SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 16
CÔNG NGHỆ VI MẠCH ĐIỆN TỬ
Phần Lý Thuyết
Tham khảo một số câu lý thuyết http://www.wattpad.com/863378-cau-1-5
Câu 1:Khái niệm IC là gì? Phân loại mạch tích hợp?
Khái niệm IC
Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo
thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện tử chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor, diodes, …) và linh
kiện điện tử thụ động (như điện trở, …). Các phần tử được kết nối với nhau nhờ các vật liệu kim loại (các
vật liệu kim loại đóng vai trò như các “wireless wires”) được phủ trên bề mặt của chip. Vi mạch có kích
thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học.
Phân loại mạch tích hợp: Có nhiều cách phân loại.
Phân loại theo tín hiệu xử lý (hay theo bản chất của tín hiệu điện vào, ra):
Các mạch tích hợp về cơ bản được chia thành 2 loại chính:
+ Mạch analog (hay linear)
Các mạch tích hợp tương tự hoặc khuếch đại hoặc đáp ứng các điện áp biến đổi. Tiêu biểu là các mạch
khuếch đại (amp), times, dao động và các mạch điều khiển điện áp (voltage regulators).
+ Mạch digital (hay logic)
Các mạch số tạo ra hoặc đáp ứng các tín hiệu chỉ có hai mức điện áp. Tiêu biểu là các bộ vi xử lý, các bộ
nhớ, và các vi điều khiển.
Phân loại dựa trên quy trình sản xuất (hay theo công nghệ chế tạo):
Các mạch tích hợp cũng có thể được phân loại theo công nghệ chế tạo:
+ IC màng (Film IC): Trên một đế bằng chất cách điện dùng các lớp màng tạo nên các thành phần khác.
Loại này chỉ gồm các thành phần thụ động như điện trở, tụ điện, và cuộn cảm.
+ IC đơn tinh thể (Monolithic IC) còn gọi là IC bán dẫn (Semiconductor IC) – là IC dùng một đế
(subtrate) bằng chất bán dẫn thường là Si. Trên đế đó, người ta chế tạo transistor, diode, điện trở, tụ điện.
Rồi dùng chất cách điện SiO2 để phủ lên che chở cho các bộ phận đó trên lớp SiO2, dùng màng kim loại
để nối các bộ phận với nhau.
+ IC lai (Hybrid IC): Vi mạch lai là sự kết hợp của 2 loại vi mạch trên. Mạch lai có thể bao gồm nhiều
tinh thể monolithic được ghép nối với nhau thành một khối, nó cũng có thể là sự kết hợp giữa mạch
monolithic với mạch màng mỏng thụ động. Đôi khi các IC monolithic, IC màng mỏng/ màng dầy được
kết hợp với các phần tử bán dẫn để thực hiện các chức năng riêng. Các transistor và diode gắn trong mạch
lai không cần có vỏ hay đế riêng, mà chỉ cần được bảo vệ bằng một lớp men tráng.
Phân loại theo mật độ tích hợp: SSI, MSI, LSI. VLSI
Câu 2: Chất bán dẫn là gì? Có mấy kiểu hạt dẫn cơ bản và chỉ ra cách để có được các loại hạt dẫn đó ?
Chất bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là vật liệu trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách
điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt
độ phòng. Gọi là "bán dẫn" (chữ "bán" theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là một nửa), có nghĩa là có
thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không dẫn điện.
Đó là các chất Germanium (Ge) và Silicium (Si).
==> Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện có thể điều khiển được, trong khoảng trung gian giữa điện môi
và kim loại.
Có 2 kiểu hạt dẫn cơ bản: hạt cơ bản (majority carrier)
+Chất bán dẫn loại P: có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III hay tạp acceptor, dẫn điện chủ yếu
bằng các lỗ trống.Ngược lại khi ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hoá trị 3 như Indium (In) vào chất bán
dẫn Si thì 1 nguyên tử Indium sẽ liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị thiếu
một điện tử => trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được gọi là chất bán dẫn P.
Chất bán dẫn P
+ Chất bán dẫn loại N: có tạp chất là các nguyên tố thuôc nhóm V hay tạp donor, các nguyên tử này
dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng lẻo với nhân, đấy chính là các electron
dẫn chính. Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hoá trị 5 như Phospho (P) vào chất bán dẫn Si thì một
nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị, nguyên tử Phospho chỉ có 4 điện tử
tham gia liên kết và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do => Chất bán dẫn lúc này trở thành thừa
điện tử ( mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N ( Negative : âm ).
Chất bán dẫn N
Câu 3 : Trình bày các khái niệm : CMOS, MOSFET và MESFET ?
Công nghệ MOS (Metal Oxide Semiconductor-kim loại oxit bán dẫn) có tên gọi xuất xứ từ cấu trúc
MOS cơ bản của một điện cực nằm trên lớp oxit cách nhiệt, dƣới lớp oxit là đế bán dẫn.
CMOS, viết tắt của "Complementary Metal-Oxide-Semiconductor" trong tiếng Anh, là thuật
ngữ chỉ một loại công nghệ dùng để chế tạo vi mạch tích hợp. Công nghệ CMOS được dùng để
chế tạo vi xử lý, vi điều khiển, RAM tĩnh và các mạch lôgíc số khác. Công nghệ CMOS cũng
được dùng rất nhiều trong các mạch tương tự nhưcảm biến hình ảnh, chuyển đổi kiểu dữ liệu, và
các vi mạch thu phát có mật độ tích hợp cao trong lĩnh vực thông tin.
Cấu tạo CMOS
CMOS (Complementary MOS) có cấu tạo kết hợp cả PMOS và NMOS trong cùng 1 mạch nhờ đó
tận dụng được các thế mạnh của cả 2 loại, nói chung là nhanh hơn đồng thời mất mát năng lượng
còn thấp hơn so với khi dùng rời từng loại một. Cấu tạo cơ bản nhất của CMOS cũng là một cổng
NOT gồm một transistor NMOS và một transistor PMOS như hình 1.65
Hoạt động của mạch cũng tương tự như ở NMOS
Khi ngõ vào (nối chung cực cổng 2 transistor) ở cao thì chỉ có Q1 dẫn mạnh do đó áp ra lấy từ
điểm chung của 2 cực máng của 2 transistor sẽ xấp xỉ 0V nên ngõ ra ở thấp.
Khi ngõ vào ở thấp Q1 sẽ ngắt còn Q2 dẫn mạnh, áp ra xấp xỉ nguồn, tức ngõ ra ở mức cao.
Để ý là khác với cổng NOT của NMOS, ở đây 2 transistor không dẫn cùng một lúc nên không có
dòng điện từ nguồn đổ qua 2 transistor xuống mass nhờ đó công suất tiêu tán gần như bằng 0. Tuy
nhiên khi 2 transistor đang chuyển mạch và khi có tải thì sẽ có dòng điện chảy qua một hay cả 2
transistor nên khi này công suất tiêu tán lại tăng lên.
Trên nguyên tắc cổng đảo, cũng giống như trước bằng cách mắc song song hay nối tiếp thêm
transistor ta có thể thực hiện được các cổng logic khác (hình 1.66). Chẳng hạn mắc chồng 2
NMOS và mắc song song 2 PMOS ta được cổng NAND. Còn khi mắc chồng 2 PMOS và mắc
song song 2 NMOS ta được cổng NOR.
MOSFET
MOSFET, viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor" trong tiếng Anh,
có nghĩa là "transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại - Bán dẫn", là một thuật ngữ chỉ
các transistor hiệu ứng trường được sử dụng rất phổ biến trong các mạch số và các mạch tương tự.
Transistor MOSFET được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit Kim loại và bán dẫn ( ví dụ
Oxit Bạc và bán dẫn Silic)
MOSFET có hai loại:
N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Input (Gate) là zero, các electron bên trong vẫn tiến
hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.
P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Input (Gate)
Thông thường chất bán dẫn được chọn làsilíc nhưng có một số hãng vẫn sản xuất các vi mạch bán
dẫn từ hỗn hợp của silíc và germani (SiGe), ví dụ như hãng IBM. Ngoài silíc và germani còn có
một số chất bán dẫn khác như gali asenua có đặc tính điện tốt hơn nhưng lại không thể tạo nên các
lớp oxide phù hợp nên không thể dùng để chế tạo các transistor MOSFET.
Transistor trong công nghệ MOS là transistor hiệu ứng trường, gọi là MOSFET (metal oxide
silicon field effect transistor). Có nghĩa điện trường ở phía điện cực kim loại của lớp oxit cách
nhiệt có ảnh hưởng đến điện trở của đế. Phần nhiều IC số MOS được thiết kế hết bằng MOSFET,
không cần đến linh kiện nào khác.
Hoạt động của MOSFET có thể được chia thành ba chế độ khác nhau tùy thuộc vào điện áp trên
các đầu cuối. Với transistor NMOSFET thì ba chế độ đó là:
- Chế độ cut-off hay sub-threshold (Chế độ dưới ngưỡng tới hạn).
- Triode hay vùng tuyến tính.
- Bão hoà.
Trong các mạch số thì các tranzito chỉ hoạt động trong chế độ cut-off và triode. Chế độ bão hòa
chủ yếu được dùng trong các ứng dụng mạch tương tự.
MESFET
MESFET là viết tắt của Metal–Semiconductor Field Effect Transistor. Nó khá giống với
một JFET . Sự khác biệt là thay vì sử dụng một đường giao nhau p-n cho một cửa,
một Schottky ( kim loại - bán dẫn ) nối được sử dụng. MESFETs thường được xây dựng trong
công nghệ bán dẫn hợp chất thiếu thụ động bề mặt chất lượng cao như GaAs , InP , hoặc SiC , và
nhanh hơn nhưng đắt hơn silicon JFETs hoặc MOSFETs . MESFETs sản xuất đang hoạt động lên
đến khoảng 45 GHz, và thường được sử dụng cho lò vi sóngtần số thông tin liên lạc và radar . Các
MESFETs đầu tiên được phát triển vào năm 1966, và một năm sau đó họ tần số cực cao RF hiệu
suất lò vi sóng đã được chứng minh. Từ một kỹ thuật số thiết kế mạch quan điểm, càng ngày càng
khó khăn để sử dụng MESFETs làm cơ sở cho kỹ thuật số mạch tích hợp như quy mô của hội
nhập tăng lên, so với CMOS silicon dựa trên chế tạo.
Cấu trúc MOS cho GaAs rất khó chế tạo nên cấu trúc MESFET là cấu trúc cơ sở cho IC
trên cơ sở GaAs. Cấu trúc MESFET có tốc độ cao, mật độ tích hợp cao và độ rộng vùng cấm
lớn (do đó điện trở lớn).
MESFET
Câu 4 : Trình bày quy trình các bước chế tạo ra IC từ thỏi Silic đơn tinh thể ?
SƠ LƢỢC VỀ QUI TRÌNH CHẾ TẠO MỘT IC ĐƠN TINH THỂ.
Các giai đoạn chế tạo một IC đơn tinh thể có thành phần tác động là BJT, được đơn giản hóa gồm các
bước sau:
-Bước 1: 0.15mm25 – 75mmn - SiNền P-Si0.025mm0.15mmn - SiNền P-Si0.5
a. Từ một nền P-Si (hoặc n-Si) đơn tinh thể
b. Tạo một lớp epitaxy mỏng loại N-Si
c. Phủ một lớp cách điện SiO2
-Bước 2:
Dùng phương pháp quang khắc để khử lớp SiO2 ở một số chỗ nhất định, tạo ra các cửa sổ ở bề mặt tinh
thể. Từ các cửa sổ, có thể khuếch tán tạp chất vào.
a.Đầu tiên, vẽ sơ đồ những nơi cần mở cửa sổ, chụp hình sơ đồ rồi lấy phim âm bản, thu nhỏ lại. Những
nơi cần mở của sổ là vùng tối trên phim
P-SifilmuvChất cảm quangSiO2n-SiP-SiChất cảm quangSiO2n-SiHòa tanRắn lạiP-SiSiO2n-SiHòa
tanThânPnnSiO2Khuếch tán pĐảoNềnPnnSiO2Khuếch tán BaseppNềnPnnSiO2Khuếch tán
EmitterppnnHình 2a. Bôi một lớp cản quang trên bề mặt. Đặt phim ở trên rọi tia cực tím vào những nơi
cần mở cửa sổ được lớp đen trên phim bảo vệ. Nhúng tinh thể vào dung dịch tricloetylen. Chỉ những nơi
cần mở cửa sổ lớp cản quang mới bị hòa tan, các nơi khác rắn lại.
b.Lại đem tinh thể nhúng vào dung dịch fluorhydric. Chỉ những nơi cần mở cửa sổ lớp SiO2 bị hòa tan,
những nơi khác nhờ lớp cản quang che chở.
c. Đem tẩy lớp cản quang
d. Khuếch tán chất bán dẫn P sâu đến thân, tạo ra các đảo N.
e. Lại mở cửa sổ, khuếch tán chất bán dẫn P vào các đảo N (khuếch tán Base)
f. Lại mở cửa sổ, khuếch tán chất bán dẫn N vào (khuếch tán Emitter)
g. Phủ kim loại. Thực hiện các chỗ nối
Câu 5 : Cho Wafer là loại p chỉ ra các bước chế tạo linh kiện CMOS cổng NOT ?
Bắt đầu với một miếng bán dẫn thô.
Chế tạo cổng đảo NOT từ phần đáy lên.
+ Bước 1: Bước đầu tiên là tạo ra một lớp bán dẫn giàu n
+ Bước 2: Phủ lên miếng bán dẫn một lớp SiO2 (oxide)
+ Bước 3: Bỏ đi lớp oxide ở nơi cần tạo bán dần giàu n
+ Bước 4: Đưa trực tiếp hoặc khuếch tán chất kích thích tạp loại n vào lớp bán dẫn lộ ra
+ Bước 5: Phủ lớp SiO2
Câu 6 : Ăn mòn là gì ? Ý nghĩa của ăn mòn trong công nghệ chế tạo vi mạch điện tử ?
 Ăn mòn – trong công nghệ vi điện tử trên cơ sở silicon là một kỹ thuật rất hay được sử dụng. Có 2
phương pháp ăn mòn chính là : ăn mòn ướt và ăn mòn khô.
Sau khi hình dạng của lớp cản quang được hình thành, lớp cản quang còn lại có thể được dùng
như một mặt nạ, vì thế vật liệu không bị phủ bởi lớp cản quang sẽ bị ăn mòn. Nếu lớp cản quang
được đặt vào bề mặt của silic đioxit thì silic đioxit cũng có thể bị ăn mòn theo cách tương tự.
 Ý nghĩa của ăn mòn trong công nghệ chế tạo vi mạch điện tử
- Nhờ kỹ thuật này mà chúng ta có thể mang lại kỹ thuật ăn mòn vật liệu với hệ số tỷ lệ d/w
(sâu/cao) rất lớn.
- Với kỹ thuật này các hãng sản xuất lớn có thể phân đoạn thiết bị dành riêng cho quá trình ăn
mòn „nồng‟ với một vài micromet chiều sâu cho tới thiết bị có thể ăn mòn qua tấm silicon (cỡ
400 micromet) chỉ trong hai giờ.
Câu 7 : So sánh giữa các công nghệ PMOS, NMOS, và CMOS ?
Công nghệ đơn cực MOS với đặc điểm :
Dễ chế tạo vì quy trình thực hiện đơn và ít công đoạn hơn công nghệ lưỡng cực do vậy giá thành
rẻ.
Mật độ tích hợp cao vì transistor đơn cực nhỏ về kích thước và tiêu thụ rất ít điện năng.
Công suất tiêu thụ nhỏ.
So sánh giữa các công nghệ PMOS, NMOS, và CMOS:
PMOS (dùng MOSFET kênh P) có tần số làm việc nhỏ (khoảng 1 MHz) ; mật độ tích hợp lớn,
công suất tiêu thu nhỏ, dễ chế tạo. Tuy nhiên, họ pMOS lại không tương hợp với TTL đòi hỏi
nhiều điện áp nguồn nuôi khác nhau.
NMOS (dùng MOSFET kênh N tăng cường) có mật độ đóng gói gần gấp đôi PMOS ; và NMOS
cũng nhanh gần gấp 2 lần PMOS , tốc độ dịch chuyển cao hơn PMOS hàng chục lần. NMOS nói
chung là tương hợp với TTL chỉ cần một nguồn nuôi duy nhất trong nhiều trường hợp. Các cải
tiến của họ NMOS như HMOS, XMOS, VMOS có mật độ tích hợp cao hơn công suất tiêu thụ ít
hơn, tần số làm việc lớn hơn.
CMOS (MOS bù dùng cả 2 thiết bị kênh P và kênh N) lại rất tin cậy vì ngưỡng đổi trạng thái logic
bằng khoảng ½ điện áp nuôi. Tuy nhiên tần số làm việc và mức tích hợp có phần nào bị hạn chế so
với NMOS.
CMOS rắc rối nhất và có mật độ đóng gói thấp nhất trong các họ MOS, nhưng nó có điểm mạnh
là tốc độ cao hơn và công suất tiêu thụ thấp hơn.
PMOS và NMOS có mật độ đóng gói lớn hơn (nhiều transistor trong 1 chip hơn) và do đó kinh tế
hơn CMOS.
IC NMOS và IC CMOS được dùng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật số.
IC PMOS không còn góp mặt trong các thiết kế mới nữa. Tuy nhiên MOSFET kênh p vẫn rất
quan trọng bởi vì chúng được dùng trong mạch CMOS.
Câu 8 : Quang khắc là gì ? Trình bày vai trò của quang khắc trong quá trình chế tạo IC ?
Quang khắc hay photolithography là kỹ thuật sử dụng trong công nghệ bán dẫn và công nghệ vật
liệu nhằm tạo ra các chi tiết của vật liệu và linh kiện với hình dạng và kích thước xác định bằng cách sử
dụng bức xạ ánh sáng làm biến đổi các chất cảm quang phủ trên bề mặt để tạo ra hình ảnh cần tạo.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, nhưng không cho
phép tạo các chi tiết nhỏ do hạn chế của nhiễu xạ ánh sáng, nên được gọi là quang khắc micro (micro
lithography). Một số sách giáo khoa ở Việt Nam còn dịch thuật ngữ photolithography là quang bản
thạch.
Kỹ thuật quang khắc
Các phương pháp tạo chi tiết trong quang khắc: kỹ thuật liff-off (trái), kỹ thuật ăn mòn (phải)
Quang khắc là tập hợp các quá trình quang hóa nhằm thu được các phần tử trên bề mặt của đế có hình
dạng và kích thước xác định. Có nghĩa là quang khắc sử dụng các phản ứng quang hóa để tạo hình.
Bề mặt của đế sau khi xử lý bề mặt được phủ một hợp chất hữu cơ gọi là chất cản quang (photoresist),
có tính chất nhạy quang (tức là tính chất bị thay đổi khi chiếu các bức xạ thích hợp), đồng thời lại bền
trong các môi trường kiềm hay axit. Cản quang có vai trò bảo vệ các chi tiết của vật liệu khỏi bị ăn mòn
dưới các tác dụng của ăn mòn hoặc tạo ra các khe rãnh có hình dạng của các chi tiết cần chế tạo. Cản
quang thường được phủ lên bề mặt tấm bằng kỹ thuật quay phủ (spin-coating).
Cản quang được phân làm 2 loại
Cản quang dương: Là cản quang có tính chất biến đổi sau khi ánh sáng chiếu vào sẽ bị hòa tan
trong các dung dịch tráng rửa.
Cản quang âm: Là cản quang có tính chất biến đổi sau khi ánh sáng chiếu vào thì không bị hòa tan
trong các dung dịch tráng rửa.
Nguyên lý hệ quang khắc
Nguyên lý hệ quang khắc
Một hệ quang khắc bao gồm một nguồn phát tia tử ngoại, chùm tia tử ngoại này được khuếch
đại rồi sau đó chiếu qua một mặt nạ (photomask). Mặt nạ là một tấm chắn sáng được in trên đó
các chi tiết cần tạo (che sáng) để che không cho ánh sáng chiếu vào vùng cảm quang, tạo ra
hình ảnh của chi tiết cần tạo trên cảm quang biến đổi. Sau khi chiếu qua mặt nạ, bóng của chùm
sáng sẽ có hình dạng của chi tiết cần tạo, sau đó nó được hội tụ trên bề mặt phiến đã phủ cảm
quang nhờ một hệ thấu kính hội tụ.
Ứng dụng của quang khắc
Quang khắc là kỹ thuật đã được phát triển từ đầu thế kỷ 20, và được sử dụng rộng rãi nhất trong
công nghiệp bán dẫn để chế tạo các vi mạch điện tử trên các phiến Si. Ngoài ra, quang khắc
được sử dụng trong ngành khoa học và công nghệ vật liệu để chế tạo các chi tiết vật liệu nhỏ,
chế tạo các linh kiện vi cơ điện tử (MEMS). Hạn chế của quang khắc là do ánh sáng bị nhiễu xạ
nên không thể hội tụ chùm sáng xuống kích cỡ quá nhỏ, vì thế nên không thể chế tạo các chi tiết
có kích thước nano (độ phân giải của thiết bị quang khắc tốt nhất là 50 nm), do đó khi chế tạo
các chi tiết nhỏ cấp nanomet, người ta phải thay bằng công nghệ quang khắc chùm điện
tử (electron beam lithography).
Câu 9 : Khuếch tán là gì ? Trình bày vai trò của khuếch tán trong quá trình chế tạo IC ?
Khuếch tán là kỹ thuật được sử dụng trong công nghệ bán dẫn để chế tạo các vùng chuyển tiếp
của transistor. Có nhiều phương pháp để khuếch tán tạo vùng chuyển tiếp P-N khác nhau như
phương pháp khuếch tán ở nhiệt độ cao, phương pháp cấy ion… Tuỳ thuộc vào silicon và mục
đích của việc pha tạp người làm công nghệ sẽ phải dùng hai loại tạp phổ biến nhất là Boron (B)
hoặc phốtpho (P) cho quá trình này.
Quá trình nhiệt được dùng rộng rãi trong chế tạo IC là khuếch tán. Khuếch tán là một quá trình mà
qua đó những loại nguyên tử tạp chất đặc biệt có thể được đưa vào trong vật liệu silic.
Vai trò của khuếch tán trong quá trình chế tạo IC
Quá trình khuếch tán pha tạp này làm thay đổi tính chất điện của silic và hình thành nên tiếp xúc
p-n (Tiếp xúc p-n là thành phần cơ bản của thiết bị bán dẫn.) Miếng silic bị oxi hóa để hình thành
đioxit silic và những cửa sổ nhỏ được mở trong oxit trong những vùng được chọn lựa dùng kĩ
thuật quang khắc và ăn mòn .
Câu 10 : Trình bày vai trò của quy trình oxi hoá trong quá trình chế tạo IC ?
Quá trình oxy hóa (Oxidation) trong công nghệ chế tạo IC có vai trò:
-Là quá trình oxide hóa để tạo thành các lớp cách điện ,để loại bỏ sự ảnh hưởng của các
thành phần điện tử ở gần nhau : như giữa các mosfet ở gần nhau hay là giữa lớp đế với lớp
poly silicon .
- Oxi hoá có tác dụng bảo vệ bề mặt các linh kiện bán dẫn dưới tác dụng của môi trường
bên ngoài, che chắn bề mặt Si trong quá trình khuếch tán địn xứ các tạp chất như P và B.
Câu 11 : OxitSilic SiO2 có vai trò như thế nào trong công nghiệp chế tạo IC ?
- Lớp SiO2 được sử dụng làm cực (gate) cửa cho bóng bán dẫn (transistor). Lớp SiO2 này
có hệ số dãn nở nhiệt gần bằng hệ số giãn nở nhiệt của Si, với hằng số điện môi.
-Lớp cách điện mỏng bằng Điôxít Silic (SiO2) đóng vai trò ngăn cách điện cực cổng của
transistor khỏi cực máng, nơi sẽ có dòng điện chạy qua khi transistor được bật lên.
Câu 12 : Trình bày vai trò và phương pháp nuôi thỏi Silic đơn tinh thể ?
Vai trò nuôi thỏi Silic đơn tinh thể:
- Để chuyển hoá cấu trúc đa tinh thể về đơn tinh thể.
- Loại bỏ các tạp chất không mong muốn.
- Trong quá trình nuôi các tạp chất có thể được đưa vào để tạo ra đơn tinh thể bán
dẫn loại n hoặc p.
Phương pháp nuôi thỏi Silic đơn tinh thể: Có 3 phương pháp nuôi từ Si EGS.
- PP Czochralski (Nuôi bằng cách đun)
Kĩ thuật thông thường để nuôi tinh thể được gọi là phương pháp Czochralski. Trong kĩ thuật này, một
miếng nhỏ vật liệu bán dẫn được gọi là mầm được mang đến tiếp xúc với bề mặt của một vật liệu giống
nó ở pha lỏng, và sau đó được kéo chậm từ thể lỏng. Khi mầm được kéo chậm, sự hóa rắn xuất hiện giữa
lớp tiếp xúc lỏng-rắn. Thông thường tinh thể cũng được quay chậm khi nó đang được kéo để trộn lỏng,
dẫn đến nhiệt độ đồng đều hơn. Những nguyên tử tạp chất, chẳng hạn như Bo hoặc Photpho có thể được
thêm vào bán dẫn đang tan chảy.
Một hạt tinh thể mầm được nhúng trong Si EGS nóng chảy, và tinh thể mầm sẽ được kéo gradual sao cho
thỏi đơn tinh thể có đường kính 15cm trong quá trình làm nguội.
- PP nóng chảy vùng: Một thỏi Si được đặt theo phương thẳng đứng được làm nóng chảy cục bộ từ dưới
lên. Vùng nóng chảy được tái tinh thể hoá nhờ các tinh thể mầm.
- PP Bridgeman: Dùng chủ yếu cho GaAs. Trong đó vật liệu đa tinh thể được làm nóng chảy dọc theo
thuyền hẹp và nhờ lò quét dọc và được làm nguội từ một phía có gắn với tinh thể mầm.
Câu 13 : Ý nghĩa của phòng sạch trong công nghệ chế tạo vi mạch điện tử ?
Một phòng sạch hay căn phòng sạch sẽ là một môi trường, thường được sử dụng trong sản xuất hoặc
nghiên cứu khoa học, có trình độ thấp của môi trường ô nhiễm như bụi, không khí vi trùng , phun hạt và
hơi hóa chất. Chính xác hơn, một phòng sạch có kiểm soát mức độ ô nhiễm được xác định bởi số lượng
của các hạt trong một mét khối tại một kích thước hạt được chỉ định. Để cung cấp cho quan điểm, không
khí xung quanh bên ngoài trong một môi trường đô thị điển hình chứa 35.000.000 hạt trong một mét khối
trong phạm vi kích thước 0,5 mm và đường kính lớn hơn, tương ứng với một tiêu chuẩn ISO 9 phòng
sạch, trong khi một tiêu chuẩn ISO 1 phòng sạch cho phép không có các hạt trong đó phạm vi kích thước
và chỉ có 12 hạt trong một mét khối 0,3 mm và nhỏ hơn.
Chế tạo microchip
, chip
- .
- , “or”, “not”.
C
-
.
.
.
- “sao y b
.
- -
.
.
Hiện nay các công ty sản xuất chip thường mua wafer làm sẵn. Wafer có nhiều kích cỡ khác nhau, thường thì có đường kính 5
inch, 8 inch và 12 inch. Wafer là một bản mạch mỏng hình tròn được làm từ chất bán dẫn (Silicon). Bằng các giai đoạn xử lý
khác nhau trong phòng sạch (clean room) người ta tạo ra rất nhiều chip trên một wafer.
Các quá trình xử lý wafer
Tất cả được thực hiện trong môi trường siêu sạch (ultra clean room).
Rửa (wet process): đây là bước làm sạch wafer bằng các dung dịch hóa học. Ví dụ APM (hỗn hợp NH4OH/H2O2/H2O) dùng
để làm sạch các particle như bụi trong không khí, bụi từ người bay ra; HPM (hỗn hợp Cl/H2O2/H2O) dùng làm sạch các tạp
chấp và kim loại hiếm (Cu, Au, Pt...); HPM (hỗn hợp H2SO4/H2O2) làm sạch các tạp chất hữu cơ (resist) và kim loại (Ze,
Fe...); DHF (axit HF loãng) dùng để loại bỏ các phần SiO2 không cần thiết.
Ô-xi hóa (Oxidation): tạo SiO2 trên bề mặt wafer trong đó lớp SiO2 mỏng cỡ 1 tới 2 nanomet sẽ trở thành gate của transistor.
Check: cấu tạo và nguyên lý hoạt động của MOSFET, ITRS (international technology roadmap for semiconductor), LOCOS
(local oxidation of silicon), STI (swallow trench isolation)
CVD (Chemical Vapor Deposition): tạo các lớp film mỏng trên bề mặt wafer bằng phương pháp hóa học (SiO2, Si3N4. Poly-
Si, WSi2). Ví dụ có thể dùng CVD ở áp suất thấp trong môi trường SiH4 và H2 để tạo ra lớp poly-Si (Si đa tinh thể) để làm
điện cực cho transistor.
Cấy Ion (Ion implantation): Sử dụng các nguồn ion năng lượng cao (vài chục tới vài trăm keV, nồng độ cỡ 2E-15 cm-3) bắn
trực tiếp lên bề mặt Si nhằm thay đổi nồng độ tạp chất trong Si. Ví dụ bắn các ion As để tạo ra vùng n+ để làm source và drain
cho MOSFET.
Cắt (etching): loại bỏ các phần SiO2 không cần thiết. Có hai loại: wet-etching dùng axit HF loãng để hòa tan SiO2; dry-
etching dùng plasma để cắt SiO2 khỏi bề mặt Si. Check: high-density plasma etching, RIE (Reactive Ion Etching), HF, etching
Photolithography: phương pháp xử lý quang học để transfer mask pattern lên bề mặt wafer. Wafer sẽ được phết một lớp dung
dịch gọi là resist, độ dày của lớp này khoảng 0.5um. Ánh sáng sẽ được chiếu lên mask, phần ánh sáng đi qua sẽ làm mềm
resist. Sau khi rửa bằng dung dịch đặc biệt (giống tráng ảnh), phần resist không bị ánh sáng chiếu vào sẽ tồn tại trên wafer như
là mask. (trong trường hợp này resist là loại positive).
Sputtering: Là phương pháp phủ các nguyên tử kim loại (Al, Cu) lên bề mặt wafer. Ion Ar+ với năng lượng khoảng 1 keV
trong môi trường plasma sẽ bắn phá các target kim loại (Al, W, Cu), các nguyên tử kim loại sẽ bật ra bám lên bề mặt wafer.
Phần bị phủ sẽ trở thành dây dẫn nối các transistor với nhau.
Annealing: Xử lý nhiệt giúp cho các liên kết chưa hoàn chỉnh của Si (bị damaged bởi ion implantation etc.) sẽ tạo liên kết với
H+. Việc này có tác dụng làm giảm các trap năng lượng tại bề mặt Si và SiO2. CMP (Chemical Mechanical Polishing): Làm
phẳng bề mặt bằng phương pháp cơ-hóa. Đây là kỹ thuật mới được áp dụng vào semiconductor process. Có tác dụng hỗ trợ
thêm cho các xử lý như photolithography, etching,...
Kiểm tra - Đóng gói - Xuất xƣởng
Các xử lý ở phần 3 sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần tùy thuộc vào mức độ phức tạp của chip. Cuối cùng chip sẽ được cắt rời
(một tấm wafer 300mm có thể tạo được khoảng 90 con chip Pentium IV). Một loạt các xử lý khác như back grinding (mài
mỏng phần mặt dưới của chip), bonding (nối ra các pins, dùng chì mạ vàng hoặc đồng), mold (phủ lớp cách điện), marking
(ghi tên hãng sản xuất,...).
Phần Bài Tập
Lý thuyết cho phần bài tập
Chú ý: và (AND) nối tiếp, hoặc (OR) song song
0=pMOS, 1= nMOS
Các hệ thức cơ bản và hệ quả trong đại số logic
A + 0 = A; A+1= 1 A.1=A; A.0=0
A + A = A ; A + B = B+A A.A= A; A. =0; A.B=B.A
A +AB = A A.(A + B) =A
AB + A = A (A + B).(A + ) =A
Định lý Demoorgan = . ; = +
Mạch CMOS – Thiết kế và layout
 Cấu trúc CMOS
Complementảy CMOS logic gates
nMOS pull-down network
pMOS pull0up network
a.k.a static CMOS
Serier and parallel
nMOS: 1=ON
pMOS: 0=ON
Series: both must be ON
Parallel: either can be ON
Độ mạnh yếu của tín hiệu:
Độ mạnh của tín hiệu: cho biết tín hiệu đó gần bằng hay cách xa các nguồn áp lý tưởng.
VDD và GND là các tín hiệu 1 và 0 mạnh nhất.
nMOS cho qua tín hiệu 0 mạnh nhưng làm yếu tín hiệu 1.
pMOS cho qua tín hiệu 1 mạnh nhưng làm yếu tín hiệu 0.
Do đó nMOS thích hợp nhất cho mạng kéo xuống (pull-down network)
Ứng dụng của transistor:
Các transistor có thể dùng như các công tắc.
Các cổng loại trên cho ra tín hiệu yếu.
Các cổng sau cho tín hiệu tốt hơn.
 Thiết kế vật lý cơ bản các cổng logic đơn giản
Cổng NOT- ĐẢO
Cổng NOR
Cổng NAND
Cổng XOR A B =A. + .B
Cổng NAND 3 ngõ vào
Các cổng 3 trạng thái
Cổng 3 trạng thái hồi phục và không hồi phục
Các mạch dồn kênh:
- MUX : Bộ MUX không hồi phục sử dụng 6 transistor.
- Bộ MUX đảo: Sử dụng mạch tổ hợp AOI22 (Add-Or-Invert). Hoặc một cặp cổng 3 đảo trạng
thái. Là bộ dồn kênh không đảo ghép với cổng đảo.
Bộ chọn kênh:
- Chọn 1 trong 4 ngõ vào dựa trên 2 đường điều khiển.
- Gồm 2 tầng ghép kênh 2: 1 hoặc 4 cổng 3 trạng thái.
Tạo chốt D:
- Còn gọi là chốt trong suốt (transparent latch) hay chốt nhạy mức (level-sensitive latch)
- Khi CLK=1, chốt được gọi là trong suốt (transparent): D thong tới Q như một bộ đệm
- Khi CLK=0, chốt được gọi là mờ đục (opaque): Q giữ nguyên giá trị của nó không phụ thuộc
vào D.
- D-Flip-Flop:
+ Khi CLK chuyển từ 0 lên 1, giá trị của D được chuyển cho Q.
+ Ở các thời điểm khác, Q giữ nguyên giá trị cũ.
+ Còn gọi là flip-flop kích canh lên, flip-flop chủ tớ.
 Layout cổng logic
- Chip được xác định bởi tập hợp các “mặt nạ”
- Các kích thước tối thiếu của mặt nạ sẽ xác định được kích thước transistor (và do đó xác định
tốc độ, giá thành và công suất)
- Kích thước đặc trưng f= khoảng cách giữa nguồn và máng
- Được quy định bởi chiều rộng tối thiếu của polysilicon
- Kích thước đặc trưng này được cải thiện 30% sau mỗi 3 năm
Các quy tắc thiết kế đơn giản hoá
- Gate layout:
+ Layout có thể tốn rất nhiều thời gian
+ Thiết kế các cổng sao cho vừa khít với nhau: xây dựng một thư viện các cell chuẩn, phương
pháp thiết kế cell chuẩn
+ VDD và GND là các biên giới (chiều cao chuẩn): Các cổng kề nhau phải tuân thủ các luật
thiết kế
+ nMOS ở dưới và pMOS ở trên
+ Tất cả các cổng phải bao gồm các tiếp xúc nền và giàu
I) Vẽ mạch nguyên lý và layout cho mạch và hàm cho các bài tập dưới.
 Layout cho cổng đảo:
- Kích thước của transistor được định nghĩa bởi cặp thong số chiều rộng/ chiều dài
- Kích thước tối thiểu là 4 /2 , còn gọi là kích thước đơn vị (unit)
- Với quy trình có f=0,6 m, kích thước này bằng 1,2 m rộng, 0,6 m dài
II) Ước lượng diện tích cho thiết kế đó ? (tính theo )
Ước lượng diện tích bằng cách đếm số wiring track. Nhân cho 8 để biểu diễn theo .
III) Các bài tập:
1) And, or 2 ngõ vào
2) Nand, nor 2 ngõ vào
3) And, nand 2 ngõ vào
4) And, nand 3 ngõ vào
Cổng NAND 3: Các dải khuếch tán N- diffusion và p- diffusion nằm ngang.Các cổng polysilicon
theo chiều dọc. Metal 1 VDD ở trên, Metal 1 GND ở dưới. Kích thước 32 x40
5) Or, nor 3 ngõ vào
6) Demux 2 vào 4 ra
7) Hàm f=
Kích thước (5 tracks= 40 ) x (6 tracks =48 )
8) Hàm f=
9) Hàm f=
10) Hàm f=
11) Hàm f=
12) Hàm f=
13) Hàm f=
14) Bài kiểm tra thứ nhất:
a) F= A+ B
b) F= A+B+C+D
c) F=

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu SốBài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Sốviethung094
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Chu Quang Thảo
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Chuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va phoChuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va phothanhyu
 
250 bai tap_kt_dien_tu_0295
250 bai tap_kt_dien_tu_0295250 bai tap_kt_dien_tu_0295
250 bai tap_kt_dien_tu_0295Con Khủng Long
 
thuc hanh xu ly tin hieu so
thuc hanh xu ly tin hieu sothuc hanh xu ly tin hieu so
thuc hanh xu ly tin hieu soKimkaty Hoang
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune給与 クレジット
 
Giáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhGiáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhTùng Trần
 

Was ist angesagt? (20)

Chap9
Chap9Chap9
Chap9
 
Xử lý tín hiệu số
Xử lý tín hiệu sốXử lý tín hiệu số
Xử lý tín hiệu số
 
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu SốBài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
Bài Tập Xử Lí Tín Hiệu Số
 
Đề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên Matlab
Đề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên MatlabĐề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên Matlab
Đề tài: Xây dựng bài thí nghiệm xử lý tín hiệu số trên Matlab
 
Bien doi lapalce
Bien doi lapalceBien doi lapalce
Bien doi lapalce
 
Cac lenh trong matlab
Cac lenh trong matlabCac lenh trong matlab
Cac lenh trong matlab
 
Do thi-smith-chart
Do thi-smith-chartDo thi-smith-chart
Do thi-smith-chart
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
 
Phương pháp quang khắc
Phương pháp quang khắcPhương pháp quang khắc
Phương pháp quang khắc
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PICĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LẬP TRÌNH VDK PIC
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Chuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va phoChuong 4.1 tin hieu va pho
Chuong 4.1 tin hieu va pho
 
250 bai tap_kt_dien_tu_0295
250 bai tap_kt_dien_tu_0295250 bai tap_kt_dien_tu_0295
250 bai tap_kt_dien_tu_0295
 
Đề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAY
Đề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAYĐề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAY
Đề tài: Chế tạo mô hình nhà thông minh sử dụng Arduino, HAY
 
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARMĐề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
 
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAYĐề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
Đề tài: Thiết bị khóa cửa bằng bảo mật và thẻ chip RFID, HAY
 
thuc hanh xu ly tin hieu so
thuc hanh xu ly tin hieu sothuc hanh xu ly tin hieu so
thuc hanh xu ly tin hieu so
 
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptuneCác loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
Các loại mã đường truyền và ứng dụng neptune
 
Giáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhGiáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnh
 

Andere mochten auch

Quy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar Trasistor
Quy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar TrasistorQuy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar Trasistor
Quy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar TrasistorDang Dao
 
Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...
Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...
Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuyet trinh cst
Thuyet trinh cstThuyet trinh cst
Thuyet trinh cstvanmanh1688
 
Vixulychuong510
Vixulychuong510Vixulychuong510
Vixulychuong510Phi Phi
 
Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)
Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)
Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)Ngoc Bau Nguyen
 
Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...
Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...
Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...Erdi Karaçal
 
「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」
「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」
「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」ksmzn
 
mạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lường
mạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lườngmạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lường
mạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lườngChia sẻ tài liệu học tập
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểLeeEin
 
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con ngườiẢnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con ngườiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tạo ảnh bằng tia x
Tạo ảnh bằng tia xTạo ảnh bằng tia x
Tạo ảnh bằng tia xLan Đặng
 
1. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.2015
1. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.20151. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.2015
1. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.2015Lan Đặng
 
Bai 9 a sieu am tim thai
Bai 9 a sieu am tim thaiBai 9 a sieu am tim thai
Bai 9 a sieu am tim thaiLan Đặng
 
Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013 vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...
Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013  vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013  vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...
Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013 vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...Nguyen Binh
 
Tao ra tia x x-ray production
Tao ra tia x x-ray productionTao ra tia x x-ray production
Tao ra tia x x-ray productionHai Trieu
 

Andere mochten auch (20)

Quy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar Trasistor
Quy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar TrasistorQuy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar Trasistor
Quy Trình Chế Tạo Mos & Bipolar Trasistor
 
Giao tiếp TTL-CMOS
Giao tiếp TTL-CMOSGiao tiếp TTL-CMOS
Giao tiếp TTL-CMOS
 
Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...
Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...
Luận án tiến sĩ vật lí nghiên cứu chế tạo vật liệu zn wo4, pha tạp và khảo sá...
 
Thuyet trinh cst
Thuyet trinh cstThuyet trinh cst
Thuyet trinh cst
 
Vixulychuong510
Vixulychuong510Vixulychuong510
Vixulychuong510
 
Dien tu so
Dien tu soDien tu so
Dien tu so
 
Ngôn ngữ lập trình ứng dụng
Ngôn ngữ lập trình ứng dụngNgôn ngữ lập trình ứng dụng
Ngôn ngữ lập trình ứng dụng
 
Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)
Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)
Quy Trình Kiểm Tra và Đóng Gói IC (Mạch Tích Hợp)
 
Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...
Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...
Ch26 abrassive machining Erdi Karaçal Mechanical Engineer University of Gazia...
 
「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」
「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」
「トピックモデルによる統計的潜在意味解析」読書会「第1章 統計的潜在意味解析とは」
 
mạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lường
mạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lườngmạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lường
mạch tổ hợp và mạch trình tự - Điện tử Đo lường
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
 
Quang phổ FT-IR
Quang phổ FT-IRQuang phổ FT-IR
Quang phổ FT-IR
 
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con ngườiẢnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
Ảnh hưởng của bức xạ ion lên sức khỏe con người
 
Tạo ảnh bằng tia x
Tạo ảnh bằng tia xTạo ảnh bằng tia x
Tạo ảnh bằng tia x
 
Nhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia XNhiễu xạ tia X
Nhiễu xạ tia X
 
1. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.2015
1. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.20151. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.2015
1. nguyen ly va ky thuat sieu am doppler.bvtd.2015
 
Bai 9 a sieu am tim thai
Bai 9 a sieu am tim thaiBai 9 a sieu am tim thai
Bai 9 a sieu am tim thai
 
Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013 vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...
Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013  vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013  vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...
Dai cuong sieu am bs lin hday ck 2013 vat ly, nguyen ly cau tao,tien bo, anh...
 
Tao ra tia x x-ray production
Tao ra tia x x-ray productionTao ra tia x x-ray production
Tao ra tia x x-ray production
 

Ähnlich wie Cong nghe vi mach dien tu

Cấu trúc và hoạt động của pin mặt trời
Cấu trúc và hoạt động của pin mặt trờiCấu trúc và hoạt động của pin mặt trời
Cấu trúc và hoạt động của pin mặt trờiwww. mientayvn.com
 
Giao trinh cau_kien_dien_tu
Giao trinh cau_kien_dien_tuGiao trinh cau_kien_dien_tu
Giao trinh cau_kien_dien_tuquan3004
 
Cấu-kiện-điện-tử.pdf
Cấu-kiện-điện-tử.pdfCấu-kiện-điện-tử.pdf
Cấu-kiện-điện-tử.pdfYollyZoomer
 
Tính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledTính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledtrungnb22
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pidXây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pidMan_Ebook
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Man_Ebook
 
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân ThụCơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân ThụMan_Ebook
 
Lý thuyết-mạch môn điện tử
Lý thuyết-mạch môn điện tửLý thuyết-mạch môn điện tử
Lý thuyết-mạch môn điện tửHương Nguyễn
 
1-电线电缆 (1).pptx
1-电线电缆 (1).pptx1-电线电缆 (1).pptx
1-电线电缆 (1).pptxPTD QUYCOCTU
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Bài giảng máy biến áp môn Máy Điện .pdf
Bài giảng máy biến áp môn Máy Điện  .pdfBài giảng máy biến áp môn Máy Điện  .pdf
Bài giảng máy biến áp môn Máy Điện .pdfTrngSn81
 
Máy điện 1
Máy điện 1Máy điện 1
Máy điện 1hoan95
 
Giáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic sốGiáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic sốMan_Ebook
 

Ähnlich wie Cong nghe vi mach dien tu (20)

K tdien tu c 4
K tdien tu c 4K tdien tu c 4
K tdien tu c 4
 
Cấu trúc và hoạt động của pin mặt trời
Cấu trúc và hoạt động của pin mặt trờiCấu trúc và hoạt động của pin mặt trời
Cấu trúc và hoạt động của pin mặt trời
 
Cau kien dien_tu
Cau kien dien_tuCau kien dien_tu
Cau kien dien_tu
 
Giao trinh cau_kien_dien_tu
Giao trinh cau_kien_dien_tuGiao trinh cau_kien_dien_tu
Giao trinh cau_kien_dien_tu
 
Cau kien
Cau kienCau kien
Cau kien
 
Cấu-kiện-điện-tử.pdf
Cấu-kiện-điện-tử.pdfCấu-kiện-điện-tử.pdf
Cấu-kiện-điện-tử.pdf
 
Tinh toan dien tro cho led
Tinh toan dien tro cho ledTinh toan dien tro cho led
Tinh toan dien tro cho led
 
Tính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledTính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho led
 
Cau kien dien tu
Cau kien dien tuCau kien dien tu
Cau kien dien tu
 
Mạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tử
Mạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tửMạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tử
Mạ không điện cực màng Nickel cấu trúc nano cho vi cơ điện tử
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pidXây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
 
Luận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOT
Luận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOTLuận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOT
Luận văn: Tính toán thiết kế rơ le trung gian điện từ kiểu kín, HOT
 
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân ThụCơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
 
Lý thuyết-mạch môn điện tử
Lý thuyết-mạch môn điện tửLý thuyết-mạch môn điện tử
Lý thuyết-mạch môn điện tử
 
1-电线电缆 (1).pptx
1-电线电缆 (1).pptx1-电线电缆 (1).pptx
1-电线电缆 (1).pptx
 
Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...
Luận Văn Xây Dựng Hệ Truyền Động Điện Động Cơ Một Chiều Sử Dụng Bộ Điều Khiển...
 
Bài giảng máy biến áp môn Máy Điện .pdf
Bài giảng máy biến áp môn Máy Điện  .pdfBài giảng máy biến áp môn Máy Điện  .pdf
Bài giảng máy biến áp môn Máy Điện .pdf
 
Máy điện 1
Máy điện 1Máy điện 1
Máy điện 1
 
Giáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic sốGiáo trình thiết kế mạch logic số
Giáo trình thiết kế mạch logic số
 

Mehr von tiểu minh

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Vận dụng địa tô
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tôtiểu minh
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân tiểu minh
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểntiểu minh
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôtiểu minh
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèmtiểu minh
 
Quy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yenQuy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yentiểu minh
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyentiểu minh
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungtiểu minh
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họctiểu minh
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văntiểu minh
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướctiểu minh
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứutiểu minh
 

Mehr von tiểu minh (20)

Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Vận dụng địa tô
Vận dụng địa tôVận dụng địa tô
Vận dụng địa tô
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân              Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học kinh tế quốc dân
 
Thông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyểnThông tin dự tuyển
Thông tin dự tuyển
 
Tong ket 2009
Tong ket 2009Tong ket 2009
Tong ket 2009
 
Tóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tôTóm tắt địa tô
Tóm tắt địa tô
 
Tài liệu định kèm
Tài liệu định kèmTài liệu định kèm
Tài liệu định kèm
 
Quy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yenQuy hoachsdd yen
Quy hoachsdd yen
 
Quy hoạch
Quy hoạchQuy hoạch
Quy hoạch
 
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyenPhieuthongtincanhan nguyenhaiyen
Phieuthongtincanhan nguyenhaiyen
 
Phieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chungPhieu hoi cong chung
Phieu hoi cong chung
 
Ma tran
Ma tranMa tran
Ma tran
 
Đề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn họcĐề Cương đề án môn học
Đề Cương đề án môn học
 
Đầu tư
Đầu tưĐầu tư
Đầu tư
 
Bai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcnBai tap-xdddcn
Bai tap-xdddcn
 
Bài thiên văn
Bài thiên vănBài thiên văn
Bài thiên văn
 
Bài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nướcBài tập môn thuế nhà nước
Bài tập môn thuế nhà nước
 
Bài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứuBài tập nghiên cứu
Bài tập nghiên cứu
 

Cong nghe vi mach dien tu

  • 1. CÔNG NGHỆ VI MẠCH ĐIỆN TỬ Phần Lý Thuyết Tham khảo một số câu lý thuyết http://www.wattpad.com/863378-cau-1-5 Câu 1:Khái niệm IC là gì? Phân loại mạch tích hợp? Khái niệm IC Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện tử chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor, diodes, …) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở, …). Các phần tử được kết nối với nhau nhờ các vật liệu kim loại (các vật liệu kim loại đóng vai trò như các “wireless wires”) được phủ trên bề mặt của chip. Vi mạch có kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học. Phân loại mạch tích hợp: Có nhiều cách phân loại. Phân loại theo tín hiệu xử lý (hay theo bản chất của tín hiệu điện vào, ra): Các mạch tích hợp về cơ bản được chia thành 2 loại chính: + Mạch analog (hay linear) Các mạch tích hợp tương tự hoặc khuếch đại hoặc đáp ứng các điện áp biến đổi. Tiêu biểu là các mạch khuếch đại (amp), times, dao động và các mạch điều khiển điện áp (voltage regulators). + Mạch digital (hay logic) Các mạch số tạo ra hoặc đáp ứng các tín hiệu chỉ có hai mức điện áp. Tiêu biểu là các bộ vi xử lý, các bộ nhớ, và các vi điều khiển. Phân loại dựa trên quy trình sản xuất (hay theo công nghệ chế tạo): Các mạch tích hợp cũng có thể được phân loại theo công nghệ chế tạo: + IC màng (Film IC): Trên một đế bằng chất cách điện dùng các lớp màng tạo nên các thành phần khác. Loại này chỉ gồm các thành phần thụ động như điện trở, tụ điện, và cuộn cảm. + IC đơn tinh thể (Monolithic IC) còn gọi là IC bán dẫn (Semiconductor IC) – là IC dùng một đế (subtrate) bằng chất bán dẫn thường là Si. Trên đế đó, người ta chế tạo transistor, diode, điện trở, tụ điện. Rồi dùng chất cách điện SiO2 để phủ lên che chở cho các bộ phận đó trên lớp SiO2, dùng màng kim loại để nối các bộ phận với nhau. + IC lai (Hybrid IC): Vi mạch lai là sự kết hợp của 2 loại vi mạch trên. Mạch lai có thể bao gồm nhiều tinh thể monolithic được ghép nối với nhau thành một khối, nó cũng có thể là sự kết hợp giữa mạch monolithic với mạch màng mỏng thụ động. Đôi khi các IC monolithic, IC màng mỏng/ màng dầy được kết hợp với các phần tử bán dẫn để thực hiện các chức năng riêng. Các transistor và diode gắn trong mạch lai không cần có vỏ hay đế riêng, mà chỉ cần được bảo vệ bằng một lớp men tráng.
  • 2. Phân loại theo mật độ tích hợp: SSI, MSI, LSI. VLSI Câu 2: Chất bán dẫn là gì? Có mấy kiểu hạt dẫn cơ bản và chỉ ra cách để có được các loại hạt dẫn đó ? Chất bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là vật liệu trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. Gọi là "bán dẫn" (chữ "bán" theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là một nửa), có nghĩa là có thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không dẫn điện. Đó là các chất Germanium (Ge) và Silicium (Si). ==> Chất bán dẫn là chất có độ dẫn điện có thể điều khiển được, trong khoảng trung gian giữa điện môi và kim loại. Có 2 kiểu hạt dẫn cơ bản: hạt cơ bản (majority carrier) +Chất bán dẫn loại P: có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III hay tạp acceptor, dẫn điện chủ yếu bằng các lỗ trống.Ngược lại khi ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hoá trị 3 như Indium (In) vào chất bán dẫn Si thì 1 nguyên tử Indium sẽ liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị thiếu một điện tử => trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được gọi là chất bán dẫn P. Chất bán dẫn P + Chất bán dẫn loại N: có tạp chất là các nguyên tố thuôc nhóm V hay tạp donor, các nguyên tử này dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng lẻo với nhân, đấy chính là các electron dẫn chính. Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hoá trị 5 như Phospho (P) vào chất bán dẫn Si thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị, nguyên tử Phospho chỉ có 4 điện tử tham gia liên kết và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do => Chất bán dẫn lúc này trở thành thừa điện tử ( mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N ( Negative : âm ).
  • 3. Chất bán dẫn N Câu 3 : Trình bày các khái niệm : CMOS, MOSFET và MESFET ? Công nghệ MOS (Metal Oxide Semiconductor-kim loại oxit bán dẫn) có tên gọi xuất xứ từ cấu trúc MOS cơ bản của một điện cực nằm trên lớp oxit cách nhiệt, dƣới lớp oxit là đế bán dẫn. CMOS, viết tắt của "Complementary Metal-Oxide-Semiconductor" trong tiếng Anh, là thuật ngữ chỉ một loại công nghệ dùng để chế tạo vi mạch tích hợp. Công nghệ CMOS được dùng để chế tạo vi xử lý, vi điều khiển, RAM tĩnh và các mạch lôgíc số khác. Công nghệ CMOS cũng được dùng rất nhiều trong các mạch tương tự nhưcảm biến hình ảnh, chuyển đổi kiểu dữ liệu, và các vi mạch thu phát có mật độ tích hợp cao trong lĩnh vực thông tin. Cấu tạo CMOS CMOS (Complementary MOS) có cấu tạo kết hợp cả PMOS và NMOS trong cùng 1 mạch nhờ đó tận dụng được các thế mạnh của cả 2 loại, nói chung là nhanh hơn đồng thời mất mát năng lượng còn thấp hơn so với khi dùng rời từng loại một. Cấu tạo cơ bản nhất của CMOS cũng là một cổng NOT gồm một transistor NMOS và một transistor PMOS như hình 1.65 Hoạt động của mạch cũng tương tự như ở NMOS Khi ngõ vào (nối chung cực cổng 2 transistor) ở cao thì chỉ có Q1 dẫn mạnh do đó áp ra lấy từ điểm chung của 2 cực máng của 2 transistor sẽ xấp xỉ 0V nên ngõ ra ở thấp. Khi ngõ vào ở thấp Q1 sẽ ngắt còn Q2 dẫn mạnh, áp ra xấp xỉ nguồn, tức ngõ ra ở mức cao. Để ý là khác với cổng NOT của NMOS, ở đây 2 transistor không dẫn cùng một lúc nên không có dòng điện từ nguồn đổ qua 2 transistor xuống mass nhờ đó công suất tiêu tán gần như bằng 0. Tuy nhiên khi 2 transistor đang chuyển mạch và khi có tải thì sẽ có dòng điện chảy qua một hay cả 2 transistor nên khi này công suất tiêu tán lại tăng lên. Trên nguyên tắc cổng đảo, cũng giống như trước bằng cách mắc song song hay nối tiếp thêm transistor ta có thể thực hiện được các cổng logic khác (hình 1.66). Chẳng hạn mắc chồng 2 NMOS và mắc song song 2 PMOS ta được cổng NAND. Còn khi mắc chồng 2 PMOS và mắc song song 2 NMOS ta được cổng NOR.
  • 4. MOSFET MOSFET, viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor" trong tiếng Anh, có nghĩa là "transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại - Bán dẫn", là một thuật ngữ chỉ các transistor hiệu ứng trường được sử dụng rất phổ biến trong các mạch số và các mạch tương tự. Transistor MOSFET được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit Kim loại và bán dẫn ( ví dụ Oxit Bạc và bán dẫn Silic) MOSFET có hai loại: N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Input (Gate) là zero, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input. P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Input (Gate) Thông thường chất bán dẫn được chọn làsilíc nhưng có một số hãng vẫn sản xuất các vi mạch bán dẫn từ hỗn hợp của silíc và germani (SiGe), ví dụ như hãng IBM. Ngoài silíc và germani còn có một số chất bán dẫn khác như gali asenua có đặc tính điện tốt hơn nhưng lại không thể tạo nên các lớp oxide phù hợp nên không thể dùng để chế tạo các transistor MOSFET. Transistor trong công nghệ MOS là transistor hiệu ứng trường, gọi là MOSFET (metal oxide silicon field effect transistor). Có nghĩa điện trường ở phía điện cực kim loại của lớp oxit cách nhiệt có ảnh hưởng đến điện trở của đế. Phần nhiều IC số MOS được thiết kế hết bằng MOSFET, không cần đến linh kiện nào khác. Hoạt động của MOSFET có thể được chia thành ba chế độ khác nhau tùy thuộc vào điện áp trên các đầu cuối. Với transistor NMOSFET thì ba chế độ đó là: - Chế độ cut-off hay sub-threshold (Chế độ dưới ngưỡng tới hạn). - Triode hay vùng tuyến tính. - Bão hoà. Trong các mạch số thì các tranzito chỉ hoạt động trong chế độ cut-off và triode. Chế độ bão hòa chủ yếu được dùng trong các ứng dụng mạch tương tự.
  • 5. MESFET MESFET là viết tắt của Metal–Semiconductor Field Effect Transistor. Nó khá giống với một JFET . Sự khác biệt là thay vì sử dụng một đường giao nhau p-n cho một cửa, một Schottky ( kim loại - bán dẫn ) nối được sử dụng. MESFETs thường được xây dựng trong công nghệ bán dẫn hợp chất thiếu thụ động bề mặt chất lượng cao như GaAs , InP , hoặc SiC , và nhanh hơn nhưng đắt hơn silicon JFETs hoặc MOSFETs . MESFETs sản xuất đang hoạt động lên đến khoảng 45 GHz, và thường được sử dụng cho lò vi sóngtần số thông tin liên lạc và radar . Các MESFETs đầu tiên được phát triển vào năm 1966, và một năm sau đó họ tần số cực cao RF hiệu suất lò vi sóng đã được chứng minh. Từ một kỹ thuật số thiết kế mạch quan điểm, càng ngày càng khó khăn để sử dụng MESFETs làm cơ sở cho kỹ thuật số mạch tích hợp như quy mô của hội nhập tăng lên, so với CMOS silicon dựa trên chế tạo. Cấu trúc MOS cho GaAs rất khó chế tạo nên cấu trúc MESFET là cấu trúc cơ sở cho IC trên cơ sở GaAs. Cấu trúc MESFET có tốc độ cao, mật độ tích hợp cao và độ rộng vùng cấm lớn (do đó điện trở lớn). MESFET
  • 6. Câu 4 : Trình bày quy trình các bước chế tạo ra IC từ thỏi Silic đơn tinh thể ? SƠ LƢỢC VỀ QUI TRÌNH CHẾ TẠO MỘT IC ĐƠN TINH THỂ. Các giai đoạn chế tạo một IC đơn tinh thể có thành phần tác động là BJT, được đơn giản hóa gồm các bước sau: -Bước 1: 0.15mm25 – 75mmn - SiNền P-Si0.025mm0.15mmn - SiNền P-Si0.5 a. Từ một nền P-Si (hoặc n-Si) đơn tinh thể b. Tạo một lớp epitaxy mỏng loại N-Si c. Phủ một lớp cách điện SiO2 -Bước 2: Dùng phương pháp quang khắc để khử lớp SiO2 ở một số chỗ nhất định, tạo ra các cửa sổ ở bề mặt tinh thể. Từ các cửa sổ, có thể khuếch tán tạp chất vào. a.Đầu tiên, vẽ sơ đồ những nơi cần mở cửa sổ, chụp hình sơ đồ rồi lấy phim âm bản, thu nhỏ lại. Những nơi cần mở của sổ là vùng tối trên phim P-SifilmuvChất cảm quangSiO2n-SiP-SiChất cảm quangSiO2n-SiHòa tanRắn lạiP-SiSiO2n-SiHòa tanThânPnnSiO2Khuếch tán pĐảoNềnPnnSiO2Khuếch tán BaseppNềnPnnSiO2Khuếch tán EmitterppnnHình 2a. Bôi một lớp cản quang trên bề mặt. Đặt phim ở trên rọi tia cực tím vào những nơi cần mở cửa sổ được lớp đen trên phim bảo vệ. Nhúng tinh thể vào dung dịch tricloetylen. Chỉ những nơi cần mở cửa sổ lớp cản quang mới bị hòa tan, các nơi khác rắn lại. b.Lại đem tinh thể nhúng vào dung dịch fluorhydric. Chỉ những nơi cần mở cửa sổ lớp SiO2 bị hòa tan, những nơi khác nhờ lớp cản quang che chở. c. Đem tẩy lớp cản quang d. Khuếch tán chất bán dẫn P sâu đến thân, tạo ra các đảo N. e. Lại mở cửa sổ, khuếch tán chất bán dẫn P vào các đảo N (khuếch tán Base) f. Lại mở cửa sổ, khuếch tán chất bán dẫn N vào (khuếch tán Emitter) g. Phủ kim loại. Thực hiện các chỗ nối
  • 7. Câu 5 : Cho Wafer là loại p chỉ ra các bước chế tạo linh kiện CMOS cổng NOT ? Bắt đầu với một miếng bán dẫn thô. Chế tạo cổng đảo NOT từ phần đáy lên. + Bước 1: Bước đầu tiên là tạo ra một lớp bán dẫn giàu n + Bước 2: Phủ lên miếng bán dẫn một lớp SiO2 (oxide) + Bước 3: Bỏ đi lớp oxide ở nơi cần tạo bán dần giàu n + Bước 4: Đưa trực tiếp hoặc khuếch tán chất kích thích tạp loại n vào lớp bán dẫn lộ ra + Bước 5: Phủ lớp SiO2 Câu 6 : Ăn mòn là gì ? Ý nghĩa của ăn mòn trong công nghệ chế tạo vi mạch điện tử ?  Ăn mòn – trong công nghệ vi điện tử trên cơ sở silicon là một kỹ thuật rất hay được sử dụng. Có 2 phương pháp ăn mòn chính là : ăn mòn ướt và ăn mòn khô. Sau khi hình dạng của lớp cản quang được hình thành, lớp cản quang còn lại có thể được dùng như một mặt nạ, vì thế vật liệu không bị phủ bởi lớp cản quang sẽ bị ăn mòn. Nếu lớp cản quang được đặt vào bề mặt của silic đioxit thì silic đioxit cũng có thể bị ăn mòn theo cách tương tự.  Ý nghĩa của ăn mòn trong công nghệ chế tạo vi mạch điện tử - Nhờ kỹ thuật này mà chúng ta có thể mang lại kỹ thuật ăn mòn vật liệu với hệ số tỷ lệ d/w (sâu/cao) rất lớn. - Với kỹ thuật này các hãng sản xuất lớn có thể phân đoạn thiết bị dành riêng cho quá trình ăn mòn „nồng‟ với một vài micromet chiều sâu cho tới thiết bị có thể ăn mòn qua tấm silicon (cỡ 400 micromet) chỉ trong hai giờ. Câu 7 : So sánh giữa các công nghệ PMOS, NMOS, và CMOS ? Công nghệ đơn cực MOS với đặc điểm : Dễ chế tạo vì quy trình thực hiện đơn và ít công đoạn hơn công nghệ lưỡng cực do vậy giá thành rẻ. Mật độ tích hợp cao vì transistor đơn cực nhỏ về kích thước và tiêu thụ rất ít điện năng. Công suất tiêu thụ nhỏ. So sánh giữa các công nghệ PMOS, NMOS, và CMOS: PMOS (dùng MOSFET kênh P) có tần số làm việc nhỏ (khoảng 1 MHz) ; mật độ tích hợp lớn, công suất tiêu thu nhỏ, dễ chế tạo. Tuy nhiên, họ pMOS lại không tương hợp với TTL đòi hỏi nhiều điện áp nguồn nuôi khác nhau. NMOS (dùng MOSFET kênh N tăng cường) có mật độ đóng gói gần gấp đôi PMOS ; và NMOS cũng nhanh gần gấp 2 lần PMOS , tốc độ dịch chuyển cao hơn PMOS hàng chục lần. NMOS nói chung là tương hợp với TTL chỉ cần một nguồn nuôi duy nhất trong nhiều trường hợp. Các cải tiến của họ NMOS như HMOS, XMOS, VMOS có mật độ tích hợp cao hơn công suất tiêu thụ ít hơn, tần số làm việc lớn hơn.
  • 8. CMOS (MOS bù dùng cả 2 thiết bị kênh P và kênh N) lại rất tin cậy vì ngưỡng đổi trạng thái logic bằng khoảng ½ điện áp nuôi. Tuy nhiên tần số làm việc và mức tích hợp có phần nào bị hạn chế so với NMOS. CMOS rắc rối nhất và có mật độ đóng gói thấp nhất trong các họ MOS, nhưng nó có điểm mạnh là tốc độ cao hơn và công suất tiêu thụ thấp hơn. PMOS và NMOS có mật độ đóng gói lớn hơn (nhiều transistor trong 1 chip hơn) và do đó kinh tế hơn CMOS. IC NMOS và IC CMOS được dùng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật số. IC PMOS không còn góp mặt trong các thiết kế mới nữa. Tuy nhiên MOSFET kênh p vẫn rất quan trọng bởi vì chúng được dùng trong mạch CMOS. Câu 8 : Quang khắc là gì ? Trình bày vai trò của quang khắc trong quá trình chế tạo IC ? Quang khắc hay photolithography là kỹ thuật sử dụng trong công nghệ bán dẫn và công nghệ vật liệu nhằm tạo ra các chi tiết của vật liệu và linh kiện với hình dạng và kích thước xác định bằng cách sử dụng bức xạ ánh sáng làm biến đổi các chất cảm quang phủ trên bề mặt để tạo ra hình ảnh cần tạo. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong công nghiệp bán dẫn và vi điện tử, nhưng không cho phép tạo các chi tiết nhỏ do hạn chế của nhiễu xạ ánh sáng, nên được gọi là quang khắc micro (micro lithography). Một số sách giáo khoa ở Việt Nam còn dịch thuật ngữ photolithography là quang bản thạch. Kỹ thuật quang khắc Các phương pháp tạo chi tiết trong quang khắc: kỹ thuật liff-off (trái), kỹ thuật ăn mòn (phải) Quang khắc là tập hợp các quá trình quang hóa nhằm thu được các phần tử trên bề mặt của đế có hình dạng và kích thước xác định. Có nghĩa là quang khắc sử dụng các phản ứng quang hóa để tạo hình. Bề mặt của đế sau khi xử lý bề mặt được phủ một hợp chất hữu cơ gọi là chất cản quang (photoresist), có tính chất nhạy quang (tức là tính chất bị thay đổi khi chiếu các bức xạ thích hợp), đồng thời lại bền trong các môi trường kiềm hay axit. Cản quang có vai trò bảo vệ các chi tiết của vật liệu khỏi bị ăn mòn dưới các tác dụng của ăn mòn hoặc tạo ra các khe rãnh có hình dạng của các chi tiết cần chế tạo. Cản quang thường được phủ lên bề mặt tấm bằng kỹ thuật quay phủ (spin-coating).
  • 9. Cản quang được phân làm 2 loại Cản quang dương: Là cản quang có tính chất biến đổi sau khi ánh sáng chiếu vào sẽ bị hòa tan trong các dung dịch tráng rửa. Cản quang âm: Là cản quang có tính chất biến đổi sau khi ánh sáng chiếu vào thì không bị hòa tan trong các dung dịch tráng rửa. Nguyên lý hệ quang khắc Nguyên lý hệ quang khắc Một hệ quang khắc bao gồm một nguồn phát tia tử ngoại, chùm tia tử ngoại này được khuếch đại rồi sau đó chiếu qua một mặt nạ (photomask). Mặt nạ là một tấm chắn sáng được in trên đó các chi tiết cần tạo (che sáng) để che không cho ánh sáng chiếu vào vùng cảm quang, tạo ra hình ảnh của chi tiết cần tạo trên cảm quang biến đổi. Sau khi chiếu qua mặt nạ, bóng của chùm sáng sẽ có hình dạng của chi tiết cần tạo, sau đó nó được hội tụ trên bề mặt phiến đã phủ cảm quang nhờ một hệ thấu kính hội tụ. Ứng dụng của quang khắc Quang khắc là kỹ thuật đã được phát triển từ đầu thế kỷ 20, và được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp bán dẫn để chế tạo các vi mạch điện tử trên các phiến Si. Ngoài ra, quang khắc được sử dụng trong ngành khoa học và công nghệ vật liệu để chế tạo các chi tiết vật liệu nhỏ, chế tạo các linh kiện vi cơ điện tử (MEMS). Hạn chế của quang khắc là do ánh sáng bị nhiễu xạ nên không thể hội tụ chùm sáng xuống kích cỡ quá nhỏ, vì thế nên không thể chế tạo các chi tiết có kích thước nano (độ phân giải của thiết bị quang khắc tốt nhất là 50 nm), do đó khi chế tạo các chi tiết nhỏ cấp nanomet, người ta phải thay bằng công nghệ quang khắc chùm điện tử (electron beam lithography).
  • 10. Câu 9 : Khuếch tán là gì ? Trình bày vai trò của khuếch tán trong quá trình chế tạo IC ? Khuếch tán là kỹ thuật được sử dụng trong công nghệ bán dẫn để chế tạo các vùng chuyển tiếp của transistor. Có nhiều phương pháp để khuếch tán tạo vùng chuyển tiếp P-N khác nhau như phương pháp khuếch tán ở nhiệt độ cao, phương pháp cấy ion… Tuỳ thuộc vào silicon và mục đích của việc pha tạp người làm công nghệ sẽ phải dùng hai loại tạp phổ biến nhất là Boron (B) hoặc phốtpho (P) cho quá trình này. Quá trình nhiệt được dùng rộng rãi trong chế tạo IC là khuếch tán. Khuếch tán là một quá trình mà qua đó những loại nguyên tử tạp chất đặc biệt có thể được đưa vào trong vật liệu silic. Vai trò của khuếch tán trong quá trình chế tạo IC Quá trình khuếch tán pha tạp này làm thay đổi tính chất điện của silic và hình thành nên tiếp xúc p-n (Tiếp xúc p-n là thành phần cơ bản của thiết bị bán dẫn.) Miếng silic bị oxi hóa để hình thành đioxit silic và những cửa sổ nhỏ được mở trong oxit trong những vùng được chọn lựa dùng kĩ thuật quang khắc và ăn mòn . Câu 10 : Trình bày vai trò của quy trình oxi hoá trong quá trình chế tạo IC ? Quá trình oxy hóa (Oxidation) trong công nghệ chế tạo IC có vai trò: -Là quá trình oxide hóa để tạo thành các lớp cách điện ,để loại bỏ sự ảnh hưởng của các thành phần điện tử ở gần nhau : như giữa các mosfet ở gần nhau hay là giữa lớp đế với lớp poly silicon . - Oxi hoá có tác dụng bảo vệ bề mặt các linh kiện bán dẫn dưới tác dụng của môi trường bên ngoài, che chắn bề mặt Si trong quá trình khuếch tán địn xứ các tạp chất như P và B. Câu 11 : OxitSilic SiO2 có vai trò như thế nào trong công nghiệp chế tạo IC ? - Lớp SiO2 được sử dụng làm cực (gate) cửa cho bóng bán dẫn (transistor). Lớp SiO2 này có hệ số dãn nở nhiệt gần bằng hệ số giãn nở nhiệt của Si, với hằng số điện môi. -Lớp cách điện mỏng bằng Điôxít Silic (SiO2) đóng vai trò ngăn cách điện cực cổng của transistor khỏi cực máng, nơi sẽ có dòng điện chạy qua khi transistor được bật lên. Câu 12 : Trình bày vai trò và phương pháp nuôi thỏi Silic đơn tinh thể ? Vai trò nuôi thỏi Silic đơn tinh thể: - Để chuyển hoá cấu trúc đa tinh thể về đơn tinh thể. - Loại bỏ các tạp chất không mong muốn. - Trong quá trình nuôi các tạp chất có thể được đưa vào để tạo ra đơn tinh thể bán dẫn loại n hoặc p.
  • 11. Phương pháp nuôi thỏi Silic đơn tinh thể: Có 3 phương pháp nuôi từ Si EGS. - PP Czochralski (Nuôi bằng cách đun) Kĩ thuật thông thường để nuôi tinh thể được gọi là phương pháp Czochralski. Trong kĩ thuật này, một miếng nhỏ vật liệu bán dẫn được gọi là mầm được mang đến tiếp xúc với bề mặt của một vật liệu giống nó ở pha lỏng, và sau đó được kéo chậm từ thể lỏng. Khi mầm được kéo chậm, sự hóa rắn xuất hiện giữa lớp tiếp xúc lỏng-rắn. Thông thường tinh thể cũng được quay chậm khi nó đang được kéo để trộn lỏng, dẫn đến nhiệt độ đồng đều hơn. Những nguyên tử tạp chất, chẳng hạn như Bo hoặc Photpho có thể được thêm vào bán dẫn đang tan chảy. Một hạt tinh thể mầm được nhúng trong Si EGS nóng chảy, và tinh thể mầm sẽ được kéo gradual sao cho thỏi đơn tinh thể có đường kính 15cm trong quá trình làm nguội. - PP nóng chảy vùng: Một thỏi Si được đặt theo phương thẳng đứng được làm nóng chảy cục bộ từ dưới lên. Vùng nóng chảy được tái tinh thể hoá nhờ các tinh thể mầm. - PP Bridgeman: Dùng chủ yếu cho GaAs. Trong đó vật liệu đa tinh thể được làm nóng chảy dọc theo thuyền hẹp và nhờ lò quét dọc và được làm nguội từ một phía có gắn với tinh thể mầm. Câu 13 : Ý nghĩa của phòng sạch trong công nghệ chế tạo vi mạch điện tử ? Một phòng sạch hay căn phòng sạch sẽ là một môi trường, thường được sử dụng trong sản xuất hoặc nghiên cứu khoa học, có trình độ thấp của môi trường ô nhiễm như bụi, không khí vi trùng , phun hạt và hơi hóa chất. Chính xác hơn, một phòng sạch có kiểm soát mức độ ô nhiễm được xác định bởi số lượng của các hạt trong một mét khối tại một kích thước hạt được chỉ định. Để cung cấp cho quan điểm, không khí xung quanh bên ngoài trong một môi trường đô thị điển hình chứa 35.000.000 hạt trong một mét khối trong phạm vi kích thước 0,5 mm và đường kính lớn hơn, tương ứng với một tiêu chuẩn ISO 9 phòng sạch, trong khi một tiêu chuẩn ISO 1 phòng sạch cho phép không có các hạt trong đó phạm vi kích thước và chỉ có 12 hạt trong một mét khối 0,3 mm và nhỏ hơn.
  • 12. Chế tạo microchip , chip - . - , “or”, “not”. C - . . . - “sao y b . - - . .
  • 13. Hiện nay các công ty sản xuất chip thường mua wafer làm sẵn. Wafer có nhiều kích cỡ khác nhau, thường thì có đường kính 5 inch, 8 inch và 12 inch. Wafer là một bản mạch mỏng hình tròn được làm từ chất bán dẫn (Silicon). Bằng các giai đoạn xử lý khác nhau trong phòng sạch (clean room) người ta tạo ra rất nhiều chip trên một wafer. Các quá trình xử lý wafer Tất cả được thực hiện trong môi trường siêu sạch (ultra clean room). Rửa (wet process): đây là bước làm sạch wafer bằng các dung dịch hóa học. Ví dụ APM (hỗn hợp NH4OH/H2O2/H2O) dùng để làm sạch các particle như bụi trong không khí, bụi từ người bay ra; HPM (hỗn hợp Cl/H2O2/H2O) dùng làm sạch các tạp chấp và kim loại hiếm (Cu, Au, Pt...); HPM (hỗn hợp H2SO4/H2O2) làm sạch các tạp chất hữu cơ (resist) và kim loại (Ze, Fe...); DHF (axit HF loãng) dùng để loại bỏ các phần SiO2 không cần thiết. Ô-xi hóa (Oxidation): tạo SiO2 trên bề mặt wafer trong đó lớp SiO2 mỏng cỡ 1 tới 2 nanomet sẽ trở thành gate của transistor. Check: cấu tạo và nguyên lý hoạt động của MOSFET, ITRS (international technology roadmap for semiconductor), LOCOS (local oxidation of silicon), STI (swallow trench isolation) CVD (Chemical Vapor Deposition): tạo các lớp film mỏng trên bề mặt wafer bằng phương pháp hóa học (SiO2, Si3N4. Poly- Si, WSi2). Ví dụ có thể dùng CVD ở áp suất thấp trong môi trường SiH4 và H2 để tạo ra lớp poly-Si (Si đa tinh thể) để làm điện cực cho transistor. Cấy Ion (Ion implantation): Sử dụng các nguồn ion năng lượng cao (vài chục tới vài trăm keV, nồng độ cỡ 2E-15 cm-3) bắn trực tiếp lên bề mặt Si nhằm thay đổi nồng độ tạp chất trong Si. Ví dụ bắn các ion As để tạo ra vùng n+ để làm source và drain cho MOSFET. Cắt (etching): loại bỏ các phần SiO2 không cần thiết. Có hai loại: wet-etching dùng axit HF loãng để hòa tan SiO2; dry- etching dùng plasma để cắt SiO2 khỏi bề mặt Si. Check: high-density plasma etching, RIE (Reactive Ion Etching), HF, etching Photolithography: phương pháp xử lý quang học để transfer mask pattern lên bề mặt wafer. Wafer sẽ được phết một lớp dung dịch gọi là resist, độ dày của lớp này khoảng 0.5um. Ánh sáng sẽ được chiếu lên mask, phần ánh sáng đi qua sẽ làm mềm resist. Sau khi rửa bằng dung dịch đặc biệt (giống tráng ảnh), phần resist không bị ánh sáng chiếu vào sẽ tồn tại trên wafer như là mask. (trong trường hợp này resist là loại positive). Sputtering: Là phương pháp phủ các nguyên tử kim loại (Al, Cu) lên bề mặt wafer. Ion Ar+ với năng lượng khoảng 1 keV trong môi trường plasma sẽ bắn phá các target kim loại (Al, W, Cu), các nguyên tử kim loại sẽ bật ra bám lên bề mặt wafer. Phần bị phủ sẽ trở thành dây dẫn nối các transistor với nhau. Annealing: Xử lý nhiệt giúp cho các liên kết chưa hoàn chỉnh của Si (bị damaged bởi ion implantation etc.) sẽ tạo liên kết với H+. Việc này có tác dụng làm giảm các trap năng lượng tại bề mặt Si và SiO2. CMP (Chemical Mechanical Polishing): Làm phẳng bề mặt bằng phương pháp cơ-hóa. Đây là kỹ thuật mới được áp dụng vào semiconductor process. Có tác dụng hỗ trợ thêm cho các xử lý như photolithography, etching,... Kiểm tra - Đóng gói - Xuất xƣởng Các xử lý ở phần 3 sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần tùy thuộc vào mức độ phức tạp của chip. Cuối cùng chip sẽ được cắt rời (một tấm wafer 300mm có thể tạo được khoảng 90 con chip Pentium IV). Một loạt các xử lý khác như back grinding (mài mỏng phần mặt dưới của chip), bonding (nối ra các pins, dùng chì mạ vàng hoặc đồng), mold (phủ lớp cách điện), marking (ghi tên hãng sản xuất,...).
  • 14. Phần Bài Tập Lý thuyết cho phần bài tập Chú ý: và (AND) nối tiếp, hoặc (OR) song song 0=pMOS, 1= nMOS Các hệ thức cơ bản và hệ quả trong đại số logic A + 0 = A; A+1= 1 A.1=A; A.0=0 A + A = A ; A + B = B+A A.A= A; A. =0; A.B=B.A A +AB = A A.(A + B) =A AB + A = A (A + B).(A + ) =A Định lý Demoorgan = . ; = + Mạch CMOS – Thiết kế và layout  Cấu trúc CMOS Complementảy CMOS logic gates nMOS pull-down network pMOS pull0up network a.k.a static CMOS Serier and parallel nMOS: 1=ON pMOS: 0=ON Series: both must be ON Parallel: either can be ON Độ mạnh yếu của tín hiệu: Độ mạnh của tín hiệu: cho biết tín hiệu đó gần bằng hay cách xa các nguồn áp lý tưởng. VDD và GND là các tín hiệu 1 và 0 mạnh nhất. nMOS cho qua tín hiệu 0 mạnh nhưng làm yếu tín hiệu 1. pMOS cho qua tín hiệu 1 mạnh nhưng làm yếu tín hiệu 0. Do đó nMOS thích hợp nhất cho mạng kéo xuống (pull-down network) Ứng dụng của transistor: Các transistor có thể dùng như các công tắc. Các cổng loại trên cho ra tín hiệu yếu. Các cổng sau cho tín hiệu tốt hơn.
  • 15.  Thiết kế vật lý cơ bản các cổng logic đơn giản Cổng NOT- ĐẢO Cổng NOR Cổng NAND Cổng XOR A B =A. + .B Cổng NAND 3 ngõ vào Các cổng 3 trạng thái Cổng 3 trạng thái hồi phục và không hồi phục Các mạch dồn kênh: - MUX : Bộ MUX không hồi phục sử dụng 6 transistor. - Bộ MUX đảo: Sử dụng mạch tổ hợp AOI22 (Add-Or-Invert). Hoặc một cặp cổng 3 đảo trạng thái. Là bộ dồn kênh không đảo ghép với cổng đảo. Bộ chọn kênh: - Chọn 1 trong 4 ngõ vào dựa trên 2 đường điều khiển. - Gồm 2 tầng ghép kênh 2: 1 hoặc 4 cổng 3 trạng thái. Tạo chốt D: - Còn gọi là chốt trong suốt (transparent latch) hay chốt nhạy mức (level-sensitive latch) - Khi CLK=1, chốt được gọi là trong suốt (transparent): D thong tới Q như một bộ đệm - Khi CLK=0, chốt được gọi là mờ đục (opaque): Q giữ nguyên giá trị của nó không phụ thuộc vào D. - D-Flip-Flop: + Khi CLK chuyển từ 0 lên 1, giá trị của D được chuyển cho Q. + Ở các thời điểm khác, Q giữ nguyên giá trị cũ. + Còn gọi là flip-flop kích canh lên, flip-flop chủ tớ.  Layout cổng logic - Chip được xác định bởi tập hợp các “mặt nạ” - Các kích thước tối thiếu của mặt nạ sẽ xác định được kích thước transistor (và do đó xác định tốc độ, giá thành và công suất) - Kích thước đặc trưng f= khoảng cách giữa nguồn và máng - Được quy định bởi chiều rộng tối thiếu của polysilicon - Kích thước đặc trưng này được cải thiện 30% sau mỗi 3 năm Các quy tắc thiết kế đơn giản hoá - Gate layout: + Layout có thể tốn rất nhiều thời gian + Thiết kế các cổng sao cho vừa khít với nhau: xây dựng một thư viện các cell chuẩn, phương pháp thiết kế cell chuẩn + VDD và GND là các biên giới (chiều cao chuẩn): Các cổng kề nhau phải tuân thủ các luật thiết kế + nMOS ở dưới và pMOS ở trên + Tất cả các cổng phải bao gồm các tiếp xúc nền và giàu
  • 16. I) Vẽ mạch nguyên lý và layout cho mạch và hàm cho các bài tập dưới.  Layout cho cổng đảo: - Kích thước của transistor được định nghĩa bởi cặp thong số chiều rộng/ chiều dài - Kích thước tối thiểu là 4 /2 , còn gọi là kích thước đơn vị (unit) - Với quy trình có f=0,6 m, kích thước này bằng 1,2 m rộng, 0,6 m dài II) Ước lượng diện tích cho thiết kế đó ? (tính theo ) Ước lượng diện tích bằng cách đếm số wiring track. Nhân cho 8 để biểu diễn theo . III) Các bài tập: 1) And, or 2 ngõ vào 2) Nand, nor 2 ngõ vào 3) And, nand 2 ngõ vào 4) And, nand 3 ngõ vào Cổng NAND 3: Các dải khuếch tán N- diffusion và p- diffusion nằm ngang.Các cổng polysilicon theo chiều dọc. Metal 1 VDD ở trên, Metal 1 GND ở dưới. Kích thước 32 x40 5) Or, nor 3 ngõ vào 6) Demux 2 vào 4 ra 7) Hàm f= Kích thước (5 tracks= 40 ) x (6 tracks =48 ) 8) Hàm f= 9) Hàm f= 10) Hàm f= 11) Hàm f= 12) Hàm f= 13) Hàm f= 14) Bài kiểm tra thứ nhất: a) F= A+ B b) F= A+B+C+D c) F=