SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 6
LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT<br />BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT<br />Newton -  một nhà vật lý, toán học thiên tài cũng là một Nhà đầu tư Chứng khoán. Kết quả kinh doanh của ông: PHÁ SẢN nhưng ông cũng kịp để lại một câu nói vô cùng nổi tiếng: “Tôi có thể cân được khối lượng của linh hồn nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”. Câu chuyện trên là một ví dụ về phân tích kỹ thuật bằng phép cân linh hồn của Newton. Sự thất bại của một thiên tài về cân, đo, đong, đếm như Newton là một lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai xem Phân tích kỹ thuật chỉ là việc nghiên cứu những mô hình toán cứng nhắc (đồ thị, xác suất thống kê, biến đổi miền, các dãy số toán học…).<br />“Phân tích kỹ thuật là một môn nghệ thuật và Traders là nghệ sỹ” là câu nói cửa miệng của tất cả những nhà phân tích kỹ thuật. Muốn thành công trong phân tích kỹ thuật, trước hết bạn cần phải nắm được những đặc tính, bản chất, những giả thuyết khoa học của nó; từ đó có cách vận dụng một cách linh hoạt để Phân tích kỹ thuật thực sự đem lại hiệu quả trong việc phân tích và dự đoán. Làm được như vậy thì bạn mới chính là một nghệ sỹ trong cuộc chơi của môn khoa học này. Đó cũng chính là mục đích của loạt bài nghiên cứu này.<br />1.Khái quát về Phân tích kỹ thuật?<br />1.1 Lịch sử hình thành:<br />Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó. Sau đó, William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. <br />1.2 Phân tích kỹ thuật là gì?<br />Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống kê, dãy đại số …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh”; hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường, về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào việc tập hợp các dữ liệu về giá cả, khối lượng … của cổ phiếu hay hàng hóa thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.<br />Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu hay hàng hóa. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ, thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ.<br />1.3 Các thuộc tính và tính chất của Phân tích kỹ thuật<br />Mỗi phép phân tích kỹ thuật thông thường có các thuộc tính và tính chất sau:<br />- Số phiên tính toán: Số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng chọn số phiên tính toán nhỏ bấy nhiêu.<br />- Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân tích chỉ ra trạng thái đó. Trong cùng một phương pháp phân tích, số phiên tính toán càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy nhiêu.<br />- Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường. Tính chất này ngược lại với độ trễ<br />- Độ chính xác: Tính ít sai sót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy nhiên, độ nhạy và độ chính xác lại đối nghịch với nhau<br />1.4 Vai trò của phân tích kỹ thuật:<br />Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: Báo động, xác thực và dự đoán<br />- Báo động: Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support – những phần này sẽ được trình bày ở một bài nghiên cứu chuyên sâu sau này) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với các nhà đầu tư, việc nhận biết các dấu hiệu về sự sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động kịp thời đáp ứng lại diễn biến của thị trường.<br />- Xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.<br />- Dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là một dự báo chính xác về tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ nhất định; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và mức độ chấp nhận rủi to khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước được tương lai chỉ bằng thong tin trong quá khứ. Tuy nhiên, nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua theo đám đông được hạn chế rất nhiều.<br />2. Nền tảng của phân tích kỹ thuật<br />Lý giải về nền tảng của phân tích kỹ thuật, cũng chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao lại sử dụng phân tích kỹ thuật”. Nếu bạn đọc đến phần này nhưng không chấp nhận những giả thuyết đưa ra dưới đây, một lời khuyên dành cho bạn là nên dừng lại, không nên mất thêm thời gian để đọc tiếp những phần sau. Tất cả các nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều dựa trên 03 giả thuyết sau:<br />Thứ nhất, giá phản ánh tất cả hành động của thị trường; chỉ cần bất cứ một thông tin gì mới được đưa ra là nó được phản ánh ngay vào giá. Cũng vì giá phản ánh mọi thứ nên giá là hợp lý, là phải chăng và đúng với giá trị tài sản. Không chỉ phản ánh mọi thông tin, giá còn phản ánh tất cả các kiến thức của tất cả những người tham gia vào thị trường, bao gồm các nhà giao dịch, các nhà đầu tư, các nhà quản trị danh mục, các nhà lập chiến lược thị trường, các nhà phân tích cơ bản, các nhà phân tích kỹ thuật và nhiều nhà “quan sát” khác. Phân tích kỹ thuật là sử dụng tất cả các thông tin có trong giá để lý giải về các biểu hiện của thị trường nhằm hình thành nên dự đoán cho tương lai. Phân tích kỹ thuật đã cho thấy giá vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả.<br />Thứ hai, giá dịch chuyển theo xu hướng. Biến động giá không ngẫu nhiên hoàn toàn, hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều chấp nhận rằng biến động giá có xu hướng. Họ hoàn toàn có thể chỉ ra xu hướng, tiến hành đầu tư xu hướng đó và kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật này đồng ý rằng, có nhiều thời kỳ, giá biến động theo một bước ngẫu nhiên. Và quả thật, nếu biến động giá là hoàn toàn ngẫu nhiên thì những nỗ lực của chúng ta đều sẽ vô ích.<br />Thứ ba, quá khứ tự nó sẽ lặp lại. Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các nhà đầu tư lặp lại hành vi của các nhà đầu tư đi trước. Do đó, các mẫu hình giá sẽ được tạo ra trên đồ thị. Xét cho cùng, nội dung cơ bản của phân tích kỹ thuật là nghiên cứu hành vi của con người; mà “Tâm lý con người thường không thay đổi”. Đây là cơ sở để tin rằng, chúng ta có thể biết được tương lai thông qua việc nghiên cứu quá khứ hay tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ. Chỉ khi chấp nhận giả thuyết này thì bạn mới có thể nghiên cứu được những mẫu hình giá mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở các phần sau.<br />Từ đây, chúng ta có thể rút ra một số điểm mạnh và điểm yếu của phân tích kỹ thuật như sau:<br />ĐIỂM MẠNHĐIỂM YẾU- Được sử dụng nhanh, rộng và dễ áp dụng- Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân- Áp dụng cho nhiều chu kỳ thời gian, không phụ thuộc vào các báo cáo tài chính- Tập trung vào những khả năng có thể xảy ra chứ không phải là sự chắc chắn- Nhiều loại công cụ được dùng để phân tích, phối hợp yếu tố tâm lý và những nguyên nhân kinh tế sau biến động giá- Một số kỹ thuật phân tích hiện đại dựa trên phép thống kê và toán học phức tạp<br />3. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.<br />Để đưa ra quyết định mua hoặc bán một chứng khoán, một ngoại tệ hay bất kỳ một loại hàng hóa nào, các nhà đầu tư thường tiến hành phân tích theo các cách riêng của mình. Tuy nhiên, trong vô số những cách đó, người ta gom lại thành hai cách chính là: Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phương pháp phân tích cơ bản bao gồm việc phân tích các đặc tính của công ty thông qua việc tính toán và ước lượng các “giá trị”. Trong khi đó, phân tích kỹ thuật lại có một hướng tiếp cận hoàn toàn khác, nó không quan tâm quá nhiều vào “giá trị” của một công ty hay một loại hàng hóa. Những nhà phân tích kỹ thuật (đôi khi còn được gọi là “các nhà phân tích đồ thị”) chỉ tập trung vào sự dịch chuyển của giá trong thị trường. Vậy thì, phân tích cơ bản có khác gì so với phân tích kỹ thuật? Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.<br />PHÂN TÍCH KỸ THUẬTPHÂN TÍCH CƠ BẢN- Bỏ qua giá trị nội tại của cổ phiếu- Giả định các thông tin được công bố hoàn hảo và thị trường phản ứng một cách hợp lý- Tập trung tất cả vào tính thời điểm, xác định KHI NÀO thì mối cân bằng cung cầu thay đổi- Bỏ qua vai trò của tâm lý -> bỏ qua tính thời điểm, đặc biệt trong ngắn hạn- Trong ngắn hạn, yếu tố tâm lý thị trường quan trọng hơn- Về dài hạn, thị trường được quy định bởi các yếu tố cơ bản- Là quá trình đưa ra quyết định thông qua nghiên cứu thị trường (market action)- Là quá trình đưa ra quyết định bằng cách xác định giá trị nôi tại của chứng khoán, hàng hóa …(vĩ mô, vi mô, doanh nghiệp…)- Xem xét cung cầu ảnh hưởng như thế nào đến giá-> nghiên cứu giá sẽ thay đổi như thế nào?- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung-cầu -> nghiên cứu nguồn gốc của giá hoặc các thay đổi về giá- Xác định khi nào thì giá biến động?- Xác định điều gì sẽ ảnh hưởng đến giá- Trả lời câu hỏi: Thời điểm? Hành động gì? (Mua hoặc bán)- Trả lời câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Cổ phiếu nào?- Linh hoạt và có khả năng thích ứng do bao quát bức tranh lớn theo đuổi tất cả các thị trường trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau- Có xu hướng chuyên môn hóa vào một nhóm nhân tố nào đó nên sẽ không linh hoạt- Dễ và nghiên cứu nhanh. Nhiều nhà phân tích kỹ thuật không cần quan tâm đến hoạt động SXKD của DN- Lĩnh vực nghiên cứu quá rộng. Thời gian nghiên cứu dài.<br />Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phân tích xuất hiện thêm phương pháp phân tích thứ ba; đây cũng là phương pháp vô cùng thú vị và không nhà đầu tư, nhà nghiên cứu nào giống nhà nghiên cứu nào. Một buổi sáng đẹp trời hoặc một buổi tối đầy sao, tâm hồn bạn phơi phới ngước nhìn lên bầu trời và cảm thấy hôm nay bạn đang may mắn; vậy là bạn quyết định mua một chứng khoán nào đó.  Đó là Phương pháp giác quan thứ sáu: đây là phương pháp giúp hình thành cảm hứng thành công. Tuy nhiên, tôi khuyến cáo rằng bạn không nên lạm dụng cách này, nó vô cùng nguy hiểm.<br />4. Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật<br />4.1 Phân tích tương quan (Leading Indicators)<br />Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định. Sự tương quan đó biểu hiện thành một giá trị đại diện xác đinh. Nếu sự tăng giá là lớn hơn sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này nhỏ. Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bấy nhiêu. Tên tiếng Anh của phương pháp này là Leading Indicators, “leading” có nghĩa là “dẫn dắt” hàm ý chỉ ra sự tăng giá hay sự giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẵn dắt diễn biến của thị trường.<br />Ví dụ điển hình của phương pháp này là phương pháp RSI (Phần nghiên cứu các chỉ số sẽ được tiến hành ở các bài nghiên cứu sau) <br />4.2 Phân tích xu thế (Lagging Indicators)<br />Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ xác định. Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”. Theo cách đó, nếu chỉ dựa vào một giá trị tính toán được của phương pháp này thì không đủ để nhận định xu thế của thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ khác nhau để vẽ nên đường xu thế của thị trường. Ví dụ như các phương pháp trung bình động (phần này sẽ được đề cập trong các bài sau này).<br />Các phương pháp phân tích xu thế có tính chất trễ nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra – vì vậy, tên tiếng Anh của phương pháp này là Lagging indicators với “lagging” là “trễ”.<br />Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán cho các Nhà đầu tư nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung tính chất đúng đắn trong các quyết định mua và bán của Nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường biến động “dập dềnh” sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu thế.<br />4.3 Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế<br />Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường. Những cảnh báo sớm này tỏ giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích xu thế sẽ được nêu trong các phần sau.<br />
Tong quan ve ptkt
Tong quan ve ptkt
Tong quan ve ptkt
Tong quan ve ptkt
Tong quan ve ptkt

Weitere ähnliche Inhalte

Kürzlich hochgeladen

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Empfohlen

Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Saba Software
 

Empfohlen (20)

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 

Tong quan ve ptkt

  • 1. LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT<br />BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT<br />Newton - một nhà vật lý, toán học thiên tài cũng là một Nhà đầu tư Chứng khoán. Kết quả kinh doanh của ông: PHÁ SẢN nhưng ông cũng kịp để lại một câu nói vô cùng nổi tiếng: “Tôi có thể cân được khối lượng của linh hồn nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”. Câu chuyện trên là một ví dụ về phân tích kỹ thuật bằng phép cân linh hồn của Newton. Sự thất bại của một thiên tài về cân, đo, đong, đếm như Newton là một lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai xem Phân tích kỹ thuật chỉ là việc nghiên cứu những mô hình toán cứng nhắc (đồ thị, xác suất thống kê, biến đổi miền, các dãy số toán học…).<br />“Phân tích kỹ thuật là một môn nghệ thuật và Traders là nghệ sỹ” là câu nói cửa miệng của tất cả những nhà phân tích kỹ thuật. Muốn thành công trong phân tích kỹ thuật, trước hết bạn cần phải nắm được những đặc tính, bản chất, những giả thuyết khoa học của nó; từ đó có cách vận dụng một cách linh hoạt để Phân tích kỹ thuật thực sự đem lại hiệu quả trong việc phân tích và dự đoán. Làm được như vậy thì bạn mới chính là một nghệ sỹ trong cuộc chơi của môn khoa học này. Đó cũng chính là mục đích của loạt bài nghiên cứu này.<br />1.Khái quát về Phân tích kỹ thuật?<br />1.1 Lịch sử hình thành:<br />Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó. Sau đó, William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. <br />1.2 Phân tích kỹ thuật là gì?<br />Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống kê, dãy đại số …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh”; hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường, về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào việc tập hợp các dữ liệu về giá cả, khối lượng … của cổ phiếu hay hàng hóa thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.<br />Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu hay hàng hóa. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ, thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ.<br />1.3 Các thuộc tính và tính chất của Phân tích kỹ thuật<br />Mỗi phép phân tích kỹ thuật thông thường có các thuộc tính và tính chất sau:<br />- Số phiên tính toán: Số phiên lấy dữ liệu tính toán cho một giá trị của phân tích. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng chọn số phiên tính toán nhỏ bấy nhiêu.<br />- Độ trễ: Khoảng thời gian từ lúc trạng thái thị trường đã xảy ra cho đến khi phép phân tích chỉ ra trạng thái đó. Trong cùng một phương pháp phân tích, số phiên tính toán càng lớn thì độ trễ càng lớn. Nhà đầu tư càng ngắn hạn bao nhiêu thì càng mong muốn độ trễ nhỏ bấy nhiêu.<br />- Độ nhạy: Sự kịp thời trong phản ánh các biến động của thị trường. Tính chất này ngược lại với độ trễ<br />- Độ chính xác: Tính ít sai sót trong phản ánh các biến động của thị trường. Tuy nhiên, độ nhạy và độ chính xác lại đối nghịch với nhau<br />1.4 Vai trò của phân tích kỹ thuật:<br />Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: Báo động, xác thực và dự đoán<br />- Báo động: Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn (resistance và support – những phần này sẽ được trình bày ở một bài nghiên cứu chuyên sâu sau này) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với các nhà đầu tư, việc nhận biết các dấu hiệu về sự sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động kịp thời đáp ứng lại diễn biến của thị trường.<br />- Xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.<br />- Dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là một dự báo chính xác về tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ nhất định; do đó nếu sử dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và mức độ chấp nhận rủi to khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước được tương lai chỉ bằng thong tin trong quá khứ. Tuy nhiên, nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc a dua theo đám đông được hạn chế rất nhiều.<br />2. Nền tảng của phân tích kỹ thuật<br />Lý giải về nền tảng của phân tích kỹ thuật, cũng chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao lại sử dụng phân tích kỹ thuật”. Nếu bạn đọc đến phần này nhưng không chấp nhận những giả thuyết đưa ra dưới đây, một lời khuyên dành cho bạn là nên dừng lại, không nên mất thêm thời gian để đọc tiếp những phần sau. Tất cả các nghiên cứu về Phân tích kỹ thuật đều dựa trên 03 giả thuyết sau:<br />Thứ nhất, giá phản ánh tất cả hành động của thị trường; chỉ cần bất cứ một thông tin gì mới được đưa ra là nó được phản ánh ngay vào giá. Cũng vì giá phản ánh mọi thứ nên giá là hợp lý, là phải chăng và đúng với giá trị tài sản. Không chỉ phản ánh mọi thông tin, giá còn phản ánh tất cả các kiến thức của tất cả những người tham gia vào thị trường, bao gồm các nhà giao dịch, các nhà đầu tư, các nhà quản trị danh mục, các nhà lập chiến lược thị trường, các nhà phân tích cơ bản, các nhà phân tích kỹ thuật và nhiều nhà “quan sát” khác. Phân tích kỹ thuật là sử dụng tất cả các thông tin có trong giá để lý giải về các biểu hiện của thị trường nhằm hình thành nên dự đoán cho tương lai. Phân tích kỹ thuật đã cho thấy giá vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả.<br />Thứ hai, giá dịch chuyển theo xu hướng. Biến động giá không ngẫu nhiên hoàn toàn, hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều chấp nhận rằng biến động giá có xu hướng. Họ hoàn toàn có thể chỉ ra xu hướng, tiến hành đầu tư xu hướng đó và kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật này đồng ý rằng, có nhiều thời kỳ, giá biến động theo một bước ngẫu nhiên. Và quả thật, nếu biến động giá là hoàn toàn ngẫu nhiên thì những nỗ lực của chúng ta đều sẽ vô ích.<br />Thứ ba, quá khứ tự nó sẽ lặp lại. Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các nhà đầu tư lặp lại hành vi của các nhà đầu tư đi trước. Do đó, các mẫu hình giá sẽ được tạo ra trên đồ thị. Xét cho cùng, nội dung cơ bản của phân tích kỹ thuật là nghiên cứu hành vi của con người; mà “Tâm lý con người thường không thay đổi”. Đây là cơ sở để tin rằng, chúng ta có thể biết được tương lai thông qua việc nghiên cứu quá khứ hay tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ. Chỉ khi chấp nhận giả thuyết này thì bạn mới có thể nghiên cứu được những mẫu hình giá mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở các phần sau.<br />Từ đây, chúng ta có thể rút ra một số điểm mạnh và điểm yếu của phân tích kỹ thuật như sau:<br />ĐIỂM MẠNHĐIỂM YẾU- Được sử dụng nhanh, rộng và dễ áp dụng- Dễ phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân- Áp dụng cho nhiều chu kỳ thời gian, không phụ thuộc vào các báo cáo tài chính- Tập trung vào những khả năng có thể xảy ra chứ không phải là sự chắc chắn- Nhiều loại công cụ được dùng để phân tích, phối hợp yếu tố tâm lý và những nguyên nhân kinh tế sau biến động giá- Một số kỹ thuật phân tích hiện đại dựa trên phép thống kê và toán học phức tạp<br />3. Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.<br />Để đưa ra quyết định mua hoặc bán một chứng khoán, một ngoại tệ hay bất kỳ một loại hàng hóa nào, các nhà đầu tư thường tiến hành phân tích theo các cách riêng của mình. Tuy nhiên, trong vô số những cách đó, người ta gom lại thành hai cách chính là: Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phương pháp phân tích cơ bản bao gồm việc phân tích các đặc tính của công ty thông qua việc tính toán và ước lượng các “giá trị”. Trong khi đó, phân tích kỹ thuật lại có một hướng tiếp cận hoàn toàn khác, nó không quan tâm quá nhiều vào “giá trị” của một công ty hay một loại hàng hóa. Những nhà phân tích kỹ thuật (đôi khi còn được gọi là “các nhà phân tích đồ thị”) chỉ tập trung vào sự dịch chuyển của giá trong thị trường. Vậy thì, phân tích cơ bản có khác gì so với phân tích kỹ thuật? Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.<br />PHÂN TÍCH KỸ THUẬTPHÂN TÍCH CƠ BẢN- Bỏ qua giá trị nội tại của cổ phiếu- Giả định các thông tin được công bố hoàn hảo và thị trường phản ứng một cách hợp lý- Tập trung tất cả vào tính thời điểm, xác định KHI NÀO thì mối cân bằng cung cầu thay đổi- Bỏ qua vai trò của tâm lý -> bỏ qua tính thời điểm, đặc biệt trong ngắn hạn- Trong ngắn hạn, yếu tố tâm lý thị trường quan trọng hơn- Về dài hạn, thị trường được quy định bởi các yếu tố cơ bản- Là quá trình đưa ra quyết định thông qua nghiên cứu thị trường (market action)- Là quá trình đưa ra quyết định bằng cách xác định giá trị nôi tại của chứng khoán, hàng hóa …(vĩ mô, vi mô, doanh nghiệp…)- Xem xét cung cầu ảnh hưởng như thế nào đến giá-> nghiên cứu giá sẽ thay đổi như thế nào?- Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến cung-cầu -> nghiên cứu nguồn gốc của giá hoặc các thay đổi về giá- Xác định khi nào thì giá biến động?- Xác định điều gì sẽ ảnh hưởng đến giá- Trả lời câu hỏi: Thời điểm? Hành động gì? (Mua hoặc bán)- Trả lời câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Cổ phiếu nào?- Linh hoạt và có khả năng thích ứng do bao quát bức tranh lớn theo đuổi tất cả các thị trường trong nhiều bối cảnh kinh doanh khác nhau- Có xu hướng chuyên môn hóa vào một nhóm nhân tố nào đó nên sẽ không linh hoạt- Dễ và nghiên cứu nhanh. Nhiều nhà phân tích kỹ thuật không cần quan tâm đến hoạt động SXKD của DN- Lĩnh vực nghiên cứu quá rộng. Thời gian nghiên cứu dài.<br />Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phân tích xuất hiện thêm phương pháp phân tích thứ ba; đây cũng là phương pháp vô cùng thú vị và không nhà đầu tư, nhà nghiên cứu nào giống nhà nghiên cứu nào. Một buổi sáng đẹp trời hoặc một buổi tối đầy sao, tâm hồn bạn phơi phới ngước nhìn lên bầu trời và cảm thấy hôm nay bạn đang may mắn; vậy là bạn quyết định mua một chứng khoán nào đó. Đó là Phương pháp giác quan thứ sáu: đây là phương pháp giúp hình thành cảm hứng thành công. Tuy nhiên, tôi khuyến cáo rằng bạn không nên lạm dụng cách này, nó vô cùng nguy hiểm.<br />4. Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật<br />4.1 Phân tích tương quan (Leading Indicators)<br />Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định. Sự tương quan đó biểu hiện thành một giá trị đại diện xác đinh. Nếu sự tăng giá là lớn hơn sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này nhỏ. Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bấy nhiêu. Tên tiếng Anh của phương pháp này là Leading Indicators, “leading” có nghĩa là “dẫn dắt” hàm ý chỉ ra sự tăng giá hay sự giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẵn dắt diễn biến của thị trường.<br />Ví dụ điển hình của phương pháp này là phương pháp RSI (Phần nghiên cứu các chỉ số sẽ được tiến hành ở các bài nghiên cứu sau) <br />4.2 Phân tích xu thế (Lagging Indicators)<br />Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ xác định. Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”. Theo cách đó, nếu chỉ dựa vào một giá trị tính toán được của phương pháp này thì không đủ để nhận định xu thế của thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ khác nhau để vẽ nên đường xu thế của thị trường. Ví dụ như các phương pháp trung bình động (phần này sẽ được đề cập trong các bài sau này).<br />Các phương pháp phân tích xu thế có tính chất trễ nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra – vì vậy, tên tiếng Anh của phương pháp này là Lagging indicators với “lagging” là “trễ”.<br />Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán cho các Nhà đầu tư nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung tính chất đúng đắn trong các quyết định mua và bán của Nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường biến động “dập dềnh” sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu thế.<br />4.3 Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế<br />Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường. Những cảnh báo sớm này tỏ giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác thực tính đúng đắn của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính xác nhất nếu được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro cho nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích xu thế sẽ được nêu trong các phần sau.<br />