SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 7
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN MỸ
PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN MỸ
(THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM SAU 115 NĂM)
Khoa học pháp lý, số 4 năm 2000
 Một trong những nhiệm vụ cấp bách trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh
tế hiện nay tại Việt Nam là xây dựng Luật bảo vệ cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.Kết hợp
một cách khoa học giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm các quốc gia
có hệ thống pháp luật điều chỉnh độc quyền ở trình độ phát triển cao vào hoàn cảnh cụ thể
cuả Việt Nam là điều cần thiết. TTKHPL xin giới thiệu bản lược dịch bài viết của GS Đại học
Tổng hợp Quốc tế Mátxcơva G.I. Nhikerốp, đăng trên tạp chí “Nhà nước và pháp luật”; số 6
năm 1999.

Tại Mỹ, Luật pháp chống độc quyền (chống tờ-rớt) là sản phẩm thuần Mỹ, là kết quả của một
xã hội mà trong đó mọi mặt của cuộc sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa
học đều thể hiện sự ganh đua chèn ép để vượt lên trên.
Quá trình hình thành và phát triển pháp luật chống tờ-rớt.
Cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ 18 là động lực của phát triển kinh tế nước
Mỹ.Trong bối cảnh ấy hình thành hàng loạt các công ty tập đoàn lớn. Hệ quả của quá trình
này là sự hạ giá của hàng loạt hàng hóa, dịch vụ trong đó có vé tàu hỏa, sự thua lỗ và phá sản.
Vào những năm 80, các công ty thay đổi chiến lược : Thỏa thuận với nhau nhằm ổn định và
tăng giá hàng hóa dịch vụ , phân chia thị trường, hình thành các tập đoàn, sát nhập các công
ty. Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động, thợ thuyền, những người kinh doanh, buôn bán
nhỏ ngày càng khốn đốn. Đối đầu với các thế lực độc quyền là các đảng phái cực tả và các
tầng lớp nhân dân.
Dước các áp lực các lực lượng này, lần lượt các Tiểu Bang và cuối cùng là Liên bang thông
qua các Đạo luật chống Tờ-rớt. Đạo luật chống Tờ-rớt đầu tiên của Mỹ là Luật của Bang
Alabama năm 1883. Tám năm sau 18 Bang có luật chống Tờ_rớt của bang mình.
Vào năm 1890 Dự luật chống độc quyền của Nghị sỹ Sherman của Bang Ohio được Hạ Viện
Mỹ thông qua và Tổng thống Harrison ký công bố. Đạo luật Sherman cấm hạn chế thương
mại và các hành vi độc quyền hóa thị trường, giao cho Bộ Tư Pháp tiến hành điều tra, khởi tố
các vụ việc liên quan đến độc quyền . Đạo Luật này được đánh giá là viên gạch đầu tiên của
hệ thống pháp luật chống độc quyền tại Mỹ. Song trên thực tế, từ lúc ban hành đến năm 1895,
Đạo Luật Sherman được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu chống các cuộc đình công của
thợ thuyền. Mãi cho đến năm 1897 nó mới được sử dụng đúng chức năng thực sự của nó để
luận tội các thỏa thuận ngầm về giá. Vào năm 1904, Tổng thống Roosevelt đã sử dụng Đ. 2
Luật này để tấn công vào 3 Tờ-rớt khổng lồ của nước Mỹ. Đến những năm 1911-1912, Đạo
luật này thực sự là lá chắn của Nhà nước để thúc đẩy cạnh tranh.
Bản án tiêu biểu nhất trong giai đoạn này do Tòa thượng thẩm khu vực số 6 xét xử vụ US. vs.
Addiston Pipe and Steel. Co, do Bộ Tư Pháp khởi kiện. Các bị đơn (các nhà sản xuất ống
gang) ký kết một thỏa thuận về giá cho sản phẩm của họ. Tòa thượng thẩm phán quyết rằng
đây là hành vi phạm luật, còn tự bản thân (per se) thỏa thuận ngầm (không nhất thiết chứng
minh hậu quả đối với cạnh tranh) đã hội đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm pháp
lý . Kể từ đây, hình thành một học thuyết tư pháp (per se) như là một tiền lệ tồn tại cho đến
sau này và áp dụng trong việc xét xử các vụ việc chống tờ-rớt.
Cùng thời gian này vào năm 1911, Tòa Tối cao Mỹ cũng hình thành một tiền lệ khác có tên
là: Qui tắc hợp lý ( mặc nhiên) khi xét xử vụ U.S. vs Standard Oil of New Jersey, nội dung
của tiền lệ thể hiện việc áp dụng một cách thận trọng khi ra các quyết định về giải thể, chia
tách các công ty độc quyền, tức xem xét tổng thể cái lợi, hại, được, mất khi tiến hành giải thể,
chia tách và thu hẹp một số hành vi cấm độc quyền thị trường được quy định tại Đ.2 Đạo
Luật Sherman
Trong những năm sau đó, pháp luật chống độc quyền Mỹ tiếp tục hoàn thiện bởi Đạo Luật
Sherman không dự liệu khả năng ngăn chặn và hình thành độc quyền nhóm trên các lĩnh vực.
Dưới thời Tổng Thống Wilson thông qua hai Đạo Luật: Đạo Luật Clayton và Đạo Luật về Ủy
ban Thuơng mại Liên bang (UBTMLB). Nội dung Đạo Luật Clayton cấm các hành vi sát
nhập, nhằm hạn chế cạnh tranh về giá, các hợp đồng độc tôn và điều kiện ràng buộc. Nội
dung Đạo Luật thứ hai qui định địa vị pháp lý của Ủy ban Thương mại Liên bang- cơ quan
chuyên trách về cạnh tranh và độc quyền, hoạt động độc lập với Bộ tư pháp. Vào năm 1936
dưới áp lực của các công ty thương mại nhỏ, Hạ viện Mỹ thông qua Đạo Luật Robinson-
Petman để bổ sung Đạo Luật Clayton, cụ thể hoá các hành vi phân biệt đối xử về giá, đặc biệt
là Đạo Luật Seller-Kefover 1950 thay đổi Đ.7 Đạo Luật Clayton, tấn công vào các hành vi
liên kết theo chiều dọc cuả các công ty tập đoàn.
Sự thay đổi cơ bản trong pháp luật chống độc quyền ở Mỹ thời gian sau đó phải kể đến Luật
Hart – Scott - Rodino 1976 và các đạo luật khác ban hành trong giai đoạn những năm 70 đến
90. Các đạo luật này sửa đổi cách phân loại tội phạm theo Luật Sherman từ ít nghiêm trọng
đến đặc biệt nghiêm trọng và tăng mức phạt lên 20 lần, quy định nghĩa vụ các công ty phải
thông báo các kế hoạch sát nhập lớn, tăng gấp đôi chi phí từ ngân sách liên bang cho Cục
chống tờ-rớt thuộc Bộ tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang. Bộ máy kiểm soát cạnh
tranh và chống độc quyền hiện nay của Mỹ với một cơ cấu khổng lồ và thực sự có năng lực
với hàng chục ngàn luật gia và các nhà kinh tế có bề dày kinh nghiệm và các chuyên gia
trong mọi lĩnh vực. Pháp luật chống độc quyền được đưa vào giảng dạy trong các chương
trình đào tạo tại một số trường đại học tại Mỹ với tư cách là một môn học với vô vàn các tài
liệu tham khảo, giáo trình...
SỰ ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI THỊ TRƯỜNG.
Vấn đề điều tra các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu
tại Mỹ, bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và độc quyền diễn ra
rất phức tạp.
Chương I Đạo Luật Sherman cấm các thỏa thuận và hợp nhất thành các tờ-rớt, các hình thức
thoả thuận nhằm thiết lập vị thế thống trị và ngăn cản phát triển thương mại công nghiệp giữa
các bang hoặc với nước ngoài
Những hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và theo
chiều dọc. Hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang: là các hành vi thỏa thuận giữa các công ty xí
nghiệp cạnh tranh. Hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc là thỏa thuận giữa người sản xuất, cung
cấp với người mua, người tiêu thụ
Đặc biệt Nhà nước Hoa Kỳ có sự “quan tâm đặc biệt” đến các thỏa thuận giữa các nhà cạnh
tranh về việc định giá mang tính độc quyền đối với hàng hóa và dịch vụ
Các thẩm phán cho rằng: Nếu việc chứng minh được yếu tố thỏa thuận về giá thì tự bản thân
sự thỏa thuận ấy mặc nhiên (per se) là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nguyên đơn
không có nghĩa vụ chứng minh rằng thiệt hại do sự thỏa thuận mang lại đã hiện hữu hay sẽ
xảy ra.
Học thuyết per se lúc đầu đưa ra như một án lệ và sau đó được khẳng định bởi Tòa án Tối cao
Mỹ vào năm 1927 qua bản án U.S. vs Trenton Potterries Co. Hồ sơ vụ án như sau: 20 công ty
tư nhân và 23 công ty cổ phần kiểm soát 82% thị trường vật liệu, thiết bị vệ sinh tiến hành
thành lập hiệp hội. Hiệp hội này định giá cung cấp, giá cho người bán sỉ và ràng buộc những
ngưới bán sỉ phải bán lẻ với giá do họ đưa ra. Thẩm phán Stown nhận định: ”tự bản thân việc
thỏa thuận hạn chế về giá mặc nhiên là bất hợp pháp và không thiện chí, mà không phải điều
tra chứng minh sự bất hợp pháp và không thiện chí của từng loại giá cụ thể”
Một biểu hiện khác của hành vi thỏa thuận về giá là hành vi thỏa thuận ép giá trong đấu thầu.
Ví dụ: sự thỏa thuận ép giá để thắng thầu của 29 công ty sản xuất thiết bị, cơ sở hạ tầng cho
ngành điện trong một thời gian dài trong đó có “con bạch tuột nổi tiếng “ như General
Electric và Vectingas. Vào những năm 1960 các công ty này ra hầu tòa, 7 trong trong số này
chịu án tù, tổng số tiền phạt lên đến 1,9 triệu USD và bồi thường thiệt hại 405 triệu USD
Elzinga K.G; Breit W, The antitrusst penalties, New haven and London 1976; p. 32;56;141..
Trong thời gian từ 1988 đến 1991 Bộ tư pháp tiến hành điều tra và truy tố các thủ đoạn đấu
thầu cung cấp sữa cho các trường phổ thông, khởi tố 73 vụ án hình sự ở 10 bang, 36 công ty
bị truy tố, tổng số tiền phạt lên đến 26 triệu USD An. Agenda for the antitrust division-
Cambrige 1992 p. 3,4
.
Bên cạnh các thỏa thuận về giá là sự thỏa thuận về phân chia thị trường, mỗi địa hạt thống trị
một công ty độc quyền, thao túng giá sản phẩm. Vào năm 1972, Tòa Tối cao vận dụng tiền lệ
“per se” vạch trần các hành vi cuả Hiệp hội: Topkoy associates trong việc thỏa thuận phân
chia thị trường. Hiệp hội này bao gồm 25 doanh nghiệp vừa và lớn trong việc sản xuất và bán
sỉ hơn 1000 mặt hàng. Hiệp hội này phân chia thị trường tiêu thụ cố định cho mỗi thành viên.
Thẩm phán Marsall cho rằng đây là những hành vi độc quyền theo chiều ngang và hạn chế
cạnh tranh, tiêu diệt tự do thương mại.
Trong một số trường hợp, việc trao đổi các thông tin về giá giữa các công ty cạnh tranh cũng
được xem xét như là một hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Vào năm 1969 Tòa tối cao Mỹ xét
xử vụ tập đoàn “ congteine” và 17 nhà sản xuất côngtơnơ tôn sóng (các công ty này cung ứng
90% lượng côngtơnơ tôn sóng cho các Bang phía đông nam) thỏa thuận thông báo chi tiết
cho nhau về giá cung cấp khi bán hàng hóa của mình cho các nhóm người mua số lượng lớn.
Thẩm phán nhận định rằng đây là hành vi bất hợp pháp.
Trong vụ Klor kiện Brodvey-keil storis được Tòa tối cao Mỹ xét xử vào năm 1959, Tập đoàn
thương mại Brodvei khei storis (bị đơn) là người mua chính các sản phẫm thiết bị điện dân
dụng buộc các nhà cung cấp chấm dứt quan hệ thương mại hoặc quan hệ với các điều kiện
khắt khe, bất hợp lý với nguyên đơn chỉ vì công ty này hạ giá.. Nhận định của Thẩm phán
rằng trong trường hợp này là hành vi thỏa thuận để tẩy chay
Pháp luật chống độc quyền Mỹ chú trọng đến các hiện tượng thỏa thuận về giá hình thành thị
trường theo chiều dọc. Sự thỏa thuận tăng giá không chỉ trong khuôn khổ các công ty cạnh
tranh mà còn giữa các công ty cạnh tranh với các cá nhân riêng biệt tạo thành một mắt xích:
nhà sản xuất- người bán sỉ- người bán lẻ- người mua. Hành vi trên gọi là thỏa thuận cản trở
cạnh tranh theo chiều dọc hay hạn chế thương mại theo chiều dọc và là hành vi phạm luật. Đ.
3 Luật Clayton cấm người bán thiết lập giá bán lại, nếu sự định giá này làm suy yếu cạnh
tranh và thiết lập, hình thành độc quyền.
Vào năm 1911 tòa Tối cao Mỹ xét xử vụ công ty dược Mailz. Công ty này tiến hành kiểm
soát và định giá sản phẩm của mình trong việc bán sỉ và bán lẻ của các cửa hàng tự do, ngoài
ra công ty này còn định giá tối thiểu trong việc bán lại sản phẩm. Tòa án nhận định đây là là
hành vi bất hợp pháp. Thẩm phán lý giải nhận định của Tòa án như sau :
1. Người sản xuất hoặc người bán lại, khi bán hàng của mình, nhận tiền tức là đã từ bỏ quyền
sở hữu của mình đối với hàng hóa đã bán vì vậy việc quan tâm đến giá cả của nó trong tương
lai là không cần thiết.
2. Thiết lập giá cho người trung gian và sự chấp mhận giá tối thiểu trong việc bán lại hàng
hóa, thực tế là sự thỏa thuận về giá và chịu chế tài của pháp luật.
Cho đến năm 1977 tòa án áp dụng tiền lệ “per se” để xét xử các vụ án độc quyền theo ngành
dọc. Tuy nhiên sau bản án của Tòa Tối cao về vụ Continental T.V., Inc. vs GTE Sylvania Inc,
tiền lệ này được sửa đổi theo hướng nhẹ hơn. Quan điểm này được nhận định rõ trong vụ án
Business Electronics. vs. Sharp Electronics rằng học thuyết per se tòa án chỉ áp dụng trong
trường hợp nhận thấy sự thỏa thuận về giá giữa người cung cấp và người bán một cách rõ
ràng. Cuối cùng qua bản án Y.E.A Petrol kiện công ty dầu khí Atlantic Rirfirt học thuyết per
se đã bị hủy bỏ. Tòa án cho phép thực hiện các thỏa thuận theo chiều dọc về giá tối đa bởi:
Một mức giá thấp là có lợi cho người tiêu dùng không phụ thuộc vào việc đấy là giá thoả
thuận hay không, nếu nó không lớn hơn giá Demping và không mang lại hậu quả xấu cho
cạnh tranh.
Luật Clayton nghiêm cấm các hành vi thương mại với mục đích hạn chế sự tự do lựa chọn
của người mua làm giảm sức cạnh tranh, như là các hợp đồng ràng buộc các điều kiện về
phạm vi lãnh thổ của người phân phối, các hợp đồng loại trừ (chỉ mua từ những người bán
nhất định và bán cho những người mua nhất định).
Đ. 2 Luật Clayton nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử nếu nó xâm hại sự cạnh tranh
lành mạnh và thiết lập độc quyền phân biệt đối xử về giá , tức là khi cùng một mặt hàng có
công dụng như nhau được bán với giá khác nhau cho người tiêu dùng.
Việc phân biệt về giá còn thể hiện ở việc các công ty lớn sử dụng hàng loạt các biện pháp
khuyến mãi về giá đối với những nhóm người mua cụ thể hoạt động trên địa bàn cụ thể nhằm
đánh bật và loại trừ đối thủ của mình ra khỏi thị trường để tạo thế độc quyền và sau đó tăng
giá thu lại các khoản lợi nhuận kết xu. Từ 1914 đến nay (1999) UBTMLB ban hành hơn 2000
văn bản cấm phân biệt đối xử về giá.
Ví dụ về phân biệt đối xử giá diễn ra sôi động nhất trên thị trường sản xuất và phân phối thực
phẩm. Công ty thực phẩm đa quốc gia Continental baking, Petmillk và Karnation thống lĩnh
thị trường bánh kem từ trước năm 1957 tại TP Soltlak Citi Bang Yta.Tuy nhiên hai năm sau
một công ty “Yta Time” không lớn lắm tại điạ phương, đã vươn lên chiếm 67% thị phần
thông qua việc hạ giá bởi tiết kiệm được chi phí sản xuất và vận chuyển. Đối phó với “Yta
time” ba con “bạch tuột” trên đã thỏa thuận với nhau giá bán thấp hơn giá thành tự có và thấp
hơn giá cuả Yta time. Vào năm 1959 thị phần của Công ty này chỉ còn 34% buộc nó phải hạ
giá sản phẩm từ 4,15 USD xuống 2,75 USD / 1 bánh . Mãi đến những năm 1960-1961 Yta
time mới giành lại được khoảng 45-46% thị trường và tiến hành kiện ra tòa. Vụ việc được
Tòa án Tối cao xét xử vào năm 1967 và phán xét hành hành động của công ty đa quốc gia là
hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Theo nhận định của thẩm phán : Một người bán không có
quyền bán cùng loại sản phẩm cho các người mua khác nhau bằng các giá khác nhau, nếu
hành vi này mang lại những thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Trong vụ này, việc công ty đa
quốc gia chỉ hạ giá sản phẩm của mình trong một địa điểm nhất định là Thành phố Soltlai Citi
để gạt đối thủ cạnh tranh ra khỏi thĩ trường.
Việc hạ giá của công ty Ytabai là hành vi hợp pháp bởi:
q Thứ nhất: Giá bán của Ytabai gần với giá thành sản phẩm hơn hơn giá cuả công ty đa quốc
gia
q Thứ hai: Theo pháp luật hiện hành các công ty nhỏ và các công ty mới thành lập được phép
hạ đến một mức giá nhất định để hội nhập vào thị trường
Điều chỉnh cấu trúc thị truờng
Chức năng quan trọng của pháp luật chống độc quyền là điều chỉnh cấu trúc thị trường, chức
năng này thể hiện ở hai hướng:
Ngăn chặn các hành vi sát nhập phản cạnh tranh
Ban hành các biện pháp làm suy yếu những lĩnh vực thị trường đã độc quyền
Điều 7 Đạo luật Clayton ngiêm cấm các hành vi sát nhập công ty nếu làm suy yếu cạnh tranh
một cách trầm trọng và hình thành thế độc quyền. Đạo luật bổ sung luật luật Clayton yêu cầu
các công ty phải báo cáo trước cho Cục chống độc quyền thuộc Bộ tư pháp và UBTMLB về
kế hoạch sát nhập ( mua lại)
Theo pháp luật hiện hành , người mua, người bán có nghĩa vụ thông báo nếu:
1. Hành vi mua bán diễn ra tại Mỹ với giá lớn hơn 100 triệu USD hoặc tài sản có tại Mỹ lớn
hơn 10 triệu USD và ngược lại
2. Giá trị hợp đồng mua bán không nhỏ hơn 15 triệu USD (hoặc không nhỏ hơn 25 triệu USD
nếu người bán không phải là một công ty Mỹ) hoặc nắm giữ không thấp hơn 15% số cổ phiếu
có quyền biểu quyết.
Thời hạn xem xét đơn là 15-> 20 ngày. Nếu sau thời gian này các cơ quan trên không có ý
kiến phản đối, các bên có thể thực hiện việc mua, bán, sát nhập theo kế hoạch của mình. Việc
thông báo về dự định sát nhập là nghĩa vụ bắt buộc. Không tuân thủ qui định này đã đủ cơ sở
để áp dụng các chế tài. Ví dụ vào năm 1991 công ty Atlantia rirfild và Union Karbaid phải
nộp phạt 2 triệu USD vì lỗi trên.
Kiểm soát sát nhập, mua lại được tiến hành dưới nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào qui
mô sát nhập, đặc biệt là các sát nhập theo chiều ngang. Khi xét xử các vụ này Tòa án tuân thủ
các nguyên tắc sau:
q Không thể sát nhập các công ty là các nhà sản xuất với qui mô lớn sản xuất cùng một sản
phẩm trong cùng một khu vực địa lý;
q Không thể sát nhập một công ty tương đối lớn với một công ty lớn nhất cùng một lĩnh vực
đã tồn tại.
Tòa án đặc biệt chú ý đến mức độ tập trung tích tụ thị trường và xu hướng phát triển. Sự sát
nhập các công ty với mức độ tập trung tích tụ cao với xu hướng hình thành vị thế độc quyền
được các thẩm phán chú ý kiểm soát gắt gao.
Bộ Tư pháp, UBTMLB thường xuyên ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh và hướng
dẫn việc sát nhập các công ty . Các văn bản này hướng dẫn việc xác định mức độ tập trung
tích tụ hình thành vị thế độc quyền và nguy hại đến cạnh tranh . Thông thường được dựa trên
các yếu tố sau:
q Nguy cơ tác hại đối với sự cạnh tranh;
q Khả năng hội nhập vào thị trường của các công ty mới thành lập;
q Năng suất hiệu quả sản xuất;
q Sự phá sản.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định cuối
cùng.
Đ 1.5 Thông tư năm 1992 đưa ra tiêu chuẩn (hệ số) Kherrphindala-khersman để đánh giá
mức độ tích tụ thị trường của các công ty lớn
Tiêu chuẩn Kherrphindala-khersman là tổng bình phương thị phần của các công ty tham gia
thị trường :
Ví dụ; trên thị trường , trong một lĩnh vực nào đó có 4 công ty chiếm lần lượt là
30,25,20,15% . ta có :
30 bình phương+ 25 bình phương +20 bình phương +15 bình phương= 2150
(Trong trường hợp này 2150 là chỉ số Kherrphindala-khersman)
Nếu chỉ số này càng gần số 0 thì đó là một cấu trúc thị trường được chia cắt nhỏ, hoàn hảo.
Nếu chỉ số này là 10.000: đó là thị trường độc quyền 100%, nếu chỉ số này dưới 1000 được
các nhà chức trách ở Cục chống độc quyền và UBTMLB xem là thị trường không có sự tích
tụ và hoạt động bình thường, nếu chỉ số từ 1000 đế 1800: thị trường tích tụ, tập trung, từ 1800
trở lên: thị trường tập trung và tích tụ cao.
Các cơ quan như UBTMLB và Cục chống độc quyền theo dõi diễn biến chỉ số này trước và
sau khi sát nhập. Nếu sau khi sát nhập chỉ số này dưới 1000 thì thị trường hoạt động bình
thường. Khả năng nếu sau khi sát nhập chỉ số từ 1000--> 1800 là hiện tượng thị trường tích tụ
ôn hòa có chừng mực. Chỉ số tăng lên 100 đơn vị sau sát nhập được coi là không nguy hiểm
và có thể cho phép sát nhập. Nếu chỉ số này tăng lên trên 100 đơn vị sau khisát nhập được
xem là biểu hiện của tích tụ cao và các cơ quan chức năng cần thiết can thiệp. Trong trường
hợp trước sát nhập chỉ số này đã lớn hơn 1800 được coi là thị trường có mức độ tích tụ cao,
bất kỳ một sự sát nhập nào làm tăng thêm chỉ số này lên trên 50 đơn vị đều không được phép.
Theo thống kê, năm 1987 các công ty thông báo 2256 vụ sát nhập trong đó có 14 trường hợp
các cơ quan chức năng không cho phép
Đ. 2 Luật Sherman quy định rằng: Sự độc quyền bất hợp pháp không chỉ khi sự độc quyền ấy
đã tồn tại hiện hữu mà trong cả các trường hợp những hoạt động của công ty ấy hướng tới
mục đích hình thành độc quyền. Đây là điểm khác biệt , đồng thời cũng là qui định khắt khe
hơn so với pháp luật chống độc quyền của Nhật và các quốc gia châu Âu..
Tuy nhiên việc xác định thị phần của một công ty trên thị trường là một công việc không dễ
dàng. Vì vậy trong thực tế tồn tại hai khái niệm thị trường:”thị trường hàng hoá”và “thị
trường địa lý”. Đối với thị trường hàng hoá cần xác định sản phẩm nào thuộc diện tính trong
thị phần trong thị trường khu vực và thị trường quốc gia.Trong vụ án “Alkoa” đại diện của bị
đơn yêu cầu cầnphải tính cả hàng nhôm nguyên chất lẩn các kim loại pha nhôm (toàn bộ các
loại sản phẩm của công ty). the cách tính này công ty của họ chỉ chiếm 33% thị phần. Song
toà án nghiêng về phía lời buộc tội cuả các cơ quan chống độc quyền (nguyên đơn) là chỉ tính
tỷ lệ thị phần của riêng hàng nhôm nguyên chất và thị phần của bị đơn đối với hành này là
90%
Trong một trường hợp khác, trong vụ “xelôphan” (giấy bóng kính) tòa án tối cao đưa ra một
quyết định ngược lại trong vụ “Alkao” nghiêng về phía bị đơn là công ty Dubon. Đại diện bị
đơn khẳng định rằng vì nhu cấu các loại dụng cụ đóng gói không ổn định, vì vậy trong các
loại hàng hóa là dụng cụ đóng gói thuộc diện tính thị phần không chỉ giấy bóng kính mà cả
các loại chất liệu mềm khác có cùng chức năng đóng gói mà công ty sản xuất. Nếu tính theo
cách này thị phần của cộng ty chỉ chiếm 18%. Trong khi quan điểm các cơ quan chống độc
quyền cho rằng chỉ nên tính riêng mặt hàng giấy bóng kính và mặt hàng này của bị đơn chiêm
100% thị phần
Liên quan đếnkhái niệm thị trường địa lý , tùy vào từng trường hợp cụ thể mà toà án xác định
phạm vi điạ lý để tính thị phần. ví dụ :trong vụ kiện tập đoàn Fhiladenfianational vào năm
1963, bị đơn khiếu nại rằng thị trường cung ứng các dịch vụ của nó là cả nước và thực tế thị
phần của nó lớn hơn nhiều. Song Tòa tối cao Mỹ nghiêng về phía nguyên đơn và xác định thị
trường địa lý của nó chỉ bao gồm Philadenphia và 4 vùng ngoại thành và thị phần của nó là
36%, sau khi sát nhập với các tập đoàn khác thì chỉ số Kherrphindala-khersman rất lớn và là
biểu hiện của độc quyền
Trong thực tế một thị phần lớn không là bằng chứng duy nhất và quyết định đối với tòa án
trong việc quyết định giải thể một tập đoàn nào đó. Các cơ quan chức năng và Tòa án nhất
phải xem xét các hành vi nhằm mục đích cản trở hạn chế cạnh tranh, các hoạt động cạnh
tranh bất hợp pháp. Ngoài ra việc áp dụng pháp luật chống độc quyền trong thực tế còn phải
tính đến các yếu tố: Hàng hoá ,dịch vụ của công ty này phải đơn giản có một chuẩn mực cụ
thể; các công ty không là các điển hình cuả sự nghiệp cách tân đổi mới,Thị phần lớn không là
kết quả của trực tiếp từ tài năng thực sự của những người điều hành, những người lao động
trong công ty tập đoàn ấy, và cũng không là kết quả từ qui mô đầu tư và sản xuất, Có lợi
nhuận cao, kếch xù, việc tiến hành điều tra không ảnh hưởng (hoặc ảnh hưởng rất ít ) đến giá
cổ phiếu của công ty ấy
Trong quá trình tồn tại, pháp luật chống độc quyền của Mỹ đã phát huy hết vai trò của mình.
Các phán quyết của Tòa án về việc giải thể, chia tách hợp nhất 3 tập đoàn lớn ở nước ngoài
như tập đoàn dầu Standard oil tập đoàn thuốc lá American tabaco thị phần của chúng chiếm
90% và tập đoàn thuốc súng Dypon vào năm 1912. Ngoài hình thức buộc giải thể, chia thành
các công ty nhỏ toà án còn áp dụng thêm các hình thức khác như hoàn toàn việc sát nhập, hộp
nhất trong tương lai đối với một số trường hợp, Cấm các hành vi, hoạt động và các phương
thức kinh doanh cụ thể đối với một số trường hợp mà theo tòa án có thể hình thànhvị thế độc
quyền, Trong phán quyết của Tòa án đối với tập đoàn American telephon and telegrap một
trong những tập đoàn có tài sản lớn nhất hành tinh tai thời diểm bấy giờ các biện pháp này
được áp dụng như buộc chia nhỏ ra 22 công ty con dưới sự giám sát của tòa án và các cơ
quan chức năng
Sự ảnh hưởng của pháp luật chống độc quyền Mỹ đến pháp luật cạnh tranh và chống độc
quyền các quốc gia khác
Pháp luật chống độc quyềnMỹ đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trongkinh doanh,
góp phần điều chỉnh cấu trúc thị trường và sự vận hành của nền kinh tế cuả quốc gia. theo các
con số thống kê từ năm 1958 đến 1980 tốc độ khả năng cạnh tranh cũa nền kinh tế Mỹ tănh từ
56% đến 75%. Trong khỏng thời gian từ 1975 đến 1980 thị phần cuả các cộng ty , tập đoàn
lớn không tăng hoặc thậm chí còn giảm, khả năng cạnh tranh tăng. theo số liệu của J. Sefard (
Đại học tổng hợp bang Michigan) độc quyền thực sự (vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay,
nhưng chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định như điện lực, thông tin nhưng không hoàn
toàn chiếm 100% thị phần và chịu sự kiểm soát gắt gao ) giảm thị phần từ 6 đến 2 %; Những
công ty, tập đoàn trọng điểm (chiếm lĩnh trên 50% thị phần) giảm thị phần từ 5đến 3% ; các
tập đoàn tài phiệt (mỗi tập đoàn có thị phần hơn 50%) giảm thị phần từ 36 đến 18 %.
Pháp luật chống độc quyền Mỹ có những ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành và phát
triển pháp luật chống độc quyền các quốc gia.Các qui định pháp luật trong Đạo luật Sherman,
phương thức điều tra, thu thập chứng cứ các hành vi hạn chế cạnh tranh, thiết lập vị thế độc
quyền, học thuyết per se và các tiền lệ trong tư pháp được các nhà làm luật và các cơ quan tư
pháp các quốc gia khác sử dụng như một cẩm nang trong việc xây dựng và thực thi pháp luật
chống độc quyền.
Trong thời gian gần đây , trong thương mại quốc tế các công ty tập đoàn Mỹ đối đầu với các
tập đoàn hùng mạnh khả năng cạnh tranh cao từ Nhật và các quốc gia Tây Âu. Các công ty
tập đoàn của Mỹ đã nhường chỗ cho các công ty này trên phương diện qui mô vốn.Một thực
tế hiện nay đối với các công ty, tập đoàn tham gia vào thương mại quốc tế là khả năng cạnh
tranh với các công ty nước ngoài phụ thuộc vào độ lớn về vốn. Chính vì vậy, Luật chống độc
quyền Mỹ phát triển theo hướng: Pháp luật chống độc quyền không hoàn toàn nhằm chia cắt
mà hướng các hoạt động, các hành vi cuả tiến trình độc quyền theo hướng lành mạnh

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dongBai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dongHongdang78
 
Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanhĐòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanhThien Trang
 
Quan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCM
Quan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCMQuan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCM
Quan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCMGiang
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giaDoan Tran Ngocvu
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)nataliej4
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPBùi Quang Xuân
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Quynh Anh Nguyen
 
Cam nang quan tri cong ty second edition
Cam nang quan tri cong ty  second editionCam nang quan tri cong ty  second edition
Cam nang quan tri cong ty second editionNguyen Trang
 
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂNTỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếpikachukt04
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Đề tài: Xử lí vi phạm trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh
Đề tài: Xử lí vi phạm trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh Đề tài: Xử lí vi phạm trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh
Đề tài: Xử lí vi phạm trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dongBai giang thanh toan va td quoc te   dh pham van dong
Bai giang thanh toan va td quoc te dh pham van dong
 
Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần, 9đ
Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần, 9đĐịa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần, 9đ
Địa vị pháp lý của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần, 9đ
 
Mô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMAMô hình dự báo ARIMA
Mô hình dự báo ARIMA
 
Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mạiPháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động thương mại
 
Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanhĐòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh
 
Quan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCM
Quan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCMQuan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCM
Quan tri ban hang, Dai Hoc Mo TP HCM
 
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệpLuận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
Luận văn: Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
Cam nang quan tri cong ty second edition
Cam nang quan tri cong ty  second editionCam nang quan tri cong ty  second edition
Cam nang quan tri cong ty second edition
 
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂNTỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM.  TS. BÙI QUANG XUÂN
TỔNG QUAN VỀ LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 

Ähnlich wie Pháp luật về chống độc quyền mỹ

Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...PMC WEB
 
phai trai dung sai chuong 1
phai trai dung sai chuong 1phai trai dung sai chuong 1
phai trai dung sai chuong 1jerryim
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdf
Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdfBắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdf
Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdfKENFOX IP & Law Office
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019hanhha12
 
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Vũ Thắng
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Ähnlich wie Pháp luật về chống độc quyền mỹ (20)

126 738
126 738126 738
126 738
 
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
Tạp chí pháp luật IIRR | IIRR Legal Review | No. 4 - Chủ đề: Lý thuyết về Luậ...
 
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.doc
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.docHành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.doc
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.doc
 
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.doc
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.docHành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.doc
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005.doc
 
phai trai dung sai chuong 1
phai trai dung sai chuong 1phai trai dung sai chuong 1
phai trai dung sai chuong 1
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
 
Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdf
Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdfBắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdf
Bắt nạt nhãn hiệu – Bảo vệ nhãn hiệu hay chiến thuật kinh doanh.pdf
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Thư Liên Bang - The Federalist Papers
Thư Liên Bang - The Federalist PapersThư Liên Bang - The Federalist Papers
Thư Liên Bang - The Federalist Papers
 
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docxTiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh, 10 điểm.docx
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Dioxin office
Dioxin officeDioxin office
Dioxin office
 
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
Độc quyền hành chính trong kinh doanh nhìn dưới góc độ pháp luật cạnh tranh v...
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM_10184512052019
 
Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại huyện...
Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại huyện...Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại huyện...
Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại huyện...
 
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docxĐộc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh Nhìn Dưới Góc Độ Pháp Luật .docx
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
Chuong 1 p luat canh tranh. 8 2013
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật - Gửi miễn phí qu...
 
Tiểu Luận Môn Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Pháp Luật Trong Tư Pháp Quốc Tế.docx
Tiểu Luận Môn Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Pháp Luật Trong Tư Pháp Quốc Tế.docxTiểu Luận Môn Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Pháp Luật Trong Tư Pháp Quốc Tế.docx
Tiểu Luận Môn Tư Pháp Quốc Tế Xung Đột Pháp Luật Trong Tư Pháp Quốc Tế.docx
 

Pháp luật về chống độc quyền mỹ

  • 1. PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN MỸ PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN MỸ (THÀNH TỰU VÀ KINH NGHIỆM SAU 115 NĂM) Khoa học pháp lý, số 4 năm 2000 Một trong những nhiệm vụ cấp bách trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế hiện nay tại Việt Nam là xây dựng Luật bảo vệ cạnh tranh và kiểm soát độc quyền.Kết hợp một cách khoa học giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm các quốc gia có hệ thống pháp luật điều chỉnh độc quyền ở trình độ phát triển cao vào hoàn cảnh cụ thể cuả Việt Nam là điều cần thiết. TTKHPL xin giới thiệu bản lược dịch bài viết của GS Đại học Tổng hợp Quốc tế Mátxcơva G.I. Nhikerốp, đăng trên tạp chí “Nhà nước và pháp luật”; số 6 năm 1999. Tại Mỹ, Luật pháp chống độc quyền (chống tờ-rớt) là sản phẩm thuần Mỹ, là kết quả của một xã hội mà trong đó mọi mặt của cuộc sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học đều thể hiện sự ganh đua chèn ép để vượt lên trên. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật chống tờ-rớt. Cuộc cách mạng công nghiệp vào giữa thế kỷ 18 là động lực của phát triển kinh tế nước Mỹ.Trong bối cảnh ấy hình thành hàng loạt các công ty tập đoàn lớn. Hệ quả của quá trình này là sự hạ giá của hàng loạt hàng hóa, dịch vụ trong đó có vé tàu hỏa, sự thua lỗ và phá sản. Vào những năm 80, các công ty thay đổi chiến lược : Thỏa thuận với nhau nhằm ổn định và tăng giá hàng hóa dịch vụ , phân chia thị trường, hình thành các tập đoàn, sát nhập các công ty. Đời sống các tầng lớp nhân dân lao động, thợ thuyền, những người kinh doanh, buôn bán nhỏ ngày càng khốn đốn. Đối đầu với các thế lực độc quyền là các đảng phái cực tả và các tầng lớp nhân dân. Dước các áp lực các lực lượng này, lần lượt các Tiểu Bang và cuối cùng là Liên bang thông qua các Đạo luật chống Tờ-rớt. Đạo luật chống Tờ-rớt đầu tiên của Mỹ là Luật của Bang Alabama năm 1883. Tám năm sau 18 Bang có luật chống Tờ_rớt của bang mình. Vào năm 1890 Dự luật chống độc quyền của Nghị sỹ Sherman của Bang Ohio được Hạ Viện Mỹ thông qua và Tổng thống Harrison ký công bố. Đạo luật Sherman cấm hạn chế thương mại và các hành vi độc quyền hóa thị trường, giao cho Bộ Tư Pháp tiến hành điều tra, khởi tố các vụ việc liên quan đến độc quyền . Đạo Luật này được đánh giá là viên gạch đầu tiên của hệ thống pháp luật chống độc quyền tại Mỹ. Song trên thực tế, từ lúc ban hành đến năm 1895, Đạo Luật Sherman được sử dụng như là một công cụ hữu hiệu chống các cuộc đình công của thợ thuyền. Mãi cho đến năm 1897 nó mới được sử dụng đúng chức năng thực sự của nó để luận tội các thỏa thuận ngầm về giá. Vào năm 1904, Tổng thống Roosevelt đã sử dụng Đ. 2 Luật này để tấn công vào 3 Tờ-rớt khổng lồ của nước Mỹ. Đến những năm 1911-1912, Đạo luật này thực sự là lá chắn của Nhà nước để thúc đẩy cạnh tranh. Bản án tiêu biểu nhất trong giai đoạn này do Tòa thượng thẩm khu vực số 6 xét xử vụ US. vs. Addiston Pipe and Steel. Co, do Bộ Tư Pháp khởi kiện. Các bị đơn (các nhà sản xuất ống gang) ký kết một thỏa thuận về giá cho sản phẩm của họ. Tòa thượng thẩm phán quyết rằng đây là hành vi phạm luật, còn tự bản thân (per se) thỏa thuận ngầm (không nhất thiết chứng minh hậu quả đối với cạnh tranh) đã hội đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm pháp lý . Kể từ đây, hình thành một học thuyết tư pháp (per se) như là một tiền lệ tồn tại cho đến sau này và áp dụng trong việc xét xử các vụ việc chống tờ-rớt. Cùng thời gian này vào năm 1911, Tòa Tối cao Mỹ cũng hình thành một tiền lệ khác có tên là: Qui tắc hợp lý ( mặc nhiên) khi xét xử vụ U.S. vs Standard Oil of New Jersey, nội dung của tiền lệ thể hiện việc áp dụng một cách thận trọng khi ra các quyết định về giải thể, chia tách các công ty độc quyền, tức xem xét tổng thể cái lợi, hại, được, mất khi tiến hành giải thể, chia tách và thu hẹp một số hành vi cấm độc quyền thị trường được quy định tại Đ.2 Đạo
  • 2. Luật Sherman Trong những năm sau đó, pháp luật chống độc quyền Mỹ tiếp tục hoàn thiện bởi Đạo Luật Sherman không dự liệu khả năng ngăn chặn và hình thành độc quyền nhóm trên các lĩnh vực. Dưới thời Tổng Thống Wilson thông qua hai Đạo Luật: Đạo Luật Clayton và Đạo Luật về Ủy ban Thuơng mại Liên bang (UBTMLB). Nội dung Đạo Luật Clayton cấm các hành vi sát nhập, nhằm hạn chế cạnh tranh về giá, các hợp đồng độc tôn và điều kiện ràng buộc. Nội dung Đạo Luật thứ hai qui định địa vị pháp lý của Ủy ban Thương mại Liên bang- cơ quan chuyên trách về cạnh tranh và độc quyền, hoạt động độc lập với Bộ tư pháp. Vào năm 1936 dưới áp lực của các công ty thương mại nhỏ, Hạ viện Mỹ thông qua Đạo Luật Robinson- Petman để bổ sung Đạo Luật Clayton, cụ thể hoá các hành vi phân biệt đối xử về giá, đặc biệt là Đạo Luật Seller-Kefover 1950 thay đổi Đ.7 Đạo Luật Clayton, tấn công vào các hành vi liên kết theo chiều dọc cuả các công ty tập đoàn. Sự thay đổi cơ bản trong pháp luật chống độc quyền ở Mỹ thời gian sau đó phải kể đến Luật Hart – Scott - Rodino 1976 và các đạo luật khác ban hành trong giai đoạn những năm 70 đến 90. Các đạo luật này sửa đổi cách phân loại tội phạm theo Luật Sherman từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng và tăng mức phạt lên 20 lần, quy định nghĩa vụ các công ty phải thông báo các kế hoạch sát nhập lớn, tăng gấp đôi chi phí từ ngân sách liên bang cho Cục chống tờ-rớt thuộc Bộ tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang. Bộ máy kiểm soát cạnh tranh và chống độc quyền hiện nay của Mỹ với một cơ cấu khổng lồ và thực sự có năng lực với hàng chục ngàn luật gia và các nhà kinh tế có bề dày kinh nghiệm và các chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Pháp luật chống độc quyền được đưa vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo tại một số trường đại học tại Mỹ với tư cách là một môn học với vô vàn các tài liệu tham khảo, giáo trình... SỰ ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI THỊ TRƯỜNG. Vấn đề điều tra các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp được xem là vấn đề quan tâm hàng đầu tại Mỹ, bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và độc quyền diễn ra rất phức tạp. Chương I Đạo Luật Sherman cấm các thỏa thuận và hợp nhất thành các tờ-rớt, các hình thức thoả thuận nhằm thiết lập vị thế thống trị và ngăn cản phát triển thương mại công nghiệp giữa các bang hoặc với nước ngoài Những hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và theo chiều dọc. Hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang: là các hành vi thỏa thuận giữa các công ty xí nghiệp cạnh tranh. Hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc là thỏa thuận giữa người sản xuất, cung cấp với người mua, người tiêu thụ Đặc biệt Nhà nước Hoa Kỳ có sự “quan tâm đặc biệt” đến các thỏa thuận giữa các nhà cạnh tranh về việc định giá mang tính độc quyền đối với hàng hóa và dịch vụ Các thẩm phán cho rằng: Nếu việc chứng minh được yếu tố thỏa thuận về giá thì tự bản thân sự thỏa thuận ấy mặc nhiên (per se) là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Nguyên đơn không có nghĩa vụ chứng minh rằng thiệt hại do sự thỏa thuận mang lại đã hiện hữu hay sẽ xảy ra. Học thuyết per se lúc đầu đưa ra như một án lệ và sau đó được khẳng định bởi Tòa án Tối cao Mỹ vào năm 1927 qua bản án U.S. vs Trenton Potterries Co. Hồ sơ vụ án như sau: 20 công ty tư nhân và 23 công ty cổ phần kiểm soát 82% thị trường vật liệu, thiết bị vệ sinh tiến hành thành lập hiệp hội. Hiệp hội này định giá cung cấp, giá cho người bán sỉ và ràng buộc những ngưới bán sỉ phải bán lẻ với giá do họ đưa ra. Thẩm phán Stown nhận định: ”tự bản thân việc thỏa thuận hạn chế về giá mặc nhiên là bất hợp pháp và không thiện chí, mà không phải điều tra chứng minh sự bất hợp pháp và không thiện chí của từng loại giá cụ thể” Một biểu hiện khác của hành vi thỏa thuận về giá là hành vi thỏa thuận ép giá trong đấu thầu. Ví dụ: sự thỏa thuận ép giá để thắng thầu của 29 công ty sản xuất thiết bị, cơ sở hạ tầng cho ngành điện trong một thời gian dài trong đó có “con bạch tuột nổi tiếng “ như General
  • 3. Electric và Vectingas. Vào những năm 1960 các công ty này ra hầu tòa, 7 trong trong số này chịu án tù, tổng số tiền phạt lên đến 1,9 triệu USD và bồi thường thiệt hại 405 triệu USD Elzinga K.G; Breit W, The antitrusst penalties, New haven and London 1976; p. 32;56;141.. Trong thời gian từ 1988 đến 1991 Bộ tư pháp tiến hành điều tra và truy tố các thủ đoạn đấu thầu cung cấp sữa cho các trường phổ thông, khởi tố 73 vụ án hình sự ở 10 bang, 36 công ty bị truy tố, tổng số tiền phạt lên đến 26 triệu USD An. Agenda for the antitrust division- Cambrige 1992 p. 3,4 . Bên cạnh các thỏa thuận về giá là sự thỏa thuận về phân chia thị trường, mỗi địa hạt thống trị một công ty độc quyền, thao túng giá sản phẩm. Vào năm 1972, Tòa Tối cao vận dụng tiền lệ “per se” vạch trần các hành vi cuả Hiệp hội: Topkoy associates trong việc thỏa thuận phân chia thị trường. Hiệp hội này bao gồm 25 doanh nghiệp vừa và lớn trong việc sản xuất và bán sỉ hơn 1000 mặt hàng. Hiệp hội này phân chia thị trường tiêu thụ cố định cho mỗi thành viên. Thẩm phán Marsall cho rằng đây là những hành vi độc quyền theo chiều ngang và hạn chế cạnh tranh, tiêu diệt tự do thương mại. Trong một số trường hợp, việc trao đổi các thông tin về giá giữa các công ty cạnh tranh cũng được xem xét như là một hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Vào năm 1969 Tòa tối cao Mỹ xét xử vụ tập đoàn “ congteine” và 17 nhà sản xuất côngtơnơ tôn sóng (các công ty này cung ứng 90% lượng côngtơnơ tôn sóng cho các Bang phía đông nam) thỏa thuận thông báo chi tiết cho nhau về giá cung cấp khi bán hàng hóa của mình cho các nhóm người mua số lượng lớn. Thẩm phán nhận định rằng đây là hành vi bất hợp pháp. Trong vụ Klor kiện Brodvey-keil storis được Tòa tối cao Mỹ xét xử vào năm 1959, Tập đoàn thương mại Brodvei khei storis (bị đơn) là người mua chính các sản phẫm thiết bị điện dân dụng buộc các nhà cung cấp chấm dứt quan hệ thương mại hoặc quan hệ với các điều kiện khắt khe, bất hợp lý với nguyên đơn chỉ vì công ty này hạ giá.. Nhận định của Thẩm phán rằng trong trường hợp này là hành vi thỏa thuận để tẩy chay Pháp luật chống độc quyền Mỹ chú trọng đến các hiện tượng thỏa thuận về giá hình thành thị trường theo chiều dọc. Sự thỏa thuận tăng giá không chỉ trong khuôn khổ các công ty cạnh tranh mà còn giữa các công ty cạnh tranh với các cá nhân riêng biệt tạo thành một mắt xích: nhà sản xuất- người bán sỉ- người bán lẻ- người mua. Hành vi trên gọi là thỏa thuận cản trở cạnh tranh theo chiều dọc hay hạn chế thương mại theo chiều dọc và là hành vi phạm luật. Đ. 3 Luật Clayton cấm người bán thiết lập giá bán lại, nếu sự định giá này làm suy yếu cạnh tranh và thiết lập, hình thành độc quyền. Vào năm 1911 tòa Tối cao Mỹ xét xử vụ công ty dược Mailz. Công ty này tiến hành kiểm soát và định giá sản phẩm của mình trong việc bán sỉ và bán lẻ của các cửa hàng tự do, ngoài ra công ty này còn định giá tối thiểu trong việc bán lại sản phẩm. Tòa án nhận định đây là là hành vi bất hợp pháp. Thẩm phán lý giải nhận định của Tòa án như sau : 1. Người sản xuất hoặc người bán lại, khi bán hàng của mình, nhận tiền tức là đã từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã bán vì vậy việc quan tâm đến giá cả của nó trong tương lai là không cần thiết. 2. Thiết lập giá cho người trung gian và sự chấp mhận giá tối thiểu trong việc bán lại hàng hóa, thực tế là sự thỏa thuận về giá và chịu chế tài của pháp luật. Cho đến năm 1977 tòa án áp dụng tiền lệ “per se” để xét xử các vụ án độc quyền theo ngành dọc. Tuy nhiên sau bản án của Tòa Tối cao về vụ Continental T.V., Inc. vs GTE Sylvania Inc, tiền lệ này được sửa đổi theo hướng nhẹ hơn. Quan điểm này được nhận định rõ trong vụ án Business Electronics. vs. Sharp Electronics rằng học thuyết per se tòa án chỉ áp dụng trong trường hợp nhận thấy sự thỏa thuận về giá giữa người cung cấp và người bán một cách rõ ràng. Cuối cùng qua bản án Y.E.A Petrol kiện công ty dầu khí Atlantic Rirfirt học thuyết per se đã bị hủy bỏ. Tòa án cho phép thực hiện các thỏa thuận theo chiều dọc về giá tối đa bởi: Một mức giá thấp là có lợi cho người tiêu dùng không phụ thuộc vào việc đấy là giá thoả
  • 4. thuận hay không, nếu nó không lớn hơn giá Demping và không mang lại hậu quả xấu cho cạnh tranh. Luật Clayton nghiêm cấm các hành vi thương mại với mục đích hạn chế sự tự do lựa chọn của người mua làm giảm sức cạnh tranh, như là các hợp đồng ràng buộc các điều kiện về phạm vi lãnh thổ của người phân phối, các hợp đồng loại trừ (chỉ mua từ những người bán nhất định và bán cho những người mua nhất định). Đ. 2 Luật Clayton nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử nếu nó xâm hại sự cạnh tranh lành mạnh và thiết lập độc quyền phân biệt đối xử về giá , tức là khi cùng một mặt hàng có công dụng như nhau được bán với giá khác nhau cho người tiêu dùng. Việc phân biệt về giá còn thể hiện ở việc các công ty lớn sử dụng hàng loạt các biện pháp khuyến mãi về giá đối với những nhóm người mua cụ thể hoạt động trên địa bàn cụ thể nhằm đánh bật và loại trừ đối thủ của mình ra khỏi thị trường để tạo thế độc quyền và sau đó tăng giá thu lại các khoản lợi nhuận kết xu. Từ 1914 đến nay (1999) UBTMLB ban hành hơn 2000 văn bản cấm phân biệt đối xử về giá. Ví dụ về phân biệt đối xử giá diễn ra sôi động nhất trên thị trường sản xuất và phân phối thực phẩm. Công ty thực phẩm đa quốc gia Continental baking, Petmillk và Karnation thống lĩnh thị trường bánh kem từ trước năm 1957 tại TP Soltlak Citi Bang Yta.Tuy nhiên hai năm sau một công ty “Yta Time” không lớn lắm tại điạ phương, đã vươn lên chiếm 67% thị phần thông qua việc hạ giá bởi tiết kiệm được chi phí sản xuất và vận chuyển. Đối phó với “Yta time” ba con “bạch tuột” trên đã thỏa thuận với nhau giá bán thấp hơn giá thành tự có và thấp hơn giá cuả Yta time. Vào năm 1959 thị phần của Công ty này chỉ còn 34% buộc nó phải hạ giá sản phẩm từ 4,15 USD xuống 2,75 USD / 1 bánh . Mãi đến những năm 1960-1961 Yta time mới giành lại được khoảng 45-46% thị trường và tiến hành kiện ra tòa. Vụ việc được Tòa án Tối cao xét xử vào năm 1967 và phán xét hành hành động của công ty đa quốc gia là hành vi cạnh tranh bất hợp pháp. Theo nhận định của thẩm phán : Một người bán không có quyền bán cùng loại sản phẩm cho các người mua khác nhau bằng các giá khác nhau, nếu hành vi này mang lại những thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Trong vụ này, việc công ty đa quốc gia chỉ hạ giá sản phẩm của mình trong một địa điểm nhất định là Thành phố Soltlai Citi để gạt đối thủ cạnh tranh ra khỏi thĩ trường. Việc hạ giá của công ty Ytabai là hành vi hợp pháp bởi: q Thứ nhất: Giá bán của Ytabai gần với giá thành sản phẩm hơn hơn giá cuả công ty đa quốc gia q Thứ hai: Theo pháp luật hiện hành các công ty nhỏ và các công ty mới thành lập được phép hạ đến một mức giá nhất định để hội nhập vào thị trường Điều chỉnh cấu trúc thị truờng Chức năng quan trọng của pháp luật chống độc quyền là điều chỉnh cấu trúc thị trường, chức năng này thể hiện ở hai hướng: Ngăn chặn các hành vi sát nhập phản cạnh tranh Ban hành các biện pháp làm suy yếu những lĩnh vực thị trường đã độc quyền Điều 7 Đạo luật Clayton ngiêm cấm các hành vi sát nhập công ty nếu làm suy yếu cạnh tranh một cách trầm trọng và hình thành thế độc quyền. Đạo luật bổ sung luật luật Clayton yêu cầu các công ty phải báo cáo trước cho Cục chống độc quyền thuộc Bộ tư pháp và UBTMLB về kế hoạch sát nhập ( mua lại) Theo pháp luật hiện hành , người mua, người bán có nghĩa vụ thông báo nếu: 1. Hành vi mua bán diễn ra tại Mỹ với giá lớn hơn 100 triệu USD hoặc tài sản có tại Mỹ lớn hơn 10 triệu USD và ngược lại 2. Giá trị hợp đồng mua bán không nhỏ hơn 15 triệu USD (hoặc không nhỏ hơn 25 triệu USD nếu người bán không phải là một công ty Mỹ) hoặc nắm giữ không thấp hơn 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Thời hạn xem xét đơn là 15-> 20 ngày. Nếu sau thời gian này các cơ quan trên không có ý
  • 5. kiến phản đối, các bên có thể thực hiện việc mua, bán, sát nhập theo kế hoạch của mình. Việc thông báo về dự định sát nhập là nghĩa vụ bắt buộc. Không tuân thủ qui định này đã đủ cơ sở để áp dụng các chế tài. Ví dụ vào năm 1991 công ty Atlantia rirfild và Union Karbaid phải nộp phạt 2 triệu USD vì lỗi trên. Kiểm soát sát nhập, mua lại được tiến hành dưới nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào qui mô sát nhập, đặc biệt là các sát nhập theo chiều ngang. Khi xét xử các vụ này Tòa án tuân thủ các nguyên tắc sau: q Không thể sát nhập các công ty là các nhà sản xuất với qui mô lớn sản xuất cùng một sản phẩm trong cùng một khu vực địa lý; q Không thể sát nhập một công ty tương đối lớn với một công ty lớn nhất cùng một lĩnh vực đã tồn tại. Tòa án đặc biệt chú ý đến mức độ tập trung tích tụ thị trường và xu hướng phát triển. Sự sát nhập các công ty với mức độ tập trung tích tụ cao với xu hướng hình thành vị thế độc quyền được các thẩm phán chú ý kiểm soát gắt gao. Bộ Tư pháp, UBTMLB thường xuyên ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh và hướng dẫn việc sát nhập các công ty . Các văn bản này hướng dẫn việc xác định mức độ tập trung tích tụ hình thành vị thế độc quyền và nguy hại đến cạnh tranh . Thông thường được dựa trên các yếu tố sau: q Nguy cơ tác hại đối với sự cạnh tranh; q Khả năng hội nhập vào thị trường của các công ty mới thành lập; q Năng suất hiệu quả sản xuất; q Sự phá sản. Dựa vào các kết quả nghiên cứu các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định cuối cùng. Đ 1.5 Thông tư năm 1992 đưa ra tiêu chuẩn (hệ số) Kherrphindala-khersman để đánh giá mức độ tích tụ thị trường của các công ty lớn Tiêu chuẩn Kherrphindala-khersman là tổng bình phương thị phần của các công ty tham gia thị trường : Ví dụ; trên thị trường , trong một lĩnh vực nào đó có 4 công ty chiếm lần lượt là 30,25,20,15% . ta có : 30 bình phương+ 25 bình phương +20 bình phương +15 bình phương= 2150 (Trong trường hợp này 2150 là chỉ số Kherrphindala-khersman) Nếu chỉ số này càng gần số 0 thì đó là một cấu trúc thị trường được chia cắt nhỏ, hoàn hảo. Nếu chỉ số này là 10.000: đó là thị trường độc quyền 100%, nếu chỉ số này dưới 1000 được các nhà chức trách ở Cục chống độc quyền và UBTMLB xem là thị trường không có sự tích tụ và hoạt động bình thường, nếu chỉ số từ 1000 đế 1800: thị trường tích tụ, tập trung, từ 1800 trở lên: thị trường tập trung và tích tụ cao. Các cơ quan như UBTMLB và Cục chống độc quyền theo dõi diễn biến chỉ số này trước và sau khi sát nhập. Nếu sau khi sát nhập chỉ số này dưới 1000 thì thị trường hoạt động bình thường. Khả năng nếu sau khi sát nhập chỉ số từ 1000--> 1800 là hiện tượng thị trường tích tụ ôn hòa có chừng mực. Chỉ số tăng lên 100 đơn vị sau sát nhập được coi là không nguy hiểm và có thể cho phép sát nhập. Nếu chỉ số này tăng lên trên 100 đơn vị sau khisát nhập được xem là biểu hiện của tích tụ cao và các cơ quan chức năng cần thiết can thiệp. Trong trường hợp trước sát nhập chỉ số này đã lớn hơn 1800 được coi là thị trường có mức độ tích tụ cao, bất kỳ một sự sát nhập nào làm tăng thêm chỉ số này lên trên 50 đơn vị đều không được phép. Theo thống kê, năm 1987 các công ty thông báo 2256 vụ sát nhập trong đó có 14 trường hợp các cơ quan chức năng không cho phép Đ. 2 Luật Sherman quy định rằng: Sự độc quyền bất hợp pháp không chỉ khi sự độc quyền ấy đã tồn tại hiện hữu mà trong cả các trường hợp những hoạt động của công ty ấy hướng tới mục đích hình thành độc quyền. Đây là điểm khác biệt , đồng thời cũng là qui định khắt khe
  • 6. hơn so với pháp luật chống độc quyền của Nhật và các quốc gia châu Âu.. Tuy nhiên việc xác định thị phần của một công ty trên thị trường là một công việc không dễ dàng. Vì vậy trong thực tế tồn tại hai khái niệm thị trường:”thị trường hàng hoá”và “thị trường địa lý”. Đối với thị trường hàng hoá cần xác định sản phẩm nào thuộc diện tính trong thị phần trong thị trường khu vực và thị trường quốc gia.Trong vụ án “Alkoa” đại diện của bị đơn yêu cầu cầnphải tính cả hàng nhôm nguyên chất lẩn các kim loại pha nhôm (toàn bộ các loại sản phẩm của công ty). the cách tính này công ty của họ chỉ chiếm 33% thị phần. Song toà án nghiêng về phía lời buộc tội cuả các cơ quan chống độc quyền (nguyên đơn) là chỉ tính tỷ lệ thị phần của riêng hàng nhôm nguyên chất và thị phần của bị đơn đối với hành này là 90% Trong một trường hợp khác, trong vụ “xelôphan” (giấy bóng kính) tòa án tối cao đưa ra một quyết định ngược lại trong vụ “Alkao” nghiêng về phía bị đơn là công ty Dubon. Đại diện bị đơn khẳng định rằng vì nhu cấu các loại dụng cụ đóng gói không ổn định, vì vậy trong các loại hàng hóa là dụng cụ đóng gói thuộc diện tính thị phần không chỉ giấy bóng kính mà cả các loại chất liệu mềm khác có cùng chức năng đóng gói mà công ty sản xuất. Nếu tính theo cách này thị phần của cộng ty chỉ chiếm 18%. Trong khi quan điểm các cơ quan chống độc quyền cho rằng chỉ nên tính riêng mặt hàng giấy bóng kính và mặt hàng này của bị đơn chiêm 100% thị phần Liên quan đếnkhái niệm thị trường địa lý , tùy vào từng trường hợp cụ thể mà toà án xác định phạm vi điạ lý để tính thị phần. ví dụ :trong vụ kiện tập đoàn Fhiladenfianational vào năm 1963, bị đơn khiếu nại rằng thị trường cung ứng các dịch vụ của nó là cả nước và thực tế thị phần của nó lớn hơn nhiều. Song Tòa tối cao Mỹ nghiêng về phía nguyên đơn và xác định thị trường địa lý của nó chỉ bao gồm Philadenphia và 4 vùng ngoại thành và thị phần của nó là 36%, sau khi sát nhập với các tập đoàn khác thì chỉ số Kherrphindala-khersman rất lớn và là biểu hiện của độc quyền Trong thực tế một thị phần lớn không là bằng chứng duy nhất và quyết định đối với tòa án trong việc quyết định giải thể một tập đoàn nào đó. Các cơ quan chức năng và Tòa án nhất phải xem xét các hành vi nhằm mục đích cản trở hạn chế cạnh tranh, các hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp. Ngoài ra việc áp dụng pháp luật chống độc quyền trong thực tế còn phải tính đến các yếu tố: Hàng hoá ,dịch vụ của công ty này phải đơn giản có một chuẩn mực cụ thể; các công ty không là các điển hình cuả sự nghiệp cách tân đổi mới,Thị phần lớn không là kết quả của trực tiếp từ tài năng thực sự của những người điều hành, những người lao động trong công ty tập đoàn ấy, và cũng không là kết quả từ qui mô đầu tư và sản xuất, Có lợi nhuận cao, kếch xù, việc tiến hành điều tra không ảnh hưởng (hoặc ảnh hưởng rất ít ) đến giá cổ phiếu của công ty ấy Trong quá trình tồn tại, pháp luật chống độc quyền của Mỹ đã phát huy hết vai trò của mình. Các phán quyết của Tòa án về việc giải thể, chia tách hợp nhất 3 tập đoàn lớn ở nước ngoài như tập đoàn dầu Standard oil tập đoàn thuốc lá American tabaco thị phần của chúng chiếm 90% và tập đoàn thuốc súng Dypon vào năm 1912. Ngoài hình thức buộc giải thể, chia thành các công ty nhỏ toà án còn áp dụng thêm các hình thức khác như hoàn toàn việc sát nhập, hộp nhất trong tương lai đối với một số trường hợp, Cấm các hành vi, hoạt động và các phương thức kinh doanh cụ thể đối với một số trường hợp mà theo tòa án có thể hình thànhvị thế độc quyền, Trong phán quyết của Tòa án đối với tập đoàn American telephon and telegrap một trong những tập đoàn có tài sản lớn nhất hành tinh tai thời diểm bấy giờ các biện pháp này được áp dụng như buộc chia nhỏ ra 22 công ty con dưới sự giám sát của tòa án và các cơ quan chức năng Sự ảnh hưởng của pháp luật chống độc quyền Mỹ đến pháp luật cạnh tranh và chống độc quyền các quốc gia khác Pháp luật chống độc quyềnMỹ đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trongkinh doanh, góp phần điều chỉnh cấu trúc thị trường và sự vận hành của nền kinh tế cuả quốc gia. theo các
  • 7. con số thống kê từ năm 1958 đến 1980 tốc độ khả năng cạnh tranh cũa nền kinh tế Mỹ tănh từ 56% đến 75%. Trong khỏng thời gian từ 1975 đến 1980 thị phần cuả các cộng ty , tập đoàn lớn không tăng hoặc thậm chí còn giảm, khả năng cạnh tranh tăng. theo số liệu của J. Sefard ( Đại học tổng hợp bang Michigan) độc quyền thực sự (vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định như điện lực, thông tin nhưng không hoàn toàn chiếm 100% thị phần và chịu sự kiểm soát gắt gao ) giảm thị phần từ 6 đến 2 %; Những công ty, tập đoàn trọng điểm (chiếm lĩnh trên 50% thị phần) giảm thị phần từ 5đến 3% ; các tập đoàn tài phiệt (mỗi tập đoàn có thị phần hơn 50%) giảm thị phần từ 36 đến 18 %. Pháp luật chống độc quyền Mỹ có những ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành và phát triển pháp luật chống độc quyền các quốc gia.Các qui định pháp luật trong Đạo luật Sherman, phương thức điều tra, thu thập chứng cứ các hành vi hạn chế cạnh tranh, thiết lập vị thế độc quyền, học thuyết per se và các tiền lệ trong tư pháp được các nhà làm luật và các cơ quan tư pháp các quốc gia khác sử dụng như một cẩm nang trong việc xây dựng và thực thi pháp luật chống độc quyền. Trong thời gian gần đây , trong thương mại quốc tế các công ty tập đoàn Mỹ đối đầu với các tập đoàn hùng mạnh khả năng cạnh tranh cao từ Nhật và các quốc gia Tây Âu. Các công ty tập đoàn của Mỹ đã nhường chỗ cho các công ty này trên phương diện qui mô vốn.Một thực tế hiện nay đối với các công ty, tập đoàn tham gia vào thương mại quốc tế là khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài phụ thuộc vào độ lớn về vốn. Chính vì vậy, Luật chống độc quyền Mỹ phát triển theo hướng: Pháp luật chống độc quyền không hoàn toàn nhằm chia cắt mà hướng các hoạt động, các hành vi cuả tiến trình độc quyền theo hướng lành mạnh