SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 18
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3

                                                                       MỤC LỤC
CHƯƠNG 3.QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG.......................2
  I.Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng....................................................................................2
     1.Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng ...........................................................................................2
        1.1.Khái niệm lao động trong xây dựng...........................................................................................................2
        1.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng .....................................................................................2
     2.Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng...........................................................4
        2.1.Khái niệm về quản lý lao động...................................................................................................................4
        2.2.Ý nghĩa của công tác quản lý lao động.......................................................................................................4
        2.3.Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng.....................................................................4
     3.Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng.............................................................................5
  II.Năng suất lao động trong xây dựng.....................................................................................................6
     1.Khái niệm...........................................................................................................................................................6
     2.Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng................................................................................6
     3.Tăng năng suất lao động trong xây dựng...........................................................................................................9
        3.1.Thực chất tăng NSLĐ.................................................................................................................................9
        3.2.Hiệu quả của tăng NSLĐ............................................................................................................................9
        3.3.Biện pháp tăng năng suất lao động...........................................................................................................10
  III.Tiền lương trong xây dựng...............................................................................................................10
     1.Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương................................................................................................................10
        1.1.Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)................................................................................10
        1.2.Ý nghĩa của tiền lương ............................................................................................................................10
     2.Một số khái niệm liên quan đến tiền lương......................................................................................................11
        2.1.Ngạch lương.............................................................................................................................................11
        2.2.Thang lương..............................................................................................................................................11
        2.3.Nhóm lương..............................................................................................................................................11
        2.4.Hệ số cấp bậc lương.................................................................................................................................11
        2.5.Mức lương................................................................................................................................................12
        2.6.Phụ cấp theo lương...................................................................................................................................12
     3.Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng...........................................................................................14
        3.1.Tiền lương trả theo thời gian....................................................................................................................14
        3.2.Tiền lương trả theo sản phẩm...................................................................................................................16




                                                                                                                                                                         1
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3

CHƯƠNG 3.QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG
I.Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
1.Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng
1.1.Khái niệm lao động trong xây dựng
Hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực (sản xuất vật chất, hay phi vật chất) đều
được gọi là lao động.

1.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng
Bao gồm các hình thức phân loại sau:
 a.Phân loại theo tính chất trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình lao động
Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp phân ra: lao động trực tiếp và gián tiếp
- Lao động trực tiếp: đối tượng này là những người trực tiếp liên quan đến sản xuất ra sản
  phẩm, thường được gọi là công nhân (tức những người làm việc bằng chân tay hay điều
  khiển các máy móc thiết bị sản xuất. Lực lượng này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh
  nghiệp, thường ≈ 85% tổng lao động của doanh nghiệp như công nhân sản xuất chính,
  công nhân sản xuất phụ, phục vụ công nhân chính và công nhân khác (điều khiển thiết bị,
  sửa chữa, dọn dẹp…)
- Lao động gián tiếp (các cán bộ quản trị) đó là những người tham gia các hoạt động quản
  lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà công việc của họ
  không trực tiếp gắn với sản phẩm sản xuất ra như nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kĩ
  thuật, quản lý hành chính… Trong xây dựng người ta quy ước lao động gián tiếp là
  những cán bộ quản lý điều hành từ cấp đội xây dựng trở lên đến cơ quan cao nhất của
  doanh nghiệp như xí nghiệp, công ty, tổng công ty.
Đội ngũ lao động gián tiếp còn được gọi là “viên chức doanh nghiệp”
 Tập hợp cả hai khối được gọi là “công nhân viên chức” của doanh nghiệp
 b.Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp xây dựng được phân thành
- Lực lượng lao động chính là lao động trong sản xuất kinh doanh xây lắp

- Lực lượng lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (trong trường hợp
  doanh nghiệp có nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác)
                                                                                        2
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
 việc phân loại này là nhằm biết đối tượng nào thừa hành và người nào quản lý và khi
thanh toán tiền lương của doanh nghiệp thì có chính sách khác nhau giữa lực lượng lao động
chính và lực lượng lao động khác
 c.Phân loại theo tính chất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp
Theo cách phân loại này lao động của doanh nghiệp được phân thành công nhân và viên
chức doanh nghiệp:
- Đối với công nhân:

          o Phân loại theo nghề bao gồm: công nhân nghề mộc, nề, sắt, bê tông…

          o Phân loại theo trình độ lành nghề bao gồm: công nhân ở các nghề có các bậc
             tương ứng khác nhau từ bậc 1 đến bậc 7
- Đối với viên chức doanh nghiệp: phân chia theo trình độ chuyên môn nhân viên (cán bộ
  quản trị) bao gồm:
          o Đại học

          o Trên đại học

          o Sơ cấp

          o Trung cấp

 đồng thời còn gắn với các chức danh khác nhau để phục vụ công tác trả lương
VD: trình độ đại học có thể phân ra:
- Chuyên viên gồm có: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp

- Kỹ sư gồm có: kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp

- Nhân viên: kinh tế, hành chính, văn thư, lái xe con…

 d.Phân loại theo hình thức quản lý và tuyển dụng
- Theo hình thức quản lý bao gồm:

          o Công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản
             lý và trả lương
          o Công nhân viên ngoài danh sách là số lao động không do doanh nghiệp quản
             lý và trả lương

                                                                                        3
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
- Theo hình thức tuyển dụng bao gồm:

            o Lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn

            o Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn

            o Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ (tạm thời)  người lao động được
               trả “tiền công”

2.Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
2.1.Khái niệm về quản lý lao động
Quản lý lao động là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả
của cá nhân để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người
lao động.

2.2.Ý nghĩa của công tác quản lý lao động
Quản lý lao động trong xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi bốn lý do sau đây:
1. Con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh vì con người chính là
  chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh
2. Nếu ta quản lý tốt lao động thì sẽ tạo điều kiện để sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực
  khác của doanh nghiệp như vốn, máy móc, vật tư, thiết bị
3. Quản lý lao động tốt ngoài ý nghĩa mang lại lợi ích xã hội to lớn hơn nhiều (tạo cơ hội để
  phát triển chính bản thân người lao động)
4. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh là phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
  khác nhau do vậy việc quản lý lao động là cần thiết nhằm để giảm thiểu các lãng phí hoặc
  sử dụng kém hiệu quả.

2.3.Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
Mục đích cuối cùng của quản lý lao động là hướng về các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội trong
đó:
- Lợi ích kinh tế bao gồm cả lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và bản thân người lao
  động
- Lợi ích xã hội là:

            o Tạo ra một tập thể đoàn kết và nhất trí cao trong hành động

                                                                                           4
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
          o Tạo tập thể lao động làm việc theo phong cách hiện đại, văn minh

          o Tạo điều kiện tối đa để người lao động phát huy đầy đủ tính sáng tạo

3.Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng
Nội dung của quản lý lao động có thể chia theo 3 giai đoạn sau đây:
 a.Giai đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động
- Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc

- Dự kiến nguồn lao động

- Tuyển dụng lao động

 b.Giai đoạn tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn lao động
- Phân công và hợp tác lao động

- Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc

- Định mức thời gian lao động

- Năng suất lao động

- Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội

- Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

- Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động

- Tăng cường kỷ luật lao động và thi đua sản xuất…

 c.Giai đoạn phát triển nguồn lao động
- Đào tạo và đào tạo lại

- Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp

- Thuyên chuyển và sa thải

- Ngoài ra quản lý nguồn lao động còn giải quyết một số nội dung quan trọng khác như:

          o Bảo đảm thông tin cho người lao động

          o Công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động

          o Phúc lợi và chia lợi nhuận

Sau đây sẽ nghiên cứu một số nội dung quan trọng của quản lý lao động trong doanh nghiệp

                                                                                        5
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
II.Năng suất lao động trong xây dựng
1.Khái niệm
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một
thời gian nhất định và được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian hoặc thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
hợp quy cách chất lượng.

2.Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng
 a.Phương pháp xác định NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật
Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn
vị thời gian:

                             Q
                      Ws =     (sản phẩm/ giờ công, ngày công)     (a.1)
                             T
Trong đó:
- Ws: NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật

- Q: Tổng khối lượng sản phẩm được hoàn thành trong kỳ nào đó được đo bằng đơn vị đo
  là tổng hiện vật
- T: Tổng hao phí lao động (thời gian lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q
  (ngày công, giờ công, người – tháng, người – quý, người – năm)
 chỉ tiêu này phản ánh W càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại
Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:

            o Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ.

            o Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác

            o Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có
                đơn vị đo đồng nhất.
- Nhược điểm:

            o Không mở rộng tính NSLĐ chung cho nhiều công tác có đơn vị đo sản phẩm
                khác nhau và do vậy không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong


                                                                                        6
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
               kỳ hoàn thành nhiều công tác
            o Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và
               mức độ chất lượng sản phẩm.
 b.Xác định NSLĐ theo lượng lao động hao phí (thời gian lao động hao phí) (Wt)
                                              T
                       Wt =                     (giờ công, ngày công/sản phẩm)              (a.2)
                                              Q
Trong đó:
Wt: NSLĐ tính theo lượng lao động hao phí
 Chỉ tiêu này phản ánh để làm được một đơn vị khối lượng sản phẩm thì cần lượng hao
phí lao động như thế nào
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này :  Về cơ bản cũng như phương pháp tính
NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật.
Chú ý:
1. Hiện nay hệ thống định mức lao động là định mức trình bày dưới dạng thời gian do vậy
  NSLĐ theo thời gian lao động hao phí dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình
  hình hoàn thành định mức lao động.
> ĐM: không hoàn thành định mức
< ĐM: vượt định mức
= ĐM: hoàn thành định mức
2. Từ định mức, năng suất lao động theo thời gian hao phí có thể tính ngược lại để xác định
  định mức, năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm hiện vật
 c.Phương pháp xác định NSLĐ theo giá trị bằng tiền(Wg)
NSLĐ theo giá trị được xác định theo một số dạng công thức sau:
                           n

                       ∑Q Đ
                       i =1
                                          i           i
                Wg =            n                         (đồng/giờ công, đồng/ngày công v.v)       (a.3)
                               ∑T
                               i =1
                                              i


                       n


               Wg = ∑
                               QĐ     i           i
                                                          (đồng/người năm, đồng/người quý v.v)      (a.4)
                    i =1

                                S

                                                                                                            7
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
Trong đó:
- Qi: Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành trong kỳ đang xét (tính theo hiện vật)

- Đi: Đơn giá của sản phẩm i (đơn giá đầy đủ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi
  công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lãi và có thể gồm cả các loại thuế)
- Ti: Lượng hao phí lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác Qi

- S : số lao động trung bình trong kỳ đang xét để hoàn thành khối lượng Qi

                                   S = Sđầu kỳ + Stăng – Sgiảm

Ưu và nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm:

            o Có thể dùng để tính NSLĐ cho từng công việc hay nhiều loại công việc  do
               đó có thể dùng tính NSLĐ bình quân chung cho cả doanh nghiệp trong kỳ:
            o Có thể dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho doanh nghiệp, cũng như ở các khâu,
               bộ phận của doanh nghiệp.
Năng suất lao động của 1 công nhân xây lắp trong kỳ:

                                                           G
                                         W             =       XL
                                             CNXL
                                                           SCNXL


Năng suất lao động của 1 công nhân viên xây lắp trong kỳ:

                                                        G
                                      W            =         XL
                                           CNVXL
                                                       S   CNVXL


Trong đó:
- GXL: giá trị khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ

- SCNXL: số công nhân xây lắp bình quân trong kỳ

- SCNVXL: số công nhân viên xây lắp bình quân trong kỳ

- Nhược điểm:

            o Phương pháp này chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố giá cả.

            o Phương pháp này chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu công tác


                                                                                        8
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
 Muốn dùng chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị bằng tiền để so sánh đánh giá
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay giữa kỳ này với kỳ khác của doanh nghiệp thì
cần chú ý làm đồng nhất mặt bằng giá và đồng nhất cơ cấu công tác.

3.Tăng năng suất lao động trong xây dựng
3.1.Thực chất tăng NSLĐ
Thực chất của tăng năng suất lao động là khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời
gian của kỳ đang xét phải cao hơn khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian
của kỳ so sánh.
Hoặc tổng hao phí lao động cần thiết để làm ra một khối lượng sản phẩm nào đó của kỳ đang
xét phải thấp hơn tổng hao phí lao động để làm ra một khối lượng sản phẩm của kỳ so sánh

3.2.Hiệu quả của tăng NSLĐ
- Nếu số lượng công nhân vẫn được sử dụng như kỳ cũ hay kỳ gốc thì sản lượng hoàn
  thành trong kỳ tăng
          o  doanh thu tăng,

          o  giảm được các chi phí phụ thuộc thời gian

 tăng lợi nhuận
- Nếu cố định khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ  số lượng công nhân giảm đáng
  kể do tăng NSLĐ  các chi phí phục vụ công nhân giảm đi
- Tăng NSLĐ có thể đồng hành kéo theo việc giảm thời gian xây dựng và mang lại nhiều
  hiệu quả như:
          o giảm chi phí xây lắp,

          o giảm thiết hại do ứ đọng vốn của chủ đầu tư, nhà thầu;

          o tạo thêm lợi nhuận do đưa công trình vào sử dụng sớm

- Tăng NSLĐ đi kèm với tốc độ tăng trả lương (theo sản phẩm) chậm hơn tốc độ tăng
  NSLĐ  tiết kiệm chi phí tiền lương
- Có thể giảm bớt quỹ thời gian làm việc cho người lao động mà thu nhập của họ vẫn đảm
  bảo không đổi
- Ngoài các lợi ích trực tiếp mang lại cho doanh nghiệp như trên còn có các lợi ích khác

                                                                                           9
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
  cho nhà nước và bản thân người lao động

3.3.Biện pháp tăng năng suất lao động
- Mở rộng áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến, đặc biệt là mở rộng cơ giới hoá, thay
  thế lao động thủ công
- Cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:

          o cải tiến bộ máy của doanh nghiệp, bộ máy quản lý công trường

          o tổ chức tốt phục vụ nơi làm việc cho công nhân

          o hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng, các khuyến khích có liên quan đến tăng
             năng suất
          o Chuẩn bị tốt các công việc triển khai ban đầu như về công tác chuẩn bị vật tư,
             các công trình phục vụ thi công, các công tác tài chính…
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động

- Sử dụng tối đa các lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại: vd: mùa khô năng suất cao thì
  chú ý phân bố công việc hợp lý

III.Tiền lương trong xây dựng
1.Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương
1.1.Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)
- Trong nền kinh tế thị trường: Tiền lương là giá cả của việc sử dụng lao động được hình
  thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
- Thực tế hiện này thường phân biệt giữa hai khái niệm tiền lương và tiền công:

          o Tiền lương thường dùng để chi trả cho thu nhập của người lao động trong
             doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng thêm các thu
             nhập khác như: thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp
             mua cho người lao động, các phúc lợi khác của doanh nghiệp…
          o Tiền công: giá cả chi trả cho công lao động, ngoài tiền công người lao động
             không được thụ hưởng thêm các khoản khác

1.2.Ý nghĩa của tiền lương
- Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề

                                                                                       10
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
- Tiền lương là công cụ phân phối lợi ích một cách hợp lý và là một trong những công cụ
  quan trọng nhất để quản lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, kích
  thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động  Chế độ tiền
  lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội
- Tiền lương phải đáp ứng được mục đích kinh tế và mục đích xã hội, đảm bảo kết hợp hài
  hoà các lợi ích và công bằng xã hội.

2.Một số khái niệm liên quan đến tiền lương
2.1.Ngạch lương
Ngạch lương là một khái niệm để phân biệt trả lương cho các đối tượng hưởng lương khác
nhau trong hệ thống trả lương của nhà nước.
Ví dụ: ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính…

2.2.Thang lương
Thang lương được hiểu là các bảng thể hiện các bậc lương và các hệ số bậc lương khác nhau
từ thấp đến cao nằm trong một ngạch lương
Ví dụ: thang lương của công nhân xây dựng
                     Bảng a.1: Thang lương của công nhân xây dựng

                                                            Bậc/Hệ số
              Nhóm nghề
                                         I     II    III      IV     V     VI        VII

                  Nhóm I              1,55    1,83   2,16    2,55   3,01   3,56      4,20

                 Nhóm II              1,67    1,96   2,31    2,71   3,19   3,74      4,40

               Nhóm III               1,85    2,18   2,56    3,01   3,54   4,17      4,90

2.3.Nhóm lương
Nhóm lương là phạm trù để phân biệt tính chất phức tạp, riêng biệt, nặng nhọc của từng
ngành nghề để phân biệt nhóm lương
Đối với công nhân xây dựng cơ bản, được phân thành 3 nhóm I, II, III

2.4.Hệ số cấp bậc lương
- Trong mỗi thang lương, hệ số cấp bậc lương là tỷ lệ giữa mức lương theo các bậc khác


                                                                                            11
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
  nhau so với mức lương tối thiểu
- Đối với công nhân thuộc ngành xây dựng cơ bản thì chia làm 7 bậc tương ứng với 3 nhóm
  lương (I, II, III). Nếu công nhân có cùng bậc mà khác nhóm thì hệ số bậc lương sẽ khác
  nhau. Ví dụ:
          o Công nhân bậc I thuộc nhóm I có hệ số cấp bậc lương là 1,55

          o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,67

          o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,85

2.5.Mức lương
Thể hiện số tuyệt đối về tiền lương tính cho một đơn vị thời gian tuỳ theo trình độ chuyên
môn nghiệp vụ được đào tạo và hệ số cấp bậc tiền lương của từng ngành.
Có thể phân biệt ba loại:
- Mức lương tháng - người

- Mức lương ngày - người

- Mức lương giờ - người

 Nếu lựa chọn trả lương theo hình thức này thì mức độ chính xác tăng dần từ lương theo
tháng - người đến lương theo giờ - người

2.6.Phụ cấp theo lương
Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm:
 a.Phụ cấp khu vực:
Áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7
mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung.
 b.Phụ cấp trách nhiệm công việc:
Áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát
(không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm
cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4
mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
 c.Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm,

                                                                                       12
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức:
0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
 d.Phụ cấp lưu động:
Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và
nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
Riêng với công nhân ngành xây dựng, đồng loạt tất cả đều được hưởng mức phụ cấp này ở
mức tối thiểu 0,2 và phụ cấp này được đưa vào đơn giá xây dựng cơ bản của tình thành phố
 e.Phụ cấp thu hút:
Áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có
điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức
lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5
năm.
 f.Phụ cấp làm đêm và thêm giờ
- Phụ cấp làm đêm: để bổ sung thêm tiền bồi dưỡng cho người lao động làm đêm và được
  phân ra làm hai trường hợp:
           o Nếu làm đêm không thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 30% / lương cấp
              bậc)
           o Nếu làm đêm thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 40% / lương cấp bậc)

- Phụ cấp làm thêm giờ

       Tiền lương làm            Tiền lương          150% hoặc 200%           Số giờ
                         =                       x                    x
         thêm giờ            cấp bậc theo giờ            hoặc 300%         làm thêm
           o Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

           o Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần

           o Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng
              lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được
              hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động);
 g.Phụ cấp đắt đỏ
Phụ cấp đắt đỏ được xác định đối với những nơi có giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ so
với bình quân chung của cả nước cao hơn từ 10% trở lên.
                                                                                       13
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
Phụ cấp đắt đỏ gồm 5 mức: 0,1; 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30 so với mức lương tối thiểu
  h.Phụ cấp không ổn định sản xuất
Phụ cấp do không có việc làm thường xuyên, thường ở mức 10% lương cấp bậc. Nhà thầu
lấy nguồn này để dự trữ quỹ lương, và khi người lao động không có việc làm thì trích ra để
trả.
Ngoài ra còn có một số phụ cấp khác được khoán trực tiếp cho người lao động như công tác
phí và một số phụ cấp liên quan đến đi lại khoảng 4% lương cấp bậc.
Trong đơn giá XDCB của các tỉnh, thành phố còn bổ sung thêm tỷ lệ % nhất định để kể đến
lương phụ (lương người lao động được hưởng trong những ngày nghỉ theo chế độ như ngày
lễ, ngày tết…

3.Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng
3.1.Tiền lương trả theo thời gian
Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn được
đào tạo, đơn giá tiền lương thoả thuận theo thời gian

                                     Ltt = Ttt * L      (a.5)
Trong đó:
- Ttt - Thời gian làm việc thực tế dùng để tính lương (tháng, ngày, giờ)

- L - Tiền lương cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương (đồng/tháng, đồng/ngày
   .v.v…)
Có thể áp dụng một số dạng sau:
  a.Tiền lương theo thời gian giản đơn
Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn nghĩa là chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và
mức lương trên một đơn vị thời gian của nhân viên để trả lương
- Tiền lương theo giờ làm việc

- Tiền lương theo ngày làm việc

- Tiền lương theo tháng làm việc

Trả lương theo giờ chính xác hơn > trả lương theo ngày > trả lương theo tháng.
 dễ mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian lao động và

                                                                                         14
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
nâng cao chất lượng công việc.
 b.Tiền lương theo thời gian có thưởng (phạt)
Là hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn kết hợp với thưởng (hay phạt) theo thoả
thuận khi đạt được (hoặc vi phạm) các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng nhất định như:
- Thưởng do tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác

- Thưởng do rút ngắn thời gian

- Thưởng do tiết kiệm vật tư ( với công nhân xây dựng là rất quan trọng)

- Thưởng do làm gọn, làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường

Nguồn tiền thưởng có thể lấy từ:
- Khai thác từ giá trị làm lợi mang lại

- Dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp

Ưu điểm:
- Ở mức độ nhất định nào đó phản ánh được chất lượng lao động, điều kiện làm việc, trình
  độ chuyên môn và năng lực của người lao động
- Rất thích hợp cho các công việc lao động mang tính trí óc, sáng tạo hay các công việc khó
  xác định khối lượng rõ ràng, công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao
Hạn chế:
- Giữa tiền lương, kết quả lao động và chất lượng lao động không có mối quan hệ chặt chẽ
  với nhau  tác dụng khuyến khích tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
  sáng tạo… bị hạn chế
Điều kiện áp dụng phù hợp:
- Áp dụng cho các công việc có tính chất nghiên cứu, sáng tạo

- Các công việc có khả năng quản lý tốt được kết quả, chất lượng. VD: các công việc sản
  xuất công nghiệp theo dây chuyền
- Trả lương cho các công việc quản lý điều hành ở các doanh nghiệp

- Trả lương cho các công việc không thể xác định chính xác khối lượng hay không có định
  mức để thực hiện giao khoán

                                                                                          15
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
3.2.Tiền lương trả theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động hoàn thành tính
bằng khối lượng sản phẩm tương ứng với chất lượng, thời hạn quy định và đơn giá tiền
lương tính theo đơn vị sản phẩm

                                   Lsp = Ntt x Đg   (a.6)
- Lsp: tiền lương tính theo sản phẩm

- Ntt : khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành nghiệm thu

- Đg: đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm

Ưu điểm:
- Gắn kết được giữa tiền lương và kết quả lao động  hình thức này cho phép kích thích
  người lao động quan tâm đến việc tăng năng suất hoặc kích thích người lao động tìm
  được các cải tiến sáng tạo để tăng khối lượng sản phẩm hoàn thành và tăng thu nhập tiền
  lương cũng như thúc đẩy việc cải tiến công tác tổ chức, quản lý lao động
Nhược điểm:
- Áp dụng hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm
  mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v…
Một số biến loại của trả lương theo sản phẩm:
 a.Lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Là hình thức trả lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế
hoàn thành (bao gồm khối lượng sản phẩm hoàn thành trong định mức và vượt định mức) và
đơn giá tiền lương cho một sản phẩm; đồng thời hình thức trả lương này không khống chế
khối lượng sản phẩm hoàn thành
Đây là hình thức để trả lương cho những người lao động trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm
cuối cùng trong dây chuyền sản xuất (thợ chính);
 b.Lương theo sản phẩm gián tiếp
Áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, phục vụ; tiền lương của họ phụ thuộc vào kết quả
sản xuất của các công nhân chính và do vậy cũng không khống chế khối lượng sản phẩm
hoàn thành.
Hình thức này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính,tạo điều kiện
                                                                                       16
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
nâng cao năng suất lao động của các công nhân chính.
Hai hình thức trên khác nhau ở đơn giá tiền lương:
[ Tiền lương theo sp trực tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm
của thợ chính]
[ Tiền lương theo sp gián tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm
của thợ phụ]
 c.Lương theo sản phẩm có thưởng (phạt)
Là hình thức trả lương theo sản phẩm bình thường kết hợp với tiền thưởng hay phạt. Thưởng
do đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm vật tư và ngược lại. Cần phải quy
định đúng đắn điều kiện thưởng, mức thưởng và nguồn tiền thưởng.
Thu nhập của người lao động khi đó được tính như sau:
[Thu nhập] = [Tiền lương theo sản phẩm] + [Tiền thưởng] (- [Tiền phạt] )
 d.Lương theo sản phẩm luỹ tiến
Hình thức này áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn
thành kế hoạch của doanh nghiệp. Ở hình thức này có hai loại đơn giá lương: cố định và luỹ
tiến. Đơn giá cố định để trả cho mức sản phẩm trong mức quy định. Đơn giá luỹ tiến tính
cho các sản phẩm vượt mức. Đơn giá này được tính dựa vào đơn gía cố định và một hệ số
tăng đơn giá (dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định).
 e.Tiền lương khoán gọn (trả lương theo sản phẩm thông qua hợp đồng khoán)
Thực chất là hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng được tính toán và giao khoán trước
cho cá nhân hoặc tổ đội thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán.
Tiền lương khoán là hình thức phát triển cao hơn của hình thức lương theo sản phẩm. Nó có
mấy đặc điểm khác với tiền lương theo sản phẩm là:
- Sản phẩm giao khoán đa dạng, ví dụ: khoán theo một loại công việc riêng lẻ, khoán cho
  một quá trình tổng hợp, khoán cho một hạng mục công trình v.v…
- Đảm bảo cho người lao động liên kết chặt chẽ với nhau hơn, quan tâm đến kết quả cuối
  cùng, (ở hình thức trả lương cho sản phẩm còn có thể có hiện tượng bỏ sót công việc giáp
  ranh do hai đơn vị làm, khối lượng công việc có thể bị tính trùng lặp, người làm công việc
  trước ít quan tâm đến người làm công việc tiếp theo).

                                                                                         17
Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3
- Khi thức hiện phải ký hợp đồng giữa bên nhận và bên giao khoán, trong đó chỉ rõ trách
  nhiệm, các tính toán cụ thể, người nhận khoán biết trước được nhiệm vụ phải làm, các
  khoản chi phí, các khoản thu nhập được hưởng và thời gian thực hiện nó nên có tính kích
  thích cao hơn nhiều.
- Bên nhận khoán có thể là một đơn vị xây dựng, một đội xây dựng hay một cá nhân.




                                                                                      18

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đứcshare-connect Blog
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hộishare-connect Blog
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhJayTor RapPer
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangVương Hữu
 
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1The Light
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đứcshare-connect Blog
 
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1The Light
 
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựngHo Ngoc Thuan
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựÁi Phan
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHồ Việt Hùng
 
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngCâu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngAnh Anh
 
Huong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mongHuong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mongThiên Đế
 
Máy xây dựng
Máy xây dựngMáy xây dựng
Máy xây dựngTtx Love
 
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngThiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngTung Nguyen Xuan
 
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh HùngSổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùngshare-connect Blog
 
Bài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônBài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônLê Duy
 
Tính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấu
Tính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấuTính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấu
Tính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấuKiến Trúc KISATO
 
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcBài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcLe Nguyen Truong Giang
 

Was ist angesagt? (20)

Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 1 - Đỗ Đình Đức
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thang
 
Đề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau
Đề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sauĐề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau
Đề tài: Tính toán sàn, dầm bê tông cốt thép ứng lực trước căng sau
 
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
CHƯƠNG 1 CƠ KẾT CẤU 1
 
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình ĐứcGiáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
Giáo trình Kỹ Thuật Thi Công Tập 2 - Đỗ Đình Đức
 
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
CHƯƠNG 3 CƠ KẾT CẤU1
 
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
300 cau trắc nghiệm pháp luật xây dựng
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sự
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
 
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngCâu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
 
Huong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mongHuong dan bai tap nen mong
Huong dan bai tap nen mong
 
Máy xây dựng
Máy xây dựngMáy xây dựng
Máy xây dựng
 
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầngThiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
Thiết kế biện pháp kĩ thuật thi công lắp ghép nhà công nghiệp 1 tầng
 
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh HùngSổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
 
Bài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônBài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuôn
 
Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAY
Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAYBáo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAY
Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAY
 
Tính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấu
Tính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấuTính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấu
Tính toán nội lực dầm chính trong vòng 4 nốt nhạc_ kỹ sư kết cấu
 
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcBài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
 

Andere mochten auch

Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2robinking277
 
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳBài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳKhoa Hoang
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Tú Titi
 
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu robinking277
 
Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1robinking277
 
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5robinking277
 
CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+ CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+ Est
 
10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pm10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pmrobinking277
 
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua cocPBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua cocHồ Việt Hùng
 
đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2robinking277
 
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVNKetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVNHồ Việt Hùng
 
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trướcHướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trướcHồ Việt Hùng
 
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongThiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongHồ Việt Hùng
 
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấuNguyen Ngoc Tan
 
Bai giang etabs
Bai giang etabsBai giang etabs
Bai giang etabsLe Duy
 
Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsHồ Việt Hùng
 
Một số dạng toán về lực đẩy ácimet
Một số dạng toán về lực đẩy ácimetMột số dạng toán về lực đẩy ácimet
Một số dạng toán về lực đẩy ácimetMai Tran
 

Andere mochten auch (19)

Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 2
 
Bài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳBài tập ôn thi cuối kỳ
Bài tập ôn thi cuối kỳ
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3
 
Bai giang ve cad
Bai giang ve cadBai giang ve cad
Bai giang ve cad
 
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
Dtnc30 cac cach tt gia tri hstl cua hsn doi voi set yeu
 
Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1Cv supplement-2003-1229274598762649-1
Cv supplement-2003-1229274598762649-1
 
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5Tai lieu kinh te xay dung 1  - chuong 5
Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 5
 
28 kts-ge-07
28 kts-ge-0728 kts-ge-07
28 kts-ge-07
 
CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+ CT3 1c aluminium formwork+
CT3 1c aluminium formwork+
 
10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pm10 18-2013 8-33-45 pm
10 18-2013 8-33-45 pm
 
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua cocPBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
PBC 2015 - Huong dan su dung phan mem tinh toan SCT cua coc
 
đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2đO án cô đinh 2
đO án cô đinh 2
 
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVNKetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
KetcauSoft - Bộ phần mềm thiết kế Kết cấu theo TCVN
 
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trướcHướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
Hướng dẫn thiết kế cấu kiện Ứng suất trước
 
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongThiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
 
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
152229070 giao-trinh-thiết-kế-kết-cấu
 
Bai giang etabs
Bai giang etabsBai giang etabs
Bai giang etabs
 
Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng Etabs
 
Một số dạng toán về lực đẩy ácimet
Một số dạng toán về lực đẩy ácimetMột số dạng toán về lực đẩy ácimet
Một số dạng toán về lực đẩy ácimet
 

Ähnlich wie Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3

Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242
Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242
Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242linh le
 
Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017Luận Văn 1800
 
Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieu
Bm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieuBm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieu
Bm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieuCha Kra
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chai
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chaiKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chai
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chaiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế MeditronicHoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronicanh hieu
 

Ähnlich wie Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3 (20)

Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty sản xuất giàn giáo xây dựng
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty sản xuất giàn giáo xây dựngĐề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty sản xuất giàn giáo xây dựng
Đề tài: Kế toán tiền lương tại Công ty sản xuất giàn giáo xây dựng
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây l...
 
Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!
Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!
Nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Xây dựng, HAY!
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nh...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nh...Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nh...
Đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nh...
 
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
 
Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242
Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242
Maucaocaothuctapquantringuonnhanluchaynhat9diem 170118082242
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Minh Long, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Minh Long, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Minh Long, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Minh Long, 9đ
 
Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017
Chuyên đề tốt nghiệp đãi ngộ nguồn nhân lực 2017
 
Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...
Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty xây dựng - ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài: Giải pháp sử dụng nhân lực tại công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp sử dụng nhân lực tại công ty xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp sử dụng nhân lực tại công ty xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp sử dụng nhân lực tại công ty xây dựng, HAY, 9đ
 
Bm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieu
Bm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieuBm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieu
Bm.01.00.01 phieu yeu cau tai lieu
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Điểm cao - sdt/ ZALO ...
 
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
Báo cáo thực tập công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty( 9 điểm)
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chai
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chaiKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chai
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty nước khoáng đóng chai
 
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAYĐề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
Đề tài hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự, RẤT HAY
 
Đề tài: Tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản xuất nước khoáng
Đề tài: Tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản xuất nước khoángĐề tài: Tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản xuất nước khoáng
Đề tài: Tuyển dụng nhân sự tại Công ty sản xuất nước khoáng
 
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
 
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế MeditronicHoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
Hoàn thiện hoạch định nhân lực Công ty TNHH Điện tử Y tế Meditronic
 

Mehr von robinking277

Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012robinking277
 
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thangDtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thangrobinking277
 
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc robinking277
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi haurobinking277
 
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1robinking277
 
Tinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moiTinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moirobinking277
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang theprobinking277
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang theprobinking277
 
Construction project management vn
Construction project management vnConstruction project management vn
Construction project management vnrobinking277
 
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02robinking277
 
Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02robinking277
 
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnGian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnrobinking277
 

Mehr von robinking277 (20)

Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012Danh sachthuctapkyi 2012
Danh sachthuctapkyi 2012
 
He so nen
He so nenHe so nen
He so nen
 
Up bài
Up bàiUp bài
Up bài
 
Up bài
Up bàiUp bài
Up bài
 
Thi cong 2
Thi cong 2Thi cong 2
Thi cong 2
 
Do an thi cong 2
Do an thi cong 2Do an thi cong 2
Do an thi cong 2
 
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thangDtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
Dtnc29 cach ung dung loi giai coc chiu luc ngang khi hsn pbo hinh thang
 
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
Dtnc28 cach van dung tcxd du bao sct gioi han cua coc
 
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hauDtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
Dtnc02 nhung dieu rut ra tu cac hoi thao ve bien doi khi hau
 
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
Tldd 0003-4 jaw-a07-0006 pile driveability analysis-rev a1
 
Tinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moiTinh toan tuoi tho moi
Tinh toan tuoi tho moi
 
De thi cong
De thi congDe thi cong
De thi cong
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
 
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thepPhuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
Phuong phap luan de danh gia lai cong trinh bien bang thep
 
Construction project management vn
Construction project management vnConstruction project management vn
Construction project management vn
 
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
Bs 2594 1975 welded steel hoztl steek tank_21_dec02
 
Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02Bs 4 structural steel section 29 dec02
Bs 4 structural steel section 29 dec02
 
Di chuc cua bac
Di chuc cua bacDi chuc cua bac
Di chuc cua bac
 
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vnGian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
Gian khoan tu nang 90m nuoc dau tien tai vn
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
 

Tai lieu kinh te xay dung 1 - chuong 3

  • 1. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 MỤC LỤC CHƯƠNG 3.QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG.......................2 I.Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng....................................................................................2 1.Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng ...........................................................................................2 1.1.Khái niệm lao động trong xây dựng...........................................................................................................2 1.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng .....................................................................................2 2.Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng...........................................................4 2.1.Khái niệm về quản lý lao động...................................................................................................................4 2.2.Ý nghĩa của công tác quản lý lao động.......................................................................................................4 2.3.Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng.....................................................................4 3.Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng.............................................................................5 II.Năng suất lao động trong xây dựng.....................................................................................................6 1.Khái niệm...........................................................................................................................................................6 2.Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng................................................................................6 3.Tăng năng suất lao động trong xây dựng...........................................................................................................9 3.1.Thực chất tăng NSLĐ.................................................................................................................................9 3.2.Hiệu quả của tăng NSLĐ............................................................................................................................9 3.3.Biện pháp tăng năng suất lao động...........................................................................................................10 III.Tiền lương trong xây dựng...............................................................................................................10 1.Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương................................................................................................................10 1.1.Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường)................................................................................10 1.2.Ý nghĩa của tiền lương ............................................................................................................................10 2.Một số khái niệm liên quan đến tiền lương......................................................................................................11 2.1.Ngạch lương.............................................................................................................................................11 2.2.Thang lương..............................................................................................................................................11 2.3.Nhóm lương..............................................................................................................................................11 2.4.Hệ số cấp bậc lương.................................................................................................................................11 2.5.Mức lương................................................................................................................................................12 2.6.Phụ cấp theo lương...................................................................................................................................12 3.Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng...........................................................................................14 3.1.Tiền lương trả theo thời gian....................................................................................................................14 3.2.Tiền lương trả theo sản phẩm...................................................................................................................16 1
  • 2. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 CHƯƠNG 3.QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG XÂY DỰNG I.Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng 1.Lực lượng lao động trong doanh nghiệp xây dựng 1.1.Khái niệm lao động trong xây dựng Hoạt động có ý thức của con người ở mọi lĩnh vực (sản xuất vật chất, hay phi vật chất) đều được gọi là lao động. 1.2.Phân loại lao động trong doanh nghiệp xây dựng Bao gồm các hình thức phân loại sau: a.Phân loại theo tính chất trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình lao động Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp phân ra: lao động trực tiếp và gián tiếp - Lao động trực tiếp: đối tượng này là những người trực tiếp liên quan đến sản xuất ra sản phẩm, thường được gọi là công nhân (tức những người làm việc bằng chân tay hay điều khiển các máy móc thiết bị sản xuất. Lực lượng này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh nghiệp, thường ≈ 85% tổng lao động của doanh nghiệp như công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, phục vụ công nhân chính và công nhân khác (điều khiển thiết bị, sửa chữa, dọn dẹp…) - Lao động gián tiếp (các cán bộ quản trị) đó là những người tham gia các hoạt động quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà công việc của họ không trực tiếp gắn với sản phẩm sản xuất ra như nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kĩ thuật, quản lý hành chính… Trong xây dựng người ta quy ước lao động gián tiếp là những cán bộ quản lý điều hành từ cấp đội xây dựng trở lên đến cơ quan cao nhất của doanh nghiệp như xí nghiệp, công ty, tổng công ty. Đội ngũ lao động gián tiếp còn được gọi là “viên chức doanh nghiệp”  Tập hợp cả hai khối được gọi là “công nhân viên chức” của doanh nghiệp b.Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh Theo hình thức này lao động của doanh nghiệp xây dựng được phân thành - Lực lượng lao động chính là lao động trong sản xuất kinh doanh xây lắp - Lực lượng lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác (trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác) 2
  • 3. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3  việc phân loại này là nhằm biết đối tượng nào thừa hành và người nào quản lý và khi thanh toán tiền lương của doanh nghiệp thì có chính sách khác nhau giữa lực lượng lao động chính và lực lượng lao động khác c.Phân loại theo tính chất, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Theo cách phân loại này lao động của doanh nghiệp được phân thành công nhân và viên chức doanh nghiệp: - Đối với công nhân: o Phân loại theo nghề bao gồm: công nhân nghề mộc, nề, sắt, bê tông… o Phân loại theo trình độ lành nghề bao gồm: công nhân ở các nghề có các bậc tương ứng khác nhau từ bậc 1 đến bậc 7 - Đối với viên chức doanh nghiệp: phân chia theo trình độ chuyên môn nhân viên (cán bộ quản trị) bao gồm: o Đại học o Trên đại học o Sơ cấp o Trung cấp  đồng thời còn gắn với các chức danh khác nhau để phục vụ công tác trả lương VD: trình độ đại học có thể phân ra: - Chuyên viên gồm có: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp - Kỹ sư gồm có: kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp - Nhân viên: kinh tế, hành chính, văn thư, lái xe con… d.Phân loại theo hình thức quản lý và tuyển dụng - Theo hình thức quản lý bao gồm: o Công nhân viên trong danh sách là số lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương o Công nhân viên ngoài danh sách là số lao động không do doanh nghiệp quản lý và trả lương 3
  • 4. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 - Theo hình thức tuyển dụng bao gồm: o Lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn o Lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn o Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ (tạm thời)  người lao động được trả “tiền công” 2.Khái niệm và mục đích quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng 2.1.Khái niệm về quản lý lao động Quản lý lao động là tổng thể các hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của cá nhân để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, của xã hội và của bản thân người lao động. 2.2.Ý nghĩa của công tác quản lý lao động Quản lý lao động trong xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng bởi bốn lý do sau đây: 1. Con người là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh vì con người chính là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh 2. Nếu ta quản lý tốt lao động thì sẽ tạo điều kiện để sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp như vốn, máy móc, vật tư, thiết bị 3. Quản lý lao động tốt ngoài ý nghĩa mang lại lợi ích xã hội to lớn hơn nhiều (tạo cơ hội để phát triển chính bản thân người lao động) 4. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh là phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau do vậy việc quản lý lao động là cần thiết nhằm để giảm thiểu các lãng phí hoặc sử dụng kém hiệu quả. 2.3.Mục đích của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng Mục đích cuối cùng của quản lý lao động là hướng về các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội trong đó: - Lợi ích kinh tế bao gồm cả lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và bản thân người lao động - Lợi ích xã hội là: o Tạo ra một tập thể đoàn kết và nhất trí cao trong hành động 4
  • 5. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 o Tạo tập thể lao động làm việc theo phong cách hiện đại, văn minh o Tạo điều kiện tối đa để người lao động phát huy đầy đủ tính sáng tạo 3.Nội dung của quản lý lao động của doanh nghiệp xây dựng Nội dung của quản lý lao động có thể chia theo 3 giai đoạn sau đây: a.Giai đoạn chuẩn bị và tiếp nhận nguồn lao động - Nghiên cứu, phân tích và thiết kế vị trí, công việc - Dự kiến nguồn lao động - Tuyển dụng lao động b.Giai đoạn tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn lao động - Phân công và hợp tác lao động - Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc - Định mức thời gian lao động - Năng suất lao động - Trả công lao động: tiền lương và bảo hiểm xã hội - Điều kiện lao động và chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý - Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động - Tăng cường kỷ luật lao động và thi đua sản xuất… c.Giai đoạn phát triển nguồn lao động - Đào tạo và đào tạo lại - Đề bạt vào các vị trí công tác thích hợp - Thuyên chuyển và sa thải - Ngoài ra quản lý nguồn lao động còn giải quyết một số nội dung quan trọng khác như: o Bảo đảm thông tin cho người lao động o Công đoàn và giải quyết tranh chấp lao động o Phúc lợi và chia lợi nhuận Sau đây sẽ nghiên cứu một số nội dung quan trọng của quản lý lao động trong doanh nghiệp 5
  • 6. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 II.Năng suất lao động trong xây dựng 1.Khái niệm Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động của con người trong một thời gian nhất định và được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng. 2.Các phương pháp tính năng suất lao động trong xây dựng a.Phương pháp xác định NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật Theo phương pháp này NSLĐ được xác định bằng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian: Q Ws = (sản phẩm/ giờ công, ngày công) (a.1) T Trong đó: - Ws: NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật - Q: Tổng khối lượng sản phẩm được hoàn thành trong kỳ nào đó được đo bằng đơn vị đo là tổng hiện vật - T: Tổng hao phí lao động (thời gian lao động) để sản xuất ra khối lượng sản phẩm Q (ngày công, giờ công, người – tháng, người – quý, người – năm)  chỉ tiêu này phản ánh W càng cao thì năng suất lao động càng cao và ngược lại Phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: o Tính toán đơn giản, phản ánh chính xác NSLĐ. o Không chịu ảnh hưởng của yếu tố giá cả và cơ cấu công tác o Có thể dùng để so sánh NSLĐ của cá nhân và tập thể khi thực hiện công tác có đơn vị đo đồng nhất. - Nhược điểm: o Không mở rộng tính NSLĐ chung cho nhiều công tác có đơn vị đo sản phẩm khác nhau và do vậy không dùng để tính NSLĐ cho toàn doanh nghiệp trong 6
  • 7. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 kỳ hoàn thành nhiều công tác o Chưa phản ánh được điều kiện làm việc (chuyên môn hoá, hợp tác hoá) và mức độ chất lượng sản phẩm. b.Xác định NSLĐ theo lượng lao động hao phí (thời gian lao động hao phí) (Wt) T Wt = (giờ công, ngày công/sản phẩm) (a.2) Q Trong đó: Wt: NSLĐ tính theo lượng lao động hao phí  Chỉ tiêu này phản ánh để làm được một đơn vị khối lượng sản phẩm thì cần lượng hao phí lao động như thế nào Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này :  Về cơ bản cũng như phương pháp tính NSLĐ theo khối lượng sản phẩm hiện vật. Chú ý: 1. Hiện nay hệ thống định mức lao động là định mức trình bày dưới dạng thời gian do vậy NSLĐ theo thời gian lao động hao phí dễ so sánh với định mức lao động để đánh giá tình hình hoàn thành định mức lao động. > ĐM: không hoàn thành định mức < ĐM: vượt định mức = ĐM: hoàn thành định mức 2. Từ định mức, năng suất lao động theo thời gian hao phí có thể tính ngược lại để xác định định mức, năng suất lao động theo khối lượng sản phẩm hiện vật c.Phương pháp xác định NSLĐ theo giá trị bằng tiền(Wg) NSLĐ theo giá trị được xác định theo một số dạng công thức sau: n ∑Q Đ i =1 i i Wg = n (đồng/giờ công, đồng/ngày công v.v) (a.3) ∑T i =1 i n Wg = ∑ QĐ i i (đồng/người năm, đồng/người quý v.v) (a.4) i =1 S 7
  • 8. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 Trong đó: - Qi: Khối lượng sản phẩm loại i hoàn thành trong kỳ đang xét (tính theo hiện vật) - Đi: Đơn giá của sản phẩm i (đơn giá đầy đủ bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lãi và có thể gồm cả các loại thuế) - Ti: Lượng hao phí lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác Qi - S : số lao động trung bình trong kỳ đang xét để hoàn thành khối lượng Qi S = Sđầu kỳ + Stăng – Sgiảm Ưu và nhược điểm của phương pháp: - Ưu điểm: o Có thể dùng để tính NSLĐ cho từng công việc hay nhiều loại công việc  do đó có thể dùng tính NSLĐ bình quân chung cho cả doanh nghiệp trong kỳ: o Có thể dùng để lập kế hoạch NSLĐ cho doanh nghiệp, cũng như ở các khâu, bộ phận của doanh nghiệp. Năng suất lao động của 1 công nhân xây lắp trong kỳ: G W = XL CNXL SCNXL Năng suất lao động của 1 công nhân viên xây lắp trong kỳ: G W = XL CNVXL S CNVXL Trong đó: - GXL: giá trị khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ - SCNXL: số công nhân xây lắp bình quân trong kỳ - SCNVXL: số công nhân viên xây lắp bình quân trong kỳ - Nhược điểm: o Phương pháp này chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố giá cả. o Phương pháp này chịu ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu công tác 8
  • 9. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3  Muốn dùng chỉ tiêu năng suất lao động tính theo giá trị bằng tiền để so sánh đánh giá doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác hay giữa kỳ này với kỳ khác của doanh nghiệp thì cần chú ý làm đồng nhất mặt bằng giá và đồng nhất cơ cấu công tác. 3.Tăng năng suất lao động trong xây dựng 3.1.Thực chất tăng NSLĐ Thực chất của tăng năng suất lao động là khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ đang xét phải cao hơn khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian của kỳ so sánh. Hoặc tổng hao phí lao động cần thiết để làm ra một khối lượng sản phẩm nào đó của kỳ đang xét phải thấp hơn tổng hao phí lao động để làm ra một khối lượng sản phẩm của kỳ so sánh 3.2.Hiệu quả của tăng NSLĐ - Nếu số lượng công nhân vẫn được sử dụng như kỳ cũ hay kỳ gốc thì sản lượng hoàn thành trong kỳ tăng o  doanh thu tăng, o  giảm được các chi phí phụ thuộc thời gian  tăng lợi nhuận - Nếu cố định khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ  số lượng công nhân giảm đáng kể do tăng NSLĐ  các chi phí phục vụ công nhân giảm đi - Tăng NSLĐ có thể đồng hành kéo theo việc giảm thời gian xây dựng và mang lại nhiều hiệu quả như: o giảm chi phí xây lắp, o giảm thiết hại do ứ đọng vốn của chủ đầu tư, nhà thầu; o tạo thêm lợi nhuận do đưa công trình vào sử dụng sớm - Tăng NSLĐ đi kèm với tốc độ tăng trả lương (theo sản phẩm) chậm hơn tốc độ tăng NSLĐ  tiết kiệm chi phí tiền lương - Có thể giảm bớt quỹ thời gian làm việc cho người lao động mà thu nhập của họ vẫn đảm bảo không đổi - Ngoài các lợi ích trực tiếp mang lại cho doanh nghiệp như trên còn có các lợi ích khác 9
  • 10. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 cho nhà nước và bản thân người lao động 3.3.Biện pháp tăng năng suất lao động - Mở rộng áp dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến, đặc biệt là mở rộng cơ giới hoá, thay thế lao động thủ công - Cải tiến công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh: o cải tiến bộ máy của doanh nghiệp, bộ máy quản lý công trường o tổ chức tốt phục vụ nơi làm việc cho công nhân o hoàn thiện chế độ trả lương, thưởng, các khuyến khích có liên quan đến tăng năng suất o Chuẩn bị tốt các công việc triển khai ban đầu như về công tác chuẩn bị vật tư, các công trình phục vụ thi công, các công tác tài chính… - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động - Sử dụng tối đa các lợi thế do điều kiện tự nhiên mang lại: vd: mùa khô năng suất cao thì chú ý phân bố công việc hợp lý III.Tiền lương trong xây dựng 1.Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương 1.1.Khái niệm tiền lương (trong nền kinh tế thị trường) - Trong nền kinh tế thị trường: Tiền lương là giá cả của việc sử dụng lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. - Thực tế hiện này thường phân biệt giữa hai khái niệm tiền lương và tiền công: o Tiền lương thường dùng để chi trả cho thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng thêm các thu nhập khác như: thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp mua cho người lao động, các phúc lợi khác của doanh nghiệp… o Tiền công: giá cả chi trả cho công lao động, ngoài tiền công người lao động không được thụ hưởng thêm các khoản khác 1.2.Ý nghĩa của tiền lương - Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề 10
  • 11. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 - Tiền lương là công cụ phân phối lợi ích một cách hợp lý và là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, kích thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động  Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội - Tiền lương phải đáp ứng được mục đích kinh tế và mục đích xã hội, đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích và công bằng xã hội. 2.Một số khái niệm liên quan đến tiền lương 2.1.Ngạch lương Ngạch lương là một khái niệm để phân biệt trả lương cho các đối tượng hưởng lương khác nhau trong hệ thống trả lương của nhà nước. Ví dụ: ngạch chuyên viên, ngạch chuyên viên chính… 2.2.Thang lương Thang lương được hiểu là các bảng thể hiện các bậc lương và các hệ số bậc lương khác nhau từ thấp đến cao nằm trong một ngạch lương Ví dụ: thang lương của công nhân xây dựng Bảng a.1: Thang lương của công nhân xây dựng Bậc/Hệ số Nhóm nghề I II III IV V VI VII Nhóm I 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Nhóm II 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Nhóm III 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90 2.3.Nhóm lương Nhóm lương là phạm trù để phân biệt tính chất phức tạp, riêng biệt, nặng nhọc của từng ngành nghề để phân biệt nhóm lương Đối với công nhân xây dựng cơ bản, được phân thành 3 nhóm I, II, III 2.4.Hệ số cấp bậc lương - Trong mỗi thang lương, hệ số cấp bậc lương là tỷ lệ giữa mức lương theo các bậc khác 11
  • 12. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 nhau so với mức lương tối thiểu - Đối với công nhân thuộc ngành xây dựng cơ bản thì chia làm 7 bậc tương ứng với 3 nhóm lương (I, II, III). Nếu công nhân có cùng bậc mà khác nhóm thì hệ số bậc lương sẽ khác nhau. Ví dụ: o Công nhân bậc I thuộc nhóm I có hệ số cấp bậc lương là 1,55 o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,67 o Công nhân bậc I thuộc nhóm II có hệ số cấp bậc lương là 1,85 2.5.Mức lương Thể hiện số tuyệt đối về tiền lương tính cho một đơn vị thời gian tuỳ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và hệ số cấp bậc tiền lương của từng ngành. Có thể phân biệt ba loại: - Mức lương tháng - người - Mức lương ngày - người - Mức lương giờ - người  Nếu lựa chọn trả lương theo hình thức này thì mức độ chính xác tăng dần từ lương theo tháng - người đến lương theo giờ - người 2.6.Phụ cấp theo lương Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm: a.Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. b.Phụ cấp trách nhiệm công việc: Áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. c.Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, 12
  • 13. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. d.Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. Riêng với công nhân ngành xây dựng, đồng loạt tất cả đều được hưởng mức phụ cấp này ở mức tối thiểu 0,2 và phụ cấp này được đưa vào đơn giá xây dựng cơ bản của tình thành phố e.Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm. f.Phụ cấp làm đêm và thêm giờ - Phụ cấp làm đêm: để bổ sung thêm tiền bồi dưỡng cho người lao động làm đêm và được phân ra làm hai trường hợp: o Nếu làm đêm không thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 30% / lương cấp bậc) o Nếu làm đêm thường xuyên (phụ cấp này tính bằng 40% / lương cấp bậc) - Phụ cấp làm thêm giờ Tiền lương làm Tiền lương 150% hoặc 200% Số giờ = x x thêm giờ cấp bậc theo giờ hoặc 300% làm thêm o Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; o Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần o Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ Luật Lao động); g.Phụ cấp đắt đỏ Phụ cấp đắt đỏ được xác định đối với những nơi có giá lương thực, thực phẩm, dịch vụ so với bình quân chung của cả nước cao hơn từ 10% trở lên. 13
  • 14. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 Phụ cấp đắt đỏ gồm 5 mức: 0,1; 0,15; 0,20; 0,25 và 0,30 so với mức lương tối thiểu h.Phụ cấp không ổn định sản xuất Phụ cấp do không có việc làm thường xuyên, thường ở mức 10% lương cấp bậc. Nhà thầu lấy nguồn này để dự trữ quỹ lương, và khi người lao động không có việc làm thì trích ra để trả. Ngoài ra còn có một số phụ cấp khác được khoán trực tiếp cho người lao động như công tác phí và một số phụ cấp liên quan đến đi lại khoảng 4% lương cấp bậc. Trong đơn giá XDCB của các tỉnh, thành phố còn bổ sung thêm tỷ lệ % nhất định để kể đến lương phụ (lương người lao động được hưởng trong những ngày nghỉ theo chế độ như ngày lễ, ngày tết… 3.Các hình thức tiền lương áp dụng trong xây dựng 3.1.Tiền lương trả theo thời gian Là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc, trình độ nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo, đơn giá tiền lương thoả thuận theo thời gian Ltt = Ttt * L (a.5) Trong đó: - Ttt - Thời gian làm việc thực tế dùng để tính lương (tháng, ngày, giờ) - L - Tiền lương cho một đơn vị thời gian dùng để tính lương (đồng/tháng, đồng/ngày .v.v…) Có thể áp dụng một số dạng sau: a.Tiền lương theo thời gian giản đơn Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn nghĩa là chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và mức lương trên một đơn vị thời gian của nhân viên để trả lương - Tiền lương theo giờ làm việc - Tiền lương theo ngày làm việc - Tiền lương theo tháng làm việc Trả lương theo giờ chính xác hơn > trả lương theo ngày > trả lương theo tháng.  dễ mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian lao động và 14
  • 15. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 nâng cao chất lượng công việc. b.Tiền lương theo thời gian có thưởng (phạt) Là hình thức tiền lương theo thời gian giản đơn kết hợp với thưởng (hay phạt) theo thoả thuận khi đạt được (hoặc vi phạm) các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng nhất định như: - Thưởng do tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác - Thưởng do rút ngắn thời gian - Thưởng do tiết kiệm vật tư ( với công nhân xây dựng là rất quan trọng) - Thưởng do làm gọn, làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường Nguồn tiền thưởng có thể lấy từ: - Khai thác từ giá trị làm lợi mang lại - Dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp Ưu điểm: - Ở mức độ nhất định nào đó phản ánh được chất lượng lao động, điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động - Rất thích hợp cho các công việc lao động mang tính trí óc, sáng tạo hay các công việc khó xác định khối lượng rõ ràng, công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao Hạn chế: - Giữa tiền lương, kết quả lao động và chất lượng lao động không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau  tác dụng khuyến khích tăng năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng tạo… bị hạn chế Điều kiện áp dụng phù hợp: - Áp dụng cho các công việc có tính chất nghiên cứu, sáng tạo - Các công việc có khả năng quản lý tốt được kết quả, chất lượng. VD: các công việc sản xuất công nghiệp theo dây chuyền - Trả lương cho các công việc quản lý điều hành ở các doanh nghiệp - Trả lương cho các công việc không thể xác định chính xác khối lượng hay không có định mức để thực hiện giao khoán 15
  • 16. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 3.2.Tiền lương trả theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động hoàn thành tính bằng khối lượng sản phẩm tương ứng với chất lượng, thời hạn quy định và đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm Lsp = Ntt x Đg (a.6) - Lsp: tiền lương tính theo sản phẩm - Ntt : khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành nghiệm thu - Đg: đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm Ưu điểm: - Gắn kết được giữa tiền lương và kết quả lao động  hình thức này cho phép kích thích người lao động quan tâm đến việc tăng năng suất hoặc kích thích người lao động tìm được các cải tiến sáng tạo để tăng khối lượng sản phẩm hoàn thành và tăng thu nhập tiền lương cũng như thúc đẩy việc cải tiến công tác tổ chức, quản lý lao động Nhược điểm: - Áp dụng hình thức tiền lương này thường hay gây ra tâm lý chạy theo số lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến chất lượng và sử dụng tiết kiệm vật tư v.v… Một số biến loại của trả lương theo sản phẩm: a.Lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế Là hình thức trả lương theo sản phẩm được xác định căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành (bao gồm khối lượng sản phẩm hoàn thành trong định mức và vượt định mức) và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm; đồng thời hình thức trả lương này không khống chế khối lượng sản phẩm hoàn thành Đây là hình thức để trả lương cho những người lao động trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất (thợ chính); b.Lương theo sản phẩm gián tiếp Áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, phục vụ; tiền lương của họ phụ thuộc vào kết quả sản xuất của các công nhân chính và do vậy cũng không khống chế khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hình thức này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính,tạo điều kiện 16
  • 17. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 nâng cao năng suất lao động của các công nhân chính. Hai hình thức trên khác nhau ở đơn giá tiền lương: [ Tiền lương theo sp trực tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm của thợ chính] [ Tiền lương theo sp gián tiếp ] = [Kl sp hoàn thành] x [đơn giá tính cho 1 đơn vị sản phẩm của thợ phụ] c.Lương theo sản phẩm có thưởng (phạt) Là hình thức trả lương theo sản phẩm bình thường kết hợp với tiền thưởng hay phạt. Thưởng do đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, tiết kiệm vật tư và ngược lại. Cần phải quy định đúng đắn điều kiện thưởng, mức thưởng và nguồn tiền thưởng. Thu nhập của người lao động khi đó được tính như sau: [Thu nhập] = [Tiền lương theo sản phẩm] + [Tiền thưởng] (- [Tiền phạt] ) d.Lương theo sản phẩm luỹ tiến Hình thức này áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Ở hình thức này có hai loại đơn giá lương: cố định và luỹ tiến. Đơn giá cố định để trả cho mức sản phẩm trong mức quy định. Đơn giá luỹ tiến tính cho các sản phẩm vượt mức. Đơn giá này được tính dựa vào đơn gía cố định và một hệ số tăng đơn giá (dùng một phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định). e.Tiền lương khoán gọn (trả lương theo sản phẩm thông qua hợp đồng khoán) Thực chất là hình thức trả lương theo sản phẩm, nhưng được tính toán và giao khoán trước cho cá nhân hoặc tổ đội thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán. Tiền lương khoán là hình thức phát triển cao hơn của hình thức lương theo sản phẩm. Nó có mấy đặc điểm khác với tiền lương theo sản phẩm là: - Sản phẩm giao khoán đa dạng, ví dụ: khoán theo một loại công việc riêng lẻ, khoán cho một quá trình tổng hợp, khoán cho một hạng mục công trình v.v… - Đảm bảo cho người lao động liên kết chặt chẽ với nhau hơn, quan tâm đến kết quả cuối cùng, (ở hình thức trả lương cho sản phẩm còn có thể có hiện tượng bỏ sót công việc giáp ranh do hai đơn vị làm, khối lượng công việc có thể bị tính trùng lặp, người làm công việc trước ít quan tâm đến người làm công việc tiếp theo). 17
  • 18. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – Chương 3 - Khi thức hiện phải ký hợp đồng giữa bên nhận và bên giao khoán, trong đó chỉ rõ trách nhiệm, các tính toán cụ thể, người nhận khoán biết trước được nhiệm vụ phải làm, các khoản chi phí, các khoản thu nhập được hưởng và thời gian thực hiện nó nên có tính kích thích cao hơn nhiều. - Bên nhận khoán có thể là một đơn vị xây dựng, một đội xây dựng hay một cá nhân. 18