SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 52
Chương I:
DẪN NHẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. LỊCH SỬ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
- Công tác xã hội cá nhân hình thành bắt đầu vào cuối những năm 1800. Lúc đầu
công tác xã hội được khởi xướng từ hoạt động giúp đỡ những người thất nghiệp,
trẻ mồ côi… của các tổ chức từ thiện COS (Charity Organization Society) ở Anh
và Mỹ.
- Năm 1917, Mary Richmond cuốn: “Chẩn đoán xã hội”: các bước của quá trình
can thiệp gồm thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề, lên kế hoạch xử lý.
- Đến năm 1920, khoa học xã hội chứng kiến sự phát triển của khoa học tâm lý –
tiêu biểu là Sigmund Freud và thuyết “Phân tâm học”
- Vào những năm 50-60, công tác xã hội với cá nhân chú ý tới các yếu tố gia đình
họ, những ảnh hưởng của môi trường tới hành vi, thái độ của họ
- Ngày nay, với nhiều ảnh hưởng khác nhau xoay quanh cá nhân, trọng tâm của sự
can thiệp không chỉ còn là cá nhân mà là sự nhận thức về sự hỗ tương giữa nhân
cách và môi trường với trọng tâm là “con người trong hoàn cảnh”, chịu ảnh
hưởng của tâm thần học, tâm lý học và văn hóa.
2. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội với cá nhân. Sau đây là một số
định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu:
Bà Helene Mathew cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp đỡ
cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. Phương pháp này được các
nhân viên xã hội ớ các cơ sở sử dụng giúp con người có vấn đề về chức năng xã hội
và việc thực hiện chức năng của họ”
Bà Perlman cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là một tìến trình được các cơ
quan lo về an sinh cho con người để giúp cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn
đề thuộc về chức năng xã hội của họ”
Esther C. Viloria: “Công tác xã hội cá nhân là tiến trình giúp đỡ, bao gồm nhiều
hoạt động khác nhau, có thể là hỗ trợ vật chất, chuyển tiếp đến các tổ chức cộng đồng
1
khác có đủ phương tiện, hỗ trợ về tâm lý cảm xúc qua việc lắng nghe có hiệu quả, biểu lộ
sự chấp nhận và tạo sự an tâm, nêu lên đề nghị, cố vấn thích hợp và đặt ra các giới hạn,
khuyến khích thân chủ biểu lộ cảm xúc, cũng như khuyến khích thân chủ tác động lên các
kế hoạch cuả họ; giúp cá nhân tường thuật và xem xét hoàn cảnh của họ/ hay làm việc với
những cân nhắc và hiểu biết kỹ lưỡng về mối quan hệ nhân quả giữa thái độ hiện thời và
cách điều chỉnh những kinh nghiệm quá khứ của họ. Tất cả những điều này có thể đựơc
sử dụng cùng nhau để đáp ứng cho những cá nhân đang chịu stress, giúp họ có khả năng
đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thực hiện chức năng xã hội của họ đầy đủ hơn”
Mary Richmond: “Công tác xã hội cá nhân là những tiến trình phát triển nhân cách
nhờ những điều chỉnh được tác động một cách có ý thức, theo từng cá nhân một, giữa con
người và môi trường xã hội của họ…””Có thể định nghĩa Công tác xã hội cá nhân là nghệ
thuật thực hiện những việc khác nhau bằng cách hợp tác với họ để cùng đạt tới sự tốt đẹp
hơn cho xã hội và cho chính bản thân họ”
Kazuko Kay: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp công tác xã hội, can
thiệp những khía cạnh tâm lý xã hội của đời sống con người nhằm khôi phục, cải thiện và
phát huy việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân đó hay phòng ngừa sự yếu kém
trong việc thực hiện chức năng xã hội bằng cách nâng cao sự thể hiện vai trò với tư cách
là một cá nhân có năng suất và có tính xây dựng”
Định nghĩa của hiệp hội công tác xã hội thế giới:
Sách giáo khoa/ bách khoa (Encyclopedia) về công tác xã hội của Philippin: “Công
tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người đối phó vói những
vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức
năng xã hội một cách đầy đủ”
Bà Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp (của
Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm.
Mục đích của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành
bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình”
3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐỂ HIỂU RÕ HƠN ĐỊNH NGHĨA
3.1. Thực hiện chức năng xã hội:
Harriett Barlett (1970): “ Thực hiện chức năng xã hội có liên quan đến hoạt động
đối phó của con người và yêu cầu từ môi trường. Tiêu điểm kép này cột chặt hai bên lại
với nhau. Vì vậy, con người và hoàn cảnh, con người và môi trường, xoay quanh một
khái niệm đơn sơ đòi hỏi phải được liên tục xem xét cùng nhau”
2
Louis C. Johnson (1989): “ Nhân viên xã hội dính líu vào khi cá nhân có khó
khăn trong tương quan với những người khác, trong phát triển tối đa tiềm năng của họ và
trong việc đáp ứng yêu cầu của môi trường… Trọng tâm nỗ lực công tác xã hội là nhân
viên xã hội và thân chủ tương tác với nhau để cùng giải quyết những vấn đề về thực hiện
chức năng xã hội; những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội là lý do tạo nên sự tương
tác giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Vì vậy, mục đích tối hậu của tất cả mọi thực hành
công tác xã hội là nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của các cá nhân”
Thelma Lee – Mendoza (1995): “Thực hiện chức năng xã hội là kết quả của sự
tương tác giữa con người – hoàn cảnh, ví dụ, sự tương tác giữa khả năng đối phó của một
người và yêu cầu của hoàn cảnh hay môi trường của anh ta. Công tác xã hội quan tâm
giúp đỡ con người cải thiện hay nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của anh ta hay
chữa trị việc thực hiện chức năng thiếu sót, yếu kém. Có thể nói, thực hiện chức năng xã
hội là kết quả của sự thể hiện những vai trò xã hội của con người hay thực hiện chức
năng xã hội là sự thể hiện những vai trò xã hội của con người”
3.2. Môi trường xã hội
Là mạng lưới các hệ thống xã hội và hoàn cảnh xã hội đè lên nhau bao gồm các hệ
thống sinh thái, các nền văn hóa và định chế; ở đó hoàn cảnh xã hội là một phân đọan gây
tác động của môi trường xã hội. Chỉ chính con người trong một môi trường nào đó mới
nhận thức đặc sắc và giải thích về hoàn cảnh xã hội của mình; ở đó, anh ta thể hiện một
hay nhiều vai trò – địa vị và bản sắc. Ví dụ: hoàn cảnh gia đình trong đó một người có
chức năng là vợ, mẹ và là lao động chính.
3.3. Vai trò xã hội:
Đó là mẫu hành vi hay hoạt động được thừa nhận về mặt xã hội của một cá nhân
có một vai trò, địa vị nào đó trong xã hội. Đây là khái niệm để chỉ sự mong đợi xã hội đối
với hành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một
khung cảnh xã hội nhất định. Có 3 loại vai trò: vai trò định chế, vai trò thường nhật và vai
trò kỳ vọng. Ví dụ: con cái, cha mẹ, công nhân, khách hàng…
3.4. Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội:
Louis C. Johnson: “Vấn đề không có nghĩa là bệnh hoạn, chúng là một phần của
cuộc sống. Vấn đề trong công tác xã hội là một hoàn cảnh thực hiện chức năng xã hội
trong đó sự đáp ứng nhu cầu của bất cứ cá nhân hay hệ thống có liên quan đều bị cản trở
và trong đó những cá nhân hay hệ thống liên quan không thể tự dẹp bỏ các cản trở để đáp
ứng nhu cầu”
3
Thelma Lee – Mendoza (1995):”Có nhiều yếu tố gây nên những vấn đề thực hiện
chức năng xã hội:
1. Những yếu tố trong con người: điều kiện thể chất, thái độ, giá trị, nhận thức về
thực tế của con người.
2. Những yếu tố trong hoàn cảnh hay môi trường: Thiếu tài nguyên hay cơ hội,
những mong đợi vượt quá khả năng đối phó của cá nhân”
Hiệp hội Công tác Xã hội quốc gia Mỹ: triển khai hệ thống PIE (person in
enviroment) rất cần cho CTXH. Hệ thống này ưu tiên cho sự thực hiện chức năng xã hội
và thừa nhận tầm quan trọng của những vấn đề môi trường và tương quan nhân sự. Hệ
thống này bao gồm 4 yếu tố:
1. Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội
2. Những vấn đề môi trường
3. Những vấn đề sức khỏe tâm thần
4. Những vấn đề sức khỏe thể chất
CTXH quan tâm chủ yếu đến 2 loại vấn đề:
1. Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội: PIE nêu ra những loại vai trò
trong đó những vấn đề thực hiện chức năng xã hội có thể xảy ra:
a. Những vai trò gia đình
b. Những vai trò tương quan nhân sự như bạn bè, người tình…
c. Những vai trò nghề nghiệp
d. Những vai trò trong hoàn cảnh đặc biệt như: khách hàng, tù nhân, người nhập
cư…
Ví dụ: Cha mẹ không hiểu được nhu cầu của con cái nên nghiêm khắc đến nỗi tương
quan cha mẹ - con cái dẫn đến chỗ con cái nổi loạn và không thể cùng bàn bạc vấn đề
được.
2. Những vấn đề môi trường: Tập trung vào những yếu tố trong môi trường xã hội
và vật chất có thể gây tác động đối với việc thực hiện chức năng và phúc lợi của
con người. PIE sử dụng 6 hệ thống môi trường sau:
a. Hệ thống nhu cầu căn bản/kinh tế: thức ăn/dinh dưỡng, mái ấm, công việc làm, tài
nguyên kinh tế, phương tiện chuyên chở, phân biệt đối xử trong hệ thống nhu cầu
căn bản/kinh tế
b. Hệ thống giáo dục và đào tạo: giáo dục và đào tạo, phân biệt đối xử trong giáo dục
và đào tạo
4
c. Hệ thống pháp luật: công bằng và hợp pháp, phân biệt đối xử trong hệ thống pháp
luật.
d. Hệ thống dịch vụ xã hội, y tế và an toàn: sức khỏe tâm thần/sức khỏe, an toàn,
dịch vụ xã hội, phân biệt đối xử trong hệ thống dịch vụ xã hội, y tế và an toàn
e. Hệ thống hội đoàn tình nguyện: tôn giáo, các nhóm cộng đồng, phân biệt đối xử
trong hệ thống hội đoàn tình nguyện
f. Hệ thống hỗ trợ tình cảm: hỗ trợ tình cảm, phân biệt đối xử trong hỗ trợ tình cảm.
4.MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Giúp mọi người phát huy
năng lực của chính họ
và nâng cao khả năng
xử lý và giải quyết vấn
đề
Giúp thân chủ nhận ra vấn đề, những cách thức khác
nhau để xác định vấn đề và giải pháp. Giúp thân chủ
khám phá thế mạnh của mình, những cơ hội trong
việc thay đổi, giải quyết vấn đề…
Giúp mọi người tìm các
nguồn lực và tạo
thuận lợi cho các
quan hệ tương tác
giữa các cá nhân với
các tổ chức và cá
nhân khác
Cung cấp thông tin về các dịch vụ xã hội và các
chương trình phúc lợi để thân chủ có thể tiếp cận.
Đôi khi thân chủ có thể bị từ chối phục vụ vì họ
thuộc một nhóm nào đó có vấn đề xã hội. NVXH sẽ
có trách nhiệm hỗ trợ họ để họ có thể được hưởng
lợi từ các chương trình, dịch vụ xã hội
Giúp các tổ chức đáp ứng
nhiệt tình nhu cầu của
thân chủ và tạo ảnh
hưởng tới quan hệ
giữa các tổ chức và cá
nhân
Cùng làm việc với các tổ chức đảm bảo việc thực
hiện các chính sách, chế độ cho thân chủ. Xây dựng
mối quan hệ tốt với các tổ chức, cá nhân để mang lại
hiệu quả hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ
Tạo ảnh hưởng tới chính
sách xã hội
NVXH làm công tác tham mưu cho các tổ chức, các
nhà quản lý các tổ chức và chương trình, các nhà
quản lý kinh tế - xã hội để đưa ra cac quyết định liên
quan đến chính sách xã hội, phúc lợi,… để thúc đẩy
việc chấp nhận và xây dựng các chính sách đảm bảo
5
chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người
5. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ
NHÂN
Các nguyên tắc hành động trong CTXH rất quan trọng. Nó hướng dẫn việc thực hành
CTXH.
1. Cá nhân hóa:
Mỗi thân chủ là một cá thể duy nhất với những đặc điểm cá tính riêng biệt, chịu sự
chi phối khác nhau của môi trường sống. Do đó, NVXH không nên nhìn nhận thân
chủ theo những ý tưởng có trước cho từng thân chủ, dán nhãn lên hoàn cảnh và hành
vi của thân chủ. Khả năng xem thân chủ như một cá nhân riêng biệt bằng cách cảm
nhận qua những nét riêng tư và sự sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của thân chủ là
điều quan trọng nhất trong nguyên tắc cá nhân hóa. Những nhu cầu, nguyện vọng của
thân chủ được thể hiện qua kế hoạch giải quyết vấn đề riêng cho thân chủ đó. NVXH
không áp dụng một mô hình chung cho những thân chủ khác nhau
2. Chấp nhận thân chủ:
NVXH chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt và xấu của thân chủ đó,
những điểm mạnh và điểm yếu của họ mà không phán xét hành vi của người đó. Chấp
nhận thân chủ đòi hỏi sự không tính toán, không điều kiện cũng như không tuyên án
hành vi của thân chủ. Nền tảng của nguyên tắc này là giả định triết học cho rằng mỗi
cá nhân có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị và hành vi của họ. Thân chủ được
quyền lưu ý và thừa nhận là một con người cho dù anh ta có phạm tội đi chăng nữa.
Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho những hành vi phạm tội mà xã hội lên án,
chấp nhận là thể hiện sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi.
3. Thái độ không kết án:
Thái độ không kết án, không phê phán có nghĩa là không tỏ vẻ bất bình với thân
chủ, không đổ lỗi bằng việc tranh luận về những nguyên nhân, hậu quả của hành vi
hoặc đưa ra những lời phê phán. NVXH không nên thể hiện thái độ xem thường hay
kết án đối với thân chủ. Khi NVXH đối xử với thân chủ bằng thái độ thân thiện,
không kết án, thân chủ cảm thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ sẽ thoải
mái bộc lộ vấn đề của họ
4. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ:
6
Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về đời
sống riêng tư của họ và người khác không có quyền áp đặt các quyết định lên họ.
NVXH có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định đúng.
Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng. Quyết định mà thân chủ đưa ra
phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến
ban. NVXH có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định đúng.
Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng. Quyết định mà thân chủ đưa ra
phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến
bản thân của thân chủ cũng như tới những người khác.
Quyền tự quyết của thân chủ thể hiện ở vịêc thân chủ có sự cam kết tham gia vào
toàn bộ tiến trình giải quyết vấn đề. Trong mọi tình huống, thân chủ thể hiện quyền
chủ động tham gia hay rút lui khỏi các hoạt động trợ giúp mà CTXH dành cho họ.
5. Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề:
Nguyên tắc này gắn liền với quyền tự quyết của thân chủ. Nguyên tắc này còn góp
phần giúp thân chủ chủ động tham gia vào việc theo đuổi những kế hoạch dài hạn cả
sau khi can thiệp chấm dứt.
6. Giữ bí mật của thân chủ:
Đây là nguyên tắc quan trọng trong CTXH. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giữ gìn
bí mật những thông tin mà thân chủ cung cấp trong hầu hết các tình huống. Việc phá
vỡ những nguyên tắc bảo mật phải được cân nhắc kỹ lưỡng trong những tình huống
nghiêm trọng khi thân chủ có hành vi đe dọa đến an toàn của bản thân và người khác.
6. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI:
a. Người giáo dục: NVXH tìm cách chuyển thông tin đến thân chủ một cách tốt nhất,
giúp thân chủ nhận thức về hành vi
b. Người môi giới: NVXH hiểu rõ nhu cầu của thân chủ và các nguồn tài nguyên, vì
vậy, NVXH phải tích cực kết nối thân chủ với các nguồn tài nguyên
c. Người tạo điều kiện: NVXH tạo điều kiện cho thân chủ tăng khả năng bàn bạc,
lựa chọn, lấy quyết định hành động để giải quyết vấn đề theo sự hiểu biết và quyết
định của chính thân chủ
d. Người biện hộ: Đây là một trong những vai trò quan trọng của NVXH. Lúc này,
NVXH là người đại diện cho tiếng nói của thân chủ, đề đạt đến các cơ quan có
7
thẩm quyền, tổ chức xã hội về những vấn đề bức xúc của thân chủ, yêu cầu các cơ
quan trên hợp tác với thân chủ. NVXH thực hiện vai trò này với quyền được thân
chủ giao
e. Tham vấn: Cung cấp các kiến thức và thông tin cho thân chủ để đạt được mục
tiêu, mục đích của hành động
f. Nhà nghiên cứu: Thu thập các thông tin, phân tích tình huống và vấn đề, từ đó
chuyển những phân tích trên thành chương trình hành động
g. Người lập kế hoạch: Là người lập các kế hoạch hành động dựa trên các thông tin
đã được đánh giá, cùng với thân chủ có các bước hành động phù hợp trong tiến
trình giải quyết vấn đề của thân chủ
h. Người điều phối: Đảm bảo cho thân chủ có quyền đến với các dịch vụ cần thiết và
các dịch vụ này được thực hiện có hiệu quả. Vai trò này thể hiện khi thân chủ vì
thiếu hiểu biết, quá nhỏ hay thiếu năng lực…trong việc tiếp cận các dịch vụ xã
hội. Ngoài ra, NVXH còn đóng vai trò điều phối các dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ
được hợp lý trong trường hợp một thân chủ cần nhiều dịch vụ hỗ trợ.
7. CÁC THÀNH TỐ TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
Có thể nói có 4 thành tố trong một tình huống công tác xã hội cá nhân:
Yếu tố con người (person) là nam hay nữ, già hay trẻ. Họ cảm thấy bản thân có
vấn đề hoặc do người khác nhận ra vấn đề của họ, hơn nữa bản thân họ thấy cần trợ giúp.
Đó chính là thân chủ của CTXH
Vấn đề (problem) nảy sinh từ nhu cầu hay từ một cản trở hhoặc từ việc tích lũy
những mỏi mệt chán chường hoặc do sự điều chỉnh sai lạc, cũng có khi là do sự tổng hợp
các điều trên làm cho người ta cảm thấy khó có thể ứng phó hoặc không thể chống lại nó
Nơi chốn (place): cơ sở, trung tâm cung cấp các dịch vụ xã hội hay nơi làm việc
của NVXH, hoặc có thể tại nơi làm việc, gia đình của thân chủ… Thân chủ có thể tìm
đến hay được gửi đến
Tiến trình (process) là một quá trình trao đổi, làm việc giữa NVXH với thân chủ.
Nó bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực thi nhằm giải quyết vấn đề. Cuối tiến
trình này thân chủ có khả năng tiến tới giải quyết, ứng phó với vấn đề của mình một cách
có hiệu quả.
8
8. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN:
Các phương pháp làm việc với cá nhân vẫn đang được mở rộng. Trong những năm
1950 đã có những bàn luận xoay quanh phương pháp chẩn đoán và phương pháp chức
năng. Nhiều kiểu mẫu CTXH cá nhân đã được đưa ra: tâm lý xã hội, chức năng, giải
quyết vấn đề, sửa đổi hành vi, trị liệu nhóm gia đình, trị liệu khủng hoảng có hướng dẫn,
xã hội hóa.
Kiểu tâm lý xã hội:
Là một trong những kiểu mẫu đầu tiên được triển khai và áp dụng cho việc thực
hành công tác xã hội cá nhân. Nguồn gốc tâm lý xã hội của lý thuyết này bắt nguồn từ
những năm 1920 khi những nguyên lý lý thuyết của phân tâm học được đưa vào công tác
xã hội cá nhân. Khái niệm kiểu mẫu tâm lý xã hội dựa vào công trình của Gordon
Hamilton và cộng sự ở Trường Công tác xã hội New York. Giáo sư Hamilton đưa công
trình của mình như một cách tiếp cận sinh vật vào công tác xã hội cá nhân. Mối quan hệ
nguyên nhân và hậu quả được xác định giữa cá nhân và môi trường. Tâm lý học bản ngã
và các khoa học hành vi cung cấp nền tảng quan trọng cho thực hành. Kiểu tâm lý xã hội
có lý thuyết của Frued được biến đổi để phù hợp với CTXH thực hành.
Kiểu chức năng:
Được triển khai ở Trường Công tác xã hội Pennsylvania trong những năm 1930
nhấn mạnh vào mối quan hệ, sử dụng năng động thời gian, sử dụng các chức năng của cơ
sở. Tâm lý học của Otto Rank cung cấp nền tảng thích nghi để sử dụng theo đề xuất dựa
vào chức năng của từng trường.
Phương pháp Giải quyết vấn đề:
Được đưa ra trong công trình của Perlman ở trường Chicago và được làm sáng tỏ
trong cuốn Công tác xã hội cá nhân của Perlman xuất bản năm 1957. Một vài đặc điểm
của phương pháp này bao gồm nhận diện vấn đề, những khía cạnh chủ quan của con
người –trong tình huống, tính trung tâm của con người với vấn đề, sự tìm kiếm giải pháp
cho vấn đề, ra quyết định và hành động. Mục đích của tiến trình là giải thoát thân chủ
khỏi sự bủa vây của những nhiệm vụ liên quan đến giải pháp giải quyết vấn đề, bao gồm
bản ngã của thân chủ trong công việc đã chỉ định để đối phó vấn đề, huy động những tác
lực bên trong và bên ngoài để thực hiện vai trò một cách thỏa đáng.
Kiểu mẫu hành vi:
9
Khởi đầu với công trình của Pavlov và Skinner, được đưa vào CTXH vào những
năm 1960. Việc thực hành áp dụng ở kiểu mẫu này tự vay mượn từ việc nghiên cứu vì
hành vi được sửa đổi thì có thể quan sát được. Đây là một trong những giá trị chủ yếu của
việc sửa đổi hành vi.
Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng những triệu chứng là giống nhau vì những sự
phản ứng khác nhau trong đó hành vi chủ yếu là hành động đáp lại hay quan sát đo đếm
được. Nó được nhận biết thông qua tiến trình quy định và phản ứng bằng cùng một cách
thức đối với những phép tắc về học tập và quy định như hành vi bình thường. Nó có thể
được sửa đổi bằng cách áp dụng những gì được biết về học tập và sửa chữa.
Công tác xã hội đặt trọng tâm vào nhịêm vụ:
Là kiểu “dịch vụ tổng quát” được triển khai ở Đại học Chicago. Được chỉ định giải
quyết các vấn đề tâm lý xã hội cụ thể của cá nhân hay gia đình, kiểu mẫu này là một hình
thức thực hành ngắn hạn, hạn chế thời gian. Cả hai cùng đạt được thỏa thuận về những
vấn đề cần giải quyết và thời gian dự kiến. Cả hai cùng hành động theo kế hoạch đề ra.
Kiểu thực hành tổng quát:
Thực hành tổng quát dựa vào kiểu mẫu giải quyết vấn đề của cách tiếp cận hệ
thống. Kiểu mẫu này được áp dụng với những chất lượng độc đáo, giá trị và đạo đức
được CTXH tán thành.
CÂU HỎI CHƯƠNG I
1. Lịch sử phát triển của Công tác xã hội cá nhân?
2. Định nghĩa Công tác xã hội cá nhân?
3. Những phân tích liên quan đến việc thực hiện chức năng xã hội trong định
nghĩa Công tác xã hội cá nhân?
4. Các thành tố trong Công tác xã hội cá nhân?
5. Các phương pháp Công tác xã hội cá nhân?
6. Những nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân/
7. Vai trò của Nhân viên xã hội trong Công tác xã hội cá nhân?
8. Sinh viên ngành Công tác xã hội cần phải làm gì để rèn luyện được những
phẩm chất cần thiết của một Nhân viên xã hội trong tương lai?
10
Chương II:
MỘT SỐ LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG
TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. LÝ THUYẾT SINH THÁI
1.1. Quan niệm hệ thống sinh thái
Lý thuyết sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của công
tác xã hội. Lối tiếp cận này được áp dụng từ giữa những năm 1970 đến nay. Theo lý
thuyết này mỗi cá nhân đều có một môi trường sống và hoàn cảnh sống, họ chịu tác động
của các yếu tố trong môi trường sống và họ cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường sống
quanh họ.
Như vậy có thể nói, cốt lõi của lối tiếp cận này là:
- Con người sống trong môi trường
- Con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
- Con người ảnh hưởng ngược trở lại với môi trường
1.2. Nguyên nhân sử dụng thuyết hệ thống sinh thái vào thực hành CTXH
- Thuyết HTST vận dụng sức mạnh của các lý thuyết khác trong việc mô tả
hành vi phức tạp của con người.
- Nó chỉ ra hành vi của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và
những mối quan hệ kết nối của họ tạo ra bối cảnh lý tưởng để giúp đỡ cho
vấn đề thực hành.
- Lý thuyết tập trung làm sáng tỏ sự hoà hợp giữa con người và môi trường
của họ như thế nào để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề của thân chủ.
1.3. Nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái:
Những kiến thức cơ bản cho thực hành công tác xã hội:
Mục tiêu của công tác xã hội là nhằm cải thiện những cơ sở, thể chế xã hội và giúp
thân chủ vượt qua được những khó khăn, thách thức để tồn tại trong môi trường sống của
họ một cách bình thường. Để làm được điều đó ngoài mục tiêu và giá trị, người nhân viên
xã hội cần một khối lượng kiến thức tương đối để thực hiện công việc của mình. Những
ngành học liên quan đến ngành công tác xã hội bao gồm: nhân chủng học, sinh vật học,
kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, truyền thông, chính sách xã hội, lịch sử, luật
học….Sự kết hợp kiến thức liên ngành sẽ giúp người nhân viên xã hội giải thích được
những hành vi của con người, hiểu được sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi của
11
con người, cũng như hướng dẫn để thực hiện can thiệp với thân chủ đồng thời dự đoán
được những kết quả của sự can thiệp trong thực hành công tác xã hội.
Đặc điểm của thuyết hệ thống sinh thái:
Thuyết hệ thống sinh thái bao gồm 2 khái niệm: sinh thái học và lý thuyết hệ
thống tổng quát.
Theo quan điểm sinh thái học nhấn mạnh đến sự thích nghi giữa các yếu tố. Sự
thích nghi đó chính là quá trình vận động giữa con người và môi trường của họ khi con
người trưởng thành, hoàn thiện những khả năng của mình. Theo lý thuyết hệ thống chú
trọng vào việc quản lý các cấu trúc xã hội bằng cách làm giảm tính phức tạp xã hội và có
thể mở rộng hiểu biết của con người về sự đa dạng của hành vi con người. Như vậy, sinh
thái học và lý thuyết hệ thống kết hợp với nhau nhằm mô tả hình dạng cũng như chức
năng của hệ thống con người trong môi trường xã hội và môi trường vật lý tự nhiên của
họ.
Theo quan điểm hệ thống sinh thái, con người và môi trường không tách rời nhau.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể gộp hai yếu tố đó vào làm một. Nghĩa là chúng ta
không phải hiểu về con người là hiểu được môi trường của họ. Mặt khác, chúng ta phải
luôn kiểm tra sự tác động qua lại giữa hai yếu tố đó. Mô tả về mối quan hệ này, thuyết
sinh thái cho rằng con người và môi trường vật lý- xã hội – văn hoá của họ luôn tác động
lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung sự trao đổi tài nguyên cho nhau.
Theo lý thuyết sinh thái, con người được mô tả là hết sức phức tạp. Bởi lẽ, con
người là sự tổng họp của các nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội, văn hoá với những suy
nghĩ, cảm giác và những hành vi có thể quan sát được. Do đó, quan điểm sinh thái thừa
nhận rằng con người phản ứng một cách có ý thức và tự chủ, tuy nhiên cũng có thể hành
động bột phát và không tự chủ. Mặt khác, con người vừa là một cá thể, vừa là thành viên
của một nhóm. Do vậy, hành động của con người thích nghi với sự thay đổi của môi
trường, nói cách khác con người định hướng môi trường xung quanh cũng như việc môi
trường định hướng con người.
Hệ thống và môi trường:
a. Hệ thống là gì?
Một cách đơn giản nhất, hệ thống chính là mô hình hay cấu trúc của sự tác động
và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của con người .
Tất cả xã hội loài người là một hệ thống lớn nhất. Điều này có nghĩa là mỗi hệ
thống là một phần của một hệ thống lớn hơn đông thời cũng bao gồm trong nó những hệ
12
thống nhỏ hơn. Chẳng hạn, gia đình là một hệ thống xã hội mà nó chỉ là một phần của hệ
thống lớn hơn là địa phương nơi các gia đình đang cư trú. Ngoài ra, gia đình lại là hệ
thống lớn hơn của những đứa trẻ và bố mẹ sống trong gia đình đó. Như vậy, tất cả cá hệ
thống đứa trẻ, bố mẹ, gia đình, địa phương là thuộc một hệ thống lớn nhất - hệ thống xã
hội loài người.
b. Tiểu hệ thống và môi trường:
Để hiểu rõ hơn về hệ thống trong hệ thống, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm:
tiểu hệ thống và môi trường.
Hệ thống nhỏ hơn trong mỗi hệ thống gọi là tiểu hệ thống. Chẳng hạn, trẻ em và
cha mẹ tạo thành tiểu hệ thống của hệ thống gia đình lớn hơn. Tương tự như vậy, mỗi cá
nhân trong một gia đình là một tiểu hệ thống. Ngược lại, hệ thống lớn hơn chính là môi
trường của hệ thống nhỏ hơn. Môi trường ảnh hưởng và cung cấp bối cảnh cho chức năng
hệ thống trong nó. Chẳng hạn, địa phương là môi trường xã hội cho hệ thống gia đình.
Mở rộng ra, cộng đồng chính là môi trường xã hội của địa phương (khu phố) và gia đình.
d. Các nhân tố của một hệ thống:
Hệ thống con người bao gồm bốn yếu tố cơ bản: cấu trúc của hệ thống, sự tác
động qua lại, khía cạnh về tâm sinh lý, nhân tố văn hóa.
13
Cộng đồng
Địa phương (khu phố)
Nơi làm việc Trường học
Nơi làm viẹcc
Gia đình
Bố mẹ Trẻ em
Tiểu hệ thống và môi
trường
Việc nhận dạng tiểu
hệ thống và môi
trường phụ thuộc vào
hệ thống trọng tâm
Cấu trúc của hệ thống:
Cấu trúc chỉ ra cách tổ chức của hệ thống ở một thời điểm nhất định. Các cá nhân
và tiểu hệ thống được sắp xếp, tổ chức trong một hệ thống như thế nào gọi là cấu trúc của
hệ thống đó. Cấu trúc của hệ thống thực tế khó để nhìn thấy.Tuy nhiên, chúng ta nhận
thức nó qua hai khái niệm gọi là: sự thân thiện và sức mạnh.
Khái niệm sự gần gũi, thân thiện (closeness) chỉ ra ranh giới của hệ thống đóng
hay mở. Nói cách khác khi chúng ta đặt ra câu hỏi: các thành viên trong hệ thống gần gũi
hay cách xa nhau như thế nào chính là nói đến ranh giới của hệ thống. Ranh giới này
không chỉ thể hiện ở mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống mà còn nói đến mối
quan hệ với bên ngoài hệ thống, đó là môi trường của hệ thống. Nếu hệ thống mở hay
ranh giới của hệ thống mở thì nó có sự tác động thường xuyên và thay đổi nguồn tài
nguyên với môi trường của họ. Nếu hệ thống đóng thì nó rất ít khả năng liên kết với môi
trường đồng thời có nhiều khả năng làm suy yếu nguồn tài nguyên dự trữ của họ.
Khái niệm sức mạnh (power) chỉ ra sự phân bố các thứ bậc trong hệ thống. Nói
cách khác mỗi cá nhân hay mỗi tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn đều có những
địa vị, đặc quyền và sức mạnh. Hệ thống thứ bậc mô tả ai là người nắm quyền lực ở trong
tổ chức của hệ thống. Những địa vị trong hệ thống như: chủ tịch, tổng thống, người lãnh
đạo, người kiểm huấn… đều chỉ ra một cách rõ ràng hệ thống thứ bậc trong tổ chức đó.
Mặc dù vậy thuyết sinh thái cũng cho rằng những cái nhãn: bố, mẹ, người lãnh đạo có thể
cho ta thấy manh mối về sức mạnh hay sự kiểm soát trong hệ thống. Tuy nhiên quan sát
những người ra quyết định hay những người đầu tiên hành động mới thực sự cho chúng
ta thấy bức tranh toàn cảnh của hệ thống thứ bậc.
Sự tác động qua lại của hệ thống:
Sự tác động qua lại xem xét cái cách mà con người quan hệ với nhau trong một hệ
thống và với môi trường của họ như thế nào. Nếu cấu trúc của hệ thống chỉ ra một cái
nhìn tĩnh về hệ thống thì sự tác động qua lại chỉ ra một cấu trúc động của hệ thống. Sự tác
động qua lại xảy ra khi các thành viên và môi trường của họ truyền thông, giao tiếp với
nhau. Sự truyền thông này bao gồm cả truyền thông bằng lời và truyền thông không lời.
Bất kỳ một thông điệp nào gửi đến trong hệ thống bằng truyền thông không lời hay có lời
đều ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống.
Khía cạnh tâm sinh lý:
14
Cũng giống như hệ thống xã hội, con người cũng có những khía cạnh rất phức tạp.
Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm các yếu tố như: thể chất, xúc cảm, hành vi, nhận thức, tri
giác.
Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm những yếu tố đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình
thay đổi. Khi con người suy nghĩ và có những cảm giác, chúng ta có những lựa chọn và
mở rộng khả năng để lựa chọn những phản ứng của chúng ta đối với những gì đang xảy
ra trong cuộc sống của chúng ta. Sự lựa chọn này có thể bị giới hạn bởi những điều kiện
của cá nhân và môi trường sống nhưng trong sự sắp xếp những khả năng chúng ta có thể
lựa chọn về những điều chúng ta suy nghĩ về chính chúng ta và giải thích về các sự kiện
xung quanh chúng ta.
Khía cạnh văn hoá:
Mỗi cá nhân và xã hội tồn tại trong một mạng lưới đan xen và chồng chéo lên
nhau. Do vậy mỗi cá nhân đều mang dấu ấn của hệ thống mà họ đang sống. Khi là thành
viên của một tộc người họ có những không gian, nét văn hoá tương tự. Khi là thành viên
của tộc người khác nhau, tôn giáo khác nhau, cộng đồng khác nhau… họ sẽ có sự phát
triển khác nhau. Đặc thù và những mối quan hệ riêng biệt sẽ ảnh hưởng đến mỗi hệ
thống, từ đó góp phần tạo nên sự đa dạng trong tính cách và hành vi của cá nhân.
Chủng tộc, giới tính, giai cấp xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, nhóm tuổi, lối sống,
định hướng chính trị, địa phương cư trú… là hàng loạt các yếu tố của văn hoá có ảnh
hưởng sâu sắc tới hành vi của con người.
1.4. Phân tích hệ thống sinh thái trong thực hành
Hệ thống sinh thái cung cấp cho chúng ta những kiến thức quan trọng về sự đa
dạng của con người cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường của họ. Hệ
thống con người được coi như là thực thể văn hoá, tâm sinh lý… đưa ra những khả năng
vô tận trong việc xây dựng những hiểu biết và sự thay đổi. Những nhà nghiên cứu CTXH
đã phân tích việc áp dụng thuyết hệ thống sinh thái vào trong thực hành CTXH thông qua
5 bước cơ bản sau:
1. Hệ thống trọng tâm là gì? Nhận dạng được hệ thống trong hệ thống sinh thái (cá nhân,
nhóm, gia đình, tổ chức, cộng đồng…)
2.Các gì xảy ra bên trong hệ
thống?
Khám phá các chiều cạnh về cấu trúc, tâm sinh lý, sự tác
động, văn hoá trong hệ thống trung tâm
3. Cái gì bên ngoài hệ thống? Chỉ ra được mạng lưới các hệ thống khác và nguồn tài
nguyên trong môi trường của hệ thống trọng tâm
15
4. Sự kết nối bên trong và
ngoài hệ thống như thế nào?
Khám phá sự tác động giữa các tiểu hệ thống và hệ thống
lớn hơn
5. Hệ thống di chuyển qua
thời gian như thế nào?
Quan sát và nhận ra sự thích nghi và thay đổi xảy ra trong
tiến trình phát triển của hệ thống trọng tâm
Nhận diện hệ thống trọng tâm:
Tất cả các khía cạnh của thực hành đều liên quan đến con người. Nhân viên xã hội
phải làm việc và thực hành ở các trung tâm xã hội, tổ chức từ thiện và những tổ chức
khác. Do đó, nhân viên xã hội tác động qua lại với thân chủ bao gồm cá nhân, gia đình,
nhóm, cộng đồng… Nhân viên xã hội có thể thay đổi mục tiêu trong cộng đồng để tạo ra
lợi ích cho thân chủ của họ. Bản thân nhân viên xã hội họ cũng tồn tại trong mạng lưới hệ
thống con người nói chung và những người làm công tác xã hội nói riêng. Do vậy để thực
hành tốt nhân viên xã hội phải nắm rõ chức năng cũng như những nguồn tài nguyên trong
mỗi hệ thống này: môi trường của họ, thân chủ của họ, cộng đồng của họ và bản thân họ.
Việc nhân viên xã hội quyết định hệ thống trọng tâm là gì phụ thuộc vào mục tiêu
và hành động của họ. Nếu nhân viên xã hội cố gắng để tăng hiểu biết của họ, họ có thể
tập trung vào bản thân họ bao gồm suy nghĩ, cảm giác, sự tác động lẫn nhau với những
người khác. Nếu nhân viên xã hội bắt đầu làm việc với một thân chủ mới thì họ cần phải
chú ý phát triển quan hệ nghề nghiệp, quan hệ đó là hệ thống trọng tâm. Nếu Nhân viên
xã hội đánh giá chức năng của thân chủ trong môi trường của họ thì thân chủ trở thành hệ
thống trọng tâm. Còn nếu nhân viên xã hội thực hiện những chiến lược can thiệp thì họ
có thể nhận dạng ra một môi trường của thân chủ là hệ thống trọng tâm. Trong thực hành
công tác xã hội, hệ thống trọng tâm có thể biến đổi trong suốt tiến trình làm việc.
Cái gì xảy ra bên trong hệ thống?
Việc xác định được hệ thống trọng tâm cho phép người nhân viên xã hội áp dụng
hiểu biết của mình về hệ thống con người để bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ can thiệp.
Chẳng hạn, cấu trúc xã hội đưa ra những thông tin về thành viên của hệ thống, về địa vị
xã hội và thứ bậc. Điểm nổi bật nhất trong quan điểm tác động lẫn nhau cung cấp những
thông tin về sự truyền thông giữa các thành viên, những mô hình họ phát triển, những
cách mà họ quy trì sự cân bằng. Khám phá ra những khía cạnh tâm sinh lý cung cấp
thông tin về những vấn đề như sức khoẻ, suy nghĩ, cảm giác… của các thành viên trong
hệ thống. Việc xem xét những tác động văn hoá như: giá trị, niềm tin, thái độ, mô hình
16
giao tiếp hay những quy tắc… nhằm tăng hiểu biết của nhân viên xã hội về những chức
năng bên trong của hệ thống.
Cái gì xảy ra bên ngoài hệ thống?
Việc khám phá ra bối cảnh của hệ thống trọng tâm rất cần thiết để hiểu rõ bất kỳ
một tình huống nào. Tất cả các hệ thống tồn tại như là các phần của hệ thống sinh thái, nó
bao gồm sự kết nối, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ
thống. Việc xem xét những gì đang xảy ra bên ngoài hệ thống trọng tâm để giúp nhân
viên xã hội nhận ra được tầm quan trọng của môi trường xung quanh nhằm giải thích cho
hành vi của hệ thống trọng tâm cũng như chỉ ra mục tiêu của sự can thiệp.
Sự liên kết bên trong và bên ngoài hệ thống?
Khả năng tồn tại của con người phụ thuộc vào sự thành công của họ trong việc tác
động lẫn nhau với môi trường xung quanh của họ. Người nhân viên xã hội cần sự giúp đỡ
của các cá nhân và đồng nghiệp. Thân chủ cũng cần những thông tin, nguồn tài nguyên
và sự giúp đỡ. Như vậy, mối quan hệ giữa các hệ thống với môi trường là một mục tiêu
chính để đánh giá và can thiệp.
Để minh họa cho mối quan hệ này chúng ta xem xét tình huống của Tony Marelli -
một người nhân viên xã hội làm việc cho trung tâm NAR. Khi trung tâm của Tony bị cắt
giảm nguồn tài trợ và biên chế trong cơ quan, những người nhân viên xã hội phải chịu
một gánh nặng công việc quá tải. Thay vì thông thường mỗi nhân viên xã hội chỉ đảm
nhận 25 thân chủ, giờ đây họ phải đảm nhận 35 thân chủ. Sự quá tải công việc khiến cho
Tony không có thời gian để nói chuyện với những người đồng nghiệp của mình – đây là
những người có thể giúp Tony có những ý kiến tốt trong việc giải quyết vấn đề của thân
chủ. Như vậy. giờ đây những mối quan hệ của Tony đang được mở ra đối với thân chủ,
nhưng đóng lại với đồng nghiệp của anh ấy. Thuyết sinh thái phân tích những cách mà có
thể làm cho Tony cảm thấy thoải mái hơn đó là sự thay đổi về gánh nặng công việc và
những mối quan hệ với đồng nghiệp của anh ấy. Như vậy, khi chúng ta phân tích những
mối quan hệ của hệ thống với môi trường xung quanh sẽ giúp chúng ta nhận ra rõ ràng
chuyện gì đang xảy ra và khuyến khích chúng ta xem xét về những khả năng có thể thay
đổi.
Hệ thống thay đổi như thế nào qua thời gian?
Hệ thống sinh thái luôn nhấn mạnh sự tiến triển tự nhiên của con người. Mỗi hệ
thống ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá nhân đến xã hội, họ sẽ biến đổi theo sự phát triển
của thời gian để đáp ứng lại những sự kiện được mong đợi hoặc những sự kiện không
17
mong đợi. Cả hai loại sự kiện này đều có ảnh hưởng đến các hệ thống. Người nhân viên
xã hội cần phải tổng hợp được những thông tin về hệ thống trọng tâm để có thể lý giải
được tiến trình thay đổi của hệ thống mà mình đang làm việc.
Bên cạnh những biến đổi được mong đợi, được dự đoán trước cũng xuất hiện
những sự thay đổi không mong đợi (điểm nút) đều ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát
triển của hệ thống. Chẳng hạn như sự thêm hay bớt các thành viên như sinh, chết, kết
hôn, hay ốm đau của các thành viên …. Ở mức độ lớn hơn là sự mở rộng hay thu hẹp của
tổ chức. Ở mức độ cộng đồng như thay đổi lãnh đạo, giảm cây trồng hay nhận được một
sự tài trợ của nhà nước… Tất cả những sự kiện không được mong đợi đó có thể cải thiện
chức năng của hệ thống hoặc hệ thống phải đối đầu với những thách thức và cơ hội mới.
Biểu đồ sinh thái
ECO-MAP
Thân chủ:……………………
Ngày:………………………...
18
THÂN
CHỦ
GIA
ĐÌNH
MỞ
RỘNG
AN SINH
XÃ HỘI
DỊCH VỤ
CHĂM
SÓC SỨC
KHỎE
BẠN BÈ
TÔN
GIÁO
Chú thích:
Mối quan hệ tốt nhưng chỉ từ một phía
Mối quan hệ xấu/khó tiếp cận
Quan hệ có mâu thuẫn khó tiếp cận
Mối quan hệ 2 chiều
Lưu ý: Mức độ ngắn/dài thể hiện mối quan hệ gần/xa (thân mật nhiều/ít)
2. QUAN NIỆM SỨC MẠNH THÂN CHỦ
2.1. Các nguyên tắc của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh thân chủ.
Lối tiếp cận này bắt đầu giữa thập niên 1990 và được sử dụng chung với lối tiếp
cận của hệ thống sinh thái. Quan điểm này được sử dụng dựa trên các nguyên tắc sau:
- Mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng đều có sức mạnh. NVXH phải giúp đỡ họ phát
hiện ra sức mạnh của họ trong mọi hoàn cảnh.
- Thân chủ bị tổn thương, lạm dụng hay bệnh tật. Là những khó khăn nhưng cũng là
cơ hội của thân chủ. Nhân viên xã hội giúp thân chủ nhìn những khó khăn đó theo
hướng tích cực.
- Nhân viên xã hội luôn nhấn mạnh đến những khả năng của thân chủ.
19
HỘI
LIÊN
HIỆP
PHỤ NỮ
TỔ DÂN
PHỐ
VUI
CHƠI
GIẢI
TRÍ
TRƯỜNG
HỌC
HÀNG
XÓM
CÔNG
VIỆC
- Nhân viên xã hội cùng làm với thân chủ chứ không đứng trên thân chủ và làm cho
thân chủ.
- Mỗi môi trường đều có những nguồn lực. Nhân viên xã hội phải biết cách sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực đó.
- Có niềm tin vào thân chủ: Trung tâm của thuyết sức mạnh là tin rằng thân chủ là
người trung thực. Bởi lẽ không ai đi tìm sự giúp đỡ của các dịch vụ xã hội lại có
thể nói dối. Sự xét đoán thân chủ là người không trung thực chính là vi phạm giá
trị của công tác xã hội.
- Cần phải khám phá ra thân chủ muốn gì: Có 2 vấn đề khi nhân viên xã hội làm
việc với thân chủ. Thứ nhất, xem xét xem thân chủ muốn và mong đợi gì từ các
dịch vụ xã hội? Thứ hai, điều gì thân chủ muốn xẩy ra trong mối quan hệ với vấn
đề hiện tại của họ.
2.2. Ví dụ về mô hình thực hành dựa trên lý thuyết sức mạnh của thân chủ (gia
đình)
- NVXH tin rằng dẫu gia đình có vấn đề thì họ vẫn có những điểm mạnh. NVXH
cần giúp họ khám phá và giải quyết vấn đề dựa trên điểm mạnh. Ví dụ: các TV
đều tìm đến NVXH -> muốn gia đình tốt hơn.
- Gia đình có khả năng thay đổi và phát triển, NVXH giúp họ khám phá ra khả năng
và tận dụng nó.
- Gia đình đã trải qua những khó khăn và khủng hoảng. NVXH cần chỉ ra họ đã có
khả năng vượt qua khó khăn và phục hồi.
- Khả năng chịu đựng của gia đình.
- NVXH làm việc có hiệu quả hơn khi với tư cách là một đối tác của gia đình –
cùng làm với họ.
2.3. Mô hình đánh giá sức mạnh thân chủ áp dụng trong thực hành công tác xã hội:
Khi chúng ta tiến hành làm việc và can thiệp để giúp thân chủ giải quyết được vấn
đề họ đang gặp phải, chúng ta có thể khái quát những nhân tố tác động đến thân chủ theo
các trục sau:
Sức mạnh
Các nhân tố môi trường Các nhân tố của thân chủ
Trở ngại
20
Sau đây là mô hình hoá các công cụ đánh giá sức mạnh của thân chủ dựa trên các trục
đánh giá trên
Bảng : Phương pháp đánh giá sức mạnh thân chủ (1/4: 2)
21
Những
nhân tố
môi
trường
¼: 1
Sức mạnh chính trị và
xã hội
¼: 2
Sức mạnh tâm lý:
-Nhận thức
-Cảm xúc
-Động cơ
-Mối quan hệ
Những nhân
tố của thân
chủ
¼: 3
Trở ngại về chính trị và
xã hội
¼: 4 cản trở thể chất
Trở ngại tâm lý
a. Nhận thức:
• Thân chủ nhìn thế giới xung quanh như hầu hết những người khác nhìn trong bối
cảnh văn hoá của chính thân chủ.
• Có được sự hiểu biết đúng, sai về góc độ văn hóa và đạo đức của họ.
• Hiểu được các hành vi của họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào và ngược
lại.
• Có những cách suy nghĩ khác nhau về các sự việc hay không.
• Cân nhắc và xem xét những cách giải quyết vấn đề.
b. Cảm xúc:
• Nếu được khuyến khích có thể tác động tới những cảm giác hay không?
• Biểu lộ tình yêu và mối quan hệ thân mật với người khác.
• Bộc lộ mức độ kiểm soát bản thân.
• Có những xác định cho cuộc sống.
• Có sự sắp xếp những cảm xúc
• Cảm xúc có thích hợp với các tình huống.
c. Động cơ:
• Khi gặp những tình huống mơ hồ, không chắc chắn, không tránh và từ chối chúng.
• Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ các vấn đề với người khác.
• Sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm hoặc vai trò của họ trong các vấn đề
• Muốn cải thiện vấn đề hiện tại và tương lai.
• Không muốn phụ thuộc vào người khác
• Tìm kiếm được sự cải thiện bản thân thông qua kiến thức, giáo dục và các kỹ
năng.
d. Mối quan hệ:
• Có nhiều bạn.
• Tìm kiếm được sự hiểu biết từ ban bè, gia đình, người khác
• Hy sinh vì bạn bè, gia đình và người khác.
• Thực hiện vai trò xã hội thích hợp.
• Vui vẻ và thân thiện.
• Trung thực.
22
• Hợp tác và linh hoạt trong quan hệ với gia đình và bạn bè.
• Tự tin vào bản thân trong quna hệ với người khác
• Chấp nhận người khác
• Có thể chấp nhận tình yêu thường và sự chăm sóc từ người khác
• Có ý thức lịch sự và cách cư xử tốt.
• Là một người lắng nghe tốt.
• Bộc lộ sự tự ý thức
• Kiên nhẫn
• Có những mong đợi thực tế từ người khác
• Có óc hài hước
• Làm hài long người khác
• Có khả năng duy trì được những ranh giới cá nhân với người khác
• Biểu lộ sự thoải mái trong vai trò giới
• Có khả năng tha thứ
• Có sự hào phóng về thời gian và tiền bạc
• Khả năng diễn đạt lưu loát
• Có tham vọng và sự siêng năng
• Có khả năng xoay xở.
3. THUYẾT HÀNH VI
a. Hành vi của mỗi cá
nhân chịu ảnh hưởng
bởi điều kiện xung
quanh, môi trường
sống, những kinh
nghiệm sống mà
người đó trải qua
Hành vi của con người liên quan đến các yếu tố như
cảm xúc, suy nghĩ, lời nói và các hành động. trong
khi những cảm xúc và suy nghĩ thường không thể
nhìn thấy rõ ràng thì hành vi của con người lại có thể
dễ dàng nhận biết được
Môi trường bao gồm các yếu tố như hoàn cảnh xung
quanh (cả về vật chất và con người).
b. Điều căn bản cho sự
lớn lên và phát triển
của một con người là
Nhu cầu căn bản như sự phát triển cơ thể, cảm xúc,
trí tuệ của con người. Nhu cầu về thể lý như thức ăn,
quần áo, nhà ở,… Nhu cầu về tinh thần (tình cảm và
23
các nhu cầu căn bản
được đáp ứng
trí tuệ) như sự yêu thương, sự an toàn, học hỏi,…Có
thể nói phát triển nhu cầu tinh thần là nền tảng cho
sự phát triển nhân cách
c. Nhu cầu về tình cảm
của con người là có
thật, chúng không thể
được đáp ứng hay bị
loại trừ bằng sự lý
giải của lý trí
Khi một người cảm thấy khó chịu hoặc có những
cảm xúc bất an trong một tình huống cụ thể nào đó,
nnhững lý giải mang tính lý trí của người thứ hai
không thể giúp người kia vơi bớt cảm xúc khó chịu
hay bất an. Những giải thích theo kiểu có thể hoặc
không thể trợ giúp người đó được
d. Hành vi của con
người thường có mục
đích và hành vi này
là sự thể hiện những
nhu cẩu về thể lý và
tình cảm của cá nhân
Có những hành vi của con người mà chúng ta có thể
nhận biết hay giải thích được khi các nhu cầu về vật
chất và tình cảm có thể quan sát được. Nhưng cũng
có những nhu cầu về tình cảm mà chúng ta không
thể nhận thấy dễ dàng, vì thế khó có thễ thiết lập mối
liên hệ giữa nhu cầu và hành vi.
Khi hành vi của một người không dễ để nhận thấy
được, chúng ta cần tìm hiểu và xác định các yếu tố
xã hội và tình cảm liên quan đến hành vi đó, trước
khi chúng ta đưa ra sự giải thích.
e. Hành vi của người
khác chỉ có thể hiểu
được bằng sự thấu
hiểu cả về lý trí và
tình cảm của người
đó
Khi thấy một nguời nào đó hành xử theo cách thức
mà xã hội không thể chấp nhận, chúng ta thường đưa
ra những lý do giải thích cho hành vi đó dựa trên
phán đoán của chúng ta mà đôi khi những lý do này
không dựa trên những yếu tố về kkinh tế và tình cảm
một cách nghiêm túc. Ngoài ra, chúng ta có thể phân
loại và dán nhãn cho họ. Vì thế sẽ dẫn đến việc phê
phán cá nhạn đó vì không thể hiểu hết được hành vi
của họ. Do đó, chúng ta cần tránh thái độ thành kiến,
sẵn sàng tìm hiểu lý do thông qua các sự kiện và cần
có một cái nhìn đổi mới
24
4. LÝ THUYẾT THẾ HỆ
Thông thường, hệ thống gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Những tiểu hệ
thống này có ảnh hưởng đến tiểu hệ thống khác và ngược lại. Các thành viên trong gia
đình sẽ chịu ảnh hưởng của các thành viên khác trong nội bộ gia đình đó. Họ có những
mối quan hệ ràng buộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Biểu đồ thế hệ biểu hiện mối quan hệ khi chúng ta xem xét gia đình hay con người
trong mối liên hệ từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Biểu đồ thế hệ là một công cụ để đánh giá gia đình, nhìn thấy được hệ thống tình
cảm gia đình, tương quan giữa các thành viên, văn hóa gia đình, cách thức tổ chức và
phân định các thành viên qua các thế hệ.
Qua biểu đồ ta có thể nhận ra những mối liên hệ gần gũi hay không hoặc thậm chí
không còn liên hệ với nhau nữa. Biểu đồ này giúp nối kết thông tin của gia đình trong
một giai đoạn nào đó rất hiệu quả.
Trong biểu đồ có ít nhất 3 thế hệ, NVXH cùng thân chủ ghi lại những biến cố quan
trọng (ngày sinh của các thành viên, tên, số người chết, việc làm, mất mát, đặc điểm, chỗ
ở… của từng thành viên)
BIỂU ĐỒ THẾ HỆ
MẨU BIỄU ĐỒ THẾ HỆ GIA ĐÌNH MỞ RỘNG
25
Chú thích:
Đàn ông Đàn bà Mất
Cưới nhau Thân thiết
Xung đột
Xa cách
Ly thân
CÂU HỎI CHƯƠNG II:
1. Hệ thống sinh thái là gì?
2. Thế nào là hệ thống? Hệ thống trọng tâm?
3. Cách xác định hệ thống trọng tâm trong thực hành Công tác xã
hội?
4. Áp dụng lý thuyết hệ thống sinh thái trong thực hành Công tác xã
hội? Vẽ biểu đồ sinh thái?
5. Các quan điểm của lý thuyết hành vi?
26
6. Áp dụng của lý thuyết hành vi trong thực hành công tác xã hội?
7. Quan điểm của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh của thân chủ?
8. Áp dụng của lối tiếp cận này trong thực hành Công tác xã hội?
9. Sơ đồ thế hệ? Vẽ sơ đồ thế hệ trong đó biểu thị tính chất của các
mối quan hệ?
Chương 3:
TIẾN TRÌNH TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. KHÁI NIỆM
Tiến trình trong công tác xã hội về căn bản là tiến trình giải quyết vấn đề
Tiến trình giải quyết vấn đề là một nỗ lực can thiệp vào cuộc sống của thân chủ
thông qua những phương pháp của CTXH và sử dụng các nguồn tài nguyên như kiến
thức,hoặc các dịch vụ cung cấp từ các tổ chức; nhờ những trợ giúp cụ thể này, thân chủ
có thể tự nỗ lực giải quyết vấn đề của mình
2. CÁC KẾT QUẢ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC
- Vấn đề được giải quyết
- Vấn đề chưa giải quyết nhưng thân chủ có thể tiếp tục sống với những lý do có thể
chấp nhận được
- Dẫn đến sự thay đổi trong cảm xúc của thân chủ đối với vấn đề, giúp thân chủ đối
diện với vấn đề
3. CÁC BƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH:
3.1. Thiết lập mối quan hệ:
27
Mục đích của giai đoạn này:
- Nhằm tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin
- Thiết lập mối quan hệ trợ giúp
- Được xây dựng, hướng dẫn bởi các quy tắc đạo đức nghề nghiệp CTXH
- Khuyến khích và tạo động lực cho thân chủ tìm đến các buổi kế tiếp
Trong giai đoạn này, NVXH có thể sử dụng những nội dung sau để bắt đầu nhập
cuộc với khách hàng/thân chủ của mình:
- Hiểu biết rõ hơn về nguyên do thân chủ tìm kiếm dịch vụ
 vấn đề hiện tại của thân chủ
- Tác động của những vấn đề này tới việc thực hiện các chức năng xã hội và cơ thể
bình thường của thân chủ
- Những điều kiện sống hiện tại của thân chủ: y tế, vệ sinh, các nhu cầu khác…
- Tìm hiểu về các hệ thống trợ giúp : gia đình, bạn bè, xóm giềng,…
- Những thông tin cần thiết của một người ở nhiều khía cạnh như giáo dục, những
mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật.
- Kỳ vọng của thân chủ
3.2. Xác định và phân tích vấn đề:
Thông thường, vấn đề của thân chủ sẽ được trình bày ngay từ đầu. Tuy nhiên,
chúng ta cần lưu ý rằng đôi khi do những hạn chế về năng lực trình bày, sự đau yếu, bệnh
tật hay những lý do tế nhị khác khiến thân chủ không thể nhận ra hoặc nói ra đâu là
nguyên nhân căn bản cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. Thân chủ sẽ thấy dễ dàng
hơn trong việc nêu ra các triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân. Chính vì thế,
chúng ta cần cùng với thân chủ khám phá vấn đề thực sự là gì, thu thập những thông tin
từ môi trường sống và từ bản thân của thân chủ có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức
năng của họ.
3.3. Lượng giá đầu vào:
- Những thông tin cần thiết của một người ở nhiều khía cạnh như giáo dục,
những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật.
- Những gì thân chủ cần để làm cho cuộc sống ổn định hơn và giải quyết vấn đề
hiện tại.
28
- Những sức mạnh nào, bao gồm những sức mạnh mà thân chủ có và những sức
mạnh trong môi trường của thân chủ, sẽ có ích trong việc giải quyết tình trạng
hiện thời.
- Những nhận xét về như thế nào là tốt cho một người thực hiện chức năng một
cách có hiểu biết và những vấn đề tâm thần mà bạn chú ý
Một số công việc cần thực hiện:
- Tiểu sử xã hội
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- Vấn đề
- Những ấn tượng và đề xuất của NVXH
3.4. Phát triển kế hoạch can thiệp:
- Được thực hiện cùng thân chủ
- Được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được từ chính thân chủ và
hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu
Lưu ý:
• Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau (vi mô,
trung mô, vĩ mô – nếu cần thiết)
• Theo trình tự thời gian ( ngắn hạn, trung hạn và dài hạn – nếu cần thiết)
trong đó nêu rõ địa điểm thực hịên, thời gian, những nguồn lực dự kiến cần
huy động để hỗ trợ kế hoạch can thiệp
3.5. Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch:
NVXH cần lưu ý các điểm sau:
- Giám sát tiến trình và nội dung
- Hỗ trợ thân chủ trong việc theo đuổi kế hoạch
- Có kỹ năng nhận biết sự thay đổi
- Lượng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp thời
3.6. Lượng giá đầu ra
29
- Lượng giá về tiến trình và kết quả đầu ra : những việc đã làm được, chưa làm
được, nguyên nhân, những kíên nghị, đề xuất. Lượng giá này dựa trên những
công vịêc thực hiện được nhằm hướng đến vịêc giải quyết vấn đề của thân chủ
- Xác định vai trò của NVXH: giảm dần
- Xác định vai trò của thân chủ: tham gia nhiều hơn, chủ động hơn
- Phát triển một số kế hoạch tiếp theo (nếu cần thiết)
3.7. Kết thúc:
NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thân chủ theo đuổi thực hiện.
Thông thường, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt được hay vấn đề
cuả thân chhủ được giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn có một số lý do khác khiến việc can
thiệp phải kết thúc đột ngột:
- Thân chủ tự vượt qua được
- Thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch
- Thân chủ qua đời
- Thân chủ không đồng ý tiếp nhận dịch vụ
- Chuyển tuyến ….
CÂU HỎI CHƯƠNG III:
1. Tiến trình trong Công tác xã hội?
2. Các kết quả có thể đạt được thông qua tiến trình giải quyết vấn đề?
3. Phân tích từng bước trong tiến trình? Các điểm cần lưu ý?
4. Áp dụng các bước của tiến trình trong một ca cụ thể?
30
Chương 4:
MỘT SỐ KỸ NĂNG ÁP DỤNG TRONG THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. GIAO TIẾP HIỆU QUẢ
Nhân viên công tác xã hội cần có khả năng nhận dạng những phản hồi không tốt
trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Những phản hồi không tốt ngăn cản việc giao
tiếp, giảm việc nghe những thông tin quan trọng
Một số phản hồi làm tắc nghẽn truyền thông trong CTXH cá nhân:
Dr. Thomas Gordon (1970)trong cuốn Huấn luyện hiệu quả các bậc cha mẹ đưa
ra một số yếu tố trong giao tiếp có thể làm tắc nghẽn truyền thông. NVXH cần tránh
những yếu tố sau trong giao tiếp:
- Ra lệnh, chỉ dẫn, yêu cầu
- Cảnh báo, đe dọa
- Thuyết giảng
- Khuyên bảo, đưa ra giải pháp và đề nghị
- Dạy bảo, tranh luận lôgic
- Kết tội, phê phán, bất đồng, đổ lỗi
- Đồng ý, khen ngợi
- Gọi tên, lấy làm tiếc
- Phân tích, chẩn đoán và suy diễn
- An ủi, trợ giúp
- Cấm đoán, đặt câu hỏi, thẩm vấn
- Rút lui, phân tán, hài hước, tiêu khiển
- Sử dụng cụm “Tôi hiểu”
NVXH cần học cách phản hồi hiệu quả. Khi thân chủ bộc lộ những khía cạnh cảm
xúc, tình cảm, nên sử dụng câu ngắn gọn để phản hồi lại những cảm xúc của thân chủ.
Hết sức lưu ý khi sử dụng những phản hồi liên quan:
“Điều đó chắc đã làm bạn cảm thấy….”
“Chắc bạn thấy…vì….”
“Dường như bạn cảm thấy…vì….”
“Chắc bạn thực sự cảm thấy…vì…..”
31
2. LẮNG NGHE
Khái niệm:
Kỹ năng lắng nghe chủ động: có nghĩa là mời gọi, khuyến khích người khác tiếp
tục nói.
Lắng nghe bao gồm 3 phần:
- Là trong quá trình giao tiếp, NVXH tập trung hướng về thân chủ hơn là chú ý tới
bản thân
- Là khả năng nhận biết chính xác những nội dung mà thân chủ nói ra trong giao
tiếp (cả giao tiếp bằng lời và không lời) cũng như là giải thích chính xác ý nghĩa
mà thân chủ mong muốn thể hiện trong giao tiếp
- Sự phản hồi của NVXH trong giao tiếp với những nội dung mà thân chủ trình bày
thể hiện NVXH có lắng nghe phù hợp hay không
Lắng nghe là kỹ năng cơ bản của tất cả mọi người. Tuy nhiên, mọi người cũng rất
hay mắc sai lầm khi thực hiện kỹ năng này, không chỉ trong hoạt động nghề nghiệp mà
ngay cả trong cuộc sống hàng ngày
Lắng nghe rất khác với nghe bình thường. Cần phân biệt hai khái niệm này. Nghe
là khả năng thu nhận những tiếng động và âm thanh trong lời nói mà một người thể hiện,
nghe thiên về khả năng thính giác trong việc tiếp nhận âm thanh. Ngay cả việc ghi âm
cũng có thể thực hịên được việc nghe Lắng nghe không chỉ là nghe được âm thanh mà
còn là việc nhận ra những cảm xúc của âm thanh này và việc hiểu chính xác ý nghĩa của
lời nói. Như vậy, nghe là nhận biết được về mặt từ ngữ còn lắng nghe giúp hiểu được ý
nghĩa tinh tế trong lời nói. Nhiều người, trong đó có cả NVXH đôi khi chỉ nghe chứ
không lắng nghe
Những nội dung cần lắng nghe
Gerard Egan, p.24 (2002) cho rằng khi NVXH lắng nghe, họ lắng nghe về các nội
dung:
Lịch sử của thân chủ:
Những trải nghiệm, những gì họ thấy hoặc những gì xảy ra với họ
Hành vi của họ: cái gì họ làm và cái gì họ không thể làm được
Những tác động, cảm xúc và tình cảm xuất phát từ những gì họ đã trải nghiệm
Những thông tin chính – những hiểu biết cơ bản của họ về những gì xảy ra với họ
32
Ý kiến của họ về những vấn đề cơ bản trong cuộc sống bản thân, nguyên nhân vì sao họ
lại có những ý kiến về chính bản thân họ hay về những người khác
Những quyết định họ đưa ra trong cuộc sống, nguyên nhân của những quyết định đó, việc
vận dụng những quyết định họ đưa ra đối với chính bản thân họ và với những người khác
Ý định của họ - họ định hành động như thế nào. Họ thấy mục đích cuộc sống của họ là
gì? Nguyên nhân của những hành động đó và việc áp dụng cho họ và cho những người
khác
Bối cảnh của tình trạng hiện tại – có những ai bị ảnh hưởng với những gì đang diễn ra
Lắng nghe là một kỹ năng khó
Thân chủ ít khi nói với NVXH chính xác và logic những gì mà Egan cho là cần
thu thập. Mọi người thường nói theo kiểu vòng vo, thường gắn kết nhiều thông tin với
nhau
- Nhiều thân chủ không nói hoặc nói rất ít. Ví dụ: trẻ em không phải lúc nào cũng
nói về những gì đã xảy ra với các em
- Đối tượng nói thường rất khó hiểu vì các cách thể hiện, thiếu thiếu biết về ngữ
pháp, do ảnh hưởng cảm xúc, không biết cách thể hiện hoặc không đủ từ ngữ để
diễn đạt những gì họ muốn nói.
- Sự giao tiếp được thiết lập khi mọi người lắng nghe, không quá ầm ĩ
- Một số người thường ghi lại những điều đối tượng nói và điều này làm hạn chế sự
trao đổi hoặc mong muốn nói tiếp của đối tượng.
Các thành tố của lắng nghe
Có 2 thành tố của lắng nghe
- Nói – điều mà cả NVXH và thân chủ cùng làm
- Lắng nghe – việc mà NVXH thường làm nhiều hơn
Lắng nghe là quá trình qua lại thực tế năng động giữa nói và nghe và qua đó phản
hồi qua lại lẫn nhau. Ví dụ: thân chủ và NVXH được định hình bởi những gì thân chủ đã
nói và cách NVXH đã nghe.
Quá trình lắng nghe: Bao gồm 3 bước
33
Bước 1: Mời mọc – làm cho thân chủ hiểu rằng anh/chị đã chuẩn bị lắng nghe câu
chuyện, suy nghĩ, cảm xúc của họ chứ không đơn thuần chỉ là nghe thông tin.
Mời giao tiếp bằng cách:
Qua động tác cơ thể, ngôn ngữ cơ thể (nét mặt cởi mở, tươi cười), câu nói (tôi
muốn biết về những nỗi lo của anh/ chị về sự an toàn của con chị nếu chị đi làm). Thường
đưa ra các câu hỏi đơn giản hoặc tuyên bố sẽ mời chào thân chủ nói chuyện
“Chuyện này đã xảy ra như thế nào vậy?”
Thường NVXH không cần nói mà chỉ cần sử dụng giao tiếp không bằng lời đã có
thể thể hiện cho thân chủ biết rằng anh/ chị đang quan tâm đến câu chuyện, đến tình
huống và họ sẽ trả lời để đáp ứng tình huống giao tiếp không bằng lời.
Bước 2: Lắng nghe – Làm cho thân chủ thấy anh/ chị đã nghe thấy và hiểu ý nghĩa của
câu chuyện mà thân chủ muốn truyền đạt.
Bằng cách:
- Thông qua việc khẳng định và hỗ trợ thân chủ rằng anh/ chị muốn nghe những gì
họ nói, không phán xét họ và hiểu những gì họ thể hiện.
- Thông qua việc nói về những phản hồi của anh/ chị đã đưa ra và qua các giao tiếp
không bằng lời, ngôn ngữ của anh/ chị Thông qua việc nghe lời nói và cấu trúc câu
chuyện.
- Qua quan sát ngôn ngữ không bằng lời về những điều được thể hiện ra như: thể
hiện nét mặt, động tác thân thể, những điểm dừng trong khi nói.
- Thông qua việc khuyến khích thân chủ tiếp tục những nội dung quanh chủ đề
chính.
- thể hiện.
Bước 3: Phản ảnh những phản hồi – Xác định với thân chủ rằng anh/ chị đã nghe thấy
những gì họ nói và nghĩ về ý nghĩa mà họ đã gửi cho anh chị.
Bằng cách:
Thân chủ lắng nghe cách NVXH đáp ứng lại với những gì họ đã nói. Họ cũng để ý
rất kỹ các giao tiếp không bằng lời về những gì NVXH nói đã quan sát xem có phù hợp
với những gì họ nói hay không.
10 kỹ năng lắng nghe tốt (Neukrug) (2002)
34
- Nói tối thiểu
- Chú ý đến những gì đã được nói ra
- Chứng tỏ là anh/ chị nghe thấy
- Không cắt ngang
- Không đưa ra lời khuyên
- Tập trung vào thân chủ chứ không phải bản thân mình
- Nghe chính xác những nội dung đã được ra trong giao tiếp
- Cảm nhận chính xác những cảm xúc được thể hiện trong giao tiếp
- Không nên đưa ra những câu hỏi không phù hợp
Vài trở ngại đối với việc lắng nghe:
Sự xao nhãng : gồm những xao nhãng do môi trường tạo ra như tiếng ồn, người khác
đang nói chuyện… hoặc những xao nhãng nội tâm như những suy nghĩ riêng tư của
người nghe là NVXH dù có dính dáng hay không dính dáng đến vấn đề thân chủ
đang nói.
Sự lo âu hay lo sợ của người nghe đối với người nói : Khi NVXH quá lo lắng làm
sao tìm ra cách đáp ứng thích hợp với thân chủ thì trí óc của NVXH bị bận tâm
không thể chú ý vào những những gì thân chủ đang nói tiếp theo. Đây là một trở
ngại thường xảy ra cho NVXH khi NVXH lo rắng làm cách nào để lấy được lòng tin
của thân chủ mình.
Ví dụ : Khi NVXH lo lắng về việc thấu cảm đối với thân chủ, vì thế thay vì tập trung
vào điều thân chủ nói thì NVXH lại tập trung vào cách mình sẽ đối ứng, chúng ta có
thể lập lại nhiều lần câu “Tôi hiểu những cảm xúc của anh/chị” hay “ Những cảm
nghĩ như thế là tự nhiên” mà mình lại không lắng nghe cẩn thận điều thân chủ nói.
Nghe có chọn lọc: Nghe theo khuynh hướng chỉ muốn nghe những gì mình thích hay
mình muốn, điều này cản trở sự lắng nghe tích cực. Việc bỏ ngoài tai điều được chia
sẻ có khi xảy ra một cách có ý thức hay không ý thức.
Ví dụ : Thân chủ chia sẻ vì sao mình rơi vào vấn đề và những kỷ niệm thời trẻ con,
nhưng NVXH chỉ ghi nhận được hoàn cảnh của việc đưa đến vấn đề mà không chú
tâm đến những kỷ niệm thơ ấu của thân chủ .
Một số hướng dẫn cho việc lắng nghe có hiệu quả
35
- Thể hiện sự chú ý nghe của mình thông qua việc gật đầu, mắt nhìn mắt, tư thế dấn
thân (ngồi nghiêng về phía trước) …: giúp NVXH hướng sự chú ý về thể chất và
tinh thần của mình về phía thân chủ
- Nơi vấn đàm yên tĩnh, ít có sự phân tán từ phía bên ngoài
- Tỏ sự đồng cảm, hiểu những gì người khác nói thông qua cách phản hồi: “Thế
à!”, “Có phải như vậy không?”, “Nếu tôi nghe đúng thì anh…đang nói về…”
- NVXH xóa bỏ thiên kiến và thành kiến bên trong của mình về thân chủ. Kiềm chế
những cảm giác tiêu cực, không phán xét tức thời, không ngắt lời…
- Luyện tai nghe để nghe được bất kỳ điều gì thân chủ nói. Thói quen lơ đễnh hoặc
nghe có chọn lọc cần được loại bỏ ngay.
- Khả năng suy nghĩ có tính kỷ luật của NVXH : những điều thân chủ nói có thể gợi
lên suy nghĩ nơi NVXH nhưng những suy nghĩ này không được làm chệch hướng
hoặc đưa đến sự tránh né từ thân chủ. Ví dụ như : có khi thân chủ bỏ sót hay tránh
nêu vài chi tiết mà NVXH đã hỏi, thông tin này thường có ý nghĩa và cần thiết đối
với vấn đề mà NVXH cần lưu ý, NVXH cần khéo léo gợi lại bằng cách khác hoặc
trong lần khác hoặc tìm hiểu gián tiếp.
Ap dụng những kỹ năng lắng nghe
- Lắng nghe sâu sắc: Khả năng lắng nghe mọi yếu tố trong câu chuyện của một
người
- Lắng nghe những thông tin cơ bản: Khả năng xác định yếu tố mấu chốt trong câu
chuyện của thân chủ và tập trung vào đó như chủ đề chính của quá trình giao tiếp
- Lắng nghe về tình trạng môi trường của các vấn đề của thân chủ: Khả năng xác
định những nhân tố môi trường bên ngoài đang tác động nên những vấn đề của
thân chủ.
- Lắng nghe những ý kiến, quyết định và ý định: Khả năng lắng nghe nhận thức của
thân chủ và đáp lại những gì họ đang trải qua.
- Lắng nghe các cơ hội mà thân chủ cho phép thay đổi trong cuộc sống của họ
Ví dụ về lắng nghe
36
“Chị vừa nói rằng hành vi của chồng chị ngày càng khó chịu hơn trong một vài
tháng lại đây?”
“Tôi nhận thấy giọng của chị trở nên nhỏ hơn khi chị cố gắng ảnh hưởng các
hành vi của chồng chị đối với các con chị”
Các kỹ năng cần có:
- Tập trung chú ý
- Sự khiêm tốn – không nên cho rằng mình biết những gì đối tượng muốn tiết lộ hay
ý nghĩa của những thông tin được tiết lộ.
- Có chiến lược giao tiếp bằng lời tốt để truyền đạt cho thân chủ rằng NVXH đang
chú ý lắng nghe.
- NVXH đáp ứng một cách chính xác đối với các giao tiếp bằng lời và không bằng
lời.
3. VẤN ĐÀM:
Khái quát:
Là cuộc gặp gỡ trò chuyện và phỏng vấn giữa thân chủ và NVXH theo hình thức
mặt đối mặt.
Đặc điểm:
Đây là cuộc trò chuyện có mục đích, kế hoạch và phương pháp, kỹ thuật vấn đàm
Thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ
Khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan
Đưa ra sự giúp đỡ
Thu thập và chia sẻ thông tin : gồm
- Các thông tin liên quan đến vấn đề
- NVXH cần biết thân chủ nhận thức về vấn đề như thế nào, đã giải quyết ra sao?
- Dữ kiện về bản thân thân chủ, gia đình và tài nguyên của thân chủ
Khi thân chủ không thể cung cấp đủ thông tin, có thể phỏng vấn thêm thành viên
trong gia đình và người khác.
Quá trình vấn đàm là quá trình trao đổi thông tin 2 chiều. NVXH nhận thông tin từ
thân chủ và cung chia sẻ các thông tin khác về mình vai trò NVXH, chức năng cơ sở
hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác …
Khảo cứu đánh giá tình huống
37
Thông tin thu thập cần được phân tích và nối kết để hình thành bức tranh rõ ràng
về vấn đề, các mối liên hệ nhân quả. Trong tiến trình này, NVXH áp dụng các kiến
thức khoa học xã hội đã học để hiểu hành vi của thân chủ và của người khác trong
tình huống của vấn đề. Mỗi trường hợp đều có ghi nhận hồ sơ cá nhân.
Vấn đàm được xem như là một công cụ trực tiếp giúp đỡ
Trong qua trình vấn đàm, một số các kỹ thuật khác của CTXH cá nhân cũng được
sử dụng để giúp thân chủ như : tạo thuận lợi cho việc bộc lộ cảm xúc chẳng hạn khi
thân chủ muốn khóc nhưng cố kìm nén, hoặc giúp thân chủ xóa bỏ những cảm nghĩ lỗi
lầm đã mắc và không quay lại quá khứ để trừng phạt mình hay thất vọng về mình…
Vấn đàm là công việc mang tính nghề nghiệp, đòi hỏi NVXH phải chuẩn bị cho
mỗi cuộc vấn đàm. Sau khi xem lại các lần vấn đàm trước thấy mình còn thiếu thông
tin gì cần bổ sung, thiếu sót nào cần điều chỉnh và mình cần sử dụng kỹ năng nào.
3.1. Tiến trình vấn đàm
Một cuộc vấn đàm thành công cần phải có sự chuẩn bị, có kế hoạch và theo một
tiến trình gồm các bước chính:
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn vấn đàm (phỏng vấn)
- Giai đoạn kết thúc
- Giai đoạn sau khi vấn đàm
• Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị - lên kế hoạch vấn đàm
Đây là giai đoạn rất quan trọng, nó ảnh hưởng khá nhiều đến sự thành công của
buổi vấn đàm. Để thu thập được những thông tin cần và đủ, NVXH cần chuẩn bị các ý
tưởng trước cho cuộc vấn đàm (mục đích, bối cảnh, nội dung, thời gian, địa điểm…).
Mỗi một cuộc vấn đàm cần phải có mục đích rõ ràng, mục đích này có thể chỉ một
hoặc hai điều chúng ta quan tâm. Cần hiểu rõ rằng bản thân NVXH hay cơ sở chỉ có thể
giúp thân chủ trong một phạm vi nào đó thôi chứ không thể giải quyết mọi vấn đề
(NVXH cần phải biết cái gì ta có thể hỗ trợ được, cái gì không thể)
• Bước 2: Giai đoạn thực hiện vấn đàm
Đây là giai đoạn tiếp xúc trực tiếp với thân chủ, được chia thành hai giai đoạn:
38
Giai đoạn mở đầu: tạo bầu khí và mối quan hệ tốt với thân chủ là điều rất quan trọng.
Ta thường nghe “Vạn sự khởi đầu nan”, cuộc phỏng vấn thành công phụ thuộc vào giai
đoạn này rất nhiều. Do đó, NVXH cần thực hiện đầy đủ các công việc như chào hỏi thân
mật, giới thiệu bản thân và mục đích của buổi tiếp cận, đảm bảo với thân chủ nội dung
phỏng vấn được giữ bí mật, nếu có thu băng hoặc ghi chép tại chỗ cần có sự đồng ý của
thân chủ.
Giai đoạn chính: Theo sát mục tiêu của buổi phỏng vấn, sử dụng các kỹ thuật lắng
nghe và đặt câu hỏi để có được những thông tin cần thiết (lưu ý đến sự đồng cảm)
• Bước 3: Giai đoạn kết thúc
Trước khi kết thúc cần thực hiện các công việc sau:
- Tóm tắt các ý vừa trao đổi để đảm bảo thân chủ và ta cùng hiểu đúng ý nhau
- Có những thỏa thuận chọn vấn đề mà thân chủ và NVXH cùng giải quyết, thời
gian giải quyết trong bao lâu và hẹn khi nào gặp lại. Nếu có thể phải chia sẻ một
số thông tin về thân chủ với đồng nghiệp khác nên có sự đồng ý của thân chủ.
• Bước 4: Giai đoạn sau khi phỏng vấn
Đây là giai đoạn NVXH thực hiện sau khi phỏng vấn, cụ thể:
- Ghi chép và sắp xếp lại đầy đủ các thông tin vừa thu thập, các kiến nghị.
- Lên kế hoạch hành động hoặc kế hoạch cho buổi gặp gỡ tiếp theo
- Xem lại các ý tóm tắt trước để chuẩn bị ý tưởng cho cuộc phỏng vấn trở lại.
3.2. Các kỹ năng vấn đàm (phỏng vấn)
• Kỹ năng phản ánh: Nhắc lại những thông tin, cảm xúc và tâm trạng của thân chủ
để bày tỏ sự đồng cảm và thông hiểu.
• Kỹ năng diễn giải: NVXH chú trọng đến nội dung thông tin của thân chủ đã đưa
ra để khẳng định ý nghĩa thông tin trong vấn đàm, thường là bằng cách nhắc lại ý
thân chủ bằng lời khác để tỏ ý mình hiểu đúng thân chủ.
39
• Câu hỏi mở: “ Hãy nói cho cô biết về mọi việc ở trường” hay “ Cháu cảm thấy
thế nào?” giúp thân chủ diễn giải và có cơ hội nói về những điều quan trọng một
cách sâu sắc hơn.
• Câu hỏi đóng: giúp kiểm chứng chính xác về những vấn đề cụ thể hơn nhằm thu
thập các thông tin hữu ích. Ví dụ: “Cháu đi khỏi nhà được bao lâu rồi?”…
• Câu hỏi diễn dịch: đây là dạng câu hỏi khó, phải rất cẩn thận khi sử dụng vì nó có
thể dẫn đến nguy hiểm do chúng ta diễn dịch theo ý chủ quan của mình. Ví dụ
NVXH hỏi thân chủ: “Tôi nghĩ thế có đúng không?”. Không nên sử dụng kỹ thuật
này khi ta chưa thật rõ về vấn đề của thân chủ. Nếu sử dụng câu hỏi mớm ý thì vô
tình chúng ta đã cắt đi nguồn thông tin của thân chủ, hướng thân chủ sang hướng
khác. Tuy nhiên có trường hợp có thể sử dụng câu hỏi dẫn ý để hướng thân chủ
vào lĩnh vực mà mình có thể hỗ trợ.
• Diễn giải: Kỹ năng này giúp NVXH xác định suy nghĩ, cảm giác và những kinh
nghiệm của thân chủ. Khi thân chủ nói chưa rõ, trừu tượng, NVXH cần đề nghị
giảng giải. Thân chủ cũng có thể cho rằng NVXH đã hiểu hết nên không cần nói
cặn kẽ, nên cần sự diễn giải
• Tổng hợp lại: NVXH liên kết những vấn đề nhỏ thành vấn đề chung để phản hồi
lại cho thân chủ. Cả nội dung và cảm giác của đối tượng được thể hiện trong tổng
hợp của NVXH. Thường sử dụng tổng hợp trong quá trình vấn đàm cũng như vào
cuối cuộc vấn đàm để nhấn mạnh những điều liên quan của nhiều vấn đề.
• Cung cấp thông tin: Khi cần, NVXH cung cấp thông tin cho thân chủ về dịch vụ
đang có, về con đường có thể chọn….nhưng nguyên tắc là phải tạo cơ hội cho thân
chủ có thể tiếp nhận hoặc cũng có thể từ chối sử dụng các dịch vụ hoặc chọn cách
làm mà NVXH gợi ý, đưa ra. Trong trường hợp không có đủ thông tin để cung cấp,
NVXH cần chân thật và tìm cách có thông tin để cung cấp cho thân chủ.
• Giải thích: NVXH sử dụng để tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của thông tin mà thân chủ
đưa ra, giúp tìm ra những cách khác nhau để giải quyết vấn đề và giúp thân chủ
nhìn nhận vấn đề ở góc độ mới, tạo lòng tin và sự thay đổi sâu sắc.
• Đối chất: NVXH đặt thân chủ vào tình thế phải tự hỏi mình, hoặc cảm nhận những
tình cảm đang có ở mình, hoặc hiểu về vấn đề của mình, hoặc tự tìm ra giải pháp
cho mình
40
Đối chất với một người là đặt anh ta một trạng thái bất cân bằng. Nhưng ngược lại
một sự đối chất tốt luôn được thực hiện một cách tế nhị và tôn trọng. Vì thân chủ
đã có rất nhiều sự lo lắng nên ta không thể chất thêm áp lực cho họ.
Hơn thế nữa, chúng ta sử dụng kỹ thuật đối chất khi chúng ta thực sự cảm thông
với thân chủ. Nếu chúng ta cảm thấy chán nản do thái độ hay vi của thân chủ thì
tốt nhất là chúng tránh không dùng kỹ thuật này vì nó được nhận thức như một sự
khiển trách.
Lưu ý: Trong quá trình vấn đàm, nên ghi chép thật cô đọng với những nội dung
thực sự cần thiết. Nên tập trung nhiều thời gian vào việc lắng nghe và phản hồi
những thông tin mà thân chủ cung cấp.
4. KỸ NĂNG QUAN SÁT:
Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật và tình huống và trong bối
cảnh công tác xã hội với cá nhân, mục đích là sử dụng những dữ kiện quan sát được để
hiểu thân chủ và hoàn cảnh của anh ta. NVXh phải có sự quan sát, nhận thức về những
điều sau đây liên quan đến thân chủ:
- Vẻ tống quát bên ngoài
- Vẻ mặt, cử chỉ, dáng điêu
- Những đặc điểm, đặc biệt là những tương tác mang sắc thái tình cảm xảy ra giữa
thân chủ và những người khác, kể cả những thành viên trong gia đình
Dáng vẻ bề ngoài:
NVXH không khó khăn gì lắm trong việc chú ý đến vẻ bề ngoài của con người
thân chủ - trang phục, mức độ sạch sẽ,…Thông thường, quần áo biều thị cho tầng lớp
kinh tế - xã hội của thân chủ nhưng cũng có những ngoại lệ. Có những trường hợp bà con
của thân chủ xuất hiện trong những bộ quần áo sờn vai với ý định che giấu tình trạng
kinh tế - xã hội để phù hợp với mức viện phí được ấn định tùy theo thu nhập của thân chủ
và gia đình. Cũng có những trừơng hợp thân chủ quá chú trọng đến quần áo của họ hơn là
lo thực phẩm. dinh dưỡng cho con cái. Một vài thân chủ nghèo mạt lại chưng diện bề
ngoài gọn gàng sạch sẽ mặc dù vải áo quần đã sờn do giặt lại nhiều lần.
Biểu hiện qua nét mặt:
Khuôn mặt con người đôi khi phản ánh những suy nghĩ nội tâm và đối với NVXH
thì biểu hiện qua nét mặt là cơ sở để quan sát. Những cảm nghĩ như buồn, giận và thù
41
địch không cần sự diễn đạt thành lời để biểu thị chúng; sẽ có những dấu hiệu mách bảo
hiện lên trên khuôn mặt cho biết những cảm nghĩ che giấu. Tương tự, những tư thế, dáng
điệu, giọng nói và cử động của cơ thể cũng đều có ý nghĩa.
Những dấu hiệu của sự lo lắng, bất an
Thân chủ chỉ ngồi ở mép ghế vì thấy căng thẳng hay xa lạ. Nhiều thân chủ của
chúng ta không cảm thấy thoải mái trong ngày đầu tiên đến cơ sở xã hội. Họ không biết
gì về công việc của NVXH và những gì họ trông đợi từ cơ sở xã hội. Sức ép từ các vấn đề
của họ và việc họ phải nói chuyện với một người xa lạ làm tăng thêm sự bối rối, lúng
túng nơi họ. Sự bối rối và lúng túng mà thân chủ chịu đựng tất yếu làm cho anh ta sốt
ruột, bồn chồn và bất an. Cách anh ta ngồi và phong cách anh ta tham gia vào câu chuyện
với NVXH cần được quan sát cẩn thận để biết được các biểu hiện về cảm xúc của anh ta
ra sao, căng thẳng hay thư giãn, tin cậy hay nghi ngờ, tiếp thu hay không chú ý, thiếu chú
tâm. Biết được những gì thân chủ cảm nhận hoặc có được ít nhất vài dấu hiệu về cảm
nghĩ của họ là bổ ích nhờ đó NVXH có thể tự mình biết được cách đáp ứng thích hợp.
Có những thân chủ tự mình khoác một bộ mặt khác bên ngoài để thử xem thái độ của
NVXH. Đó không phải là trường hợp hiếm đối với NVXH làm việc với thanh niên ở trại
cải huấn không nhìn thấy gì ngoài sự lãnh đạm thờ ơ và sự nhàm chán của những thân
chủ trẻ tuổi với những người mà chúng cố gắng duy trì cuộc nói chuyện. Hóa ra, sự thờ ơ
lãnh đạm của thân chủ tạo ra là một cố gắng để thử thách sự đáng tin cậy của NVXH, vì
thế mọi người lo lắng về sự bày tỏ mối quan hệ của NVXH với thân chủ.
Phong cách cũng cần được quan sát:
Phong cách và những cử chỉ theo thói quen cũng có ý nghĩa. Một thân chủ bị
khuyết tật bàn tau thường che giấu bàn tay dị dạng của mình trong chiếc khăn tay. Kể từ
khi NVXH biết được những khuyết tật của thân chủ thì anh ta không cần phải che giấu
bàn tay trước mặt NVXH nữa. Đó là một dấu hiệu chỉ sự tự ý thức của anh ta, mà nếu nó
vượt quá những giới hạn bình thường, sẽ trở thành một trở ngại quan trọng cho việc phục
hồi nghề nghiệp của anh ta. Khuyết tật tự nó không phải là vấn đề nhưng những gì mà
thân chủ cảm nhận về nó mới thực sự là vấn đề. Khi có sự biểu lộ cảm xúc như chảy
nước mắt thì tính bi thương đằng sau hành động khóc ấy là có thể hiểu được. Tuy nhiên,
khi một người khóc nhiều lần vì một biến cố hay tình huống giống vậy, có khả năng
người ấy, ngoài việc biểu lộ sự đau buồn, còn dùng cơ hội ấy ngoài mục đích khác nữa,
dù việc ấy không ở mức độ có ý thức.
Xem ngôn ngữ cơ thể:
42
Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được thể hiện qua cử động của cơ thể để biểu
lộ cảm nghĩ. Hiện tượng này được gọi là ngôn ngữ cơ thể và có thể kèm theo hoặc không
kèm theo ngôn ngữ không lời. Những điều nảy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là truyền
thông không lời, nhưng đó là truyền thông không tự ý hay sự trưyền tải tín hiệu ngoài ý
muốn của người truyền đạt. Tín hiệu thông tin hầu hết là cảm xúc, cảm nghĩ. Người nói
muốn giấu diếm thông tin về cảm nghĩ mà anh ta trải qua, tuy thế, thông tin vẫn cứ lộ ra.
Chẳng hạn, nước mắt tuôn tràn tùy theo cường độ của cảm xúc, bất kể là người ta có lo bị
người khác dòm ngó hay không. Tương tự vậy, cảm xúc của cơ thể lộ ra trên nét mặt con
người thì người khác dễ dàng nhận ra dù chính người ấy lại không thấy được.
Biểu lộ cảm nghĩ không tự ý qua nét mặt:
Vì những điệu bộ và những biểu lộ qua nét mặt là không tự ý trong các tình huống
ngoài đời thực nên trong một vở kịch, diễn viên phải giả vờ đóng vai để miêu tả sinh
động các nhân vật trong câu chuyện. Diễn viên diễn vai trên sân khấu không trải qua
trong cuộc đời thật những cảm nghĩ của người được miêu tả trong vai đó, nhưng anh ta có
thể tưởng tượng ra những cảm nghĩ và kết quả là anh ta tự mình có được những cảm nghĩ
đó. Thỉnh thoảng, khi sự thiếu phù hợp giữa truyền thông có lời và truyền thông không
lời, có thể ước đoán rằng con người chủ tâm che giấu cảm nghĩ của mình sau lời nói.
Chẳng hạn, lấy bối cảnh là một người đàn ông đang nói về thất bại trong kinh doanh của
một người đàn ông khác là đối thủ của mình. Người nói bày tỏ bằng lời sự cảm thông cho
người kia và nỗi buồn của ông ấy về tai họa đã xảy đến. Tuy vậy, điều biểu hiện trên
gương mặt người nói là một nụ cười láu lỉnh và sự mãn nguyện. Sự không nhất quán giữa
sự khẳng định bằng lời và truyền thông không lời là vì sự thật ông ta không muốn bộc lộ
cảm xúc mãn nguyện mà ông có. Vì cảm giác mạnh mẽ, những dấu hiệu lộ ra trên khuôn
mặt và ông ta không nhận ra là khuôn mặt đang phản ánh những cảm nghĩ trong lòng.
5. GHI CHÉP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
5.1. Giới thiệu:
- Khi một người tiếp nhận các dịch vụ xã hội mà bạn là người đại diện cho tổ chức
để cung cấp, bạn phải có trách nhiệm ghi chép và lưu trữ tài liệu
- Thân chủ đến với NVXH vì nhiều lý do khác nhau: cần dịch vụ trợ giúp, chia sẻ,
…
- Việc ghi chép và lưu trữ phục vụ cho mục đích quản trị và liên quan đến pháp lý
43
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfGiáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfNuioKila
 
Công tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônCông tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônforeman
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 

Was ist angesagt? (20)

Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdfGiáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
Giáo Trình Nhập Môn Công Tác Xã Hội.pdf
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Công tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônCông tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập môn
 
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bả...
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bả...Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bả...
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bả...
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 

Ähnlich wie Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)

Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdfGIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdfNuioKila
 
Tam ly hoc dai cuong cong thinh
Tam ly hoc dai cuong  cong thinhTam ly hoc dai cuong  cong thinh
Tam ly hoc dai cuong cong thinhthinhdaica
 
Cau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoeCau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoeforeman
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửAguest6aec14
 
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdfTiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdfNuioKila
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxKhngCTn20
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
vấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxvấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxGenie Nguyen
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019phamhieu56
 
Sách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth LeSách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth LeJacinth Le
 
Sach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoiSach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoiJacinth Le
 

Ähnlich wie Bai giang ctxh ca nhan (vta quan) (20)

Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdfGIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
GIÁO TRÌNH NHẬP MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI.pdf
 
Ctxhnhapmon
CtxhnhapmonCtxhnhapmon
Ctxhnhapmon
 
Tailieunhapmonctxh
TailieunhapmonctxhTailieunhapmonctxh
Tailieunhapmonctxh
 
Ctxh can ban
Ctxh can banCtxh can ban
Ctxh can ban
 
Tam ly hoc dai cuong cong thinh
Tam ly hoc dai cuong  cong thinhTam ly hoc dai cuong  cong thinh
Tam ly hoc dai cuong cong thinh
 
Cau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoeCau Truc XH va tinh trang suc khoe
Cau Truc XH va tinh trang suc khoe
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
 
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdfTiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
Tiểu luận ứng dụng lý thuyết công tác xã hội 3509805.pdf
 
Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân.docx
Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân.docxCơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân.docx
Cơ sở lý luận về công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân.docx
 
Doankimthang
DoankimthangDoankimthang
Doankimthang
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
 
vấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxvấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptx
 
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI Tác giả TRẦN QUỐC THÀNH - NGUYỄN ĐỨC SƠN_10300312052019
 
Xã hội học 123
Xã hội học 123Xã hội học 123
Xã hội học 123
 
Sách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth LeSách AN SINH. Jacinth Le
Sách AN SINH. Jacinth Le
 
Sach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoiSach an-sinh-xa-hoi
Sach an-sinh-xa-hoi
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 

Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)

  • 1. Chương I: DẪN NHẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 1. LỊCH SỬ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN: - Công tác xã hội cá nhân hình thành bắt đầu vào cuối những năm 1800. Lúc đầu công tác xã hội được khởi xướng từ hoạt động giúp đỡ những người thất nghiệp, trẻ mồ côi… của các tổ chức từ thiện COS (Charity Organization Society) ở Anh và Mỹ. - Năm 1917, Mary Richmond cuốn: “Chẩn đoán xã hội”: các bước của quá trình can thiệp gồm thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề, lên kế hoạch xử lý. - Đến năm 1920, khoa học xã hội chứng kiến sự phát triển của khoa học tâm lý – tiêu biểu là Sigmund Freud và thuyết “Phân tâm học” - Vào những năm 50-60, công tác xã hội với cá nhân chú ý tới các yếu tố gia đình họ, những ảnh hưởng của môi trường tới hành vi, thái độ của họ - Ngày nay, với nhiều ảnh hưởng khác nhau xoay quanh cá nhân, trọng tâm của sự can thiệp không chỉ còn là cá nhân mà là sự nhận thức về sự hỗ tương giữa nhân cách và môi trường với trọng tâm là “con người trong hoàn cảnh”, chịu ảnh hưởng của tâm thần học, tâm lý học và văn hóa. 2. KHÁI NIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN: Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến công tác xã hội với cá nhân. Sau đây là một số định nghĩa của một số tác giả, tổ chức tiêu biểu: Bà Helene Mathew cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một. Phương pháp này được các nhân viên xã hội ớ các cơ sở sử dụng giúp con người có vấn đề về chức năng xã hội và việc thực hiện chức năng của họ” Bà Perlman cho rằng: “Công tác xã hội cá nhân là một tìến trình được các cơ quan lo về an sinh cho con người để giúp cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ” Esther C. Viloria: “Công tác xã hội cá nhân là tiến trình giúp đỡ, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, có thể là hỗ trợ vật chất, chuyển tiếp đến các tổ chức cộng đồng 1
  • 2. khác có đủ phương tiện, hỗ trợ về tâm lý cảm xúc qua việc lắng nghe có hiệu quả, biểu lộ sự chấp nhận và tạo sự an tâm, nêu lên đề nghị, cố vấn thích hợp và đặt ra các giới hạn, khuyến khích thân chủ biểu lộ cảm xúc, cũng như khuyến khích thân chủ tác động lên các kế hoạch cuả họ; giúp cá nhân tường thuật và xem xét hoàn cảnh của họ/ hay làm việc với những cân nhắc và hiểu biết kỹ lưỡng về mối quan hệ nhân quả giữa thái độ hiện thời và cách điều chỉnh những kinh nghiệm quá khứ của họ. Tất cả những điều này có thể đựơc sử dụng cùng nhau để đáp ứng cho những cá nhân đang chịu stress, giúp họ có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thực hiện chức năng xã hội của họ đầy đủ hơn” Mary Richmond: “Công tác xã hội cá nhân là những tiến trình phát triển nhân cách nhờ những điều chỉnh được tác động một cách có ý thức, theo từng cá nhân một, giữa con người và môi trường xã hội của họ…””Có thể định nghĩa Công tác xã hội cá nhân là nghệ thuật thực hiện những việc khác nhau bằng cách hợp tác với họ để cùng đạt tới sự tốt đẹp hơn cho xã hội và cho chính bản thân họ” Kazuko Kay: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp công tác xã hội, can thiệp những khía cạnh tâm lý xã hội của đời sống con người nhằm khôi phục, cải thiện và phát huy việc thực hiện chức năng xã hội của cá nhân đó hay phòng ngừa sự yếu kém trong việc thực hiện chức năng xã hội bằng cách nâng cao sự thể hiện vai trò với tư cách là một cá nhân có năng suất và có tính xây dựng” Định nghĩa của hiệp hội công tác xã hội thế giới: Sách giáo khoa/ bách khoa (Encyclopedia) về công tác xã hội của Philippin: “Công tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con người đối phó vói những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ” Bà Nguyễn Thị Oanh: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của Công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình” 3. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐỂ HIỂU RÕ HƠN ĐỊNH NGHĨA 3.1. Thực hiện chức năng xã hội: Harriett Barlett (1970): “ Thực hiện chức năng xã hội có liên quan đến hoạt động đối phó của con người và yêu cầu từ môi trường. Tiêu điểm kép này cột chặt hai bên lại với nhau. Vì vậy, con người và hoàn cảnh, con người và môi trường, xoay quanh một khái niệm đơn sơ đòi hỏi phải được liên tục xem xét cùng nhau” 2
  • 3. Louis C. Johnson (1989): “ Nhân viên xã hội dính líu vào khi cá nhân có khó khăn trong tương quan với những người khác, trong phát triển tối đa tiềm năng của họ và trong việc đáp ứng yêu cầu của môi trường… Trọng tâm nỗ lực công tác xã hội là nhân viên xã hội và thân chủ tương tác với nhau để cùng giải quyết những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội; những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội là lý do tạo nên sự tương tác giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Vì vậy, mục đích tối hậu của tất cả mọi thực hành công tác xã hội là nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của các cá nhân” Thelma Lee – Mendoza (1995): “Thực hiện chức năng xã hội là kết quả của sự tương tác giữa con người – hoàn cảnh, ví dụ, sự tương tác giữa khả năng đối phó của một người và yêu cầu của hoàn cảnh hay môi trường của anh ta. Công tác xã hội quan tâm giúp đỡ con người cải thiện hay nâng cao việc thực hiện chức năng xã hội của anh ta hay chữa trị việc thực hiện chức năng thiếu sót, yếu kém. Có thể nói, thực hiện chức năng xã hội là kết quả của sự thể hiện những vai trò xã hội của con người hay thực hiện chức năng xã hội là sự thể hiện những vai trò xã hội của con người” 3.2. Môi trường xã hội Là mạng lưới các hệ thống xã hội và hoàn cảnh xã hội đè lên nhau bao gồm các hệ thống sinh thái, các nền văn hóa và định chế; ở đó hoàn cảnh xã hội là một phân đọan gây tác động của môi trường xã hội. Chỉ chính con người trong một môi trường nào đó mới nhận thức đặc sắc và giải thích về hoàn cảnh xã hội của mình; ở đó, anh ta thể hiện một hay nhiều vai trò – địa vị và bản sắc. Ví dụ: hoàn cảnh gia đình trong đó một người có chức năng là vợ, mẹ và là lao động chính. 3.3. Vai trò xã hội: Đó là mẫu hành vi hay hoạt động được thừa nhận về mặt xã hội của một cá nhân có một vai trò, địa vị nào đó trong xã hội. Đây là khái niệm để chỉ sự mong đợi xã hội đối với hành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định. Có 3 loại vai trò: vai trò định chế, vai trò thường nhật và vai trò kỳ vọng. Ví dụ: con cái, cha mẹ, công nhân, khách hàng… 3.4. Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội: Louis C. Johnson: “Vấn đề không có nghĩa là bệnh hoạn, chúng là một phần của cuộc sống. Vấn đề trong công tác xã hội là một hoàn cảnh thực hiện chức năng xã hội trong đó sự đáp ứng nhu cầu của bất cứ cá nhân hay hệ thống có liên quan đều bị cản trở và trong đó những cá nhân hay hệ thống liên quan không thể tự dẹp bỏ các cản trở để đáp ứng nhu cầu” 3
  • 4. Thelma Lee – Mendoza (1995):”Có nhiều yếu tố gây nên những vấn đề thực hiện chức năng xã hội: 1. Những yếu tố trong con người: điều kiện thể chất, thái độ, giá trị, nhận thức về thực tế của con người. 2. Những yếu tố trong hoàn cảnh hay môi trường: Thiếu tài nguyên hay cơ hội, những mong đợi vượt quá khả năng đối phó của cá nhân” Hiệp hội Công tác Xã hội quốc gia Mỹ: triển khai hệ thống PIE (person in enviroment) rất cần cho CTXH. Hệ thống này ưu tiên cho sự thực hiện chức năng xã hội và thừa nhận tầm quan trọng của những vấn đề môi trường và tương quan nhân sự. Hệ thống này bao gồm 4 yếu tố: 1. Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội 2. Những vấn đề môi trường 3. Những vấn đề sức khỏe tâm thần 4. Những vấn đề sức khỏe thể chất CTXH quan tâm chủ yếu đến 2 loại vấn đề: 1. Những vấn đề về thực hiện chức năng xã hội: PIE nêu ra những loại vai trò trong đó những vấn đề thực hiện chức năng xã hội có thể xảy ra: a. Những vai trò gia đình b. Những vai trò tương quan nhân sự như bạn bè, người tình… c. Những vai trò nghề nghiệp d. Những vai trò trong hoàn cảnh đặc biệt như: khách hàng, tù nhân, người nhập cư… Ví dụ: Cha mẹ không hiểu được nhu cầu của con cái nên nghiêm khắc đến nỗi tương quan cha mẹ - con cái dẫn đến chỗ con cái nổi loạn và không thể cùng bàn bạc vấn đề được. 2. Những vấn đề môi trường: Tập trung vào những yếu tố trong môi trường xã hội và vật chất có thể gây tác động đối với việc thực hiện chức năng và phúc lợi của con người. PIE sử dụng 6 hệ thống môi trường sau: a. Hệ thống nhu cầu căn bản/kinh tế: thức ăn/dinh dưỡng, mái ấm, công việc làm, tài nguyên kinh tế, phương tiện chuyên chở, phân biệt đối xử trong hệ thống nhu cầu căn bản/kinh tế b. Hệ thống giáo dục và đào tạo: giáo dục và đào tạo, phân biệt đối xử trong giáo dục và đào tạo 4
  • 5. c. Hệ thống pháp luật: công bằng và hợp pháp, phân biệt đối xử trong hệ thống pháp luật. d. Hệ thống dịch vụ xã hội, y tế và an toàn: sức khỏe tâm thần/sức khỏe, an toàn, dịch vụ xã hội, phân biệt đối xử trong hệ thống dịch vụ xã hội, y tế và an toàn e. Hệ thống hội đoàn tình nguyện: tôn giáo, các nhóm cộng đồng, phân biệt đối xử trong hệ thống hội đoàn tình nguyện f. Hệ thống hỗ trợ tình cảm: hỗ trợ tình cảm, phân biệt đối xử trong hỗ trợ tình cảm. 4.MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN Giúp mọi người phát huy năng lực của chính họ và nâng cao khả năng xử lý và giải quyết vấn đề Giúp thân chủ nhận ra vấn đề, những cách thức khác nhau để xác định vấn đề và giải pháp. Giúp thân chủ khám phá thế mạnh của mình, những cơ hội trong việc thay đổi, giải quyết vấn đề… Giúp mọi người tìm các nguồn lực và tạo thuận lợi cho các quan hệ tương tác giữa các cá nhân với các tổ chức và cá nhân khác Cung cấp thông tin về các dịch vụ xã hội và các chương trình phúc lợi để thân chủ có thể tiếp cận. Đôi khi thân chủ có thể bị từ chối phục vụ vì họ thuộc một nhóm nào đó có vấn đề xã hội. NVXH sẽ có trách nhiệm hỗ trợ họ để họ có thể được hưởng lợi từ các chương trình, dịch vụ xã hội Giúp các tổ chức đáp ứng nhiệt tình nhu cầu của thân chủ và tạo ảnh hưởng tới quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân Cùng làm việc với các tổ chức đảm bảo việc thực hiện các chính sách, chế độ cho thân chủ. Xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ chức, cá nhân để mang lại hiệu quả hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ Tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội NVXH làm công tác tham mưu cho các tổ chức, các nhà quản lý các tổ chức và chương trình, các nhà quản lý kinh tế - xã hội để đưa ra cac quyết định liên quan đến chính sách xã hội, phúc lợi,… để thúc đẩy việc chấp nhận và xây dựng các chính sách đảm bảo 5
  • 6. chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người 5. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN Các nguyên tắc hành động trong CTXH rất quan trọng. Nó hướng dẫn việc thực hành CTXH. 1. Cá nhân hóa: Mỗi thân chủ là một cá thể duy nhất với những đặc điểm cá tính riêng biệt, chịu sự chi phối khác nhau của môi trường sống. Do đó, NVXH không nên nhìn nhận thân chủ theo những ý tưởng có trước cho từng thân chủ, dán nhãn lên hoàn cảnh và hành vi của thân chủ. Khả năng xem thân chủ như một cá nhân riêng biệt bằng cách cảm nhận qua những nét riêng tư và sự sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của thân chủ là điều quan trọng nhất trong nguyên tắc cá nhân hóa. Những nhu cầu, nguyện vọng của thân chủ được thể hiện qua kế hoạch giải quyết vấn đề riêng cho thân chủ đó. NVXH không áp dụng một mô hình chung cho những thân chủ khác nhau 2. Chấp nhận thân chủ: NVXH chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt và xấu của thân chủ đó, những điểm mạnh và điểm yếu của họ mà không phán xét hành vi của người đó. Chấp nhận thân chủ đòi hỏi sự không tính toán, không điều kiện cũng như không tuyên án hành vi của thân chủ. Nền tảng của nguyên tắc này là giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh, không kể đến địa vị và hành vi của họ. Thân chủ được quyền lưu ý và thừa nhận là một con người cho dù anh ta có phạm tội đi chăng nữa. Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho những hành vi phạm tội mà xã hội lên án, chấp nhận là thể hiện sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi. 3. Thái độ không kết án: Thái độ không kết án, không phê phán có nghĩa là không tỏ vẻ bất bình với thân chủ, không đổ lỗi bằng việc tranh luận về những nguyên nhân, hậu quả của hành vi hoặc đưa ra những lời phê phán. NVXH không nên thể hiện thái độ xem thường hay kết án đối với thân chủ. Khi NVXH đối xử với thân chủ bằng thái độ thân thiện, không kết án, thân chủ cảm thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và thân chủ sẽ thoải mái bộc lộ vấn đề của họ 4. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ: 6
  • 7. Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc về đời sống riêng tư của họ và người khác không có quyền áp đặt các quyết định lên họ. NVXH có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định đúng. Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến ban. NVXH có thể hướng dẫn, giúp đỡ thân chủ đưa ra những quyết định đúng. Sự tự quyết của thân chủ có những giới hạn riêng. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của xã hội và hậu quả của nó không gây tổn hại đến bản thân của thân chủ cũng như tới những người khác. Quyền tự quyết của thân chủ thể hiện ở vịêc thân chủ có sự cam kết tham gia vào toàn bộ tiến trình giải quyết vấn đề. Trong mọi tình huống, thân chủ thể hiện quyền chủ động tham gia hay rút lui khỏi các hoạt động trợ giúp mà CTXH dành cho họ. 5. Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề: Nguyên tắc này gắn liền với quyền tự quyết của thân chủ. Nguyên tắc này còn góp phần giúp thân chủ chủ động tham gia vào việc theo đuổi những kế hoạch dài hạn cả sau khi can thiệp chấm dứt. 6. Giữ bí mật của thân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng trong CTXH. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giữ gìn bí mật những thông tin mà thân chủ cung cấp trong hầu hết các tình huống. Việc phá vỡ những nguyên tắc bảo mật phải được cân nhắc kỹ lưỡng trong những tình huống nghiêm trọng khi thân chủ có hành vi đe dọa đến an toàn của bản thân và người khác. 6. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI: a. Người giáo dục: NVXH tìm cách chuyển thông tin đến thân chủ một cách tốt nhất, giúp thân chủ nhận thức về hành vi b. Người môi giới: NVXH hiểu rõ nhu cầu của thân chủ và các nguồn tài nguyên, vì vậy, NVXH phải tích cực kết nối thân chủ với các nguồn tài nguyên c. Người tạo điều kiện: NVXH tạo điều kiện cho thân chủ tăng khả năng bàn bạc, lựa chọn, lấy quyết định hành động để giải quyết vấn đề theo sự hiểu biết và quyết định của chính thân chủ d. Người biện hộ: Đây là một trong những vai trò quan trọng của NVXH. Lúc này, NVXH là người đại diện cho tiếng nói của thân chủ, đề đạt đến các cơ quan có 7
  • 8. thẩm quyền, tổ chức xã hội về những vấn đề bức xúc của thân chủ, yêu cầu các cơ quan trên hợp tác với thân chủ. NVXH thực hiện vai trò này với quyền được thân chủ giao e. Tham vấn: Cung cấp các kiến thức và thông tin cho thân chủ để đạt được mục tiêu, mục đích của hành động f. Nhà nghiên cứu: Thu thập các thông tin, phân tích tình huống và vấn đề, từ đó chuyển những phân tích trên thành chương trình hành động g. Người lập kế hoạch: Là người lập các kế hoạch hành động dựa trên các thông tin đã được đánh giá, cùng với thân chủ có các bước hành động phù hợp trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ h. Người điều phối: Đảm bảo cho thân chủ có quyền đến với các dịch vụ cần thiết và các dịch vụ này được thực hiện có hiệu quả. Vai trò này thể hiện khi thân chủ vì thiếu hiểu biết, quá nhỏ hay thiếu năng lực…trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Ngoài ra, NVXH còn đóng vai trò điều phối các dịch vụ hỗ trợ cho thân chủ được hợp lý trong trường hợp một thân chủ cần nhiều dịch vụ hỗ trợ. 7. CÁC THÀNH TỐ TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN Có thể nói có 4 thành tố trong một tình huống công tác xã hội cá nhân: Yếu tố con người (person) là nam hay nữ, già hay trẻ. Họ cảm thấy bản thân có vấn đề hoặc do người khác nhận ra vấn đề của họ, hơn nữa bản thân họ thấy cần trợ giúp. Đó chính là thân chủ của CTXH Vấn đề (problem) nảy sinh từ nhu cầu hay từ một cản trở hhoặc từ việc tích lũy những mỏi mệt chán chường hoặc do sự điều chỉnh sai lạc, cũng có khi là do sự tổng hợp các điều trên làm cho người ta cảm thấy khó có thể ứng phó hoặc không thể chống lại nó Nơi chốn (place): cơ sở, trung tâm cung cấp các dịch vụ xã hội hay nơi làm việc của NVXH, hoặc có thể tại nơi làm việc, gia đình của thân chủ… Thân chủ có thể tìm đến hay được gửi đến Tiến trình (process) là một quá trình trao đổi, làm việc giữa NVXH với thân chủ. Nó bao gồm một chuỗi các hoạt động được thực thi nhằm giải quyết vấn đề. Cuối tiến trình này thân chủ có khả năng tiến tới giải quyết, ứng phó với vấn đề của mình một cách có hiệu quả. 8
  • 9. 8. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN: Các phương pháp làm việc với cá nhân vẫn đang được mở rộng. Trong những năm 1950 đã có những bàn luận xoay quanh phương pháp chẩn đoán và phương pháp chức năng. Nhiều kiểu mẫu CTXH cá nhân đã được đưa ra: tâm lý xã hội, chức năng, giải quyết vấn đề, sửa đổi hành vi, trị liệu nhóm gia đình, trị liệu khủng hoảng có hướng dẫn, xã hội hóa. Kiểu tâm lý xã hội: Là một trong những kiểu mẫu đầu tiên được triển khai và áp dụng cho việc thực hành công tác xã hội cá nhân. Nguồn gốc tâm lý xã hội của lý thuyết này bắt nguồn từ những năm 1920 khi những nguyên lý lý thuyết của phân tâm học được đưa vào công tác xã hội cá nhân. Khái niệm kiểu mẫu tâm lý xã hội dựa vào công trình của Gordon Hamilton và cộng sự ở Trường Công tác xã hội New York. Giáo sư Hamilton đưa công trình của mình như một cách tiếp cận sinh vật vào công tác xã hội cá nhân. Mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả được xác định giữa cá nhân và môi trường. Tâm lý học bản ngã và các khoa học hành vi cung cấp nền tảng quan trọng cho thực hành. Kiểu tâm lý xã hội có lý thuyết của Frued được biến đổi để phù hợp với CTXH thực hành. Kiểu chức năng: Được triển khai ở Trường Công tác xã hội Pennsylvania trong những năm 1930 nhấn mạnh vào mối quan hệ, sử dụng năng động thời gian, sử dụng các chức năng của cơ sở. Tâm lý học của Otto Rank cung cấp nền tảng thích nghi để sử dụng theo đề xuất dựa vào chức năng của từng trường. Phương pháp Giải quyết vấn đề: Được đưa ra trong công trình của Perlman ở trường Chicago và được làm sáng tỏ trong cuốn Công tác xã hội cá nhân của Perlman xuất bản năm 1957. Một vài đặc điểm của phương pháp này bao gồm nhận diện vấn đề, những khía cạnh chủ quan của con người –trong tình huống, tính trung tâm của con người với vấn đề, sự tìm kiếm giải pháp cho vấn đề, ra quyết định và hành động. Mục đích của tiến trình là giải thoát thân chủ khỏi sự bủa vây của những nhiệm vụ liên quan đến giải pháp giải quyết vấn đề, bao gồm bản ngã của thân chủ trong công việc đã chỉ định để đối phó vấn đề, huy động những tác lực bên trong và bên ngoài để thực hiện vai trò một cách thỏa đáng. Kiểu mẫu hành vi: 9
  • 10. Khởi đầu với công trình của Pavlov và Skinner, được đưa vào CTXH vào những năm 1960. Việc thực hành áp dụng ở kiểu mẫu này tự vay mượn từ việc nghiên cứu vì hành vi được sửa đổi thì có thể quan sát được. Đây là một trong những giá trị chủ yếu của việc sửa đổi hành vi. Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng những triệu chứng là giống nhau vì những sự phản ứng khác nhau trong đó hành vi chủ yếu là hành động đáp lại hay quan sát đo đếm được. Nó được nhận biết thông qua tiến trình quy định và phản ứng bằng cùng một cách thức đối với những phép tắc về học tập và quy định như hành vi bình thường. Nó có thể được sửa đổi bằng cách áp dụng những gì được biết về học tập và sửa chữa. Công tác xã hội đặt trọng tâm vào nhịêm vụ: Là kiểu “dịch vụ tổng quát” được triển khai ở Đại học Chicago. Được chỉ định giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội cụ thể của cá nhân hay gia đình, kiểu mẫu này là một hình thức thực hành ngắn hạn, hạn chế thời gian. Cả hai cùng đạt được thỏa thuận về những vấn đề cần giải quyết và thời gian dự kiến. Cả hai cùng hành động theo kế hoạch đề ra. Kiểu thực hành tổng quát: Thực hành tổng quát dựa vào kiểu mẫu giải quyết vấn đề của cách tiếp cận hệ thống. Kiểu mẫu này được áp dụng với những chất lượng độc đáo, giá trị và đạo đức được CTXH tán thành. CÂU HỎI CHƯƠNG I 1. Lịch sử phát triển của Công tác xã hội cá nhân? 2. Định nghĩa Công tác xã hội cá nhân? 3. Những phân tích liên quan đến việc thực hiện chức năng xã hội trong định nghĩa Công tác xã hội cá nhân? 4. Các thành tố trong Công tác xã hội cá nhân? 5. Các phương pháp Công tác xã hội cá nhân? 6. Những nguyên tắc hành động trong Công tác xã hội cá nhân/ 7. Vai trò của Nhân viên xã hội trong Công tác xã hội cá nhân? 8. Sinh viên ngành Công tác xã hội cần phải làm gì để rèn luyện được những phẩm chất cần thiết của một Nhân viên xã hội trong tương lai? 10
  • 11. Chương II: MỘT SỐ LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 1. LÝ THUYẾT SINH THÁI 1.1. Quan niệm hệ thống sinh thái Lý thuyết sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của công tác xã hội. Lối tiếp cận này được áp dụng từ giữa những năm 1970 đến nay. Theo lý thuyết này mỗi cá nhân đều có một môi trường sống và hoàn cảnh sống, họ chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và họ cũng ảnh hưởng ngược lại môi trường sống quanh họ. Như vậy có thể nói, cốt lõi của lối tiếp cận này là: - Con người sống trong môi trường - Con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố - Con người ảnh hưởng ngược trở lại với môi trường 1.2. Nguyên nhân sử dụng thuyết hệ thống sinh thái vào thực hành CTXH - Thuyết HTST vận dụng sức mạnh của các lý thuyết khác trong việc mô tả hành vi phức tạp của con người. - Nó chỉ ra hành vi của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và những mối quan hệ kết nối của họ tạo ra bối cảnh lý tưởng để giúp đỡ cho vấn đề thực hành. - Lý thuyết tập trung làm sáng tỏ sự hoà hợp giữa con người và môi trường của họ như thế nào để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề của thân chủ. 1.3. Nội dung cơ bản của lý thuyết hệ thống sinh thái: Những kiến thức cơ bản cho thực hành công tác xã hội: Mục tiêu của công tác xã hội là nhằm cải thiện những cơ sở, thể chế xã hội và giúp thân chủ vượt qua được những khó khăn, thách thức để tồn tại trong môi trường sống của họ một cách bình thường. Để làm được điều đó ngoài mục tiêu và giá trị, người nhân viên xã hội cần một khối lượng kiến thức tương đối để thực hiện công việc của mình. Những ngành học liên quan đến ngành công tác xã hội bao gồm: nhân chủng học, sinh vật học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, truyền thông, chính sách xã hội, lịch sử, luật học….Sự kết hợp kiến thức liên ngành sẽ giúp người nhân viên xã hội giải thích được những hành vi của con người, hiểu được sự ảnh hưởng của môi trường đến hành vi của 11
  • 12. con người, cũng như hướng dẫn để thực hiện can thiệp với thân chủ đồng thời dự đoán được những kết quả của sự can thiệp trong thực hành công tác xã hội. Đặc điểm của thuyết hệ thống sinh thái: Thuyết hệ thống sinh thái bao gồm 2 khái niệm: sinh thái học và lý thuyết hệ thống tổng quát. Theo quan điểm sinh thái học nhấn mạnh đến sự thích nghi giữa các yếu tố. Sự thích nghi đó chính là quá trình vận động giữa con người và môi trường của họ khi con người trưởng thành, hoàn thiện những khả năng của mình. Theo lý thuyết hệ thống chú trọng vào việc quản lý các cấu trúc xã hội bằng cách làm giảm tính phức tạp xã hội và có thể mở rộng hiểu biết của con người về sự đa dạng của hành vi con người. Như vậy, sinh thái học và lý thuyết hệ thống kết hợp với nhau nhằm mô tả hình dạng cũng như chức năng của hệ thống con người trong môi trường xã hội và môi trường vật lý tự nhiên của họ. Theo quan điểm hệ thống sinh thái, con người và môi trường không tách rời nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể gộp hai yếu tố đó vào làm một. Nghĩa là chúng ta không phải hiểu về con người là hiểu được môi trường của họ. Mặt khác, chúng ta phải luôn kiểm tra sự tác động qua lại giữa hai yếu tố đó. Mô tả về mối quan hệ này, thuyết sinh thái cho rằng con người và môi trường vật lý- xã hội – văn hoá của họ luôn tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và bổ sung sự trao đổi tài nguyên cho nhau. Theo lý thuyết sinh thái, con người được mô tả là hết sức phức tạp. Bởi lẽ, con người là sự tổng họp của các nhân tố sinh học, tâm lý, xã hội, văn hoá với những suy nghĩ, cảm giác và những hành vi có thể quan sát được. Do đó, quan điểm sinh thái thừa nhận rằng con người phản ứng một cách có ý thức và tự chủ, tuy nhiên cũng có thể hành động bột phát và không tự chủ. Mặt khác, con người vừa là một cá thể, vừa là thành viên của một nhóm. Do vậy, hành động của con người thích nghi với sự thay đổi của môi trường, nói cách khác con người định hướng môi trường xung quanh cũng như việc môi trường định hướng con người. Hệ thống và môi trường: a. Hệ thống là gì? Một cách đơn giản nhất, hệ thống chính là mô hình hay cấu trúc của sự tác động và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của con người . Tất cả xã hội loài người là một hệ thống lớn nhất. Điều này có nghĩa là mỗi hệ thống là một phần của một hệ thống lớn hơn đông thời cũng bao gồm trong nó những hệ 12
  • 13. thống nhỏ hơn. Chẳng hạn, gia đình là một hệ thống xã hội mà nó chỉ là một phần của hệ thống lớn hơn là địa phương nơi các gia đình đang cư trú. Ngoài ra, gia đình lại là hệ thống lớn hơn của những đứa trẻ và bố mẹ sống trong gia đình đó. Như vậy, tất cả cá hệ thống đứa trẻ, bố mẹ, gia đình, địa phương là thuộc một hệ thống lớn nhất - hệ thống xã hội loài người. b. Tiểu hệ thống và môi trường: Để hiểu rõ hơn về hệ thống trong hệ thống, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm: tiểu hệ thống và môi trường. Hệ thống nhỏ hơn trong mỗi hệ thống gọi là tiểu hệ thống. Chẳng hạn, trẻ em và cha mẹ tạo thành tiểu hệ thống của hệ thống gia đình lớn hơn. Tương tự như vậy, mỗi cá nhân trong một gia đình là một tiểu hệ thống. Ngược lại, hệ thống lớn hơn chính là môi trường của hệ thống nhỏ hơn. Môi trường ảnh hưởng và cung cấp bối cảnh cho chức năng hệ thống trong nó. Chẳng hạn, địa phương là môi trường xã hội cho hệ thống gia đình. Mở rộng ra, cộng đồng chính là môi trường xã hội của địa phương (khu phố) và gia đình. d. Các nhân tố của một hệ thống: Hệ thống con người bao gồm bốn yếu tố cơ bản: cấu trúc của hệ thống, sự tác động qua lại, khía cạnh về tâm sinh lý, nhân tố văn hóa. 13 Cộng đồng Địa phương (khu phố) Nơi làm việc Trường học Nơi làm viẹcc Gia đình Bố mẹ Trẻ em Tiểu hệ thống và môi trường Việc nhận dạng tiểu hệ thống và môi trường phụ thuộc vào hệ thống trọng tâm
  • 14. Cấu trúc của hệ thống: Cấu trúc chỉ ra cách tổ chức của hệ thống ở một thời điểm nhất định. Các cá nhân và tiểu hệ thống được sắp xếp, tổ chức trong một hệ thống như thế nào gọi là cấu trúc của hệ thống đó. Cấu trúc của hệ thống thực tế khó để nhìn thấy.Tuy nhiên, chúng ta nhận thức nó qua hai khái niệm gọi là: sự thân thiện và sức mạnh. Khái niệm sự gần gũi, thân thiện (closeness) chỉ ra ranh giới của hệ thống đóng hay mở. Nói cách khác khi chúng ta đặt ra câu hỏi: các thành viên trong hệ thống gần gũi hay cách xa nhau như thế nào chính là nói đến ranh giới của hệ thống. Ranh giới này không chỉ thể hiện ở mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống mà còn nói đến mối quan hệ với bên ngoài hệ thống, đó là môi trường của hệ thống. Nếu hệ thống mở hay ranh giới của hệ thống mở thì nó có sự tác động thường xuyên và thay đổi nguồn tài nguyên với môi trường của họ. Nếu hệ thống đóng thì nó rất ít khả năng liên kết với môi trường đồng thời có nhiều khả năng làm suy yếu nguồn tài nguyên dự trữ của họ. Khái niệm sức mạnh (power) chỉ ra sự phân bố các thứ bậc trong hệ thống. Nói cách khác mỗi cá nhân hay mỗi tiểu hệ thống trong một hệ thống lớn hơn đều có những địa vị, đặc quyền và sức mạnh. Hệ thống thứ bậc mô tả ai là người nắm quyền lực ở trong tổ chức của hệ thống. Những địa vị trong hệ thống như: chủ tịch, tổng thống, người lãnh đạo, người kiểm huấn… đều chỉ ra một cách rõ ràng hệ thống thứ bậc trong tổ chức đó. Mặc dù vậy thuyết sinh thái cũng cho rằng những cái nhãn: bố, mẹ, người lãnh đạo có thể cho ta thấy manh mối về sức mạnh hay sự kiểm soát trong hệ thống. Tuy nhiên quan sát những người ra quyết định hay những người đầu tiên hành động mới thực sự cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh của hệ thống thứ bậc. Sự tác động qua lại của hệ thống: Sự tác động qua lại xem xét cái cách mà con người quan hệ với nhau trong một hệ thống và với môi trường của họ như thế nào. Nếu cấu trúc của hệ thống chỉ ra một cái nhìn tĩnh về hệ thống thì sự tác động qua lại chỉ ra một cấu trúc động của hệ thống. Sự tác động qua lại xảy ra khi các thành viên và môi trường của họ truyền thông, giao tiếp với nhau. Sự truyền thông này bao gồm cả truyền thông bằng lời và truyền thông không lời. Bất kỳ một thông điệp nào gửi đến trong hệ thống bằng truyền thông không lời hay có lời đều ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống. Khía cạnh tâm sinh lý: 14
  • 15. Cũng giống như hệ thống xã hội, con người cũng có những khía cạnh rất phức tạp. Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm các yếu tố như: thể chất, xúc cảm, hành vi, nhận thức, tri giác. Khía cạnh tâm sinh lý bao gồm những yếu tố đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình thay đổi. Khi con người suy nghĩ và có những cảm giác, chúng ta có những lựa chọn và mở rộng khả năng để lựa chọn những phản ứng của chúng ta đối với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Sự lựa chọn này có thể bị giới hạn bởi những điều kiện của cá nhân và môi trường sống nhưng trong sự sắp xếp những khả năng chúng ta có thể lựa chọn về những điều chúng ta suy nghĩ về chính chúng ta và giải thích về các sự kiện xung quanh chúng ta. Khía cạnh văn hoá: Mỗi cá nhân và xã hội tồn tại trong một mạng lưới đan xen và chồng chéo lên nhau. Do vậy mỗi cá nhân đều mang dấu ấn của hệ thống mà họ đang sống. Khi là thành viên của một tộc người họ có những không gian, nét văn hoá tương tự. Khi là thành viên của tộc người khác nhau, tôn giáo khác nhau, cộng đồng khác nhau… họ sẽ có sự phát triển khác nhau. Đặc thù và những mối quan hệ riêng biệt sẽ ảnh hưởng đến mỗi hệ thống, từ đó góp phần tạo nên sự đa dạng trong tính cách và hành vi của cá nhân. Chủng tộc, giới tính, giai cấp xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, nhóm tuổi, lối sống, định hướng chính trị, địa phương cư trú… là hàng loạt các yếu tố của văn hoá có ảnh hưởng sâu sắc tới hành vi của con người. 1.4. Phân tích hệ thống sinh thái trong thực hành Hệ thống sinh thái cung cấp cho chúng ta những kiến thức quan trọng về sự đa dạng của con người cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường của họ. Hệ thống con người được coi như là thực thể văn hoá, tâm sinh lý… đưa ra những khả năng vô tận trong việc xây dựng những hiểu biết và sự thay đổi. Những nhà nghiên cứu CTXH đã phân tích việc áp dụng thuyết hệ thống sinh thái vào trong thực hành CTXH thông qua 5 bước cơ bản sau: 1. Hệ thống trọng tâm là gì? Nhận dạng được hệ thống trong hệ thống sinh thái (cá nhân, nhóm, gia đình, tổ chức, cộng đồng…) 2.Các gì xảy ra bên trong hệ thống? Khám phá các chiều cạnh về cấu trúc, tâm sinh lý, sự tác động, văn hoá trong hệ thống trung tâm 3. Cái gì bên ngoài hệ thống? Chỉ ra được mạng lưới các hệ thống khác và nguồn tài nguyên trong môi trường của hệ thống trọng tâm 15
  • 16. 4. Sự kết nối bên trong và ngoài hệ thống như thế nào? Khám phá sự tác động giữa các tiểu hệ thống và hệ thống lớn hơn 5. Hệ thống di chuyển qua thời gian như thế nào? Quan sát và nhận ra sự thích nghi và thay đổi xảy ra trong tiến trình phát triển của hệ thống trọng tâm Nhận diện hệ thống trọng tâm: Tất cả các khía cạnh của thực hành đều liên quan đến con người. Nhân viên xã hội phải làm việc và thực hành ở các trung tâm xã hội, tổ chức từ thiện và những tổ chức khác. Do đó, nhân viên xã hội tác động qua lại với thân chủ bao gồm cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng… Nhân viên xã hội có thể thay đổi mục tiêu trong cộng đồng để tạo ra lợi ích cho thân chủ của họ. Bản thân nhân viên xã hội họ cũng tồn tại trong mạng lưới hệ thống con người nói chung và những người làm công tác xã hội nói riêng. Do vậy để thực hành tốt nhân viên xã hội phải nắm rõ chức năng cũng như những nguồn tài nguyên trong mỗi hệ thống này: môi trường của họ, thân chủ của họ, cộng đồng của họ và bản thân họ. Việc nhân viên xã hội quyết định hệ thống trọng tâm là gì phụ thuộc vào mục tiêu và hành động của họ. Nếu nhân viên xã hội cố gắng để tăng hiểu biết của họ, họ có thể tập trung vào bản thân họ bao gồm suy nghĩ, cảm giác, sự tác động lẫn nhau với những người khác. Nếu nhân viên xã hội bắt đầu làm việc với một thân chủ mới thì họ cần phải chú ý phát triển quan hệ nghề nghiệp, quan hệ đó là hệ thống trọng tâm. Nếu Nhân viên xã hội đánh giá chức năng của thân chủ trong môi trường của họ thì thân chủ trở thành hệ thống trọng tâm. Còn nếu nhân viên xã hội thực hiện những chiến lược can thiệp thì họ có thể nhận dạng ra một môi trường của thân chủ là hệ thống trọng tâm. Trong thực hành công tác xã hội, hệ thống trọng tâm có thể biến đổi trong suốt tiến trình làm việc. Cái gì xảy ra bên trong hệ thống? Việc xác định được hệ thống trọng tâm cho phép người nhân viên xã hội áp dụng hiểu biết của mình về hệ thống con người để bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ can thiệp. Chẳng hạn, cấu trúc xã hội đưa ra những thông tin về thành viên của hệ thống, về địa vị xã hội và thứ bậc. Điểm nổi bật nhất trong quan điểm tác động lẫn nhau cung cấp những thông tin về sự truyền thông giữa các thành viên, những mô hình họ phát triển, những cách mà họ quy trì sự cân bằng. Khám phá ra những khía cạnh tâm sinh lý cung cấp thông tin về những vấn đề như sức khoẻ, suy nghĩ, cảm giác… của các thành viên trong hệ thống. Việc xem xét những tác động văn hoá như: giá trị, niềm tin, thái độ, mô hình 16
  • 17. giao tiếp hay những quy tắc… nhằm tăng hiểu biết của nhân viên xã hội về những chức năng bên trong của hệ thống. Cái gì xảy ra bên ngoài hệ thống? Việc khám phá ra bối cảnh của hệ thống trọng tâm rất cần thiết để hiểu rõ bất kỳ một tình huống nào. Tất cả các hệ thống tồn tại như là các phần của hệ thống sinh thái, nó bao gồm sự kết nối, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống. Việc xem xét những gì đang xảy ra bên ngoài hệ thống trọng tâm để giúp nhân viên xã hội nhận ra được tầm quan trọng của môi trường xung quanh nhằm giải thích cho hành vi của hệ thống trọng tâm cũng như chỉ ra mục tiêu của sự can thiệp. Sự liên kết bên trong và bên ngoài hệ thống? Khả năng tồn tại của con người phụ thuộc vào sự thành công của họ trong việc tác động lẫn nhau với môi trường xung quanh của họ. Người nhân viên xã hội cần sự giúp đỡ của các cá nhân và đồng nghiệp. Thân chủ cũng cần những thông tin, nguồn tài nguyên và sự giúp đỡ. Như vậy, mối quan hệ giữa các hệ thống với môi trường là một mục tiêu chính để đánh giá và can thiệp. Để minh họa cho mối quan hệ này chúng ta xem xét tình huống của Tony Marelli - một người nhân viên xã hội làm việc cho trung tâm NAR. Khi trung tâm của Tony bị cắt giảm nguồn tài trợ và biên chế trong cơ quan, những người nhân viên xã hội phải chịu một gánh nặng công việc quá tải. Thay vì thông thường mỗi nhân viên xã hội chỉ đảm nhận 25 thân chủ, giờ đây họ phải đảm nhận 35 thân chủ. Sự quá tải công việc khiến cho Tony không có thời gian để nói chuyện với những người đồng nghiệp của mình – đây là những người có thể giúp Tony có những ý kiến tốt trong việc giải quyết vấn đề của thân chủ. Như vậy. giờ đây những mối quan hệ của Tony đang được mở ra đối với thân chủ, nhưng đóng lại với đồng nghiệp của anh ấy. Thuyết sinh thái phân tích những cách mà có thể làm cho Tony cảm thấy thoải mái hơn đó là sự thay đổi về gánh nặng công việc và những mối quan hệ với đồng nghiệp của anh ấy. Như vậy, khi chúng ta phân tích những mối quan hệ của hệ thống với môi trường xung quanh sẽ giúp chúng ta nhận ra rõ ràng chuyện gì đang xảy ra và khuyến khích chúng ta xem xét về những khả năng có thể thay đổi. Hệ thống thay đổi như thế nào qua thời gian? Hệ thống sinh thái luôn nhấn mạnh sự tiến triển tự nhiên của con người. Mỗi hệ thống ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá nhân đến xã hội, họ sẽ biến đổi theo sự phát triển của thời gian để đáp ứng lại những sự kiện được mong đợi hoặc những sự kiện không 17
  • 18. mong đợi. Cả hai loại sự kiện này đều có ảnh hưởng đến các hệ thống. Người nhân viên xã hội cần phải tổng hợp được những thông tin về hệ thống trọng tâm để có thể lý giải được tiến trình thay đổi của hệ thống mà mình đang làm việc. Bên cạnh những biến đổi được mong đợi, được dự đoán trước cũng xuất hiện những sự thay đổi không mong đợi (điểm nút) đều ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống. Chẳng hạn như sự thêm hay bớt các thành viên như sinh, chết, kết hôn, hay ốm đau của các thành viên …. Ở mức độ lớn hơn là sự mở rộng hay thu hẹp của tổ chức. Ở mức độ cộng đồng như thay đổi lãnh đạo, giảm cây trồng hay nhận được một sự tài trợ của nhà nước… Tất cả những sự kiện không được mong đợi đó có thể cải thiện chức năng của hệ thống hoặc hệ thống phải đối đầu với những thách thức và cơ hội mới. Biểu đồ sinh thái ECO-MAP Thân chủ:…………………… Ngày:………………………... 18 THÂN CHỦ GIA ĐÌNH MỞ RỘNG AN SINH XÃ HỘI DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẠN BÈ TÔN GIÁO
  • 19. Chú thích: Mối quan hệ tốt nhưng chỉ từ một phía Mối quan hệ xấu/khó tiếp cận Quan hệ có mâu thuẫn khó tiếp cận Mối quan hệ 2 chiều Lưu ý: Mức độ ngắn/dài thể hiện mối quan hệ gần/xa (thân mật nhiều/ít) 2. QUAN NIỆM SỨC MẠNH THÂN CHỦ 2.1. Các nguyên tắc của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh thân chủ. Lối tiếp cận này bắt đầu giữa thập niên 1990 và được sử dụng chung với lối tiếp cận của hệ thống sinh thái. Quan điểm này được sử dụng dựa trên các nguyên tắc sau: - Mọi cá nhân, nhóm, cộng đồng đều có sức mạnh. NVXH phải giúp đỡ họ phát hiện ra sức mạnh của họ trong mọi hoàn cảnh. - Thân chủ bị tổn thương, lạm dụng hay bệnh tật. Là những khó khăn nhưng cũng là cơ hội của thân chủ. Nhân viên xã hội giúp thân chủ nhìn những khó khăn đó theo hướng tích cực. - Nhân viên xã hội luôn nhấn mạnh đến những khả năng của thân chủ. 19 HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỔ DÂN PHỐ VUI CHƠI GIẢI TRÍ TRƯỜNG HỌC HÀNG XÓM CÔNG VIỆC
  • 20. - Nhân viên xã hội cùng làm với thân chủ chứ không đứng trên thân chủ và làm cho thân chủ. - Mỗi môi trường đều có những nguồn lực. Nhân viên xã hội phải biết cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. - Có niềm tin vào thân chủ: Trung tâm của thuyết sức mạnh là tin rằng thân chủ là người trung thực. Bởi lẽ không ai đi tìm sự giúp đỡ của các dịch vụ xã hội lại có thể nói dối. Sự xét đoán thân chủ là người không trung thực chính là vi phạm giá trị của công tác xã hội. - Cần phải khám phá ra thân chủ muốn gì: Có 2 vấn đề khi nhân viên xã hội làm việc với thân chủ. Thứ nhất, xem xét xem thân chủ muốn và mong đợi gì từ các dịch vụ xã hội? Thứ hai, điều gì thân chủ muốn xẩy ra trong mối quan hệ với vấn đề hiện tại của họ. 2.2. Ví dụ về mô hình thực hành dựa trên lý thuyết sức mạnh của thân chủ (gia đình) - NVXH tin rằng dẫu gia đình có vấn đề thì họ vẫn có những điểm mạnh. NVXH cần giúp họ khám phá và giải quyết vấn đề dựa trên điểm mạnh. Ví dụ: các TV đều tìm đến NVXH -> muốn gia đình tốt hơn. - Gia đình có khả năng thay đổi và phát triển, NVXH giúp họ khám phá ra khả năng và tận dụng nó. - Gia đình đã trải qua những khó khăn và khủng hoảng. NVXH cần chỉ ra họ đã có khả năng vượt qua khó khăn và phục hồi. - Khả năng chịu đựng của gia đình. - NVXH làm việc có hiệu quả hơn khi với tư cách là một đối tác của gia đình – cùng làm với họ. 2.3. Mô hình đánh giá sức mạnh thân chủ áp dụng trong thực hành công tác xã hội: Khi chúng ta tiến hành làm việc và can thiệp để giúp thân chủ giải quyết được vấn đề họ đang gặp phải, chúng ta có thể khái quát những nhân tố tác động đến thân chủ theo các trục sau: Sức mạnh Các nhân tố môi trường Các nhân tố của thân chủ Trở ngại 20
  • 21. Sau đây là mô hình hoá các công cụ đánh giá sức mạnh của thân chủ dựa trên các trục đánh giá trên Bảng : Phương pháp đánh giá sức mạnh thân chủ (1/4: 2) 21 Những nhân tố môi trường ¼: 1 Sức mạnh chính trị và xã hội ¼: 2 Sức mạnh tâm lý: -Nhận thức -Cảm xúc -Động cơ -Mối quan hệ Những nhân tố của thân chủ ¼: 3 Trở ngại về chính trị và xã hội ¼: 4 cản trở thể chất Trở ngại tâm lý
  • 22. a. Nhận thức: • Thân chủ nhìn thế giới xung quanh như hầu hết những người khác nhìn trong bối cảnh văn hoá của chính thân chủ. • Có được sự hiểu biết đúng, sai về góc độ văn hóa và đạo đức của họ. • Hiểu được các hành vi của họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào và ngược lại. • Có những cách suy nghĩ khác nhau về các sự việc hay không. • Cân nhắc và xem xét những cách giải quyết vấn đề. b. Cảm xúc: • Nếu được khuyến khích có thể tác động tới những cảm giác hay không? • Biểu lộ tình yêu và mối quan hệ thân mật với người khác. • Bộc lộ mức độ kiểm soát bản thân. • Có những xác định cho cuộc sống. • Có sự sắp xếp những cảm xúc • Cảm xúc có thích hợp với các tình huống. c. Động cơ: • Khi gặp những tình huống mơ hồ, không chắc chắn, không tránh và từ chối chúng. • Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ các vấn đề với người khác. • Sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm hoặc vai trò của họ trong các vấn đề • Muốn cải thiện vấn đề hiện tại và tương lai. • Không muốn phụ thuộc vào người khác • Tìm kiếm được sự cải thiện bản thân thông qua kiến thức, giáo dục và các kỹ năng. d. Mối quan hệ: • Có nhiều bạn. • Tìm kiếm được sự hiểu biết từ ban bè, gia đình, người khác • Hy sinh vì bạn bè, gia đình và người khác. • Thực hiện vai trò xã hội thích hợp. • Vui vẻ và thân thiện. • Trung thực. 22
  • 23. • Hợp tác và linh hoạt trong quan hệ với gia đình và bạn bè. • Tự tin vào bản thân trong quna hệ với người khác • Chấp nhận người khác • Có thể chấp nhận tình yêu thường và sự chăm sóc từ người khác • Có ý thức lịch sự và cách cư xử tốt. • Là một người lắng nghe tốt. • Bộc lộ sự tự ý thức • Kiên nhẫn • Có những mong đợi thực tế từ người khác • Có óc hài hước • Làm hài long người khác • Có khả năng duy trì được những ranh giới cá nhân với người khác • Biểu lộ sự thoải mái trong vai trò giới • Có khả năng tha thứ • Có sự hào phóng về thời gian và tiền bạc • Khả năng diễn đạt lưu loát • Có tham vọng và sự siêng năng • Có khả năng xoay xở. 3. THUYẾT HÀNH VI a. Hành vi của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xung quanh, môi trường sống, những kinh nghiệm sống mà người đó trải qua Hành vi của con người liên quan đến các yếu tố như cảm xúc, suy nghĩ, lời nói và các hành động. trong khi những cảm xúc và suy nghĩ thường không thể nhìn thấy rõ ràng thì hành vi của con người lại có thể dễ dàng nhận biết được Môi trường bao gồm các yếu tố như hoàn cảnh xung quanh (cả về vật chất và con người). b. Điều căn bản cho sự lớn lên và phát triển của một con người là Nhu cầu căn bản như sự phát triển cơ thể, cảm xúc, trí tuệ của con người. Nhu cầu về thể lý như thức ăn, quần áo, nhà ở,… Nhu cầu về tinh thần (tình cảm và 23
  • 24. các nhu cầu căn bản được đáp ứng trí tuệ) như sự yêu thương, sự an toàn, học hỏi,…Có thể nói phát triển nhu cầu tinh thần là nền tảng cho sự phát triển nhân cách c. Nhu cầu về tình cảm của con người là có thật, chúng không thể được đáp ứng hay bị loại trừ bằng sự lý giải của lý trí Khi một người cảm thấy khó chịu hoặc có những cảm xúc bất an trong một tình huống cụ thể nào đó, nnhững lý giải mang tính lý trí của người thứ hai không thể giúp người kia vơi bớt cảm xúc khó chịu hay bất an. Những giải thích theo kiểu có thể hoặc không thể trợ giúp người đó được d. Hành vi của con người thường có mục đích và hành vi này là sự thể hiện những nhu cẩu về thể lý và tình cảm của cá nhân Có những hành vi của con người mà chúng ta có thể nhận biết hay giải thích được khi các nhu cầu về vật chất và tình cảm có thể quan sát được. Nhưng cũng có những nhu cầu về tình cảm mà chúng ta không thể nhận thấy dễ dàng, vì thế khó có thễ thiết lập mối liên hệ giữa nhu cầu và hành vi. Khi hành vi của một người không dễ để nhận thấy được, chúng ta cần tìm hiểu và xác định các yếu tố xã hội và tình cảm liên quan đến hành vi đó, trước khi chúng ta đưa ra sự giải thích. e. Hành vi của người khác chỉ có thể hiểu được bằng sự thấu hiểu cả về lý trí và tình cảm của người đó Khi thấy một nguời nào đó hành xử theo cách thức mà xã hội không thể chấp nhận, chúng ta thường đưa ra những lý do giải thích cho hành vi đó dựa trên phán đoán của chúng ta mà đôi khi những lý do này không dựa trên những yếu tố về kkinh tế và tình cảm một cách nghiêm túc. Ngoài ra, chúng ta có thể phân loại và dán nhãn cho họ. Vì thế sẽ dẫn đến việc phê phán cá nhạn đó vì không thể hiểu hết được hành vi của họ. Do đó, chúng ta cần tránh thái độ thành kiến, sẵn sàng tìm hiểu lý do thông qua các sự kiện và cần có một cái nhìn đổi mới 24
  • 25. 4. LÝ THUYẾT THẾ HỆ Thông thường, hệ thống gia đình bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Những tiểu hệ thống này có ảnh hưởng đến tiểu hệ thống khác và ngược lại. Các thành viên trong gia đình sẽ chịu ảnh hưởng của các thành viên khác trong nội bộ gia đình đó. Họ có những mối quan hệ ràng buộc trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Biểu đồ thế hệ biểu hiện mối quan hệ khi chúng ta xem xét gia đình hay con người trong mối liên hệ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Biểu đồ thế hệ là một công cụ để đánh giá gia đình, nhìn thấy được hệ thống tình cảm gia đình, tương quan giữa các thành viên, văn hóa gia đình, cách thức tổ chức và phân định các thành viên qua các thế hệ. Qua biểu đồ ta có thể nhận ra những mối liên hệ gần gũi hay không hoặc thậm chí không còn liên hệ với nhau nữa. Biểu đồ này giúp nối kết thông tin của gia đình trong một giai đoạn nào đó rất hiệu quả. Trong biểu đồ có ít nhất 3 thế hệ, NVXH cùng thân chủ ghi lại những biến cố quan trọng (ngày sinh của các thành viên, tên, số người chết, việc làm, mất mát, đặc điểm, chỗ ở… của từng thành viên) BIỂU ĐỒ THẾ HỆ MẨU BIỄU ĐỒ THẾ HỆ GIA ĐÌNH MỞ RỘNG 25
  • 26. Chú thích: Đàn ông Đàn bà Mất Cưới nhau Thân thiết Xung đột Xa cách Ly thân CÂU HỎI CHƯƠNG II: 1. Hệ thống sinh thái là gì? 2. Thế nào là hệ thống? Hệ thống trọng tâm? 3. Cách xác định hệ thống trọng tâm trong thực hành Công tác xã hội? 4. Áp dụng lý thuyết hệ thống sinh thái trong thực hành Công tác xã hội? Vẽ biểu đồ sinh thái? 5. Các quan điểm của lý thuyết hành vi? 26
  • 27. 6. Áp dụng của lý thuyết hành vi trong thực hành công tác xã hội? 7. Quan điểm của lối tiếp cận dựa trên sức mạnh của thân chủ? 8. Áp dụng của lối tiếp cận này trong thực hành Công tác xã hội? 9. Sơ đồ thế hệ? Vẽ sơ đồ thế hệ trong đó biểu thị tính chất của các mối quan hệ? Chương 3: TIẾN TRÌNH TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 1. KHÁI NIỆM Tiến trình trong công tác xã hội về căn bản là tiến trình giải quyết vấn đề Tiến trình giải quyết vấn đề là một nỗ lực can thiệp vào cuộc sống của thân chủ thông qua những phương pháp của CTXH và sử dụng các nguồn tài nguyên như kiến thức,hoặc các dịch vụ cung cấp từ các tổ chức; nhờ những trợ giúp cụ thể này, thân chủ có thể tự nỗ lực giải quyết vấn đề của mình 2. CÁC KẾT QUẢ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC - Vấn đề được giải quyết - Vấn đề chưa giải quyết nhưng thân chủ có thể tiếp tục sống với những lý do có thể chấp nhận được - Dẫn đến sự thay đổi trong cảm xúc của thân chủ đối với vấn đề, giúp thân chủ đối diện với vấn đề 3. CÁC BƯỚC TRONG TIẾN TRÌNH: 3.1. Thiết lập mối quan hệ: 27
  • 28. Mục đích của giai đoạn này: - Nhằm tạo mối quan hệ với thân chủ hướng đến việc hợp tác và chia sẻ thông tin - Thiết lập mối quan hệ trợ giúp - Được xây dựng, hướng dẫn bởi các quy tắc đạo đức nghề nghiệp CTXH - Khuyến khích và tạo động lực cho thân chủ tìm đến các buổi kế tiếp Trong giai đoạn này, NVXH có thể sử dụng những nội dung sau để bắt đầu nhập cuộc với khách hàng/thân chủ của mình: - Hiểu biết rõ hơn về nguyên do thân chủ tìm kiếm dịch vụ  vấn đề hiện tại của thân chủ - Tác động của những vấn đề này tới việc thực hiện các chức năng xã hội và cơ thể bình thường của thân chủ - Những điều kiện sống hiện tại của thân chủ: y tế, vệ sinh, các nhu cầu khác… - Tìm hiểu về các hệ thống trợ giúp : gia đình, bạn bè, xóm giềng,… - Những thông tin cần thiết của một người ở nhiều khía cạnh như giáo dục, những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật. - Kỳ vọng của thân chủ 3.2. Xác định và phân tích vấn đề: Thông thường, vấn đề của thân chủ sẽ được trình bày ngay từ đầu. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng đôi khi do những hạn chế về năng lực trình bày, sự đau yếu, bệnh tật hay những lý do tế nhị khác khiến thân chủ không thể nhận ra hoặc nói ra đâu là nguyên nhân căn bản cho những vấn đề mà họ đang gặp phải. Thân chủ sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc nêu ra các triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân. Chính vì thế, chúng ta cần cùng với thân chủ khám phá vấn đề thực sự là gì, thu thập những thông tin từ môi trường sống và từ bản thân của thân chủ có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng của họ. 3.3. Lượng giá đầu vào: - Những thông tin cần thiết của một người ở nhiều khía cạnh như giáo dục, những mối quan hệ, tiểu sử công việc, tiểu sử pháp luật. - Những gì thân chủ cần để làm cho cuộc sống ổn định hơn và giải quyết vấn đề hiện tại. 28
  • 29. - Những sức mạnh nào, bao gồm những sức mạnh mà thân chủ có và những sức mạnh trong môi trường của thân chủ, sẽ có ích trong việc giải quyết tình trạng hiện thời. - Những nhận xét về như thế nào là tốt cho một người thực hiện chức năng một cách có hiểu biết và những vấn đề tâm thần mà bạn chú ý Một số công việc cần thực hiện: - Tiểu sử xã hội - Điểm mạnh - Điểm yếu - Vấn đề - Những ấn tượng và đề xuất của NVXH 3.4. Phát triển kế hoạch can thiệp: - Được thực hiện cùng thân chủ - Được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được từ chính thân chủ và hiểu biết của NVXH về các hệ thống hỗ trợ, hệ thống mục tiêu Lưu ý: • Kế hoạch phải mang tính bao quát ở các mức can thiệp khác nhau (vi mô, trung mô, vĩ mô – nếu cần thiết) • Theo trình tự thời gian ( ngắn hạn, trung hạn và dài hạn – nếu cần thiết) trong đó nêu rõ địa điểm thực hịên, thời gian, những nguồn lực dự kiến cần huy động để hỗ trợ kế hoạch can thiệp 3.5. Thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch: NVXH cần lưu ý các điểm sau: - Giám sát tiến trình và nội dung - Hỗ trợ thân chủ trong việc theo đuổi kế hoạch - Có kỹ năng nhận biết sự thay đổi - Lượng giá từng giai đoạn nhỏ và có sự điều chỉnh kịp thời 3.6. Lượng giá đầu ra 29
  • 30. - Lượng giá về tiến trình và kết quả đầu ra : những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân, những kíên nghị, đề xuất. Lượng giá này dựa trên những công vịêc thực hiện được nhằm hướng đến vịêc giải quyết vấn đề của thân chủ - Xác định vai trò của NVXH: giảm dần - Xác định vai trò của thân chủ: tham gia nhiều hơn, chủ động hơn - Phát triển một số kế hoạch tiếp theo (nếu cần thiết) 3.7. Kết thúc: NVXH có thể phát triển một số kế hoạch tiếp theo để thân chủ theo đuổi thực hiện. Thông thường, giai đoạn kết thúc diễn ra khi các mục tiêu can thiệp đạt được hay vấn đề cuả thân chhủ được giải quyết. Tuy nhiên, vẫn còn có một số lý do khác khiến việc can thiệp phải kết thúc đột ngột: - Thân chủ tự vượt qua được - Thân chủ không đủ khả năng theo đuổi kế hoạch - Thân chủ qua đời - Thân chủ không đồng ý tiếp nhận dịch vụ - Chuyển tuyến …. CÂU HỎI CHƯƠNG III: 1. Tiến trình trong Công tác xã hội? 2. Các kết quả có thể đạt được thông qua tiến trình giải quyết vấn đề? 3. Phân tích từng bước trong tiến trình? Các điểm cần lưu ý? 4. Áp dụng các bước của tiến trình trong một ca cụ thể? 30
  • 31. Chương 4: MỘT SỐ KỸ NĂNG ÁP DỤNG TRONG THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 1. GIAO TIẾP HIỆU QUẢ Nhân viên công tác xã hội cần có khả năng nhận dạng những phản hồi không tốt trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Những phản hồi không tốt ngăn cản việc giao tiếp, giảm việc nghe những thông tin quan trọng Một số phản hồi làm tắc nghẽn truyền thông trong CTXH cá nhân: Dr. Thomas Gordon (1970)trong cuốn Huấn luyện hiệu quả các bậc cha mẹ đưa ra một số yếu tố trong giao tiếp có thể làm tắc nghẽn truyền thông. NVXH cần tránh những yếu tố sau trong giao tiếp: - Ra lệnh, chỉ dẫn, yêu cầu - Cảnh báo, đe dọa - Thuyết giảng - Khuyên bảo, đưa ra giải pháp và đề nghị - Dạy bảo, tranh luận lôgic - Kết tội, phê phán, bất đồng, đổ lỗi - Đồng ý, khen ngợi - Gọi tên, lấy làm tiếc - Phân tích, chẩn đoán và suy diễn - An ủi, trợ giúp - Cấm đoán, đặt câu hỏi, thẩm vấn - Rút lui, phân tán, hài hước, tiêu khiển - Sử dụng cụm “Tôi hiểu” NVXH cần học cách phản hồi hiệu quả. Khi thân chủ bộc lộ những khía cạnh cảm xúc, tình cảm, nên sử dụng câu ngắn gọn để phản hồi lại những cảm xúc của thân chủ. Hết sức lưu ý khi sử dụng những phản hồi liên quan: “Điều đó chắc đã làm bạn cảm thấy….” “Chắc bạn thấy…vì….” “Dường như bạn cảm thấy…vì….” “Chắc bạn thực sự cảm thấy…vì…..” 31
  • 32. 2. LẮNG NGHE Khái niệm: Kỹ năng lắng nghe chủ động: có nghĩa là mời gọi, khuyến khích người khác tiếp tục nói. Lắng nghe bao gồm 3 phần: - Là trong quá trình giao tiếp, NVXH tập trung hướng về thân chủ hơn là chú ý tới bản thân - Là khả năng nhận biết chính xác những nội dung mà thân chủ nói ra trong giao tiếp (cả giao tiếp bằng lời và không lời) cũng như là giải thích chính xác ý nghĩa mà thân chủ mong muốn thể hiện trong giao tiếp - Sự phản hồi của NVXH trong giao tiếp với những nội dung mà thân chủ trình bày thể hiện NVXH có lắng nghe phù hợp hay không Lắng nghe là kỹ năng cơ bản của tất cả mọi người. Tuy nhiên, mọi người cũng rất hay mắc sai lầm khi thực hiện kỹ năng này, không chỉ trong hoạt động nghề nghiệp mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày Lắng nghe rất khác với nghe bình thường. Cần phân biệt hai khái niệm này. Nghe là khả năng thu nhận những tiếng động và âm thanh trong lời nói mà một người thể hiện, nghe thiên về khả năng thính giác trong việc tiếp nhận âm thanh. Ngay cả việc ghi âm cũng có thể thực hịên được việc nghe Lắng nghe không chỉ là nghe được âm thanh mà còn là việc nhận ra những cảm xúc của âm thanh này và việc hiểu chính xác ý nghĩa của lời nói. Như vậy, nghe là nhận biết được về mặt từ ngữ còn lắng nghe giúp hiểu được ý nghĩa tinh tế trong lời nói. Nhiều người, trong đó có cả NVXH đôi khi chỉ nghe chứ không lắng nghe Những nội dung cần lắng nghe Gerard Egan, p.24 (2002) cho rằng khi NVXH lắng nghe, họ lắng nghe về các nội dung: Lịch sử của thân chủ: Những trải nghiệm, những gì họ thấy hoặc những gì xảy ra với họ Hành vi của họ: cái gì họ làm và cái gì họ không thể làm được Những tác động, cảm xúc và tình cảm xuất phát từ những gì họ đã trải nghiệm Những thông tin chính – những hiểu biết cơ bản của họ về những gì xảy ra với họ 32
  • 33. Ý kiến của họ về những vấn đề cơ bản trong cuộc sống bản thân, nguyên nhân vì sao họ lại có những ý kiến về chính bản thân họ hay về những người khác Những quyết định họ đưa ra trong cuộc sống, nguyên nhân của những quyết định đó, việc vận dụng những quyết định họ đưa ra đối với chính bản thân họ và với những người khác Ý định của họ - họ định hành động như thế nào. Họ thấy mục đích cuộc sống của họ là gì? Nguyên nhân của những hành động đó và việc áp dụng cho họ và cho những người khác Bối cảnh của tình trạng hiện tại – có những ai bị ảnh hưởng với những gì đang diễn ra Lắng nghe là một kỹ năng khó Thân chủ ít khi nói với NVXH chính xác và logic những gì mà Egan cho là cần thu thập. Mọi người thường nói theo kiểu vòng vo, thường gắn kết nhiều thông tin với nhau - Nhiều thân chủ không nói hoặc nói rất ít. Ví dụ: trẻ em không phải lúc nào cũng nói về những gì đã xảy ra với các em - Đối tượng nói thường rất khó hiểu vì các cách thể hiện, thiếu thiếu biết về ngữ pháp, do ảnh hưởng cảm xúc, không biết cách thể hiện hoặc không đủ từ ngữ để diễn đạt những gì họ muốn nói. - Sự giao tiếp được thiết lập khi mọi người lắng nghe, không quá ầm ĩ - Một số người thường ghi lại những điều đối tượng nói và điều này làm hạn chế sự trao đổi hoặc mong muốn nói tiếp của đối tượng. Các thành tố của lắng nghe Có 2 thành tố của lắng nghe - Nói – điều mà cả NVXH và thân chủ cùng làm - Lắng nghe – việc mà NVXH thường làm nhiều hơn Lắng nghe là quá trình qua lại thực tế năng động giữa nói và nghe và qua đó phản hồi qua lại lẫn nhau. Ví dụ: thân chủ và NVXH được định hình bởi những gì thân chủ đã nói và cách NVXH đã nghe. Quá trình lắng nghe: Bao gồm 3 bước 33
  • 34. Bước 1: Mời mọc – làm cho thân chủ hiểu rằng anh/chị đã chuẩn bị lắng nghe câu chuyện, suy nghĩ, cảm xúc của họ chứ không đơn thuần chỉ là nghe thông tin. Mời giao tiếp bằng cách: Qua động tác cơ thể, ngôn ngữ cơ thể (nét mặt cởi mở, tươi cười), câu nói (tôi muốn biết về những nỗi lo của anh/ chị về sự an toàn của con chị nếu chị đi làm). Thường đưa ra các câu hỏi đơn giản hoặc tuyên bố sẽ mời chào thân chủ nói chuyện “Chuyện này đã xảy ra như thế nào vậy?” Thường NVXH không cần nói mà chỉ cần sử dụng giao tiếp không bằng lời đã có thể thể hiện cho thân chủ biết rằng anh/ chị đang quan tâm đến câu chuyện, đến tình huống và họ sẽ trả lời để đáp ứng tình huống giao tiếp không bằng lời. Bước 2: Lắng nghe – Làm cho thân chủ thấy anh/ chị đã nghe thấy và hiểu ý nghĩa của câu chuyện mà thân chủ muốn truyền đạt. Bằng cách: - Thông qua việc khẳng định và hỗ trợ thân chủ rằng anh/ chị muốn nghe những gì họ nói, không phán xét họ và hiểu những gì họ thể hiện. - Thông qua việc nói về những phản hồi của anh/ chị đã đưa ra và qua các giao tiếp không bằng lời, ngôn ngữ của anh/ chị Thông qua việc nghe lời nói và cấu trúc câu chuyện. - Qua quan sát ngôn ngữ không bằng lời về những điều được thể hiện ra như: thể hiện nét mặt, động tác thân thể, những điểm dừng trong khi nói. - Thông qua việc khuyến khích thân chủ tiếp tục những nội dung quanh chủ đề chính. - thể hiện. Bước 3: Phản ảnh những phản hồi – Xác định với thân chủ rằng anh/ chị đã nghe thấy những gì họ nói và nghĩ về ý nghĩa mà họ đã gửi cho anh chị. Bằng cách: Thân chủ lắng nghe cách NVXH đáp ứng lại với những gì họ đã nói. Họ cũng để ý rất kỹ các giao tiếp không bằng lời về những gì NVXH nói đã quan sát xem có phù hợp với những gì họ nói hay không. 10 kỹ năng lắng nghe tốt (Neukrug) (2002) 34
  • 35. - Nói tối thiểu - Chú ý đến những gì đã được nói ra - Chứng tỏ là anh/ chị nghe thấy - Không cắt ngang - Không đưa ra lời khuyên - Tập trung vào thân chủ chứ không phải bản thân mình - Nghe chính xác những nội dung đã được ra trong giao tiếp - Cảm nhận chính xác những cảm xúc được thể hiện trong giao tiếp - Không nên đưa ra những câu hỏi không phù hợp Vài trở ngại đối với việc lắng nghe: Sự xao nhãng : gồm những xao nhãng do môi trường tạo ra như tiếng ồn, người khác đang nói chuyện… hoặc những xao nhãng nội tâm như những suy nghĩ riêng tư của người nghe là NVXH dù có dính dáng hay không dính dáng đến vấn đề thân chủ đang nói. Sự lo âu hay lo sợ của người nghe đối với người nói : Khi NVXH quá lo lắng làm sao tìm ra cách đáp ứng thích hợp với thân chủ thì trí óc của NVXH bị bận tâm không thể chú ý vào những những gì thân chủ đang nói tiếp theo. Đây là một trở ngại thường xảy ra cho NVXH khi NVXH lo rắng làm cách nào để lấy được lòng tin của thân chủ mình. Ví dụ : Khi NVXH lo lắng về việc thấu cảm đối với thân chủ, vì thế thay vì tập trung vào điều thân chủ nói thì NVXH lại tập trung vào cách mình sẽ đối ứng, chúng ta có thể lập lại nhiều lần câu “Tôi hiểu những cảm xúc của anh/chị” hay “ Những cảm nghĩ như thế là tự nhiên” mà mình lại không lắng nghe cẩn thận điều thân chủ nói. Nghe có chọn lọc: Nghe theo khuynh hướng chỉ muốn nghe những gì mình thích hay mình muốn, điều này cản trở sự lắng nghe tích cực. Việc bỏ ngoài tai điều được chia sẻ có khi xảy ra một cách có ý thức hay không ý thức. Ví dụ : Thân chủ chia sẻ vì sao mình rơi vào vấn đề và những kỷ niệm thời trẻ con, nhưng NVXH chỉ ghi nhận được hoàn cảnh của việc đưa đến vấn đề mà không chú tâm đến những kỷ niệm thơ ấu của thân chủ . Một số hướng dẫn cho việc lắng nghe có hiệu quả 35
  • 36. - Thể hiện sự chú ý nghe của mình thông qua việc gật đầu, mắt nhìn mắt, tư thế dấn thân (ngồi nghiêng về phía trước) …: giúp NVXH hướng sự chú ý về thể chất và tinh thần của mình về phía thân chủ - Nơi vấn đàm yên tĩnh, ít có sự phân tán từ phía bên ngoài - Tỏ sự đồng cảm, hiểu những gì người khác nói thông qua cách phản hồi: “Thế à!”, “Có phải như vậy không?”, “Nếu tôi nghe đúng thì anh…đang nói về…” - NVXH xóa bỏ thiên kiến và thành kiến bên trong của mình về thân chủ. Kiềm chế những cảm giác tiêu cực, không phán xét tức thời, không ngắt lời… - Luyện tai nghe để nghe được bất kỳ điều gì thân chủ nói. Thói quen lơ đễnh hoặc nghe có chọn lọc cần được loại bỏ ngay. - Khả năng suy nghĩ có tính kỷ luật của NVXH : những điều thân chủ nói có thể gợi lên suy nghĩ nơi NVXH nhưng những suy nghĩ này không được làm chệch hướng hoặc đưa đến sự tránh né từ thân chủ. Ví dụ như : có khi thân chủ bỏ sót hay tránh nêu vài chi tiết mà NVXH đã hỏi, thông tin này thường có ý nghĩa và cần thiết đối với vấn đề mà NVXH cần lưu ý, NVXH cần khéo léo gợi lại bằng cách khác hoặc trong lần khác hoặc tìm hiểu gián tiếp. Ap dụng những kỹ năng lắng nghe - Lắng nghe sâu sắc: Khả năng lắng nghe mọi yếu tố trong câu chuyện của một người - Lắng nghe những thông tin cơ bản: Khả năng xác định yếu tố mấu chốt trong câu chuyện của thân chủ và tập trung vào đó như chủ đề chính của quá trình giao tiếp - Lắng nghe về tình trạng môi trường của các vấn đề của thân chủ: Khả năng xác định những nhân tố môi trường bên ngoài đang tác động nên những vấn đề của thân chủ. - Lắng nghe những ý kiến, quyết định và ý định: Khả năng lắng nghe nhận thức của thân chủ và đáp lại những gì họ đang trải qua. - Lắng nghe các cơ hội mà thân chủ cho phép thay đổi trong cuộc sống của họ Ví dụ về lắng nghe 36
  • 37. “Chị vừa nói rằng hành vi của chồng chị ngày càng khó chịu hơn trong một vài tháng lại đây?” “Tôi nhận thấy giọng của chị trở nên nhỏ hơn khi chị cố gắng ảnh hưởng các hành vi của chồng chị đối với các con chị” Các kỹ năng cần có: - Tập trung chú ý - Sự khiêm tốn – không nên cho rằng mình biết những gì đối tượng muốn tiết lộ hay ý nghĩa của những thông tin được tiết lộ. - Có chiến lược giao tiếp bằng lời tốt để truyền đạt cho thân chủ rằng NVXH đang chú ý lắng nghe. - NVXH đáp ứng một cách chính xác đối với các giao tiếp bằng lời và không bằng lời. 3. VẤN ĐÀM: Khái quát: Là cuộc gặp gỡ trò chuyện và phỏng vấn giữa thân chủ và NVXH theo hình thức mặt đối mặt. Đặc điểm: Đây là cuộc trò chuyện có mục đích, kế hoạch và phương pháp, kỹ thuật vấn đàm Thu thập thông tin từ thân chủ hay chia sẻ thông tin cho thân chủ Khảo cứu và đánh giá vấn đề của thân chủ và tình huống liên quan Đưa ra sự giúp đỡ Thu thập và chia sẻ thông tin : gồm - Các thông tin liên quan đến vấn đề - NVXH cần biết thân chủ nhận thức về vấn đề như thế nào, đã giải quyết ra sao? - Dữ kiện về bản thân thân chủ, gia đình và tài nguyên của thân chủ Khi thân chủ không thể cung cấp đủ thông tin, có thể phỏng vấn thêm thành viên trong gia đình và người khác. Quá trình vấn đàm là quá trình trao đổi thông tin 2 chiều. NVXH nhận thông tin từ thân chủ và cung chia sẻ các thông tin khác về mình vai trò NVXH, chức năng cơ sở hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác … Khảo cứu đánh giá tình huống 37
  • 38. Thông tin thu thập cần được phân tích và nối kết để hình thành bức tranh rõ ràng về vấn đề, các mối liên hệ nhân quả. Trong tiến trình này, NVXH áp dụng các kiến thức khoa học xã hội đã học để hiểu hành vi của thân chủ và của người khác trong tình huống của vấn đề. Mỗi trường hợp đều có ghi nhận hồ sơ cá nhân. Vấn đàm được xem như là một công cụ trực tiếp giúp đỡ Trong qua trình vấn đàm, một số các kỹ thuật khác của CTXH cá nhân cũng được sử dụng để giúp thân chủ như : tạo thuận lợi cho việc bộc lộ cảm xúc chẳng hạn khi thân chủ muốn khóc nhưng cố kìm nén, hoặc giúp thân chủ xóa bỏ những cảm nghĩ lỗi lầm đã mắc và không quay lại quá khứ để trừng phạt mình hay thất vọng về mình… Vấn đàm là công việc mang tính nghề nghiệp, đòi hỏi NVXH phải chuẩn bị cho mỗi cuộc vấn đàm. Sau khi xem lại các lần vấn đàm trước thấy mình còn thiếu thông tin gì cần bổ sung, thiếu sót nào cần điều chỉnh và mình cần sử dụng kỹ năng nào. 3.1. Tiến trình vấn đàm Một cuộc vấn đàm thành công cần phải có sự chuẩn bị, có kế hoạch và theo một tiến trình gồm các bước chính: - Giai đoạn chuẩn bị - Giai đoạn vấn đàm (phỏng vấn) - Giai đoạn kết thúc - Giai đoạn sau khi vấn đàm • Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị - lên kế hoạch vấn đàm Đây là giai đoạn rất quan trọng, nó ảnh hưởng khá nhiều đến sự thành công của buổi vấn đàm. Để thu thập được những thông tin cần và đủ, NVXH cần chuẩn bị các ý tưởng trước cho cuộc vấn đàm (mục đích, bối cảnh, nội dung, thời gian, địa điểm…). Mỗi một cuộc vấn đàm cần phải có mục đích rõ ràng, mục đích này có thể chỉ một hoặc hai điều chúng ta quan tâm. Cần hiểu rõ rằng bản thân NVXH hay cơ sở chỉ có thể giúp thân chủ trong một phạm vi nào đó thôi chứ không thể giải quyết mọi vấn đề (NVXH cần phải biết cái gì ta có thể hỗ trợ được, cái gì không thể) • Bước 2: Giai đoạn thực hiện vấn đàm Đây là giai đoạn tiếp xúc trực tiếp với thân chủ, được chia thành hai giai đoạn: 38
  • 39. Giai đoạn mở đầu: tạo bầu khí và mối quan hệ tốt với thân chủ là điều rất quan trọng. Ta thường nghe “Vạn sự khởi đầu nan”, cuộc phỏng vấn thành công phụ thuộc vào giai đoạn này rất nhiều. Do đó, NVXH cần thực hiện đầy đủ các công việc như chào hỏi thân mật, giới thiệu bản thân và mục đích của buổi tiếp cận, đảm bảo với thân chủ nội dung phỏng vấn được giữ bí mật, nếu có thu băng hoặc ghi chép tại chỗ cần có sự đồng ý của thân chủ. Giai đoạn chính: Theo sát mục tiêu của buổi phỏng vấn, sử dụng các kỹ thuật lắng nghe và đặt câu hỏi để có được những thông tin cần thiết (lưu ý đến sự đồng cảm) • Bước 3: Giai đoạn kết thúc Trước khi kết thúc cần thực hiện các công việc sau: - Tóm tắt các ý vừa trao đổi để đảm bảo thân chủ và ta cùng hiểu đúng ý nhau - Có những thỏa thuận chọn vấn đề mà thân chủ và NVXH cùng giải quyết, thời gian giải quyết trong bao lâu và hẹn khi nào gặp lại. Nếu có thể phải chia sẻ một số thông tin về thân chủ với đồng nghiệp khác nên có sự đồng ý của thân chủ. • Bước 4: Giai đoạn sau khi phỏng vấn Đây là giai đoạn NVXH thực hiện sau khi phỏng vấn, cụ thể: - Ghi chép và sắp xếp lại đầy đủ các thông tin vừa thu thập, các kiến nghị. - Lên kế hoạch hành động hoặc kế hoạch cho buổi gặp gỡ tiếp theo - Xem lại các ý tóm tắt trước để chuẩn bị ý tưởng cho cuộc phỏng vấn trở lại. 3.2. Các kỹ năng vấn đàm (phỏng vấn) • Kỹ năng phản ánh: Nhắc lại những thông tin, cảm xúc và tâm trạng của thân chủ để bày tỏ sự đồng cảm và thông hiểu. • Kỹ năng diễn giải: NVXH chú trọng đến nội dung thông tin của thân chủ đã đưa ra để khẳng định ý nghĩa thông tin trong vấn đàm, thường là bằng cách nhắc lại ý thân chủ bằng lời khác để tỏ ý mình hiểu đúng thân chủ. 39
  • 40. • Câu hỏi mở: “ Hãy nói cho cô biết về mọi việc ở trường” hay “ Cháu cảm thấy thế nào?” giúp thân chủ diễn giải và có cơ hội nói về những điều quan trọng một cách sâu sắc hơn. • Câu hỏi đóng: giúp kiểm chứng chính xác về những vấn đề cụ thể hơn nhằm thu thập các thông tin hữu ích. Ví dụ: “Cháu đi khỏi nhà được bao lâu rồi?”… • Câu hỏi diễn dịch: đây là dạng câu hỏi khó, phải rất cẩn thận khi sử dụng vì nó có thể dẫn đến nguy hiểm do chúng ta diễn dịch theo ý chủ quan của mình. Ví dụ NVXH hỏi thân chủ: “Tôi nghĩ thế có đúng không?”. Không nên sử dụng kỹ thuật này khi ta chưa thật rõ về vấn đề của thân chủ. Nếu sử dụng câu hỏi mớm ý thì vô tình chúng ta đã cắt đi nguồn thông tin của thân chủ, hướng thân chủ sang hướng khác. Tuy nhiên có trường hợp có thể sử dụng câu hỏi dẫn ý để hướng thân chủ vào lĩnh vực mà mình có thể hỗ trợ. • Diễn giải: Kỹ năng này giúp NVXH xác định suy nghĩ, cảm giác và những kinh nghiệm của thân chủ. Khi thân chủ nói chưa rõ, trừu tượng, NVXH cần đề nghị giảng giải. Thân chủ cũng có thể cho rằng NVXH đã hiểu hết nên không cần nói cặn kẽ, nên cần sự diễn giải • Tổng hợp lại: NVXH liên kết những vấn đề nhỏ thành vấn đề chung để phản hồi lại cho thân chủ. Cả nội dung và cảm giác của đối tượng được thể hiện trong tổng hợp của NVXH. Thường sử dụng tổng hợp trong quá trình vấn đàm cũng như vào cuối cuộc vấn đàm để nhấn mạnh những điều liên quan của nhiều vấn đề. • Cung cấp thông tin: Khi cần, NVXH cung cấp thông tin cho thân chủ về dịch vụ đang có, về con đường có thể chọn….nhưng nguyên tắc là phải tạo cơ hội cho thân chủ có thể tiếp nhận hoặc cũng có thể từ chối sử dụng các dịch vụ hoặc chọn cách làm mà NVXH gợi ý, đưa ra. Trong trường hợp không có đủ thông tin để cung cấp, NVXH cần chân thật và tìm cách có thông tin để cung cấp cho thân chủ. • Giải thích: NVXH sử dụng để tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của thông tin mà thân chủ đưa ra, giúp tìm ra những cách khác nhau để giải quyết vấn đề và giúp thân chủ nhìn nhận vấn đề ở góc độ mới, tạo lòng tin và sự thay đổi sâu sắc. • Đối chất: NVXH đặt thân chủ vào tình thế phải tự hỏi mình, hoặc cảm nhận những tình cảm đang có ở mình, hoặc hiểu về vấn đề của mình, hoặc tự tìm ra giải pháp cho mình 40
  • 41. Đối chất với một người là đặt anh ta một trạng thái bất cân bằng. Nhưng ngược lại một sự đối chất tốt luôn được thực hiện một cách tế nhị và tôn trọng. Vì thân chủ đã có rất nhiều sự lo lắng nên ta không thể chất thêm áp lực cho họ. Hơn thế nữa, chúng ta sử dụng kỹ thuật đối chất khi chúng ta thực sự cảm thông với thân chủ. Nếu chúng ta cảm thấy chán nản do thái độ hay vi của thân chủ thì tốt nhất là chúng tránh không dùng kỹ thuật này vì nó được nhận thức như một sự khiển trách. Lưu ý: Trong quá trình vấn đàm, nên ghi chép thật cô đọng với những nội dung thực sự cần thiết. Nên tập trung nhiều thời gian vào việc lắng nghe và phản hồi những thông tin mà thân chủ cung cấp. 4. KỸ NĂNG QUAN SÁT: Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật và tình huống và trong bối cảnh công tác xã hội với cá nhân, mục đích là sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu thân chủ và hoàn cảnh của anh ta. NVXh phải có sự quan sát, nhận thức về những điều sau đây liên quan đến thân chủ: - Vẻ tống quát bên ngoài - Vẻ mặt, cử chỉ, dáng điêu - Những đặc điểm, đặc biệt là những tương tác mang sắc thái tình cảm xảy ra giữa thân chủ và những người khác, kể cả những thành viên trong gia đình Dáng vẻ bề ngoài: NVXH không khó khăn gì lắm trong việc chú ý đến vẻ bề ngoài của con người thân chủ - trang phục, mức độ sạch sẽ,…Thông thường, quần áo biều thị cho tầng lớp kinh tế - xã hội của thân chủ nhưng cũng có những ngoại lệ. Có những trường hợp bà con của thân chủ xuất hiện trong những bộ quần áo sờn vai với ý định che giấu tình trạng kinh tế - xã hội để phù hợp với mức viện phí được ấn định tùy theo thu nhập của thân chủ và gia đình. Cũng có những trừơng hợp thân chủ quá chú trọng đến quần áo của họ hơn là lo thực phẩm. dinh dưỡng cho con cái. Một vài thân chủ nghèo mạt lại chưng diện bề ngoài gọn gàng sạch sẽ mặc dù vải áo quần đã sờn do giặt lại nhiều lần. Biểu hiện qua nét mặt: Khuôn mặt con người đôi khi phản ánh những suy nghĩ nội tâm và đối với NVXH thì biểu hiện qua nét mặt là cơ sở để quan sát. Những cảm nghĩ như buồn, giận và thù 41
  • 42. địch không cần sự diễn đạt thành lời để biểu thị chúng; sẽ có những dấu hiệu mách bảo hiện lên trên khuôn mặt cho biết những cảm nghĩ che giấu. Tương tự, những tư thế, dáng điệu, giọng nói và cử động của cơ thể cũng đều có ý nghĩa. Những dấu hiệu của sự lo lắng, bất an Thân chủ chỉ ngồi ở mép ghế vì thấy căng thẳng hay xa lạ. Nhiều thân chủ của chúng ta không cảm thấy thoải mái trong ngày đầu tiên đến cơ sở xã hội. Họ không biết gì về công việc của NVXH và những gì họ trông đợi từ cơ sở xã hội. Sức ép từ các vấn đề của họ và việc họ phải nói chuyện với một người xa lạ làm tăng thêm sự bối rối, lúng túng nơi họ. Sự bối rối và lúng túng mà thân chủ chịu đựng tất yếu làm cho anh ta sốt ruột, bồn chồn và bất an. Cách anh ta ngồi và phong cách anh ta tham gia vào câu chuyện với NVXH cần được quan sát cẩn thận để biết được các biểu hiện về cảm xúc của anh ta ra sao, căng thẳng hay thư giãn, tin cậy hay nghi ngờ, tiếp thu hay không chú ý, thiếu chú tâm. Biết được những gì thân chủ cảm nhận hoặc có được ít nhất vài dấu hiệu về cảm nghĩ của họ là bổ ích nhờ đó NVXH có thể tự mình biết được cách đáp ứng thích hợp. Có những thân chủ tự mình khoác một bộ mặt khác bên ngoài để thử xem thái độ của NVXH. Đó không phải là trường hợp hiếm đối với NVXH làm việc với thanh niên ở trại cải huấn không nhìn thấy gì ngoài sự lãnh đạm thờ ơ và sự nhàm chán của những thân chủ trẻ tuổi với những người mà chúng cố gắng duy trì cuộc nói chuyện. Hóa ra, sự thờ ơ lãnh đạm của thân chủ tạo ra là một cố gắng để thử thách sự đáng tin cậy của NVXH, vì thế mọi người lo lắng về sự bày tỏ mối quan hệ của NVXH với thân chủ. Phong cách cũng cần được quan sát: Phong cách và những cử chỉ theo thói quen cũng có ý nghĩa. Một thân chủ bị khuyết tật bàn tau thường che giấu bàn tay dị dạng của mình trong chiếc khăn tay. Kể từ khi NVXH biết được những khuyết tật của thân chủ thì anh ta không cần phải che giấu bàn tay trước mặt NVXH nữa. Đó là một dấu hiệu chỉ sự tự ý thức của anh ta, mà nếu nó vượt quá những giới hạn bình thường, sẽ trở thành một trở ngại quan trọng cho việc phục hồi nghề nghiệp của anh ta. Khuyết tật tự nó không phải là vấn đề nhưng những gì mà thân chủ cảm nhận về nó mới thực sự là vấn đề. Khi có sự biểu lộ cảm xúc như chảy nước mắt thì tính bi thương đằng sau hành động khóc ấy là có thể hiểu được. Tuy nhiên, khi một người khóc nhiều lần vì một biến cố hay tình huống giống vậy, có khả năng người ấy, ngoài việc biểu lộ sự đau buồn, còn dùng cơ hội ấy ngoài mục đích khác nữa, dù việc ấy không ở mức độ có ý thức. Xem ngôn ngữ cơ thể: 42
  • 43. Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được thể hiện qua cử động của cơ thể để biểu lộ cảm nghĩ. Hiện tượng này được gọi là ngôn ngữ cơ thể và có thể kèm theo hoặc không kèm theo ngôn ngữ không lời. Những điều nảy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là truyền thông không lời, nhưng đó là truyền thông không tự ý hay sự trưyền tải tín hiệu ngoài ý muốn của người truyền đạt. Tín hiệu thông tin hầu hết là cảm xúc, cảm nghĩ. Người nói muốn giấu diếm thông tin về cảm nghĩ mà anh ta trải qua, tuy thế, thông tin vẫn cứ lộ ra. Chẳng hạn, nước mắt tuôn tràn tùy theo cường độ của cảm xúc, bất kể là người ta có lo bị người khác dòm ngó hay không. Tương tự vậy, cảm xúc của cơ thể lộ ra trên nét mặt con người thì người khác dễ dàng nhận ra dù chính người ấy lại không thấy được. Biểu lộ cảm nghĩ không tự ý qua nét mặt: Vì những điệu bộ và những biểu lộ qua nét mặt là không tự ý trong các tình huống ngoài đời thực nên trong một vở kịch, diễn viên phải giả vờ đóng vai để miêu tả sinh động các nhân vật trong câu chuyện. Diễn viên diễn vai trên sân khấu không trải qua trong cuộc đời thật những cảm nghĩ của người được miêu tả trong vai đó, nhưng anh ta có thể tưởng tượng ra những cảm nghĩ và kết quả là anh ta tự mình có được những cảm nghĩ đó. Thỉnh thoảng, khi sự thiếu phù hợp giữa truyền thông có lời và truyền thông không lời, có thể ước đoán rằng con người chủ tâm che giấu cảm nghĩ của mình sau lời nói. Chẳng hạn, lấy bối cảnh là một người đàn ông đang nói về thất bại trong kinh doanh của một người đàn ông khác là đối thủ của mình. Người nói bày tỏ bằng lời sự cảm thông cho người kia và nỗi buồn của ông ấy về tai họa đã xảy đến. Tuy vậy, điều biểu hiện trên gương mặt người nói là một nụ cười láu lỉnh và sự mãn nguyện. Sự không nhất quán giữa sự khẳng định bằng lời và truyền thông không lời là vì sự thật ông ta không muốn bộc lộ cảm xúc mãn nguyện mà ông có. Vì cảm giác mạnh mẽ, những dấu hiệu lộ ra trên khuôn mặt và ông ta không nhận ra là khuôn mặt đang phản ánh những cảm nghĩ trong lòng. 5. GHI CHÉP TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN 5.1. Giới thiệu: - Khi một người tiếp nhận các dịch vụ xã hội mà bạn là người đại diện cho tổ chức để cung cấp, bạn phải có trách nhiệm ghi chép và lưu trữ tài liệu - Thân chủ đến với NVXH vì nhiều lý do khác nhau: cần dịch vụ trợ giúp, chia sẻ, … - Việc ghi chép và lưu trữ phục vụ cho mục đích quản trị và liên quan đến pháp lý 43