SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 104
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẮC NINH
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẮC NINH
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnThị Hồng Nhung
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là
những thông tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
Nhung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, Phòng
đào tạo Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................vii
MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................4
1.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại........4
1.1.1. Tíndụng và rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại .....................4
1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại............................10
1.1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại...............12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại...............................................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại...24
1.2.1. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước
................................................................................................................24
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh........................................................28
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................29
iv
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................29
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.......................................................31
2.2.3. Phương pháp phân tíchthông tin ......................................................31
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..............................................................31
2.3.1. Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng........................................................31
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị rủi ro tín dụng....................................32
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ..........................................33
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH BẮC NINH.............................................................35
3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
chi nhánh Bắc Ninh...................................................................................35
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................35
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh..........................................................36
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh ..................................................37
3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh........................................................37
3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................39
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh....................56
3.3.1. Các yếu tố khách quan.....................................................................56
3.3.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................58
3.3.3. Đánh giá rủi ro tín dụng qua điều tra khách hàng...............................61
3.4. Đánh giá chung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................64
3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................64
v
3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân......................................................................65
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH.................................70
4.1. Định hướng, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh...............................70
4.1.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................70
4.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................71
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh...............................72
4.2.1. Giải pháp nhận biết và xác định rủi ro tín dụng.................................72
4.2.2. Tiếp tục xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo
thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam...75
4.2.3. Giải pháp quản trị và kiểm soát rủi ro tín dụng..................................76
4.2.4. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng .........................................................78
4.2.5. Nâng cao chất lượng độingũ cán bộ của Chi nhánh...........................83
4.3. Kiến nghị...........................................................................................85
4.3.1. Đốivới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...........................................85
4.3.2. Đốivới Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam...............................86
KẾT LUẬN.............................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................88
PHỤ LỤC................................................................................................90
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN
TCTD
NHTM
NH
XHTD
RRTD
TMCP
: Ngân hàng nhà nước
: Tổ chức tín dụng
: Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng
: Xếp hạng tín dụng
: Rủi ro tín dụng
: Thương mại cổ phần
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s ........................................15
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombankchi nhánh Bắc
Ninh giai đoạn 2015-2017 36
Bảng 3.2. Tình hình nợ quá hạn tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2017 37
Bảng 3.3. Tình hình nợ xấu tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 39
Bảng 3.4. Công tác nhận diện rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh .. 41
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về công tác nhận diện rủi ro tại Techcombank
chi nhánh Bắc Ninh 42
Bảng 3.6. Kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại Techcombank ......47
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về công tác đo lường rủi ro tại Techcombank
chi nhánh Bắc Ninh 48
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về hoạt động quản trị và giảm thiểu rủi ro tại
Techcombankchi nhánh Bắc Ninh 52
Bảng 3.9. Tình hình tríchlập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại
được Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 .. 54
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát về công tác xử lý rủi ro tại Techcombank
chi nhánh Bắc Ninh 55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các
hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, hoạt động này tuy thu
được nhiều lợi nhuận những cũng có không ít rủi ro. Rủi ro tín dụng là không
thể tránh khỏi có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Vì vậy, nếu
xảy ra rủi ro tín dụng sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn
tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng tới
toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Đặc biệt với
ngân hàng thương mại ở Việt Nam lợi nhuận thu được từ hoạt động này
thường chiếm khoảng 70% toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng.
Theo quy chuẩn thông lệ quốc tế, cơ chế quản trị rủi ro cho hệ thống
ngân hàng Việt Nam đang dần hoàn thiện và được đánh giá khá chặt chẽ. Tuy
nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng ực tự quản trị rủi ro của
các ngân hàng thương mại, việc quản trị rủi ro tín dụng luôn trở thành vấn đề
mang tính cấp thiết là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào trong
đó có Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Nhất là trong môi trường kinh doanh khó khăn này đòi hỏi các ngân hàng phải
thực sự nỗ lực, mục tiêu mà Techcombank đặt ra và định hướng phát triển
“Trở thành ngân hàng TMCP số 1 tại Việt Nam", để đạt được mục tiêu đề ra
Techcombank xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược
đổi mới này của Techcombank đẩy mạnh việc củng cố chất lượng tín dụng,
kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, song song với
việc củng cố lại cơ cấu tổ chức ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Để
thực hiện tốt mục tiêu ngày trong những năm qua ngân hàng Techcombank đã
quán triệt nội dung quản trị tốt rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng.
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng
và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Là một chi nhánh của ngân hàng
Techcombank, ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh không ngừng
phấn đấu trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất sắc của hệ thống
2
ngân hàng doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, góp phần vào sự phát triển
của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc
Ninh hoạt động tín dụng đang khá phát triển và mang lại nhiều thu nhập cho
ngân hàng. Tuy nhiên, do thực hiện chiến lược phát triển tín dụng mà ngân
hàng vẫn chưa chú trọng đến chất lượng tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh vẫn chưa được chú
trọng quan tâm sát sao. Bên cạnh đó , cho đến thời điểm này vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị
rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi
nhánh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mụctiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh, từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị rủi ro
tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
- Phân tích đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương
Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi
nhánh Bắc Ninh.
- Thời gian: số liệu nghiên cứu đánh giá được thu thập trong giai
đoạn từ năm 2015 - 2017.
- Nội dung: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng
như thực tiễn.
Về mặt lý luận, sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến
rủi ro và quản trị rủi ro (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc
điểm nhận dạng và các lý thuyết liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro…).
Về mặt thực tiễn, sẽ cung cấp cơ sở khoa học và giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
Chương 4: Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro
tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh
Bắc Ninh.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Kháiniệm về tín dụng
Căn cứ theo Khoản 01 Điều 02 Thông tư 39 của NHNN Việt Nam
“Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đối với khách hàng” thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo
đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để
sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi” [10].
Căn cứ theo Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng thì “Hoạt động tín dụng
là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín
dụng” [18].
Căn cứ theo Điều 49 Luật các Tổ chức tín dụng về “Cấp tín dụng” thì
TCTD được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay,
chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính
và các hình thức khác theo quy định của NHNN [18].
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người cho vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi suất. Bên
đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay
khi đến hạn thanh toán [2].
1.1.1.2. Đặcđiểm của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay
bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng
trong nền kinh tế quốc dân.
5
Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành
phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của ngân
hàng như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương
đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Trường
hợp nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng
hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu
thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình
trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp
mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng
lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.
Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các
hình thức khác là:
Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của
các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn
bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các
nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp
với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
1.1.1.3. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Theo Uỷ ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc
bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản
đã cam kết”. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao
ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm
nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi [6].
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
6
động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết’’[12].
1.1.1.4. Phânloại rủi ro tín dụng
* Căn cứ vào nguyên nhân phátsinh rủi ro, rủi ro tín dụng ngân hàng
có thể chia ra thành các loại sau:
- Rủi ro danh mục là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng,
được chia thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại (còn gọi là rủi ro bản chất): xuất phát từ các yếu tố, các
đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi khách hàng vay hoặc
ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc
điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Khi thiếu sự đa dạng hoá, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tập trung và
rủi ro nội tại. Điều này cũng gợi ý một trong những cách kiểm soát rủi ro danh
mục là đa dạng hoá, đặt những giới hạn tập trung, đưa ra những giới hạn về tỷ
lệ dư nợ vay tối đa đối với ngành hoặc doanh nghiệp có độ rủi ro cao.
- Rủi ro giao dịch là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do
những hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng và xét duyệt khi
ngân hàng lựa chọn những phương án cho vay; rủi ro phát sinh từ các tiêu
chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản
đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, và mức cho vay trên giá trị của
tài sản đảm bảo.
Rủi ro giao dịch gồm ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo
đảm và rủi ro nghiệp vụ.
7
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả
để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo,
hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
* Căn cứ theo tính khách quan, chủ quancủa nguyên nhân
- Rủi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như
thiên tai, dịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến
khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế
độ chính sách.
- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và
người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay vì những lý do chủ
quan khác.
* Căn cứ vào hoạtđộng nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân
hàng - Rủi ro nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi
đã quá hạn.
Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín
dụng của ngân hàng, báo hiệu các rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng.
Khi phát sinh các khoản nợ quá hạn sẽ khiến cho ngân hàng phải đối mặt với
các rủi ro không thu hồi được khoản đã cho vay điều này đe doạ sự phát triển
ổn định của ngân hàng cũng như đối với toàn hệ thống các TCTD và của môi
trường kinh tế vĩ mô.
8
- Rủi ro ứ đọng vốn và thiếu vốn
Trong kinh tế thị trường, với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt
động chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay, nếu hai khâu trong chu
trình hoạt động này không tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thì
rủi ro sẽ phát sinh. Cụ thể:
+ Rủi ro đọng vốn: là hiện tượng vốn huy động của ngân hàng lớn hơn
so với vốn cho vay. Việc đọng vốn này khiến cho ngân hàng tăng chi phí,
giảm thu nhập, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ.
+ Rủi ro thiếu vốn: nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng gia tăng
nhưng nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, hoặc
nguồn vốn không đáp ứng được chi trả các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi
tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản chi phí khác, khi ấy các ngân hàng
phải đối mặt với rủi ro.
Dù với cáchphân loại nào đi nữa thì mọi loại rủi ro tín dụng đều phải
được quan tâm đặc biệt để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tổn thất mà ngân hàng phải
gánh chịu.
1.1.1.5. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Quản lí rủi ro tín dụng
cần xác định những nguyên nhân cụ thể, xác thực gây rủi ro tín dụng để có
biện pháp hạn chế.
* Nguyên nhân thuộcvề ngân hàng
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Tùy theo chiến lược kinh
doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác
nhau, ví dụ ngân hàng A có thể chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn nhằm
thu được một mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc một thị phần lớn hơn,
trong khi đó, một Ngân hàng B chỉ chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhỏ mặc dù các
khoản lợi nhuận kỳ vọng chỉ ở mức trung bình,song có độ an toàn cao hơn so
với ngân hàng A.
9
- Bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt
động ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, mang lại nhiều
lợi nhuận hơn song mức độ rủi ro còn cao hơn. Tùy thuộc vào mức độ phức
tạp của các hoạt động ngân hàng mà xác định được khả năng chấp nhận rủi ro
của mình. Ngân hàng tiến hành mở rộng hay đưa ra một sản phẩm tín dụng
mới phải phù hợp về mức độ tin cậy đối với khả năng trả nợ của người vay.
Các rủi ro trong từng sản phẩm mang tính chất đặc thù riêng biệt, do đó ngân
hàng cần xác định các rủi ro thông qua bản chất của từng sản phẩm và thực
hiện biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất theo các tiêu chuẩn cho từng loại.
- Áp lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng: Hiện nay khi các ngân
hàng đang bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, các khoản tín dụng
được chấp nhận dễ dàng hơn nhằm tăng thêm thị phần cho ngân hàng song
cũng đem lại nhiều rủi ro hơn.
- Mức độ tập trung của danh mục tín dụng: Mức độ tập trung trong
danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của
danh mục tín dụng. Một khoản vay mang một đặc điểm bất lợi nào đó sẽ có
khả năng gây ra thất thoát trầm trọng hơn nếu ngân hàng có mức độ tập trung
cao vào các khoản cho vay có cùng các đặc điểm này. Ngân hàng có thể hạn
chế các rủi ro do tập trung trong danh mục tín dụng bằng cách thường xuyên
đánh giá rủi ro trong từng thị trường, trong từng ngành, từng vị trí địa lí, sản
phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn, từ đó bảo đảm
duy trì một danh mục tín dụng đa dạng.
- Xuấtpháttừ cán bộ tín dụng: Trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ
nghiệp vụ chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về lĩnh vực mà ngân
hàng định đầu tư, không am hiểu luật pháp.
* Nguyên nhân thuộcvề khách hàng
Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ năng lực quản lí của khách
hàng, bao gồm:
10
- Khả năng quản lí trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng không tốt
dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Sự yếu kém trong việc tính toán những bất trắc có thể xảy ra trong
tương lai của khách hàng hoặc do họ quá mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi
nhuận cao.
- Sự không minh bạch về tài chính của khách hàng gây khó khăn cho
ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro.
-Tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng,
khiến cho nguồn vốn thu hồi chậm và không hiệu quả
1.1.2. Quảntrị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Kháiniệm quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt
động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín
dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận được.
Công tác quản trị này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơ xin vay vốn,
thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng, việc thực hiện giải ngân và
kiểm soát từ khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Đây không phải
là một vấn đề dễ dàng thực hiện [16].
1.1.2.2. Mụctiêu của quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng phải được quan tâm và đáp ứng các mục tiêu sau:
- Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao,
ít rủi ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hoá để hỗ trợ thanh khoản.
- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác
nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.
- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công
việc trong quá trình cho vay; có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ. Đảm bảo
phản ảnh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích đủ dự
phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
11
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và
xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đốivới danh mục tín dụng.
1.1.2.3. Sựcần thiết phảinâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động
tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa
ra các biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc
và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.
Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả liên quan đến việc quản lý chặt chẽ
mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tín dụng
trong nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như chất lượng tín dụng, mức độ
tập trung, thời gian đáo hạn, hình thức bảo đảm tiền vay.
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại kinh doanh đặc biệt, tiềm
ẩn nhiều rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Hoạt động kinh doanh của các
NHTM là dùng uy tín của chính ngân hàng để có thể thu hút nguồn vốn huy
động và dùng năng lực quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng để sử
dụng nguồn vốn huy động được và phát triển các dịch vụ khác với tư cách là
người “đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ
ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ
rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh NH có nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên
NH không thể tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được
phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô
quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì
hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của các
NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro. Khi rủi ro quá lớn đến mức các NHTM
mất khả năng thanh toán khi đó sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.
12
1.1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Nhậndiện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống
trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nhận diện rủi ro tín dụng
bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động
tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được
tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo
được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những giải
pháp tối ưu để xử lý kịp thời; là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực
hiện mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu qua kinh doanh cho
ngân hàng. Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro rất phức tạp, các nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng rất đa dạng. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng các dấu hiệu
để nhận biết rủi ro điển hình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
như: Nhóm dấu hiệu từ phía ngân hàng, nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng.
Về phía ngân hàng:
Rủi ro tín dụng được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ
quá hạn, nợ xấu, và dự phòng rủi ro do đó, khi các yếu tố này có xu hướng
thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý
của NH hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh
vực hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho
phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, NH đứng trước nguy cơ rủi ro.
Về phía khách hàng:
Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình
hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc dó, ngân hàng cần nhận biết
được khả năng xảy ra rủi ro để ra quyết định kịp thời. Do đó, để nhận biết rủi
ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm:
13
- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: Phân tích chung toàn bộ
danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ
cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để
đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.
- Phân tích đánh giá khách hàng: Phân tích đánh giá khách hàng nhằm
phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể;
Phân tích đánh giá khách hàng được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách
hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Để có
thể phân tích đánh giá khách hàng cần: Thu thập thông tin về khách hàng có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông
tin về khách hàng thường dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần đây
của khách hàng. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập
thông tin về đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà ngân hàng có
quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ
Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC)…
1.1.3.2. Đolường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi
ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định
lượng rủi ro tín dụng một cách bài bản và áp dụng nhiều phương thức và mô
hình quản trị rủi ro hiện đại:
Đo lường rủi ro khoản vay:
EL = PD x LGD x EAD
(Nguồn:Basel II)
EL (Expected Loss):Tổn thất dự kiến.
PD (Probability of Default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành
hàng đó là bao nhiêu.
LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị
tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.
14
EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách
hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng
chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết
định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã
được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục
các nhân tố có tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho
họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó.
Mô hình điểm số Z
Mô hình này do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các
công ty của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối
với người vay và phụ thuộc vào:
Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xј)
Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của
người vay trong quá khứ. Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5
Trong đó:
X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản
X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản
X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản
X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn
X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược
lại (Trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào
có điểm số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn
15
cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay
cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.
Mô hình xếp hạng của Moody’s
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên
tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp
được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
Bảng 1.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s
Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lượng cao nhất 0,02
Aa Chất lượng cao 0,04
A Chất lượng khá 0,08
Baa Chất lượng vừa 0,2
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8
B Đầu cơ 8,3
* Mô hình xếp hạng tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng
Hệ thống XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương
pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi
suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách
hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát
sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp
hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn.
Mô hình xếp hạng tín dụng:
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến
số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính
được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu
hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi.
Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động
của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp,
16
triển vọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó
chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách
riêng biệt, hơn nữa mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác
nhau. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô
hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh
nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có
điều kiện, phân tích nhiều biến số.
NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tượng xếp loại cá
nhân, doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng. Các mô hình này có thể được điều
chỉnh sau vài năm sử dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn giữa xếp hạng với
thực tế.
Quy trình xếp hạng tín dụng:
Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng
ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các
bước cơ bản sau:
- Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân
tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín dụng khác có liên quan
đến đốitượng xếp hạng.
- Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng . Mức xếp hạng
cuối cùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong xếp
hạng tín dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi.
- Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh
mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp
hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp
hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp
hạng.
Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số
Mục đíchcủa XHTD là để dự đoán những khách hàng có rui ro cao.
Các phương pháp XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê
17
dựa trên sự hồi quy và cây phân loại hoặc các phương pháp vận trù học dựa
trên toán học để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến tính,
qua đó nhà quản trị có quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện tại và
tương lai.
XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng
dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích,
tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các
chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích
ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó
đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang
biểu xếp hạng tương ứng.
1.1.3.3. Quảntrị và giảm thiểu rủi ro tín dụng
Tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro cẩn trọng như các thông lệ về
quản trị rủi ro và các nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel. Thiết lập các chiến
lược, chính sách quản trị rủi ro như sau:
* Xây dựng mụctiêu, chiến lược đúng đắn, phù hợp
Một NHTM có thể hoạt động tốt trên thị trường được hay không phụ
thuộc rất nhiều vào các chính sách, mục tiêu, chiến lược mà ban lãnh đạo đưa
ra. Những yếu tố đó thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo và cũng là kim chỉ
nam cho các hoạt động của NHTM. Muốn vậy, lãnh đạo NHTM phải là
những người thực sự hiểu về tiềm lực ngân hàng mình, vị thế ngân hàng mình,
và phải biết đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh cũng như có thể dự báo được xu
hướng của thị trường để vạch ra được một chiến lược hay mục tiêu đúng đắn
và phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, khi đã có được một mục tiêu cụ thể, thì
Ban lãnh đạo cũng phải đưa ra được những quy trình chuẩn, những giới hạn
chuẩn, hướng dẫn thi hành bằng văn bản phù hợp với các quy định của Nhà
nước, phù hợp với bản thân ngân hàng và điều kiện thực tế của môi trường
kinh doanh để các cán bộ ngân hàng làm cơ sở thực hiện và cũng là một trong
những biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả.
18
Thêm vào đó, mỗi NHTM nên xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn,
đảm bảo các mục tiêu của một chính sách tín dụng là lành mạnh, an toàn, phù
hợp với mục tiêu chiến lược của NHTM trong từng thời kì, quản lý được rủi
ro, đem lại lợi nhuận, sự phát triển cho ngân hàng và đề cao trách nhiệm cá
nhân, tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng đó.
* Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả
Theo quy tắc về quản trị rủi ro tín dụng: đối với một hệ thống hoặc một
ngân hàng độc lập, Hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiệm
phê duyệt và định kỳ xem xét lại chiến lược quản trị RRTD của chính mình.
Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của cơ quan quản lý: Để đảm bảo
tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần vào tăng trưởng
kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của Uỷ ban Basel
về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NHNN đã ban hành
một số văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm ngăn
ngừa và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Thứ hai, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh: Bất kì một hoạt
động kinh doanh nào của ngân hàng cũng diễn ra trong một môi trường nhất
định. Do đó, khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng cần
phải xem xét đến sự tác động của các yếu tố môi trường: tình hình kinh tế, xã
hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, tính chất lĩnh vực mà ngân hàng
cấp tín dụng, khả năng của các đối thủ cạnh tranh trong ngân hàng.
Thứ ba, căn cứ vào chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng: Một
trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng
được các tiêu chuẩn pháp lý và bảo đảm an toàn là việc hình thành một
“Chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả”. Chính sách tín dụng cung cấp cho
cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định
tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng như sau:
19
- Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm
của một danh mục tín dụng tốt, xét theo các tiêu chí như: các loại tín dụng, kỳ
hạn tín dụng, chất lượng tín dụng...)
- Phân cấp thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng
hợp đồng tín dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép
và chữ kí của người có trách nhiệm).
- Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong
nội bộ phòng tín dụng; phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng,
phân công cán bộ chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ tín dụng.
- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn
xin vay của khách hàng, hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn vị vay…
- Các chỉ dẫn, định giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng.
- Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, các
điều kiện hoàn trả nợ vay.
- Quy định những tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các loại tín
dụng, quy định giới hạn tín dụng tối đa.
- Quy định lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng, từ đó hướng tín
dụng vào những lĩnh vực này.
- Các phương pháp ưu tiên trong việc phát hiện, xử lý những khoản tín
dụng có vấn đề.
Thứ tư, căn cứ vào hệ thống nguyên tắc quản trị rủi ro
Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển,
chính sách tín dụng của ngân hàng và cán bộ tín dụng phải tuân thủ các quy
tắc tín dụng được đề ra. Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị RRTD riêng,
hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, hay nói
cách khác là đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận
các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro ngân
hàng gặp phải.
20
Thực hiện nguyên tắc “hai tay bốn mắt” trong hoạt động quản trị
RRTD, thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết mối quan hệ hài
hoà giữa lợi ích và trách nhiệm. Quản trị rủi ro được thực hiện trên toàn danh
mục cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ, và quản trị rủi ro tín
dụng được đặt trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác.
Bên cạnh đó, quản trị rủi ro còn đồng thời thực hiện dự phòng rủi ro đủ
để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra. Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi
ích thu về: chi phí quản trị RRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc
thực hiện nó.
1.1.3.4. Xửlý rủi ro tín dụng
Giám sát là việc theo dõi hoạt động quản trị RRTDđể đảm bảo cho quá
trình quản trị RRTD được diễn ra thường xuyên, liên tục, xác định kịp thời
các loại rủi ro tín dụng, đo lường và theo dõi việc thực hiện đầy đủ các giải
pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến
lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro.
Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và
khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau
nhằm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra. Các biện pháp xử trị rủi ro
thường dựa vào nguồn trích lập dự phòng, hoặc có thể phối hợp xử lý tài sản
đảm bảo, nguồn dự phòng rủi ro tín dụng (cách sử dụng nguồn dự phòng),
đảm bảo vốn an toàn tối thiểu. Kiểm soát theo quy trình tín dụng: trước, trong
và sau khi cho vay, cần có sự tham gia của cả kiểm soát nội bộ và bên ngoài.
- Trích lập dự phòng rủi ro. Khi khách hàng có nợ quá hạn, ngân hàng
phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro để dự phòng cho những tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay.
- Có bộ phận chuyên trách riêng xử lý nợ xấu:
+ Khai thác: cho vay, đầu tư thêm, hoãn hoặc giãn nợ, khoanh nợ, chỉ
định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp
+ Thanh lý: xử lý nợ tồn đọng, thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ
21
1.1.4. Cácyếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại
1.1.4.1. Cácyếu tố khách quan
* Mỗi trường văn hóa - xã hội:
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có tác động hệ thống đến tất cả các
chủ thể trong nền kinh tế nên nó tác động tới hoạt động ngân hàng trên nhiều
phương diện và theo nhiều hướng khác nhau. Với đặc thù của ngành ngân
hàng mang tính nhạy cảm cao nên các biến động của môi trường vĩ mô có thể
gây nên những tác động to lớn. Vì vậy một ngân hàng hoạt động trong điều
kiện môi trường kinh doanh thường biến động nhiều thì yêu cầu đối với hoạt
động quản trị phải càng cao, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa và tài trợ
rủi ro tín dụng.
* Môi trường kinh tế:
Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều tiết trực tiếp và gián tiếp từ
chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Do đó, chính sách tiền tệ và sự thay đổi
của các quy định trong chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia trong từng giai
đoạn mà các ngân hàng cần có sự điều chỉnh trong hoạt động quản trị cũng
như các hoạt động tác nghiệp cụ thể.
* Môi trường pháp lý:
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hầu hết các hoạt động trong
nền kinh tế nên tính hoàn thiện và tính hợp lý trong các quy định của các hệ
thống văn bản pháp lý đều tác động tới hoạt động của ngân hàng và cần phải
được xem xét trong việc đề xuất và tổ chức thực thi các chính sách nói riêng
và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Hệ thống pháp lý đối với hoạt
động quản trị nói chung, đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại nói riêng là những chỉ dẫn cơ bản cho các cấp lãnh đạo ngân
hàng hoạch định các công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình.
22
* Sự cạnh tranh môi trường ngành:
Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và của công tác
quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào việc thu thập thông tin về khách
hàng. Bất cứ ngân hàng nào cũng có những hạn chế về nhân sự, trình độ công
nghệ,... để có thể thu thập thông tin về khách hàng một cách toàn diện và
chính xác. Bên cạnh đó, thông tin về mỗi đối tượng khách hàng rất đa dạng
nên cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản trị của ngân hàng.
1.1.4.2. Cácyếu tố chủ quan
* Chiến lược kinh doanh và mô hình của tổ chức
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả công tác quản trị rủi
ro tín dụng của ngân hàng, bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách
đều phải thông qua cán bộ ngân hàng các cấp.
Để công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao đặt ra yêu cầu cao
về trình độ của các cấp cán bộ ngân hàng:
Đối với lãnh đạo cấp cao cần có khả năng quản lý, khả năng tổ chức và
phân cấp hoạt động, khả năng tổng hợp và phân tích để có thể hệ thống các
thông tin về mọi hoạt động của hệ thống. Từ đó đặt ra chiến lược phát triển,
đưa ra và tổ chức thực hiện các chính sách đó.
Đối với cán bộ ngân hàng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của
ngân hàng cần có khả năng tổ chức hoạt động, khả năng điều hành, khả năng
nhận biết, đánh giá các rủi ro trong hoạt động.
Đối với nhân viên ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng ngân hàng
cần phải có khả năng đánh giá các rủi ro liên quan tới từng đối tượng khách
hàng. Cán bộ ngân hàng luôn phải đề cao đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu,
nếu điều này bị vi phạm gây nên rủi ro tác nghiệp và những hậu quả to lớn đối
với ngân hàng.
23
* Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng:
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc ngân
hàng có đề xuất và thực thi một chính sáchtín dụng và quy trình tín dụng chặt
chẽ, hợp lý hay không. Mọi bất hợp lý trong chính sách tín dụng và quy trình
tín dụng đều có thể dẫn tới những tổn thất cho ngân hàng và gây khó khăn
cho công tác quản trị ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được cụ
thể hóa thông qua chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng.
* Chấtlượng đội ngũ cán bộ:
Sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào luôn gắn liền với đội ngũ nhân
viên và họ luôn là nhân tố quan trọng quyết định chất lương công việc thực
hiện. Nếu nhân viên có năng lực và đáng tin cậy, nhiều quá trình quản trị rủi
ro có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Bên cạnh đó, mặc dù ngân hàng có thiết kế và vận hành các chính sách
và thủ tục quản trị, kiểm soát rủi ro chặt chẽ nhưng đối với đội ngũ nhân viên
kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì
công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng không thể phát huy hiệu quả.
Như vậy, năng lực và đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng sẽ có tác
động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Nếu đội
ngũ cán bộ trung thực có năng lực tốt thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại.
* Hệ thống thông tin tín dụng:
Công tác quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi phải đánh giá và giám sát hoạt
động sử dụng vốn của khách hàng thường xuyên, mà nguồn thông tin quan
trọng nhất là thông tin do chính khách hàng cung cấp. Tuy nhiên độ chính xác
và tin cậy của các thông tin này lại phụ thuộc vào khả năng và ý thức trách
nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp các thông tin đó. Vì vậy hệ thống
24
thông tin tín dụng là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản
trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước
1.2.2.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại Ngân hàng VPBank - Chi nhánh Bắc
Ninh Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng tại VPBank- chi nhánh Bắc
Ninh đã được củng cố và nâng cao đáng kể nhờ thực hiện nhiều biện pháp
quản trị rủi ro được thực hiện. Cụ thể như:
- Thành lập tổ thu hồi nợ, bao gồm thành viên Ban Giám đốc và các
đồng chí lãnh đạo các phòng ban, các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về
công tác tín dụng để thực hiện việc chỉ đạo, phân tích, hỗ trợ các chi nhánh
trong việc tìm giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR. Hàng tuần, tổ thu hồi
nợ có báo cáo tình hình thực hiện, hàng tháng tiến hành họp báo cáo kết quả
thu hồi, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu nợ.
- Đồng thời, tại các chi nhánh loại III trực thuộc VPBank- chi nhánh
Bắc Ninh, hàng tháng tổ chức phân tích từng khoản nợ xấu, nợ đã XLRR
nhằm đánh giá nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đề xuất
biện pháp xử lý phù hợp như ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau; miễn, giảm
lãi tiền vay đối với các khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách
quan,… nhằm tạo điều kiện để khách hàng khắc phục khó khăn. Đồng thời
thực hiện phát mại tài sản hoặc khởi kiện đối với khách hàng cố tình trây ỳ để
thu hồi nợ, phối hợp với toà án, cơ quan thi hành án trong việc xử lý tài sản
bảo đảm.
- Giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR đến
từng tập thể, cá nhân. Giao chỉ tiêu thu, gắn trách nhiệm đối với cán bộ thẩm
định, người kiểm soát khoản vay và người phê duyệt khoản vay để phát sinh
nợ xấu và quyết toán khoán các chỉ tiêu giao khoán làm cơ sở chi lương kinh
doanh cho cán bộ.
Kết quả, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh là 1,59%/tổng dư nợ, đến
cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 1,57%/tổng dư nợ. Năm 2013 thu hồi được
25
21.800 triệu đồng nợ đã XLRR, năm 2014 thu hồi được 25.600 triệu đồng nợ
đã XLRR
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại Ngân hàngVietcombankViệt Nam -
Chi nhánhVĩnh Phúc
Một số giải pháp xử lý rủi ro tại Ngân hàng Vietcombank Việt Nam -
Chi nhánh Vĩnh Phúc đã thực hiện trong thời gian qua:
* Đối với những khoản nợ xấu đã phátsinh:
- Ngân hàng Vietcombank Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc đã thành
lập các ban, tổ triển khai thu hồi nợ xấu. Hàng tháng họp và đánh giá kết quả
thực hiện của từng tổ, lên kế hoạch thực hiện cho những tháng tiếp theo.
- Xây dựng lộ trình xử lý nợ xấu cụ thể từng thời kỳ và có tính chất lâu
dài. Phân loại nợ khách hàng theo đúng quy định, trích lập dự phòng rủi ro
đầy đủ theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ.
- Không ngừng tự kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm
tiền vay và các hồ sơ khác có liên quan bảo đảm tính chất pháp lý nếu phải
đưa ra các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý khoản nợ. Rà soát lại tài
sản bảo đảm của các doanh nghiệp, bổ sung tài sản thế chấp.
- Phân tích nguyên nhân nợ xấu của từng khoản nợ từ đó đánh giá phân
loại cụ thể từng khoản nợ để đưa ra giải pháp xử lý cụ thể:
+ Đối với những khách hàng còn khả năng sản xuất kinh doanh nếu cần
hỗ trợ về vốn để tiếp tục kinh doanh đem lại lợi nhuận để trả nợ cho ngân
hàng thì ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn và bám sát vào nguồn vốn đã đầu
tư để thu hồi càng nhanh càng tốt ít nhất là không để vốn đầu tư thêm bị thất
thoát nhưng lại có thể thu hồi được nợ tồn đọng cũ, làm việc chặt chẽ với các
bên có liên quan đến khoản tiền đầu tư để có những giải pháp thu hồi chặt chẽ
mà trực tiếp ngân hàng sẽ là người cùng tham gia dự án.
+ Đối với những khách hàng không còn khả năng sản xuất kinh doanh,
tài chính suy giảm mạnh không thể phục hồi, nguồn thu từ sản xuất kinh
26
doanh không có thì Chi nhánh động viên chủ doanh nghiệp và gia đình xử lý
các tài sản thế chấp để trả nợ tiền vay cho ngân hàng
+ Đối với những khách hàng có nhiều dự án sản xuất kinh doanh, Chi
nhánh đã tổ chức họp với khách hàng rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh
doanh, đối với những dự án nào không có hiệu quả cần phải thu hẹp và tập
trung vào những dự án mang lại hiệu quả cao trong ngắn hạn để bảo đảm tài
chính cho doanh nghiệp hoạt động cũng như kế hoạch trả nợ tiền vay.
+ Cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng như: Cơ cấu lại thời gian trả
nợ cho phù hợp với nguồn thu của khách hàng, thu gốc trước lãi sau và đặc
biệt đối với những đơn vị sản xuất có hàng tồn kho nhiều không bán được Chi
nhánh đã giới thiệu các khách hàng của ngân hàng tiêu thụ sản phẩm của
những doanh nghiệp đó.
+ Đồng hành cùng với khách hàng trong việc sản xuất kinh doanh, kêu
gọi các đối tác cùng hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các dự án, phương
án kinh doanh mới để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh.
+ Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa
vụ trả nợ của khách hàng.
- Đối với những khách hàng hoặc những người có liên quan đến khoản
vay có ý chống đối, chây ỳ trong vấn đề trả nợ hoặc xử lý tài sản. Chi nhánh
đã kiên quyết trong việc xử lý. Tùy từng trường hợp cụ thể để đưa ra những
quyết định xử lý phù hợp, trường hợp cần thiết phải nhờ đến các cơ quan hỗ
trợ pháp lý như văn phòng luật sư, các cơ quan thi hành pháp luật để cùng vào
cuộc để xử lý khoản nợ.
- Tích cực tìm kiếm khách hàng để bán những tài sản thế chấp, hỗ trợ
người mua tài sản như cho vay, ưu đãi về lãi suất… để có thể bán
được tài sản.
- Đối với các khoản nợ xấu phát sinh, đơn vị cũng đã cử nhiều cán bộ
đến để làm việc với khách hàng từ đó để tìm ra những cán bộ có tâm huyết, có
khả năng, hiểu rõ về hồ sơ vụ việc liên quan đến khoản nợ, hiểu về khách
hàng, khôn khéo trong việc xử lý nợ.
27
* Đối với những khoản nợ đã cho vay hiện naykhách hàng đanghoạt
động bình thường.
- Thực hiện việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay
một cách chặt chẽ.
- Tập huấn cho cán bộ quản lý khoản vay đối với tổ chức kinh tế nhận
diện dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro để có những giải pháp xử lý kịp thời.
- Thường xuyên giám sát hoạt động của doanh nghiệp để có những định
hướng đầu tư cho phù hợp và có hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro có thể
xảy ra.
* Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng đặcbiệt là cán bộ cho vay
doanh nghiệp.
- Thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ do ngân
hàng Công thương Việt Nam tổ chức và thuê các chuyên gia về tận Chi nhánh
tổ chức đào tạo, tập huấn.
- Định kỳ hàng tháng, hàng quý tự tổ chức các lớp tự tập huấn để cán
bộ trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ nội và
ngoại ngành. Đặc biệt quan tâm đến việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Có kế hoạch đào tạo, quy hoạch các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ,
đạo đức vào những vị trí lãnh đạo của đơn vị.
* Thu thập thông tin tín dụng
- Tra cứu thông tin tín dụng qua Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) (là tổ
chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng
thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu
quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân
hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật).
- Thu thập các thông tin từ bên ngoài để nắm bắt các quan hệ vay vốn
của khách hàng.
* Nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát và giám sát khoản vay
Để làm được công việc này ban lãnh đạo đã không ngừng tự học tập để
nâng cao năng lực, trình độ, cùng với cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra
28
và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp từ đó xây dựng các giải pháp
phòng ngừa rủi ro.
Kết quả: Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh là 4,1%/tổng dư nợ,
năm 2013 là 4,7%/tổng dư nợ thì đến năm 2015 giảm xuống còn 0,67%/tổng
dư nợ. Một tỷ lệ nợ xấu rất lý tưởng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó
khăn như hiện nay
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh
Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng
trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng đối với Techcombank
chi nhánh Bắc Ninh như sau:
Thứ nhất, xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các
khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận
thẩm định cho vay và thu nợ, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời
gian cho khách hàng.
Thứ hai, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng.Việc
chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả
chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với
từng khách hàng.
Thứ ba, sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi
ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro…
giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát
khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng
cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc
khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.
Thứ năm, cần thành lập tại mỗi TCTD một bộ phận quản lý rủi ro tín
dụng có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp để có thể quản lý được
hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả.Bộ phận đó phải độc lập với bộ phận
tín dụng tại mỗi TCTD.
29
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro
tín dụng ở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh hiện
nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phươngphápthu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các thông tin số liệu có liên quan, cụ thể là: Các công trình
nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro
tín dụng; các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết
quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc
Ninh qua 3 năm 2015 - 2017…; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam có liên quan.
2.2.1.2. Phươngphápthu thập thông tin sơ cấp
Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra dùng
bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn.
Đối tượng điều tra: Bao gồm cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh và khách hàng của
Techcom bank chi nhánh Bắc Ninh.
Cỡ mẫu điều tra:
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu
nhiên.
30
Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:
n
N
(1 N * e2 )
Trong đó:
n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể. N = 120 (tổng số cán bộ, nhân viên của
Techcombank chi nhánh Bắc Ninh).
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05
n = 120/ (1 +120 * 0,052
) = 92,30. Như vậy, quy mô mẫu điều tra với
nhân viên Techcombank Chi nhánh Bắc Ninh là 95 mẫu.
Áp dụng tương tự đối với khách hàng cúa Techcombank chi nhánh Bắc
Ninh với (N= 330 là số khách hàng giao dịch tại Techcombank chi nhánh Bắc
Ninh trong 1 tuần) ta được: n = 330/ (1 +330 * 0,052
) = 180,82. Như vậy, quy
mô mẫu điều tra với khách hàng của Techcombank Chi nhánh Bắc Ninh là
181 mẫu.
Nội dung phiếu điều tra bao gồm có 2 phần:
- Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đốitượng điều tra.
- Phần 2 của phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá về công tác
quản trị rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh.
Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo bảng sau:
Mức Khoảng Mức đánh giá
1 4,20 - 5,00 Rất đồng ý
2 3,40 - 4,19 Đồng ỳ
3 2,60 - 3,39 Trung bình
4 1,80 - 2,59 Không đồng ý
5 1,00 - 1,79 Hoàn toàn không đồng ý
31
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số
liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được
mã hóa trước khi nhập.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phươngphápthống kê mô tả
Thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu,
đồ thị, biểu đồ… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quản
đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, kết quả và thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015,
2016 và 2017.
2.2.3.2. Phươngphápthống kê so sánh
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một
nội dung tính chất tương tự nhau. Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả,
phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh bao gồm: so sánh nhiệm vụ kế
hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự;
so sánh các yếu tố hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Cácchỉ tiêu hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu tổng dư nợ đo lường quy mô hoạt động và khả năng sử dụng
vốn của ngân hàng.
- Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển
vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh
hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của
Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ tín dụng bìnhquân
32
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng: xác định hiệu quả đầu
tư của một đồng vốn huy động được, nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả
năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động
Dư nợ cho vay
Hiệu suất sử dụng vốn = x 100 Nguồn vốn huy động
2.3.2. Cácchỉ tiêu phản ánh quản trị rủi ro tín dụng
2.3.2.1.Nhậndiện rủi ro lãi suất
Cũng bằng cách thức lấy ý kiến, khảo sát mẫu nghiên cứu, tác giả sẽ
đánh giá thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng của ngân hàng
Techcombank chi nhánh Bắc Ninh đã đạt hiệu quả chưa, có bám sát những
quy định của hội sở cũng như ngân hàng nhà nước hay không.
2.3.3.2. Đolường rủi ro lãi suất
Trong nội dung này, tác giả nghiên cứu trên cơ sở đánh giá sự hài lòng
của đội ngũ nhân viên Chi nhánh đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng. Từ
đó, xác định những kết quả cũng như hạn chế còn tồn tại trong công tác này
của Chi nhánh.
2.3.3.3Tổchức công tác quản trị rủi ro
Tác giả đo lường công tác này qua khảo sát điều tra lấy ý kiến cán bộ
nhân viên ngân hàng. Công tác này là tiền đề để hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng đạt hiệu quả.
2.3.3.4. Tàitrợ rủi ro
Cũng giống các nội dung trên, ở nội dung này tác giả thực hiện phân
tích dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được bằng phương pháp điều tra, khảo sát
mẫu nghiên cứu. Việc nghiên cứu nội dung này giúp tác giả nhận biết được
các công cụ mà ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh đang sử dụng
để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh mình. Đồng thời, qua chỉ tiêu này
cũng giúp tác giả đánh giá được ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại trong
công tác hạn chế rủi ro tín dụng làm cơ sở xây dựng các giải pháp phù hợp.
33
2.3.3. Chỉ tiêu đánhgiá quản trị rủi ro tín dụng
- Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản
ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng.
- Đánh giá thông qua chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng:
* Tổng dư nợ:
Tổng dư nợ = nợ ngắn hạn + nợ trung hạn + nợ dài hạn+ nợ khác
* Tỷ lệ nợ xấu
Công thức:
Nợ xấu + Nợ được xóa
Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng nợ xấu không có khả năng thu hồi đã
được loại khỏi bảng cân đối trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro với
ngân hàng càng nghiêm trọng.
* Tỷ lệ nợ có khả năng mấtvốn (Nợ khó đòi) trên tổng dư nợ.
Công thức:
Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ khó đòi
= x 100%
Tổng dư nợ Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ khó đòi
= x 100%
Nợ xấu Nợ xấu
* Tỷ lệ trích lập quỹdự
phòng Công thức:
Dự phòng RRTD được trích lập
Tỷ lệ trích lập dự phòng = x 100%
Tổng dư nợ
- Nợ đã xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng là khoản nợ được sử dụng
nguồn dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro và hạch toán chuyển khoản nợ đó
ra theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán và tiếp tục theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký, cam kết và thoả thuận với khách hàng.
34
Tổng dư nợ cho vay
Hệ số rủi ro tín dụng = x 100%
Tổng tài sản hiện có
* Kết quả phân loại nợtheo nhóm
Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông
tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5
nhóm nợ. Công thức:
Số dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu= x 100%
Tổng dư nợ
35
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BẮC NINH
3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
chi nhánh Bắc Ninh
3.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng kỹ thương Bắc Ninh được thành lập theo quyết
định số 15/NH-QĐ của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Khi
mới thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh chỉ có 13 người;
nguồn vốn hoạt động ít ỏi; cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn phòng làm
việc phải đi thuê, công cụ lao động chủ yếu là các phương tiện làm việc thủ
công. Bước vào hoạt động kinh doanh với biết bao khó khăn thiếu thốn như
vậy nhưng đã được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng Kỹ thương Việt
Nam, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng
các ngành chức năng trên địa bàn tạo điều kiện giúp Chi nhánh từng bước
trưởng thành và ngày càng phát triển lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin
đối với đông đảo khách hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng Kỹ
thương Việt Nam tại Bắc Ninh hoạt động theo cơ chế Ngân hàng thương mại
cổ phần với tên gọi là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh
Bắc Ninh.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam -
Chi nhánh Bắc Ninh đã trở thành một Ngân hàng lớn trên địa bàn, đội ngũ cán
bộ công nhân viên đã lên đến 120 người. Lúc này, Ngân hàng TMCP Kỹ
thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh có thể nói đã ở tuổi trưởng thành, cán
bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh.
36
Đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế
phù hợp, trên 50% cán bộ công nhân viên có trên năm năm công tác nên có
nghiệp vụ vững vàng và có kinh nghiệm. Tổ chức mạng lưới tương đối hoàn
chỉnh và phù hợp với mô hình hoạt động ngân hàng hiện đại .
3.1.2. Kếtquả hoạt động kinhdoanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2017 được thể hiện bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank
chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục
Năm Năm Năm So sánh (%)
2015 2016 2017 16/15 17/16 Bq
Tổng thu nhập 214.341 224.121 238.015 104,56 106,20 105,38
Tổng chi phí 193.125 200.780 211.427 103,96 105,30 104,63
Lợi nhuận trước thuế 21.216 23.341 26.588 100,59 124,59 112,59
Nguồn:Phòng Kế toán ngân quỹTechcombankchi nhánh BắcNinh
Qua ba năm 2015 - 2017, thu nhập của Techcombank chi nhánh Bắc
Ninh tăng với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 5,38%. Năm 2015
tổng thu nhập của Chi nhánh là 214.341 triệu đồng, đến năm 2017 tổng thu
nhập của Chi nhánh đã tăng lên 238.015 triệu đồng, tăng 23.647 triệu đồng.
Theo đó, chi phí hoạt động của Chi nhánh cũng tăng, chi phí của
Techcombank chi nhánh Bắc Ninh tăng từ 193.125 triệu đồng năm 2015 lên
211.427 triệu đồng năm 2017 tăng 18.302 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng
bình quân trong giai đoạn này là 4,63%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí
thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập nên Chi nhánh kinh doanh luôn thu được
lợi nhuận dương qua các năm, cụ thể:
- Năm 2015 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 21.216 triệu đồng,
năm 2016 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 23.341 triệu đồng, tăng 2.125
triệu đồng, tương ứng tăng 10,02% so với năm 2015.
37
- Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 26.588 triệu đồng
tăng 3.247 triệu đồng, tương ứng tăng 13,91% so với năm 2016.
Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2015-2017 hoạt động kinh doanh của các
NHTM gặp nhiều khó khăn khách quan do xu hướng chung của nền kinh tế
thị trường và áp lực cạnh tranh. Song Techcombank chi nhánh Bắc Ninh vẫn
hoạt động kinh doanh hiệu quả do đã tăng các hoạt động cho vay đi đôi với
việc sử dụng chi phí hợp lý, sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ và thu
hút nhiều khách hàng lớn có uy tín hơn làm cho thu nhập tăng và giảm chi phí
hoạt động. Như vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây
có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận luôn tăng qua các năm. Đây là sự cố gắng
nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và uy tín của Techcombank chi nhánh
Bắc Ninh trên thị trường ngân hàng
3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1.1. Tình hình nợquá hạn
Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả một
phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn. Tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà
chia nợ quá hạn ra các mức khác nhau. Tình hình nợ quá hạn tại
Techcombank chi nhánh Bắc Ninh được thể hiện khái quát qua bảng sau:
Bảng 3.2. Tình hình nợ quá hạn tại Techcombank chi
nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Nội dung
Năm Năm Năm So sánh (%)
2015 2016 2017 16/15 17/16 Bq
Tổng dư nợ 2214,51 2413,08 2719,63 108,97 112,70 110,84
Tổng NQH 47,033 84,629 109,756 179,94 129,69 154,81
Tỷ lệ NQH 2,12 3,51 4,04
Nguồn:Phòng Kế toán ngân quỹTechcombankchi nhánh BắcNinh
38
Nhìn vào bảng 3.2 có thể thấy sự gia tăng nợ quá hạn qua từng năm.
Đây cũng là một điều không thể tránh khỏi khi tín dụng vẫn tăng trưởng đều
đặn qua các năm đi cùng với sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Năm 2015
nợ quá hạn là 47,033 tỷ đồng chiếm 2,12% tổng dư nợ, sang năm 2016 con số
này tăng đột biến lên 84,629 tỷ đồng chiếm 3,51% trong tổng dư nợ và tăng
lên 109,756 tỷ đồng trong năm 2017 chiếm 4,04% tổng dư nợ. Qua đó có thể
thấy được tình trạng đáng báo động của chất lượng tín dụng trong giai đoạn
này. Việc diễn ra tình trạng nợ quá hạn tăng cao tại Techcombank chi nhánh
Bắc Ninh thời gian qua bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số
493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 18/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích
lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại lại và có
nhiều thay đổi so với các năm trước. Đến ngày trả lãi hàng tháng mà khách
hàng không trả được nợ lãi hay gốc thì khoản nợ đó bị chuyển sang nợ nhóm
2, từ đó làm tăng các khoản nợ quá hạn.
Thứ hai, sự biến động giá cả, lãi suất, tỷ giá trên thị trường. Trong giai
đoạn 2015-2017, nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang,
các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất…các nhân tố này tác động gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Giá cả các yếu tố đầu vào
đắt đỏ khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn,
lợi nhuận giảm và khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn giảm.
3.2.1.2. Tình hình nợxấu
Nợ xấu làm giảm thấp lợi nhuận của ngân hàng. Khi nợ xấu cao thì phải
tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận thu được càng thấp. Ngoài
ra, chi phí do nợ xấu là rất lớn, chi trả lãi tiền gửi vì không thu hồi được nợ để
thanh toán, chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí liên quan khác. Điều này làm
giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng và ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh
doanh khác.
39
Ở các nước, nợ quá hạn thường được gọi chung là nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ
xấu của 1 ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động. Ở nước
ta, nợ xấu là các khoản nợ được phân loại nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tình
hình nợ xấu của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 3.3. Tình hình nợ xấu tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Nội dung
Năm Năm Năm So sánh (%)
2015 2016 2017 16/15 17/16 Bq
Tổng dư nợ 2214,51 2413,08 2719,63 108,97 112,70 110,84
Tổng nợ xấu 24,127 28,182 33,214 116,81 117,86 117,33
Tỷ lệ nợ xấu 1,09 1,17 1,22
Nguồn:Phòng Kế toán ngân quỹTechcombankchi nhánh BắcNinh
Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Techcombankchi nhánh Bắc Ninh
trong giai đoạn 2015-2017 có sự biến động. Tổng nợ xấu tại thời điểm
31/12/2015 là 24,127 tỷ đồng chiếm 1,09% tổng dư nợ. Tuy ở dưới mức 2%
nhưng đây cũng là một con số tương đối cao. Đến năm 2016, tổng nợ xấu là
28,182 tỷ đồng tăng 4,055 tỷ đồng, chiếm 1,22% tổng dư nợ. Năm 2017 tổng
nợ xấu tăng lên là 33,214 tỷ đồng chiếm 1,22% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân
của việc gia tăng nợ xấu này là do một số khoản tín dụng cơ cấu lại thời gian
trả nợ và một số khoản không thu được gốc và lãi đúng hạn.
3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh BắcNinh 3.2.2.1. Nhận biếtvà xác
định rủi ro tín dụng
Nhận biết và xác định các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của
các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến
từng cán bộ của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Tuy nhiên, chủ yếu do
Phòng khách hàng thực hiện, bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách
40
hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay,… nên có khả năng phát
hiện kịp thời những biến động bất thường. Thực tế những năm qua cho thấy,
công tác phát hiện rủi ro tín dụng còn mang tính thụ động, chủ yếu xử lý khi
những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh
thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa
chưa tốt. Nguyên nhân tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm
của CBTD; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua phân tích, dự
báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn chưa sát sao, chủ yếu dựa vào
báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.
Để nhận biết, xác định RRTD, Techcombank chi nhánh Bắc Ninh xây
dựng một hệ thống các dấu hiệu về khách hàng có khả năng phát sinh rủi ro
cho ngân hàng. Đó là:
- Khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định về phân loại nợ,
trích lập và xử lý dự phòng RRTD của Techcombank.
- Khách hàng có nợ đã được xử lý dự phòng RRTDchưa thu đang hạch
toán ngoại bảng.
- Khách hàng chưa bị phân loại thành nợ xấu nhưng có một hoặc các
dấu hiệu rủi ro sau:
+ Các khách hàng có quan hệ trong nhóm khách hàng liên quan có hiện
tượng chuyển giá, chuyển doanh thu nội bộ, chiếm dụng vốn nội bộ,...
+ Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ (do mất
khách hàng, sản phẩm mất khả năng cạnh tranh, liên tục thua lỗ, ngành/lĩnh
vực kinh doanh gặp rủi ro,...).
+ Gặp khó khăn trong đầu tư (dự án đầu tư bị ngưng trệ, dừng triển
khai,...).
+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính
(sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, sử dụng vốn vay sai mục
đích,...).
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...
Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...
Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...nataliej4
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAY
Luận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAYLuận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAY
Luận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Ähnlich wie Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY (20)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đHoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân ĐịnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoàn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoànLuận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoàn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoàn
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...
Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...
Chất lượng thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương v...
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ cho vay bất động sản, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAY
Luận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAYLuận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAY
Luận văn: Đào tạo viên chức của Đài Truyền hình Việt Nam, HAY
 

Mehr von Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Mehr von Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Kürzlich hochgeladen

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS NguyễnThị Hồng Nhung THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quỳnh Anh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, Phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,tháng 01 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Quỳnh Anh
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................vii MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..............................4 1.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại........4 1.1.1. Tíndụng và rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại .....................4 1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại............................10 1.1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại...............12 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại...............................................................................................21 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại...24 1.2.1. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước ................................................................................................................24 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh........................................................28 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................29 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................29 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................29
  • 6. iv 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin........................................................29 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.......................................................31 2.2.3. Phương pháp phân tíchthông tin ......................................................31 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..............................................................31 2.3.1. Các chỉ tiêu hoạt động tín dụng........................................................31 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh quản trị rủi ro tín dụng....................................32 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ..........................................33 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH.............................................................35 3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh...................................................................................35 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................35 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh..........................................................36 3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh ..................................................37 3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh........................................................37 3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................39 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh....................56 3.3.1. Các yếu tố khách quan.....................................................................56 3.3.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................58 3.3.3. Đánh giá rủi ro tín dụng qua điều tra khách hàng...............................61 3.4. Đánh giá chung quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................64 3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................64
  • 7. v 3.4.2. Hạn chế, nguyên nhân......................................................................65 Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH.................................70 4.1. Định hướng, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh...............................70 4.1.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................70 4.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh..........................................71 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh...............................72 4.2.1. Giải pháp nhận biết và xác định rủi ro tín dụng.................................72 4.2.2. Tiếp tục xây dựng và áp dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam...75 4.2.3. Giải pháp quản trị và kiểm soát rủi ro tín dụng..................................76 4.2.4. Giải pháp xử lý rủi ro tín dụng .........................................................78 4.2.5. Nâng cao chất lượng độingũ cán bộ của Chi nhánh...........................83 4.3. Kiến nghị...........................................................................................85 4.3.1. Đốivới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...........................................85 4.3.2. Đốivới Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam...............................86 KẾT LUẬN.............................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................88 PHỤ LỤC................................................................................................90
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN TCTD NHTM NH XHTD RRTD TMCP : Ngân hàng nhà nước : Tổ chức tín dụng : Ngân hàng thương mại : Ngân hàng : Xếp hạng tín dụng : Rủi ro tín dụng : Thương mại cổ phần
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s ........................................15 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombankchi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 36 Bảng 3.2. Tình hình nợ quá hạn tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 37 Bảng 3.3. Tình hình nợ xấu tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 39 Bảng 3.4. Công tác nhận diện rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh .. 41 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về công tác nhận diện rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh 42 Bảng 3.6. Kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại Techcombank ......47 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về công tác đo lường rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh 48 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về hoạt động quản trị và giảm thiểu rủi ro tại Techcombankchi nhánh Bắc Ninh 52 Bảng 3.9. Tình hình tríchlập quỹ dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng tại được Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 .. 54 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát về công tác xử lý rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh 55
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận những cũng có không ít rủi ro. Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro tín dụng sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Đặc biệt với ngân hàng thương mại ở Việt Nam lợi nhuận thu được từ hoạt động này thường chiếm khoảng 70% toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng. Theo quy chuẩn thông lệ quốc tế, cơ chế quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đang dần hoàn thiện và được đánh giá khá chặt chẽ. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng ực tự quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại, việc quản trị rủi ro tín dụng luôn trở thành vấn đề mang tính cấp thiết là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ngân hàng nào trong đó có Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Nhất là trong môi trường kinh doanh khó khăn này đòi hỏi các ngân hàng phải thực sự nỗ lực, mục tiêu mà Techcombank đặt ra và định hướng phát triển “Trở thành ngân hàng TMCP số 1 tại Việt Nam", để đạt được mục tiêu đề ra Techcombank xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược đổi mới này của Techcombank đẩy mạnh việc củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý nợ xấu, song song với việc củng cố lại cơ cấu tổ chức ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Để thực hiện tốt mục tiêu ngày trong những năm qua ngân hàng Techcombank đã quán triệt nội dung quản trị tốt rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Là một chi nhánh của ngân hàng Techcombank, ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh không ngừng phấn đấu trở thành một trong những đơn vị kinh doanh xuất sắc của hệ thống
  • 11. 2 ngân hàng doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng, góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh hoạt động tín dụng đang khá phát triển và mang lại nhiều thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, do thực hiện chiến lược phát triển tín dụng mà ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến chất lượng tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh vẫn chưa được chú trọng quan tâm sát sao. Bên cạnh đó , cho đến thời điểm này vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mụctiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. - Phân tích đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
  • 12. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh. - Thời gian: số liệu nghiên cứu đánh giá được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 - 2017. - Nội dung: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Về mặt lý luận, sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro (khái niệm, nội hàm của các thuật ngữ liên quan; đặc điểm nhận dạng và các lý thuyết liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro…). Về mặt thực tiễn, sẽ cung cấp cơ sở khoa học và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh. Chương 4: Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh.
  • 13. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Kháiniệm về tín dụng Căn cứ theo Khoản 01 Điều 02 Thông tư 39 của NHNN Việt Nam “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi” [10]. Căn cứ theo Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng” [18]. Căn cứ theo Điều 49 Luật các Tổ chức tín dụng về “Cấp tín dụng” thì TCTD được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN [18]. Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi suất. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [2]. 1.1.1.2. Đặcđiểm của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.
  • 14. 5 Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của ngân hàng như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Trường hợp nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế. Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là: Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn. Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay. Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay. 1.1.1.3. Khái niệm về rủi ro tín dụng Theo Uỷ ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết”. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi [6]. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
  • 15. 6 động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết’’[12]. 1.1.1.4. Phânloại rủi ro tín dụng * Căn cứ vào nguyên nhân phátsinh rủi ro, rủi ro tín dụng ngân hàng có thể chia ra thành các loại sau: - Rủi ro danh mục là hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại (còn gọi là rủi ro bản chất): xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi khách hàng vay hoặc ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Khi thiếu sự đa dạng hoá, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro tập trung và rủi ro nội tại. Điều này cũng gợi ý một trong những cách kiểm soát rủi ro danh mục là đa dạng hoá, đặt những giới hạn tập trung, đưa ra những giới hạn về tỷ lệ dư nợ vay tối đa đối với ngành hoặc doanh nghiệp có độ rủi ro cao. - Rủi ro giao dịch là hình thức rủi ro mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng và xét duyệt khi ngân hàng lựa chọn những phương án cho vay; rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo, và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Rủi ro giao dịch gồm ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
  • 16. 7 + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. * Căn cứ theo tính khách quan, chủ quancủa nguyên nhân - Rủi ro khách quan: Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách. - Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay vì những lý do chủ quan khác. * Căn cứ vào hoạtđộng nghiệp vụ và quản trị điều hành của ngân hàng - Rủi ro nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng, báo hiệu các rủi ro đối với ngân hàng và khách hàng. Khi phát sinh các khoản nợ quá hạn sẽ khiến cho ngân hàng phải đối mặt với các rủi ro không thu hồi được khoản đã cho vay điều này đe doạ sự phát triển ổn định của ngân hàng cũng như đối với toàn hệ thống các TCTD và của môi trường kinh tế vĩ mô.
  • 17. 8 - Rủi ro ứ đọng vốn và thiếu vốn Trong kinh tế thị trường, với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là đi vay để cho vay, nếu hai khâu trong chu trình hoạt động này không tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ thì rủi ro sẽ phát sinh. Cụ thể: + Rủi ro đọng vốn: là hiện tượng vốn huy động của ngân hàng lớn hơn so với vốn cho vay. Việc đọng vốn này khiến cho ngân hàng tăng chi phí, giảm thu nhập, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ. + Rủi ro thiếu vốn: nếu nhu cầu vốn vay của khách hàng gia tăng nhưng nguồn vốn huy động lại không đáp ứng được đầy đủ và kịp thời, hoặc nguồn vốn không đáp ứng được chi trả các khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản chi phí khác, khi ấy các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro. Dù với cáchphân loại nào đi nữa thì mọi loại rủi ro tín dụng đều phải được quan tâm đặc biệt để từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả nhất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu. 1.1.1.5. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Quản lí rủi ro tín dụng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, xác thực gây rủi ro tín dụng để có biện pháp hạn chế. * Nguyên nhân thuộcvề ngân hàng - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: Tùy theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, ví dụ ngân hàng A có thể chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn nhằm thu được một mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn hoặc một thị phần lớn hơn, trong khi đó, một Ngân hàng B chỉ chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhỏ mặc dù các khoản lợi nhuận kỳ vọng chỉ ở mức trung bình,song có độ an toàn cao hơn so với ngân hàng A.
  • 18. 9 - Bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn song mức độ rủi ro còn cao hơn. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng mà xác định được khả năng chấp nhận rủi ro của mình. Ngân hàng tiến hành mở rộng hay đưa ra một sản phẩm tín dụng mới phải phù hợp về mức độ tin cậy đối với khả năng trả nợ của người vay. Các rủi ro trong từng sản phẩm mang tính chất đặc thù riêng biệt, do đó ngân hàng cần xác định các rủi ro thông qua bản chất của từng sản phẩm và thực hiện biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất theo các tiêu chuẩn cho từng loại. - Áp lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng: Hiện nay khi các ngân hàng đang bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, các khoản tín dụng được chấp nhận dễ dàng hơn nhằm tăng thêm thị phần cho ngân hàng song cũng đem lại nhiều rủi ro hơn. - Mức độ tập trung của danh mục tín dụng: Mức độ tập trung trong danh mục tín dụng theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến rủi ro của danh mục tín dụng. Một khoản vay mang một đặc điểm bất lợi nào đó sẽ có khả năng gây ra thất thoát trầm trọng hơn nếu ngân hàng có mức độ tập trung cao vào các khoản cho vay có cùng các đặc điểm này. Ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro do tập trung trong danh mục tín dụng bằng cách thường xuyên đánh giá rủi ro trong từng thị trường, trong từng ngành, từng vị trí địa lí, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền tệ và hình thức đáo hạn, từ đó bảo đảm duy trì một danh mục tín dụng đa dạng. - Xuấtpháttừ cán bộ tín dụng: Trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về lĩnh vực mà ngân hàng định đầu tư, không am hiểu luật pháp. * Nguyên nhân thuộcvề khách hàng Những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ năng lực quản lí của khách hàng, bao gồm:
  • 19. 10 - Khả năng quản lí trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng không tốt dẫn đến những thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Sự yếu kém trong việc tính toán những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai của khách hàng hoặc do họ quá mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. - Sự không minh bạch về tài chính của khách hàng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá rủi ro. -Tính thanh khoản không cao trong các hoạt động của khách hàng, khiến cho nguồn vốn thu hồi chậm và không hiệu quả 1.1.2. Quảntrị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Kháiniệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là việc tổ chức, điều khiển và thực hiện các hoạt động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Công tác quản trị này được thực hiện ngay từ khi xem xét hồ sơ xin vay vốn, thẩm định khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng, việc thực hiện giải ngân và kiểm soát từ khi cho vay đến việc thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Đây không phải là một vấn đề dễ dàng thực hiện [16]. 1.1.2.2. Mụctiêu của quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng phải được quan tâm và đáp ứng các mục tiêu sau: - Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hoá để hỗ trợ thanh khoản. - Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro. - Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công việc trong quá trình cho vay; có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ. Đảm bảo phản ảnh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.
  • 20. 11 - Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đốivới danh mục tín dụng. 1.1.2.3. Sựcần thiết phảinâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả liên quan đến việc quản lý chặt chẽ mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận và kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như chất lượng tín dụng, mức độ tập trung, thời gian đáo hạn, hình thức bảo đảm tiền vay. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín của chính ngân hàng để có thể thu hút nguồn vốn huy động và dùng năng lực quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng để sử dụng nguồn vốn huy động được và phát triển các dịch vụ khác với tư cách là người “đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh NH có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên NH không thể tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của các NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro. Khi rủi ro quá lớn đến mức các NHTM mất khả năng thanh toán khi đó sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.
  • 21. 12 1.1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Nhậndiện rủi ro tín dụng Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp tối ưu để xử lý kịp thời; là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu qua kinh doanh cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc nhận diện rủi ro rất phức tạp, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng. Do vậy, ngân hàng cần xây dựng các dấu hiệu để nhận biết rủi ro điển hình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng như: Nhóm dấu hiệu từ phía ngân hàng, nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng. Về phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng được thể hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu, và dự phòng rủi ro do đó, khi các yếu tố này có xu hướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý của NH hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, NH đứng trước nguy cơ rủi ro. Về phía khách hàng: Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính xấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra. Lúc dó, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ra quyết định kịp thời. Do đó, để nhận biết rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm:
  • 22. 13 - Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Cần kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng. - Phân tích đánh giá khách hàng: Phân tích đánh giá khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể; Phân tích đánh giá khách hàng được thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Để có thể phân tích đánh giá khách hàng cần: Thu thập thông tin về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng thường dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần đây của khách hàng. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập thông tin về đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà ngân hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC)… 1.1.3.2. Đolường rủi ro tín dụng Đo lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi ro. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định lượng rủi ro tín dụng một cách bài bản và áp dụng nhiều phương thức và mô hình quản trị rủi ro hiện đại: Đo lường rủi ro khoản vay: EL = PD x LGD x EAD (Nguồn:Basel II) EL (Expected Loss):Tổn thất dự kiến. PD (Probability of Default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng đó là bao nhiêu. LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.
  • 23. 14 EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ. Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó. Mô hình điểm số Z Mô hình này do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xј) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5 Trong đó: X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (Trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn
  • 24. 15 cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81. Mô hình xếp hạng của Moody’s Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%. Bảng 1.1. Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm Aaa Chất lượng cao nhất 0,02 Aa Chất lượng cao 0,04 A Chất lượng khá 0,08 Baa Chất lượng vừa 0,2 Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8 B Đầu cơ 8,3 * Mô hình xếp hạng tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng Hệ thống XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh nguồn lực vào nhóm khách hàng an toàn. Mô hình xếp hạng tín dụng: Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp,
  • 25. 16 triển vọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số. NHTM áp dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tượng xếp loại cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng. Các mô hình này có thể được điều chỉnh sau vài năm sử dụng khi thấy có nhiều sai sót lớn giữa xếp hạng với thực tế. Quy trình xếp hạng tín dụng: Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy trình có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau: - Thu thập thông tin có liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín dụng khác có liên quan đến đốitượng xếp hạng. - Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng . Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định theo ý kiến của Hội đồng xếp hạng. Trong xếp hạng tín dụng thì kết quả xếp hạng tín dụng không được công bố rộng rãi. - Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng. Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số Mục đíchcủa XHTD là để dự đoán những khách hàng có rui ro cao. Các phương pháp XHTD hiện đại bao gồm phương pháp nghiên cứu thống kê
  • 26. 17 dựa trên sự hồi quy và cây phân loại hoặc các phương pháp vận trù học dựa trên toán học để giải quyết các bài toán tài chính bằng quy hoạch tuyến tính, qua đó nhà quản trị có quyết định hợp lý cho các hành động trong hiện tại và tương lai. XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng. 1.1.3.3. Quảntrị và giảm thiểu rủi ro tín dụng Tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro cẩn trọng như các thông lệ về quản trị rủi ro và các nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel. Thiết lập các chiến lược, chính sách quản trị rủi ro như sau: * Xây dựng mụctiêu, chiến lược đúng đắn, phù hợp Một NHTM có thể hoạt động tốt trên thị trường được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách, mục tiêu, chiến lược mà ban lãnh đạo đưa ra. Những yếu tố đó thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo và cũng là kim chỉ nam cho các hoạt động của NHTM. Muốn vậy, lãnh đạo NHTM phải là những người thực sự hiểu về tiềm lực ngân hàng mình, vị thế ngân hàng mình, và phải biết đánh giá đúng đối thủ cạnh tranh cũng như có thể dự báo được xu hướng của thị trường để vạch ra được một chiến lược hay mục tiêu đúng đắn và phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, khi đã có được một mục tiêu cụ thể, thì Ban lãnh đạo cũng phải đưa ra được những quy trình chuẩn, những giới hạn chuẩn, hướng dẫn thi hành bằng văn bản phù hợp với các quy định của Nhà nước, phù hợp với bản thân ngân hàng và điều kiện thực tế của môi trường kinh doanh để các cán bộ ngân hàng làm cơ sở thực hiện và cũng là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả.
  • 27. 18 Thêm vào đó, mỗi NHTM nên xây dựng một quy trình tín dụng chuẩn, đảm bảo các mục tiêu của một chính sách tín dụng là lành mạnh, an toàn, phù hợp với mục tiêu chiến lược của NHTM trong từng thời kì, quản lý được rủi ro, đem lại lợi nhuận, sự phát triển cho ngân hàng và đề cao trách nhiệm cá nhân, tuân thủ các bước trong quy trình tín dụng đó. * Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả Theo quy tắc về quản trị rủi ro tín dụng: đối với một hệ thống hoặc một ngân hàng độc lập, Hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chiến lược quản trị RRTD của chính mình. Thứ nhất, căn cứ vào các quy định của cơ quan quản lý: Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của Uỷ ban Basel về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Thứ hai, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh: Bất kì một hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Do đó, khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải xem xét đến sự tác động của các yếu tố môi trường: tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng, khả năng của các đối thủ cạnh tranh trong ngân hàng. Thứ ba, căn cứ vào chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng: Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và bảo đảm an toàn là việc hình thành một “Chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả”. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng như sau:
  • 28. 19 - Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng (bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng tốt, xét theo các tiêu chí như: các loại tín dụng, kỳ hạn tín dụng, chất lượng tín dụng...) - Phân cấp thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hợp đồng tín dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép và chữ kí của người có trách nhiệm). - Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng; phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, phân công cán bộ chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ tín dụng. - Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng, hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn vị vay… - Các chỉ dẫn, định giá và hoàn tất hồ sơ đảm bảo tín dụng. - Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, các điều kiện hoàn trả nợ vay. - Quy định những tiêu chuẩn áp dụng chung cho tất cả các loại tín dụng, quy định giới hạn tín dụng tối đa. - Quy định lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng, từ đó hướng tín dụng vào những lĩnh vực này. - Các phương pháp ưu tiên trong việc phát hiện, xử lý những khoản tín dụng có vấn đề. Thứ tư, căn cứ vào hệ thống nguyên tắc quản trị rủi ro Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển, chính sách tín dụng của ngân hàng và cán bộ tín dụng phải tuân thủ các quy tắc tín dụng được đề ra. Ngân hàng cần có một bộ phận quản trị RRTD riêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng, hay nói cách khác là đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro ngân hàng gặp phải.
  • 29. 20 Thực hiện nguyên tắc “hai tay bốn mắt” trong hoạt động quản trị RRTD, thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích và trách nhiệm. Quản trị rủi ro được thực hiện trên toàn danh mục cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ, và quản trị rủi ro tín dụng được đặt trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác. Bên cạnh đó, quản trị rủi ro còn đồng thời thực hiện dự phòng rủi ro đủ để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra. Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về: chi phí quản trị RRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc thực hiện nó. 1.1.3.4. Xửlý rủi ro tín dụng Giám sát là việc theo dõi hoạt động quản trị RRTDđể đảm bảo cho quá trình quản trị RRTD được diễn ra thường xuyên, liên tục, xác định kịp thời các loại rủi ro tín dụng, đo lường và theo dõi việc thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra. Các biện pháp xử trị rủi ro thường dựa vào nguồn trích lập dự phòng, hoặc có thể phối hợp xử lý tài sản đảm bảo, nguồn dự phòng rủi ro tín dụng (cách sử dụng nguồn dự phòng), đảm bảo vốn an toàn tối thiểu. Kiểm soát theo quy trình tín dụng: trước, trong và sau khi cho vay, cần có sự tham gia của cả kiểm soát nội bộ và bên ngoài. - Trích lập dự phòng rủi ro. Khi khách hàng có nợ quá hạn, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. - Có bộ phận chuyên trách riêng xử lý nợ xấu: + Khai thác: cho vay, đầu tư thêm, hoãn hoặc giãn nợ, khoanh nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý doanh nghiệp + Thanh lý: xử lý nợ tồn đọng, thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ
  • 30. 21 1.1.4. Cácyếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.1.4.1. Cácyếu tố khách quan * Mỗi trường văn hóa - xã hội: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có tác động hệ thống đến tất cả các chủ thể trong nền kinh tế nên nó tác động tới hoạt động ngân hàng trên nhiều phương diện và theo nhiều hướng khác nhau. Với đặc thù của ngành ngân hàng mang tính nhạy cảm cao nên các biến động của môi trường vĩ mô có thể gây nên những tác động to lớn. Vì vậy một ngân hàng hoạt động trong điều kiện môi trường kinh doanh thường biến động nhiều thì yêu cầu đối với hoạt động quản trị phải càng cao, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa và tài trợ rủi ro tín dụng. * Môi trường kinh tế: Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều tiết trực tiếp và gián tiếp từ chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Do đó, chính sách tiền tệ và sự thay đổi của các quy định trong chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn mà các ngân hàng cần có sự điều chỉnh trong hoạt động quản trị cũng như các hoạt động tác nghiệp cụ thể. * Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng liên quan đến hầu hết các hoạt động trong nền kinh tế nên tính hoàn thiện và tính hợp lý trong các quy định của các hệ thống văn bản pháp lý đều tác động tới hoạt động của ngân hàng và cần phải được xem xét trong việc đề xuất và tổ chức thực thi các chính sách nói riêng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Hệ thống pháp lý đối với hoạt động quản trị nói chung, đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng là những chỉ dẫn cơ bản cho các cấp lãnh đạo ngân hàng hoạch định các công tác quản trị rủi ro tín dụng của mình.
  • 31. 22 * Sự cạnh tranh môi trường ngành: Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và của công tác quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào việc thu thập thông tin về khách hàng. Bất cứ ngân hàng nào cũng có những hạn chế về nhân sự, trình độ công nghệ,... để có thể thu thập thông tin về khách hàng một cách toàn diện và chính xác. Bên cạnh đó, thông tin về mỗi đối tượng khách hàng rất đa dạng nên cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản trị của ngân hàng. 1.1.4.2. Cácyếu tố chủ quan * Chiến lược kinh doanh và mô hình của tổ chức Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách đều phải thông qua cán bộ ngân hàng các cấp. Để công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao đặt ra yêu cầu cao về trình độ của các cấp cán bộ ngân hàng: Đối với lãnh đạo cấp cao cần có khả năng quản lý, khả năng tổ chức và phân cấp hoạt động, khả năng tổng hợp và phân tích để có thể hệ thống các thông tin về mọi hoạt động của hệ thống. Từ đó đặt ra chiến lược phát triển, đưa ra và tổ chức thực hiện các chính sách đó. Đối với cán bộ ngân hàng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần có khả năng tổ chức hoạt động, khả năng điều hành, khả năng nhận biết, đánh giá các rủi ro trong hoạt động. Đối với nhân viên ngân hàng và đặc biệt là cán bộ tín dụng ngân hàng cần phải có khả năng đánh giá các rủi ro liên quan tới từng đối tượng khách hàng. Cán bộ ngân hàng luôn phải đề cao đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, nếu điều này bị vi phạm gây nên rủi ro tác nghiệp và những hậu quả to lớn đối với ngân hàng.
  • 32. 23 * Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào việc ngân hàng có đề xuất và thực thi một chính sáchtín dụng và quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý hay không. Mọi bất hợp lý trong chính sách tín dụng và quy trình tín dụng đều có thể dẫn tới những tổn thất cho ngân hàng và gây khó khăn cho công tác quản trị ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được cụ thể hóa thông qua chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng. * Chấtlượng đội ngũ cán bộ: Sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn là nhân tố quan trọng quyết định chất lương công việc thực hiện. Nếu nhân viên có năng lực và đáng tin cậy, nhiều quá trình quản trị rủi ro có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đề ra của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, mặc dù ngân hàng có thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục quản trị, kiểm soát rủi ro chặt chẽ nhưng đối với đội ngũ nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng không thể phát huy hiệu quả. Như vậy, năng lực và đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng sẽ có tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Nếu đội ngũ cán bộ trung thực có năng lực tốt thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. * Hệ thống thông tin tín dụng: Công tác quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi phải đánh giá và giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng thường xuyên, mà nguồn thông tin quan trọng nhất là thông tin do chính khách hàng cung cấp. Tuy nhiên độ chính xác và tin cậy của các thông tin này lại phụ thuộc vào khả năng và ý thức trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp các thông tin đó. Vì vậy hệ thống
  • 33. 24 thông tin tín dụng là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. 1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước 1.2.2.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại Ngân hàng VPBank - Chi nhánh Bắc Ninh Trong những năm gần đây, chất lượng tín dụng tại VPBank- chi nhánh Bắc Ninh đã được củng cố và nâng cao đáng kể nhờ thực hiện nhiều biện pháp quản trị rủi ro được thực hiện. Cụ thể như: - Thành lập tổ thu hồi nợ, bao gồm thành viên Ban Giám đốc và các đồng chí lãnh đạo các phòng ban, các chuyên viên có nhiều kinh nghiệm về công tác tín dụng để thực hiện việc chỉ đạo, phân tích, hỗ trợ các chi nhánh trong việc tìm giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR. Hàng tuần, tổ thu hồi nợ có báo cáo tình hình thực hiện, hàng tháng tiến hành họp báo cáo kết quả thu hồi, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu nợ. - Đồng thời, tại các chi nhánh loại III trực thuộc VPBank- chi nhánh Bắc Ninh, hàng tháng tổ chức phân tích từng khoản nợ xấu, nợ đã XLRR nhằm đánh giá nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đề xuất biện pháp xử lý phù hợp như ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau; miễn, giảm lãi tiền vay đối với các khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan,… nhằm tạo điều kiện để khách hàng khắc phục khó khăn. Đồng thời thực hiện phát mại tài sản hoặc khởi kiện đối với khách hàng cố tình trây ỳ để thu hồi nợ, phối hợp với toà án, cơ quan thi hành án trong việc xử lý tài sản bảo đảm. - Giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR đến từng tập thể, cá nhân. Giao chỉ tiêu thu, gắn trách nhiệm đối với cán bộ thẩm định, người kiểm soát khoản vay và người phê duyệt khoản vay để phát sinh nợ xấu và quyết toán khoán các chỉ tiêu giao khoán làm cơ sở chi lương kinh doanh cho cán bộ. Kết quả, năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh là 1,59%/tổng dư nợ, đến cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 1,57%/tổng dư nợ. Năm 2013 thu hồi được
  • 34. 25 21.800 triệu đồng nợ đã XLRR, năm 2014 thu hồi được 25.600 triệu đồng nợ đã XLRR 1.2.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại Ngân hàngVietcombankViệt Nam - Chi nhánhVĩnh Phúc Một số giải pháp xử lý rủi ro tại Ngân hàng Vietcombank Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc đã thực hiện trong thời gian qua: * Đối với những khoản nợ xấu đã phátsinh: - Ngân hàng Vietcombank Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc đã thành lập các ban, tổ triển khai thu hồi nợ xấu. Hàng tháng họp và đánh giá kết quả thực hiện của từng tổ, lên kế hoạch thực hiện cho những tháng tiếp theo. - Xây dựng lộ trình xử lý nợ xấu cụ thể từng thời kỳ và có tính chất lâu dài. Phân loại nợ khách hàng theo đúng quy định, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ. - Không ngừng tự kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các hồ sơ khác có liên quan bảo đảm tính chất pháp lý nếu phải đưa ra các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý khoản nợ. Rà soát lại tài sản bảo đảm của các doanh nghiệp, bổ sung tài sản thế chấp. - Phân tích nguyên nhân nợ xấu của từng khoản nợ từ đó đánh giá phân loại cụ thể từng khoản nợ để đưa ra giải pháp xử lý cụ thể: + Đối với những khách hàng còn khả năng sản xuất kinh doanh nếu cần hỗ trợ về vốn để tiếp tục kinh doanh đem lại lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng vẫn tiếp tục đầu tư vốn và bám sát vào nguồn vốn đã đầu tư để thu hồi càng nhanh càng tốt ít nhất là không để vốn đầu tư thêm bị thất thoát nhưng lại có thể thu hồi được nợ tồn đọng cũ, làm việc chặt chẽ với các bên có liên quan đến khoản tiền đầu tư để có những giải pháp thu hồi chặt chẽ mà trực tiếp ngân hàng sẽ là người cùng tham gia dự án. + Đối với những khách hàng không còn khả năng sản xuất kinh doanh, tài chính suy giảm mạnh không thể phục hồi, nguồn thu từ sản xuất kinh
  • 35. 26 doanh không có thì Chi nhánh động viên chủ doanh nghiệp và gia đình xử lý các tài sản thế chấp để trả nợ tiền vay cho ngân hàng + Đối với những khách hàng có nhiều dự án sản xuất kinh doanh, Chi nhánh đã tổ chức họp với khách hàng rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, đối với những dự án nào không có hiệu quả cần phải thu hẹp và tập trung vào những dự án mang lại hiệu quả cao trong ngắn hạn để bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp hoạt động cũng như kế hoạch trả nợ tiền vay. + Cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng như: Cơ cấu lại thời gian trả nợ cho phù hợp với nguồn thu của khách hàng, thu gốc trước lãi sau và đặc biệt đối với những đơn vị sản xuất có hàng tồn kho nhiều không bán được Chi nhánh đã giới thiệu các khách hàng của ngân hàng tiêu thụ sản phẩm của những doanh nghiệp đó. + Đồng hành cùng với khách hàng trong việc sản xuất kinh doanh, kêu gọi các đối tác cùng hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các dự án, phương án kinh doanh mới để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. + Thường xuyên kiểm tra giám sát, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. - Đối với những khách hàng hoặc những người có liên quan đến khoản vay có ý chống đối, chây ỳ trong vấn đề trả nợ hoặc xử lý tài sản. Chi nhánh đã kiên quyết trong việc xử lý. Tùy từng trường hợp cụ thể để đưa ra những quyết định xử lý phù hợp, trường hợp cần thiết phải nhờ đến các cơ quan hỗ trợ pháp lý như văn phòng luật sư, các cơ quan thi hành pháp luật để cùng vào cuộc để xử lý khoản nợ. - Tích cực tìm kiếm khách hàng để bán những tài sản thế chấp, hỗ trợ người mua tài sản như cho vay, ưu đãi về lãi suất… để có thể bán được tài sản. - Đối với các khoản nợ xấu phát sinh, đơn vị cũng đã cử nhiều cán bộ đến để làm việc với khách hàng từ đó để tìm ra những cán bộ có tâm huyết, có khả năng, hiểu rõ về hồ sơ vụ việc liên quan đến khoản nợ, hiểu về khách hàng, khôn khéo trong việc xử lý nợ.
  • 36. 27 * Đối với những khoản nợ đã cho vay hiện naykhách hàng đanghoạt động bình thường. - Thực hiện việc thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách chặt chẽ. - Tập huấn cho cán bộ quản lý khoản vay đối với tổ chức kinh tế nhận diện dấu hiệu có thể xảy ra rủi ro để có những giải pháp xử lý kịp thời. - Thường xuyên giám sát hoạt động của doanh nghiệp để có những định hướng đầu tư cho phù hợp và có hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. * Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng đặcbiệt là cán bộ cho vay doanh nghiệp. - Thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ do ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức và thuê các chuyên gia về tận Chi nhánh tổ chức đào tạo, tập huấn. - Định kỳ hàng tháng, hàng quý tự tổ chức các lớp tự tập huấn để cán bộ trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ nội và ngoại ngành. Đặc biệt quan tâm đến việc phân tích tài chính doanh nghiệp. - Có kế hoạch đào tạo, quy hoạch các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, đạo đức vào những vị trí lãnh đạo của đơn vị. * Thu thập thông tin tín dụng - Tra cứu thông tin tín dụng qua Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) (là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật). - Thu thập các thông tin từ bên ngoài để nắm bắt các quan hệ vay vốn của khách hàng. * Nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm soát và giám sát khoản vay Để làm được công việc này ban lãnh đạo đã không ngừng tự học tập để nâng cao năng lực, trình độ, cùng với cán bộ tín dụng thực hiện việc kiểm tra
  • 37. 28 và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp từ đó xây dựng các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Kết quả: Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh là 4,1%/tổng dư nợ, năm 2013 là 4,7%/tổng dư nợ thì đến năm 2015 giảm xuống còn 0,67%/tổng dư nợ. Một tỷ lệ nợ xấu rất lý tưởng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay 1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng đối với Techcombank chi nhánh Bắc Ninh như sau: Thứ nhất, xây dựng quy trình tín dụng quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và thu nợ, tránh chồng chéo giữa các bộ phận, gây mất thời gian cho khách hàng. Thứ hai, xây dựng hệ thống các tiêu chí để chấm điểm khách hàng.Việc chấm điểm khách hàng có thể dựa trên mô hình phù hợp. Sau khi có kết quả chấm điểm khách hàng, ngân hàng cần đưa ra những chính sách đối xử với từng khách hàng. Thứ ba, sử dụng những biện pháp hỗ trợ như thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thứ tư, tăng cường công tác thu thập, lưu trữ thông tin và giám sát khoản vay. Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được tăng cường giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, từ đó có thể giúp các NH quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn. Thứ năm, cần thành lập tại mỗi TCTD một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp để có thể quản lý được hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả.Bộ phận đó phải độc lập với bộ phận tín dụng tại mỗi TCTD.
  • 38. 29 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh như thế nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng ở Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh? 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Phươngphápthu thập thông tin thứ cấp Thu thập các thông tin số liệu có liên quan, cụ thể là: Các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng; các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh qua 3 năm 2015 - 2017…; các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam có liên quan. 2.2.1.2. Phươngphápthu thập thông tin sơ cấp Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra dùng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn. Đối tượng điều tra: Bao gồm cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh và khách hàng của Techcom bank chi nhánh Bắc Ninh. Cỡ mẫu điều tra: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu và cách thức phân tổ mẫu ngẫu nhiên.
  • 39. 30 Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin: n N (1 N * e2 ) Trong đó: n: quy mô mẫu N: kích thước của tổng thể. N = 120 (tổng số cán bộ, nhân viên của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh). Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 n = 120/ (1 +120 * 0,052 ) = 92,30. Như vậy, quy mô mẫu điều tra với nhân viên Techcombank Chi nhánh Bắc Ninh là 95 mẫu. Áp dụng tương tự đối với khách hàng cúa Techcombank chi nhánh Bắc Ninh với (N= 330 là số khách hàng giao dịch tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh trong 1 tuần) ta được: n = 330/ (1 +330 * 0,052 ) = 180,82. Như vậy, quy mô mẫu điều tra với khách hàng của Techcombank Chi nhánh Bắc Ninh là 181 mẫu. Nội dung phiếu điều tra bao gồm có 2 phần: - Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đốitượng điều tra. - Phần 2 của phiếu điều tra sẽ thu thập thông tin đánh giá về công tác quản trị rủi ro tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo bảng sau: Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20 - 5,00 Rất đồng ý 2 3,40 - 4,19 Đồng ỳ 3 2,60 - 3,39 Trung bình 4 1,80 - 2,59 Không đồng ý 5 1,00 - 1,79 Hoàn toàn không đồng ý
  • 40. 31 2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập. 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phươngphápthống kê mô tả Thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quản đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, kết quả và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh qua các năm 2015, 2016 và 2017. 2.2.3.2. Phươngphápthống kê so sánh So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự nhau. Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh bao gồm: so sánh nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tượng tương tự; so sánh các yếu tố hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Cácchỉ tiêu hoạt động tín dụng Chỉ tiêu tổng dư nợ đo lường quy mô hoạt động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. - Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ tín dụng bìnhquân
  • 41. 32 - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng: xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động được, nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động Dư nợ cho vay Hiệu suất sử dụng vốn = x 100 Nguồn vốn huy động 2.3.2. Cácchỉ tiêu phản ánh quản trị rủi ro tín dụng 2.3.2.1.Nhậndiện rủi ro lãi suất Cũng bằng cách thức lấy ý kiến, khảo sát mẫu nghiên cứu, tác giả sẽ đánh giá thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng của ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh đã đạt hiệu quả chưa, có bám sát những quy định của hội sở cũng như ngân hàng nhà nước hay không. 2.3.3.2. Đolường rủi ro lãi suất Trong nội dung này, tác giả nghiên cứu trên cơ sở đánh giá sự hài lòng của đội ngũ nhân viên Chi nhánh đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng. Từ đó, xác định những kết quả cũng như hạn chế còn tồn tại trong công tác này của Chi nhánh. 2.3.3.3Tổchức công tác quản trị rủi ro Tác giả đo lường công tác này qua khảo sát điều tra lấy ý kiến cán bộ nhân viên ngân hàng. Công tác này là tiền đề để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả. 2.3.3.4. Tàitrợ rủi ro Cũng giống các nội dung trên, ở nội dung này tác giả thực hiện phân tích dựa trên số liệu sơ cấp thu thập được bằng phương pháp điều tra, khảo sát mẫu nghiên cứu. Việc nghiên cứu nội dung này giúp tác giả nhận biết được các công cụ mà ngân hàng Techcombank chi nhánh Bắc Ninh đang sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh mình. Đồng thời, qua chỉ tiêu này cũng giúp tác giả đánh giá được ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng làm cơ sở xây dựng các giải pháp phù hợp.
  • 42. 33 2.3.3. Chỉ tiêu đánhgiá quản trị rủi ro tín dụng - Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. - Đánh giá thông qua chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng: * Tổng dư nợ: Tổng dư nợ = nợ ngắn hạn + nợ trung hạn + nợ dài hạn+ nợ khác * Tỷ lệ nợ xấu Công thức: Nợ xấu + Nợ được xóa Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng nợ xấu không có khả năng thu hồi đã được loại khỏi bảng cân đối trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro với ngân hàng càng nghiêm trọng. * Tỷ lệ nợ có khả năng mấtvốn (Nợ khó đòi) trên tổng dư nợ. Công thức: Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ khó đòi = x 100% Tổng dư nợ Tổng dư nợ Tỷ lệ nợ khó đòi/ Nợ khó đòi = x 100% Nợ xấu Nợ xấu * Tỷ lệ trích lập quỹdự phòng Công thức: Dự phòng RRTD được trích lập Tỷ lệ trích lập dự phòng = x 100% Tổng dư nợ - Nợ đã xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng là khoản nợ được sử dụng nguồn dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro và hạch toán chuyển khoản nợ đó ra theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán và tiếp tục theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký, cam kết và thoả thuận với khách hàng.
  • 43. 34 Tổng dư nợ cho vay Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng tài sản hiện có * Kết quả phân loại nợtheo nhóm Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ. Công thức: Số dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu= x 100% Tổng dư nợ
  • 44. 35 Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH 3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh 3.1.1. Lịchsử hình thành và phát triển Chi nhánh Ngân hàng kỹ thương Bắc Ninh được thành lập theo quyết định số 15/NH-QĐ của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh chỉ có 13 người; nguồn vốn hoạt động ít ỏi; cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn phòng làm việc phải đi thuê, công cụ lao động chủ yếu là các phương tiện làm việc thủ công. Bước vào hoạt động kinh doanh với biết bao khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng đã được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng trên địa bàn tạo điều kiện giúp Chi nhánh từng bước trưởng thành và ngày càng phát triển lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin đối với đông đảo khách hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam tại Bắc Ninh hoạt động theo cơ chế Ngân hàng thương mại cổ phần với tên gọi là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Sau hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh đã trở thành một Ngân hàng lớn trên địa bàn, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã lên đến 120 người. Lúc này, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh có thể nói đã ở tuổi trưởng thành, cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh.
  • 45. 36 Đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế phù hợp, trên 50% cán bộ công nhân viên có trên năm năm công tác nên có nghiệp vụ vững vàng và có kinh nghiệm. Tổ chức mạng lưới tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với mô hình hoạt động ngân hàng hiện đại . 3.1.2. Kếtquả hoạt động kinhdoanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 được thể hiện bảng sau: Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng Danh mục Năm Năm Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 Bq Tổng thu nhập 214.341 224.121 238.015 104,56 106,20 105,38 Tổng chi phí 193.125 200.780 211.427 103,96 105,30 104,63 Lợi nhuận trước thuế 21.216 23.341 26.588 100,59 124,59 112,59 Nguồn:Phòng Kế toán ngân quỹTechcombankchi nhánh BắcNinh Qua ba năm 2015 - 2017, thu nhập của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh tăng với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 5,38%. Năm 2015 tổng thu nhập của Chi nhánh là 214.341 triệu đồng, đến năm 2017 tổng thu nhập của Chi nhánh đã tăng lên 238.015 triệu đồng, tăng 23.647 triệu đồng. Theo đó, chi phí hoạt động của Chi nhánh cũng tăng, chi phí của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh tăng từ 193.125 triệu đồng năm 2015 lên 211.427 triệu đồng năm 2017 tăng 18.302 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 4,63%. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập nên Chi nhánh kinh doanh luôn thu được lợi nhuận dương qua các năm, cụ thể: - Năm 2015 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 21.216 triệu đồng, năm 2016 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh là 23.341 triệu đồng, tăng 2.125 triệu đồng, tương ứng tăng 10,02% so với năm 2015.
  • 46. 37 - Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 26.588 triệu đồng tăng 3.247 triệu đồng, tương ứng tăng 13,91% so với năm 2016. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2015-2017 hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn khách quan do xu hướng chung của nền kinh tế thị trường và áp lực cạnh tranh. Song Techcombank chi nhánh Bắc Ninh vẫn hoạt động kinh doanh hiệu quả do đã tăng các hoạt động cho vay đi đôi với việc sử dụng chi phí hợp lý, sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ và thu hút nhiều khách hàng lớn có uy tín hơn làm cho thu nhập tăng và giảm chi phí hoạt động. Như vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận luôn tăng qua các năm. Đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và uy tín của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh trên thị trường ngân hàng 3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh 3.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh 3.2.1.1. Tình hình nợquá hạn Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi đến hạn. Tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà chia nợ quá hạn ra các mức khác nhau. Tình hình nợ quá hạn tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh được thể hiện khái quát qua bảng sau: Bảng 3.2. Tình hình nợ quá hạn tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung Năm Năm Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 Bq Tổng dư nợ 2214,51 2413,08 2719,63 108,97 112,70 110,84 Tổng NQH 47,033 84,629 109,756 179,94 129,69 154,81 Tỷ lệ NQH 2,12 3,51 4,04 Nguồn:Phòng Kế toán ngân quỹTechcombankchi nhánh BắcNinh
  • 47. 38 Nhìn vào bảng 3.2 có thể thấy sự gia tăng nợ quá hạn qua từng năm. Đây cũng là một điều không thể tránh khỏi khi tín dụng vẫn tăng trưởng đều đặn qua các năm đi cùng với sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Năm 2015 nợ quá hạn là 47,033 tỷ đồng chiếm 2,12% tổng dư nợ, sang năm 2016 con số này tăng đột biến lên 84,629 tỷ đồng chiếm 3,51% trong tổng dư nợ và tăng lên 109,756 tỷ đồng trong năm 2017 chiếm 4,04% tổng dư nợ. Qua đó có thể thấy được tình trạng đáng báo động của chất lượng tín dụng trong giai đoạn này. Việc diễn ra tình trạng nợ quá hạn tăng cao tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh thời gian qua bởi các nguyên nhân sau: Thứ nhất, từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và Quyết định 18/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại lại và có nhiều thay đổi so với các năm trước. Đến ngày trả lãi hàng tháng mà khách hàng không trả được nợ lãi hay gốc thì khoản nợ đó bị chuyển sang nợ nhóm 2, từ đó làm tăng các khoản nợ quá hạn. Thứ hai, sự biến động giá cả, lãi suất, tỷ giá trên thị trường. Trong giai đoạn 2015-2017, nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất…các nhân tố này tác động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Giá cả các yếu tố đầu vào đắt đỏ khiến cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, lợi nhuận giảm và khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn giảm. 3.2.1.2. Tình hình nợxấu Nợ xấu làm giảm thấp lợi nhuận của ngân hàng. Khi nợ xấu cao thì phải tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến cho lợi nhuận thu được càng thấp. Ngoài ra, chi phí do nợ xấu là rất lớn, chi trả lãi tiền gửi vì không thu hồi được nợ để thanh toán, chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí liên quan khác. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng và ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh doanh khác.
  • 48. 39 Ở các nước, nợ quá hạn thường được gọi chung là nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ xấu của 1 ngân hàng lên tới 5% tổng dư nợ thì được coi là báo động. Ở nước ta, nợ xấu là các khoản nợ được phân loại nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tình hình nợ xấu của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3. Tình hình nợ xấu tại Techcombank chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Tỷ đồng Nội dung Năm Năm Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 Bq Tổng dư nợ 2214,51 2413,08 2719,63 108,97 112,70 110,84 Tổng nợ xấu 24,127 28,182 33,214 116,81 117,86 117,33 Tỷ lệ nợ xấu 1,09 1,17 1,22 Nguồn:Phòng Kế toán ngân quỹTechcombankchi nhánh BắcNinh Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Techcombankchi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015-2017 có sự biến động. Tổng nợ xấu tại thời điểm 31/12/2015 là 24,127 tỷ đồng chiếm 1,09% tổng dư nợ. Tuy ở dưới mức 2% nhưng đây cũng là một con số tương đối cao. Đến năm 2016, tổng nợ xấu là 28,182 tỷ đồng tăng 4,055 tỷ đồng, chiếm 1,22% tổng dư nợ. Năm 2017 tổng nợ xấu tăng lên là 33,214 tỷ đồng chiếm 1,22% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu này là do một số khoản tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ và một số khoản không thu được gốc và lãi đúng hạn. 3.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam chi nhánh BắcNinh 3.2.2.1. Nhận biếtvà xác định rủi ro tín dụng Nhận biết và xác định các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của Techcombank chi nhánh Bắc Ninh. Tuy nhiên, chủ yếu do Phòng khách hàng thực hiện, bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách
  • 49. 40 hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay,… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất thường. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng còn mang tính thụ động, chủ yếu xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt. Nguyên nhân tình trạng này là do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của CBTD; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn chưa sát sao, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa. Để nhận biết, xác định RRTD, Techcombank chi nhánh Bắc Ninh xây dựng một hệ thống các dấu hiệu về khách hàng có khả năng phát sinh rủi ro cho ngân hàng. Đó là: - Khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định về phân loại nợ, trích lập và xử lý dự phòng RRTD của Techcombank. - Khách hàng có nợ đã được xử lý dự phòng RRTDchưa thu đang hạch toán ngoại bảng. - Khách hàng chưa bị phân loại thành nợ xấu nhưng có một hoặc các dấu hiệu rủi ro sau: + Các khách hàng có quan hệ trong nhóm khách hàng liên quan có hiện tượng chuyển giá, chuyển doanh thu nội bộ, chiếm dụng vốn nội bộ,... + Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ (do mất khách hàng, sản phẩm mất khả năng cạnh tranh, liên tục thua lỗ, ngành/lĩnh vực kinh doanh gặp rủi ro,...). + Gặp khó khăn trong đầu tư (dự án đầu tư bị ngưng trệ, dừng triển khai,...). + Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối tài chính (sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn, sử dụng vốn vay sai mục đích,...).