SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
1.    Thực trạng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam


Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Triệu USD) năm 2011, 2012




Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước
trong tháng 2/2012 đạt 422 triệu USD, tăng 16,4% so với tháng 1/2012, nâng tổng
giá trị xuất khẩu thủy sản trong hai tháng đầu năm 2012 lên 775 triệu USD, tăng
14,5% so với cùng kỳ năm 2011. EU, Mỹ và Nhật Bản vẫn là 3 đối tác chính nhập
khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng qua. Xuất khẩu sang EU đạt 156
triệu USD, giảm 7,1%; Mỹ đạt 142 triệu USD, tăng 18,2% và Nhật Bản đạt 130 triệu
USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2011.
XUẤT KHẨU CÁ TRA - CÁ DA TRƠN
Đơn vị: USD


                                             So với                          So với
                        Nửa
             Tháng                           cùng      Từ       1/1          cùng
THỊ                     đầu
             8/2012                % GT      kỳ        đến            % GT   kỳ
TRƯỜNG                  T9/2012
             (GT)                            2011      15/9/2012             2011
                        (GT)
                                             (%)                             (%)
EU           37,548     12,779     21,6      -35,7     304,343        25,1   -20,9
Tây    Ban
             8,521      1,913      3,2       -64,3     65,709         5,4    -16,0
Nha
Hà Lan        5,609    1,904    3,2     -30,2    51,224    4,2    -26,6
Đức           3,460    2,065    3,5     -13,3    38,235    3,1    -41,9
Italia        3,259    0,862    1,5     -29,6    25,757    2,1    -3,4
Mỹ            40,174   12,236   20,7    -6,2     266,656   22,0   +27,7
ASEAN         9,097    4,419    7,5     -11,8    77,378    6,4    +0,1
Singapore     2,703    1,443    2,4     +5,8     25,240    2,1    -1,9
Philippines 2,307      0,892    1,5     -27,9    18,968    1,6    +6,6
Malaysia      1,715    0,745    1,3     -17,9    15,234    1,3    +1,1
Mexico        8,343    3,011    5,1     +5,9     63,929    5,3    +2,1
TQ và HK 6,773         3,097    5,2     +34,5    49,763    4,1    +38,3
Hồng
              3,593    1,693    2,9     +13,7    30,119    2,5    +10,2
Kông
Brazil        5,875    2,168    3,7     -26,0    34,356    2,8    +12,9
Colombia      5,090    2,115    3,6     -2,2     42,399    3,5    -11,57
Nga           6,900    2,880    4,9     -21,7    32,049    2,6    -23,9
Các      TT
              43,694   16,479   27,8    +2,7     342,976   28,3   +1,4
khác
Tổng cộng 163,494      59,184   100     -12,8    1,213,850 100    -1,2


Cơ cấu thị trường nhập khẩu cá tra 2 tháng đầu năm 2012
Cá tra đang có xu hướng giành lại ngôi vị của mình đối với mặt hàng tôm sau
khi bị tụt xuống vị trí thứ 2 vào năm 2011. Trong 2 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu cá
tra đạt 148,4 triệu USD đưa tổng xuất khẩu 2 tháng lên 264,4 triệu USD, tăng 18,6%
so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 33,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra – cá da trơn
có nhiều điều kiện thuận lợi khi nhu cầu thế giới tiếp tục tăng trưởng tốt. Theo thông
tin từ FIS, tăng trưởng nhu cầu về tiêu dùng cá da trơn sẽ tăng khoảng 40-50%, trong
đó tăng trưởng của EU là 27%, Hoa Kỳ 30% và ASEAN dự kiến đạt 30-40%. Hiện
nay, Hoa Kỳ, EU và ASEAN vẫn là những nhà nhập khẩu chính của Việt Nam,
chiếm khoảng trên 59% tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam.
    2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cá da trơn.

2.1 Thuận lợi:

-      Cá da trơn Việt Nam dễ nuôi, dễ đánh bắt cho năng suất cao, thịt thơm ngon,
sức sống cao và có tốc độ tăng trưởng cao.
-      Điều kiện tự nhiên thuận lợi: với điều kiện tự nhiên thuận lợi về môi trường
nước, khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long là một nơi lý tưởng để nuôi trồng cá tra cá
ba sa, đặc biệt là các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp là nơi có năng suất nuôi
cá da trơn lớn nhất 300 – 400 tấn/ha với chất lượng thịt cá thơm ngon hơn các loại cá
da trơn khác trên thế giới.
-      Sự tiến bộ trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước đã mở ra cơ hội
lớn cho việc mở rộng thị trường cá da trơn của Việt Nam. Đặc biệt là sau hiệp định
thương mại Việt – Mỹ được kí kết vào ngày 13/7/2000 đã mở ra cơ hội cho các
doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta nói chung và với các doanh nghiệp xuất khẩu cá
da trơn nói riêng tại thị trường Mỹ, tạo cơ hội để nâng cao vị thế của thủy sản Việt
Nam.
-      Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là một kênh
quảng bá thương hiệu hiệu quả. Từ khi thành lập vào năm 1998, VASEP đã không
ngừng tổ chức các sự kiện nhằm đẩy mạnh kênh thông tin liên lạc giữa các thành
viên với các đối tác quốc tế.
-      Năm 2002 vụ kiện chống bán phá giá của Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cá basa Việt Nam đã trở thành tiêu điểm
cho các báo chí quốc tế hơn một năm. Sau sự kiện này, Việt Nam đánh mất dần thị
phần cá da trơn tại thị trường Mỹ. Việc đánh mất thị phần đã thúc đẩy các doanh
nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam chủ động tìm kiếm thị trường mới, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu phục hồi nhanh chóng và tăng
trưởng với tốc độ nhanh hơn, thị trường cũng đa dạng hơn. Trong năm 2007, xuất
khẩu cá da trơn Việt Nam đã có mặt hơn 69 thị trường.
-      Việt Nam có nguồn lao động rẻ, lành nghề, có kinh nghiệm sẽ giúp cho doanh
nghiệp giảm chi phí đáng kể trong việc thuê lực lượng lao động và đào tạo tay nghề.
-      Chính sách ưu đãi thuế nhà nước: các doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất
khẩu được hưởng mức thuế thu nhập là 15% , vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để
gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

2.2 Thách thức:

-      Chính sách chống lạm phát của nhà nước đã gây khó khăn trong việc tiếp cận
nguồn vốn vay ngân hàng, làm cho các công ty chế biến thủy sản thiếu hụt nguồn
vốn lưu động và không thể hoạt động hết công suất để đáp ứng đầy đủ các đơn hàng.
-      Nguồn nguyên liệu không ổn định.
-      Rào cản thuế quan và phi thuế quan.
-    Các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn hiểu biết pháp lí, môi trường kinh
doanh, thị hiếu người tiêu dùng, mức tiêu thụ của thị trường xuất khẩu còn thấp.
3.   Rủi ro tỷ giá:
3.1 Tổng quan rủi ro tỷ giá

Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua một đồng tiền khác.
Trong kinh doanh thương mại quốc tế thì điều bắt buộc là hợp đồng được ký kết và
thanh toán bằng ngoại tệ. Giá trị hợp đồng thường là lớn. Chính vì vậy tỷ giá hối
đoái có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh và doanh thu của doanh
nghiệp.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ
vọng trong tương lai. Những hoạt động mà dòng tiền thu vào và chi ra khác nhau
đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Về cơ bản, rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt
động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, XNK và tín dụng. Rủi ro tỷ giá
trong XNK là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty hoạt
động XNK. Sự thay đổi tỷ giá khiến giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi
trong tương lai bị thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh XNK ảnh hưởng đáng
kể. Sự biến động của tỷ giá khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bất ngờ mà
không lường trước và tránh được khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng.
Nhiều hợp đồng kinh doanh đã lỗ nặng khi tới thời điểm thanh toán tỷ giá tăng vọt
khiến doanh nghiệp phải điêu đứng.
Khi tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ giảm. Giá thành sản phẩm sẽ tăng, dẫn đến khó
cạnh tranh với hàng hóa, sản phẩm nước ngoài.
Ví dụ: Một công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối mặt với sự lên giá của
VND khi tỷ giá USD/VND giảm. Hai khả năng có thể xảy ra:
Thứ nhất, sau khi VND lên giá, nếu công ty duy trì giá gạo không đổi tính bằng
VND thì công ty phải bán với giá tính bằng USD tăng lên. Do giá tăng nên công ty
sẽ xuất được ít gạo hơn, nghĩa là thu nhập của công ty từ xuất khẩu cũng như lợi
nhuận tính bằng VND giảm xuống.
Thứ hai, sau khi VND lên giá, nếu công ty duy trì giá gạo không đổi tính bằng USD
thì thu nhập của công ty tính bằng VND sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, sự thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả, thu nhập và lợi nhuận
của nhà xuất khẩu và nhập khẩu hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi tỷ giá có
thực sự làm cho hàng hóa của công ty có thực sự trở nên rẻ hơn hay đắt hơn đối với
người nước ngoài, nghĩa là chúng ta phải đề cập đến tương quan trong tỷ lệ lạm
phát giữa các quốc gia là như thế nào.
Ví dụ: Khi tỷ giá USD/VND giảm như trên nhưng giá gạo trong nước cũng giảm
với một tỷ lệ nhất định nào đó đủ để làm cho giá gạo xuất khẩu tính bằng USD vẫn
không đổi. Điều này có nghĩa là, cho dù tỷ giá thay đổi, nhưng tương quan lạm phát
đã làm triệt tiêu hiệu ứng rủi ro tỷ giá đối với công ty (bằng chứng là giá gạo tính
bằng USD không đổi, nên không ảnh hưởng đến cầu từ phía nhập khẩu). Như vậy,
một vấn đề xa hơn là để xác định ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá, ta phải đề cập đến
yếu tố lạm phát và mối tương quan giữa lạm phát và thay đổi tỷ giá là như thế nào.

3.2 Thực trạng thị trường tiền tệ và rủi ro tỷ giá tại Việt Nam:
        Vào thời điểm hiện nay tình hình tiền tệ trên thị trường có một số biểu hiện
như :
Thứ nhất: VND chưa phải là ngoại tệ mạnh và có khả năng chuyển đổi trên thị
trường tiền tệ, do vậy nó là đồng tiền không ổn định, lên xuống bất thường và phụ
thuộc sự biến động của các loại ngoại tệ mạnh khác chẳng hạn như USD và phụ
thuộc vào chính sách tiền tệ của Nhà nước ta trong từng thời kỳ.
Thứ hai: nền kinh tế của Việt Nam trong một vài năm gần đây tuy đã có sự phát
triển và tăng trưởng nhanh nhưng tính ổn định chưa cao mà đặc biệt là chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) trong một vài năm gần đây tăng giảm thất thường. Sáu tháng đầu năm
2004 tăng 7.2% so với tháng 12 năm 2003, vượt mức được Quốc hội thông qua
(5%). Đây là một trong những nguyên nhân có thể xuất hiện việc biến động tỷ giá do
tâm lý của người dân thấy rằng đồng Việt Nam bị mất giá thì việc đầu tư vào ngoại
tệ có xu hướng tăng lên.
Thứ ba: Việt Nam vẫn là nước nhập siêu, dự trữ ngoại tệ còn thấp cho nên vào
những thời điểm đáo hạn thanh toán các khoản phải trả nợ cho nước ngoài nhu cầu
ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá biến động mạnh.
Thứ tư: Chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái của nhà nước trong từng thời kỳ cũng
là nguyên nhân có thể xuất hiện rủi ro tỷ giá đối với bất kể thành phần kinh tế nào có
sử dụng ngoại tệ.
3.3 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngoại thương:

Thứ nhất, nâng cao năng lực dự báo sự biến động tỷ giá:
Nhà xuất khẩu sẽ ưu tiên được nhận thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá,
còn nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng giảm giá. Tuy
nhiên, trong thực tế, công tác dự báo tỷ giá là một công việc phức tạp, tốn kém và
khó đạt được độ tin cậy cao. Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nên
thờ ơ; và các doanh nghiệp lớn trước hết phải tự phòng ngừa bằng cách thiết lập
một bộ phận chuyên trách và chuyên nghiệp để dự báo tỷ giá.
Thứ hai, chuyển hướng tới đa dạng hóa tiền tệ trong thanh toán quốc tế. Ví dụ, nếu
đồng thời duy trì trạng thái USD và EUR, thì khi USD giảm giá sẽ làm cho thu
nhập bằng VND giảm, nhưng bù lại việc EUR lên giá sẽ bù đắp cho phần thiệt hại
đó.
Thứ ba, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong điều kiện đa ngọai tệ.
      Do USD là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thương mại, thanh toán và
đầu tư quốc tế đối với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc
USD giảm giá nhanh và mạnh suốt thời gian qua đã tác động vừa tiêu cực vừa tích
cực đến những công ty xuất nhập khẩu, chủ nợ và con nợ bằng USD (những nhà
nhập khẩu và con nợ bằng USD thấy có lợi khi USD giảm giá; ngược lại, những
nhà xuất khẩu và chủ nợ thì thấy bị thiệt hại). Như vậy, tiềm ẩn rủi ro tỷ giá cho các
bên có thu chi bằng USD. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá USD, các doanh nghiệp cần
tự cân đối thu chi bằng ngoại tệ, đồng thời áp dụng các công cụ tài chính phái sinh
mà các NHTM đã cung cấp (hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền
chọn,...),...
Đối với Việt Nam, ngoài việc chịu rủi ro tỷ giá khi USD biến động mạnh, còn bộc
lộ rủi ro do tập trung thanh toán quá mức bằng USD. Đứng trước thực tế tập trung
hóa thanh toán bằng USD và xu hướng tập trung thương mại với Mỹ đã, đang và sẽ
bộc lộ rủi ro kép khó lường: rủi ro về thị trường và rủi ro về tỷ giá. Rủi ro kép này
đang ngày càng bộc lộ sâu sắc khi mà nền kinh tế Mỹ đang lộ rõ những dấu hiệu
của một cuộc suy thoái kinh tế. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ và
đồng USD, cần phải thay đổi tập quán “thuần canh” bằng USD để chuyển dần sang
“đa canh” bằng các đồng tiền khác với phương châm XNK ở khu vực nào thì lựa
chọn sử dụng một đồng tiền mạnh của khu vực đó, đa dạng hóa thị trường xuất
nhập khẩu, đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong thanh toán quốc tế, dự báo tỷ giá, chủ
động tích cực sử dụng các công cụ tài chính phái sinh,...


4.   Rủi ro nguồn nguyên liệu
    Thứ nhất, rủi ro về dịch bệnh.
Trong mấy năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng và diễn biến hết sức
phức tạp đối với nhiều loài thủy sản, trong đó có cá ba sa, gây ra nhiều thiệt hại đối
với không chỉ người nuôi trồng mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung của các doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Theo Thạc sĩ Trần Minh Lâm (Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản), nuôi cá ba sa cần
rất nhiều nước và phải thay đổi nước thường xuyên do khả năng lây nhiễm dịch bệnh
đối với cá nuôi là rất lớn. Trong khi đó, các yếu tố như nuôi với mật độ quá dày (dao
động từ 10 – 100 cá/     hay 30 – 150 cá/     ), lượng thức ăn cho cá quá nhiều... đã
khiến cho môi trường nuôi trồng bị ô nhiễm và gây ra tình trạng cá chết hàng loạt.
Thêm vào đó, vào các tháng mưa lũ, môi trường nước trong ao nuôi rất xấu do ảnh
hưởng của lũ đổ về mang đến nhiều chất thải lẫn mầm bệnh. Do đó, cá thường mắc
các bệnh như vàng thân, vàng da, bệnh gan, xuất huyết, đốm đỏ...gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng cũng như sản lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào cho
các nhà máy chế biến.
    Thứ hai, rủi ro về thiếu vốn trong quá trình thu mua nguyên liệu.
Thời gian qua, một số doanh nghiệp tăng cường tự đầu tư vùng nguyên liệu nhưng
chỉ đáp ứng từ 30 đến 40% công suất nhà máy, còn lại phụ thuộc vào nguồn cá thu
mua bên ngoài. Thêm vào đó, thời gian vay ngắn hạn, lãi suất vay khá cao lại trở
thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Các doanh nghiệp không có đủ
vốn để thu mua nguyên liệu khiến nhà máy hoạt động cầm chừng, một số chỉ hoạt
động từ 30-40% công suất, thậm chí chỉ 10-20% công suất. Ví dụ như Công ty CP
Thủy sản An Phước ở xã An Phước, Vĩnh Long có nhà máy chế biến cá ba sa với
công suất 300 tấn nguyên liệu/ngày nhưng giờ chỉ còn hoạt động 10% công suất.
       Thứ ba, rủi ro thiếu nguồn nguyên liệu
Hiện nay, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở một số tỉnh chưa thực sự chặt chẽ;
hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân được kí
kết nhưng chưa hiệu quả. Nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không có hợp đồng bao tiêu sản
phẩm với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thời điểm thu hoạch, nhiều doanh
nghiệp lại viện nhiều lý do để ép giá khiến người dân không còn mặn mà nuôi thả cá.
Chính những lý do trên đã khiến cho số lượng các hộ nông dân treo ao ngày càng
tăng.
Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP, nguồn cung ứng nguyên liệu
trong nông dân chỉ còn 30% khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đóng
cửa dẫn đến hệ lụy dây chuyền là người lao động bị thất nghiệp và nguồn cung ứng
cho các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng bị giảm sút. Dự kiến từ nay đến cuối năm, còn
phải sản xuất 800.000 tấn cá nguyên liệu nhưng doanh nghiệp chế biến có vùng nuôi
cá chỉ đáp ứng được khoảng 50% sản lượng.
       Giải pháp:
-       Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cần phải tự xây dựng vùng
nguyên liệu cho mình để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong trường hợp
nhà máy không tự tạo được 100% nguồn nguyên liệu thì cần phải liên kết với những
người nuôi có diện tích và vốn lớn. Việc liên kết trên nhằm chia sẻ rủi ro và giảm bớt
phần vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra, tạo được chuỗi liên kết giữa các bên trong bối
cảnh nguồn vốn vay ngân hàng lãi suất cao và không dễ vay như hiện nay.
-       Các nhà máy thu mua nguyên liệu cần phải có sự liên kết chặt chẽ với những
hộ nuôi trồng để hướng dẫn họ cách phòng chống và điều trị dịch bệnh hiệu quả nhất
nhẳm hạn chế tối đa thiệt hại và đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào.
-       Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ
vốn hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá ba
sa xuất khẩu nhằm duy trì hoạt động của nhà máy và cứu người nông dân.
5.      Rủi ro pháp lý:
5.1 Rủi ro sử dụng tên thương hiệu
Tại Mỹ, catfish là từ được sử dụng để chỉ tất cả các loại cá da trơn và có râu. Cá tra,
cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được viết dưới tên catfish. Việt
Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996. Năm 1998,
lượng cá lát catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất sang đây mới chỉ có
260 tấn. Nhưng đến cuối năm 2001, con số ấy đã vọt lên 7.746 tấn. Với giá thành rẻ
hơn từ 0,08 đến 1USD/pound và chất lượng không thua kém catfish Mỹ, cá Việt
Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ, bằng chứng là
tổng giá trị catfish bán ra của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ(CFA) giảm mạnh,
từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Dưới sự cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ từ các sản phẩm cá của Việt Nam, CFA đã phải hành động
nhằm đánh bật con cá của Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ.

9/2001 vụ kiện bắt đầu nổ ra bằng việc Mỹ mở cuộc chiến về tên gọi catfish đối với
sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. CFA dựa vào
Luật Ngân sách nông nghiệp 107-76 của Mỹ để cấm loại cá này của Việt Nam được
nhập vào nước này với tên gọi catfish và đạo luật HR.2646 cấm hoàn toàn việc dùng
tên catfish cho các loại cá tra, cá basa của Việt Nam trong tất cả các khâu bán lẻ, bán
sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng cáo... trong vòng 5 năm. Chưa dừng ở đây, CFA vin
tiếp vào điều khoản 10806 của đạo luật An ninh nông trại và Đầu tư nông thôn mới
nhất để xác lập chủ quyền tuyệt đối trên thương hiệu catfish. Tháng 12/2001, bất
chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh cấm tạm thời
(có hiệu lực tới ngày 30/9/2002), theo đó, chỉ có catfish của Mỹ mới được gọi là
catfish, còn cá của Việt Nam phải được gọi bằng tên basa hay tra.

5.2 Rủi ro bị kiện bán phá giá:

Cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với giá thành rẻ hơn từ 0,08 đến
1USD/pound và chất lượng không thua kém catfish Mỹ, do đó, đã gây ảnh hưởng
không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến CFA
kiện Việt Nam bán phá giá.

Ngày 28/6/2002, CFA đã đệ đơn kiện lên Uỷ ban hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC).
Đơn kiện với hơn 200 trang kèm theo 37 phụ lục, trong đó phân tích chi tiết về tình
hình thị trường cá nheo Mỹ, thị phần cá da trơn filê đông lạnh của Việt Nam tại Mỹ
cũng như ảnh hưởng của sản phẩm “rẻ tiền” (theo cách gọi của CFA) đối với ngành
sản xuất trong nước. Chưa dừng lại ở đó, CFA tiếp tục chiến dịch của mình bằng
cách nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho rằng, đã xuất hiện “tình trạng khẩn
cấp”. Để chứng minh điều đó CFA đã đưa ra các luận điểm:

       Các nhà xuất khẩu Việt Nam biết cá tra, cá basa filê đông lạnh bị bán phá giá.
       Các nhà xuất khẩu có thông tin về việc áp thuế chống phá giá đối với công ty
của mình với mức 25% hoặc cao hơn nữa trong giai đoạn điều tra ban đầu của DOC.
       Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng số lượng hàng sang Mỹ sau khi CFA nộp
đơn yêu cầu điều tra chống phá giá .
       Tính từ ngày 28/6/2002, số lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng ở mức 15%
hoặc cao hơn nữa so với thời gian trước ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống phá
giá.
       Cần áp dụng hồi thuế chống phá giá để đảm bảo hiệu quả của thuế chống phá
giá sẽ được ban hành vào ngày 24/1/2003.


Tháng 11/2002, DOC đã kết luận Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường,
việc kết luận này dựa trên đánh giá theo các tiêu chí của Mỹ nó đặt cơ sở cho việc
xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa của
Việt Nam. Ngày 28/1/2003, DOC tạm thời xác định mức thuế chống bán phá giá đối
với cá tra, cá basa của Việt Nam trong khoảng từ 31,45% - 63,88% tuỳ theo nhóm
mặt hàng và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của nước ta. Cụ thể như sau:

Tên công ty                             Mức thuế
Agifish                                 31,45%
Cataco                                  41,06%
Nam Việt                                38,09%
Vĩnh Hoàn                               37,94%
Các công ty khác có tham gia vụ kiện 36,76%
Các công ty không tham gia vụ kiện      63,88%
Tháng 3/2003, DOC đã cử đoàn quan chức sang Việt Nam để nghiên cứu điều tra
tình hình sản xuất cá tra, cá basa tại các tỉnh vùng DBSCL của Việt Nam để xác định
lần cuối mức thuế xuất chống bán phá giá. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu của đoàn điều tra và chứng minh năng lực cạnh tranh dựa trên
quy trình tổng hợp khép kín, từ sản xuất con giống, nuôi cá thương phẩm, đến chế
biến và xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa. Tuy nhiên, đoàn điều tra của DOC đã
bác bỏ các tài liệu từ phía các doanh nghiệp đưa ra và không công nhận quy trình
khép kín trong việc sản xuất cá tra, cá basa. Họ chỉ chấp nhận tính giá thành sản
phẩm này từ khâu chế biến và đem so sánh nó với nước thứ 3 là Bangladesh một
nước không có quy trình sản xuất khép kín như Việt Nam.

Đầu tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ đã gợi ý Bộ Thương mại hai bên sẽ tiến hành đàm
phán “ về một thoả thuận về đình chỉ vụ kiện” này. Từ 2-9/5/2003, hai bên đàm
phán, nhưng do quan điểm của hai bên rất khác nhau, cả về phương pháp luận và
mức độ tiếp cận thị trường Mỹ cho mặt hàng cá tra, cá basa filê đông lạnh của Việt
Nam nên hai bên đã không đạt được thoả thuận cuối cùng.

Ngày 17/6/2003, ITC mở phiêu điều trần vể vụ kiện cá tra, cá basa . Trong buổi điều
trần này, đại diện của chính phủ Việt Nam và đại diện của VASEP đã phát biểu
trước ITC về vụ kiện này và yêu cầu Mỹ xem xét vụ kiện một cách khách quan. Tuy
nhiên, đến ngày 23/7/2003 ITC đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá tra, cá
basa. Theo đó, cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá tra, cá
basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại tới ngành sản xuất cá da trơn
của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36.84-63.88%.Cụ thể như
sau:

Tên công ty                           Mức thuế
Agifish                               44,76%
Cataco                                45,55%
Nam Việt                              52,90%
Vĩnh Hoàn                             36,84%
Các công ty khác có tham gia vụ kiện 44,66%
Các công ty không tham gia vụ kiện       63,88%
 5.3 Rủi ro từ quy định pháp luật tại nước nhập khẩu:
 Cá tra, cá ba sa xuất khẩu sang các nước khác phải tuân theo các quy định pháp luật
 của nước nhập khẩu. Đây sẽ là rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nếu các quy
 định này khác với Việt Nam hoặc không có trong quy định của luật pháp Việt Nam.
 Ví du: khi xuất khẩu cá sang Mỹ, chúng ta phải tuân theo các điều luật: Luật nông
 trại Farm Bill 2008, Luật thực phẩm, đạo luật chống khủng bố sinh học 2002,…
 5.4 Giải pháp
 -        Có tên thương hiệu riêng: ngày 16-12-2004, hội nghị ở An Giang đã xác định
 thương hiệu chính thức của cá tra, basa nói chung là Pangasius.
 -        Mở rộng thị trường: tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, không tập trung
 vào một thị trường là Mỹ như trước. Thực tế là: 4 năm sau ki bị Mỹ kiện bán phá
 giá, cơ cấu thị trường thay đổi căn bản: Mỹ chỉ còn 6,9% (trước đó là 90%), EU cao
 nhất với 48%, Nga 9,2%, các nước ASEAN 7,9%, Trung Quốc (kể cả Hongkong)
 4%, Australia 3,9% và 20,1% các thị trường khác..
 -        Nẵm vứng luật để có thể chủ động xử lý khi bị kiện bán phá giá
 DN cần đặc biệt lưu ý là tùy tính chất của vụ kiện mà đưa ra tòa án của Hoa Kỳ hay
 WTO, thì sẽ có phán quyết có lợi hơn. Điều này xuất phát từ thực tế, nhiều quy định
 của pháp luật Hoa Kỳ không phù hợp với các quy định của WTO.
 -        Các DN cần dành nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ trước
 khi khởi kiện. Trong đó, cần sự vào cuộc của các hiệp hội ngành hàng, nhằm thu
 thập các bằng chứng đủ sức nặng và có hệ thống,
 -        Khi DN Việt Nam đề nghị Chính phủ đưa vụ kiện ra WTO hay hệ thống tòa án
 Hoa Kỳ, các DN cần thường xuyên cập nhật thông tin, bằng chứng trung thực vào hồ
 sơ vụ kiện cho các cơ quan Chính phủ, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong quá
 trình diễn ra vụ kiện.
     6.
          6.1 Thuế nhập khẩu

                             ột loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào
hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay
đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay
cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành
kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập
khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt
nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có
thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân
hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ
thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.

     Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:

        Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng
        thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương
        mại                        ).

        Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng
        phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.

        Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế
        đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương
        mại.

        Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như
        các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính
        sách nông nghiệp chung của họ.

        Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có
        thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

        6.2 Thuế xuất khẩu

                                                             Nhà nước muốn hạn chế xuất
khẩu.

                             :

        Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước
Nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng

        Nhạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác,

                                                                   (đối với nước chiếm tỷ
        trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được
        Nhà nước cân nhắc.

        Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối
        dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một
        biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.

       Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam
nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa.

                       :

       Việt Nam là một trong 178 nước dược hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập(
GSP) với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mứ                      ờng. Được hưởng GSP,
thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế sẽ
được thực hiện sau 3- 5 năm chứ không phải hàng năm như trước đây với số lượng
mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho
rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam vào EU, hằng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng
thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh
các loại.

       Ủy ban Châu Âu đang xem xét việc sẽ tăng thuế NK đối với nhiều loại thủy sản
từ năm 2013. Châu Âu sẽ xoá bỏ chế độ miễn thuế đối với nhiều mức thuế suất và
thay vào đó sẽ áp dụng các mức thuế suất thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn đối với nhiều
hạn ngạch NK hiện không phải chịu thuế hoặc thuế suất gần như bằng không.


                                                    .


tăng
.




                                                                         .

        Danh mục Biểu thuế xuất khẩu gồm 87 nhóm mặt hàng, chủ yếu là những mặt
hàng tài nguyên khoáng sản, như: quặng, đá, cát; mặt hàng kim loại, phế liệu kim loại,
như vàng, sắt, đồng và một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu khác.




                                                                                    .

         6.3                , PA

        Ông Trương Đình Hòe - Chủ tịch VASEP cho biết, các loại bao bì PE, PA là vật
liệu không thể thiếu trong chế biến xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp không chỉ
mua các sản phẩm này từ các cơ sở sản xuất trong nước, mà còn nhập khẩu từ nước
ngoài, hoặc được đối tác nhập khẩu thủy sản cung cấp theo yêu cầu của họ. Khoản chi
phí này trong giá thành thủy sản xuất khẩu tương đương 0,1USD/1 kg sản phẩm,
khoản phí này hiện đang chiếm khoảng 1.700 đến 1.900 đồng trong giá thành một kg
sản phẩm thủy sản, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành xuất khẩu.

        Theo tính toán, hằng năm, mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phải chi từ 2 đến
2,5 tỷ đồng, doanh nghiệp lớn phải chi bốn đến năm tỷ đồng cho khoản thuế này. Khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể suy giảm từ đó. Hiện,
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang kiến nghị Bộ Tài chính xem
xét lại về đối tượng phải chịu khoản thuế này.

        Cùng với sự tăng giá của các mặt hàng, dịch vụ khác đẩy giá thành sản phẩm
tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế
giới.

6.4
Mỹ sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs) để làm giảm lượng
xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam.
      Những tiêu chuẩn này cũng có thể tác động đến việc hạn chế thương mại. Các
tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá có thể do
các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Các tiêu chuẩn kỹ thuật có
thể đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra
thị trường. Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc
biệt khi nó được quy định khác nhau giữa các nước. Đề phù hợp với các tiêu chuẩn
vừa khó khăn vừa tốn kém        , nên xét về mặt kinh tế không thể vừa thực hiện vừa
duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.

      Hàng rào kỹ thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm sau:

1. Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các quy định
này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật nuôi và cây trồng.
2. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất lượng và an
toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh
dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào
cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.
3. Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận
thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng
và các tiêu chuẩn đo lường.

6.5
Các khuyến nghị đối với các nhà chế biến và xuất khẩu của Việt Nam

Vì các sản phẩm thuỷ sản phải đáp ứng tất cả các yêu cầu để qua được các điểm kiểm

tra ở cửa khẩu của Mỹ, các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần biết các quy định và tiêu
chuẩn của Mỹ về chất lượng, kích cỡ, đóng gói, nhãn mác, v.v.. Các nhà chế biến của
Việt Nam cần chú trọng tăng cường các chương trình phòng chống rủi ro thông qua
việc đánh giá sự phù hợp với HACCP trong sản xuất và chế biến. Điều này sẽ giúp
các nhà xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn trong khâu chế
biến để có thể qua bất kỳ một điểm kiểm tra nhập khẩu tại cửa khẩu ở Mỹ. Đề cập đến
vấn đề nhãn mác, tất cả các thành viên của VASEP cần chú ý đầy đủ tới các quy định
của Việt Nam hiện nay29 chẳng hạn như Thông tư số 03/2000/TT-BTS của Bộ Thuỷ
sản hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QD-TTg quy định về dán nhãn mác đối
với các sản phẩm thuỷ sản để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm xuất khẩu của doanh
nghiệp Việt Nam đều phải có nhãn mác phù hợp.

Nhằm giúp các công ty thuỷ sản của Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình

và có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Mỹ, họ cần cân nhắc các cách để đảm
bảo chất lượng cao cho các sản phẩm của họ xuất sang Mỹ. Để đạt được mục tiêu này,
tất cả các công ty cần phải:

(1) Tiến hành các chương trình phòng ngừa nguy cơ lây nhiếm các hoá chất độc hại

đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

(2) Lấy chứng nhận sản phẩm không có tạp chất, hoác chất và các vi sinh gây hại cho

tất cả các sản phẩm xuất khẩu.

(3) Chú trọng không buôn bán hoặc sử dụng các hoá chất độc hại trong chế biến thuỷ

hải sản.

(4) Tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng

việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và các tiêu chuẩn HACCP30.

(5) Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thuỷ hải sản và các công ty

chế biến và chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngư dân vào đầu vụ

thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.

Bằng việc áp dụng các biện pháp này, cả các nhà xuất khẩu và chế biến có khả năng

hạn chế rủi ro thiếu nguyên liệu và đối phó một cách hiệu quả với các hàng rào được
dựng lên để ngăn cản dòng sản phẩm hải sản nhập khẩu có xu hướng tăng đều từ Việt
Nam từ những năm 2000 trở lại đây.

(6) Về                                                                .
                                                                      ọ
                   ể là Basa.
(7)                    ầ


               .

(8) Để tạo sự lành mạnh và công bằng trong môi trường kinh doanh, các DN cá tra
cho rằng, c




                                                                            .

More Related Content

What's hot

Quan trị danh mục đầu tư
Quan trị danh mục đầu tư  Quan trị danh mục đầu tư
Quan trị danh mục đầu tư Son Lã
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers International | Vietnam
 
Bao+cao+phan+tich+ree 22052013 pns
Bao+cao+phan+tich+ree 22052013 pnsBao+cao+phan+tich+ree 22052013 pns
Bao+cao+phan+tich+ree 22052013 pnsHưng Cao
 
Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...
Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...
Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...Chuong Nguyen
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vohinh Ngo
 
2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 outhero_hn
 
Viet Nam Investor's Day - Kinh doanh và Đầu tư 2012 Cơ hội và Thách thức
Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thứcViet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức
Viet Nam Investor's Day - Kinh doanh và Đầu tư 2012 Cơ hội và Thách thứcChuong Nguyen
 
Bản tin tài chính tuần 17 23
Bản tin tài chính tuần 17 23Bản tin tài chính tuần 17 23
Bản tin tài chính tuần 17 23phuongmoka
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Toan Bach Quang Bao
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
slide q3.2018 out
slide q3.2018 outslide q3.2018 out
slide q3.2018 outhero_hn
 
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giớiKhủng hoảng kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giớiQuỳnh Trọng
 

What's hot (20)

Cán cân thương mại
Cán cân thương mạiCán cân thương mại
Cán cân thương mại
 
Quan trị danh mục đầu tư
Quan trị danh mục đầu tư  Quan trị danh mục đầu tư
Quan trị danh mục đầu tư
 
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐSColliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
Colliers Việt Nam 2014 7 Xu Hướng Hàng Đầu Trong Thị Trường BĐS
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Bao+cao+phan+tich+ree 22052013 pns
Bao+cao+phan+tich+ree 22052013 pnsBao+cao+phan+tich+ree 22052013 pns
Bao+cao+phan+tich+ree 22052013 pns
 
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
Q4 2013 Colliers Vietnam Investment Digest (VN)
 
Equity research mb_271011_vn
Equity research mb_271011_vnEquity research mb_271011_vn
Equity research mb_271011_vn
 
Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...
Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...
Viet Nam Investor's Day - LỐI RA CHO CHỨNG KHOÁN VÀBẤT ĐỘNG SẢN? VAI TRÒ CỦAV...
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
 
Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010Kinh tế việt nam 2010
Kinh tế việt nam 2010
 
2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out2 slide vn q1 2018 out
2 slide vn q1 2018 out
 
Viet Nam Investor's Day - Kinh doanh và Đầu tư 2012 Cơ hội và Thách thức
Viet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thứcViet Nam Investor's Day -  Kinh doanh và Đầu tư 2012  Cơ hội và Thách thức
Viet Nam Investor's Day - Kinh doanh và Đầu tư 2012 Cơ hội và Thách thức
 
Bản tin tài chính tuần 17 23
Bản tin tài chính tuần 17 23Bản tin tài chính tuần 17 23
Bản tin tài chính tuần 17 23
 
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
Đánh giá môi trường Kinh tế toàn cầu & Giải pháp DN Việt Nam cuối năm 2012
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Diemsang1
Diemsang1Diemsang1
Diemsang1
 
slide q3.2018 out
slide q3.2018 outslide q3.2018 out
slide q3.2018 out
 
Co hoi va thach thuc tu VN - EAEU FTA
Co hoi va thach thuc tu VN - EAEU FTACo hoi va thach thuc tu VN - EAEU FTA
Co hoi va thach thuc tu VN - EAEU FTA
 
Khủng hoảng kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giớiKhủng hoảng kinh tế thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giới
 
20140317 dailyvn
20140317 dailyvn20140317 dailyvn
20140317 dailyvn
 

Similar to Quan tri rui ro tong hop (draft)

Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namThanh Hoa
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Diễn Đàn YouStock
 
Can can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te BopCan can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te Boppeconkute33
 
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3lovelycat1416
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...OnTimeVitThu
 
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong maiNhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong maiN9uy3n2un9
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Báo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMXBáo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMXKhanh Do
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Trần Hiệp
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020KitNg30
 

Similar to Quan tri rui ro tong hop (draft) (20)

Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt namTác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
Tác động của tỷ giá tới cán cân thương mại việt nam
 
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docxTải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
 
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303Msbs weekly starfish_strategy_20140303
Msbs weekly starfish_strategy_20140303
 
Can can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te BopCan can thanh toan quoc te Bop
Can can thanh toan quoc te Bop
 
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
Tài chính tiền tệ nhóm 5 lớp 54ckt 3
 
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt NamBáo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Báo Cáo Kinh Tế Vĩ Mô Và Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM, ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂ...
 
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
 
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
Tác động của AFTA tới quan hệ thương mại Việt Nam – ASEAN
 
Nhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong maiNhung rao can thuong mai
Nhung rao can thuong mai
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
Báo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMXBáo cáo phân tích CMX
Báo cáo phân tích CMX
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020
 
Bao cao xuat nhap khau 2020
Bao cao xuat nhap khau 2020Bao cao xuat nhap khau 2020
Bao cao xuat nhap khau 2020
 
Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020Sach bao cao xnk viet nam-2020
Sach bao cao xnk viet nam-2020
 
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.docBáo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập Khoa Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế, 9 điểm.doc
 

Quan tri rui ro tong hop (draft)

  • 1. 1. Thực trạng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (Triệu USD) năm 2011, 2012 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2/2012 đạt 422 triệu USD, tăng 16,4% so với tháng 1/2012, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong hai tháng đầu năm 2012 lên 775 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2011. EU, Mỹ và Nhật Bản vẫn là 3 đối tác chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng qua. Xuất khẩu sang EU đạt 156 triệu USD, giảm 7,1%; Mỹ đạt 142 triệu USD, tăng 18,2% và Nhật Bản đạt 130 triệu USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2011. XUẤT KHẨU CÁ TRA - CÁ DA TRƠN Đơn vị: USD So với So với Nửa Tháng cùng Từ 1/1 cùng THỊ đầu 8/2012 % GT kỳ đến % GT kỳ TRƯỜNG T9/2012 (GT) 2011 15/9/2012 2011 (GT) (%) (%) EU 37,548 12,779 21,6 -35,7 304,343 25,1 -20,9 Tây Ban 8,521 1,913 3,2 -64,3 65,709 5,4 -16,0 Nha
  • 2. Hà Lan 5,609 1,904 3,2 -30,2 51,224 4,2 -26,6 Đức 3,460 2,065 3,5 -13,3 38,235 3,1 -41,9 Italia 3,259 0,862 1,5 -29,6 25,757 2,1 -3,4 Mỹ 40,174 12,236 20,7 -6,2 266,656 22,0 +27,7 ASEAN 9,097 4,419 7,5 -11,8 77,378 6,4 +0,1 Singapore 2,703 1,443 2,4 +5,8 25,240 2,1 -1,9 Philippines 2,307 0,892 1,5 -27,9 18,968 1,6 +6,6 Malaysia 1,715 0,745 1,3 -17,9 15,234 1,3 +1,1 Mexico 8,343 3,011 5,1 +5,9 63,929 5,3 +2,1 TQ và HK 6,773 3,097 5,2 +34,5 49,763 4,1 +38,3 Hồng 3,593 1,693 2,9 +13,7 30,119 2,5 +10,2 Kông Brazil 5,875 2,168 3,7 -26,0 34,356 2,8 +12,9 Colombia 5,090 2,115 3,6 -2,2 42,399 3,5 -11,57 Nga 6,900 2,880 4,9 -21,7 32,049 2,6 -23,9 Các TT 43,694 16,479 27,8 +2,7 342,976 28,3 +1,4 khác Tổng cộng 163,494 59,184 100 -12,8 1,213,850 100 -1,2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu cá tra 2 tháng đầu năm 2012
  • 3. Cá tra đang có xu hướng giành lại ngôi vị của mình đối với mặt hàng tôm sau khi bị tụt xuống vị trí thứ 2 vào năm 2011. Trong 2 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu cá tra đạt 148,4 triệu USD đưa tổng xuất khẩu 2 tháng lên 264,4 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 33,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian tới, xuất khẩu cá tra – cá da trơn có nhiều điều kiện thuận lợi khi nhu cầu thế giới tiếp tục tăng trưởng tốt. Theo thông tin từ FIS, tăng trưởng nhu cầu về tiêu dùng cá da trơn sẽ tăng khoảng 40-50%, trong đó tăng trưởng của EU là 27%, Hoa Kỳ 30% và ASEAN dự kiến đạt 30-40%. Hiện nay, Hoa Kỳ, EU và ASEAN vẫn là những nhà nhập khẩu chính của Việt Nam, chiếm khoảng trên 59% tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam. 2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cá da trơn. 2.1 Thuận lợi: - Cá da trơn Việt Nam dễ nuôi, dễ đánh bắt cho năng suất cao, thịt thơm ngon, sức sống cao và có tốc độ tăng trưởng cao. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: với điều kiện tự nhiên thuận lợi về môi trường nước, khí hậu, đồng bằng sông Cửu Long là một nơi lý tưởng để nuôi trồng cá tra cá ba sa, đặc biệt là các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp là nơi có năng suất nuôi cá da trơn lớn nhất 300 – 400 tấn/ha với chất lượng thịt cá thơm ngon hơn các loại cá da trơn khác trên thế giới.
  • 4. - Sự tiến bộ trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước đã mở ra cơ hội lớn cho việc mở rộng thị trường cá da trơn của Việt Nam. Đặc biệt là sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ được kí kết vào ngày 13/7/2000 đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta nói chung và với các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn nói riêng tại thị trường Mỹ, tạo cơ hội để nâng cao vị thế của thủy sản Việt Nam. - Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là một kênh quảng bá thương hiệu hiệu quả. Từ khi thành lập vào năm 1998, VASEP đã không ngừng tổ chức các sự kiện nhằm đẩy mạnh kênh thông tin liên lạc giữa các thành viên với các đối tác quốc tế. - Năm 2002 vụ kiện chống bán phá giá của Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cá basa Việt Nam đã trở thành tiêu điểm cho các báo chí quốc tế hơn một năm. Sau sự kiện này, Việt Nam đánh mất dần thị phần cá da trơn tại thị trường Mỹ. Việc đánh mất thị phần đã thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam chủ động tìm kiếm thị trường mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, thị trường cũng đa dạng hơn. Trong năm 2007, xuất khẩu cá da trơn Việt Nam đã có mặt hơn 69 thị trường. - Việt Nam có nguồn lao động rẻ, lành nghề, có kinh nghiệm sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí đáng kể trong việc thuê lực lượng lao động và đào tạo tay nghề. - Chính sách ưu đãi thuế nhà nước: các doanh nghiệp chế biến cá da trơn xuất khẩu được hưởng mức thuế thu nhập là 15% , vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 2.2 Thách thức: - Chính sách chống lạm phát của nhà nước đã gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, làm cho các công ty chế biến thủy sản thiếu hụt nguồn vốn lưu động và không thể hoạt động hết công suất để đáp ứng đầy đủ các đơn hàng. - Nguồn nguyên liệu không ổn định. - Rào cản thuế quan và phi thuế quan.
  • 5. - Các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn hiểu biết pháp lí, môi trường kinh doanh, thị hiếu người tiêu dùng, mức tiêu thụ của thị trường xuất khẩu còn thấp. 3. Rủi ro tỷ giá: 3.1 Tổng quan rủi ro tỷ giá Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị qua một đồng tiền khác. Trong kinh doanh thương mại quốc tế thì điều bắt buộc là hợp đồng được ký kết và thanh toán bằng ngoại tệ. Giá trị hợp đồng thường là lớn. Chính vì vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hoạt động kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Những hoạt động mà dòng tiền thu vào và chi ra khác nhau đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. Về cơ bản, rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, XNK và tín dụng. Rủi ro tỷ giá trong XNK là thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty hoạt động XNK. Sự thay đổi tỷ giá khiến giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi trong tương lai bị thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh XNK ảnh hưởng đáng kể. Sự biến động của tỷ giá khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn bất ngờ mà không lường trước và tránh được khi ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Nhiều hợp đồng kinh doanh đã lỗ nặng khi tới thời điểm thanh toán tỷ giá tăng vọt khiến doanh nghiệp phải điêu đứng. Khi tỷ giá giữa ngoại tệ và nội tệ giảm. Giá thành sản phẩm sẽ tăng, dẫn đến khó cạnh tranh với hàng hóa, sản phẩm nước ngoài. Ví dụ: Một công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam phải đối mặt với sự lên giá của VND khi tỷ giá USD/VND giảm. Hai khả năng có thể xảy ra: Thứ nhất, sau khi VND lên giá, nếu công ty duy trì giá gạo không đổi tính bằng VND thì công ty phải bán với giá tính bằng USD tăng lên. Do giá tăng nên công ty sẽ xuất được ít gạo hơn, nghĩa là thu nhập của công ty từ xuất khẩu cũng như lợi nhuận tính bằng VND giảm xuống. Thứ hai, sau khi VND lên giá, nếu công ty duy trì giá gạo không đổi tính bằng USD thì thu nhập của công ty tính bằng VND sẽ giảm xuống.
  • 6. Tuy nhiên, sự thay đổi của tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả, thu nhập và lợi nhuận của nhà xuất khẩu và nhập khẩu hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi tỷ giá có thực sự làm cho hàng hóa của công ty có thực sự trở nên rẻ hơn hay đắt hơn đối với người nước ngoài, nghĩa là chúng ta phải đề cập đến tương quan trong tỷ lệ lạm phát giữa các quốc gia là như thế nào. Ví dụ: Khi tỷ giá USD/VND giảm như trên nhưng giá gạo trong nước cũng giảm với một tỷ lệ nhất định nào đó đủ để làm cho giá gạo xuất khẩu tính bằng USD vẫn không đổi. Điều này có nghĩa là, cho dù tỷ giá thay đổi, nhưng tương quan lạm phát đã làm triệt tiêu hiệu ứng rủi ro tỷ giá đối với công ty (bằng chứng là giá gạo tính bằng USD không đổi, nên không ảnh hưởng đến cầu từ phía nhập khẩu). Như vậy, một vấn đề xa hơn là để xác định ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá, ta phải đề cập đến yếu tố lạm phát và mối tương quan giữa lạm phát và thay đổi tỷ giá là như thế nào. 3.2 Thực trạng thị trường tiền tệ và rủi ro tỷ giá tại Việt Nam: Vào thời điểm hiện nay tình hình tiền tệ trên thị trường có một số biểu hiện như : Thứ nhất: VND chưa phải là ngoại tệ mạnh và có khả năng chuyển đổi trên thị trường tiền tệ, do vậy nó là đồng tiền không ổn định, lên xuống bất thường và phụ thuộc sự biến động của các loại ngoại tệ mạnh khác chẳng hạn như USD và phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Nhà nước ta trong từng thời kỳ. Thứ hai: nền kinh tế của Việt Nam trong một vài năm gần đây tuy đã có sự phát triển và tăng trưởng nhanh nhưng tính ổn định chưa cao mà đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong một vài năm gần đây tăng giảm thất thường. Sáu tháng đầu năm 2004 tăng 7.2% so với tháng 12 năm 2003, vượt mức được Quốc hội thông qua (5%). Đây là một trong những nguyên nhân có thể xuất hiện việc biến động tỷ giá do tâm lý của người dân thấy rằng đồng Việt Nam bị mất giá thì việc đầu tư vào ngoại tệ có xu hướng tăng lên. Thứ ba: Việt Nam vẫn là nước nhập siêu, dự trữ ngoại tệ còn thấp cho nên vào những thời điểm đáo hạn thanh toán các khoản phải trả nợ cho nước ngoài nhu cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá biến động mạnh.
  • 7. Thứ tư: Chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái của nhà nước trong từng thời kỳ cũng là nguyên nhân có thể xuất hiện rủi ro tỷ giá đối với bất kể thành phần kinh tế nào có sử dụng ngoại tệ. 3.3 Phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong ngoại thương: Thứ nhất, nâng cao năng lực dự báo sự biến động tỷ giá: Nhà xuất khẩu sẽ ưu tiên được nhận thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, còn nhà nhập khẩu sẽ ưu tiên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác dự báo tỷ giá là một công việc phức tạp, tốn kém và khó đạt được độ tin cậy cao. Nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nên thờ ơ; và các doanh nghiệp lớn trước hết phải tự phòng ngừa bằng cách thiết lập một bộ phận chuyên trách và chuyên nghiệp để dự báo tỷ giá. Thứ hai, chuyển hướng tới đa dạng hóa tiền tệ trong thanh toán quốc tế. Ví dụ, nếu đồng thời duy trì trạng thái USD và EUR, thì khi USD giảm giá sẽ làm cho thu nhập bằng VND giảm, nhưng bù lại việc EUR lên giá sẽ bù đắp cho phần thiệt hại đó. Thứ ba, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong điều kiện đa ngọai tệ. Do USD là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong thương mại, thanh toán và đầu tư quốc tế đối với hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc USD giảm giá nhanh và mạnh suốt thời gian qua đã tác động vừa tiêu cực vừa tích cực đến những công ty xuất nhập khẩu, chủ nợ và con nợ bằng USD (những nhà nhập khẩu và con nợ bằng USD thấy có lợi khi USD giảm giá; ngược lại, những nhà xuất khẩu và chủ nợ thì thấy bị thiệt hại). Như vậy, tiềm ẩn rủi ro tỷ giá cho các bên có thu chi bằng USD. Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá USD, các doanh nghiệp cần tự cân đối thu chi bằng ngoại tệ, đồng thời áp dụng các công cụ tài chính phái sinh mà các NHTM đã cung cấp (hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn,...),... Đối với Việt Nam, ngoài việc chịu rủi ro tỷ giá khi USD biến động mạnh, còn bộc lộ rủi ro do tập trung thanh toán quá mức bằng USD. Đứng trước thực tế tập trung hóa thanh toán bằng USD và xu hướng tập trung thương mại với Mỹ đã, đang và sẽ bộc lộ rủi ro kép khó lường: rủi ro về thị trường và rủi ro về tỷ giá. Rủi ro kép này đang ngày càng bộc lộ sâu sắc khi mà nền kinh tế Mỹ đang lộ rõ những dấu hiệu
  • 8. của một cuộc suy thoái kinh tế. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ và đồng USD, cần phải thay đổi tập quán “thuần canh” bằng USD để chuyển dần sang “đa canh” bằng các đồng tiền khác với phương châm XNK ở khu vực nào thì lựa chọn sử dụng một đồng tiền mạnh của khu vực đó, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong thanh toán quốc tế, dự báo tỷ giá, chủ động tích cực sử dụng các công cụ tài chính phái sinh,... 4. Rủi ro nguồn nguyên liệu  Thứ nhất, rủi ro về dịch bệnh. Trong mấy năm gần đây, dịch bệnh đã phát sinh trên diện rộng và diễn biến hết sức phức tạp đối với nhiều loài thủy sản, trong đó có cá ba sa, gây ra nhiều thiệt hại đối với không chỉ người nuôi trồng mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản. Theo Thạc sĩ Trần Minh Lâm (Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản), nuôi cá ba sa cần rất nhiều nước và phải thay đổi nước thường xuyên do khả năng lây nhiễm dịch bệnh đối với cá nuôi là rất lớn. Trong khi đó, các yếu tố như nuôi với mật độ quá dày (dao động từ 10 – 100 cá/ hay 30 – 150 cá/ ), lượng thức ăn cho cá quá nhiều... đã khiến cho môi trường nuôi trồng bị ô nhiễm và gây ra tình trạng cá chết hàng loạt. Thêm vào đó, vào các tháng mưa lũ, môi trường nước trong ao nuôi rất xấu do ảnh hưởng của lũ đổ về mang đến nhiều chất thải lẫn mầm bệnh. Do đó, cá thường mắc các bệnh như vàng thân, vàng da, bệnh gan, xuất huyết, đốm đỏ...gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như sản lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến.  Thứ hai, rủi ro về thiếu vốn trong quá trình thu mua nguyên liệu. Thời gian qua, một số doanh nghiệp tăng cường tự đầu tư vùng nguyên liệu nhưng chỉ đáp ứng từ 30 đến 40% công suất nhà máy, còn lại phụ thuộc vào nguồn cá thu mua bên ngoài. Thêm vào đó, thời gian vay ngắn hạn, lãi suất vay khá cao lại trở thành gánh nặng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Các doanh nghiệp không có đủ vốn để thu mua nguyên liệu khiến nhà máy hoạt động cầm chừng, một số chỉ hoạt động từ 30-40% công suất, thậm chí chỉ 10-20% công suất. Ví dụ như Công ty CP
  • 9. Thủy sản An Phước ở xã An Phước, Vĩnh Long có nhà máy chế biến cá ba sa với công suất 300 tấn nguyên liệu/ngày nhưng giờ chỉ còn hoạt động 10% công suất.  Thứ ba, rủi ro thiếu nguồn nguyên liệu Hiện nay, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở một số tỉnh chưa thực sự chặt chẽ; hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân được kí kết nhưng chưa hiệu quả. Nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thời điểm thu hoạch, nhiều doanh nghiệp lại viện nhiều lý do để ép giá khiến người dân không còn mặn mà nuôi thả cá. Chính những lý do trên đã khiến cho số lượng các hộ nông dân treo ao ngày càng tăng. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP, nguồn cung ứng nguyên liệu trong nông dân chỉ còn 30% khiến nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đóng cửa dẫn đến hệ lụy dây chuyền là người lao động bị thất nghiệp và nguồn cung ứng cho các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng bị giảm sút. Dự kiến từ nay đến cuối năm, còn phải sản xuất 800.000 tấn cá nguyên liệu nhưng doanh nghiệp chế biến có vùng nuôi cá chỉ đáp ứng được khoảng 50% sản lượng.  Giải pháp: - Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cần phải tự xây dựng vùng nguyên liệu cho mình để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Trong trường hợp nhà máy không tự tạo được 100% nguồn nguyên liệu thì cần phải liên kết với những người nuôi có diện tích và vốn lớn. Việc liên kết trên nhằm chia sẻ rủi ro và giảm bớt phần vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra, tạo được chuỗi liên kết giữa các bên trong bối cảnh nguồn vốn vay ngân hàng lãi suất cao và không dễ vay như hiện nay. - Các nhà máy thu mua nguyên liệu cần phải có sự liên kết chặt chẽ với những hộ nuôi trồng để hướng dẫn họ cách phòng chống và điều trị dịch bệnh hiệu quả nhất nhẳm hạn chế tối đa thiệt hại và đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. - Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính cần hỗ trợ vốn hoặc cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến cá ba sa xuất khẩu nhằm duy trì hoạt động của nhà máy và cứu người nông dân. 5. Rủi ro pháp lý: 5.1 Rủi ro sử dụng tên thương hiệu
  • 10. Tại Mỹ, catfish là từ được sử dụng để chỉ tất cả các loại cá da trơn và có râu. Cá tra, cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được viết dưới tên catfish. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996. Năm 1998, lượng cá lát catfish không xương đông lạnh của Việt Nam xuất sang đây mới chỉ có 260 tấn. Nhưng đến cuối năm 2001, con số ấy đã vọt lên 7.746 tấn. Với giá thành rẻ hơn từ 0,08 đến 1USD/pound và chất lượng không thua kém catfish Mỹ, cá Việt Nam đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ, bằng chứng là tổng giá trị catfish bán ra của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ(CFA) giảm mạnh, từ 446 triệu USD năm 2000 xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Dưới sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các sản phẩm cá của Việt Nam, CFA đã phải hành động nhằm đánh bật con cá của Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ. 9/2001 vụ kiện bắt đầu nổ ra bằng việc Mỹ mở cuộc chiến về tên gọi catfish đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. CFA dựa vào Luật Ngân sách nông nghiệp 107-76 của Mỹ để cấm loại cá này của Việt Nam được nhập vào nước này với tên gọi catfish và đạo luật HR.2646 cấm hoàn toàn việc dùng tên catfish cho các loại cá tra, cá basa của Việt Nam trong tất cả các khâu bán lẻ, bán sỉ, nhà hàng, thông tin, quảng cáo... trong vòng 5 năm. Chưa dừng ở đây, CFA vin tiếp vào điều khoản 10806 của đạo luật An ninh nông trại và Đầu tư nông thôn mới nhất để xác lập chủ quyền tuyệt đối trên thương hiệu catfish. Tháng 12/2001, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã thông qua lệnh cấm tạm thời (có hiệu lực tới ngày 30/9/2002), theo đó, chỉ có catfish của Mỹ mới được gọi là catfish, còn cá của Việt Nam phải được gọi bằng tên basa hay tra. 5.2 Rủi ro bị kiện bán phá giá: Cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ với giá thành rẻ hơn từ 0,08 đến 1USD/pound và chất lượng không thua kém catfish Mỹ, do đó, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ catfish của Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến CFA kiện Việt Nam bán phá giá. Ngày 28/6/2002, CFA đã đệ đơn kiện lên Uỷ ban hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC). Đơn kiện với hơn 200 trang kèm theo 37 phụ lục, trong đó phân tích chi tiết về tình
  • 11. hình thị trường cá nheo Mỹ, thị phần cá da trơn filê đông lạnh của Việt Nam tại Mỹ cũng như ảnh hưởng của sản phẩm “rẻ tiền” (theo cách gọi của CFA) đối với ngành sản xuất trong nước. Chưa dừng lại ở đó, CFA tiếp tục chiến dịch của mình bằng cách nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho rằng, đã xuất hiện “tình trạng khẩn cấp”. Để chứng minh điều đó CFA đã đưa ra các luận điểm: Các nhà xuất khẩu Việt Nam biết cá tra, cá basa filê đông lạnh bị bán phá giá. Các nhà xuất khẩu có thông tin về việc áp thuế chống phá giá đối với công ty của mình với mức 25% hoặc cao hơn nữa trong giai đoạn điều tra ban đầu của DOC. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã tăng số lượng hàng sang Mỹ sau khi CFA nộp đơn yêu cầu điều tra chống phá giá . Tính từ ngày 28/6/2002, số lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng ở mức 15% hoặc cao hơn nữa so với thời gian trước ngày nộp đơn yêu cầu điều tra chống phá giá. Cần áp dụng hồi thuế chống phá giá để đảm bảo hiệu quả của thuế chống phá giá sẽ được ban hành vào ngày 24/1/2003. Tháng 11/2002, DOC đã kết luận Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường, việc kết luận này dựa trên đánh giá theo các tiêu chí của Mỹ nó đặt cơ sở cho việc xem xét áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam. Ngày 28/1/2003, DOC tạm thời xác định mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam trong khoảng từ 31,45% - 63,88% tuỳ theo nhóm mặt hàng và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của nước ta. Cụ thể như sau: Tên công ty Mức thuế Agifish 31,45% Cataco 41,06% Nam Việt 38,09% Vĩnh Hoàn 37,94% Các công ty khác có tham gia vụ kiện 36,76% Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88%
  • 12. Tháng 3/2003, DOC đã cử đoàn quan chức sang Việt Nam để nghiên cứu điều tra tình hình sản xuất cá tra, cá basa tại các tỉnh vùng DBSCL của Việt Nam để xác định lần cuối mức thuế xuất chống bán phá giá. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đoàn điều tra và chứng minh năng lực cạnh tranh dựa trên quy trình tổng hợp khép kín, từ sản xuất con giống, nuôi cá thương phẩm, đến chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cá tra, cá basa. Tuy nhiên, đoàn điều tra của DOC đã bác bỏ các tài liệu từ phía các doanh nghiệp đưa ra và không công nhận quy trình khép kín trong việc sản xuất cá tra, cá basa. Họ chỉ chấp nhận tính giá thành sản phẩm này từ khâu chế biến và đem so sánh nó với nước thứ 3 là Bangladesh một nước không có quy trình sản xuất khép kín như Việt Nam. Đầu tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ đã gợi ý Bộ Thương mại hai bên sẽ tiến hành đàm phán “ về một thoả thuận về đình chỉ vụ kiện” này. Từ 2-9/5/2003, hai bên đàm phán, nhưng do quan điểm của hai bên rất khác nhau, cả về phương pháp luận và mức độ tiếp cận thị trường Mỹ cho mặt hàng cá tra, cá basa filê đông lạnh của Việt Nam nên hai bên đã không đạt được thoả thuận cuối cùng. Ngày 17/6/2003, ITC mở phiêu điều trần vể vụ kiện cá tra, cá basa . Trong buổi điều trần này, đại diện của chính phủ Việt Nam và đại diện của VASEP đã phát biểu trước ITC về vụ kiện này và yêu cầu Mỹ xem xét vụ kiện một cách khách quan. Tuy nhiên, đến ngày 23/7/2003 ITC đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá tra, cá basa. Theo đó, cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại tới ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 36.84-63.88%.Cụ thể như sau: Tên công ty Mức thuế Agifish 44,76% Cataco 45,55% Nam Việt 52,90% Vĩnh Hoàn 36,84% Các công ty khác có tham gia vụ kiện 44,66%
  • 13. Các công ty không tham gia vụ kiện 63,88% 5.3 Rủi ro từ quy định pháp luật tại nước nhập khẩu: Cá tra, cá ba sa xuất khẩu sang các nước khác phải tuân theo các quy định pháp luật của nước nhập khẩu. Đây sẽ là rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nếu các quy định này khác với Việt Nam hoặc không có trong quy định của luật pháp Việt Nam. Ví du: khi xuất khẩu cá sang Mỹ, chúng ta phải tuân theo các điều luật: Luật nông trại Farm Bill 2008, Luật thực phẩm, đạo luật chống khủng bố sinh học 2002,… 5.4 Giải pháp - Có tên thương hiệu riêng: ngày 16-12-2004, hội nghị ở An Giang đã xác định thương hiệu chính thức của cá tra, basa nói chung là Pangasius. - Mở rộng thị trường: tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, không tập trung vào một thị trường là Mỹ như trước. Thực tế là: 4 năm sau ki bị Mỹ kiện bán phá giá, cơ cấu thị trường thay đổi căn bản: Mỹ chỉ còn 6,9% (trước đó là 90%), EU cao nhất với 48%, Nga 9,2%, các nước ASEAN 7,9%, Trung Quốc (kể cả Hongkong) 4%, Australia 3,9% và 20,1% các thị trường khác.. - Nẵm vứng luật để có thể chủ động xử lý khi bị kiện bán phá giá DN cần đặc biệt lưu ý là tùy tính chất của vụ kiện mà đưa ra tòa án của Hoa Kỳ hay WTO, thì sẽ có phán quyết có lợi hơn. Điều này xuất phát từ thực tế, nhiều quy định của pháp luật Hoa Kỳ không phù hợp với các quy định của WTO. - Các DN cần dành nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ trước khi khởi kiện. Trong đó, cần sự vào cuộc của các hiệp hội ngành hàng, nhằm thu thập các bằng chứng đủ sức nặng và có hệ thống, - Khi DN Việt Nam đề nghị Chính phủ đưa vụ kiện ra WTO hay hệ thống tòa án Hoa Kỳ, các DN cần thường xuyên cập nhật thông tin, bằng chứng trung thực vào hồ sơ vụ kiện cho các cơ quan Chính phủ, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong quá trình diễn ra vụ kiện. 6. 6.1 Thuế nhập khẩu ột loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
  • 14. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ. Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại ). Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. 6.2 Thuế xuất khẩu Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu. : Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước
  • 15. Nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng Nhạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách. Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa. : Việt Nam là một trong 178 nước dược hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập( GSP) với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mứ ờng. Được hưởng GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế sẽ được thực hiện sau 3- 5 năm chứ không phải hàng năm như trước đây với số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU, hằng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại. Ủy ban Châu Âu đang xem xét việc sẽ tăng thuế NK đối với nhiều loại thủy sản từ năm 2013. Châu Âu sẽ xoá bỏ chế độ miễn thuế đối với nhiều mức thuế suất và thay vào đó sẽ áp dụng các mức thuế suất thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn đối với nhiều hạn ngạch NK hiện không phải chịu thuế hoặc thuế suất gần như bằng không. . tăng
  • 16. . . Danh mục Biểu thuế xuất khẩu gồm 87 nhóm mặt hàng, chủ yếu là những mặt hàng tài nguyên khoáng sản, như: quặng, đá, cát; mặt hàng kim loại, phế liệu kim loại, như vàng, sắt, đồng và một số mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu khác. . 6.3 , PA Ông Trương Đình Hòe - Chủ tịch VASEP cho biết, các loại bao bì PE, PA là vật liệu không thể thiếu trong chế biến xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp không chỉ mua các sản phẩm này từ các cơ sở sản xuất trong nước, mà còn nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc được đối tác nhập khẩu thủy sản cung cấp theo yêu cầu của họ. Khoản chi phí này trong giá thành thủy sản xuất khẩu tương đương 0,1USD/1 kg sản phẩm, khoản phí này hiện đang chiếm khoảng 1.700 đến 1.900 đồng trong giá thành một kg sản phẩm thủy sản, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giá thành xuất khẩu. Theo tính toán, hằng năm, mỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phải chi từ 2 đến 2,5 tỷ đồng, doanh nghiệp lớn phải chi bốn đến năm tỷ đồng cho khoản thuế này. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể suy giảm từ đó. Hiện, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang kiến nghị Bộ Tài chính xem xét lại về đối tượng phải chịu khoản thuế này. Cùng với sự tăng giá của các mặt hàng, dịch vụ khác đẩy giá thành sản phẩm tăng vọt, làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. 6.4
  • 17. Mỹ sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs) để làm giảm lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Những tiêu chuẩn này cũng có thể tác động đến việc hạn chế thương mại. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá có thể do các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường. Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định khác nhau giữa các nước. Đề phù hợp với các tiêu chuẩn vừa khó khăn vừa tốn kém , nên xét về mặt kinh tế không thể vừa thực hiện vừa duy trì được sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm sau: 1. Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật nuôi và cây trồng. 2. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn. 3. Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường. 6.5 Các khuyến nghị đối với các nhà chế biến và xuất khẩu của Việt Nam Vì các sản phẩm thuỷ sản phải đáp ứng tất cả các yêu cầu để qua được các điểm kiểm tra ở cửa khẩu của Mỹ, các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần biết các quy định và tiêu chuẩn của Mỹ về chất lượng, kích cỡ, đóng gói, nhãn mác, v.v.. Các nhà chế biến của Việt Nam cần chú trọng tăng cường các chương trình phòng chống rủi ro thông qua việc đánh giá sự phù hợp với HACCP trong sản xuất và chế biến. Điều này sẽ giúp các nhà xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn trong khâu chế biến để có thể qua bất kỳ một điểm kiểm tra nhập khẩu tại cửa khẩu ở Mỹ. Đề cập đến vấn đề nhãn mác, tất cả các thành viên của VASEP cần chú ý đầy đủ tới các quy định
  • 18. của Việt Nam hiện nay29 chẳng hạn như Thông tư số 03/2000/TT-BTS của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định 178/1999/QD-TTg quy định về dán nhãn mác đối với các sản phẩm thuỷ sản để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đều phải có nhãn mác phù hợp. Nhằm giúp các công ty thuỷ sản của Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình và có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Mỹ, họ cần cân nhắc các cách để đảm bảo chất lượng cao cho các sản phẩm của họ xuất sang Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các công ty cần phải: (1) Tiến hành các chương trình phòng ngừa nguy cơ lây nhiếm các hoá chất độc hại đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. (2) Lấy chứng nhận sản phẩm không có tạp chất, hoác chất và các vi sinh gây hại cho tất cả các sản phẩm xuất khẩu. (3) Chú trọng không buôn bán hoặc sử dụng các hoá chất độc hại trong chế biến thuỷ hải sản. (4) Tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và các tiêu chuẩn HACCP30. (5) Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thuỷ hải sản và các công ty chế biến và chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngư dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững. Bằng việc áp dụng các biện pháp này, cả các nhà xuất khẩu và chế biến có khả năng hạn chế rủi ro thiếu nguyên liệu và đối phó một cách hiệu quả với các hàng rào được dựng lên để ngăn cản dòng sản phẩm hải sản nhập khẩu có xu hướng tăng đều từ Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây. (6) Về . ọ ể là Basa.
  • 19. (7) ầ . (8) Để tạo sự lành mạnh và công bằng trong môi trường kinh doanh, các DN cá tra cho rằng, c .