SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 34
Gốm Bát Tràng


BÀI VIẾT




                 Gốm Bát Tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại
làng Bát Tràng (缽塲), một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt
Nam. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (缽) là chén bát, đồ gốm và chữ
Tràng (塲 hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn.




Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm
Vị trí địa lý

Xã Bát Tràng (缽塲社) gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc
huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước đây thôn Bát Tràng là một xã riêng. Thời

                               Page 1
Gốm Bát Tràng



nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn
Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn
Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh. Lúc này xã Bát Tràng thuộc
tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, đến năm 1862 chia về
phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn.

Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng
Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội.
Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành
xã Quang Minh. Nhưng từ năm 1964, tên xã Bát Tràng được khôi phục
gồm Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.

Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà
Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua
cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến đốc
Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5
đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn
đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km).

Sự hình thành làng gốm

Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng
gốm Bát Tràng.

•      Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú
12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa
má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã
Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn
sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.

•      Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc
Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ
Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát"
tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.

•     Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát
chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc


                                 Page 2
Gốm Bát Tràng



huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70
bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...

Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm
này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những
huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau:

•      Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay
Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi
sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều
Châu (Quảng Đông) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba
ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân
chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men trắng.
Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc) nước
men sắc đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh
Hà Bắc) nước men màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu
truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng
vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống
nghĩa là trước năm 1127.

•      Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát
Tràng, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên
được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có
ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh,
một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một
số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi
nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và
Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang
Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn
Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã
Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét
trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một
số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề
gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất
nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.



                                 Page 3
Gốm Bát Tràng



Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành
trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh
thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long
hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác
động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có
làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn
nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra
đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường
(phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một
làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được
triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.

Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân
vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình
khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch
sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là
gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà
Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương
nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận
một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc.



Những thời kỳ phát triển

Thế kỷ 15–16

Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này
là cởi mở, không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá
có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng
được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có
minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua
những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan
chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã
Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu
nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm
nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.


                                 Page 4
Gốm Bát Tràng




Thế kỷ 16–17

Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây
Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...
thành lập công ty, xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt
động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời
càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống
buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành.

Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn
bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung
Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị
trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính
sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên
liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán
giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát
Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản.

Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển
buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan.
Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có


                                Page 5
Gốm Bát Tràng



đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều
kiện phát triển mạnh.

Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm
xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và
nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và
Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại
trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng
có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở
khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị
này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn
Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây,
đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á,
Nam Á.

Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong
phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua
nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.

Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển
buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan.
Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có
đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều
kiện phát triển mạnh.

Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm
xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và
nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và
Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại
trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng
có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở
khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị
này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn
Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây,


                                Page 6
Gốm Bát Tràng



đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á,
Nam Á.

Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong
phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua
nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.




Cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18

Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm
sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều
Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó,
gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam
Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau một thời
gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh
được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm
sứ... mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài.


                                 Page 7
Gốm Bát Tràng




Thế kỷ 18–19

Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những
hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng
với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn
trong thế kỷ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ
mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng
bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản
xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh
hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu
thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và
gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường.
Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm
Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong
nước.



Gốm Bát Tràng từ thế kỷ 19 đến nay

•     Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí
nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được
hoạt động bình thường.

•      Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), tại Bát Tràng thành
lập Xí nghiệp gốm Bát Tràng (1958), Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng
một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), Hưng Hà (1977), Hợp Lực
(1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ
(1984)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một
số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những nghệ nhân nổi tiếng
như của Bát Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn...
đào tạo được nhiều thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các
tỉnh.

•     Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo
hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển

                                 Page 8
Gốm Bát Tràng



thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn
tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ
gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang
Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở
thành một trung tâm gốm lớn.

•      Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và
đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản
xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như
các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các
loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của
nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được
xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều
nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản
xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một
số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý,
Trần, Lê, Mạc...



        Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng
        Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu
        chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ
        men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền
        đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da,
        thứ ba dạc lò".

        Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào
        một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết
        hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc (木),
        thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề
        nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà
        sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao
        động sáng tạo với những qui trình kỹ thuật chặt chẽ,
        chuẩn xác.


                                 Page 9
Gốm Bát Tràng




Gốm Bát Tràng-Lư Hương




Ảnh minh hoạ: kiểu tạo dáng sản phẩm bằng bàn xoay

Quá trình tạo cốt gốm

Chọn đất


                        Page 10
Gốm Bát Tràng



Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là
nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm
thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất
tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ
Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định
cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ
đất sét trắng ở đây. Đến thế kỷ 18, nguồn đất sét trắng tại
chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm
nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng
vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông
qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai
thác các nguồn đất mới. Từ Bát Tràng ngược sông Hồng
lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi
dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở
Hồ Lao, Trúc Thôn.

Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt
mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C.
Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng
lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02:
55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O:
2,01; Ti02: 0,81. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm
Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số
hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót
khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng.



Xử lý, pha chế đất

Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra
tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể
có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm
phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền
thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể
chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.


                          Page 11
Gốm Bát Tràng



Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm
đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng).
Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt
nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân
gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín"
(cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt
đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp
lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi
là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng
xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên,
tiến hành loại bỏ chúng.

Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể
phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3
ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể
ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng
phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá
khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng
tốt.

Nhìn chung, khâu xử lý đất của người thợ gốm Bát Tràng
thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá
trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể
pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau.



Tạo dáng

Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát
Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo
dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối
"vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc
này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một
cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và
tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào
bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi


                         Page 12
Gốm Bát Tràng



ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào
mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo
cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ
yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất
bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ
dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén
lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào
"bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban
đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở
mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng)
nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương
Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất dần và hiện nay không
còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được
công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức
vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ
đàn ông đảm nhiệm.

Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kỹ
thuật và mỹ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm
gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ
phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp
ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công
nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một
sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc
sản xuất hàng loạt.

Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch
cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn
giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném
mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc
chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới
mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm
Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật "đúc" hiện vật.
Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc trước hết phải
chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn
giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại
phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng

                         Page 13
Gốm Bát Tràng



của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một
lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất
nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương
pháp đổ rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản
phẩm.



Phơi sấy và sửa hàng mộc

Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt
nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện
pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử
dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát.
Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy
hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc
hơi dần dần.

Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại
cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà
trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ
vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc"
cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi
là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt
chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản
phẩm (như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản
phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn
mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng
bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì
gọi là "làm hàng bàn".

Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài
vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp
phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên
mặt sản phẩm...




                          Page 14
Gốm Bát Tràng



Quá trình trang trí hoa văn và phủ men

Kỹ thuật vẽ

Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền
mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề
cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các
trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ
thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng
đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả
nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men
màu...

Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kỹ thuật vẽ trên nền xương
gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kỹ thuật hấp hoa, một lối
trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài.
Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống
của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ
thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như
gốm Việt Nam nói chung.

Chế tạo men

Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn
có men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men
tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít
mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỷ 15 thợ gốm
Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại
men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối
(chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men
lam phát màu ở nhiệt độ 1250°C. Đầu thế kỷ 17 người
Bát Tràng dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội
(thuộc Bích Nhôi, Kinh Môn, Hải Dương) có màu hồng
nhạt điều chế thành một loại men mới là men rạn.

Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo
men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã
nghiền lọc kỹ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước

                         Page 15
Gốm Bát Tràng



đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và
bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó
chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong
quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận
thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ
hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to
đàn".

Tráng men

Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể
nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem
tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó
trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm
Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp
lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước
khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi
lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi
tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của
xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của
mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng
độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kỹ
thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội
men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại
gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men
ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình
thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức
tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc,
còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây
là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa
là kỹ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế
hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.

Sửa hàng men

Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối
trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kỹ từng

                         Page 16
Gốm Bát Tràng



sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi
quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò"
tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là
"sửa hàng men".



Quá trình nung

Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu
quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm.
Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với
người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén
hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù
giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần
nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín
thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của
khâu đốt lò.

Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các
loại lò như lò ếch (hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung
gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung khác,
càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác
hơn.

Lò nung

Lò ếch là kiểu lò gốm cổ nhất được sử dụng một cách
phổ biến ở khắp mọi nơi, hiện nay mất hết dấu tích nhưng
qua các nguồn tư liệu gián tiếp vẫn có thể hình dung được
lò có hình dáng giống như một con ếch dài khoảng 7 mét,
bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3-4 mét, cửa lò rộng
khoảng 1,2 mét, cao 1 mét. Đáy lò phẳng nằm ngang,
vòm lò cao khoảng từ 2 mét đến 2,7 mét. Bên hông lò có
một cửa ngách rộng 1 mét, cao 1,2 mét phục vụ cho việc
chồng lò và dỡ sản phẩm. Lò có 3 ống khói thẳng đứng
cao 3-3,5 mét. Trong mỗi bầu lò người ta chia thành 5


                         Page 17
Gốm Bát Tràng



khu vực xếp sản phẩm là: hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa,
hàng chuột chạy và hàng mặt.

Trong quá trình lâu dài sử dụng lò ếch, để khắc phục
nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lò, người
ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép lại.

Lò đàn xuất hiện vào giữa thế kỷ 19. Lò đàn có bầu lò
dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 mét được chia thành 10
bích bằng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai
nống (cột). Cửa lò rộng 0,9 mét, cao l mét. Bích thứ 10
gọi là bích đậu thông với buồng thu khói qua 3 cửa hẹp.
Để giữ nhiệt, bích lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói.
Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây
bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như bằng
phẳng còn mặt trên hình vòng khum. Hai bên cật lò từ
bích thứ 2 đến bích thứ 9 người ta dấu mở hai cửa nhỏ
hình tròn, đường kính 0,2 mét gọi là các lỗ giòi để ném
nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu người ta mở lỗ
đậu (lỗ giòi rộng hơn nửa mét). Nhiệt độ lò đàn có thể đạt
được 1250–1300°C.

Lò bầu, hay lò rồng, xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Lò bầu
chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu (cũng
có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông
góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ sò úp nối
với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa đề xây dựng vòm
cuốn của lò. Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây
ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò
tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng 12°-15°.
Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300°C

Lò hộp hay lò đứng: Khoảng năm 1975 trở lại đây người
Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò
thường cao 5 mét rộng 0,9 mét, bên trong xây bằng gạch
chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu
đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều,

                         Page 18
Gốm Bát Tràng



tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào
cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt
độ lò có thể đạt 1250°C.

Lò con thoi (hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục):
Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm
những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với
nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu. Trong quá trình đốt, nhiệt
độ được theo dõi qua hỏa kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà
thực chất là quá trình tăng giảm nhiên liệu được thực hiện
bán tự động hoặc tự động, công việc đốt lò trở nên đơn
giản hơn nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là những lò
truyền thống của Bát Tràng.

Bao nung

Trước đây, các lò gốm Bát Tràng dùng một loại gạch
vuông ghép lại làm bao nung. Loại gạch này sau hai ba
lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như
sành (đó chính là gạch Bát Tràng nổi tiếng).

Gần đây bao nung thường được làm bằng đất sét chịu lửa
có mầu xám sẫm trộn đều với bột gạch hoặc bao nung
hỏng nghiền nhỏ (gọi là sa mốt) với tỷ lệ 25–35% đất sét
và 65–75% sa mốt. Người ta dùng một lượng nước vừa
đủ để trộn đều và đánh nhuyễn chất hỗn hợp này rồi đem
in (dập) thành bao nung hay đóng thành gạch ghép ruột
lò. Bao nung thường hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp
xúc đều với sản phẩm. Tuỳ theo sản phẩm mà bao nung
có kích thước không giống nhau nhưng phổ biến hơn cả
là loại có đường kính từ 15 đến 30 cm, dày 2–5 cm và
cao từ 5 đến 40 cm. Một bao nung có thể dùng từ 15 đến
20 lần.

Nếu sản phẩm được đốt trong lò con thoi hoặc lò tuynen,
thường không cần dùng bao nung.

Nhiên liệu nung

                         Page 19
Gốm Bát Tràng



Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa
để đốt lò, sau đó Bát Tràng dùng kết hợp rơm rạ với các
loại "củi phác" và "củi bửa" và sau nữa thì củi phác và củi
bửa dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò
gốm ở Bát Tràng. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được
xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi
mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta
đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ
giòi, lỗ đậu vào trong lò.

Ngày xưa dân làng Giang Cao chuyên lo công việc vớt
củi từ dưới sông Hồng mang lên và cưa ra từng đoạn
ngắn để dân làng Nang Dư (Thanh Trì) chuyên lo việc bổ
củi phục vụ cho các lò gốm Bát Tràng. Vì thế mà ở đây
hình thành hai phường là phường Hàng cầu và phường
Bổ củi.

Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính
là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào
trộn kỹ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành
khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người
ta nặn than ướt rồi đập lên tường khô để tường hút nước
nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được
ngay.

Chồng lò

Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được
đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như
thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của
bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian
trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu
nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc
chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng.
Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới
cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm
từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa

                          Page 20
Gốm Bát Tràng



kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung
ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi giành để đốt
nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các
loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được
xếp trong lò bầu giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp,
tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình
trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc,
xung quanh tường lò và chỗ khoảng trống giữa các bao
nung đều được chèn các viên than.

Làng Bát Tràng xưa có các phường Chồng Lò, mỗi
phường thường gồm 7 người (3 thợ cả, 3 thợ đệm và 1
thợ học việc). Họ chia thành 3 nhóm trong đó mỗi nhóm
có 1 thợ cả và 1 thợ đệm, còn thợ học việc có nhiệm vụ
bưng bao nung và sản phẩm mộc phục vụ cho cả 3 nhóm
trên. Nhóm thứ nhất có nhiệm vụ chồng đáy (xếp bao
nung và sản phẩm ba lớp từ đáy lên), nhóm thứ hai có
nhiệm vụ chồng giữa (xếp ba lớp giữa), còn nhóm thứ ba
là nhóm gọi mặt (xếp ba lớp cuối cùng ở vị trí cao nhất
trong lò). Phường Chồng Lò ở Bát Tràng chủ yếu tập hợp
những người thợ gốm ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Tây) và
Vân Đình (Mỹ Đức, Hà Tây) chuyên phục vụ chơ các lò
gốm Bát Tràng.

Đốt lò

Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy
trình đốt lò đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của
mình, người "thợ cả" có thể làm chủ được ngọn lửa trong
toàn bộ quá trình đốt lò. Ở lò đàn khoảng một nửa ngày
kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửa tại bầu cũi lợn để
sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta tăng dần lửa
ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì
việc tiếp củi ở các bầu cũi lợn được dừng lại. Tiếp tục
ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả bằng kinh
nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng
ném củi bửa vào bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã

                         Page 21
Gốm Bát Tràng



chín. Càng về cuối sản phẩm chín càng nhanh. Khi sản
phẩm trong bích đậu đã sắp chín thì người thợ cả quyết
định ném dồn dập trong vòng nửa tiếng khoảng 9-10 bó
củi bửa qua lỗ đậu rồi kết thúc việc tiếp củi. Trong
phường đốt lò, người phường trưởng (xuất cả) phụ trách
chung về kỹ thuật, hai người thợ đốt ở cửa lò (đốt dưới),
bốn người chuyên ném củi bửa qua cấc lỗ giòi (đốt trên).

Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ
xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò
kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1
ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.

Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều vì
khi hoàn tất khâu chồng lò cũng có nghĩa là đã kết thúc
việc nạp nhiên liệu. Thế nhưng do đặc điểm của lò, người
thợ đốt lò dù có dầy dạn kinh nghiệm cũng rất khó có thể
làm chủ được ngọn lửa, đây thực sự là vấn ra khó khăn
nhất trong khâu kỹ thuật ở làng Bát Tràng. Người ta dùng
gạch chịu lửa bịt cửa lò lại rồi nhóm lò bằng củi. Lửa
cháy bén vào than và bốc từ dưới lên. Than trong lò cháy
hết cũng là lúc kết thúc công việc đốt lò. Thời gian đốt lò
kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài
khoảng 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò
được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết tật
(nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.



Những đặc điểm của gốm Bát Tràng

Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu
men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn,
có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát
Tràng.

Loại hình


                          Page 22
Gốm Bát Tràng



Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ
công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu
truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn
nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng
tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men
khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát
Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men
trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng
gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng
với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có
mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia
loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:

•      Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu
hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm
rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.

•       Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại
chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và
kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản
phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ
trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả,
quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc
cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc
biệt trong đồ gốm Bát tràng.

•      Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình,
các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di
Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng
người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.

Trang trí

•      Thế kỷ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát
Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo
kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp với chạm
nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra

                         Page 23
Gốm Bát Tràng



đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ
gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn
giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời
Trần.




Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỷ 18 (ảnh chụp tại
Bảo tàng lịch sử Việt Nam)

•      Thế kỷ 16, cùng với việc xuất hiện những chân
đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kỹ thuật trang trí
chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo.
Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ
cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng,
hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men
lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình
học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất
hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương).

•      Thế kỷ 17, kỹ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm
Bát Tràng càng tinh tế, cầu kỳ, gần gũi với chạm đá và
gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỷ 16, đồng thời xuất hiện
các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc ...
Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông
cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa
hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)...
Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ
tương đồng với chạm nổi. Thế kỷ 17 xuất hiện dòng gốm
men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng,
tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-mai. Trong khoảng thời gian này
còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu

                          Page 24
Gốm Bát Tràng



xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim,
nghê, hình người...

•       Thế kỷ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ
đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát
Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã
thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám
và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê
còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài
đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại
văn bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển
manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng
nước...

•      Thế kỷ 19, gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và
phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào
trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất
hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển
tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê,
Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...

Đối với các nhà khảo cổ, các nhà sưu tầm đổ cổ và các
nhà nghiên cứu mỹ thuật, chủ đề rồng thể hiện qua các
thời kỳ được nhiều người quan tâm nhất vì nó có những
sự thay đổi đáng kể. Rồng là đề tài thường được trang trí
trên nhiều loại hình, đặc biệt trên chân đèn và lư hương.

•      Thế kỷ 16, rồng được đắp nổi hoặc để mộc như
trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam,
rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh
bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí
rồng bay phượng múa.

•      Đầu thế kỷ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng
rồng thế kỷ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc
không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng
bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình

                          Page 25
Gốm Bát Tràng



cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình
khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải
mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỷ 17 lại xuất hiện
dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng
từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt
rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng
có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa
được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là
rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn
lên, bố cục trong hình chữ nhật.

•      Thế kỷ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù
điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm
gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những
dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao
gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình
khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương
hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện
đầu rồng chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi
hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu
triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh.

•      Thế kỷ 19, rồng lại được thể hiện theo phong cách
tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng
rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo
kiểu đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên
bình men rạn vẽ nhiều màu. Ngoài ra, còn có đầu rồng
với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải
mây, miệng ngậm vòng...




                         Page 26
Gốm Bát Tràng




Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo



Các dòng men

Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện
qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản phẩm
đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát
Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm;
men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được
vẽ theo kỹ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên
nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, men
này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí
nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng
ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát
Tràng ở thế kỷ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất
hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát triển liên tục
qua các thế kỷ 17–19.

Men lam

Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ
thế kỷ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc
màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng
thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ

                          Page 27
Gốm Bát Tràng



gốm. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ
cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh
hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến
xanh sẫm. Bên cạnh điểm tương đồng với các loại bình
gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu (Hải Dương), gốm
hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kỳ đầu đã có những nét
riêng về dáng và về hoạ tiết trang trí. Những bát, âu, lọ,
chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế kỷ 14–15 có nét
chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh,
hoa dây lá hay vẽ rồng.

Gốm hoa lam Bát Tràng thế kỷ 16, có sắc xanh đen. Men
lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để
mộc, vẽ cánh sen, các băng đường diềm các cặp chân đèn
ngoài ra men lam dùng vẽ vào các hình trang trí nổi rồng,
hoa dây và cánh sen của chân đèn và lư hương.

Thế kỷ 17 là một thời kỳ men lam kém phát triển tại Bát
Tràng. Trên một số các chân đèn, lư hương, hũ, tượng
gốm Bát Tràng (thế kỷ 17) hiện còn, lớp men vẽ trang trí
màu nâu ở những chỗ men phủ màu trắng ngà rạn bị bong
tróc, chỗ còn men phủ, màu nâu có sắc xanh chì, đặc biệt
là chân đèn và lư hương, các hình vẽ men lam kém chau
chuốt và tình trạng khá phổ biến men lam chảy nhoè,
không nhận ra các họa tiết. Trong khi đó khắc chạm nổi,
để mộc rất tỷ mỉ, đạt tới đỉnh cao.

Cuối thế kỷ 18, trong đỉnh cao về men rạn, Bát Tràng
xuất hiện lối kết hợp trang trí nổi với vẽ lam như trên
chân đèn, men lam được khôi phục trở lại trên đồ gốm
Bát Tràng.

Thế kỷ 19, men lam được vẽ trang trí trên lư, choé, bình,
lọ, bát hương, nậm rượn phủ men rạn trắng ngà hoặc đỉnh
gốm, bình gốm men nhiều màu. Nét biểu hiện đặc trưng
của men lam gốm Bát Tràng là sắc màu và lối vẽ, nhìn
chung có sắc trầm. Dùng men lam vẽ phong cảnh sơn

                         Page 28
Gốm Bát Tràng



thủy, nhà cửa, lâu đài, nhân vật khá thành công trên bình.
Men lam có sắc tươi dùng tô vẽ trang trí nồi trên đỉnh có
thể là một trong số những tiêu bản gốm hoa lam đẹp nhất
của gốm Bát Tràng ở cuối thế kỷ 19.

Trong xu hướng ảnh hưởng kiểu dáng, đề tài và cạnh
tranh thị trường với gốm sứ Trung Quốc, đồ gốm Bát
Tràng ở thế kỷ 19 còn có nhiều trường hợp dùng nhiều
màu men. Chẳng hạn, để thể hiện đê tài Bát Tiên quá hải
người thợ Bát Tràng dùng men nâu và men lam tô lên các
hình trang trí nồi sau đó phủ men trắng rạn. Men lam
cùng với men trắng vẽ các đề tài mã liễu, tiêu tượng, tùng
lộc trên lư gốm men nâu, men lam vẽ cành liễu, khóm
lan, bụi cỏ trong bức tranh nổi Tô Vũ chăn dê, men lam
cùng với men nâu sắc sẫm và nhạt tạo nên chiếc đỉnh
gốm men nhiều màu đồ sộ. Đó cũng là bằng chứng sinh
động về bàn tay tài khéo của nhiều đời thợ gốm Bát
Tràng được kế thừa và không ngừng tiến triển.

Men nâu

Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng
là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào
xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu
nâu xám). Trên các đồ gốm có niên đại thế kỷ 14 đầu thế
kỷ 15, men nâu được dùng tô lên các đồ án trang trí kết
hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn, thạp,
chậu, âu, đĩa...Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu
bã trầu (chocolate), men này không bóng, trên bề mặt
men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng phủ toàn
bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc. Thế
kỷ 14, thợ gốm Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng
màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men
trắng ngà để chuyển men nâu đỏ sang vàng nâu.

Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mâu thế
kỷ 16–17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu,

                         Page 29
Gốm Bát Tràng



men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí
các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình
rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần
chân đế...

Các đồ gốm thế kỷ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều
theo cách thức cổ truyền, một số nghệ nhân tìm tòi phát
huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên
cặp tượng hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới
lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa dạng hơn.

Thế kỷ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men
trắng và xanh. Những bình, lọ men rạn ngà, thể hiện đề
tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê,
Bát tiên quá hải... men nâu dùng để tô trên những thân
cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các dải mây, tà áo
của Bát tiên. Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã
chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men
da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày
nay.

Men trắng (ngà)

Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng
ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều
trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với
kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một
nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã
thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu,
nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng
men trắng ngà.

Gốm Bát Tràng thế kỷ 17 đạt đỉnh cao trong kỹ thuật
trang trí nổi với hầu hết các thủ pháp kỹ thuật chạm trổ,
dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương
để phủ trên các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang
trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí. Vì men trắng


                         Page 30
Gốm Bát Tràng



mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên
có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên
trang trí nổi dầy vẫn có vết rạn men.

Thế kỷ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số
loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc. Những lư
hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt, phần
còn lại phủ men trắng ngà.

Vào thế kỷ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí
nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình,
lọ, lư hương, tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình
rồng mây và lục bảo trang trí nổi để mộc, phần còn lại
phủ men trắng ngà. Trên các loại bình, lư hương quai
tùng, lư hương chữ Thọ; cặp tượng đầu khỉ thân rắn,
tượng rồng trang trí kiến trúc, tượng ba đầu, tượng Phật
Bà Quan Âm ngồi trên toà sen đều thấy sử dụng men ngà,
xám.

Men xanh rêu

Thế kỷ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng
với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu
tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16–
17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen
nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn
hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường
diềm quanh vai.

Men xanh rêu còn dùng vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng
diềm, đế và các cột dọc của long đình; men rêu sắc sẫm ở
các cột vuông mô hình nhà 2 tầng hay một số mảng
đường diềm lư hương chữ nhật. Men xanh rêu, sắc nhạt,
trên chân đèn, đế nghê. Trên lư hương tròn men xanh rêu
thấy điểm vào 4 hình chữ S nổi giữa thân và chân cùng
một đôi chỗ trên bụng. Men xanh rêu sắc sẫm còn thấy tô



                        Page 31
Gốm Bát Tràng



trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn và
trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.

Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau nhưng sự xuất
hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm
Bát Tràng thế kỷ 16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện
đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát
Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.

Men rạn




Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỷ 19, vẽ nhiều màu

Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về
độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu
gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ
được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ
16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.

Lư hương khắc minh văn, do gia đình Đỗ Phủ sản xuất
vào cuối thế kỷ 16 thể hiện lớp men rạn trên 2 phần dưới
của lư hương tròn có thể xem là tiêu bản gốm men rạn
sớm nhất. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc
và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác.

Cặp chân đèn do "Đỗ phủ xã Bát Tràng" tạo tạo khoảng
năm 1600–1618, trong đó men rạn phủ toàn bộ từ miệng
tới chân, có màu vàng ngà, rạn trong men, đường chỉ rạn
màu đen. Những cặp hiện vật men rạn này rêu có trang trí
nổi, ngoài men rạn ra không còn loại men nào khác, đó là

                         Page 32
Gốm Bát Tràng



những tiêu bản men rạn chuẩn mực của Bát Tràng vào thế
kỷ 17.

Thế kỷ 18 Bát Tràng còn sản xuất nhiều đồ gốm men rạn
có ghi niên đại. Đỉnh gốm men rạn chế tạo năm 1736,
men rạn có màu trắng xám. Một đỉnh gốm men rạn khác,
có nắp, thân và đế, chế tạo vào khoảng năm 1740–1768
lại dùng men rạn có màu vàng ngà... Men rạn còn được
sù dụng trên các loại hình: chân nến trúc hoá long; ấm có
nắp, đài thờ các nắp, cặp tượng nghê.

Thế kỷ 19, các đồ gốm dòng men rạn còn tiếp tục phát
triển, bên cạnh việc sử dụng kết hợp men rạn với trang trí
vẽ lam. Trên các đồ gốm, thợ Bát Tràng còn đắp nổi,
khắc chìm hoặc không trang trí, men rạn có mầu trắng
xám.




Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát
Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo tác



Minh văn

Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện
bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng.
Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê
quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước
của người đặt hàng.

Thế kỷ 15, một minh văn khắc trên phần dưới chân đèn
có ghi: Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã tín
thí Hoàng Li tỉnh thê Nguyễn Thị Bảo. Trên đai tô nâu
giũa phần dưới chân đèn có viết bằng men 6 chữ Hán:

                         Page 33
Gốm Bát Tràng



Thời Trung xã, Hoàng Phúc tạo. Hoặc cặp phần dưới
chân đèn minh văn cho biết: Tác giả: Vũ Ngộ Trên, Bùi
Thị Đỗ, Hoàng Thị Vệ, Bùi Huệ, và Trần Thị Ngọ; Thời
gian chế tạo: niên hiệu Diên Thành. Có minh văn ghi rõ
người đặt hàng như cặp chân đèn hai phần: Người đặt
hàng: Lê Thị Lộc, ở Vân Hoạch, Xuân Canh huyện Đông
Ngạn. Thời gian chế tạo: Năm Diên Thành thứ 2. Một
cặp chân đèn khác có khắc minh văn dài, một bên khắc 3
dòng và một bên 14 dòng, cho biết: Tác giả: Bùi Huệ và
Bùi Thị Đỗ; thời gian chế tạo: ngày 25 tháng 11 năm
Diên Thành thứ 3; những người đặt hàng: gia đình họ
Lưu cùng họ Nguyễn, Lê, Đinh... Trong đớ, họ Lưu, tước
Ninh Dương Bá, làm việc ở Thanh Tây vệ, Ty Đô chỉ huy
sứ, Đô chỉ huy kiểm sự. Quê quán nhà họ Lưu: xã Lai Xá,
huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai...

Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản
phẩm này một số đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch
sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng nước ngoài, một số
hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu
lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất.

Tham khảo

•    Gốm Bát Tràng thế kỷ 14–19. Phan Huy Lê,
Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc



                        HẾT




                         Page 34

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Huynh Loc
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
thuyettrinh
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
hainguyen01011993
 

Was ist angesagt? (20)

Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 
vô gia cư
vô gia cưvô gia cư
vô gia cư
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01Thuyet trinh DT 01
Thuyet trinh DT 01
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Phat giao Viet Nam
Phat giao Viet NamPhat giao Viet Nam
Phat giao Viet Nam
 
Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914Xstk 07 12_2015_9914
Xstk 07 12_2015_9914
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long Imperial Citadel of Thăng Long  - Hoàng thành Thăng Long
Imperial Citadel of Thăng Long - Hoàng thành Thăng Long
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
Phân tích tính tất yếu khách quan và phương hướng phát triển kinh tế thị trườ...
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt.pptx
Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt.pptxPhở - Tinh hoa ẩm thực Việt.pptx
Phở - Tinh hoa ẩm thực Việt.pptx
 
bậc phản ứng
bậc phản ứngbậc phản ứng
bậc phản ứng
 

Andere mochten auch

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
Tan Nguyen Huu
 
Healthy lifestyle
Healthy lifestyleHealthy lifestyle
Healthy lifestyle
Daisy
 
Health & fitness presentation
Health & fitness presentationHealth & fitness presentation
Health & fitness presentation
Jonell Hinsey
 
Slide thuyết trình sapa
Slide thuyết trình sapaSlide thuyết trình sapa
Slide thuyết trình sapa
Hải Thanh
 
Nutrition presentation
Nutrition presentationNutrition presentation
Nutrition presentation
mirandajuza
 

Andere mochten auch (20)

Gom su bat trang amchen
Gom su bat trang amchenGom su bat trang amchen
Gom su bat trang amchen
 
Ignite Charlotte: Technology, Food & You
Ignite Charlotte: Technology, Food & YouIgnite Charlotte: Technology, Food & You
Ignite Charlotte: Technology, Food & You
 
Gốm sứ bát tràng
Gốm sứ bát tràngGốm sứ bát tràng
Gốm sứ bát tràng
 
Presentation on Health
Presentation on HealthPresentation on Health
Presentation on Health
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
 
101 Reasons To Go Vegetarian
101 Reasons To Go Vegetarian101 Reasons To Go Vegetarian
101 Reasons To Go Vegetarian
 
"World Health Day 2015 7 April: Food safety" - presentation English
"World Health Day 2015  7 April:  Food safety" - presentation English"World Health Day 2015  7 April:  Food safety" - presentation English
"World Health Day 2015 7 April: Food safety" - presentation English
 
Balanced Diet
Balanced DietBalanced Diet
Balanced Diet
 
VietNam presentation
VietNam presentation VietNam presentation
VietNam presentation
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 
Healthy lifestyle
Healthy lifestyleHealthy lifestyle
Healthy lifestyle
 
Balanced Diet - Healthy Living
Balanced  Diet - Healthy LivingBalanced  Diet - Healthy Living
Balanced Diet - Healthy Living
 
Food presentation
Food presentationFood presentation
Food presentation
 
Food Safety Presentation
Food Safety PresentationFood Safety Presentation
Food Safety Presentation
 
Health & fitness presentation
Health & fitness presentationHealth & fitness presentation
Health & fitness presentation
 
Slide thuyết trình sapa
Slide thuyết trình sapaSlide thuyết trình sapa
Slide thuyết trình sapa
 
Healthy lifestyle
Healthy lifestyleHealthy lifestyle
Healthy lifestyle
 
Nutrition presentation
Nutrition presentationNutrition presentation
Nutrition presentation
 
HEALTHY LIFESTYLES
HEALTHY LIFESTYLESHEALTHY LIFESTYLES
HEALTHY LIFESTYLES
 

Ähnlich wie VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG

Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
phamtruongtimeline
 
Daiviet commerce
Daiviet commerceDaiviet commerce
Daiviet commerce
DO Alex
 
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Kelsi Luist
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
Luanvan84
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
Anh Tuan
 

Ähnlich wie VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG (20)

Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nướcTuyến điểm du lịch miền tây sông nước
Tuyến điểm du lịch miền tây sông nước
 
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
Chuyên đề Địa chí Đông Anh_11000412092019
 
Con đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân CươngCon đường tơ lụa Tân Cương
Con đường tơ lụa Tân Cương
 
Daiviet commerce
Daiviet commerceDaiviet commerce
Daiviet commerce
 
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINHVỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
VỀ QUÁ TRÌNH TỤ CƯ LẬP LÀNG Ở HƯƠNG VINH
 
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định   nguyễn thanh liêmLịch sử gia định   nguyễn thanh liêm
Lịch sử gia định nguyễn thanh liêm
 
bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
khieem.pptx
khieem.pptxkhieem.pptx
khieem.pptx
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
 
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptxMỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
Mỹ thuật thời Tây sơn + Nguyễn.pptx
 
Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an
Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội anTop 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an
Top 9 danh lam thắng cảnh hùng vĩ tại hội an
 
Saigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliemSaigon lam thanhliem
Saigon lam thanhliem
 
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan ThiếtThông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
Thông tin thuyết minh Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Phan Thiết
 
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
THUYẾT MINH ĐÔNG NAM BỘ: TP.HCM - TÂY NINH - BÌNH DƯƠNG - BÌNH PHƯỚC - ĐỒNG N...
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
 
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VỀ QUẬN HỒNG BÀNG Phục vụ cho Cuộc thi sáng tác mẫu biểu ...
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 

Mehr von vinhbinh2010

Mehr von vinhbinh2010 (20)

DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 14 - Dec.20, 2018.
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 14 - Dec.20, 2018.DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 14 - Dec.20, 2018.
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 14 - Dec.20, 2018.
 
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 6 - Dec.13, 2018.
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 6 - Dec.13, 2018.DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 6 - Dec.13, 2018.
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec. 6 - Dec.13, 2018.
 
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec.1 - Dec. 6, 2018
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec.1 - Dec. 6, 2018DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec.1 - Dec. 6, 2018
DECEMBER 2018 - Pictures of the day - Dec.1 - Dec. 6, 2018
 
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.24 - Nov.29, 2018
NOVEMBER 2018 -  Pictures of the day - Nov.24 - Nov.29, 2018NOVEMBER 2018 -  Pictures of the day - Nov.24 - Nov.29, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.24 - Nov.29, 2018
 
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.17 - Nov.23, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.17 - Nov.23, 2018NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.17 - Nov.23, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.17 - Nov.23, 2018
 
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.12 - Nov.16, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.12 - Nov.16, 2018NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.12 - Nov.16, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.12 - Nov.16, 2018
 
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.8 - Nov.12, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.8 - Nov.12, 2018NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.8 - Nov.12, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.8 - Nov.12, 2018
 
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.1 - Nov.8, 2018
NOVEMBER 2018 -  Pictures of the day - Nov.1 - Nov.8, 2018NOVEMBER 2018 -  Pictures of the day - Nov.1 - Nov.8, 2018
NOVEMBER 2018 - Pictures of the day - Nov.1 - Nov.8, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct. 29 - Oct .31, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct. 29 - Oct .31, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct. 29 - Oct .31, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct. 29 - Oct .31, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 24 - Oct 29, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 24 - Oct 29, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 24 - Oct 29, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 24 - Oct 29, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.19 - Oct.24, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.19 - Oct.24, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.19 - Oct.24, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.19 - Oct.24, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.15 - Oct.19, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.15 - Oct.19, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.15 - Oct.19, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.15 - Oct.19, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.11 - Oct.15, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.11 - Oct.15, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.11 - Oct.15, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.11 - Oct.15, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 5 - Oct.11, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 5 - Oct.11, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 5 - Oct.11, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct 5 - Oct.11, 2018
 
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.1 - Oct.5, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.1 - Oct.5, 2018OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.1 - Oct.5, 2018
OCTOBER 2018 - Pictures of the day - Oct.1 - Oct.5, 2018
 
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sept.22 - Sept.30, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sept.22 - Sept.30, 2018SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sept.22 - Sept.30, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sept.22 - Sept.30, 2018
 
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sept.17 - Sept.21, 2018
SEPTEMBER 2018  - Pictures of the day - Sept.17 - Sept.21, 2018SEPTEMBER 2018  - Pictures of the day - Sept.17 - Sept.21, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sept.17 - Sept.21, 2018
 
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.12 - Sep.17, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.12 - Sep.17, 2018SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.12 - Sep.17, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.12 - Sep.17, 2018
 
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.6 - Sep.12, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.6 - Sep.12, 2018SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.6 - Sep.12, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.6 - Sep.12, 2018
 
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.1 - Sep. 6, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.1 - Sep. 6, 2018SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.1 - Sep. 6, 2018
SEPTEMBER 2018 - Pictures of the day - Sep.1 - Sep. 6, 2018
 

Kürzlich hochgeladen

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Kürzlich hochgeladen (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

VIỆT NAM- Gốm BÁT TRÀNG

  • 1. Gốm Bát Tràng BÀI VIẾT Gốm Bát Tràng Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng (缽塲), một làng gốm cổ truyền và nổi tiếng của Việt Nam. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (缽) là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (塲 hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn. Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Vị trí địa lý Xã Bát Tràng (缽塲社) gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước đây thôn Bát Tràng là một xã riêng. Thời Page 1
  • 2. Gốm Bát Tràng nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh. Lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Nhưng từ năm 1964, tên xã Bát Tràng được khôi phục gồm Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến đốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Sự hình thành làng gốm Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng. • Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352) mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay. • Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng. • Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc Page 2
  • 3. Gốm Bát Tràng huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"... Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau: • Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc) nước men sắc đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc) nước men màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127. • Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, dòng họ Nguyễn Ninh Tràng là cư dân bản địa và lâu đời nhất, nên được giữ vị trí tôn trọng trong ngôi thứ cũng như trong lễ hội của làng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này. Page 3
  • 4. Gốm Bát Tràng Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh. Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. Những thời kỳ phát triển Thế kỷ 15–16 Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương "ức thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát Tràng thời Mạc có nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt hàng và người sản xuất. Qua những minh văn này cho thấy người đặt hàng bao gồm cả một số quan chức cao cấp và quý tộc nhà Mạc như công chúa Phúc Tràng, phò mã Ngạn quận công, Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn, Mỹ quốc công phu nhân... Người đặt hàng trải ra trên một không gian rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Page 4
  • 5. Gốm Bát Tràng Thế kỷ 16–17 Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ 15, nhiều nước phát triển của Tây Âu tràn sang phương Đông. Các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... thành lập công ty, xây dựng căn cứ ở phương Đông để buôn bán. Hoạt động mậu dịch hàng hải khu vực Đông Nam Á vốn có lịch sử lâu đời càng trở nên sôi động, lôi cuốn các nước trong khu vực vào hệ thống buôn bán châu Á và với thị trường thế giới đang hình thành. Sau khi thành lập, nhà Minh (Trung Quốc) chủ trương cấm tư nhân buôn bán với nước ngoài làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc bị hạn chế đã tạo điều kiện cho đồ gốm Bát Tràng mở rộng thị trường ở vùng Đông Nam Á. Khi nhà Minh (Trung Quốc) bãi bỏ chính sách bế quan toả cảng (1567) nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu và mặt hàng quan trọng sang Nhật Bản, đã tạo cho quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản đặc biệt phát triển, qua đó nhiều đồ gốm Bát Tràng được nhập cảng vào Nhật Bản. Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có Page 5
  • 6. Gốm Bát Tràng đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh. Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản. Năm 1644 nhà Thanh (Trung Quốc) tái lập lại chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài, cho đến năm 1684 sau khi giải phóng Đài Loan. Trong thời gian đó, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng không bị hàng Trung Quốc cạnh tranh nên lại có điều kiện phát triển mạnh. Thế kỷ 15–17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam, trong đó ở phía bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu-Mỹ Xá (các xã Minh Tân, Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Lúc bấy giờ, Thăng Long (Hà Nội) và Phố Hiến (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) là hai đô thị lớn nhất và cũng là hại trung tâm mậu dịch đối ngoại thịnh đạt nhất của Đàng Ngoài. Bát Tràng có may mắn và thuận lợi lớn là nằm bên bờ sông Nhị (sông Hồng) ở khoảng giữa Thăng Long và Phố Hiến, trên đường thuỷ nối liền hai đô thị này và là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài. Qua thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các nước phương Tây, Page 6
  • 7. Gốm Bát Tràng đồ gốm Việt Nam được bán sang Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á, Nam Á. Các công ty phương Tây, nhất là Công ty Đông Ấn của Hà Lan, trong phương thức buôn bán "từ Ấn Độ (phương Đông) sang Ấn Độ", đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản. Cuối thế kỷ 17 – đầu thế kỷ 18 Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài. Từ đó, gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn xuống thị trường Đông Nam Á và đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản, sau một thời gian đóng cửa để bảo vệ các nguyên liệu quý như bạc, đồng, đã đẩy mạnh được sự phát triển các ngành kinh tế trong nước như tơ lụa, đường, gốm sứ... mà trước đây phải mua sản phẩm của nước ngoài. Page 7
  • 8. Gốm Bát Tràng Thế kỷ 18–19 Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỷ 18 và của nhà Nguyễn trong thế kỷ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đó là lý do khiến một số làng nghề gốm bị gián đoạn sản xuất (như làng gốm Chu Đậu-Mỹ Xá). Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng, nhưng vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến dân thường. Trong giai đoạn này, gốm Bát Tràng xuất khẩu giảm sút, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước. Gốm Bát Tràng từ thế kỷ 19 đến nay • Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường. • Sau Chiến tranh Đông Dương (1945–1954), tại Bát Tràng thành lập Xí nghiệp gốm Bát Tràng (1958), Xí nghiệp X51, X54 (1988) cùng một số hợp tác xã như Hợp Thành (1962), Hưng Hà (1977), Hợp Lực (1978), Thống Nhất (1982), Ánh Hồng (1984) và Liên hiệp ngành gốm sứ (1984)... Các cơ sở sản xuất trên cung cấp hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mỹ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Những nghệ nhân nổi tiếng như của Bát Tràng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn... đào tạo được nhiều thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở ở các tỉnh. • Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường. Các hợp tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển Page 8
  • 9. Gốm Bát Tràng thành công ty cổ phần, những công ty lớn được thành lập nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tổ sản xuất và phổ biến là những đơn vị sản xuất nhỏ theo hộ gia đình. Từ thôn Bát Tràng, nghề gốm nhanh chóng lan sang thôn Giang Cao và đến nay, cả xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng, Giang Cao) trở thành một trung tâm gốm lớn. • Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc... Quy trình sản xuất đồ gốm Bát Tràng Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Người thợ gốm quan niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành (五行) là kim (金), mộc (木), thuỷ (水), hoả (火) và thổ (土). Sự phát triển của nghề nghiệp được xem như là sự hanh thông của Ngũ hành mà sự hanh thông của Ngũ hành lại nằm trong quá trình lao động sáng tạo với những qui trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Page 9
  • 10. Gốm Bát Tràng Gốm Bát Tràng-Lư Hương Ảnh minh hoạ: kiểu tạo dáng sản phẩm bằng bàn xoay Quá trình tạo cốt gốm Chọn đất Page 10
  • 11. Gốm Bát Tràng Điều quan trọng đầu tiên để hình thành nên các lò gốm là nguồn đất sét làm gốm. Những trung tâm sản xuất gốm thời cổ thường là sản xuất trên cơ sở khai thác nguồn đất tại chỗ. Làng gốm Bát Tràng cũng vậy, sở dĩ dân làng Bồ Bát chọn khu vực làng Bát Tràng hiện nay làm đất định cư phát triển nghề gốm vì trước hết họ đã phát hiện ra mỏ đất sét trắng ở đây. Đến thế kỷ 18, nguồn đất sét trắng tại chỗ đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải đi tìm nguồn đất mới. Không giống như tổ tiên, dân Bát Tràng vẫn định cư lại ở các vị trí giao thông thuận lợi và thông qua dòng sông bến cảng, dùng thuyền toả ra các nơi khai thác các nguồn đất mới. Từ Bát Tràng ngược sông Hồng lên vùng Sơn Tây, Phúc Yên, rẽ qua sông Đuống, xuôi dòng Kinh Thầy đến Đông Triều, khai thác đất sét trắng ở Hồ Lao, Trúc Thôn. Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C. Thành phần hoá học (tính trung bình theo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203: 27,07; Si02: 55,87; Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O: 2,01; Ti02: 0,81. Tuy là loại đất tốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một số hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân nó không được trắng. Xử lý, pha chế đất Trong đất nguyên liệu thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau. Page 11
  • 12. Gốm Bát Tràng Bể thứ nhất ở vị trí cao hơn cả là "bể đánh" dùng để ngâm đất sét thô và nước (thời gian ngâm khoảng 3-4 tháng). Đất sét dưới tác động của nước sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ của nó và bắt đầu quá trình phân rã (dân gian gọi là ngâm lâu để cho đất nát ra). Khi đất đã "chín" (cách gọi dân gian), đánh đất thật đều, thật tơi để các hạt đất thực sự hoà tan trong nước tạo thành một hỗn hợp lỏng. Sau đó tháo hỗn hợp lỏng này xuống bể thứ hai gọi là "bể lắng" hay "bể lọc". Tại đây đất sét bắt đầu lắng xuống, một số tạp chất (nhất là các chất hữu cơ) nổi lên, tiến hành loại bỏ chúng. Sau đó, múc hồ loãng từ bể lắng sang bể thứ ba gọi là "bể phơi", người Bát Tràng thường phơi đất ở đây khoảng 3 ngày, sau đó chuyển đất sang bể thứ tư là "bể ủ". Tại bể ủ, ôxyt sắt (Fe2O3) và các tạp chất khác bị khử bằng phương pháp lên men (tức là quá trình vi sinh vật hoá khử các chất có hại trong đất). Thời gian ủ càng lâu càng tốt. Nhìn chung, khâu xử lý đất của người thợ gốm Bát Tràng thường không qua nhiều công đoạn phức tạp. Trong quá trình xử lý, tuỳ theo từng loại đồ gốm mà người ta có thể pha thêm cao lanh ở mức độ nhiều ít khác nhau. Tạo dáng Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Trong khâu tạo dáng, người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay, trước đây công việc này thường vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Thợ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm. Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi Page 12
  • 13. Gốm Bát Tràng ném ("bắt nẩy") để thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lai nén và kéo cho đất nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương" chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dan để định hình sản phẩm. Sản phẩm "xén lợi" và "bắt lợi" xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào "bửng". Việc phụ nữ sử dụng bàn xoay vuốt tạo dáng ban đầu của sản phẩm là công việc bình thường phổ biến ở mỗi lò gốm cổ Việt Nam (không chỉ riêng Bát Tràng) nhưng lại rất xa lạ với một số người thợ gốm phương Tây. Tuy thế, kỹ thuật này đã mất dần và hiện nay không còn mấy người thợ gốm Bát Tràng còn có thể làm được công việc này nữa. "Be chạch" cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm. Người thợ "đắp nặn" gốm là người thợ có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao. Có khi họ đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi họ đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến hành chắp ghép lại. Hiện nay theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mỹ nghệ, nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một sản phẩm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt. Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (khuôn thạch cao hay khuôn gỗ) được tiến hành như sau: đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết đề tạo sản phẩm. Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật "đúc" hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc trước hết phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường cớ nhiều mang, tuỳ theo hình dáng Page 13
  • 14. Gốm Bát Tràng của sản phẩm định tạo. Cách tạo dáng này trong cùng một lúc có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm giống nhau, rất nhanh và giản tiện. Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp đổ rót: đổ "hồ thừa" hay "hồ đầy" để tạo dáng sản phẩm. Phơi sấy và sửa hàng mộc Tiến hành phơi sản phẩm mộc sao cho khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vóc" và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mà trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đẩy nhẹ vào chân vóc cho cân, dùng dùi vỗ nhẹ vào chân "vóc" cho đất ở chân "vóc" chặt lại và sản phẩm tròn trở lại (gọi là "lùa"). Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận của sản phẩm (như vòi ấm, quai tách...), khoan lỗ trên các sản phẩm, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn". Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm... Page 14
  • 15. Gốm Bát Tràng Quá trình trang trí hoa văn và phủ men Kỹ thuật vẽ Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kỹ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung. Chế tạo men Men tro là men đặc sắc của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu, thành phần loại men này bao gồm men tro cộng thêm 5% đá thối (hỗn hợp ôxít sắt và ôxít mangan lấy ở Phù Lãng, Hà Bắc). Từ thế kỷ 15 thợ gốm Bát Tràng đã từng chế tạo ra loại men lam nổi tiếng. Loại men này được chế từ đá đỏ (có chứa ôxít côban) đá thối (chứa ôxít mangan) nghiền nhỏ rồi trộn với men áo. Men lam phát màu ở nhiệt độ 1250°C. Đầu thế kỷ 17 người Bát Tràng dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (thuộc Bích Nhôi, Kinh Môn, Hải Dương) có màu hồng nhạt điều chế thành một loại men mới là men rạn. Thợ gốm Bát Tràng thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kỹ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước Page 15
  • 16. Gốm Bát Tràng đợi đến khi lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy mà chỉ lấy các "dị" lơ lửng ở giữa, đó chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ vật. Trong quá trình chế tạo men người thợ gốm Bát Tràng nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to đàn". Tráng men Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kỹ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kỹ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây. Sửa hàng men Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kỹ từng Page 16
  • 17. Gốm Bát Tràng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men". Quá trình nung Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Vì thế giờ phút nhóm lò trở nên thiêng liêng trọng đại với người thợ gốm. Người thợ cả cao tuổi nhất thắp ba nén hương và thành kính cầu mong trời đất và thần lửa phù giúp. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò. Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch (hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn. Lò nung Lò ếch là kiểu lò gốm cổ nhất được sử dụng một cách phổ biến ở khắp mọi nơi, hiện nay mất hết dấu tích nhưng qua các nguồn tư liệu gián tiếp vẫn có thể hình dung được lò có hình dáng giống như một con ếch dài khoảng 7 mét, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 3-4 mét, cửa lò rộng khoảng 1,2 mét, cao 1 mét. Đáy lò phẳng nằm ngang, vòm lò cao khoảng từ 2 mét đến 2,7 mét. Bên hông lò có một cửa ngách rộng 1 mét, cao 1,2 mét phục vụ cho việc chồng lò và dỡ sản phẩm. Lò có 3 ống khói thẳng đứng cao 3-3,5 mét. Trong mỗi bầu lò người ta chia thành 5 Page 17
  • 18. Gốm Bát Tràng khu vực xếp sản phẩm là: hàng dàn, hàng gáy, hàng giữa, hàng chuột chạy và hàng mặt. Trong quá trình lâu dài sử dụng lò ếch, để khắc phục nhược điểm của lớp đất gia cố bên trong và sàn lò, người ta thay vào đó lớp gạch mộc và vữa ghép lại. Lò đàn xuất hiện vào giữa thế kỷ 19. Lò đàn có bầu lò dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 mét được chia thành 10 bích bằng nhau. Vị trí phân cách giữa các bích là hai nống (cột). Cửa lò rộng 0,9 mét, cao l mét. Bích thứ 10 gọi là bích đậu thông với buồng thu khói qua 3 cửa hẹp. Để giữ nhiệt, bích lò kéo dài và ôm lấy buồng thu khói. Lớp vách trong ghép gạch Bát Tràng, lớp vách ngoài xây bằng gạch dân dụng. Mặt dưới của cật lò gần như bằng phẳng còn mặt trên hình vòng khum. Hai bên cật lò từ bích thứ 2 đến bích thứ 9 người ta dấu mở hai cửa nhỏ hình tròn, đường kính 0,2 mét gọi là các lỗ giòi để ném nhiên liệu vào trong bích. Riêng bích đậu người ta mở lỗ đậu (lỗ giòi rộng hơn nửa mét). Nhiệt độ lò đàn có thể đạt được 1250–1300°C. Lò bầu, hay lò rồng, xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Lò bầu chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu (cũng có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ sò úp nối với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa đề xây dựng vòm cuốn của lò. Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng 12°-15°. Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300°C Lò hộp hay lò đứng: Khoảng năm 1975 trở lại đây người Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò thường cao 5 mét rộng 0,9 mét, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều, Page 18
  • 19. Gốm Bát Tràng tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt độ lò có thể đạt 1250°C. Lò con thoi (hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục): Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu. Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà thực chất là quá trình tăng giảm nhiên liệu được thực hiện bán tự động hoặc tự động, công việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là những lò truyền thống của Bát Tràng. Bao nung Trước đây, các lò gốm Bát Tràng dùng một loại gạch vuông ghép lại làm bao nung. Loại gạch này sau hai ba lần sử dụng trong lò đạt đến độ lửa cao và cứng gần như sành (đó chính là gạch Bát Tràng nổi tiếng). Gần đây bao nung thường được làm bằng đất sét chịu lửa có mầu xám sẫm trộn đều với bột gạch hoặc bao nung hỏng nghiền nhỏ (gọi là sa mốt) với tỷ lệ 25–35% đất sét và 65–75% sa mốt. Người ta dùng một lượng nước vừa đủ để trộn đều và đánh nhuyễn chất hỗn hợp này rồi đem in (dập) thành bao nung hay đóng thành gạch ghép ruột lò. Bao nung thường hình trụ để cho lửa có điều kiện tiếp xúc đều với sản phẩm. Tuỳ theo sản phẩm mà bao nung có kích thước không giống nhau nhưng phổ biến hơn cả là loại có đường kính từ 15 đến 30 cm, dày 2–5 cm và cao từ 5 đến 40 cm. Một bao nung có thể dùng từ 15 đến 20 lần. Nếu sản phẩm được đốt trong lò con thoi hoặc lò tuynen, thường không cần dùng bao nung. Nhiên liệu nung Page 19
  • 20. Gốm Bát Tràng Đối với loại lò ếch có thể dùng các loại rơm, rạ, tre, nứa để đốt lò, sau đó Bát Tràng dùng kết hợp rơm rạ với các loại "củi phác" và "củi bửa" và sau nữa thì củi phác và củi bửa dần trở thành nguồn nhiên liệu chính cho các loại lò gốm ở Bát Tràng. Củi bửa và củi phác sau khi đã bổ được xếp thành đống ngoài trời, phơi sương nắng cho ải ra rồi mới đem sử dụng. Đối với loại lò đàn, tại bầu, người ta đốt củi phác còn củi bửa được dùng để đưa qua các lỗ giòi, lỗ đậu vào trong lò. Ngày xưa dân làng Giang Cao chuyên lo công việc vớt củi từ dưới sông Hồng mang lên và cưa ra từng đoạn ngắn để dân làng Nang Dư (Thanh Trì) chuyên lo việc bổ củi phục vụ cho các lò gốm Bát Tràng. Vì thế mà ở đây hình thành hai phường là phường Hàng cầu và phường Bổ củi. Khi chuyển sang sử dụng lò đứng, nguồn nhiên liệu chính là than cám còn củi chỉ để gầy lò. Than cám đem nhào trộn kỹ với đất bùn theo tỷ lệ nhất định có thể đóng thành khuôn hay nặn thành bánh nhỏ phơi khô. Nhiều khi người ta nặn than ướt rồi đập lên tường khô để tường hút nước nhanh và than chóng kết cứng lại và có thể dùng được ngay. Chồng lò Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc xếp sản phẩm trong lò nung như thế nào là tuỳ theo sản phẩm và hình dáng kích, cỡ của bao nung trên nguyên tắc vừa sử dụng triệt để không gian trong lò vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Bởi cấu tạo của mỗi loại lò khác nhau nên việc chồng lò theo từng loại lò cũng có những đặc điểm riêng. Đối với loại lò ếch, người ta xếp sản phẩm từ gáy lò ra tới cửa lò, còn đối với loại lò đàn thì người ta xếp sản phẩm từ bích thứ 2 đến bích thứ 10 (riêng bích thứ 10 vì lửa Page 20
  • 21. Gốm Bát Tràng kém nên sản phẩm thường để trần không cần có bao nung ở ngoài). Ở bầu cũi lợn (bầu đầu tiên) nơi giành để đốt nhiên liệu, có nhiệt độ cao nên đôi khi người ta xếp các loại sản phẩm trong các bao ngoại cỡ. Sản phẩm được xếp trong lò bầu giống như lò đàn. Riêng đối với lò hộp, tất cả các sản phẩm đều được đặt trong các bao nung hình trụ không đậy nắp và xếp chồng cao dần từ đáy lên nóc, xung quanh tường lò và chỗ khoảng trống giữa các bao nung đều được chèn các viên than. Làng Bát Tràng xưa có các phường Chồng Lò, mỗi phường thường gồm 7 người (3 thợ cả, 3 thợ đệm và 1 thợ học việc). Họ chia thành 3 nhóm trong đó mỗi nhóm có 1 thợ cả và 1 thợ đệm, còn thợ học việc có nhiệm vụ bưng bao nung và sản phẩm mộc phục vụ cho cả 3 nhóm trên. Nhóm thứ nhất có nhiệm vụ chồng đáy (xếp bao nung và sản phẩm ba lớp từ đáy lên), nhóm thứ hai có nhiệm vụ chồng giữa (xếp ba lớp giữa), còn nhóm thứ ba là nhóm gọi mặt (xếp ba lớp cuối cùng ở vị trí cao nhất trong lò). Phường Chồng Lò ở Bát Tràng chủ yếu tập hợp những người thợ gốm ở Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Tây) và Vân Đình (Mỹ Đức, Hà Tây) chuyên phục vụ chơ các lò gốm Bát Tràng. Đốt lò Nhìn chung đối với các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu thì quy trình đốt lò đều tương tự nhau và với kinh nghiệm của mình, người "thợ cả" có thể làm chủ được ngọn lửa trong toàn bộ quá trình đốt lò. Ở lò đàn khoảng một nửa ngày kể từ khi nhóm lửa người ta đốt nhỏ lửa tại bầu cũi lợn để sấy lò và sản phẩm trong lò. Sau đó người ta tăng dần lửa ở bầu cũi lợn cho đến khi lửa đỏ lan tới bích thứ tư thì việc tiếp củi ở các bầu cũi lợn được dừng lại. Tiếp tục ném củi bửa qua các lỗ giòi. Người xuất cả bằng kinh nghiệm của mình kiểm tra kỹ các bích và ra lệnh ngừng ném củi bửa vào bích nào khi biết sản phẩm ở bích đó đã Page 21
  • 22. Gốm Bát Tràng chín. Càng về cuối sản phẩm chín càng nhanh. Khi sản phẩm trong bích đậu đã sắp chín thì người thợ cả quyết định ném dồn dập trong vòng nửa tiếng khoảng 9-10 bó củi bửa qua lỗ đậu rồi kết thúc việc tiếp củi. Trong phường đốt lò, người phường trưởng (xuất cả) phụ trách chung về kỹ thuật, hai người thợ đốt ở cửa lò (đốt dưới), bốn người chuyên ném củi bửa qua cấc lỗ giòi (đốt trên). Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò. Đối với lò đứng, việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều vì khi hoàn tất khâu chồng lò cũng có nghĩa là đã kết thúc việc nạp nhiên liệu. Thế nhưng do đặc điểm của lò, người thợ đốt lò dù có dầy dạn kinh nghiệm cũng rất khó có thể làm chủ được ngọn lửa, đây thực sự là vấn ra khó khăn nhất trong khâu kỹ thuật ở làng Bát Tràng. Người ta dùng gạch chịu lửa bịt cửa lò lại rồi nhóm lò bằng củi. Lửa cháy bén vào than và bốc từ dưới lên. Than trong lò cháy hết cũng là lúc kết thúc công việc đốt lò. Thời gian đốt lò kể từ lúc nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm. Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết tật (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng. Những đặc điểm của gốm Bát Tràng Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát Tràng. Loại hình Page 22
  • 23. Gốm Bát Tràng Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau: • Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ. • Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng. • Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng. Trang trí • Thế kỷ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như khắc chìm, tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra Page 23
  • 24. Gốm Bát Tràng đời của dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối gốm hoa nâu thời Trần. Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỷ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam) • Thế kỷ 16, cùng với việc xuất hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kỹ thuật trang trí chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu Đậu, (Hải Dương). • Thế kỷ 17, kỹ thuật chạm khắc, đắp nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kỳ, gần gũi với chạm đá và gỗ. Đề tài trang trí tiếp nối thế kỷ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc ... Những đề tài chạm nổi, để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)... Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với chạm nổi. Thế kỷ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-mai. Trong khoảng thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu Page 24
  • 25. Gốm Bát Tràng xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình người... • Thế kỷ 18, trang trí chạm nổi gần như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng. Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa. Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước... • Thế kỷ 19, gốm hoa lam Bát Tràng phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới... Đối với các nhà khảo cổ, các nhà sưu tầm đổ cổ và các nhà nghiên cứu mỹ thuật, chủ đề rồng thể hiện qua các thời kỳ được nhiều người quan tâm nhất vì nó có những sự thay đổi đáng kể. Rồng là đề tài thường được trang trí trên nhiều loại hình, đặc biệt trên chân đèn và lư hương. • Thế kỷ 16, rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc) hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa. • Đầu thế kỷ 17, rồng vẫn giữ nhiều nét tương đồng rồng thế kỷ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình Page 25
  • 26. Gốm Bát Tràng cánh cung, tay trước nắm râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỷ 17 lại xuất hiện dáng rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi vút lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ nhật. • Thế kỷ 18, rồng thân dài, đắp nổi theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3 ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con, xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư hương hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc đỉnh. • Thế kỷ 19, rồng lại được thể hiện theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu đắp nổi hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu. Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang năm hai dải mây, miệng ngậm vòng... Page 26
  • 27. Gốm Bát Tràng Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo Các dòng men Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau: men lam xuất hiện khởi đầu ở Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm; men nâu thể hiện theo phong cách truyền thống và được vẽ theo kỹ thuật men lam; men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, men này mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ; men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỷ 16–17 và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỷ 17–19. Men lam Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Men lam là men gốm được cộng thêm với gốc màu là ôxít côban. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ Page 27
  • 28. Gốm Bát Tràng gốm. Men lam không để để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm. Bên cạnh điểm tương đồng với các loại bình gốm hoa lam sản xuất ở lò Chu Đậu (Hải Dương), gốm hoa lam Bát Tràng ngay ở thời kỳ đầu đã có những nét riêng về dáng và về hoạ tiết trang trí. Những bát, âu, lọ, chân đèn gốm hoa lam của Bát Tràng thế kỷ 14–15 có nét chung dễ nhận là lối vẽ phóng bút, dù là vẽ phong cảnh, hoa dây lá hay vẽ rồng. Gốm hoa lam Bát Tràng thế kỷ 16, có sắc xanh đen. Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, các băng đường diềm các cặp chân đèn ngoài ra men lam dùng vẽ vào các hình trang trí nổi rồng, hoa dây và cánh sen của chân đèn và lư hương. Thế kỷ 17 là một thời kỳ men lam kém phát triển tại Bát Tràng. Trên một số các chân đèn, lư hương, hũ, tượng gốm Bát Tràng (thế kỷ 17) hiện còn, lớp men vẽ trang trí màu nâu ở những chỗ men phủ màu trắng ngà rạn bị bong tróc, chỗ còn men phủ, màu nâu có sắc xanh chì, đặc biệt là chân đèn và lư hương, các hình vẽ men lam kém chau chuốt và tình trạng khá phổ biến men lam chảy nhoè, không nhận ra các họa tiết. Trong khi đó khắc chạm nổi, để mộc rất tỷ mỉ, đạt tới đỉnh cao. Cuối thế kỷ 18, trong đỉnh cao về men rạn, Bát Tràng xuất hiện lối kết hợp trang trí nổi với vẽ lam như trên chân đèn, men lam được khôi phục trở lại trên đồ gốm Bát Tràng. Thế kỷ 19, men lam được vẽ trang trí trên lư, choé, bình, lọ, bát hương, nậm rượn phủ men rạn trắng ngà hoặc đỉnh gốm, bình gốm men nhiều màu. Nét biểu hiện đặc trưng của men lam gốm Bát Tràng là sắc màu và lối vẽ, nhìn chung có sắc trầm. Dùng men lam vẽ phong cảnh sơn Page 28
  • 29. Gốm Bát Tràng thủy, nhà cửa, lâu đài, nhân vật khá thành công trên bình. Men lam có sắc tươi dùng tô vẽ trang trí nồi trên đỉnh có thể là một trong số những tiêu bản gốm hoa lam đẹp nhất của gốm Bát Tràng ở cuối thế kỷ 19. Trong xu hướng ảnh hưởng kiểu dáng, đề tài và cạnh tranh thị trường với gốm sứ Trung Quốc, đồ gốm Bát Tràng ở thế kỷ 19 còn có nhiều trường hợp dùng nhiều màu men. Chẳng hạn, để thể hiện đê tài Bát Tiên quá hải người thợ Bát Tràng dùng men nâu và men lam tô lên các hình trang trí nồi sau đó phủ men trắng rạn. Men lam cùng với men trắng vẽ các đề tài mã liễu, tiêu tượng, tùng lộc trên lư gốm men nâu, men lam vẽ cành liễu, khóm lan, bụi cỏ trong bức tranh nổi Tô Vũ chăn dê, men lam cùng với men nâu sắc sẫm và nhạt tạo nên chiếc đỉnh gốm men nhiều màu đồ sộ. Đó cũng là bằng chứng sinh động về bàn tay tài khéo của nhiều đời thợ gốm Bát Tràng được kế thừa và không ngừng tiến triển. Men nâu Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám). Trên các đồ gốm có niên đại thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, men nâu được dùng tô lên các đồ án trang trí kết hợp với men nền mầu trắng ngà bao gồm chân đèn, thạp, chậu, âu, đĩa...Men nâu có sắc độ đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu (chocolate), men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần. Men nâu còn được dùng phủ toàn bộ rồi cạo bỏ phần men tạo thành đồ án hoa văn mộc. Thế kỷ 14, thợ gốm Bát Tràng đã biết hạn chế sự ảnh hưởng màu men nâu do mộc bằng cách vẽ men nâu trên lớp men trắng ngà để chuyển men nâu đỏ sang vàng nâu. Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mâu thế kỷ 16–17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, Page 29
  • 30. Gốm Bát Tràng men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế... Các đồ gốm thế kỷ 18 tiếp tục sử dụng men nâu nhiều theo cách thức cổ truyền, một số nghệ nhân tìm tòi phát huy thêm để làm phong phú màu men này, đặc biệt trên cặp tượng hổ chế tạo khoảng năm 1740, men nâu dưới lớp men rạn tạo nên bộ da hổ có màu sắc đa dạng hơn. Thế kỷ 19, men nâu dùng làm nền cho các trang trí men trắng và xanh. Những bình, lọ men rạn ngà, thể hiện đề tài trang trí: Ngư ông đắc lợi, tùng hạc, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá hải... men nâu dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu hoặc điểm thêm vào các dải mây, tà áo của Bát tiên. Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay. Men trắng (ngà) Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà. Gốm Bát Tràng thế kỷ 17 đạt đỉnh cao trong kỹ thuật trang trí nổi với hầu hết các thủ pháp kỹ thuật chạm trổ, dán ghép. Men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương để phủ trên các rìa, ước và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí. Vì men trắng Page 30
  • 31. Gốm Bát Tràng mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, một số sản phẩm men trắng ngà phủ lên trang trí nổi dầy vẫn có vết rạn men. Thế kỷ 18, men trắng ngà còn thấy sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc. Những lư hương tròn được đắp nổi hình rồng và mặt nguyệt, phần còn lại phủ men trắng ngà. Vào thế kỷ 19, gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn. Bình gốm có nắp có các hình rồng mây và lục bảo trang trí nổi để mộc, phần còn lại phủ men trắng ngà. Trên các loại bình, lư hương quai tùng, lư hương chữ Thọ; cặp tượng đầu khỉ thân rắn, tượng rồng trang trí kiến trúc, tượng ba đầu, tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen đều thấy sử dụng men ngà, xám. Men xanh rêu Thế kỷ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16– 17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn hình bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai. Men xanh rêu còn dùng vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và các cột dọc của long đình; men rêu sắc sẫm ở các cột vuông mô hình nhà 2 tầng hay một số mảng đường diềm lư hương chữ nhật. Men xanh rêu, sắc nhạt, trên chân đèn, đế nghê. Trên lư hương tròn men xanh rêu thấy điểm vào 4 hình chữ S nổi giữa thân và chân cùng một đôi chỗ trên bụng. Men xanh rêu sắc sẫm còn thấy tô Page 31
  • 32. Gốm Bát Tràng trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê của lư tròn và trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê. Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17 và có thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau. Men rạn Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỷ 19, vẽ nhiều màu Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20. Lư hương khắc minh văn, do gia đình Đỗ Phủ sản xuất vào cuối thế kỷ 16 thể hiện lớp men rạn trên 2 phần dưới của lư hương tròn có thể xem là tiêu bản gốm men rạn sớm nhất. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác. Cặp chân đèn do "Đỗ phủ xã Bát Tràng" tạo tạo khoảng năm 1600–1618, trong đó men rạn phủ toàn bộ từ miệng tới chân, có màu vàng ngà, rạn trong men, đường chỉ rạn màu đen. Những cặp hiện vật men rạn này rêu có trang trí nổi, ngoài men rạn ra không còn loại men nào khác, đó là Page 32
  • 33. Gốm Bát Tràng những tiêu bản men rạn chuẩn mực của Bát Tràng vào thế kỷ 17. Thế kỷ 18 Bát Tràng còn sản xuất nhiều đồ gốm men rạn có ghi niên đại. Đỉnh gốm men rạn chế tạo năm 1736, men rạn có màu trắng xám. Một đỉnh gốm men rạn khác, có nắp, thân và đế, chế tạo vào khoảng năm 1740–1768 lại dùng men rạn có màu vàng ngà... Men rạn còn được sù dụng trên các loại hình: chân nến trúc hoá long; ấm có nắp, đài thờ các nắp, cặp tượng nghê. Thế kỷ 19, các đồ gốm dòng men rạn còn tiếp tục phát triển, bên cạnh việc sử dụng kết hợp men rạn với trang trí vẽ lam. Trên các đồ gốm, thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm hoặc không trang trí, men rạn có mầu trắng xám. Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo tác Minh văn Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức tước của người đặt hàng. Thế kỷ 15, một minh văn khắc trên phần dưới chân đèn có ghi: Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã tín thí Hoàng Li tỉnh thê Nguyễn Thị Bảo. Trên đai tô nâu giũa phần dưới chân đèn có viết bằng men 6 chữ Hán: Page 33
  • 34. Gốm Bát Tràng Thời Trung xã, Hoàng Phúc tạo. Hoặc cặp phần dưới chân đèn minh văn cho biết: Tác giả: Vũ Ngộ Trên, Bùi Thị Đỗ, Hoàng Thị Vệ, Bùi Huệ, và Trần Thị Ngọ; Thời gian chế tạo: niên hiệu Diên Thành. Có minh văn ghi rõ người đặt hàng như cặp chân đèn hai phần: Người đặt hàng: Lê Thị Lộc, ở Vân Hoạch, Xuân Canh huyện Đông Ngạn. Thời gian chế tạo: Năm Diên Thành thứ 2. Một cặp chân đèn khác có khắc minh văn dài, một bên khắc 3 dòng và một bên 14 dòng, cho biết: Tác giả: Bùi Huệ và Bùi Thị Đỗ; thời gian chế tạo: ngày 25 tháng 11 năm Diên Thành thứ 3; những người đặt hàng: gia đình họ Lưu cùng họ Nguyễn, Lê, Đinh... Trong đớ, họ Lưu, tước Ninh Dương Bá, làm việc ở Thanh Tây vệ, Ty Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy kiểm sự. Quê quán nhà họ Lưu: xã Lai Xá, huyện Đan Phượng, Phủ Quốc Oai... Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo tàng nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một số lưu lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất. Tham khảo • Gốm Bát Tràng thế kỷ 14–19. Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc HẾT Page 34