SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 74
Bài 1 
1.GIỚI THIỆU VỀ BẢN LÝ LỊCH 
CV là từ viết tắt của từ "CURRICULUM VITAE", có nghĩa là " BẢN LÝ LỊCH". Trong đó từ Vita hoặc 
Vitae là phần miêu tả chi tiết tiểu sử của một người về quá trình học tập và làm việc. Nó khác với "résumé", 
bản tóm tắt ngắn gói gọn trong một trang trình bày sơ lược kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của 
một người. 
Nguồn gốc của cụm từ "curriculum vitae" là xuất phát từ tiếng La-tinh và có nghĩa là “the course of one’s 
life or career.” (quá trình sống và làm việc của một người). 
Bản lý lịch bao gồm những thông tin chi tiết về những khoá học chuyên ngành, kinh nghiệm về công việc 
hay những sản phẩm đã được xuất bản, vv... của một người nào đó. 
Bản lý lịch đã được sử dụng từ rất lâu trong số những người chuyên nghiệp có trình độ học vấn cao và bây 
giờ đã trở nên phổ biến với những người chưa tốt nghiệp cũng như là những ngươì xin việc trong những 
lĩnh vực như là nghiên cứu, giảng dạy và quản lý. 
Hơn thế nữa, do xu hướng sử dụng những mẫu đơn xin việc vắn tắt (thường chỉ gồm hai trang) ngày càng 
tăng nên những người xin việc được khuyến khích gửi kèm bản lý lịch. Vì vậy, bản lý lịch nhiều khi còn 
được ví như là "academic résumé" ( bản tóm tắt học thuật.) 
VÍ DỤ: 
CURRICULUM VITAE 
JUDE WESLEY GREEN 
26 River Road Box 
Bainbridge, GA 31728 
(912) 555-3973 
928, Bowdoin College 
Brunswick, ME 04011 
(207) 555-0922 
PROFESSIONAL OBJECTIVE 
Ph.D. in African American Studies 
RESEARCH OBJECTIVE 
To develop psycholinguistic profiles through study of autobiographical narratives of 
ex-slaves of African descent in 
eighteenth-, nineteenth-, and twentieth-century America 
EDUCATION 
1996 B.A. Bowdoin College, Brunswick, ME 
Major in African American Studies (GPA 3.7); minor in psychology (GPA 3.7) and 
computer science (GPA 3.6) 
Cumulative GPA 3.7 
Candidate for high honors in African American Studies 
1994–1995 Tougaloo College, Tougaloo, MS 
Studied linguistics, music, and anthropology 
Summer 1995 Yale University, New Haven, CT 
Studied psycholinguistics, African American literature of the Colonial Period, and
computer 
applications for research in the humanities 
COURSEWORK 
African American Studies 
African American History 
The African Diaspora 
Race and Ethnicity 
African American Fiction 
Africa and the Slave Trade 
Computer Science 
Microcomputing Concepts Applications 
Advanced Microcomputer Topics 
Microsoft Networking II 
Visual Basic Web Programming 
Psychology 
Introduction to Psychology 
Developmental Psychology 
Personality 
Language: A Developmental Perspective 
Other 
Swahili 
Survey of American Literature 
Printmaking 
Forms of Narrative 
HONORS AND AWARDS 
Phi Beta Kappa, Alpha of Maine. Bowdoin College, 1996 
Dean’s Award, seven of seven semesters, Bowdoin College 
Abraxas Award for highest standing during first year, Bowdoin College 
The George Duane Kimbrough Prize for Academic Excellence in Computer Science, 
Bowdoin College, 1995 
The Adam Clayton Powell Scholarship for Excellence in African American Studies, 
Bowdoin College, 1995 
SKILLS 
Academic: Strong problem-solving, critical judgment, conceptualization, and 
research skills; effective in unstructured academic environments where initiative and 
creativity are encouraged
Languages: Conversant in Latin; proficient in reading Swahili and French 
Computer: Word Processing: WordPerfect 
Microsoft Word 
Windows 2000 
Spreadsheet: Excel 
Programming: C, C++, Java (dBase III for AIX) 
AFFILIATIONS 
National Urban League 
Association for the Study of African American Life and History 
EXPERIENCE 
Coach, Junior Tennis Teams, Hutto High School, Bainbridge, GA. Summer 1994 
Recreation Assistant/Counselor, City of Bainbridge Parks and Recreation Program, 
Bainbridge, GA. Summer 1993 
Research Assistant, Dean of Students Office, Bowdoin College. Wrote computer 
program for housing lottery 1994 
Student Representative, Board of Proctors, Bowdoin College, 1993–1995 
INTERESTS 
Spirituals, philately, tennis, swimming 
2. ĐỐI TƯỢNG 
Bài giảng sẽ đưa ra những phương hướng hiệu quả và kịp thời cho những đối tượng sau: 
• Những sinh viên sắp tốt nghiệp 
• Những sinh viên đã tốt nghiệp 
• Những người chuyên nghiệp cần phải chuẩn bị bản lý lịch 
• Những người chuyên nghiệp cần phải cập nhật thêm thông tin cho bản lý lịch 
• Những người chuyên nghiệp có ý định chuyển nghề 
Ngoài ra bài giảng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của những ban, bộ chuyên đưa ra những chỉ dẫn, lời khuyên thuộc về học thuật, cá nhân 
hay nghề nghiệp, việc làm cho những người đang chuẩn bị viết bản lý lịch và cần có sự hướng dẫn. 
3. YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ VIẾT CV TỐT 
3.1 Kỹ năng tư duy kỹ càng, thấu đáo
Khi chuẩn bị bản lý lịch các bạn hãy lưu ý rằng điều quan trọng nhất là phải sử dụng "critical-thinking skills" (kỹ năng tư duy kỹ càng thấu 
đáo) mà các bạn đã đúc kết đựơc qua quá trình học tập. 
Chỉ có một số ít người nhận biết đựơc rằng họ đã nắm bắt được kỹ năng tư duy kỹ càng, thấu đáo trong quá trình học tập để giành được 
học vị cao. Ta hãy lấy kỹ năng phân tích làm ví dụ. Sau khi tốt nghiệp, một người có thể đạt được kỹ năng phân tích như giải quyết vấn đề 
và đưa ra quyết định. Như ở môn Sinh vật, kỹ năng phân tích sẽ đựơc dần dần hình thành qua việc tham gia những khoá học để rèn luyện 
trí óc, thực nghiệm ở các phòng thí nghiệm, viết báo cáo dựa trên quan sát thực tế và sử dụng tài liệu để xem xét lại những điều kiện. 
Những kỹ năng này đã đựơc dùng đến khi họ bắt đầu viết CV và xem xét lại toàn bộ đời sống và công việc của họ. 
Các bạn hãy làm bài kiểm tra được đưa ra ở cuối bài giảng để xem xét lại về cuộc sống cũng như là công việc của bạn. Khi làm bài tập 
các bạn hãy nhớ kiểm tra kỹ càng những kỹ năng mà bạn đã lĩnh hội được qua quá trình học tập và làm việc . 
3.2. Xác định lại cảm xúc của bạn 
Quá trình viết CV có thể là một kinh nghiệm rất vui và đáng nhớ đối với các bạn vì nó giúp tăng thêm niềm tự hào về những thành tựu mà 
bạn đã đạt được cũng như giúp bạn nhận biết rõ hơn những kỹ năng của mình. 
Chính vì vậy các bạn hãy bắt đầu quá trình này bằng sự hăng hái nhiệt tình và niềm mong muốn được chia xẻ những thông tin cá nhân 
của bạn. Nếu các bạn bắt đầu viết với tâm trạng lo lắng hoặc không chắc chắn về năng lực của mình thì việc viết CV sẽ khó có thể để lại 
những kinh nghiệm vui vẻ và đáng nhớ. Đồng thời cũng không đảm bảo được CV của bạn sẽ thật sự chất lượng. 
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người khác, có thể bạn sẽ trải nghiệm sự giao thoa của những cung bậc cảm xúc từ việc thờ ơ, dửng 
dưng cho đến phủ nhận sự cần thiết của việc chuẩn bị CV. Rất có thể những cung bậc cảm xúc cao hay thấp của bạn sẽ ảnh hưởng đến 
những mặt khác của công việc. Chính vì vậy điều cốt yếu là phải nhận ra những cảm xúc của bạn về bản thân mình để tạo dựng sự tự tin 
giúp bạn hoàn thành quá trình viết CV một cách hiệu quả. Việc xem xét lại nội tâm, cảm xúc trước khi viết CV sẽ giúp mọi việc đi theo đúng 
trình tự hợp lý. Đó là điều cần thiết và nên làm. 
Các bạn hãy nhận định rõ rằng quá trình chuẩn bị viết một bản lý lịch hiệu quả không đơn thuần chỉ là ghi lại những thông tin về học tập và 
làm việc của bạn. Thay vào đó các bạn hãy biến việc làm ấy trở thành một kinh nghiệm khiến bạn thấy thực sự hài lòng cũng như lột tả 
được sâu sắc cuộc sống của bạn. 
Với tâm trạng đó các bạn hãy coi những bài tập dưới đây như một công cụ hữu dụng để giúp các bạn phát triển những nền tảng về cảm 
xúc và trí tuệ, điều đó sẽ tạo điều kiện cho bạn viết CV hiệu quả. Do việc chuẩn bị viết CV phải bắt đầu với việc phản ánh cảm xúc, bạn 
hãy kết nối những cảm xúc đó lại với nhau để có thể lưu giữ chúng lại. Việc làm đó bạn có thể giúp bạn tự tin để viết một bản lý lịch tốt, 
hiệu quả. 
Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ trong đầu rằng sự sửa chữa, xem xét lại, bổ sung và phân loại sẽ diễn ra hết sức tự nhiên. Một bản lý lịch 
không thể chỉ viết một lần mà phải thay đổi liên tục theo những thay đổi về học vấn, nghề nghiệp cũng như nhu cầu về công việc của bạn. 
4. BÀI TẬP 
Bài tập dưới đây sẽ giúp bạn khám phá những cảm xúc của mình về quá trình viết CV. Để bắt đầu các bạn hãy tìm cho mình một chỗ yên 
tĩnh và đưa ra cho mình một định mức thời gian phù hợp. Các bạn hãy sử dụng những khoảng trống dưới đây để ghi lại câu trả lời của 
bạn. 
1. Các bạn hãy miêu tả lại cảm xúc của mình khi bắt đầu viết CV:
2. Các bạn hãy liệt kê ra những điểm mạnh của mính và những phạm vi mà mỗi 
điểm mạnh được biểu đạt: 
3. Điều cốt yếu là các bạn phải đối diện được với bất kỳ sự khó khăn, không thoải 
mái hay những cảm xúc tiêu cực về kết quả học tập cũng như kinh nghiệm làm 
việc cuả bạn. Các bạn hãy viết tất cả những cảm xúc ấy ra rồi đặt chúng sang 
một bên. Các bạn hãy lưu ý không được nhìn lâu, chăm chú vào những điểm ấy. 
4. Bây giờ các bạn hãy tự hỏi mình lý do bạn viết CV: 
Sau khi đã xác định được cảm xúc của các bạn trong quá trình chuẩn bị viết CV, bước tiếp theo các bạn cần phải làm sẽ liên quan đến 
việc mô tả "your competencies and skills" (khả năng và kỹ năng của các bạn.) 
Trước hết chúng ta hãy xem xét những khái niệm cơ bản này. "Competency" (khả năng) là cái mà một người có thể làm tốt. Chúng bao 
gồm tất cả những điều mà người đó đã học được. Đó là kết quả của quá trình học tập, đào tạo và cả những kinh nghiệm mà họ đã trải 
qua. 
Bên cạnh đó, "skill" (kỹ năng) thì được định nghĩa là cấp độ mà một người thể hiện khả năng của họ. 
Khi một người trưởng thành và liên tục phát huy họ sẽ nhận được những giấy chứng nhận khả năng và kỹ năng mà họ đã đạt được cũng 
như sự thành thạo trong việc sử dụng chúng. Giấy chứng nhận thường có những dạng sau: diplomas (bằng cấp), degrees (học vị), 
licenses (chứng chỉ), certificates (văn bằng), vv... 
Tách biệt khả năng và những kỹ năng mà một người đạt được qua quá trình học tập và kinh nghiệm cuộc sống thật không dễ dàng. Hầu 
hết mọi người đều khẳng định rằng những kinh nghiệm đạt được trong khi học tập sẽ được đưa ra trong bản lý lịch. Không chỉ có vậy, 
những khả năng và kỹ năng bạn thu được qua quá trình đào tạo bài bản sẽ là một công cụ rất hữu ích giúp bản lý lịch của bạn chất lượng 
hơn. 
Chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn những khả năng và kỹ năng của mình. Đồng thời các bạn cũng được khuyến 
khích đưa những phần khả năng và kỹ năng của mình vào CV. Hơn thế nữa, bài giảng sẽ đưa ra các bước để nhận định khả năng qua 
giáo dục và không qua giáo dục cũng như những kỹ năng có thể được liệt kê trong bản lý lịch của bạn. 
Bài 2
BƯỚC 1: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG CỦA BẠN 
Phần phân loại dưới đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để giúp bạn liệt kê những khả năng, kỹ năng của mình cũng như gợi ý cách đưa 
những thông tin ấy vào bản lý lịch một cách hiệu quả nhất. 
Bảng liệt kê dưới đây sẽ đưa ra theo luật xa gần—đó là chỉ ra một người nhìn nhận học vấn và kinh nghiệm của họ như thế nào, họ nhìn 
nhận những điều họ biết như thế nào. Sự hiểu biết rộng và hiểu biết sâu hay sự chín chắn trong nhận thức (khả năng suy nghĩ kỹ càng, 
thấu đáo về thông tin nào đó) của các bạn sẽ giúp bạn đưa ra những khả năng và kỹ năng phù hợp. 
Các bạn hãy quan sát bảng liệt kê dưới đây: 
Intellectual Disposition Sự hiểu biết rộng 
Commitment Lời cam kết 
Creativity Óc sáng tạo 
Curiosity Sự ham hiểu biết 
Enthusiasm Sự hăng hái nhiệt tình 
Imagination Sức tưởng tượng 
Predisposition for Discovery Thiên hướng tìm tòi, khám phá 
Sympathy/Empathy Sự thông cảm, đồng tình/ Sự thấu cảm 
Intellectual Maturity Sự hiểu biết sâu (Nhận thức chín chắn) 
Analysis Sự phân tích 
Assimilation of Information Sự nhận biết thông tin 
Communication Sự giao tiếp 
Conceptualization Thuyết khái niệm 
Critical Judgment Sự phê bình, đánh giá 
Cultural Perspective Tầm nhìn xa về văn hóa 
Decision Making Đưa ra quyết định 
Discrimination Óc phán đoán, óc suy xét 
Interpersonal Sự liên kết giữa cá nhân với nhau 
Problem Solving Giải quyết vấn đề 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng bảng liệt kê dưới đây như là một sự chỉ dẫn để viết một vài câu miêu tả khả năng và kỹ năng của 
bạn.
Sau đây bài giảng sẽ đưa ra vài ví dụ để hướng dẫn các bạn phát triển những câu tự nói về mình, bước đầu tiên trong việc phác họa 
những khả năng và kỹ năng của bạn. 
Ví dụ A và B sẽ miêu tả cụ thể, chi tiết những điều bạn có thể sử dụng để phác họa sự hiểu biết rộng và sâu của các bạn 
Ví dụ A 
sympathetic toward economically disadvantaged 
imaginative in creating scenarios for social change 
committed to community involvement in decision-making processes 
Ví dụ B 
committed to consensus in policy decisions 
effective utilization of mathematical and quantitative reasoning in marketing 
strategies 
enthusiastic development of profits 
employment of state-of-the-art communication techniques to interpersonal 
interactions 
Bài tập ứng dụng: Sau khi quan sát hai ví dụ trên các bạn hãy tự mình ghi lại 5 điều hiểu biết sâu và rộng của mình vào chỗ trống dưới 
đây. 
# Intellectual Disposition 
(Sự hiểu biết rộng ) 
Intellectual Maturity 
(Sự hiểu biết sâu) 
1. 
2. 
3. 
4. 
5. 
BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH KỸ NĂNG CỦA BẠN 
Các bạn hãy ghi lại những khả năng và kỹ năng cũng như là những ứng dụng của chúng ở bài tập dưới đây. Các bạn đừng quan tâm đến 
việc chúng có thể xuất hiện như thế nào trong bản lý lịch của bạn bởi mục đích của bài tập là thu thập được càng nhiều càng tốt những 
thông tin về cá nhân bạn. 
Các bạn hãy sử dụng phần liệt kê dưới đây như là phần chỉ dẫn đầu tiên để phác họa khả năng và kỹ năng của bạn. Phần trước đã đề cập 
đến cho các bạn rằng khả năng là kết quả của quá trình học tập, đào tạo. Khả năng sẽ phản ánh nội dung và kiến thức chủ yếu ở một số 
lĩnh vực sau: 
1. • Accounting • Sự tính toán, giải thích
2. • Commmunication • Sự liên kết 
3. • Economics • Kinh tế 
4. • Humanities • Khoa học nhân văn 
5. • Language • Ngôn ngữ 
6. • Mathematics • Toán học 
7. • Natural Sciences • Khoa học tự nhiên (thuộc thiên nhiên) 
8. • Physical Sciences • Khoa học tự nhiên (thuộc vật chất) 
9. • Quantitative Reasoning • Lý luận lượng 
10. • Social Sciences • Khoa học xã hội 
Mặt khác, kỹ năng lại phản ánh cách bạn ứng dụng những điều đã biết hoặc là bằng cấp công nhận khả năng, kỹ thuật hoặc tay nghề của 
bạn. Chúng được minh họa bởi những lĩnh vực dưới đây: 
1. • Written/Spoken Language • Ngôn ngữ viết/ nói 
Precision Sự chính xác 
Fluency Sự trôi chảy 
Clarity Sự rõ ràng 
Persuasion Sự thuyết phục 
Concision Sự súc tích 
2. • Information Processing • Xử lý thông tin 
Select Lựa chọn 
Interpret Giải thích 
Place Information into a Larger Context Đặt thông tin vào văn cảnh 
3. • Observation • Quan sát 
4. • Research • Sự nghiên cứu 
5. • Analysis • Sự phân tích
6. • Organization • Sự tổ chức 
7. • Problem Solving • Giải quyết vấn đề 
8. • Logical Reasoning • Lý luận lôgíc 
9. • Historical Method • Phương pháp sử học 
10. • Scientific Method • Phương pháp khoa học 
11. • Stimulated Listening • Khuyến khích lắng nghe 
12. • Rhetorical Style • Phong cách hùng biện 
13. • Evaluation • Sự đánh giá, ước lượng 
14. • Improvisation • Sự ứng khẩu, ứng biến 
15. • Conceptualization • Thuyết khái niệm 
16. • Counseling Theories • Lý thuyết hướng dẫn 
17. • Advising • Khuyên nhủ 
18. • Decision Making • Đưa ra quyết định 
19. • Evaluation • Sự ước lượng 
20. • Negotiation Strategies • Chiến lược đàm phán 
21. • Argumentation • Luận chứng 
Khả năng sử dụng những kỹ năng đã lĩnh hội được qua quá trình học tập, đào tạo vào trong văn cảnh cụ thể của một người được gọi là 
khả năng ứng dụng (kiến thức và kỹ năng). Ví dụ một người có chuyên môn về ngôn ngữ sẽ có khả năng sử dụng kỹ năng về ngoại ngữ 
để dịch trong một hội nghị quốc tế. 
Những nhà tuyển dụng nhân sự, những trường cao đẳng, đại học tất nhiên sẽ rất quan tâm đến những điều bạn biết và việc bạn biết được 
đến đâu. Tuy nhiên họ đặc biệt quan tâm đến việc bạn có thể ứng dụng những kiến thức và kỹ năng mà bạn đạt được vào công việc hoặc 
vị trí mà bạn xin tuyển hay không. Chính vì vậy đưa ra những khả năng, kỹ năng có thể ứng dụng được là hết sức cần thiết.
Các bạn hãy quan sát ví dụ sau đây để thấy được sự liên kết giữa khả năng, kỹ năng và sự ứng dụng. 
VÍ DỤ 
COMPETENCY 
KHẢ NĂNG 
SKILL 
KỸ NĂNG 
APPLICATION 
ỨNG DỤNG 
• Advanced Gaelic Classes Dublin 
University, Dublin, Eire, Ireland 
• Fluent in oral 
and written 
• Member, The Gaelic 
Gaelic League, New York, NY 
• Tutor, Beginning Gaelic, Boston 
College, Chestnut Hill, MA 
• Assistant coach, County 
Galway, Irish AILLIMH, 
Football Team, Galway, 
Ireland 
• Translated, from Gaelic to 
English, paper on “Short 
History of Gaelic League,” 
2001 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy quan sát ví dụ và những bảng liệt kê trên, sau đó ghi lại những khả năng, kỹ năng và sự ứng dụng của 
các bạn vào bảng sau. 
# COMPETENCY 
KHẢ NĂNG 
SKILL 
KỸ NĂNG 
APPLICATION 
ỨNG DỤNG 
1. 
2. 
3. 
4. 
BƯỚC 3: ĐỊNH MỨC NĂNG LỰC CỦA BẠN 
Các bạn hãy sử dụng những kỹ năng mà bạn thu được sau thực hiện bước hai để đánh giá mức độ thành thạo của bạn trong việc sử dụng 
chúng. Bảng liệt kê dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Những từ hạn định đó sẽ giúp bạn miêu tả rõ mức năng lực của bạn. Các bạn 
hãy chú ý quan sát bảng dưới đây: 
1. accurate (in) 
2. adept (in, at) 
3. advanced (knowledge of) 
4. alert (in) 
5. competent
6. concise 
7. conversant (in) 
8. detailed (knowledge of) 
9. effective (in) 
10. empathy 
11. exceptional 
12. exemplary 
13. expert (in, at) 
14. extraordinary 
15. fluent (in) 
16. functions (well) 
17. gifted 
18. good (at) 
19. great 
20. high (degree of) 
21. intermediate (knowledge of) 
22. judicious keen (sense of, understanding of) 
23. knowledge (of) 
24. master (master of) 
25. perception (of) 
26. perceptive 
27. practical (experience in) 
28. proficient (in) 
29. relentless (in pursuit of) 
30. rudimentary 
31. sensitive (to) 
32. skilled (at, in) 
33. sophisticated (understanding of) 
34. strong (sense of, background in) 
35. successful (in, at) 
36. uncommon 
37. understanding (of) 
38. unusual 
BƯỚC 4: ĐƯA RA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẢM BẢO CHO NHỮNG KỸ NĂNG CỦA BẠN 
Ở bước này, các bạn cần đưa ra những giấy chứng nhận bất kể là bằng cấp, văn bằng, chứng chỉ mà bạn đã đạt được trong suốt quá 
trình học tập và tham gia đào tạo của mình. Ngoài ra các bạn cũng nên cân nhắc toàn bộ những kinh nghiệm mà bạn đạt được trong quá 
trình học tập để đạt được những giấy chứng nhận trên cũng như quyết định xem những kỹ năng nào là kết quả của việc học tập. Các bạn 
hãy quan sát ví dụ dưới đây:
VÍ DỤ 
Professional Degree (business, law, medicine) 
Credentials: 
Postgraduate (certificate) 
Specialization: 
Credentials: 
Graduate Degree (doctorate) 
Specialization: 
Credentials: 
Graduate Degree (master’s) 
Majors: 
Minors: 
Credentials: 
Undergraduate Degree (bachelor’s) 
Majors: 
Minors: 
Credentials: 
Tiếp sau đây bài giảng sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ về việc xác định độ thành thạo của những kỹ năng mà bạn đạt được. Các bạn hãy 
quan sát kỹ ví dụ. 
VÍ DỤ 
SKILLS 
KỸ NĂNG 
LEVEL/DEGREE OF PROFICIENCY 
MỨC ĐỘ THÀNH THẠO 
Improvisation (music composition) Gifted trombonist; expert in creating 
extemporaneous 
jazz idioms using folk elements indigenous to 
southeastern United States; master in use of 
counterpoint rhythms 
BƯỚC 5: ÔN LẠI 
Các bạn hãy xem lại toàn bộ bốn bước đã được giới thiệu ở trên sau đó tóm tắt lại những khả năng và kỹ năng quan trọng nhất mà bạn đã 
đạt được khi sử dụng chúng. 
Để quyết định xem kỹ năng nào là quan trọng nhất các bạn phải cân nhắc xem kỹ năng nào phù hợp và cần thiết nhất với công việc và vị 
trí mà bạn xin làm. 
Các bạn hãy lưu ý những yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến phần khả năng và kỹ năng mà bạn lựa chọn: 
• Mục đích công việc 
• Chương trình hoặc vị trí mà bạn ứng tuyển 
• Tầm quan trọng của việc đưa ra những khả năng và kỹ năng của bạn để quảng cáo bản thân cho người tuyển dụng 
Khi đã thu thập được những thông tin đó các bạn hãy nhớ kỹ rằng mục đích của bạn sẽ quyết định nội dung bao gồm trong CV của bạn.
Bai 3 - Preparing your curriculum (Chuẩn bị cho bản lý lịch của bạn) - phần 1 
Bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được những khả năng và kỹ năng của mình, còn bài giảng hôm nay sẽ liệt kê những thành phần 
chủ yếu mà một bản lý lịch thường thấy để tạo dựng cho các bạn phần cơ sở giúp xác định nội dung cơ bản của CV. 
Thông thường một bản lý lịch sẽ gồm có những thành phần cơ bản sau: 
1. • Professional/ Career/ Vocational/ 
Research Objectives 
• Mục đích chuyên nghiệp/ nhà 
nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu 
2. • Education • Học vấn 
3. • Coursework • Khóa học 
4. •Honors/Achievements/Awards/Kudos • Thành tích, giải thưởng 
5. • Thesis/Dissertation Abstract • Phần tóm tắt luận văn, luận án 
6. • Research Interests • Sở thích nghiên cứu 
7. • Research and/or Laboratory Experience • Kinh nghiệm làm nghiên cứu và 
(hoặc) thí nghiệm 
8. • Teaching Interests and Experience • Kinh nghiệm và sở thích giảng 
dạy
9. • Instrumentation Experience • Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, 
máy móc 
10. • Specialized Skills • Những kỹ năng chuyên môn 
11. • Publications/Presentations/Works-in- 
Progress 
• Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang 
trong quá trình làm 
12. • Work Experience • Kinh nghiệm làm việc 
13. • Professional Associations • Hội chuyên nghiệp 
14. • Background • Kiến thức 
15. • Community Service • Tham gia hoạt động cộng đồng 
16. • Cocurricular Activities • Các hoạt động hợp tác 
17. • Interests • Sở thích 
18. • Travel • Du lịch 
19. • References/Letters of Recommendation • Chứng nhận /Thư giới thiệu 
Những thành phần trên không hạn chế, vì vậy các bạn nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. 
Các bạn hãy sắp xếp chúng theo quy tắc phần quan trọng nhất sẽ xuất hiện ở trên cùng còn phần dưới cùng là những thông tin ít được 
quan tâm nhất. 
Phần tiếp theo bài giảng sẽ mô tả cho các bạn cụ thể từng thành phần cũng như đưa ra những gợi ý giúp bạn chuẩn bị bản nháp sơ bộ, 
bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng cho mỗi thành phần. Những thông tin đó sẽ là bản lý lịch nháp trước khi các bạn đưa ra bản chính 
thức. 
Các bạn hãy quan sát kỹ 4 chỉ dẫn sau: 
1. Các bạn đừng cố ép mình phải hoàn thành tất cả các phần trong một lần. Hãy 
bắtt đầu với những thông tin quen thuộc về cuộc sống hàng ngày sau đó mới 
chuyển sang những phần yêu cầu phải có sự hệ thống chính xác hoặc tổ chức 
linh hoạt. 
2. Ban đầu, các bạn chỉ nên tập trung vào phần nội dung. Hãy miêu tả chi tiết 
những kinh nghiệm của mình sau đó hãy xem lại kỹ càng để chọn lọc những 
thông tin quan trọng và cần thiết. 
3. Các bạn hãy lờ đi những phần lặp lại trong số các thành phần của bản lý lịch,
bởi những phần thừa đó sẽ được giản lược khi các bạn viết lại bản nháp của 
mình. Phần còn lại có thể được chọn lọc thêm khi các bạn hỏi ý kiến những 
chuyên gia hoặc giáo viên nhiều kinh nghiệm. 
4. Các bạn hãy cân nhắc một trong hai phương án được thảo luận dưới đây để tổ 
chức thông tin của mỗi phần. 
4.1. Phương án đầu tiên là bản tóm tắt theo mẫu sử dụng chương trình xử lý văn 
bản chuẩn do Yana Parker phát triển. 
Yana Parker miêu tả bản mẫu với phần cấu trúc rất chi tiết, cung cấp những 
phần hỗ trợ về đồ họa rất sinh động để đưa ra sản phẩm cuối cùng. 
Ngoài ra phương án này còn đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về những loại 
thông tin sẽ xuất hiện trong mỗi phần, vị trí cụ thể của chúng. 
Làm thế nào để liên kết mỗi phần thành một bản tập trung, mạch lạc và súc 
tích cũng là một vấn đề được đưa ra trong phương án đó. 
Yana Parker cũng cảnh báo rằng bản tóm tắt của các bạn sẽ không giống 
hoàn toàn phần mẫu mà phải phù hợp với khổ, mẫu của bản lý lịch. 
4.2 Phương án hai là sử dụng bất kỳ chương trình xử lý văn bản nào để mô tả 
thành phần của bản lý lịch. Điều đó sẽ cho phép người viết linh hoạt hơn và dễ 
dàng sửa lại bản viết hơn trong toàn bộ quá trình. 
Sau đây các bạn hãy đi tìm hiểu chi tiết từng thành phần của bản lý lịch: 
1. Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives ( Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu) 
Đây là phần đầu tiên của bản lý lịch, đưa ra mục đích hay lý do bạn chuẩn bị và nộp bản lý lịch. Phần mục đích của bạn có thể chỉ cần gói 
gọn trong một câu cũng có thể là một đoạn văn ngắn nhưng cả hai đều phải đưa ra được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi viết bản lý lịch 
này. 
Các bạn hãy chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu kỹ tất cả những chương trình đã tốt nghiệp hoặc chuyên nghiệp và những khu vực tuyển 
dụng khiến bạn thấy hứng thú. Sau đó các bạn hãy liên kết phần mục tiêu đã được trình bày một cách rõ ràng và lôgíc của mình với 
chương trình hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra các bạn nên tránh sử dụng ngôn ngữ tối nghĩa, mơ hồ để có thể truyền đạt đúng 
nhất mục đích của bạn. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives 
Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
2. Education (Học vấn) 
Mục đích của phần này là đưa ra những khóa học các bạn đã từng tham gia, cung cấp những trường học bạn đã tốt nghiệp và những 
trường chuyên nghiệp mà bạn đã học. Qua đó nhà tuyển dụng tương lai của bạn sẽ nắm được tình hình chung về quá trình học tập của 
bạn. 
Cụ thể, ở phần này các bạn nên đưa ra những thông số sau: 
Thông số 
• Ngày tốt nghiệp 
• Bằng cấp và ngày được nhận bằng 
• Văn bằng 
• Chứng chỉ 
• Tên trường đại học, cao đẳng hoặc những trung cấp chuyên nghiệp mà 
các bạn đã từng tham gia 
• Những môn học, chuyên đề mà bạn đã từng tham gia cùng với số điểm 
của mỗi phần. 
• Xếp hạng và điểm trung bình của mỗi bằng cấp mà bạn đã được nhận. 
Các bạn hãy đặt những bằng cấp mà bạn đã tốt nghiệp cũng như những khóa học mà bạn đã hoàn thành đứng trước những văn bằng bạn 
chưa tốt nghiệp. Những thành tựu đáng kể như điểm cao trong một số môn cụ thể hoặc bất kỳ kiến thức nền bao quát nào bạn thu được 
trong quá trình học tập các bạn hãy làm nổi bật chúng. Nếu các bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp hay là ứng cử viên cho những giải thường 
danh giá, có giá trị các bạn hãy đề cập điều đó trong phần này. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Education 
Học vấn 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
3. Coursework (Khóa học) 
Các bạn hãy dùng những bản sao mới nhất đưa ra đầy đủ thông tin về tên khóa học, miêu tả ngắn gọn những điểm được đánh giá cao 
của khóa học. Nhờ vậy nhà tuyển dụng mới có thể phân tích rõ ràng xem nội dung của khóa học có phù hợp với yêu cầu của công việc 
hay không. Ngoài ra nếu bạn đưa ra số điểm mà bạn đã đạt được của một số môn học sẽ rất thuận lợi trong việc nêu bật sự thể hiện xuất 
sắc của bạn. 
Các bạn hãy liệt kê tất cả các cả các khóa học có thể hỗ trợ và làm tăng thêm mục đích chuyên nghiêp, công việc hoặc nghiên cứu của 
bạn. 
Ví dụ, nếu như mục đích của bạn là tìm một vị trí về cố vấn tài chính có liên quan đến tiếng Đức và kiểm toán, chúng tôi gợi ý các bạn nên 
liệt kê những khóa học sau: 
Coursework 
Khóa học 
Accounting Courses German Courses 
Advanced Statistics Bibliography and Research Methods 
Accounting Software Applications History of the German Language 
International Accounting Heidelberger and Berliner 
Electronics Spreadsheet Analysis Romantiker 
Business Management German Philosophers 
Seminar Clemens Brentano
Seminar Walther von der Vogelweide 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Coursework 
Khóa học 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
4. Honors/Achievements/Awards/Kudos (Thành tích, giải thưởng) 
Các bạn hãy liệt kê và miêu tả sơ lược những thành tích đáng kể, được công nhận mà bạn đã đạt được. Chúng có thể là thành tích học 
tập, những hoạt động cộng đồng, giải thưởng của khoa, giải thưởng thuộc thể thao. Ngoài ra các bạn cũng nên liệt kê những giải thưởng 
của của trưởng khoa, những xuất học bổng, những thành tích về chuyên môn hay đơn thuần chỉ là việc bạn là thành viên của một tổ chức 
chuyên ngành. 
Cũng giống như quy tắc chung, các bạn nhớ không đưa ra những thành tích hay giải thưởng từ thời trung học. Điều đó làm giảm giá trị 
của những thành tích hay giải thưởng của giai đoạn bạn sắp hoặc đã tốt nghiệp. 
Tuy nhiên, nếu như bạn có thành tích hay hay giải thưởng nào đặc biệt mà bạn muốn giới thiệu, các bạn hãy bàn bạc với những chuyên 
gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái của bạn xem có nên đưa chúng vào bản lý lịch hay không. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Honors/Achievements/Awards/Kudos 
Thành tích, giải thưởng 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
5. Thesis/Dissertation Abstract (Phần tóm tắt luận văn, luận án) 
Các bạn hãy tóm tắt ngắn gọn phần luận văn, luận án của mình rồi đưa thông tin đó vào bản lý lịch. Chúng có thể bao gồm tên đầy đủ của 
luận văn, luận án đó, ngày hoặc kỳ nộp bài. Các bạn hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo 
sư, người thầy thông thái để đưa ra đoạn tóm tắt chất lượng, phù hợp và được đánh giá cao. 
Các bạn hãy lưu ý, một số môn học (ví dụ: Hóa học, Tâm lý học) sẽ có những mẫu viết tóm tắt riêng. Chính vì vậy nếu như bạn gặp phải 
những môn học như vậy các bạn hãy cố gắng tìm những sách hướng dẫn riêng cho lĩnh vực của bạn. Do phần mẫu cho từng môn học 
quá rộng, thời lượng của bài giảng không cho phép nên chúng tôi chỉ đưa ra tên một số sách để các bạn có thể tham khảo, tìm đọc nếu 
những môn học của bạn cần có những mẫu viết riêng. 
1. American Society of Journalists & Authors Staff. Tools of the Trade: 
Successful Writers Tell All About the Equipment & Services They 
Find the Best. New York: HarperCollins, 1990. 
2. American Psychological Association. Publication Manual of the 
American Psychological Association. 4th ed. Washington, DC: 
American Psychological Association, 2001. 
3. Dodd, Janet S., and Marianne C. Brogan. The ACS Style Guide: A 
Manual for Authors and Editors. Washington, DC: American 
Chemical Society, 1997. 
4. Jordan, Lewis. The New York Times Manual of Style and Usage. New 
York: Quadrangle New York Times Book Co., 1999. 
5. Luey, Beth. Handbook for Academic Authors. rev. ed. Cambridge, MA: 
Cambridge University Press, 2002. 
6. Zacharias, Johanna. A Style Guide for CBO. Washington, DC: 
Congress of the U.S., Congressional Budget Office, 1984. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
Thesis/Dissertation Abstract 
Phần tóm tắt luận văn, luận án 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
6. Research Interests (Sở thích nghiên cứu) 
Các bạn hãy cố gắng miêu tả thật chi tiết, chính xác và rành mạch sở thích nghiên cứu của mình. Các bạn hãy cố gắng cân bằng giữa việc 
miêu tả rõ ràng và khái quát. Rõ ràng, rành mạch để đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích của bạn và chương trình, vị trí bạn đang muốn 
dự tuyển. Và miêu tả khái quát để loại bớt những phần không cần thiết mà bạn đang theo đuổi trong trường hợp mục đích nghiên cứu của 
các bạn khá linh hoạt. 
Làm cho bài viết cân bằng giữa hai yếu tố kể trên quả thực rất khó. Chính vì vậy phần này của bản lý lịch thường phải có sự tham khảo ý 
kiến, thảo luận với các giáo sư, giáo viên, đại diện của trường học và nhóm tuyển dụng sau này. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Research Interests 
Sở thích nghiên cứu 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
7. Research and/or Laboratory Experience (Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm) 
Các bạn hãy đưa ra chi tiết, cụ thể những kinh nghiệm làm nghiên cứu và thí nghiệm của bạn. Ngoài ra để có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà 
tuyển dụng các bạn hãy đưa thông tin về kinh nghiệm hữu ích đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Hơn thế nữa các bạn hãy nhớ nêu tên gọi 
của từng dự án cũng như những thông tin liên quan đến việc xuất bản hoặc có tiềm năng xuất bản dự án đó. 
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên liệt kê tên của những giáo sư và những cá nhân khác đã và đang giám sát quá trình nghiên cứu của bạn. 
Điều đó khiến những thông tin bạn đưa ra xác thực và đáng tin cậy hơn. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Research and/or Laboratory Experience 
Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
8. Teaching Interests and Experience ( Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy) 
Ở phần này, các bạn chỉ nên miêu tả những kinh nghiệm và sở thích giảng dạy có thể đưa ra những tư liệu làm dẫn chứng. Có như vậy 
bạn mới chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. 
Tuy nhiên bạn cũng có thể đưa thêm vào bản lý lịch của mình những kinh nghiệm như làm trợ giảng hay kinh nghiệm lãnh đạo một nhóm 
học ở những phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu. 
Teaching Interests and Experience
Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
Phần còn lại của bài sẽ được giới thiệu cho các bạn ở bài giảng tiếp theo. 
Bài 4 - Preparing your curriculum (Chuẩn bị cho bản lý lịch của bạn) - phần 2 
Bài giảng trước chỉ mới liệt kê một phần của những yếu tố cơ bản mà một bản lý lịch thường thấy, chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ tiếp 
tục phần việc còn lại, tổng kết toàn bộ thành phần của CV, giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về nội dung của bản lý lịch. 
9. Instrumentation Experience (Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc)
Nếu các bạn đã từng sử dụng những dụng cụ, máy móc tiêu chuẩn ở phòng thí nghiệm như cương liệu máy điện toán, máy chụp hay 
những thiết bị về hình ảnh hoặc âm thanh, các bạn hãy miêu tả kỹ càng những kinh nghiệm này. 
Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải kể những chi tiết bao quát, quá rộng về những dụng cụ máy móc đó. Nếu đưa ra những thông tin đó 
người tuyển dụng cũng không quan tâm. 
Mặt khác, nếu các bạn đã từng sử dụng những thiết bị phức tạp tinh xảo về mặt kỹ thuật, đại diện cho mức độ phát triển hiện tại của các 
thành tựu kỹ thuật thì các bạn nên miêu tả cả những dụng cụ đó và phạm vi bạn sử dụng chúng. Khi đó trình độ và khả năng của bạn sẽ 
được đánh giá cao hơn. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Instrumentation Experience 
Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
10. Specialized Skills (Những kỹ năng chuyên môn) 
Các bạn hãy xem lại những thông tin đã được giới thiệu ở cuối bài hai để đưa ra quyết định sẽ đề cập đến những kỹ năng nào trong phần 
này. Các bạn nên miêu tả kỹ những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, tổ chức hay kỹ năng phân tích, đánh giá của bạn và cả 
những phạm vi bạn đã sử dụng chúng. 
Ngoài ra, những kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ, công nghệ máy tính, nhu liệu điện toán,vv... các bạn cũng nên miêu tả giống với cách 
làm bên trên. 
Những sinh viên sắp tốt nghiệp bên cạnh việc miêu tả những kỹ năng đó còn cần nói rõ thêm mức độ thành thạo trong một số lĩnh vực 
nhất định. Các bạn hãy lưu ý rằng những lời miêu tả mập mờ, không rõ ràng chỉ chứng tỏ rằng bạn không thực sự thành thạo khi sử dụng 
những kỹ năng đó. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Specialized Skills
Những kỹ năng chuyên môn 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
11. Publications/Presentations/Works-in-Progress ( Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm) 
Nếu bạn có những tác phẩm đã được xuất bản hoặc đồng xuất bản với người khác các bạn hãy cung cấp những phần miêu tả thuộc thư 
mục thích hợp. Ngoài ra, bạn chỉ nên đưa ra những bản thảo nếu chúng thực sự có tiềm năng được xuất bản. 
Bên cạnh đó, những họa sĩ và nhạc sĩ nên cung cấp những bản miêu tả hoàn chỉnh về quá trình sáng tác của mình. 
Ngoài ra các bạn cũng nên miêu tả chi tiết những phần thuyết trình, chủ yếu là trước học viện hoặc những tổ chức học thuật. Những tài 
liệu đó nên bao gồm tên của bài thuyết trình, tên của tổ chức, địa điểm và thời gian của hội nghị. 
Những bài thuyết trình trên lớp sẽ không được đề cập trến trong phần này. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn là sinh viên được chọn khoặc 
khuyến khích thuyết trình trước lớp nhờ sự thể hiện xuất sắc, vượt bậc hoặc do bạn đã nghiên cứu những đề tài được giảng dạy trên lớp 
thì những kinh nghiệm thuyết trình ấy nên được đưa ra. 
Nếu các bạn muốn làm nổi bật phần thuyết trình trước lớp các bạn có thể cân nhắc để tách chúng thành một phần riêng trong bản lý lịch. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Publications/Presentations/Works-in-Progress 
Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
12. Work Experience (Kinh nghiệm làm việc) 
Trong phần này, các bạn hãy liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc của mình bao gồm cả những công ciệc như giáo sinh thực tập, làm 
thêm dịp hè và làm theo thời vụ, chiến dịch. 
Các bạn hãy đưa ra những thông tin vắn tắt nhưng phải cụ thể về tinh thần trách nhiệm của mình khi làm những công việc kể trên. Những 
thông tin các bạn cần đưa ra nên bao gồm tên của tổ chức hoặc công ty, địa điểm và thời gian bạn tham gia. 
Với mỗi cá nhân, các bạn hãy đưa những thông tin theo thứ tự của mức độ quan trọng dựa trên ý kiến đánh giá của riêng bạn. Ví dụ bạn 
muốn nhấn mạnh đến tên của công việc, vậy thì bạn hãy đặt chúng ở phần đầu. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây: 
EXPERIENCE 
KINH NGHIỆM 
Coach, Junior Tennis Teams, Hutto High School, Bainbridge, GA. Summer 
1994 
Recreation Assistant/Counselor, City of Bainbridge Parks and Recreation 
Program, Bainbridge, GA. Summer 1993 
Research Assistant, Dean of Students Office, Bowdoin College. Wrote 
computer program for housing lottery. 1994 
Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhấn mạnh đến tổ chức, công ty nơi bạn làm việc hoặc làm tình nguyện thì những thông tin ấy nên để lên đầu. 
Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây: 
RESEARCH 
EXPERIENCE 
KINH NGHIỆM 
NGHIÊN CỨU 
FORD FOUNDATION, Lagos, Nigeria 1991 
Trained and monitored 300 rural women to enhance 
development potential of their indigenous association; 
formed Abo Umulolo Women’s Cooperative as forum for 
installing motorised engines for cracking palm kernels and 
milling maze, beans, and cassava
UNICEF, Imo, Nigeria 
Research Consultant 1990 Monitored and evaluated 
impact of participatory approach to Rural Drinking Water 
Supply and Sanitation Project 
Các bạn hãy lưu ý không đưa ra địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, công ty mà bạn làm việc nhưng phải bao gồm tên viết tắt của tỉnh, 
thành phố, bang theo qui ước của bưu điện Hoa Kỳ hoặc Canada. 
Nếu các bạn có kinh nghiệm về chữa bệnh thì các bạn hãy quan sát cách đưa thông tin ở ví dụ dưới đây để học tập. 
CLINICAL 
EXPERIENCE 
KINH NGHIỆM 
CHỮA BỆNH 
1993–1994 UNIVERSITY OF MINNESOTA 
MENTAL HEALTH CENTER 
Minneapolis, MN 
Predoctoral Intern (APA approved) 
Researched data on adjustment of 
first semester National Merit 
Scholars under supervision of Dr. 
Sven Lindstrom. 
Để đảm bảo việc miêu tả một cách toàn diện tất cả những kinh nghiệm của mình, các bạn nên thảo luận từng phần với những nhà tư vấn, 
giáo sư, giáo viên nhiều kinh nghiệm hoặc người điều hành của trung tâm phát triển việc làm tại trường của bạn. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Work Experience 
Kinh nghiệm làm việc 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng
13. Professional Associations (Hội chuyên nghiệp) 
Các bạn hãy liệt kê tất cả những tư cách thành viên của mình ở trong các tổ chức như American Chemical Society, Modern Language 
Learned/ Association, American Psychological Association, Mathematical Association of America,vv... 
Việc gia nhập những hội đó có thể được coi là thước đo mức độ nhiệt tình của các bạn đối với ngành mình đang học. Một điều thuận lợi 
khi tham gia những tổ chức đó là họ thường xuất bản những tạp trí chuyên ngành viết về lĩnh vực họ quan tâm. 
Ngoài ra, những tổ chức này thường xuyên triệu tập những hội nghị quốc gia và quốc tế, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các bạn giao lưu với 
những học giả khác. Hơn thế nữa, đó cũng là nguồn thông tin rất phong phú về những cơ hội việc làm trong lĩnh vực đó. 
Dưới đây, bài giảng sẽ đưa ra một số những hội chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và Canada để các bạn tham khảo: 
HOA KỲ 
Anthropology American Anthropological Association 
4350 North Fairfax Drive, Suite 640 
Arlington, VA 22202 
Tel: (703) 528-1903 
Fax: (703) 528-3546 
Internet: www.aaanet.org 
Architecture American Institute of Architects 
1735 New York Avenue NW 
Washington, DC 02215-5292 
Tel: (202) 626-7300 
Fax: (202) 626-7426 
Internet: www.aia.org 
Arts American Council for the Arts 
1 East Fifty-Third Street 
New York, NY 10022 
Tel: (212) 233-2787 
Fax: (212) 980-4857 
Internet: www.artsusa.org 
Chemistry American Chemical Society 
1155 Sixteenth Street NW 
Washington, DC 20036 
Tel: (202) 872-4600 
Fax: (202) 872-4615 
Computer Science Computing Research Association 
1100 Seventeenth Street NW, Suite 507 
Washington, DC 20036-4632 
Tel: (202) 234-2111 
Fax: (202) 667-1066 
E-mail: info@cra.org 
Internet: http://cra.org 
Economics American Economic Association 
2014 Broadway, Suite 305
Nashville, TN 37203-2418 
Tel: (615) 322-2595 
Fax: (615) 343-7590 
E-mail: aeainfo@ctrvax.vanderbilt.edu 
Geography American Geographical Society 
4220 King Street 
Alexandria, VA 22303 
Tel: (703) 379-2480 
Fax: (703) 379-7563 
History American Historical Association 
400 A Street SE 
Washington, DC 20003-3889 
Tel: (202) 544-2422 
Fax: (202) 544-8307 
E-mail: aha@theahe.org 
Language Modern Language Association of America 
10 Astor Place 
New York, NY 10003-6981 
Tel: (212) 475-9500 
Fax: (212) 477-9863 
Internet: www.mla.org 
CANADA 
Sociology and 
Anthropology 
Canadian Sociology and Anthropology Association 
Concordia University 
1445, boulevard de Maisouneuve ouest 
bur. LB-615 
Montréal, QC H3G 1M8 
Tel: (514) 848-8780 
Fax: (514) 848-4539 
Architecture The Royal Architecture Institute of Canada 
55 Murray Street, Suite 330 
Ottawa, ON K1N 5M3 
Tel: (613) 241-3600 
Fax: (613) 241-5750 
Society for the Study of Architecture in Canada 
Box 2302, Suite D 
Ottawa, ON K1P 5W5 
Tel: (416) 961-9956 
Fax: (416) 585-2389 
Arts Canadian Conference of the Arts/Conférence 
canadienne des arts 
c/o Keith Kelly, National Director 
189 Laurier Avenue E 
Ottawa, ON K1N 6P1 
Tel: (613) 238-3561
Fax: (613) 238-4849 
E-mail: ccart@globalx.net 
Chemistry The Chemical Institute of Canada 
130 Slater Street, Suite 550 
Ottawa, ON K1P 6E2 
Tel: (613) 232-6252 
Fax: (613) 232-5862 
E-mail: cic_adm@FoxNSTY.CA 
Internet: www.chem-inst-can.org 
Computer Science Computing Research Association 
1100 Seventeenth Street NW, Suite 507 
Washington, DC 20036-4632 
Tel: (202) 234-2111 
Fax: (202) 667-1066 
E-mail: info@cra.org 
Internet: http://cra.org 
Economics Canadian Economics Association 
University of Toronto 
Department of Economics 
150 St. George Street 
Toronto, ON M5S 3G7 
Tel: (416) 978-6295 
Fax: (416) 978-6713 
E-mail: denny@epas.ntoronto.ca 
Geography Canadian Association of Geographers/L’Association 
canadienne des geographes 
Burnside Hall 
McGill University 
805 rue Sherbrooke ouest 
Montréal, QC H3A 2K6 
Tel: (514) 398-4946 
Fax: (514) 398-7437 
E-mail: cag@felix.georg.mcgill.ca 
Royal Canadian Geographical Society 
39 McArthur Avenue 
Vanier, ON K1L 8L7 
Tel: (613) 745-4629 
Fax: (613) 744-0947 
History Canadian Historical Association/Société historique du 
Canada 
395 Wellington Street 
Ottawa, ON K1A 0N3 
Tel: (613) 233-7885 
Fax: (613) 567-3110 
E-mail: jmineault@archives.ca
Linguistics Canadian Linguistic Association, Inc./L’Association 
canadienne de 
liguistique inc. 
Memorial University 
St. John’s, NG A1C 5S8 
Tel: (709) 737-8255 
Fax: (709) 737-2135 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Professional Associations 
Hội chuyên nghiệp 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
14. Background (Kiến thức) 
Phần này được đưa ra để liệu trước trường hợp người ứng tuyển bị yêu cầu phải cung cấp thêm những kiến thức hoặc thông tin không 
được đề cập đến ở những phần khác của bản lý lịch. 
Bên cạnh đó, phần này cũng có thể bao gồm những thông tin về tư cách và quyền công dân, nơi cư trú ở nước ngoài hoặc những quá 
trình học tập và kinh nghiệm làm việc ít quen thuộc. 
Các bạn có thể quan sát ví dụ sau: 
BACKGROUND 
Dual Japanese/Canadian citizenship with permanent residence in the 
United
States. Past residence in the Netherlands and Canada. Fluent in 
Japanese; 
conversant in Dutch. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Background 
Kiến thức 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
15. Community Service (Tham gia hoạt động cộng đồng) 
Phần này sẽ bao gồm những công việc tình nguyện, những đóng góp, cống hiến cho cộng đồng hoặc tư cách thành viên của những ủy 
ban liên kết giữa các trường đại học. 
Phần này có thể sẽ bị trùng lặp với những hoạt động hợp tác giảng dạy của những sinh viên chưa tốt nghiệp. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Community Service 
Tham gia hoạt động cộng đồng 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
16. Cocurricular Activities (Các hoạt động hợp tác) 
Ở phần này, các bạn hãy liệt kê và miêu tả những chương trình và những hoạt động ở trường học mà bạn đã từng tham gia rất tích cực. 
Bài giảng sẽ đưa ra cho các bạn một số ví dụ như: hội thể thao, hội phụ nữ (thuộc trường đại học), hội sinh viên đại học, câu lạc bộ 
chuyên ngành, câu lạc bộ ngôn ngữ. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Cocurricular Activities 
Các hoạt động hợp tác 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
17. Interests (Sở thích) 
Phần này sẽ bao gồm những thú tiêu khiển, giải trí như ngắm cảnh, sưu tập tem, chơi cờ, chơi bóng bầu dục hay nghe nhạc hoặc một số 
thú sưu tầm những thứ đặc biệt như vỏ bút, nắp chai, vv...
Các bạn nên liệt kê những sở thích đó thành một phần riêng và đặt ở một vị trí phù hợp trong bản lý lịch tùy theo cách nhìn nhận, đánh giá 
của bạn. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Interests 
Sở thích 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
18. Travel (Du lịch) 
Phần này sẽ bao gồm những chuyến du lịch quốc tế mở rộng như là những khóa học ở nước ngoài, vì vậy các bạn không nên liệt kê 
những chuyến đi chơi với tư cách là khách du lịch. 
Mặt khác, nếu các bạn có những chuyến du lịch nội địa liên quan đến mục tiêu của công việc thì bạn hãy liệt kê vào bản lý lịch của mình. 
Khi thích hợp các bạn hãy liệt kê những thành phố, bang, vùng và nước theo thứ tự abc cùng với những miêu tả về thời gian của chuyến 
đi và những kinh nghiệm mà bạn thu được. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây: 
ACADEMIC STUDY ABROAD 
Sea Semester, Greece, summer of 2000 
Semester spent on schooner to study marine life and to maintain ship 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Travel
Du lịch 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
19. References/Letters of Recommendation (Chứng nhận /Thư giới thiệu) 
Trong bản lý lịch, đây là phần không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn viết thì bạn chỉ cần liệt kê tên của những cá nhân đã viết thư giới thiệu 
cho bạn. 
Về phương thức trình bày, nếu cảm thấy phù hợp bạn chỉ cần chọn một trong hai cách sau để đưa ra giấy chứng nhận trong bản lý lịch 
của bạn: 
1. Sắp xếp giấy ủy nhiệm sẵn có theo tên của tổ chức hoặc cơ quan tương ứng 
2. Chứng nhận sẵn có theo yêu cầu 
Những giáo sư đại học, trưởng khoa hoặc những người giám sát quá trình làm việc của bạn thường là những người được đề nghị chứng 
nhận. Tuy nhuên các bạn hãy hỏi ý kiến của họ và nếu như được cho phép các bạn mới được khi đưa tên họ vào phần này. 
Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. 
Bài 5 - Polishing your CV & sample CV (Đánh bóng bản lý lịch của bạn & một số CV mẫu)
Những bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được khả năng và kỹ năng của mình cũng như giới thiệu cho các bạn thành phần chủ yếu 
mà một bản lý lịch thường thấy. Vì vậy bài giảng hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách đánh bóng thông tin để bản lý lịch của bạn hiệu quả 
và thuyết phục nhất cũng như đưa ra cho các bạn những bản lý lịch mẫu để các bạn tham khảo. 
POLISHING YOUR CV (ĐÁNH BÓNG BẢN LÝ LỊCH CỦA BẠN) 
Các bài giảng trước tập trung chủ yếu vào phần nội dung của bản lý lịch mà không đề cập đến những vấn đề như đối tượng nhận đơn, 
thông lệ khi viết bản lý lịch và cách trình bày (khổ, cách bố trí, vv...). Vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn những yếu tố nêu 
trên. 
Để có một bản lý lịch hiệu quả bạn không nên chỉ tập trung vào phần thông tin đưa ra mà còn phải lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ, việc sử dụng 
đúng ngữ pháp và văn phong mạch lạc. 
Các bạn nên lưu ý đến những phần sau: 
ĐỐI TƯỢNG NHẬN ĐƠN 
Bản lý lịch được dùng để truyền đạt thông tin cho những người có những điểm tương đồng về mặt kiến thức, từ vựng trong một lĩnh vực 
cụ thể. Chính vì vậy điều quan trọng cần lưu ý là khi miêu tả kinh nghiệm của mình các bạn hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lĩnh vực 
đó. 
Bên cạnh đó, các bạn hãy nhớ rằng đây không phải là thời điểm để các bạn khiêm tốn, các bạn hãy tự ủng hộ và tán thành mình trước 
tiên. 
Xác định được rõ đối tượng sẽ đọc bản lý lịch của bạn là điều cần thiết bởi nhờ vậy các bạn sẽ lựa chọn được thông tin và cách viết cho 
phù hợp, tạo thiện cảm với người đọc. 
THÔNG LỆ VIẾT, NGỮ PHÁP VÀ VĂN PHONG 
Các bạn hãy sử dụng lối viết tự tin, có căn cứ những cũng hết sức sinh động đủ để thuyết phục người đọc xuyên suốt toàn bộ bản lý lịch 
của bạn. Ngoài ra các bạn hãy cố gắng để phần nội dung và cấu trúc của bản lý lịch nhất quán, ngắn gọn súc tích. 
Bên cạnh đó, các bạn hãy lưu ý sử dụng phong cách viết điện báo (vắn tắt) và tránh dùng ngôi thứ nhất. Các mạo từ cũng nên dùng một 
cách chọn lọc, không sử dụng bừa bãi. 
Ngữ pháp và chính tả phải chính xác tuyệt đối, tuân thủ đúng những qui tắc chuẩn về ngữ pháp và dấu câu. Hơn thế nữa, các bạn nên sử
dụng ngữ chủ động, thì của câu phải luôn đồng nhất với thời điểm của những hành động bạn liệt kê cũng như với những cụm cấu trúc ngữ 
pháp ngang hàng. 
Các bạn nên tránh sử dụng dấu chấm than và thán từ. Những từ viết tắt chuẩn theo qui tắc của bưu điện nên được sử dụng ở những chỗ 
thích hợp. Ví dụ: NM thay thế cho New Mexico, AK để chỉ Arkansas, ON viết tắt cho Ontario, và QC muốn nói đến Quebec. 
Hơn thế nữa, các bạn hãy nhờ một vài đồng nghiệp hoặc bạn bè đưa ra ý kiến phê bình cho bản lý lịch nháp của bạn để sửa lại. Nếu bạn 
nhờ được những chuyên gia tư vấn, giáo sư, giáo viên nhiều kinh nghiệm phê bình thì thực sự rất tốt. 
Có một điều các bạn nên nhận định rõ ràng rằng bạn sẽ không đồng tình với tất cả những lời phê bình đó, tuy nhiên quan trọng là bạn phải 
biết đánh giá để sửa đổi lại bản lý lịch (cả về nội dung và bố cục) để có thể làm bạn cũng như nhà tuyển dụng thấy hài lòng. 
Bản lý lịch là yếu tố đại diện cho bạn và là điều gây ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng nên các bạn hãy viết thật cẩn thận, bản lý 
lịch phải thật hoàn hảo. Chính vì vậy các bạn nên xem lại, duyệt lại cẩn thận, dò lỗi và chỉnh sửa từng bản nháp một. 
Sau đây bài giảng sẽ định nghĩa rõ cho các bạn về qui trình duyệt lại bài, chỉnh sửa và dò lỗi để các bạn dễ nắm bắt. 
• Revising (Duyệt lại bài): 
Đây là quá trình các bạn xem lại và đưa ra những thay đổi về cả nội dung và cấu trúc bản lý lịch. 
• Editing (Chỉnh sửa): 
Đây là quá trình các bạn xem lại và đưa ra những thay đổi về cấu trúc câu, những phần ngữ pháp cơ bản và phần lựa chọn từ. 
• Proofreading (Dò lỗi): 
Đây là quá trình các bạn xem kỹ lại và sửa những lỗi về cách dòng, lỗi in, lỗi chính tả. 
Sau khi đã đưa ra được bản lý lịch cuối cùng, hoàn thiện nhất các bạn hãy in ra một bản và lưu file trên máy tính cẩn thận. Các bạn hãy 
liên tục cập nhật thông tin cho bản lý lịch của mình, mỗi năm một lần hoặc khi bạn có thêm thông tin cần được bổ sung. 
SẮP XẾP, TRÌNH BÀY 
Các bạn hãy sử dụng máy tính để viết bản lý lịch sau đó in ra giấy. Về phông chữ, các bạn có thể chọn phông Times New Roman hoặc 
Tahoma. Còn về cỡ chữ, cỡ 10 hoặc 12 là vừa phải và dễ đọc. 
Các bạn hãy dùng cách dòng đơn trong cùng một phần và cách dòng đôi giữa các phần với nhau. Các bạn có thể lùi đầu dòng và tạo 
những chỗ trống để giúp nhà tuyển dụng đọc dễ dàng hơn. 
Để nhấn mạnh và làm bản lý lịch của mình đa dạng các bạn hãy gạch chân, viết hoa và bôi đen, in nghiêng những thông tin cần làm nổi 
bật. Tuy nhiên nếu các bạn đã viết hoa tất cả cụm thì không nên gạch chân cụm đó. Ngoài ra các bạn không nên dùng một thủ thuật nhấn 
mạnh với nhiều hơn một thông tin. 
Các bạn cũng nên tránh miêu tả dài dòng những kinh nghiệm làm việc và học chuyên ngành của mình. Bởi một phần miêu tả dài hơn sáu 
dòng có thể gây khó khăn cho người đọc trong việc định hướng và tiếp nhận thông tin. Vì vậy các bạn hãy lựa chọn nội dung thật súc tích. 
SAMPLE CV (MỘT SỐ BẢN LÝ LỊCH MẪU) 
1. CHEMISTRY
CURRICULUM VITAE 
CLEMENTINE OPHELIA HARE 
2 Quackenbush Lane 
Tuscaloosa, AL 34586 
(205) 555-5660 
E-mail: cohare@hotmail.com 
Newcomb College 
Box TU 6071 
New Orleans, LA 70118 
(504) 555-2777 
PROFESSIONAL/CAREER/RESEARCH 
OBJECTIVE OBJECTIVE 
A research position that requires background in organic synthesis and/or chemical 
identification through spectrographic techniques such as NMR, GC, IR, UV-Vis, and 
mass spectroscopy 
EDUCATION 
B.S., 1996, Newcomb College of Tulane University, New Orleans, LA; major in 
chemistry; GPA 3.3; cumulative GPA 3.2 
1993–1994, University of Tennessee, Knoxville, TN 
Summer 1992, University of Alabama, Tuscaloosa, AL; studied biochemistry and 
environmental geology 
COURSEWORK 
(*denotes courses taken at the University of Tennessee) 
Introductory Chemistry I*, II* 
Organic Chemistry I*, II*, III 
Advanced Organic Chemistry 
Physical Chemistry I, II 
Advanced Inorganic Chemistry 
Independent Research in Chemistry 
Senior Research in Chemistry 
Instrumental Methods 
Calculus I*, II 
Physics I, II 
Biology I*, II* 
Environmental Hazards 
Natural Hazards 
Environmental Geology and Natural Resources 
Related courses:
Intermediate Louisiana French 
Cajun Art and Music of the Nineteenth Century 
Roots of Western Civilization 
The Modern Experience in the West 
Mass Media, Mass Society, and the Individual 
LABORATORY EXPERIENCE 
Research Assistant, Chemistry Department, Newcomb College 
Under Dr. M. P. Norris, Spring 1996–Fall 1996 
Experimented with synthesis of B-amino ketones via enol boronates, as they pertain 
to natural products 
Research Assistant, Chemistry Department, Newcomb College 
Under Dr. M. P. Norris, 1995–1996 
Experimented with SmI selective bond cleavage of carbon-oxygen single bonds 
Research Assistant, Chemistry Department, University of Tennessee 
Under Dr. Craig Barnes, Summer 1994 
Synthesis of macro-cycle containing two transition metal atoms 
Research Assistant, Chemistry Department, University of Tennessee 
Under Dr. Craig Barnes, Spring 1994, Fall 1994 
Synthesis of starting material for graduate student research 
INSTRUMENTATION EXPERIENCE 
• Nuclear Magnetic Resonance 
• Infrared and Ramen Spectroscopy 
• Ultraviolet and Visible Absorption Spectroscopy 
• Mass Spectrometry 
• Atomic Absorption Spectrometry 
• High Performance Liquid Chromatography 
• Gas Chromatography 
• Fluorimetry 
• Gel Electrophoresis 
MEMBERSHIP 
Younger Chemists, American Chemical Society 1996 
HONORS AND ACHIEVEMENTS 
Stella Florence Pettypiece Memorial Prize in chemistry for outstanding performance 
in first year chemistry 1992
Clarence Charles Zess Mathematics Prize for Excellence in Calculus II 
Captain, National Championship Swim Team 1991 
All-America, high school swimming 1990, 1991 
Deborah Wingert Athletic Scholarship (swimming), University of Tennessee 1992– 
1994 
COCURRICULAR ACTIVITIES 
Varsity Swim Team, Tulane University 1994–1996 
Varsity Swim Team, University of Tennessee 1993–1994 
Big Brother/Big Sister, Newcomb College of Tulane University 1994–1996 
Tutor, Chemistry Department, Newcomb College of Tulane University, Fall 1995; 
assisted students in Advanced Organic Chemistry 
OTHER EXPERIENCE 
Assistant to the Manager, Welsch Electric Co., Tuscaloosa, AL 
Coordinated warehouse inventory with showroom inventory, Summer 1996 
Coach, Tuscaloosa Swim Club, Tuscaloosa, AL, Summer 1995 
Coach, United Swimming Clinics, Mercersburg, PA, Summers 1993, 1994 
2. ENGLISH 
curriculum vitae 
phillip hogarth hedgeworth 
• box CDE, colgate station, hamilton, new york. telephone (315) 555-1234 
• 4 stanton place, rochester, new york. telephone (716) 555-4569 
literary interests 
• continued work in writing and poetry 
• focusing on the development of craft, image, and voice 
• study of psychological and cultural complexities of poems and poets 
• interest in works of pound, williams, lowell, bishop, plath, hayden, ginsberg, and 
rich 
workshops 
• poetry writing workshop—professor bruce berlind
• emphasized critique and discussion of form and content, experimented with 
syllable verse, sestinas, and various other rhyme and metrical schemes 
• short fiction workshop—visiting author david bradley 
• emphasized extensive revision of working short stories; four drafts written over 
course of three months. mr. 
bradley stressed combination of creativity and discipline 
• independent in reading and writing poetry—professor bruce berlind 
• month-long intensive study of modern poets such as richard wilbur, denise 
levertov, and ted hughes; also wrote 
and revised two or three poems per week and met with professor berlind for 
discussions 
cocurricular activities 
• cofounder, colgate university poetry society, 1995 
organized and participated in poetry workshops every other week. edited and 
published poetry in the colgate 
maroon 
• cofounder and assistant president, colgate literary society, 1995–1996 
organized bureaucracy to tie literary aspects of the colgate campus together; ran 
poetry and short fiction 
workshops; organized faculty lectures and co-sponsored visiting writers; 
administered the first in a series of 
poetry, short fiction and essay contests; hosted informal group discussions on 
literary topics 
• poetry editor, the colgate maroon, spring, 1996. one of two colgate weekly 
newspapers 
• editor, the pallette and the pen, colgate’s literary and art magazine, fall 1995 
contributed poetry spring 1995, fall 1995, and spring 1996 
• member, amnesty international, colgate chapter, 1994–1996 
• member, students for environmental awareness, 1995 
education 
• b.a., may 1996, colgate university, hamilton, new york 
major: english, gpa 3.7 
workshop, gpa 3.7 
minor: history, gpa 3.4 
cumulative gpa 3.4 
coursework 
*denotes spring 1996 courses
english 
workshops 
poetry—professor berlind 
*poetry—professor balakian 
short fiction 
independent reading and writing poetry 
other 
british literature I 
british literature II 
american literature 
literature of the 17th 
century 
history 
growth of nation-states in europe 
u.s. in vietnam (1945–75) 
formation of the russian empire 
history of american diplomacy 
related 
roots of western civilization 
the modern experience 
north american indians 
international ethics 
honors 
• dean’s award for academic excellence; six of six semesters 
• edward wood scholarship 1995, academic excellence 
• allen poetry award 1996, literary excellence 
• runner-up, colgate winter poetry contest 1993
• honorable mention, colgate literary society, fall 1995 poetry contest 
• honorable mention, world of poetry national poetry contest, summer 1994 
• selected member, colgate geneva study group, fall 1994; traveled throughout 
western europe; studied various international organizations in depth 
other experiences 
• lifeguard, athletic department, colgate university, 1993–1995 
• student worker, case library, colgate university, 1994–1996 
• carpenter’s assistant, alternative timber structures, summers 1993–1995 
richard g. smith, contractor, summer 1995 
robert g. rose, contractor, january 1993 
• lifeguard, marriot hotel, henrietta, new york, summer 1994 
3. CLINICAL PSYCHOLOGY 
CURRICULUM VITAE 
GISELA E. SCHMIDT 
home: 2764 Smythe 
Blvd. 
Minneapolis, 
MN 
(612) 555-4683 Fax (612) 555-8710 
office: 1 Miller’s Place Minneapolis, 
MN 
(612) 555-6723 Fax (612) 555-2689 
RESEARCH 
INTERESTS Performance anxiety (academic and music); music therapy 
EDUCATION 1994 UNIVERSITY OF MICHIGAN 
Ann Arbor, MI Ph.D., Clinical Psychology 
Dissertation: “Assessing test anxiety, stress 
reduction, and self-concept 
maintenance among first semester National 
Merit Scholars” 
1990 UNIVERSITY OF MICHIGAN 
Ann Arbor, MI M.A., Clinical Psychology 
Thesis: “Psychophysiological investigation of 
the effects of positive
personality reinforcements and degrees of 
uncertainty among Phi Beta Kappa inductees 
who are physics majors” 
1987 ST. OLAF COLLEGE 
Northfield, MN B.A., summa cum laude, 
Psychology Minor: Music 
Elected to membership in Sigma Xi and Psi 
Chi 
HONORS and 
AWARDS 
1993 Division 29 (Division of Psychotherapy) 
Winner, graduate student competition for best 
paper on measurement, University of Michigan. 
1987 Phi Beta Kappa, St. Olaf College 
1987 Thomas J. Watson Fellowship for year of 
independent research in Bolivia, Turkey, 
Bulgaria, and France. 
Topic: “The effects of lullabies on relaxation 
among autistic teens” 
1986 Psi Chi, St. Olaf College 
FELLOWSHIPS 1993 Dissertation Grant, Horace A. Rackham School 
of Graduate Studies, University of Michigan 
1995 Postdoctoral Fellowship in Clinical Psychology, 
University of Rochester and Eastman 
School of Music, Rochester, NY 
Focus: “Comparative studies of psychomotor 
dysfunction in breathing techniques 
among flautists and oboists” 
LICENSES 1994 Licensed Psychologist, State of Minnesota 
License #200 
CLINICAL 
EXPERIENCE 
1993–1994 UNIVERSITY OF MINNESOTA MENTAL 
HEALTH CENTER 
Minneapolis, MN 
Predoctoral Intern (APA approved) 
Researched data on adjustment of first 
semester National Merit Scholars 
under supervision of Dr. Sven Lindstrom. 
1990–1992 UNIVERSITY OF MICHIGAN COUNSELING 
SERVICES 
Ann Arbor, MI
Half-time Psychology Intern 
Supervised two master’s level interns in 
counseling practica; taught counseling methods 
course and measurements course. 
1989–1990 UNIVERSITY OF MICHIGAN COUNSELING 
SERVICES 
Ann Arbor, MI 
Half-time Psychology Intern 
Conducted psychotherapy with graduate 
students pursuing degrees in 
music; performed psychological consultations 
and evaluations of anorexic 
clients under supervision of Dr. Hope Wilson 
Webber, Clinical Psychologist. 
1989 YPSILANTI PSYCHIATRIC CENTER 
Ypsilanti, MI 
Half-time Psychology Intern 
Performed psychodiagnostic assessments 
under supervision of Dr. Agnes Y. Kimbrough, 
Clinical Psychologist. 
1992 NORTHFIELD SYMPHONY ORCHESTRA 
Northfield, MN 
Crisis Counselor 
Provided crisis phone counseling and referral 
information to performers 
and staff of Orchestra. 
1992 WALK-IN WOMEN’S COUNSELING CENTER 
Northfield, MN 
Counselor 
Provided crisis intervention and short-term 
counseling to single mothers. 
PROFESSIONAL 
AFFILIATIONS 
American Psychological Association, Division 29 
Minnesota Women Psychologists 
Society for Music Therapists 
PUBLICATIONS 
and 
Allen, B., Weinstein, F., Schmidt, G. (1993). “Effects of stress 
on creativity among teens who
PRESENTATIONS achieve perfect scores on SATs.” Educational & 
Psychological Measurement, 100, 
1108–1121. 
References/Letters of Recommendation 
Chứng nhận /Thư giới thiệu 
Preliminary VersionBản nháp 
sơ bộ 
Revised Version Bản duyệt lại 
Final Version Bản nháp cuối 
cùng 
Như vậy, bài giảng đã đưa ra cho các bạn 19 thành phần cơ bản cần có trong bản lý lịch. Tuy nhiên các bạn lưu ý đây chỉ là phần hướng 
dẫn, gợi ý cho các bạn. Ngoài những thông tin cơ bản đó các bạn có thể đưa thêm hoặc lược bỏ một số thông tin làm sao cho phù hợp 
nhất với yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển cũng như là quan niệm của cá nhân bạn. 
Bài 6 - Corresponce for the application process & the job search (Thư từ trao đổi trong quá trình ứng tuyển & tìm việc)
Bài giảng trước đã hướng dẫn bạn cách đánh bóng bản lý lịch của bạn còn bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một cách 
đánh bóng CV khác, không kém phần quan trọng. Đó là soạn thư từ trao đổi với những cá nhân hoặc tổ chức có thể đáp ứng được mục 
tiêu công việc của các bạn. Viết những lá thư hiệu quả là yếu tố then chốt trong quá trình tìm việc và ứng tuyển. 
Cover letter là thư gửi kèm với bản lý lịch của các bạn. Nó được định nghĩa, định hình theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích 
của người viết. 
Có nhiều loại cover letter như thư xin ứng tuyển, thư thông báo thay đổi, thư chấp nhận hay thư chỉ định 
Cùng với cover letter, quá trình tìm việc và ứng tuyển có thể đòi hỏi các bạn phải viết thêm những dạng thư khác như thư thăm dò, thư tìm 
việc, thư cảm ơn, thư xin rút. Cuối bài giảng các bạn sẽ được giới thiệu những lá thư mẫu của những loại đã kể trên để tham khảo. 
OBJECTIVES OF CORRESPONDENCE (MỤC TIÊU CỦA THƯ TRAO ĐỔI) 
Một lá thư trao đổi được viết tốt phải đáp ứng được những mục tiêu sau đây: 
• Tạo cơ hội cho người viết đưa ra mục đích của họ khi gửi bản lý lịch cho một đối tượng cụ thể nào đó 
• Cho phép người viết có thể hướng mối quan tâm trực tiếp đến những kỹ năng cụ thể được người đọc quan tâm và đánh giá cao 
• Giúp người viết trình bày cụ thể lý do tại sao họ hứng thú với vị trí, công việc, tổ chức đó 
• Mở ra cánh cửa cho sự trao đổi sâu hơn và xuyên suốt 
Mặc dù thư trao đổi khá linh hoạt về nội dung, giọng văn, văn phong và những điểm tập trung nhấn mạnh, nhưng phần cấu trúc và bố cục 
cốt yếu thì nên tuân thủ theo những phần hướng dẫn đã được công nhận rộng rãi. 
Các bạn hãy xem xét thật cẩn thận bài viết của mình, phải trình bày thật rõ ràng, thuyết phục, chân thực và ngắn gọn, súc tích. Chỉ khi đáp 
ứng được những điều đó các bạn mới có thể tạo ra bức thư chất lượng nhất cũng như lột tả hết cảm xúc thật của bạn. 
Về phần ngữ pháp, những điều lưu ý khi viết hay văn phong, bố cục, hình thức thì các bạn hãy xem lại những qui tắc khi viết bản lý lịch bởi 
viết thư cũng yêu cầu giống như vậy.
Sau khi đã hoàn thiện phần thư gửi kèm các bạn hãy in ra rồi dò lỗi vài lần để tìm những lỗi chính tả, ngữ pháp, cấu trúc, bố cục không 
hiệu quả hay lỗi in. 
Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tìm việc và ứng tuyển. Thư gửi kèm có tốt hay không sẽ quyết định việc bạn 
được gọi đến phỏng vấn hoặc không. 
CHARACTERISTICS OF EFFECTIVE CORRESPONDENCE (ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BỨC THƯ TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ) 
• Gửi thư của bạn đến người có thẩm quyền (có thể tuyển dụng bạn hoặc tác động để bạn được nhận). Nếu có thể các bạn hãy gửi đến 
một người cụ thể chứ không gửi đến phòng, ban hay công ty chung chung. 
• Các bạn hãy lưu ý ghi tên người, chức vụ, phòng ban hoặc công ty chính xác, tránh viết sai chính tả. Nếu không các bạn sẽ tạo ấn tượng 
không tốt với người nhận thư. 
• Các bạn hãy tìm hiểu thật nhiều và chi tiết về vị trí, công ty, tổ chức mà bạn đang ứng tuyển. 
• Các bạn hãy sử dụng giọng văn sao cho thể hiện được sự thích thú và say mê của bạn với công việc bạn đang ứng tuyển. 
• Các bạn hãy tỏ ra chuyên nghiệp, nhiệt tình và thân thiện. 
• Các bạn hãy xác định cụ thể điều bạn mong muốn và những điều bạn có thể đáp ứng. 
• Các bạn hãy làm mình nổi bật hơn hẳn so với những người ứng tuyển khác. Cố gắng đưa ra ít nhất một điều khiến bạn đặc biệt nổi trội 
cũng như khiến bạn phù hợp với vị trí hoặc chương trình mà bạn đang ứng tuyển. 
GUIDELINES FOR EFFECTIVE CORRESPONDENCE (CHỈ DẪN ĐỂ VIẾT MỘT LÁ THƯ TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ) 
Eric Martin and Karyn Longhorne, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "How to Write Successful Cover Letters", đã cung cấp những thông tin 
quan trọng về quá trình tự đánh giá điểm mạnh của bạn, sở thích và phong cách cá nhân. Đó chính là bước mở đầu quan trọng trước khi 
các bạn bắt tay vào viết thư. Ngoài ra, họ cũng cung cấp những thông tin bổ ích giúp xác định những điều các bạn cần biết về cá nhân 
hoặc tổ chức mà bạn ứng tuyển để định hướng cho lá thư của bạn. 
• Các bạn hãy sử dụng những từ khóa và cụm từ để chỉ về những kỹ năng của bạn cũng như những thông tin về nghề nghiệp, môn học 
của bạn để người đọc có thể dề dàng nắm bắt và hiểu phần nào về bạn. Ngoài ra những phần quảng cáo, giới thiệu hay sách miêu tả về 
công ty, tổ chức đó cũng nên được giới thiệu bằng từ khóa và cụm từ. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tổ chức hoặc 
cá nhân bạn đang trao đổi qua thư. 
• Có một điều cốt yếu các bạn cần hiểu đó là giọng văn của bức thư sẽ phản ánh nội dung chính mà bạn muốn truyền đạt. Chính vì vậy, 
các bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng ngôn ngữ cũng như cấu trúc của bức thư thể hiện được những đặc điểm tích cực như chín chắn, kỹ 
càng trong công việc, hăng hái, nhiệt tình, thông minh, sáng tạo, có nghị lực, có tính tổ chức,vv... Các bạn hãy cố gắng tập trung, đi sâu 
vào những kỹ năng phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. 
• Richard Beatty, tác giả của cuốn sách "The Perfect Cover Letter" khẳng định rằng thư đi kèm nên được viết theo hướng mà người nhận 
muốn đọc. Chính vì vậy trước khi viết các bạn hãy phân tích rõ mong muốn và nhu cầu của người đọc. Điều này sẽ hướng bức thư theo 
nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức mà các bạn ứng tuyển. Để có thể làm được điều đó, trước khi viết các bạn hãy tự hỏi mình xem trong 
số những kỹ năng của bạn kỹ năng nào sẽ khiến người đọc đặc biệt quan tâm, khi đã có câu trả lời các bạn hãy đưa phần đó vào thư đi 
kèm. 
• Phần thư trao đổi chỉ nên gói gọn trong một trang. Tuy nhiên, vẫn chưa có phần hướng dẫn chung và cụ thể về quy ước đó nên cũng có 
những trường hợp thư đi kèm có thể vượt quá một trang. Cụ thể đó là những trường hợp các bạn phải tập trung vào nội dung trao đổi của 
thư hơn là để ý đến những quy ước về độ dài của thư đi kèm.
• Điều quan trọng là các bạn phải đưa ra được những thông tin cụ thể phản ánh mục đích viết thư đi kèm, ví dụ: ngày bạn sẽ được nhận 
vào làm, mức lương và những ưu đãi bạn muốn được nhận hoặc thông tin về những cá nhân đã đồng ý viết thư giới thiệu cho bạn. 
• Thư đi kèm nên bao gồm những thông tin cụ thể và phù hợp miêu tả quá trình học tập và làm việc của các bạn cũng như những kỹ năng, 
sở thích, vv... nhưng phải thật ngắn gọn, súc tích và nổi bật. Điều đó sẽ khiến người đọc hứng thú tìm hiểu kỹ thêm những thông tin của 
bạn trong bản lý lịch. 
Sau đây bài giảng sẽ giới thiệu cho các bạn một vài lá thư mẫu để các bạn tham khảo: 
1. Application Letter 
Application Letter 
14 Overland Street 
Youngstown, OH 33602-1110 
15 October 20__ 
His Excellency S. K. Ghusayni 
Embassy of Lebanon 
2560 28th Street, NW 
Washington, DC 20008 
Excellency: 
I am applying for the position of Assistant Professor of English at the American 
University of Beirut. Since the position, which was advertised in the Chronicle of 
Higher Education, requires some teaching at Université Saint Joseph, I am sending 
a set of my credentials to you and to representatives of the respective institutions. 
This is a particularly exciting position as I would be able to use my knowledge 
of Arabic and French, which would enhance the effectiveness of my English 
language instruction. 
As my enclosed curriculum vitae indicates, I received a Ph.D., magna cum laude, 
with a major in English and Linguistics, from Yale University in 1994. Prior to that, I 
obtained a B.A., magna cum laude, in French, and an M.A., summa cum laude, in 
French Literature from the Massachusetts Institute of Technology. Moreover, during 
my Fulbright Scholarship for the study of French literature at the Sorbonne, I read 
extensively the works of writers from Algeria, Tunis, Martinique, and other 
Francophone countries. 
The paramount experience that has influenced my decision to apply for this position, 
however, was a three- year teaching position at Mohammed V University in 
Morocco. Not only did I teach English, but I also developed an innovative program in 
Arabic using computer-assisted pedagogy. It was ecognized as a major 
breakthrough in Arabic language instruction. 
During the week of 18 February, I plan to be in Washington, D.C., and would like to 
arrange an interview with you at your convenience. I will telephone you next week to 
arrange that meeting. Please feel free to call me at 216/555-8209 or fax me at 
216/555-8210. 
Thank you for your consideration. I remain 
Yours truly, 
Zoltan M. Zantovsky
Enclosures: Curriculum Vitae 
Book Reviews 
Disk Containing Arabic Language Course 
Letters of Recommendation 
2. Response to an Advertisement Letter 
Response to an Advertisement Letter 
2 Fisherman’s Cove 
San Francisco, CA 94682 
February 20, 20__ 
Dr. Alva Marie Demetriades 
Senior Vice President 
The Johnston Wells Group 
720 Writer Square 
1512 Larimer Street 
Denver, CO 80202 
Dear Dr. Demetriades: 
I am applying for the position of Research Associate at The Johnston Wells Group. 
The description of the position, as advertised in The San Francisco Chronicle, is 
congruent with my educational and work background in health care public relations. 
Having written speeches and researched the mechanics of the 
health care system for senior executives of health management organizations, 
public and private hospitals, physicians’ consulting groups, etc., I have acquired the 
high degree of expertise in analytical and communication skills that define the 
position with you. Furthermore, my facility with state-of-the-art computer-assisted 
research in biotechnology augment those skills. 
I have enclosed a portfolio of my writing along with a recent copy of my curriculum 
vitae. As this is a confidential search, I would appreciate an opportunity to speak 
with you concerning individuals whom I might approach for references. You can 
appreciate, I am certain, the delicacy of interlocking relationships in the highly 
interconnected field of health care public relations. 
May I take the opportunity to congratulate you on receiving the International Public 
Relations Award for research on marketing support of health care providers? It is a 
fine tribute to the quality of the service offered by The Johnston Wells Group. I shall 
contact you regarding my response to your advertisement in 
three weeks. Should you need to contact me before that time, please call my 24- 
hour answering service at 415/555-6874. 
Thank you. 
Sincerely, 
3. Continuing Interest Letter
Continuing Interest Letter 
P.O. Box 1872 
Santa Fe, NM 87492 
7 June 20___ 
Mr. Joseph Jackson 
Editor 
The Plain Dealer 
1801 Superior Avenue 
Cleveland, OH 44114-2037 
Dear Mr. Jackson: 
I am writing to inform you of my continuing interest in the position of Associate 
Sports Editor of The Plain Dealer. Your forthright expressions of confidence in my 
journalistic skills and publication background convinced me that I would grow and 
mature as a sports editor in the demanding yet supportive culture at The Plain 
Dealer. 
You will be pleased to know that eager and oftentimes perplexed sports fans in 
Santa Fe read with interest the continuing negotiations among the Cleveland 
Browns, the city of Cleveland, and the National Football League in the 90s. 
Needless to say, I was enormously impressed by The Plain Dealer’s in-depth 
coverage of all aspects of the momentous decisions that confront all of the players 
in this pivotal episode in professional football. 
A very interesting thing happened to me on my return to Santa Fe. Purely by 
chance, I met Mr. Michael Doerfler, a retired gentleman who was a sports columnist 
for The Plain Dealer. Let me assure you that he had some great stories to tell about 
milestones in professional sports in Cleveland. He regaled me with 
accounts of personal encounters with individuals from all levels of that segment of 
society. I am eager to become a part of that hallowed tradition. 
Thank you again for your generous hospitality during my 
recent visit. 
Sincerely, 
Strobe L. Watson 
4. Networking with Friends Letter 
Networking with Friends Letter 
Theta Kappa Psi Fraternity 
University of Connecticut 
203 Broad Street 
Storrs, CT 06269-1008 
March 25, 20__ 
Jed Aaron Smith, Jr. 
Executive Secretary 
Theta Kappa Psi Fraternity 
University of Utah
Boulevard of the Americans 
Salt Lake City, UT 84202-7600 
Dear Jed: 
Greetings from the cold, windswept tundra of Storrs, Connecticut, and its only bright 
spot this weekend of weekends! With several hundred graduating seniors of TKP 
from twelve schools in the northeast due on our campus tomorrow, we should have 
a great career fair. It was great seeing you and all the brothers at our 
alumni officers’ gathering at the University of Florida. I tell you, the warm weather 
makes me seriously think of transferring there. 
Just wanted to get off a quick note to you to let you know that I am indeed interested 
in the new position of Executive Secretary for Alumni Affairs at our national 
headquarters at Indiana University. Although I would prefer an assignment at the 
University of Florida or the University of Texas, I could live with Indiana University, 
particularly when it would involve such extensive contact with all of our chapters 
throughout the United States. I would greatly appreciate a good word from you to 
the search committee on my behalf. In fact, I plan to call Jim at UCLA and Bob at 
UNLV and take them up on their offer to intercede on my behalf. 
All of this feels just right! With TKP growing in all parts of the country, our alumni will 
be assuming increasingly important responsibilities in the overall management of 
each of our chapters. Take care and have a great time on the slopes. See you at the 
University of Colorado next month. Just do it! 
Fraternally yours, 
Jared Angier Solomon 
Alumni Secretary 
Enclosure: Curriculum Vitae 
cc: James M. Braithwaite 
UCLA 
cc: Robert S. Pendergast 
UNLV 
5. Prospecting Letter 
Prospecting Letter 
January 29, 20__ 
Ms. Daphne Lizbet Middlemiss 
Photographic Director 
ARTnews 
40 West 38th Street 
New York, NY 10000-2222
Dear Ms. Middlemiss: 
Cats! I love them! You love them! Your recent photographic features on Egyptian 
Cats at Court and Siamese Cats in Thai Arts were riveting and captivating works of 
artistic expression. For that reason and the obvious cachet that your publication 
enjoys in photography and art, I have decided to apply for a staff photographer 
position at ARTnews. 
It is fitting that I have made this decision after being informed by National 
Geographic Magazine that my set of photographs of Bengal tigers, as well as a diary 
associated with each shooting, will appear in its Fall 2003 issue. That exposure and 
the recognition I am receiving for my exhibition of photographs of the flora and fauna 
along the Amazon River support my strong interest in a position with you. I have 
enclosed a copy of my curriculum vitae and a set of slides, which describe the 
diversity of my photographic techniques, the equipment, and the materials I use in 
producing them. 
Should you plan to attend the Art in Urban Landscape Biennial in Baltimore on 
March 30, 2004, I would like to speak with you about my interest in joining the staff 
of ARTnews. I will contact you in two weeks to arrange a meeting. Since I travel 
frequently, I am always in touch with my E-mail address at: drunning 
bear@hotmail.com. 
Thank you for the wonderful photographs of cats. Muffin, my beautiful, moody, 
sensitive, bright, black and 
white cat, is peering at me from her exalted position in the middle of my desk. Does 
she know what I am 
doing? 
Take care! 
Cordially, 
David (Shenandoah) Runningbear 
25-10 Orchard Park 
Charlottesville, VA 22391 
6. Referral Letter 
Referral Letter 
July 20, 20__ 
Dr. Hillary Theakston 
Department of Psycholinguistics 
Bloomfield Hall 
University of Pennsylvania 
Philadelphia, PA 19104-6226 
Dear Mr. Theakston: 
Dr. Anton P. Cleggart, Matthew J. Owens Professor of Linguistics at the University
of Delaware, suggested that I contact you regarding postdoctoral fellowships in 
psycholinguistics at the University of Pennsylvania. Since you have had a long and 
distinguished career in this field, he even suggested that I approach you regarding 
the prospect of obtaining a fellowship under your supervision. 
I am very enthusiastic about the prospect of continuing my research on the 
psychological impact of autism on language acquisition in preverbal four-year-old 
children. Your paper at the recent annual meeting of the American Psychological 
Association further stimulated my interest in working with you. 
I have enclosed a copy of my curriculum vitae along with a letter of introduction from 
Dr. Cleggart. Please contact me by E-mail so that we may arrange a time to talk 
about my proposal. 
Thank you for your consideration. 
Sincerely, 
Dr. Siobhan Y. Kaufman 
University of Delaware 
Department of Psychology 
Spruce Hall 
Newark, DE 19617 
E-mail: siobhan@psych.edu. 
Enclosures: curriculum vitae 
letter of introduction 
cc: Dr. Anton P. Cleggart 
7. Search Firm Letter 
Search Firm Letter 
1472 Rockland Estate 
Hanover, NH 03744 
August 8, 20__ 
Dr. Danielle Linton-Panko 
President 
Panko, Linton, Jawarski, Paolone & Associates 
Research Triangle Park 
Building 16-62 
Durham, NC 24720-0001 
Dear Dr. Linton-Panko: 
Your article, “An Analysis of Einstein’s 1905 Specialty Relativity Paper and Its 
Implications for Pedagogy in Technical Writing,” which appeared in the Journal of 
Technical Writing and Communication (volume 25, number 1, 1999), is extraordinary 
research whose outcomes will have far-reaching implications for pedagogy in 
technical writing and communication. It has, therefore, made imminent sense for me 
to become a client with your firm, as I now begin my search for a teaching position in 
technical writing. Its highly regarded profile in this field, coupled with your reputation 
for placement success, made the choice of your firm
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv
Cach viết-cv

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

Aula 5 - Seminário sobre a Igreja
Aula 5 - Seminário sobre a IgrejaAula 5 - Seminário sobre a Igreja
Aula 5 - Seminário sobre a IgrejaIBC de Jacarepaguá
 
9ª Aula para Formação de Discipuladores
9ª Aula para Formação de Discipuladores9ª Aula para Formação de Discipuladores
9ª Aula para Formação de DiscipuladoresIBC de Jacarepaguá
 
Artificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its applicationArtificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its applicationHưng Đặng
 
Aula 07 - Seminário Sobre a Igreja
Aula 07 - Seminário Sobre a IgrejaAula 07 - Seminário Sobre a Igreja
Aula 07 - Seminário Sobre a IgrejaIBC de Jacarepaguá
 
Aula 4 - Seminário sobre a Igreja
Aula 4 - Seminário sobre a IgrejaAula 4 - Seminário sobre a Igreja
Aula 4 - Seminário sobre a IgrejaIBC de Jacarepaguá
 
історія обчилювальної техніки
історія обчилювальної технікиісторія обчилювальної техніки
історія обчилювальної технікиigoryacok36
 
Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)IBC de Jacarepaguá
 
презентация 2
презентация 2 презентация 2
презентация 2 HeratOfUral
 
Library media policies 2011 2012
Library media policies 2011 2012Library media policies 2011 2012
Library media policies 2011 2012springstout1
 
Luh ade gina andriyani
Luh ade gina andriyaniLuh ade gina andriyani
Luh ade gina andriyanitenobell
 
Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...
Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...
Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...IBC de Jacarepaguá
 
Nonlinear image processing using artificial neural
Nonlinear image processing using artificial neuralNonlinear image processing using artificial neural
Nonlinear image processing using artificial neuralHưng Đặng
 
Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)IBC de Jacarepaguá
 
Artificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its applicationArtificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its applicationHưng Đặng
 
Semeton Jegeg Bagus Bali
Semeton Jegeg Bagus BaliSemeton Jegeg Bagus Bali
Semeton Jegeg Bagus Balitenobell
 

Andere mochten auch (20)

Aula 5 - Seminário sobre a Igreja
Aula 5 - Seminário sobre a IgrejaAula 5 - Seminário sobre a Igreja
Aula 5 - Seminário sobre a Igreja
 
9ª Aula para Formação de Discipuladores
9ª Aula para Formação de Discipuladores9ª Aula para Formação de Discipuladores
9ª Aula para Formação de Discipuladores
 
208-EEI-49
208-EEI-49208-EEI-49
208-EEI-49
 
Artificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its applicationArtificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its application
 
Aula 07 - Seminário Sobre a Igreja
Aula 07 - Seminário Sobre a IgrejaAula 07 - Seminário Sobre a Igreja
Aula 07 - Seminário Sobre a Igreja
 
Aula 4 - Seminário sobre a Igreja
Aula 4 - Seminário sobre a IgrejaAula 4 - Seminário sobre a Igreja
Aula 4 - Seminário sobre a Igreja
 
історія обчилювальної техніки
історія обчилювальної технікиісторія обчилювальної техніки
історія обчилювальної техніки
 
Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 08 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
 
презентация 2
презентация 2 презентация 2
презентация 2
 
Library media policies 2011 2012
Library media policies 2011 2012Library media policies 2011 2012
Library media policies 2011 2012
 
Luh ade gina andriyani
Luh ade gina andriyaniLuh ade gina andriyani
Luh ade gina andriyani
 
Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...
Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...
Aula 1 - Seminário Sobre a Igreja...
 
Website ideas
Website ideasWebsite ideas
Website ideas
 
Nonlinear image processing using artificial neural
Nonlinear image processing using artificial neuralNonlinear image processing using artificial neural
Nonlinear image processing using artificial neural
 
On the job
On the jobOn the job
On the job
 
Reported speech
Reported speechReported speech
Reported speech
 
Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
Aula 06 - Seminário Sobre a Igreja (Segunda Temporada)
 
El logaritmo
El logaritmoEl logaritmo
El logaritmo
 
Artificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its applicationArtificial neural networks and its application
Artificial neural networks and its application
 
Semeton Jegeg Bagus Bali
Semeton Jegeg Bagus BaliSemeton Jegeg Bagus Bali
Semeton Jegeg Bagus Bali
 

Ähnlich wie Cach viết-cv

[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf
[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf
[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdfNguynHuyHong97
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichco_doc_nhan
 
7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx
7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx
7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhPhi Pham
 
De cuong ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...
De cuong   ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...De cuong   ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...
De cuong ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...Lại Thế Luyện
 
[123doc.vn] viet cv khong kho thang son doan2
[123doc.vn]   viet cv khong kho thang son doan2[123doc.vn]   viet cv khong kho thang son doan2
[123doc.vn] viet cv khong kho thang son doan2nguyentrung95
 
Chuyến bay cuộc đời - Books summary.pdf
Chuyến bay cuộc đời - Books summary.pdfChuyến bay cuộc đời - Books summary.pdf
Chuyến bay cuộc đời - Books summary.pdfNguyễn Quốc Chiến
 
làm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việc
làm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việclàm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việc
làm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việcstyle tshirt
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdfNuioKila
 
Kỹ năng viết CV
Kỹ năng viết CVKỹ năng viết CV
Kỹ năng viết CVKhiet Nguyen
 
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfChinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfNguyễn Quốc Chiến
 
Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.
Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.
Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.Selena Nguyen
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdfFred Hub
 
để Có một bức thư xin việc và cv
để Có một bức thư xin việc và cvđể Có một bức thư xin việc và cv
để Có một bức thư xin việc và cvtuandientu
 
[Lean career] career guide book dinh vi ban than
[Lean career] career guide book   dinh vi ban than[Lean career] career guide book   dinh vi ban than
[Lean career] career guide book dinh vi ban thanBùi Sơn
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocDuy96
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocDuy96
 

Ähnlich wie Cach viết-cv (20)

Cach viet cv hay
Cach viet cv hayCach viet cv hay
Cach viet cv hay
 
[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf
[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf
[Nguyễn Huy Hoàng_EHubFTU2_Recruitment2021].pdf
 
Con nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dichCon nguoi cong tac va muc dich
Con nguoi cong tac va muc dich
 
7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx
7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx
7 kinh nghiệm bảo vệ luận văn tốt nghiệp THEN CHỐT dành cho sinh viên.docx
 
Luận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anh
 
De cuong ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...
De cuong   ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...De cuong   ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...
De cuong ky nang nhan thuc ban than va lap ke hoach nghe nghiep - lai the l...
 
[123doc.vn] viet cv khong kho thang son doan2
[123doc.vn]   viet cv khong kho thang son doan2[123doc.vn]   viet cv khong kho thang son doan2
[123doc.vn] viet cv khong kho thang son doan2
 
Issue30
Issue30Issue30
Issue30
 
Phong van visa du hoc my.docx
Phong van visa du hoc my.docxPhong van visa du hoc my.docx
Phong van visa du hoc my.docx
 
Chuyến bay cuộc đời - Books summary.pdf
Chuyến bay cuộc đời - Books summary.pdfChuyến bay cuộc đời - Books summary.pdf
Chuyến bay cuộc đời - Books summary.pdf
 
làm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việc
làm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việclàm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việc
làm sau quản lý thời gian hiệu quả cho công việc
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
 
Kỹ năng viết CV
Kỹ năng viết CVKỹ năng viết CV
Kỹ năng viết CV
 
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdfChinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
Chinh phục mục tiêu - Books summary.pdf
 
Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.
Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.
Tiếng anh doanh nghiệp - Cung cấp giáo viên nước ngoài uy tín.
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
 
để Có một bức thư xin việc và cv
để Có một bức thư xin việc và cvđể Có một bức thư xin việc và cv
để Có một bức thư xin việc và cv
 
[Lean career] career guide book dinh vi ban than
[Lean career] career guide book   dinh vi ban than[Lean career] career guide book   dinh vi ban than
[Lean career] career guide book dinh vi ban than
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hocPhuong phap nghien cuu khoa hoc
Phuong phap nghien cuu khoa hoc
 

Mehr von Hưng Đặng

Tao cv-tieng-anhby pdfcv
Tao cv-tieng-anhby pdfcvTao cv-tieng-anhby pdfcv
Tao cv-tieng-anhby pdfcvHưng Đặng
 
Tai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet
Tai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-vietTai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet
Tai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-vietHưng Đặng
 
Mlp trainning algorithm
Mlp trainning algorithmMlp trainning algorithm
Mlp trainning algorithmHưng Đặng
 
Lecture artificial neural networks and pattern recognition
Lecture   artificial neural networks and pattern recognitionLecture   artificial neural networks and pattern recognition
Lecture artificial neural networks and pattern recognitionHưng Đặng
 
Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...
Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...
Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...Hưng Đặng
 
Lecture artificial neural networks and pattern recognition
Lecture   artificial neural networks and pattern recognitionLecture   artificial neural networks and pattern recognition
Lecture artificial neural networks and pattern recognitionHưng Đặng
 

Mehr von Hưng Đặng (8)

Tao cv-tieng-anhby pdfcv
Tao cv-tieng-anhby pdfcvTao cv-tieng-anhby pdfcv
Tao cv-tieng-anhby pdfcv
 
Tai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet
Tai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-vietTai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet
Tai lieutonghop.com --mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet
 
Dhq-cv-tieng-anh
 Dhq-cv-tieng-anh Dhq-cv-tieng-anh
Dhq-cv-tieng-anh
 
Cv it developer
Cv it developerCv it developer
Cv it developer
 
Mlp trainning algorithm
Mlp trainning algorithmMlp trainning algorithm
Mlp trainning algorithm
 
Lecture artificial neural networks and pattern recognition
Lecture   artificial neural networks and pattern recognitionLecture   artificial neural networks and pattern recognition
Lecture artificial neural networks and pattern recognition
 
Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...
Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...
Image compression and reconstruction using a new approach by artificial neura...
 
Lecture artificial neural networks and pattern recognition
Lecture   artificial neural networks and pattern recognitionLecture   artificial neural networks and pattern recognition
Lecture artificial neural networks and pattern recognition
 

Cach viết-cv

  • 1. Bài 1 1.GIỚI THIỆU VỀ BẢN LÝ LỊCH CV là từ viết tắt của từ "CURRICULUM VITAE", có nghĩa là " BẢN LÝ LỊCH". Trong đó từ Vita hoặc Vitae là phần miêu tả chi tiết tiểu sử của một người về quá trình học tập và làm việc. Nó khác với "résumé", bản tóm tắt ngắn gói gọn trong một trang trình bày sơ lược kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của một người. Nguồn gốc của cụm từ "curriculum vitae" là xuất phát từ tiếng La-tinh và có nghĩa là “the course of one’s life or career.” (quá trình sống và làm việc của một người). Bản lý lịch bao gồm những thông tin chi tiết về những khoá học chuyên ngành, kinh nghiệm về công việc hay những sản phẩm đã được xuất bản, vv... của một người nào đó. Bản lý lịch đã được sử dụng từ rất lâu trong số những người chuyên nghiệp có trình độ học vấn cao và bây giờ đã trở nên phổ biến với những người chưa tốt nghiệp cũng như là những ngươì xin việc trong những lĩnh vực như là nghiên cứu, giảng dạy và quản lý. Hơn thế nữa, do xu hướng sử dụng những mẫu đơn xin việc vắn tắt (thường chỉ gồm hai trang) ngày càng tăng nên những người xin việc được khuyến khích gửi kèm bản lý lịch. Vì vậy, bản lý lịch nhiều khi còn được ví như là "academic résumé" ( bản tóm tắt học thuật.) VÍ DỤ: CURRICULUM VITAE JUDE WESLEY GREEN 26 River Road Box Bainbridge, GA 31728 (912) 555-3973 928, Bowdoin College Brunswick, ME 04011 (207) 555-0922 PROFESSIONAL OBJECTIVE Ph.D. in African American Studies RESEARCH OBJECTIVE To develop psycholinguistic profiles through study of autobiographical narratives of ex-slaves of African descent in eighteenth-, nineteenth-, and twentieth-century America EDUCATION 1996 B.A. Bowdoin College, Brunswick, ME Major in African American Studies (GPA 3.7); minor in psychology (GPA 3.7) and computer science (GPA 3.6) Cumulative GPA 3.7 Candidate for high honors in African American Studies 1994–1995 Tougaloo College, Tougaloo, MS Studied linguistics, music, and anthropology Summer 1995 Yale University, New Haven, CT Studied psycholinguistics, African American literature of the Colonial Period, and
  • 2. computer applications for research in the humanities COURSEWORK African American Studies African American History The African Diaspora Race and Ethnicity African American Fiction Africa and the Slave Trade Computer Science Microcomputing Concepts Applications Advanced Microcomputer Topics Microsoft Networking II Visual Basic Web Programming Psychology Introduction to Psychology Developmental Psychology Personality Language: A Developmental Perspective Other Swahili Survey of American Literature Printmaking Forms of Narrative HONORS AND AWARDS Phi Beta Kappa, Alpha of Maine. Bowdoin College, 1996 Dean’s Award, seven of seven semesters, Bowdoin College Abraxas Award for highest standing during first year, Bowdoin College The George Duane Kimbrough Prize for Academic Excellence in Computer Science, Bowdoin College, 1995 The Adam Clayton Powell Scholarship for Excellence in African American Studies, Bowdoin College, 1995 SKILLS Academic: Strong problem-solving, critical judgment, conceptualization, and research skills; effective in unstructured academic environments where initiative and creativity are encouraged
  • 3. Languages: Conversant in Latin; proficient in reading Swahili and French Computer: Word Processing: WordPerfect Microsoft Word Windows 2000 Spreadsheet: Excel Programming: C, C++, Java (dBase III for AIX) AFFILIATIONS National Urban League Association for the Study of African American Life and History EXPERIENCE Coach, Junior Tennis Teams, Hutto High School, Bainbridge, GA. Summer 1994 Recreation Assistant/Counselor, City of Bainbridge Parks and Recreation Program, Bainbridge, GA. Summer 1993 Research Assistant, Dean of Students Office, Bowdoin College. Wrote computer program for housing lottery 1994 Student Representative, Board of Proctors, Bowdoin College, 1993–1995 INTERESTS Spirituals, philately, tennis, swimming 2. ĐỐI TƯỢNG Bài giảng sẽ đưa ra những phương hướng hiệu quả và kịp thời cho những đối tượng sau: • Những sinh viên sắp tốt nghiệp • Những sinh viên đã tốt nghiệp • Những người chuyên nghiệp cần phải chuẩn bị bản lý lịch • Những người chuyên nghiệp cần phải cập nhật thêm thông tin cho bản lý lịch • Những người chuyên nghiệp có ý định chuyển nghề Ngoài ra bài giảng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của những ban, bộ chuyên đưa ra những chỉ dẫn, lời khuyên thuộc về học thuật, cá nhân hay nghề nghiệp, việc làm cho những người đang chuẩn bị viết bản lý lịch và cần có sự hướng dẫn. 3. YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ VIẾT CV TỐT 3.1 Kỹ năng tư duy kỹ càng, thấu đáo
  • 4. Khi chuẩn bị bản lý lịch các bạn hãy lưu ý rằng điều quan trọng nhất là phải sử dụng "critical-thinking skills" (kỹ năng tư duy kỹ càng thấu đáo) mà các bạn đã đúc kết đựơc qua quá trình học tập. Chỉ có một số ít người nhận biết đựơc rằng họ đã nắm bắt được kỹ năng tư duy kỹ càng, thấu đáo trong quá trình học tập để giành được học vị cao. Ta hãy lấy kỹ năng phân tích làm ví dụ. Sau khi tốt nghiệp, một người có thể đạt được kỹ năng phân tích như giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Như ở môn Sinh vật, kỹ năng phân tích sẽ đựơc dần dần hình thành qua việc tham gia những khoá học để rèn luyện trí óc, thực nghiệm ở các phòng thí nghiệm, viết báo cáo dựa trên quan sát thực tế và sử dụng tài liệu để xem xét lại những điều kiện. Những kỹ năng này đã đựơc dùng đến khi họ bắt đầu viết CV và xem xét lại toàn bộ đời sống và công việc của họ. Các bạn hãy làm bài kiểm tra được đưa ra ở cuối bài giảng để xem xét lại về cuộc sống cũng như là công việc của bạn. Khi làm bài tập các bạn hãy nhớ kiểm tra kỹ càng những kỹ năng mà bạn đã lĩnh hội được qua quá trình học tập và làm việc . 3.2. Xác định lại cảm xúc của bạn Quá trình viết CV có thể là một kinh nghiệm rất vui và đáng nhớ đối với các bạn vì nó giúp tăng thêm niềm tự hào về những thành tựu mà bạn đã đạt được cũng như giúp bạn nhận biết rõ hơn những kỹ năng của mình. Chính vì vậy các bạn hãy bắt đầu quá trình này bằng sự hăng hái nhiệt tình và niềm mong muốn được chia xẻ những thông tin cá nhân của bạn. Nếu các bạn bắt đầu viết với tâm trạng lo lắng hoặc không chắc chắn về năng lực của mình thì việc viết CV sẽ khó có thể để lại những kinh nghiệm vui vẻ và đáng nhớ. Đồng thời cũng không đảm bảo được CV của bạn sẽ thật sự chất lượng. Nếu bạn giống như hầu hết mọi người khác, có thể bạn sẽ trải nghiệm sự giao thoa của những cung bậc cảm xúc từ việc thờ ơ, dửng dưng cho đến phủ nhận sự cần thiết của việc chuẩn bị CV. Rất có thể những cung bậc cảm xúc cao hay thấp của bạn sẽ ảnh hưởng đến những mặt khác của công việc. Chính vì vậy điều cốt yếu là phải nhận ra những cảm xúc của bạn về bản thân mình để tạo dựng sự tự tin giúp bạn hoàn thành quá trình viết CV một cách hiệu quả. Việc xem xét lại nội tâm, cảm xúc trước khi viết CV sẽ giúp mọi việc đi theo đúng trình tự hợp lý. Đó là điều cần thiết và nên làm. Các bạn hãy nhận định rõ rằng quá trình chuẩn bị viết một bản lý lịch hiệu quả không đơn thuần chỉ là ghi lại những thông tin về học tập và làm việc của bạn. Thay vào đó các bạn hãy biến việc làm ấy trở thành một kinh nghiệm khiến bạn thấy thực sự hài lòng cũng như lột tả được sâu sắc cuộc sống của bạn. Với tâm trạng đó các bạn hãy coi những bài tập dưới đây như một công cụ hữu dụng để giúp các bạn phát triển những nền tảng về cảm xúc và trí tuệ, điều đó sẽ tạo điều kiện cho bạn viết CV hiệu quả. Do việc chuẩn bị viết CV phải bắt đầu với việc phản ánh cảm xúc, bạn hãy kết nối những cảm xúc đó lại với nhau để có thể lưu giữ chúng lại. Việc làm đó bạn có thể giúp bạn tự tin để viết một bản lý lịch tốt, hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ trong đầu rằng sự sửa chữa, xem xét lại, bổ sung và phân loại sẽ diễn ra hết sức tự nhiên. Một bản lý lịch không thể chỉ viết một lần mà phải thay đổi liên tục theo những thay đổi về học vấn, nghề nghiệp cũng như nhu cầu về công việc của bạn. 4. BÀI TẬP Bài tập dưới đây sẽ giúp bạn khám phá những cảm xúc của mình về quá trình viết CV. Để bắt đầu các bạn hãy tìm cho mình một chỗ yên tĩnh và đưa ra cho mình một định mức thời gian phù hợp. Các bạn hãy sử dụng những khoảng trống dưới đây để ghi lại câu trả lời của bạn. 1. Các bạn hãy miêu tả lại cảm xúc của mình khi bắt đầu viết CV:
  • 5. 2. Các bạn hãy liệt kê ra những điểm mạnh của mính và những phạm vi mà mỗi điểm mạnh được biểu đạt: 3. Điều cốt yếu là các bạn phải đối diện được với bất kỳ sự khó khăn, không thoải mái hay những cảm xúc tiêu cực về kết quả học tập cũng như kinh nghiệm làm việc cuả bạn. Các bạn hãy viết tất cả những cảm xúc ấy ra rồi đặt chúng sang một bên. Các bạn hãy lưu ý không được nhìn lâu, chăm chú vào những điểm ấy. 4. Bây giờ các bạn hãy tự hỏi mình lý do bạn viết CV: Sau khi đã xác định được cảm xúc của các bạn trong quá trình chuẩn bị viết CV, bước tiếp theo các bạn cần phải làm sẽ liên quan đến việc mô tả "your competencies and skills" (khả năng và kỹ năng của các bạn.) Trước hết chúng ta hãy xem xét những khái niệm cơ bản này. "Competency" (khả năng) là cái mà một người có thể làm tốt. Chúng bao gồm tất cả những điều mà người đó đã học được. Đó là kết quả của quá trình học tập, đào tạo và cả những kinh nghiệm mà họ đã trải qua. Bên cạnh đó, "skill" (kỹ năng) thì được định nghĩa là cấp độ mà một người thể hiện khả năng của họ. Khi một người trưởng thành và liên tục phát huy họ sẽ nhận được những giấy chứng nhận khả năng và kỹ năng mà họ đã đạt được cũng như sự thành thạo trong việc sử dụng chúng. Giấy chứng nhận thường có những dạng sau: diplomas (bằng cấp), degrees (học vị), licenses (chứng chỉ), certificates (văn bằng), vv... Tách biệt khả năng và những kỹ năng mà một người đạt được qua quá trình học tập và kinh nghiệm cuộc sống thật không dễ dàng. Hầu hết mọi người đều khẳng định rằng những kinh nghiệm đạt được trong khi học tập sẽ được đưa ra trong bản lý lịch. Không chỉ có vậy, những khả năng và kỹ năng bạn thu được qua quá trình đào tạo bài bản sẽ là một công cụ rất hữu ích giúp bản lý lịch của bạn chất lượng hơn. Chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn những khả năng và kỹ năng của mình. Đồng thời các bạn cũng được khuyến khích đưa những phần khả năng và kỹ năng của mình vào CV. Hơn thế nữa, bài giảng sẽ đưa ra các bước để nhận định khả năng qua giáo dục và không qua giáo dục cũng như những kỹ năng có thể được liệt kê trong bản lý lịch của bạn. Bài 2
  • 6. BƯỚC 1: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG CỦA BẠN Phần phân loại dưới đây sẽ là một công cụ hữu hiệu để giúp bạn liệt kê những khả năng, kỹ năng của mình cũng như gợi ý cách đưa những thông tin ấy vào bản lý lịch một cách hiệu quả nhất. Bảng liệt kê dưới đây sẽ đưa ra theo luật xa gần—đó là chỉ ra một người nhìn nhận học vấn và kinh nghiệm của họ như thế nào, họ nhìn nhận những điều họ biết như thế nào. Sự hiểu biết rộng và hiểu biết sâu hay sự chín chắn trong nhận thức (khả năng suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo về thông tin nào đó) của các bạn sẽ giúp bạn đưa ra những khả năng và kỹ năng phù hợp. Các bạn hãy quan sát bảng liệt kê dưới đây: Intellectual Disposition Sự hiểu biết rộng Commitment Lời cam kết Creativity Óc sáng tạo Curiosity Sự ham hiểu biết Enthusiasm Sự hăng hái nhiệt tình Imagination Sức tưởng tượng Predisposition for Discovery Thiên hướng tìm tòi, khám phá Sympathy/Empathy Sự thông cảm, đồng tình/ Sự thấu cảm Intellectual Maturity Sự hiểu biết sâu (Nhận thức chín chắn) Analysis Sự phân tích Assimilation of Information Sự nhận biết thông tin Communication Sự giao tiếp Conceptualization Thuyết khái niệm Critical Judgment Sự phê bình, đánh giá Cultural Perspective Tầm nhìn xa về văn hóa Decision Making Đưa ra quyết định Discrimination Óc phán đoán, óc suy xét Interpersonal Sự liên kết giữa cá nhân với nhau Problem Solving Giải quyết vấn đề Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng bảng liệt kê dưới đây như là một sự chỉ dẫn để viết một vài câu miêu tả khả năng và kỹ năng của bạn.
  • 7. Sau đây bài giảng sẽ đưa ra vài ví dụ để hướng dẫn các bạn phát triển những câu tự nói về mình, bước đầu tiên trong việc phác họa những khả năng và kỹ năng của bạn. Ví dụ A và B sẽ miêu tả cụ thể, chi tiết những điều bạn có thể sử dụng để phác họa sự hiểu biết rộng và sâu của các bạn Ví dụ A sympathetic toward economically disadvantaged imaginative in creating scenarios for social change committed to community involvement in decision-making processes Ví dụ B committed to consensus in policy decisions effective utilization of mathematical and quantitative reasoning in marketing strategies enthusiastic development of profits employment of state-of-the-art communication techniques to interpersonal interactions Bài tập ứng dụng: Sau khi quan sát hai ví dụ trên các bạn hãy tự mình ghi lại 5 điều hiểu biết sâu và rộng của mình vào chỗ trống dưới đây. # Intellectual Disposition (Sự hiểu biết rộng ) Intellectual Maturity (Sự hiểu biết sâu) 1. 2. 3. 4. 5. BƯỚC 2: NHẬN ĐỊNH KỸ NĂNG CỦA BẠN Các bạn hãy ghi lại những khả năng và kỹ năng cũng như là những ứng dụng của chúng ở bài tập dưới đây. Các bạn đừng quan tâm đến việc chúng có thể xuất hiện như thế nào trong bản lý lịch của bạn bởi mục đích của bài tập là thu thập được càng nhiều càng tốt những thông tin về cá nhân bạn. Các bạn hãy sử dụng phần liệt kê dưới đây như là phần chỉ dẫn đầu tiên để phác họa khả năng và kỹ năng của bạn. Phần trước đã đề cập đến cho các bạn rằng khả năng là kết quả của quá trình học tập, đào tạo. Khả năng sẽ phản ánh nội dung và kiến thức chủ yếu ở một số lĩnh vực sau: 1. • Accounting • Sự tính toán, giải thích
  • 8. 2. • Commmunication • Sự liên kết 3. • Economics • Kinh tế 4. • Humanities • Khoa học nhân văn 5. • Language • Ngôn ngữ 6. • Mathematics • Toán học 7. • Natural Sciences • Khoa học tự nhiên (thuộc thiên nhiên) 8. • Physical Sciences • Khoa học tự nhiên (thuộc vật chất) 9. • Quantitative Reasoning • Lý luận lượng 10. • Social Sciences • Khoa học xã hội Mặt khác, kỹ năng lại phản ánh cách bạn ứng dụng những điều đã biết hoặc là bằng cấp công nhận khả năng, kỹ thuật hoặc tay nghề của bạn. Chúng được minh họa bởi những lĩnh vực dưới đây: 1. • Written/Spoken Language • Ngôn ngữ viết/ nói Precision Sự chính xác Fluency Sự trôi chảy Clarity Sự rõ ràng Persuasion Sự thuyết phục Concision Sự súc tích 2. • Information Processing • Xử lý thông tin Select Lựa chọn Interpret Giải thích Place Information into a Larger Context Đặt thông tin vào văn cảnh 3. • Observation • Quan sát 4. • Research • Sự nghiên cứu 5. • Analysis • Sự phân tích
  • 9. 6. • Organization • Sự tổ chức 7. • Problem Solving • Giải quyết vấn đề 8. • Logical Reasoning • Lý luận lôgíc 9. • Historical Method • Phương pháp sử học 10. • Scientific Method • Phương pháp khoa học 11. • Stimulated Listening • Khuyến khích lắng nghe 12. • Rhetorical Style • Phong cách hùng biện 13. • Evaluation • Sự đánh giá, ước lượng 14. • Improvisation • Sự ứng khẩu, ứng biến 15. • Conceptualization • Thuyết khái niệm 16. • Counseling Theories • Lý thuyết hướng dẫn 17. • Advising • Khuyên nhủ 18. • Decision Making • Đưa ra quyết định 19. • Evaluation • Sự ước lượng 20. • Negotiation Strategies • Chiến lược đàm phán 21. • Argumentation • Luận chứng Khả năng sử dụng những kỹ năng đã lĩnh hội được qua quá trình học tập, đào tạo vào trong văn cảnh cụ thể của một người được gọi là khả năng ứng dụng (kiến thức và kỹ năng). Ví dụ một người có chuyên môn về ngôn ngữ sẽ có khả năng sử dụng kỹ năng về ngoại ngữ để dịch trong một hội nghị quốc tế. Những nhà tuyển dụng nhân sự, những trường cao đẳng, đại học tất nhiên sẽ rất quan tâm đến những điều bạn biết và việc bạn biết được đến đâu. Tuy nhiên họ đặc biệt quan tâm đến việc bạn có thể ứng dụng những kiến thức và kỹ năng mà bạn đạt được vào công việc hoặc vị trí mà bạn xin tuyển hay không. Chính vì vậy đưa ra những khả năng, kỹ năng có thể ứng dụng được là hết sức cần thiết.
  • 10. Các bạn hãy quan sát ví dụ sau đây để thấy được sự liên kết giữa khả năng, kỹ năng và sự ứng dụng. VÍ DỤ COMPETENCY KHẢ NĂNG SKILL KỸ NĂNG APPLICATION ỨNG DỤNG • Advanced Gaelic Classes Dublin University, Dublin, Eire, Ireland • Fluent in oral and written • Member, The Gaelic Gaelic League, New York, NY • Tutor, Beginning Gaelic, Boston College, Chestnut Hill, MA • Assistant coach, County Galway, Irish AILLIMH, Football Team, Galway, Ireland • Translated, from Gaelic to English, paper on “Short History of Gaelic League,” 2001 Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy quan sát ví dụ và những bảng liệt kê trên, sau đó ghi lại những khả năng, kỹ năng và sự ứng dụng của các bạn vào bảng sau. # COMPETENCY KHẢ NĂNG SKILL KỸ NĂNG APPLICATION ỨNG DỤNG 1. 2. 3. 4. BƯỚC 3: ĐỊNH MỨC NĂNG LỰC CỦA BẠN Các bạn hãy sử dụng những kỹ năng mà bạn thu được sau thực hiện bước hai để đánh giá mức độ thành thạo của bạn trong việc sử dụng chúng. Bảng liệt kê dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Những từ hạn định đó sẽ giúp bạn miêu tả rõ mức năng lực của bạn. Các bạn hãy chú ý quan sát bảng dưới đây: 1. accurate (in) 2. adept (in, at) 3. advanced (knowledge of) 4. alert (in) 5. competent
  • 11. 6. concise 7. conversant (in) 8. detailed (knowledge of) 9. effective (in) 10. empathy 11. exceptional 12. exemplary 13. expert (in, at) 14. extraordinary 15. fluent (in) 16. functions (well) 17. gifted 18. good (at) 19. great 20. high (degree of) 21. intermediate (knowledge of) 22. judicious keen (sense of, understanding of) 23. knowledge (of) 24. master (master of) 25. perception (of) 26. perceptive 27. practical (experience in) 28. proficient (in) 29. relentless (in pursuit of) 30. rudimentary 31. sensitive (to) 32. skilled (at, in) 33. sophisticated (understanding of) 34. strong (sense of, background in) 35. successful (in, at) 36. uncommon 37. understanding (of) 38. unusual BƯỚC 4: ĐƯA RA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẢM BẢO CHO NHỮNG KỸ NĂNG CỦA BẠN Ở bước này, các bạn cần đưa ra những giấy chứng nhận bất kể là bằng cấp, văn bằng, chứng chỉ mà bạn đã đạt được trong suốt quá trình học tập và tham gia đào tạo của mình. Ngoài ra các bạn cũng nên cân nhắc toàn bộ những kinh nghiệm mà bạn đạt được trong quá trình học tập để đạt được những giấy chứng nhận trên cũng như quyết định xem những kỹ năng nào là kết quả của việc học tập. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây:
  • 12. VÍ DỤ Professional Degree (business, law, medicine) Credentials: Postgraduate (certificate) Specialization: Credentials: Graduate Degree (doctorate) Specialization: Credentials: Graduate Degree (master’s) Majors: Minors: Credentials: Undergraduate Degree (bachelor’s) Majors: Minors: Credentials: Tiếp sau đây bài giảng sẽ đưa ra cho các bạn một ví dụ về việc xác định độ thành thạo của những kỹ năng mà bạn đạt được. Các bạn hãy quan sát kỹ ví dụ. VÍ DỤ SKILLS KỸ NĂNG LEVEL/DEGREE OF PROFICIENCY MỨC ĐỘ THÀNH THẠO Improvisation (music composition) Gifted trombonist; expert in creating extemporaneous jazz idioms using folk elements indigenous to southeastern United States; master in use of counterpoint rhythms BƯỚC 5: ÔN LẠI Các bạn hãy xem lại toàn bộ bốn bước đã được giới thiệu ở trên sau đó tóm tắt lại những khả năng và kỹ năng quan trọng nhất mà bạn đã đạt được khi sử dụng chúng. Để quyết định xem kỹ năng nào là quan trọng nhất các bạn phải cân nhắc xem kỹ năng nào phù hợp và cần thiết nhất với công việc và vị trí mà bạn xin làm. Các bạn hãy lưu ý những yếu tố dưới đây sẽ ảnh hưởng đến phần khả năng và kỹ năng mà bạn lựa chọn: • Mục đích công việc • Chương trình hoặc vị trí mà bạn ứng tuyển • Tầm quan trọng của việc đưa ra những khả năng và kỹ năng của bạn để quảng cáo bản thân cho người tuyển dụng Khi đã thu thập được những thông tin đó các bạn hãy nhớ kỹ rằng mục đích của bạn sẽ quyết định nội dung bao gồm trong CV của bạn.
  • 13. Bai 3 - Preparing your curriculum (Chuẩn bị cho bản lý lịch của bạn) - phần 1 Bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được những khả năng và kỹ năng của mình, còn bài giảng hôm nay sẽ liệt kê những thành phần chủ yếu mà một bản lý lịch thường thấy để tạo dựng cho các bạn phần cơ sở giúp xác định nội dung cơ bản của CV. Thông thường một bản lý lịch sẽ gồm có những thành phần cơ bản sau: 1. • Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives • Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu 2. • Education • Học vấn 3. • Coursework • Khóa học 4. •Honors/Achievements/Awards/Kudos • Thành tích, giải thưởng 5. • Thesis/Dissertation Abstract • Phần tóm tắt luận văn, luận án 6. • Research Interests • Sở thích nghiên cứu 7. • Research and/or Laboratory Experience • Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm 8. • Teaching Interests and Experience • Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy
  • 14. 9. • Instrumentation Experience • Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc 10. • Specialized Skills • Những kỹ năng chuyên môn 11. • Publications/Presentations/Works-in- Progress • Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm 12. • Work Experience • Kinh nghiệm làm việc 13. • Professional Associations • Hội chuyên nghiệp 14. • Background • Kiến thức 15. • Community Service • Tham gia hoạt động cộng đồng 16. • Cocurricular Activities • Các hoạt động hợp tác 17. • Interests • Sở thích 18. • Travel • Du lịch 19. • References/Letters of Recommendation • Chứng nhận /Thư giới thiệu Những thành phần trên không hạn chế, vì vậy các bạn nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. Các bạn hãy sắp xếp chúng theo quy tắc phần quan trọng nhất sẽ xuất hiện ở trên cùng còn phần dưới cùng là những thông tin ít được quan tâm nhất. Phần tiếp theo bài giảng sẽ mô tả cho các bạn cụ thể từng thành phần cũng như đưa ra những gợi ý giúp bạn chuẩn bị bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng cho mỗi thành phần. Những thông tin đó sẽ là bản lý lịch nháp trước khi các bạn đưa ra bản chính thức. Các bạn hãy quan sát kỹ 4 chỉ dẫn sau: 1. Các bạn đừng cố ép mình phải hoàn thành tất cả các phần trong một lần. Hãy bắtt đầu với những thông tin quen thuộc về cuộc sống hàng ngày sau đó mới chuyển sang những phần yêu cầu phải có sự hệ thống chính xác hoặc tổ chức linh hoạt. 2. Ban đầu, các bạn chỉ nên tập trung vào phần nội dung. Hãy miêu tả chi tiết những kinh nghiệm của mình sau đó hãy xem lại kỹ càng để chọn lọc những thông tin quan trọng và cần thiết. 3. Các bạn hãy lờ đi những phần lặp lại trong số các thành phần của bản lý lịch,
  • 15. bởi những phần thừa đó sẽ được giản lược khi các bạn viết lại bản nháp của mình. Phần còn lại có thể được chọn lọc thêm khi các bạn hỏi ý kiến những chuyên gia hoặc giáo viên nhiều kinh nghiệm. 4. Các bạn hãy cân nhắc một trong hai phương án được thảo luận dưới đây để tổ chức thông tin của mỗi phần. 4.1. Phương án đầu tiên là bản tóm tắt theo mẫu sử dụng chương trình xử lý văn bản chuẩn do Yana Parker phát triển. Yana Parker miêu tả bản mẫu với phần cấu trúc rất chi tiết, cung cấp những phần hỗ trợ về đồ họa rất sinh động để đưa ra sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra phương án này còn đưa ra những hướng dẫn rõ ràng về những loại thông tin sẽ xuất hiện trong mỗi phần, vị trí cụ thể của chúng. Làm thế nào để liên kết mỗi phần thành một bản tập trung, mạch lạc và súc tích cũng là một vấn đề được đưa ra trong phương án đó. Yana Parker cũng cảnh báo rằng bản tóm tắt của các bạn sẽ không giống hoàn toàn phần mẫu mà phải phù hợp với khổ, mẫu của bản lý lịch. 4.2 Phương án hai là sử dụng bất kỳ chương trình xử lý văn bản nào để mô tả thành phần của bản lý lịch. Điều đó sẽ cho phép người viết linh hoạt hơn và dễ dàng sửa lại bản viết hơn trong toàn bộ quá trình. Sau đây các bạn hãy đi tìm hiểu chi tiết từng thành phần của bản lý lịch: 1. Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives ( Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu) Đây là phần đầu tiên của bản lý lịch, đưa ra mục đích hay lý do bạn chuẩn bị và nộp bản lý lịch. Phần mục đích của bạn có thể chỉ cần gói gọn trong một câu cũng có thể là một đoạn văn ngắn nhưng cả hai đều phải đưa ra được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn khi viết bản lý lịch này. Các bạn hãy chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu kỹ tất cả những chương trình đã tốt nghiệp hoặc chuyên nghiệp và những khu vực tuyển dụng khiến bạn thấy hứng thú. Sau đó các bạn hãy liên kết phần mục tiêu đã được trình bày một cách rõ ràng và lôgíc của mình với chương trình hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra các bạn nên tránh sử dụng ngôn ngữ tối nghĩa, mơ hồ để có thể truyền đạt đúng nhất mục đích của bạn. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Professional/ Career/ Vocational/ Research Objectives Mục đích chuyên nghiệp/ nhà nghề/ nghề nghiệp/ nghiên cứu Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại
  • 16. Final Version Bản nháp cuối cùng 2. Education (Học vấn) Mục đích của phần này là đưa ra những khóa học các bạn đã từng tham gia, cung cấp những trường học bạn đã tốt nghiệp và những trường chuyên nghiệp mà bạn đã học. Qua đó nhà tuyển dụng tương lai của bạn sẽ nắm được tình hình chung về quá trình học tập của bạn. Cụ thể, ở phần này các bạn nên đưa ra những thông số sau: Thông số • Ngày tốt nghiệp • Bằng cấp và ngày được nhận bằng • Văn bằng • Chứng chỉ • Tên trường đại học, cao đẳng hoặc những trung cấp chuyên nghiệp mà các bạn đã từng tham gia • Những môn học, chuyên đề mà bạn đã từng tham gia cùng với số điểm của mỗi phần. • Xếp hạng và điểm trung bình của mỗi bằng cấp mà bạn đã được nhận. Các bạn hãy đặt những bằng cấp mà bạn đã tốt nghiệp cũng như những khóa học mà bạn đã hoàn thành đứng trước những văn bằng bạn chưa tốt nghiệp. Những thành tựu đáng kể như điểm cao trong một số môn cụ thể hoặc bất kỳ kiến thức nền bao quát nào bạn thu được trong quá trình học tập các bạn hãy làm nổi bật chúng. Nếu các bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp hay là ứng cử viên cho những giải thường danh giá, có giá trị các bạn hãy đề cập điều đó trong phần này. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Education Học vấn Preliminary VersionBản nháp sơ bộ
  • 17. Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 3. Coursework (Khóa học) Các bạn hãy dùng những bản sao mới nhất đưa ra đầy đủ thông tin về tên khóa học, miêu tả ngắn gọn những điểm được đánh giá cao của khóa học. Nhờ vậy nhà tuyển dụng mới có thể phân tích rõ ràng xem nội dung của khóa học có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không. Ngoài ra nếu bạn đưa ra số điểm mà bạn đã đạt được của một số môn học sẽ rất thuận lợi trong việc nêu bật sự thể hiện xuất sắc của bạn. Các bạn hãy liệt kê tất cả các cả các khóa học có thể hỗ trợ và làm tăng thêm mục đích chuyên nghiêp, công việc hoặc nghiên cứu của bạn. Ví dụ, nếu như mục đích của bạn là tìm một vị trí về cố vấn tài chính có liên quan đến tiếng Đức và kiểm toán, chúng tôi gợi ý các bạn nên liệt kê những khóa học sau: Coursework Khóa học Accounting Courses German Courses Advanced Statistics Bibliography and Research Methods Accounting Software Applications History of the German Language International Accounting Heidelberger and Berliner Electronics Spreadsheet Analysis Romantiker Business Management German Philosophers Seminar Clemens Brentano
  • 18. Seminar Walther von der Vogelweide Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Coursework Khóa học Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 4. Honors/Achievements/Awards/Kudos (Thành tích, giải thưởng) Các bạn hãy liệt kê và miêu tả sơ lược những thành tích đáng kể, được công nhận mà bạn đã đạt được. Chúng có thể là thành tích học tập, những hoạt động cộng đồng, giải thưởng của khoa, giải thưởng thuộc thể thao. Ngoài ra các bạn cũng nên liệt kê những giải thưởng của của trưởng khoa, những xuất học bổng, những thành tích về chuyên môn hay đơn thuần chỉ là việc bạn là thành viên của một tổ chức chuyên ngành. Cũng giống như quy tắc chung, các bạn nhớ không đưa ra những thành tích hay giải thưởng từ thời trung học. Điều đó làm giảm giá trị của những thành tích hay giải thưởng của giai đoạn bạn sắp hoặc đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu như bạn có thành tích hay hay giải thưởng nào đặc biệt mà bạn muốn giới thiệu, các bạn hãy bàn bạc với những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái của bạn xem có nên đưa chúng vào bản lý lịch hay không. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Honors/Achievements/Awards/Kudos Thành tích, giải thưởng Preliminary VersionBản nháp sơ bộ
  • 19. Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 5. Thesis/Dissertation Abstract (Phần tóm tắt luận văn, luận án) Các bạn hãy tóm tắt ngắn gọn phần luận văn, luận án của mình rồi đưa thông tin đó vào bản lý lịch. Chúng có thể bao gồm tên đầy đủ của luận văn, luận án đó, ngày hoặc kỳ nộp bài. Các bạn hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực này hoặc với giáo sư, người thầy thông thái để đưa ra đoạn tóm tắt chất lượng, phù hợp và được đánh giá cao. Các bạn hãy lưu ý, một số môn học (ví dụ: Hóa học, Tâm lý học) sẽ có những mẫu viết tóm tắt riêng. Chính vì vậy nếu như bạn gặp phải những môn học như vậy các bạn hãy cố gắng tìm những sách hướng dẫn riêng cho lĩnh vực của bạn. Do phần mẫu cho từng môn học quá rộng, thời lượng của bài giảng không cho phép nên chúng tôi chỉ đưa ra tên một số sách để các bạn có thể tham khảo, tìm đọc nếu những môn học của bạn cần có những mẫu viết riêng. 1. American Society of Journalists & Authors Staff. Tools of the Trade: Successful Writers Tell All About the Equipment & Services They Find the Best. New York: HarperCollins, 1990. 2. American Psychological Association. Publication Manual of the American Psychological Association. 4th ed. Washington, DC: American Psychological Association, 2001. 3. Dodd, Janet S., and Marianne C. Brogan. The ACS Style Guide: A Manual for Authors and Editors. Washington, DC: American Chemical Society, 1997. 4. Jordan, Lewis. The New York Times Manual of Style and Usage. New York: Quadrangle New York Times Book Co., 1999. 5. Luey, Beth. Handbook for Academic Authors. rev. ed. Cambridge, MA: Cambridge University Press, 2002. 6. Zacharias, Johanna. A Style Guide for CBO. Washington, DC: Congress of the U.S., Congressional Budget Office, 1984. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng.
  • 20. Thesis/Dissertation Abstract Phần tóm tắt luận văn, luận án Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 6. Research Interests (Sở thích nghiên cứu) Các bạn hãy cố gắng miêu tả thật chi tiết, chính xác và rành mạch sở thích nghiên cứu của mình. Các bạn hãy cố gắng cân bằng giữa việc miêu tả rõ ràng và khái quát. Rõ ràng, rành mạch để đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích của bạn và chương trình, vị trí bạn đang muốn dự tuyển. Và miêu tả khái quát để loại bớt những phần không cần thiết mà bạn đang theo đuổi trong trường hợp mục đích nghiên cứu của các bạn khá linh hoạt. Làm cho bài viết cân bằng giữa hai yếu tố kể trên quả thực rất khó. Chính vì vậy phần này của bản lý lịch thường phải có sự tham khảo ý kiến, thảo luận với các giáo sư, giáo viên, đại diện của trường học và nhóm tuyển dụng sau này. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Research Interests Sở thích nghiên cứu Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại
  • 21. Final Version Bản nháp cuối cùng 7. Research and/or Laboratory Experience (Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm) Các bạn hãy đưa ra chi tiết, cụ thể những kinh nghiệm làm nghiên cứu và thí nghiệm của bạn. Ngoài ra để có thể tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng các bạn hãy đưa thông tin về kinh nghiệm hữu ích đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Hơn thế nữa các bạn hãy nhớ nêu tên gọi của từng dự án cũng như những thông tin liên quan đến việc xuất bản hoặc có tiềm năng xuất bản dự án đó. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên liệt kê tên của những giáo sư và những cá nhân khác đã và đang giám sát quá trình nghiên cứu của bạn. Điều đó khiến những thông tin bạn đưa ra xác thực và đáng tin cậy hơn. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Research and/or Laboratory Experience Kinh nghiệm làm nghiên cứu và (hoặc) thí nghiệm Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 8. Teaching Interests and Experience ( Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy) Ở phần này, các bạn chỉ nên miêu tả những kinh nghiệm và sở thích giảng dạy có thể đưa ra những tư liệu làm dẫn chứng. Có như vậy bạn mới chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn cũng có thể đưa thêm vào bản lý lịch của mình những kinh nghiệm như làm trợ giảng hay kinh nghiệm lãnh đạo một nhóm học ở những phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu. Teaching Interests and Experience
  • 22. Kinh nghiệm và sở thích giảng dạy Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng Phần còn lại của bài sẽ được giới thiệu cho các bạn ở bài giảng tiếp theo. Bài 4 - Preparing your curriculum (Chuẩn bị cho bản lý lịch của bạn) - phần 2 Bài giảng trước chỉ mới liệt kê một phần của những yếu tố cơ bản mà một bản lý lịch thường thấy, chính vì vậy bài giảng hôm nay sẽ tiếp tục phần việc còn lại, tổng kết toàn bộ thành phần của CV, giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về nội dung của bản lý lịch. 9. Instrumentation Experience (Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc)
  • 23. Nếu các bạn đã từng sử dụng những dụng cụ, máy móc tiêu chuẩn ở phòng thí nghiệm như cương liệu máy điện toán, máy chụp hay những thiết bị về hình ảnh hoặc âm thanh, các bạn hãy miêu tả kỹ càng những kinh nghiệm này. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải kể những chi tiết bao quát, quá rộng về những dụng cụ máy móc đó. Nếu đưa ra những thông tin đó người tuyển dụng cũng không quan tâm. Mặt khác, nếu các bạn đã từng sử dụng những thiết bị phức tạp tinh xảo về mặt kỹ thuật, đại diện cho mức độ phát triển hiện tại của các thành tựu kỹ thuật thì các bạn nên miêu tả cả những dụng cụ đó và phạm vi bạn sử dụng chúng. Khi đó trình độ và khả năng của bạn sẽ được đánh giá cao hơn. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Instrumentation Experience Kinh nghiệm sử dụng dụng cụ, máy móc Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 10. Specialized Skills (Những kỹ năng chuyên môn) Các bạn hãy xem lại những thông tin đã được giới thiệu ở cuối bài hai để đưa ra quyết định sẽ đề cập đến những kỹ năng nào trong phần này. Các bạn nên miêu tả kỹ những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, tổ chức hay kỹ năng phân tích, đánh giá của bạn và cả những phạm vi bạn đã sử dụng chúng. Ngoài ra, những kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ, công nghệ máy tính, nhu liệu điện toán,vv... các bạn cũng nên miêu tả giống với cách làm bên trên. Những sinh viên sắp tốt nghiệp bên cạnh việc miêu tả những kỹ năng đó còn cần nói rõ thêm mức độ thành thạo trong một số lĩnh vực nhất định. Các bạn hãy lưu ý rằng những lời miêu tả mập mờ, không rõ ràng chỉ chứng tỏ rằng bạn không thực sự thành thạo khi sử dụng những kỹ năng đó. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Specialized Skills
  • 24. Những kỹ năng chuyên môn Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 11. Publications/Presentations/Works-in-Progress ( Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm) Nếu bạn có những tác phẩm đã được xuất bản hoặc đồng xuất bản với người khác các bạn hãy cung cấp những phần miêu tả thuộc thư mục thích hợp. Ngoài ra, bạn chỉ nên đưa ra những bản thảo nếu chúng thực sự có tiềm năng được xuất bản. Bên cạnh đó, những họa sĩ và nhạc sĩ nên cung cấp những bản miêu tả hoàn chỉnh về quá trình sáng tác của mình. Ngoài ra các bạn cũng nên miêu tả chi tiết những phần thuyết trình, chủ yếu là trước học viện hoặc những tổ chức học thuật. Những tài liệu đó nên bao gồm tên của bài thuyết trình, tên của tổ chức, địa điểm và thời gian của hội nghị. Những bài thuyết trình trên lớp sẽ không được đề cập trến trong phần này. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn là sinh viên được chọn khoặc khuyến khích thuyết trình trước lớp nhờ sự thể hiện xuất sắc, vượt bậc hoặc do bạn đã nghiên cứu những đề tài được giảng dạy trên lớp thì những kinh nghiệm thuyết trình ấy nên được đưa ra. Nếu các bạn muốn làm nổi bật phần thuyết trình trước lớp các bạn có thể cân nhắc để tách chúng thành một phần riêng trong bản lý lịch. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Publications/Presentations/Works-in-Progress Xuất bản/ Thuyết trình/ Đang trong quá trình làm Preliminary VersionBản nháp sơ bộ
  • 25. Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 12. Work Experience (Kinh nghiệm làm việc) Trong phần này, các bạn hãy liệt kê tất cả những kinh nghiệm làm việc của mình bao gồm cả những công ciệc như giáo sinh thực tập, làm thêm dịp hè và làm theo thời vụ, chiến dịch. Các bạn hãy đưa ra những thông tin vắn tắt nhưng phải cụ thể về tinh thần trách nhiệm của mình khi làm những công việc kể trên. Những thông tin các bạn cần đưa ra nên bao gồm tên của tổ chức hoặc công ty, địa điểm và thời gian bạn tham gia. Với mỗi cá nhân, các bạn hãy đưa những thông tin theo thứ tự của mức độ quan trọng dựa trên ý kiến đánh giá của riêng bạn. Ví dụ bạn muốn nhấn mạnh đến tên của công việc, vậy thì bạn hãy đặt chúng ở phần đầu. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây: EXPERIENCE KINH NGHIỆM Coach, Junior Tennis Teams, Hutto High School, Bainbridge, GA. Summer 1994 Recreation Assistant/Counselor, City of Bainbridge Parks and Recreation Program, Bainbridge, GA. Summer 1993 Research Assistant, Dean of Students Office, Bowdoin College. Wrote computer program for housing lottery. 1994 Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhấn mạnh đến tổ chức, công ty nơi bạn làm việc hoặc làm tình nguyện thì những thông tin ấy nên để lên đầu. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây: RESEARCH EXPERIENCE KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU FORD FOUNDATION, Lagos, Nigeria 1991 Trained and monitored 300 rural women to enhance development potential of their indigenous association; formed Abo Umulolo Women’s Cooperative as forum for installing motorised engines for cracking palm kernels and milling maze, beans, and cassava
  • 26. UNICEF, Imo, Nigeria Research Consultant 1990 Monitored and evaluated impact of participatory approach to Rural Drinking Water Supply and Sanitation Project Các bạn hãy lưu ý không đưa ra địa chỉ và số điện thoại của tổ chức, công ty mà bạn làm việc nhưng phải bao gồm tên viết tắt của tỉnh, thành phố, bang theo qui ước của bưu điện Hoa Kỳ hoặc Canada. Nếu các bạn có kinh nghiệm về chữa bệnh thì các bạn hãy quan sát cách đưa thông tin ở ví dụ dưới đây để học tập. CLINICAL EXPERIENCE KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH 1993–1994 UNIVERSITY OF MINNESOTA MENTAL HEALTH CENTER Minneapolis, MN Predoctoral Intern (APA approved) Researched data on adjustment of first semester National Merit Scholars under supervision of Dr. Sven Lindstrom. Để đảm bảo việc miêu tả một cách toàn diện tất cả những kinh nghiệm của mình, các bạn nên thảo luận từng phần với những nhà tư vấn, giáo sư, giáo viên nhiều kinh nghiệm hoặc người điều hành của trung tâm phát triển việc làm tại trường của bạn. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Work Experience Kinh nghiệm làm việc Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng
  • 27. 13. Professional Associations (Hội chuyên nghiệp) Các bạn hãy liệt kê tất cả những tư cách thành viên của mình ở trong các tổ chức như American Chemical Society, Modern Language Learned/ Association, American Psychological Association, Mathematical Association of America,vv... Việc gia nhập những hội đó có thể được coi là thước đo mức độ nhiệt tình của các bạn đối với ngành mình đang học. Một điều thuận lợi khi tham gia những tổ chức đó là họ thường xuất bản những tạp trí chuyên ngành viết về lĩnh vực họ quan tâm. Ngoài ra, những tổ chức này thường xuyên triệu tập những hội nghị quốc gia và quốc tế, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các bạn giao lưu với những học giả khác. Hơn thế nữa, đó cũng là nguồn thông tin rất phong phú về những cơ hội việc làm trong lĩnh vực đó. Dưới đây, bài giảng sẽ đưa ra một số những hội chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và Canada để các bạn tham khảo: HOA KỲ Anthropology American Anthropological Association 4350 North Fairfax Drive, Suite 640 Arlington, VA 22202 Tel: (703) 528-1903 Fax: (703) 528-3546 Internet: www.aaanet.org Architecture American Institute of Architects 1735 New York Avenue NW Washington, DC 02215-5292 Tel: (202) 626-7300 Fax: (202) 626-7426 Internet: www.aia.org Arts American Council for the Arts 1 East Fifty-Third Street New York, NY 10022 Tel: (212) 233-2787 Fax: (212) 980-4857 Internet: www.artsusa.org Chemistry American Chemical Society 1155 Sixteenth Street NW Washington, DC 20036 Tel: (202) 872-4600 Fax: (202) 872-4615 Computer Science Computing Research Association 1100 Seventeenth Street NW, Suite 507 Washington, DC 20036-4632 Tel: (202) 234-2111 Fax: (202) 667-1066 E-mail: info@cra.org Internet: http://cra.org Economics American Economic Association 2014 Broadway, Suite 305
  • 28. Nashville, TN 37203-2418 Tel: (615) 322-2595 Fax: (615) 343-7590 E-mail: aeainfo@ctrvax.vanderbilt.edu Geography American Geographical Society 4220 King Street Alexandria, VA 22303 Tel: (703) 379-2480 Fax: (703) 379-7563 History American Historical Association 400 A Street SE Washington, DC 20003-3889 Tel: (202) 544-2422 Fax: (202) 544-8307 E-mail: aha@theahe.org Language Modern Language Association of America 10 Astor Place New York, NY 10003-6981 Tel: (212) 475-9500 Fax: (212) 477-9863 Internet: www.mla.org CANADA Sociology and Anthropology Canadian Sociology and Anthropology Association Concordia University 1445, boulevard de Maisouneuve ouest bur. LB-615 Montréal, QC H3G 1M8 Tel: (514) 848-8780 Fax: (514) 848-4539 Architecture The Royal Architecture Institute of Canada 55 Murray Street, Suite 330 Ottawa, ON K1N 5M3 Tel: (613) 241-3600 Fax: (613) 241-5750 Society for the Study of Architecture in Canada Box 2302, Suite D Ottawa, ON K1P 5W5 Tel: (416) 961-9956 Fax: (416) 585-2389 Arts Canadian Conference of the Arts/Conférence canadienne des arts c/o Keith Kelly, National Director 189 Laurier Avenue E Ottawa, ON K1N 6P1 Tel: (613) 238-3561
  • 29. Fax: (613) 238-4849 E-mail: ccart@globalx.net Chemistry The Chemical Institute of Canada 130 Slater Street, Suite 550 Ottawa, ON K1P 6E2 Tel: (613) 232-6252 Fax: (613) 232-5862 E-mail: cic_adm@FoxNSTY.CA Internet: www.chem-inst-can.org Computer Science Computing Research Association 1100 Seventeenth Street NW, Suite 507 Washington, DC 20036-4632 Tel: (202) 234-2111 Fax: (202) 667-1066 E-mail: info@cra.org Internet: http://cra.org Economics Canadian Economics Association University of Toronto Department of Economics 150 St. George Street Toronto, ON M5S 3G7 Tel: (416) 978-6295 Fax: (416) 978-6713 E-mail: denny@epas.ntoronto.ca Geography Canadian Association of Geographers/L’Association canadienne des geographes Burnside Hall McGill University 805 rue Sherbrooke ouest Montréal, QC H3A 2K6 Tel: (514) 398-4946 Fax: (514) 398-7437 E-mail: cag@felix.georg.mcgill.ca Royal Canadian Geographical Society 39 McArthur Avenue Vanier, ON K1L 8L7 Tel: (613) 745-4629 Fax: (613) 744-0947 History Canadian Historical Association/Société historique du Canada 395 Wellington Street Ottawa, ON K1A 0N3 Tel: (613) 233-7885 Fax: (613) 567-3110 E-mail: jmineault@archives.ca
  • 30. Linguistics Canadian Linguistic Association, Inc./L’Association canadienne de liguistique inc. Memorial University St. John’s, NG A1C 5S8 Tel: (709) 737-8255 Fax: (709) 737-2135 Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Professional Associations Hội chuyên nghiệp Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 14. Background (Kiến thức) Phần này được đưa ra để liệu trước trường hợp người ứng tuyển bị yêu cầu phải cung cấp thêm những kiến thức hoặc thông tin không được đề cập đến ở những phần khác của bản lý lịch. Bên cạnh đó, phần này cũng có thể bao gồm những thông tin về tư cách và quyền công dân, nơi cư trú ở nước ngoài hoặc những quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc ít quen thuộc. Các bạn có thể quan sát ví dụ sau: BACKGROUND Dual Japanese/Canadian citizenship with permanent residence in the United
  • 31. States. Past residence in the Netherlands and Canada. Fluent in Japanese; conversant in Dutch. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Background Kiến thức Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 15. Community Service (Tham gia hoạt động cộng đồng) Phần này sẽ bao gồm những công việc tình nguyện, những đóng góp, cống hiến cho cộng đồng hoặc tư cách thành viên của những ủy ban liên kết giữa các trường đại học. Phần này có thể sẽ bị trùng lặp với những hoạt động hợp tác giảng dạy của những sinh viên chưa tốt nghiệp. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Community Service Tham gia hoạt động cộng đồng Preliminary VersionBản nháp sơ bộ
  • 32. Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 16. Cocurricular Activities (Các hoạt động hợp tác) Ở phần này, các bạn hãy liệt kê và miêu tả những chương trình và những hoạt động ở trường học mà bạn đã từng tham gia rất tích cực. Bài giảng sẽ đưa ra cho các bạn một số ví dụ như: hội thể thao, hội phụ nữ (thuộc trường đại học), hội sinh viên đại học, câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ ngôn ngữ. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Cocurricular Activities Các hoạt động hợp tác Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 17. Interests (Sở thích) Phần này sẽ bao gồm những thú tiêu khiển, giải trí như ngắm cảnh, sưu tập tem, chơi cờ, chơi bóng bầu dục hay nghe nhạc hoặc một số thú sưu tầm những thứ đặc biệt như vỏ bút, nắp chai, vv...
  • 33. Các bạn nên liệt kê những sở thích đó thành một phần riêng và đặt ở một vị trí phù hợp trong bản lý lịch tùy theo cách nhìn nhận, đánh giá của bạn. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Interests Sở thích Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 18. Travel (Du lịch) Phần này sẽ bao gồm những chuyến du lịch quốc tế mở rộng như là những khóa học ở nước ngoài, vì vậy các bạn không nên liệt kê những chuyến đi chơi với tư cách là khách du lịch. Mặt khác, nếu các bạn có những chuyến du lịch nội địa liên quan đến mục tiêu của công việc thì bạn hãy liệt kê vào bản lý lịch của mình. Khi thích hợp các bạn hãy liệt kê những thành phố, bang, vùng và nước theo thứ tự abc cùng với những miêu tả về thời gian của chuyến đi và những kinh nghiệm mà bạn thu được. Các bạn hãy quan sát ví dụ dưới đây: ACADEMIC STUDY ABROAD Sea Semester, Greece, summer of 2000 Semester spent on schooner to study marine life and to maintain ship Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Travel
  • 34. Du lịch Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng 19. References/Letters of Recommendation (Chứng nhận /Thư giới thiệu) Trong bản lý lịch, đây là phần không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn viết thì bạn chỉ cần liệt kê tên của những cá nhân đã viết thư giới thiệu cho bạn. Về phương thức trình bày, nếu cảm thấy phù hợp bạn chỉ cần chọn một trong hai cách sau để đưa ra giấy chứng nhận trong bản lý lịch của bạn: 1. Sắp xếp giấy ủy nhiệm sẵn có theo tên của tổ chức hoặc cơ quan tương ứng 2. Chứng nhận sẵn có theo yêu cầu Những giáo sư đại học, trưởng khoa hoặc những người giám sát quá trình làm việc của bạn thường là những người được đề nghị chứng nhận. Tuy nhuên các bạn hãy hỏi ý kiến của họ và nếu như được cho phép các bạn mới được khi đưa tên họ vào phần này. Bài tập ứng dụng: Các bạn hãy sử dụng phần trống dưới đây để điền thông tin vào bản nháp sơ bộ, bản duyệt lại và bản nháp cuối cùng. Bài 5 - Polishing your CV & sample CV (Đánh bóng bản lý lịch của bạn & một số CV mẫu)
  • 35. Những bài giảng trước đã giúp các bạn xác định được khả năng và kỹ năng của mình cũng như giới thiệu cho các bạn thành phần chủ yếu mà một bản lý lịch thường thấy. Vì vậy bài giảng hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách đánh bóng thông tin để bản lý lịch của bạn hiệu quả và thuyết phục nhất cũng như đưa ra cho các bạn những bản lý lịch mẫu để các bạn tham khảo. POLISHING YOUR CV (ĐÁNH BÓNG BẢN LÝ LỊCH CỦA BẠN) Các bài giảng trước tập trung chủ yếu vào phần nội dung của bản lý lịch mà không đề cập đến những vấn đề như đối tượng nhận đơn, thông lệ khi viết bản lý lịch và cách trình bày (khổ, cách bố trí, vv...). Vì vậy bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn những yếu tố nêu trên. Để có một bản lý lịch hiệu quả bạn không nên chỉ tập trung vào phần thông tin đưa ra mà còn phải lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ, việc sử dụng đúng ngữ pháp và văn phong mạch lạc. Các bạn nên lưu ý đến những phần sau: ĐỐI TƯỢNG NHẬN ĐƠN Bản lý lịch được dùng để truyền đạt thông tin cho những người có những điểm tương đồng về mặt kiến thức, từ vựng trong một lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy điều quan trọng cần lưu ý là khi miêu tả kinh nghiệm của mình các bạn hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, các bạn hãy nhớ rằng đây không phải là thời điểm để các bạn khiêm tốn, các bạn hãy tự ủng hộ và tán thành mình trước tiên. Xác định được rõ đối tượng sẽ đọc bản lý lịch của bạn là điều cần thiết bởi nhờ vậy các bạn sẽ lựa chọn được thông tin và cách viết cho phù hợp, tạo thiện cảm với người đọc. THÔNG LỆ VIẾT, NGỮ PHÁP VÀ VĂN PHONG Các bạn hãy sử dụng lối viết tự tin, có căn cứ những cũng hết sức sinh động đủ để thuyết phục người đọc xuyên suốt toàn bộ bản lý lịch của bạn. Ngoài ra các bạn hãy cố gắng để phần nội dung và cấu trúc của bản lý lịch nhất quán, ngắn gọn súc tích. Bên cạnh đó, các bạn hãy lưu ý sử dụng phong cách viết điện báo (vắn tắt) và tránh dùng ngôi thứ nhất. Các mạo từ cũng nên dùng một cách chọn lọc, không sử dụng bừa bãi. Ngữ pháp và chính tả phải chính xác tuyệt đối, tuân thủ đúng những qui tắc chuẩn về ngữ pháp và dấu câu. Hơn thế nữa, các bạn nên sử
  • 36. dụng ngữ chủ động, thì của câu phải luôn đồng nhất với thời điểm của những hành động bạn liệt kê cũng như với những cụm cấu trúc ngữ pháp ngang hàng. Các bạn nên tránh sử dụng dấu chấm than và thán từ. Những từ viết tắt chuẩn theo qui tắc của bưu điện nên được sử dụng ở những chỗ thích hợp. Ví dụ: NM thay thế cho New Mexico, AK để chỉ Arkansas, ON viết tắt cho Ontario, và QC muốn nói đến Quebec. Hơn thế nữa, các bạn hãy nhờ một vài đồng nghiệp hoặc bạn bè đưa ra ý kiến phê bình cho bản lý lịch nháp của bạn để sửa lại. Nếu bạn nhờ được những chuyên gia tư vấn, giáo sư, giáo viên nhiều kinh nghiệm phê bình thì thực sự rất tốt. Có một điều các bạn nên nhận định rõ ràng rằng bạn sẽ không đồng tình với tất cả những lời phê bình đó, tuy nhiên quan trọng là bạn phải biết đánh giá để sửa đổi lại bản lý lịch (cả về nội dung và bố cục) để có thể làm bạn cũng như nhà tuyển dụng thấy hài lòng. Bản lý lịch là yếu tố đại diện cho bạn và là điều gây ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng nên các bạn hãy viết thật cẩn thận, bản lý lịch phải thật hoàn hảo. Chính vì vậy các bạn nên xem lại, duyệt lại cẩn thận, dò lỗi và chỉnh sửa từng bản nháp một. Sau đây bài giảng sẽ định nghĩa rõ cho các bạn về qui trình duyệt lại bài, chỉnh sửa và dò lỗi để các bạn dễ nắm bắt. • Revising (Duyệt lại bài): Đây là quá trình các bạn xem lại và đưa ra những thay đổi về cả nội dung và cấu trúc bản lý lịch. • Editing (Chỉnh sửa): Đây là quá trình các bạn xem lại và đưa ra những thay đổi về cấu trúc câu, những phần ngữ pháp cơ bản và phần lựa chọn từ. • Proofreading (Dò lỗi): Đây là quá trình các bạn xem kỹ lại và sửa những lỗi về cách dòng, lỗi in, lỗi chính tả. Sau khi đã đưa ra được bản lý lịch cuối cùng, hoàn thiện nhất các bạn hãy in ra một bản và lưu file trên máy tính cẩn thận. Các bạn hãy liên tục cập nhật thông tin cho bản lý lịch của mình, mỗi năm một lần hoặc khi bạn có thêm thông tin cần được bổ sung. SẮP XẾP, TRÌNH BÀY Các bạn hãy sử dụng máy tính để viết bản lý lịch sau đó in ra giấy. Về phông chữ, các bạn có thể chọn phông Times New Roman hoặc Tahoma. Còn về cỡ chữ, cỡ 10 hoặc 12 là vừa phải và dễ đọc. Các bạn hãy dùng cách dòng đơn trong cùng một phần và cách dòng đôi giữa các phần với nhau. Các bạn có thể lùi đầu dòng và tạo những chỗ trống để giúp nhà tuyển dụng đọc dễ dàng hơn. Để nhấn mạnh và làm bản lý lịch của mình đa dạng các bạn hãy gạch chân, viết hoa và bôi đen, in nghiêng những thông tin cần làm nổi bật. Tuy nhiên nếu các bạn đã viết hoa tất cả cụm thì không nên gạch chân cụm đó. Ngoài ra các bạn không nên dùng một thủ thuật nhấn mạnh với nhiều hơn một thông tin. Các bạn cũng nên tránh miêu tả dài dòng những kinh nghiệm làm việc và học chuyên ngành của mình. Bởi một phần miêu tả dài hơn sáu dòng có thể gây khó khăn cho người đọc trong việc định hướng và tiếp nhận thông tin. Vì vậy các bạn hãy lựa chọn nội dung thật súc tích. SAMPLE CV (MỘT SỐ BẢN LÝ LỊCH MẪU) 1. CHEMISTRY
  • 37. CURRICULUM VITAE CLEMENTINE OPHELIA HARE 2 Quackenbush Lane Tuscaloosa, AL 34586 (205) 555-5660 E-mail: cohare@hotmail.com Newcomb College Box TU 6071 New Orleans, LA 70118 (504) 555-2777 PROFESSIONAL/CAREER/RESEARCH OBJECTIVE OBJECTIVE A research position that requires background in organic synthesis and/or chemical identification through spectrographic techniques such as NMR, GC, IR, UV-Vis, and mass spectroscopy EDUCATION B.S., 1996, Newcomb College of Tulane University, New Orleans, LA; major in chemistry; GPA 3.3; cumulative GPA 3.2 1993–1994, University of Tennessee, Knoxville, TN Summer 1992, University of Alabama, Tuscaloosa, AL; studied biochemistry and environmental geology COURSEWORK (*denotes courses taken at the University of Tennessee) Introductory Chemistry I*, II* Organic Chemistry I*, II*, III Advanced Organic Chemistry Physical Chemistry I, II Advanced Inorganic Chemistry Independent Research in Chemistry Senior Research in Chemistry Instrumental Methods Calculus I*, II Physics I, II Biology I*, II* Environmental Hazards Natural Hazards Environmental Geology and Natural Resources Related courses:
  • 38. Intermediate Louisiana French Cajun Art and Music of the Nineteenth Century Roots of Western Civilization The Modern Experience in the West Mass Media, Mass Society, and the Individual LABORATORY EXPERIENCE Research Assistant, Chemistry Department, Newcomb College Under Dr. M. P. Norris, Spring 1996–Fall 1996 Experimented with synthesis of B-amino ketones via enol boronates, as they pertain to natural products Research Assistant, Chemistry Department, Newcomb College Under Dr. M. P. Norris, 1995–1996 Experimented with SmI selective bond cleavage of carbon-oxygen single bonds Research Assistant, Chemistry Department, University of Tennessee Under Dr. Craig Barnes, Summer 1994 Synthesis of macro-cycle containing two transition metal atoms Research Assistant, Chemistry Department, University of Tennessee Under Dr. Craig Barnes, Spring 1994, Fall 1994 Synthesis of starting material for graduate student research INSTRUMENTATION EXPERIENCE • Nuclear Magnetic Resonance • Infrared and Ramen Spectroscopy • Ultraviolet and Visible Absorption Spectroscopy • Mass Spectrometry • Atomic Absorption Spectrometry • High Performance Liquid Chromatography • Gas Chromatography • Fluorimetry • Gel Electrophoresis MEMBERSHIP Younger Chemists, American Chemical Society 1996 HONORS AND ACHIEVEMENTS Stella Florence Pettypiece Memorial Prize in chemistry for outstanding performance in first year chemistry 1992
  • 39. Clarence Charles Zess Mathematics Prize for Excellence in Calculus II Captain, National Championship Swim Team 1991 All-America, high school swimming 1990, 1991 Deborah Wingert Athletic Scholarship (swimming), University of Tennessee 1992– 1994 COCURRICULAR ACTIVITIES Varsity Swim Team, Tulane University 1994–1996 Varsity Swim Team, University of Tennessee 1993–1994 Big Brother/Big Sister, Newcomb College of Tulane University 1994–1996 Tutor, Chemistry Department, Newcomb College of Tulane University, Fall 1995; assisted students in Advanced Organic Chemistry OTHER EXPERIENCE Assistant to the Manager, Welsch Electric Co., Tuscaloosa, AL Coordinated warehouse inventory with showroom inventory, Summer 1996 Coach, Tuscaloosa Swim Club, Tuscaloosa, AL, Summer 1995 Coach, United Swimming Clinics, Mercersburg, PA, Summers 1993, 1994 2. ENGLISH curriculum vitae phillip hogarth hedgeworth • box CDE, colgate station, hamilton, new york. telephone (315) 555-1234 • 4 stanton place, rochester, new york. telephone (716) 555-4569 literary interests • continued work in writing and poetry • focusing on the development of craft, image, and voice • study of psychological and cultural complexities of poems and poets • interest in works of pound, williams, lowell, bishop, plath, hayden, ginsberg, and rich workshops • poetry writing workshop—professor bruce berlind
  • 40. • emphasized critique and discussion of form and content, experimented with syllable verse, sestinas, and various other rhyme and metrical schemes • short fiction workshop—visiting author david bradley • emphasized extensive revision of working short stories; four drafts written over course of three months. mr. bradley stressed combination of creativity and discipline • independent in reading and writing poetry—professor bruce berlind • month-long intensive study of modern poets such as richard wilbur, denise levertov, and ted hughes; also wrote and revised two or three poems per week and met with professor berlind for discussions cocurricular activities • cofounder, colgate university poetry society, 1995 organized and participated in poetry workshops every other week. edited and published poetry in the colgate maroon • cofounder and assistant president, colgate literary society, 1995–1996 organized bureaucracy to tie literary aspects of the colgate campus together; ran poetry and short fiction workshops; organized faculty lectures and co-sponsored visiting writers; administered the first in a series of poetry, short fiction and essay contests; hosted informal group discussions on literary topics • poetry editor, the colgate maroon, spring, 1996. one of two colgate weekly newspapers • editor, the pallette and the pen, colgate’s literary and art magazine, fall 1995 contributed poetry spring 1995, fall 1995, and spring 1996 • member, amnesty international, colgate chapter, 1994–1996 • member, students for environmental awareness, 1995 education • b.a., may 1996, colgate university, hamilton, new york major: english, gpa 3.7 workshop, gpa 3.7 minor: history, gpa 3.4 cumulative gpa 3.4 coursework *denotes spring 1996 courses
  • 41. english workshops poetry—professor berlind *poetry—professor balakian short fiction independent reading and writing poetry other british literature I british literature II american literature literature of the 17th century history growth of nation-states in europe u.s. in vietnam (1945–75) formation of the russian empire history of american diplomacy related roots of western civilization the modern experience north american indians international ethics honors • dean’s award for academic excellence; six of six semesters • edward wood scholarship 1995, academic excellence • allen poetry award 1996, literary excellence • runner-up, colgate winter poetry contest 1993
  • 42. • honorable mention, colgate literary society, fall 1995 poetry contest • honorable mention, world of poetry national poetry contest, summer 1994 • selected member, colgate geneva study group, fall 1994; traveled throughout western europe; studied various international organizations in depth other experiences • lifeguard, athletic department, colgate university, 1993–1995 • student worker, case library, colgate university, 1994–1996 • carpenter’s assistant, alternative timber structures, summers 1993–1995 richard g. smith, contractor, summer 1995 robert g. rose, contractor, january 1993 • lifeguard, marriot hotel, henrietta, new york, summer 1994 3. CLINICAL PSYCHOLOGY CURRICULUM VITAE GISELA E. SCHMIDT home: 2764 Smythe Blvd. Minneapolis, MN (612) 555-4683 Fax (612) 555-8710 office: 1 Miller’s Place Minneapolis, MN (612) 555-6723 Fax (612) 555-2689 RESEARCH INTERESTS Performance anxiety (academic and music); music therapy EDUCATION 1994 UNIVERSITY OF MICHIGAN Ann Arbor, MI Ph.D., Clinical Psychology Dissertation: “Assessing test anxiety, stress reduction, and self-concept maintenance among first semester National Merit Scholars” 1990 UNIVERSITY OF MICHIGAN Ann Arbor, MI M.A., Clinical Psychology Thesis: “Psychophysiological investigation of the effects of positive
  • 43. personality reinforcements and degrees of uncertainty among Phi Beta Kappa inductees who are physics majors” 1987 ST. OLAF COLLEGE Northfield, MN B.A., summa cum laude, Psychology Minor: Music Elected to membership in Sigma Xi and Psi Chi HONORS and AWARDS 1993 Division 29 (Division of Psychotherapy) Winner, graduate student competition for best paper on measurement, University of Michigan. 1987 Phi Beta Kappa, St. Olaf College 1987 Thomas J. Watson Fellowship for year of independent research in Bolivia, Turkey, Bulgaria, and France. Topic: “The effects of lullabies on relaxation among autistic teens” 1986 Psi Chi, St. Olaf College FELLOWSHIPS 1993 Dissertation Grant, Horace A. Rackham School of Graduate Studies, University of Michigan 1995 Postdoctoral Fellowship in Clinical Psychology, University of Rochester and Eastman School of Music, Rochester, NY Focus: “Comparative studies of psychomotor dysfunction in breathing techniques among flautists and oboists” LICENSES 1994 Licensed Psychologist, State of Minnesota License #200 CLINICAL EXPERIENCE 1993–1994 UNIVERSITY OF MINNESOTA MENTAL HEALTH CENTER Minneapolis, MN Predoctoral Intern (APA approved) Researched data on adjustment of first semester National Merit Scholars under supervision of Dr. Sven Lindstrom. 1990–1992 UNIVERSITY OF MICHIGAN COUNSELING SERVICES Ann Arbor, MI
  • 44. Half-time Psychology Intern Supervised two master’s level interns in counseling practica; taught counseling methods course and measurements course. 1989–1990 UNIVERSITY OF MICHIGAN COUNSELING SERVICES Ann Arbor, MI Half-time Psychology Intern Conducted psychotherapy with graduate students pursuing degrees in music; performed psychological consultations and evaluations of anorexic clients under supervision of Dr. Hope Wilson Webber, Clinical Psychologist. 1989 YPSILANTI PSYCHIATRIC CENTER Ypsilanti, MI Half-time Psychology Intern Performed psychodiagnostic assessments under supervision of Dr. Agnes Y. Kimbrough, Clinical Psychologist. 1992 NORTHFIELD SYMPHONY ORCHESTRA Northfield, MN Crisis Counselor Provided crisis phone counseling and referral information to performers and staff of Orchestra. 1992 WALK-IN WOMEN’S COUNSELING CENTER Northfield, MN Counselor Provided crisis intervention and short-term counseling to single mothers. PROFESSIONAL AFFILIATIONS American Psychological Association, Division 29 Minnesota Women Psychologists Society for Music Therapists PUBLICATIONS and Allen, B., Weinstein, F., Schmidt, G. (1993). “Effects of stress on creativity among teens who
  • 45. PRESENTATIONS achieve perfect scores on SATs.” Educational & Psychological Measurement, 100, 1108–1121. References/Letters of Recommendation Chứng nhận /Thư giới thiệu Preliminary VersionBản nháp sơ bộ Revised Version Bản duyệt lại Final Version Bản nháp cuối cùng Như vậy, bài giảng đã đưa ra cho các bạn 19 thành phần cơ bản cần có trong bản lý lịch. Tuy nhiên các bạn lưu ý đây chỉ là phần hướng dẫn, gợi ý cho các bạn. Ngoài những thông tin cơ bản đó các bạn có thể đưa thêm hoặc lược bỏ một số thông tin làm sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển cũng như là quan niệm của cá nhân bạn. Bài 6 - Corresponce for the application process & the job search (Thư từ trao đổi trong quá trình ứng tuyển & tìm việc)
  • 46. Bài giảng trước đã hướng dẫn bạn cách đánh bóng bản lý lịch của bạn còn bài giảng hôm nay sẽ giới thiệu thêm cho các bạn một cách đánh bóng CV khác, không kém phần quan trọng. Đó là soạn thư từ trao đổi với những cá nhân hoặc tổ chức có thể đáp ứng được mục tiêu công việc của các bạn. Viết những lá thư hiệu quả là yếu tố then chốt trong quá trình tìm việc và ứng tuyển. Cover letter là thư gửi kèm với bản lý lịch của các bạn. Nó được định nghĩa, định hình theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích của người viết. Có nhiều loại cover letter như thư xin ứng tuyển, thư thông báo thay đổi, thư chấp nhận hay thư chỉ định Cùng với cover letter, quá trình tìm việc và ứng tuyển có thể đòi hỏi các bạn phải viết thêm những dạng thư khác như thư thăm dò, thư tìm việc, thư cảm ơn, thư xin rút. Cuối bài giảng các bạn sẽ được giới thiệu những lá thư mẫu của những loại đã kể trên để tham khảo. OBJECTIVES OF CORRESPONDENCE (MỤC TIÊU CỦA THƯ TRAO ĐỔI) Một lá thư trao đổi được viết tốt phải đáp ứng được những mục tiêu sau đây: • Tạo cơ hội cho người viết đưa ra mục đích của họ khi gửi bản lý lịch cho một đối tượng cụ thể nào đó • Cho phép người viết có thể hướng mối quan tâm trực tiếp đến những kỹ năng cụ thể được người đọc quan tâm và đánh giá cao • Giúp người viết trình bày cụ thể lý do tại sao họ hứng thú với vị trí, công việc, tổ chức đó • Mở ra cánh cửa cho sự trao đổi sâu hơn và xuyên suốt Mặc dù thư trao đổi khá linh hoạt về nội dung, giọng văn, văn phong và những điểm tập trung nhấn mạnh, nhưng phần cấu trúc và bố cục cốt yếu thì nên tuân thủ theo những phần hướng dẫn đã được công nhận rộng rãi. Các bạn hãy xem xét thật cẩn thận bài viết của mình, phải trình bày thật rõ ràng, thuyết phục, chân thực và ngắn gọn, súc tích. Chỉ khi đáp ứng được những điều đó các bạn mới có thể tạo ra bức thư chất lượng nhất cũng như lột tả hết cảm xúc thật của bạn. Về phần ngữ pháp, những điều lưu ý khi viết hay văn phong, bố cục, hình thức thì các bạn hãy xem lại những qui tắc khi viết bản lý lịch bởi viết thư cũng yêu cầu giống như vậy.
  • 47. Sau khi đã hoàn thiện phần thư gửi kèm các bạn hãy in ra rồi dò lỗi vài lần để tìm những lỗi chính tả, ngữ pháp, cấu trúc, bố cục không hiệu quả hay lỗi in. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tìm việc và ứng tuyển. Thư gửi kèm có tốt hay không sẽ quyết định việc bạn được gọi đến phỏng vấn hoặc không. CHARACTERISTICS OF EFFECTIVE CORRESPONDENCE (ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT BỨC THƯ TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ) • Gửi thư của bạn đến người có thẩm quyền (có thể tuyển dụng bạn hoặc tác động để bạn được nhận). Nếu có thể các bạn hãy gửi đến một người cụ thể chứ không gửi đến phòng, ban hay công ty chung chung. • Các bạn hãy lưu ý ghi tên người, chức vụ, phòng ban hoặc công ty chính xác, tránh viết sai chính tả. Nếu không các bạn sẽ tạo ấn tượng không tốt với người nhận thư. • Các bạn hãy tìm hiểu thật nhiều và chi tiết về vị trí, công ty, tổ chức mà bạn đang ứng tuyển. • Các bạn hãy sử dụng giọng văn sao cho thể hiện được sự thích thú và say mê của bạn với công việc bạn đang ứng tuyển. • Các bạn hãy tỏ ra chuyên nghiệp, nhiệt tình và thân thiện. • Các bạn hãy xác định cụ thể điều bạn mong muốn và những điều bạn có thể đáp ứng. • Các bạn hãy làm mình nổi bật hơn hẳn so với những người ứng tuyển khác. Cố gắng đưa ra ít nhất một điều khiến bạn đặc biệt nổi trội cũng như khiến bạn phù hợp với vị trí hoặc chương trình mà bạn đang ứng tuyển. GUIDELINES FOR EFFECTIVE CORRESPONDENCE (CHỈ DẪN ĐỂ VIẾT MỘT LÁ THƯ TRAO ĐỔI HIỆU QUẢ) Eric Martin and Karyn Longhorne, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "How to Write Successful Cover Letters", đã cung cấp những thông tin quan trọng về quá trình tự đánh giá điểm mạnh của bạn, sở thích và phong cách cá nhân. Đó chính là bước mở đầu quan trọng trước khi các bạn bắt tay vào viết thư. Ngoài ra, họ cũng cung cấp những thông tin bổ ích giúp xác định những điều các bạn cần biết về cá nhân hoặc tổ chức mà bạn ứng tuyển để định hướng cho lá thư của bạn. • Các bạn hãy sử dụng những từ khóa và cụm từ để chỉ về những kỹ năng của bạn cũng như những thông tin về nghề nghiệp, môn học của bạn để người đọc có thể dề dàng nắm bắt và hiểu phần nào về bạn. Ngoài ra những phần quảng cáo, giới thiệu hay sách miêu tả về công ty, tổ chức đó cũng nên được giới thiệu bằng từ khóa và cụm từ. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tổ chức hoặc cá nhân bạn đang trao đổi qua thư. • Có một điều cốt yếu các bạn cần hiểu đó là giọng văn của bức thư sẽ phản ánh nội dung chính mà bạn muốn truyền đạt. Chính vì vậy, các bạn hãy đảm bảo chắc chắn rằng ngôn ngữ cũng như cấu trúc của bức thư thể hiện được những đặc điểm tích cực như chín chắn, kỹ càng trong công việc, hăng hái, nhiệt tình, thông minh, sáng tạo, có nghị lực, có tính tổ chức,vv... Các bạn hãy cố gắng tập trung, đi sâu vào những kỹ năng phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. • Richard Beatty, tác giả của cuốn sách "The Perfect Cover Letter" khẳng định rằng thư đi kèm nên được viết theo hướng mà người nhận muốn đọc. Chính vì vậy trước khi viết các bạn hãy phân tích rõ mong muốn và nhu cầu của người đọc. Điều này sẽ hướng bức thư theo nhu cầu của cá nhân hoặc tổ chức mà các bạn ứng tuyển. Để có thể làm được điều đó, trước khi viết các bạn hãy tự hỏi mình xem trong số những kỹ năng của bạn kỹ năng nào sẽ khiến người đọc đặc biệt quan tâm, khi đã có câu trả lời các bạn hãy đưa phần đó vào thư đi kèm. • Phần thư trao đổi chỉ nên gói gọn trong một trang. Tuy nhiên, vẫn chưa có phần hướng dẫn chung và cụ thể về quy ước đó nên cũng có những trường hợp thư đi kèm có thể vượt quá một trang. Cụ thể đó là những trường hợp các bạn phải tập trung vào nội dung trao đổi của thư hơn là để ý đến những quy ước về độ dài của thư đi kèm.
  • 48. • Điều quan trọng là các bạn phải đưa ra được những thông tin cụ thể phản ánh mục đích viết thư đi kèm, ví dụ: ngày bạn sẽ được nhận vào làm, mức lương và những ưu đãi bạn muốn được nhận hoặc thông tin về những cá nhân đã đồng ý viết thư giới thiệu cho bạn. • Thư đi kèm nên bao gồm những thông tin cụ thể và phù hợp miêu tả quá trình học tập và làm việc của các bạn cũng như những kỹ năng, sở thích, vv... nhưng phải thật ngắn gọn, súc tích và nổi bật. Điều đó sẽ khiến người đọc hứng thú tìm hiểu kỹ thêm những thông tin của bạn trong bản lý lịch. Sau đây bài giảng sẽ giới thiệu cho các bạn một vài lá thư mẫu để các bạn tham khảo: 1. Application Letter Application Letter 14 Overland Street Youngstown, OH 33602-1110 15 October 20__ His Excellency S. K. Ghusayni Embassy of Lebanon 2560 28th Street, NW Washington, DC 20008 Excellency: I am applying for the position of Assistant Professor of English at the American University of Beirut. Since the position, which was advertised in the Chronicle of Higher Education, requires some teaching at Université Saint Joseph, I am sending a set of my credentials to you and to representatives of the respective institutions. This is a particularly exciting position as I would be able to use my knowledge of Arabic and French, which would enhance the effectiveness of my English language instruction. As my enclosed curriculum vitae indicates, I received a Ph.D., magna cum laude, with a major in English and Linguistics, from Yale University in 1994. Prior to that, I obtained a B.A., magna cum laude, in French, and an M.A., summa cum laude, in French Literature from the Massachusetts Institute of Technology. Moreover, during my Fulbright Scholarship for the study of French literature at the Sorbonne, I read extensively the works of writers from Algeria, Tunis, Martinique, and other Francophone countries. The paramount experience that has influenced my decision to apply for this position, however, was a three- year teaching position at Mohammed V University in Morocco. Not only did I teach English, but I also developed an innovative program in Arabic using computer-assisted pedagogy. It was ecognized as a major breakthrough in Arabic language instruction. During the week of 18 February, I plan to be in Washington, D.C., and would like to arrange an interview with you at your convenience. I will telephone you next week to arrange that meeting. Please feel free to call me at 216/555-8209 or fax me at 216/555-8210. Thank you for your consideration. I remain Yours truly, Zoltan M. Zantovsky
  • 49. Enclosures: Curriculum Vitae Book Reviews Disk Containing Arabic Language Course Letters of Recommendation 2. Response to an Advertisement Letter Response to an Advertisement Letter 2 Fisherman’s Cove San Francisco, CA 94682 February 20, 20__ Dr. Alva Marie Demetriades Senior Vice President The Johnston Wells Group 720 Writer Square 1512 Larimer Street Denver, CO 80202 Dear Dr. Demetriades: I am applying for the position of Research Associate at The Johnston Wells Group. The description of the position, as advertised in The San Francisco Chronicle, is congruent with my educational and work background in health care public relations. Having written speeches and researched the mechanics of the health care system for senior executives of health management organizations, public and private hospitals, physicians’ consulting groups, etc., I have acquired the high degree of expertise in analytical and communication skills that define the position with you. Furthermore, my facility with state-of-the-art computer-assisted research in biotechnology augment those skills. I have enclosed a portfolio of my writing along with a recent copy of my curriculum vitae. As this is a confidential search, I would appreciate an opportunity to speak with you concerning individuals whom I might approach for references. You can appreciate, I am certain, the delicacy of interlocking relationships in the highly interconnected field of health care public relations. May I take the opportunity to congratulate you on receiving the International Public Relations Award for research on marketing support of health care providers? It is a fine tribute to the quality of the service offered by The Johnston Wells Group. I shall contact you regarding my response to your advertisement in three weeks. Should you need to contact me before that time, please call my 24- hour answering service at 415/555-6874. Thank you. Sincerely, 3. Continuing Interest Letter
  • 50. Continuing Interest Letter P.O. Box 1872 Santa Fe, NM 87492 7 June 20___ Mr. Joseph Jackson Editor The Plain Dealer 1801 Superior Avenue Cleveland, OH 44114-2037 Dear Mr. Jackson: I am writing to inform you of my continuing interest in the position of Associate Sports Editor of The Plain Dealer. Your forthright expressions of confidence in my journalistic skills and publication background convinced me that I would grow and mature as a sports editor in the demanding yet supportive culture at The Plain Dealer. You will be pleased to know that eager and oftentimes perplexed sports fans in Santa Fe read with interest the continuing negotiations among the Cleveland Browns, the city of Cleveland, and the National Football League in the 90s. Needless to say, I was enormously impressed by The Plain Dealer’s in-depth coverage of all aspects of the momentous decisions that confront all of the players in this pivotal episode in professional football. A very interesting thing happened to me on my return to Santa Fe. Purely by chance, I met Mr. Michael Doerfler, a retired gentleman who was a sports columnist for The Plain Dealer. Let me assure you that he had some great stories to tell about milestones in professional sports in Cleveland. He regaled me with accounts of personal encounters with individuals from all levels of that segment of society. I am eager to become a part of that hallowed tradition. Thank you again for your generous hospitality during my recent visit. Sincerely, Strobe L. Watson 4. Networking with Friends Letter Networking with Friends Letter Theta Kappa Psi Fraternity University of Connecticut 203 Broad Street Storrs, CT 06269-1008 March 25, 20__ Jed Aaron Smith, Jr. Executive Secretary Theta Kappa Psi Fraternity University of Utah
  • 51. Boulevard of the Americans Salt Lake City, UT 84202-7600 Dear Jed: Greetings from the cold, windswept tundra of Storrs, Connecticut, and its only bright spot this weekend of weekends! With several hundred graduating seniors of TKP from twelve schools in the northeast due on our campus tomorrow, we should have a great career fair. It was great seeing you and all the brothers at our alumni officers’ gathering at the University of Florida. I tell you, the warm weather makes me seriously think of transferring there. Just wanted to get off a quick note to you to let you know that I am indeed interested in the new position of Executive Secretary for Alumni Affairs at our national headquarters at Indiana University. Although I would prefer an assignment at the University of Florida or the University of Texas, I could live with Indiana University, particularly when it would involve such extensive contact with all of our chapters throughout the United States. I would greatly appreciate a good word from you to the search committee on my behalf. In fact, I plan to call Jim at UCLA and Bob at UNLV and take them up on their offer to intercede on my behalf. All of this feels just right! With TKP growing in all parts of the country, our alumni will be assuming increasingly important responsibilities in the overall management of each of our chapters. Take care and have a great time on the slopes. See you at the University of Colorado next month. Just do it! Fraternally yours, Jared Angier Solomon Alumni Secretary Enclosure: Curriculum Vitae cc: James M. Braithwaite UCLA cc: Robert S. Pendergast UNLV 5. Prospecting Letter Prospecting Letter January 29, 20__ Ms. Daphne Lizbet Middlemiss Photographic Director ARTnews 40 West 38th Street New York, NY 10000-2222
  • 52. Dear Ms. Middlemiss: Cats! I love them! You love them! Your recent photographic features on Egyptian Cats at Court and Siamese Cats in Thai Arts were riveting and captivating works of artistic expression. For that reason and the obvious cachet that your publication enjoys in photography and art, I have decided to apply for a staff photographer position at ARTnews. It is fitting that I have made this decision after being informed by National Geographic Magazine that my set of photographs of Bengal tigers, as well as a diary associated with each shooting, will appear in its Fall 2003 issue. That exposure and the recognition I am receiving for my exhibition of photographs of the flora and fauna along the Amazon River support my strong interest in a position with you. I have enclosed a copy of my curriculum vitae and a set of slides, which describe the diversity of my photographic techniques, the equipment, and the materials I use in producing them. Should you plan to attend the Art in Urban Landscape Biennial in Baltimore on March 30, 2004, I would like to speak with you about my interest in joining the staff of ARTnews. I will contact you in two weeks to arrange a meeting. Since I travel frequently, I am always in touch with my E-mail address at: drunning bear@hotmail.com. Thank you for the wonderful photographs of cats. Muffin, my beautiful, moody, sensitive, bright, black and white cat, is peering at me from her exalted position in the middle of my desk. Does she know what I am doing? Take care! Cordially, David (Shenandoah) Runningbear 25-10 Orchard Park Charlottesville, VA 22391 6. Referral Letter Referral Letter July 20, 20__ Dr. Hillary Theakston Department of Psycholinguistics Bloomfield Hall University of Pennsylvania Philadelphia, PA 19104-6226 Dear Mr. Theakston: Dr. Anton P. Cleggart, Matthew J. Owens Professor of Linguistics at the University
  • 53. of Delaware, suggested that I contact you regarding postdoctoral fellowships in psycholinguistics at the University of Pennsylvania. Since you have had a long and distinguished career in this field, he even suggested that I approach you regarding the prospect of obtaining a fellowship under your supervision. I am very enthusiastic about the prospect of continuing my research on the psychological impact of autism on language acquisition in preverbal four-year-old children. Your paper at the recent annual meeting of the American Psychological Association further stimulated my interest in working with you. I have enclosed a copy of my curriculum vitae along with a letter of introduction from Dr. Cleggart. Please contact me by E-mail so that we may arrange a time to talk about my proposal. Thank you for your consideration. Sincerely, Dr. Siobhan Y. Kaufman University of Delaware Department of Psychology Spruce Hall Newark, DE 19617 E-mail: siobhan@psych.edu. Enclosures: curriculum vitae letter of introduction cc: Dr. Anton P. Cleggart 7. Search Firm Letter Search Firm Letter 1472 Rockland Estate Hanover, NH 03744 August 8, 20__ Dr. Danielle Linton-Panko President Panko, Linton, Jawarski, Paolone & Associates Research Triangle Park Building 16-62 Durham, NC 24720-0001 Dear Dr. Linton-Panko: Your article, “An Analysis of Einstein’s 1905 Specialty Relativity Paper and Its Implications for Pedagogy in Technical Writing,” which appeared in the Journal of Technical Writing and Communication (volume 25, number 1, 1999), is extraordinary research whose outcomes will have far-reaching implications for pedagogy in technical writing and communication. It has, therefore, made imminent sense for me to become a client with your firm, as I now begin my search for a teaching position in technical writing. Its highly regarded profile in this field, coupled with your reputation for placement success, made the choice of your firm