SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 153
Downloaden Sie, um offline zu lesen
I
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
LỜI CAM ĐOAN
Tô x cam đoa : Luậ vă “Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý
để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển VIỆT
NAM” là công trình nghiên cứu của cá â , được thực hi dưới sự ướng dẫn khoa
học của TS. Phạm Hi n Hậu
Các s li u, kết luận của nghiên cứu được trình bày trong luậ vă y ru ực
v c ưa ừ được công b dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhi m v nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 10 ăm 2013
Nguyễ ạt Thịnh
II
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biế ơ đến thầy ướng dẫn TS. Phạm Hi n Hậu đã ận tình chỉ
bảo, ướng dẫn tôi trong su t thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận
vă y.
Tô cũ x được gửi lờ cám ơ ới các thầy cô ro K oa Sau đại học, Vi n Xây
dựng Công trình Biển, các Bộ môn liên quan thuộc Trườ ại học Xây dự đã
truy đạt kiến thức c o ô . Tô cũ x b y ỏ lò cám ơ ới Ban Giám hi u nhà
Trườ ại học Xây dự đã ú đỡ ô cũ ư lớp cao học trong su t quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lờ cám ơ ới Ban Lã đạo Liên Doanh Vi t-N a V e sov e ro ơ ô
đa cô ác đã ạo đ u ki n v vật chất, thờ a cũ ư ần giúp tôi hoàn
thành bản luậ vă y.
Tô x được bày tỏ lòng cảm ơ ớ a đì , bạ bè đồng nghi p. Sự khích l ,
độ v ê , ú đỡ của mọ ười l động lực to lớ ú ô vượt qua nhữ k ó k ă
trong su t quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 10 ăm 2013
Nguyễ ạt Thịnh
III
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ II
MỤC LỤC………….....................................................................................................III
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ..........................................................................VIII
MỞ ĐẦU……………...................................................................................................XI
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG NEO CÔNG
TRÌNH BỂ CHỨA DẦU NỔI (FSO/FPSO) ..................................................................1
1.1. Mô tả chung về FSO/FPSO .................................................................................... 1
1.1.1.Cấu tạo của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) ...........................................................................1
1.1.2.Vai trò và chức năng của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) .....................................................3
1.1.3.Mô tả Quy trình công nghệ xử lý dầu cùa FSO....................................................................6
1.2. Khái quát về hệ thống neo bể chứa dầu nổi (FPSO/FSO) .................................... 11
1.2.1.Dạng neo động D.P (Dynamic Positioning).......................................................................11
1.2.2.Dạng neo nhiều điểm CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring) ..............................12
1.2.3.Dạng neo một điểm S.P.M (Single Point Mooring)...........................................................13
1.2.4.Các dạng dây neo..................................................................................................................26
1.2.5.Các dạng mỏ neo thông dụng ..............................................................................................28
1.3. Các FPSO/FSO đang hoạt động trên thế giới....................................................... 41
1.4. Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam......................................... 42
1.5. Kết luận về các dạng hệ thống dây neo FPSO...................................................... 43
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG HỢP LÝ ĐỂ LẮP
ĐẶT HỆ THỐNG DÂY NEO BỂ CHỨA DẦU NỔI (FPSO) ....................................45
IV
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
2.1. Mở đầu.................................................................................................................. 45
2.2. Các căn cứ xuất phát để xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ
thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) ................................................................ 45
2.2.1.Tiêu chuẩn thiết kế để đề xuất phương án ..........................................................................45
2.2.2.Căn cứ vào điều kiện chiều sâu mực nước và điều kiện môi trường vùng biển thi công46
2.2.3.Phương tiện, trang thiết bị thực hiện việc thi công.............................................................48
2.3. Nội dung chính của giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo
bể chứa dầu nổi (FPSO)........................................................................................ 49
2.3.1.Lựa chọn phương tiện vận chuyển cọc, xích hợp lý ..........................................................49
2.3.2.Quy trình thực hiện việc hạ thủy xích xuống tàu, sà lan....................................................50
2.3.3.Quy trình thực hiện việc thi công đưa cọc xuống nước....................................................51
2.3.4.Quy trình thực hiện việc thi công đóng cọc và thả xích neo.............................................57
2.3.5.Quy trình thực hiện việc thi công kết nối xích neo vào FPSO .........................................64
2.3.6.Tiêu chí đánh giá phương án thi công hợp lý .....................................................................66
2.3.7.Các bài toán cơ bản để phục vụ thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi
(FPSO)....................................................................................................................................67
2.3.8.Những rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục trong quá trình thi công................67
2.4. Kết luận chương.................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP
ĐẶT HỆ THỐNG DÂY NEO BỂ CHỨA DẦU NỔI (FPSO) CHO CÔNG TRÌNH TÊ
GIÁC TRẮNG- HOÀNG LONG .................................................................................77
3.1. Số liệu đầu vào...................................................................................................... 77
3.1.1.Giới thiệu chung dự án FPSO- Tê Giác Trắng...................................................................77
3.1.2.Số liệu môi trường phục vụ thi công...................................................................................80
3.1.3.Số liệu bể chứa FPSO và hệ thống neo giữ FPSO .............................................................87
3.2. Phương án thi công hợp lý.................................................................................... 95
3.2.1.Công tác chuẩn bị .................................................................................................................95
3.2.2.Công tác vận chuyển ra vị trí hạ thủy..................................................................................96
V
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
3.2.3.Công tác hạ thủy................................................................................................................ 100
3.2.4.Trình tự thực hiện việc thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu(FPSO)............ 111
3.2.5.Các bài toán cơ bản để phục vụ thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi
(FPSO)................................................................................................................................. 134
3.3. Các sự cố và biện pháp khắc phục trong quá trình thi công lắp đặt hệ thống dây
neo lắp đặt........................................................................................................... 135
3.3.1.Sự cố vách cọc bị xé khi đóng.......................................................................................... 135
3.4. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được khi áp dụng giải pháp.............. 138
3.5. Kết luận chương.................................................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................139
PHỤ LỤC………........................................................................................................141
VI
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký tự viết tắt Viết đầy đủ - Giải thích
AHT1 Anchor Handling Tug
CALM Catenary Anchor Leg Mooring
CALRAM Catenary Anchor Leg Rigid Arm Mooring
CMBM Conventional Multi Buoy Mooring
CPP Central Process Platform
DP Dynamic Positioning
FSO Floating, Storage and Offloading
FPSO Floating Production, Storage and Offloading
PGF Pile Guide Frame
PLEM Pipeline End Manifold
PLET Pipeline end termination
SALM Single Anchor Leg Mooring
SALS Single Anchor Leg Storage
SPM Single Point Mooring
SPAR Single Point Anchor Reservoir
ROV Remotely Operated Vehicle
WHP Wellhead Platform
VII
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sử dụng neo hình cái bừa trong đất sét .........................................................30
Bảng 1.2: Ưu và nhược điểm của Neo loại gài trực tiếp................................................34
Bảng 1.3: Những ưu điểm và nhược điểm của các loại mỏ neo ....................................37
Bảng 1.4: Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam..................................42
Bảng 2.1: Vận tốc dòng chảy lớn nhất ở các khu vực ...................................................47
Bảng 2.2: Giá trị chiều cao sóng Hmax(m) tương ứng với các chu lỳ lặp ....................48
Bảng 2.3: So sánh 2 phương án vận chuyển ..................................................................49
Bảng 2.4: Tính hợp lý giữa các phương án thi công đưa cọc xuống nước ...................56
Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá phương án thi công hợp lý................................................66
Bảng 3.1: Sự thay đổi thủy triều ....................................................................................82
Bảng 3.2: Số liệu sóng- Điều kiện TRS.........................................................................83
Bảng 3.3: Số liệu sóng- Điều kiện Non TRS .................................................................84
Bảng 3.4: Sóng gây mỏi.................................................................................................85
Bảng 3.5: Phân bố hướng sóng ......................................................................................86
Bảng 3.6: Thông số nhiệt độ nước biển .........................................................................86
Bảng 3.7: Thông số nhiệt độ không khí.........................................................................87
Bảng 3.8: Vị trí tọa độ của FPSO.....................................................................................87
Bảng 3.9: Bảng đặc tính của FPSO................................................................................88
Bảng 3.10: Vị trí Turret so với FPSO ............................................................................89
Bảng 3.11: Tọa độ vị trí neo...........................................................................................90
Bảng 3.12: Mô tả các công việc hạ thuỷ cọc xuống sà lan vận chuyển.......................101
Bảng 3.13: Quy trình đặt xích trên tàu.........................................................................104
Bảng 3.14: Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được khi áp dụng giải pháp.....138
VIII
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Các thành phần cấu tạo chính của FPSO .........................................................1
Hình 1.2: Hình ảnh FPSO ................................................................................................4
Hình 1.3: Sơ đồ làm việc của mỏ.....................................................................................5
Hình 1.4: Sơ đồ minh họa hệ thống ống ngầm đi từ PLEM vào FPSO...........................6
Hình 1.5: Sơ đồ minh họa đơn giản quá trình xử lý dầu..................................................9
Hình 1.6: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (1)...................................9
Hình 1.7: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (2).................................10
Hình 1.8: Hình ảnh thiết bị đường ống công nghệ trên FPSO (3) .................................10
Hình 1.9: Mô hình dạng neo động D.P ..........................................................................12
Hình 1.10: Hệ thống neo CMBM...................................................................................13
Hình 1.11: Hệ thống neo C.A.L.M (1)...........................................................................14
Hình 1.12: Hệ thống neo C.A.L.M (2)...........................................................................15
Hình 1.13: Mặt cắt hệ thống neo C.A.L.M ....................................................................15
Hình 1.14: Hệ thống phao neo CALRAM .....................................................................16
Hình 1.15: Hệ thống neo S.A.L.M.................................................................................17
Hình 1.16: Hệ thống phao neo CALRAM .....................................................................18
Hình 1.17: Hệ thống neo S.A.L.M với hệ Tubular column ...........................................19
Hình 1.18: Hệ thống neo S.A.L.S (1).............................................................................20
Hình 1.19: Hệ thống neo S.A.L.S (2).............................................................................21
Hình 1.20: Hệ thống neo dạng tháp có khớp .................................................................22
Hình 1.21: Hệ thống neo dạng tháp ...............................................................................22
Hình 1.22: Hệ thống neo dạng S.P.A.R .........................................................................23
Hình 1.23: Hệ thống Turret neo bên trong.....................................................................24
Hình 1.24: Hệ thống Turret neo bên ngoài (1)...............................................................25
Hình 1.25: Hệ thống Turret neo bên ngoài (2)...............................................................26
Hình 1.26: Xích neo .......................................................................................................27
Hình 1.27: Dây thừng.....................................................................................................27
Hình 1.28: Dây thừng sợi tổng hợp................................................................................28
Hình 1.29: Các loại mỏ neo trọng lực...........................................................................29
Hình 1.30: Mỏ neo dạng cái bừa....................................................................................29
Hình 1.31: Mỏ neo trọng lực..........................................................................................32
Hình 1.32: Mỏ neo dạng cọc..........................................................................................35
IX
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.33: Mỏ neo dạng cọc hút....................................................................................36
Hình 1.34: Bảng đồ phân bố FPSO/FSO trên thế giới 2011.........................................41
Hình 2.1: Chuẩn bị hạ cọc..............................................................................................53
Hình 2.2: Kéo trượt cọc trên Sà lan ...............................................................................53
Hình 2.3: Hạ cọc xuống biển..........................................................................................54
Hình 2.4: Nhấc cọc ở vị trí thẳng đứng..........................................................................54
Hình 2.5: Sử dụng phương tiện cẩu nâng cọc và đưa xuống nước ................................56
Hình 2.6: Sử dụng phương tiện khung đóng cọc (PGF) để đóng cọc............................60
Hình 2.7: Khung đóng cọc (PGF) ..................................................................................61
Hình 2.8: Sử dụng tàu cẩu Trường Sa để đưa xích xuống.............................................63
Hình 2.9: Thi công kết nối xích neo vào FPSO .............................................................65
Hình 2.10: Cọc đẩy (Pile follower)...............................................................................68
Hình 2.11: Kết nối Cable vào xích.................................................................................70
Hình 3.1: Sơ đồ mỏ TGT ...............................................................................................77
Hình 3.2: Sơ đồ vị trí các Block- mỏ TGT ....................................................................78
Hình 3.3: Sơ đồ hoạt động mỏ TGT ..............................................................................79
Hình 3.4: Sơ đồ các đặc điểm khí tượng........................................................................81
Hình 3.5: Sơ đồ neo FPSO.............................................................................................92
Hình 3.6: Sơ đồ neo FPSO mỏ TGT ..............................................................................92
Hình 3.7: Sơ đồ vị trí cọc neo ........................................................................................93
Hình 3.8: Sơ đồ chi tiết xích neo....................................................................................93
Hình 3.9: Xích neo tại vị trí kho bãi ..............................................................................97
Hình 3.10: Xích được đưa lên xe trailer vận chuyển ra vị trí hạ thủy ...........................97
Hình 3.11: Vận chuyển búa đóng cọc ra vị trí hạ thủy ..................................................98
Hình 3.12: Vị trí chế tạo cọc..........................................................................................98
Hình 3.13: Kiểm tra Padeye cọc ....................................................................................99
Hình 3.14: Kiểm tra độ vừa của ma ní vào Padeye cọc.................................................99
Hình 3.15: Cọc sẵn sàng hạ thủy xuống sàlan vận chuyển..........................................100
Hình 3.16: Đưa cọc xuống sà lan vận chuyển..............................................................102
Hình 3.17: Chằng buộc cọc trên Sàlan để sẵn sàng đi biển .........................................102
Hình 3.18: Cẩu khung đóng cọc (PGF) xuống tàu.......................................................103
Hình 3.19: Chằng buộc búa, khung đóng cọc trên tàu.................................................103
Hình 3.20: Dùng cẩu bánh xích đưa xích xuống tàu....................................................107
Hình 3.21: Dùng cẩu cảng đưa xích xuống tàu............................................................108
Hình 3.22: Xích được đưa lên boong tàu.....................................................................108
X
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 3.23: Đánh dấu kiểm soát xích............................................................................109
Hình 3.24: Hệ thống tang cuốn xích mạn trái và phải của tàu.....................................109
Hình 3.25: Đưa xích vào chain locker .........................................................................110
Hình 3.26: Kết nối mắc xích đầu và cuối các đoạn xích.............................................110
Hình 3.27: Treo xích tại Chain locker..........................................................................111
Hình 3.28: Đưa khung đóng cọc (PGF) vào vị trí........................................................112
Hình 3.29: Nhấc cọc khỏi sàlan ...................................................................................115
Hình 3.30: Đưa cọc về vị trí thẳng đứng và đưa vào khung đóng cọc.........................115
Hình 3.31: Quay lật búa về vị trí thẳng đứng và đưa vào đóng cọc ............................117
Hình 3.32: Thực hiện công tác đóng cọc .....................................................................118
Hình 3.33: Trình tự thực hiện công tác kết nối đoạn xích Bottom Chain vào cọc ......120
Hình 3.34: ROV thực hiện việc kết nối đoạn xích Bottom..........................................123
Hình 3.35: Đánh dấu xích ............................................................................................126
Hình 3.36: Kiểm soát xoắn xích khi vào hầm chứa.....................................................127
Hình 3.37: Xích neo sau khi được kết nối vào Turret..................................................129
Hình 3.38: Kéo xích vào Turret ...................................................................................131
Hình 3.39: Xích được khóa vào Chain Flapper/Stopper..............................................131
Hình 3.42: Cọc đẩy (Pile follower)..............................................................................136
Hình 3.43: Cable nối giữa Búa và Cọc đẩy..................................................................136
Hình 3.44: Vách cọc chính bị Cọc đẩy xuyên thủng ..................................................136
Hình 3.45: ROV bị trôi mất phần thân, chỉ còn phần phao nổi ...................................137
XI
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
MỞ ĐẦU
1.0 Lý do chọn đề tài:
Dịch vụ cung cấp kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) là một trong
những dịch vụ chiến lược mang tính ổn định lâu dài của ngành dầu khí Việt Nam do
gắn liền với hoạt động khai thác các mỏ dầu. Tuy nhiên, đây cũng là loại hình dịch vụ
rất khó chiếm lĩnh do công nghệ quản lý vận hành đòi hỏi trình độ tay nghề cao, giá trị
đầu tư rất lớn, đồng thời cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt.
Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ khai thác, cung cấp các kho nổi, chứa, xử lý và xuất
dầu thô (FSO/FPSO) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc đã được khẳng
định trên thị trường. Các dự án kho nổi FSO/FPSO được cung cấp cho các mỏ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược phát triển dịch vụ kinh
doanh kho nổi chứa và xử lý dầu thô nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế biển của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung.
Góp phần vào việc thành công của dịch vụ cung cấp này, việc đề ra giải pháp thi
công lắp đặt biển hợp lý cho các FSO/FPSO này đóng vai trò một phần không nhỏ góp
phần thành công cho cả dự án và mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nếu tận dụng
được nguồn trang thiết bị, nhân lực trong nước.
2.0 Mục đích chọn đề tài:
Đề tài nhằm mục đích tổng kết thực tiễn công nghệ thi công lắp đặt hệ thống dây
neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) đang được áp dụng. Tìm hiểu năng lực về cơ sở hạ
tầng, thiết bị phương tiện hiện có ở Việt Nam và các nước lân cận. Từ đó nghiên cứu
xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể
chứa dầu nổi (FSO/FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế nhất cho dự án.
3.0 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
XII
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các giải pháp thi công lắp đặt hệ
thống xích neo bể chứa dầu nổi để xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý thi công
lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam.
4.0 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
 Hiểu rõ được các tiêu chuẩn để áp dụng trong điều kiện tính toán thi công.
 Xây dựng được phương pháp luận phục vụ lựa chọn phương án thi công hợp
lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu (FSO/FPSO) trong điều kiện biển
Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Ứng dụng phương pháp luận đã xây dựng để đưa ra được phương án tổ chức
thi công thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO)
5.0 Bố cục của luận văn:
Nội dung của Luận văn này có 166 trang, bao gồm phần mở đầu, 03 Chương, Kết
luận và kiến nghị, 26 bảng, 89 hình vẽ, Tài liệu tham khảo và Phụ lục các bản vẽ, tính
toán. Cụ thể như sau:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về các giải pháp cho hệ thống neo công trình bể chứa dầu
nổi FPSO, FSO trên thế giới và ở Việt Nam
- Chương 2: Xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây
neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
- Chương 3: Áp dụng thực hiện phương án tổ chức thi công lắp đặt hệ thống dây
neo bể chứa dầu nổi (FPSO) cho Công trình Tê Giác Trắng
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục: Các bản vẽ, tính toán
Sau đây là phần trình bày lần lượt các nội dung của luận văn theo cấu trúc nêu
trên
1
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG NEO
CÔNG TRÌNH BỂ CHỨA DẦU NỔI (FSO/FPSO)
1.1. Mô tả chung về FSO/FPSO
1.1.1. Cấu tạo của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO)
Một FSO/FPSO thông thường bao gồm các thành phần chính được mô tả như
hình vẽ sau:
Hình 1.1: Các thành phần cấu tạo chính của FPSO
2
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- Thân FSO/FPSO (hull) bao gồm toàn bộ phần thân vỏ, khoang két nơi dùng để
chứa sản phẩm sau khi sơ chế.
- Hệ thống định vị, neo (mooring system) là hệ thống neo buộc định vị giữ
FSO/FPSO tại một vị trí. Hệ thống này gồm: dây neo buộc, các đầu nối và thiết
bị, tời, cọc, neo và thiết bị đẩy.
- Hệ thống xử lý/sản xuất (production) là hệ thống công nghệ gồm hệ thống xử lý,
hệ thống an toàn và điều khiển, hệ thống trợ giúp công nghệ và các thiết bị phụ
trợ cho quá trình xử lý hỗn hợp chất lỏng hydrocarbon và khí từ giếng. Thông
thường, hệ thống này là các module được đặt cao hơn mặt chính boong chính
khoảng vài mét (≥3m), nhưng các đường ống liên quan lại đặt ngay trên mặt
boong chính. Phụ thuộc vào kích thước của thân vỏ và bố trí thượng tầng, các
module thượng tầng có thể có nhiều sàn để lắp đặt các thiết bị xử lý gas, nước
và dầu. Các trang thiết bị thượng tầng sẽ được chế tạo thành từng cụm hoàn
chỉnh. Hệ thống công nghệ gồm các hệ thống sau:
+ Hệ thống xử lý chất lỏng, gas hoặc hỗn hợp hydrocacbon từ giếng;
+ Hệ thống phụ trợ trợ giúp công nghệ như các hệ thống cung cấp năng
lượng, khí nén, thủy lực, hơi, nước, cho quá trình xử lý. Các hệ thống được
dùng để kích hoạt giếng như hệ thống bơm khí, nước, hóa chất xuống giếng qua
cây noel
+ Hệ thống phát điện cho việc xuất dầu/khí
+ Bộ phận và thiết bị điện liên quan đến thiết bị công nghệ;
+ Các hệ thống khác không đề cập ở trên như hệ thống sản xuất và/hoặc
xử lý methanol, hệ thống khử muối
+ Hệ thống ép vỉa: bơm trực tiếp nước hoặc khí đồng hành xuống vỉa để
đảm bảo duy trì áp suất vỉa;
+ Hệ thống xuất và nhập dầukhí gồm các ống cứng, ống mềm hoặc kết
hợp cả hai loại ống trên, các bộ phận liên quan đến ống đứng như hệ thống kéo
3
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
căng, các module nổi, phao nổi dọc ống đứng, kẹp cố đinh, hệ thống neo và các
hệ thống điều khiển an toàn. Trong một hệ thống xuất và nhập tiên biểu của
FSO/FPSO, điểm bắt đầu là điểm nối ống đứng với PLEM và điểm kết thúc là
điểm kết nối ống đứng với FSO/FPSO. Các điểm kết nối thông thường là mặt
bích đầu ra (hoặc mặt bích đầu vào) của PLEM và mặt bích đầu vào (hoặc mặt
bích đầu ra) của FSO/FPSO;
+ Khu sinh hoạt và điều khiển (accommodation) là nơi có buồng điều
khiển, khu nhà ở và sinh hoạt chung của mọi người trên FSO/FPSO;
+ Sân bay (helideck) dùng để vận chuyển hàng và nhân lực bằng đường
hàng không. Tùy theo các bố trí công năng của FSO/FPSO mà sân bay có thể
đặt trực tiếp lên nóc khu nhà ở hoặc nhô ra phía biển;
+ Hệ thống cẩu (crane) dùng để cẩu nhấc các trang thiết bị, nhu yếu
phẩm…phục vụ quá trình hoạt động của FSO/FPSO hoặc công việc sản xuất.
+ Cần đuốc (flare boom) là hệ thống dùng để đốt khí đồng hành và khí tự
nhiên xuất hiện trong quá trình khoan thăm dò, khai thác (không thải trực tiếp
vào môi trường);
+ Hệ thống ống công nghệ và điều khiển;
+ Hệ thống thiết bị hàng hải (navigation equipments);
+ Hệ thống cứu sinh, cứu hỏa
1.1.2. Vai trò và chức năng của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO)
Dầu mỏ được khai thác từ các khu vực ngoài khơi vào cuối những năm 1940. Ban
đầu, tất cả các giàn khoan dầu đều được đặt ở đáy biển, nhưng khi việc thăm dò được
mở rộng đến những vùng nước sâu hơn và những khu vực xa hơn nữa vào những năm
1970, hệ thống sản xuất nổi được sử dụng.
4
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.2: Hình ảnh FPSO
FPSO đầu tiên là Castellon Shell, được xây dựng ở Tây Ban Nha vào năm 1977.
Ngày nay, hơn 200 tàu được triển khai trên toàn thế giới như FPSO.
FPSO là chữ viết tắt của cụm từ Floating Production, Storage and Offloading
(tạm dịch: công trình nổi để khai thác, xử lý, lưu trữ và rót dầu), là một tàu nổi được sử
dụng trong ngành công nghiệp dầu khí, nhằm xử lý hỗn hợp hydrocarbon và được dùng
để lưu trữ dầu. Tàu FPSO được thiết kế để nhận hỗn hợp hydrocarbon được khai thác
từ các giàn gần đó hoặc cụm Subsea Template, xử lý, và lưu trữ cho đến khi dầu có thể
được chuyển lên một tàu chở dầu hoặc tàu dịch vụ, hoặc đôi khi, được vận chuyển
thông qua một hệ thống đường ống dẫn. FPSO được sử dụng phổ biến ở ngoài khơi
khu vực biên giới vì dễ dàng lắp đặt, và không đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đường ống
5
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
dẫn để xuất dầu. FPSOs có thể được cải hoán từ một tàu chở dầu hoặc có thể là một tàu
được xây dựng mới đặc biệt cho hệ thống chức năng. Một tàu dầu chỉ được sử dụng để
lưu trữ dầu (không có hệ thống xử lý dầu) được gọi là kho nổi chứa và xuất dầu (FSO).
Hình 1.3: Sơ đồ làm việc của mỏ
Dầu được sản xuất từ các giàn khoan, sau đó có thể được vận chuyển vào đất liền
bằng hệ thống đường ống dẫn hoặc tàu chở dầu. Khi một tàu chở dầu được chọn để vận
chuyển dầu, điều cần thiết là chọn được tàu có nhiều khoang chứa để các khoang này
không bị chiếm dụng trong suốt quá trình dầu được sản xuất, và khoang chỉ được sử
dụng khi dầu được rót vào. Khi đó tàu chở dầu di chuyển đến và kết nối vào đuôi của
ngăn chứa dầu và tiến hành rót dầu.
6
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.4: Sơ đồ minh họa hệ thống ống ngầm đi từ PLEM vào FPSO
Ưu điểm:
Công trình nổi để khai thác, xử lý, lưu trữ và rót dầu đặc biệt hiệu quả tại các vị
trí xa hoặc những vùng nước sâu, nơi hệ thống đường ống dẫn dưới đáy biển không
hiệu quả về chi phí. FPSO loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu
từ nơi xử lý đến trạm trên bờ. Ưu điểm này đưa ra một giải pháp kinh tế hơn cho các
mỏ dầu có trữ lượng nhỏ mà có thể bị cạn kiệt trong một vài năm và không cần phải
tốn chi phí lắp đặt một hệ thống đường ống dẫn. Hơn nữa, khi một mỏ dầu đã được
khai thác hết, FPSO có thể được di chuyển đến một vị trí mới.
1.1.3. Mô tả Quy trình công nghệ xử lý dầu cùa FSO
Dầu được tách riêng khỏi khí tại các giàn cố định ngoài khơi (OFP) hoặc giàn xử
lý trung tâm (CPP) với hàm lượng nước tối đa 10% thể tích, sau đó được dẫn đến các
7
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
FSO thông qua các đường ống dẫn, các ống góp ngầm (PLEM) dưới biển, các đường
ống mềm, cụm khớp nối xoay di động. Tại đây, dầu được làm sạch sơ bộ trong các bầu
lọc thô tại đường vào để tách bỏ các tạp chất cơ học, sau đó được chuyển tới dụng cụ
đo lắp tại đường vào. Sau khi được hâm nóng tới khoảng 65oC trong thiết bị trao đổi
nhiệt (Heat Exchanger), dầu đi qua các ống phun hướng dòng đến két xử lý lắng tới
điều kiện của két chứa (hàm lượng nước tối đa 5% thể tích). Dầu sau khi xử lý được
chuyển tới các khoang chứa dầu để chứa ở nhiệt độ 45oC. Ống dẫn dầu vào trong két
xử lý sẽ có các lỗ hình ô van ở miệng ống làm cho chất lỏng phân tán nhỏ chảy vào
trong két nhanh hơn. Việc bố trí này sẽ làm cho việc tách nước có hiệu quả hơn bởi
bằng cách này sẽ làm cho các giọt nước va chạm vào nhau và đọng lại thành từng lớp.
Dầu đã qua xử lý được giữ ở nhiệt độ 65oC trong két xử lý sẽ được chuyển đi chủ yếu
qua hệ thống bơm hàng và bơm hút vào các khoang chứa dầu dự trữ (số 1, 2, 4, 5). Dầu
dự trữ trong các két này được duy trì ở nhiệt độ 45oC và sẽ được bơm lên bằng hệ
thống bơm hàng và xuất dầu vào trạm xuất dầu qua một hệ thống đo lượng dầu
(Metering Skid) được đặt tại phía đuôi FSO.
Trước khi xuất dầu, khoảng 50% dầu trong két xử lý được bơm vào khoang chứa
dầu dự trữ bằng máy bơm để cho két xử lý vơi một nửa (do két xử lý là két lắng trong
đó dầu chứa nước). Do nước nặng hơn dầu nên lắng xuống phía dưới và một phần đang
ở dạng nhũ tương chưa kịp lắng xuống và đang lơ lửng ở tầng giữa, còn lớp trên là dầu
đạt tiêu chuẩn thương mại, do đó chỉ bơm 50% tức chỉ phần trên để nước khỏi ra theo
dầu). Tại giai đoạn đầu tiên của quá trình xuất dầu trên FSO, dầu được đưa vào két xử
lý sẽ được chứa trong phần trống của két. Trước khi két xử lý đầy, dầu trong các
khoang chứa dầu dự trữ được xuất ra. Bước tiếp theo sau khi két xử lý đầy thì dầu
trong két xử lý được bơm vào két dầu. Vậy quá trình xuất dầu ở đây sẽ được liên hoàn
khép kín.
8
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Nước được tách ra từ két xử lý được chuyển về két lắng (Slop tank) bên trái.
Nước sau khi lắng sơ bộ ở két này sẽ được chảy về két lắng bên phải sau đó được bơm
đến thiết bị hydrocyclon trên boong chính để xử lý tiếp qua bơm hydrocyclon (trong
buồng bơm). Nước sau khi xử lý đảm bảo nồng độ dầu nhỏ hơn 15 phần triệu sẽ được
thải ra ngoài qua mạn tàu. Nồng độ dầu trong nước thải sẽ được kiểm soát hoàn toàn tự
động thông qua thiết bị kiểm tra nồng độ dầu. Dầu được tách ra trong két lắng sẽ sẽ
chảy ngược lại trong một trong số các két hàng.
Trên kho nổi FSO còn được trang bị một hệ thống buồng thí nghiệm với đầy đủ
các thiết bị thí nghiệm và vật dụng cần thiết để các thuyền viên thực hiện việc kiểm tra
chất lượng dầu cũng như kiểm định nước thải ra biển.
Khí được tách khỏi dầu trong suốt quá trình xử lý và dự trữ trên FSO phải được
xử lý bằng quy trình hút nguội để đưa chất lỏng quay lại một trong các két hàng (được
xử lý qua thiết bị thu gom khí – VRU). Khí còn lại sẽ được thoát ra ngoài khí quyển
qua một tháp khí, trên tháp được thiết kế các hệ thống van xả và van an toàn trong khi
xả khí.
9
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.5: Sơ đồ minh họa đơn giản quá trình xử lý dầu
Hình 1.6: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (1)
10
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.7: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (2)
Hình 1.8: Hình ảnh thiết bị đường ống công nghệ trên FPSO (3)
11
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.2. Khái quát về hệ thống neo bể chứa dầu nổi (FPSO/FSO)
Ba (03) dạng hệ thống neo phổ biến được sử dụng trên thế giới được mô tả dưới
đây, với các ưu, nhược điểm của từng loại :
- Dạng neo động D.P (Dynamic Positioning)
- Dạng neo nhiều điểm CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring)
- Dạng neo một điểm S.P.M (Single Point Mooring): Dạng này có nhiều kiểu
khác nhau:
 Dạng neo trọng lực đơn, cọc đơn
 Dạng TURRET
 Dạng CALM (Catenary Anchor Leg Mooring)
 Dạng SALM
 Dạng tháp có khớp (Articulated Tower)
 Dạng SPAR
 Dạng chân đế Jacket
Chi tiết mỗi dạng neo được mô tả như sau:
1.2.1. Dạng neo động D.P (Dynamic Positioning)
Không có hệ thống dây neo vì nó sử dụng các thiết bị dẫn tiến ở bên sườn tàu, nối
với một phần mềm định vị động để tàu được giữ ở vị trí khai thác chống lại các yếu tố
tác động bên ngoài. Ưu điểm là không cần bàn xoay đỡ cáp neo, tính di động cao.
12
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.9: Mô hình dạng neo động D.P
1.2.2. Dạng neo nhiều điểm CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring)
Với hệ thống này neo sử dụng tối thiểu là ba phao.
Tàu chứa dầu neo vào hệ thống như vậy bị hạn chế việc xoay. Thực tế, hệ thống
neo là một phao neo thông thường (CBM), hay hệ neo nhiều phao (MBM).
Thông thường hệ thống phao nhiều điểm neo được sử dụng ở những nơi có điều
kiện môi trường vừa phải và tần số của các hoạt động xuất dầu được giới hạn, hoặc cho
các dự án tàu chở dầu nhỏ.
13
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hệ thống này không cho phép tàu chứa dầu xoay 360 độ, nó có thể gây hạn chế
nghiêm trọng trong việc hoạt động. Thông thường bao gồm các thành phần chính sau
đây:
 Multiple mooring buoys
 Anchor arrangement
 PLEM with submersible hose string
Hình 1.10: Hệ thống neo CMBM
1.2.3. Dạng neo một điểm S.P.M (Single Point Mooring)
Hệ thống này neo giữ tàu bằng một điểm duy nhất. Hệ neo này bao gồm các bộ
phận chung như sau:
 Một bộ phận liên kết với đáy biển (dạng phao neo bằng dây cáp, dạng
chân đế cố định, …)
14
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
 Một bộ phận xoay liên kết với tàu FPSO.
Tổ hợp này cho phép tàu xoay quanh vị trí neo giữ để giảm thiểu tác động môi
trường bên ngoài. Nhờ ưu điểm này, dạng neo SPM là dạng thích nghi nhất với tất cả
các điều kiện môi trường.
Trong các dạng neo một điểm, có thể kể đến các kiểu neo sau:
1.2.3.1. C.A.L.M. (Catenary Anchor Leg Mooring)
Cùng với sự tăng trưởng về thương mại, dầu thô và các sản phẩm chất lỏng khác
trên thế giới, phao dạng CALM sẽ được tiếp tục sử dụng như một trong những giải
pháp hiệu quả nhất và kinh tế cho việc neo của các tàu chở dầu.
Phao nổi được nối với tàu bằng dây cáp, hoặc bằng một hệ thống tay đòn cứng,
hoặc nửa cứng
Hình 1.11: Hệ thống neo C.A.L.M (1)
15
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.12: Hệ thống neo C.A.L.M (2)
Hình 1.13: Mặt cắt hệ thống neo C.A.L.M
16
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hệ thống phao neo CALRAM (Catenary Anchor Leg Rigid Arm
Mooring):
Nguyên tắc hoạt động của phao CALRAM tương tự như phao CALM. Sự khác
biệt là cánh tay đòn dạng khung cứng thay thế hawser neo để kết nối các tàu chở dầu
vào phao.
Đây là loại phao neo chỉ có thể được sử dụng cho các tàu chứa dầu neo đậu vĩnh
viễn. Cánh tay đòn neo cứng loại bỏ nguy cơ va chạm gây hư hỏng giữa tàu chứa dầu
và phao.
Hình 1.14: Hệ thống phao neo CALRAM
1.2.3.2. S.A.L.M. (Single Anchor Leg Mooring)
Cấu tạo bao gồm thân phao, trục nối đa chiều, xích neo, hệ thống ống mềm
17
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.15: Hệ thống neo S.A.L.M
Hệ S.A.L.M: Để ngăn chặn sự phá hỏng do va chạm vào trục nối giữa hai bộ
phận ở độ sâu dưới mực nước biển và mức của tàu. Bất kỳ sự hư hỏng gì nếu có xảy ra
18
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
chỉ đơn giản ảnh hưởng đến bề mặt của phao và dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên nhược
điểm lớn là việc bảo trì cho khớp nối dưới biển. Để ngăn việc ống mềm cọ xát vào hệ
thống xích neo, hệ xích thông thường sử dụng hệ xích đơn, thẳng đứng.
Ở độ sâu mực nước nông, khớp nối này đặt ở khung đế. Tuy nhiên, ở mực nước
sâu, khớp nối này được tách biệt lên phía bên trên so với cọc neo, mục đích là để thuận
tiện cho việc bảo trì khớp nối và ống mềm từ khớp nối đến tàu chứa dầu.
Thân của phao cung cấp độ nổi và là nơi để đặt các thành phần khác.
Phao nổi được neo xuống mặt đáy biểnđáy biểnthông qua một cọc neo, kết nối
qua điểm neo. Phao được nối với khung đáy bằng xích neo đơn hoặc ngay cả cột dạng
ống.
Hình minh họa như sau:
Hình 1.16: Hệ thống phao neo CALRAM
19
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.17: Hệ thống neo S.A.L.M với hệ Tubular column
Dòng dầu có thể đi qua hệ thống ống mềm từ trạm ở mặt đáy biển đi trực tiếp vào
tàu chứa dầu hoặc đi qua cả trạm và cột dạng ống thông qua khớp nối để vào tàu dầu.
Hệ thống ống mềm có chiều dài đủ để thích hợp với sự chuyển động của phao. Dòng
dầu được chuyển giữa phao và FPSO thông qua 1 hoặc nhiều ống mềm.
Những thiết bị hổ trợ như là thiết bị định vị, thiết bị báo hiệu hàng hải hoặc bến
cập tàu, khung bảo vệ chống va đập cho phao... cũng được sử dụng.
1.2.3.3. S.A.L.S (Single Anchor Leg Storage)
Được thiết kế đặc biệt, hệ thống bao gồm: 1 riser mảnh, 1 cánh tay đòn cứng. Ở
hệ neo sử dụng hệ cánh tay đòn cứng, phao nổi được hợp nhất để giữ Riser bằng một
lực kéo. Hệ neo được nối với tàu bằng hệ thống tay đòn cứng.
20
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.18: Hệ thống neo S.A.L.S (1)
1.2.3.4. Dạng chân đế Jacket
Hệ thống neo là những cấu trúc tháp cứng cố định dưới đáy biển và đóng vai trò
như một điểm neo đậu cho tàu để thực hiện việc xuất các sản phẩm khí hoặc chất lỏng.
Đặc điểm chính của một hệ tháp neo là tàu chứa dầu được kết nối với tháp thông
qua một kết cấu tay đòn hoặc một hawser cố định hoặc tạm thời.
Hệ thống neo dạng tháp phù hợp cho việc áp dụng ở các khu vực có độ sâu mực
nước nông và vừa với dòng chảy mạnh.
21
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.19: Hệ thống neo S.A.L.S (2)
1.2.3.5. Dạng tháp có khớp (Articulated Tower)
Ống mềm để rót dầu được nối với tháp tại vị trí đầu quay, chứ không phải ở dưới
nước như dạng SALM. Kết cấu của tháp có thể là dạng khung dàn thép, hoặc dạng cột
thép, cột bê tông. Kết cấu của đầu xoay có thể từ dạng đơn giản như CALM, cho tới
dạng phức tạp bao gồm khu nhà ở và một sân bay ở thượng tầng.
22
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.20: Hệ thống neo dạng tháp có khớp
Hình 1.21: Hệ thống neo dạng tháp
23
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.2.3.6. Dạng S.P.A.R
Dạng này phát triển từ dạng cột có khớp. Trên phao có các khoang để chứa dầu.
Đây là một phao nổi neo với đất bằng các xích.
Hình 1.22: Hệ thống neo dạng S.P.A.R
1.2.3.7. Dạng TURRET
Hệ thống neo Turret tích hợp tất cả các chức năng cho việc neo, vân chuyển chất
lỏng, khí đốt và năng lượng trong một hệ thống. Không có hawsers, ống nổi, kích hoạt
hệ thống xoay của Turret hay hệ thống động cơ được yêu cầu.
Tháp neo có thể đủ không gian để nhận được hơn 50 risers và umbilicals liên
quan. Turret có thể được thiết kế và xây dựng để sử dụng ngay cả bên trong thân tàu
hoặc bên ngoài, khi đó thân tháp được kết nối bởi một hệ kết cấu phía mũi hoặc đuôi
của tàu cho phép tàu quay 360 độ.
Có hai loại hệ thống neo cơ bản như sau:
a. Hệ thống Turret neo bên trong
Cấu tạo cơ bản của một hệ thống Turret neo khác nhau tùy thuộc vào các yêu cầu
về hệ thống công nghệ, kích thước tàu, điều kiện môi trường…
24
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Loại Turret neo bên trong có thể được sử dụng ở các vùng nước trung bình và
nước sâu. Đây là loại hệ thống neo được sử dụng rộng rãi cho FPSO và FSO và thiết kế
của nó đã được kiểm chứng qua thời gian và trong điều kiện biển khắc nghiệt nhất của
Biển Bắc.
Bluewater’s là nhà cung cấp hệ thống Turret neo bên trong phổ biến nhất hiện
nay.
Hình 1.23: Hệ thống Turret neo bên trong
b. Hệ thống Turret neo bên ngoài (dạng cố định hoặc tháo rời)
Một hệ thống Turret neo bên ngoài tương tự như một hệ thống tháp neo bên
trong. Tuy nhiên, tháp neo nằm bên ngoài thân tàu. Điều này có thể làm giảm những
sửa đổi cần thiết ở thân tàu và cho phép tiến hành chế tạo ở bờ cảng, trong khi hệ thống
tháp neo bên trong đòi hỏi tàu phải lên ụ nổi. Tuy nhiên, dùng hệ thống Turret neo bên
ngoài sẽ bị giới hạn về số lượng risers.
25
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Một điểm khác biệt nữa là bàn neo xích của một hệ thống tháp neo ngoài thường
nằm trên mực nước trong khi hệ thống neo bên trong cấu tạo bàn chứa xích ngập nước.
Đặc điểm này cho phép hệ thống tháp neo ngoài này được sử dụng trong vùng nước
nông vì chiều sâu hiệu quả hệ thống neo tăng lên, dung lượng lưu trữ của thân tàu có
thể được tối đa hóa.
Hệ thống Turret neo ngoài này là chủ yếu để sử dụng cho các vùng mỏ trữ lượng
nhỏ ở vùng nước nông.
Hình 1.24: Hệ thống Turret neo bên ngoài (1)
26
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.25: Hệ thống Turret neo bên ngoài (2)
Với tàu dầu hoán cải, dạng Turret ngoài có ưu điểm hơn vì nó ít phải thay đổi kết
cấu tàu.
- Với FPSO: Turret trong được ưu tiên hơn (5/8 FPSO đóng mới là dạng Turret
trong).
- Việc sử dụng Turret trong thì lực được truyền tốt hơn ở trong vỏ tàu, cho phép
dùng nhiều ống mềm riser hơn, hoặc trong điều kiện biển khắc nghiệt + khối lượng dây
neo và riser lớn (lực lớn) thì Turret trong ưu thế hơn.
- Turret trong dễ tiếp cận để bảo dưỡng, đầu xoay cũng được bảo vệ tốt hơn.
1.2.4. Các dạng dây neo
1.2.4.1. Xích neo (Chain)
Dây neo được sử dụng phổ biến nhất là dây xích với các đường kính và cấp sử
dụng khác nhau. Hai loại thiết kế của xích được sử dụng thường xuyên là mắt xích có
đinh tán và mắt xích trơn. Xích có đinh tán thường được sử dụng cho dây neo có thể sử
dụng lại nhiều lần, ví dụ tàu bán chìm, trong khi xích trơn thường được sử dụng để neo
vĩnh viễn (FPSO, phao, FSO). Một đường dây neo xích có thể được hoàn thiện với mắt
xích tổ hợp hay mắt xích cuối cùng.
27
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.26: Xích neo
1.2.4.2. Dây thừng (Wire rope):
Khi so sánh với dây xích, dây thừng có trọng lượng thấp hơn so với xích, ở cùng
mức tải và tính đàn hồi cao. Dây thừng được sử dụng phổ biến làm dây neo ngoài khơi
là loại có sáu tao và tao xoắn ốc. Các dây thừng được kết thúc bằng một đầu kẹp cáp
(ví dụ spetter mở, spetter đóng, CR) để kết nối với các thành phần khác trong hệ thống
neo. Nhìn chung dây thừng dễ bị hư hỏng và bị ăn mòn hơn xích.
Hình 1.27: Dây thừng
28
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.2.4.3. Dây thừng sợi tổng hợp (Synthetic fibre rope):
Gần đây, dây thừng sợi tổng hợp được đưa vào sử dụng làm dây neo. Vật liệu
điển hình có thể được sử dụng là polyester và nhựa có tính đàn hồi cao (Dyneema). Ưu
điểm chính của dây thừng sợi tổng hợp là trọng lượng nhẹ của vật liệu và tính đàn hồi
cao. Các dây thừng sợi tổng hợp thường được kết thúc bằng một spool đặc biệt và ma
ní để kết nối với các thành phần khác trong hệ thống neo.
Hình 1.28: Dây thừng sợi tổng hợp
1.2.5. Các dạng mỏ neo thông dụng
Bất kỳ vật nặng nào cũng có thể được đặt trên mặt đáy biển để sử dụng như neo
trọng lực. Các vật liệu như thép, bê tông, khối ferro-cement thường được sử dụng. Các
đặc điểm, yếu tố cần được xem xét trong việc lựa chọn dạng mỏ neo. Về cơ bản các
dạng mỏ neo trọng lực có thể được chia thành 5 loại như sau:
 Neo dạng cái bừa (Drag-embedment anchors)
 Neo trọng lưc (Deadweight anchors or clumps)
 Neo dạng cái móc (Grappling devices)
 Neo dạng gài trực tiếp (Direct-embedment anchors)
 Neo dạng cọc (Pile anchors)
29
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 1.29: Các loại mỏ neo trọng lực
1.2.5.1. Neo dạng cái bừa (drag- anchors)
Các thành phần chính mỏ neo dạng cái bừa gồm có:
 Cán neo
 Lưỡi neo
 Móc neo (Ma ní)
 Phần dây neo phía trước mỏ neo
Hình 1.30: Mỏ neo dạng cái bừa
30
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Góc gập lưỡi neo là góc tùy ý xác định bởi mặt phẳng lưỡi neo và đường thẳng đi
qua phía đầu cuối của lưỡi neo và thân neo. Thông thường góc này được cố định trong
khoảng 30° đến 50°, góc nhỏ hơn được áp dụng đối với cát và đất sét cứng/chăt, góc
lớn hơn áp dụng đối với đất sét mềm cố kết thường. Góc ở khoảng trung gian có thể
thích hợp hơn cho điều kiện đất nhất định (đất theo lớp, ví dụ như đất sét cứng trên đất
sét mềm hơn). Ưu điểm của việc sử dụng các góc lớn hơn cho đất sét mềm cố kết
thường là neo xuyên sâu hơn, tại đó áp lực đất và các thành phần theo phương pháp
tuyến trên lưỡi neo cao hơn, tạo ra một lực chịu gia tăng. Tuy nhiên, khi góc lớn hơn
được sử dụng trong các loại đất chặt hơn, neo có thể gặp khó khăn trong việc bám chặt
vào đáy biển.
Dạng neo hình cái bừa được khuyến cáo áp dụng cho việc thiết kế và lắp đặt ở
điều kiện địa chất là đất sét
Bảng 1.1: Sử dụng neo hình cái bừa trong đất sét
Loạ Tí c ấ
1 Đất cứng chặt: Sét cứng, cát chặt, đất cố kết…
2
Đất dạng lớp: Sét mền trên lớp sét cứng, cát trong đất pha sét, các lớp gắn kết
trong đất
3 Sét mềm đến nửa cứng, đất phân tầng
Khi lớp đất chuyển từ cứng sang mềm, kinh nghiệm cho thấy neo dạng mỏ cày
(fluke anchor) có thể xuyên qua lớp bề mặt của cát hoặc đất sét tương đối cứng vào
một lớp đất sét mềm hơn phía dưới, với điều kiện là độ dày của lớp đất mặt này là nhỏ
hơn 30 đến 50% chiều dài lưỡi neo thực tế. Mặc dù điều này không được thừa nhận,
nhưng nó có thể được sử dụng như hướng dẫn xem xét lựa chọn giữa các loại neo khác
31
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
nhau. Các điều kiện đất phổ biến và kinh nghiệm đã có cùng với việc lắp đặt trong diện
tích đất thực tế luôn cần được đánh giá trước khi lựa chọn sử dụng mỏ neo.
Khi lớp đất chuyển từ mềm sang cứng, khả năng cho mỏ neo tạo sức kháng của
lớp đất cứng hơn bên dưới phụ thuộc vào sự khác biệt của sức chịu của đất giữa hai
lớp, độ sâu đến lớp cứng hơn và góc của mặt phẳng qua lưỡi neo khi nó gặp lớp đất
cứng hơn. Nếu góc này quá nhỏ thì mỏ neo có thể không bám chặt trên lớp đất cứng ở
tải trọng không đổi. Nếu góc này là quá lớn ở điều kiện xuyên nông, neo có thể bị xoay
và trượt ra khỏi đất thay vì tiếp tục đi theo đường xuyên ban đầu. Trong cả hai trường
hợp này, tải trọng lắp đặt mong muốn sẽ không đạt được. Thay đổi góc lưỡi neo hoặc
lựa chọn loại và/hoặc kích thước của neo có thể cải thiện được tình hình.
Khi đất gồm các lớp cứng-mềm-cứng, kéo theo sự phức tạp hơn đó là sự xuyên
qua lớp đất cứng phía trên có thể yêu cầu một góc lưỡi neo nhỏ hơn so với góc mong
muốn để neo có thể xuyên qua các lớp đất mềm nằm giữa và sau đó tiếp tục xâm nhập
an toàn qua lớp đất cứng thứ 2. Một lần nữa, mỏ neo phải gặp lớp đất cứng sâu hơn ở
một góc đảm bảo việc cắm chặt và xuyên vào lớp đó. Hơn nữa, góc 6 gia tăng do lớp
đất cứng bên trên làm cho mỏ neo quay về phía sau và do đó làm giảm sự xâm nhập
cuối cùng của mỏ neo. Nếu độ dày của hai lớp đất đầu tiên như thế, neo sẽ ăn vào lớp
đất sâu hơn với một góc quá nhỏ, neo sẽ chỉ trượt dọc theo bề mặt của lớp đó. Điều này
có thể được hình dung bằng cách thực tế là lực cản trở nên quá lớn, hoặc không chấp
nhận được, và mục tiêu để lắp neo với lực căng mong muốn là không bao giờ đạt được.
Trong hầu hết các trường hợp, dự đoán có thể cho thấy đường xuyên gia tăng theo
chiều hướng đó, và trở nên dốc hơn ở một độ sâu và góc lưỡi neo cho trước, nếu neo
được tăng kích thước. Cũng có thể tìm thấy cách tối ưu hơn, phi tiêu chuẩn, kết hợp
giữa kích thước neo và góc lưỡi neo, tính toán cho cả lớp đất cứng bên trên và bên
dưới.
32
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.2.5.2. Neo trọng lực (deadweight anchors)
Bất kỳ vật nặng nào đều có thể được đặt trên mặt đáy biển để sử dụng như neo
trọng lực. Thép, bê tông, khối ferro-cement thông thường được sử dụng. Các tác nhân
cần được xem xét trong việc lựa chọn và lắp đặt dạng neo trọng lực bao gồm:
 Độ sâu mực nước
 Độ dốc mặt đáy biển
 Thực trạng và tốc độ xói mòn của nền
Khả năng chống nhổ hoặc lực thẳng đứng của neo là trọng lượng đẩy nổi, thêm
vào đó sức hút trọng lực ở nền đất mềm. Khả năng chống trượt là kết quả của ma sát
giữa nền đất và neo.
Hình 1.31: Mỏ neo trọng lực
33
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.2.5.3. Neo dạng móc (grapping anchors)
Neo dạng móc được sử dụng để giữ khi đáy nền có những khối cứng như san hô,
khối đá cứng nhô lên và những khe đá hay những khối đá ngầm và chân san hô. Khả
năng giữ của neo phụ thuộc vào khả năng chịu lực của móc neo và đặc tính của nền.
Góc chịu kéo của neo so với mặt nền và lực căng ổn định được duy trì để ngăn việc neo
bị trượt.
1.2.5.4. Neo dạng gài trực tiếp (direct- embedment anchors)
Neo loại gài trực tiếp (Direct-embedment anchors ) được lắp đặt bằng cách mỏ
neo được chôn vào đất trước khi tuyến neo chịu tải, trái ngược với neo loại gài kéo
(drag-embedment anchors ) chúng tự chìm vào nền khi đang chịu tải. Các khối, tảng,
hoặc neo kéo được đặt trong hố đào sẵn thì nguyên trạng nhưng hiệu quả như neo loại
gài trực tiếp, như là neo kéo được cố định vào đáy biển bằng bởi thợ lặn hoặc rung nổ.
Loại neo gài trực tiếp được chế tạo có chủ đích thì chủ yếu là loại neo kiểu tấm, được
lắp theo phương đứng vào đáy biển và được mở rộng hoặc chỉnh hướng nhằm gia tăng
sức chịu tải. Có năm loại chính của neo loại gài trực tiếp (theo phương pháp thi công):
 Đóng bằng cách sử dụng chất nổ (Propellant-driven)
 Đóng bằng phương pháp rung (Vibratory-driven)
 Đóng bằng phương pháp chấn động (Impact-driven)
 Đóng bằng phương pháp thủy lực (Jetted-in), and
 Dùng mô-men xoắn (Augured-in)
Neo loại gài trực tiếp cho thấy lợi thế đáng kể so với các loại neo khác, bao gồm
một tỉ lệ về khả năng neo giữ trên khối lượng, khả năng chịu lực nâng, và phù hợp với
34
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
phạm vi neo ngắn và vùng neo chật hẹp . Ưu điểm và nhược điểm của neo loại gài trực
tiếp được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 1.2: Ưu và nhược điểm của Neo loại gài trực tiếp
Loại Neo Ưu điểm Nhược điểm
Rung có định hướng
(Vibro-driven)
Chôn sâu.
Tỷ lệ khả năng neo giữ/khối
lượng lớn.
Chịu được lực phương đứng và
từ nhiều hướng
Chi phí lắp đặt tăng cao
với
kích thước neo và chiều
sâu nước.
Đẩy bằng chất nổ
(Propellantembedded)
Tương tự như trên.
Khả năng xuyên hiệu quả vào
đất cứng (đất sét cố kết, san hô,
băng).
Lắp đặt nhanh chóng.
Khả năng đạn không nổ.
Tác động sóng, an toàn
cho con người.
Ảnh hưởng đến xích neo.
Gài thủy lực
(Jetted-in)
Cùng lợi thế như Vibro-driven
anchor.
Được sử dụng trong cát dễ hoá
lỏng.
Cát được lấp với điều kiện dày
đặc, tăng khả năng neo giữ.
Cần có hệ thống kép (phun
nước và phá vỡ đất bồi
lắng bằng thổi khí.
Ứng dụng hạn chế đối với
nền cát dày.
Không áp dụng với đất sét.
Chậm và không kinh tế.
Dùng mô-men xoắn
(Augured-in)
Sử dụng cho neo giữ đường
ống dẫn dưới đáy biển.
Neo trước sau tạo ra mô-men
xoắn trên mỗi neo.
Giới hạn ở 500 FSW do
gặp khó khăn trong cung
cấp áp lực nước ở vùng
nước sâu hơn.
1.2.5.5. Neo dạng cọc (pile anchors)
Cọc được hạ xuống đáy biển bằng thiết bị hạ cọc, hoặc khoan đổ bêtông cọc. Neo
dạng cọc đặc biệt phù hợp cho việc sử dụng khi công trình neo ngắn hạn và nền đất
cứng .
35
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Cọc sử dụng ống thép hoặc thép hình chữ H được sử dụng rất phổ biến. Ở dạng
cọc này, lực dọc trục được triệt tiêu bởi ma sát đất nền dọc theo cọc và đầu cọc chống.
Các tải trọng sau đây được xem xét khi tính toán thiết kế cho Cọc neo:
 Lực nhổ dọc trục
 Lực ngang
 Momen uốn
 Lực nén cọc
Hình 1.32: Mỏ neo dạng cọc
36
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Ngoài ra, Cọc hút là hệ cọc neo chiếm ưu thế được sử dụng cho các dự án ngành
công nghiệp dầu khí trên toàn thế giới. Ngày nay, cọc hút cũng được sử dụng rộng rãi
cho các giàn khoan ở mực nước nông, mang lại lợi nhuận đáng kể so với việc sử dụng
cọc đóng. Cọc hút có lợi thế hơn về việc lắp đặt và di chuyển dễ dàng.
Cọc hút được sử dụng rộng rãi cho việc neo FPSO/FSO, phao nổi…
Những thuận lợi:
 Lắp đặt dễ dàng
 Độ sâu mực nước từ >5m đến 3,000m
 Thời gian lắp đặt nhanh trong vòng 1 giờ
 Không gây ô nhiễm tiếng ồn khi lắp
 Sử dụng rất thuận tiện cho làm cọc neo để bắt đầu việc rải ống
Hình 1.33: Mỏ neo dạng cọc hút
37
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Bảng 1.3: Những ưu điểm và nhược điểm của các loại mỏ neo
Những ưu điểm và nhược điểm của các loại mỏ neo
Neo dạng cái bừa
(Drag-embedment Anchors)
Neo trọng lực
(Deadweight Anchors)
Neo dạng cọc
(Pile Anchors)
Neo dạng gài trực tiếp
(Direct-embedment
Anchors)
Ưu điểm:
- Lực giữ lớn (>100,000 lbs)
- Chủng loại và kích cỡ đa
dạng và có sẵn trên thị
trường
- Thiết bị được làm sẵn theo
đúng tiêu chuẩn
- Được sử dụng rộng rãi
- Khi lực giữ tối đa của neo
bị vượt, neo vẫn tiếp tục
giữ được.
Ưu điểm:
- Chịu được lực kéo
theo phương thẳng
đứng và do đó giảm
được chiều dài dây
neo khi thả.
- Mỏ neo chắc chắn vì
phần lớn lực giữ phụ
thuộc vào trọng lượng
neo.
- Kết cấu đơn giản, có
thể được thi công chế
tạo trên bãi.
Ưu điểm:
- Lực giữ lớn (>100,000
lbs).
- Chịu được lực kéo theo
phương thẳng đứng và do
đó giảm được chiều dài dây
neo khi thả.
- Không có giai đoạn thả neo
- Mỏ neo không bị kéo lê.
- Cọc được khoan và đổ bê
Ưu điểm:
- Lực giữ lớn
(>100,000 lbs)
- Chịu được lực kéo
theo phương thẳng
đứng và do đó giảm
được chiều dài dây
neo khi thả.
- Mỏ neo không bị kéo
lê.
- Hệ số giữa lực giữ
và trong lượng cao
38
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- Có thể thu neo lại. - Kích thước của mỏ
neo chỉ bị giới hạn
bởi thiết bị tải.
- Đạt hiệu quả kinh tế
nếu vật liệu có sẵn.
- Kết nối dây neo dễ
dàng cho việc giám
sát và bảo dưỡng.
tông đặc biệt phù hợp với
loại đáy biển có đá và san
hô cứng.
- Kết cấu đơn giản, có thể
được thi công chế tạo trên
bãi.
- Mỏ neo không trồi lên trên
mặt đáy biển.
- Cọc đóng có giá cạnh tranh
so với những mỏ neo khác
khi thiết bị đóng cọc có
sẵn.
- Kích cỡ và hình dáng đa
dạng, chẳng hạn hình dáng
cọc và cấu trúc của mỏ
neo.
- Cho phép cọc có thể được
điều chỉnh để phù hợp với
những yêu cầu đặc thù.
hơn các loại neo
khác.
- Dễ xử lý hơn vì
trọng lượng tương
đối nhẹ.
- Có thể hoạt động ở
những vùng có độ
dốc vừa phải và lớp
đáy biển cứng.
- Việc lắp đặt được
thực hiện dễ dàng
hơn vì mỏ neo sẽ lún
vào ngay khi tiếp
xúc mặt đáy biển.
- Neo có thể được lắp
đặt vào những vị trí
chính xác.
- Mỏ neo không trồi
39
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- Neo được lắp đặt vào
những vị trí chính xác.
- Cọc có thể được đóng vào
vùng đáy biển nhiều tầng.
lên trên mặt đáy
biển.
- Neo có thể được thả
ở những vùng đáy
biển nhiều tầng hay
đáy biển có nhiều
chướng ngại vật.
Drag-embedment Anchors Deadweight Anchors Pile Anchors
Direct-embedment
Anchors
Nhược điểm:
- Mỏ neo không chịu được
lực kéo theo phương thẳng
đứng; dây neo cần có độ
dài lớn để dẫn đến lực kéo
theo phương ngang ở đáy
biển.
- Không hoạt động được
trong lớp đáy biển cứng.
- Hoạt động không ổn định
trong vùng đáy biển nhiều
tầng.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu tải
trọng ngang thấp hơn
các loại neo khác.
- Loại neo này chỉ
được áp dụng ở
những vùng nước
nông hơn; deadweight
có thể trở thành vật
cản không đáng có.
- Đòi hỏi thiết bị tải
Nhược điểm:
- Dây neo căng có thể gây
ảnh hưởng đến khả năng
chịu va đập của tàu đối với
sóng biển (khả năng chịu
va đập thấp)
- Việc đóng cọc và đổ bê
tông đòi hỏi chi phí cao, kĩ
năng và thiết bị chuyên
dụng.
Nhược điểm:
- Khả năng tải sẽ giảm
nếu được sử dụng
với dây neo căng
trong vùng đáy biển
có cát mịn hoặc phù
sa thô.
- Đối với dạng neo
đặc biệt, đòi hỏi phải
có kiến thức hiểu
biết về đặc tính của
đất.
40
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- Neo bị kéo lê có thể gây
ảnh hưởng đến hệ thống
đường ống, cáp ngầm dưới
đáy biển.
phải có trọng tải lớn
để thực hiện việc lắp
đặt.
- Chi phí sẽ tăng khi lắp đặt
ở những vùng nước sâu đòi
hỏi phải có tàu lắp đặt
chuyên dụng.
- Để thực hiện việc lấy neo
lên và bảo dưỡng đòi hỏi
phải có thiết bị đặc biệt
(pile extractor).
- Cần nhiều dữ liệu về khu
vực lắp đặt hơn các loại
neo khác.
- Thiết bị đóng cọc phải giữ
nguyên vị trí trong suốt quá
trình lắp đặt.
- Không thể thu neo
lại được.
- Dây neo dễ bị mài
mòn và fatigue
- Không thể thu hồi
được nếu ở vùng
nước sâu > 1000 ft.
- Surface vessel phải
giữ nguyên vị trí
trong suốt quá trình
lắp đặt.
KẾT LUẬN:
Căn cứ vào địa chất thực tế của các vùng mỏ ở VN, chủ yếu là lớp đất sét pha cát dạng chặt, sét chặt
Hình thức neo dạng cái bừa và dạng neo cọc thường được sử dụng rất phổ biến, phù hợp với điều kiện trang thiết bị thi công.
41
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.3. Các FPSO/FSO đang hoạt động trên thế giới
Hình 1.34: Bảng đồ phân bố FPSO/FSO trên thế giới 2011
Các FPSO/FSO phân bố trên thế giới:
Xem phụ lục1
42
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
1.4. Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam
Bảng 1.4: Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam
Số
TT
Tên tàu
FPSO/FS
O
Vùng mỏ
Vị trí hiện
hữu
Đơn vị vận
hành
Xây dựng
mới hay
được cải
hoán
Năm
vận
hành
Đơn vị thiết
kế tàu/
/Điều hành
1
Cuulong
MV9 FPSO
Su Tu Den
Field
Vietnam
Cuulong Joint
Operating
Company
(CLJOC)
Newbuild 2003 MODEC
2
Rang Dong
1
Rang Dong
South
China Sea,
Vietnam
JVPC, Nippon
Oil
Conversion 1998
Mitsubishi
Heavy
Industries
3
Ruby
Princess
FPSO
Ruby
South
China Sea,
Vietnam
Petrovietnam Conversion 1998 Prosafe
4
Ruby II
FPSO
Ruby
South
China Sea,
Vietnam
Petronas
Carigali
Vietnam Ltd.
Conversion 2010 MISC Bhd
5
Song Doc
MV19
FPSO
Song Doc
Field
Vietnam
Truong Son
Joint Operating
Company
(TSJOC)
Conversion 2008 MODEC
6
ARMADA
PERWIRA
FPSO
Te Giac
Trang field
(TGT)
Vietnam
BUMI
ARMADA
BERHAD/
Vietsovpetro
Conversion 2011
BUMI
ARMADA
BERHAD
7
Orkid
FSO
Vietnam PM3 CAA Conversion
8 MV12 FSO KNOC/ Vietnam KNOC MODEC
43
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Số
TT
Tên tàu
FPSO/FS
O
Vùng mỏ
Vị trí hiện
hữu
Đơn vị vận
hành
Xây dựng
mới hay
được cải
hoán
Năm
vận
hành
Đơn vị thiết
kế tàu/
/Điều hành
Rong Doi
and Rong
Doi Tay
Block 11.2
9
MV17 FSO
JVPC/
Block 15.2
Vietnam JVPC MODEC
10
FSO5
WhiteTiger
Vietnam Vietsovpetro Conversion 2011
11 FSO Vietnam BDPOC 2012
12
FSO
Block
05/1A
Vietnam Dai Hung PV Trans
13 Chi Linh
FSO
WhiteTiger
Block 09/1
Vietnam Vietsovpetro
14 Ba vi
FSO
WhiteTiger
Block 09/1
Vietnam Vietsovpetro
15 Vietsov 01
FSO
WhiteTiger
Block 09/1
Vietnam Vietsovpetro
1.5. Kết luận về các dạng hệ thống dây neo FPSO
Hệ thống neo dạng Turret:
Hình thức neo này được dùng chung cho cả FPSO và FSO ở điều kiện môi trường
khắc nghiệt. Sử dụng nhiều dây neo, điểm neo của xích sẽ được chế tạo cùng với bàn
xoay của FPSO, FSO. FPSO, FSO sẽ xoay quanh Turret để giảm thiểu tác động của
điều kiện sóng gió, hơn nữa có thể cho phép nhiều hệ thống ống Riser mềm đi vào.
Với những ưu điểm nêu trên, xu hướng hiện naynhiều công ty dầu khí đang sử
dụng rất nhiều hệ thống neo này cho FPSO/FSO.
Hệ thống neo Spread:
44
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình thức neo này cũng được dùng chung cho cả FPSO và FSO ở điều kiện môi
trường đỡ khắc nghiệt hơn. Hệ thống dây neo được nối kết trực tiếp vào FPSO, FSO tại
cả ở vị trí đuôi và vị trí mũi của tàu.
Khi việc khai thác dầu và khí nếu thực hiện ở vùng mỏ nước nông hoặc sâu thì hệ
thống neo thường được sử dụng nhất là neo xích. Ở những vùng nước sâu hoặc rất sâu,
trọng lượng bản thân của xích trở thành nên nhân tố khó khăn trong việc tính toán đẩy
nổi. Để khắc phục vấn đề này, giải pháp mới được đưa ra là dùng dây neo dạng sợi
tổng hợp (để giảm trọng lượng) và hệ thống neo căng. Đặc tính của neo dạng sợi tổng
hợp là trọng lượng nhẹ và tính đàn hồi cao.
Điểm khác biệt giữa hệ thống xích neo và hệ thống neo căng là hệ thống xích neo
có 1 đoạn nằm trên đáy biển, trong khi đó thì hệ thống neo căng tạo với đáy
biểnphương đáy biển một góc. Điều này có nghĩa là hệ neo căng phải chịu lực theo 2
phương đứng và ngang, trong khi hệ thống xích neo chỉ chịu được lực ngang mà thôi.
Ở hệ xích neo, hầu hết tải trọng tĩnh được sinh ra do trọng lượng của xích neo. Còn ở
hệ neo căng, lực này được sinh ra bởi độ đàn hồi của dây neo.
Một đặc điểm thuận lợi nữa của hệ neo căng là bán kính neo sẽ nhỏ hơn so với hệ
thống neo xích nếu áp dụng cho cùng 1 sơ đồ neo.
Xu hướng hiện nay của các Công ty khai thác dầu khí là sử dụng dang neo
Turret trong / ngoài. Đó là vì phạm vi áp dụng lớn về số lượng ống dẫn dầu riser, cũng
như các điều kiện thời tiết đa dạng.
Tuy nhiên, khi các điều kiện thời tiết ôn hòa, theo 1 hướng thì dạng neo nhiều
điểm Spread Mooring phù hợp và kinh tế hơn.
Mặt khác, sau một thời gian dài sử dụng, không thể phủ nhận dạng neo CALM
với số lượng được dùng nhiều và có khả năng di chuyển sang mỏ khác.
45
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG HỢP LÝ ĐỂ
LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY NEO BỂ CHỨA DẦU NỔI (FPSO)
2.1. Mở đầu
Dựa trên cơ sở lựa chọn các dạng hệ thống neo và dây neo cho FPSO/FSO đã đề
cập đến ở chương 1, trong chương này đưa ra phương pháp luận để lựa chọn giải pháp
tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO).
Phương pháp này được xây dựng dựa trên các đặc điểm về điều kiện môi trường tại
vùng biển thi công, độ sâu mực nước ở khu vực mỏ, phương tiện thi công, và dựa trên
thiết kế chi tiết đã có.
2.2. Các căn cứ xuất phát để xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp
đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
2.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế để đề xuất phương án
Công tác tính toán thiết kế công trình hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/
FPSO) phải dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc tính toán thiết kế và thi công
thông thường dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- ABS - Rules for Building and Classing Single Point Moorings
- ABS - Guide for the Certification of Offshore Mooring chain
- API RP 2SK - Recommended practice for Design and Analysis of Station
keeping Systems for Floating Structures
- API 2F Specification for Mooring Chain, 1997
- ABS Guide for Certification of Offshore Mooring Chain
- ABS Rule Requirements for Materials and Welding
- ABS Guide for Building and Classing Floating Production Installations
- API RP-2SK, Recommended Practice for Design and Analysis of Station
keeping Systems for Floating Structures
46
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- AISC Manual of Steel Construction, Allowable Streess Design, 9th Edition
- ASTM: American Society of Testing Materials: Material and
Inspection/Testing Specifications, as applicable
- ASTM A 370-88 Standard Test Method and Definitions for Mechanical
Testing of Steel Products
- DnV PosMoor 1996
- DnV Position Mooring 2001 (OS E301)
- ND032 - Guidelines for Moorings
- Det Norske Veritas (DnV) Offshore Standard DNV-OS-E302: Offshore
Mooring Chain
- ISO 1704, 2nd
edition: Shipbuilding- Stud-link anchor chains
- Lloyds Rules “Code for Lifing Appliances in a Marine Environment” 2003
- SOFEC Quality Requirements Matrix, Mooring Chain: 2101-QA-0004, Rev.B
- SOFEC Quality Requirements Matrix, Mooring Leg Accessory: 2101-QA-
0007, Rev.C
2.2.2. Căn cứ vào điều kiện chiều sâu mực nước và điều kiện môi trường vùng
biển thi công
Ở Việt Nam các mỏ mới được phát hiện và các mỏ dự kiến khai thác đều ở độ sâu
dưới 150m nước và là mỏ biên về góc độ kinh tế. Để khai thác hiệu quả các mỏ ngoài
khơi, cần nghiên cứu áp dụng hệ thống khai thác theo quan điểm “giàn và các trang
thiết bị phải phù hợp”. Đáp ứng quan điểm này mô hình sử dụng các giàn đầu giếng
kiểu giàn nhẹ kết hợp một FSO/FPSO có công suất thích hợp cho quá trình khai thác,
chứa, xử lý và xuất dầu thì chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí duy trì và thanh lý
mỏ sẽ là thấp nhất.
47
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Ảnh hưởng của yếu tố địa lý, khí hậu, thủy văn cũng có sự tác động không nhỏ
đối với công tác vận chuyển và các quá trình công nghệ khai thác dầu. Vùng biển thềm
lục địa phía Nam này chịu ảnh hưởng gió mùa nhiệt đới, hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa có gió Tây- Nam, được đặc trưng bởi lượng mưa lớn và nhiều sương
mù kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió Đông- Bắc với
cường độ lớn, gọi là mùa gió chướng. Trong khoảng thời gian này, thường
xuất hiện những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới với sức gió từ 20-30m/s, nhiệt
độ không khí giảm xuống rõ rệt. Vì vậy, vào mùa thời tiết này rất khó khăn
cho việc thi công.
Điều kiện môi trường biển là dữ liệu đầu vào quan trọng trong quá trình thiết kế,
đánh giá lựa chọn công trình biển cho mỏ dự định khai thác và ảnh hưởng trực tiếp đến
thông số hình dạng, độ bền. Hiện nay, bộ số liệu thông số môi trường biển Việt Nam
tại một số vùng trầm tích đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam đánh giá xử lý. Đây là bộ
số liệu có thể dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ cho các công trình khai thác dầu khí
trên thềm lục địa Việt Nam.
Bảng 2.1: Vận tốc dòng chảy lớn nhất ở các khu vực
Khu vực
Vận tốc dòng
triều (m/s)
Vận tốc dòng do
gió (m/s)
Vận tốc dòng
chảy trong bão
(m/s)
I 0.79 0.36 3.31
II 0.70 0.28 3.40
III 1.08 0.32 2.79
IV 0.80 0.26 3.43
V 1.18 0.38 3.58
48
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Bảng 2.2: Giá trị chiều cao sóng Hmax(m) tương ứng với các chu lỳ lặp
Khu vực Chu kì lặp, năm
25 50 100
I 17.6 18.3 19.0
II 17.3 17.9 18.5
III 16.9 17.6 18.4
IV 16.0 16.7 17.3
V 15.3 15.8 16.3
2.2.3. Phương tiện, trang thiết bị thực hiện việc thi công
Các phương tiện đang hiện có ở Việt Nam:
Các phương tiện đang hiện có ở khu vực Đông Nam Á có thể huy động được để
thực hiện dự án hiệu quả cả về kỹ thuật và thương mại.
Xem phụ lục 2
49
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
2.3. Nội dung chính của giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây
neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
2.3.1. Lựa chọn phương tiện vận chuyển cọc, xích hợp lý
2.3.1.1. Sử dụng phương tiện sà lan vận chuyển
Xích được chuyển lên Sà lan để thực hiện việc vận chuyển ra khu vực lắp đặt.
Thông thường, việc sử dụng Sà lan để vận chuyển xích áp dụng trong trường hợp
tàu lắp đặt xích là tàu cẩu không có hầm chứa xích.
Ưu điểm của việc vận chuyển dùng Sàlan: Có thể vận chuyển được cọc và xích
đồng thời trên cùng Sà lan. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức vận chuyển này là
thời gian sử dụng Sà lan kéo dài trong suốt chiến dịch đóng cọc và lắp đặt xích neo, sẽ
không kinh tế.
2.3.1.2. Sử dụng phương tiện tàu lắp đặt vận chuyển
Việc sử dụng tàu vận chuyển xích có ưu điểm sẽ giảm được việc phải huy động
sà lan riêng để vận chuyển, mặt khác việc kiểm soát xoắn xích trong quá trình rải xích
tốt hơn rất nhiều so với các phương án khác.
2.3.1.3. Phân tích tính hợp lý của các phương tiện vận chuyển được lựa chọn
Bằng cách lập bảng so sánh như dưới đây sẽ cho thấy ưu nhược điểm của các
phương tiện vận chuyển, từ đó có cơ sở để lựa chọn phù hợp:
Bảng 2.3: So sánh 2 phương án vận chuyển
Dùng Sà lan Vận chuyển Dùng Tàu Vận chuyển(*)
Ưu điểm:
- Khối lượng vận chuyển lớn, có thể
vận chuyển đồng thời cọc và sà lan
cùng lúc
Ưu điểm:
- Xích được chứa dưới hầm tàu,
Việc kiểm soát xích xoắn khi ra khỏi
tàu để rải thực hiện dễ dàng hơn
50
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- Trong quá trình thi công, có thể
chủ động việc huy động sà lan
- Thời gian thi công được cải thiện
hơn rất nhiều do sử dụng hệ thống
phụ trợ được lắp đặt trên tàu: tời, cẩu
phụ, bollars, shark jaw, các hệ thống
này làm việc đồng bộ với nhau.
Mặt khác, loại bỏ được thời gian cho
việc sà lan cập vào để cẩu xích, thời
gian này đôi khi còn phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết
- Chi phí có thể được tiết kiệm hơn
do thời gian sử dụng tàu ngắn, tiết
kiệm việc sử dụng sà lan chở xích.
Nhược điểm:
- Việc sử dụng Sà lan đỏi hỏi tàu cẩu
lắp đặt phải có khả năng cẩu với bán
kính lớn để có thể cẩu xích
Nhược điểm:
- Thị trường Tàu cẩu có khoang
chứa xích hiện không nhiều, vì vậy
cần phải cân nhắc về việc lựa chọn
cho phù hợp.
- Phải lắp đặt các thiết bị hỗ trợ trên
Sà lan trong quá trình thi công như tời,
bollars, sharkjaw …
- Thi công kéo dài thời gian do việc
đưa Sà lan cập vào tàu cẩu, di chuyển
ra ngoài nhiều lần.
- Chi phí tăng cao do huy động Sà lan
và bộ tàu kéo, thời gian sử dụng Sà lan
kéo dài trong suốt quá trình thi công
xích …
(*): Tàu vận chuyển này thực hiện công tác rải xích
2.3.2. Quy trình thực hiện việc hạ thủy xích xuống tàu, sà lan
Căn cứ vào thông số kỹ thuật về kích thước của tàu/sà lan và độ sâu mực nước tại
vị trí cảng hạ thuỷ để chọn vị trí cầu cảng phù hợp. Từ đó xác định phương án sử dụng
phương tiện cẩu thích hợp.
51
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
2.3.2.1. Sử dụng phương tiện cẩu bánh xích/ cẩu cảng
Trường hợp tàu/sà lan có thể cập trực tiếp vào cẩu cảng để thực hiện việc bốc dỡ
hàng thì có thể sử dụng phương tiện cẩu bánh xích, bánh hơi hoặc cẩu cảng để đưa
hàng lên boong.
Thông thường các đoạn xích gồm nhiều bó xích vì vậy phải sử dụng tối thiểu 2
cẩu để phục vụ ha thuỷ: hoặc 01 cẩu bánh xích và 01 cẩu bánh hơi hoặc 01 cẩu bánh
xích và 01 cẩu bánh hơi.
Đặc điểm ưu thế của phương tiện cẩu bánh xích là khả năng vươn xa của cần và
có thể đứng ở vị trí khó để có thể đưa xích lên boong tàu/ sà lan.
Đối với cẩu cảng, ưu điểm lớn nhất là cẩu có thể di chuyển dọc trên đường ray
dọc vị trí cầu cảng để đưa hàng lên tàu mặc dù khả năng nâng tải hạn chế.
2.3.2.2. Sử dụng phương tiện cẩu tàu
Trong trường hợp độ sâu nước ở vị trí cảng bị hạn chế, tàu phải cập vào cảng
thông qua tàu cẩu, lúc đó sử dụng phương tiện tàu cẩu được yêu cầu. Hoặc trong
trường hợp xích được đưa trực tiếp lên boong tàu để thực hiện việc lắp đặt biển.
Đối với phương án này, hạn chế lớn nhất là khả năng thực hiện rất chậm do móc
cẩu nâng hạ mất nhiều thời gian, mặt khác không kinh tế. Chỉ sử dụng trong trường
hợp tình huống mà thôi.
2.3.3. Quy trình thực hiện việc thi công đưa cọc xuống nước
2.3.3.1. Sử dụng phương pháp kéo trượt cọc từ sà lan
Tất cả cọc được hạ thủy trên Sà lan chở cọc để thực hiện việc lắp đặt. Khung
đóng cọc, búa và cọc đẩy được đặt trên Tàu Cẩu.
Phương pháp kéo trượt cọc trên sà lan được mô tả như sau:
52
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
- Tàu cẩu lắp đặt di chuyển đến vị trí cọc theo thiết kế.
- Nhấc khung đóng cọc từ boong tàu và đưa vào vị trí đóng cọc (trong phạm vi
sai số cho phép) dưới sự quan sát từ ROV.
- Khi khung đóng cọc được đưa xuống đáy biển phù hợp với hướng như yêu
cầu, giải phóng cable cẩu khung với sự hỗ trợ của ROV.
- Di chuyển Tàu cẩu đến vị trí sà lan chở cọc. Chuyển Cable nâng cọc sang Sà
lan và kết nối vào cọc.
- Di chuyển Tàu cẩu ra xa Sà lan và kéo lê cọc dọc sà lan cho đến khi cọc rơi
xuống nước.
- Nhấc cọc ở vị trí thẳng đứng cho đến khi vị trí tai móc cẩu ngang vị trí sàn tàu
- Kết nối xích neo vào tai móc cẩu của cọc
- Di chuyển Tàu cẩu đến vị trí khung đóng cọc
- Từ từ hạ cọc xuống trong khi nhả xích dần dần
- Đưa cọc vào khung đóng cọc theo đúng hướng và vị trí yêu cầu thiết kế
- Giải phóng Cable nâng cọc với sự hỗ trợ của ROV
- Nhấc búa và cọc đẩy đưa vào vị trí, sẵn sàng thực hiện việc đóng cọc
53
: Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)
trong điều kiện biển Việt Nam.
Hình 2.1: Chuẩn bị hạ cọc
Hình 2.2: Kéo trượt cọc trên Sà lan
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO
giai phap thi cong neo giu FPSO

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Soạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyến
Soạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyếnSoạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyến
Soạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyếnDuy Vu
 
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019hanhha12
 
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticLuận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticHuynh Loc
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...nataliej4
 
đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảngViettintin
 
Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite
  Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite  Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite
Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securiteRabah HELAL
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaguest3c41775
 
Commerce maritime-et-contentieux
Commerce maritime-et-contentieuxCommerce maritime-et-contentieux
Commerce maritime-et-contentieuxRabah HELAL
 
Paiement du fret
Paiement du fretPaiement du fret
Paiement du fretRabah HELAL
 
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN HCMUT
 

Was ist angesagt? (20)

Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
 
Soạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyến
Soạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyếnSoạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyến
Soạn thảo hợp đồng thuê tàu chuyến
 
Đổi mới tổ chức quản lý cảng biển theo chính quyền cảng tự chủ, HAY
Đổi mới tổ chức quản lý cảng biển theo chính quyền cảng tự chủ, HAYĐổi mới tổ chức quản lý cảng biển theo chính quyền cảng tự chủ, HAY
Đổi mới tổ chức quản lý cảng biển theo chính quyền cảng tự chủ, HAY
 
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
Dịch Vụ Cảng Biển Tại Singapore, Hong Kong_08300612092019
 
Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...
Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...
Cơ sở lý luận về hoạt động và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằn...
 
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticLuận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cảng tân vũ - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Công ty giao nhận vận tải, dịch vụ...
 
đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảng
 
Các loại vận đơn
Các loại vận đơnCác loại vận đơn
Các loại vận đơn
 
Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite
  Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite  Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite
Impact sur-la-conteunirisation-et-la-securite
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa
 
Commerce maritime-et-contentieux
Commerce maritime-et-contentieuxCommerce maritime-et-contentieux
Commerce maritime-et-contentieux
 
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
 
Paiement du fret
Paiement du fretPaiement du fret
Paiement du fret
 
Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Cảng Đà Nẵng.doc
Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Cảng Đà Nẵng.docThực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Cảng Đà Nẵng.doc
Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Cảng Đà Nẵng.doc
 
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
 
Proyecto y producción de buques petroleros
Proyecto y producción de buques petrolerosProyecto y producción de buques petroleros
Proyecto y producción de buques petroleros
 
Luận văn: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, HOT
Luận văn: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, HOTLuận văn: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, HOT
Luận văn: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, HOT
 
Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9Đề tài  Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
Đề tài Chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics rất hay điểm 9
 

Andere mochten auch

Thiết kế ctb trọng lực bêtong
Thiết kế ctb trọng lực bêtongThiết kế ctb trọng lực bêtong
Thiết kế ctb trọng lực bêtongtrunganh94
 
De bai tap CD2
De bai tap CD2De bai tap CD2
De bai tap CD2trunganh94
 
Mau cau tieng anh thong dung
Mau cau tieng anh thong dungMau cau tieng anh thong dung
Mau cau tieng anh thong dungHieu Dang
 
Hướng nhà hợp tuổi tân mão
Hướng nhà hợp tuổi tân mãoHướng nhà hợp tuổi tân mão
Hướng nhà hợp tuổi tân mãoHieu Dang
 
Form xin cap passport
Form xin cap passportForm xin cap passport
Form xin cap passportHieu Dang
 
Tl dd field mez
Tl dd field mezTl dd field mez
Tl dd field mezHieu Dang
 
Guide eng panasonic gx1
Guide eng panasonic gx1Guide eng panasonic gx1
Guide eng panasonic gx1Hieu Dang
 
Dnv spare parts recommendation
Dnv spare parts recommendationDnv spare parts recommendation
Dnv spare parts recommendationHieu Dang
 
Tim hieu ve piping
Tim hieu ve pipingTim hieu ve piping
Tim hieu ve pipingHieu Dang
 
Installation pdms12.sp6trans
Installation pdms12.sp6transInstallation pdms12.sp6trans
Installation pdms12.sp6transDai Hung
 
Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1
Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1
Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1Dai Hung
 
Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...
Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...
Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...Dai Hung
 
Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)
Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)
Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)Dai Hung
 
Tcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đất
Tcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đấtTcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đất
Tcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đấtyeunuocuc10
 
Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012robinking277
 
Construction project management vn
Construction project management vnConstruction project management vn
Construction project management vnrobinking277
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...SOS Môi Trường
 

Andere mochten auch (20)

Thiết kế ctb trọng lực bêtong
Thiết kế ctb trọng lực bêtongThiết kế ctb trọng lực bêtong
Thiết kế ctb trọng lực bêtong
 
De bai tap CD2
De bai tap CD2De bai tap CD2
De bai tap CD2
 
Mau cau tieng anh thong dung
Mau cau tieng anh thong dungMau cau tieng anh thong dung
Mau cau tieng anh thong dung
 
Hướng nhà hợp tuổi tân mão
Hướng nhà hợp tuổi tân mãoHướng nhà hợp tuổi tân mão
Hướng nhà hợp tuổi tân mão
 
Form xin cap passport
Form xin cap passportForm xin cap passport
Form xin cap passport
 
Tl dd field mez
Tl dd field mezTl dd field mez
Tl dd field mez
 
Guide eng panasonic gx1
Guide eng panasonic gx1Guide eng panasonic gx1
Guide eng panasonic gx1
 
Dnv spare parts recommendation
Dnv spare parts recommendationDnv spare parts recommendation
Dnv spare parts recommendation
 
Tim hieu ve piping
Tim hieu ve pipingTim hieu ve piping
Tim hieu ve piping
 
Installation pdms12.sp6trans
Installation pdms12.sp6transInstallation pdms12.sp6trans
Installation pdms12.sp6trans
 
Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1
Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1
Comparison of en 12079 & dnv 2.7 1
 
Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...
Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...
Transportation of living quarters behalf of tumbua landana project Angola, We...
 
Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)
Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)
Copy of set menu 20 & 25 ++ (1)
 
Tcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đất
Tcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đấtTcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đất
Tcvn 8870 2011 thi công và nghiệm thu neo trong đất
 
Up bài
Up bàiUp bài
Up bài
 
Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012
 
Up bài
Up bàiUp bài
Up bài
 
He so nen
He so nenHe so nen
He so nen
 
Construction project management vn
Construction project management vnConstruction project management vn
Construction project management vn
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
 

Ähnlich wie giai phap thi cong neo giu FPSO

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370nataliej4
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...
Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...
Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...tcoco3199
 
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanTính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanOFFSHORE VN
 
Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...
Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...
Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...nataliej4
 
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...Man_Ebook
 
Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in  Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in robinking277
 
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít năm
đồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít nămđồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít năm
đồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít nămnataliej4
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Ähnlich wie giai phap thi cong neo giu FPSO (20)

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu tuổi thọ và độ tin cậy của vít me – đai ố...
 
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titanLuận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
 
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
Xác định các clophenol trong nước bằng phương pháp sắc ký khí 6734370
 
Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...
Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...
Luận văn: Tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với khối thông ti...
 
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểuLuận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
Luận án: Xây dựng phương pháp xác định dòng chảy tối thiểu
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
 
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu phương pháp cố kết chân không xử lý nền đ...
 
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
Luận án: Đánh giá độ thấm nước và khuếch tán ion clorua của bê tông có xét đế...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...
Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...
Luận Văn Nghiên Cứu Ổn Định Chuyển Động Khi Làm Việc Của Liên Hợp Máy Kéo - X...
 
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanTính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
 
Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Tổ Hợp Cấu Trúc Nano Fe3o4 – Than Sinh Học Để Xử ...
Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Tổ Hợp Cấu Trúc Nano Fe3o4 – Than Sinh Học Để Xử ...Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Tổ Hợp Cấu Trúc Nano Fe3o4 – Than Sinh Học Để Xử ...
Nghiên Cứu Chế Tạo Vật Liệu Tổ Hợp Cấu Trúc Nano Fe3o4 – Than Sinh Học Để Xử ...
 
download
downloaddownload
download
 
Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...
Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...
Thiết kế phân xưởng sản xuất formalin trên xúc tác oxit Fe-Mo với năng suất 1...
 
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
Nghiên cứu cải thiện chất lượng mô men động cơ BLDC rotor ngoài trong truyền ...
 
Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in  Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty.
 
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
 
đồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít năm
đồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít nămđồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít năm
đồ áN thiết kế nhà máy sản xuất bia công suất 50 triệu lít năm
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 

giai phap thi cong neo giu FPSO

  • 1. I : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. LỜI CAM ĐOAN Tô x cam đoa : Luậ vă “Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của cá â , được thực hi dưới sự ướng dẫn khoa học của TS. Phạm Hi n Hậu Các s li u, kết luận của nghiên cứu được trình bày trong luậ vă y ru ực v c ưa ừ được công b dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhi m v nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 10 ăm 2013 Nguyễ ạt Thịnh
  • 2. II : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biế ơ đến thầy ướng dẫn TS. Phạm Hi n Hậu đã ận tình chỉ bảo, ướng dẫn tôi trong su t thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận vă y. Tô cũ x được gửi lờ cám ơ ới các thầy cô ro K oa Sau đại học, Vi n Xây dựng Công trình Biển, các Bộ môn liên quan thuộc Trườ ại học Xây dự đã truy đạt kiến thức c o ô . Tô cũ x b y ỏ lò cám ơ ới Ban Giám hi u nhà Trườ ại học Xây dự đã ú đỡ ô cũ ư lớp cao học trong su t quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lờ cám ơ ới Ban Lã đạo Liên Doanh Vi t-N a V e sov e ro ơ ô đa cô ác đã ạo đ u ki n v vật chất, thờ a cũ ư ần giúp tôi hoàn thành bản luậ vă y. Tô x được bày tỏ lòng cảm ơ ớ a đì , bạ bè đồng nghi p. Sự khích l , độ v ê , ú đỡ của mọ ười l động lực to lớ ú ô vượt qua nhữ k ó k ă trong su t quá trình học tập. Hà Nội, tháng 10 ăm 2013 Nguyễ ạt Thịnh
  • 3. III : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ II MỤC LỤC………….....................................................................................................III CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................VI DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... VII DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ..........................................................................VIII MỞ ĐẦU……………...................................................................................................XI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG NEO CÔNG TRÌNH BỂ CHỨA DẦU NỔI (FSO/FPSO) ..................................................................1 1.1. Mô tả chung về FSO/FPSO .................................................................................... 1 1.1.1.Cấu tạo của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) ...........................................................................1 1.1.2.Vai trò và chức năng của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) .....................................................3 1.1.3.Mô tả Quy trình công nghệ xử lý dầu cùa FSO....................................................................6 1.2. Khái quát về hệ thống neo bể chứa dầu nổi (FPSO/FSO) .................................... 11 1.2.1.Dạng neo động D.P (Dynamic Positioning).......................................................................11 1.2.2.Dạng neo nhiều điểm CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring) ..............................12 1.2.3.Dạng neo một điểm S.P.M (Single Point Mooring)...........................................................13 1.2.4.Các dạng dây neo..................................................................................................................26 1.2.5.Các dạng mỏ neo thông dụng ..............................................................................................28 1.3. Các FPSO/FSO đang hoạt động trên thế giới....................................................... 41 1.4. Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam......................................... 42 1.5. Kết luận về các dạng hệ thống dây neo FPSO...................................................... 43 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG HỢP LÝ ĐỂ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY NEO BỂ CHỨA DẦU NỔI (FPSO) ....................................45
  • 4. IV : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 2.1. Mở đầu.................................................................................................................. 45 2.2. Các căn cứ xuất phát để xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) ................................................................ 45 2.2.1.Tiêu chuẩn thiết kế để đề xuất phương án ..........................................................................45 2.2.2.Căn cứ vào điều kiện chiều sâu mực nước và điều kiện môi trường vùng biển thi công46 2.2.3.Phương tiện, trang thiết bị thực hiện việc thi công.............................................................48 2.3. Nội dung chính của giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)........................................................................................ 49 2.3.1.Lựa chọn phương tiện vận chuyển cọc, xích hợp lý ..........................................................49 2.3.2.Quy trình thực hiện việc hạ thủy xích xuống tàu, sà lan....................................................50 2.3.3.Quy trình thực hiện việc thi công đưa cọc xuống nước....................................................51 2.3.4.Quy trình thực hiện việc thi công đóng cọc và thả xích neo.............................................57 2.3.5.Quy trình thực hiện việc thi công kết nối xích neo vào FPSO .........................................64 2.3.6.Tiêu chí đánh giá phương án thi công hợp lý .....................................................................66 2.3.7.Các bài toán cơ bản để phục vụ thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)....................................................................................................................................67 2.3.8.Những rủi ro có thể xảy ra và biện pháp khắc phục trong quá trình thi công................67 2.4. Kết luận chương.................................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY NEO BỂ CHỨA DẦU NỔI (FPSO) CHO CÔNG TRÌNH TÊ GIÁC TRẮNG- HOÀNG LONG .................................................................................77 3.1. Số liệu đầu vào...................................................................................................... 77 3.1.1.Giới thiệu chung dự án FPSO- Tê Giác Trắng...................................................................77 3.1.2.Số liệu môi trường phục vụ thi công...................................................................................80 3.1.3.Số liệu bể chứa FPSO và hệ thống neo giữ FPSO .............................................................87 3.2. Phương án thi công hợp lý.................................................................................... 95 3.2.1.Công tác chuẩn bị .................................................................................................................95 3.2.2.Công tác vận chuyển ra vị trí hạ thủy..................................................................................96
  • 5. V : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 3.2.3.Công tác hạ thủy................................................................................................................ 100 3.2.4.Trình tự thực hiện việc thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu(FPSO)............ 111 3.2.5.Các bài toán cơ bản để phục vụ thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO)................................................................................................................................. 134 3.3. Các sự cố và biện pháp khắc phục trong quá trình thi công lắp đặt hệ thống dây neo lắp đặt........................................................................................................... 135 3.3.1.Sự cố vách cọc bị xé khi đóng.......................................................................................... 135 3.4. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được khi áp dụng giải pháp.............. 138 3.5. Kết luận chương.................................................................................................. 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................139 PHỤ LỤC………........................................................................................................141
  • 6. VI : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Ký tự viết tắt Viết đầy đủ - Giải thích AHT1 Anchor Handling Tug CALM Catenary Anchor Leg Mooring CALRAM Catenary Anchor Leg Rigid Arm Mooring CMBM Conventional Multi Buoy Mooring CPP Central Process Platform DP Dynamic Positioning FSO Floating, Storage and Offloading FPSO Floating Production, Storage and Offloading PGF Pile Guide Frame PLEM Pipeline End Manifold PLET Pipeline end termination SALM Single Anchor Leg Mooring SALS Single Anchor Leg Storage SPM Single Point Mooring SPAR Single Point Anchor Reservoir ROV Remotely Operated Vehicle WHP Wellhead Platform
  • 7. VII : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sử dụng neo hình cái bừa trong đất sét .........................................................30 Bảng 1.2: Ưu và nhược điểm của Neo loại gài trực tiếp................................................34 Bảng 1.3: Những ưu điểm và nhược điểm của các loại mỏ neo ....................................37 Bảng 1.4: Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam..................................42 Bảng 2.1: Vận tốc dòng chảy lớn nhất ở các khu vực ...................................................47 Bảng 2.2: Giá trị chiều cao sóng Hmax(m) tương ứng với các chu lỳ lặp ....................48 Bảng 2.3: So sánh 2 phương án vận chuyển ..................................................................49 Bảng 2.4: Tính hợp lý giữa các phương án thi công đưa cọc xuống nước ...................56 Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá phương án thi công hợp lý................................................66 Bảng 3.1: Sự thay đổi thủy triều ....................................................................................82 Bảng 3.2: Số liệu sóng- Điều kiện TRS.........................................................................83 Bảng 3.3: Số liệu sóng- Điều kiện Non TRS .................................................................84 Bảng 3.4: Sóng gây mỏi.................................................................................................85 Bảng 3.5: Phân bố hướng sóng ......................................................................................86 Bảng 3.6: Thông số nhiệt độ nước biển .........................................................................86 Bảng 3.7: Thông số nhiệt độ không khí.........................................................................87 Bảng 3.8: Vị trí tọa độ của FPSO.....................................................................................87 Bảng 3.9: Bảng đặc tính của FPSO................................................................................88 Bảng 3.10: Vị trí Turret so với FPSO ............................................................................89 Bảng 3.11: Tọa độ vị trí neo...........................................................................................90 Bảng 3.12: Mô tả các công việc hạ thuỷ cọc xuống sà lan vận chuyển.......................101 Bảng 3.13: Quy trình đặt xích trên tàu.........................................................................104 Bảng 3.14: Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được khi áp dụng giải pháp.....138
  • 8. VIII : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các thành phần cấu tạo chính của FPSO .........................................................1 Hình 1.2: Hình ảnh FPSO ................................................................................................4 Hình 1.3: Sơ đồ làm việc của mỏ.....................................................................................5 Hình 1.4: Sơ đồ minh họa hệ thống ống ngầm đi từ PLEM vào FPSO...........................6 Hình 1.5: Sơ đồ minh họa đơn giản quá trình xử lý dầu..................................................9 Hình 1.6: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (1)...................................9 Hình 1.7: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (2).................................10 Hình 1.8: Hình ảnh thiết bị đường ống công nghệ trên FPSO (3) .................................10 Hình 1.9: Mô hình dạng neo động D.P ..........................................................................12 Hình 1.10: Hệ thống neo CMBM...................................................................................13 Hình 1.11: Hệ thống neo C.A.L.M (1)...........................................................................14 Hình 1.12: Hệ thống neo C.A.L.M (2)...........................................................................15 Hình 1.13: Mặt cắt hệ thống neo C.A.L.M ....................................................................15 Hình 1.14: Hệ thống phao neo CALRAM .....................................................................16 Hình 1.15: Hệ thống neo S.A.L.M.................................................................................17 Hình 1.16: Hệ thống phao neo CALRAM .....................................................................18 Hình 1.17: Hệ thống neo S.A.L.M với hệ Tubular column ...........................................19 Hình 1.18: Hệ thống neo S.A.L.S (1).............................................................................20 Hình 1.19: Hệ thống neo S.A.L.S (2).............................................................................21 Hình 1.20: Hệ thống neo dạng tháp có khớp .................................................................22 Hình 1.21: Hệ thống neo dạng tháp ...............................................................................22 Hình 1.22: Hệ thống neo dạng S.P.A.R .........................................................................23 Hình 1.23: Hệ thống Turret neo bên trong.....................................................................24 Hình 1.24: Hệ thống Turret neo bên ngoài (1)...............................................................25 Hình 1.25: Hệ thống Turret neo bên ngoài (2)...............................................................26 Hình 1.26: Xích neo .......................................................................................................27 Hình 1.27: Dây thừng.....................................................................................................27 Hình 1.28: Dây thừng sợi tổng hợp................................................................................28 Hình 1.29: Các loại mỏ neo trọng lực...........................................................................29 Hình 1.30: Mỏ neo dạng cái bừa....................................................................................29 Hình 1.31: Mỏ neo trọng lực..........................................................................................32 Hình 1.32: Mỏ neo dạng cọc..........................................................................................35
  • 9. IX : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.33: Mỏ neo dạng cọc hút....................................................................................36 Hình 1.34: Bảng đồ phân bố FPSO/FSO trên thế giới 2011.........................................41 Hình 2.1: Chuẩn bị hạ cọc..............................................................................................53 Hình 2.2: Kéo trượt cọc trên Sà lan ...............................................................................53 Hình 2.3: Hạ cọc xuống biển..........................................................................................54 Hình 2.4: Nhấc cọc ở vị trí thẳng đứng..........................................................................54 Hình 2.5: Sử dụng phương tiện cẩu nâng cọc và đưa xuống nước ................................56 Hình 2.6: Sử dụng phương tiện khung đóng cọc (PGF) để đóng cọc............................60 Hình 2.7: Khung đóng cọc (PGF) ..................................................................................61 Hình 2.8: Sử dụng tàu cẩu Trường Sa để đưa xích xuống.............................................63 Hình 2.9: Thi công kết nối xích neo vào FPSO .............................................................65 Hình 2.10: Cọc đẩy (Pile follower)...............................................................................68 Hình 2.11: Kết nối Cable vào xích.................................................................................70 Hình 3.1: Sơ đồ mỏ TGT ...............................................................................................77 Hình 3.2: Sơ đồ vị trí các Block- mỏ TGT ....................................................................78 Hình 3.3: Sơ đồ hoạt động mỏ TGT ..............................................................................79 Hình 3.4: Sơ đồ các đặc điểm khí tượng........................................................................81 Hình 3.5: Sơ đồ neo FPSO.............................................................................................92 Hình 3.6: Sơ đồ neo FPSO mỏ TGT ..............................................................................92 Hình 3.7: Sơ đồ vị trí cọc neo ........................................................................................93 Hình 3.8: Sơ đồ chi tiết xích neo....................................................................................93 Hình 3.9: Xích neo tại vị trí kho bãi ..............................................................................97 Hình 3.10: Xích được đưa lên xe trailer vận chuyển ra vị trí hạ thủy ...........................97 Hình 3.11: Vận chuyển búa đóng cọc ra vị trí hạ thủy ..................................................98 Hình 3.12: Vị trí chế tạo cọc..........................................................................................98 Hình 3.13: Kiểm tra Padeye cọc ....................................................................................99 Hình 3.14: Kiểm tra độ vừa của ma ní vào Padeye cọc.................................................99 Hình 3.15: Cọc sẵn sàng hạ thủy xuống sàlan vận chuyển..........................................100 Hình 3.16: Đưa cọc xuống sà lan vận chuyển..............................................................102 Hình 3.17: Chằng buộc cọc trên Sàlan để sẵn sàng đi biển .........................................102 Hình 3.18: Cẩu khung đóng cọc (PGF) xuống tàu.......................................................103 Hình 3.19: Chằng buộc búa, khung đóng cọc trên tàu.................................................103 Hình 3.20: Dùng cẩu bánh xích đưa xích xuống tàu....................................................107 Hình 3.21: Dùng cẩu cảng đưa xích xuống tàu............................................................108 Hình 3.22: Xích được đưa lên boong tàu.....................................................................108
  • 10. X : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 3.23: Đánh dấu kiểm soát xích............................................................................109 Hình 3.24: Hệ thống tang cuốn xích mạn trái và phải của tàu.....................................109 Hình 3.25: Đưa xích vào chain locker .........................................................................110 Hình 3.26: Kết nối mắc xích đầu và cuối các đoạn xích.............................................110 Hình 3.27: Treo xích tại Chain locker..........................................................................111 Hình 3.28: Đưa khung đóng cọc (PGF) vào vị trí........................................................112 Hình 3.29: Nhấc cọc khỏi sàlan ...................................................................................115 Hình 3.30: Đưa cọc về vị trí thẳng đứng và đưa vào khung đóng cọc.........................115 Hình 3.31: Quay lật búa về vị trí thẳng đứng và đưa vào đóng cọc ............................117 Hình 3.32: Thực hiện công tác đóng cọc .....................................................................118 Hình 3.33: Trình tự thực hiện công tác kết nối đoạn xích Bottom Chain vào cọc ......120 Hình 3.34: ROV thực hiện việc kết nối đoạn xích Bottom..........................................123 Hình 3.35: Đánh dấu xích ............................................................................................126 Hình 3.36: Kiểm soát xoắn xích khi vào hầm chứa.....................................................127 Hình 3.37: Xích neo sau khi được kết nối vào Turret..................................................129 Hình 3.38: Kéo xích vào Turret ...................................................................................131 Hình 3.39: Xích được khóa vào Chain Flapper/Stopper..............................................131 Hình 3.42: Cọc đẩy (Pile follower)..............................................................................136 Hình 3.43: Cable nối giữa Búa và Cọc đẩy..................................................................136 Hình 3.44: Vách cọc chính bị Cọc đẩy xuyên thủng ..................................................136 Hình 3.45: ROV bị trôi mất phần thân, chỉ còn phần phao nổi ...................................137
  • 11. XI : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. MỞ ĐẦU 1.0 Lý do chọn đề tài: Dịch vụ cung cấp kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) là một trong những dịch vụ chiến lược mang tính ổn định lâu dài của ngành dầu khí Việt Nam do gắn liền với hoạt động khai thác các mỏ dầu. Tuy nhiên, đây cũng là loại hình dịch vụ rất khó chiếm lĩnh do công nghệ quản lý vận hành đòi hỏi trình độ tay nghề cao, giá trị đầu tư rất lớn, đồng thời cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt. Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ khai thác, cung cấp các kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc đã được khẳng định trên thị trường. Các dự án kho nổi FSO/FPSO được cung cấp cho các mỏ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược phát triển dịch vụ kinh doanh kho nổi chứa và xử lý dầu thô nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế biển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nói chung. Góp phần vào việc thành công của dịch vụ cung cấp này, việc đề ra giải pháp thi công lắp đặt biển hợp lý cho các FSO/FPSO này đóng vai trò một phần không nhỏ góp phần thành công cho cả dự án và mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nếu tận dụng được nguồn trang thiết bị, nhân lực trong nước. 2.0 Mục đích chọn đề tài: Đề tài nhằm mục đích tổng kết thực tiễn công nghệ thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) đang được áp dụng. Tìm hiểu năng lực về cơ sở hạ tầng, thiết bị phương tiện hiện có ở Việt Nam và các nước lân cận. Từ đó nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam nhằm mang lại hiệu quả kinh tế nhất cho dự án. 3.0 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  • 12. XII : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các giải pháp thi công lắp đặt hệ thống xích neo bể chứa dầu nổi để xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 4.0 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học:  Hiểu rõ được các tiêu chuẩn để áp dụng trong điều kiện tính toán thi công.  Xây dựng được phương pháp luận phục vụ lựa chọn phương án thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu (FSO/FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn:  Ứng dụng phương pháp luận đã xây dựng để đưa ra được phương án tổ chức thi công thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) 5.0 Bố cục của luận văn: Nội dung của Luận văn này có 166 trang, bao gồm phần mở đầu, 03 Chương, Kết luận và kiến nghị, 26 bảng, 89 hình vẽ, Tài liệu tham khảo và Phụ lục các bản vẽ, tính toán. Cụ thể như sau: - Mở đầu - Chương 1: Tổng quan về các giải pháp cho hệ thống neo công trình bể chứa dầu nổi FPSO, FSO trên thế giới và ở Việt Nam - Chương 2: Xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) - Chương 3: Áp dụng thực hiện phương án tổ chức thi công lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) cho Công trình Tê Giác Trắng - Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục: Các bản vẽ, tính toán Sau đây là phần trình bày lần lượt các nội dung của luận văn theo cấu trúc nêu trên
  • 13. 1 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG NEO CÔNG TRÌNH BỂ CHỨA DẦU NỔI (FSO/FPSO) 1.1. Mô tả chung về FSO/FPSO 1.1.1. Cấu tạo của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) Một FSO/FPSO thông thường bao gồm các thành phần chính được mô tả như hình vẽ sau: Hình 1.1: Các thành phần cấu tạo chính của FPSO
  • 14. 2 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Thân FSO/FPSO (hull) bao gồm toàn bộ phần thân vỏ, khoang két nơi dùng để chứa sản phẩm sau khi sơ chế. - Hệ thống định vị, neo (mooring system) là hệ thống neo buộc định vị giữ FSO/FPSO tại một vị trí. Hệ thống này gồm: dây neo buộc, các đầu nối và thiết bị, tời, cọc, neo và thiết bị đẩy. - Hệ thống xử lý/sản xuất (production) là hệ thống công nghệ gồm hệ thống xử lý, hệ thống an toàn và điều khiển, hệ thống trợ giúp công nghệ và các thiết bị phụ trợ cho quá trình xử lý hỗn hợp chất lỏng hydrocarbon và khí từ giếng. Thông thường, hệ thống này là các module được đặt cao hơn mặt chính boong chính khoảng vài mét (≥3m), nhưng các đường ống liên quan lại đặt ngay trên mặt boong chính. Phụ thuộc vào kích thước của thân vỏ và bố trí thượng tầng, các module thượng tầng có thể có nhiều sàn để lắp đặt các thiết bị xử lý gas, nước và dầu. Các trang thiết bị thượng tầng sẽ được chế tạo thành từng cụm hoàn chỉnh. Hệ thống công nghệ gồm các hệ thống sau: + Hệ thống xử lý chất lỏng, gas hoặc hỗn hợp hydrocacbon từ giếng; + Hệ thống phụ trợ trợ giúp công nghệ như các hệ thống cung cấp năng lượng, khí nén, thủy lực, hơi, nước, cho quá trình xử lý. Các hệ thống được dùng để kích hoạt giếng như hệ thống bơm khí, nước, hóa chất xuống giếng qua cây noel + Hệ thống phát điện cho việc xuất dầu/khí + Bộ phận và thiết bị điện liên quan đến thiết bị công nghệ; + Các hệ thống khác không đề cập ở trên như hệ thống sản xuất và/hoặc xử lý methanol, hệ thống khử muối + Hệ thống ép vỉa: bơm trực tiếp nước hoặc khí đồng hành xuống vỉa để đảm bảo duy trì áp suất vỉa; + Hệ thống xuất và nhập dầukhí gồm các ống cứng, ống mềm hoặc kết hợp cả hai loại ống trên, các bộ phận liên quan đến ống đứng như hệ thống kéo
  • 15. 3 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. căng, các module nổi, phao nổi dọc ống đứng, kẹp cố đinh, hệ thống neo và các hệ thống điều khiển an toàn. Trong một hệ thống xuất và nhập tiên biểu của FSO/FPSO, điểm bắt đầu là điểm nối ống đứng với PLEM và điểm kết thúc là điểm kết nối ống đứng với FSO/FPSO. Các điểm kết nối thông thường là mặt bích đầu ra (hoặc mặt bích đầu vào) của PLEM và mặt bích đầu vào (hoặc mặt bích đầu ra) của FSO/FPSO; + Khu sinh hoạt và điều khiển (accommodation) là nơi có buồng điều khiển, khu nhà ở và sinh hoạt chung của mọi người trên FSO/FPSO; + Sân bay (helideck) dùng để vận chuyển hàng và nhân lực bằng đường hàng không. Tùy theo các bố trí công năng của FSO/FPSO mà sân bay có thể đặt trực tiếp lên nóc khu nhà ở hoặc nhô ra phía biển; + Hệ thống cẩu (crane) dùng để cẩu nhấc các trang thiết bị, nhu yếu phẩm…phục vụ quá trình hoạt động của FSO/FPSO hoặc công việc sản xuất. + Cần đuốc (flare boom) là hệ thống dùng để đốt khí đồng hành và khí tự nhiên xuất hiện trong quá trình khoan thăm dò, khai thác (không thải trực tiếp vào môi trường); + Hệ thống ống công nghệ và điều khiển; + Hệ thống thiết bị hàng hải (navigation equipments); + Hệ thống cứu sinh, cứu hỏa 1.1.2. Vai trò và chức năng của bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO) Dầu mỏ được khai thác từ các khu vực ngoài khơi vào cuối những năm 1940. Ban đầu, tất cả các giàn khoan dầu đều được đặt ở đáy biển, nhưng khi việc thăm dò được mở rộng đến những vùng nước sâu hơn và những khu vực xa hơn nữa vào những năm 1970, hệ thống sản xuất nổi được sử dụng.
  • 16. 4 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.2: Hình ảnh FPSO FPSO đầu tiên là Castellon Shell, được xây dựng ở Tây Ban Nha vào năm 1977. Ngày nay, hơn 200 tàu được triển khai trên toàn thế giới như FPSO. FPSO là chữ viết tắt của cụm từ Floating Production, Storage and Offloading (tạm dịch: công trình nổi để khai thác, xử lý, lưu trữ và rót dầu), là một tàu nổi được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí, nhằm xử lý hỗn hợp hydrocarbon và được dùng để lưu trữ dầu. Tàu FPSO được thiết kế để nhận hỗn hợp hydrocarbon được khai thác từ các giàn gần đó hoặc cụm Subsea Template, xử lý, và lưu trữ cho đến khi dầu có thể được chuyển lên một tàu chở dầu hoặc tàu dịch vụ, hoặc đôi khi, được vận chuyển thông qua một hệ thống đường ống dẫn. FPSO được sử dụng phổ biến ở ngoài khơi khu vực biên giới vì dễ dàng lắp đặt, và không đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đường ống
  • 17. 5 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. dẫn để xuất dầu. FPSOs có thể được cải hoán từ một tàu chở dầu hoặc có thể là một tàu được xây dựng mới đặc biệt cho hệ thống chức năng. Một tàu dầu chỉ được sử dụng để lưu trữ dầu (không có hệ thống xử lý dầu) được gọi là kho nổi chứa và xuất dầu (FSO). Hình 1.3: Sơ đồ làm việc của mỏ Dầu được sản xuất từ các giàn khoan, sau đó có thể được vận chuyển vào đất liền bằng hệ thống đường ống dẫn hoặc tàu chở dầu. Khi một tàu chở dầu được chọn để vận chuyển dầu, điều cần thiết là chọn được tàu có nhiều khoang chứa để các khoang này không bị chiếm dụng trong suốt quá trình dầu được sản xuất, và khoang chỉ được sử dụng khi dầu được rót vào. Khi đó tàu chở dầu di chuyển đến và kết nối vào đuôi của ngăn chứa dầu và tiến hành rót dầu.
  • 18. 6 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.4: Sơ đồ minh họa hệ thống ống ngầm đi từ PLEM vào FPSO Ưu điểm: Công trình nổi để khai thác, xử lý, lưu trữ và rót dầu đặc biệt hiệu quả tại các vị trí xa hoặc những vùng nước sâu, nơi hệ thống đường ống dẫn dưới đáy biển không hiệu quả về chi phí. FPSO loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ nơi xử lý đến trạm trên bờ. Ưu điểm này đưa ra một giải pháp kinh tế hơn cho các mỏ dầu có trữ lượng nhỏ mà có thể bị cạn kiệt trong một vài năm và không cần phải tốn chi phí lắp đặt một hệ thống đường ống dẫn. Hơn nữa, khi một mỏ dầu đã được khai thác hết, FPSO có thể được di chuyển đến một vị trí mới. 1.1.3. Mô tả Quy trình công nghệ xử lý dầu cùa FSO Dầu được tách riêng khỏi khí tại các giàn cố định ngoài khơi (OFP) hoặc giàn xử lý trung tâm (CPP) với hàm lượng nước tối đa 10% thể tích, sau đó được dẫn đến các
  • 19. 7 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. FSO thông qua các đường ống dẫn, các ống góp ngầm (PLEM) dưới biển, các đường ống mềm, cụm khớp nối xoay di động. Tại đây, dầu được làm sạch sơ bộ trong các bầu lọc thô tại đường vào để tách bỏ các tạp chất cơ học, sau đó được chuyển tới dụng cụ đo lắp tại đường vào. Sau khi được hâm nóng tới khoảng 65oC trong thiết bị trao đổi nhiệt (Heat Exchanger), dầu đi qua các ống phun hướng dòng đến két xử lý lắng tới điều kiện của két chứa (hàm lượng nước tối đa 5% thể tích). Dầu sau khi xử lý được chuyển tới các khoang chứa dầu để chứa ở nhiệt độ 45oC. Ống dẫn dầu vào trong két xử lý sẽ có các lỗ hình ô van ở miệng ống làm cho chất lỏng phân tán nhỏ chảy vào trong két nhanh hơn. Việc bố trí này sẽ làm cho việc tách nước có hiệu quả hơn bởi bằng cách này sẽ làm cho các giọt nước va chạm vào nhau và đọng lại thành từng lớp. Dầu đã qua xử lý được giữ ở nhiệt độ 65oC trong két xử lý sẽ được chuyển đi chủ yếu qua hệ thống bơm hàng và bơm hút vào các khoang chứa dầu dự trữ (số 1, 2, 4, 5). Dầu dự trữ trong các két này được duy trì ở nhiệt độ 45oC và sẽ được bơm lên bằng hệ thống bơm hàng và xuất dầu vào trạm xuất dầu qua một hệ thống đo lượng dầu (Metering Skid) được đặt tại phía đuôi FSO. Trước khi xuất dầu, khoảng 50% dầu trong két xử lý được bơm vào khoang chứa dầu dự trữ bằng máy bơm để cho két xử lý vơi một nửa (do két xử lý là két lắng trong đó dầu chứa nước). Do nước nặng hơn dầu nên lắng xuống phía dưới và một phần đang ở dạng nhũ tương chưa kịp lắng xuống và đang lơ lửng ở tầng giữa, còn lớp trên là dầu đạt tiêu chuẩn thương mại, do đó chỉ bơm 50% tức chỉ phần trên để nước khỏi ra theo dầu). Tại giai đoạn đầu tiên của quá trình xuất dầu trên FSO, dầu được đưa vào két xử lý sẽ được chứa trong phần trống của két. Trước khi két xử lý đầy, dầu trong các khoang chứa dầu dự trữ được xuất ra. Bước tiếp theo sau khi két xử lý đầy thì dầu trong két xử lý được bơm vào két dầu. Vậy quá trình xuất dầu ở đây sẽ được liên hoàn khép kín.
  • 20. 8 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Nước được tách ra từ két xử lý được chuyển về két lắng (Slop tank) bên trái. Nước sau khi lắng sơ bộ ở két này sẽ được chảy về két lắng bên phải sau đó được bơm đến thiết bị hydrocyclon trên boong chính để xử lý tiếp qua bơm hydrocyclon (trong buồng bơm). Nước sau khi xử lý đảm bảo nồng độ dầu nhỏ hơn 15 phần triệu sẽ được thải ra ngoài qua mạn tàu. Nồng độ dầu trong nước thải sẽ được kiểm soát hoàn toàn tự động thông qua thiết bị kiểm tra nồng độ dầu. Dầu được tách ra trong két lắng sẽ sẽ chảy ngược lại trong một trong số các két hàng. Trên kho nổi FSO còn được trang bị một hệ thống buồng thí nghiệm với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm và vật dụng cần thiết để các thuyền viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng dầu cũng như kiểm định nước thải ra biển. Khí được tách khỏi dầu trong suốt quá trình xử lý và dự trữ trên FSO phải được xử lý bằng quy trình hút nguội để đưa chất lỏng quay lại một trong các két hàng (được xử lý qua thiết bị thu gom khí – VRU). Khí còn lại sẽ được thoát ra ngoài khí quyển qua một tháp khí, trên tháp được thiết kế các hệ thống van xả và van an toàn trong khi xả khí.
  • 21. 9 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.5: Sơ đồ minh họa đơn giản quá trình xử lý dầu Hình 1.6: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (1)
  • 22. 10 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.7: Hình ảnh Thiết bị, đường ống công nghệ trên FSO (2) Hình 1.8: Hình ảnh thiết bị đường ống công nghệ trên FPSO (3)
  • 23. 11 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.2. Khái quát về hệ thống neo bể chứa dầu nổi (FPSO/FSO) Ba (03) dạng hệ thống neo phổ biến được sử dụng trên thế giới được mô tả dưới đây, với các ưu, nhược điểm của từng loại : - Dạng neo động D.P (Dynamic Positioning) - Dạng neo nhiều điểm CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring) - Dạng neo một điểm S.P.M (Single Point Mooring): Dạng này có nhiều kiểu khác nhau:  Dạng neo trọng lực đơn, cọc đơn  Dạng TURRET  Dạng CALM (Catenary Anchor Leg Mooring)  Dạng SALM  Dạng tháp có khớp (Articulated Tower)  Dạng SPAR  Dạng chân đế Jacket Chi tiết mỗi dạng neo được mô tả như sau: 1.2.1. Dạng neo động D.P (Dynamic Positioning) Không có hệ thống dây neo vì nó sử dụng các thiết bị dẫn tiến ở bên sườn tàu, nối với một phần mềm định vị động để tàu được giữ ở vị trí khai thác chống lại các yếu tố tác động bên ngoài. Ưu điểm là không cần bàn xoay đỡ cáp neo, tính di động cao.
  • 24. 12 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.9: Mô hình dạng neo động D.P 1.2.2. Dạng neo nhiều điểm CMBM (Conventional Multi Buoy Mooring) Với hệ thống này neo sử dụng tối thiểu là ba phao. Tàu chứa dầu neo vào hệ thống như vậy bị hạn chế việc xoay. Thực tế, hệ thống neo là một phao neo thông thường (CBM), hay hệ neo nhiều phao (MBM). Thông thường hệ thống phao nhiều điểm neo được sử dụng ở những nơi có điều kiện môi trường vừa phải và tần số của các hoạt động xuất dầu được giới hạn, hoặc cho các dự án tàu chở dầu nhỏ.
  • 25. 13 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hệ thống này không cho phép tàu chứa dầu xoay 360 độ, nó có thể gây hạn chế nghiêm trọng trong việc hoạt động. Thông thường bao gồm các thành phần chính sau đây:  Multiple mooring buoys  Anchor arrangement  PLEM with submersible hose string Hình 1.10: Hệ thống neo CMBM 1.2.3. Dạng neo một điểm S.P.M (Single Point Mooring) Hệ thống này neo giữ tàu bằng một điểm duy nhất. Hệ neo này bao gồm các bộ phận chung như sau:  Một bộ phận liên kết với đáy biển (dạng phao neo bằng dây cáp, dạng chân đế cố định, …)
  • 26. 14 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam.  Một bộ phận xoay liên kết với tàu FPSO. Tổ hợp này cho phép tàu xoay quanh vị trí neo giữ để giảm thiểu tác động môi trường bên ngoài. Nhờ ưu điểm này, dạng neo SPM là dạng thích nghi nhất với tất cả các điều kiện môi trường. Trong các dạng neo một điểm, có thể kể đến các kiểu neo sau: 1.2.3.1. C.A.L.M. (Catenary Anchor Leg Mooring) Cùng với sự tăng trưởng về thương mại, dầu thô và các sản phẩm chất lỏng khác trên thế giới, phao dạng CALM sẽ được tiếp tục sử dụng như một trong những giải pháp hiệu quả nhất và kinh tế cho việc neo của các tàu chở dầu. Phao nổi được nối với tàu bằng dây cáp, hoặc bằng một hệ thống tay đòn cứng, hoặc nửa cứng Hình 1.11: Hệ thống neo C.A.L.M (1)
  • 27. 15 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.12: Hệ thống neo C.A.L.M (2) Hình 1.13: Mặt cắt hệ thống neo C.A.L.M
  • 28. 16 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hệ thống phao neo CALRAM (Catenary Anchor Leg Rigid Arm Mooring): Nguyên tắc hoạt động của phao CALRAM tương tự như phao CALM. Sự khác biệt là cánh tay đòn dạng khung cứng thay thế hawser neo để kết nối các tàu chở dầu vào phao. Đây là loại phao neo chỉ có thể được sử dụng cho các tàu chứa dầu neo đậu vĩnh viễn. Cánh tay đòn neo cứng loại bỏ nguy cơ va chạm gây hư hỏng giữa tàu chứa dầu và phao. Hình 1.14: Hệ thống phao neo CALRAM 1.2.3.2. S.A.L.M. (Single Anchor Leg Mooring) Cấu tạo bao gồm thân phao, trục nối đa chiều, xích neo, hệ thống ống mềm
  • 29. 17 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.15: Hệ thống neo S.A.L.M Hệ S.A.L.M: Để ngăn chặn sự phá hỏng do va chạm vào trục nối giữa hai bộ phận ở độ sâu dưới mực nước biển và mức của tàu. Bất kỳ sự hư hỏng gì nếu có xảy ra
  • 30. 18 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. chỉ đơn giản ảnh hưởng đến bề mặt của phao và dễ dàng khắc phục. Tuy nhiên nhược điểm lớn là việc bảo trì cho khớp nối dưới biển. Để ngăn việc ống mềm cọ xát vào hệ thống xích neo, hệ xích thông thường sử dụng hệ xích đơn, thẳng đứng. Ở độ sâu mực nước nông, khớp nối này đặt ở khung đế. Tuy nhiên, ở mực nước sâu, khớp nối này được tách biệt lên phía bên trên so với cọc neo, mục đích là để thuận tiện cho việc bảo trì khớp nối và ống mềm từ khớp nối đến tàu chứa dầu. Thân của phao cung cấp độ nổi và là nơi để đặt các thành phần khác. Phao nổi được neo xuống mặt đáy biểnđáy biểnthông qua một cọc neo, kết nối qua điểm neo. Phao được nối với khung đáy bằng xích neo đơn hoặc ngay cả cột dạng ống. Hình minh họa như sau: Hình 1.16: Hệ thống phao neo CALRAM
  • 31. 19 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.17: Hệ thống neo S.A.L.M với hệ Tubular column Dòng dầu có thể đi qua hệ thống ống mềm từ trạm ở mặt đáy biển đi trực tiếp vào tàu chứa dầu hoặc đi qua cả trạm và cột dạng ống thông qua khớp nối để vào tàu dầu. Hệ thống ống mềm có chiều dài đủ để thích hợp với sự chuyển động của phao. Dòng dầu được chuyển giữa phao và FPSO thông qua 1 hoặc nhiều ống mềm. Những thiết bị hổ trợ như là thiết bị định vị, thiết bị báo hiệu hàng hải hoặc bến cập tàu, khung bảo vệ chống va đập cho phao... cũng được sử dụng. 1.2.3.3. S.A.L.S (Single Anchor Leg Storage) Được thiết kế đặc biệt, hệ thống bao gồm: 1 riser mảnh, 1 cánh tay đòn cứng. Ở hệ neo sử dụng hệ cánh tay đòn cứng, phao nổi được hợp nhất để giữ Riser bằng một lực kéo. Hệ neo được nối với tàu bằng hệ thống tay đòn cứng.
  • 32. 20 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.18: Hệ thống neo S.A.L.S (1) 1.2.3.4. Dạng chân đế Jacket Hệ thống neo là những cấu trúc tháp cứng cố định dưới đáy biển và đóng vai trò như một điểm neo đậu cho tàu để thực hiện việc xuất các sản phẩm khí hoặc chất lỏng. Đặc điểm chính của một hệ tháp neo là tàu chứa dầu được kết nối với tháp thông qua một kết cấu tay đòn hoặc một hawser cố định hoặc tạm thời. Hệ thống neo dạng tháp phù hợp cho việc áp dụng ở các khu vực có độ sâu mực nước nông và vừa với dòng chảy mạnh.
  • 33. 21 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.19: Hệ thống neo S.A.L.S (2) 1.2.3.5. Dạng tháp có khớp (Articulated Tower) Ống mềm để rót dầu được nối với tháp tại vị trí đầu quay, chứ không phải ở dưới nước như dạng SALM. Kết cấu của tháp có thể là dạng khung dàn thép, hoặc dạng cột thép, cột bê tông. Kết cấu của đầu xoay có thể từ dạng đơn giản như CALM, cho tới dạng phức tạp bao gồm khu nhà ở và một sân bay ở thượng tầng.
  • 34. 22 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.20: Hệ thống neo dạng tháp có khớp Hình 1.21: Hệ thống neo dạng tháp
  • 35. 23 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.2.3.6. Dạng S.P.A.R Dạng này phát triển từ dạng cột có khớp. Trên phao có các khoang để chứa dầu. Đây là một phao nổi neo với đất bằng các xích. Hình 1.22: Hệ thống neo dạng S.P.A.R 1.2.3.7. Dạng TURRET Hệ thống neo Turret tích hợp tất cả các chức năng cho việc neo, vân chuyển chất lỏng, khí đốt và năng lượng trong một hệ thống. Không có hawsers, ống nổi, kích hoạt hệ thống xoay của Turret hay hệ thống động cơ được yêu cầu. Tháp neo có thể đủ không gian để nhận được hơn 50 risers và umbilicals liên quan. Turret có thể được thiết kế và xây dựng để sử dụng ngay cả bên trong thân tàu hoặc bên ngoài, khi đó thân tháp được kết nối bởi một hệ kết cấu phía mũi hoặc đuôi của tàu cho phép tàu quay 360 độ. Có hai loại hệ thống neo cơ bản như sau: a. Hệ thống Turret neo bên trong Cấu tạo cơ bản của một hệ thống Turret neo khác nhau tùy thuộc vào các yêu cầu về hệ thống công nghệ, kích thước tàu, điều kiện môi trường…
  • 36. 24 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Loại Turret neo bên trong có thể được sử dụng ở các vùng nước trung bình và nước sâu. Đây là loại hệ thống neo được sử dụng rộng rãi cho FPSO và FSO và thiết kế của nó đã được kiểm chứng qua thời gian và trong điều kiện biển khắc nghiệt nhất của Biển Bắc. Bluewater’s là nhà cung cấp hệ thống Turret neo bên trong phổ biến nhất hiện nay. Hình 1.23: Hệ thống Turret neo bên trong b. Hệ thống Turret neo bên ngoài (dạng cố định hoặc tháo rời) Một hệ thống Turret neo bên ngoài tương tự như một hệ thống tháp neo bên trong. Tuy nhiên, tháp neo nằm bên ngoài thân tàu. Điều này có thể làm giảm những sửa đổi cần thiết ở thân tàu và cho phép tiến hành chế tạo ở bờ cảng, trong khi hệ thống tháp neo bên trong đòi hỏi tàu phải lên ụ nổi. Tuy nhiên, dùng hệ thống Turret neo bên ngoài sẽ bị giới hạn về số lượng risers.
  • 37. 25 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Một điểm khác biệt nữa là bàn neo xích của một hệ thống tháp neo ngoài thường nằm trên mực nước trong khi hệ thống neo bên trong cấu tạo bàn chứa xích ngập nước. Đặc điểm này cho phép hệ thống tháp neo ngoài này được sử dụng trong vùng nước nông vì chiều sâu hiệu quả hệ thống neo tăng lên, dung lượng lưu trữ của thân tàu có thể được tối đa hóa. Hệ thống Turret neo ngoài này là chủ yếu để sử dụng cho các vùng mỏ trữ lượng nhỏ ở vùng nước nông. Hình 1.24: Hệ thống Turret neo bên ngoài (1)
  • 38. 26 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.25: Hệ thống Turret neo bên ngoài (2) Với tàu dầu hoán cải, dạng Turret ngoài có ưu điểm hơn vì nó ít phải thay đổi kết cấu tàu. - Với FPSO: Turret trong được ưu tiên hơn (5/8 FPSO đóng mới là dạng Turret trong). - Việc sử dụng Turret trong thì lực được truyền tốt hơn ở trong vỏ tàu, cho phép dùng nhiều ống mềm riser hơn, hoặc trong điều kiện biển khắc nghiệt + khối lượng dây neo và riser lớn (lực lớn) thì Turret trong ưu thế hơn. - Turret trong dễ tiếp cận để bảo dưỡng, đầu xoay cũng được bảo vệ tốt hơn. 1.2.4. Các dạng dây neo 1.2.4.1. Xích neo (Chain) Dây neo được sử dụng phổ biến nhất là dây xích với các đường kính và cấp sử dụng khác nhau. Hai loại thiết kế của xích được sử dụng thường xuyên là mắt xích có đinh tán và mắt xích trơn. Xích có đinh tán thường được sử dụng cho dây neo có thể sử dụng lại nhiều lần, ví dụ tàu bán chìm, trong khi xích trơn thường được sử dụng để neo vĩnh viễn (FPSO, phao, FSO). Một đường dây neo xích có thể được hoàn thiện với mắt xích tổ hợp hay mắt xích cuối cùng.
  • 39. 27 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.26: Xích neo 1.2.4.2. Dây thừng (Wire rope): Khi so sánh với dây xích, dây thừng có trọng lượng thấp hơn so với xích, ở cùng mức tải và tính đàn hồi cao. Dây thừng được sử dụng phổ biến làm dây neo ngoài khơi là loại có sáu tao và tao xoắn ốc. Các dây thừng được kết thúc bằng một đầu kẹp cáp (ví dụ spetter mở, spetter đóng, CR) để kết nối với các thành phần khác trong hệ thống neo. Nhìn chung dây thừng dễ bị hư hỏng và bị ăn mòn hơn xích. Hình 1.27: Dây thừng
  • 40. 28 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.2.4.3. Dây thừng sợi tổng hợp (Synthetic fibre rope): Gần đây, dây thừng sợi tổng hợp được đưa vào sử dụng làm dây neo. Vật liệu điển hình có thể được sử dụng là polyester và nhựa có tính đàn hồi cao (Dyneema). Ưu điểm chính của dây thừng sợi tổng hợp là trọng lượng nhẹ của vật liệu và tính đàn hồi cao. Các dây thừng sợi tổng hợp thường được kết thúc bằng một spool đặc biệt và ma ní để kết nối với các thành phần khác trong hệ thống neo. Hình 1.28: Dây thừng sợi tổng hợp 1.2.5. Các dạng mỏ neo thông dụng Bất kỳ vật nặng nào cũng có thể được đặt trên mặt đáy biển để sử dụng như neo trọng lực. Các vật liệu như thép, bê tông, khối ferro-cement thường được sử dụng. Các đặc điểm, yếu tố cần được xem xét trong việc lựa chọn dạng mỏ neo. Về cơ bản các dạng mỏ neo trọng lực có thể được chia thành 5 loại như sau:  Neo dạng cái bừa (Drag-embedment anchors)  Neo trọng lưc (Deadweight anchors or clumps)  Neo dạng cái móc (Grappling devices)  Neo dạng gài trực tiếp (Direct-embedment anchors)  Neo dạng cọc (Pile anchors)
  • 41. 29 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 1.29: Các loại mỏ neo trọng lực 1.2.5.1. Neo dạng cái bừa (drag- anchors) Các thành phần chính mỏ neo dạng cái bừa gồm có:  Cán neo  Lưỡi neo  Móc neo (Ma ní)  Phần dây neo phía trước mỏ neo Hình 1.30: Mỏ neo dạng cái bừa
  • 42. 30 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Góc gập lưỡi neo là góc tùy ý xác định bởi mặt phẳng lưỡi neo và đường thẳng đi qua phía đầu cuối của lưỡi neo và thân neo. Thông thường góc này được cố định trong khoảng 30° đến 50°, góc nhỏ hơn được áp dụng đối với cát và đất sét cứng/chăt, góc lớn hơn áp dụng đối với đất sét mềm cố kết thường. Góc ở khoảng trung gian có thể thích hợp hơn cho điều kiện đất nhất định (đất theo lớp, ví dụ như đất sét cứng trên đất sét mềm hơn). Ưu điểm của việc sử dụng các góc lớn hơn cho đất sét mềm cố kết thường là neo xuyên sâu hơn, tại đó áp lực đất và các thành phần theo phương pháp tuyến trên lưỡi neo cao hơn, tạo ra một lực chịu gia tăng. Tuy nhiên, khi góc lớn hơn được sử dụng trong các loại đất chặt hơn, neo có thể gặp khó khăn trong việc bám chặt vào đáy biển. Dạng neo hình cái bừa được khuyến cáo áp dụng cho việc thiết kế và lắp đặt ở điều kiện địa chất là đất sét Bảng 1.1: Sử dụng neo hình cái bừa trong đất sét Loạ Tí c ấ 1 Đất cứng chặt: Sét cứng, cát chặt, đất cố kết… 2 Đất dạng lớp: Sét mền trên lớp sét cứng, cát trong đất pha sét, các lớp gắn kết trong đất 3 Sét mềm đến nửa cứng, đất phân tầng Khi lớp đất chuyển từ cứng sang mềm, kinh nghiệm cho thấy neo dạng mỏ cày (fluke anchor) có thể xuyên qua lớp bề mặt của cát hoặc đất sét tương đối cứng vào một lớp đất sét mềm hơn phía dưới, với điều kiện là độ dày của lớp đất mặt này là nhỏ hơn 30 đến 50% chiều dài lưỡi neo thực tế. Mặc dù điều này không được thừa nhận, nhưng nó có thể được sử dụng như hướng dẫn xem xét lựa chọn giữa các loại neo khác
  • 43. 31 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. nhau. Các điều kiện đất phổ biến và kinh nghiệm đã có cùng với việc lắp đặt trong diện tích đất thực tế luôn cần được đánh giá trước khi lựa chọn sử dụng mỏ neo. Khi lớp đất chuyển từ mềm sang cứng, khả năng cho mỏ neo tạo sức kháng của lớp đất cứng hơn bên dưới phụ thuộc vào sự khác biệt của sức chịu của đất giữa hai lớp, độ sâu đến lớp cứng hơn và góc của mặt phẳng qua lưỡi neo khi nó gặp lớp đất cứng hơn. Nếu góc này quá nhỏ thì mỏ neo có thể không bám chặt trên lớp đất cứng ở tải trọng không đổi. Nếu góc này là quá lớn ở điều kiện xuyên nông, neo có thể bị xoay và trượt ra khỏi đất thay vì tiếp tục đi theo đường xuyên ban đầu. Trong cả hai trường hợp này, tải trọng lắp đặt mong muốn sẽ không đạt được. Thay đổi góc lưỡi neo hoặc lựa chọn loại và/hoặc kích thước của neo có thể cải thiện được tình hình. Khi đất gồm các lớp cứng-mềm-cứng, kéo theo sự phức tạp hơn đó là sự xuyên qua lớp đất cứng phía trên có thể yêu cầu một góc lưỡi neo nhỏ hơn so với góc mong muốn để neo có thể xuyên qua các lớp đất mềm nằm giữa và sau đó tiếp tục xâm nhập an toàn qua lớp đất cứng thứ 2. Một lần nữa, mỏ neo phải gặp lớp đất cứng sâu hơn ở một góc đảm bảo việc cắm chặt và xuyên vào lớp đó. Hơn nữa, góc 6 gia tăng do lớp đất cứng bên trên làm cho mỏ neo quay về phía sau và do đó làm giảm sự xâm nhập cuối cùng của mỏ neo. Nếu độ dày của hai lớp đất đầu tiên như thế, neo sẽ ăn vào lớp đất sâu hơn với một góc quá nhỏ, neo sẽ chỉ trượt dọc theo bề mặt của lớp đó. Điều này có thể được hình dung bằng cách thực tế là lực cản trở nên quá lớn, hoặc không chấp nhận được, và mục tiêu để lắp neo với lực căng mong muốn là không bao giờ đạt được. Trong hầu hết các trường hợp, dự đoán có thể cho thấy đường xuyên gia tăng theo chiều hướng đó, và trở nên dốc hơn ở một độ sâu và góc lưỡi neo cho trước, nếu neo được tăng kích thước. Cũng có thể tìm thấy cách tối ưu hơn, phi tiêu chuẩn, kết hợp giữa kích thước neo và góc lưỡi neo, tính toán cho cả lớp đất cứng bên trên và bên dưới.
  • 44. 32 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.2.5.2. Neo trọng lực (deadweight anchors) Bất kỳ vật nặng nào đều có thể được đặt trên mặt đáy biển để sử dụng như neo trọng lực. Thép, bê tông, khối ferro-cement thông thường được sử dụng. Các tác nhân cần được xem xét trong việc lựa chọn và lắp đặt dạng neo trọng lực bao gồm:  Độ sâu mực nước  Độ dốc mặt đáy biển  Thực trạng và tốc độ xói mòn của nền Khả năng chống nhổ hoặc lực thẳng đứng của neo là trọng lượng đẩy nổi, thêm vào đó sức hút trọng lực ở nền đất mềm. Khả năng chống trượt là kết quả của ma sát giữa nền đất và neo. Hình 1.31: Mỏ neo trọng lực
  • 45. 33 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.2.5.3. Neo dạng móc (grapping anchors) Neo dạng móc được sử dụng để giữ khi đáy nền có những khối cứng như san hô, khối đá cứng nhô lên và những khe đá hay những khối đá ngầm và chân san hô. Khả năng giữ của neo phụ thuộc vào khả năng chịu lực của móc neo và đặc tính của nền. Góc chịu kéo của neo so với mặt nền và lực căng ổn định được duy trì để ngăn việc neo bị trượt. 1.2.5.4. Neo dạng gài trực tiếp (direct- embedment anchors) Neo loại gài trực tiếp (Direct-embedment anchors ) được lắp đặt bằng cách mỏ neo được chôn vào đất trước khi tuyến neo chịu tải, trái ngược với neo loại gài kéo (drag-embedment anchors ) chúng tự chìm vào nền khi đang chịu tải. Các khối, tảng, hoặc neo kéo được đặt trong hố đào sẵn thì nguyên trạng nhưng hiệu quả như neo loại gài trực tiếp, như là neo kéo được cố định vào đáy biển bằng bởi thợ lặn hoặc rung nổ. Loại neo gài trực tiếp được chế tạo có chủ đích thì chủ yếu là loại neo kiểu tấm, được lắp theo phương đứng vào đáy biển và được mở rộng hoặc chỉnh hướng nhằm gia tăng sức chịu tải. Có năm loại chính của neo loại gài trực tiếp (theo phương pháp thi công):  Đóng bằng cách sử dụng chất nổ (Propellant-driven)  Đóng bằng phương pháp rung (Vibratory-driven)  Đóng bằng phương pháp chấn động (Impact-driven)  Đóng bằng phương pháp thủy lực (Jetted-in), and  Dùng mô-men xoắn (Augured-in) Neo loại gài trực tiếp cho thấy lợi thế đáng kể so với các loại neo khác, bao gồm một tỉ lệ về khả năng neo giữ trên khối lượng, khả năng chịu lực nâng, và phù hợp với
  • 46. 34 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. phạm vi neo ngắn và vùng neo chật hẹp . Ưu điểm và nhược điểm của neo loại gài trực tiếp được đưa ra trong bảng sau: Bảng 1.2: Ưu và nhược điểm của Neo loại gài trực tiếp Loại Neo Ưu điểm Nhược điểm Rung có định hướng (Vibro-driven) Chôn sâu. Tỷ lệ khả năng neo giữ/khối lượng lớn. Chịu được lực phương đứng và từ nhiều hướng Chi phí lắp đặt tăng cao với kích thước neo và chiều sâu nước. Đẩy bằng chất nổ (Propellantembedded) Tương tự như trên. Khả năng xuyên hiệu quả vào đất cứng (đất sét cố kết, san hô, băng). Lắp đặt nhanh chóng. Khả năng đạn không nổ. Tác động sóng, an toàn cho con người. Ảnh hưởng đến xích neo. Gài thủy lực (Jetted-in) Cùng lợi thế như Vibro-driven anchor. Được sử dụng trong cát dễ hoá lỏng. Cát được lấp với điều kiện dày đặc, tăng khả năng neo giữ. Cần có hệ thống kép (phun nước và phá vỡ đất bồi lắng bằng thổi khí. Ứng dụng hạn chế đối với nền cát dày. Không áp dụng với đất sét. Chậm và không kinh tế. Dùng mô-men xoắn (Augured-in) Sử dụng cho neo giữ đường ống dẫn dưới đáy biển. Neo trước sau tạo ra mô-men xoắn trên mỗi neo. Giới hạn ở 500 FSW do gặp khó khăn trong cung cấp áp lực nước ở vùng nước sâu hơn. 1.2.5.5. Neo dạng cọc (pile anchors) Cọc được hạ xuống đáy biển bằng thiết bị hạ cọc, hoặc khoan đổ bêtông cọc. Neo dạng cọc đặc biệt phù hợp cho việc sử dụng khi công trình neo ngắn hạn và nền đất cứng .
  • 47. 35 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Cọc sử dụng ống thép hoặc thép hình chữ H được sử dụng rất phổ biến. Ở dạng cọc này, lực dọc trục được triệt tiêu bởi ma sát đất nền dọc theo cọc và đầu cọc chống. Các tải trọng sau đây được xem xét khi tính toán thiết kế cho Cọc neo:  Lực nhổ dọc trục  Lực ngang  Momen uốn  Lực nén cọc Hình 1.32: Mỏ neo dạng cọc
  • 48. 36 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Ngoài ra, Cọc hút là hệ cọc neo chiếm ưu thế được sử dụng cho các dự án ngành công nghiệp dầu khí trên toàn thế giới. Ngày nay, cọc hút cũng được sử dụng rộng rãi cho các giàn khoan ở mực nước nông, mang lại lợi nhuận đáng kể so với việc sử dụng cọc đóng. Cọc hút có lợi thế hơn về việc lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Cọc hút được sử dụng rộng rãi cho việc neo FPSO/FSO, phao nổi… Những thuận lợi:  Lắp đặt dễ dàng  Độ sâu mực nước từ >5m đến 3,000m  Thời gian lắp đặt nhanh trong vòng 1 giờ  Không gây ô nhiễm tiếng ồn khi lắp  Sử dụng rất thuận tiện cho làm cọc neo để bắt đầu việc rải ống Hình 1.33: Mỏ neo dạng cọc hút
  • 49. 37 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Bảng 1.3: Những ưu điểm và nhược điểm của các loại mỏ neo Những ưu điểm và nhược điểm của các loại mỏ neo Neo dạng cái bừa (Drag-embedment Anchors) Neo trọng lực (Deadweight Anchors) Neo dạng cọc (Pile Anchors) Neo dạng gài trực tiếp (Direct-embedment Anchors) Ưu điểm: - Lực giữ lớn (>100,000 lbs) - Chủng loại và kích cỡ đa dạng và có sẵn trên thị trường - Thiết bị được làm sẵn theo đúng tiêu chuẩn - Được sử dụng rộng rãi - Khi lực giữ tối đa của neo bị vượt, neo vẫn tiếp tục giữ được. Ưu điểm: - Chịu được lực kéo theo phương thẳng đứng và do đó giảm được chiều dài dây neo khi thả. - Mỏ neo chắc chắn vì phần lớn lực giữ phụ thuộc vào trọng lượng neo. - Kết cấu đơn giản, có thể được thi công chế tạo trên bãi. Ưu điểm: - Lực giữ lớn (>100,000 lbs). - Chịu được lực kéo theo phương thẳng đứng và do đó giảm được chiều dài dây neo khi thả. - Không có giai đoạn thả neo - Mỏ neo không bị kéo lê. - Cọc được khoan và đổ bê Ưu điểm: - Lực giữ lớn (>100,000 lbs) - Chịu được lực kéo theo phương thẳng đứng và do đó giảm được chiều dài dây neo khi thả. - Mỏ neo không bị kéo lê. - Hệ số giữa lực giữ và trong lượng cao
  • 50. 38 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Có thể thu neo lại. - Kích thước của mỏ neo chỉ bị giới hạn bởi thiết bị tải. - Đạt hiệu quả kinh tế nếu vật liệu có sẵn. - Kết nối dây neo dễ dàng cho việc giám sát và bảo dưỡng. tông đặc biệt phù hợp với loại đáy biển có đá và san hô cứng. - Kết cấu đơn giản, có thể được thi công chế tạo trên bãi. - Mỏ neo không trồi lên trên mặt đáy biển. - Cọc đóng có giá cạnh tranh so với những mỏ neo khác khi thiết bị đóng cọc có sẵn. - Kích cỡ và hình dáng đa dạng, chẳng hạn hình dáng cọc và cấu trúc của mỏ neo. - Cho phép cọc có thể được điều chỉnh để phù hợp với những yêu cầu đặc thù. hơn các loại neo khác. - Dễ xử lý hơn vì trọng lượng tương đối nhẹ. - Có thể hoạt động ở những vùng có độ dốc vừa phải và lớp đáy biển cứng. - Việc lắp đặt được thực hiện dễ dàng hơn vì mỏ neo sẽ lún vào ngay khi tiếp xúc mặt đáy biển. - Neo có thể được lắp đặt vào những vị trí chính xác. - Mỏ neo không trồi
  • 51. 39 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Neo được lắp đặt vào những vị trí chính xác. - Cọc có thể được đóng vào vùng đáy biển nhiều tầng. lên trên mặt đáy biển. - Neo có thể được thả ở những vùng đáy biển nhiều tầng hay đáy biển có nhiều chướng ngại vật. Drag-embedment Anchors Deadweight Anchors Pile Anchors Direct-embedment Anchors Nhược điểm: - Mỏ neo không chịu được lực kéo theo phương thẳng đứng; dây neo cần có độ dài lớn để dẫn đến lực kéo theo phương ngang ở đáy biển. - Không hoạt động được trong lớp đáy biển cứng. - Hoạt động không ổn định trong vùng đáy biển nhiều tầng. Nhược điểm: - Khả năng chịu tải trọng ngang thấp hơn các loại neo khác. - Loại neo này chỉ được áp dụng ở những vùng nước nông hơn; deadweight có thể trở thành vật cản không đáng có. - Đòi hỏi thiết bị tải Nhược điểm: - Dây neo căng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chịu va đập của tàu đối với sóng biển (khả năng chịu va đập thấp) - Việc đóng cọc và đổ bê tông đòi hỏi chi phí cao, kĩ năng và thiết bị chuyên dụng. Nhược điểm: - Khả năng tải sẽ giảm nếu được sử dụng với dây neo căng trong vùng đáy biển có cát mịn hoặc phù sa thô. - Đối với dạng neo đặc biệt, đòi hỏi phải có kiến thức hiểu biết về đặc tính của đất.
  • 52. 40 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Neo bị kéo lê có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống đường ống, cáp ngầm dưới đáy biển. phải có trọng tải lớn để thực hiện việc lắp đặt. - Chi phí sẽ tăng khi lắp đặt ở những vùng nước sâu đòi hỏi phải có tàu lắp đặt chuyên dụng. - Để thực hiện việc lấy neo lên và bảo dưỡng đòi hỏi phải có thiết bị đặc biệt (pile extractor). - Cần nhiều dữ liệu về khu vực lắp đặt hơn các loại neo khác. - Thiết bị đóng cọc phải giữ nguyên vị trí trong suốt quá trình lắp đặt. - Không thể thu neo lại được. - Dây neo dễ bị mài mòn và fatigue - Không thể thu hồi được nếu ở vùng nước sâu > 1000 ft. - Surface vessel phải giữ nguyên vị trí trong suốt quá trình lắp đặt. KẾT LUẬN: Căn cứ vào địa chất thực tế của các vùng mỏ ở VN, chủ yếu là lớp đất sét pha cát dạng chặt, sét chặt Hình thức neo dạng cái bừa và dạng neo cọc thường được sử dụng rất phổ biến, phù hợp với điều kiện trang thiết bị thi công.
  • 53. 41 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.3. Các FPSO/FSO đang hoạt động trên thế giới Hình 1.34: Bảng đồ phân bố FPSO/FSO trên thế giới 2011 Các FPSO/FSO phân bố trên thế giới: Xem phụ lục1
  • 54. 42 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 1.4. Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam Bảng 1.4: Các FPSO/FSO điển hình đang vận hành ở Việt Nam Số TT Tên tàu FPSO/FS O Vùng mỏ Vị trí hiện hữu Đơn vị vận hành Xây dựng mới hay được cải hoán Năm vận hành Đơn vị thiết kế tàu/ /Điều hành 1 Cuulong MV9 FPSO Su Tu Den Field Vietnam Cuulong Joint Operating Company (CLJOC) Newbuild 2003 MODEC 2 Rang Dong 1 Rang Dong South China Sea, Vietnam JVPC, Nippon Oil Conversion 1998 Mitsubishi Heavy Industries 3 Ruby Princess FPSO Ruby South China Sea, Vietnam Petrovietnam Conversion 1998 Prosafe 4 Ruby II FPSO Ruby South China Sea, Vietnam Petronas Carigali Vietnam Ltd. Conversion 2010 MISC Bhd 5 Song Doc MV19 FPSO Song Doc Field Vietnam Truong Son Joint Operating Company (TSJOC) Conversion 2008 MODEC 6 ARMADA PERWIRA FPSO Te Giac Trang field (TGT) Vietnam BUMI ARMADA BERHAD/ Vietsovpetro Conversion 2011 BUMI ARMADA BERHAD 7 Orkid FSO Vietnam PM3 CAA Conversion 8 MV12 FSO KNOC/ Vietnam KNOC MODEC
  • 55. 43 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Số TT Tên tàu FPSO/FS O Vùng mỏ Vị trí hiện hữu Đơn vị vận hành Xây dựng mới hay được cải hoán Năm vận hành Đơn vị thiết kế tàu/ /Điều hành Rong Doi and Rong Doi Tay Block 11.2 9 MV17 FSO JVPC/ Block 15.2 Vietnam JVPC MODEC 10 FSO5 WhiteTiger Vietnam Vietsovpetro Conversion 2011 11 FSO Vietnam BDPOC 2012 12 FSO Block 05/1A Vietnam Dai Hung PV Trans 13 Chi Linh FSO WhiteTiger Block 09/1 Vietnam Vietsovpetro 14 Ba vi FSO WhiteTiger Block 09/1 Vietnam Vietsovpetro 15 Vietsov 01 FSO WhiteTiger Block 09/1 Vietnam Vietsovpetro 1.5. Kết luận về các dạng hệ thống dây neo FPSO Hệ thống neo dạng Turret: Hình thức neo này được dùng chung cho cả FPSO và FSO ở điều kiện môi trường khắc nghiệt. Sử dụng nhiều dây neo, điểm neo của xích sẽ được chế tạo cùng với bàn xoay của FPSO, FSO. FPSO, FSO sẽ xoay quanh Turret để giảm thiểu tác động của điều kiện sóng gió, hơn nữa có thể cho phép nhiều hệ thống ống Riser mềm đi vào. Với những ưu điểm nêu trên, xu hướng hiện naynhiều công ty dầu khí đang sử dụng rất nhiều hệ thống neo này cho FPSO/FSO. Hệ thống neo Spread:
  • 56. 44 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình thức neo này cũng được dùng chung cho cả FPSO và FSO ở điều kiện môi trường đỡ khắc nghiệt hơn. Hệ thống dây neo được nối kết trực tiếp vào FPSO, FSO tại cả ở vị trí đuôi và vị trí mũi của tàu. Khi việc khai thác dầu và khí nếu thực hiện ở vùng mỏ nước nông hoặc sâu thì hệ thống neo thường được sử dụng nhất là neo xích. Ở những vùng nước sâu hoặc rất sâu, trọng lượng bản thân của xích trở thành nên nhân tố khó khăn trong việc tính toán đẩy nổi. Để khắc phục vấn đề này, giải pháp mới được đưa ra là dùng dây neo dạng sợi tổng hợp (để giảm trọng lượng) và hệ thống neo căng. Đặc tính của neo dạng sợi tổng hợp là trọng lượng nhẹ và tính đàn hồi cao. Điểm khác biệt giữa hệ thống xích neo và hệ thống neo căng là hệ thống xích neo có 1 đoạn nằm trên đáy biển, trong khi đó thì hệ thống neo căng tạo với đáy biểnphương đáy biển một góc. Điều này có nghĩa là hệ neo căng phải chịu lực theo 2 phương đứng và ngang, trong khi hệ thống xích neo chỉ chịu được lực ngang mà thôi. Ở hệ xích neo, hầu hết tải trọng tĩnh được sinh ra do trọng lượng của xích neo. Còn ở hệ neo căng, lực này được sinh ra bởi độ đàn hồi của dây neo. Một đặc điểm thuận lợi nữa của hệ neo căng là bán kính neo sẽ nhỏ hơn so với hệ thống neo xích nếu áp dụng cho cùng 1 sơ đồ neo. Xu hướng hiện nay của các Công ty khai thác dầu khí là sử dụng dang neo Turret trong / ngoài. Đó là vì phạm vi áp dụng lớn về số lượng ống dẫn dầu riser, cũng như các điều kiện thời tiết đa dạng. Tuy nhiên, khi các điều kiện thời tiết ôn hòa, theo 1 hướng thì dạng neo nhiều điểm Spread Mooring phù hợp và kinh tế hơn. Mặt khác, sau một thời gian dài sử dụng, không thể phủ nhận dạng neo CALM với số lượng được dùng nhiều và có khả năng di chuyển sang mỏ khác.
  • 57. 45 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG HỢP LÝ ĐỂ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY NEO BỂ CHỨA DẦU NỔI (FPSO) 2.1. Mở đầu Dựa trên cơ sở lựa chọn các dạng hệ thống neo và dây neo cho FPSO/FSO đã đề cập đến ở chương 1, trong chương này đưa ra phương pháp luận để lựa chọn giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/FPSO). Phương pháp này được xây dựng dựa trên các đặc điểm về điều kiện môi trường tại vùng biển thi công, độ sâu mực nước ở khu vực mỏ, phương tiện thi công, và dựa trên thiết kế chi tiết đã có. 2.2. Các căn cứ xuất phát để xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) 2.2.1. Tiêu chuẩn thiết kế để đề xuất phương án Công tác tính toán thiết kế công trình hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FSO/ FPSO) phải dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc tính toán thiết kế và thi công thông thường dựa trên các tiêu chuẩn sau: - ABS - Rules for Building and Classing Single Point Moorings - ABS - Guide for the Certification of Offshore Mooring chain - API RP 2SK - Recommended practice for Design and Analysis of Station keeping Systems for Floating Structures - API 2F Specification for Mooring Chain, 1997 - ABS Guide for Certification of Offshore Mooring Chain - ABS Rule Requirements for Materials and Welding - ABS Guide for Building and Classing Floating Production Installations - API RP-2SK, Recommended Practice for Design and Analysis of Station keeping Systems for Floating Structures
  • 58. 46 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - AISC Manual of Steel Construction, Allowable Streess Design, 9th Edition - ASTM: American Society of Testing Materials: Material and Inspection/Testing Specifications, as applicable - ASTM A 370-88 Standard Test Method and Definitions for Mechanical Testing of Steel Products - DnV PosMoor 1996 - DnV Position Mooring 2001 (OS E301) - ND032 - Guidelines for Moorings - Det Norske Veritas (DnV) Offshore Standard DNV-OS-E302: Offshore Mooring Chain - ISO 1704, 2nd edition: Shipbuilding- Stud-link anchor chains - Lloyds Rules “Code for Lifing Appliances in a Marine Environment” 2003 - SOFEC Quality Requirements Matrix, Mooring Chain: 2101-QA-0004, Rev.B - SOFEC Quality Requirements Matrix, Mooring Leg Accessory: 2101-QA- 0007, Rev.C 2.2.2. Căn cứ vào điều kiện chiều sâu mực nước và điều kiện môi trường vùng biển thi công Ở Việt Nam các mỏ mới được phát hiện và các mỏ dự kiến khai thác đều ở độ sâu dưới 150m nước và là mỏ biên về góc độ kinh tế. Để khai thác hiệu quả các mỏ ngoài khơi, cần nghiên cứu áp dụng hệ thống khai thác theo quan điểm “giàn và các trang thiết bị phải phù hợp”. Đáp ứng quan điểm này mô hình sử dụng các giàn đầu giếng kiểu giàn nhẹ kết hợp một FSO/FPSO có công suất thích hợp cho quá trình khai thác, chứa, xử lý và xuất dầu thì chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí duy trì và thanh lý mỏ sẽ là thấp nhất.
  • 59. 47 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Ảnh hưởng của yếu tố địa lý, khí hậu, thủy văn cũng có sự tác động không nhỏ đối với công tác vận chuyển và các quá trình công nghệ khai thác dầu. Vùng biển thềm lục địa phía Nam này chịu ảnh hưởng gió mùa nhiệt đới, hình thành 2 mùa rõ rệt: - Mùa mưa có gió Tây- Nam, được đặc trưng bởi lượng mưa lớn và nhiều sương mù kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 10. - Mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió Đông- Bắc với cường độ lớn, gọi là mùa gió chướng. Trong khoảng thời gian này, thường xuất hiện những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới với sức gió từ 20-30m/s, nhiệt độ không khí giảm xuống rõ rệt. Vì vậy, vào mùa thời tiết này rất khó khăn cho việc thi công. Điều kiện môi trường biển là dữ liệu đầu vào quan trọng trong quá trình thiết kế, đánh giá lựa chọn công trình biển cho mỏ dự định khai thác và ảnh hưởng trực tiếp đến thông số hình dạng, độ bền. Hiện nay, bộ số liệu thông số môi trường biển Việt Nam tại một số vùng trầm tích đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam đánh giá xử lý. Đây là bộ số liệu có thể dùng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ cho các công trình khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Bảng 2.1: Vận tốc dòng chảy lớn nhất ở các khu vực Khu vực Vận tốc dòng triều (m/s) Vận tốc dòng do gió (m/s) Vận tốc dòng chảy trong bão (m/s) I 0.79 0.36 3.31 II 0.70 0.28 3.40 III 1.08 0.32 2.79 IV 0.80 0.26 3.43 V 1.18 0.38 3.58
  • 60. 48 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Bảng 2.2: Giá trị chiều cao sóng Hmax(m) tương ứng với các chu lỳ lặp Khu vực Chu kì lặp, năm 25 50 100 I 17.6 18.3 19.0 II 17.3 17.9 18.5 III 16.9 17.6 18.4 IV 16.0 16.7 17.3 V 15.3 15.8 16.3 2.2.3. Phương tiện, trang thiết bị thực hiện việc thi công Các phương tiện đang hiện có ở Việt Nam: Các phương tiện đang hiện có ở khu vực Đông Nam Á có thể huy động được để thực hiện dự án hiệu quả cả về kỹ thuật và thương mại. Xem phụ lục 2
  • 61. 49 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 2.3. Nội dung chính của giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) 2.3.1. Lựa chọn phương tiện vận chuyển cọc, xích hợp lý 2.3.1.1. Sử dụng phương tiện sà lan vận chuyển Xích được chuyển lên Sà lan để thực hiện việc vận chuyển ra khu vực lắp đặt. Thông thường, việc sử dụng Sà lan để vận chuyển xích áp dụng trong trường hợp tàu lắp đặt xích là tàu cẩu không có hầm chứa xích. Ưu điểm của việc vận chuyển dùng Sàlan: Có thể vận chuyển được cọc và xích đồng thời trên cùng Sà lan. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức vận chuyển này là thời gian sử dụng Sà lan kéo dài trong suốt chiến dịch đóng cọc và lắp đặt xích neo, sẽ không kinh tế. 2.3.1.2. Sử dụng phương tiện tàu lắp đặt vận chuyển Việc sử dụng tàu vận chuyển xích có ưu điểm sẽ giảm được việc phải huy động sà lan riêng để vận chuyển, mặt khác việc kiểm soát xoắn xích trong quá trình rải xích tốt hơn rất nhiều so với các phương án khác. 2.3.1.3. Phân tích tính hợp lý của các phương tiện vận chuyển được lựa chọn Bằng cách lập bảng so sánh như dưới đây sẽ cho thấy ưu nhược điểm của các phương tiện vận chuyển, từ đó có cơ sở để lựa chọn phù hợp: Bảng 2.3: So sánh 2 phương án vận chuyển Dùng Sà lan Vận chuyển Dùng Tàu Vận chuyển(*) Ưu điểm: - Khối lượng vận chuyển lớn, có thể vận chuyển đồng thời cọc và sà lan cùng lúc Ưu điểm: - Xích được chứa dưới hầm tàu, Việc kiểm soát xích xoắn khi ra khỏi tàu để rải thực hiện dễ dàng hơn
  • 62. 50 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Trong quá trình thi công, có thể chủ động việc huy động sà lan - Thời gian thi công được cải thiện hơn rất nhiều do sử dụng hệ thống phụ trợ được lắp đặt trên tàu: tời, cẩu phụ, bollars, shark jaw, các hệ thống này làm việc đồng bộ với nhau. Mặt khác, loại bỏ được thời gian cho việc sà lan cập vào để cẩu xích, thời gian này đôi khi còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết - Chi phí có thể được tiết kiệm hơn do thời gian sử dụng tàu ngắn, tiết kiệm việc sử dụng sà lan chở xích. Nhược điểm: - Việc sử dụng Sà lan đỏi hỏi tàu cẩu lắp đặt phải có khả năng cẩu với bán kính lớn để có thể cẩu xích Nhược điểm: - Thị trường Tàu cẩu có khoang chứa xích hiện không nhiều, vì vậy cần phải cân nhắc về việc lựa chọn cho phù hợp. - Phải lắp đặt các thiết bị hỗ trợ trên Sà lan trong quá trình thi công như tời, bollars, sharkjaw … - Thi công kéo dài thời gian do việc đưa Sà lan cập vào tàu cẩu, di chuyển ra ngoài nhiều lần. - Chi phí tăng cao do huy động Sà lan và bộ tàu kéo, thời gian sử dụng Sà lan kéo dài trong suốt quá trình thi công xích … (*): Tàu vận chuyển này thực hiện công tác rải xích 2.3.2. Quy trình thực hiện việc hạ thủy xích xuống tàu, sà lan Căn cứ vào thông số kỹ thuật về kích thước của tàu/sà lan và độ sâu mực nước tại vị trí cảng hạ thuỷ để chọn vị trí cầu cảng phù hợp. Từ đó xác định phương án sử dụng phương tiện cẩu thích hợp.
  • 63. 51 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. 2.3.2.1. Sử dụng phương tiện cẩu bánh xích/ cẩu cảng Trường hợp tàu/sà lan có thể cập trực tiếp vào cẩu cảng để thực hiện việc bốc dỡ hàng thì có thể sử dụng phương tiện cẩu bánh xích, bánh hơi hoặc cẩu cảng để đưa hàng lên boong. Thông thường các đoạn xích gồm nhiều bó xích vì vậy phải sử dụng tối thiểu 2 cẩu để phục vụ ha thuỷ: hoặc 01 cẩu bánh xích và 01 cẩu bánh hơi hoặc 01 cẩu bánh xích và 01 cẩu bánh hơi. Đặc điểm ưu thế của phương tiện cẩu bánh xích là khả năng vươn xa của cần và có thể đứng ở vị trí khó để có thể đưa xích lên boong tàu/ sà lan. Đối với cẩu cảng, ưu điểm lớn nhất là cẩu có thể di chuyển dọc trên đường ray dọc vị trí cầu cảng để đưa hàng lên tàu mặc dù khả năng nâng tải hạn chế. 2.3.2.2. Sử dụng phương tiện cẩu tàu Trong trường hợp độ sâu nước ở vị trí cảng bị hạn chế, tàu phải cập vào cảng thông qua tàu cẩu, lúc đó sử dụng phương tiện tàu cẩu được yêu cầu. Hoặc trong trường hợp xích được đưa trực tiếp lên boong tàu để thực hiện việc lắp đặt biển. Đối với phương án này, hạn chế lớn nhất là khả năng thực hiện rất chậm do móc cẩu nâng hạ mất nhiều thời gian, mặt khác không kinh tế. Chỉ sử dụng trong trường hợp tình huống mà thôi. 2.3.3. Quy trình thực hiện việc thi công đưa cọc xuống nước 2.3.3.1. Sử dụng phương pháp kéo trượt cọc từ sà lan Tất cả cọc được hạ thủy trên Sà lan chở cọc để thực hiện việc lắp đặt. Khung đóng cọc, búa và cọc đẩy được đặt trên Tàu Cẩu. Phương pháp kéo trượt cọc trên sà lan được mô tả như sau:
  • 64. 52 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. - Tàu cẩu lắp đặt di chuyển đến vị trí cọc theo thiết kế. - Nhấc khung đóng cọc từ boong tàu và đưa vào vị trí đóng cọc (trong phạm vi sai số cho phép) dưới sự quan sát từ ROV. - Khi khung đóng cọc được đưa xuống đáy biển phù hợp với hướng như yêu cầu, giải phóng cable cẩu khung với sự hỗ trợ của ROV. - Di chuyển Tàu cẩu đến vị trí sà lan chở cọc. Chuyển Cable nâng cọc sang Sà lan và kết nối vào cọc. - Di chuyển Tàu cẩu ra xa Sà lan và kéo lê cọc dọc sà lan cho đến khi cọc rơi xuống nước. - Nhấc cọc ở vị trí thẳng đứng cho đến khi vị trí tai móc cẩu ngang vị trí sàn tàu - Kết nối xích neo vào tai móc cẩu của cọc - Di chuyển Tàu cẩu đến vị trí khung đóng cọc - Từ từ hạ cọc xuống trong khi nhả xích dần dần - Đưa cọc vào khung đóng cọc theo đúng hướng và vị trí yêu cầu thiết kế - Giải phóng Cable nâng cọc với sự hỗ trợ của ROV - Nhấc búa và cọc đẩy đưa vào vị trí, sẵn sàng thực hiện việc đóng cọc
  • 65. 53 : Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổ chức thi công hợp lý để lắp đặt hệ thống dây neo bể chứa dầu nổi (FPSO) trong điều kiện biển Việt Nam. Hình 2.1: Chuẩn bị hạ cọc Hình 2.2: Kéo trượt cọc trên Sà lan