SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỐNG THỊ HƢƠNG
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỐNG THỊ HƢƠNG
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Khánh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Tống Thị Hƣơng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................i
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM............................................................................6
1.1. Mục đích bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam ............11
1.2. Chủ thể bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam...............12
1.3. Chủ thể đối kháng trong bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam 16
1.4. Thời điểm thực hiện và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật
dân sự Việt Nam..............................................................................................23
1.5. Nguyên tắc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự
Việt Nam .........................................................................................................25
Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM..........................................................................29
2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.....30
2.1.1.Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu.........................................................30
2.1.2. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua khởi kiện tại Tòa án..........37
2.1.3.Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền không phải là Tòa án ............................................................................60
2.2. Bảo vệ quyền sở hữu đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp
luật dân sự .......................................................................................................61
2.2.1. Bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản là quyền tác giả...........................61
2.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản là nhà ở .......................................66
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ.........................69
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM....69
3.1.Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự ................................69
3.1.1.Hoàn thiện khái niệm tài sản trong Bộ Luật dân sự nhằm mở rộng đối
tượng tài sản được bảo vệ quyền sở hữu.........................................................69
3.1.2. Ghi nhận khái niệm vật quyền và bảo vệ vật quyền bên cạnh khái niệm
quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu ............................................................71
3.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản và ghi
nhận quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản tự nguyện của chủ sở hữu đối với
tài sản là động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu.....................74
3.1.4. Ý kiến đối với một số quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu
trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, bổ sung được Bộ Tư pháp lấy ý kiến từ
tháng 6/2014....................................................................................................79
3.2. Giải pháp nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế..............86
KẾT LUẬN.....................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................91
PHỤ LỤC........................................................................................................93
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
BLTTDS
LSHTT
: Bộ luật Dân sự
: Bộ luật Tố tụng Dân sự
: Luật Sở hữu Trí tuệ
i
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bảo vệ quyền sở hữu luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều chủ
thể trong xã hội bởi nó gắn liền với thực thi quyền sở hữu của các tổ chức, cá
nhân trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu là cơ sở thúc đẩy quá trình tạo ra của cải,
vật chất cho xã hội và bảo vệ của cải, vật chất đó cũng như người tạo ra
chúngtrước mọi hành vi gây hại. Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự là
vấn đề diễn ra hàng ngày, thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng,tác động trực
tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong đời sống. Vì vậy, việc nghiên cứu
vấn đề bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam sẽ đóng góp thêm
các vấn đề lý luận quanh đề tài này cũng như đánh giá được những khác biệt của
các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự làm cơ sở cho các chủ
thểlựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Bảo vệ quyền sở hữu vừa là hành vi thực tế, vừa là sản phẩm của quá
trình lập pháp nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo sự thừa nhận và thực thi quyền
sở hữu trong đời sống xã hội. Do đó, bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật dân sự là phương thức bảo vệ quyền sở hữu nhận nhiều quan tâm,
nghiên cứu từ phía các nhà làm luật, người giảng dạy cho đến các nghiên cứu
sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành Luật.
Năm 2007, Bộ môn Luật dân sự thuộc Khoa Luật dân sự - Trường Đại
học Luật Hà Nội đã tổ chức một hội thảo khoa học chuyên đề về “Các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam” với nhiều ý kiến,
quan điểm tiếp cận khác nhau của các giảng viên trong trường về vấn đề bảo
vệ quyền sở hữu như: vấn đề kiện đòi lại tài sản là động sản không phải đăng
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình; vấn đề thực tiễn trong việc
kiện đòi nhà, đất do người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật tại Tòa
án nhân dân; vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở
hữu kiện đòi lại tài sản;vấn đề tự bảo vệ quyền sở hữu; vấn đề thực trạng về
biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu; một số vấn đề về thủ tục tố tụng dân
sự trong bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại Tòa án nhân dân…
Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đã công bố các công trình, bài viết liên
quan đến đề tài bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự như “Phương thức
bảo vệ quyền sở hữu cá nhân trong luật dân sự Việt Nam”; “Bảo đảm và bảo
vệ quyền sở hữu tài sản của công dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hà
Thị Mai Hiên; “Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005” của tác
giả Tưởng Duy Lượng hay “Bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi
tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự của một số
nước” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn… cùng với nhiều tiểu luận, khóa luận
có nội dung xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự.
Mỗi công trình nghiên cứu, bài viết tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền sở hữu
theo các góc độ khác nhau. Trong đó, phần lớn các công trình tiếp cận theo
hướng gắn liền với bảo vệ quyền sở hữu với các quy định về quyền sở hữu
theo quy định của pháp luật dân sự cũng như phân tích, đánh giá từng biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu cụ thể và đưa ra các đánh giá cũng như giải pháp
hoàn thiện mà chưa có một đề tài mang tính tổng quan, khái quát.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là nêu được các đặc điểm của bảo vệ
quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, làm rõ quy định pháp luật dân
sự về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, đồng thời đề xuất hướng nâng cao
khả năng bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự.
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục đích cuối cùng của luận văn, cần phải hoàn thành các
mục tiêu cụ thể sau:
- Khái quát được đặc điểm của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân
sự Việt Nam trong tương quan với bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật hình
sự, pháp luật hành chính;
- Phân tích các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự
Việt Nam, đánh giá được các ưu, nhược điểm;
- Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu theo
pháp luật dân sự Việt Nam trên phương diện hoàn thiện pháp luật cũng như
giải pháp thực tế.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
4.1. Tính mới của đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu luôn nhận được sự quan tâm của nhiều tổ
chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, có nhiều hội thảo, công trình khoa học
cũng như các bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề này. Tuy nhiên
các công trình nghiên cứu đó hầu hết chỉ phân tích đánh giá một hoặc một vài
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự, hoặc đánh giá vấn đề
bảo vệ quyền sở hữu trong tương quan với quyền sở hữu, hoặc tiếp cận dưới
góc độ bảo vệ quyền sở hữu của một đối tượng chủ thể mà không có một công
trình nào khái quát hóa được nội dung bảo vệ quyền sở hữu. Đề tài “Bảo vệ
quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam” tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền
sở hữu theo cách khái quát trên phương diện là quyền sở hữu của các chủ thể
nói chung trong xã hội, chỉ ra bản chất và sự khác biệt của bảo vệ quyền sở
hữu theo pháp luật dân sự so với các ngành luật khác và có thể ứng dụng vào
thực tiễn như là một hướng dẫn cho các chủ thể quyền thực hiện bảo vệ quyền
sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Đề tài có tính mới, và tính khái
quát cao hơn các đề tài đã được thực hiện.
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.2. Những đóng góp của đề tài
Đề tài giúp người nghiên cứu và những người đọc có được sự hiểu biết
bao quát bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự cùng với những quy định
của pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá được sự khác
biệt giữa bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự với các ngành luật khác
khác và phân tích đánh giá từng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Từ kết quả
nghiên cứu vận dụng đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quyền
sở hữu theo pháp luật dân sự trên cả hai phương diện: hoàn thiện các quy định
pháp luật và nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam được hiểu là bảo
vệ quyền sở hữu của tất cả các chủ thể trong xã hội, không phân biệt đó là tổ
chức hay cá nhân và các biện pháp bảo vệ sở hữu mà các chủ thể thực hiện là
các biện pháp được pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận và quy định trong
Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và một số văn bản pháp luật liên quan.
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề mang tính lý luận, không
đánh giá nhiều về thực trạng thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế.
6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nội dung sau: Khái quát về bảo vệ quyền sở
hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam; Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo
pháp luật dân sự Việt Nam; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.
Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật,
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phương pháp so sánh pháp luật và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích, làm rõ các đặc
điểm bảo vệ quyền sở hữu, làm rõ quy định của pháp luật dân sự về các
phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân
tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng
phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về
vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể
hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh bảo vệ quyền sở hữu
theo pháp luật dân sự với bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật hành chính,
pháp luật hình sự để đáng giá được các ưu điểm, sự lựa chọn tối ưu đối với
các chủ thể quyền sở hữu khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định
của pháp luật dân sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương
1: Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam. Chương
2: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu theo
pháp luật dân sự Việt Nam.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Đề cập đến quyền sở hữu dưới góc độ là quyền con người được pháp
luật thừa nhận và đảm bảo thực thi không thể không đề cập đến nội dung bảo
vệ quyền sở hữu. Nếu như quyền sở hữu ghi nhận con người có quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thì bảo vệ quyền sở hữu là cách thức nhà
nước trao cho cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người khác đảm bảo
quyền sở hữu thực sự tồn tại và được thực thi trong thực tế. Bảo vệ quyền sở
hữu là sự ghi nhận của nhà nước các biện pháp, cách thức mà chủ thể quyền
sở hữu sử dụng để chống lại các hành vi có nguy cơ hoặc đã xâm phạm đến
các quyền năng của mình. Bằng pháp luật, nhà nước ghi nhận và bảo đảm cho
quyền sở hữu được tôn trọng và thực hiện thông qua các biện pháp bảo vệ
hành chính, hình sự và dân sự. Căn cứ mức độ can thiệp của quyền lực nhà
nước, tính chất mức độ hành vi xâm phạm quyền sở hữu, pháp luật ghi nhận
các biện pháp phù hợp để quyền sở hữu được bảo vệ bao gồm: biện pháp hành
chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự. Mỗi biện pháp được điều chỉnh
bởi một ngành luật riêng, mang đến những biện pháp và hiệu quả bảo vệ
quyền sở hữu khác nhau.
Với tư cách là biện pháp bảo vệ sở hữu mang tính quyền lực nhà nước
cao nhất, pháp luật hình sự quy định một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu
được xác định là tội phạm và đặt ra các chế tài áp dụng đối với các chủ thể
thực hiện các hành vi phạm tội này. Chương XIV Bộ luật hình sự về các loại
tội xâm phạm sở hữu bao gồm 12 Điều, từ Điều 133. Tội cướp tài sản đến
Điều 145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, với hình phạt áp
dụng từ cải tạo không giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến chung thân và
cao nhất là tử hình. Ngoài ra, người bị tuyên là phạm tội còn có thể bị phạt
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tiền cao nhất đến 100 triệu đồng, tịch thu tài sản hoặc bị cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định... Các tội xâm phạm sở
hữu là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây
thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ bản chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Quan hệ sở hữu là đối tượng được
bảo vệ theo quy định của pháp luật hình sự rộng hơn khái niệm quyền sở hữu ghi
nhận trong luật dân sự. Theo đó, chủ sở hữu trong một số trường hợp vẫn có thể
bị xác định là người gây ra thiệt hại cho quan hệ sở hữu trong khi chủ sở hữu
luôn luôn là người bị thiệt hại khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản. Bảo vệ
quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan
tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan Tòa án, cơ
quan Thi hành án với các quy định đầy đủ về thẩm quyền từ phát hiện, điều tra,
khởi tố đến xét xử và thi hành án. Trong đó, người bị xâm phạm bởi hành vi trái
pháp luật cũng như người thực hiện hành vi xâm phạm tham gia với tư cách là bị
can, bị cáo, người bị hại, cung cấp các tài liệu, bằng chứng trong vụ án mà không
giữ vai trò quyết định đối với phán quyết của Tòa. Và không phải mọi hành vi
xâm phạm quyền sở hữu đều xác định là tội phạm và bị trừng trị theo quy định
của pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi được cơ quan tiến hành tố tụng xác
định là có dấu hiệu tội phạm mới bị điều tra, truy tố và xét xử. Và chỉ khi có bản
án của Tòa án thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu mới bị tuyên là hành vi phạm
tội căn cứ trên tính chất nguy hiểm của hành vi, giá trị tài sản bị xâm phạm, mức
độ thiệt hại xảy ra, lỗi của người thực hiện hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ…, người thực hiện hành vi phạm tội mới bị xác định là tội phạm và bị áp
dụng hình phạt theo quy định của Luật hình sự. Với tính trừng trị nghiêm khắc,
không có sự thỏa thuận về hậu quả mà người thực hiện hành vi xâm phạm quyền
sở hữu được xác định là tội phạm phải gánh chịu, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
theo quy định của pháp luật hình sự sẽ dẫn tới hạn chế một
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
số quyền công dân của người phạm tội như quyền tự do thân thể, quyền lựa chọn
công việc, quyền bỏ phiếu…, thậm chí là tước đi mạng sống của họ. Bên cạnh
đó, bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự còn mang tính răn đe lớn đối
với các chủ thể có ý định thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người
khác nhằm ngăn chặn các hành vi này gia tăng trên thực tế, góp phần ổn định trật
tự đời sống xã hội. Người bị xử lý hình sự khi có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu sẽ có án tích (trừ khi án tích được xóa theo quy định của pháp luật) do đó
khi chủ thể khác khi thực hiện giao dịch với các đối tượng này, thông thường họ
sẽ có sự đề phòng nhất định để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự mang tính trừng phạt và răn đe và
có cách thức đảm bảo thực hiện cao nhất trong các biện pháp bảo vệ quyền sở
hữu được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, không phải hành vi xâm phạm quyền sở
hữu nào cũng có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hình sự, và mục đích cao nhất
của biện pháp hình sự là trừng trị người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
nhằm bảo vệ trật tự, ổn định quan hệ xã hội mà không phải là bảo đảm cao nhất
nhằm mang lại giá trị bồi hoàn đối với thiệt hại mà người bị thiệt hại do hành vi
xâm phạm quyền sở hữu gây ra. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu bằng biện
pháp hình sự được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan nhà nước với các trình
tự, thủ tục, thời hạn phải tuân thủ do đó không đáp ứng được tính kịp thời, hạn
chế tối đa thiệt hại đối với người có quyền.
Một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu mang tính quyền lực nhà nước
được ghi nhận là bảo vệ quyền sở hữu thông qua các biện pháp hành chính áp
dụng trong từng lĩnh vực cụ thể. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu bao gồm chủ thể thực hiện, các thủ tục
hành chính, hình thức hay biện pháp xử lý hành chính mà có thể áp dụng đối
với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành
chính nhà nước. Hiểu theo nghĩa hẹp, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bằng biện pháp hành chính được thể hiện qua các hình thức xử phạt hành
chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà chủ thể có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu phải thực hiện. Thông qua Quyết định xử phạt hành chính của
chủ thể có thẩm quyền như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an,
thanh tra, cơ quan thuế, cơ quan hải quan..., người có hành vi xâm phạm sở
hữu trong lĩnh vực hành chính sẽ có khả năng bị áp dụng các hình phạt chính
bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính hay bị trục xuất. Ngoài ra, người bị xử phạt
còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục
lại tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng
không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, buộc tiêu hủy
hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và
môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm
trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm, buộc thu
hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, buộc nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền
bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán,
tiêu hủy trái quy định của pháp luật và các biện pháp khắc phục hậu quả khác
do Chính phủ quy định. Như vậy, cũng tương tự như phương thức bảo vệ
quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự, mục tiêu hướng đến của bảo vệ quyền
sở hữu bằng biện pháp hành chính là trật tự quản lý nhà nước mà pháp luật đã
ghi nhận. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trên người
có hành vi xâm phạm nhưng chưa thực sự đảm bảo được quyền lợi của người
bị xâm hại. Các quy định về trình tự, thủ tục hành chính còn rườm rà chưa kể
nạn quan liêu, sách nhiễu trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính khiến
việc bảo vệ quyền sở hữu của người có quyền không được thực hiện nhanh
chóng và có hiệu quả.
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khác với phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự và
biện pháp hành chính, xuất phát từ đặc thù của pháp luật dân sự được xây
dựng trên các nguyên tắc cơ bản về tự do, bình đẳng trong quan hệ dân sự, lấy
các chủ thể tham gia quan hệ dân sự làm trung tâm, việc bảo vệ quyền sở hữu
bằng biện pháp dân sự có nhiều khác biệt mang đến cho chủ thể quyền khả
năng thực hiện chủ động, nhanh chóng và có hiệu quả các quyền sở hữu,
chiếm hữu hợp pháp của mình. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là
việc chủ thể quyền thực hiện bảo vệ quyền sở hữu của mình trên cơ sở các
quy định. nguyên tắc chung cũng như các biện pháp, cách thức mà pháp luật
dân sự ghi nhận. Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền chỉ tham gia vào quá
trình thực hiện bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp dân sự khi có yêu
cầu từ phía người có quyền và đóng vai trò trung gian không phải là chủ thể
thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, căn cứ trên các căn cứ, tài liệu
mà các bên chứng minh để đưa ra quyết định giải quyết vụ việc trên cơ sở tôn
trọng quyền thỏa thuận, tự định đoạt của các bên trong quan hệ bảo vệ quyền
sở hữu. Chủ thể quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp chủ động trong toàn bộ
quá trình thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự với
các phương thức bảo vệ đa dạng, chỉ bị hạn chế bởi lợi ích của nhà nước, lợi
ích công cộng và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Kể cả trong trường hợp
người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đã bị xử lý theo quy định của luật
hình sự, luật hành chính thì chủ thể quyền vẫn có thể thực hiện biện pháp bảo
vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự đối với người đó nhằm đảm bảo lợi
ích của mình. Bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự mang
lại cho chủ thể quyền khả năng bảo vệ quyền sở hữu một cách nhanh chóng,
hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại xảy ra đồng thời giúp các giao dịch dân
sự được thực hiện liên tục nhằm gia tăng lợi ích và tài sản cho cá nhân và xã
hội. Bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự được thể hiện cụ
thể qua các đặc điểm sau:
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.1. Mục đích bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Quyền sở hữu với tư cách là một quyền dân sự của cá nhân, tổ chức được
pháp luật công nhận và bảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp
luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng
dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo
quy định tại Điều 169 Bộ luật Dân sự. Khác với việc thực hiện bảo vệ quyền sở
hữu theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính bên cạnh việc
bảo vệ quyền sở hữu còn nhằm hướng tới mục đích cao hơn là trật tự xã hội, trật
tự quản lý hành chính do nhà nước thông qua pháp luật thiết lập. Mục đích cao
nhất của việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự
chính là đảm bảo quyền dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo quá trình
thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp diễn ra một cách bình thường và
mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp trong quá trình chiếm
hữu, khai thác, sử dụng tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản. Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự là nhằm ngăn chặn
các hành vi có nguy cơ gây thiệt hại, cản trở quá trình nắm giữ, quản lý, khai
thác, sử dụng, định đoạt tài sản của người có quyền cũng như khôi phục lại tình
trạng ban đầu của tài sản hoặc đền bù cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp một lợi ích tương đương mà họ bị mất đi khi xuất hiện hành vi xâm phạm.
Kết quả của việc thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật dân sự không nhằm trừng trị chủ thể thực hiện hành vi cản trở, hành vi
xâm phạm đến quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp hay tước đi một số quyền của họ mà chỉ buộc họ phải thực hiện một hành
động hay bồi thường một lợi ích nhằm khôi phục quyền lợi cho người có quyền.
Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự sẽ tác
động rất lớn đến việc thiết kế các biện pháp bảo vệ cũng như xác định trách
nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu.
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2. Chủ thể bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Chủ thể đầu tiên được thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đầy đủ
và triệt để nhất chính là chủ sở hữu tài sản. Chủ sở hữu là người có đầy đủ 3 quyền
năng sở hữu được quy định tại Điều 164 BLDS bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Tư cách chủ sở hữu của một cá nhân, tổ chức
được xác lập dựa trên căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 170
BLDS bao gồm xác lập quyền sở hữu: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do sáp
nhập, trộn lẫn, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do
pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia
súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai…phù hợp với thời
hiệu quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu là người
có thể lựa chọn tất cả các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo biện pháp dân sự,
đồng thời thực hiện quyền đối kháng của mình đối với bất kỳ ai có nguy cơ và thực
tế đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình không kể tài sản đó là động
sản hay bất động sản, tài sản có phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký
quyền sở hữu. Giới hạn lớn nhất mà chủ sở hữu gặp phải khi thực hiện các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu chính là các biện pháp được thực hiện không xâm phạm
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, để đảm bảo trật tự và sự lưu
thông cho các giao dịch dân sự trong đời sống, chủ sở hữu có thể bị hạn chế trong
việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu nhưng quy định này không làm mất
đi quyền lợi của chủ sở hữu.
Chủ thể thứ hai thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy
định của pháp luật dân sự chính là người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hữu hợp pháp được ghi nhận duy nhất tại Điều 255 BLDS tuy nhiên không có
khái niệm định nghĩa “người chiếm hữu hợp pháp”. Bộ luật dân sự hiện hành
chỉ quy định các trường hợp được coi là “chiếm hữu có căn cứ pháp luật” tại
Khoản 1 Điều 183 và “chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” sẽ được hiểu
theo phương pháp loại suy. Theo đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm
hữu trong các trường hợp: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở
hữu ủy quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao quyền chiếm hữu
thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát
hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài
sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều
kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi
dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các
trường hợp khác do pháp luật quy định... Người chiếm hữu hợp pháp hiểu
theo nghĩa của từ “hợp pháp” là người chiếm hữu phù hợp với các quy định
của pháp luật. Như vậy, người chiếm hữu có căn cứ pháp luật chính là người
chiếm hữu hợp pháp. Tuy nhiên việc quy định người chiếm hữu hợp pháp đầu
tiên là chủ sở hữu là điều không cần thiết, vì chủ sở hữu mặc nhiên được coi
là người có quyền chiếm hữu đối với tài sản, đó cũng là cơ sở để họ thực hiện
quyền sử dụng tài sản của mình. Nếu hiểu người chiếm hữu hợp pháp là người
chiếm hữu tài sản phù hợp với các quy định của pháp luật thì người chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng được coi là người chiếm
hữu hợp pháp. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu
tài sản đó là không có căn cứ pháp luật bao gồm người chiếm hữu đối với tài
sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và không có chứng cứ
chứng minh rằng họ biết được người chuyển giao tài sản là người không có
quyền định đoạt đối với tài sản; hoặc người chiếm hữu đối với tài
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký sở hữu nhưng có tài liệu,
chứng cứ chứng minh được rằng họ không thể biết người chuyển giao tài sản
cho mình không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản như giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu bị giả tạo tới mức tinh vi mà họ không thể phát
hiện hoặc họ đã xác lập giao dịch với người mà theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu, người có quyền định đoạt với tài sản
nhưng thực tế lại không phải. Bên cạnh đó, người hiện đang quản lý di sản
chung là do sản thừa kế chưa chia, người quản lý các di sản dùng vào việc thờ
cúng cũng được coi là người chiếm hữu hợp pháp.
Chủ thể thứ ba, một chủ thể đặc biệt được thực hiện các biện pháp bảo
vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự là người chiếm hữu tài
sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Hiến pháp 1992 ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong đó
nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện giao tài sản cho tổ chức, cá nhân
chiếm hữu, khai thác, sử dụng và định đoạt quyền sử dụng của mình. Toàn
dân hay đại diện là nhà nước không thể tự mình thực hiện các quyền sở hữu
đối với đất đai vì thế nhà nước giao lại quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt quyền sử dụng lại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện một phần
quyền sở hữu thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, khai thác, hưởng lợi, cũng
như định đoạt quyền sử dụng như chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa
kế… Đương nhiên, đối với các quyền đã được nhà nước giao, chủ sử dụng đất
phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với đại diện nhà nước. Đối với chủ
sở hữu nhà và người sử dụng đất liền kề tuy không phải là chủ sở hữu của bất
động sản liền kề nhưng họ lại có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề
trên cơ sở thỏa thuận hoặc quy định pháp luật trong trường hợp nhà, đất của
họ bị vây bọc bởi bất động sản khác mà không có phía nào tiếp giáp với công
trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Việc bảo vệ quyền sử dụng bất động sản liền kề
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phát sinh từ thực tiễn bị hạn chế bởi bất động sản vây bọc nên chủ sở hữu nhà,
người sử dụng bất động sản liền kề phải nhờ đến bất động sản thuộc sở hữu,
sử dụng của người khác để có một lối đi, một đường cấp thoát nước, cấp khí
ga hoặc các nhu cầu cần thiết khác... Quyền sử dụng của hai chủ thể này sinh
ra trên cơ sở sự chia sẻ phần quyền chiếm hữu, sử dụng từ chủ sở hữu theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy không phải là người có
quyền sử dụng đối với đất đai hay bất động sản liền kề nhưng người sử dụng
đất và người sử dụng bất động sản liền kề vẫn có quyền thực hiện đầy đủ các
biện pháp bảo vệ mà pháp luật ghi nhận cho chủ sở hữu.
Pháp luật dân sự Việt Nam không tách biệt quyền sở hữu và quyền
chiếm hữu như pháp luật nhiều quốc gia khác mà ghi nhận chiếm hữu là một
trong những nội dung của quyền sở hữu, là hình thức biểu hiện bên ngoài của
sở hữu thể hiện ở việc thực tế đang nắm giữ, quản lý đối với tài sản. Do đó,
trong trường hợp chủ thể thứ 2 và thứ 3 đã ghi nhận ở trên, mặc dù khái niệm
người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử
dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề được ghi nhận nhưng không
được hiểu những chủ thể này nắm quyền chiếm hữu một cách tuyệt đối, quyền
của họ được pháp luật quy định và bị hạn chế bởi thỏa thuận đối với chủ sở
hữu.
Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người
có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là người
chưa có đầy đủ năng lực hành vi, người hạn chế năng lực hành vi, người mất
năng lực hành vi hoặc vì lý do nào đó không thể tự mình thực hiện các biện
pháp tự bảo vệ quyền sở hữu thì người đại diện hợp pháp theo quy định của
pháp luật hoặc theo thỏa thuận như: người giám hộ, người được ủy quyền hợp
pháp sẽ thay mặt họ thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật dân sự. Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền sử dụng đất là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp hoặc người
được người đại diện hợp pháp ủy quyền sẽ đứng ra đại diện thực hiện các biện
pháp tự bảo vệ quyền sở hữu theo luật định.
Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tham gia quá trình bảo vệ
quyền sở hữu theo pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể trung gian, hỗ trợ
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có
yêu cầu bằng cách thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu, chứng cứ chứng
minh mà họ cung cấp, thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tránh thiệt hại
khi các chủ thể quyền yêu cầu, công nhận và đảm bảo cho thỏa thuận giữa các
chủ thể được thực hiện trong thực tế. Vai trò của chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền
kề luôn thể hiện vị trí trung tâm và quyết định đến hiệu quả của các biện pháp
bảo vệ được thực hiện.
1.3. Chủ thể đối kháng trong bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Tất cả những người có nguy cơ hoặc đã thực hiện hành vi trái pháp luật
tác động tới lợi ích của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp, người
chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền
kề theo quy định đều có thể là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền
sở hữu. Đó là người mà chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng
đối với tài sản nhưng không thực hiện đầy đủ các cam kết mà hai bên đã thỏa
thuận, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình hoặc không ngay
tình, thậm chí là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có các quyết định,
bản án trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động
sản liền kề.
Trước tiên, chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu có thể
là người được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề chuyển giao quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận thông qua một giao dịch hợp pháp như hợp
đồng ủy quyền, hợp đồng cho vay, thế chấp, hợp đồng thuê tài sản… Tuy
nhiên, trong thời gian thực hiện thỏa thuận, chủ thể này thực hiện hoặc không
thực hiện hành vi dẫn tới vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận giữa các bên
về việc chiếm hữu, khai thác, sử dụng tài sản, ảnh hưởng tới quyền lợi của
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền
sử dụng bất động sản liền kề. Do đó, căn cứ trên các ràng buộc phát sinh từ
hợp đồng, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng,
đòi lại tài sản hay yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc bảo vệ quyền sở hữu
trong trường hợp này rõ ràng và thuận lợi hơn khi chứng minh quan hệ xác
lập giữa hai bên cũng như chỉ rõ các vi phạm dẫn đến chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động
sản liền kề thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình hay xác
định các thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng đã gây ra.
Chủ thể đối kháng thứ hai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật đối với tài sản. Như đã nêu quy định chiếm hữu có căn cứ pháp luật ở
phần trên, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hiểu theo phương thức loại
suy là chiếm hữu không căn cứ trên các căn cứ xác lập quy định tại Khoản 1
Điều 183 BLDS. Người chiếm hữu không có căn pháp luật có thể là người đã
lấy cắp, chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, hoặc là
người hiện đang chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua xác lập giao dịch với
người không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản
đó…Ví dụ: anh A là chủ sở hữu của chiếc xe máy SH nhập khẩu phân khối
125 cc màu xanh biển số 29A-032.21. Khi anh A vắng nhà, B đã phá khóa
cửa vào nhà anh A lấy trộm chiếc xe máy bao gồm cả giấy tờ chứng nhận
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quyền sở hữu xe trong cốp và mang ra tiệm cầm đồ bán cho anh C là chủ tiệm
cầm đồ. Anh C sau đó đã bán chiếc xe này cho anh D. Như vậy, người chiếm
hữu tài sản không có căn cứ pháp luật trong tình huống này bao gồm anh B,
anh C và anh D. Anh B có sự chiếm hữu tài sản trên cơ sở hành vi vi phạm
quy định của pháp luật hình sự là hành vi trộm cắp, trong khi đó anh C và anh
D là người thứ ba có được xe máy trên cơ sở thực hiện giao dịch với anh B và
anh C là người không có quyền sở hữu đối với tài sản mà trong trường hợp
này, anh C và anh D khi thực hiện giao dịch đối với tài sản phải đăng ký sở
hữu là chiếc xe máy buộc phải biết về chủ sở hữu thực sự của chiếc xe. Về
mặt nguyên tắc, hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật được
hiểu là không ngay tình. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trường hợp,
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không biết được rằng việc chiếm
hữu của mình là không có căn cứ. Do vậy, để xác định đúng chủ thể đối
kháng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, pháp luật dân sự căn
cứ vào việc buộc phải biết hay không biết/không thể biết hành vi chiếm hữu
tài sản có căn cứ pháp luật mà chia người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật đối với tài sản thành hai dạng là người chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không
ngay tình. Trên cơ sở đó, chỉ dẫn chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đến
đối tượng cần thực hiện biện pháp đối kháng thực sự sao cho phù hợp quy
định pháp luật, hiệu quả và bảo đảm trật tự xã hội. Khoản 2 Điều 183 BLDS
quy định: “Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là
người chiếm hữu mà không biết hay không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó
là không có căn cứ pháp luật” [6]. Vậy trong trường hợp nào, người chiếm
hữu không biết hay không thể biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ
pháp luật. Điều này không đồng nghĩa với việc người chiếm hữu biết hay
không biết về quy định tại khoản 2 Điều 183 BLDS mà phụ thuộc vào quá
trình thực hiện giao dịch chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản, người chiếm
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hữu đã thể hiện động cơ, mục đích giao dịch của mình như thế nào thông qua
việc xem xét, tìm hiểu về tình trạng pháp lý của tài sản, về tình trạng thực tế
của tài sản, về giá trị trao đổi mà người chiếm hữu đã thực hiện.
Nếu như tài sản mà người chiếm hữu có được từ một giao dịch xác lập
với người không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là một bất
động sản hoặc động sản phải đăng ký sở hữu thì mặc nhiên họ sẽ được hiểu là
người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình và luôn luôn là
chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. Bởi tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu là những tài sản có giá trị lớn, quyền sở hữu đối với các tài
sản này phải được nhà nước công nhận. Vì vậy, khi giao dịch chủ sở hữu phải
xuất trình được các giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu đối với tài sản,
còn người thiết lập giao dịch với người được coi là chủ sở hữu phải kiểm tra,
xem xét, đánh giá bằng mọi biện pháp để xác định đó là chủ sở hữu của tài
sản nhằm bảo đảm giao dịch của mình hợp pháp. Vì thế, không thể cho rằng
họ không biết về việc người thiết lập giao dịch với mình không phải là chủ sở
hữu của tài sản. Đương nhiên, trong thực tế cũng không ít trường hợp có
nhiều cá nhân, tổ chức đã thực hiện giả mạo hồ sơ, giấy tờ với mục đích lừa
đảo dẫn đến người xác lập quan hệ giao dịch với họ không thể biết các giấy tờ
đó là giả. Ví dụ như trường hợp một số cá nhân, tổ chức giả mạo giấy tờ
chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư hoặc quyết định cấp đất xây dựng nhà
chung cư sau đó bán lại cho các cá nhân có nhu cầu mà mức độ làm giả đến
mức những người lao động đang có mong muốn mua nhà, mua đất ở thủ đô
không thể biết các quyết định, con dấu đó là giả. Trong trường hợp này,
những người chiếm hữu tài sản buộc phải chứng minh về việc mình đã tìm
mọi biện pháp để tìm hiểu về chủ sở hữu tài sản nhưng không thể biết được
người giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu thực tế. Quan hệ pháp luật
mà người chiếm hữu tài sản tham gia liên quan đến các quy định của pháp
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
luật hình sự về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cá nhân. Do đó, để có thể bảo
vệ quyền lợi của mình, các cá nhân sẽ phải tham gia vào quy trình tố tụng
hình sự để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, bản án khẳng định về hành
vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trước khi bước vào quy trình tố tụng dân sự đòi
lại tài sản của mình. Pháp luật dân sự có quy định hai ngoại trừ về tính chất
không ngay tình đối với người chiếm hữu tài sản là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu và bất động sản không có căn cứ pháp luật. Đó là trường hợp,
người chiếm hữu có được tài sản thông qua bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch
với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là
chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản
do bản án quyết định bị hủy, sửa. Ở đây, có sự chuyển hóa tư cách từ người
chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật thành người chiếm hữu tài sản không có
căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu tài sản thông qua bán đấu giá, thông qua
xác lập giao dịch với người mà theo bản án quyết định của cơ quan nhà nước
là chủ sở hữu đối với tài sản không thể biết về những vi phạm hay sai lầm của
cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tư cách chủ sở hữu tài sản bị thay đổi. Trong
trường hợp này, chủ sở hữu của tài sản đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền thực hiện công khai với mọi chủ thể trong xã hội, bất kể là ai khi thực
hiện giao dịch này đều tin tưởng về tính xác thực chủ sở hữu đối với tài sản
mình đang giao dịch. Do đó, khi có sai lầm, nhầm lẫn hoạt động bán đấu giá,
hay khi quyết định, bản án bị hủy, sửa, người chiếm hữu từ có căn cứ pháp
luật trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà không thể biết
về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Đương nhiên, quy
định này đã loại trừ trường hợp người thực hiện giao dịch thông qua đấu giá
hoặc giao dịch với người không phải là chủ sở hữu biết rằng người giao dịch
với mình không phải là chủ sở hữu thực sự của tài sản trước khi sai lầm của
đơn vị tổ chức đấu giá được phát hiện, công bố hoặc
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trước khi bản án, quyết định bị hủy, sửa. Như vậy, người chiếm hữu có được
tài sản thông qua bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch với người mà theo bản án,
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng
sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị
hủy, sửa là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình và sẽ không trở thành chủ thể đối kháng khi người có quyền thực hiện
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu.
Nếu như tài sản mà người chiếm hữu có được từ một giao dịch xác lập
với người không phải là chủ sở hữu là một động sản không phải đăng ký sở
hữu thì theo nguyên tắc suy đoán, họ là người chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình và không phải là chủ thể đối kháng trong quan hệ
bảo vệ sở hữu. Bởi các tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
thường là các tài sản có giá trị không lớn, nhà nước không kiểm soát quá trình
giao dịch liên quan đến các tài sản này do đó các giao dịch thường được thực
hiện một cách nhanh chóng. Và các bên tham gia giao dịch không buộc phải
xác minh cũng như không dễ để chứng minh về tư cách chủ sở hữu nếu như
giao dịch thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận đồng tình của hai bên, người
chuyển giao tài sản đang là người thực tế chiếm hữu tài sản và thể hiện tư
cách của mình qua việc chiếm hữu đó. Vì vậy, người chiếm hữu tài sản là
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu được suy đoán là người không
biết và không thể biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp
luật. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ
người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có thể trở
thành chủ thể đối kháng trong quan hệ sở hữu. Đó là khi, người chiếm hữu có
được động sản không phải đăng ký sở hữu thông qua một hợp đồng không có
đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc thông qua một hợp
đồng có đền bù nhưng tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 257 BLDS. Sở
dĩ có ngoại lệ trên vì mặc dù người chiếm hữu đối với động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu không biết hoặc không thể biết rằng người chuyển giao
tài sản cho mình không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản
nhưng do tính chất của các Hợp đồng không có đền bù là giao dịch mà người
chiếm hữu tài sản không phải bỏ ra bất kỳ lợi ích nào để có được sự chiếm
hữu tài sản nên nếu tài sản bị trả lại, họ cũng không có thiệt hại. Người không
có quyền định đoạt đối với tài sản có thể là người thuê, người mượn, người
nhận gửi giữ, nhận cầm cố, đặt cọc, thế chấp, vận chuyển đối với động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, để bảo vệ quyền của chủ sở hữu,
trong trường hợp này, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình
sẽ trở thành chủ thể của việc yêu cầu kiện đòi tài sản và sẽ phải trả lại tài sản
nếu tài sản đó còn đang tồn tại và nằm trong sự quản lý, nắm giữ của họ. Ví
dụ, anh X – một sinh viên Đại học A mượn anh Y là bạn cùng phòng trọ một
chiếc điện thoại di động Nokia Lumia 720 màu trắng để đi chơi với người
yêu. Sau đó, vì sĩ diện, anh X đã tặng người yêu mình là chị Z chiếc điện thoại
này.Trong tình huống này, chị Z chính là người đã thực hiện một giao dịch
không có đền bù với anh X và chị Z sẽ trở thành chủ thể bị kiện đòi tài sản khi
anh Y xác định được chị Z là người đang thực sự nắm giữ, quản lý chiếc điện
thoại của mình. Ngoại lệ thứ hai là khi người chiếm hữu tài sản là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu có được tài sản thông qua một giao dịch có
đền bù như mua bán, thế chấp… nhưng tài sản đó là đối tượng của hành vi trái
pháp luật như trộm cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc tài sản bị mất hoặc
bằng cách nào đó ra khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu mà người này không
biết như mua một chiếc xe đạp nhưng chiếc xe trước đó đã được bán cho một
người khác thì người chiếm hữu vẫn sẽ trờ thành chủ thể đối kháng của quan
hệ bảo vệ quyền sở hữu.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chủ thể đối kháng thứ ba trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu có thể là
tổ chức đấu bán đấu giá chuyên nghiệp/hội đồng đấu giá tài sản hoặc cơ quan
có thẩm quyền trong quá trình hoạt động của mình đã có hành vi xâm hại đến
lợi ích của chủ sở hữu tài sản. Như trường hợp tài sản được bán thông qua
hình thức bán đấu giá mà các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp/hội đồng bán đấu
giá tài sản không có sự thẩm định kỹ càng dẫn tới công khai sai người là chủ
sở hữu thực sự của tài sản. Hoặc đó là các cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đã ra các quyết
định, bản án mà sau đó có căn cứ cho rằng quyết định, bản án đó không chính
xác dẫn đến công nhận một người là chủ sở hữu tài sản trong khi thực tế họ
không có quyền này. Hoạt động bán đấu giá công khai hoặc các quyết định,
bản án này đã khiến người xác lập giao dịch với chủ sở hữu theo thông tin mà
tổ chức bán đấu giá đưa ra hoặc theo quyết định, bản án tin tưởng rằng đó là
chủ sở hữu đích thực đối với tài sản và không biết về những sai lầm hay hành
vi trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức này. Trong những trường hợp này,
để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như bảo vệ quyền lợi của người
chiếm hữu ngay tình, tổ chức bán đấu giá/hội đồng đấu giá hay cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ trở thành chủ thể đối kháng mà chủ sở hữu hướng tới
nhằm thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình.
1.4. Thời điểm thực hiện và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật
dân sự Việt Nam
Thời điểm chủ thể thực hiện quyền bảo vệ thông qua các biện pháp được
pháp luật dân sự thừa nhận xuất hiện sớm hơn do với bảo vệ sở hữu bằng biện
pháp hành chính và hình sự. Thay vì phải trải qua quá trình điều tra, xác minh, ra
các quyết định liên quan đến việc phong tỏa, thẩm định của các chủ thể có thẩm
quyền cũng như ra quyết định, bản án ghi nhận hành vi xâm phạm quyền sở hữu
xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước hay cấu
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thành tội phạm… như trong quy định của luật hành chính và luật hình sự, chủ
thể thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu ngay khi quyền sở hữu, chiếm
hữu, sử dụng của mình đe dọa bị xâm hại, trong suốt quá trình bị xâm hại, và
còn có thể thực hiện quyền của mình ngay khi tài sản đã trở về với mình
nhưng mất đi giá trị ban đầu hoặc ảnh hưởng đến quá trình khai thác, sản sinh
hoa lợi. Điều đó cho thấy, hiệu lực của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
theo pháp luật dân sự mang đến cho người có quyền khả năng theo đuổi và
bảo vệ quyền sở hữu của mình đến cùng.
Xuất phát từ đặc thù quan hệ do pháp luật dân sự điều chỉnh, các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của ngành luật này đa dạng và mang
tính chất tùy nghi cao hơn so với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông
qua biện pháp hành chính và hình sự. Các biện pháp này được quy định cụ thể
từ Điều 255 đến Điều 261 BLDS trong Chương XV về Bảo vệ quyền sở hữu.
Theo đó, “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản
thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện
pháp theo quy định của pháp luật” [6,Điều 255]. Biện pháp tự bảo vệ cho
phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng các biện pháp nhất
định không trái quy định của pháp luật để ngăn cản bất kỳ người nào có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài
sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, hoặc yêu
cầu đòi bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Nếu việc
tự bảo vệ quyền sở hữu không mang lại hiệu quả, chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp có “quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải
trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền
sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại” [6,Điều 255].
Trong khi biện pháp tự bảo vệ mang lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp khả năng bảo vệ quyền ngay tức khắc nhằm hạn chế một cách nhanh
chóng những tổn hại đối với tài sản cũng như khả năng thực hiện quyền sở
hữu, chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đồng thời hạn chế
được các khoản chi phí phát sinh do đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Thì
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua một chủ thể trung gian Tòa án, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền mang lại một đảm bảo chắc chắn hơn cho các
chủ thể quyền bảo vệ đối với việc chấm dứt thực hiện hành vi xâm phạm
quyền, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại từ chủ thể đối kháng. Các biện
pháp dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu sẽ được nêu chi tiết tại Chương 2 của
Luận văn này.
1.5. Nguyên tắc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam
Hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là nguyên tắc tự định đoạt
và nguyên tắc thỏa thuận được thể hiện triệt để trong quá trình chủ thể có
quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với tài sản của mình. Trước
hết, nguyên tắc tự định đoạt được hiểu là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền quyết định có thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, chiếm
hữu của mình hay không; thời điểm thực hiện biện pháp bảo vệ sở hữu là khi
nào; biện pháp bảo vệ nào sẽ được lựa chọn để thực hiện và cách thức thực
hiện các biện pháp đã lựa chọn ra sao để mục tiêu đạt được là cao nhất. Thậm
chí, khi vụ việc đã được đưa ra giải quyết theo trình tự, thù tục tố tụng tại Tòa
án, người có quyền vẫn thể rút yêu cầu theo đuổi vụ kiện và Tòa án phải công
nhận quyết định đó. Đương nhiên tự định đoạt không đồng nghĩa với việc
định đoạt vượt quá phạm vi pháp luật cho phép như thực hiện các biện pháp
tự bảo vệ mà xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người đối kháng hay lựa
chọn biện pháp bảo vệ sở hữu khi chưa đủ điều kiện để áp dụng. Nguyên tắc
này không được áp dụng khi chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biện pháp
bảo vệ quyền sở theo quy định của luật hành chính và luật hình sự. Không
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhất thiết phải có yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm hại mà chỉ cần hành
vi trái pháp luật xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật hành chính, pháp
luật hình sự bảo vệ thì có thể theo tố cáo, trình báo, yêu cầu của người có
quyền hay người không có quyền hoặc trên cơ sở sự phát hiện của cơ quan có
thẩm quyền, các biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng trên cơ sở trình tự, thủ tục
luật định. Việc áp dụng biện pháp nào, thời điểm nào và thực hiện ra sao cũng
phụ thuộc vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên các quy định
pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của người có quyền lợi bị xâm hại.
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc này cũng được
người có quyền và chủ thể đối kháng thực hiện suốt quá trình thực hiện các
biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình. Thỏa thuận không đồng nghĩa với
việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ phải thỏa thuận với chủ thể đối
kháng về việc theo đuổi quyền sở hữu của mình như thỏa thuận để người đang
thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc đe dọa
xâm phạm quyền sở hữu của mình hay thỏa thuận để người có hành vi xâm
hại quyền sở hữu, chiếm hữu trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Sự thỏa
thuận ở đây được hiểu là đàm phán, thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hành vi
vi phạm, thời điểm trả lại tài sản, cách thức trả lại tài sản, thỏa thuận về mức
bồi thường mà bên có hành vi xâm phạm quyền phải chi trả sao cho biện pháp
bảo vệ đạt được hiệu quả nhanh chóng và chính xác nhất. Ngay cả khi vụ việc
đã đưa ra kiện tại Tòa án thì trong suốt quá trình giải quyết vụ án, trước và
trong khi xét xử, Tòa án vẫn phải thực hiện hòa giải và phải có quyết định
công nhận hòa giải thành, tức là công nhận sự thỏa thuận tự nguyện giữa hai
bên nếu hai bên đạt được thỏa thuận và chỉ ra các phán quyết trên cơ sở ghi
nhận ý kiến, tập hợp các tài liệu, chứng cứ khi hai bên không thể thỏa thuận
được. Nguyên tắc thỏa thuận cũng không được quy định khi thực hiện bảo vệ
sở hữu theo quy định của luật hình sự, luật hành chính vì ngoài việc xâm
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phạm quyền sở hữu đối với cá nhân, cơ quan tổ chức, hành vi xâm phạm
quyền sở hữu còn xâm hại đến trật tự xã hội, trật tự quản lý nhà nước mà hai
ngành luật này bảo vệ. Và rõ ràng, giữa một bên là cơ quan nhà nước, cơ quan
tố tụng với một bên là người có hành vi vi phạm không bao giờ có sự thỏa
thuận về hậu quả mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu. Điều này phải
tuân thủ theo các quy định của Luật định, bản thân các cơ quan công quyền
cũng không thể tùy nghi quyết định.
Nguyên tắc thứ ba cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu
bằng biện pháp dân sự chính là nguyên tắc tự chứng minh của chủ sở hữu và
người chiếm hữu hợp pháp trong suốt quá trình thực hiện các biện pháp bảo
vệ quyền. Bao gồm việc chứng minh về quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp
đối với tài sản dẫn đến họ là chủ thể có quyền đối kháng với các chủ thể có
hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của mình. Đó là
chứng minh về việc tài sản đã rời khỏi sự chiếm hữu, sử dụng của mình ra
sao. Cũng như chứng minh ai là chủ thể đã, đang có hành vi xâm phạm hoặc
đe dọa xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu của mình, hành vi đó là gì, gây ra
những thiệt hại nào, mức độ thiệt hại là bao nhiêu, khả năng trả lại tài sản hay
bồi thường của người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm hữu của
mình như thế nào. Do đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải là
người có đủ các căn cứ, tài liệu để chứng minh trước người mà họ xác định là
có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu của mình để có thể yêu cầu
người đó chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại.
Đặc biệt, khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lựa chọn việc đề nghị
Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm
phải chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại thì các
giấy tờ, tài liệu, lý lẽ mà họ đưa ra sẽ là cơ sở trọng yếu để Tòa án, cơ quan, tổ
chức này có thể giúp họ thực hiện tốt nhất quyền bảo vệ của mình. Nguyên
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tắc tự chứng minh không được ghi nhận trong luật hình sự và luật hành chính.
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của hai ngành luật này
không thực hiện trên cơ sở sự tự chứng minh của các bên mà căn cứ trên sự
thu thập, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Các tài liệu, chứng cứ mà
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đưa ra để chứng minh quyền và lợi ích
của mình bị xâm phạm là một trong nhiều yếu tố dẫn tới quyết định cuối cùng
của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp hành chính, hình
sự. Trong nhiều trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu
xảy ra nhưng không hoặc chưa đến mức vi phạm vào các quy định hành
chính, hay cấu thành tội phạm mà hai ngành luật này điều chỉnh thì hành vi đó
cũng không bị xử phạt hay định tội.
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Pháp luật dù có quy định hay không có quy định các biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu thì khi quyền sở hữu được công nhận, chủ thể có quyền cũng sẽ
bằng cách này hay cách khác thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu
của họ. Tuy nhiên, nhà nước đặt ra các quy định pháp luật giới hạn phạm vi
hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi bảo vệ quyền sở hữu của các chủ
thể quyền đảm bảo quyền sở hữu được thực thi trên thực tế nhưng không làm
đảo lộn các quan hệ xã hội cũng như trật tự quản lý mà nhà nước xây dựng.
Pháp luật dân sự ghi nhận quyền sở hữu và thừa nhận tồn tại một quyền đối
kháng giữa chủ thể quyền sở hữu với các chủ thể khác trong xã hội đó là
quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định các biện pháp bảo vệ
quyền sở hữu mà người có quyền được thực hiện khi xuất hiện hành vi ảnh
hưởng tới việc thực hiện quyền sở hữu của họ. Pháp luật dân sự với nhiều
chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành sẽ có các quy định cụ thể về cách
thức bảo vệ quyền sở hữu cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật do
chuyên ngành đó điều chỉnh. Tuy nhiên, với tư cách là luật gốc, Bộ luật dân
sự từ Điều 256 đến Điều 261 ghi nhận một cách khái quát các biện pháp bảo
vệ quyền sở hữu bao gồm: chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người
chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản
liền kề (gọi chung là người có quyền) tự thực hiện biện pháp bảo vệ hoặc
người có quyền thông qua yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi, trả lại
tài sản hay bồi thường thiệt hại. Tất cả các biện pháp trên được chủ thể quyền
áp dụng trong đời sống xã hội và mang lại những hiệu quả nhất định, đồng
thời cũng gặp phải những hạn chế đòi hỏi các chủ thể có sự linh hoạt trong
quá trình lựa chọn cũng như thực hiện trên thực tế.
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam
2.1.1.Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu
Lấy con người làm trung tâm, pháp luật dân sự tôn trọng quyền cá nhân
trong việc thực hiện các quyền do pháp luật thừa nhận. Do đó, biện pháp bảo
vệ quyền sở hữu đầu tiên được pháp luật dân sự ghi nhận và khuyến khích
thực hiện là biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu. Tự bảo vệ được hiểu là người
có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp tự thực hiện các
hành vi, cách thức bảo vệ quyền sở hữu nhằm tác động trực tiếp đối với chủ
thể đối kháng hoặc hành vi có nguy cơ đe dọa hoặc đã, đang xâm hại đến quá
trình thực hiện quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên không phải mọi hành vi,
cách thức chống lại nguy cơ hoặc hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm
hữu của các cá nhân, tổ chức đều được pháp luật thừa nhận. Quan điểm này
được ghi nhận tại Điều 255 Bộ luật dân sự , theo đó “chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang
chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” [6].
Hiểu theo nội dung Điều luật trên, các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
chỉ được tự mình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình mà
pháp luật dân sự có quy định, bao gồm: yêu cầu ngăn chặn và chấm dứt hành
vi cản trở trái pháp luật đối với người thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp
pháp,yêu cầu trả lại tài sản và yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, chiếm hữu bồi thường thiệt hại.
Tự bảo vệ là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được sử dụng thường
xuyên với cách thức thể hiện đa dạng nhất trong các biện pháp bảo vệ được
pháp luật dân sự ghi nhận. Không cần phải trải qua bất kỳ trình tự, thủ tục
nào, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng
đất,quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trực tiếp thực hiện quyền đối
kháng đối với hành vi và các chủ thể thực hiện hành vi có nguy cơ, đã hoặc
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đang xâm phạm trực tiếp lên quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình.
Đây cũng là biện pháp bảo vệ mang tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được
thời gian, ít tốn kém chi phí cho việc giải quyết tranh chấp. Khả năng phát
hiện và thực hiện sớm biện pháp tự bảo vệ giúp chủ thể quyền có thể ngăn
chặn ngay từ khi hành vi xâm phạm có nguy cơ diễn ra đồng thời hạn chế một
cách nhanh nhất và tối đa nhất các thiệt hại có thể xuất hiện do tác động của
các hành vi này. Biện pháp tự bảo vệ thể hiện rõ nhất nguyên tắc tự định đoạt
và nguyên tắc thỏa thuận của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp trong
việc theo dõi, tìm hiểu, phát hiện hành vi xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng
của mình cũng như chủ động lựa chọn cách thức bảo vệ phù hợp như: yêu cầu
người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người chiếm hữu bất
hợp pháp phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại và chủ động thương
lượng, thỏa thuận bất kỳ khi nào suốt quá trình giải quyết tranh chấp.
So với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác, hạn chế duy nhất để
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện biện pháp tự bảo vệ lựa
chọn phương thức bảo vệ chính là các biện pháp này không ảnh hưởng đến lợi
ích của nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của tổ chức và cá nhân. Nếu cho
phép người có quyền thực hiện mọi biện pháp để có thể theo đuổi quyền bảo
vệ, kể cả sử dụng các hành vi trái pháp luật, sẽ dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội,
xâm phạm đến các quy định pháp luật mà nhà nước bảo vệ, từ đó khiến các
chủ thể trong xã hội e ngại tham gia các giao dịch dân sự. Trên thực tế, có
không ít trường hợp để bảo vệ tài sản của mình khỏi các nguy cơ xâm hại của
chủ thể khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã thực hiện các hành
động tự vệ ngay từ đầu đối với tài sản như: giăng dây điện quanh ao cá, vườn
cây ăn quả; đặt bẫy chông, hầm hố quanh tài sản… hoặc có hành vi đe dọa,
dùng vũ lực để buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt thực hiện
hành vi xâm phạm, trả lại tài sản hay phải bồi thường thiệt hại. Thời gian gần
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đây, báo chí nhắc nhiều đến các trường hợp người dân đánh đập dẫn đến trọng
thương, thậm chí là tử vong người trộm chó ở Nghệ An, Quảng Trị cho thấy
để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản nhiều trường hợp đã vượt quá giới hạn
dẫn đến người có quyền lại trở thành người có hành vi phạm tội vì thực hiện
quyền mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Do đó, chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp cần rất cẩn trọng khi thực hiện biện pháp tự
bảo vệ để bảo đảm quyền và lợi ích của mình được bảo vệ mà không xâm hại
đến lợi ích công cộng, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác. Các cách thức tự bảo
vệ mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất,
sử dụng bất động sản liền kề có thể lựa chọn để bảo vệ quyền sở hữu của
mình bao gồm:
Thứ nhất, người có quyền có thể yêu cầu ngăn chặn hoặc yêu cầu chấm
dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu hợp pháp. Quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp, quyền sử dụng đất,
sử dụng bất động sản liền kề mang lại cho người có quyền khả năng khai thác,
sử dụng, chuyển giao theo thời hạn tài sản để đạt được một lợi ích nhất định
về mặt vật chất cũng như tinh thần trong đời sống sinh hoạt cũng như trong
quá trình sản xuất, kinh doanh. Quá trình thực hiện các quyền năng chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đôi khi bị cản trở, bị xâm phạm hoặc
đe dọa bị xâm phạm bởi hành vi của chủ thể khác dẫn đến chủ sở hữu, người
chiếm hữu hợp pháp không thể hoặc hạn chế việc thực hiện đầy đủ các quyền
năng của mình. Trong trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền thông báo, nhắc nhở, yêu cầu chủ thể này phải chấm dứt các
hành vi đó. Ví dụ, chủ sở hữu đầm tôm càng xanh hoặc người được chủ sở
hữu thuê để trông coi và nuôi tôm càng xanh trong đầm của mình thực hiện
nuôi tôm dự kiến trong 1 năm sẽ có tôm trưởng thành để giao cho Công ty X
đã ký kết hợp đồng để xuất khẩu tôm ra thị trường nước ngoài. Nhưng trong
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quá trình nuôi tôm trong đầm, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp phát
hiện ra chủ sở hữu vườn cây bên cạnh liên tục sử dụng phân bón, hóa chất cải tạo
đất làm ảnh hưởng chất lượng nước nuôi tôm trong đầm với biểu hiện một số
tôm càng xanh bị chết. Trong tình huống này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền nhắc nhở, yêu cầu người thực hiện hành vi sử dụng hóa chất cải
tạo đất phải chấm dứt hành vi để đảm bảo tôm sống trong đầm không bị chết.
Nếu người thực hiện hành vi trên không chấm dứt hành vi, vẫn tiếp tục sử dụng
phân bón và hóa chất cải tạo đất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
thể kiện ra Tòa yêu cầu chủ thể này chấm dứt hành vi đồng thời bồi thường về
thiệt hại đã xảy ra. Trong tình huống nêu trên, dễ dàng để thấy được việc chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp nếu thực hiện thành công biện pháp yêu cầu
người thực hiện hành vi chấm dứt hành vi sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với đầm
tôm, so với việc tốn nhiều thời gian để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
kiện ra Tòa án yêu cầu chấm dứt hành vi mà trong khoảng thời gian kiện tụng,
người bị kiện vẫn tiếp tục có hành vi sử dụng hóa chất, phân bón ảnh hưởng đến
nguồn nước nuôi tôm. Biện pháp tự bảo vệ bằng ngăn chặn, yêu cầu dứt hành vi
cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp
pháp tạo khả năng bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu một cách nhanh
chóng, kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại và nhiều trường hợp có thể tránh được
thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, biện pháp này phụ thuộc nhiều vào sự tự nguyện thực
hiện hay không thực hiện chấm dứt hành
vi cản trở việc xâm phạm quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
của người được yêu cầu. Vì thế, việc thực hiện biện pháp này của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp gần như không có sự bảo đảm.
Thứ hai, người có quyền có thể truy tìm và đòi lại tài sản. Chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp chính là người có quyền nắm giữ, quản lý tài sản
đồng thời có quyền quyết định chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đối với
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tài sản có thời hạn hoặc không có thời hạn cho một người khác. Trong thực tế,
nhiều trường hợp, tài sản lúc đầu rời khỏi sự quản lý, nắm giữ của chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp phù hợp với ý chí của họ nhưng sau đó, tài sản lại
bị người nhận chuyển giao hợp pháp chuyển cho người thứ ba mà chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp không biết, hoặc trường hợp tài sản rời khỏi sự
nắm giữ, quản lý của họ đến tay người khác hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của
họ. Để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản của mình, chủ sở hữu,
người chiếm hữu hợp pháp có quyền truy tìm tài sản. Thông qua việc thu thập
thông tin về tài sản như đăng thông tin tìm kiếm, nhờ người tìm hiểu…, người
có quyền đã xác định ai hiện đang là người nắm giữ tài sản bất hợp pháp tài
sản của mình và tình trạng tài sản ra sao. Sau khi xác định được tài sản còn
tồn tại, hiện đang nằm trong sự chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật
của người khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể thực hiện
quyền đòi lại tài sản. Việc đòi lại tài sản trong biện pháp tự bảo vệ có thể là
yêu cầu bằng văn bản hoặc bằng miệng được chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp hoặc người được họ ủy quyền gửi đến người bị yêu cầu với một
biện pháp bảo đảm duy nhất là sự tự nguyện thực hiện trả tài sản từ người có
hành vi nắm giữ, quản lý tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ thể quyền
cũng có thể chỉ cho người có hành vi xâm phạm biết rằng nếu họ không trả lại
tài sản, người có quyền sẽ thực hiện kiện ra Tòa đòi người có hành vi xâm
phạm phải trả lại tài sản. Bảo đảm trả lại tài sản bằng sự tự nguyện của người
có hành vi xâm phạm hay chỉ cho họ nguy cơ phải hầu Tòa không phải là một
sự bảo đảm chắc chắn. Do đó, việc tự đòi lại tài sản từ người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sự thương lượng của cả
hai bên sao cho tài sản nhanh chóng được trả lại, giảm thiểu thiệt hại cho các
bên. Và trong trường hợp tự truy tìm, tự đòi lại tài sản từ người đang chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật, không phải lúc nào chủ sở hữu, người chiếm
34
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc (20)

Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015.doc
Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015.docHủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015.doc
Hủy đề nghị giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015.doc
 
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.docThừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.doc
 
Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở việt nam hiện na...
Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở việt nam hiện na...Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở việt nam hiện na...
Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở việt nam hiện na...
 
Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.doc
Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.docQuyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.doc
Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.doc
 
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay.doc
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docQuyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay.doc
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam hiện nay.doc
 
Đề Tài Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại UBND Phường.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại UBND Phường.docxĐề Tài Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại UBND Phường.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại UBND Phường.docx
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn.doc
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn.docGiải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn.doc
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.doc
Luận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.docLuận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.doc
Luận văn thạc sĩ - Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực Nhà nước.doc
 
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.docĐề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
 
Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc
Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.docBảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc
Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc
 
Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docxTiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx
Tiểu Luận Pháp Luật Về Chi Phí Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự.docx
 
Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...
Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...
Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ...
 
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng vệ chính đáng trong luật hình sự ...
 
Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...
Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...
Vị trí, vai trò của tòa án nhân dân trong thể chế nhà nước cộng hòa xã hội ch...
 
Luận văn hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân từ thực...
Luận văn hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân từ thực...Luận văn hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân từ thực...
Luận văn hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân từ thực...
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam.docBảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam.doc
 
ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH COLOR VIỆT NAM.doc
ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH COLOR VIỆT NAM.docĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH COLOR VIỆT NAM.doc
ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH COLOR VIỆT NAM.doc
 
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
Dư luận xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện na...
 
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân ...
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân ...Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân ...
Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền của hộ gia đình, cá nhân ...
 
Luận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.docLuận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.doc
Luận văn thạc sĩ hoãn thi hành án hình sự theo pháp luật Việt Nam.doc
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG THỊ HƢƠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG THỊ HƢƠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Khánh
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Tống Thị Hƣơng
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................i MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM............................................................................6 1.1. Mục đích bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam ............11 1.2. Chủ thể bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam...............12 1.3. Chủ thể đối kháng trong bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam 16 1.4. Thời điểm thực hiện và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam..............................................................................................23 1.5. Nguyên tắc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam .........................................................................................................25 Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM..........................................................................29 2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam.....30 2.1.1.Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu.........................................................30 2.1.2. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua khởi kiện tại Tòa án..........37 2.1.3.Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không phải là Tòa án ............................................................................60 2.2. Bảo vệ quyền sở hữu đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật dân sự .......................................................................................................61 2.2.1. Bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản là quyền tác giả...........................61 2.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản là nhà ở .......................................66 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ.........................69
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM....69 3.1.Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự ................................69 3.1.1.Hoàn thiện khái niệm tài sản trong Bộ Luật dân sự nhằm mở rộng đối tượng tài sản được bảo vệ quyền sở hữu.........................................................69 3.1.2. Ghi nhận khái niệm vật quyền và bảo vệ vật quyền bên cạnh khái niệm quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu ............................................................71 3.1.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản và ghi nhận quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản tự nguyện của chủ sở hữu đối với tài sản là động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu.....................74 3.1.4. Ý kiến đối với một số quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, bổ sung được Bộ Tư pháp lấy ý kiến từ tháng 6/2014....................................................................................................79 3.2. Giải pháp nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế..............86 KẾT LUẬN.....................................................................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................91 PHỤ LỤC........................................................................................................93
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS BLTTDS LSHTT : Bộ luật Dân sự : Bộ luật Tố tụng Dân sự : Luật Sở hữu Trí tuệ i
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bảo vệ quyền sở hữu luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể trong xã hội bởi nó gắn liền với thực thi quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu là cơ sở thúc đẩy quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và bảo vệ của cải, vật chất đó cũng như người tạo ra chúngtrước mọi hành vi gây hại. Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự là vấn đề diễn ra hàng ngày, thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng,tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong đời sống. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam sẽ đóng góp thêm các vấn đề lý luận quanh đề tài này cũng như đánh giá được những khác biệt của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự làm cơ sở cho các chủ thểlựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Bảo vệ quyền sở hữu vừa là hành vi thực tế, vừa là sản phẩm của quá trình lập pháp nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo sự thừa nhận và thực thi quyền sở hữu trong đời sống xã hội. Do đó, bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự là phương thức bảo vệ quyền sở hữu nhận nhiều quan tâm, nghiên cứu từ phía các nhà làm luật, người giảng dạy cho đến các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành Luật. Năm 2007, Bộ môn Luật dân sự thuộc Khoa Luật dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức một hội thảo khoa học chuyên đề về “Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam” với nhiều ý kiến, quan điểm tiếp cận khác nhau của các giảng viên trong trường về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu như: vấn đề kiện đòi lại tài sản là động sản không phải đăng 1
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình; vấn đề thực tiễn trong việc kiện đòi nhà, đất do người khác chiếm hữu không có căn cứ pháp luật tại Tòa án nhân dân; vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản;vấn đề tự bảo vệ quyền sở hữu; vấn đề thực trạng về biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu; một số vấn đề về thủ tục tố tụng dân sự trong bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại Tòa án nhân dân… Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đã công bố các công trình, bài viết liên quan đến đề tài bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự như “Phương thức bảo vệ quyền sở hữu cá nhân trong luật dân sự Việt Nam”; “Bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hà Thị Mai Hiên; “Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005” của tác giả Tưởng Duy Lượng hay “Bảo vệ quyền sở hữu bằng phương thức kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự của một số nước” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn… cùng với nhiều tiểu luận, khóa luận có nội dung xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự. Mỗi công trình nghiên cứu, bài viết tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền sở hữu theo các góc độ khác nhau. Trong đó, phần lớn các công trình tiếp cận theo hướng gắn liền với bảo vệ quyền sở hữu với các quy định về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự cũng như phân tích, đánh giá từng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cụ thể và đưa ra các đánh giá cũng như giải pháp hoàn thiện mà chưa có một đề tài mang tính tổng quan, khái quát. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là nêu được các đặc điểm của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, làm rõ quy định pháp luật dân sự về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, đồng thời đề xuất hướng nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự. 2
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục đích cuối cùng của luận văn, cần phải hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau: - Khái quát được đặc điểm của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam trong tương quan với bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật hình sự, pháp luật hành chính; - Phân tích các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, đánh giá được các ưu, nhược điểm; - Đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam trên phương diện hoàn thiện pháp luật cũng như giải pháp thực tế. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài 4.1. Tính mới của đề tài Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu luôn nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, có nhiều hội thảo, công trình khoa học cũng như các bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích vấn đề này. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó hầu hết chỉ phân tích đánh giá một hoặc một vài biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự, hoặc đánh giá vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trong tương quan với quyền sở hữu, hoặc tiếp cận dưới góc độ bảo vệ quyền sở hữu của một đối tượng chủ thể mà không có một công trình nào khái quát hóa được nội dung bảo vệ quyền sở hữu. Đề tài “Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam” tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền sở hữu theo cách khái quát trên phương diện là quyền sở hữu của các chủ thể nói chung trong xã hội, chỉ ra bản chất và sự khác biệt của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự so với các ngành luật khác và có thể ứng dụng vào thực tiễn như là một hướng dẫn cho các chủ thể quyền thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Đề tài có tính mới, và tính khái quát cao hơn các đề tài đã được thực hiện. 3
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.2. Những đóng góp của đề tài Đề tài giúp người nghiên cứu và những người đọc có được sự hiểu biết bao quát bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự cùng với những quy định của pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá được sự khác biệt giữa bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự với các ngành luật khác khác và phân tích đánh giá từng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Từ kết quả nghiên cứu vận dụng đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự trên cả hai phương diện: hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao khả năng bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam được hiểu là bảo vệ quyền sở hữu của tất cả các chủ thể trong xã hội, không phân biệt đó là tổ chức hay cá nhân và các biện pháp bảo vệ sở hữu mà các chủ thể thực hiện là các biện pháp được pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận và quy định trong Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự và một số văn bản pháp luật liên quan. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá các vấn đề mang tính lý luận, không đánh giá nhiều về thực trạng thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế. 6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các nội dung sau: Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam; Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật, 4
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phương pháp so sánh pháp luật và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật. Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích, làm rõ các đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu, làm rõ quy định của pháp luật dân sự về các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự. Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự với bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật hành chính, pháp luật hình sự để đáng giá được các ưu điểm, sự lựa chọn tối ưu đối với các chủ thể quyền sở hữu khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam. Chương 2: Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam. 5
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Đề cập đến quyền sở hữu dưới góc độ là quyền con người được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực thi không thể không đề cập đến nội dung bảo vệ quyền sở hữu. Nếu như quyền sở hữu ghi nhận con người có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thì bảo vệ quyền sở hữu là cách thức nhà nước trao cho cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người khác đảm bảo quyền sở hữu thực sự tồn tại và được thực thi trong thực tế. Bảo vệ quyền sở hữu là sự ghi nhận của nhà nước các biện pháp, cách thức mà chủ thể quyền sở hữu sử dụng để chống lại các hành vi có nguy cơ hoặc đã xâm phạm đến các quyền năng của mình. Bằng pháp luật, nhà nước ghi nhận và bảo đảm cho quyền sở hữu được tôn trọng và thực hiện thông qua các biện pháp bảo vệ hành chính, hình sự và dân sự. Căn cứ mức độ can thiệp của quyền lực nhà nước, tính chất mức độ hành vi xâm phạm quyền sở hữu, pháp luật ghi nhận các biện pháp phù hợp để quyền sở hữu được bảo vệ bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự. Mỗi biện pháp được điều chỉnh bởi một ngành luật riêng, mang đến những biện pháp và hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu khác nhau. Với tư cách là biện pháp bảo vệ sở hữu mang tính quyền lực nhà nước cao nhất, pháp luật hình sự quy định một số hành vi xâm phạm quyền sở hữu được xác định là tội phạm và đặt ra các chế tài áp dụng đối với các chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội này. Chương XIV Bộ luật hình sự về các loại tội xâm phạm sở hữu bao gồm 12 Điều, từ Điều 133. Tội cướp tài sản đến Điều 145. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, với hình phạt áp dụng từ cải tạo không giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến chung thân và cao nhất là tử hình. Ngoài ra, người bị tuyên là phạm tội còn có thể bị phạt 6
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tiền cao nhất đến 100 triệu đồng, tịch thu tài sản hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định... Các tội xâm phạm sở hữu là các hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Quan hệ sở hữu là đối tượng được bảo vệ theo quy định của pháp luật hình sự rộng hơn khái niệm quyền sở hữu ghi nhận trong luật dân sự. Theo đó, chủ sở hữu trong một số trường hợp vẫn có thể bị xác định là người gây ra thiệt hại cho quan hệ sở hữu trong khi chủ sở hữu luôn luôn là người bị thiệt hại khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án với các quy định đầy đủ về thẩm quyền từ phát hiện, điều tra, khởi tố đến xét xử và thi hành án. Trong đó, người bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật cũng như người thực hiện hành vi xâm phạm tham gia với tư cách là bị can, bị cáo, người bị hại, cung cấp các tài liệu, bằng chứng trong vụ án mà không giữ vai trò quyết định đối với phán quyết của Tòa. Và không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu đều xác định là tội phạm và bị trừng trị theo quy định của pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là có dấu hiệu tội phạm mới bị điều tra, truy tố và xét xử. Và chỉ khi có bản án của Tòa án thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu mới bị tuyên là hành vi phạm tội căn cứ trên tính chất nguy hiểm của hành vi, giá trị tài sản bị xâm phạm, mức độ thiệt hại xảy ra, lỗi của người thực hiện hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…, người thực hiện hành vi phạm tội mới bị xác định là tội phạm và bị áp dụng hình phạt theo quy định của Luật hình sự. Với tính trừng trị nghiêm khắc, không có sự thỏa thuận về hậu quả mà người thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu được xác định là tội phạm phải gánh chịu, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự sẽ dẫn tới hạn chế một 7
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 số quyền công dân của người phạm tội như quyền tự do thân thể, quyền lựa chọn công việc, quyền bỏ phiếu…, thậm chí là tước đi mạng sống của họ. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự còn mang tính răn đe lớn đối với các chủ thể có ý định thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác nhằm ngăn chặn các hành vi này gia tăng trên thực tế, góp phần ổn định trật tự đời sống xã hội. Người bị xử lý hình sự khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu sẽ có án tích (trừ khi án tích được xóa theo quy định của pháp luật) do đó khi chủ thể khác khi thực hiện giao dịch với các đối tượng này, thông thường họ sẽ có sự đề phòng nhất định để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự mang tính trừng phạt và răn đe và có cách thức đảm bảo thực hiện cao nhất trong các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, không phải hành vi xâm phạm quyền sở hữu nào cũng có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hình sự, và mục đích cao nhất của biện pháp hình sự là trừng trị người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhằm bảo vệ trật tự, ổn định quan hệ xã hội mà không phải là bảo đảm cao nhất nhằm mang lại giá trị bồi hoàn đối với thiệt hại mà người bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu gây ra. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan nhà nước với các trình tự, thủ tục, thời hạn phải tuân thủ do đó không đáp ứng được tính kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại đối với người có quyền. Một biện pháp bảo vệ quyền sở hữu mang tính quyền lực nhà nước được ghi nhận là bảo vệ quyền sở hữu thông qua các biện pháp hành chính áp dụng trong từng lĩnh vực cụ thể. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu bao gồm chủ thể thực hiện, các thủ tục hành chính, hình thức hay biện pháp xử lý hành chính mà có thể áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà nước. Hiểu theo nghĩa hẹp, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu 8
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bằng biện pháp hành chính được thể hiện qua các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải thực hiện. Thông qua Quyết định xử phạt hành chính của chủ thể có thẩm quyền như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, thanh tra, cơ quan thuế, cơ quan hải quan..., người có hành vi xâm phạm sở hữu trong lĩnh vực hành chính sẽ có khả năng bị áp dụng các hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay bị trục xuất. Ngoài ra, người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm, buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật và các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định. Như vậy, cũng tương tự như phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự, mục tiêu hướng đến của bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hành chính là trật tự quản lý nhà nước mà pháp luật đã ghi nhận. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trên người có hành vi xâm phạm nhưng chưa thực sự đảm bảo được quyền lợi của người bị xâm hại. Các quy định về trình tự, thủ tục hành chính còn rườm rà chưa kể nạn quan liêu, sách nhiễu trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính khiến việc bảo vệ quyền sở hữu của người có quyền không được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả. 9
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khác với phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp hình sự và biện pháp hành chính, xuất phát từ đặc thù của pháp luật dân sự được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản về tự do, bình đẳng trong quan hệ dân sự, lấy các chủ thể tham gia quan hệ dân sự làm trung tâm, việc bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự có nhiều khác biệt mang đến cho chủ thể quyền khả năng thực hiện chủ động, nhanh chóng và có hiệu quả các quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình. Bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự là việc chủ thể quyền thực hiện bảo vệ quyền sở hữu của mình trên cơ sở các quy định. nguyên tắc chung cũng như các biện pháp, cách thức mà pháp luật dân sự ghi nhận. Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền chỉ tham gia vào quá trình thực hiện bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp dân sự khi có yêu cầu từ phía người có quyền và đóng vai trò trung gian không phải là chủ thể thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, căn cứ trên các căn cứ, tài liệu mà các bên chứng minh để đưa ra quyết định giải quyết vụ việc trên cơ sở tôn trọng quyền thỏa thuận, tự định đoạt của các bên trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. Chủ thể quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp chủ động trong toàn bộ quá trình thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự với các phương thức bảo vệ đa dạng, chỉ bị hạn chế bởi lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Kể cả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu đã bị xử lý theo quy định của luật hình sự, luật hành chính thì chủ thể quyền vẫn có thể thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự đối với người đó nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự mang lại cho chủ thể quyền khả năng bảo vệ quyền sở hữu một cách nhanh chóng, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại xảy ra đồng thời giúp các giao dịch dân sự được thực hiện liên tục nhằm gia tăng lợi ích và tài sản cho cá nhân và xã hội. Bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự được thể hiện cụ thể qua các đặc điểm sau: 10
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.1. Mục đích bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam Quyền sở hữu với tư cách là một quyền dân sự của cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận và bảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Dân sự. Khác với việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính bên cạnh việc bảo vệ quyền sở hữu còn nhằm hướng tới mục đích cao hơn là trật tự xã hội, trật tự quản lý hành chính do nhà nước thông qua pháp luật thiết lập. Mục đích cao nhất của việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự chính là đảm bảo quyền dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo quá trình thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp diễn ra một cách bình thường và mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp trong quá trình chiếm hữu, khai thác, sử dụng tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự là nhằm ngăn chặn các hành vi có nguy cơ gây thiệt hại, cản trở quá trình nắm giữ, quản lý, khai thác, sử dụng, định đoạt tài sản của người có quyền cũng như khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản hoặc đền bù cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp một lợi ích tương đương mà họ bị mất đi khi xuất hiện hành vi xâm phạm. Kết quả của việc thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự không nhằm trừng trị chủ thể thực hiện hành vi cản trở, hành vi xâm phạm đến quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hay tước đi một số quyền của họ mà chỉ buộc họ phải thực hiện một hành động hay bồi thường một lợi ích nhằm khôi phục quyền lợi cho người có quyền. Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự sẽ tác động rất lớn đến việc thiết kế các biện pháp bảo vệ cũng như xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. 11
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2. Chủ thể bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam Chủ thể đầu tiên được thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đầy đủ và triệt để nhất chính là chủ sở hữu tài sản. Chủ sở hữu là người có đầy đủ 3 quyền năng sở hữu được quy định tại Điều 164 BLDS bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Tư cách chủ sở hữu của một cá nhân, tổ chức được xác lập dựa trên căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 170 BLDS bao gồm xác lập quyền sở hữu: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai…phù hợp với thời hiệu quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu là người có thể lựa chọn tất cả các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo biện pháp dân sự, đồng thời thực hiện quyền đối kháng của mình đối với bất kỳ ai có nguy cơ và thực tế đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình không kể tài sản đó là động sản hay bất động sản, tài sản có phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký quyền sở hữu. Giới hạn lớn nhất mà chủ sở hữu gặp phải khi thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu chính là các biện pháp được thực hiện không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, để đảm bảo trật tự và sự lưu thông cho các giao dịch dân sự trong đời sống, chủ sở hữu có thể bị hạn chế trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu nhưng quy định này không làm mất đi quyền lợi của chủ sở hữu. Chủ thể thứ hai thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự chính là người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm 12
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hữu hợp pháp được ghi nhận duy nhất tại Điều 255 BLDS tuy nhiên không có khái niệm định nghĩa “người chiếm hữu hợp pháp”. Bộ luật dân sự hiện hành chỉ quy định các trường hợp được coi là “chiếm hữu có căn cứ pháp luật” tại Khoản 1 Điều 183 và “chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” sẽ được hiểu theo phương pháp loại suy. Theo đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu trong các trường hợp: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định... Người chiếm hữu hợp pháp hiểu theo nghĩa của từ “hợp pháp” là người chiếm hữu phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, người chiếm hữu có căn cứ pháp luật chính là người chiếm hữu hợp pháp. Tuy nhiên việc quy định người chiếm hữu hợp pháp đầu tiên là chủ sở hữu là điều không cần thiết, vì chủ sở hữu mặc nhiên được coi là người có quyền chiếm hữu đối với tài sản, đó cũng là cơ sở để họ thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình. Nếu hiểu người chiếm hữu hợp pháp là người chiếm hữu tài sản phù hợp với các quy định của pháp luật thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng được coi là người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật bao gồm người chiếm hữu đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và không có chứng cứ chứng minh rằng họ biết được người chuyển giao tài sản là người không có quyền định đoạt đối với tài sản; hoặc người chiếm hữu đối với tài 13
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký sở hữu nhưng có tài liệu, chứng cứ chứng minh được rằng họ không thể biết người chuyển giao tài sản cho mình không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bị giả tạo tới mức tinh vi mà họ không thể phát hiện hoặc họ đã xác lập giao dịch với người mà theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu, người có quyền định đoạt với tài sản nhưng thực tế lại không phải. Bên cạnh đó, người hiện đang quản lý di sản chung là do sản thừa kế chưa chia, người quản lý các di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được coi là người chiếm hữu hợp pháp. Chủ thể thứ ba, một chủ thể đặc biệt được thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự là người chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Hiến pháp 1992 ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong đó nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện giao tài sản cho tổ chức, cá nhân chiếm hữu, khai thác, sử dụng và định đoạt quyền sử dụng của mình. Toàn dân hay đại diện là nhà nước không thể tự mình thực hiện các quyền sở hữu đối với đất đai vì thế nhà nước giao lại quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt quyền sử dụng lại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện một phần quyền sở hữu thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, khai thác, hưởng lợi, cũng như định đoạt quyền sử dụng như chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế… Đương nhiên, đối với các quyền đã được nhà nước giao, chủ sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với đại diện nhà nước. Đối với chủ sở hữu nhà và người sử dụng đất liền kề tuy không phải là chủ sở hữu của bất động sản liền kề nhưng họ lại có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trên cơ sở thỏa thuận hoặc quy định pháp luật trong trường hợp nhà, đất của họ bị vây bọc bởi bất động sản khác mà không có phía nào tiếp giáp với công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Việc bảo vệ quyền sử dụng bất động sản liền kề 14
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phát sinh từ thực tiễn bị hạn chế bởi bất động sản vây bọc nên chủ sở hữu nhà, người sử dụng bất động sản liền kề phải nhờ đến bất động sản thuộc sở hữu, sử dụng của người khác để có một lối đi, một đường cấp thoát nước, cấp khí ga hoặc các nhu cầu cần thiết khác... Quyền sử dụng của hai chủ thể này sinh ra trên cơ sở sự chia sẻ phần quyền chiếm hữu, sử dụng từ chủ sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy không phải là người có quyền sử dụng đối với đất đai hay bất động sản liền kề nhưng người sử dụng đất và người sử dụng bất động sản liền kề vẫn có quyền thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ mà pháp luật ghi nhận cho chủ sở hữu. Pháp luật dân sự Việt Nam không tách biệt quyền sở hữu và quyền chiếm hữu như pháp luật nhiều quốc gia khác mà ghi nhận chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu, là hình thức biểu hiện bên ngoài của sở hữu thể hiện ở việc thực tế đang nắm giữ, quản lý đối với tài sản. Do đó, trong trường hợp chủ thể thứ 2 và thứ 3 đã ghi nhận ở trên, mặc dù khái niệm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề được ghi nhận nhưng không được hiểu những chủ thể này nắm quyền chiếm hữu một cách tuyệt đối, quyền của họ được pháp luật quy định và bị hạn chế bởi thỏa thuận đối với chủ sở hữu. Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi, người hạn chế năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi hoặc vì lý do nào đó không thể tự mình thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu thì người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận như: người giám hộ, người được ủy quyền hợp pháp sẽ thay mặt họ thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có 15
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền sử dụng đất là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp hoặc người được người đại diện hợp pháp ủy quyền sẽ đứng ra đại diện thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu theo luật định. Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tham gia quá trình bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể trung gian, hỗ trợ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có yêu cầu bằng cách thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu, chứng cứ chứng minh mà họ cung cấp, thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tránh thiệt hại khi các chủ thể quyền yêu cầu, công nhận và đảm bảo cho thỏa thuận giữa các chủ thể được thực hiện trong thực tế. Vai trò của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề luôn thể hiện vị trí trung tâm và quyết định đến hiệu quả của các biện pháp bảo vệ được thực hiện. 1.3. Chủ thể đối kháng trong bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam Tất cả những người có nguy cơ hoặc đã thực hiện hành vi trái pháp luật tác động tới lợi ích của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định đều có thể là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. Đó là người mà chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản nhưng không thực hiện đầy đủ các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình hoặc không ngay tình, thậm chí là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có các quyết định, bản án trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề. Trước tiên, chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu có thể là người được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử 16
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận thông qua một giao dịch hợp pháp như hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho vay, thế chấp, hợp đồng thuê tài sản… Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện thỏa thuận, chủ thể này thực hiện hoặc không thực hiện hành vi dẫn tới vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận giữa các bên về việc chiếm hữu, khai thác, sử dụng tài sản, ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề. Do đó, căn cứ trên các ràng buộc phát sinh từ hợp đồng, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng, đòi lại tài sản hay yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc bảo vệ quyền sở hữu trong trường hợp này rõ ràng và thuận lợi hơn khi chứng minh quan hệ xác lập giữa hai bên cũng như chỉ rõ các vi phạm dẫn đến chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình hay xác định các thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng đã gây ra. Chủ thể đối kháng thứ hai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Như đã nêu quy định chiếm hữu có căn cứ pháp luật ở phần trên, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hiểu theo phương thức loại suy là chiếm hữu không căn cứ trên các căn cứ xác lập quy định tại Khoản 1 Điều 183 BLDS. Người chiếm hữu không có căn pháp luật có thể là người đã lấy cắp, chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, hoặc là người hiện đang chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua xác lập giao dịch với người không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản đó…Ví dụ: anh A là chủ sở hữu của chiếc xe máy SH nhập khẩu phân khối 125 cc màu xanh biển số 29A-032.21. Khi anh A vắng nhà, B đã phá khóa cửa vào nhà anh A lấy trộm chiếc xe máy bao gồm cả giấy tờ chứng nhận 17
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quyền sở hữu xe trong cốp và mang ra tiệm cầm đồ bán cho anh C là chủ tiệm cầm đồ. Anh C sau đó đã bán chiếc xe này cho anh D. Như vậy, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật trong tình huống này bao gồm anh B, anh C và anh D. Anh B có sự chiếm hữu tài sản trên cơ sở hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự là hành vi trộm cắp, trong khi đó anh C và anh D là người thứ ba có được xe máy trên cơ sở thực hiện giao dịch với anh B và anh C là người không có quyền sở hữu đối với tài sản mà trong trường hợp này, anh C và anh D khi thực hiện giao dịch đối với tài sản phải đăng ký sở hữu là chiếc xe máy buộc phải biết về chủ sở hữu thực sự của chiếc xe. Về mặt nguyên tắc, hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu là không ngay tình. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trường hợp, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không biết được rằng việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ. Do vậy, để xác định đúng chủ thể đối kháng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, pháp luật dân sự căn cứ vào việc buộc phải biết hay không biết/không thể biết hành vi chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật mà chia người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thành hai dạng là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Trên cơ sở đó, chỉ dẫn chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đến đối tượng cần thực hiện biện pháp đối kháng thực sự sao cho phù hợp quy định pháp luật, hiệu quả và bảo đảm trật tự xã hội. Khoản 2 Điều 183 BLDS quy định: “Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết hay không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật” [6]. Vậy trong trường hợp nào, người chiếm hữu không biết hay không thể biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật. Điều này không đồng nghĩa với việc người chiếm hữu biết hay không biết về quy định tại khoản 2 Điều 183 BLDS mà phụ thuộc vào quá trình thực hiện giao dịch chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản, người chiếm 18
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hữu đã thể hiện động cơ, mục đích giao dịch của mình như thế nào thông qua việc xem xét, tìm hiểu về tình trạng pháp lý của tài sản, về tình trạng thực tế của tài sản, về giá trị trao đổi mà người chiếm hữu đã thực hiện. Nếu như tài sản mà người chiếm hữu có được từ một giao dịch xác lập với người không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là một bất động sản hoặc động sản phải đăng ký sở hữu thì mặc nhiên họ sẽ được hiểu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình và luôn luôn là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. Bởi tài sản phải đăng ký quyền sở hữu là những tài sản có giá trị lớn, quyền sở hữu đối với các tài sản này phải được nhà nước công nhận. Vì vậy, khi giao dịch chủ sở hữu phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh tư cách chủ sở hữu đối với tài sản, còn người thiết lập giao dịch với người được coi là chủ sở hữu phải kiểm tra, xem xét, đánh giá bằng mọi biện pháp để xác định đó là chủ sở hữu của tài sản nhằm bảo đảm giao dịch của mình hợp pháp. Vì thế, không thể cho rằng họ không biết về việc người thiết lập giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu của tài sản. Đương nhiên, trong thực tế cũng không ít trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức đã thực hiện giả mạo hồ sơ, giấy tờ với mục đích lừa đảo dẫn đến người xác lập quan hệ giao dịch với họ không thể biết các giấy tờ đó là giả. Ví dụ như trường hợp một số cá nhân, tổ chức giả mạo giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà chung cư hoặc quyết định cấp đất xây dựng nhà chung cư sau đó bán lại cho các cá nhân có nhu cầu mà mức độ làm giả đến mức những người lao động đang có mong muốn mua nhà, mua đất ở thủ đô không thể biết các quyết định, con dấu đó là giả. Trong trường hợp này, những người chiếm hữu tài sản buộc phải chứng minh về việc mình đã tìm mọi biện pháp để tìm hiểu về chủ sở hữu tài sản nhưng không thể biết được người giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu thực tế. Quan hệ pháp luật mà người chiếm hữu tài sản tham gia liên quan đến các quy định của pháp 19
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 luật hình sự về việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cá nhân. Do đó, để có thể bảo vệ quyền lợi của mình, các cá nhân sẽ phải tham gia vào quy trình tố tụng hình sự để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, bản án khẳng định về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trước khi bước vào quy trình tố tụng dân sự đòi lại tài sản của mình. Pháp luật dân sự có quy định hai ngoại trừ về tính chất không ngay tình đối với người chiếm hữu tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản không có căn cứ pháp luật. Đó là trường hợp, người chiếm hữu có được tài sản thông qua bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị hủy, sửa. Ở đây, có sự chuyển hóa tư cách từ người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật thành người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu tài sản thông qua bán đấu giá, thông qua xác lập giao dịch với người mà theo bản án quyết định của cơ quan nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản không thể biết về những vi phạm hay sai lầm của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tư cách chủ sở hữu tài sản bị thay đổi. Trong trường hợp này, chủ sở hữu của tài sản đã được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện công khai với mọi chủ thể trong xã hội, bất kể là ai khi thực hiện giao dịch này đều tin tưởng về tính xác thực chủ sở hữu đối với tài sản mình đang giao dịch. Do đó, khi có sai lầm, nhầm lẫn hoạt động bán đấu giá, hay khi quyết định, bản án bị hủy, sửa, người chiếm hữu từ có căn cứ pháp luật trở thành người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật mà không thể biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Đương nhiên, quy định này đã loại trừ trường hợp người thực hiện giao dịch thông qua đấu giá hoặc giao dịch với người không phải là chủ sở hữu biết rằng người giao dịch với mình không phải là chủ sở hữu thực sự của tài sản trước khi sai lầm của đơn vị tổ chức đấu giá được phát hiện, công bố hoặc 20
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trước khi bản án, quyết định bị hủy, sửa. Như vậy, người chiếm hữu có được tài sản thông qua bán đấu giá tài sản hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án quyết định bị hủy, sửa là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và sẽ không trở thành chủ thể đối kháng khi người có quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Nếu như tài sản mà người chiếm hữu có được từ một giao dịch xác lập với người không phải là chủ sở hữu là một động sản không phải đăng ký sở hữu thì theo nguyên tắc suy đoán, họ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và không phải là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ sở hữu. Bởi các tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thường là các tài sản có giá trị không lớn, nhà nước không kiểm soát quá trình giao dịch liên quan đến các tài sản này do đó các giao dịch thường được thực hiện một cách nhanh chóng. Và các bên tham gia giao dịch không buộc phải xác minh cũng như không dễ để chứng minh về tư cách chủ sở hữu nếu như giao dịch thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận đồng tình của hai bên, người chuyển giao tài sản đang là người thực tế chiếm hữu tài sản và thể hiện tư cách của mình qua việc chiếm hữu đó. Vì vậy, người chiếm hữu tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu được suy đoán là người không biết và không thể biết về việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật dân sự cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có thể trở thành chủ thể đối kháng trong quan hệ sở hữu. Đó là khi, người chiếm hữu có được động sản không phải đăng ký sở hữu thông qua một hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc thông qua một hợp đồng có đền bù nhưng tài sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị 21
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 257 BLDS. Sở dĩ có ngoại lệ trên vì mặc dù người chiếm hữu đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu không biết hoặc không thể biết rằng người chuyển giao tài sản cho mình không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản nhưng do tính chất của các Hợp đồng không có đền bù là giao dịch mà người chiếm hữu tài sản không phải bỏ ra bất kỳ lợi ích nào để có được sự chiếm hữu tài sản nên nếu tài sản bị trả lại, họ cũng không có thiệt hại. Người không có quyền định đoạt đối với tài sản có thể là người thuê, người mượn, người nhận gửi giữ, nhận cầm cố, đặt cọc, thế chấp, vận chuyển đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, để bảo vệ quyền của chủ sở hữu, trong trường hợp này, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình sẽ trở thành chủ thể của việc yêu cầu kiện đòi tài sản và sẽ phải trả lại tài sản nếu tài sản đó còn đang tồn tại và nằm trong sự quản lý, nắm giữ của họ. Ví dụ, anh X – một sinh viên Đại học A mượn anh Y là bạn cùng phòng trọ một chiếc điện thoại di động Nokia Lumia 720 màu trắng để đi chơi với người yêu. Sau đó, vì sĩ diện, anh X đã tặng người yêu mình là chị Z chiếc điện thoại này.Trong tình huống này, chị Z chính là người đã thực hiện một giao dịch không có đền bù với anh X và chị Z sẽ trở thành chủ thể bị kiện đòi tài sản khi anh Y xác định được chị Z là người đang thực sự nắm giữ, quản lý chiếc điện thoại của mình. Ngoại lệ thứ hai là khi người chiếm hữu tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu có được tài sản thông qua một giao dịch có đền bù như mua bán, thế chấp… nhưng tài sản đó là đối tượng của hành vi trái pháp luật như trộm cướp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc tài sản bị mất hoặc bằng cách nào đó ra khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu mà người này không biết như mua một chiếc xe đạp nhưng chiếc xe trước đó đã được bán cho một người khác thì người chiếm hữu vẫn sẽ trờ thành chủ thể đối kháng của quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. 22
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chủ thể đối kháng thứ ba trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu có thể là tổ chức đấu bán đấu giá chuyên nghiệp/hội đồng đấu giá tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hoạt động của mình đã có hành vi xâm hại đến lợi ích của chủ sở hữu tài sản. Như trường hợp tài sản được bán thông qua hình thức bán đấu giá mà các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp/hội đồng bán đấu giá tài sản không có sự thẩm định kỹ càng dẫn tới công khai sai người là chủ sở hữu thực sự của tài sản. Hoặc đó là các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tố tụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đã ra các quyết định, bản án mà sau đó có căn cứ cho rằng quyết định, bản án đó không chính xác dẫn đến công nhận một người là chủ sở hữu tài sản trong khi thực tế họ không có quyền này. Hoạt động bán đấu giá công khai hoặc các quyết định, bản án này đã khiến người xác lập giao dịch với chủ sở hữu theo thông tin mà tổ chức bán đấu giá đưa ra hoặc theo quyết định, bản án tin tưởng rằng đó là chủ sở hữu đích thực đối với tài sản và không biết về những sai lầm hay hành vi trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức này. Trong những trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu ngay tình, tổ chức bán đấu giá/hội đồng đấu giá hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ trở thành chủ thể đối kháng mà chủ sở hữu hướng tới nhằm thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình. 1.4. Thời điểm thực hiện và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam Thời điểm chủ thể thực hiện quyền bảo vệ thông qua các biện pháp được pháp luật dân sự thừa nhận xuất hiện sớm hơn do với bảo vệ sở hữu bằng biện pháp hành chính và hình sự. Thay vì phải trải qua quá trình điều tra, xác minh, ra các quyết định liên quan đến việc phong tỏa, thẩm định của các chủ thể có thẩm quyền cũng như ra quyết định, bản án ghi nhận hành vi xâm phạm quyền sở hữu xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước hay cấu 23
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thành tội phạm… như trong quy định của luật hành chính và luật hình sự, chủ thể thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu ngay khi quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng của mình đe dọa bị xâm hại, trong suốt quá trình bị xâm hại, và còn có thể thực hiện quyền của mình ngay khi tài sản đã trở về với mình nhưng mất đi giá trị ban đầu hoặc ảnh hưởng đến quá trình khai thác, sản sinh hoa lợi. Điều đó cho thấy, hiệu lực của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự mang đến cho người có quyền khả năng theo đuổi và bảo vệ quyền sở hữu của mình đến cùng. Xuất phát từ đặc thù quan hệ do pháp luật dân sự điều chỉnh, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của ngành luật này đa dạng và mang tính chất tùy nghi cao hơn so với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp hành chính và hình sự. Các biện pháp này được quy định cụ thể từ Điều 255 đến Điều 261 BLDS trong Chương XV về Bảo vệ quyền sở hữu. Theo đó, “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” [6,Điều 255]. Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được áp dụng các biện pháp nhất định không trái quy định của pháp luật để ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật, hoặc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Nếu việc tự bảo vệ quyền sở hữu không mang lại hiệu quả, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có “quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại” [6,Điều 255]. Trong khi biện pháp tự bảo vệ mang lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp 24
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp khả năng bảo vệ quyền ngay tức khắc nhằm hạn chế một cách nhanh chóng những tổn hại đối với tài sản cũng như khả năng thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đồng thời hạn chế được các khoản chi phí phát sinh do đạt được sự thỏa thuận giữa các bên. Thì biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thông qua một chủ thể trung gian Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mang lại một đảm bảo chắc chắn hơn cho các chủ thể quyền bảo vệ đối với việc chấm dứt thực hiện hành vi xâm phạm quyền, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại từ chủ thể đối kháng. Các biện pháp dân sự nhằm bảo vệ quyền sở hữu sẽ được nêu chi tiết tại Chương 2 của Luận văn này. 1.5. Nguyên tắc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam Hai nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc thỏa thuận được thể hiện triệt để trong quá trình chủ thể có quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với tài sản của mình. Trước hết, nguyên tắc tự định đoạt được hiểu là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền quyết định có thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, chiếm hữu của mình hay không; thời điểm thực hiện biện pháp bảo vệ sở hữu là khi nào; biện pháp bảo vệ nào sẽ được lựa chọn để thực hiện và cách thức thực hiện các biện pháp đã lựa chọn ra sao để mục tiêu đạt được là cao nhất. Thậm chí, khi vụ việc đã được đưa ra giải quyết theo trình tự, thù tục tố tụng tại Tòa án, người có quyền vẫn thể rút yêu cầu theo đuổi vụ kiện và Tòa án phải công nhận quyết định đó. Đương nhiên tự định đoạt không đồng nghĩa với việc định đoạt vượt quá phạm vi pháp luật cho phép như thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mà xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người đối kháng hay lựa chọn biện pháp bảo vệ sở hữu khi chưa đủ điều kiện để áp dụng. Nguyên tắc này không được áp dụng khi chủ thể có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở theo quy định của luật hành chính và luật hình sự. Không 25
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhất thiết phải có yêu cầu của người có quyền lợi bị xâm hại mà chỉ cần hành vi trái pháp luật xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật hành chính, pháp luật hình sự bảo vệ thì có thể theo tố cáo, trình báo, yêu cầu của người có quyền hay người không có quyền hoặc trên cơ sở sự phát hiện của cơ quan có thẩm quyền, các biện pháp bảo vệ sẽ được áp dụng trên cơ sở trình tự, thủ tục luật định. Việc áp dụng biện pháp nào, thời điểm nào và thực hiện ra sao cũng phụ thuộc vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ trên các quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào ý chí của người có quyền lợi bị xâm hại. Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc này cũng được người có quyền và chủ thể đối kháng thực hiện suốt quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình. Thỏa thuận không đồng nghĩa với việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ phải thỏa thuận với chủ thể đối kháng về việc theo đuổi quyền sở hữu của mình như thỏa thuận để người đang thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền sở hữu của mình hay thỏa thuận để người có hành vi xâm hại quyền sở hữu, chiếm hữu trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Sự thỏa thuận ở đây được hiểu là đàm phán, thỏa thuận về thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, thời điểm trả lại tài sản, cách thức trả lại tài sản, thỏa thuận về mức bồi thường mà bên có hành vi xâm phạm quyền phải chi trả sao cho biện pháp bảo vệ đạt được hiệu quả nhanh chóng và chính xác nhất. Ngay cả khi vụ việc đã đưa ra kiện tại Tòa án thì trong suốt quá trình giải quyết vụ án, trước và trong khi xét xử, Tòa án vẫn phải thực hiện hòa giải và phải có quyết định công nhận hòa giải thành, tức là công nhận sự thỏa thuận tự nguyện giữa hai bên nếu hai bên đạt được thỏa thuận và chỉ ra các phán quyết trên cơ sở ghi nhận ý kiến, tập hợp các tài liệu, chứng cứ khi hai bên không thể thỏa thuận được. Nguyên tắc thỏa thuận cũng không được quy định khi thực hiện bảo vệ sở hữu theo quy định của luật hình sự, luật hành chính vì ngoài việc xâm 26
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phạm quyền sở hữu đối với cá nhân, cơ quan tổ chức, hành vi xâm phạm quyền sở hữu còn xâm hại đến trật tự xã hội, trật tự quản lý nhà nước mà hai ngành luật này bảo vệ. Và rõ ràng, giữa một bên là cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng với một bên là người có hành vi vi phạm không bao giờ có sự thỏa thuận về hậu quả mà người có hành vi vi phạm phải gánh chịu. Điều này phải tuân thủ theo các quy định của Luật định, bản thân các cơ quan công quyền cũng không thể tùy nghi quyết định. Nguyên tắc thứ ba cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện bảo vệ quyền sở hữu bằng biện pháp dân sự chính là nguyên tắc tự chứng minh của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp trong suốt quá trình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền. Bao gồm việc chứng minh về quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản dẫn đến họ là chủ thể có quyền đối kháng với các chủ thể có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của mình. Đó là chứng minh về việc tài sản đã rời khỏi sự chiếm hữu, sử dụng của mình ra sao. Cũng như chứng minh ai là chủ thể đã, đang có hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu của mình, hành vi đó là gì, gây ra những thiệt hại nào, mức độ thiệt hại là bao nhiêu, khả năng trả lại tài sản hay bồi thường của người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm hữu của mình như thế nào. Do đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phải là người có đủ các căn cứ, tài liệu để chứng minh trước người mà họ xác định là có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu của mình để có thể yêu cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Đặc biệt, khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp lựa chọn việc đề nghị Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại thì các giấy tờ, tài liệu, lý lẽ mà họ đưa ra sẽ là cơ sở trọng yếu để Tòa án, cơ quan, tổ chức này có thể giúp họ thực hiện tốt nhất quyền bảo vệ của mình. Nguyên 27
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tắc tự chứng minh không được ghi nhận trong luật hình sự và luật hành chính. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của hai ngành luật này không thực hiện trên cơ sở sự tự chứng minh của các bên mà căn cứ trên sự thu thập, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Các tài liệu, chứng cứ mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đưa ra để chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là một trong nhiều yếu tố dẫn tới quyết định cuối cùng của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu thông qua biện pháp hành chính, hình sự. Trong nhiều trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu xảy ra nhưng không hoặc chưa đến mức vi phạm vào các quy định hành chính, hay cấu thành tội phạm mà hai ngành luật này điều chỉnh thì hành vi đó cũng không bị xử phạt hay định tội. 28
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Pháp luật dù có quy định hay không có quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thì khi quyền sở hữu được công nhận, chủ thể có quyền cũng sẽ bằng cách này hay cách khác thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu của họ. Tuy nhiên, nhà nước đặt ra các quy định pháp luật giới hạn phạm vi hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể quyền đảm bảo quyền sở hữu được thực thi trên thực tế nhưng không làm đảo lộn các quan hệ xã hội cũng như trật tự quản lý mà nhà nước xây dựng. Pháp luật dân sự ghi nhận quyền sở hữu và thừa nhận tồn tại một quyền đối kháng giữa chủ thể quyền sở hữu với các chủ thể khác trong xã hội đó là quyền bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu mà người có quyền được thực hiện khi xuất hiện hành vi ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền sở hữu của họ. Pháp luật dân sự với nhiều chuyên ngành khác nhau, mỗi chuyên ngành sẽ có các quy định cụ thể về cách thức bảo vệ quyền sở hữu cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật do chuyên ngành đó điều chỉnh. Tuy nhiên, với tư cách là luật gốc, Bộ luật dân sự từ Điều 256 đến Điều 261 ghi nhận một cách khái quát các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu bao gồm: chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (gọi chung là người có quyền) tự thực hiện biện pháp bảo vệ hoặc người có quyền thông qua yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi, trả lại tài sản hay bồi thường thiệt hại. Tất cả các biện pháp trên được chủ thể quyền áp dụng trong đời sống xã hội và mang lại những hiệu quả nhất định, đồng thời cũng gặp phải những hạn chế đòi hỏi các chủ thể có sự linh hoạt trong quá trình lựa chọn cũng như thực hiện trên thực tế. 29
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam 2.1.1.Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu Lấy con người làm trung tâm, pháp luật dân sự tôn trọng quyền cá nhân trong việc thực hiện các quyền do pháp luật thừa nhận. Do đó, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đầu tiên được pháp luật dân sự ghi nhận và khuyến khích thực hiện là biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu. Tự bảo vệ được hiểu là người có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp tự thực hiện các hành vi, cách thức bảo vệ quyền sở hữu nhằm tác động trực tiếp đối với chủ thể đối kháng hoặc hành vi có nguy cơ đe dọa hoặc đã, đang xâm hại đến quá trình thực hiện quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên không phải mọi hành vi, cách thức chống lại nguy cơ hoặc hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu, chiếm hữu của các cá nhân, tổ chức đều được pháp luật thừa nhận. Quan điểm này được ghi nhận tại Điều 255 Bộ luật dân sự , theo đó “chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” [6]. Hiểu theo nội dung Điều luật trên, các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chỉ được tự mình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình mà pháp luật dân sự có quy định, bao gồm: yêu cầu ngăn chặn và chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với người thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp,yêu cầu trả lại tài sản và yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, chiếm hữu bồi thường thiệt hại. Tự bảo vệ là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu được sử dụng thường xuyên với cách thức thể hiện đa dạng nhất trong các biện pháp bảo vệ được pháp luật dân sự ghi nhận. Không cần phải trải qua bất kỳ trình tự, thủ tục nào, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất,quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trực tiếp thực hiện quyền đối kháng đối với hành vi và các chủ thể thực hiện hành vi có nguy cơ, đã hoặc 30
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đang xâm phạm trực tiếp lên quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp của mình. Đây cũng là biện pháp bảo vệ mang tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, ít tốn kém chi phí cho việc giải quyết tranh chấp. Khả năng phát hiện và thực hiện sớm biện pháp tự bảo vệ giúp chủ thể quyền có thể ngăn chặn ngay từ khi hành vi xâm phạm có nguy cơ diễn ra đồng thời hạn chế một cách nhanh nhất và tối đa nhất các thiệt hại có thể xuất hiện do tác động của các hành vi này. Biện pháp tự bảo vệ thể hiện rõ nhất nguyên tắc tự định đoạt và nguyên tắc thỏa thuận của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp trong việc theo dõi, tìm hiểu, phát hiện hành vi xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình cũng như chủ động lựa chọn cách thức bảo vệ phù hợp như: yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại và chủ động thương lượng, thỏa thuận bất kỳ khi nào suốt quá trình giải quyết tranh chấp. So với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác, hạn chế duy nhất để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện biện pháp tự bảo vệ lựa chọn phương thức bảo vệ chính là các biện pháp này không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của tổ chức và cá nhân. Nếu cho phép người có quyền thực hiện mọi biện pháp để có thể theo đuổi quyền bảo vệ, kể cả sử dụng các hành vi trái pháp luật, sẽ dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội, xâm phạm đến các quy định pháp luật mà nhà nước bảo vệ, từ đó khiến các chủ thể trong xã hội e ngại tham gia các giao dịch dân sự. Trên thực tế, có không ít trường hợp để bảo vệ tài sản của mình khỏi các nguy cơ xâm hại của chủ thể khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã thực hiện các hành động tự vệ ngay từ đầu đối với tài sản như: giăng dây điện quanh ao cá, vườn cây ăn quả; đặt bẫy chông, hầm hố quanh tài sản… hoặc có hành vi đe dọa, dùng vũ lực để buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt thực hiện hành vi xâm phạm, trả lại tài sản hay phải bồi thường thiệt hại. Thời gian gần 31
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đây, báo chí nhắc nhiều đến các trường hợp người dân đánh đập dẫn đến trọng thương, thậm chí là tử vong người trộm chó ở Nghệ An, Quảng Trị cho thấy để bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản nhiều trường hợp đã vượt quá giới hạn dẫn đến người có quyền lại trở thành người có hành vi phạm tội vì thực hiện quyền mà xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Do đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp cần rất cẩn trọng khi thực hiện biện pháp tự bảo vệ để bảo đảm quyền và lợi ích của mình được bảo vệ mà không xâm hại đến lợi ích công cộng, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác. Các cách thức tự bảo vệ mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, sử dụng bất động sản liền kề có thể lựa chọn để bảo vệ quyền sở hữu của mình bao gồm: Thứ nhất, người có quyền có thể yêu cầu ngăn chặn hoặc yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp. Quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp, quyền sử dụng đất, sử dụng bất động sản liền kề mang lại cho người có quyền khả năng khai thác, sử dụng, chuyển giao theo thời hạn tài sản để đạt được một lợi ích nhất định về mặt vật chất cũng như tinh thần trong đời sống sinh hoạt cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Quá trình thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đôi khi bị cản trở, bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm bởi hành vi của chủ thể khác dẫn đến chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể hoặc hạn chế việc thực hiện đầy đủ các quyền năng của mình. Trong trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền thông báo, nhắc nhở, yêu cầu chủ thể này phải chấm dứt các hành vi đó. Ví dụ, chủ sở hữu đầm tôm càng xanh hoặc người được chủ sở hữu thuê để trông coi và nuôi tôm càng xanh trong đầm của mình thực hiện nuôi tôm dự kiến trong 1 năm sẽ có tôm trưởng thành để giao cho Công ty X đã ký kết hợp đồng để xuất khẩu tôm ra thị trường nước ngoài. Nhưng trong 32
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quá trình nuôi tôm trong đầm, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra chủ sở hữu vườn cây bên cạnh liên tục sử dụng phân bón, hóa chất cải tạo đất làm ảnh hưởng chất lượng nước nuôi tôm trong đầm với biểu hiện một số tôm càng xanh bị chết. Trong tình huống này, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền nhắc nhở, yêu cầu người thực hiện hành vi sử dụng hóa chất cải tạo đất phải chấm dứt hành vi để đảm bảo tôm sống trong đầm không bị chết. Nếu người thực hiện hành vi trên không chấm dứt hành vi, vẫn tiếp tục sử dụng phân bón và hóa chất cải tạo đất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể kiện ra Tòa yêu cầu chủ thể này chấm dứt hành vi đồng thời bồi thường về thiệt hại đã xảy ra. Trong tình huống nêu trên, dễ dàng để thấy được việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nếu thực hiện thành công biện pháp yêu cầu người thực hiện hành vi chấm dứt hành vi sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với đầm tôm, so với việc tốn nhiều thời gian để chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp kiện ra Tòa án yêu cầu chấm dứt hành vi mà trong khoảng thời gian kiện tụng, người bị kiện vẫn tiếp tục có hành vi sử dụng hóa chất, phân bón ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm. Biện pháp tự bảo vệ bằng ngăn chặn, yêu cầu dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp tạo khả năng bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu một cách nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại và nhiều trường hợp có thể tránh được thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, biện pháp này phụ thuộc nhiều vào sự tự nguyện thực hiện hay không thực hiện chấm dứt hành vi cản trở việc xâm phạm quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của người được yêu cầu. Vì thế, việc thực hiện biện pháp này của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp gần như không có sự bảo đảm. Thứ hai, người có quyền có thể truy tìm và đòi lại tài sản. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chính là người có quyền nắm giữ, quản lý tài sản đồng thời có quyền quyết định chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đối với 33
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tài sản có thời hạn hoặc không có thời hạn cho một người khác. Trong thực tế, nhiều trường hợp, tài sản lúc đầu rời khỏi sự quản lý, nắm giữ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp phù hợp với ý chí của họ nhưng sau đó, tài sản lại bị người nhận chuyển giao hợp pháp chuyển cho người thứ ba mà chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không biết, hoặc trường hợp tài sản rời khỏi sự nắm giữ, quản lý của họ đến tay người khác hoàn toàn ngoài sự kiểm soát của họ. Để bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền truy tìm tài sản. Thông qua việc thu thập thông tin về tài sản như đăng thông tin tìm kiếm, nhờ người tìm hiểu…, người có quyền đã xác định ai hiện đang là người nắm giữ tài sản bất hợp pháp tài sản của mình và tình trạng tài sản ra sao. Sau khi xác định được tài sản còn tồn tại, hiện đang nằm trong sự chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật của người khác, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể thực hiện quyền đòi lại tài sản. Việc đòi lại tài sản trong biện pháp tự bảo vệ có thể là yêu cầu bằng văn bản hoặc bằng miệng được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hoặc người được họ ủy quyền gửi đến người bị yêu cầu với một biện pháp bảo đảm duy nhất là sự tự nguyện thực hiện trả tài sản từ người có hành vi nắm giữ, quản lý tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ thể quyền cũng có thể chỉ cho người có hành vi xâm phạm biết rằng nếu họ không trả lại tài sản, người có quyền sẽ thực hiện kiện ra Tòa đòi người có hành vi xâm phạm phải trả lại tài sản. Bảo đảm trả lại tài sản bằng sự tự nguyện của người có hành vi xâm phạm hay chỉ cho họ nguy cơ phải hầu Tòa không phải là một sự bảo đảm chắc chắn. Do đó, việc tự đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sự thương lượng của cả hai bên sao cho tài sản nhanh chóng được trả lại, giảm thiểu thiệt hại cho các bên. Và trong trường hợp tự truy tìm, tự đòi lại tài sản từ người đang chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, không phải lúc nào chủ sở hữu, người chiếm 34