SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
BỆNH PHỔI MÔ KẼ VÀ XƠ PHỔI MÔ KẼ VÔ CĂN
TS. BS. NGUYỄN HỮU LÂN
1. Đại cương
Viêm phổi mô kẽ vô căn (IIP: idiopathic interstitial pneumonia) mô tả loại bệnh nhu mô
phổi lan tỏa (IPLD: diffuse parenchymal lung disease), cũng còn được gọi là bệnh phổi mô kẽ
(ILD: interstitial lung disease)
1.1. Định nghĩa
Bệnh phổi mô kẽ là bệnh đường hô hấp dưới mạn tính không do nhiễm khuẩn cũng
không phải là ác tính có đặc điểm là viêm và rối loạn cấu trúc thành phế nang. Đáp ứng của
phổi là viêm ở phế nang, viêm ở mô kẽ và xơ dầy ở vách liên phế nang có thể kèm theo có u
hạt (thí dụ bệnh sarcoidose, u hạt tăng bạch cầu ái toan). Xơ phổi mô kẽ là giai đoạn tiến triển
cuối cùng của bệnh phổi mô kẽ. Hiện nay người ta liệt kê được hơn 180 bệnh trong nhóm bệnh
phổi mô kẽ mà hay gặp nhất là các bệnh phổi mô kẽ mạn tính.
1.2. Viêm phổi mô kẽ và xơ phổi mô kẽ vô căn.
Có tác giả đã chia bệnh phổi mô kẽ ra thể cấp tinh (phù phổi tổn thương), thể bán cấp
tính và thể mạn tính mà nguyên nhân có thể biết rõ hoặc không biết rõ. Cách phân loại viêm
phổi mô kẽ vô căn theo mô học được mô tả trong bảng 1.
UIP: Viêm phổi mô kẽ thông thường (Usual Interstitial Pneumonia); DIP: viêm phổi mô
kẽ tróc vẩy (Desquamative Interstitial Pneumonia); LIP: viêm phổi mô kẽ limphô bào
(Lymphoid Interstitial Pneumonia); GIP: viêm phổi mô kẽ tế bào khổng lồ (Giant Cell
Interstitial Pneumonia); viêm tiểu phế quản bít tắc kèm theo viêm phổi mô kẽ thông thường.
DAD: tổn thương phế nang lan tỏa (diffuse alveolar damage); NSIP: viêm phổi mô kẽ không
đặc hiệu (non-specific interstitial pneumonia); RB: viêm tiểu phế quản hô hấp (respiratory
bronchiolitis); BIP: Viêm phổi tắc nghẽn tổ chức hoá (bronchiolitis obliterans interstitial
pneumonia); OP: viêm phổi tổ chức hóa (organizing pneumonia); LPD: bệnh phổi tăng sinh tế
bào lympho (lymphoproliferative disease); HMF: bệnh xơ hóa do kim loại nặng (heavy metal
fibrosis)
Viêm phổi mô kẽ tróc vẩy là giai đoạn sớm của phế nang viêm hoạt động ít có xơ, nhưng
khi có phế nang viêm xơ hoá là do đại thực bào phế nang tăng sản. Danh từ viêm phổi mô kẽ
tróc vẩy dùng cho các thể mới ở giai đoạn của viêm của xơ phổi mô kẽ nguyên phát, còn danh
từ viêm phổi mô kẽ thông thường (UIP) là dùng cho các loại xơ phổi mô kẽ nguyên phát gồm
có tổn thương viêm và xơ (Katzensteisr A và CS 1990).
Xơ phổi mô kẽ vô căn là danh từ được dùng ở Mỹ nhưng ở Anh quốc thì gọi là phế nang
viêm xơ hoá không rõ nguyên nhân, đây là viêm xơ dần dần ở phổi xa các tiểu phế quản tận
cùng mà nguyên nhân không biết rõ. Còn danh từ hội chứng Hamman Rich là một thể tiến triển
nhanh rất nặng của xơ phổi mô kẽ lan toả vô căn thường bệnh nhân tử vong do suy hô hấp và
tâm phế mạn tính trong vòng 6 tháng. Bây giờ khi đọc lại các tiêu bản mô bệnh của hội chứng
Hamman Rich (1934) trước đây đã thông báo thì người ta cho rằng đây là viêm phổi mô kẽ cấp
tính (AIP).
Lưu hành độ của xơ phổi mô kẽ vô căn vào khoảng 5/100. 000 năm, hay gặp ở nam ngoài
50 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 2 (Tazi A và CS 1996).
2. Nguyên nhân
2.1. Đã biết rõ: bệnh bụi phổi silic hoặc do các bụi vô cơ, viêm phổi tăng cảm do
bụi hữu cơ, hơi khói độc hại, do thuốc, chiếu xạ, do nhiễm khuẫn, phù phổi tổn thương, ung
thư bạch mạch vv…
2.2. Không biết rõ nguyên nhân: phế nang viêm xơ hoá vô căn, bệnh sarcoidosis,
bệnh mô bào huyết X, biểu hiện phổi của bệnh mô liên kết (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp
dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh u hạt Wegener, hội chứng Churgstrauss); hội chứng Good-
Pasture, hemosiderosis phổi vô căn, bệnh amilo phổi, viêm phổi mạn tính tăng bạch cầu oái
toan, bệnh tích prôtêin phế nang (proteinosis)…
3. Các giai đoạn mô bệnh
a. Giai đoạn tế bào, có màng trong tương ứng với phế nang viêm cấp.
b. Giai đoạn chiêu mộ tế bào viêm tạo nên u hạt, hình thành phế nang viêm đại thực
bào, viêm tiểu phế quản tận bịt tắc, tương ứng với phế nang viêm bán cấp và mạn tính giai
đoạn a và b đều là giai đoạn tế bào.
c. Giai đoạn xơ hoá: nguyên bào sợi tăng sản, sợi collagen ở mô kẽ vô tổ chức hoá. Cần
phân biệt 3 vị trí xơ hoá:
- Xơ lan toả ở mô kẽ nghĩa là xơ dầy ở các vách phế nang (xơ phổi vô căn).
- Xơ chỉ giới hạn ở một số vùng mô kẽ, chung quanh u hạt sacoidozo, còn các vùng mô
kẽ khác thì bình thường (bệnh sarcoidosis thể phổi).
- Nụ xơ ở trong phế nang có thể kết hợp phần nào với xơ mô kẽ (viêm phổi tăng cảm).
d. Phổi chuyển sang giai đoạn cuối (end stage lung) để hình thành phổi tổ ong
honeycomb, lúc này không nhận dạng được cấu trúc của phổi.
- Tóm lại bệnh phổi kẽ có nhiều giai đoạn mô bệnh nối tiếp nhau, mới đầu là viêm tế bào
rồi dần xơ hoá mô kẽ cuối cùng viêm xơ bị phá huỷ để hình thành phổi tổ ong là giai đoạn cuối
cùng.
- Livingstone lại chia ra 5 mức độ của tổn thương mô bệnh tuỳ theo mức độ đảo lộn của
cấu trúc phổi:
(1) Biến đổi ở thành phế nang trong khi phế nang vẫn còn rỗng.
(2) Cấu trúc phổi vẫn còn nguyên vẹn nhưng lòng phế nang đầy dịch và tế bào.
(3) Cấu trúc của phế nang bị mờ nhạt và mất kiến trúc toàn bộ.
(4) Xơ hoá làm đảo lộn cấu trúc của phổi.
(5) Phổi tổ ong.
Kazi A, Kambouchner M, Battesti J. P (1996) chia ra 3 hình thái giải phẩu mô bệnh:
(1) Tế bào (DIP)
(2) Hỗn hợp tế bào và xơ (UIP).
(3) Phổi tổ ong (giai đoạn cuối)
- DIP thì có đại thực bào có sắc tố trong phế nang, tổn thương và định khu đồng đều,
còn UIP thì tổn thương không đồng đều về mô bệnh, hình thức và phân bố; tổn thương viêm là
limphô T CD8 +, đại thực bào (++) và bào tương.
- Trong UIP thì mô hạt giới hạn ở thành khoang chứa khí còn BOOP thì mô hạt khu trú
ở phế nang và mô kẽ.
-
4. Cơ chế bệnh sinh của xơ phổi kẽ vô căn
Có những giả thuyết về di truyền, virut Epstein-Barr, Mycoplasma, môi trường ô nhiễm
trong bệnh sinh của xơ phổi kẽ vô căn nhưng không khẳng định được. Rửa phế nang để nghiên
cứu xơ phổi mô kẽ vô căn đang hoạt động thì thấy các tế bào trong nước rữa như bạch cầu đa
nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ái toan, tế bào lymphô, đại thực bào đều tăng lên gợi ý rằng
mỗi type tế bào viêm đều tham gia vào cơ chế bệnh sinh của loại xơ phổi này. Có tác giả coi xơ
phổi như một bệnh tự miễn có tự kháng thể và phức hợp miễn dịch lưu hành. Xơ phổi có thể
phát triển từ một phế nang viêm tự miễn xuất hiện như một dấu vết của thể nhiễm sắc trộn lọt
vào không hoàn toàn ở một số ít gia đình. Cơ chế miễn dịch của xơ phổi mô kẽ vô căn là giả
thuyết được nhiều tác giả công nhận vì có sự đồng nhất về giải phẩu bệnh lý với các bệnh tự
miễn.
a. Kháng nguyên: không được biết rõ nhưng có một vị trí ở thành phế nang. Kháng
nguyên này làm hoạt hoá và tăng sản limphô B, L cũng thấy tăng nhiều; limphô B sản xuất ra
IgG làm cho IgG tăng lên. Khi rữa phế nang người ta thấy có IgG trong nước rữa, gợi ý rằng
globulin miễn dịch tại chổ sản xuất mạnh, nghĩa là ngay tại phổi vì tìm thấy phức hợp miễn
dịch trong nước rữa phế nang. Cả phổi và máu lưu hành đều có phức hợp miễn dịch. Tóm lại
IgG kết hợp với kháng nguyên tạo ra phức hợp miễn dịch được sản xuất ngay tại phổi và lắng
động ở thành phế nang.
b. Phức hợp miễn dịch: là nguồn kích thích đại thực bào bài tiết ra nhiều yếu tố hoạt hoá
(Cytokin) thông qua Fc của IgG và các cảm trụ C3b, nhưng yếu tố làm bùng nổ phản ứng thì
còn chưa biết rõ. Có thể cho rằng sự hoạt hoá miễn dịch ở phổi làm phát triển hiện tượng viêm
và duy trì phế nang viêm, gân nên tổn thương ở mô kẽ làm xơ hoá.
c. Đại thực bào phế nang: có lẽ vai trò chủ chốt trong bệnh sinh của xơ phổi kẽ, bị phức
hợp miễn dịch kích thích rồi hoạt hoá và giải phóng ra các men Cytokin (IL-1 và IL-8) các
trung gian hoá học viêm, các mảnh của bổ thể như :
+ Yếu tố tăng trưởng đại thực bào (AMGF); yếu tố tăng trưởng tiểu cầu (PDGF).
+ Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FCF).
+ Fibronectin là prôtêin của chất gian bào ngoài tế bào interferon α, γ; IL-1, IL-6 v. v…
khi rửa phế nang người ta thấy các fibronectin bị giáng cấp; các yếu tố nói trên làm phát triển
nguyên bào sợi (có thể tìm thấy trong nước rửa phế nang) làm tăng sản colagen loại 1; tỷ lệ
colagen loại 1/colagen loại 3 là 4: 1. Có nhiều tuýt colagen ở phổi, mỗi tuýt phân bổ theo một
cách khác nhau nhưng quan trọng nhất là loại 1. Việc tăng sản colagen loại 1 (do nguyên bào
sợi) dẫn đế tái tổng hợp colagen ở mô kẽ. Sự tổng hợp colagen phụ thuộc vào AMGF,
fibronectin và tiểu cầu.
+ Sự giải phóng yếu tố hoá ứng động NCF làm tích luỹ N, E mà người ta có thể xác định
ở nước rửa phế nang và ở máu dẫn đến chiêu mộ và hoạt hoá N, E, M (là các tế bào viêm); N
từ mao quản phế nang di chuyển vào trong phế nang mà khi rữa phế nang người ta thấy N, E
đều tăng lên. Chính N cá NCF đã tham gia gây nên phế nang viêm, N tiết ra protêaza,
hydrolaza, các gốc oxy hoá để phá huỷ cấu trúc phế nang. Đại thực bào hoạt đông như người
dẫn đường cho quá trình viêm và sinh xơ cũng có khả năng bài tiết ra các men elastaza,
collagenaza, cathepsin, acid hydrolaza, đều có thể gây nên tổn thương cho mạng lưới mô liên
kết của phổi cũng như tổn thương tế bào. Đại thực bào khi đã hoạt hoá do phức hợp miễn dịch
kích thích còn có thể giải phóng ra các gốc oxy tự do và acid hydrolaza tại chỗ.
d. Bạch cầu đa nhân trung tính
Trong nước rửa phế nang người ta thấy có rất nhiều N, nhưng lại rất ít N trong mô kẽ, có
lẽ ở đường thở nhỏ N có nhiều hơn ở phế nang. N sản xuất ra các chất oxy hoá thông qua tác
dụng của myeloperoxidaza, các prôtêaza gây độc cho tế bào phổi. Có 1 prôtêaza của N là
collagenaza có khả năng gây tổn thương ở thành phế nang và độc tính đối với tế bào phổi mà
người ta có thể tìm thấy trong nước rửa phế nang. Tóm lại khi N hoạt hoá thì sẽ giải phóng ra
collagenaza, alastaza có khả năng chẻ thớ collagen loại 1 và 2, đồng thời giải phóng ra các gốc
oxy tự do, các men này có tác dụng phá huỷ và làm cho colagen ở mô kẽ trở thành vô tổ chức
hoá.
e. Tế bào lymphô là tế bào chiếm ưu thế ở bệnh phẩm giải phẩu mô bệnh trong khi N lại
chiếm ưu thế trong nước rửa phế nang. Ở mô kẽ các limphô loại I chủ yếu là CD8+ hoạt hoá
tiết ra các cytokin có thể kích thích và duy trì viêm và xơ: IL-2, IFN-Gamma, TFBβ (yếu tố
tăng trưởng u bêta), yếu tố tăng trưởng limphô B, yếu tố hoá ứng động với nguyên bào sợi.
f. Bạch cầu ái toan: E tổng hợp ECP và MBP là các prôtêin độc tính có thể gây tôn
thương cho tổ chức và làm cho nguyên bào sợi tăng sản. E còn tiết ra collagenaza để chẻ thớ
colagen loại I và loại III.
g. Quá trình rối loạn tổng hợp collagen: đồng thời phá huỷ colagen dẫn đến tổn thương
xơ ở mô kẽ mà trong xơ phổi mô kẽ vô căn mới đầu là phế nang viêm tế bào (N tăng, E tăng)
rồi xơ hoá mô kẽ, cuối cùng hình thành phổi tổ ong sau khi phá huỷ mô kẽ. Ở giai đạon đầu
của xơ hoá tỷ lệ colagen loại III tăng lên, ở giai đoạn cuối thì chủ yếu là colagen loại I. Lắng
đọng colagen là tổn thương ở giai đoạn cuối. Bây giờ người ta có bằng chứng về đảo lộn
colagen rất nhiều, có xấp xỉ 10% colagen phổi bị đảo lộn mỗi ngày trên động thực vật nghiệm.
Sự đảo lộn colagen này (colagen turn-over) là yếu tố quan trọng trong cơ chế của phế nang
viêm xơ hoá vô căn (xơ phổi mô kẽ vô căn). Người ta thấy đậm độ peptid tiền colagem ở máu
ngoại vi có tương quan chặt chẽ với DLCO và có thể đây là chỉ số tiến triển của bệnh.
* Tóm tắt: phức hợp miễn dịch làm cho đại thực bào phế nang hoạt hoá giải phóng ra
AMGF, FCF, Fibronectin, IL-1, interferon để tăng sản nguyên bào sợi dẫn đến tăng sản colagen
loại 1 làm tái tổng hợp lộn xộn mô kẽ. NCF do đại thực bào giải phóng ra chiêu mộ và hoạt
hoá N, E do đó N ở phế nang sẽ giải phóng ra elastaza, collagenaza các gốc oxy tự do để gây
nên đảo lộn colagen ở mô kẽ. Sự rối loạn colagen ở mô kẽ này gây nên xơ phổi mô kẽ.
5. Biểu hiện lâm sàng của xơ phổi mô kẽ lan toả mô căn (phế nang viêm xơ hoá vô
căn).
5.1. Lâm sàng
- Chi tiết bệnh sử là cần thiết để xác định các yếu tố nguy cơ hô hấp trong quá khứ và
hiện tại.
- Ít gặp ở Việt Nam, tuổi trung bình của bệnh nhân là 50 nhưng có thể xuất hiện ở trẻ em
cho đến người già thường là nam giới. Nguyên nhân có thể do rối loạn miễn dịch hoặc do virút
hoặc do di truyền có tính chất gia đình nhưng thể gia đình rất hiếm gặp.
- Biểu hiện đầu tiên là khó thở khi gắng sức và ho khan. Toàn thân mệt mỏi, chán ăn, sút
cân, 30% số bệnh nhân có triệu chứng giống như nhiễm virút đường hô hấp. Khám phổi: thấy
ran nổ nhỏ hạt và ran Velcro (giống tiếng bóc băng dính trên da), nghe rõ ở cuối thì thở vào ở
đáy phổi mặt sau. Có thể có triệu chứng của cao áp động mạch phổi. Ngón tay khum gặp ở 2/3
số trường hợp xuất hiện muộn hơn.
5.2. Xquang phổi
- Chụp X quang ngực và chụp cắt lớp điện toán độ phân giải cao (HRCT: High
resolution CT)
Sự quan tâm của bác sĩ đến hình ảnh lồng ngực khi được hô hấp nên thực hiện thường
xuyên để đánh giá ở những bệnh nhân với ILD.
Với bệnh nhân mà việc chẩn đoán là không chắc chắn sau khi chụp X quang ngực và
đánh giá lâm sàng, HRCT là sự lựa chọn tiếp theo.
HRCT có giá trị trong việc phát hiện ILD ở bệnh nhân có X quang ngực bình thường.
Trong việc thiết lập lâm sàng thích hợp, xuất hiện trên HRCT có thể thể hiện đầy đủ đặc
trưng để loại trừ sự cần thiết cho BAL hoặc phổi sinh thiết và xác nhận mô bệnh học.
Những nhà X Quang liên quan đến việc xác định giao thức và diễn giải của HRCT đòi
hỏi phải có chuyên môn về kỹ thuật này và phải đảm bảo chất lượng và liều lượng bức xạ thích
hợp được giao thức sử dụng. Ít nhất phải có một người được đào tạo về X quang ngực và
HRCT.
Cần xem xét để thành lập một bảng tham chiếu với chuyên môn cụ thể trong HRCT.
- Bình thường ở giai đoạn đầu: 14% trường hợp sinh thiết phổi chẩn đoán (+) nhưng
Xquang phổi bình thường chủ yếu là DIP.
- Hình ảnh kính mờ (chủ yếu ở đáy phổi dưới màng phổi).
- Hình ảnh lưới nốt nhỏ lan toả chiếm ưu thế ở vùng dưới của phổi hai bên.
- Có tác giả cho rằng đặc điểm của viêm phổi mô kẽ tróc vảy là bóng mờ tam giác từ rốn
phổi xuống đáy nhưng tôn trọng góc sườn hoành.
- Phổi tổ ong ở màng dưới màng phổi.
- Phổi bị xơ nên co kéo và nhỏ lại
Độ chính xác của chẩn đoán đạt được 77% với chụp Xquang lồng ngực nhưng tăng lên
93% với chụp cắt lớp vi tính. Chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện được bệnh trước khi Xquang
chuẩn bất thường. Tổn thương ở vùng đáy phổi ở giai đoạn sớm, khi bệnh nặng thì tổn thương
lan ra các vùng khác và vào trung tâm; dấu hiệu đặc trưng của xơ phổi mô kẽ vô căn là có một
vành tăng tỷ trọng nhiều. Hình ảnh kính mờ chiếm ưu thế thì tiên lượng tốt hơn so với hình ảnh
hỗn hơp mà lưới chiếm ưu thế. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT scanner) có giá trị
để xác định độ lan rộng của xơ phổi, trong thể hoạt động mới, chụp bằng kỹ thuật này thấy các
vùng rải rác tăng tỷ trọng dưới dạng kính mờ chủ yếu ở thuỳ dưới, dưới màng phổi, còn có thể
thấy các ổ kén khí nhỏ từ 2mm đến 20mm đó là hình ảnh tổ ong ở giai đoạn cuối. Phim chụp
cắt lớp vi tính còn định hưóng cho sinh thiết phổi.
5.3. Thăm dò chức năng hô hấp
+ Tất cả các bệnh nhân với ILD nên nghỉ ngơi và đo phế dung ký và trao đổi khí như đã
trình bày, cùng nhau cung cấp một biện pháp hợp lý trong mức độ nghiêm trọng của bệnh.
+ Trong xơ hóa phổi vô căn (IPF: Idiopathic pulmonary fibrosis, một dạng xơ phổi có
hình ảnh mô bệnh học như UIP) và viêm phổi mô kẽ không đặc hiệu (NSIP), những mức độ
TLCO như đã trình bày là một hướng dẫn đáng tin cậy hơn so với các trị số chức năng phổi
nghỉ ngơi khác. Mức TLCO ít hơn 40% chỉ mang tính ước lượng của bệnh viêm phổi mô kẽ vô
căn xơ hoá (IIP).
+ Trong IPF đường cơ bản > 10% (FVC) hoặc > 15% trong TLCO trong 6-12 tháng đầu
tiên xác định bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. [B]
+ Bão hòa trong thời gian thử nghiệm 6 phút đi bộ như đã trình bày là một yếu tố quyết
định dự báo mạnh hơn trong IPF hơn là chức năng phổi nghỉ ngơi... Tuy nhiên, các nghiên cứu
bổ sung được yêu cầu phải xác định vai trò của các thử nghiệm thực hiện thường xuyên và theo
dõi cả trong IPF và ILDs khác.
+ Dữ liệu tối đa có thể thực hiện ít hơn chức năng phổi nghỉ ngơi trong việc đánh giá mức
độ nghiêm trọng của ILD nhưng đôi khi hữu ích, khi bình thường, trong lâm sàng không bao
gồm bệnh phổi lan tỏa đáng kể.
- Rối loạn thông khí hạn chế điển hình (dung tích sống giảm, dung tích toàn phổi tăng).
- paO2 giảm khi gắng sức rồi khi và PACO2 giảm do tăng thông khí phổi bù mạn tính.
-Sức nở phổi tĩnh giảm.
-DLCO giảm, có hội chứng blôc phế nang mao mạch.
5.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác.
- Bơm Rửa phế quản phế nang (BAL) và/hoặc sinh thiết phổi xuyên phế quản (TBLB)
khi cần thiết, phải được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị. BAL nên được xem xét trong tất cả
các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng, bệnh ác tính và một số ILDs. Trong trường hợp này,
BAL có thể được dùng để chẩn đoán. BAL là không cần thiết như một công cụ chẩn đoán ở
bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh điển hình của IPF trên HRCT.
Với bệnh nhân mà việc chẩn đoán là không chắc chắn sau khi đánh giá lâm sàng và
HRCT, cấu hình tiêu biểu BAL di động có thể cho phép chẩn đoán viêm phổi nhạy cảm hoặc
sarcoidosis được thực hiện với sự tin tưởng lớn hơn.
Trong trường hợp chẩn đoán là không chắc chắn và BAL được coi là thủ tục phải được
thực hiện tại một trung tâm khu vực có chuyên môn kỹ thuật trong các thủ tục và phân tích các
mẫu BAL. Trong nước rửa phế nang ta thấy đại thực bào phế nang, tế bào lymphô, bạch cầu đa
nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ái toan phản ánh loại viêm phế nang, nhưng thường gặp phế
nang viêm tăng bạch cầu đa nhân trung tính (10-20%) đây là chỉ số dự báo bệnh tăng tế bào
lymphô tương quan với viêm ở vách phế nang.
BAL nên được thực hiện trong tất cả các bệnh nhân trải qua TBLB. TBLB là thủ tục ban
đầu của sự lựa chọn ở những bệnh nhân có thể có ILDs trong đó có một số lượng nhỏ có thể
được chẩn đoán, đặc biệt là căn bệnh này có xu hướng cho sự tham gia bronchocentric. HRCT
nên được sử dụng để hướng dẫn sinh thiết. Bốn đến sáu mẫu vật TBLB nên được thực hiện.
Trong trường hợp có nghi ngờ sarcoidosis, các mẫu sinh thiết ngoài TBLB được khuyến
cáo vì chúng kết hợp với bệnh suất thấp và tăng sản lượng chẩn đoán TBLB không được
khuyến cáo như là lựa chọn sinh thiết ban đầu trong trường hợp nghi ngờ IPF và không đáng
tin cậy trong chẩn đoán bệnh phổi hiếm (trừ proteinosis phế nang).
Phẫu thuật sinh thiết phổi, khi cần thiết, phải được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị.
Một chẩn đoán bệnh lý chắc chắn của IPF hoặc những viêm phổi khác chỉ có thể được
thực hiện nếu một phẫu thuật sinh thiết phổi được lấy.
Một chẩn đoán lâm sàng tin cậy của IPF có thể đạt được thực hiện trong sự hiện diện
của HRCT đặc trưng và những phát hiện lâm sàng.
Nếu một sinh thiết phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ viêm phổi
mô kẽ, nhiều hơn một mẫu sinh thiết phải được thực hiện từ nhiều hơn một vị trí, tốt nhất từ
các thùy khác nhau. Nhiều sinh thiết phổi nhiều thuỳ kỹ thuật dễ dàng hơn bởi phẩu thuật nội
soi hỗ trợ video(VATS) hơn là sinh thiết phổi mở . VATS cũng ít đau sau mổ hơn so với sinh
thiết phổi mở. Ở bệnh nhân nghi ngờ IIP, khu vực trung gian bất thường hoặc tương đối phổi
bình thường liền kề với các khu vực của các dạng tổ ong nên được nhắm mục tiêu thành lập
với mục tiêu cụ thể của việc xác định UIP nếu có.
Bệnh phẩm lấy vào sinh thiết xuyên thành phế quản hoặc sinh thiết phổi qua soi lồng
ngực thấy tổn thương mô bệnh không thuần nhất về khu trú và mức độ; có thâm nhiễm tế bào,
đại thưc bào và xơ ở vách phế nang.
-Chụp xạ nhấp nháy phổi gallium 67 thấy hình ảnh xạ cố định chủ yếu vào đại thực bào
hoạt hoá và lan toả ở nhu mô phổi. Tăng cố định gallium 67 gặp 70% các trường hợp mô phổi
xơ kẽ vô căn; phế nang viêm nhiều thì cố định nhiều.
-Các xét nghiệm sinh hoá:
• Tốc độ lắng máu có thể tăng cao.
• Ít khi thấy hồng cầu tăng cao mặc dầu bệnh nhân thường xuyên thiếu oxy máu.
• α2 và γ-globulin tăng cao.
• Từ 20-40% tìm thấy kháng thể kháng nhân, yếu tố dạng thấp và phức hợp miễn dịch
lưu hành. Kháng thể kháng nhân tỷ lệ ít hơn.
5.5. Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng, Xquang phổi, thăm dò thông khí phổi chụp xạ
gallium 67 và rửa phế nang nhất là dựa vào chẩn đoán mô bệnh (sinh thiết phổi qua soi màng
phổi) để phân biệt chẩn đoán với xơ phổi mô kẽ biết rõ nguyên nhân như: bệnh mô bào huyết
X (cần xét nghiệm siêu cấu trúc để tìm thể X); bệnh bụi phổi silic, bệnh sarcoidosis v. v… và
dựa vào đáp ứng điều trị với corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch. Bảng 2 trình bày tiêu
chuẩn để chẩn đoán xơ hóa phổi vô căn (IPF) trong trường hợp không có phẫu thuật sinh thiết
phổi Theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ(ATS) / Hội Hô Hấp Châu Âu (ERS)
Theo Bousquet C; Lesnik A, Vernhet H và CS (1996) thì phát hiện xơ phổi bằng Xquang
có kết quả sau: chụp thẳng có Se (độ nhạy) 64%, Sp (độ đặc hiệu) 78% còn chụp nghiêng Se
76% và Sp 76%. Như vậy, bao giờ cũng phải chụp phim phổi nghiên vì độ nhạy cao hơn phim
chụp thẳng.
Bảng 2. Theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ(ATS) / Hội Hô Hấp Châu Âu (ERS) tiêu chuẩn để chẩn
đoán xơ hóa phổi vô căn (IPF) trong trường hợp không có phẫu thuật sinh thiết phổi
Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phụ
+ Loại trừ một số nguyên nhân đã biết của bệnh
phổi mô kẽ (ILD) như độc tính thuốc, những
tiếp xúc với môi trường và những bệnh mô liên
kết
+
Độ tuổi > 50
+ Những nghiên cứu chức năng phổi bất thường
bao gồm sự hạn chế (giảm VC, thường đi kèm
với việc tăng tỷ lệ FEV1/FVC) và trao đổi khí
kém (tăng P (A-a)O2, giảm PaO2 khi nghỉ ngơi
hay hoạt động hoặc giảm TLCO)
+ Ran nổ thì hít vào hai đáy phổi
(ran khô hoặc theo
kiểu‘‘Velcro’’)
+ Những bất thường hệ lưới hai đáy phổi với dấu
hiệu kính mờ trên hình ảnh chụp cắt lớp điện
toán độ phân giải cao( HRCT )
+ Khó thở ngấm ngầm khi gắng
sức.
+ Sinh thiết phổi xuyên phế quản hoặc bơm rửa
phế quản phế nang (BAL ) cho thấy không có
tính năng để hỗ trợ một chẩn đoán tương tự
+ Thời gian bệnh > 3 tháng
BAL, bơm rửa phế quản phế nang; FEV1, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đàu tiên; FVC,
thể tích khí thở ra tối đa ; HRCT, máy chụp cắt lớp điện toán có độ phân giải cao; ILD, bệnh
phổi mô kẽ, P (A-a) O2, sự khác biệt giữa áp lực phế nang và động mạch; PaO2, áp lực oxy
động mạch ; TLCO, yếu tố chuyên chở CO; VC, dung tích sống.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ
Sự thay đổi phân loại gần đây đã dẫn đến việc đánh giá lại cách thức chẩn đoán được, và
nên được, đạt được trong thực hành lâm sàng. Trong thế kỷ qua, “tiêu chuẩn vàng” để chẩn
đoán ILD được nhận rộng rãi là một chẩn đoán mô học dựa trên phẫu thuật sinh thiết. Thông
tin chẩn đoán lâm sàng và X-quang là sự thay thế không đạt yêu cầu cho mô học.
Tuy nhiên, những hạn chế của chẩn đoán chỉ dựa vào mô học ngày càng được công nhận.
Ở nhiều bệnh nhân bệnh quá nặng không thể thực hiện một ca phẫu thuật sinh thiết. Quá trình
này không áp dụng cho bệnh nhân và bác sĩ cũng như người cao tuổi. Hơn nữa, như với những
xét nghiệm chẩn đoán khác, có một sự thay đổi đáng kể về quá trình theo dõi. Trong một
nghiên cứu được thực hiện tại Anh, mức độ của sự chẩn đoán đầu tiên là dưới mức giới hạn
của những gì được xem là hữu ích về phương diện lâm sàng. Trong nhiều trường hợp, những
đặc điểm về mô học là ''trung gian (ví dụ, các đặc điểm tương ứng với hai hoặc nhiều chẩn
đoán). Cần nhấn mạnh rằng sự khác nhau chẩn đoán là mơ hồ tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của
những chuyên gia HRCT, đặc biệt nhiều trường hợp khó khăn đối với phẫu thuật sinh thiết.
Một yếu tố khác trong việc đánh giá mô học của sinh thiết phổi là lỗi lấy mẫu: khả năng mà
một mẫu sinh thiết được chọn từ một vùng không điển hình của quá trình bệnh.
Một xét nghiệm không được xem là một “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán nếu:
(1) không thực hiện ở một số lượng lớn bệnh nhân, (2) sự khác biệt giữa người đọc lớn;
và (3) cung cấp thông tin không tiêu biểu trong một số trường hợp. Tuy nhiên, có căn cứ bổ
sung để khẳng định rằng tất cả các bệnh nhân với IIP nên trải qua một cuộc phẫu thuật sinh
thiết bất cứ khi nào có thể. Như đã thảo luận, một chẩn đoán của IPF có thể được dựa trên
những dấu hiệu điển hình trên HRCT và tình trạng lâm sàng tương ứng trong khoảng 70%
trường hợp, và trong trường hợp này, một phẫu thuật sinh thiết là không hữu ích. Tuy nhiên,
một phẫu thuật sinh thiết thường là vô giá đối với các bệnh nhân có ít đặc điểm Xquang điển
hình. Theo kinh nghiệm rút ra phẫu thuật sinh thiết chẩn đoán sẽ được mở rộng cho những
dạng bệnh chỉ dựa vào lâm sàng X-quang cổ điển. Ví dụ, chẩn đoán RBILD được chấp nhận là
an toàn khi dựa trên những nghiên cứu HRCT đối với một người hút thuốc hiện nay, đặc biệt là
khi những nghiên cứu BAL cũng phù hợp.
Phẫu thuật sinh thiết cũng có thể gây hiểu lầm nếu xem xét môt phương diện cô lập và
không có sự phối hợp của thông tin lâm sàng và X-quang. Trong viêm phổi mẫn cảm (HP),
triệu chứng mô học điển hình không xuất hiện trong một số ít trường hợp, với cả hai mẫu bệnh
gặp phải UIP-và NSIP.
UIP có thể xảy ra trong bệnh mô liên kết, nhưng kết quả trái ngược với IPF, không thống
nhất. Do đó, chẩn đoán bệnh phổi lan tỏa đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa ngành với
những thông tin về lâm sàng, X-quang và mô học. Phương pháp này lần đầu tiên được chính
thức đánh giá trong một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân bị nghi ngờ liên quan đến IPF bởi
những bác sĩ và nhà bệnh lý học hàng đầu. Những kết luận chính liên quan đến sự so sánh giữa
chẩn đoán của những bác sĩ lâm sàng, chẩn đoán mô học được thực hiện bởi nhà bệnh lý học
và những chẩn đoán cuối cùng đạt được sau cuộc thảo luận chung của tất cả những người tham
gia. Ở những bệnh nhân mà không có triệu chứng lâm sang điển hình và đặc điểm trên HRCT
của IPF, việc chẩn đoán lâm sang hình ảnh thay đổi trong khoảng một nửa và chẩn đoán mô
học thay đổi trong khoảng 25% trường hợp so với kết luận chẩn đoán cuối cùng. Như vậy,
trong khi thông tin về mô học có ảnh hưởng nhiều hơn thì không có sự đánh giá duy nhất được
thống nhất. Nghiên cứu này phù hợp với kinh nghiệm phổ biến rộng rãi rằng, khi thông tin lâm
sàng, HRCT và mô học được kiểm tra chung với nhau, việc chẩn đoán cuối cùng thường là vấn
đề để đàm phán và thảo luận thường xuyên để đối chiếu kết quả.
Phương pháp tiếp cận đa ngành được coi là một '' tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh
phổi lan tỏa. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình thực hành lâm sàng. Trong lịch sử ở
Anh quốc và trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe thể hiện trong BTS, bệnh phổi lan tỏa phần
lớn được quản lý tại địa phương với các trường hợp khó khăn cho các trung tâm. Việc cung cấp
một phương pháp tiếp cận đa ngành đòi hỏi phải mở rộng các trung tâm chuyên về bệnh phổi
lan tỏa cộng với việc bồi dưỡng chuyên môn về lâm sàng, HRCT và mô học, được thảo luận
sau đây.
5. Mức độ nghiêm trọng và tiến triển của bệnh
Theo đánh giá được cung cấp từ việc chụp X quang ngực lúc tốt nhất xấp xỉ mức độ thô
của bệnh trong ILD. Xét nghiệm chức năng phổi thường phản ánh mức độ nghiêm trọng của
bệnh chính xác hơn chụp X quang ngực. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn trong phạm vi bình
thường của các xét nghiệm chức năng phổi (thường dao động từ 80% đến 120% giá trị dự đoán
từ tuổi tác, giới tính, chủng tộc và chiều cao) là một hạn chế lớn trong việc chuẩn đoán các
bệnh nhẹ. Ví dụ, suy giảm rõ rệt trong mức độ (FVC) đến 75% của dự báo không thể thể hiện
bất cứ điều gì từ sự suy giảm 5% đến 45% giá trị premorbid. Hơn nữa, xét nghiệm chức năng
phổi có thể dễ dàng thất bại bởi quá trình mắc bệnh đồng thời. Ví dụ nghiên cứu rộng rãi nhất
là sự pha trộn thường xuyên của khí phế thủng và xơ hoá lên đến 40% bệnh nhân IPF và bảo
quản giả với thể tích phổi spirometric và plethysmographic nhưng giảm không cân xứng trong
trao đổi khí. Trong bệnh mô liên kết một loạt các quá trình bất thường, bao gồm bệnh mô kẽ ,
mạch máu phôi’, bệnh màng phổi và bệnh cơ , thường cùng tồn tại nhưng không có nghĩa là
độc lập với việc đánh giá mức độ hình thái học, bác sĩ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và phá
hủy các mô hình của suy giảm chức năng phổi.
Sự ra đời và ứng dụng của HRCT đã cung cấp cho bác sĩ một phương tiện nhạy cảm về
mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các bệnh phổi lan tỏa, nhưng lại có những hạn chế riêng.
Các điểm chính của mức độ bệnh áp dụng trong nghiên cứu lâm sàng không phải là''''người
dùng thân thiện trong thực tế thường lệ. Ý nghĩa lâm sàng của những bất thường HRCT tinh tế
thường không chắc chắn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh mô liên kết và suy giảm chức
năng phổi ở vị thành niên. Trong trường hợp khác, có thể là khó khăn trong việc phân biệt giữa
các đặc điểm HRCT bình thường và kính mờ. Trong tất cả các ca thử nghiệm chức năng phổi
HRCT bổ sung giúp các bác sĩ làm suy giảm bệnh thường quét HRCT nhưng đặc biệt để nhận
ra dự đoán của khí xâm nhập phổi chuyển giao có thể đánh giá thấp HRCT phổ biến và lâm
sàng quan trọng. Trong cùng một nguyên tắc áp dụng đối với việc giải thích các thay đổi nối
tiếp trong các thử nghiệm chức năng phổi. Giá trị dự báo ngắn hạn thay đổi chức năng nối tiếp
đã được điều tra rộng rãi trong IPF và xơ NSIP. Tuy nhiên, dữ liệu nối tiếp cần phải được tích
hợp với các cơ sở lâm sàng, HRCT và khi áp dụng mô học thông tin để đạt được ước lượng
chính xác nhất có khả năng cho kết quả lâu dài. Vì vậy, việc dung hòa các kết quả xét nghiệm
chức năng HRCT và phổi là một phần quan trọng của quá trình đa ngành và sự lặp lại của quá
trình đa ngành, tích hợp các quan sát dài, có thể là thông tin như đánh giá ban đầu.
7. Điều trị
+ Corticosteroid: prednison 1mg/cân nặng/ngày, uống từ 8 đến 12 tuần lễ; theo dõi đánh
giá kết quả bằng lân sàng chức năng phổi Xquang và rửa phế nang ; nhưng tiến bộ điều trị sau
1 tháng rưỡi vào khoảng 60% số bệnh nhân. Nếu không có kết quả mà lâm sàng lại nặng lên và
chức năng phổi lại xấu đi thì cho predmison 1, 5-2mg/cân nặng/ngày, rồi duy trì liều 0,
25mg/cân nặng/ngày, hoặc 0, 5mg/cân nặng/ngày thời gian kéo dài hơn từ 3 đến 6 tháng. Nếu
không có kết quả thì dùng thuốc ức chế miễn dịch.
+ Cyclohosphamid 1 mg/cân nặng/ngày, uống 1 lần hoặc Azathioprin 1-3 mg/cân
nặng/ngày, dùng cùng với prednison 0, 25mg/cân nặng/ngày.
+ Trong thời gian dùng thuốc ức chế miễn dịch thì phải theo dõi xét nghịêm máu và hồng
cầu niệu.
+ Thuốc kháng colagen: D-Pênicillamin Cichsporin, Colchicin, Interferon α (phong bế sự
sao chép gen colagen). Colchicin làm giảm sự giải phóng của đại thực bào ra fibronectin và
yếu tố tăng trưởng để gây phế nang viêm; liều dùng 0, 6 mg/24h, tiến bộ và ổn định được 60%.
Ở trẻ em có thể dùng chloroquin để thay thế corticoid.
+ Hiện nay đang nghiên cứu dùng kháng thể kháng cytokin (kháng TNFα hoặc kháng
TGFβ) và Interferon-gamma để điều trị xơ phổi do thuốc bleomycin gây nên.
+ Cho thở oxy: nếu paO2<55mmHg.
+ Điều trị tâm phế mãn nếu có.
+ Nếu điều trị nội khoa không có kết quả: ghép phổi một bên ở giai đoạn cuối của xơ
phổi mô kẽ đã được áp dụng, 50% số bệnh nhân sống thên được 2 năm.
Những tiến bộ trong điều trị bệnh phổi lan tỏa
Trong lịch sử có rất ít các thử nghiệm lâm sàng điều trị cho ILDs và đặc biệt là IPF. Tuy
nhiên, các nghiên cứu gần đây, mặc dù không thể kết luận, đã chỉ ra lợi ích có thể điều trị tại
IPF với việc sử dụng IFNc-1b, pirfenidone, bosentan (chưa được công bố bằng văn bản),
warfarin gần như thuyết phục nhiều hơn việc sử dụng N-acetylcysteine kết hợp với
prednisolone liều thấp và azathioprine.
Tuy nhiên, ba điểm xứng đáng được nhấn mạnh đặc biệt là:
- Trước tiên, các nguyên tắc này đã được viết trong một thời gian thay đổi nhanh chóng,
khó để đưa ra các khuyến cáo về điều trị tốt nhất hiện nay. Vai trò của các liệu pháp chống oxy
hóa là một ví dụ tốt về vấn đề này. Có một loạt các quan điểm mạnh mẽ trong các nhóm tổ
chức, từ sự hòai nghi đển lạc quan và phản ánh phạm vi hiện tại của quan điểm trong việc biên
tập.
- Thứ hai, hiện nay không có điều trị cụ thể nào có thể được coi là điều trị tốt nhất hiện
tại cho IPF, phổ biến nhất của các bệnh xơ hoá phổi mãn tính và với sự tiên lượng thấp nhất.
Tuy nhiên, công nhận và mở rộng các dữ liệu hiện hành, ví dụ, điều trị bằng chất chống oxy
hoá được nổi lên từ một nghiên cứu lớn xảy ra ở Mỹ, có thể làm cho nó ngày càng khó khăn để
thực hiện các nghiên cứu giả dược được kiểm soát trong khi đối mặt với sự chấp nhận ngày
càng tăng của''một chế độ tốt nhất hiện nay ''. Tổ chức hướng dẫn thấy rằng thời điểm đó vẫn
chưa được đạt tới, nhưng những tác động có khả năng sâu sắc. IPF có một kết quả tương tự
như ung thư phổi và phổ biến hơn rất nhiều với các khối u ác tính ít hơn. Nếu có một sự khác
biệt thực sự trong kết quả có thể đạt được với điều trị, có thể là một nhận thức ngày càng tăng
rằng căn bệnh này cần được quản lý tại các phòng khám chuyên khoa, chính xác như đã xảy ra
trên thế giới. Nếu có nhiều hơn các lợi ích điều trị xuất hiện, quản lý tốt nhất là có thể yêu cầu
phương pháp điều trị được kết hợp để đạt được sự điều trị thống nhất, và điều này cũng có thể
yêu cầu giám định chuyên môn.
Cuối cùng, các bác sĩ hiện đang phải đối mặt với một bộ phận điều trị giữa IPF-trong đó
vai trò của viêm nhiễm gây dịch bệnh đã được đặt câu hỏi và một mô hình mô-xơ là bệnh phổi
và những bệnh phổi xơ hoá khác trong đó viêm phổi được cho rằng xảy ra trước khi gây xơ
hóa. Với liều lượng cao corticosteroid dùng để điều trị, hiện nay được coi là trài ngược với IPF,
có thể có một vai trò quan trọng trong một số các bệnh khác trình bày với các hình ảnh lâm
sàng truyền thống của CFA hội chứng lâm sàng. Việc sử dụng tối ưu các liệu pháp truyền
thống do đó đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác đa ngành.
8. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân của bệnh phổi kẽ.
8.1. Bệnh phổi kẽ có đặc điểm chung là:
- Về lâm sàng: khởi đầ lặng lẽ, khó thở khi hoạt động, ho khan, nghe phổi có ran nổ ở
cuối kì thở vào sâu, có thể có móng tay khum.
- Về Xquang: có hội chứng mô kẽ nhu mô lan tỏa đối xứng cả hai bên, có hình ảnh kính
mờ lan toả ở giai đoạn cuối có hình ảnh phổi tổ ong. Chụp cắt lớp có độ phân giải cao rất có
ích để chẩn đoán viêm phổi mô kẽ, bệnh bụi phổi Silic, viêm bạch mạch ung thư, bệnh
sarcoidosis, bệnh mô bào huyết vv…
+ Về thăn dò chức năng hô hấp: có hội chứng rối loạn thông khí hạn chế, hội chứng tăng
thông khí phổi, hội chứng blôc phế nang mao mạch.
+ Để chẩn đoán xác định người ta phải áp dụng các kỹ thuật xâm nhập như sinh thiết
xuyên thành phế quản (mảnh sinh thiết thường nhỏ) rửa phế nang. Nếu không có kết quả chẩn
đoán thì phải soi lồng ngực hoặc phẩu thuật mở lồng ngực tối thiểu để sinh thiết. Còn chụp xạ
nhấp nháy với gallium 67 thì không có đặc hiệu và không có giá trị chẩn đoán bệnh, chỉ có
phần nào lợi ích trong việc viêm phổi mô kẽ. Với các bệnh phẩm lấy được từ nhu mô phổi, tuỳ
theo lâm sàng định hướng về nguyên nhân nào thì người ta có thể làm các xét nghiệm đặc biệt
như xét nghiệm khoáng chất đối với bệnh bụi phổi; dùng hiển vi ánh sáng phân cực và nhuộm
đỏ congo khi nghĩ đến bệnh thoái hóa dạng tinh bột; soi hiển vi điện tử để xét nghiệm siêu cấu
trúc tìm thể X đối với bệnh mô bào huyết X; xác định công thức tế bào và thành phần tế bào
trong nước rửa phế nang chẳng hạn nghĩ đến xơ phổi vô căn nếu bạch cầu đa nhân trung tính,
bạch cầu đa nhân ái toan, đại thực bào phế nang chiếm ưu thế; nghĩ đến bệnh saicôđôzơ hoặc
viêm phổi tăng cảm (phế nang viêm dị ứng ngoại lai) nếu nước rửa phế nang có tỷ lệ cao
limphô T. Ngoài ra có thể tìm vi khuẩn, virút, ký sinh trùng (Pneumocystis carinii) cũng như tế
bào ung thư trong nước rửa phế nang (ung thư tiểu phế quản tận-phế nang).
Các bước chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ
8.2. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ theo hình ảnh
Xquang.
8.2.1. Chụp Xquang chuẩn:
- Phân bố tổn thương trong phổi.
- Tổn thương đa tiểu thuỳ phổi (viêm phổi mô kẽ tróc vảy, viêm phổi tăng cảm).
- Chiếm ưu thế ở ngoại vi (xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet (Asbestosis),
bệnh colagen, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, BOOP).
• Chiếm ưu thế ở trung tâm: bệnh sarcoidosis viêm phổ tăng cảm.
• Chiếm ưu thế ở các thuỳ trên: bệnh sarcoidosis, bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi cilic,
viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh u hạt do tế bào Langerhans (bệnh mô bào huyết X), viêm
phổi tăng cảm.
• Chiếm ưu thế ở các thuỳ dưới: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet, bệnh
colagen.
b/ Theo hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính.
• Nốt và đường mờ: sarcoidosis, bệnh mô bào huyết X, viêm phổi tăng cảm, bệnh bụi
phổi cilic, di căn ung thư, lao tản mạn (lao kê).
• Dầy vách phế nang: bệnh bụi phổi abet, xơ phổi mô kẽ nguyên phát, colagen.
• Bóng mờ lưới trong tiểu thuỳ phổi: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet,
bệnh colagen.
• Đường mờ cong dưới màng phổi và dải mờ ở nhu mô: xơ phổi mô kẽ nguyên phát,
bệnh bụi phổi abet.
• Có các kén nhỏ ở phổi: bệnh mô bào huyết X.
• Hình ảnh kính mờ và đông đặc phổi: BOOP, bệnh tích prôtêin phế nang. Hình ảnh kính
mờ còn gặp trong viêm phổi mô kẽ tróc vảy, viêm phổi tăng cảm, viêm phổi do thuốc gây nên;
hình ảnh đông đặc phổi còn gặp trong viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, ung thư tiểu phế quản
phế nang, viêm phổi lipid (nội sinh hoặc ngoại sinh).
c/ Theo các dấu hiệu Xquang phối hợp.
- Có tràn dịch màng phổi: viêm bạch mạch ung thư, viêm phổi do thuốc, bệnh
sarcoidosis, viêm phổi do chiếu xạ, bệnh bụi phổi abet, bệnh colagen.
- Sưng hạch trung thất hợac rốn phổi kèo theo: bệnh sarcoidosis, u hạch ác tính, viêm
bạch mạch ung thư. Ở bệnh sarcoidosis trung thất-phổi: giai đoạn 1: chỉ có hạch xưng ở rốn
phổi hai bên; giai đoạn 2: xưng hạch rốn phổi kết hợp với tổn thương nốt ở hai phổi; giai đoạn
3: tổn thương nhu mô phổi đơn thuần (không còn hạch xưng ở rốn phổi).
- Có hạch vôi hoá ở rốn phổi kiểu vỏ trứng: bệnh bụi phổi cilic, bệnh sarcoidosis.
- Căng giãn phổi: bệnh xơ hoá cũ, bệnh sarcoidosis giai đoạn 4, bệnh mô bào huyết X,
bệnh u xơ thần kinh, viêm phổi tăng cảm mạn tính.
- Các nốt vôi hoá dưới da: bệnh xơ cứng bì, viêm cơ bì da.
8.3. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân bệnh phổi mô kẽ theo các xét nghiệm
sinh hoá.
- Thiếu máu huyết tán: lupút ban đỏ rải rác hội chứng Sharp (viêm tổ chức liên kết hỗn
hợp) hội chứng Sharp có những biểu hiện lâm sàng chung cho lupút, xơ cứng bì, viêm bì đa cơ,
và có kháng thể kháng RNP, tiến triển lành tính (Walletert B, Perez T. 1996) viêm phổi do
thuốc.
- Thiếu máu đẳng sắc: bệnh colagen, viêm bạch hạch ung thư.
- Thiếu máu do thiếu chất sắt: hội chứng Good Pastue, bệnh Wegener.
- Giảm bạch cầu: bệnh colagen, viêm phổi do thuốc.
- Tăng bạch cầu: viêm phổi tăng cảm, bệnh Wegener.
- Tăng bạch cầu ái toan ở máu ngoại vi bệnh sarcoidosis, viêm phổi do thuốc viêm phổi
tăng bạch cầu ái toan, bệnh Wegener, viêm phổi tăng cảm.
- Giảm tiểu cầu: bệnh colagen, viêm phổi do thuốc, viêm phổi lipit.
- Tăng γ-globulin máu: bệnh colagen, xơ phổi mô kẽ nguyên phát bệnh sacôiđọzơ, viêm
phổi mô kẽ tăng limphô, hội chứng Sjogren, hội chứng Sjogren’s gồm có các triệu chứng của
bệnh mô liên kết (viêm khớp dạng thấp) với viếm kết giác mạc khô và khô miệng do thân
nhiễm limphoid ở tuyến lệ và tuyến nước bọt; hội chứng này có thể kết hợp với xơ phổi mô kẽ
lan toả (Addis B. J và CS 1995), bệnh bụi phổii cilic.
- Giảm γ-globulin máu: viêm phổi mô kẽ tăng limphô.
- Tự kháng thể (yếu tố dạng thấp, yếu tố kháng nhân): bệnh colagen, bệnh bụi phổi
cilic, bệnh xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh sarcoidosis, bệnh viêm phổi mô kẽ tăng limphô,
bệnh Wegener.
- Tăng men chuyển angiotensin: bệnh sarcoidosis, viêm phổi tăng cảm, bệnh bụi phổi
cilic, viêm phổi lipid, hội chứng suy hô hấp tiến triển ở người lớn (ARDS).
- Phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, viêm phổi tăng
cảm, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ rải rác, bệnh mô huyết bào X, bệnh Wegener, bệnh
sarcoidosis, viêm phổi mô kẽ limphôid.
- Tăng canxi máu: bệnh sarcoidosis, viêm bạch mạch ung thư.
- Kháng thể kháng màng nền: hội chứng Good Pasture là bệnh phổi tự miễn có ho ra
máu, khó thở, thâm nhiễm chung quanh rốn phổi, thiếu máu và suy thân nặng, tổn thương mô
bệnh là phế nang viêm xuất huyết, phế nang viêm đại thực bào chứa sắt và viêm ohân thuỳ cầu
thận; cơ chế có: do có mặt kháng thể kháng màng nền các mao quản của phổi và cầu thận
(Turiaf F và CS 1975).
- Kháng thể kháng bào tương (ANCAS): bệnh Wegener. Danh từ u hạt Wegener hạn chế
do Carrington và Liebou đưa vào lâm sàng khi có: tổn thương ở phổi và cơ quan ngoài phổi
nhưng không có viêm cầu thận; theo kinh điển thì bệnh u hạt Wegener có 3 triệu chứng; viêm
dạng hạt và viêm mạch ở đường thở trên và dướic kèm theo viêm cầu thận (Gibbs A. R cà CS
1995).
8.4. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân bệnh phổi mô kẽ theo kết quả rửa phế nang.
a/ Theo loại tế bào lymphô của nước rửa phế nang
- Tế bào lymphô CD4 chiếm ưu thế: bệnh sarcoidosis, lao, bệnh bụi phổi abet, và
Bêrylli.
- Tế bào lymphô CD8 chiếm ưu thế: viêm phổi tăng cảm, AIDS, bệnh bụi phổi cilic,
bệnh mô huyết bào X, bệnh colagen, bệnh phổi do amiodaron, bệnh nấm phổi do blastomycès.
b/ Theo công thức tế bào của nước rửa phế nang.
- Phế nang viêm tăng tế bào lymphô (>15%) bệnh sarcoidosis, (tăng từ 40% đến 60%),
viêm phổi tăng cảm, viêm phổi chiếu xạ, bệnh bụi phổi cilic, bệnh phổi do thuốc viêm bạch
mạch ung thư, viêm phổi limphôid, AIDS.
- Phế nang viêm bạch cầu đa nhân trung tính (>40%): xơ phổi mô kẽ lan toả nguyên
phát, bệnh colagen, viêm phổi tăng cảm, bệnh sarcoidosis giai đoạn cuối, bệnh bụi phổi abet và
bụi sắt, bệnh phổi do thuốc.
- Phế nang viêm bạch cầu ái toan (>2%): viêm phổi mạn tính tăng bạch cầu ái toan
(bệnh carrington), bệnh viêm mạch Churng-Strauss, hội chứng Loffler, bệnh phổi do thuốc,
ARDS, xơ cứng bì, bệnh mô huyết bào X, BOOP.
- Phế nang viêm hỗn hợp (tăng tỷ lệ L, N, E): lao, bệnh mô huyết bào X.
- Phế nang viêm đại thực bào (tăng thành phần tế bào nhưng không thay đổi công thức
tế bào): các bệnh bụi phổi, bệnh mô huyết bào X.
Tài liệu tham khảo:
1. American Thoracic, Society; European Respiratory, Society (January 2002). "American
Thoracic Society/European Respiratory Society International Multidisciplinary Consensus
Classification of the Idiopathic Interstitial Pneumonias. This joint statement of the American
Thoracic Society (ATS), and the European Respiratory Society (ERS) was adopted by the ATS
board of directors, June 2001 and by the ERS Executive Committee, June 2001". Am. J.
Respir. Crit. Care Med. 165 (2): 277–304.
2. Bùi Xuân Tám (1999), “Bệnh phổi mô kẽ”, Bệnh hô hấp, tr.696-719. NXB Y học, Hà Nội.
3. Katzenstein AL, Myers JL (1998). "Idiopathic pulmonary fibrosis: clinical relevance of
pathologic classification". Am. J. Respir. Crit. Care Med. 157 (4 Pt 1): 1301–15.
4. The Diffuse Parenchymal Lung Disease Group of the British Thoracic Society (1999), “The
Diagnosis, Assessment and Treatment of Diffuse Parenchymal Lung Diseases in
Adults”. Thorax, 54; (Suppl I).
5. Wells A.U., Hirani N. (2008), “Interstitial lung disease guideline”, Thorax, 63, pp.v1-v58.
Bệnh phổi mô kẽ và xơ phổi mô kẽ vô căn

More Related Content

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính

Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyếtBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việtBáo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việtBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhChẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (20)

Xử trí khi lên cơn hen suyễn
Xử trí khi lên cơn  hen suyễnXử trí khi lên cơn  hen suyễn
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
 
Những điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh henNhững điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh hen
 
Ers ats copd guidelines
Ers ats copd guidelinesErs ats copd guidelines
Ers ats copd guidelines
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
 
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
 
Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
 
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việtBáo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
 
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhChẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 
Cơn hen phế quản
Cơn hen  phế quảnCơn hen  phế quản
Cơn hen phế quản
 
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấpCấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
 
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt namNghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
Nghiên cứu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại việt nam
 

Recently uploaded

SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfHongBiThi1
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfHongBiThi1
 
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfSGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfHongBiThi1
 
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdfSGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdfHongBiThi1
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfHongBiThi1
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfHongBiThi1
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfHongBiThi1
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfHongBiThi1
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóHongBiThi1
 

Recently uploaded (11)

SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em rất chất.pdf
 
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdfSGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
SGK Chuyển hóa glucid cũ carbohydrat 2006.pdf
 
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdfSGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
SGK hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay.pdf
 
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
SGK cũ Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdfSGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
SGK nhi cũ vàng da sơ sinh rất hay nhá.pdf
 
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdfSGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
SGK NHIỄM KHUẨN SƠ SINH ĐHYHN rất hay .pdf
 
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdfSGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
SGK Hẹp hai lá ĐHYHN rất hay các bác sĩ trẻ cần tham khảo.pdf
 
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdfSGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
SGK hay mới Đặc điểm hệ hô hấp ở trẻ em.pdf
 
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdfSGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
SGK NKSS MỚI ĐHYHN rất hay và khó cần hiểu.pdf
 
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdfSGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
SGK Uốn ván rốn ĐHYHN rất hay và khó nhá.pdf
 
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khóSơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
Sơ sinh - Nhiễm khuẩn sơ sinh.ppt hay và khó
 

Bệnh phổi mô kẽ và xơ phổi mô kẽ vô căn

  • 1. BỆNH PHỔI MÔ KẼ VÀ XƠ PHỔI MÔ KẼ VÔ CĂN TS. BS. NGUYỄN HỮU LÂN 1. Đại cương Viêm phổi mô kẽ vô căn (IIP: idiopathic interstitial pneumonia) mô tả loại bệnh nhu mô phổi lan tỏa (IPLD: diffuse parenchymal lung disease), cũng còn được gọi là bệnh phổi mô kẽ (ILD: interstitial lung disease) 1.1. Định nghĩa Bệnh phổi mô kẽ là bệnh đường hô hấp dưới mạn tính không do nhiễm khuẩn cũng không phải là ác tính có đặc điểm là viêm và rối loạn cấu trúc thành phế nang. Đáp ứng của phổi là viêm ở phế nang, viêm ở mô kẽ và xơ dầy ở vách liên phế nang có thể kèm theo có u hạt (thí dụ bệnh sarcoidose, u hạt tăng bạch cầu ái toan). Xơ phổi mô kẽ là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh phổi mô kẽ. Hiện nay người ta liệt kê được hơn 180 bệnh trong nhóm bệnh phổi mô kẽ mà hay gặp nhất là các bệnh phổi mô kẽ mạn tính. 1.2. Viêm phổi mô kẽ và xơ phổi mô kẽ vô căn. Có tác giả đã chia bệnh phổi mô kẽ ra thể cấp tinh (phù phổi tổn thương), thể bán cấp tính và thể mạn tính mà nguyên nhân có thể biết rõ hoặc không biết rõ. Cách phân loại viêm phổi mô kẽ vô căn theo mô học được mô tả trong bảng 1.
  • 2. UIP: Viêm phổi mô kẽ thông thường (Usual Interstitial Pneumonia); DIP: viêm phổi mô kẽ tróc vẩy (Desquamative Interstitial Pneumonia); LIP: viêm phổi mô kẽ limphô bào (Lymphoid Interstitial Pneumonia); GIP: viêm phổi mô kẽ tế bào khổng lồ (Giant Cell Interstitial Pneumonia); viêm tiểu phế quản bít tắc kèm theo viêm phổi mô kẽ thông thường. DAD: tổn thương phế nang lan tỏa (diffuse alveolar damage); NSIP: viêm phổi mô kẽ không đặc hiệu (non-specific interstitial pneumonia); RB: viêm tiểu phế quản hô hấp (respiratory bronchiolitis); BIP: Viêm phổi tắc nghẽn tổ chức hoá (bronchiolitis obliterans interstitial pneumonia); OP: viêm phổi tổ chức hóa (organizing pneumonia); LPD: bệnh phổi tăng sinh tế bào lympho (lymphoproliferative disease); HMF: bệnh xơ hóa do kim loại nặng (heavy metal fibrosis) Viêm phổi mô kẽ tróc vẩy là giai đoạn sớm của phế nang viêm hoạt động ít có xơ, nhưng khi có phế nang viêm xơ hoá là do đại thực bào phế nang tăng sản. Danh từ viêm phổi mô kẽ tróc vẩy dùng cho các thể mới ở giai đoạn của viêm của xơ phổi mô kẽ nguyên phát, còn danh từ viêm phổi mô kẽ thông thường (UIP) là dùng cho các loại xơ phổi mô kẽ nguyên phát gồm có tổn thương viêm và xơ (Katzensteisr A và CS 1990). Xơ phổi mô kẽ vô căn là danh từ được dùng ở Mỹ nhưng ở Anh quốc thì gọi là phế nang viêm xơ hoá không rõ nguyên nhân, đây là viêm xơ dần dần ở phổi xa các tiểu phế quản tận cùng mà nguyên nhân không biết rõ. Còn danh từ hội chứng Hamman Rich là một thể tiến triển nhanh rất nặng của xơ phổi mô kẽ lan toả vô căn thường bệnh nhân tử vong do suy hô hấp và tâm phế mạn tính trong vòng 6 tháng. Bây giờ khi đọc lại các tiêu bản mô bệnh của hội chứng Hamman Rich (1934) trước đây đã thông báo thì người ta cho rằng đây là viêm phổi mô kẽ cấp tính (AIP). Lưu hành độ của xơ phổi mô kẽ vô căn vào khoảng 5/100. 000 năm, hay gặp ở nam ngoài 50 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 2 (Tazi A và CS 1996). 2. Nguyên nhân 2.1. Đã biết rõ: bệnh bụi phổi silic hoặc do các bụi vô cơ, viêm phổi tăng cảm do bụi hữu cơ, hơi khói độc hại, do thuốc, chiếu xạ, do nhiễm khuẫn, phù phổi tổn thương, ung thư bạch mạch vv… 2.2. Không biết rõ nguyên nhân: phế nang viêm xơ hoá vô căn, bệnh sarcoidosis, bệnh mô bào huyết X, biểu hiện phổi của bệnh mô liên kết (lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, bệnh u hạt Wegener, hội chứng Churgstrauss); hội chứng Good- Pasture, hemosiderosis phổi vô căn, bệnh amilo phổi, viêm phổi mạn tính tăng bạch cầu oái toan, bệnh tích prôtêin phế nang (proteinosis)…
  • 3. 3. Các giai đoạn mô bệnh a. Giai đoạn tế bào, có màng trong tương ứng với phế nang viêm cấp. b. Giai đoạn chiêu mộ tế bào viêm tạo nên u hạt, hình thành phế nang viêm đại thực bào, viêm tiểu phế quản tận bịt tắc, tương ứng với phế nang viêm bán cấp và mạn tính giai đoạn a và b đều là giai đoạn tế bào. c. Giai đoạn xơ hoá: nguyên bào sợi tăng sản, sợi collagen ở mô kẽ vô tổ chức hoá. Cần phân biệt 3 vị trí xơ hoá: - Xơ lan toả ở mô kẽ nghĩa là xơ dầy ở các vách phế nang (xơ phổi vô căn). - Xơ chỉ giới hạn ở một số vùng mô kẽ, chung quanh u hạt sacoidozo, còn các vùng mô kẽ khác thì bình thường (bệnh sarcoidosis thể phổi). - Nụ xơ ở trong phế nang có thể kết hợp phần nào với xơ mô kẽ (viêm phổi tăng cảm). d. Phổi chuyển sang giai đoạn cuối (end stage lung) để hình thành phổi tổ ong honeycomb, lúc này không nhận dạng được cấu trúc của phổi. - Tóm lại bệnh phổi kẽ có nhiều giai đoạn mô bệnh nối tiếp nhau, mới đầu là viêm tế bào rồi dần xơ hoá mô kẽ cuối cùng viêm xơ bị phá huỷ để hình thành phổi tổ ong là giai đoạn cuối cùng. - Livingstone lại chia ra 5 mức độ của tổn thương mô bệnh tuỳ theo mức độ đảo lộn của cấu trúc phổi: (1) Biến đổi ở thành phế nang trong khi phế nang vẫn còn rỗng. (2) Cấu trúc phổi vẫn còn nguyên vẹn nhưng lòng phế nang đầy dịch và tế bào. (3) Cấu trúc của phế nang bị mờ nhạt và mất kiến trúc toàn bộ. (4) Xơ hoá làm đảo lộn cấu trúc của phổi. (5) Phổi tổ ong. Kazi A, Kambouchner M, Battesti J. P (1996) chia ra 3 hình thái giải phẩu mô bệnh: (1) Tế bào (DIP) (2) Hỗn hợp tế bào và xơ (UIP). (3) Phổi tổ ong (giai đoạn cuối) - DIP thì có đại thực bào có sắc tố trong phế nang, tổn thương và định khu đồng đều, còn UIP thì tổn thương không đồng đều về mô bệnh, hình thức và phân bố; tổn thương viêm là limphô T CD8 +, đại thực bào (++) và bào tương. - Trong UIP thì mô hạt giới hạn ở thành khoang chứa khí còn BOOP thì mô hạt khu trú ở phế nang và mô kẽ.
  • 4. - 4. Cơ chế bệnh sinh của xơ phổi kẽ vô căn Có những giả thuyết về di truyền, virut Epstein-Barr, Mycoplasma, môi trường ô nhiễm trong bệnh sinh của xơ phổi kẽ vô căn nhưng không khẳng định được. Rửa phế nang để nghiên cứu xơ phổi mô kẽ vô căn đang hoạt động thì thấy các tế bào trong nước rữa như bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ái toan, tế bào lymphô, đại thực bào đều tăng lên gợi ý rằng mỗi type tế bào viêm đều tham gia vào cơ chế bệnh sinh của loại xơ phổi này. Có tác giả coi xơ phổi như một bệnh tự miễn có tự kháng thể và phức hợp miễn dịch lưu hành. Xơ phổi có thể phát triển từ một phế nang viêm tự miễn xuất hiện như một dấu vết của thể nhiễm sắc trộn lọt vào không hoàn toàn ở một số ít gia đình. Cơ chế miễn dịch của xơ phổi mô kẽ vô căn là giả thuyết được nhiều tác giả công nhận vì có sự đồng nhất về giải phẩu bệnh lý với các bệnh tự miễn. a. Kháng nguyên: không được biết rõ nhưng có một vị trí ở thành phế nang. Kháng nguyên này làm hoạt hoá và tăng sản limphô B, L cũng thấy tăng nhiều; limphô B sản xuất ra IgG làm cho IgG tăng lên. Khi rữa phế nang người ta thấy có IgG trong nước rữa, gợi ý rằng globulin miễn dịch tại chổ sản xuất mạnh, nghĩa là ngay tại phổi vì tìm thấy phức hợp miễn dịch trong nước rữa phế nang. Cả phổi và máu lưu hành đều có phức hợp miễn dịch. Tóm lại IgG kết hợp với kháng nguyên tạo ra phức hợp miễn dịch được sản xuất ngay tại phổi và lắng động ở thành phế nang. b. Phức hợp miễn dịch: là nguồn kích thích đại thực bào bài tiết ra nhiều yếu tố hoạt hoá (Cytokin) thông qua Fc của IgG và các cảm trụ C3b, nhưng yếu tố làm bùng nổ phản ứng thì còn chưa biết rõ. Có thể cho rằng sự hoạt hoá miễn dịch ở phổi làm phát triển hiện tượng viêm và duy trì phế nang viêm, gân nên tổn thương ở mô kẽ làm xơ hoá. c. Đại thực bào phế nang: có lẽ vai trò chủ chốt trong bệnh sinh của xơ phổi kẽ, bị phức hợp miễn dịch kích thích rồi hoạt hoá và giải phóng ra các men Cytokin (IL-1 và IL-8) các trung gian hoá học viêm, các mảnh của bổ thể như : + Yếu tố tăng trưởng đại thực bào (AMGF); yếu tố tăng trưởng tiểu cầu (PDGF). + Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FCF). + Fibronectin là prôtêin của chất gian bào ngoài tế bào interferon α, γ; IL-1, IL-6 v. v… khi rửa phế nang người ta thấy các fibronectin bị giáng cấp; các yếu tố nói trên làm phát triển nguyên bào sợi (có thể tìm thấy trong nước rửa phế nang) làm tăng sản colagen loại 1; tỷ lệ colagen loại 1/colagen loại 3 là 4: 1. Có nhiều tuýt colagen ở phổi, mỗi tuýt phân bổ theo một cách khác nhau nhưng quan trọng nhất là loại 1. Việc tăng sản colagen loại 1 (do nguyên bào
  • 5. sợi) dẫn đế tái tổng hợp colagen ở mô kẽ. Sự tổng hợp colagen phụ thuộc vào AMGF, fibronectin và tiểu cầu. + Sự giải phóng yếu tố hoá ứng động NCF làm tích luỹ N, E mà người ta có thể xác định ở nước rửa phế nang và ở máu dẫn đến chiêu mộ và hoạt hoá N, E, M (là các tế bào viêm); N từ mao quản phế nang di chuyển vào trong phế nang mà khi rữa phế nang người ta thấy N, E đều tăng lên. Chính N cá NCF đã tham gia gây nên phế nang viêm, N tiết ra protêaza, hydrolaza, các gốc oxy hoá để phá huỷ cấu trúc phế nang. Đại thực bào hoạt đông như người dẫn đường cho quá trình viêm và sinh xơ cũng có khả năng bài tiết ra các men elastaza, collagenaza, cathepsin, acid hydrolaza, đều có thể gây nên tổn thương cho mạng lưới mô liên kết của phổi cũng như tổn thương tế bào. Đại thực bào khi đã hoạt hoá do phức hợp miễn dịch kích thích còn có thể giải phóng ra các gốc oxy tự do và acid hydrolaza tại chỗ. d. Bạch cầu đa nhân trung tính Trong nước rửa phế nang người ta thấy có rất nhiều N, nhưng lại rất ít N trong mô kẽ, có lẽ ở đường thở nhỏ N có nhiều hơn ở phế nang. N sản xuất ra các chất oxy hoá thông qua tác dụng của myeloperoxidaza, các prôtêaza gây độc cho tế bào phổi. Có 1 prôtêaza của N là collagenaza có khả năng gây tổn thương ở thành phế nang và độc tính đối với tế bào phổi mà người ta có thể tìm thấy trong nước rửa phế nang. Tóm lại khi N hoạt hoá thì sẽ giải phóng ra collagenaza, alastaza có khả năng chẻ thớ collagen loại 1 và 2, đồng thời giải phóng ra các gốc oxy tự do, các men này có tác dụng phá huỷ và làm cho colagen ở mô kẽ trở thành vô tổ chức hoá. e. Tế bào lymphô là tế bào chiếm ưu thế ở bệnh phẩm giải phẩu mô bệnh trong khi N lại chiếm ưu thế trong nước rửa phế nang. Ở mô kẽ các limphô loại I chủ yếu là CD8+ hoạt hoá tiết ra các cytokin có thể kích thích và duy trì viêm và xơ: IL-2, IFN-Gamma, TFBβ (yếu tố tăng trưởng u bêta), yếu tố tăng trưởng limphô B, yếu tố hoá ứng động với nguyên bào sợi. f. Bạch cầu ái toan: E tổng hợp ECP và MBP là các prôtêin độc tính có thể gây tôn thương cho tổ chức và làm cho nguyên bào sợi tăng sản. E còn tiết ra collagenaza để chẻ thớ colagen loại I và loại III. g. Quá trình rối loạn tổng hợp collagen: đồng thời phá huỷ colagen dẫn đến tổn thương xơ ở mô kẽ mà trong xơ phổi mô kẽ vô căn mới đầu là phế nang viêm tế bào (N tăng, E tăng) rồi xơ hoá mô kẽ, cuối cùng hình thành phổi tổ ong sau khi phá huỷ mô kẽ. Ở giai đạon đầu của xơ hoá tỷ lệ colagen loại III tăng lên, ở giai đoạn cuối thì chủ yếu là colagen loại I. Lắng đọng colagen là tổn thương ở giai đoạn cuối. Bây giờ người ta có bằng chứng về đảo lộn colagen rất nhiều, có xấp xỉ 10% colagen phổi bị đảo lộn mỗi ngày trên động thực vật nghiệm.
  • 6. Sự đảo lộn colagen này (colagen turn-over) là yếu tố quan trọng trong cơ chế của phế nang viêm xơ hoá vô căn (xơ phổi mô kẽ vô căn). Người ta thấy đậm độ peptid tiền colagem ở máu ngoại vi có tương quan chặt chẽ với DLCO và có thể đây là chỉ số tiến triển của bệnh. * Tóm tắt: phức hợp miễn dịch làm cho đại thực bào phế nang hoạt hoá giải phóng ra AMGF, FCF, Fibronectin, IL-1, interferon để tăng sản nguyên bào sợi dẫn đến tăng sản colagen loại 1 làm tái tổng hợp lộn xộn mô kẽ. NCF do đại thực bào giải phóng ra chiêu mộ và hoạt hoá N, E do đó N ở phế nang sẽ giải phóng ra elastaza, collagenaza các gốc oxy tự do để gây nên đảo lộn colagen ở mô kẽ. Sự rối loạn colagen ở mô kẽ này gây nên xơ phổi mô kẽ. 5. Biểu hiện lâm sàng của xơ phổi mô kẽ lan toả mô căn (phế nang viêm xơ hoá vô căn). 5.1. Lâm sàng - Chi tiết bệnh sử là cần thiết để xác định các yếu tố nguy cơ hô hấp trong quá khứ và hiện tại. - Ít gặp ở Việt Nam, tuổi trung bình của bệnh nhân là 50 nhưng có thể xuất hiện ở trẻ em cho đến người già thường là nam giới. Nguyên nhân có thể do rối loạn miễn dịch hoặc do virút hoặc do di truyền có tính chất gia đình nhưng thể gia đình rất hiếm gặp. - Biểu hiện đầu tiên là khó thở khi gắng sức và ho khan. Toàn thân mệt mỏi, chán ăn, sút cân, 30% số bệnh nhân có triệu chứng giống như nhiễm virút đường hô hấp. Khám phổi: thấy ran nổ nhỏ hạt và ran Velcro (giống tiếng bóc băng dính trên da), nghe rõ ở cuối thì thở vào ở đáy phổi mặt sau. Có thể có triệu chứng của cao áp động mạch phổi. Ngón tay khum gặp ở 2/3 số trường hợp xuất hiện muộn hơn. 5.2. Xquang phổi - Chụp X quang ngực và chụp cắt lớp điện toán độ phân giải cao (HRCT: High resolution CT) Sự quan tâm của bác sĩ đến hình ảnh lồng ngực khi được hô hấp nên thực hiện thường xuyên để đánh giá ở những bệnh nhân với ILD. Với bệnh nhân mà việc chẩn đoán là không chắc chắn sau khi chụp X quang ngực và đánh giá lâm sàng, HRCT là sự lựa chọn tiếp theo. HRCT có giá trị trong việc phát hiện ILD ở bệnh nhân có X quang ngực bình thường. Trong việc thiết lập lâm sàng thích hợp, xuất hiện trên HRCT có thể thể hiện đầy đủ đặc trưng để loại trừ sự cần thiết cho BAL hoặc phổi sinh thiết và xác nhận mô bệnh học. Những nhà X Quang liên quan đến việc xác định giao thức và diễn giải của HRCT đòi hỏi phải có chuyên môn về kỹ thuật này và phải đảm bảo chất lượng và liều lượng bức xạ thích
  • 7. hợp được giao thức sử dụng. Ít nhất phải có một người được đào tạo về X quang ngực và HRCT. Cần xem xét để thành lập một bảng tham chiếu với chuyên môn cụ thể trong HRCT. - Bình thường ở giai đoạn đầu: 14% trường hợp sinh thiết phổi chẩn đoán (+) nhưng Xquang phổi bình thường chủ yếu là DIP. - Hình ảnh kính mờ (chủ yếu ở đáy phổi dưới màng phổi). - Hình ảnh lưới nốt nhỏ lan toả chiếm ưu thế ở vùng dưới của phổi hai bên. - Có tác giả cho rằng đặc điểm của viêm phổi mô kẽ tróc vảy là bóng mờ tam giác từ rốn phổi xuống đáy nhưng tôn trọng góc sườn hoành. - Phổi tổ ong ở màng dưới màng phổi. - Phổi bị xơ nên co kéo và nhỏ lại Độ chính xác của chẩn đoán đạt được 77% với chụp Xquang lồng ngực nhưng tăng lên 93% với chụp cắt lớp vi tính. Chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện được bệnh trước khi Xquang chuẩn bất thường. Tổn thương ở vùng đáy phổi ở giai đoạn sớm, khi bệnh nặng thì tổn thương lan ra các vùng khác và vào trung tâm; dấu hiệu đặc trưng của xơ phổi mô kẽ vô căn là có một vành tăng tỷ trọng nhiều. Hình ảnh kính mờ chiếm ưu thế thì tiên lượng tốt hơn so với hình ảnh hỗn hơp mà lưới chiếm ưu thế. Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT scanner) có giá trị để xác định độ lan rộng của xơ phổi, trong thể hoạt động mới, chụp bằng kỹ thuật này thấy các vùng rải rác tăng tỷ trọng dưới dạng kính mờ chủ yếu ở thuỳ dưới, dưới màng phổi, còn có thể thấy các ổ kén khí nhỏ từ 2mm đến 20mm đó là hình ảnh tổ ong ở giai đoạn cuối. Phim chụp cắt lớp vi tính còn định hưóng cho sinh thiết phổi. 5.3. Thăm dò chức năng hô hấp + Tất cả các bệnh nhân với ILD nên nghỉ ngơi và đo phế dung ký và trao đổi khí như đã trình bày, cùng nhau cung cấp một biện pháp hợp lý trong mức độ nghiêm trọng của bệnh. + Trong xơ hóa phổi vô căn (IPF: Idiopathic pulmonary fibrosis, một dạng xơ phổi có hình ảnh mô bệnh học như UIP) và viêm phổi mô kẽ không đặc hiệu (NSIP), những mức độ TLCO như đã trình bày là một hướng dẫn đáng tin cậy hơn so với các trị số chức năng phổi nghỉ ngơi khác. Mức TLCO ít hơn 40% chỉ mang tính ước lượng của bệnh viêm phổi mô kẽ vô căn xơ hoá (IIP). + Trong IPF đường cơ bản > 10% (FVC) hoặc > 15% trong TLCO trong 6-12 tháng đầu tiên xác định bệnh nhân có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều. [B] + Bão hòa trong thời gian thử nghiệm 6 phút đi bộ như đã trình bày là một yếu tố quyết định dự báo mạnh hơn trong IPF hơn là chức năng phổi nghỉ ngơi... Tuy nhiên, các nghiên cứu
  • 8. bổ sung được yêu cầu phải xác định vai trò của các thử nghiệm thực hiện thường xuyên và theo dõi cả trong IPF và ILDs khác. + Dữ liệu tối đa có thể thực hiện ít hơn chức năng phổi nghỉ ngơi trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của ILD nhưng đôi khi hữu ích, khi bình thường, trong lâm sàng không bao gồm bệnh phổi lan tỏa đáng kể. - Rối loạn thông khí hạn chế điển hình (dung tích sống giảm, dung tích toàn phổi tăng). - paO2 giảm khi gắng sức rồi khi và PACO2 giảm do tăng thông khí phổi bù mạn tính. -Sức nở phổi tĩnh giảm. -DLCO giảm, có hội chứng blôc phế nang mao mạch. 5.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác. - Bơm Rửa phế quản phế nang (BAL) và/hoặc sinh thiết phổi xuyên phế quản (TBLB) khi cần thiết, phải được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị. BAL nên được xem xét trong tất cả các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng, bệnh ác tính và một số ILDs. Trong trường hợp này, BAL có thể được dùng để chẩn đoán. BAL là không cần thiết như một công cụ chẩn đoán ở bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và hình ảnh điển hình của IPF trên HRCT. Với bệnh nhân mà việc chẩn đoán là không chắc chắn sau khi đánh giá lâm sàng và HRCT, cấu hình tiêu biểu BAL di động có thể cho phép chẩn đoán viêm phổi nhạy cảm hoặc sarcoidosis được thực hiện với sự tin tưởng lớn hơn. Trong trường hợp chẩn đoán là không chắc chắn và BAL được coi là thủ tục phải được thực hiện tại một trung tâm khu vực có chuyên môn kỹ thuật trong các thủ tục và phân tích các mẫu BAL. Trong nước rửa phế nang ta thấy đại thực bào phế nang, tế bào lymphô, bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ái toan phản ánh loại viêm phế nang, nhưng thường gặp phế nang viêm tăng bạch cầu đa nhân trung tính (10-20%) đây là chỉ số dự báo bệnh tăng tế bào lymphô tương quan với viêm ở vách phế nang. BAL nên được thực hiện trong tất cả các bệnh nhân trải qua TBLB. TBLB là thủ tục ban đầu của sự lựa chọn ở những bệnh nhân có thể có ILDs trong đó có một số lượng nhỏ có thể được chẩn đoán, đặc biệt là căn bệnh này có xu hướng cho sự tham gia bronchocentric. HRCT nên được sử dụng để hướng dẫn sinh thiết. Bốn đến sáu mẫu vật TBLB nên được thực hiện. Trong trường hợp có nghi ngờ sarcoidosis, các mẫu sinh thiết ngoài TBLB được khuyến cáo vì chúng kết hợp với bệnh suất thấp và tăng sản lượng chẩn đoán TBLB không được khuyến cáo như là lựa chọn sinh thiết ban đầu trong trường hợp nghi ngờ IPF và không đáng tin cậy trong chẩn đoán bệnh phổi hiếm (trừ proteinosis phế nang). Phẫu thuật sinh thiết phổi, khi cần thiết, phải được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị.
  • 9. Một chẩn đoán bệnh lý chắc chắn của IPF hoặc những viêm phổi khác chỉ có thể được thực hiện nếu một phẫu thuật sinh thiết phổi được lấy. Một chẩn đoán lâm sàng tin cậy của IPF có thể đạt được thực hiện trong sự hiện diện của HRCT đặc trưng và những phát hiện lâm sàng. Nếu một sinh thiết phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ viêm phổi mô kẽ, nhiều hơn một mẫu sinh thiết phải được thực hiện từ nhiều hơn một vị trí, tốt nhất từ các thùy khác nhau. Nhiều sinh thiết phổi nhiều thuỳ kỹ thuật dễ dàng hơn bởi phẩu thuật nội soi hỗ trợ video(VATS) hơn là sinh thiết phổi mở . VATS cũng ít đau sau mổ hơn so với sinh thiết phổi mở. Ở bệnh nhân nghi ngờ IIP, khu vực trung gian bất thường hoặc tương đối phổi bình thường liền kề với các khu vực của các dạng tổ ong nên được nhắm mục tiêu thành lập với mục tiêu cụ thể của việc xác định UIP nếu có. Bệnh phẩm lấy vào sinh thiết xuyên thành phế quản hoặc sinh thiết phổi qua soi lồng ngực thấy tổn thương mô bệnh không thuần nhất về khu trú và mức độ; có thâm nhiễm tế bào, đại thưc bào và xơ ở vách phế nang. -Chụp xạ nhấp nháy phổi gallium 67 thấy hình ảnh xạ cố định chủ yếu vào đại thực bào hoạt hoá và lan toả ở nhu mô phổi. Tăng cố định gallium 67 gặp 70% các trường hợp mô phổi xơ kẽ vô căn; phế nang viêm nhiều thì cố định nhiều. -Các xét nghiệm sinh hoá: • Tốc độ lắng máu có thể tăng cao. • Ít khi thấy hồng cầu tăng cao mặc dầu bệnh nhân thường xuyên thiếu oxy máu. • α2 và γ-globulin tăng cao. • Từ 20-40% tìm thấy kháng thể kháng nhân, yếu tố dạng thấp và phức hợp miễn dịch lưu hành. Kháng thể kháng nhân tỷ lệ ít hơn. 5.5. Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng, Xquang phổi, thăm dò thông khí phổi chụp xạ gallium 67 và rửa phế nang nhất là dựa vào chẩn đoán mô bệnh (sinh thiết phổi qua soi màng phổi) để phân biệt chẩn đoán với xơ phổi mô kẽ biết rõ nguyên nhân như: bệnh mô bào huyết X (cần xét nghiệm siêu cấu trúc để tìm thể X); bệnh bụi phổi silic, bệnh sarcoidosis v. v… và dựa vào đáp ứng điều trị với corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch. Bảng 2 trình bày tiêu chuẩn để chẩn đoán xơ hóa phổi vô căn (IPF) trong trường hợp không có phẫu thuật sinh thiết phổi Theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ(ATS) / Hội Hô Hấp Châu Âu (ERS) Theo Bousquet C; Lesnik A, Vernhet H và CS (1996) thì phát hiện xơ phổi bằng Xquang có kết quả sau: chụp thẳng có Se (độ nhạy) 64%, Sp (độ đặc hiệu) 78% còn chụp nghiêng Se
  • 10. 76% và Sp 76%. Như vậy, bao giờ cũng phải chụp phim phổi nghiên vì độ nhạy cao hơn phim chụp thẳng. Bảng 2. Theo Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ(ATS) / Hội Hô Hấp Châu Âu (ERS) tiêu chuẩn để chẩn đoán xơ hóa phổi vô căn (IPF) trong trường hợp không có phẫu thuật sinh thiết phổi Tiêu chuẩn chính Tiêu chuẩn phụ + Loại trừ một số nguyên nhân đã biết của bệnh phổi mô kẽ (ILD) như độc tính thuốc, những tiếp xúc với môi trường và những bệnh mô liên kết + Độ tuổi > 50 + Những nghiên cứu chức năng phổi bất thường bao gồm sự hạn chế (giảm VC, thường đi kèm với việc tăng tỷ lệ FEV1/FVC) và trao đổi khí kém (tăng P (A-a)O2, giảm PaO2 khi nghỉ ngơi hay hoạt động hoặc giảm TLCO) + Ran nổ thì hít vào hai đáy phổi (ran khô hoặc theo kiểu‘‘Velcro’’) + Những bất thường hệ lưới hai đáy phổi với dấu hiệu kính mờ trên hình ảnh chụp cắt lớp điện toán độ phân giải cao( HRCT ) + Khó thở ngấm ngầm khi gắng sức. + Sinh thiết phổi xuyên phế quản hoặc bơm rửa phế quản phế nang (BAL ) cho thấy không có tính năng để hỗ trợ một chẩn đoán tương tự + Thời gian bệnh > 3 tháng BAL, bơm rửa phế quản phế nang; FEV1, thể tích khí thở ra tối đa trong giây đàu tiên; FVC, thể tích khí thở ra tối đa ; HRCT, máy chụp cắt lớp điện toán có độ phân giải cao; ILD, bệnh phổi mô kẽ, P (A-a) O2, sự khác biệt giữa áp lực phế nang và động mạch; PaO2, áp lực oxy động mạch ; TLCO, yếu tố chuyên chở CO; VC, dung tích sống. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ Sự thay đổi phân loại gần đây đã dẫn đến việc đánh giá lại cách thức chẩn đoán được, và nên được, đạt được trong thực hành lâm sàng. Trong thế kỷ qua, “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán ILD được nhận rộng rãi là một chẩn đoán mô học dựa trên phẫu thuật sinh thiết. Thông tin chẩn đoán lâm sàng và X-quang là sự thay thế không đạt yêu cầu cho mô học. Tuy nhiên, những hạn chế của chẩn đoán chỉ dựa vào mô học ngày càng được công nhận. Ở nhiều bệnh nhân bệnh quá nặng không thể thực hiện một ca phẫu thuật sinh thiết. Quá trình này không áp dụng cho bệnh nhân và bác sĩ cũng như người cao tuổi. Hơn nữa, như với những xét nghiệm chẩn đoán khác, có một sự thay đổi đáng kể về quá trình theo dõi. Trong một
  • 11. nghiên cứu được thực hiện tại Anh, mức độ của sự chẩn đoán đầu tiên là dưới mức giới hạn của những gì được xem là hữu ích về phương diện lâm sàng. Trong nhiều trường hợp, những đặc điểm về mô học là ''trung gian (ví dụ, các đặc điểm tương ứng với hai hoặc nhiều chẩn đoán). Cần nhấn mạnh rằng sự khác nhau chẩn đoán là mơ hồ tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của những chuyên gia HRCT, đặc biệt nhiều trường hợp khó khăn đối với phẫu thuật sinh thiết. Một yếu tố khác trong việc đánh giá mô học của sinh thiết phổi là lỗi lấy mẫu: khả năng mà một mẫu sinh thiết được chọn từ một vùng không điển hình của quá trình bệnh. Một xét nghiệm không được xem là một “tiêu chuẩn vàng” chẩn đoán nếu: (1) không thực hiện ở một số lượng lớn bệnh nhân, (2) sự khác biệt giữa người đọc lớn; và (3) cung cấp thông tin không tiêu biểu trong một số trường hợp. Tuy nhiên, có căn cứ bổ sung để khẳng định rằng tất cả các bệnh nhân với IIP nên trải qua một cuộc phẫu thuật sinh thiết bất cứ khi nào có thể. Như đã thảo luận, một chẩn đoán của IPF có thể được dựa trên những dấu hiệu điển hình trên HRCT và tình trạng lâm sàng tương ứng trong khoảng 70% trường hợp, và trong trường hợp này, một phẫu thuật sinh thiết là không hữu ích. Tuy nhiên, một phẫu thuật sinh thiết thường là vô giá đối với các bệnh nhân có ít đặc điểm Xquang điển hình. Theo kinh nghiệm rút ra phẫu thuật sinh thiết chẩn đoán sẽ được mở rộng cho những dạng bệnh chỉ dựa vào lâm sàng X-quang cổ điển. Ví dụ, chẩn đoán RBILD được chấp nhận là an toàn khi dựa trên những nghiên cứu HRCT đối với một người hút thuốc hiện nay, đặc biệt là khi những nghiên cứu BAL cũng phù hợp. Phẫu thuật sinh thiết cũng có thể gây hiểu lầm nếu xem xét môt phương diện cô lập và không có sự phối hợp của thông tin lâm sàng và X-quang. Trong viêm phổi mẫn cảm (HP), triệu chứng mô học điển hình không xuất hiện trong một số ít trường hợp, với cả hai mẫu bệnh gặp phải UIP-và NSIP. UIP có thể xảy ra trong bệnh mô liên kết, nhưng kết quả trái ngược với IPF, không thống nhất. Do đó, chẩn đoán bệnh phổi lan tỏa đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa ngành với những thông tin về lâm sàng, X-quang và mô học. Phương pháp này lần đầu tiên được chính thức đánh giá trong một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân bị nghi ngờ liên quan đến IPF bởi những bác sĩ và nhà bệnh lý học hàng đầu. Những kết luận chính liên quan đến sự so sánh giữa chẩn đoán của những bác sĩ lâm sàng, chẩn đoán mô học được thực hiện bởi nhà bệnh lý học và những chẩn đoán cuối cùng đạt được sau cuộc thảo luận chung của tất cả những người tham gia. Ở những bệnh nhân mà không có triệu chứng lâm sang điển hình và đặc điểm trên HRCT của IPF, việc chẩn đoán lâm sang hình ảnh thay đổi trong khoảng một nửa và chẩn đoán mô học thay đổi trong khoảng 25% trường hợp so với kết luận chẩn đoán cuối cùng. Như vậy,
  • 12. trong khi thông tin về mô học có ảnh hưởng nhiều hơn thì không có sự đánh giá duy nhất được thống nhất. Nghiên cứu này phù hợp với kinh nghiệm phổ biến rộng rãi rằng, khi thông tin lâm sàng, HRCT và mô học được kiểm tra chung với nhau, việc chẩn đoán cuối cùng thường là vấn đề để đàm phán và thảo luận thường xuyên để đối chiếu kết quả. Phương pháp tiếp cận đa ngành được coi là một '' tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán bệnh phổi lan tỏa. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình thực hành lâm sàng. Trong lịch sử ở Anh quốc và trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe thể hiện trong BTS, bệnh phổi lan tỏa phần lớn được quản lý tại địa phương với các trường hợp khó khăn cho các trung tâm. Việc cung cấp một phương pháp tiếp cận đa ngành đòi hỏi phải mở rộng các trung tâm chuyên về bệnh phổi lan tỏa cộng với việc bồi dưỡng chuyên môn về lâm sàng, HRCT và mô học, được thảo luận sau đây. 5. Mức độ nghiêm trọng và tiến triển của bệnh Theo đánh giá được cung cấp từ việc chụp X quang ngực lúc tốt nhất xấp xỉ mức độ thô của bệnh trong ILD. Xét nghiệm chức năng phổi thường phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh chính xác hơn chụp X quang ngực. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn trong phạm vi bình thường của các xét nghiệm chức năng phổi (thường dao động từ 80% đến 120% giá trị dự đoán từ tuổi tác, giới tính, chủng tộc và chiều cao) là một hạn chế lớn trong việc chuẩn đoán các bệnh nhẹ. Ví dụ, suy giảm rõ rệt trong mức độ (FVC) đến 75% của dự báo không thể thể hiện bất cứ điều gì từ sự suy giảm 5% đến 45% giá trị premorbid. Hơn nữa, xét nghiệm chức năng phổi có thể dễ dàng thất bại bởi quá trình mắc bệnh đồng thời. Ví dụ nghiên cứu rộng rãi nhất là sự pha trộn thường xuyên của khí phế thủng và xơ hoá lên đến 40% bệnh nhân IPF và bảo quản giả với thể tích phổi spirometric và plethysmographic nhưng giảm không cân xứng trong trao đổi khí. Trong bệnh mô liên kết một loạt các quá trình bất thường, bao gồm bệnh mô kẽ , mạch máu phôi’, bệnh màng phổi và bệnh cơ , thường cùng tồn tại nhưng không có nghĩa là độc lập với việc đánh giá mức độ hình thái học, bác sĩ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và phá hủy các mô hình của suy giảm chức năng phổi. Sự ra đời và ứng dụng của HRCT đã cung cấp cho bác sĩ một phương tiện nhạy cảm về mức độ nghiêm trọng của bệnh trong các bệnh phổi lan tỏa, nhưng lại có những hạn chế riêng. Các điểm chính của mức độ bệnh áp dụng trong nghiên cứu lâm sàng không phải là''''người dùng thân thiện trong thực tế thường lệ. Ý nghĩa lâm sàng của những bất thường HRCT tinh tế thường không chắc chắn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh mô liên kết và suy giảm chức năng phổi ở vị thành niên. Trong trường hợp khác, có thể là khó khăn trong việc phân biệt giữa các đặc điểm HRCT bình thường và kính mờ. Trong tất cả các ca thử nghiệm chức năng phổi
  • 13. HRCT bổ sung giúp các bác sĩ làm suy giảm bệnh thường quét HRCT nhưng đặc biệt để nhận ra dự đoán của khí xâm nhập phổi chuyển giao có thể đánh giá thấp HRCT phổ biến và lâm sàng quan trọng. Trong cùng một nguyên tắc áp dụng đối với việc giải thích các thay đổi nối tiếp trong các thử nghiệm chức năng phổi. Giá trị dự báo ngắn hạn thay đổi chức năng nối tiếp đã được điều tra rộng rãi trong IPF và xơ NSIP. Tuy nhiên, dữ liệu nối tiếp cần phải được tích hợp với các cơ sở lâm sàng, HRCT và khi áp dụng mô học thông tin để đạt được ước lượng chính xác nhất có khả năng cho kết quả lâu dài. Vì vậy, việc dung hòa các kết quả xét nghiệm chức năng HRCT và phổi là một phần quan trọng của quá trình đa ngành và sự lặp lại của quá trình đa ngành, tích hợp các quan sát dài, có thể là thông tin như đánh giá ban đầu. 7. Điều trị + Corticosteroid: prednison 1mg/cân nặng/ngày, uống từ 8 đến 12 tuần lễ; theo dõi đánh giá kết quả bằng lân sàng chức năng phổi Xquang và rửa phế nang ; nhưng tiến bộ điều trị sau 1 tháng rưỡi vào khoảng 60% số bệnh nhân. Nếu không có kết quả mà lâm sàng lại nặng lên và chức năng phổi lại xấu đi thì cho predmison 1, 5-2mg/cân nặng/ngày, rồi duy trì liều 0, 25mg/cân nặng/ngày, hoặc 0, 5mg/cân nặng/ngày thời gian kéo dài hơn từ 3 đến 6 tháng. Nếu không có kết quả thì dùng thuốc ức chế miễn dịch. + Cyclohosphamid 1 mg/cân nặng/ngày, uống 1 lần hoặc Azathioprin 1-3 mg/cân nặng/ngày, dùng cùng với prednison 0, 25mg/cân nặng/ngày. + Trong thời gian dùng thuốc ức chế miễn dịch thì phải theo dõi xét nghịêm máu và hồng cầu niệu. + Thuốc kháng colagen: D-Pênicillamin Cichsporin, Colchicin, Interferon α (phong bế sự sao chép gen colagen). Colchicin làm giảm sự giải phóng của đại thực bào ra fibronectin và yếu tố tăng trưởng để gây phế nang viêm; liều dùng 0, 6 mg/24h, tiến bộ và ổn định được 60%. Ở trẻ em có thể dùng chloroquin để thay thế corticoid. + Hiện nay đang nghiên cứu dùng kháng thể kháng cytokin (kháng TNFα hoặc kháng TGFβ) và Interferon-gamma để điều trị xơ phổi do thuốc bleomycin gây nên. + Cho thở oxy: nếu paO2<55mmHg. + Điều trị tâm phế mãn nếu có. + Nếu điều trị nội khoa không có kết quả: ghép phổi một bên ở giai đoạn cuối của xơ phổi mô kẽ đã được áp dụng, 50% số bệnh nhân sống thên được 2 năm. Những tiến bộ trong điều trị bệnh phổi lan tỏa
  • 14. Trong lịch sử có rất ít các thử nghiệm lâm sàng điều trị cho ILDs và đặc biệt là IPF. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây, mặc dù không thể kết luận, đã chỉ ra lợi ích có thể điều trị tại IPF với việc sử dụng IFNc-1b, pirfenidone, bosentan (chưa được công bố bằng văn bản), warfarin gần như thuyết phục nhiều hơn việc sử dụng N-acetylcysteine kết hợp với prednisolone liều thấp và azathioprine. Tuy nhiên, ba điểm xứng đáng được nhấn mạnh đặc biệt là: - Trước tiên, các nguyên tắc này đã được viết trong một thời gian thay đổi nhanh chóng, khó để đưa ra các khuyến cáo về điều trị tốt nhất hiện nay. Vai trò của các liệu pháp chống oxy hóa là một ví dụ tốt về vấn đề này. Có một loạt các quan điểm mạnh mẽ trong các nhóm tổ chức, từ sự hòai nghi đển lạc quan và phản ánh phạm vi hiện tại của quan điểm trong việc biên tập. - Thứ hai, hiện nay không có điều trị cụ thể nào có thể được coi là điều trị tốt nhất hiện tại cho IPF, phổ biến nhất của các bệnh xơ hoá phổi mãn tính và với sự tiên lượng thấp nhất. Tuy nhiên, công nhận và mở rộng các dữ liệu hiện hành, ví dụ, điều trị bằng chất chống oxy hoá được nổi lên từ một nghiên cứu lớn xảy ra ở Mỹ, có thể làm cho nó ngày càng khó khăn để thực hiện các nghiên cứu giả dược được kiểm soát trong khi đối mặt với sự chấp nhận ngày càng tăng của''một chế độ tốt nhất hiện nay ''. Tổ chức hướng dẫn thấy rằng thời điểm đó vẫn chưa được đạt tới, nhưng những tác động có khả năng sâu sắc. IPF có một kết quả tương tự như ung thư phổi và phổ biến hơn rất nhiều với các khối u ác tính ít hơn. Nếu có một sự khác biệt thực sự trong kết quả có thể đạt được với điều trị, có thể là một nhận thức ngày càng tăng rằng căn bệnh này cần được quản lý tại các phòng khám chuyên khoa, chính xác như đã xảy ra trên thế giới. Nếu có nhiều hơn các lợi ích điều trị xuất hiện, quản lý tốt nhất là có thể yêu cầu phương pháp điều trị được kết hợp để đạt được sự điều trị thống nhất, và điều này cũng có thể yêu cầu giám định chuyên môn. Cuối cùng, các bác sĩ hiện đang phải đối mặt với một bộ phận điều trị giữa IPF-trong đó vai trò của viêm nhiễm gây dịch bệnh đã được đặt câu hỏi và một mô hình mô-xơ là bệnh phổi và những bệnh phổi xơ hoá khác trong đó viêm phổi được cho rằng xảy ra trước khi gây xơ hóa. Với liều lượng cao corticosteroid dùng để điều trị, hiện nay được coi là trài ngược với IPF, có thể có một vai trò quan trọng trong một số các bệnh khác trình bày với các hình ảnh lâm sàng truyền thống của CFA hội chứng lâm sàng. Việc sử dụng tối ưu các liệu pháp truyền thống do đó đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác đa ngành.
  • 15. 8. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân của bệnh phổi kẽ. 8.1. Bệnh phổi kẽ có đặc điểm chung là: - Về lâm sàng: khởi đầ lặng lẽ, khó thở khi hoạt động, ho khan, nghe phổi có ran nổ ở cuối kì thở vào sâu, có thể có móng tay khum. - Về Xquang: có hội chứng mô kẽ nhu mô lan tỏa đối xứng cả hai bên, có hình ảnh kính mờ lan toả ở giai đoạn cuối có hình ảnh phổi tổ ong. Chụp cắt lớp có độ phân giải cao rất có ích để chẩn đoán viêm phổi mô kẽ, bệnh bụi phổi Silic, viêm bạch mạch ung thư, bệnh sarcoidosis, bệnh mô bào huyết vv… + Về thăn dò chức năng hô hấp: có hội chứng rối loạn thông khí hạn chế, hội chứng tăng thông khí phổi, hội chứng blôc phế nang mao mạch. + Để chẩn đoán xác định người ta phải áp dụng các kỹ thuật xâm nhập như sinh thiết xuyên thành phế quản (mảnh sinh thiết thường nhỏ) rửa phế nang. Nếu không có kết quả chẩn đoán thì phải soi lồng ngực hoặc phẩu thuật mở lồng ngực tối thiểu để sinh thiết. Còn chụp xạ nhấp nháy với gallium 67 thì không có đặc hiệu và không có giá trị chẩn đoán bệnh, chỉ có phần nào lợi ích trong việc viêm phổi mô kẽ. Với các bệnh phẩm lấy được từ nhu mô phổi, tuỳ theo lâm sàng định hướng về nguyên nhân nào thì người ta có thể làm các xét nghiệm đặc biệt như xét nghiệm khoáng chất đối với bệnh bụi phổi; dùng hiển vi ánh sáng phân cực và nhuộm đỏ congo khi nghĩ đến bệnh thoái hóa dạng tinh bột; soi hiển vi điện tử để xét nghiệm siêu cấu trúc tìm thể X đối với bệnh mô bào huyết X; xác định công thức tế bào và thành phần tế bào trong nước rửa phế nang chẳng hạn nghĩ đến xơ phổi vô căn nếu bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhân ái toan, đại thực bào phế nang chiếm ưu thế; nghĩ đến bệnh saicôđôzơ hoặc viêm phổi tăng cảm (phế nang viêm dị ứng ngoại lai) nếu nước rửa phế nang có tỷ lệ cao limphô T. Ngoài ra có thể tìm vi khuẩn, virút, ký sinh trùng (Pneumocystis carinii) cũng như tế bào ung thư trong nước rửa phế nang (ung thư tiểu phế quản tận-phế nang).
  • 16. Các bước chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ 8.2. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân của bệnh phổi mô kẽ theo hình ảnh Xquang. 8.2.1. Chụp Xquang chuẩn: - Phân bố tổn thương trong phổi. - Tổn thương đa tiểu thuỳ phổi (viêm phổi mô kẽ tróc vảy, viêm phổi tăng cảm). - Chiếm ưu thế ở ngoại vi (xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet (Asbestosis), bệnh colagen, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, BOOP). • Chiếm ưu thế ở trung tâm: bệnh sarcoidosis viêm phổ tăng cảm. • Chiếm ưu thế ở các thuỳ trên: bệnh sarcoidosis, bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi cilic, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh u hạt do tế bào Langerhans (bệnh mô bào huyết X), viêm phổi tăng cảm.
  • 17. • Chiếm ưu thế ở các thuỳ dưới: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet, bệnh colagen. b/ Theo hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính. • Nốt và đường mờ: sarcoidosis, bệnh mô bào huyết X, viêm phổi tăng cảm, bệnh bụi phổi cilic, di căn ung thư, lao tản mạn (lao kê). • Dầy vách phế nang: bệnh bụi phổi abet, xơ phổi mô kẽ nguyên phát, colagen. • Bóng mờ lưới trong tiểu thuỳ phổi: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet, bệnh colagen. • Đường mờ cong dưới màng phổi và dải mờ ở nhu mô: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh bụi phổi abet. • Có các kén nhỏ ở phổi: bệnh mô bào huyết X. • Hình ảnh kính mờ và đông đặc phổi: BOOP, bệnh tích prôtêin phế nang. Hình ảnh kính mờ còn gặp trong viêm phổi mô kẽ tróc vảy, viêm phổi tăng cảm, viêm phổi do thuốc gây nên; hình ảnh đông đặc phổi còn gặp trong viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, ung thư tiểu phế quản phế nang, viêm phổi lipid (nội sinh hoặc ngoại sinh). c/ Theo các dấu hiệu Xquang phối hợp. - Có tràn dịch màng phổi: viêm bạch mạch ung thư, viêm phổi do thuốc, bệnh sarcoidosis, viêm phổi do chiếu xạ, bệnh bụi phổi abet, bệnh colagen. - Sưng hạch trung thất hợac rốn phổi kèo theo: bệnh sarcoidosis, u hạch ác tính, viêm bạch mạch ung thư. Ở bệnh sarcoidosis trung thất-phổi: giai đoạn 1: chỉ có hạch xưng ở rốn phổi hai bên; giai đoạn 2: xưng hạch rốn phổi kết hợp với tổn thương nốt ở hai phổi; giai đoạn 3: tổn thương nhu mô phổi đơn thuần (không còn hạch xưng ở rốn phổi). - Có hạch vôi hoá ở rốn phổi kiểu vỏ trứng: bệnh bụi phổi cilic, bệnh sarcoidosis. - Căng giãn phổi: bệnh xơ hoá cũ, bệnh sarcoidosis giai đoạn 4, bệnh mô bào huyết X, bệnh u xơ thần kinh, viêm phổi tăng cảm mạn tính. - Các nốt vôi hoá dưới da: bệnh xơ cứng bì, viêm cơ bì da. 8.3. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân bệnh phổi mô kẽ theo các xét nghiệm sinh hoá. - Thiếu máu huyết tán: lupút ban đỏ rải rác hội chứng Sharp (viêm tổ chức liên kết hỗn hợp) hội chứng Sharp có những biểu hiện lâm sàng chung cho lupút, xơ cứng bì, viêm bì đa cơ, và có kháng thể kháng RNP, tiến triển lành tính (Walletert B, Perez T. 1996) viêm phổi do thuốc.
  • 18. - Thiếu máu đẳng sắc: bệnh colagen, viêm bạch hạch ung thư. - Thiếu máu do thiếu chất sắt: hội chứng Good Pastue, bệnh Wegener. - Giảm bạch cầu: bệnh colagen, viêm phổi do thuốc. - Tăng bạch cầu: viêm phổi tăng cảm, bệnh Wegener. - Tăng bạch cầu ái toan ở máu ngoại vi bệnh sarcoidosis, viêm phổi do thuốc viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, bệnh Wegener, viêm phổi tăng cảm. - Giảm tiểu cầu: bệnh colagen, viêm phổi do thuốc, viêm phổi lipit. - Tăng γ-globulin máu: bệnh colagen, xơ phổi mô kẽ nguyên phát bệnh sacôiđọzơ, viêm phổi mô kẽ tăng limphô, hội chứng Sjogren, hội chứng Sjogren’s gồm có các triệu chứng của bệnh mô liên kết (viêm khớp dạng thấp) với viếm kết giác mạc khô và khô miệng do thân nhiễm limphoid ở tuyến lệ và tuyến nước bọt; hội chứng này có thể kết hợp với xơ phổi mô kẽ lan toả (Addis B. J và CS 1995), bệnh bụi phổii cilic. - Giảm γ-globulin máu: viêm phổi mô kẽ tăng limphô. - Tự kháng thể (yếu tố dạng thấp, yếu tố kháng nhân): bệnh colagen, bệnh bụi phổi cilic, bệnh xơ phổi mô kẽ nguyên phát, bệnh sarcoidosis, bệnh viêm phổi mô kẽ tăng limphô, bệnh Wegener. - Tăng men chuyển angiotensin: bệnh sarcoidosis, viêm phổi tăng cảm, bệnh bụi phổi cilic, viêm phổi lipid, hội chứng suy hô hấp tiến triển ở người lớn (ARDS). - Phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu: xơ phổi mô kẽ nguyên phát, viêm phổi tăng cảm, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ rải rác, bệnh mô huyết bào X, bệnh Wegener, bệnh sarcoidosis, viêm phổi mô kẽ limphôid. - Tăng canxi máu: bệnh sarcoidosis, viêm bạch mạch ung thư. - Kháng thể kháng màng nền: hội chứng Good Pasture là bệnh phổi tự miễn có ho ra máu, khó thở, thâm nhiễm chung quanh rốn phổi, thiếu máu và suy thân nặng, tổn thương mô bệnh là phế nang viêm xuất huyết, phế nang viêm đại thực bào chứa sắt và viêm ohân thuỳ cầu thận; cơ chế có: do có mặt kháng thể kháng màng nền các mao quản của phổi và cầu thận (Turiaf F và CS 1975). - Kháng thể kháng bào tương (ANCAS): bệnh Wegener. Danh từ u hạt Wegener hạn chế do Carrington và Liebou đưa vào lâm sàng khi có: tổn thương ở phổi và cơ quan ngoài phổi nhưng không có viêm cầu thận; theo kinh điển thì bệnh u hạt Wegener có 3 triệu chứng; viêm dạng hạt và viêm mạch ở đường thở trên và dướic kèm theo viêm cầu thận (Gibbs A. R cà CS 1995). 8.4. Chẩn đoán định hướng nguyên nhân bệnh phổi mô kẽ theo kết quả rửa phế nang.
  • 19. a/ Theo loại tế bào lymphô của nước rửa phế nang - Tế bào lymphô CD4 chiếm ưu thế: bệnh sarcoidosis, lao, bệnh bụi phổi abet, và Bêrylli. - Tế bào lymphô CD8 chiếm ưu thế: viêm phổi tăng cảm, AIDS, bệnh bụi phổi cilic, bệnh mô huyết bào X, bệnh colagen, bệnh phổi do amiodaron, bệnh nấm phổi do blastomycès. b/ Theo công thức tế bào của nước rửa phế nang. - Phế nang viêm tăng tế bào lymphô (>15%) bệnh sarcoidosis, (tăng từ 40% đến 60%), viêm phổi tăng cảm, viêm phổi chiếu xạ, bệnh bụi phổi cilic, bệnh phổi do thuốc viêm bạch mạch ung thư, viêm phổi limphôid, AIDS. - Phế nang viêm bạch cầu đa nhân trung tính (>40%): xơ phổi mô kẽ lan toả nguyên phát, bệnh colagen, viêm phổi tăng cảm, bệnh sarcoidosis giai đoạn cuối, bệnh bụi phổi abet và bụi sắt, bệnh phổi do thuốc. - Phế nang viêm bạch cầu ái toan (>2%): viêm phổi mạn tính tăng bạch cầu ái toan (bệnh carrington), bệnh viêm mạch Churng-Strauss, hội chứng Loffler, bệnh phổi do thuốc, ARDS, xơ cứng bì, bệnh mô huyết bào X, BOOP. - Phế nang viêm hỗn hợp (tăng tỷ lệ L, N, E): lao, bệnh mô huyết bào X. - Phế nang viêm đại thực bào (tăng thành phần tế bào nhưng không thay đổi công thức tế bào): các bệnh bụi phổi, bệnh mô huyết bào X. Tài liệu tham khảo: 1. American Thoracic, Society; European Respiratory, Society (January 2002). "American Thoracic Society/European Respiratory Society International Multidisciplinary Consensus Classification of the Idiopathic Interstitial Pneumonias. This joint statement of the American Thoracic Society (ATS), and the European Respiratory Society (ERS) was adopted by the ATS board of directors, June 2001 and by the ERS Executive Committee, June 2001". Am. J. Respir. Crit. Care Med. 165 (2): 277–304. 2. Bùi Xuân Tám (1999), “Bệnh phổi mô kẽ”, Bệnh hô hấp, tr.696-719. NXB Y học, Hà Nội. 3. Katzenstein AL, Myers JL (1998). "Idiopathic pulmonary fibrosis: clinical relevance of pathologic classification". Am. J. Respir. Crit. Care Med. 157 (4 Pt 1): 1301–15. 4. The Diffuse Parenchymal Lung Disease Group of the British Thoracic Society (1999), “The Diagnosis, Assessment and Treatment of Diffuse Parenchymal Lung Diseases in Adults”. Thorax, 54; (Suppl I). 5. Wells A.U., Hirani N. (2008), “Interstitial lung disease guideline”, Thorax, 63, pp.v1-v58.