SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 93
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                              nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



        NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
           NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
        CỦA CARTRIDGE WORLD TẠI VIỆT NAM
   I.    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
          Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một hình thức kinh doanh đã
            xuất hiện hơn 100 năm nay và khá thành công trên thế giới. Một số
            thương hiệu đã áp dụng mô hình nhượng quyền vào chiến lược kinh
            doanh và trở thành những thương hiệu toàn cầu, tiêu biểu như:
            McDonald’s; KFC, 7_Eleven, Metro…
          Tuy đã du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay, nhưng NQTM vẫn
            chưa thật sự phát triển. Vẫn còn nhiều người chưa hiểu về hình thức
            kinh doanh này cũng như không thấy được những lợi ích có được khi
            kinh doanh theo mô hình nhượng quyền do đó họ vẫn chưa mạnh dạn
            đầu tư. Cà phê Trung Nguyên là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực
            nhượng quyền sau đó là Phở 24, Kinh Đô… Hiện nay Việt Nam có
            hơn 50 công ty kinh doanh theo hình thức này , tuy nhiên vẫn còn
            nhiều khuyết điểm trong cách vận hành ngoại trừ Phở 24 được xem là
            khá thành công.
          Nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng cộng với việc gia nhập
            WTO, khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu
            tư nước ngoài. Ngoài một số “đại gia” nhượng quyền trên thế giới đã
            xuất hiện ở Việt Nam từ lâu như KFC, Lotteria, Metro Cash & Carry;
            sắp tới sẽ tiếp tục có thêm McDonald, 7_Eleven,… gia nhập vào hệ
            thống này. Với những điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp, nhiều
            chuyên gia kinh tế dự đoán trong thời gian tới đây NQTM sẽ bùng nổ
            ở Việt Nam.
          Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam đặc biệt là sinh viên
            muốn tự mình khởi nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đại học.



GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                          SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                     1
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



             Và nhượng quyền thương mại là một mô hình kinh doanh lý tưởng
             được nhiều người nhắm tới.
           Sau gần 2 năm hoạt động, Cartridge World (Việt Nam) đã dần ổn định
             và đang có kế hoạch mở rộng hệ thống kinh doanh nhượng quyền ra
             toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thêm vào đó, với
             khao khát khởi nghiệp cộng với xu hướng phát triển của mô hình kinh
             doanh nhượng quyền thương mại đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này.


   II.    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
           Tìm hiểu một cách rõ ràng như thế nào là nhượng quyền thương mại
             và những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại.
           Tìm hiểu cách thức hoạt động của một Master Franchisee trong hệ
             thống nhượng quyền toàn cầu của Cartridge World.
           Tìm hiểu về hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Cartridge World
             – một mô hình kinh doanh nhượng quyền nổi tiếng xuất hiện ở 41
             quốc gia với hơn 1500 cửa hàng trên thế giới.
           Nghiên cứu xu hướng của những người trẻ tuổi về việc khởi nghiệp
             kinh doanh.
           Đề xuất những biện pháp nhằm mở rộng hệ thống nhượng quyền
             thương mại của Cartridge World (CW) tại Việt Nam.


   III.   PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
           Phương pháp phân tích, thống kê, mô tả thông qua bản câu hỏi
                Đối với nghiên cứu đo lường mức độ cảm nhận của khách hàng
                đối với Cartridge World (VN)
                o Kích thước mẫu: 100 khách hàng
                    20% khách hàng lớn (trung bình mua mực CW từ 10 triệu
                       trở lên/tháng.
                    40% khách hàng TB (trung bình 5 – 10 triệu/tháng)


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        2
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                              nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



                   40% khách hàng nhỏ (trung bình dưới 5 triệu/tháng)
          Nghiên cứu tại bàn bằng những dữ liệu thứ cấp như: báo, internet, tài
            liệu công ty…
          Phỏng vấn trực tiếp (1-2 người đã mua nhượng quyền của CW)


   IV.   PHẠM VI NGHIÊN CỨU
         Nghiên cứu tại địa bàn TPHCM, Vũng tàu.


   V.    KẾT CẤU ĐỀ TÀI
   A. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI


   B. MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN THƢỢNG MẠI CỦA CARTRIDGE
   WORLD TẠI VIỆT NAM


   C. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN CỦA CARTRIDGE
   WORLD (VIỆT NAM)




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                           SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                      3
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                  nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



          A. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHƢỢNG QUYỀN
                                 THƢƠNG MẠI

   I.      KHÁI NIỆM – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
        1. Khái niệm
   Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã
được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của
nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực
hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt
về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các
khái niệm này thường khác nhau.
   Các khái niệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý
điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước tiêu biểu, có
thể phân chia các nước trên thế giới thành ba nhóm nước như sau:
    Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự
        nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương
        mại.
    Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương
        mại.
    Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại theo luật về
        chuyển giao công nghệ.
Dựa trên 3 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây:
    Hiệp hội nhƣợng quyền kinh doanh Quốc tế (The International
        Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra
        Khái niệm nhượng quyền: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo
        hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc
        phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía
        cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                               SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         4
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



      nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở
      hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn
      vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình".
    Khái niệm của Uỷ ban Thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal
      Trade Commission - FTC): Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương
      mại là hợp đồng theo đó Bên giao:
         Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc
         kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.
         Cấp giấy phép nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch
         vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và
         Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu.
    Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Cộng đồng chung Châu Âu
      EC (nay là liên minh Châu Âu EU): Khái niệm quyền thương mại là một
      "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới
      nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích,
      kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để
      bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng
      quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được
      khái niệm ở trên.
    Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Mêhicô: Luật sở hữu công
      nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền thương
      mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất
      định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một
      người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ
      với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương
      mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với
      chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch
      vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó."



GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       5
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



    Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Nga: Chương 54, Bộ luật dân
      sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như
      sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền)
      phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn,
      hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của
      bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm,
      quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh
      doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác
      như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,…"
   Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan
điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm
chung trong tất cả những khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân
phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng
khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên
khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả
những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.
    Nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam
   Như đã trình bày ở trên, các quốc gia trên thế giới đã hình thành và phát triển
một cách hợp lý các vấn đề pháp lý liên quan tới họat động nhượng quyền. Do vậy,
những cái tên như: Burger King, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin
Robbins, Texas Chicken, KFC, Hard Rock Café, Chili's… không những chỉ xuất
hiện tại các nước sở tại mà còn vươn xa đến rất nhiều nước trên thế giới trở thành
những hệ thống nhượng quyền toàn cầu.
   Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế, đã
xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như: Cà phê Trung nguyên,
Phở 24, Qualitea, Hệ thống chuỗi Bakery Kinh Đô... đã làm cho bức tranh thị
trường của Việt Nam càng trở nên hấp dẫn.
   Đến nay, Luật thương mại có hiệu lực ngày 1.1.2006 tại mục 8, điều 284 đã đề
cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại và các điều 284, 286, 287, 288, 289,


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        6
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                  nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



290, 291 qui định chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương
mại. Nội dung điều 284 như sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
          Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
          tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
          hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh
          doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
          Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
          trong việc điều hành công việc kinh doanh.
   Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại, chính phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộ thương mại ban
hành thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại. Có thể thấy, những cơ sở pháp lý trên đây đã cung cấp một cách
khá đầy đủ khái niệm, các nguyên tắc và hướng dẫn cho việc tiến hành hoạt động
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.


      2. Lịch sử hình thành và phát triển
   Thông thường khi tìm hiểu một vấn đề nào đó người ta thường hay đặt ra câu
hỏi: “Nó bắt đầu khi nào, hay nó xuất hiện khi nào?” và nhượng quyền thương mại
cũng vậy. Tuy nhiên, thực sự ít người biết câu trả lời chính xác là nó xuất hiện vào
thời điểm nào? Tôi đã cố gắng tìm hiểu hình thái ban đầu của nhượng quyền thương
mại là như thế nào và cuối cùng cũng tìm được một vài thông tin.
   Nguồn gốc của nhượng quyền thương mại thực sự đã có từ hàng thế kỷ rồi. Khi
chính quyền La Mã cổ đại trong một nổ lực thu thuế đã cho phép một số người “có
quyền” đi làm thay nhiệm vụ này trong một khu vực địa lý được giao. Những nhà
thu thuế này được phép giữ lại một tỷ lệ trên số tiền mà họ thu được, và số còn lại
thì giao lại cho chính quyền (Hoàng đế La Mã). Như vậy, mối quan hệ rất sớm, sơ


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                          7
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



khai đầu tiên về nhượng quyền, trao quyền đã được ghi nhận trong lịch sử mà sau
này nó được mở rộng, phát triển thành kinh doanh nhượng quyền thương mại.
   Trong suốt thời kỳ nội chiến, mô hình đầu tiên được phát triển khi Sewing
Singer Machine sản xuất máy may thành lập một hệ thống phân phối trên toàn thế
giới, từ thời gian đó, nhiều công ty mạnh dạn sử dụng franchise để xâm nhập những
thị trường không thể vươn tới bởi vì chi phí cao và các nhân tố rủi ro liên quan đến
việc mở rộng.
   Một thời kỳ mới của franchise bắt đầu năm 1950 (có thể gọi đây là phát súng
khởi nguồn cho nhượng quyền thương mại), khi Ray Kroc, một thương gia bán máy
pha chế thức uống quyết định đến San Bernadino, bang California thăm một khách
hàng vì vị khách này đã đặt mua tới 10 cái máy một lúc, trong khi một cửa hàng
bình thường chi cần trang bị một cái, Kroc ngạc nhiên khi thấy một đoàn người xếp
hàng chỉ đợi mua một chiếc bánh kẹp thịt được bán qua các ô cửa sổ, còn nhân viên
phục vụ với tốc độ tất bật nhưng chuyên nghiệp. Kroc nhận ra mô hình kinh doanh
này thật hiệu quả, chi phí thấp và đã thuyết phục hai anh em Dick McDonald và
Mac McDonald là chủ cửa hiệu trên ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý
độc quyền dưới tên công ty McDonald’s System mà sau đó đổi tên thành
McDonald’s Corporation.
   Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã
có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên
luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp
kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như
Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý... cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc
đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong
việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách
về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng
chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế.
   Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động
của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         8
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan
đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992,
Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh
doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số
lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc
đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng
giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt
động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch,
khách sạn-nhà hàng... Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan
cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của
các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế.
   Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài
như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chili's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên
để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động
franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã
thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được
“đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm
chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem
là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng
của Trung Quốc.
   Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và
quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise
Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp
hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là
Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập
năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua
franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp,
cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như:




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         9
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



         Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế
         Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới
         Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp
         thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến
         franchise...
         Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                            SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                      10
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   II.     ĐẶC ĐIỂM – PHÂN LOẠI
         1. Đặc điểm
   Doanh nghiệp bán franchising là doanh nghiệp chủ sở hữu một thương hiệu (gọi
là Franchisor) nổi tiếng có khả năng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, còn
doanh nghiệp, hay cá nhân nhận quyền kinh doanh hay còn gọi là Franchisee thì
được quyền kinh doanh dưới thương hiệu của chủ thương hiệu. Một doanh nghiệp
mua franchise được gọi là một đơn vị franchise, hay một cửa hàng franchise.
   Doanh nghiệp franchise được trang trí đồng nhất, hay gọi là tiêu chuẩn đồng bộ
giữa các của hàng, nếu tinh mắt một chút ta sẽ nhận ra ngay thương hiệu nào đang
kinh doanh franchise, bởi vì tất cả từ hình thức trang trí bên ngoài, đến bên trong
các cửa hàng đều thống nhất một tỷ lệ, tiêu chuẩn, kiểu dáng như nhau. Các quy
trình về thời gian hoạt động, phong cách phục vụ khách hàng đều chuyên môn, đội
ngũ nhân viên làm việc theo một “công thức” nhất định. Trang phục nhân viên tiêu
chuẩn có thể nói như quân đội, ai cũng như ai. Phải gọi là hệ thống các gam màu
chủ đạo, nổi bật là điểm đầu tiên đập vào mắt người tiêu dùng. Tất cả các quy trình,
giai đoạn phục vụ khách hàng đều được văn bản hóa, cụ thể hóa theo một tiêu chuẩn
nhất định được quy ước trong một cuốn sách gọi là cẩm nang doanh nghiệp
franchising. Cuốn sách này được giao cho đối tác mua franchise của chủ thương
hiệu khi ký kết mua franchise. Các chi tiết ghi ngắn gọn, dễ hiểu (một sai lầm không
đáng có của hệ thống franchise là cẩm nang quá rườm rà,phức tạp. Chỉ nên ghi
những điều cơ bản phục vụ chính yếu cho nhu cầu kinh doanh sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ mà thôi).
   Ví dụ hiện nay ở Việt Nam có Phở 24, cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô Food,
đang áp dụng phương thức kinh doanh này. Trong hệ thống nhượng quyền của phở
24 (khá bài bản, và thành công ở Việt Nam) các cửa hàng phở đều một tiêu chuẩn
đồng bộ như nhau, không phân biệt được đâu là của chủ sở hữu, đâu là cửa hàng
nhượng quyền. Một hệ thống franchise mạnh chắc chắn chúng ta không thể nhận ra
sự khác biệt đâu là của chủ thương hiệu đâu là của người mua franchise, các của
hàng như hai giọt nước cùng rơi cùng một vận tốc và kích thước như nhau trong


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        11
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



không gian hàng trăm giọt nước như vậy Tạo thành hệ thống franchise – hệ thống
kinh doanh nhượng quyền thương mại.
   Tóm lại, doanh nghiệp franchise có các tiêu chuẩn riêng biệt cho từng loại hình
doanh nghiệp, ngành… mà trong đó franchisor bắt buộc đối tác mua franchise phải
tuân thủ theo các tiêu chuẩn mà hệ thống đã đặt ra. Ví dụ: tiêu chuẩn đồng bộ giữa
các cửa hàng là tiêu chuẩn tiên quyết, kế đến là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn, vệ
sinh an toàn ở đây không phải là từ nói riêng về an toàn thực phẩm mà còn là các
tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm… và nếu bên mua franchise không thực hiện
đúng, được những điều khoản này thì chủ doanh nghiệp có thể rút quyền kinh doanh
đối với doanh nghiệp này, điều này phải được quy định rất rõ ràng trong hợp đồng
mua bán franchise.


       2. Phân loại
   Trong thực tiễn, mô hình nhượng quyền là một mô hình kinh doanh có rất nhiều
cách thức. Song, nếu chỉ căn cứ vào tính chất, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền
và bên nhận quyền, xét về cơ bản , có các hình thức sau đây:
    Nhƣợng quyền đơn nhất hay nhƣợng quyền trực tiếp (Unit franchising)
   Hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận
quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát
của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của
bên nhận quyền. Hình thức này thường không được ưu tiên lựa chọn áp dụng nếu
như bên nhượng quyền và bên nhận quyền là những chủ thể kinh doanh ở tại những
quốc gia khác nhau, có ngôn ngữ, văn hoá, hệ thống pháp luật, chính sách thương
mại khác nhau.
    Nhƣợng quyền mở rộng (Franchise developer agreement)
   Thực chất của hình thức này là bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách
nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận
trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba.
Bên nhận quyền sẽ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch đã được bên nhượng quyền


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                               SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         12
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



định trước. Mỗi đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập đều không có tư
cách pháp nhân và hạch toán phụ thuộc vào bên nhận quyền.
    Nhƣợng quyền khởi phát (Master franchise)
   Nhượng quyền khởi phát là nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế. Nghĩa
là, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau. Bên
nhượng quyền trao cho bên nhận quyền, tiến hành kinh doanh theo theo hệ thống
các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền
được phép nhượng quyền cho các bên thứ ba Điều này sẽ góp phần khai thác một
cách triệt để tiềm năng kinh tế của các thị trường mới. Tuy vậy, đi đôi với nó cũng
sẽ là những rủi ro rất lớn cho toàn bộ hệ thống kinh doanh.
   Nếu căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì nhượng quyền thương mại
bao gồm:
    Nhƣợng quyền sản xuất (Processing franchise)
   Là loại hình nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp
ra thị trường các hàng hóa mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Trong nhượng
quyền sản xuất, bên nhượng quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền những thông
tin liên quan tới bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại, thậm chí là cả
những công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có
thể hỗ trợ bên nhận quyền ở một số khía cạnh như: hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân
phối và cácdịch vụ hậu mãi.
    Nhƣợng quyền dịch vụ (Service franchise)
   Nhượng quyền dịch vụ là nhượng quyền trong các lĩnh vực hoạt động có tính
chất dịch vụ như: sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ
cung cấp thẻ tín dụng…..Bên nhượng quyền đã xây dựng và phát triển thành công
một (hoặc một số) mô hình dịch vụ nhất định mang thương hiệu riêng, Bên nhận
quyền sẽ được cung ứng các dịch vụ ra thị trường theo mô hình hình và với thương
hiệu của bên nhượng quyền.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        13
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



    Nhƣợng quyền phân phối (Distribution franchise)
   Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên
nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà
phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản
phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới
người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Chúng ta có thể dễ dàng
nhận thấy nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như phân phối
mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm VICHY, LO’REAL…) hay phân
phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (cửa hàng phân phối dầu nhờn
CASTROL, CALTEX, EXXON) Trong thực tiễn của hoạt động nhượng quyền
thương mại, các doanh nghiệp có thể có sự lựa chọn một hình thức kết hợp của các
hình thức nhượng quyền đã nêu trên, phù hợp với khả năng của mình và hoàn cảnh
kinh tế cũng như yêu cầu về mặt pháp lý của mỗi quốc gia.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                            SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       14
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   III.   THUẬN LỢI – THÁCH THỨC CỦA HÌNH THỨC NHƢỢNG
          QUYỀN THƢƠNG MẠI
       1. Thuận lợi
   Theo điều tra nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế gần đây cho thấy 90%
công ty theo hợp đồng franchise tại Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong
khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng
franchise thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập.
   Bên mua nhƣợng quyền (Franchisee)
   -   Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền
   chính là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có nhiều rủi
   ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ. Lý do chính của tỷ lệ thất bại này là do người
   quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất
   nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh
   doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn
   luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của
   các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ
   những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai
   đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận
   quyền các nguyên tắc chung.
   -   Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên
   thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng
   được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng
   một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống
   còn của mỗi doanh nghiệp.
   -   Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều
   hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy
   trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và
   chuyển giao.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        15
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   -   Thứ tư, bên nhận được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên
   nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu
   cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc
   nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các
   sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh
   lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng
   thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này
   giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến
   động thị trường.
   Bên bán nhƣợng quyền (Franchisor)
   -   Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh
   doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt
   động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng
   quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người
   khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn
   kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu
   quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền.
   -   Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay,
   những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn
   không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối
   thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay.
   Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh,
   xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa
   hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm
   được.
   -   Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng
   quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng
   bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                            SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       16
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một
   cách dễ dàng hơn.
       Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng,
   cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp
   bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi
   thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua.
   Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng
   được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi
   cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền.
   Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều
   lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền.
   -   Thứ tư, tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền
   bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống
   của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên
   liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu
   nhập của mình.
   -   Thứ năm, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra
   kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người
   nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận
   dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền.
   -   Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng
   quyền không thể tiếp cận được và họ có thể nắm vững thông tin địa phương hơn
   bên nhượng quyền.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       17
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



       2. Thách thức
   Bên bán nhƣợng quyền
   -   Thách thức thứ nhất mà bên bán nhượng quyền gặp phải nằm ngay trong lợi
   thế của nó. Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn tồn tại yếu điểm với một
   số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì việc quản lý
   của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời và mang
   tính chuyên môn (một vấn đề có thể là hạn chế đối với bên mua). Đôi khi chỉ là
   thái độ thiếu lịch sự của một nhân viên một cửa hàng franchise hay vết bẩn trong
   món ăn dẫn tới tổn hại chung cho cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống.
       Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lãnh vực franchise tại
   Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình và khá dễ
   dãi trong việc bán franchise dẫn đến hiện trạng có quá nhiều quán cafe cùng
   mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng một đẳng cấp. Nói cách khác
   Trung Nguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của
   mình vì bắt đầu bán franchise với số lượng lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị. Thật
   vậy có quán thì khá bề thế có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn hay có quán có
   máy lạnh phục vụ tốt tay nghề khá và có quán tay nghề kém bình dân, trang trí
   nội thất cũng không đồng bộ theo một chuẩn mực chung. Từ cuối năm 2002
   Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Úc sang để khắc phục tình trạng
   này nhưng trên thực tế để điều chỉnh lại hệ thống với hơn 400 quán cà phê trải
   dài khắp nước quả là một thách thức của người điều hành mỗi quán cafe và của
   người chủ thương hiệu nói chung.
   -   Nguy cơ bị mất cắp bí quyết kinh doanh trong quá trình hoạt động cũng là
   một thách thức đặt ra đối với một nhà quản lý thương hiệu. Bên mua franchise
   sẽ được chủ thương hiệu đào tạo phương thức hoạt động cung cấp những
   phương công thức chế biến đặc biệt mang đặc trưng thương hiệu. Đặc điểm này
   khiến cho kinh doanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi
   có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ở Việt Nam. Như trường hợp nhãn
   hiệu bánh phồng tôm Sa Giang của An Giang khi xuất khẩu sang Châu Âu thông


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       18
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   qua một đại lý đã bị chính đại lý đó lợi dụng và chủ thương hiệu Sa Giang tại
   Việt Nam đã phải mua lại nhãn hiệu của chính mình nếu không thì không có
   cách nào xâm nhập thị trường Mỹ.
   -   Ngoài ra, bên bán nhượng quyền cũng phải đối mặt với một khó khăn không
   nhỏ đó là đối tác chủ thương hiệu (bên mua) thường có xu hướng trở thành đối
   thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhượng quyền trong nỗ lực giành lấy khách
   hàng và thị phần (trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh).
   Bên mua (Franchisee)
   Mặc dù có quyền cao nhất trong khu vực hoạt động của mình, nhưng bên mua
vẫn phải chịu một số ràng buộc với chủ thương hiệu theo thỏa thuận trong hợp đồng
nếu không sẽ bị phạt vi phạm. Sau đây là những thách thức đối với các nhà quản lý
khi điều hành hoạt động của các doanh nghiệp frachise:
   -   Không được tự ý điều chỉnh việc kinh doanh: thay đổi menu, hạ giá thành
   sản phẩm…. Việc kinh doanh phải nhắm đến một đối tượng khách hàng với một
   mục tiêu nhất định theo phân khúc thị trường mà bên nhượng quyền đã xác định
   trong chiến lược kinh doanh của mình.
       Khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp nhượng quyền đều giới hạn việc
   sử dụng thương hiệu trong một khu vực kinh doanh nhất định. Ngoài mục đích
   kinh doanh chính các franchisee không được phép thay đổi bất kỳ một sự xáo
   trộn nào không được phép quy định trong hợp đồng. Tất cả các chương trình
   quảng bá khuyến mãi đều phải thông qua ý kiến của bên nhượng quyền. Lý giải
   về việc này anh Hoàng Trung phụ trách đào tạo nhượng quyền của doanh nghiệp
   Trung Nguyên cho biết : “Mục đích là để bảo vệ thương hiệu cho franchisor và
   đảm bảo sự công bằng cho các franchisee khác trong hệ thống không làm ảnh
   hưởng đến doanh số của nhau khi có những chương trình khuyến mãi, giảm giá
   tự phát của một số cửa hàng”.
   -   Báo cáo doanh thu và tình hình hoạt động định kỳ. Các franchisee phải đóng
   môt khoản phí định kỳ hàng tháng cho các franchisor. Trên thế giới khoản phí
   này dao động trong khoảng từ 3 – 10% tổng doanh thu hàng tháng còn ở Việt


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                            SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       19
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   Nam là 2 – 3%. Đây là khoản phí bắt buộc vì vậy nếu bên mua franchise quản lý
   chi phí không tốt, kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải nộp cho bên chủ thương hiệu
   một khoản phí định kỳ dựa trên doanh số bán ra. Đây cũng là một khó khăn lớn
   mà bên mua nhượng quyền thường gặp phải.
       Mức phí trên tổng doanh thu của các franchisor Việt Nam
                            Trung nguyên         2%
                                Phở 24           3%
                              Tapio cup          2%


       (Nguồn: www.saga.vn – Công ty cổ phần kỹ nghệ vốn đầu tư Việt Nam)
   -   Chỉ có thể sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ định hoặc cung ứng bởi chủ
   thương hiệu do đó không chủ động được giá cả,thậm chí ảnh hưởng đến tiến độ
   công việc thay vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có chất lượng ngang
   bằng thì phải đợi để có được nguồn nguyên
   liệu quy định…
       Trường hợp các cửa hàng KFC ở Việt
   Nam để làm ra món khoai tây chiên mỗi năm
   hệ thống này phải nhập về Việt Nam gần 200
   tấn khoai tây Wasington từ Mỹ theo yêu cầu
   của chủ thương hiệu.


   -   Nguy cơ bị tổn hại do các franchise khác trong hệ thống hoạt động không
   hiệu quả hoặc làm trái với các nguyên tắc hoạt động kinh doanh đã được thống
   nhất.
       Gần đây vào quý II năm 2005 Nam An Group đã phát hiện một trường hợp
   cửa hiệu phở 24 làm trái quy định: tiết giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm
   lượng thịt trong tô, tắt máy lạnh; rất may là phát hiện kịp thời chưa gây ảnh
   hưởng đến uy tín của chuỗi cửa hàng phở 24.



GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                      20
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   -   Không chủ động được khi chủ thương hiệu cắt hợp đồng khi hết thời hạn.
   Thời hạn hiệu lực của một hợp đồng nhượng quyền được các franchisor Việt
   Nam xác định khác nhau tùy theo lĩnh vực và chiến lược nhượng quyền. Kết quả
   khảo sát cho thấy lĩnh vực kinh doanh thức uống có thời hạn trung bình là 2 – 3
   năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực phẩm là 5 năm…
   -   Nguy cơ bị lừa đảo tại một số quốc gia, đã có trường hợp chủ thương hiệu
   sau khi nhận tiền nhượng quyền các franchisee thì trốn mất ( hiện trạng này hiện
   chưa có ở Việt Nam).
   -   Quản lý kinh doanh là một công việc phức tạo đòi hỏi các franchisor phải có
   kinh nghiệm hoặc hiểu biết chuyên môn. Đây cũng là điều mà các franchisee cần
   xem xét quyết định có nên đăng ký xin được chuyển nhượng hay không.
       Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình
   chuyển nhượng trong nằm ở chỗ đội ngũ nhân viên hay trang thiết bị đồng bộ
   mà ở chỗ chính đối tác mua franchise – người chủ điều hành quán phở nhượng
   quyền. Nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà
   đầu tư đơn thuần thì khó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và như thế
   mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu ảnh hưởng ít
   nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại trong một số trường hợp
   khác nếu đối tác mua franchise có quá nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực nhà
   hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành.
   Thách thức đối với bên bán và cả bên mua
   -   Vẫn chưa có khung pháp lý chính thức điều chỉnh hoạt động này gây nhiều
   khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhượng quyền. Thậm chí khi các
   quy định trong Luật thương mại sửa đổi về hoạt động nhượng quyền thương mại
   chính thức có hiệu lực sắp tới thì cũng tạo nên sự chồng chéo với Nghị định
   11/2005/NĐ-CP ngày 2/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ sửa
   đổi . Theo đó trong chương IV điều 32 thì Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở
   Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xác nhận đăng ký chuyển giao công
   nghệ, thương hiệu tùy theo giá trị hợp đồng mà Bộ hay Sở xác nhận. Nhưng


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       21
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   Luật Thương mại (sửa đổi và thông qua vào tháng 06/2005) thì lại quy định cơ
   quan xác nhận đăng ký nhượng quyền là Bộ thương mại. Sự chồng chéo này có
   thể gây ra lúng túng khó khăn tốn kém cho các doanh nghiệp khi áp dụng.
   -   Nguồn nhân lực có kiến thức nhượng quyền thương mại còn khan hiếm chủ
   yếu là do doanh nghiệp tự đào tạo và nhân viên tự học.
   -   Việc xúc tiến nhượng quyền thương mại hiện vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù
   những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực nhưng thực sự vẫn chưa tạo được một thị
   trường chuyển nhượng sôi động tại Việt Nam.
   -   Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO với sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng
   loạt tập đoàn bán lẻ và đồ ăn nhanh bằng phương pháp franchising họ có thể
   thành lập nên mạng lưới kinh doanh dày đặc cạnh tranh với cường độ khốc liệt
   và có khả năng sẽ chiếm lĩnh cả thị trường bán lẻ. Điều này đòi hỏi các nhà quản
   lý ở Việt Nam phải sớm vạch ra chiến lược lâu dài.
   -   Đội ngũ quản lý ở các công ty Việt Nam đa phần tự học hỏi do đó những thất
   bại sai lầm là không thể tránh khỏi. Trong khi đó đội ngũ quản lý, chuyên viên
   các doanh nghiệp nước ngoài đều được đào tạo một cách bài bản, với chương
   trình tập huấn cập nhật. Đây là một điểm hạn chế của nền giáo dục Việt Nam
   cũng như của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo.
       Như tại Úc chẳng hạn từ năm 1999 chính phủ nước này đã cho ra đời chương
   trình giáo dục chính quy về franchise thiết kế đặc biệt cho các chủ thương hiệu
   các nhà quản lý trung và cao cấp nhân viên làm việc trong các hệ thống
   franchise của nước Úc. Chương trình này đã thu hút sự tham gia của hơn 20%
   trên tổng số các hệ thống franchise tại Úc.Bằng cấp chứng chỉ của các chương
   trình này được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu về franchise của Đại học
   New South Wales một trong những trường đại học nổi tiếng và uy tín nhất nước
   Úc. Tương tự tại Mỹ và nhiều quốc gia khác franchise thật sự trở thành một môn
   học phổ biến hơn. Hiệp hội franchise Quốc tế còn có hẳn chương trình đào tạo
   cao học về quản trị franchise (MBA in franchise management) phối hợp tổ chức
   tại trường Đại học Nova Southern University của Mỹ.


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                               SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       22
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   IV.     MỘT SỐ MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI NỔI
           TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
         1. Mc Donald’s
   Thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s giờ
đây không còn xa lạ với người dân trên khắp thế
giới. Sự thành công của McDonald’s với mô hình
nhượng quyền thương mại (franchising) là một
hình mẫu cho những doanh nhân thành đạt ngày
nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã biết tận
dụng hình thức này làm "đòn bẩy" phát triển thị
trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình.
   McDonald’s là một tập đoàn bán lẻ đồ ăn nhanh có thế lực toàn cầu với hơn
31.000 nhà hàng địa phương, phục vụ gần 50 triệu người trên hơn 119 nước mỗi
ngày. Đó là những con số sơ bộ nhất về McDonald’s nhưng cũng đủ cho thấy quy
mô đồ sộ và sự phát triển phi thường của doanh nghiệp này. Năm 1940, anh em nhà
McDonald là Dick và Mac đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Bernardino,
California. Nhưng phải tới khi có sự tham gia của Ray Kroc – nhà phân phối độc
quyền của hãng sữa Multimmixer và là một người có tài thiên bẩm về marketing,
công việc kinh doanh của tập đoàn này mới thực sự cất cánh. Ban đầu, Ray Rock đã
học hỏi và áp dụng thành công cách thức quản lý mà hãng đồ ăn nhanh White
Castle đã từng đi tiên phong. Đó là việc xây dựng một thương hiệu nổi bật. Và ông
đã làm được nhiều hơn cả White Castle là phát tán thương hiệu này đi khắp thế giới.
Ông đã khám phá ra rằng chìa khóa thành công phải là sự mở rộng nhanh chóng các
cửa hàng nhượng quyền (franchisee). Khi đó, mỗi giấy phép nhượng quyền của
McDonald’s được bán với giá 950USD. Cho tới nay, McDonald’s không ngừng lớn
mạnh và trở thành một thương hiệu được ưa chuộng tại những nơi có sự xuất hiện
của sản phẩm mang tên McDonald’s.
    (Nguồn: www.vietnambranding.com & www.mcdonalds.com)




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       23
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   2. Kentucky Fried Chicken (KFC)
   Câu chuyện KFC khởi đầu bằng một giấc mơ của
một người đáng kính: Ông Harland Sanders, sinh ngày
9/9/1890 tại Henryville, bang Indiana – Mỹ và mất ngày
16/12/1980. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu
ăn và có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng.
Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông luôn luôn thử
nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông
đã tạo ra món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày
nay.
   Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ
cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang
Kentucky. Danh tiếng của ông được biết đến kể từ khi ông tìm ra cách để kết hợp
10 loại thảo mộc và gia vị với bột dùng để trộn gà trước khi chiên. Năm 1935, để
ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky,
Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự
bang Kentucky.
   Một ngày Chủ nhật của năm 1939, trong khi chuẩn bị món gà rán cho thực
khách, ông đã thêm vào loại gia vị thứ 11. Và như ông thường nói: "Với loại gia vị
thứ 11 đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay".
   Thập niên 50, Đại tá Sanders đi khắp nước Mỹ và Canada để cấp quyền kinh
doanh món gà rán độc đáo của mình cho các nhà hàng.
   Ngày nay, mặc dù ông không còn nữa, nhưng triết lý về sự chăm chỉ và sự hoàn
hảo trong phục vụ khách hàng của ông sẽ luôn là một phần quan trọng trong truyền
thống của KFC. Và món gà rán chế biến từ thịt gà ngon và tươi nhất được trộn với
11 loại thảo mộc, gia vị cho ra loại Gà rán Kentucky độc đáo với vỏ bột vàng rộm,
hương vị thơm ngon mà chỉ có KFC mới làm được.
   Hiện nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng nhất
trên thế giới với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       24
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. Mỗi năm, KFC
phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế
giới.
   (Nguồn: KFC Việt Nam – www.kfcvietnam.com)


   3. Phở 24
   Phở 24 không phải là người đi tiên
phong trong hình thức kinh doanh nhượng
quyền thương mại tại nước ta, tuy nghiên
phở 24 lại là mô hình nhượng quyền thành
công nhất trong số các doanh nghiệp Việt
Nam kinh doanh nhượng quyền.
   Rút kinh nghiệm từ “người đi trước” – Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24 đã tập
trung xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh
Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau
này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của
mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng
trước khi bành trướng ra chiều rộng.
   Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ
nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và
điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ
cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, Phở 24 chỉ còn
cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương
hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp
nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được.
   Hiện nay, phở 24 đã có 16 cửa hàng tại Việt Nam đã có mặt ở 5 quốc gia trên
toàn thế giới: Indonexia, Singapore, Philippines, Úc và Campuchia.
   (Nguồn: Phở 24 – www.pho24.com.vn)




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       25
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



  B. MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA
             CARTRIDGE WORLD TẠI VIỆT NAM

   I.      CARTRIDGE WORLD TOÀN CẦU
        1. Lịch sử hình thành và phát triển




   Cartridge World bắt đầu từ một nhà kho trong vườn ở Adelaid vào năm 1988 do
đồng giám đốc Bryan Stokes và Paul Wheeler dựng nên. Bryan khởi đầu sự nghiệp
bằng cách kinh doanh cung cấp mực in và thay hộp mực in. Doanh nghiệp của ông
nhanh chóng giành được uy tín với khách hàng. Ngay sau đó, ông bắt tay với Paul
Wheeler – một chuyên gia về nhượng quyền kinh doanh, tài chính và quản lý. Họ
cùng nhau lập ra cấu trúc franchise thành công của Cartridge World. Ngày nay
Cartridge World dẫn đầu thị trường thế giới về ống mực in và dịch vụ tái sản xuất
mực in, đồng thời là một trong những công ty franchise phát triển nhanh nhất thế
giới. Mục tiêu của công ty là vừa mang lại cho khách hàng lẻ và khách hàng doanh
nghiệp mức giá cạnh tranh cùng chất lượng cao, đồng thời vừa phát triển thương
hiệu đứng đầu thị trường.
   Sản phẩm chính của Cartridge World là tái sản xuất hộp mực in. Trong khi mọi
người vứt đi hộp mực đã dung hết, Cartridge World giữ lại và sản xuất lại.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        26
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   Lợi ích của việc tái sản xuất hộp mực đối với khách hàng là không phải mua hộp
mực mới đắt tiền. Kết quả là Cartridge World có thể giúp khách hàng tiết kiệm 50%
chi phí và thêm vào đó lại còn đóng góp bảo vệ môi trường nhờ vào việc tái chế.
   Tái chế và môi trường là hai yếu tố quan trọng giúp Cartridge World phát triển
vượt bậc. Tái chế hộp mực không gây hại đối với môi trường. Vì thế mọi người cảm
thấy nên ủng hộ cho sự phát triển bền vững của Cartridge World nhằm duy trì
nguồn tài nguyên có hạn của trái đất.
   Sự tăng trưởng toàn cầu của Cartridge World từ mức 296 cửa hàng vào tháng 4
năm 2003 lên đến hơn 1500 cửa hàng vào năm 2007. Hiện nay Cartridge World có
thể cung cấp sản phẩm cho 50 % dân số thế giới. Cartridge World luôn ổn định về
tài chính và lợi nhuân, được hỗ trợ bởi 1 hệ thống franchise vững chắc. Cartridge
World đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như:
    Công ty nạp mực in số một thế giới và là công ty sang nhượng quyền kinh
      doanh phát triển nhanh nhất trong năm 2003 ở Mĩ do tạp chí Entrepreneur
      bình chọn.
    Giải xuất khẩu quốc gia Úc năm 2003.
    Nhà nhượng quyền kinh doanh của năm 2004 ở Úc
    Nằm trong số 100 công ty SA (South Australia) dẫn đầu và trong 5 hệ thống
      nhượng quyền kinh doanh phát triển nhanh nhất.
    Năm 2007, Cartridge World là công ty nạp mực in số một thế giới và đứng
      thứ 13 trong số 500 công ty nhượng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới,
      xếp thứ 33 trong 500 công ty nhượng quyền lớn nhất thế giới do tạp chí
      Entrepreneur bình chọn.
   (Nguồn: www.cartridgeworld.com, Tạp chí Entrepreneur, Số liệu của phòng
   Marketing – Cartridge World (VN))




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        27
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



      2. Hệ thống nhƣợng quyền
   Mô hình kinh doanh của Cartridge World là chiến thắng, chiến thắng và chiến
thắng. Franchise không phải là hình thức kinh doanh mà là một cách thức kinh
doanh. Các yếu tố quyết định sự thành công của franchise bao gồm:
    Kinh nghiệm franchise.
    Khả nămg lợi nhuận của cửa hàng cao.
    Tập trung đổi mới.
    Mô hình kinh doanh đơn giản.
    Tập trung vào những địa điểm thu hút khách hàng.
   Các yếu tố này giúp cho thương hiệu Cartridge World được công nhận rộng rãi.
Cartridge World nhận ra rằng nếu không có hệ thống franchise tốt thì mạng lưới
kinh doanh sẽ không thể phát triển.
   Chương trình đào tạo của Cartridge World tốt nhất trong ngành và Cartridge
World đã thực sự đầu tư đáng kể vào các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo. Thành
công và sự phát triển nhanh chóng của Cartridge World là nhờ vào sự phát triển thị
trường mới và là người đi tiên phong trong thị trường này. Cấu trúc franchise 3 tầng
cho phép Cartridge World xâm nhập vào thị trường nhanh hơn. Chiến lược
Marketing của Cartridge World chủ yếu là Marketing trực tiếp. Tuy nhiên, ở Mỹ tờ
Wall Street Journal đã đăng bài báo về Cartridge World do một cửa hàng ở Mỹ viết
vì cảm thấy ấn tượng với phương thức kinh doanh của Cartridge World. Tin này
được nhiều tờ báo lớn trên thế giới đăng tải và nhiều người đã lập tức liên hệ với
Cartridge World. Và hầu như cả lợi nhuận lẫn danh sách những đối tác hiện tại đang
chờ để mở thêm cửa hàng và cơ hội franchise thậm chí sang các nước khác. Điều
này minh chứng cho sự thành công của phương thức kinh doanh của Cartridge
World và vị trí dẫn đầu thế giới của Cartridge World.
   Thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu, Cartridge World đã nhanh
chóng nhân rộng những trung tâm tái sản xuất hộp mực trên toàn nước Úc lên 500
trung tâm.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                               SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        28
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   Tương tự, tại châu Âu, Cartridge World có tổng hành dinh đặt tại Anh Quốc với
một chuỗi hơn 600 trung tâm được thành lập trong vòng 3 năm. Thị trường Bắc Mỹ
cũng phát triển rất nhanh chóng hiện được xem là thị trường có tốc độ phát triển
mỗi ngày một trung tâm và hiện đã có hơn 500 trung tâm đang hoạt động.
   Riêng thị trường châu Á, Cartridge World mới chính thức xâm nhập từ 2005 và
đã và đang triển khai nhượng quyền tại các thị trường có nhiều tiềm năng như
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia....
        Thành viên nhƣợng quyền độc quyền của Cartridge World toàn cầu




     Ngoài ra còn một số thành viên ở Trung Đông, Đông Nam châu Âu, Châu Phi.



GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                             SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       29
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                    nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   II.      CARTRIDGE WORLD VIỆT NAM
         1. Giới thiệu khái quát về công ty
            1.1.   Sơ nét về Cartridge World (Việt Nam)
         Cartridge World (Việt Nam) là thành viên của hệ thống nhượng quyền độc
   quyền (master franchisee) của Cartridge World trên toàn thế giới. Công ty chính
   thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6/2006 với mục tiêu cung cấp cho
   khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, thân thiện với môi trường.
    Tên công ty
            Tiếng Việt               : Công ty TNHH – TM THẾ GIỚI HỘP MỰC
            Tên tiếng Anh            : CARTRIDGE WORLD (Việt Nam)


    Logo                                    :


    Địa chỉ                         : 04 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TPHCM
    Điện thoại                      : 9 30 90 30          Fax    : 9 30 70 16
    Website                         : www.cartridgeworld.com.vn
    Email                           : info@cartridgeworld.com.vn
    Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4102037342.
    Vốn điều lệ                     : 4.600.000.000 đồng
    Chủ tịch hội đồng quản trị : Trần Tịnh Minh Triết
    Ngành, nghề kinh doanh          : Mua máy móc – thiết bị văn phòng, văn phòng
         phẩm, maý tính và linh kiện, máy in, máy vi tính, máy photocopy, kim khí
         điện máy, hàng trang trí nội thất. Đại lý bán vé máy bay. Sản xuất linh kiện
         máy vi tính ( trừ gia công cơ khí, xi mạ điện, tái chế phế thải).




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                                  SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                           30
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                                   nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



                       1.2.    Cơ cấu tổ chức – Nguồn nhân lực
                              1.2.1. Cơ cấu tổ chức


                                                                         Tổng
                                                                       giám đốc
                                                                      Ekart Dutz


                                     Giám đốc                                   Giám đốc                 Giám sát
                                     tài chính                                  Kỹ thuật                   Vận
                                                                                                          chuyển



                  Kế toán      Quản lý       Nhân viên                   Trưởng        Giám sát   Chăm sóc
                  trưởng       Kế toán        thu mua      Nhân sự        phòng        Kỹ thuật    Khách            Trợ lý
                                                                         Kỹ thuật                   hàng


 Kế toán                Nhận và      Kế toán                                                                   Nhân viên
Chi nhánh   Thu ngân   chi trả hóa   Nhà máy                                 Công nhân                         Giao hàng
                          đơn




                                         Trợ lý


                                                               Chủ tịch
                                                          Hội đồng Quản trị
                                                         Trần Tịnh Minh Triết



                Giám đốc                                 Điều phối              Trưởng bộ phận            Giám sát
               kinh doanh                                Marketing                 Chăm sóc              Kinh doanh
                                                                                  khách hàng


 Trưởng phòng                 Quản lý               Nhân viên thiết kế              Nhân viên
  Kinh doanh                  Bán hàng                 (cộng tác)                    chăm sóc
                                                                                    khách hàng


   Nhân viên
   Bán hàng




            GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                                           SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                                            31
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



               1.2.2. Nguồn nhân lực
               Bảng 2.1. Cơ cấu phòng ban của Cartridge World
                                                 Trình độ học vấn
   Các phòng ban         Tổng     Trên đại    Đại học        Cao   Trung PTTH
                           số        học                   đẳng     cấp
  Hội đồng quản trị         2          2
    Ban giám đốc            3          1            2
  Phòng kinh doanh         24                    18           6
   Phòng kĩ thuật          18                       2         5      4      7
    Phòng kế toán          10                       8         2
Phòng chăm sóc khách        9                       4         1             4
  hàng & giao nhận
  Phòng marketing           2                       2
      Tổng số              68          2         37          14      4      11


               1.2.3. Chức năng – Nhiệm vụ
    Phòng Kinh doanh
      -   Bán hàng.
      -   Tìm hiểu khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ.
      -   Cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu cho công ty.
      -   Trực tiếp tiếp nhận những phản hồi của khách hàng.
      -   Thu hồi công nợ của khách hàng.
      -   Giải quyết những sự cố chủ yếu là về dịch vụ.
      -   Làm việc và báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần cho Chủ tịch hội đồng
          quản trị.
    Phòng kĩ thuật
      -   Sản xuất hộp mực mới và refill hộp mực theo yêu cầu của phòng kinh
          doanh.
      -   Giải quyết sự cố liên quan đến hộp mực.

GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                               SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                       32
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                  nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



      -   Làm việc và báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc.
    Phòng kế toán
      -   Quản lý tài chính của công ty.
      -   Quản lý công nợ của khách hàng.
      -   Quản lý đơn hàng.
      -   Quản lý kho và hàng tồn kho.
      -   Làm việc trực tiếp với Tổng giám đốc.
    Phòng chăm sóc khách hàng & giao nhận
      -   Bảo hành và bảo trì máy in và hộp mực cho khách hàng theo định kì.
      -   Giải quyết sự cố xảy ra khi có yêu cầu từ phòng kinh doanh.
      -   Giao nhận.
      -   Đảm nhận những vấn đề về máy móc và kỹ thuật của công ty.
    Phòng Marketing
      -   Xây dựng kế hoạch Marketing cho công ty.
      -   Thực hiện những chương trình Marketing hỗ trợ bán hàng và nâng cao
          nhận thức khách hàng.
      -   Hỗ trợ nhân viên bán hàng.
      -   Thiết kế.
      -   Báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch hội đồng quản trị.
          1.3.   Sản phẩm – Dịch vụ
          Sản phẩm và dịch vụ của Cartridge World (Việt Nam) bao gồm:
                 Cung cấp máy in (cả in phun và in laser), máy fax, máy photo, bao
                 gồm cả hộp mực chính hãng và giấy chuyên dụng (giấy dùng để
                 rửa ảnh).




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         33
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                  nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



                 Nạp mực và tái sản xuất hộp mực (in phun và laser) cho máy in,
                 máy fax và máy photo.
                 Dịch vụ bảo trì và sửa chữa máy in.
                 Tư vấn
         1.4.    Cơ sở vật chất – kĩ thuật
                1.4.1. Cơ sở vật chất
         Chỉ sau gần 2 năm hoạt động, Cartridge World (Việt Nam) đã sở hữu
      được 1 cơ ngơi khá đồ sộ bao gồm:
                 Trụ sở chính ở TPHCM
                 2 chi nhánh tại Bình Dương và Hà Nội
                 2 cửa hàng nhượng quyền tại Vũng Tàu và Quận 4.
         Ngoài ra mới đây để mở rộng quy mô sản xuất cũng như góp phần bảo vệ
      môi trường tại khu vực đô thị, Cartridge World (Việt Nam) đã cho xây dựng
      và khánh thành xưởng sản xuất với quy mô lớn tại Quận Tân Bình vào tháng
      2 năm 2008. Với việc xưởng sản xuất đi vào hoạt động, Cartridge World
      (Việt Nam) đã kịp thời đáp ứng nhu cầu đang lên của thị trường cũng như cải
      thiện quy trình sản xuất nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
                1.4.2. Kĩ thuật
         Với tư cách là thành viên của hệ thống nhượng quyền toàn cầu của
      Cartridge World, Cartridge World (Việt Nam) được chuyển giao toàn bộ dây
      chuyền công nghệ cũng như quy trình sản xuất hiện đại nhất hiện nay mà
      công ty mẹ đang áp dụng ở tất cả các hệ thống nhượng quyền ở 41 quốc gia
      và khu vực trên thế giới.
         Nguyên liệu dùng để sản xuất hộp mực được nhập trực tiếp từ nước Úc
      nhằm tạo ra sự đồng nhất về chất lượng cũng như đảm bảo với khách hàng
      sử dụng mực in của Cartridge World (Việt Nam) chính là sử dụng sản phẩm
      mà chất lượng của nó đã được cả thế giới chấp nhận.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                              SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         34
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                  nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



       2. Tổng quan thị trƣờng mực in
          2.1.    Đối thủ cạnh tranh
   Hiện trên thị trường Việt Nam tồn tại 5 nhóm mực in chính:
    Mực chính hãng (viết tắt OEM): được sản xuất bởi những công ty sản xuất
       máy in và được sử dụng riêng cho từng loại máy in. Ví dụ: HP, EPSON,
       LEXMARK, CANON, SAMSUNG…
    Mực tái sản xuất (còn gọi là mực tương thích): được sản xuất bởi công ty
       không phải công ty sản xuất máy in và được pháp luật cho phép. Ví dụ:
       Cartridge World, Vmax, Opal…
    Mực nạp cho máy in hay còn gọi là “refill”.
    Mực giả: nhái theo nhãn hiệu, kiểu dáng, logo của chính hãng.
    Mực không có nguồn gốc: Có thể giống với mực chính hãng, có thể giống
       mực giả nhưng hầu hết là không được chứng nhận chất lượng.
   Như vậy chỉ những công ty sản xuất mực tương thích mới là đối thủ trực tiếp
của Cartridge World trong khi những công ty khác chỉ là đối thủ gián tiếp. Tuy
nhiên, thật khó để phân biệt đâu là ranh giới giữa đối thủ trực tiếp và gián tiếp trên
thị trường.
                 2.1.1. Đối thủ gián tiếp
                    2.1.1.1. Chính hãng (OEM)
          Tất cả những nhà sản xuất máy in luôn luôn cố gắng thuyết phục người
       tiêu dùng sử dụng mực chính hãng để bảo vệ máy in cũng như đảm bảo chất
       lượng in. Mặc dù lo lắng cho máy tính nhưng trước sự so sánh: giá mực in
       chính hãng là 100% thì giá mực tương thích có nhãn hiệu tương đương chỉ
       khoảng 50%; trong khi giá mực in không nhãn hiệu chỉ tương đương 10%.
       Đây là lý do khiến cho đa số người tiêu dùng Việt Nam tìm đến các loại mực
       in rẻ tiền hơn bất chấp các cảnh báo về độ bền đối với máy in. Tuy nhiên, cái
       khó nhất hiện nay cho người tiêu dùng Việt Nam là các nhà phân phối máy
       in tại Việt Nam chỉ chấp nhận bảo hành cho những máy in sử dụng mực in
       chính hãng, không bảo hành cho máy in sử dụng mực in không phải chính


GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                               SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                            35
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



      hãng như tại nhiều nước khác trên thế giới. Đây là lý do khiến người tiêu
      dùng không dám sử dụng mực in tương thích. Sự phân biệt đối xử này đang
      khiến cho các hãng mực in tương thích trong đó có Cartridge World (Việt
      Nam) gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường.
         Khách hàng hiên tại của mực chính hãng hầu hết là những công ty nước
      ngoài và những cá nhân có thu nhập cao.
                  2.1.1.2. Mực bơm, mực giả và mực không rõ nguồn gốc
         Cả 3 loại mực này đều có đặc điểm chung là giá rất rẻ, có thể là rẻ nhất
      trên thị trường. Chất lượng của chúng thì hầu như phụ thuộc vào danh tiếng
      của những cửa hàng máy tính – nơi bán những loại mực này. Các cửa hàng
      bán những loại mực này có vô số tại thị trường Việt Nam và khách hàng chủ
      yếu của họ là những hộ kinh doanh cá thể (cửa hàng photocopy,…) hoặc một
      số công ty nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một lượng lớn khách
      hàng tiềm năng của Cartridge World (Việt Nam) một khi họ có ý thức cao
      hơn về bản quyền cũng như quan tâm nhiều hơn đến môi trường.
              2.1.2. Đối thủ trực tiếp
         Dựa trên việc phân tích, thống kê bằng các phương tiện truyền thông, bên
      cạnh Cartridge World (Việt Nam) trên thị trường mực in còn có 3 thương
      hiêu lớn khác. Đó là:


          Vmax thành lập năm 1999.




          Opal thành lập năm 1996.




          Inkmax thành lập năm 2005




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                           SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                         36
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                               nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



         Có thể nói đây là những đối thủ rất mạnh trên thị trường, đặc biệt là
      VMax mà Cartridge World (Việt Nam) phải đối phó. Hoạt động tại Việt
      Nam đã gần 10 năm, Vmax có lợi thế am hiểu thị trường và tạo được niềm
      tin từ khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân. Bên cạnh đó với nguồn lực tài
      chính đồi dào cộng với hệ thống phân phối rộng khắp Vmax đã tạo ra một lợi
      thế trước những đối thủ đến sau trong đó có Cartridge World.
         2.2.   Điểm mạnh – Điểm yếu



                Điểm mạnh                                  Điểm yếu

     Sản phẩm có chất lượng tương              Do kinh doanh theo hình thức
     đương với chính hãng nhưng giá rẻ         nhượng quyền nên việc phân phối
     hơn nhiều (khoảng 50 – 60 % giá           hẹp và giới hạn.
     chính hãng.                               Sứ mệnh và lợi thế của công ty dựa
     Cung cấp những dịch vụ hoàn hảo           trên hình ảnh môi trường nhưng điều
     (nhanh chóng, tin cậy, hướng vào          này chưa được nhận thấy ở Việt
     khách hàng).                              Nam.
     Định vị toàn cầu là một công ty thân      Các hoạt động chiêu thị và marketing
     thiện với môi trường – “Công ty           không thật sự nổi bật. Hình ảnh
     xanh”.                                    thương hiệu không cao trong nhận
     Trình độ kĩ thuật và trang thiết bị       thức của khách hàng.
     hiện đại cung cấp những sản phẩm          Nhận thức của khách hàng về sản
     với chất lượng tốt hơn.                   phẩm và dịch vụ không cao.
     Nhận được sự hỗ trợ liên tục từ           Thiếu một kênh thông tin để thu nhận
     Cartridge World toàn cầu.                 những phản hồi của khách hàng.
     Thừa hưởng được danh tiếng của
     công ty mẹ.
     Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm
     và tài năng.




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                            SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                      37
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                  nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



         2.3.    Cơ hội – thách thức




                  Cơ hội                                     Thách thức

      Nhiều tổ chức quốc tế đang muốn            Mực giả, mực không có nguồn gốc là
      mở rộng hoạt động kinh doanh tại           thách thức lớn đối với Cartridge
      Viêt Nam sau khi nước ta gia nhập          World tại thị trường Việt Nam.
      WTO.                                       Những loại mực rẻ tiền đe dọa đến
      Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt        doanh số của tất cả các nhà sản
      Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á            xuất mực in thật.
      và thứ nhì châu Á sau Trung Quốc.          Giá cả sẽ cản trở sự xâm nhập thị
      Sự phát triển của những nhà sản xuất       trường.
      mực tương thích khác ở Việt Nam            Những nhà sản xuất mực in xuất hiện
      giúp gia tăng nhận thức của khách          ở Việt Nam trước Cartridge World
      hàng về sản phẩm.                          như Vmax sẽ tạo ra một cuộc chiến về
      Đối thủ cạnh tranh khó lòng so sánh        giá.
      về mặt chất lượng sản phẩm.                Sự giới hạn về phân phối (do kinh
      Cartridge World là công ty nước            doanh theo hình thức nhượng quyền)
      ngoài đầu tiên kinh doanh trong lĩnh       sẽ chống lại sự gia tăng doanh số.
      vực tái sản xuất mực in tại Việt           Những nhà sản xuất máy in từ chối
      Nam, điều này sẽ tạo ra một vị thế         việc bảo hành cho những máy in sử
      vững chắc trước khi những đối thủ          dụng mực khác mực chính hãng.
      khác đến Việt Nam.                         Nếu không cẩn thận trong việc đinh vị
                                                 thương hiệu, người tiêu dùng có thể
                                                 chỉ thấy được Cartridge World đơn
                                                 thuần chỉ là kinh doanh, không thấy
                                                 được lợi ích đối với cộng đồng và môi
                                                 trường sẽ dẫn tới sự giới hạn hoặc có
                                                 thể đánh mất thị trường tiêu dùng cá
                                                 nhân.



GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                                  SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                            38
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                   nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



         3. Tình hình hoạt động kinh doanh
      Do Cartridge World (VN) thành lập vào tháng 6/2006 nên tôi sẽ trình bày tập
trung vào kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty.
        Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của của công ty trong năm 2007
                                                                  Đơn vị tính: Đồng
                       Chỉ tiêu                  Mã số    Năm 2007       Năm 2006
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ         01     5.714.186.829 1.202.482.442
2. Các khoản giảm trừ doanh thu                   02       32.738.000        848.000
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp        10     5.681.448.829 1.201.634.442
dịch vụ (10 = 01 – 02)
4. Giá vốn bán hàng                               11     2.484.908.461   615.030.163
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch     20     3.196.540.368   586.604.279
vụ (20 = 10 – 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính                  21        3.517.051      4.591.176
7. Chi phí tài chính                              22                         60.960
Trong đó: Lãi vay phải trả                        23
8. Chi phí bán hàng                               24     1.676.376.447
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp                   25     1.523.321.383 2.118.210.779
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:      30          369.589 -1.527.076.304
= 20 + (21 – 22) – (24 + 25)
11. Thu nhập khác                                 31       26.408.991        802.301
12. Chi phí khác                                  32        8.221.275       1.900.000
13. Lợi nhuận khác                                40       18.187.716 -1.097.699
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: (50 =      50       18.556.305 -1.528.174.003
30 + 40)
15. Chi phí Thuế TNDN hiện hành                   51
16. Chi phí Thuế TNDN hoãn lại                    52
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 –       60       18.556.305 -1.528.174.003
52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu                      70



GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                                SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                            39
Nghiên cứu và phát triển mô hình
                                 nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)



   Có thể nói năm 2006 là một năm khó khăn đối với Cartridge World (VN). Vừa
mới xâm nhập thị trường Việt Nam và gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những đối
thủ cạnh tranh ở địa phương, dẫn đến trong năm 2006 công ty đã bị thua lỗ.
   Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, do tạo được niềm tin đối với khách hàng dựa trên chất
lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp, cộng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng
động, Cartridge vWorld đa nhanh chóng khắc phục những điểm yếu và kinh doanh
có hiệu quả. Doanh thu bán hàng trong năm 2007 tăng gần 4,8 lần so với năm 2006
tuy năm 2006 chỉ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, nhưng ta có thể
thấy đây là một con số tương đối lớn. Lợi nhuận năm 2006 mang dấu âm nhưng qua
năm 2007 đã có lợi, tuy lợi nhuận không lớn nhưng cũng có thể thấy công ty đã có
rất nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh doanh.
   Bảng 2.3. Doanh số bán hàng năm 2007 và doanh số dự kiến năm 2008
                                                         Đơn vị tính: đồng
                          Năm 2007                Năm 2008
     Tháng 1             376.437.791             700.000.000
     Tháng 2             280.127.291             420.000.000
     Tháng 3             409.665.963             870.000.000
     Tháng 4             407.906.731            1.010.000.000
     Tháng 5             486.443.578            1.170.000.000
     Tháng 6             431.734.039            1.250.000.000
     Tháng 7             471.966.039            1.390.000.000           % tăng

     Tháng 8             482.913.968            1.460.000.000
     Tháng 9             475.591.873            1.530.000.000
     Tháng 10            603.871.303            1.590.000.000
     Tháng 11            634.208.277            1.670.000.000
     Tháng 12            653.319.976            1.800.000.000
    Tổng cộng           5.714.186.829           14.860.000.000          260,05




GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh                                SVTH: Nguyễn Quốc Khánh
                                        40
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam
Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thôngHướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thôngGAPIT Communications JSC.
 
Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29
Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29
Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29ISC Marketing Corporation
 
Ứng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện Tử
Ứng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện TửỨng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện Tử
Ứng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện TửTí Bụng Bự
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti'sVu Huy
 
Young Marketers 5+1 Nguyễn Đức Tiến
Young Marketers 5+1 Nguyễn Đức TiếnYoung Marketers 5+1 Nguyễn Đức Tiến
Young Marketers 5+1 Nguyễn Đức TiếnTiến Nguyễn
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Young Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng Nhân
Young Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng NhânYoung Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng Nhân
Young Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng NhânNhân Huỳnh
 
Chiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia TigerChiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia TigerAn An
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngminhphuongcorp
 
Cam nang kinh doanh harvard chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cam nang kinh doanh harvard  chiến lược kinh doanh hiệu quảCam nang kinh doanh harvard  chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cam nang kinh doanh harvard chiến lược kinh doanh hiệu quảHùng Đồng phục
 
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICMTiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICMnataliej4
 
Bai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkd
Bai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkdBai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkd
Bai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkdTan Pham
 

Was ist angesagt? (20)

Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAYLuận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, HAY
 
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thôngHướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
 
Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29
Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29
Hành vi và lối sống của Người tiêu dùng trẻ độ tuổi 20-29
 
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
 
Ứng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện Tử
Ứng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện TửỨng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện Tử
Ứng dụng digital marketing trong Thương Mại Điện Tử
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
 
Young Marketers 5+1 Nguyễn Đức Tiến
Young Marketers 5+1 Nguyễn Đức TiếnYoung Marketers 5+1 Nguyễn Đức Tiến
Young Marketers 5+1 Nguyễn Đức Tiến
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Young Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng Nhân
Young Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng NhânYoung Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng Nhân
Young Marketers 5+1 + Huỳnh Trọng Nhân
 
Tiểu Luận Chiến Lược Marketing Youtube Công Ty Mỹ Phẩm.docx
Tiểu Luận Chiến Lược Marketing Youtube Công Ty Mỹ Phẩm.docxTiểu Luận Chiến Lược Marketing Youtube Công Ty Mỹ Phẩm.docx
Tiểu Luận Chiến Lược Marketing Youtube Công Ty Mỹ Phẩm.docx
 
Chiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia TigerChiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
Chiến Lượt Marketing Của Bia Tiger
 
[Survey] Instant noodle store share in Vietnam
[Survey] Instant noodle store share in Vietnam[Survey] Instant noodle store share in Vietnam
[Survey] Instant noodle store share in Vietnam
 
Cooking oil shopping behavior of vietnamese en
Cooking oil shopping behavior of vietnamese enCooking oil shopping behavior of vietnamese en
Cooking oil shopping behavior of vietnamese en
 
Phân tích môi trường marketing vi mô
Phân tích môi trường marketing vi môPhân tích môi trường marketing vi mô
Phân tích môi trường marketing vi mô
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của ShopeeTiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
Tiểu luận thương mại điện tử Phân tích mô hình kinh doanh của Shopee
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
 
Cam nang kinh doanh harvard chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cam nang kinh doanh harvard  chiến lược kinh doanh hiệu quảCam nang kinh doanh harvard  chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cam nang kinh doanh harvard chiến lược kinh doanh hiệu quả
 
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICMTiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
Tiểu luận Truyền thông Marketing tích hợp ICM
 
Bai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkd
Bai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkdBai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkd
Bai giang mon hanh vi khach hang khoa qtkd
 

Andere mochten auch

Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2
Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2
Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2VF Franchise Consulting
 
Nhượng quyền thương mại (franchise) chìa khóa để thành công - phần 1
Nhượng quyền thương mại (franchise)   chìa khóa để thành công - phần 1Nhượng quyền thương mại (franchise)   chìa khóa để thành công - phần 1
Nhượng quyền thương mại (franchise) chìa khóa để thành công - phần 1VF Franchise Consulting
 
Nhượng quyền để bước ra thế giới
Nhượng quyền để bước ra thế giớiNhượng quyền để bước ra thế giới
Nhượng quyền để bước ra thế giớiPhi Van Nguyen
 
3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam
3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam
3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt namPhi Van Nguyen
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namHoàng Minh
 
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếmHoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếmThanh Hoa
 
Chiến lược marketing gà rán kfc tại Việt Nam
Chiến lược marketing gà rán kfc tại Việt NamChiến lược marketing gà rán kfc tại Việt Nam
Chiến lược marketing gà rán kfc tại Việt NamLớp kế toán trưởng
 
BWW_presentation_Final
BWW_presentation_FinalBWW_presentation_Final
BWW_presentation_FinalSharla Napier
 
Buffalo Wild Wings Franchise
Buffalo Wild Wings FranchiseBuffalo Wild Wings Franchise
Buffalo Wild Wings FranchiseLewis Trio
 
Becoming a Top Brand on Facebook
Becoming a Top Brand on FacebookBecoming a Top Brand on Facebook
Becoming a Top Brand on Facebook22squared
 
10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ
10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ
10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán LẻPhi Van Nguyen
 
Tom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy Trung
Tom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy TrungTom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy Trung
Tom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy TrungSon Huynh
 
Thương mại điện tử ở Lotteria.
Thương mại điện tử ở Lotteria.Thương mại điện tử ở Lotteria.
Thương mại điện tử ở Lotteria.Le Phu
 
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.希夢 坂井
 
Veggie Heaven Business Plan
Veggie Heaven Business PlanVeggie Heaven Business Plan
Veggie Heaven Business PlanAbigail Rosen
 

Andere mochten auch (20)

Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2
Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2
Nhượng quyền thương mại (franchise) - Chìa khóa để thành công - phần 2
 
Nhượng quyền thương mại (franchise) chìa khóa để thành công - phần 1
Nhượng quyền thương mại (franchise)   chìa khóa để thành công - phần 1Nhượng quyền thương mại (franchise)   chìa khóa để thành công - phần 1
Nhượng quyền thương mại (franchise) chìa khóa để thành công - phần 1
 
Nhượng quyền để bước ra thế giới
Nhượng quyền để bước ra thế giớiNhượng quyền để bước ra thế giới
Nhượng quyền để bước ra thế giới
 
3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam
3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam
3 bước xây dựng mô hình & thương hiệu nhượng quyền Việt nam
 
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt namđặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam
 
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếmHoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
Hoạt động kinh doanh ăn uống trong nhà hàng kfc hoàn kiếm
 
Chiến lược marketing gà rán kfc tại Việt Nam
Chiến lược marketing gà rán kfc tại Việt NamChiến lược marketing gà rán kfc tại Việt Nam
Chiến lược marketing gà rán kfc tại Việt Nam
 
BWW_presentation_Final
BWW_presentation_FinalBWW_presentation_Final
BWW_presentation_Final
 
Buffalo Wild Wings Franchise
Buffalo Wild Wings FranchiseBuffalo Wild Wings Franchise
Buffalo Wild Wings Franchise
 
Becoming a Top Brand on Facebook
Becoming a Top Brand on FacebookBecoming a Top Brand on Facebook
Becoming a Top Brand on Facebook
 
10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ
10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ
10 Xu Hướng Hàng Đầu Ngành Bán Lẻ
 
Tom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy Trung
Tom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy TrungTom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy Trung
Tom tat sach "Mua Franchise - co hoi cho doanh nghiep Viet Nam" - Li Quy Trung
 
[Survey] Vietnamese female drinking behaviours
[Survey] Vietnamese female drinking behaviours[Survey] Vietnamese female drinking behaviours
[Survey] Vietnamese female drinking behaviours
 
Thương mại điện tử ở Lotteria.
Thương mại điện tử ở Lotteria.Thương mại điện tử ở Lotteria.
Thương mại điện tử ở Lotteria.
 
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.
QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA NHƯỢNG QUYỀN TRONG NGÀNH THỰC PHẨM Ở TPHCM.
 
Where does Vietnamese get cooking info?
Where does Vietnamese get cooking info?Where does Vietnamese get cooking info?
Where does Vietnamese get cooking info?
 
Kfc
KfcKfc
Kfc
 
Vietnam fast food chains
Vietnam fast food chainsVietnam fast food chains
Vietnam fast food chains
 
Diety Restaurant Marketing Plan
Diety Restaurant Marketing PlanDiety Restaurant Marketing Plan
Diety Restaurant Marketing Plan
 
Veggie Heaven Business Plan
Veggie Heaven Business PlanVeggie Heaven Business Plan
Veggie Heaven Business Plan
 

Ähnlich wie Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam

Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạilehaiau
 
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCMXây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCMluanvantrust
 
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebookHop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebookHung Nguyen
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân Đô
Hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân ĐôHoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân Đô
Hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân Đôluanvantrust
 
Daotaokdtm 110830140337-phpapp01
Daotaokdtm 110830140337-phpapp01Daotaokdtm 110830140337-phpapp01
Daotaokdtm 110830140337-phpapp01tYn_nh0x
 
Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…AskSock Ngô Quang Đạo
 
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2Đinh Chính
 
Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến luanvantrust
 
Bai giang tmdt can ban chuong02
Bai giang tmdt can ban   chuong02Bai giang tmdt can ban   chuong02
Bai giang tmdt can ban chuong02chinh0609
 
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Ähnlich wie Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam (20)

Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại
 
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCMXây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
Xây dựng thương hiệu Microlife tại thị trường Tp.HCM
 
Đề Án Xây Dựng Thương Hiệu Microlife Tại Thị Trường Tp.Hcm.
Đề Án Xây Dựng Thương Hiệu Microlife Tại Thị Trường Tp.Hcm.Đề Án Xây Dựng Thương Hiệu Microlife Tại Thị Trường Tp.Hcm.
Đề Án Xây Dựng Thương Hiệu Microlife Tại Thị Trường Tp.Hcm.
 
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệpLuận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
Luận văn: Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại doanh nghiệp
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.docHợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Tại Doanh Nghiệp.doc
 
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebookHop dong nhuong quyen thuong mai  franchising -_viac_guidebook
Hop dong nhuong quyen thuong mai franchising -_viac_guidebook
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
 
Hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân Đô
Hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân ĐôHoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân Đô
Hoàn thiện hoạt động marketing của Công ty cổ phần Tân Đô
 
Daotaokdtm 110830140337-phpapp01
Daotaokdtm 110830140337-phpapp01Daotaokdtm 110830140337-phpapp01
Daotaokdtm 110830140337-phpapp01
 
Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
 
Đề tài xây dựng thương hiệu microlife tại thị trường tp.hcm.docx
Đề tài xây dựng thương hiệu microlife tại thị trường tp.hcm.docxĐề tài xây dựng thương hiệu microlife tại thị trường tp.hcm.docx
Đề tài xây dựng thương hiệu microlife tại thị trường tp.hcm.docx
 
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
Truy cập vào website Amazon.com và phân tích mô hình kinh doanh của website…
 
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
Bài giảng Thương mại điện tử Chương 2
 
Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến
 
Bai giang tmdt can ban chuong02
Bai giang tmdt can ban   chuong02Bai giang tmdt can ban   chuong02
Bai giang tmdt can ban chuong02
 
Marketing thuong mai
Marketing thuong maiMarketing thuong mai
Marketing thuong mai
 
Marketing thuong mai
Marketing thuong maiMarketing thuong mai
Marketing thuong mai
 
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAYLuận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
 
Ch04
Ch04Ch04
Ch04
 
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Marketing để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm công ty Dệt - Gửi miễn phí qu...
 

Mehr von Hee Young Shin

Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Hee Young Shin
 
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettelHiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettelHee Young Shin
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Hee Young Shin
 
Chiến lược marketing bánh trung thu kinh đô
Chiến lược marketing bánh trung thu kinh đôChiến lược marketing bánh trung thu kinh đô
Chiến lược marketing bánh trung thu kinh đôHee Young Shin
 
Chiến lược marketing dòng xe vespa lx
Chiến lược marketing dòng xe vespa lxChiến lược marketing dòng xe vespa lx
Chiến lược marketing dòng xe vespa lxHee Young Shin
 
đIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’s
đIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’sđIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’s
đIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’sHee Young Shin
 
Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000
Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000
Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000Hee Young Shin
 
Chiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trường
Chiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trườngChiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trường
Chiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trườngHee Young Shin
 
Tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềm
Tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềmTìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềm
Tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềmHee Young Shin
 
Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...
Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...
Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...Hee Young Shin
 
đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...
đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...
đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...Hee Young Shin
 
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...Hee Young Shin
 
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến trePhân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến treHee Young Shin
 
Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...
Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...
Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...Hee Young Shin
 
Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...
Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...
Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...Hee Young Shin
 
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Hee Young Shin
 
Chap015 evaluating market effort
Chap015 evaluating market effortChap015 evaluating market effort
Chap015 evaluating market effortHee Young Shin
 
Chap014 pricing and negotiating for value
Chap014 pricing and negotiating for valueChap014 pricing and negotiating for value
Chap014 pricing and negotiating for valueHee Young Shin
 
Chap013 sales management
Chap013 sales managementChap013 sales management
Chap013 sales managementHee Young Shin
 
Chap012 the one to-one media
Chap012 the one to-one mediaChap012 the one to-one media
Chap012 the one to-one mediaHee Young Shin
 

Mehr von Hee Young Shin (20)

Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
 
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettelHiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
Hiến lược marketing mix mạng 3 g của viettel
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
 
Chiến lược marketing bánh trung thu kinh đô
Chiến lược marketing bánh trung thu kinh đôChiến lược marketing bánh trung thu kinh đô
Chiến lược marketing bánh trung thu kinh đô
 
Chiến lược marketing dòng xe vespa lx
Chiến lược marketing dòng xe vespa lxChiến lược marketing dòng xe vespa lx
Chiến lược marketing dòng xe vespa lx
 
đIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’s
đIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’sđIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’s
đIều tra độ nhận biết của khách hàng đối với mỹ phẩm pond’s
 
Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000
Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000
Xây dựng chiến lược cho sản phẩm samsung galaxy s gt i9000
 
Chiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trường
Chiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trườngChiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trường
Chiến lược xây dựng dòng smartphone thương hiệu việt thân thiện môi trường
 
Tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềm
Tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềmTìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềm
Tìm hiểu hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu bánh xèo mười xiềm
 
Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...
Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...
Y tưởng hoàn thiện chiến lược truyền thông xây dựng thương hiệu plusssz iq vi...
 
đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...
đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...
đáNh giá và hoàn thiện chương trình tài trợ 'thời trang và cuộc sống' của nhã...
 
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
 
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến trePhân tích hoạt động marketing   mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
Phân tích hoạt động marketing mix tại công ty xăng dầu xăng dầu bến tre
 
Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...
Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...
Mar03 các giải pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp...
 
Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...
Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...
Mar06 một số giải pháp marketing nhầm hoàn thiện và nâng cao mức độ thỏa mãn ...
 
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
 
Chap015 evaluating market effort
Chap015 evaluating market effortChap015 evaluating market effort
Chap015 evaluating market effort
 
Chap014 pricing and negotiating for value
Chap014 pricing and negotiating for valueChap014 pricing and negotiating for value
Chap014 pricing and negotiating for value
 
Chap013 sales management
Chap013 sales managementChap013 sales management
Chap013 sales management
 
Chap012 the one to-one media
Chap012 the one to-one mediaChap012 the one to-one media
Chap012 the one to-one media
 

Nghiên cứu và phát triển hệ thống nhượng quyền của cartridge world tại việt nam

  • 1. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA CARTRIDGE WORLD TẠI VIỆT NAM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện hơn 100 năm nay và khá thành công trên thế giới. Một số thương hiệu đã áp dụng mô hình nhượng quyền vào chiến lược kinh doanh và trở thành những thương hiệu toàn cầu, tiêu biểu như: McDonald’s; KFC, 7_Eleven, Metro…  Tuy đã du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay, nhưng NQTM vẫn chưa thật sự phát triển. Vẫn còn nhiều người chưa hiểu về hình thức kinh doanh này cũng như không thấy được những lợi ích có được khi kinh doanh theo mô hình nhượng quyền do đó họ vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. Cà phê Trung Nguyên là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền sau đó là Phở 24, Kinh Đô… Hiện nay Việt Nam có hơn 50 công ty kinh doanh theo hình thức này , tuy nhiên vẫn còn nhiều khuyết điểm trong cách vận hành ngoại trừ Phở 24 được xem là khá thành công.  Nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng cộng với việc gia nhập WTO, khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài một số “đại gia” nhượng quyền trên thế giới đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu như KFC, Lotteria, Metro Cash & Carry; sắp tới sẽ tiếp tục có thêm McDonald, 7_Eleven,… gia nhập vào hệ thống này. Với những điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp, nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán trong thời gian tới đây NQTM sẽ bùng nổ ở Việt Nam.  Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi ở Việt Nam đặc biệt là sinh viên muốn tự mình khởi nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đại học. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 1
  • 2. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Và nhượng quyền thương mại là một mô hình kinh doanh lý tưởng được nhiều người nhắm tới.  Sau gần 2 năm hoạt động, Cartridge World (Việt Nam) đã dần ổn định và đang có kế hoạch mở rộng hệ thống kinh doanh nhượng quyền ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trong thời gian sắp tới. Thêm vào đó, với khao khát khởi nghiệp cộng với xu hướng phát triển của mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  Tìm hiểu một cách rõ ràng như thế nào là nhượng quyền thương mại và những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại.  Tìm hiểu cách thức hoạt động của một Master Franchisee trong hệ thống nhượng quyền toàn cầu của Cartridge World.  Tìm hiểu về hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Cartridge World – một mô hình kinh doanh nhượng quyền nổi tiếng xuất hiện ở 41 quốc gia với hơn 1500 cửa hàng trên thế giới.  Nghiên cứu xu hướng của những người trẻ tuổi về việc khởi nghiệp kinh doanh.  Đề xuất những biện pháp nhằm mở rộng hệ thống nhượng quyền thương mại của Cartridge World (CW) tại Việt Nam. III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp phân tích, thống kê, mô tả thông qua bản câu hỏi Đối với nghiên cứu đo lường mức độ cảm nhận của khách hàng đối với Cartridge World (VN) o Kích thước mẫu: 100 khách hàng  20% khách hàng lớn (trung bình mua mực CW từ 10 triệu trở lên/tháng.  40% khách hàng TB (trung bình 5 – 10 triệu/tháng) GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 2
  • 3. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)  40% khách hàng nhỏ (trung bình dưới 5 triệu/tháng)  Nghiên cứu tại bàn bằng những dữ liệu thứ cấp như: báo, internet, tài liệu công ty…  Phỏng vấn trực tiếp (1-2 người đã mua nhượng quyền của CW) IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tại địa bàn TPHCM, Vũng tàu. V. KẾT CẤU ĐỀ TÀI A. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI B. MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN THƢỢNG MẠI CỦA CARTRIDGE WORLD TẠI VIỆT NAM C. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN CỦA CARTRIDGE WORLD (VIỆT NAM) GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 3
  • 4. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) A. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Khái niệm Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều trường phái khác nhau nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện họat động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các quốc gia, nên các khái niệm này thường khác nhau. Các khái niệm dưới đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền thương mại của một số nước tiêu biểu, có thể phân chia các nước trên thế giới thành ba nhóm nước như sau:  Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền thương mại.  Nhóm các nước có luật cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại.  Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại theo luật về chuyển giao công nghệ. Dựa trên 3 nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây:  Hiệp hội nhƣợng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã nêu ra Khái niệm nhượng quyền: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 4
  • 5. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình".  Khái niệm của Uỷ ban Thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission - FTC): Khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao: Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận. Cấp giấy phép nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu.  Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): Khái niệm quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được khái niệm ở trên.  Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Mêhicô: Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: "Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó." GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 5
  • 6. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)  Khái niệm nhƣợng quyền thƣơng mại của Nga: Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của "sự nhượng quyền thương mại" như sau: "Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ,…" Tất cả các Khái niệm về nhượng quyền thương mại trên đây đều dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các điểm chung trong tất cả những khái niệm này là việc một Bên độc lập (Bên nhận) phân phối (marketing) sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận phải trả những phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.  Nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam Như đã trình bày ở trên, các quốc gia trên thế giới đã hình thành và phát triển một cách hợp lý các vấn đề pháp lý liên quan tới họat động nhượng quyền. Do vậy, những cái tên như: Burger King, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, KFC, Hard Rock Café, Chili's… không những chỉ xuất hiện tại các nước sở tại mà còn vươn xa đến rất nhiều nước trên thế giới trở thành những hệ thống nhượng quyền toàn cầu. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các hệ thống nhượng quyền quốc tế, đã xuất hiện các hệ thống nhượng quyền của Việt Nam như: Cà phê Trung nguyên, Phở 24, Qualitea, Hệ thống chuỗi Bakery Kinh Đô... đã làm cho bức tranh thị trường của Việt Nam càng trở nên hấp dẫn. Đến nay, Luật thương mại có hiệu lực ngày 1.1.2006 tại mục 8, điều 284 đã đề cập đến khái niệm nhượng quyền thương mại và các điều 284, 286, 287, 288, 289, GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 6
  • 7. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 290, 291 qui định chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. Nội dung điều 284 như sau: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. Ngoài ra, để hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, chính phủ ban hành nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộ thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Có thể thấy, những cơ sở pháp lý trên đây đã cung cấp một cách khá đầy đủ khái niệm, các nguyên tắc và hướng dẫn cho việc tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. 2. Lịch sử hình thành và phát triển Thông thường khi tìm hiểu một vấn đề nào đó người ta thường hay đặt ra câu hỏi: “Nó bắt đầu khi nào, hay nó xuất hiện khi nào?” và nhượng quyền thương mại cũng vậy. Tuy nhiên, thực sự ít người biết câu trả lời chính xác là nó xuất hiện vào thời điểm nào? Tôi đã cố gắng tìm hiểu hình thái ban đầu của nhượng quyền thương mại là như thế nào và cuối cùng cũng tìm được một vài thông tin. Nguồn gốc của nhượng quyền thương mại thực sự đã có từ hàng thế kỷ rồi. Khi chính quyền La Mã cổ đại trong một nổ lực thu thuế đã cho phép một số người “có quyền” đi làm thay nhiệm vụ này trong một khu vực địa lý được giao. Những nhà thu thuế này được phép giữ lại một tỷ lệ trên số tiền mà họ thu được, và số còn lại thì giao lại cho chính quyền (Hoàng đế La Mã). Như vậy, mối quan hệ rất sớm, sơ GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 7
  • 8. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) khai đầu tiên về nhượng quyền, trao quyền đã được ghi nhận trong lịch sử mà sau này nó được mở rộng, phát triển thành kinh doanh nhượng quyền thương mại. Trong suốt thời kỳ nội chiến, mô hình đầu tiên được phát triển khi Sewing Singer Machine sản xuất máy may thành lập một hệ thống phân phối trên toàn thế giới, từ thời gian đó, nhiều công ty mạnh dạn sử dụng franchise để xâm nhập những thị trường không thể vươn tới bởi vì chi phí cao và các nhân tố rủi ro liên quan đến việc mở rộng. Một thời kỳ mới của franchise bắt đầu năm 1950 (có thể gọi đây là phát súng khởi nguồn cho nhượng quyền thương mại), khi Ray Kroc, một thương gia bán máy pha chế thức uống quyết định đến San Bernadino, bang California thăm một khách hàng vì vị khách này đã đặt mua tới 10 cái máy một lúc, trong khi một cửa hàng bình thường chi cần trang bị một cái, Kroc ngạc nhiên khi thấy một đoàn người xếp hàng chỉ đợi mua một chiếc bánh kẹp thịt được bán qua các ô cửa sổ, còn nhân viên phục vụ với tốc độ tất bật nhưng chuyên nghiệp. Kroc nhận ra mô hình kinh doanh này thật hiệu quả, chi phí thấp và đã thuyết phục hai anh em Dick McDonald và Mac McDonald là chủ cửa hiệu trên ký hợp đồng ủy quyền cho mình như một đại lý độc quyền dưới tên công ty McDonald’s System mà sau đó đổi tên thành McDonald’s Corporation. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý... cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 8
  • 9. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn-nhà hàng... Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoài như: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chili's... đồng thời đây là cứ địa đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt động franchise của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc. Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ và quảng bá hoạt động franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Franchise Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội Franchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 9
  • 10. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise... Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 10
  • 11. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) II. ĐẶC ĐIỂM – PHÂN LOẠI 1. Đặc điểm Doanh nghiệp bán franchising là doanh nghiệp chủ sở hữu một thương hiệu (gọi là Franchisor) nổi tiếng có khả năng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, còn doanh nghiệp, hay cá nhân nhận quyền kinh doanh hay còn gọi là Franchisee thì được quyền kinh doanh dưới thương hiệu của chủ thương hiệu. Một doanh nghiệp mua franchise được gọi là một đơn vị franchise, hay một cửa hàng franchise. Doanh nghiệp franchise được trang trí đồng nhất, hay gọi là tiêu chuẩn đồng bộ giữa các của hàng, nếu tinh mắt một chút ta sẽ nhận ra ngay thương hiệu nào đang kinh doanh franchise, bởi vì tất cả từ hình thức trang trí bên ngoài, đến bên trong các cửa hàng đều thống nhất một tỷ lệ, tiêu chuẩn, kiểu dáng như nhau. Các quy trình về thời gian hoạt động, phong cách phục vụ khách hàng đều chuyên môn, đội ngũ nhân viên làm việc theo một “công thức” nhất định. Trang phục nhân viên tiêu chuẩn có thể nói như quân đội, ai cũng như ai. Phải gọi là hệ thống các gam màu chủ đạo, nổi bật là điểm đầu tiên đập vào mắt người tiêu dùng. Tất cả các quy trình, giai đoạn phục vụ khách hàng đều được văn bản hóa, cụ thể hóa theo một tiêu chuẩn nhất định được quy ước trong một cuốn sách gọi là cẩm nang doanh nghiệp franchising. Cuốn sách này được giao cho đối tác mua franchise của chủ thương hiệu khi ký kết mua franchise. Các chi tiết ghi ngắn gọn, dễ hiểu (một sai lầm không đáng có của hệ thống franchise là cẩm nang quá rườm rà,phức tạp. Chỉ nên ghi những điều cơ bản phục vụ chính yếu cho nhu cầu kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà thôi). Ví dụ hiện nay ở Việt Nam có Phở 24, cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô Food, đang áp dụng phương thức kinh doanh này. Trong hệ thống nhượng quyền của phở 24 (khá bài bản, và thành công ở Việt Nam) các cửa hàng phở đều một tiêu chuẩn đồng bộ như nhau, không phân biệt được đâu là của chủ sở hữu, đâu là cửa hàng nhượng quyền. Một hệ thống franchise mạnh chắc chắn chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt đâu là của chủ thương hiệu đâu là của người mua franchise, các của hàng như hai giọt nước cùng rơi cùng một vận tốc và kích thước như nhau trong GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 11
  • 12. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) không gian hàng trăm giọt nước như vậy Tạo thành hệ thống franchise – hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại. Tóm lại, doanh nghiệp franchise có các tiêu chuẩn riêng biệt cho từng loại hình doanh nghiệp, ngành… mà trong đó franchisor bắt buộc đối tác mua franchise phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn mà hệ thống đã đặt ra. Ví dụ: tiêu chuẩn đồng bộ giữa các cửa hàng là tiêu chuẩn tiên quyết, kế đến là các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn, vệ sinh an toàn ở đây không phải là từ nói riêng về an toàn thực phẩm mà còn là các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm… và nếu bên mua franchise không thực hiện đúng, được những điều khoản này thì chủ doanh nghiệp có thể rút quyền kinh doanh đối với doanh nghiệp này, điều này phải được quy định rất rõ ràng trong hợp đồng mua bán franchise. 2. Phân loại Trong thực tiễn, mô hình nhượng quyền là một mô hình kinh doanh có rất nhiều cách thức. Song, nếu chỉ căn cứ vào tính chất, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, xét về cơ bản , có các hình thức sau đây:  Nhƣợng quyền đơn nhất hay nhƣợng quyền trực tiếp (Unit franchising) Hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền. Hình thức này thường không được ưu tiên lựa chọn áp dụng nếu như bên nhượng quyền và bên nhận quyền là những chủ thể kinh doanh ở tại những quốc gia khác nhau, có ngôn ngữ, văn hoá, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại khác nhau.  Nhƣợng quyền mở rộng (Franchise developer agreement) Thực chất của hình thức này là bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thỏa thuận trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba. Bên nhận quyền sẽ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch đã được bên nhượng quyền GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 12
  • 13. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) định trước. Mỗi đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập đều không có tư cách pháp nhân và hạch toán phụ thuộc vào bên nhận quyền.  Nhƣợng quyền khởi phát (Master franchise) Nhượng quyền khởi phát là nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế. Nghĩa là, bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau. Bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền, tiến hành kinh doanh theo theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận quyền được phép nhượng quyền cho các bên thứ ba Điều này sẽ góp phần khai thác một cách triệt để tiềm năng kinh tế của các thị trường mới. Tuy vậy, đi đôi với nó cũng sẽ là những rủi ro rất lớn cho toàn bộ hệ thống kinh doanh. Nếu căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh thì nhượng quyền thương mại bao gồm:  Nhƣợng quyền sản xuất (Processing franchise) Là loại hình nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sản xuất và cung cấp ra thị trường các hàng hóa mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Trong nhượng quyền sản xuất, bên nhượng quyền còn cung cấp cho bên nhận quyền những thông tin liên quan tới bí mật thương mại hoặc những công nghệ hiện đại, thậm chí là cả những công nghệ đã được cấp bằng sáng chế. Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có thể hỗ trợ bên nhận quyền ở một số khía cạnh như: hỗ trợ đào tạo, tiếp thị, phân phối và cácdịch vụ hậu mãi.  Nhƣợng quyền dịch vụ (Service franchise) Nhượng quyền dịch vụ là nhượng quyền trong các lĩnh vực hoạt động có tính chất dịch vụ như: sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng…..Bên nhượng quyền đã xây dựng và phát triển thành công một (hoặc một số) mô hình dịch vụ nhất định mang thương hiệu riêng, Bên nhận quyền sẽ được cung ứng các dịch vụ ra thị trường theo mô hình hình và với thương hiệu của bên nhượng quyền. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 13
  • 14. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN)  Nhƣợng quyền phân phối (Distribution franchise) Trong nhượng quyền phân phối, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có những điểm gần giống như mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, tức là bên nhượng quyền sản xuất ra các sản phẩm sau đó bán lại sản phẩm cho bên nhận quyền và bên nhận quyền sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm tới người tiêu dùng dưới thương hiệu của bên nhượng quyền. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhượng quyền phân phối thường gặp trong các lĩnh vực như phân phối mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm VICHY, LO’REAL…) hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (cửa hàng phân phối dầu nhờn CASTROL, CALTEX, EXXON) Trong thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp có thể có sự lựa chọn một hình thức kết hợp của các hình thức nhượng quyền đã nêu trên, phù hợp với khả năng của mình và hoàn cảnh kinh tế cũng như yêu cầu về mặt pháp lý của mỗi quốc gia. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 14
  • 15. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) III. THUẬN LỢI – THÁCH THỨC CỦA HÌNH THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1. Thuận lợi Theo điều tra nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế gần đây cho thấy 90% công ty theo hợp đồng franchise tại Hoa Kỳ tiếp tục hoạt động sau 10 năm, trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng franchise thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Bên mua nhƣợng quyền (Franchisee) - Trước hết, đó là giảm thiểu rủi ro: mục đích chủ yếu của nhượng quyền chính là giảm thiểu rủi ro. Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có nhiều rủi ro và tỷ lệ thất bại không nhỏ. Lý do chính của tỷ lệ thất bại này là do người quản lý là những người mới bước vào nghề, không có kinh nghiệm và phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung. - Thứ hai, được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. - Thứ ba, tận dụng các nguồn lực. Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh, phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 15
  • 16. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) - Thứ tư, bên nhận được mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ưu đãi: bên nhượng quyền luôn có những ưu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên bên nhận quyền. Do đó, bên nhận quyền được mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lượng lớn theo một tỷ lệ khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trường có những biến động lớn như việc khan hiếm nguồn hàng thì bên nhượng quyền sẽ ưu tiên phân phối cho bên nhận quyền trước. Điều này giúp cho bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh được những tổn thất từ biến động thị trường. Bên bán nhƣợng quyền (Franchisor) - Vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền. - Thứ hai, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường diễn ra rất nhanh. Lẽ dĩ nhiên là nếu bạn không thay đổi, phát triển và mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng sẽ trôi qua tầm tay. Thật may, hình thức nhượng quyền sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng sự hiện diện ở khắp mọi nơi một cách nhanh chóng với hàng trăm cửa hàng trong và ngoài nước mà không một hình thức kinh doanh nào có thể làm được. - Thứ ba, thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu. Khi sử dụng hình thức nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 16
  • 17. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) chuỗi cửa hàng sẽ đưa hình ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vì chi phí quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên, chi phí quảng cáo cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này giúp bên nhượng quyền xây dựng được một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh nào có khả năng vượt qua. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu càng được nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền. - Thứ tư, tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình. - Thứ năm, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ là người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền. - Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyền không thể tiếp cận được và họ có thể nắm vững thông tin địa phương hơn bên nhượng quyền. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 17
  • 18. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 2. Thách thức Bên bán nhƣợng quyền - Thách thức thứ nhất mà bên bán nhượng quyền gặp phải nằm ngay trong lợi thế của nó. Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn tồn tại yếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì việc quản lý của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời và mang tính chuyên môn (một vấn đề có thể là hạn chế đối với bên mua). Đôi khi chỉ là thái độ thiếu lịch sự của một nhân viên một cửa hàng franchise hay vết bẩn trong món ăn dẫn tới tổn hại chung cho cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống. Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lãnh vực franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình và khá dễ dãi trong việc bán franchise dẫn đến hiện trạng có quá nhiều quán cafe cùng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng một đẳng cấp. Nói cách khác Trung Nguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mình vì bắt đầu bán franchise với số lượng lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị. Thật vậy có quán thì khá bề thế có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn hay có quán có máy lạnh phục vụ tốt tay nghề khá và có quán tay nghề kém bình dân, trang trí nội thất cũng không đồng bộ theo một chuẩn mực chung. Từ cuối năm 2002 Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Úc sang để khắc phục tình trạng này nhưng trên thực tế để điều chỉnh lại hệ thống với hơn 400 quán cà phê trải dài khắp nước quả là một thách thức của người điều hành mỗi quán cafe và của người chủ thương hiệu nói chung. - Nguy cơ bị mất cắp bí quyết kinh doanh trong quá trình hoạt động cũng là một thách thức đặt ra đối với một nhà quản lý thương hiệu. Bên mua franchise sẽ được chủ thương hiệu đào tạo phương thức hoạt động cung cấp những phương công thức chế biến đặc biệt mang đặc trưng thương hiệu. Đặc điểm này khiến cho kinh doanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ở Việt Nam. Như trường hợp nhãn hiệu bánh phồng tôm Sa Giang của An Giang khi xuất khẩu sang Châu Âu thông GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 18
  • 19. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) qua một đại lý đã bị chính đại lý đó lợi dụng và chủ thương hiệu Sa Giang tại Việt Nam đã phải mua lại nhãn hiệu của chính mình nếu không thì không có cách nào xâm nhập thị trường Mỹ. - Ngoài ra, bên bán nhượng quyền cũng phải đối mặt với một khó khăn không nhỏ đó là đối tác chủ thương hiệu (bên mua) thường có xu hướng trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhượng quyền trong nỗ lực giành lấy khách hàng và thị phần (trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh). Bên mua (Franchisee) Mặc dù có quyền cao nhất trong khu vực hoạt động của mình, nhưng bên mua vẫn phải chịu một số ràng buộc với chủ thương hiệu theo thỏa thuận trong hợp đồng nếu không sẽ bị phạt vi phạm. Sau đây là những thách thức đối với các nhà quản lý khi điều hành hoạt động của các doanh nghiệp frachise: - Không được tự ý điều chỉnh việc kinh doanh: thay đổi menu, hạ giá thành sản phẩm…. Việc kinh doanh phải nhắm đến một đối tượng khách hàng với một mục tiêu nhất định theo phân khúc thị trường mà bên nhượng quyền đã xác định trong chiến lược kinh doanh của mình. Khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp nhượng quyền đều giới hạn việc sử dụng thương hiệu trong một khu vực kinh doanh nhất định. Ngoài mục đích kinh doanh chính các franchisee không được phép thay đổi bất kỳ một sự xáo trộn nào không được phép quy định trong hợp đồng. Tất cả các chương trình quảng bá khuyến mãi đều phải thông qua ý kiến của bên nhượng quyền. Lý giải về việc này anh Hoàng Trung phụ trách đào tạo nhượng quyền của doanh nghiệp Trung Nguyên cho biết : “Mục đích là để bảo vệ thương hiệu cho franchisor và đảm bảo sự công bằng cho các franchisee khác trong hệ thống không làm ảnh hưởng đến doanh số của nhau khi có những chương trình khuyến mãi, giảm giá tự phát của một số cửa hàng”. - Báo cáo doanh thu và tình hình hoạt động định kỳ. Các franchisee phải đóng môt khoản phí định kỳ hàng tháng cho các franchisor. Trên thế giới khoản phí này dao động trong khoảng từ 3 – 10% tổng doanh thu hàng tháng còn ở Việt GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 19
  • 20. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Nam là 2 – 3%. Đây là khoản phí bắt buộc vì vậy nếu bên mua franchise quản lý chi phí không tốt, kinh doanh thua lỗ thì vẫn phải nộp cho bên chủ thương hiệu một khoản phí định kỳ dựa trên doanh số bán ra. Đây cũng là một khó khăn lớn mà bên mua nhượng quyền thường gặp phải. Mức phí trên tổng doanh thu của các franchisor Việt Nam Trung nguyên 2% Phở 24 3% Tapio cup 2% (Nguồn: www.saga.vn – Công ty cổ phần kỹ nghệ vốn đầu tư Việt Nam) - Chỉ có thể sử dụng nguồn nguyên liệu chỉ định hoặc cung ứng bởi chủ thương hiệu do đó không chủ động được giá cả,thậm chí ảnh hưởng đến tiến độ công việc thay vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có chất lượng ngang bằng thì phải đợi để có được nguồn nguyên liệu quy định… Trường hợp các cửa hàng KFC ở Việt Nam để làm ra món khoai tây chiên mỗi năm hệ thống này phải nhập về Việt Nam gần 200 tấn khoai tây Wasington từ Mỹ theo yêu cầu của chủ thương hiệu. - Nguy cơ bị tổn hại do các franchise khác trong hệ thống hoạt động không hiệu quả hoặc làm trái với các nguyên tắc hoạt động kinh doanh đã được thống nhất. Gần đây vào quý II năm 2005 Nam An Group đã phát hiện một trường hợp cửa hiệu phở 24 làm trái quy định: tiết giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm lượng thịt trong tô, tắt máy lạnh; rất may là phát hiện kịp thời chưa gây ảnh hưởng đến uy tín của chuỗi cửa hàng phở 24. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 20
  • 21. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) - Không chủ động được khi chủ thương hiệu cắt hợp đồng khi hết thời hạn. Thời hạn hiệu lực của một hợp đồng nhượng quyền được các franchisor Việt Nam xác định khác nhau tùy theo lĩnh vực và chiến lược nhượng quyền. Kết quả khảo sát cho thấy lĩnh vực kinh doanh thức uống có thời hạn trung bình là 2 – 3 năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực phẩm là 5 năm… - Nguy cơ bị lừa đảo tại một số quốc gia, đã có trường hợp chủ thương hiệu sau khi nhận tiền nhượng quyền các franchisee thì trốn mất ( hiện trạng này hiện chưa có ở Việt Nam). - Quản lý kinh doanh là một công việc phức tạo đòi hỏi các franchisor phải có kinh nghiệm hoặc hiểu biết chuyên môn. Đây cũng là điều mà các franchisee cần xem xét quyết định có nên đăng ký xin được chuyển nhượng hay không. Một trong những thách thức lớn nhất mà Phở 24 gặp phải trong quá trình chuyển nhượng trong nằm ở chỗ đội ngũ nhân viên hay trang thiết bị đồng bộ mà ở chỗ chính đối tác mua franchise – người chủ điều hành quán phở nhượng quyền. Nếu chủ quán không quan tâm hay thiếu kinh nghiệm vì chỉ là một nhà đầu tư đơn thuần thì khó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và như thế mô hình kinh doanh nhượng quyền sẽ không đạt kết quả tối ưu ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh chung của thương hiệu. Ngược lại trong một số trường hợp khác nếu đối tác mua franchise có quá nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực nhà hàng thì lại có xu hướng tự làm theo cách của mình vì nghĩ mình đã quá rành. Thách thức đối với bên bán và cả bên mua - Vẫn chưa có khung pháp lý chính thức điều chỉnh hoạt động này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhượng quyền. Thậm chí khi các quy định trong Luật thương mại sửa đổi về hoạt động nhượng quyền thương mại chính thức có hiệu lực sắp tới thì cũng tạo nên sự chồng chéo với Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 2/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ sửa đổi . Theo đó trong chương IV điều 32 thì Bộ Khoa học và Công nghệ, các Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xác nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, thương hiệu tùy theo giá trị hợp đồng mà Bộ hay Sở xác nhận. Nhưng GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 21
  • 22. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Luật Thương mại (sửa đổi và thông qua vào tháng 06/2005) thì lại quy định cơ quan xác nhận đăng ký nhượng quyền là Bộ thương mại. Sự chồng chéo này có thể gây ra lúng túng khó khăn tốn kém cho các doanh nghiệp khi áp dụng. - Nguồn nhân lực có kiến thức nhượng quyền thương mại còn khan hiếm chủ yếu là do doanh nghiệp tự đào tạo và nhân viên tự học. - Việc xúc tiến nhượng quyền thương mại hiện vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực nhưng thực sự vẫn chưa tạo được một thị trường chuyển nhượng sôi động tại Việt Nam. - Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO với sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng loạt tập đoàn bán lẻ và đồ ăn nhanh bằng phương pháp franchising họ có thể thành lập nên mạng lưới kinh doanh dày đặc cạnh tranh với cường độ khốc liệt và có khả năng sẽ chiếm lĩnh cả thị trường bán lẻ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý ở Việt Nam phải sớm vạch ra chiến lược lâu dài. - Đội ngũ quản lý ở các công ty Việt Nam đa phần tự học hỏi do đó những thất bại sai lầm là không thể tránh khỏi. Trong khi đó đội ngũ quản lý, chuyên viên các doanh nghiệp nước ngoài đều được đào tạo một cách bài bản, với chương trình tập huấn cập nhật. Đây là một điểm hạn chế của nền giáo dục Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Như tại Úc chẳng hạn từ năm 1999 chính phủ nước này đã cho ra đời chương trình giáo dục chính quy về franchise thiết kế đặc biệt cho các chủ thương hiệu các nhà quản lý trung và cao cấp nhân viên làm việc trong các hệ thống franchise của nước Úc. Chương trình này đã thu hút sự tham gia của hơn 20% trên tổng số các hệ thống franchise tại Úc.Bằng cấp chứng chỉ của các chương trình này được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu về franchise của Đại học New South Wales một trong những trường đại học nổi tiếng và uy tín nhất nước Úc. Tương tự tại Mỹ và nhiều quốc gia khác franchise thật sự trở thành một môn học phổ biến hơn. Hiệp hội franchise Quốc tế còn có hẳn chương trình đào tạo cao học về quản trị franchise (MBA in franchise management) phối hợp tổ chức tại trường Đại học Nova Southern University của Mỹ. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 22
  • 23. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) IV. MỘT SỐ MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI NỔI TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1. Mc Donald’s Thương hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s giờ đây không còn xa lạ với người dân trên khắp thế giới. Sự thành công của McDonald’s với mô hình nhượng quyền thương mại (franchising) là một hình mẫu cho những doanh nhân thành đạt ngày nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã biết tận dụng hình thức này làm "đòn bẩy" phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu của mình. McDonald’s là một tập đoàn bán lẻ đồ ăn nhanh có thế lực toàn cầu với hơn 31.000 nhà hàng địa phương, phục vụ gần 50 triệu người trên hơn 119 nước mỗi ngày. Đó là những con số sơ bộ nhất về McDonald’s nhưng cũng đủ cho thấy quy mô đồ sộ và sự phát triển phi thường của doanh nghiệp này. Năm 1940, anh em nhà McDonald là Dick và Mac đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Bernardino, California. Nhưng phải tới khi có sự tham gia của Ray Kroc – nhà phân phối độc quyền của hãng sữa Multimmixer và là một người có tài thiên bẩm về marketing, công việc kinh doanh của tập đoàn này mới thực sự cất cánh. Ban đầu, Ray Rock đã học hỏi và áp dụng thành công cách thức quản lý mà hãng đồ ăn nhanh White Castle đã từng đi tiên phong. Đó là việc xây dựng một thương hiệu nổi bật. Và ông đã làm được nhiều hơn cả White Castle là phát tán thương hiệu này đi khắp thế giới. Ông đã khám phá ra rằng chìa khóa thành công phải là sự mở rộng nhanh chóng các cửa hàng nhượng quyền (franchisee). Khi đó, mỗi giấy phép nhượng quyền của McDonald’s được bán với giá 950USD. Cho tới nay, McDonald’s không ngừng lớn mạnh và trở thành một thương hiệu được ưa chuộng tại những nơi có sự xuất hiện của sản phẩm mang tên McDonald’s. (Nguồn: www.vietnambranding.com & www.mcdonalds.com) GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 23
  • 24. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 2. Kentucky Fried Chicken (KFC) Câu chuyện KFC khởi đầu bằng một giấc mơ của một người đáng kính: Ông Harland Sanders, sinh ngày 9/9/1890 tại Henryville, bang Indiana – Mỹ và mất ngày 16/12/1980. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu ăn và có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông đã tạo ra món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay. Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Danh tiếng của ông được biết đến kể từ khi ông tìm ra cách để kết hợp 10 loại thảo mộc và gia vị với bột dùng để trộn gà trước khi chiên. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky. Một ngày Chủ nhật của năm 1939, trong khi chuẩn bị món gà rán cho thực khách, ông đã thêm vào loại gia vị thứ 11. Và như ông thường nói: "Với loại gia vị thứ 11 đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Thập niên 50, Đại tá Sanders đi khắp nước Mỹ và Canada để cấp quyền kinh doanh món gà rán độc đáo của mình cho các nhà hàng. Ngày nay, mặc dù ông không còn nữa, nhưng triết lý về sự chăm chỉ và sự hoàn hảo trong phục vụ khách hàng của ông sẽ luôn là một phần quan trọng trong truyền thống của KFC. Và món gà rán chế biến từ thịt gà ngon và tươi nhất được trộn với 11 loại thảo mộc, gia vị cho ra loại Gà rán Kentucky độc đáo với vỏ bột vàng rộm, hương vị thơm ngon mà chỉ có KFC mới làm được. Hiện nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 24
  • 25. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. Mỗi năm, KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới. (Nguồn: KFC Việt Nam – www.kfcvietnam.com) 3. Phở 24 Phở 24 không phải là người đi tiên phong trong hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại tại nước ta, tuy nghiên phở 24 lại là mô hình nhượng quyền thành công nhất trong số các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhượng quyền. Rút kinh nghiệm từ “người đi trước” – Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24 đã tập trung xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược franchise dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng. Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường, và điều này cũng tạo nên một rủi ro cho chủ thương hiệu: đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, Phở 24 chỉ còn cách đánh bóng và xây dựng thương hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thương hiệu là không thể sao chép được. Mạng lưới tiếp thị và quảng cáo phủ sóng khắp nước cũng là một thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh được. Hiện nay, phở 24 đã có 16 cửa hàng tại Việt Nam đã có mặt ở 5 quốc gia trên toàn thế giới: Indonexia, Singapore, Philippines, Úc và Campuchia. (Nguồn: Phở 24 – www.pho24.com.vn) GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 25
  • 26. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) B. MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA CARTRIDGE WORLD TẠI VIỆT NAM I. CARTRIDGE WORLD TOÀN CẦU 1. Lịch sử hình thành và phát triển Cartridge World bắt đầu từ một nhà kho trong vườn ở Adelaid vào năm 1988 do đồng giám đốc Bryan Stokes và Paul Wheeler dựng nên. Bryan khởi đầu sự nghiệp bằng cách kinh doanh cung cấp mực in và thay hộp mực in. Doanh nghiệp của ông nhanh chóng giành được uy tín với khách hàng. Ngay sau đó, ông bắt tay với Paul Wheeler – một chuyên gia về nhượng quyền kinh doanh, tài chính và quản lý. Họ cùng nhau lập ra cấu trúc franchise thành công của Cartridge World. Ngày nay Cartridge World dẫn đầu thị trường thế giới về ống mực in và dịch vụ tái sản xuất mực in, đồng thời là một trong những công ty franchise phát triển nhanh nhất thế giới. Mục tiêu của công ty là vừa mang lại cho khách hàng lẻ và khách hàng doanh nghiệp mức giá cạnh tranh cùng chất lượng cao, đồng thời vừa phát triển thương hiệu đứng đầu thị trường. Sản phẩm chính của Cartridge World là tái sản xuất hộp mực in. Trong khi mọi người vứt đi hộp mực đã dung hết, Cartridge World giữ lại và sản xuất lại. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 26
  • 27. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Lợi ích của việc tái sản xuất hộp mực đối với khách hàng là không phải mua hộp mực mới đắt tiền. Kết quả là Cartridge World có thể giúp khách hàng tiết kiệm 50% chi phí và thêm vào đó lại còn đóng góp bảo vệ môi trường nhờ vào việc tái chế. Tái chế và môi trường là hai yếu tố quan trọng giúp Cartridge World phát triển vượt bậc. Tái chế hộp mực không gây hại đối với môi trường. Vì thế mọi người cảm thấy nên ủng hộ cho sự phát triển bền vững của Cartridge World nhằm duy trì nguồn tài nguyên có hạn của trái đất. Sự tăng trưởng toàn cầu của Cartridge World từ mức 296 cửa hàng vào tháng 4 năm 2003 lên đến hơn 1500 cửa hàng vào năm 2007. Hiện nay Cartridge World có thể cung cấp sản phẩm cho 50 % dân số thế giới. Cartridge World luôn ổn định về tài chính và lợi nhuân, được hỗ trợ bởi 1 hệ thống franchise vững chắc. Cartridge World đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như:  Công ty nạp mực in số một thế giới và là công ty sang nhượng quyền kinh doanh phát triển nhanh nhất trong năm 2003 ở Mĩ do tạp chí Entrepreneur bình chọn.  Giải xuất khẩu quốc gia Úc năm 2003.  Nhà nhượng quyền kinh doanh của năm 2004 ở Úc  Nằm trong số 100 công ty SA (South Australia) dẫn đầu và trong 5 hệ thống nhượng quyền kinh doanh phát triển nhanh nhất.  Năm 2007, Cartridge World là công ty nạp mực in số một thế giới và đứng thứ 13 trong số 500 công ty nhượng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, xếp thứ 33 trong 500 công ty nhượng quyền lớn nhất thế giới do tạp chí Entrepreneur bình chọn. (Nguồn: www.cartridgeworld.com, Tạp chí Entrepreneur, Số liệu của phòng Marketing – Cartridge World (VN)) GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 27
  • 28. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 2. Hệ thống nhƣợng quyền Mô hình kinh doanh của Cartridge World là chiến thắng, chiến thắng và chiến thắng. Franchise không phải là hình thức kinh doanh mà là một cách thức kinh doanh. Các yếu tố quyết định sự thành công của franchise bao gồm:  Kinh nghiệm franchise.  Khả nămg lợi nhuận của cửa hàng cao.  Tập trung đổi mới.  Mô hình kinh doanh đơn giản.  Tập trung vào những địa điểm thu hút khách hàng. Các yếu tố này giúp cho thương hiệu Cartridge World được công nhận rộng rãi. Cartridge World nhận ra rằng nếu không có hệ thống franchise tốt thì mạng lưới kinh doanh sẽ không thể phát triển. Chương trình đào tạo của Cartridge World tốt nhất trong ngành và Cartridge World đã thực sự đầu tư đáng kể vào các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo. Thành công và sự phát triển nhanh chóng của Cartridge World là nhờ vào sự phát triển thị trường mới và là người đi tiên phong trong thị trường này. Cấu trúc franchise 3 tầng cho phép Cartridge World xâm nhập vào thị trường nhanh hơn. Chiến lược Marketing của Cartridge World chủ yếu là Marketing trực tiếp. Tuy nhiên, ở Mỹ tờ Wall Street Journal đã đăng bài báo về Cartridge World do một cửa hàng ở Mỹ viết vì cảm thấy ấn tượng với phương thức kinh doanh của Cartridge World. Tin này được nhiều tờ báo lớn trên thế giới đăng tải và nhiều người đã lập tức liên hệ với Cartridge World. Và hầu như cả lợi nhuận lẫn danh sách những đối tác hiện tại đang chờ để mở thêm cửa hàng và cơ hội franchise thậm chí sang các nước khác. Điều này minh chứng cho sự thành công của phương thức kinh doanh của Cartridge World và vị trí dẫn đầu thế giới của Cartridge World. Thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu, Cartridge World đã nhanh chóng nhân rộng những trung tâm tái sản xuất hộp mực trên toàn nước Úc lên 500 trung tâm. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 28
  • 29. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Tương tự, tại châu Âu, Cartridge World có tổng hành dinh đặt tại Anh Quốc với một chuỗi hơn 600 trung tâm được thành lập trong vòng 3 năm. Thị trường Bắc Mỹ cũng phát triển rất nhanh chóng hiện được xem là thị trường có tốc độ phát triển mỗi ngày một trung tâm và hiện đã có hơn 500 trung tâm đang hoạt động. Riêng thị trường châu Á, Cartridge World mới chính thức xâm nhập từ 2005 và đã và đang triển khai nhượng quyền tại các thị trường có nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia.... Thành viên nhƣợng quyền độc quyền của Cartridge World toàn cầu Ngoài ra còn một số thành viên ở Trung Đông, Đông Nam châu Âu, Châu Phi. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 29
  • 30. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) II. CARTRIDGE WORLD VIỆT NAM 1. Giới thiệu khái quát về công ty 1.1. Sơ nét về Cartridge World (Việt Nam) Cartridge World (Việt Nam) là thành viên của hệ thống nhượng quyền độc quyền (master franchisee) của Cartridge World trên toàn thế giới. Công ty chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6/2006 với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng, thân thiện với môi trường.  Tên công ty Tiếng Việt : Công ty TNHH – TM THẾ GIỚI HỘP MỰC Tên tiếng Anh : CARTRIDGE WORLD (Việt Nam)  Logo :  Địa chỉ : 04 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TPHCM  Điện thoại : 9 30 90 30 Fax : 9 30 70 16  Website : www.cartridgeworld.com.vn  Email : info@cartridgeworld.com.vn  Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4102037342.  Vốn điều lệ : 4.600.000.000 đồng  Chủ tịch hội đồng quản trị : Trần Tịnh Minh Triết  Ngành, nghề kinh doanh : Mua máy móc – thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, maý tính và linh kiện, máy in, máy vi tính, máy photocopy, kim khí điện máy, hàng trang trí nội thất. Đại lý bán vé máy bay. Sản xuất linh kiện máy vi tính ( trừ gia công cơ khí, xi mạ điện, tái chế phế thải). GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 30
  • 31. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 1.2. Cơ cấu tổ chức – Nguồn nhân lực 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng giám đốc Ekart Dutz Giám đốc Giám đốc Giám sát tài chính Kỹ thuật Vận chuyển Kế toán Quản lý Nhân viên Trưởng Giám sát Chăm sóc trưởng Kế toán thu mua Nhân sự phòng Kỹ thuật Khách Trợ lý Kỹ thuật hàng Kế toán Nhận và Kế toán Nhân viên Chi nhánh Thu ngân chi trả hóa Nhà máy Công nhân Giao hàng đơn Trợ lý Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Tịnh Minh Triết Giám đốc Điều phối Trưởng bộ phận Giám sát kinh doanh Marketing Chăm sóc Kinh doanh khách hàng Trưởng phòng Quản lý Nhân viên thiết kế Nhân viên Kinh doanh Bán hàng (cộng tác) chăm sóc khách hàng Nhân viên Bán hàng GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 31
  • 32. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 1.2.2. Nguồn nhân lực Bảng 2.1. Cơ cấu phòng ban của Cartridge World Trình độ học vấn Các phòng ban Tổng Trên đại Đại học Cao Trung PTTH số học đẳng cấp Hội đồng quản trị 2 2 Ban giám đốc 3 1 2 Phòng kinh doanh 24 18 6 Phòng kĩ thuật 18 2 5 4 7 Phòng kế toán 10 8 2 Phòng chăm sóc khách 9 4 1 4 hàng & giao nhận Phòng marketing 2 2 Tổng số 68 2 37 14 4 11 1.2.3. Chức năng – Nhiệm vụ  Phòng Kinh doanh - Bán hàng. - Tìm hiểu khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ. - Cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu cho công ty. - Trực tiếp tiếp nhận những phản hồi của khách hàng. - Thu hồi công nợ của khách hàng. - Giải quyết những sự cố chủ yếu là về dịch vụ. - Làm việc và báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần cho Chủ tịch hội đồng quản trị.  Phòng kĩ thuật - Sản xuất hộp mực mới và refill hộp mực theo yêu cầu của phòng kinh doanh. - Giải quyết sự cố liên quan đến hộp mực. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 32
  • 33. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) - Làm việc và báo cáo trực tiếp với Tổng giám đốc.  Phòng kế toán - Quản lý tài chính của công ty. - Quản lý công nợ của khách hàng. - Quản lý đơn hàng. - Quản lý kho và hàng tồn kho. - Làm việc trực tiếp với Tổng giám đốc.  Phòng chăm sóc khách hàng & giao nhận - Bảo hành và bảo trì máy in và hộp mực cho khách hàng theo định kì. - Giải quyết sự cố xảy ra khi có yêu cầu từ phòng kinh doanh. - Giao nhận. - Đảm nhận những vấn đề về máy móc và kỹ thuật của công ty.  Phòng Marketing - Xây dựng kế hoạch Marketing cho công ty. - Thực hiện những chương trình Marketing hỗ trợ bán hàng và nâng cao nhận thức khách hàng. - Hỗ trợ nhân viên bán hàng. - Thiết kế. - Báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch hội đồng quản trị. 1.3. Sản phẩm – Dịch vụ Sản phẩm và dịch vụ của Cartridge World (Việt Nam) bao gồm: Cung cấp máy in (cả in phun và in laser), máy fax, máy photo, bao gồm cả hộp mực chính hãng và giấy chuyên dụng (giấy dùng để rửa ảnh). GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 33
  • 34. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Nạp mực và tái sản xuất hộp mực (in phun và laser) cho máy in, máy fax và máy photo. Dịch vụ bảo trì và sửa chữa máy in. Tư vấn 1.4. Cơ sở vật chất – kĩ thuật 1.4.1. Cơ sở vật chất Chỉ sau gần 2 năm hoạt động, Cartridge World (Việt Nam) đã sở hữu được 1 cơ ngơi khá đồ sộ bao gồm: Trụ sở chính ở TPHCM 2 chi nhánh tại Bình Dương và Hà Nội 2 cửa hàng nhượng quyền tại Vũng Tàu và Quận 4. Ngoài ra mới đây để mở rộng quy mô sản xuất cũng như góp phần bảo vệ môi trường tại khu vực đô thị, Cartridge World (Việt Nam) đã cho xây dựng và khánh thành xưởng sản xuất với quy mô lớn tại Quận Tân Bình vào tháng 2 năm 2008. Với việc xưởng sản xuất đi vào hoạt động, Cartridge World (Việt Nam) đã kịp thời đáp ứng nhu cầu đang lên của thị trường cũng như cải thiện quy trình sản xuất nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. 1.4.2. Kĩ thuật Với tư cách là thành viên của hệ thống nhượng quyền toàn cầu của Cartridge World, Cartridge World (Việt Nam) được chuyển giao toàn bộ dây chuyền công nghệ cũng như quy trình sản xuất hiện đại nhất hiện nay mà công ty mẹ đang áp dụng ở tất cả các hệ thống nhượng quyền ở 41 quốc gia và khu vực trên thế giới. Nguyên liệu dùng để sản xuất hộp mực được nhập trực tiếp từ nước Úc nhằm tạo ra sự đồng nhất về chất lượng cũng như đảm bảo với khách hàng sử dụng mực in của Cartridge World (Việt Nam) chính là sử dụng sản phẩm mà chất lượng của nó đã được cả thế giới chấp nhận. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 34
  • 35. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 2. Tổng quan thị trƣờng mực in 2.1. Đối thủ cạnh tranh Hiện trên thị trường Việt Nam tồn tại 5 nhóm mực in chính:  Mực chính hãng (viết tắt OEM): được sản xuất bởi những công ty sản xuất máy in và được sử dụng riêng cho từng loại máy in. Ví dụ: HP, EPSON, LEXMARK, CANON, SAMSUNG…  Mực tái sản xuất (còn gọi là mực tương thích): được sản xuất bởi công ty không phải công ty sản xuất máy in và được pháp luật cho phép. Ví dụ: Cartridge World, Vmax, Opal…  Mực nạp cho máy in hay còn gọi là “refill”.  Mực giả: nhái theo nhãn hiệu, kiểu dáng, logo của chính hãng.  Mực không có nguồn gốc: Có thể giống với mực chính hãng, có thể giống mực giả nhưng hầu hết là không được chứng nhận chất lượng. Như vậy chỉ những công ty sản xuất mực tương thích mới là đối thủ trực tiếp của Cartridge World trong khi những công ty khác chỉ là đối thủ gián tiếp. Tuy nhiên, thật khó để phân biệt đâu là ranh giới giữa đối thủ trực tiếp và gián tiếp trên thị trường. 2.1.1. Đối thủ gián tiếp 2.1.1.1. Chính hãng (OEM) Tất cả những nhà sản xuất máy in luôn luôn cố gắng thuyết phục người tiêu dùng sử dụng mực chính hãng để bảo vệ máy in cũng như đảm bảo chất lượng in. Mặc dù lo lắng cho máy tính nhưng trước sự so sánh: giá mực in chính hãng là 100% thì giá mực tương thích có nhãn hiệu tương đương chỉ khoảng 50%; trong khi giá mực in không nhãn hiệu chỉ tương đương 10%. Đây là lý do khiến cho đa số người tiêu dùng Việt Nam tìm đến các loại mực in rẻ tiền hơn bất chấp các cảnh báo về độ bền đối với máy in. Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay cho người tiêu dùng Việt Nam là các nhà phân phối máy in tại Việt Nam chỉ chấp nhận bảo hành cho những máy in sử dụng mực in chính hãng, không bảo hành cho máy in sử dụng mực in không phải chính GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 35
  • 36. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) hãng như tại nhiều nước khác trên thế giới. Đây là lý do khiến người tiêu dùng không dám sử dụng mực in tương thích. Sự phân biệt đối xử này đang khiến cho các hãng mực in tương thích trong đó có Cartridge World (Việt Nam) gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường. Khách hàng hiên tại của mực chính hãng hầu hết là những công ty nước ngoài và những cá nhân có thu nhập cao. 2.1.1.2. Mực bơm, mực giả và mực không rõ nguồn gốc Cả 3 loại mực này đều có đặc điểm chung là giá rất rẻ, có thể là rẻ nhất trên thị trường. Chất lượng của chúng thì hầu như phụ thuộc vào danh tiếng của những cửa hàng máy tính – nơi bán những loại mực này. Các cửa hàng bán những loại mực này có vô số tại thị trường Việt Nam và khách hàng chủ yếu của họ là những hộ kinh doanh cá thể (cửa hàng photocopy,…) hoặc một số công ty nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một lượng lớn khách hàng tiềm năng của Cartridge World (Việt Nam) một khi họ có ý thức cao hơn về bản quyền cũng như quan tâm nhiều hơn đến môi trường. 2.1.2. Đối thủ trực tiếp Dựa trên việc phân tích, thống kê bằng các phương tiện truyền thông, bên cạnh Cartridge World (Việt Nam) trên thị trường mực in còn có 3 thương hiêu lớn khác. Đó là:  Vmax thành lập năm 1999.  Opal thành lập năm 1996.  Inkmax thành lập năm 2005 GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 36
  • 37. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Có thể nói đây là những đối thủ rất mạnh trên thị trường, đặc biệt là VMax mà Cartridge World (Việt Nam) phải đối phó. Hoạt động tại Việt Nam đã gần 10 năm, Vmax có lợi thế am hiểu thị trường và tạo được niềm tin từ khách hàng doanh nghiệp lẫn cá nhân. Bên cạnh đó với nguồn lực tài chính đồi dào cộng với hệ thống phân phối rộng khắp Vmax đã tạo ra một lợi thế trước những đối thủ đến sau trong đó có Cartridge World. 2.2. Điểm mạnh – Điểm yếu Điểm mạnh Điểm yếu Sản phẩm có chất lượng tương Do kinh doanh theo hình thức đương với chính hãng nhưng giá rẻ nhượng quyền nên việc phân phối hơn nhiều (khoảng 50 – 60 % giá hẹp và giới hạn. chính hãng. Sứ mệnh và lợi thế của công ty dựa Cung cấp những dịch vụ hoàn hảo trên hình ảnh môi trường nhưng điều (nhanh chóng, tin cậy, hướng vào này chưa được nhận thấy ở Việt khách hàng). Nam. Định vị toàn cầu là một công ty thân Các hoạt động chiêu thị và marketing thiện với môi trường – “Công ty không thật sự nổi bật. Hình ảnh xanh”. thương hiệu không cao trong nhận Trình độ kĩ thuật và trang thiết bị thức của khách hàng. hiện đại cung cấp những sản phẩm Nhận thức của khách hàng về sản với chất lượng tốt hơn. phẩm và dịch vụ không cao. Nhận được sự hỗ trợ liên tục từ Thiếu một kênh thông tin để thu nhận Cartridge World toàn cầu. những phản hồi của khách hàng. Thừa hưởng được danh tiếng của công ty mẹ. Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm và tài năng. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 37
  • 38. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 2.3. Cơ hội – thách thức Cơ hội Thách thức Nhiều tổ chức quốc tế đang muốn Mực giả, mực không có nguồn gốc là mở rộng hoạt động kinh doanh tại thách thức lớn đối với Cartridge Viêt Nam sau khi nước ta gia nhập World tại thị trường Việt Nam. WTO. Những loại mực rẻ tiền đe dọa đến Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt doanh số của tất cả các nhà sản Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á xuất mực in thật. và thứ nhì châu Á sau Trung Quốc. Giá cả sẽ cản trở sự xâm nhập thị Sự phát triển của những nhà sản xuất trường. mực tương thích khác ở Việt Nam Những nhà sản xuất mực in xuất hiện giúp gia tăng nhận thức của khách ở Việt Nam trước Cartridge World hàng về sản phẩm. như Vmax sẽ tạo ra một cuộc chiến về Đối thủ cạnh tranh khó lòng so sánh giá. về mặt chất lượng sản phẩm. Sự giới hạn về phân phối (do kinh Cartridge World là công ty nước doanh theo hình thức nhượng quyền) ngoài đầu tiên kinh doanh trong lĩnh sẽ chống lại sự gia tăng doanh số. vực tái sản xuất mực in tại Việt Những nhà sản xuất máy in từ chối Nam, điều này sẽ tạo ra một vị thế việc bảo hành cho những máy in sử vững chắc trước khi những đối thủ dụng mực khác mực chính hãng. khác đến Việt Nam. Nếu không cẩn thận trong việc đinh vị thương hiệu, người tiêu dùng có thể chỉ thấy được Cartridge World đơn thuần chỉ là kinh doanh, không thấy được lợi ích đối với cộng đồng và môi trường sẽ dẫn tới sự giới hạn hoặc có thể đánh mất thị trường tiêu dùng cá nhân. GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 38
  • 39. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) 3. Tình hình hoạt động kinh doanh Do Cartridge World (VN) thành lập vào tháng 6/2006 nên tôi sẽ trình bày tập trung vào kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty. Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của của công ty trong năm 2007 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2007 Năm 2006 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 5.714.186.829 1.202.482.442 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 32.738.000 848.000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 5.681.448.829 1.201.634.442 dịch vụ (10 = 01 – 02) 4. Giá vốn bán hàng 11 2.484.908.461 615.030.163 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 20 3.196.540.368 586.604.279 vụ (20 = 10 – 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.517.051 4.591.176 7. Chi phí tài chính 22 60.960 Trong đó: Lãi vay phải trả 23 8. Chi phí bán hàng 24 1.676.376.447 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.523.321.383 2.118.210.779 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 30 369.589 -1.527.076.304 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25) 11. Thu nhập khác 31 26.408.991 802.301 12. Chi phí khác 32 8.221.275 1.900.000 13. Lợi nhuận khác 40 18.187.716 -1.097.699 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: (50 = 50 18.556.305 -1.528.174.003 30 + 40) 15. Chi phí Thuế TNDN hiện hành 51 16. Chi phí Thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 – 60 18.556.305 -1.528.174.003 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 39
  • 40. Nghiên cứu và phát triển mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại của Cartridge World (VN) Có thể nói năm 2006 là một năm khó khăn đối với Cartridge World (VN). Vừa mới xâm nhập thị trường Việt Nam và gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ những đối thủ cạnh tranh ở địa phương, dẫn đến trong năm 2006 công ty đã bị thua lỗ. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, do tạo được niềm tin đối với khách hàng dựa trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp, cộng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng động, Cartridge vWorld đa nhanh chóng khắc phục những điểm yếu và kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu bán hàng trong năm 2007 tăng gần 4,8 lần so với năm 2006 tuy năm 2006 chỉ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, nhưng ta có thể thấy đây là một con số tương đối lớn. Lợi nhuận năm 2006 mang dấu âm nhưng qua năm 2007 đã có lợi, tuy lợi nhuận không lớn nhưng cũng có thể thấy công ty đã có rất nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh doanh. Bảng 2.3. Doanh số bán hàng năm 2007 và doanh số dự kiến năm 2008 Đơn vị tính: đồng Năm 2007 Năm 2008 Tháng 1 376.437.791 700.000.000 Tháng 2 280.127.291 420.000.000 Tháng 3 409.665.963 870.000.000 Tháng 4 407.906.731 1.010.000.000 Tháng 5 486.443.578 1.170.000.000 Tháng 6 431.734.039 1.250.000.000 Tháng 7 471.966.039 1.390.000.000 % tăng Tháng 8 482.913.968 1.460.000.000 Tháng 9 475.591.873 1.530.000.000 Tháng 10 603.871.303 1.590.000.000 Tháng 11 634.208.277 1.670.000.000 Tháng 12 653.319.976 1.800.000.000 Tổng cộng 5.714.186.829 14.860.000.000 260,05 GVHD: Th.s Đinh Tiên Minh SVTH: Nguyễn Quốc Khánh 40