SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 25
8

                                             Chương 2

                       MÁY THU HÌNH TRẮNG ĐEN
2.1 Sơ đồ tổng quát
2.1.1 Sơ đồ khối của máy thu hình trắng đen

                                                                         9
                                                                                         10
                                         8         KĐ           Tách          KĐCS
                                                  Tiếng         sóng          Âthanh
      1
              2              3               4             5             6
                                                                                         7
      KĐCT        Mạch           KĐCS             T.sóng         KĐ           KĐCS
                  trộn           Hình              Hình         Thúc          Hình


                  Dao đg
                   nội
       Trễ                                        KĐ            Cổng
      AGC                                         AGC           AGC


                  Tách
                  XĐBộ
                                             12            13
                                                                             14
                  11             Dđộng            KĐại          KĐCS
                                  Dọc             thúc           Dọc
                                                                                    17
                                             15            16
                  AFC            Dđộng            KĐại          KĐCS                          HV
                                                                                              REC
                                 Ngang            thúc          Ngang              Fly         T
                                                                                  Back
                        18                                              20
                                 Sửa                                                         B+
                                 dạng

                             Hình 2.1 Sơ đồ khối của máy thu hình trắng đen
9

2.1.2 Chức năng của các khối
         Ta khảo sát chức năng các khối của một máy thu hình bán dẫn sử dụng phần tử
tích cực là các Transistor- là cơ sở của các máy thu hình hiện đại sử dụng các IC chuyên
dụng (tích hợp hoá các Transistor)
         + Khối khuếch đại cao tần:
         Khối này thường dùng một transistor, có mức nhiễu thấp dùng để khuếch đại tín
hiệu thu được từ anten, làm tăng tỉ số tín hiệu trên nhiễu nên hình rõ nét hơn. Ngoài ra, do
tính đơn hướng khối có tác dụng phân cách mạch dao động ngoại sai và anten.
         + Khối trộn sóng:
         Dùng để tạo tín hiệu có tần số trung gian (trung tần). Trong các máy thu siêu ngoại
sai, các tín hiệu của các kênh khác nhau vào máy thu từ anten sẽ được trộn với tín hiệu
dao động ngoại sai để tạo ra tín hiệu trung tần có tần số ổn định. Nhờ vậy, tín hiệu này dễ
dàng được khuếch đại, qua các tầng khuếch đại có hệ số khuếch đại lớn và ổn định, mạch
dễ thực hiện trung hoà nên không phát sinh dao động tự kích. Bộ trộn thường dùng
Transistor có đặc tính ngõ vào có độ phi tuyến lớn và làm việc với dòng nhỏ để hiệu suất
trộn sóng cao hơn.
         + Khối dao động ngoại sai:
         Tạo ra tín hiệu hình sine tần số foi để đổi tần tín hiệu đến máy thu theo công thức
fIF=foi-fai. Mạch thường dùng một Transistor cao tần. Người ta thường thiết kế thêm nút
tinh chỉnh tần số dao động nhằm lấy được tần số dao động chính xác để có hình và tiếng
rõ nhất.
         + Khối khuếch đại tín hiệu trung tần hình:
          Để máy thu có độ nhạy cao, người ta thường dùng 3 đến 4 tầng khuếch đại trung
tần hình. Đây là các tầng khuếch đại cộng hưởng, có tín chọn lọc tần số và có băng thông
rộng. Để có độ lợi lớn, các Transistor làm việc với dòng I E= (4-7)mA. Trong mỗi tầng
thường dùng tụ trung hoà để triệt tiêu dao động tự kích. Các mạch cộng hưởng được
chỉnh lệch tần số để tạo ra đáp tuyến chọn lọc tần số rộng. Trong tầng này, người ta còn
dùng mạch cộng hưởng nối tiếp để nén tín hiệu tiếng nhằm giảm ảnh hưởng của nhiễu
tiếng vào đường hình. Hiện nay, các mạch cộng hưởng lệnh tần số được thay thế bằng
các bộ lọc SAW (Surface Acoustic Wave)
         + Khối tách sóng tín hiệu hình:
         Để lấy tín hiệu hình ra khỏi tín hiệu trung tần hình. Khối này thường dùng một
Diođe để tách sóng biên độ, lấy tín hiệu video ra khỏi trung tần hình. Trong tín hiệu tách
ra, còn có tín hiệu trung tần thứ 2 của tiếng (SIF), dạng điều chế FM, có tần số là
4,5MHz, 5,5MHz hoặc 6,5MHz tương ứng với các chuẩn FCC, CCIR hoặc OIRT.
         + Khối khuếch đại thúc tín hiệu hình:
         Do biên độ tín hiệu video cần đủ lớn để cung cấp cho tầng AGC khoá, tầng tách
xung đồng bộ, tầng khuếch đại tín hiệu hình nên để giảm ảnh hưởng nặng tải lên tầng
tách sóng hình, người ta thiết kế thêm tầng khuếch đại thúc. Đối với tín hiệu hình, tầng
này làm việc ở chế độ C chung nên chỉ khuếch đại dòng, nhưng trở kháng vào của nó lớn
nên giảm ảnh hưởng nặng tải lên tầng tách sóng.
         + Khối khuếch đại hình:
10

         Nhằm nâng cao tác dụng của tín hiệu hình ở âm cực đèn hình hiệu quả hơn, người
 ta dùng tầng khuếch đại hình để tăng biên độ tín hiệu hình lên trên 50Vpp (Máy thu hình
 càng lớn thì điện áp này càng cao). Để tín hiệu ra ít bị méo, tải ở cực C phải là phần tử
 trở, do đó muốn lấy được biên độ tín hiệu cao, điện áp cung cấp phải lớn (lớn hơn 100V).
 Trong tầng này thường có chiết áp Contrast để điều chỉnh hệ khuếch đại điện áp tín hiệu,
 nhằm điều chỉnh độ tương phản của hình.
         + Khối khuếch đại tín hiệu trung tần tiếng thứ 2:
         ở cực C của tầng khuếch đại thúc, người ta đặt mạch cộng hưởng để lấy tín hiệu
 trung tần tiếng thứ 2 SIF. Sau đó tín hiệu được tiếp tục khuếch đại ở 2 hay 3 mạch khuếch
 đại trung tần cho đủ lớn để đưa vào khối tách sóng âm thanh.
         + Khối tách sóng âm thanh:
         Là khối tách sóng FM để loại bỏ tần số trung tần tiếng thứ 2 có tần số 4,5MHz
(FCC), 5,5MHz (CCIR), hoặc 6,5MHz (OIRT). Kiểu tách sóng FM tỉ lệ được sử dụng phổ
biến trong khối này.
         + Khối khuếch đại công suất âm thanh:
          Dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh đến mức đủ lớn để đưa ra loa. Nó gồm có
         tầng khuếch đại thúc và tầng khuếch đại công suất tín hiệu âm tần.
         + Đèn phóng tia âm cực (CRT: Cathode Ray Tube):
         Đèn thường có dạng hình phễu, mặt đèn có dạng hình chữ nhật. Dưới tác dụng của
 điện thế rất lớn (đại cao thế) ở vách dương cực đèn hình, các tia điện tử được hút từ bề
 mặt Cathode được đốt nóng, với vận tốc lớn, đập vào màn hình làm phát sáng chất
 phốtpho được phun trên bề mặt màn hình tạo ra các điểm sáng tối. ở cỗ đèn hình, có bố
 trí các cuộn dây lệch dọc và lệch ngang để lái tia điện tử theo chiều dọc và theo chiều
 ngang trên màn hình. Khi tín hiệu video đưa vào Cathode thay đổi thì số điện tử đập vào
 màn hình cũng thay đổi theo, làm cho các điểm khác nhau trên màn hình có độ sáng tối
 (độ chói) thay đổi và tạo ra hình ảnh.
         + Cổng AGC:
         Để ổn định độ tương phản của hình, giảm ảnh hưởng của hình biến đổi theo cường
 độ sóng thu được ở anten, người ta dùng mạch tự động điều chỉnh độ lợi (hệ số khuếch
 đại) AGC. Mạch đo biên độ tín hiệu hình, qua đó chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại
 trung tần và cao tần.
         Trong các máy thu hình Transistor, người ta dùng kỹ thuật AGC khoá (cổng AGC)
 để giảm sự gây rối bởi các nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình. Mạch AGC chỉ mở để
 đo biên độ của xung đồng bộ ngang và căn cứ vào đó để điều chỉnh lại độ lợi, còn trong
 các khoảng thời gian còn lại thì mạch đóng cổng.
         + Khuếch đại AGC (AGC Amp):
         Khuếch đại tín hiệu AGC nhằm tăng hiệu quả cho việc tự động điều chỉnh.
         + Trễ AGC (AGC Delay):
         Tác dụng thường xuyên của mạch AGC vào tầng khuếch đại cao tần sẽ làm tăng
 nhiễu hột và giảm chất lượng của hình. Mạch trễ AGC có tác dụng chỉ cho tín hiệu AGC
 tác động vào mạch khuếch đại cao tần khi tín hiệu vào anten quá lớn, tác động giảm độ
 lợi của tầng khuếch đại trung tần không bù đủ cho mức tăng của tín hiệu vào, lúc đó
11

 mạch trễ AGC sẽ cho tín hiệu AGC qua mạch khuếch đại cao tần làm giảm độ lợi của nó,
 tránh cho nó bị bảo hoà vì tín hiệu vào quá lớn.
        + Khối tách xung đồng bộ, khuếch đại xung và đảo pha xung:
        Để đồng bộ tín hiệu giữa máy phát và các máy thu, trong tín hiệu truyền hình,
 ngoài tín hiệu hình, người ta còn phát đi các xung đồng bộ dọc và đồng bộ ngang. Khối
 này tiến hành tách các xung đồng bộ, khuếch đại và có khi đảo pha chúng để thực hiện
 đồng bộ các mạch quét ngang và dọc để giữ cho hình ảnh đứng yên theo chiều ngang và
 theo chiều dọc trên màn hình.
        + Khối quét dọc gồm dao động dọc, khuếch đại thúc và k đại công suất dọc:
        Dao động dọc có tần số 50 Hz (CCIR, OIRT) hoặc 60Hz (FCC) được tạo ra từ
 mạch dao động đa hài, dao động nghẹt hoặc dao động thạch anh (được chia xuống từ tần
 số cao). Sau đó, được khuếch đại thúc và khuếch đại công suất để đưa đến cuộn lệch dọc.
 Điện áp tín hiệu quét dọc thường có dạng hình thang biên độ trên 60Vpp, sao cho dòng
 điện quét tạo ra trong cuộn lệch dọc phải có dạng răng cưa tuyến tính để tạo lực từ lái tia
 điện tử theo chiều dọc trên màn hình.
        + Khối tự động điều chỉnh tần số AFC:
        Tín hiệu đồng bộ ngang được so pha với tín hiệu dao động ngang (sau khi đã được
sửa dạng cho phù hợp việc so pha) để lấy ra điện áp sai lệch VAFC , điều chỉnh mạch dao
động ngang chạy đúng tần số và pha của đài phát.
        + Khối quét ngang gồm dao động ngang, khuếch đại thúc và khuếch đại công
        suất ngang:
        Dao động ngang có tần số 15.625 Hz (CCIR, OIRT) hoặc 15.750Hz (FCC) được
 tạo ra từ mạch dao động đa hài, dao động nghẹt hoặc dao động thạch anh (được chia
 xuống từ tần số cao). Sau đó, được khuếch đại thúc và khuếch đại công suất để đưa đến
 cuộn lệch ngang. Tầng khuếch đại công suất ngang làm việc theo cơ chế khoá. Điện áp
 tín hiệu quét ngang thường có dạng hình chữ nhật biên độ trên 80Vpp, sao cho dòng điện
 quét tạo ra trong cuộn lệch ngang phải có dạng răng cưa tuyến tính để tạo lực từ lái tia
 điện tử theo chiều ngang trên màn hình.
        + Biến thế Flyback:
        Là loại biến thế làm việc với xung hồi ngang, có số vòng dây rất lớn, đặc biệt là số
 vòng dây thứ cấp, tạo ra các xung đại cao thế, trung thế và các tín hiệu dùng cho mạch so
 pha, cung cấp xung mở cổng cho mạch AGC khoá, đưa đến cực E của mạch khuếch đại
 hình để xoá tia quét ngược trên màn hình...
        + Mạch nắn điện đại cao thế:
        Cung cấp điện áp điện thế rất lớn (từ 9Kv-24Kv) để cung cấp dương cực ở vách
 đèn hình.
        + B+:
        mạch nắn điện trung thế, cung cấp điện cho tầng xuất hình, tầng khuếch đại công
suất dọc, âm thanh, và cung cấp điện cho chân đèn hình gồm lưới màn (Screen) lưới hội tụ
(Focus)...
12

2.2 Khối đổi kênh
2.2.1 Sơ đồ khối




                                                      KĐ cao       Trộn tần
                               •          •            tần
                                   •
                                                                    D động
                                                                     nội
                               Trộn tần



                               D động
                                nội


                             Hình 2.2 Sơ đồ khối của khối đổi kênh
 2.2.2 Mục đích yêu cầu
         + Thu các kênh sóng ở dải tần VHF và UHF. Sau đó biến đổi xuống thành tần số
trung tần.
         + Cần phải có độ khuếch đại đồng đều ở tất cả các kênh.
         + Có tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) đủ lớn.
         + Có chiều rộng dải tần đúng tiêu chuẩn.
         + Có độ ổn định lớn, nghĩa là khả năng dao động tự kích nhỏ.
         + Khả năng lựa chọn tần số tốt. Tương ứng với 1 dao động nội (dao động ngoại
sai), có thể có 2 tần số, một cao, một thấp hợp với tần số dao động nội để tạo ra trung tần.
Khối trộn tần phải có khả năng lựa chọn lấy một.
         + Cần phối hợp trở kháng giữa anten và tầng khuếch đại cao tần để tránh hiện
tượng phản xạ sóng và nhiễu vào máy thu. Nếu không được phối hợp trở kháng thì khi
sóng điện từ vào máy thu năng lượng sẽ vào máy thu một phần (lớn hay bé phụ thuộc vào
mức độ phối hợp trở kháng), phần còn lại sẽ bị dội lại chạy đến đầu kia dây dẫn sóng ra
đến anten, đến đây sóng vào lại máy thu và cũng chỉ một phần năng lượng vào máy thu,
cứ như vậy cho đến lúc năng lượng giảm đủ nhỏ. Sự phản xạ này tạo ra các hình phụ bên
cạnh hình chính trên màn hình. Số hình phụ tỉ lệ với số chu kỳ dội lại của sóng điện từ,
còn khoảng cách giữa hình chính và hình phụ tỉ lệ với chiều dài dây dẫn sóng.
13

        + Vấn đề phối hợp trở kháng để lượng phản xạ nhỏ nhất phải đi đôi với vấn đề
giảm mức nhiễu không làm giảm tỉ số S/N, do đó người ta thường đặt các bộ lọc suy giảm
nhiễu ở ngay mạch vào máy thu.
        + Mạch vào của các kênh sóng VHF có kết cấu khác nhau tuỳ theo nó được nối
với anten 300  Ω
                  hay 75 . Có máy bố trí cả mạch vào 300
                           Ω
                                                                  hay 75    với nhiều đầu
                                                                                  Ω   Ω



dây ra.
        + Mạch vào của các kênh sóng UHF có khi không dùng mạch điều hưởng, chỉ có
bộ lọc suy giảm nhiễu trong dải tần.
2.2.3 Chức năng các khối
+ Mạch khuếch đại cao tần:
        Có nhiệm vụ tăng tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N), khử can nhiễu, nhất là tần số ảnh
và tần số lọt thẳng bằng trung tần. Ngoài ra, do tính đơn hướng, mạch khuếch đại cao tần
có tác dụng phân cách mạch dao động ngoại sai và anten, giảm khả năng dao động nội bức
xạ ngược ra anten gây nhiễu; tăng độ ổn định cho tầng dao động ngoại sai và nâng cao tác
dụng của mạch tự điều chỉnh độ khuếch đại AGC.
        Hệ số khuếch đại của mạch này không cần lớn lắm ( 20dB) để tránh hiện tượng
                                                                              ≤


 dao động tự kích. Đồng thời, nó phải ưu đãi cả sóng mang hình và tiếng. Thông thường
 đặc tuyến khối này có hình cánh cung, hai cạnh của đặc tuyến phải đủ dốc dể lọc bỏ được
 các tần số ảnh.
        Trong các kênh sóng VHF, mạch khuếch đại cao tần thường được mắc theo sơ đồ
 E chung, có trở kháng đầu vào khoảng (0,5        - 1K ), lớn hơn so với sơ đồ B chung
                                                       Ω                  Ω



 nên dễ phối hợp với mạch vào. Tuy nó có hệ số khuếch đại lớn nhưng phải dùng tụ trung
 hoà B-C. Một số máy mắc theo B chung, có tần số cắt cao nên khó bị dao động tự kích.
 Có máy lại dùng sơ đồ C chung, có trở kháng vào khá lớn (độ vài trăm K ) nhưng hệ        Ω



 số khuếch đại điện áp nhỏ.
        Trong các kênh sóng UHF, mạch khuếch đại cao tần thường được mắc theo sơ đồ
 B chung. Nhiều máy không có mạch khuếch đại cao tần.
+ Mạch trộn tần:
        Có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu trung tần cho quá trình trộn tín hiệu từ đài phát đến
anten của máy thuĠ và tín hiệu dao động nộiĠ tại máy thu. Thông thường trong máy thu
hình người ta thường dùng phương pháp trộn kiểu tổng chứ không trộn kiểu nhân.
                                     f IF   / VID   = ai − RF
                                                     f    f          / VIDi




                                     f IF   / S   = ai − RF
                                                   f    f     / Si




Bảng 2.1. Tần số trung tần hình và tiếng và khoảng cách giữa chúng theo các chuẩn
khác nhau
                         FCC                   CCIR                     OIRT
 fIF/VID               45,75MHz               38MHz                    38MHz
 fIF/S                 41,25MHz              32,5MHz                  31,5MHz
 Khoảng cách            4,5MHz                5,5MHz                   6,5MHz
         ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần tín hiệu nội có biên độ nhỏ, vì vậy nó
không bức xạ ra anten gây nhiễu. Mỗi một kênh tương ứng với một tần số dao động nội
riêng sao cho hiệu               tương ứng với kênh i muốn thu nào đó phải đúng bằng
                    f oi − ai = IF
                          f    f
14

tần số trung tần ổn định (      =không đổi) Thông số trung tần hình và tiếng của 3 chuẩn
                                    f IF


trắng đen khác nhau như sau:
+ Mạch dao động nội:
        Tạo ra tín hiệu hình sine để đổi tần với tín hiệu từ đài phát đến anten của máy thu
 f ai
      theo biểu thức:                .Đối với các máy thu hình bán dẫn, mạch dao động
                               f oi − ai = IF
                                     f    f


ngoại nội thường được thiết kế theo sơ đồ dao động 3 điểm điện dung mắc B chung vì nó
đảm bảo cho biên độ dao động không đổi trong toàn dải tần và sự gia tăng hồi tiếp đối với
tần số cao được bù bằng sự giảm hệ số khuếch đại ở tần số đó nên nó ổn định. Trong
mạch, người ta còn bố trí các núm tinh chỉnh, tạo ra tần số dao động ngoại nội chính xác
để có hình và tiếng rõ nhất.
2.2.3 Sự phân bố tần số tín hiệu hình và tiếng
        Việt Nam hiện nay sử dụng hệ tiêu chuẩn truyền hình hệ PAL D/K, trong đó hệ
màu PAL được xây dựng dựa theo chuẩn trắng đen OIRT. Theo đó, kênh truyền hình
được chia thành 5 dải:
Bảng 2.2. Sự phân bố của các dải tần số theo chuẩn OIRT

        Tên dải tần                            Kênh                             Tần số [MHz]
           Dải I                              1 đến 2                             48 đến 66
          Dải II                              3 đến 5                             76 đến 100
          Dải III                            6 đến 12                            174 đến 230
          Dải IV                             21 đến 60                           470 đến 582
          Dải V                              61 đến 81                           582 đến 960

Ví dụ dải tần III (kênh 6 -12):
                     Kênh 7                                 Kênh 8                         Kênh 9
                                                            8MHz
          fRF/VID7                fRF/S7         fRF/VID8             fRF/S8   fRF/VID9             fRF/S9




  0,5 0,75                                  0,5 0,75         6,5MHz


        183,25MHz              189,75           191,25MHz             197,75   199,25MHz                     f

                                           1,5MHz

                         Hình 2.3 Sự phân bố các kênh theo trục tần số (chuẩn OIRT)
15

Bảng 2.3. Sự phân bố tần số của dải III theo chuẩn OIRT

       Kênh             Cao tần hình fRF/VID[MHz]                    Cao tần tiếng fRF/S[MHz]

         6                         175,25                                           181,75
         7                         183,25                                           189,75
         8                         191,25                                           197,75
         9                         199,25                                           205,75
        10                         207,25                                           213,75
        11                         215,25                                           221,75
        12                         223,25                                           229,75

                                              fRF/VID8                    fRF/S8


                        Lọc bỏ để tiết
                        kiệm dải tần     0,5 0,75           6,5MHz
                                                                                              f
                                             191,25MHz                    197,75MHz

                    Hình 2.4 Đặc tính biên tần cụt của cao tần(chuẩn OIRT).

2.3 Khối khuếch đại trung tần hình
2.3.1 sơ đồ khối

       Bẩy          KĐại        Cộng          KĐại              Cộng               KĐại      Cộng
       sóng         TT 1        hưởng         TT 2              hưởng              TT 3      hưởng
                                 1, f1                           2, f2                        2, f3
                                                    2
                   Hình 2.5 Sơ đồ khối phần trung tần máy thu hình
ở tầng này, trung tần hình và tiếng đều được khuếch đại nhưng hình được khuếch đại
nhiều hơn nên tầng này được gọi là trung tần hình.
2.3.2 Mục đích yêu cầu

              Tần số hình của                                      -6dB
              kênh trên                  -26dB                               Tần số tiếng của
                                                        -40dB                kênh dưới


                                fIF/S                           fIF/VID
                           Hình 2.6 Đặc tuyến biên tần trung tần hình
16


        + Tầng khuếch đại trung tần hình phải đảm bảo phần lớn hệ số khuếch đại của
toàn máy thu hình
- Tín hiệu từ bộ trộn (mixer) đến (đầu vào mạch bẩy sóng) có biên độ khoảng vài mV
mà tầng tách sóng hình cần đến vài V đối với tín hiệu nhỏ nhất (tuỳ thuộc độ nhạy của
máy thu), nên khối khuếch đại trung tần hình phải có độ khuếch đại đến khoảng mấy
ngàn lần, do đó trong các máy thu hình sử dụng Transistor, thường dùng 3 đến 4
transistor mắc theo mạch cực phát chung. Mỗi bộ khuếch đại trung tần có thể đạt độ
khuếch đại khoảng 20dB và dòng IE các trong các Transistor khoảng 4mA đến 7mA.
- Các transistors ở tần này là loại cao tần, yêu cầu có điện dung vào và ra nhỏ để giảm
ảnh hưởng của các transistors đến độ ổn định tham số của các tầng khuếch đại. Tuy nhiên
do các transistors thường được mắc theo sơ đồ E chung nên điện dung giữa các cực lớn,
ảnh hưởng đến độ ổn định, ngoài ra, đầu vào đầu ra của chúng thường có các mạch cộng
hưởng nên dễ xảy ra dao động tự kích. Do đó, người ta thường bố trí các mạch trung hoà
hồi tiếp ký sinh mắc giữa 2 cực B và C của các transistors để ổn định và chống các dao
động tự kích này. ở tầng này sự trung hoà được thực hiện dễ dàng hơn ở khối đổi kênh vì
tần số làm việc thấp hơn và trị số hồi tiếp thường cố định.
        + Đặc tuyến tần số phải có độ đồng đều cao đối với tín hiệu trung tần hình và có
độ chọn lọc tần số tốt, loại trừ can nhiễu của các tần số không mong muốn.
- Tầng này phải có độ méo pha nhỏ (rất quan trọng đối với hình ảnh ở đèn hình), đặc
tuyến tần số cần chọn sao cho đối với tần số thấp thì méo nhỏ, nghĩa là không gây ra việc
nén tần số của một biên tần khi qua dải thông.
- Độ suy giảm phải xuống đến 40-60dB đối với tín hiệu trung tấn hình và trung tần
tiếng của kênh lân cận. Ngoài ra, nó còn làm suy giảm trung tần tiếng so với trung tần
hình của kênh đang thu xuống khoảng 26 dB để giảm ảnh hưởng của tiếng vào đường
hình.

              Biên độ      Đáp tuyến      Đáp tuyến       Đáp tuyến
              [%]          mạch cộng      mạch cộng       mạch cộng
                            hưởng1         hưởng 2         hưởng 3
                100%

                 70%                                             Đáp tuyến bao quát
                                                                  của 3 mạch cộng
                 50%
                                                                       hưởng

                 10%

                        Hình 2.7 Đáp tuyến của các mạch cộng hưởng và
                                 đáp tuyến bao quát của chúng
17

  - Để tạo ra đặc tuyến biên tần rộng, có độ đồng đều cao đối với tín hiệu trung tần hình
  thì trong các khối khuếch đại trung tần hình người ta thiết kế các mạch cộng hưởng có
  các tần số cộng hưởng khác nhau nhưng thuộc phạm vi của băng tần. Ngoài ra, trong các
  mạch cộng hưởng còn bố trí các điện trở song song để mở rộng băng thông.
  - Để triệt ảnh hưởng của hình của kênh trên và tiếng của kênh dưới đến kênh đang thu,
  đồng thời giảm biên độ tại tần số trung tần tiếng để khỏi ảnh hưởng vào đường hình,
  người ta còn bố trí các bẩy sóng ở đầu vào của khối trung tần này.
  2.4 Khối khuếch đại hình và tách sóng hình
  2.4.1 Mục đích yêu cầu
  + Tách tín hiệu hình (Video) tổng hợp ra khỏi sóng mang trung tần hình
  Tín hiệu hình tổng hợp có biên độ khoảng từ 1Vpp đến 5Vpp.
  + Khuếch đại tín hiệu hình tổng hợp lên đến mức khoảng từ 40Vpp-100Vpp (tuỳ theo
  kích cỡ máy thu hình)
  - Vì tín hiệu hình tổng hợp là tín hiệu băng rộng (0-6MHz) nên mạch khuếch đại trung
  tần hình là mạch khuếch đại băng rộng. Muốn vậy, người ta bố trí mạch bù tần số bằng
  cuộn dây và tụ đIện để mở rộng băng thông về phía tần số cao. Một số phương pháp mở
  rộng băng tần thông dụng là sử dụng cuộn đỉnh nối tiếp, cuộn đỉnh song song và mạch bù
  tần số song song RC.
  2.4.2 Sơ đồ mạch điện

                                                   B12                            B150

R1          C1               R3
82k         20uF             12k         L                                        L5
                                   C
                   L1   L2                                                        R11
           D1                                             R6
                                             Q1           82k
                                                                                  10k   C10 .2      K
                C3      C4
      C2                           L3
                6p      6p R                  C5                                        R14
                                   1uH
       .005                  4                                     Q2                   220k
                           8,2k    R5
R2                                                                      C7 20uF
                                   330       L4          R7
10k                                                                                              R13
                                                         8,2k                                           R15
                                                            R8        C8       R9                500k
                                             C6                              43Ω             R12  C11   1M
                                                            2,2k   .0022          C
                                                                                A 9          220k .05
                                                                        R10       47uF B
                                                                                           400
                                                                        3k
                                                                              B
                Hình 2.8 Sơ đồ mạch điện tách sóng hình và khuếch đại hình tiêu biểu

  2.4.3 Thành phần mạch điện và nguyên lý hoạt động
  D1: Diode tách sóng hình, tách tín hiệu hình tổng hợp ra khỏi sóng mang trung tần hình.
  Dùng diode và mạch lọc thông thấp để tách sóng vì tín hiệu hình tổng hợp được điều chế
  AM. Đồng thời tại đây cũng xảy ra quá trình trộn sóng 2 tần số trung tần hình f IF/VID và
18

trung tần tiếng fIF/S để tạo ra trung tần thứ hai của tiếng fIF/S2 theo biểu thức: fIF/VID-fIF/S
=fIF/S2 .
- Đối với chuẩn FCC: 45,75MHz-41,25MHz=4,5MHz
- Đối với chuẩn CCIR: 38MHz-32,5MHz=5,5MHz
- Đối với chuẩn OIRT: 38MHz-31,5MHz=6,5MHz
          Do diode có anode quay về cực B của Q 1 nên cực tính của tín hiệu video sẽ dương
ở masse và âm ở cực B của Q 1 như hình vẽ tạo nên tách sóng âm. ưu điểm của nó là
chống nhiễu cao. Nhiễu thường cùng chiều với xung đồng bộ, khi có nhiễu lớn thì điện áp
đặt lên tiếp giáp BE của Q 1 càng âm, do đó Q1sẽ tắt, nên tín hiệu không đến được tầng
khuếch đại hình, nghĩa là triệt được nhiễu biên độ.
Q1: Khuếch đại thúc tín hiệu hình tổng hợp
Q2: Khuếch đại tín hiệu hình tổng hợp
R1, R2: Cầu phân cực cho D1.
C1: tụ thoát, tụ lọc tần số thấp
C2: tụ thoát, tụ lọc tần số cao
R3, R4: Cầu phân cực cho Q1.
L1, C3, C4: mạch lọc trung tần hình, lọc thông thấp
L2: cuộn đỉnh nối tiếp
          Để mở rộng băng thông người ta thiết kế các cuốn đỉnh nối tiếp và song song
(nhằm nâng cao biên độ tín hiệu tại các tần số cao: điểm A, B, C…)
L2, Ci: hình thành mạch cộng hưởng nối tiếp tại tần số f 1 (điểm A) làm vB/Q1>> vì làm
tăng biên độ tín hiệu tại điểm A như hình vẽ.Tương tự, đối với tầng khuếch đại hình thì
L3 là cuộn đỉnh nối tiếp tại tần số f 2 (điểm B). Chú ý, Co là điện dung ra của Q 1là giảm
biên độ tín hiệu ra ở tần số cao.
2.5 Mạch tự động điều chỉnh độ khuếch đại
2.5.1 Nguyên lý hoạt động
                                                                15750 Hz



                                       Xung từ Flyback đến


       Tín hiệu                                                 8      56
       hỗn hợp

                             VE = Cte              Thời gian
                                                   BJT dẫn
                       (Phân cực không đổi)


                  Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của khối AGC khoá
19

      Để ổn định độ tương phản của hình, giảm ảnh hưởng của hình biến đổi theo cường
 độ sóng thu của hiện tượng Ant (hiện tượng FADING) nhà thiết kế dùng mạch tự động
 điều chỉnh độ lợi AGC. Mạch đo biên độ tín hiệu hình và qua đó điều chỉnh lại độ lợi của
 các tầng khuếch đại trung tần hay cao tần.
      Để tăng hiệu quả, trong TV transistor, thường dùng kỹ thuật AGC khóa để giảm sự
 gây rối của các nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình. Mạch AGC này chỉ mở để đo xung
 đồng bộ ngang và căn cứ vào đó để chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại.
      * Nguyên lý hoạt động của mạch AGC khóa (KEYED AGC)
 Vậy: BJT chỉ dẫn trong thời gian tồn tại xung đồng bộ ngang. Trong các thời gian còn lại
 BJT tắt. Nhờ vậy, mạch AGC hạn chế được nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình, đồng
 thời xung đồng bộ và xung FlyBack có tần số cao 15750Hz nên mạch AGC đáp ứng
 nhanh. Đó chính là ưu điểm của mạch AGC khóa so với các mạch AGC khác như mạch
 AGC loại RC.



        TUNER                  VIDIF                           VIDEO                 VIDEO
                                            DETECTOR
     RFAMP                     AMP                             DRIVE                OUTPUT



         AGC                                     AGC               AGC
        DELAY                                    AMP               GATE


                         Hình 2.11 Sơ đồ khối của mạch điện AGC khoá

 2.5.2 Mạch điện tiêu biểu

                          FROM VIDEO OUTPUT
                                                                                             B12
                                                                          Q2
                               Q1                             R6                       R9
                          R1                                              AMP
              R2               KEYED AGC                                  AGC
                   B12                                                                       TO RFAMP
                                                  R5                                   R10
    LOCAL    A                          _                                      D1            AGC
                                                          +        C4
              R3                            C2         C3 _
AGC LEVEL                           VE +                                  R7           R11
DISTANCE     B                      +   +
                               C1   _
              R4                        _                          R8
                                                                                       TO VIDIFAMP


                   Hình 2.12 Sơ đồ mạch AGC khoá tiêu biểu sử dụng BJT
20

2.5.2.1 Thành phần mạch điện
Q1 :            : AGC khóa (Keyed AGC)
Q2              : AGC Amplifier
R2, R3, R4      : Cầu phân cực, xác định điện áp VEQ1 = Cte
C1              : Tụ thoát cực E của Q1
R1              : Trở định dòng phân cực Q1 đồng thời cách ly giữa Q1 và KĐH
C2              : Tụ ngăn DC
R5C3            : Mạch lọc AGC, lọc gợn do mạch hoạt động ở chế độ Switching
R6              : Phân cực Q2
R7R8            : Tải cho Q2
R9, R10, R11    : Cầu chỉnh phân cực cho RFAMP
D1              : AGC trễ (Delay AGC)
C4              : Tụ thoát
2.5.2.2 Hoạt động của mạch AGC
     • Khi vi tăng  tín hiệu hình hỗn hợp tại VIDEO DRIVE (hoặc VIDEO
OUTPUT) tăng theo  xung đồng bộ ngang càng cao  IBQ1 tăng và do xung FlyBack
đến cùng lúc với xung đồng bộ đó làm Q1 dẫn mạch  ICQ1 tăng  C2 được nạp mạnh
hơn  Sau khi hết xung đồng bộ (hết xung FB)  Q1 tắt  vCQ1<0 (do điện áp trên C2)
 vCQ1 càng âm  IBQ2 giảm  vEQ2 giảm làm giảm phân cực IF và RF làm Av giảm 
vo = Cte.
Ngược lại
     • Khi vi giảm  xung đồng bộ ngang nhỏ  IBQ1 giảm  ICQ1 giảm  vCQ1 ít
âm hơn  vEQ2 tăng làm tăng phân cực IF và RF làm Av tăng  vo = Cte.
2.5.2.3 Hoạt động của AGC trễ D1

                                                            S  ≥ 70dB
Gọi vimin là điện áp vào nhỏ nhất mà tuner vẫn đạt tỉ số:    =
                                                            N  or 50dB
Khi vi < vimin  S/N không đạt  cắt bỏ AGC để cho RF Amplifier phân cực mạnh nhất
 Av = Avmax  hình thu không bị nhiễu.
Khi vi vimax  AGC hoạt động giảm phân cực RFAMP tránh làm bão hòa cho tầng này.
       ≥



D1 giữ nhiệm vụ đó.
Cụ thể:
     • Khi tín hiệu nhập vào quá bé vi<vimin  Q1 dẫn yếu  vCQ1 ít âm  vBQ2 tăng
Q2 dẫn mạnh  vEQ2 tăng  D1 tắt, tương đương với trường hợp cắt bỏ AGC không cho
21

tác động đến RFAMP để cho nó tác động mạnh làm cho tín hiệu đầu ra của Tuner tăng 
S/N thỏa và trên màn hình không xuất hiện nhiễu.
     • Khi tín hiệu vào tăng quá lớn v i>vimax  Q1 dẫn rất mạnh  Q2 dẫn rất yếu 
vEQ2 giảm nhỏ  D1 dẫn điện  AGC tác động lên RF làm giảm phân cực RFAMP để
tránh làm cho nó bão hòa.
AGC Tuner chỉ hoạt động khi vi>vimax
2.5.2.4 Tác dụng của R3 và R8, R10
     • Khi R3  A  vEQ1 tăng  vi có biên độ lớn thì Q1 mới hoạt động được, tương
ứng với máy thu đặt gần đài phát.
         ⇒ R3  A         :       LOCAL    :ở gần
     • Khi R3  B  vEQ1 giảm  vi có biên độ thấp thì Q1 hoạt động bình thường,
tương ứng với máy thu đặt ở xa đài phát.
         ⇒ R3  B :        DISTANCE :ở xa
Vậy R3 là biến trở chỉnh biên độ tín hiệu nhập vào máy thu để mạch AGC làm việc bình
thường. R3 gọi là AGC LEVEL.
      • Khi điều chỉnh R8, R10
Khi điều chỉnh R8, R10 thì thay đổi điện áp phân cực cho tầng khuếch đại trung tần hình
và tầng khuếch đại cao tần.
R8, R10 gọi là chiết áp AGC.
2.5.2.5 AGC thuận và AGC nghịch
Định nghĩa:
       AGC thuận: Khi vi tăng mà mạch AGC có tác dụng làm tăng dòng phân cực cho
IFAMP và RFAMP để giảm Av.
       AGC nghịch: Khi vi tăng mà mạch AGC có tác dụng làm giảm dòng phân cực cho
IFAMP và RFAMP để giảm Av.
    hfe
               AGC nghịch               B             AGC thuận
    hfe2
                                         Q3
    hfe3                      Q2
    hfe4
                                                Q4
    hfe1                Q1

           A                                                c



                 ICQ1        ICQ2        ICQ3        ICQ4         ic

                                    Hình 2.13 Đặc tuyến hfe = f(ic) của BJT
22

Đặc tuyến hfe = f(ic) của BJT có dạng như hình vẽ.
Đoạn [BC] dốc hơn đoạn [AB]
Trong đoạn [AB] ta có: ICQ1 < ICQ2 thì hfe1 < hfe2
     • Xét điểm Q2 ∈ [AB]
                                                                          RL
Khi vi tăng, muốn Av giảm thì ta phải giảm hfe vì         A v = h fe ⋅
                                                                          h ie

Muốn vậy, mạch AGC phải làm giảm phân cực ⇒ điểm Q2 phải dời về điểm Q1 (ICQ2 
ICQ1).
Vậy đoạn [AB] ứng với mạch AGC nghịch.
     • Xét điểm Q3 ∈ [BC]
                                                                          RL
Khi vi tăng, muốn Av giảm thì ta phải giảm hfe vì          A v = h fe ⋅
                                                                          h ie    . Muốn vậy mạch AGC phải
làm tăng phân cực ⇒ điểm Q3 phải dời về điểm Q4 (ICQ3  ICQ4).
Vậy đoạn [BC] ứng với mạch AGC thuận.
Trong mạch AGC đã khảo sát ta thấy: Khi v i tăng mạch AGC có tác dụng làm giảm phân
cực IF và REAMP nên là mạch AGC nghịch và các BJT khuếch đại trung tần và cao tần
phải làm việc trong đoạn AB của đường đặc tuyến hfe = f(ic).
2.6 Mạch đồng bộ
2.6.1 Mục đích yêu cầu
      + Tách tín hiệu đồng bộ dọc 60Hz (hoặc 50Hz) và tách tín hiệu đồng bộ ngang
15750Hz (hoặc 15625Hz) ra khỏi tín hiệu hình hỗn hợp.
      + Tín hiệu đồng bộ dọc sẽ đồng bộ hoá cho mạch quét dọc chạy đúng tần số 60Hz
(hoặc 50Hz) của đài phát. hình ảnh sẽ đứng yên theo chiều dọc. Nếu không đúng thì hình
ảnh sẽ trôi theo chiều dọc.
      + Tín hiệu đồng bộ ngang sẽ đồng bộ hoá cho mạch quét ngang chạy đúng tần số
15750Hz (hoặc 15625Hz) để hình ảnh đứng yên theo chiều ngang hay không bị xé hình.
      + Mạch đồng bộ lấy tín hiệu hình hỗn hợp (composite Signal) có biên độ và cực
tính thích hợp.
      + Thông thường tín hiệu hình hỗn hợp được lấy từ ngõ ra của VIDEO DRIVE.
                               Q1              Q2
                               2SC564          2SC828
2.6.2 Mạch điện tiêu biểu
                             R2     R4         R6
          Q0
                             12k    120Ω       330
               C1                                           C4
                              D1
               .047
                       C2               C3                .01
                                                                C5
               R1      1µF   R3        4,7µ
                                    R5        R’5           .01                    R9
               4,7k          820k
                                    4,7k      10k                                A 15k B
                                                    R7          R8
                                                                                   C6      C7
                                                    330         22k
                                                                                   .01     .01
                      Hình 2.14 Sơ đồ mạch đồng bộ tiêu biểu = h . RL
                                                          Av    fe h
                                                                     ie
23




2.6.3 Thành phần mạch điện
Qo              : BJT khuếch đại thúc Video (Video Drive)
Q1              : BJT tách xung đồng bộ
Q2              : BJT khuếch đại đồng bộ và tải pha
Ro              : tải của Qo
R1, C 1         : thành phần triệt nhiễu RC
C2              : tụ liên lạc
D1, R2, R3: thành phần phân cực Q1
D1              : chặn xung dương từ C2 lên R2 khi nó xã qua R3
R5              : tải của Q1
C3              : tụ liên lạc
R'5             : trở tạo điện thế âm để tắt Q2 trong thời gian không có xung đồng bộ
R6, R 7         : điện trở tải của Q2
C4, C 5         : tụ liên lạc
R8, C6, R9, C7: Mạch tích phân
2.6.4 Hoạt động của mạch
        Trong thời gian không có xung đồng bộ:
                Q1 OFF ⇒ vCQ1 = 0
                Q2 OFF ⇒ vCQ2 = 1, vEQ2 = 0, vA = vB = 0
        Trong thời gian có xung đồng bộ xung âm tác dụng vào B của Q 1, C2 được nạp qua
mối nối BE của Q1 ⇒ Q1: ON  vCQ1 = 1
C3 nạp qua BE của Q2  vEQ2 = 1, vCQ2 = 0
        Trong thời gian không có xung đồng bộ (I3), C2 phóng điện qua R3 áp một điện tích
dương lớn vào cực B của Q1 làm cho Q1 tắt nhanh, Diode D ngăn không cho C2 phóng
qua R2.
        Điện áp trên các cực của Q1, Q2 được vẽ như hình vẽ.
C3 phóng điện từ cực dương qua R5, R'5 về cực âm của nó làm trên R'5 xuất hiện một điện
áp âm lớn và Q2 tắt nhanh trong thời gian không có xung đồng bộ.
     • Mạch triệt nhiễu R1C1
     Nhiễu có phổ rất cao (tần số nhiễu rất lớn).
     Nếu đặt 2 tụ nối tiếp C1 và C2 mà C1<<C2 thì khi nhiễu xuất hiện, C1 nạp rất mạnh
(biên độ lớn hơn rất nhiều biên độ trên C 2), trong khi đó C2 chưa tác động kịp nên nạp
một lượng nhiễu nhỏ. Sau đó C 1 phóng nhanh qua R1 để có thể nạp lại xung thứ hai. Đây
là mạch triệt nhiễu RC.
24

2.6.5 Một số mạch đồng bộ có bộ có mạch triệt nhiễu
Hình 2.15
Q2     : tách xung đồng bộ
Q1     : BJT triệt nhiễu (noise cancellor)
R5, C3 : triệt nhiễu RC
R8     : tải Q2
R1, R2: cầu phân áp định VE/Q1
C1     : tụ thoát (ổn định điện áp tại cực E của Q1)
R3     : tải Q1
R4     : điện trở cách ly
C2     : tụ liên lạc
R6, R7: cầu phân cực cho Q2
                                            FROM VIDEO DRIVE
                                                                                  B12
                                               R4
                                               390
               C1            R2          C2               R6
               1µF           10k        1µF               27k
                                       C3        R5                                      TO AFC
                R1
                                     .022        1,5k       Q2
                18k                                                                      R10
                               Q1
                                                                                        15k
                                                                        R9
                      R3               C4        R7          R8                    C5           C6
                                                                       22k
                      22k              1µF       820k       4,7k                   .01          .01

                             Hình 2.15 Sơ đồ mạch đồng bộ sử dụng BJT
R9, R5, R10, C6: mạch tích phân
C4     : tụ liên lạc
Khi tín hiệu nhiễu dưới 75% thì Q1 OFF. Nó sẽ triệt nhiễu bằng R5C3
hình
Khi tín hiệu nhiễu có biên độ lớn hơn thì Q 1 dẫn làm xuất hiện xung dương rất lớn ở cực
                      B xung nhiễu âm tại cực B của Q tạo ra xung dương tại B/Q làm Q
C của Q1. Nó cộng với 12                               2                         2     2
OFF trong thời gian có xung nhiễu lớn.
Hình 2.16                                            R        R    5          6
                                                                 47k         1k     C3
        FROM                                                                        .01
                                                            C2
        EMITTER
        OF VIDEO                                          10µF
                            Q1
                                          Q2                         Q3
                            2SC201                                                  C4
                                        2SC536                   2SA564
                                                                                    .01
                                                  R3              R4
                                                 68k             22k                           B12
                    R1          R2
                                                C1
                   4,7k        12k
                                               100µ
                                               F                        TO OSC


                          Hình 2.16 Sơ đồ mạch đồng bộ sử dụng BJT
25




Q1     : Damper
R1, R2, R3, R4: cầu phân áp, phân cực Q2, tiếp tế Q2
R1     : điện trở tải Q1
R4     : tải Q2
VBT : biến áp giao động dọc dao động chặn (nghẹt)
D1     : bảo vệ
C1     : tụ thoát để Q2 mắc theo CB
C2     : tụ liên lạc
R5     : phóng điện cho C2
R6, R7 : điện trở tải
C3C4 : tụ liên lạc
Q2     : tách đồng bộ
Q3     : đảo pha + khuếch đại
Trong thời gian có xung đồng bộ Q1: OFF  Q2: ON  vc/Q2 = 0
Khi không có xung đồng bộ Q1: ON  Q2: OFF 
                                            R1 +R2 +R3
                        vc/Q2 =                                 Vcc
                                          R1 + R2 +R3 +R4
2.6.6 Phân chia xung đồng bộ dọc
                                  các xung nhỏ
       Hình 2.17 Dạng xung đồng bộ dọc và xung xoá dọc được phân chia thành

     như xung đồng bộ ngang        san bằng           bó sát          san bằng
          9 đến 12 xung             6 xung           6 xung            6 xung




                                                                                    0
        (OIRT)          (1500µs)                      (192µs)         (204µs)

          FCC                 1250µs                  190µs            200µs

                                                                                    75%


                                                                                 100%

       Ta có dạng xung đồng bộ và tín hiệu video tổng hợp (theo chuẩn FCC)
       Trong thời gian quét mành ngược cần có nhưng xung ngắn (như xung đồng bộ
dòng) để chuyển động của chùm tia điện tử quét dòng vẫn phải thực hiện liên tục đồng
thời sau xung đồng bộ dọc cần phải có những xung ngắn như xung đồng bộ ngang để giữ
cho hình ảnh đứng yên ở mép trên cùng bên trái của màn đèn hình CRT.
26

         Do đó người ta chia xung đồng bộ mành và xung xoá mành thành 12 xung san
  bằng, 6 xung bó sát, 9 đến 12 xung như xung đồng bộ ngang.

  * Vì sao xung đồng bộ dòng không tác động được vào mạch V.OSC để có thể làm sai dao
  động dọc?
         Xung đồng bộ ngang có độ rộng xung hẹp nên khi qua mạch tích phân nó không
  đủ rộng để nạp cho tụ đến một giá trị điện áp cho phép cho nên nó không ảnh hưởng đến
  mạch V.OSC.
        Còn xung đồng bộ dọc thì có cấu tạo từ 6 xung bó sát, độ rộng lớn và đứng sát
  nhau, khi đến mạch tích phân thì làm điện áp trên tụ tăng dần và đến xung thứ 6 thì điện
  áp trên tụ đủ lớn để kích thích đồng bộ cho mạch V.OSC.
       • Tác động của xung đồng bộ vào mạch vi phân:
  Các xung san bằng, xung bó sát và các xung như xung đồng bộ dòng đều được đổi thành
  những xung nhọn coi như chúng tương tự như xung đồng bộ dòng vì thời gian quét dòng
  ngược chuyển động của chùm tia điện tử quét dòng vẫn phải liên tục nhờ các xung này.
  2.7 Mạch quét dọc
  2.7.1 Mục đích yêu cầu
        Mạch quét dọc làm tia điện tử dịch chuyển theo chiều dọc trên màn hình.
       + Yêu cầu chính đối với mạch quét dọc là có tần số ổn định, không phụ thuộc vào
  sự thay đổi của nhiệt độ và điện áp, bảo đảm chắc chắn sự điều khiển đồng bộ, không để
  các xung gây nhiễu ảnh hưởng, cho điện áp ra lớn có độ tuyến tính cao.
        + Thông thường hệ thống làm lệch tia điện tử theo chiều dọc là cuộn dây gọi là
  Vert Yoke. Để đảm bảo cho độ tuyến tính theo chiều dọc thì dòng điện quét chạy trong
  cuộn dây Iq phải có dạng răng cưa tuyến tính. Mà cuộn dây là cuộn cảm có điện trở lớn
  nên để Iq có dạng răng cưa thì vq phải có dạng hình thang.
  2.7.2 Sơ đồ mạch điện
                     TỪ ĐỒNG BỘ
                                                                    C5
                                                                                      B12    R13
                                                  V. LINE          100µ
                                                                                             500
                                                  C4    R7               R11
                                                        3k                           VCH            VDY
          C1                          C2          5u                      3
                                                                                       C6
 R1       20µ                         20µ
                                                                                       .01
 2k                                               R6                                         R14
                                                                   R7          VDR
  A                                               3k                                         500
  R2                                                               22k
                                                                                                   R15
  2k   V. HOLD                               C
                                                                                                   3,9k
   B
                                                 R5 D                                   Q3         ĐẾN VIDEO
  R3                         R4       C3
                                                 3k          R9                       2SC696       OUTPUT
6,2k                        2,7k      20uF
                                                                     R10
                                                            6,9k                     R12
                               Q1            V. SIZE                 510
                             2SD128                                                   3
                                                                      Q2
                                                                    2SB381
                    Hình 2.18 Sơ đồ mạch quét dọc tiêu biểu sử dụng BJT
27



2.7.3 Thành phần mạch điện
Q1      : V. OSCILATOR
Q2      : V. DRIVE
Q3      : V.OUTPUT
R1, R2, R3: cầu phân cực cho Q1
R2      : V. HOLD
VBT : biến áp dao động dọc kiểu blocking
C1      : tụ thoát
C2      : tụ sửa dạng
C3      : tụ liên lạc
R4      : cùng với C2 tạo xung răng cưa đưa vào tầng sau
R5      : điện trở giảm thế, V. SIZE
R6, C4: mạch sửa dạng
R10     : điện trở tải của Q2
R7, R8, R9: cầu phân cực cho Q2
C5      : tụ lọc tần số thấp
VCH : cuộn chặn, làm tải của Q3
R12     : điện trở bổ chính nhiệt
VDR : Voltage Depended Resistor: điện trở phi tuyến thay đổi trị số theo điện
thế, để ổn định biên độ điện áp quét dọc.
R11     : điện trở ổn định nhiệt
R13, R14: điện trở đệm
C6      : tụ triệt điện áp cảm ứng từ HDY sang VDY
VDY : Vertical Deffection Yoke
R15     : điện trở giảm thế
C7      : tụ liên lạc
2.7.4 Hoạt động của mạch
2.7.4.1 Hoạt động của mạch dao động dọc
        Khi tiếp điện vào mạch, do có tụ C1 và C2 ⇒ điện áp trên 2 tụ lúc ban đầu bằng 0
(không thay đổi tức thời) nên vBEQ1 = 0 do vB = vE = 12V ⇒ Q1 tắt. Sau đó C1 và C2 đều
nạp. C1 nạp một điện áp do cầu phân thế định. C 2 nạp một điện thế bằng Vcc ⇒ vBE tăng
 IBQ1 tăng  Q1 mở. Dòng qua Q1 chạy từ Vcc qua L2, Q1, R4 xuống masses, làm phát
sinh trên L3 một điện áp cảm ứng phải có chiều sao cho Q 1 dẫn mạnh hơn  dòng qua Q1
tăng sẽ kéo theo điện áp cảm ứng tăng  dòng phân cực tăng  Q1 càng dẫn mạnh hơn
nữa  Q1 đi đến bão hoà. Nhưng khi Q1 bão hòa  ICQ1=Cte  ∆i = 0 làm phát sinh điện
cảm ứng sang L3 có chiều ngược với chiều điện áp ban đầu. Vì L 3 > L2 ⇒ điện áp cảm
ứng thông thường sẽ rất lớn, hơn điện áp phân cực từ 8 ÷ 10 lần làm Q 1 bị ngưng dẫn
nhanh chóng. Đây là trường hợp Q1 bị nghẹt hay bị chặn. Gọi là dao động nghẹt hay dao
động chặn (Blocking Oscilator).
28

       Sau thời gian t, điện áp cảm ứng tiến dần đến giá trị 0  vBEQ1 tăng đến vγ  Q1
mở và quá trình cứ tiếp diễn: Q1 tắt, Q1 dẫn. Dạng sóng tại R4 sẽ là hình chữ nhật nếu
không có tụ sửa dạng C2.
2.7.4.2 Tác dụng của chiết áp R2
Gọi:
VL3: điện áp cảm ứng trên L3
VPC: điện áp phân cực do R1R2R3 tạo ra
⇒ vBEQ1 = vL3 + vPC
      + Khi chiết áp R2  A ⇒ vPC tăng  vBEQ1 ít âm hơn và B  BA làm T1 giảm  T
= T1+T2 giảm  fv tăng.
     + Khi chiết áp R2  B ⇒ vPC giảm  vBEQ1 âm hơn và B  BB làm T1 tăng T =
T1 + T2 tăng  fv giảm.
     Vậy khi chỉnh R2: B  A thì fv tăng.
     + Khi fv = 50Hz hoặc fv = 60Hz: hình đứng yên theo chiều dọc.
      R2: giữ hình đứng yên gọi là V.HOLD
2.7.4.3 Hiện tượng đồng bộ hoá trong mạch quét
     Đồng bộ để giữ cho dao động dọc đồng tần số và đồng pha với đài phát.
     Trong thời gian Q1 tắt ta tác động một xung thích hợp thì Q1 sẽ đổi trạng thái. Ta nói
Q1 đồng bộ với xung kích.
     Muốn đồng bộ được tốt thì xung đồng bộ phải thoả mãn điều kiện:
     + Biên độ phải đủ lớn để vBEQ1 >> vγ ở thời điểm kích
     + Phải có cực tính dương
     + Xung đồng bộ phải đi trước một tí (chỉnh R2 để thoả mãn điều kiện này).

      Khi hình ảnh mờ  biên độ tín hiệu đồng bộ giảm  hình tuôn chạy.
2.7.4.4 Công dụng của tụ C2
      + Khi Q1 tắt  C2 nạp qua R4
     + Khi Q2 dẫn  C2 xã qua Q1 làm VR4 tăng
      Chú ý VC2 + VR4 = Vcc
2.7.4.5 Tác dụng mạch khi điều chỉnh R5
      + Khi R5  D  R5  max  viQ2  min  hình ảnh co lại theo chiều dọc.
     + Khi R5  D  R5  min  viQ2  max  hình ảnh giản ra theo chiều dọc.
     Vậy khi chỉnh R5 hình ảnh bị giản ra hay co lại theo chiều dọc.
29

R5: V.SIZE
2.7.4.6 Công dụng của R6C4
   R6C4 có tác dụng làm dòng quét dọc Iqd thay đổi tuyến tính theo thời gian, lúc đó hình
ảnh sẽ tuyến tính theo chiều dọc trên màn hình.
      Hình vẽ mô tả quan hệ giữa độ tuyến tính của dòng I qdọc trong cuộn dây làm lệch tia
điện tử (VDY) và độ tuyến tính của hình ảnh theo chiều dọc.
      + Dòng quét Iqd theo đường thẳng  tương ứng với hình tròn  trên màn hình.
     + Tương tự Iqd theo đường cong  tương ứng với hình .
     + Tương tự Iqd theo đường cong  tương ứng với hình .

2.8 Mạch quét ngang
2.8.1 Mục đích yêu cầu
      + Mạch quét ngang tạo tín hiệu quét ngang có tần số 15750Hz (hệ FCC) hay
15625Hz (hệ OIRT hay CCIR) đồng bộ với đài phát nhờ xung đồng bộ.
     + Tạo dòng Iq trong cuộn lệch ngang (H.YOKE) có dạng răng cưa tuyến tính. Mà
cuộn lệch ngang được quấn nhiều vòng có tính thuần cảm L nên để tạo I q dạng răng cưa
tuyến tính thì vq phải có dạng chữ nhật.
hình
                                        di q              1                     Vq
                             v q = −L
                                        dt
                                               ⇒i q = −
                                                          L   ∫v   q   dt = −
                                                                                L
                                                                                     ⋅t


                            vq = Vq = Cte (xung chữ nhật)
     + Mạch quét ngang tạo điện áp đại cao thế cung cấp cho Anode.
với điện áp 9KV ÷ 18KV đối với trắng đen
và          18KV ÷ 30KV đối với màu
     + Tạo điện áp xung Parabol đốt tim đèn hình
     + Tạo điện áp trung thế từ 100V ÷ 400V để cấp cho các phần sau đây:
        o Video output (xuất hình)
        o Lưới màn (screen)
        o Lưới hội tụ Focus
        o Katode của đèn hình
        o Đôi khi cung cấp cho phần quét dọc và xuất âm
     + Cung cấp tín hiệu cho mạch AGC khoá
     + Cung cấp tín hiệu cho mạch AFC
30

     + Cung cấp tín hiệu đưa vào cực E của BJT video output để làm tắt BJT trong thời
gian xóa ngang.

2.8.2 Sơ đồ khối mạch quét ngang
       Đối với các máy thu hình bán dẫn, người ta thường sử dụng dao động Blocking
làm dao động ngang vì nó tạo ra xung hình chữ nhật lý tưởng, đồng thời có tần số ổn
định.
       Trong các máy thu hình hiện nay, người ta sử dụng mạch dao động thạch anh có
tần số chuẩn bằng 500KHz. Sau đó, sử dụng mạch chia xuống (Countdown) để tạo ra tần
số dao động ngang bằng 15625Hz hoặc 15750Hz, và tiếp tục chia xuống để có tần sô dao
động dọc bằng 60Hz hoặc 50Hz. Do đó, các xung dao động ngang và dọc đều có dạng
xung vuông lý tưởng, vấn đề còn lại là sử dụng mạch so pha với xung đồng bộ ngang và
dọc để giữ đồng pha và đồng tần số so với đài phát.

 Xung
ĐBngang      Mạch           Daođộng         Khuếch            KĐCS
             so pha          ngang          đại thúc          ngang
                                                                                Biến thế
     Xung                                                                       Flyback
    Răng cưa
                             Mạch
                            sửa dạng


                          Hình 2.19 Sơ đồ khối của mạch quét ngang
2.8.3 Sơ đồ tương đương của mạch khuếch đại công suất ngang


                             Q4

       HDT                                                     C            L

                                                                                  +
                  +           C        L                               Q4
                                                                                      V
                      V



                                                        HDT

                Hình 2.20 Sơ đồ tương đương của mạch khuếch đại công
                           suất ngang sử dụng BJT công suất

2.8.4 Hoạt động của mạch khuếch đại công suất ngang H.OUTPUT
31

Gọi    C: là tụ điện tương đương với toàn bộ tụ điện trong khu vực
       L: là cuộn dây tương đương với toàn bộ cuộn dây trong khu vực
      + Trong khoảng thời gian 0 ÷ t1:
Xung kích vào vBEQ4 ở mức 1 ⇒ Q4 bảo hoà ⇒ vL = -V. Dòng iL tăng tuyến tính (muốn
vậy V phải ổn định).
     + Trong khoảng thời gian t1 ÷ t2:
                                                                                        di L
Xung kích vào vBEQ4 ở mức 0 ⇒ Q4 tắt, xuất hiện điện áp cảm ứng            v L = −L ⋅
                                                                                         dt
                                                                                               có chiều
dương ở cực C của Q4, iL vẫn không đổi chiều nhưng giảm dần, dòng này chọn trong
vòng L, C và nạp điện cực đại và tụ bắt đầu phóng điện ngược trở lại cuộn dây L cho nên
dòng iL đổi chiều iL và tăng dần chiều âm như hình vẽ.
                         di L
Vì L có giá trị lớn và   dt
                                lớn nên điện áp cảm ứng vL rất lớn (có thể bằng 8 ÷ 10 lần điện
áp tăng cường V) vL đặt lên cực CE của Q4 ⇒ Q4 phải có điện áp chịu đựng cao
khoảng1000V).
           VBEQ4




                                                                                               t
                                     t1    t2           t3   t4

              VL

                                                                                               t

              -V


               iL                                                   Không có diode
                                                                       đệm D


                                                                                               t




         Hình 2.21 Dạng xung của các tín hiệu trong mạch khuếch đại công suất ngang
32

      + Trong khoảng thời gian t2 ÷ t3:
Xung kích ở mức 1 làm Q4 từ tắt chuyển nhanh sang bão hoà và điện áp trên L bằng -V
như trong giai đoạn 0 ÷ t1.
Chú ý: trong khoảng thời gian t2 ÷ t3 Q 4 bão hoà lại nhưng lúc đó trong cuộn dây và tụ
điện vẫn còn tích trữ năng lượng L là V  ±
                                            ∆V chứ không phải là không đổi dòng i L thực
chất là không tăng tuyến tính mà uốn lượn ⇒ Để khắc phục ta dùng diode Damper D.
D triệt năng lượng còn dư trong cuộn LC khi Q4 bảo hòa lại.

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMGiáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMfrank5991
 
Bai giang mach_dien_tu_2
Bai giang mach_dien_tu_2Bai giang mach_dien_tu_2
Bai giang mach_dien_tu_2ngochuucf
 
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlabVi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlabPhạmThế Anh
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Chuong 05 transistor bjt
Chuong 05 transistor bjtChuong 05 transistor bjt
Chuong 05 transistor bjtJean Okio
 
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3Huynh MVT
 
Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)
Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)
Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)Quang Thinh Le
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune給与 クレジット
 
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)tiểu minh
 
Lttt matlab chuong 5
Lttt matlab chuong 5Lttt matlab chuong 5
Lttt matlab chuong 5Hoa Cỏ May
 
Giao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung soGiao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung sokhoangtoicuocdoi
 
MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)
MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)
MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)nataliej4
 
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plcBáo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plcTony Tun
 
Xu lý tín hiệu số
Xu lý tín hiệu sốXu lý tín hiệu số
Xu lý tín hiệu sốHao Truong
 

Was ist angesagt? (20)

Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCMGiáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
Giáo trình Thông tin vệ tinh - Học viện Bưu chính Viễn thông TP.HCM
 
Bai giang mach_dien_tu_2
Bai giang mach_dien_tu_2Bai giang mach_dien_tu_2
Bai giang mach_dien_tu_2
 
Đề tài: Nhận dạng mặt người trên matlab, HOT, 9đ
Đề tài: Nhận dạng mặt người trên matlab, HOT, 9đĐề tài: Nhận dạng mặt người trên matlab, HOT, 9đ
Đề tài: Nhận dạng mặt người trên matlab, HOT, 9đ
 
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlabVi du chi tiet  giai thich lap trinh gui trong matlab
Vi du chi tiet giai thich lap trinh gui trong matlab
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Chuong 05 transistor bjt
Chuong 05 transistor bjtChuong 05 transistor bjt
Chuong 05 transistor bjt
 
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
Kien truc-co-ban-cua-stm32-arm-cortex-m3
 
Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)
Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)
Kỹ Thuật Cảm Biến - Cảm Biến Quang (Sensor Engineering - Optical Sensor)
 
Đề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên Matlab
Đề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên MatlabĐề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên Matlab
Đề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên Matlab
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
 
Tichchap
TichchapTichchap
Tichchap
 
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
Phần bai tap mau anten & truyen song (mang tinh chat tham khao)
 
Lttt matlab chuong 5
Lttt matlab chuong 5Lttt matlab chuong 5
Lttt matlab chuong 5
 
Đề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAY
Đề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAYĐề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAY
Đề tài: Đo và điều khiển tốc độ động cơ dùng 8051, HAY
 
Xử lý tín hiệu số
Xử lý tín hiệu sốXử lý tín hiệu số
Xử lý tín hiệu số
 
Trang bi dien thang may
Trang bi dien thang mayTrang bi dien thang may
Trang bi dien thang may
 
Giao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung soGiao trinh ky thuat xung so
Giao trinh ky thuat xung so
 
MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)
MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)
MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM THANH TDA2030A File Word (Kèm File PROTEUS)
 
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plcBáo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
 
Xu lý tín hiệu số
Xu lý tín hiệu sốXu lý tín hiệu số
Xu lý tín hiệu số
 

Andere mochten auch

Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màuChương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màuNgananh Saodem
 
Chương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSCChương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSCNgananh Saodem
 
Chương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PALChương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PALNgananh Saodem
 
Chương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình sốChương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình sốNgananh Saodem
 
cong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analogcong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analogPhi Hung Trinh
 
Trac nghiem dap an
Trac nghiem dap anTrac nghiem dap an
Trac nghiem dap anTrí Ibanez
 
Xu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anhXu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anhCharles Luong
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhHải Dương
 
Câu hỏi ôn tập điện tử số
Câu hỏi ôn tập điện tử sốCâu hỏi ôn tập điện tử số
Câu hỏi ôn tập điện tử sốkenedycuong
 
Kĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hìnhKĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hìnhHằng Jessi
 
Xử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTITXử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTITTran Tien
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 

Andere mochten auch (12)

Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màuChương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
Chương 3: Cơ sở vật lý của truyền hình màu và Thiết lập hệ truyền hình màu
 
Chương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSCChương 4: Hệ màu NTSC
Chương 4: Hệ màu NTSC
 
Chương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PALChương 5: Hệ màu PAL
Chương 5: Hệ màu PAL
 
Chương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình sốChương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình số
 
cong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analogcong nghệ phát thanh truyền hình analog
cong nghệ phát thanh truyền hình analog
 
Trac nghiem dap an
Trac nghiem dap anTrac nghiem dap an
Trac nghiem dap an
 
Xu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anhXu ly am thanh va hinh anh
Xu ly am thanh va hinh anh
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
 
Câu hỏi ôn tập điện tử số
Câu hỏi ôn tập điện tử sốCâu hỏi ôn tập điện tử số
Câu hỏi ôn tập điện tử số
 
Kĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hìnhKĩ thuật truyền hình
Kĩ thuật truyền hình
 
Xử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTITXử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTIT
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 

Ähnlich wie Chương 2: May thu hinh trang den

Bao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinhBao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinhbuianhminh
 
Chuong5 khoi thuphat
Chuong5 khoi thuphatChuong5 khoi thuphat
Chuong5 khoi thuphatHate To Love
 
Khối thu phát
Khối thu phátKhối thu phát
Khối thu phátsirhieu
 
Chương 5: Khối thu phát
Chương 5: Khối thu phátChương 5: Khối thu phát
Chương 5: Khối thu phátviendongcomputer
 
Bai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thong
Bai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thongBai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thong
Bai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thongtriducit
 
Báo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hìnhBáo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hìnhbuianhminh
 
[123doc] tram-bts-3g
[123doc]   tram-bts-3g[123doc]   tram-bts-3g
[123doc] tram-bts-3gAnh Việt
 
Thiết kế anten loga - chu kỳ.pptx
Thiết kế anten loga - chu kỳ.pptxThiết kế anten loga - chu kỳ.pptx
Thiết kế anten loga - chu kỳ.pptxQunhLCng1
 
Ly thuyet mach dao dong
Ly thuyet mach dao dongLy thuyet mach dao dong
Ly thuyet mach dao dongSy Nam Nguyen
 
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50Wluận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50Wanh hieu
 
Bài giảng khuếch đại công suất âm thanh
Bài giảng khuếch đại công suất âm thanhBài giảng khuếch đại công suất âm thanh
Bài giảng khuếch đại công suất âm thanhnataliej4
 
Thiết kế biển quảng cáo, biển vẫy
Thiết kế biển quảng cáo, biển vẫyThiết kế biển quảng cáo, biển vẫy
Thiết kế biển quảng cáo, biển vẫytrungnb22
 
Bao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoai
Bao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoaiBao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoai
Bao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoaiHồng Trần
 

Ähnlich wie Chương 2: May thu hinh trang den (20)

Bao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinhBao cao truyen hinh
Bao cao truyen hinh
 
Chuong5 khoi thuphat
Chuong5 khoi thuphatChuong5 khoi thuphat
Chuong5 khoi thuphat
 
Khối thu phát
Khối thu phátKhối thu phát
Khối thu phát
 
Chương 5: Khối thu phát
Chương 5: Khối thu phátChương 5: Khối thu phát
Chương 5: Khối thu phát
 
Bai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thong
Bai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thongBai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thong
Bai giang thiet_bi_dau_cuoi_vien_thong
 
Báo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hìnhBáo cáo truyền hình
Báo cáo truyền hình
 
Chuong 17
Chuong 17Chuong 17
Chuong 17
 
Chuong 14
Chuong 14Chuong 14
Chuong 14
 
Audio1
Audio1Audio1
Audio1
 
[123doc] tram-bts-3g
[123doc]   tram-bts-3g[123doc]   tram-bts-3g
[123doc] tram-bts-3g
 
Thiết kế anten loga - chu kỳ.pptx
Thiết kế anten loga - chu kỳ.pptxThiết kế anten loga - chu kỳ.pptx
Thiết kế anten loga - chu kỳ.pptx
 
Ly thuyet mach dao dong
Ly thuyet mach dao dongLy thuyet mach dao dong
Ly thuyet mach dao dong
 
Chap10 2
Chap10 2Chap10 2
Chap10 2
 
Thiết kế mạch dao động tạo tần số 1Hz.doc
Thiết kế mạch dao động tạo tần số 1Hz.docThiết kế mạch dao động tạo tần số 1Hz.doc
Thiết kế mạch dao động tạo tần số 1Hz.doc
 
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50Wluận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50W
 
Bài giảng khuếch đại công suất âm thanh
Bài giảng khuếch đại công suất âm thanhBài giảng khuếch đại công suất âm thanh
Bài giảng khuếch đại công suất âm thanh
 
Thiết kế biển quảng cáo, biển vẫy
Thiết kế biển quảng cáo, biển vẫyThiết kế biển quảng cáo, biển vẫy
Thiết kế biển quảng cáo, biển vẫy
 
Đề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAY
Đề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAYĐề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAY
Đề tài: Kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số nâng cao hiệu suất, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOT
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOTLuận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOT
Luận văn: Nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh tín hiệu số, HOT
 
Bao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoai
Bao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoaiBao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoai
Bao cao thuc tap dien thoai va tong dai dien thoai
 

Mehr von Ngananh Saodem

Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Ngananh Saodem
 
GT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalGT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalNgananh Saodem
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMNgananh Saodem
 
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa họcTrắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa họcNgananh Saodem
 
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệmĐề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệmNgananh Saodem
 
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951Ngananh Saodem
 
Bai giang autoCAD smith.n ebooks
Bai giang autoCAD   smith.n ebooksBai giang autoCAD   smith.n ebooks
Bai giang autoCAD smith.n ebooksNgananh Saodem
 
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012Ngananh Saodem
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGETỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGENgananh Saodem
 
Thay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đờiThay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đờiNgananh Saodem
 

Mehr von Ngananh Saodem (13)

Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
 
GT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp DigitalGT Truyền hình cáp Digital
GT Truyền hình cáp Digital
 
ĐỪNG ĐỢI
ĐỪNG ĐỢIĐỪNG ĐỢI
ĐỪNG ĐỢI
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa họcTrắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trắc nghiệm môn chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệmĐề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
Đề cương Vi xử lý - Hệ cao đẳng - Trắc nghiệm
 
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
Tổng quan Vi điều khiển - Chức năng các chân 8951
 
Bai giang autoCAD smith.n ebooks
Bai giang autoCAD   smith.n ebooksBai giang autoCAD   smith.n ebooks
Bai giang autoCAD smith.n ebooks
 
HANH PHUC
HANH PHUCHANH PHUC
HANH PHUC
 
ĐÔI KHI...
ĐÔI KHI...ĐÔI KHI...
ĐÔI KHI...
 
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
Danh sách thí sinh trúng tuyển Cao đẳng Vinatex 2012
 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGETỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TUYỂN SINH 2012 TẠI VINATEXCOLLEGE
 
Thay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đờiThay thái độ_Đổi cuộc đời
Thay thái độ_Đổi cuộc đời
 

Chương 2: May thu hinh trang den

  • 1. 8 Chương 2 MÁY THU HÌNH TRẮNG ĐEN 2.1 Sơ đồ tổng quát 2.1.1 Sơ đồ khối của máy thu hình trắng đen 9 10 8 KĐ Tách KĐCS Tiếng sóng Âthanh 1 2 3 4 5 6 7 KĐCT Mạch KĐCS T.sóng KĐ KĐCS trộn Hình Hình Thúc Hình Dao đg nội Trễ KĐ Cổng AGC AGC AGC Tách XĐBộ 12 13 14 11 Dđộng KĐại KĐCS Dọc thúc Dọc 17 15 16 AFC Dđộng KĐại KĐCS HV REC Ngang thúc Ngang Fly T Back 18 20 Sửa B+ dạng Hình 2.1 Sơ đồ khối của máy thu hình trắng đen
  • 2. 9 2.1.2 Chức năng của các khối Ta khảo sát chức năng các khối của một máy thu hình bán dẫn sử dụng phần tử tích cực là các Transistor- là cơ sở của các máy thu hình hiện đại sử dụng các IC chuyên dụng (tích hợp hoá các Transistor) + Khối khuếch đại cao tần: Khối này thường dùng một transistor, có mức nhiễu thấp dùng để khuếch đại tín hiệu thu được từ anten, làm tăng tỉ số tín hiệu trên nhiễu nên hình rõ nét hơn. Ngoài ra, do tính đơn hướng khối có tác dụng phân cách mạch dao động ngoại sai và anten. + Khối trộn sóng: Dùng để tạo tín hiệu có tần số trung gian (trung tần). Trong các máy thu siêu ngoại sai, các tín hiệu của các kênh khác nhau vào máy thu từ anten sẽ được trộn với tín hiệu dao động ngoại sai để tạo ra tín hiệu trung tần có tần số ổn định. Nhờ vậy, tín hiệu này dễ dàng được khuếch đại, qua các tầng khuếch đại có hệ số khuếch đại lớn và ổn định, mạch dễ thực hiện trung hoà nên không phát sinh dao động tự kích. Bộ trộn thường dùng Transistor có đặc tính ngõ vào có độ phi tuyến lớn và làm việc với dòng nhỏ để hiệu suất trộn sóng cao hơn. + Khối dao động ngoại sai: Tạo ra tín hiệu hình sine tần số foi để đổi tần tín hiệu đến máy thu theo công thức fIF=foi-fai. Mạch thường dùng một Transistor cao tần. Người ta thường thiết kế thêm nút tinh chỉnh tần số dao động nhằm lấy được tần số dao động chính xác để có hình và tiếng rõ nhất. + Khối khuếch đại tín hiệu trung tần hình: Để máy thu có độ nhạy cao, người ta thường dùng 3 đến 4 tầng khuếch đại trung tần hình. Đây là các tầng khuếch đại cộng hưởng, có tín chọn lọc tần số và có băng thông rộng. Để có độ lợi lớn, các Transistor làm việc với dòng I E= (4-7)mA. Trong mỗi tầng thường dùng tụ trung hoà để triệt tiêu dao động tự kích. Các mạch cộng hưởng được chỉnh lệch tần số để tạo ra đáp tuyến chọn lọc tần số rộng. Trong tầng này, người ta còn dùng mạch cộng hưởng nối tiếp để nén tín hiệu tiếng nhằm giảm ảnh hưởng của nhiễu tiếng vào đường hình. Hiện nay, các mạch cộng hưởng lệnh tần số được thay thế bằng các bộ lọc SAW (Surface Acoustic Wave) + Khối tách sóng tín hiệu hình: Để lấy tín hiệu hình ra khỏi tín hiệu trung tần hình. Khối này thường dùng một Diođe để tách sóng biên độ, lấy tín hiệu video ra khỏi trung tần hình. Trong tín hiệu tách ra, còn có tín hiệu trung tần thứ 2 của tiếng (SIF), dạng điều chế FM, có tần số là 4,5MHz, 5,5MHz hoặc 6,5MHz tương ứng với các chuẩn FCC, CCIR hoặc OIRT. + Khối khuếch đại thúc tín hiệu hình: Do biên độ tín hiệu video cần đủ lớn để cung cấp cho tầng AGC khoá, tầng tách xung đồng bộ, tầng khuếch đại tín hiệu hình nên để giảm ảnh hưởng nặng tải lên tầng tách sóng hình, người ta thiết kế thêm tầng khuếch đại thúc. Đối với tín hiệu hình, tầng này làm việc ở chế độ C chung nên chỉ khuếch đại dòng, nhưng trở kháng vào của nó lớn nên giảm ảnh hưởng nặng tải lên tầng tách sóng. + Khối khuếch đại hình:
  • 3. 10 Nhằm nâng cao tác dụng của tín hiệu hình ở âm cực đèn hình hiệu quả hơn, người ta dùng tầng khuếch đại hình để tăng biên độ tín hiệu hình lên trên 50Vpp (Máy thu hình càng lớn thì điện áp này càng cao). Để tín hiệu ra ít bị méo, tải ở cực C phải là phần tử trở, do đó muốn lấy được biên độ tín hiệu cao, điện áp cung cấp phải lớn (lớn hơn 100V). Trong tầng này thường có chiết áp Contrast để điều chỉnh hệ khuếch đại điện áp tín hiệu, nhằm điều chỉnh độ tương phản của hình. + Khối khuếch đại tín hiệu trung tần tiếng thứ 2: ở cực C của tầng khuếch đại thúc, người ta đặt mạch cộng hưởng để lấy tín hiệu trung tần tiếng thứ 2 SIF. Sau đó tín hiệu được tiếp tục khuếch đại ở 2 hay 3 mạch khuếch đại trung tần cho đủ lớn để đưa vào khối tách sóng âm thanh. + Khối tách sóng âm thanh: Là khối tách sóng FM để loại bỏ tần số trung tần tiếng thứ 2 có tần số 4,5MHz (FCC), 5,5MHz (CCIR), hoặc 6,5MHz (OIRT). Kiểu tách sóng FM tỉ lệ được sử dụng phổ biến trong khối này. + Khối khuếch đại công suất âm thanh: Dùng để khuếch đại tín hiệu âm thanh đến mức đủ lớn để đưa ra loa. Nó gồm có tầng khuếch đại thúc và tầng khuếch đại công suất tín hiệu âm tần. + Đèn phóng tia âm cực (CRT: Cathode Ray Tube): Đèn thường có dạng hình phễu, mặt đèn có dạng hình chữ nhật. Dưới tác dụng của điện thế rất lớn (đại cao thế) ở vách dương cực đèn hình, các tia điện tử được hút từ bề mặt Cathode được đốt nóng, với vận tốc lớn, đập vào màn hình làm phát sáng chất phốtpho được phun trên bề mặt màn hình tạo ra các điểm sáng tối. ở cỗ đèn hình, có bố trí các cuộn dây lệch dọc và lệch ngang để lái tia điện tử theo chiều dọc và theo chiều ngang trên màn hình. Khi tín hiệu video đưa vào Cathode thay đổi thì số điện tử đập vào màn hình cũng thay đổi theo, làm cho các điểm khác nhau trên màn hình có độ sáng tối (độ chói) thay đổi và tạo ra hình ảnh. + Cổng AGC: Để ổn định độ tương phản của hình, giảm ảnh hưởng của hình biến đổi theo cường độ sóng thu được ở anten, người ta dùng mạch tự động điều chỉnh độ lợi (hệ số khuếch đại) AGC. Mạch đo biên độ tín hiệu hình, qua đó chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại trung tần và cao tần. Trong các máy thu hình Transistor, người ta dùng kỹ thuật AGC khoá (cổng AGC) để giảm sự gây rối bởi các nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình. Mạch AGC chỉ mở để đo biên độ của xung đồng bộ ngang và căn cứ vào đó để điều chỉnh lại độ lợi, còn trong các khoảng thời gian còn lại thì mạch đóng cổng. + Khuếch đại AGC (AGC Amp): Khuếch đại tín hiệu AGC nhằm tăng hiệu quả cho việc tự động điều chỉnh. + Trễ AGC (AGC Delay): Tác dụng thường xuyên của mạch AGC vào tầng khuếch đại cao tần sẽ làm tăng nhiễu hột và giảm chất lượng của hình. Mạch trễ AGC có tác dụng chỉ cho tín hiệu AGC tác động vào mạch khuếch đại cao tần khi tín hiệu vào anten quá lớn, tác động giảm độ lợi của tầng khuếch đại trung tần không bù đủ cho mức tăng của tín hiệu vào, lúc đó
  • 4. 11 mạch trễ AGC sẽ cho tín hiệu AGC qua mạch khuếch đại cao tần làm giảm độ lợi của nó, tránh cho nó bị bảo hoà vì tín hiệu vào quá lớn. + Khối tách xung đồng bộ, khuếch đại xung và đảo pha xung: Để đồng bộ tín hiệu giữa máy phát và các máy thu, trong tín hiệu truyền hình, ngoài tín hiệu hình, người ta còn phát đi các xung đồng bộ dọc và đồng bộ ngang. Khối này tiến hành tách các xung đồng bộ, khuếch đại và có khi đảo pha chúng để thực hiện đồng bộ các mạch quét ngang và dọc để giữ cho hình ảnh đứng yên theo chiều ngang và theo chiều dọc trên màn hình. + Khối quét dọc gồm dao động dọc, khuếch đại thúc và k đại công suất dọc: Dao động dọc có tần số 50 Hz (CCIR, OIRT) hoặc 60Hz (FCC) được tạo ra từ mạch dao động đa hài, dao động nghẹt hoặc dao động thạch anh (được chia xuống từ tần số cao). Sau đó, được khuếch đại thúc và khuếch đại công suất để đưa đến cuộn lệch dọc. Điện áp tín hiệu quét dọc thường có dạng hình thang biên độ trên 60Vpp, sao cho dòng điện quét tạo ra trong cuộn lệch dọc phải có dạng răng cưa tuyến tính để tạo lực từ lái tia điện tử theo chiều dọc trên màn hình. + Khối tự động điều chỉnh tần số AFC: Tín hiệu đồng bộ ngang được so pha với tín hiệu dao động ngang (sau khi đã được sửa dạng cho phù hợp việc so pha) để lấy ra điện áp sai lệch VAFC , điều chỉnh mạch dao động ngang chạy đúng tần số và pha của đài phát. + Khối quét ngang gồm dao động ngang, khuếch đại thúc và khuếch đại công suất ngang: Dao động ngang có tần số 15.625 Hz (CCIR, OIRT) hoặc 15.750Hz (FCC) được tạo ra từ mạch dao động đa hài, dao động nghẹt hoặc dao động thạch anh (được chia xuống từ tần số cao). Sau đó, được khuếch đại thúc và khuếch đại công suất để đưa đến cuộn lệch ngang. Tầng khuếch đại công suất ngang làm việc theo cơ chế khoá. Điện áp tín hiệu quét ngang thường có dạng hình chữ nhật biên độ trên 80Vpp, sao cho dòng điện quét tạo ra trong cuộn lệch ngang phải có dạng răng cưa tuyến tính để tạo lực từ lái tia điện tử theo chiều ngang trên màn hình. + Biến thế Flyback: Là loại biến thế làm việc với xung hồi ngang, có số vòng dây rất lớn, đặc biệt là số vòng dây thứ cấp, tạo ra các xung đại cao thế, trung thế và các tín hiệu dùng cho mạch so pha, cung cấp xung mở cổng cho mạch AGC khoá, đưa đến cực E của mạch khuếch đại hình để xoá tia quét ngược trên màn hình... + Mạch nắn điện đại cao thế: Cung cấp điện áp điện thế rất lớn (từ 9Kv-24Kv) để cung cấp dương cực ở vách đèn hình. + B+: mạch nắn điện trung thế, cung cấp điện cho tầng xuất hình, tầng khuếch đại công suất dọc, âm thanh, và cung cấp điện cho chân đèn hình gồm lưới màn (Screen) lưới hội tụ (Focus)...
  • 5. 12 2.2 Khối đổi kênh 2.2.1 Sơ đồ khối KĐ cao Trộn tần • • tần • D động nội Trộn tần D động nội Hình 2.2 Sơ đồ khối của khối đổi kênh 2.2.2 Mục đích yêu cầu + Thu các kênh sóng ở dải tần VHF và UHF. Sau đó biến đổi xuống thành tần số trung tần. + Cần phải có độ khuếch đại đồng đều ở tất cả các kênh. + Có tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N) đủ lớn. + Có chiều rộng dải tần đúng tiêu chuẩn. + Có độ ổn định lớn, nghĩa là khả năng dao động tự kích nhỏ. + Khả năng lựa chọn tần số tốt. Tương ứng với 1 dao động nội (dao động ngoại sai), có thể có 2 tần số, một cao, một thấp hợp với tần số dao động nội để tạo ra trung tần. Khối trộn tần phải có khả năng lựa chọn lấy một. + Cần phối hợp trở kháng giữa anten và tầng khuếch đại cao tần để tránh hiện tượng phản xạ sóng và nhiễu vào máy thu. Nếu không được phối hợp trở kháng thì khi sóng điện từ vào máy thu năng lượng sẽ vào máy thu một phần (lớn hay bé phụ thuộc vào mức độ phối hợp trở kháng), phần còn lại sẽ bị dội lại chạy đến đầu kia dây dẫn sóng ra đến anten, đến đây sóng vào lại máy thu và cũng chỉ một phần năng lượng vào máy thu, cứ như vậy cho đến lúc năng lượng giảm đủ nhỏ. Sự phản xạ này tạo ra các hình phụ bên cạnh hình chính trên màn hình. Số hình phụ tỉ lệ với số chu kỳ dội lại của sóng điện từ, còn khoảng cách giữa hình chính và hình phụ tỉ lệ với chiều dài dây dẫn sóng.
  • 6. 13 + Vấn đề phối hợp trở kháng để lượng phản xạ nhỏ nhất phải đi đôi với vấn đề giảm mức nhiễu không làm giảm tỉ số S/N, do đó người ta thường đặt các bộ lọc suy giảm nhiễu ở ngay mạch vào máy thu. + Mạch vào của các kênh sóng VHF có kết cấu khác nhau tuỳ theo nó được nối với anten 300 Ω hay 75 . Có máy bố trí cả mạch vào 300 Ω hay 75 với nhiều đầu Ω Ω dây ra. + Mạch vào của các kênh sóng UHF có khi không dùng mạch điều hưởng, chỉ có bộ lọc suy giảm nhiễu trong dải tần. 2.2.3 Chức năng các khối + Mạch khuếch đại cao tần: Có nhiệm vụ tăng tỉ số tín hiệu trên nhiễu (S/N), khử can nhiễu, nhất là tần số ảnh và tần số lọt thẳng bằng trung tần. Ngoài ra, do tính đơn hướng, mạch khuếch đại cao tần có tác dụng phân cách mạch dao động ngoại sai và anten, giảm khả năng dao động nội bức xạ ngược ra anten gây nhiễu; tăng độ ổn định cho tầng dao động ngoại sai và nâng cao tác dụng của mạch tự điều chỉnh độ khuếch đại AGC. Hệ số khuếch đại của mạch này không cần lớn lắm ( 20dB) để tránh hiện tượng ≤ dao động tự kích. Đồng thời, nó phải ưu đãi cả sóng mang hình và tiếng. Thông thường đặc tuyến khối này có hình cánh cung, hai cạnh của đặc tuyến phải đủ dốc dể lọc bỏ được các tần số ảnh. Trong các kênh sóng VHF, mạch khuếch đại cao tần thường được mắc theo sơ đồ E chung, có trở kháng đầu vào khoảng (0,5 - 1K ), lớn hơn so với sơ đồ B chung Ω Ω nên dễ phối hợp với mạch vào. Tuy nó có hệ số khuếch đại lớn nhưng phải dùng tụ trung hoà B-C. Một số máy mắc theo B chung, có tần số cắt cao nên khó bị dao động tự kích. Có máy lại dùng sơ đồ C chung, có trở kháng vào khá lớn (độ vài trăm K ) nhưng hệ Ω số khuếch đại điện áp nhỏ. Trong các kênh sóng UHF, mạch khuếch đại cao tần thường được mắc theo sơ đồ B chung. Nhiều máy không có mạch khuếch đại cao tần. + Mạch trộn tần: Có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu trung tần cho quá trình trộn tín hiệu từ đài phát đến anten của máy thuĠ và tín hiệu dao động nộiĠ tại máy thu. Thông thường trong máy thu hình người ta thường dùng phương pháp trộn kiểu tổng chứ không trộn kiểu nhân. f IF / VID = ai − RF f f / VIDi f IF / S = ai − RF f f / Si Bảng 2.1. Tần số trung tần hình và tiếng và khoảng cách giữa chúng theo các chuẩn khác nhau FCC CCIR OIRT fIF/VID 45,75MHz 38MHz 38MHz fIF/S 41,25MHz 32,5MHz 31,5MHz Khoảng cách 4,5MHz 5,5MHz 6,5MHz ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần tín hiệu nội có biên độ nhỏ, vì vậy nó không bức xạ ra anten gây nhiễu. Mỗi một kênh tương ứng với một tần số dao động nội riêng sao cho hiệu tương ứng với kênh i muốn thu nào đó phải đúng bằng f oi − ai = IF f f
  • 7. 14 tần số trung tần ổn định ( =không đổi) Thông số trung tần hình và tiếng của 3 chuẩn f IF trắng đen khác nhau như sau: + Mạch dao động nội: Tạo ra tín hiệu hình sine để đổi tần với tín hiệu từ đài phát đến anten của máy thu f ai theo biểu thức: .Đối với các máy thu hình bán dẫn, mạch dao động f oi − ai = IF f f ngoại nội thường được thiết kế theo sơ đồ dao động 3 điểm điện dung mắc B chung vì nó đảm bảo cho biên độ dao động không đổi trong toàn dải tần và sự gia tăng hồi tiếp đối với tần số cao được bù bằng sự giảm hệ số khuếch đại ở tần số đó nên nó ổn định. Trong mạch, người ta còn bố trí các núm tinh chỉnh, tạo ra tần số dao động ngoại nội chính xác để có hình và tiếng rõ nhất. 2.2.3 Sự phân bố tần số tín hiệu hình và tiếng Việt Nam hiện nay sử dụng hệ tiêu chuẩn truyền hình hệ PAL D/K, trong đó hệ màu PAL được xây dựng dựa theo chuẩn trắng đen OIRT. Theo đó, kênh truyền hình được chia thành 5 dải: Bảng 2.2. Sự phân bố của các dải tần số theo chuẩn OIRT Tên dải tần Kênh Tần số [MHz] Dải I 1 đến 2 48 đến 66 Dải II 3 đến 5 76 đến 100 Dải III 6 đến 12 174 đến 230 Dải IV 21 đến 60 470 đến 582 Dải V 61 đến 81 582 đến 960 Ví dụ dải tần III (kênh 6 -12): Kênh 7 Kênh 8 Kênh 9 8MHz fRF/VID7 fRF/S7 fRF/VID8 fRF/S8 fRF/VID9 fRF/S9 0,5 0,75 0,5 0,75 6,5MHz 183,25MHz 189,75 191,25MHz 197,75 199,25MHz f 1,5MHz Hình 2.3 Sự phân bố các kênh theo trục tần số (chuẩn OIRT)
  • 8. 15 Bảng 2.3. Sự phân bố tần số của dải III theo chuẩn OIRT Kênh Cao tần hình fRF/VID[MHz] Cao tần tiếng fRF/S[MHz] 6 175,25 181,75 7 183,25 189,75 8 191,25 197,75 9 199,25 205,75 10 207,25 213,75 11 215,25 221,75 12 223,25 229,75 fRF/VID8 fRF/S8 Lọc bỏ để tiết kiệm dải tần 0,5 0,75 6,5MHz f 191,25MHz 197,75MHz Hình 2.4 Đặc tính biên tần cụt của cao tần(chuẩn OIRT). 2.3 Khối khuếch đại trung tần hình 2.3.1 sơ đồ khối Bẩy KĐại Cộng KĐại Cộng KĐại Cộng sóng TT 1 hưởng TT 2 hưởng TT 3 hưởng 1, f1 2, f2 2, f3 2 Hình 2.5 Sơ đồ khối phần trung tần máy thu hình ở tầng này, trung tần hình và tiếng đều được khuếch đại nhưng hình được khuếch đại nhiều hơn nên tầng này được gọi là trung tần hình. 2.3.2 Mục đích yêu cầu Tần số hình của -6dB kênh trên -26dB Tần số tiếng của -40dB kênh dưới fIF/S fIF/VID Hình 2.6 Đặc tuyến biên tần trung tần hình
  • 9. 16 + Tầng khuếch đại trung tần hình phải đảm bảo phần lớn hệ số khuếch đại của toàn máy thu hình - Tín hiệu từ bộ trộn (mixer) đến (đầu vào mạch bẩy sóng) có biên độ khoảng vài mV mà tầng tách sóng hình cần đến vài V đối với tín hiệu nhỏ nhất (tuỳ thuộc độ nhạy của máy thu), nên khối khuếch đại trung tần hình phải có độ khuếch đại đến khoảng mấy ngàn lần, do đó trong các máy thu hình sử dụng Transistor, thường dùng 3 đến 4 transistor mắc theo mạch cực phát chung. Mỗi bộ khuếch đại trung tần có thể đạt độ khuếch đại khoảng 20dB và dòng IE các trong các Transistor khoảng 4mA đến 7mA. - Các transistors ở tần này là loại cao tần, yêu cầu có điện dung vào và ra nhỏ để giảm ảnh hưởng của các transistors đến độ ổn định tham số của các tầng khuếch đại. Tuy nhiên do các transistors thường được mắc theo sơ đồ E chung nên điện dung giữa các cực lớn, ảnh hưởng đến độ ổn định, ngoài ra, đầu vào đầu ra của chúng thường có các mạch cộng hưởng nên dễ xảy ra dao động tự kích. Do đó, người ta thường bố trí các mạch trung hoà hồi tiếp ký sinh mắc giữa 2 cực B và C của các transistors để ổn định và chống các dao động tự kích này. ở tầng này sự trung hoà được thực hiện dễ dàng hơn ở khối đổi kênh vì tần số làm việc thấp hơn và trị số hồi tiếp thường cố định. + Đặc tuyến tần số phải có độ đồng đều cao đối với tín hiệu trung tần hình và có độ chọn lọc tần số tốt, loại trừ can nhiễu của các tần số không mong muốn. - Tầng này phải có độ méo pha nhỏ (rất quan trọng đối với hình ảnh ở đèn hình), đặc tuyến tần số cần chọn sao cho đối với tần số thấp thì méo nhỏ, nghĩa là không gây ra việc nén tần số của một biên tần khi qua dải thông. - Độ suy giảm phải xuống đến 40-60dB đối với tín hiệu trung tấn hình và trung tần tiếng của kênh lân cận. Ngoài ra, nó còn làm suy giảm trung tần tiếng so với trung tần hình của kênh đang thu xuống khoảng 26 dB để giảm ảnh hưởng của tiếng vào đường hình. Biên độ Đáp tuyến Đáp tuyến Đáp tuyến [%] mạch cộng mạch cộng mạch cộng hưởng1 hưởng 2 hưởng 3 100% 70% Đáp tuyến bao quát của 3 mạch cộng 50% hưởng 10% Hình 2.7 Đáp tuyến của các mạch cộng hưởng và đáp tuyến bao quát của chúng
  • 10. 17 - Để tạo ra đặc tuyến biên tần rộng, có độ đồng đều cao đối với tín hiệu trung tần hình thì trong các khối khuếch đại trung tần hình người ta thiết kế các mạch cộng hưởng có các tần số cộng hưởng khác nhau nhưng thuộc phạm vi của băng tần. Ngoài ra, trong các mạch cộng hưởng còn bố trí các điện trở song song để mở rộng băng thông. - Để triệt ảnh hưởng của hình của kênh trên và tiếng của kênh dưới đến kênh đang thu, đồng thời giảm biên độ tại tần số trung tần tiếng để khỏi ảnh hưởng vào đường hình, người ta còn bố trí các bẩy sóng ở đầu vào của khối trung tần này. 2.4 Khối khuếch đại hình và tách sóng hình 2.4.1 Mục đích yêu cầu + Tách tín hiệu hình (Video) tổng hợp ra khỏi sóng mang trung tần hình Tín hiệu hình tổng hợp có biên độ khoảng từ 1Vpp đến 5Vpp. + Khuếch đại tín hiệu hình tổng hợp lên đến mức khoảng từ 40Vpp-100Vpp (tuỳ theo kích cỡ máy thu hình) - Vì tín hiệu hình tổng hợp là tín hiệu băng rộng (0-6MHz) nên mạch khuếch đại trung tần hình là mạch khuếch đại băng rộng. Muốn vậy, người ta bố trí mạch bù tần số bằng cuộn dây và tụ đIện để mở rộng băng thông về phía tần số cao. Một số phương pháp mở rộng băng tần thông dụng là sử dụng cuộn đỉnh nối tiếp, cuộn đỉnh song song và mạch bù tần số song song RC. 2.4.2 Sơ đồ mạch điện B12 B150 R1 C1 R3 82k 20uF 12k L L5 C L1 L2 R11 D1 R6 Q1 82k 10k C10 .2 K C3 C4 C2 L3 6p 6p R C5 R14 1uH .005 4 Q2 220k 8,2k R5 R2 C7 20uF 330 L4 R7 10k R13 8,2k R15 R8 C8 R9 500k C6 43Ω R12 C11 1M 2,2k .0022 C A 9 220k .05 R10 47uF B 400 3k B Hình 2.8 Sơ đồ mạch điện tách sóng hình và khuếch đại hình tiêu biểu 2.4.3 Thành phần mạch điện và nguyên lý hoạt động D1: Diode tách sóng hình, tách tín hiệu hình tổng hợp ra khỏi sóng mang trung tần hình. Dùng diode và mạch lọc thông thấp để tách sóng vì tín hiệu hình tổng hợp được điều chế AM. Đồng thời tại đây cũng xảy ra quá trình trộn sóng 2 tần số trung tần hình f IF/VID và
  • 11. 18 trung tần tiếng fIF/S để tạo ra trung tần thứ hai của tiếng fIF/S2 theo biểu thức: fIF/VID-fIF/S =fIF/S2 . - Đối với chuẩn FCC: 45,75MHz-41,25MHz=4,5MHz - Đối với chuẩn CCIR: 38MHz-32,5MHz=5,5MHz - Đối với chuẩn OIRT: 38MHz-31,5MHz=6,5MHz Do diode có anode quay về cực B của Q 1 nên cực tính của tín hiệu video sẽ dương ở masse và âm ở cực B của Q 1 như hình vẽ tạo nên tách sóng âm. ưu điểm của nó là chống nhiễu cao. Nhiễu thường cùng chiều với xung đồng bộ, khi có nhiễu lớn thì điện áp đặt lên tiếp giáp BE của Q 1 càng âm, do đó Q1sẽ tắt, nên tín hiệu không đến được tầng khuếch đại hình, nghĩa là triệt được nhiễu biên độ. Q1: Khuếch đại thúc tín hiệu hình tổng hợp Q2: Khuếch đại tín hiệu hình tổng hợp R1, R2: Cầu phân cực cho D1. C1: tụ thoát, tụ lọc tần số thấp C2: tụ thoát, tụ lọc tần số cao R3, R4: Cầu phân cực cho Q1. L1, C3, C4: mạch lọc trung tần hình, lọc thông thấp L2: cuộn đỉnh nối tiếp Để mở rộng băng thông người ta thiết kế các cuốn đỉnh nối tiếp và song song (nhằm nâng cao biên độ tín hiệu tại các tần số cao: điểm A, B, C…) L2, Ci: hình thành mạch cộng hưởng nối tiếp tại tần số f 1 (điểm A) làm vB/Q1>> vì làm tăng biên độ tín hiệu tại điểm A như hình vẽ.Tương tự, đối với tầng khuếch đại hình thì L3 là cuộn đỉnh nối tiếp tại tần số f 2 (điểm B). Chú ý, Co là điện dung ra của Q 1là giảm biên độ tín hiệu ra ở tần số cao. 2.5 Mạch tự động điều chỉnh độ khuếch đại 2.5.1 Nguyên lý hoạt động 15750 Hz Xung từ Flyback đến Tín hiệu 8 56 hỗn hợp VE = Cte Thời gian BJT dẫn (Phân cực không đổi) Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của khối AGC khoá
  • 12. 19 Để ổn định độ tương phản của hình, giảm ảnh hưởng của hình biến đổi theo cường độ sóng thu của hiện tượng Ant (hiện tượng FADING) nhà thiết kế dùng mạch tự động điều chỉnh độ lợi AGC. Mạch đo biên độ tín hiệu hình và qua đó điều chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại trung tần hay cao tần. Để tăng hiệu quả, trong TV transistor, thường dùng kỹ thuật AGC khóa để giảm sự gây rối của các nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình. Mạch AGC này chỉ mở để đo xung đồng bộ ngang và căn cứ vào đó để chỉnh lại độ lợi của các tầng khuếch đại. * Nguyên lý hoạt động của mạch AGC khóa (KEYED AGC) Vậy: BJT chỉ dẫn trong thời gian tồn tại xung đồng bộ ngang. Trong các thời gian còn lại BJT tắt. Nhờ vậy, mạch AGC hạn chế được nhiễu biên độ cao trong tín hiệu hình, đồng thời xung đồng bộ và xung FlyBack có tần số cao 15750Hz nên mạch AGC đáp ứng nhanh. Đó chính là ưu điểm của mạch AGC khóa so với các mạch AGC khác như mạch AGC loại RC. TUNER VIDIF VIDEO VIDEO DETECTOR RFAMP AMP DRIVE OUTPUT AGC AGC AGC DELAY AMP GATE Hình 2.11 Sơ đồ khối của mạch điện AGC khoá 2.5.2 Mạch điện tiêu biểu FROM VIDEO OUTPUT B12 Q2 Q1 R6 R9 R1 AMP R2 KEYED AGC AGC B12 TO RFAMP R5 R10 LOCAL A _ D1 AGC + C4 R3 C2 C3 _ AGC LEVEL VE + R7 R11 DISTANCE B + + C1 _ R4 _ R8 TO VIDIFAMP Hình 2.12 Sơ đồ mạch AGC khoá tiêu biểu sử dụng BJT
  • 13. 20 2.5.2.1 Thành phần mạch điện Q1 : : AGC khóa (Keyed AGC) Q2 : AGC Amplifier R2, R3, R4 : Cầu phân cực, xác định điện áp VEQ1 = Cte C1 : Tụ thoát cực E của Q1 R1 : Trở định dòng phân cực Q1 đồng thời cách ly giữa Q1 và KĐH C2 : Tụ ngăn DC R5C3 : Mạch lọc AGC, lọc gợn do mạch hoạt động ở chế độ Switching R6 : Phân cực Q2 R7R8 : Tải cho Q2 R9, R10, R11 : Cầu chỉnh phân cực cho RFAMP D1 : AGC trễ (Delay AGC) C4 : Tụ thoát 2.5.2.2 Hoạt động của mạch AGC • Khi vi tăng  tín hiệu hình hỗn hợp tại VIDEO DRIVE (hoặc VIDEO OUTPUT) tăng theo  xung đồng bộ ngang càng cao  IBQ1 tăng và do xung FlyBack đến cùng lúc với xung đồng bộ đó làm Q1 dẫn mạch  ICQ1 tăng  C2 được nạp mạnh hơn  Sau khi hết xung đồng bộ (hết xung FB)  Q1 tắt  vCQ1<0 (do điện áp trên C2)  vCQ1 càng âm  IBQ2 giảm  vEQ2 giảm làm giảm phân cực IF và RF làm Av giảm  vo = Cte. Ngược lại • Khi vi giảm  xung đồng bộ ngang nhỏ  IBQ1 giảm  ICQ1 giảm  vCQ1 ít âm hơn  vEQ2 tăng làm tăng phân cực IF và RF làm Av tăng  vo = Cte. 2.5.2.3 Hoạt động của AGC trễ D1 S  ≥ 70dB Gọi vimin là điện áp vào nhỏ nhất mà tuner vẫn đạt tỉ số: = N  or 50dB Khi vi < vimin  S/N không đạt  cắt bỏ AGC để cho RF Amplifier phân cực mạnh nhất  Av = Avmax  hình thu không bị nhiễu. Khi vi vimax  AGC hoạt động giảm phân cực RFAMP tránh làm bão hòa cho tầng này. ≥ D1 giữ nhiệm vụ đó. Cụ thể: • Khi tín hiệu nhập vào quá bé vi<vimin  Q1 dẫn yếu  vCQ1 ít âm  vBQ2 tăng Q2 dẫn mạnh  vEQ2 tăng  D1 tắt, tương đương với trường hợp cắt bỏ AGC không cho
  • 14. 21 tác động đến RFAMP để cho nó tác động mạnh làm cho tín hiệu đầu ra của Tuner tăng  S/N thỏa và trên màn hình không xuất hiện nhiễu. • Khi tín hiệu vào tăng quá lớn v i>vimax  Q1 dẫn rất mạnh  Q2 dẫn rất yếu  vEQ2 giảm nhỏ  D1 dẫn điện  AGC tác động lên RF làm giảm phân cực RFAMP để tránh làm cho nó bão hòa. AGC Tuner chỉ hoạt động khi vi>vimax 2.5.2.4 Tác dụng của R3 và R8, R10 • Khi R3  A  vEQ1 tăng  vi có biên độ lớn thì Q1 mới hoạt động được, tương ứng với máy thu đặt gần đài phát. ⇒ R3  A : LOCAL :ở gần • Khi R3  B  vEQ1 giảm  vi có biên độ thấp thì Q1 hoạt động bình thường, tương ứng với máy thu đặt ở xa đài phát. ⇒ R3  B : DISTANCE :ở xa Vậy R3 là biến trở chỉnh biên độ tín hiệu nhập vào máy thu để mạch AGC làm việc bình thường. R3 gọi là AGC LEVEL. • Khi điều chỉnh R8, R10 Khi điều chỉnh R8, R10 thì thay đổi điện áp phân cực cho tầng khuếch đại trung tần hình và tầng khuếch đại cao tần. R8, R10 gọi là chiết áp AGC. 2.5.2.5 AGC thuận và AGC nghịch Định nghĩa: AGC thuận: Khi vi tăng mà mạch AGC có tác dụng làm tăng dòng phân cực cho IFAMP và RFAMP để giảm Av. AGC nghịch: Khi vi tăng mà mạch AGC có tác dụng làm giảm dòng phân cực cho IFAMP và RFAMP để giảm Av. hfe AGC nghịch B AGC thuận hfe2 Q3 hfe3 Q2 hfe4 Q4 hfe1 Q1 A c ICQ1 ICQ2 ICQ3 ICQ4 ic Hình 2.13 Đặc tuyến hfe = f(ic) của BJT
  • 15. 22 Đặc tuyến hfe = f(ic) của BJT có dạng như hình vẽ. Đoạn [BC] dốc hơn đoạn [AB] Trong đoạn [AB] ta có: ICQ1 < ICQ2 thì hfe1 < hfe2 • Xét điểm Q2 ∈ [AB] RL Khi vi tăng, muốn Av giảm thì ta phải giảm hfe vì A v = h fe ⋅ h ie Muốn vậy, mạch AGC phải làm giảm phân cực ⇒ điểm Q2 phải dời về điểm Q1 (ICQ2  ICQ1). Vậy đoạn [AB] ứng với mạch AGC nghịch. • Xét điểm Q3 ∈ [BC] RL Khi vi tăng, muốn Av giảm thì ta phải giảm hfe vì A v = h fe ⋅ h ie . Muốn vậy mạch AGC phải làm tăng phân cực ⇒ điểm Q3 phải dời về điểm Q4 (ICQ3  ICQ4). Vậy đoạn [BC] ứng với mạch AGC thuận. Trong mạch AGC đã khảo sát ta thấy: Khi v i tăng mạch AGC có tác dụng làm giảm phân cực IF và REAMP nên là mạch AGC nghịch và các BJT khuếch đại trung tần và cao tần phải làm việc trong đoạn AB của đường đặc tuyến hfe = f(ic). 2.6 Mạch đồng bộ 2.6.1 Mục đích yêu cầu + Tách tín hiệu đồng bộ dọc 60Hz (hoặc 50Hz) và tách tín hiệu đồng bộ ngang 15750Hz (hoặc 15625Hz) ra khỏi tín hiệu hình hỗn hợp. + Tín hiệu đồng bộ dọc sẽ đồng bộ hoá cho mạch quét dọc chạy đúng tần số 60Hz (hoặc 50Hz) của đài phát. hình ảnh sẽ đứng yên theo chiều dọc. Nếu không đúng thì hình ảnh sẽ trôi theo chiều dọc. + Tín hiệu đồng bộ ngang sẽ đồng bộ hoá cho mạch quét ngang chạy đúng tần số 15750Hz (hoặc 15625Hz) để hình ảnh đứng yên theo chiều ngang hay không bị xé hình. + Mạch đồng bộ lấy tín hiệu hình hỗn hợp (composite Signal) có biên độ và cực tính thích hợp. + Thông thường tín hiệu hình hỗn hợp được lấy từ ngõ ra của VIDEO DRIVE. Q1 Q2 2SC564 2SC828 2.6.2 Mạch điện tiêu biểu R2 R4 R6 Q0 12k 120Ω 330 C1 C4 D1 .047 C2 C3 .01 C5 R1 1µF R3 4,7µ R5 R’5 .01 R9 4,7k 820k 4,7k 10k A 15k B R7 R8 C6 C7 330 22k .01 .01 Hình 2.14 Sơ đồ mạch đồng bộ tiêu biểu = h . RL Av fe h ie
  • 16. 23 2.6.3 Thành phần mạch điện Qo : BJT khuếch đại thúc Video (Video Drive) Q1 : BJT tách xung đồng bộ Q2 : BJT khuếch đại đồng bộ và tải pha Ro : tải của Qo R1, C 1 : thành phần triệt nhiễu RC C2 : tụ liên lạc D1, R2, R3: thành phần phân cực Q1 D1 : chặn xung dương từ C2 lên R2 khi nó xã qua R3 R5 : tải của Q1 C3 : tụ liên lạc R'5 : trở tạo điện thế âm để tắt Q2 trong thời gian không có xung đồng bộ R6, R 7 : điện trở tải của Q2 C4, C 5 : tụ liên lạc R8, C6, R9, C7: Mạch tích phân 2.6.4 Hoạt động của mạch Trong thời gian không có xung đồng bộ: Q1 OFF ⇒ vCQ1 = 0 Q2 OFF ⇒ vCQ2 = 1, vEQ2 = 0, vA = vB = 0 Trong thời gian có xung đồng bộ xung âm tác dụng vào B của Q 1, C2 được nạp qua mối nối BE của Q1 ⇒ Q1: ON  vCQ1 = 1 C3 nạp qua BE của Q2  vEQ2 = 1, vCQ2 = 0 Trong thời gian không có xung đồng bộ (I3), C2 phóng điện qua R3 áp một điện tích dương lớn vào cực B của Q1 làm cho Q1 tắt nhanh, Diode D ngăn không cho C2 phóng qua R2. Điện áp trên các cực của Q1, Q2 được vẽ như hình vẽ. C3 phóng điện từ cực dương qua R5, R'5 về cực âm của nó làm trên R'5 xuất hiện một điện áp âm lớn và Q2 tắt nhanh trong thời gian không có xung đồng bộ. • Mạch triệt nhiễu R1C1 Nhiễu có phổ rất cao (tần số nhiễu rất lớn). Nếu đặt 2 tụ nối tiếp C1 và C2 mà C1<<C2 thì khi nhiễu xuất hiện, C1 nạp rất mạnh (biên độ lớn hơn rất nhiều biên độ trên C 2), trong khi đó C2 chưa tác động kịp nên nạp một lượng nhiễu nhỏ. Sau đó C 1 phóng nhanh qua R1 để có thể nạp lại xung thứ hai. Đây là mạch triệt nhiễu RC.
  • 17. 24 2.6.5 Một số mạch đồng bộ có bộ có mạch triệt nhiễu Hình 2.15 Q2 : tách xung đồng bộ Q1 : BJT triệt nhiễu (noise cancellor) R5, C3 : triệt nhiễu RC R8 : tải Q2 R1, R2: cầu phân áp định VE/Q1 C1 : tụ thoát (ổn định điện áp tại cực E của Q1) R3 : tải Q1 R4 : điện trở cách ly C2 : tụ liên lạc R6, R7: cầu phân cực cho Q2 FROM VIDEO DRIVE B12 R4 390 C1 R2 C2 R6 1µF 10k 1µF 27k C3 R5 TO AFC R1 .022 1,5k Q2 18k R10 Q1 15k R9 R3 C4 R7 R8 C5 C6 22k 22k 1µF 820k 4,7k .01 .01 Hình 2.15 Sơ đồ mạch đồng bộ sử dụng BJT R9, R5, R10, C6: mạch tích phân C4 : tụ liên lạc Khi tín hiệu nhiễu dưới 75% thì Q1 OFF. Nó sẽ triệt nhiễu bằng R5C3 hình Khi tín hiệu nhiễu có biên độ lớn hơn thì Q 1 dẫn làm xuất hiện xung dương rất lớn ở cực B xung nhiễu âm tại cực B của Q tạo ra xung dương tại B/Q làm Q C của Q1. Nó cộng với 12 2 2 2 OFF trong thời gian có xung nhiễu lớn. Hình 2.16 R R 5 6 47k 1k C3 FROM .01 C2 EMITTER OF VIDEO 10µF Q1 Q2 Q3 2SC201 C4 2SC536 2SA564 .01 R3 R4 68k 22k B12 R1 R2 C1 4,7k 12k 100µ F TO OSC Hình 2.16 Sơ đồ mạch đồng bộ sử dụng BJT
  • 18. 25 Q1 : Damper R1, R2, R3, R4: cầu phân áp, phân cực Q2, tiếp tế Q2 R1 : điện trở tải Q1 R4 : tải Q2 VBT : biến áp giao động dọc dao động chặn (nghẹt) D1 : bảo vệ C1 : tụ thoát để Q2 mắc theo CB C2 : tụ liên lạc R5 : phóng điện cho C2 R6, R7 : điện trở tải C3C4 : tụ liên lạc Q2 : tách đồng bộ Q3 : đảo pha + khuếch đại Trong thời gian có xung đồng bộ Q1: OFF  Q2: ON  vc/Q2 = 0 Khi không có xung đồng bộ Q1: ON  Q2: OFF  R1 +R2 +R3 vc/Q2 = Vcc R1 + R2 +R3 +R4 2.6.6 Phân chia xung đồng bộ dọc các xung nhỏ Hình 2.17 Dạng xung đồng bộ dọc và xung xoá dọc được phân chia thành như xung đồng bộ ngang san bằng bó sát san bằng 9 đến 12 xung 6 xung 6 xung 6 xung 0 (OIRT) (1500µs) (192µs) (204µs) FCC 1250µs 190µs 200µs 75% 100% Ta có dạng xung đồng bộ và tín hiệu video tổng hợp (theo chuẩn FCC) Trong thời gian quét mành ngược cần có nhưng xung ngắn (như xung đồng bộ dòng) để chuyển động của chùm tia điện tử quét dòng vẫn phải thực hiện liên tục đồng thời sau xung đồng bộ dọc cần phải có những xung ngắn như xung đồng bộ ngang để giữ cho hình ảnh đứng yên ở mép trên cùng bên trái của màn đèn hình CRT.
  • 19. 26 Do đó người ta chia xung đồng bộ mành và xung xoá mành thành 12 xung san bằng, 6 xung bó sát, 9 đến 12 xung như xung đồng bộ ngang. * Vì sao xung đồng bộ dòng không tác động được vào mạch V.OSC để có thể làm sai dao động dọc? Xung đồng bộ ngang có độ rộng xung hẹp nên khi qua mạch tích phân nó không đủ rộng để nạp cho tụ đến một giá trị điện áp cho phép cho nên nó không ảnh hưởng đến mạch V.OSC. Còn xung đồng bộ dọc thì có cấu tạo từ 6 xung bó sát, độ rộng lớn và đứng sát nhau, khi đến mạch tích phân thì làm điện áp trên tụ tăng dần và đến xung thứ 6 thì điện áp trên tụ đủ lớn để kích thích đồng bộ cho mạch V.OSC. • Tác động của xung đồng bộ vào mạch vi phân: Các xung san bằng, xung bó sát và các xung như xung đồng bộ dòng đều được đổi thành những xung nhọn coi như chúng tương tự như xung đồng bộ dòng vì thời gian quét dòng ngược chuyển động của chùm tia điện tử quét dòng vẫn phải liên tục nhờ các xung này. 2.7 Mạch quét dọc 2.7.1 Mục đích yêu cầu Mạch quét dọc làm tia điện tử dịch chuyển theo chiều dọc trên màn hình. + Yêu cầu chính đối với mạch quét dọc là có tần số ổn định, không phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ và điện áp, bảo đảm chắc chắn sự điều khiển đồng bộ, không để các xung gây nhiễu ảnh hưởng, cho điện áp ra lớn có độ tuyến tính cao. + Thông thường hệ thống làm lệch tia điện tử theo chiều dọc là cuộn dây gọi là Vert Yoke. Để đảm bảo cho độ tuyến tính theo chiều dọc thì dòng điện quét chạy trong cuộn dây Iq phải có dạng răng cưa tuyến tính. Mà cuộn dây là cuộn cảm có điện trở lớn nên để Iq có dạng răng cưa thì vq phải có dạng hình thang. 2.7.2 Sơ đồ mạch điện TỪ ĐỒNG BỘ C5 B12 R13 V. LINE 100µ 500 C4 R7 R11 3k VCH VDY C1 C2 5u 3 C6 R1 20µ 20µ .01 2k R6 R14 R7 VDR A 3k 500 R2 22k R15 2k V. HOLD C 3,9k B R5 D Q3 ĐẾN VIDEO R3 R4 C3 3k R9 2SC696 OUTPUT 6,2k 2,7k 20uF R10 6,9k R12 Q1 V. SIZE 510 2SD128 3 Q2 2SB381 Hình 2.18 Sơ đồ mạch quét dọc tiêu biểu sử dụng BJT
  • 20. 27 2.7.3 Thành phần mạch điện Q1 : V. OSCILATOR Q2 : V. DRIVE Q3 : V.OUTPUT R1, R2, R3: cầu phân cực cho Q1 R2 : V. HOLD VBT : biến áp dao động dọc kiểu blocking C1 : tụ thoát C2 : tụ sửa dạng C3 : tụ liên lạc R4 : cùng với C2 tạo xung răng cưa đưa vào tầng sau R5 : điện trở giảm thế, V. SIZE R6, C4: mạch sửa dạng R10 : điện trở tải của Q2 R7, R8, R9: cầu phân cực cho Q2 C5 : tụ lọc tần số thấp VCH : cuộn chặn, làm tải của Q3 R12 : điện trở bổ chính nhiệt VDR : Voltage Depended Resistor: điện trở phi tuyến thay đổi trị số theo điện thế, để ổn định biên độ điện áp quét dọc. R11 : điện trở ổn định nhiệt R13, R14: điện trở đệm C6 : tụ triệt điện áp cảm ứng từ HDY sang VDY VDY : Vertical Deffection Yoke R15 : điện trở giảm thế C7 : tụ liên lạc 2.7.4 Hoạt động của mạch 2.7.4.1 Hoạt động của mạch dao động dọc Khi tiếp điện vào mạch, do có tụ C1 và C2 ⇒ điện áp trên 2 tụ lúc ban đầu bằng 0 (không thay đổi tức thời) nên vBEQ1 = 0 do vB = vE = 12V ⇒ Q1 tắt. Sau đó C1 và C2 đều nạp. C1 nạp một điện áp do cầu phân thế định. C 2 nạp một điện thế bằng Vcc ⇒ vBE tăng  IBQ1 tăng  Q1 mở. Dòng qua Q1 chạy từ Vcc qua L2, Q1, R4 xuống masses, làm phát sinh trên L3 một điện áp cảm ứng phải có chiều sao cho Q 1 dẫn mạnh hơn  dòng qua Q1 tăng sẽ kéo theo điện áp cảm ứng tăng  dòng phân cực tăng  Q1 càng dẫn mạnh hơn nữa  Q1 đi đến bão hoà. Nhưng khi Q1 bão hòa  ICQ1=Cte  ∆i = 0 làm phát sinh điện cảm ứng sang L3 có chiều ngược với chiều điện áp ban đầu. Vì L 3 > L2 ⇒ điện áp cảm ứng thông thường sẽ rất lớn, hơn điện áp phân cực từ 8 ÷ 10 lần làm Q 1 bị ngưng dẫn nhanh chóng. Đây là trường hợp Q1 bị nghẹt hay bị chặn. Gọi là dao động nghẹt hay dao động chặn (Blocking Oscilator).
  • 21. 28 Sau thời gian t, điện áp cảm ứng tiến dần đến giá trị 0  vBEQ1 tăng đến vγ  Q1 mở và quá trình cứ tiếp diễn: Q1 tắt, Q1 dẫn. Dạng sóng tại R4 sẽ là hình chữ nhật nếu không có tụ sửa dạng C2. 2.7.4.2 Tác dụng của chiết áp R2 Gọi: VL3: điện áp cảm ứng trên L3 VPC: điện áp phân cực do R1R2R3 tạo ra ⇒ vBEQ1 = vL3 + vPC + Khi chiết áp R2  A ⇒ vPC tăng  vBEQ1 ít âm hơn và B  BA làm T1 giảm  T = T1+T2 giảm  fv tăng. + Khi chiết áp R2  B ⇒ vPC giảm  vBEQ1 âm hơn và B  BB làm T1 tăng T = T1 + T2 tăng  fv giảm. Vậy khi chỉnh R2: B  A thì fv tăng. + Khi fv = 50Hz hoặc fv = 60Hz: hình đứng yên theo chiều dọc. R2: giữ hình đứng yên gọi là V.HOLD 2.7.4.3 Hiện tượng đồng bộ hoá trong mạch quét Đồng bộ để giữ cho dao động dọc đồng tần số và đồng pha với đài phát. Trong thời gian Q1 tắt ta tác động một xung thích hợp thì Q1 sẽ đổi trạng thái. Ta nói Q1 đồng bộ với xung kích. Muốn đồng bộ được tốt thì xung đồng bộ phải thoả mãn điều kiện: + Biên độ phải đủ lớn để vBEQ1 >> vγ ở thời điểm kích + Phải có cực tính dương + Xung đồng bộ phải đi trước một tí (chỉnh R2 để thoả mãn điều kiện này). Khi hình ảnh mờ  biên độ tín hiệu đồng bộ giảm  hình tuôn chạy. 2.7.4.4 Công dụng của tụ C2 + Khi Q1 tắt  C2 nạp qua R4 + Khi Q2 dẫn  C2 xã qua Q1 làm VR4 tăng Chú ý VC2 + VR4 = Vcc 2.7.4.5 Tác dụng mạch khi điều chỉnh R5 + Khi R5  D  R5  max  viQ2  min  hình ảnh co lại theo chiều dọc. + Khi R5  D  R5  min  viQ2  max  hình ảnh giản ra theo chiều dọc. Vậy khi chỉnh R5 hình ảnh bị giản ra hay co lại theo chiều dọc.
  • 22. 29 R5: V.SIZE 2.7.4.6 Công dụng của R6C4 R6C4 có tác dụng làm dòng quét dọc Iqd thay đổi tuyến tính theo thời gian, lúc đó hình ảnh sẽ tuyến tính theo chiều dọc trên màn hình. Hình vẽ mô tả quan hệ giữa độ tuyến tính của dòng I qdọc trong cuộn dây làm lệch tia điện tử (VDY) và độ tuyến tính của hình ảnh theo chiều dọc. + Dòng quét Iqd theo đường thẳng  tương ứng với hình tròn  trên màn hình. + Tương tự Iqd theo đường cong  tương ứng với hình . + Tương tự Iqd theo đường cong  tương ứng với hình . 2.8 Mạch quét ngang 2.8.1 Mục đích yêu cầu + Mạch quét ngang tạo tín hiệu quét ngang có tần số 15750Hz (hệ FCC) hay 15625Hz (hệ OIRT hay CCIR) đồng bộ với đài phát nhờ xung đồng bộ. + Tạo dòng Iq trong cuộn lệch ngang (H.YOKE) có dạng răng cưa tuyến tính. Mà cuộn lệch ngang được quấn nhiều vòng có tính thuần cảm L nên để tạo I q dạng răng cưa tuyến tính thì vq phải có dạng chữ nhật. hình di q 1 Vq v q = −L dt ⇒i q = − L ∫v q dt = − L ⋅t vq = Vq = Cte (xung chữ nhật) + Mạch quét ngang tạo điện áp đại cao thế cung cấp cho Anode. với điện áp 9KV ÷ 18KV đối với trắng đen và 18KV ÷ 30KV đối với màu + Tạo điện áp xung Parabol đốt tim đèn hình + Tạo điện áp trung thế từ 100V ÷ 400V để cấp cho các phần sau đây: o Video output (xuất hình) o Lưới màn (screen) o Lưới hội tụ Focus o Katode của đèn hình o Đôi khi cung cấp cho phần quét dọc và xuất âm + Cung cấp tín hiệu cho mạch AGC khoá + Cung cấp tín hiệu cho mạch AFC
  • 23. 30 + Cung cấp tín hiệu đưa vào cực E của BJT video output để làm tắt BJT trong thời gian xóa ngang. 2.8.2 Sơ đồ khối mạch quét ngang Đối với các máy thu hình bán dẫn, người ta thường sử dụng dao động Blocking làm dao động ngang vì nó tạo ra xung hình chữ nhật lý tưởng, đồng thời có tần số ổn định. Trong các máy thu hình hiện nay, người ta sử dụng mạch dao động thạch anh có tần số chuẩn bằng 500KHz. Sau đó, sử dụng mạch chia xuống (Countdown) để tạo ra tần số dao động ngang bằng 15625Hz hoặc 15750Hz, và tiếp tục chia xuống để có tần sô dao động dọc bằng 60Hz hoặc 50Hz. Do đó, các xung dao động ngang và dọc đều có dạng xung vuông lý tưởng, vấn đề còn lại là sử dụng mạch so pha với xung đồng bộ ngang và dọc để giữ đồng pha và đồng tần số so với đài phát. Xung ĐBngang Mạch Daođộng Khuếch KĐCS so pha ngang đại thúc ngang Biến thế Xung Flyback Răng cưa Mạch sửa dạng Hình 2.19 Sơ đồ khối của mạch quét ngang 2.8.3 Sơ đồ tương đương của mạch khuếch đại công suất ngang Q4 HDT C L + + C L Q4 V V HDT Hình 2.20 Sơ đồ tương đương của mạch khuếch đại công suất ngang sử dụng BJT công suất 2.8.4 Hoạt động của mạch khuếch đại công suất ngang H.OUTPUT
  • 24. 31 Gọi C: là tụ điện tương đương với toàn bộ tụ điện trong khu vực L: là cuộn dây tương đương với toàn bộ cuộn dây trong khu vực + Trong khoảng thời gian 0 ÷ t1: Xung kích vào vBEQ4 ở mức 1 ⇒ Q4 bảo hoà ⇒ vL = -V. Dòng iL tăng tuyến tính (muốn vậy V phải ổn định). + Trong khoảng thời gian t1 ÷ t2: di L Xung kích vào vBEQ4 ở mức 0 ⇒ Q4 tắt, xuất hiện điện áp cảm ứng v L = −L ⋅ dt có chiều dương ở cực C của Q4, iL vẫn không đổi chiều nhưng giảm dần, dòng này chọn trong vòng L, C và nạp điện cực đại và tụ bắt đầu phóng điện ngược trở lại cuộn dây L cho nên dòng iL đổi chiều iL và tăng dần chiều âm như hình vẽ. di L Vì L có giá trị lớn và dt lớn nên điện áp cảm ứng vL rất lớn (có thể bằng 8 ÷ 10 lần điện áp tăng cường V) vL đặt lên cực CE của Q4 ⇒ Q4 phải có điện áp chịu đựng cao khoảng1000V). VBEQ4 t t1 t2 t3 t4 VL t -V iL Không có diode đệm D t Hình 2.21 Dạng xung của các tín hiệu trong mạch khuếch đại công suất ngang
  • 25. 32 + Trong khoảng thời gian t2 ÷ t3: Xung kích ở mức 1 làm Q4 từ tắt chuyển nhanh sang bão hoà và điện áp trên L bằng -V như trong giai đoạn 0 ÷ t1. Chú ý: trong khoảng thời gian t2 ÷ t3 Q 4 bão hoà lại nhưng lúc đó trong cuộn dây và tụ điện vẫn còn tích trữ năng lượng L là V ± ∆V chứ không phải là không đổi dòng i L thực chất là không tăng tuyến tính mà uốn lượn ⇒ Để khắc phục ta dùng diode Damper D. D triệt năng lượng còn dư trong cuộn LC khi Q4 bảo hòa lại.