SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
HỒ THỊ LAM THUÝ
NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN –
MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
HỒ THỊ LAM THUÝ
NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN –
MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VÂN LONG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Hồ Thị Lam Thúy – là học viên lớp Cao học Khóa LLM3 chuyên ngành
Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của
Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN
CỨU SO SÁNH” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
HỒ THỊ LAM THÚY
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TÓM TẮT
DẪN NHẬP............................................................................................................................................... 1
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 5
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:.......................................................................................................... 5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:........................................................................................... 6
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................... 8
VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:..................................................................... 8
VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:............................................................................... 9
CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................................................................... 11
1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP
LUẬT ......................................................................................................................................................... 11
1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LỆ CÔNG TY.............. 14
1.3. PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP........................ 15
1.4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY....................................................... 17
1.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ KHI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LỢI
DỤNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI HAY
VƯỢT QUÁ THẨM QUYỀN ........................................................................................................ 19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CHƯƠNG 2: ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY ANH..26
2.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CÔNG TY THEO LUẬT CÔNG TY ANH.............................................................................. 26
2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY
ANH............................................................................................................................................................ 30
2.2.1. Quy định về giám đốc hợp pháp (De jure directors) theo luật công ty Anh30
2.2.2. Vị trí và vai trò của Giám đốc thực tế (De facto directors) theo luật công ty
Anh.......................................................................................................................................................... 30
2.2.3. Vị trí và vai trò của Giám đốc bù nhìn (Puppet directors) theo luật công ty
Anh.......................................................................................................................................................... 32
2.2.4. Vị trí và vai trò của Giám đốc ẩn danh (Shadow directors) theo luật công ty
Anh.......................................................................................................................................................... 33
2.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH LỢI DỤNG VÍ TRÍ CỦA MÌNH THỰC HIỆN
CÁC GIAO DỊCH MANG TÍNH TƯ LỢI. .............................................................................. 35
CHƯƠNG 3: SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
VAI TRÒ GIÁM ĐỐC ẨN DANH TRONG DOANH NGHIỆP THEO LUẬT
VIỆT NAM VÀ LUẬT ANH........................................................................................................ 38
3.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁM ĐỐC ẨN DANH THEO LUẬT VIỆT NAM VÀ
LUẬT CÔNG TY ANH..................................................................................................................... 38
3.1.1. Định nghĩa về giám đốc ẩn danh theo Luật Việt Nam........................................ 38
3.1.2. Định nghĩa về giám đốc ẩn danh theo Luật Công ty Anh.................................. 38
3.2. NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẨN DANH VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT THEO
LUẬT CÔNG TY ANH..................................................................................................................... 39
3.3. NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẨN DANH TRONG CÔNG TY VIỆT NAM VÀ NHỮNG
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN .................................................................. 41
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
CỤ THỂ KHI NGƯỜI THỰC HIỆN THỰC HIỆN MỘT SỐ GIAO DỊCH
KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY...................................................................... 46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.1. NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO ỦY QUYỀN.................................. 46
4.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHI MỘT SỐ GIAO DỊCH CỦA DOANH
NGHIỆP ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DIỆN THEO
PHÁP LUẬT CŨNG KHÔNG THEO ỦY QUYỀN............................................................ 47
4.2.1. Những vụ án cụ thể về trường hợp người ký hợp đồng không đủ thẩm
quyền để ký được xử theo Luật Việt Nam:........................................................................... 48
4.2.2. Phân tích án lệ của Anh về trường hợp ngưởi ký hợp đồng chưa được ủy
quyền: .................................................................................................................................................... 52
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TÓM TẮT
Nói đến đại diện doanh nghiệp, mọi người thường nghĩ ngay đến đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vị trí giám đốc của doanh nghiệp cũng là người
đại diện doanh nghiệp nhưng có thể không là người đại diện pháp luật. Dù là người
đại diện pháp luật hay không nhưng Luật vẫn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của
Giám đốc. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích các quy định của pháp luật
ràng buộc trách nhiệm của giám đốc trong việc điều hành doanh nghiệp theo Luật
Việt Nam và so sánh với Luật công ty Anh.
Luật Việt Nam không phân biệt ra thành nhiều dạng giám đốc mà chỉ là khái niệm
giám đốc chung. So sánh với Luật công ty Anh thấy Luật Anh phân thành nhiều
dạng giám đốc mà mỗi giám đốc có đặc điểm riêng để nhận diện như giám đốc hợp
pháp (De jure directors), Giám đốc thực tế (De facto directors) và giám đốc ẩn danh
(Shadow director). Mỗi giám đốc đều phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của mình.
Trong đó, Giám đốc ẩn danh là những giám đốc đứng phía sau, chỉ đạo toàn bộ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không hề xuất hiện trong vai trò giám
đốc. Trong khi thực tế, giám đốc ẩn danh cũng tồn tại nhiều trong thực tế doanh
nghiệp Việt Nam nhưng Luật chưa đề cập đến. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ
phân tích về các quy định pháp luật liên quan về các dạng giám đốc này, so sánh các
quy định liên quan giữa Luật Việt Nam và Luật Anh để từ đó đề xuất các kiến nghị
hoàn thiện hơn về Luật.
ABSTRACT
About business representatives, people often think of the legal representative of the
business. However, the position of director of the business is also the representative
of the business but may not be the legal representative. Whether the legal
representative or not, but the law still clearly defines the rights and obligations of
the Director. Within the scope of the thesis, the author will analyze the regulations
of the law that binds the director's responsibility to run a business under the Law of
Vietnam and compare it with the UK Company Law. Vietnamese law does not
differentiate it into many types of directors but just as the general director
definition. Comparisons with the UK Company Law, UK Law is divided into
several types of directors in which each director has his/her own identity to identify
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
as director, De facto director and shadow director. Each director is responsible for
his / her obligations. In which, the shadow director is the director standing behind,
directing the entire business of the business but not appearing in the role of director.
In fact, shadow directors also exist in many Vietnamese companies but the Law has
not mentioned yet. Within the scope of the article, the author will analyze the
relevant legal regulations on these types of directors, compare the relevant
regulations between Vietnamese Law and UK Law and then propose petitions for a
perfection in terms of the Law.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
DẪN NHẬP
I. MỞ ĐẦU
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp “là cá nhân đại diện cho doanh
nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật”1
. Quy định pháp luật là như vậy nhưng không phải người đại
diện theo pháp luật nào của doanh nghiệp cũng có thể thực hiện được các quyền lợi
và nghĩa vụ nêu trên.
Trong vụ án xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm ở ngân hàng Oceanbank có một
nhân vật được dư luận chú ý đến là Hòang Thị Hồng Tứ, chủ tịch hội đồng quản trị
của công ty BSC. Là chủ tịch hội đồng quản trị nhưng Hồng Tứ không hề biết công
ty mình có trụ sở ở đâu, hoạt động như thế nào, cũng không được nhận bất kỳ đồng
lương nào của công ty này. Chức vụ chủ tịch của Hồng Tứ chỉ là trên danh nghĩa,
do Hà Văn Thắm dựng lên để ký các hợp đồng, các chứng từ do Hà Văn Thắm chỉ
đạo. Tuy nhiên, vì là người đại diện theo pháp luật công ty, ký vào các chứng từ,
các hợp đồng sai trái nên Hồng Tứ đã phải chịu trách nhiệm hình sự vì chữ ký của
mình cho dù bản chất cô không nắm được cô đang ký để thực hiện nghiệp vụ kinh tế
nào, để làm gì, thu lợi cho ai2
. Hà Văn Thắm, dù trên thực tế là đã đạo diễn hết tất
cả các hoạt động của của công ty BSC nhưng lại không chịu bất cứ trách nhiệm
trước pháp luật nào về hoạt động của công ty này vì Hà Văn Thắm không phải là
người đại diện theo pháp luật công ty, không giữ bất kỳ chức vụ gì trong công ty
này.
Thỉnh thoảng trên báo chí, trong cuộc sống hàng ngày có đọc báo, nghe nói hoặc
gặp những trường hợp về các “giám đốc bù nhìn”. Các “giám đốc” này có người là
phụ hồ, là xe ôm, thậm chí có những người không biết chữ nhưng được thuê để ký
các hồ sơ, giấy tờ mà không hề biết những giấy tờ đó là giấy tờ gì, ký các giấy tờ đó
có vi phạm pháp luật hay không. Các giám đốc danh nghĩa đó cứ đến tháng chỉ biết
nhận lương, với số tiền lương khiếm tốn mà không hề biết công ty mình làm giám
1
Khoản 1, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014
2
Đức Minh, http://plo.vn/phap-luat/vu-oceanbank-khi-nu-dien-vien-tro-thanh-chu-tich-hdqt-724338.html
[Truy cập lúc 11h30’ ngày 12/04/2018].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
đốc gồm những ai, trụ sở đặt ở đâu, quy mô của công ty ra sao, hoạt động trong lĩnh
vực gì, doanh thu mỗi tháng bao nhiêu, lợi nhuận như thế nào… Các giám đốc này
chỉ biết nhắm mắt ký vào các hồ sơ của người thuê mình bảo ký. Khi có sự cố xảy
ra, bị công an triệu tập thì họ mới vỡ lẽ ra họ đã bị lợi dụng làm hình nhân thế
mạng, phải chịu trách nhiệm hình sự cho những hành vi mà họ không hề thực hiện.
Một số nước trên thế giới đã nhìn ra được vấn đề này nên pháp luật những nước đó
đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong Luật công ty Anh (Companies
Act 2006) đã có định nghĩa về những người thực sự điều hành công ty nhưng không
có chức danh cụ thể trong công ty. Luật công ty Anh đã gọi những người này là
“shadow direcror” có thể hiểu là giám đốc “ẩn danh” hay giám đốc “bóng tối”. Luật
công ty Anh đã định nghĩa “Giám đốc ẩn danh là người liên quan đến công ty,
thường chỉ đạo các hoạt động của công ty”3
. Luật cũng đưa ra sự phân biệt rõ “một
người không được coi là giám đốc ẩn danh nếu người đó chỉ đưa ra những lời
khuyên cho giám đốc công ty.”4
Luật công ty Anh hoàn toàn xem Giám đốc ẩn danh như là một giám đốc bình
thường của doanh nghiệp5
. Những quy định dành cho Giám đốc doanh nghiệp theo
Luật, theo điều lệ công ty cũng đều được đem sang áp dụng cho Giám đốc ẩn danh6
.
Theo ý kiến cá nhân của tác giả, đây là một quy định hoàn toàn phù hợp với những
gì diễn ra trên thực tế. Có những quy định pháp luật về giám đốc ẩn danh, sẽ dễ
dàng quy trách nhiệm cho những người đứng phía sau chỉ đạo, chi phối hoàn toàn
những hoạt động của doanh nghiệp nhưng không chịu bất cứ trách nhiệm gì. Nếu
Việt Nam có quy định về giám đốc ẩn danh, thì tác giả tin rằng cô Hồng Tứ trong
dẫn chứng phía trên không phải ra tòa để chịu trách nhiệm chính về những gì mình
ký. Người ra tòa, chịu trách nhiệm chính sẽ là người thực sự ra lệnh. Trong bài viết
của mình, tác giả sẽ nghiên cứu kỹ hơn những quy định pháp luật của giám đốc ẩn
danh này để từ đó rút ra được những điểm mới, phù hợp hơn so với pháp luật Việt
Nam về những giám đốc ẩn danh này.
3
Điều 251- Luật công ty Anh. “In the Companies Acts “shadow director”, in relation to a company, means
aperson in accordance with whose directions or instructions the directors of the company are accustomed to
act.”
4
Điều 251- Luật công ty Anh. A person is not to be regarded as a shadow director by reason only that the
directors act on advice given by him in a professional capacity
5 Điều 230, Luật Công ty Anh
6
Điều 63, 64, 65… Luật công ty Anh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Cũng có trường hợp có những người không phải là đại diện pháp luật của công ty,
không là giám đốc thực quyền của công ty nhưng cũng không phải là giám đốc bù
nhìn. Phó giám đốc công ty không phải là người đại diện pháp luật của công ty
nhưng khi thực hiện một số việc dưới danh nghĩa công ty, khi đó, phó giám đốc trở
thành người đại diện cho doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể đó như ký kết
một số hợp đồng nhân danh người đại diện công ty theo ủy quyền. Trong một số
trường hợp, dù người ký hợp đồng không có ủy quyền, nhưng vì bảo vệ tính ngay
tình cho bên kia, Luật cũng chấp nhận hợp đồng đó có giá trị, người ký đương nhiên
trở thành người đại diện cho công ty trong trường hợp đó. Bộ Luật dân sự 2005
cũng như bộ Luật Dân sự 2015 cũng có những quy định về điều này7
.
Vụ kiện giữa công ty Phú Mỹ Hưng và khách hàng mua nhà của mình là một trong
các vụ kiện về tính pháp lý của hợp đồng khi người ký hợp đồng không phải là
người đại diện pháp luật. Vào tháng 7/2000, công ty Phú Mỹ Hưng đã bán cho bà
Trần Thị Thùy Trang một căn nhà A2- 05 lô H7. Sau đó, giữa công ty và bà Trang
xảy ra khúc mắc, giá nhà lại đang lên nên công ty Phú Mỹ Hưng không muốn bán
căn nhà đó cho bà Trang mà bán cho người khác với giá cao hơn. Công ty đã tuyên
bố hủy hợp đồng với bà Trang, bán nhà cho người khác. Lý do mà công ty Phú Mỹ
Hưng đưa ra để hủy hợp đồng là hợp đồng do người không có thẩm quyền ký.
Người ký trên hợp đồng mua bán này là giám đốc tiếp thị chứ không phải là Tổng
giám đốc, người đại diện theo pháp Luật của công ty Phú Mỹ Hưng. Tại thời điểm
ký, ông giám đốc tiếp thị này cũng không được ủy quyền từ Tổng giám đốc. Tại
phiên tòa sơ thẩm ngày 21/1/2003, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử
công ty Phú Mỹ Hưng thắng kiện, tuyên bố hủy hợp đồng mua bán của bà Trang và
công ty Phú Mỹ Hưng với lý do hợp đồng không do người đại diện pháp luật ký8
.
Tuy nhiên, sau khi bà Trang kháng cáo, Tòa phúc thẩm lại xử bà Trang thắng kiện
với lập luận rằng tuy người ký không phải là đại diện pháp luật nhưng người này
thực hiện giao dịch này vì quyền lợi của công ty. Thêm vào đó, tiền của bà Trang
nộp vào công ty, công ty đã sử dụng tiền này vào hoạt động kinh doanh của mình.
Tổng giám đốc công ty đã ký trên các chứng từ nộp tiền, các báo cáo trong đó có số
tiền của bà Trang nên Tổng giám đốc buộc phải biết giao dịch này. Nguyên tắc pháp
luật là bảo vệ bên ngay tình, bên yếu thế. Do đó, dù quy định này chưa có trong
7
Điều 145, 146 Luật dân sự 2005 và điều 143 Luật dân sự 2015.
8Toà bác yêu cầu của một khách hàng kiện Phú Mỹ Hưng, 22/01/2003. <http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-
luat/Toa-bac-yeu-cau-cua-mot-khach-hang-kien-Phu-My-Hung/10804945/218/>. [truy cập lúc 23 h ngày
21/04/2018]
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
pháp luật nhưng tòa Phúc thẩm vẫn xử bà Trang thắng kiện, buộc công ty Phú Mỹ
Hưng tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Sau đó, luật dân sự 2005 và mới đây là Luật dân sự 2015 đã đưa các yếu tố này vào
Luật, từ đó khái niệm “người đại diện do giao dịch được xác lập” đã hình thành.
Giám đốc doanh nghiệp là người điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, thực hiện các quyết định về chiến lược phát triển của công ty, ký hợp
đồng mua bán hàng hóa, mua sắm tài sản, ký những hợp đồng về tuyển dụng nhân
sự…Chính vì giám đốc có những vai trò thật sự quan trọng trong doanh nghiệp nên
pháp luật cũng như điều lệ công ty có những quy định về trách nhiệm và quyền hạn
của giám đốc, những ràng buộc mà giám đốc phải tuân theo. Một trong những quy
định là giới hạn quyền hạn của giám đốc, có cơ chế kiểm tra kiểm soát rõ ràng để
tránh cho những giám đốc lợi dụng vị trí, vai trò của mình để thực hiện những giao
dịch gây thiệt hại cho công ty.
Luật Doanh nghiệp Việt Nam đã có quy định về những giao dịch mà khi giám đốc
thực hiện phải có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông như các giao dịch mà “Cổ
đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ
thông của công ty và những người có liên quan của họ; Thành viên Hội đồng quản
trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ hay giao dịch cần
chấp thuận của Hội đồng quản trị là “các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn
35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc
một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”9
Tương tự, Luật công ty Anh cũng có những quy định về việc những giám đốc khi
thực hiện những giao dịch nhạy cảm, phải tuân thủ theo một số quy định nhất định.
Giám đốc có trách nhiệm phải né tránh những giao dịch xung đột về lợi ích10
, có
trách nhiệm không được nhận lợi ích từ bên thứ 311
hay có trách nhiệm phải công
bố những lợi ích mà giám đốc có thể nhận được trong những giao dịch mà mình
thực hiện12
…
Dù Luật Việt Nam hay Luật nước ngoài thì các quy định về do ràng buộc trách
nhiệm của giám đốc luôn được quan tâm đúng mức. Điều này sẽ góp phần giảm
9
Điều 162, luật doanh nghiệp 2014
10
Điều 175, luật công ty Anh 2006
11
Điều 176, luật công ty Anh 2006
12
Điều 177, luật công ty Anh 2006
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
thiểu những rủi ro do các giám đốc lợi dụng vị thế của mình gây ra. Trong phạm vi
bài viết, tác giả sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Từ những ví dụ minh họa bên trên cho thấy ngoài trường hợp đại diện doanh nghiệp
theo pháp luật, được quy định rõ trong luật doanh nghiệp còn tồn tại những đại diện
khác của doanh nghiệp. Người viết muốn thông qua bài viết của mình về đề tài
“Người đại diện doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan” để có thể hiểu
rõ thêm các quy định về vai trò người đại diện trong doanh nghiệp, các dạng người
đại diện trong doanh nghiệp.
Người viết sẽ tìm hiểu xem với từng dạng người đại diện doanh nghiệp, có tác động
như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác động đó là tác
động tích cực hay tiêu cực. Người viết sẽ tìm hiểu xem về người đại diện giấu mặt
của công ty chưa được Luật Việt Nam đề cập tới, tìm hiểu về quy chế hoạt động của
người đại diện giấu mặt trong doanh nghiệp. Nếu người đại diện giấu mặt thật sự
chi phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì liệu có công bằng khi họ không
phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp Luật nào cho tất cả các hành động của họ.
Người viết sẽ tìm hiểu xem các quy định pháp luật của Anh, Mỹ định nghĩa thế nào
về các dạng đại diện pháp luật, chức năng và quyền hạn của của từng dạng đại diện
doanh nghiệp. Tìm hiểu xem thử Luật các nước Anh, Mỹ có đề cập đến người đại
diện giấu mặt chưa. Nếu có, tìm hiểu xem quy định của pháp luật quy định về quyền
hạn và trách nhiệm của người đại diện giấu mặt hay một cách gọi khác “đại diện ẩn
danh” của doanh nghiệp nhưng thế nào. Những quy định về đại diện ẩn danh có thật
sự làm tăng thêm sự minh bạch của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay
chưa.
III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi người viết sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau:
1 Người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật là gì, vai trò người đại diện theo
pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp. Quyền hạn và trách nhiệm của
người đại diện theo pháp luật trong việc thực hiện vai trò của mình. Phân biệt
giữa người đại diện pháp luật và giám đốc. Các quy định ràng buộc người
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
điều hành doanh nghiệp tránh các giao dịch tư lợi. So sánh giữa luật Việt
Nam và luật của nước ngoài (Luật Anh).
2 Người đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty Anh. Các dạng người đại
diện pháp luật theo Luật công ty Anh. Vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của
từng dạng người đại diện doanh nghiệp. Sự giống và khác nhau của từng vị
trí đại diện so với luật Việt Nam.
3 Người đại diện pháp luật ẩn danh trong doanh nghiệp là gì. Vai trò của người
đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Quy định của pháp luật
Việt Nam về người đại diện ẩn danh. Tìm hiểu luật nước ngoài (Luật Anh)
các quy định pháp luật của người đại diện ẩn danh trong doanh nghiệp. Các
yếu tố pháp lý ràng buộc người đại diện ẩn danh. So sánh luật giữa 2 nước
Anh và Việt Nam
4 Người đại diện cho doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể khi thực
hiện một số công việc nhất định (đại diện theo vụ việc). Vai trò của người đại
diện theo ủy quyền và người đại diện tự động phát sinh khi thực hiện một số
công việc cụ thể. So sánh luật Việt Nam và luật nước ngoài (Luật Anh) để
tìm hiểu những quy định giống nhau và khác nhau về trường hợp người đại
diện này.
5. Quy định về người đại diện trong doanh nghiệp theo Luật Việt Nam đã hoàn
chỉnh, đầy đủ chưa. Việt Nam cần phải bổ sung những quy định nào để phù
hợp với thông lệ chung của quốc tế về người đại diện trong doanh nghiệp.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Người viết sẽ dùng phương pháp nghiên cứu luật thuần túy và phương pháp so sánh
luật trong bài viết của mình. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất về người đại diện pháp
luật, vai trò của người đại diện pháp luật, người viết sẽ tìm hiểu định nghĩa của Luật
Việt Nam và Luật Anh về người đại diện pháp luật. Điểm tương đồng và khác biệt
về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp. Các
quy định pháp luật về quyền hạn và trách nhiệm của người điều hành hoạt động của
doanh nghiệp. Theo luật Việt Nam, trường hợp nào người đại diện doanh nghiệp
đồng thời là giám đốc doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp; trường hợp nào
người đại diện pháp luật khác với giám đốc, người trực tiếp điều hành doanh
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
nghiệp. Tìm hiểu xem luật Việt Nam quy định gì về các giao dịch tư lợi và các quy
định hạn chế các giao dịch tư lợi. Luật được nghiên cứu, so sánh chính là Luật
doanh nghiệp Việt Nam và Luật công ty Anh.
Trả lời câu 2 về đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty Anh, người viết sẽ tìm
hiểu những quy định pháp luật về đại diện doanh nghiệp, những yêu cầu luật định
về người đại diện doanh nghiệp theo Luật Anh. Người viết cũng sẽ tìm hiểu các
dạng đại diện doanh nghiệp trong luật Anh, về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách
nhiệm… của từng vị trí theo Luật công ty công ty Anh để từ đó so sánh những khác
biệt so với luật Việt Nam. Phương pháp tìm hiểu luật và phương pháp so sánh cũng
sẽ được áp dụng để trả lời câu hỏi thứ 2.
Trả lời câu hỏi 3 về Người đại diện pháp luật ẩn danh trong doanh nghiệp. Vai trò
của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tiên, người viết
sẽ tìm hiểu về người đại diện ẩn danh được định nghĩa trong Luật như thế nào, Luật
ghi nhận thế nào về người đại diện ẩn danh, trách nhiệm của người đại diện ẩn danh
trong hoạt động của doanh nghiệp. Tìm hiểu căn cứ pháp luật để xác định một
người nào đó có phải là người đại diện ẩn danh của doanh nghiệp hay không. Tác
động của người đại diện ẩn danh lên hoạt động của doanh nghiệp và họ sẽ chịu trách
nhiệm cho những tác động đó như thế nào. Phương pháp tìm hiểu luật và phương
pháp so sánh cũng sẽ được áp dụng để trả lời câu hỏi thứ 3.
Trả lời cho câu hỏi thứ 4 về người đại diện cho doanh nghiệp trong một số trường
hợp cụ thể khi thực hiện một số công việc nhất định (đại diện theo vụ việc). Người
viết tìm hiểu xem trường hợp người thực hiện giao dịch đó được xem là người đại
diện doanh nghiệp. Trường hợp nào người người thực hiện giao dịch được xem thực
hiện công việc vượt quá thẩm quyền của mình, làm giao dịch trở nên vô hiệu. Hậu
quả pháp lý của người đó phải chịu khi giao dịch phải hủy vì vô hiệu.
Trả lời cho câu hỏi thứ 5 người viết sẽ dùng phương pháp chọn mẫu một số trường
hợp cụ thể để phân tích những quy định về người đại diện của doanh nghiệp tác
động đến doanh nghiệp như thế nào. Quy định của pháp luật tác động tích cực hay
tiêu cực lên hoạt động của doanh nghiệp.
Từ phương pháp tìm hiểu luật, so sánh Luật, người viết cũng sẽ tìm hiểu xem
những quy định của Luật Việt Nam so với Luật công ty Anh và Luật doanh nghiệp
Mỹ có gì giống nhau và khác nhau về người đại diện pháp luật. Có những điểm gì
thật sự đặc biệt trong quy định về người đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Anh, Luật công ty Mỹ để từ đó sẽ rút ra được cái nhìn chung về người đại diện
doanh nghiệp, những vấn đề Việt Nam cần bổ sung để hoàn thiện luật nước mình.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Là những quy định của pháp luật về người đại diện quản lý
điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào Luật Doanh
nghiệp Việt Nam 2014, Luật công ty Anh, Luật công ty Mỹ và một số tài liệu liên
quan khác.
VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nghiên cứu về người đại diện
của doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan đến vai trò và vị trí của người
đại diện trong doanh nghiệp.
Trong nước, có Luận văn thạc sĩ Luật 2014 của Phạm Lâm Hải Nguyên, trường đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề tài “Chế định của người đại diện của doanh
nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” phân tích những quy định pháp luật
liên quan đến người đại diện pháp luật theo quy định của Luật Việt Nam13
.
Bài viết của Ngô Huy Cương đăng trên tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật năm 2009
có bài viết nhan đề “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn
từ góc độ Luật so sánh”14
nói về tầm quan trọng của người đại diện trong các giao
dịch dân sự thông thường cả trong doanh nghiệp. Bài viết cũng phân tích về các chế
định đại diện.
Bài viết của Bùi Xuân Hải đăng trên tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật Tạp chí Khoa
học pháp lý số 4 năm 200715
, “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật
công ty Việt Nam” nói về quan hệ giữa người đại diện công ty và cổ đông góp vốn
cũng như trách nhiệm của người đại diện trong doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều
13
Phạm Lâm Hải Nguyên Luận văn thạc sĩ Luật 2014, trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
14
Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc
độ Luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4).
15
Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học pháp lý số 4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
trường hợp người đại diện doanh nghiệp Việt Nam đồng thời là chủ sỏ hữu công ty,
chưa tách bạch giữa người đại diện quản lý công ty và người góp vốn.
Về các nghiên cứu nước ngoài, có bài nghiên cứu của April Klein16
, trường đại học
NewYork xuất bản năm 1998. Bài viết phân tích về các loại hình giám đốc và tác
động của các loại hình này lên hoạt động kinh doanh của công ty. Sự chi phối của
các giảm đốc ẩn danh đối với các giám đốc bù nhìn của doanh nghiệp cùng với các
quy định đối với các giám đốc này.
Luận văn Tiến sĩ của Jeremy Seymour Pearce, Khoa Luật, Đại Học Bond về quyền
và nghĩa vụ của giám đốc ở Việt Nam17
. Luận án này phần tích các quyền, và nghĩa
vụ của các giám đốc theo Luật Việt Nam. Đồng thời, làm rõ nhận định, Luật doanh
nghiệp Việt Nam đã có các yếu tố cốt lõi, phù hợp để quản lý doanh nghiệp theo các
nguyên tắc quản trị hiện đại.
Nghiên cứu các tài liệu viết về người đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước,
giúp cho tác giả thêm nhiều tư liệu, ý tưởng để có thể hoàn thành được bài nghiên
,cứu của mình
VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
Trên thực tế người đại diện doanh nghiệp, chi phối hoạt động của doanh nghiệp có
rất nhiều dạng nhưng Luật pháp Việt Nam chỉ ghi nhận người đại diện doanh
nghiệp theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền. Trong một số trường hợp đặt
biệt, để bảo vệ quyền lợi cho bên ngay tình, Luật Việt Nam thừa nhận vai trò đại
diện doanh nghiệp của người thực hiện giao dịch đó nếu giao dịch thỏa mãn một số
điều kiện cụ thể.
Như trường hợp vụ kiện của bà Trần Thị Thùy Trang kiện công ty Phú Mỹ Hưng
mà người viết nêu ở trên. Người ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp
luật cũng không được ủy quyền, nhưng giao dịch này vẫn được tòa án chấp thuận vì
nó thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Tòa án đã xử bà Thùy Trang thắng để bảo
vệ quyền lợi của bên ngay tình. Nhưng trường hợp này chỉ là một trường hợp may
mắn được công nhận giao dịch đã thực hiện nhưng phải tốn nhiều thời gian tranh
16
Affiliated Directors: Puppets of Management or Effective Director, April Klein, New York
University, Center for Law and Bussines, January 1998
17
Directors’ Powers and Duties in Vietnam, Jeremy Seymour Pearce, Faculty of Law at Bond
University, 2009
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
tụng tại tòa án. Còn thực tế, rất nhiều giao dịch ngay tình, nhưng không chứng minh
được sự ngay tình của mình, phải chấp nhận hủy bỏ giao dịch, chấp nhận chịu thiệt
hại cho giao dịch đó.
Trên thực tế, còn có thêm trường hợp người đại diện ẩn danh. Người đại diện ẩn
danh này chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưng Luật Việt
Nam hầu như không đề cập đến trường hợp này, không một quy định pháp luật nào
của Việt Nam bắt người dại diện ẩn danh này chịu trách nhiệm pháp luật cho những
hoạt động của mình. Trong khi đó, Luật pháp của nhiều nước trên thế giới như Anh,
Mỹ có quy định cụ thể về trường hợp này, phân định rõ trách nhiệm của từng đại
diện pháp luật ẩn danh.
Thông qua bài viết của mình, người viết muốn tìm hiểu thêm về những lỗ hổng của
pháp luật Việt Nam để từ đó có những kiến nghị để hoàn chỉnh thêm về Luật.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO
LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP
LUẬT
Cụm từ “Người đại diện pháp luật” thường được nhắc đến trong các văn bản pháp
Luật. BLDS 201518
không định nghĩa “người đại diện pháp luật” là gì nhưng có đề
cập đến những trường hợp có thể trở thành “đại diện pháp luật” của doanh nghiệp,
có thể do điều lệ hay do pháp luật quy định.19
Trong khi đó, Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 có định nghĩa “Người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện
các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh
nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật”20
.
Theo định nghĩa này có thể được hiểu, đại diện pháp luật là người trực tiếp điều
hành, chịu trách nhiệm tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Định
nghĩa về đại diện pháp luật của Luật Việt Nam gần giống về định nghĩa về Giám
đốc theo Luật công ty Anh 2006. Luật công ty Anh thì không có khái niệm người
đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Luật công ty Anh chỉ có định nghĩa chung về
giám đốc- “director- giám đốc: là người giữ vị trí điều hành công ty cho dù được
gọi với tên gọi gì”21
Theo Luật doanh nghiệp 200522
, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ là
một người duy nhất, người này có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội
đồng thành viên, đối với công ty TNHH23
. Đối với công ty cổ phần, đại diện pháp luật
có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị24
.
18
Bộ Luật dân sự 2015, ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực ngày 1/1/2017
19
Điều 137, Luật doanh nghiệp 2015.
20
Khoản 1, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014
21
Điều 250, Luật công ty Anh. “In the Companies Acts “director” includes any person occupying
the position of director, by whatever name called.”
22
Hết hiệu lực vào ngày 1/7/2017 và thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014.
23
Điều 46, điều 67 Luật doanh nghiệp 2005
24
Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Người đại diện pháp luật này có thể là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch
nước ngoài, nhưng điều kiện tiên quyết là những người này phải thường trú tại Việt
Nam. Trường hợp nếu những người này rời Việt Nam trên 30 ngày thì bắt buộc phải
làm ủy quyền cho người khác.
Quy định mỗi doanh nghiệp chỉ một người đại diện pháp luật qua một thời gian thực
hiện đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Đầu tiên, nếu người đại diện pháp luật có sự cố đột
xuất, như ốm đau, bận việc gấp hay rơi vào một số tình huống không dự liệu trước,
bắt buộc phải vắng mặt… mà chưa kịp làm ủy quyền, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, nếu trường hợp người đại diện pháp
luật của doanh nghiệp mất đột ngột, ủy quyền của người đại diện pháp luật cho
người khác sẽ trở nên hết hiệu lực, lúc đó hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ
bị gián đoạn.
Người đại diện pháp luật có thể là là người góp vốn vào công ty công ty, nắm giữ
phần vốn lớn có quyền chi phối, có thể chỉ góp một vần vốn nhỏ trong công ty.
Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người đại diện pháp luật không hề bỏ vốn vào
công ty. Do đó, trong một số trường hợp nếu người đại diện pháp luật nhất là người
đại diện pháp luật không góp vốn và những người góp vốn không tìm được tiếng
nói chung, người đại diện lại bất hợp tác, nhất quyết không ký vào các hồ sơ, văn
bản của doanh nghiệp … cũng làm việc kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ.
Từ những trường hợp trên cho thấy những bất tiện nếu doanh nghiệp chỉ có một
người đại diện pháp luật. Thấy được những nhược điểm này nên luật doanh nghiệp
2014 đã có những cải tiến đáng kể. Luật đã cho phép công ty có thể có nhiều người
dại diện pháp luật, cùng nhau giải quyết việc công ty. “Công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”25
.
Rõ ràng, đây là một quy định thông thoáng cởi trói cho doanh nghiệp rất nhiều.
Doanh nghiệp có thể tùy nghi bổ nhiệm nhiều đại diện pháp luật, có địa vị pháp lý
giống nhau, mỗi đại diện tự chịu trách nhiệm trên mỗi phần việc của mình mà
không phụ thuộc vào bất kỳ người nào khác. Sẽ có ý kiến cho rằng, quy định doanh
nghiệp có nhiều đại diện pháp luật sẽ có nhiều người cùng thực hiện một công việc,
chồng chéo dẫm chân lên nhau. Theo người viết, lo lắng này là thừa vì Luật đã quy
định rõ ràng “Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và
25
Khoản 2, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”26
. Luật đã
trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn có một hay mười đại
diện pháp luật đó là lựa chọn của doanh nghiệp, dựa vào tình hình kinh doanh thực
tế của mình, Luật không can thiệp và cũng không cần phải can thiệp.
Quy định doanh nghiệp có nhiều đại diện pháp luật giống với quy định của một số
nước trên thế giới. Luật công ty Anh 2006 không có khái niệm người đại diện pháp
luật nhưng có khái niệm về Giám Đốc – Director hay khái niệm Giám đốc đại diện-
Representative director. Theo đó, Luật công ty Anh không có giới hạn số lượng
giám đốc tối đa bao nhiêu nhưng lại bắt buộc phải có số lượng giám đốc tối thiểu ở
từng loại hình công ty. Ở công ty tư nhân – Private company27
thì chỉ cần có ít nhất
một giám đốc, trong khi công ty đại chúng – Public company28
phải có ít nhất hai
giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty29
. Những giám đốc này cùng
chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể được chỉ
định hoặc bầu chọn bởi nhóm cổ đông nhưng những giám đốc này không điều hành
doanh nghiệp vì quyền lợi của nhóm cổ đông bầu chọn mình mà vì lợi ích chung
của doanh nghiệp30
.
Thậm chí, Luật công ty Mỹ còn có quy định cho phép những staggered term for
directors31
là những giám đốc được bầu chọn bởi những nhóm cổ đông khác nhau,
cùng điều hành công ty trong những nhiệm kỳ so le, tránh việc tập trung quyền lực
vào cùng một người.
Từ những dẫn chứng trên cho thấy, Luật của Anh, Mỹ tuy không có khái niệm
người đại diện pháp luật như Luật Việt Nam nhưng họ có một Ban giám đốc để chịu
trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò như những
“đại diện Pháp luật” theo Luật Việt Nam. Không như đến năm 2014, Luật Doanh
26
Khoản 2, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014
27 A Private company: a company whose shares are not traded on a stock market. Available at:
<https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/private-company>. [Accessed 19h date 13/06/2018].
28 A public company: a business that is owned by many people who have bought shares in it.
Available at: <https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/private-company>. [Accessed 19h date
13/06/2018].
29
Điều 150, Luật công ty Anh 2006
30
Representative Director, June 2011. Available at:
<https://cdn.ymaws.com/www.iodsa.co.za/resource/collection/05E93ACB-10BE-4507-9601-
307A66F34BD8/CGN_Position_Paper_4_Representative_Directors.pdf>. [Accessed at 21h date
17/06/2018].
31
Theo Jane Mallor and ctg (2004), Ban giám đốc có nhiệm kỳ so le., Business law: The ethical,
global, and e-commerce environment, page 1177.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
nghiệp Việt Nam mới cho phép nhiều đại diện Pháp luật. Luật Công ty Anh từ lâu
đã yêu cầu công ty cổ phần phải có ít nhất hai giám đốc điều hành công việc kinh
doanh công ty32
. Do đó, nhiều quy định có nhiều “đại diện pháp luật” trong doanh
nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 theo tác giả đã tiếp cận theo xu thế chung của
thế giới.
1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LỆ CÔNG TY
Luật không quy định trực tiếp quyền của người đại diện pháp luật là gì mà được quy
định gián tiếp thông qua quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn, của chủ tịch hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần- sau
đây gọi tắt chung là chủ tịch. Quyền của người đại diện pháp luật cũng thông qua
Tổng giám đốc, Giám đốc công ty. Người đại diện pháp luật của công ty có thể là
Chủ tịch công ty, có thể là Giám đốc hay Tổng Giám đốc tùy thuộc vào điều lệ công
ty33
.
Nếu người đại diện theo pháp luật của công ty của công ty là chủ tịch công ty thì sẽ
có các quyền sau “Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị…
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”. Luật quy
định các quyền của chủ tịch hội đồng quản trị chủ yếu là liên quan đến cơ chế hoạt
động của hội đồng quản trị, của các cổ đông hơn là các hoạt động điều hành của
công ty. Tuy nhiên, Luật cũng để cho doanh nghiệp quyền tự quyết kèm theo quy
định “các quyền khác theo điều lệ công ty”. Nếu doanh nghiệp muốn trao nhiều
quyền hơn nữa cho chủ tịch công ty của mình, doanh nghiệp có quyền đưa nó vào
điều lệ, Luật không hề can thiệp.
Nếu người đại diện công ty là giám đốc, Luật quy định giám đốc có các quyền như
“Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty,
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty...”34
Tổng giám đốc, giám đốc được Luật quy định các quyền điều hành hoạt động công
ty. Tuy nhiên, cũng tương tự quyền hạn của chủ tịch, các quyền này có thể được
32
Xem ghi chú số 24
33
Khoản 2, điều 134, Luật doanh nghiệp 2014
34
Điều 157, Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
tăng thêm hoặc giảm bớt tùy theo tình hình thực tế của công ty và thường được quy
định tại điều lệ công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty cũng được hiểu là người điều hành, chịu
trách nhiệm tất cả hoạt động của của công ty. Người đại diện được coi là một trong
những người có vai trò quan trọng nhất công ty nên cả Luật và điều lệ công ty có
nhiều quy định dành cho người đại diện pháp luật. Nghĩa vụ của người đại diện
pháp luật của doanh nghiệp được liệt kê hàng loạt như “cẩn trọng, tốt nhất nhằm
bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh
nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp…
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với
những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều
này …”35
Người đại diện theo doanh nghiệp được yêu cầu tuân thủ theo nhiều nghĩa vụ vì đại
diện theo pháp luật doanh nghiệp cũng được trao rất nhiều quyền hành trong doanh
nghiệp. Tuy nhiên nhưng bản thân người đại diện pháp luật chưa chắc là người bỏ
vốn vào công ty nên có thể người đại diện doanh nghiệp sẽ thiếu cẩn trọng, thiếu
cân nhắc, không toàn tâm toàn ý trong việc điều hành công ty. Trong trường hợp
hợp đó, để bảo vệ cho các cổ đông góp vốn, luật đã đưa ra hàng loạt các quy định về
trách nhiệm của người đại diện pháp luật là điều dễ hiểu.
1.3. PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA
DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP
Nhiều người hay nhầm tưởng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và
người trực tiếp điều hành doanh nghiệp là một nhưng thực ra hai khái niệm này
hoàn toàn khác hẳn nhau.
Người quản lý doanh nghiệp được Luật định nghĩa “là người quản lý công ty và
người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành
viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ
tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc
35
Điều 14, Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân
danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”36
Từ định nghĩa này cho ta thấy, những đối tượng được coi là người quản lý doanh
nghiệp được Luật đề cập đến rộng hơn nhiều so với khái niệm người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chỉ định bất kỳ ai làm người quản
lý của doanh nghiệp, tùy thuộc vào điều lệ, quy chế hoạt động của doanh nghiệp mà
không cần đăng ký. Trong khi đó, người đại diện pháp luật phải đăng ký sở Kế
hoạch – Đầu tư và thông tin của người đại diện pháp luật được đưa vào giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy chịu trách nhiệm chính cho hầu hết
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không phải người đại diện pháp luật
nào của doanh nghiệp cũng thực sự điều hành doanh nghiệp.
Những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp tùy thuộc vào cơ chế hoạt động và
tình hình thực tế của doanh nghiệp. Có thể theo quy chế hoạt động của doanh
nghiệp, điều hành hoạt động của doanh nghiệp sẽ là hội đồng quản trị hay hội đồng
thành viên (sau đây gọi tắt là ban điều hành). Bất kỳ vấn đề nào trong hoạt động của
doanh nghiệp, phải được ban điều hành thông qua. Mua một tài sản có giá trị lớn,
chính sách bán hàng của doanh nghiệp, chiến lược phát triển của doanh nghiệp
trong tương lại...phải do hội đồng thành viên chấp thuận thì mới được thông qua.
Tuy nhiên, những quyết sách của ban điều hành chỉ có ý nghĩa trong nội bộ doanh
nghiệp. Khi ký hợp đồng hợp tác, mua bán tài sản… với đối tác bên ngoài, hợp
đồng đó sẽ phải chính người đại diện pháp luật ký hoặc một người do đại diện pháp
luật ủy quyền.
Nhưng mặc dù có ủy quyền cho người khác ký hợp đồng, thì người đại diện pháp
luật cũng sẽ chịu trách nhiệm chính cho nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó với đối tác.
Cũng như mặc dù cho tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể do hội
đồng thành viên quyết định, thông qua trước khi thực hiện. Nhưng người đại diện
pháp luật lại là người chịu trách nhiệm chính cho tất cả các hoạt động đó trước pháp
luật.
Trường hợp vừa nêu trên là trường hợp doanh nghiệp được quản lý, điều hành bởi
một ban điều hành chứ không phải bởi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
36
Khoản 18, điều 4 Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
Nhưng trong trường hợp này ban điều hành này có thể coi như là “chính danh” vì
quy định cụ thể trong điều lệ của doanh nghiệp.
Có trường hợp người quản lý điều hành doanh nghiệp là một người hoàn toàn khác
biệt, không phải người đại diện pháp luật cũng phải là ban điều hành được quy định
trong điều lệ công ty như trường hợp nêu trên. Trường hợp của ông Hà Văn Thắm
và bà Hoàng Thị Hồng Tứ trong công ty BSC trong dẫn chứng phần trên. Thực tế
ông Hà Văn Thắm chỉ đạo, quyết định hết mọi việc trong công ty BSC. Bà Tứ chỉ là
bình phong ông Thắm dựng ra để ký chứng từ. Nhưng Luật doanh nghiệp 2014 chỉ
đưa ra trách nhiệm của người đại diện Pháp Luật mà không lưu ý thực sự người đó
có điều hành doanh nghiệp hay không, nên rốt cuộc bà Tứ vẫn phải chịu trách
nhiệm cho những việc bà không hề làm. Theo người viết bài, đây chính là một kẽ hở
của pháp luật đang bị nhiều người lợi dụng.37
1.4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY
Như đã nói ở phần trên, người đại diện theo pháp luật theo Luật định thường là một
trong hai vị trí, Chủ tịch hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc). Nếu điều lệ công ty
không có quy định gì đặt biệt thì trách nhiệm điều hành công ty sẽ thuộc về Giám
đốc (Tổng Giám đốc). Luật mặc nhiên thừa nhận người đại diện pháp luật là người
điều hành chính của công ty vì thực tế điều này thường xảy ra. Vì là người chịu
trách nhiệm chính trong hoạt động của công ty nên trong phạm vi của bài viết này,
người viết sẽ phân tích các quy định pháp luật ràng buộc người trực tiếp người điều
hành doanh nghiệp với cổ đông, người góp vốn.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vi phạm pháp
luật, hẳn nhiên doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật và người đại diện pháp luật
đương nhiên sẽ chịu trách nhiệm liên đới. Nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, gây
thiệt hại cho đối tác. Đối tác sẽ không quan tâm cá nhân nào của doanh nghiệp sẽ
chịu trách nhiệm bồi thường cho mình mà cứ yêu cầu lấy tài sản của chính doanh
37 Đạt Lê, 29/09/217. Vì sao “bóng hồng” Hồng Tứ thoát án tù giam ?.
<http://kinhtedothi.vn/bong-hong-hoang-thi-hong-tu-thoat-an-tu-giam-dai-an-oceanbank-299290.html>.
[Truy cập lúc 11h30 ngày 02/05/2018]. Đức Minh, 30/8/2017 <http://plo.vn/phap-luat/vu-oceanbank-
khi-nu-dien-vien-tro-thanh-chu-tich-hdqt-724338.html> truy cập lúc 11h45 ngày 2/5/2018
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
nghiệp ra bù đắp tổn thất cho mình, còn cá nhân nào gây nên sai phạm đó, đối tác
không quan tâm vì việc đó là việc riêng của nội bộ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sai phạm, gây thiệt hại cho các cổ đông, trách nhiệm
bồi thường cho chính các cổ đông lại là chuyện khác. Tài sản của doanh nghiệp
chính là tài sản của các cổ đông đóng góp. Các cổ đông không thể nào lấy tài sản
của chính mình bồi thường cho mình. Trong trường hợp này, trách nhiệm cá nhân
của người người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được xem xét đến.
Luật doanh nghiệp cũng đã lường trước đến vấn đề này nên trong quy định về người
đại diện pháp luật đã có một số lưu ý nhất định. Trách nhiệm của người đại diện
theo pháp luật được quy định “ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một
cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí
quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử
dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác…”38
Trong các công ty có quy mô lớn, thường là các công ty đại chúng, có sự tách biệt
nhất định giữa cổ đông và người quản lý điều hành công ty. Nhằm giảm thiểu rủi ro
tới mức tối thiểu của các cổ động do những bất cẩn, tư lợi của người quản lý. Luật
đã buộc người quản lý điều hành phải có sự cẩn trọng nhất định trong công việc của
mình, phải quản lý công ty một cách đường hoàng, minh bạch, không chút tư lợi.
Trường hợp giám đốc làm thiệt hại cho công ty, dù vô tình hay cố ý, có thể bị yê
cầu bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Luật cũng đã quy định về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu
trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ
quy định tại khoản 1 Điều này. 39
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp cổ đông kiện người đại diện pháp luật đòi bồi
thường những thiệt hại do trách nhiệm cá nhân của người quản lý điều hành.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Hồng, thành viên hội đồng quản trị, là cổ đông của
công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) kiện ông KakaZu Shoho, là
38
Điều 14, luật doanh nghiệp 2014
39
Khoản 2, điều 14, Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
Tổng giám đốc của STT là một ví dụ điển hình.40
Tháng 9/2015, ông Hồng nộp đơn
kiện ông KakaZu Shoho vì những sai phạm của cá nhân ông KakaZu Shoho tại vị trí
điều hành, làm công ty phải thiệt về tài chính, tổn hại đến quyền lợi của cổ đông,
yêu cầu đòi bồi thường 1,5 tỷ đồng. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu của
ông Hồng, bắt ông Kakazu phải chịu trách nhiệm bồi thường cá nhân. Ông Kakazu
Shoho kháng án, tòa Phúc thẩm đã xử lại vụ án, tuyên phạt ông Kakazu Shoho phải
bồi thường 65 triệu đồng. Tuy số tiền phạt không nhiều như mong muốn của ông
Hồng, là một cổ đông. Nhưng nó cũng là một cảnh bảo cho việc những người quản
lý điều hành doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong công việc của mình.
1.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ KHI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LỢI
DỤNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI
HAY VƯỢT QUÁ THẨM QUYỀN
Khái niệm “Giao dịch tư lợi” không được định nghĩa một cách chính thức trong các
văn bản pháp luật. Trên thực tế, giao dịch tư lợi có thể được hiểu là giao dịch giữa
một hoặc một nhóm người có chức năng quản lý trong doanh nghiệp đó lấy danh
nghĩa doanh nghiệp, ký hợp đồng mua bán hợp tác… với người hoặc các bên liên
quan nhằm mang lại lợi ích cho riêng (tư lợi) cho mình và đi ngược lại lợi ích chung
của cả công ty.41
Ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, người quản lý doanh nghiệp đồng thời là người
bỏ vốn vào công ty. Khi quản lý điều hành công ty, người đứng đầu doanh nghiệp
sẽ cân nhắc lợi hại của từng công việc, giao dịch, vì lợi ích của công ty luôn gắn liền
với lợi ích của người quản lý. Tuy nhiên, với những công ty có quy mô lớn, đặc biệt
là những công ty cổ phần có tính đại chúng, vốn góp trong công ty không chỉ là một
hay một nhóm cá nhân nhỏ mà của rất nhiều người, nhiều tổ chức. Việc phát sinh
các giao dịch tư lợi trong doanh nghiệp cực kỳ nguy hiểm. Những người quản lý
công ty được các cổ đông tin tưởng, giao cho nhiệm vụ quản lý điều hành
40 Bùi Trang, 12/10/2017. Phúc thẩm vụ cổ đông STT kiện lãnh đạo: Tổng giám đốc người Nhật
chỉ phải bồi thường 65 triệu đồng. <http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-dinh/phuc-tham-vu-co-dong-stt-
kien-lanh-dao-tong-giam-doc-nguoi-nhat-chi-phai-boi-thuong-65-trieu-dong-204670.html>. [Truy cập lúc
0h45 ngày 03/06/2018].
41
Nguyễn Hoàng Duy, kỳ 10/2015. Kiểm soát giao dịch tư lợi nhìn từ giác độ của Luật Doanh nghiệp năm
2014. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
công ty. Nếu họ lợi dụng vị thế quản lý của họ, ký những hợp đồng gây tổn hại đến
lợi ích của số đông của công ty, điều đó gây tác hại vô cùng lớn lao.
Có những hợp đồng được ký với những điều khoản vô cùng bất lợi với công ty mà
một người bình thường nhìn vào khó có thể hiểu được vì sao hợp đồng đó được ký
kết để nhận vô số bất lợi về mình. Nhưng đằng sau những hợp đồng gây bất lợi cho
công ty lại là những khoản lợi béo bở mà bên đối tác, có liên hệ mật thiết với người
ký hợp đồng nhận được. Trên thực tế, những hợp đồng kiểu này rất phổ biến.
Thời gian vừa qua, nhiều những vụ án kinh tế xảy ra có liên quan đến những hợp
đồng, giao dịch tư lợi của các bên liên quan. Như vụ án của Hà Văn Thắm tại Ocean
bank là một minh chứng cho các giao dịch mang tính tư lợi. Hà Văn Thắm nguyên
là Chủ tịch hội đồng Quản trị của Ocean bank. Hà Văn Thắm đã dùng vị trí đứng
đầu ngân hàng của mình đã chỉ đạo cấp dưới ký những hợp đồng cho công ty có
mối liên hệ làm ăn, quen biết với mình vay tiền mà bỏ qua các quy định của ngân
hàng Nhà Nước, của pháp luật về cho vay. Hầu như các hợp đồng cho vay tiền cho
các công ty sân sau của Thắm đều rất thuận lợi, bỏ qua các bước xét duyệt hồ sơ
theo quy trình cho vay rất chặt chẽ của ngân hàng. Kết quả là Ocean bank đã bị thất
thoát hàng trăm tỷ đồng vì những khoản vay không thu hồi được, Thắm và nhiều
thuộc cấp của mình phải chịu trách nhiệm hình sự vì những hợp đồng cho vay đó.
Tuy nhiên, những thất thoát của Ocean Bank mà những cổ đông Oceanbank phải
gánh chịu đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Vụ Đại án Ngân hàng Xây dựng của Phạm Công Danh và những người có liên quan
cũng tương tự. Phạm Công Danh cũng đã lập các công ty sân sau của mình, lợi dụng
vị trí đứng đầu ngân hàng để chuyển tiền cho các công ty con của mình vay. Các
công ty con này của Phạm Công Danh vừa thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh
doanh gì, không có những dự án đầu tư trên thực tế. Các dự án, có chăng là do Danh
chỉ đạo vẽ ra để hợp lý các hồ sơ vay ngân hàng. Các công ty này, dĩ nhiên không
có đủ những điều kiện cần thiết để được vay tiền từ ngân hàng. Nhưng Phạm Công
Danh bất chấp các công ty con không đủ điền kiện vay, vẫn chỉ đạo cho cấp dưới
của mình lập những hồ sơ khống để rút tiền ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng. Đến lúc
ngân hàng Xây dựng mất khả năng thanh toán, bị ngân hàng Nhà Nước đưa vào
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
diện kiểm soát đặt biệt, vụ việc bị vỡ lỡ. Ông Danh và những người cùng giúp sức
với ông phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi trái pháp luật của mình42
.
Nếu ông Danh là một nhân viên ngân hàng bình thường, không phải là người đứng
đầu ngân hàng, ông ta đã không thể nào tự mình ký và chỉ đạo cấp dưới của mình ký
các hợp đồng cho vay trái quy định, để rồi hậu quả đáng tiếc xảy ra không chỉ cho
một mình ông mà cho cả nhiều cấp dưới trong ngân hàng. Trách nhiệm liên đới cả
những người ông thuê làm giám đốc các công ty sân sau của ông mà không hiểu
được công việc mình là gì. Rõ ràng, những người đứng đầu một công ty, một tổ
chức, nếu dùng những đặc quyền, đặc lợi, những ảnh hưởng có được từ vị trí của
mình để thực hiện những hành vi, những giao dịch mang tính tư lợi cá nhân thì hậu
quả thật là khủng khiếp. Cũng như trường hợp của Ocean bank phía trên, cổ đông
của ngân hàng xây dựng cũng phải gánh chịu hậu quả do ông Danh để lại.
Bên cạnh việc lợi dụng vị thế đứng đầu để ký những hợp đồng bất hợp lý, những
người quản lý công ty cũng lợi dụng vị trí của mình để có được những thông tin
dạng “tuyệt mật”. Từ những thông tin dó, những người đứng đầu thực hiện những
giao dịch mang tính chất tư lợi cá nhân cũng rất khó chấp nhận. Như công ty vừa ký
được một hợp đồng hợp tác độc quyền với một doanh nghiệp có tiếng tăm ở nước
ngoài. Doanh nghiệp sẽ được đối tác đầu tư dây chuyền công nghệ mới, cử chuyên
gia qua đào tạo hướng dẫn kỹ năng cho quản lý và công nhân của công ty, ký hợp
đồng mua sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất, giúp doanh nghiệp mở rộng
thêm thị phần…. Hợp đồng này được ký kết, công ty sẽ có được những lợi thế đáng
kể so với những doanh nghiệp cùng ngành nghề trên thị trường. Nếu thông tin về
hợp đồng vừa được ký kết được công bố, cổ phiếu của công ty nhiều khả năng sẽ
được tăng giá cao. Những người có được thông tin này sẽ tranh thủ gom mua cổ
phiếu công ty lúc chưa tăng giá do thị trường không biết được hợp đồng có lợi cho
công ty vừa được ký kết. Những người gom mua cổ phiếu lúc này sẽ thu được lợi
lớn khi hợp đồng được công bố, cổ phiếu lên giá.
Ngược lại, những người biết trước thông tin cũng sẽ nhanh chóng bán đi các cổ
phiếu mình đang nắm giữ nếu biết trước những thông tin gây bất lợi cho công ty.
Các thông tin gây bất lợi như : Nhà nhập khẩu chính của công ty từ chối mua hàng
của công ty trong các năm tiếp theo; sản phẩm của công ty bán trên thị trường bị
42 Ngọc Lê, 04/08/2017. Giám đốc ảo và công ty “sân sau” của Phạm Công Danh.
<https://thanhnien.vn/thoi-su/giam-doc-ao-va-cong-ty-san-sau-cua-pham-cong-danh-862329.html>. [Truy
cập lúc 20h ngày 22/05/2018].
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
phát hiện lỗi và phải thu hồi hàng loạt, công ty sắp bị đối tác kiện, nhiều khả năng
công ty sẽ thua kiện và phải bồi thường một số tiền lớn; công ty bị các cơ quan chức
năng kiểm tra, phát hiện công ty nhập lậu một lô hàng lớn và nhiều khả năng công
ty sẽ phải nộp phạt một số tiền lớn, bị cấm kinh doanh trên một số lĩnh vực… Trước
hàng loạt thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp, nhiều khả năng cổ phiếu của
doanh nghiệp sẽ bị giảm đáng kể, những người biết trước những thông tin bất lợi
này sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu của mình đi, giảm thiểu thiệt hại khi thông tin
công bố chính tức ra bên ngoài. Nếu những người quản lý lợi dụng những thông tin
này nhằm mục đích thu lợi cá nhân thì điều này cũng không công bằng với những
cổ đông khác.
Vì những tác động đáng kể của những người lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng vị trí
quyền lực của mình để trục lợi cá nhân. Pháp luật có nhiều quy định nhằm mục đích
ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do các giao dịch tư lợi gây ra
cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa vào trong
luật nhằm làm rõ nét hơn về các bên liên quan, người có liên quan … trong các giao
dịch có nhiều nguy cơ dẫn đến tư lợi.
Về khái niệm “người có liên quan”, Luật Doanh nghiệp 2014, có định nghĩa:
“Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với
doanh nghiệp” và được liệt kê tất cả các trường hợp cụ thể theo các trường hợp bên
dưới.
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm
người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;
b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động
của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị
ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của
nhân viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối”43
.
43
Khoản 17, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Khái niệm các bên liên quan cũng được định nghĩa trong các văn bản pháp Luật. Bộ
Tài chính đã dành hẳn một chuẩn mực kế toán44
nói về các giao dịch với các bên có
liên quan. Mục đích của chuẩn mực kế toán này cũng nhằm minh bạch hóa các
thông tin các bên liên quan, một số các giao dịch đặt biệt luôn được yêu cầu phải
công bố nhanh chóng, kịp thời cho các đối tượng quan tâm (cổ đông hiện tại, cổ
đông tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác…). Chuẩn mực hướng dẫn chi tiết để doanh
nghiệp có cơ sở để hạch toán các giao dịch của mình đồng thời cũng tránh được việc
doanh nghiệp cố tình không công bố thông tin, nhưng lại viện lý do không biết do
không được hướng dẫn cụ thể. Việc Luật yêu cầu phải công bố thông tin sẽ giảm
thiểu tình trạng giao dịch chồng chéo, không minh bạch gây ảnh hưởng không tốt
đến các hoạt động kinh doanh của công ty.
Luật doanh nghiệp 2014 cũng nêu ra trách nhiệm của người đại diện doanh nghiệp
“Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ
hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài
sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”45
Quy định này được xem như một quy tắc đạo đức ứng xử của người đại diện doanh
nghiệp, không lợi dụng vị thế của mình để ký các hợp đồng bất cân xứng.
Luật doanh nghiệp cũng có những quy định để kiểm soát các giao dịch có giá trị lớn
của công ty và những giao dịch với các bên liên quan. Luật doanh nghiệp 2014 khi
quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thành viên của công ty đã có quy
định: “Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công
nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần
nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công
ty”46
Rõ ràng, với quy định này của Luật đã kiểm soát phần nào những quyết định của
người điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Người đại diện doanh nghiệp được
các cổ đông tin tưởng bổ nhiệm vào vị trí quản lý, chịu trách nhiệm về hoạt động
của doanh nghiệp nhưng không phải muốn làm gì cũng được. Quyền lực của người
đứng đầu đã bị giới hạn bởi quy định này. Khi ký các hợp đồng có giá trị lớn hơn
44
Chuẩn mực số 26, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/12/2003
45
Mục b, khoản 1, Điều 14, luật doanh nghiệp 2014
46
Mục d, khoản 2, điều 56 Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
50% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính, người đại diện pháp luật phải xin ý kiến
của ông chủ thực sự công ty là các thành viên trong hội đồng thành viên công ty. Tỷ
lệ 50% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính cũng không phải là một tỷ lệ bất di bất
dịch mà đây là tỷ lệ tối đa mà luật cho phép. Nếu muốn, công ty có thể tự mình quy
định một tỷ lệ thấp hơn và ý chí này sẽ được thể hiện trong điều lệ công ty.
Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về các giao dịch, các hợp đồng tuy giá trị chưa
chiếm tới 50% giá trị tài sản công ty trên báo cáo tài chính nhưng khi ký hợp đồng
với những đối tượng liên quan vẫn phải xin ý kiến của hội đồng thành viên47
. Trước
khi ký hợp đồng, người tham gia ký kết phải thông báo rõ về các liên hệ với các bên
để hội dồng thành viên biết rõ trước khi ra quyết định có cho phép hợp đồng có ký
kết hay không. Quy định này cũng hạn chế bớt một phần rủi ro khi công ty phải
chấp nhận các hợp đồng bất cân xứng về quyền lợi khi người đứng đầu doanh
nghiệp có ý đồ tư lợi.
Vì những tác động đáng kể của những người lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng vị trí
quyền lực của mình để trục lợi cá nhân. Pháp luật có nhiều quy định nhằm mục đích
ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do các giao dịch tư lợi gây ra
cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa vào trong
luật nhằm làm rõ nét hơn về các bên liên quan, người có liên quan … trong các giao
dịch có nhiều nguy cơ dẫn đến tư lợi.
Với công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định về công khai các lợi
ích các bên liên quan. Điều luật này quy định, các thành viên giữ các chức vụ chủ
chốt của các công ty cổ phần gồm: “Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các
lợi ích liên quan của họ với công ty”48
.
Trong công ty cổ phần, cũng có những quy định về những loại giao dịch phải được
Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua. Luật Doanh nghiệp 2014 có quy
định “Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy
47
Điều 67, Luật doanh nghiệp 2014
48
Điều 159, Luật doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2
Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này”;49
Tại điểm d khoản 2 Điều 135, quy định về Đại hội đồng cổ đông cũng quy định
tương tự cho Đại hội đồng cổ đông về loại hợp đồng được Đại hội đồng cổ đông
thông qua. Luật vẫn cho Doanh nghiệp quyền tự quyết về quản lý, điều hành công
ty của mình. Nếu Doanh nhiệp muốn hợp đồng có giá trị nhỏ hơn phải được hội
đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua, doanh nghiệp có thể quy định
điều đó trong điều lệ. Nhưng với mục tiêu bảo vệ những cổ đông nhỏ lẻ, không có
điều kiện tham gia góp ý sửa đổi điều lệ. Luật có mức chốt chặn phía trên là không
quá 35% giá trị tài sản. Điều này sẽ tránh được một số người quản lý doanh nghiệp
sửa đổi điều lệ theo hướng có lợi cho mình.
Điều 162, Luật doanh nghiệp cũng quy định về những loại hợp đồng phải được hội
đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cũng tương tự với công ty trách
nhiệm hữu hạn, các loại giao dịch này có thể có giá trị không lớn, nhưng vì có liên
quan đến đối tượng nhạy cảm, có nhiều khả năng phát sinh ra giao dịch tư lợi.
Những quy định của pháp luật trên có thể hạn chế các giao dịch mang tính tư lợi của
người đứng đầu doanh nghiệp. Nhưng theo ý kiến cá nhân của người viết, Luật đang
thiếu những quy định chi tiết hơn, ràng buộc chặt chẽ hơn để phòng ngừa tốt hơn
nữa những người lợi dụng vị trí của mình để thực hiện những giao dịch tư lợi.
49
Mục h, khoản 1, điều 149, Luật Doanh nghiệp 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
CHƯƠNG 2: ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT
CÔNG TY ANH
2.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
CÔNG TY THEO LUẬT CÔNG TY ANH
Trong hệ thống luật của Anh, quyền tự quyết của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh luôn được Nhà Nước Anh tôn trọng. Nhà nước không can thiệp nhiều
vào hoạt động của công ty mà để tự công ty đưa ra quy định của riêng để điều hành
hoạt động của doanh nghiệp. Luật công ty Anh 2006 có đưa ra quy định “ Các hành
động của giám đốc công ty phải tuân theo điều lệ công ty và giám đốc chỉ có thể sử
dụng các quyền của mình cho các mục đích đã được giao phó”50
. Trong quá trình
hoạt động, công ty phải tuân thủ theo các quy định pháp luật trong từng trường hợp
cụ thể là điều đương nhiên. Nhưng có điều người viết muốn nhấn mạnh, điều luật
trên không hề yêu cầu Giám đốc phải tuân thủ bất kỳ quy định nào của pháp Luật
mà chỉ nói giám đốc điều hành công ty phải tuân thủ theo điều lệ công ty, được coi
như là “Luật” của chính công ty đó.
Tuy nhiên khía cạnh đạo đức, trách nhiệm cá nhân của người quản lý doanh nghiệp
luôn là những tiêu chí quan trọng mà Luật đề cập đến. Luật công ty Anh đã liệt kê
ra hàng loạt quy định về đạo đức mà người đại diện cho doanh nghiệp phải tuân thủ
để bảo vệ quyền lợi cho chính doanh nghiệp, cổ đông trong doanh nghiệp đó. Có thể
kể tên những nguyên tắc mà người đại diện doanh nghiệp phải tuân theo như
nguyên tắc “thúc đấy sự thành công của doanh nghiệp”. Trong nguyên tắc này,
người giám đốc doanh nghiệp bằng niềm tin, kiến thức, kinh nghiệm… của mình
phải điều hành doanh nghiệp theo cách mà người giám đốc đó tin là tốt nhất để
mang lại lợi ích cho công ty, đối xử công bằng với toàn thể nhân viên công ty51
.
Nguyên tắc giám đốc đối xử công bằng với tất cả thành viên cũng là nguyên tắc
được nhắc nhiều khi nói đến giám đốc doanh nghiệp. Cho dù người giám đốc được
bổ nhiệm bởi bất kỳ cổ đông hay nhóm cổ đông nào, người đại diện cũng điều hành
doanh nghiệp với mục tiêu là mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp đó chứ không
50
A director of a company must—
(a) act in accordance with the company’s constitution, and
(b) only exercise powers for the purposes for which they are conferred – Điều 171, Luật Công ty Anh 2006.
51
Duty to promote the success of the company; the need to act fairly as between members of the company-
Điều 172- Luật công ty Anh 2006.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
phải mang lại lợi ích cho những người đã bổ nhiệm mình52
. Theo người viết, đây là
một quy định vô cùng cần thiết đối với giám đốc – người đại diện của doanh nghiệp.
Nếu người giám đốc chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lợi của một nhóm cổ đông bầu
chọn mình vào vị trí quản lý. Giám đốc sẽ điều hành doanh nghiệp theo hướng có
lợi cho một nhóm cổ đông, có thể đi ngược lại quyền lợi của những cổ đông còn lại,
điều đó sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Những nguyên tắc khác mà giám đốc phải tuân thủ khi điều hành doanh nghiệp như
nguyên tắc “ điều hành doanh nghiệp độc lập, tuân thủ theo điều lệ công ty chứ
không để các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của mình”53
. Nguyên tắc
trên, tiêu chí tiên quyết của giám đốc là điều hành doanh nghiệp tuân theo điều lệ
công ty, mục đích tối đa hóa lợi ích của công ty. Trường hợp giám đốc có thể nhận
được các yêu cầu từ các cổ đông, thay đổi các chiến lược kinh doanh của công ty vì
nó ảnh hưởng xấu đến cá nhân của cổ đông đó. Nhưng nếu yêu cầu của các cổ đông
đó đi ngược lại lợi ích chung của toàn công ty, giám đốc phải cương quyết từ chối.
Giám đốc là người điều hành doanh nghiệp nên giám đốc sẽ có những lợi thế nhất
định từ vị trí công việc của mình mang lại. Luật đã nêu ra nhiều nguyên tắc mà giám
đốc doanh nghiệp không được vi phạm. “Tránh xung đột lợi ích”54
là một trong
những nguyên tắc tiên quyết mà đại diện của công ty không được vi phạm nhằm
mục đích bảo vệ lợi ích tuyệt đối công ty mình đang được giao quyền điều hành.
Nếu giám đốc công ty không tuân thủ nguyên tắc này, khi bị phát hiện những giao
dịch đó sẽ bị hủy, những lợi ích nếu có mà giám đốc doanh nghiệp đã được nhận từ
những giao dịch bị xung đột lợi ích đó sẽ bị thu hồi.
Án lệ Transvaal Lands Co v New Belgium (Transvaal) Lands & Development Co
[1914]55
là một trong những án lệ có liên quan đến giao dịch tư lợi. Samuel và
52 ABA Comm. on Corp. Laws, Corporate Director’s Guidebook (Section of Business Law 2d Ed.
1994)
53
Duty to exercise independent judgment - Điều 173- Luật công ty Anh 2006.
54
Duty to avoid conflicts of interest- Điều 175, Luật công ty Anh 2006
55
Án lệ Transvaal Lands Co v New Belgium (Transvaal) Lands & Development Co [1914].
Available at: Trích bởi Matthew Conaglen (Protecting the Due Performman of Non- Fiduciciary
duties, Oxford and Porland, Oregon 2010, trang 145).
<https://books.google.com.vn/books?id=bwfcBAAAQBAJ&pg=PA144&lpg=PA144&dq=Referen
ces:+%5B1914%5D+2+Ch+488&source=bl&ots=7VjzL-
RQ9k&sig=Ru9a1nT9Kw47QBvZFFYl92LWdkw&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwi4iPSMhqHcAh
XZXCsKHfdqBKcQ6AEIOjAC#v=onepage&q&f=false>.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Harvey là thành viên ban giám đốc công ty Transvaal Lands. Đồng thời, Samuel
cũng là giám đốc và cổ đông của công ty New Belgium (Transvaal) Lands &
Development, Harvey tuy không là thành viên của ban Giám đốc công ty New
Belgium (Transvaal) Lands & Development nhưng cũng là cổ đông đó. Cả 2 thuyết
phục Ban giám đốc và các cổ đông của công ty Transvaal Lands mua cổ phần của
công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development mà cả hai không hề cho
mọi người biết mình có quyền lợi liên quan tại công ty này. Khi vụ việc bị phát
hiện, cổ đông của công ty Transvaal Lands đã đệ đơn lên tòa án yêu cầu hủy bỏ
giao dịch này vì đã vi phạm nguyên tắc xung đột lợi ích. Tòa án đã ra phán quyết
rằng ông Samuel đã không làm đúng bổn phận giám đốc của mình, đã vi phạm
nghĩa vụ mà công ty Transvaal Lands đã ủy thác cho ông khi không đặt lợi ích của
công ty lên hàng đầu, đã thực hiện một giao dịch đi ngược lại nguyên tắc hoạt động
của công ty Transvaal Lands. Ông Harvey mặt dù không là giám đốc của công ty
New Belgium (Transvaal) Lands & Development nhưng ông cũng có lợi ích liên
quan tại công ty này nên ông cũng cần phải công bố thông tin. Giao dịch mua cổ
phần công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development vì vậy bị hủy bỏ.
Nghĩa vụ phải “ thông báo những lợi ích mà mình có được từ giao dịch”56
đồng
nghĩa phải minh bạch thông tin của giám đốc có liên quan đến doanh nghiệp. Trong
trường hợp án lệ bên trên, nếu như ông Samuel và Harvey công bố thông tin mình là
cổ đông, đồng thời là giám đốc của công ty New Belgium (Transvaal) Lands &
Development. Việc công ty Transvaal Lands mua lại cổ phần của công ty New
Belgium (Transvaal) Lands & Development là do tiềm năng phát triển trong tương
lai của công ty này, thì có thể hợp đồng mua cổ phần đã không bị tòa tuyên bố vô
hiệu.
Luật công ty Anh còn đề cập nghĩa vụ “không chấp nhận lợi ích từ bên thứ ba”57
,
không vì lợi ích của đối tác cho mình mà giám đốc đi ngược lại quyền lợi công ty.
Tất cả các quy định trên điều nhằm một mục đích, giám đốc phải là người điều hành
doanh nghiệp theo tiêu chí: rõ ràng, minh bạch tất cả vì lợi ích của doanh nghiệp,
không để bất cứ yếu tố nào chi phối, đi ngược lại lợi ích chung của toàn công ty.
56
Duty to declare interest in proposed transaction or arrangement - Điều 177, Luật công ty Anh
2006
57
Duty not to accept benefits from third parties - Điều 176, Luật công ty Anh 2006
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc
Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc

Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc (19)

Bảo vệ quyền của người lao động việt nam trong quan hệ cho thuê lại lao động.doc
Bảo vệ quyền của người lao động việt nam trong quan hệ cho thuê lại lao động.docBảo vệ quyền của người lao động việt nam trong quan hệ cho thuê lại lao động.doc
Bảo vệ quyền của người lao động việt nam trong quan hệ cho thuê lại lao động.doc
 
Luận Văn Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai Theo Pháp Luật Vi...
Luận Văn Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai Theo Pháp Luật Vi...Luận Văn Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai Theo Pháp Luật Vi...
Luận Văn Hợp Đồng Thế Chấp Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai Theo Pháp Luật Vi...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.docLuận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Huy Động Vốn Lĩnh Vực Chứng Khoán.doc
 
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và ...
 
Luận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.doc
Luận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.docLuận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.doc
Luận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Doanh Nghiệp Đầu Tư.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Công Tác Kế Toán Quản Trị Của Các Ngân Hàng...
 
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docxĐề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docxĐề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
Đề Tài Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại.docx
 
Luận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.docLuận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Trách Nhiệm Của Người Quản Lý Doanh Nghiệp.doc
 
Khóa luận Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.doc
Khóa luận Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.docKhóa luận Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.doc
Khóa luận Địa vị pháp lý của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.doc
 
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Nữ Trong Hội Đồng Quản Trị Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của...
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Nữ Trong Hội Đồng Quản Trị Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của...Ảnh Hưởng Của Giới Tính Nữ Trong Hội Đồng Quản Trị Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của...
Ảnh Hưởng Của Giới Tính Nữ Trong Hội Đồng Quản Trị Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ở Việt ...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ở Việt ...Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ở Việt ...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người gửi tiền tại ngân hàng thương mại ở Việt ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.docLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Ngân Hàng Thương Mại.doc
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty thiết bị và phụ tùng máy Phước Thàn...
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
 
Thực tiễn pháp lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ...
Thực tiễn pháp lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ...Thực tiễn pháp lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ...
Thực tiễn pháp lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ...
 
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docxNhững Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
Những Yếu Tố Tài Chính Ảnh Hưởng Đến Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Của Doanh Nghiệp.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Của Nhân Viên Đối Với Sự Thay Đổi Của Tổ Chứ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện .doc
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tránh Thuế Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết.doc
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.docTác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
Tác Động Của Tăng Trưởng Doanh Thu Đến Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp.doc
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.docSự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức Đến Hành Vi Công Dân Của Nhân Viên.doc
 
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
Cấu Trúc Tài Chính Có Ảnh Hưởng Mối Tương Quan Giữa Tỷ Giá Và Giá Chứng Khoán...
 
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Khám Chữa Bệnh Ở Bệ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Đóng Thuế Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao ...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
Quyền Của Người Khuyết Tật Trong Việc Thành Lập Doanh Nghiệp Xã Hội Theo Pháp...
 
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
Tác Động Của Chi Chính Phủ Trong Lĩnh Vực Y Tế Và Giáo Dục Đến Chỉ Số HDI Ở C...
 
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
Giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm đèn led nội thất đối với khá...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
Chất Lượng Thể Chế, Chìa Khóa Cho Sự Phát Triển Kinh Tế Của Các Quốc Gia Châu...
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng dệt may c...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 

Luận Văn NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HỒ THỊ LAM THUÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HỒ THỊ LAM THUÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VÂN LONG
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Hồ Thị Lam Thúy – là học viên lớp Cao học Khóa LLM3 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện HỒ THỊ LAM THÚY
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT DẪN NHẬP............................................................................................................................................... 1 I. MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 5 III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:.......................................................................................................... 5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:........................................................................................... 6 V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................... 8 VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:..................................................................... 8 VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:............................................................................... 9 CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................................................................... 11 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT ......................................................................................................................................................... 11 1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LỆ CÔNG TY.............. 14 1.3. PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP........................ 15 1.4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY....................................................... 17 1.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ KHI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LỢI DỤNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI HAY VƯỢT QUÁ THẨM QUYỀN ........................................................................................................ 19
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CHƯƠNG 2: ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY ANH..26 2.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY THEO LUẬT CÔNG TY ANH.............................................................................. 26 2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY ANH............................................................................................................................................................ 30 2.2.1. Quy định về giám đốc hợp pháp (De jure directors) theo luật công ty Anh30 2.2.2. Vị trí và vai trò của Giám đốc thực tế (De facto directors) theo luật công ty Anh.......................................................................................................................................................... 30 2.2.3. Vị trí và vai trò của Giám đốc bù nhìn (Puppet directors) theo luật công ty Anh.......................................................................................................................................................... 32 2.2.4. Vị trí và vai trò của Giám đốc ẩn danh (Shadow directors) theo luật công ty Anh.......................................................................................................................................................... 33 2.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH LỢI DỤNG VÍ TRÍ CỦA MÌNH THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH MANG TÍNH TƯ LỢI. .............................................................................. 35 CHƯƠNG 3: SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VAI TRÒ GIÁM ĐỐC ẨN DANH TRONG DOANH NGHIỆP THEO LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT ANH........................................................................................................ 38 3.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁM ĐỐC ẨN DANH THEO LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG TY ANH..................................................................................................................... 38 3.1.1. Định nghĩa về giám đốc ẩn danh theo Luật Việt Nam........................................ 38 3.1.2. Định nghĩa về giám đốc ẩn danh theo Luật Công ty Anh.................................. 38 3.2. NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẨN DANH VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT THEO LUẬT CÔNG TY ANH..................................................................................................................... 39 3.3. NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẨN DANH TRONG CÔNG TY VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN .................................................................. 41 CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ KHI NGƯỜI THỰC HIỆN THỰC HIỆN MỘT SỐ GIAO DỊCH KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY...................................................................... 46
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.1. NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO ỦY QUYỀN.................................. 46 4.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHI MỘT SỐ GIAO DỊCH CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CŨNG KHÔNG THEO ỦY QUYỀN............................................................ 47 4.2.1. Những vụ án cụ thể về trường hợp người ký hợp đồng không đủ thẩm quyền để ký được xử theo Luật Việt Nam:........................................................................... 48 4.2.2. Phân tích án lệ của Anh về trường hợp ngưởi ký hợp đồng chưa được ủy quyền: .................................................................................................................................................... 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TÓM TẮT Nói đến đại diện doanh nghiệp, mọi người thường nghĩ ngay đến đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vị trí giám đốc của doanh nghiệp cũng là người đại diện doanh nghiệp nhưng có thể không là người đại diện pháp luật. Dù là người đại diện pháp luật hay không nhưng Luật vẫn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích các quy định của pháp luật ràng buộc trách nhiệm của giám đốc trong việc điều hành doanh nghiệp theo Luật Việt Nam và so sánh với Luật công ty Anh. Luật Việt Nam không phân biệt ra thành nhiều dạng giám đốc mà chỉ là khái niệm giám đốc chung. So sánh với Luật công ty Anh thấy Luật Anh phân thành nhiều dạng giám đốc mà mỗi giám đốc có đặc điểm riêng để nhận diện như giám đốc hợp pháp (De jure directors), Giám đốc thực tế (De facto directors) và giám đốc ẩn danh (Shadow director). Mỗi giám đốc đều phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của mình. Trong đó, Giám đốc ẩn danh là những giám đốc đứng phía sau, chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không hề xuất hiện trong vai trò giám đốc. Trong khi thực tế, giám đốc ẩn danh cũng tồn tại nhiều trong thực tế doanh nghiệp Việt Nam nhưng Luật chưa đề cập đến. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích về các quy định pháp luật liên quan về các dạng giám đốc này, so sánh các quy định liên quan giữa Luật Việt Nam và Luật Anh để từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện hơn về Luật. ABSTRACT About business representatives, people often think of the legal representative of the business. However, the position of director of the business is also the representative of the business but may not be the legal representative. Whether the legal representative or not, but the law still clearly defines the rights and obligations of the Director. Within the scope of the thesis, the author will analyze the regulations of the law that binds the director's responsibility to run a business under the Law of Vietnam and compare it with the UK Company Law. Vietnamese law does not differentiate it into many types of directors but just as the general director definition. Comparisons with the UK Company Law, UK Law is divided into several types of directors in which each director has his/her own identity to identify
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 as director, De facto director and shadow director. Each director is responsible for his / her obligations. In which, the shadow director is the director standing behind, directing the entire business of the business but not appearing in the role of director. In fact, shadow directors also exist in many Vietnamese companies but the Law has not mentioned yet. Within the scope of the article, the author will analyze the relevant legal regulations on these types of directors, compare the relevant regulations between Vietnamese Law and UK Law and then propose petitions for a perfection in terms of the Law.
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 DẪN NHẬP I. MỞ ĐẦU Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp “là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”1 . Quy định pháp luật là như vậy nhưng không phải người đại diện theo pháp luật nào của doanh nghiệp cũng có thể thực hiện được các quyền lợi và nghĩa vụ nêu trên. Trong vụ án xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm ở ngân hàng Oceanbank có một nhân vật được dư luận chú ý đến là Hòang Thị Hồng Tứ, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty BSC. Là chủ tịch hội đồng quản trị nhưng Hồng Tứ không hề biết công ty mình có trụ sở ở đâu, hoạt động như thế nào, cũng không được nhận bất kỳ đồng lương nào của công ty này. Chức vụ chủ tịch của Hồng Tứ chỉ là trên danh nghĩa, do Hà Văn Thắm dựng lên để ký các hợp đồng, các chứng từ do Hà Văn Thắm chỉ đạo. Tuy nhiên, vì là người đại diện theo pháp luật công ty, ký vào các chứng từ, các hợp đồng sai trái nên Hồng Tứ đã phải chịu trách nhiệm hình sự vì chữ ký của mình cho dù bản chất cô không nắm được cô đang ký để thực hiện nghiệp vụ kinh tế nào, để làm gì, thu lợi cho ai2 . Hà Văn Thắm, dù trên thực tế là đã đạo diễn hết tất cả các hoạt động của của công ty BSC nhưng lại không chịu bất cứ trách nhiệm trước pháp luật nào về hoạt động của công ty này vì Hà Văn Thắm không phải là người đại diện theo pháp luật công ty, không giữ bất kỳ chức vụ gì trong công ty này. Thỉnh thoảng trên báo chí, trong cuộc sống hàng ngày có đọc báo, nghe nói hoặc gặp những trường hợp về các “giám đốc bù nhìn”. Các “giám đốc” này có người là phụ hồ, là xe ôm, thậm chí có những người không biết chữ nhưng được thuê để ký các hồ sơ, giấy tờ mà không hề biết những giấy tờ đó là giấy tờ gì, ký các giấy tờ đó có vi phạm pháp luật hay không. Các giám đốc danh nghĩa đó cứ đến tháng chỉ biết nhận lương, với số tiền lương khiếm tốn mà không hề biết công ty mình làm giám 1 Khoản 1, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 2 Đức Minh, http://plo.vn/phap-luat/vu-oceanbank-khi-nu-dien-vien-tro-thanh-chu-tich-hdqt-724338.html [Truy cập lúc 11h30’ ngày 12/04/2018].
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 đốc gồm những ai, trụ sở đặt ở đâu, quy mô của công ty ra sao, hoạt động trong lĩnh vực gì, doanh thu mỗi tháng bao nhiêu, lợi nhuận như thế nào… Các giám đốc này chỉ biết nhắm mắt ký vào các hồ sơ của người thuê mình bảo ký. Khi có sự cố xảy ra, bị công an triệu tập thì họ mới vỡ lẽ ra họ đã bị lợi dụng làm hình nhân thế mạng, phải chịu trách nhiệm hình sự cho những hành vi mà họ không hề thực hiện. Một số nước trên thế giới đã nhìn ra được vấn đề này nên pháp luật những nước đó đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong Luật công ty Anh (Companies Act 2006) đã có định nghĩa về những người thực sự điều hành công ty nhưng không có chức danh cụ thể trong công ty. Luật công ty Anh đã gọi những người này là “shadow direcror” có thể hiểu là giám đốc “ẩn danh” hay giám đốc “bóng tối”. Luật công ty Anh đã định nghĩa “Giám đốc ẩn danh là người liên quan đến công ty, thường chỉ đạo các hoạt động của công ty”3 . Luật cũng đưa ra sự phân biệt rõ “một người không được coi là giám đốc ẩn danh nếu người đó chỉ đưa ra những lời khuyên cho giám đốc công ty.”4 Luật công ty Anh hoàn toàn xem Giám đốc ẩn danh như là một giám đốc bình thường của doanh nghiệp5 . Những quy định dành cho Giám đốc doanh nghiệp theo Luật, theo điều lệ công ty cũng đều được đem sang áp dụng cho Giám đốc ẩn danh6 . Theo ý kiến cá nhân của tác giả, đây là một quy định hoàn toàn phù hợp với những gì diễn ra trên thực tế. Có những quy định pháp luật về giám đốc ẩn danh, sẽ dễ dàng quy trách nhiệm cho những người đứng phía sau chỉ đạo, chi phối hoàn toàn những hoạt động của doanh nghiệp nhưng không chịu bất cứ trách nhiệm gì. Nếu Việt Nam có quy định về giám đốc ẩn danh, thì tác giả tin rằng cô Hồng Tứ trong dẫn chứng phía trên không phải ra tòa để chịu trách nhiệm chính về những gì mình ký. Người ra tòa, chịu trách nhiệm chính sẽ là người thực sự ra lệnh. Trong bài viết của mình, tác giả sẽ nghiên cứu kỹ hơn những quy định pháp luật của giám đốc ẩn danh này để từ đó rút ra được những điểm mới, phù hợp hơn so với pháp luật Việt Nam về những giám đốc ẩn danh này. 3 Điều 251- Luật công ty Anh. “In the Companies Acts “shadow director”, in relation to a company, means aperson in accordance with whose directions or instructions the directors of the company are accustomed to act.” 4 Điều 251- Luật công ty Anh. A person is not to be regarded as a shadow director by reason only that the directors act on advice given by him in a professional capacity 5 Điều 230, Luật Công ty Anh 6 Điều 63, 64, 65… Luật công ty Anh
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Cũng có trường hợp có những người không phải là đại diện pháp luật của công ty, không là giám đốc thực quyền của công ty nhưng cũng không phải là giám đốc bù nhìn. Phó giám đốc công ty không phải là người đại diện pháp luật của công ty nhưng khi thực hiện một số việc dưới danh nghĩa công ty, khi đó, phó giám đốc trở thành người đại diện cho doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể đó như ký kết một số hợp đồng nhân danh người đại diện công ty theo ủy quyền. Trong một số trường hợp, dù người ký hợp đồng không có ủy quyền, nhưng vì bảo vệ tính ngay tình cho bên kia, Luật cũng chấp nhận hợp đồng đó có giá trị, người ký đương nhiên trở thành người đại diện cho công ty trong trường hợp đó. Bộ Luật dân sự 2005 cũng như bộ Luật Dân sự 2015 cũng có những quy định về điều này7 . Vụ kiện giữa công ty Phú Mỹ Hưng và khách hàng mua nhà của mình là một trong các vụ kiện về tính pháp lý của hợp đồng khi người ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp luật. Vào tháng 7/2000, công ty Phú Mỹ Hưng đã bán cho bà Trần Thị Thùy Trang một căn nhà A2- 05 lô H7. Sau đó, giữa công ty và bà Trang xảy ra khúc mắc, giá nhà lại đang lên nên công ty Phú Mỹ Hưng không muốn bán căn nhà đó cho bà Trang mà bán cho người khác với giá cao hơn. Công ty đã tuyên bố hủy hợp đồng với bà Trang, bán nhà cho người khác. Lý do mà công ty Phú Mỹ Hưng đưa ra để hủy hợp đồng là hợp đồng do người không có thẩm quyền ký. Người ký trên hợp đồng mua bán này là giám đốc tiếp thị chứ không phải là Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp Luật của công ty Phú Mỹ Hưng. Tại thời điểm ký, ông giám đốc tiếp thị này cũng không được ủy quyền từ Tổng giám đốc. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21/1/2003, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử công ty Phú Mỹ Hưng thắng kiện, tuyên bố hủy hợp đồng mua bán của bà Trang và công ty Phú Mỹ Hưng với lý do hợp đồng không do người đại diện pháp luật ký8 . Tuy nhiên, sau khi bà Trang kháng cáo, Tòa phúc thẩm lại xử bà Trang thắng kiện với lập luận rằng tuy người ký không phải là đại diện pháp luật nhưng người này thực hiện giao dịch này vì quyền lợi của công ty. Thêm vào đó, tiền của bà Trang nộp vào công ty, công ty đã sử dụng tiền này vào hoạt động kinh doanh của mình. Tổng giám đốc công ty đã ký trên các chứng từ nộp tiền, các báo cáo trong đó có số tiền của bà Trang nên Tổng giám đốc buộc phải biết giao dịch này. Nguyên tắc pháp luật là bảo vệ bên ngay tình, bên yếu thế. Do đó, dù quy định này chưa có trong 7 Điều 145, 146 Luật dân sự 2005 và điều 143 Luật dân sự 2015. 8Toà bác yêu cầu của một khách hàng kiện Phú Mỹ Hưng, 22/01/2003. <http://vietbao.vn/An-ninh-Phap- luat/Toa-bac-yeu-cau-cua-mot-khach-hang-kien-Phu-My-Hung/10804945/218/>. [truy cập lúc 23 h ngày 21/04/2018]
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 pháp luật nhưng tòa Phúc thẩm vẫn xử bà Trang thắng kiện, buộc công ty Phú Mỹ Hưng tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau đó, luật dân sự 2005 và mới đây là Luật dân sự 2015 đã đưa các yếu tố này vào Luật, từ đó khái niệm “người đại diện do giao dịch được xác lập” đã hình thành. Giám đốc doanh nghiệp là người điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các quyết định về chiến lược phát triển của công ty, ký hợp đồng mua bán hàng hóa, mua sắm tài sản, ký những hợp đồng về tuyển dụng nhân sự…Chính vì giám đốc có những vai trò thật sự quan trọng trong doanh nghiệp nên pháp luật cũng như điều lệ công ty có những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc, những ràng buộc mà giám đốc phải tuân theo. Một trong những quy định là giới hạn quyền hạn của giám đốc, có cơ chế kiểm tra kiểm soát rõ ràng để tránh cho những giám đốc lợi dụng vị trí, vai trò của mình để thực hiện những giao dịch gây thiệt hại cho công ty. Luật Doanh nghiệp Việt Nam đã có quy định về những giao dịch mà khi giám đốc thực hiện phải có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông như các giao dịch mà “Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ hay giao dịch cần chấp thuận của Hội đồng quản trị là “các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”9 Tương tự, Luật công ty Anh cũng có những quy định về việc những giám đốc khi thực hiện những giao dịch nhạy cảm, phải tuân thủ theo một số quy định nhất định. Giám đốc có trách nhiệm phải né tránh những giao dịch xung đột về lợi ích10 , có trách nhiệm không được nhận lợi ích từ bên thứ 311 hay có trách nhiệm phải công bố những lợi ích mà giám đốc có thể nhận được trong những giao dịch mà mình thực hiện12 … Dù Luật Việt Nam hay Luật nước ngoài thì các quy định về do ràng buộc trách nhiệm của giám đốc luôn được quan tâm đúng mức. Điều này sẽ góp phần giảm 9 Điều 162, luật doanh nghiệp 2014 10 Điều 175, luật công ty Anh 2006 11 Điều 176, luật công ty Anh 2006 12 Điều 177, luật công ty Anh 2006
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 thiểu những rủi ro do các giám đốc lợi dụng vị thế của mình gây ra. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Từ những ví dụ minh họa bên trên cho thấy ngoài trường hợp đại diện doanh nghiệp theo pháp luật, được quy định rõ trong luật doanh nghiệp còn tồn tại những đại diện khác của doanh nghiệp. Người viết muốn thông qua bài viết của mình về đề tài “Người đại diện doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan” để có thể hiểu rõ thêm các quy định về vai trò người đại diện trong doanh nghiệp, các dạng người đại diện trong doanh nghiệp. Người viết sẽ tìm hiểu xem với từng dạng người đại diện doanh nghiệp, có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác động đó là tác động tích cực hay tiêu cực. Người viết sẽ tìm hiểu xem về người đại diện giấu mặt của công ty chưa được Luật Việt Nam đề cập tới, tìm hiểu về quy chế hoạt động của người đại diện giấu mặt trong doanh nghiệp. Nếu người đại diện giấu mặt thật sự chi phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì liệu có công bằng khi họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp Luật nào cho tất cả các hành động của họ. Người viết sẽ tìm hiểu xem các quy định pháp luật của Anh, Mỹ định nghĩa thế nào về các dạng đại diện pháp luật, chức năng và quyền hạn của của từng dạng đại diện doanh nghiệp. Tìm hiểu xem thử Luật các nước Anh, Mỹ có đề cập đến người đại diện giấu mặt chưa. Nếu có, tìm hiểu xem quy định của pháp luật quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện giấu mặt hay một cách gọi khác “đại diện ẩn danh” của doanh nghiệp nhưng thế nào. Những quy định về đại diện ẩn danh có thật sự làm tăng thêm sự minh bạch của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa. III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi người viết sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau: 1 Người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật là gì, vai trò người đại diện theo pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp. Quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong việc thực hiện vai trò của mình. Phân biệt giữa người đại diện pháp luật và giám đốc. Các quy định ràng buộc người
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 điều hành doanh nghiệp tránh các giao dịch tư lợi. So sánh giữa luật Việt Nam và luật của nước ngoài (Luật Anh). 2 Người đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty Anh. Các dạng người đại diện pháp luật theo Luật công ty Anh. Vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của từng dạng người đại diện doanh nghiệp. Sự giống và khác nhau của từng vị trí đại diện so với luật Việt Nam. 3 Người đại diện pháp luật ẩn danh trong doanh nghiệp là gì. Vai trò của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Quy định của pháp luật Việt Nam về người đại diện ẩn danh. Tìm hiểu luật nước ngoài (Luật Anh) các quy định pháp luật của người đại diện ẩn danh trong doanh nghiệp. Các yếu tố pháp lý ràng buộc người đại diện ẩn danh. So sánh luật giữa 2 nước Anh và Việt Nam 4 Người đại diện cho doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể khi thực hiện một số công việc nhất định (đại diện theo vụ việc). Vai trò của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện tự động phát sinh khi thực hiện một số công việc cụ thể. So sánh luật Việt Nam và luật nước ngoài (Luật Anh) để tìm hiểu những quy định giống nhau và khác nhau về trường hợp người đại diện này. 5. Quy định về người đại diện trong doanh nghiệp theo Luật Việt Nam đã hoàn chỉnh, đầy đủ chưa. Việt Nam cần phải bổ sung những quy định nào để phù hợp với thông lệ chung của quốc tế về người đại diện trong doanh nghiệp. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Người viết sẽ dùng phương pháp nghiên cứu luật thuần túy và phương pháp so sánh luật trong bài viết của mình. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất về người đại diện pháp luật, vai trò của người đại diện pháp luật, người viết sẽ tìm hiểu định nghĩa của Luật Việt Nam và Luật Anh về người đại diện pháp luật. Điểm tương đồng và khác biệt về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về quyền hạn và trách nhiệm của người điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Theo luật Việt Nam, trường hợp nào người đại diện doanh nghiệp đồng thời là giám đốc doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp; trường hợp nào người đại diện pháp luật khác với giám đốc, người trực tiếp điều hành doanh
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 nghiệp. Tìm hiểu xem luật Việt Nam quy định gì về các giao dịch tư lợi và các quy định hạn chế các giao dịch tư lợi. Luật được nghiên cứu, so sánh chính là Luật doanh nghiệp Việt Nam và Luật công ty Anh. Trả lời câu 2 về đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty Anh, người viết sẽ tìm hiểu những quy định pháp luật về đại diện doanh nghiệp, những yêu cầu luật định về người đại diện doanh nghiệp theo Luật Anh. Người viết cũng sẽ tìm hiểu các dạng đại diện doanh nghiệp trong luật Anh, về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm… của từng vị trí theo Luật công ty công ty Anh để từ đó so sánh những khác biệt so với luật Việt Nam. Phương pháp tìm hiểu luật và phương pháp so sánh cũng sẽ được áp dụng để trả lời câu hỏi thứ 2. Trả lời câu hỏi 3 về Người đại diện pháp luật ẩn danh trong doanh nghiệp. Vai trò của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tiên, người viết sẽ tìm hiểu về người đại diện ẩn danh được định nghĩa trong Luật như thế nào, Luật ghi nhận thế nào về người đại diện ẩn danh, trách nhiệm của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Tìm hiểu căn cứ pháp luật để xác định một người nào đó có phải là người đại diện ẩn danh của doanh nghiệp hay không. Tác động của người đại diện ẩn danh lên hoạt động của doanh nghiệp và họ sẽ chịu trách nhiệm cho những tác động đó như thế nào. Phương pháp tìm hiểu luật và phương pháp so sánh cũng sẽ được áp dụng để trả lời câu hỏi thứ 3. Trả lời cho câu hỏi thứ 4 về người đại diện cho doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể khi thực hiện một số công việc nhất định (đại diện theo vụ việc). Người viết tìm hiểu xem trường hợp người thực hiện giao dịch đó được xem là người đại diện doanh nghiệp. Trường hợp nào người người thực hiện giao dịch được xem thực hiện công việc vượt quá thẩm quyền của mình, làm giao dịch trở nên vô hiệu. Hậu quả pháp lý của người đó phải chịu khi giao dịch phải hủy vì vô hiệu. Trả lời cho câu hỏi thứ 5 người viết sẽ dùng phương pháp chọn mẫu một số trường hợp cụ thể để phân tích những quy định về người đại diện của doanh nghiệp tác động đến doanh nghiệp như thế nào. Quy định của pháp luật tác động tích cực hay tiêu cực lên hoạt động của doanh nghiệp. Từ phương pháp tìm hiểu luật, so sánh Luật, người viết cũng sẽ tìm hiểu xem những quy định của Luật Việt Nam so với Luật công ty Anh và Luật doanh nghiệp Mỹ có gì giống nhau và khác nhau về người đại diện pháp luật. Có những điểm gì thật sự đặc biệt trong quy định về người đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Anh, Luật công ty Mỹ để từ đó sẽ rút ra được cái nhìn chung về người đại diện doanh nghiệp, những vấn đề Việt Nam cần bổ sung để hoàn thiện luật nước mình. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Là những quy định của pháp luật về người đại diện quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014, Luật công ty Anh, Luật công ty Mỹ và một số tài liệu liên quan khác. VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nghiên cứu về người đại diện của doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan đến vai trò và vị trí của người đại diện trong doanh nghiệp. Trong nước, có Luận văn thạc sĩ Luật 2014 của Phạm Lâm Hải Nguyên, trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề tài “Chế định của người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” phân tích những quy định pháp luật liên quan đến người đại diện pháp luật theo quy định của Luật Việt Nam13 . Bài viết của Ngô Huy Cương đăng trên tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật năm 2009 có bài viết nhan đề “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật so sánh”14 nói về tầm quan trọng của người đại diện trong các giao dịch dân sự thông thường cả trong doanh nghiệp. Bài viết cũng phân tích về các chế định đại diện. Bài viết của Bùi Xuân Hải đăng trên tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 năm 200715 , “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam” nói về quan hệ giữa người đại diện công ty và cổ đông góp vốn cũng như trách nhiệm của người đại diện trong doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều 13 Phạm Lâm Hải Nguyên Luận văn thạc sĩ Luật 2014, trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 14 Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4). 15 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 trường hợp người đại diện doanh nghiệp Việt Nam đồng thời là chủ sỏ hữu công ty, chưa tách bạch giữa người đại diện quản lý công ty và người góp vốn. Về các nghiên cứu nước ngoài, có bài nghiên cứu của April Klein16 , trường đại học NewYork xuất bản năm 1998. Bài viết phân tích về các loại hình giám đốc và tác động của các loại hình này lên hoạt động kinh doanh của công ty. Sự chi phối của các giảm đốc ẩn danh đối với các giám đốc bù nhìn của doanh nghiệp cùng với các quy định đối với các giám đốc này. Luận văn Tiến sĩ của Jeremy Seymour Pearce, Khoa Luật, Đại Học Bond về quyền và nghĩa vụ của giám đốc ở Việt Nam17 . Luận án này phần tích các quyền, và nghĩa vụ của các giám đốc theo Luật Việt Nam. Đồng thời, làm rõ nhận định, Luật doanh nghiệp Việt Nam đã có các yếu tố cốt lõi, phù hợp để quản lý doanh nghiệp theo các nguyên tắc quản trị hiện đại. Nghiên cứu các tài liệu viết về người đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp cho tác giả thêm nhiều tư liệu, ý tưởng để có thể hoàn thành được bài nghiên ,cứu của mình VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Trên thực tế người đại diện doanh nghiệp, chi phối hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều dạng nhưng Luật pháp Việt Nam chỉ ghi nhận người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền. Trong một số trường hợp đặt biệt, để bảo vệ quyền lợi cho bên ngay tình, Luật Việt Nam thừa nhận vai trò đại diện doanh nghiệp của người thực hiện giao dịch đó nếu giao dịch thỏa mãn một số điều kiện cụ thể. Như trường hợp vụ kiện của bà Trần Thị Thùy Trang kiện công ty Phú Mỹ Hưng mà người viết nêu ở trên. Người ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp luật cũng không được ủy quyền, nhưng giao dịch này vẫn được tòa án chấp thuận vì nó thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Tòa án đã xử bà Thùy Trang thắng để bảo vệ quyền lợi của bên ngay tình. Nhưng trường hợp này chỉ là một trường hợp may mắn được công nhận giao dịch đã thực hiện nhưng phải tốn nhiều thời gian tranh 16 Affiliated Directors: Puppets of Management or Effective Director, April Klein, New York University, Center for Law and Bussines, January 1998 17 Directors’ Powers and Duties in Vietnam, Jeremy Seymour Pearce, Faculty of Law at Bond University, 2009
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 tụng tại tòa án. Còn thực tế, rất nhiều giao dịch ngay tình, nhưng không chứng minh được sự ngay tình của mình, phải chấp nhận hủy bỏ giao dịch, chấp nhận chịu thiệt hại cho giao dịch đó. Trên thực tế, còn có thêm trường hợp người đại diện ẩn danh. Người đại diện ẩn danh này chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưng Luật Việt Nam hầu như không đề cập đến trường hợp này, không một quy định pháp luật nào của Việt Nam bắt người dại diện ẩn danh này chịu trách nhiệm pháp luật cho những hoạt động của mình. Trong khi đó, Luật pháp của nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ có quy định cụ thể về trường hợp này, phân định rõ trách nhiệm của từng đại diện pháp luật ẩn danh. Thông qua bài viết của mình, người viết muốn tìm hiểu thêm về những lỗ hổng của pháp luật Việt Nam để từ đó có những kiến nghị để hoàn chỉnh thêm về Luật.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT Cụm từ “Người đại diện pháp luật” thường được nhắc đến trong các văn bản pháp Luật. BLDS 201518 không định nghĩa “người đại diện pháp luật” là gì nhưng có đề cập đến những trường hợp có thể trở thành “đại diện pháp luật” của doanh nghiệp, có thể do điều lệ hay do pháp luật quy định.19 Trong khi đó, Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 có định nghĩa “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”20 . Theo định nghĩa này có thể được hiểu, đại diện pháp luật là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Định nghĩa về đại diện pháp luật của Luật Việt Nam gần giống về định nghĩa về Giám đốc theo Luật công ty Anh 2006. Luật công ty Anh thì không có khái niệm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Luật công ty Anh chỉ có định nghĩa chung về giám đốc- “director- giám đốc: là người giữ vị trí điều hành công ty cho dù được gọi với tên gọi gì”21 Theo Luật doanh nghiệp 200522 , người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ là một người duy nhất, người này có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng thành viên, đối với công ty TNHH23 . Đối với công ty cổ phần, đại diện pháp luật có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị24 . 18 Bộ Luật dân sự 2015, ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực ngày 1/1/2017 19 Điều 137, Luật doanh nghiệp 2015. 20 Khoản 1, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 21 Điều 250, Luật công ty Anh. “In the Companies Acts “director” includes any person occupying the position of director, by whatever name called.” 22 Hết hiệu lực vào ngày 1/7/2017 và thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014. 23 Điều 46, điều 67 Luật doanh nghiệp 2005 24 Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 Người đại diện pháp luật này có thể là công dân Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài, nhưng điều kiện tiên quyết là những người này phải thường trú tại Việt Nam. Trường hợp nếu những người này rời Việt Nam trên 30 ngày thì bắt buộc phải làm ủy quyền cho người khác. Quy định mỗi doanh nghiệp chỉ một người đại diện pháp luật qua một thời gian thực hiện đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Đầu tiên, nếu người đại diện pháp luật có sự cố đột xuất, như ốm đau, bận việc gấp hay rơi vào một số tình huống không dự liệu trước, bắt buộc phải vắng mặt… mà chưa kịp làm ủy quyền, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, nếu trường hợp người đại diện pháp luật của doanh nghiệp mất đột ngột, ủy quyền của người đại diện pháp luật cho người khác sẽ trở nên hết hiệu lực, lúc đó hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị gián đoạn. Người đại diện pháp luật có thể là là người góp vốn vào công ty công ty, nắm giữ phần vốn lớn có quyền chi phối, có thể chỉ góp một vần vốn nhỏ trong công ty. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người đại diện pháp luật không hề bỏ vốn vào công ty. Do đó, trong một số trường hợp nếu người đại diện pháp luật nhất là người đại diện pháp luật không góp vốn và những người góp vốn không tìm được tiếng nói chung, người đại diện lại bất hợp tác, nhất quyết không ký vào các hồ sơ, văn bản của doanh nghiệp … cũng làm việc kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ. Từ những trường hợp trên cho thấy những bất tiện nếu doanh nghiệp chỉ có một người đại diện pháp luật. Thấy được những nhược điểm này nên luật doanh nghiệp 2014 đã có những cải tiến đáng kể. Luật đã cho phép công ty có thể có nhiều người dại diện pháp luật, cùng nhau giải quyết việc công ty. “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”25 . Rõ ràng, đây là một quy định thông thoáng cởi trói cho doanh nghiệp rất nhiều. Doanh nghiệp có thể tùy nghi bổ nhiệm nhiều đại diện pháp luật, có địa vị pháp lý giống nhau, mỗi đại diện tự chịu trách nhiệm trên mỗi phần việc của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ người nào khác. Sẽ có ý kiến cho rằng, quy định doanh nghiệp có nhiều đại diện pháp luật sẽ có nhiều người cùng thực hiện một công việc, chồng chéo dẫm chân lên nhau. Theo người viết, lo lắng này là thừa vì Luật đã quy định rõ ràng “Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và 25 Khoản 2, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”26 . Luật đã trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn có một hay mười đại diện pháp luật đó là lựa chọn của doanh nghiệp, dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của mình, Luật không can thiệp và cũng không cần phải can thiệp. Quy định doanh nghiệp có nhiều đại diện pháp luật giống với quy định của một số nước trên thế giới. Luật công ty Anh 2006 không có khái niệm người đại diện pháp luật nhưng có khái niệm về Giám Đốc – Director hay khái niệm Giám đốc đại diện- Representative director. Theo đó, Luật công ty Anh không có giới hạn số lượng giám đốc tối đa bao nhiêu nhưng lại bắt buộc phải có số lượng giám đốc tối thiểu ở từng loại hình công ty. Ở công ty tư nhân – Private company27 thì chỉ cần có ít nhất một giám đốc, trong khi công ty đại chúng – Public company28 phải có ít nhất hai giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty29 . Những giám đốc này cùng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể được chỉ định hoặc bầu chọn bởi nhóm cổ đông nhưng những giám đốc này không điều hành doanh nghiệp vì quyền lợi của nhóm cổ đông bầu chọn mình mà vì lợi ích chung của doanh nghiệp30 . Thậm chí, Luật công ty Mỹ còn có quy định cho phép những staggered term for directors31 là những giám đốc được bầu chọn bởi những nhóm cổ đông khác nhau, cùng điều hành công ty trong những nhiệm kỳ so le, tránh việc tập trung quyền lực vào cùng một người. Từ những dẫn chứng trên cho thấy, Luật của Anh, Mỹ tuy không có khái niệm người đại diện pháp luật như Luật Việt Nam nhưng họ có một Ban giám đốc để chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò như những “đại diện Pháp luật” theo Luật Việt Nam. Không như đến năm 2014, Luật Doanh 26 Khoản 2, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 27 A Private company: a company whose shares are not traded on a stock market. Available at: <https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/private-company>. [Accessed 19h date 13/06/2018]. 28 A public company: a business that is owned by many people who have bought shares in it. Available at: <https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/private-company>. [Accessed 19h date 13/06/2018]. 29 Điều 150, Luật công ty Anh 2006 30 Representative Director, June 2011. Available at: <https://cdn.ymaws.com/www.iodsa.co.za/resource/collection/05E93ACB-10BE-4507-9601- 307A66F34BD8/CGN_Position_Paper_4_Representative_Directors.pdf>. [Accessed at 21h date 17/06/2018]. 31 Theo Jane Mallor and ctg (2004), Ban giám đốc có nhiệm kỳ so le., Business law: The ethical, global, and e-commerce environment, page 1177.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 nghiệp Việt Nam mới cho phép nhiều đại diện Pháp luật. Luật Công ty Anh từ lâu đã yêu cầu công ty cổ phần phải có ít nhất hai giám đốc điều hành công việc kinh doanh công ty32 . Do đó, nhiều quy định có nhiều “đại diện pháp luật” trong doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 theo tác giả đã tiếp cận theo xu thế chung của thế giới. 1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LỆ CÔNG TY Luật không quy định trực tiếp quyền của người đại diện pháp luật là gì mà được quy định gián tiếp thông qua quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của chủ tịch hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần- sau đây gọi tắt chung là chủ tịch. Quyền của người đại diện pháp luật cũng thông qua Tổng giám đốc, Giám đốc công ty. Người đại diện pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch công ty, có thể là Giám đốc hay Tổng Giám đốc tùy thuộc vào điều lệ công ty33 . Nếu người đại diện theo pháp luật của công ty của công ty là chủ tịch công ty thì sẽ có các quyền sau “Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị… Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty”. Luật quy định các quyền của chủ tịch hội đồng quản trị chủ yếu là liên quan đến cơ chế hoạt động của hội đồng quản trị, của các cổ đông hơn là các hoạt động điều hành của công ty. Tuy nhiên, Luật cũng để cho doanh nghiệp quyền tự quyết kèm theo quy định “các quyền khác theo điều lệ công ty”. Nếu doanh nghiệp muốn trao nhiều quyền hơn nữa cho chủ tịch công ty của mình, doanh nghiệp có quyền đưa nó vào điều lệ, Luật không hề can thiệp. Nếu người đại diện công ty là giám đốc, Luật quy định giám đốc có các quyền như “Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty...”34 Tổng giám đốc, giám đốc được Luật quy định các quyền điều hành hoạt động công ty. Tuy nhiên, cũng tương tự quyền hạn của chủ tịch, các quyền này có thể được 32 Xem ghi chú số 24 33 Khoản 2, điều 134, Luật doanh nghiệp 2014 34 Điều 157, Luật doanh nghiệp 2014
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 tăng thêm hoặc giảm bớt tùy theo tình hình thực tế của công ty và thường được quy định tại điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty cũng được hiểu là người điều hành, chịu trách nhiệm tất cả hoạt động của của công ty. Người đại diện được coi là một trong những người có vai trò quan trọng nhất công ty nên cả Luật và điều lệ công ty có nhiều quy định dành cho người đại diện pháp luật. Nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp được liệt kê hàng loạt như “cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp… Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này …”35 Người đại diện theo doanh nghiệp được yêu cầu tuân thủ theo nhiều nghĩa vụ vì đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cũng được trao rất nhiều quyền hành trong doanh nghiệp. Tuy nhiên nhưng bản thân người đại diện pháp luật chưa chắc là người bỏ vốn vào công ty nên có thể người đại diện doanh nghiệp sẽ thiếu cẩn trọng, thiếu cân nhắc, không toàn tâm toàn ý trong việc điều hành công ty. Trong trường hợp hợp đó, để bảo vệ cho các cổ đông góp vốn, luật đã đưa ra hàng loạt các quy định về trách nhiệm của người đại diện pháp luật là điều dễ hiểu. 1.3. PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP Nhiều người hay nhầm tưởng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người trực tiếp điều hành doanh nghiệp là một nhưng thực ra hai khái niệm này hoàn toàn khác hẳn nhau. Người quản lý doanh nghiệp được Luật định nghĩa “là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc 35 Điều 14, Luật doanh nghiệp 2014
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”36 Từ định nghĩa này cho ta thấy, những đối tượng được coi là người quản lý doanh nghiệp được Luật đề cập đến rộng hơn nhiều so với khái niệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chỉ định bất kỳ ai làm người quản lý của doanh nghiệp, tùy thuộc vào điều lệ, quy chế hoạt động của doanh nghiệp mà không cần đăng ký. Trong khi đó, người đại diện pháp luật phải đăng ký sở Kế hoạch – Đầu tư và thông tin của người đại diện pháp luật được đưa vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy chịu trách nhiệm chính cho hầu hết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không phải người đại diện pháp luật nào của doanh nghiệp cũng thực sự điều hành doanh nghiệp. Những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp tùy thuộc vào cơ chế hoạt động và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Có thể theo quy chế hoạt động của doanh nghiệp, điều hành hoạt động của doanh nghiệp sẽ là hội đồng quản trị hay hội đồng thành viên (sau đây gọi tắt là ban điều hành). Bất kỳ vấn đề nào trong hoạt động của doanh nghiệp, phải được ban điều hành thông qua. Mua một tài sản có giá trị lớn, chính sách bán hàng của doanh nghiệp, chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lại...phải do hội đồng thành viên chấp thuận thì mới được thông qua. Tuy nhiên, những quyết sách của ban điều hành chỉ có ý nghĩa trong nội bộ doanh nghiệp. Khi ký hợp đồng hợp tác, mua bán tài sản… với đối tác bên ngoài, hợp đồng đó sẽ phải chính người đại diện pháp luật ký hoặc một người do đại diện pháp luật ủy quyền. Nhưng mặc dù có ủy quyền cho người khác ký hợp đồng, thì người đại diện pháp luật cũng sẽ chịu trách nhiệm chính cho nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó với đối tác. Cũng như mặc dù cho tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể do hội đồng thành viên quyết định, thông qua trước khi thực hiện. Nhưng người đại diện pháp luật lại là người chịu trách nhiệm chính cho tất cả các hoạt động đó trước pháp luật. Trường hợp vừa nêu trên là trường hợp doanh nghiệp được quản lý, điều hành bởi một ban điều hành chứ không phải bởi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. 36 Khoản 18, điều 4 Luật doanh nghiệp 2014
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 Nhưng trong trường hợp này ban điều hành này có thể coi như là “chính danh” vì quy định cụ thể trong điều lệ của doanh nghiệp. Có trường hợp người quản lý điều hành doanh nghiệp là một người hoàn toàn khác biệt, không phải người đại diện pháp luật cũng phải là ban điều hành được quy định trong điều lệ công ty như trường hợp nêu trên. Trường hợp của ông Hà Văn Thắm và bà Hoàng Thị Hồng Tứ trong công ty BSC trong dẫn chứng phần trên. Thực tế ông Hà Văn Thắm chỉ đạo, quyết định hết mọi việc trong công ty BSC. Bà Tứ chỉ là bình phong ông Thắm dựng ra để ký chứng từ. Nhưng Luật doanh nghiệp 2014 chỉ đưa ra trách nhiệm của người đại diện Pháp Luật mà không lưu ý thực sự người đó có điều hành doanh nghiệp hay không, nên rốt cuộc bà Tứ vẫn phải chịu trách nhiệm cho những việc bà không hề làm. Theo người viết bài, đây chính là một kẽ hở của pháp luật đang bị nhiều người lợi dụng.37 1.4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY Như đã nói ở phần trên, người đại diện theo pháp luật theo Luật định thường là một trong hai vị trí, Chủ tịch hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc). Nếu điều lệ công ty không có quy định gì đặt biệt thì trách nhiệm điều hành công ty sẽ thuộc về Giám đốc (Tổng Giám đốc). Luật mặc nhiên thừa nhận người đại diện pháp luật là người điều hành chính của công ty vì thực tế điều này thường xảy ra. Vì là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của công ty nên trong phạm vi của bài viết này, người viết sẽ phân tích các quy định pháp luật ràng buộc người trực tiếp người điều hành doanh nghiệp với cổ đông, người góp vốn. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vi phạm pháp luật, hẳn nhiên doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật và người đại diện pháp luật đương nhiên sẽ chịu trách nhiệm liên đới. Nếu doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho đối tác. Đối tác sẽ không quan tâm cá nhân nào của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho mình mà cứ yêu cầu lấy tài sản của chính doanh 37 Đạt Lê, 29/09/217. Vì sao “bóng hồng” Hồng Tứ thoát án tù giam ?. <http://kinhtedothi.vn/bong-hong-hoang-thi-hong-tu-thoat-an-tu-giam-dai-an-oceanbank-299290.html>. [Truy cập lúc 11h30 ngày 02/05/2018]. Đức Minh, 30/8/2017 <http://plo.vn/phap-luat/vu-oceanbank- khi-nu-dien-vien-tro-thanh-chu-tich-hdqt-724338.html> truy cập lúc 11h45 ngày 2/5/2018
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 nghiệp ra bù đắp tổn thất cho mình, còn cá nhân nào gây nên sai phạm đó, đối tác không quan tâm vì việc đó là việc riêng của nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sai phạm, gây thiệt hại cho các cổ đông, trách nhiệm bồi thường cho chính các cổ đông lại là chuyện khác. Tài sản của doanh nghiệp chính là tài sản của các cổ đông đóng góp. Các cổ đông không thể nào lấy tài sản của chính mình bồi thường cho mình. Trong trường hợp này, trách nhiệm cá nhân của người người đứng đầu doanh nghiệp sẽ được xem xét đến. Luật doanh nghiệp cũng đã lường trước đến vấn đề này nên trong quy định về người đại diện pháp luật đã có một số lưu ý nhất định. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật được quy định “ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác…”38 Trong các công ty có quy mô lớn, thường là các công ty đại chúng, có sự tách biệt nhất định giữa cổ đông và người quản lý điều hành công ty. Nhằm giảm thiểu rủi ro tới mức tối thiểu của các cổ động do những bất cẩn, tư lợi của người quản lý. Luật đã buộc người quản lý điều hành phải có sự cẩn trọng nhất định trong công việc của mình, phải quản lý công ty một cách đường hoàng, minh bạch, không chút tư lợi. Trường hợp giám đốc làm thiệt hại cho công ty, dù vô tình hay cố ý, có thể bị yê cầu bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Luật cũng đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này. 39 Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp cổ đông kiện người đại diện pháp luật đòi bồi thường những thiệt hại do trách nhiệm cá nhân của người quản lý điều hành. Trường hợp ông Nguyễn Văn Hồng, thành viên hội đồng quản trị, là cổ đông của công ty cổ phần vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) kiện ông KakaZu Shoho, là 38 Điều 14, luật doanh nghiệp 2014 39 Khoản 2, điều 14, Luật doanh nghiệp 2014
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 Tổng giám đốc của STT là một ví dụ điển hình.40 Tháng 9/2015, ông Hồng nộp đơn kiện ông KakaZu Shoho vì những sai phạm của cá nhân ông KakaZu Shoho tại vị trí điều hành, làm công ty phải thiệt về tài chính, tổn hại đến quyền lợi của cổ đông, yêu cầu đòi bồi thường 1,5 tỷ đồng. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Hồng, bắt ông Kakazu phải chịu trách nhiệm bồi thường cá nhân. Ông Kakazu Shoho kháng án, tòa Phúc thẩm đã xử lại vụ án, tuyên phạt ông Kakazu Shoho phải bồi thường 65 triệu đồng. Tuy số tiền phạt không nhiều như mong muốn của ông Hồng, là một cổ đông. Nhưng nó cũng là một cảnh bảo cho việc những người quản lý điều hành doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong công việc của mình. 1.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ KHI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LỢI DỤNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI HAY VƯỢT QUÁ THẨM QUYỀN Khái niệm “Giao dịch tư lợi” không được định nghĩa một cách chính thức trong các văn bản pháp luật. Trên thực tế, giao dịch tư lợi có thể được hiểu là giao dịch giữa một hoặc một nhóm người có chức năng quản lý trong doanh nghiệp đó lấy danh nghĩa doanh nghiệp, ký hợp đồng mua bán hợp tác… với người hoặc các bên liên quan nhằm mang lại lợi ích cho riêng (tư lợi) cho mình và đi ngược lại lợi ích chung của cả công ty.41 Ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, người quản lý doanh nghiệp đồng thời là người bỏ vốn vào công ty. Khi quản lý điều hành công ty, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ cân nhắc lợi hại của từng công việc, giao dịch, vì lợi ích của công ty luôn gắn liền với lợi ích của người quản lý. Tuy nhiên, với những công ty có quy mô lớn, đặc biệt là những công ty cổ phần có tính đại chúng, vốn góp trong công ty không chỉ là một hay một nhóm cá nhân nhỏ mà của rất nhiều người, nhiều tổ chức. Việc phát sinh các giao dịch tư lợi trong doanh nghiệp cực kỳ nguy hiểm. Những người quản lý công ty được các cổ đông tin tưởng, giao cho nhiệm vụ quản lý điều hành 40 Bùi Trang, 12/10/2017. Phúc thẩm vụ cổ đông STT kiện lãnh đạo: Tổng giám đốc người Nhật chỉ phải bồi thường 65 triệu đồng. <http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-dinh/phuc-tham-vu-co-dong-stt- kien-lanh-dao-tong-giam-doc-nguoi-nhat-chi-phai-boi-thuong-65-trieu-dong-204670.html>. [Truy cập lúc 0h45 ngày 03/06/2018]. 41 Nguyễn Hoàng Duy, kỳ 10/2015. Kiểm soát giao dịch tư lợi nhìn từ giác độ của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 công ty. Nếu họ lợi dụng vị thế quản lý của họ, ký những hợp đồng gây tổn hại đến lợi ích của số đông của công ty, điều đó gây tác hại vô cùng lớn lao. Có những hợp đồng được ký với những điều khoản vô cùng bất lợi với công ty mà một người bình thường nhìn vào khó có thể hiểu được vì sao hợp đồng đó được ký kết để nhận vô số bất lợi về mình. Nhưng đằng sau những hợp đồng gây bất lợi cho công ty lại là những khoản lợi béo bở mà bên đối tác, có liên hệ mật thiết với người ký hợp đồng nhận được. Trên thực tế, những hợp đồng kiểu này rất phổ biến. Thời gian vừa qua, nhiều những vụ án kinh tế xảy ra có liên quan đến những hợp đồng, giao dịch tư lợi của các bên liên quan. Như vụ án của Hà Văn Thắm tại Ocean bank là một minh chứng cho các giao dịch mang tính tư lợi. Hà Văn Thắm nguyên là Chủ tịch hội đồng Quản trị của Ocean bank. Hà Văn Thắm đã dùng vị trí đứng đầu ngân hàng của mình đã chỉ đạo cấp dưới ký những hợp đồng cho công ty có mối liên hệ làm ăn, quen biết với mình vay tiền mà bỏ qua các quy định của ngân hàng Nhà Nước, của pháp luật về cho vay. Hầu như các hợp đồng cho vay tiền cho các công ty sân sau của Thắm đều rất thuận lợi, bỏ qua các bước xét duyệt hồ sơ theo quy trình cho vay rất chặt chẽ của ngân hàng. Kết quả là Ocean bank đã bị thất thoát hàng trăm tỷ đồng vì những khoản vay không thu hồi được, Thắm và nhiều thuộc cấp của mình phải chịu trách nhiệm hình sự vì những hợp đồng cho vay đó. Tuy nhiên, những thất thoát của Ocean Bank mà những cổ đông Oceanbank phải gánh chịu đến nay vẫn chưa khắc phục được. Vụ Đại án Ngân hàng Xây dựng của Phạm Công Danh và những người có liên quan cũng tương tự. Phạm Công Danh cũng đã lập các công ty sân sau của mình, lợi dụng vị trí đứng đầu ngân hàng để chuyển tiền cho các công ty con của mình vay. Các công ty con này của Phạm Công Danh vừa thành lập, chưa có bất cứ hoạt động kinh doanh gì, không có những dự án đầu tư trên thực tế. Các dự án, có chăng là do Danh chỉ đạo vẽ ra để hợp lý các hồ sơ vay ngân hàng. Các công ty này, dĩ nhiên không có đủ những điều kiện cần thiết để được vay tiền từ ngân hàng. Nhưng Phạm Công Danh bất chấp các công ty con không đủ điền kiện vay, vẫn chỉ đạo cho cấp dưới của mình lập những hồ sơ khống để rút tiền ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng. Đến lúc ngân hàng Xây dựng mất khả năng thanh toán, bị ngân hàng Nhà Nước đưa vào
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 diện kiểm soát đặt biệt, vụ việc bị vỡ lỡ. Ông Danh và những người cùng giúp sức với ông phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi trái pháp luật của mình42 . Nếu ông Danh là một nhân viên ngân hàng bình thường, không phải là người đứng đầu ngân hàng, ông ta đã không thể nào tự mình ký và chỉ đạo cấp dưới của mình ký các hợp đồng cho vay trái quy định, để rồi hậu quả đáng tiếc xảy ra không chỉ cho một mình ông mà cho cả nhiều cấp dưới trong ngân hàng. Trách nhiệm liên đới cả những người ông thuê làm giám đốc các công ty sân sau của ông mà không hiểu được công việc mình là gì. Rõ ràng, những người đứng đầu một công ty, một tổ chức, nếu dùng những đặc quyền, đặc lợi, những ảnh hưởng có được từ vị trí của mình để thực hiện những hành vi, những giao dịch mang tính tư lợi cá nhân thì hậu quả thật là khủng khiếp. Cũng như trường hợp của Ocean bank phía trên, cổ đông của ngân hàng xây dựng cũng phải gánh chịu hậu quả do ông Danh để lại. Bên cạnh việc lợi dụng vị thế đứng đầu để ký những hợp đồng bất hợp lý, những người quản lý công ty cũng lợi dụng vị trí của mình để có được những thông tin dạng “tuyệt mật”. Từ những thông tin dó, những người đứng đầu thực hiện những giao dịch mang tính chất tư lợi cá nhân cũng rất khó chấp nhận. Như công ty vừa ký được một hợp đồng hợp tác độc quyền với một doanh nghiệp có tiếng tăm ở nước ngoài. Doanh nghiệp sẽ được đối tác đầu tư dây chuyền công nghệ mới, cử chuyên gia qua đào tạo hướng dẫn kỹ năng cho quản lý và công nhân của công ty, ký hợp đồng mua sản phẩm do doanh nghiệp này sản xuất, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần…. Hợp đồng này được ký kết, công ty sẽ có được những lợi thế đáng kể so với những doanh nghiệp cùng ngành nghề trên thị trường. Nếu thông tin về hợp đồng vừa được ký kết được công bố, cổ phiếu của công ty nhiều khả năng sẽ được tăng giá cao. Những người có được thông tin này sẽ tranh thủ gom mua cổ phiếu công ty lúc chưa tăng giá do thị trường không biết được hợp đồng có lợi cho công ty vừa được ký kết. Những người gom mua cổ phiếu lúc này sẽ thu được lợi lớn khi hợp đồng được công bố, cổ phiếu lên giá. Ngược lại, những người biết trước thông tin cũng sẽ nhanh chóng bán đi các cổ phiếu mình đang nắm giữ nếu biết trước những thông tin gây bất lợi cho công ty. Các thông tin gây bất lợi như : Nhà nhập khẩu chính của công ty từ chối mua hàng của công ty trong các năm tiếp theo; sản phẩm của công ty bán trên thị trường bị 42 Ngọc Lê, 04/08/2017. Giám đốc ảo và công ty “sân sau” của Phạm Công Danh. <https://thanhnien.vn/thoi-su/giam-doc-ao-va-cong-ty-san-sau-cua-pham-cong-danh-862329.html>. [Truy cập lúc 20h ngày 22/05/2018].
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 phát hiện lỗi và phải thu hồi hàng loạt, công ty sắp bị đối tác kiện, nhiều khả năng công ty sẽ thua kiện và phải bồi thường một số tiền lớn; công ty bị các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện công ty nhập lậu một lô hàng lớn và nhiều khả năng công ty sẽ phải nộp phạt một số tiền lớn, bị cấm kinh doanh trên một số lĩnh vực… Trước hàng loạt thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp, nhiều khả năng cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị giảm đáng kể, những người biết trước những thông tin bất lợi này sẽ nhanh chóng bán cổ phiếu của mình đi, giảm thiểu thiệt hại khi thông tin công bố chính tức ra bên ngoài. Nếu những người quản lý lợi dụng những thông tin này nhằm mục đích thu lợi cá nhân thì điều này cũng không công bằng với những cổ đông khác. Vì những tác động đáng kể của những người lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng vị trí quyền lực của mình để trục lợi cá nhân. Pháp luật có nhiều quy định nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do các giao dịch tư lợi gây ra cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa vào trong luật nhằm làm rõ nét hơn về các bên liên quan, người có liên quan … trong các giao dịch có nhiều nguy cơ dẫn đến tư lợi. Về khái niệm “người có liên quan”, Luật Doanh nghiệp 2014, có định nghĩa: “Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp” và được liệt kê tất cả các trường hợp cụ thể theo các trường hợp bên dưới. a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty; b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty; c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp; d) Người quản lý doanh nghiệp; đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của nhân viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối”43 . 43 Khoản 17, điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Khái niệm các bên liên quan cũng được định nghĩa trong các văn bản pháp Luật. Bộ Tài chính đã dành hẳn một chuẩn mực kế toán44 nói về các giao dịch với các bên có liên quan. Mục đích của chuẩn mực kế toán này cũng nhằm minh bạch hóa các thông tin các bên liên quan, một số các giao dịch đặt biệt luôn được yêu cầu phải công bố nhanh chóng, kịp thời cho các đối tượng quan tâm (cổ đông hiện tại, cổ đông tiềm năng, nhà cung cấp, đối tác…). Chuẩn mực hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp có cơ sở để hạch toán các giao dịch của mình đồng thời cũng tránh được việc doanh nghiệp cố tình không công bố thông tin, nhưng lại viện lý do không biết do không được hướng dẫn cụ thể. Việc Luật yêu cầu phải công bố thông tin sẽ giảm thiểu tình trạng giao dịch chồng chéo, không minh bạch gây ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Luật doanh nghiệp 2014 cũng nêu ra trách nhiệm của người đại diện doanh nghiệp “Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác”45 Quy định này được xem như một quy tắc đạo đức ứng xử của người đại diện doanh nghiệp, không lợi dụng vị thế của mình để ký các hợp đồng bất cân xứng. Luật doanh nghiệp cũng có những quy định để kiểm soát các giao dịch có giá trị lớn của công ty và những giao dịch với các bên liên quan. Luật doanh nghiệp 2014 khi quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng thành viên của công ty đã có quy định: “Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”46 Rõ ràng, với quy định này của Luật đã kiểm soát phần nào những quyết định của người điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Người đại diện doanh nghiệp được các cổ đông tin tưởng bổ nhiệm vào vị trí quản lý, chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp nhưng không phải muốn làm gì cũng được. Quyền lực của người đứng đầu đã bị giới hạn bởi quy định này. Khi ký các hợp đồng có giá trị lớn hơn 44 Chuẩn mực số 26, Bộ Tài chính ban hành ngày 30/12/2003 45 Mục b, khoản 1, Điều 14, luật doanh nghiệp 2014 46 Mục d, khoản 2, điều 56 Luật doanh nghiệp 2014
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 50% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính, người đại diện pháp luật phải xin ý kiến của ông chủ thực sự công ty là các thành viên trong hội đồng thành viên công ty. Tỷ lệ 50% giá trị tài sản trong báo cáo tài chính cũng không phải là một tỷ lệ bất di bất dịch mà đây là tỷ lệ tối đa mà luật cho phép. Nếu muốn, công ty có thể tự mình quy định một tỷ lệ thấp hơn và ý chí này sẽ được thể hiện trong điều lệ công ty. Luật doanh nghiệp 2014 có quy định về các giao dịch, các hợp đồng tuy giá trị chưa chiếm tới 50% giá trị tài sản công ty trên báo cáo tài chính nhưng khi ký hợp đồng với những đối tượng liên quan vẫn phải xin ý kiến của hội đồng thành viên47 . Trước khi ký hợp đồng, người tham gia ký kết phải thông báo rõ về các liên hệ với các bên để hội dồng thành viên biết rõ trước khi ra quyết định có cho phép hợp đồng có ký kết hay không. Quy định này cũng hạn chế bớt một phần rủi ro khi công ty phải chấp nhận các hợp đồng bất cân xứng về quyền lợi khi người đứng đầu doanh nghiệp có ý đồ tư lợi. Vì những tác động đáng kể của những người lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng vị trí quyền lực của mình để trục lợi cá nhân. Pháp luật có nhiều quy định nhằm mục đích ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do các giao dịch tư lợi gây ra cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa vào trong luật nhằm làm rõ nét hơn về các bên liên quan, người có liên quan … trong các giao dịch có nhiều nguy cơ dẫn đến tư lợi. Với công ty cổ phần, Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định về công khai các lợi ích các bên liên quan. Điều luật này quy định, các thành viên giữ các chức vụ chủ chốt của các công ty cổ phần gồm: “Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty”48 . Trong công ty cổ phần, cũng có những quy định về những loại giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thông qua. Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định “Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy 47 Điều 67, Luật doanh nghiệp 2014 48 Điều 159, Luật doanh nghiệp 2014
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này”;49 Tại điểm d khoản 2 Điều 135, quy định về Đại hội đồng cổ đông cũng quy định tương tự cho Đại hội đồng cổ đông về loại hợp đồng được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Luật vẫn cho Doanh nghiệp quyền tự quyết về quản lý, điều hành công ty của mình. Nếu Doanh nhiệp muốn hợp đồng có giá trị nhỏ hơn phải được hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua, doanh nghiệp có thể quy định điều đó trong điều lệ. Nhưng với mục tiêu bảo vệ những cổ đông nhỏ lẻ, không có điều kiện tham gia góp ý sửa đổi điều lệ. Luật có mức chốt chặn phía trên là không quá 35% giá trị tài sản. Điều này sẽ tránh được một số người quản lý doanh nghiệp sửa đổi điều lệ theo hướng có lợi cho mình. Điều 162, Luật doanh nghiệp cũng quy định về những loại hợp đồng phải được hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông thông qua. Cũng tương tự với công ty trách nhiệm hữu hạn, các loại giao dịch này có thể có giá trị không lớn, nhưng vì có liên quan đến đối tượng nhạy cảm, có nhiều khả năng phát sinh ra giao dịch tư lợi. Những quy định của pháp luật trên có thể hạn chế các giao dịch mang tính tư lợi của người đứng đầu doanh nghiệp. Nhưng theo ý kiến cá nhân của người viết, Luật đang thiếu những quy định chi tiết hơn, ràng buộc chặt chẽ hơn để phòng ngừa tốt hơn nữa những người lợi dụng vị trí của mình để thực hiện những giao dịch tư lợi. 49 Mục h, khoản 1, điều 149, Luật Doanh nghiệp 2014
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 CHƯƠNG 2: ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY ANH 2.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY THEO LUẬT CÔNG TY ANH Trong hệ thống luật của Anh, quyền tự quyết của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh luôn được Nhà Nước Anh tôn trọng. Nhà nước không can thiệp nhiều vào hoạt động của công ty mà để tự công ty đưa ra quy định của riêng để điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Luật công ty Anh 2006 có đưa ra quy định “ Các hành động của giám đốc công ty phải tuân theo điều lệ công ty và giám đốc chỉ có thể sử dụng các quyền của mình cho các mục đích đã được giao phó”50 . Trong quá trình hoạt động, công ty phải tuân thủ theo các quy định pháp luật trong từng trường hợp cụ thể là điều đương nhiên. Nhưng có điều người viết muốn nhấn mạnh, điều luật trên không hề yêu cầu Giám đốc phải tuân thủ bất kỳ quy định nào của pháp Luật mà chỉ nói giám đốc điều hành công ty phải tuân thủ theo điều lệ công ty, được coi như là “Luật” của chính công ty đó. Tuy nhiên khía cạnh đạo đức, trách nhiệm cá nhân của người quản lý doanh nghiệp luôn là những tiêu chí quan trọng mà Luật đề cập đến. Luật công ty Anh đã liệt kê ra hàng loạt quy định về đạo đức mà người đại diện cho doanh nghiệp phải tuân thủ để bảo vệ quyền lợi cho chính doanh nghiệp, cổ đông trong doanh nghiệp đó. Có thể kể tên những nguyên tắc mà người đại diện doanh nghiệp phải tuân theo như nguyên tắc “thúc đấy sự thành công của doanh nghiệp”. Trong nguyên tắc này, người giám đốc doanh nghiệp bằng niềm tin, kiến thức, kinh nghiệm… của mình phải điều hành doanh nghiệp theo cách mà người giám đốc đó tin là tốt nhất để mang lại lợi ích cho công ty, đối xử công bằng với toàn thể nhân viên công ty51 . Nguyên tắc giám đốc đối xử công bằng với tất cả thành viên cũng là nguyên tắc được nhắc nhiều khi nói đến giám đốc doanh nghiệp. Cho dù người giám đốc được bổ nhiệm bởi bất kỳ cổ đông hay nhóm cổ đông nào, người đại diện cũng điều hành doanh nghiệp với mục tiêu là mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp đó chứ không 50 A director of a company must— (a) act in accordance with the company’s constitution, and (b) only exercise powers for the purposes for which they are conferred – Điều 171, Luật Công ty Anh 2006. 51 Duty to promote the success of the company; the need to act fairly as between members of the company- Điều 172- Luật công ty Anh 2006.
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 phải mang lại lợi ích cho những người đã bổ nhiệm mình52 . Theo người viết, đây là một quy định vô cùng cần thiết đối với giám đốc – người đại diện của doanh nghiệp. Nếu người giám đốc chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lợi của một nhóm cổ đông bầu chọn mình vào vị trí quản lý. Giám đốc sẽ điều hành doanh nghiệp theo hướng có lợi cho một nhóm cổ đông, có thể đi ngược lại quyền lợi của những cổ đông còn lại, điều đó sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nguyên tắc khác mà giám đốc phải tuân thủ khi điều hành doanh nghiệp như nguyên tắc “ điều hành doanh nghiệp độc lập, tuân thủ theo điều lệ công ty chứ không để các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của mình”53 . Nguyên tắc trên, tiêu chí tiên quyết của giám đốc là điều hành doanh nghiệp tuân theo điều lệ công ty, mục đích tối đa hóa lợi ích của công ty. Trường hợp giám đốc có thể nhận được các yêu cầu từ các cổ đông, thay đổi các chiến lược kinh doanh của công ty vì nó ảnh hưởng xấu đến cá nhân của cổ đông đó. Nhưng nếu yêu cầu của các cổ đông đó đi ngược lại lợi ích chung của toàn công ty, giám đốc phải cương quyết từ chối. Giám đốc là người điều hành doanh nghiệp nên giám đốc sẽ có những lợi thế nhất định từ vị trí công việc của mình mang lại. Luật đã nêu ra nhiều nguyên tắc mà giám đốc doanh nghiệp không được vi phạm. “Tránh xung đột lợi ích”54 là một trong những nguyên tắc tiên quyết mà đại diện của công ty không được vi phạm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích tuyệt đối công ty mình đang được giao quyền điều hành. Nếu giám đốc công ty không tuân thủ nguyên tắc này, khi bị phát hiện những giao dịch đó sẽ bị hủy, những lợi ích nếu có mà giám đốc doanh nghiệp đã được nhận từ những giao dịch bị xung đột lợi ích đó sẽ bị thu hồi. Án lệ Transvaal Lands Co v New Belgium (Transvaal) Lands & Development Co [1914]55 là một trong những án lệ có liên quan đến giao dịch tư lợi. Samuel và 52 ABA Comm. on Corp. Laws, Corporate Director’s Guidebook (Section of Business Law 2d Ed. 1994) 53 Duty to exercise independent judgment - Điều 173- Luật công ty Anh 2006. 54 Duty to avoid conflicts of interest- Điều 175, Luật công ty Anh 2006 55 Án lệ Transvaal Lands Co v New Belgium (Transvaal) Lands & Development Co [1914]. Available at: Trích bởi Matthew Conaglen (Protecting the Due Performman of Non- Fiduciciary duties, Oxford and Porland, Oregon 2010, trang 145). <https://books.google.com.vn/books?id=bwfcBAAAQBAJ&pg=PA144&lpg=PA144&dq=Referen ces:+%5B1914%5D+2+Ch+488&source=bl&ots=7VjzL- RQ9k&sig=Ru9a1nT9Kw47QBvZFFYl92LWdkw&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwi4iPSMhqHcAh XZXCsKHfdqBKcQ6AEIOjAC#v=onepage&q&f=false>.
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Harvey là thành viên ban giám đốc công ty Transvaal Lands. Đồng thời, Samuel cũng là giám đốc và cổ đông của công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development, Harvey tuy không là thành viên của ban Giám đốc công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development nhưng cũng là cổ đông đó. Cả 2 thuyết phục Ban giám đốc và các cổ đông của công ty Transvaal Lands mua cổ phần của công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development mà cả hai không hề cho mọi người biết mình có quyền lợi liên quan tại công ty này. Khi vụ việc bị phát hiện, cổ đông của công ty Transvaal Lands đã đệ đơn lên tòa án yêu cầu hủy bỏ giao dịch này vì đã vi phạm nguyên tắc xung đột lợi ích. Tòa án đã ra phán quyết rằng ông Samuel đã không làm đúng bổn phận giám đốc của mình, đã vi phạm nghĩa vụ mà công ty Transvaal Lands đã ủy thác cho ông khi không đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu, đã thực hiện một giao dịch đi ngược lại nguyên tắc hoạt động của công ty Transvaal Lands. Ông Harvey mặt dù không là giám đốc của công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development nhưng ông cũng có lợi ích liên quan tại công ty này nên ông cũng cần phải công bố thông tin. Giao dịch mua cổ phần công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development vì vậy bị hủy bỏ. Nghĩa vụ phải “ thông báo những lợi ích mà mình có được từ giao dịch”56 đồng nghĩa phải minh bạch thông tin của giám đốc có liên quan đến doanh nghiệp. Trong trường hợp án lệ bên trên, nếu như ông Samuel và Harvey công bố thông tin mình là cổ đông, đồng thời là giám đốc của công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development. Việc công ty Transvaal Lands mua lại cổ phần của công ty New Belgium (Transvaal) Lands & Development là do tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty này, thì có thể hợp đồng mua cổ phần đã không bị tòa tuyên bố vô hiệu. Luật công ty Anh còn đề cập nghĩa vụ “không chấp nhận lợi ích từ bên thứ ba”57 , không vì lợi ích của đối tác cho mình mà giám đốc đi ngược lại quyền lợi công ty. Tất cả các quy định trên điều nhằm một mục đích, giám đốc phải là người điều hành doanh nghiệp theo tiêu chí: rõ ràng, minh bạch tất cả vì lợi ích của doanh nghiệp, không để bất cứ yếu tố nào chi phối, đi ngược lại lợi ích chung của toàn công ty. 56 Duty to declare interest in proposed transaction or arrangement - Điều 177, Luật công ty Anh 2006 57 Duty not to accept benefits from third parties - Điều 176, Luật công ty Anh 2006