SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 61
Downloaden Sie, um offline zu lesen
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
CAO XUÂN THU NGỌC
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, tháng 1 năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
CAO XUÂN THU NGỌC
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM XUÂN HẰNG
Hà Nội, tháng 1 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng tới PGS.TS Phạm
Xuân Hằng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý
báu của các thầy cô giáo của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Hà Nội. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, lãnh đạo Công ty Cổ phần thủy sản
Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu, các Sở Công Thƣơng, Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ cho tôi có thể hoàn thành luận văn này./.
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..........................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................8
3. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................11
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................11
5. Mẫu khảo sát..........................................................................................................11
6. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................11
7. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12
8. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................12
9. Kết cấu của luận văn............................................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU..................................................................................................................14
1.1. Dẫn nhập .............................................................................................................14
1.2. Cơ sở lý luận chung..........................................................................................15
1.2.1. Khái niệm công nghệ ..................................................................15
1.2.2. Năng lực công nghệ ....................................................................22
1.2.2.1. Khái niệm năng lực công nghệ ................................................22
1.2.2.2. Các yếu tố tác động năng lực công nghệ.................................22
1.2.3. Đánh giá năng lực công nghệ.....................................................23
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ doanh nghiệp .......23
1.2.3.2. Năng lực công nghệ doanh nghiệp..........................................25
1.2.4. Đổi mới công nghệ......................................................................27
1.2.4.1. Khái niệm đổi mới công nghệ..................................................27
1.2.4.2. Các cấp độ đổi mới công nghệ ................................................29
2
1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và năng lực cạnh tranh....................................33
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................33
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................35
1.3.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa...................36
1.4. Yếu tố công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa.................................................................................................................................38
* Kết luận Chƣơng 1...............................................................................................40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH
BẠC LIÊU...............................................................................................................42
2.1. Khái quát về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu tỉnh Bạc
Liêu.....................................................................................................................................42
2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu ở
tỉnh Bạc Liêu ...................................................................................................42
2.1.2. Năng lực sản xuất hiện tại..........................................................59
2.1.3. Phân tích thị trường....................................................................63
2.2. Hiện trạng năng lực công nghệ của Công ty cổ phần thủy sản Trƣờng
Phú tỉnh Bạc Liêu............................................................................................................65
2.2.1. Công nghệ...................................................................................65
2.2.1.1. Nguồn cung cấp công nghệ......................................................65
2.2.1.2. Chất lượng công nghệ..............................................................65
2.2.1.3. Tốc độ nhập công nghệ mới.....................................................65
2.2.2. Chương trình nâng cao năng lực, hoàn thiện công nghệ...........65
2.2.2.1. Mục tiêu, nội dung nâng cao năng lực, hoàn thiện công nghệ65
2.2.2.2. Con người ................................................................................66
2.2.2.3. Tài chính ..................................................................................67
2.3. Đánh giá năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng
Phú, tỉnh Bạc Liêu ..........................................................................................................67
2.3.1. Những mặt mạnh về năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần
thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu ...............................................................67
3
2.3.2. Những mặt yếu về năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy
sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu.......................................................................68
2.3.2.1. Những mặt yếu về năng lực công nghệ của doanh nghiệp chế
biến thủy sản ở Việt Nam ................................................................................68
2.3.2.2. Những mặt yếu về năng lực công nghệ của công ty cổ phần
thủy sản Trường Phú.......................................................................................68
2.3.3. Đánh giá năng lực công nghệ.....................................................69
2.4. Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cao trình độ nguồn nhân lực công nghệ và tổ
chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ trong doanh nghiệp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc
Liêu.....................................................................................................................................69
2.4.1. Vai trò của nhân lực công nghệ..................................................70
2.4.2 Tổ chức hoạt động thông tin khoa học và công nghệ..................70
* Kết luận Chƣơng 2.........................................................................................70
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
TRƢỜNG PHÚ, TỈNH BẠC LIÊU......................................................................72
3.1. Kinh nghiệm của nƣớc ngoài về đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực........................................................................................................................................72
3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ...................................................................72
3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.....................................................74
3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật ................................................................75
3.1.4. Kinh nghiệm của Singapore........................................................76
3.2. Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu học tập kinh
nghiệm về đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ .........................77
3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa
học công nghệ của công ty............................................................................................80
3.3.1. Sự đa dạng về lao động...............................................................80
3.3.2. Giáo dục đào tạo.........................................................................80
3.3.3. Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, công nghệ ...........................80
3.3.4. Môi trường pháp luật..................................................................80
4
3.3.5. Môi trường kinh tế ......................................................................80
3.4. Căn cứ xây dựng giải pháp.............................................................................81
3.4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty từ nay đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020.........................................................................81
3.4.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2013 - 2015 của công ty81
3.4.3. Mục tiêu, nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực công nghệ của
công ty từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020 .................................................82
3.4.4. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp..................................82
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng loại lao động
nâng cao trình độ nguồn nhân lực công nghệ thực hiện tốt nhiệm vụ đang
đảm nhận.........................................................................................................83
Giải pháp 2. Xây dựng chính sách khuyến khích và tạo điều kiện
để nguồn nhân lực công nghệ nâng cao trình độ của mình qua đào tạo, đào
tạo lại...............................................................................................................84
Giải pháp 3. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp
đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thực hiện tốt nhiệm vụ đang đảm nhận..85
Giải pháp 4. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực công nghệ của Phòng
Kỹ thuật ...........................................................................................................88
Giải pháp 5. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực công nghệ của Phòng
Công nghệ .......................................................................................................89
Giải pháp 6. Các giải pháp bổ trợ khác ...............................................90
Giải pháp 7. Tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ, nhằm
cập nhật thị trường khoa học công nghệ ........................................................91
* Kết luận Chƣơng 3...............................................................................................93
KẾT LUẬN .............................................................................................................95
KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................98
5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu........................43
Biểu đồ 2.1. Quy trình chế biến tôm hấp đông ...............................................47
Biểu đồ 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến ...........................................48
Biểu đồ 2.3. Quy trình tôm nuôi tƣơi tẩm bột.................................................51
Bảng 2. 2. Diễn giải quy trình công nghệ .......................................................52
Biểu đồ 2.4. Quy trình chế biến tôm SUSHI hấp đông lạnh...........................59
Bảng 2.3. Sơ đồ quy trình chế biến tôm SUSHI hấp đông lạnh .....................60
Biểu đồ 2.5. Quy trình chế biến tôm SUSHI tƣơi đông lạnh..........................63
Bảng 2.4. Công nghệ, trang thiết bị chính của Công ty Trƣờng Phú..............66
Bảng 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Trƣờng Phú.......….……………...67
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, hiện nay Bạc
Liêu có 1.550 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động của các doanh nghiệp chủ
yếu gắn với lợi thế sẵn có của tỉnh nhƣ chế biến thủy sản, sản xuất nông
nghiệp, sản xuất muối. Đa phần doanh nghiệp vẫn còn sản xuất theo kiểu thủ
công, hoặc dây chuyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Năm 2012, các doanh
nghiệp trong tỉnh nộp ngân sách 676.797 triệu đồng. Đây là con số không lớn
so với tiềm năng và lợi thế của Bạc Liêu.
Ngày nay, việc ứng dụng thiết bị mới và đổi mới thiết bị để giảm thiểu
ô nhiễm môi trƣờng, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm là vấn đề
đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Đổi mới, hoàn thiện,
chuyển giao công nghệ rất cần thiết đối với các công ty, xí nghiệp, doanh
nghiệp… Nó thể hiện mặt mạnh của công ty, doanh nghiệp, đồng thời đánh
giá sự phát triển về trình độ nhân lực khoa học, công nghệ của một tỉnh.
Không đổi mới và hoàn thiện máy móc thiết bị và ứng dụng dây chuyền
sản xuất tiên tiến nghĩa là không theo kịp nhịp độ phát triển của nƣớc đó và
thời đại, đồng nghĩa với việc làm ăn không hiệu quả, không cạnh tranh nỗi
với các công ty, doanh nghiệp khác, sản phẩm không có chỗ đứng trên thị
trƣờng dẫn đến thua lỗ, phá sản là điều tất yếu.
Mặt khác, vấn nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu diễn
biến khá phức tạp. Hàng năm, lực lƣợng chức năng kiểm tra và phát hiện
nhiều cơ sở thu mua thủy sản tổ chức bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu làm
ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến xuất nhập
khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, trong năm 2012, với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó
do tình hình khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên có đến
7 doanh nghiệp ngƣng hoạt động và 58 doanh nghiệp đang làm thủ tục giải
thể. Đây là những số liệu đáng quan ngại cho sự phát triển chung kinh tế tỉnh
7
Bạc Liêu. Ngoài những nguyên nhân khách quan làm cho không ít doanh
nghiệp Bạc Liêu làm ăn khó khăn, thậm chí đi đến bờ vực phá sản, một
nguyên nhân quan trọng cần phải quan tâm là do các doanh nghiệp sản xuất
với dây truyền công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công, công nghệ chƣa hoàn
thiện nên sản phẩm chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
Công nghệ và đổi mới công nghệ hay hoàn thiện công nghệ trở thành
yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty cổ phần trong bối cảnh hội nhập quốc tế khi mà Việt
Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO. Trong
những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho
các doanh nghiệp hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ. Tuy
nhiên, các chính sách đó trên thực tế đã có tác động nhƣ thế nào đến hoạt
động nâng cao năng lực công nghệ ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu, hiện nay vẫn còn là một vấn đề cần
phải nghiên cứu.
Xét về yếu tố nội tại, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập
khẩu ở tỉnh Bạc Liêu với tiềm lực tài chính chƣa mạnh nên việc đầu tƣ cho
hoạt động hoàn thiện công nghệ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thị trƣờng
công nghệ trong nƣớc hiện nay vẫn chƣa phát triển, các doanh nghiệp thiếu
thông tin hoặc thông tin về sản phẩm do các nhà khoa học trong nƣớc nghiên
cứu, chế tạo đến với doanh nghiệp chƣa kịp thời. Do vậy, có không ít doanh
nghiệp chỉ chú ý tới việc mua sắm thiết bị mà coi nhẹ công tác nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ.
Để giải quyết đƣợc tình trạng nhƣ vừa nêu thì cần có các giải pháp
đồng bộ, trong đó việc quản lý đổi mới, hoàn thiện công nghệ trên cơ sở đánh
giá thực trạng năng lực công nghệ của một doanh nghiệp cụ thể là cần thiết và
có ý nghĩa nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, quản lý và hoạch định
chính sách của Nhà nƣớc và định hƣớng phát triển cho doanh nghiệp chế biến
thủy sản xuất nhập khẩu ở Bạc Liêu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
8
Tác giả luận văn công tác tại cơ quan truyền thông có điều kiện tiếp xúc
và phần nào hiểu đƣợc những khó khăn của doanh nghiệp chế thủy sản xuất
nhập khẩu ở Bạc Liêu trong việc đầu tƣ năng lực công nghệ, vì thế đã chọn
vấn đề “Hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Cổ phần thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn
thạc sĩ. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát thực trạng trang thiết bị máy móc
công nghệ của công ty, ngƣời viết luận văn nhận thấy để hoàn thiện công
nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thì công việc trƣớc hết
cần phải hoàn thiện chính sách công nghệ. Vì thế luận văn ƣu tiên nghiên cứu
hoàn thiện chính sách công nghệ trong đó quan tâm đến vấn đề đầu tƣ đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ có chất lƣợng và tổ chức hoạt động thông tin khoa
học, công nghệ nhằm cập nhật thị trƣờng khoa học công nghệ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài hoàn thiện, nâng cao năng lực công nghệ để nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp là một đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà
quản lý, học viên cao học nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm các công trình
sau:
- “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và
biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới và nghiên cứu - triển khai trong các cơ
sở sản xuất ở Việt Nam” là một đề tài do PGS - TS Trần Ngọc Ca, Viện
Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ chủ trì năm 2000 đã
nghiên cứu môi trƣờng chính sách cho đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản
xuất về mặt tài chính và nhân lực khoa học và công nghệ, đề tài đƣa ra
khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính, làm cho môi trƣờng
chính sách tài chính trở nên thân doanh nghiệp hơn, tạo đối thoại thiết thực và
thƣờng xuyên giữa các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Cải
cách mạnh mẽ các hệ thống văn bản và môi trƣờng chính sách liên quan đến
nhân lực lao động và đổi mới công nghệ.
9
- “Nghiên cứu một số giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập - trƣờng
hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu thủ công nghiệp gốm sứ” do Tăng Thế
Cƣờng chủ trì năm 2003, đề tài này đã đƣợc tiến hành nghiên cứu các yếu tố
tác động tới đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành gốm sứ trong hội nhập, đề xuất một số giải pháp về
chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành gốm sứ.
- “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học và công nghệ
của Việt Nam” do Vũ Xuân Thành chủ trì năm 2004 đã nghiên cứu thực tiễn
về đổi mới công nghệ sản xuất đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề
tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là trả lời câu hỏi:
Nhà nƣớc có thể làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công
nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập.
Còn trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa
học và Công nghệ, đã có một số học viên nghiên cứu xung quanh vấn đề đổi
mới công nghệ, có thể điểm các luận văn:
- Luận văn Điều kiện khả thi của quỹ đầu tƣ mạo hiểm đối với hoạt
động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng của
học viên Nguyễn Duy Hƣng đã nghiên cứu đề xuất các điều kiện, từ đó đề ra
các giải pháp để quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣa vốn đầu tƣ vào các doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nhằm thực hiện đổi mới
công nghệ.
- Luận văn sử dụng công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng do học viên
10
Nguyễn Văn Đoàn tiến hành nghiên cứu về những yếu tố cản trở của chính
sách thuế và tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đề xuất và khuyến nghị điều
chỉnh chính sách tín dụng theo hƣớng tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp
nhà nƣớc và khu vực kinh tế tƣ nhân trong vay vốn đổi mới công nghệ, về
chính sách thuế khuyến nghị, về các ƣu đãi đối với đặc thù Doanh nghiệp để
khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
- Luận văn Nâng cao năng lực công nghệ trong công ty đá mài ở tỉnh
Hải Dƣơng do học viên Võ Văn Tiềm tiến hành nghiên cứu việc nâng cao
nhận thức về vai trò xƣởng thực nghiệm, cách tổ chức và vận hành và tìm
nguồn vốn xây dựng xƣởng thực nghiệm cho doanh nghiệp và công việc xây
dựng xƣởng thực nghiệm. Đề xuất và khuyến nghị chính sách có biện pháp
đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng xƣởng thực nghiệm trong các xí nghiệp sản
xuất công nghiệp ở Việt Nam, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
đầu tƣ xây dựng xƣởng thực nghiệm nâng cao năng lực công nghệ. Luận văn
thạc sĩ này bảo vệ tại Hội đồng Khoa Quản lý khoa học công nghệ, Trƣờng
Khoa học xã hội nhân văn hà Nội, năm 2007.
Có thể nói, các đề tài vừa nêu đã giải quyết đƣợc câu hỏi xung quanh
vấn đề đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói chung, nhƣng chƣa có đề
tài nào giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh
trong một doanh nghiệp cụ thể.
Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu có lợi thế về ngành chế biến thủy sản, vì
thế có nhiều công ty cổ phần chế biến thủy sản đóng tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Sự khác biệt của đề tài “Hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu”
nghiên cứu ở một công ty cụ thể, từ đó đề xuất các giải pháp về chính sách
hoàn thiện công nghệ trong lĩnh vực chế biến thủy sản nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu, đặc biệt là công
ty cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời nâng cao giá trị và
11
sản lƣợng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy
sản, tiếp tục giữ vị trí mũi nhọn của kinh tế thủy sản trong phát triển kinh tế
đất nƣớc nói chung trong đó có tỉnh Bạc Liêu.
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính: nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về chính sách hoàn
thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy
sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, Luận văn có các nhiệm
vụ sau đây:
- Đề ra hệ thống lý thuyết về công nghệ, năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phần chế biến thủy sản.
- Khảo sát thực trạng công nghệ của các công ty cổ phần chế biến thủy
sản ở Bạc Liêu, nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể là Công ty Cổ phần thủy sản
Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, phân tích nguyên nhân thúc đẩy hoặc kìm
hãm việc đổi mới, hoàn thiện công nghệ của công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ của Công ty Cổ
phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu;
- Nghiên cứu năng lực cạnh tranh có liên quan đến công nghệ của công ty.
- Nghiên cứu các chính sách đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty cổ phần trong lĩnh vực chế biến thủy sản;
- Các số liệu khảo sát trong giai đoạn 2008 - 2012, trong đó tập trung
phân tích sâu số liệu đƣợc khảo sát trong giai đoạn 2010 - 2012.
5. Mẫu khảo sát
Khảo sát Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu, trong
đó lập bảng khảo sát công nhân, cán bộ, kỹ sƣ phụ trách bộ phận kỹ thuật và
công nghệ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
12
Doanh nghiệp cần có những giải pháp chính sách gì để hoàn thiện công
nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản
Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cao trình độ nguồn nhân lực công nghệ, xây
dựng chƣơng trình thông tin khoa học, công nghệ và cập nhật thị trƣờng công
nghệ là giải pháp từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thống kê tổng hợp kế thừa và sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của
các công trình đã đƣợc công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận
văn.
Khảo sát trực tiếp tại công ty. Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập
từ các nguồn: Báo cáo của công ty, hội thảo, các bài báo có liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Nghiên cứu và tìm hiểu dựa trên các thông tin, tài liệu chính
thức: Thông tin chung về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong 5
năm gần đây; Các chiến lƣợc, phƣơng hƣớng và quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh; Các văn bản pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp
năng cao năng lực công nghệ; Thông tin chung về hoạt động của các công ty
cổ phần chế biến thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu.
8.2 Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực
chế biến thủy sản và một số lĩnh vực chế biến khác.
9 . Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công nghệ và nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
13
- Chƣơng 2: Hiện trạng năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy
sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.
- Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.
14
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU
1.1. Dẫn nhập
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển
với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính
đột phá, khó dự báo trƣớc và ảnh hƣởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã
hội loài ngƣời.
Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… xã hội
loài ngƣời đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang
thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế
dựa vào tri thức, mở ra cơ hội cho các nƣớc đang phát triển có thể rút ngắn
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực khoa học
và công nghệ. Lợi thế của nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày
càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong đời
sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia.
Thời gian đƣa kết quả nghiên cứu và áp dụng vào vòng đời công nghệ
ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh thuộc về những doanh nghiệp biết khai
thác công nghệ mới để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa
dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính
và khoa học và công nghệ, các công ty xuyên quốc gia đang nắm giữ và chi
phối thị trƣờng các công nghệ tiên tiến.
Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, nhất là sản xuất kinh doanh các
mặt hàng xuất khẩu cần nhận thức rõ trong cơ chế thị trƣờng hội nhập thì cần
15
phải quan tâm đến nâng cao năng lực công nghệ cụ thể là luôn hoàn thiện
công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển.
Lý luận về công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ, hoàn thiện công
nghệ đang phát triển ở Việt Nam, để đƣa ra những lý luận này vào nhận thức
và hoạt động thực tiễn ngày càng sâu sắc hơn tới mọi ngƣời dân trong xã hội
thì hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao, trong lĩnh vực chế biến sản xuất thủy sản
xuất khẩu vấn đề này rất thiết thực để nâng cao nhận thức về công nghệ và
nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp bằng cách tìm giải pháp
hoàn thiện công nghệ trong dây chuyền sản xuất.
Từ nhận thức rõ ràng lợi ích của việc hoàn thiện công nghệ, các doanh
nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, trong đó có các sản phẩn thủy sản có
đƣợc cơ sở vững chắc khuyến nghị các cấp quản lý đề ra các chính sách hỗ
trợ trong việc hoàn thiện công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ để nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.
1.2. Cơ sở lý luận chung
1.2.1. Khái niệm công nghệ
Công nghệ là một yếu tố tạo ra quá trình sản xuất hàng hóa và cung cấp
dịch vụ. Nó liên kết các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh theo
một lôgic về mặt kỹ thuật. Thiếu yếu tố này, không thể có bất kỳ quá trình sản
xuất - kinh doanh nào. Ngay trong quá trình cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh
vực phi vật chất, thậm chí trong các hoạt động công cộng, ngƣời ta cũng nói
tới công nghệ - triển khai công nghệ, cung cấp các dịch vụ và tiến hành các
hoạt động.
Công nghệ đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những
căn cứ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau.
Theo nghĩa hẹp ban đầu, công nghệ chỉ dùng trong sản xuất và đƣợc
hiểu là “ phƣơng pháp công nghệ”, tức là những phƣơng pháp sản xuất sản
phẩm, đƣợc mô tả qua những quy trình đƣợc trình bày qua các hình thức bản
đồ, sơ đồ, biểu, bảng. Một khái niệm khác cũng đƣợc dùng trong mối quan hệ
16
với công nghệ là khái niệm kỹ thuật - bao gồm toàn bộ các thao tác kỹ năng
và các phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất… phục
vụ cho sản xuất. Nhƣ vậy, khái niệm công nghệ hiểu theo nghĩa hẹp này đƣợc
định nghĩa hoàn toàn độc lập với khái niệm kỹ thuật (theo nghĩa là các
phƣơng tiện kỹ thuật). Tuy rằng các phƣơng pháp này cũng luôn đƣợc gắn với
những thiết bị công cụ nhất định, thậm chí có cả những thiết bị đặc trƣng gắn
với từng chuyển giao công nghệ, nhƣng chúng thƣờng không đƣợc coi là bộ
phận hợp thành của công nghệ. Về sau, khái niệm công nghệ đƣợc sử dụng
trong cả lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ và gần đây cả trong quản lý.
Công nghệ là tập hợp tất cả các phƣơng pháp sản xuất, cung cấp sản
phẩm và dịch vụ cũng nhƣ những phƣơng tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện
phƣơng pháp đó. Công nghệ không chỉ bị giới hạn trong quá trình sản xuất,
mà bao gồm cả những hoạt động nằm ngoài quá trình sản xuất trực tiếp (trong
quá trình sản xuất và phân phối, lƣu thông hàng hóa…). Với định nghĩa này,
cả hai khái niệm “công nghệ” và “kỹ thuật” theo nghĩa hẹp đã đƣợc liên kết
với nhau. Ngƣời ta xem phƣơng pháp và quy trình công nghệ là yếu tố “phần
mềm” của công nghệ, còn thiết bị máy móc và các phƣơng tiện sản xuất là
“phần cứng” của công nghệ.
Từ năm 1980, đặc biệt từ sau thập niên 90, khái niệm công nghệ còn
đƣợc mở rộng hơn. Nó đƣợc định nghĩa nhƣ những tổng thể của các phƣơng
pháp, quy trình, máy móc thiết bị cần dùng để sản xuất sản phẩm và cung cấp
dịch vụ, các kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, thông tin cũng nhƣ các phƣơng
thức tổ chức mà con ngƣời cần áp dụng để sử dụng những phƣơng pháp,
phƣơng tiện đó.
Theo định nghĩa này, công nghệ đƣợc chia thành bốn yếu tố: Phần cứng
(các phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất…); phần
mềm (các phƣơng pháp, quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ);
phần tổ chức (kết cấu hệ thống sản xuất, cơ chế vận hành của hệ thống đó và
phần con ngƣời (kể cả các kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức, thông tin mà ngƣời lao
động và cán bộ quản lý các cấp cần có để sử dụng công nghệ).
17
Theo quan niệm của Shariff, cựu Giám đốc Trung tâm Chuyển giao
công nghệ Châu Á và Thái Bình Dƣơng, thì dù ở các trình độ nào của công
nghệ thì công nghệ đều có các thành phần cơ bản sau:
Phần cứng, phần vật tƣ kỹ thuật (Technoware- T) đây là thành phần của
công nghệ đƣợc hàm chứa trong các vật thể bao gồm các công cụ, thiết bị,
máy móc, nhà xƣởng. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thƣờng làm
thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thƣờng gọi là dây chuyền
công nghệ), ứng với một quy trình công nghệ nhất định.
Phần con ngƣời (Humanware- H) đây là thành phần của công nghệ hàm
chứa trong khả năng công nghệ của con ngƣời vận hành sử dụng công nghệ.
Nhƣ vậy, phần con ngƣời của một công nghệ cụ thể nào đó là những con
ngƣời đƣợc đào tạo để có sự hiểu biết về vận hành công nghệ đó. Nó bao
gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích lũy đƣợc trong quá
trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con ngƣời nhƣ tính sáng
tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động... Các yếu tố này
một cá nhân có đƣợc từ ba nguồn: thiên phú, học đƣợc, nuôi và dƣỡng.
Phần thông tin (Inforware- I) đây là thành phần của công nghệ đƣợc
hàm chứa trong các dữ liệu đã đƣợc tƣ liệu hóa để sử dụng trong các hoạt
động với công nghệ. Nó bao gồm các dữ liệu về máy móc, về phần con ngƣời
và phần tổ chức. Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật nhƣ các thông số về đặc tính
của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị bí quyết, để duy trì và bảo dƣỡng, dữ
liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của kỹ thuật, thuyết minh
sử dụng phần máy móc…
Phần tổ chức (Orgaware- O) đây là thành phần của công nghệ đƣợc
hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức: những quy định
về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt
động trong công nghệ, kể cả những quy trình tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, thù
lao khen thƣởng, kỷ luật và sa thải phần con ngƣời, bố trí sắp xếp thiết bị
nhằm sử dụng tốt nhất phần vật tƣ kỹ thuật và phần con ngƣời.
18
Bốn thành phần này quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn xuất hiện đồng
thời trong mọi giai đoạn của công nghệ. Để phù hợp với tổ chức, quản lý và
hoạt động thƣơng mại ngƣời ta phần công nghệ theo hai cấu thành cơ bản:
phần cứng và phần mềm; trong đó phần cứng là các sản phẩm vật chất; phần
mềm là các bí quyết, thông số kỹ thuật, công thức, phƣơng pháp, kỹ năng …
Trong một công nghệ vai trò cơ bản thuộc về phần vật tƣ kỹ thuật (T).
Chức năng của nó làm tăng sức mạnh cho con ngƣời nói chung, kể cả sức
mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ. Phần con ngƣời (H) đóng vai trò cơ cấu
chấp hành với chức năng là vận hành vật tƣ kỹ thuật. Vai trò động lực thuộc
về phần tổ chức (O); còn vai trò truyền động là thành phần của thông tin (I).
Mối quan hệ giữa các thành phần của một công nghệ đƣợc thể hiện trên hình
1.1.
H
T
I
O O
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa bốn thành phần của một cộng nghệ
19
Gần đây, một số tác giả coi công nghệ phải bao gồm cả năng lực tiềm
tàng và của tổ chức sản xuất - kinh doanh và dịch vụ trong sản xuất và cung
cấp sản phẩm/dịch vụ cho xã hội.
Công nghệ là một khái niệm động, thay đổi cùng với sự phát triển tiến
bộ của khoa học và công nghệ, điều kiện kinh doanh và yêu cầu quản lý. Hiện
nó bao hàm một nội dung rất rộng và sau này có thể tiếp tục đƣợc mở rộng.
Công nghệ là một hàng hóa mua bán đƣợc trên thị trƣờng công nghệ,
thị trƣờng công nghệ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi công
nghệ. Việc mua bán công nghệ thông qua con đƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài là
một trong những kênh phổ biến. Bên cạnh đó còn có những kênh khác nhƣ
tiến hành mua bán trực tiếp giữa các công ty với nhau, hoặc có thể phổ biến
công nghệ không thông qua con đƣờng thƣơng mại.
Công nghệ cũng là một loại hàng hóa, nhƣng là một loại hàng hóa đặc
biệt - hàng hóa công cụ. Do là một sản phẩm đặc biệt, nên ngoài những đặc
trƣng nhƣ những sản phẩm thông thƣờng, công nghệ còn có những thuộc tính
sau đây:
Một là, công nghệ có tính hệ thống: Điều này có nghĩa là không thể
đánh giá công nghệ thông qua các thành phần riêng lẻ. Ví dụ, nhƣ mua đƣợc
máy móc hiện đại để sản xuất sản phẩm mong muốn. Vì thế các yếu tố cấu
thành công nghệ có mối quan hệ hữu cơ và đồng bộ để tạo ra sự gắn kết trong
hệ thống. Từng yếu tố cũng không phải là phép tính cộng đơn giản các thành
phần của nó mà là các yếu tố cấu thành của hệ thống, với các mối tƣơng quan
chặt chẽ về không gian và thời gian, trình tự và điều kiện vận hành. Chỉ khi
công nghệ đƣợc đổi mới, tức là ít nhất có một giải pháp nào đó đƣợc thay thế
bằng một giải pháp tốt hơn, khiến toàn bộ hệ thống trở nên tiến bộ hơn sẽ đƣa
tới kết quả cao hơn, thể hiện ở quy mô sản xuất, chất lƣợng sản phẩm và chi
phí sản xuất.
Hai là, công nghệ có tính sinh thể: Đó là, cũng nhƣ các hàng hóa khác,
công nghệ cũng có một chu kỳ sống. Vòng đời đó bao gồm năm giai đoạn: Ấp
20
ủ, giới thiệu, tăng trƣởng, trƣởng thành và suy tàn, nhƣ hình 1.2. ( giáo trình
quản lý công nghệ- Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân)
Tuy nhiên, khác với các hàng hóa khác, công nghệ chỉ có thể tồn tại và
phát triển nhƣ một cơ thể sống, tức là phải cung cấp các yếu tố đầu vào, trong
môi trƣờng thuận lợi, thích nghi và phải đƣợc bảo dƣỡng, duy trì và hoàn
thiện. Không nên xem công nghệ nhƣ một sản phẩm “chết” vì vậy nó sẽ trở
thành gánh nặng cho ngƣời sử dụng.
Ba là, công nghệ có tính đặc thù về mục tiêu và địa điểm. Thật vậy,
tuy công nghệ là một khái niệm rất rộng và đụng chạm đến nhiều khía cạnh
kỹ thuật, kinh tế, tổ chức và xã hội, nhƣng nó lại giải quyết các mục tiêu cụ
thể. Công nghệ nào thì sản phẩm ấy và mỗi công nghệ cho phép đạt đƣợc một
loại sản phẩm nhất định, với số lƣợng, chất lƣợng và một lƣợng tiêu hao vật
tƣ nhất định. Mặt khác, mỗi công nghệ chỉ thật sự vận hành tốt nếu có một
môi trƣờng thích nghi và thuận lợi. Vì vậy, mỗi công nghệ thực sự phù hợp
với quốc gia này lại không phát huy tác dụng ở quốc gia kia, vì khi thay đổi
địa điểm thì yếu tố đầu vào và môi trƣờng cũng thay đổi. Từ đặc điểm này mà
xuất hiện một khái niệm mới đƣợc nhiều ngƣời nhắc tới là “công nghệ thích
hợp”. Đó là sự thích hợp của công nghệ với các mục tiêu kinh tế xã hội, các
A
Lƣợng áp dụng/thị phần
F
E
D
C
B
Một ý tƣởng thành công Thời gian
Ý tƣởng
Hình 1.2 Vòng đời của một công nghệ
21
điều kiện về lao động, trình độ quản lý, tài nguyên thiên nhiên và hạ tầng kỹ
thuật.
Bốn là, công nghệ có tính thông tin. Do công nghệ là một hệ thống kiến
thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất/thông tin nên bản thân công
nghệ có tính thông tin. Thông tin là một loại hàng hóa rất đặc biệt, cho nên
đánh giá, định giá, xử lý, xác định quyền sở hữu và bảo vệ nó hết sức phức
tạp. Nó đòi hỏi sự can thiệp và bảo hộ không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn
cả phạm vi thế giới.
Theo tổ chức phát triển công nghệ của Liên Hợp Quốc (UNIDO) thì:
Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử
dụng các nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống.
Tổ chức ESCAP - Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dƣơng,
đã đƣa ra định nghĩa công nghệ:
Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng,
thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và
cung cấp dịch vụ.
- Dựa vào công nghệ là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào
để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh.
- Công nghệ không còn là phát triển hay không, mà là nhu cầu buộc
phải tiến hành.
- Công ty cổ phần trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu cần chủ
động trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình.
- Bên cạnh tự thân vận động để đổi mới công nghệ, các công ty cổ phần
trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu rất cần sự hỗ trợ của nhà nƣớc để
tạo môi trƣờng chính sách đổi mới công nghệ.
Thời đại phát triển công nghệ cho thấy: Với ứng dụng máy móc, công
nghệ, sức lao động con ngƣời tăng hàng trăm lần. Từ đó, rút ra kết luận: Nếu
22
nƣớc có áp dụng công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hiện đại hóa thì sẽ giàu
nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Nhật chỉ là hòn đảo đơn độc. Năm 1853, Nhật mở cửa; năm 1935 Nhật
có sức sản xuất nhƣ ngƣời Braxin. Năm 1960 nhãn mác sản xuất made in
Japan không có chất lƣợng, vì thua trong chiến tranh thế giới thứ 2 nên không
đƣợc bồi thƣờng trong chiến tranh. Mỹ gửi chuyên gia sang giúp đỡ, Nhật
quan tâm áp dụng công nghệ, quản lý giáo dục, giáo dục khoa học và công
nghệ.
1.2.2. Năng lực công nghệ
1.2.2.1. Khái niệm năng lực công nghệ
Theo Vũ Cao Đàm “Năng lực công nghệ là sức tồn tại, phát triển và sự
tác động thực hiện chức năng công nghệ”. [7;5]
- Năng lực nói đến mạnh - yếu, trình độ nói đến cao - thấp. Năng lực
công nghệ là kỹ năng con ngƣời, năng lực công nghệ nằm ở con ngƣời, năng
lực công nghệ có tác dụng duy trì thế cạnh tranh. Trình độ công nghệ nằm ở
máy móc.
Ta hãy so sánh khác nhau của năng lực công nghệ và trình độ công
nghệ theo bảng sau:
Năng lực công nghệ Trình độ công nghệ
- Khả năng của chủ thể, quốc gia,
doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đƣợc
các nhiệm vụ và sáng tạo ông nghệ.
- Kỹ năng con ngƣời là chính
- Đời của máy
- Suất tiêu hao năng lƣợng, vật liệu.
- Máy móc, thiết bị.
1.2.2.2. Các yếu tố tác động năng lực công nghệ
Theo Vũ Cao Đàm “Năng lực công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
chúng có quan hệ biện chứng với nhau, đó là:
- Năng lực R&D
- Hạ tầng thông tin
- Hạ tầng công nghiệp
23
- Năng lực dịch vụ kỹ thuật”. [7;13]
Mỗi yếu tố trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thành
năng lực công nghệ. Muốn nâng cao năng lực công nghệ ta phải phân tích làm
rõ nội dung từng yếu tố, tìm cách tác động vào chúng để phát huy cao nhất
những mặt có lợi và hạn chế tối đa mặt bất lợi.
Năng lực R&D
Năng lực R&D có nhiều cấp độ, từ nghiên cứu vận hành, nghiên cứu
làm chủ, nghiên cứu sao chép đến nghiên cứu cải tiến và đổi mới. Cuối cùng
là năng lực sáng tạo các nguyên lý mới về công nghệ.
Hạ tầng thông tin
Hạ tầng thông tin gồm nhiều yếu tố, từ dự trữ thông tin đến năng lực
cập nhật, năng lực dịch vụ thông tin và tổ chức mạng thông tin sao cho thiết
lập đƣợc kênh thông tin tin cậy, chuẩn xác.
Thiết bị công nghệ thông tin.
Các thiết bị thông tin đảm bảo hiện đại, hoạt động tin cậy.
Hạ tầng công nghiệp
Năng lực gia công, chế tạo, năng lực thể hiện ý tƣởng của nhà chế tạo.
Đây là điểm rất quan trọng đối với sản xuất của doanh nghiệp.
Năng lực dịch vụ kỹ thuật
Năng lực phân tích, kiểm tra kỹ thuật, năng lực sửa chữa/duy tu/bảo
dƣỡng.
1.2.3. Đánh giá năng lực công nghệ
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và hoạt động nghiên cứu đo bằng chỉ
số doanh thu thông qua thu nhập bình quân đầu ngƣời để đánh giá.
- Cơ hội ngƣời lao động tiếp nhận giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc cao,
chú trọng giáo dục khoa học và công nghệ.
Giáo dục nằm trong tiến tình phát triển. Một doanh nghiệp có chiến
lƣợc phát triển phát triển chú trọng đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực công
nghệ.
24
- Số lƣợng nhà khoa học, kỹ sƣ của doanh nghiệp/ tổng số lao động
Dựa vào thống kê: các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật, Mỹ có số lƣợng
nhà khoa học và kỹ sƣ rất đông đảo, vì họ là ngƣời giữ vai trò quan trọng của
phát minh, sáng chế. Thái Lan có số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ rất hạn chế.
- Có xƣởng thực nghiệm
- Chi phí cho nghiên cứu và triển khai
Chi phí cho nghiên cứu và triển khai đƣợc lấy từ ngân sách nhà nƣớc
và doanh thu của doanh nghiệp.
Trƣớc đây các doanh nghiệp Thái Lan chi cho nghiên cứu và triển khai
rất ít, gần đây chi nhiều hơn, các doanh nghiệp chi 5% doanh thu cho nghiên
cứu khoa học và triển khai công nghệ.
- Số bằng sáng chế đăng ký
Thái Lan có Ủy ban tiếp nhận bằng sáng chế, hàng năm báo cáo số
lƣợng bản quyền dƣới 1.000, Nhật Bản 2.000. Dựa vào sáng chế mà đánh giá
tính cạnh tranh trong công nghệ. Việt Nam mỗi năm có 50 sáng chế đƣợc
đăng ký, cơ quan đứng ra nhận sáng chế là Sở Khoa học và Công nghệ và
Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ số đăng ký sáng chế rất quan trọng khi đánh giá cạnh
tranh. Thái Lan có tổ chức sáng chế, có ngày sáng chế, ngƣời ta lấy ngày sáng
chế quạt nƣớc xử lý ô nhiễm nƣớc, đó là ngày 4/11. Sáng chế xe đạp gấp, đi
chơi gấp xe mang theo, sáng chế máy gọt vỏ sầu riêng.
- Hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp
trong nƣớc và trên thế giới
Ta có sơ đồ 3 nhóm sau:
Nhân tố hỗ trợ
- Thu nhập bình quân đầu
ngƣời.
- Cơ hội giáo dục.
Nhân tố hỗ trợ
- Số lƣợng nhà khoa học
và kỹ sƣ.
- Có xƣởng thực nghiệm.
- Công trình nghiên cứu
và triển khai.
25
Đánh giá năng lực công nghệ doanh nghiệp dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu
trên, nhƣng 7 chỉ tiêu này chỉ có tính tƣơng đối.
Để nâng cao năng lực công nghệ mỗi doanh nghiệp tăng từ doanh thu,
số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ,... Phải có tổ chức, nguồn vốn thì mới đạt
hiệu quả nâng cao năng lực công nghệ.
Theo Wichai Wanpet [16; 2] ta có sơ đồ về khái niệm năng lực công
nghệ dƣới đây:
Khi làm tốt 3 Know- How thì có nền công nghệ phát triển.
1.2.3.2. Năng lực công nghệ doanh nghiệp
Theo Trần Ngọc Ca [3; 8], năng lực công nghệ gồm:
Năng lực
công nghệ
Tích lũy kiến thức
- Số lƣợng Patent
- Số lƣợng công trình nghiên cứu phối hợp.
- số lƣợng bài báo đăng trên tạp chí.
Năng lực công nghệ
Bí quyết (Management
quản lý Know - how)
Bí quyết (Technical kỹ
thuật Know - how)
Bí quyết (Management
quản lý Know - how)
26
- Năng lực đầu tƣ
- Năng lực sản xuất
- Năng lực cải tiến nhỏ
- Năng lực marketing
- Năng lực liên kết
- Năng lực đổi mới lớn/ thiết kế
* Năng lực đầu tƣ
Giai đoạn tiền đầu tƣ: Chuẩn bị nghiên cứu khả thi và tiền khả thi, lựa
chọn nhà tƣ vấn, lựa chọn địa điểm, đầu tƣ ra nƣớc ngoài.
Giai đoạn đầu tƣ thực hiện dự án: Lựa chọn thiết kế, loại máy móc thiết
bị, đàm phán hợp đồng, thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị đơn hàng, xây dựng nhà
máy, tổ chức bắt đầu sản xuất (đào tạo) và tuyển ngƣời
* Năng lực sản xuất
Quản lý sản xuất vận hành: Vận hành máy móc, thiết bị, tổ chức các
quy trình sản xuất, kết nối với các hoạt động phụ trợ.
Công nghệ sản xuất: Điều chỉnh thiết bị theo thiết kế, kiểm soát nguyên
vật liệu, điều chỉnh nhỏ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lƣợng.
Sửa chữa và bảo dƣỡng máy móc thiết bị.
* Năng lực cải tiến nhỏ
Thay đổi máy móc để hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn, thay thế
nguyên vật liệu hoặc cấu kiện, thay đổi qui trình sản xuất cho sản phẩm mới,
điều chỉnh thiết kế, cải tiến cấu trúc, chức năng sản phẩm, thay đổi cơ cấu,
chủng loại sản phẩm.
* Năng lực marketing
Thu thập tin tức về xu hƣớng, cơ cấu phát triển của thị trƣờng, thông
tin về đối thủ cạnh tranh, các bạn hàng và nhà cung cấp.
* Năng lực kiên kết
Liên kết nội bộ doanh nghiệp:
Chia sẻ thông tin hành động giữa các bộ phận/phòng/ban trong cùng
doanh nghiệp, luân chuyển cán bộ, trao đổi kinh nghiệm.
27
Liên kết giữa các doanh nghiệp.
Trao đổi thông tin với nhà cung cấp về mua sắm nguyên vật liệu phụ
tùng, dịch vụ, chia sẻ các thông tin về marketing và phân phối, cùng thực hiện
các R&D thiết kế sản phẩm công nghệ sản xuất.
Liên kết với các hệ thống khoa học và công nghệ:
Liên kết để sử dụng nguồn nhân lực, kinh nghiệm, các kết quả nghiên
cứu và triển khai công nghệ mới, phát triển các mối quan hệ gần gũi với các
đơn vị R&D (hoặc cá nhân nhà khoa học).
* Năng lực đổi mới lớn/thiết kế
Thiết kế sản phẩm mới đòi hỏi công cụ sản xuất mới, phát triển công
nghệ mới, lựa chọn các máy móc, thiết bị mới, tổ chức việc mua sắm; có
chƣơng trình phát triển các nguồn cung cấp cấu kiện nội địa, đƣa ra đƣợc kết
quả mới trong R&D ứng dụng hoặc nghiên cứu cơ bản có thể đăng ký patent.
1.2.4. Đổi mới công nghệ
1.2.4.1. Khái niệm đổi mới công nghệ
Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin là một
xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những
hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và
toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ.
Vậy, đổi mới công nghệ là gì? Đó là cấp cao nhất của thay đổi công
nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả hệ thống
công nghệ. Có quan điểm cho rằng, đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và
phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các
thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh
và quản lý kinh tế - xã hội. Với quan điểm này một sự thay đổi trong các
thành phần công nghệ dù nhỏ cũng đƣợc coi là đổi mới công nghệ.
Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con ngƣời đang sử dụng có tính phức
tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công
28
nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về
đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có
tính khả thi. Để quản lý đƣợc các hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào các
hoạt động cơ bản.
Để phân biệt cải tiến, hợp lý hóa với đổi mới công nghệ, có thể tham
khảo cách phân biệt sau:
Tiêu chí Cải tiến Đổi mới công nghệ
Tính chất Dựa trên cái cũ
Loại bỏ cái cũ, xây dựng
trên nguyên tắc mới
Đặc trƣng Thích nghi cho tốt hơn
Hoạt động mang đặc trƣng
nghiên cứu và triển khai
Điều kiện
Vốn ít, nhƣng đòi hỏi nỗ lực
duy trì thƣờng xuyên, liên
tục
Vốn lớn, rủi ro cao; nhân lực
trình độ cao
Đánh giá kết quả
Tốt hơn, cần khoảng thời
gian dài
Thay đổi đột ngột; năng
suất, chất lƣợng thay đổi rõ
rệt.
Do đó, ta có thể đƣa ra khái niệm đổi mới công nghệ nhƣ sau:
Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi)
hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn.
Đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ
hoàn toàn mới (Ví dụ, sáng chế công nghệ mới) chƣa có trên thị trƣờng hoặc
là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (Ví
dụ, đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang). Đổi
mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ƣu các thông số sản
xuất nhƣ năng suất, chất lƣợng, hiệu quả... (đổi mới công nghệ quá trình)
hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trƣờng (đổi
mới công nghệ sản phẩm).
29
1.2.4.2. Các cấp độ đổi mới công nghệ
Theo Vũ Cao Đàm [7; 30], các cấp độ đổi mới công nghệ bao gồm:
- Đổi mới phần tử: Đổi mới chi tiết, đổi mới mô-đun, đổi mới trên cả
công đoạn và đổi mới toàn khâu.
- Đổi mới chức năng: Đổi mới công dụng, đổi mới chức năng, đổi mới
nguyên lý.
- Đổi mới chất liệu: Đổi mới vật liệu, đổi mới công nghệ chế tạo.
Mỗi công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm. Tức là
nó đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một nhà quản lý
nào mà không có những hoạt động nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của
mình thì chắc chắn hệ thống công nghệ của họ sẽ bị đào thải, sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đe dọa. Đổi mới công nghệ là tất yếu và
phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do
các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới cũng nhƣ cho toàn xã hội nói
chung. Về mặt lợi ích thƣơng mại, quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ
chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao rõ rệt. Các điều tra về đổi mới công nghệ
ở trong và ngoài nƣớc cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã đổi mới công
nghệ đều xếp kết quả này lên hàng đầu trong số các lợi ích mà họ thu đƣợc.
Những lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm;
- Duy trì và củng cố thị phần;
- Mở rộng thị phần của sản phẩm;
- Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm;
- Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; giảm tiêu hao nguyên
vật liệu, năng lƣợng; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản
xuất; giảm tác động xấu đối với môi trƣờng sống. Xét về mặt quốc gia có
những đổi mới công nghệ còn nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trên trƣờng
chính trị quốc tế, đặc biệt là đổi mới công nghệ trong quân sự.
1.2.4.3. Môi trường đổi mới công nghệ
30
- Đổi mới công nghệ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tăng trƣởng
và tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới công nghệ liên quan đến cả đổi mới sản
phẩm và quy trình. Đổi mới công nghệ phải xảy ra tại doanh nghiệp, vì doanh
nghiệp và do chính doanh nghiệp thúc đẩy. Chính sách kéo tạo động cơ đổi
mới, doanh nghiệp phải tự thân muốn đổi mới, cạnh tranh và tạo lợi nhuận.
Chính sách đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho các dự định đổi mới công nghệ.
Các doanh nghiệp muốn đổi mới thành công thì cần phải có một hệ
thống thông tin làm việc có hiệu quả, phải cập nhật đƣợc thành tựu khoa học
và công nghệ nói chung và đặc biệt là những thành tựu khoa học trong lĩnh
vực mà mình hoạt động. Không những thế họ cần có một phƣơng pháp và kỹ
thuật dự báo tốt để giúp họ có những kế hoạch đổi mới công nghệ phù hợp
với tiến trình phát triển và những diễn biến trên thị trƣờng công nghệ. Lựa
chọn thời điểm đổi mới là một vấn đề khá quan trọng của đổi mới công nghệ,
nó có thể tạo điều kiện duy trì và nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trƣờng nếu có sự lựa chọn đúng, nhƣng nó cũng có thể đƣa
doanh nghiệp tới tình trạng khó khăn thậm chí phá sản nếu chọn sai thời điểm
đổi mới. Thời điểm đổi mới tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp của các nƣớc đang phát triển nếu tiến hành đổi mới ở giai đoạn
đầu của vòng đời của công nghệ thì họ sẽ gặp một số khó khăn có khi là bản
thân họ không tự vƣợt qua đƣợc, chẳng hạn nhƣ khả năng làm chủ công nghệ,
khả năng khắc phục rủi ro, hoặc bị hạn chế trong quá trình khai thác công
nghệ mới. Đổi mới công nghệ thực chất là một quá trình thay thế, tuân theo
quy luật phủ định. Các công nghệ mới hơn do ƣu việt hơn sẽ trở thành đối thủ
cạnh tranh ngày càng mạnh và sẽ tiến tới thay thế hoàn toàn công nghệ cũ.
Trong quá trình thay thế, do tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, sự
phủ định có thể diễn ra theo nhiều cấp đồng thời, quá trình đó thƣờng diễn ra
theo một quy luật gọi là phủ định có trật tự. Tức là công nghệ cũ nhất luôn bị
thu hẹp thị phần của mình, còn các công nghệ mới một mặt vừa chiếm lấy thị
phần của công nghệ lạc hậu hơn nó đồng thời lại nhƣợng lại thị phần của
mình cho các công nghệ hiện đại hơn. Ví dụ: Vào thập kỷ 1970 để sản xuất ra
31
linh kiện điện tử có 3 loại công nghệ: công nghệ sản xuất đèn điện tử, công
nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn và công nghệ sản xuất vi mạch. Sự tồn tại
đồng thời của ba loại công nghệ này trong ngành sản xuất công nghệ linh kiện
điện tử là minh chứng rõ ràng nhất về sự thay thế và quy luật phủ định có trật
tự. Đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó đƣợc
thƣơng mại hóa tức là đƣợc thị trƣờng, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi
tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ nhƣng đồng thời cũng chính là
nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ thành công. Mọi đổi
mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu
cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo, mà quá
trình đó thƣờng xuất phát từ các cá nhân không hài lòng với thực tại. Nhƣng
để cá nhân đó có thể sáng tạo thành công thì cần phải có một môi trƣờng sáng
tạo với những đặc trƣng sau:
- Cho phép ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực mà họ yêu thích;
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các mối quan hệ, tiếp xúc giữa các
đồng nghiệp;
- Có thể giảm nhẹ sự rủi ro;
- Khoan dung với thất bại và không tuân theo các tập tục;
- Có chế độ đãi ngộ thích đáng;
- Về giáo dục cần có một nền giáo dục mang tính khoa học, không
tuyệt đối hóa mà luôn luôn đặt ra câu hỏi nhƣ tại sao, bản chất của sự kiện ở
đâu và đặc biệt cần cảnh giác với sự chắc chắn bề ngoài.
Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp:
Nảy
sinh
ý
tƣởng
Xác định
khái niệm
Phân tích
thị trƣờng
Phân tích
kỹ thuật
Kế hoạch
kinh doanh
Phê chuẩn
Kiểm định
thông qua
thị trƣờng
Sản xuất và
thƣơng mại
hóa
Triển khai
Lọai
bỏ
32
Hình 2.1 là một sơ đồ đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp. Các bƣớc
trong sơ đồ có thể diễn giải các bƣớc nhƣ sau:
1. Nảy sinh ý tƣởng: Ghi nhận nhu cầu; tìm cách đáp ứng nhu cầu đó;
phân tích các giải pháp; chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn; đề đạt
thực thi.
2. Xác định khái niệm: Sản phẩm hay dịch vụ, mục tiêu kỹ thuật và các
ƣu tiên, dự kiến kết quả thực hiện.
3. Phân tích thị trƣờng: Xác định thị trƣờng, phân tích nhu cầu hiện tại
và tƣơng lai, tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh; xác định cơ
hội.
4. Phân tích kỹ thuật: Các nguồn lực cần thiết, nguồn lực sẵn có, lịch
trình triển khai.
5. Kế hoạch kinh doanh: Phân tích ma trận SWOT (ma trận các điểm
mạnh (S), yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T), phân tích kinh tế, vốn; triển
vọng chiến lƣợc.
6. Phê chuẩn: Phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp,
các phê chuẩn khác.
7. Triển khai: Sản xuất thử, kiểm định, thử nghiệm.
8. Marketing: Kiểm định trên thị trƣờng, chiến lƣợc giới thiệu ra thị
trƣờng, marketing các đổi mới, xác định thời gian, đo lƣờng sự phản ứng của
thị trƣờng.
9. Sản xuất và thƣơng mại hóa: Hoàn thiện công nghệ, sản xuất đại trà,
xây dựng hệ thống vận chuyển tới các đại lý, kho tàng,…
10. Loại bỏ: Do sự lỗi thời và công nghệ lạc hậu.
1.2.4.4. Sự cần thiết nâng cao năng lực công nghệ của công ty chế biến
thủy sản xuất khẩu
33
Thời gian gần đây các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nƣớc ta đang
gặp phải nhiều khó khăn và thử thách. Ngoài các vấn đề khó khăn về nguyên
liệu, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự ảnh hƣởng từ cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, bên cạnh đó các thị trƣờng nhập khẩu thuỷ sản trên
thế giới ngày càng khó tính và đƣa ra nhiều tiêu chuẩn hơn. Nhu cầu về đổi
mới rất cao, có năng lực tiềm tàng: các kỹ sƣ có năng lực, trí tuệ, và công
nhân lành nghề sẵn sàng tham gia vào công việc nhằm nâng cao năng lực và
hoàn thiện công nghệ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cần xác định đúng hƣớng đi
của mình để theo kịp với thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhƣ vũ
bão của thế giới và cần phải hết sức quan tâm đến sự phát triển của khoa học
công nghệ của mình, đây là một trong vấn đề quan trọng cho sự tồn tại của
doanh nghiệp, là sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề cấp thiết là phải hoàn
thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng
đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và năng lực cạnh tranh
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thuật ngữ doanh nghiệp bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có
nghĩa là “đảm nhận” hay “hoạt động”. Do đó, một nhà doanh nghiệp thƣờng
đƣợc dùng để chỉ những ngƣời chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc
kinh doanh nhỏ. Các tiêu chí của doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên:
- Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn.
- Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên thiệu thô và nhân lực và
trƣớc đây bị coi là vô ích.
- Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kĩ thuật mới.
- Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng suất thấp tới khu
vực sản xuất hiệu quả và lớn hơn.
34
- Có phƣơng pháp tìm kiếm và hƣởng ứng lại những nhu cầu chƣa đƣợc
thoả mãn và các đòi hỏi của khách hàng.
Theo các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh. Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế
theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Trên thực tế doanh nghiệp đƣợc gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau:
cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,...
Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11
năm 2005 của Việt Nam, “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Doanh nghiệp đƣợc phân chia theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về
mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế
giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lƣợng lao động dƣới 10
ngƣời, doanh nghiệp nhỏ có số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời, còn
doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu
chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc mình. Ở Việt Nam,
theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủ, quy định
số lƣợng lao động trung bình hàng năm từ 10 ngƣời trở xuống đƣợc coi là
doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dƣới 200 ngƣời lao động đƣợc coi là Doanh
nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 ngƣời lao động thì đƣợc coi là Doanh nghiệp
vừa.
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam tại Nghị định số 90/2001/NĐ-
CP ngày 23/11/2001 của Chính Phủ, đó là các doanh nghiệp có số nhân công
35
trung bình hàng năm không vƣợt quá 300, với số vốn không vƣợt quá 10 tỷ
VNĐ.
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số
vai trò tƣơng đồng nhƣ sau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở
Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì
thế, đóng góp của họ vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể.
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều
chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự
ổn định.
Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy
mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc điểm quy mô nhỏ, cần ít vốn
phát triển rộng khắp cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lƣợng lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
công nghiệp và dịch vụ.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ở các địa phƣơng thì sẽ hình
thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phƣơng. Khác với
khu công nghiệp tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa
phƣơng có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao, phục vụ trực tiếp
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
địa phƣơng.
36
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc
dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng
đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và
vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và đóng góp quan trọng vào ngân sách,
vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một vị trí rất quan trọng về tạo việc
làm mới với thu nhập cao hơn nhiều so với lao động ở khu vực nông nghiệp.
Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong
khu vực doanh nghiệp nói chung (gần 3,37 triệu ngƣời), mỗi năm tăng thêm
gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu
đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ
lao động trẻ. Để tạo ra một việc làm, các doanh nghiệp nhà nƣớc lớn phải đầu
tƣ 41 triệu đồng, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 294 triệu
đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tƣ nhân chỉ là 26 triệu đồng.
Do vài trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã
chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các
hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: Các hỗ trợ nhằm tạo ra
một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông
tin,...), những hỗ trợ bồi dƣỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực
quản lý, hỗ trợ về công nghệ...) và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân
hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh
nghiệp, thành lập các công ty đầu tƣ mạo hiểm...).
1.3.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng phổ
biến, thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng nhƣ trên các
37
phƣơng tiện thông tin đại chúng, thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên
cứu và đƣợc phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.
Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử có
thể thấy hai trƣờng phái tiêu biểu: Trƣờng phái cổ điển và trƣờng phái hiện
đại. Trƣờng phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu nhƣ A.Smith, John Stuart
Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh
tranh sau này. Trƣờng phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan
điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trƣờng phái
Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises,
Chumpeter, Hayek thuộc trƣờng phái Viên; tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo”
phát triển lý thuyết của Tân cổ điển.
Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên
các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chƣa có một lý
thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý
thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh.
Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác
biệt. Có ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ƣu
thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng. Có quan điểm gắn năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có những
quan điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản
xuất kinh doanh… Một số ý kiến tán thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là việc khai thác thực lực và lợi thế của mình để thoả mãn nhu cầu
khách hàng và thu đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi
thế của mình e rằng chƣa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế
bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh
nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhƣng vẫn tồn
tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Nhƣ
vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực
và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ
38
hấp dẫn với ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày
càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh.
Tổng hợp các trƣờng phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và
đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng, năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp có thể đƣợc xác định trên 4 nhóm yếu tố cấu
thành sau:
- Chất lƣợng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu
vào;
- Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp;
- Yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ;
- Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ.
1.4. Yếu tố công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Trong quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp (trong đó có các
doanh nghiệp nhỏ và vừa) không thể nói đến năng lực cạnh tranh mà không
gắn với yếu tố công nghệ. Yếu tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ
và vừa xét trên cơ sở năng lực công nghệ đƣợc thể hiện trên các yếu tố:
a. Năng lực vận hành
Năng lực vận hành liên quan đến năng lực giúp cho doanh nghiệp có
thể biến đổi có hiệu quả các loại đầu vào thành những sản phẩm đầu ra tƣơng
ứng với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể nó bao gồm những
yếu tố năng lực nhƣ sau:
- Năng lực sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ hiện có;
- Năng lực lập kế hoạch và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh;
39
- Năng lực khắc phục sự cố và tiến hành các công việc bảo dƣỡng để
dự phòng, ngăn chặn và bảo dƣỡng khi xảy ra sự cố;
- Năng lực thích ứng với công nghệ mới và điều hành đổi mới công
nghệ;
- Năng lực sử dụng thông tin tạo ra nguồn lực phục vụ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
b. Năng lực giao dịch
Năng lực giao dịch cũng là một yếu tố liên quan đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch và
thực hiện các giao dịch công nghệ. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố sau đây:
- Năng lực lập các luận chứng và nêu ra một cách rõ ràng những công
nghệ sẽ đƣợc mua/bán dựa trên sự nghiên cứu tỷ mỷ về kỹ thuật và chuyển
những tham số của quy trình cơ bản vào việc bố trí nhà máy và thiết bị;
- Năng lực nhận dạng công nghệ phù hợp và thực hiện đƣợc công việc
đánh giá đúng đắn loại công nghệ phù hợp với các nguồn lực của doanh
nghiệp nhỏ và vừa;
- Năng lực đàm phán hiệu quả giao dịch chuyển giao công nghệ.
c. Năng lực đổi mới
Năng lực đổi mới của doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan tới năng lực
đƣa ra đƣợc những đổi mới công nghệ và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh
doanh nhằm củng cố công việc kinh doanh hiện có, tạo ra những hoạt động
kinh doanh mới và khai thác các cơ sở công nghệ mới. Năng lực này bao gồm
những yếu tố nhƣ sau:
- Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới sản phẩm;
- Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới quy trình;
- Năng lực tạo đƣợc những đổi mới ứng dụng.
d. Năng lực hỗ trợ
40
Năng lực hỗ trợ cần cho việc xác định phải phát triển, điều phối và tích
hợp chúng theo một phƣơng pháp năng động để tạo ra đƣợc giá trị và tăng
cƣờng đƣợc các ƣu thế về kinh tế. Thậm chí có thể nói nguồn ƣu thế cạnh
tranh thực sự của một doanh nghiệp là năng lực hỗ trợ để tích hợp đƣợc các
năng lực vận hành, giao dịch và đổi mới thành những khả năng mà những đối
thủ cạnh tranh không dễ gì bắt chƣớc đƣợc.
Năng lực hỗ trợ của doanh nghiệp là năng lực tạo ra cơ sở và sự thúc
đẩy để có đƣợc sự phát triển cân đối, tích hợp và làm tăng thêm các năng lực
vận hành, giao dịch và đổi mới. Nó gồm những yếu tố sau đây:
- Năng lực xây dựng đƣợc kịch bản phát triển dựa vào công nghệ;
- Năng lực tìm đƣợc những nguồn cấp vốn và nhận đƣợc vốn với lãi
suất cạnh tranh để mở mang và tăng trƣởng;
- Năng lực phát triển đƣợc những trí tuệ khai phá và nắm bắt đƣợc xu
hƣớng tƣơng lai của thị trƣờng;
- Năng lực tiếp cận có hiệu quả những nguyên liệu đầu vào cần cho sản xuất;
- Năng lực thực hiện các chƣơng trình để phát triển vững chắc nguồn
lực con ngƣời.
Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
quá trình hội nhập quốc tế phải gắn với yếu tố công nghệ và đổi mới công
nghệ nhƣ vừa phân tích ở trên.
* Kết luận Chƣơng 1
Trong Chƣơng 1, Luận văn đã đƣa ra hệ thống lý thuyết về:
- Công nghệ và nâng cao năng lực, hoàn thiện công nghệ, trong đó đƣa
ra khái niệm công nghệ, quản lý công nghệ và đổi mới công nghệ. Việc đổi
mới, hoàn thiện công nghệ là nhu cầu tất yếu của một doanh nghiệp, nhất là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn tồn tại và phát triển trong quá trình
hội nhập quốc tế, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
41
- Đánh giá năng lực công nghệ ở mỗi doanh ngiệp là cần thiết, từ đó
tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong công nghệ để tìm ra giải pháp nâng cao
năng lực công nghệ đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó đã
đƣa ra khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của doanh
nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời Chƣơng 1 cũng đã
nêu khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, trong
đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong quá trình hội nhập quốc tế, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp là yếu tố công nghệ.
- Yếu tố công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
trong đó đã khảo sát trên phƣơng diện lý thuyết về năng lực lĩnh hội công
nghệ đƣợc chuyển giao và năng lực công nghệ nội sinh. Mục này cũng khẳng
định một lần nữa về vai trò của công nghệ và đổi mới hoàn thiện công nghệ
đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
42
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU
TỈNH BẠC LIÊU
2.1. Khái quát về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu tỉnh
Bạc Liêu
2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu
ở tỉnh Bạc Liêu
Thủy sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực trên thị trƣờng
khác nhau và đang đƣợc tiêu thụ mạnh tại Mỹ, Nhật Bản và EU. Vì vậy, việc
đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản - một nhóm hàng có nhiều tiềm năng của Việt
Nam, thực sự đã mang lại hiệu quả không chỉ về kinh tế mà còn có tác dụng
cả về xã hội.
Thị trƣờng xuất khẩu, nhất là mặt hàng thủy sản đang là thế mạnh của
Việt Nam nói chung trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu là một tỉnh có thế
mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn
thứ hai cả nƣớc. Sản lƣợng tôm nuôi hàng năm rất lớn nhƣng hiện nay công
suất chế biến của các nhà máy trong tỉnh không thể chế biến hết lƣợng tôm
thu hoạch đƣợc, một phần tôm nguyên liệu đƣợc đƣa sang các tỉnh lân cận để
chế biến, làm thất thu nguồn ngoại tệ do xuất khẩu tôm đem lại cho tỉnh nhà.
Ngay từ năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, thủy sản đã đƣợc xếp vào
danh sách các mặt hàng chủ lực của nƣớc ta. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên
1 tỷ USD và từ đó đến nay, ngành thủy sản vẫn tiếp tục giữ vững đƣợc vị thế
quan trọng của mình, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với tốc độ trung bình
9,8%. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều cơ hội thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
của thị trƣờng.
Số liê ̣u các nhà máy chế biến thủy sản Ba ̣c Liêu năm 2012 nhƣ sau:
43
Bảng 1: Số liê ̣
u các nhà máy chế biến thủy sản Ba ̣c Liêutheo số liệu
báo cáo năm 2012 Sở Công Thƣơng tỉnh Bạc Liêu
TT Tên doanh nghiệp
Tổng công
suất theo
thiết kế
(Tấn/năm)
Tổngsố
lao động
(Ngƣời)
1 Công ty CP CBTS xuất khẩu F69 5000 458
2 Công ty CBTS xuất khẩu Trang Khanh 5250 312
3 Công ty CP CBTS xuất khẩu Việt Cƣờng 3000 341
4 Công ty CP CBTS xuất khẩu Vĩnh Lợi 2.500 300
5 Công ty TNHH 1 TVTS Tân Phong Phú 7.560 317
6 Công ty TNHHTM Ngân Đạt 1.200 150
7 Công ty TNHH Phƣớc Đạt 1.000 201
8 Công ty TNHH 1TV Bạch Linh 6.800 425
9 Công ty CP CBTS xuất khẩu Âu Vững 4.000 400
10 Công ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú 4000 315
11 Công ty TNHH Phú Gia 1500 250
12 Công ty Công ty CP Thủy sản Quốc Lập 1.500 278
13 Công ty TNHH GROBESTT (VN) 8.000 938
14 Công ty CBTS GIRIMEX 3.000 300
15 Công ty CBTS Láng Trâm 5.000 500
16 Công ty CP CBTS Nha Trang Seafood F89 1.500 163
17 Công ty CP CBTS Bạc Liêu 6.000 350
18 Công ty TNHH CBTSXK Minh Hiếu 3.000 237
19 Công ty TNHH CBTS Minh Bạch 3.000 250
44
20 Công ty CP CBTS Ngọc Trí 3.000 250
21 Công ty TNHH thủy sản NIGICO 5.000 527
22 Công ty CP CBTS Trƣờng Phú 2.000 200
Tổng cộng 22 doanh nghiệp 82.810 7.462
* Nguồn Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, năm 2012
Nguyên liệu ổn định, thị trƣờng giữ vững là hai yếu tố cơ bản giúp trên
20 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Bạc Liêu chế biến, xuất
khẩu đƣợc 26.400 tấn thủy sản đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 161
triệu USD. Trong đó, tôm đông lạnh chiếm trên 26.000 tấn. Tỉnh Bạc Liêu có
diện tích đất tự nhiên là 250.155ha. Trong đó, tổng diện tích đất nuôi trồng
thủy sản (tôm) 124.190ha chiếm 49,64% tổng diện tích tự nhiên. Đây là khu
vực cung cấp chính cho nguồn nguyên liệu tôm dùng chế biến và xuất khẩu
của tỉnh thông qua công tác nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra các hoạt động khai
thác, đánh bắt thủy sản trên biển cũng góp phần không nhỏ trong tổng sản
lƣợng nguồn tôm nguyên liệu tỉnh nhà.
- Nhìn vào số liệu trên cho thấy nguồn nguyên liệu và công suất của
nhà máy chế biến rất cao nhƣng thực trạng thì xuất khẩu rất ít , vì vậy yếu tố
thị trƣờng và đa dạng sản phẩm là nguyên nh ân chủ yếu để tăng sản lƣợng
xuất khẩu cho các nhà máy chế biến thủy sản của tỉnh Ba ̣c Liêu bởi lẻ:
+ Tôm nguyên liê ̣u Viê ̣t Nam đƣợc khách hàng ƣa chuộng và chất
lƣợng của nguồn nguyên liê ̣u đƣ́ ng đầu trên thế giới.
+ Giá thành sản phẩm của nhà máy Viê ̣t Nam cao hơn các nƣớc trong
khu vƣ̣c cho nên khả năng ha ̣n chế mua của khách hàng.
+ Sƣ̣ đa da ̣ng sản phẩm các nhà máy chế biến tỉnh Ba ̣c Liêu không
nhiều làm giảm khả năng ca ̣nh tranh trên thi ̣trƣờng thế giới.
45
- Tƣ̀ các yếu tố trên các nhà máy chế biến th ủy sản Ba ̣c L iêu cần phải
đổi mới công nghê ̣để đáp ƣ́ ng yêu cầu của khách hàng và tăng khả năng xuất
khẩu.
- Thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ. Một số lớn các doanh
nghiệp đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, trong
khi chính họ lại dƣ thừa lao động. Khả năng kỹ thuật yếu kém trong các
doanh nghiệp chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới công nghệ.
Nhiều giám đốc phụ trách kỹ thuật trong doanh nghiệp cũng chƣa đáp ứng
yêu cầu của tiến bộ công nghệ hiện đại, cần đƣợc thƣờng xuyên nâng cao
trình độ.
- Do đặc tính của ngành chế biến biến thủy sản từ tôm nguyên liệu đến
sản xuất ra thành phẩm đòi hỏi quy trình sản xuất rất phức tạp nên việc chế
biến sản phẩm có phần khó khăn.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ nên
sản lƣợng không ổn định từ đó gây khó khăn đối với việc sản xuất của công
ty.
- Đặc thù của ngành thủy sản là sử dụng đa số là lao động nữ và thƣờng
làm việc trong môi trƣờng lạnh vì vậy ảnh hƣởng đến sức khỏe.
- Nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin về công nghệ đã hạn chế
những quyết định về đổi mới hoàn thiện công nghệ. Không ít doanh nghiệp đã
nhập về những thiết bị lỗi thời hoặc không phù hợp và đã không sử dụng
đƣợc hay sử dụng không có hiệu quả.
- Quá trình ra quyết định quá dài. Phần lớn khi gặp khó khăn về tài
chính ban giám đốc thƣờng dựa vào cấp trên và ngân hàng, chỉ có một số ít
các doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ các tổ chức tƣ vấn khác. Do đó để ra đƣợc
một quyết định phải mất khá nhiều thời gian, nhiều khi làm mất cơ hội kinh
doanh.
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf
HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách Hàng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách HàngKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách Hàng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách HàngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMvietlod.com
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...NOT
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...NOT
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamMorton Greenholt
 

Ähnlich wie HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf (20)

Biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cát
Biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cátBiện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cát
Biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất sản xuất lạc trên đất cát
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách Hàng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách HàngKhóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách Hàng
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Mức Độ Nhận Biết Thương Hiệu Của Khách Hàng
 
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAMNIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG TMCP TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ An
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ AnLuận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ An
Luận văn: Quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Nghệ An
 
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đàLuận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
 
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược Phẩm
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược PhẩmKế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược Phẩm
Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Dược Phẩm
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
 
Đề tài công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn, RẤT HAY
Đề tài  công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn, RẤT HAYĐề tài  công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn, RẤT HAY
Đề tài công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn, RẤT HAY
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sản xuất thương mại và du lịch,...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất thương mạ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư vào các khu công nghiệp, HAY
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Pvi
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm PviLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Pvi
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bảo Hiểm Pvi
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
 

Mehr von HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Mehr von HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- CAO XUÂN THU NGỌC HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, tháng 1 năm 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- CAO XUÂN THU NGỌC HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM XUÂN HẰNG Hà Nội, tháng 1 năm 2014
  • 3. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng tới PGS.TS Phạm Xuân Hằng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, lãnh đạo Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu, các Sở Công Thƣơng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ cho tôi có thể hoàn thành luận văn này./.
  • 4. 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..........................................................................5 PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................6 1. Lý do nghiên cứu....................................................................................................6 2. Lịch sử nghiên cứu.................................................................................................8 3. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................11 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................11 5. Mẫu khảo sát..........................................................................................................11 6. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................11 7. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12 8. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................12 9. Kết cấu của luận văn............................................................................................12 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU..................................................................................................................14 1.1. Dẫn nhập .............................................................................................................14 1.2. Cơ sở lý luận chung..........................................................................................15 1.2.1. Khái niệm công nghệ ..................................................................15 1.2.2. Năng lực công nghệ ....................................................................22 1.2.2.1. Khái niệm năng lực công nghệ ................................................22 1.2.2.2. Các yếu tố tác động năng lực công nghệ.................................22 1.2.3. Đánh giá năng lực công nghệ.....................................................23 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ doanh nghiệp .......23 1.2.3.2. Năng lực công nghệ doanh nghiệp..........................................25 1.2.4. Đổi mới công nghệ......................................................................27 1.2.4.1. Khái niệm đổi mới công nghệ..................................................27 1.2.4.2. Các cấp độ đổi mới công nghệ ................................................29
  • 5. 2 1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và năng lực cạnh tranh....................................33 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................33 1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................35 1.3.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa...................36 1.4. Yếu tố công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................................................................................38 * Kết luận Chƣơng 1...............................................................................................40 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH BẠC LIÊU...............................................................................................................42 2.1. Khái quát về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu tỉnh Bạc Liêu.....................................................................................................................................42 2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu ở tỉnh Bạc Liêu ...................................................................................................42 2.1.2. Năng lực sản xuất hiện tại..........................................................59 2.1.3. Phân tích thị trường....................................................................63 2.2. Hiện trạng năng lực công nghệ của Công ty cổ phần thủy sản Trƣờng Phú tỉnh Bạc Liêu............................................................................................................65 2.2.1. Công nghệ...................................................................................65 2.2.1.1. Nguồn cung cấp công nghệ......................................................65 2.2.1.2. Chất lượng công nghệ..............................................................65 2.2.1.3. Tốc độ nhập công nghệ mới.....................................................65 2.2.2. Chương trình nâng cao năng lực, hoàn thiện công nghệ...........65 2.2.2.1. Mục tiêu, nội dung nâng cao năng lực, hoàn thiện công nghệ65 2.2.2.2. Con người ................................................................................66 2.2.2.3. Tài chính ..................................................................................67 2.3. Đánh giá năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu ..........................................................................................................67 2.3.1. Những mặt mạnh về năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu ...............................................................67
  • 6. 3 2.3.2. Những mặt yếu về năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu.......................................................................68 2.3.2.1. Những mặt yếu về năng lực công nghệ của doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam ................................................................................68 2.3.2.2. Những mặt yếu về năng lực công nghệ của công ty cổ phần thủy sản Trường Phú.......................................................................................68 2.3.3. Đánh giá năng lực công nghệ.....................................................69 2.4. Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cao trình độ nguồn nhân lực công nghệ và tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ trong doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.....................................................................................................................................69 2.4.1. Vai trò của nhân lực công nghệ..................................................70 2.4.2 Tổ chức hoạt động thông tin khoa học và công nghệ..................70 * Kết luận Chƣơng 2.........................................................................................70 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN TRƢỜNG PHÚ, TỈNH BẠC LIÊU......................................................................72 3.1. Kinh nghiệm của nƣớc ngoài về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực........................................................................................................................................72 3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ...................................................................72 3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.....................................................74 3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật ................................................................75 3.1.4. Kinh nghiệm của Singapore........................................................76 3.2. Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu học tập kinh nghiệm về đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ .........................77 3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ của công ty............................................................................................80 3.3.1. Sự đa dạng về lao động...............................................................80 3.3.2. Giáo dục đào tạo.........................................................................80 3.3.3. Sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, công nghệ ...........................80 3.3.4. Môi trường pháp luật..................................................................80
  • 7. 4 3.3.5. Môi trường kinh tế ......................................................................80 3.4. Căn cứ xây dựng giải pháp.............................................................................81 3.4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.........................................................................81 3.4.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2013 - 2015 của công ty81 3.4.3. Mục tiêu, nguyên tắc phát triển nguồn nhân lực công nghệ của công ty từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020 .................................................82 3.4.4. Một số quan điểm khi xây dựng giải pháp..................................82 Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng loại lao động nâng cao trình độ nguồn nhân lực công nghệ thực hiện tốt nhiệm vụ đang đảm nhận.........................................................................................................83 Giải pháp 2. Xây dựng chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để nguồn nhân lực công nghệ nâng cao trình độ của mình qua đào tạo, đào tạo lại...............................................................................................................84 Giải pháp 3. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thực hiện tốt nhiệm vụ đang đảm nhận..85 Giải pháp 4. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực công nghệ của Phòng Kỹ thuật ...........................................................................................................88 Giải pháp 5. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực công nghệ của Phòng Công nghệ .......................................................................................................89 Giải pháp 6. Các giải pháp bổ trợ khác ...............................................90 Giải pháp 7. Tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ, nhằm cập nhật thị trường khoa học công nghệ ........................................................91 * Kết luận Chƣơng 3...............................................................................................93 KẾT LUẬN .............................................................................................................95 KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................98
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu........................43 Biểu đồ 2.1. Quy trình chế biến tôm hấp đông ...............................................47 Biểu đồ 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến ...........................................48 Biểu đồ 2.3. Quy trình tôm nuôi tƣơi tẩm bột.................................................51 Bảng 2. 2. Diễn giải quy trình công nghệ .......................................................52 Biểu đồ 2.4. Quy trình chế biến tôm SUSHI hấp đông lạnh...........................59 Bảng 2.3. Sơ đồ quy trình chế biến tôm SUSHI hấp đông lạnh .....................60 Biểu đồ 2.5. Quy trình chế biến tôm SUSHI tƣơi đông lạnh..........................63 Bảng 2.4. Công nghệ, trang thiết bị chính của Công ty Trƣờng Phú..............66 Bảng 2.5. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Trƣờng Phú.......….……………...67
  • 9. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, hiện nay Bạc Liêu có 1.550 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu gắn với lợi thế sẵn có của tỉnh nhƣ chế biến thủy sản, sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối. Đa phần doanh nghiệp vẫn còn sản xuất theo kiểu thủ công, hoặc dây chuyền công nghệ cũ kỹ, lạc hậu. Năm 2012, các doanh nghiệp trong tỉnh nộp ngân sách 676.797 triệu đồng. Đây là con số không lớn so với tiềm năng và lợi thế của Bạc Liêu. Ngày nay, việc ứng dụng thiết bị mới và đổi mới thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm là vấn đề đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Đổi mới, hoàn thiện, chuyển giao công nghệ rất cần thiết đối với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp… Nó thể hiện mặt mạnh của công ty, doanh nghiệp, đồng thời đánh giá sự phát triển về trình độ nhân lực khoa học, công nghệ của một tỉnh. Không đổi mới và hoàn thiện máy móc thiết bị và ứng dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến nghĩa là không theo kịp nhịp độ phát triển của nƣớc đó và thời đại, đồng nghĩa với việc làm ăn không hiệu quả, không cạnh tranh nỗi với các công ty, doanh nghiệp khác, sản phẩm không có chỗ đứng trên thị trƣờng dẫn đến thua lỗ, phá sản là điều tất yếu. Mặt khác, vấn nạn bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu ở Bạc Liêu diễn biến khá phức tạp. Hàng năm, lực lƣợng chức năng kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở thu mua thủy sản tổ chức bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2012, với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó do tình hình khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên có đến 7 doanh nghiệp ngƣng hoạt động và 58 doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể. Đây là những số liệu đáng quan ngại cho sự phát triển chung kinh tế tỉnh
  • 10. 7 Bạc Liêu. Ngoài những nguyên nhân khách quan làm cho không ít doanh nghiệp Bạc Liêu làm ăn khó khăn, thậm chí đi đến bờ vực phá sản, một nguyên nhân quan trọng cần phải quan tâm là do các doanh nghiệp sản xuất với dây truyền công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công, công nghệ chƣa hoàn thiện nên sản phẩm chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Công nghệ và đổi mới công nghệ hay hoàn thiện công nghệ trở thành yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trong bối cảnh hội nhập quốc tế khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO. Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách đó trên thực tế đã có tác động nhƣ thế nào đến hoạt động nâng cao năng lực công nghệ ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu, hiện nay vẫn còn là một vấn đề cần phải nghiên cứu. Xét về yếu tố nội tại, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu ở tỉnh Bạc Liêu với tiềm lực tài chính chƣa mạnh nên việc đầu tƣ cho hoạt động hoàn thiện công nghệ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thị trƣờng công nghệ trong nƣớc hiện nay vẫn chƣa phát triển, các doanh nghiệp thiếu thông tin hoặc thông tin về sản phẩm do các nhà khoa học trong nƣớc nghiên cứu, chế tạo đến với doanh nghiệp chƣa kịp thời. Do vậy, có không ít doanh nghiệp chỉ chú ý tới việc mua sắm thiết bị mà coi nhẹ công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Để giải quyết đƣợc tình trạng nhƣ vừa nêu thì cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó việc quản lý đổi mới, hoàn thiện công nghệ trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực công nghệ của một doanh nghiệp cụ thể là cần thiết và có ý nghĩa nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, quản lý và hoạch định chính sách của Nhà nƣớc và định hƣớng phát triển cho doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu ở Bạc Liêu trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
  • 11. 8 Tác giả luận văn công tác tại cơ quan truyền thông có điều kiện tiếp xúc và phần nào hiểu đƣợc những khó khăn của doanh nghiệp chế thủy sản xuất nhập khẩu ở Bạc Liêu trong việc đầu tƣ năng lực công nghệ, vì thế đã chọn vấn đề “Hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát thực trạng trang thiết bị máy móc công nghệ của công ty, ngƣời viết luận văn nhận thấy để hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thì công việc trƣớc hết cần phải hoàn thiện chính sách công nghệ. Vì thế luận văn ƣu tiên nghiên cứu hoàn thiện chính sách công nghệ trong đó quan tâm đến vấn đề đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ có chất lƣợng và tổ chức hoạt động thông tin khoa học, công nghệ nhằm cập nhật thị trƣờng khoa học công nghệ. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài hoàn thiện, nâng cao năng lực công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là một đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, học viên cao học nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm các công trình sau: - “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” là một đề tài do PGS - TS Trần Ngọc Ca, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công nghệ chủ trì năm 2000 đã nghiên cứu môi trƣờng chính sách cho đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất về mặt tài chính và nhân lực khoa học và công nghệ, đề tài đƣa ra khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính, làm cho môi trƣờng chính sách tài chính trở nên thân doanh nghiệp hơn, tạo đối thoại thiết thực và thƣờng xuyên giữa các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Cải cách mạnh mẽ các hệ thống văn bản và môi trƣờng chính sách liên quan đến nhân lực lao động và đổi mới công nghệ.
  • 12. 9 - “Nghiên cứu một số giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập - trƣờng hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiểu thủ công nghiệp gốm sứ” do Tăng Thế Cƣờng chủ trì năm 2003, đề tài này đã đƣợc tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành gốm sứ trong hội nhập, đề xuất một số giải pháp về chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành gốm sứ. - “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học và công nghệ của Việt Nam” do Vũ Xuân Thành chủ trì năm 2004 đã nghiên cứu thực tiễn về đổi mới công nghệ sản xuất đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là trả lời câu hỏi: Nhà nƣớc có thể làm gì để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Còn trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, đã có một số học viên nghiên cứu xung quanh vấn đề đổi mới công nghệ, có thể điểm các luận văn: - Luận văn Điều kiện khả thi của quỹ đầu tƣ mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng của học viên Nguyễn Duy Hƣng đã nghiên cứu đề xuất các điều kiện, từ đó đề ra các giải pháp để quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣa vốn đầu tƣ vào các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nhằm thực hiện đổi mới công nghệ. - Luận văn sử dụng công cụ thuế để kích thích đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng do học viên
  • 13. 10 Nguyễn Văn Đoàn tiến hành nghiên cứu về những yếu tố cản trở của chính sách thuế và tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đề xuất và khuyến nghị điều chỉnh chính sách tín dụng theo hƣớng tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nƣớc và khu vực kinh tế tƣ nhân trong vay vốn đổi mới công nghệ, về chính sách thuế khuyến nghị, về các ƣu đãi đối với đặc thù Doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. - Luận văn Nâng cao năng lực công nghệ trong công ty đá mài ở tỉnh Hải Dƣơng do học viên Võ Văn Tiềm tiến hành nghiên cứu việc nâng cao nhận thức về vai trò xƣởng thực nghiệm, cách tổ chức và vận hành và tìm nguồn vốn xây dựng xƣởng thực nghiệm cho doanh nghiệp và công việc xây dựng xƣởng thực nghiệm. Đề xuất và khuyến nghị chính sách có biện pháp đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng xƣởng thực nghiệm trong các xí nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng xƣởng thực nghiệm nâng cao năng lực công nghệ. Luận văn thạc sĩ này bảo vệ tại Hội đồng Khoa Quản lý khoa học công nghệ, Trƣờng Khoa học xã hội nhân văn hà Nội, năm 2007. Có thể nói, các đề tài vừa nêu đã giải quyết đƣợc câu hỏi xung quanh vấn đề đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nói chung, nhƣng chƣa có đề tài nào giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh trong một doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu có lợi thế về ngành chế biến thủy sản, vì thế có nhiều công ty cổ phần chế biến thủy sản đóng tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Sự khác biệt của đề tài “Hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trường Phú, tỉnh Bạc Liêu” nghiên cứu ở một công ty cụ thể, từ đó đề xuất các giải pháp về chính sách hoàn thiện công nghệ trong lĩnh vực chế biến thủy sản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến thủy sản xuất nhập khẩu, đặc biệt là công ty cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời nâng cao giá trị và
  • 14. 11 sản lƣợng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tiếp tục giữ vị trí mũi nhọn của kinh tế thủy sản trong phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung trong đó có tỉnh Bạc Liêu. 3. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chính: nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về chính sách hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau đây: - Đề ra hệ thống lý thuyết về công nghệ, năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chế biến thủy sản. - Khảo sát thực trạng công nghệ của các công ty cổ phần chế biến thủy sản ở Bạc Liêu, nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể là Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, phân tích nguyên nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm việc đổi mới, hoàn thiện công nghệ của công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu; - Nghiên cứu năng lực cạnh tranh có liên quan đến công nghệ của công ty. - Nghiên cứu các chính sách đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần trong lĩnh vực chế biến thủy sản; - Các số liệu khảo sát trong giai đoạn 2008 - 2012, trong đó tập trung phân tích sâu số liệu đƣợc khảo sát trong giai đoạn 2010 - 2012. 5. Mẫu khảo sát Khảo sát Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu, trong đó lập bảng khảo sát công nhân, cán bộ, kỹ sƣ phụ trách bộ phận kỹ thuật và công nghệ. 6. Câu hỏi nghiên cứu
  • 15. 12 Doanh nghiệp cần có những giải pháp chính sách gì để hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. 7. Giả thuyết nghiên cứu Đẩy mạnh đầu tƣ nâng cao trình độ nguồn nhân lực công nghệ, xây dựng chƣơng trình thông tin khoa học, công nghệ và cập nhật thị trƣờng công nghệ là giải pháp từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thống kê tổng hợp kế thừa và sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình đã đƣợc công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn. Khảo sát trực tiếp tại công ty. Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập từ các nguồn: Báo cáo của công ty, hội thảo, các bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu và tìm hiểu dựa trên các thông tin, tài liệu chính thức: Thông tin chung về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu trong 5 năm gần đây; Các chiến lƣợc, phƣơng hƣớng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Các văn bản pháp luật liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp năng cao năng lực công nghệ; Thông tin chung về hoạt động của các công ty cổ phần chế biến thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. 8.2 Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực chế biến thủy sản và một số lĩnh vực chế biến khác. 9 . Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.
  • 16. 13 - Chƣơng 2: Hiện trạng năng lực công nghệ của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu. - Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thủy sản Trƣờng Phú, tỉnh Bạc Liêu.
  • 17. 14 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG NGHỆ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU 1.1. Dẫn nhập Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trƣớc và ảnh hƣởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài ngƣời. Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… xã hội loài ngƣời đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội cho các nƣớc đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực khoa học và công nghệ. Lợi thế của nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong đời sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Thời gian đƣa kết quả nghiên cứu và áp dụng vào vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh thuộc về những doanh nghiệp biết khai thác công nghệ mới để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Với tiềm lực hùng mạnh về tài chính và khoa học và công nghệ, các công ty xuyên quốc gia đang nắm giữ và chi phối thị trƣờng các công nghệ tiên tiến. Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, nhất là sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu cần nhận thức rõ trong cơ chế thị trƣờng hội nhập thì cần
  • 18. 15 phải quan tâm đến nâng cao năng lực công nghệ cụ thể là luôn hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Lý luận về công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ, hoàn thiện công nghệ đang phát triển ở Việt Nam, để đƣa ra những lý luận này vào nhận thức và hoạt động thực tiễn ngày càng sâu sắc hơn tới mọi ngƣời dân trong xã hội thì hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao, trong lĩnh vực chế biến sản xuất thủy sản xuất khẩu vấn đề này rất thiết thực để nâng cao nhận thức về công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp bằng cách tìm giải pháp hoàn thiện công nghệ trong dây chuyền sản xuất. Từ nhận thức rõ ràng lợi ích của việc hoàn thiện công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, trong đó có các sản phẩn thủy sản có đƣợc cơ sở vững chắc khuyến nghị các cấp quản lý đề ra các chính sách hỗ trợ trong việc hoàn thiện công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng. 1.2. Cơ sở lý luận chung 1.2.1. Khái niệm công nghệ Công nghệ là một yếu tố tạo ra quá trình sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Nó liên kết các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh theo một lôgic về mặt kỹ thuật. Thiếu yếu tố này, không thể có bất kỳ quá trình sản xuất - kinh doanh nào. Ngay trong quá trình cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phi vật chất, thậm chí trong các hoạt động công cộng, ngƣời ta cũng nói tới công nghệ - triển khai công nghệ, cung cấp các dịch vụ và tiến hành các hoạt động. Công nghệ đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những căn cứ khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa hẹp ban đầu, công nghệ chỉ dùng trong sản xuất và đƣợc hiểu là “ phƣơng pháp công nghệ”, tức là những phƣơng pháp sản xuất sản phẩm, đƣợc mô tả qua những quy trình đƣợc trình bày qua các hình thức bản đồ, sơ đồ, biểu, bảng. Một khái niệm khác cũng đƣợc dùng trong mối quan hệ
  • 19. 16 với công nghệ là khái niệm kỹ thuật - bao gồm toàn bộ các thao tác kỹ năng và các phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất… phục vụ cho sản xuất. Nhƣ vậy, khái niệm công nghệ hiểu theo nghĩa hẹp này đƣợc định nghĩa hoàn toàn độc lập với khái niệm kỹ thuật (theo nghĩa là các phƣơng tiện kỹ thuật). Tuy rằng các phƣơng pháp này cũng luôn đƣợc gắn với những thiết bị công cụ nhất định, thậm chí có cả những thiết bị đặc trƣng gắn với từng chuyển giao công nghệ, nhƣng chúng thƣờng không đƣợc coi là bộ phận hợp thành của công nghệ. Về sau, khái niệm công nghệ đƣợc sử dụng trong cả lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ và gần đây cả trong quản lý. Công nghệ là tập hợp tất cả các phƣơng pháp sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cũng nhƣ những phƣơng tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện phƣơng pháp đó. Công nghệ không chỉ bị giới hạn trong quá trình sản xuất, mà bao gồm cả những hoạt động nằm ngoài quá trình sản xuất trực tiếp (trong quá trình sản xuất và phân phối, lƣu thông hàng hóa…). Với định nghĩa này, cả hai khái niệm “công nghệ” và “kỹ thuật” theo nghĩa hẹp đã đƣợc liên kết với nhau. Ngƣời ta xem phƣơng pháp và quy trình công nghệ là yếu tố “phần mềm” của công nghệ, còn thiết bị máy móc và các phƣơng tiện sản xuất là “phần cứng” của công nghệ. Từ năm 1980, đặc biệt từ sau thập niên 90, khái niệm công nghệ còn đƣợc mở rộng hơn. Nó đƣợc định nghĩa nhƣ những tổng thể của các phƣơng pháp, quy trình, máy móc thiết bị cần dùng để sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ, các kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, thông tin cũng nhƣ các phƣơng thức tổ chức mà con ngƣời cần áp dụng để sử dụng những phƣơng pháp, phƣơng tiện đó. Theo định nghĩa này, công nghệ đƣợc chia thành bốn yếu tố: Phần cứng (các phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất…); phần mềm (các phƣơng pháp, quy trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ); phần tổ chức (kết cấu hệ thống sản xuất, cơ chế vận hành của hệ thống đó và phần con ngƣời (kể cả các kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức, thông tin mà ngƣời lao động và cán bộ quản lý các cấp cần có để sử dụng công nghệ).
  • 20. 17 Theo quan niệm của Shariff, cựu Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á và Thái Bình Dƣơng, thì dù ở các trình độ nào của công nghệ thì công nghệ đều có các thành phần cơ bản sau: Phần cứng, phần vật tƣ kỹ thuật (Technoware- T) đây là thành phần của công nghệ đƣợc hàm chứa trong các vật thể bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, nhà xƣởng. Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thƣờng làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thƣờng gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với một quy trình công nghệ nhất định. Phần con ngƣời (Humanware- H) đây là thành phần của công nghệ hàm chứa trong khả năng công nghệ của con ngƣời vận hành sử dụng công nghệ. Nhƣ vậy, phần con ngƣời của một công nghệ cụ thể nào đó là những con ngƣời đƣợc đào tạo để có sự hiểu biết về vận hành công nghệ đó. Nó bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích lũy đƣợc trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con ngƣời nhƣ tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động... Các yếu tố này một cá nhân có đƣợc từ ba nguồn: thiên phú, học đƣợc, nuôi và dƣỡng. Phần thông tin (Inforware- I) đây là thành phần của công nghệ đƣợc hàm chứa trong các dữ liệu đã đƣợc tƣ liệu hóa để sử dụng trong các hoạt động với công nghệ. Nó bao gồm các dữ liệu về máy móc, về phần con ngƣời và phần tổ chức. Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật nhƣ các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị bí quyết, để duy trì và bảo dƣỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của kỹ thuật, thuyết minh sử dụng phần máy móc… Phần tổ chức (Orgaware- O) đây là thành phần của công nghệ đƣợc hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức: những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ, kể cả những quy trình tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, thù lao khen thƣởng, kỷ luật và sa thải phần con ngƣời, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần vật tƣ kỹ thuật và phần con ngƣời.
  • 21. 18 Bốn thành phần này quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn xuất hiện đồng thời trong mọi giai đoạn của công nghệ. Để phù hợp với tổ chức, quản lý và hoạt động thƣơng mại ngƣời ta phần công nghệ theo hai cấu thành cơ bản: phần cứng và phần mềm; trong đó phần cứng là các sản phẩm vật chất; phần mềm là các bí quyết, thông số kỹ thuật, công thức, phƣơng pháp, kỹ năng … Trong một công nghệ vai trò cơ bản thuộc về phần vật tƣ kỹ thuật (T). Chức năng của nó làm tăng sức mạnh cho con ngƣời nói chung, kể cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ. Phần con ngƣời (H) đóng vai trò cơ cấu chấp hành với chức năng là vận hành vật tƣ kỹ thuật. Vai trò động lực thuộc về phần tổ chức (O); còn vai trò truyền động là thành phần của thông tin (I). Mối quan hệ giữa các thành phần của một công nghệ đƣợc thể hiện trên hình 1.1. H T I O O Hình 1.1 Mối quan hệ giữa bốn thành phần của một cộng nghệ
  • 22. 19 Gần đây, một số tác giả coi công nghệ phải bao gồm cả năng lực tiềm tàng và của tổ chức sản xuất - kinh doanh và dịch vụ trong sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho xã hội. Công nghệ là một khái niệm động, thay đổi cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học và công nghệ, điều kiện kinh doanh và yêu cầu quản lý. Hiện nó bao hàm một nội dung rất rộng và sau này có thể tiếp tục đƣợc mở rộng. Công nghệ là một hàng hóa mua bán đƣợc trên thị trƣờng công nghệ, thị trƣờng công nghệ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi công nghệ. Việc mua bán công nghệ thông qua con đƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong những kênh phổ biến. Bên cạnh đó còn có những kênh khác nhƣ tiến hành mua bán trực tiếp giữa các công ty với nhau, hoặc có thể phổ biến công nghệ không thông qua con đƣờng thƣơng mại. Công nghệ cũng là một loại hàng hóa, nhƣng là một loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa công cụ. Do là một sản phẩm đặc biệt, nên ngoài những đặc trƣng nhƣ những sản phẩm thông thƣờng, công nghệ còn có những thuộc tính sau đây: Một là, công nghệ có tính hệ thống: Điều này có nghĩa là không thể đánh giá công nghệ thông qua các thành phần riêng lẻ. Ví dụ, nhƣ mua đƣợc máy móc hiện đại để sản xuất sản phẩm mong muốn. Vì thế các yếu tố cấu thành công nghệ có mối quan hệ hữu cơ và đồng bộ để tạo ra sự gắn kết trong hệ thống. Từng yếu tố cũng không phải là phép tính cộng đơn giản các thành phần của nó mà là các yếu tố cấu thành của hệ thống, với các mối tƣơng quan chặt chẽ về không gian và thời gian, trình tự và điều kiện vận hành. Chỉ khi công nghệ đƣợc đổi mới, tức là ít nhất có một giải pháp nào đó đƣợc thay thế bằng một giải pháp tốt hơn, khiến toàn bộ hệ thống trở nên tiến bộ hơn sẽ đƣa tới kết quả cao hơn, thể hiện ở quy mô sản xuất, chất lƣợng sản phẩm và chi phí sản xuất. Hai là, công nghệ có tính sinh thể: Đó là, cũng nhƣ các hàng hóa khác, công nghệ cũng có một chu kỳ sống. Vòng đời đó bao gồm năm giai đoạn: Ấp
  • 23. 20 ủ, giới thiệu, tăng trƣởng, trƣởng thành và suy tàn, nhƣ hình 1.2. ( giáo trình quản lý công nghệ- Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân) Tuy nhiên, khác với các hàng hóa khác, công nghệ chỉ có thể tồn tại và phát triển nhƣ một cơ thể sống, tức là phải cung cấp các yếu tố đầu vào, trong môi trƣờng thuận lợi, thích nghi và phải đƣợc bảo dƣỡng, duy trì và hoàn thiện. Không nên xem công nghệ nhƣ một sản phẩm “chết” vì vậy nó sẽ trở thành gánh nặng cho ngƣời sử dụng. Ba là, công nghệ có tính đặc thù về mục tiêu và địa điểm. Thật vậy, tuy công nghệ là một khái niệm rất rộng và đụng chạm đến nhiều khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, tổ chức và xã hội, nhƣng nó lại giải quyết các mục tiêu cụ thể. Công nghệ nào thì sản phẩm ấy và mỗi công nghệ cho phép đạt đƣợc một loại sản phẩm nhất định, với số lƣợng, chất lƣợng và một lƣợng tiêu hao vật tƣ nhất định. Mặt khác, mỗi công nghệ chỉ thật sự vận hành tốt nếu có một môi trƣờng thích nghi và thuận lợi. Vì vậy, mỗi công nghệ thực sự phù hợp với quốc gia này lại không phát huy tác dụng ở quốc gia kia, vì khi thay đổi địa điểm thì yếu tố đầu vào và môi trƣờng cũng thay đổi. Từ đặc điểm này mà xuất hiện một khái niệm mới đƣợc nhiều ngƣời nhắc tới là “công nghệ thích hợp”. Đó là sự thích hợp của công nghệ với các mục tiêu kinh tế xã hội, các A Lƣợng áp dụng/thị phần F E D C B Một ý tƣởng thành công Thời gian Ý tƣởng Hình 1.2 Vòng đời của một công nghệ
  • 24. 21 điều kiện về lao động, trình độ quản lý, tài nguyên thiên nhiên và hạ tầng kỹ thuật. Bốn là, công nghệ có tính thông tin. Do công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật chất/thông tin nên bản thân công nghệ có tính thông tin. Thông tin là một loại hàng hóa rất đặc biệt, cho nên đánh giá, định giá, xử lý, xác định quyền sở hữu và bảo vệ nó hết sức phức tạp. Nó đòi hỏi sự can thiệp và bảo hộ không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn cả phạm vi thế giới. Theo tổ chức phát triển công nghệ của Liên Hợp Quốc (UNIDO) thì: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống. Tổ chức ESCAP - Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dƣơng, đã đƣa ra định nghĩa công nghệ: Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phƣơng pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. - Dựa vào công nghệ là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. - Công nghệ không còn là phát triển hay không, mà là nhu cầu buộc phải tiến hành. - Công ty cổ phần trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu cần chủ động trong việc đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. - Bên cạnh tự thân vận động để đổi mới công nghệ, các công ty cổ phần trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu rất cần sự hỗ trợ của nhà nƣớc để tạo môi trƣờng chính sách đổi mới công nghệ. Thời đại phát triển công nghệ cho thấy: Với ứng dụng máy móc, công nghệ, sức lao động con ngƣời tăng hàng trăm lần. Từ đó, rút ra kết luận: Nếu
  • 25. 22 nƣớc có áp dụng công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hiện đại hóa thì sẽ giàu nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Nhật chỉ là hòn đảo đơn độc. Năm 1853, Nhật mở cửa; năm 1935 Nhật có sức sản xuất nhƣ ngƣời Braxin. Năm 1960 nhãn mác sản xuất made in Japan không có chất lƣợng, vì thua trong chiến tranh thế giới thứ 2 nên không đƣợc bồi thƣờng trong chiến tranh. Mỹ gửi chuyên gia sang giúp đỡ, Nhật quan tâm áp dụng công nghệ, quản lý giáo dục, giáo dục khoa học và công nghệ. 1.2.2. Năng lực công nghệ 1.2.2.1. Khái niệm năng lực công nghệ Theo Vũ Cao Đàm “Năng lực công nghệ là sức tồn tại, phát triển và sự tác động thực hiện chức năng công nghệ”. [7;5] - Năng lực nói đến mạnh - yếu, trình độ nói đến cao - thấp. Năng lực công nghệ là kỹ năng con ngƣời, năng lực công nghệ nằm ở con ngƣời, năng lực công nghệ có tác dụng duy trì thế cạnh tranh. Trình độ công nghệ nằm ở máy móc. Ta hãy so sánh khác nhau của năng lực công nghệ và trình độ công nghệ theo bảng sau: Năng lực công nghệ Trình độ công nghệ - Khả năng của chủ thể, quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đƣợc các nhiệm vụ và sáng tạo ông nghệ. - Kỹ năng con ngƣời là chính - Đời của máy - Suất tiêu hao năng lƣợng, vật liệu. - Máy móc, thiết bị. 1.2.2.2. Các yếu tố tác động năng lực công nghệ Theo Vũ Cao Đàm “Năng lực công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chúng có quan hệ biện chứng với nhau, đó là: - Năng lực R&D - Hạ tầng thông tin - Hạ tầng công nghiệp
  • 26. 23 - Năng lực dịch vụ kỹ thuật”. [7;13] Mỗi yếu tố trên đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thành năng lực công nghệ. Muốn nâng cao năng lực công nghệ ta phải phân tích làm rõ nội dung từng yếu tố, tìm cách tác động vào chúng để phát huy cao nhất những mặt có lợi và hạn chế tối đa mặt bất lợi. Năng lực R&D Năng lực R&D có nhiều cấp độ, từ nghiên cứu vận hành, nghiên cứu làm chủ, nghiên cứu sao chép đến nghiên cứu cải tiến và đổi mới. Cuối cùng là năng lực sáng tạo các nguyên lý mới về công nghệ. Hạ tầng thông tin Hạ tầng thông tin gồm nhiều yếu tố, từ dự trữ thông tin đến năng lực cập nhật, năng lực dịch vụ thông tin và tổ chức mạng thông tin sao cho thiết lập đƣợc kênh thông tin tin cậy, chuẩn xác. Thiết bị công nghệ thông tin. Các thiết bị thông tin đảm bảo hiện đại, hoạt động tin cậy. Hạ tầng công nghiệp Năng lực gia công, chế tạo, năng lực thể hiện ý tƣởng của nhà chế tạo. Đây là điểm rất quan trọng đối với sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực dịch vụ kỹ thuật Năng lực phân tích, kiểm tra kỹ thuật, năng lực sửa chữa/duy tu/bảo dƣỡng. 1.2.3. Đánh giá năng lực công nghệ 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ doanh nghiệp - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và hoạt động nghiên cứu đo bằng chỉ số doanh thu thông qua thu nhập bình quân đầu ngƣời để đánh giá. - Cơ hội ngƣời lao động tiếp nhận giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc cao, chú trọng giáo dục khoa học và công nghệ. Giáo dục nằm trong tiến tình phát triển. Một doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển phát triển chú trọng đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ.
  • 27. 24 - Số lƣợng nhà khoa học, kỹ sƣ của doanh nghiệp/ tổng số lao động Dựa vào thống kê: các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật, Mỹ có số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ rất đông đảo, vì họ là ngƣời giữ vai trò quan trọng của phát minh, sáng chế. Thái Lan có số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ rất hạn chế. - Có xƣởng thực nghiệm - Chi phí cho nghiên cứu và triển khai Chi phí cho nghiên cứu và triển khai đƣợc lấy từ ngân sách nhà nƣớc và doanh thu của doanh nghiệp. Trƣớc đây các doanh nghiệp Thái Lan chi cho nghiên cứu và triển khai rất ít, gần đây chi nhiều hơn, các doanh nghiệp chi 5% doanh thu cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. - Số bằng sáng chế đăng ký Thái Lan có Ủy ban tiếp nhận bằng sáng chế, hàng năm báo cáo số lƣợng bản quyền dƣới 1.000, Nhật Bản 2.000. Dựa vào sáng chế mà đánh giá tính cạnh tranh trong công nghệ. Việt Nam mỗi năm có 50 sáng chế đƣợc đăng ký, cơ quan đứng ra nhận sáng chế là Sở Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ số đăng ký sáng chế rất quan trọng khi đánh giá cạnh tranh. Thái Lan có tổ chức sáng chế, có ngày sáng chế, ngƣời ta lấy ngày sáng chế quạt nƣớc xử lý ô nhiễm nƣớc, đó là ngày 4/11. Sáng chế xe đạp gấp, đi chơi gấp xe mang theo, sáng chế máy gọt vỏ sầu riêng. - Hợp tác nghiên cứu với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong nƣớc và trên thế giới Ta có sơ đồ 3 nhóm sau: Nhân tố hỗ trợ - Thu nhập bình quân đầu ngƣời. - Cơ hội giáo dục. Nhân tố hỗ trợ - Số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ. - Có xƣởng thực nghiệm. - Công trình nghiên cứu và triển khai.
  • 28. 25 Đánh giá năng lực công nghệ doanh nghiệp dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu trên, nhƣng 7 chỉ tiêu này chỉ có tính tƣơng đối. Để nâng cao năng lực công nghệ mỗi doanh nghiệp tăng từ doanh thu, số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ,... Phải có tổ chức, nguồn vốn thì mới đạt hiệu quả nâng cao năng lực công nghệ. Theo Wichai Wanpet [16; 2] ta có sơ đồ về khái niệm năng lực công nghệ dƣới đây: Khi làm tốt 3 Know- How thì có nền công nghệ phát triển. 1.2.3.2. Năng lực công nghệ doanh nghiệp Theo Trần Ngọc Ca [3; 8], năng lực công nghệ gồm: Năng lực công nghệ Tích lũy kiến thức - Số lƣợng Patent - Số lƣợng công trình nghiên cứu phối hợp. - số lƣợng bài báo đăng trên tạp chí. Năng lực công nghệ Bí quyết (Management quản lý Know - how) Bí quyết (Technical kỹ thuật Know - how) Bí quyết (Management quản lý Know - how)
  • 29. 26 - Năng lực đầu tƣ - Năng lực sản xuất - Năng lực cải tiến nhỏ - Năng lực marketing - Năng lực liên kết - Năng lực đổi mới lớn/ thiết kế * Năng lực đầu tƣ Giai đoạn tiền đầu tƣ: Chuẩn bị nghiên cứu khả thi và tiền khả thi, lựa chọn nhà tƣ vấn, lựa chọn địa điểm, đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Giai đoạn đầu tƣ thực hiện dự án: Lựa chọn thiết kế, loại máy móc thiết bị, đàm phán hợp đồng, thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị đơn hàng, xây dựng nhà máy, tổ chức bắt đầu sản xuất (đào tạo) và tuyển ngƣời * Năng lực sản xuất Quản lý sản xuất vận hành: Vận hành máy móc, thiết bị, tổ chức các quy trình sản xuất, kết nối với các hoạt động phụ trợ. Công nghệ sản xuất: Điều chỉnh thiết bị theo thiết kế, kiểm soát nguyên vật liệu, điều chỉnh nhỏ quy trình sản xuất và kiểm tra chất lƣợng. Sửa chữa và bảo dƣỡng máy móc thiết bị. * Năng lực cải tiến nhỏ Thay đổi máy móc để hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn, thay thế nguyên vật liệu hoặc cấu kiện, thay đổi qui trình sản xuất cho sản phẩm mới, điều chỉnh thiết kế, cải tiến cấu trúc, chức năng sản phẩm, thay đổi cơ cấu, chủng loại sản phẩm. * Năng lực marketing Thu thập tin tức về xu hƣớng, cơ cấu phát triển của thị trƣờng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, các bạn hàng và nhà cung cấp. * Năng lực kiên kết Liên kết nội bộ doanh nghiệp: Chia sẻ thông tin hành động giữa các bộ phận/phòng/ban trong cùng doanh nghiệp, luân chuyển cán bộ, trao đổi kinh nghiệm.
  • 30. 27 Liên kết giữa các doanh nghiệp. Trao đổi thông tin với nhà cung cấp về mua sắm nguyên vật liệu phụ tùng, dịch vụ, chia sẻ các thông tin về marketing và phân phối, cùng thực hiện các R&D thiết kế sản phẩm công nghệ sản xuất. Liên kết với các hệ thống khoa học và công nghệ: Liên kết để sử dụng nguồn nhân lực, kinh nghiệm, các kết quả nghiên cứu và triển khai công nghệ mới, phát triển các mối quan hệ gần gũi với các đơn vị R&D (hoặc cá nhân nhà khoa học). * Năng lực đổi mới lớn/thiết kế Thiết kế sản phẩm mới đòi hỏi công cụ sản xuất mới, phát triển công nghệ mới, lựa chọn các máy móc, thiết bị mới, tổ chức việc mua sắm; có chƣơng trình phát triển các nguồn cung cấp cấu kiện nội địa, đƣa ra đƣợc kết quả mới trong R&D ứng dụng hoặc nghiên cứu cơ bản có thể đăng ký patent. 1.2.4. Đổi mới công nghệ 1.2.4.1. Khái niệm đổi mới công nghệ Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ. Vậy, đổi mới công nghệ là gì? Đó là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả hệ thống công nghệ. Có quan điểm cho rằng, đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế - xã hội. Với quan điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ cũng đƣợc coi là đổi mới công nghệ. Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con ngƣời đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công
  • 31. 28 nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi. Để quản lý đƣợc các hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào các hoạt động cơ bản. Để phân biệt cải tiến, hợp lý hóa với đổi mới công nghệ, có thể tham khảo cách phân biệt sau: Tiêu chí Cải tiến Đổi mới công nghệ Tính chất Dựa trên cái cũ Loại bỏ cái cũ, xây dựng trên nguyên tắc mới Đặc trƣng Thích nghi cho tốt hơn Hoạt động mang đặc trƣng nghiên cứu và triển khai Điều kiện Vốn ít, nhƣng đòi hỏi nỗ lực duy trì thƣờng xuyên, liên tục Vốn lớn, rủi ro cao; nhân lực trình độ cao Đánh giá kết quả Tốt hơn, cần khoảng thời gian dài Thay đổi đột ngột; năng suất, chất lƣợng thay đổi rõ rệt. Do đó, ta có thể đƣa ra khái niệm đổi mới công nghệ nhƣ sau: Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn. Đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (Ví dụ, sáng chế công nghệ mới) chƣa có trên thị trƣờng hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (Ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang). Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ƣu các thông số sản xuất nhƣ năng suất, chất lƣợng, hiệu quả... (đổi mới công nghệ quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trƣờng (đổi mới công nghệ sản phẩm).
  • 32. 29 1.2.4.2. Các cấp độ đổi mới công nghệ Theo Vũ Cao Đàm [7; 30], các cấp độ đổi mới công nghệ bao gồm: - Đổi mới phần tử: Đổi mới chi tiết, đổi mới mô-đun, đổi mới trên cả công đoạn và đổi mới toàn khâu. - Đổi mới chức năng: Đổi mới công dụng, đổi mới chức năng, đổi mới nguyên lý. - Đổi mới chất liệu: Đổi mới vật liệu, đổi mới công nghệ chế tạo. Mỗi công nghệ có một vòng đời và tạo ra một chu kỳ sản phẩm. Tức là nó đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một nhà quản lý nào mà không có những hoạt động nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của mình thì chắc chắn hệ thống công nghệ của họ sẽ bị đào thải, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó sẽ bị đe dọa. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho doanh nghiệp đổi mới cũng nhƣ cho toàn xã hội nói chung. Về mặt lợi ích thƣơng mại, quan trọng nhất là nhờ đổi mới công nghệ chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao rõ rệt. Các điều tra về đổi mới công nghệ ở trong và ngoài nƣớc cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ đều xếp kết quả này lên hàng đầu trong số các lợi ích mà họ thu đƣợc. Những lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ: - Nâng cao chất lƣợng sản phẩm; - Duy trì và củng cố thị phần; - Mở rộng thị phần của sản phẩm; - Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại mới của sản phẩm; - Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ; giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lƣợng; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất; giảm tác động xấu đối với môi trƣờng sống. Xét về mặt quốc gia có những đổi mới công nghệ còn nhằm nâng cao vị thế của quốc gia trên trƣờng chính trị quốc tế, đặc biệt là đổi mới công nghệ trong quân sự. 1.2.4.3. Môi trường đổi mới công nghệ
  • 33. 30 - Đổi mới công nghệ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tăng trƣởng và tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới công nghệ liên quan đến cả đổi mới sản phẩm và quy trình. Đổi mới công nghệ phải xảy ra tại doanh nghiệp, vì doanh nghiệp và do chính doanh nghiệp thúc đẩy. Chính sách kéo tạo động cơ đổi mới, doanh nghiệp phải tự thân muốn đổi mới, cạnh tranh và tạo lợi nhuận. Chính sách đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho các dự định đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp muốn đổi mới thành công thì cần phải có một hệ thống thông tin làm việc có hiệu quả, phải cập nhật đƣợc thành tựu khoa học và công nghệ nói chung và đặc biệt là những thành tựu khoa học trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Không những thế họ cần có một phƣơng pháp và kỹ thuật dự báo tốt để giúp họ có những kế hoạch đổi mới công nghệ phù hợp với tiến trình phát triển và những diễn biến trên thị trƣờng công nghệ. Lựa chọn thời điểm đổi mới là một vấn đề khá quan trọng của đổi mới công nghệ, nó có thể tạo điều kiện duy trì và nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng nếu có sự lựa chọn đúng, nhƣng nó cũng có thể đƣa doanh nghiệp tới tình trạng khó khăn thậm chí phá sản nếu chọn sai thời điểm đổi mới. Thời điểm đổi mới tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp của các nƣớc đang phát triển nếu tiến hành đổi mới ở giai đoạn đầu của vòng đời của công nghệ thì họ sẽ gặp một số khó khăn có khi là bản thân họ không tự vƣợt qua đƣợc, chẳng hạn nhƣ khả năng làm chủ công nghệ, khả năng khắc phục rủi ro, hoặc bị hạn chế trong quá trình khai thác công nghệ mới. Đổi mới công nghệ thực chất là một quá trình thay thế, tuân theo quy luật phủ định. Các công nghệ mới hơn do ƣu việt hơn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh và sẽ tiến tới thay thế hoàn toàn công nghệ cũ. Trong quá trình thay thế, do tốc độ đổi mới công nghệ ngày càng nhanh, sự phủ định có thể diễn ra theo nhiều cấp đồng thời, quá trình đó thƣờng diễn ra theo một quy luật gọi là phủ định có trật tự. Tức là công nghệ cũ nhất luôn bị thu hẹp thị phần của mình, còn các công nghệ mới một mặt vừa chiếm lấy thị phần của công nghệ lạc hậu hơn nó đồng thời lại nhƣợng lại thị phần của mình cho các công nghệ hiện đại hơn. Ví dụ: Vào thập kỷ 1970 để sản xuất ra
  • 34. 31 linh kiện điện tử có 3 loại công nghệ: công nghệ sản xuất đèn điện tử, công nghệ sản xuất linh kiện bán dẫn và công nghệ sản xuất vi mạch. Sự tồn tại đồng thời của ba loại công nghệ này trong ngành sản xuất công nghệ linh kiện điện tử là minh chứng rõ ràng nhất về sự thay thế và quy luật phủ định có trật tự. Đổi mới công nghệ thành công thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi nó đƣợc thƣơng mại hóa tức là đƣợc thị trƣờng, xã hội chấp nhận. Xã hội chính là nơi tiếp nhận thành tựu của đổi mới công nghệ nhƣng đồng thời cũng chính là nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ thành công. Mọi đổi mới công nghệ đều bắt nguồn từ những nhu cầu của xã hội hoặc phục vụ nhu cầu nào đó của xã hội. Đổi mới công nghệ là một quá trình sáng tạo, mà quá trình đó thƣờng xuất phát từ các cá nhân không hài lòng với thực tại. Nhƣng để cá nhân đó có thể sáng tạo thành công thì cần phải có một môi trƣờng sáng tạo với những đặc trƣng sau: - Cho phép ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực mà họ yêu thích; - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các mối quan hệ, tiếp xúc giữa các đồng nghiệp; - Có thể giảm nhẹ sự rủi ro; - Khoan dung với thất bại và không tuân theo các tập tục; - Có chế độ đãi ngộ thích đáng; - Về giáo dục cần có một nền giáo dục mang tính khoa học, không tuyệt đối hóa mà luôn luôn đặt ra câu hỏi nhƣ tại sao, bản chất của sự kiện ở đâu và đặc biệt cần cảnh giác với sự chắc chắn bề ngoài. Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp: Nảy sinh ý tƣởng Xác định khái niệm Phân tích thị trƣờng Phân tích kỹ thuật Kế hoạch kinh doanh Phê chuẩn Kiểm định thông qua thị trƣờng Sản xuất và thƣơng mại hóa Triển khai Lọai bỏ
  • 35. 32 Hình 2.1 là một sơ đồ đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp. Các bƣớc trong sơ đồ có thể diễn giải các bƣớc nhƣ sau: 1. Nảy sinh ý tƣởng: Ghi nhận nhu cầu; tìm cách đáp ứng nhu cầu đó; phân tích các giải pháp; chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn; đề đạt thực thi. 2. Xác định khái niệm: Sản phẩm hay dịch vụ, mục tiêu kỹ thuật và các ƣu tiên, dự kiến kết quả thực hiện. 3. Phân tích thị trƣờng: Xác định thị trƣờng, phân tích nhu cầu hiện tại và tƣơng lai, tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh; xác định cơ hội. 4. Phân tích kỹ thuật: Các nguồn lực cần thiết, nguồn lực sẵn có, lịch trình triển khai. 5. Kế hoạch kinh doanh: Phân tích ma trận SWOT (ma trận các điểm mạnh (S), yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T), phân tích kinh tế, vốn; triển vọng chiến lƣợc. 6. Phê chuẩn: Phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp, các phê chuẩn khác. 7. Triển khai: Sản xuất thử, kiểm định, thử nghiệm. 8. Marketing: Kiểm định trên thị trƣờng, chiến lƣợc giới thiệu ra thị trƣờng, marketing các đổi mới, xác định thời gian, đo lƣờng sự phản ứng của thị trƣờng. 9. Sản xuất và thƣơng mại hóa: Hoàn thiện công nghệ, sản xuất đại trà, xây dựng hệ thống vận chuyển tới các đại lý, kho tàng,… 10. Loại bỏ: Do sự lỗi thời và công nghệ lạc hậu. 1.2.4.4. Sự cần thiết nâng cao năng lực công nghệ của công ty chế biến thủy sản xuất khẩu
  • 36. 33 Thời gian gần đây các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nƣớc ta đang gặp phải nhiều khó khăn và thử thách. Ngoài các vấn đề khó khăn về nguyên liệu, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bên cạnh đó các thị trƣờng nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới ngày càng khó tính và đƣa ra nhiều tiêu chuẩn hơn. Nhu cầu về đổi mới rất cao, có năng lực tiềm tàng: các kỹ sƣ có năng lực, trí tuệ, và công nhân lành nghề sẵn sàng tham gia vào công việc nhằm nâng cao năng lực và hoàn thiện công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cần xác định đúng hƣớng đi của mình để theo kịp với thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhƣ vũ bão của thế giới và cần phải hết sức quan tâm đến sự phát triển của khoa học công nghệ của mình, đây là một trong vấn đề quan trọng cho sự tồn tại của doanh nghiệp, là sự phát triển của doanh nghiệp. Vấn đề cấp thiết là phải hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp. 1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa và năng lực cạnh tranh 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Thuật ngữ doanh nghiệp bắt nguồn từ tiếng Pháp “entreprendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay “hoạt động”. Do đó, một nhà doanh nghiệp thƣờng đƣợc dùng để chỉ những ngƣời chấp nhận rủi ro để khởi đầu một công việc kinh doanh nhỏ. Các tiêu chí của doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên: - Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn. - Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên thiệu thô và nhân lực và trƣớc đây bị coi là vô ích. - Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kĩ thuật mới. - Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng suất thấp tới khu vực sản xuất hiệu quả và lớn hơn.
  • 37. 34 - Có phƣơng pháp tìm kiếm và hƣởng ứng lại những nhu cầu chƣa đƣợc thoả mãn và các đòi hỏi của khách hàng. Theo các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trên thực tế doanh nghiệp đƣợc gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,... Theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, “doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Doanh nghiệp đƣợc phân chia theo quy mô, bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời, doanh nghiệp nhỏ có số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50 ngƣời, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở mỗi nƣớc, ngƣời ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nƣớc mình. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủ, quy định số lƣợng lao động trung bình hàng năm từ 10 ngƣời trở xuống đƣợc coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dƣới 200 ngƣời lao động đƣợc coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 ngƣời lao động thì đƣợc coi là Doanh nghiệp vừa. Theo quy định của Pháp luật Việt Nam tại Nghị định số 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001 của Chính Phủ, đó là các doanh nghiệp có số nhân công
  • 38. 35 trung bình hàng năm không vƣợt quá 300, với số vốn không vƣợt quá 10 tỷ VNĐ. 1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tƣơng đồng nhƣ sau: Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể. Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc điểm quy mô nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lƣợng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển ở các địa phƣơng thì sẽ hình thành và phát triển các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phƣơng. Khác với khu công nghiệp tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa phƣơng có phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng không đòi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.
  • 39. 36 Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và đóng góp quan trọng vào ngân sách, vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có một vị trí rất quan trọng về tạo việc làm mới với thu nhập cao hơn nhiều so với lao động ở khu vực nông nghiệp. Riêng khu vực này đã tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nói chung (gần 3,37 triệu ngƣời), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ. Để tạo ra một việc làm, các doanh nghiệp nhà nƣớc lớn phải đầu tƣ 41 triệu đồng, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tƣ nhân chỉ là 26 triệu đồng. Do vài trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều quốc gia đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp này phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: Các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin,...), những hỗ trợ bồi dƣỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ...) và những hỗ trợ về tín dụng (thành lập ngân hàng chuyên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp, thành lập các công ty đầu tƣ mạo hiểm...). 1.3.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” đƣợc sử dụng phổ biến, thƣờng xuyên đƣợc nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng nhƣ trên các
  • 40. 37 phƣơng tiện thông tin đại chúng, thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu và đƣợc phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử có thể thấy hai trƣờng phái tiêu biểu: Trƣờng phái cổ điển và trƣờng phái hiện đại. Trƣờng phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu nhƣ A.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh sau này. Trƣờng phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với 3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trƣờng phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc trƣờng phái Viên; tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo” phát triển lý thuyết của Tân cổ điển. Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Và hiện chƣa có một lý thuyết nào hoàn toàn có tính thuyết phục về vấn đề này, do đó không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh. Quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt. Có ý kiến cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ƣu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng. Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có những quan điểm đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh… Một số ý kiến tán thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác thực lực và lợi thế của mình để thoả mãn nhu cầu khách hàng và thu đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e rằng chƣa đủ, bởi trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trong yếu nhƣng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ
  • 41. 38 hấp dẫn với ngƣời tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu đƣợc lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh. Tổng hợp các trƣờng phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể đƣợc xác định trên 4 nhóm yếu tố cấu thành sau: - Chất lƣợng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu vào; - Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp; - Yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ; - Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ. 1.4. Yếu tố công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa) không thể nói đến năng lực cạnh tranh mà không gắn với yếu tố công nghệ. Yếu tố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa xét trên cơ sở năng lực công nghệ đƣợc thể hiện trên các yếu tố: a. Năng lực vận hành Năng lực vận hành liên quan đến năng lực giúp cho doanh nghiệp có thể biến đổi có hiệu quả các loại đầu vào thành những sản phẩm đầu ra tƣơng ứng với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố năng lực nhƣ sau: - Năng lực sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ hiện có; - Năng lực lập kế hoạch và điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • 42. 39 - Năng lực khắc phục sự cố và tiến hành các công việc bảo dƣỡng để dự phòng, ngăn chặn và bảo dƣỡng khi xảy ra sự cố; - Năng lực thích ứng với công nghệ mới và điều hành đổi mới công nghệ; - Năng lực sử dụng thông tin tạo ra nguồn lực phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. b. Năng lực giao dịch Năng lực giao dịch cũng là một yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cho doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện các giao dịch công nghệ. Cụ thể nó bao gồm những yếu tố sau đây: - Năng lực lập các luận chứng và nêu ra một cách rõ ràng những công nghệ sẽ đƣợc mua/bán dựa trên sự nghiên cứu tỷ mỷ về kỹ thuật và chuyển những tham số của quy trình cơ bản vào việc bố trí nhà máy và thiết bị; - Năng lực nhận dạng công nghệ phù hợp và thực hiện đƣợc công việc đánh giá đúng đắn loại công nghệ phù hợp với các nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Năng lực đàm phán hiệu quả giao dịch chuyển giao công nghệ. c. Năng lực đổi mới Năng lực đổi mới của doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan tới năng lực đƣa ra đƣợc những đổi mới công nghệ và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm củng cố công việc kinh doanh hiện có, tạo ra những hoạt động kinh doanh mới và khai thác các cơ sở công nghệ mới. Năng lực này bao gồm những yếu tố nhƣ sau: - Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới sản phẩm; - Năng lực thực hiện đƣợc những đổi mới quy trình; - Năng lực tạo đƣợc những đổi mới ứng dụng. d. Năng lực hỗ trợ
  • 43. 40 Năng lực hỗ trợ cần cho việc xác định phải phát triển, điều phối và tích hợp chúng theo một phƣơng pháp năng động để tạo ra đƣợc giá trị và tăng cƣờng đƣợc các ƣu thế về kinh tế. Thậm chí có thể nói nguồn ƣu thế cạnh tranh thực sự của một doanh nghiệp là năng lực hỗ trợ để tích hợp đƣợc các năng lực vận hành, giao dịch và đổi mới thành những khả năng mà những đối thủ cạnh tranh không dễ gì bắt chƣớc đƣợc. Năng lực hỗ trợ của doanh nghiệp là năng lực tạo ra cơ sở và sự thúc đẩy để có đƣợc sự phát triển cân đối, tích hợp và làm tăng thêm các năng lực vận hành, giao dịch và đổi mới. Nó gồm những yếu tố sau đây: - Năng lực xây dựng đƣợc kịch bản phát triển dựa vào công nghệ; - Năng lực tìm đƣợc những nguồn cấp vốn và nhận đƣợc vốn với lãi suất cạnh tranh để mở mang và tăng trƣởng; - Năng lực phát triển đƣợc những trí tuệ khai phá và nắm bắt đƣợc xu hƣớng tƣơng lai của thị trƣờng; - Năng lực tiếp cận có hiệu quả những nguyên liệu đầu vào cần cho sản xuất; - Năng lực thực hiện các chƣơng trình để phát triển vững chắc nguồn lực con ngƣời. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập quốc tế phải gắn với yếu tố công nghệ và đổi mới công nghệ nhƣ vừa phân tích ở trên. * Kết luận Chƣơng 1 Trong Chƣơng 1, Luận văn đã đƣa ra hệ thống lý thuyết về: - Công nghệ và nâng cao năng lực, hoàn thiện công nghệ, trong đó đƣa ra khái niệm công nghệ, quản lý công nghệ và đổi mới công nghệ. Việc đổi mới, hoàn thiện công nghệ là nhu cầu tất yếu của một doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu muốn tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
  • 44. 41 - Đánh giá năng lực công nghệ ở mỗi doanh ngiệp là cần thiết, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong công nghệ để tìm ra giải pháp nâng cao năng lực công nghệ đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó đã đƣa ra khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời Chƣơng 1 cũng đã nêu khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong quá trình hội nhập quốc tế, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là yếu tố công nghệ. - Yếu tố công nghệ gắn với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó đã khảo sát trên phƣơng diện lý thuyết về năng lực lĩnh hội công nghệ đƣợc chuyển giao và năng lực công nghệ nội sinh. Mục này cũng khẳng định một lần nữa về vai trò của công nghệ và đổi mới hoàn thiện công nghệ đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • 45. 42 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH BẠC LIÊU 2.1. Khái quát về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu tỉnh Bạc Liêu 2.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất nhập khẩu ở tỉnh Bạc Liêu Thủy sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực trên thị trƣờng khác nhau và đang đƣợc tiêu thụ mạnh tại Mỹ, Nhật Bản và EU. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản - một nhóm hàng có nhiều tiềm năng của Việt Nam, thực sự đã mang lại hiệu quả không chỉ về kinh tế mà còn có tác dụng cả về xã hội. Thị trƣờng xuất khẩu, nhất là mặt hàng thủy sản đang là thế mạnh của Việt Nam nói chung trong đó có tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu là một tỉnh có thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn thứ hai cả nƣớc. Sản lƣợng tôm nuôi hàng năm rất lớn nhƣng hiện nay công suất chế biến của các nhà máy trong tỉnh không thể chế biến hết lƣợng tôm thu hoạch đƣợc, một phần tôm nguyên liệu đƣợc đƣa sang các tỉnh lân cận để chế biến, làm thất thu nguồn ngoại tệ do xuất khẩu tôm đem lại cho tỉnh nhà. Ngay từ năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, thủy sản đã đƣợc xếp vào danh sách các mặt hàng chủ lực của nƣớc ta. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và từ đó đến nay, ngành thủy sản vẫn tiếp tục giữ vững đƣợc vị thế quan trọng của mình, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với tốc độ trung bình 9,8%. Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội thành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trƣờng. Số liê ̣u các nhà máy chế biến thủy sản Ba ̣c Liêu năm 2012 nhƣ sau:
  • 46. 43 Bảng 1: Số liê ̣ u các nhà máy chế biến thủy sản Ba ̣c Liêutheo số liệu báo cáo năm 2012 Sở Công Thƣơng tỉnh Bạc Liêu TT Tên doanh nghiệp Tổng công suất theo thiết kế (Tấn/năm) Tổngsố lao động (Ngƣời) 1 Công ty CP CBTS xuất khẩu F69 5000 458 2 Công ty CBTS xuất khẩu Trang Khanh 5250 312 3 Công ty CP CBTS xuất khẩu Việt Cƣờng 3000 341 4 Công ty CP CBTS xuất khẩu Vĩnh Lợi 2.500 300 5 Công ty TNHH 1 TVTS Tân Phong Phú 7.560 317 6 Công ty TNHHTM Ngân Đạt 1.200 150 7 Công ty TNHH Phƣớc Đạt 1.000 201 8 Công ty TNHH 1TV Bạch Linh 6.800 425 9 Công ty CP CBTS xuất khẩu Âu Vững 4.000 400 10 Công ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú 4000 315 11 Công ty TNHH Phú Gia 1500 250 12 Công ty Công ty CP Thủy sản Quốc Lập 1.500 278 13 Công ty TNHH GROBESTT (VN) 8.000 938 14 Công ty CBTS GIRIMEX 3.000 300 15 Công ty CBTS Láng Trâm 5.000 500 16 Công ty CP CBTS Nha Trang Seafood F89 1.500 163 17 Công ty CP CBTS Bạc Liêu 6.000 350 18 Công ty TNHH CBTSXK Minh Hiếu 3.000 237 19 Công ty TNHH CBTS Minh Bạch 3.000 250
  • 47. 44 20 Công ty CP CBTS Ngọc Trí 3.000 250 21 Công ty TNHH thủy sản NIGICO 5.000 527 22 Công ty CP CBTS Trƣờng Phú 2.000 200 Tổng cộng 22 doanh nghiệp 82.810 7.462 * Nguồn Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, năm 2012 Nguyên liệu ổn định, thị trƣờng giữ vững là hai yếu tố cơ bản giúp trên 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Bạc Liêu chế biến, xuất khẩu đƣợc 26.400 tấn thủy sản đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 161 triệu USD. Trong đó, tôm đông lạnh chiếm trên 26.000 tấn. Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên là 250.155ha. Trong đó, tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản (tôm) 124.190ha chiếm 49,64% tổng diện tích tự nhiên. Đây là khu vực cung cấp chính cho nguồn nguyên liệu tôm dùng chế biến và xuất khẩu của tỉnh thông qua công tác nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển cũng góp phần không nhỏ trong tổng sản lƣợng nguồn tôm nguyên liệu tỉnh nhà. - Nhìn vào số liệu trên cho thấy nguồn nguyên liệu và công suất của nhà máy chế biến rất cao nhƣng thực trạng thì xuất khẩu rất ít , vì vậy yếu tố thị trƣờng và đa dạng sản phẩm là nguyên nh ân chủ yếu để tăng sản lƣợng xuất khẩu cho các nhà máy chế biến thủy sản của tỉnh Ba ̣c Liêu bởi lẻ: + Tôm nguyên liê ̣u Viê ̣t Nam đƣợc khách hàng ƣa chuộng và chất lƣợng của nguồn nguyên liê ̣u đƣ́ ng đầu trên thế giới. + Giá thành sản phẩm của nhà máy Viê ̣t Nam cao hơn các nƣớc trong khu vƣ̣c cho nên khả năng ha ̣n chế mua của khách hàng. + Sƣ̣ đa da ̣ng sản phẩm các nhà máy chế biến tỉnh Ba ̣c Liêu không nhiều làm giảm khả năng ca ̣nh tranh trên thi ̣trƣờng thế giới.
  • 48. 45 - Tƣ̀ các yếu tố trên các nhà máy chế biến th ủy sản Ba ̣c L iêu cần phải đổi mới công nghê ̣để đáp ƣ́ ng yêu cầu của khách hàng và tăng khả năng xuất khẩu. - Thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ. Một số lớn các doanh nghiệp đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, trong khi chính họ lại dƣ thừa lao động. Khả năng kỹ thuật yếu kém trong các doanh nghiệp chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới công nghệ. Nhiều giám đốc phụ trách kỹ thuật trong doanh nghiệp cũng chƣa đáp ứng yêu cầu của tiến bộ công nghệ hiện đại, cần đƣợc thƣờng xuyên nâng cao trình độ. - Do đặc tính của ngành chế biến biến thủy sản từ tôm nguyên liệu đến sản xuất ra thành phẩm đòi hỏi quy trình sản xuất rất phức tạp nên việc chế biến sản phẩm có phần khó khăn. - Nguồn nguyên liệu đầu vào còn phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ nên sản lƣợng không ổn định từ đó gây khó khăn đối với việc sản xuất của công ty. - Đặc thù của ngành thủy sản là sử dụng đa số là lao động nữ và thƣờng làm việc trong môi trƣờng lạnh vì vậy ảnh hƣởng đến sức khỏe. - Nhiều doanh nghiệp do thiếu thông tin về công nghệ đã hạn chế những quyết định về đổi mới hoàn thiện công nghệ. Không ít doanh nghiệp đã nhập về những thiết bị lỗi thời hoặc không phù hợp và đã không sử dụng đƣợc hay sử dụng không có hiệu quả. - Quá trình ra quyết định quá dài. Phần lớn khi gặp khó khăn về tài chính ban giám đốc thƣờng dựa vào cấp trên và ngân hàng, chỉ có một số ít các doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ các tổ chức tƣ vấn khác. Do đó để ra đƣợc một quyết định phải mất khá nhiều thời gian, nhiều khi làm mất cơ hội kinh doanh.