SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Download to read offline
NỘI DUNG SỐ 12 (244)-2013
CULTURE OF VIETNAM
Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng
Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT
Vaø soá 41/GP - SÑBS
Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC
TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ
27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi
ÑT & Fax: (84.4)39.764.693
CHUÛ NHIEÄM
GS. Hoaøng Chöông
TOÅNG BIEÂN TAÄP
Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC
Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung
PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP
Ts. Nguyeãn Minh San
TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ
Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai
THÖ KYÙ TOØA SOAÏN
Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn
Nhaø baùo Töø My Sôn
GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH
Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân
PGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu
GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAM
Phan Toân Tònh Haûi
HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP
GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ
- Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS.
Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh
- TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong
- NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng
BAN CHUYEÂN ÑEÀ
VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP
Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM
Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi
ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH
Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi
ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875;
Mobile: (+84)989.186661
Email: trantrungvanhien@gmail.com
Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM
288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM
ÑT: (84.8)38.353.878
VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG
Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng
ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972
Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn
Trình baøy - De. Quang Anh
TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH
Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM
In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I
GIAÙ: 36.000VNÑ
Ảnh bìa 1: Gs. TS. Bosengkham Vongdara Bộ trưởng Bộ TT - VH & DL Lào (trái) và GS.
Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân
tộc Việt Nam (phải) trao giải thưởng “Thương
hiệu nổi tiếng Asean” cho Doanh nghiệp.

SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN
4. Tiến tới Hội thảo “Phạm Văn Đồng với
văn hóa dân tộc”
Văn hiến
6. Lễ thụ phong quân hàm Đại tướng cho
Tổng chỉ huy Quân đội Võ Nguyên Giáp
Văn Hiến
8. 20 năm - Huế Di sản Văn hoá nhân loại
Hoàng Linh
10. Nghệ thuật đàn/đờn ca tài tử Nam Bộ
- Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại
Trương Nguyễn
12. Làm thế nào để ngành sân khấu dân
tộc có tác phẩm hay
GS. Hoàng Chương
15. Sự im lặng - quy ước của tình yêu
không lời giữa Võ Hồng Anh với người
cha Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Nguyễn Minh Hoàng
19. Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào
- cầu nối tình hữu nghị Việt - Lào
Nguyễn Gia Lâm
HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT
23. Chuyện Nguyễn Huệ thu phục Võ
Văn Dũng
Hà Bình
25. Phùng Khắc Khoan hóa Trạng, hóa
Thần Nông… chỉ bởi quá tài
Châu Giang
28. Chuyện tình Chủ tịch Quốc hội Lê
Quang Đạo
Trương Nguyễn Hà Bình
32. Nhạc sĩ Trần Hoàn vị Bộ trưởng có
công xây dựng văn hóa dân tộc
Trung Thu
TỪ TRONG DI SẢN
34. Đọi Sơn - Núi thiêng đất Việt
TS. Nguyễn Minh San
38. Bắc Ninh - Tỉnh có nhiều Hiệu trưởng
Quốc Tử Giám
Nguyễn Thuỳ Linh
41. Một số kỷ niệm của đoàn ca múa
quân đội với Bác Hồ
Khắc Tuế
45. Ngã ba Đồng Lộc - Đài hoa bất tử
Lý Nhân

DIỄN ĐÀN
49. Bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc
dân tộc trong cuộc sống hôm nay
PGS.TS Lê Văn Toàn
52. Hát Chầu văn - Hướng tới là di sản
Văn hoá thế giới
Nguyễn Thu Hiền
55. Hoạt động âm nhạc ở TP Hồ Chí
Minh - thực trạng và giải pháp
TS. Văn Minh Hương
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
58. Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng
không sân bay Tân Sơn Nhất SASCO
khi những dòng sông đổ về biển lớn
PV
60. Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Trung tâm Thẻ - Cam kết giữ vững
danh hiệu “top” đầu
Bùi Thọ
62. Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt
Nam - Hướng đến sự phát triển kinh tế
bền vững
Mộng Huệ
DOANH NHÂN TÂM - TÀI
64. Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh
Hòa - Không chỉ là một doanh nhân giỏi
Trần Thu
66. Tổng Cty xây dựng công trình giao
thông 1 - Chuyện về một nhà quản lý
xuất sắc
Thế Điệp
68. Công ty CP Khoáng sản Quảng Trị Sự chủ động làm nên thành tích của một
doanh nhân
Thế Điệp
70. Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng
hải miền Bắc - Chuyện về một doanh
nhân xuất sắc
Trúc Lam
THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU TỪ GÓC
NHÌN VĂN HÓA
72.Trường Đại học Sao Đỏ - Chất lượng
đào tạo khẳng định thương hiệu
Quang Hòa
ĐỜI SỐNG QUANH TA
74. Hình tượng ghe, xuồng trong văn hóa
dân gian miền Tây Nam Bộ
Phạm Tấn Thiên
BAN TỔ CHỨC CÁC GIẢI THƯỞNG ASEAN

VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG ỦNG HỘ
CÁC QUỸ TỪ THIỆN CỦA NƯỚC BẠN LÀO
TIẾN TỚI HỘI THẢO
“PHẠM VĂN ĐỒNG
VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC”
Hội thảo do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm
Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức
tại Quảng Ngãi nhân Kỷ niệm 108 năm sinh của Cố Thủ tướng Phạm
Văn Đồng (1/3/1906 - 1/3/2014)
l VĂN

• “Là một người học trò xuất sắc và gần gũi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời chuẩn bị thành lập
Đảng, sống và chiến đấu bên cạnh Bác trong 30
năm từ năm 1940 đến năm 1969, suốt đời học tập,
nghiên cứu và thực hiện từ tưởng, phong cách và
đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí đã trở thành nhà lãnh
đạo có uy tín lớn, được Đảng, nhân dân ta và bạn bè
trên thế giới tin yêu, kính trọng.
Suốt 41 năm là ủy viên Trung ương Đảng, 35 năm
là ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính
phủ, 10 năm là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương,
đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà lý luận chính trị và
văn hóa xuất sắc, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có tầm
nhìn chiến lược, tư duy luôn luôn năng động, tình
cảm luôn luôn chan hòa với nhân dân, nhạy cảm,
thấu hiểu được nguyện vọng của đồng bào. Nhờ vậy,
đồng chí có nhiều đóng góp lớn trong việc hoạch

4

HIẾN

định, làm thấu suốt và chỉ đạo thực hiện đường lối
của cách mạng Việt Nam suốt bảy thập kỷ qua...
Đồng chí là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, luôn
luôn quan tâm sâu sắc đến văn hóa và liên tục sáng
tạo văn hóa, nhấn mạnh văn hóa là đổi mới, đổi mới
là văn hóa, luôn luôn coi trọng phát huy vai trò động
lực của văn hóa đối với kinh tế và xã hội, có nhiều
ý tưởng sáng tạo chỉ đạo các mặt hoạt động văn
hóa, đối thoại thân tình và giúp đỡ thiết thực các nhà
khoa học, các văn nghệ sĩ; bản thân mình có nhiều
tác phẩm văn hóa nổi tiếng với một văn phong trong
sáng, mẫu mực” (Lời điếu của BCH Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam)
• “Nói đến Phạm Văn Đồng là nói đến đạo đức
của Anh: giản dị, liêm khiết, thanh bạch, yêu thương
cán bộ. Cho đến trước khi mất, điều Anh lo nhất là
hiện tượng thoái hóa trong Đảng. Nhiều khi Anh đã
kêu lên: “Sao đảng viên bây giờ nhiều người hỏng
thế” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
• “Về văn hóa, đồng chí trực tiếp chỉ đạo việc
xây dựng và đổi mới tổ chức và hoạt động của các
ngành giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật, y tế,
thể dục thể thao,...Những bài nói, bài viết và những
buổi nói chuyện của đồng chí về các lĩnh vực nói
trên toát ra những sự hiểu biết hoàn chỉnh về nền
văn hóa của Việt Nam vừa phát huy truyền thống
của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân
loại” (Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam).

• “Chính cuộc đời của đồng chí Phạm Văn Đồng
là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính và
chủ nghĩa nhân văn cao cả. Đồng chí là nhà văn hóa
lỗi lạc của dân tộc” (Trần Đức Lương - nguyên Chủ
tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)
•... “Anh rất say sưa, trăn trở, trăn trở đến cuối
đời, về hoạt động văn hóa - giáo dục; luôn quan tâm
đến đời sống của dân và đạo đức, phẩm chất của
cán bộ. Anh am tường về văn học, lịch sử, lại rất chịu
nghe, nhất là trước những vấn đề thực tế đặt ra. Anh
trọng trí thức, hiền tài mà không sách vở, giáo điều”
(Phan Văn Khải - nguyên Thủ tướng Chính phủ). n

PHẠM VĂN ĐỒNG
VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC
• “Dù làm quân sự hay ngoại giao

mà dây cà, dây muống. Nhân dân lao
cũng phải tìm hiểu về văn học nghệ động ta ít có thời gian, nên đọc dài mà
thuật” (Phạm Văn Đồng)
gặp văn không hay dễ bỏ. Nghệ thuật
• “Một tác phẩm hay phải có nội dung biểu diễn cũng vậy, chớ tham kéo dài
thời gian, phải biết kết thúc khi khán
100%, nghệ thuật 100%”
giả còn luyến tiếc. Nghệ thuật hay ở
(Phạm Văn Đồng)
chỗ là phải biết dừng đúng lúc” (Phạm
• “Mỗi nhà văn nên lượng sức mình Văn Đồng”.
để viết. Chớ tham viết dài, viết lấy được.
• “Với tầm nhìn bao quát, phải thấy
Viết ngắn mà hay còn hơn viết dài mà
dở. Truyện ngắn của ta rất hay, nhiều văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa,
truyện có thể sánh với các truyện ngắn như vậy hai là một và một thành hai....
hay trên thế giới. Viết ngắn mà gói được Đổi mới phải bắt nguồn và bắt rễ từ
ý tưởng lớn, sâu sắc hơn là viết dài mảnh đất văn hóa” (Phạm Văn Đồng)

5
LỄ THỤ PHONG
QUÂN HÀM ĐẠI TƯỚNG
CHO TỔNG CHỈ HUY QUÂN ĐỘI

VÕ NGUYÊN GIÁP
l VĂN

HIẾN

L.T.S. Ngày 20/1/1948, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh phong chức Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội Võ Nguyên
Giáp. Hơn 4 tháng sau, ngày 28/5 /1948, lễ thụ phong đã được tổ chức trọng thể tại chiến khu Việt Bắc. Nhân kỷ
niệm 100 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn hiến Việt Nam xin đăng lại bài tường thuật buổi lễ giản dị
nhưng trọng thể và trang nghiêm này do Cụ Bộ trưởng Lê Văn Hiến - một thành viên Chính phủ trực tiếp dự lễ ghi
lại đăng trong tập “Nhật ký của một Bộ trưởng” do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1995.
An toàn khu ngày 28/5/1948
Hôm nay cũng là ngày lịch sử, vì là ngày thụ
phong chức Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp. Đáng lẽ
cử hành sáng hôm nay nhưng mưa to quá, suối đầy
nước lội qua không được. Vả lại Hội đồng Chính phủ
vẫn chưa hết chương trình, phải để lại buổi chiều.
Cả buổi sáng, Hội đồng giải quyết các vấn đề lặt
vặt ở các Bộ không có gì quan trọng lắm. 12 giờ trưa
xong, trời cũng bắt đầu tạnh mưa. Ăn xong, nghỉ một
chốc, đến một giờ đi đến địa điểm làm lễ thụ phong.
Trong một căn nhà dựng bên cạnh suối nước lớn,
dựa một bên núi, cây cối chen phủ kín, ở ngoài trông
vào rất khó thấy mà máy bay cũng khó lòng lục lạo.
Một phòng trưng bày đặc biệt. Có bàn thờ Tổ quốc,

6

chung quanh băng đỏ ghi các khẩu hiệu: “Trường kỳ
kháng chiến nhất định thắng lợi”, “Thống nhất độc
lập nhất định thành công”…Sự trưng bày rất đơn giản
mà trang nghiêm.
Đến giờ làm lễ, Hồ Chủ tịch và Cụ Trưởng ban
Thường trực Quốc hội lên đứng hai bên bàn thờ, toàn
thể nhân viên Chính phủ đứng sắp hàng trước bàn
thờ. Hồ Chủ tịch tay cầm Sắc lệnh gọi Võ Nguyên
Giáp lên trước bàn thờ, rồi Cụ nín lặng, sụt sùi rơi
nước mắt mà không nói được tiếng gì. Một phút vô
cùng cảm động, có lẽ trong chúng mình không ai
nhìn thấy ai, nhưng mỗi người đều rớm nước mắt.
Giây lâu, Hồ Chủ tịch mới cất được tiếng mà tuyên
bố: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Câu đối viếng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú
điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân
phó thác cho”. Võ Nguyên Giáp nhận Sắc lệnh. Cụ
Trưởng ban Thường trực nhân danh Quốc hội tuyên
bố mấy lời. Ông Phan Anh thay mặt Chính phủ nói
mấy câu chúc mừng. Cuối cùng Tạ Quang Bửu, Bộ
trưởng Quốc Phòng nhân danh bộ đội, tỏ lời mừng
của toàn thể bộ đội và nêu cao tinh thần phấn đấu
anh dũng dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp. Sau cùng, Võ Nguyên Giáp đứng lên cảm ơn
Hồ Chủ tịch, Quốc hội và Chính phủ, và tuyên bố
sẽ tiếp tục nỗ lực làm tròn nhiệm vụ để đem lại độc
lập và thống nhất cho đất nước. Tuyên bố xong, Võ
Nguyên Giáp lần lượt bắt tay tất cả mọi người. Rồi
Hồ Chủ tịch tuyên bố bế mạc cuộc lễ.
Sau khi hết lễ, ai nấy ngồi xung quanh Hồ Chủ
tịch và nghe Cụ nói sự xúc cảm của Cụ trong buổi
lễ. Trước những ngày lễ có tính cách long trọng, Cụ
không thể nào không nhớ đến các tiên liệt, các bạn
đồng chí đã từ bao năm chiến đấu cho đất nước,
chịu bao nỗi gian lao khổ sở, kẻ hy sinh đầu này,
người hy sinh chỗ nọ, nhờ những hy sinh dũng cảm
ấy nên mới có ngày nay. Mỗi lần nhớ đến các bạn ấy
là Cụ cầm lòng không đặng. Cụ xin lỗi anh em.
Chúng mình nghe Cụ nhắc lại những ngày trong
trường chiến đấu, trải qua những giai đoạn gian lao,
cũng cảm thấy xúc động trong người khi nhớ đến
các bạn ngày nay đã khuất bóng.
Toàn thể nhân viên Chính phủ ra chụp ảnh kỷ
niệm”.n

Tài

Đức

lẫy

rạng

thao

lược

lừng
thế

giới

nhân
văn
rỡ

non

sông

Đặng Minh Phương

7
Huế

20 năm

DI SẢN
VĂN HÓA NHÂN LOẠI
l

HOÀNG LINH

Ảnh SGpt

N

ằm giữa miền Trung Việt Nam, Huế trong một
thời gian dài là Kinh đô của triều Nguyễn - triều
đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, có sông
Hương ru vỗ du dương, bao bọc bởi những đồi cây xanh
tốt, trang trí thêm bằng những vườn tược sum suê, có
những dòng kênh bao quanh như chạm khắc, thêu ren,
thành phố Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị.
Xứ Huế có sắc thái riêng trong thiên nhiên Việt Nam đa
dạng mà thống nhất. (Dĩ nhiên, từ đó) Xứ Huế có sắc
thái riêng trong văn hóa Việt Nam đa dạng mà thống
nhất. Vùng văn hóa Huế (Thừa Thiên - Huế) được phân
lập trong những vùng văn hóa Việt Nam khác, như vùng
văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Tây
Nguyên, Nam Bộ,…với những sắc riêng mà, muôn một
(của) văn hóa hữu thể của vùng văn hóa Huế ấy là
di tích cố đô Huế đã được Ủy ban Di sản thế giới của

8

UNESCO quyết định công nhận là Di sản Văn hóa của
nhân loại vào ngày 11/12/1993, cách đây vừa tròn 20
năm. Quyết định đó của UNESCO chính là bản tuyên
ngôn về sự khẳng định và tôn vinh của thế giới đối với
văn hóa Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền
thống văn hiến 4.000 năm của dân tộc và nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó cũng là sự
khẳng định từ đây, Di tích cố đô Huế sẽ là tài sản chung
của nhân loại, nằm trong vòng tay chăm sóc không chỉ
của người dân Huế, không chỉ của người dân Việt Nam,
mà của cả thế giới.
Còn nhớ, với sức tàn phá của thời gian dòng dã hơn
300 năm ở trong vùng gió mùa này, cùng với sự phá hoại
của một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch
sử, kinh thành Huế, ở trong thành nội cũng như trong Tử
Cấm Thành, hầu hết những cung điện đã bị cháy trụi
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
hoặc hư hỏng nhiều. Không ít những giá trị vật thể và phi
vật thể trong kho tàng văn hóa và thiên nhiên đẹp đẽ lạ
thường của thành phố Huế đã bị chiến tranh, bom đạn,
sự ly tán, cuộc mưu sinh, gió mưa… lấy đi. Những di tích
may mắn còn sót lại thì, mưa gió làm mòn phai những
mẫu hình trang trí, xóa mờ những màu sắc và làm hư nát
những cột kèo, rui xà bằng gỗ, và cây cỏ xâm lấn dần
vườn cảnh và hồ nước. Trước cảnh hoang tàn của kinh
thành Huế, không chỉ trong mỗi tâm hồn người Huế - dù
kẻ ở hay người đi - trong mỗi tâm hồn Việt Nam dù đến
Huế một lần hay chưa từng đến Huế, đều không khỏi xót
xa về những gì còn - mất trên kinh đô nhỏ bé này. Nhưng
chỉ sau 20 năm Huế là Di sản văn hóa nhân loại, được
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ ngày
càng có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự
nỗ lực thực hiện các chương trình hành động với sự tham
gia đông đảo, đồng bộ của các ngành, các lực lượng của
nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, công cuộc bảo tồn và
phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế đã có chuyển biến
mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Nhiều di tích bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chiến tranh
và thiên tai, bão lũ và cả sự vô cảm của con người trước
đó, đã được khôi phục. Một số công trình kiến trúc có giá
trị tiêu biểu đã được trùng tu. Di sản văn hóa phi vật thể
từng bước được phục hồi; cảnh quan thiên nhiên ngày
càng được quan tâm giữ gìn, bảo vệ. UNESCO đã nhất
trí đánh giá, quần thể di tích cố đô Huế đã vượt qua cơn
hiểm nghèo và đang từng bước được hồi sinh. Những
giá trị và tinh hoa hương sắc tưởng chừng bị mai một đã
dần dần sống lại trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp
nghĩ và việc làm hàng ngày của người dân cố đô Huế.
Từ đó đã khôi phục lại diện mạo ban đầu và nâng lên
một tầm cao mới giá trị văn hóa hữu thể và văn hóa phi
vật thể của kinh đô của triều đại cuối cùng lịch sử phong
kiến Việt Nam, tạo nên tiềm năng to lớn cho sự nghiệp
phát triển văn hóa và du lịch, góp phần mở rộng giao lưu
và hội nhập vào đời sống văn hóa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, với văn hóa nhân loại.
Sau 20 năm là Di sản văn hóa nhân loại, có thể
khẳng định Huế đã được cứu vãn. Huế đã thực sự sống
lại tràn đầy trong từng mạch vôi vữa, giữa những nền
móng, trên mỗi viên ngói chịu nhiều mưa gió. Huế đã
thực sự có được lòng tin cậy và sự giúp đỡ kịp thời rất
quý báu của những người yêu Huế để tự bảo tồn và phát
triển.
Từ sự xót xa, nay Huế đã trở thành niềm tự hào trong
mỗi tâm hồn không chỉ của riêng người Huế, mà là của
cả dân tộc Việt Nam. Hơn mọi thời kỳ trong lịch sử, Huế

đã được đón tiếp rất nhiều sứ giả của nhân loại đến
chiêm ngưỡng và hợp tác và làm việc. Tự hào hơn, kiêu
hãnh hơn, trong 20 năm qua, thông qua Di sản Văn hóa
Huế, văn hóa Việt Nam đã vượt qua biên độ của không
gian, tỏa sáng và hội nhập với các nền văn minh lâu
đời của thế giới. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
cảm nhận và tin tưởng: “Tôi tin rằng cùng với thời gian,
cái nhìn của chúng ta với quần thể kiến trúc cung đình
Huế, chung hơn, với thành phố Huế sẽ không ngừng
biến đổi. Một ngày nào đó cung điện và lăng tẩm là biểu
tượng của quyền uy, lại một lần nào đó là biểu tượng
của hoài niệm, tâm linh, và bây giờ là sự thanh lọc của
ngày tháng, cả Kinh Thành trở lại vẹn nguyên trong thế
giới của văn hóa, mới mẻ trong từng nếp rêu dĩ vãng….
Thành phố của những con người với chất giọng riêng
biệt ấy, với màu áo quyến rũ ấy, với tiếng hát dìu dặt
ngưng đọng ấy, với vị cay và vị ngọt ấy, với chuông chiều
thu không tĩnh lặng ấy… phải chăng sẽ còn mãi trong tình
yêu của chúng ta?...Bây giờ thì tôi có thể nói thực sự vui
mừng về lòng tự trọng và những cố gắng không mệt mỏi
của Thừa Thiên - Huế đã giữ gìn cho đất nước một kinh
thành từng được dựng lên bằng tiền của, mồ hôi, xương
máu của cả một quốc gia ở thời đại thịnh của nó. Những
nỗ lực chỉ có thể liên tưởng bằng các chuyện thần thoại,
trong đó các nhà quản lý, các kỹ sư, thợ xây dựng của
chúng ta phải ngày đêm giành giật từ tay Thần Gió,
Thần Sấm, Thần Mưa từng công trình kiến trúc, từng
hàng cây cổ thụ, khôi phục từng chút vẻ đẹp vốn có của
nó, giúp nó vượt qua cơn lũ của sự quên lãng, đưa nó trả
lại với con người. Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm
Các, Thế Miếu, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng… được
tu sửa từng phần và vẻ đẹp rạng rỡ của non sông xưa
như tìm thấy lại”.
So với thời gian phía trước, 20 năm qua, kể từ ngày
UNESCO công nhận quần thể kiến trúc Huế là Di sản
văn hóa nhân loại, là vô cùng ít ỏi. Dẫu vậy, Huế cũng
đã chứng minh cho thế giới thấy tầm vóc một di sản văn
hóa, chứng minh khả năng giữ gìn di sản của người Huế,
của người Việt Nam và, của nhân loại.
Hai mươi năm qua, công việc mới là bắt đầu, nhưng
đã cho tôi, cho bạn, cho chúng ta - những người yêu
Huế một niềm tin Huế sẽ hài hòa tuyệt diệu trong phong
cảnh diệu huyền của núi Ngự Bình và dòng sông Hương,
sẽ muôn đời Đẹp và Thơ.
Bởi, Huế là một bộ phận không thể tách rời của di
sản văn hóa loài người, luôn được chúng ta bảo vệ, giữ
gìn bằng Tâm/huyết và Khoa học cho những thế hệ
tương lai.n

9
Ngày 04/12/2013, một tin vui
đến với người dân Nam Bộ nói
riêng, nhân dân Việt Nam nói
chung, Nghệ thuật đàn/đờn ca
tài tử Nam Bộ đã được UNESCO
chính thức công nhận là Di sản
Văn hóa phi vật thể nhân loại.
Đây là Di sản Văn hóa thế giới
đầu tiên trên mảnh đất Nam
Bộ và là Di sản Văn hoá phi vật
thể thứ 8 của Việt Nam được
UNESCO công nhận.

NGHỆ THUẬT

ĐÀN/ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NHÂN LOẠI

N

ghệ thuật đờn/đàn ca tài tử Nam Bộ là loại
hình nghệ thuật dân gian, ra đời vào thế kỷ
XIX ở Nam Bộ - Việt Nam, trên cơ sở kết
hợp giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc bác học (cụ
thể là nhã nhạc miền Phú Xuân - Thuận Hóa và ca
Huế) ở những loại bản lớn như Nam, Oán, Ngự. Đàn/
đờn ca tài tử được người dân Nam Bộ ưa thích, hâm
mộ, dần dần phát triển hoàn thiện và trở thành một
loại hình sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật phổ biến vào
thập niên 1930.
Môi sinh /không gian văn hóa ra đời và nuôi dưỡng
nghệ thuật đàn/đờn ca tài tử là vùng đất Nam Bộ - cụ
thể hơn là miền đồng bằng sông Cửu Long. Trước
khi người Việt vào khai phá vùng đất này, nơi đây đã
chịu những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, những trận
đại hồng thủy đã tiêu hủy, vùi lấp tất cả những gì mà
con người đã mất bao sức lực dựng xây nên. Song,
dưới cái vẻ hoang tàn/hoang vu ấy, ẩn chứa một cơ
tầng văn hóa Khơmer cổ. Với những lưu dân người
Việt, vùng đất Nam Bộ là vùng “đất mới” (tất nhiên,
“mới” đây là tương đối mới so với Đất Tổ Bắc Bộ “quê
hương buổi đầu của người Việt” (Phạm Văn Đồng),
cũng tương đối mới so với mảnh đất miền Trung Bộ.

10

l TRƯƠNG

NGUYỄN

Các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến mở cõi qua
nhiều đợt di dân (có tổ chức và tự do), đã tới khai phá
và định cư lại ở vùng đất “chín Rồng” màu mỡ. Người
đến/ở đâu, văn hóa sinh ra/nảy nở ở đó. “Từ độ mang
gươm đi mở cõi” (thơ Huỳnh Văn Nghệ), truyền thống
văn hóa của vùng đất cha ông cũng theo chân người
Việt vô đây, tiếp tục phát triển trong môi cảnh mới, đã
tạo nên những nét văn hóa đặc sắc, khác lạ với văn
hóa nơi quê cha đất tổ. Như các loại hình nghệ thuật
khác, âm nhạc của người dân Nam Bộ cũng phát
triển, với nhiều loại hình mới, trong đó có đờn ca tài tử
trên cơ sở của nền văn hóa ấy, làm cho sinh hoạt ca
hát của cư dân Nam Bộ rất phong phú, đa dạng.
Đờn ca tài tử xuất hiện đầu tiên từ / trong các lễ
hội dân gian ở các làng xã vùng đất Gia Định. Trên
cơ sở ba điệu thức Oán, Bắc và Nam, dân gian hay
nói đúng hơn là những tài tử ,vùng đất Chín Rồng đã
sáng tạo một số “lòng bản” / cốt cách theo những mô
thức nhất định, tạo nên “mầu” âm nhạc tài tử riêng,
với 3 loại “hơi” là: hơi Nam tôn nghiêm, tự tin, nhẹ
nhàng; hơi Bắc vui tươi, khỏe khoắn, rộn ràng; hơi
Oán tỏ nỗi đau đớn, oán hờn, thường được dùng đặc
tả nỗi thống khổ của người bạc phước, số kiếp bẽ
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

bàng, hoặc số phận người dân mất nước, sống mà
như đã chết. Cái “mầu” âm nhạc ấy của đờn ca tài tử
phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long - một vùng
đất rộng, hệ thống sông rạch chằng chịt, người thưa,
phương tiện di chuyển đi lại chủ yếu là ghe thuyền,
làm ăn thuận lợi, mau khá, lúa gạo dư thừa, nảy sinh
dân thương hồ (buôn bán bằng xuồng ghe) và đạo đi
buôn. Theo GS. Trần Quốc Vượng, Nam Bộ “đất rộng
rãi, nông phóng khoáng, cá đầm đìa, nhà không rào,
làng không lũy, thương hồ phiêu lãng” đã tạo nên “cá
tính miền Nam” là chất phóng khoáng, hiếu khách,
nặng nghĩa. Sinh hoạt đờn ca tài tử hoàn toàn tự phát
trên cơ sở tự nguyện (tài tử), không phải bận tâm
chuyện trang trí phông màn, sân khấu, không cần
hóa trang cầu kì, cũng không giới hạn số lượng người
tham gia tiết mục. Các tài tử đều rất nhiệt tình, vui vẻ.
Người chơi - các tài tử không ai đặt vấn đề “bồi dưỡng”
bao giờ. Cuộc chơi có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất
cứ nơi đâu, thường thì bắt đầu lúc trời vừa sụp tối sau
một ngày lao động mệt nhọc, có khi mê say kéo dài
thâu đêm suốt sáng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù
với không khí nhộn nhịp của những buổi họp mặt, cưới
hỏi, giỗ chạp diễn ra tại tư gia một nhà hàng xóm, hay
những đêm trăng thanh gió mát, thậm chí một đêm
tối trời tĩnh lặng, đều có thể làm các tài tử bất chợt nổi
hứng, trải đệm ngoài sân nhà, sân lúa, ngồi xếp bằng
tròn… đờn/đàn và cất lên lời ca đầy tâm sự, chất / chan
chứa nỗi lòng, nỗi niềm.
Nhạc cụ /đờn/đàn sử dụng trong âm nhạc tài tử,
cũng phát triển qua thời gian. Ban đầu, ban cổ nhạc
tài tử chỉ có đàn kìm (đàn nguyệt), đàn cò (nhị), độc
huyền cầm (đàn bầu), đàn tranh (đàn thập lục), tiêu
(sáo trúc), đàn tỳ bà, một số nhạc cụ bộ gõ như trống
nhỏ, nhiều loại cồng nhỏ, chuông, chuôm chọe nhỏ.
Sau khi văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta,
dàn nhạc tài tử Nam Bộ bổ sung thêm đàn violon,
ghita phím lõm. Đặc biệt là ghita phím lõm, một sáng
tạo độc đáo, trên cơ sở đàn ghita du nhập từ phương
Tây vào.

Cùng với thời gian, nghệ thuật đờn/đàn ca tài tử
thoát khỏi các lễ hội, kết hợp với dân ca Nam Bộ để
phát triển toàn diện vào thập niên 1930, làm ra đời
một loại hình /binh chủng nghệ thuật mới để trình diễn
với quần chúng trên sân khấu vào đầu thế kỷ XX nghệ thuật Cải lương mang đậm đặc “cá tính miền
Nam” mà lại có sức lan tỏa ra cả nước về sau. Nghệ
thuật Cải lương trên cơ sở kế thừa và phát triển đờn/
đàn ca tài tử đủ sức phục vụ cho một sân khấu trữ
tình hỷ, nộ, ái, ố. Thêm vào đấy là sự tiếp thu những
đặc tính của dân ca Nam Bộ (giai điệu vừa là nhạc kể
chuyện (hát nói), vừa là nhạc đối đáp), đã tạo cho âm
nhạc Cải lương ngoài chất trữ tình, còn có chất tự sự.
Điều này đã làm nên đặc trưng nghệ thuật của sân
khấu cải lương: đó là tính tự sự - trữ tình.
Với Nghệ thuật đờn/đàn ca tài tử Nam Bộ, Không
gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc
cung đình Huế, Lễ hội Thánh Gióng, Ca trù, Dân ca
quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương được vinh danh là Di sản Văn
hóa phi vật thể của nhân loại, đã làm cho đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân ba miền Bắc - Trung
- Nam nước ta phong phú và khởi sắc. Song, cũng
như các Di sản văn hóa nhân loại khác đã được vinh
danh ở nước ta trước đó, việc bảo tồn và phát huy giá
trị của Nghệ thuật đờn/đàn ca tài tử Nam Bộ đang cần
sự chung tay của nhà quản lý và những người làm
nghệ thuật tài năng, tâm huyết, có Tâm, đặc biệt là
của người dân Nam Bộ - chủ nhân sáng tạo nên loại
hình nghệ thuật đặc biệt này. n

11
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Làm thế nào

ĐỂ NGÀNH SÂN KHẤU DÂN TỘC
CÓ TÁC PHẨM HAY

C

uối tháng 11 năm 2013 để tiếp tục tổng kết
15 năm thực hiện Nghị quyết - Hội nghị lần
thứ V của BCH Trung ương Đảng Khóa VIII
về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, Hội đồng lý luận VHNT Trung ương
tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Phấn đấu sáng
tạo tác phẩm văn học nghệ thuật cao - thực trạng và
giải pháp.
Đây là vấn đề không có gì mới nếu không nói là rất
cũ: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nhưng có điều, biết rồi,
và nói mãi mà vẫn không chuyển biến, hoặc chuyển
biến rất chậm, vì vậy mà các cơ quan quản lý, lãnh
đạo VHNT nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc nói trên là
vô cùng cần thiết. Sở dĩ vậy, bởi sức ỳ của nền VHNT
Việt Nam đang thể hiện quá rõ qua các liên hoan,
hội diễn và qua hội thảo khoa học các chuyên ngành

12

l

GS. HOÀNG CHƯƠNG

nghệ thuật (* ) Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong ngành sân
khấu và đi sâu hơn vào các loại hình nghệ thuật, sân
khấu, dân tộc, lãnh địa mà tôi đang hoạt động và tiếp
cận được nhiều hơn.
Thử nhìn lại trong một thập kỷ qua, trên các sân
khấu, các loại hình tuồng, chèo, cải lương và dân ca
kịch như Bài chòi, ca Huế, Ví dặm Nghệ Tĩnh, có rất ít
vở diễn hay, thể hiện rõ nhất ở các liên hoan hội diễn
sân khấu chuyên nghiệp cứ 3 năm một lần. Trong các
cuộc đua tài đó, hầu hết các nhà hát, đoàn nghệ thuật
rất vất vả trong việc đi tìm kiếm kịch bản hay, mặc
dù đội ngũ viết kịch ở nước ta đang tồn tại khá đông,
nhưng người viết cho sân khấu, nhất là sân khấu dân
tộc thì rất ít. Vì vậy mới có hiện tượng một tác giả như
Trần Đình Ngôn đã có tới 6 vở tham gia hội thi chèo
tại Hải Phòng cuối tháng 10 năm 2013, hoặc nhà viết
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Cảnh trong vở Tuồng Sơn Hậu - Nhà hát Tuồng Việt Nam. Ảnh Internet

kịch Nguyễn Đăng Chương cũng có tới ba, bốn vở
tham gia trong các hội diễn năm 2013.
Về đạo diễn, cũng có hiện tượng tương tự, có người
dựng tới ba, bốn vở trong một hội diễn. Như vậy làm sao
đủ thời gian vật chất đầu tư cho những đứa con tinh thần
của mình được tròn trặn, khôi ngô, cụ thể là tác phẩm
của mình có giá trị nghệ thuật cao. Tôi đã từng chứng
kiến hai nhà văn tên tuổi Thanh Nha và Thế Lữ khi cùng
viết vở dân ca kịch “Tiếng sấm Tây Nguyên” năm 1960
chỉ một lớp cho nhân vật Tống Lang chết mà hai ông
phải trao đổi suốt một đêm dài mới xử lý nổi. Cũng gần
như vậy, khi tôi dựng vở tuồng “Quang Trung đại phá
quân Thanh” cho Nhà hát Tuồng Đào Tấn (Nghĩa Bình)
tác giả Trúc Đường phải vào nằm ở TP Quy Nhơn một
tháng trời để chữa kịch bản tại chỗ, nhờ vậy mới có một
vở tuồng hay được Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (đầu
năm 1980) xem và đánh giá cao. Tổng bí thư Lê Duẩn
và Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem xong còn gặp tác
giả và đạo diễn để trao đổi để cho vở Tuồng tiếp tục
hoàn thiện thành một tác phẩm hay.
Trong lịch sử sân khấu thế giới, những nhà viết kịch
được tôn vinh, chỉ có năm, mười vở thôi, như trường
hợp L.Cargrale (Rumani) đã được UNESCO công nhận
là Danh nhân văn hóa thế giới. Việt Nam đã dịch và
đã diễn vở “Đêm giông tố” của Caragrale. Ngay cả
Sếchxpia vĩ đại của nước Anh cũng không có quá mười
kịch bản, nhưng hầu hết là tác phẩm hay, là kịch bản để
đời, kịch sống mãi với thời gian. Ở Việt Nam ta trước đây
cũng vậy, như trường hợp Đào Tấn, Nguyễn Diêu, Trần
Hữu Trang… mỗi ông để lại cho đời 5, 10 tác phẩm hay
là quá đủ để cho người đời chiêm ngưỡng.
Ngày nay, có lẽ do tác động của cơ chế thị trường
mà ngành sân khấu quan tâm đến số lượng, chạy theo
số lượng hơn là chất lượng cao. Thậm chí có những vở
tuồng được coi là Kiệt tác nhưng đâu đó đưa lên sân

khấu trở thành vở diễn tầm thường.
Hiện tượng “chạy sô” lấy lượng thay chất, và hiện
tượng lặp lại mình khá phổ biến trong một số tác giả và
tác phẩm sân khấu chuyên nghiệp trong thời gian qua
rất rõ. Nhiều tác giả, đạo diễn đã liệt kê thành tích tới
hàng trăm tác phẩm nhưng rất ít tác phẩm ghi được dấu
ấn trong ký ức người xem.
Hàng chục trại sáng tác đã mở ra, nhưng gặt hái
thành quả chẳng được bao nhiêu. Kịch bản hay không
có, hoặc rất ít, buộc các nhà hát, các đoàn sân khấu
phải lấy cũ làm mới, nhưng thường vở cũ làm mới lại
không bằng vở cũ, bởi việc đầu tư tiền bạc, chất xám
và thời gian cần thiết không bằng ngày xưa. Ngày xưa
đời sống vật chất thì rất thấp, nhưng tinh thần lao động
sáng tạo lại rất cao, vở dàn dựng, phải tập luyện hai, ba
tháng trời là chuyện bình thường. Còn bây giờ thì… vài
tuần lễ là xong một tác phẩm. Vì vậy mà sự sơ lược,
sống sượng là chuyện dễ xảy ra.
Là người từng ngồi làm giám khảo hội diễn, hội thi
sân khấu dân tộc, tôi có cảm giác, các giám đốc, trưởng
đoàn sân khấu trong cả nước hiện nay đều có chung
mục tiêu là đầu tư cho nghệ sĩ trẻ để giành được huy
chương vàng, bạc hơn là đầu tư cho vở diễn hay. Vì có
huy chương mới có danh hiệu NSUT, NSND và nghệ sĩ
có danh hiệu rồi mới chịu gắn bó với đơn vị, không thì
bỏ nghề, bỏ nhà hát.
Điều này thấy rất rõ ở hội thi tuồng và dân ca kịch
tại TP Tam Kỳ Quảng Nam năm 2013. Suốt tám ngày
đêm mà không tìm ra được một vở tuồng hay để trao
Huy chương Vàng. Đến như Nhà hát Đào Tấn - một
anh cả đỏ trong làng tuồng Việt Nam, mà phải trắng tay
mang thất bại trở về “chịu tội” trước anh linh vị hậu tổ
của mình là Đào Tấn! Vì sao dẫn đến thảm họa này?
Theo chúng tôi được biết thì lãnh đạo Nhà hát này, từ
tác giả đến đạo diễn chưa đầu tư đúng mức cho kịch
bản Đêm phương Nam - kịch bản văn học chưa thật
hoàn chỉnh, lại thêm đạo diễn dàn dựng đã lệch chủ
đề tư tưởng của tác phẩm, biến nhân vật anh hùng
dân tộc Quang Trung thành con người “ủy mị” thương
dân phương Nam mà cứ đầm đìa nước mắt và biến Nữ
tướng Bùi Thị Xuân thành một “cán bộ dân vận”… Hành
động của những nhân vật anh hùng, võ tướng như vậy
thì làm sao đánh bại được 5 vạn quân Xiêm hùng mạnh
và giải phóng được miền đất phương Nam trong cuối
TK 18? Muốn xây dựng một công trình nghệ thuật, một
tác phẩm nghệ thuật lớn không thể bỏ qua yếu tố tri
thức, tài năng. Xem thường yếu tố này sẽ chuốc lấy
thất bại.

13
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
Sáng tác kịch bản sân khấu “là khó nhất trong
các thể loại văn học”, nói như văn hào Macxim Gorki,
nhưng dường như còn rất nhiều người chưa nhận thức
rõ điều đó, mà cứ cho đẻ những đứa con thiếu tháng,
hoặc thiếu những yếu tố cần thiết về tính sân khấu và
tính văn học để cho ra đời, cho xuất hiện trên sân khấu
những tác phẩm tầm thường, đó là nguyên nhân làm
cho khán giả quay lưng với sân khấu. Các đoàn nghệ
thuật vì thiếu kịch bản mà buộc phải dàn dựng những
vở kịch chưa đạt chất lượng cao. Trong khi một vở ca
kịch dân tộc hay là phải đủ các tiêu chí: kịch bản văn
học hay (thơ hay), câu chuyện kịch hấp dẫn với nội
dung phản ánh một hiện thực mà xã hội quan tâm, vở
phải mang ý nghĩa triết luận sâu sắc về trung hiếu, tiết
nghĩa, về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, về
tình yêu con người, như những vở: Hộ sanh đàn, Diễn
võ Đình, Trần Hương Cát… của Đào Tấn, như Ngũ Hổ
Binh Liêu (3 hồi), Hồ Nguyệt Cô hóa cáo của Nguyễn
Diệu, hoặc Đông Lộ địch của Ưng Bình Thúc Gia Thị
hoặc những vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, Xúy Vân
giả dại hoặc những vở Cải lương : Tô Ánh Nguyệt, Đời
Cô Lựu… của Trần Hữu Trang
Câu chuyện kịch trong những vở tuồng, chèo, cải
lương… hay, không chỉ có ý nghĩa giáo dục mà còn phải
được thể hiện ngôn ngữ văn học hay, bằng những câu
thơ hay, thông qua các làn điệu thật hợp lý, thật sâu
sắc, chữ ít, nghĩa nhiều. Ví dụ, câu hát Nam của nhân
vật Kỷ Lan Anh trong tuồng “Hộ sanh đàn” của Đào
Tấn:
“Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay”
Hoặc câu hát Nam của nhân vật Hồ Nguyệt Cô
trong tuồng “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” của Nguyễn
Diêu, thật quá hay:
Đã phủi rồi son phấn một trường
Âu trở lại nước non ngàn dặm
Ngàn dặm thẹn cùng non nước
Gẫm mơ màng thân trước thân sau
Dặm hòe một bước một đau
Nhìn xem cảnh cũ ra màu dở dang
Ôm lòng hổ với phu lang
Ôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây…
Kho tàng tuồng truyền thống vô cùng quý giá mà
chúng ta đang kế thừa là do những bậc thức giả, những
nghệ nhân có tài sáng tác dưới sự chỉ đạo của những
thầy Tuồng. Thầy Tuồng là người am hiểu sâu sắc về
văn học dân gian và văn thơ cổ điển.
Văn thơ trong nghệ thuật truyền thống phải hay,

14

phải thâm thúy, sâu sắc kết hợp với các yếu tố nghệ
thuật khác hoàn thiện từ nội dung đến hình tượng nhân
vật và ca hát… thì mới được coi là tác phẩm hay. Nhưng
ngày nay rất ít người chịu nghiên cứu học tập, tiếp thu
vận dụng kịch bản truyền thống vào sáng tác, và đạo
diễn của mình, nên đa số vở diễn đều non kém về mặt
văn học, xa rời truyền thống về xử lý nghệ thuật theo
phương pháp cách điệu, ước lệ đầy tính khoa học, mặc
dù đạo diễn hiện đại có tìm tòi nhiều hình thức mới,
nhưng cái mới không ăn nhập với cái cũ - truyền thống
nên lại “gieo vừng ra ngô” như Bác Hồ đã cảnh báo.
Đó là một trong những nguyên nhân ít có tác phẩm hay
trên sân khấu truyền thống hiện nay.
Trước thực trạng ngành nghệ thuật sân khấu dân
tộc còn ít tác phẩm hay, tôi xin đề xuất mấy giải pháp
nhỏ dưới đây: Trước hết phải đầu tư cho những nhà
văn, nhà viết kịch có tài năng và tâm huyết có hiểu biết
sâu rộng về nghệ thuật truyền thống sáng tác theo
đơn đặt hàng, theo đề tài, và theo thời gian nhất định.
Như trường hợp mới đây chúng tôi đặt hàng nhà viết
kịch Lê Quý Hiền viết về đề tài văn hóa giao thông.
Bản thảo thứ nhất tuy văn học kịch thì hay nhưng nội
dung chưa trúng về văn hóa giao thông, kịch tính chưa
cao, tính hấp dẫn còn hạn chế nên chúng tôi từ chối
và đề nghị nhà viết kịch viết lại vở khác theo gợi ý
nội dung của chúng tôi. Kết quả kịch bản thứ hai lấy
tên là “Đoạn cuối của một cuộc tình” đạt yêu cầu và
được Đạo diễn NSND Lê Hùng nhận dàn dựng cho
Đoàn kịch Hải Phòng rất thành công. Vở diễn được
UBATGTQG chấp nhận, được khán giả hoan nghênh
và các đài truyền hình VTV1, ANTV, TTXTV, VOV đã
ghi hình và phát trong những ngày cuối tháng 11 năm
2013.
Như vậy, muốn có tác phẩm hay, phải “chọn mặt
gửi vàng”, phải đầu tư đúng chỗ, đúng người, đúng
việc. Cụ thể là chọn đúng tác giả, đạo diễn có tài năng
và đơn vị thực hiện vở diễn phải là một tập thể nghệ
sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm cũng thực thì sẽ đem
lại kết quả khả quan. Đó là tác phẩm hay. Còn “tác
phẩm cao” thì như định nghĩa của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng, là: Tư tưởng phải 100 phần trăm và nghệ
thuật cũng 100 phần trăm./. n
* Xem bài “Nâng cao tính dân tộc trong phim truyện hiện nay”
của PGS - TS Hồng Vinh - Tạp Chí văn hiến Việt Nam số 10/2013
Và bài: Thấy gì qua Hội thi Tuồng và dân ca kịch toàn quốc ở
TP Tam Kỳ năm 2013 của GS Hoàng Chương đăng trên tạp chí
tuyên giáo số 7 - 2013
SỰ IM LẶNG

Mẹ con Võ Hồng Anh

Quy ước của Tình Yêu Thương không lời

Giữa VÕ HỒNG ANH với người cha
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP
l

NGUYỄN MINH HOÀNG

MỐI TÌNH LÃNG MẠN GIỮA HAI TRÍ THỨC TRẺ CÓ HOÀI BÃO LỚN VÕ NGUYÊN GIÁP (SAU NÀY LÀ VỊ ĐẠI
TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM) VÀ NGUYỄN THỊ QUANG THÁI - EM RUỘT
NGUYỄN THỊ MINH KHAI - BÍ THƯ THÀNH ỦY TP SÀI GÒN - GIA ĐỊNH NĂM 1940-1941- VỢ CỦA NHÀ CÁCH
MẠNG NỔI TIẾNG LÊ HỒNG PHONG ĐÃ KẾT TINH CHO ĐỜI MỘT NHÀ KHOA HỌC HẠT NHÂN TÀI NĂNG, ĐỨC
ĐỘ GS.TS VÕ HỒNG ANH. NĂM VÕ NGUYÊN GIÁP CƯỚI NGUYỄN THỊ QUANG THÁI KHI ÔNG 24 TUỔI, CÒN BÀ
VỪA TRÒN ĐÔI MƯƠI. SAU KHI CƯỚI NHAU, NGUYỄN THỊ QUANG THÁI THEO CHỒNG RA HÀ NỘI. VÕ NGUYÊN
GIÁP DẠY HỌC, CÒN QUANG THÁI THÌ THI ĐỖ VÀO HỌC TRƯỜNG THUỐC (NAY LÀ ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI).

V

õ Hồng Anh sinh ở Hà Nội, nhưng không
được sống với ba mẹ nhiều, vì hai người bận
việc cách mạng. Chưa đầy 1 tuổi, Hồng Anh
đã cùng mẹ tiễn cha bí mật sang Trung Quốc tìm
gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Mẹ gửi Hồng Anh về
sống với bà nội ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà nội đã nhiều lần phải
bế Hồng Anh sơ tán, chạy giặc từ Quảng Bình ra Hà
Tĩnh, Nghệ An,...sống trong sự đùm bọc, chở che của
những người dân Khu IV. Năm 1942, bà Quang Thái

bị địch bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò. Bị giam giữ và tra
tấn nhiều, sức khỏe của bà yếu đi nhiều. Bà mong
ước cháy bỏng được gặp Hồng Anh. Bà nội chiều con
dâu, đưa Hồng Anh lên tầu ra gặp mẹ, nhưng chuyến
tầu đó bị máy bay của quân đồng minh ném bom, bà
cháu không ra Hà Nội được. Bà Quang Thái hy sinh
trong nhà giam Hỏa Lò năm 1944 mà không được gặp
chồng, gặp con. Lúc đó, Hồng Anh mới 2 tuổi. Trước
lúc hy sinh, mẹ Quang Thái đã gửi một bức tâm thư,
trong đó đã nhắn cho con gái “Hồng Anh phải không

15
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Bình mình trên biển.
Ảnh hoangnamduong’s photos

biết khổ, nhưng phải biết thương người nghèo khổ”.
Kỷ niệm về mẹ của Hồng Anh chỉ được nghe bà nội,
bà ngoại và ba Giáp kể lại.
Khi bà Quang Thái bị bắt giam, Võ Nguyên Giáp
đã về nước theo chỉ thị của Bác Hồ cùng các đồng chí
lãnh đạo khác xây dựng chiến khu Cao - Bắc - Lạng.
Ông không biết vợ mình bị địch bắt giam. Nhiều khi
ngồi dưới gốc cây trong rừng đại ngàn, ông mong đến
ngày được gặp lại vợ và con gái. Do điều kiện hoạt
động phải giữ bí mật, lâu lâu ông mới gửi về nhà một
bức thư viết trên mẩu giấy thuốc lá khi có liên lạc trực
tiếp. Ông chia sẻ với vợ nỗi đau chị Minh Khai hy sinh.
Ông không hề hay biết vợ ông đã hy sinh trong tù.
Những lá thư chứa chan tình yêu viết trên giấy thuốc
lá mỏng manh vẫn tiếp tục gửi về địa chỉ người đã
mất. Cho đến một ngày tháng 4 năm 1945, trong Hội
nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp ở Hiệp Hòa, Bắc
Giang, ông Giáp mới nghe đồng chí Trường Chinh nói
tin dữ mà tưởng ông đã biết:
- Chị Thái chưa kịp rút vào hoạt động bí mật thì bị
chúng bắt... Cũng không ngờ chị mất ở trong tù.
Nghe tin quá đột ngột, ông Giáp lặng người hỏi:
- Anh nói sao?
Ông Trường Chinh rất ngạc nhiên:
- Anh chưa biết tin à?
Quang Thái mất rồi ư? Bị sốc quá mạnh, ông Giáp
bàng hoàng đi sang buồng bên, bỏ dở cuộc họp...
Ông không ngờ cái ngày hôm ấy, cuộc chia tay ngắn
ngủi, bịn rịn bên hồ Tây lại là lần cuối cùng ông gặp
người vợ thương yêu. Nén nỗi đau riêng, ông trở lại với
trách nhiệm của người chỉ huy Đội Tuyên truyền giải
phóng quân Việt Nam.

16

Mãi tới sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
thành công, năm 1946, Hồng Anh mới gặp lại cha
mình. Nhiều năm sau, bà Võ Hồng Anh vẫn ấn tượng
về lần gặp cha ấy: “Năm 1946, khi tôi được gặp ba
lần đầu, trong dịp ba ghé thăm ông bà nội và tôi ở
Đồng Hới (Quảng Bình) trên đường đi kinh lý Nam
Bộ - thì tôi lại ngậm thinh, nhất định không nói một lời
nào, kể cả khi ba bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu
hỏi: Có nhớ, có thương ba không?”. Lần thứ hai Hồng
Anh được gặp cha là vào năm 1951. Sau chiến thắng
chùa Non Nước (Ninh Bình), Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đạp xe thẳng từ đấy về Thanh Chương, Nghệ
An thăm hai bà cháu. Lúc đó, ba có hỏi gì, Hồng Anh
cũng lặng thinh. Kể cả lúc ba đèo con gái bằng xe đạp
lên chợ Rạng, Đô Lương thăm cậu ruột của bà, dọc
đường ba lại hỏi: “Con có nhớ ba không?”, Hồng Anh
cũng im lặng trong tiếng xích xe đạp lạo xạo đường
quê... Những chi tiết trên, sau này bà Hồng Anh kể,
đã cho thấy ngay từ nhỏ, Võ Hồng Anh đã thể hiện
một cá tính gan góc, lối tư duy tự lập. Qua đây, ta hiểu
thêm về một khía cạnh đời thường của vị Đại tướng
huyền thoại. Ông vô cùng xót xa do bận việc nước mà
không có thời gian chăm sóc con thơ, thương con hơn
ai hết nên ông rất hiểu tính khí đặc biệt của con gái,
nên giữa hai cha con hình thành nên sự hiểu nhau
không cần lời. Một tác giả khi nghe bà Võ Hồng Anh
kể chuyện lúc nhỏ, đã nhận xét rất đúng về sự im lặng
đó: “Sự im lặng này gần như trở thành quy ước của
yêu thương không lời giữa hai ba con”.
Năm 1951-1952, Võ Hồng Anh học tại Trại Thiếu
sinh quân Quảng Trị đóng ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh. Sau đó, Võ Hồng Anh cùng bà nội theo liên lạc
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

GS Võ Hồng Anh cùng con trai và Đại tướng
Võ Nguyên Giáp năm 1974. Ảnh tư liệu

của bộ đội đi bộ từ Thanh Chương, Nghệ An ra chiến
khu Việt Bắc để sống bên người cha. Tướng Giáp rất
yêu thương con gái, song không cưng chiều. Sau này
bà Võ Hồng Anh kể về những ngày ở Việt Bắc “thỉnh
thoảng ba tôi lại bảo bà nội “Buổi chiều bà cho Hồng
Anh tham gia với các chú bộ đội. Tôi lấy đôi ủng của
ba để đi ra ruộng rau (như mọi đứa trẻ, tôi thích thú vì
đó là thứ của ba và tôi rất sợ bị vắt bám), đôi ủng cao
lút cả hai chân, tôi đi vẹo vọ, nhìn rất ngộ. Tôi mới học
lớp ba, bốn gì đó, ba bắt đọc cuốn “Trường kỳ kháng
chiến nhất định thắng lợi” của bác Trường Chinh”.
Từ năm 1952-1954, Võ Hồng Anh được sang học
tại Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm, Trung
Quốc. Trước khi đi, Hồng Anh được cha kể về mẹ, về
lòng vị tha, đức hy sinh, về tính cách vừa dịu dàng,
vừa kiên nghị của mẹ. Rồi cha tặng Hồng Anh một
cuốn sổ trong đó ghi những lời dặn dò con gái noi
gương mẹ, lớn lên trả thù cho mẹ.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Võ
Hồng Anh nằm trong số những “hạt giống đỏ” được
Đảng và Nhà nước chọn cử sang đào tạo ở Liên Xô.
Năm 1956, bà tốt nghiệp loại xuất sắc Khoa Vật lý Trường Đại học Tổng hợp Lomonoxov (MGU). Sau
đó, chị về nước nhận công tác tại Ban Toán - Lý thuộc
Ủy ban KH&KT Nhà nước. Đến tháng 12/1965, chị
được cử đi nghiên cứu sinh tại Khoa Vật lý, Trường
Đại học Lomonoxov (Liên xô cũ). Tháng 1/1969, chị
bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Toán - Lý về lý
thuyết Plasma (việc bà lựa chọn ngành khoa học vật
lý là do có lần ba đã gợi ý) tại Hội đồng Khoa học Viện
Nghiên cứu vật lý hạt nhân Liên Xô. Sau đó, từ năm
1969 -1971, bà làm cộng tác viên khoa học tại Viện

Dubna - một cơ sở khoa học quốc tế có uy tín của hệ
thống các nước XHCN. Năm 1972, bà về nước, làm
việc tại Viện Vật lý Hà Nội, tiếp tục nghiên cứu một
số vấn đề về lý thuyết chất rắn. Năm 1979, Võ Hồng
Anh được trở lại công tác tại Viện Dubna. Đến năm
1982, bà đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán
- Lý (nay là Tiến sĩ Khoa học) tại đây. Từ năm 19841986, bà công tác tại Trung tâm Vật lý lý thuyết thuộc
Viện Khoa học Việt Nam.
Từ tháng 2/1987 đến tháng 6/2002, GS.TSKH Võ
Hồng Anh đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng,
rồi Trưởng phòng Vật lý lý thuyết, Viện Năng lượng
nguyên tử quốc gia (nay là Viện Năng lượng nguyên
tử Việt Nam). Năm 1991, bà được Nhà nước phong
hàm Giáo sư. Trong cuộc đời khoa học, GS.TSKH Võ
Hồng Anh đã có trên 60 công trình khoa học được
công bố ở nhiều tạp chí khoa học có uy tín trong và
ngoài nước, trong đó có cuốn sách Lý thuyết tương tác
thông số của bức xạ điện tử công suất lớn lên chất rắn
- do Nxb Nauka - Matxcova xuất bản năm 1985. Các
công trình của bà trình bày những kết quả nghiên cứu
thuộc nhiều lĩnh vực của Vật lý các môi trường: Chất
lỏng, chất rắn, chất khí, Plasma… Đặc biệt, những kết
quả về tác động của bứa xạ laser và các trường mạnh
khác lên bán dẫn có nhiều triển vọng ứng dụng trong
vật lý và kỹ thuật. Đây là một công trình được đánh
giá cao ở nhiều cơ sở nghiên cứu của nhiều nước.
Bà đã tham dự và báo cáo ở nhiều hội nghị khoa học
quốc tế và trong nước, được mời đi trao đổi, nghiên
cứu, thỉnh giảng, thuyết trình Simena ở nhiều trung
tâm nghiên cứu của Liên Xô (cũ) và hầu hết các nước
XHCN Đông Âu, ở Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản. Năm

17
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
1988, GS.TSKH Võ Hồng Anh được Nhà nước ta tặng
Giải thưởng Kovalevskya - Giải thưởng cao quý nhất
dành cho những nhà khoa học nữ có nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị.
GS.TSKH Võ Hồng Anh là một tài năng, một nhân
cách lớn, một người giầu nghị lực, luôn phấn đấu bền
bỉ và lặng lẽ, từ thiếu sinh quân trở thành một GS.
TSKH ngành Toán - Lý. Là con gái của người mẹ là
nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Thị Quang Thái
và vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nhưng
ở GS.TSKH Võ Hồng Anh luôn toát lên sự khiêm
nhường của một người giầu nghị lực, ý chí vượt khó,
biết làm chủ tài năng của mình. Đó là cảm nhận chung
của những ai có điều kiện tiếp xúc với bà. Sự khâm
phục và kính trọng là điều để lại trong lòng những
đồng nghiệp nhiều năm làm việc cùng bà. Hầu hết
các đồng nghiệp và nhiều người tiếp xúc, làm việc với
bà Võ Hồng Anh đều có chung một nhận xét, dường
như chưa bao giờ bà có ý coi mình là con gái của một
vị Đại tướng lừng lẫy. Bà tự làm tất cả mọi việc trong
sự thiếu vắng tình yêu người mẹ. Trong quá trình làm
việc, bà luôn đặt công việc lên trên hết, khuyến khích
mọi người cùng cố gắng phát huy tính độc lập cao nhất
và coi trọng ý kiến của mọi người. Chẳng khi nào bà
để quan hệ gia đình ảnh hưởng đến công việc. Được
các nhà khoa học trân trọng và đánh giá cao, song,
GS.TS Võ Hồng Anh vẫn rất khiêm tốn. Những lời tâm
sự sau là một minh chứng cho đức tính cao đẹp của
một nhà khoa học chân chính ấy: “Số phận khoa học
của tôi có những thuận lợi và may mắn. Đó là hoàn
cảnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền
thống cách mạng. Sự may mắn được thừa hưởng một
nền giáo dục lành mạnh từ tuổi ấu thơ, được tiếp xúc
với nền khoa học tiên tiến và những đại biểu ưu tú của
nó, và cả những khả năng trí tuệ bẩm sinh nữa. Bên
cạnh đó, tôi cũng có những khó khăn của đời sống
nằm trong khó khăn chung của đất nước hiện nay.
Có những khó khăn của quá trình sáng tạo; có những
khó khăn do thiếu thông tin và thiếu tiếp xúc, đặc biệt
trong những thời kỳ làm việc trong nước. Và cả những
khó khăn do thói hẹp hòi và hạn chế còn tồn tại đó đây
trong giới khoa học và giới quản lý khoa học (chốn ngự
trị của phái mạnh)…Đó cũng là những khó khăn không
có gì đặc biệt. Nhưng để vượt qua được chúng, cần
có một nghị lực. Không phải lúc nào cũng vượt qua
được chúng. Và lúc vượt được, thì không phải bao giờ
cũng dễ dàng. Tuy nhiên, tôi đã vượt được những khó
khăn ở mức độ cho phép đạt được những kết quả tôi

18

có. Tuy vậy, điều đáng nói nhất ở đây là: Chính những
biến đổi cách mạng lớn lao của đất nước đã xác định
khoa học, sự trưởng thành của cá nhân tôi trong sự
trưởng thành chung của đất nước và những người phụ
nữ Việt Nam khác, trong đó có những phụ nữ trí thức,
những người làm khoa học”. (Almanach Người Mẹ và
Phái đẹp, tr 716).
“Lá xanh rụng xuống, lá vàng trên cây”, vào 16
giờ ngày 18/7/2009, vì bệnh hiểm nghèo, GS.TSKH
Võ Hồng Anh đã qua đời. Đó là sự bất công của tạo
hóa, sự nghiệt ngã của số phận dành cho vị Đại tướng
huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Trong trái tim của
Tướng Giáp, mối tình đầu - người vợ đầu Nguyễn Thị
Quang Thái có một vị trí đặc biệt, “Đó là một vị trí
thiêng liêng và độc nhất vô nhị” như nhận xét của Võ
Hồng Anh người con gái đầu của ông. Còn đối với Võ
Hồng Anh, tình cảm của Đại tướng dành cho con gái
đầu cũng là tình cảm đặc biệt. Và, Võ Hồng Anh cảm
nhận được điều đó. Ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi đi
gặp mẹ kính yêu ở cõi vĩnh hằng, Võ Hồng Anh “cảm
nhận sự đặc biệt đó chủ yếu vẫn qua “một cái kênh
không lời” và phần nào qua cư xử hàng ngày của ba
tôi, mà rõ nhất là sự đòi hỏi khắt khe”. Không ai hiểu
con cái bằng cha mẹ. Tướng Giáp hiểu tình cảm của
con gái giành cho mình, theo kiểu đặc biệt “một cái
kênh không lời”. Võ Hồng Anh luôn tự hào về cha,
mẹ mình: “Trong tôi, niềm tự hào về cha không tách
rời niềm tự hào về Tổ quốc, và càng không bao giờ
tách khỏi ý thức trách nhiệm. Tôi mong muốn sống
xứng đáng với bố mẹ nhưng bằng sức lực tình cảm, trí
tuệ của riêng mình. Người ta có quyền tự hào và kiêu
hãnh về cha mẹ. Nếu vị trí của cha mẹ đem lại niềm
cảm thông quý mến của những người xung quanh (kể
cả cách nhìn nhận khắt khe và sự đòi hỏi cao do lòng
quý mến) thì đó là cái “lộc” mà ta được hưởng. Nhưng
người ta không có quyền núp dưới cái bóng của cha
mẹ để đạt được những điều ngoài năng lực của mình”.
Trước khi về cõi vĩnh hằng, niềm mong ước lớn nhất
của Võ Hồng Anh, vẫn qua cái kênh “không lời”, là
ước mong cha mình - Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống
khỏe mạnh đến trăm tuổi. Có con gái phù hộ, Tướng
Giáp đã vượt qua cái ngưỡng bách niên, đến độ 103
năm dương thế.
Giờ đây, cho đến muôn năm, dưới suối vàng, Võ
Hồng Anh đã được đoàn tụ cùng ba mẹ. Chắc là,
hai cha con Tướng Giáp vẫn giữ quy ước từ lâu, trên
dương thế: Sự im lặng.
Đó là Tình - Yêu - Thương không lời! n
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

TRUNG TÂM VĂN HÓA VIỆT NAM

TẠI LÀO

CẦU NỐI TÌNH HỮU NGHỊ

VIỆT - LÀO
l

N

NGUYỄN GIA LÂM

ước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm ở
bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, có biên
giới giáp Myanma và Trung Quốc ở phía tây
bắc, Campuchia ở phía nam, Việt Nam ở phía đông
và Thái Lan ở phía Tây. Nước Lào còn được gọi là
đất nước Lạn Xạng (Triệu Voi hay Vạn Tượng). Cũng
như hầu hết các nước Lào cũng bị ảnh hưởng về văn
hóa với các nước, các dân tộc khác trong quá trình
giao lưu và phát triển. Trong văn học và nghệ thuật,
trong đó có múa cung đình thì văn hóa Phật giáo thể
hiện rất rõ.Âm nhạc và nghệ thuật dân gian cũng
có nhiều nét tương đồng với các nền văn hóa trong
khu vực. Ví như, về các nhạc cụ như khèn, trống, bộ
gõ; múa dân gian…về khab (hát), có nhiều làn điệu
như khab Thoum, của Luổng Phạ Bang, khab Ngừm
của Viêng Chăn, khab Phunoy, Khăp Lự, Khab Tay
- Dam, Khab Lagati… Nghệ thuật múa dân gian Lào
thường gọi chung là “múa lăm vông” - lăm là múa,
vông là tròn, tạm dịch: “múa vòng tròn”. Có rất nhiều
điệu “lăm” như : Lăm Tằng Vải, Lăm Xalavan, Lăm
sithanđon, Lăm Mahasay… Mỗi loại “Lăm” có giai
điệu riêng, cách múa riêng. Tuy vậy, người Lào đã
tiếp nhận từ truyền thống, sáng tạo và làm đặc sắc
thêm văn hóa của mình. Với tính chan hòa, cởi mở,
người Lào sẵn sàng đơn giản hóa một số điệu múa
để khách mới đến có thể cùng múa . Một phong tục
rất hay nữa là “Lễ buộc chỉ cổ tay” tạm hiểu là Lễ gọi
hồn hoặc Chúc phúc (ba - xỉ - xù - khuổn). Từ một
nghi lễ hẹp dành cho gia đình, người Lào cũng đã
khéo léo nâng lên thành nghi lễ tiếp khách rất xúc
động là làm Lễ buộc chỉ cổ tay cho khách quí từ xa
tới hay người thân chuẩn bị đi xa… Qua một vài ví dụ
trên ta thấy người Lào đã bảo tồn, gìn giữ và phát
huy khéo léo các di sản văn dân tộc và đưa văn hóa
đó hòa nhập thời đại một cách uyển chuyển.

Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo Đông
Nam châu Á, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn
, cùng được dòng sông Mê Kông như mạch máu
không ngừng chảy nuôi cơ thể… Với 2.130 km đường
biên giới trên đất liền qua 10 tỉnh của Việt Nam là
Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng
Nam, Kon Tum có 32 huyện, 129 xã biên giới và 10
tỉnh của Lào là Phong sa lỳ, Hủa Phăn, Luông Pha
bang, Xiêng Khoảng, Bô ly khăm xay, Khăm Muộn,
Sa vẳn na khệt, Sa la văn, Sê Koong và Attơpư với
nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như : Tây Trang,
Pa Hang, Na Mèo, Nặm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao
Bảo, Bờ Y. Nhiều dân tộc đang cùng nhau sinh sống
trên vùng viên giới Việt - Lào như người Mông, người
Dao, người Thái, người Lào, người Tà Ôi, người Bru
- Vân Kiều, … Ngoài các mối quan hệ giao lưu buôn
bán về kinh tế, ở khu vực biên giới còn có mối quan
hệ thân tộc, kết nghĩa anh em, hôn nhân… vì vậy văn
hóa Việt Nam và văn hóa Lào có nhiều tương đồng
là đúng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đặc biệt,
qua các văn bản được tìm thấy ở Hương Khê tỉnh Hà
Tĩnh cho thấy từ nhiều thế kỷ trước các triều đại hai
nước đã có quan hệ, trao đổi về kinh tế, hàng hóa
và hỗ trợ cưu mang, giúp đỡ nhau khi có biến động
ở mỗi nước.
Trong giai đoạn cận hiện đại, hai nước cùng đứng
lên chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc. Thời
kỳ “hạt gạo cắn đôi,cọng rau sẻ nửa” đã làm cho hai
dân tộc hiểu nhau hơn, thương nhau hơn. Từ quyết
tâm chính trị của hai Đảng, hai Nhà nước đã tạo nên
mối tình đoàn kết đến từng người dân, người chiến
sỹ trên khắp các chiến trường. Đây cũng là thời kỳ
hai nền văn hóa Việt - Lào hòa quyện, bổ sung cho
nhau trở thành vũ khí tinh thần cho hai dân tộc vượt

19
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

Các Doanh nghiệp Việt
Nam trao tiền và hiện vật
cho các Quỹ từ thiện của
nước bạn Lào, tại Thủ đô
Viêng Chăn - Lào, tháng 7
năm 2013 do Ban tổ chức
các giải thưởng Asean
phát động.

qua được tất cả khó khăn, gian khổ, hy sinh và đi đến
thắng lợi cuối cùng. Các văn nghệ sỹ hai nước đã
biến các chủ trương, đường lối về công tác văn hóa
văn nghệ của hai Đảng thành một lực lượng chính
trị để thực hiện “nghệ thuật tâm công” góp phần làm
nên chiến thắng. Người nghệ sĩ đã trở thành chiến
sỹ và ngọn bút trở thành vũ khí cùng toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân đánh đuổi quân thù. Chúng ta đã huy
động tổng lực các loại hình nghệ thuật từ văn học,
thơ ca , hội họa, âm nhạc, phim ảnh động viên toàn
dân tộc vào trận tuyến. Bản sắc văn hóa của hai dân
tộc Việt - Lào được khơi dậy, phát huy, phát triển trở
thành nguồn lực dồi dào cho các sáng tác mới phù
hợp để phục vụ cách mạng, đồng thời cũng đáp ứng
nhu cầu và trình độ thưởng thức của nhiều tầng lớp
nhân dân. Song song với sử dụng vốn văn hóa dân
tộc nhiều mô hình hoạt động nghệ thuật đã được tổ
chức triển khai, các nghệ sỹ đã lồng ghép với nghệ
thuật mới như xiếc, giao hưởng, kịch nói, điện ảnh..
làm tăng thêm hiệu quả cổ động.
Trong nhiều loại hình nghệ thuật và hình thức
được triển khai, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần
chúng là một trong những hoạt động dễ làm và hiệu
quả. Từ nguồn vốn phong phú của nghệ thuật truyền
thống dân tộc, các “chiến sỹ trên mặt trận văn hóa,
văn nghệ”, kể cả chuyên nghiệp và không chuyên
nghiệp, đã đến tận thôn bản xa xôi, hẻo lánh; đến
với những dân tộc ít người…học và sưu tầm các làn
điệu dân ca, điệu múa về dàn dựng lồng ghép nội
dung mới theo yêu cầu mới. Cách làm này có vẻ thô
sơ nhưng thật sự đã đạt được kết quả rất cao, hấp
dẫn và khuyến khích được đông đảo quần chúng

20

tham gia. Có thể khẳng định chính cách làm này đã
giúp gìn giữ, phát huy vốn văn hóa dân tộc, cung cấp
lực lượng nhân tài cho nghệ thuật chuyên nghiệp.
Tại các bản làng, các đoàn văn nghệ, văn công
tỉnh, đơn vị bộ đội Lào, Việt, các “ải noojoong - phườn”
(bộ đội Việt Nam tình nguyện)… đã cùng hát, biểu
diễn vừa để tuyên truyền cách mạng, vừa để động
viên nhau cùng vượt qua khó khăn gian khổ hy sinh
của cuộc chiến tranh. Những câu thơ, lời hát của
các văn nghệ sỹ như: Nhà thơ Quang Dũng với Tây
Tiến; Chế Lan Viên với bài Theo tình nguyện quân
ra biên giới năm 1952; Phạm Tiến Duật với bài thơ
Buộc chỉ cổ tay, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây;
Nguyễn Đức Mậu với: Tiếng trẻ khóc nơi bản Lào
lửa cháy; hay Bua xỏn Búp xao Đon với Hai miền
quê. Các bài hát thời “tiếng hát át tiếng bom” như:
Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Hoàng Hiệp;
Sải chay Lào - Việt Nam (Tấm lòng Lào - Việt Nam)
của tác giả Hủm phăn Lắttạnạvông; Đèng heng ít xa
lạ (Trên đất tự do) của Xi Xa nạ Xi xan, Gặp nhau
trên đỉnh Trường Sơn của Hoàng Hà; Tình Việt - Lào
của Hồ Hữu Thới, Hà Nội - Viêng Chăn của Xải xê
khăm mản… Ngày nay, các sáng tác mới ca ngợi tình
đoàn kết hữu nghị hai nước vẫn đang tiếp tục được
bổ sung như bài hát Hồ Chí Minh kính yêu muôn
đời của Bua Ngân Sa Pu vông và nhiều bài hát tác
phẩm văn học, điện ảnh và tác phẩm nghệ thuật
khác. Những bài hát đi cùng năm tháng, vẫn được
các thế hệ hôm nay hát trong các cuộc gặp gỡ, giao
lưu trong những vòng múa “lam vông”…
Sau khi hai nước giành độc lập , hai Đảng và
hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và phát triển
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
kinh tế, văn hóa. Tháng 9 năm 1995. Trung tâm Văn
hóa - Thông tin Việt Nam tại Lào (nay là Trung tâm
Văn hóa Việt Nam tại Lào - từ đây gọi tắt là Trung
tâm) được thành lập. Đây là một thuận lợi nữa cho
việc đưa văn hóa Việt Nam và văn hóa Lào đến với
công chúng hai nước. Các thiết chế văn hóa như thư
viện, phòng triển lãm tranh ảnh thường xuyên và đột
xuất được triển khai; các lớp dạy nhạc, câu lạc bộ
ca nhạc được tổ chức hoạt động thử nghiệm để cán
bộ, công nhân lao động, Việt kiều, cán bộ, học sinh,
sinh viên, lực lượng vũ trang và nhân dân Lào đến
cùng giao lưu gặp mặt nhân dịp các ngày lễ, tết của
hai nước và quốc tế. Trung tâm cũng tham mưu cho
lãnh đạo Bộ văn hóa hai nước đưa các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp của nước này sang nước kia
biểu diễn và giao lưu giúp đỡ nhau hợp tác sản xuất
phim, tổ chức các tuần văn hóa, tuần phim, triển lãm
kinh tế văn hóa.
Những năm gần đây, Trung tâm phối hợp với
Bộ TT - VH Lào, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, các
cơ quan Việt Nam xung quanh Sứ quán, Hội Người
Việt Nam tại Lào tổ chức các hoạt động mới như: Hội
diễn văn nghệ quần chúng cho bà con Việt Nam tại
Lào; tổ chức thi vẽ, viết chữ đẹp và múa, hát ca ngợi
lãnh tụ hai nước cho học sinh ở bậc tiểu học; giao lưu
văn nghệ, thi hùng biện ngôn ngữ cho sinh viên Việt
kiều và Lào tại trường Đại học Quốc gia Đồng Độc;
tổ chức giao lưu văn nghệ và thể thao các cựu lưu
học sinh Lào đã từng học tại Việt Nam… tại Thủ đô
Viêng Chăn và một số bản Lào, đạt kết quả tốt.
Bên cạnh các hoạt động giao lưu, Trung tâm còn
phối hợp và giúp đỡ ngành Văn hóa Thông tin Lào tổ
chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và nghiệp
vụ cho cán bộ của Bộ và các tỉnh. Các lớp bồi dưỡng
về quản lý văn hóa, nghệ thuật, thanh tra văn hóa,
nâng cao năng lực báo chí, nghệ thuật MC… được
tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn, các tỉnh và huyện
Xiêng Khoảng, Luông pha bang, Phong sa lỳ.
Từ những kinh nghiệm đó, Trung tâm đã triển
khai hoạt động đến các tỉnh Chăm Pa Sắc, Xa Vẳn
Na Khệt, Xiêng Khoảng, Luổng Fạ Bang, U Đôm
Xay, Xay Nhạ Bu Ly… với phương châm sử dụng lực
lượng tại chỗ là chính, vừa để cán bộ và nhân dân
địa phương được thể hiện tình cảm của mình qua lời
ca tiếng hát, điệu múa về tình đoàn kết của hai dân
tộc, vừa tiết giảm kinh phí. Trung tâm còn thực hiện
tặng báo Văn hóa, báo Du lịch cho cán bộ quản lý
ngành Thông tin - Văn hóa - Du lịch, các ủy viên

trung ương Đảng NDCM Lào, viết các bài giới thiệu
văn hóa Việt Nam và các hoạt động của Trung tâm
trên các báo ở Thủ đô Viêng Chăn, mời lãnh đạo cấp
cao của Đảng và Chính phủ Lào tham dự các cuộc
trưng bày triển lãm tranh, ảnh, giao lưu văn nghệ
giới thiệu về đất nước, con người, tiềm năng hợp tác
kinh tế, văn hóa, du lịch…,về tình đoàn kết hữu nghị
Việt - Lào.
Những năm gần đây, Trung tâm còn tổ chức các
cuộc vận động văn hóa lớn và có ý nghĩa tại Lào
như: Thi sáng tác ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(năm 2010), Thi vẽ tranh về Đảng và tình hữu nghị
Việt - Lào (năm 2011), Thi đọc và viết về Nhật ký
Đặng Thùy Trâm (năm 2011), tổ chức các Đêm thơ,
các lớp học tiếng Việt cho cán bộ quản lý cấp vụ của
ngành VH- TT & DL Lào (năm 2011)
	
Các hoạt động nói trên không chỉ thành
công về mặt chính trị mà còn mở ra một hướng hoạt
động mới, cách làm mới, chi phí cho các hoạt động
thì lớn, khả năng kinh phí có hạn nên Trung tâm phải
thực hiện xã hội hóa. Các hoạt động như sáng tác
ca khúc về Bác Hồ, thi vẽ tranh, thi đọc sách được
các cơ quan của Việt Nam và Lào như Ban Đối ngoại
TƯ Đảng NDCM Lào, Bộ TT & VH, Bộ GD, Bộ QP,
Trung ương Đoàn TNNDCM Lào, Hội Nhà văn Lào,
Đại sứ quán, một số cơ quan thông tấn báo chí, các
cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Lào rất ủng
hộ và hưởng ứng. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp còn
tham gia đóng góp hiện vật, tài chính, tạo thêm các
giải thưởng nhằm động viên phong trào. Văn nghệ sĩ
và nhân dân tại các tỉnh đã rất vui mừng hưởng ứng
và nhiệt tình tham gia. Mỗi vùng, mỗi bộ tộc góp một
sắc màu đã làm cho các cuộc thi, cuộc giao lưu đầy
màu sắc sống động.
Trung tâm cũng phối hợp và tạo điều kiện cho
phía Lào đưa cán bộ quản lý, các nghệ sỹ sang Việt
Nam trao đổi kinh nghiệm, thực tế sáng tác và biểu
diễn giao lưu để giới thiệu văn hóa Lào với nhân dân
Việt Nam. Từ năm 2008, nghệ sỹ Lào Đuông my xay
Ly kaya đã sang Việt Nam đến các di tích gắn bó với
cách mạng Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh để sáng tác
bản giao hưởng Hồng Hà - Cửu Long và các ca khúc
khác. Năm 2010 và 2011, đoàn nghệ thuật nghiệp
dư của bản người Mông Na xả la đã sang biểu diễn
tại giao lưu ở Hà Nội (Ủy Ban Dân tộc), Lào Cai, Hạ
Long, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La.
Năm 2012, nhân Kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp
ước hữu nghị và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

21
SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN
Bộ VH TT & DL tổ chức Giao lưu văn hóa, thể thao
dân tộc toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã thật
sự tạo được tình cảm thân thiết, gắn bó không chỉ với
các tỉnh có cùng biên giới mà cả các tỉnh trong vùng
Bắc Lào và các tỉnh khác góp phần củng cố và phát
triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Trong các hình thức đã triển khai là: Giao lưu
VHNT, thể thao quần chúng và đưa các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp đi biểu diễn thì mỗi loại có thế
mạnh và hạn chế riêng. Giao lưu văn hóa - nghệ
thuật, thể thao quần chúng có khả năng linh hoạt hơn
phù hợp với nhiều đối tượng, tầng lớp công chúng,
hạn chế sử dụng các thiết bị chuyên dụng, đắt tiền.
Hình thức này là sử dụng công chúng - người sáng
tạo cũng đồng thời là người hưởng thụ nên có sức
cuốn hút cộng đồng tham gia, tạo cơ hội trao đổi,
học hỏi, hiểu biết, kết giao tình cảm. Đồng thời nó có
thể được lồng ghép những thông tin về các vấn đề
đương đại theo mục đích của người tổ chức, vừa tạo
điều kiện bảo tồn, phát huy, phát triển các loại hình
nghệ thuật truyền thống.
Tuy nhiên, hình thức tổ chức các đoàn nghệ thuật
chuyên nghiệp và các loại hình nghệ thuật khác vẫn
phải được triển khai. Các đoàn nghệ thuật chuyên
nghiệp đến phục phụ quần chúng tại chỗ hoặc thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền
hình, đài phát thanh các cấp vẫn ngày càng phát
huy hiệu quả. Đây là loại hình nhằm để mọi người
được tiếp xúc nghệ thuật hàn lân, nâng cao trình độ
mọi mặt.
Kinh nghiệm cho thấy, muốn các cuộc giao lưu
quần chúng thành công, các đơn vị tổ chức cần rất
nhiều cố gắng, tỷ mỷ từ thủ tục pháp lý, kế hoạch tổ
chức, quy mô, huy động nhân lực, vật lực… việc này
đòi hỏi cán bộ phải nhiệt tình, có tâm, am hiểu luật
pháp, phong tục tập quán ở địa bàn. Người lãnh đạo
cần có năng lực tiếp cận, huy động, thu hút quần
chúng tham gia. Trân trọng và tôn vinh văn hóa dân
tộc, để các dân tộc được thể hiện văn hóa của mình;
hiểu và tránh xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán của đồng bào. Người thực hiện việc này
phải có khả năng biết và làm được nhiều việc một
cách trực tiếp, cụ thể, không thể “chỉ tay năm ngón”.
Đây là công tác đối ngoại do đó cần tạo sự đồng
thuận của các cấp, các ngành, địa phương tạo điều
kiện giúp đỡ.
Trong bối cảnh các thế lực thù địch ngày đêm tìm
mọi cách, mọi thủ đoạn nhằm phá hoại tình đoàn kết

22

giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, trung tâm Văn hóa
Việt Nam tại Lào tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của
mình phát huy những kết quả của gần hai chục năm
qua, sáng tạo thêm những hình thức hoạt động mới
phù hợp với từng thời điểm, điều kiện thực tế. Có thể
triển khai các hình thức sau:
- Giao lưu văn hóa - nghệ thuật, thể thao, du
lịch quần chúng ở tất cả các cấp: Trung ương, Bộ,
ngành, tỉnh, các hội, các trường học…(chú trọng triển
khai các hoạt động tại những địa phương nhạy cảm,
vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới của Lào với
các nước khác).
- Tiếp tục đưa các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp
đến phục vụ nhân dân.
- Phối hợp tổ chức các ngày văn hóa, tuần văn
hóa… tại hai nước (Nhà nước tổ chức).
- Tổ chức giao lưu các dân tộc tương đồng ngôn
ngữ: (Tày, Thái, Nùng - Lào; Mông, Khơmú…).
- Tổ chức các hoạt động cho văn nghệ sỹ hai
nước cùng đi thực tế và sáng tác.
- Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động ở
Trung tâm tại Thủ đô Viêng Chăn. Nhanh chóng đầu
tư xây dựng Trung tâm mới và sử dụng có hiệu quả
cơ sở vật chất được Nhà nước trang bị.
- Huy động các nguồn lực tại chỗ: Tranh thủ sự
ủng hộ của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở trung
ương và địa phương, các Bộ, ngành và nhân dân
nước Cộng hòa DCND Lào; Đại sứ quán, các Lãnh
sự quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Lào,
cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống làm ăn
tại Lào…
- Tích cực góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của
ngành VH - TT & DL Lào để vừa có thêm bạn, vừa
có thêm lực lượng tại chỗ hỗ trợ các hoạt động ngoại
giao văn hóa.
- Nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại
giao văn hóa có nghề. Đặc thù của cán bộ văn hóa
đối ngoại (qua thực tế ở Lào) là cần thiết hội tụ 4
năng lực: nghiên cứu, tổ chức, hướng dẫn và triển
khai, bởi vì người ít việc nhiều, kinh phí thuê khoán
đắt nên cần một người biết nhiều việc, tinh thông
một vài việc. Người quản lý phải có quan hệ tốt với
các cơ quan và cá nhân nước sở tại. Không nên đưa
người không có chuyên môn đi hoạt động văn hóa
đối ngoại.
Với những thành tựu đã đạt được Trung tâm Văn
hóa Việt Nam tại Lào đã được tặng thưởng 2 Huân
chương Lao động hạng Ba của Việt Nam và Lào.n
HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Chuyện NGUYỄN HUỆ
thu phục VÕ VĂN DŨNG

T

ừ thị trấn Phú Phong đi chếch về hướng Tây
Nam trên 2km là tới thôn Phú Mỹ - một thôn
trù phú của xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh
Bình Định. Trong thôn có gia đình ông Võ Văn Khanh,
vốn họ Lê, quê gốc ở Nghệ An, vào cư trú ở vùng này
từ thời Lê, và đổi thành họ Võ. Ông bà Võ Văn Khanh
có người con trai út là Võ Văn Dũng. Lúc mới ra đời,
thấy cậu bé to khỏe hơn nhiều đứa trẻ bình thường
khác, tướng mạo khôi ngô, nên bố mẹ mới đặt tên
cho là Dũng, còn người trong thôn gọi cậu là Dõng.
Cũng như bao thanh niên khác trong vùng, Võ
Văn Dũng rất ham luyện tập võ nghệ, côn quyền,
đao kiếm đều tinh thông. Tới tuổi trưởng thành Võ
Văn Dũng thân hình vạm vỡ, mặt vuông, mắt sáng,
miệng rộng, sức khỏe, võ nghệ hơn người. Người dân
trong vùng nay vẫn còn kể lại rằng nhờ cố công luyện
tập, chàng Dũng có thể đứng trước đông người há
to miệng đưa nắm tay hộ pháp tọng sâu vào cuống
họng mình làm cổ phình to rồi lại rút ra như chơi mà
sắc mặt vẫn điềm nhiên. Trai gái trong làng ai cũng
thán phục và kiêng nể Dũng.
Sống trong thời buổi triều đình nhà Nguyễn rối
ren, tên quan cai trị là Trương Phúc Loan, một kẻ
chuyên quyền làm nhiều điều tàn ác, bọn hào lý ở
thôn ấp đua nhau đục khoét của dân, bọn giàu có
tham lam bòn rút dân tàn tệ, Võ Văn Dũng và dân

l

HÀ BÌNH

địa phương chịu vô vàn khổ cực. Đau lòng, phẫn trí
trước cảnh đời đen tối của dân nghèo, Võ Văn Dũng
đã tập hợp những thanh niên có chí khí thành toán
đội chuyên hoạt động lấy của nhà giàu chia cho
nhà nghèo, đón khách buôn qua đường lấy tiền cứu
sống kẻ nghèo khó. Thương dân làng đói khổ, Võ
Văn Dũng còn tổ chức một số thanh niên khai khẩn,
phát hoang cỏ rậm, tạo nên cả một cánh đồng rộng
lớn phía Bình Tường. Võ Văn Dũng vận động bà con
trong thôn trồng những khu rừng dầu rái ở phía Phú
Xuân, tổ chức đắp đập Lộc Động và Kiền Giang đưa
nước về cho ruộng đồng. Một câu chuyện vẫn được
bà con trong vùng truyền nhau, kể lại rằng: hai ông
Lê Kim Bảng, Lê Kim Bôi (Bâu) cùng một số bà con ở
Nghệ An cùng dòng họ với Võ Văn Dũng vào gặp gia
đình ông Dũng tìm nơi cư trú. Với tấm lòng hào hiệp,
Võ Văn Dũng xuất tiền, gạo, vận động nhân dân đắp
đập. Ông Bảng và ông Bôi là hai người có công đứng
ra giúp ông Dũng. Việc đắp đập Lộc Động gặp nhiều
khó khăn vì lòng sông và đôi bờ đất đá cứng. Dân
làng đổ bao công sức đục đá, khoét mương, kè đập,
nhưng rồi một trận lũ lại cuốn mất. Nhưng Võ Văn
Dũng vẫn không sờn lòng. Các cụ già xưa truyền lại
rằng, đất trời đã cảm động trước lòng mong muốn
cứu dân của Võ Văn Dũng nên đã sai thiên thần
xuống cứu giúp, cho một tảng đá lớn hình con cá

23
HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT
bống, đầu hếch lên, đuôi chìm xuống nước nằm chắn
ngang giữa dòng nơi quãng đập bị vỡ. Nhờ có tảng
đá hình cá bống khổng lồ đứng ra cản dòng nước nên
việc đắp đập mới thành công. Người dân gọi tảng đá
đó là Hòn Bống. Tương truyền, sau ngày ông Dũng
hy sinh, có một trận lũ lớn tràn về cuốn Hòn Bống
xuống vực sâu. Dân làng cầu cúng nhiều ngày làm
cảm động đất trời thì một trận lũ lớn lại mang Hòn
Bống từ dưới vực sâu về chỗ cũ, đập Lộc Động được
đắp lại vững chắc hơn ngày xưa. Từ đấy dân làng cho
Hòn Bống rất linh thiêng nên gọi là Ông Bống. Trước
đây, hàng năm dân làng thường mang lễ vật ra cúng
Ông Bống bên đập và nhắc nhau ghi nhớ công ơn Võ
Văn Dũng.
Trước những nghĩa cử của Võ Văn Dũng, người
dân vô cùng vui mừng, ví Võ Văn Dũng như Chàng
Lía, một chàng trai có sức khỏe phi thường, sống
trượng nghĩa, yêu tự do, xem thường luật lệ triều đình
phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Còn bọn
quan lại địa phương thì cho Võ Văn Dũng là một kẻ
lục lâm, một tướng cướp lợi hại ở vùng núi Tây Sơn,
ngày đêm nơm nớp lo sợ.
Một ngày kia, Võ Văn Dũng dẫn đám tùy tùng lên
đón đường khách thương ở chân đèo An Khê thì gặp
Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Trần Nha đi chiêu
hiền từ xuôi trở về căn cứ An Khê. Lúc này đôi bên
chưa hiểu nhau nên ông đã sinh sự với ba người. Trần
Nha bị Võ Văn Dũng đánh gục ngay từ hiệp đầu. Thấy
vậy, Trần Quang Diệu nhảy vào thay. Một trận đấu
sức, đấu tài quyết liệt diễn ra trước mặt mọi người, ai
cũng kinh ngạc. Nguyễn Huệ vẫn khoanh tay đứng,
chăm chú theo dõi, thỉnh thoảng lại mỉm cười như một
kẻ ngoài cuộc. Đã dư chục hiệp đấu mà cả hai còn
sung sức lắm. Võ Văn Dũng quyết hạ đối thủ, nhưng
Trần Quang Diệu đâu phải tay vừa. Diệu cũng là
chàng trai to khỏe, võ nghệ cao cường. Trong lúc mọi
người đang bị cuốn hút, say sưa theo dõi từng thế võ
hiểm của hai đối thủ ngang tầm, thì Nguyễn Huệ bình
thản bước từng bước chắc nịch tiến thẳng vào vòng
đấu. Với vẻ mặt tự tin, Nguyễn Huệ đưa tay gạt nhẹ
cho hai người dãn ra, cất tiếng nói sang sảng:
- Thật là hai tráng sĩ khó tìm trong thiên hạ!
Nói xong, Nguyễn Huệ mời hai người dừng cuộc
đấu, và ân cần nói với Võ Văn Dũng:
- Nếu tôi không lầm thì ông sẽ dùng ba thế võ
hiểm hóc nữa để dành phần thắng. Nếu vẫn chưa
đánh ngã người bạn đồng hành của tôi thì ông dùng
đến ngón “Xích mi tróc hầu” phải không?

24

Võ Văn Dũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy Nguyễn
Huệ biết trước các đường đi nước bước sắp diễn ra trên
trường đấu. Biết đây không phải là người thường, Võ
Văn Dũng cúi đầu tạ tội vì đã gây chiến trước. Nguyễn
Huệ khoan dung đặt bàn tay lên vai ông bảo:
- Ông là người hiền tài sao lại quanh quẩn núi non
này làm kẻ lục lâm, không mang sức ra giúp đời?
Võ Văn Dũng ngẩng lên nhìn thẳng vào con người
gợi đúng nỗi niềm thầm kín của lòng mình:
- Tôi vốn không muốn làm tướng cướp, nhưng ông
nghĩ xem, triều đình thì rối ren, Trương Phúc Loan thì
lộng hành, tàn ác, vơ vét của dân nghèo, vàng bạc
phơi đầy vườn. Bọn quan lại ở Qui Nhơn, Tuy Viễn
độc ác, ức hiếp dân tàn tệ. Ông bảo đấng nam nhi
ngồi chờ lưỡi gươm chúng kề cổ mình hay sao? Phẫn
chí tôi mới tụ tập những người can đảm cầm gươm
giáo tung hoành một phen cho hả giận.
Võ Văn Dũng vừa nói xong thì Nguyễn Huệ cất
tiếng cười vang, nắm tay ông thân mật giới thiệu từng
người rồi bảo ông:
- Vậy mời ông lên An Khê hợp sức cùng chúng tôi
làm việc đại nghĩa, diệt trừ bọn quan tham lại nhũng,
bảo vệ cho dân lành được yên ổn làm ăn, có bát cơm
no manh áo che thân. Tụ nghĩa được anh hùng bốn
phương mới có sức mạnh đánh bại chúng. Bằng
không nếu chỉ đơn độc dấy lên từng nhóm nhỏ thì
trước sau cũng bị chúng đánh gục mà thôi. Giang sơn
này là của muôn dân, đâu có phải là riêng của lũ vua
chúa trong triều, đâu phải là nơi mặc sức hoành hành
của bọn quan lại?
Sẵn nuôi ý chí phải làm nên công trạng gì cho
dân, cho nước, không cam chịu mãi cảnh chỉ luẩn
quẩn với vài ba chục thủ hạ quanh mấy ngọn núi quê
nhà, trước lời chỉ bảo của Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng
khảng khái đáp:
- Tôi xin vui lòng theo các ông và xin đưa anh em
về tụ nghĩa cùng các ông để làm việc lớn.
Võ Văn Dũng dặn dò thủ hạ trở về chờ ông, rồi đi
cùng Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Trần Nha lên
An Khê gặp Nguyễn Nhạc.
Từ khi gặp được minh chủ, xả thân vì đại nghĩa,
Võ Văn Dũng nhanh chóng trở thành dũng tướng tin
cậy của nghĩa quân Tây Sơn, được phong làm Đại đô
đốc, lập nên nhiều công trạng. n
(Bài viết sử dụng tư liệu trong bài Vị tướng tài bất tử, trong
sách Văn học dân gian Tây Sơn của Nguyễn Xuân Nhân, Nxb
Trẻ, 1999)
HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

KỶ NIỆM 400 NĂM MẤT DANH NHÂN VĂN HÓA PHÙNG KHẮC KHOAN (1613 - 2013)

PHÙNG KHẮC KHOAN

Hoá t rạng
hoá thần nông

… chỉ bởi quá tài
CHÂU GIANG

Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan
Ảnh vanchuongviet.org

hỉ có học vị Hoàng giáp, nhưng ông lại được
dân phong là Trạng, vua nhà Minh (Trung
Quốc) phong là Trạng nguyên, hơn nữa, được
dân làng tôn thờ như một vị Thần Nông hàng trăm
năm nay hương khói thờ phụng. Người được người đời
huyền thoại hóa, huyền tích hóa quá nhiều ấy là Hoàng
giáp Phùng Khắc Khoan - tục gọi Trạng Bùng.
Phùng Khắc Khoan (1520-1613), tên tự là Hoằng
Phu, hiệu là Nghị Trai, tục gọi Trạng Bùng. Quê hương
Phùng Khắc Khoan là làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện
Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây/ Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà
Nội. Gốc tổ của Trạng Bùng là Phùng Hạp Khanh, phụ
thân của Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương. Dòng họ
Phùng của Phùng Khắc Khoan hiện diện ở làng Bùng
từ lâu đời, chí ít cũng từ thế kỷ VI-VIII. Bằng chứng là
Thành hoàng thờ ở đình làng Bùng là Phùng Thanh
Hòa - Hữu tướng quân của vua Tiền Lý Nam Đế (544546) mà Triệu Quang Phục là Tả tướng quân. Trên
bức cuốn thư ở đình làng Bùng của phường Vó cũng
thuộc làng Bùng cung tiến đã nói đầy đủ về truyền
thống lịch sử làng Bùng:
Công minh Tiền Lý sử
Tích hiển Hậu Lê thi
Dịch:
Công rạng sử Tiền Lý
Danh vinh thuở Hậu Lê
Phùng Khắc Khoan thuộc dòng dõi ba đời nhà
Nho. Điều này được khẳng định trong bài Tự thuật,
ông viết:
Truyền đạo giáo thừa tam thế nghiệp
Mãn doanh hồng thắng vạn kim thư

Tạm dịch:
Truyền đạo Nho, đã được dạy dỗ thừa kế ba đời
thành nghiệp
Hơn hẳn muôn lạng vàng đỏ ối chứa đầy hòm.
Cả thời tuổi trẻ, Phùng Khắc Khoan sống trên đất
do nhà Mạc cai quản. Học giỏi, có tài thơ văn, song
đường khoa cử của Phùng Khắc Khoan không xuôi
chèo mát mái cho lắm. Khoảng cuối năm 1553-1554,
Phùng Khắc Khoan đã bỏ đất Mạc, tìm vào Xứ Thanh
theo nhà Lê - Trịnh. Trịnh Kiểm biết tài, đã dùng ông
ở nhiều cương vị đáng kể. Ông đã hết lòng giúp Trịnh
Kiểm. Nhưng trong thâm tâm, Phùng Khắc Khoan vẫn
trung thành, tha thiết với nhà Lê. Điều này thể hiện
trong câu ca dao lưu truyền ở Thanh Hóa, như muốn
nói lên tâm sự riêng tư ấy của ông:
Chớ khinh chùa tích không thờ
Mà đem xôi, oản cúng thờ gốc cây.
Chùa tích là chùa xưa, tức là trỏ vào cơ đồ triều đại
nhà Lê đã có hai trăm năm lịch sử đến lúc này, dù thế
lực bị suy vi vì bị nhà Mạc lật đổ. Xôi oản là nhắc đến
câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giữ chùa, thờ Phật
thì ăn oản. Khi triều đình Lê - Trịnh trở về Thăng Long,
Phùng Khắc Khoan được cử giữ nhiều chức vụ quan
trọng. Mặc dù làm quan, song Phùng Khắc Khoan vẫn
nung nấu quyết tâm khoa cử bảng vàng. Vì thế, vào
năm Canh Thìn (1580), niên hiệu Quang Hưng thứ
3, thời Lê Thế Tông, mặc dù đã 52 tuổi, lại đang làm
quan triều Lê Trung Hưng, Phùng Khắc Khoan vẫn đi
dự thi. Lần này, ông đã toại nguyện, đỗ Đệ nhị giáp
Tiến sĩ (tức Hoàng giáp).
Đương thời, Phùng Khắc Khoan là một nhân vật,

l

C

25
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12
Page 4 76 vh12

More Related Content

What's hot

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnPham Long
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Tuantin 1003 out
Tuantin 1003 outTuantin 1003 out
Tuantin 1003 outlongvanhien
 
Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014sukiennong.vn
 
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...Nguyen Bach Phan
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004longvanhien
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 

What's hot (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1164 - vanhien.vn
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAYLuận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
 
Tuantin 1003 out
Tuantin 1003 outTuantin 1003 out
Tuantin 1003 out
 
Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014Dự án mixing bowl 2014
Dự án mixing bowl 2014
 
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
Hãy cùng hát vang sự kiện cùng hát và nhảy lớn nhất Việt Nam kỉ lục Guiness- ...
 
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
La33.007 phong tục và tín ngưỡng, tôn giáo của người nùng ở huyện đồng hỷ tỉn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 

Similar to Page 4 76 vh12

Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnPham Long
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-blTăng Kiên
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Pham Long
 
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013longvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Pham Long
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Ngô Chí Tâm
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngttkhhanam
 

Similar to Page 4 76 vh12 (20)

Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
180705940 page-1-82-vh10-sk-bl
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
 
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
Văn hiến Việt Nam 1+2 - 2013
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
 
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận ĐạiLịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
Vai tro-cua-du-lich-trong-viec-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-tho...
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồngLễ hội đình làng trung nghĩa   nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Lễ hội đình làng trung nghĩa nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOTLuận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
 

Page 4 76 vh12

  • 1.
  • 2. NỘI DUNG SỐ 12 (244)-2013 CULTURE OF VIETNAM Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùng Giaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTT Vaø soá 41/GP - SÑBS Giaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ 27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø Noäi ÑT & Fax: (84.4)39.764.693 CHUÛ NHIEÄM GS. Hoaøng Chöông TOÅNG BIEÂN TAÄP Nhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏC Nhaø baùo Traàn Ñöùc Trung PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP Ts. Nguyeãn Minh San TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏ Nhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai THÖ KYÙ TOØA SOAÏN Nhaø baùo Traàn Thu Hieàn Nhaø baùo Töø My Sôn GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNH Nhaø baùo Voõ Thaønh Taân PGÑ: Nhaø baùo Leâ Haûi Chaâu GIAÙM ÑOÁC VPPT VAÊN HIEÁN VIEÄT NAM Phan Toân Tònh Haûi HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄP GS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng BAN CHUYEÂN ÑEÀ VAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄP Soá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø Noäi ÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNH Soá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø Noäi ÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661 Email: trantrungvanhien@gmail.com Website: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM 288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCM ÑT: (84.8)38.353.878 VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNG Taàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø Naüng ÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972 Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn Trình baøy - De. Quang Anh TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNH Doanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I GIAÙ: 36.000VNÑ Ảnh bìa 1: Gs. TS. Bosengkham Vongdara Bộ trưởng Bộ TT - VH & DL Lào (trái) và GS. Hoàng Chương - Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc Việt Nam (phải) trao giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Doanh nghiệp. SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN 4. Tiến tới Hội thảo “Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc” Văn hiến 6. Lễ thụ phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội Võ Nguyên Giáp Văn Hiến 8. 20 năm - Huế Di sản Văn hoá nhân loại Hoàng Linh 10. Nghệ thuật đàn/đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại Trương Nguyễn 12. Làm thế nào để ngành sân khấu dân tộc có tác phẩm hay GS. Hoàng Chương 15. Sự im lặng - quy ước của tình yêu không lời giữa Võ Hồng Anh với người cha Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nguyễn Minh Hoàng 19. Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào - cầu nối tình hữu nghị Việt - Lào Nguyễn Gia Lâm HIỀN TÀI ĐẤT VIỆT 23. Chuyện Nguyễn Huệ thu phục Võ Văn Dũng Hà Bình 25. Phùng Khắc Khoan hóa Trạng, hóa Thần Nông… chỉ bởi quá tài Châu Giang 28. Chuyện tình Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo Trương Nguyễn Hà Bình 32. Nhạc sĩ Trần Hoàn vị Bộ trưởng có công xây dựng văn hóa dân tộc Trung Thu TỪ TRONG DI SẢN 34. Đọi Sơn - Núi thiêng đất Việt TS. Nguyễn Minh San 38. Bắc Ninh - Tỉnh có nhiều Hiệu trưởng Quốc Tử Giám Nguyễn Thuỳ Linh 41. Một số kỷ niệm của đoàn ca múa quân đội với Bác Hồ Khắc Tuế 45. Ngã ba Đồng Lộc - Đài hoa bất tử Lý Nhân DIỄN ĐÀN 49. Bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân tộc trong cuộc sống hôm nay PGS.TS Lê Văn Toàn 52. Hát Chầu văn - Hướng tới là di sản Văn hoá thế giới Nguyễn Thu Hiền 55. Hoạt động âm nhạc ở TP Hồ Chí Minh - thực trạng và giải pháp TS. Văn Minh Hương VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 58. Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất SASCO khi những dòng sông đổ về biển lớn PV 60. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Trung tâm Thẻ - Cam kết giữ vững danh hiệu “top” đầu Bùi Thọ 62. Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam - Hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững Mộng Huệ DOANH NHÂN TÂM - TÀI 64. Công ty TNHH MTV Yến sào Khánh Hòa - Không chỉ là một doanh nhân giỏi Trần Thu 66. Tổng Cty xây dựng công trình giao thông 1 - Chuyện về một nhà quản lý xuất sắc Thế Điệp 68. Công ty CP Khoáng sản Quảng Trị Sự chủ động làm nên thành tích của một doanh nhân Thế Điệp 70. Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc - Chuyện về một doanh nhân xuất sắc Trúc Lam THƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 72.Trường Đại học Sao Đỏ - Chất lượng đào tạo khẳng định thương hiệu Quang Hòa ĐỜI SỐNG QUANH TA 74. Hình tượng ghe, xuồng trong văn hóa dân gian miền Tây Nam Bộ Phạm Tấn Thiên
  • 3. BAN TỔ CHỨC CÁC GIẢI THƯỞNG ASEAN VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG ỦNG HỘ CÁC QUỸ TỪ THIỆN CỦA NƯỚC BẠN LÀO
  • 4. TIẾN TỚI HỘI THẢO “PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC” Hội thảo do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức tại Quảng Ngãi nhân Kỷ niệm 108 năm sinh của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1/3/1906 - 1/3/2014) l VĂN • “Là một người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời chuẩn bị thành lập Đảng, sống và chiến đấu bên cạnh Bác trong 30 năm từ năm 1940 đến năm 1969, suốt đời học tập, nghiên cứu và thực hiện từ tưởng, phong cách và đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí đã trở thành nhà lãnh đạo có uy tín lớn, được Đảng, nhân dân ta và bạn bè trên thế giới tin yêu, kính trọng. Suốt 41 năm là ủy viên Trung ương Đảng, 35 năm là ủy viên Bộ Chính trị, 32 năm là Thủ tướng Chính phủ, 10 năm là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương, đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà lý luận chính trị và văn hóa xuất sắc, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, tư duy luôn luôn năng động, tình cảm luôn luôn chan hòa với nhân dân, nhạy cảm, thấu hiểu được nguyện vọng của đồng bào. Nhờ vậy, đồng chí có nhiều đóng góp lớn trong việc hoạch 4 HIẾN định, làm thấu suốt và chỉ đạo thực hiện đường lối của cách mạng Việt Nam suốt bảy thập kỷ qua... Đồng chí là một nhà văn hóa lớn của dân tộc, luôn luôn quan tâm sâu sắc đến văn hóa và liên tục sáng tạo văn hóa, nhấn mạnh văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa, luôn luôn coi trọng phát huy vai trò động lực của văn hóa đối với kinh tế và xã hội, có nhiều ý tưởng sáng tạo chỉ đạo các mặt hoạt động văn hóa, đối thoại thân tình và giúp đỡ thiết thực các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ; bản thân mình có nhiều tác phẩm văn hóa nổi tiếng với một văn phong trong sáng, mẫu mực” (Lời điếu của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) • “Nói đến Phạm Văn Đồng là nói đến đạo đức của Anh: giản dị, liêm khiết, thanh bạch, yêu thương cán bộ. Cho đến trước khi mất, điều Anh lo nhất là hiện tượng thoái hóa trong Đảng. Nhiều khi Anh đã
  • 5. kêu lên: “Sao đảng viên bây giờ nhiều người hỏng thế” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) • “Về văn hóa, đồng chí trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và đổi mới tổ chức và hoạt động của các ngành giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao,...Những bài nói, bài viết và những buổi nói chuyện của đồng chí về các lĩnh vực nói trên toát ra những sự hiểu biết hoàn chỉnh về nền văn hóa của Việt Nam vừa phát huy truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân loại” (Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam). • “Chính cuộc đời của đồng chí Phạm Văn Đồng là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa nhân văn cao cả. Đồng chí là nhà văn hóa lỗi lạc của dân tộc” (Trần Đức Lương - nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) •... “Anh rất say sưa, trăn trở, trăn trở đến cuối đời, về hoạt động văn hóa - giáo dục; luôn quan tâm đến đời sống của dân và đạo đức, phẩm chất của cán bộ. Anh am tường về văn học, lịch sử, lại rất chịu nghe, nhất là trước những vấn đề thực tế đặt ra. Anh trọng trí thức, hiền tài mà không sách vở, giáo điều” (Phan Văn Khải - nguyên Thủ tướng Chính phủ). n PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC • “Dù làm quân sự hay ngoại giao mà dây cà, dây muống. Nhân dân lao cũng phải tìm hiểu về văn học nghệ động ta ít có thời gian, nên đọc dài mà thuật” (Phạm Văn Đồng) gặp văn không hay dễ bỏ. Nghệ thuật • “Một tác phẩm hay phải có nội dung biểu diễn cũng vậy, chớ tham kéo dài thời gian, phải biết kết thúc khi khán 100%, nghệ thuật 100%” giả còn luyến tiếc. Nghệ thuật hay ở (Phạm Văn Đồng) chỗ là phải biết dừng đúng lúc” (Phạm • “Mỗi nhà văn nên lượng sức mình Văn Đồng”. để viết. Chớ tham viết dài, viết lấy được. • “Với tầm nhìn bao quát, phải thấy Viết ngắn mà hay còn hơn viết dài mà dở. Truyện ngắn của ta rất hay, nhiều văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa, truyện có thể sánh với các truyện ngắn như vậy hai là một và một thành hai.... hay trên thế giới. Viết ngắn mà gói được Đổi mới phải bắt nguồn và bắt rễ từ ý tưởng lớn, sâu sắc hơn là viết dài mảnh đất văn hóa” (Phạm Văn Đồng) 5
  • 6. LỄ THỤ PHONG QUÂN HÀM ĐẠI TƯỚNG CHO TỔNG CHỈ HUY QUÂN ĐỘI VÕ NGUYÊN GIÁP l VĂN HIẾN L.T.S. Ngày 20/1/1948, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh phong chức Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội Võ Nguyên Giáp. Hơn 4 tháng sau, ngày 28/5 /1948, lễ thụ phong đã được tổ chức trọng thể tại chiến khu Việt Bắc. Nhân kỷ niệm 100 ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn hiến Việt Nam xin đăng lại bài tường thuật buổi lễ giản dị nhưng trọng thể và trang nghiêm này do Cụ Bộ trưởng Lê Văn Hiến - một thành viên Chính phủ trực tiếp dự lễ ghi lại đăng trong tập “Nhật ký của một Bộ trưởng” do NXB Đà Nẵng ấn hành năm 1995. An toàn khu ngày 28/5/1948 Hôm nay cũng là ngày lịch sử, vì là ngày thụ phong chức Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp. Đáng lẽ cử hành sáng hôm nay nhưng mưa to quá, suối đầy nước lội qua không được. Vả lại Hội đồng Chính phủ vẫn chưa hết chương trình, phải để lại buổi chiều. Cả buổi sáng, Hội đồng giải quyết các vấn đề lặt vặt ở các Bộ không có gì quan trọng lắm. 12 giờ trưa xong, trời cũng bắt đầu tạnh mưa. Ăn xong, nghỉ một chốc, đến một giờ đi đến địa điểm làm lễ thụ phong. Trong một căn nhà dựng bên cạnh suối nước lớn, dựa một bên núi, cây cối chen phủ kín, ở ngoài trông vào rất khó thấy mà máy bay cũng khó lòng lục lạo. Một phòng trưng bày đặc biệt. Có bàn thờ Tổ quốc, 6 chung quanh băng đỏ ghi các khẩu hiệu: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, “Thống nhất độc lập nhất định thành công”…Sự trưng bày rất đơn giản mà trang nghiêm. Đến giờ làm lễ, Hồ Chủ tịch và Cụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội lên đứng hai bên bàn thờ, toàn thể nhân viên Chính phủ đứng sắp hàng trước bàn thờ. Hồ Chủ tịch tay cầm Sắc lệnh gọi Võ Nguyên Giáp lên trước bàn thờ, rồi Cụ nín lặng, sụt sùi rơi nước mắt mà không nói được tiếng gì. Một phút vô cùng cảm động, có lẽ trong chúng mình không ai nhìn thấy ai, nhưng mỗi người đều rớm nước mắt. Giây lâu, Hồ Chủ tịch mới cất được tiếng mà tuyên bố: “Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ
  • 7. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Câu đối viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp Cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho”. Võ Nguyên Giáp nhận Sắc lệnh. Cụ Trưởng ban Thường trực nhân danh Quốc hội tuyên bố mấy lời. Ông Phan Anh thay mặt Chính phủ nói mấy câu chúc mừng. Cuối cùng Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Quốc Phòng nhân danh bộ đội, tỏ lời mừng của toàn thể bộ đội và nêu cao tinh thần phấn đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau cùng, Võ Nguyên Giáp đứng lên cảm ơn Hồ Chủ tịch, Quốc hội và Chính phủ, và tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực làm tròn nhiệm vụ để đem lại độc lập và thống nhất cho đất nước. Tuyên bố xong, Võ Nguyên Giáp lần lượt bắt tay tất cả mọi người. Rồi Hồ Chủ tịch tuyên bố bế mạc cuộc lễ. Sau khi hết lễ, ai nấy ngồi xung quanh Hồ Chủ tịch và nghe Cụ nói sự xúc cảm của Cụ trong buổi lễ. Trước những ngày lễ có tính cách long trọng, Cụ không thể nào không nhớ đến các tiên liệt, các bạn đồng chí đã từ bao năm chiến đấu cho đất nước, chịu bao nỗi gian lao khổ sở, kẻ hy sinh đầu này, người hy sinh chỗ nọ, nhờ những hy sinh dũng cảm ấy nên mới có ngày nay. Mỗi lần nhớ đến các bạn ấy là Cụ cầm lòng không đặng. Cụ xin lỗi anh em. Chúng mình nghe Cụ nhắc lại những ngày trong trường chiến đấu, trải qua những giai đoạn gian lao, cũng cảm thấy xúc động trong người khi nhớ đến các bạn ngày nay đã khuất bóng. Toàn thể nhân viên Chính phủ ra chụp ảnh kỷ niệm”.n Tài Đức lẫy rạng thao lược lừng thế giới nhân văn rỡ non sông Đặng Minh Phương 7
  • 8. Huế 20 năm DI SẢN VĂN HÓA NHÂN LOẠI l HOÀNG LINH Ảnh SGpt N ằm giữa miền Trung Việt Nam, Huế trong một thời gian dài là Kinh đô của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, có sông Hương ru vỗ du dương, bao bọc bởi những đồi cây xanh tốt, trang trí thêm bằng những vườn tược sum suê, có những dòng kênh bao quanh như chạm khắc, thêu ren, thành phố Huế là một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị. Xứ Huế có sắc thái riêng trong thiên nhiên Việt Nam đa dạng mà thống nhất. (Dĩ nhiên, từ đó) Xứ Huế có sắc thái riêng trong văn hóa Việt Nam đa dạng mà thống nhất. Vùng văn hóa Huế (Thừa Thiên - Huế) được phân lập trong những vùng văn hóa Việt Nam khác, như vùng văn hóa Tây Bắc, Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Tây Nguyên, Nam Bộ,…với những sắc riêng mà, muôn một (của) văn hóa hữu thể của vùng văn hóa Huế ấy là di tích cố đô Huế đã được Ủy ban Di sản thế giới của 8 UNESCO quyết định công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại vào ngày 11/12/1993, cách đây vừa tròn 20 năm. Quyết định đó của UNESCO chính là bản tuyên ngôn về sự khẳng định và tôn vinh của thế giới đối với văn hóa Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống văn hiến 4.000 năm của dân tộc và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó cũng là sự khẳng định từ đây, Di tích cố đô Huế sẽ là tài sản chung của nhân loại, nằm trong vòng tay chăm sóc không chỉ của người dân Huế, không chỉ của người dân Việt Nam, mà của cả thế giới. Còn nhớ, với sức tàn phá của thời gian dòng dã hơn 300 năm ở trong vùng gió mùa này, cùng với sự phá hoại của một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử, kinh thành Huế, ở trong thành nội cũng như trong Tử Cấm Thành, hầu hết những cung điện đã bị cháy trụi
  • 9. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN hoặc hư hỏng nhiều. Không ít những giá trị vật thể và phi vật thể trong kho tàng văn hóa và thiên nhiên đẹp đẽ lạ thường của thành phố Huế đã bị chiến tranh, bom đạn, sự ly tán, cuộc mưu sinh, gió mưa… lấy đi. Những di tích may mắn còn sót lại thì, mưa gió làm mòn phai những mẫu hình trang trí, xóa mờ những màu sắc và làm hư nát những cột kèo, rui xà bằng gỗ, và cây cỏ xâm lấn dần vườn cảnh và hồ nước. Trước cảnh hoang tàn của kinh thành Huế, không chỉ trong mỗi tâm hồn người Huế - dù kẻ ở hay người đi - trong mỗi tâm hồn Việt Nam dù đến Huế một lần hay chưa từng đến Huế, đều không khỏi xót xa về những gì còn - mất trên kinh đô nhỏ bé này. Nhưng chỉ sau 20 năm Huế là Di sản văn hóa nhân loại, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ ngày càng có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự nỗ lực thực hiện các chương trình hành động với sự tham gia đông đảo, đồng bộ của các ngành, các lực lượng của nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng tự hào. Nhiều di tích bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chiến tranh và thiên tai, bão lũ và cả sự vô cảm của con người trước đó, đã được khôi phục. Một số công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu đã được trùng tu. Di sản văn hóa phi vật thể từng bước được phục hồi; cảnh quan thiên nhiên ngày càng được quan tâm giữ gìn, bảo vệ. UNESCO đã nhất trí đánh giá, quần thể di tích cố đô Huế đã vượt qua cơn hiểm nghèo và đang từng bước được hồi sinh. Những giá trị và tinh hoa hương sắc tưởng chừng bị mai một đã dần dần sống lại trong sinh hoạt cộng đồng, trong nếp nghĩ và việc làm hàng ngày của người dân cố đô Huế. Từ đó đã khôi phục lại diện mạo ban đầu và nâng lên một tầm cao mới giá trị văn hóa hữu thể và văn hóa phi vật thể của kinh đô của triều đại cuối cùng lịch sử phong kiến Việt Nam, tạo nên tiềm năng to lớn cho sự nghiệp phát triển văn hóa và du lịch, góp phần mở rộng giao lưu và hội nhập vào đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với văn hóa nhân loại. Sau 20 năm là Di sản văn hóa nhân loại, có thể khẳng định Huế đã được cứu vãn. Huế đã thực sự sống lại tràn đầy trong từng mạch vôi vữa, giữa những nền móng, trên mỗi viên ngói chịu nhiều mưa gió. Huế đã thực sự có được lòng tin cậy và sự giúp đỡ kịp thời rất quý báu của những người yêu Huế để tự bảo tồn và phát triển. Từ sự xót xa, nay Huế đã trở thành niềm tự hào trong mỗi tâm hồn không chỉ của riêng người Huế, mà là của cả dân tộc Việt Nam. Hơn mọi thời kỳ trong lịch sử, Huế đã được đón tiếp rất nhiều sứ giả của nhân loại đến chiêm ngưỡng và hợp tác và làm việc. Tự hào hơn, kiêu hãnh hơn, trong 20 năm qua, thông qua Di sản Văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam đã vượt qua biên độ của không gian, tỏa sáng và hội nhập với các nền văn minh lâu đời của thế giới. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận và tin tưởng: “Tôi tin rằng cùng với thời gian, cái nhìn của chúng ta với quần thể kiến trúc cung đình Huế, chung hơn, với thành phố Huế sẽ không ngừng biến đổi. Một ngày nào đó cung điện và lăng tẩm là biểu tượng của quyền uy, lại một lần nào đó là biểu tượng của hoài niệm, tâm linh, và bây giờ là sự thanh lọc của ngày tháng, cả Kinh Thành trở lại vẹn nguyên trong thế giới của văn hóa, mới mẻ trong từng nếp rêu dĩ vãng…. Thành phố của những con người với chất giọng riêng biệt ấy, với màu áo quyến rũ ấy, với tiếng hát dìu dặt ngưng đọng ấy, với vị cay và vị ngọt ấy, với chuông chiều thu không tĩnh lặng ấy… phải chăng sẽ còn mãi trong tình yêu của chúng ta?...Bây giờ thì tôi có thể nói thực sự vui mừng về lòng tự trọng và những cố gắng không mệt mỏi của Thừa Thiên - Huế đã giữ gìn cho đất nước một kinh thành từng được dựng lên bằng tiền của, mồ hôi, xương máu của cả một quốc gia ở thời đại thịnh của nó. Những nỗ lực chỉ có thể liên tưởng bằng các chuyện thần thoại, trong đó các nhà quản lý, các kỹ sư, thợ xây dựng của chúng ta phải ngày đêm giành giật từ tay Thần Gió, Thần Sấm, Thần Mưa từng công trình kiến trúc, từng hàng cây cổ thụ, khôi phục từng chút vẻ đẹp vốn có của nó, giúp nó vượt qua cơn lũ của sự quên lãng, đưa nó trả lại với con người. Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng… được tu sửa từng phần và vẻ đẹp rạng rỡ của non sông xưa như tìm thấy lại”. So với thời gian phía trước, 20 năm qua, kể từ ngày UNESCO công nhận quần thể kiến trúc Huế là Di sản văn hóa nhân loại, là vô cùng ít ỏi. Dẫu vậy, Huế cũng đã chứng minh cho thế giới thấy tầm vóc một di sản văn hóa, chứng minh khả năng giữ gìn di sản của người Huế, của người Việt Nam và, của nhân loại. Hai mươi năm qua, công việc mới là bắt đầu, nhưng đã cho tôi, cho bạn, cho chúng ta - những người yêu Huế một niềm tin Huế sẽ hài hòa tuyệt diệu trong phong cảnh diệu huyền của núi Ngự Bình và dòng sông Hương, sẽ muôn đời Đẹp và Thơ. Bởi, Huế là một bộ phận không thể tách rời của di sản văn hóa loài người, luôn được chúng ta bảo vệ, giữ gìn bằng Tâm/huyết và Khoa học cho những thế hệ tương lai.n 9
  • 10. Ngày 04/12/2013, một tin vui đến với người dân Nam Bộ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung, Nghệ thuật đàn/đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể nhân loại. Đây là Di sản Văn hóa thế giới đầu tiên trên mảnh đất Nam Bộ và là Di sản Văn hoá phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận. NGHỆ THUẬT ĐÀN/ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NHÂN LOẠI N ghệ thuật đờn/đàn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian, ra đời vào thế kỷ XIX ở Nam Bộ - Việt Nam, trên cơ sở kết hợp giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc bác học (cụ thể là nhã nhạc miền Phú Xuân - Thuận Hóa và ca Huế) ở những loại bản lớn như Nam, Oán, Ngự. Đàn/ đờn ca tài tử được người dân Nam Bộ ưa thích, hâm mộ, dần dần phát triển hoàn thiện và trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật phổ biến vào thập niên 1930. Môi sinh /không gian văn hóa ra đời và nuôi dưỡng nghệ thuật đàn/đờn ca tài tử là vùng đất Nam Bộ - cụ thể hơn là miền đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi người Việt vào khai phá vùng đất này, nơi đây đã chịu những cơn thịnh nộ của thiên nhiên, những trận đại hồng thủy đã tiêu hủy, vùi lấp tất cả những gì mà con người đã mất bao sức lực dựng xây nên. Song, dưới cái vẻ hoang tàn/hoang vu ấy, ẩn chứa một cơ tầng văn hóa Khơmer cổ. Với những lưu dân người Việt, vùng đất Nam Bộ là vùng “đất mới” (tất nhiên, “mới” đây là tương đối mới so với Đất Tổ Bắc Bộ “quê hương buổi đầu của người Việt” (Phạm Văn Đồng), cũng tương đối mới so với mảnh đất miền Trung Bộ. 10 l TRƯƠNG NGUYỄN Các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến mở cõi qua nhiều đợt di dân (có tổ chức và tự do), đã tới khai phá và định cư lại ở vùng đất “chín Rồng” màu mỡ. Người đến/ở đâu, văn hóa sinh ra/nảy nở ở đó. “Từ độ mang gươm đi mở cõi” (thơ Huỳnh Văn Nghệ), truyền thống văn hóa của vùng đất cha ông cũng theo chân người Việt vô đây, tiếp tục phát triển trong môi cảnh mới, đã tạo nên những nét văn hóa đặc sắc, khác lạ với văn hóa nơi quê cha đất tổ. Như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc của người dân Nam Bộ cũng phát triển, với nhiều loại hình mới, trong đó có đờn ca tài tử trên cơ sở của nền văn hóa ấy, làm cho sinh hoạt ca hát của cư dân Nam Bộ rất phong phú, đa dạng. Đờn ca tài tử xuất hiện đầu tiên từ / trong các lễ hội dân gian ở các làng xã vùng đất Gia Định. Trên cơ sở ba điệu thức Oán, Bắc và Nam, dân gian hay nói đúng hơn là những tài tử ,vùng đất Chín Rồng đã sáng tạo một số “lòng bản” / cốt cách theo những mô thức nhất định, tạo nên “mầu” âm nhạc tài tử riêng, với 3 loại “hơi” là: hơi Nam tôn nghiêm, tự tin, nhẹ nhàng; hơi Bắc vui tươi, khỏe khoắn, rộn ràng; hơi Oán tỏ nỗi đau đớn, oán hờn, thường được dùng đặc tả nỗi thống khổ của người bạc phước, số kiếp bẽ
  • 11. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN bàng, hoặc số phận người dân mất nước, sống mà như đã chết. Cái “mầu” âm nhạc ấy của đờn ca tài tử phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long - một vùng đất rộng, hệ thống sông rạch chằng chịt, người thưa, phương tiện di chuyển đi lại chủ yếu là ghe thuyền, làm ăn thuận lợi, mau khá, lúa gạo dư thừa, nảy sinh dân thương hồ (buôn bán bằng xuồng ghe) và đạo đi buôn. Theo GS. Trần Quốc Vượng, Nam Bộ “đất rộng rãi, nông phóng khoáng, cá đầm đìa, nhà không rào, làng không lũy, thương hồ phiêu lãng” đã tạo nên “cá tính miền Nam” là chất phóng khoáng, hiếu khách, nặng nghĩa. Sinh hoạt đờn ca tài tử hoàn toàn tự phát trên cơ sở tự nguyện (tài tử), không phải bận tâm chuyện trang trí phông màn, sân khấu, không cần hóa trang cầu kì, cũng không giới hạn số lượng người tham gia tiết mục. Các tài tử đều rất nhiệt tình, vui vẻ. Người chơi - các tài tử không ai đặt vấn đề “bồi dưỡng” bao giờ. Cuộc chơi có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, thường thì bắt đầu lúc trời vừa sụp tối sau một ngày lao động mệt nhọc, có khi mê say kéo dài thâu đêm suốt sáng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù với không khí nhộn nhịp của những buổi họp mặt, cưới hỏi, giỗ chạp diễn ra tại tư gia một nhà hàng xóm, hay những đêm trăng thanh gió mát, thậm chí một đêm tối trời tĩnh lặng, đều có thể làm các tài tử bất chợt nổi hứng, trải đệm ngoài sân nhà, sân lúa, ngồi xếp bằng tròn… đờn/đàn và cất lên lời ca đầy tâm sự, chất / chan chứa nỗi lòng, nỗi niềm. Nhạc cụ /đờn/đàn sử dụng trong âm nhạc tài tử, cũng phát triển qua thời gian. Ban đầu, ban cổ nhạc tài tử chỉ có đàn kìm (đàn nguyệt), đàn cò (nhị), độc huyền cầm (đàn bầu), đàn tranh (đàn thập lục), tiêu (sáo trúc), đàn tỳ bà, một số nhạc cụ bộ gõ như trống nhỏ, nhiều loại cồng nhỏ, chuông, chuôm chọe nhỏ. Sau khi văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta, dàn nhạc tài tử Nam Bộ bổ sung thêm đàn violon, ghita phím lõm. Đặc biệt là ghita phím lõm, một sáng tạo độc đáo, trên cơ sở đàn ghita du nhập từ phương Tây vào. Cùng với thời gian, nghệ thuật đờn/đàn ca tài tử thoát khỏi các lễ hội, kết hợp với dân ca Nam Bộ để phát triển toàn diện vào thập niên 1930, làm ra đời một loại hình /binh chủng nghệ thuật mới để trình diễn với quần chúng trên sân khấu vào đầu thế kỷ XX nghệ thuật Cải lương mang đậm đặc “cá tính miền Nam” mà lại có sức lan tỏa ra cả nước về sau. Nghệ thuật Cải lương trên cơ sở kế thừa và phát triển đờn/ đàn ca tài tử đủ sức phục vụ cho một sân khấu trữ tình hỷ, nộ, ái, ố. Thêm vào đấy là sự tiếp thu những đặc tính của dân ca Nam Bộ (giai điệu vừa là nhạc kể chuyện (hát nói), vừa là nhạc đối đáp), đã tạo cho âm nhạc Cải lương ngoài chất trữ tình, còn có chất tự sự. Điều này đã làm nên đặc trưng nghệ thuật của sân khấu cải lương: đó là tính tự sự - trữ tình. Với Nghệ thuật đờn/đàn ca tài tử Nam Bộ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Lễ hội Thánh Gióng, Ca trù, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ba miền Bắc - Trung - Nam nước ta phong phú và khởi sắc. Song, cũng như các Di sản văn hóa nhân loại khác đã được vinh danh ở nước ta trước đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị của Nghệ thuật đờn/đàn ca tài tử Nam Bộ đang cần sự chung tay của nhà quản lý và những người làm nghệ thuật tài năng, tâm huyết, có Tâm, đặc biệt là của người dân Nam Bộ - chủ nhân sáng tạo nên loại hình nghệ thuật đặc biệt này. n 11
  • 12. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Làm thế nào ĐỂ NGÀNH SÂN KHẤU DÂN TỘC CÓ TÁC PHẨM HAY C uối tháng 11 năm 2013 để tiếp tục tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết - Hội nghị lần thứ V của BCH Trung ương Đảng Khóa VIII về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội đồng lý luận VHNT Trung ương tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Phấn đấu sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật cao - thực trạng và giải pháp. Đây là vấn đề không có gì mới nếu không nói là rất cũ: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Nhưng có điều, biết rồi, và nói mãi mà vẫn không chuyển biến, hoặc chuyển biến rất chậm, vì vậy mà các cơ quan quản lý, lãnh đạo VHNT nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc nói trên là vô cùng cần thiết. Sở dĩ vậy, bởi sức ỳ của nền VHNT Việt Nam đang thể hiện quá rõ qua các liên hoan, hội diễn và qua hội thảo khoa học các chuyên ngành 12 l GS. HOÀNG CHƯƠNG nghệ thuật (* ) Ở đây, tôi chỉ giới hạn trong ngành sân khấu và đi sâu hơn vào các loại hình nghệ thuật, sân khấu, dân tộc, lãnh địa mà tôi đang hoạt động và tiếp cận được nhiều hơn. Thử nhìn lại trong một thập kỷ qua, trên các sân khấu, các loại hình tuồng, chèo, cải lương và dân ca kịch như Bài chòi, ca Huế, Ví dặm Nghệ Tĩnh, có rất ít vở diễn hay, thể hiện rõ nhất ở các liên hoan hội diễn sân khấu chuyên nghiệp cứ 3 năm một lần. Trong các cuộc đua tài đó, hầu hết các nhà hát, đoàn nghệ thuật rất vất vả trong việc đi tìm kiếm kịch bản hay, mặc dù đội ngũ viết kịch ở nước ta đang tồn tại khá đông, nhưng người viết cho sân khấu, nhất là sân khấu dân tộc thì rất ít. Vì vậy mới có hiện tượng một tác giả như Trần Đình Ngôn đã có tới 6 vở tham gia hội thi chèo tại Hải Phòng cuối tháng 10 năm 2013, hoặc nhà viết
  • 13. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Cảnh trong vở Tuồng Sơn Hậu - Nhà hát Tuồng Việt Nam. Ảnh Internet kịch Nguyễn Đăng Chương cũng có tới ba, bốn vở tham gia trong các hội diễn năm 2013. Về đạo diễn, cũng có hiện tượng tương tự, có người dựng tới ba, bốn vở trong một hội diễn. Như vậy làm sao đủ thời gian vật chất đầu tư cho những đứa con tinh thần của mình được tròn trặn, khôi ngô, cụ thể là tác phẩm của mình có giá trị nghệ thuật cao. Tôi đã từng chứng kiến hai nhà văn tên tuổi Thanh Nha và Thế Lữ khi cùng viết vở dân ca kịch “Tiếng sấm Tây Nguyên” năm 1960 chỉ một lớp cho nhân vật Tống Lang chết mà hai ông phải trao đổi suốt một đêm dài mới xử lý nổi. Cũng gần như vậy, khi tôi dựng vở tuồng “Quang Trung đại phá quân Thanh” cho Nhà hát Tuồng Đào Tấn (Nghĩa Bình) tác giả Trúc Đường phải vào nằm ở TP Quy Nhơn một tháng trời để chữa kịch bản tại chỗ, nhờ vậy mới có một vở tuồng hay được Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (đầu năm 1980) xem và đánh giá cao. Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem xong còn gặp tác giả và đạo diễn để trao đổi để cho vở Tuồng tiếp tục hoàn thiện thành một tác phẩm hay. Trong lịch sử sân khấu thế giới, những nhà viết kịch được tôn vinh, chỉ có năm, mười vở thôi, như trường hợp L.Cargrale (Rumani) đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Việt Nam đã dịch và đã diễn vở “Đêm giông tố” của Caragrale. Ngay cả Sếchxpia vĩ đại của nước Anh cũng không có quá mười kịch bản, nhưng hầu hết là tác phẩm hay, là kịch bản để đời, kịch sống mãi với thời gian. Ở Việt Nam ta trước đây cũng vậy, như trường hợp Đào Tấn, Nguyễn Diêu, Trần Hữu Trang… mỗi ông để lại cho đời 5, 10 tác phẩm hay là quá đủ để cho người đời chiêm ngưỡng. Ngày nay, có lẽ do tác động của cơ chế thị trường mà ngành sân khấu quan tâm đến số lượng, chạy theo số lượng hơn là chất lượng cao. Thậm chí có những vở tuồng được coi là Kiệt tác nhưng đâu đó đưa lên sân khấu trở thành vở diễn tầm thường. Hiện tượng “chạy sô” lấy lượng thay chất, và hiện tượng lặp lại mình khá phổ biến trong một số tác giả và tác phẩm sân khấu chuyên nghiệp trong thời gian qua rất rõ. Nhiều tác giả, đạo diễn đã liệt kê thành tích tới hàng trăm tác phẩm nhưng rất ít tác phẩm ghi được dấu ấn trong ký ức người xem. Hàng chục trại sáng tác đã mở ra, nhưng gặt hái thành quả chẳng được bao nhiêu. Kịch bản hay không có, hoặc rất ít, buộc các nhà hát, các đoàn sân khấu phải lấy cũ làm mới, nhưng thường vở cũ làm mới lại không bằng vở cũ, bởi việc đầu tư tiền bạc, chất xám và thời gian cần thiết không bằng ngày xưa. Ngày xưa đời sống vật chất thì rất thấp, nhưng tinh thần lao động sáng tạo lại rất cao, vở dàn dựng, phải tập luyện hai, ba tháng trời là chuyện bình thường. Còn bây giờ thì… vài tuần lễ là xong một tác phẩm. Vì vậy mà sự sơ lược, sống sượng là chuyện dễ xảy ra. Là người từng ngồi làm giám khảo hội diễn, hội thi sân khấu dân tộc, tôi có cảm giác, các giám đốc, trưởng đoàn sân khấu trong cả nước hiện nay đều có chung mục tiêu là đầu tư cho nghệ sĩ trẻ để giành được huy chương vàng, bạc hơn là đầu tư cho vở diễn hay. Vì có huy chương mới có danh hiệu NSUT, NSND và nghệ sĩ có danh hiệu rồi mới chịu gắn bó với đơn vị, không thì bỏ nghề, bỏ nhà hát. Điều này thấy rất rõ ở hội thi tuồng và dân ca kịch tại TP Tam Kỳ Quảng Nam năm 2013. Suốt tám ngày đêm mà không tìm ra được một vở tuồng hay để trao Huy chương Vàng. Đến như Nhà hát Đào Tấn - một anh cả đỏ trong làng tuồng Việt Nam, mà phải trắng tay mang thất bại trở về “chịu tội” trước anh linh vị hậu tổ của mình là Đào Tấn! Vì sao dẫn đến thảm họa này? Theo chúng tôi được biết thì lãnh đạo Nhà hát này, từ tác giả đến đạo diễn chưa đầu tư đúng mức cho kịch bản Đêm phương Nam - kịch bản văn học chưa thật hoàn chỉnh, lại thêm đạo diễn dàn dựng đã lệch chủ đề tư tưởng của tác phẩm, biến nhân vật anh hùng dân tộc Quang Trung thành con người “ủy mị” thương dân phương Nam mà cứ đầm đìa nước mắt và biến Nữ tướng Bùi Thị Xuân thành một “cán bộ dân vận”… Hành động của những nhân vật anh hùng, võ tướng như vậy thì làm sao đánh bại được 5 vạn quân Xiêm hùng mạnh và giải phóng được miền đất phương Nam trong cuối TK 18? Muốn xây dựng một công trình nghệ thuật, một tác phẩm nghệ thuật lớn không thể bỏ qua yếu tố tri thức, tài năng. Xem thường yếu tố này sẽ chuốc lấy thất bại. 13
  • 14. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Sáng tác kịch bản sân khấu “là khó nhất trong các thể loại văn học”, nói như văn hào Macxim Gorki, nhưng dường như còn rất nhiều người chưa nhận thức rõ điều đó, mà cứ cho đẻ những đứa con thiếu tháng, hoặc thiếu những yếu tố cần thiết về tính sân khấu và tính văn học để cho ra đời, cho xuất hiện trên sân khấu những tác phẩm tầm thường, đó là nguyên nhân làm cho khán giả quay lưng với sân khấu. Các đoàn nghệ thuật vì thiếu kịch bản mà buộc phải dàn dựng những vở kịch chưa đạt chất lượng cao. Trong khi một vở ca kịch dân tộc hay là phải đủ các tiêu chí: kịch bản văn học hay (thơ hay), câu chuyện kịch hấp dẫn với nội dung phản ánh một hiện thực mà xã hội quan tâm, vở phải mang ý nghĩa triết luận sâu sắc về trung hiếu, tiết nghĩa, về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, về tình yêu con người, như những vở: Hộ sanh đàn, Diễn võ Đình, Trần Hương Cát… của Đào Tấn, như Ngũ Hổ Binh Liêu (3 hồi), Hồ Nguyệt Cô hóa cáo của Nguyễn Diệu, hoặc Đông Lộ địch của Ưng Bình Thúc Gia Thị hoặc những vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính, Xúy Vân giả dại hoặc những vở Cải lương : Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu… của Trần Hữu Trang Câu chuyện kịch trong những vở tuồng, chèo, cải lương… hay, không chỉ có ý nghĩa giáo dục mà còn phải được thể hiện ngôn ngữ văn học hay, bằng những câu thơ hay, thông qua các làn điệu thật hợp lý, thật sâu sắc, chữ ít, nghĩa nhiều. Ví dụ, câu hát Nam của nhân vật Kỷ Lan Anh trong tuồng “Hộ sanh đàn” của Đào Tấn: “Lao xao sóng vỗ ngọn tùng Gian nan là nợ anh hùng phải vay” Hoặc câu hát Nam của nhân vật Hồ Nguyệt Cô trong tuồng “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” của Nguyễn Diêu, thật quá hay: Đã phủi rồi son phấn một trường Âu trở lại nước non ngàn dặm Ngàn dặm thẹn cùng non nước Gẫm mơ màng thân trước thân sau Dặm hòe một bước một đau Nhìn xem cảnh cũ ra màu dở dang Ôm lòng hổ với phu lang Ôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây… Kho tàng tuồng truyền thống vô cùng quý giá mà chúng ta đang kế thừa là do những bậc thức giả, những nghệ nhân có tài sáng tác dưới sự chỉ đạo của những thầy Tuồng. Thầy Tuồng là người am hiểu sâu sắc về văn học dân gian và văn thơ cổ điển. Văn thơ trong nghệ thuật truyền thống phải hay, 14 phải thâm thúy, sâu sắc kết hợp với các yếu tố nghệ thuật khác hoàn thiện từ nội dung đến hình tượng nhân vật và ca hát… thì mới được coi là tác phẩm hay. Nhưng ngày nay rất ít người chịu nghiên cứu học tập, tiếp thu vận dụng kịch bản truyền thống vào sáng tác, và đạo diễn của mình, nên đa số vở diễn đều non kém về mặt văn học, xa rời truyền thống về xử lý nghệ thuật theo phương pháp cách điệu, ước lệ đầy tính khoa học, mặc dù đạo diễn hiện đại có tìm tòi nhiều hình thức mới, nhưng cái mới không ăn nhập với cái cũ - truyền thống nên lại “gieo vừng ra ngô” như Bác Hồ đã cảnh báo. Đó là một trong những nguyên nhân ít có tác phẩm hay trên sân khấu truyền thống hiện nay. Trước thực trạng ngành nghệ thuật sân khấu dân tộc còn ít tác phẩm hay, tôi xin đề xuất mấy giải pháp nhỏ dưới đây: Trước hết phải đầu tư cho những nhà văn, nhà viết kịch có tài năng và tâm huyết có hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật truyền thống sáng tác theo đơn đặt hàng, theo đề tài, và theo thời gian nhất định. Như trường hợp mới đây chúng tôi đặt hàng nhà viết kịch Lê Quý Hiền viết về đề tài văn hóa giao thông. Bản thảo thứ nhất tuy văn học kịch thì hay nhưng nội dung chưa trúng về văn hóa giao thông, kịch tính chưa cao, tính hấp dẫn còn hạn chế nên chúng tôi từ chối và đề nghị nhà viết kịch viết lại vở khác theo gợi ý nội dung của chúng tôi. Kết quả kịch bản thứ hai lấy tên là “Đoạn cuối của một cuộc tình” đạt yêu cầu và được Đạo diễn NSND Lê Hùng nhận dàn dựng cho Đoàn kịch Hải Phòng rất thành công. Vở diễn được UBATGTQG chấp nhận, được khán giả hoan nghênh và các đài truyền hình VTV1, ANTV, TTXTV, VOV đã ghi hình và phát trong những ngày cuối tháng 11 năm 2013. Như vậy, muốn có tác phẩm hay, phải “chọn mặt gửi vàng”, phải đầu tư đúng chỗ, đúng người, đúng việc. Cụ thể là chọn đúng tác giả, đạo diễn có tài năng và đơn vị thực hiện vở diễn phải là một tập thể nghệ sĩ tài năng, giàu kinh nghiệm cũng thực thì sẽ đem lại kết quả khả quan. Đó là tác phẩm hay. Còn “tác phẩm cao” thì như định nghĩa của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là: Tư tưởng phải 100 phần trăm và nghệ thuật cũng 100 phần trăm./. n * Xem bài “Nâng cao tính dân tộc trong phim truyện hiện nay” của PGS - TS Hồng Vinh - Tạp Chí văn hiến Việt Nam số 10/2013 Và bài: Thấy gì qua Hội thi Tuồng và dân ca kịch toàn quốc ở TP Tam Kỳ năm 2013 của GS Hoàng Chương đăng trên tạp chí tuyên giáo số 7 - 2013
  • 15. SỰ IM LẶNG Mẹ con Võ Hồng Anh Quy ước của Tình Yêu Thương không lời Giữa VÕ HỒNG ANH với người cha Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP l NGUYỄN MINH HOÀNG MỐI TÌNH LÃNG MẠN GIỮA HAI TRÍ THỨC TRẺ CÓ HOÀI BÃO LỚN VÕ NGUYÊN GIÁP (SAU NÀY LÀ VỊ ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM) VÀ NGUYỄN THỊ QUANG THÁI - EM RUỘT NGUYỄN THỊ MINH KHAI - BÍ THƯ THÀNH ỦY TP SÀI GÒN - GIA ĐỊNH NĂM 1940-1941- VỢ CỦA NHÀ CÁCH MẠNG NỔI TIẾNG LÊ HỒNG PHONG ĐÃ KẾT TINH CHO ĐỜI MỘT NHÀ KHOA HỌC HẠT NHÂN TÀI NĂNG, ĐỨC ĐỘ GS.TS VÕ HỒNG ANH. NĂM VÕ NGUYÊN GIÁP CƯỚI NGUYỄN THỊ QUANG THÁI KHI ÔNG 24 TUỔI, CÒN BÀ VỪA TRÒN ĐÔI MƯƠI. SAU KHI CƯỚI NHAU, NGUYỄN THỊ QUANG THÁI THEO CHỒNG RA HÀ NỘI. VÕ NGUYÊN GIÁP DẠY HỌC, CÒN QUANG THÁI THÌ THI ĐỖ VÀO HỌC TRƯỜNG THUỐC (NAY LÀ ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI). V õ Hồng Anh sinh ở Hà Nội, nhưng không được sống với ba mẹ nhiều, vì hai người bận việc cách mạng. Chưa đầy 1 tuổi, Hồng Anh đã cùng mẹ tiễn cha bí mật sang Trung Quốc tìm gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Mẹ gửi Hồng Anh về sống với bà nội ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bà nội đã nhiều lần phải bế Hồng Anh sơ tán, chạy giặc từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh, Nghệ An,...sống trong sự đùm bọc, chở che của những người dân Khu IV. Năm 1942, bà Quang Thái bị địch bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò. Bị giam giữ và tra tấn nhiều, sức khỏe của bà yếu đi nhiều. Bà mong ước cháy bỏng được gặp Hồng Anh. Bà nội chiều con dâu, đưa Hồng Anh lên tầu ra gặp mẹ, nhưng chuyến tầu đó bị máy bay của quân đồng minh ném bom, bà cháu không ra Hà Nội được. Bà Quang Thái hy sinh trong nhà giam Hỏa Lò năm 1944 mà không được gặp chồng, gặp con. Lúc đó, Hồng Anh mới 2 tuổi. Trước lúc hy sinh, mẹ Quang Thái đã gửi một bức tâm thư, trong đó đã nhắn cho con gái “Hồng Anh phải không 15
  • 16. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Bình mình trên biển. Ảnh hoangnamduong’s photos biết khổ, nhưng phải biết thương người nghèo khổ”. Kỷ niệm về mẹ của Hồng Anh chỉ được nghe bà nội, bà ngoại và ba Giáp kể lại. Khi bà Quang Thái bị bắt giam, Võ Nguyên Giáp đã về nước theo chỉ thị của Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo khác xây dựng chiến khu Cao - Bắc - Lạng. Ông không biết vợ mình bị địch bắt giam. Nhiều khi ngồi dưới gốc cây trong rừng đại ngàn, ông mong đến ngày được gặp lại vợ và con gái. Do điều kiện hoạt động phải giữ bí mật, lâu lâu ông mới gửi về nhà một bức thư viết trên mẩu giấy thuốc lá khi có liên lạc trực tiếp. Ông chia sẻ với vợ nỗi đau chị Minh Khai hy sinh. Ông không hề hay biết vợ ông đã hy sinh trong tù. Những lá thư chứa chan tình yêu viết trên giấy thuốc lá mỏng manh vẫn tiếp tục gửi về địa chỉ người đã mất. Cho đến một ngày tháng 4 năm 1945, trong Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, ông Giáp mới nghe đồng chí Trường Chinh nói tin dữ mà tưởng ông đã biết: - Chị Thái chưa kịp rút vào hoạt động bí mật thì bị chúng bắt... Cũng không ngờ chị mất ở trong tù. Nghe tin quá đột ngột, ông Giáp lặng người hỏi: - Anh nói sao? Ông Trường Chinh rất ngạc nhiên: - Anh chưa biết tin à? Quang Thái mất rồi ư? Bị sốc quá mạnh, ông Giáp bàng hoàng đi sang buồng bên, bỏ dở cuộc họp... Ông không ngờ cái ngày hôm ấy, cuộc chia tay ngắn ngủi, bịn rịn bên hồ Tây lại là lần cuối cùng ông gặp người vợ thương yêu. Nén nỗi đau riêng, ông trở lại với trách nhiệm của người chỉ huy Đội Tuyên truyền giải phóng quân Việt Nam. 16 Mãi tới sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, năm 1946, Hồng Anh mới gặp lại cha mình. Nhiều năm sau, bà Võ Hồng Anh vẫn ấn tượng về lần gặp cha ấy: “Năm 1946, khi tôi được gặp ba lần đầu, trong dịp ba ghé thăm ông bà nội và tôi ở Đồng Hới (Quảng Bình) trên đường đi kinh lý Nam Bộ - thì tôi lại ngậm thinh, nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ba bế tôi ra chỗ vắng, chỉ với một câu hỏi: Có nhớ, có thương ba không?”. Lần thứ hai Hồng Anh được gặp cha là vào năm 1951. Sau chiến thắng chùa Non Nước (Ninh Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đạp xe thẳng từ đấy về Thanh Chương, Nghệ An thăm hai bà cháu. Lúc đó, ba có hỏi gì, Hồng Anh cũng lặng thinh. Kể cả lúc ba đèo con gái bằng xe đạp lên chợ Rạng, Đô Lương thăm cậu ruột của bà, dọc đường ba lại hỏi: “Con có nhớ ba không?”, Hồng Anh cũng im lặng trong tiếng xích xe đạp lạo xạo đường quê... Những chi tiết trên, sau này bà Hồng Anh kể, đã cho thấy ngay từ nhỏ, Võ Hồng Anh đã thể hiện một cá tính gan góc, lối tư duy tự lập. Qua đây, ta hiểu thêm về một khía cạnh đời thường của vị Đại tướng huyền thoại. Ông vô cùng xót xa do bận việc nước mà không có thời gian chăm sóc con thơ, thương con hơn ai hết nên ông rất hiểu tính khí đặc biệt của con gái, nên giữa hai cha con hình thành nên sự hiểu nhau không cần lời. Một tác giả khi nghe bà Võ Hồng Anh kể chuyện lúc nhỏ, đã nhận xét rất đúng về sự im lặng đó: “Sự im lặng này gần như trở thành quy ước của yêu thương không lời giữa hai ba con”. Năm 1951-1952, Võ Hồng Anh học tại Trại Thiếu sinh quân Quảng Trị đóng ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó, Võ Hồng Anh cùng bà nội theo liên lạc
  • 17. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN GS Võ Hồng Anh cùng con trai và Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1974. Ảnh tư liệu của bộ đội đi bộ từ Thanh Chương, Nghệ An ra chiến khu Việt Bắc để sống bên người cha. Tướng Giáp rất yêu thương con gái, song không cưng chiều. Sau này bà Võ Hồng Anh kể về những ngày ở Việt Bắc “thỉnh thoảng ba tôi lại bảo bà nội “Buổi chiều bà cho Hồng Anh tham gia với các chú bộ đội. Tôi lấy đôi ủng của ba để đi ra ruộng rau (như mọi đứa trẻ, tôi thích thú vì đó là thứ của ba và tôi rất sợ bị vắt bám), đôi ủng cao lút cả hai chân, tôi đi vẹo vọ, nhìn rất ngộ. Tôi mới học lớp ba, bốn gì đó, ba bắt đọc cuốn “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của bác Trường Chinh”. Từ năm 1952-1954, Võ Hồng Anh được sang học tại Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm, Trung Quốc. Trước khi đi, Hồng Anh được cha kể về mẹ, về lòng vị tha, đức hy sinh, về tính cách vừa dịu dàng, vừa kiên nghị của mẹ. Rồi cha tặng Hồng Anh một cuốn sổ trong đó ghi những lời dặn dò con gái noi gương mẹ, lớn lên trả thù cho mẹ. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Võ Hồng Anh nằm trong số những “hạt giống đỏ” được Đảng và Nhà nước chọn cử sang đào tạo ở Liên Xô. Năm 1956, bà tốt nghiệp loại xuất sắc Khoa Vật lý Trường Đại học Tổng hợp Lomonoxov (MGU). Sau đó, chị về nước nhận công tác tại Ban Toán - Lý thuộc Ủy ban KH&KT Nhà nước. Đến tháng 12/1965, chị được cử đi nghiên cứu sinh tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Lomonoxov (Liên xô cũ). Tháng 1/1969, chị bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Toán - Lý về lý thuyết Plasma (việc bà lựa chọn ngành khoa học vật lý là do có lần ba đã gợi ý) tại Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu vật lý hạt nhân Liên Xô. Sau đó, từ năm 1969 -1971, bà làm cộng tác viên khoa học tại Viện Dubna - một cơ sở khoa học quốc tế có uy tín của hệ thống các nước XHCN. Năm 1972, bà về nước, làm việc tại Viện Vật lý Hà Nội, tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề về lý thuyết chất rắn. Năm 1979, Võ Hồng Anh được trở lại công tác tại Viện Dubna. Đến năm 1982, bà đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán - Lý (nay là Tiến sĩ Khoa học) tại đây. Từ năm 19841986, bà công tác tại Trung tâm Vật lý lý thuyết thuộc Viện Khoa học Việt Nam. Từ tháng 2/1987 đến tháng 6/2002, GS.TSKH Võ Hồng Anh đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng, rồi Trưởng phòng Vật lý lý thuyết, Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia (nay là Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam). Năm 1991, bà được Nhà nước phong hàm Giáo sư. Trong cuộc đời khoa học, GS.TSKH Võ Hồng Anh đã có trên 60 công trình khoa học được công bố ở nhiều tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước, trong đó có cuốn sách Lý thuyết tương tác thông số của bức xạ điện tử công suất lớn lên chất rắn - do Nxb Nauka - Matxcova xuất bản năm 1985. Các công trình của bà trình bày những kết quả nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực của Vật lý các môi trường: Chất lỏng, chất rắn, chất khí, Plasma… Đặc biệt, những kết quả về tác động của bứa xạ laser và các trường mạnh khác lên bán dẫn có nhiều triển vọng ứng dụng trong vật lý và kỹ thuật. Đây là một công trình được đánh giá cao ở nhiều cơ sở nghiên cứu của nhiều nước. Bà đã tham dự và báo cáo ở nhiều hội nghị khoa học quốc tế và trong nước, được mời đi trao đổi, nghiên cứu, thỉnh giảng, thuyết trình Simena ở nhiều trung tâm nghiên cứu của Liên Xô (cũ) và hầu hết các nước XHCN Đông Âu, ở Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản. Năm 17
  • 18. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN 1988, GS.TSKH Võ Hồng Anh được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Kovalevskya - Giải thưởng cao quý nhất dành cho những nhà khoa học nữ có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. GS.TSKH Võ Hồng Anh là một tài năng, một nhân cách lớn, một người giầu nghị lực, luôn phấn đấu bền bỉ và lặng lẽ, từ thiếu sinh quân trở thành một GS. TSKH ngành Toán - Lý. Là con gái của người mẹ là nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Thị Quang Thái và vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, nhưng ở GS.TSKH Võ Hồng Anh luôn toát lên sự khiêm nhường của một người giầu nghị lực, ý chí vượt khó, biết làm chủ tài năng của mình. Đó là cảm nhận chung của những ai có điều kiện tiếp xúc với bà. Sự khâm phục và kính trọng là điều để lại trong lòng những đồng nghiệp nhiều năm làm việc cùng bà. Hầu hết các đồng nghiệp và nhiều người tiếp xúc, làm việc với bà Võ Hồng Anh đều có chung một nhận xét, dường như chưa bao giờ bà có ý coi mình là con gái của một vị Đại tướng lừng lẫy. Bà tự làm tất cả mọi việc trong sự thiếu vắng tình yêu người mẹ. Trong quá trình làm việc, bà luôn đặt công việc lên trên hết, khuyến khích mọi người cùng cố gắng phát huy tính độc lập cao nhất và coi trọng ý kiến của mọi người. Chẳng khi nào bà để quan hệ gia đình ảnh hưởng đến công việc. Được các nhà khoa học trân trọng và đánh giá cao, song, GS.TS Võ Hồng Anh vẫn rất khiêm tốn. Những lời tâm sự sau là một minh chứng cho đức tính cao đẹp của một nhà khoa học chân chính ấy: “Số phận khoa học của tôi có những thuận lợi và may mắn. Đó là hoàn cảnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Sự may mắn được thừa hưởng một nền giáo dục lành mạnh từ tuổi ấu thơ, được tiếp xúc với nền khoa học tiên tiến và những đại biểu ưu tú của nó, và cả những khả năng trí tuệ bẩm sinh nữa. Bên cạnh đó, tôi cũng có những khó khăn của đời sống nằm trong khó khăn chung của đất nước hiện nay. Có những khó khăn của quá trình sáng tạo; có những khó khăn do thiếu thông tin và thiếu tiếp xúc, đặc biệt trong những thời kỳ làm việc trong nước. Và cả những khó khăn do thói hẹp hòi và hạn chế còn tồn tại đó đây trong giới khoa học và giới quản lý khoa học (chốn ngự trị của phái mạnh)…Đó cũng là những khó khăn không có gì đặc biệt. Nhưng để vượt qua được chúng, cần có một nghị lực. Không phải lúc nào cũng vượt qua được chúng. Và lúc vượt được, thì không phải bao giờ cũng dễ dàng. Tuy nhiên, tôi đã vượt được những khó khăn ở mức độ cho phép đạt được những kết quả tôi 18 có. Tuy vậy, điều đáng nói nhất ở đây là: Chính những biến đổi cách mạng lớn lao của đất nước đã xác định khoa học, sự trưởng thành của cá nhân tôi trong sự trưởng thành chung của đất nước và những người phụ nữ Việt Nam khác, trong đó có những phụ nữ trí thức, những người làm khoa học”. (Almanach Người Mẹ và Phái đẹp, tr 716). “Lá xanh rụng xuống, lá vàng trên cây”, vào 16 giờ ngày 18/7/2009, vì bệnh hiểm nghèo, GS.TSKH Võ Hồng Anh đã qua đời. Đó là sự bất công của tạo hóa, sự nghiệt ngã của số phận dành cho vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Trong trái tim của Tướng Giáp, mối tình đầu - người vợ đầu Nguyễn Thị Quang Thái có một vị trí đặc biệt, “Đó là một vị trí thiêng liêng và độc nhất vô nhị” như nhận xét của Võ Hồng Anh người con gái đầu của ông. Còn đối với Võ Hồng Anh, tình cảm của Đại tướng dành cho con gái đầu cũng là tình cảm đặc biệt. Và, Võ Hồng Anh cảm nhận được điều đó. Ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi đi gặp mẹ kính yêu ở cõi vĩnh hằng, Võ Hồng Anh “cảm nhận sự đặc biệt đó chủ yếu vẫn qua “một cái kênh không lời” và phần nào qua cư xử hàng ngày của ba tôi, mà rõ nhất là sự đòi hỏi khắt khe”. Không ai hiểu con cái bằng cha mẹ. Tướng Giáp hiểu tình cảm của con gái giành cho mình, theo kiểu đặc biệt “một cái kênh không lời”. Võ Hồng Anh luôn tự hào về cha, mẹ mình: “Trong tôi, niềm tự hào về cha không tách rời niềm tự hào về Tổ quốc, và càng không bao giờ tách khỏi ý thức trách nhiệm. Tôi mong muốn sống xứng đáng với bố mẹ nhưng bằng sức lực tình cảm, trí tuệ của riêng mình. Người ta có quyền tự hào và kiêu hãnh về cha mẹ. Nếu vị trí của cha mẹ đem lại niềm cảm thông quý mến của những người xung quanh (kể cả cách nhìn nhận khắt khe và sự đòi hỏi cao do lòng quý mến) thì đó là cái “lộc” mà ta được hưởng. Nhưng người ta không có quyền núp dưới cái bóng của cha mẹ để đạt được những điều ngoài năng lực của mình”. Trước khi về cõi vĩnh hằng, niềm mong ước lớn nhất của Võ Hồng Anh, vẫn qua cái kênh “không lời”, là ước mong cha mình - Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống khỏe mạnh đến trăm tuổi. Có con gái phù hộ, Tướng Giáp đã vượt qua cái ngưỡng bách niên, đến độ 103 năm dương thế. Giờ đây, cho đến muôn năm, dưới suối vàng, Võ Hồng Anh đã được đoàn tụ cùng ba mẹ. Chắc là, hai cha con Tướng Giáp vẫn giữ quy ước từ lâu, trên dương thế: Sự im lặng. Đó là Tình - Yêu - Thương không lời! n
  • 19. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN TRUNG TÂM VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI LÀO CẦU NỐI TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT - LÀO l N NGUYỄN GIA LÂM ước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm ở bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, có biên giới giáp Myanma và Trung Quốc ở phía tây bắc, Campuchia ở phía nam, Việt Nam ở phía đông và Thái Lan ở phía Tây. Nước Lào còn được gọi là đất nước Lạn Xạng (Triệu Voi hay Vạn Tượng). Cũng như hầu hết các nước Lào cũng bị ảnh hưởng về văn hóa với các nước, các dân tộc khác trong quá trình giao lưu và phát triển. Trong văn học và nghệ thuật, trong đó có múa cung đình thì văn hóa Phật giáo thể hiện rất rõ.Âm nhạc và nghệ thuật dân gian cũng có nhiều nét tương đồng với các nền văn hóa trong khu vực. Ví như, về các nhạc cụ như khèn, trống, bộ gõ; múa dân gian…về khab (hát), có nhiều làn điệu như khab Thoum, của Luổng Phạ Bang, khab Ngừm của Viêng Chăn, khab Phunoy, Khăp Lự, Khab Tay - Dam, Khab Lagati… Nghệ thuật múa dân gian Lào thường gọi chung là “múa lăm vông” - lăm là múa, vông là tròn, tạm dịch: “múa vòng tròn”. Có rất nhiều điệu “lăm” như : Lăm Tằng Vải, Lăm Xalavan, Lăm sithanđon, Lăm Mahasay… Mỗi loại “Lăm” có giai điệu riêng, cách múa riêng. Tuy vậy, người Lào đã tiếp nhận từ truyền thống, sáng tạo và làm đặc sắc thêm văn hóa của mình. Với tính chan hòa, cởi mở, người Lào sẵn sàng đơn giản hóa một số điệu múa để khách mới đến có thể cùng múa . Một phong tục rất hay nữa là “Lễ buộc chỉ cổ tay” tạm hiểu là Lễ gọi hồn hoặc Chúc phúc (ba - xỉ - xù - khuổn). Từ một nghi lễ hẹp dành cho gia đình, người Lào cũng đã khéo léo nâng lên thành nghi lễ tiếp khách rất xúc động là làm Lễ buộc chỉ cổ tay cho khách quí từ xa tới hay người thân chuẩn bị đi xa… Qua một vài ví dụ trên ta thấy người Lào đã bảo tồn, gìn giữ và phát huy khéo léo các di sản văn dân tộc và đưa văn hóa đó hòa nhập thời đại một cách uyển chuyển. Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo Đông Nam châu Á, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn , cùng được dòng sông Mê Kông như mạch máu không ngừng chảy nuôi cơ thể… Với 2.130 km đường biên giới trên đất liền qua 10 tỉnh của Việt Nam là Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum có 32 huyện, 129 xã biên giới và 10 tỉnh của Lào là Phong sa lỳ, Hủa Phăn, Luông Pha bang, Xiêng Khoảng, Bô ly khăm xay, Khăm Muộn, Sa vẳn na khệt, Sa la văn, Sê Koong và Attơpư với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như : Tây Trang, Pa Hang, Na Mèo, Nặm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, Bờ Y. Nhiều dân tộc đang cùng nhau sinh sống trên vùng viên giới Việt - Lào như người Mông, người Dao, người Thái, người Lào, người Tà Ôi, người Bru - Vân Kiều, … Ngoài các mối quan hệ giao lưu buôn bán về kinh tế, ở khu vực biên giới còn có mối quan hệ thân tộc, kết nghĩa anh em, hôn nhân… vì vậy văn hóa Việt Nam và văn hóa Lào có nhiều tương đồng là đúng với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đặc biệt, qua các văn bản được tìm thấy ở Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh cho thấy từ nhiều thế kỷ trước các triều đại hai nước đã có quan hệ, trao đổi về kinh tế, hàng hóa và hỗ trợ cưu mang, giúp đỡ nhau khi có biến động ở mỗi nước. Trong giai đoạn cận hiện đại, hai nước cùng đứng lên chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc. Thời kỳ “hạt gạo cắn đôi,cọng rau sẻ nửa” đã làm cho hai dân tộc hiểu nhau hơn, thương nhau hơn. Từ quyết tâm chính trị của hai Đảng, hai Nhà nước đã tạo nên mối tình đoàn kết đến từng người dân, người chiến sỹ trên khắp các chiến trường. Đây cũng là thời kỳ hai nền văn hóa Việt - Lào hòa quyện, bổ sung cho nhau trở thành vũ khí tinh thần cho hai dân tộc vượt 19
  • 20. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Các Doanh nghiệp Việt Nam trao tiền và hiện vật cho các Quỹ từ thiện của nước bạn Lào, tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào, tháng 7 năm 2013 do Ban tổ chức các giải thưởng Asean phát động. qua được tất cả khó khăn, gian khổ, hy sinh và đi đến thắng lợi cuối cùng. Các văn nghệ sỹ hai nước đã biến các chủ trương, đường lối về công tác văn hóa văn nghệ của hai Đảng thành một lực lượng chính trị để thực hiện “nghệ thuật tâm công” góp phần làm nên chiến thắng. Người nghệ sĩ đã trở thành chiến sỹ và ngọn bút trở thành vũ khí cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đánh đuổi quân thù. Chúng ta đã huy động tổng lực các loại hình nghệ thuật từ văn học, thơ ca , hội họa, âm nhạc, phim ảnh động viên toàn dân tộc vào trận tuyến. Bản sắc văn hóa của hai dân tộc Việt - Lào được khơi dậy, phát huy, phát triển trở thành nguồn lực dồi dào cho các sáng tác mới phù hợp để phục vụ cách mạng, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu và trình độ thưởng thức của nhiều tầng lớp nhân dân. Song song với sử dụng vốn văn hóa dân tộc nhiều mô hình hoạt động nghệ thuật đã được tổ chức triển khai, các nghệ sỹ đã lồng ghép với nghệ thuật mới như xiếc, giao hưởng, kịch nói, điện ảnh.. làm tăng thêm hiệu quả cổ động. Trong nhiều loại hình nghệ thuật và hình thức được triển khai, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng là một trong những hoạt động dễ làm và hiệu quả. Từ nguồn vốn phong phú của nghệ thuật truyền thống dân tộc, các “chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ”, kể cả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, đã đến tận thôn bản xa xôi, hẻo lánh; đến với những dân tộc ít người…học và sưu tầm các làn điệu dân ca, điệu múa về dàn dựng lồng ghép nội dung mới theo yêu cầu mới. Cách làm này có vẻ thô sơ nhưng thật sự đã đạt được kết quả rất cao, hấp dẫn và khuyến khích được đông đảo quần chúng 20 tham gia. Có thể khẳng định chính cách làm này đã giúp gìn giữ, phát huy vốn văn hóa dân tộc, cung cấp lực lượng nhân tài cho nghệ thuật chuyên nghiệp. Tại các bản làng, các đoàn văn nghệ, văn công tỉnh, đơn vị bộ đội Lào, Việt, các “ải noojoong - phườn” (bộ đội Việt Nam tình nguyện)… đã cùng hát, biểu diễn vừa để tuyên truyền cách mạng, vừa để động viên nhau cùng vượt qua khó khăn gian khổ hy sinh của cuộc chiến tranh. Những câu thơ, lời hát của các văn nghệ sỹ như: Nhà thơ Quang Dũng với Tây Tiến; Chế Lan Viên với bài Theo tình nguyện quân ra biên giới năm 1952; Phạm Tiến Duật với bài thơ Buộc chỉ cổ tay, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây; Nguyễn Đức Mậu với: Tiếng trẻ khóc nơi bản Lào lửa cháy; hay Bua xỏn Búp xao Đon với Hai miền quê. Các bài hát thời “tiếng hát át tiếng bom” như: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Hoàng Hiệp; Sải chay Lào - Việt Nam (Tấm lòng Lào - Việt Nam) của tác giả Hủm phăn Lắttạnạvông; Đèng heng ít xa lạ (Trên đất tự do) của Xi Xa nạ Xi xan, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn của Hoàng Hà; Tình Việt - Lào của Hồ Hữu Thới, Hà Nội - Viêng Chăn của Xải xê khăm mản… Ngày nay, các sáng tác mới ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị hai nước vẫn đang tiếp tục được bổ sung như bài hát Hồ Chí Minh kính yêu muôn đời của Bua Ngân Sa Pu vông và nhiều bài hát tác phẩm văn học, điện ảnh và tác phẩm nghệ thuật khác. Những bài hát đi cùng năm tháng, vẫn được các thế hệ hôm nay hát trong các cuộc gặp gỡ, giao lưu trong những vòng múa “lam vông”… Sau khi hai nước giành độc lập , hai Đảng và hai nước tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và phát triển
  • 21. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN kinh tế, văn hóa. Tháng 9 năm 1995. Trung tâm Văn hóa - Thông tin Việt Nam tại Lào (nay là Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào - từ đây gọi tắt là Trung tâm) được thành lập. Đây là một thuận lợi nữa cho việc đưa văn hóa Việt Nam và văn hóa Lào đến với công chúng hai nước. Các thiết chế văn hóa như thư viện, phòng triển lãm tranh ảnh thường xuyên và đột xuất được triển khai; các lớp dạy nhạc, câu lạc bộ ca nhạc được tổ chức hoạt động thử nghiệm để cán bộ, công nhân lao động, Việt kiều, cán bộ, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và nhân dân Lào đến cùng giao lưu gặp mặt nhân dịp các ngày lễ, tết của hai nước và quốc tế. Trung tâm cũng tham mưu cho lãnh đạo Bộ văn hóa hai nước đưa các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của nước này sang nước kia biểu diễn và giao lưu giúp đỡ nhau hợp tác sản xuất phim, tổ chức các tuần văn hóa, tuần phim, triển lãm kinh tế văn hóa. Những năm gần đây, Trung tâm phối hợp với Bộ TT - VH Lào, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, các cơ quan Việt Nam xung quanh Sứ quán, Hội Người Việt Nam tại Lào tổ chức các hoạt động mới như: Hội diễn văn nghệ quần chúng cho bà con Việt Nam tại Lào; tổ chức thi vẽ, viết chữ đẹp và múa, hát ca ngợi lãnh tụ hai nước cho học sinh ở bậc tiểu học; giao lưu văn nghệ, thi hùng biện ngôn ngữ cho sinh viên Việt kiều và Lào tại trường Đại học Quốc gia Đồng Độc; tổ chức giao lưu văn nghệ và thể thao các cựu lưu học sinh Lào đã từng học tại Việt Nam… tại Thủ đô Viêng Chăn và một số bản Lào, đạt kết quả tốt. Bên cạnh các hoạt động giao lưu, Trung tâm còn phối hợp và giúp đỡ ngành Văn hóa Thông tin Lào tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ cho cán bộ của Bộ và các tỉnh. Các lớp bồi dưỡng về quản lý văn hóa, nghệ thuật, thanh tra văn hóa, nâng cao năng lực báo chí, nghệ thuật MC… được tổ chức tại Thủ đô Viêng Chăn, các tỉnh và huyện Xiêng Khoảng, Luông pha bang, Phong sa lỳ. Từ những kinh nghiệm đó, Trung tâm đã triển khai hoạt động đến các tỉnh Chăm Pa Sắc, Xa Vẳn Na Khệt, Xiêng Khoảng, Luổng Fạ Bang, U Đôm Xay, Xay Nhạ Bu Ly… với phương châm sử dụng lực lượng tại chỗ là chính, vừa để cán bộ và nhân dân địa phương được thể hiện tình cảm của mình qua lời ca tiếng hát, điệu múa về tình đoàn kết của hai dân tộc, vừa tiết giảm kinh phí. Trung tâm còn thực hiện tặng báo Văn hóa, báo Du lịch cho cán bộ quản lý ngành Thông tin - Văn hóa - Du lịch, các ủy viên trung ương Đảng NDCM Lào, viết các bài giới thiệu văn hóa Việt Nam và các hoạt động của Trung tâm trên các báo ở Thủ đô Viêng Chăn, mời lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ Lào tham dự các cuộc trưng bày triển lãm tranh, ảnh, giao lưu văn nghệ giới thiệu về đất nước, con người, tiềm năng hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch…,về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào. Những năm gần đây, Trung tâm còn tổ chức các cuộc vận động văn hóa lớn và có ý nghĩa tại Lào như: Thi sáng tác ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 2010), Thi vẽ tranh về Đảng và tình hữu nghị Việt - Lào (năm 2011), Thi đọc và viết về Nhật ký Đặng Thùy Trâm (năm 2011), tổ chức các Đêm thơ, các lớp học tiếng Việt cho cán bộ quản lý cấp vụ của ngành VH- TT & DL Lào (năm 2011) Các hoạt động nói trên không chỉ thành công về mặt chính trị mà còn mở ra một hướng hoạt động mới, cách làm mới, chi phí cho các hoạt động thì lớn, khả năng kinh phí có hạn nên Trung tâm phải thực hiện xã hội hóa. Các hoạt động như sáng tác ca khúc về Bác Hồ, thi vẽ tranh, thi đọc sách được các cơ quan của Việt Nam và Lào như Ban Đối ngoại TƯ Đảng NDCM Lào, Bộ TT & VH, Bộ GD, Bộ QP, Trung ương Đoàn TNNDCM Lào, Hội Nhà văn Lào, Đại sứ quán, một số cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan đại diện khác của Việt Nam tại Lào rất ủng hộ và hưởng ứng. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp còn tham gia đóng góp hiện vật, tài chính, tạo thêm các giải thưởng nhằm động viên phong trào. Văn nghệ sĩ và nhân dân tại các tỉnh đã rất vui mừng hưởng ứng và nhiệt tình tham gia. Mỗi vùng, mỗi bộ tộc góp một sắc màu đã làm cho các cuộc thi, cuộc giao lưu đầy màu sắc sống động. Trung tâm cũng phối hợp và tạo điều kiện cho phía Lào đưa cán bộ quản lý, các nghệ sỹ sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm, thực tế sáng tác và biểu diễn giao lưu để giới thiệu văn hóa Lào với nhân dân Việt Nam. Từ năm 2008, nghệ sỹ Lào Đuông my xay Ly kaya đã sang Việt Nam đến các di tích gắn bó với cách mạng Lào và Chủ tịch Hồ Chí Minh để sáng tác bản giao hưởng Hồng Hà - Cửu Long và các ca khúc khác. Năm 2010 và 2011, đoàn nghệ thuật nghiệp dư của bản người Mông Na xả la đã sang biểu diễn tại giao lưu ở Hà Nội (Ủy Ban Dân tộc), Lào Cai, Hạ Long, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La. Năm 2012, nhân Kỷ niệm 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 21
  • 22. SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN Bộ VH TT & DL tổ chức Giao lưu văn hóa, thể thao dân tộc toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã thật sự tạo được tình cảm thân thiết, gắn bó không chỉ với các tỉnh có cùng biên giới mà cả các tỉnh trong vùng Bắc Lào và các tỉnh khác góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Trong các hình thức đã triển khai là: Giao lưu VHNT, thể thao quần chúng và đưa các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đi biểu diễn thì mỗi loại có thế mạnh và hạn chế riêng. Giao lưu văn hóa - nghệ thuật, thể thao quần chúng có khả năng linh hoạt hơn phù hợp với nhiều đối tượng, tầng lớp công chúng, hạn chế sử dụng các thiết bị chuyên dụng, đắt tiền. Hình thức này là sử dụng công chúng - người sáng tạo cũng đồng thời là người hưởng thụ nên có sức cuốn hút cộng đồng tham gia, tạo cơ hội trao đổi, học hỏi, hiểu biết, kết giao tình cảm. Đồng thời nó có thể được lồng ghép những thông tin về các vấn đề đương đại theo mục đích của người tổ chức, vừa tạo điều kiện bảo tồn, phát huy, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, hình thức tổ chức các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và các loại hình nghệ thuật khác vẫn phải được triển khai. Các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đến phục phụ quần chúng tại chỗ hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh các cấp vẫn ngày càng phát huy hiệu quả. Đây là loại hình nhằm để mọi người được tiếp xúc nghệ thuật hàn lân, nâng cao trình độ mọi mặt. Kinh nghiệm cho thấy, muốn các cuộc giao lưu quần chúng thành công, các đơn vị tổ chức cần rất nhiều cố gắng, tỷ mỷ từ thủ tục pháp lý, kế hoạch tổ chức, quy mô, huy động nhân lực, vật lực… việc này đòi hỏi cán bộ phải nhiệt tình, có tâm, am hiểu luật pháp, phong tục tập quán ở địa bàn. Người lãnh đạo cần có năng lực tiếp cận, huy động, thu hút quần chúng tham gia. Trân trọng và tôn vinh văn hóa dân tộc, để các dân tộc được thể hiện văn hóa của mình; hiểu và tránh xúc phạm đến tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào. Người thực hiện việc này phải có khả năng biết và làm được nhiều việc một cách trực tiếp, cụ thể, không thể “chỉ tay năm ngón”. Đây là công tác đối ngoại do đó cần tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành, địa phương tạo điều kiện giúp đỡ. Trong bối cảnh các thế lực thù địch ngày đêm tìm mọi cách, mọi thủ đoạn nhằm phá hoại tình đoàn kết 22 giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình phát huy những kết quả của gần hai chục năm qua, sáng tạo thêm những hình thức hoạt động mới phù hợp với từng thời điểm, điều kiện thực tế. Có thể triển khai các hình thức sau: - Giao lưu văn hóa - nghệ thuật, thể thao, du lịch quần chúng ở tất cả các cấp: Trung ương, Bộ, ngành, tỉnh, các hội, các trường học…(chú trọng triển khai các hoạt động tại những địa phương nhạy cảm, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới của Lào với các nước khác). - Tiếp tục đưa các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đến phục vụ nhân dân. - Phối hợp tổ chức các ngày văn hóa, tuần văn hóa… tại hai nước (Nhà nước tổ chức). - Tổ chức giao lưu các dân tộc tương đồng ngôn ngữ: (Tày, Thái, Nùng - Lào; Mông, Khơmú…). - Tổ chức các hoạt động cho văn nghệ sỹ hai nước cùng đi thực tế và sáng tác. - Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động ở Trung tâm tại Thủ đô Viêng Chăn. Nhanh chóng đầu tư xây dựng Trung tâm mới và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất được Nhà nước trang bị. - Huy động các nguồn lực tại chỗ: Tranh thủ sự ủng hộ của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương, các Bộ, ngành và nhân dân nước Cộng hòa DCND Lào; Đại sứ quán, các Lãnh sự quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Lào, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống làm ăn tại Lào… - Tích cực góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành VH - TT & DL Lào để vừa có thêm bạn, vừa có thêm lực lượng tại chỗ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao văn hóa. - Nhanh chóng xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao văn hóa có nghề. Đặc thù của cán bộ văn hóa đối ngoại (qua thực tế ở Lào) là cần thiết hội tụ 4 năng lực: nghiên cứu, tổ chức, hướng dẫn và triển khai, bởi vì người ít việc nhiều, kinh phí thuê khoán đắt nên cần một người biết nhiều việc, tinh thông một vài việc. Người quản lý phải có quan hệ tốt với các cơ quan và cá nhân nước sở tại. Không nên đưa người không có chuyên môn đi hoạt động văn hóa đối ngoại. Với những thành tựu đã đạt được Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào đã được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động hạng Ba của Việt Nam và Lào.n
  • 23. HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT Chuyện NGUYỄN HUỆ thu phục VÕ VĂN DŨNG T ừ thị trấn Phú Phong đi chếch về hướng Tây Nam trên 2km là tới thôn Phú Mỹ - một thôn trù phú của xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Trong thôn có gia đình ông Võ Văn Khanh, vốn họ Lê, quê gốc ở Nghệ An, vào cư trú ở vùng này từ thời Lê, và đổi thành họ Võ. Ông bà Võ Văn Khanh có người con trai út là Võ Văn Dũng. Lúc mới ra đời, thấy cậu bé to khỏe hơn nhiều đứa trẻ bình thường khác, tướng mạo khôi ngô, nên bố mẹ mới đặt tên cho là Dũng, còn người trong thôn gọi cậu là Dõng. Cũng như bao thanh niên khác trong vùng, Võ Văn Dũng rất ham luyện tập võ nghệ, côn quyền, đao kiếm đều tinh thông. Tới tuổi trưởng thành Võ Văn Dũng thân hình vạm vỡ, mặt vuông, mắt sáng, miệng rộng, sức khỏe, võ nghệ hơn người. Người dân trong vùng nay vẫn còn kể lại rằng nhờ cố công luyện tập, chàng Dũng có thể đứng trước đông người há to miệng đưa nắm tay hộ pháp tọng sâu vào cuống họng mình làm cổ phình to rồi lại rút ra như chơi mà sắc mặt vẫn điềm nhiên. Trai gái trong làng ai cũng thán phục và kiêng nể Dũng. Sống trong thời buổi triều đình nhà Nguyễn rối ren, tên quan cai trị là Trương Phúc Loan, một kẻ chuyên quyền làm nhiều điều tàn ác, bọn hào lý ở thôn ấp đua nhau đục khoét của dân, bọn giàu có tham lam bòn rút dân tàn tệ, Võ Văn Dũng và dân l HÀ BÌNH địa phương chịu vô vàn khổ cực. Đau lòng, phẫn trí trước cảnh đời đen tối của dân nghèo, Võ Văn Dũng đã tập hợp những thanh niên có chí khí thành toán đội chuyên hoạt động lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo, đón khách buôn qua đường lấy tiền cứu sống kẻ nghèo khó. Thương dân làng đói khổ, Võ Văn Dũng còn tổ chức một số thanh niên khai khẩn, phát hoang cỏ rậm, tạo nên cả một cánh đồng rộng lớn phía Bình Tường. Võ Văn Dũng vận động bà con trong thôn trồng những khu rừng dầu rái ở phía Phú Xuân, tổ chức đắp đập Lộc Động và Kiền Giang đưa nước về cho ruộng đồng. Một câu chuyện vẫn được bà con trong vùng truyền nhau, kể lại rằng: hai ông Lê Kim Bảng, Lê Kim Bôi (Bâu) cùng một số bà con ở Nghệ An cùng dòng họ với Võ Văn Dũng vào gặp gia đình ông Dũng tìm nơi cư trú. Với tấm lòng hào hiệp, Võ Văn Dũng xuất tiền, gạo, vận động nhân dân đắp đập. Ông Bảng và ông Bôi là hai người có công đứng ra giúp ông Dũng. Việc đắp đập Lộc Động gặp nhiều khó khăn vì lòng sông và đôi bờ đất đá cứng. Dân làng đổ bao công sức đục đá, khoét mương, kè đập, nhưng rồi một trận lũ lại cuốn mất. Nhưng Võ Văn Dũng vẫn không sờn lòng. Các cụ già xưa truyền lại rằng, đất trời đã cảm động trước lòng mong muốn cứu dân của Võ Văn Dũng nên đã sai thiên thần xuống cứu giúp, cho một tảng đá lớn hình con cá 23
  • 24. HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT bống, đầu hếch lên, đuôi chìm xuống nước nằm chắn ngang giữa dòng nơi quãng đập bị vỡ. Nhờ có tảng đá hình cá bống khổng lồ đứng ra cản dòng nước nên việc đắp đập mới thành công. Người dân gọi tảng đá đó là Hòn Bống. Tương truyền, sau ngày ông Dũng hy sinh, có một trận lũ lớn tràn về cuốn Hòn Bống xuống vực sâu. Dân làng cầu cúng nhiều ngày làm cảm động đất trời thì một trận lũ lớn lại mang Hòn Bống từ dưới vực sâu về chỗ cũ, đập Lộc Động được đắp lại vững chắc hơn ngày xưa. Từ đấy dân làng cho Hòn Bống rất linh thiêng nên gọi là Ông Bống. Trước đây, hàng năm dân làng thường mang lễ vật ra cúng Ông Bống bên đập và nhắc nhau ghi nhớ công ơn Võ Văn Dũng. Trước những nghĩa cử của Võ Văn Dũng, người dân vô cùng vui mừng, ví Võ Văn Dũng như Chàng Lía, một chàng trai có sức khỏe phi thường, sống trượng nghĩa, yêu tự do, xem thường luật lệ triều đình phong kiến chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Còn bọn quan lại địa phương thì cho Võ Văn Dũng là một kẻ lục lâm, một tướng cướp lợi hại ở vùng núi Tây Sơn, ngày đêm nơm nớp lo sợ. Một ngày kia, Võ Văn Dũng dẫn đám tùy tùng lên đón đường khách thương ở chân đèo An Khê thì gặp Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Trần Nha đi chiêu hiền từ xuôi trở về căn cứ An Khê. Lúc này đôi bên chưa hiểu nhau nên ông đã sinh sự với ba người. Trần Nha bị Võ Văn Dũng đánh gục ngay từ hiệp đầu. Thấy vậy, Trần Quang Diệu nhảy vào thay. Một trận đấu sức, đấu tài quyết liệt diễn ra trước mặt mọi người, ai cũng kinh ngạc. Nguyễn Huệ vẫn khoanh tay đứng, chăm chú theo dõi, thỉnh thoảng lại mỉm cười như một kẻ ngoài cuộc. Đã dư chục hiệp đấu mà cả hai còn sung sức lắm. Võ Văn Dũng quyết hạ đối thủ, nhưng Trần Quang Diệu đâu phải tay vừa. Diệu cũng là chàng trai to khỏe, võ nghệ cao cường. Trong lúc mọi người đang bị cuốn hút, say sưa theo dõi từng thế võ hiểm của hai đối thủ ngang tầm, thì Nguyễn Huệ bình thản bước từng bước chắc nịch tiến thẳng vào vòng đấu. Với vẻ mặt tự tin, Nguyễn Huệ đưa tay gạt nhẹ cho hai người dãn ra, cất tiếng nói sang sảng: - Thật là hai tráng sĩ khó tìm trong thiên hạ! Nói xong, Nguyễn Huệ mời hai người dừng cuộc đấu, và ân cần nói với Võ Văn Dũng: - Nếu tôi không lầm thì ông sẽ dùng ba thế võ hiểm hóc nữa để dành phần thắng. Nếu vẫn chưa đánh ngã người bạn đồng hành của tôi thì ông dùng đến ngón “Xích mi tróc hầu” phải không? 24 Võ Văn Dũng vô cùng ngạc nhiên khi thấy Nguyễn Huệ biết trước các đường đi nước bước sắp diễn ra trên trường đấu. Biết đây không phải là người thường, Võ Văn Dũng cúi đầu tạ tội vì đã gây chiến trước. Nguyễn Huệ khoan dung đặt bàn tay lên vai ông bảo: - Ông là người hiền tài sao lại quanh quẩn núi non này làm kẻ lục lâm, không mang sức ra giúp đời? Võ Văn Dũng ngẩng lên nhìn thẳng vào con người gợi đúng nỗi niềm thầm kín của lòng mình: - Tôi vốn không muốn làm tướng cướp, nhưng ông nghĩ xem, triều đình thì rối ren, Trương Phúc Loan thì lộng hành, tàn ác, vơ vét của dân nghèo, vàng bạc phơi đầy vườn. Bọn quan lại ở Qui Nhơn, Tuy Viễn độc ác, ức hiếp dân tàn tệ. Ông bảo đấng nam nhi ngồi chờ lưỡi gươm chúng kề cổ mình hay sao? Phẫn chí tôi mới tụ tập những người can đảm cầm gươm giáo tung hoành một phen cho hả giận. Võ Văn Dũng vừa nói xong thì Nguyễn Huệ cất tiếng cười vang, nắm tay ông thân mật giới thiệu từng người rồi bảo ông: - Vậy mời ông lên An Khê hợp sức cùng chúng tôi làm việc đại nghĩa, diệt trừ bọn quan tham lại nhũng, bảo vệ cho dân lành được yên ổn làm ăn, có bát cơm no manh áo che thân. Tụ nghĩa được anh hùng bốn phương mới có sức mạnh đánh bại chúng. Bằng không nếu chỉ đơn độc dấy lên từng nhóm nhỏ thì trước sau cũng bị chúng đánh gục mà thôi. Giang sơn này là của muôn dân, đâu có phải là riêng của lũ vua chúa trong triều, đâu phải là nơi mặc sức hoành hành của bọn quan lại? Sẵn nuôi ý chí phải làm nên công trạng gì cho dân, cho nước, không cam chịu mãi cảnh chỉ luẩn quẩn với vài ba chục thủ hạ quanh mấy ngọn núi quê nhà, trước lời chỉ bảo của Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng khảng khái đáp: - Tôi xin vui lòng theo các ông và xin đưa anh em về tụ nghĩa cùng các ông để làm việc lớn. Võ Văn Dũng dặn dò thủ hạ trở về chờ ông, rồi đi cùng Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu và Trần Nha lên An Khê gặp Nguyễn Nhạc. Từ khi gặp được minh chủ, xả thân vì đại nghĩa, Võ Văn Dũng nhanh chóng trở thành dũng tướng tin cậy của nghĩa quân Tây Sơn, được phong làm Đại đô đốc, lập nên nhiều công trạng. n (Bài viết sử dụng tư liệu trong bài Vị tướng tài bất tử, trong sách Văn học dân gian Tây Sơn của Nguyễn Xuân Nhân, Nxb Trẻ, 1999)
  • 25. HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT KỶ NIỆM 400 NĂM MẤT DANH NHÂN VĂN HÓA PHÙNG KHẮC KHOAN (1613 - 2013) PHÙNG KHẮC KHOAN Hoá t rạng hoá thần nông … chỉ bởi quá tài CHÂU GIANG Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan Ảnh vanchuongviet.org hỉ có học vị Hoàng giáp, nhưng ông lại được dân phong là Trạng, vua nhà Minh (Trung Quốc) phong là Trạng nguyên, hơn nữa, được dân làng tôn thờ như một vị Thần Nông hàng trăm năm nay hương khói thờ phụng. Người được người đời huyền thoại hóa, huyền tích hóa quá nhiều ấy là Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan - tục gọi Trạng Bùng. Phùng Khắc Khoan (1520-1613), tên tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, tục gọi Trạng Bùng. Quê hương Phùng Khắc Khoan là làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây/ Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội. Gốc tổ của Trạng Bùng là Phùng Hạp Khanh, phụ thân của Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương. Dòng họ Phùng của Phùng Khắc Khoan hiện diện ở làng Bùng từ lâu đời, chí ít cũng từ thế kỷ VI-VIII. Bằng chứng là Thành hoàng thờ ở đình làng Bùng là Phùng Thanh Hòa - Hữu tướng quân của vua Tiền Lý Nam Đế (544546) mà Triệu Quang Phục là Tả tướng quân. Trên bức cuốn thư ở đình làng Bùng của phường Vó cũng thuộc làng Bùng cung tiến đã nói đầy đủ về truyền thống lịch sử làng Bùng: Công minh Tiền Lý sử Tích hiển Hậu Lê thi Dịch: Công rạng sử Tiền Lý Danh vinh thuở Hậu Lê Phùng Khắc Khoan thuộc dòng dõi ba đời nhà Nho. Điều này được khẳng định trong bài Tự thuật, ông viết: Truyền đạo giáo thừa tam thế nghiệp Mãn doanh hồng thắng vạn kim thư Tạm dịch: Truyền đạo Nho, đã được dạy dỗ thừa kế ba đời thành nghiệp Hơn hẳn muôn lạng vàng đỏ ối chứa đầy hòm. Cả thời tuổi trẻ, Phùng Khắc Khoan sống trên đất do nhà Mạc cai quản. Học giỏi, có tài thơ văn, song đường khoa cử của Phùng Khắc Khoan không xuôi chèo mát mái cho lắm. Khoảng cuối năm 1553-1554, Phùng Khắc Khoan đã bỏ đất Mạc, tìm vào Xứ Thanh theo nhà Lê - Trịnh. Trịnh Kiểm biết tài, đã dùng ông ở nhiều cương vị đáng kể. Ông đã hết lòng giúp Trịnh Kiểm. Nhưng trong thâm tâm, Phùng Khắc Khoan vẫn trung thành, tha thiết với nhà Lê. Điều này thể hiện trong câu ca dao lưu truyền ở Thanh Hóa, như muốn nói lên tâm sự riêng tư ấy của ông: Chớ khinh chùa tích không thờ Mà đem xôi, oản cúng thờ gốc cây. Chùa tích là chùa xưa, tức là trỏ vào cơ đồ triều đại nhà Lê đã có hai trăm năm lịch sử đến lúc này, dù thế lực bị suy vi vì bị nhà Mạc lật đổ. Xôi oản là nhắc đến câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giữ chùa, thờ Phật thì ăn oản. Khi triều đình Lê - Trịnh trở về Thăng Long, Phùng Khắc Khoan được cử giữ nhiều chức vụ quan trọng. Mặc dù làm quan, song Phùng Khắc Khoan vẫn nung nấu quyết tâm khoa cử bảng vàng. Vì thế, vào năm Canh Thìn (1580), niên hiệu Quang Hưng thứ 3, thời Lê Thế Tông, mặc dù đã 52 tuổi, lại đang làm quan triều Lê Trung Hưng, Phùng Khắc Khoan vẫn đi dự thi. Lần này, ông đã toại nguyện, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (tức Hoàng giáp). Đương thời, Phùng Khắc Khoan là một nhân vật, l C 25