SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Âq 1`Trong thế giới hiện đại, mọi nhà nước đều khẳng định quyền tự
do tôn giáo trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc: Mọi hoạt động tôn
giáo phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó cho thấy, tự do tôn
giáo là có giới hạn. Vì thế, một số người đang lấy tư cách tín đồ thay thế tư
cách công dân trong hoạt động xã hội, cần nhận thức nghiêm túc về vấn đề
này…v
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2015
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TRÀ VINH, NĂM 2021
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận văn chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Trà Vinh, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Hường
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã ngành: 8380102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN NHẬT THANH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ii
LỜI CẢM ƠN
Việc viết nên Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường,
với sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy, cô trường Đại học Trà
Vinh kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác và sự cố gắng nỗ lực
của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS.Phan
Nhật Thanh đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ dạy cho tôi về kiến thức
cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Trà Vinh, giáo viên
chủ nhiệm, bạn bè đồng môn đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iii
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................vii
TÓM TẮT...................................................................................................................viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................5
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................6
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.............................6
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN.............................................................................................6
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO
TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM............Error! Bookmark not defined.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÔN GIÁO VÀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ
NHÂN...............................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm về tôn giáo. .........................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Khái niệm quyền tự do tôn giáo của cá nhân.......Error! Bookmark not defined.
1.2 ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂNError! Bookmark
not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
iv
1.3 NỘI DUNG QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN.Error! Bookmark
not defined.
1.3.1 Cá nhân có quyền tự do tôn giáo, không ai được xâm phạm quyền tự do tôn giáo
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo và thực hành lễ nghi tôn giáo.
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo.Error! Bookmark not
defined.
1.4 ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO
CỦA CÁ NHÂN...............................................................Error! Bookmark not defined.
1.5. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN Error!
Bookmark not defined.
1.6 NHỮNG GIỚI HẠN ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO
TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN. ........................................Error! Bookmark not defined.
1.6.1 Giới hạn một cách tuyệt đối việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.6.2 Giới hạn một cách tương đối việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân.
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.6.3. Không tồn tại giới hạn trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân.
.......................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.7 KẾT LUẬN................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA
CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN........................................................................................7
2.1 TỔNG QUAN TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................7
2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI
TỈNH PHÚ YÊN..........................................................................................................14
2.2.1 Thực trạng thể hiện quyền bày tỏ niềm tôn giáo..................................................14
2.2.2 Thực trạng tham gia hoạt động tôn giáo và thực hiện lễ nghi tôn giáo ...............15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
v
2.2.3 Thực trạng thực thi những giới hạn trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo cá
nhân...............................................................................................................................16
2.2.4 Thực trạng hoạt động của nhà nước để bảo đảm quyền tự do tôn giáo . .............17
2.2.5 Thực trạng các hình thức và biện pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo . .............21
2.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM
.......................................................................................................................................23
2.3.1 Những mặt tích cực..............................................................................................23
2.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................25
2.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................................29
2.4.1. Nâng cao nhận thức về đảm bảo quyền con người trên lĩnh vực tôn giáo nhất là
đồng bào có đạo. ...........................................................................................................29
2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
.......................................................................................................................................30
2.4.3. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm Quyền tự do tôn giáo
cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ..................................................32
2.4.4. Giải pháp kinh tế, văn hóa, xã hội.......................................................................33
2.4.5. Đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái trên lĩnh vực tôn giáo và nhân
quyền.............................................................................................................................34
2.4.6. Quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc
thiểu số ..........................................................................................................................35
2.4.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.35
2.5 KẾT LUẬN............................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPC: Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo
ECHR: Hiến chương châu Âu về quyền con người
TEU: Hiệp ước của liên minh châu Âu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện khảo sát của cơ quan nhà nước về hình thức và biện pháp
bảo đảm thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân..........................................................22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viii
TÓM TẮT
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân và
đông tín đồ, chức sắc, các nhà tu hành. Bởi vậy, tôn giáo và tín ngưỡng không còn là
vấn đề nhỏ tập trung vào một nhóm thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần
có sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật trong nước. Quyền tự do tôn giáo là một trong
những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi
nhận trong một số văn bản chính trị quan trọng.Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn
giáo mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào. Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng
đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và hạn chế. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục nghiên
cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tôn giáo, góp phần cung cấp những
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ix
luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương,
chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do
tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần
giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Với những lý do nêu trên, tôi
chọn đề tài “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay– từ thực tiễn
áp dụng tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền tự do tôn giáo của cá nhân
tại Việt Nam. Tác giả tập trung đi sâu phân tích những vấn đề lý luận cũng như các
quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo cá nhân ở nước
ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam
hiện nay – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên và kiến nghị hoàn thiện. Trên cơ sở lý luận tại
chương 1, trong chưogn 2 tác giả đã đề cập đến thực tiễn áp dụng quyền tự do tôn giáo
cá nhân tại tỉnh Phú Yên. Chỉ ra những kết quả, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo của cá nhân trên địa
bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân và
đông tín đồ, chức sắc, các nhà tu hành. Bởi vậy, tôn giáo và tín ngưỡng không còn là
vấn đề nhỏ tập trung vào một nhóm thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần
có sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật trong nước. Ngoài ra, trong quá trình phát
triển của xã hội, sự nâng cao về nhận thức của người dân, sự hội nhập với quốc tế,
quyền tự do tôn giáo không đơn giản chỉ là sự ghi nhận quyền trong các văn bản pháp
luật, sự cho phép theo hoặc không theo tôn giáo mà còn cần thiết phải đưa ra những
công cụ bảo đảm nhất định đối với quyền này, tôn trọng và đảm bảo với các hoạt động
của các tổ chức tôn giáo theo đúng khuôn khổ pháp luật.
Quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc
nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị - pháp lý
của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính chất Tuyên ngôn như Hiến chương
của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công
ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966.
Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một tôn
giáo nào. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành
là quyền tự do của mỗi người. Nhà nước Việt Nam thừa nhận và đảm bảo cho mọi
công dân có hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không có
sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn
giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và
hạn chế; để đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế
những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho những
hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự phát triển chung của xã hội.
Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tôn giáo,
góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định
và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu
nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở
pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế
lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội.
2
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân
tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để đảm bảo quyền tự do tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, đồng thời tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lí nhà nước đối với tôn giáo, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013 đều khẳng
định quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp
2013 tại chương 2 điều 24 quy định :
1. Mọi người có quyền tự do tôn giáo, theo hoặc không the một tôn giáo nào.
Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm
pháp luật.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân
tại Việt Nam hiện nay – từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn
thạc sĩ chuyên ngành “Luật Hiến pháp và hành chính”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về tôn giáo và thực trạng
pháp luật về tôn giáo cũng như thực tiễn thực hiện quyền tự do tôn giáo, đề xuất các
giải pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về tôn giáo, vai trò của
pháp luật về tôn giáo; tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tôn giáo và các yếu tố bảo đảm
quyền tự do tôn giáo.
- Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tôn giáo dựa trên quan điểm, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua các văn
bản vi phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo hiện hành;
phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự do tôn giáo; trên cơ sở
đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và
hạn chế.
3
- Làm rõ sự cần thiết khách quan phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo của cá
nhân tại Việt Nam hiện nay, nêu quan điểm và các giải pháp hoàn thiện.
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo được đề cập trong các công
trình nghiên cứu sau:
Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người (tái bản lần thứ hai có sửa
chữa, bổ sung) do Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2015) xuất bản với Nguyễn
Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng chủ biên cung cấp cơ sở nền tảng về
quyền tự do tôn giáo trên cơ sở pháp luật quốc tế;
Cuốn Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị [ICCPR,
1966] (tài liệu tham khảo) của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền
công dân (2012) thuộc Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Huấn (2016) với đề tài Quyền tự do tôn giáo
theo pháp luật Việt Nam hiện nay phân tích thực trạng bảo đảm quyền tự do tôn giáo
trên cơ sở luật pháp Việt Nam cũng như đưa ra những biện pháp đảm bảo thực hiện
quyền tự do, tôn giáo tại Việt Nam;
Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Ngân (2014), với đề tài Quyền tự do tôn giáo
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đưa ra những khái niệm về tôn giáo và
quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự tôn giáo cũng như đưa ra nhưng đánh giá về tính
tương tích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế;
Ngoài ra, một số tác phẩm, nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998), Quyền con người, các văn kiện quan
trọng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 595 trang; cuốn sách bao gồm 15 văn
kiện quan trọng, nội dung tác phẩm đã nêu bật được các văn kiện, đồng thời khẳng
định mạnh mẽ rằng không có sự vi cá nhân quyền nào có thể biện minh được.
- Thái Vĩnh Thắng (2008), Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, lý luận và
thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 418 trang; cuốn sách là sự kết
hợp các kiến thức trên các lĩnh vực lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp nước
ngoài và Luật so sánh, từ đó đưa ra một cách nhìn toàn diện về nhà nước và pháp luật
tư sản.
Ngoài ra, còn có một số công trình khác như: Tôn giáo ở Mỹ, Nghiêm Văn
Thái, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2011; Dấu mốc và kết quả hội nhập quốc tế
4
về tôn giáo ở Việt Nam; Bùi Quang Nhượng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 9/2015;
Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
công tác vận động tín đồ tôn giáo, Đoàn Thị Thu Hà, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số
7/2016; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, Tạ Văn Sang và Nguyễn Thị Hằng, Tạp
chí Công tác Tôn giáo, số 8/2016;...
- Bùi Đức Luận (chủ biên), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận và thực
tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, 111 trang; sách đã đưa ra một số vấn đề lý luận về
quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo ở nước ta hiện nay, nhân tố mới để thực hiện cải cách hành chính trong
quản lý hoạt động tôn giáo.
- Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 567 trang; sách là một công trình khoa học có giá trị, chứa
đựng những kiến giải sâu sắc, có tính mới về lý luận; giúp tác giả thấy được tính mới
về lý luận, tổng kết sâu sắc về thực tiễn đời sống tôn giáo và thực hiện chính sách tôn
giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác - Lênin đến
thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, đây là bài viết đã trình bày một
cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và một số
vấn đề đặt ra hiện nay.
- Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối
với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 332 trang. Sách đã làm rõ lý luận
chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, chủ trương,
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
- Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam
(sách trắng), Hà Nội, 85 trang. Cuốn sách này đã giúp tác giả thấy rõ, đầy đủ và toàn
diện hơn về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo.
- Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tài liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên quan đến
tôn giáo, Hà Nội, 142 trang. Cuốn sách gồm phần chuyên Hỏi - Đáp pháp luật về tôn
giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp về đất sử dụng cho mục đích tôn giáo, phần chuyên Hỏi -
Đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5
- Luận án Tiến sĩ, Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở
Việt Nam, của Nguyễn Thị Vân Hà, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2014. Luận án đã
nghiên cứu tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, một số
vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những yếu tố tác động đến luật pháp tôn
giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra một khung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo
xung quanh yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nêu được những thành tựu và hạn
chế, chỉ ra được nguyên nhân trong công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn
giáo ở nước ta hiện nay.
- Văn phòng Quốc hội, Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại
Việt Nam: chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu, Nxb Hồng Đức, Hà Nội
2016, 268 trang.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài luận văn “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay – từ
thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Đề tài
dựa trên cơ sở lý luận chính là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tham
khảo học thuyết chủ quyền nhân dân, học thuyết phân chia quyền lực, lý luận nhà nước
và pháp luật; vận dụng cơ sở lý thuyết về phương pháp luận duy vật biến chứng, duy
vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn
giáo.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền tự do tôn giáo của cá nhân; các đề
tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên
ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên
cơ sở lý thuyết về quyền tự do tôn giáo của cá nhân và đánh giá, khái quát thành
những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2
của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá
thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết
vấn đề một cách cụ thể.
6
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Pháp luật về tôn giáo có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ với những mức độ
khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn không thể nghiên cứu được hết các
vấn đề đó. Luận văn nghiên cứu đề tài “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam
hiện nay – từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” dưới góc độ “Luật Hiến pháp”. Cụ
thể:
Phạm vi nội dung: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quyền tự do tôn giáo
của cá nhân
- Phạm vi không gian: Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 1/1/2018 luật tôn giáo có hiệu lực thi hành đến thời
điểm hiện tại.
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về tôn giáo và công cụ pháp lý để đảm
bảo pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong hoạt động tôn giáo trên cả phương
diện lý luận và thực tiễn. Các công cụ pháp lý đó được thể hiện trong các văn bản vi
phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo và gắn liền với việc thực hiện pháp luật về
tôn giáo, về quyền tự do tôn giáo và quyền tự do không tôn giáo của công dân.
Đối tượng khảo sát
Nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo phải gắn liền với
cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền tự do tôn giáo của cá nhân
tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam
hiện nay – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên và kiến nghị hoàn thiện.
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1 TỔNG QUAN TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM
Từ xưa, Việt Nam thời cổ đã có các hình thức thực hành tôn giáo đối với các đối
tượng tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ
tôn giáo thời ấy, trong đó mô tả rất nhiều về hình ảnh một loài chim, mà cụ thể là chim
Lạc, khiến các sử gia tin rằng, chúng là đối tượng được người Việt cổ tin thờ.
“Trong thời quân chủ tại Việt Nam, Nho giáo được chính quyền khuyến khích,
có vai trò là nền tảng luân lý quy định các mối quan hệ xã hội. Nho giáo cũng gắn liền
với chế độ khoa cử; nhiều văn miếu được xây dựng trong cả nước. Hiếu thảo, biểu
hiện một phần qua các thực hành tôn kính tổ tiên, được coi là nhân đức nền tảng để
duy trì sự hài hòa trong xã hội”1
. “Trong các triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các
chúa Nguyễn, chính quyền cũng sùng mộ và hỗ trợ Phật giáo. Các tôn giáo có mặt lâu
đời tại Việt Nam là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo (gọi chung là tam giáo). Từ thời
Lê trung hưng có thêm Kitô giáo. Đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự lan truyền các phong
trào tôn giáo mới, đặc biệt là tại miền Nam như đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo.
Ấn Độ giáo và sau đó Hồi giáo có nhiều vai trò trong lịch sử, văn hóa của người
Chăm”2
. “Công giáo tới Việt Nam từ thế kỷ 16, và phát triển khá mạnh từ thế kỷ 17
nhờ các thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý”3
.
“Hội Thừa sai Paris, Dòng Đa Minh, Dòng Âu Tinh, Dòng Phan Sinh tiếp sức
công việc truyền giáo. Tới cuối thế kỷ 18, Công giáo đã trở thành một phần vững chãi
trong khung cảnh tâm linh và xã hội Việt Nam, đặc biệt là tại Đàng Ngoài”4
.
“Hồi giáo đến Việt Nam bởi những người truyền giáo Ả Rập và Malay từ thế kỷ
10 hoặc 11 nhưng mạnh lên vào thế kỷ 15, mạnh mẽ ở cộng đồng người Chăm vốn là
dân Ấn Độ giáo. Người Chăm ở Việt Nam bị chính quyền phong kiến của người Việt
có thành kiến vì đã ủng hộ nhà Minh trước đây, nên đã bị phân biệt đối xử sau khi
1
Trần Quốc Anh (2015), "Giáo lý Tam Phụ và Đạo Hiếu".
2
[https://vi.wikipedia.org/wiki[truy], (truy cập ngày 10/4/2021).
3
ran, Anh Q. (2018), “The Historiography of the Jesuits in Vietnam: 1615–1773 and 1957–2007”. Brill.
4
Anh Q. (2018), [“The Historiography of the Jesuits in Vietnam: 1615–1773 and 1957–2007”] . Brill.
8
Chăm Pa bị sáp nhập. Tuy nhiên, quá trình sáp nhập thì người Chăm cũng được các
chính quyền Việt Nam sử dụng làm lính chiến trường ở biên giới để đổi lấy quyền
được sống trong những khu tự trị ở phía nam. Bên cạnh đó thì việc sự phân chia tôn
giáo giữa người Chăm ngày càng trở nên rõ ràng. Những người Chăm thuần Ấn giáo
tiếp tục theo đuổi tôn giáo này; trong khi Hồi giáo Chăm Bani lại được tách ra khỏi
Hồi giáo Chăm Islam. Chăm Bani có niềm tin Hồi giáo không giống như người theo
Islam gốc, khi Chăm Bani tích hợp cả Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng Chăm cổ
đại, tạo nên một bản sắc riêng của người Chăm Bani”5
.
“Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, họ xem vấn đề
tâm linh như là một đối tượng đấu tranh tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý thức
hệ. Họ cố gắng bài trừ mê tín dị đoan đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm linh đều
bị đả phá. Đền Hùng cũng bị phá vì bị cho rằng đó là mê tín dị đoan”6
. “Ở miền Bắc,
từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không tồn tại các hoạt động thực
hành tín ngưỡng nữa nhưng ở miền Nam thì vẫn duy trì. Cũng tại miền Nam, các chính
sách của Ngô Đình Diệm bị quan điểm phổ biến cho là thiên vị Công giáo, phân biệt
đối xử với Phật giáo. Điều đấy dẫn đến Biến cố Phật giáo năm 1963 lật đổ chính phủ
có Tổng thống là người Công giáo”7
.
Một số tôn giáo lớn tại Việt Nam có thể kể đến như sau:
“Thứ nhất, Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, năm
198 được truyền tới Việt Nam. Đạo Phật thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Phật
thời quá khứ, hiện tại, vị lai, các vị Bồ tát, La Hán. Khi Phật giáo du nhập vào Việt
Nam đã dung hợp với tín ngưỡng bản địa, nên ở một số chùa còn thờ các vị thánh có
công với nước. Sau khi nước nhà thống nhất, năm 1981, các tổ chức, hệ phái Phật giáo
đã thống nhất vận động và thành lập nên một tổ chức chung duy nhất cho Phật giáo
Việt Nam, lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, với đường hướng hoạt động“Đạo
pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. “Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương
đồng và khác biệt so với Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Việt Nam nằm
trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang nhiều nét của văn hóa
5
http://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong-
nhan/Khai_quat_ve_Hoi_giao_va_Hoi_giao_o_Viet_Nam-postDBmZOe4W.html
6
Đã công khai cả những điều từng cấm kỵ, Báo VietNamNet, 12/03/2015.
7
[https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=T
heo%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tra%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91,chi%E1%BA%BFm%207%25%
20t%E1%BB%95ng%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91].
9
Trung Quốc, đặc biệt là tôn giáo”8
. “Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất
ở Việt Nam, mang nhiều ảnh hưởng của hệ phái Phật giáo Bắc tông. Tuy nhiên, ở khu
vực miền Nam, hệ phái Phật giáo Nam tông cũng có ảnh hưởng không nhỏ, nhất là
trong cộng đồng người Khmer Nam bộ. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ
Việt Nam năm 2020, hiện có hơn 4,600,000 tín đồ Phật giáo”9
, “còn theo số liệu thống
kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có
839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá,
tịnh thất, niệm Phật đường”10
.
Thứ hai, công giáo. Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, đến
nay đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, với khoảng 1,2 tỷ người ở khắp các
châu lục và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống chính trị, xã hội các nước.
“Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, ban đầu là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ
với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam đương thời. Công giáo có
mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 và được thiết lập vững chắc bởi các thừa sai Dòng Tên
Bồ Đào Nha và Ý vào đầu thế kỷ 17”11
. “Nền tảng truyền giáo do các tu sĩ Dòng Tên
xây dựng được tiếp nối bởi Hội Thừa sai Paris Pháp và Dòng Đa Minh Tây Ban Nha.
Các linh mục người Việt đầu tiên được thụ phong vào năm 1668. Hai giám mục người
Việt tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng và Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được bổ
nhiệm vào thập niên 1930. Năm 1960 chứng kiến sự hình thành Hàng Giáo phẩm Việt
Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất được thành lập năm 1980. Theo điều
tra dân số chính thức của Nhà nước năm 2019, Công giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt
Nam, với hơn 5,86 triệu tín đồ. Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu tín hữu Công
giáo,thuộc về ba Giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, và Sài Gòn”12
.
Thứ ba, Đạo Tin lành. Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách từ Công giáo ở
Châu Âu từ thế kỷ XVI. Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do các tổ
chức Tin lành ở Mỹ truyền vào. Trước năm 1975, đạo Tin lành có ở cả hai miền nhưng
8
[ttps://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=Theo%20th%
E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20Ban,t%E1%BB%8Bnh%20th%E1%BA%A5t%2C%2
0ni%E1%BB%87m%20Ph%E1%BA%ADt%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng[ truy cập ngày 10/4/2021]
9
Tín đồ Phật giáo Việt Nam chỉ còn 6.802.318 người!, Theo Báo điện tử Giác Ngộ.
10
Theo số liệu thống kê của Ban Hướng dẫn Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bài phát biểu của
HT Thích Thiện Nhơn Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc trong
ngày kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 – 07/11/2008) được đăng trên
báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh
11
Tran, Anh Q. (tháng 10 năm 2018), “The Historiography of the Jesuits in Vietnam: 1615–1773 and 1957–
2007”. Brill.
12
"Công bố kết quả chính thức và tổng kết tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019”
10
phát triển chủ yếu ở miền Nam với khoảng 200 ngàn tín đồ. Sau năm 1975, cùng với
sự rút lui của Mỹ và nhiều giáo sĩ nước ngoài, đạo Tin lành trong nước chững lại,
nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đạo Tin lành đã phục hồi nhanh chóng
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và hình thành nhiều tổ
chức, nhóm, phái khác nhau, trở thành tôn giáo lớn. “Hiện nay, Tin Lành ở Việt Nam
có trên 1,1 triệu tín đồ thuộc gần 100 tổ chức, hệ phái, trong đó có 13 tổ chức đã được
công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo với 2.400 chức sắc, gần 600 cơ sở thờ tự,
03 cơ sở đào tạo tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo thường xuyên phối hợp với các cấp
chính quyền, đoàn thể và chủ động thực hiện hoạt động an sinh xã hội, quyền tự do tôn
giáo, chống biến đổi khí hậu, ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai. Hiện nay các tổ
chức tôn giáo đã thành lập trên 500 cơ sở y tế, hơn 2.300 trường, lớp mầm non, 50 cơ
sở dạy nghề, 800 cơ sở bảo trợ xã hội”13
Thứ tư, Đạo Cao đài. Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ là
một tôn giáo nội sinh, ra đời ở Tây Ninh vào năm 1926, do các vị là tư sản, địa chủ,
công chức trong bộ máy chính quyền đương thời sáng lập, hoạt động chủ yếu ở Nam
Bộ. Đạo Cao Đài có biểu trưng thiêng liêng là Thiên nhãn (con mắt trái) tượng trưng
cho sự cai quản thấu suốt của Thượng đế, thờ Đấng Thượng đế đã sanh hóa vũ trụ,
toàn thể chúng sanh và thờ các Đấng Thiêng liêng: Lão Tử, Phật Thích Ca, Chúa
Jesus, Khổng Tử, Quan Âm Bồ Tát, Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế Quân, Khương Tử
Nha... một số hệ phái thờ cả Bác Hồ. Khi mới thành lập, đạo Cao Đài là một tổ chức
tôn giáo thống nhất có Toà thánh ở Tây Ninh và xây dựng được hệ thống tổ chức Giáo
hội hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Tính đến năm 2012, đạo Cao Đài có
khoảng 2,5 triệu tín đồ, trên 10.000 chức sắc, 1.205 cơ sở thờ tự (tòa thánh, tổ đình,
thánh thất, điện thờ Phật mẫu) ở 37 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó chủ yếu ở các
tỉnh Nam Bộ. Các phái Cao Đài hiện nay gồm: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh
đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Minh Chơn đạo, Truyền Giáo Cao Đài, Cao Đài
Chơn Lý, Cao Đài Cầu Kho Tam Quan, Cao Đài Bạch Y, Cao Đài Chiếu Minh Long
Châu, Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) và Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh
Vô Vi.
Thứ năm, “Phật giáo Hoà Hảo. Phật giáo Hoà hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920-
1947) khai lập năm 1939 tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trước đây
13
[http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonv/Pages/Gap-mat-chuc-sac-lanh-dao-cac-Hoi-thanh-Tin-lanh-
nhan-dip-Le-Phuc-sinh-2021.aspx]
11
(nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên
nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà bằng tấm Trần Dà (tấm vải màu nâu). Quá
trình phát triển của Phật giáo Hoà Hảo trải qua nhiều biến cố, có lúc bị lợi dụng trở
thành một tổ chức phản động chống phá cách mạng nhất là từ năm 1947 khi Huỳnh
Phú Sổ bị chết trong chiến khu. Năm 1999, Phật giáo Hòa Hảo được công nhận là một
tôn giáo hợp pháp, Đại hội đại biểu Phật giáo Hoà Hảo nhiệm kỳ I đã bầu ra Ban Đại
diện toàn đạo; năm 2004, Đại hội nhiệm kỳ II đã thông qua Hiến chương với đường
hướng hành đạo "Vì đạo pháp, vì dân tộc" và suy cử Ban Trị sự Trung ương gồm 21
vị, với cơ cấu tổ chức hành đạo 2 cấp, cấp toàn đạo gọi là Ban Trị sự Trung ương Phật
giáo Hòa Hảo, cấp cơ sở gọi là Ban Trị sự xã. Đến năm 2012, Phật giáo Hoà Hảo có
khoảng 1,3 triệu tín đồ (trong đó có 3.200 chức việc), 94 chùa, 50 Hội quán, 399 Toà
đọc giảng ở 22 tỉnh, thành phố, tập trung đông nhất là ở An Giang (nơi có Tổ đình
phật giáo Hòa Hảo và có trụ sở của Ban Trị sự Trung ương)”14
.
Thứ sáu, “Hồi giáo (Islam). Hồi giáo du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con
đường và vào các thời điểm khác nhau. Vào thế kỷ thứ X, người Chăm đã theo đạo
Hồi và cầu nguyện Thượng đế - Alla. Năm 1471 Nhà nước Chiêm Thành suy vong,
một bộ phận cư dân Chăm-pa lưu tán xuống miền Tây Nam bộ và sang cả Ma-lai-xi-a,
In-do-ne-xi-a và bị ảnh hưởng mạnh về Hồi giáo qua những nước này. Tuy nhiên, do
các quy định hà khắc và cứng nhắc của đạo Hồi nên đạo không phát triển mạnh như
các tôn giáo khác ở Việt Nam mà chủ yếu trong cộng đồng người Chăm. Sau giải
phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức “Hội đồng Giáo cả Islam Việt Nam”, “Hiệp
hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” đã tự giải tán. Trong số những người cầm đầu, một số
đã vượt biên ra nước ngoài, một số còn lại tìm mọi cách hoạt động. Hồi giáo ở Việt
Nam hiện nay được Nhà nước công nhận và tổ chức theo 2 cấp, cấp tỉnh và cấp cơ sở,
ở một số tỉnh thành do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ thì cho lập Ban Đại diện
Cộng đồng Hồi giáo. Ngày 7/01/1992, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành
Quyết định số 28/QĐ-UB công nhận “Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí
Minh”15
.
Thứ bảy, một số tôn giáo khác. Ngoài sáu tôn giáo nói trên, ở Việt Nam có các
tôn giáo khác với khoảng gần 1,8 triệu người chiếm khoảng 1,88% dân số cả nước.
14
https://cnx.org/contents/9c98df15-a8c8-4042-8921-128905723cd3@1
15
https://cnx.org/contents/9c98df15-a8c8-4042-8921-128905723cd3@1
12
- Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam: (TĐCSPHVN) do ông Nguyễn Văn Bồng
sáng lập, thờ Phật và được chính quyền thuộc Pháp cấp phép hoạt động năm 1934. Với
tôn chỉ, mục đích “Phước - Huệ song tu”, ngay từ khi ra đời TĐCSPHVN đã tập trung
vào hoạt động từ thiện, nhân đạo thông qua việc lập các phòng thuốc nam chữa bệnh
cứu người và tu hành theo giáo lý Phật giáo.
- Đạo Baha’i: thờ Thượng đế và Đức Ba-ha-u-la (Baha‟ullah). Đạo Baha‟i được
truyền vào Việt Nam khoảng năm 1954, tháng 4/1955 Hội đồng tinh thần Baha‟i đầu
tiên được thành lập tại Sài Gòn. Năm 1957, Hội đồng tinh thần đầu tiên ở miền Trung
được thành lập tại Trừng Giang, Điện Bàn (nay là tỉnh Quảng Nam).
- “Bửu Sơn Kỳ Hương: do ông Đoàn Minh Huyên khai lập giữa thế kỷ XIX
(khoảng năm 1849), hiện nay có khoảng 15.000 tín đồ, trong đó có 116 chức việc, 18
chùa và 1 đình ở 9 tỉnh, thành phố, tập trung nhiều tại Vũng Tàu.
- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa: do ông Ngô Lợi sáng lập năm 1867 tại Cù Lao Ba,
thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm 2006 được cấp đăng ký hoạt động và năm 2010 được Uỷ
ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận tổ chức tôn giáo. Hiện có khoảng 64 nghìn tín
đồ, 400 chức việc, 55 chùa, 4 đình, 12 miếu, 04 mộc, 02 điện tại 12 tỉnh, thành phố,
tập trung nhiều tại An Giang.
- Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo: còn gọi là Đạo Minh Sư được
thành lập năm 1863, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các đấng Phật, Tiên, Thánh thần,
hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam, được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm
2007 và công nhận về tổ chức năm 2008.
- Minh lý đạo Tam tông miếu: còn được gọi là Minh Lý Đạo, được thành lập
năm 1924, thờ Tam giáo (Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo), hoạt động chủ yếu ở
các tỉnh khu vực phía Nam, được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2007, công
nhận về tổ chức năm 2008.
- Đạo Bàlamôn: là tôn giáo hình thành tại Ấn Độ (còn gọi là Ấn Độ giáo) du
nhập vào cộng đồng dân tộc Chăm từ đầu Công nguyên thông qua các thương gia Ấn
Độ. Bản thân người Chăm Bàlamôn không gọi mình là Chăm Bàlamôn mà gọi là
Chăm Ahiêr hoặc Chăm “Rặt” (Cham jat – Chăm gốc). Đạo Bàlamôn thờ các vị thần
như Brama, Vitsnu, Siva và các Vua Chăm. Như vậy, Việt Nam là một quốc gia có
nhiều loại hình quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Có cả những hình thức tôn giáo
13
nguyên thủy trong các vùng người dân tộc thiểu số, tín ngưỡng dân gian của người
Kinh, đến những tôn giáo hoàn chỉnh về mặt tổ chức.
Hiện nay, “95% dân số Việt Nam có đời sống tôn giáo trong đó có 26 triệu tín
đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8 ngàn lễ hội tôn giáo hàng năm, thu hút sự
tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Tính đến năm 2018, có 12
báo, tạp chí liên quan tôn giáo. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng”16
.
“Việc ra đời các tổ chức tôn giáo phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong
thực hiện nhất quán quyền tự do tôn giáo của cá nhân, đồng thời khẳng định Việt Nam
không phân biệt giữa người có quyền tự do tôn giáo của cá nhân hay không; không
phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù
là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận. Trong 5 năm qua, hơn 3.000
đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu CD, DVD
bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam
như Đại lễ Phật đản Vesak, 500 năm cải chính đạo Tin lành…”17
“Quan trọng hơn, các tôn giáo được tự do hành lễ, dù ở nhà riêng hay các nơi
thờ tự; được tạo điều kiện mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các
trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát
triển của Giáo hội, được Nhà nước tạo điều kiện phát triển các quan hệ giao lưu quốc
tế…Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động đã xây
dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm
với đất nước, dân tộc”18
.
Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ , diện tích tự nhiên 5.060km2,
09 đơn vị hành chính cấp huyện ,trong đó 03 huyện miền núi (Sông Hinh, Sơn Hòa,
Đồng Xuân), 112 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 8 thị trấn, và 88 xã). Dân số
trên 900 nghìn người , gồm 31 dân tộc anh em . Có 05 tôn giáo chính (Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo). Với trên 294 nghìn tín đồ .(Báo cáo của
Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh khóa X trình đại hội đại biểu Mặt Trận Tổ
Quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019- 2024).
16
[https://baoquocte.vn/hoat-dong-ton-giao-o-viet-nam-soi-dong-da-dang-va-tu-do-trong-khuon-kho-phap-luat-
118904.html]
17
[https://baoquocte.vn/hoat-dong-ton-giao-o-viet-nam-soi-dong-da-dang-va-tu-do-trong-khuon-kho-phap-luat-
118904.html]
18
[https://baoquocte.vn/hoat-dong-ton-giao-o-viet-nam-soi-dong-da-dang-va-tu-do-trong-khuon-kho-phap-luat-
118904.html]
14
2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
2.2.1 Thực trạng thể hiện quyền bày tỏ niềm tôn giáo
Quán triệt điều 24, Hiến pháp năm 2013, thực trạng đưa ra hệ thống Đảng , Nhà
nước Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và thể hiện bằng bộ máy các cấp lãnh đạo chỉ đạo
lĩnh vực tôn giáo.
Tại các diễn đàn (chùa, giáo hội…) trong sinh hoạt nội bộ , cũng như sinh hoạt
thôn văn hóa … Tôi Thích Nữ Diệu Liên, Trụ Trì Chùa Lương Quang, Thôn Phú
Lương, Xã Hòa Tân Đông, Thị Xã Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên đều bày tỏ niềm tôn giáo
và được các cấp chấp nhận và dần đi vào cuộc sống bình đẳng.
Đảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân đối với cá nhân trên khía cạnh pháp
luật được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa, luật hóa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá
trình tổ chức thực hiện, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân cho cá nhân theo
đúng quy định pháp luật, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Nhà nước và các cơ quan chức năng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân
cho cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đó là, thực hiện nghiêm các quy
định của Hiến pháp, Luật Quyền tự do tôn giáo của cá nhân và các văn bản có liên
quan, tạo mọi điều kiện để cá nhân có quyền tự do tôn giáo của cá nhân thể hiện niềm
tin quyền tự do tôn giáo của cá nhân theo quy định tại hiện hành. Đồng thời, tạo nền
tảng quan trọng nhằm điều chỉnh việc thể hiện quyền bày tỏ niềm tôn giáo trong thực
tế. Xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo của cá nhân của cá nhân
theo quy định pháp luật.
Tất cả cá nhân, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, quyền tự do tôn
giáo cá nhân của cá nhân được thực hiện chế độ, chính sách một cách bình đẳng,
không phân biệt đối xử trong quá trình phát triển của đất nước. Tuyệt đối không phân
biệt đối xử, kỳ thị vì lý do quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân. Tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho cá nhân sử dụng, nghiên cứu kinh sách, các loại sách, báo, ấn phẩm
về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân tại thư viện dành cho cá nhân để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân. Cá nhân được nhận và sử
dụng các loại sách, báo, ấn phẩm khác về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân
được phát hành hợp pháp do sau khi được kiểm duyệt. Quyền tự do tôn giáo cá nhân
của cá nhân luôn hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ, giúp cá nhân từng bước thay đổi
15
hành vi nhân cách. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề này, các trại
giam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cá nhân có thể bày tỏ niềm tin quyền tự do tôn
giáo cá nhân của cá nhân theo quy định của pháp luật. Hiện nay, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn
mực quốc tế có liên quan đến lĩnh vực quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân, bảo
đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân của mọi người dân nói chung và cá
nhân đang chấp hành án phạt tù nói riêng phù hợp với Công ước quốc tế và ngang tầm
với luật pháp của nhiều quốc gia có nền pháp chế lâu đời. Qua đó, thể hiện tính ưu việt
của chế độ, tinh thần nhân đạo, tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực quyền tự do tôn giáo cá
nhân của cá nhân.
2.2.2 Thực trạng tham gia hoạt động tôn giáo và thực hiện lễ nghi tôn giáo
“Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công
nhận và cấp đăng ký hoạt động với 57.000 chức sắc, 157.000 chức việc, 29.000 cơ sở
thờ tự. Có 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo tương đương từ bậc trung cấp đến đại
học. 27% dân số (khoảng 25 triệu người) là tín đồ của một trong các tôn giáo. Việc in
kinh sách và xuất bản các ấn phẩm liên quan tôn giáo được duy trì thường xuyên, bảo
đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo. Mỗi năm có tới hơn 8.000 lễ hội quyền tự do
tôn giáo cá nhân của cá nhân được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách.
Cùng với đó, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được đăng cai, tổ chức thành
công tại Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao như sự kiện Kỷ
niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (2017), Ðại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak
(2019), Tổng hội dòng Ða Minh thế giới (2019)...”19
“Cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Việt
Nam cũng đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về tự do tôn giáo. Ðoàn kết tôn giáo
đang trở thành nền tảng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta đã không ngừng
nỗ lực để hoàn thiện các hệ thống pháp luật liên quan tôn giáo, đồng thời đề ra các
chính sách tôn giáo phù hợp. Ngoài các quy định trong Hiến pháp, quyền tự do tín
ngưỡng và tôn giáo được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật khác nhau, như Luật Tổ
chức Chính phủ, Luật Dân sự, sự ra đời của Luật Quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá
19
https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ton-trong-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-cua-nhan-dan-
629006/
16
nhân có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 là dấu mốc quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc
cho việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân của nhân dân”20
.
Ngày 24/4, tại Di Tích lịch sử bến Vũng Rô- Tàu Không số (xã Hòa Xuân Nam,
TX Đông Hòa), Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Việt Beach phối hợp ban liên
lạc bến tàu không số Vũng Rô Phú Yên long trọng tổ chức lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ
tàu Không Số , tri ân tiền nhân và cầu quốc thới dân an, hướng đến kỷ niệm 46 năm
Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021). Lễ
cầu siêu được cử hành theo nghi thức Phật giáo được thực hành bởi quí sư tăng chùa
Phú Long (giáo hội phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh).(báo phú yên 4900(6703)
chủ nhật 25-4-2021 Trần Qưới- Bích Ngân).
“Thực tế những năm vừa qua cho thấy, không khí sinh hoạt quyền tự do tôn
giáo của cá nhân trong các tầng lớp nhân dân ngày càng sôi động và có chiều hướng
gia tăng. Thống kê có tới 95% dân số Việt Nam hiện nay có đời sống tín ngưỡng. Cứ
nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian
có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ là sinh hoạt tôn giáo và quyền tự do tôn
giáo của cá nhân trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà còn đang trở thành
ngày hội thu hút toàn dân tham gia. Ðiều đó thể hiện rằng Ðảng và Nhà nước ta luôn
tạo mọi điều kiện để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo và quyền tự
do tôn giáo của cá nhân. Ðây là những sinh hoạt vừa mang tính tâm linh vừa mang yếu
tố văn hóa, là nhu cầu chính đáng của người dân. Có không ít cơ sở thờ tự, tín ngưỡng
đang trở thành địa chỉ du lịch thu hút du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Ðiều
đáng nói là tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm. Ở từng địa
phương, chính quyền cũng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc,
chức việc và mọi tín đồ tôn giáo được hoạt động trên cơ sở tôn trọng pháp luật của
Nhà nước”21
.
2.2.3 Thực trạng thực thi những giới hạn trong việc thực hiện quyền tự do
tôn giáo cá nhân
“Trong thế giới hiện đại, mọi nhà nước đều khẳng định quyền tự do tôn giáo cá
nhân trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc: Mọi hoạt động tôn giáo phải thực
hiện trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó cho thấy, tự do tôn giáo là có giới hạn. Rất
20
https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ton-trong-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-cua-nhan-dan-
629006/
21
https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ton-trong-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-cua-nhan-dan-
629006/
17
nhiều người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có hành vi nhân danh tôn giáo mà vượt
qua những giới hạn luật pháp cho phép. Vậy nên thiết nghĩ, dù ở Việt Nam hay
phương Tây thì việc đề nghị Nhà nước giải quyết yêu cầu nào đó là quyền của người
dân, tuy nhiên, Nhà nước lại đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm thực hiện các
quyền này trong tư cách công dân, trong khuôn khổ luật pháp, không nhân danh tư
cách nào khác. Ngày nay, nhân loại đã phát triển tới thời kỳ mọi xã hội đều được tổ
chức, quản lý trên cơ sở pháp luật, yêu cầu trước hết mỗi người phải là một công dân
sống, làm việc theo pháp luật. Nhân loại đã đi qua thời tôn giáo nào đó tự cho mình
quyền đứng trên pháp luật. Chính vì thế không ai có thể tự cho mình có quyền nhân
danh tôn giáo để đưa ra đòi hỏi phi lý, rồi khi không được đáp ứng thì lu loa chính
quyền xâm phạm tự do tôn giáo! Từ ngày thành lập đến nay, Nhà nước CHXHCN Việt
Nam luôn có đường lối, chính sách nhất quán trong khi khẳng định quyền tự do tôn
giáo cá nhân của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để công dân theo bất kỳ tôn giáo
nào cũng có thể vừa thực hiện trách nhiệm công dân, vừa thực hành đức tin tôn giáo
của mình. Không ai có thể phủ nhận sự thật là mọi tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà
nước tôn trọng, tạo điều kiện để phát triển”22
.
“Trong những năm qua, với những hoạt động thiết thực, Ban Tôn giáo tỉnh Phú
Yên đã góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác của hệ thống chính trị và các tầng lớp
nhân dân trước âm mưu Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; ngăn chặn thủ
đoạn tung tin đồn, xuyên tạc đường lối chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch trong việc thực hiện
chính sách chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; tăng cường sự quản lý nhà nước về lĩnh
vực dân tộc, tôn giáo, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm chính sách
dân tộc, chính sách tôn giáo”23
.
2.2.4 Thực trạng hoạt động của nhà nước để bảo đảm quyền tự do tôn giáo
Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận từ trung ương đến địa phương
trong công tác chỉ đạo luôn coi trọng lĩnh vực tôn giáo bình đẳng giữa các ngành và
các mặt công tác thể hiện rõ nét qua tổng hợp tình hình theo định kỳ, theo nhiệm kỳ
đại hội. Thực hiện đúng theo điều 24 Hiến pháp 2013.
“Trong những năm qua, pháp luật về bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của
cá nhân không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; những văn bản quy phạm
22
https://tcnn.vn/news/detail/39409/Quyen_tu_do_ton_giao_trong_he_thong_phap_luat_Viet_Namall.html
23
https://tcnn.vn/news/detail/39409/Quyen_tu_do_ton_giao_trong_he_thong_phap_luat_Viet_Namall.html
18
pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân không
những tăng nhanh về số lượng, mà còn phong phú và đa dạng về hình thức; đã có rất
nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị được ban hành;
nội dung các văn bản luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình
hình thực tiễn”24
. Trên cơ sở Nghị quyết 25/NQ-TW về công tác tôn giáo, Quốc hội,
Chính phủ đã thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành các quy phạm của pháp luật, các
kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực
hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân như: Luật tôn giáo 2016 và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và sửa đổi 16 văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến lĩnh vực tôn giáo để thể hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân về xây
dựng, thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, về đăng ký hộ khẩu… hệ thống chính
sách mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung có tác động tích cực trong việc đảm bảo nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo theo pháp luật.
Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống
của bà con tín đồ các tôn giáo, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ
thể hóa nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình
hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa… tạo
điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân như:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện chương trình “nâng cao hiệu quả đầu tư
của dự án chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng dân
tộc, miền núi có tôn giáo”; Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đề án “Chương trình
giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong các
trường, lớp đào tạo chức sắc tôn giáo và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo
tham gia xã hội hóa giáo dục”; Thanh tra Chính phủ “Tổng kết tình hình khiếu nại về
tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo và đề xuất phương án giải quyết”; Bộ Công an
triển khai đề án “Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo phá hoại khối
đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng, xâm hại an ninh quốc gia”; Bộ Ngoại
giao và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam triển khai “Quy chế quản lý đối với
các tổ chức phi chính phủ tôn giáo và liên quan đến tôn giáo trong lĩnh vực viện trợ”;
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sơ kết cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa”, rút kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng mô hình làng, xã văn hóa “Sống tốt đời,
24
https://tcnn.vn/news/detail/39409/Quyen_tu_do_ton_giao_trong_he_thong_phap_luat_Viet_Namall.html
19
đẹp đạo” trong vùng đông tín đồ tôn giáo; xây dựng đề án “Giữ gìn, phát huy truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, bài
trừ mê tín dị đoan” và Quy chế “Quản lý việc xuất bản kinh sách, sản xuất và kinh
doanh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo”; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển
khai xây dựng “Quy định quản lý đối với các cơ sở từ thiện nhân đạo do các tôn giáo
quản lý; quy chế quản lý làm việc các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện
nhân đạo”… Nhờ có chính sách quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân đúng đắn và
được bổ sung theo sự phát triển của xã hội nên quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá
nhân luôn được mở rộng và đảm bảo. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do
quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân được quy định rõ ràng hơn, thông thoáng
hơn và cởi mở hơn. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được
bày tỏ đức tin của mình; được thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham
gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi người đều
bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá
nhân; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của các cơ sở quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá
nhân như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn
giáo, trường lớp tôn giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của quyền tự do tôn giáo
cá nhân của cá nhân. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá
nhân trên các mặt sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động của chức sắc, tính pháp lý
và những hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Các chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đã được thể chế hóa bằng
pháp luật đầy đủ hơn, việc đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được tăng
cường hơn. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về
tôn giáo ở các cấp tiếp tục được nâng lên qua hoạt động thực tiễn công tác và qua công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo.
Các tôn giáo đã được nhà nước công nhận tiếp tục hoạt động ổn định theo
hướng tuân thủ pháp luật, các tôn giáo tập trung củng cố tổ chức, tăng cường các sinh
hoạt tôn giáo trong các ngày lễ lớn, tổ chức học tập giáo lý, đào tạo chức sắc, nhà tu
hành, xây dựng và tu bổ cơ sở thờ tự, hoạt động từ thiện nhân đạo, phát triển tín đồ và
tham gia các sinh hoạt giao lưu quốc tế; đa số chức sắc, tín đồ tích cực tham gia các
hoạt động xã hội, gắn bó với dân tộc theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.
20
Thứ hai, thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá
nhân ở Việt Nam hiện nay
Nói đến thực hiện pháp luật về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân là nói
đến quá trình đổi mới với những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội;
trong quá trình đó, đổi mới về chính sách đối với tôn giáo đã đưa lại những thành tựu
rất quan trọng, làm thay đổi căn bản đời sống tôn giáo ở Việt Nam; đời sống tôn giáo ở
Việt Nam thể hiện trên các mặt sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động của chức sắc,
tính pháp lý và những hoạt động của tổ chức tôn giáo, như: đại hội, hội nghị, phong
chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo
của chức sắc, nhà tu hành, thành lập trường đào tạo, in xuất bản kinh sách, sửa chữa,
xây dựng cơ sở thờ tự, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, thực hiện các mối quan
hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế…
Trước đổi mới chỉ có bốn tổ chức được nhà nước công nhận gồm: Giáo hội Phật
Giáo Việt Nam được công nhận năm 1981; Hội đồng Giám mục Việt Nam được công
nhận năm 1980; Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) được công nhận năm 1958;
Ban Quản trị các Thánh đường Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh năm 1983 (thực ra
đây chỉ là đầu mối quản lý được lập ra để tiếp nhận viện trợ của Ngân hàng Phát triển
Hồi Giáo - IDB, sau này, năm 1992 đổi thành Ban Đại diện Cộng đồng Hồi Giáo thành
phố Hồ Chí Minh). Từ khi đổi mới đến nay có thêm 35 tổ chức được công nhận; nếu
chia theo thời gian thì từ khi đổi mới về công tác tôn giáo được đánh dấu bằng nghị
quyết số 24 (1990) đến khi Pháp lệnh quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân ra đời
(2004), Nhà nước công nhận 11 tổ chức tôn giáo, trong đó có 09 tổ chức của đạo Cao
Đài.
Đến hết năm 2015, tất cả có 39 tổ chức tôn giáo có địa vị pháp lý hoạt động ở
Việt Nam, trong đó có 36 tổ chức và 01 Pháp Môn được công nhận, 02 tổ chức được
cấp đăng ký. Mỗi tổ chức tôn giáo khi được cấp đăng ký cũng như được công nhận
đều tuân thủ đúng trình tự pháp lý và đủ các điều kiện quy định của pháp luật, các tổ
chức tôn giáo đều tiến hành nắm lại thực lực tín đồ chức sắc, cơ sở tôn giáo, phạm vi
hoạt động, tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu thông qua Hiến chương (Điều lệ), đường
hướng hành đạo và bầu cơ quan lãnh đạo Giáo hội để trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Trong quá trình này, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các ngành
21
chức năng và địa phương hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo tháo gỡ những
vướng mắc, tồn tại, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
2.2.5 Thực trạng các hình thức và biện pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo
Qua báo cáo định kỳ ,qua báo cáo của Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
Tỉnh nhiệm kỳ 2019-2024 của tỉnh Phú Yên cho thấy việc đánh giá tình hình rất sát
thực với hoạt động tôn giáo, Mặt trận đề ra các chương trình hành động về nâng cao
hiệu quả tuyên truyền vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy tinh thần sáng tạo tự quản, các cuộc vận
động, các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có nhiều người trong các tôn giáo
được phát huy gương người tốt việc tốt, trong xây dựng nông thôn mới, trong sản xuất
giỏi, trong hòa giải nhân dân… làm cho khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững
bền góp phần xây dựng quê hương đất nước.(Báo cáo của UBMTTQVN Tỉnh khóa X
trình đại hôi đại biểu mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019-2024).
Bên cạnh những đặc điểm của công tác pháp luật về bảo đảm quyền tự do tôn
giáo cá nhân nói chung đã có vai trò quan trọng trong việc áp dụng các hình thức và
các biện pháp bảo đảm nói trên. Đối với vấn đề của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đó là đổi mới trong việc hình thức và các biện pháp bảo đảm nói chung. Hoạt
động lý luận và tổng kết thực tiễn góp phần làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, hoàn thiện đường lối, chính sách, giải đáp những vấn đề do cuộc sống đặt
ra. Trong những năm qua công tác thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân và đào tạo
cán bộ được cấp uỷ các cấp xác định là nhiệm vụ quan trọng. Đây chính là thành tựu
quan trọng trong quá trình hoạt động của các trung tâm nói trên.
Trong thực tế thì để thực hiện tốt công tác quyền tự do tôn giáo của cá nhân
cũng đã đề ra một số phương hướng những chủ trương về hình thức và các biện pháp
bảo đảm thực thi trong thực tế. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện trong thực tế có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có những phương pháp dạy cụ thể nhằm đạt được
hiệu quả cao trong công tác áp dụng về thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân nói
chung. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân, tạo sự đồng
thuận, thống nhất trong Đảng, trong xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
trong thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Các tổ chức đảng và đảng viên
trưởng thành về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo và
22
công tác vận động quần chúng được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
chính trị ở địa phương, đơn vị.
Cũng trong quá trình khảo sát thì số liệu cho rằng Đảng và nhà nước ban hành
chủ trương về ban hành hình thức và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do tôn
giáo của các nhân hay không được thể hiện thông qua biểu đồ sau:
KHẢO SÁT VỀ VIỆC BAN HÀNH CHỦ TRƯƠNG VỀ HÌNH THỨC VÀ BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CÁ NHÂN
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
1. Có 226 75,34 %
2. Có nhưng chưa thường xuyên 55 18,33 %
3. Không 18 6 %
4. Ý kiến khác 1 0,33 %
Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện khảo sát của cơ quan nhà nước về hình thức và biện
pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân
Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn đề này là
vô cùng quan trọng và hiệu quả. Thông qua học tập, đào tạo và thực hiện việc kết hợp
các hình thức và biện pháp về thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân trong thực
75.34%
18.33%
6%
0.33%
Có ban hành Có nhưng chưa thường xuyên
Không ban hành Ý kiến khác
23
tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay
thì công tác thực hiện quyền tự do tôn giáo rất được quan tâm về mọi mặt. Các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức triển khai
thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng viên được học nói chung trong thời
gian vừa qua. Trong những năm vừa qua, trên địa bàn các địa phương việc thực hiện
quyền tự do tôn giáo của cá nhân đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Điều này góp phần
quan trọng trong việc áp dụng các các hình thức về thực hiện quyền tự do tôn giáo nói
chung. Chỉ trên cơ sở gắn liền lý luận với thực tiễn mới đem lại kết quả đích thực.
Biến quá trình thực hiện quyền tự do tôn giáo trở thành quá trình tự giáo dục, lấy tự
học là chính là một yêu cầu cơ bản trong phương pháp giáo dục hiện đại, tạo cho học
viên có khả năng tự học, giúp họ hình thành phong cách độc lập trong nghiên cứu và
chủ động trong quá trình học tập. Từ đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả về công tác thực
hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân ở nước ta trong thực tế.
2.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT
NAM
2.3.1 Những mặt tích cực
Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự
do tôn giáo của cá nhân. Đây là bước rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Là quốc gia thành viên của các công ước
quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền
đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có
hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận. Hệ thống pháp luật về
quyền tự do tôn giáo của cá nhân không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quyền tự do tôn giáo của cá nhân
không những tăng nhanh về số lượng mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình thức
để phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, trên cơ sở nghị Nghị quyết số 25/NQ-TW
về công tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa thành các quy định của pháp
luật và các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm
cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do quyền tự do tôn giáo của cá nhân.
Thứ hai, để luật hóa quy định của Hiến pháp 2013 đồng thời khắc phục những
hạn chế của Pháp lệnh quyền tự do tôn giáo của cá nhân sau hơn 10 năm thực hiện, kỳ
họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật Quyền tự do tôn giáo của cá nhân,
24
có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Đây là lần đầu tiên quyền tự do tôn giáo của cá nhân
được luật hóa một cách cụ thể, đầy đủ thành một chế định riêng và có nhiều điểm mới
so với Pháp lệnh quyền tự do tôn giáo của cá nhân năm 2004. Ví dụ, tại Điều 6 của
luật này, bên cạnh việc khẳng định quyền tự do tôn giáo của cá nhân, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào của mọi người, điều luật còn quy định cụ thể quyền tự do tôn
giáo của cá nhân của con người được thực hiện thông qua việc bày tỏ niềm tin, thực
hành lễ nghi, tham gia lễ hội tôn giáo, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật quyền tự
do tôn giáo của cá nhân.
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về quyền tự do tôn giáo của cá
nhân ở nước ta quy định “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp
luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang
chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin quyền tự do tôn giáo của
cá nhân”.
Như vậy, quyền tự do tôn giáo của cá nhân được Nhà nước bảo đảm thực hiện
và bảo vệ ngay cả đối với người phạm tội đang phải chấp hành hình phạt theo bản án
có hiệu lực pháp luật của tòa án. Đây là sự thể hiện đầy đủ nhất về quyền tự do tôn
giáo của cá nhân, trước hết là quyền con người, là sự tự nhiên, vốn có vào phải được
bảo đảm ngay cả khi con người bị tước quyền công dân.
Thứ ba, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân của người dân trên thực tế. Nhà
nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của đồng bào
theo tôn giáo. Theo đó, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế
hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải
quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh
hoạt quyền tự do tôn giáo của cá nhân của đồng bào có đạo.
“Các hoạt động quyền tự do tôn giáo của cá nhân trong những năm qua chứng
tỏ thực tế này. Việc bày tỏ đức tin, lễ nghi, lễ hội tôn giáo diễn ra bình thường, đặng
biệt là những dịp lễ lớn. Những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy
mô ngày một lớn, thu hút nhiều tín đồ tham dự với tinh thần phấn khởi, yên tâm, tin
tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, các tổ chức tôn giáo ở
25
Việt Nam có quyền và được Nhà nước tạo điều kiện mở trường đào tạo những người
chuyên hoạt động tôn giáo; chủ động trong việc củng cố tổ chức phong phẩm, bổ
nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành để chăm lo việc đạo theo Hiến
chương của các tôn giáo và quy định của pháp luật; các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo
cũng có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp như mọi công dân khác theo quy định của pháp luật...”25
“Như vậy, đời sống tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân ở Việt Nam
phát triển song hành cùng sự phát triển của dân tộc. Trong sự phát triển phong phú ấy,
vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng,
tạo điều kiện để mọi người dân được tự do thực hành tôn giáo của mình đóng vai trò
hết sức quan trọng”26
.
Nhiều người,tổ chức, từng cá nhân liên kết tổ chức cầu an , cầu siêu ,tuyên
truyền giáo lý. Tổ chức tham gia các cuộc vận động từ thiện ,cứu giúp… chẳng những
trong phạm vi của tỉnh mà còn tiếp tục phối hợp công tác dân tộc, tôn giáo của ban dân
vận tỉnh ủy Phú Yên và Bình Định cho thấy 5 năm qua 2016-2020 đã đạt được nhiều
kết quả tích cực trong phát triển kinh tế- xã hội , an ninh-quốc phòng ; 5 năm tới 2021-
2025 tiếp tục phối hợp phát triển góp phần xây dựng kinh tế xã hội bảo đảm an ninh
trật tự an toàn xã hội.(báo Phú Yên 4887(6690) chủ nhật 11-4-2021 tiếp tục phối hợp
công tác dân tộc, tôn giáo giai đoạn 2021-2025. Thái Ngọc).
2.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất: về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do
tín ngưỡng và tự do tôn giáo chậm được thể chế Hiến pháp xác định Quyền tự do tôn
giáo là quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, mặc dù Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã đi
vào áp dụng trong thực tế gần 05 năm nhưng trong thực tế vẫn còn một số vướng mắc,
cụ thể:
“ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo dành 1 chương (Chương III) quy định về quản lý
nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định những vấn đề
liên quan đến nhân sự của cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng. Vì vậy, chính
25
https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_nhan_quyen_quoc_te_va_
trong_phap_luat_Viet_Namall.html
26
https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_nhan_quyen_quoc_te_va_
trong_phap_luat_Viet_Namall.html
26
quyền địa phương gặp không ít khó khăn khi giải quyết những vấn đề liên quan đến
địa vị pháp lý của tổ chức, cơ sở tín ngưỡng (công nhận, thành lập tổ chức tín ngưỡng
hoặc cơ sở tín ngưỡng) trong thực hiện quản lý nhà nước đối với các vấn đề nhân sự,
hoạt động, đất đai, xây dựng của cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn. Mặt khác, theo quy
định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tổng thể quản lý nhà nước về hoạt động tín
ngưỡng thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp.
Tuy nhiên, Điều 22, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo(17) lại tách
nội dung quản lý nhà nước về lễ hội tín ngưỡng, quản lý khoản thu từ việc tổ chức lễ
hội tín ngưỡng sang cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa phụ trách. Điều này ảnh
hưởng đến tính thống nhất, tính đồng bộ trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với lĩnh vực tín ngưỡng”27
.Về thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn
giáo: Khoản 4, Điều 56 của Luật quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng
cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy
định của pháp luật có liên quan”. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 quy định, đất cơ
sở tôn giáo do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, do vậy cơ sở tôn giáo không
được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử
dụng đất Điều này dẫn đến khó khăn khi tổ chức tôn giáo yêu cầu thực hiện quyền
theo quy định tại Khoản 4, Điều 56, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai: hiện chưa rõ quy định về giới hạn tự do tôn giáo của cá nhân. Hiện
nay, Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các văn bản hướng dẫn thi
hành chưa đề cập đến giới hạn về tự do tôn giáo. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chưa trực tiếp ban hành văn bản hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này, gây ảnh
hưởng không nhỏ trong quá trình làm việc trong thực tiễn hiện nay.
Thứ ba: Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo không
nhận ra thực tế này. Họ có nhiều tham vọng chính trị và bị tác động, ảnh hưởng bởi
luận điệu tuyên truyền, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài
nước, nên đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói
chung. Họ đã lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tôn giáo để kích động và tiến
27
https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_nhan_quyen_quoc_te_va_
trong_phap_luat_Viet_Namall.html
27
hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài
“đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”. Họ đã liên kết và phụ họa với các
thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước trong hoạt
động chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiêu bài của họ là đối
lập tôn giáo với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn
dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Để thực hiện điều đó, họ
sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn
giáo, bịa đặt, vu cáo cấp chính quyền phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo để kích động,
chia rẽ trong nước và hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế… Họ coi các đối
tượng cực đoan chống đối trong các tôn giáo là lực lượng nòng cốt để lôi kéo tập hợp
quần chúng làm đối trọng với Đảng, Nhà nước và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc
tế. Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực lượng này hoạt động chống phá đất nước, họ
còn phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí để bịa đặt,
xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đàn
áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi "tự do" tôn giáo
và "tự do" thờ phụng. Nhiều tổ chức tôn giáo không được Chính phủ công nhận và
không cấp giấy phép sinh hoạt… Đây là những luận điệu bịa đặt cũ rích được lặp đi,
lặp lại với ý đồ chính trị xấu xa. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho công tác tôn giáo
mà còn là nguyên nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động tôn
giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội; thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ, gây mất đoàn
kết dân tộc và đe dọa ổn định chính trị - xã hội; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín,
trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội.
Thứ tư: hệ thống pháp luật liên quan đến tôn giáo chồng chéo mâu thuẫn nhau
hoặc chưa cụ thể. Giữa Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật Đất đai. Theo Luật Đất đai,
một trong những điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là, tổ chức tôn
giáo phải được Nhà nước công nhân, trong khi tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo một trong
các điều kiện để được công nhận tổ chức tôn giáo là phải có trụ sở, điều này cũng có
nghĩa là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây có thể là một trong những lý
do để từ chối việc công nhận tổ chức tôn giáo.
Thứ năm: về công tác tôn giáo. Về nhận thức của cán bộ, công chức: thực tế cho
thấy, hiểu biết về quyền con người nói chung, quyền tự do tôn giáo còn nhiều hạn chế,
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx

More Related Content

Similar to Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx

Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx (20)

Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
Thực hiện pháp luật về cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện ...
 
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docxGiải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂMLuận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
Luận văn: Thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, 9 ĐIỂM
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị - Từ thực tiễn thành phố...
 
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docx
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docxThực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docx
Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.docx
 
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.docKhóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
 
Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.doc
Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.docMột số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.doc
Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay.doc
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.docBảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam.doc
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Xử lí kỷ luật sa thải theo pháp luật Việt Nam.docx
Tiểu luận Xử lí kỷ luật sa thải theo pháp luật Việt Nam.docxTiểu luận Xử lí kỷ luật sa thải theo pháp luật Việt Nam.docx
Tiểu luận Xử lí kỷ luật sa thải theo pháp luật Việt Nam.docx
 
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...
NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI...
 
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.docƯu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
Ưu đãi xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.docPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
 
Tìm hiểu các mô hình hành chính và liên hệ thực tiễn nền hành chính tại Việt ...
Tìm hiểu các mô hình hành chính và liên hệ thực tiễn nền hành chính tại Việt ...Tìm hiểu các mô hình hành chính và liên hệ thực tiễn nền hành chính tại Việt ...
Tìm hiểu các mô hình hành chính và liên hệ thực tiễn nền hành chính tại Việt ...
 
Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh...
Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh...Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh...
Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh...
 
Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay.docHoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay.doc
Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay.doc
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam Hiện Nay.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Âq 1`Trong thế giới hiện đại, mọi nhà nước đều khẳng định quyền tự do tôn giáo trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc: Mọi hoạt động tôn giáo phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó cho thấy, tự do tôn giáo là có giới hạn. Vì thế, một số người đang lấy tư cách tín đồ thay thế tư cách công dân trong hoạt động xã hội, cần nhận thức nghiêm túc về vấn đề này…v ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 NGUYỄN THỊ HƯỜNG QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TRÀ VINH, NĂM 2021
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết luận của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Trà Vinh, ngày tháng năm 2021 Tác giả Nguyễn Thị Hường ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NGUYỄN THỊ HƯỜNG QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã ngành: 8380102 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN NHẬT THANH
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ii LỜI CẢM ƠN Việc viết nên Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, với sự giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy, cô trường Đại học Trà Vinh kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác và sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS.Phan Nhật Thanh đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ dạy cho tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trường Đại học Trà Vinh, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè đồng môn đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iii MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................vii TÓM TẮT...................................................................................................................viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................5 5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................6 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.............................6 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN.............................................................................................6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM............Error! Bookmark not defined. 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÔN GIÁO VÀ QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN...............................................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm về tôn giáo. .........................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Khái niệm quyền tự do tôn giáo của cá nhân.......Error! Bookmark not defined. 1.2 ĐẶC ĐIỂM QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂNError! Bookmark not defined.
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 iv 1.3 NỘI DUNG QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN.Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Cá nhân có quyền tự do tôn giáo, không ai được xâm phạm quyền tự do tôn giáo .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo và thực hành lễ nghi tôn giáo. .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo.Error! Bookmark not defined. 1.4 ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN...............................................................Error! Bookmark not defined. 1.5. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN Error! Bookmark not defined. 1.6 NHỮNG GIỚI HẠN ĐẶT RA TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN. ........................................Error! Bookmark not defined. 1.6.1 Giới hạn một cách tuyệt đối việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.6.2 Giới hạn một cách tương đối việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân. .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.6.3. Không tồn tại giới hạn trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân. .......................................................................................Error! Bookmark not defined. 1.7 KẾT LUẬN................................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN........................................................................................7 2.1 TỔNG QUAN TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................7 2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI TỈNH PHÚ YÊN..........................................................................................................14 2.2.1 Thực trạng thể hiện quyền bày tỏ niềm tôn giáo..................................................14 2.2.2 Thực trạng tham gia hoạt động tôn giáo và thực hiện lễ nghi tôn giáo ...............15
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 v 2.2.3 Thực trạng thực thi những giới hạn trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân...............................................................................................................................16 2.2.4 Thực trạng hoạt động của nhà nước để bảo đảm quyền tự do tôn giáo . .............17 2.2.5 Thực trạng các hình thức và biện pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo . .............21 2.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM .......................................................................................................................................23 2.3.1 Những mặt tích cực..............................................................................................23 2.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................................25 2.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................................29 2.4.1. Nâng cao nhận thức về đảm bảo quyền con người trên lĩnh vực tôn giáo nhất là đồng bào có đạo. ...........................................................................................................29 2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. .......................................................................................................................................30 2.4.3. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo đảm Quyền tự do tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ..................................................32 2.4.4. Giải pháp kinh tế, văn hóa, xã hội.......................................................................33 2.4.5. Đấu tranh phê phán những luận điệu sai trái trên lĩnh vực tôn giáo và nhân quyền.............................................................................................................................34 2.4.6. Quan tâm giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ..........................................................................................................................35 2.4.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.35 2.5 KẾT LUẬN............................................................................................................38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................39
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPC: Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo ECHR: Hiến chương châu Âu về quyền con người TEU: Hiệp ước của liên minh châu Âu
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện khảo sát của cơ quan nhà nước về hình thức và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân..........................................................22
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viii TÓM TẮT Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân và đông tín đồ, chức sắc, các nhà tu hành. Bởi vậy, tôn giáo và tín ngưỡng không còn là vấn đề nhỏ tập trung vào một nhóm thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần có sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật trong nước. Quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị quan trọng.Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào. Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và hạn chế. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tôn giáo, góp phần cung cấp những
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ix luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay– từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam. Tác giả tập trung đi sâu phân tích những vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo cá nhân ở nước ta hiện nay. Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên và kiến nghị hoàn thiện. Trên cơ sở lý luận tại chương 1, trong chưogn 2 tác giả đã đề cập đến thực tiễn áp dụng quyền tự do tôn giáo cá nhân tại tỉnh Phú Yên. Chỉ ra những kết quả, khó khăn vướng mắc và nguyên nhân. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo của cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân và đông tín đồ, chức sắc, các nhà tu hành. Bởi vậy, tôn giáo và tín ngưỡng không còn là vấn đề nhỏ tập trung vào một nhóm thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần có sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật trong nước. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của xã hội, sự nâng cao về nhận thức của người dân, sự hội nhập với quốc tế, quyền tự do tôn giáo không đơn giản chỉ là sự ghi nhận quyền trong các văn bản pháp luật, sự cho phép theo hoặc không theo tôn giáo mà còn cần thiết phải đưa ra những công cụ bảo đảm nhất định đối với quyền này, tôn trọng và đảm bảo với các hoạt động của các tổ chức tôn giáo theo đúng khuôn khổ pháp luật. Quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị được ghi nhận trong một số văn bản chính trị - pháp lý của Liên hợp quốc bao gồm các văn bản mang tính chất Tuyên ngôn như Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966. Bất kỳ ai cũng được tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào. Theo đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành là quyền tự do của mỗi người. Nhà nước Việt Nam thừa nhận và đảm bảo cho mọi công dân có hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không có sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo tham gia thực hiện nhiều chức năng đối với xã hội vừa mang những ưu điểm và hạn chế; để đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực, nhà nước cần phải quản lý hoạt động tôn giáo, đảm bảo cho những hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp sự phát triển chung của xã hội. Cần tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do tôn giáo, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước tiếp tục hoạch định và hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo trên các lĩnh vực khác nhau; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội.
  • 12. 2 Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để đảm bảo quyền tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước đối với tôn giáo, ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013 đều khẳng định quyền tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp 2013 tại chương 2 điều 24 quy định : 1. Mọi người có quyền tự do tôn giáo, theo hoặc không the một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay – từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành “Luật Hiến pháp và hành chính”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về tôn giáo và thực trạng pháp luật về tôn giáo cũng như thực tiễn thực hiện quyền tự do tôn giáo, đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu cụ thể: - Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, nội dung pháp luật về tôn giáo, vai trò của pháp luật về tôn giáo; tiêu chí hoàn thiện pháp luật về tôn giáo và các yếu tố bảo đảm quyền tự do tôn giáo. - Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do tôn giáo dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; những thành tựu bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay qua các văn bản vi phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo hiện hành; phân tích, làm sáng tỏ thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự do tôn giáo; trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế.
  • 13. 3 - Làm rõ sự cần thiết khách quan phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay, nêu quan điểm và các giải pháp hoàn thiện. 3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hiện nay, việc nghiên cứu về quyền tự do tôn giáo được đề cập trong các công trình nghiên cứu sau: Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người (tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung) do Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2015) xuất bản với Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao và Lã Khánh Tùng chủ biên cung cấp cơ sở nền tảng về quyền tự do tôn giáo trên cơ sở pháp luật quốc tế; Cuốn Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị [ICCPR, 1966] (tài liệu tham khảo) của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân (2012) thuộc Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Huấn (2016) với đề tài Quyền tự do tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay phân tích thực trạng bảo đảm quyền tự do tôn giáo trên cơ sở luật pháp Việt Nam cũng như đưa ra những biện pháp đảm bảo thực hiện quyền tự do, tôn giáo tại Việt Nam; Luận văn thạc sĩ của Đào Thị Ngân (2014), với đề tài Quyền tự do tôn giáo trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đưa ra những khái niệm về tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự tôn giáo cũng như đưa ra nhưng đánh giá về tính tương tích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế; Ngoài ra, một số tác phẩm, nghiên cứu cụ thể như sau: - Phạm Khiêm Ích (chủ biên) (1998), Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 595 trang; cuốn sách bao gồm 15 văn kiện quan trọng, nội dung tác phẩm đã nêu bật được các văn kiện, đồng thời khẳng định mạnh mẽ rằng không có sự vi cá nhân quyền nào có thể biện minh được. - Thái Vĩnh Thắng (2008), Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại, lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 418 trang; cuốn sách là sự kết hợp các kiến thức trên các lĩnh vực lý luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp nước ngoài và Luật so sánh, từ đó đưa ra một cách nhìn toàn diện về nhà nước và pháp luật tư sản. Ngoài ra, còn có một số công trình khác như: Tôn giáo ở Mỹ, Nghiêm Văn Thái, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3/2011; Dấu mốc và kết quả hội nhập quốc tế
  • 14. 4 về tôn giáo ở Việt Nam; Bùi Quang Nhượng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 9/2015; Một số vấn đề đặt ra trong việc vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động tín đồ tôn giáo, Đoàn Thị Thu Hà, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7/2016; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, Tạ Văn Sang và Nguyễn Thị Hằng, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 8/2016;... - Bùi Đức Luận (chủ biên), Quản lý hoạt động tôn giáo, cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005, 111 trang; sách đã đưa ra một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay, nhân tố mới để thực hiện cải cách hành chính trong quản lý hoạt động tôn giáo. - Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 567 trang; sách là một công trình khoa học có giá trị, chứa đựng những kiến giải sâu sắc, có tính mới về lý luận; giúp tác giả thấy được tính mới về lý luận, tổng kết sâu sắc về thực tiễn đời sống tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. - Ngô Hữu Thảo (2012), Công tác tôn giáo - Từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội, đây là bài viết đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo cũng như công tác tôn giáo của hệ thống chính trị và một số vấn đề đặt ra hiện nay. - Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 332 trang. Sách đã làm rõ lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta - Ban Tôn giáo Chính phủ (2009), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (sách trắng), Hà Nội, 85 trang. Cuốn sách này đã giúp tác giả thấy rõ, đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước đối với tôn giáo. - Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tài liệu Hỏi - Đáp pháp luật liên quan đến tôn giáo, Hà Nội, 142 trang. Cuốn sách gồm phần chuyên Hỏi - Đáp pháp luật về tôn giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp về đất sử dụng cho mục đích tôn giáo, phần chuyên Hỏi - Đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • 15. 5 - Luận án Tiến sĩ, Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, của Nguyễn Thị Vân Hà, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2014. Luận án đã nghiên cứu tiến trình xây dựng, hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận chung về tôn giáo và luật pháp, những yếu tố tác động đến luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và hướng tới việc đưa ra một khung lý thuyết về luật pháp về tôn giáo xung quanh yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nêu được những thành tựu và hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân trong công tác xây dựng và hoàn thiện luật pháp về tôn giáo ở nước ta hiện nay. - Văn phòng Quốc hội, Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu, Nxb Hồng Đức, Hà Nội 2016, 268 trang. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài luận văn “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay – từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chính là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tham khảo học thuyết chủ quyền nhân dân, học thuyết phân chia quyền lực, lý luận nhà nước và pháp luật; vận dụng cơ sở lý thuyết về phương pháp luận duy vật biến chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền tự do tôn giáo của cá nhân; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về quyền tự do tôn giáo của cá nhân và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
  • 16. 6 5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Pháp luật về tôn giáo có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn không thể nghiên cứu được hết các vấn đề đó. Luận văn nghiên cứu đề tài “Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay – từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên” dưới góc độ “Luật Hiến pháp”. Cụ thể: Phạm vi nội dung: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quyền tự do tôn giáo của cá nhân - Phạm vi không gian: Việt Nam. - Phạm vi thời gian: từ ngày 1/1/2018 luật tôn giáo có hiệu lực thi hành đến thời điểm hiện tại. 6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về tôn giáo và công cụ pháp lý để đảm bảo pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong hoạt động tôn giáo trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Các công cụ pháp lý đó được thể hiện trong các văn bản vi phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo và gắn liền với việc thực hiện pháp luật về tôn giáo, về quyền tự do tôn giáo và quyền tự do không tôn giáo của công dân. Đối tượng khảo sát Nhấn mạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo. 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay – Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên và kiến nghị hoàn thiện.
  • 17. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY – TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1 TỔNG QUAN TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM Từ xưa, Việt Nam thời cổ đã có các hình thức thực hành tôn giáo đối với các đối tượng tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ tôn giáo thời ấy, trong đó mô tả rất nhiều về hình ảnh một loài chim, mà cụ thể là chim Lạc, khiến các sử gia tin rằng, chúng là đối tượng được người Việt cổ tin thờ. “Trong thời quân chủ tại Việt Nam, Nho giáo được chính quyền khuyến khích, có vai trò là nền tảng luân lý quy định các mối quan hệ xã hội. Nho giáo cũng gắn liền với chế độ khoa cử; nhiều văn miếu được xây dựng trong cả nước. Hiếu thảo, biểu hiện một phần qua các thực hành tôn kính tổ tiên, được coi là nhân đức nền tảng để duy trì sự hài hòa trong xã hội”1 . “Trong các triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các chúa Nguyễn, chính quyền cũng sùng mộ và hỗ trợ Phật giáo. Các tôn giáo có mặt lâu đời tại Việt Nam là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo (gọi chung là tam giáo). Từ thời Lê trung hưng có thêm Kitô giáo. Đầu thế kỷ 20 chứng kiến sự lan truyền các phong trào tôn giáo mới, đặc biệt là tại miền Nam như đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Ấn Độ giáo và sau đó Hồi giáo có nhiều vai trò trong lịch sử, văn hóa của người Chăm”2 . “Công giáo tới Việt Nam từ thế kỷ 16, và phát triển khá mạnh từ thế kỷ 17 nhờ các thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý”3 . “Hội Thừa sai Paris, Dòng Đa Minh, Dòng Âu Tinh, Dòng Phan Sinh tiếp sức công việc truyền giáo. Tới cuối thế kỷ 18, Công giáo đã trở thành một phần vững chãi trong khung cảnh tâm linh và xã hội Việt Nam, đặc biệt là tại Đàng Ngoài”4 . “Hồi giáo đến Việt Nam bởi những người truyền giáo Ả Rập và Malay từ thế kỷ 10 hoặc 11 nhưng mạnh lên vào thế kỷ 15, mạnh mẽ ở cộng đồng người Chăm vốn là dân Ấn Độ giáo. Người Chăm ở Việt Nam bị chính quyền phong kiến của người Việt có thành kiến vì đã ủng hộ nhà Minh trước đây, nên đã bị phân biệt đối xử sau khi 1 Trần Quốc Anh (2015), "Giáo lý Tam Phụ và Đạo Hiếu". 2 [https://vi.wikipedia.org/wiki[truy], (truy cập ngày 10/4/2021). 3 ran, Anh Q. (2018), “The Historiography of the Jesuits in Vietnam: 1615–1773 and 1957–2007”. Brill. 4 Anh Q. (2018), [“The Historiography of the Jesuits in Vietnam: 1615–1773 and 1957–2007”] . Brill.
  • 18. 8 Chăm Pa bị sáp nhập. Tuy nhiên, quá trình sáp nhập thì người Chăm cũng được các chính quyền Việt Nam sử dụng làm lính chiến trường ở biên giới để đổi lấy quyền được sống trong những khu tự trị ở phía nam. Bên cạnh đó thì việc sự phân chia tôn giáo giữa người Chăm ngày càng trở nên rõ ràng. Những người Chăm thuần Ấn giáo tiếp tục theo đuổi tôn giáo này; trong khi Hồi giáo Chăm Bani lại được tách ra khỏi Hồi giáo Chăm Islam. Chăm Bani có niềm tin Hồi giáo không giống như người theo Islam gốc, khi Chăm Bani tích hợp cả Phật giáo, Ấn Độ giáo và tín ngưỡng Chăm cổ đại, tạo nên một bản sắc riêng của người Chăm Bani”5 . “Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, họ xem vấn đề tâm linh như là một đối tượng đấu tranh tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý thức hệ. Họ cố gắng bài trừ mê tín dị đoan đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm linh đều bị đả phá. Đền Hùng cũng bị phá vì bị cho rằng đó là mê tín dị đoan”6 . “Ở miền Bắc, từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa nhưng ở miền Nam thì vẫn duy trì. Cũng tại miền Nam, các chính sách của Ngô Đình Diệm bị quan điểm phổ biến cho là thiên vị Công giáo, phân biệt đối xử với Phật giáo. Điều đấy dẫn đến Biến cố Phật giáo năm 1963 lật đổ chính phủ có Tổng thống là người Công giáo”7 . Một số tôn giáo lớn tại Việt Nam có thể kể đến như sau: “Thứ nhất, Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, năm 198 được truyền tới Việt Nam. Đạo Phật thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các vị Phật thời quá khứ, hiện tại, vị lai, các vị Bồ tát, La Hán. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã dung hợp với tín ngưỡng bản địa, nên ở một số chùa còn thờ các vị thánh có công với nước. Sau khi nước nhà thống nhất, năm 1981, các tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất vận động và thành lập nên một tổ chức chung duy nhất cho Phật giáo Việt Nam, lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, với đường hướng hoạt động“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. “Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo của các nước khác trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cổ đại nên mang nhiều nét của văn hóa 5 http://btgcp.gov.vn/gioi-thieu-cac-to-chuc-ton-giao-da-duoc-cong- nhan/Khai_quat_ve_Hoi_giao_va_Hoi_giao_o_Viet_Nam-postDBmZOe4W.html 6 Đã công khai cả những điều từng cấm kỵ, Báo VietNamNet, 12/03/2015. 7 [https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=T heo%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tra%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91,chi%E1%BA%BFm%207%25% 20t%E1%BB%95ng%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%91].
  • 19. 9 Trung Quốc, đặc biệt là tôn giáo”8 . “Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam, mang nhiều ảnh hưởng của hệ phái Phật giáo Bắc tông. Tuy nhiên, ở khu vực miền Nam, hệ phái Phật giáo Nam tông cũng có ảnh hưởng không nhỏ, nhất là trong cộng đồng người Khmer Nam bộ. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2020, hiện có hơn 4,600,000 tín đồ Phật giáo”9 , “còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường”10 . Thứ hai, công giáo. Công giáo ra đời vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, đến nay đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, với khoảng 1,2 tỷ người ở khắp các châu lục và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống chính trị, xã hội các nước. “Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, ban đầu là một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam đương thời. Công giáo có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 16 và được thiết lập vững chắc bởi các thừa sai Dòng Tên Bồ Đào Nha và Ý vào đầu thế kỷ 17”11 . “Nền tảng truyền giáo do các tu sĩ Dòng Tên xây dựng được tiếp nối bởi Hội Thừa sai Paris Pháp và Dòng Đa Minh Tây Ban Nha. Các linh mục người Việt đầu tiên được thụ phong vào năm 1668. Hai giám mục người Việt tiên khởi là Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng và Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được bổ nhiệm vào thập niên 1930. Năm 1960 chứng kiến sự hình thành Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam thống nhất được thành lập năm 1980. Theo điều tra dân số chính thức của Nhà nước năm 2019, Công giáo là tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam, với hơn 5,86 triệu tín đồ. Hiện nay Việt Nam có khoảng 7 triệu tín hữu Công giáo,thuộc về ba Giáo tỉnh là Hà Nội, Huế, và Sài Gòn”12 . Thứ ba, Đạo Tin lành. Đạo Tin lành là một tôn giáo cải cách từ Công giáo ở Châu Âu từ thế kỷ XVI. Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam từ năm 1911 do các tổ chức Tin lành ở Mỹ truyền vào. Trước năm 1975, đạo Tin lành có ở cả hai miền nhưng 8 [ttps://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam#:~:text=Theo%20th% E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20Ban,t%E1%BB%8Bnh%20th%E1%BA%A5t%2C%2 0ni%E1%BB%87m%20Ph%E1%BA%ADt%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng[ truy cập ngày 10/4/2021] 9 Tín đồ Phật giáo Việt Nam chỉ còn 6.802.318 người!, Theo Báo điện tử Giác Ngộ. 10 Theo số liệu thống kê của Ban Hướng dẫn Phật tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong bài phát biểu của HT Thích Thiện Nhơn Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc trong ngày kỷ niệm 27 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (07/11/1981 – 07/11/2008) được đăng trên báo Giác Ngộ cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh 11 Tran, Anh Q. (tháng 10 năm 2018), “The Historiography of the Jesuits in Vietnam: 1615–1773 and 1957– 2007”. Brill. 12 "Công bố kết quả chính thức và tổng kết tổng điều tra dân số, nhà ở năm 2019”
  • 20. 10 phát triển chủ yếu ở miền Nam với khoảng 200 ngàn tín đồ. Sau năm 1975, cùng với sự rút lui của Mỹ và nhiều giáo sĩ nước ngoài, đạo Tin lành trong nước chững lại, nhưng đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, đạo Tin lành đã phục hồi nhanh chóng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và hình thành nhiều tổ chức, nhóm, phái khác nhau, trở thành tôn giáo lớn. “Hiện nay, Tin Lành ở Việt Nam có trên 1,1 triệu tín đồ thuộc gần 100 tổ chức, hệ phái, trong đó có 13 tổ chức đã được công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo với 2.400 chức sắc, gần 600 cơ sở thờ tự, 03 cơ sở đào tạo tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể và chủ động thực hiện hoạt động an sinh xã hội, quyền tự do tôn giáo, chống biến đổi khí hậu, ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai. Hiện nay các tổ chức tôn giáo đã thành lập trên 500 cơ sở y tế, hơn 2.300 trường, lớp mầm non, 50 cơ sở dạy nghề, 800 cơ sở bảo trợ xã hội”13 Thứ tư, Đạo Cao đài. Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ là một tôn giáo nội sinh, ra đời ở Tây Ninh vào năm 1926, do các vị là tư sản, địa chủ, công chức trong bộ máy chính quyền đương thời sáng lập, hoạt động chủ yếu ở Nam Bộ. Đạo Cao Đài có biểu trưng thiêng liêng là Thiên nhãn (con mắt trái) tượng trưng cho sự cai quản thấu suốt của Thượng đế, thờ Đấng Thượng đế đã sanh hóa vũ trụ, toàn thể chúng sanh và thờ các Đấng Thiêng liêng: Lão Tử, Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Khổng Tử, Quan Âm Bồ Tát, Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế Quân, Khương Tử Nha... một số hệ phái thờ cả Bác Hồ. Khi mới thành lập, đạo Cao Đài là một tổ chức tôn giáo thống nhất có Toà thánh ở Tây Ninh và xây dựng được hệ thống tổ chức Giáo hội hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Tính đến năm 2012, đạo Cao Đài có khoảng 2,5 triệu tín đồ, trên 10.000 chức sắc, 1.205 cơ sở thờ tự (tòa thánh, tổ đình, thánh thất, điện thờ Phật mẫu) ở 37 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Các phái Cao Đài hiện nay gồm: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Minh Chơn đạo, Truyền Giáo Cao Đài, Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Cầu Kho Tam Quan, Cao Đài Bạch Y, Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) và Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi. Thứ năm, “Phật giáo Hoà Hảo. Phật giáo Hoà hảo do ông Huỳnh Phú Sổ (1920- 1947) khai lập năm 1939 tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc trước đây 13 [http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sonv/Pages/Gap-mat-chuc-sac-lanh-dao-cac-Hoi-thanh-Tin-lanh- nhan-dip-Le-Phuc-sinh-2021.aspx]
  • 21. 11 (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật, ông bà tổ tiên nhưng không bằng tượng cốt, tranh ảnh mà bằng tấm Trần Dà (tấm vải màu nâu). Quá trình phát triển của Phật giáo Hoà Hảo trải qua nhiều biến cố, có lúc bị lợi dụng trở thành một tổ chức phản động chống phá cách mạng nhất là từ năm 1947 khi Huỳnh Phú Sổ bị chết trong chiến khu. Năm 1999, Phật giáo Hòa Hảo được công nhận là một tôn giáo hợp pháp, Đại hội đại biểu Phật giáo Hoà Hảo nhiệm kỳ I đã bầu ra Ban Đại diện toàn đạo; năm 2004, Đại hội nhiệm kỳ II đã thông qua Hiến chương với đường hướng hành đạo "Vì đạo pháp, vì dân tộc" và suy cử Ban Trị sự Trung ương gồm 21 vị, với cơ cấu tổ chức hành đạo 2 cấp, cấp toàn đạo gọi là Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo, cấp cơ sở gọi là Ban Trị sự xã. Đến năm 2012, Phật giáo Hoà Hảo có khoảng 1,3 triệu tín đồ (trong đó có 3.200 chức việc), 94 chùa, 50 Hội quán, 399 Toà đọc giảng ở 22 tỉnh, thành phố, tập trung đông nhất là ở An Giang (nơi có Tổ đình phật giáo Hòa Hảo và có trụ sở của Ban Trị sự Trung ương)”14 . Thứ sáu, “Hồi giáo (Islam). Hồi giáo du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường và vào các thời điểm khác nhau. Vào thế kỷ thứ X, người Chăm đã theo đạo Hồi và cầu nguyện Thượng đế - Alla. Năm 1471 Nhà nước Chiêm Thành suy vong, một bộ phận cư dân Chăm-pa lưu tán xuống miền Tây Nam bộ và sang cả Ma-lai-xi-a, In-do-ne-xi-a và bị ảnh hưởng mạnh về Hồi giáo qua những nước này. Tuy nhiên, do các quy định hà khắc và cứng nhắc của đạo Hồi nên đạo không phát triển mạnh như các tôn giáo khác ở Việt Nam mà chủ yếu trong cộng đồng người Chăm. Sau giải phóng miền Nam năm 1975, các tổ chức “Hội đồng Giáo cả Islam Việt Nam”, “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” đã tự giải tán. Trong số những người cầm đầu, một số đã vượt biên ra nước ngoài, một số còn lại tìm mọi cách hoạt động. Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay được Nhà nước công nhận và tổ chức theo 2 cấp, cấp tỉnh và cấp cơ sở, ở một số tỉnh thành do nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ thì cho lập Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo. Ngày 7/01/1992, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 28/QĐ-UB công nhận “Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh”15 . Thứ bảy, một số tôn giáo khác. Ngoài sáu tôn giáo nói trên, ở Việt Nam có các tôn giáo khác với khoảng gần 1,8 triệu người chiếm khoảng 1,88% dân số cả nước. 14 https://cnx.org/contents/9c98df15-a8c8-4042-8921-128905723cd3@1 15 https://cnx.org/contents/9c98df15-a8c8-4042-8921-128905723cd3@1
  • 22. 12 - Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam: (TĐCSPHVN) do ông Nguyễn Văn Bồng sáng lập, thờ Phật và được chính quyền thuộc Pháp cấp phép hoạt động năm 1934. Với tôn chỉ, mục đích “Phước - Huệ song tu”, ngay từ khi ra đời TĐCSPHVN đã tập trung vào hoạt động từ thiện, nhân đạo thông qua việc lập các phòng thuốc nam chữa bệnh cứu người và tu hành theo giáo lý Phật giáo. - Đạo Baha’i: thờ Thượng đế và Đức Ba-ha-u-la (Baha‟ullah). Đạo Baha‟i được truyền vào Việt Nam khoảng năm 1954, tháng 4/1955 Hội đồng tinh thần Baha‟i đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn. Năm 1957, Hội đồng tinh thần đầu tiên ở miền Trung được thành lập tại Trừng Giang, Điện Bàn (nay là tỉnh Quảng Nam). - “Bửu Sơn Kỳ Hương: do ông Đoàn Minh Huyên khai lập giữa thế kỷ XIX (khoảng năm 1849), hiện nay có khoảng 15.000 tín đồ, trong đó có 116 chức việc, 18 chùa và 1 đình ở 9 tỉnh, thành phố, tập trung nhiều tại Vũng Tàu. - Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa: do ông Ngô Lợi sáng lập năm 1867 tại Cù Lao Ba, thờ Phật, Thánh, Tiên. Năm 2006 được cấp đăng ký hoạt động và năm 2010 được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang công nhận tổ chức tôn giáo. Hiện có khoảng 64 nghìn tín đồ, 400 chức việc, 55 chùa, 4 đình, 12 miếu, 04 mộc, 02 điện tại 12 tỉnh, thành phố, tập trung nhiều tại An Giang. - Giáo hội Phật đường Nam tông Minh Sư đạo: còn gọi là Đạo Minh Sư được thành lập năm 1863, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các đấng Phật, Tiên, Thánh thần, hoạt động chủ yếu ở khu vực phía Nam, được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2007 và công nhận về tổ chức năm 2008. - Minh lý đạo Tam tông miếu: còn được gọi là Minh Lý Đạo, được thành lập năm 1924, thờ Tam giáo (Phật giáo, Khổng giáo và Nho giáo), hoạt động chủ yếu ở các tỉnh khu vực phía Nam, được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo năm 2007, công nhận về tổ chức năm 2008. - Đạo Bàlamôn: là tôn giáo hình thành tại Ấn Độ (còn gọi là Ấn Độ giáo) du nhập vào cộng đồng dân tộc Chăm từ đầu Công nguyên thông qua các thương gia Ấn Độ. Bản thân người Chăm Bàlamôn không gọi mình là Chăm Bàlamôn mà gọi là Chăm Ahiêr hoặc Chăm “Rặt” (Cham jat – Chăm gốc). Đạo Bàlamôn thờ các vị thần như Brama, Vitsnu, Siva và các Vua Chăm. Như vậy, Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Có cả những hình thức tôn giáo
  • 23. 13 nguyên thủy trong các vùng người dân tộc thiểu số, tín ngưỡng dân gian của người Kinh, đến những tôn giáo hoàn chỉnh về mặt tổ chức. Hiện nay, “95% dân số Việt Nam có đời sống tôn giáo trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8 ngàn lễ hội tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Tính đến năm 2018, có 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng”16 . “Việc ra đời các tổ chức tôn giáo phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tôn giáo của cá nhân, đồng thời khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có quyền tự do tôn giáo của cá nhân hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận. Trong 5 năm qua, hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak, 500 năm cải chính đạo Tin lành…”17 “Quan trọng hơn, các tôn giáo được tự do hành lễ, dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự; được tạo điều kiện mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của Giáo hội, được Nhà nước tạo điều kiện phát triển các quan hệ giao lưu quốc tế…Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động đã xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước, dân tộc”18 . Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ , diện tích tự nhiên 5.060km2, 09 đơn vị hành chính cấp huyện ,trong đó 03 huyện miền núi (Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân), 112 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 8 thị trấn, và 88 xã). Dân số trên 900 nghìn người , gồm 31 dân tộc anh em . Có 05 tôn giáo chính (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo). Với trên 294 nghìn tín đồ .(Báo cáo của Uỷ ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh khóa X trình đại hội đại biểu Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019- 2024). 16 [https://baoquocte.vn/hoat-dong-ton-giao-o-viet-nam-soi-dong-da-dang-va-tu-do-trong-khuon-kho-phap-luat- 118904.html] 17 [https://baoquocte.vn/hoat-dong-ton-giao-o-viet-nam-soi-dong-da-dang-va-tu-do-trong-khuon-kho-phap-luat- 118904.html] 18 [https://baoquocte.vn/hoat-dong-ton-giao-o-viet-nam-soi-dong-da-dang-va-tu-do-trong-khuon-kho-phap-luat- 118904.html]
  • 24. 14 2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TÔN GIÁO CỦA CÁ NHÂN TẠI TỈNH PHÚ YÊN 2.2.1 Thực trạng thể hiện quyền bày tỏ niềm tôn giáo Quán triệt điều 24, Hiến pháp năm 2013, thực trạng đưa ra hệ thống Đảng , Nhà nước Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và thể hiện bằng bộ máy các cấp lãnh đạo chỉ đạo lĩnh vực tôn giáo. Tại các diễn đàn (chùa, giáo hội…) trong sinh hoạt nội bộ , cũng như sinh hoạt thôn văn hóa … Tôi Thích Nữ Diệu Liên, Trụ Trì Chùa Lương Quang, Thôn Phú Lương, Xã Hòa Tân Đông, Thị Xã Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên đều bày tỏ niềm tôn giáo và được các cấp chấp nhận và dần đi vào cuộc sống bình đẳng. Đảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân đối với cá nhân trên khía cạnh pháp luật được Đảng và Nhà nước cụ thể hóa, luật hóa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân cho cá nhân theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà nước và các cơ quan chức năng bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân cho cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Đó là, thực hiện nghiêm các quy định của Hiến pháp, Luật Quyền tự do tôn giáo của cá nhân và các văn bản có liên quan, tạo mọi điều kiện để cá nhân có quyền tự do tôn giáo của cá nhân thể hiện niềm tin quyền tự do tôn giáo của cá nhân theo quy định tại hiện hành. Đồng thời, tạo nền tảng quan trọng nhằm điều chỉnh việc thể hiện quyền bày tỏ niềm tôn giáo trong thực tế. Xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo của cá nhân của cá nhân theo quy định pháp luật. Tất cả cá nhân, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân được thực hiện chế độ, chính sách một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quá trình phát triển của đất nước. Tuyệt đối không phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân sử dụng, nghiên cứu kinh sách, các loại sách, báo, ấn phẩm về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân tại thư viện dành cho cá nhân để phục vụ nhu cầu sinh hoạt quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân. Cá nhân được nhận và sử dụng các loại sách, báo, ấn phẩm khác về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân được phát hành hợp pháp do sau khi được kiểm duyệt. Quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân luôn hướng tới giá trị chân - thiện - mỹ, giúp cá nhân từng bước thay đổi
  • 25. 15 hành vi nhân cách. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề này, các trại giam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cá nhân có thể bày tỏ niềm tin quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân theo quy định của pháp luật. Hiện nay, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế có liên quan đến lĩnh vực quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân, bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân của mọi người dân nói chung và cá nhân đang chấp hành án phạt tù nói riêng phù hợp với Công ước quốc tế và ngang tầm với luật pháp của nhiều quốc gia có nền pháp chế lâu đời. Qua đó, thể hiện tính ưu việt của chế độ, tinh thần nhân đạo, tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân. 2.2.2 Thực trạng tham gia hoạt động tôn giáo và thực hiện lễ nghi tôn giáo “Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 57.000 chức sắc, 157.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. Có 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo tương đương từ bậc trung cấp đến đại học. 27% dân số (khoảng 25 triệu người) là tín đồ của một trong các tôn giáo. Việc in kinh sách và xuất bản các ấn phẩm liên quan tôn giáo được duy trì thường xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo. Mỗi năm có tới hơn 8.000 lễ hội quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách. Cùng với đó, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được đăng cai, tổ chức thành công tại Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao như sự kiện Kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (2017), Ðại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (2019), Tổng hội dòng Ða Minh thế giới (2019)...”19 “Cùng với những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Việt Nam cũng đã đạt được những tiến bộ vượt bậc về tự do tôn giáo. Ðoàn kết tôn giáo đang trở thành nền tảng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta đã không ngừng nỗ lực để hoàn thiện các hệ thống pháp luật liên quan tôn giáo, đồng thời đề ra các chính sách tôn giáo phù hợp. Ngoài các quy định trong Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật khác nhau, như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Dân sự, sự ra đời của Luật Quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá 19 https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ton-trong-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-cua-nhan-dan- 629006/
  • 26. 16 nhân có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 là dấu mốc quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân của nhân dân”20 . Ngày 24/4, tại Di Tích lịch sử bến Vũng Rô- Tàu Không số (xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa), Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Việt Beach phối hợp ban liên lạc bến tàu không số Vũng Rô Phú Yên long trọng tổ chức lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ tàu Không Số , tri ân tiền nhân và cầu quốc thới dân an, hướng đến kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021). Lễ cầu siêu được cử hành theo nghi thức Phật giáo được thực hành bởi quí sư tăng chùa Phú Long (giáo hội phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh).(báo phú yên 4900(6703) chủ nhật 25-4-2021 Trần Qưới- Bích Ngân). “Thực tế những năm vừa qua cho thấy, không khí sinh hoạt quyền tự do tôn giáo của cá nhân trong các tầng lớp nhân dân ngày càng sôi động và có chiều hướng gia tăng. Thống kê có tới 95% dân số Việt Nam hiện nay có đời sống tín ngưỡng. Cứ nhìn vào các lễ hội tôn giáo, các buổi lễ trọng của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian có thể nhận rõ, những sinh hoạt này không chỉ là sinh hoạt tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân trong các cộng đồng của đồng bào có đạo mà còn đang trở thành ngày hội thu hút toàn dân tham gia. Ðiều đó thể hiện rằng Ðảng và Nhà nước ta luôn tạo mọi điều kiện để nhân dân được tự do tham gia các hoạt động tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Ðây là những sinh hoạt vừa mang tính tâm linh vừa mang yếu tố văn hóa, là nhu cầu chính đáng của người dân. Có không ít cơ sở thờ tự, tín ngưỡng đang trở thành địa chỉ du lịch thu hút du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Ðiều đáng nói là tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm. Ở từng địa phương, chính quyền cũng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc, chức việc và mọi tín đồ tôn giáo được hoạt động trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà nước”21 . 2.2.3 Thực trạng thực thi những giới hạn trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân “Trong thế giới hiện đại, mọi nhà nước đều khẳng định quyền tự do tôn giáo cá nhân trong xã hội, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc: Mọi hoạt động tôn giáo phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Điều đó cho thấy, tự do tôn giáo là có giới hạn. Rất 20 https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ton-trong-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-cua-nhan-dan- 629006/ 21 https://nhandan.com.vn/cung-suy-ngam/ton-trong-bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-cua-nhan-dan- 629006/
  • 27. 17 nhiều người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có hành vi nhân danh tôn giáo mà vượt qua những giới hạn luật pháp cho phép. Vậy nên thiết nghĩ, dù ở Việt Nam hay phương Tây thì việc đề nghị Nhà nước giải quyết yêu cầu nào đó là quyền của người dân, tuy nhiên, Nhà nước lại đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm thực hiện các quyền này trong tư cách công dân, trong khuôn khổ luật pháp, không nhân danh tư cách nào khác. Ngày nay, nhân loại đã phát triển tới thời kỳ mọi xã hội đều được tổ chức, quản lý trên cơ sở pháp luật, yêu cầu trước hết mỗi người phải là một công dân sống, làm việc theo pháp luật. Nhân loại đã đi qua thời tôn giáo nào đó tự cho mình quyền đứng trên pháp luật. Chính vì thế không ai có thể tự cho mình có quyền nhân danh tôn giáo để đưa ra đòi hỏi phi lý, rồi khi không được đáp ứng thì lu loa chính quyền xâm phạm tự do tôn giáo! Từ ngày thành lập đến nay, Nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn có đường lối, chính sách nhất quán trong khi khẳng định quyền tự do tôn giáo cá nhân của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để công dân theo bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể vừa thực hiện trách nhiệm công dân, vừa thực hành đức tin tôn giáo của mình. Không ai có thể phủ nhận sự thật là mọi tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà nước tôn trọng, tạo điều kiện để phát triển”22 . “Trong những năm qua, với những hoạt động thiết thực, Ban Tôn giáo tỉnh Phú Yên đã góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trước âm mưu Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; ngăn chặn thủ đoạn tung tin đồn, xuyên tạc đường lối chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch trong việc thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; tăng cường sự quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo”23 . 2.2.4 Thực trạng hoạt động của nhà nước để bảo đảm quyền tự do tôn giáo Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận từ trung ương đến địa phương trong công tác chỉ đạo luôn coi trọng lĩnh vực tôn giáo bình đẳng giữa các ngành và các mặt công tác thể hiện rõ nét qua tổng hợp tình hình theo định kỳ, theo nhiệm kỳ đại hội. Thực hiện đúng theo điều 24 Hiến pháp 2013. “Trong những năm qua, pháp luật về bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân không ngừng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; những văn bản quy phạm 22 https://tcnn.vn/news/detail/39409/Quyen_tu_do_ton_giao_trong_he_thong_phap_luat_Viet_Namall.html 23 https://tcnn.vn/news/detail/39409/Quyen_tu_do_ton_giao_trong_he_thong_phap_luat_Viet_Namall.html
  • 28. 18 pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân không những tăng nhanh về số lượng, mà còn phong phú và đa dạng về hình thức; đã có rất nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị được ban hành; nội dung các văn bản luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn”24 . Trên cơ sở Nghị quyết 25/NQ-TW về công tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành các quy phạm của pháp luật, các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân như: Luật tôn giáo 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành và sửa đổi 16 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tôn giáo để thể hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân về xây dựng, thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, về đăng ký hộ khẩu… hệ thống chính sách mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung có tác động tích cực trong việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo theo pháp luật. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con tín đồ các tôn giáo, các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện chương trình “nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng dân tộc, miền núi có tôn giáo”; Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đề án “Chương trình giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong các trường, lớp đào tạo chức sắc tôn giáo và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia xã hội hóa giáo dục”; Thanh tra Chính phủ “Tổng kết tình hình khiếu nại về tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo và đề xuất phương án giải quyết”; Bộ Công an triển khai đề án “Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây rối trật tự công cộng, xâm hại an ninh quốc gia”; Bộ Ngoại giao và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam triển khai “Quy chế quản lý đối với các tổ chức phi chính phủ tôn giáo và liên quan đến tôn giáo trong lĩnh vực viện trợ”; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sơ kết cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, rút kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng mô hình làng, xã văn hóa “Sống tốt đời, 24 https://tcnn.vn/news/detail/39409/Quyen_tu_do_ton_giao_trong_he_thong_phap_luat_Viet_Namall.html
  • 29. 19 đẹp đạo” trong vùng đông tín đồ tôn giáo; xây dựng đề án “Giữ gìn, phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, bài trừ mê tín dị đoan” và Quy chế “Quản lý việc xuất bản kinh sách, sản xuất và kinh doanh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo”; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai xây dựng “Quy định quản lý đối với các cơ sở từ thiện nhân đạo do các tôn giáo quản lý; quy chế quản lý làm việc các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo”… Nhờ có chính sách quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân đúng đắn và được bổ sung theo sự phát triển của xã hội nên quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân luôn được mở rộng và đảm bảo. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân được quy định rõ ràng hơn, thông thoáng hơn và cởi mở hơn. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin của mình; được thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của các cơ sở quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân trên các mặt sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động của chức sắc, tính pháp lý và những hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Các chủ trương, chính sách của Đảng về tôn giáo đã được thể chế hóa bằng pháp luật đầy đủ hơn, việc đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được tăng cường hơn. Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở các cấp tiếp tục được nâng lên qua hoạt động thực tiễn công tác và qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Các tôn giáo đã được nhà nước công nhận tiếp tục hoạt động ổn định theo hướng tuân thủ pháp luật, các tôn giáo tập trung củng cố tổ chức, tăng cường các sinh hoạt tôn giáo trong các ngày lễ lớn, tổ chức học tập giáo lý, đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xây dựng và tu bổ cơ sở thờ tự, hoạt động từ thiện nhân đạo, phát triển tín đồ và tham gia các sinh hoạt giao lưu quốc tế; đa số chức sắc, tín đồ tích cực tham gia các hoạt động xã hội, gắn bó với dân tộc theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”.
  • 30. 20 Thứ hai, thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân ở Việt Nam hiện nay Nói đến thực hiện pháp luật về quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân là nói đến quá trình đổi mới với những thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội; trong quá trình đó, đổi mới về chính sách đối với tôn giáo đã đưa lại những thành tựu rất quan trọng, làm thay đổi căn bản đời sống tôn giáo ở Việt Nam; đời sống tôn giáo ở Việt Nam thể hiện trên các mặt sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, hoạt động của chức sắc, tính pháp lý và những hoạt động của tổ chức tôn giáo, như: đại hội, hội nghị, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, thành lập trường đào tạo, in xuất bản kinh sách, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, thực hiện các mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế… Trước đổi mới chỉ có bốn tổ chức được nhà nước công nhận gồm: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam được công nhận năm 1981; Hội đồng Giám mục Việt Nam được công nhận năm 1980; Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) được công nhận năm 1958; Ban Quản trị các Thánh đường Hồi giáo thành phố Hồ Chí Minh năm 1983 (thực ra đây chỉ là đầu mối quản lý được lập ra để tiếp nhận viện trợ của Ngân hàng Phát triển Hồi Giáo - IDB, sau này, năm 1992 đổi thành Ban Đại diện Cộng đồng Hồi Giáo thành phố Hồ Chí Minh). Từ khi đổi mới đến nay có thêm 35 tổ chức được công nhận; nếu chia theo thời gian thì từ khi đổi mới về công tác tôn giáo được đánh dấu bằng nghị quyết số 24 (1990) đến khi Pháp lệnh quyền tự do tôn giáo cá nhân của cá nhân ra đời (2004), Nhà nước công nhận 11 tổ chức tôn giáo, trong đó có 09 tổ chức của đạo Cao Đài. Đến hết năm 2015, tất cả có 39 tổ chức tôn giáo có địa vị pháp lý hoạt động ở Việt Nam, trong đó có 36 tổ chức và 01 Pháp Môn được công nhận, 02 tổ chức được cấp đăng ký. Mỗi tổ chức tôn giáo khi được cấp đăng ký cũng như được công nhận đều tuân thủ đúng trình tự pháp lý và đủ các điều kiện quy định của pháp luật, các tổ chức tôn giáo đều tiến hành nắm lại thực lực tín đồ chức sắc, cơ sở tôn giáo, phạm vi hoạt động, tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu thông qua Hiến chương (Điều lệ), đường hướng hành đạo và bầu cơ quan lãnh đạo Giáo hội để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình này, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các ngành
  • 31. 21 chức năng và địa phương hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. 2.2.5 Thực trạng các hình thức và biện pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo Qua báo cáo định kỳ ,qua báo cáo của Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh nhiệm kỳ 2019-2024 của tỉnh Phú Yên cho thấy việc đánh giá tình hình rất sát thực với hoạt động tôn giáo, Mặt trận đề ra các chương trình hành động về nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy tinh thần sáng tạo tự quản, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, trong đó có nhiều người trong các tôn giáo được phát huy gương người tốt việc tốt, trong xây dựng nông thôn mới, trong sản xuất giỏi, trong hòa giải nhân dân… làm cho khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững bền góp phần xây dựng quê hương đất nước.(Báo cáo của UBMTTQVN Tỉnh khóa X trình đại hôi đại biểu mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2019-2024). Bên cạnh những đặc điểm của công tác pháp luật về bảo đảm quyền tự do tôn giáo cá nhân nói chung đã có vai trò quan trọng trong việc áp dụng các hình thức và các biện pháp bảo đảm nói trên. Đối với vấn đề của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là đổi mới trong việc hình thức và các biện pháp bảo đảm nói chung. Hoạt động lý luận và tổng kết thực tiễn góp phần làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hoàn thiện đường lối, chính sách, giải đáp những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Trong những năm qua công tác thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân và đào tạo cán bộ được cấp uỷ các cấp xác định là nhiệm vụ quan trọng. Đây chính là thành tựu quan trọng trong quá trình hoạt động của các trung tâm nói trên. Trong thực tế thì để thực hiện tốt công tác quyền tự do tôn giáo của cá nhân cũng đã đề ra một số phương hướng những chủ trương về hình thức và các biện pháp bảo đảm thực thi trong thực tế. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện trong thực tế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có những phương pháp dạy cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác áp dụng về thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân nói chung. Những kết quả đó đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong Đảng, trong xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Các tổ chức đảng và đảng viên trưởng thành về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, tư duy lý luận, năng lực lãnh đạo và
  • 32. 22 công tác vận động quần chúng được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Cũng trong quá trình khảo sát thì số liệu cho rằng Đảng và nhà nước ban hành chủ trương về ban hành hình thức và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do tôn giáo của các nhân hay không được thể hiện thông qua biểu đồ sau: KHẢO SÁT VỀ VIỆC BAN HÀNH CHỦ TRƯƠNG VỀ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO CÁ NHÂN Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ 1. Có 226 75,34 % 2. Có nhưng chưa thường xuyên 55 18,33 % 3. Không 18 6 % 4. Ý kiến khác 1 0,33 % Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện khảo sát của cơ quan nhà nước về hình thức và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do tôn giáo cá nhân Như vậy, nhìn chung việc ban hành chủ trương, chính sách đối với vấn đề này là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Thông qua học tập, đào tạo và thực hiện việc kết hợp các hình thức và biện pháp về thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân trong thực 75.34% 18.33% 6% 0.33% Có ban hành Có nhưng chưa thường xuyên Không ban hành Ý kiến khác
  • 33. 23 tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay thì công tác thực hiện quyền tự do tôn giáo rất được quan tâm về mọi mặt. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng cũng như các nội dung có liên quan được tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, sâu rộng trong các cán bộ, đảng viên được học nói chung trong thời gian vừa qua. Trong những năm vừa qua, trên địa bàn các địa phương việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Điều này góp phần quan trọng trong việc áp dụng các các hình thức về thực hiện quyền tự do tôn giáo nói chung. Chỉ trên cơ sở gắn liền lý luận với thực tiễn mới đem lại kết quả đích thực. Biến quá trình thực hiện quyền tự do tôn giáo trở thành quá trình tự giáo dục, lấy tự học là chính là một yêu cầu cơ bản trong phương pháp giáo dục hiện đại, tạo cho học viên có khả năng tự học, giúp họ hình thành phong cách độc lập trong nghiên cứu và chủ động trong quá trình học tập. Từ đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả về công tác thực hiện quyền tự do tôn giáo của cá nhân ở nước ta trong thực tế. 2.3 ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM 2.3.1 Những mặt tích cực Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Đây là bước rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế quan trọng, Việt Nam cam kết tôn trọng và bảo đảm cho người dân các quyền đã được công nhận trong các công ước bằng hoạt động lập pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quyền con người được các công ước ghi nhận. Hệ thống pháp luật về quyền tự do tôn giáo của cá nhân không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quyền tự do tôn giáo của cá nhân không những tăng nhanh về số lượng mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình thức để phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt, trên cơ sở nghị Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo, Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa thành các quy định của pháp luật và các kế hoạch, giải pháp, cơ chế bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Thứ hai, để luật hóa quy định của Hiến pháp 2013 đồng thời khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh quyền tự do tôn giáo của cá nhân sau hơn 10 năm thực hiện, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật Quyền tự do tôn giáo của cá nhân,
  • 34. 24 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018. Đây là lần đầu tiên quyền tự do tôn giáo của cá nhân được luật hóa một cách cụ thể, đầy đủ thành một chế định riêng và có nhiều điểm mới so với Pháp lệnh quyền tự do tôn giáo của cá nhân năm 2004. Ví dụ, tại Điều 6 của luật này, bên cạnh việc khẳng định quyền tự do tôn giáo của cá nhân, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của mọi người, điều luật còn quy định cụ thể quyền tự do tôn giáo của cá nhân của con người được thực hiện thông qua việc bày tỏ niềm tin, thực hành lễ nghi, tham gia lễ hội tôn giáo, học tập và thực hành giáo lý, giáo luật quyền tự do tôn giáo của cá nhân. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về quyền tự do tôn giáo của cá nhân ở nước ta quy định “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin quyền tự do tôn giáo của cá nhân”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo của cá nhân được Nhà nước bảo đảm thực hiện và bảo vệ ngay cả đối với người phạm tội đang phải chấp hành hình phạt theo bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Đây là sự thể hiện đầy đủ nhất về quyền tự do tôn giáo của cá nhân, trước hết là quyền con người, là sự tự nhiên, vốn có vào phải được bảo đảm ngay cả khi con người bị tước quyền công dân. Thứ ba, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của cá nhân của người dân trên thực tế. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của đồng bào theo tôn giáo. Theo đó, các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt quyền tự do tôn giáo của cá nhân của đồng bào có đạo. “Các hoạt động quyền tự do tôn giáo của cá nhân trong những năm qua chứng tỏ thực tế này. Việc bày tỏ đức tin, lễ nghi, lễ hội tôn giáo diễn ra bình thường, đặng biệt là những dịp lễ lớn. Những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô ngày một lớn, thu hút nhiều tín đồ tham dự với tinh thần phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, các tổ chức tôn giáo ở
  • 35. 25 Việt Nam có quyền và được Nhà nước tạo điều kiện mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; chủ động trong việc củng cố tổ chức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành để chăm lo việc đạo theo Hiến chương của các tôn giáo và quy định của pháp luật; các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như mọi công dân khác theo quy định của pháp luật...”25 “Như vậy, đời sống tôn giáo và quyền tự do tôn giáo của cá nhân ở Việt Nam phát triển song hành cùng sự phát triển của dân tộc. Trong sự phát triển phong phú ấy, vai trò của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng, tạo điều kiện để mọi người dân được tự do thực hành tôn giáo của mình đóng vai trò hết sức quan trọng”26 . Nhiều người,tổ chức, từng cá nhân liên kết tổ chức cầu an , cầu siêu ,tuyên truyền giáo lý. Tổ chức tham gia các cuộc vận động từ thiện ,cứu giúp… chẳng những trong phạm vi của tỉnh mà còn tiếp tục phối hợp công tác dân tộc, tôn giáo của ban dân vận tỉnh ủy Phú Yên và Bình Định cho thấy 5 năm qua 2016-2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế- xã hội , an ninh-quốc phòng ; 5 năm tới 2021- 2025 tiếp tục phối hợp phát triển góp phần xây dựng kinh tế xã hội bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội.(báo Phú Yên 4887(6690) chủ nhật 11-4-2021 tiếp tục phối hợp công tác dân tộc, tôn giáo giai đoạn 2021-2025. Thái Ngọc). 2.3.1 Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất: về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo chậm được thể chế Hiến pháp xác định Quyền tự do tôn giáo là quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, mặc dù Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã đi vào áp dụng trong thực tế gần 05 năm nhưng trong thực tế vẫn còn một số vướng mắc, cụ thể: “ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo dành 1 chương (Chương III) quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định những vấn đề liên quan đến nhân sự của cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng. Vì vậy, chính 25 https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_nhan_quyen_quoc_te_va_ trong_phap_luat_Viet_Namall.html 26 https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_nhan_quyen_quoc_te_va_ trong_phap_luat_Viet_Namall.html
  • 36. 26 quyền địa phương gặp không ít khó khăn khi giải quyết những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của tổ chức, cơ sở tín ngưỡng (công nhận, thành lập tổ chức tín ngưỡng hoặc cơ sở tín ngưỡng) trong thực hiện quản lý nhà nước đối với các vấn đề nhân sự, hoạt động, đất đai, xây dựng của cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn. Mặt khác, theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tổng thể quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp. Tuy nhiên, Điều 22, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 30-12-2017 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo(17) lại tách nội dung quản lý nhà nước về lễ hội tín ngưỡng, quản lý khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng sang cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa phụ trách. Điều này ảnh hưởng đến tính thống nhất, tính đồng bộ trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng”27 .Về thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo: Khoản 4, Điều 56 của Luật quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 quy định, đất cơ sở tôn giáo do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, do vậy cơ sở tôn giáo không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất Điều này dẫn đến khó khăn khi tổ chức tôn giáo yêu cầu thực hiện quyền theo quy định tại Khoản 4, Điều 56, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Thứ hai: hiện chưa rõ quy định về giới hạn tự do tôn giáo của cá nhân. Hiện nay, Hiến pháp và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đề cập đến giới hạn về tự do tôn giáo. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa trực tiếp ban hành văn bản hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này, gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình làm việc trong thực tiễn hiện nay. Thứ ba: Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo không nhận ra thực tế này. Họ có nhiều tham vọng chính trị và bị tác động, ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, nên đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ đã lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tôn giáo để kích động và tiến 27 https://tcnn.vn/news/detail/33814/Quyen_tu_do_tin_nguong_ton_giao_theo_luat_nhan_quyen_quoc_te_va_ trong_phap_luat_Viet_Namall.html
  • 37. 27 hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”. Họ đã liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước trong hoạt động chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiêu bài của họ là đối lập tôn giáo với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Để thực hiện điều đó, họ sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, bịa đặt, vu cáo cấp chính quyền phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước và hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế… Họ coi các đối tượng cực đoan chống đối trong các tôn giáo là lực lượng nòng cốt để lôi kéo tập hợp quần chúng làm đối trọng với Đảng, Nhà nước và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực lượng này hoạt động chống phá đất nước, họ còn phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi "tự do" tôn giáo và "tự do" thờ phụng. Nhiều tổ chức tôn giáo không được Chính phủ công nhận và không cấp giấy phép sinh hoạt… Đây là những luận điệu bịa đặt cũ rích được lặp đi, lặp lại với ý đồ chính trị xấu xa. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho công tác tôn giáo mà còn là nguyên nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ, gây mất đoàn kết dân tộc và đe dọa ổn định chính trị - xã hội; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội. Thứ tư: hệ thống pháp luật liên quan đến tôn giáo chồng chéo mâu thuẫn nhau hoặc chưa cụ thể. Giữa Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật Đất đai. Theo Luật Đất đai, một trong những điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là, tổ chức tôn giáo phải được Nhà nước công nhân, trong khi tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo một trong các điều kiện để được công nhận tổ chức tôn giáo là phải có trụ sở, điều này cũng có nghĩa là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây có thể là một trong những lý do để từ chối việc công nhận tổ chức tôn giáo. Thứ năm: về công tác tôn giáo. Về nhận thức của cán bộ, công chức: thực tế cho thấy, hiểu biết về quyền con người nói chung, quyền tự do tôn giáo còn nhiều hạn chế,