SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 32
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
CHẲNG THỂ NÀO QUÊN
Tuần qua, khi có dịp trò chuyện với một bác sĩ trẻ, “cô bé”
là con dâu tương lai của bạn tôi. Trong bữa cơm đầu năm, anh chị
xin tôi giúp việc giáo lý cho hai cháu, đứa con trai cuối cùng trong
gia đình bây giờ mới chịu lo chuyện trăm năm, dù chàng đã ra
trường 7 năm rồi, nhưng vẫn cứ làm cho cha mẹ hồi hộp vì
thương và chờ cô bé mãi cho đến hôm nay.
Trong câu chuyện làm quen với hai “cháu bác sĩ”, các bạn
hỏi tôi về những hoạt động tôn giáo xã hội, có dịp, tôi nói với hai
bạn về chương trình Bảo Vệ Sự Sống mà anh em chúng tôi đã và
đang thực hiện. Để trả lời cho câu hỏi về việc giữ con hay bỏ ở
các ngôi nhà tạm lánh mà chúng tôi đang quản trị, tôi cho biết hầu
hết các trường hợp chúng tôi gặp hơn 10 năm nay các người mẹ
đơn thân đều giữ lại con mình, tôi trích dẫn một lời Kinh Thánh “có
người mẹ nào quên con bao giờ”, cô bé buột miệng nói: “Trên bàn
sinh, nhiều người cứ hỏi con nhờ giúp cho đứa bé”.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, rất nhiều chị em khi bị bỏ rơi, mất việc, không nơi trú ngụ,
không có thu nhập, sợ gia đình biết, ở đáy vực thẳm, họ oán hận người tình và ghét lây đứa trẻ, dù
được chia sẻ và vì nhiều nguyên do, họ không phá thai nhưng họ không muốn nuôi đứa bé. Nếu họ
được tiếp đón trong yêu thương, nếu họ thấy được nhiều người vẫn yêu thương và không bỏ rơi họ,
tình cảm mẹ con trỗi dậy, họ sẽ đón nhận đứa trẻ bằng tất cả sự bao dung, can đảm.
Có một lần, một em là sinh viên năm cuối ở một trường đại học, cô đau khổ cùng tột khi bị bỏ rơi,
cô đã nghĩ đến tự tử để chấm dứt cuộc đời vì không tìm được ai cứu giúp mình. Chúa quan phòng cho
cô gặp chúng tôi, được đón về ở trong một Mái Ấm BVSS mang tên Thánh Giêrađô – vị Thánh DCCT
bổn mạng các bà mẹ mang thai, sau một thời gian, cô tâm sự: “Lúc đầu con có ý định sinh rồi thì cho đi,
con không muốn nhìn thấy nó, dấu vết của khổ đau. Nhưng về đây một thời gian, con thấy mình được
yêu thương, mình không bị bỏ rơi, mọi người thương mình, rồi con nhận ra Chúa thương mình, con tự
hỏi vậy thì tại sao con lại bỏ rơi con của con ? Chúa không bỏ con tại sao con lại bỏ con của con ?”
Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,
hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ?
Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ
( Isaia 49, 15 ).
Khi ở chốn lưu đày, dân Thiên Chúa tuyệt vọng, Chúa dùng lời Ngôn Sứ để củng cố lòng dân,
củng cố lòng tin vào Chúa, Chúa là Đấng Trung Tín, Chúa hứa và Chúa giữ lời hứa. Dân Thiên Chúa đã
trở về cố quốc, xây dựng lại đền thờ, nghĩa là xây dựng lại niềm tin của mình, xây dựng lại lòng tín thác
vào Chúa, và có Chúa luôn ở cùng.
Rất nhiều khi chúng ta thất vọng về cuộc sống, bao quanh ta đầy những bất trắc gian nan, đạo
đức, luân lý xuống cấp, suy đồi, gian ác hoành hành, bạo lực lên ngôi, lòng thù hận, sự độc ác ngang
nhiên bước vào mọi lãnh vực của đời sống, trật tự xã hội đảo lộn. Sứ mạng của người Kitô hữu chúng
ta là làm thế nào để Lời của Chúa củng cố lòng tin của con người, thực sự mang lại cho con người niềm
hy vọng, sự tín thác. Tân Phúc Âm hóa hôm nay là làm cho người ta nhận ra quyền năng của Chúa, qua
Lời của Ngài, có thể và sẽ chữa lành xã hội này.
Chúng ta có tin và dám tin như thế không ?
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 600 – CHÚA NHẬT 2.3.2014
Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,
hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ?
Cho dù nó có quên đi nữa,
thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 2.3.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
CHẲNG THỂ NÀO QUÊN... ( Lm. Vĩnh Sang ) ...................................................................................... 01
ĐTC. GỬI THÔNG ĐIỆP VIDEO CHO CÁC TÍN HỮU TIN LÀNH ( Tâm Linh Vào Đời ) ....................... 02
TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG – Chương 3 ( ĐTC. Phanxicô – Bản dịch Joseph C. Pham ) ... 04
TÔN THỜ CON BÒ VÀNG ( AM. Trần Bình An ) ...................................................................................08
"HÃY TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA…" ( Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện ) ......................................................07
THIÊN CHÚA HAY THẦN TÀI ? ( Lm. Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo ) .................................................09
NHÂN LỄ TẤN PHONG CÁC HỒNG Y MỚI – Phần 1 ( Lm. Vũ Khởi Phụng ) .......................................13
LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ............................................................... 15
PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 5: CHÚA GIÊSU CHỈ TỎ MÌNH RA… ( Nguyễn Trung ) ...................17
TRUYỀN GIÁO VÀ HỘI NHẬP ( Phùng Văn Hoá ) ................................................................................18
THẦN HỌC VỀ THÂN XÁC VÀ HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤC – Kỳ 3 ( Lm. Nguyễn Anh Tuấn ) ..................21
ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA – Kỳ 3 ( Lm. Kevin O’Shea, bản dịch Mai Tá ) ...............23
CÂU CHUYỆN 3 TỶ LÍT BIA… VÀ VĂN HOÁ ĂN NHẬU CỦA NGƯỜI VIỆT ( Vương Đoàn ) ...............25
CẢM NGHĨ KHI ĐỌC BÀI 3 TỶ LÍA BIA, 5 TRIỆU CON CHÓ ( Nguyễn Trung ) ....................................26
MỘT ĐỜI DÂNG MẸ ( Hạnh Nguyễn ) .................................................................................................. 28
NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ...........................................................30
ĐỨC THÁNH CHA GỞI THÔNG ĐIỆP VIDEO
CHO CÁC TÍN HỮU TIN LÀNH ĐANG TRONG
TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO
Hàng trăm các tín hữu Tin Lành thuộc phái Ngũ Tuần đang trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp
nhất Kitô Giáo tại Hoa Kỳ ( 18 – 25 tháng 1 năm 2014 ) đã theo dõi
một đoạn video do vị Giám Mục của họ là Tony Palmer ghi bằng
iphone trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 14
tháng Giêng. Trong đoạn video này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã
gởi đến Đại Hội của họ những tâm tình mong muốn sự hiệp nhất
Kitô Giáo của ngài.
Qua người vợ Ý thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng
Công Giáo, Tony Palmer đã trở thành gạch nối với Giáo Hội Công
Giáo và đã từng làm việc với nhiều giới chức Công Giáo tại Rôma.
Đặc biệt nhất là trong giai đoạn hoạt động tại Á Căn Đình, ông đã
quen biết với Đức Tổng Giám Mục Bergolio từ năm 2006 và nhận
Đức Tổng Giám Mục làm linh hướng.
Theo lời ông trình bày trước Đại Hội, thì giữa tháng Mười Hai vừa qua, ông nhận được cú điện
thoại từ Đức Phanxicô ngỏ ý muốn gặp ông. Trong cuộc tiếp kiến ngày 14 tháng 1 tại Vatican, ông cho
Đức Phanxicô hay mình sắp sửa tham dự Đại Hội này, nếu Đức Phanxicô có mấy lời nhắn với Đại Hội
thì hay biết mấy.
Giám Mục Tony Palmer nói: "Tôi hỏi: Đức Thánh Cha có muốn tôi viết xuống không ? Ngài nói:
sao anh không thu một đoạn video ? Tôi thực sự đã nghĩ đến chuyện này, tôi luôn có iPhone trong túi.
Tôi đã nghĩ đến việc xin ngài điều này ... nhưng tôi không muốn lạm dụng tình bạn của chúng tôi."
Trong đoạn video Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh nhưng pha với tiếng Ý: “Xin lỗi anh chị em
vì đôi khi tôi nói bằng tiếng Ý. Nhưng tôi nói chẳng bằng tiếng Anh hay tiếng Ý, nhưng bằng tiếng nói
con tim. Đó là thứ ngôn ngữ đơn giản và chân thật hơn, và thứ ngôn ngữ này có từ vựng và văn phạm
của nó. Một văn phạm đơn giản với hai luật: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha
nhân vì họ là anh chị em của chúng ta. Với hai luật ấy, chúng ta có thể tiến về phiá trước.
2
CÙNG THÔNG TIN
Tôi đang ở đây với người anh
em mình, với Giám Mục anh em
Tony Palmer. Chúng tôi đã là bạn cố
tri trong nhiều năm. Ngài bảo với tôi
về Đại Hội của anh chị em, về cuộc
gặp gỡ của anh chị em. Và tôi thật
hân hạnh được chào đón anh chị em
với cả niềm vui và nỗi khát khao.
Vui vì thấy anh chị em cùng
tụ họp để tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là
Chúa duy nhất và cầu nguyện cùng
Chúa Cha để đón nhận Thánh Thần.
Điều này thật vui vì chúng ta có thể
thấy Chúa đang hoạt động khắp
cùng bờ cõi trái đất.
Khát khao vì điều xảy ra là trong chỗ chòm xóm với nhau có những gia đình yêu mến nhau
nhưng cũng có những gia đình không ưa nhau. Những gia đình tụ họp cùng nhau và những gia đình
phân rẽ. Chúng ta thuộc loại, cho phép tôi được nói, là phân rẽ. Phân rẽ vì tội lỗi đã chia cách chúng
ta, tội lỗi của tất cả chúng ta. Những hiểu lầm xuyên suốt trong lịch sử. Đó là hành trình dài của tội lỗi
mà tất cả chúng ta đều dự phần. Trách ai bây giờ ?
Tôi khát khao rằng sự phân rẽ này đến hồi kết thúc để chúng ta được hiệp nhất. Tôi khao khát
sự chấp nhận lẫn nhau này. Thánh Kinh đã đề cập đến gia đình của anh em Giuse khi nạn đói xảy ra họ
trẩy sang Ai Cập để mua cái gì đó để ăn. Họ có tiền nhưng họ không ăn tiền được. Nhưng ở đó họ gặp
được cái còn quý hơn thực phẩm: đó là người anh em của mình.
Tất cả chúng ta đều có tiền là văn hóa, là lịch sử của chúng ta. Chúng ta giầu có về văn hóa, tôn
giáo và chúng ta có những truyền thống dị biệt. Nhưng chúng ta phải gặp gỡ người khác như những
anh chị em của mình. Chúng ta phải khóc cùng nhau như Giuse đã từng khóc. Những giọt nước mắt
này hiệp nhất chúng ta. Những giọt lệ của yêu thương.
Tôi nói chuyện với quý vị như những anh chị em với nhau bằng những từ ngữ đơn giản. Với
niềm vui và nỗi khát khao. Chúng ta hãy để nỗi khát khao được gặp gỡ và ôm lấy nhau tăng trưởng
trong chúng ta vì điều này thúc đẩy chúng ta tìm kiếm nhau và chấp nhận nhau. Và cùng tôn thờ Chúa
Giêsu Kitô là Chủ Tể của lịch sử, là Chúa và là Chúa duy nhất của Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện
với Ngài cho sự hiệp nhất.
Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã lắng nghe tôi. Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã cho
tôi nói ngôn ngữ của con tim. Và tôi cũng xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi vì tôi cần những lời
cầu nguyện của anh chị em. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được hiệp nhất. Chúng ta là
anh chị em với nhau.
Chúng ta hãy tiến về phía trước, chúng ta là anh
chị em với nhau và trong tinh thần chúng ta hãy ôm lấy
nhau. Xin Chúa hoàn thành công việc Ngài đã bắt đầu.
Cơ may này là một phép lạ, phép lạ của tình hiệp nhất đã
bắt đầu. Một nhà văn Ý nổi tiếng là Manzoni, đã viết về
điều này trong những tiểu thuyết của ông. Ông là một
người đơn giản và ông đã viết: "Tôi chưa bao giờ nhìn
thấy một phép lạ Chúa đã bắt đầu mà lại không kết thúc
nó một cách chính xác.’ Chúa sẽ hoàn thành phép lạ của
sự hiệp nhất này."
Thông điệp video của Đức Giáo Hoàng làm sững
sờ những người hiện diện. Đức Thánh Cha sau đó đã yêu
cầu các tham dự viên cầu nguyện theo ước nguyện của
Chúa Kitô “Ut unum sint – Để Chúng Nên Một.”
Cộng đồng Ngũ Tuần đáp lại bằng những lời cầu
nguyện và gửi đến Đức Thánh Cha một video của họ được thực hiện trong dịp này.
Đăng lại từ TÂM LINH VÀO ĐỜI, 28.2.2014
3
TÔNG HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ – Kỳ 11
"NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG – EVANGELII GAUDIUM"
CHƯƠNG IV – CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÚC ÂM HOÁ
II. Việc hoà nhập xã hội của người nghèo
186. Niềm tin của chúng ta vào Đức Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó và luôn luôn gần gũi với
những người nghèo khó và bị bỏ rơi là nền tảng căn bản cho sự quan tâm của chúng ta đối với sự phát
triển toàn diện của những thành viên bị lãng quên nhất của xã hội.
Trong sự kết hiệp với Thiên Chúa, chúng ta nghe được tiếng van nài
187. Mỗi một cá nhân Kitô hữu và mọi cộng đoàn đều
được mời gọi để trở nên khí cụ của Thiên Chúa cho sự giải thoát
và thăng tiến người nghèo, và làm cho họ trở thành một thành
phần trọn vẹn nhất của xã hội. Điều này đòi hỏi rằng chúng ta phải
ngoan ngoãn và để ý đến tiếng kêu khóc của người nghèo và đến
giúp đỡ họ. Một cái lướt nhìn thuần tuý vào Kinh Thánh cũng đủ
để làm cho chúng ta thấy được là Cha đầy ân sủng của chúng ta
khao khát lắng nghe người nghèo thế nào: "Ta đã thấy rõ cảnh
khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than
vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta
xuống giải thoát chúng...Ta sai ngươi..." ( Xh 3, 7 – 8, 10 ).
Chúng ta cũng có thể thấy là Ngài quan tâm đến những
nhu cầu của họ thế nào: "Bấy giờ con cái Ít-ra-en kêu lên Ðức
Chúa, Ðức Chúa liền cho xuất hiện một vị cứu tinh" ( Tl 3, 15 ).
Nếu chúng ta, những người là những phương tiện của Thiên Chúa
lắng nghe người nghèo, bưng tai giả điếc làm ngơ trước tiếng kêu
than này, thì chúng ta đang chống lại ý Cha và kế hoạch của Ngài;
và người nghèo ấy "sẽ kêu lên Ðức Chúa tố cáo anh ( em ) và anh
( em ) sẽ mang tội" ( Đnl 15, 9 ). Một sự thiếu liên đới đối với
những nhu cầu của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ
của chúng ta với Thiên Chúa: "Ai cay đắng trong lòng mà nguyền rủa con, thì Ðấng tạo thành ra nó sẽ
nghe lời nó thỉnh nguyện" ( Hc 4, 6 ).
Một câu hỏi cũ vẫn luôn luôn quay trở lại: "Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm
cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy
được ?" ( 1 Ga 3, 17 ). Chúng ta hãy hồi tưởng lại cũng cùng một cách thế mà Thánh Giacôbê tông đồ
đã khẳng khái nói về tiếng kêu khóc của những người bị áp bức: "Các người đã gian lận mà giữ lại tiền
lương của những người thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Kìa, tiền lương ấy đang kêu lên oán
trách các người, và tiếng kêu của những thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh" ( 5, 4 ).
188. Giáo Hội đã nhận thức rằng nhu cầu để lưu tâm đến tiếng kêu than này tự nó được sinh ra
bởi hành động giải thoát của ân sủng có ở trong mỗi người chúng ta, và do đó nó không phải là một vấn
đề của sứ mạng chỉ dành cho một vài người: "Giáo Hội, được hướng dẫn bởi Tin Mừng của lòng
thương xót và bởi tình yêu dành cho nhân loại, lắng nghe tiếng kêu khóc của công lý và có chủ ý đáp trả
tiếng kêu ấy bằng tất cả sức mạnh của mình".
Trong ngữ cảnh này chúng ta có thể hiểu được lệnh truyền của Chúa Giêsu dành cho các môn
đệ của Ngài: "Chính các con hãy cho họ ăn !" ( Mc 6, 37 ), có nghĩa là làm việc để loại bỏ các nguyên
nhân có tính cấu trúc của sự nghèo và thăng tiến sự phát triển toàn diện cho người nghèo, cùng với
những việc làm nhỏ thường nhật của sự liên đới trong việc đáp ứng những nhu cầu thật mà chúng ta
gặp phải. Từ "liên đới" đã bị bào mòn đôi chút và đôi khi lại được hiểu cách nghèo nàn, nhưng nó ám
chỉ đến một điều gì đó hơn cả một vài hành động ban phát rời rạc của sự rộng lượng. Nó ngầm định một
sự sáng tạo về một tâm thức mới biết suy nghĩ trong bối cảnh cộng đồng và sự ưu tiên cho sự sống của
tất cả so với việc sở hữu của cải bởi một số người.
189. Tình liên đới là một sự đáp trả đồng thời bởi những người nhận ra rằng chức năng xã hội
của tài sản và đích điểm mang tính toàn cầu của mọi của cải là những thực tại phải đến trước tài sản
riêng tư. Việc tư hữu của cải được biện minh bằng việc bảo vệ và làm gia tăng chúng hầu có thể phục
4
CÙNG ĐÓN NHẬN
vụ tốt hơn cho thiện ích chung; do đó, liên đới cần phải được sống như một quyết định để phục hồi
người nghèo về những gì thuộc về họ. Những xác tín và thói quen của tình liên đới này, khi được thực
hiện, sẽ mở ra một con đường dẫn đến những biến đổi có tính cấu trúc khác và làm cho chúng trở nên
khả thể. Thay đổi cấu trúc mà không tạo nên những xác tín và thái độ mới sẽ chỉ đảm bảo rằng những
cấu trúc tương tự sẽ hình thành, không sớm thì muộn, sẽ bị phá huỷ, chế tài và vô hiệu lực.
190. Đôi khi đó là vấn đề của việc nghe tiếng kêu khóc của
toàn bộ các dân tộc, các dân tộc nghèo nhất của trái đất này, bởi vì
"hoà bình chỉ được thiết lập không chỉ trên sự tôn trọng nhân quyền,
nhưng là còn dựa trên sự tôn trọng quyền của các dân tộc". Thật
đáng buồn, ngay cả nhân quyền còn có thể được sử dụng như là
một sự biện minh cho một sự bảo vệ không chính đáng đối với
quyền lợi cá nhân hoặc quyền lợi của những dân tộc giàu có hơn.
Bằng việc tôn trọng quyền tự chủ và văn hoá của mọi quốc
gia, chúng ta phải không bao giờ được phép quên rằng hành tinh
này thuộc về tất cả nhân loại và nó được dựng nên cho tất cả nhân
loại này; sự thật thuần tuý là một số người được sinh ra ở những
nơi có ít các tài nguyên hơn hoặc kém phát triển hơn thì không biện
minh cho sự thật là họ đang sống với ít nhân phẩm hơn.
Cũng cần phải nhắc lại rằng "những người may mắn hơn
nên khước từ một số quyền của họ cũng như là sử dụng các của
cải của họ một cách rộng rãi hơn cho việc phục vụ những người
khác". Nói một cách đúng đắn về quyền của chúng ta, chúng ta
cần phải mở rộng cách nhìn và để nghe được tiếng kêu của các
dân tộc khác và các vùng lãnh thổ khác hơn là nghe những con
người của riêng đất nước chúng ta. Chúng ta cần phải lớn lên
trong tình liên đới mà "vốn cho phép tất cả các dân tộc được
quyền tạo nên vận mệnh của họ", và "mọi người được mời gọi để đạt tới sự hoàn thiện".
191. Ở tất cả mọi nơi và mọi hoàn cảnh, các Kitô hữu, cùng với sự trợ giúp của các mục tử của
mình, đều được mời gọi để nghe tiếng kêu khóc của người nghèo. Điều này đã được thể hiện cách rõ
ràng bởi Hội Đồng Giám Mục Brazil: "Chúng tôi mong muốn mang lấy niềm hy vọng và niềm vui mỗi ngày,
những khó khăn và ưu sầu của người Brazil, đặc biệt của những ai đang sống ở các khu dân cư và ngoại
ô – không có đất đai, không có nhà cửa, thiếu thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ – đến sự xâm phạm
quyền lợi của họ. Nhìn thấy sự nghèo khổ của họ, nghe thấy tiếng kêu khóc của họ và biết được nỗi thống
khổ của họ, chúng tôi bị sốc bởi vì chúng tôi biết rằng không đủ thực phẩm cho hết mọi người và rằng nạn
đói là hậu quả của sự phân bố nghèo nàn về của cải và thu nhập. Vấn để đã trở nên tệ hại hơn bởi lối
sống đại đồng về sự lãng phí". ( Ảnh minh hoạ: khu nhà của người nghèo ở Brazil )
192. Nhưng thậm chí chúng ta còn khao khát nhiều hơn cả điều này; ước mơ của chúng ta còn
bay cao hơn. Chúng ta không chỉ đơn giản là nói về việc đảm bảo về của ăn nuôi dưỡng hoặc "của ăn
xứng đáng" cho tất cả mọi người, nhưng còn về "phúc lợi và sự thịnh vượng chung hiện tại của
họ". Điều này nghĩa là việc giáo dục, việc được hưởng quyền chăm sóc sức khoẻ, và trên hết là việc
làm, bởi vì thông qua công việc lao động có tính tự do, sáng tạo, đóng góp và hỗ trợ qua lại mà con
người diễn tả và gia tăng phẩm giá đời sống của họ. Một mức lương công bằng sẽ giúp họ có được sự
tận hưởng đầy đủ tất cả những sự tốt đẹp khác vốn đã được định sẵn cho thiện ích chung.
Trung thành với Tin Mừng, để chúng ta đừng chạy cách vô ích
193. Chúng ta mặc lấy nghĩa vụ nghe tiếng kêu khóc của người nghèo khi chúng ta bị đánh động
sâu sắc bởi nỗi thống khổ của những người khác. Chúng ta hãy lắng nghe điều Lời Chúa dạy chúng ta
về lòng thương xót, và để cho lời ấy vang vọng trong đời sống của Giáo Hội. Tin Mừng dạy rằng: "Phúc
thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương" ( Mt 5, 7 ). Thánh Giacôbê Tông Đồ
dạy rằng lòng thương xót của chúng ta dành cho những người khác sẽ biện hộ cho chúng ta vào ngày
phán xét của Thiên Chúa: "Anh em hãy nói năng và hành động như những người sẽ bị xét xử theo luật
tự do. Vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót. Còn ai thương xót, thì
chẳng quan tâm đến việc xét xử" ( Gc 2, 12 – 13 ).
Ở đây Thánh Giacôbê trung thành với truyền thống tốt đẹp nhất đời sống tinh thần của người Do
Thái thời hậu lưu đày, bổ sung một giá trị hữu ích đặc biệt cho lòng thương xót: "Đái tội lập công, bằng
cách làm việc nghĩa, là tỏ lòng từ bi đối với người nghèo, may ra thời thịnh vượng của ngài sẽ được kéo
dài thêm chăng" ( Đn 4, 24 ). Áng văn khôn ngoan cũng xem việc bố thí là một việc làm thi thố lòng
thương xót đối với những người đang cần: "Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi" ( Tb 12,
5
9 ). Ý tưởng này được diễn tả thậm chí giàu hình ảnh hơn ở sách Huấn Ca: "Nước dập tắt lửa hồng, bố
thí đền bù tội lỗi" ( Hc 3, 30 ). Cùng một cách tổng hợp này xuất hiện trong Tân Ước: "Anh em hãy yêu
thương nhau nồng nàn, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi" ( 1 Pr 4, 8 ).
Chân lý này ảnh hưởng cách mạnh mẽ trên tư
tưởng các Giáo Phụ của Hội Thánh và giúp tạo nên một
sự chống lại có tính tiên tri, phản văn hoá đối với chủ
nghĩa khoái lạc của dân ngoại. Chúng ta có thể nhắc đến
một ví dụ: "Nếu chúng ta đang ở trong mối nguy của
đám cháy, thì chúng ta chắc chắn sẽ lấy nước để dập tắt
đám cháy... cùng một cách thế, nếu một tia lửa của tội
bùng phát trong đám rơm của chúng ta, và chúng ta bị
bối rối vì điều ấy, bất cứ khi nào chúng ta có cơ hội để
thực thi công việc của lòng thương xót, chúng ta hãy vui
lên, như thể đó là một suối nguồn mở ra trước đám cháy
để đám cháy được dập tắt".
194. Thông điệp này quá rõ ràng và trực tiếp, quá
đơn giản và mạch lạc, chớ gì không một diễn giải nào
của Giáo Hội có quyền để tương đối hoá nó. Suy tư của Giáo Hội về những bản văn này cần phải không
được che đậy hoặc làm yếu đi sức mạnh của chúng, nhưng là thôi thúc chúng ta chấp nhận những huấn
quyền của chúng bằng sự can đảm và lòng nhiệt thành. Tại sao lại làm phức tạp một việc vốn quá đơn
giản ? Những công cụ mang tính khái niệm tồn tại là để làm bật lên mối liên hệ với các thực tại mà nó
muốn giải thích, chứ không phải là làm cho chúng ta xa cách chúng.
Đây là trường hợp đặc biệt với những lời dạy của Kinh Thánh vốn mời gọi chúng ta quá mạnh
mẽ hướng tới tình huynh đệ, tới sự phục vụ khiêm tốn và rộng lượng, tới công lý và lòng thương xót
hướng đến người nghèo. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách nhìn này dành cho những người khác bằng
cả lời nói và hành động của Ngài. Thế thì tại sao phải che đậy những điều đã quá rõ ràng ? Chúng ta
không nên đơn giản quan tâm đến việc rơi vào sai lạc về mặt tín lý, nhưng là luôn trung thành với con
đường đầy ánh sáng và sự khôn ngoan này. Bởi vì "những người bảo vệ sự chính thống đôi khi bị tố
cáo về sự thụ động, sự đặc quyền, hoặc mang tội đồng loã khi xem xét những tình huống bất công
không thể chấp nhận nổi và các thể chế chính trị vốn dung dưỡng những tình huống ấy".
195. Khi Thánh Phaolô tiếp cận các Tông Đồ ở Giêrusalem để biện phân liệu là Ngài có đang
"ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích" ( Gl 2, 2 ), tiêu chuẩn chính của sự xác thực mà các tông đồ trình
bày là Ngài không nên quên người nghèo ( x. Gl 2, 10 ). Nguyên tắc quan trọng này, nguyên tắc mà các
cộng đoàn của Thánh Phaolô không được rơi vào lối sống tập trung vào bản thân của những người dân
ngoại, vẫn còn đúng cho đến tận hôm nay, khi mà một trào lưu quy ngã mới theo chủ nghĩa dân ngoại
đang lớn mạnh. Có lẽ chúng ta không phải lúc nào cũng có thể phản chiếu cách đầy đủ vẻ đẹp của Tin
Mừng, song có một dấu chỉ mà chúng ta không giờ được phép thiếu: chọn lựa dành cho những người
bé mọn nhất, những con người mà xã hội loại bỏ.
196. Đôi khi chúng ta cũng thể hiện sự cứng lòng và cứng đầu; chúng ta xao nhãng, ham vui và
bị cuốn phăng đi bởi những khả năng vô giới hạn của sự hưởng thụ và sự ham vui do xã hội đương đại
mang lại. Điều này dẫn đến một loại tha hoá ở mọi cấp độ, bởi vì "một xã hội trở nên tha hoá khi các
hình thức về tổ chức, sản phẩm và tiêu thụ mang tính xã hội làm cho xã hội ấy trở nên khó khăn hơn để
trao ban quà tặng của bản thân và để thiết lập tình liên đới giữa con người với nhau".
Vị trí đặc biệt của người nghèo trong Dân Chúa
197. Trái tim của Thiên Chúa có một chỗ đặc biệt cho người nghèo, quá đặc biệt đến nỗi chính
Ngài "trở nên nghèo" ( 2 Cr 8, 9 ). Toàn bộ Lịch Sử Cứu Độ của chúng ta được đánh dấu bởi sự hiện
diện của người nghèo. Ơn Cứu Độ đến với chúng ta từ tiếng "vâng" cất lên từ môi miệng của một cô
thôn nữ ở một làng nhỏ ngay ngoại biên của một đế chế khổng lồ. Đấng Cứu Độ đã được sinh ra trong
một máng cỏ, giữa các thú vật, giống như các đứa trẻ khác của các gia đình nghèo; Ngài cũng được
dâng lên Đền Thờ cùng với một cặp bồ câu non, của lễ được thực hiện bởi những người không có khả
năng mua một con cừu ( x. Lc 2, 24; Lv 5, 7 ); Ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình lao động bình
thường và làm việc bằng chính đôi bàn tay của Ngài để có của ăn.
Khi Ngài bắt đầu rao giảng về Vương Quốc Thiên Chúa, đám đông những người bị bóc lột đi
theo Ngài, minh hoạ lời Ngài nói: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi
loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" ( Lc 4, 18 ). Ngài đoan chắc rằng những ai bị đè nặng bởi đau
buồn và bị nghiền nát bởi sự nghèo nàn rằng Thiên Chúa có một nơi đặc biệt dành cho họ trong trái tim
của Ngài: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó,vì Nước Thiên Chúa là của anh em" ( Lc 6, 20 );
6
Ngài tự biến mình trở thành một trọng số họ: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn", và Ngài dạy họ rằng lòng
thương xót dành cho tất cả những người này là chìa khoá để vào thiên đàng ( x. Mt 25, 35 tt ).
198. Đối với Giáo Hội, chọn lựa dành cho người nghèo thì chủ yếu là một lựa mang tính thần
học hơn là một chọn lựa mang tính văn hoá, xã hội học, chính trị, hay triết học. Thiên Chúa cho người
nghèo thấy "lòng thương xót đầu tiên của Ngài". Sự ưu tiên thánh này có những hiệu quả đối với đời
sống Đức Tin của tất cả các Kitô hữu, bởi vì chúng ta được mời gọi để có "tâm tình... như chính Đức
Kitô Giêsu" ( Pl 2, 5 ). Được thôi thúc bởi điều này, Giáo Hội đã thực hiện một chọn lựa dành cho người
nghèo được hiểu như là một "hình thức đặc biệt của sự ưu tiên trong việc thi hành bác ái Kitô Giáo, mà
toàn thể truyền thống của Giáo Hội làm chứng".
Chọn lựa này – như Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đã dạy – "là một sự tiềm ẩn trong niềm tin
Kitô của chúng ta vào một Thiên Chúa Đấng trở nên nghèo nàn vì chúng ta, để làm cho chúng ta trở
nên giàu có bằng sự nghèo khó của Ngài". Đây là lý do vì sao tôi muốn một Giáo Hội nghèo và vì người
nghèo. Họ có rất nhiều điều để dạy chúng ta. Họ không chỉ chia sẻ Cảm Thức Đức Tin Sensus
Fidei, nhưng cả trong những khốn khó mà họ biết Đức Kitô chịu đau khổ. Chúng ta cần phải để cho bản
thân mình được Phúc Âm Hoá bởi họ. Việc tân Phúc Âm Hoá là một lời mời gọi để nhận biết năng
quyền cứu độ đang hoạt động nơi chính cuộc sống của họ và để đặt họ vào ngay trung tâm của con
đường lữ hành của Giáo Hội. Chúng ta được mời gọi để tìm gặp Đức Kitô nơi họ, và lên tiếng bênh vực
họ, nhưng cũng đồng thời là bạn hữu của họ, lắng nghe họ, nói thay cho họ và ôm lấy sự khôn ngoan
nhiệm mầu mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta ngang qua họ.
199. Sự cam kết dấn thân của chúng ta không chỉ hệ tại ở nơi các hoạt động hoặc các chương
trình thăng tiến và hỗ trợ; điều mà Chúa Thánh Thần thôi thúc không phải là sự hoạt động cách thiếu
kiểm soát, nhưng trên hết tất cả là một sự chú tâm đến những người khác "trong một cảm thức chắc
chắn là một với chính bản thân chúng ta". Sự chú tâm đầy yêu thương này là khởi đầu của một sự quan
tâm thật sự dành cho con người họ vốn thôi thúc tôi một cách quyết liệt để tìm kiếm sự tốt lành của họ.
Điều này đòi hỏi việc trân trọng người nghèo trong sự tốt lành của họ, trong kinh nghiệm cuộc
sống của họ, trong văn hoá của họ, và trong các cách thế sống Đức Tin của họ. Tình yêu thực sự thì
luôn luôn chiêm ngắm, và cho phép chúng ta phục vụ người khác không phải vì sự cần thiết hay sự
khoe mẽ, nhưng hơn thế nữa là vì anh hay chị đẹp hơn và vượt trên tất cả vẻ bề ngoài thuần tuý: "Tình
yêu mà ngang qua đó chúng ta thấy người khác hài lòng dẫn chúng ta đến việc trao ban cho người ấy
một điều gì đó cách nhưng-không".
Người nghèo, khi được yêu, "thì được tôn trọng như giá trị lớn lao", và đây là điều tạo nên sự
chọn lựa đích thực dành cho người nghèo khác hẳn với bất kỳ một chủ thuyết nào khác, với bất kỳ một
nỗ lực nào để khai thác người nghèo vì tư lợi hoặc lợi ích chính trị. Chỉ ở nơi nền tảng căn bản của sự
gần gũi thực sự và thân ái này mà chúng ta mới có thể thực sự đồng hành với người nghèo trên con
đường giải phóng của họ. Chỉ điều này mới đảm bảo rằng "ở nơi mọi cộng đồng Kitô hữu người nghèo
được cảm thấy như nhà mình.
Lẽ nào cách tiếp cận này lại không là một
cách trình bày tuyệt vời và hữu hiệu nhất về Tin
Mừng Nước Trời ?" Không có sự chọn lựa mang
tính ưu tiên dành cho người nghèo, "thì việc loan
báo Tin Mừng, tự bản chất là hình thức cao nhất
của đức ái, sẽ có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc nhận
chìm bởi một đại dương các ngôn từ mà hằng
ngày cũng nhận chìm chúng ta bởi các phương
tiện truyền thông đại chúng của xã hội hôm nay".
200. Bởi vì Tông Huấn này sẽ được gửi
đến các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, nên
tôi muốn nói, bằng cả sự hối tiếc, rằng sự phân
biệt tồi tệ nhất mà người nghèo đang phải chịu
đựng là một sự thiếu quan tâm chăm sóc về mặt
thiêng liêng. Đại đa số người nghèo có một sự
mở lòng đặc biệt đối với Đức Tin; họ cần Thiên Chúa và chúng ta phải không được thất bại trong việc
trao ban cho họ tình bằng hữu của Ngài, phúc lành của Ngài, lời của Ngài, và việc cử hành các bí tích
và một hành trình phát triển và trưởng thành trong Đức Tin. Chọn lựa mang tính ưu tiên của chúng ta
dành cho người nghèo phải chính thức biến đổi thành một sự quan tâm đặc quyền và tôn giáo.
201. Không ai được phép nói rằng họ không thể gần gũi với người nghèo bởi vì lối sống của họ đòi
hỏi nhiều sự chú tâm hơn những lãnh vực khác. Đây là một lời biện hộ thường được nghe trong các nhóm
7
học thuật, kinh doanh hoặc chuyên gia, và ngay cả trong Giáo Hội. Trong khi thật sự là ơn gọi và sứ mạng
thiết yếu của người tín hữu là nỗ lực để đạt tới điều này là các thực tại trần gian và mọi hoạt động của con
người đều được biến đổi bởi Tin Mừng, thì không một ai trong chúng ta được nghĩ rằng chúng ta là một
ngoại lệ trong việc quan tâm đến người nghèo và đến công bằng xã hội: "Sự hoán cải thiêng liêng, sự
mãnh liệt của tình yêu dành cho Thiên Chúa và anh em đồng loại, lòng nhiệt thành dành cho công lý và
hoà bình, ý nghĩa Tin Mừng về người nghèo và về sự nghèo, là việc đòi hỏi hết tất cả mọi người".
Tôi e rằng những lời này cũng chỉ gợi lên để bình luận hoặc tranh luận mà không có một hiệu
quả thực tế nào. Điều đã được nói, tôi tín thác tất cả ở nơi sự cởi mở và sự sẵn sàng của tất cả mọi Kitô
hữu, và tôi mời gọi các bạn tìm kiếm, trong tư cách là một cộng đồng, các cách thế sáng tạo về việc đón
nhận lời mời gọi đổi mới này.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ,
bản dịch của JOSEPH C. PHẠM ( còn tiếp nhiều kỳ )
THỜI TÔN THỜ CON BÒ VÀNG
Sau khi trận động đất tại Nhật Bản hồi
tháng 3 năm 2011 vừa qua đi, lực lượng cứu hộ
bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi
họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ
nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt.
Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một
người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng
về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật
gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.
Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều
khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe
hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh
hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn
còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ
cho thấy cô đã chết.
Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội
trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống
và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên
sung sướng: "Một đứa bé ! Có một đứa bé !"
Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh
người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của
người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình
làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một
điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải
nhớ rằng mẹ rất yêu con". Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người
khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt.
Tình mẫu tử một lần nữa lại sáng chói trên bầu trời ảm đạm thế thái nhân tình. Tình mẹ phản
ảnh phần nào lòng thương yêu vô vàn của Thiên Chúa với con người, như Ngôn Sứ Isaia đã khéo ví
von: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng
đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa thì Ta, Ta sẽ cũng chẳng quên ngươi bao giờ" ( Is 49, 15 ).
Con bò vàng
Hầu hết các Cty, xí nghiệp và nhà của người ngoài Kitô giáo, đều có bàn thờ Thần Tài, Ông Địa
ở ngay phòng khách. Theo truyền thuyết, Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông
lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên
Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp
đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.
8
CÙNG SUY NIỆM
Hiện tượng thờ bái vật không chỉ thờ Thần Tài, mà còn thờ tất cả những gì họ cho là có thể đem
lại danh lợi, thỏa mãn thị hiếu, cũng như tham vọng. Đó chính là hình thái thờ con bò vàng trong Cựu
Ước ( Xh 32, 1 – 35 ).
Con bò vàng hôm nay có thể là tiền bạc, của cải, chức
tước, bổng lộc, quyền hành, thế lực. Con bò vàng còn là những
phương tiện vật chất, nhà cao cửa rộng, tiện nghi, nội thất sang
trọng, áo quần diêm dúa thời trang, phương tiện nghe nhìn hiện
đại, vật dụng cá nhân cao cấp, xe cộ sa hoa đắt tiền… Dĩ nhiên,
khi tôn thờ con bò vàng, người ta dứt khoát chối bỏ Thiên Chúa,
hiện diện trong đời. Hoặc chỉ thờ lạy Chúa trên môi mép, còn lòng
trí thì quy hướng, tôn sùng con bò vàng. "Dân này thờ kính ta bằng
môi bằng miệng, nhưng tâm hồn chúng thì xa ta" ( Mc 7, 6 ).
Tín thác
Khi hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa Quan Phòng, đặt
hết vào Ngài lòng trông cậy, niềm hy vọng, mới có thể thoát khỏi
ách nô lệ con bò vàng, thoát khỏi những đam mê vật chất, cám
dỗ thực dụng, tham sân si u mê mù quáng. “Trước hết hãy tìm
kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả
những thứ kia Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 33 ).
Tìm kiếm Nước Thiên Chúa là đón nhận những điều mà
thiên hạ vẫn cho là điên dại, dở hơi hay ngu đần, lo tránh xa tựa
dịch bệnh, như tinh thần nghèo khó, chịu đau khổ, hiền lành, đói khát sự công chính, biết xót thương
yêu người, tâm hồn trong sạch, hòa nhã, chịu bắt bớ vì sự công chính. Tất cả đã được gói ghém đầy đủ
trong Bát Phúc, Hiến Chương Nước Trời.
Tìm đức công chính của Thiên Chúa là tuân theo, vâng phục Thánh Ý Chúa, trọn vẹn bổn phận,
trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tu thân, tích đức cho cuộc đời sau viên mãn.
Tóm lại, "Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia,
hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ.” ( Mt 6, 24 ). Đức Giêsu không chấp nhận sự chọn lựa cố tình
nhập nhằng giữa Thiên Chúa hằng hữu và thế gian phù phiếm hư ảo. "Ta biết các việc ngươi làm:
ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi ! Nhưng vì ngươi hâm
hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta" ( Kh 3, 16 ).
“Theo Thầy bấy lâu nay, con có thiếu gì không ?” – “Thưa Thầy không”. Con bỏ tất cả, nhưng
theo Chúa Quan Phòng, con còn lo gì ? ( Đường Hy Vọng, số 70 ).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con đường ngay nẻo chính để được hạnh phúc bên Chúa.
Nhưng chúng con còn nặng lòng với thế gian, còn nuối tiếc củ hành, củ tỏi như dân Do Thái xưa
nuối tiếc kiếp nô lệ Ai Cập. Xin Chúa ban cho chúng con ơn sủng ăn năn, sám hối, cũng như sáng
suốt và sức mạnh chiến thắng bản thân, thế gian và ma quỷ, để trở thành chiên ngoan của Chúa.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng con biết sống khiêm nhường, khó nghèo và trung thành
vâng theo Thánh Ý Chúa trọn đời. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
“HÃY TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA
VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI”
Trong hai Chúa Nhật trước, các bài Tin Mừng nói về cách hành xử của Kitô hữu đối với những
người thân cận. Bài Tin Mừng hôm nay ( Mt 6, 24 – 34 ) dạy chúng ta về mối tương quan đối với những
giá trị và thực tại vật chất trần gian.
1. “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” ( c. 24 )
Trước hết, bài Tin Mừng bắt đầu bằng một giáo huấn quan trọng của Chúa Giêsu: “Không ai có
thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể
chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” ( c. 24 ).
Làm tôi ( douleuein ) là phục vụ với một lòng trung thành tuyệt đối, chấp nhận bị chủ sai khiến và
quyết định thế nào mặc lòng. Người nô lệ không có quyền gì trên cuộc đời mình. Là vật sở hữu của chủ, anh
9
ta phải chịu chủ sai khiến và phải tuyệt đối tùng phục theo những quyết định của chủ. Vì thế, không ai có thể
làm tôi hai chủ, nhất là khi hai chủ ấy hoàn toàn trái ngược nhau và cả hai đều là những người rất đòi hỏi.
Nhưng sự “làm tôi” mà Đức Giêsu nói đến ở đây còn đi xa hơn cách hiểu thông thường rất
nhiều. Khi đưa ra hai cặp đối lập yêu / ghét và gắn bó / khinh dể, Người muốn cho thấy sự “làm tôi” ở
đây phải là sự dấn thân phục vụ hết mình, trọn vẹn, chân thành, với tất cả lòng yêu mến. Theo nghĩa
này, người ta càng không thể làm tôi hai chủ được. “Vì anh ta hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia,
hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ”.
Cuối câu 24, Đức Giêsu nêu rõ danh tánh hai ông chủ: Thiên
Chúa và Tiền Của. Người khẳng định một cách rõ ràng và mạnh mẽ:
“Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của
được”. Hạn từ “Tiền Của” ở đây có thể được hiểu ở nhiều cấp độ khác
nhau. Một số người hiểu đó là tiền bạc theo nghĩa thông thường. Một
số khác hiểu đó là những tài sản vật chất khác nhau mà người ta kiếm
chác được, nhất là bằng những hoạt động bất chính. Nhiều người hiểu
( một cách hữu lý ) rằng “Tiền Của” ở đây là tất cả những gì người ta
tìm kiếm được và sở hữu được, ngay cả quyền lực, công danh, sự
nghiệp, tài năng…, nói tóm lại là tất cả những giá trị và thực tại trần
thế, không loại trừ đó là những thực tại tốt lành. Tất cả những thứ đó
đều có thể được người ta sùng bái quá đáng, và đều có thể trở thành
đối thủ cạnh tranh không khoan nhượng với Thiên Chúa trong tâm hồn
và cuộc sống của người ta.
Chúa Giêsu không lên án “Tiền Của”, nhưng Người không
chấp nhận những ai để cho thói tôn sùng “Tiền Của” làm chủ mình.
Người nặng lời phê phán những ai yêu mến và gắn bó với những
thực tại trần gian mà họ làm ra và sở hữu. Vấn đề không phải là
không có “Tiền Của”, mà là không được ưu tiên nó như là thực tại
quan trọng nhất và có sức chi phối khao khát, suy nghĩ, chọn lựa, quyết định và hành xử của chúng ta.
Thiên Chúa phải chiếm vị trí số một, và các đồ đệ của Đức Giêsu phải không được từ nan bất cứ điều gì
Thiên Chúa đòi hỏi. Họ phải làm tôi Thiên Chúa trong tình yêu và trong sự gắn bó sâu xa với Ngài.
Chính trong thái độ tâm linh căn bản đó, người đồ đệ sẽ có một cách hành xử đúng đắn đối với những
thực tại và giá trị trần thế, ngay cả những thực tại và giá trị cốt thiết để hiện hữu và sống còn, như của
ăn và áo mặc chẳng hạn.
2. Đừng lo lắng khi phải đối diện với những vấn đề của cuộc sống ( cc. 25-32 )
Những của cải và giá trị trần gian có thể chiếm trọn trái tim, chi phối hành động và biến thành
một thứ thước đo giá trị của con người. Con người bị các thực tại phàm trần tác động và điều kiện hoá,
vì ai cũng phải đối diện với những nhu cầu rất căn bản của cuộc sống như cái ăn, cái mặc… Các thực
tại vật chất là rất cần thiết để con người có thể sống được: chúng ta không thể chỉ sống bằng suy tưởng
hay bằng ý chí và không cần bất cứ thứ gì khác. Để sống, người ta buộc phải ăn, phải uống, phải mặc;
và chính trong sự tuỳ thuộc vào các thực tại vật chất như thế mà mối tương quan của người ta với của
cải trần gian được thực hiện. Không ai có thể tránh né được mối tương quan này. Vấn đề là chúng ta
phải sống sự tuỳ thuộc đó như thế nào.
Chúa Giêsu dạy: "Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng
lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo
mặc sao ? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em
trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng,
mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay ? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? Hãy
ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo
sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp
bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn
mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi:
ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên
trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” ( cc. 25-32 ).
Với một loạt những quan sát và suy tư, Đức Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa biết rất
rõ chúng ta và Người luôn sẵn sàng bảo đảm cho cuộc sống của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta
món quà lớn lao hơn tất cả: thân thể và mạng sống, lẽ nào Người lại chẳng sẵn sàng ban cho chúng ta
những món quà nhỏ hơn, tức là những phương tiện giúp chúng ta gìn giữ quà tặng lớn lao kia ? Chim
trời vẫn tìm được của ăn, cho dù không gieo không gặt. Đoá huệ ngoài đồng vẫn được trang điểm diễm
10
lệ, cho dù không làm lụng canh cửi. Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, luôn lo liệu mọi sự cho chúng. Há
Người lại chẳng làm như thế cho con người, vốn là những con cái mà Người quý hơn tất cả và hằng âu
yếm lấy tình phụ tử mà chăm nom gìn giữ ? Và cuối cùng là một suy tư đơn giản: Hỏi có ai trong anh em
có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không ? ( c. 27 ).
Chúng ta được mời gọi đón nhận những thực tại căn bản, ví dụ như độ dài của cuộc sống trần
gian của mỗi người, như Thiên Chúa đã ấn định. Nhưng Đức Giêsu không có ý nói rằng chúng ta đừng
làm lụng canh cửi, đừng gieo gặt trồng cấy, đừng để ý lưu tâm hay đừng xây dựng những dự phóng
tương lai… Người muốn nói rằng tất cả những điều đó phải được thực hiện nhưng không phải là với
một sự lo lắng bận tâm thái quá và mù quáng, mà là với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Thiên Chúa đã ban cho con người bàn tay và khối óc, tức là Người đã lo liệu trước để chúng ta có thể
xây dựng cuộc sống cho phù hợp với phẩm giá cao cả của mình.
Đức Giêsu biết rõ sự vận hành bình thường của cuộc đời. Người không phủ nhận rằng đôi khi
chim trời và con người vẫn phải chết vì đói. Nhưng ngay cả trong những trường hợp cực đoan đó, sự lo
lắng thái quá cũng không hề giúp chúng ta tiến bước bình an và chắc chắn trong cuộc sống trần gian
này. Trái lại, trong những trường hợp cực đoan bi đát đó, chúng ta càng có lý do để trông cậy và hy
vọng nơi Thiên Chúa, không chỉ hy vọng về những thực tại trần gian mà thôi, mà nhất là hy vọng về
những thực tại Nước Trời, là nơi duy nhất có cuộc sống viên mãn thật sự.
Sự “không lo lắng” của chúng ta, như vậy, theo lời của Đức Giêsu, không đặt cơ sở trên một sự
lạc quan ngây thơ hay trên khả năng làm chủ cuộc sống của chúng ta ( khả năng ấy quá bé nhỏ ). Sự
“không lo lắng” đó được đặt cơ sở trên sự thực vững chắc, rằng Thiên Chúa quyền năng và thông biết
mọi sự, rằng Thiên Chúa luôn luôn nhân lành yêu thương ta, rằng Thiên Chúa luôn luôn trung thành với
lời sáng tạo của Người.
3. Chọn lựa căn bản của cuộc sống:
Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người ( cc. 33-34 )
Sau khi đã dạy chúng ta đừng lo lắng, Đức Giêsu nói cho chúng ta biết đâu là thực tại phải chi
phối ước muốn của chúng ta, lấp đầy con tim của chúng ta, xác định thước đo giá trị của chúng ta và đòi
hỏi những hoạt động của chúng ta. Người nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công
chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai:
ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” ( cc. 33-34 )
Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. Đó là những giá trị cao cả nhất và sâu xa nhất;
và chúng ta được mời gọi hoàn toàn quy hướng tất cả con người của mình về những thực tại đó. Nước
Thiên Chúa là chính Thiên Chúa đang tỏ mình hoàn toàn cho chúng ta trong tư cách là Đức Chúa quyền
năng và tràn đầy ân nghĩa, Đấng luôn đón nhận và yêu thương che chở chúng ta trong sự hiệp thông
vào sự sống của chính Người. Tất cả lòng tin của chúng ta, tất cả niềm hy vọng của chúng ta và tất cả
lòng yêu mến của chúng ta đều phải được quy hướng về Người trong một ý hướng hoàn toàn thuần
khiết. Đó là tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Sự công chính của Thiên Chúa là sự công chính đến từ chính
Thiên Chúa. Đó là cách hành xử của người công chính, phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa và được
Đức Giêsu nói rõ trong bài giảng trên núi. Tất cả nỗ lực của chúng ta và tất cả sức mạnh của chúng ta,
đều phải được huy động để thực hiện sự công chính ấy.
Nếu chúng ta trước hết chỉ tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người như thế, thì
những điều khác sẽ được ban cho chúng ta như những phương tiện để chúng ta thực hiện chọn lựa căn
bản đó của cuộc đời. Ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta không tuỳ thuộc vào những mối bận tâm về
cuộc sống hiện tại này, mà là ở sự hoàn toàn quy chiếu của chúng ta, ngay trong cuộc sống thế tạm
hôm nay, vào Thiên Chúa, và ở sự chuẩn bị của chúng ta, nhờ những hành động công chính, cho cuộc
hiệp thông viên mãn vĩnh cửu với chính Thiên Chúa.
Đó mới là tương lai đích thật mà chúng ta phải hướng tới, chứ không phải là cái ngày mai trong
cuộc đời thế tạm này. Vì thật ra, cái ngày mai thế tạm vẫn sẽ là cái ngày mai vất vả: “Ngày nào có cái
khổ của ngày ấy” ( c. 34 ). Nhưng sự vất vả trong ngày mai thế tạm sẽ rất khác nhau. Đó sẽ là sự vất vả
nhọc nhằn và cay đắng, nếu chúng ta vất vả vì những lo lắng cho cuộc sống thế tạm và vật chất này.
Trái lại, đó sẽ là vất vả phúc lạc và bình an, nếu chúng ta tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính
của Người, tức là nếu chúng ta hoàn toàn quy hướng về Thiên Chúa và sống theo những mối phúc mà
Chúa Giêsu đã công bố trong bài giảng trên núi ( 5, 3 – 12 ).
Tất cả chúng ta đều chịu tác động của các thực tại thế tạm. Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng
ta rằng: ngay trong mối tương quan của chúng ta với những thực tại cần thiết cho cuộc sống thế tạm,
Thiên Chúa vẫn phải chiếm vị trí mang tính quyết định. Ta được mời gọi đừng để cho những lo toan về
các nhu cầu ( cho dù là khẩn thiết nhất ) của cuộc sống, hoàn toàn chi phối tâm trí chúng ta, đến nỗi
chúng ta đánh mất sự tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha chúng ta. Quan trọng hơn tất cả những bận tâm
11
lớn nhỏ của cuộc sống, là lòng tin và niềm xác tín rằng: “Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất
cả những thứ đó” ( c. 32 ). Nếu lòng tin tưởng vững chắc vào Thiên Chúa và xác tín mạnh mẽ về sự
nhân lành vô biên của Người, làm người bạn đồng hành với những mối bận tâm về cuộc sống vật chất
của chúng ta, thì chắc chắn tâm hồn chúng ta sẽ được bình an, và chúng ta sẽ đối diện với cuộc sống
( có khi rất khắc nghiệt ) này với một sự tự do nội tâm đích thực.
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người” ( Mt 5, 33 ).
Lm. Giuse NGUYỄN THỂ HIỆN, DCCT
THIÊN CHÚA HAY THẦN TÀI ?
Trong bài Phúc Âm Mt 6, 24 – 34 mà chúng ta
nghe đọc trong Chúa Nhật 8 Thường Niên năm A, và
trong dịp Tết Nguyên Đán, Đức Giêsu dùng ba ví dụ
rất nên thơ gợi cảm để chỉ cho chúng ta thấy một sự
lo lắng thái quá về đời sống vật chất là vô lý nếu như
chúng ta còn tin có Thiên Chúa là Cha chúng ta. Ví dụ
thứ nhất: chim trời không gieo, không gặt nhưng
chúng vẫn được Cha trên Trời nuôi sống. Ví dụ thứ
hai: cuộc đời của mỗi người chúng ta có một quảng
thời gian nhất định sống ở trần gian này, – điều đó
chúng ta không thay đổi được, dù có lo lắng cũng chẳng kéo dài đời mình thêm một vài gang tấc ! Và
cuối cùng: hoa huệ ngoài đồng không làm lụng, không kéo sợi, thế mà dù vua Salômon vinh hoa tột bậc
cũng không mặc đẹp bằng nó.
Kết luận của ba ví dụ là: nếu như Thiên Chúa quan tâm nuôi sống chim trời và ban áo mặc cho
hoa đồng cỏ nội, thì lẽ nào Chúa lại không lo lắng cho con người hơn gấp bội sao ? Kết thúc bài giảng,
Chúa Giêsu tuyên bố: "Vậy đừng quá lo lắng về ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái
khổ của ngày đó". Chúng ta đồng ý rằng lời Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay thật là hấp dẫn. Có gì
đáng mong ước hơn là có Cha Trên Trời lo lắng cho ta ? Tuy nhiên, càng suy nghĩ và đi sâu vào thực
tế, chúng ta càng thấy mọi sự chẳng đơn giản chút nào.
Những lo lắng chính đáng
Con người thời đại ta cũng như mọi thời đại, đều có trăm ngàn nỗi lo, và những nỗi lo chính
đáng. Đừng nói gì xa xôi, chỉ nguyên những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống đã làm điên đầu nhiều bậc
cha mẹ gia đình: lo sao cho có cái ăn, cái mặc, cho căn nhà ở khỏi giột nát khi tới mùa mưa, cho con cái
được học hành, cho có thuốc thang khi bệnh tật, cho giá cả đừng tăng vọt, mùa màng không thất thoát...
Những nỗi lo như thế phát xuất từ trách nhiệm của mỗi người, đều chính đáng và đẹp lòng Chúa.
Chúa Giêsu không muốn cho chúng ta lười biếng hoặc sống vô trách nhiệm. Chim trời cũng phải vất
vả tìm mồi. Có những thứ chim phải bay thật xa mới tới chỗ có thức ăn. Hoa huệ ngoài đồng cũng có khi
phải đâm rễ len lỏi giữa sỏi đá để tìm chất nuôi sống. Đàng khác chính Chúa cũng nói rằng: "Ngày nào có
cái khó, cái khổ của ngày đó". Vậy khó nhọc, gian khổ là điều có thực, gắn vào thân phận con người.
Không những Chúa không muốn ta sống lười biếng, vô lo, vô trách nhiệm, mà còn muốn ta phải
làm việc để cùng với Người hoàn hiện thế giới này và góp phần vào công cuộc cứu độ thế giới. Ngay lúc
vừa mới dựng nên loài người, Thiên Chúa đã ra lệnh cho họ phải canh tác trái đất và làm chủ vạn vật.
Trong dụ ngôn về những nén bạc ( x. Mt 25, 15 – 25 ), Chúa Giêsu đã hỏi mỗi người đã dùng tài năng
Chúa ban mà làm lợi cho Người được bao nhiêu, chứ không phải đã chôn giấu nó an toàn như thế nào.
Thế thì ta có quyền và có bổn phận phải lo lắng, tính toán, phải có kế hoạch, phải phòng xa. Điều Chúa
không chấp nhận là chúng ta lo lắng về đời sống vật chất như thể đó đã là cùng đích của đời sống, là
tuyệt đối cho đời mình.
Thiên Chúa hay Thần Tài ?
Câu then chốt nhất của bài Phúc Âm hôm nay là: "Tiên vàn hãy lo tìm kiếm Nước Chúa và đời
sống công chính như Nguời đòi hỏi, còn các thứ kia ( nghĩa là của cải vật chất ), Người sẽ thêm cho."
Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa: đây mới là vấn đề ưu tiên. Nỗi lo số một của người môn đệ
Chúa Giêsu là Nước Thiên Chúa. Mọi sự khác cũng cần thiết. Nhưng không được đặt lên trên Nước
Thiên Chúa. Phải dành ưu tiên cho Nước Thiên Chúa, rồi mới đến các thứ khác. Đó là trật tự phải tôn
trọng. Nhưng đây không phải là vấn đề thời gian sau trước nhưng là vấn đề giá trị mà khi cần phải chọn
lựa, ta phải biết đâu là thiết yếu đâu là thứ yếu.
12
Lời dạy của Chúa Giêsu là hệ trọng. Và nó cũng phù hợp với kinh nghiệm sống của chúng ta.
Người ta thường lấy của cải vật chất làm ưu tiên số một và cho rằng của cải giàu sang sẽ giải quyết
được mọi vấn đề của xã hội và của con người. Nhưng thực tế luôn luôn chứng minh rằng suy nghĩ và
hành động như thế là sai lầm. Xã hội tư bản lấy sự sản xuất của cải hàng hoá dư dật và sự hưởng thụ
tự do làm mục tiêu, và bắt mọi sự khác phải phục vụ cho mục tiêu ấy, nên đã rơi vào khủng hoảng về
tinh thần, về lý tưởng sống. Và vì mục tiêu ấy, người ta khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách vô
độ và ngày nay thiên nhiên quay lại "trả thù" con người, đe dọa cuộc sống trên trái đất.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, theo lý thuyết người ta coi kinh tế là yếu tố quyết định
mọi sự khác, và tuy vẫn nói kinh tế phải phục vụ con người, nhưng trên thực tế con người và các giá trị
đạo đức bị chà đạp trầm trọng... Sau khi hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, những nước
khác đã quay sang kinh tế thị trường và cũng đang phát triển theo hướng phương Tây, liệu có tránh nổi
những tiêu cực gắn liền vào tư bản chủ nghĩa không ? Của cải vật chất là ông chủ không dễ gì khuất
phục nổi. Tinh thần thường tỏ ra yếu đuối và không hấp dẫn bằng của cải giàu sang. Ở Việt Nam xã hội
chủ nghĩa "thời mở cửa", điều đó cũng đang được chứng minh.
Của cải là cần thiết. Nhưng của cải tự nó không mang lại hạnh phúc cho con người. Nó phải là
một phương tiện, một người tôi tớ. Nhưng khốn thay, tên đầy tớ này rất có uy quyền, rất dễ trở thành
ông chủ của con người, để con người phục dịch nó với bất cứ giá nào.
"Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đời sống công chính như Người đòi hỏi": Sống theo
ưu tiên đó, có nghĩa là chúng ta vẫn phải làm việc, phải vất vả, phải lo lắng và biết tiên liệu, nhưng
chúng ta sẽ không nô lệ vật chất, sẽ không bán rẻ lương tâm vì đồng tiền bát gạo, sẽ coi trọng con
người hơn của cải và đặt các giá trị luân lý đạo đức lên trên các giá trị vật chất.
Sống theo ưu tiên của Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu sẽ giữ được sự tự do thanh thoát và
bình an ngay giữa những nhiệm vụ nặng nề nhất, vì họ biết có Chúa là Cha yêu thương cùng lo cho họ
và với họ, và chỉ có Người mới đem lại cho họ niềm hạnh phúc đích thực mà họ hằng mong ước.
Lm. Guy Maria NGUYỄN HỒNG GIÁO, Dòng Thánh Phanxicô
NHÂN LỄ TẤN PHONG CÁC HỒNG Y MỚI – Phần 1
Ngày 22 tháng 2 vừa qua, lễ kính Tòa
Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tấn
phong 19 vị Hồng Y mới của Giáo Hội Công Giáo
Rôma. Trên cung thánh hôm ấy, bất ngờ xuất
hiện một bóng áo trắng quen thuộc nhưng đã ẩn
cư từ một năm nay. Đức nguyên Giáo Hoàng
Bênêđitô XVI đã đến dự nghi lễ. Ngài ngồi hàng
đầu bên cạnh các Hồng Y mới.
Đức Hồng Y Lejolo, trước đây là quản lý
đô thành Vatican, trong một cuộc phỏng vấn của
báo La Stampa-Vatican Insider đã cho biết: “Tất
cả các Hồng Y lập tức đổ về phía ngài để chào
kính. Thật vui khi thấy các vị chen chúc nhau như
thuở còn là học trò để được đến với Đức
Bênêđitô. Ngài trông khỏe mạnh, thư thái, bình an
và vẫn thân thiện như thuở nào. Ngài hỏi thăm từng người, cung cách vẫn nhã nhặn và đơn sơ như xưa
nay ngài vẫn thế”. ( Ảnh chụp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong 19 Hồng Y vào ngày 22.2.2014 ).
Khi Đức Thánh Cha Phanxicô bước lên cung thánh, việc đầu tiên là ngài đến chào vị tiền nhiệm
một cách nồng nhiệt. Và ngay từ đầu bài diễn văn ngắn nhân danh các tân Hồng Y, Quốc Vụ Khanh Tòa
Thánh Parolin đã bảy tỏ sự vui mừng được Đức Bênêđitô hiện diện trong nghi lễ này, mọi người trong đền
thờ đã vỗ tay vang dội. Sự hiện diện của Đức Bênêđitô có ý nghĩa rất lớn: Hội Thánh là một thực thể duy
nhất vừa liên tục vừa đổi mới theo thời gian. Vật đổi sao dời, sẽ xuất hiện những người mới, những việc
mới nhưng vẫn một Đức Tin, một mầu nhiệm hiệp thông vĩnh hằng. Không có cái vĩnh hằng đó thì cũng
không có đổi mới. Cho nên Hội Thánh trân quý cái phần tinh hoa bất biến của mình mà ở đây, trong lúc
này, Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô là biểu tượng và là chứng nhân. Đó là một đặc ân ban cho Hội
Thánh hôm nay, không phải lúc nào cũng có một cơ hội hiếm hoi như thế.
13
CÙNG BÌNH LUẬN
Từ cõi thâm tâm đó của Hội Thánh, nay ta thử tìm hiểu 19 vị Hồng Y mới đó có cho ta một tiên
báo gì về chặng đường sắp tới của Hội Thánh chăng ? Người ta thường đặc biệt chú ý tới lễ phong
Hồng Y đầu tiên trong một triều đại Giáo Hoàng. Nhất là đối với một vị đã để lại rất nhiều ấn tượng
mạnh như Đức Phanxicô trong năm qua, dư
luận càng chờ đợi. Thành phần các vị mới gia
nhập Hồng Y đoàn có thể làm rõ nét một tinh
thần, một nội dung tư tưởng và mục vụ, một
phong cách nhất định nào đó trong Dân
Chúa. ( Ảnh chụp: Đức Phanxicô chào đón
Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô XVI tại lễ
tấn phong 19 Hồng Y, 22.2.2014 ).
Tìm hiểu danh sách các vị tân Hồng Y,
giới quan sát có mấy nhận xét:
1. Đây là lần đầu tiên, người Châu Âu
không còn chiếm đa số trong Hồng Y đoàn.
Với 122 vị Hồng Y đang trong độ tuổi thi hành
nhiệm vụ quan trọng là suy cử Giáo Hoàng, thì
61 vị là người Châu Âu, trong số này 29 vị là
người Ý. Vậy người châu Âu hiện nay là 50% của Hồng Y Đoàn. Sự thể này phản ảnh phần nào những
thay đổi trong phân phối dân số Công Giáo giữa các vùng miền thế giới.
Theo số thống kê mới đây của tổ chức Pew Research Center ở Hoa Kỳ thì trong 100 năm từ 1910
– 2010, dân số Công Giáo trên thế giới đã tăng gấp 3 lần, làm thay đổi địa bàn cư trú của người Công
Giáo. Năm 1910, 65% người Công Giáo là người Châu Âu và 24% là người Châu Mỹ Latinh. Đến năm
2010, tỷ lệ người Châu Âu trong Giáo Hội chỉ còn 24%, trong khi Châu Mỹ Latinh là 39%. Như vậy mật độ
người Công Giáo đã chuyển từ Châu Âu sang Châu Mỹ Latinh. Không phải là sự ngẫu nhiên nếu từ kỳ
bầu Giáo Hoàng năm 2005 người ta đã dự đoán sẽ có vị Giáo Hoàng đầu tiên người Châu Mỹ Latinh.
Đến mật hội bầu Giáo Hoàng năm 2013, dự đoán ấy đã thành sự thật với Đức Thánh Cha
Phanxicô, người Argentina ( trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, có cả thẩy 208 vị Giáo Hoàng người
Italia, trong đó có 112 quê gốc Roma, điều này dễ hiểu vì Đức Giáo Hoàng chính là Giám Mục Roma, kế
vị Thánh Phêrô. Ngoài các vị người Italia này còn có một vị người Do Thái, 16 vị người Pháp, 15 vị
người Hy Lạp, 7 vị người Đức, 6 vị người Syria, 3 vị người Bắc Phi, 1 vị người Hà Lan, 1 vị người Ba
Lan, và ngày nay 1 vị người Argentina.
Người ta lại dự đoán, nếu tình hình cứ diễn biến như hiện nay thì đến năm 2050 dân số Công
Giáo ở Châu Phi sẽ tăng vượt bậc là 146%, Châu Á tăng 65%, Châu Mỹ Latinh tăng 42%, Bắc Mỹ tăng
38%, trong khi Châu Âu lại giảm 6%. Nếu cộng cả Bắc lẫn Nam Mỹ, thì 50% người Công Giáo là người
Châu Mỹ, Châu Âu chỉ chiếm tỷ lệ m5 phần tư và còn giảm nữa.
Như vậy, so với trước đây các vị Hồng Y người Châu Âu chiếm tuyệt đại đa số, với một tỷ lệ rất
cao người Ý, thì tỷ lệ 50% người Châu Âu trong Hồng Y Đoàn hiện nay phản ảnh phần nào xu hướng
thay đổi trong thành phần dân số Công Giáo.
Tuy vậy, tỷ lệ các vị người Châu Âu trong Hồng Y đoàn vẫn cao so với tỷ lệ dân số Công Giáo, lý
do là vì Châu Âu là vùng đất lịch sử, trong đó phần lớn Giáo Hội Công Giáo đã phát triển suốt 20 thế kỷ
qua với những thành tựu rực rỡ cả về tâm linh, tôn giáo lẫn văn hóa. Ở đây Hội Thánh Công Giáo đã
bám rễ rất sâu và đã đạt mức chín tới. Tuy ngày nay, dân Châu Âu nói chung không còn giữ được lòng
đạo như xưa, xã hội có xu hướng “thế tục hóa”, và cho đến nay tuy có vài tia hy vọng nhưng chưa nhìn
thấy rõ những thế hệ kế thừa đông đảo, Châu Âu vẫn chứa đựng nhiều tinh hoa Kitô Giáo, hơn nữa lại
là nơi có Tòa của Thánh Phêrô.
Mới đây báo Figaro của Pháp có bài nhận xét: trong số 6 vị Hồng Y mới người Châu Âu đợt này
thì đã có đến 4 vị có kinh nghiệm sâu sắc về Châu Mỹ Latinh. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, nhân vật số
2 ở Vatican, thì đã từng phục vụ ở Mexico và Venezuela; Đức Hồng Y Stella, Bộ trưởng Bộ Giáo Sĩ
phục vụ ở Công Hòa Dominicana, Cuba và Columbia, Đức Hồng Y Baldisseri Tổng thư ký Thượng Hội
Đồng Giám Mục phục vụ ở Paraguay và Brasil. Còn vị Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y
Muller, người Đức, do Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI bổ nhiệm, thì đã cùng viết một tác phẩm chung với
người đã mở đường tạo ra Thần Học Giải Phóng, vị Linh Mục người Peru là cha Gutierrez và nay mai
ngài lại cho xuất bản một tác phẩm nữa về cùng một đề tài. Phải chăng đó cũng là một hệ quả của việc
Giáo Hội Công Giáo đang có một Giáo Hoàng người Châu Mỹ Latinh ?
Báo Figaro nhận xét: “Đúng là gió Nam đang thổi vào Giáo Hội Công Giáo”, đồng thời nhà báo
cũng nhắc lại một câu nói vui của một vị đang được coi là sao sáng trong Giáo Hội, Đức Hồng Y Tagle
14
người Philippines, có tên trong danh sách các vị papabili, nói rằng ngài lấy làm mừng vì đất nước
Philippines đã tăng gấp đôi số Hồng Y từ 1 thành 2 vị, mặc dù người Công Giáo Philippines tổng số
cũng ngang bằng người Công Giáo Mỹ và Italia cộng lại. Thế nhưng Mỹ và Italia đang có những 70
Hồng Y, kể cả các vị đã về hưu ( Figaro, 21.2.2014 )
Như vậy ta thấy, phía Châu Âu với quá khứ tôn giáo hết sức phong phú của mình, đang lộ ra
những triệu chứng già cỗi và chưa biết khi nào sẽ tìm lại một mùa xuân mới, thì bù lại Giáo Hội Mỹ
Latinh và Á Phi lại đang phát triển dào dạt, tuy nhiên số lượng và lòng sốt sắng còn phải đi thêm vào
chiều sâu nội tâm.
Cũng vì sự tăng triển của Giáo Hội, con số truyền thống 70 Hồng Y do Đức Giáo Hoàng Sixto
V ( 1585 – 1590 ) ấn định đã được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII vượt qua từ năm 1958.
Con số các Hồng Y còn được bầu Giáo Hoàng hiện nay được ấn định là 120. Dù vậy, các nhu cầu đa
dạng của Giáo Hội ngày nay khiến cho Đức Phanxicô đã bỏ qua những tục lệ đáng quý…
Lm. VŨ KHỞI PHỤNG, DCCT ( Còn tiếp )
LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH
Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân
vòng chuyển đổi. Niên Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm
trong chu kỳ ấy.
Phụng Vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như: Mùa Vọng, Mùa Giáng
Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa
Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa
Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa
Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa
Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ?
Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ?
Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo,
các Kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ
sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Do Thái giữ
ngày Sabát, hay lên Đền Thờ cầu nguyện. Tuy các Kitô hữu tiên khởi họp
nhau thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và
Con và Thánh Thần theo một công thức tuyên xưng Đức Tin. Nhưng khi
cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người
Do Thái nhưng lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không chỉ nhắc
lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng
như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ.
Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo Hội mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử
hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Do Thái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á,
họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa
Nhật sau lễ Vượt Qua của người Do Thái, trong khi đó, các Kitô hữu tại Alexandria do các nhà chiêm
tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân xuân.
Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của
toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng Đức Tin, trước lễ Phục Sinh, có một
thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay " 40 ngày ", tưởng nhớ 40 Chúa Giêsu ở trong
hoang địa 40 đêm ngày.
Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng
trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời Thánh Irênê, Giám Mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến
ba ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo
dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay "40 ngày" được tìm thấy ở thế kỷ
thứ IV, trong lễ quy của Công Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc
giúp các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng Phục Sinh.
Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo Đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay
8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Ai Cập
15
CÙNG TÌM HIỂU
người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gaules, người ta ăn chay ngày thứ bẩy và thứ sáu tuần trong
Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các Kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và
nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút
thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn.
Vì mùa chay gồm 6 tuần không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người
ta đã lùi về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ tư cho đến ngày thứ bẩy tuần
trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng
thời, ba Chúa Nhật trước Mùa Chay, là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng Lễ Phục Sinh, cách Lễ Phục
Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối.
Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm
đau bệnh tật được ăn trứng, bơ, sữa, cá và được uống rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày
chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng, tiếp theo được ăn "bữa ăn nhẹ" vào buổi
tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo Hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong
ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong
phú hơn ngày thường. ( Tranh cổ: Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro )
Từ năm 1949, Giáo Hội Công Giáo qui định
việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và
Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó
là ngày tưởng nhớ sự chết: ngày Thứ Tư Lễ Tro,
Linh Mục chính thức làm phép tro được đốt từ
những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm
trước rồi vẽ hình Thánh Giá trên trán người nhận
tro và nhắc lại rằng "ngươi là tro bụi, và người sẽ
trở về tro bụi", nhắc lại cái chết của mỗi người
chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,
ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên
Thập giá.
Trong Phụng Vụ của Giáo Hội Chính Thống,
thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm
tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn
định là ngày kiêng thịt và ăn chay trong toàn Giáo Hội. Chúa Nhật thứ năm được gọi là Chúa Nhật Hòa
Giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn xin lỗi Chúa.
Cảm tưởng chung là một bầu không khí "vui và buồn". Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn
và khác nhau về Phụng Vụ, nên khi bước vào Nhà Thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người
mỗi cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím,
những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi. Một nét đẹp nội
tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi.
Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách Thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho
thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những điệp ca hòa tấu Hallêluya trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Chúa Nhật Lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa,
bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian
và sự Phục Sinh của Ngài.
Tại sao lại gọi là 40 Ngày Chay Thánh ?
Từ "Mùa Chay" là một từ tương phản với từ gốc Latinh là "quadragesima" có nghĩa là 40. Trong
Kinh Thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc
chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất Hứa của dân
Do Thái kéo dài 40 năm. Ông Môsê đã ở trên núi Chúa 40 ngày ( x. Xh 24, 18; 34, 28 ). Những người
trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày ( x. Ds 13, 25 ). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó
ngài được thị kiến ( x. 1V 19, 8 ). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối ( x. Gn 3, 4 ). Và quan trọng
nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu
nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai ( x. Mt 4, 2 ).
Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Do Thái, 40 ngày
trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng
để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian Phụng Vụ cao điểm thuận tiện thích hợp cho các Kitô hữu
noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày
long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu,
Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại.
16
Mùa Chay mang lại cho chúng ta điều gì ?
Phần lớn người Kitô hữu không thực hành việc ăn
chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới
đời sống của họ là bao ? Khi nói về Mùa Chay, người ta
thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân
chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ
chay chiếm vị trí hàng đầu.
Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người Kitô hữu
không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro
vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng,
nó tác động đến tận đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy
nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi con người
trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau
thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp
thông giữa con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và phải chết.
Chuyện sa ngã của Nguyên Tổ đã chứng minh điều đó. Lịch Sử Cứu Độ của Dân Chúa, tội thì
Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất
vọng, Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành.
Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp
thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn.
Trong đời sống người Kitô hữu, nhiều khi lắng nghe Lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi
xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi.
Thư Thánh Phaolô nói với chúng ta: "Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ" ( 2 Cr 6, 2 ). Đây là thời
gian khẩn trương trong Năm Phụng Vụ, thời gian thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết
tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận
thánh ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang túng
thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta
hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
PHONG CÁCH PHANXICÔ
BÀI 5. CHÚA GIÊSU CHỈ TỎ MÌNH RA CHO NHỮNG KẺ BÉ MỌN
Trong toàn bộ lịch sử nhân loại, Chúa Giêsu vẫn luôn luôn là nhân vật được người ta viết về và
nói đến nhiều nhất, dù với bất kỳ ý đồ gì.
Vào năm 1966, John Lennon, thành viên nòng cốt soạn ca khúc và trình diễn của ban nhạc The
Beatles, trên đỉnh cao của vinh quang rực rỡ đã hồ hởi tuyên bố họ được người ta ái mộ còn hơn Chúa
Giêsu nữa. Nhưng nay ban nhạc này đã trôi dần vào dĩ vãng. Năm 2013, nhân kỷ niệm 50 năm thành
lập ban nhạc, báo chí cũng có nhắc về họ, nhưng theo kiểu Thăng Long Hoài Cổ:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ( Bà Huyện Thanh Quan )
Những fan xưa kia cuồng nhiệt ái mộ The Beatles thì nay cũng đã quá già hay đã qua đời, những nơi
chốn gắn liền với ban nhạc này cũng đã thay đổi nhiều, đa số bạn trẻ bây giờ không còn biết họ là ai nữa.
Giáo sư Thái Bá Tân đã viết rất hay và đúng về tuổi trẻ của ông ( và cả của tôi nữa ):
Liên quan đến thần tượng,
Phải khẳng định một điều:
Lênin là vô địch,
Được thờ như giáo điều.
Ông nổi tiếng hơn Chúa.
Sách nhiều hơn Thánh Kinh.
Tượng cả trong hẻm phố.
Tư tưởng trong giáo trình.
Nhưng ông đã phải ngậm ngùi khi được đến thăm lăng Lênin ( Hà Nội 17.7.2012, Facebook TBT )
Quảng trường Đỏ vẫn thế.
Vẫn thế lăng Lênin,
Không ai xếp hàng viếng,
Thậm chí chẳng ai nhìn.
Lại đi, lại hậm hực,
Lầm lũi giữa ban trưa,
Với cảm giác chua xót
Nửa thế kỷ bị lừa.
17
CÙNG TRÂN TRỌNG
Ngày 21.2.2014, truyền thông thế giới
chiếu nhiều cảnh nhân dân Ukraina hò reo khi
giật sập các tượng Lênin tại một số nơi.
Rất nhiều người thường đề cập về Chúa
Giêsu cho ý đồ riêng của mình. Hiếm thấy có
người lãnh tụ theo quan điểm duy vật nào mà lại
có thái độ kính trọng khi nói về Chúa Giêsu
như… Hồ Chí Minh ( Trích website Ban Tôn
Giáo Chính phủ: www.btgcp.gov.vn ).
Trên 2.000 năm qua, kể từ khi Chúa
Giêsu phục sinh và về trời với lời hứa là sẽ ở
cùng người tin mọi ngày cho đến tận thế, là lúc
Người quay lại trần gian trong vinh quang để kết
thúc lịch sử, đã và đang có vô số các tác giả viết
về Người. Riêng trong Hội Thánh có đến 35 vị Thánh được phong Tiến Sĩ vì có trước tác về Chúa Giêsu
được nhìn nhận do Chúa Thánh Thần thôi thúc và mang giá trị cho mọi thời đại. Thánh Anphong được
phong Tiến Sĩ vào năm 1871, Thánh Têrêsa Lisieux vào năm 1997, Thánh Gioan Avila và nữ Thánh
Hildegard Bingen cùng vào năm 2012. Riêng Thánh Anphong đã viết trên 100 quyển sách. Có bỏ ra một
đời cũng không thể nghiền ngẫm hết các tác phẩm của các vị Thánh Tiến Sĩ này. Mà có đọc xong hết đi
chăng nữa, hiểu được Chúa Giêsu là một điều hoàn toàn bất khả thi.
Người là Con Thiên Chúa nên chỉ có Thiên Chúa Cha mới có thể hiểu được về Người. “Không ai
biết rõ người Con, trừ Chúa Cha” ( Mt 11, 27 ). Phải được phép đặc biệt của Chúa Cha thì người ta mới
gặp gỡ được Người. “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” ( Ga 6, 65 ).
Tuy nhiên, điều tưởng chừng như bất khả thi đó, lại được Chúa Cha ban cho những người bé
mọn một cách rất dễ dàng và nhưng không. Điều này cũng làm cho chính Chúa Giêsu, được Thánh
Thần thôi thúc, phải ngỡ ngàng và vui mừng. Trong toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu, đây là đoạn Tin
Mừng duy nhất nói rằng Người được hân hoan trào dâng.
Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là
Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông
thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là
điều đẹp ý Cha” ( Lc 10, 21 ).
“Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được
vào Nước Trời” ( Mt 18, 3 ).
NGUYỄN TRUNG, 2.2014
TRUYỀN GIÁO VÀ HỘI NHẬP
Trong thời gọi là “Toàn Cầu Hóa” này thì việc hội nhập đối với các quốc gia và tôn giáo dù muốn
hay không cũng không thể thoát ra được. Làm sao có thể không… hội, không… nhập, khi mà ngày nay
với các phương tiện truyền thông như truyền hình, internet, con người có thể giao tiếp với nhau chỉ
trong chớp mắt.
Một cái tin đánh bom khủng bố xảy ra tại một xó xỉnh, một góc phố nào đó nước Siria, nước
Pakistan, cũng có thể được loan truyền đi ngay lập tức với đầy đủ âm thanh, hình ảnh một cách sống
động: nhà cửa đổ nát, xác người máu me be bét kinh tởm v.v… Một sản phẩm vừa mới làm ra cũng
được quảng cáo tiếp thị rầm rộ với giá cả, hình thức mẫu mã vô cùng hấp dẫn… Chỉ cần mở TV, lướt
qua các kênh, người ta cũng có thể biết đến đủ mọi sự kiện xảy ra trên hành tinh…
Phải nhìn nhận là chưa có thời nào mà cái sự biết của con người lại nhanh, lại nhiều như bây
giờ. Thế nhưng có thể nói, cũng chưa có thời nào mà nhân loại lại sống trong vòng u mê lầm lạc như
hiện thời. Lý do bởi vì tất cả những cái gọi là… biết ấy, đã không làm cho con người hiểu được nhau
hầu xích lại gần nhau hơn. Có hiểu nhau thì mới xích lại gần nhau, trái lại thì ngày càng xa cách.
Việc xích lại gần để hiểu nhau ấy chính là mục đích và ý nghĩa của hội nhập. Người ta có thể hô
hào và cả nỗ lực hội nhập trong tất cả các lãnh vực kinh tế, chính trị hay tôn giáo. Thế nhưng sẽ chẳng
bao giờ có thể hội, có thể nhập, nếu người ta vẫn chưa hiểu được nhau.
18
CÙNG TRÂN TRỌNG
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600
Ephata 600

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Hiep Tran
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Chuoi Tieu
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Chuoi Tieu
 
Nhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh diNhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh diHung Duong
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Chuoi Tieu
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaco_doc_nhan
 
[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa đàn bà đến từ sao kim
[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa   đàn bà đến từ sao kim[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa   đàn bà đến từ sao kim
[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa đàn bà đến từ sao kimĐặng Phương Nam
 
Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11Son Nguyen
 

Was ist angesagt? (18)

Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Ephata 623
Ephata 623Ephata 623
Ephata 623
 
So 172
So 172So 172
So 172
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 617
Ephata 617Ephata 617
Ephata 617
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Nhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh diNhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh di
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Quyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chuaQuyen nang cua su cam ta chua
Quyen nang cua su cam ta chua
 
[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa đàn bà đến từ sao kim
[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa   đàn bà đến từ sao kim[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa   đàn bà đến từ sao kim
[Sách] đàN ông đến từ sao hỏa đàn bà đến từ sao kim
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11Hạt giống tâm hồn 11
Hạt giống tâm hồn 11
 

Ähnlich wie Ephata 600

5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Nguyen
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiLinh Hoàng
 
Khi đức tin chiến thắng
Khi đức tin chiến thắng  Khi đức tin chiến thắng
Khi đức tin chiến thắng Xephang Daihoc
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngDinh Hieu
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiHung Duong
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Ttmv template 12 21-14 preview
Ttmv template 12 21-14 previewTtmv template 12 21-14 preview
Ttmv template 12 21-14 previewHiep Tran
 
Trên cả tình yêu
Trên cả tình yêu   Trên cả tình yêu
Trên cả tình yêu Xephang Daihoc
 

Ähnlich wie Ephata 600 (20)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
Khi đức tin chiến thắng
Khi đức tin chiến thắng  Khi đức tin chiến thắng
Khi đức tin chiến thắng
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 
487
487487
487
 
Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Ttmv template 12 21-14 preview
Ttmv template 12 21-14 previewTtmv template 12 21-14 preview
Ttmv template 12 21-14 preview
 
Trên cả tình yêu
Trên cả tình yêu   Trên cả tình yêu
Trên cả tình yêu
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 

Mehr von Vu Mai JMV (15)

Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 

Ephata 600

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com CHẲNG THỂ NÀO QUÊN Tuần qua, khi có dịp trò chuyện với một bác sĩ trẻ, “cô bé” là con dâu tương lai của bạn tôi. Trong bữa cơm đầu năm, anh chị xin tôi giúp việc giáo lý cho hai cháu, đứa con trai cuối cùng trong gia đình bây giờ mới chịu lo chuyện trăm năm, dù chàng đã ra trường 7 năm rồi, nhưng vẫn cứ làm cho cha mẹ hồi hộp vì thương và chờ cô bé mãi cho đến hôm nay. Trong câu chuyện làm quen với hai “cháu bác sĩ”, các bạn hỏi tôi về những hoạt động tôn giáo xã hội, có dịp, tôi nói với hai bạn về chương trình Bảo Vệ Sự Sống mà anh em chúng tôi đã và đang thực hiện. Để trả lời cho câu hỏi về việc giữ con hay bỏ ở các ngôi nhà tạm lánh mà chúng tôi đang quản trị, tôi cho biết hầu hết các trường hợp chúng tôi gặp hơn 10 năm nay các người mẹ đơn thân đều giữ lại con mình, tôi trích dẫn một lời Kinh Thánh “có người mẹ nào quên con bao giờ”, cô bé buột miệng nói: “Trên bàn sinh, nhiều người cứ hỏi con nhờ giúp cho đứa bé”. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, rất nhiều chị em khi bị bỏ rơi, mất việc, không nơi trú ngụ, không có thu nhập, sợ gia đình biết, ở đáy vực thẳm, họ oán hận người tình và ghét lây đứa trẻ, dù được chia sẻ và vì nhiều nguyên do, họ không phá thai nhưng họ không muốn nuôi đứa bé. Nếu họ được tiếp đón trong yêu thương, nếu họ thấy được nhiều người vẫn yêu thương và không bỏ rơi họ, tình cảm mẹ con trỗi dậy, họ sẽ đón nhận đứa trẻ bằng tất cả sự bao dung, can đảm. Có một lần, một em là sinh viên năm cuối ở một trường đại học, cô đau khổ cùng tột khi bị bỏ rơi, cô đã nghĩ đến tự tử để chấm dứt cuộc đời vì không tìm được ai cứu giúp mình. Chúa quan phòng cho cô gặp chúng tôi, được đón về ở trong một Mái Ấm BVSS mang tên Thánh Giêrađô – vị Thánh DCCT bổn mạng các bà mẹ mang thai, sau một thời gian, cô tâm sự: “Lúc đầu con có ý định sinh rồi thì cho đi, con không muốn nhìn thấy nó, dấu vết của khổ đau. Nhưng về đây một thời gian, con thấy mình được yêu thương, mình không bị bỏ rơi, mọi người thương mình, rồi con nhận ra Chúa thương mình, con tự hỏi vậy thì tại sao con lại bỏ rơi con của con ? Chúa không bỏ con tại sao con lại bỏ con của con ?” Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ ( Isaia 49, 15 ). Khi ở chốn lưu đày, dân Thiên Chúa tuyệt vọng, Chúa dùng lời Ngôn Sứ để củng cố lòng dân, củng cố lòng tin vào Chúa, Chúa là Đấng Trung Tín, Chúa hứa và Chúa giữ lời hứa. Dân Thiên Chúa đã trở về cố quốc, xây dựng lại đền thờ, nghĩa là xây dựng lại niềm tin của mình, xây dựng lại lòng tín thác vào Chúa, và có Chúa luôn ở cùng. Rất nhiều khi chúng ta thất vọng về cuộc sống, bao quanh ta đầy những bất trắc gian nan, đạo đức, luân lý xuống cấp, suy đồi, gian ác hoành hành, bạo lực lên ngôi, lòng thù hận, sự độc ác ngang nhiên bước vào mọi lãnh vực của đời sống, trật tự xã hội đảo lộn. Sứ mạng của người Kitô hữu chúng ta là làm thế nào để Lời của Chúa củng cố lòng tin của con người, thực sự mang lại cho con người niềm hy vọng, sự tín thác. Tân Phúc Âm hóa hôm nay là làm cho người ta nhận ra quyền năng của Chúa, qua Lời của Ngài, có thể và sẽ chữa lành xã hội này. Chúng ta có tin và dám tin như thế không ? 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 600 – CHÚA NHẬT 2.3.2014
  • 2. Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ. Lm. VĨNH SANG, DCCT, Chúa Nhật 2.3.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: CHẲNG THỂ NÀO QUÊN... ( Lm. Vĩnh Sang ) ...................................................................................... 01 ĐTC. GỬI THÔNG ĐIỆP VIDEO CHO CÁC TÍN HỮU TIN LÀNH ( Tâm Linh Vào Đời ) ....................... 02 TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG – Chương 3 ( ĐTC. Phanxicô – Bản dịch Joseph C. Pham ) ... 04 TÔN THỜ CON BÒ VÀNG ( AM. Trần Bình An ) ...................................................................................08 "HÃY TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA…" ( Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện ) ......................................................07 THIÊN CHÚA HAY THẦN TÀI ? ( Lm. Guy Maria Nguyễn Hồng Giáo ) .................................................09 NHÂN LỄ TẤN PHONG CÁC HỒNG Y MỚI – Phần 1 ( Lm. Vũ Khởi Phụng ) .......................................13 LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ............................................................... 15 PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 5: CHÚA GIÊSU CHỈ TỎ MÌNH RA… ( Nguyễn Trung ) ...................17 TRUYỀN GIÁO VÀ HỘI NHẬP ( Phùng Văn Hoá ) ................................................................................18 THẦN HỌC VỀ THÂN XÁC VÀ HOẠT ĐỘNG TÍNH DỤC – Kỳ 3 ( Lm. Nguyễn Anh Tuấn ) ..................21 ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA – Kỳ 3 ( Lm. Kevin O’Shea, bản dịch Mai Tá ) ...............23 CÂU CHUYỆN 3 TỶ LÍT BIA… VÀ VĂN HOÁ ĂN NHẬU CỦA NGƯỜI VIỆT ( Vương Đoàn ) ...............25 CẢM NGHĨ KHI ĐỌC BÀI 3 TỶ LÍA BIA, 5 TRIỆU CON CHÓ ( Nguyễn Trung ) ....................................26 MỘT ĐỜI DÂNG MẸ ( Hạnh Nguyễn ) .................................................................................................. 28 NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ...........................................................30 ĐỨC THÁNH CHA GỞI THÔNG ĐIỆP VIDEO CHO CÁC TÍN HỮU TIN LÀNH ĐANG TRONG TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO Hàng trăm các tín hữu Tin Lành thuộc phái Ngũ Tuần đang trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô Giáo tại Hoa Kỳ ( 18 – 25 tháng 1 năm 2014 ) đã theo dõi một đoạn video do vị Giám Mục của họ là Tony Palmer ghi bằng iphone trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 14 tháng Giêng. Trong đoạn video này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi đến Đại Hội của họ những tâm tình mong muốn sự hiệp nhất Kitô Giáo của ngài. Qua người vợ Ý thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Tony Palmer đã trở thành gạch nối với Giáo Hội Công Giáo và đã từng làm việc với nhiều giới chức Công Giáo tại Rôma. Đặc biệt nhất là trong giai đoạn hoạt động tại Á Căn Đình, ông đã quen biết với Đức Tổng Giám Mục Bergolio từ năm 2006 và nhận Đức Tổng Giám Mục làm linh hướng. Theo lời ông trình bày trước Đại Hội, thì giữa tháng Mười Hai vừa qua, ông nhận được cú điện thoại từ Đức Phanxicô ngỏ ý muốn gặp ông. Trong cuộc tiếp kiến ngày 14 tháng 1 tại Vatican, ông cho Đức Phanxicô hay mình sắp sửa tham dự Đại Hội này, nếu Đức Phanxicô có mấy lời nhắn với Đại Hội thì hay biết mấy. Giám Mục Tony Palmer nói: "Tôi hỏi: Đức Thánh Cha có muốn tôi viết xuống không ? Ngài nói: sao anh không thu một đoạn video ? Tôi thực sự đã nghĩ đến chuyện này, tôi luôn có iPhone trong túi. Tôi đã nghĩ đến việc xin ngài điều này ... nhưng tôi không muốn lạm dụng tình bạn của chúng tôi." Trong đoạn video Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh nhưng pha với tiếng Ý: “Xin lỗi anh chị em vì đôi khi tôi nói bằng tiếng Ý. Nhưng tôi nói chẳng bằng tiếng Anh hay tiếng Ý, nhưng bằng tiếng nói con tim. Đó là thứ ngôn ngữ đơn giản và chân thật hơn, và thứ ngôn ngữ này có từ vựng và văn phạm của nó. Một văn phạm đơn giản với hai luật: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân vì họ là anh chị em của chúng ta. Với hai luật ấy, chúng ta có thể tiến về phiá trước. 2 CÙNG THÔNG TIN
  • 3. Tôi đang ở đây với người anh em mình, với Giám Mục anh em Tony Palmer. Chúng tôi đã là bạn cố tri trong nhiều năm. Ngài bảo với tôi về Đại Hội của anh chị em, về cuộc gặp gỡ của anh chị em. Và tôi thật hân hạnh được chào đón anh chị em với cả niềm vui và nỗi khát khao. Vui vì thấy anh chị em cùng tụ họp để tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa duy nhất và cầu nguyện cùng Chúa Cha để đón nhận Thánh Thần. Điều này thật vui vì chúng ta có thể thấy Chúa đang hoạt động khắp cùng bờ cõi trái đất. Khát khao vì điều xảy ra là trong chỗ chòm xóm với nhau có những gia đình yêu mến nhau nhưng cũng có những gia đình không ưa nhau. Những gia đình tụ họp cùng nhau và những gia đình phân rẽ. Chúng ta thuộc loại, cho phép tôi được nói, là phân rẽ. Phân rẽ vì tội lỗi đã chia cách chúng ta, tội lỗi của tất cả chúng ta. Những hiểu lầm xuyên suốt trong lịch sử. Đó là hành trình dài của tội lỗi mà tất cả chúng ta đều dự phần. Trách ai bây giờ ? Tôi khát khao rằng sự phân rẽ này đến hồi kết thúc để chúng ta được hiệp nhất. Tôi khao khát sự chấp nhận lẫn nhau này. Thánh Kinh đã đề cập đến gia đình của anh em Giuse khi nạn đói xảy ra họ trẩy sang Ai Cập để mua cái gì đó để ăn. Họ có tiền nhưng họ không ăn tiền được. Nhưng ở đó họ gặp được cái còn quý hơn thực phẩm: đó là người anh em của mình. Tất cả chúng ta đều có tiền là văn hóa, là lịch sử của chúng ta. Chúng ta giầu có về văn hóa, tôn giáo và chúng ta có những truyền thống dị biệt. Nhưng chúng ta phải gặp gỡ người khác như những anh chị em của mình. Chúng ta phải khóc cùng nhau như Giuse đã từng khóc. Những giọt nước mắt này hiệp nhất chúng ta. Những giọt lệ của yêu thương. Tôi nói chuyện với quý vị như những anh chị em với nhau bằng những từ ngữ đơn giản. Với niềm vui và nỗi khát khao. Chúng ta hãy để nỗi khát khao được gặp gỡ và ôm lấy nhau tăng trưởng trong chúng ta vì điều này thúc đẩy chúng ta tìm kiếm nhau và chấp nhận nhau. Và cùng tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Chủ Tể của lịch sử, là Chúa và là Chúa duy nhất của Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện với Ngài cho sự hiệp nhất. Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã lắng nghe tôi. Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã cho tôi nói ngôn ngữ của con tim. Và tôi cũng xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi vì tôi cần những lời cầu nguyện của anh chị em. Và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được hiệp nhất. Chúng ta là anh chị em với nhau. Chúng ta hãy tiến về phía trước, chúng ta là anh chị em với nhau và trong tinh thần chúng ta hãy ôm lấy nhau. Xin Chúa hoàn thành công việc Ngài đã bắt đầu. Cơ may này là một phép lạ, phép lạ của tình hiệp nhất đã bắt đầu. Một nhà văn Ý nổi tiếng là Manzoni, đã viết về điều này trong những tiểu thuyết của ông. Ông là một người đơn giản và ông đã viết: "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một phép lạ Chúa đã bắt đầu mà lại không kết thúc nó một cách chính xác.’ Chúa sẽ hoàn thành phép lạ của sự hiệp nhất này." Thông điệp video của Đức Giáo Hoàng làm sững sờ những người hiện diện. Đức Thánh Cha sau đó đã yêu cầu các tham dự viên cầu nguyện theo ước nguyện của Chúa Kitô “Ut unum sint – Để Chúng Nên Một.” Cộng đồng Ngũ Tuần đáp lại bằng những lời cầu nguyện và gửi đến Đức Thánh Cha một video của họ được thực hiện trong dịp này. Đăng lại từ TÂM LINH VÀO ĐỜI, 28.2.2014 3
  • 4. TÔNG HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ – Kỳ 11 "NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG – EVANGELII GAUDIUM" CHƯƠNG IV – CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÚC ÂM HOÁ II. Việc hoà nhập xã hội của người nghèo 186. Niềm tin của chúng ta vào Đức Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó và luôn luôn gần gũi với những người nghèo khó và bị bỏ rơi là nền tảng căn bản cho sự quan tâm của chúng ta đối với sự phát triển toàn diện của những thành viên bị lãng quên nhất của xã hội. Trong sự kết hiệp với Thiên Chúa, chúng ta nghe được tiếng van nài 187. Mỗi một cá nhân Kitô hữu và mọi cộng đoàn đều được mời gọi để trở nên khí cụ của Thiên Chúa cho sự giải thoát và thăng tiến người nghèo, và làm cho họ trở thành một thành phần trọn vẹn nhất của xã hội. Điều này đòi hỏi rằng chúng ta phải ngoan ngoãn và để ý đến tiếng kêu khóc của người nghèo và đến giúp đỡ họ. Một cái lướt nhìn thuần tuý vào Kinh Thánh cũng đủ để làm cho chúng ta thấy được là Cha đầy ân sủng của chúng ta khao khát lắng nghe người nghèo thế nào: "Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng...Ta sai ngươi..." ( Xh 3, 7 – 8, 10 ). Chúng ta cũng có thể thấy là Ngài quan tâm đến những nhu cầu của họ thế nào: "Bấy giờ con cái Ít-ra-en kêu lên Ðức Chúa, Ðức Chúa liền cho xuất hiện một vị cứu tinh" ( Tl 3, 15 ). Nếu chúng ta, những người là những phương tiện của Thiên Chúa lắng nghe người nghèo, bưng tai giả điếc làm ngơ trước tiếng kêu than này, thì chúng ta đang chống lại ý Cha và kế hoạch của Ngài; và người nghèo ấy "sẽ kêu lên Ðức Chúa tố cáo anh ( em ) và anh ( em ) sẽ mang tội" ( Đnl 15, 9 ). Một sự thiếu liên đới đối với những nhu cầu của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa: "Ai cay đắng trong lòng mà nguyền rủa con, thì Ðấng tạo thành ra nó sẽ nghe lời nó thỉnh nguyện" ( Hc 4, 6 ). Một câu hỏi cũ vẫn luôn luôn quay trở lại: "Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được ?" ( 1 Ga 3, 17 ). Chúng ta hãy hồi tưởng lại cũng cùng một cách thế mà Thánh Giacôbê tông đồ đã khẳng khái nói về tiếng kêu khóc của những người bị áp bức: "Các người đã gian lận mà giữ lại tiền lương của những người thợ đi cắt lúa trong ruộng của các người. Kìa, tiền lương ấy đang kêu lên oán trách các người, và tiếng kêu của những thợ gặt ấy đã thấu đến tai Chúa các đạo binh" ( 5, 4 ). 188. Giáo Hội đã nhận thức rằng nhu cầu để lưu tâm đến tiếng kêu than này tự nó được sinh ra bởi hành động giải thoát của ân sủng có ở trong mỗi người chúng ta, và do đó nó không phải là một vấn đề của sứ mạng chỉ dành cho một vài người: "Giáo Hội, được hướng dẫn bởi Tin Mừng của lòng thương xót và bởi tình yêu dành cho nhân loại, lắng nghe tiếng kêu khóc của công lý và có chủ ý đáp trả tiếng kêu ấy bằng tất cả sức mạnh của mình". Trong ngữ cảnh này chúng ta có thể hiểu được lệnh truyền của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của Ngài: "Chính các con hãy cho họ ăn !" ( Mc 6, 37 ), có nghĩa là làm việc để loại bỏ các nguyên nhân có tính cấu trúc của sự nghèo và thăng tiến sự phát triển toàn diện cho người nghèo, cùng với những việc làm nhỏ thường nhật của sự liên đới trong việc đáp ứng những nhu cầu thật mà chúng ta gặp phải. Từ "liên đới" đã bị bào mòn đôi chút và đôi khi lại được hiểu cách nghèo nàn, nhưng nó ám chỉ đến một điều gì đó hơn cả một vài hành động ban phát rời rạc của sự rộng lượng. Nó ngầm định một sự sáng tạo về một tâm thức mới biết suy nghĩ trong bối cảnh cộng đồng và sự ưu tiên cho sự sống của tất cả so với việc sở hữu của cải bởi một số người. 189. Tình liên đới là một sự đáp trả đồng thời bởi những người nhận ra rằng chức năng xã hội của tài sản và đích điểm mang tính toàn cầu của mọi của cải là những thực tại phải đến trước tài sản riêng tư. Việc tư hữu của cải được biện minh bằng việc bảo vệ và làm gia tăng chúng hầu có thể phục 4 CÙNG ĐÓN NHẬN
  • 5. vụ tốt hơn cho thiện ích chung; do đó, liên đới cần phải được sống như một quyết định để phục hồi người nghèo về những gì thuộc về họ. Những xác tín và thói quen của tình liên đới này, khi được thực hiện, sẽ mở ra một con đường dẫn đến những biến đổi có tính cấu trúc khác và làm cho chúng trở nên khả thể. Thay đổi cấu trúc mà không tạo nên những xác tín và thái độ mới sẽ chỉ đảm bảo rằng những cấu trúc tương tự sẽ hình thành, không sớm thì muộn, sẽ bị phá huỷ, chế tài và vô hiệu lực. 190. Đôi khi đó là vấn đề của việc nghe tiếng kêu khóc của toàn bộ các dân tộc, các dân tộc nghèo nhất của trái đất này, bởi vì "hoà bình chỉ được thiết lập không chỉ trên sự tôn trọng nhân quyền, nhưng là còn dựa trên sự tôn trọng quyền của các dân tộc". Thật đáng buồn, ngay cả nhân quyền còn có thể được sử dụng như là một sự biện minh cho một sự bảo vệ không chính đáng đối với quyền lợi cá nhân hoặc quyền lợi của những dân tộc giàu có hơn. Bằng việc tôn trọng quyền tự chủ và văn hoá của mọi quốc gia, chúng ta phải không bao giờ được phép quên rằng hành tinh này thuộc về tất cả nhân loại và nó được dựng nên cho tất cả nhân loại này; sự thật thuần tuý là một số người được sinh ra ở những nơi có ít các tài nguyên hơn hoặc kém phát triển hơn thì không biện minh cho sự thật là họ đang sống với ít nhân phẩm hơn. Cũng cần phải nhắc lại rằng "những người may mắn hơn nên khước từ một số quyền của họ cũng như là sử dụng các của cải của họ một cách rộng rãi hơn cho việc phục vụ những người khác". Nói một cách đúng đắn về quyền của chúng ta, chúng ta cần phải mở rộng cách nhìn và để nghe được tiếng kêu của các dân tộc khác và các vùng lãnh thổ khác hơn là nghe những con người của riêng đất nước chúng ta. Chúng ta cần phải lớn lên trong tình liên đới mà "vốn cho phép tất cả các dân tộc được quyền tạo nên vận mệnh của họ", và "mọi người được mời gọi để đạt tới sự hoàn thiện". 191. Ở tất cả mọi nơi và mọi hoàn cảnh, các Kitô hữu, cùng với sự trợ giúp của các mục tử của mình, đều được mời gọi để nghe tiếng kêu khóc của người nghèo. Điều này đã được thể hiện cách rõ ràng bởi Hội Đồng Giám Mục Brazil: "Chúng tôi mong muốn mang lấy niềm hy vọng và niềm vui mỗi ngày, những khó khăn và ưu sầu của người Brazil, đặc biệt của những ai đang sống ở các khu dân cư và ngoại ô – không có đất đai, không có nhà cửa, thiếu thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ – đến sự xâm phạm quyền lợi của họ. Nhìn thấy sự nghèo khổ của họ, nghe thấy tiếng kêu khóc của họ và biết được nỗi thống khổ của họ, chúng tôi bị sốc bởi vì chúng tôi biết rằng không đủ thực phẩm cho hết mọi người và rằng nạn đói là hậu quả của sự phân bố nghèo nàn về của cải và thu nhập. Vấn để đã trở nên tệ hại hơn bởi lối sống đại đồng về sự lãng phí". ( Ảnh minh hoạ: khu nhà của người nghèo ở Brazil ) 192. Nhưng thậm chí chúng ta còn khao khát nhiều hơn cả điều này; ước mơ của chúng ta còn bay cao hơn. Chúng ta không chỉ đơn giản là nói về việc đảm bảo về của ăn nuôi dưỡng hoặc "của ăn xứng đáng" cho tất cả mọi người, nhưng còn về "phúc lợi và sự thịnh vượng chung hiện tại của họ". Điều này nghĩa là việc giáo dục, việc được hưởng quyền chăm sóc sức khoẻ, và trên hết là việc làm, bởi vì thông qua công việc lao động có tính tự do, sáng tạo, đóng góp và hỗ trợ qua lại mà con người diễn tả và gia tăng phẩm giá đời sống của họ. Một mức lương công bằng sẽ giúp họ có được sự tận hưởng đầy đủ tất cả những sự tốt đẹp khác vốn đã được định sẵn cho thiện ích chung. Trung thành với Tin Mừng, để chúng ta đừng chạy cách vô ích 193. Chúng ta mặc lấy nghĩa vụ nghe tiếng kêu khóc của người nghèo khi chúng ta bị đánh động sâu sắc bởi nỗi thống khổ của những người khác. Chúng ta hãy lắng nghe điều Lời Chúa dạy chúng ta về lòng thương xót, và để cho lời ấy vang vọng trong đời sống của Giáo Hội. Tin Mừng dạy rằng: "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương" ( Mt 5, 7 ). Thánh Giacôbê Tông Đồ dạy rằng lòng thương xót của chúng ta dành cho những người khác sẽ biện hộ cho chúng ta vào ngày phán xét của Thiên Chúa: "Anh em hãy nói năng và hành động như những người sẽ bị xét xử theo luật tự do. Vì Thiên Chúa không thương xót khi xét xử kẻ không biết thương xót. Còn ai thương xót, thì chẳng quan tâm đến việc xét xử" ( Gc 2, 12 – 13 ). Ở đây Thánh Giacôbê trung thành với truyền thống tốt đẹp nhất đời sống tinh thần của người Do Thái thời hậu lưu đày, bổ sung một giá trị hữu ích đặc biệt cho lòng thương xót: "Đái tội lập công, bằng cách làm việc nghĩa, là tỏ lòng từ bi đối với người nghèo, may ra thời thịnh vượng của ngài sẽ được kéo dài thêm chăng" ( Đn 4, 24 ). Áng văn khôn ngoan cũng xem việc bố thí là một việc làm thi thố lòng thương xót đối với những người đang cần: "Việc bố thí cứu cho khỏi chết và tẩy sạch mọi tội lỗi" ( Tb 12, 5
  • 6. 9 ). Ý tưởng này được diễn tả thậm chí giàu hình ảnh hơn ở sách Huấn Ca: "Nước dập tắt lửa hồng, bố thí đền bù tội lỗi" ( Hc 3, 30 ). Cùng một cách tổng hợp này xuất hiện trong Tân Ước: "Anh em hãy yêu thương nhau nồng nàn, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi" ( 1 Pr 4, 8 ). Chân lý này ảnh hưởng cách mạnh mẽ trên tư tưởng các Giáo Phụ của Hội Thánh và giúp tạo nên một sự chống lại có tính tiên tri, phản văn hoá đối với chủ nghĩa khoái lạc của dân ngoại. Chúng ta có thể nhắc đến một ví dụ: "Nếu chúng ta đang ở trong mối nguy của đám cháy, thì chúng ta chắc chắn sẽ lấy nước để dập tắt đám cháy... cùng một cách thế, nếu một tia lửa của tội bùng phát trong đám rơm của chúng ta, và chúng ta bị bối rối vì điều ấy, bất cứ khi nào chúng ta có cơ hội để thực thi công việc của lòng thương xót, chúng ta hãy vui lên, như thể đó là một suối nguồn mở ra trước đám cháy để đám cháy được dập tắt". 194. Thông điệp này quá rõ ràng và trực tiếp, quá đơn giản và mạch lạc, chớ gì không một diễn giải nào của Giáo Hội có quyền để tương đối hoá nó. Suy tư của Giáo Hội về những bản văn này cần phải không được che đậy hoặc làm yếu đi sức mạnh của chúng, nhưng là thôi thúc chúng ta chấp nhận những huấn quyền của chúng bằng sự can đảm và lòng nhiệt thành. Tại sao lại làm phức tạp một việc vốn quá đơn giản ? Những công cụ mang tính khái niệm tồn tại là để làm bật lên mối liên hệ với các thực tại mà nó muốn giải thích, chứ không phải là làm cho chúng ta xa cách chúng. Đây là trường hợp đặc biệt với những lời dạy của Kinh Thánh vốn mời gọi chúng ta quá mạnh mẽ hướng tới tình huynh đệ, tới sự phục vụ khiêm tốn và rộng lượng, tới công lý và lòng thương xót hướng đến người nghèo. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cách nhìn này dành cho những người khác bằng cả lời nói và hành động của Ngài. Thế thì tại sao phải che đậy những điều đã quá rõ ràng ? Chúng ta không nên đơn giản quan tâm đến việc rơi vào sai lạc về mặt tín lý, nhưng là luôn trung thành với con đường đầy ánh sáng và sự khôn ngoan này. Bởi vì "những người bảo vệ sự chính thống đôi khi bị tố cáo về sự thụ động, sự đặc quyền, hoặc mang tội đồng loã khi xem xét những tình huống bất công không thể chấp nhận nổi và các thể chế chính trị vốn dung dưỡng những tình huống ấy". 195. Khi Thánh Phaolô tiếp cận các Tông Đồ ở Giêrusalem để biện phân liệu là Ngài có đang "ngược xuôi, và đã ngược xuôi vô ích" ( Gl 2, 2 ), tiêu chuẩn chính của sự xác thực mà các tông đồ trình bày là Ngài không nên quên người nghèo ( x. Gl 2, 10 ). Nguyên tắc quan trọng này, nguyên tắc mà các cộng đoàn của Thánh Phaolô không được rơi vào lối sống tập trung vào bản thân của những người dân ngoại, vẫn còn đúng cho đến tận hôm nay, khi mà một trào lưu quy ngã mới theo chủ nghĩa dân ngoại đang lớn mạnh. Có lẽ chúng ta không phải lúc nào cũng có thể phản chiếu cách đầy đủ vẻ đẹp của Tin Mừng, song có một dấu chỉ mà chúng ta không giờ được phép thiếu: chọn lựa dành cho những người bé mọn nhất, những con người mà xã hội loại bỏ. 196. Đôi khi chúng ta cũng thể hiện sự cứng lòng và cứng đầu; chúng ta xao nhãng, ham vui và bị cuốn phăng đi bởi những khả năng vô giới hạn của sự hưởng thụ và sự ham vui do xã hội đương đại mang lại. Điều này dẫn đến một loại tha hoá ở mọi cấp độ, bởi vì "một xã hội trở nên tha hoá khi các hình thức về tổ chức, sản phẩm và tiêu thụ mang tính xã hội làm cho xã hội ấy trở nên khó khăn hơn để trao ban quà tặng của bản thân và để thiết lập tình liên đới giữa con người với nhau". Vị trí đặc biệt của người nghèo trong Dân Chúa 197. Trái tim của Thiên Chúa có một chỗ đặc biệt cho người nghèo, quá đặc biệt đến nỗi chính Ngài "trở nên nghèo" ( 2 Cr 8, 9 ). Toàn bộ Lịch Sử Cứu Độ của chúng ta được đánh dấu bởi sự hiện diện của người nghèo. Ơn Cứu Độ đến với chúng ta từ tiếng "vâng" cất lên từ môi miệng của một cô thôn nữ ở một làng nhỏ ngay ngoại biên của một đế chế khổng lồ. Đấng Cứu Độ đã được sinh ra trong một máng cỏ, giữa các thú vật, giống như các đứa trẻ khác của các gia đình nghèo; Ngài cũng được dâng lên Đền Thờ cùng với một cặp bồ câu non, của lễ được thực hiện bởi những người không có khả năng mua một con cừu ( x. Lc 2, 24; Lv 5, 7 ); Ngài được nuôi dưỡng trong một gia đình lao động bình thường và làm việc bằng chính đôi bàn tay của Ngài để có của ăn. Khi Ngài bắt đầu rao giảng về Vương Quốc Thiên Chúa, đám đông những người bị bóc lột đi theo Ngài, minh hoạ lời Ngài nói: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" ( Lc 4, 18 ). Ngài đoan chắc rằng những ai bị đè nặng bởi đau buồn và bị nghiền nát bởi sự nghèo nàn rằng Thiên Chúa có một nơi đặc biệt dành cho họ trong trái tim của Ngài: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó,vì Nước Thiên Chúa là của anh em" ( Lc 6, 20 ); 6
  • 7. Ngài tự biến mình trở thành một trọng số họ: "Ta đói, các ngươi đã cho ăn", và Ngài dạy họ rằng lòng thương xót dành cho tất cả những người này là chìa khoá để vào thiên đàng ( x. Mt 25, 35 tt ). 198. Đối với Giáo Hội, chọn lựa dành cho người nghèo thì chủ yếu là một lựa mang tính thần học hơn là một chọn lựa mang tính văn hoá, xã hội học, chính trị, hay triết học. Thiên Chúa cho người nghèo thấy "lòng thương xót đầu tiên của Ngài". Sự ưu tiên thánh này có những hiệu quả đối với đời sống Đức Tin của tất cả các Kitô hữu, bởi vì chúng ta được mời gọi để có "tâm tình... như chính Đức Kitô Giêsu" ( Pl 2, 5 ). Được thôi thúc bởi điều này, Giáo Hội đã thực hiện một chọn lựa dành cho người nghèo được hiểu như là một "hình thức đặc biệt của sự ưu tiên trong việc thi hành bác ái Kitô Giáo, mà toàn thể truyền thống của Giáo Hội làm chứng". Chọn lựa này – như Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đã dạy – "là một sự tiềm ẩn trong niềm tin Kitô của chúng ta vào một Thiên Chúa Đấng trở nên nghèo nàn vì chúng ta, để làm cho chúng ta trở nên giàu có bằng sự nghèo khó của Ngài". Đây là lý do vì sao tôi muốn một Giáo Hội nghèo và vì người nghèo. Họ có rất nhiều điều để dạy chúng ta. Họ không chỉ chia sẻ Cảm Thức Đức Tin Sensus Fidei, nhưng cả trong những khốn khó mà họ biết Đức Kitô chịu đau khổ. Chúng ta cần phải để cho bản thân mình được Phúc Âm Hoá bởi họ. Việc tân Phúc Âm Hoá là một lời mời gọi để nhận biết năng quyền cứu độ đang hoạt động nơi chính cuộc sống của họ và để đặt họ vào ngay trung tâm của con đường lữ hành của Giáo Hội. Chúng ta được mời gọi để tìm gặp Đức Kitô nơi họ, và lên tiếng bênh vực họ, nhưng cũng đồng thời là bạn hữu của họ, lắng nghe họ, nói thay cho họ và ôm lấy sự khôn ngoan nhiệm mầu mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với chúng ta ngang qua họ. 199. Sự cam kết dấn thân của chúng ta không chỉ hệ tại ở nơi các hoạt động hoặc các chương trình thăng tiến và hỗ trợ; điều mà Chúa Thánh Thần thôi thúc không phải là sự hoạt động cách thiếu kiểm soát, nhưng trên hết tất cả là một sự chú tâm đến những người khác "trong một cảm thức chắc chắn là một với chính bản thân chúng ta". Sự chú tâm đầy yêu thương này là khởi đầu của một sự quan tâm thật sự dành cho con người họ vốn thôi thúc tôi một cách quyết liệt để tìm kiếm sự tốt lành của họ. Điều này đòi hỏi việc trân trọng người nghèo trong sự tốt lành của họ, trong kinh nghiệm cuộc sống của họ, trong văn hoá của họ, và trong các cách thế sống Đức Tin của họ. Tình yêu thực sự thì luôn luôn chiêm ngắm, và cho phép chúng ta phục vụ người khác không phải vì sự cần thiết hay sự khoe mẽ, nhưng hơn thế nữa là vì anh hay chị đẹp hơn và vượt trên tất cả vẻ bề ngoài thuần tuý: "Tình yêu mà ngang qua đó chúng ta thấy người khác hài lòng dẫn chúng ta đến việc trao ban cho người ấy một điều gì đó cách nhưng-không". Người nghèo, khi được yêu, "thì được tôn trọng như giá trị lớn lao", và đây là điều tạo nên sự chọn lựa đích thực dành cho người nghèo khác hẳn với bất kỳ một chủ thuyết nào khác, với bất kỳ một nỗ lực nào để khai thác người nghèo vì tư lợi hoặc lợi ích chính trị. Chỉ ở nơi nền tảng căn bản của sự gần gũi thực sự và thân ái này mà chúng ta mới có thể thực sự đồng hành với người nghèo trên con đường giải phóng của họ. Chỉ điều này mới đảm bảo rằng "ở nơi mọi cộng đồng Kitô hữu người nghèo được cảm thấy như nhà mình. Lẽ nào cách tiếp cận này lại không là một cách trình bày tuyệt vời và hữu hiệu nhất về Tin Mừng Nước Trời ?" Không có sự chọn lựa mang tính ưu tiên dành cho người nghèo, "thì việc loan báo Tin Mừng, tự bản chất là hình thức cao nhất của đức ái, sẽ có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc nhận chìm bởi một đại dương các ngôn từ mà hằng ngày cũng nhận chìm chúng ta bởi các phương tiện truyền thông đại chúng của xã hội hôm nay". 200. Bởi vì Tông Huấn này sẽ được gửi đến các thành viên của Giáo Hội Công Giáo, nên tôi muốn nói, bằng cả sự hối tiếc, rằng sự phân biệt tồi tệ nhất mà người nghèo đang phải chịu đựng là một sự thiếu quan tâm chăm sóc về mặt thiêng liêng. Đại đa số người nghèo có một sự mở lòng đặc biệt đối với Đức Tin; họ cần Thiên Chúa và chúng ta phải không được thất bại trong việc trao ban cho họ tình bằng hữu của Ngài, phúc lành của Ngài, lời của Ngài, và việc cử hành các bí tích và một hành trình phát triển và trưởng thành trong Đức Tin. Chọn lựa mang tính ưu tiên của chúng ta dành cho người nghèo phải chính thức biến đổi thành một sự quan tâm đặc quyền và tôn giáo. 201. Không ai được phép nói rằng họ không thể gần gũi với người nghèo bởi vì lối sống của họ đòi hỏi nhiều sự chú tâm hơn những lãnh vực khác. Đây là một lời biện hộ thường được nghe trong các nhóm 7
  • 8. học thuật, kinh doanh hoặc chuyên gia, và ngay cả trong Giáo Hội. Trong khi thật sự là ơn gọi và sứ mạng thiết yếu của người tín hữu là nỗ lực để đạt tới điều này là các thực tại trần gian và mọi hoạt động của con người đều được biến đổi bởi Tin Mừng, thì không một ai trong chúng ta được nghĩ rằng chúng ta là một ngoại lệ trong việc quan tâm đến người nghèo và đến công bằng xã hội: "Sự hoán cải thiêng liêng, sự mãnh liệt của tình yêu dành cho Thiên Chúa và anh em đồng loại, lòng nhiệt thành dành cho công lý và hoà bình, ý nghĩa Tin Mừng về người nghèo và về sự nghèo, là việc đòi hỏi hết tất cả mọi người". Tôi e rằng những lời này cũng chỉ gợi lên để bình luận hoặc tranh luận mà không có một hiệu quả thực tế nào. Điều đã được nói, tôi tín thác tất cả ở nơi sự cởi mở và sự sẵn sàng của tất cả mọi Kitô hữu, và tôi mời gọi các bạn tìm kiếm, trong tư cách là một cộng đồng, các cách thế sáng tạo về việc đón nhận lời mời gọi đổi mới này. ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, bản dịch của JOSEPH C. PHẠM ( còn tiếp nhiều kỳ ) THỜI TÔN THỜ CON BÒ VÀNG Sau khi trận động đất tại Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011 vừa qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô. Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết. Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé ! Có một đứa bé !" Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên. Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con". Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt. Tình mẫu tử một lần nữa lại sáng chói trên bầu trời ảm đạm thế thái nhân tình. Tình mẹ phản ảnh phần nào lòng thương yêu vô vàn của Thiên Chúa với con người, như Ngôn Sứ Isaia đã khéo ví von: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa thì Ta, Ta sẽ cũng chẳng quên ngươi bao giờ" ( Is 49, 15 ). Con bò vàng Hầu hết các Cty, xí nghiệp và nhà của người ngoài Kitô giáo, đều có bàn thờ Thần Tài, Ông Địa ở ngay phòng khách. Theo truyền thuyết, Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà. Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn. 8 CÙNG SUY NIỆM
  • 9. Hiện tượng thờ bái vật không chỉ thờ Thần Tài, mà còn thờ tất cả những gì họ cho là có thể đem lại danh lợi, thỏa mãn thị hiếu, cũng như tham vọng. Đó chính là hình thái thờ con bò vàng trong Cựu Ước ( Xh 32, 1 – 35 ). Con bò vàng hôm nay có thể là tiền bạc, của cải, chức tước, bổng lộc, quyền hành, thế lực. Con bò vàng còn là những phương tiện vật chất, nhà cao cửa rộng, tiện nghi, nội thất sang trọng, áo quần diêm dúa thời trang, phương tiện nghe nhìn hiện đại, vật dụng cá nhân cao cấp, xe cộ sa hoa đắt tiền… Dĩ nhiên, khi tôn thờ con bò vàng, người ta dứt khoát chối bỏ Thiên Chúa, hiện diện trong đời. Hoặc chỉ thờ lạy Chúa trên môi mép, còn lòng trí thì quy hướng, tôn sùng con bò vàng. "Dân này thờ kính ta bằng môi bằng miệng, nhưng tâm hồn chúng thì xa ta" ( Mc 7, 6 ). Tín thác Khi hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa Quan Phòng, đặt hết vào Ngài lòng trông cậy, niềm hy vọng, mới có thể thoát khỏi ách nô lệ con bò vàng, thoát khỏi những đam mê vật chất, cám dỗ thực dụng, tham sân si u mê mù quáng. “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho” ( Mt 6, 33 ). Tìm kiếm Nước Thiên Chúa là đón nhận những điều mà thiên hạ vẫn cho là điên dại, dở hơi hay ngu đần, lo tránh xa tựa dịch bệnh, như tinh thần nghèo khó, chịu đau khổ, hiền lành, đói khát sự công chính, biết xót thương yêu người, tâm hồn trong sạch, hòa nhã, chịu bắt bớ vì sự công chính. Tất cả đã được gói ghém đầy đủ trong Bát Phúc, Hiến Chương Nước Trời. Tìm đức công chính của Thiên Chúa là tuân theo, vâng phục Thánh Ý Chúa, trọn vẹn bổn phận, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tu thân, tích đức cho cuộc đời sau viên mãn. Tóm lại, "Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ.” ( Mt 6, 24 ). Đức Giêsu không chấp nhận sự chọn lựa cố tình nhập nhằng giữa Thiên Chúa hằng hữu và thế gian phù phiếm hư ảo. "Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi ! Nhưng vì ngươi hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta" ( Kh 3, 16 ). “Theo Thầy bấy lâu nay, con có thiếu gì không ?” – “Thưa Thầy không”. Con bỏ tất cả, nhưng theo Chúa Quan Phòng, con còn lo gì ? ( Đường Hy Vọng, số 70 ). Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con đường ngay nẻo chính để được hạnh phúc bên Chúa. Nhưng chúng con còn nặng lòng với thế gian, còn nuối tiếc củ hành, củ tỏi như dân Do Thái xưa nuối tiếc kiếp nô lệ Ai Cập. Xin Chúa ban cho chúng con ơn sủng ăn năn, sám hối, cũng như sáng suốt và sức mạnh chiến thắng bản thân, thế gian và ma quỷ, để trở thành chiên ngoan của Chúa. Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng con biết sống khiêm nhường, khó nghèo và trung thành vâng theo Thánh Ý Chúa trọn đời. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN “HÃY TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA VÀ ĐỨC CÔNG CHÍNH CỦA NGƯỜI” Trong hai Chúa Nhật trước, các bài Tin Mừng nói về cách hành xử của Kitô hữu đối với những người thân cận. Bài Tin Mừng hôm nay ( Mt 6, 24 – 34 ) dạy chúng ta về mối tương quan đối với những giá trị và thực tại vật chất trần gian. 1. “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” ( c. 24 ) Trước hết, bài Tin Mừng bắt đầu bằng một giáo huấn quan trọng của Chúa Giêsu: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” ( c. 24 ). Làm tôi ( douleuein ) là phục vụ với một lòng trung thành tuyệt đối, chấp nhận bị chủ sai khiến và quyết định thế nào mặc lòng. Người nô lệ không có quyền gì trên cuộc đời mình. Là vật sở hữu của chủ, anh 9
  • 10. ta phải chịu chủ sai khiến và phải tuyệt đối tùng phục theo những quyết định của chủ. Vì thế, không ai có thể làm tôi hai chủ, nhất là khi hai chủ ấy hoàn toàn trái ngược nhau và cả hai đều là những người rất đòi hỏi. Nhưng sự “làm tôi” mà Đức Giêsu nói đến ở đây còn đi xa hơn cách hiểu thông thường rất nhiều. Khi đưa ra hai cặp đối lập yêu / ghét và gắn bó / khinh dể, Người muốn cho thấy sự “làm tôi” ở đây phải là sự dấn thân phục vụ hết mình, trọn vẹn, chân thành, với tất cả lòng yêu mến. Theo nghĩa này, người ta càng không thể làm tôi hai chủ được. “Vì anh ta hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ”. Cuối câu 24, Đức Giêsu nêu rõ danh tánh hai ông chủ: Thiên Chúa và Tiền Của. Người khẳng định một cách rõ ràng và mạnh mẽ: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được”. Hạn từ “Tiền Của” ở đây có thể được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau. Một số người hiểu đó là tiền bạc theo nghĩa thông thường. Một số khác hiểu đó là những tài sản vật chất khác nhau mà người ta kiếm chác được, nhất là bằng những hoạt động bất chính. Nhiều người hiểu ( một cách hữu lý ) rằng “Tiền Của” ở đây là tất cả những gì người ta tìm kiếm được và sở hữu được, ngay cả quyền lực, công danh, sự nghiệp, tài năng…, nói tóm lại là tất cả những giá trị và thực tại trần thế, không loại trừ đó là những thực tại tốt lành. Tất cả những thứ đó đều có thể được người ta sùng bái quá đáng, và đều có thể trở thành đối thủ cạnh tranh không khoan nhượng với Thiên Chúa trong tâm hồn và cuộc sống của người ta. Chúa Giêsu không lên án “Tiền Của”, nhưng Người không chấp nhận những ai để cho thói tôn sùng “Tiền Của” làm chủ mình. Người nặng lời phê phán những ai yêu mến và gắn bó với những thực tại trần gian mà họ làm ra và sở hữu. Vấn đề không phải là không có “Tiền Của”, mà là không được ưu tiên nó như là thực tại quan trọng nhất và có sức chi phối khao khát, suy nghĩ, chọn lựa, quyết định và hành xử của chúng ta. Thiên Chúa phải chiếm vị trí số một, và các đồ đệ của Đức Giêsu phải không được từ nan bất cứ điều gì Thiên Chúa đòi hỏi. Họ phải làm tôi Thiên Chúa trong tình yêu và trong sự gắn bó sâu xa với Ngài. Chính trong thái độ tâm linh căn bản đó, người đồ đệ sẽ có một cách hành xử đúng đắn đối với những thực tại và giá trị trần thế, ngay cả những thực tại và giá trị cốt thiết để hiện hữu và sống còn, như của ăn và áo mặc chẳng hạn. 2. Đừng lo lắng khi phải đối diện với những vấn đề của cuộc sống ( cc. 25-32 ) Những của cải và giá trị trần gian có thể chiếm trọn trái tim, chi phối hành động và biến thành một thứ thước đo giá trị của con người. Con người bị các thực tại phàm trần tác động và điều kiện hoá, vì ai cũng phải đối diện với những nhu cầu rất căn bản của cuộc sống như cái ăn, cái mặc… Các thực tại vật chất là rất cần thiết để con người có thể sống được: chúng ta không thể chỉ sống bằng suy tưởng hay bằng ý chí và không cần bất cứ thứ gì khác. Để sống, người ta buộc phải ăn, phải uống, phải mặc; và chính trong sự tuỳ thuộc vào các thực tại vật chất như thế mà mối tương quan của người ta với của cải trần gian được thực hiện. Không ai có thể tránh né được mối tương quan này. Vấn đề là chúng ta phải sống sự tuỳ thuộc đó như thế nào. Chúa Giêsu dạy: "Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay ? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” ( cc. 25-32 ). Với một loạt những quan sát và suy tư, Đức Giêsu nhắc chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa biết rất rõ chúng ta và Người luôn sẵn sàng bảo đảm cho cuộc sống của chúng ta. Người đã ban cho chúng ta món quà lớn lao hơn tất cả: thân thể và mạng sống, lẽ nào Người lại chẳng sẵn sàng ban cho chúng ta những món quà nhỏ hơn, tức là những phương tiện giúp chúng ta gìn giữ quà tặng lớn lao kia ? Chim trời vẫn tìm được của ăn, cho dù không gieo không gặt. Đoá huệ ngoài đồng vẫn được trang điểm diễm 10
  • 11. lệ, cho dù không làm lụng canh cửi. Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá, luôn lo liệu mọi sự cho chúng. Há Người lại chẳng làm như thế cho con người, vốn là những con cái mà Người quý hơn tất cả và hằng âu yếm lấy tình phụ tử mà chăm nom gìn giữ ? Và cuối cùng là một suy tư đơn giản: Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không ? ( c. 27 ). Chúng ta được mời gọi đón nhận những thực tại căn bản, ví dụ như độ dài của cuộc sống trần gian của mỗi người, như Thiên Chúa đã ấn định. Nhưng Đức Giêsu không có ý nói rằng chúng ta đừng làm lụng canh cửi, đừng gieo gặt trồng cấy, đừng để ý lưu tâm hay đừng xây dựng những dự phóng tương lai… Người muốn nói rằng tất cả những điều đó phải được thực hiện nhưng không phải là với một sự lo lắng bận tâm thái quá và mù quáng, mà là với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha chúng ta. Thiên Chúa đã ban cho con người bàn tay và khối óc, tức là Người đã lo liệu trước để chúng ta có thể xây dựng cuộc sống cho phù hợp với phẩm giá cao cả của mình. Đức Giêsu biết rõ sự vận hành bình thường của cuộc đời. Người không phủ nhận rằng đôi khi chim trời và con người vẫn phải chết vì đói. Nhưng ngay cả trong những trường hợp cực đoan đó, sự lo lắng thái quá cũng không hề giúp chúng ta tiến bước bình an và chắc chắn trong cuộc sống trần gian này. Trái lại, trong những trường hợp cực đoan bi đát đó, chúng ta càng có lý do để trông cậy và hy vọng nơi Thiên Chúa, không chỉ hy vọng về những thực tại trần gian mà thôi, mà nhất là hy vọng về những thực tại Nước Trời, là nơi duy nhất có cuộc sống viên mãn thật sự. Sự “không lo lắng” của chúng ta, như vậy, theo lời của Đức Giêsu, không đặt cơ sở trên một sự lạc quan ngây thơ hay trên khả năng làm chủ cuộc sống của chúng ta ( khả năng ấy quá bé nhỏ ). Sự “không lo lắng” đó được đặt cơ sở trên sự thực vững chắc, rằng Thiên Chúa quyền năng và thông biết mọi sự, rằng Thiên Chúa luôn luôn nhân lành yêu thương ta, rằng Thiên Chúa luôn luôn trung thành với lời sáng tạo của Người. 3. Chọn lựa căn bản của cuộc sống: Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người ( cc. 33-34 ) Sau khi đã dạy chúng ta đừng lo lắng, Đức Giêsu nói cho chúng ta biết đâu là thực tại phải chi phối ước muốn của chúng ta, lấp đầy con tim của chúng ta, xác định thước đo giá trị của chúng ta và đòi hỏi những hoạt động của chúng ta. Người nói: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” ( cc. 33-34 ) Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. Đó là những giá trị cao cả nhất và sâu xa nhất; và chúng ta được mời gọi hoàn toàn quy hướng tất cả con người của mình về những thực tại đó. Nước Thiên Chúa là chính Thiên Chúa đang tỏ mình hoàn toàn cho chúng ta trong tư cách là Đức Chúa quyền năng và tràn đầy ân nghĩa, Đấng luôn đón nhận và yêu thương che chở chúng ta trong sự hiệp thông vào sự sống của chính Người. Tất cả lòng tin của chúng ta, tất cả niềm hy vọng của chúng ta và tất cả lòng yêu mến của chúng ta đều phải được quy hướng về Người trong một ý hướng hoàn toàn thuần khiết. Đó là tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Sự công chính của Thiên Chúa là sự công chính đến từ chính Thiên Chúa. Đó là cách hành xử của người công chính, phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa và được Đức Giêsu nói rõ trong bài giảng trên núi. Tất cả nỗ lực của chúng ta và tất cả sức mạnh của chúng ta, đều phải được huy động để thực hiện sự công chính ấy. Nếu chúng ta trước hết chỉ tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người như thế, thì những điều khác sẽ được ban cho chúng ta như những phương tiện để chúng ta thực hiện chọn lựa căn bản đó của cuộc đời. Ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta không tuỳ thuộc vào những mối bận tâm về cuộc sống hiện tại này, mà là ở sự hoàn toàn quy chiếu của chúng ta, ngay trong cuộc sống thế tạm hôm nay, vào Thiên Chúa, và ở sự chuẩn bị của chúng ta, nhờ những hành động công chính, cho cuộc hiệp thông viên mãn vĩnh cửu với chính Thiên Chúa. Đó mới là tương lai đích thật mà chúng ta phải hướng tới, chứ không phải là cái ngày mai trong cuộc đời thế tạm này. Vì thật ra, cái ngày mai thế tạm vẫn sẽ là cái ngày mai vất vả: “Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” ( c. 34 ). Nhưng sự vất vả trong ngày mai thế tạm sẽ rất khác nhau. Đó sẽ là sự vất vả nhọc nhằn và cay đắng, nếu chúng ta vất vả vì những lo lắng cho cuộc sống thế tạm và vật chất này. Trái lại, đó sẽ là vất vả phúc lạc và bình an, nếu chúng ta tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, tức là nếu chúng ta hoàn toàn quy hướng về Thiên Chúa và sống theo những mối phúc mà Chúa Giêsu đã công bố trong bài giảng trên núi ( 5, 3 – 12 ). Tất cả chúng ta đều chịu tác động của các thực tại thế tạm. Lời Chúa hôm nay nhắc cho chúng ta rằng: ngay trong mối tương quan của chúng ta với những thực tại cần thiết cho cuộc sống thế tạm, Thiên Chúa vẫn phải chiếm vị trí mang tính quyết định. Ta được mời gọi đừng để cho những lo toan về các nhu cầu ( cho dù là khẩn thiết nhất ) của cuộc sống, hoàn toàn chi phối tâm trí chúng ta, đến nỗi chúng ta đánh mất sự tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha chúng ta. Quan trọng hơn tất cả những bận tâm 11
  • 12. lớn nhỏ của cuộc sống, là lòng tin và niềm xác tín rằng: “Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó” ( c. 32 ). Nếu lòng tin tưởng vững chắc vào Thiên Chúa và xác tín mạnh mẽ về sự nhân lành vô biên của Người, làm người bạn đồng hành với những mối bận tâm về cuộc sống vật chất của chúng ta, thì chắc chắn tâm hồn chúng ta sẽ được bình an, và chúng ta sẽ đối diện với cuộc sống ( có khi rất khắc nghiệt ) này với một sự tự do nội tâm đích thực. “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người” ( Mt 5, 33 ). Lm. Giuse NGUYỄN THỂ HIỆN, DCCT THIÊN CHÚA HAY THẦN TÀI ? Trong bài Phúc Âm Mt 6, 24 – 34 mà chúng ta nghe đọc trong Chúa Nhật 8 Thường Niên năm A, và trong dịp Tết Nguyên Đán, Đức Giêsu dùng ba ví dụ rất nên thơ gợi cảm để chỉ cho chúng ta thấy một sự lo lắng thái quá về đời sống vật chất là vô lý nếu như chúng ta còn tin có Thiên Chúa là Cha chúng ta. Ví dụ thứ nhất: chim trời không gieo, không gặt nhưng chúng vẫn được Cha trên Trời nuôi sống. Ví dụ thứ hai: cuộc đời của mỗi người chúng ta có một quảng thời gian nhất định sống ở trần gian này, – điều đó chúng ta không thay đổi được, dù có lo lắng cũng chẳng kéo dài đời mình thêm một vài gang tấc ! Và cuối cùng: hoa huệ ngoài đồng không làm lụng, không kéo sợi, thế mà dù vua Salômon vinh hoa tột bậc cũng không mặc đẹp bằng nó. Kết luận của ba ví dụ là: nếu như Thiên Chúa quan tâm nuôi sống chim trời và ban áo mặc cho hoa đồng cỏ nội, thì lẽ nào Chúa lại không lo lắng cho con người hơn gấp bội sao ? Kết thúc bài giảng, Chúa Giêsu tuyên bố: "Vậy đừng quá lo lắng về ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó". Chúng ta đồng ý rằng lời Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay thật là hấp dẫn. Có gì đáng mong ước hơn là có Cha Trên Trời lo lắng cho ta ? Tuy nhiên, càng suy nghĩ và đi sâu vào thực tế, chúng ta càng thấy mọi sự chẳng đơn giản chút nào. Những lo lắng chính đáng Con người thời đại ta cũng như mọi thời đại, đều có trăm ngàn nỗi lo, và những nỗi lo chính đáng. Đừng nói gì xa xôi, chỉ nguyên những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống đã làm điên đầu nhiều bậc cha mẹ gia đình: lo sao cho có cái ăn, cái mặc, cho căn nhà ở khỏi giột nát khi tới mùa mưa, cho con cái được học hành, cho có thuốc thang khi bệnh tật, cho giá cả đừng tăng vọt, mùa màng không thất thoát... Những nỗi lo như thế phát xuất từ trách nhiệm của mỗi người, đều chính đáng và đẹp lòng Chúa. Chúa Giêsu không muốn cho chúng ta lười biếng hoặc sống vô trách nhiệm. Chim trời cũng phải vất vả tìm mồi. Có những thứ chim phải bay thật xa mới tới chỗ có thức ăn. Hoa huệ ngoài đồng cũng có khi phải đâm rễ len lỏi giữa sỏi đá để tìm chất nuôi sống. Đàng khác chính Chúa cũng nói rằng: "Ngày nào có cái khó, cái khổ của ngày đó". Vậy khó nhọc, gian khổ là điều có thực, gắn vào thân phận con người. Không những Chúa không muốn ta sống lười biếng, vô lo, vô trách nhiệm, mà còn muốn ta phải làm việc để cùng với Người hoàn hiện thế giới này và góp phần vào công cuộc cứu độ thế giới. Ngay lúc vừa mới dựng nên loài người, Thiên Chúa đã ra lệnh cho họ phải canh tác trái đất và làm chủ vạn vật. Trong dụ ngôn về những nén bạc ( x. Mt 25, 15 – 25 ), Chúa Giêsu đã hỏi mỗi người đã dùng tài năng Chúa ban mà làm lợi cho Người được bao nhiêu, chứ không phải đã chôn giấu nó an toàn như thế nào. Thế thì ta có quyền và có bổn phận phải lo lắng, tính toán, phải có kế hoạch, phải phòng xa. Điều Chúa không chấp nhận là chúng ta lo lắng về đời sống vật chất như thể đó đã là cùng đích của đời sống, là tuyệt đối cho đời mình. Thiên Chúa hay Thần Tài ? Câu then chốt nhất của bài Phúc Âm hôm nay là: "Tiên vàn hãy lo tìm kiếm Nước Chúa và đời sống công chính như Nguời đòi hỏi, còn các thứ kia ( nghĩa là của cải vật chất ), Người sẽ thêm cho." Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa: đây mới là vấn đề ưu tiên. Nỗi lo số một của người môn đệ Chúa Giêsu là Nước Thiên Chúa. Mọi sự khác cũng cần thiết. Nhưng không được đặt lên trên Nước Thiên Chúa. Phải dành ưu tiên cho Nước Thiên Chúa, rồi mới đến các thứ khác. Đó là trật tự phải tôn trọng. Nhưng đây không phải là vấn đề thời gian sau trước nhưng là vấn đề giá trị mà khi cần phải chọn lựa, ta phải biết đâu là thiết yếu đâu là thứ yếu. 12
  • 13. Lời dạy của Chúa Giêsu là hệ trọng. Và nó cũng phù hợp với kinh nghiệm sống của chúng ta. Người ta thường lấy của cải vật chất làm ưu tiên số một và cho rằng của cải giàu sang sẽ giải quyết được mọi vấn đề của xã hội và của con người. Nhưng thực tế luôn luôn chứng minh rằng suy nghĩ và hành động như thế là sai lầm. Xã hội tư bản lấy sự sản xuất của cải hàng hoá dư dật và sự hưởng thụ tự do làm mục tiêu, và bắt mọi sự khác phải phục vụ cho mục tiêu ấy, nên đã rơi vào khủng hoảng về tinh thần, về lý tưởng sống. Và vì mục tiêu ấy, người ta khai thác các tài nguyên thiên nhiên một cách vô độ và ngày nay thiên nhiên quay lại "trả thù" con người, đe dọa cuộc sống trên trái đất. Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, theo lý thuyết người ta coi kinh tế là yếu tố quyết định mọi sự khác, và tuy vẫn nói kinh tế phải phục vụ con người, nhưng trên thực tế con người và các giá trị đạo đức bị chà đạp trầm trọng... Sau khi hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, những nước khác đã quay sang kinh tế thị trường và cũng đang phát triển theo hướng phương Tây, liệu có tránh nổi những tiêu cực gắn liền vào tư bản chủ nghĩa không ? Của cải vật chất là ông chủ không dễ gì khuất phục nổi. Tinh thần thường tỏ ra yếu đuối và không hấp dẫn bằng của cải giàu sang. Ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa "thời mở cửa", điều đó cũng đang được chứng minh. Của cải là cần thiết. Nhưng của cải tự nó không mang lại hạnh phúc cho con người. Nó phải là một phương tiện, một người tôi tớ. Nhưng khốn thay, tên đầy tớ này rất có uy quyền, rất dễ trở thành ông chủ của con người, để con người phục dịch nó với bất cứ giá nào. "Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đời sống công chính như Người đòi hỏi": Sống theo ưu tiên đó, có nghĩa là chúng ta vẫn phải làm việc, phải vất vả, phải lo lắng và biết tiên liệu, nhưng chúng ta sẽ không nô lệ vật chất, sẽ không bán rẻ lương tâm vì đồng tiền bát gạo, sẽ coi trọng con người hơn của cải và đặt các giá trị luân lý đạo đức lên trên các giá trị vật chất. Sống theo ưu tiên của Nước Thiên Chúa, người Kitô hữu sẽ giữ được sự tự do thanh thoát và bình an ngay giữa những nhiệm vụ nặng nề nhất, vì họ biết có Chúa là Cha yêu thương cùng lo cho họ và với họ, và chỉ có Người mới đem lại cho họ niềm hạnh phúc đích thực mà họ hằng mong ước. Lm. Guy Maria NGUYỄN HỒNG GIÁO, Dòng Thánh Phanxicô NHÂN LỄ TẤN PHONG CÁC HỒNG Y MỚI – Phần 1 Ngày 22 tháng 2 vừa qua, lễ kính Tòa Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tấn phong 19 vị Hồng Y mới của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Trên cung thánh hôm ấy, bất ngờ xuất hiện một bóng áo trắng quen thuộc nhưng đã ẩn cư từ một năm nay. Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đã đến dự nghi lễ. Ngài ngồi hàng đầu bên cạnh các Hồng Y mới. Đức Hồng Y Lejolo, trước đây là quản lý đô thành Vatican, trong một cuộc phỏng vấn của báo La Stampa-Vatican Insider đã cho biết: “Tất cả các Hồng Y lập tức đổ về phía ngài để chào kính. Thật vui khi thấy các vị chen chúc nhau như thuở còn là học trò để được đến với Đức Bênêđitô. Ngài trông khỏe mạnh, thư thái, bình an và vẫn thân thiện như thuở nào. Ngài hỏi thăm từng người, cung cách vẫn nhã nhặn và đơn sơ như xưa nay ngài vẫn thế”. ( Ảnh chụp Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong 19 Hồng Y vào ngày 22.2.2014 ). Khi Đức Thánh Cha Phanxicô bước lên cung thánh, việc đầu tiên là ngài đến chào vị tiền nhiệm một cách nồng nhiệt. Và ngay từ đầu bài diễn văn ngắn nhân danh các tân Hồng Y, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Parolin đã bảy tỏ sự vui mừng được Đức Bênêđitô hiện diện trong nghi lễ này, mọi người trong đền thờ đã vỗ tay vang dội. Sự hiện diện của Đức Bênêđitô có ý nghĩa rất lớn: Hội Thánh là một thực thể duy nhất vừa liên tục vừa đổi mới theo thời gian. Vật đổi sao dời, sẽ xuất hiện những người mới, những việc mới nhưng vẫn một Đức Tin, một mầu nhiệm hiệp thông vĩnh hằng. Không có cái vĩnh hằng đó thì cũng không có đổi mới. Cho nên Hội Thánh trân quý cái phần tinh hoa bất biến của mình mà ở đây, trong lúc này, Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô là biểu tượng và là chứng nhân. Đó là một đặc ân ban cho Hội Thánh hôm nay, không phải lúc nào cũng có một cơ hội hiếm hoi như thế. 13 CÙNG BÌNH LUẬN
  • 14. Từ cõi thâm tâm đó của Hội Thánh, nay ta thử tìm hiểu 19 vị Hồng Y mới đó có cho ta một tiên báo gì về chặng đường sắp tới của Hội Thánh chăng ? Người ta thường đặc biệt chú ý tới lễ phong Hồng Y đầu tiên trong một triều đại Giáo Hoàng. Nhất là đối với một vị đã để lại rất nhiều ấn tượng mạnh như Đức Phanxicô trong năm qua, dư luận càng chờ đợi. Thành phần các vị mới gia nhập Hồng Y đoàn có thể làm rõ nét một tinh thần, một nội dung tư tưởng và mục vụ, một phong cách nhất định nào đó trong Dân Chúa. ( Ảnh chụp: Đức Phanxicô chào đón Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđitô XVI tại lễ tấn phong 19 Hồng Y, 22.2.2014 ). Tìm hiểu danh sách các vị tân Hồng Y, giới quan sát có mấy nhận xét: 1. Đây là lần đầu tiên, người Châu Âu không còn chiếm đa số trong Hồng Y đoàn. Với 122 vị Hồng Y đang trong độ tuổi thi hành nhiệm vụ quan trọng là suy cử Giáo Hoàng, thì 61 vị là người Châu Âu, trong số này 29 vị là người Ý. Vậy người châu Âu hiện nay là 50% của Hồng Y Đoàn. Sự thể này phản ảnh phần nào những thay đổi trong phân phối dân số Công Giáo giữa các vùng miền thế giới. Theo số thống kê mới đây của tổ chức Pew Research Center ở Hoa Kỳ thì trong 100 năm từ 1910 – 2010, dân số Công Giáo trên thế giới đã tăng gấp 3 lần, làm thay đổi địa bàn cư trú của người Công Giáo. Năm 1910, 65% người Công Giáo là người Châu Âu và 24% là người Châu Mỹ Latinh. Đến năm 2010, tỷ lệ người Châu Âu trong Giáo Hội chỉ còn 24%, trong khi Châu Mỹ Latinh là 39%. Như vậy mật độ người Công Giáo đã chuyển từ Châu Âu sang Châu Mỹ Latinh. Không phải là sự ngẫu nhiên nếu từ kỳ bầu Giáo Hoàng năm 2005 người ta đã dự đoán sẽ có vị Giáo Hoàng đầu tiên người Châu Mỹ Latinh. Đến mật hội bầu Giáo Hoàng năm 2013, dự đoán ấy đã thành sự thật với Đức Thánh Cha Phanxicô, người Argentina ( trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo, có cả thẩy 208 vị Giáo Hoàng người Italia, trong đó có 112 quê gốc Roma, điều này dễ hiểu vì Đức Giáo Hoàng chính là Giám Mục Roma, kế vị Thánh Phêrô. Ngoài các vị người Italia này còn có một vị người Do Thái, 16 vị người Pháp, 15 vị người Hy Lạp, 7 vị người Đức, 6 vị người Syria, 3 vị người Bắc Phi, 1 vị người Hà Lan, 1 vị người Ba Lan, và ngày nay 1 vị người Argentina. Người ta lại dự đoán, nếu tình hình cứ diễn biến như hiện nay thì đến năm 2050 dân số Công Giáo ở Châu Phi sẽ tăng vượt bậc là 146%, Châu Á tăng 65%, Châu Mỹ Latinh tăng 42%, Bắc Mỹ tăng 38%, trong khi Châu Âu lại giảm 6%. Nếu cộng cả Bắc lẫn Nam Mỹ, thì 50% người Công Giáo là người Châu Mỹ, Châu Âu chỉ chiếm tỷ lệ m5 phần tư và còn giảm nữa. Như vậy, so với trước đây các vị Hồng Y người Châu Âu chiếm tuyệt đại đa số, với một tỷ lệ rất cao người Ý, thì tỷ lệ 50% người Châu Âu trong Hồng Y Đoàn hiện nay phản ảnh phần nào xu hướng thay đổi trong thành phần dân số Công Giáo. Tuy vậy, tỷ lệ các vị người Châu Âu trong Hồng Y đoàn vẫn cao so với tỷ lệ dân số Công Giáo, lý do là vì Châu Âu là vùng đất lịch sử, trong đó phần lớn Giáo Hội Công Giáo đã phát triển suốt 20 thế kỷ qua với những thành tựu rực rỡ cả về tâm linh, tôn giáo lẫn văn hóa. Ở đây Hội Thánh Công Giáo đã bám rễ rất sâu và đã đạt mức chín tới. Tuy ngày nay, dân Châu Âu nói chung không còn giữ được lòng đạo như xưa, xã hội có xu hướng “thế tục hóa”, và cho đến nay tuy có vài tia hy vọng nhưng chưa nhìn thấy rõ những thế hệ kế thừa đông đảo, Châu Âu vẫn chứa đựng nhiều tinh hoa Kitô Giáo, hơn nữa lại là nơi có Tòa của Thánh Phêrô. Mới đây báo Figaro của Pháp có bài nhận xét: trong số 6 vị Hồng Y mới người Châu Âu đợt này thì đã có đến 4 vị có kinh nghiệm sâu sắc về Châu Mỹ Latinh. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, nhân vật số 2 ở Vatican, thì đã từng phục vụ ở Mexico và Venezuela; Đức Hồng Y Stella, Bộ trưởng Bộ Giáo Sĩ phục vụ ở Công Hòa Dominicana, Cuba và Columbia, Đức Hồng Y Baldisseri Tổng thư ký Thượng Hội Đồng Giám Mục phục vụ ở Paraguay và Brasil. Còn vị Bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Muller, người Đức, do Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI bổ nhiệm, thì đã cùng viết một tác phẩm chung với người đã mở đường tạo ra Thần Học Giải Phóng, vị Linh Mục người Peru là cha Gutierrez và nay mai ngài lại cho xuất bản một tác phẩm nữa về cùng một đề tài. Phải chăng đó cũng là một hệ quả của việc Giáo Hội Công Giáo đang có một Giáo Hoàng người Châu Mỹ Latinh ? Báo Figaro nhận xét: “Đúng là gió Nam đang thổi vào Giáo Hội Công Giáo”, đồng thời nhà báo cũng nhắc lại một câu nói vui của một vị đang được coi là sao sáng trong Giáo Hội, Đức Hồng Y Tagle 14
  • 15. người Philippines, có tên trong danh sách các vị papabili, nói rằng ngài lấy làm mừng vì đất nước Philippines đã tăng gấp đôi số Hồng Y từ 1 thành 2 vị, mặc dù người Công Giáo Philippines tổng số cũng ngang bằng người Công Giáo Mỹ và Italia cộng lại. Thế nhưng Mỹ và Italia đang có những 70 Hồng Y, kể cả các vị đã về hưu ( Figaro, 21.2.2014 ) Như vậy ta thấy, phía Châu Âu với quá khứ tôn giáo hết sức phong phú của mình, đang lộ ra những triệu chứng già cỗi và chưa biết khi nào sẽ tìm lại một mùa xuân mới, thì bù lại Giáo Hội Mỹ Latinh và Á Phi lại đang phát triển dào dạt, tuy nhiên số lượng và lòng sốt sắng còn phải đi thêm vào chiều sâu nội tâm. Cũng vì sự tăng triển của Giáo Hội, con số truyền thống 70 Hồng Y do Đức Giáo Hoàng Sixto V ( 1585 – 1590 ) ấn định đã được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII vượt qua từ năm 1958. Con số các Hồng Y còn được bầu Giáo Hoàng hiện nay được ấn định là 120. Dù vậy, các nhu cầu đa dạng của Giáo Hội ngày nay khiến cho Đức Phanxicô đã bỏ qua những tục lệ đáng quý… Lm. VŨ KHỞI PHỤNG, DCCT ( Còn tiếp ) LỊCH SỬ MÙA CHAY THÁNH Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy. Phụng Vụ Giáo Hội cũng có bốn Mùa như: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh qua đi, Mùa Thường niên tiếp nối, chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay Thánh, cao điểm là Tuần Thánh và Đêm Vọng Phục Sinh. Vậy Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay có ý nghĩa thế nào ? Mùa Chay đến rồi lại đi, chúng ta làm gì để Mùa Chay không trở nên nhàm chán và có ý nghĩa ? Mùa Chay có từ bao giờ, kéo dài bao lâu ? Vào những thế kỷ đầu Kitô giáo, để sống đạo và thực hành đạo, các Kitô hữu tiên khởi đã quan sát những người chung quanh xem họ sống đạo và thực hành đạo thế nào, cụ thể như việc người Do Thái giữ ngày Sabát, hay lên Đền Thờ cầu nguyện. Tuy các Kitô hữu tiên khởi họp nhau thành một cộng đoàn tế tự, cử hành phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần theo một công thức tuyên xưng Đức Tin. Nhưng khi cử hành các ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Năm Mươi, dù vẫn giữ nguyên những ngày lễ của người Do Thái nhưng lại mặc cho các ngày lễ ấy một ý nghĩa mới, chẳng hạn : khi cử hành, họ không chỉ nhắc lại các biến cố Xuất Hành Cựu Ước, mà còn tưởng nhớ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, cũng như việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ. Mãi đến thế kỷ thứ IV, trong Giáo Hội mới nảy sinh những ý kiến khác nhau như : liệu có cử hành lễ Phục Sinh vào ngày lễ Vượt Qua của người Do Thái không ? Tại các Giáo đoàn thuộc Tiểu Á, họ vẫn giữ nghi lễ chiên vượt qua. Riêng Giáo đoàn Antiokia lại ấn định lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau lễ Vượt Qua của người Do Thái, trong khi đó, các Kitô hữu tại Alexandria do các nhà chiêm tinh tính toán nên đã chuyển rời lễ Phục Sinh vào dịp phân xuân. Cho dù có sự khác nhau về ngày cử hành các ngày lễ, nhưng lễ Phục Sinh vẫn là lễ chung của toàn thể cộng đoàn Kitô giáo, vì lễ Phục Sinh dựa trên nền tảng Đức Tin, trước lễ Phục Sinh, có một thời gian chuẩn bị tương đối dài gọi là Mùa Chay hay " 40 ngày ", tưởng nhớ 40 Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 đêm ngày. Việc thực hành Mùa Chay đã có từ thời thì đầu Kitô giáo, nhưng trải qua những bước thăng trầm, mãi tới thế kỷ thứ II, thời Thánh Irênê, Giám Mục thành Lyon, việc giữ chay ngắn hạn từ hai đến ba ngày, không ăn bất kỳ thức ăn nào mới được phổ biến. Sang kỷ thứ III tại Alexandria, người ta kéo dài việc ăn chay ra hết một tuần. Những dấu tích của Mùa Chay hay "40 ngày" được tìm thấy ở thế kỷ thứ IV, trong lễ quy của Công Đồng Nicêa. Đây là thời gian chuẩn bị mừng lễ, nhưng ưu tiên vẫn là việc giúp các người dự tòng chuẩn bị lãnh Phép Rửa Tội và Đêm Vọng Phục Sinh. Cuối thế kỷ thứ IV, Giáo Đoàn tại Giêrusalem bắt đầu giữ chay 40 ngày hay còn gọi là Mùa Chay 8 tuần, người ta ăn chay suốt thời gian này, trừ thứ bẩy và Chúa Nhật. Sang thế kỷ thứ V, tại Ai Cập 15 CÙNG TÌM HIỂU
  • 16. người ta cũng giữ chay, tiếp đến là xứ Gaules, người ta ăn chay ngày thứ bẩy và thứ sáu tuần trong Mùa Chay. Trong khi giữ chay, các Kitô hữu chỉ ăn một bữa mỗi ngày, thức ăn gồm có bánh, rau và nước. Giữ nghiêm ngặt nhất là ngày Thứ Sáu và Thứ Bẩy Tuần Thánh, người ta không ăn một chút thức ăn nào. Giờ ăn chay được qui định tùy theo sự khác nhau của mỗi giáo đoàn. Vì mùa chay gồm 6 tuần không thể tương ứng với 40 ngày được. Nên sang thế kỷ thứ VII, người ta đã lùi về trước Mùa Chay mấy ngày, cụ thể như bắt đầu từ ngày thứ tư cho đến ngày thứ bẩy tuần trước khi bước vào Mùa Chay, ngày mà hôm nay chúng ta gọi là Thứ Tư Lễ Tro, ngày ăn chay. Đồng thời, ba Chúa Nhật trước Mùa Chay, là gồm tóm thời gian chuẩn bị mừng Lễ Phục Sinh, cách Lễ Phục Sinh chín tuần. Việc giữ chay ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như buộc chỉ ăn bữa tối. Nhưng đến thế kỷ thứ VIII, việc giữ chay được nới rộng ra, nghĩa là cho phép những người ốm đau bệnh tật được ăn trứng, bơ, sữa, cá và được uống rượu nữa. Sang thế kỷ XII và XIII, bữa ăn ngày chay được ấn định là trước giờ trưa 3 giờ tức 9 chín giờ sáng, tiếp theo được ăn "bữa ăn nhẹ" vào buổi tối. Sang thế kỷ XVII việc ăn chay giảm dần và Giáo Hội cho phép được ăn cháo, sữa và cá nhỏ. Trong ngày chay, tại các hoàng gia, nhà bếp thi nhau trổ tài làm ăn với những thực đơn sao cho dồi dào phong phú hơn ngày thường. ( Tranh cổ: Một cảnh chợ cá ngày Thứ Tư Lễ Tro ) Từ năm 1949, Giáo Hội Công Giáo qui định việc giữ chay và kiêng thịt là ngày Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh mà thôi. Lý do vì hai ngày đó là ngày tưởng nhớ sự chết: ngày Thứ Tư Lễ Tro, Linh Mục chính thức làm phép tro được đốt từ những cành lá đã làm phép vào ngày Lễ Lá năm trước rồi vẽ hình Thánh Giá trên trán người nhận tro và nhắc lại rằng "ngươi là tro bụi, và người sẽ trở về tro bụi", nhắc lại cái chết của mỗi người chúng ta, tiếp đến, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong Phụng Vụ của Giáo Hội Chính Thống, thời gian chuẩn bị bước vào Mùa Chay kéo dài năm tuần liền, mỗi tuần đọc một đoạn Tim Mừng riêng, với cách thức sám hối sâu xa. Tuần thứ bốn, được ấn định là ngày kiêng thịt và ăn chay trong toàn Giáo Hội. Chúa Nhật thứ năm được gọi là Chúa Nhật Hòa Giải, mỗi người hòa giải với người bên cạnh trước khi toàn thể cộng đoàn xin lỗi Chúa. Cảm tưởng chung là một bầu không khí "vui và buồn". Mỗi tín hữu, với sự hiểu biết có giới hạn và khác nhau về Phụng Vụ, nên khi bước vào Nhà Thờ với các kinh nguyện của Mùa Chay, mỗi người mỗi cảm tưởng khác nhau. Một phần vì những lời kinh tiếng hát mang đậm nét buồn, màu áo tím, những bài đọc dài hơn, đơn điệu hơn ngày thường, và hầu như không có nét vui tươi. Một nét đẹp nội tâm rực sáng, tựa như ánh sáng ban mai chiếu rọi từ thung lũng tối tăm lên tận đỉnh cao của núi đồi. Niềm vui âm thầm, êm dịu và toàn bộ các bài Sách Thánh trong Mùa Chay nghe thật đơn điệu cho thấy sự bình an đã dẫn đưa người ta tới những điệp ca hòa tấu Hallêluya trong Đêm Vọng Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá là thời gian không còn dành riêng cho việc tưởng niệm cuộc khổ nạn nữa, bước vào một Tuần Thánh, với những bài đọc nhắc lại những ngày sau hết của Chúa Kitô trên trần gian và sự Phục Sinh của Ngài. Tại sao lại gọi là 40 Ngày Chay Thánh ? Từ "Mùa Chay" là một từ tương phản với từ gốc Latinh là "quadragesima" có nghĩa là 40. Trong Kinh Thánh, con số 40 có ý diễn tả một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất Hứa của dân Do Thái kéo dài 40 năm. Ông Môsê đã ở trên núi Chúa 40 ngày ( x. Xh 24, 18; 34, 28 ). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày ( x. Ds 13, 25 ). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó ngài được thị kiến ( x. 1V 19, 8 ). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối ( x. Gn 3, 4 ). Và quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai ( x. Mt 4, 2 ). Như vậy Mùa Chay là mùa nhắc nhớ 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Do Thái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian Phụng Vụ cao điểm thuận tiện thích hợp cho các Kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại. 16
  • 17. Mùa Chay mang lại cho chúng ta điều gì ? Phần lớn người Kitô hữu không thực hành việc ăn chay, nguyện ngắm, nên Mùa Chay không có ảnh hưởng tới đời sống của họ là bao ? Khi nói về Mùa Chay, người ta thường hiểu một cách không tích cực lắm. Đại đa số dân chúng cho rằng trong Mùa Chay việc kiêng ăn, kiêng uống giữ chay chiếm vị trí hàng đầu. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là đại đa số người Kitô hữu không thực hành đạo trong đời sống nhưng họ vẫn đến nhận tro vào Thứ Tư Lễ Tro. Đây là một nghi thức giầu tính biểu tượng, nó tác động đến tận đáy lòng con người, nhắc nhớ người ta suy nghĩ về thân phận của mình khi nhận tro và mời gọi con người trở về với Chúa. Vì nhiều khi con người quên đi thân phận yếu hèn, mỏng giòn của mình, dẫn đến đau thương và đổ vỡ. Bi kịch cuộc đời con người đều từ đó mà ra. Con người phạm tội, tội cắt đứt sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, làm cho con người mất đi hạnh phúc, phải đau khổ và phải chết. Chuyện sa ngã của Nguyên Tổ đã chứng minh điều đó. Lịch Sử Cứu Độ của Dân Chúa, tội thì Chúa phạt, hối cải thì Chúa tha và cứu. Nên mỗi khi lâm vào hoàn cảnh bi đát đau thương hay thất vọng, Dân Chúa đều nhận ra rằng cần phải sám hối trở về giao hòa với Thiên Chúa để được chữa lành. Mùa Chay là mùa sám hỗi, chúng ta hãy ra sức làm những việc cần thiết để được giao hòa và hiệp thông với Chúa, hầu được Chúa ban ơn. Trong đời sống người Kitô hữu, nhiều khi lắng nghe Lời Chúa xong, chúng ta đã có quyết tâm đi xưng tội, làm việc đền tội, nhưng rồi kết quả không mấy khả quan, thì Mùa Chay là cơ hội rất thuận lợi. Thư Thánh Phaolô nói với chúng ta: "Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ" ( 2 Cr 6, 2 ). Đây là thời gian khẩn trương trong Năm Phụng Vụ, thời gian thuận tiện được ban cho chúng ta để đẩy mạnh quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, thực hành khổ chế một cách quảng đại hơn, để đi tới và giúp đỡ tha nhân đang túng thiếu: đó là một hành trình tinh thần giúp chúng ta chuẩn bị sống Mầu Nhiệm Phục Sinh. Vậy chúng ta hãy tin tưởng điều đó và bước vào Mùa Chay Thánh. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ PHONG CÁCH PHANXICÔ BÀI 5. CHÚA GIÊSU CHỈ TỎ MÌNH RA CHO NHỮNG KẺ BÉ MỌN Trong toàn bộ lịch sử nhân loại, Chúa Giêsu vẫn luôn luôn là nhân vật được người ta viết về và nói đến nhiều nhất, dù với bất kỳ ý đồ gì. Vào năm 1966, John Lennon, thành viên nòng cốt soạn ca khúc và trình diễn của ban nhạc The Beatles, trên đỉnh cao của vinh quang rực rỡ đã hồ hởi tuyên bố họ được người ta ái mộ còn hơn Chúa Giêsu nữa. Nhưng nay ban nhạc này đã trôi dần vào dĩ vãng. Năm 2013, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ban nhạc, báo chí cũng có nhắc về họ, nhưng theo kiểu Thăng Long Hoài Cổ: Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương ( Bà Huyện Thanh Quan ) Những fan xưa kia cuồng nhiệt ái mộ The Beatles thì nay cũng đã quá già hay đã qua đời, những nơi chốn gắn liền với ban nhạc này cũng đã thay đổi nhiều, đa số bạn trẻ bây giờ không còn biết họ là ai nữa. Giáo sư Thái Bá Tân đã viết rất hay và đúng về tuổi trẻ của ông ( và cả của tôi nữa ): Liên quan đến thần tượng, Phải khẳng định một điều: Lênin là vô địch, Được thờ như giáo điều. Ông nổi tiếng hơn Chúa. Sách nhiều hơn Thánh Kinh. Tượng cả trong hẻm phố. Tư tưởng trong giáo trình. Nhưng ông đã phải ngậm ngùi khi được đến thăm lăng Lênin ( Hà Nội 17.7.2012, Facebook TBT ) Quảng trường Đỏ vẫn thế. Vẫn thế lăng Lênin, Không ai xếp hàng viếng, Thậm chí chẳng ai nhìn. Lại đi, lại hậm hực, Lầm lũi giữa ban trưa, Với cảm giác chua xót Nửa thế kỷ bị lừa. 17 CÙNG TRÂN TRỌNG
  • 18. Ngày 21.2.2014, truyền thông thế giới chiếu nhiều cảnh nhân dân Ukraina hò reo khi giật sập các tượng Lênin tại một số nơi. Rất nhiều người thường đề cập về Chúa Giêsu cho ý đồ riêng của mình. Hiếm thấy có người lãnh tụ theo quan điểm duy vật nào mà lại có thái độ kính trọng khi nói về Chúa Giêsu như… Hồ Chí Minh ( Trích website Ban Tôn Giáo Chính phủ: www.btgcp.gov.vn ). Trên 2.000 năm qua, kể từ khi Chúa Giêsu phục sinh và về trời với lời hứa là sẽ ở cùng người tin mọi ngày cho đến tận thế, là lúc Người quay lại trần gian trong vinh quang để kết thúc lịch sử, đã và đang có vô số các tác giả viết về Người. Riêng trong Hội Thánh có đến 35 vị Thánh được phong Tiến Sĩ vì có trước tác về Chúa Giêsu được nhìn nhận do Chúa Thánh Thần thôi thúc và mang giá trị cho mọi thời đại. Thánh Anphong được phong Tiến Sĩ vào năm 1871, Thánh Têrêsa Lisieux vào năm 1997, Thánh Gioan Avila và nữ Thánh Hildegard Bingen cùng vào năm 2012. Riêng Thánh Anphong đã viết trên 100 quyển sách. Có bỏ ra một đời cũng không thể nghiền ngẫm hết các tác phẩm của các vị Thánh Tiến Sĩ này. Mà có đọc xong hết đi chăng nữa, hiểu được Chúa Giêsu là một điều hoàn toàn bất khả thi. Người là Con Thiên Chúa nên chỉ có Thiên Chúa Cha mới có thể hiểu được về Người. “Không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha” ( Mt 11, 27 ). Phải được phép đặc biệt của Chúa Cha thì người ta mới gặp gỡ được Người. “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” ( Ga 6, 65 ). Tuy nhiên, điều tưởng chừng như bất khả thi đó, lại được Chúa Cha ban cho những người bé mọn một cách rất dễ dàng và nhưng không. Điều này cũng làm cho chính Chúa Giêsu, được Thánh Thần thôi thúc, phải ngỡ ngàng và vui mừng. Trong toàn bộ cuộc đời của Chúa Giêsu, đây là đoạn Tin Mừng duy nhất nói rằng Người được hân hoan trào dâng. Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” ( Lc 10, 21 ). “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” ( Mt 18, 3 ). NGUYỄN TRUNG, 2.2014 TRUYỀN GIÁO VÀ HỘI NHẬP Trong thời gọi là “Toàn Cầu Hóa” này thì việc hội nhập đối với các quốc gia và tôn giáo dù muốn hay không cũng không thể thoát ra được. Làm sao có thể không… hội, không… nhập, khi mà ngày nay với các phương tiện truyền thông như truyền hình, internet, con người có thể giao tiếp với nhau chỉ trong chớp mắt. Một cái tin đánh bom khủng bố xảy ra tại một xó xỉnh, một góc phố nào đó nước Siria, nước Pakistan, cũng có thể được loan truyền đi ngay lập tức với đầy đủ âm thanh, hình ảnh một cách sống động: nhà cửa đổ nát, xác người máu me be bét kinh tởm v.v… Một sản phẩm vừa mới làm ra cũng được quảng cáo tiếp thị rầm rộ với giá cả, hình thức mẫu mã vô cùng hấp dẫn… Chỉ cần mở TV, lướt qua các kênh, người ta cũng có thể biết đến đủ mọi sự kiện xảy ra trên hành tinh… Phải nhìn nhận là chưa có thời nào mà cái sự biết của con người lại nhanh, lại nhiều như bây giờ. Thế nhưng có thể nói, cũng chưa có thời nào mà nhân loại lại sống trong vòng u mê lầm lạc như hiện thời. Lý do bởi vì tất cả những cái gọi là… biết ấy, đã không làm cho con người hiểu được nhau hầu xích lại gần nhau hơn. Có hiểu nhau thì mới xích lại gần nhau, trái lại thì ngày càng xa cách. Việc xích lại gần để hiểu nhau ấy chính là mục đích và ý nghĩa của hội nhập. Người ta có thể hô hào và cả nỗ lực hội nhập trong tất cả các lãnh vực kinh tế, chính trị hay tôn giáo. Thế nhưng sẽ chẳng bao giờ có thể hội, có thể nhập, nếu người ta vẫn chưa hiểu được nhau. 18 CÙNG TRÂN TRỌNG