SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 33
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS
Trong năm học: 18 tiết, trong thời gian hè: 6 tiết
Trong năm học
Chủ điểm
tháng 9
Truyền thống nhà trường
1.Thảo luận nội quy và nhiệm vụ
năm học
2.Thi tìm hiểu về truyền thống của
trường
2 tiết
Chủ điểm
tháng 10
Chăm ngoan học giỏi
1.Trao đổi nội dung thư Bác Hồ
2.Tổ chức Hội vui học tập
2 tiết
Chủ điểm
tháng 11
Tôn sư trọng đạo
1.Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20/11
2.Bình báo tường nhân ngày 20/11
2 tiết
Chủ điểm
tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
1.Tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ
của địa phương
2.Tổ chức Hội vui học tập
2 tiết
Chủ điểm
tháng 1 và 2
Mừng Đảng, mừng xuân
1.Thi tìm hiểu về truyền thống văn
hoá của quê hương
2.Tìm hiểu những nét thay đổi của
quê hương
3.Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng,
mừng xuân.
4.Xây dựng kế hoạch thực hiện
“Trường xanh, sạch đẹp”
4 tiết
Chủ điểm
tháng 3
Tiến bước lên Đoàn
1.Tìm hiểu về truyền thống của
Đoàn
2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày
8/3 và 26/3
2 tiết
Chủ điểm
tháng 4
Hoà bình hữu nghị
1.Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá
trong nước và trên thế giới
2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày
26/3
2 tiết
Chủ điểm
tháng 5
Bác Hồ kính yêu
1.Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với
thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ
2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày
19/5
2 tiết
Trong thời gian hè
Chủ điểm
hoạt động hè
Hè vui, khoẻ và bổ ích
1.Bàn giao học sinh cho địa phương
2.Thành lập các tổ chức của học
sinh ở khu vực
3.Tổ chức hoạt động văn hoá nghệ
thuật
4.Hoạt động chính trị xã hội
5.Hoạt động học tập
6.Hoạt động lao động công ích
7.Hoạt động theo hứng thú của học
sinh
6 tiết
----------------------
- 1 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1
“Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.
Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng
nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.
Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời
Liên hệ thực tế
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học
Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành
nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán bộ lớp tham khảo ý
kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án)
Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển)
3.2.Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu mục
đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp
án.
Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt
động.
Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
Phân công người điều khiển chương trình: …………………….;
Thư ký: …………………….
Phân công ……………………. trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
…………………….nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham
gia cuộc họp; giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu thư ký.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui bước tới trường” (Nhạc và lời: nhạc sĩ
Nghiêm Bá Hồng)
4.2.Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học:
Bạn ..................... nêu lần lượt các câu hỏi cho các bạn trong lớp thảo luận
- 2 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Lớp tổ chức thảo luận theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng sau đó tổ trưởng tập
hợp các ý kiến của tổ.
Từng tổ trưởng trình bày ý kiến của tổ mình.
Lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất đưa ra các ý kiến chung về việc
thực hiện nội quy và nhiệm vụ trong năm học này.
Cuối cùng bạn lớp trưởng tổng kết thảo luận.
4.3.Văn nghệ
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát ca ngợi tình
bạn trong sáng dưới mái trường.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ của năm học và động viên
học sinh cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
Hoạt động 2
“Thi tìm hiểu về truyền thống của trường”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh được củng cố và khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường,
những tấm gương dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh của trường.
Phấn khởi tự hào & phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn
đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Ý nghĩa của tên trường.
Những truyền thống tốt đẹp của trường
Những tấm gương dạy tốt: …………………….…
Những tấm gương học tốt: …………………….
Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi hỏi – đáp về truyền thống của trường
Thi đố vui và văn nghệ
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Những mẩu chuyện về địa danh mà trường mang tên
Tấm gương dạy tốt, học tốt của các thầy, cô giáo và các bạn sưu tầm.
Các bài hát về trường lớp thầy cô và bạn bè
Câu hỏi và đáp án về truyền thống của trường
3.2.Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động cho cả
lớp đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các phương tiện hoạt
động.
Lớp thảo luận để thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
- 3 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Lựa chọn đội hình thi đấu gồm 2 đội đội 1 gồm đại diện của tổ 1 và 2; đội 2 gồm đại
diện của tổ 3 và 4. Các thành viên còn lại là các cổ động viên.
Phân công người điều khiển chương trình: …………………….
Thư ký: …………………….
Ban giám khảo: cô giáo chủ nhiệm và 4 bạn cán sự bộ môn của lớp
Xây dựng biểu điểm cho từng phần thi.
Chuẩn bị tặng phẩm: Ban phụ huynh
Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ................... nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia
ban giám khảo của cuộc thi.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em”
4.2.Thi hát tốp ca giữa các tổ:
………………. nêu lần lượt các yêu cầu và thể lệ của cuộc thi, cách chầm điểm, thời
gian thi của từng phần câu hỏi
Thi tìm hiểu về truyền thống của trường
………………. lần lượt nêu từng câu hỏi của cuộc thi.
Các đội bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi; nếu đội này chưa trả lời chính xác,
đội kia có quyền trả lời lại. Nếu cả 2 đội đều trả lời sai thì mời các cổ động viên trả lời.
Nếu không ai trả lời đúng thì mời ban giám khảo giải đáp.
………………. nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời các cổ động
viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 3 tổ. Nếu các cổ động viên không trả lời được
thì mời ban giám khảo giải đáp
5.Kết thúc hoạt động:
………………. nhận xét chung sau đó công bố kết quả của từng phần thi giữa các
tổ.
Giáo viên chủ nhiệm lên tặng quà cho đội thắng cuộc, động viên khen ngợi tinh thần
tham gia cuộc thi của các bạn học sinh.
- 4 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Hoạt động 1
“Trao đổi nội dung thư Bác Hồ”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945
Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học
tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta,
ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với học sinh.
Vui văn nghệ: các bài hát về Bác Hồ và thiếu nhi.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư của Bác Hồ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa
Câu hỏi và đáp án
Một số tiết mục văn nghệ
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu mục đích, yêu cầu nội dung, và cách tiến hành chủ đề.
Phân công chuẩn bị:
Mỗi bạn có một bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945.
Cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ
nhằm trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác Hồ và chuẩn bị đáp án. Các tổ
bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước.
Mọi thành viên trong mỗi tổ đều phải tham gia chuẩn bị câu trả lời. Mỗi tổ cử
1 bạn đại diện đứng lên trả lời.
Cử ban giám khảo: giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp
Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn.
- 5 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các yêu cầu được giao
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
………………. nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham
gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí
Minh”
4.2.Trao đổi thảo luận:
Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận về ý nghĩa và nội dung
thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc
báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp cùng trao đổi, thảo luận; Sau mỗi
vấn đề được nêu lên lớp phó phụ trách học tập cùng phối hợp với lớp trưởng điều
khiển lớp thảo luận, trao đổi.
………………. - Lớp trưởng tóm tắt lại nội dung các vấn đề đạt được sự nhất
trí cao của các bạn.
Với những vấn đề khó có thể nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
4.3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát ca
ngợi Bác và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo luận
đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này
để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai sau của đất nước.
Hoạt động 2
“Hội vui học tập”
1.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức của môn học.
Xây dựng thái độ vươn lên trong học tập và say mê học tập của học sinh.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Kiến thức môn học đã học trong năm học trước, kiến thức môn học đang học
trong năm học này
Kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi trả lời câu hỏi dưới 2 hình thức: cá nhân và tổ
- 6 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Văn nghệ xen kẽ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Hệ thống các câu hỏi, câu đố.
Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm, đáp án …
Phần thưởng, chuông
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động cho cả lớp và hướng
dẫn các em, sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu có liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn bị và
thời gian tiến hành.
Phân công lớp trưởng điều khiển chung.
Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Cử ban giám khảo: Lớp phó học tập và bốn tổ trưởng.
Mỗi tổ cử 3 bạn tham gia đội thi.
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các yêu cầu được giao.
Các học sinh trong đội thi cùng trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung
sẵn sàng cho cuộc thi.
Các tổ cùng đội thi của mình hội ý để thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng
chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên vừa sẵn sàng tham gia để
giải đáp các câu hỏi khi người dẫn chương trình yêu cầu.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ………………. nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Trái đát này là của chúng mình”
4.2.Cuộc thi:
Phần thi cá nhân: “Ai nhanh – Ai giỏi”
Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi, các bạn xung phong giơ tay trả lời. Ban giám
khảo nhận xét sau mỗi câu trả lời bổ xung ý còn thiếu; nếu bạn xung phong trả lời
sai thì bạn khác có thể giơ tay xin trả lời thay. Ai trả lời đúng sẽ được nhận quà.
Phần thi theo tổ: “Đội nào nhanh hơn - Đội nào giỏi hơn”
Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi và các đội được chuẩn bị câu trả lời trong
vòng 30 giây.
Đội nào có câu trả lời trước thì rung chuông báo hiệu; nếu 4 đội không có tín
hiệu trả lời thì bạn ………………. có thể gọi các bạn khán giả tham gia trả lời câu
hỏi đó.
Trong tình huống cổ động viên trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được nhận quà và
câu trả lời sẽ được tính điểm cho đội nhà của của động viên đó.
- 7 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Ban giám khảo công bố tổng số điểm và tuyên bố đội nhất, nhì, ba.
Văn nghệ xen kẽ.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn
trong năm học này.
- 8 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1
Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
1.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô.
Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
Vị trí và ý nghĩa vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục, xây dựng và
phát triển đất nước.
Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ học sinh.
2.2.Hình thức hoạt động:
Tặng hoa chúc mừng thầy cô.
Thảo luận
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam.
Lời chúc mừng thầy cô.
Một số câu hỏi thảo luận
Phấn, bảng, lọ hoa trang trí
Một số tiết mục văn nghệ.
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Thông báo cho cả lớp về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày
Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11.
Động viên học sinh tham gia thảo luận.
Hội ý cán bộ lớp cùng cán bộ Đội để phân công công việc cụ thể.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ………………;
Thư ký: bạn ……….
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Phân công các bạn viết giấy mời và đi mời các thầy cô bộ môn đã và đang dạy
lớp mình.
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các công việc được giao.
4.Tiến hành hoạt động:
- 9 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp và các thầy cô dạy bộ môn.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Bụi phấn”
4.2.Lễ kỷ niệm và chúc mừng:
Bạn ………….......… đọc bản tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày Nhà Giáo Việt Nam
20 - 11.
Bạn ……………… thay mặt lớp chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà
Giáo Việt Nam 20 – 11.
Một số học sinh có thành tích cao trong học tập thay mặt các bạn lên chúc mừng
các thầy cô giáo.
Đại diện thầy cô lên phát biểu ý kiến.
Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp.
4.3.Thảo luận:
Bạn ……………lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận.
Động viên tinh thần xung phong của các bạn để cả lớp tham gia phát biểu ý kiến.
Bạn …………… tóm tắt ý kiến của các bạn trong lớp.
Thư ký ghi biên bản.
4.4.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – …………… giới thiệu các
bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: nhận xét kết quả hoạt động và phát động
học sinh thi sáng tác theo đề tài “Biết ơn thầy cô giáo”.
Hoạt động 2
Bình báo tường
1.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo, về tình nghĩa
thầy trò.
Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô.
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học và kỹ năng sáng tác của học sinh.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Các bài thơ, bài văn, tranh ảnh do học sinh sáng tác, vẽ hoặc chụp về công ơn các
thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò.
Lời bình cho những sáng tác trên.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi viết, vẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm sáng tác dưới các thể loại tập san,
báo tường.
- 10 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Tổ chức đọc trao đổi và nhận xét đánh giá về nội dung và hình thức của các tác
phẩm do các bạn học sinh tự sáng tác.
Bình chọn các tác phẩm được ưa thích nhất
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Giấy A4 và bìa khổ to, bút, mực vẽ.
Các bài văn, thơ, tranh, ảnh được trang trí trên các loại báo tường hoặc tập san.
Vị trí trưng bày cho từng tổ.
Phần thưởng
Một số tiết mục văn nghệ.
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu đề tài, yêu cầu và thể lệ cuộc thi.
Mọi học sinh đều được tham gia: số tác phẩm của cá nhân không hạn chế.
Các sáng tác của cá nhân được tập hợp theo tổ.
Mỗi tổ tự chọn một thể loại (báo tường hoặc tập san) và đặt tên cho tờ báo của
mình theo đề tài dự thi.
Mỗi tổ sẽ chọn 1, 2 tác phẩm hay nhất và viết lời bình.
Thành lập ban giám khảo.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các công việc được giao.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ngày đầu tiên đi học”
4.2.Thi trưng bày:
Các tổ trưng bày tác phẩm. Mỗi tổ có thời gian tối đa là 5 phút để trưng bày và
giới thiệu tác phẩm.
Lần lượt đại diện các tổ giới thiệu khái quát tờ báo của mình và nêu rõ ý nghĩa
thể hiện.
Ban giám khảo chấm điểm trưng bày của các tổ.
4.3.Thi bình luận về tác phẩm tự chọn của các tổ:
Mỗi tổ được chọn từ 1 đến 2 tác phẩm đại diện cho tổ.
Các tổ cử đại diện lên trình bày, thể hiện các tác phẩm đó. Thời gian tối đa dành
cho mỗi tổ là 5 phút.
Ban giám khảo chấm điểm.
Thư ký, bạn ……………… ghi điểm và công bố giải.
4.4.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát ca
ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
- 11 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm công bố kết quả và trao phần thưởng cho các tác phẩm đạt
giải.
- 12 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1
“Tìm hiểu về những anh hùng liệt sĩ của địa phương”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc đem lại hoà
bình cho đất nước của những người con thân yêu của quê hương đất nước.
Học sinh có niềm tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng
và toàn thể quân đội nhân dân Việt Nam.
Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện và tích cực tham gia
các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Sưu tầm các tài liệu nói về những người con anh hùng của quê hương đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội, các anh
hùng lực lượng vũ trang, các liệt sĩ, thương binh bệnh binh…
2.2.Hình thức hoạt động:
Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi và thảo luận.
Thi ngâm thơ, ca hát, kể chuyện về những người con anh hùngcủa quê hương, đất
nước.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Tư liệu sưu tầm về các anh hùng liệt sĩ của quê hương đất nước.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh
hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước.
Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương.
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để nêu yêu cầu và nội dung và hình thức
hoạt động đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên.
Lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn
bị các công việc cụ thể.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình, kể 1 câu chuyện,
hát hoặc ngâm thơ….
Cử ban giám khảo
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ………………;
- 13 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Thư ký: bạn ……….
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Cử người viết giấy mời và cùng GV chủ nhiệm đi mời các bác cựu chiến binh trong
xã
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng
các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: ………………………………………
4.2.Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê
hương:
Bạn ……………… mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm của tổ mình.
Lớp thảo luận góp ý kiến cho bản báo cáo của từng tổ.
Bạn ……………… tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
4.3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – …………… giới thiệu các bài
hát ca ngợi quê hương, ca ngợi các anh hùng trong thời kì cách mạng kháng chiến chống
quân xâm lược.
Lớp bình chọn các tiết mục hay để trao phần thưởng.
5.Kết thúc hoạt động:
Mời bác đại diện cho các cựu chiến binh lên phát biểu ý kiến.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với quê hương.
Hoạt động 2
“Hội vui học tập”
1.Yêu cầu giáo dục:
Củng cố mở rộng kiến thức đã được học trên lớp cho học sinh.
Học sinh biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện
tượng trong cuộc sống.
Học sinh hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt được kết
quả cao.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
- 14 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của các môn học từ đầu năm học đến nay.
Những kiến thức được vận dụng để phục vụ cuộc sống.
Những hiện tượng tự nhiên và xã hội cần được giải thích.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi giải đáp, trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích các hiện tượng tự
nhiên và xã hội.
Tìm ẩn số của từ, ngữ: tìm tác giả của bài thơ, bài hát, tác phẩm văn học, định lý,
định luật…
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các câu hỏi, các bài tập hay các câu đố vui … của một số môn học như: Toán, Lý,
Hoá, Văn, Sử, Địa, Sinh, Ngoại ngữ … và đáp án
Giấy, bút, chuông.
Một số tiết mục văn nghệ.
Phần thưởng.
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để phổ biến yêu cầu và nội dung hoạt động.
Liên hệ với các giáo viên bộ môn để nhờ thầy cô giúp các cán sự bộ môn xây dựng
câu hỏi và đáp án.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Mỗi tổ phân công ba người tham gia dự thi.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………..........;
Thư ký: …………….
Phân công tổ …………… trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Cử ban giám khảo: ………………………….
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham
gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ngày đầu tiên đi học” Nhạc của nhạc sĩ: Nguyễn
Ngọc Thiện và lời Nguyễn Phương.
4.2.Thi tiếp sức giải bài tập toán:
Bạn ……………nêu yêu cầu của cuộc thi và giới thiệu các thí sinh tham dự.
Giao bài tập và quy định thời gian thực hiện qua ba đợt:
+ Mời thí sinh số 1 của mỗi tổ lên giải bài tập.
+ Mời thí sinh số 2 của mỗi tổ lên giải bài tập tiếp.
+ Mời thí sinh số 3 của mỗi tổ lên giải nốt phần bài tập còn lại.
Hết thời gian quy định, tổ nào giải xong và đúng bài tập thì là thắng.
4.3.Ghép từ:
- 15 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Bạn ……………… giới thiệu thi sinh của mỗi tổ.
Bạn ……………… nêu đề thi: Cho một số từ, yêu cầu ghép mỗi từ đó với một từ
khác để tạo thành một từ ghép có nghĩa.
Hết thời gian quy định, tổ nào ghép được nhiều từ thì tổ đó thắng.
4.4.Tự do lựa chọn:
Các câu hỏi được đánh số thứ tự từ một đến hết.
Mỗi lượt thi thí sinh của mỗi tổ được chọn một câu hỏi của môn học mà mình thích.
Bạn ……………… đọc câu hỏi để tổ đã chọn câu hỏi đó trả lời. Nếu trả lời đúng thì
ghi điểm, nếu sai thì đội kia được trả lời; Nếu hai đội không trả lời được thì các bạn dưới
lớp có thể trả lời thay. Nếu trả lời đúng các bạn ấy sẽ có phần thưởng. Nếu không ai trả
lời được thì ban giám khảo sẽ đưa ra đáp án.
Hết thời gian qui định tổ nào có tổng số điểm cao nhất thì sẽ là đội thắng cuộc.
Ban giám khảo cho điểm công khai sau mỗi lượt thi.
Thư ký ghi điểm lên bảng.
Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ.
Mời cô giáo chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
- 16 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Hoạt động 1
“Thi tìm hiểu truyền thống văn hoá quê hương”
1.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, truyền
thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng Xuân đón
Tết cổ truyền của dân tộc.
Học sinh có niềm tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.
Học sinh biết tôn trọng và giữ gìn bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống,
phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Những phong tục tập quán tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng Xuân
của quê hương đất nước.
Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá của quê hương.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương
đất nước.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi tìm hiểu giữa 2 đội về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng
Xuân đón Tết của quê hương đất nước.
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… về những phong tục tập quán, truyền
thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước; của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và của các nước trên thế giới.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về phong tục tập quán của Việt Nam
Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi và câu đố; Chuông.
Phần thưởng cho đội thắng cuộc.
3.2.Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn
học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Phân công mỗi tổ cử 3 bạn tham gia cuộc thi.
Soạn ra các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi và các đáp án.
- 17 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Cử ban giám khảo: lớp trưởng, bạn lớp phó phụ trách học tập.
Mời GV dạy môn Lịch sử, môn GDCD tham gia vào BGK làm cố vấn cuộc
thi.
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………;
Thư ký: ……………
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: ………………;
giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình buổi sinh hoạt.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mùa xuân về”
4.2.Cuộc thi:
Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi.
Thành viên của 2 đội thi lắng nghe câu hỏi và rung chuông báo hiệu xin trả
lời; đội nào rung chuông trước sẽ được trả lời; nếu đội rung chuông trả lời sai thì
đội còn lại vẫn có thể rung chuông xin trả lời lại. Đội nào trả lời đúng sẽ ghi được
1 điểm. Nếu cả 2 đội cùng trả lời sai thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả
lời đúng thì nhờ BGK giúp đỡ.
Ban giám khảo cho điểm sau mỗi câu hỏi. Bạn ……………… ghi điểm lên
bảng.
Sau khi hết các câu hỏi đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Mời giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
4.3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca –giới thiệu các bài hát ca
ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước.
5.Kết thúc hoạt động:
Mời ……………… phát biểu ý kiến động viên tinh thần của các bạn học sinh
tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên
dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với Đảng.
- 18 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Hoạt động 2
“Tìm hiểu những nét đổi thay của quê hương”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng,
truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay ở quê hương do
Đảng lãnh đạo.
Giúp học sinh tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng
yêu mến làng xóm, trường lớp của mình.
Hướng cho học sinh tự giác học tập, rèn luyện đạo đức để xứng đáng với
truyền thống tốt đẹp của quê hương.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở Bến Tre.
Những truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương; những tấm gương bảo vệ
và xây dựng quê hương giàu đẹp.
Những nét đổi thay ở quê hương.
2.2.Hình thức hoạt động:
Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về truyền thống cách mạng, truyền
thống bảo vệ và xây dựng quê hương, và những tấm gương sáng, những nét đổi
thay ở quê hương.
Văn nghệ
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Tư liệu tranh ảnh, bài viết thơ ca về truyền thống cách mạng ở Bến Tre. Các
tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất ở Bến Tre,
các thành tựu và di sản văn hoá Bến Tre.
Các câu hỏi – đáp án.
Phần thưởng.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn
học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt.
Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn môn Nhạc, bạn lớp phó
phụ trách học tập.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Cử các bạn cán bộ lớp viết giấy mời và đến mời các bác cán bộ lão thành ở
phường Thịnh Quang tham dự buổi sinh hoạt tập thể của lớp.
- 19 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ………..;
Thư ký: bạn …………….
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm,
các bác cán bộ lão thành ở xã tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em là mầm non của Đảng”.
4.2.Toạ đàm:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề và câu hỏi:
+ Bạn hãy kể tên các anh hùng liệt sĩ của xã.
+ Bạn hãy kể chuyện về 1 tấm gương sáng Đảng viên của xã trong phong trào
xây dựng phường vững mạnh.
+ Xã của chúng ta trong những năm gần đây có những đổi thay như thế nào?
Trong quá trình toạ đàm, hãy mời các đại biểu lão thành cách mạng giúp đỡ
bổ sung ý kiến làm sáng tỏ thêm các vấn đề đặt ra trong cuộc toạ đàm này.
4.3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát ca
ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước.
5.Kết thúc hoạt động:
Mời bác đại biểu lên phát biểu ý kiến với cô giáo và học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên
dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Hoạt động 3
“Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân”
1.Yêu cầu giáo dục:
Giáo dục học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu
biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Các bài hát, bài thơ, điệu múa… ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước và
mùa xuân.
Các bài thơ do học sinh tự sáng tác theo chủ đề trên.
2.2.Hình thức hoạt động:
Giao lưu văn nghệ
Thi hát
- 20 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Đố chữ
Thi tiếp sức
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát … liên quan đến chủ đề.
Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm tự biên tự diễn.
Hệ thống các câu hỏi và đáp án.
Trang phục biểu diễn.
Tặng phẩm.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau
đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………;
Thư ký: bạn ………….
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban tổ chức phân công người viết giấy mời và đến mời đại biểu:
………………
Thống nhất thành phần 2 đội dự thi
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
cùng các cô giáo dạy nhạc tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cánh én tuổi thơ” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên
Bạn dẫn chương trình giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương
trình, giới thiệu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu 2 đội chơi và thành phần
ban giám khảo.
4.2.Giao lưu:
Bạn ……………… lần lượt giới thiệu 2 đội dự thi.
Đại diện của mỗi đội thi tự giới thiệu về đội mình.
Người dẫn chương trình nêu thể lệ của cuộc thi sau đó lần lượt nêu các câu
hỏi để 2 đội trả lời.
Ban giám khảo theo dõi đánh giá và cho điểm.
Thư ký công bố điểm sau mỗi phần thi.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ
Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
5.Kết thúc hoạt động:
- 21 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên
dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng tham gia các hoạt động ngoài giờ học.
Hoạt động 4
“Xây dựng kế hoạch thực hiện
trường xanh - sạch - đẹp”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường
xanh – sạch – đẹp đối với sức khoẻ mỗi người, đối với chất lượng giáo dục của nhà
trường.
Học sinh biết bảo vệ cây cối, thực hiện vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Học sinh tích cực tham gia xây dựng và thực hiện phong trào “Xây dựng nhà
trường Xanh - sạch - đẹp”.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Vệ sinh lớp học, sân trường.
Nhặt cỏ bồn hoa cây cảnh.
Chăm sóc vườn sinh vật, cây cối trong sân trường.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thảo luận, xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Bản dự thảo nội dung, kế hoạch hoạt động.
Câu hổi để thảo luận.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu của vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà trường
và trong lớp học.
Hội ý cùng cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể như sau:
+ Dự thảo nội dung kế hoạch thực hiện “Trường xanh - sạch - đẹp”.
+ Các câu hỏi thảo luận:
Bạn hiểu thế nào là môi trường Xanh - sạch - đẹp?
Ý nghĩa và tác dụng của việc xây dựng “Trường xanh - sạch - đẹp”?
…
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……….; Thư ký: bạn ………..
Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- 22 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Chuẩn bị hoa
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mái trường mến yêu”
4.2.Thảo luận:
Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi để cả lớp cùng tham gia bàn luận.
Một số cá nhân nêu ý kiến của mình.
Lớp trưởng tổng kết chung.
Thư ký ghi biên bản.
Lớp biểu quyết lấy ý kiến chung cho dự thảo của lớp.
4.3.Văn nghệ:
Học sinh hát các bài hát ca ngợi mái trường, các bài hát về môi trường...
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên
dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
- 23 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Hoạt động 1
“Thi tìm hiểu về truyền thống Đoàn”;
1. Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Những mốc lịch sử
lớn của tổ chức Đoàn TNCS HCM, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.
Học sinh tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn.
Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931
Các sự kiện lịch sử của Đoàn.
Những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn TNCS HCM giữa các đội (Mỗi tổ cử 1 đội
thi gồm 3 bạn).
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh.
Các câu hỏi tìm hiểu về tổ chức Đoàn và đáp án
Các bài hát ca ngợi Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Chuông
Phần thưởng
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động; hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu về
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Soạn ra nội dung, các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi
Mời bí thư chi đoàn tham dự cuộc thi
Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình:…………..; Thư ký…………...
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- 24 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Cử ban giám khảo: mời bí thư chi đoàn làm cố vấn
4.Tiến hành hoạt động:
4.1..Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cùng nhau ta đi lên” nhạc sĩ: Phong Nhã.
Bạn Líp trëng mời các đội thi ra mắt khán giả và nêu thể lệ cuộc thi.
Từng đội tự giới thiệu về đội của mình.
4.2.Tổ chức thi:
Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi.
Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có câu trả lời thì lắc chuông xin trả lời; đội
nào nhanh tay lắc chuông trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi; nếu không đội nào trả lời
đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp.
Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm sau mỗi câu hỏi.
Thư ký ghi điểm lên bảng
Cô công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các bạn.
3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát ca ngợi
Đoàn.
Hát ca ngợi, biết ơn đối với thầy cô giáo và người mẹ thân yêu của mình
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập và cố gắng phấn đấu trở thành
người đoàn viên.
Hoạt động 2
Văn nghệ mừng ngày 8 – 3 và 26 - 3
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày 8 – 3, biết các
bài hát về thanh niên.
Học sinh tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam, về vai trò, lí tưởng thanh niên,
biết ơn mẹ và cô giáo những người đi trước hi sinh cho thế hệ mai sau.
Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ của học sinh.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Các bài hát về mẹ, cô giáo, về người phụ nữ Việt Nam, thanh niên xung phong, đoàn
viên.
Các bài thơ, câu chuyện liên quan đên chủ đề hoạt động.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi văn nghệ.
- 25 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Trò chơi
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Sưu tầm các bài hát về mẹ, cô giáo, về người phụ nữ Việt Nam, thanh niên xung
phong, đoàn viên.
Các câu hỏi theo chủ đề hoạt động và đáp án.
Trang phục biểu diễn
Phần thưởng.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi.
Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn môn Nhạc, bạn lớp phó phụ
trách học tập.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Các tổ chuẩn bị các tiết mục dự thi của tổ mình
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………; Thư ký: ……………
Cử ban giám khảo
Ban lễ tân viết giấy mời và mời các cô giáo dạy trong lớp mình.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng
các cô giáo dạy bộ môn của lớp tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” của nhạc sĩ: Hoàng Vân.
4.2.Cuộc thi:
Các tổ về vị trí dự thi: đại diện các tổ tự giới thiệu về đội chơi của tổ mình.
Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu.
Tổ nào có tín hiệu sẽ trả lời trước.
Ban giám khảo nhận xét, đánh giá và cho điểm.
Bạn ................... ghi điểm lên bảng.
Bạn ......................... công bố đội thắng cuộc.
5.Kết thúc hoạt động:
GV chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
- 26 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Tuần Ngày soạn
Tiết Ngày thực hiện
Hoạt động 1
“Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá trong nước và trên
thế giới”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác
định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó
Học sinh biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ di sản, di
tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó.
Biết làm thế nào để bảo vệ di sản, di tích lịch sử.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về các di sản, di tích lịch sử.
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, ca dao tục ngữ… về di sản, di tích lịch sử của địa
phương, của đất nước.
Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi
Phần thưởng
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động.
Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tài liệu trình bày thành cuốn
album.
Kết hợp với giáo viên dạy lịch sử xây dựng các câu hỏi và đáp án.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ...................; Thư ký: bạn ...............
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- 27 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Phân công thành viên ban giám khảo.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: ……………….
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” nhạc sĩ: Khánh Vinh.
4.2.Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ:
Đại diện mỗi tổ thuyết trình kết quả sưu tầm của tổ mình trong vòng 5 phút theo
trình tự:
+Tên di sản, di tích lịch sử.
+Vị trí
+Ý nghĩa
Ban giám khảo đánh giá cho điểm.
4.3.Thi tìm hiểu:
4 tổ chia làm 2 đội tham gia cuộc thi.
Sau hiệu lệnh của người điều khiển đội trưởng của mối đội lên bốc thăm câu hỏi.
Mỗi đội có 30 giây để chuẩn bị tham gia trả lời câu hỏi của đội mình. Nếu đội này trả lời
chưa đúng hoặc thiếu sót thì đội kia có quyền trả lời lại, trong trường hợp cả hai đội cùng
không trả lời được thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời được thì mời cố vấn
ban giám khảo giải thích giúp.
Ban giám khảo công bố điểm của mỗi đội sau mỗi câu trả lời.
Thư ký viết điểm lên bảng.
4.4.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát theo chủ
đề cuộc thi.
5.Kết thúc hoạt động:
Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời GV chủ nhiệm lên trao quà cho các
bạn.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt
động tập thể.
Tuần Ngày soạn
Tiết Ngày thực hiện
Hoạt động 2
“Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 – 4”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
- 28 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh
xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ.
Truyển thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước.
2.2.Hình thức hoạt động:
Kể chuyện, đọc thơ
Văn nghệ
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của
ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Tặng phẩm.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng
ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ................; Thư ký: bạn ...............
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn.
Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong xã.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng
các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn
Ngọc Bích.
4.2.Biểu diễn văn nghệ:
Bạn …………… giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4.
Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.
Bạn ……………… lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các
tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
- 29 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn ……………… bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong
ngày vui đại thắng”.
5.Kết thúc hoạt động:
Mời đại biểu phát biểu ý kiến
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương
những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc
xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
- 30 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần Ngày soạn
Tiết Ngày thực hiện
Hoạt động 1
“Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và
những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công
nghìn việc.
Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thảo luận.
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện… về Bác Hồ kính yêu.
Các bài hát về Bác kính yêu.
Ảnh Bác
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể
lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi.
Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu
trước lớp.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc
thảo luận.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ..............;
Thư ký: bạn .................
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: ……………….
- 31 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà.
4.2.Thảo luận:
Bạn ……………… lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo
luận:
+Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành
cho thiếu nhi như thế nào?
+Bạn có suy nghĩ gì về Bác?
Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức
của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác
bổ xung ý kiến của riêng mình.
Bạn ……………… tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng
kết lại thành một báo cáo chung của lớp.
Bạn ……………… hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay
nhất”
Một bạn lên bốc thăm câu hỏi.
Bạn ……………… đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời.
Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng.
4.3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát theo
chủ đề cuộc thi.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên
dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với
tình yêu Bác dành cho lớp măng non.
Tuần Ngày soạn
Tiết Ngày thực hiện
Hoạt động 2
“Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19 – 5”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những
tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi.
Học sinh tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ.
Học sinh tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi.
Tình cảm của Bác đối với dân tộc, đối với thiếu nhi và tình cảm yêu thương,
kính trọng của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác.
- 32 -
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7
2.2.Hình thức hoạt động:
Nghe kể chuyện về Bác Hồ.
Văn nghệ
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi Bác.
Tặng phẩm.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Phát động cả lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “Chúng
em hát về Bác Hồ”.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau
đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ..............; Thư ký: bạn ............
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm
tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” của
nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân.
4.2.Biểu diễn văn nghệ:
Bạn ……………… lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn
các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn ……………… bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ
trong ngày vui đại thắng”.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên
dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công
cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
- 33 -

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Đinh Song
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Đinh Song
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Học Tập Long An
 
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hocTai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoctieuhocvn .info
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn tieuhocvn .info
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Học Tập Long An
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B nataliej4
 

Was ist angesagt? (20)

Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 5 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 3 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015Skkn cô bích đài nh 2014 2015
Skkn cô bích đài nh 2014 2015
 
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015Skkn co ly nam hoc 2014 2015
Skkn co ly nam hoc 2014 2015
 
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1
 
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
Sáng kiến kinh nghiệm để tài: Một số biện pháp giáo dục truyền thống: “Tôn sư...
 
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hocTai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
Tai lieu chuan ktkn dao duc tieu hoc
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
Giáo án Đạo đức Lớp 4 Cả năm Tích hợp Kĩ năng sống Theo Chuẩn
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
 
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂMGIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TOÁN 2 CẢ NĂM
 

Andere mochten auch

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpVõ Tâm Long
 
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpVõ Tâm Long
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ kudos21
 
Phiếu chấm điểm
Phiếu chấm điểmPhiếu chấm điểm
Phiếu chấm điểmCòi Chú
 
Khoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviii
Khoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviiiKhoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviii
Khoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviiiChân Thiện
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithiVõ Tâm Long
 
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữKịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữhoangthem
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0Võ Tâm Long
 
Lop tim hieu doan
Lop tim hieu doanLop tim hieu doan
Lop tim hieu doanxuannhat
 
Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngtùng
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300ghost243
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMNgananh Saodem
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămLớp 7 Gia sư
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHLoc Le
 

Andere mochten auch (18)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
 
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớpGiáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ Trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ
 
Thu hoach dc do
Thu hoach dc doThu hoach dc do
Thu hoach dc do
 
Phiếu chấm điểm
Phiếu chấm điểmPhiếu chấm điểm
Phiếu chấm điểm
 
Khoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviii
Khoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviiiKhoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviii
Khoi nghia nong dan dang ngoai the ki xviii
 
Hđngll
HđngllHđngll
Hđngll
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
200211 gubryaltphcmhanoidansodichuyennoithi
 
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữKịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
Kịch bản sư phạm trò chơi ô chữ
 
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
669160 esw0whit00hoa0o0viet0nam00tv0
 
Lop tim hieu doan
Lop tim hieu doanLop tim hieu doan
Lop tim hieu doan
 
Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao động
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
 

Ähnlich wie Giao an hoat dong ngoai gio len lop khoi 7

GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfTopSKKN
 
T34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lopT34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lopLê Tiếng
 
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...Maurine Nitzsche
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lopModule 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lophovanhiep
 
T35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lopT35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lopLê Tiếng
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Kareem Stark
 
TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT
TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT
TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT nataliej4
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongDt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongchinhhuynhvan
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămJada Harber
 
Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)
Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)
Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)nguyen cong vu
 

Ähnlich wie Giao an hoat dong ngoai gio len lop khoi 7 (20)

GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
Tuần 24-GA lop 3
Tuần 24-GA lop 3Tuần 24-GA lop 3
Tuần 24-GA lop 3
 
T34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lopT34 co bao giangsinh hoat lop
T34 co bao giangsinh hoat lop
 
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
Kế hoạch bồi dưỡng Ngữ văn 6 (Sách Chân trời sáng tạo) theo CV5512 - Chương t...
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lopModule 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
 
T35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lopT35 co bao giangsinh hoat lop
T35 co bao giangsinh hoat lop
 
Tuần 12-GA lop 3
Tuần 12-GA lop 3Tuần 12-GA lop 3
Tuần 12-GA lop 3
 
Tuần 1- GA lop 3
Tuần 1- GA lop 3Tuần 1- GA lop 3
Tuần 1- GA lop 3
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
 
TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT
TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT
TRÒ CHƠI HÁI HOA ĐIỂM TỐT
 
Tuần 13-GA lop 3
Tuần 13-GA lop 3Tuần 13-GA lop 3
Tuần 13-GA lop 3
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongDt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
 
Tuần 21.-GA lop 3
Tuần 21.-GA lop 3Tuần 21.-GA lop 3
Tuần 21.-GA lop 3
 
Tuần 11- GA lop 3
Tuần 11- GA lop 3Tuần 11- GA lop 3
Tuần 11- GA lop 3
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 
Tuần 8- GA lop 3
Tuần 8- GA lop 3Tuần 8- GA lop 3
Tuần 8- GA lop 3
 
Tuần 4- GA lop 3
Tuần 4- GA lop 3Tuần 4- GA lop 3
Tuần 4- GA lop 3
 
Tuan 14
Tuan 14Tuan 14
Tuan 14
 
Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)
Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)
Cha me hoc tieng anh cung con lop 4 (doc thu)
 

Giao an hoat dong ngoai gio len lop khoi 7

  • 1. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS Trong năm học: 18 tiết, trong thời gian hè: 6 tiết Trong năm học Chủ điểm tháng 9 Truyền thống nhà trường 1.Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 2.Thi tìm hiểu về truyền thống của trường 2 tiết Chủ điểm tháng 10 Chăm ngoan học giỏi 1.Trao đổi nội dung thư Bác Hồ 2.Tổ chức Hội vui học tập 2 tiết Chủ điểm tháng 11 Tôn sư trọng đạo 1.Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20/11 2.Bình báo tường nhân ngày 20/11 2 tiết Chủ điểm tháng 12 Uống nước nhớ nguồn 1.Tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ của địa phương 2.Tổ chức Hội vui học tập 2 tiết Chủ điểm tháng 1 và 2 Mừng Đảng, mừng xuân 1.Thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá của quê hương 2.Tìm hiểu những nét thay đổi của quê hương 3.Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. 4.Xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp” 4 tiết Chủ điểm tháng 3 Tiến bước lên Đoàn 1.Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn 2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 8/3 và 26/3 2 tiết Chủ điểm tháng 4 Hoà bình hữu nghị 1.Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá trong nước và trên thế giới 2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 26/3 2 tiết Chủ điểm tháng 5 Bác Hồ kính yêu 1.Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ 2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 19/5 2 tiết Trong thời gian hè Chủ điểm hoạt động hè Hè vui, khoẻ và bổ ích 1.Bàn giao học sinh cho địa phương 2.Thành lập các tổ chức của học sinh ở khu vực 3.Tổ chức hoạt động văn hoá nghệ thuật 4.Hoạt động chính trị xã hội 5.Hoạt động học tập 6.Hoạt động lao động công ích 7.Hoạt động theo hứng thú của học sinh 6 tiết ---------------------- - 1 -
  • 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Hoạt động 1 “Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng. Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường. Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 2.2.Hình thức hoạt động: Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời Liên hệ thực tế 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án) Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển) 3.2.Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu mục đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án. Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ. Phân công người điều khiển chương trình: …………………….; Thư ký: ……………………. Phân công ……………………. trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: …………………….nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp; giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu thư ký. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui bước tới trường” (Nhạc và lời: nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng) 4.2.Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học: Bạn ..................... nêu lần lượt các câu hỏi cho các bạn trong lớp thảo luận - 2 -
  • 3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Lớp tổ chức thảo luận theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng sau đó tổ trưởng tập hợp các ý kiến của tổ. Từng tổ trưởng trình bày ý kiến của tổ mình. Lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất đưa ra các ý kiến chung về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ trong năm học này. Cuối cùng bạn lớp trưởng tổng kết thảo luận. 4.3.Văn nghệ Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học. Hoạt động 2 “Thi tìm hiểu về truyền thống của trường” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh được củng cố và khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh của trường. Phấn khởi tự hào & phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Ý nghĩa của tên trường. Những truyền thống tốt đẹp của trường Những tấm gương dạy tốt: …………………….… Những tấm gương học tốt: ……………………. Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường 2.2.Hình thức hoạt động: Thi hỏi – đáp về truyền thống của trường Thi đố vui và văn nghệ 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Những mẩu chuyện về địa danh mà trường mang tên Tấm gương dạy tốt, học tốt của các thầy, cô giáo và các bạn sưu tầm. Các bài hát về trường lớp thầy cô và bạn bè Câu hỏi và đáp án về truyền thống của trường 3.2.Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động cho cả lớp đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các phương tiện hoạt động. Lớp thảo luận để thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. - 3 -
  • 4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Lựa chọn đội hình thi đấu gồm 2 đội đội 1 gồm đại diện của tổ 1 và 2; đội 2 gồm đại diện của tổ 3 và 4. Các thành viên còn lại là các cổ động viên. Phân công người điều khiển chương trình: ……………………. Thư ký: ……………………. Ban giám khảo: cô giáo chủ nhiệm và 4 bạn cán sự bộ môn của lớp Xây dựng biểu điểm cho từng phần thi. Chuẩn bị tặng phẩm: Ban phụ huynh Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ................... nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia ban giám khảo của cuộc thi. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” 4.2.Thi hát tốp ca giữa các tổ: ………………. nêu lần lượt các yêu cầu và thể lệ của cuộc thi, cách chầm điểm, thời gian thi của từng phần câu hỏi Thi tìm hiểu về truyền thống của trường ………………. lần lượt nêu từng câu hỏi của cuộc thi. Các đội bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi; nếu đội này chưa trả lời chính xác, đội kia có quyền trả lời lại. Nếu cả 2 đội đều trả lời sai thì mời các cổ động viên trả lời. Nếu không ai trả lời đúng thì mời ban giám khảo giải đáp. ………………. nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 3 tổ. Nếu các cổ động viên không trả lời được thì mời ban giám khảo giải đáp 5.Kết thúc hoạt động: ………………. nhận xét chung sau đó công bố kết quả của từng phần thi giữa các tổ. Giáo viên chủ nhiệm lên tặng quà cho đội thắng cuộc, động viên khen ngợi tinh thần tham gia cuộc thi của các bạn học sinh. - 4 -
  • 5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Hoạt động 1 “Trao đổi nội dung thư Bác Hồ” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945 Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với học sinh. Vui văn nghệ: các bài hát về Bác Hồ và thiếu nhi. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư của Bác Hồ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa Câu hỏi và đáp án Một số tiết mục văn nghệ 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu mục đích, yêu cầu nội dung, và cách tiến hành chủ đề. Phân công chuẩn bị: Mỗi bạn có một bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ nhằm trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác Hồ và chuẩn bị đáp án. Các tổ bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước. Mọi thành viên trong mỗi tổ đều phải tham gia chuẩn bị câu trả lời. Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện đứng lên trả lời. Cử ban giám khảo: giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn. - 5 -
  • 6. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện các yêu cầu được giao 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: ………………. nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” 4.2.Trao đổi thảo luận: Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận về ý nghĩa và nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên. Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp cùng trao đổi, thảo luận; Sau mỗi vấn đề được nêu lên lớp phó phụ trách học tập cùng phối hợp với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi. ………………. - Lớp trưởng tóm tắt lại nội dung các vấn đề đạt được sự nhất trí cao của các bạn. Với những vấn đề khó có thể nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ. 4.3.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát ca ngợi Bác và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo luận đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai sau của đất nước. Hoạt động 2 “Hội vui học tập” 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức của môn học. Xây dựng thái độ vươn lên trong học tập và say mê học tập của học sinh. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Kiến thức môn học đã học trong năm học trước, kiến thức môn học đang học trong năm học này Kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi trả lời câu hỏi dưới 2 hình thức: cá nhân và tổ - 6 -
  • 7. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Văn nghệ xen kẽ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Hệ thống các câu hỏi, câu đố. Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm, đáp án … Phần thưởng, chuông 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động cho cả lớp và hướng dẫn các em, sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu có liên quan. Nêu kế hoạch chuẩn bị và thời gian tiến hành. Phân công lớp trưởng điều khiển chung. Phân công thư ký lớp ghi biên bản. Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Cử ban giám khảo: Lớp phó học tập và bốn tổ trưởng. Mỗi tổ cử 3 bạn tham gia đội thi. Nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện các yêu cầu được giao. Các học sinh trong đội thi cùng trao đổi, bàn bạc, chuẩn bị tư liệu và nội dung sẵn sàng cho cuộc thi. Các tổ cùng đội thi của mình hội ý để thống nhất hoạt động: các tổ viên cũng chuẩn bị về nội dung hoạt động để vừa là cổ động viên vừa sẵn sàng tham gia để giải đáp các câu hỏi khi người dẫn chương trình yêu cầu. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ………………. nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Trái đát này là của chúng mình” 4.2.Cuộc thi: Phần thi cá nhân: “Ai nhanh – Ai giỏi” Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi, các bạn xung phong giơ tay trả lời. Ban giám khảo nhận xét sau mỗi câu trả lời bổ xung ý còn thiếu; nếu bạn xung phong trả lời sai thì bạn khác có thể giơ tay xin trả lời thay. Ai trả lời đúng sẽ được nhận quà. Phần thi theo tổ: “Đội nào nhanh hơn - Đội nào giỏi hơn” Lớp trưởng lần lượt nêu câu hỏi và các đội được chuẩn bị câu trả lời trong vòng 30 giây. Đội nào có câu trả lời trước thì rung chuông báo hiệu; nếu 4 đội không có tín hiệu trả lời thì bạn ………………. có thể gọi các bạn khán giả tham gia trả lời câu hỏi đó. Trong tình huống cổ động viên trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được nhận quà và câu trả lời sẽ được tính điểm cho đội nhà của của động viên đó. - 7 -
  • 8. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Ban giám khảo công bố tổng số điểm và tuyên bố đội nhất, nhì, ba. Văn nghệ xen kẽ. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này. - 8 -
  • 9. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Hoạt động 1 Tổ chức kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam. Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô. Biết lễ phép, nghe lời thầy cô giáo. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Tóm tắt ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam. Vị trí và ý nghĩa vai trò của thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục, xây dựng và phát triển đất nước. Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo của các thế hệ học sinh. 2.2.Hình thức hoạt động: Tặng hoa chúc mừng thầy cô. Thảo luận Văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Bản tóm tắt ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam. Lời chúc mừng thầy cô. Một số câu hỏi thảo luận Phấn, bảng, lọ hoa trang trí Một số tiết mục văn nghệ. 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Thông báo cho cả lớp về nội dung và kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11. Động viên học sinh tham gia thảo luận. Hội ý cán bộ lớp cùng cán bộ Đội để phân công công việc cụ thể. Phân công người điều khiển chương trình: bạn ………………; Thư ký: bạn ………. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Phân công các bạn viết giấy mời và đi mời các thầy cô bộ môn đã và đang dạy lớp mình. Nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện các công việc được giao. 4.Tiến hành hoạt động: - 9 -
  • 10. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp và các thầy cô dạy bộ môn. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Bụi phấn” 4.2.Lễ kỷ niệm và chúc mừng: Bạn ………….......… đọc bản tóm tắt ý nghĩa lịch sử ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 - 11. Bạn ……………… thay mặt lớp chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11. Một số học sinh có thành tích cao trong học tập thay mặt các bạn lên chúc mừng các thầy cô giáo. Đại diện thầy cô lên phát biểu ý kiến. Phát biểu của đại diện ban phụ huynh lớp. 4.3.Thảo luận: Bạn ……………lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận. Động viên tinh thần xung phong của các bạn để cả lớp tham gia phát biểu ý kiến. Bạn …………… tóm tắt ý kiến của các bạn trong lớp. Thư ký ghi biên bản. 4.4.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – …………… giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: nhận xét kết quả hoạt động và phát động học sinh thi sáng tác theo đề tài “Biết ơn thầy cô giáo”. Hoạt động 2 Bình báo tường 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò. Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý và luôn ghi nhớ công ơn các thầy cô. Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học và kỹ năng sáng tác của học sinh. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Các bài thơ, bài văn, tranh ảnh do học sinh sáng tác, vẽ hoặc chụp về công ơn các thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò. Lời bình cho những sáng tác trên. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi viết, vẽ trưng bày và giới thiệu sản phẩm sáng tác dưới các thể loại tập san, báo tường. - 10 -
  • 11. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Tổ chức đọc trao đổi và nhận xét đánh giá về nội dung và hình thức của các tác phẩm do các bạn học sinh tự sáng tác. Bình chọn các tác phẩm được ưa thích nhất Văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Giấy A4 và bìa khổ to, bút, mực vẽ. Các bài văn, thơ, tranh, ảnh được trang trí trên các loại báo tường hoặc tập san. Vị trí trưng bày cho từng tổ. Phần thưởng Một số tiết mục văn nghệ. 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu đề tài, yêu cầu và thể lệ cuộc thi. Mọi học sinh đều được tham gia: số tác phẩm của cá nhân không hạn chế. Các sáng tác của cá nhân được tập hợp theo tổ. Mỗi tổ tự chọn một thể loại (báo tường hoặc tập san) và đặt tên cho tờ báo của mình theo đề tài dự thi. Mỗi tổ sẽ chọn 1, 2 tác phẩm hay nhất và viết lời bình. Thành lập ban giám khảo. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện các công việc được giao. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ngày đầu tiên đi học” 4.2.Thi trưng bày: Các tổ trưng bày tác phẩm. Mỗi tổ có thời gian tối đa là 5 phút để trưng bày và giới thiệu tác phẩm. Lần lượt đại diện các tổ giới thiệu khái quát tờ báo của mình và nêu rõ ý nghĩa thể hiện. Ban giám khảo chấm điểm trưng bày của các tổ. 4.3.Thi bình luận về tác phẩm tự chọn của các tổ: Mỗi tổ được chọn từ 1 đến 2 tác phẩm đại diện cho tổ. Các tổ cử đại diện lên trình bày, thể hiện các tác phẩm đó. Thời gian tối đa dành cho mỗi tổ là 5 phút. Ban giám khảo chấm điểm. Thư ký, bạn ……………… ghi điểm và công bố giải. 4.4.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh. - 11 -
  • 12. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm công bố kết quả và trao phần thưởng cho các tác phẩm đạt giải. - 12 -
  • 13. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hoạt động 1 “Tìm hiểu về những anh hùng liệt sĩ của địa phương” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc đem lại hoà bình cho đất nước của những người con thân yêu của quê hương đất nước. Học sinh có niềm tự hào và biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng và toàn thể quân đội nhân dân Việt Nam. Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc học tập, rèn luyện và tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Sưu tầm các tài liệu nói về những người con anh hùng của quê hương đất nước. Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội, các anh hùng lực lượng vũ trang, các liệt sĩ, thương binh bệnh binh… 2.2.Hình thức hoạt động: Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi và thảo luận. Thi ngâm thơ, ca hát, kể chuyện về những người con anh hùngcủa quê hương, đất nước. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Tư liệu sưu tầm về các anh hùng liệt sĩ của quê hương đất nước. Các bài hát, bài thơ, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước. Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương. 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để nêu yêu cầu và nội dung và hình thức hoạt động đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên. Lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Từng tổ phân công người trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình, kể 1 câu chuyện, hát hoặc ngâm thơ…. Cử ban giám khảo Phân công người điều khiển chương trình: bạn ………………; - 13 -
  • 14. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Thư ký: bạn ………. Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Cử người viết giấy mời và cùng GV chủ nhiệm đi mời các bác cựu chiến binh trong xã 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: ……………………………………… 4.2.Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương: Bạn ……………… mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả sưu tầm của tổ mình. Lớp thảo luận góp ý kiến cho bản báo cáo của từng tổ. Bạn ……………… tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp. 4.3.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – …………… giới thiệu các bài hát ca ngợi quê hương, ca ngợi các anh hùng trong thời kì cách mạng kháng chiến chống quân xâm lược. Lớp bình chọn các tiết mục hay để trao phần thưởng. 5.Kết thúc hoạt động: Mời bác đại diện cho các cựu chiến binh lên phát biểu ý kiến. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với quê hương. Hoạt động 2 “Hội vui học tập” 1.Yêu cầu giáo dục: Củng cố mở rộng kiến thức đã được học trên lớp cho học sinh. Học sinh biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Học sinh hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt được kết quả cao. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: - 14 -
  • 15. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của các môn học từ đầu năm học đến nay. Những kiến thức được vận dụng để phục vụ cuộc sống. Những hiện tượng tự nhiên và xã hội cần được giải thích. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi giải đáp, trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tìm ẩn số của từ, ngữ: tìm tác giả của bài thơ, bài hát, tác phẩm văn học, định lý, định luật… 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Các câu hỏi, các bài tập hay các câu đố vui … của một số môn học như: Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử, Địa, Sinh, Ngoại ngữ … và đáp án Giấy, bút, chuông. Một số tiết mục văn nghệ. Phần thưởng. 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để phổ biến yêu cầu và nội dung hoạt động. Liên hệ với các giáo viên bộ môn để nhờ thầy cô giúp các cán sự bộ môn xây dựng câu hỏi và đáp án. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: Mỗi tổ phân công ba người tham gia dự thi. Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………..........; Thư ký: ……………. Phân công tổ …………… trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Cử ban giám khảo: …………………………. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ngày đầu tiên đi học” Nhạc của nhạc sĩ: Nguyễn Ngọc Thiện và lời Nguyễn Phương. 4.2.Thi tiếp sức giải bài tập toán: Bạn ……………nêu yêu cầu của cuộc thi và giới thiệu các thí sinh tham dự. Giao bài tập và quy định thời gian thực hiện qua ba đợt: + Mời thí sinh số 1 của mỗi tổ lên giải bài tập. + Mời thí sinh số 2 của mỗi tổ lên giải bài tập tiếp. + Mời thí sinh số 3 của mỗi tổ lên giải nốt phần bài tập còn lại. Hết thời gian quy định, tổ nào giải xong và đúng bài tập thì là thắng. 4.3.Ghép từ: - 15 -
  • 16. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Bạn ……………… giới thiệu thi sinh của mỗi tổ. Bạn ……………… nêu đề thi: Cho một số từ, yêu cầu ghép mỗi từ đó với một từ khác để tạo thành một từ ghép có nghĩa. Hết thời gian quy định, tổ nào ghép được nhiều từ thì tổ đó thắng. 4.4.Tự do lựa chọn: Các câu hỏi được đánh số thứ tự từ một đến hết. Mỗi lượt thi thí sinh của mỗi tổ được chọn một câu hỏi của môn học mà mình thích. Bạn ……………… đọc câu hỏi để tổ đã chọn câu hỏi đó trả lời. Nếu trả lời đúng thì ghi điểm, nếu sai thì đội kia được trả lời; Nếu hai đội không trả lời được thì các bạn dưới lớp có thể trả lời thay. Nếu trả lời đúng các bạn ấy sẽ có phần thưởng. Nếu không ai trả lời được thì ban giám khảo sẽ đưa ra đáp án. Hết thời gian qui định tổ nào có tổng số điểm cao nhất thì sẽ là đội thắng cuộc. Ban giám khảo cho điểm công khai sau mỗi lượt thi. Thư ký ghi điểm lên bảng. Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ. Mời cô giáo chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. - 16 -
  • 17. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – 2 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN Hoạt động 1 “Thi tìm hiểu truyền thống văn hoá quê hương” 1.Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng Xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc. Học sinh có niềm tự hào và yêu mến quê hương, đất nước. Học sinh biết tôn trọng và giữ gìn bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Những phong tục tập quán tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón Tết, mừng Xuân của quê hương đất nước. Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá của quê hương. Các bài hát, bài thơ, truyện kể về truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi tìm hiểu giữa 2 đội về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước. Văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… về những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng Xuân đón Tết của quê hương đất nước; của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và của các nước trên thế giới. Các bài hát, bài thơ, truyện kể về phong tục tập quán của Việt Nam Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi và câu đố; Chuông. Phần thưởng cho đội thắng cuộc. 3.2.Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Phân công mỗi tổ cử 3 bạn tham gia cuộc thi. Soạn ra các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi và các đáp án. - 17 -
  • 18. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Cử ban giám khảo: lớp trưởng, bạn lớp phó phụ trách học tập. Mời GV dạy môn Lịch sử, môn GDCD tham gia vào BGK làm cố vấn cuộc thi. Nhiệm vụ của học sinh: Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi. Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………; Thư ký: …………… Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: ………………; giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình buổi sinh hoạt. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mùa xuân về” 4.2.Cuộc thi: Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi. Thành viên của 2 đội thi lắng nghe câu hỏi và rung chuông báo hiệu xin trả lời; đội nào rung chuông trước sẽ được trả lời; nếu đội rung chuông trả lời sai thì đội còn lại vẫn có thể rung chuông xin trả lời lại. Đội nào trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm. Nếu cả 2 đội cùng trả lời sai thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời đúng thì nhờ BGK giúp đỡ. Ban giám khảo cho điểm sau mỗi câu hỏi. Bạn ……………… ghi điểm lên bảng. Sau khi hết các câu hỏi đội nào có số điểm cao nhất sẽ là đội thắng cuộc. Mời giáo viên chủ nhiệm trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. 4.3.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca –giới thiệu các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước. 5.Kết thúc hoạt động: Mời ……………… phát biểu ý kiến động viên tinh thần của các bạn học sinh tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với Đảng. - 18 -
  • 19. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Hoạt động 2 “Tìm hiểu những nét đổi thay của quê hương” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất và những nét đổi thay ở quê hương do Đảng lãnh đạo. Giúp học sinh tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường lớp của mình. Hướng cho học sinh tự giác học tập, rèn luyện đạo đức để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở Bến Tre. Những truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương; những tấm gương bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp. Những nét đổi thay ở quê hương. 2.2.Hình thức hoạt động: Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương, và những tấm gương sáng, những nét đổi thay ở quê hương. Văn nghệ 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Tư liệu tranh ảnh, bài viết thơ ca về truyền thống cách mạng ở Bến Tre. Các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất ở Bến Tre, các thành tựu và di sản văn hoá Bến Tre. Các câu hỏi – đáp án. Phần thưởng. 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm tìm hiểu các tư liệu có liên quan đến chủ đề của buổi sinh hoạt. Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn môn Nhạc, bạn lớp phó phụ trách học tập. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Cử các bạn cán bộ lớp viết giấy mời và đến mời các bác cán bộ lão thành ở phường Thịnh Quang tham dự buổi sinh hoạt tập thể của lớp. - 19 -
  • 20. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Phân công người điều khiển chương trình: bạn ………..; Thư ký: bạn ……………. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm, các bác cán bộ lão thành ở xã tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em là mầm non của Đảng”. 4.2.Toạ đàm: Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề và câu hỏi: + Bạn hãy kể tên các anh hùng liệt sĩ của xã. + Bạn hãy kể chuyện về 1 tấm gương sáng Đảng viên của xã trong phong trào xây dựng phường vững mạnh. + Xã của chúng ta trong những năm gần đây có những đổi thay như thế nào? Trong quá trình toạ đàm, hãy mời các đại biểu lão thành cách mạng giúp đỡ bổ sung ý kiến làm sáng tỏ thêm các vấn đề đặt ra trong cuộc toạ đàm này. 4.3.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của mùa Xuân của quê hương đất nước. 5.Kết thúc hoạt động: Mời bác đại biểu lên phát biểu ý kiến với cô giáo và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Hoạt động 3 “Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân” 1.Yêu cầu giáo dục: Giáo dục học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường. Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Các bài hát, bài thơ, điệu múa… ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước và mùa xuân. Các bài thơ do học sinh tự sáng tác theo chủ đề trên. 2.2.Hình thức hoạt động: Giao lưu văn nghệ Thi hát - 20 -
  • 21. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Đố chữ Thi tiếp sức 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Lựa chọn các bài thơ, bài hát … liên quan đến chủ đề. Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm tự biên tự diễn. Hệ thống các câu hỏi và đáp án. Trang phục biểu diễn. Tặng phẩm. 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi. Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………; Thư ký: bạn …………. Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban tổ chức phân công người viết giấy mời và đến mời đại biểu: ……………… Thống nhất thành phần 2 đội dự thi 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng các cô giáo dạy nhạc tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cánh én tuổi thơ” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên Bạn dẫn chương trình giới thiệu chương trình và thời gian thực hiện chương trình, giới thiệu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu 2 đội chơi và thành phần ban giám khảo. 4.2.Giao lưu: Bạn ……………… lần lượt giới thiệu 2 đội dự thi. Đại diện của mỗi đội thi tự giới thiệu về đội mình. Người dẫn chương trình nêu thể lệ của cuộc thi sau đó lần lượt nêu các câu hỏi để 2 đội trả lời. Ban giám khảo theo dõi đánh giá và cho điểm. Thư ký công bố điểm sau mỗi phần thi. Xen kẽ các tiết mục văn nghệ Trao phần thưởng cho đội thắng cuộc. 5.Kết thúc hoạt động: - 21 -
  • 22. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng tham gia các hoạt động ngoài giờ học. Hoạt động 4 “Xây dựng kế hoạch thực hiện trường xanh - sạch - đẹp” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh – sạch – đẹp đối với sức khoẻ mỗi người, đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Học sinh biết bảo vệ cây cối, thực hiện vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Học sinh tích cực tham gia xây dựng và thực hiện phong trào “Xây dựng nhà trường Xanh - sạch - đẹp”. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Vệ sinh lớp học, sân trường. Nhặt cỏ bồn hoa cây cảnh. Chăm sóc vườn sinh vật, cây cối trong sân trường. 2.2.Hình thức hoạt động: Thảo luận, xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Bản dự thảo nội dung, kế hoạch hoạt động. Câu hổi để thảo luận. 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu nội dung, yêu cầu của vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà trường và trong lớp học. Hội ý cùng cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể như sau: + Dự thảo nội dung kế hoạch thực hiện “Trường xanh - sạch - đẹp”. + Các câu hỏi thảo luận: Bạn hiểu thế nào là môi trường Xanh - sạch - đẹp? Ý nghĩa và tác dụng của việc xây dựng “Trường xanh - sạch - đẹp”? … b.Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……….; Thư ký: bạn ……….. Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. - 22 -
  • 23. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Chuẩn bị hoa Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mái trường mến yêu” 4.2.Thảo luận: Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi để cả lớp cùng tham gia bàn luận. Một số cá nhân nêu ý kiến của mình. Lớp trưởng tổng kết chung. Thư ký ghi biên bản. Lớp biểu quyết lấy ý kiến chung cho dự thảo của lớp. 4.3.Văn nghệ: Học sinh hát các bài hát ca ngợi mái trường, các bài hát về môi trường... 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. - 23 -
  • 24. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN Hoạt động 1 “Thi tìm hiểu về truyền thống Đoàn”; 1. Yêu cầu giáo dục: Học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Những mốc lịch sử lớn của tổ chức Đoàn TNCS HCM, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu. Học sinh tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn. Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931 Các sự kiện lịch sử của Đoàn. Những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu. Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn TNCS HCM giữa các đội (Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 bạn). Văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Các câu hỏi tìm hiểu về tổ chức Đoàn và đáp án Các bài hát ca ngợi Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chuông Phần thưởng 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động; hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Soạn ra nội dung, các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi Mời bí thư chi đoàn tham dự cuộc thi Nhiệm vụ của học sinh: Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi. Phân công người điều khiển chương trình:…………..; Thư ký…………... Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - 24 -
  • 25. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Cử ban giám khảo: mời bí thư chi đoàn làm cố vấn 4.Tiến hành hoạt động: 4.1..Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cùng nhau ta đi lên” nhạc sĩ: Phong Nhã. Bạn Líp trëng mời các đội thi ra mắt khán giả và nêu thể lệ cuộc thi. Từng đội tự giới thiệu về đội của mình. 4.2.Tổ chức thi: Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi. Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có câu trả lời thì lắc chuông xin trả lời; đội nào nhanh tay lắc chuông trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi; nếu không đội nào trả lời đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp. Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm sau mỗi câu hỏi. Thư ký ghi điểm lên bảng Cô công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các bạn. 3.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát ca ngợi Đoàn. Hát ca ngợi, biết ơn đối với thầy cô giáo và người mẹ thân yêu của mình 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập và cố gắng phấn đấu trở thành người đoàn viên. Hoạt động 2 Văn nghệ mừng ngày 8 – 3 và 26 - 3 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày 8 – 3, biết các bài hát về thanh niên. Học sinh tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam, về vai trò, lí tưởng thanh niên, biết ơn mẹ và cô giáo những người đi trước hi sinh cho thế hệ mai sau. Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ của học sinh. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Các bài hát về mẹ, cô giáo, về người phụ nữ Việt Nam, thanh niên xung phong, đoàn viên. Các bài thơ, câu chuyện liên quan đên chủ đề hoạt động. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi văn nghệ. - 25 -
  • 26. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Trò chơi 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Sưu tầm các bài hát về mẹ, cô giáo, về người phụ nữ Việt Nam, thanh niên xung phong, đoàn viên. Các câu hỏi theo chủ đề hoạt động và đáp án. Trang phục biểu diễn Phần thưởng. 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi. Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn môn Nhạc, bạn lớp phó phụ trách học tập. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Các tổ chuẩn bị các tiết mục dự thi của tổ mình Phân công người điều khiển chương trình: bạn ……………; Thư ký: …………… Cử ban giám khảo Ban lễ tân viết giấy mời và mời các cô giáo dạy trong lớp mình. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng các cô giáo dạy bộ môn của lớp tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” của nhạc sĩ: Hoàng Vân. 4.2.Cuộc thi: Các tổ về vị trí dự thi: đại diện các tổ tự giới thiệu về đội chơi của tổ mình. Bạn ……………… lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu. Tổ nào có tín hiệu sẽ trả lời trước. Ban giám khảo nhận xét, đánh giá và cho điểm. Bạn ................... ghi điểm lên bảng. Bạn ......................... công bố đội thắng cuộc. 5.Kết thúc hoạt động: GV chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. - 26 -
  • 27. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Tuần Ngày soạn Tiết Ngày thực hiện Hoạt động 1 “Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá trong nước và trên thế giới” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó Học sinh biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử. Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó. Biết làm thế nào để bảo vệ di sản, di tích lịch sử. 2.2.Hình thức hoạt động: Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về các di sản, di tích lịch sử. Văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, ca dao tục ngữ… về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi Phần thưởng 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động. Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tài liệu trình bày thành cuốn album. Kết hợp với giáo viên dạy lịch sử xây dựng các câu hỏi và đáp án. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi. Phân công người điều khiển chương trình: bạn ...................; Thư ký: bạn ............... Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - 27 -
  • 28. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Phân công thành viên ban giám khảo. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: ………………. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” nhạc sĩ: Khánh Vinh. 4.2.Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ: Đại diện mỗi tổ thuyết trình kết quả sưu tầm của tổ mình trong vòng 5 phút theo trình tự: +Tên di sản, di tích lịch sử. +Vị trí +Ý nghĩa Ban giám khảo đánh giá cho điểm. 4.3.Thi tìm hiểu: 4 tổ chia làm 2 đội tham gia cuộc thi. Sau hiệu lệnh của người điều khiển đội trưởng của mối đội lên bốc thăm câu hỏi. Mỗi đội có 30 giây để chuẩn bị tham gia trả lời câu hỏi của đội mình. Nếu đội này trả lời chưa đúng hoặc thiếu sót thì đội kia có quyền trả lời lại, trong trường hợp cả hai đội cùng không trả lời được thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời được thì mời cố vấn ban giám khảo giải thích giúp. Ban giám khảo công bố điểm của mỗi đội sau mỗi câu trả lời. Thư ký viết điểm lên bảng. 4.4.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. 5.Kết thúc hoạt động: Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời GV chủ nhiệm lên trao quà cho các bạn. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt động tập thể. Tuần Ngày soạn Tiết Ngày thực hiện Hoạt động 2 “Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 – 4” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - 28 -
  • 29. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ. Truyển thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2.2.Hình thức hoạt động: Kể chuyện, đọc thơ Văn nghệ 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975. Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tặng phẩm. 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động. Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn ................; Thư ký: bạn ............... Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn. Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong xã. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích. 4.2.Biểu diễn văn nghệ: Bạn …………… giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4. Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này. Bạn ……………… lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình. - 29 -
  • 30. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. Kết thúc phần văn nghệ bạn ……………… bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. 5.Kết thúc hoạt động: Mời đại biểu phát biểu ý kiến Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn. - 30 -
  • 31. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU Tuần Ngày soạn Tiết Ngày thực hiện Hoạt động 1 “Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc. Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi. Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 2.2.Hình thức hoạt động: Thảo luận. Văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện… về Bác Hồ kính yêu. Các bài hát về Bác kính yêu. Ảnh Bác 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận. Phân công người điều khiển chương trình: bạn ..............; Thư ký: bạn ................. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: ………………. - 31 -
  • 32. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà. 4.2.Thảo luận: Bạn ……………… lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận: +Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào? +Bạn có suy nghĩ gì về Bác? Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình. Bạn ……………… tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp. Bạn ……………… hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất” Một bạn lên bốc thăm câu hỏi. Bạn ……………… đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng. 4.3.Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non. Tuần Ngày soạn Tiết Ngày thực hiện Hoạt động 2 “Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19 – 5” 1.Yêu cầu giáo dục: Học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi. Học sinh tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ. Học sinh tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: 2.1.Nội dung: Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi. Tình cảm của Bác đối với dân tộc, đối với thiếu nhi và tình cảm yêu thương, kính trọng của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác. - 32 -
  • 33. Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 2.2.Hình thức hoạt động: Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Văn nghệ 3.Chuẩn bị hoạt động: 3.1.Về phương tiện hoạt động: Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi Bác. Tặng phẩm. 3.2.Về tổ chức: a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Phát động cả lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “Chúng em hát về Bác Hồ”. Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. b.Nhiệm vụ của học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: bạn ..............; Thư ký: bạn ............ Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4.Tiến hành hoạt động: 4.1.Khởi động: Bạn ……………… nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” của nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân. 4.2.Biểu diễn văn nghệ: Bạn ……………… lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình. Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. Kết thúc phần văn nghệ bạn ……………… bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. 5.Kết thúc hoạt động: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn. - 33 -