SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 2
Độc đáo lễ mời trăng của dân tộc Tày ở Việt Bắc
Trong tất cả những phong tục của dân tộc Tày ở Việt Bắc thì Lễ hội mời Trăng là
một nét sinh hoạt văn hóa dân gian rất độc đáo. Trong các nghi lễ, hội hè của
người dân tộc Tày thì Lễ hội mời Trăng là đêm hội thu hút được nhiều nam thanh,
nữ tú tham gia hơn cả.
ĐỘC ĐÁO LỄ MỜI TRĂNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VIỆT BẮC
Lễ tiễn nàng tiên Trăng về Trời của dân tộc Tày.
Ngoài tính chất cầu cúng, lễ nghi, Lễ hội mời Trăng của dân tộc Tày còn là một cuộc vui,
cuộc giao duyên mang đậm màu sắc tâm linh, huyền ảo. Lễ hội thường được xem ngày tốt
xấu và tổ chức vào đêm trăng tròn tháng 8 âm lịch hàng năm để cầu khấn các nàng tiên
phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống yên
vui.
TRUYỀN THUYẾT LỄ MỚI TRĂNG TRONG VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY
Theo truyền thuyết của dân tộc Tày kể lại rằng: Xưa kia vùng núi Việt Bắc hạn hán, ngô lúa
mất mùa, cây cối khô cằn, bà con dân bản rủ nhau làm lễ cầu trời giúp cho nhân dân thoát
khỏi đại hạn. Trước tình hình đó, Trời cho 7 nàng tiên ở Mặt trăng làm phép cho mưa thuận
gió hòa, dạy dân làng cách xẻ ruộng trồng lúa nước, trồng bông lấy sợi dệt vải, trồng dâu
nuôi tằm kéo tơ dệt lụa... Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 7 nàng tiên chia tay về Mặt trăng,
dân làng lưu luyến tiễn đưa. Vì thế, hàng năm vào ngày trăng tròn tháng 8 âm lịch, dân làng
tổ chức đón nàng tiên Trăng về hạ giới”...
Lễ đón nàng tiên Trăng xem phong thủy thấy được tổ chức ở miếu thờ thổ công ở bản.
Trong 6 cô gái được tuyển chọn đóng vai các nàng tiên, có 2 người làm mẹ Nhất, mẹ Nhì, 4
người còn lại chuyên hát những lời lượn. Ngoài ra, dân bản cũng chọn 4 chàng trai để hát
đối với 4 nàng tiên Trăng tại nhà sàn ở cạnh bản. Đây cũng là nơi để các bà Nhất, bà Nhì
đến thắp hương hàng ngày và là nơi bà Then đến dạy các nàng tiên Trăng hát lượn.
Lễ tiễn nàng tiên Trăng được tổ chức trang trọng với nghi lễ thành kính. Các gia đình trong
bản đều soạn mâm lễ gồm xôi cẩm đen, gà luộc, các loại bánh nhuộm đủ màu sắc được
gắn kết tượng trưng cho Mặt trời, Mặt trăng và các sao. Bà Then cùng với bà Nhất, bà Nhì
và các nàng tiên Trăng đi chấm cỗ, những mâm nào thiếu lễ, các nàng tiên Trăng sẽ hát lời
tạ, giải hạn với Trời.
Sau đó, các nàng tiên Trăng vừa đi, vừa vãi những nắm hạt bông, nắm thóc, phát cành
dâu... và cùng ra bến sông hát lời thả thuyền trên sông. Kết thúc, bà Then làm lễ trả hồn cho
các nàng tiên Trăng về Trời, gọi hồn cho các bà, các chị đóng vai nàng tiên Trăng trở về.
Toàn bộ diễn biến lễ hội được gắn liền với giai điệu mượt mà của các bài hát lượn.
Lễ hội nàng tiên Trăng là một lễ hội khá độc đáo, bởi ít có nghi lễ cầu cúng nào lại có hát đối
đáp giao duyên cùng những câu lượn slương ngọt ngào đến vậy. Đó là niềm vui và mong
đợi của những cư dân vùng núi sau những tháng ngày lao động vất vả, là món ăn tinh thần
không thể thiếu trong cộng đồng dân tộc Tày ở Việt Bắc.

Weitere ähnliche Inhalte

Mehr von Mikain Nan

Nghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoiNghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoiMikain Nan
 
Nghi thuc cau an
Nghi thuc cau anNghi thuc cau an
Nghi thuc cau anMikain Nan
 
Kinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doiKinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doiMikain Nan
 
Cac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lanCac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lanMikain Nan
 
Tri tung chu dai bi
Tri tung chu dai biTri tung chu dai bi
Tri tung chu dai biMikain Nan
 
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nhoMikain Nan
 

Mehr von Mikain Nan (6)

Nghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoiNghi thuc sam hoi
Nghi thuc sam hoi
 
Nghi thuc cau an
Nghi thuc cau anNghi thuc cau an
Nghi thuc cau an
 
Kinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doiKinh nhan qua ba doi
Kinh nhan qua ba doi
 
Cac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lanCac nghi thuc trong le vu lan
Cac nghi thuc trong le vu lan
 
Tri tung chu dai bi
Tri tung chu dai biTri tung chu dai bi
Tri tung chu dai bi
 
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
48 phap niem phat nguoi tu hanh can nho
 

Doc dao le moi trang cua dan toc tay o viet bac

  • 1. Độc đáo lễ mời trăng của dân tộc Tày ở Việt Bắc Trong tất cả những phong tục của dân tộc Tày ở Việt Bắc thì Lễ hội mời Trăng là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian rất độc đáo. Trong các nghi lễ, hội hè của người dân tộc Tày thì Lễ hội mời Trăng là đêm hội thu hút được nhiều nam thanh, nữ tú tham gia hơn cả. ĐỘC ĐÁO LỄ MỜI TRĂNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VIỆT BẮC Lễ tiễn nàng tiên Trăng về Trời của dân tộc Tày. Ngoài tính chất cầu cúng, lễ nghi, Lễ hội mời Trăng của dân tộc Tày còn là một cuộc vui, cuộc giao duyên mang đậm màu sắc tâm linh, huyền ảo. Lễ hội thường được xem ngày tốt xấu và tổ chức vào đêm trăng tròn tháng 8 âm lịch hàng năm để cầu khấn các nàng tiên phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống yên vui. TRUYỀN THUYẾT LỄ MỚI TRĂNG TRONG VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Theo truyền thuyết của dân tộc Tày kể lại rằng: Xưa kia vùng núi Việt Bắc hạn hán, ngô lúa mất mùa, cây cối khô cằn, bà con dân bản rủ nhau làm lễ cầu trời giúp cho nhân dân thoát khỏi đại hạn. Trước tình hình đó, Trời cho 7 nàng tiên ở Mặt trăng làm phép cho mưa thuận gió hòa, dạy dân làng cách xẻ ruộng trồng lúa nước, trồng bông lấy sợi dệt vải, trồng dâu nuôi tằm kéo tơ dệt lụa... Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, 7 nàng tiên chia tay về Mặt trăng, dân làng lưu luyến tiễn đưa. Vì thế, hàng năm vào ngày trăng tròn tháng 8 âm lịch, dân làng tổ chức đón nàng tiên Trăng về hạ giới”... Lễ đón nàng tiên Trăng xem phong thủy thấy được tổ chức ở miếu thờ thổ công ở bản. Trong 6 cô gái được tuyển chọn đóng vai các nàng tiên, có 2 người làm mẹ Nhất, mẹ Nhì, 4 người còn lại chuyên hát những lời lượn. Ngoài ra, dân bản cũng chọn 4 chàng trai để hát đối với 4 nàng tiên Trăng tại nhà sàn ở cạnh bản. Đây cũng là nơi để các bà Nhất, bà Nhì đến thắp hương hàng ngày và là nơi bà Then đến dạy các nàng tiên Trăng hát lượn. Lễ tiễn nàng tiên Trăng được tổ chức trang trọng với nghi lễ thành kính. Các gia đình trong bản đều soạn mâm lễ gồm xôi cẩm đen, gà luộc, các loại bánh nhuộm đủ màu sắc được
  • 2. gắn kết tượng trưng cho Mặt trời, Mặt trăng và các sao. Bà Then cùng với bà Nhất, bà Nhì và các nàng tiên Trăng đi chấm cỗ, những mâm nào thiếu lễ, các nàng tiên Trăng sẽ hát lời tạ, giải hạn với Trời. Sau đó, các nàng tiên Trăng vừa đi, vừa vãi những nắm hạt bông, nắm thóc, phát cành dâu... và cùng ra bến sông hát lời thả thuyền trên sông. Kết thúc, bà Then làm lễ trả hồn cho các nàng tiên Trăng về Trời, gọi hồn cho các bà, các chị đóng vai nàng tiên Trăng trở về. Toàn bộ diễn biến lễ hội được gắn liền với giai điệu mượt mà của các bài hát lượn. Lễ hội nàng tiên Trăng là một lễ hội khá độc đáo, bởi ít có nghi lễ cầu cúng nào lại có hát đối đáp giao duyên cùng những câu lượn slương ngọt ngào đến vậy. Đó là niềm vui và mong đợi của những cư dân vùng núi sau những tháng ngày lao động vất vả, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng dân tộc Tày ở Việt Bắc.