SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 55
Downloaden Sie, um offline zu lesen
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------o0o-------
HOÀNG THỊ CẨM VÂN
CHIẾN LƢỢC “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG”
CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ CẨM VÂN
CHIẾN LƢỢC
“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC
VÀ TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60 31 02 06
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HUỆ
Hà Nội – 2017
1
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, các giảng viên, các nhà sƣ
phạm đã tham gia quản lý, giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học
này. Tôi xin cám ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu,
hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phùng Thị Huệ đã tận tình
giúp đỡ, hƣớng dẫn đề tài, định hƣớng các vấn đề nghiên cứu trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh
khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ dẫn, giúp đỡ của quí
thầy cô giáo để tôi sửa chữa, hoàn thiện luận văn của mình.
Trân trọng cám ơn!
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công bố ở các
công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Thị Cẩm Vân
3
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 7
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 9
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................11
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu...............................................................12
7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.................................................................................12
8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................13
CHƢƠNG 1:KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC OBOR……………………….
1.1. Bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR...................................................................12
1.1.1. Những nhân tố quốc tế..........................................................................................12
1.1.2. Yếu tố phát triển của Trung Quốc........................................................................17
1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR ............................................................21
1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”.........................21
1.2.2. Nội dung hợp tác và lộ trình thực hiện của chiến lược OBOR.........................23
1.2.3. Mục tiêu bản chất của chiến lược OBOR ...........................................................27
1.3. Quá trình và kết quả triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc....................32
1.3.1. Triển khai chiến lược OBOR ở trong nước tính đến tháng 6/2017..................32
1.3.2. Triển khai chiến lược OBOR ở ngoài nước tính đến tháng 6/2017..................36
Kết luận chƣơng 1:...........................................................................................................40
CHƢƠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƢỚC, THUẬN LỢI VÀ THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI CHIẾN LƢỢC OBOR......................................................................41
2.1. Phản ứng của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR................................................41
4
2.1.1. Nhóm các nước ủng hộ chiến lược OBOR..........................................................41
2.1.2. Nhóm các nước không ủng hộ chiến lược OBOR..............................................49
2.2. Thuận lợi và thách thức đối với Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc
OBOR................................................................................................................................51
2.2.1. Những nhân tốc thuận lợi của chiến lược OBOR ..............................................51
2.2.2. Những khó khăn, thách thức đối với chiến lược OBOR ....................................55
2.2.3. Dự báo xu hướng triển khai chiến lược OBOR trong thời gian tới..................60
Kết luận chƣơng 2............................................................................................................62
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC OBOR ĐỐI VỚI VIỆT NAM..63
3.1. Vai trò, vị thế của Việt Nam trong chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc.............63
3.2. Tác động của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam ..............................................64
3.2.1. Tác động tích cực...................................................................................................65
3.2.2. Tác động tiêu cực...................................................................................................68
3.3. Một số hàm ý về chính sách đối với Việt Nam......................................................73
3.3.1. Phạm vi và mức độ tham gia chiến lược OBOR của Việt Nam........................73
3.3.2. Một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia chiến lược OBOR của
Trung Quốc.......................................................................................................................74
Kết luận chƣơng 3............................................................................................................79
KẾT LUẬN......................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................82
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
AIIB: Ngân hàng Đầu tƣ Cơ sở hạ tầng châu Á
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BRICS: Khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi
CAFTA: Hiệp định khu vực thƣơng mại tự do Trung Quốc - ASEAN
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
EAS: Hội nghị Cấp cao Đông Á
EU: Liên minh châu Âu
EC: Ủy ban châu Âu
FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTA: Hiệp định Thƣơng mại Tự do
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GMS: Chƣơng trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng
G-7: Nhóm 7 nƣớc (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Anh)
G-20: Nhóm 20 nƣớc và tổ chức thành viên (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật
Bản, Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Arab Saudi, NamPhi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ)
IEA: Cơ quan năng lƣợng quốc tế
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KHCN: Khoa học công nghệ
LHQ: Liên Hợp quốc
MPAC: Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN
NDT: Đồng Nhân nhân tệ
OBOR: Một vành đai, một con đƣờng
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
OSCE: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
6
PPP: Sức mua tƣơng đƣơng
RCEP: Hiệp định đối tác toàn diện khu vực
SCO: Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải
TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
TTIP: Hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng
USD: Đồng Đô-la Mỹ
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
WB: Ngân hàng thế giới
WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trung Quốc đã vƣợt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới vào năm 2010, sau Mỹ. Cùng với những thành tựu vô cùng ấn tƣợng
về phát triển kinh tế, Trung Quốc cũng đã có nhiều sự điều chỉnh lớn trong
chính sách ngoại giao, nhằm từng bƣớc khẳng định vị thế và vai trò nƣớc
lớn trên thế giới. Thế và lực của Trung Quốc ngày càng đƣợc củng cố và
phát triển trên trƣờng quốc tế. Sau khi giữ chức Tổng bí thƣ và Chủ tịch
nƣớc Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến xây dựng “Một
vành đai, một con đƣờng” (OBOR) (Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và
Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI) trong chuyến thăm Kazhastan
(tháng 9/2013) và Indonesia (tháng 10/2013). Trung Quốc đang nỗ lực và
quyết tâm đƣa sáng kiến “Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa” phát triển
thành chiến lƣợc OBOR mang tầm quốc tế nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng
Trung Hoa - phục hƣng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” trong thế kỷ XXI. Trung
Quốc xác định, OBOR là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, là một bộ
phận quan trọng trong chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình”, nên Trung Quốc đẩy
mạnh triển khai thực hiện cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc một cách quyết
liệt, tổng thể, toàn diện, từ đó từng bƣớc định hình khuôn khổ và cơ chế
hóa chiến lƣợc OBOR. Chiến lƣợc này có phạm vi hết sức rộng lớn, bao
trùm ba châu lục Á - Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ
Dƣơng - Đại Tây Dƣơng), liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết các
nƣớc của cả ba châu lục, với hàng trăm quốc gia, tổng dân số khoảng 4,5 tỷ
ngƣời, trong đó có khoảng 65 nƣớc nằm trong “trục chính” của chiến lƣợc
này. Để thực hiện chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc xác định mục tiêu chung
đó là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, với kinh tế - thƣơng mại là “trọng
tâm”, chính trị - ngoại giao làm “tiên phong”, văn hóa làm “động lực” và
quân sự làm “hỗ trợ”, đẩy mạnh triển khai OBOR, tạo thành hai hƣớng “đi
ra bên ngoài”, đƣa Trung Quốc trở thành “trung tâm kết nối” thế giới, gia
tăng “quyền lực mềm” của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, từng bƣớc đƣa
8
Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới,
đồng thời hình thành trật tự quốc tế mới do Trung Quốc lãnh đạo, phá vỡ
thế bao vây, cô lập của Mỹ, từng bƣớc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Thái Bình
Dƣơng... Cho đến nay, chiến lƣợc OBOR đã nhận đƣợc ủng hộ và hƣởng
ứng tham gia tích cực của nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới, điều này
đƣợc thể hiện ở những tuyên bố ủng hộ của nhà lãnh đạo các nƣớc, các
thỏa thuận, văn kiện đƣợc ký kết hợp tác trong khuôn khổ chiến lƣợc này
giữa Trung Quốc với các nƣớc cũng nhƣ các tổ chức quốc tế. Trung Quốc
có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thành công chiến lƣợc này nhƣ có
lãnh đạo tập trung quyền lực (quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình hiện nay đƣợc đánh giá sánh ngang với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm là
Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình), có tiềm lực tài chính lớn mạnh,
chính sách ngoại giao chủ động, linh hoạt và có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu
về vốn, kỹ thuật công nghệ cho các nƣớc nhằm phát triển hạ tầng cơ sở...
Tuy nhiên, chiến lƣợc này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả
ở bên trong lẫn bên ngoài, nhất là sự ngăn chặn của Mỹ và đồng minh. Việc
Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc này đã, đang và sẽ tác động
sâu sắc, nhiều mặt đến thế giới, khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam, xác định Việt Nam là một
điểm then chốt của chiến lƣợc OBOR, nhất là trong “Con đƣờng tơ lụa trên
biển thế kỷ XXI”. Vì thế, thông qua nhiều kênh khác nhau, Trung Quốc tìm
cách vận động, khích lệ Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực vào chiến
lƣợc OBOR, từ đó tạo hình mẫu để lôi kéo, thúc đẩy các nƣớc khác trong
khu vực ASEAN tham gia vào chiến lƣợc OBOR, bởi hiện nay còn một số
nƣớc ASEAN vẫn lo ngại việc tham gia chiến lƣợc này sẽ khiến cho họ
ngày càng lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc, nhất là về kinh tế. Trung
Quốc đã và đang thúc đẩy Việt Nam kết nối giữa chiến lƣợc OBOR với
sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai”. Tuy nhiên, do hai nƣớc vẫn tồn
tại bất đồng trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông nên việc Trung
Quốc triển khai chiến lƣợc OBOR tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn,
9
thách thức. Là quốc gia gần gũi về địa lý cũng nhƣ nhiều điểm tƣơng đồng
về văn hóa, Việt Nam luôn chịu tác động nhiều mặt cả tích cực và tiêu cực
từ quan hệ kinh tế - thƣơng mại gần gũi, gắn kết với Trung Quốc ngay cả
khi chƣa tham gia vào chiến lƣợc OBOR. Tuy nhiên, nếu tham gia vào
chiến lƣợc này, chiến lƣợc này sẽ tác động nhiều mặt đến Việt Nam, bao
gồm cả tích cực và tiêu cực. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu,
xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về chiến lƣợc OBOR của
Trung Quốc, từ đó đƣa ra đối sách phù hợp trong tham gia chiến lƣợc này
nhằm tận dụng tối đa thời cơ, không để bị tụt lùi so với xu thế chung của
thế giới, khu vực, đồng thời khắc phục nguy cơ, thách thức mà chiến lƣợc
này có thể mang lại, góp phần quan trọng nhằm duy trì ổn định và phát
triển đất nƣớc.
Việc nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện về bản chất
của chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc cũng nhƣ tác động cả tích cực và
tiêu cực đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cấp thiết. Nó không chỉ làm rõ bối cảnh lịch sử, nội hàm và các
bƣớc triển khai chiến lƣợc OBOR, mà còn phân tích, đánh giá khách quan
về phản ứng của các nƣớc trƣớc chiến lƣợc này, cùng những tác động ảnh
hƣởng của chiến lƣợc này đối với Việt Nam, qua đó gợi mở một số chính
sách đối với Việt Nam. Đó là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Chiến
lƣợc OBOR của Trung Quốc và tác động với Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất chiến lƣợc OBOR
đến nay, chiến lƣợc này đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc. Đã có nhiều chuyên đề, bài viết, bài phỏng vấn của
các chuyên gia, học giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề này ở mức độ và
khía cạnh khác nhau, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên
cứu nào đƣa ra những đánh giá về chiến lƣợc này và tác động đối với Việt
Nam mang tính hệ thống, khái quát và toàn diện.
10
Qua nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác tài liệu phục vụ viết đề tài luận văn
thấy rằng, có một số bài viết, công trình nghiên cứu, tài liệu viết về chủ
trƣơng, mục tiêu, nội dung và các bƣớc triển khai chiến lƣợc OBOR có thể
kể đến nhƣ: Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai
kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy
ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại
Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web:
http://vepr.org.vn/533/news-detail và các bài viết trên website
http://nghiencuubiendong.vn nhƣ bài “Mục tiêu thực sự của Trung Quốc:
Học thuyết Monroe tại châu Á” (4/9/2014); “Trung Quốc và tham vọng trật
tự an ninh mới tại châu Á” của tác giả Timothy R; Wang Yanchun,
“Reconstructing China‟s trade”, Caijing, 2 February 2015; CBBC (2015),
“One Belt One Road: A Role for UK Companies in Developing China‟s
New Initiative”, China - Britain Business Council,
http://www.cbbc.org/sectors/one-belt-one-road/; Ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc (2016), Văn kiện “Kiến nghị của Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội quốc dân 5 năm lần thứ 13”; “Bàn về chiến lƣợc
“Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỉ 21” của Trung Quốc”, tác giả Đức Cẩn,
Phƣơng Nguyễn (2015), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 5(165), tr.73-80;
bài “OBOR: The Internationalization of China‟s SOEs” của tác giả N.Sze
và F.Wu đăng trên Tạp chí Deloitte Perspective năm 2015; bài viết
“President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of
the Chinese Communist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence”
của tác giả Johnson, C.K đƣợc đăng trên CSIS Report tháng 3/2016...
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về phản ứng của các nƣớc đối với chiến
lƣợc OBOR; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chiến
lƣợc này nhƣ: cuốn sách “OBOR - Chiến lƣợc của Trung Quốc và Hàm ý
chính sách đối với Việt Nam” của Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành (2017), Nxb Thế
giới; bài viết “Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai chiến
11
lƣợc OBOR và đối sách của Trung Quốc” của Từ Cƣơng, Nghiên cứu viên
Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc (2017), Tạp chí
“Nghiên cứu tham khảo quốc tế” số ra tháng 5/2017 - tác giả Trƣơng Khiết
(2015), “Đánh giá về OBOR từ góc độ tình hình an ninh và chiến lƣợc
xung quanh”, Nxb Khoa học xã hội; bài viết “OBOR and the Philippines
under Duterte” đăng trên Tạp chí ASEAN Focus tháng 4/2016; bài viết
“China‟s Belt and Road Initiative and Its Implications for Africa” của nhóm
tác giả Demissie, Alexander, Moritz Weigel and Tang Xiaoyang đăng trên
Tạp chí WWF Study tháng 12/2016; bài viết “Europe and China‟s New Silk
Roads” của tác gải Frans-Paul van der Putten đăng trên ETNC Report tháng
12/2016…
Ngoài ra, còn có một số tài liệu viết về tác động của chiến lƣợc OBOR
đối với Việt Nam và hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhƣ: Nguyễn Danh
Huy (2015): “Huy động nguồn lực xã hội đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông”, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vấn đề phát triển hạ tầng
giao thông - Nhu cầu vào giải pháp, Hà Nội; Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành (2017),
“OBOR - Chiến lƣợc của Trung Quốc và Hàm ý chính sách đối với Việt
Nam”, Nxb Thế giới; bài viết “Tác động của sáng kiến Vành đai và Con
đƣờng” đối với Đông Nam Á đăng trên trang web
http://nghiencuubiendong.vn; Bài viết “Tham gia OBOR: Tỉnh táo, không
nóng vội” của tác giả Nguyễn Việt đăng trên http://vepr.org.vn (website của
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách), các bài phát biểu của học giả Việt
Nam, Trung Quốc và quốc tế tại một số hội thảo, diễn đàn trong nƣớc và khu
vực đề cập về vấn đề này.
Đây là những tƣ liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình
học tập, nghiên cứu và viết đề tài luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá bản chất và tác động của chiến lƣợc “Một vành đai một con
đƣờng”, trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
12
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích nội dung, mục tiêu cốt lõi, các bƣớc triển khai của Trung
Quốc đối với chiến lƣợc OBOR .
- Phân tích, đánh giá phản ứng của các nƣớc trƣớc chiến lƣợc OBOR,
thuận lợi và thách thức đối với chiến lƣợc này.
- Phân tích, đánh giá một số tác động ảnh hƣởng của chiến lƣợc OBOR
đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp với Việt Nam
trƣớc tác động của chiến lƣợc này.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chiến lƣợc OBOR của Trung
Quốc. Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ,
đề tài tập trung phân tích, đánh giá mục tiêu, nội dung cốt lõi, các bƣớc
triển khai của Trung Quốc đối với chiến lƣợc OBOR, phản ứng của các
nƣớc đối với chiến lƣợc này và tác động của nó với Việt Nam từ khi Trung
Quốc đề xuất chiến lƣợc OBOR (2013) đến tháng 6/2017.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Luận văn vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết
hợp với phƣơng pháp phân tích - tổng hợp. Đồng thời, luận văn vận dụng
một số lý thuyết về quan hệ quốc tế, đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh
quốc tế và khu vực đang biến động đa chiều, phức tạp.
Các nguồn tài liệu đƣợc sử dụng:
- Các bài viết của các chuyên gia, học giả Trung Quốc và quốc tế về
chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc;
- Các văn kiện chính thức của Trung Quốc về chiến lƣợc OBOR;
- Ngoài ra, còn có nguồn tham khảo từ các tạp chí trong và ngoài nƣớc,
mạng Internet.
7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống chiến lƣợc OBOR, luận văn
cố gắng: (1) Đánh giá mục tiêu bản chất của chiến lƣợc OBOR và thái độ
phản ứng của các nƣớc liên quan đối với chiến lƣợc này; (2) Hệ thống hóa
13
kết quả bƣớc đầu của OBOR để dự đoán khả năng triển khai chiến lƣợc
OBOR trong thời gian tới; (3) Đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với
Việt Nam trong quá trình tham gia chiến lƣợc OBOR.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái lƣợc về chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc
Trong chƣơng này tác giả giới thiệu khái quát về bối cảnh ra đời của
chiến lƣợc OBOR, trong đó phân tích và làm rõ các nhân tố tình hình thế
giới, khu vực và nhất là tình hình Trung Quốc có ảnh hƣởng, tác động trực
tiếp đến sự hình thành của chiến lƣợc này. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đi sâu
phân tích, đánh giá và làm rõ nội dung và mục tiêu cốt lõi của chiến lƣợc
OBOR, các bƣớc triển khai chiến lƣợc này của Trung Quốc trong thời gian
qua ở cả trong và ngoài nƣớc.
Chƣơng 2: Phản ứng của các nƣớc, thuận lợi và thách thức đối với
chiến lƣợc OBOR
Trong chƣơng này tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thái độ và phản ứng
của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR, trong đó sẽ đi sâu phân tích thái độ
và phản ứng của 2 nhóm nƣớc khác nhau: nhóm nƣớc ủng hộ, nhóm nƣớc
không ủng hộ chiến lƣợc này. Tác giả cũng đánh giá về thuận lợi và thách
thức của Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc OBOR, trên cơ sở đó đƣa
ra một số dự báo về khả năng triển khai chiến lƣợc này của Trung Quốc
trong thời gian tới.
Chƣơng 3: Tác động của chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc với Việt
Nam
Trong chƣơng này, tác giả sẽ đƣa ra đi sâu phân tích tác động, ảnh
hƣởng của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam bao gồm những tác động
tích cực, tiêu cực, từ đó đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt
Nam trong quá trình tham gia vào chiến lƣợc này nhằm phát triển kinh tế
xã hội trong thời gian tới.
12
CHƢƠNG 1
KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC
“MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC
1.1. Bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR
1.1.1. Những nhân tố quốc tế
- Tình hình thế giới có nhi u biến đ i mạnh m , phức tạp và mau l , cạnh
tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, xu thế đa cực hóa ngày càng r
n t cuộc cách mạng khoa h c công nghệ và xu thế toàn c u hoá phát triển
mạnh m , tác động sâu rộng đến h u hết các quốc gia, khu vực...
Từ đầu thế kỷ XXI, xu hƣớng “đa cực” ngày càng hình thành rõ nét xuất
phát từ sự nổi lên của các xu hƣớng liên kết, hợp tác toàn cầu và các cƣờng quốc
mới nhƣ Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil...
Mỹ suy giảm sức mạnh toàn diện trong tƣơng quan so sánh với các cƣờng
quốc khác. Theo đó, nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, vị thế nền kinh tế “số 1”
thế giới của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mặc dù hiện nay, Mỹ vẫn là nền
kinh tế “số 1” thế giới, tính chung cả về tổng GDP, tiềm lực vốn và KHCN...
nhƣng vị thế đó đang đứng trƣớc những thách thức không nhỏ, ngày càng bị thu
hẹp với các trung tâm quyền lực khác. Từ chỗ chiếm khoảng 50% GDP của thế
giới sau chiến tranh thế giới thứ II, giảm xuống còn 32% năm 2000 và hiện nay,
Mỹ chỉ chiếm khoảng gần 20% GDP toàn cầu. Năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12
lần GDP của Trung Quốc, nhƣng đến năm 2010 gấp 2,5 lần và đến năm 2016 chỉ
còn hơn 1,5 lần (Mỹ là 18,858 nghìn tỷ USD, Trung Quốc là 11,383 nghìn tỷ
USD)[1]. Bên cạnh đó, vị thế chính trị và uy tín của Mỹ trên trƣờng quốc tế ngày
càng suy giảm, quan hệ của Mỹ với một số đồng minh, đối tác trên thế giới và khu
vực cũng không thực sự gắn kết nhƣ trƣớc. Ngoài ra, sức mạnh quân sự của Mỹ
ngày càng suy giảm trong tƣơng quan so sánh với các cƣờng quốc khác cùng với
sự xuất hiện, phát triển của các xu hƣớng mang tính toàn cầu và của các chủ thể
phi nhà nƣớc đang thách thức sự “độc tôn” của Mỹ.
1. http://yangbeining.wordpress.com/2011/09/14/tổng-quan-kinh-tế-thế-giới-2001-2010-07012011/
13
Nƣớc Nga dƣới thời Tổng thống Putin và Medvedev đã và đang trỗi dậy
mạnh mẽ, từng bƣớc khôi phục địa vị cƣờng quốc chính trị, kinh tế và quân sự, có
vị thế ngày càng cao trên trƣờng quốc tế, trở thành một nhân tố quan trọng thúc
đẩy quá trình hình thành thế giới đa cực. Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ của
Nga cơ bản ổn định tạo tiền đề để nƣớc Nga tập trung phát triển kinh tế, nâng cao
tiềm lực tổng hợp quốc gia. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới sụt
giảm mạnh trong thời gian qua, nhƣng với nhiều chính sách đƣợc đƣa ra để giảm
thiểu tác động tiêu cực của giá dầu thế giới, nền kinh tế Nga đang từng bƣớc phục
hồi và phát triển, hƣớng tới địa vị nƣớc lớn hàng đầu về kinh tế trong những thập
kỷ tới. Đáng chú ý, hiện nay Nga tiếp tục duy trì địa vị cƣờng quốc quân sự hàng
đầu thế giới, điều này đƣợc thể hiện bằng vai trò và sức mạnh của Nga khi tham
gia vào chiến trƣờng Syria hiện nay. Nga là cƣờng quốc có ảnh hƣởng quan trọng
trong các vấn đề khu vực cũng nhƣ toàn cầu. Có thể khẳng định, thời gian qua
Nga đã “hồi sinh” mạnh mẽ, từng bƣớc khôi phục lại địa vị cƣờng quốc của mình.
Với một lãnh thổ rộng lớn, nền văn hóa tiên tiến, nguồn nhân lực khoa học và trí
tuệ dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú... lại có ảnh hƣởng truyền
thống trên trƣờng quốc tế, nên Nga hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành một cực
quan trọng trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành.
Ấn Độ là một trong những nƣớc có tiềm năng trở thành “siêu cƣờng” trong
thập kỷ tới, trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hình thành thế
giới đa cực. Kinh tế Ấn Độ phát triển mang tính “bùng nổ”, đang từng bƣớc trở
thành một trong những đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Ấn Độ cũng có tiềm lực
quân sự mạnh, là cƣờng quốc quân sự ở khu vực, hƣớng tới phát triển thành
cƣờng quốc quân sự toàn cầu. Hiện nay, Ấn Độ là một nƣớc lớn có ảnh hƣởng
quan trọng đối với khu vực Nam Á, từng bƣớc vƣơn tầm ảnh hƣởng ra phạm vi
toàn cầu.
EU ngày càng có ảnh hƣởng mạnh trên phạm vi toàn cầu, nhất là về kinh tế.
Liên minh châu Âu gồm 28 nƣớc thành viên, với hơn 500 triệu dân, mặc dù đang
phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức, nhất là sau khi Anh rời khỏi EU,
nhƣng vẫn tích cực thiết lập một thể chế “kiểu liên bang” để trở thành một thực
14
thể chính trị, kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. Một EU thống nhất về
chính trị và kinh tế sẽ trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hình
thành thế giới đa cực. Hiện nay, EU ngày càng trở thành một lực lƣợng chính trị
quan trọng trên trƣờng quốc tế và là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan
trọng hàng đầu thế giới. EU đang từng bƣớc mở rộng liên kết an ninh, có vai trò
ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm an ninh thế giới. EU có đủ khả năng
trở thành trung tâm quyền lực của thế giới, là một cực trong thế giới đa cực.
Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cƣờng quốc kinh tế, từng bƣớc tăng cƣờng
sức mạnh về chính trị và quân sự để trở thành “cƣờng quốc toàn diện”. Nhật Bản
là nƣớc lớn có ảnh hƣởng quan trọng ở châu Á, cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế,
nhất là về kinh tế. Mặc dù từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, kinh tế Nhật
Bản lâm vào tình trạng suy thoái và trì trệ kéo dài, nhƣng nƣớc này vẫn giữ vững
địa vị là cƣờng quốc kinh tế hàng đầu thế giới, với nền KHCN phát triển cao.
Đặc biệt, thời gian gần đây, Nhật Bản chủ trƣơng tăng cƣờng tiềm lực chính trị,
quân sự nhằm xây dựng Nhật Bản thành “cƣờng quốc toàn diện” có sức mạnh
chính trị, quân sự tƣơng xứng với sức mạnh kinh tế. Trong những thập kỷ tới,
Nhật Bản sẽ là một cực trong thế giới đa cực, bởi vì hiện nay Nhật Bản là nƣớc
có tiềm lực kinh tế, KHCN hàng đầu thế giới.
Trung Quốc với tƣ cách cƣờng quốc “số 2” về kinh tế, sức mạnh tổng hợp
của quốc gia ngày càng đƣợc tăng cƣờng và đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong “trật tự thế giới mới” đang hình thành, đủ khả năng và tiềm lực để có thể
cạnh tranh trực tiếp vị trí “số 1 thế giới” của Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc tất yếu
cũng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc quốc gia mang tầm toàn cầu.
- N n kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động sâu sắc từ cuộc khủng hoảng
kinh tế - tài chính thế giới 2008, vấn đ nợ công của EU diễn biến phức tạp, kinh
tế nhi u nước, kể cả các nước “mới n i” gặp nhi u khó khăn.
Kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế - tài
chính năm 2008. Theo đó, giai đoạn từ năm 2013 - 2015, những nền kinh tế phát
triển lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... chƣa phục hồi. Tỷ lệ tăng
15
trƣởng ở tất cả các nền kinh tế lớn đều thấp hơn so với mức từng đạt đƣợc trong
giai đoạn trƣớc năm 2008 và cho đến nay vẫn chƣa hoàn toàn hồi phục. Ngoài
ra, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 còn tác động đến thị trƣờng
chứng khoán, thƣơng mại đầu tƣ...
Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nƣớc châu Âu bắt đầu từ nửa cuối năm
2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Iceland, Italia,
Hy Lạp và Tây Ban Nha) và Hy Lạp là quốc gia đầu tiên rơi vào vòng xoáy này,
với mức thâm hụt ngân sách lên tới 13,6% GDP và nợ công nƣớc này lên tới 236
tỷ Ơ-rô, bằng khoảng 115% GDP. Tháng 11/2010, Iceland chính thức trở thành
nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện EU và IMF.
Bƣớc sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng
hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng với đó,
nợ công cũng đã vƣợt quá 90% GDP. Italia và Tây Ban Nha mặc dù chƣa thực sự
rơi vào khủng hoảng, nhƣng cũng ở trong vòng nguy hiểm. Thâm hụt ngân sách
của Italia vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhƣng nợ công đã xấp xỉ 120%
GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại
rất cao, gần 9% GDP. EC tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone tăng lên mức kỷ lục 12%
trong năm 2013 và 11% trên toàn EU, trong đó Tây Ban Nha là quốc gia có tỷ lệ
thất nghiệp ở mức báo động (27%) trong khi tỷ lệ này tại Áo chỉ là 4,7%. Năm
2013 - 2014, kinh tế Pháp và Cộng hòa Síp đều rơi vào suy thoái, trong đó Pháp
tăng trƣởng âm 0,1% và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 10,6% năm 2013, lên mức 10,9%
trong năm 2014; thâm hụt ngân sách của Pháp trong năm 2014 là 4,2% GDP.
Cộng hoà Síp cũng rơi vào suy thoái trầm trọng khi GDP giảm 12,6% trong vòng
2 năm (8,7% trong năm 2013 và 3,9% trong năm 2014). Trong khi đó, Tây Ban
Nha không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng do bong bóng nhà đất kéo dài suốt
một thập kỷ tại nƣớc này gây ra, khi kinh tế nƣớc này giảm 1,5% trong năm 2013;
năm 2014 tăng trƣởng là 4%. Tuy nhiên, theo báo cáo của EC, Hy Lạp lần đầu
tiên đạt tăng trƣởng sau 6 năm suy thoái liên tiếp, đạt mức tăng trƣởng 0,6% trong
năm 2014. Cũng theo báo cáo trên, 5 quốc gia trong khối có mức nợ công cao
nhất là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha.
16
- Hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra mạnh m , trong đó châu Á - Thái
Bình Dương là điểm sáng v phát triển và hội nhập, nhưng cũng là tâm điểm
cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn.
Tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, trở thành xu thế
tất yếu, không thể đảo ngƣợc. Bên cạnh G-7, WTO tiếp tục phát huy vai trò quan
trọng đối với nền kinh tế - chính trị quốc tế, các cơ chế, tổ chức mới hình thành ngày
càng phát huy vai trò quan trọng hơn, nhất là G-20, BRICS... Tiến trình hội nhập kinh
tế khu vực và liên khu vực cũng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, các hiệp định thƣơng mại
tự do khu vực, liên khu vực nhƣ TTIP, RCEP đang từng bƣớc hình thành, tạo động
lực mạnh mẽ cho tiến trình liên kết, hội nhập quốc tế, khu vực...
Châu Á - Thái Bình Dƣơng là điểm sáng về phát triển và hội nhập, nhƣng
cũng là tâm điểm cạnh tranh giật ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn, nhất là Trung
Quốc và Mỹ. Các cơ chế, diễn đàn hợp tác khu vực (APEC, EAS, ASEAN+,
SCO...) tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và ngày càng phát huy vai trò quan trọng; sự
hội nhập kinh tế của khu vực cũng ngày càng gia tăng... Tuy nhiên, các “điểm
nóng” ở châu Á - Thái Bình Dƣơng (nhƣ bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông,
Biển Đông,...) vẫn diễn biến phức tạp, luôn đứng trƣớc nguy cơ xung đột tiềm
tàng. Đặc biệt, châu Á - Thái Bình Dƣơng đã trở thành “tâm điểm” tranh giành
ảnh hƣởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc “Tái cân
bằng”, tăng cƣờng quan hệ với các đồng minh, mở rộng sự hiện diện quân sự ở
khu vực... nhằm gia tăng kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc. Trong khi đó, Trung
Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong quan hệ với Mỹ, thúc đẩy nâng cao vai trò
của các cơ chế, tổ chức không có sự tham gia của Mỹ (SCO, BRICS, EAS,
AIIB...), nhất là đƣa ra chiến lƣợc OBOR nhằm khẳng định vị thế “trung tâm”
của Trung Quốc, tiến tới thực hiện mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi khu vực...
- Nhu c u c n nguồn vốn vay, viện trợ để phát triển hạ t ng cơ sở của
các nước vẫn rất lớn.
Theo nghiên cứu của Viện chiến lƣợc toàn cầu McKensey (2016), mỗi
năm các nƣớc trên thế giới đầu tƣ hơn 2.500 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
17
nhƣ giao thông vận tải, năng lƣợng, nƣớc sạch, viễn thông… Trong giai đoạn
2016 - 2030, ƣớc tính thế giới cần đầu tƣ khoảng 3.300 tỷ USD/năm cho hệ
thống cơ sở hạ tầng liên quan đến kinh tế để hỗ trợ tỷ lệ tăng trƣởng nhƣ kỳ vọng
- con số này tƣơng đƣơng với 3,8% GDP toàn cầu, trong đó các nƣớc mới nổi
chiếm 60% nhu cầu đầu tƣ này[2]. Nghiên cứu năm 2009 của ADB cho thấy,
trong giai đoạn 2010 - 2020, châu Á cần khoảng 8000 tỷ USD đầu tƣ vào cơ sở
hạ tầng. Hiện nay các quỹ đầu tƣ và ngân hàng đầu tƣ phát triển nắm giữ khoảng
120.000 tỷ USD tài sản có thể đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trong đó 87%
số vốn này thuộc về các định chế tài chính của các quốc gia phát triển, trong khi
nhu cầu về vốn lớn nhất lại đến từ các nƣớc có thu nhập trung bình.
Chính những nhân tố quốc tế trên đã tạo động lực để Trung Quốc hình
thành và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR nhằm gia tăng vị thế, vai trò trên
trƣờng quốc tế, trở thành siêu cƣờng “số 1” thế giới trong tƣơng lai.
1.1.2. Yếu tố phát triển của Trung Quốc
- Trung Quốc phát triển mạnh m , sức mạnh t ng hợp quốc gia được tăng
cường, có ti m năng trở thành “siêu cường” ngang hàng với Mỹ trong những
thập kỷ tới
Thứ nhất, sau hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa (bắt đầu từ năm
1978), Trung Quốc đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ vững chắc. Với nền kinh tế
phát triển tốc độ cao (10%/năm), đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung
Quốc đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, sau đó tiếp tục
vƣợt Pháp, Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào
năm 2010. Từ đó đến nay, Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Mỹ về
GDP (năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần của Trung Quốc, nhƣng đến năm
2015 chỉ còn gấp 1,4 lần), vƣợt Mỹ về tổng kim ngạch thƣơng mại và thậm chí
cả quy mô của nền kinh tế nếu tính theo PPP. Ngoài ra, Trung Quốc hiện cũng là
chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
2. Viện chiến lƣợc toàn cầu McKensey (2016), Bridging Global Infrastructure Gaps, June MGI, Tr.12.
18
Trong lĩnh vực KHCN, khoảng cách giữa Trung Quốc với các cƣờng quốc
khoa học tiên tiến trên thế giới không ngừng đƣợc rút ngắn, một số lĩnh vực
KHCN đƣợc xếp vào hàng ngũ tiên tiến của thế giới. Từ năm 2002, trung bình
mỗi năm Trung Quốc thu đƣợc hơn 20.000 thành quả thuộc các lĩnh vực năng
lƣợng, nông nghiệp, môi trƣờng... Trung Quốc cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu rất
đáng ghi nhận nhƣ: Trở thành quốc gia thứ 3 đƣa ngƣời lên vũ trụ, triển khai xây
dựng Trạm vũ trụ “Thiên Cung” và hệ thống định vị “Bắc Đẩu” (đã đƣa vào sử
dụng trên lãnh thổ Trung Quốc, hiện đang hƣớng tới cung cấp dịch vụ cho các
nƣớc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng), phóng vệ tinh lƣợng tử đầu tiên
trên thế giới, siêu máy tính “Thiên Hà” nhanh nhất thế giới, tàu lặn “Giao Long”
có khả năng lặn sâu nhất thế giới...
Thứ hai, Trung Quốc có tiềm lực quân sự ngày càng lớn mạnh. Trong hai
thập niên trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình ở
mức hai con số, đƣa nƣớc này trở thành quốc gia có chi phí quốc phòng lớn thứ
2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Bên cạnh lực lƣợng lục quân đông nhất thế giới đang
từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa, Trung Quốc ngày càng chú trọng phát triển các lực
lƣợng chiến lƣợc nhƣ Không quân, Tên lửa và đặc biệt là Hải quân.
Thứ ba, vị thế và tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế ngày
càng lớn mạnh. Sau khi tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từ bỏ quan
điểm “chiến tranh thế giới không thể tránh khỏi”, sớm xác định “hoà bình và
phát triển là xu thế của thời đại” và chuyển sang đƣờng lối đối ngoại hoà bình,
độc lập, tự chủ, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ, với mục tiêu tạo dựng môi
trƣờng quốc tế có lợi để phát triển kinh tế, từng bƣớc tăng cƣờng tiềm lực tổng
hợp quốc gia, xây dựng Trung Quốc thành một cƣờng quốc khu vực, là một cực
trong thế giới đa cực, từng bƣớc trở thành cƣờng quốc thế giới đủ sức cạnh tranh
vai trò và ảnh hƣởng với Mỹ. Với chủ trƣơng “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc
từ chỗ bị cộng đồng quốc tế cô lập sau sự kiện Thiên An Môn đã dần vƣơn lên
trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hình hệ
thống chính trị, an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI. Hiện nay, Trung Quốc đã xác
lập đƣợc ảnh hƣởng của mình ở tầm toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
19
Trung Quốc là một trong những nƣớc thiết lập đƣợc nhiều quan hệ đối tác toàn
diện, đối tác chiến lƣợc, đối tác chiến lƣợc toàn diện nhất trên thế giới. Mặc dù
còn nhiều hoài nghi về tính thực chất của các mối quan hệ này, nhƣng không thể
phủ nhận thực tế rằng Trung Quốc đã trở thành “đối tác hàng đầu” đối với nhiều
quốc gia, không chỉ các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển ở châu Phi,
châu Á mà cả với những quốc gia phát triển ở châu Âu cũng không phải ngoại
lệ. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, ảnh hƣởng của Trung Quốc càng
đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, nhất là tại một số quốc gia nhƣ Myanmar,
Campuchia, Lào...
- Trung Quốc đẩy mạnh đi u chỉnh chiến lược, gia tăng ảnh hưởng, cạnh
tranh mạnh m với Mỹ trên phạm vi toàn c u.
(1) Cá nhân và ê-kíp lãnh đạo Tập Cận Bình quyết tâm hiện thực hóa “Giấc
mộng Trung Hoa”. “Giấc mộng Trung Hoa” đã đƣợc ông Tập Cận Bình sử dụng
khi trở thành Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012 và
trong diễn văn đầu tiên trên cƣơng vị Chủ tịch nƣớc vào tháng 3/2013. Ngày
19/8/2013, Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Việc
hiện thực hóa Giấc mộng Trung Hoa về sự phục hƣng dân tộc vĩ đại có nghĩa là
Trung Quốc trở thành một đất nƣớc thịnh vƣợng, một quốc gia đƣợc tiếp sức
sống mới và có nhân dân hạnh phúc”. [3]
(2) Đẩy mạnh điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại, chuyển từ “giấu mình chờ
thời” sang “chủ động hành động” nhằm khẳng định vai trò cƣờng quốc của
Trung Quốc, đƣa ngoại giao Trung Quốc từ vị thế “chạy theo quy tắc của thế
giới” sang “tạo lập trật tự quan hệ quốc tế và quy tắc quan hệ quốc tế mới”[4]...
Mục tiêu chính sách đối ngoại chuyển từ chủ yếu phục vụ duy trì ổn định và phát
triển đất nƣớc sang vừa phục vụ phát triển đất nƣớc, vừa phục vụ nâng cao vị thế
nƣớc lớn và quyền phát ngôn của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế. Thứ tự ƣu
tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc có sự điều chỉnh quan trọng, đƣa
3. http://m.vov.vn/the-gioi/quan-sat/giac-mong-trung-hoa-tham-vong-cua-trung-quoc-troi-day-338857.vov
4. Johnson, Christopher K (2014), “Decoding China‟s Emerging „Great Power‟ Strategy in Asia”, Report of
the CSIS Freeman Chair in China Studies, June, Tr.19-21.
20
quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc lớn đang phát triển lên vị trí ƣu tiên
“số 1”. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công tác đối ngoại Trung ƣơng (tháng
11/2014), Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đƣa quan hệ với các nƣớc láng
giềng và các nƣớc lớn đang phát triển lên vị trí hàng đầu, cho rằng: “Cần thực
hiện tốt công tác ngoại giao láng giềng một cách thiết thực, thúc đẩy cộng đồng
cùng vận mệnh, giữ vững phƣơng châm „thân, thành, huệ, dung‟ trong quan hệ
với các nƣớc láng giềng” và “mở rộng hợp tác và hội nhập chặt chẽ với các
cƣờng quốc đang phát triển chính - nhóm BRICS”. Trên thực tế, Trung Quốc đã
thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc và đối tác chiến lƣợc toàn diện với hầu hết
các nƣớc láng giềng, các nguồn viện trợ và đầu tƣ lớn của Trung Quốc cũng tập
trung chủ yếu ở các nƣớc trong khu vực, các sáng kiến hợp tác kinh tế, an ninh
mà Trung Quốc đề xƣớng chủ yếu cũng đều hƣớng đến và tập trung vào khu vực
châu Á - Thái Bình Dƣơng.
- Trung Quốc đẩy mạnh đi u chỉnh chuyển đ i phương thức phát triển kinh tế
Thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi phƣơng
thức phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu, ý đồ chiến lƣợc lớn, đồng
thời khắc phục những hạn chế, tồn tại bên trong và tìm động lực mới cho sự
phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, Trung Quốc
điều chỉnh theo hƣớng giảm tốc độ tăng trƣởng từ mức trung bình 9 %/năm
kéo dài liên tục trong 30 năm xuống còn dƣới 7 %/năm, trong năm 2016 là từ
6,5 - 7 %, đồng thời duy trì mức tăng trƣởng trên 6,5 % cho tới năm 2020.
Trung Quốc cũng nâng cấp cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sau cuộc
khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế thế giới tăng trƣởng
chậm lại khiến chính sách tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu và
đầu tƣ của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Trung Quốc đã xác định
dựa nhiều vào tiêu dùng, không còn dựa nhiều vào xuất khẩu nhƣ trƣớc đây
và đồng thời duy trì đầu tƣ ở mức độ hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung
Quốc cũng từng bƣớc tiến hành kìm hãm các ngành nghề sản xuất dƣ thừa sau
nhiều năm phát triển kinh tế quá nóng, coi trọng phát triển công nghiệp.
21
Có thể nói, sức mạnh quốc gia ngày càng lớn mạnh cộng thêm những
điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách ngoại giao, kinh tế, quân sự của Trung
Quốc thời gian qua chính là điều kiện quan trọng và vững chắc để Trung
Quốc xây dựng và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR.
1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR
1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”
Ý tƣởng về OBOR xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 07//2013, trong bài phát
biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Kazakhstan: “Để kết nối
chặt chẽ kinh tế, tăng trƣởng hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á -
Âu, chúng ta nên có một cách tiếp cận sáng tạo và cùng nhau xây dựng một vành
đai kinh tế theo con đƣờng tơ lụa”[5]. Ngày 03/10/2013, trong thời gian thăm
một số nƣớc ASEAN, khi phát biểu tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế
kỷ 21”. Khu vực Đông Nam Á từ xƣa đến nay vốn đã là đầu mối then chốt của
con đƣờng tơ lụa trên biển, Trung Quốc muốn tăng cƣờng hợp tác trên biển với
ASEAN, dùng tiềm lực của Chính phủ Trung Quốc để xây dựng Quỹ hợp tác
trên biển Trung Quốc - ASEAN, phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển,
cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Trung Quốc nêu quan
điểm thông qua việc mở rộng hợp tác thiết thực, hỗ trợ cho nhau, bù đắp ƣu thế
với các quốc gia ASEAN để cùng nhau hƣởng thụ những cơ hội, cùng nhau
đƣơng đầu với các thách thức, thực hiện cùng phồn vinh, cùng phát triển. Từ đó,
sáng kiến hợp tác kinh tế quốc tế OBOR đƣợc hình thành.
Trung Quốc xác định đây là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, nên đã
đẩy mạnh triển khai thực hiện cả trong và ngoài nƣớc. Đây là chủ trƣơng lớn, là
bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Tháng 3/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc ủy quyền cho Bộ Ngoại giao, Bộ
Thƣơng mại và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia công bố Văn kiện “Tầm
nhìn và hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con
5. Johnson, C.K., (2016), “President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of the
Chinese Comununist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence”, CSIS Report, March, 28.
22
đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Đây là cột mốc đánh dấu chiến lƣợc OBOR
từ ý tƣởng chuyển sang giai đoạn thực hiện cụ thể, hợp tác thiết thực.
- Phạm vi và tuyến đi chính của chiến lược OBOR
Phạm vi của chiến lƣợc OBOR hết sức rộng lớn, bao trùm ba châu lục Á -
Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng - Đại Tây Dƣơng),
liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết các nƣớc của cả ba châu lục, với hàng
trăm quốc gia, tổng dân số khoảng 4,5 tỷ ngƣời, trong đó có khoảng 65 nƣớc
nằm trong “trục chính” của chiến lƣợc này. Tuyến đi chính của chiến lƣợc này
nhƣ sau:
Hình 1: Sơ đồ phạm vi và tuyến đƣờng đi của chiến lƣợc OBOR
(1) Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa” bắt đầu từ thành phố Tây An/tỉnh
Thiểm Tây, qua phía tây Trung Quốc đến Trung Á, qua Iran, Iraq, Syria và Thổ
Nhĩ Kỳ, sau đó đi qua eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Trung và Đông Âu
(Nga, Bungari, Rumani, Séc...), sau đó đến Đức, Hà Lan và điểm cuối là thành
phố Venice/Italia.
23
(2) “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” khởi đầu từ thành phố Phúc
Châu/tỉnh Phúc Kiến qua Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, qua các nƣớc ven
Biển Đông đến eo biển Malacca, sau đó tiến sang Ấn Độ vòng quanh Ấn Độ,
qua Pakistan, ngang qua Ấn Độ Dƣơng sang Kenya, tiếp đó tiến lên phía bắc qua
vùng Sừng châu Phi, có đoạn nối với Vịnh Ba Tƣ, từ châu Phi qua Biển Đỏ vào
Địa Trung Hải, từ đó có một chặng dừng lại tại Athens (Hy Lạp) trƣớc khi gặp
con đƣờng tơ lụa trên đất liền ở Venice/Italia.[6]
1.2.2. Nội dung hợp tác và lộ trình thực hiện của chiến lược OBOR
- Nội dung hợp tác của chiến lược OBOR
Trung Quốc xác định, chiến lƣợc OBOR gồm 5 trục liên kết chính (chính
sách, hạ tầng, thƣơng mại, tài chính và lòng dân). Trong đó:
(1) Kết nối chính sách là cung cấp sự “bảo lãnh”: Trung Quốc xác định,
tăng cƣờng kết nối chính sách là sự đảm bảo quan trọng trong xây dựng chiến
lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, đây là chiến lƣợc lớn, liên quan đến nhiều lĩnh
vực, nên cần có sự kết nối về chính sách giữa các chính phủ; Thứ hai, sự kết nối
chính sách sẽ góp phần tăng cƣờng niềm tin chính trị, giúp đồng bộ chính sách
phát triển giữa các nƣớc, từ đó bảo đảm chiến lƣợc này đƣợc triển khai một cách
thuận lợi; Thứ ba, sự kết nối chính sách sẽ giúp các nƣớc cùng nhau giải quyết
kịp thời những vƣớng mắc để chiến lƣợc triển khai một cách thuận lợi. Theo đó,
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng thảo luận với các nƣớc để giải quyết các vấn đề
khúc mắc, tạo không gian thông thoáng nhát cho việc thống nhất chính sách
trong lộ trình xây dựng OBOR, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trung Quốc chủ
trƣơng tích cực xây dựng các cơ chế giao lƣu trao đổi chính sách vĩ mô giữa các
chính phủ và chính quyền các cấp, làm sâu sắc việc dung hòa các lợi ích, thúc
đẩy lòng tin chính trị, nhằm đạt tới nhận thức mới trong hợp tác.[7]
6. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc (2015), Văn kiện
“Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa
trên biển thế kỷ XXI”, http://www.ndrc.gov.cn/gzdt/201503/t20150328_669091.html.
7. Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ
lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại
Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
24
(2) Kết nối cơ sở hạ tầng là “nền tảng”: Trung Quốc xác định, kết nối cơ sở
hạ tầng là lĩnh vực ƣu tiên trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất,
hạ tầng và giao thông là “nền tảng” làm gia tăng khả năng kết nối giữa các nƣớc,
góp phần đẩy nhanh thực hiện chiến lƣợc này; Thứ hai, Trung Quốc có ƣu thế về
vốn, công nghệ, nhất là về đƣờng sắt cao tốc, trong khi đó đa phần các nƣớc nằm
trong phạm vi chiến lƣợc này hạ tầng cơ sở chƣa phát triển và có nhu cầu lớn
vay vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, điều này tạo thuận lợi cho Trung Quốc mở
rộng đầu tƣ. Trung Quốc khẳng định mục tiêu tạo ra sự liên thông về hệ thống hạ
tầng, bao gồm các tuyến đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng hàng không giữa các
châu lục, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền mỗi quốc gia. Trong đó, xây dựng cơ
chế điều hành vận tải, thủ tục hải quan thống nhất; tăng cƣờng xây dựng hệ
thống cảng biển và vận tải cảng biển, vận tải hàng không dân dụng; tăng cƣờng
kết nối mạng lƣới dẫn dầu, khí đốt, mạng lƣới điện xuyên quốc gia, xúc tiến xây
dựng hệ thống cáp quang thông tin xuyên biên giới, hệ thống cáp quan thông tin
đáy biển và thông tin vệ tinh, là những nội dung quan trọng trong quá trình “liên
thông” hệ thống hạ tầng giữa các quốc gia dọc OBOR. Nhƣ vậy, 4 lĩnh vực cơ sở
hạ tầng quan trọng nhất đã đƣợc xác định là (i) giao thông, (ii) năng lƣợng, (iii)
viễn thông và (iv) đặc khu công nghiệp. Trong đó, hạ tầng giao thông là lĩnh vực
chính yếu, nhƣng 03 lĩnh vực kia cũng nhận đƣợc sự chú ý lớn và danh sách các
lĩnh vực đầu tƣ này có thể chƣa dừng lại.[8]
(3) Kết nối thƣơng mại là “chất dẫn”: Trung Quốc coi trọng kết nối thƣơng
mại, xác định đây là lĩnh vực quan trọng để tăng cƣờng niềm tin, xóa bỏ nghi ngại
của một số nƣớc về chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, Trung Quốc hiện nay có
tiềm lực tài chính khổng lồ và có thế mạnh cả về thị trƣờng và nguồn vốn; Thứ
hai, Trung Quốc và các nƣớc nằm trong phạm vi chiến lƣợc này hiện là những
đối tác kinh tế quan trọng của nhau; Thứ ba, đa phần các nƣớc nằm trong chiến
lƣợc này đều có nhu cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế - thƣơng mại, nhất là thu hút
vốn đầu tƣ của Trung Quốc để phát triển kinh tế. Theo đó, Trung Quốc chú trọng
8.Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ
lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại
Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
25
tiêu chí thuận lợi hóa đầu tƣ thƣơng mại, xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành
mạnh và thành lập các khu thƣơng mại tự do. Trọng điểm của hợp tác là ƣu hóa
cơ cấu thƣơng mại, tìm kiểm điểm tăng trƣởng mới trong thƣơng mại, thúc đẩy
cân bằng thƣơng mại; mở rộng hợp tác thăm dò, tìm kiếm các nguồn năng lƣợng
truyền thống nhƣ than đá, dầu mỏ, khoáng sản; tích cực thúc đẩy hợp tác trong
lĩnh vực năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái sinh nhƣ thủy điện, điện hạt nhân, điện
mặt trời, thúc đẩy hợp tác chuyển đổi nguồn năng lƣợng tại chỗ. Trung Quốc
nhấn mạnh các quốc gia dọc tuyến đƣờng cần tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống
quản lý, giám sát hải quan điện tử, giảm chi phí và nâng cao tính minh bạch
trong hoạt động dịch vụ thƣơng mại.[9]
(4) Kết nối tài chính là “hỗ trợ”: Trung Quốc xác định kết nối chính sách
đóng vai trò hỗ trợ trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, chiến lƣợc
này cần một khoản đầu tƣ lớn, một mình Trung Quốc không đủ nguồn lực để thực
hiện; Thứ hai, khi các bên kết nối với nhau về tài chính sẽ tạo ra nguồn lực khổng
lồ để “hỗ trợ” cho kết nối trên các lĩnh vực khác, nhất là trong thực hiện các dự án
hạ tầng. Theo đó, Trung Quốc tích cực thiết lập các định chế tài chính mới, nhƣ
một “luật chơi” riêng để điều phối và ràng buộc tài chính đối với các nƣớc tham
gia xây dựng OBOR. Minh chứng của nó là sự ra đời của AIIB, Quỹ Con đƣờng
tơ lụa. Bên cạnh đó, Trung Quốc chủ trƣơng tăng cƣờng hợp tác giám sát tài chính
tiền tệ, từng bƣớc xây dựng cơ chế điều tiết giám sát trong khu vực, hoàn tất việc
chế định cơ chế cảnh báo và đối phó rủi ro, khi có nguy cơ khủng hoảng tài chính
tiền tệ mang tính khu vực. Trung Quốc ủng hộ các chính phủ, doanh nghiệp, các
tổ chức tài chính có năng lực tín dụng cao phát hành trái phiếu đồng NDT tại thị
trƣờng Trung Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tài chính Trung
Quốc phát hành trái phiếu đồng NDT và đồng ngoại tệ tại thị trƣờng quốc tế. Mục
tiêu lâu dài của Trung Quốc là đồng NDT đƣợc sử dụng nhƣ một đồng tiền thanh
toán thƣơng mại quốc tế.
9. Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ
lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại
Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
26
(5) Kết nối lòng dân là “động lực”: Trung Quốc xác định đây là nền tảng xã
hội trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, bất kể chính sách nào
muốn thực hiện thành công đều phải có sự ủng hộ và tham gia của ngƣời dân,
chiến lƣợc OBOR cũng không phải là ngoại lệ; Thứ hai, hiện nay, ngƣời dân một
số nƣớc liên quan đến chiến lƣợc OBOR còn cảnh giác và thiếu thiện cảm với
Trung Quốc, nên gây khó khăn cho Trung Quốc trong thúc đẩy quan hệ, triển
khai các chính sách, sáng kiến; Thứ ba, kết nối lòng dân vừa là mục tiêu, vừa là
biện pháp để Trung Quốc triển khai chiến lƣợc này và là điều kiện quan trọng để
Trung Quốc gia tăng “sức mạnh mềm”. Theo đó, Trung Quốc khuyến khích mọi
hoạt động giao lƣu văn hóa, khoa học giáo dục, thể thao, du lịch, giao lƣu thanh
niên, giao lƣu các tổ chức xã hội, nhằm tăng cƣờng hiểu biết và sự tin cậy lẫn
nhau giữa các quốc gia. Trung Quốc tuyên bố cung cấp 10.000 học bổng du học
Trung Quốc cho học sinh các quốc gia dọc OBOR. Trung Quốc đề nghị phát huy
đầy đủ vai trò cầu nối của các chính đảng; tăng cƣờng giao lƣu hữu nghị giữa
các tổ chức và đảng phái chính trị, các cơ quan lập pháp của các quốc gia nằm
trên tuyến OBOR; triển khai hợp tác giao lƣu giữa các thành phố, hoan nghênh
việc kết nghĩa giữa các thành phố lớn của các quốc gia thuộc OBOR.[10]
- Lộ trình thực hiện chiến lược OBOR
Trung Quốc đề ra lộ trình thực hiện chiến lƣợc OBOR theo 3 giai đoạn, cụ thể:
(1) Giai đoạn 1: Đến năm 2016 là thời kỳ động viên chiến lƣợc, hoạch định
“khung hợp tác chiến lƣợc” quy định chi tiết mục tiêu dài hạn, cơ chế phối hợp
thực hiện, hỗ trợ các cơ quan liên quan, cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định
soạn thảo chủ trƣơng, lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn…
(2) Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2020 là thời kỳ triển khai thực hiện chiến
lƣợc, lập “kế hoạch hành động” giai đoạn 2014 - 2019, gồm: Chƣơng trình hành
động; dự án hợp tác ƣu tiên triển khai; chủ trƣơng đƣờng lối, cách thức, biện
pháp triển khai “Giai đoạn 5 năm lần thứ nhất”. Trong quá trình triển khai kế
10. Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng
tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng
mại Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
27
hoạch hành động 5 năm thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm theo
định kỳ và đột xuất. Theo đó, khi kế hoạch trên thực hiện đến năm thứ 3, các cơ
quan chức năng đảm trách theo dõi tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm, làm cơ sở để điều chỉnh kế hoạch trung hạn. Sau khi kết thúc kế hoạch 5
năm, tiếp tục tổng kết, rút kinh nghiệm là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch thực hiện
giai đoạn tiếp theo.
(3) Giai đoạn 3: Từ năm 2021 - 2049 là giai đoạn “Thúc đẩy triển khai thực
hiện” và hoàn thành chiến lƣợc OBOR. Từ năm 2021, theo các kế hoạch 5 năm,
trong quá trình triển khai thƣờng xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh
cho phù hợp; đến năm 2049 sẽ hoàn thành chiến lƣợc này. [11]
1.2.3. Mục tiêu bản chất của chiến lược OBOR
Trên cơ sở phân tích mục tiêu của Trung Quốc đƣa ra, tác giả sẽ tập trung ý
đồ thực chất của Trung Quốc trong chiến lƣợc OBOR, cụ thể:
Để thực hiện chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc xác định mục tiêu chung đó
là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, với kinh tế - thƣơng mại là “trọng tâm”,
chính trị - ngoại giao làm “tiên phong”, văn hóa làm “động lực” và quân sự làm
“hỗ trợ”, đẩy mạnh triển khai OBOR, tạo thành hai hƣớng “đi ra bên ngoài”, đƣa
Trung Quốc trở thành “trung tâm kết nối” thế giới, gia tăng “quyền lực mềm”
của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, từng bƣớc đƣa Trung Quốc trở thành “siêu
cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới. Để thực hiện mục tiêu chung nêu
trên, Trung Quốc xác định thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau:
(1) Thúc đẩy hình thành trật tự quốc tế mới do Trung Quốc lãnh đạo. Trung
Quốc cho rằng, việc thực hiện chiến lƣợc này sẽ giúp Trung Quốc và các nƣớc
“cùng hƣởng cơ hội, cùng đối đầu với thách thức, thực hiện cùng phát triển,
cùng phồn vinh”... Đây là một trong những phƣơng châm do đích thân Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất, thực chất nhằm tạo dựng môi trƣờng quốc tế
thuận lợi cho sự tiếp tục “trỗi dậy” của Trung Quốc, lôi kéo các nƣớc tham gia
11. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc (2015), Văn kiện
“Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa
trên biển thế kỷ XXI”, http://www.ndrc.gov.cn/gzdt/201503/t20150328_669091.html.
28
chiến lƣợc OBOR, từ đó tạo ra một hình thức liên kết mới giữa các nƣớc, từng
bƣớc tạo lập trật tự quốc tế mới “kiểu Trung Quốc ”, đối lập với trật tự quốc tế
hiện nay do Mỹ và phƣơng Tây thiết lập (áp đặt bằng sức mạnh).[12]
(2) Thúc đẩy liên kết, tiến tới tái cấu trúc hệ thống kinh tế - tài chính thế
giới, thiết lập hệ thống kinh tế - tài chính quốc tế do Trung Quốc “lãnh đạo”.
Đây là một mục tiêu quan trọng trong triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung
Quốc. Khi chiến lƣợc này đƣợc thúc đẩy, sẽ hình thành một hệ thống liên kết
kinh tế - tài chính khu vực và liên khu vực kiểu mới do Trung Quốc đứng đầu.
Đây chính là một thế cờ chiến lƣợc mang tính toàn cầu giúp Trung Quốc nắm
thế chủ động trong cạnh tranh quốc tế, nhất là với Mỹ.
(3) Mở rộng truyền bá văn minh Trung Hoa ra bên ngoài, gia tăng “sức
mạnh mềm”, khẳng định vị thế cƣờng quốc của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế,
cạnh tranh với nền văn minh phƣơng Tây. Với “5 trục liên kết”, chiến lƣợc
OBOR sẽ làm gia tăng sự gắn kết giữa các nƣớc, khi đó các quan điểm của
Trung Quốc (“chung sống hòa bình, hợp tác cùng thắng”, “cộng đồng chung vận
mệnh”...) sẽ đƣợc phổ cập, từng bƣớc hình thành nên một giá trị quan mới “kiểu
Trung Quốc ”, giúp Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm, tạo thế và lực cho
Trung Quốc trong cạnh tranh ảnh hƣởng với Mỹ.
(4) Làm “mềm hóa” tranh chấp chủ quyền, lợi ích với các nƣớc láng giềng,
tạo môi trƣờng thuận lợi để Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng ra bên ngoài. Giới
học giả Trung Quốc và quốc tế cho rằng, thực hiện chiến lƣợc OBOR sẽ góp
phần “trấn an” các nƣớc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc thông qua tăng
cƣờng hợp tác kinh tế, khiến các nƣớc ít cảnh giác hơn với Trung Quốc. Đặc
biệt, khi chiến lƣợc OBOR đƣợc thúc đẩy, mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa
Trung Quốc với các nƣớc sẽ gia tăng, lợi ích chung ngày càng lớn hơn, ảnh
hƣởng thực tiễn và “biên giới mềm” của Trung Quốc sẽ đƣợc mở rộng, khi đó
“biên giới cứng” sẽ giảm vai trò.
12. Johnson, Christopher K., 92014), “Decoding China‟s Emerging „Great Power‟ Strategy in Asia”, Report
of the CSIS Freeman Chair in China Studies, June.
29
(5) Phá thế bao vây, cô lập của Mỹ, từng bƣớc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây
Thái Bình Dƣơng. Với phạm vi bao trùm 3 lục địa Á - Âu - Phi, chiến lƣợc OBOR
cho thấy ý đồ của Trung Quốc muốn “phân chia thế giới” với Mỹ. Thông qua hợp
tác, liên kết, Trung Quốc sẽ từng bƣớc mở rộng ảnh hƣởng về kinh tế và chính trị đối
với các nƣớc nằm trong phạm vi chiến lƣợc này, trƣớc hết là ở châu Á. Khi đó, lợi ích
của các nƣớc trong quan hệ với Trung Quốc sẽ gia tăng, khiến các nƣớc này sẽ “quay
lƣng” với Mỹ, không còn hỗ trợ Mỹ trong chiến lƣợc ngăn chặn, kiềm chế Trung
Quốc nữa. Từ đó, góp phần từng bƣớc đẩy ảnh hƣởng của Mỹ ra khỏi khu vực.
(6) Giải quyết các vấn đề chiến lƣợc nổi cộm trong nƣớc: Đƣợc xác định là
một chiến lƣợc phát triển quốc gia trung - dài hạn, sự ra đời của chiến lƣợc
OBOR nhằm giải quyết một số vấn đề chiến lƣợc nổi cộm trong nƣớc nhƣ thị
trƣờng quá dƣ thừa năng lực sản xuất, thu hút tài nguyên, mở rộng chiều sâu
chiến lƣợc và tăng cƣờng an ninh quốc gia cũng nhƣ chiếm ƣu thế về thƣơng
mại… Đồng thời, sự ra đời của chiến lƣợc OBOR có thể giúp Trung Quốc giải
quyết đƣợc sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhất là ở miền Tây và
vấn đề Tân Cƣơng, Tây Tạng. Trƣớc đây, Trung Quốc đã thực hiện đại chiến
lƣợc khai phá miền Tây trong vài chục năm nhƣng hiệu quả không cao. Thành
quả lớn nhất mới chỉ dừng ở hệ thống giao thông của khu vực, trong khi
ngành công nghiệp, nông nghiệp lại chƣa có bƣớc phát triển đột phá. Do đó,
nếu không mở ra bên ngoài thì những khu vực này trong vài chục năm nữa
cũng sẽ không thể phát triển. Ở chiều ngƣợc lại, nếu chiến lƣợc OBOR thành
công, Trung Quốc sẽ có điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp tục giải quyết đƣợc
các vấn đề khác về văn hóa, dân tộc, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề Tân
Cƣơng, Tây Tạng.
(7) Hỗ trợ cho chuyển đổi mô hình tăng trƣởng trong nƣớc, thực hiện “đi sâu
cải cách toàn diện” mà Nghị quyết Trung ƣơng 3 Khóa XVIII Đảng Cộng sản
Trung Quốc đề ra. Chiến lƣợc OBOR giúp Trung Quốc hình thành cấu trúc mở
cửa đối ngoại toàn diện, thực hiện phát triển hài hòa cả miền Đông và miền Tây.
Đồng thời, chiến lƣợc này cũng giúp Trung Quốc mở ra nhiều thị trƣờng xuất
khẩu mới, từ đó tạo không gian chiến lƣợc rộng lớn cho các địa phƣơng của Trung
30
Quốc trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Đặc biệt, với việc hình thành các
định chế tài chính mới, Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thúc đẩy
“quốc tế hóa” đồng NDT, đƣa NDT thành đồng tiền mạnh, cạnh tranh với USD.
(8) Đảm bảo an ninh năng lƣợng của Trung Quốc. Để duy trì tốc độ tăng
trƣởng kinh tế ở mức cao hiện nay, Trung Quốc đã phải tiêu thụ một lƣợng năng
lƣợng khổng lồ. Trung Quốc hiện đã vƣợt Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ
dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới (với mức độ tiêu thụ hơn 10 triệu thùng/ngày).
Theo ƣớc tính, đến năm 2030 tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp của Trung Quốc sẽ còn
tăng gấp đôi, lên mức 4,5 tỉ tấn dầu thô quy đội. Theo ƣớc tính của IEA và OECD,
đến năm 2035, tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp của Trung Quốc sẽ đạt mức 4,06 tỉ tấn
dầu thô quy đổi, gấp 2 lần so với Mỹ, gấp 3 lần EU và gấp 2,5 lần Ấn Độ [13].
Mặc dù hiện nay Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới,
nhƣng mức độ an toàn của nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc lại rất thấp. Vì
thế, khi triển khai thành công chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc phần nào giải quyết
đƣợc bài toán về đảm bảo an ninh năng lƣợng trong tƣơng lai.
(9) Mở rộng chiều sâu chiến lƣợc, tăng cƣờng an ninh quốc gia và ngăn
chặn hoạt động ly khai của Tân Cƣơng, Tây Tạng. Trung Quốc nhập khẩu tài
nguyên chủ yếu thông qua đƣờng biển, trong khi các tuyến vận tải biển luôn phải
đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng và công nghiệp của
Trung Quốc cũng tập trung nhiều ở các khu vực ven biển, trong trƣờng hợp có
“vấn đề”, sẽ đe dọa đến an ninh phát triển của Trung Quốc. Trong khi đó, khu
vực miền Trung và miền Tây là nơi còn nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, việc
triển khai chiến lƣợc OBOR sẽ có lợi cho mở rộng chiều sâu chiến lƣợc và tăng
cƣờng an ninh quốc gia cho Trung Quốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
của khu vực khó khăn, nhất là Tây Tạng và Tân Cƣơng, từ đó giúp làm giảm
thiểu nguy cơ ly khai sắc tộc của hai khu vực này.[14]
13. Tanchum, Michael (2017), “Saudi Arabia the next stop on China‟s Maritime Silk Road”, East Asia Forum, 22
March, http://www.eastasiaforum.org/2017/03/22/saudi-arabia-the-next-stop-on-chinas-maritime-silk-road/
14. Andrea Ghiselli (2015), “The Belt, the Road and the PLA”, China‟s Brief, Vol.XV, Issue 20, pp.14, The
Jamestown Foundation, Oct., 19.
31
(10) Hỗ trợ cho Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự ra bên ngoài [15],
đƣa Trung Quốc trở thành “cƣờng quốc quân sự thế giới”. Bởi vì, thông qua
chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc có thể xây dựng hệ thống cảng biển “lƣỡng
dụng” dọc theo “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”; đồng thời thúc đẩy thiết
lập các cơ chế an ninh mới nhằm “bảo vệ lợi ích chung”, thậm chí là có cớ để
đƣa quân ra nƣớc ngoài “bảo vệ lợi ích” của Trung Quốc.
(11) Khẳng định vị thế, vai trò ban lãnh đạo Trung Quốc, nhất là cá nhân
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên trƣờng quốc tế, góp phần nâng cao uy
tín, củng cố nội bộ. Chiến lƣợc này đƣợc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề
xuất ngay trong năm đầu tiên lên nắm quyền và sau khi có nhiều điều chỉnh
chính sách đối nội, đối ngoại quan trọng (đẩy mạnh chống tham nhũng; chuyển
từ chính sách “giấu mình chờ thời” sang “chủ động hành động”[16]...), nhƣng
cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, Ban lãnh đạo Trung Quốc,
nhất là Chủ tịch Tập Cận Bình cần một “cú huých” để khẳng định vị thế trên thế
giới cũng nhƣ trong nội bộ và OBOR có đủ các yếu tố để đáp ứng nhu cầu đó (là
chiến lƣợc lớn, thể hiện tầm nhìn lâu dài...).
(12) Gia tăng cố kết dân tộc, phát huy lợi thế của ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài để
cùng thực hiện mục tiêu “chấn hƣng dân tộc Trung Hoa”. Do OBOR là một chiến
lƣợc lớn, thể hiện quyết tâm và tham vọng đƣa Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng
thế giới”, nên nó có sức hiệu triệu mạnh mẽ đối với ngƣời Hoa ở trong và ngoài
nƣớc trong thực hiện mục tiêu “chấn hƣng dân tộc Trung Hoa”. Đặc biệt, việc triển
khai chiến lƣợc này sẽ giúp Trung Quốc huy động đƣợc sức mạnh của ngƣời Hoa ở
nƣớc ngoài để mở rộng ảnh hƣởng ở khu vực và trên trƣờng quốc tế. Hiện có
khoảng hơn 60 triệu ngƣời Hoa ở hơn 145 nƣớc, trong đó đa phần ở Đông Nam Á
(khoảng 30 triệu). Lực lƣợng ngƣời Hoa có tiềm lực kinh tế mạnh (có tổng số vốn
hơn 4.500 tỷ USD), chiếm lĩnh các lĩnh vực kinh tế chủ chốt ở nhiều nƣớc, nhất là ở
15. Abhijit Singh (2015), “A „PLA-N‟ for Chinese maritime bases in the Indian Ocean”, Pacific Forum CSIS,
Jan.26.
16. PRC Ministry of Foreign Affair (2014), “Foreign Minister Wang Yi Meets the Press”, March 8,
http:/www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx/t1135385.shtml.
32
Đông Nam Á (kiểm soát 70% kinh tế Indonesia; 35% kinh tế Malaysia; 90% vốn
của các doanh nghiệp, 50% vốn ngân hàng của Thái Lan...)[17].
1.3. Quá trình và kết quả triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc
1.3.1. Triển khai chiến lược OBOR ở trong nước tính đến tháng 6/2017
- Định vị OBOR là chiến lược tr ng điểm quốc gia, thiết lập các cơ chế,
chính sách thực hiện
(1) Trung Quốc đã thành lập Tổ lãnh đạo Trung ƣơng về xây dựng OBOR
(tháng 01/2015) do Ủy viên Thƣờng vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tƣớng Thƣờng
trực Trƣơng Cao Lệ đứng đầu; đồng thời chỉ đạo các địa phƣơng thành lập các
Tiểu tổ lãnh đạo cấp địa phƣơng để triển khai chiến lƣợc này. Tính đến đầu
năm 2017, đã có hơn 20 tỉnh, thành của Trung Quốc thành lập các Tiểu tổ lãnh
đạo OBOR, trong đó có Thiểm Tây, Phúc Kiến, Thƣợng Hải, Tân Cƣơng,
Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam... Đáng chú ý, ngày 28/03/2015, Trung
Quốc đã công bố tài liệu đầu tiên về chiến lƣợc này mang tên “Tầm nhìn và
hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ
lụa trên biển thế kỷ XXI”, khái quát những vấn đề mang tính lý luận, đồng thời
đƣa ra các biện pháp để triển khai chiến lƣợc này.
(2) Thiết lập cơ chế điều phối tổng thể và phối hợp giữa các cơ quan, bộ
ngành và địa phƣơng trong nƣớc. Đầu tháng 02/2015, Chính phủ Trung Quốc đã
phân công và triển khai nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Ủy ban An ninh Quốc gia
chịu trách nhiệm điều phối chung; Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc
phụ trách việc nghiên cứu quy hoạch; Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại, Cục Hải
dƣơng quốc gia... xử lý các vấn đề cụ thể.
(3) Đƣa việc triển khai thực hiện chiến lƣợc này vào chƣơng trình hành
động của Chính phủ. Theo đó, Trung Quốc nhanh chóng thể chế hóa thành chiến
lƣợc phát triển quốc gia trong một số văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nƣớc
nhƣ Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 Khóa XVIII (tháng 11/2013), Văn kiện
“Tầm nhìn và Hành động thúc đẩy cùng xây dựng OBOR (tháng 3/2015); Quy
17. http://m.baomoi.com/nguoi-hoa-trong-chien-luoc-doi-noi-doi-ngoai-bac-kinh/c/21993007.epi
33
hoạch 5 năm lần thứ 13 (tháng 3/2016) và “Ý tƣởng xây dựng hợp tác trên biển
OBOR” (tháng 6/2017). Chính phủ Trung Quốc cũng đã phê chuẩn kế hoạch
xây dựng 03 Khu kinh tế mở (thí điểm) trong khuôn khổ chiến lƣợc OBOR là:
Khu kinh tế mở Bằng Tƣờng - Quảng Tây (giáp biên giới Việt Nam), Khu kinh
tế mở sông Tuy Phân (tiếng Nga: Razdolnaya) tỉnh Hắc Long Giang (giáp với
vùng Viễn Đông của Liên bang Nga) và Khu kinh tế mở nội địa Quý
Châu/Trung Quốc (tháng 8/2016).[18]
(4) Các bộ, ban, ngành Trung Quốc đã lần lƣợt đƣa ra những phƣơng án
thực thi, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc
OBOR nhƣ: Theo đó: “Phƣơng án thực thi quy hoạch chiến lƣợc OBOR” do Bộ
Giao thông Vận tải ban hành (tháng 7/2015); “Ý kiến về việc phát huy tốt hơn
vai trò của giao thông vận tải trong việc hỗ trợ dẫn dắt phát triển kinh tế xã hội
hiện nay” do Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia ban hành (tháng 5/2015);
“Quy hoạch bố cục các thành phố điểm nút lƣu thông toàn quốc giai đoạn 2015-
2020” do Bộ Thƣơng mại ban hành (tháng 5/2015)…
- Định vị vai trò, trách nhiệm của các tỉnh, thành trong chiến lược OBOR.
Theo đó, Trung Quốc xác định: (1) Khu tự trị Tân Cƣơng là trung tâm kết nối
Trung Quốc với các nƣớc khu vực Trung Á, Tây Á; (2) Tỉnh Hắc Long Giang là
cửa ngõ kết nối Trung Quốc với Mông Cổ và vùng Viễn Đông của Nga; (3) Khu
tự trị Tây Tạng là trung tâm kết nối với Nê-pan, Nam Á; (4) Quảng Tây và Vân
Nam là trung tâm kết nối với các nƣớc ASEAN; (5) Tỉnh Cam Túc là “trung tâm
năng lƣợng mới” và làm đầu mối hợp tác năng lƣợng với các nƣớc Trung Á; (6)
Tỉnh Thiểm Tây là “trung tâm vận tải, phân phối hàng hóa” hàng đầu thế giới;
(7) Tỉnh Phúc Kiến là “trung tâm chế tạo chất lƣợng cao”; (8) Tỉnh Hải Nam là
“đầu cầu” của “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”; (9) Tỉnh Quảng Đông là
“trung tâm thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính” [19]...
- Thúc đẩy phát triển h c thuật nhằm hỗ trợ cho xây dựng và triển khai OBOR
18. CBBC (2015), “One Belt One Road: A Role for UK Companies in Developing China‟s New Initiative”,
China - Britain Business Council, http://www.cbbc.org/sectors/one-belt-one-road/
19. Miller, Tom (2015), “No Savior On The New Silk Road”, Gavekal Research, November 27.
34
Trung Quốc đã thành lập “Viện Nghiên cứu Con đƣờng tơ lụa trên biển thế
kỷ 21” tại tỉnh Quảng Đông và “Sở Nghiên cứu Con đƣờng tơ lụa trên biển thế
kỷ 21” tại tỉnh Hải Nam; thành lập “Viện nghiên cứu Con đƣờng tơ lụa” tại Bắc
Kinh... Trung Quốc cũng đã tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm
xoay quanh chủ đề xây dựng chiến lƣợc OBOR, cụ thể: Diễn đàn xây dựng
“thành phố thông minh OBOR” tại Hồng Công/Trung Quốc (tháng 4/2016);
Diễn đàn tƣ vấn quốc tế “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” tại Quảng
Châu/Quảng Đông/Trung Quốc (tháng 5/2016); “Diễn đàn cấp cao OBOR” tại
Hồng Công (tháng 5/2016); Hội chợ triển lãm quốc tế “Con đƣờng tơ lụa năm
2016” tại thành cổ Tây An/Trung Quốc (tháng 5/2016). Đáng chú ý, Trung Quốc
đã tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế OBOR (tháng 5/2017)
với sự tham dự của các vị đứng đầu nhà nƣớc và chính phủ của 29 quốc gia;
Tổng Thƣ ký LHQ, Chủ tịch WB, Giám đốc IMF…
- Tăng cường đ u tư nghiên cứu và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh
của n n kinh tế, phục vụ cho triển khai chiến lược OBOR. Trong “Quy hoạch 5
năm lần thứ 13” (2016 - 2020), Trung Quốc xác định sẽ thúc đẩy “phát triển
sáng tạo”, lấy khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển. Trong “Phác thảo
chiến lƣợc phát triển công nghệ quốc gia” (27/07/2016), Trung Quốc đề ra mục
tiêu đến năm 2025, sẽ nâng mức đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển lên 2,5%
GDP, đƣa Trung Quốc thành nƣớc có “công nghệ tiên tiến, công nghiệp nổi bật,
khéo léo trong ứng dụng và bất khả xâm phạm trong an ninh mạng”. Trong đó,
chú trọng lĩnh vực thông tin di động, thông tin lƣợng tử, lõi vi mạch, hệ điều
hành máy tính... Sự phát triển của khoa học công nghệ là điều kiện quan trọng để
Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng trên trƣờng quốc tế và phục vụ đắc lực cho triển
khai chiến lƣợc này.
- Thiết lập các cơ chế hợp tác như Khu thương mại tự do (FTZ) tạo ti n đ
để thúc đẩy mở cửa đối ngoại và tăng cường hợp tác thương mại, đ u tư quốc tế.
Sau khi thí điểm thành lập FTZ ở Thƣợng Hải (năm 2014), đến nay Trung Quốc
đã mở rộng lên thành 11 FTZ (Thƣợng Hải, Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông,
Liêu Ninh, Chiết Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Trùng
35
Khánh). Đặc biệt, ngày 02/04/2017, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch
thiết lập Đặc khu kinh tế mới “Hùng An” thuộc tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh
khoảng 100 km, với tổng diện tích lên tới 2.000 km2
nhằm thúc đẩy sự phối hợp
phát triển của tam giác Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc nói riêng, khu vực phía
Bắc Trung Quốc nói chung. Việc thành lập đặc khu này cũng là một trong những
biện pháp để thúc đẩy kết nối Trung Quốc với các nƣớc trong chiến lƣợc OBOR.
- Xây dựng kế hoạch đ u tư cho các hạng mục cơ sở hạ t ng trong nước
phục vụ cho chiến lược OBOR. Theo đó, Trung Quốc có kế hoạch đầu tƣ 10
nghìn tỷ NDT (khoảng 1,6 nghìn tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng, phần lớn là
đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông kết nối với các nƣớc. Đến nay, Trung Quốc
cơ bản đã hoàn thành các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt cao tốc ở trong nƣớc, sẵn
sàng đấu nối với các nƣớc láng giềng…
- Khuyến khích tăng cường đ u tư ra nước ngoài. Với chủ trƣơng khuyến
khích doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ ra nƣớc
ngoài nhằm phục vụ cho chiến lƣợc OBOR, Chính phủ Trung Quốc vừa qua đã
thực hiện một loạt cải cách chính sách theo hƣớng nới lỏng quản lý vốn ra nƣớc
ngoài và cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Do vậy, đầu tƣ ra
nƣớc ngoài của Trung Quốc đã tăng mạnh. Trong năm 2016, các doanh nghiệp
Trung Quốc đã đầu tƣ ra nƣớc ngoài gần 400 tỷ USD, Trong đó, khoảng 170 tỷ
USD đầu tƣ trực tiếp và hơn 200 tỷ USD mua bán sáp nhập các công ty nƣớc
ngoài. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao
đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm thay đổi quan niệm của các nƣớc về hàng hóa “made
in China”, gia tăng sức ảnh hƣởng của hàng hóa Trung Quốc trên thế giới.
- Đẩy mạnh cải cách quân đội nhằm hỗ trợ cho triển khai chiến lược OBOR.
Từ cuối năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành cuộc cải cách quân đội một cách
toàn diện, triệt để nhất từ trƣớc tới nay. Với mục tiêu xây dựng quân đội lớn
mạnh, tƣơng xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc, tạo ra sự “bảo đảm sức
mạnh” vững chắc nhằm thực hiện “2 mục tiêu 100 năm” và “phục hƣng vĩ đại dân
tộc Trung Hoa”, đƣa Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng” có ảnh hƣởng mang tính
quyết định đối với thế giới, khu vực. Trong đợt cải cách quân đội lần này, Trung
36
Quốc tập trung vào nâng cao năng lực tác chiến liên hợp và hoạt động ở ngoài
nƣớc nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nƣớc ngoài, góp phần “hỗ trợ” cho
chiến lƣợc OBOR.
- Tăng cường công tác ki u vụ nhằm hỗ trợ Hoa ki u đóng vai trò lớn hơn
trong thúc đẩy chiến lược OBOR. Năm 2014 Văn phòng kiều vụ Quốc vụ viện
tuyên bố kế hoạch thành lập 60 Trung tâm hỗ trợ Hoa kiều trên khắp thế giới. Tính
đến năm 2016, Trung Quốc đã lập đƣợc 45 Trung tâm hỗ trợ Hoa kiều ở 32 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện liên tiếp mở các chƣơng
trình đầu tƣ cho các thƣơng nhân Hoa kiều ở Tây Á và trên toàn thế giới nhằm thu
hút họ tham gia vào hoạt động kinh tế ở các nƣớc nằm trên tuyến OBOR, làm sâu
sắc hơn vị trí và sức ảnh hƣởng của Trung Quốc trong chiến lƣợc OBOR.
1.3.2. Triển khai chiến lược OBOR ở ngoài nước tính đến tháng 6/2017
- Đẩy mạnh quảng bá, tuyên truy n v lợi ích của chiến lược OBOR để lôi
k o các nước tham gia
Trung Quốc đã hình thành cái gọi là “ngoại giao OBOR”, tận dụng các cuộc
gặp cấp cao, các diễn đàn quốc tế, khu vực, đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo
quốc tế... để quảng bá về lợi ích của chiến lƣợc này, từ đó hình thành khái niệm và
tạo sức ảnh hƣởng của chiến lƣợc OBOR trong cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý,
Trung Quốc gây sức ép để Hội đồng Bảo an LHQ đƣa chiến lƣợc OBOR vào
Nghị quyết số 2344 về vấn đề Afganistan, trong đó có nội dung về việc tăng
cƣờng xây dựng OBOR để thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh cho
Afganistan. Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế
OBOR (tháng 5/2017) nhằm chính thức hóa và cơ chế hóa chiến lƣợc này.
- Đ xướng thúc đẩy thực hiện nhi u tư tưởng, quan điểm mới v quan hệ và trật
tự quốc tế theo “kiểu Trung Quốc ” nhằm nâng cao sức mạnh m m của Trung Quốc
Trong đó, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến tƣ tƣởng “Cộng đồng
chung”, với “3 trụ cột” (cộng đồng chung lợi ích; cộng đồng chung vận mệnh;
cộng đồng chung trách nhiệm)[20]. Trên cơ sở đó, Trung Quốc kêu gọi xây
20 http://vietnamese.cri.cn/481/2016/01/29/1s219028.htm
37
dựng giá trị quan cốt lõi về an ninh quốc tế, đó là “cùng tồn, cùng hƣởng, cùng
quản, cùng thắng, cùng tiến”... Mặc dù những tƣ tƣởng, quan điểm này nằm
trong tổng thể chiến lƣợc của Trung Quốc nhằm xây dựng “trật tự quốc tế mới”,
nhƣng nó cũng góp phần hỗ trợ và tạo lợi thế cho Trung Quốc trong triển khai
chiến lƣợc OBOR.
- Chủ động xây dựng “luật chơi” quốc tế, khu vực, tham gia quản trị toàn
c u để hỗ trợ cho triển khai chiến lược OBOR
Trung Quốc đã phát huy vai trò trong cơ chế hợp tác đa phƣơng, phát huy
vai trò cơ chế hợp tác đa phƣơng nhƣ SCO, Trung Quốc - ASEAN (ASEAN +
1), APEC...; trong các hội chợ, triển lãm, các diễn đàn khu vực, quốc tế nhƣ
Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, Diễn đàn kinh tế
châu Á, Hội chợ Trung Quốc - Nam Á, Trung Quốc - Ả-rập, Hội chợ quốc tế
miền Tây Trung Quốc, Hội chợ Trung - Nga...
Đề xuất các nhiều “sáng kiến” nhƣ: “Giấc mộng châu Á - Thái Bình
Dƣơng” (tháng11/2014); “Cộng đồng châu Á” (tháng 4/2014)… nhằm lôi kéo,
liên kết các nƣớc châu Á để hình thành một hệ thống hợp tác chung về chính trị,
kinh tế và an ninh dƣới sự lãnh đạo của Trung Quốc, lấy châu Á làm bàn đạp mở
rộng ảnh hƣởng của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, hƣớng tới mục tiêu trở
thành “siêu cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới.
Thiết lập cơ chế tài chính mới, nhƣ AIIB - “Sáng kiến” này đƣợc Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đƣa ra tại Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC-21 (tháng
10/2013). AIIB đã chính thức đƣợc thành lập vào cuối năm 2015, có trụ sở chính
tại Trung Quốc, với tổng số vốn khoảng 100 tỷ USD; “Quỹ Con đƣờng tơ lụa” -
“Sáng kiến” này do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố tại Hội nghị
Cấp cao APEC-22, có số vốn 40 tỷ USD để hỗ trợ các nƣớc xây dựng hạ tầng cơ
sở nhằm thiết lập một hệ thống chính trị, kinh tế và an ninh quốc tế, khu vực mới
do Trung Quốc “lãnh đạo” và hỗ trợ cho chiến lƣợc OBOR.[21]
- Tăng cường đ u tư, viện trợ cho các nước, các khu vực
21. “AIIB can play important role in Asia‟s infrastructure development”,
http://www.chanelnewsasia.com/news/business/singapore/aiib-can-play-important/1455006.html.
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf
Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảngViettintin
 
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTAPhong Olympia
 
đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội
đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội  đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội
đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungPhong Olympia
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ngoại giao thời Lý presentation
Ngoại giao thời Lý presentationNgoại giao thời Lý presentation
Ngoại giao thời Lý presentationHai Nguyen Huu
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co banLii Han
 

Was ist angesagt? (20)

đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảng
 
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAYYếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng chế biến sang Châu Âu, HAY
 
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
 
Tác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTATác động tích cực của FTA
Tác động tích cực của FTA
 
đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội
đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội  đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội
đề Tài quy trình sản xuất của nhà máy may i công ty dệt may hà nội
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đĐề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại Hà Nội, 9 Đ...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOTLuận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Ngoại giao thời Lý presentation
Ngoại giao thời Lý presentationNgoại giao thời Lý presentation
Ngoại giao thời Lý presentation
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co ban
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 

Ähnlich wie Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfSỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfTieuNgocLy
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áCharlie Cúc Cu
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfHanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...
Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...
Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...jackjohn45
 

Ähnlich wie Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf (20)

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfSỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAY
Luận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAYLuận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAY
Luận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAY
 
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
 
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANĐề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
 
Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...
Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...
Chính sách đối ngoại qua ngoại giao kinh tế của Nhật Bản đối Việt Nam - Gửi...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
 
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
 

Mehr von HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

Mehr von HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Kürzlich hochgeladen

Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 

Chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc và tác động với Việt Nam.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------o0o------- HOÀNG THỊ CẨM VÂN CHIẾN LƢỢC “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ CẨM VÂN CHIẾN LƢỢC “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG VỚI VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS PHÙNG THỊ HUỆ Hà Nội – 2017
  • 3. 1 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, các giảng viên, các nhà sƣ phạm đã tham gia quản lý, giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học này. Tôi xin cám ơn các thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, cung cấp tài liệu, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phùng Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn đề tài, định hƣớng các vấn đề nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp, chỉ dẫn, giúp đỡ của quí thầy cô giáo để tôi sửa chữa, hoàn thiện luận văn của mình. Trân trọng cám ơn!
  • 4. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công bố ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Thị Cẩm Vân
  • 5. 3 MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................. 5 MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 7 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 9 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................11 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................12 6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu...............................................................12 7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu.................................................................................12 8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................13 CHƢƠNG 1:KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC OBOR………………………. 1.1. Bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR...................................................................12 1.1.1. Những nhân tố quốc tế..........................................................................................12 1.1.2. Yếu tố phát triển của Trung Quốc........................................................................17 1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR ............................................................21 1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường”.........................21 1.2.2. Nội dung hợp tác và lộ trình thực hiện của chiến lược OBOR.........................23 1.2.3. Mục tiêu bản chất của chiến lược OBOR ...........................................................27 1.3. Quá trình và kết quả triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc....................32 1.3.1. Triển khai chiến lược OBOR ở trong nước tính đến tháng 6/2017..................32 1.3.2. Triển khai chiến lược OBOR ở ngoài nước tính đến tháng 6/2017..................36 Kết luận chƣơng 1:...........................................................................................................40 CHƢƠNG 2: PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƢỚC, THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CHIẾN LƢỢC OBOR......................................................................41 2.1. Phản ứng của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR................................................41
  • 6. 4 2.1.1. Nhóm các nước ủng hộ chiến lược OBOR..........................................................41 2.1.2. Nhóm các nước không ủng hộ chiến lược OBOR..............................................49 2.2. Thuận lợi và thách thức đối với Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc OBOR................................................................................................................................51 2.2.1. Những nhân tốc thuận lợi của chiến lược OBOR ..............................................51 2.2.2. Những khó khăn, thách thức đối với chiến lược OBOR ....................................55 2.2.3. Dự báo xu hướng triển khai chiến lược OBOR trong thời gian tới..................60 Kết luận chƣơng 2............................................................................................................62 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC OBOR ĐỐI VỚI VIỆT NAM..63 3.1. Vai trò, vị thế của Việt Nam trong chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc.............63 3.2. Tác động của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam ..............................................64 3.2.1. Tác động tích cực...................................................................................................65 3.2.2. Tác động tiêu cực...................................................................................................68 3.3. Một số hàm ý về chính sách đối với Việt Nam......................................................73 3.3.1. Phạm vi và mức độ tham gia chiến lược OBOR của Việt Nam........................73 3.3.2. Một số giải pháp đối với Việt Nam khi tham gia chiến lược OBOR của Trung Quốc.......................................................................................................................74 Kết luận chƣơng 3............................................................................................................79 KẾT LUẬN......................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................82
  • 7. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á AIIB: Ngân hàng Đầu tƣ Cơ sở hạ tầng châu Á APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BRICS: Khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi CAFTA: Hiệp định khu vực thƣơng mại tự do Trung Quốc - ASEAN CNXH: Chủ nghĩa xã hội EAS: Hội nghị Cấp cao Đông Á EU: Liên minh châu Âu EC: Ủy ban châu Âu FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FTA: Hiệp định Thƣơng mại Tự do GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GMS: Chƣơng trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng G-7: Nhóm 7 nƣớc (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Anh) G-20: Nhóm 20 nƣớc và tổ chức thành viên (Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu, Argentina, Australia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Arab Saudi, NamPhi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ) IEA: Cơ quan năng lƣợng quốc tế IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế KHCN: Khoa học công nghệ LHQ: Liên Hợp quốc MPAC: Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN NDT: Đồng Nhân nhân tệ OBOR: Một vành đai, một con đƣờng ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OSCE: Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
  • 8. 6 PPP: Sức mua tƣơng đƣơng RCEP: Hiệp định đối tác toàn diện khu vực SCO: Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng TTIP: Hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ xuyên Đại Tây Dƣơng USD: Đồng Đô-la Mỹ XHCN: Xã hội chủ nghĩa WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới
  • 9. 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trung Quốc đã vƣợt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010, sau Mỹ. Cùng với những thành tựu vô cùng ấn tƣợng về phát triển kinh tế, Trung Quốc cũng đã có nhiều sự điều chỉnh lớn trong chính sách ngoại giao, nhằm từng bƣớc khẳng định vị thế và vai trò nƣớc lớn trên thế giới. Thế và lực của Trung Quốc ngày càng đƣợc củng cố và phát triển trên trƣờng quốc tế. Sau khi giữ chức Tổng bí thƣ và Chủ tịch nƣớc Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đề xuất sáng kiến xây dựng “Một vành đai, một con đƣờng” (OBOR) (Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI) trong chuyến thăm Kazhastan (tháng 9/2013) và Indonesia (tháng 10/2013). Trung Quốc đang nỗ lực và quyết tâm đƣa sáng kiến “Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa” phát triển thành chiến lƣợc OBOR mang tầm quốc tế nhằm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa - phục hƣng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” trong thế kỷ XXI. Trung Quốc xác định, OBOR là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc “trỗi dậy hòa bình”, nên Trung Quốc đẩy mạnh triển khai thực hiện cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc một cách quyết liệt, tổng thể, toàn diện, từ đó từng bƣớc định hình khuôn khổ và cơ chế hóa chiến lƣợc OBOR. Chiến lƣợc này có phạm vi hết sức rộng lớn, bao trùm ba châu lục Á - Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng - Đại Tây Dƣơng), liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết các nƣớc của cả ba châu lục, với hàng trăm quốc gia, tổng dân số khoảng 4,5 tỷ ngƣời, trong đó có khoảng 65 nƣớc nằm trong “trục chính” của chiến lƣợc này. Để thực hiện chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc xác định mục tiêu chung đó là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, với kinh tế - thƣơng mại là “trọng tâm”, chính trị - ngoại giao làm “tiên phong”, văn hóa làm “động lực” và quân sự làm “hỗ trợ”, đẩy mạnh triển khai OBOR, tạo thành hai hƣớng “đi ra bên ngoài”, đƣa Trung Quốc trở thành “trung tâm kết nối” thế giới, gia tăng “quyền lực mềm” của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, từng bƣớc đƣa
  • 10. 8 Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới, đồng thời hình thành trật tự quốc tế mới do Trung Quốc lãnh đạo, phá vỡ thế bao vây, cô lập của Mỹ, từng bƣớc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Thái Bình Dƣơng... Cho đến nay, chiến lƣợc OBOR đã nhận đƣợc ủng hộ và hƣởng ứng tham gia tích cực của nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới, điều này đƣợc thể hiện ở những tuyên bố ủng hộ của nhà lãnh đạo các nƣớc, các thỏa thuận, văn kiện đƣợc ký kết hợp tác trong khuôn khổ chiến lƣợc này giữa Trung Quốc với các nƣớc cũng nhƣ các tổ chức quốc tế. Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thành công chiến lƣợc này nhƣ có lãnh đạo tập trung quyền lực (quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay đƣợc đánh giá sánh ngang với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình), có tiềm lực tài chính lớn mạnh, chính sách ngoại giao chủ động, linh hoạt và có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn, kỹ thuật công nghệ cho các nƣớc nhằm phát triển hạ tầng cơ sở... Tuy nhiên, chiến lƣợc này cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả ở bên trong lẫn bên ngoài, nhất là sự ngăn chặn của Mỹ và đồng minh. Việc Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc này đã, đang và sẽ tác động sâu sắc, nhiều mặt đến thế giới, khu vực, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc coi trọng vai trò của Việt Nam, xác định Việt Nam là một điểm then chốt của chiến lƣợc OBOR, nhất là trong “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Vì thế, thông qua nhiều kênh khác nhau, Trung Quốc tìm cách vận động, khích lệ Việt Nam ủng hộ và tham gia tích cực vào chiến lƣợc OBOR, từ đó tạo hình mẫu để lôi kéo, thúc đẩy các nƣớc khác trong khu vực ASEAN tham gia vào chiến lƣợc OBOR, bởi hiện nay còn một số nƣớc ASEAN vẫn lo ngại việc tham gia chiến lƣợc này sẽ khiến cho họ ngày càng lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc, nhất là về kinh tế. Trung Quốc đã và đang thúc đẩy Việt Nam kết nối giữa chiến lƣợc OBOR với sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai”. Tuy nhiên, do hai nƣớc vẫn tồn tại bất đồng trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông nên việc Trung Quốc triển khai chiến lƣợc OBOR tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn,
  • 11. 9 thách thức. Là quốc gia gần gũi về địa lý cũng nhƣ nhiều điểm tƣơng đồng về văn hóa, Việt Nam luôn chịu tác động nhiều mặt cả tích cực và tiêu cực từ quan hệ kinh tế - thƣơng mại gần gũi, gắn kết với Trung Quốc ngay cả khi chƣa tham gia vào chiến lƣợc OBOR. Tuy nhiên, nếu tham gia vào chiến lƣợc này, chiến lƣợc này sẽ tác động nhiều mặt đến Việt Nam, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc, từ đó đƣa ra đối sách phù hợp trong tham gia chiến lƣợc này nhằm tận dụng tối đa thời cơ, không để bị tụt lùi so với xu thế chung của thế giới, khu vực, đồng thời khắc phục nguy cơ, thách thức mà chiến lƣợc này có thể mang lại, góp phần quan trọng nhằm duy trì ổn định và phát triển đất nƣớc. Việc nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện về bản chất của chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc cũng nhƣ tác động cả tích cực và tiêu cực đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cấp thiết. Nó không chỉ làm rõ bối cảnh lịch sử, nội hàm và các bƣớc triển khai chiến lƣợc OBOR, mà còn phân tích, đánh giá khách quan về phản ứng của các nƣớc trƣớc chiến lƣợc này, cùng những tác động ảnh hƣởng của chiến lƣợc này đối với Việt Nam, qua đó gợi mở một số chính sách đối với Việt Nam. Đó là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc và tác động với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất chiến lƣợc OBOR đến nay, chiến lƣợc này đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đã có nhiều chuyên đề, bài viết, bài phỏng vấn của các chuyên gia, học giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề này ở mức độ và khía cạnh khác nhau, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào đƣa ra những đánh giá về chiến lƣợc này và tác động đối với Việt Nam mang tính hệ thống, khái quát và toàn diện.
  • 12. 10 Qua nghiên cứu, tìm kiếm, khai thác tài liệu phục vụ viết đề tài luận văn thấy rằng, có một số bài viết, công trình nghiên cứu, tài liệu viết về chủ trƣơng, mục tiêu, nội dung và các bƣớc triển khai chiến lƣợc OBOR có thể kể đến nhƣ: Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail và các bài viết trên website http://nghiencuubiendong.vn nhƣ bài “Mục tiêu thực sự của Trung Quốc: Học thuyết Monroe tại châu Á” (4/9/2014); “Trung Quốc và tham vọng trật tự an ninh mới tại châu Á” của tác giả Timothy R; Wang Yanchun, “Reconstructing China‟s trade”, Caijing, 2 February 2015; CBBC (2015), “One Belt One Road: A Role for UK Companies in Developing China‟s New Initiative”, China - Britain Business Council, http://www.cbbc.org/sectors/one-belt-one-road/; Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc (2016), Văn kiện “Kiến nghị của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc dân 5 năm lần thứ 13”; “Bàn về chiến lƣợc “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỉ 21” của Trung Quốc”, tác giả Đức Cẩn, Phƣơng Nguyễn (2015), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 5(165), tr.73-80; bài “OBOR: The Internationalization of China‟s SOEs” của tác giả N.Sze và F.Wu đăng trên Tạp chí Deloitte Perspective năm 2015; bài viết “President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of the Chinese Communist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence” của tác giả Johnson, C.K đƣợc đăng trên CSIS Report tháng 3/2016... Bên cạnh đó, có nhiều bài viết về phản ứng của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai chiến lƣợc này nhƣ: cuốn sách “OBOR - Chiến lƣợc của Trung Quốc và Hàm ý chính sách đối với Việt Nam” của Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành (2017), Nxb Thế giới; bài viết “Những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai chiến
  • 13. 11 lƣợc OBOR và đối sách của Trung Quốc” của Từ Cƣơng, Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc (2017), Tạp chí “Nghiên cứu tham khảo quốc tế” số ra tháng 5/2017 - tác giả Trƣơng Khiết (2015), “Đánh giá về OBOR từ góc độ tình hình an ninh và chiến lƣợc xung quanh”, Nxb Khoa học xã hội; bài viết “OBOR and the Philippines under Duterte” đăng trên Tạp chí ASEAN Focus tháng 4/2016; bài viết “China‟s Belt and Road Initiative and Its Implications for Africa” của nhóm tác giả Demissie, Alexander, Moritz Weigel and Tang Xiaoyang đăng trên Tạp chí WWF Study tháng 12/2016; bài viết “Europe and China‟s New Silk Roads” của tác gải Frans-Paul van der Putten đăng trên ETNC Report tháng 12/2016… Ngoài ra, còn có một số tài liệu viết về tác động của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam và hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhƣ: Nguyễn Danh Huy (2015): “Huy động nguồn lực xã hội đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông”, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vấn đề phát triển hạ tầng giao thông - Nhu cầu vào giải pháp, Hà Nội; Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành (2017), “OBOR - Chiến lƣợc của Trung Quốc và Hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, Nxb Thế giới; bài viết “Tác động của sáng kiến Vành đai và Con đƣờng” đối với Đông Nam Á đăng trên trang web http://nghiencuubiendong.vn; Bài viết “Tham gia OBOR: Tỉnh táo, không nóng vội” của tác giả Nguyễn Việt đăng trên http://vepr.org.vn (website của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách), các bài phát biểu của học giả Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế tại một số hội thảo, diễn đàn trong nƣớc và khu vực đề cập về vấn đề này. Đây là những tƣ liệu quan trọng để tác giả tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết đề tài luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu Đánh giá bản chất và tác động của chiến lƣợc “Một vành đai một con đƣờng”, trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 14. 12 Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích nội dung, mục tiêu cốt lõi, các bƣớc triển khai của Trung Quốc đối với chiến lƣợc OBOR . - Phân tích, đánh giá phản ứng của các nƣớc trƣớc chiến lƣợc OBOR, thuận lợi và thách thức đối với chiến lƣợc này. - Phân tích, đánh giá một số tác động ảnh hƣởng của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp với Việt Nam trƣớc tác động của chiến lƣợc này. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc. Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài tập trung phân tích, đánh giá mục tiêu, nội dung cốt lõi, các bƣớc triển khai của Trung Quốc đối với chiến lƣợc OBOR, phản ứng của các nƣớc đối với chiến lƣợc này và tác động của nó với Việt Nam từ khi Trung Quốc đề xuất chiến lƣợc OBOR (2013) đến tháng 6/2017. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Luận văn vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phƣơng pháp phân tích - tổng hợp. Đồng thời, luận văn vận dụng một số lý thuyết về quan hệ quốc tế, đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh quốc tế và khu vực đang biến động đa chiều, phức tạp. Các nguồn tài liệu đƣợc sử dụng: - Các bài viết của các chuyên gia, học giả Trung Quốc và quốc tế về chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc; - Các văn kiện chính thức của Trung Quốc về chiến lƣợc OBOR; - Ngoài ra, còn có nguồn tham khảo từ các tạp chí trong và ngoài nƣớc, mạng Internet. 7. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống chiến lƣợc OBOR, luận văn cố gắng: (1) Đánh giá mục tiêu bản chất của chiến lƣợc OBOR và thái độ phản ứng của các nƣớc liên quan đối với chiến lƣợc này; (2) Hệ thống hóa
  • 15. 13 kết quả bƣớc đầu của OBOR để dự đoán khả năng triển khai chiến lƣợc OBOR trong thời gian tới; (3) Đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt Nam trong quá trình tham gia chiến lƣợc OBOR. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng: Chƣơng 1: Khái lƣợc về chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc Trong chƣơng này tác giả giới thiệu khái quát về bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR, trong đó phân tích và làm rõ các nhân tố tình hình thế giới, khu vực và nhất là tình hình Trung Quốc có ảnh hƣởng, tác động trực tiếp đến sự hình thành của chiến lƣợc này. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đi sâu phân tích, đánh giá và làm rõ nội dung và mục tiêu cốt lõi của chiến lƣợc OBOR, các bƣớc triển khai chiến lƣợc này của Trung Quốc trong thời gian qua ở cả trong và ngoài nƣớc. Chƣơng 2: Phản ứng của các nƣớc, thuận lợi và thách thức đối với chiến lƣợc OBOR Trong chƣơng này tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thái độ và phản ứng của các nƣớc đối với chiến lƣợc OBOR, trong đó sẽ đi sâu phân tích thái độ và phản ứng của 2 nhóm nƣớc khác nhau: nhóm nƣớc ủng hộ, nhóm nƣớc không ủng hộ chiến lƣợc này. Tác giả cũng đánh giá về thuận lợi và thách thức của Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc OBOR, trên cơ sở đó đƣa ra một số dự báo về khả năng triển khai chiến lƣợc này của Trung Quốc trong thời gian tới. Chƣơng 3: Tác động của chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc với Việt Nam Trong chƣơng này, tác giả sẽ đƣa ra đi sâu phân tích tác động, ảnh hƣởng của chiến lƣợc OBOR đối với Việt Nam bao gồm những tác động tích cực, tiêu cực, từ đó đƣa ra một số kiến nghị chính sách đối với Việt Nam trong quá trình tham gia vào chiến lƣợc này nhằm phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
  • 16. 12 CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ CHIẾN LƢỢC “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƢỜNG” CỦA TRUNG QUỐC 1.1. Bối cảnh ra đời của chiến lƣợc OBOR 1.1.1. Những nhân tố quốc tế - Tình hình thế giới có nhi u biến đ i mạnh m , phức tạp và mau l , cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng, xu thế đa cực hóa ngày càng r n t cuộc cách mạng khoa h c công nghệ và xu thế toàn c u hoá phát triển mạnh m , tác động sâu rộng đến h u hết các quốc gia, khu vực... Từ đầu thế kỷ XXI, xu hƣớng “đa cực” ngày càng hình thành rõ nét xuất phát từ sự nổi lên của các xu hƣớng liên kết, hợp tác toàn cầu và các cƣờng quốc mới nhƣ Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil... Mỹ suy giảm sức mạnh toàn diện trong tƣơng quan so sánh với các cƣờng quốc khác. Theo đó, nền kinh tế Mỹ lâm vào khó khăn, vị thế nền kinh tế “số 1” thế giới của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Mặc dù hiện nay, Mỹ vẫn là nền kinh tế “số 1” thế giới, tính chung cả về tổng GDP, tiềm lực vốn và KHCN... nhƣng vị thế đó đang đứng trƣớc những thách thức không nhỏ, ngày càng bị thu hẹp với các trung tâm quyền lực khác. Từ chỗ chiếm khoảng 50% GDP của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II, giảm xuống còn 32% năm 2000 và hiện nay, Mỹ chỉ chiếm khoảng gần 20% GDP toàn cầu. Năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần GDP của Trung Quốc, nhƣng đến năm 2010 gấp 2,5 lần và đến năm 2016 chỉ còn hơn 1,5 lần (Mỹ là 18,858 nghìn tỷ USD, Trung Quốc là 11,383 nghìn tỷ USD)[1]. Bên cạnh đó, vị thế chính trị và uy tín của Mỹ trên trƣờng quốc tế ngày càng suy giảm, quan hệ của Mỹ với một số đồng minh, đối tác trên thế giới và khu vực cũng không thực sự gắn kết nhƣ trƣớc. Ngoài ra, sức mạnh quân sự của Mỹ ngày càng suy giảm trong tƣơng quan so sánh với các cƣờng quốc khác cùng với sự xuất hiện, phát triển của các xu hƣớng mang tính toàn cầu và của các chủ thể phi nhà nƣớc đang thách thức sự “độc tôn” của Mỹ. 1. http://yangbeining.wordpress.com/2011/09/14/tổng-quan-kinh-tế-thế-giới-2001-2010-07012011/
  • 17. 13 Nƣớc Nga dƣới thời Tổng thống Putin và Medvedev đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ, từng bƣớc khôi phục địa vị cƣờng quốc chính trị, kinh tế và quân sự, có vị thế ngày càng cao trên trƣờng quốc tế, trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành thế giới đa cực. Hiện nay, tình hình chính trị nội bộ của Nga cơ bản ổn định tạo tiền đề để nƣớc Nga tập trung phát triển kinh tế, nâng cao tiềm lực tổng hợp quốc gia. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khi giá dầu thế giới sụt giảm mạnh trong thời gian qua, nhƣng với nhiều chính sách đƣợc đƣa ra để giảm thiểu tác động tiêu cực của giá dầu thế giới, nền kinh tế Nga đang từng bƣớc phục hồi và phát triển, hƣớng tới địa vị nƣớc lớn hàng đầu về kinh tế trong những thập kỷ tới. Đáng chú ý, hiện nay Nga tiếp tục duy trì địa vị cƣờng quốc quân sự hàng đầu thế giới, điều này đƣợc thể hiện bằng vai trò và sức mạnh của Nga khi tham gia vào chiến trƣờng Syria hiện nay. Nga là cƣờng quốc có ảnh hƣởng quan trọng trong các vấn đề khu vực cũng nhƣ toàn cầu. Có thể khẳng định, thời gian qua Nga đã “hồi sinh” mạnh mẽ, từng bƣớc khôi phục lại địa vị cƣờng quốc của mình. Với một lãnh thổ rộng lớn, nền văn hóa tiên tiến, nguồn nhân lực khoa học và trí tuệ dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú... lại có ảnh hƣởng truyền thống trên trƣờng quốc tế, nên Nga hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành một cực quan trọng trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành. Ấn Độ là một trong những nƣớc có tiềm năng trở thành “siêu cƣờng” trong thập kỷ tới, trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hình thành thế giới đa cực. Kinh tế Ấn Độ phát triển mang tính “bùng nổ”, đang từng bƣớc trở thành một trong những đầu tàu của nền kinh tế thế giới. Ấn Độ cũng có tiềm lực quân sự mạnh, là cƣờng quốc quân sự ở khu vực, hƣớng tới phát triển thành cƣờng quốc quân sự toàn cầu. Hiện nay, Ấn Độ là một nƣớc lớn có ảnh hƣởng quan trọng đối với khu vực Nam Á, từng bƣớc vƣơn tầm ảnh hƣởng ra phạm vi toàn cầu. EU ngày càng có ảnh hƣởng mạnh trên phạm vi toàn cầu, nhất là về kinh tế. Liên minh châu Âu gồm 28 nƣớc thành viên, với hơn 500 triệu dân, mặc dù đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức, nhất là sau khi Anh rời khỏi EU, nhƣng vẫn tích cực thiết lập một thể chế “kiểu liên bang” để trở thành một thực
  • 18. 14 thể chính trị, kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. Một EU thống nhất về chính trị và kinh tế sẽ trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy tiến trình hình thành thế giới đa cực. Hiện nay, EU ngày càng trở thành một lực lƣợng chính trị quan trọng trên trƣờng quốc tế và là một thực thể kinh tế lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới. EU đang từng bƣớc mở rộng liên kết an ninh, có vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm an ninh thế giới. EU có đủ khả năng trở thành trung tâm quyền lực của thế giới, là một cực trong thế giới đa cực. Nhật Bản tiếp tục duy trì địa vị cƣờng quốc kinh tế, từng bƣớc tăng cƣờng sức mạnh về chính trị và quân sự để trở thành “cƣờng quốc toàn diện”. Nhật Bản là nƣớc lớn có ảnh hƣởng quan trọng ở châu Á, cũng nhƣ trên trƣờng quốc tế, nhất là về kinh tế. Mặc dù từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái và trì trệ kéo dài, nhƣng nƣớc này vẫn giữ vững địa vị là cƣờng quốc kinh tế hàng đầu thế giới, với nền KHCN phát triển cao. Đặc biệt, thời gian gần đây, Nhật Bản chủ trƣơng tăng cƣờng tiềm lực chính trị, quân sự nhằm xây dựng Nhật Bản thành “cƣờng quốc toàn diện” có sức mạnh chính trị, quân sự tƣơng xứng với sức mạnh kinh tế. Trong những thập kỷ tới, Nhật Bản sẽ là một cực trong thế giới đa cực, bởi vì hiện nay Nhật Bản là nƣớc có tiềm lực kinh tế, KHCN hàng đầu thế giới. Trung Quốc với tƣ cách cƣờng quốc “số 2” về kinh tế, sức mạnh tổng hợp của quốc gia ngày càng đƣợc tăng cƣờng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong “trật tự thế giới mới” đang hình thành, đủ khả năng và tiềm lực để có thể cạnh tranh trực tiếp vị trí “số 1 thế giới” của Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc tất yếu cũng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc quốc gia mang tầm toàn cầu. - N n kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động sâu sắc từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới 2008, vấn đ nợ công của EU diễn biến phức tạp, kinh tế nhi u nước, kể cả các nước “mới n i” gặp nhi u khó khăn. Kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008. Theo đó, giai đoạn từ năm 2013 - 2015, những nền kinh tế phát triển lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... chƣa phục hồi. Tỷ lệ tăng
  • 19. 15 trƣởng ở tất cả các nền kinh tế lớn đều thấp hơn so với mức từng đạt đƣợc trong giai đoạn trƣớc năm 2008 và cho đến nay vẫn chƣa hoàn toàn hồi phục. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 2008 còn tác động đến thị trƣờng chứng khoán, thƣơng mại đầu tƣ... Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nƣớc châu Âu bắt đầu từ nửa cuối năm 2009 với sự gia tăng mức nợ công của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Iceland, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) và Hy Lạp là quốc gia đầu tiên rơi vào vòng xoáy này, với mức thâm hụt ngân sách lên tới 13,6% GDP và nợ công nƣớc này lên tới 236 tỷ Ơ-rô, bằng khoảng 115% GDP. Tháng 11/2010, Iceland chính thức trở thành nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng hoảng nợ công khi phải cầu viện EU và IMF. Bƣớc sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng với đó, nợ công cũng đã vƣợt quá 90% GDP. Italia và Tây Ban Nha mặc dù chƣa thực sự rơi vào khủng hoảng, nhƣng cũng ở trong vòng nguy hiểm. Thâm hụt ngân sách của Italia vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhƣng nợ công đã xấp xỉ 120% GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại rất cao, gần 9% GDP. EC tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone tăng lên mức kỷ lục 12% trong năm 2013 và 11% trên toàn EU, trong đó Tây Ban Nha là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp ở mức báo động (27%) trong khi tỷ lệ này tại Áo chỉ là 4,7%. Năm 2013 - 2014, kinh tế Pháp và Cộng hòa Síp đều rơi vào suy thoái, trong đó Pháp tăng trƣởng âm 0,1% và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 10,6% năm 2013, lên mức 10,9% trong năm 2014; thâm hụt ngân sách của Pháp trong năm 2014 là 4,2% GDP. Cộng hoà Síp cũng rơi vào suy thoái trầm trọng khi GDP giảm 12,6% trong vòng 2 năm (8,7% trong năm 2013 và 3,9% trong năm 2014). Trong khi đó, Tây Ban Nha không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng do bong bóng nhà đất kéo dài suốt một thập kỷ tại nƣớc này gây ra, khi kinh tế nƣớc này giảm 1,5% trong năm 2013; năm 2014 tăng trƣởng là 4%. Tuy nhiên, theo báo cáo của EC, Hy Lạp lần đầu tiên đạt tăng trƣởng sau 6 năm suy thoái liên tiếp, đạt mức tăng trƣởng 0,6% trong năm 2014. Cũng theo báo cáo trên, 5 quốc gia trong khối có mức nợ công cao nhất là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha.
  • 20. 16 - Hội nhập quốc tế tiếp tục diễn ra mạnh m , trong đó châu Á - Thái Bình Dương là điểm sáng v phát triển và hội nhập, nhưng cũng là tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngƣợc. Bên cạnh G-7, WTO tiếp tục phát huy vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - chính trị quốc tế, các cơ chế, tổ chức mới hình thành ngày càng phát huy vai trò quan trọng hơn, nhất là G-20, BRICS... Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và liên khu vực cũng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ, các hiệp định thƣơng mại tự do khu vực, liên khu vực nhƣ TTIP, RCEP đang từng bƣớc hình thành, tạo động lực mạnh mẽ cho tiến trình liên kết, hội nhập quốc tế, khu vực... Châu Á - Thái Bình Dƣơng là điểm sáng về phát triển và hội nhập, nhƣng cũng là tâm điểm cạnh tranh giật ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ. Các cơ chế, diễn đàn hợp tác khu vực (APEC, EAS, ASEAN+, SCO...) tiếp tục đƣợc tăng cƣờng và ngày càng phát huy vai trò quan trọng; sự hội nhập kinh tế của khu vực cũng ngày càng gia tăng... Tuy nhiên, các “điểm nóng” ở châu Á - Thái Bình Dƣơng (nhƣ bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, Biển Đông,...) vẫn diễn biến phức tạp, luôn đứng trƣớc nguy cơ xung đột tiềm tàng. Đặc biệt, châu Á - Thái Bình Dƣơng đã trở thành “tâm điểm” tranh giành ảnh hƣởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ đẩy mạnh triển khai chiến lƣợc “Tái cân bằng”, tăng cƣờng quan hệ với các đồng minh, mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực... nhằm gia tăng kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong quan hệ với Mỹ, thúc đẩy nâng cao vai trò của các cơ chế, tổ chức không có sự tham gia của Mỹ (SCO, BRICS, EAS, AIIB...), nhất là đƣa ra chiến lƣợc OBOR nhằm khẳng định vị thế “trung tâm” của Trung Quốc, tiến tới thực hiện mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi khu vực... - Nhu c u c n nguồn vốn vay, viện trợ để phát triển hạ t ng cơ sở của các nước vẫn rất lớn. Theo nghiên cứu của Viện chiến lƣợc toàn cầu McKensey (2016), mỗi năm các nƣớc trên thế giới đầu tƣ hơn 2.500 tỷ USD vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
  • 21. 17 nhƣ giao thông vận tải, năng lƣợng, nƣớc sạch, viễn thông… Trong giai đoạn 2016 - 2030, ƣớc tính thế giới cần đầu tƣ khoảng 3.300 tỷ USD/năm cho hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến kinh tế để hỗ trợ tỷ lệ tăng trƣởng nhƣ kỳ vọng - con số này tƣơng đƣơng với 3,8% GDP toàn cầu, trong đó các nƣớc mới nổi chiếm 60% nhu cầu đầu tƣ này[2]. Nghiên cứu năm 2009 của ADB cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2020, châu Á cần khoảng 8000 tỷ USD đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Hiện nay các quỹ đầu tƣ và ngân hàng đầu tƣ phát triển nắm giữ khoảng 120.000 tỷ USD tài sản có thể đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, trong đó 87% số vốn này thuộc về các định chế tài chính của các quốc gia phát triển, trong khi nhu cầu về vốn lớn nhất lại đến từ các nƣớc có thu nhập trung bình. Chính những nhân tố quốc tế trên đã tạo động lực để Trung Quốc hình thành và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR nhằm gia tăng vị thế, vai trò trên trƣờng quốc tế, trở thành siêu cƣờng “số 1” thế giới trong tƣơng lai. 1.1.2. Yếu tố phát triển của Trung Quốc - Trung Quốc phát triển mạnh m , sức mạnh t ng hợp quốc gia được tăng cường, có ti m năng trở thành “siêu cường” ngang hàng với Mỹ trong những thập kỷ tới Thứ nhất, sau hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa (bắt đầu từ năm 1978), Trung Quốc đã có những bƣớc tiến mạnh mẽ vững chắc. Với nền kinh tế phát triển tốc độ cao (10%/năm), đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, sau đó tiếp tục vƣợt Pháp, Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010. Từ đó đến nay, Trung Quốc tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Mỹ về GDP (năm 2000, GDP của Mỹ gấp 12 lần của Trung Quốc, nhƣng đến năm 2015 chỉ còn gấp 1,4 lần), vƣợt Mỹ về tổng kim ngạch thƣơng mại và thậm chí cả quy mô của nền kinh tế nếu tính theo PPP. Ngoài ra, Trung Quốc hiện cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. 2. Viện chiến lƣợc toàn cầu McKensey (2016), Bridging Global Infrastructure Gaps, June MGI, Tr.12.
  • 22. 18 Trong lĩnh vực KHCN, khoảng cách giữa Trung Quốc với các cƣờng quốc khoa học tiên tiến trên thế giới không ngừng đƣợc rút ngắn, một số lĩnh vực KHCN đƣợc xếp vào hàng ngũ tiên tiến của thế giới. Từ năm 2002, trung bình mỗi năm Trung Quốc thu đƣợc hơn 20.000 thành quả thuộc các lĩnh vực năng lƣợng, nông nghiệp, môi trƣờng... Trung Quốc cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận nhƣ: Trở thành quốc gia thứ 3 đƣa ngƣời lên vũ trụ, triển khai xây dựng Trạm vũ trụ “Thiên Cung” và hệ thống định vị “Bắc Đẩu” (đã đƣa vào sử dụng trên lãnh thổ Trung Quốc, hiện đang hƣớng tới cung cấp dịch vụ cho các nƣớc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng), phóng vệ tinh lƣợng tử đầu tiên trên thế giới, siêu máy tính “Thiên Hà” nhanh nhất thế giới, tàu lặn “Giao Long” có khả năng lặn sâu nhất thế giới... Thứ hai, Trung Quốc có tiềm lực quân sự ngày càng lớn mạnh. Trong hai thập niên trở lại đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình ở mức hai con số, đƣa nƣớc này trở thành quốc gia có chi phí quốc phòng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Bên cạnh lực lƣợng lục quân đông nhất thế giới đang từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa, Trung Quốc ngày càng chú trọng phát triển các lực lƣợng chiến lƣợc nhƣ Không quân, Tên lửa và đặc biệt là Hải quân. Thứ ba, vị thế và tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế ngày càng lớn mạnh. Sau khi tiến hành cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từ bỏ quan điểm “chiến tranh thế giới không thể tránh khỏi”, sớm xác định “hoà bình và phát triển là xu thế của thời đại” và chuyển sang đƣờng lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ, với mục tiêu tạo dựng môi trƣờng quốc tế có lợi để phát triển kinh tế, từng bƣớc tăng cƣờng tiềm lực tổng hợp quốc gia, xây dựng Trung Quốc thành một cƣờng quốc khu vực, là một cực trong thế giới đa cực, từng bƣớc trở thành cƣờng quốc thế giới đủ sức cạnh tranh vai trò và ảnh hƣởng với Mỹ. Với chủ trƣơng “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc từ chỗ bị cộng đồng quốc tế cô lập sau sự kiện Thiên An Môn đã dần vƣơn lên trở thành một quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hình hệ thống chính trị, an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI. Hiện nay, Trung Quốc đã xác lập đƣợc ảnh hƣởng của mình ở tầm toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
  • 23. 19 Trung Quốc là một trong những nƣớc thiết lập đƣợc nhiều quan hệ đối tác toàn diện, đối tác chiến lƣợc, đối tác chiến lƣợc toàn diện nhất trên thế giới. Mặc dù còn nhiều hoài nghi về tính thực chất của các mối quan hệ này, nhƣng không thể phủ nhận thực tế rằng Trung Quốc đã trở thành “đối tác hàng đầu” đối với nhiều quốc gia, không chỉ các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển ở châu Phi, châu Á mà cả với những quốc gia phát triển ở châu Âu cũng không phải ngoại lệ. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, ảnh hƣởng của Trung Quốc càng đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, nhất là tại một số quốc gia nhƣ Myanmar, Campuchia, Lào... - Trung Quốc đẩy mạnh đi u chỉnh chiến lược, gia tăng ảnh hưởng, cạnh tranh mạnh m với Mỹ trên phạm vi toàn c u. (1) Cá nhân và ê-kíp lãnh đạo Tập Cận Bình quyết tâm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. “Giấc mộng Trung Hoa” đã đƣợc ông Tập Cận Bình sử dụng khi trở thành Tổng Bí thƣ Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012 và trong diễn văn đầu tiên trên cƣơng vị Chủ tịch nƣớc vào tháng 3/2013. Ngày 19/8/2013, Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: “Việc hiện thực hóa Giấc mộng Trung Hoa về sự phục hƣng dân tộc vĩ đại có nghĩa là Trung Quốc trở thành một đất nƣớc thịnh vƣợng, một quốc gia đƣợc tiếp sức sống mới và có nhân dân hạnh phúc”. [3] (2) Đẩy mạnh điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại, chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “chủ động hành động” nhằm khẳng định vai trò cƣờng quốc của Trung Quốc, đƣa ngoại giao Trung Quốc từ vị thế “chạy theo quy tắc của thế giới” sang “tạo lập trật tự quan hệ quốc tế và quy tắc quan hệ quốc tế mới”[4]... Mục tiêu chính sách đối ngoại chuyển từ chủ yếu phục vụ duy trì ổn định và phát triển đất nƣớc sang vừa phục vụ phát triển đất nƣớc, vừa phục vụ nâng cao vị thế nƣớc lớn và quyền phát ngôn của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế. Thứ tự ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc có sự điều chỉnh quan trọng, đƣa 3. http://m.vov.vn/the-gioi/quan-sat/giac-mong-trung-hoa-tham-vong-cua-trung-quoc-troi-day-338857.vov 4. Johnson, Christopher K (2014), “Decoding China‟s Emerging „Great Power‟ Strategy in Asia”, Report of the CSIS Freeman Chair in China Studies, June, Tr.19-21.
  • 24. 20 quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc lớn đang phát triển lên vị trí ƣu tiên “số 1”. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công tác đối ngoại Trung ƣơng (tháng 11/2014), Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đƣa quan hệ với các nƣớc láng giềng và các nƣớc lớn đang phát triển lên vị trí hàng đầu, cho rằng: “Cần thực hiện tốt công tác ngoại giao láng giềng một cách thiết thực, thúc đẩy cộng đồng cùng vận mệnh, giữ vững phƣơng châm „thân, thành, huệ, dung‟ trong quan hệ với các nƣớc láng giềng” và “mở rộng hợp tác và hội nhập chặt chẽ với các cƣờng quốc đang phát triển chính - nhóm BRICS”. Trên thực tế, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc và đối tác chiến lƣợc toàn diện với hầu hết các nƣớc láng giềng, các nguồn viện trợ và đầu tƣ lớn của Trung Quốc cũng tập trung chủ yếu ở các nƣớc trong khu vực, các sáng kiến hợp tác kinh tế, an ninh mà Trung Quốc đề xƣớng chủ yếu cũng đều hƣớng đến và tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. - Trung Quốc đẩy mạnh đi u chỉnh chuyển đ i phương thức phát triển kinh tế Thời gian qua, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu, ý đồ chiến lƣợc lớn, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại bên trong và tìm động lực mới cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo. Theo đó, Trung Quốc điều chỉnh theo hƣớng giảm tốc độ tăng trƣởng từ mức trung bình 9 %/năm kéo dài liên tục trong 30 năm xuống còn dƣới 7 %/năm, trong năm 2016 là từ 6,5 - 7 %, đồng thời duy trì mức tăng trƣởng trên 6,5 % cho tới năm 2020. Trung Quốc cũng nâng cấp cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sau cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế thế giới tăng trƣởng chậm lại khiến chính sách tăng trƣởng kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tƣ của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Trung Quốc đã xác định dựa nhiều vào tiêu dùng, không còn dựa nhiều vào xuất khẩu nhƣ trƣớc đây và đồng thời duy trì đầu tƣ ở mức độ hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng từng bƣớc tiến hành kìm hãm các ngành nghề sản xuất dƣ thừa sau nhiều năm phát triển kinh tế quá nóng, coi trọng phát triển công nghiệp.
  • 25. 21 Có thể nói, sức mạnh quốc gia ngày càng lớn mạnh cộng thêm những điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách ngoại giao, kinh tế, quân sự của Trung Quốc thời gian qua chính là điều kiện quan trọng và vững chắc để Trung Quốc xây dựng và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR. 1.2. Nội dung, mục tiêu của chiến lƣợc OBOR 1.2.1. Từ sáng kiến đến Chiến lược “Một vành đai một con đường” Ý tƣởng về OBOR xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 07//2013, trong bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Kazakhstan: “Để kết nối chặt chẽ kinh tế, tăng trƣởng hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á - Âu, chúng ta nên có một cách tiếp cận sáng tạo và cùng nhau xây dựng một vành đai kinh tế theo con đƣờng tơ lụa”[5]. Ngày 03/10/2013, trong thời gian thăm một số nƣớc ASEAN, khi phát biểu tại Quốc hội Indonesia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Khu vực Đông Nam Á từ xƣa đến nay vốn đã là đầu mối then chốt của con đƣờng tơ lụa trên biển, Trung Quốc muốn tăng cƣờng hợp tác trên biển với ASEAN, dùng tiềm lực của Chính phủ Trung Quốc để xây dựng Quỹ hợp tác trên biển Trung Quốc - ASEAN, phát triển quan hệ đối tác hợp tác trên biển, cùng xây dựng “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Trung Quốc nêu quan điểm thông qua việc mở rộng hợp tác thiết thực, hỗ trợ cho nhau, bù đắp ƣu thế với các quốc gia ASEAN để cùng nhau hƣởng thụ những cơ hội, cùng nhau đƣơng đầu với các thách thức, thực hiện cùng phồn vinh, cùng phát triển. Từ đó, sáng kiến hợp tác kinh tế quốc tế OBOR đƣợc hình thành. Trung Quốc xác định đây là một chiến lƣợc trọng điểm quốc gia, nên đã đẩy mạnh triển khai thực hiện cả trong và ngoài nƣớc. Đây là chủ trƣơng lớn, là bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Tháng 3/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc ủy quyền cho Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia công bố Văn kiện “Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con 5. Johnson, C.K., (2016), “President Xi Jinping‟s Belt and Road Initiative: A Practical Assessment of the Chinese Comununist Party‟s Roadmap for China‟s Global Resurgence”, CSIS Report, March, 28.
  • 26. 22 đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Đây là cột mốc đánh dấu chiến lƣợc OBOR từ ý tƣởng chuyển sang giai đoạn thực hiện cụ thể, hợp tác thiết thực. - Phạm vi và tuyến đi chính của chiến lược OBOR Phạm vi của chiến lƣợc OBOR hết sức rộng lớn, bao trùm ba châu lục Á - Âu - Phi và ba đại dƣơng (Thái Bình Dƣơng - Ấn Độ Dƣơng - Đại Tây Dƣơng), liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết các nƣớc của cả ba châu lục, với hàng trăm quốc gia, tổng dân số khoảng 4,5 tỷ ngƣời, trong đó có khoảng 65 nƣớc nằm trong “trục chính” của chiến lƣợc này. Tuyến đi chính của chiến lƣợc này nhƣ sau: Hình 1: Sơ đồ phạm vi và tuyến đƣờng đi của chiến lƣợc OBOR (1) Vành đai kinh tế con đƣờng tơ lụa” bắt đầu từ thành phố Tây An/tỉnh Thiểm Tây, qua phía tây Trung Quốc đến Trung Á, qua Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đi qua eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Trung và Đông Âu (Nga, Bungari, Rumani, Séc...), sau đó đến Đức, Hà Lan và điểm cuối là thành phố Venice/Italia.
  • 27. 23 (2) “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” khởi đầu từ thành phố Phúc Châu/tỉnh Phúc Kiến qua Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, qua các nƣớc ven Biển Đông đến eo biển Malacca, sau đó tiến sang Ấn Độ vòng quanh Ấn Độ, qua Pakistan, ngang qua Ấn Độ Dƣơng sang Kenya, tiếp đó tiến lên phía bắc qua vùng Sừng châu Phi, có đoạn nối với Vịnh Ba Tƣ, từ châu Phi qua Biển Đỏ vào Địa Trung Hải, từ đó có một chặng dừng lại tại Athens (Hy Lạp) trƣớc khi gặp con đƣờng tơ lụa trên đất liền ở Venice/Italia.[6] 1.2.2. Nội dung hợp tác và lộ trình thực hiện của chiến lược OBOR - Nội dung hợp tác của chiến lược OBOR Trung Quốc xác định, chiến lƣợc OBOR gồm 5 trục liên kết chính (chính sách, hạ tầng, thƣơng mại, tài chính và lòng dân). Trong đó: (1) Kết nối chính sách là cung cấp sự “bảo lãnh”: Trung Quốc xác định, tăng cƣờng kết nối chính sách là sự đảm bảo quan trọng trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, đây là chiến lƣợc lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nên cần có sự kết nối về chính sách giữa các chính phủ; Thứ hai, sự kết nối chính sách sẽ góp phần tăng cƣờng niềm tin chính trị, giúp đồng bộ chính sách phát triển giữa các nƣớc, từ đó bảo đảm chiến lƣợc này đƣợc triển khai một cách thuận lợi; Thứ ba, sự kết nối chính sách sẽ giúp các nƣớc cùng nhau giải quyết kịp thời những vƣớng mắc để chiến lƣợc triển khai một cách thuận lợi. Theo đó, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng thảo luận với các nƣớc để giải quyết các vấn đề khúc mắc, tạo không gian thông thoáng nhát cho việc thống nhất chính sách trong lộ trình xây dựng OBOR, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trung Quốc chủ trƣơng tích cực xây dựng các cơ chế giao lƣu trao đổi chính sách vĩ mô giữa các chính phủ và chính quyền các cấp, làm sâu sắc việc dung hòa các lợi ích, thúc đẩy lòng tin chính trị, nhằm đạt tới nhận thức mới trong hợp tác.[7] 6. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc (2015), Văn kiện “Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”, http://www.ndrc.gov.cn/gzdt/201503/t20150328_669091.html. 7. Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
  • 28. 24 (2) Kết nối cơ sở hạ tầng là “nền tảng”: Trung Quốc xác định, kết nối cơ sở hạ tầng là lĩnh vực ƣu tiên trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, hạ tầng và giao thông là “nền tảng” làm gia tăng khả năng kết nối giữa các nƣớc, góp phần đẩy nhanh thực hiện chiến lƣợc này; Thứ hai, Trung Quốc có ƣu thế về vốn, công nghệ, nhất là về đƣờng sắt cao tốc, trong khi đó đa phần các nƣớc nằm trong phạm vi chiến lƣợc này hạ tầng cơ sở chƣa phát triển và có nhu cầu lớn vay vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, điều này tạo thuận lợi cho Trung Quốc mở rộng đầu tƣ. Trung Quốc khẳng định mục tiêu tạo ra sự liên thông về hệ thống hạ tầng, bao gồm các tuyến đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng hàng không giữa các châu lục, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền mỗi quốc gia. Trong đó, xây dựng cơ chế điều hành vận tải, thủ tục hải quan thống nhất; tăng cƣờng xây dựng hệ thống cảng biển và vận tải cảng biển, vận tải hàng không dân dụng; tăng cƣờng kết nối mạng lƣới dẫn dầu, khí đốt, mạng lƣới điện xuyên quốc gia, xúc tiến xây dựng hệ thống cáp quang thông tin xuyên biên giới, hệ thống cáp quan thông tin đáy biển và thông tin vệ tinh, là những nội dung quan trọng trong quá trình “liên thông” hệ thống hạ tầng giữa các quốc gia dọc OBOR. Nhƣ vậy, 4 lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng nhất đã đƣợc xác định là (i) giao thông, (ii) năng lƣợng, (iii) viễn thông và (iv) đặc khu công nghiệp. Trong đó, hạ tầng giao thông là lĩnh vực chính yếu, nhƣng 03 lĩnh vực kia cũng nhận đƣợc sự chú ý lớn và danh sách các lĩnh vực đầu tƣ này có thể chƣa dừng lại.[8] (3) Kết nối thƣơng mại là “chất dẫn”: Trung Quốc coi trọng kết nối thƣơng mại, xác định đây là lĩnh vực quan trọng để tăng cƣờng niềm tin, xóa bỏ nghi ngại của một số nƣớc về chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, Trung Quốc hiện nay có tiềm lực tài chính khổng lồ và có thế mạnh cả về thị trƣờng và nguồn vốn; Thứ hai, Trung Quốc và các nƣớc nằm trong phạm vi chiến lƣợc này hiện là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau; Thứ ba, đa phần các nƣớc nằm trong chiến lƣợc này đều có nhu cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế - thƣơng mại, nhất là thu hút vốn đầu tƣ của Trung Quốc để phát triển kinh tế. Theo đó, Trung Quốc chú trọng 8.Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
  • 29. 25 tiêu chí thuận lợi hóa đầu tƣ thƣơng mại, xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và thành lập các khu thƣơng mại tự do. Trọng điểm của hợp tác là ƣu hóa cơ cấu thƣơng mại, tìm kiểm điểm tăng trƣởng mới trong thƣơng mại, thúc đẩy cân bằng thƣơng mại; mở rộng hợp tác thăm dò, tìm kiếm các nguồn năng lƣợng truyền thống nhƣ than đá, dầu mỏ, khoáng sản; tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái sinh nhƣ thủy điện, điện hạt nhân, điện mặt trời, thúc đẩy hợp tác chuyển đổi nguồn năng lƣợng tại chỗ. Trung Quốc nhấn mạnh các quốc gia dọc tuyến đƣờng cần tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát hải quan điện tử, giảm chi phí và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động dịch vụ thƣơng mại.[9] (4) Kết nối tài chính là “hỗ trợ”: Trung Quốc xác định kết nối chính sách đóng vai trò hỗ trợ trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, chiến lƣợc này cần một khoản đầu tƣ lớn, một mình Trung Quốc không đủ nguồn lực để thực hiện; Thứ hai, khi các bên kết nối với nhau về tài chính sẽ tạo ra nguồn lực khổng lồ để “hỗ trợ” cho kết nối trên các lĩnh vực khác, nhất là trong thực hiện các dự án hạ tầng. Theo đó, Trung Quốc tích cực thiết lập các định chế tài chính mới, nhƣ một “luật chơi” riêng để điều phối và ràng buộc tài chính đối với các nƣớc tham gia xây dựng OBOR. Minh chứng của nó là sự ra đời của AIIB, Quỹ Con đƣờng tơ lụa. Bên cạnh đó, Trung Quốc chủ trƣơng tăng cƣờng hợp tác giám sát tài chính tiền tệ, từng bƣớc xây dựng cơ chế điều tiết giám sát trong khu vực, hoàn tất việc chế định cơ chế cảnh báo và đối phó rủi ro, khi có nguy cơ khủng hoảng tài chính tiền tệ mang tính khu vực. Trung Quốc ủng hộ các chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính có năng lực tín dụng cao phát hành trái phiếu đồng NDT tại thị trƣờng Trung Quốc; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tài chính Trung Quốc phát hành trái phiếu đồng NDT và đồng ngoại tệ tại thị trƣờng quốc tế. Mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là đồng NDT đƣợc sử dụng nhƣ một đồng tiền thanh toán thƣơng mại quốc tế. 9. Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
  • 30. 26 (5) Kết nối lòng dân là “động lực”: Trung Quốc xác định đây là nền tảng xã hội trong xây dựng chiến lƣợc OBOR, bởi vì: Thứ nhất, bất kể chính sách nào muốn thực hiện thành công đều phải có sự ủng hộ và tham gia của ngƣời dân, chiến lƣợc OBOR cũng không phải là ngoại lệ; Thứ hai, hiện nay, ngƣời dân một số nƣớc liên quan đến chiến lƣợc OBOR còn cảnh giác và thiếu thiện cảm với Trung Quốc, nên gây khó khăn cho Trung Quốc trong thúc đẩy quan hệ, triển khai các chính sách, sáng kiến; Thứ ba, kết nối lòng dân vừa là mục tiêu, vừa là biện pháp để Trung Quốc triển khai chiến lƣợc này và là điều kiện quan trọng để Trung Quốc gia tăng “sức mạnh mềm”. Theo đó, Trung Quốc khuyến khích mọi hoạt động giao lƣu văn hóa, khoa học giáo dục, thể thao, du lịch, giao lƣu thanh niên, giao lƣu các tổ chức xã hội, nhằm tăng cƣờng hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia. Trung Quốc tuyên bố cung cấp 10.000 học bổng du học Trung Quốc cho học sinh các quốc gia dọc OBOR. Trung Quốc đề nghị phát huy đầy đủ vai trò cầu nối của các chính đảng; tăng cƣờng giao lƣu hữu nghị giữa các tổ chức và đảng phái chính trị, các cơ quan lập pháp của các quốc gia nằm trên tuyến OBOR; triển khai hợp tác giao lƣu giữa các thành phố, hoan nghênh việc kết nghĩa giữa các thành phố lớn của các quốc gia thuộc OBOR.[10] - Lộ trình thực hiện chiến lược OBOR Trung Quốc đề ra lộ trình thực hiện chiến lƣợc OBOR theo 3 giai đoạn, cụ thể: (1) Giai đoạn 1: Đến năm 2016 là thời kỳ động viên chiến lƣợc, hoạch định “khung hợp tác chiến lƣợc” quy định chi tiết mục tiêu dài hạn, cơ chế phối hợp thực hiện, hỗ trợ các cơ quan liên quan, cơ quan chịu trách nhiệm hoạch định soạn thảo chủ trƣơng, lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn… (2) Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2020 là thời kỳ triển khai thực hiện chiến lƣợc, lập “kế hoạch hành động” giai đoạn 2014 - 2019, gồm: Chƣơng trình hành động; dự án hợp tác ƣu tiên triển khai; chủ trƣơng đƣờng lối, cách thức, biện pháp triển khai “Giai đoạn 5 năm lần thứ nhất”. Trong quá trình triển khai kế 10. Văn kiện Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc công bố năm 2015 đƣợc đăng tải trên trang web: http://vepr.org.vn/533/news-detail
  • 31. 27 hoạch hành động 5 năm thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm theo định kỳ và đột xuất. Theo đó, khi kế hoạch trên thực hiện đến năm thứ 3, các cơ quan chức năng đảm trách theo dõi tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, làm cơ sở để điều chỉnh kế hoạch trung hạn. Sau khi kết thúc kế hoạch 5 năm, tiếp tục tổng kết, rút kinh nghiệm là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch thực hiện giai đoạn tiếp theo. (3) Giai đoạn 3: Từ năm 2021 - 2049 là giai đoạn “Thúc đẩy triển khai thực hiện” và hoàn thành chiến lƣợc OBOR. Từ năm 2021, theo các kế hoạch 5 năm, trong quá trình triển khai thƣờng xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp; đến năm 2049 sẽ hoàn thành chiến lƣợc này. [11] 1.2.3. Mục tiêu bản chất của chiến lược OBOR Trên cơ sở phân tích mục tiêu của Trung Quốc đƣa ra, tác giả sẽ tập trung ý đồ thực chất của Trung Quốc trong chiến lƣợc OBOR, cụ thể: Để thực hiện chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc xác định mục tiêu chung đó là: Thực hiện đồng bộ các giải pháp, với kinh tế - thƣơng mại là “trọng tâm”, chính trị - ngoại giao làm “tiên phong”, văn hóa làm “động lực” và quân sự làm “hỗ trợ”, đẩy mạnh triển khai OBOR, tạo thành hai hƣớng “đi ra bên ngoài”, đƣa Trung Quốc trở thành “trung tâm kết nối” thế giới, gia tăng “quyền lực mềm” của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, từng bƣớc đƣa Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới. Để thực hiện mục tiêu chung nêu trên, Trung Quốc xác định thực hiện một số mục tiêu cụ thể sau: (1) Thúc đẩy hình thành trật tự quốc tế mới do Trung Quốc lãnh đạo. Trung Quốc cho rằng, việc thực hiện chiến lƣợc này sẽ giúp Trung Quốc và các nƣớc “cùng hƣởng cơ hội, cùng đối đầu với thách thức, thực hiện cùng phát triển, cùng phồn vinh”... Đây là một trong những phƣơng châm do đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất, thực chất nhằm tạo dựng môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho sự tiếp tục “trỗi dậy” của Trung Quốc, lôi kéo các nƣớc tham gia 11. Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ Ngoại giao và Bộ Thƣơng mại Trung Quốc (2015), Văn kiện “Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng Vành đai Vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”, http://www.ndrc.gov.cn/gzdt/201503/t20150328_669091.html.
  • 32. 28 chiến lƣợc OBOR, từ đó tạo ra một hình thức liên kết mới giữa các nƣớc, từng bƣớc tạo lập trật tự quốc tế mới “kiểu Trung Quốc ”, đối lập với trật tự quốc tế hiện nay do Mỹ và phƣơng Tây thiết lập (áp đặt bằng sức mạnh).[12] (2) Thúc đẩy liên kết, tiến tới tái cấu trúc hệ thống kinh tế - tài chính thế giới, thiết lập hệ thống kinh tế - tài chính quốc tế do Trung Quốc “lãnh đạo”. Đây là một mục tiêu quan trọng trong triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc. Khi chiến lƣợc này đƣợc thúc đẩy, sẽ hình thành một hệ thống liên kết kinh tế - tài chính khu vực và liên khu vực kiểu mới do Trung Quốc đứng đầu. Đây chính là một thế cờ chiến lƣợc mang tính toàn cầu giúp Trung Quốc nắm thế chủ động trong cạnh tranh quốc tế, nhất là với Mỹ. (3) Mở rộng truyền bá văn minh Trung Hoa ra bên ngoài, gia tăng “sức mạnh mềm”, khẳng định vị thế cƣờng quốc của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, cạnh tranh với nền văn minh phƣơng Tây. Với “5 trục liên kết”, chiến lƣợc OBOR sẽ làm gia tăng sự gắn kết giữa các nƣớc, khi đó các quan điểm của Trung Quốc (“chung sống hòa bình, hợp tác cùng thắng”, “cộng đồng chung vận mệnh”...) sẽ đƣợc phổ cập, từng bƣớc hình thành nên một giá trị quan mới “kiểu Trung Quốc ”, giúp Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm, tạo thế và lực cho Trung Quốc trong cạnh tranh ảnh hƣởng với Mỹ. (4) Làm “mềm hóa” tranh chấp chủ quyền, lợi ích với các nƣớc láng giềng, tạo môi trƣờng thuận lợi để Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng ra bên ngoài. Giới học giả Trung Quốc và quốc tế cho rằng, thực hiện chiến lƣợc OBOR sẽ góp phần “trấn an” các nƣớc có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc thông qua tăng cƣờng hợp tác kinh tế, khiến các nƣớc ít cảnh giác hơn với Trung Quốc. Đặc biệt, khi chiến lƣợc OBOR đƣợc thúc đẩy, mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa Trung Quốc với các nƣớc sẽ gia tăng, lợi ích chung ngày càng lớn hơn, ảnh hƣởng thực tiễn và “biên giới mềm” của Trung Quốc sẽ đƣợc mở rộng, khi đó “biên giới cứng” sẽ giảm vai trò. 12. Johnson, Christopher K., 92014), “Decoding China‟s Emerging „Great Power‟ Strategy in Asia”, Report of the CSIS Freeman Chair in China Studies, June.
  • 33. 29 (5) Phá thế bao vây, cô lập của Mỹ, từng bƣớc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dƣơng. Với phạm vi bao trùm 3 lục địa Á - Âu - Phi, chiến lƣợc OBOR cho thấy ý đồ của Trung Quốc muốn “phân chia thế giới” với Mỹ. Thông qua hợp tác, liên kết, Trung Quốc sẽ từng bƣớc mở rộng ảnh hƣởng về kinh tế và chính trị đối với các nƣớc nằm trong phạm vi chiến lƣợc này, trƣớc hết là ở châu Á. Khi đó, lợi ích của các nƣớc trong quan hệ với Trung Quốc sẽ gia tăng, khiến các nƣớc này sẽ “quay lƣng” với Mỹ, không còn hỗ trợ Mỹ trong chiến lƣợc ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc nữa. Từ đó, góp phần từng bƣớc đẩy ảnh hƣởng của Mỹ ra khỏi khu vực. (6) Giải quyết các vấn đề chiến lƣợc nổi cộm trong nƣớc: Đƣợc xác định là một chiến lƣợc phát triển quốc gia trung - dài hạn, sự ra đời của chiến lƣợc OBOR nhằm giải quyết một số vấn đề chiến lƣợc nổi cộm trong nƣớc nhƣ thị trƣờng quá dƣ thừa năng lực sản xuất, thu hút tài nguyên, mở rộng chiều sâu chiến lƣợc và tăng cƣờng an ninh quốc gia cũng nhƣ chiếm ƣu thế về thƣơng mại… Đồng thời, sự ra đời của chiến lƣợc OBOR có thể giúp Trung Quốc giải quyết đƣợc sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhất là ở miền Tây và vấn đề Tân Cƣơng, Tây Tạng. Trƣớc đây, Trung Quốc đã thực hiện đại chiến lƣợc khai phá miền Tây trong vài chục năm nhƣng hiệu quả không cao. Thành quả lớn nhất mới chỉ dừng ở hệ thống giao thông của khu vực, trong khi ngành công nghiệp, nông nghiệp lại chƣa có bƣớc phát triển đột phá. Do đó, nếu không mở ra bên ngoài thì những khu vực này trong vài chục năm nữa cũng sẽ không thể phát triển. Ở chiều ngƣợc lại, nếu chiến lƣợc OBOR thành công, Trung Quốc sẽ có điều kiện hết sức thuận lợi để tiếp tục giải quyết đƣợc các vấn đề khác về văn hóa, dân tộc, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề Tân Cƣơng, Tây Tạng. (7) Hỗ trợ cho chuyển đổi mô hình tăng trƣởng trong nƣớc, thực hiện “đi sâu cải cách toàn diện” mà Nghị quyết Trung ƣơng 3 Khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra. Chiến lƣợc OBOR giúp Trung Quốc hình thành cấu trúc mở cửa đối ngoại toàn diện, thực hiện phát triển hài hòa cả miền Đông và miền Tây. Đồng thời, chiến lƣợc này cũng giúp Trung Quốc mở ra nhiều thị trƣờng xuất khẩu mới, từ đó tạo không gian chiến lƣợc rộng lớn cho các địa phƣơng của Trung
  • 34. 30 Quốc trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Đặc biệt, với việc hình thành các định chế tài chính mới, Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thúc đẩy “quốc tế hóa” đồng NDT, đƣa NDT thành đồng tiền mạnh, cạnh tranh với USD. (8) Đảm bảo an ninh năng lƣợng của Trung Quốc. Để duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở mức cao hiện nay, Trung Quốc đã phải tiêu thụ một lƣợng năng lƣợng khổng lồ. Trung Quốc hiện đã vƣợt Nhật Bản để trở thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới (với mức độ tiêu thụ hơn 10 triệu thùng/ngày). Theo ƣớc tính, đến năm 2030 tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp của Trung Quốc sẽ còn tăng gấp đôi, lên mức 4,5 tỉ tấn dầu thô quy đội. Theo ƣớc tính của IEA và OECD, đến năm 2035, tiêu thụ năng lƣợng sơ cấp của Trung Quốc sẽ đạt mức 4,06 tỉ tấn dầu thô quy đổi, gấp 2 lần so với Mỹ, gấp 3 lần EU và gấp 2,5 lần Ấn Độ [13]. Mặc dù hiện nay Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, nhƣng mức độ an toàn của nguồn cung dầu mỏ của Trung Quốc lại rất thấp. Vì thế, khi triển khai thành công chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc phần nào giải quyết đƣợc bài toán về đảm bảo an ninh năng lƣợng trong tƣơng lai. (9) Mở rộng chiều sâu chiến lƣợc, tăng cƣờng an ninh quốc gia và ngăn chặn hoạt động ly khai của Tân Cƣơng, Tây Tạng. Trung Quốc nhập khẩu tài nguyên chủ yếu thông qua đƣờng biển, trong khi các tuyến vận tải biển luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng và công nghiệp của Trung Quốc cũng tập trung nhiều ở các khu vực ven biển, trong trƣờng hợp có “vấn đề”, sẽ đe dọa đến an ninh phát triển của Trung Quốc. Trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Tây là nơi còn nhiều tiềm năng phát triển. Do vậy, việc triển khai chiến lƣợc OBOR sẽ có lợi cho mở rộng chiều sâu chiến lƣợc và tăng cƣờng an ninh quốc gia cho Trung Quốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực khó khăn, nhất là Tây Tạng và Tân Cƣơng, từ đó giúp làm giảm thiểu nguy cơ ly khai sắc tộc của hai khu vực này.[14] 13. Tanchum, Michael (2017), “Saudi Arabia the next stop on China‟s Maritime Silk Road”, East Asia Forum, 22 March, http://www.eastasiaforum.org/2017/03/22/saudi-arabia-the-next-stop-on-chinas-maritime-silk-road/ 14. Andrea Ghiselli (2015), “The Belt, the Road and the PLA”, China‟s Brief, Vol.XV, Issue 20, pp.14, The Jamestown Foundation, Oct., 19.
  • 35. 31 (10) Hỗ trợ cho Trung Quốc mở rộng hoạt động quân sự ra bên ngoài [15], đƣa Trung Quốc trở thành “cƣờng quốc quân sự thế giới”. Bởi vì, thông qua chiến lƣợc OBOR, Trung Quốc có thể xây dựng hệ thống cảng biển “lƣỡng dụng” dọc theo “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21”; đồng thời thúc đẩy thiết lập các cơ chế an ninh mới nhằm “bảo vệ lợi ích chung”, thậm chí là có cớ để đƣa quân ra nƣớc ngoài “bảo vệ lợi ích” của Trung Quốc. (11) Khẳng định vị thế, vai trò ban lãnh đạo Trung Quốc, nhất là cá nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên trƣờng quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, củng cố nội bộ. Chiến lƣợc này đƣợc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất ngay trong năm đầu tiên lên nắm quyền và sau khi có nhiều điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại quan trọng (đẩy mạnh chống tham nhũng; chuyển từ chính sách “giấu mình chờ thời” sang “chủ động hành động”[16]...), nhƣng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do vậy, Ban lãnh đạo Trung Quốc, nhất là Chủ tịch Tập Cận Bình cần một “cú huých” để khẳng định vị thế trên thế giới cũng nhƣ trong nội bộ và OBOR có đủ các yếu tố để đáp ứng nhu cầu đó (là chiến lƣợc lớn, thể hiện tầm nhìn lâu dài...). (12) Gia tăng cố kết dân tộc, phát huy lợi thế của ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài để cùng thực hiện mục tiêu “chấn hƣng dân tộc Trung Hoa”. Do OBOR là một chiến lƣợc lớn, thể hiện quyết tâm và tham vọng đƣa Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng thế giới”, nên nó có sức hiệu triệu mạnh mẽ đối với ngƣời Hoa ở trong và ngoài nƣớc trong thực hiện mục tiêu “chấn hƣng dân tộc Trung Hoa”. Đặc biệt, việc triển khai chiến lƣợc này sẽ giúp Trung Quốc huy động đƣợc sức mạnh của ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài để mở rộng ảnh hƣởng ở khu vực và trên trƣờng quốc tế. Hiện có khoảng hơn 60 triệu ngƣời Hoa ở hơn 145 nƣớc, trong đó đa phần ở Đông Nam Á (khoảng 30 triệu). Lực lƣợng ngƣời Hoa có tiềm lực kinh tế mạnh (có tổng số vốn hơn 4.500 tỷ USD), chiếm lĩnh các lĩnh vực kinh tế chủ chốt ở nhiều nƣớc, nhất là ở 15. Abhijit Singh (2015), “A „PLA-N‟ for Chinese maritime bases in the Indian Ocean”, Pacific Forum CSIS, Jan.26. 16. PRC Ministry of Foreign Affair (2014), “Foreign Minister Wang Yi Meets the Press”, March 8, http:/www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx/t1135385.shtml.
  • 36. 32 Đông Nam Á (kiểm soát 70% kinh tế Indonesia; 35% kinh tế Malaysia; 90% vốn của các doanh nghiệp, 50% vốn ngân hàng của Thái Lan...)[17]. 1.3. Quá trình và kết quả triển khai chiến lƣợc OBOR của Trung Quốc 1.3.1. Triển khai chiến lược OBOR ở trong nước tính đến tháng 6/2017 - Định vị OBOR là chiến lược tr ng điểm quốc gia, thiết lập các cơ chế, chính sách thực hiện (1) Trung Quốc đã thành lập Tổ lãnh đạo Trung ƣơng về xây dựng OBOR (tháng 01/2015) do Ủy viên Thƣờng vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tƣớng Thƣờng trực Trƣơng Cao Lệ đứng đầu; đồng thời chỉ đạo các địa phƣơng thành lập các Tiểu tổ lãnh đạo cấp địa phƣơng để triển khai chiến lƣợc này. Tính đến đầu năm 2017, đã có hơn 20 tỉnh, thành của Trung Quốc thành lập các Tiểu tổ lãnh đạo OBOR, trong đó có Thiểm Tây, Phúc Kiến, Thƣợng Hải, Tân Cƣơng, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam... Đáng chú ý, ngày 28/03/2015, Trung Quốc đã công bố tài liệu đầu tiên về chiến lƣợc này mang tên “Tầm nhìn và hành động cùng xây dựng vành đai kinh tế Con đƣờng tơ lụa và Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”, khái quát những vấn đề mang tính lý luận, đồng thời đƣa ra các biện pháp để triển khai chiến lƣợc này. (2) Thiết lập cơ chế điều phối tổng thể và phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành và địa phƣơng trong nƣớc. Đầu tháng 02/2015, Chính phủ Trung Quốc đã phân công và triển khai nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Ủy ban An ninh Quốc gia chịu trách nhiệm điều phối chung; Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc phụ trách việc nghiên cứu quy hoạch; Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại, Cục Hải dƣơng quốc gia... xử lý các vấn đề cụ thể. (3) Đƣa việc triển khai thực hiện chiến lƣợc này vào chƣơng trình hành động của Chính phủ. Theo đó, Trung Quốc nhanh chóng thể chế hóa thành chiến lƣợc phát triển quốc gia trong một số văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 Khóa XVIII (tháng 11/2013), Văn kiện “Tầm nhìn và Hành động thúc đẩy cùng xây dựng OBOR (tháng 3/2015); Quy 17. http://m.baomoi.com/nguoi-hoa-trong-chien-luoc-doi-noi-doi-ngoai-bac-kinh/c/21993007.epi
  • 37. 33 hoạch 5 năm lần thứ 13 (tháng 3/2016) và “Ý tƣởng xây dựng hợp tác trên biển OBOR” (tháng 6/2017). Chính phủ Trung Quốc cũng đã phê chuẩn kế hoạch xây dựng 03 Khu kinh tế mở (thí điểm) trong khuôn khổ chiến lƣợc OBOR là: Khu kinh tế mở Bằng Tƣờng - Quảng Tây (giáp biên giới Việt Nam), Khu kinh tế mở sông Tuy Phân (tiếng Nga: Razdolnaya) tỉnh Hắc Long Giang (giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga) và Khu kinh tế mở nội địa Quý Châu/Trung Quốc (tháng 8/2016).[18] (4) Các bộ, ban, ngành Trung Quốc đã lần lƣợt đƣa ra những phƣơng án thực thi, thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng và thúc đẩy triển khai chiến lƣợc OBOR nhƣ: Theo đó: “Phƣơng án thực thi quy hoạch chiến lƣợc OBOR” do Bộ Giao thông Vận tải ban hành (tháng 7/2015); “Ý kiến về việc phát huy tốt hơn vai trò của giao thông vận tải trong việc hỗ trợ dẫn dắt phát triển kinh tế xã hội hiện nay” do Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia ban hành (tháng 5/2015); “Quy hoạch bố cục các thành phố điểm nút lƣu thông toàn quốc giai đoạn 2015- 2020” do Bộ Thƣơng mại ban hành (tháng 5/2015)… - Định vị vai trò, trách nhiệm của các tỉnh, thành trong chiến lược OBOR. Theo đó, Trung Quốc xác định: (1) Khu tự trị Tân Cƣơng là trung tâm kết nối Trung Quốc với các nƣớc khu vực Trung Á, Tây Á; (2) Tỉnh Hắc Long Giang là cửa ngõ kết nối Trung Quốc với Mông Cổ và vùng Viễn Đông của Nga; (3) Khu tự trị Tây Tạng là trung tâm kết nối với Nê-pan, Nam Á; (4) Quảng Tây và Vân Nam là trung tâm kết nối với các nƣớc ASEAN; (5) Tỉnh Cam Túc là “trung tâm năng lƣợng mới” và làm đầu mối hợp tác năng lƣợng với các nƣớc Trung Á; (6) Tỉnh Thiểm Tây là “trung tâm vận tải, phân phối hàng hóa” hàng đầu thế giới; (7) Tỉnh Phúc Kiến là “trung tâm chế tạo chất lƣợng cao”; (8) Tỉnh Hải Nam là “đầu cầu” của “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”; (9) Tỉnh Quảng Đông là “trung tâm thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính” [19]... - Thúc đẩy phát triển h c thuật nhằm hỗ trợ cho xây dựng và triển khai OBOR 18. CBBC (2015), “One Belt One Road: A Role for UK Companies in Developing China‟s New Initiative”, China - Britain Business Council, http://www.cbbc.org/sectors/one-belt-one-road/ 19. Miller, Tom (2015), “No Savior On The New Silk Road”, Gavekal Research, November 27.
  • 38. 34 Trung Quốc đã thành lập “Viện Nghiên cứu Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” tại tỉnh Quảng Đông và “Sở Nghiên cứu Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” tại tỉnh Hải Nam; thành lập “Viện nghiên cứu Con đƣờng tơ lụa” tại Bắc Kinh... Trung Quốc cũng đã tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm xoay quanh chủ đề xây dựng chiến lƣợc OBOR, cụ thể: Diễn đàn xây dựng “thành phố thông minh OBOR” tại Hồng Công/Trung Quốc (tháng 4/2016); Diễn đàn tƣ vấn quốc tế “Con đƣờng tơ lụa trên biển thế kỷ 21” tại Quảng Châu/Quảng Đông/Trung Quốc (tháng 5/2016); “Diễn đàn cấp cao OBOR” tại Hồng Công (tháng 5/2016); Hội chợ triển lãm quốc tế “Con đƣờng tơ lụa năm 2016” tại thành cổ Tây An/Trung Quốc (tháng 5/2016). Đáng chú ý, Trung Quốc đã tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế OBOR (tháng 5/2017) với sự tham dự của các vị đứng đầu nhà nƣớc và chính phủ của 29 quốc gia; Tổng Thƣ ký LHQ, Chủ tịch WB, Giám đốc IMF… - Tăng cường đ u tư nghiên cứu và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của n n kinh tế, phục vụ cho triển khai chiến lược OBOR. Trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 13” (2016 - 2020), Trung Quốc xác định sẽ thúc đẩy “phát triển sáng tạo”, lấy khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển. Trong “Phác thảo chiến lƣợc phát triển công nghệ quốc gia” (27/07/2016), Trung Quốc đề ra mục tiêu đến năm 2025, sẽ nâng mức đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển lên 2,5% GDP, đƣa Trung Quốc thành nƣớc có “công nghệ tiên tiến, công nghiệp nổi bật, khéo léo trong ứng dụng và bất khả xâm phạm trong an ninh mạng”. Trong đó, chú trọng lĩnh vực thông tin di động, thông tin lƣợng tử, lõi vi mạch, hệ điều hành máy tính... Sự phát triển của khoa học công nghệ là điều kiện quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng trên trƣờng quốc tế và phục vụ đắc lực cho triển khai chiến lƣợc này. - Thiết lập các cơ chế hợp tác như Khu thương mại tự do (FTZ) tạo ti n đ để thúc đẩy mở cửa đối ngoại và tăng cường hợp tác thương mại, đ u tư quốc tế. Sau khi thí điểm thành lập FTZ ở Thƣợng Hải (năm 2014), đến nay Trung Quốc đã mở rộng lên thành 11 FTZ (Thƣợng Hải, Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông, Liêu Ninh, Chiết Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Trùng
  • 39. 35 Khánh). Đặc biệt, ngày 02/04/2017, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch thiết lập Đặc khu kinh tế mới “Hùng An” thuộc tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh khoảng 100 km, với tổng diện tích lên tới 2.000 km2 nhằm thúc đẩy sự phối hợp phát triển của tam giác Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc nói riêng, khu vực phía Bắc Trung Quốc nói chung. Việc thành lập đặc khu này cũng là một trong những biện pháp để thúc đẩy kết nối Trung Quốc với các nƣớc trong chiến lƣợc OBOR. - Xây dựng kế hoạch đ u tư cho các hạng mục cơ sở hạ t ng trong nước phục vụ cho chiến lược OBOR. Theo đó, Trung Quốc có kế hoạch đầu tƣ 10 nghìn tỷ NDT (khoảng 1,6 nghìn tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng, phần lớn là đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông kết nối với các nƣớc. Đến nay, Trung Quốc cơ bản đã hoàn thành các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt cao tốc ở trong nƣớc, sẵn sàng đấu nối với các nƣớc láng giềng… - Khuyến khích tăng cường đ u tư ra nước ngoài. Với chủ trƣơng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm phục vụ cho chiến lƣợc OBOR, Chính phủ Trung Quốc vừa qua đã thực hiện một loạt cải cách chính sách theo hƣớng nới lỏng quản lý vốn ra nƣớc ngoài và cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Do vậy, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc đã tăng mạnh. Trong năm 2016, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tƣ ra nƣớc ngoài gần 400 tỷ USD, Trong đó, khoảng 170 tỷ USD đầu tƣ trực tiếp và hơn 200 tỷ USD mua bán sáp nhập các công ty nƣớc ngoài. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm thay đổi quan niệm của các nƣớc về hàng hóa “made in China”, gia tăng sức ảnh hƣởng của hàng hóa Trung Quốc trên thế giới. - Đẩy mạnh cải cách quân đội nhằm hỗ trợ cho triển khai chiến lược OBOR. Từ cuối năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành cuộc cải cách quân đội một cách toàn diện, triệt để nhất từ trƣớc tới nay. Với mục tiêu xây dựng quân đội lớn mạnh, tƣơng xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc, tạo ra sự “bảo đảm sức mạnh” vững chắc nhằm thực hiện “2 mục tiêu 100 năm” và “phục hƣng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”, đƣa Trung Quốc trở thành “siêu cƣờng” có ảnh hƣởng mang tính quyết định đối với thế giới, khu vực. Trong đợt cải cách quân đội lần này, Trung
  • 40. 36 Quốc tập trung vào nâng cao năng lực tác chiến liên hợp và hoạt động ở ngoài nƣớc nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nƣớc ngoài, góp phần “hỗ trợ” cho chiến lƣợc OBOR. - Tăng cường công tác ki u vụ nhằm hỗ trợ Hoa ki u đóng vai trò lớn hơn trong thúc đẩy chiến lược OBOR. Năm 2014 Văn phòng kiều vụ Quốc vụ viện tuyên bố kế hoạch thành lập 60 Trung tâm hỗ trợ Hoa kiều trên khắp thế giới. Tính đến năm 2016, Trung Quốc đã lập đƣợc 45 Trung tâm hỗ trợ Hoa kiều ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ. Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện liên tiếp mở các chƣơng trình đầu tƣ cho các thƣơng nhân Hoa kiều ở Tây Á và trên toàn thế giới nhằm thu hút họ tham gia vào hoạt động kinh tế ở các nƣớc nằm trên tuyến OBOR, làm sâu sắc hơn vị trí và sức ảnh hƣởng của Trung Quốc trong chiến lƣợc OBOR. 1.3.2. Triển khai chiến lược OBOR ở ngoài nước tính đến tháng 6/2017 - Đẩy mạnh quảng bá, tuyên truy n v lợi ích của chiến lược OBOR để lôi k o các nước tham gia Trung Quốc đã hình thành cái gọi là “ngoại giao OBOR”, tận dụng các cuộc gặp cấp cao, các diễn đàn quốc tế, khu vực, đồng thời tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế... để quảng bá về lợi ích của chiến lƣợc này, từ đó hình thành khái niệm và tạo sức ảnh hƣởng của chiến lƣợc OBOR trong cộng đồng quốc tế. Đáng chú ý, Trung Quốc gây sức ép để Hội đồng Bảo an LHQ đƣa chiến lƣợc OBOR vào Nghị quyết số 2344 về vấn đề Afganistan, trong đó có nội dung về việc tăng cƣờng xây dựng OBOR để thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh cho Afganistan. Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế OBOR (tháng 5/2017) nhằm chính thức hóa và cơ chế hóa chiến lƣợc này. - Đ xướng thúc đẩy thực hiện nhi u tư tưởng, quan điểm mới v quan hệ và trật tự quốc tế theo “kiểu Trung Quốc ” nhằm nâng cao sức mạnh m m của Trung Quốc Trong đó, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh đến tƣ tƣởng “Cộng đồng chung”, với “3 trụ cột” (cộng đồng chung lợi ích; cộng đồng chung vận mệnh; cộng đồng chung trách nhiệm)[20]. Trên cơ sở đó, Trung Quốc kêu gọi xây 20 http://vietnamese.cri.cn/481/2016/01/29/1s219028.htm
  • 41. 37 dựng giá trị quan cốt lõi về an ninh quốc tế, đó là “cùng tồn, cùng hƣởng, cùng quản, cùng thắng, cùng tiến”... Mặc dù những tƣ tƣởng, quan điểm này nằm trong tổng thể chiến lƣợc của Trung Quốc nhằm xây dựng “trật tự quốc tế mới”, nhƣng nó cũng góp phần hỗ trợ và tạo lợi thế cho Trung Quốc trong triển khai chiến lƣợc OBOR. - Chủ động xây dựng “luật chơi” quốc tế, khu vực, tham gia quản trị toàn c u để hỗ trợ cho triển khai chiến lược OBOR Trung Quốc đã phát huy vai trò trong cơ chế hợp tác đa phƣơng, phát huy vai trò cơ chế hợp tác đa phƣơng nhƣ SCO, Trung Quốc - ASEAN (ASEAN + 1), APEC...; trong các hội chợ, triển lãm, các diễn đàn khu vực, quốc tế nhƣ Diễn đàn châu Á Bác Ngao, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN, Diễn đàn kinh tế châu Á, Hội chợ Trung Quốc - Nam Á, Trung Quốc - Ả-rập, Hội chợ quốc tế miền Tây Trung Quốc, Hội chợ Trung - Nga... Đề xuất các nhiều “sáng kiến” nhƣ: “Giấc mộng châu Á - Thái Bình Dƣơng” (tháng11/2014); “Cộng đồng châu Á” (tháng 4/2014)… nhằm lôi kéo, liên kết các nƣớc châu Á để hình thành một hệ thống hợp tác chung về chính trị, kinh tế và an ninh dƣới sự lãnh đạo của Trung Quốc, lấy châu Á làm bàn đạp mở rộng ảnh hƣởng của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế, hƣớng tới mục tiêu trở thành “siêu cƣờng số 1” thế giới trong những thập kỷ tới. Thiết lập cơ chế tài chính mới, nhƣ AIIB - “Sáng kiến” này đƣợc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đƣa ra tại Hội nghị Thƣợng đỉnh APEC-21 (tháng 10/2013). AIIB đã chính thức đƣợc thành lập vào cuối năm 2015, có trụ sở chính tại Trung Quốc, với tổng số vốn khoảng 100 tỷ USD; “Quỹ Con đƣờng tơ lụa” - “Sáng kiến” này do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố tại Hội nghị Cấp cao APEC-22, có số vốn 40 tỷ USD để hỗ trợ các nƣớc xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm thiết lập một hệ thống chính trị, kinh tế và an ninh quốc tế, khu vực mới do Trung Quốc “lãnh đạo” và hỗ trợ cho chiến lƣợc OBOR.[21] - Tăng cường đ u tư, viện trợ cho các nước, các khu vực 21. “AIIB can play important role in Asia‟s infrastructure development”, http://www.chanelnewsasia.com/news/business/singapore/aiib-can-play-important/1455006.html.