SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 10
. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA HỢP ĐỒNG SÁP NHẬP, MUA LẠI
                      DOANH NGHIỆP.
                                                                               Phạm Trí Hùng
                       (Tiến sĩ Luật học – Giảng viên khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP.HCM)
                                                              (Nguồn: hocvientuphap.edu.vn)


       Theo Báo cáo của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC), tổng số lượng giao dịch
sáp nhập và mua lại (M&A) tại Việt Nam trong năm 2007 là 113 vụ (tăng nhanh nhất ở khu
vực châu Á Thái Bình Dương), trong năm 2008 là 146 vụ (nhiều hơn 26% so với năm
2007). Theo Avalue Vietnam, trong năm 2009 tại Việt Nam 1ước tính có 287 giao dịch
M&A và số lượng các giao dịch này đang ngày càng nhiều lên . Nhiều hợp đồng sáp nhập,
mua lại doanh nghiệp đã được ký kết nhưng chủ yếu là theo các mẫu hợp đồng, thông lệ của
nước ngoài mà thiếu sự thấu hiểu về bản chất pháp lý và lý do lựa chọn hình thức pháp lý
của giao dịch. Bài viết này đề cập một số vấn đề mà luật sư và các bên liên quan cần lưu ý
khi soạn thảo, ký kết hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
       Điều đầu tiên cần lưu ý ở đây là không tồn tại loại hợp đồng có tên gọi là "hợp đồng
sáp nhập, mua lại doanh nghiệp" mà thuật ngữ "hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp"
được dùng để chỉ hợp đồng chính được ký kết trong giao dịch sáp nhập, mua lại doanh
nghiệp bao gồm hai dạng hợp đồng chính là hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp và hợp đồng
mua lại doanh nghiệp. Cũng cần phân biệt "hợp đồng sáp nhập, mua lại" như hợp đồng
chính, là văn bản ghi nhận ý chí cuối cùng của các bên trong giao dịch với "các thỏa thuận
trong giao dịch M&A" bởi trong giao dịch M&A các bên có thể ký với nhau rất nhiều hợp
đồng, thỏa thuận (ví dụ như Thỏa thuận nguyên tắc, Thỏa thuận không tiết lộ và không cạnh
tranh ). Đồng thời, thuật ngữ "sáp nhập" trong bài viết này có thể được hiểu theo nghĩa bao gồm cả
"hợp nhất" và "sáp nhập" như hình thức tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2004
(LCT) và như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN).




                                                1
1. Bản chất pháp lý của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
       Nghiên cứu bản chất pháp lý của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp một phần
để trả lời câu hỏi: đây là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại để xác định luật điều
chỉnh các điều khoản trong hợp đồng là Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại và để xác định
thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay Trọng tài thương mại khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
        Khoản 2 Điều 152 và Khoản 2 Điều 153 LDN có nhắc tới "hợp đồng hợp nhất" và
"hợp đồng sáp nhập" như yếu tố quan trọng nhất của thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh
nghiệp với các nội dung chủ yếu như: thủ tục và điều kiện hợp nhất/sáp nhập; phương án sử
dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp,
cổ phần, trái phiếu; thời hạn thực hiện; dự thảo Điều lệ công ty
        Theo chúng tôi, hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập có nhiều nét giống với hợp
đồng góp vốn vào công ty, hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản có đền bù. Góp vốn vào
công ty là việc một người chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của mình cho một công ty có
tư cách pháp nhân để trở thành người có quyền sở hữu đối với một phần vốn góp của công ty
đó. Nội dung quan trọng nhất của hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập là vấn đề tài sản.
Mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể, có thể thấy các bên trong hợp đồng hợp nhất và
bên bị sáp nhập như người góp vốn vào công ty có những nghĩa vụ tương tự như người bán,
đặc biệt là nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu của công ty đối với tài sản góp vốn và nghĩa vụ
đảm bảo chất lượng của tài sản. Quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn chỉ được chuyển cho
pháp nhân công ty kể từ thời điểm trước bạ sang tên tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
nếu tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu hoặc kể từ thời điểm hoàn thành việc giao
nhận tài sản có xác nhận bằng biên bản nếu tài sản không thuộc loại phải đăng ký quyền sở
hữu. Điều này có nghĩa là người góp vốn vẫn phải chịu rủi ro về tài sản (dù điều lệ công ty
đã thông qua, dù công ty đã đăng ký kinh doanh) cho đến khi hoàn thành xong các thủ tục kể
trên.
        Điểm khác biệt cơ bản của hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập với hợp đồng góp
vốn là trong hợp đồng góp vốn, chính người góp vốn nhận được chứng nhận phần vốn góp
hoặc cổ phần trong công ty; trong các bên trong hợp đồng hợp nhất, bên bị sáp nhập trong
                                                2
hợp đồng sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình - chứng nhận phần vốn góp hoặc cổ
phần trong công ty sẽ do người chủ sở hữu các bên trong hợp đồng hợp nhất hoặc bên bị sáp
nhập nắm giữ.




                                            3
Có thể chia hợp đồng mua lại doanh nghiệp (xếp theo thứ tự mức độ phổ biến trong
thực tiễn ký kết) thành: (i) hợp đồng mua bán/chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp (với
điều kiện cổ phần/phần vốn góp này phải đủ để chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại cơ
quan quyết định cao nhất của doanh nghiệp bị mua lại), (ii) hợp đồng mua bán tài sản (với
điều kiện tài sản này phải đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh
nghiệp bị mua lại); (iii) hợp đồng mua bán doanh nghiệp2. Các hợp đồng kể trên đều là hợp
đồng mua bán, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản có đền bù - là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua
và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
       Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương
mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác" (Khoản 1 Điều 3) và "Hàng hóa bao
gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật
gắn liền với đất đai" (Khoản 1 Điều 3).
       Theo chúng tôi, các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đều là
những hoạt động đầu tư, những hoạt động thương mại vì chúng đáp ứng được các yêu cầu về
chủ thể (chủ thể của hành vi là thương nhân), về mục đích (nhằm mục đích sinh lợi - có
thể nhằm mục đích sinh lợi trực tiế3p thông qua việc mua rồi bán lại doanh nghiệp hoặc đây
là hành vi thương mại phụ thuộc) . Như vậy, tranh chấp liên quan đến các hợp đồng hợp
nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bên cạnh việc đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế đều có
thể được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại4. Tuy nhiên, trong điều khoản phạt vi
phạm hợp đồng phải căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005 (Khoản 2 Điều 422: "Mức phạt vi
phạm do các bên thỏa thuận") để đưa ra mức phạt chứ không phải căn cứ Luật Thương mại
(Điều 301: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi
phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm").

2. Vấn đề lựa chọn hình thức pháp lý của hợp đồng mua lại doanh nghiệp
       Trong giao dịch sáp nhập, mua lại vấn đề cần quan tâm trước tiên đó là hình thức
pháp lý mà pháp luật cho phép để thực hiện giao dịch. Hình thức pháp lý ở đây được hiểu là
                                               4
các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ.
Hình thức pháp lý của giao dịch sáp nhập, mua lại sẽ quyết định các công việc cụ thể cần
thực hiện cũng như quyết định chúng sẽ được thực hiện như thế nào và tại thời điểm nào.
       Với giao dịch hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật chỉ có
một dạng hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập nhưng như đã đề cập ở trên, hợp đồng mua lại
doanh nghiệp có thể có nhiều dạng khác nhau. Loại trừ trường hợp hợp nhất, sáp nhập các
doanh nghiệp thuộc cùng một chủ sở hữu, trong cùng một Tập đoàn /Tổng công ty, trên thực
tế, doanh nghiệp thực hiện việc thâu tóm các công ty khác thường thực hiện việc mua lại, sau
đó mới thực hiện (hoặc không thực hiện) việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Nói cách
khác, hợp đồng mua lại doanh nghiệp thường là tiền đề, cơ sở để sau đó thực hiện việc hợp
nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Theo chúng tôi, trong các vấn đề của hợp đồng mua lại doanh
nghiệp, vấn đề lựa chọn hình thức (hay cấu trúc - mua bán/chuyển nhượng cổ phần/phần
vốn góp, mua bán tài sản hay mua bán doanh nghiệp) là cực kỳ quan trọng mà luật sư mà các
bên tham gia giao dịch cần nắm vững.
       Trong trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay
một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước, thông thường doanh nghiệp được bán sẽ bị "nuốt
chửng" và được sáp nhập vào công ty đi mua lại. Nếu chỉ bán một phần công ty của mình
cho một đối tác chiến lược, bên bán vừa có thêm nguồn vốn kinh doanh, vừa tiếp thu thêm
được những công nghệ và kỹ năng chuyên môn của đối tác. Bên bán hoàn toàn có thể bảo vệ
được lợi ích của mình trong doanh nghiệp và mối lo "bị nuốt chửng" sẽ không phải là sự bận
tâm chính.
       Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp (Share acquisiton) có ưu
điểm là: bên bán rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công ty mục tiêu hay hoạt
động kinh doanh sau khi hoàn tất giao dịch (clean break); cơ cấu sở hữu của công ty mục
tiêu thay đổi; công ty mục tiêu vẫn là chủ sở hữu tài sản, nhà xưởng   , có trách nhiệm với chủ
nợ/bên thứ ba ; chuyển quyền sở hữu đơn giản; chuyển giao các hợp đồng với bên thứ ba: tự
động/đơn giản (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt); không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề
lao động (do không thay đổi người sử dụng lao động); thuế trực tiếp đánh trên bên bán. Tuy
nhiên hình thức thực hiện M&A thông qua mua bán cổ phần/phần vốn góp có nhược điểm
là: bên mua gián tiếp tiếp nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm (tương ứng với số cổ phần mua);
                                              5
6
có thể phát sinh các trách nhiệm tiềm ẩn; việc thẩm định hay điều tra mất thời gian hơn
để xác định các rủi ro tiềm tàng; bên mua không có quyền lựa chọn tài sản; bên mua sẽ
cần nhiều bảo đảm và cam kết từ bên bán liên quan đến công ty mục tiêu (đặc biệt liên
quan đến khía cạnh thuế).
       Hình thức hợp đồng mua bán tài sản (Asset acquisition) có ưu điểm là: bên mua
có quyền lựa chọn tài sản; có thể nhận diện các rủi ro và lựa chọn tiếp nhận hay không
một số nghĩa vụ; không cần nhiều thời gian cho việc điều tra / thẩm định (do đối tượng mua
bán chỉ là tài sản hoặc công việc kinh doanh, trong khi công ty bán vẫn tồn tại và chịu
hoàn toàn trách nhiệm /nghĩa vụ với bên thứ ba, thuế      ); bên mua không cần nhiều bảo đảm
hay cam kết của bên bán (công ty) do không tiếp nhận các trách nhiệm của công ty mục
tiêu (trừ một vài trường hợp như tiếp nhận lao động    ). Tuy nhiên, hình thức M&A thông qua
mua bán tài sản có nhược điểm như: bên bán (công ty) vẫn có trách nhiệm / nghĩa vụ với
bên thứ ba, chủ nợ, người lao động     sau khi hoàn tất giao dịch bán tài sản (ngoại trừ có thỏa
thuận khác); thủ tục chuyển quyền sở hữu và các hợp đồng với bên thứ ba phức tạp hơn
(theo từng loại tài sản, cần chấp thuận của bên thứ ba      ); bị đánh thuế hai lần: công ty bên
bán phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và công ty thuế thu nhập doanh nghiệp trước
khi phân phối cổ tức cho cổ đông/thành viên; phát sinh nhiều trách nhiệ5m đối với người
lao động (với bên bán) do không có sự thay đổi về người sử dụng lao động .
       Mua bán doanh nghiệp (Business acquisition) chính là sự kết hợp giữa mua tài sản
và uy tín kinh doanh, thương hiệu, thị phần Khác với nhiều quan hệ đầu tư và quan hệ hợp
đồng, mua bán doanh nghiệp được là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu có
thu tiền một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho người mua. Theo đó, người bán sẽ
chấm dứt hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh (tuỳ thuộc vào đối tượng chuyển nhượng là
một phần hay toàn bộ doanh nghiệp) còn người mua tiếp nhận doanh nghiệp hoặc phần
doanh nghiệp đã mua để tiếp tục khai thác các giá trị của nó vào mục đích kinh doanh.
Mua bán doanh nghiệp trước hết mang bản chất pháp lý của quan hệ mua bán - đó là quan
hệ chuyển quyền sở hữu có thu tiền, tuy nhiên ở đây đối tượng mua bán không phải là tài
sản đơn thuần mà là doanh nghiệp. Khi mua bán doanh nghiệp, bên mua và bên bán


                                            7
không chỉ thoả thuận việc mua bán tài sản hữu hình của doanh nghiệp như dây chuyền sản
xuất, thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển mà còn thoả thuận cả việc mua bán, chuyển
nhượng các giá trị tiềm năng của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, đội
ngũ công nhân lành nghề, hệ thống quản lý nghiệp vụ, hệ thống khách hàng, đại lý phân
phối Chính vì vậy, việc mua bán doanh nghiệp không chỉ dẫn đến chuyển giao tài sản
hữu hình mà còn dẫn đến chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp với
người thứ ba, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ đối với chủ nợ về quyền và nghĩa vụ đối với
người lao động, chuyển giao quyền tiếp tục khai thác các giá trị tài sản của doanh nghiệp
đã bán.

3. Một số lưu ý về hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Sau khi đã có kết quả thẩm định và xác định giá trị giao dịch, quá trình đàm phán sẽ dẫn
đến một kết quả phản ánh tập trung nội dung của giao dịch M&A, đó chính là hợp đồng sáp
nhập, mua lại được giao kết giữa các bên. Quá trình đàm phán rất quan trọng đối với
giao dịch M&A vì nếu hợp đồng sáp nhập, mua lại không phản ánh đủ và chính xác tất
cả các kết quả của những công việc trước đó, các mong muốn và kỳ vọng của các bên hay
hạn chế tối đa các rủi ro thì những công việc đã thực hiện sẽ không có giá trị hoặc giảm giá
trị đi rất nhiều cũng như mục đích sáp nhập, mua lại có thể bị ảnh hưởng theo chiều
hướng tiêu cực.
          Giao kết hợp đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch M&A. Đó
là khi các bên đã hiểu rõ về nhau cũng như hiểu rõ về mục đích và yêu cầu của mỗi bên,
hiểu rõ các lợi ích và rủi ro khi thực hiện sáp nhập, mua lại. Hợp đồng sáp nhập, mua lại là
sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch. Nó không chỉ là
liên quan đến khía cạnh pháp lý mà là sự phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên
quan đến giao dịch sáp nhập, mua lại khác như tài chính, kinh doanh      Chỉ khi kết hợp một
cách hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan thì hợp đồng sáp nhập, mua lại mới thật sự là công
cụ để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.
          Không có mẫu hợp đồng chung cho tất cả các giao dịch M&A, hợp đồng sáp
nhập, mua lại phải được xây dựng riêng cho từng trường hợp cụ thể; quy định đầy đủ các

                                             8
điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A, đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc
riêng biệt của doanh nghiệp và thậm chí quy định cả các vấn đề sau giao dịch sáp nhập,
mua lại...
       Trong pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng sáp
nhập, mua lại nhưng xuất phát từ tính phức tạp của quan hệ này, có thể thấy chắc chắn
hợp đồng phải lập dưới hình thức văn bản để ghi nhận nội dung thoả thuận, làm cơ sở thực
hiện hợp đồng.
       Nhìn chung, hợp đồng sáp nhập, mua lại bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp
nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn
chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời
hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên. Thủ tục và điều kiện sáp
nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm các điều khoản tài chính chủ yếu trong giao dịch
M&A, cơ cấu của giao dịch M&A.Trách nhiệm của các bên bao gồm quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các bên, những hành động mà các bên phải thực hiện trước khi hoàn tất giao
dịch M&A, các biện pháp để chống lại việc phá vỡ các ràng buộc trách nhiệm.
       Trong hợp đồng sáp nhập, mua lại có thể xác định những thay đổi lập tức cần phải
làm đối với công ty mục tiêu bao gồm các vấn đề như việc từ chức và bổ nhiệm các
thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; việc trả các khoản vay
ngân hàng và thay đổi cơ cấu công ty mục tiêu.
       Trong hợp đồng sáp nhập, mua lại có thể những tuyên bố và cam kết của hai bên,
đặc biệt là bên bị sáp nhập/ bên bán về tình trạng và lịch sử của công ty mục tiêu bao gồm
tất cả các khoản nợ cùng các khoản bồi hoàn phù hợp. Bên nhận sáp nhập/bên mua cũng
có thể đưa ra các tuyên bố liên quan tới tình trạng tài chính và luật pháp của công ty
mình. Các tuyên bố và đảm bảo có chức năng cơ bản là phân bổ rủi ro giữa các bên, buộc
bên bị sáp nhập/bên bán có trách nhiệm pháp lý với các khoản nợ trước khi hoàn tất hợp
đồng sáp nhập, mua lại và buộc bên nhận sáp nhập/bên mua có trách nhiệm pháp lý với
những khoản nợ phát sinh sau khi hoàn tất. Việc chia sẻ nghĩa vụ/ nợ không chỉ phụ thuộc
vào thỏa thuận của hợp đồng mà còn phụ thuộc vào loại hình sáp nhập, mua lại theo quy

                                             9
định của pháp luật. Ví dụ, khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp, doanh nghiệp sẽ chịu
chia sẻ nghĩa vụ/nợ theo tỉ lệ phần vốn góp; khi thực hiện sáp nhập công ty, sẽ chuyển
giao toàn bộ nghĩa vụ nợ của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập.
       Những tuyên bố và bảo đảm chỉ tốt khi bên đưa ra chúng đáng tin cậy nên cũng
cần có những biện pháp để hạn chế rủi ro khác như điều chỉnh giá, giữ lại một phần giá mua,
các đảm bảo của bên thứ ba, bảo hiểm...Trong hợp đồng sáp nhập, mua lại, các bên đưa ra
cam kết rằng những thông tin và dữ liệu về thực trạng một vấn đề là đúng. Bên bán cần
chú ý để tránh bị ràng buộc pháp lý với các tuyên bố và bảo đảm được đưa ra trong hợp
đồng và có thể đề nghị bổ sung điều khoản loại trừ các nghĩa vụ pháp lý đã tuyên bố, trừ
các tuyên bố đã được đưa vào hợp đồng sáp nhập, mua lại; phân biệt tuyên bố sai vô ý và
vô hại (không phải là lý do để huỷ bỏ hợp đồng) với tuyên bố sai cố ý (có thể là lý do để
chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng).
       Mục đảm bảo bồi thường trong hợp đồng sáp nhập, mua lại là để tránh những rủi
ro tài chính trong giao dịch M&A, nó định rõ các quyền của bên mua và bên bán theo đó
nêu một bên vi phạm các tuyên bố, cam kết, thoả thuận hạn chế và những ràng buộc khác
được ghi trong hợp đồng, bên kia sẽ nhận được bồi thường. Các bên có thể đưa ra một số
hạn chế về mức tối thiểu và tối đa của các khoản bồi thường.
       Sau khi ký kết hợp đồng sáp nhập, mua lại, các bên có thể tập trung quan tâm
giám sát kết quả/thành công của giao dịch và các vấn đề khác liên quan tới tích hợp giao
dịch, ví dụ như: đội ngũ nhân sự mới, chính sách lợi ích nhân viên và cổ đông, văn hóa
doanh nghiệp, hệ thống thông tin...6 đồng thời cũng cần hết sức chú ý đến việc thực hiện
hợp đồng - tiến trình cho các động thái như chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp; hoàn tất giao dịch; giải quyết các tranh chấp; thực hiện bảo đảm hoặc bồi thường
(nếu có)./.




                                            10

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt NamLuận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật kiểm soát tập trung kinh tế ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và thực tiễn áp dụng trê...
 
Luận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhânLuận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
Luận văn: Hiệu lực của ly hôn đối với vợ chồng theo luật hôn nhân
 
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sảnLuận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
Luận văn: Hợp đồng thuê nhà ở theo Luật Kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAYLuận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
 
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docxBài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Luật Tố Tụng Dân Sự.docx
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ  Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận văn: Đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai, 9đ
Luận văn: Đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai, 9đLuận văn: Đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai, 9đ
Luận văn: Đấu giá quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 

Ähnlich wie Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập

Chuẩn mực số 11
Chuẩn mực số 11Chuẩn mực số 11
Chuẩn mực số 11hocketoan_tfa
 
Chuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanh
Chuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanhChuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanh
Chuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanhTiến Công Jr.
 
Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review PMC WEB
 
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Phap luat ve hop dong.pdf
Phap luat ve hop dong.pdfPhap luat ve hop dong.pdf
Phap luat ve hop dong.pdfDuKien
 
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfNGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfririri9320
 
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Ähnlich wie Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập (20)

270 mau hop dong
270 mau hop dong270 mau hop dong
270 mau hop dong
 
Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docxCơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx
Cơ sở lý luận cơ bản về sáp nhập công ty cổ phần.docx
 
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...
Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại phù hợp với cam kết quốc tế của V...
 
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.docHoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
Hoạt Động Tư Vấn Đầu Tư Thông Qua Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp.doc
 
Chuẩn mực số 11
Chuẩn mực số 11Chuẩn mực số 11
Chuẩn mực số 11
 
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (Bcc) Theo Luật Đầu Tư 2005
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (Bcc) Theo Luật Đầu Tư 2005Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (Bcc) Theo Luật Đầu Tư 2005
Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh (Bcc) Theo Luật Đầu Tư 2005
 
Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất Nước
Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất NướcGiao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất Nước
Giao Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Nhất Nước
 
Chuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanh
Chuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanhChuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanh
Chuan muc ke toan so 11 - Hop nhat kinh doanh
 
Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên về tài sản góp vốn, 9đ
Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên về tài sản góp vốn, 9đGiải quyết tranh chấp giữa các thành viên về tài sản góp vốn, 9đ
Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên về tài sản góp vốn, 9đ
 
Tt 21 2006 4 cm dot 5
Tt 21 2006 4 cm dot 5Tt 21 2006 4 cm dot 5
Tt 21 2006 4 cm dot 5
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
Báo Cáo Thực Tập Thực Tiễn Thực Hiện Các Quy Định Pháp Luật Về Hợp Đồng T...
 
Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.2 | IIRR Legal Review
 
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
Đề tài: Hợp đồng kinh tế và các phương pháp giải quyết tranh chấp từ hợp đồng...
 
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
Hướng giải quyết hợp đồng được ký trước khi doanh nghiệp được thành lập có tr...
 
Phap luat ve hop dong.pdf
Phap luat ve hop dong.pdfPhap luat ve hop dong.pdf
Phap luat ve hop dong.pdf
 
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdfNGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
NGUYEN THI PHUONG TRINH HCMVB120204085.pdf
 
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH  - TẢI FR...
 
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận hợp đồng vô hiệu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...
Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...
Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Định Đoạt Phần Vốn Góp Của Thành Viên Trong ...
 
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
 

Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập

  • 1. . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA HỢP ĐỒNG SÁP NHẬP, MUA LẠI DOANH NGHIỆP. Phạm Trí Hùng (Tiến sĩ Luật học – Giảng viên khoa Luật Thương mại, ĐH Luật TP.HCM) (Nguồn: hocvientuphap.edu.vn) Theo Báo cáo của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC), tổng số lượng giao dịch sáp nhập và mua lại (M&A) tại Việt Nam trong năm 2007 là 113 vụ (tăng nhanh nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương), trong năm 2008 là 146 vụ (nhiều hơn 26% so với năm 2007). Theo Avalue Vietnam, trong năm 2009 tại Việt Nam 1ước tính có 287 giao dịch M&A và số lượng các giao dịch này đang ngày càng nhiều lên . Nhiều hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã được ký kết nhưng chủ yếu là theo các mẫu hợp đồng, thông lệ của nước ngoài mà thiếu sự thấu hiểu về bản chất pháp lý và lý do lựa chọn hình thức pháp lý của giao dịch. Bài viết này đề cập một số vấn đề mà luật sư và các bên liên quan cần lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Điều đầu tiên cần lưu ý ở đây là không tồn tại loại hợp đồng có tên gọi là "hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp" mà thuật ngữ "hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp" được dùng để chỉ hợp đồng chính được ký kết trong giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm hai dạng hợp đồng chính là hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp và hợp đồng mua lại doanh nghiệp. Cũng cần phân biệt "hợp đồng sáp nhập, mua lại" như hợp đồng chính, là văn bản ghi nhận ý chí cuối cùng của các bên trong giao dịch với "các thỏa thuận trong giao dịch M&A" bởi trong giao dịch M&A các bên có thể ký với nhau rất nhiều hợp đồng, thỏa thuận (ví dụ như Thỏa thuận nguyên tắc, Thỏa thuận không tiết lộ và không cạnh tranh ). Đồng thời, thuật ngữ "sáp nhập" trong bài viết này có thể được hiểu theo nghĩa bao gồm cả "hợp nhất" và "sáp nhập" như hình thức tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm 2004 (LCT) và như hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN). 1
  • 2. 1. Bản chất pháp lý của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Nghiên cứu bản chất pháp lý của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp một phần để trả lời câu hỏi: đây là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại để xác định luật điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng là Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại và để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án hay Trọng tài thương mại khi xảy ra tranh chấp hợp đồng. Khoản 2 Điều 152 và Khoản 2 Điều 153 LDN có nhắc tới "hợp đồng hợp nhất" và "hợp đồng sáp nhập" như yếu tố quan trọng nhất của thủ tục hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu như: thủ tục và điều kiện hợp nhất/sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu; thời hạn thực hiện; dự thảo Điều lệ công ty Theo chúng tôi, hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập có nhiều nét giống với hợp đồng góp vốn vào công ty, hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản có đền bù. Góp vốn vào công ty là việc một người chuyển quyền sở hữu đối với tài sản của mình cho một công ty có tư cách pháp nhân để trở thành người có quyền sở hữu đối với một phần vốn góp của công ty đó. Nội dung quan trọng nhất của hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập là vấn đề tài sản. Mặc dù pháp luật không có quy định cụ thể, có thể thấy các bên trong hợp đồng hợp nhất và bên bị sáp nhập như người góp vốn vào công ty có những nghĩa vụ tương tự như người bán, đặc biệt là nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu của công ty đối với tài sản góp vốn và nghĩa vụ đảm bảo chất lượng của tài sản. Quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn chỉ được chuyển cho pháp nhân công ty kể từ thời điểm trước bạ sang tên tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu hoặc kể từ thời điểm hoàn thành việc giao nhận tài sản có xác nhận bằng biên bản nếu tài sản không thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là người góp vốn vẫn phải chịu rủi ro về tài sản (dù điều lệ công ty đã thông qua, dù công ty đã đăng ký kinh doanh) cho đến khi hoàn thành xong các thủ tục kể trên. Điểm khác biệt cơ bản của hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập với hợp đồng góp vốn là trong hợp đồng góp vốn, chính người góp vốn nhận được chứng nhận phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty; trong các bên trong hợp đồng hợp nhất, bên bị sáp nhập trong 2
  • 3. hợp đồng sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình - chứng nhận phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty sẽ do người chủ sở hữu các bên trong hợp đồng hợp nhất hoặc bên bị sáp nhập nắm giữ. 3
  • 4. Có thể chia hợp đồng mua lại doanh nghiệp (xếp theo thứ tự mức độ phổ biến trong thực tiễn ký kết) thành: (i) hợp đồng mua bán/chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp (với điều kiện cổ phần/phần vốn góp này phải đủ để chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại cơ quan quyết định cao nhất của doanh nghiệp bị mua lại), (ii) hợp đồng mua bán tài sản (với điều kiện tài sản này phải đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại); (iii) hợp đồng mua bán doanh nghiệp2. Các hợp đồng kể trên đều là hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản có đền bù - là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Luật Thương mại năm 2005 định nghĩa: "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác" (Khoản 1 Điều 3) và "Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai" (Khoản 1 Điều 3). Theo chúng tôi, các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đều là những hoạt động đầu tư, những hoạt động thương mại vì chúng đáp ứng được các yêu cầu về chủ thể (chủ thể của hành vi là thương nhân), về mục đích (nhằm mục đích sinh lợi - có thể nhằm mục đích sinh lợi trực tiế3p thông qua việc mua rồi bán lại doanh nghiệp hoặc đây là hành vi thương mại phụ thuộc) . Như vậy, tranh chấp liên quan đến các hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bên cạnh việc đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế đều có thể được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại4. Tuy nhiên, trong điều khoản phạt vi phạm hợp đồng phải căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005 (Khoản 2 Điều 422: "Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận") để đưa ra mức phạt chứ không phải căn cứ Luật Thương mại (Điều 301: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm"). 2. Vấn đề lựa chọn hình thức pháp lý của hợp đồng mua lại doanh nghiệp Trong giao dịch sáp nhập, mua lại vấn đề cần quan tâm trước tiên đó là hình thức pháp lý mà pháp luật cho phép để thực hiện giao dịch. Hình thức pháp lý ở đây được hiểu là 4
  • 5. các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ. Hình thức pháp lý của giao dịch sáp nhập, mua lại sẽ quyết định các công việc cụ thể cần thực hiện cũng như quyết định chúng sẽ được thực hiện như thế nào và tại thời điểm nào. Với giao dịch hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật chỉ có một dạng hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập nhưng như đã đề cập ở trên, hợp đồng mua lại doanh nghiệp có thể có nhiều dạng khác nhau. Loại trừ trường hợp hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp thuộc cùng một chủ sở hữu, trong cùng một Tập đoàn /Tổng công ty, trên thực tế, doanh nghiệp thực hiện việc thâu tóm các công ty khác thường thực hiện việc mua lại, sau đó mới thực hiện (hoặc không thực hiện) việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Nói cách khác, hợp đồng mua lại doanh nghiệp thường là tiền đề, cơ sở để sau đó thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Theo chúng tôi, trong các vấn đề của hợp đồng mua lại doanh nghiệp, vấn đề lựa chọn hình thức (hay cấu trúc - mua bán/chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp, mua bán tài sản hay mua bán doanh nghiệp) là cực kỳ quan trọng mà luật sư mà các bên tham gia giao dịch cần nắm vững. Trong trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước hay một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước, thông thường doanh nghiệp được bán sẽ bị "nuốt chửng" và được sáp nhập vào công ty đi mua lại. Nếu chỉ bán một phần công ty của mình cho một đối tác chiến lược, bên bán vừa có thêm nguồn vốn kinh doanh, vừa tiếp thu thêm được những công nghệ và kỹ năng chuyên môn của đối tác. Bên bán hoàn toàn có thể bảo vệ được lợi ích của mình trong doanh nghiệp và mối lo "bị nuốt chửng" sẽ không phải là sự bận tâm chính. Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp (Share acquisiton) có ưu điểm là: bên bán rũ bỏ hoàn toàn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công ty mục tiêu hay hoạt động kinh doanh sau khi hoàn tất giao dịch (clean break); cơ cấu sở hữu của công ty mục tiêu thay đổi; công ty mục tiêu vẫn là chủ sở hữu tài sản, nhà xưởng , có trách nhiệm với chủ nợ/bên thứ ba ; chuyển quyền sở hữu đơn giản; chuyển giao các hợp đồng với bên thứ ba: tự động/đơn giản (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt); không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lao động (do không thay đổi người sử dụng lao động); thuế trực tiếp đánh trên bên bán. Tuy nhiên hình thức thực hiện M&A thông qua mua bán cổ phần/phần vốn góp có nhược điểm là: bên mua gián tiếp tiếp nhận các nghĩa vụ và trách nhiệm (tương ứng với số cổ phần mua); 5
  • 6. 6
  • 7. có thể phát sinh các trách nhiệm tiềm ẩn; việc thẩm định hay điều tra mất thời gian hơn để xác định các rủi ro tiềm tàng; bên mua không có quyền lựa chọn tài sản; bên mua sẽ cần nhiều bảo đảm và cam kết từ bên bán liên quan đến công ty mục tiêu (đặc biệt liên quan đến khía cạnh thuế). Hình thức hợp đồng mua bán tài sản (Asset acquisition) có ưu điểm là: bên mua có quyền lựa chọn tài sản; có thể nhận diện các rủi ro và lựa chọn tiếp nhận hay không một số nghĩa vụ; không cần nhiều thời gian cho việc điều tra / thẩm định (do đối tượng mua bán chỉ là tài sản hoặc công việc kinh doanh, trong khi công ty bán vẫn tồn tại và chịu hoàn toàn trách nhiệm /nghĩa vụ với bên thứ ba, thuế ); bên mua không cần nhiều bảo đảm hay cam kết của bên bán (công ty) do không tiếp nhận các trách nhiệm của công ty mục tiêu (trừ một vài trường hợp như tiếp nhận lao động ). Tuy nhiên, hình thức M&A thông qua mua bán tài sản có nhược điểm như: bên bán (công ty) vẫn có trách nhiệm / nghĩa vụ với bên thứ ba, chủ nợ, người lao động sau khi hoàn tất giao dịch bán tài sản (ngoại trừ có thỏa thuận khác); thủ tục chuyển quyền sở hữu và các hợp đồng với bên thứ ba phức tạp hơn (theo từng loại tài sản, cần chấp thuận của bên thứ ba ); bị đánh thuế hai lần: công ty bên bán phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) và công ty thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi phân phối cổ tức cho cổ đông/thành viên; phát sinh nhiều trách nhiệ5m đối với người lao động (với bên bán) do không có sự thay đổi về người sử dụng lao động . Mua bán doanh nghiệp (Business acquisition) chính là sự kết hợp giữa mua tài sản và uy tín kinh doanh, thương hiệu, thị phần Khác với nhiều quan hệ đầu tư và quan hệ hợp đồng, mua bán doanh nghiệp được là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu có thu tiền một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho người mua. Theo đó, người bán sẽ chấm dứt hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh (tuỳ thuộc vào đối tượng chuyển nhượng là một phần hay toàn bộ doanh nghiệp) còn người mua tiếp nhận doanh nghiệp hoặc phần doanh nghiệp đã mua để tiếp tục khai thác các giá trị của nó vào mục đích kinh doanh. Mua bán doanh nghiệp trước hết mang bản chất pháp lý của quan hệ mua bán - đó là quan hệ chuyển quyền sở hữu có thu tiền, tuy nhiên ở đây đối tượng mua bán không phải là tài sản đơn thuần mà là doanh nghiệp. Khi mua bán doanh nghiệp, bên mua và bên bán 7
  • 8. không chỉ thoả thuận việc mua bán tài sản hữu hình của doanh nghiệp như dây chuyền sản xuất, thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển mà còn thoả thuận cả việc mua bán, chuyển nhượng các giá trị tiềm năng của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, đội ngũ công nhân lành nghề, hệ thống quản lý nghiệp vụ, hệ thống khách hàng, đại lý phân phối Chính vì vậy, việc mua bán doanh nghiệp không chỉ dẫn đến chuyển giao tài sản hữu hình mà còn dẫn đến chuyển giao quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp với người thứ ba, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ đối với chủ nợ về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động, chuyển giao quyền tiếp tục khai thác các giá trị tài sản của doanh nghiệp đã bán. 3. Một số lưu ý về hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Sau khi đã có kết quả thẩm định và xác định giá trị giao dịch, quá trình đàm phán sẽ dẫn đến một kết quả phản ánh tập trung nội dung của giao dịch M&A, đó chính là hợp đồng sáp nhập, mua lại được giao kết giữa các bên. Quá trình đàm phán rất quan trọng đối với giao dịch M&A vì nếu hợp đồng sáp nhập, mua lại không phản ánh đủ và chính xác tất cả các kết quả của những công việc trước đó, các mong muốn và kỳ vọng của các bên hay hạn chế tối đa các rủi ro thì những công việc đã thực hiện sẽ không có giá trị hoặc giảm giá trị đi rất nhiều cũng như mục đích sáp nhập, mua lại có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Giao kết hợp đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch M&A. Đó là khi các bên đã hiểu rõ về nhau cũng như hiểu rõ về mục đích và yêu cầu của mỗi bên, hiểu rõ các lợi ích và rủi ro khi thực hiện sáp nhập, mua lại. Hợp đồng sáp nhập, mua lại là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch. Nó không chỉ là liên quan đến khía cạnh pháp lý mà là sự phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch sáp nhập, mua lại khác như tài chính, kinh doanh Chỉ khi kết hợp một cách hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan thì hợp đồng sáp nhập, mua lại mới thật sự là công cụ để bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch. Không có mẫu hợp đồng chung cho tất cả các giao dịch M&A, hợp đồng sáp nhập, mua lại phải được xây dựng riêng cho từng trường hợp cụ thể; quy định đầy đủ các 8
  • 9. điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A, đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp và thậm chí quy định cả các vấn đề sau giao dịch sáp nhập, mua lại... Trong pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng sáp nhập, mua lại nhưng xuất phát từ tính phức tạp của quan hệ này, có thể thấy chắc chắn hợp đồng phải lập dưới hình thức văn bản để ghi nhận nội dung thoả thuận, làm cơ sở thực hiện hợp đồng. Nhìn chung, hợp đồng sáp nhập, mua lại bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại; thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập, mua lại; thời hạn thực hiện việc sáp nhập, mua lại; trách nhiệm của các bên. Thủ tục và điều kiện sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bao gồm các điều khoản tài chính chủ yếu trong giao dịch M&A, cơ cấu của giao dịch M&A.Trách nhiệm của các bên bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên, những hành động mà các bên phải thực hiện trước khi hoàn tất giao dịch M&A, các biện pháp để chống lại việc phá vỡ các ràng buộc trách nhiệm. Trong hợp đồng sáp nhập, mua lại có thể xác định những thay đổi lập tức cần phải làm đối với công ty mục tiêu bao gồm các vấn đề như việc từ chức và bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; việc trả các khoản vay ngân hàng và thay đổi cơ cấu công ty mục tiêu. Trong hợp đồng sáp nhập, mua lại có thể những tuyên bố và cam kết của hai bên, đặc biệt là bên bị sáp nhập/ bên bán về tình trạng và lịch sử của công ty mục tiêu bao gồm tất cả các khoản nợ cùng các khoản bồi hoàn phù hợp. Bên nhận sáp nhập/bên mua cũng có thể đưa ra các tuyên bố liên quan tới tình trạng tài chính và luật pháp của công ty mình. Các tuyên bố và đảm bảo có chức năng cơ bản là phân bổ rủi ro giữa các bên, buộc bên bị sáp nhập/bên bán có trách nhiệm pháp lý với các khoản nợ trước khi hoàn tất hợp đồng sáp nhập, mua lại và buộc bên nhận sáp nhập/bên mua có trách nhiệm pháp lý với những khoản nợ phát sinh sau khi hoàn tất. Việc chia sẻ nghĩa vụ/ nợ không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận của hợp đồng mà còn phụ thuộc vào loại hình sáp nhập, mua lại theo quy 9
  • 10. định của pháp luật. Ví dụ, khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp, doanh nghiệp sẽ chịu chia sẻ nghĩa vụ/nợ theo tỉ lệ phần vốn góp; khi thực hiện sáp nhập công ty, sẽ chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ nợ của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Những tuyên bố và bảo đảm chỉ tốt khi bên đưa ra chúng đáng tin cậy nên cũng cần có những biện pháp để hạn chế rủi ro khác như điều chỉnh giá, giữ lại một phần giá mua, các đảm bảo của bên thứ ba, bảo hiểm...Trong hợp đồng sáp nhập, mua lại, các bên đưa ra cam kết rằng những thông tin và dữ liệu về thực trạng một vấn đề là đúng. Bên bán cần chú ý để tránh bị ràng buộc pháp lý với các tuyên bố và bảo đảm được đưa ra trong hợp đồng và có thể đề nghị bổ sung điều khoản loại trừ các nghĩa vụ pháp lý đã tuyên bố, trừ các tuyên bố đã được đưa vào hợp đồng sáp nhập, mua lại; phân biệt tuyên bố sai vô ý và vô hại (không phải là lý do để huỷ bỏ hợp đồng) với tuyên bố sai cố ý (có thể là lý do để chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng). Mục đảm bảo bồi thường trong hợp đồng sáp nhập, mua lại là để tránh những rủi ro tài chính trong giao dịch M&A, nó định rõ các quyền của bên mua và bên bán theo đó nêu một bên vi phạm các tuyên bố, cam kết, thoả thuận hạn chế và những ràng buộc khác được ghi trong hợp đồng, bên kia sẽ nhận được bồi thường. Các bên có thể đưa ra một số hạn chế về mức tối thiểu và tối đa của các khoản bồi thường. Sau khi ký kết hợp đồng sáp nhập, mua lại, các bên có thể tập trung quan tâm giám sát kết quả/thành công của giao dịch và các vấn đề khác liên quan tới tích hợp giao dịch, ví dụ như: đội ngũ nhân sự mới, chính sách lợi ích nhân viên và cổ đông, văn hóa doanh nghiệp, hệ thống thông tin...6 đồng thời cũng cần hết sức chú ý đến việc thực hiện hợp đồng - tiến trình cho các động thái như chuyển giao tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp; hoàn tất giao dịch; giải quyết các tranh chấp; thực hiện bảo đảm hoặc bồi thường (nếu có)./. 10