tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh
nghiệp.
Đối với môi trường bên trong doanh nghiệp, Tổng công ty đã xây dựng 234 quy
trình, quy định quản lý nội bộ điều chỉnh tất cả các lĩnh vực hoạt động của Tổng
công ty. Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo
mô hình “mẹ-con” tại Cơ quan Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc, đã tạo điều
kiện cho Tổng công ty Điện lực TPHCM kiểm soát hiệu quả hoạt động của mình.
Do vậy, trong phạm vi bài này, tác giả chỉ trình bày các tác động từ bên ngoài ảnh
hưởng đến doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền
kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng ngày càng chịu tác động mạnh
mẽ hơn của các quy luật thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc môi trường kinh
doanh ngày càng biến động bất lợi trong tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, nguyên
liệu đầu vào,.... Do đó, Tổng công ty Điện lực TPHCM cũng phải đối mặt với các
rủi ro này như là điều tất yếu khách quan.
3.4.1. Rủi ro tỷ giá
Diễn biến tỷ giá ngoại hối tại Việt Nam và sự can thiệp của Nhà nước Việt
Nam từ năm 2011 cho đến nay.
Giai đoại 2011 đến 2015 được đánh giá là những năm khó khăn của nền kinh tế
khi mở đầu giai đoạn này là lạm phát leo thang kéo theo đà tăng trưởng kinh tế sụt
giảm. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã
thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp
mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VND và USD nhằm đảm bảo nắm
giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Bảng 3.2. Tình hình can thiệp tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm Biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 11/02, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 9,3% (từ mức
18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD) đồng thời giảm biên độ giao
dịch từ ± 3% xuống ± 1%.
Ngày 24/03, thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng vay là người cư trú.
2011
Giảm trần lãi suất huy động USD từ 6%/năm xuống 2%/năm, điều
chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng
thêm 2% lên 6%, mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện
bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng, chuyển dần quan hệ huy động-
cho vay ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng sang quan hệ mua
bán ngoại tệ, xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự
do.
Thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ, khách hàng chỉ
2012
được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất
kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận
bằng văn bản của NHNN.
2013
Ngày 27/06, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% sau 1,5
năm ổn định ở mức 20.828 VND/USD.
Nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ,
tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của
2014
NHTM.
Ngày 19/06, nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên
21.246 VND/USD, đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng một
năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011- 2014.
Trong năm với 3 lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%
2015 vào các ngày 07/01, 07/05 và 19/08, đặc biệt trong vòng một tuần lễ từ
12/08 đến 19/08 thì NHNN đã liên tiếp điều chỉnh điều chỉnh biên độ tỷ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
giá tăng từ +/-1% lên +/-2% rồi +/-3%.
Nguyên nhân do tác động của sự tăng mạnh của đồng USD cùng
quyết định tăng lãi suất của FED, đồng nhân dân tệ lao dốc cùng với
diễn biến xấu của nền kinh tế đã làm cho VNĐ mất giá.
(Nguồn: Trang website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Bước sang năm 2016, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức áp dụng cơ
chế điều hành mới với tỷ giá trung tâm hàng ngày được xác định dựa trên cơ sở
tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền thị trường liên ngân hàng; diễn biến
tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền các nước có quan hệ thương mại,
và các cân đối kinh tế vĩ mô. Như vậy, thay vì đưa ra cam kết rõ ràng về việc giữ ổn
định tỷ giá như các năm trước, cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt đã
được áp dụng.
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Do nhu cầu đầu tư phát triển lưới điện đáp ứng sự phát triển ngày càng tăng của
khách hàng (tốc độ tăng điện thương phẩm bình quân là 7,8%/năm từ 2013-2017),
doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư các công trình lưới điện phù hợp với quy
hoạch, và phát triển trong giai đoạn này. Một trong các kênh huy động vốn chính
của doanh nghiệp là các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức tín
dụng thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW),
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)….
Khoản vay này chiếm tỷ trọng 46,5% trên tổng các khoản vay của doanh nghiệp, số
tiền ghi nhận nợ chủ yếu bằng đồng đô la Mỹ (USD), và đồng Yên Nhật (JPY).
(Bảng 3.3)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực
TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017
Chỉ tiêu
Đơn Năm Năm Năm Năm Năm
vị 2013 2014 2015 2016 2017
Vay dài hạn
tỷ
3.235 4.908 6.376 6.883 8.342
đồng
Vay Ngân hàng thương tỷ
1.163 2.119 2.947 3.573 4.128
mại đồng
Vay hỗ trợ phát triển tỷ
1.916 2.546 3.017 3.202 3.881
ODA đồng
Tỷ trọng vay ODA/Vay
59% 51,9 47,3% 46,5% 46,5%
dài hạn
Vay khác
tỷ
156 243 143 108 333
đồng
Lãi vay
tỷ
128 177 269 340 402
đồng
Lãi (+)/Lỗ (-) chênh tỷ
- 6,4 - 8,8 - 73,9 - 24,8 - 6,3
lệch tỷ giá đồng
Lãi chênh lệch tỷ giá
tỷ
8,1 2,3 5,6 6,4 2,4
đồng
Lỗ chênh lệch tỷ giá
tỷ
14,6 11,1 79,5 31,2 8,7
đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sau kiểm toán)
Nhìn vào diễn biến tỷ giá của hai loại ngoại tệ trong giai đoạn 2013 đến năm
2017 (bảng 3.4), tại thời điểm năm 2015 với áp lực gia tăng tỷ giá, Ngân hàng Nhà
nước điều chỉnh biên độ tỷ giá tăng +/-3%, đã tác động đến tình hình tỷ giá USD
trên thị trường tăng 5% so với năm 2014, tỷ giá JPY tăng 3%, dẫn đến lỗ do chênh
lệch tỷ giá của năm 2015 tăng cao đến 73,9 tỷ đồng. Biến động gia tăng tỷ giá làm
giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp 73,9 tỷ đồng.
Bảng 3.4. Tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ
năm 2012 đến năm 2017
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ giá
USD/VND 20.865 21.125 21.405 22.540 22.790 22.735
Tỷ giá
JPY/VND 254,87 201,24 182,35 187,86 196,22 202,57
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Sự biến động của tỷ giá hối đoái đã làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nợ định danh
bằng ngoại tệ của Tổng công ty Điện lực TPHCM. Và thực tế chứng minh độ nhạy
cảm tỷ giá là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự biến động dòng lợi
nhuận hàng năm của Tổng công ty.
Trước đây, khi tỷ giá USD/VNĐ liên tục được “bảo hộ” duy trì ổn định theo tỷ
giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dựa trên diễn biến
tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương
mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam nhằm đảm bảo cán cân kinh tế vĩ mô, tiền
tệ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Cùng với sự biến động của thị trường
ngoại hối và tài chính quốc tế, tác động đến Việt Nam do nền kinh tế chúng ta ngày
càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi doanh nghiệp cần có những
biện pháp tích cực để quản trị rủi ro. Trên cơ sở phân tích độ nhạy cảm đối với hai
ngoại tệ trực tiếp ảnh hưởng đến độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm chuyển đổi
của doanh nghiệp nhằm ứng phó và phòng ngừa đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung căng thẳng gây nhiều bất lợi đến tỷ giá hối đoái.
Một trong những phương pháp để giúp Tổng công ty có thể đánh giá độ nhạy
cảm đối với rủi ro tỷ giá là phương pháp giá trị có rủi ro – VaR (Value at Risk).
Phương pháp này kết hợp tính bất ổn và hệ số tương quan để xác định các khoản lỗ
có khả năng xảy ra tối đa của một ngày cụ thể nào đó trên giá trị các vị thế mà công
ty gặp phải do chịu sự tác động của sự nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá.
Một tình huống giả định ứng dụng cụ thể của VaR bằng phương pháp phương
sai – hiệp phương sai để đo lường rủi ro Tổng công ty Điện lực TPHCM dựa trên
danh mục thanh toán nợ vay trong năm 2019 gồm 4.800.000 USD và 38.500.000
JPY.
Tính toán VaR, chúng ta phải xác định phân phối xác suất của các thay đổi
trong tỷ giá của 2 loại đồng tiền (giả định theo phân phối chuẩn) và tính bất ổn của
tỷ giá dựa trên kết quả thống kê tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền USD/VND (đô la
Mỹ) và JPY/VND (đồng Yên Nhật) từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 theo
số liệu tỷ giá bán ra của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Tại thời điểm 31/12/2018, tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
là USD/VND là 23.245 đồng và tỷ giá JPY/VND là 212,17 đồng.
Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục cần trả nợ vay dự kiến trong năm 2019
TỶ GIÁ
TỶ
SỐ LƯỢNG GIÁ TRỊ (đồng) TRỌNG
LOẠI TIỀN X X/VND
(%)
USD 23.245,00 4.800.000 111.576.000.000 0,93
JPY 212,17 38.500.000 8.168.545.000 0,07
Tổng giá trị trạng
thái ngoại hối 119.744.545.000
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Dựa trên bảng dữ liệu tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền USD/VND và
JPY/VND, ta tính được:
- Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái theo ngày:
= −1 −
−1
- Mức độ biến động trung bình của tỷ giá hối đoái
= √
1
- Độ lệch chuẩn
= √ 2 = √ −11 ∑ =1( − )2
- Độ lệch chuẩn toàn danh mục
= √ 2 = √ 12 12 + 22 22 + 2 1 1 2 2
Trong đó:
: Tỷ giá hối đoái tại thời điểm thứ n
1: Tỷ giá hối đoái tại thời điểm thứ 1
: hệ số tương quan của hai đồng tiền USD và JPY
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
- VaR được xác định bởi công thức sau:
VaR = P * ( - * )
Trong đó:
P=( 1 ∗ )+ ( 2 ∗ )
Với = 1, 65 nếu độ tin cậy là 95%, = 1, = 2,33 nếu độ tin cậy là 99%.
4 BƯỚC
BƯỚC 1
BƯỚC 2
BƯỚC 3
BƯỚC 4
NỘI DUNG
Tính: giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn của chuỗi
biến động tỷ giá của
mỗi loại tiền
Tính: ma trận Variance -
Covariance
Tính: giá trị trung bình
danh mục, phương sai,
độ lệch chuẩn của danh
mục
Tính VaR ở độ tin cậy
95%, 99%
KẾT QUẢ
USD JPY
Biến động tỷ giá
TB 0,000061 0,000127
Độ lệch chuẩn 0,000679 0,030727
Tỷ trọng 0,93 0,07
Hệ số tương quan 0,016
Biến động tỷ giá
TB toàn danh mục 0,000065
Phương sai danh
mục 0,000733
Độ lệch chuẩn
danh mục 0,000366
VaR 5% = -64.559.886
VaR 1% = -94.388.243
Hình 3.3. Sơ đồ kết quả tính VaR
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
(Số liệu chi tiết theo Phụ lục 1)
Như vậy, với độ tin cậy là 95% cho kết quả lỗ tỷ giá là 64.559.886 đồng có
nghĩa là khả năng 95% tổn thất tối đa về tỷ giá mà Tổng công ty phải gánh chịu
trong một ngày là 64.559.886 đồng. Và khả năng 99% Tổng công ty lỗ tối đa là
94.388.243 đồng trong một ngày.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
3.4.2. Rủi ro lãi suất
Tình hình biến động lãi suất Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 - 2017
Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 lãi suất Việt Nam có nhiều chuyển biến
theo hướng ổn định dưới sự điều tiết của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể:
Bảng 3.6. Tình hình biến động lãi suất Việt Nam
Năm Biến động lãi suất Việt Nam
Lãi suất cho vay đồng Việt Nam giảm mạnh theo định hướng của
Ngân hàng Nhà nước: điều chỉnh giảm từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp
nhỏ và vừa, sản xuất – kinh doanh… phổ biến ở mức 14,5-16%/năm,
2012
thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết
bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất – kinh doanh khác 16,5-
20%/năm, thấp nhất 15%/năm; cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-
25%/năm.
Lãi suất cho vay đồng Việt Nam có xu hướng giảm nhưng tốc độ
chậm hơn so với năm 2012. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam cũng được
điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm
2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn
2013 và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt
là 8-9%/năm và 11-12%/năm; các lĩnh vực khác là 9-11%/năm và 11,5-
13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành
mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã
được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm.
Lãi suất cho vay đồng Việt Nam tiếp tục giảm để thúc đẩy hoạt
2014
động sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.
So với năm 2013, lãi suất cho vay đồng Việt Nam giảm từ 2,5% đối với kỳ hạn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
ngắn, và từ 2-3% đối với trung dài hạn. Tại thời điểm cuối năm, lãi suất
cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm đối với
ngắn hạn, 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Còn với các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh thông thường, lãi suất ở mức 7-9%/năm đối với ngắn
hạn, 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Lãi suất cho vay đồng Việt Nam đều giảm nhẹ, tạo điều kiện thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2015, Mặt bằng lãi suất cho vay
cũng tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2014. Lãi suất cho vay phổ biến đối
2015 với các lĩnh vực ưu tiên về cơ bản giữ nguyên ở mức 6-7%/năm đối với
ngắn hạn, còn đối với trung và dài hạn ở mức 9-10%/năm tại các Ngân
hang thương mại nhà nước và cao hơn khoảng 0,5-1% tại các Ngân
hàng thương mại cổ phần.
Mặt bằng lãi suất cho vay đồng Việt Nam khá ổn định và ít biến
động. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giữ nguyên so năm
2015, ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung
và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông
2016
thường giảm nhẹ khoảng 0,2%/năm, xuống mức 6,8-9%/năm đối với
ngắn hạn, và 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm
khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho
vay có thể từ 4-5%/năm.
Lãi suất cho vay khá ổn định so với thời điểm cuối năm 2016. Mặt
bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối
với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay
2017 các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối
với ngắn hạn; 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm
khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho
vay có thể từ 4-5%/năm.
(Nguồn: Trang website Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Đối với ngành điện, nhằm đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động đầu tư mở
rộng mạng lưới, ngoài nguồn vốn tự có: khấu hao cơ bản, đầu tư phát triển, Tổng
công ty Điện lực TPHCM còn phải huy động từ nguồn hỗ trợ phát triển (ODA), vay
từ các Ngân hàng thương mại.
Theo bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực
TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017, Tổng công ty huy động nguồn tài trợ từ Ngân
hàng thương mại chiếm gần 50% trên tổng vay nợ. Nguồn vốn vay này được tài trợ
bởi các ngân hàng thương mại lớn trong nước như: Vietcombank, ABB, Agribank,
MBBank, VIBank, Eximbank, NCB, ACB, Vietinbank,…; từ các ngân hàng nước
ngoài như: Shinhanbank, Standard Chartered,… và tổ chức tín dụng như: Công ty
Đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC). Tất cả các khoản vay bằng đồng Việt
Nam, hầu hết lãi suất đều tính theo lãi suất bình quân tiền gởi tiết kiệm 12 tháng
cộng với biên độ 2%.
Tổng công ty Điện lực TPHCM có lợi thế là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
kinh doanh lĩnh vực điện năng là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nên việc
huy động vốn được sự đảm bảo của nhà nước. Do đó, trong thời gian qua, Tổng
công ty đã được nhiều ngân hàng thương mại quan tâm, và cho vay với lãi suất cạnh
tranh, ưu đãi.
Từ năm 2018, thực hiện theo chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về
quy chế huy động vốn, cho vay, cho vay lại và bảo lãnh vay vốn trong Tập đoàn
Điện lực Quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 152/QĐ-EVN ngày 28/8/2017,
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã thực hiện huy động nguồn vốn vay thương mại
theo hình thức chào cạnh tranh phục vụ nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng các công
trình ngầm hóa lưới điện, công trình cải tạo, mua sắm TSCĐ,.... Bằng hình thức
này, Tổng công ty đã tiếp cận nhiều nhà tài trợ mới với lãi suất cạnh tranh. Là đơn
vị đi đầu trong 5 tổng phân phối thực hiện công tác huy động vốn tài trợ bằng hình
thức chào thầu công khai với mức lãi suất thấp nhất.
Như vậy, Trong giai đoạn 2013 đến 2017, rủi ro về biến động lãi suất ảnh
hưởng rất thấp đến tình hình thu nhập của Tổng công ty Điện lực TPHCM do các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
chính sách ổn định lãi suất của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, với tình hình biến
động phức tạp của thị trường, cùng với chủ trương tái cơ cấu ngành điện theo xu
hướng thị trường, biến động lãi suất tăng sẽ gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp bởi
tài sản doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ (Theo bảng 3.3. Chỉ tiêu
tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu từ năm 2014 đến năm 2018 >1).
3.4.3. Rủi ro trong việc thu xếp vốn đầu tư xây dựng
Bảng 3.7. Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự
kiến từ năm 2019 – 2025
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Tổng
A Tổng nhu cầu vốn 5.159 5.440 5.437 5.592 5.757 5.917 6.081 39.383
I Đầu tư thuần 4.106 4.115 4.218 4.358 4.489 4.623 4.762 30.671
1 Lưới điện 220-110kV 1.452 1.441 1.607 1.689 1.739 1.791 1.845 11.564
2 Lưới điện phân phối 2.204 2.061 2.102 2.144 2.209 2.275 2.343 15.338
3 Đầu tư khác 451 613 509 525 541 557 574 3.769
II Trả nợ gốc và lãi vay 1.053 1.325 1.219 1.234 1.268 1.294 1.319 8.712
B Vốn cân đối được 4.474 4.152 4.069 4.334 4.006 4.273 4.504 29.811
I Nguồn vốn tự có 2.856 3.099 3.488 3.742 4.006 4.273 4.504 25.968
Vốn KHCB 2.856 3.099 3.488 3.742 4.006 4.273 4.504 25.968
Vốn KHCB còn lại sau trả
1.803 1.774 2.269 2.508 2.738 2.979 3.185 17.256
nợ
II
Vốn vay đã và đang thu
1.618 1.053 581 591 - - - 3.844
xếp
1
Vốn vay ODA (ADB,
848 640 581 591 - - - 2.661
KfW)
2 Vốn vay TDTM 770 413 - - - - - 1.183
C Nguồn vốn còn thiếu 685 1.288 1.368 1.258 1.751 1.644 1.578 9.572
(Nguồn: Báo cáo triển khai thực hiện các dự án ĐTXD lưới điện 110kV,
220kV tại EVNHCMC)
Trên cơ sở quy hoạch phát triển lưới điện TP.HCM giai đoạn 2016-2025, có xét
đến 2035 được duyệt tại Quyết định 4690/QĐ-BCT ngày 15/12/2017 của Bộ Công
thương; Quyết định số 151/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Phê
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016 – 2020; Với
mục tiêu cung cấp điện liên tục, ổn định cho thành phố, Tổng công ty đã xây dựng
kế hoạch thực hiện các công trình ĐTXD phù hợp phát triển trong giai đoạn 2020-
2025. Như vậy, theo bảng cân đối nêu trên, trong giai đoạn năm 2019-2025 để đảm
bảo đủ thu xếp đủ vốn đầu tư, Tổng công ty cần huy động thêm khoảng 9.500 tỉ
đồng. Dự kiến Tổng công ty sẽ huy động bổ sung từ các nguồn vốn vay ODA, vay
tín dụng thương mại trong nước (qua hình thức chào lãi suất). Tuy nhiên, đến năm
2022 các hiệp định vay hỗ trợ phát triển (ODA) hết hiệu lực. Tính đến 2020, hầu hết
các ngân hàng thương mại đã hết hạn ngạch tín dụng (room) đối với ngành điện do
EVN và các đơn vị thành viên vượt ngưỡng hạn chế cho vay theo quy định làm cho
việc huy động vốn của Tổng công ty ngày một khó khăn hơn, tăng mức độ rủi ro về
huy động nguồn vốn đầu tư. Do đó, đòi hỏi Tổng công ty Điện lực TPHCM phải có
hướng đi mới nhằm để huy động nguồn vốn lớn phục vụ cho việc đầu tư phát triển
ngành điện.
3.4.4. Rủi ro về giá mua điện cạnh tranh
Quy mô hệ thống điện Việt Nam hiện đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ
30 trên thế giới, với đa dạng loại hình nguồn điện như: Thủy điện, nhiệt điện đốt
than, nhiệt điện đốt dầu FO, tua bin khí chu trình hỗn hợp đốt khí, tua bin khí chu
trình đơn đốt dầu DO, diesel, năng lượng tái tạo,...
Hình 3.4 Cơ cấu công suất ngành điện tại Việt Nam năm 2016
(Nguồn: Cục Điện lực và năng lượng tái tạo)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Tham gia hoạt động điện lực trong ngành Điện Việt Nam gồm có nhiều chủ thể
thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải
điện, phân phối điện, mua bán điện, tư vấn xây dựng điện. Trong sản xuất điện có
sự tham gia của các tập đoàn kinh tế nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) và các công ty liên kết của EVN, Tổng Công ty Điện lực dầu khí (PVN),
Tổng công ty Điện lực Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Xây
dựng Công nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài
theo hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) và IPP (nguồn điện độc
lập) như AES Corporation (Mỹ), Posco Energy (Hàn Quốc), China Investment
Corporation (Trung Quốc), Tata Power (Ấn Độ)....
Hình 3.5. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia sản xuất điện tại Việt Nam
năm 2016
(Nguồn: Cục Điện lực và năng lượng tái tạo)
Ngành điện lực hiện nay không còn giới hạn hoạt động ở phạm vi trong nước do
đã có trao đổi mua bán điện với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư xây dựng một số dự án
nguồn điện ở nước ngoài để sản xuất bán điện về Việt Nam. Xu hướng liên kết lưới
điện, trao đổi điện năng qua biên giới sẽ tiếp tục mở rộng trong các năm tới.
Trong các năm qua, EVN tính toán giá bán điện cho các Tổng công ty Điện lực
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
để các Tổng công ty Điện lực thu hồi được chi phí quản lý vận hành lưới phân phối
điện và chi phí quản lý khách hàng. Hàng năm, vào đầu năm EVN phê duyệt giá
bán điện EVN bán cho các Tổng công ty Điện lực. Cuối năm hoặc khi có biến động
lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, EVN có thể điều chỉnh giá bán điện cho
các Tổng công ty Điện lực.
Để đảm bảo phát triển ngành điện bền vững; thu hút vốn đầu tư từ mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của
Nhà nước cho ngành điện; nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình
đẳng, minh bạch trong các hoạt động giao dịch mua bán điện và trong công tác vận
hành. Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại
Việt Nam. Theo đó, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển
qua 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014) .
- Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022).
- Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022).
Như vậy, thị trường điện đã và đang chuyển đổi từ cấp độ thị trường độc quyền
sang cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Cho đến nay, thị trường điện đã cơ bản có
sự cạnh tranh ở khâu sản xuất điện (cấp độ Thị trường phát điện cạnh tranh). Thị
trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) đã được triển khai thí điểm từ năm 2016
và theo lộ trình sẽ vận hành theo mô hình hoàn chỉnh từ 2019. Tuy nhiên, từ năm
2019 thị trường bán buôn cạnh tranh chưa thể vận hành theo mô hình hoàn chỉnh mà
vẫn phải tiếp tục theo mô hình thí điểm, tức là tồn tại đồng thời cơ chế mua điện từ
thị trường và cơ chế mua điện nội bộ với EVN (đồng nghĩa với việc chi phí mua
điện của các Tổng công ty Điện lực vẫn tiếp tục bị EVN điều tiết thông qua giá bán
buôn nội bộ). Nguyên nhân chính khiến VWEM chưa thể vận hành theo mô hình
hoàn chỉnh từ 2019 là ba điều kiện tiên quyết vẫn chưa sẵn sàng là: (i) khung pháp
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc
LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc

More Related Content

Similar to LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc

Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...luanvantrust
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...luanvantrust
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...luanvantrust
 

Similar to LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc (16)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN ...
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
 
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.docLuận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
Luận văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Văn Phòng.doc
 
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.doc
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.docQuản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.doc
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Kiều Hối, Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....Luận Văn Thạc Sĩ  Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ban Tiếp Công Dân Tỉnh Bình Thuận....
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.docKế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.docLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.doc
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Kế Toán Tại Công Ty.doc
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.docLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 

LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MINH TÂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG TP. Hồ Chí Minh – 2019
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MINH TÂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi về đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Trong luận văn tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo được trình bày chi tiết trong mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2019 Lê Thị Minh Tâm
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tiếp theo, tôi xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học. Và tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, các Anh/Chị đồng nghiệp và bạn bè của tôi – những người đã chia sẻ, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian học tập và làm luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2019 Lê Thị Minh Tâm
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CÁM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................... ix TÓM TẮT ........................................................................................................x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................1 1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4 1.5. Kết quả mong đợi.......................................................................................4 1.6. Bố cục của đề tài gồm các phần như sau....................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ...................6 2.1 Quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính ......................................6 2.1.1. Phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro ............................................... 6 2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp có quản trị rủi ro..................................... 6 2.1.2.1 Động cơ quản trị rủi ro............................................................. 7 2.1.2.2. Lợi ích của quản trị rủi ro........................................................ 7 2.2. Hệ thống quản trị rủi ro..............................................................................8 2.3. Các loại rủi ro của doanh nghiệp................................................................9 2.3.1. Các loại rủi ro tài chính thường gặp ............................................. 11 2.3.2.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái……………………………………...10 2.3.2.2. Rủi ro về lãi suất……………………………………..............10 2.3.2.3. Rủi ro về khả năng tái đầu tư………………………………..10
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iv 2.3.2.3. Rủi ro về biến động giá……………………………………..11 2.3.2. Các loại rủi ro kinh doanh thường gặp ......................................... 11 2.3.2.1. Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh.11 2.3.2.2. Bản chất của bất ổn trong chi phí. 11 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH.......... 12 3.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TPHCM............................. 12 3.2. Đặc trưng của ngành điện......................................................................... 16 3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017................................................ 18 3.4. Phân tích các loại rủi ro đến từ môi trường bên ngoài............................. 21 3.4.1. Rủi ro tỷ giá .................................................................................. 21 3.4.2. Rủi ro lãi suất................................................................................ 28 3.4.3. Rủi ro trong việc thu xếp vốn ĐTXD........................................... 31 3.4.4. Rủi ro về giá mua điện cạnh tranh................................................ 32 3.4.5. Rủi ro bất ổn doanh thu hoạt động ............................................... 37 3.5. Thực trạng Quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM .............. 39 3.6. Kết luận Chương 3 ................................................................................... 42 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP.HCM ............................ 43 4.1. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro............................................................ 43 4.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro ... 43 4.1.2. Quy trình của hệ thống quản trị rủi ro .......................................... 44 4.1.3. Xây dựng mô hình tổ chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro..... 54 4.2. Giải pháp thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro ..................................... 55 4.2.1. Bảo hiểm (Insurance contract)...................................................... 55 4.2.1.1 Bảo hiểm rủi ro tín dụng thương mại 55 4.2.1.2. Bảo hiểm theo chỉ số 56 4.2.2. Phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh................................. 56
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 v 4.2.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards contract) 57 4.2.2.2. Hợp đồng chênh lệch giá CFD (Contract for Difference) 60 4.2.2.3. Hợp đồng giao sau (Futures contract) 61 4.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swaps contract) 68 4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro………...…..73 4.3.1. Hoàn thiện mô trường pháp lý...................................................... 75 4.3.2. Xây dựng thị trường tài chính hiện đại......................................... 75 4.3.3. Xây dựng khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh.............................................................................. 75 4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. .......................................... 76 4.4. Kết luận Chương 4 ................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích tiếng Anh Giải thích tiếng Việt CBCNV-LĐ Cán bộ công nhân viên chức, lao động CfD Contract for Different Hợp đồng dạng sai khác The Committee of COSO Sponsoring Organizations of the Treadway Commission EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNHCMC Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh EVNHCMC-CSKH Trung Tâm Chăm sóc khách hàng FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ GDP Gross Domestic Production Tổng sản phẩm quốc nội GIS Geographical Information System International ISO Organizationfor Standardization NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại ODA Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance OTC Over The Counter market Thị trường chứng khoán phi tập trung OMS Sơ đồ đơn tuyến phiên bản mới ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SXKD Sản xuất kinh doanh SCADA/DMS Supervisory Control and Data Acquisition System TSCĐ Tài sản cố định
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vii TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VWEM Thị trường điện bán buôn cạnh tranh USD Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam VaR Value At Risk Giá trị có rủi ro WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng phân tích các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng công ty Điện lực TPHCM từ năm 2013 – 2017 .......................................................................... trang 18 Bảng 3.2. Tình hình can thiệp tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ..... .......................................................................................................................... trang 22 Bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................. trang 24 Bảng 3.4. Tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017 ......................................................................................................... trang 24 Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục cần trả nợ vay năm 2019 .................................... trang 26 Bảng 3.6. Tình hình biến động lãi suất Việt Nam ........................................... trang 39 Bảng 3.7. Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự kiến từ năm 2019 – 2025 .................................................................................. trang 41 Bảng 4.1. Mô tả các loại rủi ro tài chính của Tổng công ty Điện lực TP.HCM ........... .......................................................................................................................... trang 59 Bảng 4.2. Các tình huống phòng ngừa bằng sản phẩm phái sinh .................... trang 63 Bảng 4.3. Bảng tính dòng tiền của trạng thái phòng ngừa rủi ro ..................... trang 63 Bảng 4.4. Bảng tính giá trị phòng ngừa rủi ro của hợp đồng giao sau tiền tệ . trang 64 Bảng 4.5. Bảng tính giá trị phòng ngừa rủi ro của hợp đồng giao sau trái phiếu chính phủ ..........................................................................................................trang 65 Bảng 4.6. Thông tin danh mục đầu tư EVNHCMC ngày 8/5 ..........................trang 67 Bảng 4.7. Thông tin danh mục đầu tư EVNHCMC ngày 15/10 ......................trang 67 Bảng 4.8. Bảng tính các ngày thanh toán lãi suất ............................................ trang 71
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP.HCM ............ trang 16 Hình 3.2: Đồ thị điện thương phẩm của TP.HCM từ năm 2013-2017 ........... trang 20 Hình 3.3 Sơ đồ kết quả tính VaR .................................................................... trang 27 Hình 3.4 Cơ cấu công suất ngành điện tại Việt Nam năm 2016 ...................... trang 32 Hình 3.5. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia sản xuất điện tại Việt Nam năm 2016 .................................................................................................................. trang 33 Hình 4.1. Quy trình quản trị rủi ro ................................................................... trang 53 Hình 4.2. Mô hình cơ cấu quản trị rủi ro ........................................................ trang 54 Hình 4.3. Sơ đồ trả lãi suất theo hợp đồng hoán đổi lãi suất .......................... trang 70 Hình 4.4. Sơ đồ phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất ............. trang 71
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 x TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xác định và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động đến giá trị của doanh nghiệp, từ đó xây dựng quy trình thực hiện quản trị rủi ro và mô hình cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh. Trên cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro, bằng phương pháp thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu từ các nguồn liên quan đến hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tác giả đánh giá thực trạng tình hình quản trị rủi ro hiện nay của Tổng công ty Điện lực TP.HCM dưới tác động môi trường bên ngoài, môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, phân tích các rủi ro mà Tổng công ty Điện lực TP.HCM đang phải đối mặt. Tác giả cũng sử dụng phương pháp VaR đo lường mức độ rủi ro của tỷ giá hối đoái và mức độ rủi ro không đạt doanh thu kế hoạch. Từ đó, đề xuất quy trình các bước thực hiện công tác quản trị rủi ro và sơ đồ cơ cấu phù hợp cho Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, luận văn đã gợi ý các kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Từ khóa: quản trị rủi ro, giá trị công ty, EVNHCMC
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xi ABSTRACT This research aims to formulate a plan of risk management at Ho Chi Minh City Power Corporation following the trend of Vietnam is forming and developing competitive electricity market. Based on the theory of risk management, the author accessed and analyzed the current situation of Ho Chi Minh City Power Corporation under the impact of external environment and industry environment affecting business activities of enterprises. Thereby, analyze the risks that Ho Chi Minh City Power Corporation is facing. The author also uses the VaR method to measure the risk level of exchange rates and the risk level of not achieving the planned revenue. Then, proposing the process of risk management and the proper structural diagram for Ho Chi Minh City Power Corporation. The thesis suggests recommendations for state management agencies and managers to improve risk management at Ho Chi Minh City Power Corporation. Key words: risk management, enterprise value, EVNHCMC
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro phát sinh từ môi trường bên trong (nội bộ) của doanh nghiệp và môi trường hoạt động bên ngoài. Việc nhận diện, phân loại và lập kế hoạch để phòng ngừa và xử lý rủi ro có vai trò đặc biệt nghiêm trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Có thể nói, quản trị rủi ro là công cụ quan trọng trong quản trị hiệu quả và quản trị phát triển bền vững bởi vì vừa tạo thêm giá trị mới vừa bảo toàn giá trị của công ty. Thực tế đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trước đây, quản trị rủi ro là rất cần thiết đối với các tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ, dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay thương mại dịch vụ, dù loại hình công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hay các doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, cho đến nay quản trị rủi ro vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp, vì quản trị rủi ro chưa thật sự được xem là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các công ty cổ phần, mà đặc biệt là các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, họ đã và đang tham gia tích cực vào việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ tốt, thì phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn đang nghiên cứu để xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho chính doanh nghiệp mình. Nguyên nhân, do hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp chưa được quy định hay hướng dẫn cụ thể trong hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam trừ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng và ngân hàng, và nếu có hướng dẫn cũng chỉ là các quy định trong việc thực hiện quản lý, giám sát một số rủi ro về tài chính như bảo toàn vốn, thanh khoản, đầu tư…. Trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) có nhiệm vụ đầu tư để phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu thu điện nhằm đảm bảo nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, đi đôi với tiết kiệm, giảm
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 tiêu hao điện năng – đã và đang tích cực góp phần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Điện trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020 theo Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa và phát triển theo xu hướng thị trường. Luật Điện lực do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2004 đã quy định các nội dung liên quan đến định hướng nguyên tắc xây dựng thị trường điện cạnh tranh Việt Nam với 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014); thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022); thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022). Trong giai đoạn xây dựng thí điểm thị trường bán buôn cạnh tranh theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thay thế cho Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006, quản trị rủi ro là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Tổng công ty Điện lực TPHCM cần phải xây dựng trong lộ trình thực hiện chiến lược kinh doanh điện hướng đến mục tiêu này. Nhiệm vụ này càng được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện năng bởi tính chất của điện năng là mặt hàng không thể dự trữ được. Trong một môi trường cạnh tranh, giá cả được xác định bởi kết quả là điểm gặp nhau giữa đường cung và đường cầu. Giá cả có thể thay đổi bất cứ lúc nào khi có sự thay đổi động thái chào giá của các bên tham gia thị trường. Tuy nhiên, các rủi ro do biến động về giá cả có thể được kiểm soát và giảm thiểu nếu chúng được quản trị rủi ro. Cùng với sự thành công của hệ thống quản trị rủi ro trong một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Vinamilk,… Quản trị rủi ro được đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Tập đoàn Điện lực trong việc xây dựng hệ thống quản trị thống nhất từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên được thể hiện thông qua Quy chế Quản trị trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam ban hành theo Quyết định số 238/QĐ-EVN ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng thành viên.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 Quản trị rủi ro tốt cũng chính là việc doanh nghiệp kiểm soát khả năng chịu đựng được các rủi ro, giảm thiểu mức thấp nhất các tác động không lường trước bằng cách triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời. Vì các lý do trên, xây dựng “Đề án quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh” đang trở thành vấn đề cấp thiết quan trọng hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích thực trạng Tổng công ty Điện lực TP.HCM trong giai đoạn hội nhập kinh tế và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh, nhận diện các rủi ro mà Tổng công ty Điện lực TP.HCM có thể gặp phải. - Xây dựng quy trình quản trị rủi ro và cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là quản trị rủi ro trong Tổng công ty Điện lực TP.HCM. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn về phạm vi thời gian và nguồn lực thực hiện nghiên cứu, đề tài có phạm vi nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lĩnh vực quản trị rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt mục tiêu chiến lược của Tổng công ty Điện lực TPHCM gồm: + Quản trị rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh (quản trị rủi ro thị trường) + Quản trị rủi ro tài chính. - Số liệu nghiên cứu phân tích các chỉ tiêu hoạt động SXKD của Tổng công ty Điện lực TPHCM trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh dựa trên các thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động, các quy chế, quy trình của doanh nghiệp; các sách tham khảo chuyên ngành; internet có liên quan đến nội dung phân tích. 1.5. Kết quả mong đợi Qua đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro doanh nghiệp, giúp chúng ta hiểu rõ quản lý rủi ro phải là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và được thực hiện liên tục để xác định, kiểm soát và đánh giá các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó nhận thấy cần thiết phải xây dựng một quy trình quản trị rủi ro áp dụng tại Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh. 1.6. Bố cục của đề tài gồm các phần như sau Kết cấu của luận văn được trình bày trong 5 chương, bao gồm:. Chương 1, tổng quan về nghiên cứu, phần này giới thiệu lý do thực hiện nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả mong đợi và kết cấu của toàn luận văn. Chương 2, cơ sở lý thuyết, phần này nêu các cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính. Chương 3, phương pháp tiếp cận và thực tiễn quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TPHCM, chương này giới thiệu tổng quan tình hình Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, nhận diện các rủi ro mà Tổng công ty thường gặp phải theo hướng tiếp cận từ phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, thực trạng quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Chương 4, giải pháp nâng cao việc thực hiện quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM và thực trạng quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Chương này đề xuất quy trình hệ thống quản trị rủi ro và mô hình quản trị rủi ro tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh; giải pháp thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro và các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 2.1 Quản trị rủi ro và giá trị của công ty phi tài chính 2.1.1. Phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro Theo Don M. Chance. Robert Brooks (2015), khái niệm về phòng ngừa rủi ro và quản trị rủi ro được hiểu như sau: “Phòng ngừa rủi ro hàm ý một dạng giao dịch được thiết kế sao cho giảm, hoặc trong một vài trường hợp loại trừ được rủi ro. Phòng ngừa rủi ro chính là một phần của tiến trình tổng thể được gọi là quản trị rủi ro”. “Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện được mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức độ rủi ro mà mình mong muốn”. Theo hướng dẫn ISO 3100:2018, quản trị rủi ro là những hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức. Theo Báo cáo của Ủy ban các tổ chức bảo trợ Treatway (COSO) năm 2004 thì “quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình do hội đồng quản trị, các cấp quản lý và các nhân viên của doanh nghiệp chi phối, được sử dụng trong việc thiết lập các chiến lược áp dụng trong toàn doanh nghiệp, được thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong mức độ cho phép nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức”. 2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp có quản trị rủi ro Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng. Do vậy, chấp nhận mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa là chấp nhận sự xuất hiện thêm nhiều các loại rủi ro. Như vậy, cách chấp nhận tích cực nhất là thực hiện quản trị rủi ro bởi những động cơ và lợi ích từ việc quản trị rủi ro.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 2.1.2.1 Động cơ quản trị rủi ro Thứ nhất, ngày càng có nhiều công cụ phái sinh để quản lý rủi ro. Và các công ty cũng đã bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái sinh chính là công cụ tốt nhất để đối phó những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường và giúp họ kiểm soát rủi ro. Thứ hai, những quan ngại liên quan đến độ bất ổn tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, và giá cả cổ phiếu tác động đến hoạt động của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chung thế giới. Thứ ba, do từ bài học mà họ có được khi nhìn vào gương của một số các công ty khác. Theo dõi việc các công ty khác thất bại trong việc thực hiện quản trị rủi ro từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hoặc thấy được thành công trong việc phát triển hệ thống quản trị rủi ro của các công ty khác, đã tạo được động lực mạnh mẽ trong việc quan tâm đến quản trị rủi ro. Thứ tư, các định chế tài chính đã góp phần tạo lập môi trường thuận lợi cho việc gia tăng sử dụng hiệu quả công cụ phái sinh, tạo nên những công cụ hữu ích trong việc phòng ngừa quản trị rủi ro. Thứ năm, môi trường pháp lý ngày càng tỏ ra thông thoáng hơn, tạo thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của công cụ phái sinh. 2.1.2.2. Lợi ích của quản trị rủi ro Theo Don M. Chance. Robert Brooks (2015), những lợi ích của quản trị rủi ro doanh nghiệp: Quản trị rủi ro làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Lập luận rằng trong kiến thức tài chính doanh nghiệp hiện đại, trong thế giới của Modigliani-Miller, không có thuế và chi phí giao dịch, không phải tốn kém chi phí để nhận thông tin, thì các quyết định tài chính không làm gia tăng giá trị của cổ đông. MM tranh luận rằng về lý thuyết, các cổ đông có thể quản trị rủi ro bằng cách điều chỉnh danh mục đầu tư cá nhân của họ cho nên các công ty không cần quản trị rủi ro. Lập luận này đã bỏ qua một sự thật là, hầu hết các công ty quản trị rủi ro có hiệu quả và với chi phí thấp hơn so với chính bản thân cổ đông.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 Các công ty sẽ nhận được những lợi ích từ công việc quản trị rủi ro nếu thu nhập của công ty dao động xoay quanh khung chịu thuế thu nhập. Với một hệ thống thuế luỹ tiến, công ty có thể tính toán để có một kết thúc với mức thuế thấp hơn bằng cách ổn định thu nhập của công ty. Quản trị rủi ro cũng có thể làm giảm xác suất phá sản, một tiến trình rất tốn kém mà trong đó chi phí pháp lý trở thành một phần đáng kể tác động lên giá trị công ty. Các giám đốc tiến hành quản trị rủi ro còn là do quyền lợi của họ gắn liền với thành quả công ty, thực tế là họ quản lý rủi ro cho chính họ. Các công ty khi sắp rơi vào tình trạng phá sản sẽ nhận thấy họ ít có động cơ đầu tư vào các dự án cho dù các dự án này có hấp dẫn cỡ nào đi chăng nữa. Lý do là những dự án như thế chỉ có lợi cho các chủ nợ của công ty vì chúng chỉ làm gia tăng các cơ hội để thanh toán cho các chủ nợ mà thôi. Quản trị rủi ro giúp tránh rơi vào tình cảnh giống vậy, và sẽ làm gia tăng cơ hội cho các công ty sẽ luôn đầu tư vào các dự án hấp dẫn mà những dự án này tính trên tổng thể sẽ tốt hơn cho xã hội. Các công ty khác lại quản trị rủi ro vì họ tin rằng có cơ hội kinh doanh chênh chệch giá. Các công ty nào chấp nhận rủi ro thấp hơn thì trong dài hạn họ sẽ nhận được tỷ suất sinh lời thấp hơn. Các cổ đông của họ thực sự muốn rủi ro thấp hơn, họ có thể dễ dàng điều chỉnh lại các danh mục đầu tư của họ bằng cách thay thế các chứng khoán rủi ro cao bằng chứng khoán rủi ro thấp. Quản trị rủi ro phải tạo ra giá trị cho cổ đông, tức là làm ra cho họ những gì mà bản thân cổ đông không thể tự mình làm được. 2.2. Hệ thống quản trị rủi ro Để triển khai xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, có rất nhiều chuẩn mực, khung lý thuyết hướng dẫn về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Những chuẩn mực hướng dẫn rộng rãi và áp dụng phổ biến nhất là COSO ERM-2004, ISO 3100:2018, AS/NZS ISO 3100:2009,.. Trong đó, chuẩn mực COSO ERM-2004, ISO 3100:2018 được
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 tham khảo và sử dụng nhiều nhất, đóng vai trò nền tảng cơ sở để một số nước đưa ra điều chỉnh, mở rộng phù hợp với điều kiện riêng của khu vực, quốc gia. Theo hướng dẫn của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (COSO ERM-2004), mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp thực hiện theo 8 bộ phận chính: (1) Môi trường quản lý, (2) Thiết lập mục tiêu, (3) Nhận dạng các sự kiện, (4) Đánh giá rủi ro, (5) Kiểm soát rủi ro, (6) Các hoạt động kiểm soát, (7) Thông tin và truyền thông, (8) Giám sát. Các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào tổ chức của mình, tuy nhiên, ba bộ phận chính trong mô hình thì không được bỏ qua, bao gồm: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát rủi ro. Tiêu chuẩn về quản trị rủi ro (ISO 3100:2018) hướng dẫn quá trình quản trị rủi ro là một phần không tách rời của quản lý, được gắn vào văn hóa, việc thực hành, và phù hợp với các quá trình hoạt động của tổ chức. Quá trình này bao gồm các hoạt động được mô tả như sau: (1) Trao đổi thông tin và tham vấn, (2) Phạm vi bối cảnh, tiêu chí, (4) Đánh giá rủi ro (nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro, xác định mức độ rủi ro), (5) Xử lý rủi ro, (6) Theo dõi và xem xét, (7) Lập hồ sơ và báo cáo. Quá trình quản trị rủi ro là một phần không thể tách rời trong hoạt động quản lý, ra quyết định và được tích hợp vào cơ cấu, hoạt động các quá trình của tổ chức doanh nghiệp 2.3. Các loại rủi ro của doanh nghiệp Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, các quyết định được thực hiện trong điều kiện có sự tồn tại của rủi ro. Ngoài ra quyết định có thể phải đối phó với một trong hai loại rủi ro. Một số rủi ro liên quan đến những đặc trưng cơ bản vốn có của công việc kinh doanh, chẳng hạn sự không chắc chắn của doanh thu tương lai hoặc chi phí đầu vào. Những rủi ro này được gọi là rủi ro kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đã quen với việc chấp nhận rủi ro kinh doanh. Một loại rủi ro khác liên quan đến các yếu tố không chắc chắn như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và giá cả hàng hóa. Những rủi ro này được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Rủi ro kiệt giá tài chính là sự không chắc chắn về khả năng biến động về lãi suất có thể làm cho các công ty mất đi cơ hội có được một nguồn tài trợ với chi phí hợp lý, để từ đó các công ty có thể cung cấp một sản phẩm và dịch vụ. 2.3.1. Các loại rủi ro tài chính thường gặp Khoa học về quản trị rủi ro tài chính và tổng kết từ thực tiễn cho thấy rủi ro tài chính luôn gắn liền với tình trạng lạm phát của nền kinh tế, gồm có: 2.3.1.1. Rủi ro về tỷ giá hối đoái Là rủi ro xảy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn. 2.3.1.2. Rủi ro lãi suất Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn vay để phục vụ cho hoạt động đầu tư kinh doanh của mình. Do đó lãi suất tiền vay – chi phí sử dụng vốn – trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính trước. Song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Thông thường khi lạm phát xảy ra lãi suất tăng đột biến. Do đó những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài. 2.3.1.3. Rủi ro về khả năng tái đầu tư Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư chính là lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh trước kia.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Khi lạm phát xảy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, do đó khả năng tái đầu tư bị giảm, dẫn đến bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không hoạt động liên tục, quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian kinh doanh dài, doanh nghiệp sẽ bị biến mình trên thị trường. 2.3.1.4. Rủi ro về biến động giá Sự biến động về giá cả trong nước cũng như sự biến động giá cả trong khu vực và thế giới đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có đầu tư lớn. Khi giá cả biến động theo chiều hướng tăng giá đầu vào các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do giá nguyên vật liệu tăng dẫn đến giá thành cao người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn trong việc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính điều này ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của sản phẩm làm cho doanh nghiệp lãi ít hơn hoặc lỗ thậm chí có khả năng phá sản nếu không kịp thời thích ứng với tình hình mới. 2.3.2. Các loại rủi ro kinh doanh thường gặp 2.3.2.1. Bản chất của doanh số bất ổn theo chu kỳ kinh doanh. Các doanh nghiệp với doanh số luôn luôn có khuynh hướng dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nhiệp ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh. Tính bất ổn cao độ trong ngành hàng không là minh chứng rõ nhất về trường hợp rủi ro kinh doanh có thể phát sinh như thế nào. 2.3.2.2. Bản chất của bất ổn trong chi phí. Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của một doanh nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn. Ví dụ, công ty hàng không như Delta Airlines đã chịu tác động đáng kể của tính dễ biến động trong giá của nhiên liệu máy bay do cú sốc giá nhiên liệu trên thị trường thế giới dường như đã không còn dấu hiệu kết thúc kể từ năm 2004 đến nay.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH 3.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TPHCM Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là một doanh nghiệp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tên, địa chỉ Công ty: Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY POWER CORPORATION Tên viết tắt: EVNHCMC Địa chỉ: số 35 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: (84.8) 2220.1177 - 2220.1188 Fax: (84.8) 2220.1155 - 2220.1166 Website: http://www.hcmpc.com.vn Logo: Slogan: EVN – THẮP SÁNG NIỀM TIN Tầm nhìn: Tổng công ty Điện lực TP.HCM là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng điện năng với uy tín và chất lượng cao tại Việt Nam và khu vực. Sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Chính sách chất lượng: với phương châm “Lương tâm – Trách nhiệm – Hiệu quả” Tổng công ty Điện lực TP.HCM cam kết:
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Với khách hàng: Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo, với thái độ lịch sự và trọng thị. Với cán bộ công nhân viên: Phát huy dân chủ cơ sở, nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên để phát triển Tổng công ty một cách bền vững. Với cộng đồng xã hội: Luôn thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, góp phần phát triển cộng đồng xã hội. Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh trước đây là Sở Quản Lý và Phân Phối Điện Thành Phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1976, là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Miền Nam (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Nam) - Bộ Điện và Than, bao gồm 07 Phòng, 05 khu khai thác điện và 02 Đội với tổng số lượng khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ngày 09/05/1981, Bộ Điện lực đổi tên Sở quản lý và phân phối điện TP Hồ Chí Minh thành Sở Điện lực TP Hồ Chí Minh. Ngày 08/7/1995, Bộ Năng lượng quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Ngày 05/02/2010, Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổng công ty Điện lực TP.HCM trên cơ sở Công ty Điện lực TP.HCM, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tổng vốn điều lệ của Tổng Công ty là 11.372 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100%. Tổng công ty Điện lực TP.HCM là doanh nghiệp đơn ngành, độc quyền trong kinh doanh điện năng khu vực TP.HCM, quản lý và phân phối điện đến cấp điện áp 220kV trên địa bàn 24 quận, huyện của TP.HCM, cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến ngành điện như: tư vấn khảo sát, thiết kế và xây lắp các công trình điện, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 cho quản lý và vận hành sữa chữa lưới điện, kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin … cùng một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của EVN. Sau 44 năm hình thành và phát triển, đến cuối năm 2018, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã có gần 6.884 nhân viên, trong đó: lực lượng lao động có trình độ Sau đại học chiếm 3,59%, Đại học chiếm 31,1%, Cao đẳng chiếm 6,52 %, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật chiếm 50%, còn lại là các lực lượng lao động khác 8.79%. Số lượt CBCNV-LĐ được đào tạo: 51.686 lượt người. Từ khi thành lập, Tổng công ty chỉ có hơn 500 ngàn khách hàng, đến cuối năm 2018 đạt hơn 2,4 triệu khách hàng chiếm gần 9% khách hàng điện của cả nước, bình quân trong giai đoạn từ năm 2009-2018 tăng 84.800 khách hàng/năm tương ứng với tăng trưởng bình quân năm sau so với năm trước là 4,4%. Chất lượng dịch vụ khách hàng tiếp tục được hoàn thiện, hạ tầng để cung cấp các dịch vụ trực tuyến về cơ bản hoàn chỉnh phục vụ 19 loại hình dịch vụ trực tuyến cấp độ 4. Thực hiện tốt rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả hoạt động thu tiền điện thông qua việc triển khai thực hiện thu tiền điện thông qua 23 ngân hàng và 9 đối tác trung gian với 6.857 điểm thu, không còn tổ chức hình thức thu tiền điện tại nhà từ cuối tháng 12 năm 2017. Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu mọi người, mọi nhà trên địa bàn Thành phố phải được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia theo giá quy định, Tổng Công ty đã thống kê và lập phương án cải tạo, phát triển phủ kín lưới điện nội thành và vùng ven để giải quyết tất cả các trường hợp chưa có điện kế hoặc phải câu nhờ, câu chuyển, xóa bán điện qua điện kế tổng, bán điện trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng, tăng thị phần khách hàng tiêu dùng điện. Bên cạnh đó, quan tâm đến chất lượng quản lý công trình cải tạo và đầu tư xây dựng lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tính đến cuối năm 2018, lưới điện truyền tải thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM quản lý trong khu vực TP.HCM bao gồm 1,09 km cáp ngầm 220 kV,
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 100,37 km đường dây 220 kV; 77,89 km cáp ngầm 110 kV và 656,78 km đường dây 110 kV cung cấp cho 60 trạm trung gian 110 kV với tổng dung lượng MBT lắp đặt là 6.592 MVA. Lưới điện phân phối trên địa bàn TP.HCM bao gồm 7.154 km đường dây trung thế, 12.784 km lưới hạ thế, 28.166 trạm biến thế phân phối với tổng dung lượng là 13.234 MVA Năm 2018, sản lượng điện nhận lưới tối đa thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM quản lý đạt 81,13 triệu kWh/ngày, tăng 4,67% so với năm 2017. Công suất đỉnh cao nhất đạt 4.138,5MW tăng 7% so với năm 2017. Cùng với sự năng động của một thành phố lớn nhất nước thích ứng với sự đổi mới về chính sách kinh tế, chương trình xã hội,... nhiều công trình kiến trúc, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư không ngừng được gia tăng dẫn đến số lượng khách hàng và yêu cầu về sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 2017, điện thương phẩm của Tổng Công ty chỉ đạt 22.892,79 triệu kWh thì đến cuối năm 2018 đã đạt đến 24.439,11 triệu kWh, chiếm khoảng 13% tổng sản lượng điện của cả nước. Trung bình mỗi năm 2009-2018 sản lượng điện thương phẩm của Tổng công ty tăng 7%. Với mục tiêu là ngành điện luôn đi trước một bước để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh, hiện đại. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động cũng được Tổng công ty quan tâm thực hiện thông qua xây dựng đề án “Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hoạt động SXKD của Tổng công ty”. Đã hoàn tất xây dựng Trung tâm điều khiển được trang bị hệ thống SCADA/DMS với đầy đủ các tính năng hiện đại từ cuối năm 2017. Đã trang bị hệ thống giám sát từ xa các trạm 110kV không người trực, vận hành chính thức Chương trình quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến phiên bản mới (OMS). Ứng dụng 8 bản đồ chuyên đề GIS, đặc biệt là ứng dụng GIS kiểm tra lưới điện tích hợp trên máy tính bảng phục vụ công nhân quản lý lưới điện với dữ liệu kiểm tra lưới điện cập nhật online về bộ phận quản lý vận hành để xử lý và tự độnng tích hợp vào chương trình PMIS. Khai thác hiệu quả ứng dụng quản lý chăm sóc khách hàng
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 trên thiết bị di động (232.645 khách hàng đăng ký sử dụng tiện ích EVNHCMC- CSKH; 340.169 lượt đăng ký trang Zalo EVNHCMC), hoàn tất 100% ứng dụng mã vạch và số hóa hợp đồng cho đối tượng khách hàng ngoài sinh hoạt, khách hàng mới và khách hàng đăng ký lại hợp đồng. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP.HCM bao gồm các Ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. HCM (Nguồn: Trang website của Tổng công ty Điện lực TP.HCM) 3.2. Đặc trưng của ngành điện Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào vì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng. Do tính chất quan trọng đó, ngành điện Việt Nam vẫn đang là một ngành độc quyền và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Nhà nước.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Ngành điện có mối liên hệ chặt chẽ với tất cả các ngành sản xuất khác. Điện là một trong những đầu vào của tất cả các ngành sản xuất lớn nhỏ, góp phần đáng kể vào việc hình thành giá thành sản phẩm trong xã hội. Mặt khác, những sai sót, chất lượng kém của ngành điện không chỉ gây tác động xấu cho ngành mà còn gây nhiều hậu quả không thể lường trước cho toàn xã hội. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với ngành điện là phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng. Sản phẩm của ngành điện là một loại sản phẩm đặc biệt không thể sản xuất dư thừa, tồn kho, cất trữ dự phòng, đồng thời cũng không thể chuyên chở và phân phối như những hàng hóa thông thường. Điện là một sản phẩm có tính hai mặt, ngoài tính năng sử dụng rất hữu hiệu phục vụ cho đời sống hàng ngày, nó còn là một sản phẩm đặc biệt nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Hoạt động của ngành điện là một chu trình khép kín, tuân theo những nguyên tắc nhất định từ khâu sản xuất cho đến nơi tiêu thụ. Nhu cầu về điện không ổn định, thay đổi tùy theo mùa (mùa lạnh, mùa nóng, mùa mưa,...), thay đổi tuỳ theo những biến cố xảy ra trong đời sống xã hội (mùa đá bóng, tết dương lịch, lễ hội,...), và tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Nhìn chung, nhu cầu về sử dụng điện tăng nhanh theo từng năm do các nguyên nhân: đời sống xã hội ngày càng nâng cao, các thiết bị trang điện bị trong gia đình ngày càng nhiều hơn, xuất hiện các khu dân cư - đô thị mới, khu công nghiệp, tăng dân số, ... Ngành điện là một trong những ngành thu hút lực lượng lao động cao do công việc ổn định, tuy nhiên, thu nhập còn rất thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh các lĩnh vực khác như xăng, dầu, viễn thông… Nhìn chung mọi hoạt động trong ngành điện có thể quy về một số nhóm công việc được phân công rõ ràng, nhất là đối với những công việc trực tiếp tiếp xúc với hệ thống điện, trên cơ sở đó có thể thực hiện bảng mô tả phân tích công việc để chuẩn hóa công việc một cách cụ thể. Việc quản trị sẽ chú trọng hướng nhân viên thực hiện công việc theo bảng mô tả công việc và các quy trình, quy định đã ban
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 hành để tránh sự nhầm lẫn và những sơ suất đưa đến sự cố ảnh huởng đến tính mạng con người, tình hình an ninh và chính trị xã hội. 3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh điện của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017 Năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đã đánh dấu mốc quan trọng trong lộ trình hội nhập quốc tế của đất nước. Với vai trò là một trong những ngành mũi nhọn then chốt, sau khi Bộ luật Điện lực được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 và có hiệu lực từ tháng 7/2005 tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực, ngành điện tiếp tục có những cải cách triệt để nhằm cải tổ căn cơ và có hiệu quả, từng bước đáp ứng triển khai thị trường điện cạnh tranh, nâng cao năng lực cung ứng điện cho nền kinh tế đất nước và có những bước tiến vững chắc về chiều rộng, chiều sâu, đặc biệt là dịch vụ khách hàng được phục vụ ngày càng đa dạng với chất lượng không ngừng nâng cao. Qua đánh giá các chỉ tiêu tài chính trong 5 năm gần đây (giai đoạn 2013-2017), Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng Tập đoàn giao, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, duy trì và đảm bảo nguồn tài chính lành mạnh của doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã luôn đảm bảo việc cung ứng điện đầy đủ và có dự phòng ở mức cao nhất cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu dân sinh, góp phần vào việc ổn định, tăng trưởng GDP của Thành phố. Điện thương phẩm bình quân đầu người khu vực TP.HCM liên tục tăng qua các năm, đến năm 2018 là 2.777 kWh/người gấp 1,44 lần so với năm 2009. Bảng 3.1. Bảng phân tích các chỉ số tài chính cơ bản của Tổng công ty Điện lực TPHCM từ năm 2013 - 2017 TỶ SUẤT Xếp loại NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM A(*) 2013 2014 2015 2016 2017 CÁC TỶ SUẤT THANH TOÁN Tỷ suất thanh toán hiện hành >1 lần 1,03 1,32 1,12 1,01 1,01 Tỷ suất thanh toán nhanh > 2,1 lần 0,74 1,00 0,90 0,81 0,88
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Tỷ suất thanh toán tức thời > 0,5 lần 0,45 0,73 0,70 0,64 0,70 Tỷ suất lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD/Nợ phải trả ngắn > 1,5 lần 0,44 0,80 0,72 0,69 0,61 hạn CÁC TỶ SUẤT HOẠT ĐỘNG Vòng quay của hàng tồn kho > 6 lần 33,1 28,6 33,4 40,9 47,8 Hiệu suất sử dụng TSCĐ > 0,25 3,02 2,90 3,01 2,98 2,87 Vòng quay các khoản phải > 10lần 31,69 36,48 45,53 53,45 50,15 thu CÁC TỶ SUẤT LỢI NHUẬN Lợi nhuận trước thuế và khấu >40% 4,9% 6,2% 7,8% 8,0% 8,6% hao Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ >10% sở hữu (ROE) 1,9% 2,7% 5,1% 4,6% 4,2% ĐÒN BẪY TÀI CHÍNH Tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu < 3 lần 0,79 0,89 1,05 1,10 1,22 Tỷ suất tự tài trợ (SFR) > 25% 56% 53% 49% 48% 45% (*): Phân loại xếp hạng được quy định đánh giá tình hình tài chính của các thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sau kiểm toán) Dựa vào cách đánh giá xếp loại tình hình tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty đã và đang duy trì tài chính lành mạnh, đảm bảo năng lực tài chính của Tổng công ty Điện lực Việt Nam ngày càng vững mạnh, minh bạch qua một số chỉ tiêu năm 2017, cụ thể: Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn = 1,01 >1 cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ suất thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn = 0,88. Mặc dù, điện là mặt hàng tương đối đặc biệt, không có tồn kho. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn luôn có mức tồn kho lớn do thực hiện mua sắm vật tư thiết bị nhằm phục vụ cho công tác đầu tư mở rộng và sửa chữa xử lý các điểm mất an toàn,
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 thay thế thiết bị không đạt chuẩn vận hành, góp phần giảm tổn thất, ngăn ngừa sự cố duy trì tập trung. Tỷ suất thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn = 0,7 > 0.5 được đánh giá là an toàn. Tỷ suất sinh lời trên tổng nguồn vốn: ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/(Tổng Vốn chủ sở hữu) = 4,2%. Kết quả này cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư của Tổng Công ty tương đối thấp. Đây cũng là đặc thù của ngành điện do giá trị tài sản lưới điện, thiết bị được giao quản lý rất lớn nhưng lợi nhuận thu được hàng năm qua bán điện rất thấp (do bị khống chế giá mua điện nội bộ của EVN và giá bán điện theo quy định của Chính phủ). Lợi nhuận trước thuế và khấu hao = (lợi nhuận trước thuế + lãi vay + khấu hao)/(doanh thu thuần) = 0,09. Hệ số này khá thấp phản ánh lợi nhuận hiện nay của Tổng công ty so với doanh thu chưa cao. Điều này cũng do giá vốn hàng bán cao (giá mua điện của Tập đoàn chiếm khoảng 90% doanh thu của Tổng Công ty). Tổng doanh thu của Tổng công ty tăng trưởng ổn định qua các năm 2013 -2017 với mức tăng bình quân 9% năm. Tổng lợi nhuận trước thuế bình quân trong giai đoạn 2013-2017 đạt trên 460 tỷ đồng/năm. triệu kWh Điện thương phẩm 25,000 21,888 22,893 20,182 20,000 18,608 17,651 15,000 10,000 5,000 - Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Hình 3.2: Sơ đồ điện thương phẩm của TP.HCM từ năm 2013-2017 (Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng công ty Điện lực TP.HCM)
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 3.4. Phân tích các loại rủi ro đến từ môi trường bên ngoài Theo hướng tiếp cận từ việc phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, có thể thấy rủi ro của doanh nghiệp bao gồm các loại rủi ro xuất phát từ sự tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp. Đối với môi trường bên trong doanh nghiệp, Tổng công ty đã xây dựng 234 quy trình, quy định quản lý nội bộ điều chỉnh tất cả các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Bên cạnh đó, việc triển khai áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 theo mô hình “mẹ-con” tại Cơ quan Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc, đã tạo điều kiện cho Tổng công ty Điện lực TPHCM kiểm soát hiệu quả hoạt động của mình. Do vậy, trong phạm vi bài này, tác giả chỉ trình bày các tác động từ bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng ngày càng chịu tác động mạnh mẽ hơn của các quy luật thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh ngày càng biến động bất lợi trong tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào,.... Do đó, Tổng công ty Điện lực TPHCM cũng phải đối mặt với các rủi ro này như là điều tất yếu khách quan. 3.4.1. Rủi ro tỷ giá Diễn biến tỷ giá ngoại hối tại Việt Nam và sự can thiệp của Nhà nước Việt Nam từ năm 2011 cho đến nay. Giai đoại 2011 đến 2015 được đánh giá là những năm khó khăn của nền kinh tế khi mở đầu giai đoạn này là lạm phát leo thang kéo theo đà tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VND và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Bảng 3.2. Tình hình can thiệp tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Năm Biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 11/02, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 9,3% (từ mức 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD) đồng thời giảm biên độ giao dịch từ ± 3% xuống ± 1%. Ngày 24/03, thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú. 2011 Giảm trần lãi suất huy động USD từ 6%/năm xuống 2%/năm, điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng thêm 2% lên 6%, mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng, chuyển dần quan hệ huy động- cho vay ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng sang quan hệ mua bán ngoại tệ, xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do. Thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ, khách hàng chỉ 2012 được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN. 2013 Ngày 27/06, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% sau 1,5 năm ổn định ở mức 20.828 VND/USD. Nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của 2014 NHTM. Ngày 19/06, nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% lên 21.246 VND/USD, đây là lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên trong vòng một năm và là lần thứ 2 trong gần 3 năm 2011- 2014. Trong năm với 3 lần tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% 2015 vào các ngày 07/01, 07/05 và 19/08, đặc biệt trong vòng một tuần lễ từ 12/08 đến 19/08 thì NHNN đã liên tiếp điều chỉnh điều chỉnh biên độ tỷ
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 giá tăng từ +/-1% lên +/-2% rồi +/-3%. Nguyên nhân do tác động của sự tăng mạnh của đồng USD cùng quyết định tăng lãi suất của FED, đồng nhân dân tệ lao dốc cùng với diễn biến xấu của nền kinh tế đã làm cho VNĐ mất giá. (Nguồn: Trang website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Bước sang năm 2016, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức áp dụng cơ chế điều hành mới với tỷ giá trung tâm hàng ngày được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền thị trường liên ngân hàng; diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền các nước có quan hệ thương mại, và các cân đối kinh tế vĩ mô. Như vậy, thay vì đưa ra cam kết rõ ràng về việc giữ ổn định tỷ giá như các năm trước, cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt đã được áp dụng. Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do nhu cầu đầu tư phát triển lưới điện đáp ứng sự phát triển ngày càng tăng của khách hàng (tốc độ tăng điện thương phẩm bình quân là 7,8%/năm từ 2013-2017), doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư các công trình lưới điện phù hợp với quy hoạch, và phát triển trong giai đoạn này. Một trong các kênh huy động vốn chính của doanh nghiệp là các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức tín dụng thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)…. Khoản vay này chiếm tỷ trọng 46,5% trên tổng các khoản vay của doanh nghiệp, số tiền ghi nhận nợ chủ yếu bằng đồng đô la Mỹ (USD), và đồng Yên Nhật (JPY). (Bảng 3.3)
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 Bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017 Chỉ tiêu Đơn Năm Năm Năm Năm Năm vị 2013 2014 2015 2016 2017 Vay dài hạn tỷ 3.235 4.908 6.376 6.883 8.342 đồng Vay Ngân hàng thương tỷ 1.163 2.119 2.947 3.573 4.128 mại đồng Vay hỗ trợ phát triển tỷ 1.916 2.546 3.017 3.202 3.881 ODA đồng Tỷ trọng vay ODA/Vay 59% 51,9 47,3% 46,5% 46,5% dài hạn Vay khác tỷ 156 243 143 108 333 đồng Lãi vay tỷ 128 177 269 340 402 đồng Lãi (+)/Lỗ (-) chênh tỷ - 6,4 - 8,8 - 73,9 - 24,8 - 6,3 lệch tỷ giá đồng Lãi chênh lệch tỷ giá tỷ 8,1 2,3 5,6 6,4 2,4 đồng Lỗ chênh lệch tỷ giá tỷ 14,6 11,1 79,5 31,2 8,7 đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 sau kiểm toán) Nhìn vào diễn biến tỷ giá của hai loại ngoại tệ trong giai đoạn 2013 đến năm 2017 (bảng 3.4), tại thời điểm năm 2015 với áp lực gia tăng tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá tăng +/-3%, đã tác động đến tình hình tỷ giá USD trên thị trường tăng 5% so với năm 2014, tỷ giá JPY tăng 3%, dẫn đến lỗ do chênh lệch tỷ giá của năm 2015 tăng cao đến 73,9 tỷ đồng. Biến động gia tăng tỷ giá làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp 73,9 tỷ đồng. Bảng 3.4. Tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2017 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ giá USD/VND 20.865 21.125 21.405 22.540 22.790 22.735 Tỷ giá JPY/VND 254,87 201,24 182,35 187,86 196,22 202,57 (Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Sự biến động của tỷ giá hối đoái đã làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nợ định danh bằng ngoại tệ của Tổng công ty Điện lực TPHCM. Và thực tế chứng minh độ nhạy cảm tỷ giá là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự biến động dòng lợi nhuận hàng năm của Tổng công ty. Trước đây, khi tỷ giá USD/VNĐ liên tục được “bảo hộ” duy trì ổn định theo tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dựa trên diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam nhằm đảm bảo cán cân kinh tế vĩ mô, tiền tệ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Cùng với sự biến động của thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế, tác động đến Việt Nam do nền kinh tế chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực để quản trị rủi ro. Trên cơ sở phân tích độ nhạy cảm đối với hai ngoại tệ trực tiếp ảnh hưởng đến độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm chuyển đổi của doanh nghiệp nhằm ứng phó và phòng ngừa đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng gây nhiều bất lợi đến tỷ giá hối đoái. Một trong những phương pháp để giúp Tổng công ty có thể đánh giá độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá là phương pháp giá trị có rủi ro – VaR (Value at Risk). Phương pháp này kết hợp tính bất ổn và hệ số tương quan để xác định các khoản lỗ có khả năng xảy ra tối đa của một ngày cụ thể nào đó trên giá trị các vị thế mà công ty gặp phải do chịu sự tác động của sự nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá. Một tình huống giả định ứng dụng cụ thể của VaR bằng phương pháp phương sai – hiệp phương sai để đo lường rủi ro Tổng công ty Điện lực TPHCM dựa trên danh mục thanh toán nợ vay trong năm 2019 gồm 4.800.000 USD và 38.500.000 JPY. Tính toán VaR, chúng ta phải xác định phân phối xác suất của các thay đổi trong tỷ giá của 2 loại đồng tiền (giả định theo phân phối chuẩn) và tính bất ổn của tỷ giá dựa trên kết quả thống kê tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền USD/VND (đô la Mỹ) và JPY/VND (đồng Yên Nhật) từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 theo số liệu tỷ giá bán ra của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Tại thời điểm 31/12/2018, tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là USD/VND là 23.245 đồng và tỷ giá JPY/VND là 212,17 đồng. Bảng 3.5. Cơ cấu danh mục cần trả nợ vay dự kiến trong năm 2019 TỶ GIÁ TỶ SỐ LƯỢNG GIÁ TRỊ (đồng) TRỌNG LOẠI TIỀN X X/VND (%) USD 23.245,00 4.800.000 111.576.000.000 0,93 JPY 212,17 38.500.000 8.168.545.000 0,07 Tổng giá trị trạng thái ngoại hối 119.744.545.000 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Dựa trên bảng dữ liệu tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền USD/VND và JPY/VND, ta tính được: - Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái theo ngày: = −1 − −1 - Mức độ biến động trung bình của tỷ giá hối đoái = √ 1 - Độ lệch chuẩn = √ 2 = √ −11 ∑ =1( − )2 - Độ lệch chuẩn toàn danh mục = √ 2 = √ 12 12 + 22 22 + 2 1 1 2 2 Trong đó: : Tỷ giá hối đoái tại thời điểm thứ n 1: Tỷ giá hối đoái tại thời điểm thứ 1 : hệ số tương quan của hai đồng tiền USD và JPY
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 - VaR được xác định bởi công thức sau: VaR = P * ( - * ) Trong đó: P=( 1 ∗ )+ ( 2 ∗ ) Với = 1, 65 nếu độ tin cậy là 95%, = 1, = 2,33 nếu độ tin cậy là 99%. 4 BƯỚC BƯỚC 1 BƯỚC 2 BƯỚC 3 BƯỚC 4 NỘI DUNG Tính: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của chuỗi biến động tỷ giá của mỗi loại tiền Tính: ma trận Variance - Covariance Tính: giá trị trung bình danh mục, phương sai, độ lệch chuẩn của danh mục Tính VaR ở độ tin cậy 95%, 99% KẾT QUẢ USD JPY Biến động tỷ giá TB 0,000061 0,000127 Độ lệch chuẩn 0,000679 0,030727 Tỷ trọng 0,93 0,07 Hệ số tương quan 0,016 Biến động tỷ giá TB toàn danh mục 0,000065 Phương sai danh mục 0,000733 Độ lệch chuẩn danh mục 0,000366 VaR 5% = -64.559.886 VaR 1% = -94.388.243 Hình 3.3. Sơ đồ kết quả tính VaR (Nguồn: Tổng hợp từ tác giả) (Số liệu chi tiết theo Phụ lục 1) Như vậy, với độ tin cậy là 95% cho kết quả lỗ tỷ giá là 64.559.886 đồng có nghĩa là khả năng 95% tổn thất tối đa về tỷ giá mà Tổng công ty phải gánh chịu trong một ngày là 64.559.886 đồng. Và khả năng 99% Tổng công ty lỗ tối đa là 94.388.243 đồng trong một ngày.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 3.4.2. Rủi ro lãi suất Tình hình biến động lãi suất Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 - 2017 Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 lãi suất Việt Nam có nhiều chuyển biến theo hướng ổn định dưới sự điều tiết của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể: Bảng 3.6. Tình hình biến động lãi suất Việt Nam Năm Biến động lãi suất Việt Nam Lãi suất cho vay đồng Việt Nam giảm mạnh theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước: điều chỉnh giảm từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất – kinh doanh… phổ biến ở mức 14,5-16%/năm, 2012 thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất – kinh doanh khác 16,5- 20%/năm, thấp nhất 15%/năm; cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20- 25%/năm. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam có xu hướng giảm nhưng tốc độ chậm hơn so với năm 2012. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam cũng được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn ngắn 2013 và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần lượt là 8-9%/năm và 11-12%/năm; các lĩnh vực khác là 9-11%/năm và 11,5- 13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam tiếp tục giảm để thúc đẩy hoạt 2014 động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. So với năm 2013, lãi suất cho vay đồng Việt Nam giảm từ 2,5% đối với kỳ hạn
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 ngắn, và từ 2-3% đối với trung dài hạn. Tại thời điểm cuối năm, lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 7%/năm đối với ngắn hạn, 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Còn với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn, 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam đều giảm nhẹ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2015, Mặt bằng lãi suất cho vay cũng tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2014. Lãi suất cho vay phổ biến đối 2015 với các lĩnh vực ưu tiên về cơ bản giữ nguyên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, còn đối với trung và dài hạn ở mức 9-10%/năm tại các Ngân hang thương mại nhà nước và cao hơn khoảng 0,5-1% tại các Ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt bằng lãi suất cho vay đồng Việt Nam khá ổn định và ít biến động. Lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giữ nguyên so năm 2015, ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông 2016 thường giảm nhẹ khoảng 0,2%/năm, xuống mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn, và 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay có thể từ 4-5%/năm. Lãi suất cho vay khá ổn định so với thời điểm cuối năm 2016. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay 2017 các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3- 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay có thể từ 4-5%/năm. (Nguồn: Trang website Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Đối với ngành điện, nhằm đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động đầu tư mở rộng mạng lưới, ngoài nguồn vốn tự có: khấu hao cơ bản, đầu tư phát triển, Tổng công ty Điện lực TPHCM còn phải huy động từ nguồn hỗ trợ phát triển (ODA), vay từ các Ngân hàng thương mại. Theo bảng 3.3. Bảng thống kê tình hình vay nợ của Tổng công ty Điện lực TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017, Tổng công ty huy động nguồn tài trợ từ Ngân hàng thương mại chiếm gần 50% trên tổng vay nợ. Nguồn vốn vay này được tài trợ bởi các ngân hàng thương mại lớn trong nước như: Vietcombank, ABB, Agribank, MBBank, VIBank, Eximbank, NCB, ACB, Vietinbank,…; từ các ngân hàng nước ngoài như: Shinhanbank, Standard Chartered,… và tổ chức tín dụng như: Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC). Tất cả các khoản vay bằng đồng Việt Nam, hầu hết lãi suất đều tính theo lãi suất bình quân tiền gởi tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ 2%. Tổng công ty Điện lực TPHCM có lợi thế là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh lĩnh vực điện năng là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nên việc huy động vốn được sự đảm bảo của nhà nước. Do đó, trong thời gian qua, Tổng công ty đã được nhiều ngân hàng thương mại quan tâm, và cho vay với lãi suất cạnh tranh, ưu đãi. Từ năm 2018, thực hiện theo chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về quy chế huy động vốn, cho vay, cho vay lại và bảo lãnh vay vốn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 152/QĐ-EVN ngày 28/8/2017, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã thực hiện huy động nguồn vốn vay thương mại theo hình thức chào cạnh tranh phục vụ nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng các công trình ngầm hóa lưới điện, công trình cải tạo, mua sắm TSCĐ,.... Bằng hình thức này, Tổng công ty đã tiếp cận nhiều nhà tài trợ mới với lãi suất cạnh tranh. Là đơn vị đi đầu trong 5 tổng phân phối thực hiện công tác huy động vốn tài trợ bằng hình thức chào thầu công khai với mức lãi suất thấp nhất. Như vậy, Trong giai đoạn 2013 đến 2017, rủi ro về biến động lãi suất ảnh hưởng rất thấp đến tình hình thu nhập của Tổng công ty Điện lực TPHCM do các
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 chính sách ổn định lãi suất của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, với tình hình biến động phức tạp của thị trường, cùng với chủ trương tái cơ cấu ngành điện theo xu hướng thị trường, biến động lãi suất tăng sẽ gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp bởi tài sản doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ (Theo bảng 3.3. Chỉ tiêu tỷ suất nợ/Vốn chủ sở hữu từ năm 2014 đến năm 2018 >1). 3.4.3. Rủi ro trong việc thu xếp vốn đầu tư xây dựng Bảng 3.7. Bảng nhu cầu vốn đầu tư thuần của Tổng công ty Điện lực TPHCM dự kiến từ năm 2019 – 2025 Đơn vị tính: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Tổng A Tổng nhu cầu vốn 5.159 5.440 5.437 5.592 5.757 5.917 6.081 39.383 I Đầu tư thuần 4.106 4.115 4.218 4.358 4.489 4.623 4.762 30.671 1 Lưới điện 220-110kV 1.452 1.441 1.607 1.689 1.739 1.791 1.845 11.564 2 Lưới điện phân phối 2.204 2.061 2.102 2.144 2.209 2.275 2.343 15.338 3 Đầu tư khác 451 613 509 525 541 557 574 3.769 II Trả nợ gốc và lãi vay 1.053 1.325 1.219 1.234 1.268 1.294 1.319 8.712 B Vốn cân đối được 4.474 4.152 4.069 4.334 4.006 4.273 4.504 29.811 I Nguồn vốn tự có 2.856 3.099 3.488 3.742 4.006 4.273 4.504 25.968 Vốn KHCB 2.856 3.099 3.488 3.742 4.006 4.273 4.504 25.968 Vốn KHCB còn lại sau trả 1.803 1.774 2.269 2.508 2.738 2.979 3.185 17.256 nợ II Vốn vay đã và đang thu 1.618 1.053 581 591 - - - 3.844 xếp 1 Vốn vay ODA (ADB, 848 640 581 591 - - - 2.661 KfW) 2 Vốn vay TDTM 770 413 - - - - - 1.183 C Nguồn vốn còn thiếu 685 1.288 1.368 1.258 1.751 1.644 1.578 9.572 (Nguồn: Báo cáo triển khai thực hiện các dự án ĐTXD lưới điện 110kV, 220kV tại EVNHCMC) Trên cơ sở quy hoạch phát triển lưới điện TP.HCM giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035 được duyệt tại Quyết định 4690/QĐ-BCT ngày 15/12/2017 của Bộ Công thương; Quyết định số 151/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Phê
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016 – 2020; Với mục tiêu cung cấp điện liên tục, ổn định cho thành phố, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch thực hiện các công trình ĐTXD phù hợp phát triển trong giai đoạn 2020- 2025. Như vậy, theo bảng cân đối nêu trên, trong giai đoạn năm 2019-2025 để đảm bảo đủ thu xếp đủ vốn đầu tư, Tổng công ty cần huy động thêm khoảng 9.500 tỉ đồng. Dự kiến Tổng công ty sẽ huy động bổ sung từ các nguồn vốn vay ODA, vay tín dụng thương mại trong nước (qua hình thức chào lãi suất). Tuy nhiên, đến năm 2022 các hiệp định vay hỗ trợ phát triển (ODA) hết hiệu lực. Tính đến 2020, hầu hết các ngân hàng thương mại đã hết hạn ngạch tín dụng (room) đối với ngành điện do EVN và các đơn vị thành viên vượt ngưỡng hạn chế cho vay theo quy định làm cho việc huy động vốn của Tổng công ty ngày một khó khăn hơn, tăng mức độ rủi ro về huy động nguồn vốn đầu tư. Do đó, đòi hỏi Tổng công ty Điện lực TPHCM phải có hướng đi mới nhằm để huy động nguồn vốn lớn phục vụ cho việc đầu tư phát triển ngành điện. 3.4.4. Rủi ro về giá mua điện cạnh tranh Quy mô hệ thống điện Việt Nam hiện đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 30 trên thế giới, với đa dạng loại hình nguồn điện như: Thủy điện, nhiệt điện đốt than, nhiệt điện đốt dầu FO, tua bin khí chu trình hỗn hợp đốt khí, tua bin khí chu trình đơn đốt dầu DO, diesel, năng lượng tái tạo,... Hình 3.4 Cơ cấu công suất ngành điện tại Việt Nam năm 2016 (Nguồn: Cục Điện lực và năng lượng tái tạo)
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Tham gia hoạt động điện lực trong ngành Điện Việt Nam gồm có nhiều chủ thể thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trong các lĩnh vực phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, mua bán điện, tư vấn xây dựng điện. Trong sản xuất điện có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các công ty liên kết của EVN, Tổng Công ty Điện lực dầu khí (PVN), Tổng công ty Điện lực Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) và IPP (nguồn điện độc lập) như AES Corporation (Mỹ), Posco Energy (Hàn Quốc), China Investment Corporation (Trung Quốc), Tata Power (Ấn Độ).... Hình 3.5. Thị phần của các doanh nghiệp tham gia sản xuất điện tại Việt Nam năm 2016 (Nguồn: Cục Điện lực và năng lượng tái tạo) Ngành điện lực hiện nay không còn giới hạn hoạt động ở phạm vi trong nước do đã có trao đổi mua bán điện với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Một số doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư xây dựng một số dự án nguồn điện ở nước ngoài để sản xuất bán điện về Việt Nam. Xu hướng liên kết lưới điện, trao đổi điện năng qua biên giới sẽ tiếp tục mở rộng trong các năm tới. Trong các năm qua, EVN tính toán giá bán điện cho các Tổng công ty Điện lực
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 để các Tổng công ty Điện lực thu hồi được chi phí quản lý vận hành lưới phân phối điện và chi phí quản lý khách hàng. Hàng năm, vào đầu năm EVN phê duyệt giá bán điện EVN bán cho các Tổng công ty Điện lực. Cuối năm hoặc khi có biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, EVN có thể điều chỉnh giá bán điện cho các Tổng công ty Điện lực. Để đảm bảo phát triển ngành điện bền vững; thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện; nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong các hoạt động giao dịch mua bán điện và trong công tác vận hành. Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo đó, thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: - Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014) . - Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022). - Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022). Như vậy, thị trường điện đã và đang chuyển đổi từ cấp độ thị trường độc quyền sang cấp độ thị trường điện cạnh tranh. Cho đến nay, thị trường điện đã cơ bản có sự cạnh tranh ở khâu sản xuất điện (cấp độ Thị trường phát điện cạnh tranh). Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) đã được triển khai thí điểm từ năm 2016 và theo lộ trình sẽ vận hành theo mô hình hoàn chỉnh từ 2019. Tuy nhiên, từ năm 2019 thị trường bán buôn cạnh tranh chưa thể vận hành theo mô hình hoàn chỉnh mà vẫn phải tiếp tục theo mô hình thí điểm, tức là tồn tại đồng thời cơ chế mua điện từ thị trường và cơ chế mua điện nội bộ với EVN (đồng nghĩa với việc chi phí mua điện của các Tổng công ty Điện lực vẫn tiếp tục bị EVN điều tiết thông qua giá bán buôn nội bộ). Nguyên nhân chính khiến VWEM chưa thể vận hành theo mô hình hoàn chỉnh từ 2019 là ba điều kiện tiên quyết vẫn chưa sẵn sàng là: (i) khung pháp