SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHA THỊ CẨM HƢỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHA THỊ CẨM HƢỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ÁNH HÈ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn: “Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
được sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Ánh Hè. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Kha Thị Cẩm Hƣờng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự quan tâm, hỗ trợ, của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám đốc Học
viện Hành chính Quốc gia và Quý Thầy, Cô đã giảng dạy chương trình Cao học
Quản lý công, lớp Cao học HC K19N5. Những kiến thức quý báu mà Quý Thầy,
Cô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt là nền tảng cho tôi thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phan Ánh Hè, người đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân
viên Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cung cấp số liệu, tạo
điều kiện cho tôi tham gia đoàn khảo sát tình hình hoạt động của các hợp tác xã sau
chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012.
Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy, Cô và các
anh, chị.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Kha Thị Cẩm Hƣờng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng......................................................................................................................................i
Danh mục các hình vẽ..............................................................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn....................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..............................................................................................................6
7. Kết cấu luận văn.......................................................................................................................................7
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể.......8
1.1. Khái quát về kinh tế tập thể...............................................................................8
1.1.1. Một số khái niệm................................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tập thể........................................................................... 9
1.1.3. Các nguyên tắc của kinh tế tập thể.............................................................. 13
1.1.4. Vai trò của kinh tế tập thể ................................................................................ 15
1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể................................................. 23
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể....................... 23
1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.................... 24
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.......................... 27
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể ở các
quốc gia và địa phƣơng.......................................................................................................................... 34
1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể ở một số quốc gia........................................................................................................................... 35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở một số
địa phương......................................................................................................................................................... 39
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã được
rút ra cho Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ............................ 41
Tiểu kết Chƣơng 1..................................................................................................................................... 43
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 44
2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh......................................................... 44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố
Hồ Chí Minh..................................................................................................................................................... 44
2.1.2. Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
đến quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
44
2.2. Tình hình về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh...................................................................................................................................................................... 46
2.2.1. Số lượng và các lĩnh vực hoạt động của kinh tế tập thể trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................................... 46
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................ 61
2.2.3. Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại hợp tác xã trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh..................................................................................................................................................... 65
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................... 65
2.3.1. Về công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về
kinh tế tập thể................................................................................................................................................... 65
2.3.2. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể ....................................................................................................................................... 66
2.3.3. Về công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập
thể............................................................................................................................................................................ 67
2.3.4. Về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể.................................................................................................................................................................... 69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3.5. Về công tác tổ chức, hướng dẫn đăng ký thành lập hợp tác xã và
giải thể hợp tác xã.......................................................................................................................................... 70
2.3.6. Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với
kinh tế tập thể................................................................................................................................................... 70
2.3.7. Hợp tác quốc tế đối với phát triển kinh tế tập thể............................. 71
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập
thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 71
2.4.1. Những kết quả, thành tựu................................................................................ 71
2.4.2. Nguyên nhân của những kết quả, thành tựu......................................... 73
2.4.3. Những hạn chế, bất cập.................................................................................... 74
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập............................................. 77
Tiểu kết Chƣơng 2..................................................................................................................................... 79
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025.... 80
3.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế tập thể
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................... 80
3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh............................................................................................................................................................. 80
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh............................................................................................................................................................. 82
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025........................................................................................................... 86
3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 87
3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về
kinh tế tập thể................................................................................................................................................... 87
3.2.2. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể ............................................................................................................................ 88
3.2.3. Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập
thể............................................................................................................................................................................ 89
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể.................................................................................................................................................................... 92
3.2.5. Các giải pháp về tổ chức thành lập và quản lý kinh tế tập thể . 93
3.3. Giải pháp đột phá....................................................................................................... 94
Tiểu kết Chƣơng 3.......................................................................................................................... 96
KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 99
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT BẢNG NỘI DUNG TRANG
01 Bảng 2.2
Tình hình hoạt động của hợp tác xã từ
47
năm 2012 đến năm 2016
02 Bảng 2.3
Số lượng hợp tác xã theo lĩnh vực từ
49
năm 2012 đến năm 2016
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT BẢNG NỘI DUNG TRANG
01 Hình 2.2
Tình hình tăng, giảm số lượng hợp tác
49
xã từ năm 2012 đến năm 2016
02 Hình 2.3 Tỷ trọng của các ngành nghề 50
03 Hình 2.4
Chất lượng hoạt động của các hợp tác
64
xã
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội đất nước. Kinh tế tập thể luôn được Đảng và Nhà nước khuyến
khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội của Đảng. Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng xác định về kinh tế hợp tác: “Khuyến khích phát triển
bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức, liên kết hợp
tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho
kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản phẩm đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài
hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện hình thành các tổ hợp nông -
công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”, [2, Tr 130].
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được khuyến khích thành lập và hỗ trợ phát
triển với nhiều hình thức và trình độ khác nhau, trong tất cả các ngành nghề, lĩnh
vực, đã đáp ứng được nhu cầu của những người lao động, của các hộ gia đình, cá
thể góp phần thức đẩy sản xuất phát triển, từng bước chuyển từ sản nhỏ cá thể sang
sản xuất lớn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Thành phố, thu hút và giải quyết việc làm
cho nhiều lao động, cung ứng nhiều chủng loại sản phẩm cho thị trường trong nước
và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố tăng trưởng. Nhiều hợp tác xã
mới được thành lập, nhiều hợp tác xã được chuyển đổi hoạt động sang Luật Hợp
tác xã năm 2012 và hoạt động có hiệu quả, thu hút được người lao động và các hộ
kinh tế cá thể vào làm ăn tập thể.
Tuy nhiên, kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thành
phố (chỉ chiếm 0,27% trong cơ cấu các loại hình kinh tế)1
, vẫn còn nhiều mặt hạn
chế, yếu kém như: việc chuyển đổi và hình thành những hợp tác xã kiểu mới còn
1
Số liệu của Chi cục Thống kê TP. H
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chậm, có hợp tác xã làm ăn có hiệu quả còn ít, vốn ít, trình độ công nghệ còn thấp,
trình độ quản lý thấp, sức cạnh tranh kém, chưa cùng với kinh tế nhà nước trở
thành nền tảng vững chắc của kinh tế Thành phố. Kinh tế tâp thể trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh kém phát triển do công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập
thể còn buông lỏng, chưa thật sự quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể
như chủ trương của Đảng đã đề ra, chưa tổ chức thực hiện đầy đủ và kịp thời các
chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Chính phủ đã ban hành, đồng thời
các chính sách phát triển kinh tế tập thể của Thành phố chưa đáp ứng được với nhu
cầu phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố hiện nay.
Để góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn của kinh tế
tập thể chung và các hợp tác xã, tôi đã lựa chọn đề tài Luận văn “Quản lý nhà
nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, qua đó đánh
giá đúng thực trạng của kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển trở thành nền
tảng vững chắc của kinh tế Thành phố.
2. Tình hình nghiên cứu
1- Các công trình công bố đã được in thành sách
- Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến
Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam - thực trạng và
định hướng phát triển”, đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại
hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công
và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước ta. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
- Công trình nghiên cứu của Vụ Hợp tác xã trong cuốn sách: “Một số nội
dung chủ yếu cơ bản và các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về hợp tác xã”,
đã hệ thống hóa hệ thống văn bản pháp luật về Hợp tác xã như: Luật Hợp tác xã
năm 2012 và các nghị định, hướng dẫn thi hành, cuốn sách làm rõ bản chất tổ chức
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hợp tác xã và các quy định cụ thể chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc thù đối với hợp tác
xã. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014.
- Giáo trình của TS. Võ Thị Kim Sa - Trưởng khoa Khuyến nông và Phát triển
nông thôn về “Đổi mới hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, hướng dẫn
thành lập và báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã”. Tác giả đã nêu lên sự
cần thiết phải đổi mới hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, giá trị và nguyên
tắc của hợp tác xã, so sánh sự khác nhau của hợp tác xã kiểu củ và hợp tác xã kiểu
mới, Giáo trình dành cho cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, 2014.
- Các tác giả John R.Dunn, Anthony C.Croooks, Donald A.Frederick, Tracey
L.Kennedy, James J.Wadsworth (2002) trong công trình: “Argricultural Co-
operatives in the 21st Century”, đã đề cập đến những nguyên tắc của hợp tác xã,
bao gồm: nguyên tắc người sử dụng - chủ sở hữu: hợp tác xã thuộc sở hữu của
những người sử dụng nó; nguyên tắc người sử dụng - kiểm soát: hợp tác xã bị điều
khiển bởi những người sử dụng họ; nguyên tắc người sử dụng - lợi ích: những lợi
ích phát sinh của hợp tác xã tích lũy cho người sử dụng của nó trên cơ sở sử dụng
của họ.
- Tác giả Eddie Oczkowski (2005) với công trình:“New argricutural Co-
operatives Model”, đã nghiên cứu tổng quan về các mô hình hợp tác xã trên thế
giới hiện nay, bao gồm: hợp tác xã nông nghiệp truyền thống; hợp tác xã theo tỷ lệ
góp vốn, theo đó việc bổ nhiệm các chức vụ hợp tác xã tương ứng với vốn đầu tư
của xã viên; hợp tác xã có thành viên là những nhà đầu tư, theo đó lợi ích được
phân phối căn cứ vào thành viên đầu tư.
- Các tác giả GF Ortmann & RP King, Agrekon (2005) với công trình:
“Agricultural Cooperatives I: History, Theory and Problems”, các tác giả đã tiến
hành nghiên cứu định nghĩa và các nguyên tắc hợp tác xã, lịch sử hình thành các
hợp tác xã và các vấn đề tồn tại mà hợp tác xã truyền thống gặp phải ở các nước
phát triển và kém phát triển, bao gồm: vấn đề về quyền lợi, trách nhiệm không rõ
ràng, vấn đề nhận thức, vấn đề danh mục đầu tư, vấn đề kiểm soát, vấn đề chi phí,
đồng thời nghiên cứu đến vấn đề tương lai của các hợp tác xã truyền thống.
2- Báo cáo khoa học, các kỷ yếu hội thảo, các báo cáo nghiên cứu đã được
đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Văn kiện Đại hội lần IV của Liên minh Hợp tác Thành phố nhiệm kỳ 2015 -
2020. Văn kiện đánh giá tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh Hợp
tác xã Thành phố giai đoạn 2010 - 2015, phương hướng phát triển kinh tế tập thể
và nhiệm và nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Thành phố giai đoạn 2015 - 2020.
Bên cạnh đó, văn kiện còn có các bài tham luận của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các báo cáo tham luận của một số hợp tác
xã đại diện các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, vận tải, tín dụng,..., năm 2016.
- Bài viết của TS. Nguyễn Ty: “Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai
thế kỷ”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002. Tác giả đã tóm tắt quá
trình thành lập hợp tác xã đầu tiên từ năm 1761 tại Anh, lịch sử hình thành Liên
minh Hợp tác xã quốc tế (ICA), kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Ấn Độ,
Israel, Nhật Bản, tác giả nêu lên kết luận, hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông
nghiệp nói riêng là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân và kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có
hiệu quả là mong muốn của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tú: “Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới
- góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng”. Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2010. Tác giả đã nêu lên những nguyên
nhân thất bại của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, kinh nghiệm của các nước trên thế
giới về mô hình tổ chức hợp tác xã luôn cần thiết, nó không thay thế cho mô hình
hộ kinh doanh cá thể, tư nhân, doanh nghiệp mà trái lại hợp tác xã là một thể chế
vừa bổ sung vừa là một thể chế cùng cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường.
- Công trình nghiên cứu của Vụ Hợp tác xã: “Một số giải pháp, sửa đổi, bổ
sung quy định kiểm toán áp dụng riêng đối với hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của các hợp tác xã”. Đề tài Khoa học cấp Bộ, 2013. Công trình nghiên
cứu đã nêu thực trạng của hợp tác xã của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014,
quá trình chuyển đổi từ Luật Hợp tác xã 2003 bằng Luật Hợp tác xã 2012, những
điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012, kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Thái
Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, công trình đã tổng hợp các chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác xã của Chính phủ Việt Nam.
3- Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ có liên quan đến đề tài nghiên
cứu
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Luận văn: “Quản lý Nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà
Nội”, của tác giả Phùng Khánh Toàn, đã khái quát hiện trạng về tình hình phát
triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, nêu ra được mặt được, chưa
được và hạn chế, yếu kém của bộ máy quản lý hợp tác xã; đồng thời, tác giả cũng
đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã nói chung và
trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện
Hành chính Quốc gia, 2015.
- Luận văn: “Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở
Việt Nam hiện nay", của tác giả Doãn Thị Văn Anh, đã khái quát quá trình hình
thành và hoà thiện pháp luật quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam từ
Luật Hợp tác xã năm 1996 đến Luật Hợp tác xã năm 2012, tác giả cũng đề xuất
những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp
tác xã ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật Học, 2014.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu và từ thực trạng quản lý nhà nước đối
với kinh tế tập thể, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở khoa học qua đó hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước
đối với kinh tế tập thể.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển và thực trạng quản lý nhà nước đối
với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
4.2.1. Không gian nghiên cứu:
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Không gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu quản lý nhà nước đối
với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và có nghiên cứu, tham
khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở một số địa phương và
quốc gia.
4.2.2. Thời gian nghiên cứu:
Các thông tin, dữ liệu được cập nhật để phân tích đánh giá về tình hình phát
triển và thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu
từ năm 2012 đến nay; định hướng giải pháp, tầm nhìn đến năm 2025.
4.2.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên đề tài chủ yếu nghiên
cứu đối với loại hình kinh tế hợp tác xã. Mặt khác, hợp tác xã là loại hình tiêu biểu
của kinh tế tập thể nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với loại hình này.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của nhà nước về quản lý, phát triển đối với kinh tế tập thể.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thu thu thập thông tin sơ cấp: Được tổng hợp thông qua trao đổi trực tiếp
với đại diện theo pháp luật của các hợp tác xã, lãnh đạo các sở, ngành và Liên
minh Hợp tác xã Thành phố và có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh tế
tập thể.
+ Thu thập thông tin thứ cấp: Tham khảo tại các công trình nghiên cứu về
kinh tế tập thể trong nước và nước ngoài, các đề án và các báo cáo của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Thành phố về quản lý nhà
nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp phân tích định tính và kết hợp
với nghiên cứu định lượng, phương pháp tổng hợp và so sánh. Phần mềm sử dụng
chủ yếu là Excel.
6. Ý nghĩa của đề tài
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6.1 Ý nghĩa về học thuật, lý luận:
- Đề tài đã làm rõ được nội hàm của các khái niệm chủ yếu, hình thành được
khung lý thuyết quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, học tập
cũng như những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Các giải pháp của Luận văn có thể gợi mở cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các địa phương khác nói chung.
7. Kết cấu của Luận văn
- Phần Mở đầu.
- Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo.
- Nội dung Luận văn gồm kết cấu 3 chương:
+ Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.
+ Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
+ Chƣơng 3: Giải pháp quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2025.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10' - 10 0 38
vĩ độ bắc và 106 0 22' - 106 0 54 ' kinh độ đông; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang;
thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư
quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm
điểm của khu vực Đông Nam Á; trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km;
đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế; với
hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động
10 triệu tấn/năm; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách
trung tâm thành phố 07 km; thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,239 km2
,
dân số: 7.123.340 người với 24 quận - huyện.
- Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh (theo kết quả Đại hội
Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020):
+ Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng khá cao, bình quân 9,6%/năm, từ năm
2013, GDP năm sau tăng cao hơn năm trước; quy mô kinh tế được mở rộng, chất
lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng
suất tổng hợp (TFP) ngày càng tăng, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 33,1%; tăng trưởng
kinh tế giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng
định hướng, dịch vụ chiếm 59,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2% và nông
nghiệp chiếm 0,9%; chuyển dịch cơ cấu nội ngành rõ rệt, tăng dần các ngành dịch
vụ có giá trị gia tăng cao, 4 ngành công nghiệp trọng yếu, nông nghiệp đô thị; chỉ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt; huy động được nguồn lực cho đầu tư phát
triển;
+ Đóng góp ngân sách của Thành phố vào ngân sách cả nước năm sau cao
hơn năm trước, năm 2012 chiếm 27,7%, năm 2016 chiếm 30%; góp phần ổn định
kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; GDP bình quân đầu
người tăng 12%/năm, đến cuối năm 2016 đạt 5.538 USD/người; vai trò, vị trí của
Thành phố về kinh tế ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế đất nước từ
18,3% năm 2012 tăng lên 21,5% năm 2016.
2.1.2. Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến
quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2.1. Thuận lợi
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn nhất, trung tâm
tiêu thụ hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò đầu mối giao thương quan
trọng cho cả dải đất khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và
Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
hiện chiếm khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước.
- Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào
chín ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, khuyến khích phát triển các
dịch vụ có giá trị gia tăng cao là tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm;
thương mại; dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông
và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ tư
vấn, khoa học - công nghệ, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế; giáo dục và đào
tạo.
- Thành phố đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán
lẻ tầm nhìn đến 2020 nhằm đạt mục tiêu hình thành một hệ thống phân phối, bán
buôn, bán lẻ và phát triển vững mạnh và hiện đại, tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối với hệ thống phân phối hiện đại trong tổng mức
chung lên mức 35 - 40% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020 đã điều kiện cho
Liên hiệp Hợp tác xã Saigon Co.op đi đầu trong lĩnh vực thương mại, với sự phát
triển nhanh chóng của hệ thống 92 siêu thị và 28 trung tâm thương mại, dịch vụ
bán lẻ tại thành phố không những góp phần quan trọng vào việc gia tăng tổng mức
45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hàng hóa bán ra mà còn tạo nên xu hướng mới trong tiêu dùng của phần lớn cư dân
thành phố, hình thành một biểu tượng của nền văn minh thương nghiệp.
2.1.2.2. Không thuận lợi
Kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh, ngoài gương điển hình là
Saigon Co.op thì Thành phố vẫn còn rất nhiều hợp tác xã manh mún, nhỏ lẻ, làm
ăn thiếu liên doanh, liên kết; chất lượng và số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác còn
thấp, thiếu sức phấn đấu, vươn lên nhất là các hợp tác xã nông nghiệp do diện tích
đất nông nghiệp của Thành phố ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa nhanh, ô
nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, tình trạng kẹt xe, ùn tắt giao thông... cũng là
những điều kiện không thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
2.2. TÌNH HÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Số lƣợng và các lĩnh vực hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Số lượng các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có 520 hợp tác xã; trong đó, có 391
hợp tác xã đang hoạt động, 129 hợp ngưng hoạt động; thành phố Hồ Chí Minh đã
phát triển thêm nhiều mô hình hợp tác xã mới có hiệu quả (hợp tác xã quản lý chợ,
hợp tác xã vệ sinh môi trường, hợp tác xã nhà ở, hợp tác xã rau an toàn…); so với
cả nước thì số lượng hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 4% tổng
số hợp tác xã cả nước; có 08 Liên hiệp hợp tác xã (trong đó đang hoạt động là 04
liên hiệp, ngưng hoạt 04 liên hiệp), gồm: 04 Liên hiệp Hợp tác xã thương mại, 02
Liên hiệp Hợp tác xã Vận tải, 01 Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp, 01 Liên hiệp
Hợp tác xã nhà ở. Có 63.000 thành viên tham gia hợp tác xã, trong đó gia nhập mới
là 1.000 thành viên, tổng số lao động trong các hợp tác xã là 61.000, trung bình
mỗi năm tăng thêm 1.000 lao động (xem bảng 2.2, hình 2.2).
46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.2: Tình hình của các hợp tác xã từ năm 2012 đến năm 2016
Stt Chỉ tiêu ĐVT
Năm Năm Năm Năm Năm
2012 2013 2014 2015 2016
1 Tỷ trọng đóng góp vào GDP % 0,6 0,8 0,8 0,8 0,8
2 Tổng số hợp tác xã HTX 532 534 543 485 520
3 Tổng số liên hiệp hợp tác xã LHHTX 05 08 08 08 08
Trong đó:
Tổng số hợp tác xã thành lập HTX
2 20 10 9 20
mới
Tổng số hợp tác xã giải thể HTX 0 05 05 67 15
4 Tổng số thành viên
thành
60.300 61.000 61.000 62.000 63.000
viên
5 Tổng số lao động người 57.900 58.500 59.000 60.000 61.000
Thu nhập bình quân 1 năm của triệu
6 1 lao động làm việc trong hợp đồng 30 36,5 39 42 46
tác xã
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, sau khi Luật hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực,
Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013
của về quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 05 năm 2014 của về
hướng dẫn đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác
xã. Năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-
TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển
khai thi hành Luật Hợp tác xã; trong đó, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo thực
hiện Khoản 2, Điều 62, Luật Hợp tác xã 2012 quy định: “Hợp tác xã, liên hiệp
Hợp tác xã thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt
động không phù hợp với quy định của Luật này thì phải đăng ký lại hoặc chuyển
sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi Luật này có hiệu lực
thi hành”.
47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các Hợp tác xã trên địa bàn Thành phố thành lập trước khi Luật Hợp tác xã
2012 ra đời đều không phù hợp với Luật Hợp tác xã 2012, nếu chuyển sang các
“loại hình tổ chức khác” thì khó, chưa được hướng dẫn cụ thể tử Trung ương nên
phải tái cấu trúc tổ chức, hoạt động lại theo Luật Hợp tác xã 2012; nếu sau ngày 30
tháng 6 tháng 2016, hợp tác xã nào không tái cấu trúc theo Luật Hợp tác xã 2012
thì không được phép hoạt động nữa.
Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền Luật
Hợp tác xã 2012, đặc biệt là phải làm cho nhân dân thấm nhuần về sự cần thiết
phải có hợp tác xã, sự khác nhau của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 so với
các mô hình hợp tác xã trước đây; quyền lợi của xã viên hợp tác xã được phân chia
lợi nhuận theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ,.... các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn, tạo điều kiện
thuận lợi nhất để các hợp tác xã trên địa bàn tái cơ cấu tổ chức và hoạt động theo
Luật Hợp tác xã từ năm 2014 - năm 2015 củng cố, tổ chức lại hoạt động của hợp
tác xã nên sự biến động về số lượng hợp tác xã. Đồng thời, Ủy ban nhân dân
Thành phố kiên quyết giải thể những hợp tác xã không còn hoạt động, hoạt động
không đúng Luật Hợp tác xã 2012, trong năm 2015 giải thể 67 hợp tác xã, năm
2016 giải thể 15 hợp tác xã không còn hoạt động.
Năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Quyết định số
406/QĐ-LMHTXVN ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Liên minh Hợp tác xã Việt
Nam về ban hành quy định hỗ trợ một số hạng mục nội dung nhằm thí điểm xây
dựng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng nông sản an toàn của Việt
Nam giai đoạn 2016 - 2020 nên lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp tăng 16 hợp tác
xã, lĩnh vực hợp tác xã vận tải tăng 26 hợp tác xã sau khi Ủy ban nhân dân Thành
phố ban hành Quyết định số 2524/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2014 về phê
duyệt đề án thay mới 1.680 xe buýt (xem bảng 2.3).
48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.3: Số lƣợng hợp tác xã theo lĩnh vực từ năm 2012 đến năm 2016
Số lƣợng hợp tác xã chia theo
Năm
lĩnh vực hoạt động 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng số hợp tác xã
532 534 543 485 520
Trong đó:
Thương mại - dịch vụ 129 123 132 115 113
Nông - lâm - ngư nghiệp 64 66 61 49 65
vận tải - bốc xếp 205 207 212 194 220
Công nghiệp, tiểu thủ công
93 96 96 86 79
nghiệp, xây dựng
Vệ sinh môi trường 22 15 15 15 16
Quỹ tín dụng nhân dân 19 19 19 19 19
Nhà ở 0 8 8 7 8
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 2.2: Tình hình tăng, giảm số lƣợng hợp tác xã từ năm 2012
đến năm 2016
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh
- Giai đoạn năm 2012 - 2016 số lượng hợp tác xã có sự biến động mạnh, từng
ngành, từng lĩnh vực thì có sự biến động, chỉ riêng lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân
không tăng, không giảm; xuất hiện nhiều mô hình mới tập trung vào các mô hình
hợp tác xã mới như: hợp tác xã nhà ở, hợp tác xã vệ sinh môi trường, hợp tác xã
trường học (xem bảng 2.2).
- Tỷ trọng của các ngành được chia ra các nhóm ngành nghề sau: lĩnh vực
nông nghiệp (chiếm 12,5%), lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công và xây dựng
(chiếm 15,2%), lĩnh vực hợp tác xã nhà ở (chiếm 1,5%), lĩnh vực thương mại -
dịch vụ (chiếm 21,73%), lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 3,7%), lĩnh vực vệ
sinh môi trường (chiếm 2,2%): Hợp tác xã trường học (chiếm 0,2%) (xem hình
2.3).
Hình 2.3: Tỷ trọng của các ngành nghề
2.2% 3.7%
0.2%
12.6% NN 12,5%
CN-TTCN
15,2%
15.3%
Nhà ở 1,5%
42.6% 1.5% TM-DV
21,8%
Vận tải
42,3%
21.9%
VSMT 2,2%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
* Lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 12,5%):
+ Tổng số hợp tác xã là 65 hợp tác xã, với 4.081 thành viên (bình quân 61
thành viên/hợp tác xã) tổng vốn điều lệ là 92 tỷ 363 triệu đồng, bình quân 5.148,4
triệu đồng/hợp tác xã, tổng số thành viên là 1.487 người, lương bình quân của
50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người lao động là 4 triệu đồng tháng/người; doanh thu năm 2015 đạt 249 tỷ (doanh
thu tối thiểu 125 triệu đồng/hợp tác xã, doanh thu tối đa 117 tỷ đồng/hợp tác xã),
lợi nhuận năm 2015 đạt 1, tỷ đồng (lợi nhuận tối thiễu 2,3 triệu đồng/hợp tác xã,
lợi nhuận tối đa 895 triệu đồng/hợp tác xã).
+ Bước đầu hình thành được chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp
với hệ thống các hợp tác xã thương mại, siêu thị để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
cho thành viên thông qua hội nghị kết nối cung cầu, hội nghị kết nối sản xuất và
tiêu thụ nông sản do Uỷ ban nhân dân Thành phố tổ chức; mặc dù ảnh hưởng của
quá trình đô thị hóa, đất đai canh tác giảm, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng
các hợp tác xã nông nghiệp đã có những bước chuyển đổi nhanh chóng, kết hợp
hoạt động sản xuất - thương mại - nông nghiệp với dịch vụ, cung ứng vật tư đầu
vào, cung cấp dịch vụ hàng hóa như: dịch vụ cây cảnh, cá cảnh, cá sấu…mặc dù có
nhiều chính sách hỗ trợ như: chính sách hỗ trợ và thu hút cán bộ có trình độ về làm
việc tại các hợp tác xã nông nghiệp, bình quân hỗ trợ ngoài lương mỗi cán bộ có
trình độ đại học là 1.200.000 đồng/tháng, cán bộ có trình độ cao đẳng là 800.000
đồng/tháng và thực hiện chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu theo Quyết định
số 26/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố là 100.000.000
đồng/HTX.
Ví dụ: Hợp tác xã Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Phước
An, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Được thành lập năm 2006, với 15 xã viên, 10 lao động thường xuyên, vốn
điều lệ là 70 triệu đồng, nhà sơ chế có diện tích là 70 m2
, có 1 xe tải làm phương
tiện vận chuyển; hoạt động chính của hợp tác xã là thu mua và tiêu thụ rau an toàn
cho thành viên; sản lượng tiêu thụ rau ăn lá của hợp tác xã trong giai đoạn này
trung bình từ 1-2 tấn/ngày; khách hàng của hợp tác xã lúc này chỉ có một số ít đơn
vị như Công ty Vissan, và một vài trường mầm non trên địa bàn huyện Bình
Chánh;
Năm 2009, được sự giúp đỡ của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng
nông sản thực phẩm (FAPQDCP) theo chương trình hợp tác giữa cơ quan phát
51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
triển quốc tế Canada - CIDA và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố
Hồ Chí Minh cùng với Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh tạo điều kiện thuận lợi
đã hỗ trợ hợp tác xã Phước An xây dựng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn
VietGAP, dự án đã hỗ trợ hợp tác xã xây dựng nhà sơ chế 136 m2 và xây dựng nhà
lưới, điện 3 pha, giếng nước với tổng kinh phí là 19 tỷ đồng;
Năm 2016, hợp tác xã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, với
số thành viên là 62 người, tăng 47 người so với thời điểm mới thành lập, vốn điều
lệ đăng ký là 1,5 tỷ đồng, tăng 1,430 tỷ đồng so với năm 2006, sản lượng tiêu thụ
rau, củ, quả tăng lên 4 - 5 tấn/ngày; lợi nhuận hàng năm của hợp tác xã khoảng 516
triệu đồng, giải quyết việc làm cho 60 lao động thường xuyên với mức lương 5,5
triệu đồng/tháng; hợp tác xã đã góp phần tăng trưởng kinh tế thành viên, xóa đói
giảm nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 15/2011/QĐ-
UBND, ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành
Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 2010 - 2020 (cụ thể là tiêu chí số 13).
* Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (chiếm 15,2%):
+ Tổng số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hiện nay là 79 hợp tác xã, tổng vốn
điều lệ 64 tỷ 248 triệu đồng, tổng số thành viên 667 người, lương người lao động 7
triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 535 tỷ đồng (doanh thu tối thiểu
11,7 triệu đồng, doanh thu tối đa 179 tỷ đồng), lợi nhuận năm 2015 đạt 4,28 tỷ
đồng (lợi nhuận tối thiểu 2 triệu đồng, lợi nhuận tối đa 1,76 tỷ đồng).
+ Sản phẩm chủ yếu của các hợp tác xã hoạt động ở lĩnh vực này là dệt, thêu
ren, da, chạm khảm, gốm sứ tiêu dùng và mỹ nghệ, mây, tre, gỗ,…; hiện nay, một
số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hiện đang hoạt động cầm chừng, chưa mạnh dạn
đầu tư thay đổi máy móc, công nghệ hiện đại, tốc độ tăng trưởng chậm; tuy nhiên,
có một số hợp tác xã cơ khí như: cơ khí Hợp Tiến, xà Lan Phước Việt, cớ khí Phú
Thạnh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp như: hợp tác xã Ba Nhất hoạt động ổn định
kim ngạch xuất khẩu 12 triệu USD; hợp tác xã cao su Tấn Thành kim ngạch xuất
khẩu 24 triệu USD; các hợp tác xã này có tốc độ tăng trưởng tốt, doanh thu tăng
52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cao và có lợi nhuận; đây là các hợp tác xã có sự nhanh nhạy, thích nghi với thị
trường, đầu ra của sản phẩm ổn định và sản phẩm đã có thương hiệu trên thị
trường.
* Lĩnh vực hợp tác xã nhà ở (chiếm 1,5%):
Tổng số có 08 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã; hiện nay, do ảnh hưởng
chung của thị trường bất động sản nên các tổ chức kinh doanh bất động sản gặp
nhiều khó khăn, một số hợp tác xã triển khai xây dựng nhà ở cho người có thu
nhập thấp nhưng phải giãn tiến độ xây dựng vì thiếu vốn và chưa nhận được chính
sách hỗ trợ cụ thể; trong năm 2014, hợp tác xã Gia Phú khởi công xây dựng chung
cư tại Quận 12 dành cho người có thu nhập thấp đầu tiên của khu vực kinh tế tập
thể Thành phố, hiện dự án đã xây dựng đến tầng thứ sáu và đã bán hết số căn hộ đã
thiết kế.
* Lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 21,73%):
+ Tổng số hợp tác xã trong lĩnh vực này là 113 hợp tác xã và 04 Liên hiệp
hợp tác xã, phân bổ đều trên các quận - huyện trong Thành phố; tổng số thành viên
2.738 người, tổng vốn điều lệ 3.305 tỷ đồng; lương người lao động 8,8 triệu
đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 28.334 tỷ đồng (doanh thu tối thiểu
211 triệu đồng, doanh tối đa 25.313 tỷ đồng).
+ Có khoảng 20% hợp tác xã có quy mô nhỏ với tổng số vốn dưới 100 triệu
đồng; khoảng 65% hợp tác xã có quy mô trung bình từ 100 triệu đồng đến dưới 1
tỷ đồng; các hợp tác xã thương mại dịch vụ đều có chiến lược kinh doanh phù hợp,
tiếp cận được nguồn vốn cho vay của ngân hàng nên doanh thu hàng năm đều tăng;
khoảng 12% hợp tác xã có số vốn từ 1 tỷ đến 6 tỷ đồng, kinh doanh có hiệu quả;
khoảng 03% hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã có quy mô vốn lớn, có thương hiệu
và uy tín trên thị trường.
+ Hầu hết các hợp tác xã thương mại - dịch vụ về kinh doanh bán lẻ hàng tiêu
dùng với phương thức bán hành văn minh, hiện đại, giá cả phù hợp và đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng hàng hóa; tổ chức tốt hoạt động tiếp
thị, làm tổng đại lý phân phối cho các nhà phân phối lớn, xây dựng các cửa hàng
53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quầy sạp bán lẻ tới khu dân cư; tiêu biểu nhất là Liên hiệp hợp tác xã thương mại
Thành phố với 92 siêu thị, 110 cửa hàng co-op và 75 co-opfood trên cả nước,
doanh thu năm 2014 ước tính được xếp vào câu lạc bộ doanh thu tỷ USD, tốc độ
tăng trưởng cao và luôn được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam; năm
2014, Saigon Co-op được Ủy ban nhân dân Thành Phố chọn một trong những đơn
vị chủ lực thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực
phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố (không có hỗ trợ vốn từ ngân sách của
Thành phố); ngoài ra, còn có nhiều đơn vị khác như hợp tác xã Thương mại Quận
3, hợp tác xã Thương mại dịch vụ Quận 11, hợp tác xã thương mại Đô Thành, hợp
tác xã thương mại huyện Củ Chi, hợp tác xã Bình Tây và 26 hợp tác xã có chức
năng quản lý và kinh doanh khai thác 33 chợ loại 2 và loại 3 hoạt động tốt, tăng thu
nhập cho thành viên, nộp ngân sách nhà nước tăng từ 10-30% so với lúc chưa đấu
thầu; nhìn chung, năm 2015 các hợp tác xã thương mại dịch vụ hoạt động ổn định,
tốc độ tăng doanh thu bình quân 15-20% so với cùng kỳ.
Ví dụ: Liên hiệp Hợp tác xã Thương Mại Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập
năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao
cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình kinh tế
hợp tác xã kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể
hàng loạt; trong bối cảnh đó, ngày 12 tháng 5 năm 1989, Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý Hợp tác xã Mua bán
Thành phố trở thành Liên hiệp hợp tác xã Mua bán thành phố Hồ Chí Minh -
Saigon Co.op với hai chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong
trào hợp tác xã; Saigon Co.op là tổ chức kinh tế hợp tác xã theo nguyên tắc xác lập
sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm;
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị
Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09 tháng 02 năm 1996, với sự giúp
đỡ của các phong trào hợp tác xã quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển; từ
đây, loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển
của thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op;
54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Co.opmart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và
người tiêu dùng cả nước; là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng; khái
niệm chuỗi Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: xây dựng Co.opmart
trở thành chuỗi siêu thị dẫn đầu Việt Nam; sự thành công của chuỗi siêu thị
Co.opmart đã đưa Saigon Co.op đón nhận phần thưởng cao quý "Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới" do Chủ tịch nước trao tặng từ tháng 8 năm 2000; năm 2015,
Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh được Tạp chí Retail
Asia bình chọn là Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương;
Giai đoạn 2012 - 2016, doanh thu toàn Liên hiệp tăng trưởng bình quân đạt
23,4%; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 27,7%, vượt 84,6% so với Nghị quyết Đại
hội đề ra (tăng 15%); nộp thuế các loại tăng bình quân 30,6%, vượt 53% so với
Nghị quyết đề ra (tăng 20%); tăng trưởng năng suất lao động bình quân 8,8%; thu
nhập bình quân của cán bộ nhân viên tăng từ 7-11%/năm (tăng 10%);
Tính đến cuối năm 2016, đơn vị đã phát triển thành công hơn 200 điểm bán
hàng, nâng tổng số điểm bán lên gần 350, cho ra mắt kênh mua sắm qua truyền
hình HTV Coop và phát triển mô hình đại siêu thị Co.opXtra, trung tâm thương
mại Sense City và trung tâm mua sắm phức hợp SC VivoCity.
* Lĩnh vực giao thông vận tải, bốc xếp (chiếm 42,3%):
+ Tổng số các hợp tác xã giao thông vận tải là 220 hợp tác xã và 02 Liên hiệp
hợp tác xã; tổng vốn điều lệ 668 tỷ 573 triệu đồng, tổng số thành viên 7.956 người;
lương người lao động 17 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 3.394 tỷ
660 triệu đồng (doanh thu tối thiểu 111 triệu đồng, doanh thu tối đa 442 tỷ đồng);
lợi nhuận năm 2015 đạt 1.104 tỷ đồng (lợi nhuận tối thiểu 104 triệu đồng, lợi
nhuận tối đa 303 tỷ đồng);
+ Các hợp tác xã vận tải đang có sự sắp xếp lại theo hướng hợp nhất các hợp
tác xã có quy mô nhỏ hoặc sáp nhập vào các hợp tác xã có quy mô lớn; một số hợp
tác xã vận tải tuyến cố định khai thác các tuyến trong cả nước, vận chuyển hành
khách công cộng không có trợ giá chiếm 51% số lượng đầu xe kinh doanh tuyến cố
55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
định của Thành phố; một số hợp tác xã mở thêm các tuyến xe buýt mới, xe ít chỗ
ngồi nên năng động và thích nghi trong điều kiện đường bộ của Thành phố.
+ Ngày 23 tháng 5 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt đề án
thay mới 1.680 xe buýt; các hợp tác xã vận tải hành khách công cộng đang chuẩn
bị thực hiện đề án giai đoạn 2014 - 2017; quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã đã có kế
hoạch phối hợp với các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn nhằm thay đổi đầu xe cho hợp
tác xã; Thành phố đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã xe buýt được ưu tiên về bến
bãi phù hợp với quy định và đáp ứng nhu cầu phát triển số lượng phương tiện; phát
triển thêm các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã như sửa chữa phương tiện; cung
ứng vật tư, xăng dầu; kho hàng, bến bãi…nhằm phụ vụ hoạt động của thành viên
tốt hơn.
Ví dụ: Hợp tác xã Vận tải số 9, được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1992
theo giấy phép số 350/UB-GP của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; hoạt
động theo giấy phép kinh doanh cấp thay đổi lần 09 số 410507000009 (ngày 08
tháng 01 năm 2016) của Ủy ban nhân dân quận 5; ngày đầu thành lập có 35 xã viên
và 35 phương tiện vận tải;
Đến năm 2016, sau 23 năm hoạt động, số phương tiện của hợp tác xã là: 1.067
xe, trong đó 135 xe thuộc sở hữu của thành viên và 932 xe thuộc sở hữu của hợp
tác xã; tổng số vốn hoạt động lên đến 233.403.245.872 đồng; hợp tác xã Vận tải số
9 là hợp tác xã đầu tiên thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012, là một
trong số ít hợp tác xã giao thông vận tải đầu tiên thực hiện luật thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ; hợp tác xã Vận tải Số 9 thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế
cho Nhà nước; luôn cập nhật và phổ biến kịp thời các thông tin của ngành; hướng
dẫn xã viên chấp hành đúng và đầy đủ các quy định pháp luật được nhà nước ban
hành; trong giao dịch kinh tế với các đối tác khách hàng, hợp tác xã Vận tải Số 9
luôn thể hiện tinh thần phục vụ khách hàng là chính; hợp tác trong tinh thần tôn
trọng, hỗ trợ để hợp tác xã và thành viên cùng phát triển;
Trong quá trình phát triển, hợp tác xã đã phát huy được hiệu quả về uy tín
phục vụ trong kinh doanh vận chuyển; thể hiện qua nhiều hợp đồng vận chuyển dài
56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hạn; với chủ trương đúng đắn, tổ chức thực hiện nghiêm túc cùng với chính sách
giá cả cạnh tranh và hợp lý, hợp tác xã Vận tải Số 9 sẽ tiếp tục phấn đấu để vững
mạnh, đáp lại niềm tin của tập thể thành viên hợp tác xã và khách hàng, không
ngừng phát triển và theo hướng mở rộng thị trường;
Được sự chỉ đạo, quản lý và kịp thời giải quyết các khó khăn của Ủy ban nhân
dân Quận 5, hàng năm hợp tác xã Vận tải Số 9 liên tục gia tăng số lượng xe cũng
như chất lượng trong cung cách phục vụ khách hàng, luôn là hợp tác xã đi đầu
trong kinh doanh; nhằm động viên khen thưởng hợp tác xã Vận tải Số 9, Liên minh
Hợp tác xã Việt Nam tặng cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc”; năm 1997, Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong thực hiện Luật Hợp tác
xã (1996 - 2001), Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ tặng năm 2010 về thành
tích "Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp
Hợp tác xã và phát triển thi đua Hợp tác xã tiên phong trong xóa đói giảm nghèo".
* Lĩnh vực vệ sinh môi trường (chiếm 2,2%):
+ Tổng số có 16 hợp tác xã, tổng số thành viên 561 người, tổng vốn điều lệ 2
tỷ 29 triệu đồng, lương người lao động 5 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm
2015 đạt 20 tỷ 602 triệu đồng (doanh thu tối thiểu 225 triệu đồng, doanh thu tối đa
10.5 tỷ đồng); lợi nhuận năm 2015 đạt 8 tỷ 743 triệu đồng (lợi nhuận tối thiểu 20
triệu đồng, lợi nhuận tối đa đạt 35.2 triệu đồng).
+ Các hợp tác xã đang tập trung đầu tư phương tiện thu gom và vận chuyển
rác; các quận/huyện đang triển khai việc tổ chức lại các nghiệp đoàn, tổ thu gom
rác dân lập thành tổ hợp tác, hợp tác xã thu gom rác hoạt động theo Nghị định
151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số
04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Các hợp tác xã vệ sinh môi trường phát triển theo hướng dịch vụ môi
trường phát triển theo hướng dịch vụ môi trường kết hợp với nông nghiệp ở các
quận ven, huyện ngoại thành, liên kết khép kín hoạt động các khâu thu gom rác,
vận chuyển, phân loại, tái chế chất thải rắn thông thường phục vụ nông nghiệp.
57
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ví dụ: Hợp tác xã vệ sinh môi trường Liên Minh, hợp tác xã vệ sinh môi
trường Liên Minh được thành lập từ năm 2011 với số vốn điều lệ 42 triệu đồng,
hợp tác xã có 85 thành viên và 156 lao động, hợp tác xã có 85 xe chở rác, mỗi
tháng thu gom trung bình 6.000 tấn chất thải rắn; năm 2015, doanh thu hợp tác xã
đạt 10 tỷ 500 đồng, lợi nhuận đạt 35 tỷ 200 triệu đồng, hợp tác xã đã góp phần giải
quyết lao động địa phương, góp phần giũ gìn Thành phố xanh, sạch đẹp.
* Lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 3,7%):
+ Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình kinh tế hợp tác xã trong lĩnh vực tiền tệ -
ngân hàng; hình thành và phát triển trên nền tảng mô hình tổ chức và hoạt động
của hợp tác xã và đòi hỏi tính tuân thủ quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng rất
chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định của thị trường.
+ Trên địa bàn Thành phố có 19 quỹ tín dụng đang hoạt động, đã trải qua 20
năm hoạt động, với nhiều khó khăn và thách thức; song đến nay, mô hình này vẫn
khẳng định được sự cần thiết đối với quá trình phát triển của nền kinh tế nhiều
thành phần, trong mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị.tổng vốn điều lệ 78 tỷ
232 triệu đồng, tổng số thành viên 49.630 người, doanh số cho vay năm 2015 đạt
1.410 tỷ 871 triệu đồng (doanh số tối thiểu 11 tỷ đồng, doanh số tối đa là 183 tỷ
đồng), lợi nhuận 17 tỷ 415 triệu đồng (lợi nhuận tối thiểu 535 triệu đồng), lợi
nhuận tối đa 2 tỷ 45 triệu đồng); lương người lao động làm việc ở Quỹ tín dụng
nhân dân trung bình là 14 triệu đồng tháng/người.
+ Các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu
được lập nên ở các quận, huyện, ngoại thành; chính phân khúc thị trường nông
thôn đã thúc đẩy các Quỹ tín dụng nhân dân phát triển ở ngoại thành thành phố Hồ
Chí Minh thời gian qua; đến nay, tổng nguồn vốn huy động của các Quỹ tín dụng
nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 1.500 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với 5
năm trước; riêng vốn chủ sở hữu cũng lên đến 115 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với 5
năm gần nhất; nguồn vốn hoạt động tăng trưởng đều và quy mô mở rộng đã tạo
điều kiện cho các Quỹ tín dụng trên địa bàn tăng cường cho vay hiệu quả hơn, đáp
ứng nhu cầu vốn cho các thành viên và khách hàng của mình.
58
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Chất lượng nguồn vốn hiện nay của các quỹ cải thiện nhiều so với những
năm trước đây; trong đó vốn huy động từ thị trường 1, tức tiền gửi của các thành
viên quỹ, khách hàng dân cư, chiếm tỷ trọng cao (96%) trong tổng nguồn vốn hoạt
động của các quỹ; đặc biệt tiền gửi có kỳ hạn chiếm 99% tỷ trọng tổng vốn huy
động từ thị trường 1; tỷ lệ nợ xấu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh những năm qua duy trì ở mức dưới 3%; kết quả quan trọng này
không chỉ phản ánh hiệu quả, uy tín của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, mà còn góp phần quan trọng trong quá trình mở rộng tăng
trưởng và phát triển hoạt động cho vay của các quỹ.
+ Ngoại trừ một số Quỹ tín dụng nhân dân có kết quả kinh doanh thấp do phát
sinh từ những vấn đề nội tại, nhưng phần lớn các quỹ đều duy trì được sự ổn định,
tăng trưởng và kinh doanh có lãi; đây là kết quả quan trọng trong giai đoạn 2011 -
2015 của các trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, khi nền kinh tế nói chung và hệ
thống ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu và những khó khăn kinh tế vĩ mô.
+ Cùng với sự phát triển chung, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các
hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng được cải thiện rõ nét; trong
đó, có sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách, môi trường pháp lý thuận lợi cho các quỹ
hoạt động, hạn chế rủi ro nghiệp vụ, an toàn hệ thống về trình độ quản trị, điều
hành; cụ thể: tỷ lệ sử dụng vốn, hệ số an toàn, tỷ lệ nợ xấu… đang được các trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định đảm bảo hoạt động an
toàn, hiệu quả hạn chế thấp nhất các rủi ro tín dụng phát sinh, rủi ro thanh khoản,
rủi ro đổ vỡ.
+ Những Quỹ tín dụng nhân dân tăng trưởng tốt đã góp phần quan trọng vào
thúc đẩy kinh tế ở các quận, huyện, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; song,
hiệu quả hoạt động của các quỹ còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền
vững của kinh tế Thành phố, chung tay cùng với Thành phố giải quyết nhu cầu vốn
nhỏ lẻ, cho người dân nghèo mưu sinh, phát triển kinh tế cá thể, kinh tế hộ; sự phát
triển kinh tế những điểm vùng ven của huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, quận
59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2, quận 7… thay đổi trong những năm qua có sự tham gia tích cực và hiệu quả của
các Quỹ tín dụng nhân dân.
Ví dụ: Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn, được thành lập năm 1997;
Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn thành viên ban đầu với 100 thành viên và
gần 200 khách hàng, nay Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn đã có 5.300 thành viên
và gần 2.100 khách hàng; thành viên (là tiểu thương hiện đang kinh doanh tại 12
chợ, trung tâm thương mại; là thành viên của các hợp tác xã khác có nhu cầu về
vốn; là dân cư sinh sống tại 15 phường và thành viên là người lao động, cán bộ,
công chức trên địa bàn Phường 15, Quận 5);
Quỹ hoạt động với các dịch vụ: huy động tiền gởi và các dịch vụ ngân hàng
như: nhận tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân; tiền gởi
tiết kiệm có nhiều kỳ hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, lãnh lãi hàng tháng, lãi cuối
kỳ; lãi suất hấp dẫn, khách hàng có nhu cầu rút vốn trước thời hạn được hưởng lãi
suất bậc thang… cùng với các hình thức cho vay: cho vay vốn sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, mua nhà, sửa chữa nhà, xây nhà…;cho vay hỗ trợ tiểu thương tại
các chợ trên địa bàn Quận 5 bổ sung vốn kinh doanh; cho vay ngắn, trung hạn từ
12 đến 36 tháng phù hợp với nhu cầu tài chính của khách hàng; phương thức thanh
toán linh hoạt, trả góp, trả dần, trả lãi hàng tháng phù hợp với nhu cầu của khách
hàng,...doanh số huy động tiền gửi và thành viên vay vốn hàng năm đều tăng
trưởng; trong năm 2015, doanh số cho vay của Quỹ 131 tỷ đồng, lợi nhuận sau
thuế đạt 1 tỷ 99 triệu đồng, là Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đạt hiệu cao nhất
trong 19 quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố.
* Hợp tác xã trường học (chiếm 0,2%): lần đầu tiên mô hình hợp tác xã do
chính sinh viên góp vốn xây dựng và làm chủ đã chính thức ra đời tại Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh;
Hợp tác xã Thanh Niên thành lập ngày 22 tháng 5 năm 2013, là mô hình mới
khi sinh viên vừa là người góp vốn, làm chủ dịch vụ, vừa là người hưởng lợi trực
tiếp từ sản phẩm, dịch vụ; mỗi sinh viên đều bình đẳng khi tham gia đăng ký thành
viên của hợp tác xã; với mức góp vốn đồng nhất là 80.000 đồng/sinh viên, thành
60
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viên hợp tác xã thay vì được nhận lợi nhuận hằng tháng sẽ được hưởng giá chiết
khấu khi giao dịch tại các cửa hàng; toàn bộ phần lợi nhuận còn lại từ các hoạt
động của hợp tác xã sẽ được sử dụng vào các hoạt động phúc lợi xã hội cho sinh
viên Nhà trường; hợp tác xã có cửa hàng tích hợp cà phê sách - Youth Station cung
cấp các dịch vụ như: giáo trình học tập đại cương/chuyên ngành, tiếng Anh không
chuyên, truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả trẻ đang được nhiều người hâm
mộ; văn phòng phẩm, túi sách, ba lô; cà phê, thức uống giải khát, cung cấp dòng
sản phẩm quà lưu niệm có in tên và logo trường; ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng
địa điểm này để hội họp, tổ chức sự kiện cùng các dịch vụ đi kèm miễn phí khác
(máy lạnh, nước lọc, wifi…).
2.2.1.3. Số lượng và lĩnh vực hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh có 3.028 tổ
hợp tác có đăng ký hoạt động tại Ủy ban nhân dân phường, xã - thị trấn, tăng 200
tổ so với năm 2015 và tăng 500 tổ so với năm 2012, các tổ hợp tác liên tục phát
triển nhanh đa số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp,...không chỉ ở những nơi chưa có hợp tác xã mà cả những nơi có hợp tác xã
khá phát triển; mặc dù, tổ hợp tác chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước
nhưng tổ hợp tác được thành lập và phát triển vì phù hợp với nhu cầu của người
nông dân.
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả như sau: trong hai năm (năm 2011, 2012), thành phần kinh tế tập thể
chỉ chiếm 0,6% GDP của Thành phố; tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,6% (năm
2013) và 12,35% (năm 2014); sau khi tổ chức thực hiện Kết luận số 56-KL/TW
ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết
Trung ương khóa 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
61
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kinh tế tập thể đến năm 2020, hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể đã có bước phát
triển mạnh, cụ thể: năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 54,62% gấp 5,5 lần so
với mục tiêu đề ra là 10%/năm, nâng tỷ trọng của kinh tế tập thể đóng góp vào
GDP của Thành phố từ 0,6 (năm 2011) lên 0,8% (năm 2014) (nguồn theo niên
giám thống kê năm 2014 của Cục Thống kê thành phố) và giữ vững tỷ lệ này đến
năm 2016; tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra (1% cho giai đoạn
2012 - 2016).
- Chất lượng hoạt động của các hợp tác xã được thể hiện cụ thể như sau (xem
hình 2.4):
+ Năm 2013, doanh thu bình quân của một hợp tác xã là 20 tỷ 350 triệu đồng,
trong đó, doanh thu của hợp tác xã với thành viên là 13 tỷ đồng, lợi nhuận bình
quân của một hợp tác xã là 230 triệu đồng; năm 2016, doanh thu bình quân của
một hợp tác xã là 25 tỷ đồng, tăng 4 tỷ 650 triệu đồng so với năm 2015, doanh thu
của hợp tác xã với thành viên là 15 tỷ triệu đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2015,
lợi nhuận bình quân của một hợp tác xã là 300 triệu đồng, tăng 70 triệu đồng so với
năm 2015.
+ Đa số các hợp tác xã trong các ngành nghề, lĩnh vực đều giữ vững nhịp độ
ổn định, chất lượng hoạt động được nâng cao, nhất là lĩnh vực thương mại và bán
lẻ; riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, 5 năm qua có sự phát triển mạnh mẽ về chất
lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, nhất là trong hoạt động dịch vụ sản xuất, tiêu
thụ rau, củ, quả an toàn; với sự tăng trưởng ấy, chất lượng các hợp tác xã được thể
hiện như sau (nguồn: Báo cáo số 07/BC-LM ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Liên
minh Hợp tác xã thành phố):
++ Hợp tác xã khá giỏi: 65,2%.
++ Hợp tác xã trung bình: 22,8%.
++ Hợp tác xã yếu kém: 12%.
- Về quy mô, phạm vi hoạt động: đã mở rộng hơn so với trước năm 2013
thông qua việc liên doanh, liên kết; nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã liên
62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
doanh, liên kết với nhau và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác (trong và ngoài Thành phố) để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị
trường, địa bàn hoạt động, tăng quy mô nguồn vốn và thu hút thêm lao động; một
số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, mở chi
nhánh, văn phòng đại diện theo quy định.
- Hiệu quả kinh tế của hợp tác xã: doanh thu bình quân một hợp tác xã tăng từ
20,35 tỷ trong năm 2013 lên 25 tỷ năm 2016 với tốc độ tăng trưởng tương ứng
trong ba năm lần lượt là 5,84%, 8,11% và 13,64%.
- Về nhân sự: trong quản lý điều hành, nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của hợp tác xã được xác lập, trình độ cán bộ quản lý, nghiệp vụ trong hợp tác xã
được nâng lên; tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã hiện nay là 1.340 người; trong
đó, tổng số cán bộ đã qua đào tạo trung cấp, sơ cấp là 864 người, đào tạo cao đẳng,
đại học trở lên là 576 người.
- Về đối tượng tham gia hợp tác xã: thành viên hợp tác xã đã được kết nạp
rộng rãi, hiện nay tổng số thành viên tham gia hợp tác xã là 63.000 người, tăng
2.000 người so với năm 2015, và tăng 3.300 người so với năm 2012.
- Khu vực kinh tế tập thể đã quan tâm đến việc tổ chức phong trào thi đua,
trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất - kinh doanh, nhân rộng mô hình tiên tiến;
thực hiện pháp luật về lao động; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của hợp tác xã.
- Thu nhập bình quân một lao động trong khu vực hợp tác xã là bình quân là
42 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân một thành viên hợp tác xã là 4.000.000
đồng/tháng; thu nhập bình quân một cán bộ quản lý hợp tác xã 5.000.000
đồng/tháng; chia lãi xã viên trên vốn góp bình quân: 18%/năm.
- Đời sống thành viên hợp tác xã ngày càng được nâng cao; cơ sở hạ tầng
nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc hơn trước, thành viên ngày
càng tin tưởng hơn vào hợp tác xã.
63
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.4: Chất lƣợng hoạt động của các hợp tác xã
12.0%
22.8%
Khá, Giỏi
Trung Bình
Yếu kém
65.2%
(Nguồn: Tác giả vẽ trên cơ sở Báo cáo số 07/BC-LM ngày 10 tháng
1 năm 2017 của Liên minh Hợp tác xã thành phố)
2.2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
- Đóng góp của tổ hợp tác vào GDP của Thành phố chưa được thống kê chính
thức, hiện đang được hạch toán vào khu vực kinh tế hộ, cá thể; các tổ hợp tác được
thành lập và hoạt động theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chỉ tiêu thành lập mới 600 tổ hợp tác giai đoạn 2012 - 2016, đã đạt và vượt
21%; số lượng tổ hợp tác liên tục tăng (trong 03 năm tăng 735 tổ), chủ yếu là các
tổ hợp tác trợ vốn, góp phần tạo việc làm cho người lao động, góp phần an sinh xã
hội, đảm bảo an ninh trật tự địa phương.
- Nhìn chung, xuất phát từ nhu cầu phát triển của kinh tế hộ và điều kiện kinh
tế - xã hội ở mỗi địa phương, tổ hợp tác được hình thành với hình thức tổ chức,
quy mô và nội dung khác nhau; hoạt động của tổ hợp tác tiếp cận gần với bản chất
của hợp tác xã là tiền đề để thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác chủ yếu hướng vào
mục đích giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, như: trao đổi kinh
nghiệm sản xuất, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm, giúp kinh tế hộ thành
viên tăng sức cạnh tranh trên thị trường,..
- Tuy nhiên, Thông tư 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, chưa
64
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sát với thực tế; về quản lý nhà nước có một số huyện, thị xã đặc biệt là Ủy ban
nhân dân các xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đến tình hình hoạt
động của các tổ hợp tác.
2.2.3. Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại hợp tác xã trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; tính
đến ngày 30 tháng 12 năm 2016, có 366/391 hợp tác xã đang hoạt động đã tổ chức
lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 93,6%); công tác tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân Thành phố về kế hoạch và hỗ trợ các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật
Hợp tác xã 2012 được giao cho các sở, ngành, Liên minh hợp tác xã Thành phố và
Uỷ ban nhân dân các quận, huyện được thực hiện quyết liệt, đảm bảo các hợp tác
xã đang hoạt động phải chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP
THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3.1. Về công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh
tế tập thể
- Liên minh Hợp tác xã là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân
Thành phố thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
tập thể của thành phố Hồ Chí Minh, như: chính sách đào tạo, chính sách hỗ trợ lãi
vay, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng
làm việc trong các hợp tác xã nông nghiệp, chính sách kết nối cung cầu, tiêu thụ
sản phẩm,...; Liên minh Hợp tác xã Thành phố đã tổ chức 35 lớp tập huấn tại 24
quận, huyện và một số hợp tác xã lớn với hơn 3.000 lượt người tham dự; Liên
minh Hợp tác xã Thành phố là đầu mối tiếp nhận và giải quyết đơn kiến nghị của
các hợp tác xã, giúp các hợp tác xã giải quyết tranh chấp với thành viên, ổn định
trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các hợp tác xã tổ
chức đại hội thường niên.
65
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Năm 2016, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho
người lao động, người sử dụng lao động trong khối kinh tế tập thể, thông qua kế
hoạch phối hợp 20992/KHPH ngày 19 tháng 8 tháng 2016 về việc tổ chức cuộc thi
“Tìm hiểu pháp luật lao động năm 2016”, Liên Minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí
Minh đã phát động cuộc thi theo công văn số 173/LMHTX ngày 31 tháng 8 năm
2016, triển khai đến từng hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; sau quá
trình triển khai vòng cơ sở từ ngày 31 tháng 8 năm 2016 đến ngày 30 tháng 10 năm
2016 đã thu được tổng số 62 bài dự thi trên 12 hợp tác xã tham gia; hầu hết các bài
thi thể hiện rất tốt về Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Y tế. Kết quả,
cuộc thi thể hiện đúng mục đích là tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của hợp tác xã
các quy định của pháp luật về hợp tác xã đến từng người dân, thành viên hợp tác xã
và cấp cấp chính quyền.
2.3.2. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát
triển kinh tế tập thể
Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến năm 2020, Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; để triển
khai thực hiện Chỉ thị, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có:
- Quyết định số 5512/QĐ-UBND ngày 7 tháng 01 năm 2013 về ban hành Kế
hoạch đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thành phố Hồ Chí
Minh năm 2020, theo đó các quận, huyện có kế hoạch triển khai thực hiện tùy theo
điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Quyết định số 3749/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã
nông nghiệp - dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 4228/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số
66
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29-CTrHĐ/TU về thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09 tháng 12 năm 2011
của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 -
2020;
- Quyết định số 2425/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân Thành phố phê quyệt Đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014 - 2017;
- Quyết định số 2826/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ
chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân Thành phố ban hành về thực hiện Chương trình Kích cầu đầu tư của
thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ lãi vay cho các dự án đầu tư đổi mới công ngệ
thuộc lĩnh vực thành phố khuyến khích phát triển.
2.3.3. Về công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
Các chính sách hỗ trợ của thành Phố Hồ Chí Minh đối với khu vực hợp tác xã
gồm:
+ Hỗ trợ về vốn, một trong những yếu tố để các hợp tác xã phát triển ổn định
Ủy ban nhân Thành phố đã ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các hợp
tác xã như:
+ Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 về ban hành
quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2013 -
2020 thay thế Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 đã hết
hiệu lực; theo đó, Quyết định quy định: hợp tác xã, thành viên hợp tác xã trực tiếp
sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có
nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp sẽ được hỗ trợ từ 60 - 100% lãi suất; tính từ ngày 10 tháng
6 năm 2011 đến 30 tháng 12 năm 2016, đã có 13.288 hộ vay (trong đó 5% là thành
67
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc
Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc

More Related Content

Similar to Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc

Similar to Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc (20)

Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.docLuận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trách Nhiệm Xã Hội Trên Bá...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docxPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
 
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docxQuyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.docx
 
Luận Văn Quản Lý Nhà nước về phòng chống tội phạm trên địa bàn Kiên Giang
Luận Văn Quản Lý Nhà nước về phòng chống tội phạm trên địa bàn Kiên GiangLuận Văn Quản Lý Nhà nước về phòng chống tội phạm trên địa bàn Kiên Giang
Luận Văn Quản Lý Nhà nước về phòng chống tội phạm trên địa bàn Kiên Giang
 
Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx
Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docxPhát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx
Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.docx
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
 
Đề Tài Tốt Nghiệp Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Sắt Thép Anh Thư.doc
Đề Tài Tốt Nghiệp Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Sắt Thép Anh Thư.docĐề Tài Tốt Nghiệp Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Sắt Thép Anh Thư.doc
Đề Tài Tốt Nghiệp Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Sắt Thép Anh Thư.doc
 
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.doc
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.docQuản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.doc
Quản lý chi phí dự án hồng thịnh residence project bằng hệ thống pms - erp.doc
 
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.docKế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.doc
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.docKế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.doc
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.doc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
 
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
Luận Văn Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty Cấp Nước G...
 
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
 
Luận văn thạc sĩ - Cải cách hành chính tại Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang.doc
Luận văn thạc sĩ - Cải cách hành chính tại Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang.docLuận văn thạc sĩ - Cải cách hành chính tại Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang.doc
Luận văn thạc sĩ - Cải cách hành chính tại Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang.doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp ...
 
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội vùng nông thôn mới tại xã Sơn Định, Huyện ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHA THỊ CẨM HƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHA THỊ CẨM HƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN ÁNH HÈ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn: “Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Ánh Hè. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Kha Thị Cẩm Hƣờng
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành nhờ sự quan tâm, hỗ trợ, của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin dành lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và Quý Thầy, Cô đã giảng dạy chương trình Cao học Quản lý công, lớp Cao học HC K19N5. Những kiến thức quý báu mà Quý Thầy, Cô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt là nền tảng cho tôi thực hiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Phan Ánh Hè, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên Liên minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cung cấp số liệu, tạo điều kiện cho tôi tham gia đoàn khảo sát tình hình hoạt động của các hợp tác xã sau chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012. Mặc dù tôi đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy, Cô và các anh, chị. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Kha Thị Cẩm Hƣờng
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng......................................................................................................................................i Danh mục các hình vẽ..............................................................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn....................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................................................................6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn..............................................................................................................6 7. Kết cấu luận văn.......................................................................................................................................7 Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể.......8 1.1. Khái quát về kinh tế tập thể...............................................................................8 1.1.1. Một số khái niệm................................................................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tập thể........................................................................... 9 1.1.3. Các nguyên tắc của kinh tế tập thể.............................................................. 13 1.1.4. Vai trò của kinh tế tập thể ................................................................................ 15 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể................................................. 23 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể....................... 23 1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.................... 24 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.......................... 27 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể ở các quốc gia và địa phƣơng.......................................................................................................................... 34 1.3.1. Kinh nghiệm một số nước về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở một số quốc gia........................................................................................................................... 35
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể ở một số địa phương......................................................................................................................................................... 39 1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã được rút ra cho Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ............................ 41 Tiểu kết Chƣơng 1..................................................................................................................................... 43 Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 44 2.1. Khái quát về thành phố Hồ Chí Minh......................................................... 44 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................................................................................... 44 2.1.2. Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 44 2.2. Tình hình về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................................................................................... 46 2.2.1. Số lượng và các lĩnh vực hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................................................... 46 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................ 61 2.2.3. Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................................................................................... 65 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................... 65 2.3.1. Về công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể................................................................................................................................................... 65 2.3.2. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể ....................................................................................................................................... 66 2.3.3. Về công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể............................................................................................................................................................................ 67 2.3.4. Về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.................................................................................................................................................................... 69
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3.5. Về công tác tổ chức, hướng dẫn đăng ký thành lập hợp tác xã và giải thể hợp tác xã.......................................................................................................................................... 70 2.3.6. Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với kinh tế tập thể................................................................................................................................................... 70 2.3.7. Hợp tác quốc tế đối với phát triển kinh tế tập thể............................. 71 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 71 2.4.1. Những kết quả, thành tựu................................................................................ 71 2.4.2. Nguyên nhân của những kết quả, thành tựu......................................... 73 2.4.3. Những hạn chế, bất cập.................................................................................... 74 2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập............................................. 77 Tiểu kết Chƣơng 2..................................................................................................................................... 79 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025.... 80 3.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh........................................................................................... 80 3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................................................................. 80 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................................................................................. 82 3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025........................................................................................................... 86 3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................................... 87 3.2.1. Giải pháp về tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể................................................................................................................................................... 87 3.2.2. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể ............................................................................................................................ 88 3.2.3. Giải pháp về thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể............................................................................................................................................................................ 89
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.................................................................................................................................................................... 92 3.2.5. Các giải pháp về tổ chức thành lập và quản lý kinh tế tập thể . 93 3.3. Giải pháp đột phá....................................................................................................... 94 Tiểu kết Chƣơng 3.......................................................................................................................... 96 KẾT LUẬN........................................................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 99
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG STT BẢNG NỘI DUNG TRANG 01 Bảng 2.2 Tình hình hoạt động của hợp tác xã từ 47 năm 2012 đến năm 2016 02 Bảng 2.3 Số lượng hợp tác xã theo lĩnh vực từ 49 năm 2012 đến năm 2016
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH STT BẢNG NỘI DUNG TRANG 01 Hình 2.2 Tình hình tăng, giảm số lượng hợp tác 49 xã từ năm 2012 đến năm 2016 02 Hình 2.3 Tỷ trọng của các ngành nghề 50 03 Hình 2.4 Chất lượng hoạt động của các hợp tác 64 xã
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Kinh tế tập thể luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và được khẳng định trong các Nghị quyết đại hội của Đảng. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định về kinh tế hợp tác: “Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức, liên kết hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản phẩm đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện hình thành các tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao”, [2, Tr 130]. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được khuyến khích thành lập và hỗ trợ phát triển với nhiều hình thức và trình độ khác nhau, trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, đã đáp ứng được nhu cầu của những người lao động, của các hộ gia đình, cá thể góp phần thức đẩy sản xuất phát triển, từng bước chuyển từ sản nhỏ cá thể sang sản xuất lớn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế Thành phố, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cung ứng nhiều chủng loại sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố tăng trưởng. Nhiều hợp tác xã mới được thành lập, nhiều hợp tác xã được chuyển đổi hoạt động sang Luật Hợp tác xã năm 2012 và hoạt động có hiệu quả, thu hút được người lao động và các hộ kinh tế cá thể vào làm ăn tập thể. Tuy nhiên, kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thành phố (chỉ chiếm 0,27% trong cơ cấu các loại hình kinh tế)1 , vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém như: việc chuyển đổi và hình thành những hợp tác xã kiểu mới còn 1 Số liệu của Chi cục Thống kê TP. H 1
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chậm, có hợp tác xã làm ăn có hiệu quả còn ít, vốn ít, trình độ công nghệ còn thấp, trình độ quản lý thấp, sức cạnh tranh kém, chưa cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế Thành phố. Kinh tế tâp thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kém phát triển do công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể còn buông lỏng, chưa thật sự quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể như chủ trương của Đảng đã đề ra, chưa tổ chức thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của Chính phủ đã ban hành, đồng thời các chính sách phát triển kinh tế tập thể của Thành phố chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố hiện nay. Để góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn của kinh tế tập thể chung và các hợp tác xã, tôi đã lựa chọn đề tài Luận văn “Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, qua đó đánh giá đúng thực trạng của kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển trở thành nền tảng vững chắc của kinh tế Thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu 1- Các công trình công bố đã được in thành sách - Công trình nghiên cứu của tập thể tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam - thực trạng và định hướng phát triển”, đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001. - Công trình nghiên cứu của Vụ Hợp tác xã trong cuốn sách: “Một số nội dung chủ yếu cơ bản và các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về hợp tác xã”, đã hệ thống hóa hệ thống văn bản pháp luật về Hợp tác xã như: Luật Hợp tác xã năm 2012 và các nghị định, hướng dẫn thi hành, cuốn sách làm rõ bản chất tổ chức 2
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hợp tác xã và các quy định cụ thể chính sách hỗ trợ, ưu đãi đặc thù đối với hợp tác xã. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2014. - Giáo trình của TS. Võ Thị Kim Sa - Trưởng khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn về “Đổi mới hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, hướng dẫn thành lập và báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã”. Tác giả đã nêu lên sự cần thiết phải đổi mới hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012, giá trị và nguyên tắc của hợp tác xã, so sánh sự khác nhau của hợp tác xã kiểu củ và hợp tác xã kiểu mới, Giáo trình dành cho cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, 2014. - Các tác giả John R.Dunn, Anthony C.Croooks, Donald A.Frederick, Tracey L.Kennedy, James J.Wadsworth (2002) trong công trình: “Argricultural Co- operatives in the 21st Century”, đã đề cập đến những nguyên tắc của hợp tác xã, bao gồm: nguyên tắc người sử dụng - chủ sở hữu: hợp tác xã thuộc sở hữu của những người sử dụng nó; nguyên tắc người sử dụng - kiểm soát: hợp tác xã bị điều khiển bởi những người sử dụng họ; nguyên tắc người sử dụng - lợi ích: những lợi ích phát sinh của hợp tác xã tích lũy cho người sử dụng của nó trên cơ sở sử dụng của họ. - Tác giả Eddie Oczkowski (2005) với công trình:“New argricutural Co- operatives Model”, đã nghiên cứu tổng quan về các mô hình hợp tác xã trên thế giới hiện nay, bao gồm: hợp tác xã nông nghiệp truyền thống; hợp tác xã theo tỷ lệ góp vốn, theo đó việc bổ nhiệm các chức vụ hợp tác xã tương ứng với vốn đầu tư của xã viên; hợp tác xã có thành viên là những nhà đầu tư, theo đó lợi ích được phân phối căn cứ vào thành viên đầu tư. - Các tác giả GF Ortmann & RP King, Agrekon (2005) với công trình: “Agricultural Cooperatives I: History, Theory and Problems”, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu định nghĩa và các nguyên tắc hợp tác xã, lịch sử hình thành các hợp tác xã và các vấn đề tồn tại mà hợp tác xã truyền thống gặp phải ở các nước phát triển và kém phát triển, bao gồm: vấn đề về quyền lợi, trách nhiệm không rõ ràng, vấn đề nhận thức, vấn đề danh mục đầu tư, vấn đề kiểm soát, vấn đề chi phí, đồng thời nghiên cứu đến vấn đề tương lai của các hợp tác xã truyền thống. 2- Báo cáo khoa học, các kỷ yếu hội thảo, các báo cáo nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành 3
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Văn kiện Đại hội lần IV của Liên minh Hợp tác Thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020. Văn kiện đánh giá tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã Thành phố giai đoạn 2010 - 2015, phương hướng phát triển kinh tế tập thể và nhiệm và nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Thành phố giai đoạn 2015 - 2020. Bên cạnh đó, văn kiện còn có các bài tham luận của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các báo cáo tham luận của một số hợp tác xã đại diện các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, vận tải, tín dụng,..., năm 2016. - Bài viết của TS. Nguyễn Ty: “Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002. Tác giả đã tóm tắt quá trình thành lập hợp tác xã đầu tiên từ năm 1761 tại Anh, lịch sử hình thành Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA), kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, tác giả nêu lên kết luận, hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân và kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hình thành và phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả là mong muốn của nhiều quốc gia trên thế giới. - Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tú: “Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới - góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2010. Tác giả đã nêu lên những nguyên nhân thất bại của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về mô hình tổ chức hợp tác xã luôn cần thiết, nó không thay thế cho mô hình hộ kinh doanh cá thể, tư nhân, doanh nghiệp mà trái lại hợp tác xã là một thể chế vừa bổ sung vừa là một thể chế cùng cạnh tranh với doanh nghiệp trên thị trường. - Công trình nghiên cứu của Vụ Hợp tác xã: “Một số giải pháp, sửa đổi, bổ sung quy định kiểm toán áp dụng riêng đối với hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã”. Đề tài Khoa học cấp Bộ, 2013. Công trình nghiên cứu đã nêu thực trạng của hợp tác xã của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2014, quá trình chuyển đổi từ Luật Hợp tác xã 2003 bằng Luật Hợp tác xã 2012, những điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012, kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, công trình đã tổng hợp các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã của Chính phủ Việt Nam. 3- Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu 4
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Luận văn: “Quản lý Nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội”, của tác giả Phùng Khánh Toàn, đã khái quát hiện trạng về tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội, nêu ra được mặt được, chưa được và hạn chế, yếu kém của bộ máy quản lý hợp tác xã; đồng thời, tác giả cũng đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hợp tác xã nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, 2015. - Luận văn: “Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay", của tác giả Doãn Thị Văn Anh, đã khái quát quá trình hình thành và hoà thiện pháp luật quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam từ Luật Hợp tác xã năm 1996 đến Luật Hợp tác xã năm 2012, tác giả cũng đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật Học, 2014. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu và từ thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở khoa học qua đó hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. - Phân tích, đánh giá tình hình phát triển và thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1. Không gian nghiên cứu: 5
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Không gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và có nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quản lý nhà nước về kinh tế tập thể ở một số địa phương và quốc gia. 4.2.2. Thời gian nghiên cứu: Các thông tin, dữ liệu được cập nhật để phân tích đánh giá về tình hình phát triển và thực trạng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu từ năm 2012 đến nay; định hướng giải pháp, tầm nhìn đến năm 2025. 4.2.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên đề tài chủ yếu nghiên cứu đối với loại hình kinh tế hợp tác xã. Mặt khác, hợp tác xã là loại hình tiêu biểu của kinh tế tập thể nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với loại hình này. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Việc nghiên cứu chủ yếu dựa trên những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý, phát triển đối với kinh tế tập thể. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin: + Thu thu thập thông tin sơ cấp: Được tổng hợp thông qua trao đổi trực tiếp với đại diện theo pháp luật của các hợp tác xã, lãnh đạo các sở, ngành và Liên minh Hợp tác xã Thành phố và có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về kinh tế tập thể. + Thu thập thông tin thứ cấp: Tham khảo tại các công trình nghiên cứu về kinh tế tập thể trong nước và nước ngoài, các đề án và các báo cáo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Thành phố về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp phân tích định tính và kết hợp với nghiên cứu định lượng, phương pháp tổng hợp và so sánh. Phần mềm sử dụng chủ yếu là Excel. 6. Ý nghĩa của đề tài 6
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6.1 Ý nghĩa về học thuật, lý luận: - Đề tài đã làm rõ được nội hàm của các khái niệm chủ yếu, hình thành được khung lý thuyết quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, học tập cũng như những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp của Luận văn có thể gợi mở cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các địa phương khác nói chung. 7. Kết cấu của Luận văn - Phần Mở đầu. - Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo. - Nội dung Luận văn gồm kết cấu 3 chương: + Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. + Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. + Chƣơng 3: Giải pháp quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2025. 7
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10' - 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' - 106 0 54 ' kinh độ đông; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang; thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km; đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế; với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm; Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 07 km; thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,239 km2 , dân số: 7.123.340 người với 24 quận - huyện. - Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh (theo kết quả Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020): + Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng khá cao, bình quân 9,6%/năm, từ năm 2013, GDP năm sau tăng cao hơn năm trước; quy mô kinh tế được mở rộng, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh được cải thiện, đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) ngày càng tăng, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 33,1%; tăng trưởng kinh tế giảm phụ thuộc vào vốn đầu tư; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, dịch vụ chiếm 59,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2% và nông nghiệp chiếm 0,9%; chuyển dịch cơ cấu nội ngành rõ rệt, tăng dần các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, 4 ngành công nghiệp trọng yếu, nông nghiệp đô thị; chỉ
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 44
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt; huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển; + Đóng góp ngân sách của Thành phố vào ngân sách cả nước năm sau cao hơn năm trước, năm 2012 chiếm 27,7%, năm 2016 chiếm 30%; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; GDP bình quân đầu người tăng 12%/năm, đến cuối năm 2016 đạt 5.538 USD/người; vai trò, vị trí của Thành phố về kinh tế ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng trong nền kinh tế đất nước từ 18,3% năm 2012 tăng lên 21,5% năm 2016. 2.1.2. Tác động của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2.1. Thuận lợi - Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn nhất, trung tâm tiêu thụ hàng hóa hàng đầu của Việt Nam, đóng vai trò đầu mối giao thương quan trọng cho cả dải đất khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ hiện chiếm khoảng 24,3% tổng mức bán của cả nước. - Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào chín ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, khuyến khích phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao là tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng; dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế; giáo dục và đào tạo. - Thành phố đã phê duyệt Đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ tầm nhìn đến 2020 nhằm đạt mục tiêu hình thành một hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ và phát triển vững mạnh và hiện đại, tăng tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đối với hệ thống phân phối hiện đại trong tổng mức chung lên mức 35 - 40% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020 đã điều kiện cho Liên hiệp Hợp tác xã Saigon Co.op đi đầu trong lĩnh vực thương mại, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống 92 siêu thị và 28 trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ tại thành phố không những góp phần quan trọng vào việc gia tăng tổng mức 45
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hàng hóa bán ra mà còn tạo nên xu hướng mới trong tiêu dùng của phần lớn cư dân thành phố, hình thành một biểu tượng của nền văn minh thương nghiệp. 2.1.2.2. Không thuận lợi Kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh, ngoài gương điển hình là Saigon Co.op thì Thành phố vẫn còn rất nhiều hợp tác xã manh mún, nhỏ lẻ, làm ăn thiếu liên doanh, liên kết; chất lượng và số lượng hợp tác xã, tổ hợp tác còn thấp, thiếu sức phấn đấu, vươn lên nhất là các hợp tác xã nông nghiệp do diện tích đất nông nghiệp của Thành phố ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa nhanh, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, tình trạng kẹt xe, ùn tắt giao thông... cũng là những điều kiện không thuận lợi cho phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. TÌNH HÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.2.1. Số lƣợng và các lĩnh vực hoạt động của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1.1. Số lượng các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có 520 hợp tác xã; trong đó, có 391 hợp tác xã đang hoạt động, 129 hợp ngưng hoạt động; thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển thêm nhiều mô hình hợp tác xã mới có hiệu quả (hợp tác xã quản lý chợ, hợp tác xã vệ sinh môi trường, hợp tác xã nhà ở, hợp tác xã rau an toàn…); so với cả nước thì số lượng hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 4% tổng số hợp tác xã cả nước; có 08 Liên hiệp hợp tác xã (trong đó đang hoạt động là 04 liên hiệp, ngưng hoạt 04 liên hiệp), gồm: 04 Liên hiệp Hợp tác xã thương mại, 02 Liên hiệp Hợp tác xã Vận tải, 01 Liên hiệp Hợp tác xã nông nghiệp, 01 Liên hiệp Hợp tác xã nhà ở. Có 63.000 thành viên tham gia hợp tác xã, trong đó gia nhập mới là 1.000 thành viên, tổng số lao động trong các hợp tác xã là 61.000, trung bình mỗi năm tăng thêm 1.000 lao động (xem bảng 2.2, hình 2.2). 46
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.2: Tình hình của các hợp tác xã từ năm 2012 đến năm 2016 Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1 Tỷ trọng đóng góp vào GDP % 0,6 0,8 0,8 0,8 0,8 2 Tổng số hợp tác xã HTX 532 534 543 485 520 3 Tổng số liên hiệp hợp tác xã LHHTX 05 08 08 08 08 Trong đó: Tổng số hợp tác xã thành lập HTX 2 20 10 9 20 mới Tổng số hợp tác xã giải thể HTX 0 05 05 67 15 4 Tổng số thành viên thành 60.300 61.000 61.000 62.000 63.000 viên 5 Tổng số lao động người 57.900 58.500 59.000 60.000 61.000 Thu nhập bình quân 1 năm của triệu 6 1 lao động làm việc trong hợp đồng 30 36,5 39 42 46 tác xã Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, sau khi Luật hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của về quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 05 năm 2014 của về hướng dẫn đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã. Năm 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT- TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã; trong đó, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo thực hiện Khoản 2, Điều 62, Luật Hợp tác xã 2012 quy định: “Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của Luật này thì phải đăng ký lại hoặc chuyển sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi Luật này có hiệu lực thi hành”. 47
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các Hợp tác xã trên địa bàn Thành phố thành lập trước khi Luật Hợp tác xã 2012 ra đời đều không phù hợp với Luật Hợp tác xã 2012, nếu chuyển sang các “loại hình tổ chức khác” thì khó, chưa được hướng dẫn cụ thể tử Trung ương nên phải tái cấu trúc tổ chức, hoạt động lại theo Luật Hợp tác xã 2012; nếu sau ngày 30 tháng 6 tháng 2016, hợp tác xã nào không tái cấu trúc theo Luật Hợp tác xã 2012 thì không được phép hoạt động nữa. Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền Luật Hợp tác xã 2012, đặc biệt là phải làm cho nhân dân thấm nhuần về sự cần thiết phải có hợp tác xã, sự khác nhau của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 so với các mô hình hợp tác xã trước đây; quyền lợi của xã viên hợp tác xã được phân chia lợi nhuận theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ,.... các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hợp tác xã trên địa bàn tái cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã từ năm 2014 - năm 2015 củng cố, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã nên sự biến động về số lượng hợp tác xã. Đồng thời, Ủy ban nhân dân Thành phố kiên quyết giải thể những hợp tác xã không còn hoạt động, hoạt động không đúng Luật Hợp tác xã 2012, trong năm 2015 giải thể 67 hợp tác xã, năm 2016 giải thể 15 hợp tác xã không còn hoạt động. Năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 406/QĐ-LMHTXVN ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về ban hành quy định hỗ trợ một số hạng mục nội dung nhằm thí điểm xây dựng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng nông sản an toàn của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 nên lĩnh vực hợp tác xã nông nghiệp tăng 16 hợp tác xã, lĩnh vực hợp tác xã vận tải tăng 26 hợp tác xã sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2524/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2014 về phê duyệt đề án thay mới 1.680 xe buýt (xem bảng 2.3). 48
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.3: Số lƣợng hợp tác xã theo lĩnh vực từ năm 2012 đến năm 2016 Số lƣợng hợp tác xã chia theo Năm lĩnh vực hoạt động 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số hợp tác xã 532 534 543 485 520 Trong đó: Thương mại - dịch vụ 129 123 132 115 113 Nông - lâm - ngư nghiệp 64 66 61 49 65 vận tải - bốc xếp 205 207 212 194 220 Công nghiệp, tiểu thủ công 93 96 96 86 79 nghiệp, xây dựng Vệ sinh môi trường 22 15 15 15 16 Quỹ tín dụng nhân dân 19 19 19 19 19 Nhà ở 0 8 8 7 8 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 2.2: Tình hình tăng, giảm số lƣợng hợp tác xã từ năm 2012 đến năm 2016 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 49
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Giai đoạn năm 2012 - 2016 số lượng hợp tác xã có sự biến động mạnh, từng ngành, từng lĩnh vực thì có sự biến động, chỉ riêng lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân không tăng, không giảm; xuất hiện nhiều mô hình mới tập trung vào các mô hình hợp tác xã mới như: hợp tác xã nhà ở, hợp tác xã vệ sinh môi trường, hợp tác xã trường học (xem bảng 2.2). - Tỷ trọng của các ngành được chia ra các nhóm ngành nghề sau: lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 12,5%), lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công và xây dựng (chiếm 15,2%), lĩnh vực hợp tác xã nhà ở (chiếm 1,5%), lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 21,73%), lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 3,7%), lĩnh vực vệ sinh môi trường (chiếm 2,2%): Hợp tác xã trường học (chiếm 0,2%) (xem hình 2.3). Hình 2.3: Tỷ trọng của các ngành nghề 2.2% 3.7% 0.2% 12.6% NN 12,5% CN-TTCN 15,2% 15.3% Nhà ở 1,5% 42.6% 1.5% TM-DV 21,8% Vận tải 42,3% 21.9% VSMT 2,2% Nguồn: Tác giả tự tổng hợp * Lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 12,5%): + Tổng số hợp tác xã là 65 hợp tác xã, với 4.081 thành viên (bình quân 61 thành viên/hợp tác xã) tổng vốn điều lệ là 92 tỷ 363 triệu đồng, bình quân 5.148,4 triệu đồng/hợp tác xã, tổng số thành viên là 1.487 người, lương bình quân của 50
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người lao động là 4 triệu đồng tháng/người; doanh thu năm 2015 đạt 249 tỷ (doanh thu tối thiểu 125 triệu đồng/hợp tác xã, doanh thu tối đa 117 tỷ đồng/hợp tác xã), lợi nhuận năm 2015 đạt 1, tỷ đồng (lợi nhuận tối thiễu 2,3 triệu đồng/hợp tác xã, lợi nhuận tối đa 895 triệu đồng/hợp tác xã). + Bước đầu hình thành được chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp với hệ thống các hợp tác xã thương mại, siêu thị để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên thông qua hội nghị kết nối cung cầu, hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản do Uỷ ban nhân dân Thành phố tổ chức; mặc dù ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, đất đai canh tác giảm, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, nhưng các hợp tác xã nông nghiệp đã có những bước chuyển đổi nhanh chóng, kết hợp hoạt động sản xuất - thương mại - nông nghiệp với dịch vụ, cung ứng vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ hàng hóa như: dịch vụ cây cảnh, cá cảnh, cá sấu…mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ như: chính sách hỗ trợ và thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp, bình quân hỗ trợ ngoài lương mỗi cán bộ có trình độ đại học là 1.200.000 đồng/tháng, cán bộ có trình độ cao đẳng là 800.000 đồng/tháng và thực hiện chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố là 100.000.000 đồng/HTX. Ví dụ: Hợp tác xã Nông nghiệp - Sản xuất - Thương mại và Dịch vụ Phước An, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Được thành lập năm 2006, với 15 xã viên, 10 lao động thường xuyên, vốn điều lệ là 70 triệu đồng, nhà sơ chế có diện tích là 70 m2 , có 1 xe tải làm phương tiện vận chuyển; hoạt động chính của hợp tác xã là thu mua và tiêu thụ rau an toàn cho thành viên; sản lượng tiêu thụ rau ăn lá của hợp tác xã trong giai đoạn này trung bình từ 1-2 tấn/ngày; khách hàng của hợp tác xã lúc này chỉ có một số ít đơn vị như Công ty Vissan, và một vài trường mầm non trên địa bàn huyện Bình Chánh; Năm 2009, được sự giúp đỡ của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) theo chương trình hợp tác giữa cơ quan phát 51
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 triển quốc tế Canada - CIDA và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh cùng với Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh tạo điều kiện thuận lợi đã hỗ trợ hợp tác xã Phước An xây dựng quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, dự án đã hỗ trợ hợp tác xã xây dựng nhà sơ chế 136 m2 và xây dựng nhà lưới, điện 3 pha, giếng nước với tổng kinh phí là 19 tỷ đồng; Năm 2016, hợp tác xã chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012, với số thành viên là 62 người, tăng 47 người so với thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ đăng ký là 1,5 tỷ đồng, tăng 1,430 tỷ đồng so với năm 2006, sản lượng tiêu thụ rau, củ, quả tăng lên 4 - 5 tấn/ngày; lợi nhuận hàng năm của hợp tác xã khoảng 516 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 60 lao động thường xuyên với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng; hợp tác xã đã góp phần tăng trưởng kinh tế thành viên, xóa đói giảm nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 15/2011/QĐ- UBND, ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020 (cụ thể là tiêu chí số 13). * Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (chiếm 15,2%): + Tổng số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hiện nay là 79 hợp tác xã, tổng vốn điều lệ 64 tỷ 248 triệu đồng, tổng số thành viên 667 người, lương người lao động 7 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 535 tỷ đồng (doanh thu tối thiểu 11,7 triệu đồng, doanh thu tối đa 179 tỷ đồng), lợi nhuận năm 2015 đạt 4,28 tỷ đồng (lợi nhuận tối thiểu 2 triệu đồng, lợi nhuận tối đa 1,76 tỷ đồng). + Sản phẩm chủ yếu của các hợp tác xã hoạt động ở lĩnh vực này là dệt, thêu ren, da, chạm khảm, gốm sứ tiêu dùng và mỹ nghệ, mây, tre, gỗ,…; hiện nay, một số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hiện đang hoạt động cầm chừng, chưa mạnh dạn đầu tư thay đổi máy móc, công nghệ hiện đại, tốc độ tăng trưởng chậm; tuy nhiên, có một số hợp tác xã cơ khí như: cơ khí Hợp Tiến, xà Lan Phước Việt, cớ khí Phú Thạnh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp như: hợp tác xã Ba Nhất hoạt động ổn định kim ngạch xuất khẩu 12 triệu USD; hợp tác xã cao su Tấn Thành kim ngạch xuất khẩu 24 triệu USD; các hợp tác xã này có tốc độ tăng trưởng tốt, doanh thu tăng 52
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cao và có lợi nhuận; đây là các hợp tác xã có sự nhanh nhạy, thích nghi với thị trường, đầu ra của sản phẩm ổn định và sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường. * Lĩnh vực hợp tác xã nhà ở (chiếm 1,5%): Tổng số có 08 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã; hiện nay, do ảnh hưởng chung của thị trường bất động sản nên các tổ chức kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, một số hợp tác xã triển khai xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp nhưng phải giãn tiến độ xây dựng vì thiếu vốn và chưa nhận được chính sách hỗ trợ cụ thể; trong năm 2014, hợp tác xã Gia Phú khởi công xây dựng chung cư tại Quận 12 dành cho người có thu nhập thấp đầu tiên của khu vực kinh tế tập thể Thành phố, hiện dự án đã xây dựng đến tầng thứ sáu và đã bán hết số căn hộ đã thiết kế. * Lĩnh vực thương mại - dịch vụ (chiếm 21,73%): + Tổng số hợp tác xã trong lĩnh vực này là 113 hợp tác xã và 04 Liên hiệp hợp tác xã, phân bổ đều trên các quận - huyện trong Thành phố; tổng số thành viên 2.738 người, tổng vốn điều lệ 3.305 tỷ đồng; lương người lao động 8,8 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 28.334 tỷ đồng (doanh thu tối thiểu 211 triệu đồng, doanh tối đa 25.313 tỷ đồng). + Có khoảng 20% hợp tác xã có quy mô nhỏ với tổng số vốn dưới 100 triệu đồng; khoảng 65% hợp tác xã có quy mô trung bình từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; các hợp tác xã thương mại dịch vụ đều có chiến lược kinh doanh phù hợp, tiếp cận được nguồn vốn cho vay của ngân hàng nên doanh thu hàng năm đều tăng; khoảng 12% hợp tác xã có số vốn từ 1 tỷ đến 6 tỷ đồng, kinh doanh có hiệu quả; khoảng 03% hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã có quy mô vốn lớn, có thương hiệu và uy tín trên thị trường. + Hầu hết các hợp tác xã thương mại - dịch vụ về kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng với phương thức bán hành văn minh, hiện đại, giá cả phù hợp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng hàng hóa; tổ chức tốt hoạt động tiếp thị, làm tổng đại lý phân phối cho các nhà phân phối lớn, xây dựng các cửa hàng 53
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quầy sạp bán lẻ tới khu dân cư; tiêu biểu nhất là Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố với 92 siêu thị, 110 cửa hàng co-op và 75 co-opfood trên cả nước, doanh thu năm 2014 ước tính được xếp vào câu lạc bộ doanh thu tỷ USD, tốc độ tăng trưởng cao và luôn được bình chọn là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam; năm 2014, Saigon Co-op được Ủy ban nhân dân Thành Phố chọn một trong những đơn vị chủ lực thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố (không có hỗ trợ vốn từ ngân sách của Thành phố); ngoài ra, còn có nhiều đơn vị khác như hợp tác xã Thương mại Quận 3, hợp tác xã Thương mại dịch vụ Quận 11, hợp tác xã thương mại Đô Thành, hợp tác xã thương mại huyện Củ Chi, hợp tác xã Bình Tây và 26 hợp tác xã có chức năng quản lý và kinh doanh khai thác 33 chợ loại 2 và loại 3 hoạt động tốt, tăng thu nhập cho thành viên, nộp ngân sách nhà nước tăng từ 10-30% so với lúc chưa đấu thầu; nhìn chung, năm 2015 các hợp tác xã thương mại dịch vụ hoạt động ổn định, tốc độ tăng doanh thu bình quân 15-20% so với cùng kỳ. Ví dụ: Liên hiệp Hợp tác xã Thương Mại Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt; trong bối cảnh đó, ngày 12 tháng 5 năm 1989, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý Hợp tác xã Mua bán Thành phố trở thành Liên hiệp hợp tác xã Mua bán thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với hai chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào hợp tác xã; Saigon Co.op là tổ chức kinh tế hợp tác xã theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm; Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09 tháng 02 năm 1996, với sự giúp đỡ của các phong trào hợp tác xã quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển; từ đây, loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op; 54
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Co.opmart đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng cả nước; là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng; khái niệm chuỗi Co.opmart được bắt đầu xây dựng với chiến lược: xây dựng Co.opmart trở thành chuỗi siêu thị dẫn đầu Việt Nam; sự thành công của chuỗi siêu thị Co.opmart đã đưa Saigon Co.op đón nhận phần thưởng cao quý "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" do Chủ tịch nước trao tặng từ tháng 8 năm 2000; năm 2015, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh được Tạp chí Retail Asia bình chọn là Top 200 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương; Giai đoạn 2012 - 2016, doanh thu toàn Liên hiệp tăng trưởng bình quân đạt 23,4%; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 27,7%, vượt 84,6% so với Nghị quyết Đại hội đề ra (tăng 15%); nộp thuế các loại tăng bình quân 30,6%, vượt 53% so với Nghị quyết đề ra (tăng 20%); tăng trưởng năng suất lao động bình quân 8,8%; thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên tăng từ 7-11%/năm (tăng 10%); Tính đến cuối năm 2016, đơn vị đã phát triển thành công hơn 200 điểm bán hàng, nâng tổng số điểm bán lên gần 350, cho ra mắt kênh mua sắm qua truyền hình HTV Coop và phát triển mô hình đại siêu thị Co.opXtra, trung tâm thương mại Sense City và trung tâm mua sắm phức hợp SC VivoCity. * Lĩnh vực giao thông vận tải, bốc xếp (chiếm 42,3%): + Tổng số các hợp tác xã giao thông vận tải là 220 hợp tác xã và 02 Liên hiệp hợp tác xã; tổng vốn điều lệ 668 tỷ 573 triệu đồng, tổng số thành viên 7.956 người; lương người lao động 17 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 3.394 tỷ 660 triệu đồng (doanh thu tối thiểu 111 triệu đồng, doanh thu tối đa 442 tỷ đồng); lợi nhuận năm 2015 đạt 1.104 tỷ đồng (lợi nhuận tối thiểu 104 triệu đồng, lợi nhuận tối đa 303 tỷ đồng); + Các hợp tác xã vận tải đang có sự sắp xếp lại theo hướng hợp nhất các hợp tác xã có quy mô nhỏ hoặc sáp nhập vào các hợp tác xã có quy mô lớn; một số hợp tác xã vận tải tuyến cố định khai thác các tuyến trong cả nước, vận chuyển hành khách công cộng không có trợ giá chiếm 51% số lượng đầu xe kinh doanh tuyến cố 55
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 định của Thành phố; một số hợp tác xã mở thêm các tuyến xe buýt mới, xe ít chỗ ngồi nên năng động và thích nghi trong điều kiện đường bộ của Thành phố. + Ngày 23 tháng 5 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt đề án thay mới 1.680 xe buýt; các hợp tác xã vận tải hành khách công cộng đang chuẩn bị thực hiện đề án giai đoạn 2014 - 2017; quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã đã có kế hoạch phối hợp với các tổ chức tín dụng hỗ trợ vốn nhằm thay đổi đầu xe cho hợp tác xã; Thành phố đã tạo điều kiện cho các hợp tác xã xe buýt được ưu tiên về bến bãi phù hợp với quy định và đáp ứng nhu cầu phát triển số lượng phương tiện; phát triển thêm các hoạt động dịch vụ của hợp tác xã như sửa chữa phương tiện; cung ứng vật tư, xăng dầu; kho hàng, bến bãi…nhằm phụ vụ hoạt động của thành viên tốt hơn. Ví dụ: Hợp tác xã Vận tải số 9, được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1992 theo giấy phép số 350/UB-GP của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; hoạt động theo giấy phép kinh doanh cấp thay đổi lần 09 số 410507000009 (ngày 08 tháng 01 năm 2016) của Ủy ban nhân dân quận 5; ngày đầu thành lập có 35 xã viên và 35 phương tiện vận tải; Đến năm 2016, sau 23 năm hoạt động, số phương tiện của hợp tác xã là: 1.067 xe, trong đó 135 xe thuộc sở hữu của thành viên và 932 xe thuộc sở hữu của hợp tác xã; tổng số vốn hoạt động lên đến 233.403.245.872 đồng; hợp tác xã Vận tải số 9 là hợp tác xã đầu tiên thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012, là một trong số ít hợp tác xã giao thông vận tải đầu tiên thực hiện luật thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; hợp tác xã Vận tải Số 9 thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho Nhà nước; luôn cập nhật và phổ biến kịp thời các thông tin của ngành; hướng dẫn xã viên chấp hành đúng và đầy đủ các quy định pháp luật được nhà nước ban hành; trong giao dịch kinh tế với các đối tác khách hàng, hợp tác xã Vận tải Số 9 luôn thể hiện tinh thần phục vụ khách hàng là chính; hợp tác trong tinh thần tôn trọng, hỗ trợ để hợp tác xã và thành viên cùng phát triển; Trong quá trình phát triển, hợp tác xã đã phát huy được hiệu quả về uy tín phục vụ trong kinh doanh vận chuyển; thể hiện qua nhiều hợp đồng vận chuyển dài 56
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hạn; với chủ trương đúng đắn, tổ chức thực hiện nghiêm túc cùng với chính sách giá cả cạnh tranh và hợp lý, hợp tác xã Vận tải Số 9 sẽ tiếp tục phấn đấu để vững mạnh, đáp lại niềm tin của tập thể thành viên hợp tác xã và khách hàng, không ngừng phát triển và theo hướng mở rộng thị trường; Được sự chỉ đạo, quản lý và kịp thời giải quyết các khó khăn của Ủy ban nhân dân Quận 5, hàng năm hợp tác xã Vận tải Số 9 liên tục gia tăng số lượng xe cũng như chất lượng trong cung cách phục vụ khách hàng, luôn là hợp tác xã đi đầu trong kinh doanh; nhằm động viên khen thưởng hợp tác xã Vận tải Số 9, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tặng cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc”; năm 1997, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong thực hiện Luật Hợp tác xã (1996 - 2001), Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ tặng năm 2010 về thành tích "Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và phát triển thi đua Hợp tác xã tiên phong trong xóa đói giảm nghèo". * Lĩnh vực vệ sinh môi trường (chiếm 2,2%): + Tổng số có 16 hợp tác xã, tổng số thành viên 561 người, tổng vốn điều lệ 2 tỷ 29 triệu đồng, lương người lao động 5 triệu đồng/người/tháng; doanh thu năm 2015 đạt 20 tỷ 602 triệu đồng (doanh thu tối thiểu 225 triệu đồng, doanh thu tối đa 10.5 tỷ đồng); lợi nhuận năm 2015 đạt 8 tỷ 743 triệu đồng (lợi nhuận tối thiểu 20 triệu đồng, lợi nhuận tối đa đạt 35.2 triệu đồng). + Các hợp tác xã đang tập trung đầu tư phương tiện thu gom và vận chuyển rác; các quận/huyện đang triển khai việc tổ chức lại các nghiệp đoàn, tổ thu gom rác dân lập thành tổ hợp tác, hợp tác xã thu gom rác hoạt động theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Các hợp tác xã vệ sinh môi trường phát triển theo hướng dịch vụ môi trường phát triển theo hướng dịch vụ môi trường kết hợp với nông nghiệp ở các quận ven, huyện ngoại thành, liên kết khép kín hoạt động các khâu thu gom rác, vận chuyển, phân loại, tái chế chất thải rắn thông thường phục vụ nông nghiệp. 57
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ví dụ: Hợp tác xã vệ sinh môi trường Liên Minh, hợp tác xã vệ sinh môi trường Liên Minh được thành lập từ năm 2011 với số vốn điều lệ 42 triệu đồng, hợp tác xã có 85 thành viên và 156 lao động, hợp tác xã có 85 xe chở rác, mỗi tháng thu gom trung bình 6.000 tấn chất thải rắn; năm 2015, doanh thu hợp tác xã đạt 10 tỷ 500 đồng, lợi nhuận đạt 35 tỷ 200 triệu đồng, hợp tác xã đã góp phần giải quyết lao động địa phương, góp phần giũ gìn Thành phố xanh, sạch đẹp. * Lĩnh vực quỹ tín dụng nhân dân (chiếm 3,7%): + Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình kinh tế hợp tác xã trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng; hình thành và phát triển trên nền tảng mô hình tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và đòi hỏi tính tuân thủ quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng rất chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và ổn định của thị trường. + Trên địa bàn Thành phố có 19 quỹ tín dụng đang hoạt động, đã trải qua 20 năm hoạt động, với nhiều khó khăn và thách thức; song đến nay, mô hình này vẫn khẳng định được sự cần thiết đối với quá trình phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần, trong mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị.tổng vốn điều lệ 78 tỷ 232 triệu đồng, tổng số thành viên 49.630 người, doanh số cho vay năm 2015 đạt 1.410 tỷ 871 triệu đồng (doanh số tối thiểu 11 tỷ đồng, doanh số tối đa là 183 tỷ đồng), lợi nhuận 17 tỷ 415 triệu đồng (lợi nhuận tối thiểu 535 triệu đồng), lợi nhuận tối đa 2 tỷ 45 triệu đồng); lương người lao động làm việc ở Quỹ tín dụng nhân dân trung bình là 14 triệu đồng tháng/người. + Các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu được lập nên ở các quận, huyện, ngoại thành; chính phân khúc thị trường nông thôn đã thúc đẩy các Quỹ tín dụng nhân dân phát triển ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua; đến nay, tổng nguồn vốn huy động của các Quỹ tín dụng nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 1.500 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với 5 năm trước; riêng vốn chủ sở hữu cũng lên đến 115 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với 5 năm gần nhất; nguồn vốn hoạt động tăng trưởng đều và quy mô mở rộng đã tạo điều kiện cho các Quỹ tín dụng trên địa bàn tăng cường cho vay hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành viên và khách hàng của mình. 58
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Chất lượng nguồn vốn hiện nay của các quỹ cải thiện nhiều so với những năm trước đây; trong đó vốn huy động từ thị trường 1, tức tiền gửi của các thành viên quỹ, khách hàng dân cư, chiếm tỷ trọng cao (96%) trong tổng nguồn vốn hoạt động của các quỹ; đặc biệt tiền gửi có kỳ hạn chiếm 99% tỷ trọng tổng vốn huy động từ thị trường 1; tỷ lệ nợ xấu của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh những năm qua duy trì ở mức dưới 3%; kết quả quan trọng này không chỉ phản ánh hiệu quả, uy tín của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mà còn góp phần quan trọng trong quá trình mở rộng tăng trưởng và phát triển hoạt động cho vay của các quỹ. + Ngoại trừ một số Quỹ tín dụng nhân dân có kết quả kinh doanh thấp do phát sinh từ những vấn đề nội tại, nhưng phần lớn các quỹ đều duy trì được sự ổn định, tăng trưởng và kinh doanh có lãi; đây là kết quả quan trọng trong giai đoạn 2011 - 2015 của các trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, khi nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn kinh tế vĩ mô. + Cùng với sự phát triển chung, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng được cải thiện rõ nét; trong đó, có sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách, môi trường pháp lý thuận lợi cho các quỹ hoạt động, hạn chế rủi ro nghiệp vụ, an toàn hệ thống về trình độ quản trị, điều hành; cụ thể: tỷ lệ sử dụng vốn, hệ số an toàn, tỷ lệ nợ xấu… đang được các trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo quy định đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả hạn chế thấp nhất các rủi ro tín dụng phát sinh, rủi ro thanh khoản, rủi ro đổ vỡ. + Những Quỹ tín dụng nhân dân tăng trưởng tốt đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy kinh tế ở các quận, huyện, ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; song, hiệu quả hoạt động của các quỹ còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững của kinh tế Thành phố, chung tay cùng với Thành phố giải quyết nhu cầu vốn nhỏ lẻ, cho người dân nghèo mưu sinh, phát triển kinh tế cá thể, kinh tế hộ; sự phát triển kinh tế những điểm vùng ven của huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, quận 59
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2, quận 7… thay đổi trong những năm qua có sự tham gia tích cực và hiệu quả của các Quỹ tín dụng nhân dân. Ví dụ: Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn, được thành lập năm 1997; Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn thành viên ban đầu với 100 thành viên và gần 200 khách hàng, nay Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn đã có 5.300 thành viên và gần 2.100 khách hàng; thành viên (là tiểu thương hiện đang kinh doanh tại 12 chợ, trung tâm thương mại; là thành viên của các hợp tác xã khác có nhu cầu về vốn; là dân cư sinh sống tại 15 phường và thành viên là người lao động, cán bộ, công chức trên địa bàn Phường 15, Quận 5); Quỹ hoạt động với các dịch vụ: huy động tiền gởi và các dịch vụ ngân hàng như: nhận tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân; tiền gởi tiết kiệm có nhiều kỳ hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, lãnh lãi hàng tháng, lãi cuối kỳ; lãi suất hấp dẫn, khách hàng có nhu cầu rút vốn trước thời hạn được hưởng lãi suất bậc thang… cùng với các hình thức cho vay: cho vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mua nhà, sửa chữa nhà, xây nhà…;cho vay hỗ trợ tiểu thương tại các chợ trên địa bàn Quận 5 bổ sung vốn kinh doanh; cho vay ngắn, trung hạn từ 12 đến 36 tháng phù hợp với nhu cầu tài chính của khách hàng; phương thức thanh toán linh hoạt, trả góp, trả dần, trả lãi hàng tháng phù hợp với nhu cầu của khách hàng,...doanh số huy động tiền gửi và thành viên vay vốn hàng năm đều tăng trưởng; trong năm 2015, doanh số cho vay của Quỹ 131 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1 tỷ 99 triệu đồng, là Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đạt hiệu cao nhất trong 19 quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố. * Hợp tác xã trường học (chiếm 0,2%): lần đầu tiên mô hình hợp tác xã do chính sinh viên góp vốn xây dựng và làm chủ đã chính thức ra đời tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh; Hợp tác xã Thanh Niên thành lập ngày 22 tháng 5 năm 2013, là mô hình mới khi sinh viên vừa là người góp vốn, làm chủ dịch vụ, vừa là người hưởng lợi trực tiếp từ sản phẩm, dịch vụ; mỗi sinh viên đều bình đẳng khi tham gia đăng ký thành viên của hợp tác xã; với mức góp vốn đồng nhất là 80.000 đồng/sinh viên, thành 60
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viên hợp tác xã thay vì được nhận lợi nhuận hằng tháng sẽ được hưởng giá chiết khấu khi giao dịch tại các cửa hàng; toàn bộ phần lợi nhuận còn lại từ các hoạt động của hợp tác xã sẽ được sử dụng vào các hoạt động phúc lợi xã hội cho sinh viên Nhà trường; hợp tác xã có cửa hàng tích hợp cà phê sách - Youth Station cung cấp các dịch vụ như: giáo trình học tập đại cương/chuyên ngành, tiếng Anh không chuyên, truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả trẻ đang được nhiều người hâm mộ; văn phòng phẩm, túi sách, ba lô; cà phê, thức uống giải khát, cung cấp dòng sản phẩm quà lưu niệm có in tên và logo trường; ngoài ra, sinh viên có thể sử dụng địa điểm này để hội họp, tổ chức sự kiện cùng các dịch vụ đi kèm miễn phí khác (máy lạnh, nước lọc, wifi…). 2.2.1.3. Số lượng và lĩnh vực hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh có 3.028 tổ hợp tác có đăng ký hoạt động tại Ủy ban nhân dân phường, xã - thị trấn, tăng 200 tổ so với năm 2015 và tăng 500 tổ so với năm 2012, các tổ hợp tác liên tục phát triển nhanh đa số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,...không chỉ ở những nơi chưa có hợp tác xã mà cả những nơi có hợp tác xã khá phát triển; mặc dù, tổ hợp tác chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng tổ hợp tác được thành lập và phát triển vì phù hợp với nhu cầu của người nông dân. 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả như sau: trong hai năm (năm 2011, 2012), thành phần kinh tế tập thể chỉ chiếm 0,6% GDP của Thành phố; tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,6% (năm 2013) và 12,35% (năm 2014); sau khi tổ chức thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả 61
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kinh tế tập thể đến năm 2020, hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể đã có bước phát triển mạnh, cụ thể: năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 54,62% gấp 5,5 lần so với mục tiêu đề ra là 10%/năm, nâng tỷ trọng của kinh tế tập thể đóng góp vào GDP của Thành phố từ 0,6 (năm 2011) lên 0,8% (năm 2014) (nguồn theo niên giám thống kê năm 2014 của Cục Thống kê thành phố) và giữ vững tỷ lệ này đến năm 2016; tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra (1% cho giai đoạn 2012 - 2016). - Chất lượng hoạt động của các hợp tác xã được thể hiện cụ thể như sau (xem hình 2.4): + Năm 2013, doanh thu bình quân của một hợp tác xã là 20 tỷ 350 triệu đồng, trong đó, doanh thu của hợp tác xã với thành viên là 13 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân của một hợp tác xã là 230 triệu đồng; năm 2016, doanh thu bình quân của một hợp tác xã là 25 tỷ đồng, tăng 4 tỷ 650 triệu đồng so với năm 2015, doanh thu của hợp tác xã với thành viên là 15 tỷ triệu đồng, tăng 2 tỷ đồng so với năm 2015, lợi nhuận bình quân của một hợp tác xã là 300 triệu đồng, tăng 70 triệu đồng so với năm 2015. + Đa số các hợp tác xã trong các ngành nghề, lĩnh vực đều giữ vững nhịp độ ổn định, chất lượng hoạt động được nâng cao, nhất là lĩnh vực thương mại và bán lẻ; riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, 5 năm qua có sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, nhất là trong hoạt động dịch vụ sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn; với sự tăng trưởng ấy, chất lượng các hợp tác xã được thể hiện như sau (nguồn: Báo cáo số 07/BC-LM ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Liên minh Hợp tác xã thành phố): ++ Hợp tác xã khá giỏi: 65,2%. ++ Hợp tác xã trung bình: 22,8%. ++ Hợp tác xã yếu kém: 12%. - Về quy mô, phạm vi hoạt động: đã mở rộng hơn so với trước năm 2013 thông qua việc liên doanh, liên kết; nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã liên 62
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 doanh, liên kết với nhau và với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (trong và ngoài Thành phố) để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động, tăng quy mô nguồn vốn và thu hút thêm lao động; một số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định. - Hiệu quả kinh tế của hợp tác xã: doanh thu bình quân một hợp tác xã tăng từ 20,35 tỷ trong năm 2013 lên 25 tỷ năm 2016 với tốc độ tăng trưởng tương ứng trong ba năm lần lượt là 5,84%, 8,11% và 13,64%. - Về nhân sự: trong quản lý điều hành, nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã được xác lập, trình độ cán bộ quản lý, nghiệp vụ trong hợp tác xã được nâng lên; tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã hiện nay là 1.340 người; trong đó, tổng số cán bộ đã qua đào tạo trung cấp, sơ cấp là 864 người, đào tạo cao đẳng, đại học trở lên là 576 người. - Về đối tượng tham gia hợp tác xã: thành viên hợp tác xã đã được kết nạp rộng rãi, hiện nay tổng số thành viên tham gia hợp tác xã là 63.000 người, tăng 2.000 người so với năm 2015, và tăng 3.300 người so với năm 2012. - Khu vực kinh tế tập thể đã quan tâm đến việc tổ chức phong trào thi đua, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất - kinh doanh, nhân rộng mô hình tiên tiến; thực hiện pháp luật về lao động; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của hợp tác xã. - Thu nhập bình quân một lao động trong khu vực hợp tác xã là bình quân là 42 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân một thành viên hợp tác xã là 4.000.000 đồng/tháng; thu nhập bình quân một cán bộ quản lý hợp tác xã 5.000.000 đồng/tháng; chia lãi xã viên trên vốn góp bình quân: 18%/năm. - Đời sống thành viên hợp tác xã ngày càng được nâng cao; cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc hơn trước, thành viên ngày càng tin tưởng hơn vào hợp tác xã. 63
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.4: Chất lƣợng hoạt động của các hợp tác xã 12.0% 22.8% Khá, Giỏi Trung Bình Yếu kém 65.2% (Nguồn: Tác giả vẽ trên cơ sở Báo cáo số 07/BC-LM ngày 10 tháng 1 năm 2017 của Liên minh Hợp tác xã thành phố) 2.2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Đóng góp của tổ hợp tác vào GDP của Thành phố chưa được thống kê chính thức, hiện đang được hạch toán vào khu vực kinh tế hộ, cá thể; các tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ. - Chỉ tiêu thành lập mới 600 tổ hợp tác giai đoạn 2012 - 2016, đã đạt và vượt 21%; số lượng tổ hợp tác liên tục tăng (trong 03 năm tăng 735 tổ), chủ yếu là các tổ hợp tác trợ vốn, góp phần tạo việc làm cho người lao động, góp phần an sinh xã hội, đảm bảo an ninh trật tự địa phương. - Nhìn chung, xuất phát từ nhu cầu phát triển của kinh tế hộ và điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương, tổ hợp tác được hình thành với hình thức tổ chức, quy mô và nội dung khác nhau; hoạt động của tổ hợp tác tiếp cận gần với bản chất của hợp tác xã là tiền đề để thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác chủ yếu hướng vào mục đích giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, như: trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung cấp thông tin và tiêu thụ sản phẩm, giúp kinh tế hộ thành viên tăng sức cạnh tranh trên thị trường,.. - Tuy nhiên, Thông tư 04/2008/TT-BKH ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, chưa 64
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sát với thực tế; về quản lý nhà nước có một số huyện, thị xã đặc biệt là Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đến tình hình hoạt động của các tổ hợp tác. 2.2.3. Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2016, có 366/391 hợp tác xã đang hoạt động đã tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 93,6%); công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Thành phố về kế hoạch và hỗ trợ các hợp tác xã chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012 được giao cho các sở, ngành, Liên minh hợp tác xã Thành phố và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện được thực hiện quyết liệt, đảm bảo các hợp tác xã đang hoạt động phải chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1. Về công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể - Liên minh Hợp tác xã là cơ quan thường trực tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện công tác tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của thành phố Hồ Chí Minh, như: chính sách đào tạo, chính sách hỗ trợ lãi vay, chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng làm việc trong các hợp tác xã nông nghiệp, chính sách kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm,...; Liên minh Hợp tác xã Thành phố đã tổ chức 35 lớp tập huấn tại 24 quận, huyện và một số hợp tác xã lớn với hơn 3.000 lượt người tham dự; Liên minh Hợp tác xã Thành phố là đầu mối tiếp nhận và giải quyết đơn kiến nghị của các hợp tác xã, giúp các hợp tác xã giải quyết tranh chấp với thành viên, ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn các hợp tác xã tổ chức đại hội thường niên. 65
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Năm 2016, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong khối kinh tế tập thể, thông qua kế hoạch phối hợp 20992/KHPH ngày 19 tháng 8 tháng 2016 về việc tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật lao động năm 2016”, Liên Minh Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh đã phát động cuộc thi theo công văn số 173/LMHTX ngày 31 tháng 8 năm 2016, triển khai đến từng hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; sau quá trình triển khai vòng cơ sở từ ngày 31 tháng 8 năm 2016 đến ngày 30 tháng 10 năm 2016 đã thu được tổng số 62 bài dự thi trên 12 hợp tác xã tham gia; hầu hết các bài thi thể hiện rất tốt về Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Y tế. Kết quả, cuộc thi thể hiện đúng mục đích là tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của hợp tác xã các quy định của pháp luật về hợp tác xã đến từng người dân, thành viên hợp tác xã và cấp cấp chính quyền. 2.3.2. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến năm 2020, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; để triển khai thực hiện Chỉ thị, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có: - Quyết định số 5512/QĐ-UBND ngày 7 tháng 01 năm 2013 về ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thành phố Hồ Chí Minh năm 2020, theo đó các quận, huyện có kế hoạch triển khai thực hiện tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương. - Quyết định số 3749/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; - Quyết định số 4228/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 66
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29-CTrHĐ/TU về thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 - 2020; - Quyết định số 2425/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê quyệt Đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2014 - 2017; - Quyết định số 2826/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020; - Quyết định số 50/2015/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành về thực hiện Chương trình Kích cầu đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ lãi vay cho các dự án đầu tư đổi mới công ngệ thuộc lĩnh vực thành phố khuyến khích phát triển. 2.3.3. Về công tác thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể Các chính sách hỗ trợ của thành Phố Hồ Chí Minh đối với khu vực hợp tác xã gồm: + Hỗ trợ về vốn, một trong những yếu tố để các hợp tác xã phát triển ổn định Ủy ban nhân Thành phố đã ban hành các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các hợp tác xã như: + Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 về ban hành quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2013 - 2020 thay thế Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 đã hết hiệu lực; theo đó, Quyết định quy định: hợp tác xã, thành viên hợp tác xã trực tiếp sử dụng đất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ được hỗ trợ từ 60 - 100% lãi suất; tính từ ngày 10 tháng 6 năm 2011 đến 30 tháng 12 năm 2016, đã có 13.288 hộ vay (trong đó 5% là thành 67