ô nhiễm môi trường tại việt nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Thế kỷ 21 là thời điểm bắt đầu cho những dấu ấn về thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, bên cạnh đó chúng ta vẫn đang hàng ngày đối mặt với việc giải quyết những vấn đề liên quan tới các thành tựu đó chính là những ảnh hưởng về môi trường, về biến đổi khí hậu, trong đó vấn đề gây ra nhiều diễn biến khó lường và nan giải nhất đó là rác thải nhựa.
Là một chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh, nhựa mang tính ứng dụng cao kèm theo sự tiện lợi đã dẫn tới tình trạng con người ngày càng lạm dụng sử dụng đồ nhựa, và điều đó đã trở thành mối đe doạ hàng đầu tới môi trường. Cụ thể hơn như sau:
• Liên Hợp Quốc đã công bố rằng có hơn 5000 tỉ chiếc túi nhựa đã được sử dụng trên thế giới. Số lượng rác thải đổ xuống biển năm 2050 được ước tính là sẽ lớn hơn số lượng cá ở biển.
Riêng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) chi 1,3 tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa.
• Đáng buồn là Việt Nam được đánh giá là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế.
Trên thế giới đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về giải pháp để làm giảm thiểu tác hại của chất thải nhựa tới môi trường và con người, điển hình như:
• Tại Anh, kỹ sư McCartney đã phối hợp cùng các chuyên gia ở Scotland nghiên cứu và tái chế nhựa thành chất liệu mới mang tên MR6. Mô hình này sẽ sử dụng nhựa phế thải, chất thải nông nghiệp và chất thải thương mại làm nguyên liệu để làm đường, mặt đường được cho là có chất lượng tốt hơn đến 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với đường nhựa thông thường.
• nhóm tác giả của Lourens Meijer đã phát triển một mô hình đánh giá chi tiết về mức phát thải rác thải nhựa từ các con sông vào đại dương được đăng trên tạp chí Science Advances.
Tại Việt Nam, có một số các công trình nghiên cứu về việc tận dụng rác thải nhựa, điển hình là công trình của Tác giả Nguyễn Võ Châu Ngân, Hồ Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Hậu và Ngô Văn Ánh về việc Nghiên cứu tận dụng rác thải nhựa gia công bê tông làm vật liệu xây dựng được đăng tại Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ năm 2017.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu đều đã đưa ra những giải pháp tối ưu để giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa đang có trong môi trường, nhưng tuy nhiên, để áp dụng kết quả này vào thực tế cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm, phải gắn chặt với thực tế, các biện pháp phải được đưa vào thực tiễn thì mới đáp ứng được cả nhu cầu của con người và nhu cầu bảo vệ môi trường của xã hội.