Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở Hà Nội, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân gồm
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp do Chính phủ quy định
UBND thành phố Hà Nội
-Năm 2022 Hà Nội có 12 Quận. Các Quận của Hà Nội là
1. Ba Đình 5. Bắc Từ Liêm 9. Hoàng Mai
2. Đống Đa 6. Nam Từ Liêm 10. Long Biên
3. Hai Bà Trưng 7. Cầu Giấy 11. Thanh Xuân
4. Hoàn Kiếm 8. Hà Đông 12. Tây Hồ
-Năm 2022 Hà Nội có 17 huyện. Các Huyện của Hà Nội là:
Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức
Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn
Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai
Phú Xuyên và Ứng Hòa
-Hà Nội chỉ có 1 Thị Xã là: Thị xã Sơn Tây
Bản đồ các quận huyện thị xă ở Hà Nội
Dân Số diện tích và đơn vị hành chính Các Quận Huyện thị xã Ở Hà Nội
Tính đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, , Hà Nội có 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383
xã, 175 phường và 21 thị trấn. 55% dân số sống ở đô thị và 45% dân số sống ở nông thôn.
Dân Số diện tích và đơn vị hành chính Các Quận Huyện thị xã Ở Hà Nội
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận
1. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân quận.
2. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây
dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa,
thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
4. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân phường, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện
1. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội,
phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử
dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của
pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây
dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa,
thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
5. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng tháng 8 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 năm 2022
Ủy ban nhân dân thị xã sơn tây
Cơ cấu tổ chức
1. Ủy ban nhân dân thị xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy ban nhân dân
thị xã loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị xã loại II và loại III có không quá hai
Phó Chủ tịch. Ủy viên Ủy ban nhân dân thị xã gồm các Ủy viên là người đứng đầu
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy
viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã gồm có các phòng và cơ quan
Tương đương phòng
Sơ đồ bộ máy thị xã Sơn Tây
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị xã quyết định các nội dung quy định tại các
điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị xã.
2. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân thị xã.
3. Tổ chức thực hiện ngân sách thị xã; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã
hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn;
quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa
bàn thị xã theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công
nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc,
tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư
pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
6.Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện
các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân
dân thị xã; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã;
2. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội
đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ
luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
3. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã;
bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn thị xã;
4. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ thị
xã đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính; chỉ đạo công
tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà
nước ở địa phương;
5. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân thị xã và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng
nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân thị xã để đề nghị Hội đồng nhân dân thị xã
bãi bỏ;
6. Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thị xã hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thị xã;
7. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và
ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn thị xã theo quy định của pháp luật;
8. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật,
tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
9. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo
và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thị xã theo quy
định của pháp luật;
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã:
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thị xã.
2. Quyết định những vấn đề của thị xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã.
5. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp tỉnh về kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã.
6. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thị xã.