SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 19
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ
Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong ba
giai đoạn thai kỳ này nhé!
Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn – tính từ ngày
đầu tiên của kì kinh cuối cùng và thường kéo dài khoảng 40 tuần
từ ngày thụ thai tới ngày bé chào đời, gọi là giai đoạn thứ nhất,
thứ hai và thứ ba.
Giai đoạn thứ nhất được tính từ ngày thụ thai tới khoảng tuần
thứ 12 của thai kì. Giai đoạn thứ hai được tính từ uần thứ 13 tới
tuần thứ 27 của thai kì. Và giai đoạn thứ ba được tính từ tuần
thứ 28 của thai kì đến khi bé ra đời.
Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong 3 giai
đoạn này nhé!
Giai đoạn thứ nhất
Đối với mẹ
Trong suốt thời gian này, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều
thay đổi, trong đó sự thay đổi của lượng hormone tác động đến
toàn bộ hệ thống nội tạng. Những thay đổi này có thể tạo ra
những triệu chứng rõ nét trong vài tuần đầu của thai kì, trong đó
mất kinh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là bạn đã
mang thai.
Trong giai đoạn một này, bạn có thể trải qua những thay đổi về
thể chất và tâm lý như:
- Thực sự mệt mỏi.
- Ngực cương cứng và nhạy cảm hơn, đầu vú có thể căng ra.
- Cảm giác buồn nôn mà không thể nôn được vào buổi sáng.
- Rất thèm hoặc cảm thấy sợ một loại đồ ăn nào đó.
- Tâm trạng thay đổi nhanh chóng.
- Thường xuyên tiểu tiện hơn, đau đầu nhiều hơn.
- Tăng hoặc giảm cân tùy theo thể trạng.
Tương ứng với những sự thay đổi về thể chất và tâm lý, thời
gian biểu của bạn cũng thay đổi theo, ví như bạn có thể đi ngủ
sớm hơn, ăn nhiều bữa ăn nhỏ hơn chứ không ăn thành bữa như
thông thường.
Tuy vậy, những thay đổi khó chịu này sẽ hết dần. Thậm chí có
những người không hề trải qua giai đoạn khó khăn này. Với mỗi
người và mỗi lần có thai, bạn đều sẽ có những trải nghiệm khác
nhau.
Đối với bé
Trong 4 tuần đầu não, tim và tủy sống của bé đã bắt đầu hình
thành, chân và tay xuất hiện. Bé là một phôi thai với kích cỡ
0,1cm.
Tại thời điểm bé được 8 tuần, tất cả các cơ quan chính và cấu
trúc cơ thể bên ngoài đã bắt đầu hình thành, tim đã đập thành
nhịp đều đặn, các ngón tay, ngón chân, mí mắt và cơ quan sinh
dục bắt đầu hình thành, dây rốn rất rõ ràng và có thể nhìn thấy
được.
Vào giai đoạn cuối tuần thứ 8, em bé đã thực sự trở thành một
thai nhi và trông giống như một con người với kích cỡ khoảng
2,54cm và nặng gần 3,5g.
Tại thời điểm bé được 12 tuần, các dây thần kinh và cơ bắp của
bé có thể phối hợp hoạt động, bé đã biết nắm tay. Cơ quan sinh
dục bên ngoài phát triển đủ để các bác sĩ có thể nhìn thấy giới
tính của bé.
Vào lúc này, mí mắt của bé sẽ đóng lại để bảo vệ đôi mắt đang
phát triển, chỉ đến tuần thứ 28 của thai kì mí mắt mới mở ra.
Phần đầu bé phát triển chậm lại và bé trở nên dài hơn. Lúc này
bé dài khoảng 7,6cm và nặng gần 28g.
Giai đoạn thứ hai
Đối với mẹ
Hầu hết các mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này, tuy
nhiên bạn vẫn cần giữ gìn sức khỏe hết sức cẩn thận. Bạn sẽ
thấy các triệu chứng như buồn nôn hay nhức đầu không còn nữa,
tuy nhiên sẽ có các dấu hiệu mới và dễ nhận thấy hơn trong cơ
thể bạn.
Bụng bạn bắt đầu to hẳn ra để phù hợp với sự phát triển của bé.
Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm nhận được
những chuyển động của bé.
Vào thời điểm tuần thứ 16 của thai kì, bạn có thể trải qua các
vấn đề như:
- Đau mỏi người, đặc biệt là lưng, bụng, háng hoặc đùi.
- Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện trên bụng, ngực, đùi hoặc
mông.
- Vùng da xung quanh núm vú đổi màu tối sẫm lại.
- Một đường đậm màu chạy từ rốn đến chân mu.
- Xuất hiện các mảng nám da, thường là trên má, trán, mũi hoặc
thậm chí cả môi – đối xứng trên khuôn mặt bạn.
- Tê hoặc ngứa ran hai bàn tay.
- Ngứa trên vùng bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đây là
triệu chứng bình thường, tuy nhiên khi các triệu chứng này kết
hợp với hiện tượng buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, vàng da thì bạn
cần đi khám bởi đây có thể là biểu hiện của một vấn đề nghiêm
trọng về gan.
- Phù ở mắt cá chân, ngón tay và mặt. Tuy vậy nếu bị sưng hoặc
tăng cân đột ngột và nhanh chóng thì bạn cũng cần đi khám vì
đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Đối với bé
Được 16 tuần, mô cơ và xương của bé tiếp tục phát triển để tạo
nên một bộ xương hoàn chỉnh hơn. Da bắt đầu hình thành và
trong suốt, bạn cần như có thể nhìn qua. Phân su cũng xuất hiện
trong đường ruột bé. Ngoài ra bé bắt đầu có phản xạ mút. Lúc
này bé dài khoảng 10 – 12,5cm và nặng gần 84g.
Tới tuần thứ 20, bé hoạt động nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy
những rung động nhẹ. Bé được bao bọc bởi một lớp lông tơ
mềm mại để bảo vệ lớp da đang hình thành bên dưới. Lông mày,
lông mi, móng tay và móng chân đã hình thành. Bé có thể nhai
và nuốt. Bé đã đi được ½ chặng đường trong bụng mẹ, lúc này
bé dài khoảng 86,5cm và nặng chừng 252g.
Tại tuần thứ 24, tủy xương bắt đầu tạo máu. Vị giác hình thành
trên lưỡi bé, cùng với đó là dấu vân tay và tóc dần phát triển.
Phổi cũng đã được hình thành nhưng chưa làm việc. Bé có phản
xạ giật mình, thường xuyên thay đổi trạng thái ngủ và thức.
Nếu là một bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển từ ổ bụng
và bìu. Nếu là một bé gái, tử cung và buồng trứng cũng xuất
hiện cùng với một lượng trứng sẵn có. Bé bắt đầu tích trữ chất
béo trong cơ thể và tăng cân nhanh hơn. Ở thời điểm này bé dài
khoảng 30cm và nặng cỡ 675g.
Giai đoạn thứ ba
Đối với mẹ
Một số những khó chịu bạn đã phải trải qua trong giai đoạn hai
sẽ tiếp tục. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ thấy khó thở và phải đi
vệ sinh thường xuyên hơn do bé đã lớn hơn và chèn ép, gây áp
lực lên các cơ quan nội tạng của bạn. Không có gì phải lo lắng,
bé đang phát triển tốt và những vấn đề này sẽ giảm ngay sau khi
bạn sinh con.
Một số thay đổi bạn có thể gặp phải trong giai đoạn thứ ba gồm
có:
- Khó thở.
- Ợ nóng.
- Phù mắt cá chân, ngón tay và mặt. Nếu bạn bị phù và tăng cân
đột ngột, cần gọi bác sĩ hoặc đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu
của chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm.
- Táo bón nặng hoặc bệnh trĩ.
- Ngực căng cứng, có thể bị rò rỉ một ít sữa ngon.
- Rốn có thể căng và lồi ra.
- Khó ngủ.
- Em bé di chuyển thấp xuống phần bụng dưới của bạn.
- Các cơn co thắt xuất hiện, có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
Khi đến gần ngày sinh, cổ tử cung của bạn trở nên mỏng và
mềm hơn. Đây là điều bình thường và hoàn toàn tự nhiên, nó
giúp ống sinh ở âm đạo mở ra trong quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ
kiểm tra độ mở của âm đạo khi bạn tới gần ngày sinh. Bạn hãy
chuẩn bị đón bé chào đời nhé!
Đối với bé
Ở tuần thứ 32, xương của bé đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn
còn mềm. Bé sẽ có những động tác đá chân hay vung tay mạnh
hơn. Mắt bé có thể nhắm và mở để cảm nhận những thay đổi
ánh sáng. Phổi bé có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng thực tế bé đã
bắt đầu "tập thở”.
Cơ thể bé cũng bắt đầu tích trữ những khoáng chất quan trọng
như sắt và canxi. Lông tơ sẽ rụng dần, bé tăng cân nhanh chóng,
khoảng 220g/tuần. Bây giờ bé dài khoảng 38 – 44cm và nặng cỡ
1,8 – 2kg.
Tuần thứ 36, lớp màng phủ bảo vệ bé sẽ dày lên, lượng mỡ trong
cơ thể bé tăng lên. Bé tăng cân ngày một nhiều nên sẽ có ít
không gian để chuyển động hơn, bởi vậy bạn sẽ thấy bé không
thể chuyển động mạnh nhưng mỗi chuyển động sẽ dài hơn. Lúc
này bé dài khoảng 40 – 48cm và nặng khoảng 2,7 – 2,9kg.
Vào cuối tuần thứ 37, em bé đã có thể sẵn sàng chào đời, các cơ
quan sẵn sàng để tự hoạt động. Gần tới này sinh, hầu hết các bé
có thể sẽ quay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời.
Tại thời điểm bé ra đời, bé nặng khoảng từ 2,8 – 4kg và dài
khoảng 48 – 53cm.
Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ

Weitere ähnliche Inhalte

Mehr von thaocdby08

Mehr von thaocdby08 (7)

24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ
24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ
24 vấn đề dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ
 
7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu
7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu
7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu
 
27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu
27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu
27 điều cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của bà bầu
 
Những thông tin ngoài lề cực thú vị về thai kỳ
Những thông tin ngoài lề cực thú vị về thai kỳNhững thông tin ngoài lề cực thú vị về thai kỳ
Những thông tin ngoài lề cực thú vị về thai kỳ
 
Những hành động khó tin nhưng có thật của các nhóc tỳ
Những hành động khó tin nhưng có thật của các nhóc tỳNhững hành động khó tin nhưng có thật của các nhóc tỳ
Những hành động khó tin nhưng có thật của các nhóc tỳ
 
11 dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ trẻ thiếu canxi
11 dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ trẻ thiếu canxi11 dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ trẻ thiếu canxi
11 dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ trẻ thiếu canxi
 
Phì cười với những bức ảnh siêu hài hước của bé
Phì cười  với những bức ảnh siêu hài hước của béPhì cười  với những bức ảnh siêu hài hước của bé
Phì cười với những bức ảnh siêu hài hước của bé
 

Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ

  • 1. Sự thay đổi của mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong ba giai đoạn thai kỳ này nhé! Quá trình mang thai được chia thành 3 giai đoạn – tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng và thường kéo dài khoảng 40 tuần từ ngày thụ thai tới ngày bé chào đời, gọi là giai đoạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
  • 2. Giai đoạn thứ nhất được tính từ ngày thụ thai tới khoảng tuần thứ 12 của thai kì. Giai đoạn thứ hai được tính từ uần thứ 13 tới tuần thứ 27 của thai kì. Và giai đoạn thứ ba được tính từ tuần thứ 28 của thai kì đến khi bé ra đời. Hãy cùng xem lại xem điều gì xảy ra với mẹ và bé trong 3 giai đoạn này nhé! Giai đoạn thứ nhất Đối với mẹ Trong suốt thời gian này, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, trong đó sự thay đổi của lượng hormone tác động đến
  • 3. toàn bộ hệ thống nội tạng. Những thay đổi này có thể tạo ra những triệu chứng rõ nét trong vài tuần đầu của thai kì, trong đó mất kinh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là bạn đã mang thai. Trong giai đoạn một này, bạn có thể trải qua những thay đổi về thể chất và tâm lý như: - Thực sự mệt mỏi. - Ngực cương cứng và nhạy cảm hơn, đầu vú có thể căng ra. - Cảm giác buồn nôn mà không thể nôn được vào buổi sáng.
  • 4. - Rất thèm hoặc cảm thấy sợ một loại đồ ăn nào đó. - Tâm trạng thay đổi nhanh chóng. - Thường xuyên tiểu tiện hơn, đau đầu nhiều hơn. - Tăng hoặc giảm cân tùy theo thể trạng. Tương ứng với những sự thay đổi về thể chất và tâm lý, thời gian biểu của bạn cũng thay đổi theo, ví như bạn có thể đi ngủ sớm hơn, ăn nhiều bữa ăn nhỏ hơn chứ không ăn thành bữa như thông thường.
  • 5. Tuy vậy, những thay đổi khó chịu này sẽ hết dần. Thậm chí có những người không hề trải qua giai đoạn khó khăn này. Với mỗi người và mỗi lần có thai, bạn đều sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Đối với bé Trong 4 tuần đầu não, tim và tủy sống của bé đã bắt đầu hình thành, chân và tay xuất hiện. Bé là một phôi thai với kích cỡ 0,1cm. Tại thời điểm bé được 8 tuần, tất cả các cơ quan chính và cấu trúc cơ thể bên ngoài đã bắt đầu hình thành, tim đã đập thành nhịp đều đặn, các ngón tay, ngón chân, mí mắt và cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành, dây rốn rất rõ ràng và có thể nhìn thấy được.
  • 6. Vào giai đoạn cuối tuần thứ 8, em bé đã thực sự trở thành một thai nhi và trông giống như một con người với kích cỡ khoảng 2,54cm và nặng gần 3,5g. Tại thời điểm bé được 12 tuần, các dây thần kinh và cơ bắp của bé có thể phối hợp hoạt động, bé đã biết nắm tay. Cơ quan sinh dục bên ngoài phát triển đủ để các bác sĩ có thể nhìn thấy giới tính của bé.
  • 7. Vào lúc này, mí mắt của bé sẽ đóng lại để bảo vệ đôi mắt đang phát triển, chỉ đến tuần thứ 28 của thai kì mí mắt mới mở ra. Phần đầu bé phát triển chậm lại và bé trở nên dài hơn. Lúc này bé dài khoảng 7,6cm và nặng gần 28g. Giai đoạn thứ hai Đối với mẹ Hầu hết các mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này, tuy nhiên bạn vẫn cần giữ gìn sức khỏe hết sức cẩn thận. Bạn sẽ thấy các triệu chứng như buồn nôn hay nhức đầu không còn nữa, tuy nhiên sẽ có các dấu hiệu mới và dễ nhận thấy hơn trong cơ thể bạn.
  • 8. Bụng bạn bắt đầu to hẳn ra để phù hợp với sự phát triển của bé. Và trước khi giai đoạn này kết thúc, bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động của bé. Vào thời điểm tuần thứ 16 của thai kì, bạn có thể trải qua các vấn đề như: - Đau mỏi người, đặc biệt là lưng, bụng, háng hoặc đùi. - Các vết rạn da bắt đầu xuất hiện trên bụng, ngực, đùi hoặc mông. - Vùng da xung quanh núm vú đổi màu tối sẫm lại. - Một đường đậm màu chạy từ rốn đến chân mu.
  • 9. - Xuất hiện các mảng nám da, thường là trên má, trán, mũi hoặc thậm chí cả môi – đối xứng trên khuôn mặt bạn. - Tê hoặc ngứa ran hai bàn tay. - Ngứa trên vùng bụng, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đây là triệu chứng bình thường, tuy nhiên khi các triệu chứng này kết hợp với hiện tượng buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, vàng da thì bạn cần đi khám bởi đây có thể là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng về gan. - Phù ở mắt cá chân, ngón tay và mặt. Tuy vậy nếu bị sưng hoặc tăng cân đột ngột và nhanh chóng thì bạn cũng cần đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • 10. Đối với bé Được 16 tuần, mô cơ và xương của bé tiếp tục phát triển để tạo nên một bộ xương hoàn chỉnh hơn. Da bắt đầu hình thành và trong suốt, bạn cần như có thể nhìn qua. Phân su cũng xuất hiện trong đường ruột bé. Ngoài ra bé bắt đầu có phản xạ mút. Lúc này bé dài khoảng 10 – 12,5cm và nặng gần 84g. Tới tuần thứ 20, bé hoạt động nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy những rung động nhẹ. Bé được bao bọc bởi một lớp lông tơ mềm mại để bảo vệ lớp da đang hình thành bên dưới. Lông mày, lông mi, móng tay và móng chân đã hình thành. Bé có thể nhai
  • 11. và nuốt. Bé đã đi được ½ chặng đường trong bụng mẹ, lúc này bé dài khoảng 86,5cm và nặng chừng 252g. Tại tuần thứ 24, tủy xương bắt đầu tạo máu. Vị giác hình thành trên lưỡi bé, cùng với đó là dấu vân tay và tóc dần phát triển. Phổi cũng đã được hình thành nhưng chưa làm việc. Bé có phản xạ giật mình, thường xuyên thay đổi trạng thái ngủ và thức.
  • 12. Nếu là một bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển từ ổ bụng và bìu. Nếu là một bé gái, tử cung và buồng trứng cũng xuất hiện cùng với một lượng trứng sẵn có. Bé bắt đầu tích trữ chất béo trong cơ thể và tăng cân nhanh hơn. Ở thời điểm này bé dài khoảng 30cm và nặng cỡ 675g. Giai đoạn thứ ba Đối với mẹ Một số những khó chịu bạn đã phải trải qua trong giai đoạn hai sẽ tiếp tục. Thêm vào đó, nhiều phụ nữ thấy khó thở và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn do bé đã lớn hơn và chèn ép, gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn. Không có gì phải lo lắng,
  • 13. bé đang phát triển tốt và những vấn đề này sẽ giảm ngay sau khi bạn sinh con. Một số thay đổi bạn có thể gặp phải trong giai đoạn thứ ba gồm có: - Khó thở. - Ợ nóng. - Phù mắt cá chân, ngón tay và mặt. Nếu bạn bị phù và tăng cân đột ngột, cần gọi bác sĩ hoặc đi khám bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm. - Táo bón nặng hoặc bệnh trĩ.
  • 14. - Ngực căng cứng, có thể bị rò rỉ một ít sữa ngon. - Rốn có thể căng và lồi ra. - Khó ngủ. - Em bé di chuyển thấp xuống phần bụng dưới của bạn. - Các cơn co thắt xuất hiện, có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
  • 15. Khi đến gần ngày sinh, cổ tử cung của bạn trở nên mỏng và mềm hơn. Đây là điều bình thường và hoàn toàn tự nhiên, nó giúp ống sinh ở âm đạo mở ra trong quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở của âm đạo khi bạn tới gần ngày sinh. Bạn hãy chuẩn bị đón bé chào đời nhé! Đối với bé Ở tuần thứ 32, xương của bé đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn mềm. Bé sẽ có những động tác đá chân hay vung tay mạnh hơn. Mắt bé có thể nhắm và mở để cảm nhận những thay đổi ánh sáng. Phổi bé có thể chưa hoàn chỉnh, nhưng thực tế bé đã bắt đầu "tập thở”.
  • 16. Cơ thể bé cũng bắt đầu tích trữ những khoáng chất quan trọng như sắt và canxi. Lông tơ sẽ rụng dần, bé tăng cân nhanh chóng, khoảng 220g/tuần. Bây giờ bé dài khoảng 38 – 44cm và nặng cỡ 1,8 – 2kg.
  • 17. Tuần thứ 36, lớp màng phủ bảo vệ bé sẽ dày lên, lượng mỡ trong cơ thể bé tăng lên. Bé tăng cân ngày một nhiều nên sẽ có ít không gian để chuyển động hơn, bởi vậy bạn sẽ thấy bé không thể chuyển động mạnh nhưng mỗi chuyển động sẽ dài hơn. Lúc này bé dài khoảng 40 – 48cm và nặng khoảng 2,7 – 2,9kg.
  • 18. Vào cuối tuần thứ 37, em bé đã có thể sẵn sàng chào đời, các cơ quan sẵn sàng để tự hoạt động. Gần tới này sinh, hầu hết các bé có thể sẽ quay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Tại thời điểm bé ra đời, bé nặng khoảng từ 2,8 – 4kg và dài khoảng 48 – 53cm.