SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 5
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế mới ban hành
HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ MỚI BAN
HÀNH
Những điểm mới về phương pháp tính thuế
Theo hướng dẫn Luật thuế TNDN mới, thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Đối với những doanh nghiệp có trích quỹ khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải
nộp được xác định theo công thức: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần
trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN
với Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ
được kết chuyển theo quy định
Phương pháp tính thuế TNDN theo quy định mới có những điểm khác biệt cơ bản so với
quy định cũ. Về mặt thuật ngữ, căn cứ tính thuế TNDN theo quy định mới là Thu nhập
tính thuế (theo quy định cũ là thu nhập chịu thuế); ngoài ra, khi tính thu nhập chịu thuế,
thuật ngữ Chi phí được trừ cũng được dùng để thay thế Chi phí hợp lý theo quy định
trước đây.
Về mặt nội dung, quy định mới cho phép doanh nghiệp được tạm trừ khoản trích quỹ
Khoa học và công nghệ ra khỏi phần Thu nhập tính thuế khi xác định thuế TNDN phải
nộp; Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với
ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao
tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch
và khách sạn) không được xem là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ; phần
chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động được khống chế ở mức 1.500.000
đồng/người/năm (trước đây là 1.000.000 đồng/người/năm); Phần chi phí trả lãi tiền vay
vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh
tế được khống chế ở mức 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm vay (trước đây là 120%); ngoài ra, quy định thuế mới không khống
chế khoản chi tiền ăn giữa ca (trước đây, khoản này bị khống chế ở mức không vượt quá
tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước).
Hạch toán thuế TNDN theo Luật thuế mới
Những vướng mắc
Đoạn 2, mục I.A.1, Thông tư 20/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành VAS 17- Thuế
TNDN có nêu rõ: «Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế TNDN
thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế
TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế
TNDN hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.’’ Theo VAS
17, căn cứ để xác định chi phí thuế TNDN hiện hành là Thu nhập chịu thuế, trong khi đó,
theo quy định của Luật thuế mới là Thu nhập tính thuế (Thu nhập tính thuế = Thu nhập
chịu thuế - Thu nhập được miễn - các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định), vì vậy,
nếu cơ quan Thuế và kế toán không thống nhất thuật ngữ sử dụng trong trường hợp này
thì sẽ dễ gây nhầm lẫn cho công tác kế toán và hạch toán kế toán thuế về phía các doanh
nghiệp.
Thông tư 130/2008/TT-BTC chưa thống nhất được thuật ngữ chung làm căn cứ tính thuế
TNDN phải nộp cho tất các các trường hợp bởi lẽ Đoạn 1, Phần B, TT 130 hướng dẫn
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Riêng trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế
TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x Thuế suất
thuế TNDN
Có thể thấy rằng đối với các doanh nghiệp có trích lập quỹ Khoa học & Công nghệ thì
Thu nhập tính thuế chưa phải là căn cứ đầy đủ để tính thuế TNDN phải nộp. Như vậy,
công thức chung để xác định thuế TNDN phải nộp cho các doanh nghiệp hiện nay sẽ
được trình bày như thế nào? Phần ‘‘Thu nhập tính thuế - (trừ) Phần trích lập quỹ KH &
CN’’ theo công thức trên sẽ được gọi là gì?
Theo hướng dẫn của Thông tư 130, doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước
khi tính thuế TNDN để lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định
trước khi tính thuế TNDN. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng
không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN
tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng
mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó. Tuy nhiên, căn cứ để xác định số
tiền của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã sử dụng là số tiền đã trích của năm thứ
nhất (tính tại thời điểm năm thứ 5 khi cơ quan thuế xem xét) hay là số tiền đã trích của cả
5 năm? Vậy, làm sao cơ quan thuế phân biệt được số tiền từ quỹ sử dụng thuộc khoản
quỹ đã trích của năm nào?
Ví dụ: Tại công ty X, Thu nhập tính thuế và mức trích quỹ Phát triển khoa học và công
nghệ qua các năm như sau:

Năm 1 2 3 4 5 TCộng
TN tính thuế 100 100 100 100 100 500
Quỹ PTKH & CN 10 10 10 10 10 50

Giả sử rằng đến cuối năm thứ 5, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã thực chi tại
đơn vị là 15, như vậy, phần chưa chi là 35 có phải nộp thuế TNDN hay không? Nói cách
khác, căn cứ để xác định phần quỹ đã trích tại đơn vị vào thời điểm này là 10 (của năm 1)
hay là 50 (của cả 5 năm)? Bởi lẽ, nếu xét thời hạn 5 năm thì rõ ràng khoản quỹ trích của
năm thứ 1 (là 10) đã được chi hết rồi.
Hạch toán thuế TNDN hoãn lại: Như đã trình bày ở phần trên, khoản Quỹ phát triển khoa
học và công nghệ sẽ được tạm trừ ra khỏi thu nhập tính thuế trước khi xác định thuế
TNDN phải nộp. Nói khác đi, căn cứ để kế toán ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành
là phần thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi phần trích lập Quỹ nghiên cứu khoa học và
công nghệ. Vậy thì, về khía cạnh kế toán, có phát sinh một khoản thuế thu nhập hoãn lại
từ khoản Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ hay không? Nếu có thì khoản này được
hạch toán như thế nào?
Và giải pháp
Cần có sự thống nhất về thuật ngữ sử dụng giữa thuế và kế toán: những quy định của
thuế, nhất là những quy định có liên quan đến thuế TNDN và thuế giá trị gia tăng đều có
tác dụng nhất định đến công tác kế toán thuế tại các doanh nghiệp và là căn cứ quan
trọng để dựa vào đó các cơ quan có liên quan ban hành các hướng dẫn về hạch toán thuế
tại các doanh nghiệp. Vì vậy, đối với các thuật ngữ có liên quan đến việc xác định doanh
thu, thu nhập,… cần có sự thống nhất giữa thuế, kế toán, tài chính,… Bởi lẽ, suy cho
cùng, về bản chất thì căn cứ để xác định thuế TNDN phải nộp giữa thuế và kế toán là
không có sự khác biệt: đó là phần lợi nhuận còn lại mà cơ quan thuế quy định để tính
thuế TNDN, phần thu nhập này được xác định bằng cách: Doanh thu, thu nhập phát sinh
trong kỳ tính thuế - (trừ) Chí phí được trừ - (trừ) Thu nhập được miễn – (trừ) các khoản
lỗ được kết chuyển theo quy định – (trừ) các khoản quỹ được tạm trừ. Nhưng về hình
thức sử dụng thuật ngữ thì lại có sự khác biệt, bởi lẽ theo TT 130/2009/TT-BTC thì: Thu
nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định
Từ đó, phương pháp xác định chi phí thuế TNDN hiện hành theo như Đoạn 2, Mục I.A.1
Thông tư 20/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành VAS 17- Thuế TNDN cần phải được
chỉnh sửa lại như sau: ‘‘Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế
TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập tính thuế cả năm và thuế suất
thuế TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí
thuế TNDN hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.’’
Cần có công thức quy định chung về cách tính thuế TNDN phải nộp, không phân biệt là
đơn vị đó có trích hay không trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ, theo đó:

Thuế TNDN phải nộp=Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Với :Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ
được kết chuyển theo quy định - Quỹ phát triển KH & CN

Cơ quan Thuế cần quy định rõ và chi tiết hơn về căn cứ xác định khoản Quỹ phát triển
khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết, cần có mẫu biểu
hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai việc trích lập và sử dụng khoản Quỹ này qua các
năm tạo cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kiểm tra và kê khai thuế.
Hạch toán thuế thu nhập hoãn lại: Theo TT 130/TT-BTC, khoản Quỹ phát triển khoa học
và công nghệ được trích lập tại đơn vị sẽ được trừ khỏi thu nhập tính thuế trong vòng 5
năm. Tuy nhiên, sau 5 năm nếu khoản quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết
70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước
phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử
dụng không đúng mục đích. Điều này cho thấy khoản thuế TNDN phải nộp được giảm
xuống từ khoản khấu trừ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là một khoản không chắc
chắn, điều này dẫn đến căn cứ để tính chi phí thuế TNDN hiện hành (thuế TNDN phải
nộp): thu nhập tính thuế - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và căn cứ để tính chi phí
thuế TNDN của kế toán: lợi nhuận kế toán, giả sử loại bỏ các yếu tố khác biệt khác giữa
thuế và kế toán ngoại trừ khoản Quỹ này thì lợi nhuận kế toán = thu nhập tính thuế
Từ đó, cho thấy giữa thuế và kế toán sẽ phát sinh một khoản chênh lệch thuế TNDN,
khoản chênh lệch này có bản chất là chênh lệch tạm thời chịu thuế (những năm trích quỹ
thì thuế TNDN phải nộp sẽ thấp nhưng sau 5 năm nếu phải nộp lại khoản thuế TNDN từ
các khoản Quỹ này thì thuế TNDN phải nộp sau 5 năm sẽ tăng), nguyên tắc thận trọng
đòi hỏi kế toán phải ghi nhận khoản chênh lệch này, bút toán được đề nghị là:
1). Hàng năm, kế toán ghi nhận phần thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã trích lập tại đơn vị:
Nợ TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại:
Khoản quỹ đã trích x thuế suất thuế TNDN
Có TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
2- Sau năm 5, khi quyết toán khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã sử dụng với
cơ quan thuế:
+ Trường hợp đơn vị không phải nộp khoản thuế trên khoản Quỹ này, kế toán hoàn nhập
lại khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận:
Nợ 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Khoản quỹ đã trích x thuế suất thuế TNDN
Có 8212-Chi phí thuế TNDN hoãn lại
+ Trường hợp đơn vị phải phải nộp hoặc nộp một phần khoản thuế trên khoản Quỹ này:
Nợ 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Khoản quỹ đã trích x thuế suất thuế TNDN = x
Có 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiêp
Khoản thuế TNDN bị truy thu= y
Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
x-y
Ví dụ: trong năm 200X, công ty Thu Vàng có các số liệu liên quan đến doanh thu và chi
phí như sau:
Doanh thu bán hàng = 1.000
Giá vốn hàng bán = 700
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp = 100
Đơn vị tiến hành trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 10% theo quy định
Các khoản doanh thu và chi phí phát sinh tại đơn vị trong năm 200X đều phù hợp với quy
định về doanh thu và chi phí của thuế.
Sau 5 năm, khi quyết toán với cơ quan thuế, khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
đã sử dụng tại đơn vị là 12
Từ thí dụ trên, chi phí thuế TNDN hiện hành, thuế thu nhập hoãn lãi năm 200X được
hạch toán như sau:
Thu nhập tính thuế = 1.000 – 800 = 200
Quỹ phát triển KH & CN = 200 x 10% = 20
Chi phí thuế TNDN hiện hành = 180 x 25% = 45
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = 20 x 25% = 5
- Hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ 8211 : CP thuế TNDN hiện hành 45
Có 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiêp 45
Hạch toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Nợ 8212 : CP thuế TNDN hiện hành 5
Có 347: Thuế TN hoãn lại phải trả 5
Năm năm sau, khi quyết toán khoản Quỹ đã sử dụng với cơ quan thuế:
Khoản thuế TNDN bị truy thu = (20 – 12) x 25% = 2, kế toán ghi:
Nợ 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 5
Có 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiêp 2
Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 3


Kế Toán |Ke Toan Thue|Kế Toán Viên |

Weitere ähnliche Inhalte

Empfohlen

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellSaba Software
 

Empfohlen (20)

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế mới ban hành

  • 1. Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế mới ban hành HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO LUẬT THUẾ MỚI BAN HÀNH Những điểm mới về phương pháp tính thuế Theo hướng dẫn Luật thuế TNDN mới, thuế TNDN phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Đối với những doanh nghiệp có trích quỹ khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN với Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Phương pháp tính thuế TNDN theo quy định mới có những điểm khác biệt cơ bản so với quy định cũ. Về mặt thuật ngữ, căn cứ tính thuế TNDN theo quy định mới là Thu nhập tính thuế (theo quy định cũ là thu nhập chịu thuế); ngoài ra, khi tính thu nhập chịu thuế, thuật ngữ Chi phí được trừ cũng được dùng để thay thế Chi phí hợp lý theo quy định trước đây. Về mặt nội dung, quy định mới cho phép doanh nghiệp được tạm trừ khoản trích quỹ Khoa học và công nghệ ra khỏi phần Thu nhập tính thuế khi xác định thuế TNDN phải nộp; Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn) không được xem là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế ; phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động được khống chế ở mức 1.500.000 đồng/người/năm (trước đây là 1.000.000 đồng/người/năm); Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế được khống chế ở mức 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay (trước đây là 120%); ngoài ra, quy định thuế mới không khống chế khoản chi tiền ăn giữa ca (trước đây, khoản này bị khống chế ở mức không vượt quá tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước). Hạch toán thuế TNDN theo Luật thuế mới Những vướng mắc Đoạn 2, mục I.A.1, Thông tư 20/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành VAS 17- Thuế TNDN có nêu rõ: «Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.’’ Theo VAS 17, căn cứ để xác định chi phí thuế TNDN hiện hành là Thu nhập chịu thuế, trong khi đó, theo quy định của Luật thuế mới là Thu nhập tính thuế (Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn - các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định), vì vậy, nếu cơ quan Thuế và kế toán không thống nhất thuật ngữ sử dụng trong trường hợp này thì sẽ dễ gây nhầm lẫn cho công tác kế toán và hạch toán kế toán thuế về phía các doanh nghiệp. Thông tư 130/2008/TT-BTC chưa thống nhất được thuật ngữ chung làm căn cứ tính thuế
  • 2. TNDN phải nộp cho tất các các trường hợp bởi lẽ Đoạn 1, Phần B, TT 130 hướng dẫn Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau: Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Riêng trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x Thuế suất thuế TNDN Có thể thấy rằng đối với các doanh nghiệp có trích lập quỹ Khoa học & Công nghệ thì Thu nhập tính thuế chưa phải là căn cứ đầy đủ để tính thuế TNDN phải nộp. Như vậy, công thức chung để xác định thuế TNDN phải nộp cho các doanh nghiệp hiện nay sẽ được trình bày như thế nào? Phần ‘‘Thu nhập tính thuế - (trừ) Phần trích lập quỹ KH & CN’’ theo công thức trên sẽ được gọi là gì? Theo hướng dẫn của Thông tư 130, doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế TNDN. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó. Tuy nhiên, căn cứ để xác định số tiền của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã sử dụng là số tiền đã trích của năm thứ nhất (tính tại thời điểm năm thứ 5 khi cơ quan thuế xem xét) hay là số tiền đã trích của cả 5 năm? Vậy, làm sao cơ quan thuế phân biệt được số tiền từ quỹ sử dụng thuộc khoản quỹ đã trích của năm nào? Ví dụ: Tại công ty X, Thu nhập tính thuế và mức trích quỹ Phát triển khoa học và công nghệ qua các năm như sau: Năm 1 2 3 4 5 TCộng TN tính thuế 100 100 100 100 100 500 Quỹ PTKH & CN 10 10 10 10 10 50 Giả sử rằng đến cuối năm thứ 5, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã thực chi tại đơn vị là 15, như vậy, phần chưa chi là 35 có phải nộp thuế TNDN hay không? Nói cách khác, căn cứ để xác định phần quỹ đã trích tại đơn vị vào thời điểm này là 10 (của năm 1) hay là 50 (của cả 5 năm)? Bởi lẽ, nếu xét thời hạn 5 năm thì rõ ràng khoản quỹ trích của năm thứ 1 (là 10) đã được chi hết rồi. Hạch toán thuế TNDN hoãn lại: Như đã trình bày ở phần trên, khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ được tạm trừ ra khỏi thu nhập tính thuế trước khi xác định thuế TNDN phải nộp. Nói khác đi, căn cứ để kế toán ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành là phần thu nhập tính thuế sau khi đã trừ đi phần trích lập Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Vậy thì, về khía cạnh kế toán, có phát sinh một khoản thuế thu nhập hoãn lại từ khoản Quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ hay không? Nếu có thì khoản này được
  • 3. hạch toán như thế nào? Và giải pháp Cần có sự thống nhất về thuật ngữ sử dụng giữa thuế và kế toán: những quy định của thuế, nhất là những quy định có liên quan đến thuế TNDN và thuế giá trị gia tăng đều có tác dụng nhất định đến công tác kế toán thuế tại các doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng để dựa vào đó các cơ quan có liên quan ban hành các hướng dẫn về hạch toán thuế tại các doanh nghiệp. Vì vậy, đối với các thuật ngữ có liên quan đến việc xác định doanh thu, thu nhập,… cần có sự thống nhất giữa thuế, kế toán, tài chính,… Bởi lẽ, suy cho cùng, về bản chất thì căn cứ để xác định thuế TNDN phải nộp giữa thuế và kế toán là không có sự khác biệt: đó là phần lợi nhuận còn lại mà cơ quan thuế quy định để tính thuế TNDN, phần thu nhập này được xác định bằng cách: Doanh thu, thu nhập phát sinh trong kỳ tính thuế - (trừ) Chí phí được trừ - (trừ) Thu nhập được miễn – (trừ) các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định – (trừ) các khoản quỹ được tạm trừ. Nhưng về hình thức sử dụng thuật ngữ thì lại có sự khác biệt, bởi lẽ theo TT 130/2009/TT-BTC thì: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Từ đó, phương pháp xác định chi phí thuế TNDN hiện hành theo như Đoạn 2, Mục I.A.1 Thông tư 20/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành VAS 17- Thuế TNDN cần phải được chỉnh sửa lại như sau: ‘‘Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập tính thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.’’ Cần có công thức quy định chung về cách tính thuế TNDN phải nộp, không phân biệt là đơn vị đó có trích hay không trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ, theo đó: Thuế TNDN phải nộp=Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Với :Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định - Quỹ phát triển KH & CN Cơ quan Thuế cần quy định rõ và chi tiết hơn về căn cứ xác định khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết, cần có mẫu biểu hướng dẫn các doanh nghiệp kê khai việc trích lập và sử dụng khoản Quỹ này qua các năm tạo cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kiểm tra và kê khai thuế. Hạch toán thuế thu nhập hoãn lại: Theo TT 130/TT-BTC, khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được trích lập tại đơn vị sẽ được trừ khỏi thu nhập tính thuế trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, sau 5 năm nếu khoản quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Điều này cho thấy khoản thuế TNDN phải nộp được giảm xuống từ khoản khấu trừ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ là một khoản không chắc chắn, điều này dẫn đến căn cứ để tính chi phí thuế TNDN hiện hành (thuế TNDN phải nộp): thu nhập tính thuế - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và căn cứ để tính chi phí thuế TNDN của kế toán: lợi nhuận kế toán, giả sử loại bỏ các yếu tố khác biệt khác giữa
  • 4. thuế và kế toán ngoại trừ khoản Quỹ này thì lợi nhuận kế toán = thu nhập tính thuế Từ đó, cho thấy giữa thuế và kế toán sẽ phát sinh một khoản chênh lệch thuế TNDN, khoản chênh lệch này có bản chất là chênh lệch tạm thời chịu thuế (những năm trích quỹ thì thuế TNDN phải nộp sẽ thấp nhưng sau 5 năm nếu phải nộp lại khoản thuế TNDN từ các khoản Quỹ này thì thuế TNDN phải nộp sau 5 năm sẽ tăng), nguyên tắc thận trọng đòi hỏi kế toán phải ghi nhận khoản chênh lệch này, bút toán được đề nghị là: 1). Hàng năm, kế toán ghi nhận phần thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh từ khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã trích lập tại đơn vị: Nợ TK 8212- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Khoản quỹ đã trích x thuế suất thuế TNDN Có TK 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 2- Sau năm 5, khi quyết toán khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã sử dụng với cơ quan thuế: + Trường hợp đơn vị không phải nộp khoản thuế trên khoản Quỹ này, kế toán hoàn nhập lại khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận: Nợ 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Khoản quỹ đã trích x thuế suất thuế TNDN Có 8212-Chi phí thuế TNDN hoãn lại + Trường hợp đơn vị phải phải nộp hoặc nộp một phần khoản thuế trên khoản Quỹ này: Nợ 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Khoản quỹ đã trích x thuế suất thuế TNDN = x Có 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiêp Khoản thuế TNDN bị truy thu= y Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại x-y Ví dụ: trong năm 200X, công ty Thu Vàng có các số liệu liên quan đến doanh thu và chi phí như sau: Doanh thu bán hàng = 1.000 Giá vốn hàng bán = 700 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp = 100 Đơn vị tiến hành trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 10% theo quy định Các khoản doanh thu và chi phí phát sinh tại đơn vị trong năm 200X đều phù hợp với quy định về doanh thu và chi phí của thuế. Sau 5 năm, khi quyết toán với cơ quan thuế, khoản Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã sử dụng tại đơn vị là 12 Từ thí dụ trên, chi phí thuế TNDN hiện hành, thuế thu nhập hoãn lãi năm 200X được hạch toán như sau: Thu nhập tính thuế = 1.000 – 800 = 200 Quỹ phát triển KH & CN = 200 x 10% = 20 Chi phí thuế TNDN hiện hành = 180 x 25% = 45 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả = 20 x 25% = 5 - Hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành: Nợ 8211 : CP thuế TNDN hiện hành 45 Có 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiêp 45
  • 5. Hạch toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả Nợ 8212 : CP thuế TNDN hiện hành 5 Có 347: Thuế TN hoãn lại phải trả 5 Năm năm sau, khi quyết toán khoản Quỹ đã sử dụng với cơ quan thuế: Khoản thuế TNDN bị truy thu = (20 – 12) x 25% = 2, kế toán ghi: Nợ 347- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 5 Có 3334: Thuế Thu nhập doanh nghiêp 2 Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 3 Kế Toán |Ke Toan Thue|Kế Toán Viên |