SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Downloaden Sie, um offline zu lesen
phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1157 ngày 17.12.2015
Ảnh:trầnhiệp
ChủtịchnướcTrươngTấnSang
khảosátmôhìnhlàngvănhóa
dulịchcộngđồng
(Tr.2)
- Đẩymạnhhợptácvănhóa,
thểthao,dulịchViệtNam-Belarus
(Tr.2)
- Thayđổicáchtiếpthị
đểthuhútkháchdulịch
(Tr.12)
- ViệtNamgiành10HCV
GiảivôđịchAerobicChâuÁ
(Tr.15)
- Đềcaovaitròcủachínhquyền
địaphươngtronggiữgìn
môitrườngdulịch
(Tr.10)
Trong số này
BộtrưởngHoàngTuấnAnhtraoHuychươngVàngcho2tácgiảNguyễnKhắcHânvàĐinhGiaThắng
Trao giải thưởng Triển lãm
Mỹ thuật Việt Nam 2015
Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 diễn ra từ 09-23.12 tại Trung tâm Triển lãm
văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). Phát biểu khai mạc,
Bộ trưởng HoàngTuấnAnh khẳng định:Triển lãm Mỹ thuậtViệt Nam 2015 là hoạt
động thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng và các
ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, là dịp để giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu
của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc trên toàn quốc, đồng thời tổng kết, đánh giá 5 năm
sáng tạo nghệ thuật và phát triển của ngành Mỹ thuật Việt Nam theo đường lối văn
hoá, văn nghệ của Đảng. (Xem tiếp trang 6)
3disảndẫnđầu
vềlượtkháchthamquan
Theo số liệu thống kê của Cục Di
sản văn hóa vừa công bố về số lượng
khách tham quan các khu di sản thế
giới và di tích đặc biệt quốc gia năm
2015, dẫn đầu là Quần thể danh
thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt
khách. Đứng thứ nhì là Vịnh Hạ
Long đón trên 2,5 triệu lượt khách.
Quần thể di tích Cố đô Huế đứng thứ
ba với hơn 2 triệu lượt khách. Tiếp
đó là khu Phố cổ Hội An đón khoảng
1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng đón khoảng
740.000 lượt khách.
Thanh hà
Lần đầu chấm điểm công tác tổ chức, quản lý
lễ hội dân gian
Ngày 10.12, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Báo Văn Hóa đã tổ chức họp
báo, lấy ý kiến các cơ quan thông tin đại chúng (bằng hình thức chấm điểm)
nhằm đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian ở 63 tỉnh/thành trong
mùa lễ hội 2015. Đây là năm đầu tiên BộVHTTDLthực hiện đánh giá công tác
quản lý, tổ chức lễ hội dân gian trong cả nước bằng hình thức chấm điểm. Trên
cơ sở ý kiến và điểm chấm từ các địa phương, cơ quan quản lý và báo chí, Bộ
VHTTDLsẽtổnghợp,tiếpthuvàđiềuchỉnhnhữngvấnđềcầnthiếtđểtừnhững
mùa sau, việc chấm điểm, đánh giá công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian sẽ
trở thành hoạt động thường xuyên, thiết thực; là động lực góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý ở các địa phương trong cả nước…”. (Xem tiếp trang 9)
quản lý nhà nước
2 số 1157 l 17.12.2015
Ngày 10.12, trong chương trình
thăm và kiểm tra tình hình kinh tế-xã
hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên
địa bàn tỉnh Hà Giang, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang cùng Đoàn công tác
của Trung ương đã khảo sát mô hình
Làng Văn hóa-Du lịch cộng đồng và
sinh thái thuộc xã Phương Độ, TP. Hà
Giang.
Là xã ngoại vi của thành phố Hà
Giang, có nhiều đồng bào dân tộc Tày
sinh sống, thời quan qua, Phương Độ
đã dựa vào tiềm năng cảnh quan thiên
nhiên, kiến trúc nhà sàn, nghệ thuật dân
gian đồng bào dân tộc, từng bước xây
dựng làng văn hóa, thu hút nhiều lượt
khách du lịch trong ngoài nước đến
tham quan, nghỉ dưỡng. Để mô hình đi
vào hoạt động hiệu quả, xã đã xây
dựng nội quy, tăng cường công tác
tuyên truyền, quảng bá để thực hiện
nếp sống mới, đẩy mạnh việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi;
hỗ trợ các hộ dân chỉnh trang nhà cửa,
cải tạo các công trình phụ trợ.
Báo cáo với Chủ tịch nước về sự
thành công bước đầu của mô hình, Bí
thư Tỉnh ủy Hà Giang - Triệu Tài Vinh
cho biết: Trong định hướng phát triển,
những mô hình làng văn hóa như thôn
Tha, xã Phương Độ sẽ kết hợp các
điểm văn hóa xung quanh thành phố
Hà Giang tạo thành vành đai du lịch
văn hóa cộng đồng, vừa thúc đẩy sự
phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương, vừa tạo điều kiện cho việc bảo
tồn không gian văn hóa truyền thống
của dân tộc.
Sau khi đến khảo sát mô hình
“home stay” (nghỉ tại nhà) của hai gia
đình ở thôn Hạ Thành với đầy đủ cơ sở
dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn ở của
khách, hỏi thăm với một số du khách
nước ngoài nghỉ tại đây, Chủ tịch nước
biểu dương lãnh đạo chính quyền địa
phương đã biết kết hợp xây dựng mô
hình nông thôn mới với giữ gìn bản sắc
văn hóa của đồng bào vùng cao, tìm ra
hướng đi riêng của địa phương, giúp
người dân cải thiện đời sống, diện mạo
nông thông khang trang, sạch đẹp. Chủ
tịch nước khẳng định, xây dựng nông
thôn mới là chương trình hợp lòng dân,
cần phải duy trì, phát huy làm cho thật
tốt, mang lại sự thụ hưởng cho người
dân. Với những ngành nghề mới manh
nha nhưng có tiềm năng như: dịch vụ
du lịch, cần tuyên truyền quảng bá, học
tập mô hình, kinh nghiệm hay ở các
tỉnh/thành trong cả nước, vận dụng
thành công vào thực tiễn Hà Giang.
Yến nhi
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát mô hình làng văn hóa
du lịch cộng đồng
Ngày 07.12, tại Hà Nội, Bộ trưởng
Bộ VHTTDL- Hoàng TuấnAnh đã tiếp
và làm việc với Bộ trưởng Bộ Thể thao
và Du lịch Cộng hòa Belarus - Shamko
Alexander về một số nội dung hợp tác
trong lĩnh vực VHTTDL.
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã thông báo đến Bộ trưởng
ShamkoAlexander về tình hình hợp tác
VHTTDL trong thời gian gần đây.
Về tổng quan, hợp tác Văn hóa hai
nước diễn ra thuận lợi, đạt được nhiều
thỏa thuận quan trọng. Bộ VHTTDL
Việt Nam và BộVăn hóa Belarus đã xây
dựng, thống nhất và ký “Chương trình
hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ
thuật giữa BộVHTTDLViệt Nam và Bộ
Văn hóa Belarus giai đoạn 2014-2016”.
Hai bên cũng đã tổ chức thành công sự
kiện “Những ngày văn hóa Belarus tại
Việt Nam” và “Những ngày văn hóaViệt
Nam tại Belarus”.
Về thể thao, Bộ VHTTDLViệt Nam
và BộThể thao và Du lịch Belarus đã ký
thỏa thuận hợp tác về thể thao. Đồng
thời, ký thỏa thuận hợp tác về việc cử
huấn luyện viên, vận động viên Việt
Nam sang tập huấn tại Trung tâm huấn
luyện thể thao Minsk. Belarus là nơi có
địa điểm tập huấn tốt cho một số môn
thể thao như cử tại, vật, điền kinh, thể
dục nghệ thuật, đua thuyền.
Về Du lịch, từ tháng 7.2015, Việt
Nam đã chính thức đơn phương miễn
thị thực cho công dân Belarus khi nhập
cảnh Việt Nam với thời hạn không quá
15 ngày. Tháng 10.2015, Tổng cục Du
lịch đã phối hợp với Đại sứ quán Việt
Nam tại Belarus tổ chức chương trình
xúc tiến, giới thiệu Du lịch Việt Nam
tại Belarus.
Để phát triển hơn nữa mối quan hệ
hợp tác song phương trong lĩnh vực
văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh cũng đề xuất một số
nội dung hợp tác trong thời gian tới:
Trao đổi đoàn cấp cao, tăng cường trao
đổi thông tin về các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật của hai bên; triển khai thực
hiện hiệu quả “Chương trình hợp tác
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ
Văn hóa Belarus giai đoạn 2014-
2016”; đề nghị Belarus cử các chuyên
gia giỏi trong các bộ môn Thể thao thế
mạnh của Belarus sang hỗ trợ huấn
luyện cho các vận động viên Việt
Nam… trao đổi kinh nghiệm trong
việc phát triển các loại hình du lịch văn
hóa, lịch sử; đơn giản hóa thủ tục cấp
thị thực cho công dân Việt Nam khi
nhập cảnh Belarus; hai bên cùng hỗ trợ
nhau trong việc giới thiệu quảng bá
tiềm năng du lịch trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
h.Phượng
Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam-Belarus
quản lý nhà nước
3số 1157 l 17.12.2015
Ngày 08.12, tại Hà Nội, thừa ủy
quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng
Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh đã trao
tặng Huân chương Hữu nghị cho Tập
đoàn CJ, Hàn Quốc vì đã có nhiều
đóng góp trong lĩnh vực VHTTDL
Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những
nỗ lực của Tập đoàn CJ trong việc hỗ
trợ và phát triển các dự án với mục
tiêu vì sự phát triển của ngành
VHTTDLViệt Nam thời gian qua, đặc
biệt là những đóng góp, hỗ trợ trong
việc phát triển VHTTDL ở vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa và phát triển
nông nghiệp ở Việt Nam.
Năm 1998, Tập đoàn CJ đã thành
lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Từ đó đến nay, CJ đã có những đóng
góp tích cực cho sự phát triển
VHTTDL của Việt Nam, góp phần
thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược
giữa hai nước. CJ cũng đã tích cực
triển khai các hoạt động đa dạng với
mục tiêu: Đồng hành và tăng cường
như: Tài trợ các liên hoan phim trong
và ngoài nước và hỗ trợ dự án phim
độc lập, ươm mầm tài năng Văn hóa;
phát triển không gian văn hóa ở khu
vực vùng sâu, vùng xa; nâng cao năng
lực lập kế hoạch, sản xuất chương
trình văn hóa của đội ngũ trong nước;
góp phần vào việc xuất khẩu văn hóa
Việt Nam và củng cố mối quan hệ
ngoại giao về Văn hóa giữa hai nước
Việt Nam-Hàn Quốc; có chương trình
tài trợ dài hạn cho đội tuyển
Taekwondo nữ Việt Nam.
Hiện tại, tập đoàn CJ đang tiến
hành các bước chuẩn bị cho cấc dự án
văn hóa trên phạm vi toàn cầu bằng
việc sản xuất, lưu thông các chương
trình mang tính lịch sử của Việt Nam
và Hàn Quốc.
Trong lĩnh vực thể thao, Tập đoàn
CJ đã thực hiện chương trình tài trợ
dài hạn cho đội tuyển Taekwondo Việt
Nam (giai đoạn 2013-2020) như tài
trợ các trang thiết bị, huấn luyện…
góp phần nâng cao thành tích thi đấu
của đội tuyển trong các kỳ Đại hội khu
vực…
h.Phượng
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Hữu nghị
cho Tập đoàn CJ, Hàn Quốc
Ngày 11.12, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam đã có buổi làm việc với
Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
Cùng dự có Thứ trưởng Bộ
VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên.
GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ
tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc
gia cho biết, trong nhiệm kỳ 2010-
2014, Hội đồng đã thẩm định 52 hồ
sơ công nhận di tích quốc gia đặc
biệt; 79 hiện vật, nhóm hiện vật là
bảo vật quốc gia; 6 di tích đề nghị
UNESCO ghi danh là di sản văn hóa
thế giới. Ngoài ra, Hội đồng đã tổ
chức một số hội thảo về giá trị văn
hóa truyền thống như lễ hội, văn
hóa biển đảo, đồng thời tổ chức
nhiều đợt khảo sát thực tế ở một số
địa phương liên quan đến việc bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể trên địa bàn. Mặc dù còn
một số tồn tại, hạn chế nhưng các di
sản văn hóa đã thực sự đi vào cuộc
sống. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà
nước, nguồn lực từ người dân, cộng
đồng cũng được huy động để bảo
tồn, bảo vệ tốt các di tích, di sản. Vì
vậy, không chỉ góp phần giáo dục
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, ở nhiều địa phương, các di sản
văn hóa đã trở thành nguồn lực cho
phát triển kinh tế-xã hội.
Đánh giá cao các hoạt động của
Hội đồng đã góp phần tăng thêm
nhận thức và thống nhất của cộng
đồng, các Bộ, ngành, địa phương về
bảo vệ, phát huy giá trị các di tích,
di sản văn hóa, Phó Thủ tướng đề
nghị trong thời gian tới, bên cạnh
việc thẩm định, công nhận, xếp
hạng các di tích, di sản hay tổ chức
hội thảo về các vấn đề văn hóa,
khảo sát thực tế... Hội đồng phải là
nòng cốt trong giáo dục, thông tin,
tuyên truyền về các di tích, di sản
văn hóa. Hội đồng có thể nghiên
cứu về lễ hội để khi tổ chức sẽ phát
huy được giá trị truyền thống và có
tính giáo dục cao. Người dân tham
gia vào lễ hội không chỉ mang tính
chất giải trí hay thu hút khách du
lịch mà qua đây nếp sống, văn hóa
của người Việt Nam được tôn vinh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi
nhận một số kiến nghị cụ thể của
các thành viên Hội đồng Di sản văn
hóa quốc gia như: Tăng cường
nghiên cứu nội dung văn hóa biển
đảo; mở rộng quy mô nghiên cứu
một số di tích quốc gia đặc biệt
phục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơ
trình UNESCO công nhận là di sản
văn hóa nhân loại; tháo gỡ vướng
mắc trong quy trình, thủ tục liên
quan đến bảo tồn, trùng tu các di
tích, di sản; bảo vệ bảo vật quốc gia;
thành lập cơ quan khảo cổ học dưới
nước.
Thu hằng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản
văn hóa quốc gia
4 số 1157 l 17.12.2015
quản lý nhà nước
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4210/QĐ-BVHTTDL ngày
07.12.2015, giao Cục Điện ảnh phối
hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại
CHLB Đức, Công ty BHD Việt
Nam tổ chức Tuần phim Việt Nam
tại CHLB Đức nhân dịp kỷ niệm 40
năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao
Việt Nam-CHLB Đức. Thời gian
tháng 12.2015 bao gồm: Chiếu
phim truyện Việt Nam và các phim
tài liệu quảng bá du lịch (04 Phim
truyện và 03 Phim tài liệu quảng bá
du lịch); Triển lãm “Điện ảnh và du
lịch Việt Nam”.
- Ngày 05.12.2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4168/QĐ-
BVHTTDL, cho phép Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam đón đoàn
nghệ sĩ, giảng viên bộ môn âm nhạc
dân gian thuộc Học viện Sibelius
(Phần Lan) gồm 08 thành viên do
Giáo sư, Tiến sĩ, nghệ sĩ Kristiian
Ilmoinen dẫn đầu sang thăm và làm
việc tại Việt Nam, bàn về vẫn đề kết
nối quan hệ hợp tác trao đổi giao lưu
văn hóa, nghiên cứu âm nhạc giữa
hai Học viện.
- Tại Quyết định số 4214/QĐ-
BVHTTDL ngày 08.12.2015, Bộ
VHTTDL cho phép Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học quốc gia Hà Nội phối hợp với
Bảo tàng tỉnh NghệAn khai quật khu
vực 2 và 3 của di tích Đền Phúc Mỹ
thuộc xã Hưng Châu, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thời gian
khai quật từ 20.12.2015 đến
30.01.2016, diện tích khai quật
50m2. Những hiện vật thu được trong
quá trình khai quật phải được tạm
nhập vào Bảo tàng tỉnh Nghệ An để
giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh
Nghệ An, Sở VHTTDL tỉnh Nghệ
An có trách nhiệm xem xét quyết
định giao những hiện vật đó cho bảo
tàng công lập có chức năng thích hợp
để bảo vệ và phát huy giá trị.
ThTT
VăN BảN Mới
Ngày 11.12, đồng chí Nguyễn
Ngọc Thiện - Ủy viên BCH Trung
ương Đảng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL,
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp xúc cử
tri tại một số địa phương của tỉnh.
Đoàn đại biểu Quốc hội đã có báo cáo
về kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội
khóa XIII đến các cử tri.
Thứ trưởng đã có buổi tiếp xúc cử
tri trên địa bàn huyện miền núi Nam
Đông. Cử tri huyện Nam Đông đã có
nhiều ý kiến kiến nghị liên quan đến
các nội dung: Cách thức lãnh đạo, chỉ
đạo của cán bộ đảng viên ở xã Hương
Hòa; khúc mắc trong việc thu chi
ngân sách xã Hương Hòa; vấn đề môi
trường; nạn tham nhũng trong đội
ngũ cán bộ; việc chạy theo thành tích
trong phong trào xây dựng nông thôn
mới… Thứ trưởng Nguyễn Ngọc
Thiên đã đánh giá cao tinh thần tự lực
của huyện trong vấn đề phát triển
kinh tế-xã hội thời gian qua; biểu
dương thái độ cầu thị của lãnh đạo
địa phương và cách thức xử lý
nghiêm túc đối với các cán bộ sai
phạm, ổn định lòng tin của nhân dân
địa phương. Nam Đông là địa
phương được ưu tiên hoàn thiện cơ
sở hạ tầng sớm hơn so với các huyện
khác; hệ thống đường sá, trường học,
trung tâm y tế, nhà văn hóa đã được
xây dựng, chỉnh trang. Thứ trưởng
yêu cầu chính quyền huyện Nam
Đông cần tập trung nguồn lực xây
dựng nông thôn mới, không chạy
theo thành tích và không để xảy ra sai
phạm tương tự ở xã Hương Hòa như
nhiều cử tri kiến nghị.
Tại huyện Phú Lộc, Thứ trưởng
Nguyễn Ngọc Thiện đã giải trình
nhiều kiến nghị của các cử tri về các
vấn đề: những bất cập trong giám sát
đầu tư công ở địa phương; sự chồng
chéo, mâu thuẫn trong quản lý của
ngành y tế, kiểm lâm, giáo dục... các
vấn đề về an sinh xã hội; phát triển
du lịch-dịch vụ trên địa bàn...
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng
ghi nhận những kiến nghị của cử tri,
đồng thời chia sẻ những khó khăn về
điều kiện phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương. Bên cạnh đó mong
muốn huyện cần tiếp tục tăng cường
công tác chỉ đạo, tập trung các giải
pháp phát triển sản xuất; ưu tiên
chương trình xây dựng nông thôn
mới và giảm nghèo bền vững.
Thanh hà
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc cử tri Thừa Thiên Huế
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
5024/BVHTTDL-DSVH ngày
08.12.2015 cho ý kiến về việc thỏa
thuận điều chỉnh một số hạng mục
Dự án bảo tồn và phỏng dựng Chính
điện Lam Kinh, Khu di tích lịch sử
Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi
xem xét, Bộ VHTTDL thống nhất
các nội dung: Sơn thếp vàng bức
bình phong trước cửa Hậu điện; bổ
sung diềm trang trí dưới dạ xà và tại
hàng cột cái gian giữa; làm mới lan
ĐiềuchỉnhmộtsốhạngmụcDựánbảotồnChínhđiệnLamKinh
5số 1157 l 17.12.2015
quản lý nhà nước
Sáng 10.12, tại Hà Nội, Thứ
trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc
Thiện đã có buổi tiếp và làm việc với
ông Mario Hardy, Giám đốc điều hành
Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình
Dương (PATA) nhằm thúc đẩy hợp tác
và phát triển du lịch Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện
đã giới thiệu với Giám đốc điều hành
PATA về tiềm năng, kế hoạch phát
triển của du lịch Việt Nam. Đồng
thời, bày tỏ mong muốn, ngành
VHTTDL Việt Nam sẽ tiếp tục nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của PATA,
qua đó góp phần thúc đẩy du lịch Việt
Nam ngày càng phát triển.
Thứ trưởng cũng cung cấp các
thông tin về tình hình cũng như các
thông tin về tình hình cũng như định
hướng phát triển du lịch Việt Nam.
Thứ trưởng cho biết, đến nay Việt
Nam đã miễn visa cho nhiều quốc gia
và trong thời gian tới, Bộ VHTTDL
sẽ đề nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng
thêm chính sách miễn visa cho một số
quốc gia khác. Thứ trưởng khẳng
định, Bộ VHTTDL sẽ làm tất cả
những gì có thể để thúc đẩy phát triển
du lịch Việt Nam và đề nghị PATA
tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin, số
liệu nghiên cứu về du lịch thế giới,
khu vực... cho Tổng cục Du lịch Việt
Nam; phối hợp và tạo điều kiện cho
doanh nghiệp Việt Nam tham gia các
hoạt động của PATA; hỗ trợ nâng cao
năng lực cho cán bộ du lịch Việt
Nam; tạo điều kiện để du lịch Việt
Nam tham gia các hội chợ quốc tế về
du lịch góp phần phát triển và thúc
đẩy du lịch.
Giám đốc điều hành PATA - Mario
Harday đã chia sẻ một số kinh
nghiệm trong việc nâng cao lượng
khách du lịch và đẩy mạnh phát triển
du lịch đối với Việt Nam. Đồng thời
cho biết rất sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ
du lịch Việt Nam thông qua các hình
thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu,
đào tạo, nâng cao năng lực nhân lực,
góp phần thúc đẩy Du lịch Việt Nam
phát triển trong xu thế hội nhập, đồng
thời mong muốn Việt Nam tham gia
một số dự kiện quảng bá du lịch sinh
thái và mạo hiểm, đây là loại hình du
lịch rất phổ biến và được du khách ưa
chuộng.
T. hà
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp Giám đốc điều hành
Hiệp hội PATA
Mới đây, Bộ VHTTDL đã ban hành
Quyết định số 4184/QĐ-BVHTTDL
về việc ban hành Kế hoạch theo dõi
tình hình thi hành pháp luật của Bộ
VHTTDL năm 2016.
Việc ban hành kế hoạch nhằm mục
đích xem xét, đánh giá thực trạng thi
hành pháp luật để kịp thời phát hiện, xử
lý những sai sót, chưa đầy đủ trong thi
hành pháp luật, những tồn tại, vướng
mắc, bất cập trong các quy định của
pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao và du lịch, góp phần bảo đảm
tính kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh,
thống nhất và khả thi trong các quy
định của pháp luật; nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Nội dung theo dõi thi hành pháp
luật bao gồm: Tình hình ban hành văn
bản quy định chi tiết thi hành (tính kịp
thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản
quy định chi tiết; tính thống nhất, đồng
bộ của văn bản quy định chi tiết với
văn bản được quy định chi tiết; tính khả
thi của văn bản); Tình hình bảo đảm
các điều kiện cho thi hành pháp luật
(tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu
quả của hoạt động tập huấn, phổ biến
pháp luật; tính phù hợp của bộ máy;
mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho
thi hành pháp luật; mức độ đáp ứng về
kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho
thi hành pháp luật); Tình hình tuân thủ
pháp luật (tính kịp thời, đầy đủ trong
thi hành pháp luật của cơ quan nhà
nước và người có thẩm quyền; tính
chính xác, thống nhất trong hướng dẫn
áp dụng pháp luật và trong áp dụng
pháp luật của cơ quan nhà nước và
người có thẩm quyền; mức độ tuân thủ
pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân); Tình hình xử lý vi phạm pháp
luật.
Tại Quyết định, Bộ VHTTDL giao
Vụ Pháp chế là đầu mối hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế
hoạch và tổng hợp tình hình chung về
công tác theo dõi thi hành pháp luật, tổ
chức triển khai các công việc cụ thể để
theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở
các lĩnh vực trọng tâm trong năm 2016,
xây dựng báo cáo về công tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật của Bộ
trình lãnh đạo Bộ và Bộ Tư pháp theo
quy định.
h.Quân
ĐánhgiáthựctrạngthihànhphápluậtcủaBộVHTTDLnăm2016
can hiên trước tòa Tiền điện và sân
vườn hai bên Chính điện. Bộ
VHTTDL cũng lưu ý: Không tổ chức
hố trưng bày khảo cổ ngoài trời phía
Đông Chính điện, cần lấp các hố này
theo nguyên tắc bảo tồn; Phần sân,
vườn xung quanh Chính điện chỉ
trồng cỏ.
Thanh hà
6 số 1157 l 17.12.2015
quản lý nhà nước
5 năm qua, đời sống mỹ thuật đã có
nhiều chuyển biến trong bối cảnh tình
hình kinh tế-xã hội của thế giới và
trong nước có nhiều biến động, thuận
lợi và khó khăn tác động đến đời sống
mỹ thuật. 409 tác phẩm trưng bày được
tuyển chọn từ 4.076 tác phẩm tham dự
cho người xem thấy được sự trăn trở,
trách nhiệm của các nghệ sĩ trước lịch
sử và cuộc sống đương đại, sự tiếp nối
của các thế hệ nghệ sĩ, giữa truyền
thống và hiện đại để cùng nhau thúc
đẩy sự phát triển của Mỹ thuật Việt
Nam trong những năm tới thực hiện
theo Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị
về tiếp tục xây dựng và phát triển văn
học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và
Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng
và phát triển văn hoá, con người Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước.
Tại lễ khai mạc, BanTổ chức đã trao
38 giải thưởng cho các tác phẩm xuất
sắc, được phân thành 2 hệ thống giải:
giải thưởng cho các tác phẩm hội họa,
đồ họa, nghệ thuật trình diễn, video art
và các hình thức nghệ thuật đương đại
khác; giải thưởng cho tác phẩm điêu
khắc và nghệ thuật sắp đặt.
Một số tác phẩm về Hà Nội: Ai về
Thủ đô (tác giả Trần Nguyên Đán); Hà
Nội ngày giải phóng (tác giả Huy
Oánh); Hà Nội và tôi (tác giả Ngô Văn
Cao) của Đinh GiaThắng và tranh Khắc
gỗ “A di đà phật” của Nguyễn Khắc
Hân đã được trao Huy chương Vàng.
4 Huy chương Bạc được trao cho
các tác phẩm: Phiên chợ chiều (tượng
đồng mạ) của Phạm Thái Bình; Chiều
biên giới (sơn dầu) của Trần Huy
Oánh; Lên đồng (sơn mài) của Trần
Quốc Giang; Rùa biển (tượng tròn, hàn
sắt) của Vũ Quang Sáng. Ngoài ra, Ban
Tổ chức còn trao 12 Huy chương Đồng
và 20 giải khuyến khích cho các tác
phẩm nổi bật khác.
M.ước
TraogiảithưởngTriểnlãmMỹthuật… (Tiếp theo trang 1)
Ngày 09.12, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái đã chủ
trì buổi làm việc về công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2015 và kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật
ngành VHTTDL năm 2016.
Theo báo cáo, trong năm 2015, về
cơ bản, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
VHTTDL đã chủ động tiến hành các
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
đảm bảo tính liên tục và đạt kết quả tốt,
Vụ Pháp chế phát huy tốt vai trò là đầu
mối, tham mưu. Bộ đã tổ chức tập huấn
công tác giám định tư pháp; tổ chức hội
nghị tuyên truyền về pháp luật phòng,
chống tham nhũng theo Đề án hỗ trợ của
Bộ Tư pháp; tổ chức 02 Hội nghị quán
triệt các văn bản mới trong lĩnh vực
VHTTDL và gia đình cho các Sở
VHTTDL và Phòng VHTT cấp huyện
tạiAn Giang và Vĩnh Phúc. Năm 2015,
các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử
của Bộ và các đơn vị đã có chuyên
trang, chuyên mục phổ biến văn bản
mới, hỏi-đáp pháp luật về VHTTDL và
gia đình như: Báo Văn hóa, Báo Thể
thaoViệt Nam, Báo Du lịch… Bên cạnh
đó, việc xây dựng và khai thác tủ sách
pháp luật trong cơ quan, đơn vị là nhiệm
vụ thường xuyên của hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật. Năm 2015, các
đơn vị đã từng bước hoàn thiện tủ sách
pháp luật của đơn vị phục vụ nhu cầu tra
cứu thông tin của cán bộ, công chức…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá cao
những kết quả đã đạt được trong năm
2015 và cơ bản đồng tình với kế hoạch
phổ biến, giáo dục pháp luật ngành
VHTTDL năm 2016. Thứ trưởng lưu
ý trong những mặt tích cực hay hạn
chế cần phải chỉ ra được nguyên nhân
để từ đó có những giải pháp hợp lý, cụ
thể. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề
nghị Vụ Pháp chế, các đơn vị liên
quan cần nghiên cứu sâu thêm kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật
ngành VHTTDL năm 2016 để khi
triển khai sẽ có thể thu được nhiều kết
quả tốt hơn.
M.Khôi
Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015
Ngày 13.12, tại Vương quốc Maroc,
Khu nghỉ dưỡng InterContinental Da
Nang Sun Peninsula Resort của Tập
đoàn Sun Group đã được vinh danh
“Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất
thế giới năm 2015”. Đây là giải thưởng
quan trọng nhất trong hệ thống “Oscar
của ngành Du lịch” thế giới.
InterContinental Da Nang Sun
Peninsula Resort là khu nghỉ dưỡng
duy nhất trong lịch sử của World
Travel Awards hai năm liên tiếp được
vinh danh ở giải thưởng danh giá này.
Khu nghỉ dưỡng này tọa lạc tại bán
đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, gây ấn
tượng bởi thiết kế lộng lẫy, sang trọng,
tinh tế đến từng chi tiết với cảm hứng
từ những giá trị văn hóa và thẩm mỹ
nổi bật của người Việt. Được thiết kế
bởi kiến trúc sư Bill Bensley, top năm
kiến trúc sư lừng danh thế giới. Sự
interContinental Đà Nẵng được vinh danh“Khu nghỉ dưỡng
sang trọng nhất thế giới”
7số 1157 l 17.12.2015
quản lý nhà nước
Bộ VHTTDL phê duyệt tại Kế
hoạch số 4976/KH-BVHTTDLvề tham
gia công tác chuẩn bị và tổ chức các
hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch
trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh
tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Việt
Nam năm 2017 (APEC 2017). Mục
đích nhằm góp phần vào thành công
chung của APEC 2017, quảng bá hình
ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế đất nước
với các nền kinh tế thành viên APEC.
Theo Kế hoạch, các hoạt động sẽ
được tổ chức trang trọng, có quy mô,
nội dung các chương trình nghệ thuật
thể hiện được tinh hoa bản sắc văn hóa
dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền
thống và hiện đại, đảm bảo đúng yêu
cầu và chỉ đạo của Ủy ban quốc gia
APEC 2017, tránh phô trường, hình
thức, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.
Nội dung các hoạt động gồm: xây
dựng bộ nhận diện chung cho APEC
2017 (thiết kế logo, huy hiệu, xây
dựng nhận diện hình ảnh…); xây dựng
Đề án tổ chức Triển lãm ảnh các nền
kinh tếAPEC; phát động cuộc thi sáng
tác logo APEC 2017, bộ nhận diện
hình ảnh và mẫu huy hiệu; xây dựng
clip quảng bá và tổ chức Tuần Phim
APEC chào mừng hội nghị; xây dựng
Đề án, kế hoạch hoạt động quảng bá
văn hóa-du lịch Việt Nam trong tổng
thể các hoạt động trước, trong và sau
APEC 2017; xây dựng các chương
trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ
APEC 2017; triển khai các hoạt động
tuyên truyền, cổ động; Hội nghị Bàn
tròn về du lịch xanh…
Để các hoạt động diễn ra hiệu quả,
tiết kiệm, đúng với chỉ đạo của Ủy Ban
quốc gia APEC 2017, Bộ VHTTDL
giao Cục Hợp tác quốc tế, Vụ Kế
hoạch, Tài chính, Cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểu
diễn, Cục Điện ảnh, Cục Văn hóa cơ
sở, Tổng cục Du lịch phối hợp tổ chức
và triển khai các hoạt động.
Đ.anh
Hoạt động VHNT và du lịch phục vụ Diễn đàn APEC 2017
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
5010/BVHTTDL-DSVH gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc thẩm định báo
cáo tiền khả thi Dự án bảo tồn, tu bổ,
phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố
đô Huế.
Về sự cần thiết đầu tư, dự án đầu tư
bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá
trị di tích cố đô Huế trong kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
phù hợp với nội dung công việc cần
phải triển khai thực hiện trong giai đoạn
II (2013-2017) và giai đoạn III (2018-
2020) của Đề án điều chỉnh quy hoạch
bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô
Huế giai đoạn 2010-2020 đã được phê
duyệt tại Quyết định số 818/QĐ-TTg
ngày 07.6.2010 của Thủ tướng Chính
phủ. Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất
với nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi nhằm phát huy giá trị của di tích
Cố đô Huế.
Về cơ sở pháp lý, bổ sung Nghị định
số 98/2010/NĐ-CPngày 21.9.2010 của
Chính phủ quy định quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật di sản văn
hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật di sản văn hóa; Thông tư
số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày
28.12.2012 quy định chi tiết một số quy
định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
và Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL
ngày 30.12.2013 hướng dẫn xác định
chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo
kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích và quy định pháp luật có liên
quan. Đồng thời, cần sắp xếp theo thứ
tự các văn bản theo hiệu lực pháp lý.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề
xuất 27 dự án thành phần (10 dự án sử
dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu
phát triển văn hóa; 17 dự án sử dụng
nguồn vốn địa phương, nguồn thu để lại
cho đầu tư) có quy mô đầu tư lớn. Do
đó, cần rà soát lại các hạng mục ưu tiên
đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trong
đó ưu tiên cho Dự án đầu tư dở dang và
Dự án đầu tư vào các hạng mục di tích
đang xuống cấp nghiêm trọng cần phải
tu bổ, phục hồi.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế chỉ đạo chủ đầu tư
hoàn chỉnh lại dự thảo báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi trên cơ sở góp ý của các
Bộ, ngành về quy mô đầu tư các dự án,
đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án
và đánh khả năng cân đối vốn từ ngân
sách địa phương và huy động các
nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện.
Thu hằng
Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
khác biệt của Khu nghỉ dưỡng chính là
những triết lý chiều sâu của nền văn
hóa Việt kết tinh trong từng đường nét
kiến trúc tại đây.
Vượt qua 10 đối thủ đến từ các
thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng trên
thế giới InterContinental Da Nang Sun
Peninsula Resort đã giành quán quân
trong giải thưởng hàng đầu thế giới
của ngành Du lịch. Sau một năm nhận
bình chọn khắt khe từ các nhà chuyên
môn, các hãng du lịch lữ hành và công
chúng từ hơn 100 quốc gia,
InterContinental Da Nang Sun
Peninsula Resort đã tiếp tục ghi danh
Việt Nam vào bản đồ nghỉ dưỡng cao
cấp thế giới.
Thanh hà
8 số 1157 l 17.12.2015
quản lý nhà nước
Ngày 09.12.2015, Bộ VHTTDL đã
có Công văn số 5049/BVHTTDL-
DSVH gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh,
Bắc Giang, Hải Dương về việc triển khai
thực hiện Báo cáo của ICOMOS về
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.
Để triển khai giai đoạn II của việc
lập hồ sơ đề cử Quần thể di tích và
danh thắng Yên Tử là Di sản Thế giới,
Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh
Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với
UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh
Hải Dương chỉ đạo Sở VHTTDL và
các cơ quan chức năng của 03 tỉnh: Rà
soát các điểm di chỉ khảo cổ học đã
khai quật những năm trước đây để
khoanh vùng bảo vệ, không để hoang
phế và để người đi lại phía trên các di
chỉ khảo cổ học (di chỉ khảo cổ học ở
Đền Kiếp Bạc, Chùa Quỳnh Lâm,
Chùa Hồ Thiên...). Việc bảo quản, tu
bổ, phục hồi các di tích, di chỉ khảo cổ
học cần đảm bảo thực hiện theo quy
định của Luật di sản văn hóa và Nghị
định số 70/2012/NĐ-CP ngày
18.9.2012 của Chính phủ quy định
thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê
duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu
bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh, nhằm giữ được
tính xác thực của di sản (đặc biệt về
hình thức kiến trúc và vật liệu truyền
thống, việc đưa tượng phật mới vào thờ
tự tại các chùa, tháp mộ). Tính xác thực
là một trong ba trụ cột quan trọng tạo
nên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản
đề cử. Chỉnh sửa Báo cáo tóm tắt Quần
thể di tích và danh thắng Yên Tử theo
mẫu Phụ lục số 2B tại Hướng dẫn thực
hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn
hóa và Thiên nhiên Thế giới (sau đây
gọi là Hướng dẫn thực hiện Công ước
Di sản Thế giới), trong đó, bổ sung
Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc -
Thanh Mai (tỉnh Hải Dương) để Bộ
VHTTDL xin ý kiến Hội đồng Di sản
Văn hóa quốc gia và các cơ quan liên
quan trước khi trình Thủ tướng Chính
phủ cho phép gửi tới Trung tâm Di sản
Thế giới UNESCO theo quy định tại
Điều 31 Luật di sản văn hóa. Báo cáo
tóm tắt cần tiếp thu ý kiến của
ICOMOS trong việc: Xem xét lại tiêu
đề của di sản đề cử: thay tên “Quần thể
di tích và danh thắng Yên Tử” bằng tên
gọi phù hợp với nội dung hồ sơ đề cử;
Loại bỏ những điểm di tích không phù
hợp với nội dung hồ sơ đề cử đã được
trình bày trong Báo cáo tổng quan của
Bảo tàng Lịch sử quốc gia về Quần thể
di tích và danh thắng Yên Tử tại Hội
thảo “Nhận diện giá trị nổi bật toàn cầu
của Quần thể di tích và danh thắng Yên
Tử” ngày 18.8.2015; Lựa chọn các tiêu
chí ii, iii, v và vi để xây dựng Báo cáo
tóm tắt; Khi dịch Báo cáo tóm tắt sang
tiếng Anh, cần sử dụng tên thuật ngữ
của các điểm di tích và công trình kiến
trúc (chùa, miếu, am, tháp, mộ...) rõ
ràng, chính xác. Tiếp tục hoàn thiện nội
dung kết luận tại buổi họp triển khai
xây dựng hồ sơ đề cử Quần thể di tích
và danh thắng Yên Tử là Di sản Thế
giới (Thông báo số 2866/TB-
BVHTTDL ngày 17.7.2015 của Bộ
VHTTDL), trong đó, lưu ý việc cần
khẩn trương xây dựng Kế hoạch tổng
thể lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản
Thế giới trình UBND 03 tỉnh Quảng
Ninh, Bắc Giang và Hải Dương xem
xét, phê duyệt, báo cáo Bộ VHTTDL.
Trong quá trình triển khai giai đoạn II
của việc lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Di
sản Thế giới, cần đặc biệt lưu ý xây
dựng Kế hoạch quản lý di sản bám sát
yêu cầu của ICOMOS về các nội dung
quy định tại hướng dẫn thực hiện Công
ước Di sản Thế giới về quản lý rủi ro,
thiên tai, quản lý du lịch... như đã được
nêu trong Báo cáo của ICOMOS. Giữ
mối quan hệ với ICOMOS và GS. Hae
Un-Rii - Chủ tịch ICOMOS Hàn Quốc
để mời các chuyên gia ICOMOS tiếp
tục tư vấn cho giai đoạn II của việc lập
hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản Thế giới.
Thu hằng
Triển khai thực hiện Báo cáo của iCOMOS về Quần thể di tích
và danh thắng Yên Tử
Bộ VHTTDL đã ban hành Công
văn số 5025/BVHTTDL-DSVH ngày
08.12.2015 về việc Thỏa thuận chủ
trương và Báo cáo kinh tế kỹ thuật
công trình tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng
tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (Phú
Thọ). Bộ VHTTDL thống nhất chủ
trương tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tại
Khu di tích và thỏa thuận Báo cáo kinh
tế kỹ thuật bao gồm nội dung tu bổ
Giếng Rồng và tôn tạo sân, vườn xung
quanh giếng. Đồng thời, Bộ VHTTDL
cũng lưu ý một số vấn đề: Không chạm
hoa văn trên mặt thành giếng và thành
giếng, cần bổ sung giải pháp để hạn
chế việc du khách ném tiền lẻ xuống
giếng; Giảm kích thước biển giới thiệu
Giếng Rồng và cần làm rõ nội dung
chữ trên biển để trình các cơ quan có
thẩm quyền xem xét, quyết định.
Không dựng các tảng đá xếp theo trật
tự phong thủy xung quanh giếng. Bổ
sung mẫu ghế đá có phong cách phù
hợp với phong cách kiến trúc chung
của di tích; Không sử dụng đèn đá (đèn
tầm thấp), đèn cây 4 bóng theo phong
cách Châu Âu (đèn tầm cao) chiếu
sáng sân vườn. Bổ sung thiết kế hệ
thống thoát nước, lưu ý tại các vị trí
gần Giếng và các chum nước cần đặt
miệng thoát nước. Bộ VHTTDL cũng
đề nghị để UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo
Chủ đầu tư hoàn thiện thiết kế và triển
khai thực hiện các bước tiếp theo theo
quy định pháp luật hiện hành.
T.hằng
Tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
9số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
Việc chấm điểm, đánh giá sẽ được
tổng hợp dựa trên kết quả chấm điểm
từ 3 “kênh”: Các địa phương tự đánh
giá, báo cáo và chấm điểm; đánh giá,
chấm điểm từ phía cơ quan quản lý nhà
nước và từ các cơ quan báo chí. Bảng
điểm đánh giá thực hiện các nhiệm vụ
đưa ra tổng điểm 100, phân thành 6
mục để đánh giá, chấm điểm, bao gồm:
Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện hằng năm (tối đa 9
điểm); Quán triệt, tuyên truyền văn bản
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản
quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ Bộ
VHTTDL (tối đa 6 điểm); Thực hiện
nếp sống văn minh trong lễ hội (tối đa
25 điểm); Đảm bảo môi trường an toàn
tổ chức lễ hội (tối đa 40 điểm); Tổ chức
các hoạt động dịch vụ theo đúng quy
định của pháp luật (tối đa 10 điểm);
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời
xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại
cơ sở (tối đa 10 điểm). Tiêu chí đánh giá
cũng quy định Điểm cộng, Điểm trừ.
Theo đó, điểm cộng tính cho các nội
dung: Tổ chức đánh giá, chấm điểm
chặt chẽ, chính xác và thực hiện công
tác báo cáo đúng quy định (5 điểm); Có
cách làm hay, sáng tạo, đột phá trong
công tác quản lý và tổ chức lễ hội (5
điểm); Được dư luận báo chí đánh giá
tốt (5 điểm). Điểm trừ tính cho các nội
dung: Gửi báo cáo theo quy định chậm
hoặc không gửi (theo thời hạn, 5 điểm);
Bị dư luận, báo chí nêu nhiều thông tin
phản ánh không tốt về lễ hội (5 điểm).
Về thang điểm xếp loại, địa phương
hoànthànhxuấtsắc(loạiA)cómứcđiểm
từ 95-100 điểm; mức độ hoàn thành tốt
(loại B) từ 85- 94 điểm; mức độ hoàn
thành (loại C) từ 51-84 điểm và chưa
hoàn thành (loại D) là dưới 50 điểm.
Ngoài lấy ý kiến các cơ quan thông
tin đại chúng, Cục Văn hóa cơ sở cũng
tổ chức lấy ý kiến các cơ quan quản lý
nhà nước bao gồm các Cục, Vụ, Thanh
tra Bộ và các đơn vị chức năng thuộc
Bộ bằng hình thức phiếu chấm điểm.
Bên cạnh việc trực tiếp tham gia
chấm điểm, Bộ VHTTDLcũng đề nghị
các cơ quan báo chí tiếp tục nhập cuộc,
đồng hành cùng với Bộ trong việc
tuyên truyền, giám sát và phản ánh tình
hình thực hiện các tiêu chí này tại các
địa phương trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
M.Khôi
Ngày 09.12.2015, Bộ VHTTDL
đã ban hành các quyết định số 4248,
4249, 4250, 4251, 4252, 4253/QĐ-
BVHTTDL về việc xếp hạng di tích
quốc gia đối với 06 di tích, gồm: Di
tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc (xã
Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình); Di tích kiến trúc nghệ
thuật Chùa Sùng Khánh (xã Tiên
Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh
Phúc); Di tích kiến trúc nghệ thuật
Miếu Trúc Lâm (thị trấn Thổ Tang,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc); Di tích kiến trúc nghệ thuật
Đình Phương Viên (thị trấn Thổ
Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc); Danh lam thắng cảnh hang
động Khó Chua La (xã Xá Nhè,
huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên);
Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà hát
Thành phố (phường Hoàng Văn
Thụ, quận Hồng Bàng, TP. Hải
Phòng). Bộ VHTTDL cũng yêu cầu
UBND các cấp nơi có di tích được
xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ
và quyền hạn của mình, thực hiện
việc quản lý nhà nước đối với di tích
theo quy định của pháp luật về di
sản văn hóa.
Thanh hà
Ngày 10.12, Sở VHTTDL tỉnh Gia
Lai phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí
Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon
Tum tổ chức khai mạc triển lãm mỹ
thuật với chủ đề “Đối thoại tháng 12”.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng
30 tác phẩm hội họa và điêu khắc
mang đậm dấu ấn Tây Nguyên của 4
tác giả trẻ là Nguyễn Văn Chung, Lê
Nguyễn Thảo My, Mai Quý Ngọc và
Nguyễn Vinh. Phần lớn những tác
phẩm hội họa và điêu khắc được trưng
bày tại triển lãm này đều đã được
trưng bày tại các cuộc triển lãm trong
khu vực và toàn quốc.
Với phong cách trẻ trung, táo bạo
và tự tin, bốn tác giả trẻ đã phác họa
nên một Tây Nguyên vừa tươi mới
nhưng cũng rất thân quen với những
nét riêng về phong cách và ý tưởng.
Bố cục của các tác phẩm rất phong
phú, có chiều sâu, ẩn chứa nhiều suy
tư, khắc khoải với gam màu tươi sáng
được thể hiện cách điệu qua các chất
liệu: Sơn dầu, khắc gỗ, composite,
thạch cao… giúp người xem cảm
nhận vẻ huyền bí nhưng rất trữ tình và
đậm chất dung dị về mảnh đất, con
người Tây Nguyên.
Trần nguYện
Triển lãm mỹ thuật“Đối thoại tháng 12”
Lầnđầuchấmđiểmcôngtáctổchức,quảnlýlễhội… (Tiếp theo trang 1)
Xếp hạng thêm 6 di tích quốc gia
10 số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
Trong những năm qua, ngành Du
lịch đã có những bước phát triển đáng
ghi nhận với những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển kinh tế-xã hội với tư
cách là ngành kinh tế tạo nguồn ngoại tệ
lớn cho đất nước. Bên cạnh nhưng kết
quả đạt được, hiện nay một số khu điểm
du lịch tài nguyên bị tác động không nhỏ
và hiện tượng ô nhiễm cục bộ vẫn xảy
ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường tự nhiên, đặc biệt là khu vực biển
đảo nơi có nhiều hoạt động kinh doanh
du lịch. Một trong những nguyên nhân
chủ yếu do việc chạy theo lợi ích kinh
doanh của doanh nghiệp; công tác quản
lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan
quản lý ngành và môi trường không
thường xuyên; trình độ dân trí, nhận thức
về bảo vệ môi trường của cán bộ, công
nhân viên, khách du lịch và cộng đồng
tại khu, tuyến, điểm còn chưa đầy đủ...
Trong khi đó, cơ quan quản lý chưa có
giải pháp kịp thời và đồng bộ để bảo vệ
môi trường du lịch. Đây chính là tồn tại
cơ bản trong công tác quản trị môi
trường du lịch.
Theo Tiến sĩ Võ Quế - Viện Nghiên
cứu phát triển du lịch, trước thực trạng
ô nhiễm môi trường hiện nay, nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách và các văn bản quy phạm pháp luật
liên quan đến công tác bảo vệ môi
trường; hệ thống tổ chức quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường được hoàn
thiện và ngày được củng cố. Năm 2003,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành Quyết định số 02/2003/QĐ-
BTNMT về quy chế bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch. Quy chế đã quy
định tiêu chuẩn môi trường trong hoạt
động kinh doanh du lịch và các loại hình
du lịch. Quy chế này là cơ sở pháp lý
cho công tác thanh tra, kiểm tra môi
trường tại các khu điểm du lịch, cũng
như tiêu chuẩn các chất thải, nước thải
ra môi trường của một số hoạt động
kinh doanh du lịch lưu trú nhà hàng,
dịch vụ vui chơi giải trí...
Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-
BVHTTDL-BTNMT ngày 30.12.2013
của Bộ VHTTDL và Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về công tác bảo
vệ môi trường trong hoạt động du lịch,
tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị
di tích được coi là bước tiến lớn cho
những nhà quản lý môi trường di sản.
Văn bản pháp lật này đã đề cập một cách
chi tiết, cụ thể hơn và tập hợp một cách
khá hệ thống các vấn đề xung quanh
công tác bảo vệ môi trường di sản Việt
Nam. Năm 2014, Chính phủ cũng đã
ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày
08.12.2014 về một số giải pháp đẩy
mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới
trong đó đưa ra một số giải pháp, nhiệm
vụ cụ thể nhằm tạo bước chuyển đột phá
trong phát triển du lịch; Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-
TTg, ngày 04.9.2014 về công tác quản
lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh,
an toàn cho khách du lịch.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày
02.7.2015 về việc tăng cường hiệu lực
quản lý nhà nước, tập trung khắc phục
yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, để
nâng cao chất lượng ngành du lịch và thu
hút khách đếnViệt Nam ngày một nhiều
hơn. Sau khi các văn bản pháp lý của các
cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung
ương ban hành, các địa phương đã xây
dựng chương trình kế hoạch thực hiện
các văn bản này triển khai tại các khu
vực phát triển du lịch. Nhưng do nhiều
nguyên nhân khác nhau, các nội dung
quản lý nhà nước về môi trường du lịch
vẫn chưa được thực hiện triệt để ở nhiều
cấp, đặc biệt là các khu vực du lịch nên
dẫn đến hiện trường ô nhiễm cục bộ còn
xuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc ảnh hưởng
đến chất lượng môi trường chung cũng
như môi trường phát triển du lịch.
Tiến sĩ Võ Quế nhận xét: Muốn thực
hiện tốt vấn đề quản trị môi trường trong
lĩnh vực du lịch, trước hết, cơ quan quản
lý nhà nước cũng có chiến lược, chương
trình hành động thực hiện đánh giá hàng
năm về công tác bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch, đồng thời tăng cường
các hoạt động tuyên truyền và hướng
dẫn nhân dân ở các vùng, tuyến, điểm du
lịch làm tốt công tác vệ sinh môi trường,
tạo phong cách giao tiếp lịch sự với du
khách, nâng cao nhận thức của người
dân về tài nguyên du lịch và phát triển
bền vững.
Chính quyền ở các địa phương cần
tuyên truyền, giáo dục và vận động du
khách và cộng đồng dân cư địa phương
hưởng ứng, tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường. Kiểm tra, giám sát việc
khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng,
vận chuyển trái phép các loại thực vật,
động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh
mục cấm, quản lý hệ thống thu gom, tập
trung chất thải rắn thông thường, chất
thải nguy hại. Đối với cộng đồng địa
phương, là những người chủ sở hữu các
tài nguyên, họ có quyền tham gia và
hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Đồng
thời, họ cũng có trách nhiệm bảo vệ tài
nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa
phương; giữ gìn an ninh trật tự xã hội, vệ
sinh môi trường, khôi phục và phát huy
các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân
gian, ngành nghề thủ công truyền thống,
góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của người dân địa phương.
Các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch phải xác định môi trường là vấn
đề sống còn kinh doanh của doanh
nghiệp nên cần tuân thủ quy định về
bảo vệ môi trường ở các khu, điểm du
lịch và trên các tuyến du lịch; tích cực
tham gia bảo vệ môi trường tại nơi
doanh nghiệp tổ chức kinh doanh và
hướng dẫn mọi người tuân thủ các
quy định và chỉ dẫn về bảo vệ môi
trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo
vệ môi trường.
Thế hùng
Đề cao vai trò của chính quyền địa phương
trong giữ gìn môi trường du lịch
11số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
Tính đến tháng 11.2015, lượng khách
dulịchđếnQuảngNgãiướcđạt550nghìn
lượt người, tăng 22% so với năm 2014,
trongđócó47.000lượtkháchquốctế(tăng
24%) với tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng,
tăng 18% so với cùng kỳ; riêng huyện đảo
Lý Sơn được xem là điểm hút khách nhất
hiện nay với gần 15.000 lượt khách đến
tham quan.
Có được kết quả trên là do tỉnh đã có
bước đi phù hợp trong tình hình mới. Cụ
thể,tỉnhđãcấpphépđầutưvàthốngnhất
chủ trương cho một số tập đoàn, công ty
có thương hiệu mạnh và uy tín về du lịch
như Vingroup, Mường Thanh,
Saigontouristtriểnkhaicácdựánlớntrên
địabàn,đặcbiệtlàhuyệnđảotiềntiêuLý
Sơn. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL tỉnh
Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh tổ chức các
lớptậphuấn,giớithiệudịchvụHomestay
đến du khách; kết nối tuyến du lịch Cù
Lao Chàm - Lý Sơn - Sa Huỳnh…
Bà Huỳnh Thị Phương Hoa - Phó
GiámđốcSởVHTTDLtỉnhQuảngNgãi
cho biết: Sở cũng đã thành lập và đang
hoàn thiện Tổ hỗ trợ du khách sau khi
được tỉnh đồng ý. Tổ hỗ trợ sẽ có nhiệm
vụ tiếp nhận và xử lý thông tin từ du
khách thông qua đường dây nóng; cung
cấp thông tin và tư vấn về du lịch tỉnh
Quảng Ngãi và Lý Sơn. Ngoài ra, Tổ
cũng sẽ hỗ trợ du khách trong các tình
huống cần trợ giúp khẩn cấp; phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên
quan giải quyết các vấn đề phát sinh cho
du khách khi đến tham quan trong tỉnh;
thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ
đạo phát triển Lý Sơn phân công...
Hiệnnay,QuảngNgãicókhoảng275
cơ sở lưu trú, trong đó số lượng nhà nghỉ
chiếm khoảng 80%. Toàn tỉnh có 13
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong
đócó2doanhnghiệpkinhdoanhlữhành
quốc tế.
Năm2015,dulịchtỉnhQuảngNgãidự
kiến sẽ đón khoảng 650.000 lượt khách,
tăng16%sovớicùngkỳnămtrước.Trong
đó, khách quốc tế đạt 55.000 lượt khách,
tăng18%sovớicùngkỳnămtrước;khách
lưutrúcảnămkhoảng360.000lượtkhách,
tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; tổng
doanh thu du lịch cả năm đạt 560 tỷ đồng,
tăng 9% so vớicùng kỳ nămtrước.
K.hoàn
Quảng Ngãi: Đón 47.000 lượt khách du lịch quốc tế
Từ đầu năm đến nay, khách du lịch
quốc tế đến Hà Nội đạt gần 3 triệu lượt
người, tăng 14% và khách nội địa đạt
gần 14,5 triệu lượt người, tăng 7% so với
cùng kỳ năm trước. Thông tin này được
Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - Đỗ Đình
Hồng cho biết, tại buổi tọa đàm về công
tác truyền thông, quảng bá du lịch do Sở
Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 11.12.
Theo ông Hồng, Hà Nội đón khách
từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó có các thị trường: Tây Âu,
Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ và nhiều thị
trường khác. Như vậy, giai đoạn 2010-
2015 dù gặp khó khăn do tác động của
suy thoái kinh tế nhưng lượng khách du
lịch quốc tế đến Thủ đô có tốc độ tăng
trưởng ấn tượng với mức tăng trung
bình đạt trên 10%, chiếm tỷ trọng 40%
so với cả nước.
Thời gian qua, ngành du lịch Hà Nội
không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý,
phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, có
chất lượng và sức cạnh tranh như: Du
lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa,
du lịch mua sắm hàng thủ công mỹ
nghệ, du lịch lễ hội, du lịch hội nghị hội
thảo… Hoạt động hợp tác cũng đi vào
chiều sâu nhằm phát huy tiềm năng và
lợi thế du lịch. Bên cạnh đó, Sở Du lịch
còn quan tâm đến công tác quảng bá
hình ảnh, xây dựng và quảng bá thương
hiệu du lịch Hà Nội. Hiện Hà Nội đang
tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
đồng bộ, hiện đại; nâng cao tính chuyên
nghiệp; có sản phẩm du lịch chất lượng
cao, đa dạng, có thương hiệu và có sức
cạnh tranh, nhằm đưa Hà Nội trở thành
điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp, xứng
đáng là trung tâm du lịch lớn của cả
nước và khu vực.
h.Yến
Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng cao
Ngày 11.12, tại Vườn quốc gia
Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh
Đồng Tháp tổ chức khai mạc Ngày hội
du lịch Đồng Tháp - Tràm Chim 2015.
Tại ngày hội diễn ra các sự kiện
quan trọng như: Lễ đón nhận quyết
định Vườn quốc gia Tràm Chim trở
thành di tích - danh lam thắng cảnh cấp
quốc gia; biểu diễn nghệ thuật; khánh
thành giai đoạn 1 các hạng mục nâng
cấp khu dịch vụ du lịch Vườn quốc gia
Tràm Chim; triển lãm hàng trăm bức
ảnh thời sự, nghệ thuật về cảnh vật
thiên nhiên của Vườn; các gian hàng
đặc sản Đồng Tháp Mười, ẩm thực
đồng quê…
Vườn quốc gia Tràm Chim được
mệnh danh là “Đồng Tháp Mười thu
nhỏ” của Việt Nam. Nơi đây lưu giữ
trên 230 loài chim, 190 loài thực vật,
hơn 150 loài cá nước ngọt, 40 bò sát
lưỡng cư và hệ sinh vật phong phú, đa
dạng, trong đó có nhiều loại đặc biệt
quý hiếm… Đây cũng là nơi bảo tồn sự
đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan
thiên nhiên của Đồng Tháp Mười
nguyên thủy, vùng đất ngập nước quan
trọng nhất của Đồng bằng sông Cửu
Long và của Việt Nam, được xếp trong
hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.
Vườn quốc gia Tràm Chim là khu
Ramsar thứ tư của Việt Nam. Đây hiện
là một trong những địa điểm du lịch
sinh thái thu hút khách tham quan trong
và ngoài nước.
L.Khánh
Ngày hội du lịch Đồng Tháp - Tràm Chim 2015
12 số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
Năm 2015 tổng lượng khách quốc
tế đến TP. Hồ Chí Minh ước đạt 4,7
triệu lượt người, tăng 7% so với năm
2014. Mặc dù vậy theo các chuyên gia,
mức tăng này chưa xứng với tiềm năng
du lịch của thành phố. Vì thế, bên cạnh
hoạt động xúc tiến, quảng bá truyền
thống, trong thời gian tới ngành du lịch
thành phố cần có những hoạt động xúc
tiến du lịch trong và ngoài nước mang
tính đột phá nhằm thu hút hơn nữa
khách du lịch quốc tế, tăng nguồn thu
từ du lịch.
Tổchứcsựkiệndulịchxứngtầm
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá
du lịch được thành phố tiến hành trong
thời gian qua như: Hội chợ du lịch
quốc tế, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên
hoan các món ngon… chỉ mới đáp ứng
kích cầu du lịch nội địa. Do vậy, để có
thể thu hút khách du lịch quốc tế đến
với thành phố nhiều hơn, ngành du lịch
cần tổ chức được những sự kiện du
lịch quốc tế lớn, quảng bá trên truyền
hình trong và ngoài nước.
Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức
được sự kiện bắn pháo hoa quốc tế,
Lâm Đồng có lễ hội hoa Đà Lạt và lễ
hội trà gây được tiếng vang đối với du
khách trong và ngoài nước; trong khi
đó, vốn là trung tâm kinh tế - văn hóa
- du lịch lớn của cả nước, nhưng đến
nay TP. Hồ Chí Minh chưa tổ chức
được sự kiện du lịch nào mang tầm
quốc tế.
Ông Nguyễn Trọng Hòa - Phó
Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ
hành Saigontourist chia sẻ: Nếu tìm lại
các thông tin về sự kiện bắn pháo hoa
quốc tế ở Đà Nẵng sẽ thấy rằng hai
tháng trước khi sự kiện này diễn ra,
các khách sạn ngưng nhận khách và
giá phòng tăng gấp 2-3 lần. Rõ ràng
nếu tổ chức được sự kiện mang tầm
quốc tế, lượng khách đến TP. Hồ Chí
Minh sẽ tăng cao.
“Đang nắm giữ nhiều di sản văn
hóa đặc sắc nổi bật là Đờn ca tài tử,
thành phố có thể tổ chức thành sự kiện
văn hóa - du lịch tổng hợp ngay tại phố
đi bộ Nguyễn Huệ mang đến cho du
khách những trải nghiệm văn hóa độc
đáo. Hay Cần Giờ - một địa điểm tổ
chức chạy marathon rất tuyệt vời, vì ở
đây phương tiện giao thông không
nhiều, không khí lại rất trong lành.
Thành phố có thể liên kết với các liên
đoàn, tổ chức thể thao trên thế giới để
tổ chức sự kiện marathon mang tầm
quốc tế. Khoảng tháng 7-10 hàng năm
là thời điểm rất thích hợp để tổ chức
những sự kiện như thế, bởi đây là thời
gian thấp điểm của du lịch thành phố.
Nếu tổ chức các sự kiện văn hóa - thể
thao - du lịch tổng hợp vào thời gian
trên sẽ góp phần kích cầu du lịch, tăng
lượng khách quốc tế đến với TP. Hồ
Chí Minh” - ông Hòa đề xuất.
Khi đã tăng được lượng khách du
lịch quốc tế, ngành du lịch cần thông
tin đến khách quốc tế các địa điểm
tham quan, khu vui chơi giải trí, mua
sắm tổng hợp để kích thích tiêu dùng
của khách du lịch. Muốn làm được
điều này, thành phố cần bắt đầu từ
những hoạt động quảng bá nhỏ nhất.
Và điều cần làm trước tiên là nâng cao
tần suất quảng bá về thành phố tại
những điểm đến có đông du khách
ngay tại thành phố, cụ thể là sân bay
Tân Sơn Nhất.
Bà Âu Uyển Phương - Phó phòng
Lữ hành quốc tế (Công ty Dịch vụ lữ
hành Saigontourist) cho biết: Sân bay
Tân Sơn Nhất là nơi rất lý tưởng để
quảng bá thông tin du lịch thành phố
nhưng đến nay khách ngồi chờ làm thủ
tục xuất nhập cảnh ở sân bay chỉ được
xem đoạn phim nói về công tác bảo vệ
an ninh sân bay. Vì vậy, Sở Du lịch
thành phố cần phối hợp với sân bay
xây dựng một điểm quảng bá thông tin
du lịch thành phố cho khách quốc tế.
Điều này rất cần thiết khi mà xu hướng
khách nước ngoài đến thành phố ít đi
theo các tour trọn gói. Họ thường là
những khách lẻ và rất cần tìm hiểu các
thông tin du lịch, bản đồ, sách báo giới
thiệu về các điểm tham quan, mua
sắm, giải trí, cơ sở lưu trú ở nơi đến.
Xácđịnhthịtrườngtrọngđiểm
đểxúctiếndulịch
Năm 2016, mục tiêu mở rộng thị
trường du lịch ngoài nước của thành
phố là thu hút, phát triển mạnh thị
trường khách quốc tế gần như Đông
Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc), Đông Nam Á (Singapore,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan), tăng
cường khai thác thị trường khách
đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà
Lan). Theo các doanh nghiệp du
lịch, một khi đã xác định được thị
trường du lịch trọng điểm, Sở Du
lịch cần có kế hoạch xúc tiến cụ thể
cho từng thị trường. Có như vậy,
công tác xúc tiến du lịch mới đạt
hiệu quả như mong muốn.
Mỗi thị trường, khách du lịch sẽ
có xu hướng khác nhau. Chẳng hạn,
tuy cùng khu vực Đông Bắc Á
nhưng người Nhật Bản và người
Hàn Quốc có những xu hướng du
lịch khác nhau. Người Nhật có xu
hướng du lịch MICE (du lịch kết
hợp hội họp, sự kiện) và du lịch thực
tế (trải nghiệm nét đẹp trong sinh
hoạt của người dân địa phương).
Còn người Hàn Quốc có xu hướng
đến tham quan các di tích lịch sử
văn hóa như đình, chùa, tham gia lễ
hội truyền thống, các loại hình nghệ
thuật đặc sắc của địa phương. Do
vậy, hình thức xúc tiến du lịch ở
Nhật Bản phải chú trọng đến thể
mạnh về MICE còn ở Hàn Quốc nên
tập trung giới thiệu các lễ hội, các di
sản văn hóa nổi bật của thành phố.
Thế nhưng, lâu nay hoạt động xúc
Thay đổi cách tiếp thị để thu hút khách du lịch
13số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
tiến du lịch nước ngoài vẫn còn
chung chung.
Ông Lã Quốc Khánh - Phó Giám
đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh chia
sẻ: Hiện nay, hoạt động xúc tiến du
lịch ở nước ngoài của các cơ quan
quản lý du lịch chưa cụ thể cho từng
thị trường. Nội dung xúc tiến quảng
bá về thành phố ở thị trường nào
cũng giống nhau dù là các nước ở
Đông Bắc Á hay các nước Châu Âu.
Bà Ngô Thị Thu Hiền - Trưởng
phòng phát triển bán vé Chi nhánh
VietNam Airlines khu vực miền
Nam cho biết thêm: “Chúng tôi từng
làm việc với Hiệp hội Du lịch của
Nhật Bản và nhận thấy hoạt động
xúc tiến du lịch của họ được tiến
hành theo một quy trình bài bản và
liên tục trong nhiều năm. Họ đưa các
thông tin về các địa điểm du lịch của
đất nước mình trên các trang web,
phối hợp với các kênh truyền hình
của Việt Nam chiếu những đoạn
phim ngắn (theo từng tập và phát
liên tục trong nhiều tháng tại một
giờ cố định) rất thu hút về cơ sở lưu
trú, ẩm thực, quà lưu niệm của một
địa điểm du lịch. Sở dĩ họ làm được
điều này vì đã liên kết được tất cả
các đơn vị làm du lịch từ cơ quan
quản lý du lịch cho đến hàng không,
các công ty du lịch, nhà hàng, khách
sạn, người dân địa phương… cùng
tham gia xây dựng chương trình xúc
tiến trọn vẹn và rất thu hút”.
Theo đó, khi đã xác định được
thị trường trọng điểm, Sở Du lịch
TP. Hồ Chí Minh cần tìm hiểu xu
hướng du lịch của từng nước, qua đó
đề ra kế hoạch xúc tiến du lịch phù
hợp. Không chỉ cung cấp cho khách
du lịch tiềm năng sách, tranh ảnh về
thành phố mà cần đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến thông qua internet,
các trang mạng xã hội, kênh truyền
hình của các nước…
Thế hùng
Ngày 10.12, UBND tỉnh Hòa
Bình tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm
thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” và 10
năm thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường
trực Tỉnh ủy Hòa Bình - Trần Đăng
Ninh đề nghị: Cấp ủy, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các
cấp trong tỉnh cần tiếp tục thực hiện
có hiệu quả Chương trình hành động
số 27 về thực hiện Nghị quyết số 33
Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện 5 nội dung 7
phong trào thiết thực, hiệu quả, trong
đó, 5 nội dung gồm: Phát triển kinh tế,
giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa
đói giảm nghèo; xây dựng tư tưởng
chính trị lành mạnh; xây dựng nếp
sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống
và làm việc theo pháp luật; xây dựng
môi trường văn hóa xanh, sạch, đẹp,
an toàn; xây dựng thiết chế văn hóa,
thể thao và nâng cao chất lượng các
hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. 7
phong trào gồm: Phong trào xây dựng
“người tốt việc tốt, các điển hình tiên
tiến; “ Gia đình văn hóa”; “Làng, bản,
tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”;
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”; “Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ
đại”; “Học tập, lao động sáng tạo”.
Hòa Bình còn huy động các nguồn lực
xây dựng thiết chế văn hóa, thường
xuyên duy trì, tu bổ và tăng hiệu quả,
công năng sử dụng nhà văn hóa, khu
thể thao cấp cơ sở đã được xây dựng
theo quy định của Bộ VHTTDL; công
tác bình xét, công nhận các danh hiệu
văn hóa cần được thực hiện nghiêm
túc theo quy định, tránh bệnh thành
tích. Đồng thời, tỉnh xây dựng các chỉ
tỉêu của phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” giai
đoạn 2016-2020 của tỉnh Hòa Bình
phù hợp với các chỉ tiêu lĩnh vực văn
hóa, xã hội theo như tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
5 năm qua, tỷ lệ gia đình văn hóa
trên địa bàn Hoà Bình luôn đạt trên
70%; làng, bản, tổ dân phố văn hóa
đạt trên 60%; cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt trên
90%... Tỷ lệ nhà văn hóa xóm, bản
đạt 76%; nhà văn hóa xã phường thị
trấn đạt 20%; nhà văn hóa huyện,
thành phố đạt 100%; 16,2% xã đạt
chuẩn nông thôn mới; trên 80% gia
đình và trên 60% khu dân cư thực
hiện tốt nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội; trên 600 lễ
hội dân gian, truyền thống, lịch sử
cách mạng, lễ kỷ niệm… được tổ
chức theo đúng quy định...
Nhân dịp này, UBND tỉnh Hoà
Bình tặng Bằng khen cho 22 tập thể
và 18 cá nhân đã có thành tích xuất
sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa” giai
đoạn 2011-2015 và 10 năm thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội (2005-2015).
K.hoàn
Hoà Bình: Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào“Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
14 số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
Nhân kỷ niệm 23 năm ngày Thiết
lập Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
(22.12.1992-22.12.2015), tối 12.12,
tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm Văn hóa
Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp với
Sở VHTTDL Đà Nẵng tổ chức Lễ hội
giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn
Quốc 2015.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng - Đặng Việt Dũng
cho biết, suốt 23 năm qua, mối quan hệ
giữa Việt Nam và Hàn Quốc không
ngừng được củng cố và phát triển tốt
đẹp trên mọi lĩnh vực, trong đó, giao
lưu văn hóa giữa hai nước luôn diễn ra
sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú,
đa dạng. Trong khuôn khổ hợp tác giữa
hai quốc gia, những năm gần đây, mối
quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà
Nẵng và Hàn Quốc ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ khi có
đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Inchone
của các hãng hàng không Hàn Quốc và
Việt Nam được khai thác, lượng khác
du lịch Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngày
càng tăng nhanh, mở ra nhiều cơ hội
hợp tác mới giữa Đà Nẵng và Hàn
Quốc. Nhiều hoạt động giao lưu văn
hóa, nghệ thuật của Hàn Quốc đã được
tổ chức tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo
sự quan tâm của người dân, đặc biệt là
giới trẻ.
Ngài Jun Dae Joo - Đại sứ Hàn
Quốc tại Việt Nam khẳng định: Trong
suốt 23 năm qua, quan hệ hai nước đã
đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trên
tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh
vực kinh tế. Hàn Quốc hiện là nhà đầu
tư số 1 của Việt Nam, năm 2015 kim
ngạch thương mại hai nước ước đạt
gần 40 tỷ USD, lượng khách du lịch
Hàn Quốc sang Việt Nam tăng hơn
30%, số lượng khách Việt Nam sang
Hàn Quốc tăng gần 15% so với cùng
kỳ năm 2014.
Đà Nẵng là một thành phố năng
động với nhiều tiềm năng hợp tác kinh
tế. Đà Nẵng có đường bay trực tiếp đến
Hàn Quốc, đây là điều kiện thuận lợi
để người dân Hàn Quốc đến tham quan
du lịch tại Đà Nẵng. Đồng thời, cũng
mở ra nhiều cơ hội cho các doanh
nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Đà Nẵng
và các tỉnh lân cận.
Lễ hội Việt Nam-Hàn Quốc 2015
diễn ra với các hoạt động như: Triển
lãm văn hóa Hàn Quốc, triển lãm ảnh
Đà Nẵng. Đặc biệt là chương trình ca
nhạc nghệ thuật đặc sắc có sự tham gia
của các nhóm nhạc nổi tiếng đến từ
Hàn Quốc biểu diễn phục vụ nhân dân
và giới trẻ Đà Nẵng.
V.Sơn
Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ
Sơn (Quảng Nam) đã đưa thêm nhiều
sản phẩm du lịch mới, trong đó chú trọng
việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Chămpa vào phục vụ du khách khi đến
tham quan Di sản văn hóa thế giới này.
Theo đó, cùng với việc trải nghiệm
tham quan các công trình kiến trúc di sản
đền tháp của người Chăm, du khách
được xem biểu diễn các điệu múa Chăm
truyền thống, trình diễn múa tượng Siva,
Apsara, múa quạt, múa đội nước, thổi
kèn saranai... do chính các nghệ sĩ người
Chăm biểu diễn. Trong không gian tĩnh
lặng của thung lũng thần linh, du khách
sẽ được thả hồn trong những điệu múa
Chămpa truyền thống duyên dáng, uyển
chuyển nhưng cũng đầy huyền bí, quyến
rũ từ vũ điệu Siva, Apsara đến nét vui
tươi tràn đầy sức sống và nghệ thuật tạo
hình trong múa quạt, múa đội nước...
Mỗi vũ điệu mang một nét riêng, tạo nên
không gian văn hóa Chămpa lung linh,
huyền ảo. Đặc biệt, linh vật MukhaLinga
đã được công nhận là Bảo vật quốc gia
đang lưu giữ tại Mỹ Sơn có sức hấp dẫn
lớn đối với du khách trong nước và quốc
tế khi đến tham quan Di sảnVăn hóa thế
giới - Mỹ Sơn.
Bên cạnh đó, khi tới thăm di sản, du
khách được học múa Chămpa, học các
làn điệu dân ca Chămpa, học tiếng Chăm
căn bản. Sản phẩm du lịch mới này đang
trong thời gian thử nghiệm nhưng đã
nhận được phản hồi tích cực từ các đơn
vị lữ hành trong và ngoài tỉnh và có sức
hấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốc
tế. Các sản phẩm du lịch theo hướng bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa
Chămpa, dịch vụ tham quan Mỹ Sơn từ
trên cao bằng máy bay trực thăng phục
vụ du khách sẽ được sẽ triển khai mở
rộng từ đầu năm 2016.
Nhờ bảo tồn và phát huy được các
giá trị văn hóa của văn hóa Chămpa,
Khu Di tích và du lịch Mỹ Sơn đã khẳng
định những thành công vượt bậc về mô
hình quản lý, công tác bảo vệ, bảo tồn và
trùng tu cũng như trên lĩnh vực phát huy
giá trị. Di sản văn hóa thế giới - Mỹ Sơn
trở thành điểm đến không thể thiếu đối
với du khách trong nước và quốc tế trong
hành trình kết nối Di sản văn hóa Miền
Trung và khẳng định thương hiệu là một
trong những địa điểm du lịch nổi tiếng
tại Việt Nam.
Trong năm 2015, lượng khách tham
quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn
ước đạt trên 273 nghìn lượt người, trong
đó khách quốc tế chiếm hơn 222 nghìn
lượt người. Di sản văn hóa thế giới Mỹ
Sơn đã và đang phát huy hiệu quả vai trò
nòng cốt trong việc tạo ra các sản phẩm
du lịch độc đáo, đồng thời là cầu nối để
“kích thích” du lịch vùng sâu, vùng xa
trong đất liền cũng như du lịch biển đảo
của tỉnh Quảng Nam trong hiện tại và
tương lai.
huY Long
Quảng Nam: Nhiều sản phẩm du lịch mới ở Di sản Mỹ Sơn
Lễ hội giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2015
15số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
Theo bảng xếp hạng của Hiệp hội
Quần vợt nam chuyên nghiệp (ATP)
công bố ngày 14.12, với tổng 18 điểm
thưởng, tay vợt số 1 Việt Nam Lý
Hoàng Nam đã nhảy vọt 126 bậc, để
lên vị trí 933 thế giới.
Đây là thứ hạng cao nhất trong sự
nghiệp của Hoàng Nam từ trước đến
nay. Với thứ hạng này, tay vợt 18 tuổi
đã đi vào lịch sử quần vợt Việt Nam khi
trở thành tay vợt đầu tiên góp mặt trong
tốp 1.000 thế giới. Đây cũng là thứ
hạng cao nhất đối với quần vợt Việt
Nam từ trước đến nay. Lý Hoàng Nam
đã phá kỷ lục của Đỗ Minh Quân, tay
vợt Việt Nam có thứ hạng cao nhất
trước đó với vị trí 1002 trên Banrng
xếp hạng ATP vào năm 2006.
Sau khi lên ngôi vô địch
Wimbledon trẻ 2015, Nam vào vòng 3
giải đấu giải đấu nhà nghề Men’s
Futures diễn ra tại Campuchia. Ở giải
đấu này, sau khi bị loại sớm ở giải
Cambodia F1 Futures, phong độ Hoàng
Nam khởi sắc đáng kể sau đó khi anh
vào tới bán kết Cambodia F2 Futures và
lọt vòng hai Cambodia F3 Futures.
Hoàng Nam từng chia sẻ, mục tiêu
cao nhất trong sự nghiệp của anh là Top
200 thế giới. 2015 có thể xem là một
năm thành công trong sự nghiệp của
Hoàng Nam.Anh tiến sâu ở nhiều giải,
đoạt nhiều danh hiệu - trong đó nổi bật
nhất là chức vô địch đôi nam giải trẻ
Wimbledon.
Tr.Quỳnh
Sau 6 ngày thi đấu sôi nổi,ASEAN
Para Games 8 đã khép lại với kết quả
Nhất toàn đoàn thuộc về Thái Lan
(95HCV, 76 HCB, 79 HCĐ); Nhì:
Indonesia (81HCV, 74HCB, 63 HCĐ);
Ba: Malaysia (52HCV, 58HCB, 37
HCĐ); đứng thứ 4 là đoàn Việt Nam
(48HCV, 58HCB, 50 HCĐ); nước chủ
nhà Singapore đứng thứ 5 (24HCV,
17HCB, 21 HCĐ).
Ông Vũ Thế Phiệt - Trưởng đoàn
TTNKTVN cho biết: “Tại giải đấu
năm nay, các VĐV đã thi đấu rất thành
công, đặc biệt là đội tuyển Bơi lội và
Cử tạ. Tổng cộng đoàn Việt Nam đã
phá 16 kỷ lục đại hội, và 2 kỷ lục châu
Á. Đội tuyển Bơi lội Việt Nam cũng
thống trị đường đua xanh, với 19HCV,
22HCB, 21HCĐ. Cùng với việc các bộ
môn khác đều có được thành tích cao.
Kết quả này cho thấy thể thao người
khuyết tật Việt Nam đang ở mức phát
triển tốt, qua đó tạo đà chuẩn bị tốt
cũng như hy vọng sẽ có thêm nhiều
suất dự đại hội thể thao khuyết tật thế
giới Paralympic sẽ diễn ra tại Rio
(Brazil) vào năm sau, đặc biệt ở những
môn thế mạnh của Việt Nam như Bơi
lội hay Điền kinh.
(Xem tiếp trang 16)
Sau ba ngày tranh tài sôi nổi tại TP.
Hồ Chí Minh, chiều 13.12, Giải vô
địch thể dụcAerobic Châu Á lần thứ V
- năm 2015 đã khép lại. Đội chủ nhà
Việt Nam đã thi đấu thành công, khi
giành 10HCV.
Ở lứa tuổi 12-14, chủ nhà Việt Nam
vô địch cả 5 nội dung. HCV được trao
cho các vận động viên: Dương Huỳnh
Bảo Khang (đơn nam), Trần Hạ Vi
(đơn nữ), Đào Ngọc Huy - Vũ Ngọc
Anh (đôi nam nữ), Đào Ngọc Huy - Vũ
Ngọc Anh - Trần Hạ Vi (nhóm 3
người), Châu KimAnh - Nguyễn Ngọc
Ánh Vy - Trương Ngọc Diễm Hằng -
Nguyễn Võ Quỳnh Như - Thái Trịnh
Hồng Phú (nhóm 5 người).
Tiếp nối thành công trên, trong
ngày thi đấu cuối cùng, các vận động
viên chủ nhà có những bài biểu diễn ấn
tượng và giành thắng lợi ở tất cả nội
dung của lứa tuổi 15-17 với các HCV
của Phạm Thế Gia Hiển (đơn nam),
Tôn Nữ Thanh Thanh (đơn nữ), Lê
Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi
(đôi nam nữ), Nguyễn Chế Thanh - Lê
Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi
(nhóm 3 người), Nguyễn Chế Thanh -
Lê Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi
- Tôn Nữ Thanh Thanh - Đinh Hồng
Ngọc (nhóm 5 người).
Trong khi đó, ở các nội dung dành
cho lứa tuổi vô địch (trên 18 tuổi, 7 nội
dung) ghi nhận sự thành công của các
đội Hàn Quốc với 3HCV, Trung Quốc
có 3HCV và H’Mông Cổ 1HCV.
Dù nỗ lực nhưng đội chủ nhà Việt
Nam chỉ giành được 2HCĐ ở nội dung
Aerobic Dance và Aerobic Step. Đây
không phải là bất ngờ vì Việt Nam
không đặt kỳ vọng ở nội dung này.
Tại Giải năm nay, Ban Huấn luyện
đội tuyển Việt Nam chỉ đặt mục tiêu
giành 2-4HCV ở lứa trẻ, nhưng các vận
động viên đã thi đấu xuất sắc và giành
chiến thắng tại 10/17 nội dung của
Giải. Đây là kết quả rất ấn tượng, góp
phần tạo tâm lý, nền tảng cho bộ môn
thể dục Aerobic của Việt Nam phát
triển trong thời gian tới.
Giải vô địch thể dục Aerobic Châu
Á lần thứ V-năm 2015 thu hút sự tham
dự của 242 vận động viên đến từ 10
quốc gia và vùng lãnh thổ có phong
trào thể dục Aerobic mạnh trong khu
vực.
naM anh
Tay vợt Lý Hoàng Nam lên hạng 933 thế giới
Việt Nam giành 10HCV Giải vô địch Aerobic Châu Á
ASEAN Para Games lần 8: Việt Nam xếp thứ 4 toàn đoàn
16 số 1157 l 17.12.2015
Sự kiện vấn đề
“Trong một lần vào xã Mường
Hung (huyện biên giới Sông Mã) để
tuyển chọn vận động viên, tôi tình cờ
gặp Tươi. Bằng con mắt nghề nghiệp,
nhận thấy em là người có tố chất về
võ thuật nên tôi đã chọn Tươi thay vì
chọn một số em được giới thiệu từ
trước. Không phụ lòng mong đợi,
ngay năm đầu tiên tham gia giải Vô
địch Pencak Silat trẻ toàn quốc em đã
giành được huy chương bạc, sau đó
là vô địch rất nhiều giải toàn quốc,
đặc biệt là tấm Huy chương Vàng
môn Pencak Silat thế giới năm 2015
tại Thái Lan” - đó là tâm sự của huấn
luyện viên Trần Huy, Trung tâm Đào
tạo và huấn luyện vận động viên thể
thao tỉnh Sơn La khi nói về vận động
viên môn Pencak Silat Lò Thị Tươi.
Lò Thị Tươi (sinh năm 1994) là
con út trong một gia đình có hoàn
cảnh khó khăn ở xã biên giới Mường
Hung. Đầu năm 2008, nhận thấy
Tươi có đầy đủ tố chất để trở thành
vận động viên Pencak Silat như chiều
cao, cân nặng, sức bật sào… em đã
được huấn luyện viên Pencak Silat
Trần Huy đưa về luyện tập tại Trung
tâm Đào tạo và huấn luyện vận động
viên thể thao tỉnh Sơn La. Trong quá
trình tập luyện, Tươi luôn nỗ lực,
chăm chỉ rèn luyện, thực hiện tốt các
giáo án mà huấn luyện viên đề ra.
Năm 2009, lần đầu tham gia giải Vô
địch Pencak Silat trẻ toàn quốc Tươi
đã giành luôn Huy chương Bạc.
Vận động viên Lò Thị Tươi tâm
sự: Khi mới đến Trung tâm, Tươi
chọn môn điền kinh để tập luyện vì
thấy môn này phù hợp với mình. Tuy
nhiên, trong quá trình tập luyện thấy
các anh chị tập môn Pencak Silat,
Tươi cũng xin tập để bổ trợ cho môn
điền kinh. Càng luyện tập, Tươi càng
thấy rất hào hứng với môn Pencak
Silat. Sau đó, với khả năng bẩm sinh
về võ thuật, Tươi đã nhanh tiếp thu
các giáo án của huấn luyện viên đề ra
và thi đấu rất thành công tại các giải
đấu.
Sau khi thi đấu ấn tượng tại giải
Vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc,
năm 2011, vận động viên Lò Thị
Tươi được triệu tập vào đội tuyển trẻ
quốc gia. Được cọ xát với những vận
động viên có nhiều kinh nghiệm đã
giúp Tươi khắc phục được một số
nhược điểm và nâng cao kỹ thuật sở
trường. Nhờ đó, liên tiếp các năm
2012 và 2014, Tươi đã giành Huy
chương Vàng giải Các câu lạc bộ
Pencak Silat toàn quốc; Huy chương
Vàng giải Vô địch toàn quốc năm
2013. Năm 2014, Tươi vinh dự được
tham gia vào đội tuyển Pencak Silat
quốc gia. Tháng 01.2015, tham dự
giải Vô địch thế giới môn Pencak
Silat lần thứ 16 tại Thái Lan, bằng lối
đánh quyến rũ, dứt khoát cùng với
tinh thần thi đấu quyết tâm Tươi đã
giành được Huy chương Vàng một
cách thuyết phục và trở thành vận
động viên nữ duy nhất của đội tuyển
Việt Nam giành Huy chương Vàng
thế giới ở nội dung đối kháng nữ
hạng 75-90 kg.
Vận động viên Lò Thị Tươi chia
sẻ về tấm Huy chương Vàng thế giới
môn Pencak Silat: Đây là lần đầu tiên
đi thi đấu quốc tế nên em rất lo
nhưng được sự động viên kịp thời
của huấn luyện viên và đồng đội, em
đã thi đấu thành công và giành chiến
thắng.
Huấn luyện viên Pencak Silat -
Trần Huy cho biết: Trong quá trình
tập luyện, Tươi luôn chấp hành tốt
các kế hoạch, giáo án huấn luyện và
chiến thuật do huấn luyện viên đề ra.
Tuy nhiên trong thi đấu, em vẫn mắc
phải một số lỗi phản công, cảm giác
đòn và khoảng cách thi đấu chưa tốt,
đặc biệt là tâm lý thi đấu thiếu ổn
định, nếu khắc phục được những yếu
điểm trên, thời gian tới, Tươi sẽ còn
gặt hái được nhiều thành công hơn
nữa.
Theo ông Đỗ Thế Công - Phó
Giám đốc Trung tâm Đào tạo và huấn
luyện vận động viên thể thao tỉnh
Sơn La, mặc dù Trung tâm còn gặp
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất
cũng như trang thiết bị tập luyện,
nhưng vận động viên Lò Thị Tươi đã
nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó
khăn, thi đấu thành công các giải
Pencak Silat trong nước và thế giới.
Chia sẻ về những dự định trong
thời gian tới, Tươi cho biết em sẽ cố
gắng tập luyện để hoàn thiện các yếu
điểm của mình, thi đấu thật tốt để có
thành tích cao. Trong tương lai em
muốn trở thành một huấn luyện viên
bộ môn Pencak Silat để truyền lại
những kinh nghiệm và kiến thức mà
mình đã tích lũy được trong thời gian
tập luyện và thi đấu cho các vận động
viên trẻ của Sơn La cũng như của
Việt Nam.
T.T.n
Cô gái vàng của thể thao Sơn La
Dù chỉ đứng thứ 4 chung cuộc, đoàn
thể thao người khuyết tật Việt Nam đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra trước
khi lên đường tham dựAPG 8: giành 45-
48 HCV, thiết lập 16 kỷ lục Para Games
vàphákỷlụcChâuÁ.TạiAPG8,vớilực
lượng không phải là đông đảo, nên đoàn
thể thao NKT Việt Nam không đặt quá
nặng chỉ tiêu về số lượng huy chương và
cũng không đặt ra mục tiêu lọt vào tốp ba
đoàn dẫn đầu về số huy chương.
Tr.Quỳnh
ASEANParaGameslần8... (Tiếp theo trang 15)
17số 1157 l 17.12.2015
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
57 công trình, nghiên cứu xuất sắc
đã được trao Giải thưởng Văn nghệ
dân gian năm 2015 do Hội Văn nghệ
dân gian Việt Nam tổ chức ngày
12.12, tại Hà Nội. Trong số đó, có 1
giải nhất, 3 giải nhì A, 5 giải nhì B, 16
giải ba A, 20 giải ba B, 11 giải khuyến
khích và 1 tặng thưởng. Giải nhất
được trao cho công trình “Đặc điểm
của thể loại sử thi Chương ở Việt
Nam” của tác giả Phạm Đặng Xuân
Hương (Hà Nội).
Chúc mừng các tác giả đạt giải,
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian,
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh chia sẻ:
Năm 2015, số lượng các công trình
dự giải tương đương mọi năm, trong
đó có cả các công trình nghiên cứu,
sưu tầm, công trình cho các lĩnh vực
văn hóa dân gian… Trong số 70 công
trình đủ điều kiện dự giải năm nay có
28 công trình về văn hóa các tộc
người thiểu số như Tày, Nùng, Thái
Tây Bắc, Tày Nghệ An, Mường Hòa
Bình và Thanh Hóa, Tà Ôi, Pa Cô…
7 công trình thuộc thể loại nghiên
cứu… Đáng chú ý là các công trình:
“Đặc điểm của thể loại sử thi Chương
ở Việt Nam” của tác giả trẻ Phạm
Đặng Xuân Hương (Hà Nội), “Những
phạm trù nghệ thuật dân gian người
Việt thời trung đại” của GS.TS Kiều
Thu Hoạch, “Kiểu chuyện con vật
tinh ranh trong truyện dân gian Việt
Nam và thế giới” của Đặng Quốc
Minh Dương…
Thay mặt Hội Văn nghệ dân gian
Việt Nam, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh
hoan nghênh hướng nghiên cứu về
những biến đổi của văn hóa trong điều
kiện đương đại; mong rằng những
năm tới các tác giả tập trung hơn nữa
vào văn hóa dân gian thay vì đặt nó
vào chung trong nội hàm của văn hóa.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng quan
tâm hơn nữa đến việc sưu tầm di sản
văn hóa dân gian của hàng chục tộc
người mà đến nay chúng ta chưa có
đầy đủ tư liệu về họ.
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân
gian Việt Nam trao danh hiệu Nghệ
nhân dân gian cho 10 hội viên thuộc
lĩnh vực thực hành và truyền dạy Hát
Đúm tại Hải Phòng, đồng thời tổ
chức mừng thọ cho các nghệ nhân 70
và 80 tuổi.
hồ Thanh
Tôn vinh 57 công trình văn nghệ dân gian xuất sắc
Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt,
Giải vô địch Bắn súng quốc gia năm
2015 tổ chức tại Trung tâm huấn
luyện Thể thao quốc gia Hà Nội đã
chính thức khép lại.
Không nằm ngoài dự đoán của
giới chuyên môn, đoàn Quân đội với
lực lượng vận động viên đồng đều,
được đầu tư bài bản đã dẫn đầu bảng
tổng sắp huy chương với 15 Huy
chương Vàng, 16 Huy chương Bạc, 6
Huy chương Đồng. Đứng thứ hai là
đoàn Hà Nội với 14 Huy chương
Vàng, 20 Huy chương Bạc, 14 Huy
chương Đồng. Vị trí thứ 3 thuộc về
đoàn Hải Dương với 6 Huy chương
Vàng, 4 Huy chương Bạc và 6 Huy
chương Đồng.
Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển
bắn súng Việt Nam - Nguyễn Thị
Nhung cho biết: Giải năm nay đã ghi
nhận 3 kỷ lục quốc gia mới được
thiết lập, trong đó riêng đoàn Quân
đội chiếm lĩnh 2 kỷ lục cá nhân thuộc
về các vận động viên: Hà Minh
Thành ở nội dung 25m Súng ngắn
bắn nhanh nam với thành tích 33
điểm, hơn kỷ lục cũ 3 điểm; Nguyễn
Duy Hoàng ở nội dung tiêu chuẩn
10m Súng trường hơi nam với thành
tích 593 điểm, hơn kỷ lục cũ 1 điểm.
Kỷ lục thứ 3 thuộc về vận động viên
Hồ Viết Thanh Sang của đoàn Quảng
Nam ở nội dung chung kết 10m Súng
trường hơi nam với thành tích 206
điểm, hơn kỷ lục cũ 3,3 điểm.
Cũng theo Huấn luyện viên
trưởng Nguyễn Thị Nhung, Giải đấu
là dịp để Ban tổ chức kiểm tra, đánh
giá chất lượng đào tạo của các huấn
luyện viên cũng như chất lượng thi
đấu của các vận động viên; qua đó
tuyển chọn những vận động viên có
thành tích xuất sắc để bổ sung cho
Đội tuyển Bắn súng quốc gia đi thi
đấu tại các giải đấu lớn trong khu
vực, châu lục và các giải quốc tế. Từ
kết quả thi đấu này, Ban tổ chức Giải
sẽ tiếp tục xem xét và tuyển chọn
những vận động viên trẻ có tiềm
năng để tiếp tục đào tạo, là nòng cốt
của lực lượng kế cận trong những
năm tiếp theo. Vừa qua, Đội tuyển
Bắn súng quốc gia cũng đã giành
được 2 xuất tham dự Olympic 2016
là Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc
Cường.
Giải vô địch Bắn súng quốc gia
năm nay có sự tham gia của 250 vận
động viên đến từ 12 đơn vị gồm: Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Dương,
Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk,
Đồng Nai, Quân đội và Bộ Công an.
Các xạ thủ nam, nữ tranh tài ở 14 nội
dung: 50m súng ngắn bắn chậm, 50m
súng trường nằm, 10m súng trường
hơi, 10m súng trường di động tiêu
chuẩn, 10m súng trường di động hỗn
hợp, 25m súng ngắn thể thao, 25m
súng ngắn bắn nhanh, 25m súng ngắn
tiêu chuẩn, 25m súng ngắn ổ quay,
50m súng trường 3x20m, 50m súng
trường 3x40m...
Vũ Minh
Giải vô địch Bắn súng quốc gia 2015: 3 kỷ lục được thiết lập
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 

Was ist angesagt? (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1126 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1137
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 

Andere mochten auch

Que es action scrip 3
Que es  action scrip 3Que es  action scrip 3
Que es action scrip 3Harolsmr1103
 
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Protocolos y codecs vo ip
Protocolos y codecs vo ipProtocolos y codecs vo ip
Protocolos y codecs vo ipAlberto López
 
Dia de la mujer
Dia de la mujerDia de la mujer
Dia de la mujerReina Maza
 
nikit biswas cv new updated
nikit biswas cv new updatednikit biswas cv new updated
nikit biswas cv new updatednikit biswas
 

Andere mochten auch (11)

Que es action scrip 3
Que es  action scrip 3Que es  action scrip 3
Que es action scrip 3
 
Mashinny perevod
Mashinny perevodMashinny perevod
Mashinny perevod
 
Introduccion quimica-organica
Introduccion quimica-organicaIntroduccion quimica-organica
Introduccion quimica-organica
 
Ptpp2 g
Ptpp2 gPtpp2 g
Ptpp2 g
 
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sử 11a1 - An Nhơn 3
 
Protocolos y codecs vo ip
Protocolos y codecs vo ipProtocolos y codecs vo ip
Protocolos y codecs vo ip
 
Nuevas especies horticolas en canarias
Nuevas especies horticolas en canariasNuevas especies horticolas en canarias
Nuevas especies horticolas en canarias
 
Dia de la mujer
Dia de la mujerDia de la mujer
Dia de la mujer
 
Omaha 4 missional
Omaha 4   missionalOmaha 4   missional
Omaha 4 missional
 
Văn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của ViettelVăn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của Viettel
 
nikit biswas cv new updated
nikit biswas cv new updatednikit biswas cv new updated
nikit biswas cv new updated
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnPham Long
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1187 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1189 - vanhien.vn
 

Mehr von Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 

Mehr von Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn

  • 1. phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1157 ngày 17.12.2015 Ảnh:trầnhiệp ChủtịchnướcTrươngTấnSang khảosátmôhìnhlàngvănhóa dulịchcộngđồng (Tr.2) - Đẩymạnhhợptácvănhóa, thểthao,dulịchViệtNam-Belarus (Tr.2) - Thayđổicáchtiếpthị đểthuhútkháchdulịch (Tr.12) - ViệtNamgiành10HCV GiảivôđịchAerobicChâuÁ (Tr.15) - Đềcaovaitròcủachínhquyền địaphươngtronggiữgìn môitrườngdulịch (Tr.10) Trong số này BộtrưởngHoàngTuấnAnhtraoHuychươngVàngcho2tácgiảNguyễnKhắcHânvàĐinhGiaThắng Trao giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 diễn ra từ 09-23.12 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội). Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng HoàngTuấnAnh khẳng định:Triển lãm Mỹ thuậtViệt Nam 2015 là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng và các ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, là dịp để giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc trên toàn quốc, đồng thời tổng kết, đánh giá 5 năm sáng tạo nghệ thuật và phát triển của ngành Mỹ thuật Việt Nam theo đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng. (Xem tiếp trang 6) 3disảndẫnđầu vềlượtkháchthamquan Theo số liệu thống kê của Cục Di sản văn hóa vừa công bố về số lượng khách tham quan các khu di sản thế giới và di tích đặc biệt quốc gia năm 2015, dẫn đầu là Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 5 triệu lượt khách. Đứng thứ nhì là Vịnh Hạ Long đón trên 2,5 triệu lượt khách. Quần thể di tích Cố đô Huế đứng thứ ba với hơn 2 triệu lượt khách. Tiếp đó là khu Phố cổ Hội An đón khoảng 1,1 triệu lượt khách; Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đón khoảng 740.000 lượt khách. Thanh hà Lần đầu chấm điểm công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian Ngày 10.12, Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Báo Văn Hóa đã tổ chức họp báo, lấy ý kiến các cơ quan thông tin đại chúng (bằng hình thức chấm điểm) nhằm đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian ở 63 tỉnh/thành trong mùa lễ hội 2015. Đây là năm đầu tiên BộVHTTDLthực hiện đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian trong cả nước bằng hình thức chấm điểm. Trên cơ sở ý kiến và điểm chấm từ các địa phương, cơ quan quản lý và báo chí, Bộ VHTTDLsẽtổnghợp,tiếpthuvàđiềuchỉnhnhữngvấnđềcầnthiếtđểtừnhững mùa sau, việc chấm điểm, đánh giá công tác tổ chức, quản lý lễ hội dân gian sẽ trở thành hoạt động thường xuyên, thiết thực; là động lực góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở các địa phương trong cả nước…”. (Xem tiếp trang 9)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1157 l 17.12.2015 Ngày 10.12, trong chương trình thăm và kiểm tra tình hình kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn công tác của Trung ương đã khảo sát mô hình Làng Văn hóa-Du lịch cộng đồng và sinh thái thuộc xã Phương Độ, TP. Hà Giang. Là xã ngoại vi của thành phố Hà Giang, có nhiều đồng bào dân tộc Tày sinh sống, thời quan qua, Phương Độ đã dựa vào tiềm năng cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc nhà sàn, nghệ thuật dân gian đồng bào dân tộc, từng bước xây dựng làng văn hóa, thu hút nhiều lượt khách du lịch trong ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Để mô hình đi vào hoạt động hiệu quả, xã đã xây dựng nội quy, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá để thực hiện nếp sống mới, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ các hộ dân chỉnh trang nhà cửa, cải tạo các công trình phụ trợ. Báo cáo với Chủ tịch nước về sự thành công bước đầu của mô hình, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - Triệu Tài Vinh cho biết: Trong định hướng phát triển, những mô hình làng văn hóa như thôn Tha, xã Phương Độ sẽ kết hợp các điểm văn hóa xung quanh thành phố Hà Giang tạo thành vành đai du lịch văn hóa cộng đồng, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, vừa tạo điều kiện cho việc bảo tồn không gian văn hóa truyền thống của dân tộc. Sau khi đến khảo sát mô hình “home stay” (nghỉ tại nhà) của hai gia đình ở thôn Hạ Thành với đầy đủ cơ sở dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn ở của khách, hỏi thăm với một số du khách nước ngoài nghỉ tại đây, Chủ tịch nước biểu dương lãnh đạo chính quyền địa phương đã biết kết hợp xây dựng mô hình nông thôn mới với giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào vùng cao, tìm ra hướng đi riêng của địa phương, giúp người dân cải thiện đời sống, diện mạo nông thông khang trang, sạch đẹp. Chủ tịch nước khẳng định, xây dựng nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân, cần phải duy trì, phát huy làm cho thật tốt, mang lại sự thụ hưởng cho người dân. Với những ngành nghề mới manh nha nhưng có tiềm năng như: dịch vụ du lịch, cần tuyên truyền quảng bá, học tập mô hình, kinh nghiệm hay ở các tỉnh/thành trong cả nước, vận dụng thành công vào thực tiễn Hà Giang. Yến nhi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khảo sát mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng Ngày 07.12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL- Hoàng TuấnAnh đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Thể thao và Du lịch Cộng hòa Belarus - Shamko Alexander về một số nội dung hợp tác trong lĩnh vực VHTTDL. Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã thông báo đến Bộ trưởng ShamkoAlexander về tình hình hợp tác VHTTDL trong thời gian gần đây. Về tổng quan, hợp tác Văn hóa hai nước diễn ra thuận lợi, đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng. Bộ VHTTDL Việt Nam và BộVăn hóa Belarus đã xây dựng, thống nhất và ký “Chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giữa BộVHTTDLViệt Nam và Bộ Văn hóa Belarus giai đoạn 2014-2016”. Hai bên cũng đã tổ chức thành công sự kiện “Những ngày văn hóa Belarus tại Việt Nam” và “Những ngày văn hóaViệt Nam tại Belarus”. Về thể thao, Bộ VHTTDLViệt Nam và BộThể thao và Du lịch Belarus đã ký thỏa thuận hợp tác về thể thao. Đồng thời, ký thỏa thuận hợp tác về việc cử huấn luyện viên, vận động viên Việt Nam sang tập huấn tại Trung tâm huấn luyện thể thao Minsk. Belarus là nơi có địa điểm tập huấn tốt cho một số môn thể thao như cử tại, vật, điền kinh, thể dục nghệ thuật, đua thuyền. Về Du lịch, từ tháng 7.2015, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho công dân Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn không quá 15 ngày. Tháng 10.2015, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Belarus tổ chức chương trình xúc tiến, giới thiệu Du lịch Việt Nam tại Belarus. Để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đề xuất một số nội dung hợp tác trong thời gian tới: Trao đổi đoàn cấp cao, tăng cường trao đổi thông tin về các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của hai bên; triển khai thực hiện hiệu quả “Chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giữa Bộ VHTTDL Việt Nam và Bộ Văn hóa Belarus giai đoạn 2014- 2016”; đề nghị Belarus cử các chuyên gia giỏi trong các bộ môn Thể thao thế mạnh của Belarus sang hỗ trợ huấn luyện cho các vận động viên Việt Nam… trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử; đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh Belarus; hai bên cùng hỗ trợ nhau trong việc giới thiệu quảng bá tiềm năng du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. h.Phượng Đẩy mạnh hợp tác văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam-Belarus
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1157 l 17.12.2015 Ngày 08.12, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng TuấnAnh đã trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Tập đoàn CJ, Hàn Quốc vì đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực VHTTDL Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn CJ trong việc hỗ trợ và phát triển các dự án với mục tiêu vì sự phát triển của ngành VHTTDLViệt Nam thời gian qua, đặc biệt là những đóng góp, hỗ trợ trong việc phát triển VHTTDL ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 1998, Tập đoàn CJ đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Từ đó đến nay, CJ đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển VHTTDL của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước. CJ cũng đã tích cực triển khai các hoạt động đa dạng với mục tiêu: Đồng hành và tăng cường như: Tài trợ các liên hoan phim trong và ngoài nước và hỗ trợ dự án phim độc lập, ươm mầm tài năng Văn hóa; phát triển không gian văn hóa ở khu vực vùng sâu, vùng xa; nâng cao năng lực lập kế hoạch, sản xuất chương trình văn hóa của đội ngũ trong nước; góp phần vào việc xuất khẩu văn hóa Việt Nam và củng cố mối quan hệ ngoại giao về Văn hóa giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc; có chương trình tài trợ dài hạn cho đội tuyển Taekwondo nữ Việt Nam. Hiện tại, tập đoàn CJ đang tiến hành các bước chuẩn bị cho cấc dự án văn hóa trên phạm vi toàn cầu bằng việc sản xuất, lưu thông các chương trình mang tính lịch sử của Việt Nam và Hàn Quốc. Trong lĩnh vực thể thao, Tập đoàn CJ đã thực hiện chương trình tài trợ dài hạn cho đội tuyển Taekwondo Việt Nam (giai đoạn 2013-2020) như tài trợ các trang thiết bị, huấn luyện… góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội tuyển trong các kỳ Đại hội khu vực… h.Phượng Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao Huân chương Hữu nghị cho Tập đoàn CJ, Hàn Quốc Ngày 11.12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên. GS.TSKH Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết, trong nhiệm kỳ 2010- 2014, Hội đồng đã thẩm định 52 hồ sơ công nhận di tích quốc gia đặc biệt; 79 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia; 6 di tích đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, Hội đồng đã tổ chức một số hội thảo về giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội, văn hóa biển đảo, đồng thời tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế ở một số địa phương liên quan đến việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn. Mặc dù còn một số tồn tại, hạn chế nhưng các di sản văn hóa đã thực sự đi vào cuộc sống. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, nguồn lực từ người dân, cộng đồng cũng được huy động để bảo tồn, bảo vệ tốt các di tích, di sản. Vì vậy, không chỉ góp phần giáo dục giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ở nhiều địa phương, các di sản văn hóa đã trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Đánh giá cao các hoạt động của Hội đồng đã góp phần tăng thêm nhận thức và thống nhất của cộng đồng, các Bộ, ngành, địa phương về bảo vệ, phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, Phó Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, bên cạnh việc thẩm định, công nhận, xếp hạng các di tích, di sản hay tổ chức hội thảo về các vấn đề văn hóa, khảo sát thực tế... Hội đồng phải là nòng cốt trong giáo dục, thông tin, tuyên truyền về các di tích, di sản văn hóa. Hội đồng có thể nghiên cứu về lễ hội để khi tổ chức sẽ phát huy được giá trị truyền thống và có tính giáo dục cao. Người dân tham gia vào lễ hội không chỉ mang tính chất giải trí hay thu hút khách du lịch mà qua đây nếp sống, văn hóa của người Việt Nam được tôn vinh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận một số kiến nghị cụ thể của các thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia như: Tăng cường nghiên cứu nội dung văn hóa biển đảo; mở rộng quy mô nghiên cứu một số di tích quốc gia đặc biệt phục vụ cho việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại; tháo gỡ vướng mắc trong quy trình, thủ tục liên quan đến bảo tồn, trùng tu các di tích, di sản; bảo vệ bảo vật quốc gia; thành lập cơ quan khảo cổ học dưới nước. Thu hằng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia
  • 4. 4 số 1157 l 17.12.2015 quản lý nhà nước - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4210/QĐ-BVHTTDL ngày 07.12.2015, giao Cục Điện ảnh phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, Công ty BHD Việt Nam tổ chức Tuần phim Việt Nam tại CHLB Đức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-CHLB Đức. Thời gian tháng 12.2015 bao gồm: Chiếu phim truyện Việt Nam và các phim tài liệu quảng bá du lịch (04 Phim truyện và 03 Phim tài liệu quảng bá du lịch); Triển lãm “Điện ảnh và du lịch Việt Nam”. - Ngày 05.12.2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4168/QĐ- BVHTTDL, cho phép Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đón đoàn nghệ sĩ, giảng viên bộ môn âm nhạc dân gian thuộc Học viện Sibelius (Phần Lan) gồm 08 thành viên do Giáo sư, Tiến sĩ, nghệ sĩ Kristiian Ilmoinen dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Việt Nam, bàn về vẫn đề kết nối quan hệ hợp tác trao đổi giao lưu văn hóa, nghiên cứu âm nhạc giữa hai Học viện. - Tại Quyết định số 4214/QĐ- BVHTTDL ngày 08.12.2015, Bộ VHTTDL cho phép Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với Bảo tàng tỉnh NghệAn khai quật khu vực 2 và 3 của di tích Đền Phúc Mỹ thuộc xã Hưng Châu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thời gian khai quật từ 20.12.2015 đến 30.01.2016, diện tích khai quật 50m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Nghệ An để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Nghệ An, Sở VHTTDL tỉnh Nghệ An có trách nhiệm xem xét quyết định giao những hiện vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị. ThTT VăN BảN Mới Ngày 11.12, đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp xúc cử tri tại một số địa phương của tỉnh. Đoàn đại biểu Quốc hội đã có báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đến các cử tri. Thứ trưởng đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện miền núi Nam Đông. Cử tri huyện Nam Đông đã có nhiều ý kiến kiến nghị liên quan đến các nội dung: Cách thức lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ đảng viên ở xã Hương Hòa; khúc mắc trong việc thu chi ngân sách xã Hương Hòa; vấn đề môi trường; nạn tham nhũng trong đội ngũ cán bộ; việc chạy theo thành tích trong phong trào xây dựng nông thôn mới… Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiên đã đánh giá cao tinh thần tự lực của huyện trong vấn đề phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua; biểu dương thái độ cầu thị của lãnh đạo địa phương và cách thức xử lý nghiêm túc đối với các cán bộ sai phạm, ổn định lòng tin của nhân dân địa phương. Nam Đông là địa phương được ưu tiên hoàn thiện cơ sở hạ tầng sớm hơn so với các huyện khác; hệ thống đường sá, trường học, trung tâm y tế, nhà văn hóa đã được xây dựng, chỉnh trang. Thứ trưởng yêu cầu chính quyền huyện Nam Đông cần tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, không chạy theo thành tích và không để xảy ra sai phạm tương tự ở xã Hương Hòa như nhiều cử tri kiến nghị. Tại huyện Phú Lộc, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã giải trình nhiều kiến nghị của các cử tri về các vấn đề: những bất cập trong giám sát đầu tư công ở địa phương; sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quản lý của ngành y tế, kiểm lâm, giáo dục... các vấn đề về an sinh xã hội; phát triển du lịch-dịch vụ trên địa bàn... Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng ghi nhận những kiến nghị của cử tri, đồng thời chia sẻ những khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Bên cạnh đó mong muốn huyện cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, tập trung các giải pháp phát triển sản xuất; ưu tiên chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Thanh hà Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp xúc cử tri Thừa Thiên Huế Bộ VHTTDL đã có Công văn số 5024/BVHTTDL-DSVH ngày 08.12.2015 cho ý kiến về việc thỏa thuận điều chỉnh một số hạng mục Dự án bảo tồn và phỏng dựng Chính điện Lam Kinh, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi xem xét, Bộ VHTTDL thống nhất các nội dung: Sơn thếp vàng bức bình phong trước cửa Hậu điện; bổ sung diềm trang trí dưới dạ xà và tại hàng cột cái gian giữa; làm mới lan ĐiềuchỉnhmộtsốhạngmụcDựánbảotồnChínhđiệnLamKinh
  • 5. 5số 1157 l 17.12.2015 quản lý nhà nước Sáng 10.12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi tiếp và làm việc với ông Mario Hardy, Giám đốc điều hành Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển du lịch Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã giới thiệu với Giám đốc điều hành PATA về tiềm năng, kế hoạch phát triển của du lịch Việt Nam. Đồng thời, bày tỏ mong muốn, ngành VHTTDL Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của PATA, qua đó góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam ngày càng phát triển. Thứ trưởng cũng cung cấp các thông tin về tình hình cũng như các thông tin về tình hình cũng như định hướng phát triển du lịch Việt Nam. Thứ trưởng cho biết, đến nay Việt Nam đã miễn visa cho nhiều quốc gia và trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ đề nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng thêm chính sách miễn visa cho một số quốc gia khác. Thứ trưởng khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam và đề nghị PATA tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin, số liệu nghiên cứu về du lịch thế giới, khu vực... cho Tổng cục Du lịch Việt Nam; phối hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động của PATA; hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ du lịch Việt Nam; tạo điều kiện để du lịch Việt Nam tham gia các hội chợ quốc tế về du lịch góp phần phát triển và thúc đẩy du lịch. Giám đốc điều hành PATA - Mario Harday đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc nâng cao lượng khách du lịch và đẩy mạnh phát triển du lịch đối với Việt Nam. Đồng thời cho biết rất sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ du lịch Việt Nam thông qua các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu, đào tạo, nâng cao năng lực nhân lực, góp phần thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển trong xu thế hội nhập, đồng thời mong muốn Việt Nam tham gia một số dự kiện quảng bá du lịch sinh thái và mạo hiểm, đây là loại hình du lịch rất phổ biến và được du khách ưa chuộng. T. hà Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp Giám đốc điều hành Hiệp hội PATA Mới đây, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 4184/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ VHTTDL năm 2016. Việc ban hành kế hoạch nhằm mục đích xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót, chưa đầy đủ trong thi hành pháp luật, những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, góp phần bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ, nghiêm minh, thống nhất và khả thi trong các quy định của pháp luật; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật bao gồm: Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành (tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết với văn bản được quy định chi tiết; tính khả thi của văn bản); Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật (tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật; tính phù hợp của bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật; mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật); Tình hình tuân thủ pháp luật (tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân); Tình hình xử lý vi phạm pháp luật. Tại Quyết định, Bộ VHTTDL giao Vụ Pháp chế là đầu mối hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch và tổng hợp tình hình chung về công tác theo dõi thi hành pháp luật, tổ chức triển khai các công việc cụ thể để theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở các lĩnh vực trọng tâm trong năm 2016, xây dựng báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ trình lãnh đạo Bộ và Bộ Tư pháp theo quy định. h.Quân ĐánhgiáthựctrạngthihànhphápluậtcủaBộVHTTDLnăm2016 can hiên trước tòa Tiền điện và sân vườn hai bên Chính điện. Bộ VHTTDL cũng lưu ý: Không tổ chức hố trưng bày khảo cổ ngoài trời phía Đông Chính điện, cần lấp các hố này theo nguyên tắc bảo tồn; Phần sân, vườn xung quanh Chính điện chỉ trồng cỏ. Thanh hà
  • 6. 6 số 1157 l 17.12.2015 quản lý nhà nước 5 năm qua, đời sống mỹ thuật đã có nhiều chuyển biến trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội của thế giới và trong nước có nhiều biến động, thuận lợi và khó khăn tác động đến đời sống mỹ thuật. 409 tác phẩm trưng bày được tuyển chọn từ 4.076 tác phẩm tham dự cho người xem thấy được sự trăn trở, trách nhiệm của các nghệ sĩ trước lịch sử và cuộc sống đương đại, sự tiếp nối của các thế hệ nghệ sĩ, giữa truyền thống và hiện đại để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam trong những năm tới thực hiện theo Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tại lễ khai mạc, BanTổ chức đã trao 38 giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc, được phân thành 2 hệ thống giải: giải thưởng cho các tác phẩm hội họa, đồ họa, nghệ thuật trình diễn, video art và các hình thức nghệ thuật đương đại khác; giải thưởng cho tác phẩm điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt. Một số tác phẩm về Hà Nội: Ai về Thủ đô (tác giả Trần Nguyên Đán); Hà Nội ngày giải phóng (tác giả Huy Oánh); Hà Nội và tôi (tác giả Ngô Văn Cao) của Đinh GiaThắng và tranh Khắc gỗ “A di đà phật” của Nguyễn Khắc Hân đã được trao Huy chương Vàng. 4 Huy chương Bạc được trao cho các tác phẩm: Phiên chợ chiều (tượng đồng mạ) của Phạm Thái Bình; Chiều biên giới (sơn dầu) của Trần Huy Oánh; Lên đồng (sơn mài) của Trần Quốc Giang; Rùa biển (tượng tròn, hàn sắt) của Vũ Quang Sáng. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 12 Huy chương Đồng và 20 giải khuyến khích cho các tác phẩm nổi bật khác. M.ước TraogiảithưởngTriểnlãmMỹthuật… (Tiếp theo trang 1) Ngày 09.12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Huỳnh Vĩnh Ái đã chủ trì buổi làm việc về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 và kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ngành VHTTDL năm 2016. Theo báo cáo, trong năm 2015, về cơ bản, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL đã chủ động tiến hành các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo tính liên tục và đạt kết quả tốt, Vụ Pháp chế phát huy tốt vai trò là đầu mối, tham mưu. Bộ đã tổ chức tập huấn công tác giám định tư pháp; tổ chức hội nghị tuyên truyền về pháp luật phòng, chống tham nhũng theo Đề án hỗ trợ của Bộ Tư pháp; tổ chức 02 Hội nghị quán triệt các văn bản mới trong lĩnh vực VHTTDL và gia đình cho các Sở VHTTDL và Phòng VHTT cấp huyện tạiAn Giang và Vĩnh Phúc. Năm 2015, các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ và các đơn vị đã có chuyên trang, chuyên mục phổ biến văn bản mới, hỏi-đáp pháp luật về VHTTDL và gia đình như: Báo Văn hóa, Báo Thể thaoViệt Nam, Báo Du lịch… Bên cạnh đó, việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật trong cơ quan, đơn vị là nhiệm vụ thường xuyên của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Năm 2015, các đơn vị đã từng bước hoàn thiện tủ sách pháp luật của đơn vị phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của cán bộ, công chức… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong năm 2015 và cơ bản đồng tình với kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ngành VHTTDL năm 2016. Thứ trưởng lưu ý trong những mặt tích cực hay hạn chế cần phải chỉ ra được nguyên nhân để từ đó có những giải pháp hợp lý, cụ thể. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đề nghị Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan cần nghiên cứu sâu thêm kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ngành VHTTDL năm 2016 để khi triển khai sẽ có thể thu được nhiều kết quả tốt hơn. M.Khôi Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 Ngày 13.12, tại Vương quốc Maroc, Khu nghỉ dưỡng InterContinental Da Nang Sun Peninsula Resort của Tập đoàn Sun Group đã được vinh danh “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới năm 2015”. Đây là giải thưởng quan trọng nhất trong hệ thống “Oscar của ngành Du lịch” thế giới. InterContinental Da Nang Sun Peninsula Resort là khu nghỉ dưỡng duy nhất trong lịch sử của World Travel Awards hai năm liên tiếp được vinh danh ở giải thưởng danh giá này. Khu nghỉ dưỡng này tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng, gây ấn tượng bởi thiết kế lộng lẫy, sang trọng, tinh tế đến từng chi tiết với cảm hứng từ những giá trị văn hóa và thẩm mỹ nổi bật của người Việt. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Bill Bensley, top năm kiến trúc sư lừng danh thế giới. Sự interContinental Đà Nẵng được vinh danh“Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới”
  • 7. 7số 1157 l 17.12.2015 quản lý nhà nước Bộ VHTTDL phê duyệt tại Kế hoạch số 4976/KH-BVHTTDLvề tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương tại Việt Nam năm 2017 (APEC 2017). Mục đích nhằm góp phần vào thành công chung của APEC 2017, quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế đất nước với các nền kinh tế thành viên APEC. Theo Kế hoạch, các hoạt động sẽ được tổ chức trang trọng, có quy mô, nội dung các chương trình nghệ thuật thể hiện được tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, đảm bảo đúng yêu cầu và chỉ đạo của Ủy ban quốc gia APEC 2017, tránh phô trường, hình thức, đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Nội dung các hoạt động gồm: xây dựng bộ nhận diện chung cho APEC 2017 (thiết kế logo, huy hiệu, xây dựng nhận diện hình ảnh…); xây dựng Đề án tổ chức Triển lãm ảnh các nền kinh tếAPEC; phát động cuộc thi sáng tác logo APEC 2017, bộ nhận diện hình ảnh và mẫu huy hiệu; xây dựng clip quảng bá và tổ chức Tuần Phim APEC chào mừng hội nghị; xây dựng Đề án, kế hoạch hoạt động quảng bá văn hóa-du lịch Việt Nam trong tổng thể các hoạt động trước, trong và sau APEC 2017; xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ APEC 2017; triển khai các hoạt động tuyên truyền, cổ động; Hội nghị Bàn tròn về du lịch xanh… Để các hoạt động diễn ra hiệu quả, tiết kiệm, đúng với chỉ đạo của Ủy Ban quốc gia APEC 2017, Bộ VHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục Văn hóa cơ sở, Tổng cục Du lịch phối hợp tổ chức và triển khai các hoạt động. Đ.anh Hoạt động VHNT và du lịch phục vụ Diễn đàn APEC 2017 Bộ VHTTDL đã có Công văn số 5010/BVHTTDL-DSVH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định báo cáo tiền khả thi Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế. Về sự cần thiết đầu tư, dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích cố đô Huế trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 phù hợp với nội dung công việc cần phải triển khai thực hiện trong giai đoạn II (2013-2017) và giai đoạn III (2018- 2020) của Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 818/QĐ-TTg ngày 07.6.2010 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nhằm phát huy giá trị của di tích Cố đô Huế. Về cơ sở pháp lý, bổ sung Nghị định số 98/2010/NĐ-CPngày 21.9.2010 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28.12.2012 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30.12.2013 hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời, cần sắp xếp theo thứ tự các văn bản theo hiệu lực pháp lý. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất 27 dự án thành phần (10 dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa; 17 dự án sử dụng nguồn vốn địa phương, nguồn thu để lại cho đầu tư) có quy mô đầu tư lớn. Do đó, cần rà soát lại các hạng mục ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trong đó ưu tiên cho Dự án đầu tư dở dang và Dự án đầu tư vào các hạng mục di tích đang xuống cấp nghiêm trọng cần phải tu bổ, phục hồi. Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo chủ đầu tư hoàn chỉnh lại dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trên cơ sở góp ý của các Bộ, ngành về quy mô đầu tư các dự án, đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án và đánh khả năng cân đối vốn từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện. Thu hằng Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế khác biệt của Khu nghỉ dưỡng chính là những triết lý chiều sâu của nền văn hóa Việt kết tinh trong từng đường nét kiến trúc tại đây. Vượt qua 10 đối thủ đến từ các thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng trên thế giới InterContinental Da Nang Sun Peninsula Resort đã giành quán quân trong giải thưởng hàng đầu thế giới của ngành Du lịch. Sau một năm nhận bình chọn khắt khe từ các nhà chuyên môn, các hãng du lịch lữ hành và công chúng từ hơn 100 quốc gia, InterContinental Da Nang Sun Peninsula Resort đã tiếp tục ghi danh Việt Nam vào bản đồ nghỉ dưỡng cao cấp thế giới. Thanh hà
  • 8. 8 số 1157 l 17.12.2015 quản lý nhà nước Ngày 09.12.2015, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 5049/BVHTTDL- DSVH gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương về việc triển khai thực hiện Báo cáo của ICOMOS về Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. Để triển khai giai đoạn II của việc lập hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là Di sản Thế giới, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở VHTTDL và các cơ quan chức năng của 03 tỉnh: Rà soát các điểm di chỉ khảo cổ học đã khai quật những năm trước đây để khoanh vùng bảo vệ, không để hoang phế và để người đi lại phía trên các di chỉ khảo cổ học (di chỉ khảo cổ học ở Đền Kiếp Bạc, Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Hồ Thiên...). Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích, di chỉ khảo cổ học cần đảm bảo thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa và Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18.9.2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhằm giữ được tính xác thực của di sản (đặc biệt về hình thức kiến trúc và vật liệu truyền thống, việc đưa tượng phật mới vào thờ tự tại các chùa, tháp mộ). Tính xác thực là một trong ba trụ cột quan trọng tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản đề cử. Chỉnh sửa Báo cáo tóm tắt Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử theo mẫu Phụ lục số 2B tại Hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (sau đây gọi là Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới), trong đó, bổ sung Khu Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc - Thanh Mai (tỉnh Hải Dương) để Bộ VHTTDL xin ý kiến Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia và các cơ quan liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cho phép gửi tới Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO theo quy định tại Điều 31 Luật di sản văn hóa. Báo cáo tóm tắt cần tiếp thu ý kiến của ICOMOS trong việc: Xem xét lại tiêu đề của di sản đề cử: thay tên “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” bằng tên gọi phù hợp với nội dung hồ sơ đề cử; Loại bỏ những điểm di tích không phù hợp với nội dung hồ sơ đề cử đã được trình bày trong Báo cáo tổng quan của Bảo tàng Lịch sử quốc gia về Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử tại Hội thảo “Nhận diện giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” ngày 18.8.2015; Lựa chọn các tiêu chí ii, iii, v và vi để xây dựng Báo cáo tóm tắt; Khi dịch Báo cáo tóm tắt sang tiếng Anh, cần sử dụng tên thuật ngữ của các điểm di tích và công trình kiến trúc (chùa, miếu, am, tháp, mộ...) rõ ràng, chính xác. Tiếp tục hoàn thiện nội dung kết luận tại buổi họp triển khai xây dựng hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là Di sản Thế giới (Thông báo số 2866/TB- BVHTTDL ngày 17.7.2015 của Bộ VHTTDL), trong đó, lưu ý việc cần khẩn trương xây dựng Kế hoạch tổng thể lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản Thế giới trình UBND 03 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương xem xét, phê duyệt, báo cáo Bộ VHTTDL. Trong quá trình triển khai giai đoạn II của việc lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản Thế giới, cần đặc biệt lưu ý xây dựng Kế hoạch quản lý di sản bám sát yêu cầu của ICOMOS về các nội dung quy định tại hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới về quản lý rủi ro, thiên tai, quản lý du lịch... như đã được nêu trong Báo cáo của ICOMOS. Giữ mối quan hệ với ICOMOS và GS. Hae Un-Rii - Chủ tịch ICOMOS Hàn Quốc để mời các chuyên gia ICOMOS tiếp tục tư vấn cho giai đoạn II của việc lập hồ sơ đề cử Yên Tử là Di sản Thế giới. Thu hằng Triển khai thực hiện Báo cáo của iCOMOS về Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 5025/BVHTTDL-DSVH ngày 08.12.2015 về việc Thỏa thuận chủ trương và Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ). Bộ VHTTDL thống nhất chủ trương tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tại Khu di tích và thỏa thuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật bao gồm nội dung tu bổ Giếng Rồng và tôn tạo sân, vườn xung quanh giếng. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng lưu ý một số vấn đề: Không chạm hoa văn trên mặt thành giếng và thành giếng, cần bổ sung giải pháp để hạn chế việc du khách ném tiền lẻ xuống giếng; Giảm kích thước biển giới thiệu Giếng Rồng và cần làm rõ nội dung chữ trên biển để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Không dựng các tảng đá xếp theo trật tự phong thủy xung quanh giếng. Bổ sung mẫu ghế đá có phong cách phù hợp với phong cách kiến trúc chung của di tích; Không sử dụng đèn đá (đèn tầm thấp), đèn cây 4 bóng theo phong cách Châu Âu (đèn tầm cao) chiếu sáng sân vườn. Bổ sung thiết kế hệ thống thoát nước, lưu ý tại các vị trí gần Giếng và các chum nước cần đặt miệng thoát nước. Bộ VHTTDL cũng đề nghị để UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Chủ đầu tư hoàn thiện thiết kế và triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định pháp luật hiện hành. T.hằng Tu bổ, tôn tạo Giếng Rồng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng
  • 9. 9số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề Việc chấm điểm, đánh giá sẽ được tổng hợp dựa trên kết quả chấm điểm từ 3 “kênh”: Các địa phương tự đánh giá, báo cáo và chấm điểm; đánh giá, chấm điểm từ phía cơ quan quản lý nhà nước và từ các cơ quan báo chí. Bảng điểm đánh giá thực hiện các nhiệm vụ đưa ra tổng điểm 100, phân thành 6 mục để đánh giá, chấm điểm, bao gồm: Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hằng năm (tối đa 9 điểm); Quán triệt, tuyên truyền văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ Bộ VHTTDL (tối đa 6 điểm); Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội (tối đa 25 điểm); Đảm bảo môi trường an toàn tổ chức lễ hội (tối đa 40 điểm); Tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật (tối đa 10 điểm); Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại cơ sở (tối đa 10 điểm). Tiêu chí đánh giá cũng quy định Điểm cộng, Điểm trừ. Theo đó, điểm cộng tính cho các nội dung: Tổ chức đánh giá, chấm điểm chặt chẽ, chính xác và thực hiện công tác báo cáo đúng quy định (5 điểm); Có cách làm hay, sáng tạo, đột phá trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội (5 điểm); Được dư luận báo chí đánh giá tốt (5 điểm). Điểm trừ tính cho các nội dung: Gửi báo cáo theo quy định chậm hoặc không gửi (theo thời hạn, 5 điểm); Bị dư luận, báo chí nêu nhiều thông tin phản ánh không tốt về lễ hội (5 điểm). Về thang điểm xếp loại, địa phương hoànthànhxuấtsắc(loạiA)cómứcđiểm từ 95-100 điểm; mức độ hoàn thành tốt (loại B) từ 85- 94 điểm; mức độ hoàn thành (loại C) từ 51-84 điểm và chưa hoàn thành (loại D) là dưới 50 điểm. Ngoài lấy ý kiến các cơ quan thông tin đại chúng, Cục Văn hóa cơ sở cũng tổ chức lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ và các đơn vị chức năng thuộc Bộ bằng hình thức phiếu chấm điểm. Bên cạnh việc trực tiếp tham gia chấm điểm, Bộ VHTTDLcũng đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục nhập cuộc, đồng hành cùng với Bộ trong việc tuyên truyền, giám sát và phản ánh tình hình thực hiện các tiêu chí này tại các địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng. M.Khôi Ngày 09.12.2015, Bộ VHTTDL đã ban hành các quyết định số 4248, 4249, 4250, 4251, 4252, 4253/QĐ- BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với 06 di tích, gồm: Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc (xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình); Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Sùng Khánh (xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc); Di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Trúc Lâm (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phương Viên (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc); Danh lam thắng cảnh hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên); Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà hát Thành phố (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng). Bộ VHTTDL cũng yêu cầu UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Thanh hà Ngày 10.12, Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Gia Lai và Kon Tum tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Đối thoại tháng 12”. Triển lãm giới thiệu đến công chúng 30 tác phẩm hội họa và điêu khắc mang đậm dấu ấn Tây Nguyên của 4 tác giả trẻ là Nguyễn Văn Chung, Lê Nguyễn Thảo My, Mai Quý Ngọc và Nguyễn Vinh. Phần lớn những tác phẩm hội họa và điêu khắc được trưng bày tại triển lãm này đều đã được trưng bày tại các cuộc triển lãm trong khu vực và toàn quốc. Với phong cách trẻ trung, táo bạo và tự tin, bốn tác giả trẻ đã phác họa nên một Tây Nguyên vừa tươi mới nhưng cũng rất thân quen với những nét riêng về phong cách và ý tưởng. Bố cục của các tác phẩm rất phong phú, có chiều sâu, ẩn chứa nhiều suy tư, khắc khoải với gam màu tươi sáng được thể hiện cách điệu qua các chất liệu: Sơn dầu, khắc gỗ, composite, thạch cao… giúp người xem cảm nhận vẻ huyền bí nhưng rất trữ tình và đậm chất dung dị về mảnh đất, con người Tây Nguyên. Trần nguYện Triển lãm mỹ thuật“Đối thoại tháng 12” Lầnđầuchấmđiểmcôngtáctổchức,quảnlýlễhội… (Tiếp theo trang 1) Xếp hạng thêm 6 di tích quốc gia
  • 10. 10 số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề Trong những năm qua, ngành Du lịch đã có những bước phát triển đáng ghi nhận với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội với tư cách là ngành kinh tế tạo nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Bên cạnh nhưng kết quả đạt được, hiện nay một số khu điểm du lịch tài nguyên bị tác động không nhỏ và hiện tượng ô nhiễm cục bộ vẫn xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là khu vực biển đảo nơi có nhiều hoạt động kinh doanh du lịch. Một trong những nguyên nhân chủ yếu do việc chạy theo lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp; công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý ngành và môi trường không thường xuyên; trình độ dân trí, nhận thức về bảo vệ môi trường của cán bộ, công nhân viên, khách du lịch và cộng đồng tại khu, tuyến, điểm còn chưa đầy đủ... Trong khi đó, cơ quan quản lý chưa có giải pháp kịp thời và đồng bộ để bảo vệ môi trường du lịch. Đây chính là tồn tại cơ bản trong công tác quản trị môi trường du lịch. Theo Tiến sĩ Võ Quế - Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, trước thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được hoàn thiện và ngày được củng cố. Năm 2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 02/2003/QĐ- BTNMT về quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Quy chế đã quy định tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch và các loại hình du lịch. Quy chế này là cơ sở pháp lý cho công tác thanh tra, kiểm tra môi trường tại các khu điểm du lịch, cũng như tiêu chuẩn các chất thải, nước thải ra môi trường của một số hoạt động kinh doanh du lịch lưu trú nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí... Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT- BVHTTDL-BTNMT ngày 30.12.2013 của Bộ VHTTDL và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích được coi là bước tiến lớn cho những nhà quản lý môi trường di sản. Văn bản pháp lật này đã đề cập một cách chi tiết, cụ thể hơn và tập hợp một cách khá hệ thống các vấn đề xung quanh công tác bảo vệ môi trường di sản Việt Nam. Năm 2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP, ngày 08.12.2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới trong đó đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm tạo bước chuyển đột phá trong phát triển du lịch; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT- TTg, ngày 04.9.2014 về công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 02.7.2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, để nâng cao chất lượng ngành du lịch và thu hút khách đếnViệt Nam ngày một nhiều hơn. Sau khi các văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương ban hành, các địa phương đã xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện các văn bản này triển khai tại các khu vực phát triển du lịch. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nội dung quản lý nhà nước về môi trường du lịch vẫn chưa được thực hiện triệt để ở nhiều cấp, đặc biệt là các khu vực du lịch nên dẫn đến hiện trường ô nhiễm cục bộ còn xuất hiện nhiều nơi, nhiều lúc ảnh hưởng đến chất lượng môi trường chung cũng như môi trường phát triển du lịch. Tiến sĩ Võ Quế nhận xét: Muốn thực hiện tốt vấn đề quản trị môi trường trong lĩnh vực du lịch, trước hết, cơ quan quản lý nhà nước cũng có chiến lược, chương trình hành động thực hiện đánh giá hàng năm về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân ở các vùng, tuyến, điểm du lịch làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo phong cách giao tiếp lịch sự với du khách, nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch và phát triển bền vững. Chính quyền ở các địa phương cần tuyên truyền, giáo dục và vận động du khách và cộng đồng dân cư địa phương hưởng ứng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Kiểm tra, giám sát việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng, vận chuyển trái phép các loại thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm, quản lý hệ thống thu gom, tập trung chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại. Đối với cộng đồng địa phương, là những người chủ sở hữu các tài nguyên, họ có quyền tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Đồng thời, họ cũng có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải xác định môi trường là vấn đề sống còn kinh doanh của doanh nghiệp nên cần tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường ở các khu, điểm du lịch và trên các tuyến du lịch; tích cực tham gia bảo vệ môi trường tại nơi doanh nghiệp tổ chức kinh doanh và hướng dẫn mọi người tuân thủ các quy định và chỉ dẫn về bảo vệ môi trường, có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Thế hùng Đề cao vai trò của chính quyền địa phương trong giữ gìn môi trường du lịch
  • 11. 11số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề Tính đến tháng 11.2015, lượng khách dulịchđếnQuảngNgãiướcđạt550nghìn lượt người, tăng 22% so với năm 2014, trongđócó47.000lượtkháchquốctế(tăng 24%) với tổng doanh thu đạt 510 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ; riêng huyện đảo Lý Sơn được xem là điểm hút khách nhất hiện nay với gần 15.000 lượt khách đến tham quan. Có được kết quả trên là do tỉnh đã có bước đi phù hợp trong tình hình mới. Cụ thể,tỉnhđãcấpphépđầutưvàthốngnhất chủ trương cho một số tập đoàn, công ty có thương hiệu mạnh và uy tín về du lịch như Vingroup, Mường Thanh, Saigontouristtriểnkhaicácdựánlớntrên địabàn,đặcbiệtlàhuyệnđảotiềntiêuLý Sơn. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh tổ chức các lớptậphuấn,giớithiệudịchvụHomestay đến du khách; kết nối tuyến du lịch Cù Lao Chàm - Lý Sơn - Sa Huỳnh… Bà Huỳnh Thị Phương Hoa - Phó GiámđốcSởVHTTDLtỉnhQuảngNgãi cho biết: Sở cũng đã thành lập và đang hoàn thiện Tổ hỗ trợ du khách sau khi được tỉnh đồng ý. Tổ hỗ trợ sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin từ du khách thông qua đường dây nóng; cung cấp thông tin và tư vấn về du lịch tỉnh Quảng Ngãi và Lý Sơn. Ngoài ra, Tổ cũng sẽ hỗ trợ du khách trong các tình huống cần trợ giúp khẩn cấp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh cho du khách khi đến tham quan trong tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban chỉ đạo phát triển Lý Sơn phân công... Hiệnnay,QuảngNgãicókhoảng275 cơ sở lưu trú, trong đó số lượng nhà nghỉ chiếm khoảng 80%. Toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đócó2doanhnghiệpkinhdoanhlữhành quốc tế. Năm2015,dulịchtỉnhQuảngNgãidự kiến sẽ đón khoảng 650.000 lượt khách, tăng16%sovớicùngkỳnămtrước.Trong đó, khách quốc tế đạt 55.000 lượt khách, tăng18%sovớicùngkỳnămtrước;khách lưutrúcảnămkhoảng360.000lượtkhách, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu du lịch cả năm đạt 560 tỷ đồng, tăng 9% so vớicùng kỳ nămtrước. K.hoàn Quảng Ngãi: Đón 47.000 lượt khách du lịch quốc tế Từ đầu năm đến nay, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt gần 3 triệu lượt người, tăng 14% và khách nội địa đạt gần 14,5 triệu lượt người, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Thông tin này được Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội - Đỗ Đình Hồng cho biết, tại buổi tọa đàm về công tác truyền thông, quảng bá du lịch do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 11.12. Theo ông Hồng, Hà Nội đón khách từ hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường: Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ và nhiều thị trường khác. Như vậy, giai đoạn 2010- 2015 dù gặp khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế nhưng lượng khách du lịch quốc tế đến Thủ đô có tốc độ tăng trưởng ấn tượng với mức tăng trung bình đạt trên 10%, chiếm tỷ trọng 40% so với cả nước. Thời gian qua, ngành du lịch Hà Nội không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lượng và sức cạnh tranh như: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch lễ hội, du lịch hội nghị hội thảo… Hoạt động hợp tác cũng đi vào chiều sâu nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch. Bên cạnh đó, Sở Du lịch còn quan tâm đến công tác quảng bá hình ảnh, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Hà Nội. Hiện Hà Nội đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; nâng cao tính chuyên nghiệp; có sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và có sức cạnh tranh, nhằm đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp, xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực. h.Yến Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng cao Ngày 11.12, tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai mạc Ngày hội du lịch Đồng Tháp - Tràm Chim 2015. Tại ngày hội diễn ra các sự kiện quan trọng như: Lễ đón nhận quyết định Vườn quốc gia Tràm Chim trở thành di tích - danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; biểu diễn nghệ thuật; khánh thành giai đoạn 1 các hạng mục nâng cấp khu dịch vụ du lịch Vườn quốc gia Tràm Chim; triển lãm hàng trăm bức ảnh thời sự, nghệ thuật về cảnh vật thiên nhiên của Vườn; các gian hàng đặc sản Đồng Tháp Mười, ẩm thực đồng quê… Vườn quốc gia Tràm Chim được mệnh danh là “Đồng Tháp Mười thu nhỏ” của Việt Nam. Nơi đây lưu giữ trên 230 loài chim, 190 loài thực vật, hơn 150 loài cá nước ngọt, 40 bò sát lưỡng cư và hệ sinh vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại đặc biệt quý hiếm… Đây cũng là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của Đồng Tháp Mười nguyên thủy, vùng đất ngập nước quan trọng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long và của Việt Nam, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Vườn quốc gia Tràm Chim là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam. Đây hiện là một trong những địa điểm du lịch sinh thái thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. L.Khánh Ngày hội du lịch Đồng Tháp - Tràm Chim 2015
  • 12. 12 số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề Năm 2015 tổng lượng khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh ước đạt 4,7 triệu lượt người, tăng 7% so với năm 2014. Mặc dù vậy theo các chuyên gia, mức tăng này chưa xứng với tiềm năng du lịch của thành phố. Vì thế, bên cạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá truyền thống, trong thời gian tới ngành du lịch thành phố cần có những hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước mang tính đột phá nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch quốc tế, tăng nguồn thu từ du lịch. Tổchứcsựkiệndulịchxứngtầm Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được thành phố tiến hành trong thời gian qua như: Hội chợ du lịch quốc tế, Lễ hội trái cây Nam Bộ, Liên hoan các món ngon… chỉ mới đáp ứng kích cầu du lịch nội địa. Do vậy, để có thể thu hút khách du lịch quốc tế đến với thành phố nhiều hơn, ngành du lịch cần tổ chức được những sự kiện du lịch quốc tế lớn, quảng bá trên truyền hình trong và ngoài nước. Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức được sự kiện bắn pháo hoa quốc tế, Lâm Đồng có lễ hội hoa Đà Lạt và lễ hội trà gây được tiếng vang đối với du khách trong và ngoài nước; trong khi đó, vốn là trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch lớn của cả nước, nhưng đến nay TP. Hồ Chí Minh chưa tổ chức được sự kiện du lịch nào mang tầm quốc tế. Ông Nguyễn Trọng Hòa - Phó Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist chia sẻ: Nếu tìm lại các thông tin về sự kiện bắn pháo hoa quốc tế ở Đà Nẵng sẽ thấy rằng hai tháng trước khi sự kiện này diễn ra, các khách sạn ngưng nhận khách và giá phòng tăng gấp 2-3 lần. Rõ ràng nếu tổ chức được sự kiện mang tầm quốc tế, lượng khách đến TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng cao. “Đang nắm giữ nhiều di sản văn hóa đặc sắc nổi bật là Đờn ca tài tử, thành phố có thể tổ chức thành sự kiện văn hóa - du lịch tổng hợp ngay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa độc đáo. Hay Cần Giờ - một địa điểm tổ chức chạy marathon rất tuyệt vời, vì ở đây phương tiện giao thông không nhiều, không khí lại rất trong lành. Thành phố có thể liên kết với các liên đoàn, tổ chức thể thao trên thế giới để tổ chức sự kiện marathon mang tầm quốc tế. Khoảng tháng 7-10 hàng năm là thời điểm rất thích hợp để tổ chức những sự kiện như thế, bởi đây là thời gian thấp điểm của du lịch thành phố. Nếu tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch tổng hợp vào thời gian trên sẽ góp phần kích cầu du lịch, tăng lượng khách quốc tế đến với TP. Hồ Chí Minh” - ông Hòa đề xuất. Khi đã tăng được lượng khách du lịch quốc tế, ngành du lịch cần thông tin đến khách quốc tế các địa điểm tham quan, khu vui chơi giải trí, mua sắm tổng hợp để kích thích tiêu dùng của khách du lịch. Muốn làm được điều này, thành phố cần bắt đầu từ những hoạt động quảng bá nhỏ nhất. Và điều cần làm trước tiên là nâng cao tần suất quảng bá về thành phố tại những điểm đến có đông du khách ngay tại thành phố, cụ thể là sân bay Tân Sơn Nhất. Bà Âu Uyển Phương - Phó phòng Lữ hành quốc tế (Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist) cho biết: Sân bay Tân Sơn Nhất là nơi rất lý tưởng để quảng bá thông tin du lịch thành phố nhưng đến nay khách ngồi chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh ở sân bay chỉ được xem đoạn phim nói về công tác bảo vệ an ninh sân bay. Vì vậy, Sở Du lịch thành phố cần phối hợp với sân bay xây dựng một điểm quảng bá thông tin du lịch thành phố cho khách quốc tế. Điều này rất cần thiết khi mà xu hướng khách nước ngoài đến thành phố ít đi theo các tour trọn gói. Họ thường là những khách lẻ và rất cần tìm hiểu các thông tin du lịch, bản đồ, sách báo giới thiệu về các điểm tham quan, mua sắm, giải trí, cơ sở lưu trú ở nơi đến. Xácđịnhthịtrườngtrọngđiểm đểxúctiếndulịch Năm 2016, mục tiêu mở rộng thị trường du lịch ngoài nước của thành phố là thu hút, phát triển mạnh thị trường khách quốc tế gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan), tăng cường khai thác thị trường khách đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan). Theo các doanh nghiệp du lịch, một khi đã xác định được thị trường du lịch trọng điểm, Sở Du lịch cần có kế hoạch xúc tiến cụ thể cho từng thị trường. Có như vậy, công tác xúc tiến du lịch mới đạt hiệu quả như mong muốn. Mỗi thị trường, khách du lịch sẽ có xu hướng khác nhau. Chẳng hạn, tuy cùng khu vực Đông Bắc Á nhưng người Nhật Bản và người Hàn Quốc có những xu hướng du lịch khác nhau. Người Nhật có xu hướng du lịch MICE (du lịch kết hợp hội họp, sự kiện) và du lịch thực tế (trải nghiệm nét đẹp trong sinh hoạt của người dân địa phương). Còn người Hàn Quốc có xu hướng đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa như đình, chùa, tham gia lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật đặc sắc của địa phương. Do vậy, hình thức xúc tiến du lịch ở Nhật Bản phải chú trọng đến thể mạnh về MICE còn ở Hàn Quốc nên tập trung giới thiệu các lễ hội, các di sản văn hóa nổi bật của thành phố. Thế nhưng, lâu nay hoạt động xúc Thay đổi cách tiếp thị để thu hút khách du lịch
  • 13. 13số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề tiến du lịch nước ngoài vẫn còn chung chung. Ông Lã Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Hiện nay, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài của các cơ quan quản lý du lịch chưa cụ thể cho từng thị trường. Nội dung xúc tiến quảng bá về thành phố ở thị trường nào cũng giống nhau dù là các nước ở Đông Bắc Á hay các nước Châu Âu. Bà Ngô Thị Thu Hiền - Trưởng phòng phát triển bán vé Chi nhánh VietNam Airlines khu vực miền Nam cho biết thêm: “Chúng tôi từng làm việc với Hiệp hội Du lịch của Nhật Bản và nhận thấy hoạt động xúc tiến du lịch của họ được tiến hành theo một quy trình bài bản và liên tục trong nhiều năm. Họ đưa các thông tin về các địa điểm du lịch của đất nước mình trên các trang web, phối hợp với các kênh truyền hình của Việt Nam chiếu những đoạn phim ngắn (theo từng tập và phát liên tục trong nhiều tháng tại một giờ cố định) rất thu hút về cơ sở lưu trú, ẩm thực, quà lưu niệm của một địa điểm du lịch. Sở dĩ họ làm được điều này vì đã liên kết được tất cả các đơn vị làm du lịch từ cơ quan quản lý du lịch cho đến hàng không, các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, người dân địa phương… cùng tham gia xây dựng chương trình xúc tiến trọn vẹn và rất thu hút”. Theo đó, khi đã xác định được thị trường trọng điểm, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cần tìm hiểu xu hướng du lịch của từng nước, qua đó đề ra kế hoạch xúc tiến du lịch phù hợp. Không chỉ cung cấp cho khách du lịch tiềm năng sách, tranh ảnh về thành phố mà cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thông qua internet, các trang mạng xã hội, kênh truyền hình của các nước… Thế hùng Ngày 10.12, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình - Trần Đăng Ninh đề nghị: Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong tỉnh cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 27 về thực hiện Nghị quyết số 33 Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 5 nội dung 7 phong trào thiết thực, hiệu quả, trong đó, 5 nội dung gồm: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa xanh, sạch, đẹp, an toàn; xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. 7 phong trào gồm: Phong trào xây dựng “người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến; “ Gia đình văn hóa”; “Làng, bản, tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Học tập, lao động sáng tạo”. Hòa Bình còn huy động các nguồn lực xây dựng thiết chế văn hóa, thường xuyên duy trì, tu bổ và tăng hiệu quả, công năng sử dụng nhà văn hóa, khu thể thao cấp cơ sở đã được xây dựng theo quy định của Bộ VHTTDL; công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa cần được thực hiện nghiêm túc theo quy định, tránh bệnh thành tích. Đồng thời, tỉnh xây dựng các chỉ tỉêu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Hòa Bình phù hợp với các chỉ tiêu lĩnh vực văn hóa, xã hội theo như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020. 5 năm qua, tỷ lệ gia đình văn hóa trên địa bàn Hoà Bình luôn đạt trên 70%; làng, bản, tổ dân phố văn hóa đạt trên 60%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt trên 90%... Tỷ lệ nhà văn hóa xóm, bản đạt 76%; nhà văn hóa xã phường thị trấn đạt 20%; nhà văn hóa huyện, thành phố đạt 100%; 16,2% xã đạt chuẩn nông thôn mới; trên 80% gia đình và trên 60% khu dân cư thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; trên 600 lễ hội dân gian, truyền thống, lịch sử cách mạng, lễ kỷ niệm… được tổ chức theo đúng quy định... Nhân dịp này, UBND tỉnh Hoà Bình tặng Bằng khen cho 22 tập thể và 18 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015 và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội (2005-2015). K.hoàn Hoà Bình: Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
  • 14. 14 số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề Nhân kỷ niệm 23 năm ngày Thiết lập Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc (22.12.1992-22.12.2015), tối 12.12, tại TP. Đà Nẵng, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Đà Nẵng tổ chức Lễ hội giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2015. Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng - Đặng Việt Dũng cho biết, suốt 23 năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, trong đó, giao lưu văn hóa giữa hai nước luôn diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai quốc gia, những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, từ khi có đường bay trực tiếp Đà Nẵng-Inchone của các hãng hàng không Hàn Quốc và Việt Nam được khai thác, lượng khác du lịch Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Đà Nẵng và Hàn Quốc. Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật của Hàn Quốc đã được tổ chức tại Đà Nẵng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Ngài Jun Dae Joo - Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định: Trong suốt 23 năm qua, quan hệ hai nước đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam, năm 2015 kim ngạch thương mại hai nước ước đạt gần 40 tỷ USD, lượng khách du lịch Hàn Quốc sang Việt Nam tăng hơn 30%, số lượng khách Việt Nam sang Hàn Quốc tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2014. Đà Nẵng là một thành phố năng động với nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế. Đà Nẵng có đường bay trực tiếp đến Hàn Quốc, đây là điều kiện thuận lợi để người dân Hàn Quốc đến tham quan du lịch tại Đà Nẵng. Đồng thời, cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Lễ hội Việt Nam-Hàn Quốc 2015 diễn ra với các hoạt động như: Triển lãm văn hóa Hàn Quốc, triển lãm ảnh Đà Nẵng. Đặc biệt là chương trình ca nhạc nghệ thuật đặc sắc có sự tham gia của các nhóm nhạc nổi tiếng đến từ Hàn Quốc biểu diễn phục vụ nhân dân và giới trẻ Đà Nẵng. V.Sơn Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã đưa thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, trong đó chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chămpa vào phục vụ du khách khi đến tham quan Di sản văn hóa thế giới này. Theo đó, cùng với việc trải nghiệm tham quan các công trình kiến trúc di sản đền tháp của người Chăm, du khách được xem biểu diễn các điệu múa Chăm truyền thống, trình diễn múa tượng Siva, Apsara, múa quạt, múa đội nước, thổi kèn saranai... do chính các nghệ sĩ người Chăm biểu diễn. Trong không gian tĩnh lặng của thung lũng thần linh, du khách sẽ được thả hồn trong những điệu múa Chămpa truyền thống duyên dáng, uyển chuyển nhưng cũng đầy huyền bí, quyến rũ từ vũ điệu Siva, Apsara đến nét vui tươi tràn đầy sức sống và nghệ thuật tạo hình trong múa quạt, múa đội nước... Mỗi vũ điệu mang một nét riêng, tạo nên không gian văn hóa Chămpa lung linh, huyền ảo. Đặc biệt, linh vật MukhaLinga đã được công nhận là Bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại Mỹ Sơn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan Di sảnVăn hóa thế giới - Mỹ Sơn. Bên cạnh đó, khi tới thăm di sản, du khách được học múa Chămpa, học các làn điệu dân ca Chămpa, học tiếng Chăm căn bản. Sản phẩm du lịch mới này đang trong thời gian thử nghiệm nhưng đã nhận được phản hồi tích cực từ các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốc tế. Các sản phẩm du lịch theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Chămpa, dịch vụ tham quan Mỹ Sơn từ trên cao bằng máy bay trực thăng phục vụ du khách sẽ được sẽ triển khai mở rộng từ đầu năm 2016. Nhờ bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa của văn hóa Chămpa, Khu Di tích và du lịch Mỹ Sơn đã khẳng định những thành công vượt bậc về mô hình quản lý, công tác bảo vệ, bảo tồn và trùng tu cũng như trên lĩnh vực phát huy giá trị. Di sản văn hóa thế giới - Mỹ Sơn trở thành điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong nước và quốc tế trong hành trình kết nối Di sản văn hóa Miền Trung và khẳng định thương hiệu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam. Trong năm 2015, lượng khách tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn ước đạt trên 273 nghìn lượt người, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 222 nghìn lượt người. Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đã và đang phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, đồng thời là cầu nối để “kích thích” du lịch vùng sâu, vùng xa trong đất liền cũng như du lịch biển đảo của tỉnh Quảng Nam trong hiện tại và tương lai. huY Long Quảng Nam: Nhiều sản phẩm du lịch mới ở Di sản Mỹ Sơn Lễ hội giao lưu Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc 2015
  • 15. 15số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề Theo bảng xếp hạng của Hiệp hội Quần vợt nam chuyên nghiệp (ATP) công bố ngày 14.12, với tổng 18 điểm thưởng, tay vợt số 1 Việt Nam Lý Hoàng Nam đã nhảy vọt 126 bậc, để lên vị trí 933 thế giới. Đây là thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của Hoàng Nam từ trước đến nay. Với thứ hạng này, tay vợt 18 tuổi đã đi vào lịch sử quần vợt Việt Nam khi trở thành tay vợt đầu tiên góp mặt trong tốp 1.000 thế giới. Đây cũng là thứ hạng cao nhất đối với quần vợt Việt Nam từ trước đến nay. Lý Hoàng Nam đã phá kỷ lục của Đỗ Minh Quân, tay vợt Việt Nam có thứ hạng cao nhất trước đó với vị trí 1002 trên Banrng xếp hạng ATP vào năm 2006. Sau khi lên ngôi vô địch Wimbledon trẻ 2015, Nam vào vòng 3 giải đấu giải đấu nhà nghề Men’s Futures diễn ra tại Campuchia. Ở giải đấu này, sau khi bị loại sớm ở giải Cambodia F1 Futures, phong độ Hoàng Nam khởi sắc đáng kể sau đó khi anh vào tới bán kết Cambodia F2 Futures và lọt vòng hai Cambodia F3 Futures. Hoàng Nam từng chia sẻ, mục tiêu cao nhất trong sự nghiệp của anh là Top 200 thế giới. 2015 có thể xem là một năm thành công trong sự nghiệp của Hoàng Nam.Anh tiến sâu ở nhiều giải, đoạt nhiều danh hiệu - trong đó nổi bật nhất là chức vô địch đôi nam giải trẻ Wimbledon. Tr.Quỳnh Sau 6 ngày thi đấu sôi nổi,ASEAN Para Games 8 đã khép lại với kết quả Nhất toàn đoàn thuộc về Thái Lan (95HCV, 76 HCB, 79 HCĐ); Nhì: Indonesia (81HCV, 74HCB, 63 HCĐ); Ba: Malaysia (52HCV, 58HCB, 37 HCĐ); đứng thứ 4 là đoàn Việt Nam (48HCV, 58HCB, 50 HCĐ); nước chủ nhà Singapore đứng thứ 5 (24HCV, 17HCB, 21 HCĐ). Ông Vũ Thế Phiệt - Trưởng đoàn TTNKTVN cho biết: “Tại giải đấu năm nay, các VĐV đã thi đấu rất thành công, đặc biệt là đội tuyển Bơi lội và Cử tạ. Tổng cộng đoàn Việt Nam đã phá 16 kỷ lục đại hội, và 2 kỷ lục châu Á. Đội tuyển Bơi lội Việt Nam cũng thống trị đường đua xanh, với 19HCV, 22HCB, 21HCĐ. Cùng với việc các bộ môn khác đều có được thành tích cao. Kết quả này cho thấy thể thao người khuyết tật Việt Nam đang ở mức phát triển tốt, qua đó tạo đà chuẩn bị tốt cũng như hy vọng sẽ có thêm nhiều suất dự đại hội thể thao khuyết tật thế giới Paralympic sẽ diễn ra tại Rio (Brazil) vào năm sau, đặc biệt ở những môn thế mạnh của Việt Nam như Bơi lội hay Điền kinh. (Xem tiếp trang 16) Sau ba ngày tranh tài sôi nổi tại TP. Hồ Chí Minh, chiều 13.12, Giải vô địch thể dụcAerobic Châu Á lần thứ V - năm 2015 đã khép lại. Đội chủ nhà Việt Nam đã thi đấu thành công, khi giành 10HCV. Ở lứa tuổi 12-14, chủ nhà Việt Nam vô địch cả 5 nội dung. HCV được trao cho các vận động viên: Dương Huỳnh Bảo Khang (đơn nam), Trần Hạ Vi (đơn nữ), Đào Ngọc Huy - Vũ Ngọc Anh (đôi nam nữ), Đào Ngọc Huy - Vũ Ngọc Anh - Trần Hạ Vi (nhóm 3 người), Châu KimAnh - Nguyễn Ngọc Ánh Vy - Trương Ngọc Diễm Hằng - Nguyễn Võ Quỳnh Như - Thái Trịnh Hồng Phú (nhóm 5 người). Tiếp nối thành công trên, trong ngày thi đấu cuối cùng, các vận động viên chủ nhà có những bài biểu diễn ấn tượng và giành thắng lợi ở tất cả nội dung của lứa tuổi 15-17 với các HCV của Phạm Thế Gia Hiển (đơn nam), Tôn Nữ Thanh Thanh (đơn nữ), Lê Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi (đôi nam nữ), Nguyễn Chế Thanh - Lê Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi (nhóm 3 người), Nguyễn Chế Thanh - Lê Hoàng Phong - Trần Ngọc Thúy Vi - Tôn Nữ Thanh Thanh - Đinh Hồng Ngọc (nhóm 5 người). Trong khi đó, ở các nội dung dành cho lứa tuổi vô địch (trên 18 tuổi, 7 nội dung) ghi nhận sự thành công của các đội Hàn Quốc với 3HCV, Trung Quốc có 3HCV và H’Mông Cổ 1HCV. Dù nỗ lực nhưng đội chủ nhà Việt Nam chỉ giành được 2HCĐ ở nội dung Aerobic Dance và Aerobic Step. Đây không phải là bất ngờ vì Việt Nam không đặt kỳ vọng ở nội dung này. Tại Giải năm nay, Ban Huấn luyện đội tuyển Việt Nam chỉ đặt mục tiêu giành 2-4HCV ở lứa trẻ, nhưng các vận động viên đã thi đấu xuất sắc và giành chiến thắng tại 10/17 nội dung của Giải. Đây là kết quả rất ấn tượng, góp phần tạo tâm lý, nền tảng cho bộ môn thể dục Aerobic của Việt Nam phát triển trong thời gian tới. Giải vô địch thể dục Aerobic Châu Á lần thứ V-năm 2015 thu hút sự tham dự của 242 vận động viên đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có phong trào thể dục Aerobic mạnh trong khu vực. naM anh Tay vợt Lý Hoàng Nam lên hạng 933 thế giới Việt Nam giành 10HCV Giải vô địch Aerobic Châu Á ASEAN Para Games lần 8: Việt Nam xếp thứ 4 toàn đoàn
  • 16. 16 số 1157 l 17.12.2015 Sự kiện vấn đề “Trong một lần vào xã Mường Hung (huyện biên giới Sông Mã) để tuyển chọn vận động viên, tôi tình cờ gặp Tươi. Bằng con mắt nghề nghiệp, nhận thấy em là người có tố chất về võ thuật nên tôi đã chọn Tươi thay vì chọn một số em được giới thiệu từ trước. Không phụ lòng mong đợi, ngay năm đầu tiên tham gia giải Vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc em đã giành được huy chương bạc, sau đó là vô địch rất nhiều giải toàn quốc, đặc biệt là tấm Huy chương Vàng môn Pencak Silat thế giới năm 2015 tại Thái Lan” - đó là tâm sự của huấn luyện viên Trần Huy, Trung tâm Đào tạo và huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh Sơn La khi nói về vận động viên môn Pencak Silat Lò Thị Tươi. Lò Thị Tươi (sinh năm 1994) là con út trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở xã biên giới Mường Hung. Đầu năm 2008, nhận thấy Tươi có đầy đủ tố chất để trở thành vận động viên Pencak Silat như chiều cao, cân nặng, sức bật sào… em đã được huấn luyện viên Pencak Silat Trần Huy đưa về luyện tập tại Trung tâm Đào tạo và huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh Sơn La. Trong quá trình tập luyện, Tươi luôn nỗ lực, chăm chỉ rèn luyện, thực hiện tốt các giáo án mà huấn luyện viên đề ra. Năm 2009, lần đầu tham gia giải Vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc Tươi đã giành luôn Huy chương Bạc. Vận động viên Lò Thị Tươi tâm sự: Khi mới đến Trung tâm, Tươi chọn môn điền kinh để tập luyện vì thấy môn này phù hợp với mình. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện thấy các anh chị tập môn Pencak Silat, Tươi cũng xin tập để bổ trợ cho môn điền kinh. Càng luyện tập, Tươi càng thấy rất hào hứng với môn Pencak Silat. Sau đó, với khả năng bẩm sinh về võ thuật, Tươi đã nhanh tiếp thu các giáo án của huấn luyện viên đề ra và thi đấu rất thành công tại các giải đấu. Sau khi thi đấu ấn tượng tại giải Vô địch Pencak Silat trẻ toàn quốc, năm 2011, vận động viên Lò Thị Tươi được triệu tập vào đội tuyển trẻ quốc gia. Được cọ xát với những vận động viên có nhiều kinh nghiệm đã giúp Tươi khắc phục được một số nhược điểm và nâng cao kỹ thuật sở trường. Nhờ đó, liên tiếp các năm 2012 và 2014, Tươi đã giành Huy chương Vàng giải Các câu lạc bộ Pencak Silat toàn quốc; Huy chương Vàng giải Vô địch toàn quốc năm 2013. Năm 2014, Tươi vinh dự được tham gia vào đội tuyển Pencak Silat quốc gia. Tháng 01.2015, tham dự giải Vô địch thế giới môn Pencak Silat lần thứ 16 tại Thái Lan, bằng lối đánh quyến rũ, dứt khoát cùng với tinh thần thi đấu quyết tâm Tươi đã giành được Huy chương Vàng một cách thuyết phục và trở thành vận động viên nữ duy nhất của đội tuyển Việt Nam giành Huy chương Vàng thế giới ở nội dung đối kháng nữ hạng 75-90 kg. Vận động viên Lò Thị Tươi chia sẻ về tấm Huy chương Vàng thế giới môn Pencak Silat: Đây là lần đầu tiên đi thi đấu quốc tế nên em rất lo nhưng được sự động viên kịp thời của huấn luyện viên và đồng đội, em đã thi đấu thành công và giành chiến thắng. Huấn luyện viên Pencak Silat - Trần Huy cho biết: Trong quá trình tập luyện, Tươi luôn chấp hành tốt các kế hoạch, giáo án huấn luyện và chiến thuật do huấn luyện viên đề ra. Tuy nhiên trong thi đấu, em vẫn mắc phải một số lỗi phản công, cảm giác đòn và khoảng cách thi đấu chưa tốt, đặc biệt là tâm lý thi đấu thiếu ổn định, nếu khắc phục được những yếu điểm trên, thời gian tới, Tươi sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Theo ông Đỗ Thế Công - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh Sơn La, mặc dù Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị tập luyện, nhưng vận động viên Lò Thị Tươi đã nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thi đấu thành công các giải Pencak Silat trong nước và thế giới. Chia sẻ về những dự định trong thời gian tới, Tươi cho biết em sẽ cố gắng tập luyện để hoàn thiện các yếu điểm của mình, thi đấu thật tốt để có thành tích cao. Trong tương lai em muốn trở thành một huấn luyện viên bộ môn Pencak Silat để truyền lại những kinh nghiệm và kiến thức mà mình đã tích lũy được trong thời gian tập luyện và thi đấu cho các vận động viên trẻ của Sơn La cũng như của Việt Nam. T.T.n Cô gái vàng của thể thao Sơn La Dù chỉ đứng thứ 4 chung cuộc, đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra trước khi lên đường tham dựAPG 8: giành 45- 48 HCV, thiết lập 16 kỷ lục Para Games vàphákỷlụcChâuÁ.TạiAPG8,vớilực lượng không phải là đông đảo, nên đoàn thể thao NKT Việt Nam không đặt quá nặng chỉ tiêu về số lượng huy chương và cũng không đặt ra mục tiêu lọt vào tốp ba đoàn dẫn đầu về số huy chương. Tr.Quỳnh ASEANParaGameslần8... (Tiếp theo trang 15)
  • 17. 17số 1157 l 17.12.2015 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 57 công trình, nghiên cứu xuất sắc đã được trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2015 do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức ngày 12.12, tại Hà Nội. Trong số đó, có 1 giải nhất, 3 giải nhì A, 5 giải nhì B, 16 giải ba A, 20 giải ba B, 11 giải khuyến khích và 1 tặng thưởng. Giải nhất được trao cho công trình “Đặc điểm của thể loại sử thi Chương ở Việt Nam” của tác giả Phạm Đặng Xuân Hương (Hà Nội). Chúc mừng các tác giả đạt giải, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh chia sẻ: Năm 2015, số lượng các công trình dự giải tương đương mọi năm, trong đó có cả các công trình nghiên cứu, sưu tầm, công trình cho các lĩnh vực văn hóa dân gian… Trong số 70 công trình đủ điều kiện dự giải năm nay có 28 công trình về văn hóa các tộc người thiểu số như Tày, Nùng, Thái Tây Bắc, Tày Nghệ An, Mường Hòa Bình và Thanh Hóa, Tà Ôi, Pa Cô… 7 công trình thuộc thể loại nghiên cứu… Đáng chú ý là các công trình: “Đặc điểm của thể loại sử thi Chương ở Việt Nam” của tác giả trẻ Phạm Đặng Xuân Hương (Hà Nội), “Những phạm trù nghệ thuật dân gian người Việt thời trung đại” của GS.TS Kiều Thu Hoạch, “Kiểu chuyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới” của Đặng Quốc Minh Dương… Thay mặt Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh hoan nghênh hướng nghiên cứu về những biến đổi của văn hóa trong điều kiện đương đại; mong rằng những năm tới các tác giả tập trung hơn nữa vào văn hóa dân gian thay vì đặt nó vào chung trong nội hàm của văn hóa. Bên cạnh đó, các tác giả cũng quan tâm hơn nữa đến việc sưu tầm di sản văn hóa dân gian của hàng chục tộc người mà đến nay chúng ta chưa có đầy đủ tư liệu về họ. Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho 10 hội viên thuộc lĩnh vực thực hành và truyền dạy Hát Đúm tại Hải Phòng, đồng thời tổ chức mừng thọ cho các nghệ nhân 70 và 80 tuổi. hồ Thanh Tôn vinh 57 công trình văn nghệ dân gian xuất sắc Sau 7 ngày tranh tài quyết liệt, Giải vô địch Bắn súng quốc gia năm 2015 tổ chức tại Trung tâm huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội đã chính thức khép lại. Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, đoàn Quân đội với lực lượng vận động viên đồng đều, được đầu tư bài bản đã dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 15 Huy chương Vàng, 16 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng. Đứng thứ hai là đoàn Hà Nội với 14 Huy chương Vàng, 20 Huy chương Bạc, 14 Huy chương Đồng. Vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Hải Dương với 6 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 6 Huy chương Đồng. Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bắn súng Việt Nam - Nguyễn Thị Nhung cho biết: Giải năm nay đã ghi nhận 3 kỷ lục quốc gia mới được thiết lập, trong đó riêng đoàn Quân đội chiếm lĩnh 2 kỷ lục cá nhân thuộc về các vận động viên: Hà Minh Thành ở nội dung 25m Súng ngắn bắn nhanh nam với thành tích 33 điểm, hơn kỷ lục cũ 3 điểm; Nguyễn Duy Hoàng ở nội dung tiêu chuẩn 10m Súng trường hơi nam với thành tích 593 điểm, hơn kỷ lục cũ 1 điểm. Kỷ lục thứ 3 thuộc về vận động viên Hồ Viết Thanh Sang của đoàn Quảng Nam ở nội dung chung kết 10m Súng trường hơi nam với thành tích 206 điểm, hơn kỷ lục cũ 3,3 điểm. Cũng theo Huấn luyện viên trưởng Nguyễn Thị Nhung, Giải đấu là dịp để Ban tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của các huấn luyện viên cũng như chất lượng thi đấu của các vận động viên; qua đó tuyển chọn những vận động viên có thành tích xuất sắc để bổ sung cho Đội tuyển Bắn súng quốc gia đi thi đấu tại các giải đấu lớn trong khu vực, châu lục và các giải quốc tế. Từ kết quả thi đấu này, Ban tổ chức Giải sẽ tiếp tục xem xét và tuyển chọn những vận động viên trẻ có tiềm năng để tiếp tục đào tạo, là nòng cốt của lực lượng kế cận trong những năm tiếp theo. Vừa qua, Đội tuyển Bắn súng quốc gia cũng đã giành được 2 xuất tham dự Olympic 2016 là Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường. Giải vô địch Bắn súng quốc gia năm nay có sự tham gia của 250 vận động viên đến từ 12 đơn vị gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đắk Lắk, Đồng Nai, Quân đội và Bộ Công an. Các xạ thủ nam, nữ tranh tài ở 14 nội dung: 50m súng ngắn bắn chậm, 50m súng trường nằm, 10m súng trường hơi, 10m súng trường di động tiêu chuẩn, 10m súng trường di động hỗn hợp, 25m súng ngắn thể thao, 25m súng ngắn bắn nhanh, 25m súng ngắn tiêu chuẩn, 25m súng ngắn ổ quay, 50m súng trường 3x20m, 50m súng trường 3x40m... Vũ Minh Giải vô địch Bắn súng quốc gia 2015: 3 kỷ lục được thiết lập