SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 71
BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGÔ KIM CHI
MSSV:1113060004 – LỚP 11CKQ
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
Đề Tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB
Giảng viên hướng dẫn
Thạc sĩ: HÀ ĐỨC SƠN
1
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
2
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi đất nước Việt Nam gia nhập xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới đã mở
ra nhiều cơ hội cũng như thách thức ở hầu hết các lĩnh vực quyết định đến sự tăng
trưởng nền kinh tế. Đồng thời, hệ thống tài chính của thị trường Việt Nam ngày một
phát triển dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại đã
mang lại một diện mạo mới cho nền kinh tế của đất nước.Tuy nhiên, nước ta là một
nước đang phát triển, không thể phủ nhận rằng, muốn đạt được những trình độ tối ưu
như các nước phát triển đòi hỏi phải có những chiến lược, kế hoạch phù hợp trong tất
cả mọi lĩnh vực. Trong đó phải kể đến những mặt như khoa học-kĩ thuật, nguồn lực
mạnh cả về chất và lượng,công nghệ hiện đại, trình độ quản lý,…vv. Hội nhập quốc tế
trong hoạt động ngân hàng đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng
Việt Nam. Đó là thời cơ để ta tiếp thu những tri thức hiện đại nhất, sự hỗ trợ của quốc
tế, các nước có trình độ phát triển cao. Điều đó cũng đồng nghĩa với thách thức là ngân
hàng sẽ tham gia một sân chơi bình đẳng trong khi trình độ còn chưa cao. Đặc biệt
trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, mọi thứ trở nên dường như quá mới mẻ, đó là một
hoạt động kinh doanh phức tạp, mang đến sự liên kết tài chính, tiền tệ giữa các quốc
gia, đòi hỏi sự chính xác đến mức tuyệt đối. Do có quá ít kinh nghiệm trong thực tiễn,
sự cạnh tranh đó ngày càng trở nên quyết liệt hơn.Nếu có xảy ra bất kì một sơ suất nào
đó đều có thể dẫn đến rủi ro, mất tiền, uy tín và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy các ngân
3
hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra phương pháp tối
ưu, thuận tiện nhất mà vẫn đảm bảo uy tín, chất lượng của dịch vụ.
Một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất được thực hiện tại các ngân hàng thương
mại là nghiệp vụ chuyển tiền.Đây là một phương thức thanh toán quốc tế riêng biệt
nhưng đồng thời cũng là khâu cuối cùng của tất cả các phương thức thanh toán quốc tế
khác.Liên quan đến những khoản tiền chuyển đi và các giao dịch giữa khách hàng
trong nước và quốc tế.
Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam,mỗi năm có hàng
nghìn tỷ đồng được chuyển qua hệ thống thanh toán của ngân hàng Á Châu ACB. Với
hệ thống quản lí nghiêm ngặt, bảo mật và an toàn, ngân hàng đã tạo được sự uy tín
trong nhiều năm qua không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác,với các chi
nhánh ngày càng mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn ko ít những mặt hạn chế về
trình độ công nghệ, trình độ nhân viên và các nhà quản lý còn nhiều bất cập,bởi thế
giới mỗi ngày luôn luôn thay đổi và tiến bộ hơn, việc bắt kịp thời đại đòi hỏi phải nhạy
bén và nhiều kĩ năng khác, lại đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường,nên
trong quá trình thanh toán chuyển tiền tại ngân hàng Á Châu ACB vẫn còn tồn tại sự
chưa hoàn thiện mà những điều đó có thể dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và bản thân
Ngân hàng.
Xuất phát từ thực tế đó,em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện
phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu ACB ” làm nội dung nghiên cứu của học phần thực hành nghề nghiệp.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chuyển tiền trong thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB.
- Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tình hình thanh toán quốc tế
bằng phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB để
phân tích những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình làm việc nhằm đưa ra những
4
biện pháp ngăn chặn,hạn chế,và khắc phục sớm nhất những rủi ro,hoàn thiện nghiệp vụ
chuyển tiền tại ngân hàng.
- Phương pháp nghiên cứu: Đi từ cái chung đến cái riêng,nghiên cứu, thống kê, phân
tích, và tổng hợp từ các nguồn tài liệu, các báo cáo hoạt động thực tiễn của ngân hàng
cùng với các kiến thức liên ngành được trang bị để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu
đề tài được chuyên môn hóa, xác thực, hữu ích và khả thi.
- Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế.
1.1.1 Khái niệm và cơ sở hình thành thanh toán quốc tế.
1.1.1.1 Cơ sở hình thành
Lịch sử phát triển của thế giới đã trải qua các giai đoạn khác nhau.Từ thời sơ khai,khi
nhu cầu của con người chỉ quanh quẩn trong những nhu cầu được ăn no,được mặc ấm
cho đến thời kì dư thừa sản phẩm và phân hóa giai cấp trong xã hội. Những nhu cầu về
chất lượng cuộc sống không ngừng gia tăng và thay đổi một cách nhanh chóng,tiến đến
một xã hội hoàn hảo hơn theo mong ước của con người,vượt xa ra cả những nhu cầu cơ
bản cần thiết để tồn tại là những mong muốn ngày một nâng cao về cả ăn,mặc,ở,vui
chơi,giải trí,…vv. Từ thời xa xưa,con người đã biết trao đổi những thứ mình có và trở
nên dư thừa để đổi lấy những thứ mình chưa có hoặc phù hợp với nhu cầu hiện tại của
bản thân,lúc đầu nó chỉ hình thành ở một làng,một vùng,một quốc gia và dần dần lan
rộng và kết quả là sự giao thương giữa các quốc gia với nhau,kéo dài và tồn tại cho đến
ngày nay.Kinh tế của một quốc gia không thể phát triển với một chính sách đóng
cửa,chỉ trông vào tích lũy và trao đổi trong phạm vi nước đó mà phải biết phát huy mặt
mạnh trong nước,tận dụng khả năng có lợi từ bên ngoài,phải có giao dịch và quan hệ
với nước khác. Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các nước chính là tổng thể các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Ngoài kinh tế,còn có các lĩnh vực khác
như: ngoại giao văn hóa,hợp tác khoa học kĩ thuật,…vv,nhưng hợp tác về hinh tế
5
chiếm vị trí quan trọng,quyết định các mối quan hệ khác,tất cả mọi hoạt động đều liên
quan đến yếu tố tài chính,làm nảy sinh những nhu cầu cần chi trả,thanh toán giữa các
chủ thể ở các quốc gia khác nhau.Từ đó cũng làm xuất hiện nhu cầu thực hiện các hoạt
động thanh toán quốc tế. Khác với thanh toán nội địa,thanh toán quốc tế thường gắn
với việc trao đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của một nước khác.Đồng tiền
thanh toán phải là ngoại tế đối với ít nhất một quốc gia,nó có thể tồn tại dưới dạng tiền
mặt hoặc tiền tín dụng,nhưng hiên nay phần lớn các giao dịch chi trả đều được thực
hiện thông qua các chuyển tiền bằng điện tín,bằng thư hoặc qua các ủy nhiệm thu,chi
hộ và các phương tiện thanh toán như hối phiếu, séc.
Dưới góc độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân thành 2 loại: quan hệ mậu dịch và
quan hệ phi mậu dịch.Do đó thanh toán quốc tế cũng gồm 2 loại:
- Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng
như việc cung ứng dịch vụ,nó không mang tính chất thương mại. Đó là những khoản
thanh toán liên quan đến chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở
tại,các chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức, cá nhân,
các nguồn tiền,quà biếu,trợ cấp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức,cá
nhân trong nước và ngược lại.
- Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các
dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế.
Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại, nó hình
thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và ngân hàng
thương mại được nhà nước cho phép làm công tác thanh toán này. Do vậy các giao
dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải qua ngân hàng. Đây là các nghiệp vụ đòi
hỏi chuyên môn cao ứng dụng công nghệ ngân hàng, tạo sự hoà hợp giữa hệ thống
ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại thế giới, tạo hiệu quả an toàn
với ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong thanh toán quốc
tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu
6
khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì
thanh toán tiền mặt. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh
toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm
giảm rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán
với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng
không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng cho vay để
thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất
khẩu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong giao dịch thương
mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh tóan quốc tế khác nhau như : thanh tóan
chuyển tiền trực tiếp cho nhau hoặc trước khi nhận hàng hoặc sau khi nhận hàng, thanh
tóan theo phương thức nhờ thu gồm nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu trả
ngay, nhờ thu trả chậm, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ . . . và mỗi
phương thức khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
1.1.1.2 Khái niệm
Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán
giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các
phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay:( Đinh Xuân Trình,1998)
- Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance)
hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Transfer Remittance).
- Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document).
- Nhờ thu (Collection).
- Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit).
Nếu khâu thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng,an toàn và chính xác thì nó
đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn,giảm bớt và khắc
phục những rủi ro liên quan đến sự biến động của tiền tệ,tới khả năng thanh toán của
con nợ,tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng hoạt động ngoại thương của mỗi
7
nước. Do đó thanh toán quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu
quả của hoạt động kinh tế đối ngoại,đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế.
1.1.2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh đối ngoại.
- Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế, chính
chị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan
trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ
quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng từng
niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến
nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt
động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay
cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được
thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì hoạt
động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích
luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong
nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt
kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
ngày càng được khẳng định.
- Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng
định,trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung,xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế
đối ngoại ở vị trí hàng đầu,coi đó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh
tế của quốc gia.
8
-Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế
quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch
vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp
phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất
và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh
toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng
hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.
- Thanh toán quốc tế là khâu then chốt cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán
hàng hóa hay trao đổi dịch vụ. Nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế mà các khoản tín
dụng,đầu tư,mọi giao dịch đối ngoại mới có thể thực hiện được. Việc tổ chức thanh
toán được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác là đảm bảo giải quyết được mối
quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa các bên giao dịch. Thanh toán thể hiện chất
lượng của kinh doanh,nói lên hiệu quả kinh tế về tài chính trong hoạt động của các
doanh nghiệp. Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động,khả năng thanh toán của
con nợ bấp bênh,rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngày càng cao,vị trí và
vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế càng vì thế mà được khẳng định hơn.
- Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc
gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi
phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo
vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật
thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin
tưởng cho khách hàng.
1.1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của
ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa
dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên
cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng
9
niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động
mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một
hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất
nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại
thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…
- Hoạt động thương mại cần đến sự can thiệp,trợ giúp về kĩ thuật và tài chính của ngân
hàng. Ngân hàng thương mại đứng ra với vai trò trung gian thanh toán trong các quan
hệ kinh tế đối ngoại. Bằng uy tín của mình,khả năng tài chính,các phương tiện kỹ thuật
và những kinh nghiệm trong nghiệp vụ, ngân hàng giúp cho quá trình thanh toán của
khách hàng được tiến hành an toàn,nhanh chóng,tiện lợi. Ngân hàng tư vấn,bảo vệ
quyền lợi của khách hàng và trong trường hợp cần thiết còn có thể là nhà tài trợ cho
khách hàng trong quá trình thanh toán. Vì vậy ngân hàng thương mại có thể góp phần
giảm thiểu rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho
các bên trong giao dịch với nước ngoài.
- Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực
hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại
tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng
dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
- Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân
hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực
hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui
mô và mạng lưới ngân hàng.
- Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng
nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được
10
nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính
quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.
- Như vậy có thể thấy,thanh toán quốc tế có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối
với hoạt động của ngân hàng thương mại. Lượng thanh toán qua ngân hàng càng lớn
chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng mạnh,có hiệu quả và có uy tín. Nó vừa là một yếu
tố giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả vừa có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả hoạt động của ngân hàng.
1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế.
- Phương thức thanh toán là cách thức người hưởng lợi đòi tiền người trả tiền và người
trả tiền sẽ trả tiền cho người hưởng lợi.
Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Mỗi phương
thức đều có ưu điểm,nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người thanh
toán và người được thanh toán. Khi lựa chọn phương thức thanh toán, người ta phải tùy
thuộc vào quan hệ giữa người hưởng lợi và người trả tiền, khả năng tài chính của người
trả tiền và đặc điểm của đối tượng làm phát sinh nhu cầu thanh toán, nhưng xét cho
cùng,việc sử dụng phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người hưởng
lợi là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người trả tiền là nhận được hàng
hóa,dịch vụ đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
- Các phương thức thanh toán quốc tế được chia thành 2 nhóm:
1.2.1 Nhóm các phương thức thanh toán không phụ thuộc chứng từ.
Đây là nhóm các phương thức không đòi hỏi phải có chứng từ làm căn cứ để đòi tiền
và trả tiền giữa các bên, do đó chúng chỉ thường được sử dụng khi các bên tin tưởng
lẫn nhau, ở gần nhau, giá trị của khoản tiền thanh toán không lớn hoặc sử dụng trong
thanh toán phi mậu dịch. Các phương thức thanh toán thuộc nhóm này bao gồm:
- Phương thức chuyển tiền: là phương thức mà trong đó khách hàng ( người trả tiền )
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người
11
hưởng lợi ) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu
cầu.
Người xuất khẩu:
- Ưu điểm: được thanh toán nhanh
- Nhược điểm: nếu người nhập khẩu không chịu thanh toán tiền thì Ngân hàng không
cam kết trả tiền nên người xuất khẩu chịu rủi ro cao.
Người nhập khẩu:
- Ưu điểm:
+ Phí trả tiền thấp nhất trong các phương thức.
+ Thủ tục đơn giản.
- Nhược điểm: Phải trả trước, trả ngay mà người nhập khẩu chỉ nhìn thấy bộ chứng từ
chưa thấy hàng hóa nên có nguy cơ gặp bộ chứng từ giả hoặc hàng không đúng với bộ
chứng từ.
- Phương thức ghi sổ: là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn
thành giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua sẽ mở một quyển sổ hoặc một
tài khoản trên đó ghi nợ người mua theo từng chuyến giao hàng còn người mua theo
định kỳ ( tháng, quý, năm ) sẽ quyết toán sổ đó.
- Ưu điểm: rất đơn giản, và tránh được các chi phí tài trợ và dịch vụ, có sự linh hoạt
( không quy định ngày thanh toán cụ thể ).
- Nhược điểm:
+ Khả năng kiểm soát tiền tệ thấp vì theo phương thức giao dịch này mức độ chuyển
giao ngoại hối có ưu tiên thấp.
+ Bất lợi cho nhà xuất khẩu vị họ có ít bằng chứng cam kết về nghĩa vụ của người mua
phải trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định.
1.2.2 Nhóm các phương thức thanh toán phụ thuộc chứng từ.
Các phương thức này đòi hỏi phải có chứng từ làm căn cứ để thanh toán. Chính vì vậy
mà phạm vi sử dụng của chúng rộng hơn và mức độ an toàn cao hơn so với nhóm các
12
phương thức thanh toán không sử dụng chứng từ. Các phương thức thanh toán thuộc
nhóm này bao gồm:
- Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó các ngân hàng tiếp nhận
các chứng từ theo đúng các chỉ thị để nhận được việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán của khách hàng hoặc giao các chứng từ cho khách hàng theo các chỉ thị đã nhận
được.
- Ưu điểm: giống như chuyển tiền – nhanh chóng, tiện lợi, thủ tục đơn giản, quy trình
thực hiện ngắn gọn.
- Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi của người bán vì việc thanh toán phụ thuộc
vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và Ngân hàng chỉ đóng vai trò là
người trung gian đơn thuần.
- Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận bằng văn bản trong đó một
ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu
mở thư tín dụng ) hoặc nhân danh chính mình sẽ phát hành một bức thư cam kết trả
tiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát khi
người hưởng lợi xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện đặt ra trong
bức thư đó.
- Ưu điểm: bảo đảm được quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua
và người bán.
- Nhược điểm: phương thức này chặt chẽ nên thủ tục, quy trình thực hiện rườm rà,
phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao.
Trong thực tế thanh toán quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, người ta
thường chỉ sử dụng 3 phương thức thanh toán: phổ biến nhất là tín dụng chứng từ, sau
là đến chuyển tiền và một số lượng nhỏ các giao dịch sử dụng phương thức nhờ thu, vì
đây là 3 phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm và phù hợp với thông lệ quốc tế
cũng như hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam.
13
Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền tại ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB.
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB.
2.1.1 Quá trình hình thành
Tên giao dịch : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Tên tiếng Anh : Asia Commercial Bank
Tên viết tắt : ACB
Hội sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP.HCM
Website : www.acb.com.vn
Ngày thành lập : 24/04/1993
( Thông tin hệ thống ngân hàng ACB www.abc.com )
2.1.1.1 Lịch sử hình thành ACB
Năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và đặc biệt
trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng, đồng tiền ngày càng ổn định. Ngân hàng TMCP Á
Châu, gọi tắt là ACB (Asia Commercial Bank) ra đời theo quyết định thành lập của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 0032/NH-GP có thời gian hiệu lực là 50
năm kể từ ngày 24/04/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP.HCM
cấp ngày 13/05/1993. Ngân Hàng Á Châu bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 4/6/1993.
Chỉ sau một năm vốn điều lệ đã tăng lên đến 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho
cổ đông hiện hữu theo quyết định số 143/QĐ-NH5 ngày 30/6/1993. Đến năm 1997,
vốn điều lệ lên đến 353/711 tỷ đồng
( theo quyết định số 36/QĐ-NH5 ngày 17/12/1997) trong đó có 25/4% vốn cổ đông
nứơc ngoài và trở thành NHTM có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam. ACB đã không
ngừng phát triển và đến 15/03/2005 đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 600 tỉ đồng.
Trong năm 2005. ACB tăng vốn điều lệ lên 656,18 tỉ đồng (ngày 05/07/2005) và cũng
trong năm này Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Kể từ
ngày 14/02/2006 vốn điều lệ của ACB là 1.100,047 tỷ đồng. Năm 2012 vốn điều lệ là
14
9,376,965,060,000 đồng.
( Thông tin hệ thống ngân hàng ACB www.acb.com )
2.1.1.2 Niêm yết
ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ
ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.
Bảng 2.1 Niêm yết chứng khoán của NHTM CP Á Châu ACB
Loại chứng khoán Cổ phiếu phổ thông
Mã chứng khoán ACB
Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu
Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay 935.849.684 cổ phiếu
Số lượng chứng khoán lưu hành 937.696.506 cổ phiếu
Nguồn: Bảng thông tin sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
2.1.1.3 Hệ thống chi nhánh
Với định hướng “ Hướng tới khách hàng ”,năng động trong tiếp cận khách hàng và đa
dạng hóa kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản
phẩm chuyên biệt.
Tính đến tháng 3/2008, ACB có hơn 113 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng
kinh tế phát triển trên toàn quốc :
- Tại TP Hồ Chí Minh : 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 33 phòng giao dịch.
- Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh) : 2 Sở
giao dịch ( Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Trung ( Đà Nẵng, Đaklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế) : 6 chi nhánh,
và 3 phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang và Cà Mau):4 chi nhánh, 2
phòng giao dịch ( Ninh Kiều, Thốt Nốt).
- Tại khu vực miền Đông ( Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu) : 3 chi nhánh và 6
phòng giao dịch.
2.1.1.4 Các công ty trực thuộc liên doanh
15
Các công ty trực thuộc :
- Công ty chứng khoán ACB ( ACBS)
- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA)
- Công ty cho thuê tài chính ( ACBL)
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD)
- Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)Các công ty liên doanh :
- Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC
2.1.1.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của NHTM CP ACB
Nguồn: Cơ cấu tổ chức NHTM CP ACB
16
2.1.2 Quá trình phát triển
Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB
có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một
nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và
đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh
tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực
tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ
mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union, thẻ tín dụng).
Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận
nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm,
do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương
trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân
hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh
vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999,
ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ
thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối
năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS
(The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi
nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ
liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu tŕc như là một bộ phận của chiến
lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định
hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám
đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao
dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu tŕc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống;
sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng
17
phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi
ro.
Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung
dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và
Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và
SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương
trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay
thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích
hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt
động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao
dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lượng
chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51
(2009), và 45 (2010). Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt
động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các
đối tác như Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt
lõi; với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý; với Ngân
hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với Tổ chức
American Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận thanh toán
thẻ JCB. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được
là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).
Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây
dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín
dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; triển khai hệ thống bàn trợ giúp
(help desk).
18
Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp
nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng
đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như
ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Điểm nổi bật là trong quý 3
Hội đồng quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ACB.
Một điểm son trong giai đoạn này là ACB được tặng hai huân chương lao động và
được nhiều tổ chức/ tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn
là ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm.
Năm 2011, tháng Giêng, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-
2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển
đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng
đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Các nội dung lớn của chương trình này gồm
có:
(1) Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo
của ACB;
(2) Tăng cường năng lực chỉ đạo của Hội đồng quản trị;
(3) Tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng
giám đốc;
(4) Tăng cường vai trò độc lập của Ban kiểm soát, nâng cao năng lực Ban kiểm toán
nội bộ, và xây dựng khung quản lý rủi ro tích hợp. Cuối năm, ACB đã khánh thành
Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. HCM với tổng
giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc
tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong
ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam
(Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định
hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu
19
trong định hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và
Phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tương lai. Trong
năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2012, kinh tế Việt Nam vừa chịu nhiều tác động tiêu cực của kinh tế tài chính
toàn cầu, vừa phải giải quyết những khó khăn từ bên trong nên nhìn chung vẫn đang ở
trong tình trạng
khá trì trệ của quá trình phục hồi chậm.
- Tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,03%, thấp hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm (66,5%);
thấp hơn mức thực tế đạt được năm 2011 là 5,89%; và là mức tăng trưởng thấp nhất kể
từ năm 2000. Sức cầu yếu và tổng đầu tư toàn xã hội so với GDP giảm; tình trạng tồn
kho lớn, cả trong sản xuất và bất động sản; nhiều doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc
thu hẹp quy mô kinh doanh.
- Chính sách điều hành thay đổi nhanh. Dù đứng trước ưu tiên phải kiểm soát
lạm phát nhưng cuối Quý 1, chính sách tiền tệ, tín dụng đã được nới lỏng để hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế. Trần lãi suất huy động và các lãi suất điều hành liên tục cắt giảm
từ mức 14% xuống còn 8%. Đây là một mức giảm lớn, với tốc độ nhanh chưa từng có
trước đây.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh.
Các sản phẩm dịch vụ chính của ACB bao gồm:
- Huy động vốn: ( nhận tiền gửi của khách hàng ) bằng đồng Việt Nam,ngoại tệ và
vàng.
- Sử dụng vốn: ( cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh ), bằng đồng Việt
Nam,ngoại tệ và vàng.
- Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ
ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh,bảo hiểm nhân thọ qua ngân
hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
20
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng,thẻ ghi nợ.
Hiện nay ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, tương đương
600 sản phẩm tiện ích và là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi vào
loại phong phú nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. ACB có bộ
phận nghiên cứu và phát triển theo từng khối: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh
nghiệp, khối công nghệ thông tin và khối ngân quỹ.
Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng cá nhân bao gồm:
- Tiền gửi thanh toán: gồm tiền gửi thanh toán bằng VND, tiền gửi thanh toán bằng
ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi ký
quỹ bảo đảm thanh toán thẻ.
- Tiền gửi tiết kiệm: gồm tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm không kỳ hạn
bằng ngoại tệ,tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết
kiệm bằng vàng,tiết kiệm tích góp dự thưởng.
- Dịch vụ chuyển tiền: gồm chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài,nhận
tiền chuyển từ trong nước,nhận tiền chuyển từ nước ngoài,chuyển tiền nhanh Western
Union, chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union.
- Sản phẩm thẻ tín dụng và thanh toán: gồm thẻ tín dụng nội địa,thẻ tín dụng quốc
tế,thẻ thanh toán và rút tiền nội địa,thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu.
- Quyền chọn ( Options ): gồm quyền chọn mua bán ngoại tệ quyền chọn mua bán
vàng.
- Sản phẩm cho vay: gồm vay siêu tốc 24 giờ, cho vay trả góp mua nhà ở, cho vay trả
góp xây dựng, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng.
- Dịch vụ khác
Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp gồm:
- Dịch vụ tài khoản: gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán lãi suất có thưởng,
tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn lãi suất linh hoạt, chuyển tiền trong nước, chuyển
tiền ra nước ngoài.
21
- Dịch vụ bảo lãnh: gồm bảo lãnh trong nước, bảo lãnh nước ngoài.
- Thanh toán quốc tế: gồm chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển đến, nhờ thu
nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu, thư tín dụng nhập khẩu, thư tín dụng xuất khẩu.
- Sản phẩm bao thanh toán: gồm bao thanh toán trong nước, bao thanh toán nước
ngoài.
- Sản phẩm cho vay: gồm tài trợ thương mại trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu ( tài trợ
xuất khẩu trước khi giao hàng, tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, tài trợ nhập khẩu ),
cho vay thấu chi, cho vay cầm cố hạt nhựa, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay dự
án, cho vay với các mục đích khác,tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Sản phẩm thẻ tín dụng công ty: gồm chi hộ lương/hoa hồng, thu hộ tiền mặt, chi hộ
tiền mặt, thu tiền hóa đơn, thanh toán hóa đơn, quản lý tài sản tập trung, thư tín dụng
nội địa, thẻ tín dụng công ty, các dịch vụ theo yêu cầu.
- Quyền chọn ( Options ): gồm quyền chọn mua bán ngoại tệ, quyền chọn mua bán
vàng.
- Dịch vụ khác.
Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm, và hướng đến khách hàng để trở thành ngân
hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của
một Ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các
phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm: cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau
khi triển khai chiến lược tái cấu trúc,việc đa dạng hóa sản phẩm,phát triển sản phẩm
mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đã trở thành công việc thường xuyên và
liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an
toàn và bảo mật cao.
Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB từ 2009 - 2012
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng, %
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1 Tổng thu 92.95 108.67 113.31 127.16
2 Tổng chi 53.89 89.76 92.22 109.31
22
3 Lợi nhuận 5.13 9.51 7.76 6.03
4 Doanh số cho vay 62.14 93.54 85.13 72.37
5 Tổng dư nợ tín
dụng
62.358 87.195 102.809 102.815
6 Vốn huy động 86.787 125.917 138.329 145.616
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính từ năm 2009 – 2012 ACB
2.1.4 Nguồn vốn.
Là một trong những NHTM CP đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn, NHTM CP Á
Châu luôn trăn trở làm thế nào để huy động được vốn đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng. Lãnh đạo ACB nhận thức sâu sắc được những thách thức đặt ra trong quá trình
phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng là những thách thức mà ACB
phải đối mặt. Trong thời gian gần đây,các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung
và ACB nói riêng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt
động huy động vốn khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng và các tổ chức hiện nay
đã và đang được phân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa
dạng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn.
Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng ACB đặt công tác huy động vốn thành mục tiêu
hoạt động cơ bản, ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì lúc đó Ngân hàng có mặt.
Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn đến 2015, ACB đặt mục
tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của ACB
đến 2010-2011 là: chiếm từ 10% thị phần huy động, 5% thị phần cho vay của ngành
ngân hàng Việt Nam. Quy mô hoạt động tương đương các Ngân hàng của khu vực.
Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm với tốc độ tăng
trưởng VCSH bình quân 8 năm đạt 61%. Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung,
giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàng luôn được đảm bảo trên 9%.
Trong năm 2012, ACB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3000 tỷ đồng lên 12.300 tỷ đồng.
Nguồn vốn tăng thêm sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, từ quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ và từ chào bán cổ phiếu ra công chúng.
23
Tính đến 30/6/2012, tổng nguồn vốn huy động từ TT1 đạt 145.616 tỷ đồng, tổng
nguồn vốn huy động từ TT2 đạt 19.922 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.561 tỷ
đồng, vốn điều lệ đạt 9.377 tỷ đồng.
Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số
dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này
tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND--nguồn
vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB-- tăng trưởng cao so đầu năm. Đây
là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.
Khuôn khổ quản lý rủi ro về quy trình chính sách được xây dựng và hoàn chỉnh. Cấu
trúc thanh khoản khá vững chắc. Tỷ lệ an toàn vốn bình quân trong năm đạt 11,2% và
đạt 13,5% tại thời điểm 31/12/2012.
Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so với đầu năm.
Tiền gửi khách hàng: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm.
Dư nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, gần như không đ̉i so với đầu năm.
Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời điểm
đầu năm.
Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 1.042,67 tỷ đồng
Bảng 2.3 Tổng nguồn vốn qua các năm của ACB
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Năm 2007 37.406
Năm 2008 42.591
Năm 2009 86.787
Năm 2010 125.917
Năm 2011 138.329
Năm 2012 145.616
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính qua các năm tư 2007 – 2012 ACB
2.1.5 Hoạt động tín dụng.
2.1.5.1 Tăng trưởng thu nhập
24
Bảng 2.4 Mức tăng trưởng thu nhập qua các năm của ACB
(ĐVT: Tỷ
đồng
2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi
thuần
2.728 2.801 4.171 6.608 6.871
Thu nhập
ngoài lãi
1.511 2.135 1.319 1.039 (1.036)
Tổng thu
nhập
4.239 4.936 5.493 7.647 5.835
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB qua các năm từ 2008 - 2012
25
ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2008-
2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do
thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt
động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập
thuần của Ngân hàng sụt giảm 22% so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm
2010 vẫn cao hơn 8%.
2.1.5.2 Cơ cấu thu nhập
Bảng 2.5 Cơ cấu thu nhập tính đến ngày 31/12/2012
Cơ cấu thu nhập Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu thu nhập
Thu nhập lãi thuần 6.871 117.76%
Thu nhập lãi ngoài - 1.036 -17.76%
Tổng thu nhập thuần 5.835 100.00%
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB 2012
26
Khoản lỗ 1,864 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã khiến cơ cấu thu
nhập của ACB dịch chuyển mạnh sang hướng tăng phụ thuộc vào thu nhập từ lãi. Tỷ lệ
thu nhập từ lãi/tổng thu nhập thuần của ACB năm 2012 là 117.76%.
2.1.5.3 Hiệu quả kiểm soát chi phí
Bảng 2.6 Hiệu suất kiểm soát chi phí từ năm 2008 - 2012
2008 2009 2010 2011 2012
Chi phí/thu
nhập (%)
37,5 36,6 39,3 41,2 73,2
Chi phí( tỷ
đồng)
1.591 1.809 2.161 3.147 4.271
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB từ 2008 - 2012
Năm 2012 chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng là do V đầu tư
cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng. Nếu loại bỏ yếu
tố bất thường--lỗ kinh doanh vàng và ngoại hối--thì tỷ lệ chi phí/thu nhập của ACB
cũng chỉ ở mức 55,5%. Theo kế hoạch năm 2013, chi phí hoạt động của ACB sẽ tiếp
27
tục được kiểm soát chặt chẽ, và được đưa về mức trước khủng hoảng với tỷ lệ chi
phí/thu nhập dự kiến 45%.
2.1.5.4 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình
quân.
Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế từ 2008- 2012
2008 2009 2010 2011 2012
ROE 36,52% 31,76% 28,91% 36,02% 8,50%
ROA 2,68% 2,08% 1,66% 1,73% 0,50%
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB từ năm 2008 - 2012
Về hiệu quả kinh doanh, kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở
hữu (ROEtt) và trên t̉ng tài sản bình quân (ROAtt) của ACB lần lượt là 8,5% và
0,5%, thấp nhất từ trước tới nay.
2.1.5.5 Tỷ lệ nợ xấu.
28
Bảng 2.8 So sánh tỷ lệ nợ xấu qua các năm
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Nợ đủ tiêu chuẩn 97.97% 99.01% 99.42% 98.80% 92.35%
Nợ cần chú ý ( nhóm
2)
1.15% 0.58% 0.24% 0.31% 5.19%
Nợ xấu ( nhóm 3 -5) 0.89% 0.41% 0.34% 0.88% 2.46%
100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Phân tích tình hình kinh doanh từ năm 2008 – 2012 ACB
29
Nguồn: Phân tích tình hình kinh doanh ACB từ năm 2008-2012
2.1.6 Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán.
- ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng
(TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB năm 1999.
- ACB có nhiều sản phẩm, dịch vụ áp dụng thương mại điện tử.
- Các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng ACB
+ Internet banking
+ Homebanking
+ Phone banking
+ Tổng đài (callcenter247)
- Tháng 11/2003 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức phát hành thẻ thanh
toán và rút tiền quốc tế VISA Electron. Đây là thẻ ghi nợ sử dụng trên phạm vi toàn
cầu lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam.
30
- Tháng 8/ 2009 Ngân hàng Á Châu (ACB) chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa 365
Styles kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán VND mang thương hiệu của
Banknetvn, do ACB phát hành.
- Chuyển tiền trên mạng với chữ ký điện tử
- Thanh toán thẻ trực tuyến
- Kể từ ngày 16/05/2012, Ngân hàng ACB chính thức phát hành thẻ trả trước quốc tế
ACB-Citimart Visa Prepaid, được nâng cấp từ thẻ trả trước quốc tế ACB-Citimart Visa
Electron. Đây là sản phẩm thẻ trả trước quốc tế kết hợp giữa ACB và Citimart, có khả
năng thanh toán tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ mang biểu tượng Visa.
2.1.7 Hoạt động kinh doanh đối ngoại.
- Hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB rất phát triển, đạt được nhiều kết quả khả
quan: các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại,tín dụng xuất nhập khẩu,thanh toán quốc
tế,mua bán ngoại tệ, thanh toán biên giới đều tăng trưởng ổn định, vững chắc và được
các tổ chức tài chính nước ngoài như ADB và WB đánh giá cao.
- Đáp ứng nhu cầu mua bán ,trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển,
thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại.
- Tại ACB, tiền gửi USD áp dụng mức cao nhất là 2,9%/năm cho kỳ hạn 36 tháng;
2,65%/năm cho kỳ hạn 12 tháng
- Mua bán giao ngay ngoại tệ/vàng phục vụ nhu cầu thanh toán trong/ngoài nước, trả
nợ vay, … với:
• Tỷ giá mua bán ở mức hấp dẫn, cạnh tranh trên thị trường.
• Đa dạng đồng tiền giao dịch: USD, EUR, JPY, AUD, SGD, CAD, GBP, CHF,
CNY, NZD, HKD, THB.
- Giúp khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu có cơ hội để thực hiện bảo
hiểm dòng vốn của mình trước sự biến động tỷ giá không thể lượng định trước trên thị
trường.
31
- Với khoản chi phí chấp nhận được, khách hàng có được một quyền lựa chọn về tỷ giá
trong một thị trường ngoại hối có nhiều biến động.
- Có cơ hội đầu tư trên sự biến động tỷ giá với chi phí hữu hạn (fixed premium), lợi
nhuận không giới hạn (unlimited profit).
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Năm 2012 là một năm đầy thử thách đối với ACB khi phải hoạt động trong
bối cảnh nhiều biến động của thị trường, của ngành ngân hàng nói chung đồng thời
phải đối mặt với biến cố xảy ra trong tháng 8, ngân hàng phải tập trung nguồn lực để
giải quyết và khắc phục hậu quả. Đánh giá hoạt động của ACB trong năm 2012 như
sau:
Tuy số dư huy động đến ngày 31/12/2012 giảm so số dư đầu năm nhưng tính bình
quân trong năm, chỉ tiêu huy động vẫn tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm
2011. Huy động tiết kiệm VND nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống
của ACB tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh
ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động trong suốt thời gian dài và bị ảnh hưởng bởi sự
cố rút tiền trong tháng 8.
Lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý triệt để các tồn đọng
liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng.
Hoạt động kênh phân phối: Lợi nhuận của hệ
thống kênh phân phối đạt mức xấp xỉ năm 2011, đóng vai trò then chốt trong việc cấu t
hành lợi nhuận của ACB.
2.2 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB.
Hiện nay, trong hệ thống Ngân hàng ACB đã có 55 chi nhánh đăng ký tham gia thanh
toán quốc tế trong đó có 48 Chi nhánh đã trực tiếp thực hiện thanh toán quốc tế. Các
chi nhánh được phép hoạt động thanh toán quốc tế có trách nhiệm:
- Trực tiếp giao dịch với khách hàng.
32
- Tiếp nhận và xử lý chứng từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Phát điện giao dịch đến Sở giao dịch.
- Tự chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ.
2.2.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu ACB.
Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài giúp khách hàng có thể chuyển tiền đến bất cứ ngân
hàng nào ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn thông qua hệ thống chuyển
tiền quốc tế SWIFT. Việc chuyển tiền được thực hiện theo những mục đính hợp pháp
tuân thủ qui định hiện hành của NHNN về quản lý ngoại hối.
2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi.
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi tại ACB
Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển
tiền
Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền
Lập điện chuyển tiền
Hạch toán- lưu hồ sơ
33
Thanh toán viên hướng dẫn người chuyển tiền ghi và ký tên đầy đủ vào lệnh
chuyển tiền theo mẫu in sẵn của chi nhánh bao gồm các nội dung sau:
- Tên đơn vị và chữ ký, số tài khoản và tên Ngân hàng mở tài khoản của người
chuyển tiền.
- Ten và địa chỉ, số tài khoản và tên Ngân hàng của người hưởng lợi.
- Số tiền, loại tiền chuyển đi bằng số và bằng chữ.
- Ngày giá trị
- Phí chuyển tiền do ai chịu.
Thanh toán viên kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ mà người
chuyển tiền xuất trình. Bao gồm:
- Lệnh chuyển tiền.
- Các giấy tờ xác nhận khoản tiền chuyển ra nước ngoài: bản sao hợp đồng ngoại
thương, hợp đồng vay vốn, các hóa đơn có liên quan.
- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền được chuyển: hợp đồng mua ngoại
tệ, hợp đồng tín dụng, ủy quyền của cơ quan chức năng
Thanh toán viên xử lý điện chuyển tiền
- Tính mức phí và điền lên lệnh chuyển tiền.
- Kiểm tra tài khoản của khách hàng, so sánh chữ ký của chủ tài khoản và mẫu
dấu đăng ký trên tài khoản.
- Xác nhận số dư, lập phiếu báo Nợ trích tài khoản bao gồm cả số tiền chuyển và
phí chuyển
- Lập điện. Trong trường hợp chuyển tiền thanh toán thư tín dụng / nhờ thu, thanh
toán viên căn cứ vào hồ sơ mở thư tín dụng / nhờ thu và lệnh chuyển tiền của
Ngân hàng nước ngoài để lập điện chuyển tiền
- Chuyển hồ sơ và phiếu hạch toán tới kiểm soát viên.
34
Căn cứ vào hồ sơ của thanh toán viên chuyển đến, kiểm soát viên ghi rõ ý kiến của
mình rồi trình lãnh đạo quyết định cho phép thực hiện giao dịch hay không.
- Nếu lãnh đạo đồng ý, phụ trách phòng tín hiệu mật lên bản điện.
- Nếu lãnh đạo không đồng ý, hủy điện và phiếu hạch toán.
- Phát điện đến Sở giao dịch.
- Chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho thanh toán viên lưu trữ.
Khách hàng lập Giấy đề nghị chuyển tiền ( theo mẫu ACB) nộp cho nhân viên dịch vụ
khách hàng kèm theo các giấy tờ sau:
- Đối với khách hàng cá nhân người Việt Nam:
Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền và quan hệ nhân thân theo qui định.
- Đối với khách hàng cá nhân người nước ngoài:
Hộ chiếu/Visa nhập cảnh còn hiệu lực.
Sau khi bộ hồ sơ được chấp thuận, khách hàng nộp ngoại tệ mặt hoặc đề nghị ACB
bán/chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện việc chuyển tiền.
2.2.1.1.1 Khách hàng cá nhân
- Đối với khách hàng cá nhân người Việt Nam:
Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền và quan hệ thân nhân theo quy định.
- Đối với khách hàng cá nhân người nước ngoài
Hộ chiếu/Visa nhập cảnh còn hiệu lực.
Sau khi bộ hồ sơ được chấp thuận khách hàng nộp ngoại tệ mặt hoặc đề nghị ACB
bán/chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện việc chuyển tiền.
Các mục đích chuyển tiền ra nước ngoài đối với cá nhân:
- Đối với người Việt Nam:
Chi phí học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc thân nhân.
Thanh toán các khoản phí cho nước ngoài (phí chữa bệnh, phí hội viên, lệ phí thi..).
Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài.
35
Chuyển tiền thừa kế cho người thụ hưởng thừa kế ở nước ngoài.
Công tác, du lịch, thăm thân nhân ở nước ngoài.
Định cư ở nước ngoài.
- Đối với người nước ngoài cư trú và không cư trú:
Được chuyển số ngoại tệ có trên tài khoản tiền gửi thanh toán cho các mục đích cá
nhân.
Tất toán tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản về nước khi chấm dứt Hợp
đồng lao động.
Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền theo qui định:
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài:
Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo gửi cho người đi học.
Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, khách hàng cần gửi kèm
Thư chấp nhận học của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy chứng
minh đang học tập ở nước ngoài.
Bản sao hộ chiếu của người đi du học.
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài:
Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc giấy giới thiệu
ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước.
Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài.
Bản sao hộ chiếu của người bệnh.
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài:
Bản sao giấy CMND của người chuyển.
Giấy thông báo chi phí của nước ngoài.
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi công tác ở nước ngoài:
Quyết định cử đi công tác của cơ quan.
36
Thư mời của phía cơ quan nước ngoài hoặc thư đăng ký tham dự hội thảo, hội nghị của
cơ quan (nếu có).
Giấy thông báo chi phí của phía cơ quan nước ngoài.
Bản sao giấy CMND của người chuyển tiền.
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi du lịch, thăm viếng ở nước ngoài:
Passport của người đi du lịch.
Vé máy bay.
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài:
Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân.
Giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang ở nước ngoài.
Bản sao giấy CMND của người chuyển.
- Chuyển ngoại tệ cho người thừa kế ở nước ngoài:
Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia
thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp.
Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng
minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển ngoại tệ.
Bản sao giấy CMND của người chuyển.
- Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi định cư ở nước ngoài:
Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư kèm
theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc giấy tờ chứng minh công dân
VN được phép định cư ở nước ngoài.
Bản sao hộ chiếu của người xuất cảnh định cư.
2.2.1.1.2 Khách hàng doanh nghiệp.
Dịch cụ thanh toán quốc tế dành cho nhà nhập khẩu
2.2.1.1.2.1 Giải pháp thanh toán L/C trả chậm – thanh toán trả ngay
Hồ sơ phát hành L/C theo quy định hiện hành của ACB
37
Giấy đề nghị phát hành L/C phải thể hiện các điều khoản sau:
- L/C có giá trị thương lượng tại ngân hàng do ACB chỉ định (Credit available with
the bank nominated by ACB by negotiation),
- Hối phiếu trả chậm xxx ngày kể từ/sau ngày ……(Draft(s) at xxx days from/after …)
- Tại mục các điều khoản khác (additional condition) thể hiện điều khoản “L/C trả
chậm này có thể được thực hiện trả ngay tại ngân hàng do ACB chỉ định, tất cả các chi
phí liên quan đến việc thanh toán trả ngay do người đề nghị mở L/C chịu (This usance
L/C is payable at sight basis at the bank nominated by ACB, all cost related to
payment at sight for the account of the applicant”
2.2.1.1.2.2 Chuyển tiền nhanh, ghi Có trong ngày.
Giấy đề nghị thực hiện chuyển tiền trong ngày
Các hồ sơ khác tương tự hồ sơ chuyển tiền đi bằng điện (T/T).
2.2.1.1.2.3 Dịch vụ thanh toán đa tệ.
Hồ sơ chuyển tiền theo quy định chuyển tiền bằng điện (T/T) hiện hành của ACB
2.2.1.1.2.4. Thanh toán biên mậu.
Hồ sơ pháp lý
Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện
Giấy đề nghị ACB bán ngoại tệ
Bộ chứng từ thanh toán.
2.2.1.1.2.5 Chuyển tiền đi bằng điện (T/T)
Hồ sơ pháp lý
Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện (theo mẫu của ACB)
Giấy đề nghị ACB bán ngoại tệ (trong trường hợp khách hàng không có đủ ngoại tệ để
thanh toán)
Bộ chứng từ thanh toán:
Thanh toán hàng hóa nhập khẩu:
38
Thanh toán trước khi nhận hàng:
- Hợp đồng ngoại thương
- Giấp phép nhậu khẩu/hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập
khẩu/hạn ngạch)
- Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước trong
trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm
Thanh toán sau khi nhận hàng:
- Hợp đồng ngoại thương
- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
- Hóa đơn
- Chứng từ vận tải (nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập
khẩu/hạn ngạch)
- Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước trong
trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm
Thanh toán dịch vụ:
- Hợp đồng dịch vụ
- Hóa đơn (nếu có)
- Các giấy tờ chứng mình mục đích chuyển tiền dịch vụ
Thanh toán cho các mục đích khác:
- Xuất trình các chứng từ theo qui định quản lý ngoại hối hiện hành
2.2.1.1.2.6 Thư tín dụng (L/C) nhập khẩu.
Hồ sơ pháp lý
Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư
Hợp đồng ngoại thương
39
Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với các mặt hàng cần phải có giấy phép nhập
khẩu/hạn ngạch)
Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần xuất trình thêm các chứng từ sau:
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu
Biên bản thỏa thuận (theo mẫu của ACB)
Đối với tín dụng thư trả chậm, cần xuất trình thêm các chứng từ sau:
Lịch chuyển tiền thanh toán tín dụng thư trả chậm
Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước (trong
trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm)
Đối với thanh toán chuyển khẩu, cầu xuất trình thêm các chứng từ sau:
Cam kết chuyển nguồn thu xuất khẩu về ACB
Hợp đồng xuất khẩu phải quy định rõ trong điều khoản thanh toán sẽ chuyển tiền về tài
khoản tiền gửi của Quý khách tại ACB.
2.2.1.1.2.7 Nhờ thu nhập khẩu.
Hồ sơ pháp lý
Hợp đồng ngoại thương
Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập
khẩu/hạn ngạch)
- Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước (trong
trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm).
- Hối phiếu đã được Quý khách chấp nhận thanh toán (Đối với bộ chứng từ nhờ thu trả
chậm)
2.1.1.2.8 Chuyển tiền CAD nhập khẩu
Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì thủ
tục ít phức tạp và ít rủi ro cho nhà nhập khẩu.
40
2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến.
Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến tại ACB
Kiểm tra điện: Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ nước ngoài gửi đến, cá nhân được
ủy quyền kiểm tra nội dụng điện hoặc thư . Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Xác nhận mã khóa điện hoặc chữ ký trên thư.
Thực hiện hạch toán và báo cáo có:
- Nếu người hưởng thuộc chi nhánh: Kế toán lập lệnh báo cáo có cho chi nhánh.
- Nếu người hưởng thuộc Sở giao dịch: Kế toán hạch toán và báo cáo có tài khoản
của người hưởng tại Sở giao dịch.
- Ngân hàng người hưởng hoặc người hưởng là ngân hàng ngoài hệ thống ACB :
kế toán lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng đại lý liên quan thực hiện
Thanh toán viên lưu trữ hồ sơ và giấy tờ có liên quan.
2.2.1.2.1 Khách hàng cá nhân
Tiếp nhận lệnh chuyển tiền
Thanh toán cho người hưởng lợi
Lưu hồ sơ
41
Ngân hàng Á Châu cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhận tiền chuyển từ nước ngoài
giúp khách hàng có thể nhận tiền mặt hay nhận tiền chuyển khoản từ các ngân hàng
nước ngoài chuyển về thông qua ACB.
Hệ thống mạng lưới ACB phủ đều trên toàn quốc giúp khách hàng nhận tiền chuyển về
tại bất kỳ chi nhánh nào của ACB một cách nhanh chóng và an toàn.
Nếu tiền chuyển về không qua tài khoản (nhận tiền chuyển tới bằng CMND), ACB sẽ
thông báo cho khách hàng trong thời gian sớm nhất bằng thư hoặc điện thoại.
Khách hàng có tài khoản hay không có tài khoản ngân hàng đều có thể nhận tiền
chuyển về.
Không cần khai báo nguồn gốc tiền chuyển về.
Không phải chịu thuế thu nhập.
Khách hàng có thể nhận ngoại tệ mặt (USD, EUR) hoặc bán lại ngoại tệ cho ACB để
nhận VND. Đối với số ngoại tệ chuyển về khác USD hoặc EUR, nếu không bán ngoại
tệ để nhận VND, khách hàng có thể đề nghị chuyển đổi số ngoại tệ chuyển về để nhận
bằng USD hoặc EUR.
2.2.1.2.1.1 Hồ sơ và thủ tục.
- Dựa vào loại ngoại tệ chuyển, quý khách lựa chọn ngân hàng trung gian (Phần Pay
through). Thông tin về Swift code, số tài khoản của ACB mở tại ngân hàng trung gian
sẽ tự động cập nhật.
- Người chuyển tiền có thể liên hệ với bất kỳ ngân hàng nào của nước ngoài và cung
cấp thông tin theo mẫu Hướng dẫn chuyển tiền nhanh dưới đây, tiền sẽ được nhanh
chóng chuyển cho người thụ hưởng tại ACB một cách nhanh chóng với mức phí thấp
nhất
- Khách hàng nhận tiền cần cung cấp cho người chuyển tiền các thông tin sau:
• Ngân hàng thụ hưởng: Asia Commercial Bank (ACB)
• Mã số SWIFT (SWIFT Code): ASCBVNVX
42
• Tên người nhận: ………………..……………..
…......................
• Địa chỉ người
nhận: ....................................................................
• Số tài khoản người nhận tại ACB (nếu có):
…………………
• CMND/PP người nhận:...........
……………………………….…
- Khi tiền về đến ACB, khách hàng mang CMND/Hộ chiếu đến gặp nhân viên giao
dịch để nhận tiền/ rút tiền.
- Trong trường hợp khách hàng cần chuyển gấp trong vòng 15 phút cho người thân tại
Việt Nam, khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
2.2.1.2.2 Khách hàng doanh nghiệp.
Dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho nhà xuất khẩu
2.2.1.2.2.1 Nhận tiền chuyển đến.
Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp cho đối tác thông tin tài khoản của mình và những
thông tin về ACB để thực hiện chuyển tiền:
Account Name: ………………………..
Account Number:………………………
Beneficiary Bank:
Asia Commercial Bank
442 Nguyen Thi Minh Khai Street, District 3, Ho Chi
Minh City, Viet Nam.
SWIFT CODE: ASCBVNVX
43
Để giảm thiểu chi phí và thời gian nhận được tiền, Doanh nghiệp có thể liên hệ Sở
Giao dịch, Chi nhánh và Phòng Giao dịch ACB gần nhất để cung cấp cho đối tác thông
tin về các ngân hàng nước ngoài mà ACB có tài khoản.
2.2.1.2.2.2 Nhờ thu xuất khẩu.
- Hồ sơ pháp lý
- Thư xuất trình chứng từ nhờ thu
- Bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu
- Hợp đồng ngoại thương (nếu có)
2.2.1.2.2.3 Thư tín dụng (L/C) xuất khẩu.
- Chuyển nhượng L/C
o Điều kiện để có thể chuyển nhượng L/C tại ACB:
 L/C cho phép chuyển nhượng
 Ngân hàng chuyển nhượng chỉ định rõ là ACB
o Hồ sơ:
 Giấy yêu cầu chuyển nhượng tín dụng thư
 Bản gốc L/C và các tu chỉnh (nếu có)
- Hồ sơ khách hàng xuất trình và thanh toán bộ chứng từ theo L/C
o Hồ sơ pháp lý
o Bản gốc L/C và các tu chỉnh L/C (nếu có)
o Bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C
o Thư xuất trình chứng từ/Giấy đề nghị chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
khẩu
2.2.1.2.2.4 Chuyển tiền CAD xuất khẩu.
Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì người
bán nhận được tiền nhanh và thủ tục ít phức tạp.
44
2.2.2 Tình hình áp dụng nghiệp vụ chuyển tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu ACB.
2.2.2.1 Doanh số chuyển tiền.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền, ACB không những phải
tuân thủ những thông lệ quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy định về quản lý
ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Chuyển tiền thanh
toán hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động chuyển tiền đi.
Chỉ một phần rất nhỏ của lượng tiền chuyển ra nước ngoài là để phục vụ các mục đích
phi mậu dịch khi thanh toán và các khoản phí và chi kiều hối. Chuyển tiền đầu tư cũng
được xếp vào thanh toán phi mậu dịch nhưng nước ta chủ yếu là nhận vốn đầu tư nước
ngoài, trong đó nhiều dự án lại mới ở giai đoạn đầu chưa sinh lãi nên lợi nhuận đầu tư
chuyển ra nước ngoài cũng không đáng kể.
Trong doanh số chuyển tiền đến, thanh toán mậu dịch chiếm 70,51%, còn thanh toán
phi mậu dịch chiếm 29,49%. Có thể thấy sự chênh lệch giữa thanh toán mậu dịch và
phi mậu dịch trong lượng tiền chuyển đến không lớn bằng chuyển đi. Đó là do kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu, trong khi đó,doanh
số chuyển tiền đến phi mậu dịch lại có sự đóng góp tích cực của thu kiều hối và chuyển
tiền góp vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước ta.
Trong những năm qua, tình hình trong nước và quốc tế có những biến động sâu sắc như
khủng hoảng kinh tế toàn cầu,một số ngành bị đóng băng thậm chí nhiều ngân hàng tại
nước ta đã bị sáp nhập. Doanh thu thanh toán chuyển tiền quốc tế của ACB vẫn giữ ở
mức ổn định bình quân 20%/năm. ACB có những kinh nghiệm trong suốt gần 20 năm
hoạt động đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Bảng 2.9 Tình hình thanh toán chuyển tiền qua ACB từ năm 2009-2012
Đơn vị tính: Nghìn USD
45
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng DS chuyển tiền
đi
328.551 414.888 524.031 656.730
- Mậu dịch 315.455 402.544 508.481 632.114
- Phi mậu dịch 13.096 12.344 15.550 24.616
Tổng DS chuyển tiền
đến
120.067 124.108 96.026 106.428
- Mậu dịch 98.206 91.467 59.076 65.458
- Phi mậu dịch 21.861 32.641 36.950 40.970
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại ACB từ 2009-2012
Bảng 2.10 Tình hình tăng giảm doanh số chuyển tiền từ 2009-
2012
Đơn vị tính: Nghìn USD
Năm DS chuyển tiền % tăng/giảm so với năm
trước
2009 448.618
2010 538.996 20.14%
2011 620.057 15.03%
2012 763.158 27.39%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB giai đoạn 2009-
2012
2.2.2.2 Cơ cấu chuyển tiền.
Bảng 2.11 Cơ cấu doanh số chuyển tiền giai đoạn 2009-2012
Đơn vị tính: Nghìn USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Chuyển tiền
thanh toán
quốc tế
250.782 289.749 354.248 474.507
Chuyển tiền
thanh toán
biên giới
162.879 204.262 213.309 223.065
Chuyển tiền 26.832 35.566 39.792 49.217
46
đầu tư
Chuyển tiền
kiều hối
7.133 8.345 11.352 14.874
Chuyển tiền
khác
992 1.074 1.356 1.495
Tổng 448.618 538.996 620.057 763.158
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng ACB giai
đoạn 2009-2012
2.2.2.2.1 Chuyển tiền thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu
Thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số chuyển
tiền, gần 56%. Do tính rủi ro của phương thức chuyển tiền mà phương thức này chủ
yếu chỉ được sử dụng để thanh toán một phần hợp đồng đối với những hợp đồng ngoại
thương sử dụng điều kiện thanh toán từng phần bằng nhiều phương thức thanh toán
khác nhau hoặc với những hợp đồng có giá trị thấp. Vì vậy mà doanh số của phương
thức chuyển tiền thấp hơn hẳn so với phương thức thanh toán bằng L/C, chỉ chiếm
khoảng 10% - 15% trong khi thanh toán bằng L/C chiếm hơn 80% hoạt động thanh
toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua Ngân hàng ACB.
Chuyển tiền thanh toán hàng nhập cao gấp nhiều lần hàng xuất khẩu mà lại liên tục
tăng trong khi thanh toán hàng xuất khẩu lại giảm. Nguyên nhân cơ bản là do kim
ngạch nhập khẩu của nước ta vốn đã luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu, khách hàng
của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam là nông sản chỉ chiếm tỷ trọng thanh toán xuất khẩu thấp hơn do đặc thù
nền kinh tế nước ta.
ACB triển khai chương trình ” Bơm USD giá rẻ” từ năm 2011 để tài trợ xuất nhập
khẩu bằng USD lãi suất rất rẻ cho các doanh nghiệp. Ngày 30/6/2013, Ngân hàng Á
Châu (ACB) triển khai chương trình “Tài trợ nhập khẩu lãi suất ưu đãi” dành cho các
doanh nghiệp nhập khẩu với quy mô chương trình lên đến 2.000 tỷ đồng, với mức lãi
suất vay VND ưu đãi giảm 30%.
47
Bảng 2.12 Cơ cấu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu từ 2009-2012
Đơn vị tính: Nghìn USD
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012
Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập
Chuyển
tiền
53.389 197.393 44.553 245.196 23.37
0
330.878 21.56
8
452.939
L/C 368.293 1.088.751 285.824 2.110.937 72.98
6
2.420.11
4
65.99
2
1.387.189
Nhờ thu 4.340 5.388 3.016 7.969 3.108 8.324 3.652 10.351
Tổng số 426.022 1.291.532 323.393 2.364.102 99.46
4
2.759.31
6
91.21
2
1.850.479
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB giai đoạn
2009-2012
2.2.2.2.2 Chuyển tiền đầu tư
Hoạt động chuyển tiền đầu tư bao gồm cả việc chuyển vốn góp, chuyển lợi nhuận và
chuyển vốn về nước. Mỗi năm nước ta thu hút được khoảng 4 tỷ USD vốn đầu tư nước
ngoài.
2.2.2.2.3 Chuyển tiền kiều hối
Dịch vụ kiều hối được mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm là
26,5%, nhất là kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định 170/1999 QĐ- TTg của Thủ
tướng Chính phủ khuyến khích Việt kiều gửi tiền về nước. Trong khi doanh thu chi
kiều hối gần như ổn định qua các năm thì nhờ có Chính sách này của Chính phủ, doanh
số thu kiều hối tăng rất mạnh, làm thay đổi rõ rệt tương quan giữa doanh số thu và chi
kiều hối.
Ngoài ra, ACB còn phục vụ việc chuyển tiền vì các mục đích phi mậu dịch khác như
thanh toán chi phí của các cơ quan đại diện Nhà nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam,
cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, chuyển tiền cho các giao dịch đại lý vận
tải biển, hàng không, dịch vụ du lịch, chuyển tiền cho các cá nhân có nhu cầu… Tuy
48
nhiên, các hoạt động chuyển tiền này không nhiều. Một phần vì thực tế phát sinh các
giao dịch này cũng không lớn. Một phần vì việc thanh toán cho các hoạt động này
không phải là nghiệp vụ trọng tâm của ACB.
Kết luận: Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, ACB đã có những bước tiến đáng kể
trên nhiều lĩnh vực, vươn lên thành một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất ở
nước ta, dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu quan trọng. Một trong những nghiệp vụ của ACB
luôn có sự tăng trưởng trong thời gian qua là nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền. Hoạt
động chuyển tiền của ACB đã góp phần luân chuyển những khoản tiền vào - ra nước ta
với nhiều mục đích khác nhau. Thành quả đạt được trong hoạt động chuyển tiền cho
thấy sự đóng góp thiết thực của nghiệp vụ này vào quá trình phục vụ thanh toán quốc tế
trong cả nước và đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân ACB. Trong
những năm qua, ACB đã không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chuyển tiền để
đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền của khách hàng và đảm bảo an toàn trong thanh toán.
2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng.
- Hiện nay Ngân hàng ACB có tốc độ tăng trưởng trong thanh toán chuyển tiền bình
quân cao gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của ngành Ngân hàng Việt Nam.
ACB được khách hàng đánh giá là Ngân hàng cung cấp sản phẩm phong phú nhất, dựa
trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản
lí rủi ro hiệu quả.
- Về hoạt động kinh doanh: Đã khẳng định nguyên tắc là ACB tập trung vào hoạt động
lõi là kinh doanh ngân hàng thương mại. Năm 2011, ACB đã thực hiện 5 tiểu dự án
thuộc 2 khối kinh doanh và đã kết thúc giai đoạn dự án để bắt đầu triển khai trên toàn
hệ thống trong năm 2012.
- Năm 2011, năm đầu của giai đoạn phát triển kinh tế 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam
đã đối mặt với nhiều thách thức, GDP chỉ tăng hơn 6%, thấp hơn so với nhiều năm
trước đó. Năm 2012 vừa qua đánh dấu một năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế
Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng
49
GDP cả nước năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn đáng kể so với nhiều năm trước đây,
số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng cao. Tăng
trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2012 đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm
trở lại đây, trong khi nợ xấu tăng cao. Đánh giá của các chuyên gia đều cho rằng khó
khăn của nền kinh tế còn tiếp tục trong năm 2013 và có thể chưa sớm chấm dứt. Tình
hình đó sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các muc tiêu phát triển kinh tế xã hội mà
Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, và cũng tác động quyết định đến sự phát
triển của toàn ngành ngân hàng Việt nam nói chung, cũng như sự phát triển của từng
ngân hàng nói riêng trong giai đoạn sắp tới.
2.2.2.4 Cơ cấu doanh nghiệp.
- Trong năm 2012, Hội đồng quản trị đã họp 11 kỳ, được lấy ý kiến 8 lần, và ban hành
hơn 70 quyết định liên quan đến tài chính, bổ nhiệm và thay thế nhân sự cấp cao của
Ngân hàng và công ty con, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động nghiệp vụ, v.v.
- Trong năm 2012, Ủy ban nhân sự (UBNS) đã nhiều phiên thảo luận và phê duyệt một
số vấn đề thuộc các lĩnh vực sau:
Về bổ nhiệm nhân sự: Thông qua các đề nghị bổ nhiệm hoặc trình Hội đồng quản trị
bổ nhiệm nhân sự theo thẩm quyền, gồm có: 11 giám đốc chi nhánh/phòng giao dịch;
04 quyền giám đốc chi nhánh; 01 phó giám đốc chi nhánh; 02 giám đốc khối; 02 thành
viên Hội đồng Xử lý rủi ro; 01 phó chủ tịch Hội đồng ALCO và 01 phó chủ tịch Hội
đồng Thẩm định tài sản; Thay đổi và bổ sung thành viên Hội đồng Xử lý nợ xấu.
Về lương thưởng và chế độ đãi ngộ: Thông qua việc điều chỉnh lương thưởng năm
2012; một số nguyên tắc liên quan đến dự án tái cấu trúc Hội sở và kênh phân phối;
một số nguyên tắc về kế hoạch phát triển và quản lý chi phí nhân sự năm 2013; một số
nguyên tắc về việc sắp xếp nhân sự quản lý tại các đơn vị hoạt động kém hiệu quả;
điều chỉnh quy chế cấp xe ô tô cá nhân cho cấp quản lý ACB;
Về cơ cấu tổ chức: Thông qua bản mô tả công việc của Tổng giám đốc và bảng phân
công trong Ban Tổng giám đốc; Chuyển hoạt động thẩm định tài sản phục vụ mục đích
50
cấp tín dụng của ACB về Phòng Thẩm định tài sản; Tách Phòng Tổng hợp và Phòng
Thẩm định tài sản ra Khỏi Khối Vận hành, chuyển sang trực thuộc TGĐ; Điều chuyển
Bộ phận phân tích định chế tài chính thuộc Khối Ngân quỹ về thuộc Trung tâm Tín
dụng doanh nghiệp của Khối KHDN; Thông qua thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức và
chức năng nhiệm vụ mới của Trung tâm Tín dụng Doanh nghiệp trực thuộc Khối
KHDN; Điều chuyển Ban dự án Ngân hàng điện tử về trực thuộc Phòng Ngân hàng
điện tử Khối KHCN và ban hành chức năng nhiệm vụ mới của Phòng Ngân hàng điện
tử; Trình thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Khối
Vận hành và các phòng/ trung tâm trực thuộc khối này.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.
- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền
nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định
hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của
Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của
Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống
kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm;
báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của
Ngân hàng.
- Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị
ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả,
an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.
- Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt
động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám
đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
2.2.2.5 Cơ cấu quy mô.
51
- ACB là một trong 5 Ngân hàng ( ACB, VCB, BIDV, AGRIBANK,ICB), 4 NHTM
lớn của Nhà nước ước tính chiếm 71,83% vốn huy động và 71% dư nợ cho vay toàn thị
trường. So với 4 NHTM Nhà nước, tổng tài sản ACB bằng 6,69%, huy động tiền gửi
khách hàng khoảng 6,25%, cho vay khoảng 3,69% và lợi nhuận trước thuế khoảng
5,66%.
- Thành lập từ năm 1993, ACB đã có những bước phát triển thành công ngoạn mục,
trở thành một ngân hàng lớn, hiện có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 500 triệu USD và
tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thời gian gần
đây ACB đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, những bất cập, đòi hỏi ACB phải tự đổi
mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn phát triển tiếp
theo. Hội đồng quản trị ACB trong phiên họp ngày 24 tháng 1 năm 2011 đã thông qua
Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn tới 2020,
thực hiện sứ mệnh là ngân hàng của mọi nhà, với phương châm hành động là “Tăng
trưởng nhanh- Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, nhằm đưa ACB vào nhóm 4 ngân hàng lớn
nhất và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam năm 2015.
- ACB lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu
hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động. Về địa lý, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc
phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như Tp.
Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các
tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao
thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu
vực. Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn khách
hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách
hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân. Về sản phẩm, bên cạnh các sản
phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản
52
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing
Trường đại học tài chính marketing

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Hạnh Ngọc
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
linh pham
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
nguyenthithuhien9254
 
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Trần Đức Anh
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Hạnh Ngọc
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mại
bookboomingslide
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
ngocmylk
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
gamaham3
 

Was ist angesagt? (20)

Phương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiềnPhương thức thanh toán chuyển tiền
Phương thức thanh toán chuyển tiền
 
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte finalBai giai phap phat trien thanh toan qte final
Bai giai phap phat trien thanh toan qte final
 
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
Danh gia dich vu thanh toan theo phuong thuc tin dung chung tu doi voi lc nha...
 
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank, HAY
 
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tếChính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
Chính sách tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế
 
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tuHoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
Hoat dong ttqt_theo_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu
 
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại 2587829
 
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc teUu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
Uu nhuoc diem cac phuong thuc thanh toan quoc te
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...Tailieu.vncty.com   giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
Tailieu.vncty.com giai phap han che rui ro trong phuong thuc tin dung chung...
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mạiGiáo trình ngân hàng thương mại
Giáo trình ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
Báo cáo thực tập cho vay mua nhà tại ngân hàng TECHCOMBANK [Bình luận bên dướ...
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 

Andere mochten auch

Andere mochten auch (7)

SFL2 Marketing Mix
SFL2 Marketing MixSFL2 Marketing Mix
SFL2 Marketing Mix
 
PR Planning
PR PlanningPR Planning
PR Planning
 
Analyzing the effectiveness of Marketing - Mix activities for Vinacafé
Analyzing the effectiveness of Marketing - Mix activities for VinacaféAnalyzing the effectiveness of Marketing - Mix activities for Vinacafé
Analyzing the effectiveness of Marketing - Mix activities for Vinacafé
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
 
Catologue Hoang Duc Product
Catologue Hoang Duc ProductCatologue Hoang Duc Product
Catologue Hoang Duc Product
 
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
Khảo sát thành phần hóa học cao ethyl acetate của loài địa y parmotrema plana...
 
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của VinacafeXây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
 

Ähnlich wie Trường đại học tài chính marketing

Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
taothichmi
 
New Microsoft Word Document (2)
New  Microsoft  Word  Document (2)New  Microsoft  Word  Document (2)
New Microsoft Word Document (2)
guest702a29
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
taothichmi
 

Ähnlich wie Trường đại học tài chính marketing (20)

Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
Một Số Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng...
 
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân  hàng Agribank - ch...
Giải pháp nâng cao phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàng Agribank - ch...
 
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdfThanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
Thanh toan quoc te. havanhoichuong_1_khai_quat_ve_ttqt_6527.pdf
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Lv (22)
Lv (22)Lv (22)
Lv (22)
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ACB - TẢI FREE ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thanh Toán Tín Dụng...
 
Thanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdfThanh Toan quoc te.pdf
Thanh Toan quoc te.pdf
 
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại BidvLuận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
Luận Văn Đẩy Mạnh Công Tác Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Bidv
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nộiPhát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương hà nội
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨN...
 
New Microsoft Word Document (2)
New  Microsoft  Word  Document (2)New  Microsoft  Word  Document (2)
New Microsoft Word Document (2)
 
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
Phân tích quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại...
 
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng   thực t...
Một số vấn đề về thanh toán không dùng tiền mặt tại nhđt&pt cao bằng thực t...
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònQuy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính D...
 

Trường đại học tài chính marketing

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH  TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI  NGÔ KIM CHI MSSV:1113060004 – LỚP 11CKQ CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP Đề Tài: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ: HÀ ĐỨC SƠN 1
  • 2. TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… 2
  • 3. ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi đất nước Việt Nam gia nhập xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức ở hầu hết các lĩnh vực quyết định đến sự tăng trưởng nền kinh tế. Đồng thời, hệ thống tài chính của thị trường Việt Nam ngày một phát triển dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại đã mang lại một diện mạo mới cho nền kinh tế của đất nước.Tuy nhiên, nước ta là một nước đang phát triển, không thể phủ nhận rằng, muốn đạt được những trình độ tối ưu như các nước phát triển đòi hỏi phải có những chiến lược, kế hoạch phù hợp trong tất cả mọi lĩnh vực. Trong đó phải kể đến những mặt như khoa học-kĩ thuật, nguồn lực mạnh cả về chất và lượng,công nghệ hiện đại, trình độ quản lý,…vv. Hội nhập quốc tế trong hoạt động ngân hàng đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam. Đó là thời cơ để ta tiếp thu những tri thức hiện đại nhất, sự hỗ trợ của quốc tế, các nước có trình độ phát triển cao. Điều đó cũng đồng nghĩa với thách thức là ngân hàng sẽ tham gia một sân chơi bình đẳng trong khi trình độ còn chưa cao. Đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, mọi thứ trở nên dường như quá mới mẻ, đó là một hoạt động kinh doanh phức tạp, mang đến sự liên kết tài chính, tiền tệ giữa các quốc gia, đòi hỏi sự chính xác đến mức tuyệt đối. Do có quá ít kinh nghiệm trong thực tiễn, sự cạnh tranh đó ngày càng trở nên quyết liệt hơn.Nếu có xảy ra bất kì một sơ suất nào đó đều có thể dẫn đến rủi ro, mất tiền, uy tín và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy các ngân 3
  • 4. hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu, học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra phương pháp tối ưu, thuận tiện nhất mà vẫn đảm bảo uy tín, chất lượng của dịch vụ. Một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất được thực hiện tại các ngân hàng thương mại là nghiệp vụ chuyển tiền.Đây là một phương thức thanh toán quốc tế riêng biệt nhưng đồng thời cũng là khâu cuối cùng của tất cả các phương thức thanh toán quốc tế khác.Liên quan đến những khoản tiền chuyển đi và các giao dịch giữa khách hàng trong nước và quốc tế. Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam,mỗi năm có hàng nghìn tỷ đồng được chuyển qua hệ thống thanh toán của ngân hàng Á Châu ACB. Với hệ thống quản lí nghiêm ngặt, bảo mật và an toàn, ngân hàng đã tạo được sự uy tín trong nhiều năm qua không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác,với các chi nhánh ngày càng mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn ko ít những mặt hạn chế về trình độ công nghệ, trình độ nhân viên và các nhà quản lý còn nhiều bất cập,bởi thế giới mỗi ngày luôn luôn thay đổi và tiến bộ hơn, việc bắt kịp thời đại đòi hỏi phải nhạy bén và nhiều kĩ năng khác, lại đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường,nên trong quá trình thanh toán chuyển tiền tại ngân hàng Á Châu ACB vẫn còn tồn tại sự chưa hoàn thiện mà những điều đó có thể dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và bản thân Ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó,em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB ” làm nội dung nghiên cứu của học phần thực hành nghề nghiệp. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB. - Mục đích của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tình hình thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB để phân tích những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình làm việc nhằm đưa ra những 4
  • 5. biện pháp ngăn chặn,hạn chế,và khắc phục sớm nhất những rủi ro,hoàn thiện nghiệp vụ chuyển tiền tại ngân hàng. - Phương pháp nghiên cứu: Đi từ cái chung đến cái riêng,nghiên cứu, thống kê, phân tích, và tổng hợp từ các nguồn tài liệu, các báo cáo hoạt động thực tiễn của ngân hàng cùng với các kiến thức liên ngành được trang bị để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài được chuyên môn hóa, xác thực, hữu ích và khả thi. - Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế 1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế. 1.1.1 Khái niệm và cơ sở hình thành thanh toán quốc tế. 1.1.1.1 Cơ sở hình thành Lịch sử phát triển của thế giới đã trải qua các giai đoạn khác nhau.Từ thời sơ khai,khi nhu cầu của con người chỉ quanh quẩn trong những nhu cầu được ăn no,được mặc ấm cho đến thời kì dư thừa sản phẩm và phân hóa giai cấp trong xã hội. Những nhu cầu về chất lượng cuộc sống không ngừng gia tăng và thay đổi một cách nhanh chóng,tiến đến một xã hội hoàn hảo hơn theo mong ước của con người,vượt xa ra cả những nhu cầu cơ bản cần thiết để tồn tại là những mong muốn ngày một nâng cao về cả ăn,mặc,ở,vui chơi,giải trí,…vv. Từ thời xa xưa,con người đã biết trao đổi những thứ mình có và trở nên dư thừa để đổi lấy những thứ mình chưa có hoặc phù hợp với nhu cầu hiện tại của bản thân,lúc đầu nó chỉ hình thành ở một làng,một vùng,một quốc gia và dần dần lan rộng và kết quả là sự giao thương giữa các quốc gia với nhau,kéo dài và tồn tại cho đến ngày nay.Kinh tế của một quốc gia không thể phát triển với một chính sách đóng cửa,chỉ trông vào tích lũy và trao đổi trong phạm vi nước đó mà phải biết phát huy mặt mạnh trong nước,tận dụng khả năng có lợi từ bên ngoài,phải có giao dịch và quan hệ với nước khác. Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các nước chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Ngoài kinh tế,còn có các lĩnh vực khác như: ngoại giao văn hóa,hợp tác khoa học kĩ thuật,…vv,nhưng hợp tác về hinh tế 5
  • 6. chiếm vị trí quan trọng,quyết định các mối quan hệ khác,tất cả mọi hoạt động đều liên quan đến yếu tố tài chính,làm nảy sinh những nhu cầu cần chi trả,thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.Từ đó cũng làm xuất hiện nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Khác với thanh toán nội địa,thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của một nước khác.Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tế đối với ít nhất một quốc gia,nó có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt hoặc tiền tín dụng,nhưng hiên nay phần lớn các giao dịch chi trả đều được thực hiện thông qua các chuyển tiền bằng điện tín,bằng thư hoặc qua các ủy nhiệm thu,chi hộ và các phương tiện thanh toán như hối phiếu, séc. Dưới góc độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân thành 2 loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch.Do đó thanh toán quốc tế cũng gồm 2 loại: - Thanh toán phi mậu dịch: là quan hệ thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng như việc cung ứng dịch vụ,nó không mang tính chất thương mại. Đó là những khoản thanh toán liên quan đến chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại,các chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức, cá nhân, các nguồn tiền,quà biếu,trợ cấp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức,cá nhân trong nước và ngược lại. - Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế. Thanh toán quốc tế là chức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại, nó hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển ngoại thương của một nước và ngân hàng thương mại được nhà nước cho phép làm công tác thanh toán này. Do vậy các giao dịch thanh toán trong ngoại thương đều phải qua ngân hàng. Đây là các nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao ứng dụng công nghệ ngân hàng, tạo sự hoà hợp giữa hệ thống ngân hàng Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại thế giới, tạo hiệu quả an toàn với ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu 6
  • 7. khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán tiền mặt. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong giao dịch thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức thanh tóan quốc tế khác nhau như : thanh tóan chuyển tiền trực tiếp cho nhau hoặc trước khi nhận hàng hoặc sau khi nhận hàng, thanh tóan theo phương thức nhờ thu gồm nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, nhờ thu trả ngay, nhờ thu trả chậm, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ . . . và mỗi phương thức khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. 1.1.1.2 Khái niệm Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay:( Đinh Xuân Trình,1998) - Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Transfer Remittance). - Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document). - Nhờ thu (Collection). - Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit). Nếu khâu thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng,an toàn và chính xác thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn,giảm bớt và khắc phục những rủi ro liên quan đến sự biến động của tiền tệ,tới khả năng thanh toán của con nợ,tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng hoạt động ngoại thương của mỗi 7
  • 8. nước. Do đó thanh toán quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại,đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế. 1.1.2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh đối ngoại. - Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế, chính chị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định. - Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định,trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung,xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại ở vị trí hàng đầu,coi đó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia. 8
  • 9. -Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn. - Thanh toán quốc tế là khâu then chốt cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán hàng hóa hay trao đổi dịch vụ. Nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế mà các khoản tín dụng,đầu tư,mọi giao dịch đối ngoại mới có thể thực hiện được. Việc tổ chức thanh toán được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chính xác là đảm bảo giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa các bên giao dịch. Thanh toán thể hiện chất lượng của kinh doanh,nói lên hiệu quả kinh tế về tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp. Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động,khả năng thanh toán của con nợ bấp bênh,rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngày càng cao,vị trí và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế càng vì thế mà được khẳng định hơn. - Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng. 1.1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. - Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng 9
  • 10. niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác… - Hoạt động thương mại cần đến sự can thiệp,trợ giúp về kĩ thuật và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng thương mại đứng ra với vai trò trung gian thanh toán trong các quan hệ kinh tế đối ngoại. Bằng uy tín của mình,khả năng tài chính,các phương tiện kỹ thuật và những kinh nghiệm trong nghiệp vụ, ngân hàng giúp cho quá trình thanh toán của khách hàng được tiến hành an toàn,nhanh chóng,tiện lợi. Ngân hàng tư vấn,bảo vệ quyền lợi của khách hàng và trong trường hợp cần thiết còn có thể là nhà tài trợ cho khách hàng trong quá trình thanh toán. Vì vậy ngân hàng thương mại có thể góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động thanh toán quốc tế, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho các bên trong giao dịch với nước ngoài. - Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. - Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng. - Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được 10
  • 11. nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. - Như vậy có thể thấy,thanh toán quốc tế có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại. Lượng thanh toán qua ngân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng mạnh,có hiệu quả và có uy tín. Nó vừa là một yếu tố giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả vừa có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế. - Phương thức thanh toán là cách thức người hưởng lợi đòi tiền người trả tiền và người trả tiền sẽ trả tiền cho người hưởng lợi. Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Mỗi phương thức đều có ưu điểm,nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người thanh toán và người được thanh toán. Khi lựa chọn phương thức thanh toán, người ta phải tùy thuộc vào quan hệ giữa người hưởng lợi và người trả tiền, khả năng tài chính của người trả tiền và đặc điểm của đối tượng làm phát sinh nhu cầu thanh toán, nhưng xét cho cùng,việc sử dụng phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người hưởng lợi là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người trả tiền là nhận được hàng hóa,dịch vụ đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. - Các phương thức thanh toán quốc tế được chia thành 2 nhóm: 1.2.1 Nhóm các phương thức thanh toán không phụ thuộc chứng từ. Đây là nhóm các phương thức không đòi hỏi phải có chứng từ làm căn cứ để đòi tiền và trả tiền giữa các bên, do đó chúng chỉ thường được sử dụng khi các bên tin tưởng lẫn nhau, ở gần nhau, giá trị của khoản tiền thanh toán không lớn hoặc sử dụng trong thanh toán phi mậu dịch. Các phương thức thanh toán thuộc nhóm này bao gồm: - Phương thức chuyển tiền: là phương thức mà trong đó khách hàng ( người trả tiền ) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người 11
  • 12. hưởng lợi ) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Người xuất khẩu: - Ưu điểm: được thanh toán nhanh - Nhược điểm: nếu người nhập khẩu không chịu thanh toán tiền thì Ngân hàng không cam kết trả tiền nên người xuất khẩu chịu rủi ro cao. Người nhập khẩu: - Ưu điểm: + Phí trả tiền thấp nhất trong các phương thức. + Thủ tục đơn giản. - Nhược điểm: Phải trả trước, trả ngay mà người nhập khẩu chỉ nhìn thấy bộ chứng từ chưa thấy hàng hóa nên có nguy cơ gặp bộ chứng từ giả hoặc hàng không đúng với bộ chứng từ. - Phương thức ghi sổ: là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua sẽ mở một quyển sổ hoặc một tài khoản trên đó ghi nợ người mua theo từng chuyến giao hàng còn người mua theo định kỳ ( tháng, quý, năm ) sẽ quyết toán sổ đó. - Ưu điểm: rất đơn giản, và tránh được các chi phí tài trợ và dịch vụ, có sự linh hoạt ( không quy định ngày thanh toán cụ thể ). - Nhược điểm: + Khả năng kiểm soát tiền tệ thấp vì theo phương thức giao dịch này mức độ chuyển giao ngoại hối có ưu tiên thấp. + Bất lợi cho nhà xuất khẩu vị họ có ít bằng chứng cam kết về nghĩa vụ của người mua phải trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định. 1.2.2 Nhóm các phương thức thanh toán phụ thuộc chứng từ. Các phương thức này đòi hỏi phải có chứng từ làm căn cứ để thanh toán. Chính vì vậy mà phạm vi sử dụng của chúng rộng hơn và mức độ an toàn cao hơn so với nhóm các 12
  • 13. phương thức thanh toán không sử dụng chứng từ. Các phương thức thanh toán thuộc nhóm này bao gồm: - Phương thức nhờ thu: là phương thức thanh toán trong đó các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ theo đúng các chỉ thị để nhận được việc thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán của khách hàng hoặc giao các chứng từ cho khách hàng theo các chỉ thị đã nhận được. - Ưu điểm: giống như chuyển tiền – nhanh chóng, tiện lợi, thủ tục đơn giản, quy trình thực hiện ngắn gọn. - Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi của người bán vì việc thanh toán phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và Ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần. - Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thỏa thuận bằng văn bản trong đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng ( người yêu cầu mở thư tín dụng ) hoặc nhân danh chính mình sẽ phát hành một bức thư cam kết trả tiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát khi người hưởng lợi xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện đặt ra trong bức thư đó. - Ưu điểm: bảo đảm được quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán. - Nhược điểm: phương thức này chặt chẽ nên thủ tục, quy trình thực hiện rườm rà, phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao. Trong thực tế thanh toán quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, người ta thường chỉ sử dụng 3 phương thức thanh toán: phổ biến nhất là tín dụng chứng từ, sau là đến chuyển tiền và một số lượng nhỏ các giao dịch sử dụng phương thức nhờ thu, vì đây là 3 phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam. 13
  • 14. Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB. 2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB. 2.1.1 Quá trình hình thành Tên giao dịch : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên tiếng Anh : Asia Commercial Bank Tên viết tắt : ACB Hội sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP.HCM Website : www.acb.com.vn Ngày thành lập : 24/04/1993 ( Thông tin hệ thống ngân hàng ACB www.abc.com ) 2.1.1.1 Lịch sử hình thành ACB Năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng, đồng tiền ngày càng ổn định. Ngân hàng TMCP Á Châu, gọi tắt là ACB (Asia Commercial Bank) ra đời theo quyết định thành lập của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 0032/NH-GP có thời gian hiệu lực là 50 năm kể từ ngày 24/04/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngân Hàng Á Châu bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 4/6/1993. Chỉ sau một năm vốn điều lệ đã tăng lên đến 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo quyết định số 143/QĐ-NH5 ngày 30/6/1993. Đến năm 1997, vốn điều lệ lên đến 353/711 tỷ đồng ( theo quyết định số 36/QĐ-NH5 ngày 17/12/1997) trong đó có 25/4% vốn cổ đông nứơc ngoài và trở thành NHTM có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam. ACB đã không ngừng phát triển và đến 15/03/2005 đã chính thức tăng vốn điều lệ lên 600 tỉ đồng. Trong năm 2005. ACB tăng vốn điều lệ lên 656,18 tỉ đồng (ngày 05/07/2005) và cũng trong năm này Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Kể từ ngày 14/02/2006 vốn điều lệ của ACB là 1.100,047 tỷ đồng. Năm 2012 vốn điều lệ là 14
  • 15. 9,376,965,060,000 đồng. ( Thông tin hệ thống ngân hàng ACB www.acb.com ) 2.1.1.2 Niêm yết ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN. Bảng 2.1 Niêm yết chứng khoán của NHTM CP Á Châu ACB Loại chứng khoán Cổ phiếu phổ thông Mã chứng khoán ACB Mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay 935.849.684 cổ phiếu Số lượng chứng khoán lưu hành 937.696.506 cổ phiếu Nguồn: Bảng thông tin sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 2.1.1.3 Hệ thống chi nhánh Với định hướng “ Hướng tới khách hàng ”,năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt. Tính đến tháng 3/2008, ACB có hơn 113 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc : - Tại TP Hồ Chí Minh : 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 33 phòng giao dịch. - Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh) : 2 Sở giao dịch ( Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch. - Tại khu vực miền Trung ( Đà Nẵng, Đaklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế) : 6 chi nhánh, và 3 phòng giao dịch. - Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang và Cà Mau):4 chi nhánh, 2 phòng giao dịch ( Ninh Kiều, Thốt Nốt). - Tại khu vực miền Đông ( Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu) : 3 chi nhánh và 6 phòng giao dịch. 2.1.1.4 Các công ty trực thuộc liên doanh 15
  • 16. Các công ty trực thuộc : - Công ty chứng khoán ACB ( ACBS) - Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) - Công ty cho thuê tài chính ( ACBL) - Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD) - Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)Các công ty liên doanh : - Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC 2.1.1.5 Sơ đồ bộ máy tổ chức Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của NHTM CP ACB Nguồn: Cơ cấu tổ chức NHTM CP ACB 16
  • 17. 2.1.2 Quá trình phát triển Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng). Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu tŕc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu tŕc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng 17
  • 18. phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75 (2008), 51 (2009), và 45 (2010). Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi; với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý; với Ngân hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với Tổ chức American Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008). Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; triển khai hệ thống bàn trợ giúp (help desk). 18
  • 19. Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Điểm nổi bật là trong quý 3 Hội đồng quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ACB. Một điểm son trong giai đoạn này là ACB được tặng hai huân chương lao động và được nhiều tổ chức/ tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm. Năm 2011, tháng Giêng, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Các nội dung lớn của chương trình này gồm có: (1) Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo của ACB; (2) Tăng cường năng lực chỉ đạo của Hội đồng quản trị; (3) Tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng giám đốc; (4) Tăng cường vai trò độc lập của Ban kiểm soát, nâng cao năng lực Ban kiểm toán nội bộ, và xây dựng khung quản lý rủi ro tích hợp. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Đây là bước đầu 19
  • 20. trong định hướng cho Trung tâm Vàng ACB xây dựng Nhà máy tinh luyện vàng và Phòng thí nghiệm giám định tuổi vàng theo chuẩn mực quốc tế trong tương lai. Trong năm, ACB đưa vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2012, kinh tế Việt Nam vừa chịu nhiều tác động tiêu cực của kinh tế tài chính toàn cầu, vừa phải giải quyết những khó khăn từ bên trong nên nhìn chung vẫn đang ở trong tình trạng khá trì trệ của quá trình phục hồi chậm. - Tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,03%, thấp hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm (66,5%); thấp hơn mức thực tế đạt được năm 2011 là 5,89%; và là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000. Sức cầu yếu và tổng đầu tư toàn xã hội so với GDP giảm; tình trạng tồn kho lớn, cả trong sản xuất và bất động sản; nhiều doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh. - Chính sách điều hành thay đổi nhanh. Dù đứng trước ưu tiên phải kiểm soát lạm phát nhưng cuối Quý 1, chính sách tiền tệ, tín dụng đã được nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trần lãi suất huy động và các lãi suất điều hành liên tục cắt giảm từ mức 14% xuống còn 8%. Đây là một mức giảm lớn, với tốc độ nhanh chưa từng có trước đây. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh. Các sản phẩm dịch vụ chính của ACB bao gồm: - Huy động vốn: ( nhận tiền gửi của khách hàng ) bằng đồng Việt Nam,ngoại tệ và vàng. - Sử dụng vốn: ( cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh ), bằng đồng Việt Nam,ngoại tệ và vàng. - Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh,bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ và vàng. 20
  • 21. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng,thẻ ghi nợ. Hiện nay ACB đang cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, tương đương 600 sản phẩm tiện ích và là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được coi vào loại phong phú nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. ACB có bộ phận nghiên cứu và phát triển theo từng khối: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, khối công nghệ thông tin và khối ngân quỹ. Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng cá nhân bao gồm: - Tiền gửi thanh toán: gồm tiền gửi thanh toán bằng VND, tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi ký quỹ bảo đảm thanh toán thẻ. - Tiền gửi tiết kiệm: gồm tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ,tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiết kiệm bằng vàng,tiết kiệm tích góp dự thưởng. - Dịch vụ chuyển tiền: gồm chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài,nhận tiền chuyển từ trong nước,nhận tiền chuyển từ nước ngoài,chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union. - Sản phẩm thẻ tín dụng và thanh toán: gồm thẻ tín dụng nội địa,thẻ tín dụng quốc tế,thẻ thanh toán và rút tiền nội địa,thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu. - Quyền chọn ( Options ): gồm quyền chọn mua bán ngoại tệ quyền chọn mua bán vàng. - Sản phẩm cho vay: gồm vay siêu tốc 24 giờ, cho vay trả góp mua nhà ở, cho vay trả góp xây dựng, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng. - Dịch vụ khác Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp gồm: - Dịch vụ tài khoản: gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán lãi suất có thưởng, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn lãi suất linh hoạt, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài. 21
  • 22. - Dịch vụ bảo lãnh: gồm bảo lãnh trong nước, bảo lãnh nước ngoài. - Thanh toán quốc tế: gồm chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển đến, nhờ thu nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu, thư tín dụng nhập khẩu, thư tín dụng xuất khẩu. - Sản phẩm bao thanh toán: gồm bao thanh toán trong nước, bao thanh toán nước ngoài. - Sản phẩm cho vay: gồm tài trợ thương mại trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu ( tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng, tài trợ nhập khẩu ), cho vay thấu chi, cho vay cầm cố hạt nhựa, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay dự án, cho vay với các mục đích khác,tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Sản phẩm thẻ tín dụng công ty: gồm chi hộ lương/hoa hồng, thu hộ tiền mặt, chi hộ tiền mặt, thu tiền hóa đơn, thanh toán hóa đơn, quản lý tài sản tập trung, thư tín dụng nội địa, thẻ tín dụng công ty, các dịch vụ theo yêu cầu. - Quyền chọn ( Options ): gồm quyền chọn mua bán ngoại tệ, quyền chọn mua bán vàng. - Dịch vụ khác. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm, và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm: cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai chiến lược tái cấu trúc,việc đa dạng hóa sản phẩm,phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao. Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB từ 2009 - 2012 Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1 Tổng thu 92.95 108.67 113.31 127.16 2 Tổng chi 53.89 89.76 92.22 109.31 22
  • 23. 3 Lợi nhuận 5.13 9.51 7.76 6.03 4 Doanh số cho vay 62.14 93.54 85.13 72.37 5 Tổng dư nợ tín dụng 62.358 87.195 102.809 102.815 6 Vốn huy động 86.787 125.917 138.329 145.616 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính từ năm 2009 – 2012 ACB 2.1.4 Nguồn vốn. Là một trong những NHTM CP đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn, NHTM CP Á Châu luôn trăn trở làm thế nào để huy động được vốn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Lãnh đạo ACB nhận thức sâu sắc được những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước cũng là những thách thức mà ACB phải đối mặt. Trong thời gian gần đây,các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ACB nói riêng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong hoạt động huy động vốn khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng và các tổ chức hiện nay đã và đang được phân tán qua nhiều kênh huy động khác với hình thức ngày càng đa dạng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Trong giai đoạn hiện nay, ngân hàng ACB đặt công tác huy động vốn thành mục tiêu hoạt động cơ bản, ở đâu và khi nào có cơ hội tạo vốn thì lúc đó Ngân hàng có mặt. Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn đến 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của ACB đến 2010-2011 là: chiếm từ 10% thị phần huy động, 5% thị phần cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam. Quy mô hoạt động tương đương các Ngân hàng của khu vực. Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm với tốc độ tăng trưởng VCSH bình quân 8 năm đạt 61%. Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung, giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàng luôn được đảm bảo trên 9%. Trong năm 2012, ACB sẽ tăng vốn điều lệ thêm 3000 tỷ đồng lên 12.300 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và từ chào bán cổ phiếu ra công chúng. 23
  • 24. Tính đến 30/6/2012, tổng nguồn vốn huy động từ TT1 đạt 145.616 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ TT2 đạt 19.922 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 13.561 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 9.377 tỷ đồng. Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND--nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB-- tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động. Khuôn khổ quản lý rủi ro về quy trình chính sách được xây dựng và hoàn chỉnh. Cấu trúc thanh khoản khá vững chắc. Tỷ lệ an toàn vốn bình quân trong năm đạt 11,2% và đạt 13,5% tại thời điểm 31/12/2012. Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, gần như không đ̉i so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm. Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 1.042,67 tỷ đồng Bảng 2.3 Tổng nguồn vốn qua các năm của ACB Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Năm 2007 37.406 Năm 2008 42.591 Năm 2009 86.787 Năm 2010 125.917 Năm 2011 138.329 Năm 2012 145.616 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính qua các năm tư 2007 – 2012 ACB 2.1.5 Hoạt động tín dụng. 2.1.5.1 Tăng trưởng thu nhập 24
  • 25. Bảng 2.4 Mức tăng trưởng thu nhập qua các năm của ACB (ĐVT: Tỷ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi thuần 2.728 2.801 4.171 6.608 6.871 Thu nhập ngoài lãi 1.511 2.135 1.319 1.039 (1.036) Tổng thu nhập 4.239 4.936 5.493 7.647 5.835 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB qua các năm từ 2008 - 2012 25
  • 26. ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2008- 2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng sụt giảm 22% so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm 2010 vẫn cao hơn 8%. 2.1.5.2 Cơ cấu thu nhập Bảng 2.5 Cơ cấu thu nhập tính đến ngày 31/12/2012 Cơ cấu thu nhập Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu thu nhập Thu nhập lãi thuần 6.871 117.76% Thu nhập lãi ngoài - 1.036 -17.76% Tổng thu nhập thuần 5.835 100.00% Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB 2012 26
  • 27. Khoản lỗ 1,864 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đã khiến cơ cấu thu nhập của ACB dịch chuyển mạnh sang hướng tăng phụ thuộc vào thu nhập từ lãi. Tỷ lệ thu nhập từ lãi/tổng thu nhập thuần của ACB năm 2012 là 117.76%. 2.1.5.3 Hiệu quả kiểm soát chi phí Bảng 2.6 Hiệu suất kiểm soát chi phí từ năm 2008 - 2012 2008 2009 2010 2011 2012 Chi phí/thu nhập (%) 37,5 36,6 39,3 41,2 73,2 Chi phí( tỷ đồng) 1.591 1.809 2.161 3.147 4.271 Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB từ 2008 - 2012 Năm 2012 chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng là do V đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng. Nếu loại bỏ yếu tố bất thường--lỗ kinh doanh vàng và ngoại hối--thì tỷ lệ chi phí/thu nhập của ACB cũng chỉ ở mức 55,5%. Theo kế hoạch năm 2013, chi phí hoạt động của ACB sẽ tiếp 27
  • 28. tục được kiểm soát chặt chẽ, và được đưa về mức trước khủng hoảng với tỷ lệ chi phí/thu nhập dự kiến 45%. 2.1.5.4 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình quân. Bảng 2.7 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế từ 2008- 2012 2008 2009 2010 2011 2012 ROE 36,52% 31,76% 28,91% 36,02% 8,50% ROA 2,68% 2,08% 1,66% 1,73% 0,50% Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính ACB từ năm 2008 - 2012 Về hiệu quả kinh doanh, kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROEtt) và trên t̉ng tài sản bình quân (ROAtt) của ACB lần lượt là 8,5% và 0,5%, thấp nhất từ trước tới nay. 2.1.5.5 Tỷ lệ nợ xấu. 28
  • 29. Bảng 2.8 So sánh tỷ lệ nợ xấu qua các năm Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ đủ tiêu chuẩn 97.97% 99.01% 99.42% 98.80% 92.35% Nợ cần chú ý ( nhóm 2) 1.15% 0.58% 0.24% 0.31% 5.19% Nợ xấu ( nhóm 3 -5) 0.89% 0.41% 0.34% 0.88% 2.46% 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Phân tích tình hình kinh doanh từ năm 2008 – 2012 ACB 29
  • 30. Nguồn: Phân tích tình hình kinh doanh ACB từ năm 2008-2012 2.1.6 Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán. - ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng (TCBS) nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB năm 1999. - ACB có nhiều sản phẩm, dịch vụ áp dụng thương mại điện tử. - Các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng ACB + Internet banking + Homebanking + Phone banking + Tổng đài (callcenter247) - Tháng 11/2003 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức phát hành thẻ thanh toán và rút tiền quốc tế VISA Electron. Đây là thẻ ghi nợ sử dụng trên phạm vi toàn cầu lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam. 30
  • 31. - Tháng 8/ 2009 Ngân hàng Á Châu (ACB) chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa 365 Styles kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán VND mang thương hiệu của Banknetvn, do ACB phát hành. - Chuyển tiền trên mạng với chữ ký điện tử - Thanh toán thẻ trực tuyến - Kể từ ngày 16/05/2012, Ngân hàng ACB chính thức phát hành thẻ trả trước quốc tế ACB-Citimart Visa Prepaid, được nâng cấp từ thẻ trả trước quốc tế ACB-Citimart Visa Electron. Đây là sản phẩm thẻ trả trước quốc tế kết hợp giữa ACB và Citimart, có khả năng thanh toán tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ mang biểu tượng Visa. 2.1.7 Hoạt động kinh doanh đối ngoại. - Hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB rất phát triển, đạt được nhiều kết quả khả quan: các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại,tín dụng xuất nhập khẩu,thanh toán quốc tế,mua bán ngoại tệ, thanh toán biên giới đều tăng trưởng ổn định, vững chắc và được các tổ chức tài chính nước ngoài như ADB và WB đánh giá cao. - Đáp ứng nhu cầu mua bán ,trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại. - Tại ACB, tiền gửi USD áp dụng mức cao nhất là 2,9%/năm cho kỳ hạn 36 tháng; 2,65%/năm cho kỳ hạn 12 tháng - Mua bán giao ngay ngoại tệ/vàng phục vụ nhu cầu thanh toán trong/ngoài nước, trả nợ vay, … với: • Tỷ giá mua bán ở mức hấp dẫn, cạnh tranh trên thị trường. • Đa dạng đồng tiền giao dịch: USD, EUR, JPY, AUD, SGD, CAD, GBP, CHF, CNY, NZD, HKD, THB. - Giúp khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu có cơ hội để thực hiện bảo hiểm dòng vốn của mình trước sự biến động tỷ giá không thể lượng định trước trên thị trường. 31
  • 32. - Với khoản chi phí chấp nhận được, khách hàng có được một quyền lựa chọn về tỷ giá trong một thị trường ngoại hối có nhiều biến động. - Có cơ hội đầu tư trên sự biến động tỷ giá với chi phí hữu hạn (fixed premium), lợi nhuận không giới hạn (unlimited profit). 2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh. Năm 2012 là một năm đầy thử thách đối với ACB khi phải hoạt động trong bối cảnh nhiều biến động của thị trường, của ngành ngân hàng nói chung đồng thời phải đối mặt với biến cố xảy ra trong tháng 8, ngân hàng phải tập trung nguồn lực để giải quyết và khắc phục hậu quả. Đánh giá hoạt động của ACB trong năm 2012 như sau: Tuy số dư huy động đến ngày 31/12/2012 giảm so số dư đầu năm nhưng tính bình quân trong năm, chỉ tiêu huy động vẫn tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động trong suốt thời gian dài và bị ảnh hưởng bởi sự cố rút tiền trong tháng 8. Lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý triệt để các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng. Hoạt động kênh phân phối: Lợi nhuận của hệ thống kênh phân phối đạt mức xấp xỉ năm 2011, đóng vai trò then chốt trong việc cấu t hành lợi nhuận của ACB. 2.2 Thực trạng sử dụng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB. Hiện nay, trong hệ thống Ngân hàng ACB đã có 55 chi nhánh đăng ký tham gia thanh toán quốc tế trong đó có 48 Chi nhánh đã trực tiếp thực hiện thanh toán quốc tế. Các chi nhánh được phép hoạt động thanh toán quốc tế có trách nhiệm: - Trực tiếp giao dịch với khách hàng. 32
  • 33. - Tiếp nhận và xử lý chứng từ nghiệp vụ thanh toán quốc tế. - Phát điện giao dịch đến Sở giao dịch. - Tự chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ. 2.2.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB. Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài giúp khách hàng có thể chuyển tiền đến bất cứ ngân hàng nào ở nước ngoài một cách nhanh chóng và an toàn thông qua hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT. Việc chuyển tiền được thực hiện theo những mục đính hợp pháp tuân thủ qui định hiện hành của NHNN về quản lý ngoại hối. 2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi. Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đi tại ACB Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền Lập điện chuyển tiền Hạch toán- lưu hồ sơ 33
  • 34. Thanh toán viên hướng dẫn người chuyển tiền ghi và ký tên đầy đủ vào lệnh chuyển tiền theo mẫu in sẵn của chi nhánh bao gồm các nội dung sau: - Tên đơn vị và chữ ký, số tài khoản và tên Ngân hàng mở tài khoản của người chuyển tiền. - Ten và địa chỉ, số tài khoản và tên Ngân hàng của người hưởng lợi. - Số tiền, loại tiền chuyển đi bằng số và bằng chữ. - Ngày giá trị - Phí chuyển tiền do ai chịu. Thanh toán viên kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của các chứng từ mà người chuyển tiền xuất trình. Bao gồm: - Lệnh chuyển tiền. - Các giấy tờ xác nhận khoản tiền chuyển ra nước ngoài: bản sao hợp đồng ngoại thương, hợp đồng vay vốn, các hóa đơn có liên quan. - Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền được chuyển: hợp đồng mua ngoại tệ, hợp đồng tín dụng, ủy quyền của cơ quan chức năng Thanh toán viên xử lý điện chuyển tiền - Tính mức phí và điền lên lệnh chuyển tiền. - Kiểm tra tài khoản của khách hàng, so sánh chữ ký của chủ tài khoản và mẫu dấu đăng ký trên tài khoản. - Xác nhận số dư, lập phiếu báo Nợ trích tài khoản bao gồm cả số tiền chuyển và phí chuyển - Lập điện. Trong trường hợp chuyển tiền thanh toán thư tín dụng / nhờ thu, thanh toán viên căn cứ vào hồ sơ mở thư tín dụng / nhờ thu và lệnh chuyển tiền của Ngân hàng nước ngoài để lập điện chuyển tiền - Chuyển hồ sơ và phiếu hạch toán tới kiểm soát viên. 34
  • 35. Căn cứ vào hồ sơ của thanh toán viên chuyển đến, kiểm soát viên ghi rõ ý kiến của mình rồi trình lãnh đạo quyết định cho phép thực hiện giao dịch hay không. - Nếu lãnh đạo đồng ý, phụ trách phòng tín hiệu mật lên bản điện. - Nếu lãnh đạo không đồng ý, hủy điện và phiếu hạch toán. - Phát điện đến Sở giao dịch. - Chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho thanh toán viên lưu trữ. Khách hàng lập Giấy đề nghị chuyển tiền ( theo mẫu ACB) nộp cho nhân viên dịch vụ khách hàng kèm theo các giấy tờ sau: - Đối với khách hàng cá nhân người Việt Nam: Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền và quan hệ nhân thân theo qui định. - Đối với khách hàng cá nhân người nước ngoài: Hộ chiếu/Visa nhập cảnh còn hiệu lực. Sau khi bộ hồ sơ được chấp thuận, khách hàng nộp ngoại tệ mặt hoặc đề nghị ACB bán/chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện việc chuyển tiền. 2.2.1.1.1 Khách hàng cá nhân - Đối với khách hàng cá nhân người Việt Nam: Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền và quan hệ thân nhân theo quy định. - Đối với khách hàng cá nhân người nước ngoài Hộ chiếu/Visa nhập cảnh còn hiệu lực. Sau khi bộ hồ sơ được chấp thuận khách hàng nộp ngoại tệ mặt hoặc đề nghị ACB bán/chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện việc chuyển tiền. Các mục đích chuyển tiền ra nước ngoài đối với cá nhân: - Đối với người Việt Nam: Chi phí học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc thân nhân. Thanh toán các khoản phí cho nước ngoài (phí chữa bệnh, phí hội viên, lệ phí thi..). Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài. 35
  • 36. Chuyển tiền thừa kế cho người thụ hưởng thừa kế ở nước ngoài. Công tác, du lịch, thăm thân nhân ở nước ngoài. Định cư ở nước ngoài. - Đối với người nước ngoài cư trú và không cư trú: Được chuyển số ngoại tệ có trên tài khoản tiền gửi thanh toán cho các mục đích cá nhân. Tất toán tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản về nước khi chấm dứt Hợp đồng lao động. Các loại giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền theo qui định: - Chuyển ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài: Giấy thông báo chi phí của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo gửi cho người đi học. Trường hợp thông báo không gửi đích danh cho người đi học, khách hàng cần gửi kèm Thư chấp nhận học của nhà trường hoặc cơ sở đào tạo nước ngoài đó hoặc giấy chứng minh đang học tập ở nước ngoài. Bản sao hộ chiếu của người đi du học. - Chuyển ngoại tệ cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài: Giấy tiếp nhận khám chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh nước ngoài hoặc giấy giới thiệu ra nước ngoài chữa bệnh của cơ sở chữa bệnh trong nước. Giấy thông báo chi phí hoặc dự tính chi phí của cơ sở chữa bệnh nước ngoài. Bản sao hộ chiếu của người bệnh. - Chuyển ngoại tệ cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài: Bản sao giấy CMND của người chuyển. Giấy thông báo chi phí của nước ngoài. - Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi công tác ở nước ngoài: Quyết định cử đi công tác của cơ quan. 36
  • 37. Thư mời của phía cơ quan nước ngoài hoặc thư đăng ký tham dự hội thảo, hội nghị của cơ quan (nếu có). Giấy thông báo chi phí của phía cơ quan nước ngoài. Bản sao giấy CMND của người chuyển tiền. - Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi du lịch, thăm viếng ở nước ngoài: Passport của người đi du lịch. Vé máy bay. - Chuyển ngoại tệ cho mục đích trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài: Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân. Giấy tờ chứng minh người hưởng trợ cấp đang ở nước ngoài. Bản sao giấy CMND của người chuyển. - Chuyển ngoại tệ cho người thừa kế ở nước ngoài: Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp. Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển ngoại tệ. Bản sao giấy CMND của người chuyển. - Chuyển ngoại tệ cho mục đích đi định cư ở nước ngoài: Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép định cư kèm theo bản dịch có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc giấy tờ chứng minh công dân VN được phép định cư ở nước ngoài. Bản sao hộ chiếu của người xuất cảnh định cư. 2.2.1.1.2 Khách hàng doanh nghiệp. Dịch cụ thanh toán quốc tế dành cho nhà nhập khẩu 2.2.1.1.2.1 Giải pháp thanh toán L/C trả chậm – thanh toán trả ngay Hồ sơ phát hành L/C theo quy định hiện hành của ACB 37
  • 38. Giấy đề nghị phát hành L/C phải thể hiện các điều khoản sau: - L/C có giá trị thương lượng tại ngân hàng do ACB chỉ định (Credit available with the bank nominated by ACB by negotiation), - Hối phiếu trả chậm xxx ngày kể từ/sau ngày ……(Draft(s) at xxx days from/after …) - Tại mục các điều khoản khác (additional condition) thể hiện điều khoản “L/C trả chậm này có thể được thực hiện trả ngay tại ngân hàng do ACB chỉ định, tất cả các chi phí liên quan đến việc thanh toán trả ngay do người đề nghị mở L/C chịu (This usance L/C is payable at sight basis at the bank nominated by ACB, all cost related to payment at sight for the account of the applicant” 2.2.1.1.2.2 Chuyển tiền nhanh, ghi Có trong ngày. Giấy đề nghị thực hiện chuyển tiền trong ngày Các hồ sơ khác tương tự hồ sơ chuyển tiền đi bằng điện (T/T). 2.2.1.1.2.3 Dịch vụ thanh toán đa tệ. Hồ sơ chuyển tiền theo quy định chuyển tiền bằng điện (T/T) hiện hành của ACB 2.2.1.1.2.4. Thanh toán biên mậu. Hồ sơ pháp lý Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện Giấy đề nghị ACB bán ngoại tệ Bộ chứng từ thanh toán. 2.2.1.1.2.5 Chuyển tiền đi bằng điện (T/T) Hồ sơ pháp lý Giấy đề nghị chuyển tiền bằng điện (theo mẫu của ACB) Giấy đề nghị ACB bán ngoại tệ (trong trường hợp khách hàng không có đủ ngoại tệ để thanh toán) Bộ chứng từ thanh toán: Thanh toán hàng hóa nhập khẩu: 38
  • 39. Thanh toán trước khi nhận hàng: - Hợp đồng ngoại thương - Giấp phép nhậu khẩu/hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch) - Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm Thanh toán sau khi nhận hàng: - Hợp đồng ngoại thương - Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu - Hóa đơn - Chứng từ vận tải (nếu có) - Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch) - Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm Thanh toán dịch vụ: - Hợp đồng dịch vụ - Hóa đơn (nếu có) - Các giấy tờ chứng mình mục đích chuyển tiền dịch vụ Thanh toán cho các mục đích khác: - Xuất trình các chứng từ theo qui định quản lý ngoại hối hiện hành 2.2.1.1.2.6 Thư tín dụng (L/C) nhập khẩu. Hồ sơ pháp lý Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư Hợp đồng ngoại thương 39
  • 40. Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với các mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch) Đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần xuất trình thêm các chứng từ sau: Hợp đồng ủy thác nhập khẩu Biên bản thỏa thuận (theo mẫu của ACB) Đối với tín dụng thư trả chậm, cần xuất trình thêm các chứng từ sau: Lịch chuyển tiền thanh toán tín dụng thư trả chậm Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước (trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm) Đối với thanh toán chuyển khẩu, cầu xuất trình thêm các chứng từ sau: Cam kết chuyển nguồn thu xuất khẩu về ACB Hợp đồng xuất khẩu phải quy định rõ trong điều khoản thanh toán sẽ chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của Quý khách tại ACB. 2.2.1.1.2.7 Nhờ thu nhập khẩu. Hồ sơ pháp lý Hợp đồng ngoại thương Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với những mặt hàng cần phải có giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch) - Văn bản xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà Nước (trong trường hợp thời hạn thanh toán của hợp đồng > 1 năm). - Hối phiếu đã được Quý khách chấp nhận thanh toán (Đối với bộ chứng từ nhờ thu trả chậm) 2.1.1.2.8 Chuyển tiền CAD nhập khẩu Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì thủ tục ít phức tạp và ít rủi ro cho nhà nhập khẩu. 40
  • 41. 2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến. Sơ đồ 2.3 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến tại ACB Kiểm tra điện: Khi nhận được lệnh chuyển tiền từ nước ngoài gửi đến, cá nhân được ủy quyền kiểm tra nội dụng điện hoặc thư . Nội dung kiểm tra bao gồm: - Xác nhận mã khóa điện hoặc chữ ký trên thư. Thực hiện hạch toán và báo cáo có: - Nếu người hưởng thuộc chi nhánh: Kế toán lập lệnh báo cáo có cho chi nhánh. - Nếu người hưởng thuộc Sở giao dịch: Kế toán hạch toán và báo cáo có tài khoản của người hưởng tại Sở giao dịch. - Ngân hàng người hưởng hoặc người hưởng là ngân hàng ngoài hệ thống ACB : kế toán lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng đại lý liên quan thực hiện Thanh toán viên lưu trữ hồ sơ và giấy tờ có liên quan. 2.2.1.2.1 Khách hàng cá nhân Tiếp nhận lệnh chuyển tiền Thanh toán cho người hưởng lợi Lưu hồ sơ 41
  • 42. Ngân hàng Á Châu cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhận tiền chuyển từ nước ngoài giúp khách hàng có thể nhận tiền mặt hay nhận tiền chuyển khoản từ các ngân hàng nước ngoài chuyển về thông qua ACB. Hệ thống mạng lưới ACB phủ đều trên toàn quốc giúp khách hàng nhận tiền chuyển về tại bất kỳ chi nhánh nào của ACB một cách nhanh chóng và an toàn. Nếu tiền chuyển về không qua tài khoản (nhận tiền chuyển tới bằng CMND), ACB sẽ thông báo cho khách hàng trong thời gian sớm nhất bằng thư hoặc điện thoại. Khách hàng có tài khoản hay không có tài khoản ngân hàng đều có thể nhận tiền chuyển về. Không cần khai báo nguồn gốc tiền chuyển về. Không phải chịu thuế thu nhập. Khách hàng có thể nhận ngoại tệ mặt (USD, EUR) hoặc bán lại ngoại tệ cho ACB để nhận VND. Đối với số ngoại tệ chuyển về khác USD hoặc EUR, nếu không bán ngoại tệ để nhận VND, khách hàng có thể đề nghị chuyển đổi số ngoại tệ chuyển về để nhận bằng USD hoặc EUR. 2.2.1.2.1.1 Hồ sơ và thủ tục. - Dựa vào loại ngoại tệ chuyển, quý khách lựa chọn ngân hàng trung gian (Phần Pay through). Thông tin về Swift code, số tài khoản của ACB mở tại ngân hàng trung gian sẽ tự động cập nhật. - Người chuyển tiền có thể liên hệ với bất kỳ ngân hàng nào của nước ngoài và cung cấp thông tin theo mẫu Hướng dẫn chuyển tiền nhanh dưới đây, tiền sẽ được nhanh chóng chuyển cho người thụ hưởng tại ACB một cách nhanh chóng với mức phí thấp nhất - Khách hàng nhận tiền cần cung cấp cho người chuyển tiền các thông tin sau: • Ngân hàng thụ hưởng: Asia Commercial Bank (ACB) • Mã số SWIFT (SWIFT Code): ASCBVNVX 42
  • 43. • Tên người nhận: ………………..…………….. …...................... • Địa chỉ người nhận: .................................................................... • Số tài khoản người nhận tại ACB (nếu có): ………………… • CMND/PP người nhận:........... ……………………………….… - Khi tiền về đến ACB, khách hàng mang CMND/Hộ chiếu đến gặp nhân viên giao dịch để nhận tiền/ rút tiền. - Trong trường hợp khách hàng cần chuyển gấp trong vòng 15 phút cho người thân tại Việt Nam, khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. 2.2.1.2.2 Khách hàng doanh nghiệp. Dịch vụ thanh toán quốc tế dành cho nhà xuất khẩu 2.2.1.2.2.1 Nhận tiền chuyển đến. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp cho đối tác thông tin tài khoản của mình và những thông tin về ACB để thực hiện chuyển tiền: Account Name: ……………………….. Account Number:……………………… Beneficiary Bank: Asia Commercial Bank 442 Nguyen Thi Minh Khai Street, District 3, Ho Chi Minh City, Viet Nam. SWIFT CODE: ASCBVNVX 43
  • 44. Để giảm thiểu chi phí và thời gian nhận được tiền, Doanh nghiệp có thể liên hệ Sở Giao dịch, Chi nhánh và Phòng Giao dịch ACB gần nhất để cung cấp cho đối tác thông tin về các ngân hàng nước ngoài mà ACB có tài khoản. 2.2.1.2.2.2 Nhờ thu xuất khẩu. - Hồ sơ pháp lý - Thư xuất trình chứng từ nhờ thu - Bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu - Hợp đồng ngoại thương (nếu có) 2.2.1.2.2.3 Thư tín dụng (L/C) xuất khẩu. - Chuyển nhượng L/C o Điều kiện để có thể chuyển nhượng L/C tại ACB:  L/C cho phép chuyển nhượng  Ngân hàng chuyển nhượng chỉ định rõ là ACB o Hồ sơ:  Giấy yêu cầu chuyển nhượng tín dụng thư  Bản gốc L/C và các tu chỉnh (nếu có) - Hồ sơ khách hàng xuất trình và thanh toán bộ chứng từ theo L/C o Hồ sơ pháp lý o Bản gốc L/C và các tu chỉnh L/C (nếu có) o Bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C o Thư xuất trình chứng từ/Giấy đề nghị chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu 2.2.1.2.2.4 Chuyển tiền CAD xuất khẩu. Phương thức thanh toán này rất được ưa chuộng và khá phổ biến trên thế giới vì người bán nhận được tiền nhanh và thủ tục ít phức tạp. 44
  • 45. 2.2.2 Tình hình áp dụng nghiệp vụ chuyển tiền tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB. 2.2.2.1 Doanh số chuyển tiền. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền, ACB không những phải tuân thủ những thông lệ quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Chuyển tiền thanh toán hàng hóa nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động chuyển tiền đi. Chỉ một phần rất nhỏ của lượng tiền chuyển ra nước ngoài là để phục vụ các mục đích phi mậu dịch khi thanh toán và các khoản phí và chi kiều hối. Chuyển tiền đầu tư cũng được xếp vào thanh toán phi mậu dịch nhưng nước ta chủ yếu là nhận vốn đầu tư nước ngoài, trong đó nhiều dự án lại mới ở giai đoạn đầu chưa sinh lãi nên lợi nhuận đầu tư chuyển ra nước ngoài cũng không đáng kể. Trong doanh số chuyển tiền đến, thanh toán mậu dịch chiếm 70,51%, còn thanh toán phi mậu dịch chiếm 29,49%. Có thể thấy sự chênh lệch giữa thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch trong lượng tiền chuyển đến không lớn bằng chuyển đi. Đó là do kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn kim ngạch nhập khẩu, trong khi đó,doanh số chuyển tiền đến phi mậu dịch lại có sự đóng góp tích cực của thu kiều hối và chuyển tiền góp vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào nước ta. Trong những năm qua, tình hình trong nước và quốc tế có những biến động sâu sắc như khủng hoảng kinh tế toàn cầu,một số ngành bị đóng băng thậm chí nhiều ngân hàng tại nước ta đã bị sáp nhập. Doanh thu thanh toán chuyển tiền quốc tế của ACB vẫn giữ ở mức ổn định bình quân 20%/năm. ACB có những kinh nghiệm trong suốt gần 20 năm hoạt động đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Bảng 2.9 Tình hình thanh toán chuyển tiền qua ACB từ năm 2009-2012 Đơn vị tính: Nghìn USD 45
  • 46. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Tổng DS chuyển tiền đi 328.551 414.888 524.031 656.730 - Mậu dịch 315.455 402.544 508.481 632.114 - Phi mậu dịch 13.096 12.344 15.550 24.616 Tổng DS chuyển tiền đến 120.067 124.108 96.026 106.428 - Mậu dịch 98.206 91.467 59.076 65.458 - Phi mậu dịch 21.861 32.641 36.950 40.970 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại ACB từ 2009-2012 Bảng 2.10 Tình hình tăng giảm doanh số chuyển tiền từ 2009- 2012 Đơn vị tính: Nghìn USD Năm DS chuyển tiền % tăng/giảm so với năm trước 2009 448.618 2010 538.996 20.14% 2011 620.057 15.03% 2012 763.158 27.39% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB giai đoạn 2009- 2012 2.2.2.2 Cơ cấu chuyển tiền. Bảng 2.11 Cơ cấu doanh số chuyển tiền giai đoạn 2009-2012 Đơn vị tính: Nghìn USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Chuyển tiền thanh toán quốc tế 250.782 289.749 354.248 474.507 Chuyển tiền thanh toán biên giới 162.879 204.262 213.309 223.065 Chuyển tiền 26.832 35.566 39.792 49.217 46
  • 47. đầu tư Chuyển tiền kiều hối 7.133 8.345 11.352 14.874 Chuyển tiền khác 992 1.074 1.356 1.495 Tổng 448.618 538.996 620.057 763.158 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng ACB giai đoạn 2009-2012 2.2.2.2.1 Chuyển tiền thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu Thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số chuyển tiền, gần 56%. Do tính rủi ro của phương thức chuyển tiền mà phương thức này chủ yếu chỉ được sử dụng để thanh toán một phần hợp đồng đối với những hợp đồng ngoại thương sử dụng điều kiện thanh toán từng phần bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau hoặc với những hợp đồng có giá trị thấp. Vì vậy mà doanh số của phương thức chuyển tiền thấp hơn hẳn so với phương thức thanh toán bằng L/C, chỉ chiếm khoảng 10% - 15% trong khi thanh toán bằng L/C chiếm hơn 80% hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua Ngân hàng ACB. Chuyển tiền thanh toán hàng nhập cao gấp nhiều lần hàng xuất khẩu mà lại liên tục tăng trong khi thanh toán hàng xuất khẩu lại giảm. Nguyên nhân cơ bản là do kim ngạch nhập khẩu của nước ta vốn đã luôn cao hơn kim ngạch xuất khẩu, khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nông sản chỉ chiếm tỷ trọng thanh toán xuất khẩu thấp hơn do đặc thù nền kinh tế nước ta. ACB triển khai chương trình ” Bơm USD giá rẻ” từ năm 2011 để tài trợ xuất nhập khẩu bằng USD lãi suất rất rẻ cho các doanh nghiệp. Ngày 30/6/2013, Ngân hàng Á Châu (ACB) triển khai chương trình “Tài trợ nhập khẩu lãi suất ưu đãi” dành cho các doanh nghiệp nhập khẩu với quy mô chương trình lên đến 2.000 tỷ đồng, với mức lãi suất vay VND ưu đãi giảm 30%. 47
  • 48. Bảng 2.12 Cơ cấu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu từ 2009-2012 Đơn vị tính: Nghìn USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Chuyển tiền 53.389 197.393 44.553 245.196 23.37 0 330.878 21.56 8 452.939 L/C 368.293 1.088.751 285.824 2.110.937 72.98 6 2.420.11 4 65.99 2 1.387.189 Nhờ thu 4.340 5.388 3.016 7.969 3.108 8.324 3.652 10.351 Tổng số 426.022 1.291.532 323.393 2.364.102 99.46 4 2.759.31 6 91.21 2 1.850.479 Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh đối ngoại của ACB giai đoạn 2009-2012 2.2.2.2.2 Chuyển tiền đầu tư Hoạt động chuyển tiền đầu tư bao gồm cả việc chuyển vốn góp, chuyển lợi nhuận và chuyển vốn về nước. Mỗi năm nước ta thu hút được khoảng 4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. 2.2.2.2.3 Chuyển tiền kiều hối Dịch vụ kiều hối được mở rộng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm là 26,5%, nhất là kể từ khi triển khai thực hiện Quyết định 170/1999 QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích Việt kiều gửi tiền về nước. Trong khi doanh thu chi kiều hối gần như ổn định qua các năm thì nhờ có Chính sách này của Chính phủ, doanh số thu kiều hối tăng rất mạnh, làm thay đổi rõ rệt tương quan giữa doanh số thu và chi kiều hối. Ngoài ra, ACB còn phục vụ việc chuyển tiền vì các mục đích phi mậu dịch khác như thanh toán chi phí của các cơ quan đại diện Nhà nước và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, chuyển tiền cho các giao dịch đại lý vận tải biển, hàng không, dịch vụ du lịch, chuyển tiền cho các cá nhân có nhu cầu… Tuy 48
  • 49. nhiên, các hoạt động chuyển tiền này không nhiều. Một phần vì thực tế phát sinh các giao dịch này cũng không lớn. Một phần vì việc thanh toán cho các hoạt động này không phải là nghiệp vụ trọng tâm của ACB. Kết luận: Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, ACB đã có những bước tiến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, vươn lên thành một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất ở nước ta, dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu quan trọng. Một trong những nghiệp vụ của ACB luôn có sự tăng trưởng trong thời gian qua là nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền. Hoạt động chuyển tiền của ACB đã góp phần luân chuyển những khoản tiền vào - ra nước ta với nhiều mục đích khác nhau. Thành quả đạt được trong hoạt động chuyển tiền cho thấy sự đóng góp thiết thực của nghiệp vụ này vào quá trình phục vụ thanh toán quốc tế trong cả nước và đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân ACB. Trong những năm qua, ACB đã không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ chuyển tiền để đáp ứng mọi nhu cầu chuyển tiền của khách hàng và đảm bảo an toàn trong thanh toán. 2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng. - Hiện nay Ngân hàng ACB có tốc độ tăng trưởng trong thanh toán chuyển tiền bình quân cao gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của ngành Ngân hàng Việt Nam. ACB được khách hàng đánh giá là Ngân hàng cung cấp sản phẩm phong phú nhất, dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lí rủi ro hiệu quả. - Về hoạt động kinh doanh: Đã khẳng định nguyên tắc là ACB tập trung vào hoạt động lõi là kinh doanh ngân hàng thương mại. Năm 2011, ACB đã thực hiện 5 tiểu dự án thuộc 2 khối kinh doanh và đã kết thúc giai đoạn dự án để bắt đầu triển khai trên toàn hệ thống trong năm 2012. - Năm 2011, năm đầu của giai đoạn phát triển kinh tế 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức, GDP chỉ tăng hơn 6%, thấp hơn so với nhiều năm trước đó. Năm 2012 vừa qua đánh dấu một năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng. Tốc độ tăng trưởng 49
  • 50. GDP cả nước năm 2012 chỉ đạt 5,03%, thấp hơn đáng kể so với nhiều năm trước đây, số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tăng cao. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2012 đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, trong khi nợ xấu tăng cao. Đánh giá của các chuyên gia đều cho rằng khó khăn của nền kinh tế còn tiếp tục trong năm 2013 và có thể chưa sớm chấm dứt. Tình hình đó sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện các muc tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, và cũng tác động quyết định đến sự phát triển của toàn ngành ngân hàng Việt nam nói chung, cũng như sự phát triển của từng ngân hàng nói riêng trong giai đoạn sắp tới. 2.2.2.4 Cơ cấu doanh nghiệp. - Trong năm 2012, Hội đồng quản trị đã họp 11 kỳ, được lấy ý kiến 8 lần, và ban hành hơn 70 quyết định liên quan đến tài chính, bổ nhiệm và thay thế nhân sự cấp cao của Ngân hàng và công ty con, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động nghiệp vụ, v.v. - Trong năm 2012, Ủy ban nhân sự (UBNS) đã nhiều phiên thảo luận và phê duyệt một số vấn đề thuộc các lĩnh vực sau: Về bổ nhiệm nhân sự: Thông qua các đề nghị bổ nhiệm hoặc trình Hội đồng quản trị bổ nhiệm nhân sự theo thẩm quyền, gồm có: 11 giám đốc chi nhánh/phòng giao dịch; 04 quyền giám đốc chi nhánh; 01 phó giám đốc chi nhánh; 02 giám đốc khối; 02 thành viên Hội đồng Xử lý rủi ro; 01 phó chủ tịch Hội đồng ALCO và 01 phó chủ tịch Hội đồng Thẩm định tài sản; Thay đổi và bổ sung thành viên Hội đồng Xử lý nợ xấu. Về lương thưởng và chế độ đãi ngộ: Thông qua việc điều chỉnh lương thưởng năm 2012; một số nguyên tắc liên quan đến dự án tái cấu trúc Hội sở và kênh phân phối; một số nguyên tắc về kế hoạch phát triển và quản lý chi phí nhân sự năm 2013; một số nguyên tắc về việc sắp xếp nhân sự quản lý tại các đơn vị hoạt động kém hiệu quả; điều chỉnh quy chế cấp xe ô tô cá nhân cho cấp quản lý ACB; Về cơ cấu tổ chức: Thông qua bản mô tả công việc của Tổng giám đốc và bảng phân công trong Ban Tổng giám đốc; Chuyển hoạt động thẩm định tài sản phục vụ mục đích 50
  • 51. cấp tín dụng của ACB về Phòng Thẩm định tài sản; Tách Phòng Tổng hợp và Phòng Thẩm định tài sản ra Khỏi Khối Vận hành, chuyển sang trực thuộc TGĐ; Điều chuyển Bộ phận phân tích định chế tài chính thuộc Khối Ngân quỹ về thuộc Trung tâm Tín dụng doanh nghiệp của Khối KHDN; Thông qua thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mới của Trung tâm Tín dụng Doanh nghiệp trực thuộc Khối KHDN; Điều chuyển Ban dự án Ngân hàng điện tử về trực thuộc Phòng Ngân hàng điện tử Khối KHCN và ban hành chức năng nhiệm vụ mới của Phòng Ngân hàng điện tử; Trình thay đổi cơ cấu tổ chức, điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Khối Vận hành và các phòng/ trung tâm trực thuộc khối này. - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. - Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. - Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. - Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. - Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 2.2.2.5 Cơ cấu quy mô. 51
  • 52. - ACB là một trong 5 Ngân hàng ( ACB, VCB, BIDV, AGRIBANK,ICB), 4 NHTM lớn của Nhà nước ước tính chiếm 71,83% vốn huy động và 71% dư nợ cho vay toàn thị trường. So với 4 NHTM Nhà nước, tổng tài sản ACB bằng 6,69%, huy động tiền gửi khách hàng khoảng 6,25%, cho vay khoảng 3,69% và lợi nhuận trước thuế khoảng 5,66%. - Thành lập từ năm 1993, ACB đã có những bước phát triển thành công ngoạn mục, trở thành một ngân hàng lớn, hiện có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 500 triệu USD và tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, thời gian gần đây ACB đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, những bất cập, đòi hỏi ACB phải tự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu của giai đoạn phát triển tiếp theo. Hội đồng quản trị ACB trong phiên họp ngày 24 tháng 1 năm 2011 đã thông qua Định hướng Chiến lược Phát triển của ACB giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn tới 2020, thực hiện sứ mệnh là ngân hàng của mọi nhà, với phương châm hành động là “Tăng trưởng nhanh- Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, nhằm đưa ACB vào nhóm 4 ngân hàng lớn nhất và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam năm 2015. - ACB lựa chọn chiến lược phát triển là ngân hàng hoạt động đa năng, khai thác sâu hơn và đa dạng hơn thị trường hoạt động. Về địa lý, ACB tiếp tục kiên trì nguyên tắc phát triển ở khu vực truyền thống là thành thị, trước hết là các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời ACB sẽ từng bước tiếp tục tăng sự hiện diện ra các tỉnh, thành phố trong cả nước, ở khu vực đô thị của các tỉnh thành dọc theo trục giao thông Bắc – Nam và một số đô thị lớn khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ. Trong tương lai, ACB có thể xem xét mở rộng hoạt động ra một số nước trong khu vực. Về khách hàng, bên cạnh việc tiếp tục duy trì ưu tiên cho các phân đoạn khách hàng truyền thống, ACB sẽ nâng cao năng lực, hoạt động với các phân đoạn khách hàng rộng hơn, cả doanh nghiệp cũng như cá nhân. Về sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ACB sẽ từng bước nghiên cứu áp dụng sản phẩm mới và các sản 52