SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 78
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

                              LỜI NÓI ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn phải đối mặt sự
cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong
môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh
luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại
bộ máy hoạt động... Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả
kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản
xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định
sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Giầy
Thăng Long nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng,
các Công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các
kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa
hiệu quả.
      Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty giầy
Thăng Long quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu
kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học
tập và xuất phát từ thực tế của Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian thực tập ở Công ty Giầy
Thăng Long cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phan Kim
Chiến em đã chọn đề tài: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng
Long thực trạng và giải pháp" làm chuyên đề thực tập.
      Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
      Phần I: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của
các doanh nghiệp.
      Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty
Giầy Thăng Long
                                                                              1
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và
định hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010 của Công ty Giầy Thăng Long
                                 PHẦN I
     NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU
              HÀNG ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP


I. QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
      1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
      Đối với tất cả các doanh nghiệp , các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong nền kinh tế thị trường, với các cơ chế quản lý khác nhau, nhưng
trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác
nhau. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp đều có
mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này
mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát
triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện
việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế
hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời tổ chức thực hiện
chúng một cách có hiệu quả.
      Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị
trên, các doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của
chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của
doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp
thì doanh nghiệp không thể thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt
động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản
xuất kinh doanh là gì? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế hoạt động sản
xuất kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói
chung là gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác
nhau về hiệu quả kinh tế:


                                                                            2
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi
xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt
giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn
khả năng sản xuất của nó".
      Thực chất của quan niệm này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các
nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền
kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là
cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa.
      - Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau:
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và
lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…)
được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ
lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí
kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và
"để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa
sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền". Khái niệm
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động,
máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là
hiệu quả hoạt động quản trị chi phí.
      - Theo các tác giả khác:
      Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ
giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này
mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ
phần tham gia vào quy trình kinh tế.
      Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
                                                                               3
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp
dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
      Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm
chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng
(hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được
tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
      Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ta có thể đưa ra khái niệm về
hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác)
nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
      2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh
      Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh
mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy
nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc
xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõ
những vấn đề sau:
      - Thứ nhất: phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và
có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể
là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
      Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là:
      H = K - C trong đó:
      H: hiệu quả kinh doanh
                                                                            4
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      K: kết quả đạt được
      C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
      Còn về so sánh tương đối thì:
      H = K/C
      Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu
quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong,
cân, đo đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi
nhuận, thị phần…. như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu
của doanh nghiệp.
      - Thứ hai: phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục
tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong
phạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng
cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quả kinh tế xã hội
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về
kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm
vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
      - Thứ ba: hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh
nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai
đoạn khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của
toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của
doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả
trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanh
nghiệp đang theo đuổi. Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài của
doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại
                                                                             5
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

không đạt được mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao
năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh
nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… do đó mà các chỉ
tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng chỉ tiêu có liên quan đến
các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận
là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh
nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tính
hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục
đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
      3. Phân loại hiệu quả kinh doanh
      3.1. Hiệu quả kinh doanh
      Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ
hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả
kinh doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu.
Hiệu quả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
      Hiệu quả kinh doanh được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ
ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối
với một dịch vụ kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một
thời gian nhất định. Hiệu quả kinh doanh có tính chất trực tiếp nên có thể định
hướng được dễ dàng.
      Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù
phản ánh trình độ và chất lượng sản xuất kinh doanh được xác định bằng
tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Hay:
      Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) của một tổ chức kinh doanh là
một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của tổ
chức đó nhằm đảm bảo thu được kết quả cao nhất theo những mục tiêu đã đặt
ra với chi phí thấp nhất.




                                                                              6
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét 1
cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng.
      - Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của
doanh nghiệp với toàn xã hội.
      - Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo
lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa
kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
      Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ
một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy
động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết
quả phù hợp mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều
phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong
những công cụ hữu hiệu nhất là để cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản
trị của mình.
      Thông qua việc tính toán hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được
ở mức độ nào), mà cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra
được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi
phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với
tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không chỉ
được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp
các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng
để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi
doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy
                                                                             7
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh
đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh
giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các
phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề
ra.
      Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh
tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị
khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính
hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh có vai trò là công cụ để thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh
doanh.
      3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội
      Hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạt động kinh tế xác định trong mối
quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh tế hoặc
là một hoạt động cụ thể về kinh tế với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã
hội. Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế
mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở
mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát
triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất
lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
      Hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng
lại có thể định tính: "Hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của
sự phát triển".
      Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh
tế xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại
mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi
nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi


                                                                               8
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

ích chung để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhất định điều đó xảy ra đối
với các doanh nghiệp công ích.
      3.3. Hiệu quả tổng hợp
      Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả
kinh tế. Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi
phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận
(những hai phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó).
      - Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và
tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh.
      Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động
chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích
hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội
bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu
quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần. Nhưng trong
thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu
quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác.
Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố
thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác
gây ra.
      3.4. Hiệu quả của từng yếu tố
      - Hiệu quả sử dụng vốn
      Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử
dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.
      + Vốn lưu động:
      Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của
vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
      + Hiệu quả sử dụng vốn cố định


                                                                             9
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua sức
sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu
quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
      - Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
      Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất
lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng
đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng
dẫn đến chi phí thấp về tiền lương.
      4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
      4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
      a. Hiệu quả tổng hợp
      Để đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để
đánh giá.
      - Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: Đó là tổng lợi nhuận so với tổng giá
thành sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.
       =
      Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng giá thành
sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa
khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm để
tăng lợi nhuận.
      - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh được xác định bằng tổng số lợi
nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra bao gồm vốn cố định và vốn lưu động:
            =
      Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó
nó có tác động khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.


                                                                               10
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn sản xuất tạo ra được bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất.
      - Tỷ suất doanh thu vốn kinh doanh được tính bằng mức doanh thu trên
vốn kinh doanh
             =
      Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra được bao
nhiêu đồng vốn kinh doanh thu về.
      b. Hiệu ủa của từng yếu tố
      * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
      - Mức năng suất lao động bình quân được xác định bởi tổng giá trị
SXCN trên tổng số lao động bình quân.
         =
      Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh
doanh cho doanh nghiệp.
      - Mức doanh thu bình quân của mỗi lao động được tính bằng tổng
doanh thu trên tổng số lao động bình quân
         =
      Điều này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của
mỗi doanh nghiệp.
      - Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động được tính bằng tổng lợi
nhuận:
         =
      Thông qua chỉ tiêu này mà ta biết được tình hình sử dụng lao động, số
lao động hiện có của doanh nghiệp đã sử dụng hết chưa , từ đó mà xác định
các giải pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động.
         =
      Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian định
mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp
      * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định
                                                                           11
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

          =
      Chỉ tiêu này cho biết tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh
nghiệp.
      =
          =
      =


      =
      * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
      =
      =
      Vốn lưu động luôn luôn vận động, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất.
Do đó nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vón lưu động sẽ góp phần giải quyết
nhu cầu về vốn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
          =
      Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ
kinh doanh. Tốc độ của vòng quay càng tăng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn
càng tăng và ngược lại.
          =
      Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được
một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng ngắn thì hiệu quả sử dụng
vốn càng tăng.
      4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội
      Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh
giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã
hội của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
      a. Tăng thu ngân sách


                                                                            12
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

        Mọi doanh nghiệp công nghiệp khi tiến hành hoạt động, sản xuất kinh
doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức là
các loại thuế như thuế doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân
phối lại thu nhập quốc dân.
        b. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
        Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước
nghèo, tình trạng yếu kém về sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để
tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi
đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện
pháp nâng cao hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
        c. Nâng cao mức sống của người lao động
        Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh
nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao
động.
        Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân
được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu
người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…
        d. Tái phân phối lợi tức xã hội
        Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng lãnh
thổ trong một quốc gia được xem là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết
các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế - xã hội, góp
phần tái phân phối lợi tức xã hội giữa các vùng, đòi hỏi cần có những chính
sách khuyến khích đầu tư phát triển vào các vùng kinh tế phát triển.
        Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội
còn thể hiện qua các chỉ tiêu như:
                                                                             13
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      - Bảo vệ nguồn lợi môi trường
      - Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
      - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế



II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
      1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp
      Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
được thể hiện trên 3 lĩnh vực sau:
      Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế càng
phát triển thì môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để tồn
tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và
thắng thế trong cạnh tranh, muốn như thế doanh nghiệp phải nâng cao được
hiệu quả. Do đó nâng cao hiệu quả của kinh doanh là một điều tất yếu.
      * Đối với doanh nghiệp
      - Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh
nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?
sản xuất cho ai? Muốn trả lời được những câu hỏi này doanh nghiệp phải tiến
hành hết sức thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn vì hầu hết các
nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày
càng cao.
      * Đối với người lao động
      Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tác động trực tiếp tới đời
sống của họ, nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, tạo công ăn việc
làm, cuộc sống được nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng, chế độ xã
hội, ngược lại nếu như các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có

                                                                             14
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

nhiều người lao động bị thất nghiệp, lương thấp ảnh hưởng tới đời sống của
họ.
      * Đối với Nhà nước
      Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông
qua thuế, làm giảm gánh nặng cho xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động
      2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
      Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp, nó có liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó
chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau:
      * Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp
      Trong nền kinh tế, thị trường là một trong các yếu tố cơ bản quyết định
quá trình tái sản xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính
hiệu quả của sản xuất, còn thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất
và tính hiệu quả trong kinh doanh.
      * Nhân tố kỹ thuật và công nghệ
      Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng
quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo thực hiện yêu cầu quy luật
tái sản xuất mở rộng
      * Nhân tố về tổ chức
      Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhân tố này bảo đảm cho dây
chuyền sản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các
yếu tố vật chất trong sản xuất đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
      * Nhân tố về quản lý
      Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết
kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh
nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
                                                                              15
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

chính xác, kịp thời tạo ra những động lực to lớn để khuyến khích sản xuất
phát triển.
      * Nhân tố về lực lượng lao động
      Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con người có thể
tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới… có hiệu
quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế so với
trước. Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu không có con người sử
dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Ngược lại nếu có máy móc
thiết bị hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật và
trình độ tổ chức quản lý không những tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn
tốn kém chi phí bảo dưỡng sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không
biết sử dụng gây ra.
      * Nhân tố thông tin
      Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà quản trị và nền
kinh tế. Để kinh doanh thành công được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở
cả trong nước và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhiều
thông tin.
      * Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế
      Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về
lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh
nghiệp phát huy được đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
      3. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
      3.1. Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường
      Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người
mua và người bán, sản xuất hàng hóa phát triển một mức độ nào đó sẽ hình
thành cơ chế thị trường, cơ chế thị trường là một mô hình kinh tế xã hội lấy
giá trị, giá cả và lợi nhuận làm nền tảng cho việc điều chỉnh những ứng xử
                                                                             16
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

của các tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ kinh tế giữa con người với con
người, hoạt động của nó tuân theo quy luật cạnh tranh, dưới sự quản lý điều
tiết của Nhà nước bằng luật pháp và các đòn bẩy kinh tế…
      Thị trường là một phạm trù riêng vốn có của sản xuất hàng hóa. Hoạt
động cơ bản của nó được thể hiện thông qua hai nhân tố có mối liên quan mật
thiết với nhau:
      - Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ
      - Khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ đó.
      Từ thị trường ta xác định được mối tương quan giữa cung và cầu.
      Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hóa - dịch vụ và
biết được hàng hóa dịch vụ đó có đáp ứng được nhu cầu của thị trường, có
được thị trường chấp nhận hay không.
      Trong cơ chế kinh tế hiện nay cạnh tranh là điều kiện, tiền đề cho sự
phát triển kinh tế. Trên thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động và cạnh
tranh với nhau, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng,
kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin về thị trường để đưa ra các biện
pháp tác động thích hợp tới quá trình kinh doanh của mình nhằm giành ưu thế
trong cạnh tranh. Đó sẽ là điều kiện để cho doanh nghiệp chiến thắng trong
cạnh tranh.
      Nhu cầu của thị trường rất đa dạng đòi hỏi phải luôn luôn đáp ứng ngày
một cao hơn về mọi mặt như chất lượng, mẫu mã… Chỉ trên cơ sở nắm bắt
chính xác đầy đủ và kịp thời nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp mới có
căn cứ để lập chiến lược kinh doanh, lựa chọn phương án kinh doanh thích
hợp trên cơ sở căn cứ vào tiềm lực của mình để tổ chức kinh doanh mang lại
hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
      Để nắm bắt được các thông tin thị trường doanh nghiệp cần phải:
      - Tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin từ các loại thị
trường
      - Phân tích và xử lý chính xác, kịp thời các thông tin đã thu nhập được.
                                                                                 17
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Từ hai bước trên xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có
khả năng đáp ứng. Việc nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường
đang phải trả lời được các câu hỏi sau:
      - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với hàng hóa - dịch
vụ của doanh nghiệp
      - Giá cả, chi phí và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu về
hàng hóa - dịch vụ của những loại thị trường đó.
      Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định cho mình một chiến lược phát
triển thị trường tối ưu, xây dựng phương án kinh doanh giúp cho doanh
nghiệp luôn chủ động trong kinh doanh, xử lý kịp thời các tình huống có thể
xảy ra trong quá trình kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế đến
mức tối đa các rủi ro.
     3.2. Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh
     Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh có
ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần
làm tăng khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và phương
án kinh doanh cả về số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện.
      Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và yếu tố cho quá trình kinh doanh
bao gồm:
      * Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu
      Nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động.
Quá trình lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước tính chất hóa lý của đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm công nghiệp với chất lượng càng cao thỏa
mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng của thị trường. Như vậy, nguyên vật
liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực
thể của sản phẩm. Mặt khác nhân tố đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất
vật chất là nguyên vật liệu. Do đó trong quá trình kinh doanh của doanh



                                                                             18
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

nghiệp được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn hoặc không thể
tiến hành được.
      - Nguyên vật liệu phải đầy đủ vì thiếu nguyên vật liệu dẫn tới các quá
trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được.
      Việc cung cấp nguyên vật liệu phải kịp thời, điều này sẽ đảm bảo cho
quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
      - Chất lượng của nguyên vật liệu phải đảm bảo vì chất lượng của
nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử
dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó dẫn đến hiệu quả của việc sử
dụng vốn.
      - Chi phí cho nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá
thành, do đó giảm chi phí nguyên vật liệu tới mức thấp nhất đồng nghĩa với
hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
      - Nguyên vật liệu hay nói cách khác nhân tố đầu vào không những giữ
vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nó còn giữ vai trò quan trọng
trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong doanh nghiệp. Vì vấn đề
đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ,
số lượng, chủng loại, quy cách và với chi phí thấp nhất. Chỉ trên cơ sở đó mới
đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.
      * Nhân tố máy móc thiết bị, công nghệ:
      Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì nhân tố
máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và có tính
quyết định. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Máy móc thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho năng suất lao động
tăng, chất lượng sản phẩm tăng, điều đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng
cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này
cũng tác động đến thị trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách hàng,
đến vị thế cạnh tranh và quá trình sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường.


                                                                                19
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      Một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là công nghệ kỹ thuật, các nhân
tố về kỹ thuật công nghệ có vai trò càng quan trọng ngày càng có tính chất
quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vì chính nó làm
tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng tới giá
thành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
      Công nghệ thông tin, tin học tiến bộ cho doanh nghiệp thu thập, xử lý,
truyền đạt thông tin kinh tế xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh và lưu
trữ thông tin từ đó tạo ra các điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.
      * Nhân tố lao động
      Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó lao
động là yếu tố quan trọng. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả
cao, cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp. Cơ
cấu lao động tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ số lượng ngành nghề,
chất lượng, giới tính và lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân
với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm,mọi khâu, mọi bộ phận đều có
người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi
toàn doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở để đảm bảo cho quá trình
sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng liên tục, là cơ sở để đảm bảo
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
      Mặt khác doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định mức lao động
để làm căn cứ xác định chất lượng sản phẩm, lượng lao động hao phí, không
những thế doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động là biện
pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
      3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề
ra
      * Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ
      Trong cơ chế thị trường để tồn tại đứng vững trong điều kiện cạnh
tranh, bản thân các doanh nghiệp ngoài việc tăng sản lượng hàng hóa sản xuất
                                                                           20
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

ra còn phải tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất ra
phải tiêu thụ được sao cho phù hợp với quy luật tái sản xuất mở rộng, tăng
được sản lượng hàng hóa sản xuất tức là doanh nghiệp đã tận dụng được các
yếu tố lao động, máy móc thiết bị, thời gian và sử dụng một cách hợp lý, tiết
kiệm nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường như vậy sẽ tăng được sản lượng hàng hóa
tiêu thụ
      * Giảm chi phí
      Trong nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp
luôn phải đối mặt với cạnh tranh, muối thắng lợi trong cạnh tranh thì vấn đề
giảm một đồng chi phí làm tăng một đồng lợi nhuận, hơn nữa các doanh
nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tùy theo chi phí và
giá bán hàng.
      Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
hao phí lao động vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp
đó bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Sự
tham gia của các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau nó hình
thành chi phí tương ứng. Vậy khi các doanh nghiệp giảm được chi phí sản
xuất kinh doanh xuống là đã hạ được giá thành và tăng khả năng hàng đầu của
các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
      * Tăng năng suất lao động
      Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như chuẩn bị
các điều kiện cần thiết cho quá trình kinh doanh, phát triển trình độ đội ngũ
lao động như đào tạo mở lớp tại doanh nghiệp, cử đi học… tạo động lực cho
tập thể và cá nhân người lao động vì lao động sáng tạo của con người là nhân
tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, khi lực lượng lao động có trình độ cao
thì có thể khai thác tối đa nguyên vật liệu, công suất máy móc, thiết bị công
nghệ tiên tiến, việc phân công bố trí công việc cho người lao động phù hợp
                                                                             21
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

với trình độ năng lực không những tăng suất mà còn tại ra sự phấn khởi hăng
say và tâm lý tốt cho người lao động.
      * Công tác quản trị và tổ chức sản xuất
      Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì cơ
cấu tổ chức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh
nhạy với sự thay đổi của môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ,
năng động, linh hoạt giữa các bộ phận của doanh nghiệp phải xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chế độ trách nhiệm tránh sự chồng chéo và
nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng
tạo trong kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.
      3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
      Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho hàng hóa
dịch vụ của doanh nghiệp lưu thông, không bị ứ đọng, giúp cho vòng quay
của vốn lưu động tăng nhanh, làm giảm chi phí tiêu thụ và do đó lợi nhuận
thu được cao dẫn tới tăng hiệu quả kinh doanh. Muốn vậy phải thực hiện các
biện pháp cụ thể để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng.


      * Tổ chức kênh tiêu thụ
      Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thụ phù hợp với doanh nghiệp sao
cho có lợi nhất.
      - Kênh trực tiếp
      Hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất được bán thẳng đến người tiêu
dùng. Hình thức này đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và
người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của người
tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng nhu cầu đó.
      - Kênh gián tiếp
      Là hình thức trong đó sử dụng trung gian tùy theo số lượng trung gian
mà có thể có kênh tiêu thụ dài hay ngắn khác nhau. Qua việc tiêu thụ bằng
trung gian sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường, chi phối được thị
                                                                          22
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

trường rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh thông qua lợi thế của trung gian về
vị trí đặt cửa hàng, kinh nghiệm tiêu thụ.
      * Tổ chức mạng lưới phân phối, khuyến khích đại lý
      Để thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình, doanh nghiệp không
ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Với mạng lưới phân phối rộng
sẽ giúp cho hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Mặt khác
doanh nghiệp cũng phải có chế độ khuyến khích các đại lý tự tìm kiếm những
khách hàng lớn tại cơ sở của mình.
      * Sử dụng các phương pháp hỗ trợ tiêu thụ
      Đây là biện pháp góp phần không nhỏ đến kết quả tiêu thụ sản phẩm
khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến và tiêu thụ
thường xuyên chính là các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
      Hoạt động quảng cáo là hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường,
hoạt động này có mục đích tuyên truyền về các sản phẩm, giới thiệu về công
ty với mọi người và từ đó kích thích nhu cầu mua hàng của họ
      Đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới bán và giới thiệu các các hội chợ
triển lãm, bằng cách này người tiêu dùng có thể trực tiếp tìm hiểu sản phẩm
về doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng.
      Dịch vụ bán hàng hiện nay được các doanh nghiệp trong và ngoài nước
đặt lên hàng đầu có thể thực hiện dưới các hình thức như hỗ trợ vận chuyển
cho khách hàng ở xa, cho những người mua hàng với số lượng lớn. Điều này
sẽ khuyến khích các khách hàng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp để
được hưởng dịch vụ sau khi bán hàng.
      Bảo hành, đổi hàng bị hỏng do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp, điều này
khiến khách hàng sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa mà doanh
nghiệp sản xuất.
      Đồng thời khuyến khích việc tăng mức tiêu thụ sản phẩm ở các đại lý
bằng những khoản tiền thưởng khiến cho những người bán hàng của doanh
nghiệp càng thêm năng động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới.
                                                                            23
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

        Hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ tới kết
quả tiêu thụ sản phẩm.
        * Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm
        Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ
để nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra nhiều mẫu mã của sản phẩm.
        Việc hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh
tranh, hàng hóa được tiêu thụ nhanh nhờ giá hạ hơn đối thủ, chất lượng sản
phẩm lại tốt hơn vì giá đóng vai trò trong quyết định mua hàng của khách
hàng, nó ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ.
        - Thực hiện chính sách giá cả có chiết khấu, giảm giá cho các đại lý
chi nhánh của công ty nhằm khuyến khích họ mua lượng hàng lớn và bán
được nhiều hàng, tích cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
        - Chính sách giá cả theo thị trường. Tại mỗi khu vực, vùng địa lý khác
nhau nên có những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với cùng loại sản
phẩm.
        - Chính sách giá cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp khi
muốn xâm nhập thị trường mới hay muốn cạnh tranh với đối thủ trên thị
trường, điều này giúp sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng dễ chấp nhận
hơn sản phẩm của doanh nghiệp.
        3.5. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu
cầu của thị trường
        Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá
trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản
xuất sản phẩm chính. Đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị
trường, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hóa lợi nhuận.
        Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến
động, tiến bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của
doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện
và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng
                                                                              24
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm
được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau:
      - Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi
thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có
khả năng tạo ra lợi nhuận
      - Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn
thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.
      - Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp
với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
      - Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh
nghiệp, bằng cách thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại.




                                                                          25
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

                                 PHẦN II
     PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH
                 CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG


I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY
      1. Lịch sử hình thành và phát triển
     Công ty giầy Thăng Long được thành lập theo Quyết định số
210/QD/TCLD ngày 14/04/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là
Bộ Công nghiệp ) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long. Sau đó, ngày
23/03/1993 theo Quyết định thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước trong Nghị
định 386/HDBT ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ) và Quyết định số 397/CNN-
TCLD của Bộ Công nghiệp nhẹ , nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên
thành Công ty giầy Thăng Long
     Tên giao dịch chính của công ty : Thang Long Shoes Company
     Trụ sở chính : 411-Nguyễn Tam Trinh-Hai Bà Trưng-Hà Nội
     Công ty có tổng diện tích 8067m2, trong đó 2600m2 là xây dựng nhà
xưởng sản xuất, phần còn lại là nhà kho, phòng làm việc, nhà để xe và đường
giao thông nội bộ
     Công ty giầy Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển chưa dài,
nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đứng vững trên thị
trường. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn phát
triển của mình
     Giai đoạn 1990-1993
     Theo luận chứng kỹ thuật được duyệt, công ty giầy Thăng Long được
thành lập với số vốn là 300.000.000d, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công
ty là gia công mũ giầy cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà chủ yếu là Liên
Xô ( cũ )với công suất là 4.000.000 đôi mũ giầy / năm. Trong những năm đầu
khi mới thành lập, công ty đã xây dựng được 2 xưởng sản xuất và một số
công trình phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 1992, tình hình kinh

                                                                           26
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

tế chính trị ở các nước Liên Xô và Đông Âu có nhiều biến động, các đơn đặt
hàng với các nước này bị cắt đứt. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty lại mang tính thời vụ, thời gian ngừng sản xuất kéo dài ( khoảng 3
tháng : tháng 5, tháng 6 và tháng 7 ) đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước tình hình đó, lãnh đạo công ty
cùng toàn thể công nhân viên đã cùng nhau tìm hướng đi mới cho công ty.
Kết quả là công ty đã tìm được thị trường mới, cải tiến sản xuất, chuyển sang
giầy vải xuất khẩu.Công ty vừa đầu tư xây dựng, vừa đào tạo lại đội ngũ công
nhân viên để chuẩn bị sản xuất cho giại đoạn sau
     Từ sau năm 1993 tới nay
     Đây là giai đoạn công ty thực sự chuyển hẳn từ sản xuất kinh doanh theo
cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị
trường để ký hợp đồng trực tiếp với các công ty nước ngoài. Hàng năm, công
ty luôn tổ chức chế thử và cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách
hµng, chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty đã tạo ra uy tín về chất lượng mặt hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Các hoạt động, các giá trị tạo ra của công ty tăng không
ngừng
     Kể từ năm 1996 công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi với những bạn hàng
lớn, tên tuổi sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín lớn trong nước và trên
thị trường quốc tế
     Ngoài việc phát triển sản xuất, công ty còn nhận Nhà máy giầy Chí Linh
(đóng trên địa bàn Chí Linh-Hải Dương ) làm đơn vị thành viên vào năm
1999 và đến năm 2000, với tinh thần tương thân tương ái, công ty đã nhận
thêm xí nghiệp giầy Thái Bình (đóng trên địa bàn thị xã Thái Bình ) làm đơn
vị thành viên. Vì 2 đơn vị này đều không có khả năng duy trì và phát triển sản
xuất, công nhân không có công ăn việc làm
     Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, công ty luôn hoàn thành
kế hoạch đặt ra, hoàn thành suất sắc nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đã
được tặng thưởng nhiều bằng khen các cấp như bằng khen của Bộ Công
nghiệp, UBNN thành phố Hà Nội …về các thành tích đã đạt được
                                                                             27
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

      2.Đặc điểm chung của công ty
     2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty giầy Thăng Long
     Hoạt động của công ty là hoạt động độc lập, tự chủ, tự hạch toán trên cơ
sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên đất nước, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế. Từ những đặc điểm ngành nghề mà công ty tiến
hành hoạt động kinh doanh, công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau :
     Chức năng :
     Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập
doanh nghiệp của công ty, công ty có 2 chức năng chủ yếu sau :
     Chức năng sản xuất : Công ty sản xuất giầy dép và các sản phẩm khác từ
da
     Chức năng kinh doanh xuất khẩu trực tiếp : Theo giấy phép kinh doanh
số 102.037/GP cấp ngày 26/8/1993 thì phạm vi kinh doanh xuất khẩu của
công ty là : Xuất khẩu giầy dép, túi cặp da do công ty sản xuất và nhập khẩu
vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty
     Nhiệm vụ:
     Thông qua đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, hình thức sở
hữu của công ty, công ty có một số nhiệm vụ chủ yếu sau :
     Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân
thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
     Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, đưa ra kiến nghị và
đề xuất với Bộ Thương mại và Nhà nước giải quyết những vướng mắc trong
kinh doanh
     Tuân thủ những pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý
xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện những cam
kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan tới sản
xuất kinh doanh của công ty
     Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn
cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi


                                                                             28
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

phí, tự cân đối gữa nhập khẩu- xuất khẩu , đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi
và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước
       Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh
và mở rộng thị trường tiêu thụ
       Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới
của đất nước
       2.2. Sản phẩm sản xuất
       Sản phẩm chính của Công ty giày Thăng Long là giày vải xuất khẩu
( giày basket, giày cao cổ, giày thể thao…) theo đơn đặt hàng với công ty
nước ngoài FOOTTECH, NOVI, YEONBONG…ngoài ra Công ty còn sản
xuất giày thể thao tiêu thụ trong nước. Do vậy phải yêu cầu về tiêu chuẩn đối
với các loại giày là khá cao về chất lượng, về mẫu mã và sản xuất phải đúng
theo yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm của loại sản phẩm là có thể để lâu,
không bị hao hụt nên cũng dễ dàng quản lý. Đơn vị tính đối với các sản phẩm
này là đôi. Do yêu cầu của quản lý và theo đơn đặt hàng nên khi sản xuất
xong, sản phẩm thường được đóng thành kiện, số lượng giày trong một kiện
phụ thuộc vào giày người lớn hay trẻ em.
       Về số lượng: Số lượng sản xuất nhiều hày ít căn cứ vào các đơn đặt
hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết và tình hình tiêu thụ trên thị trường, từ
đó Công ty có kế hoạch sản xuất giày với số lượng phù hợp. Quá trính sản
xuất rất ngắn và nhanh kết thúc để có thể kịp thời gian giao hàng như đã ký
kết.
       Về chất lượng: Với những sản phẩm giày liên doanh, xuất khẩu với bên
đối tác tự cung ứng nguyên vật liệu hoặc là nguyên vật liệu nhập ngoại thì
tiến hành nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, còn lại Công ty sử dụng nguyên
vật liệu trong nước có chất lượng cũng khá cao, sản phẩm của Công ty có chất
lượng cao, mẫu mã hình dáng đẹp, phong phú và đa dạng nên đã chiếm lĩnh
được thị trường trong nước và ngoài nước, sản phẩm ngày càng được các bạn
hàng tín nhiệm.



                                                                             29
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

        2.3. Thị trường tiêu thụ
        Do lĩnh vực kinh doanh của công chủ yếu là giầy xuất khẩu, do vậy
khách hàng của công ty chủ yêú là khách ngoại quốc. Mặt hàng chủ yếu của
công ty chủ yếu xuất sang thị trường khối EU như các nước Anh, Pháp, Ba
lan, Đức, Italia, … với những khách hàng truyền thống là FOOTTECH,
FEREAST,KINBO, HEUNGIL, FT…và hình thức tiêu thụ sản phẩm là xuất
khẩu trực tiếp theo giá FOB
        Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng có mặt trên thị trường nội địa,
song chưa nhiều so với hàng xuất khẩu. Hiện nay công ty cũng đang xúc tiến
nghiên cứu mở rộng thị trường nội địa, công ty đã có một số hoạt động xúc
tiến thương mại ở thị trường trong nước, tham gia các cuộc triển lãm hàng
công nghiệp tại Việt Nam, tìm kiếm các đơn vị hoặc cá nhân làm đại lý cho
công ty…Như vậy, khách hàng của công ty rất phong phú
        2.4. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
        Do công ty nằm trên đường Nguyễn Tam Trinh, rất gần với một số
doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu như Công ty dệt 8/3 và Công ty dệt
vải công nghiệp –cung cấp vải cho công ty, Công ty Total Phong Phú- cung
cấp chỉ may cho công ty…giúp cho Công ty có nhiều thuận lợi trong việc
được cung ứng vật tư kịp thời, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian vận chuyển
        Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là ở trong
nước( chiếm 80% giá trị đơn hàng ) còn lại là nhập từ nước ngoài.Do nền
kinh tế có tính cạnh tranh nên công ty luôn lựa chọn những cơ sở có uy tín,
chất lượng tốt, giá rẻ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đơn vị- làm đơn vị
cung ứng nguyên vật liệu cho công ty
        2.5. Tình hình sử dụng vốn
        Mặc dù là Doanh nghiệp nhà nước nhưng vốn được hình thành từ Ngân
sách nhà nước của Công ty chiếm tỷ lệ không cao. Tỷ trọng VCSH/Tổng NV
thấp, trong khi đó vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn,
các nguồn vay chủ yếu huy động từ Ngân hàng và huy động từ các nguồn
khác.


                                                                             30
http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     Vốn đầu tư vào SXKD chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2005 (chủ yếu sử
dụng vào máy móc, cải tạo nhà xưởng, phục vụ sản xuất ). Bên cạnh đó,
nguồn vốn bổ sung hàng năm cao, năm cao nhất đạt 4,23% ( năm 2005 ) Vốn
lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đều qua các năm
     Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của
doanh nghiệp
 STT                       Chỉ tiêu                            2005
1    Bố trí cơ cấu vốn
     - TSCĐ /∑ TS (%)                                          45,51
     - TSLĐ/∑TS (%)                                            54,49
2    Tỷ suất lợi nhuận
     - TSLN/DT (%)                                              0,04
     - TSLN/Vốn (%)                                             0,25
3    Tình hình tài chính
     - Tỷ lệ nợ phải trả /∑TS (%)                              88,31
     - Khả năng thanhtoán (%)
     +∑Quát: TSLĐ/Nợ ngắn hạn                                  81,86
     + Thanh toán nhanh: tiền hiện có/ nợ ngắn hạn              1,39

      3.Bộ máy tổ chức ở công ty Giầy Thăng Long
     3.1. Phương thức quản lý
     Công ty giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức
năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải
quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực
thuộc. Chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra
mệnh lệnh chỉ thị cho cấp dưới ( tức là mỗi phòng ban xí nghiệp của công ty
chỉ nhận quyết định từ một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tuyến )
Giám đốc của công ty là người ra quyết định cuối cùng, nhưng để hỗ trợ cho
quá trình ra quyết định của Giám đốc thì cần phải có các bộ phận chức năng.
Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị
cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý và
thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thực thi, kiểm tra giám sát
việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình
                                                                           31
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

            3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
            Công ty giầy Thăng Long là đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự tổ
    chức, quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Người
    quản lý cao nhất là giám đốc, sử dụng tất cả các phương pháp Kinh tế- Tài
    chính để điều hành quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về
    mọi hoạt động của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ
    sau :

            Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

                                         Giám đốc




                                                       P. Kỹ
Phòng Tài      Phòng Tổ      P. Kế         P. Bảo                    P. Thị
                                                       thuật                   PX cơ
chính-Kế       chức hành     hoạch        vệ-Quân                  trường và
                                                       công                     điện
  toán           chính       vật tư          sự                    giao dịch
                                                       nghệ


    Phó giám đốc                 Phó giám đốc             Phó giám đốc
     (trực tiếp )                 (trực tiếp )            (thường trực)


    XN giầy Thái                  XN giầy Chí              XN giầy Hà
       Bình                          Linh                     Nội

            -Giám đốc công ty : Là người điều hành, quản lý chung, giữ vị trí quan
    trọng nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty
            -Ba phó giám đốc công ty : Chỉ đạo trực tiếp việc sản xuất sản phẩm
    theo đơn đặt hàng tại Xí nghiệp giầy Hà Nội, Xí nghiệp giầy Thái Bình và
    Nhà máy giầy Chí Linh
            -Phòng tổ chức hành chính : Gồm 15 người, có một trưởng phòng chỉ
    đạo chung và có 2 phó phòng phụ trách hai bộ phận
            +Bộ phận tổ chức : Tuyển sinh đào tạo, kỷ luật lao động, giải quyết các
    chế độ chính sách, và tiền lương, BHXH….
                                                                                  32
    http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

     +Bộ phận hành chính : Chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên,
môi trường,vệ sinh, phục vụ lễ tân, tiếp khách và lo những phương tiện cho
cán bộ làm việc
     -Phòng thị trường và giao dịch với nước ngoài : Gồm 8 người, 1 trưởng
phòng và 1 phó phòng đảm nhiệm việc giao dịch với khách hàng về đơn đặt
hàng, làm thủ tục liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu giầy
     -Phòng Kế hoạch-Vật tư : gồm 23 người, có 1 trưởng phòng và 1 phó
phòng. Nhiệm vụ của phòng là tổ chức mua nguyên vật liệu, bảo quản, giao
nhận nguyên vật liệu, điều hành sản xuất giữa các xí nghiệp, nhà máy
     -Phòng kỹ thuật : Gồm 10 người, có 1 trưởng phòng và 3 phó phòng.
Phòng kỹ thuật đảm nhận việc xác nhận nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn để
nhập kho và đi vào sản xuất theo đúng từng đơn hµng, làm định mức kinh tế -
kỹ thuật, hướng dẫn kiểm tra, theo dõi quy trình công nghệ và đối ngoại về
công tác kỹ thuật, theo dõi các chỉ tiêu cơ bản của đơn hµng
     -Phòng phát triển mẫu : Gồm 34 người, có 1 trưởng phòng, 2 tổ trưởng
phụ trách việc may mũ giầy và tổ hoàn thiện giầy. Phòng phát triển mẫu có
nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã, làm đối mẫu, nghiên cứu pha chế cao su, sản
xuất thử trước khi đi vào sản xuất hµng loạt
     -Phòng Tài chính - Kế toán : Gồm 8 người, có 1 trưởng phòng và 2 phó
phòng giúp việc cho giám đốc quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán,
thống kê theo dõi chế độ và pháp luật hiện hành
     -Phòng Bảo vệ - Quân sự : Gồm 16 người, có 1 trưởng phòng và 1 phó
phòng, phòng này có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, giữ gìn trật tự,
hàng năm tuyển quân sự theo chỉ tiêu của Quận
     -Phân xưởng cơ điện : Gồm 19 người, là phân xưởng phục vụ về sửa
chữa máy móc, thiết bị điện phục vụ cho toàn công ty
     -Xí nghiệp giầy Hà Nội : Gồm đầy đủ các phòng ban ở trên công ty như
Phòng hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch vật tư, Phòng
giám sát chất lượng… nhưng với quy mô nhỏ hơn. Xí nghiệp được chia thành


                                                                              33
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

5 phân xưởng: Phân xưởng chuẩn bị sản xuất, phân xưởng cán ép, phân
xưởng may, phân xưởng gò giầy, phân xưởng hoàn thiện
     +Phân xưởng chuẩn bị sản xuất : Đảm nhận khâu đầu tiên của công đoạn
sản xuất giầy đó là bồi vải, pha cắt thành những bán thành phẩm đồng bộ, in tem,
in mặt tẩy và chuẩn bị mọi thứ nguyên vật liệu để phục vụ cho các phân xưởng
may, phân xưởng gò giầy
     +Phân xưởng cán ép : Phụ trách toàn bộ phần cao su của một đôi giầy
gồm cán luyện cao su thành đế giầy, ép tem, pho hậu, xoải
     +Phân xưởng may : Nhận bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản
xuất để may mũ giầy
     +Phân xưởng giầy : Nhận mũ giầy của phân xưởng may, cao su và đế
của phân xưởng cao su để gò thành giầy
     +Phân xưởng hoàn thiện : Nhận giầy đã gò qua lưu hóa, làm vệ sinh
công nghiệp, xâu dây giầy, bao gói giầy hoàn chỉnh chờ làm thủ tục xuất hàng
     -Xí nghiệp giầy Thái Bình : Gồm đầy đủ các phòng ban như ở công ty
nhưng quy mô nhỏ hơn và không có phòng thị trường và giao dịch với nước
ngoài. Về tài chính, xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Về sản xuất, khi có lệnh
sản xuất phát ra từ công ty, phòng kế hoạch vật tư điều chuyển vật tư về Thái
Bình ( theo định mức vật tư của đơn hàng ) Từ đó, xí nghiệp tiến hành triển
khai sản xuất hàng theo quy trình công nghệ mà phòng kỹ thuật đã ban hành
     -Nhà máy giầy Chí Linh : Quy mô giống như nhà máy giầy Thái Bình,
các phòng ban , đơn vị trong công ty có quan hệ bình đẳng và cùng hỗ trợ
nhau làm việc với mục đích đem lại lợi ích chung cho công ty




                                                                               34
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

        4. Đặc điểm sản xuất của công ty Giầy Thăng Long

                        Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy


                                                             Cao su, hoá chất
     Các loại vải


 PX chuẩn bị sản xuất


Bán thành phẩm pha cắt                                    PX cán luyện và PX ép
                               Thựng Carton,dõy giầy,
                               giấy gúi, giấy nhột, tỳi
      PXmay                           nilon…



     Mũ giầy                           PX giầy
                                                                   Đế giầy

                                  Giầy hoàn chỉnh


                                  Kho thành phẩm

       Để sản xuất một đôi giầy hoàn chỉnh cần qua các công đoạn sau ;
       Phân xưởng chuẩn bị sản xuất lĩnh nguyên vật liệu ở kho theo định mức
  vật tư của từng lệnh sản xuất mà phòng Kế toán - Vật tư đã ban hành. Kết hợp
  với quy trình kỹ thuật mà phòng Kỹ thuật Công nghệ và KCS đã lập, phân
  xưởng bắt đầu tiến hành sản xuất : Vải được bồi với mộc mành hoặc với xốp
  hoặc phin ( tuỳ theo yêu cầu của khách hµng ) để làm mặt tẩy. Sau đó vải bồi
  được chặt thành mũ giầy, chặt độn, chặt mặt tẩy, nẹp ô-de…Phân xưởng
  chuẩn bị bán thành phẩm để chuyển sang phân xưởng may mũ giầy
       Phân xưởng may mũ giầy : Tiếp nhận các chi tiết là sản phẩm của phân
  xưởng chuẩn bị sản xuất chuyển sang và tiến hành may mũ giầy hoàn chỉnh.
  Công đoạn may này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, cẩn thận vì có
  nhiều chi tiết rất khó như: đấu hậu, nẹp Ô-de, đường viền…Mũ giầy phải
                                                                                35
  http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

được vệ sinh sạch sẽ, kiểm hoá từng đôi, đạt yêu cầu mới chuyển sang phân
xưởng giầy để gò thành giầy hoàn chỉnh
     Phân xưởng cán – ép : Có nhiệm vụ chế biến cao su từ nguyên liệu là
cao su hoặc các loại hoá chất khác. Trước tiên, cán luyện thô cao su, đưa chất
xúc tác để cán tinh cao su, sau đó đưa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng
theo quy trình kỹ thuật, chặt thành đế cán, bím giầy pho hậu, nẹp Ô-de. Nếu
giầy có sử dụng đế đúc thì hỗn hợp này được chuyển sang phân xưởng ép để
ép thành đế giầy
     Phân xưởng giầy nhận mũ giầy từ phân xưởng máy và đế cao su từ phân
xưởng cán ép, phân xưởng tiến hành gò giầy bằng các phom giầy, sản phẩm
giầy được lưu hoá, tẩy bẩn, làm vệ sinh sạch sẽ và chuyển cho phân xưởng
hoàn thiện
    Phân xưởng hoàn thiện nhận sản phẩm từ phân xưởng giầy sau đó hoàn
thành nốt các công đoạn sau cùng là sỏ dây giầy, nhét giấy vào mũi giầy, làm
vệ sinh, kiểm tra sản phẩm đủ phẩm chất, sắp sếp thành đôi, cho vào túi nilon
hoặc vào hộp giầy tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và chờ xuất hàng.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG
1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY
      1.1. Tình hình sản xuất
      Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long thời kỳ
2003 - 2005 được thể hiện qua bảng 1 dưới đây:




                                                                             36
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

        Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 2003 - 2005
                       Đơn                                      Tốc độ phát triển %
       Chỉ tiêu                 2003       2004       2005
                        vị                                       04/03      05/04
1. Tổng SPSX           đôi     3708052     4346350    4609243     117,21     106,05
- Giầy xuất khẩu       đôi     1297818     1782003    2627269      137,3     147,43
- Giầy nội địa         đôi     2490234     2564347    1981974      137,3        77,3
2. Danh thu            Tr.đ     103582      107694     127883     103,96     118,75
Doanh thu nội địa      Tr.đ    67328,3    63539,46   54989,69       94,4       86,54
Doanh thu xuất khẩu    Tr.đ    36253,7    44154,54   72983,31     121,79     165,08
3. Nộp ngân sách       Tr.đ    1597,00     2380,20    2633,52     149,07     110,64
4. Lợi nhuận           Tr.đ        902      1309,6       1438     145,19       109,8


        Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2003 - 2005
        Qua bảng trên ta thấy được tổng sản phẩm sản xuất của Công ty có xu
  hướng tăng. Tổng sản phẩm sản xuất năm 2004 đạt 106,05% so với 2003,
  đáng chú ý thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh. Có thể khẳng định
  rằng do sản lượng xuất khẩu tăng, dẫn tới doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng
  làm cho kết quả doanh thu của toàn công ty cũng tăng. Doanh thu tăng đều
  qua các năm, trong năm 2004 đạt 107694 triệu đồng bằng 103,96% so với
  năm 2003, năm 2005 đạt 127883 triệu đồng bằng 118,75% so với năm 2004.
  Do giá trị xuất khẩu tăng làm cho doanh thu dẫn đến nộp ngân sách cho Nhà
  nước có xu hướng tăng, cụ thể năm 2003 nộp ngân sách đạt 1597 triệu đồng,
  năm 2004 nộp 2380,2 triệu đồng, năm 2005 nộp 2633,52 triệu đồng. Do nhờ
  tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm phí lưu thông… nên lợi nhuận của công
  ty vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm. Năm 2004 đạt 1.309,6 triệu đồng tăng
  45,19% so với năm 2003, năm 2005 đạt 1.438 triệu đồng tăng 9,8% so với
  năm 2004. Vì giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng và xuất khẩu tăng lợi nhuận
  của công ty vẫn ổn định. Đây là một trong những thành công do Công ty
  hướng vào thị trường nội địa, các thị trường truyền thống, đồng thời nâng cao
  chất lượng, mẫu mã hình thức sản phẩm để nâng cao thế chủ động trong việc
  cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước.
        1.1. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu

                                                                                  37
  http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

         Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty được phản ánh qua bảng 2,3
dưới đây
         Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Công Ty Giầy Thăng Long
                             (Giai đoạn 2003 - 2005)
                                                               Đơn vị tính: USD
            Năm               Kim ngạch xuất khẩu             Tỷ tọng (%)
            2003                   1.434.624                       18
            2004                     2.372.056                       29
            2005                     4.297.941                       53
            Cộng                     8.225.293                      100%

               Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm
                          của Công ty Giầy Thăng Long.
                      Bảng 5: Kết quả xuất khẩu của công ty
                              Giai đoạn 2003 - 2005
                                                               Đơn vị tính: USD
  Chỉ         Tổng                                                    Giá trị sản
                        Doanh thu từ             Tỷ lệ (%)
  tiêu       doanh                                                     xuất TB
                         xuất khẩu
 năm           thu                     XK/DT        DT       XK
2003         18.196        15.953         87         131      156          2,4
2004         31.295        18.805        85,6        171      180          3,2
2005         56.127        53.253         96         224      233          5,9

    Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Công ty Giầy Thăng Long.
         Qua hai bảng số liệu trên, ta có thể thấy được một số đặc điểm quan
trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây.
         Kim ngạch đang có xu hướng tăng dần, đây là một kết quả đáng phấn
khởi bởi thị trường và các bán hàng quen thuộc từ các nước XHCN và đặc
biệt là Liên Xô đã không còn nữa khi hệ thống các nước này tan vỡ. Sự vực
dậy và vươn lên khó khăn trong những năm đầy gian truân và thử thách đã
dần qua đi. Trên cơ sở những mối quan hệ với các bạn hàng của những năm
trước đó, Công ty đã chủ động ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị, số

                                                                                    38
http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com

lượng hợp đồng lớn. Trong năm 2003, hoạt động mở rộng thị trường cũng
được xúc tiến mạnh mẽ và Công ty đã biết chú trọng và tập trung khai thác
vào các thị trường Tây Âu- nơi có nhu cầu giầy lớn nhất hiện nay. Chính vì
vậy kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày càng tăng, góp phần không nhỏ
vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành phát triển.
      Tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu cũng có xu hướng tăng nhanh. Điều đó có
thể phản ánh phần nào chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu của Công
ty ngày càng khả quan, Công ty đã chọn thị trường quốc tế và thị trường mục
tiêu mà Công ty cần phải chiếm lĩnh được. Việc hướng hoạt động kinh doanh
sản phẩm giầy vào xuất khẩu giúp Công ty khai thác triệt để được các lợi thế
so sánh như: giá nhân công rẻ, chính sách khuyến khích và trợ giá cho hoạt
động xuất khẩu của Chính phủ… Khai thác được thị trường rộng lớn mà ta
đang có rất nhiều lợi thế.
      Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn luôn chiếm
tỷ trọng lớn và tăng theo từng năm. Năm 2003 là 15.953 USD, năm 2004 là
28.805 và năm 2005 là 53.253 USD, điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu
của Công ty là rất quan trọng. Do đó chỉ cần một biến động nhỏ của thị
trường thế giới là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty,
một sự thay đổi thị hiếu ở một quốc gia nào đó mà Công ty xuất khẩu sang
làm giảm khối lượng sản phẩm và làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Vì vậy
Công ty rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu cũng như sự thay đổi thị hiếu
trên thị trường thế giới.
      Trong những năm gần, đơn giá trung bình của hàng xuất khẩu là rất
thấp, nhưng qua từng năm đơn giá đã dần tăng lên. Việc tăng lên này không
phải thể hiện sự trượt giá của mặt hàng tiêu dùng hay bị ảnh hưởng của lạm
phát mà nó thể hiện.
      Một là, sự vững vàng của Công ty trên thị trường quốc tế trong hoạt
động đàm phán, giao dịch Công ty đã không bị ép giá, thể hiện nghệ thuật
giao tiếp và đàm phán ngày càng được tăng lên.
                                                                           39
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc
QT123.doc

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfluan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfNguyễn Công Huy
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH nataliej4
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công tyĐề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công tyDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lược
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lượcHướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lược
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lượcTran Jade
 
Quản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệpQuản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệpVũ Hồng Phong
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Nguyễn Công Huy
 
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaSlideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaPhan Cong
 
Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Nguyễn Công Huy
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Was ist angesagt? (20)

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại - Gửi miễn...
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp công ty Sông Đà - Gửi ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
 
Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanhPhân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp may, 9đ - Gửi miễn p...
 
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfluan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
 
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOTĐề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
Đề tài: Tăng cường quản lý chi phí sản xuất tại công ty Ắc Quy, HOT
 
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAYĐề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty vận tải thủy, HAY
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty tnhh xây dựng và dịch vụ vận ...
 
BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÀI GIẢNG MƠN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công tyĐề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ thiết bị mỏ nhập khẩu của công ty
 
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lược
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lượcHướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lược
Hướng dẫn xây dựng ma trận trong quản trị chiến lược
 
Quản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệpQuản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệp
 
Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)Luan van tot nghiep ke toan (1)
Luan van tot nghiep ke toan (1)
 
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaSlideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
 
Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)Luan van tot nghiep ke toan (33)
Luan van tot nghiep ke toan (33)
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm - Gửi miễ...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáoChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
 
Qtsx
QtsxQtsx
Qtsx
 
QT157.doc
QT157.docQT157.doc
QT157.doc
 

Andere mochten auch

bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp
Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải phápĐời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp
Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải phápLuanvan84
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Luanvan84
 
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt NamQuản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt NamLuanvan84
 
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiKhai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiLuanvan84
 
Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...
Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...
Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...Luanvan84
 

Andere mochten auch (6)

bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp
Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải phápĐời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp
Đời sống và thu nhập của người hưởng lương hưu hàng tháng thựctrạng và giải pháp
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành ph...
 
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt NamQuản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
Quản lý hoạt động thu - chi BHXH ở Việt Nam
 
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà NộiKhai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
Khai thác sản phẩm bảo hiểm An Khang Trường Thọ của Bảo Việt Nhân Thọ Hà Nội
 
Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...
Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...
Kinh tế bảo hiểm,bhxh,luận văn bảo hiểm,luận văn tốt nghiệp,báo cáo,khóa luận...
 

Ähnlich wie QT123.doc

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...luanvantrust
 
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...mokoboo56
 

Ähnlich wie QT123.doc (20)

Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Cơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sơ lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đHiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đ
Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, 9đ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ ph...
 
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
Chuyên Đề Thực Tập Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Trong Việc Đánh Giá Hiệu Quả ...
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công TyCơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty
 
Khái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanh
Khái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanhKhái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanh
Khái niệm và vai trò hiệu quả kinh doanh
 
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Trách Nhiệ...
 
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng.
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty in bao bì nhựa Hoàng Hạc, ...
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty.
 
Đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xe ô tô, ĐIỂM 8, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xe ô tô, ĐIỂM 8, HOT 2018Đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xe ô tô, ĐIỂM 8, HOT 2018
Đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xe ô tô, ĐIỂM 8, HOT 2018
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh.docx
 
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
Khoá Luận Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Côn...
 
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
 

Mehr von Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfbctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfLuanvan84
 

Mehr von Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 
bctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfbctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdf
 

QT123.doc

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm của công ty luôn phải đối mặt sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong môi trường kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động... Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty Giầy Thăng Long nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các Công ty cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả. Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty giầy Thăng Long quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian thực tập ở Công ty Giầy Thăng Long cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Phan Kim Chiến em đã chọn đề tài: "Hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long thực trạng và giải pháp" làm chuyên đề thực tập. Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Giầy Thăng Long 1 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 2. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và định hướng phát triển giai đoạn 2005 - 2010 của Công ty Giầy Thăng Long PHẦN I NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP I. QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với tất cả các doanh nghiệp , các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường, với các cơ chế quản lý khác nhau, nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hóa các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị trên, các doanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì. Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: 2 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 3. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất của quan niệm này là đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không có mức hiệu quả cao hơn nữa. - Hai tác giả Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: "Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền". Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả hoạt động quản trị chi phí. - Theo các tác giả khác: Có một số tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ giữa tỷ lệ tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế. Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho 3 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 4. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com quan điểm này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế. Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì ta có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. 2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh Khái niệm hiệu quả kinh doanh đã cho thấy bản chất của nó là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả kinh doanh vào việc xác lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần làm rõ những vấn đề sau: - Thứ nhất: phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh là: H = K - C trong đó: H: hiệu quả kinh doanh 4 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 5. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com K: kết quả đạt được C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào Còn về so sánh tương đối thì: H = K/C Do đó để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong, cân, đo đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…. như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp. - Thứ hai: phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường… Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế. - Thứ ba: hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu của doanh nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà Doanh nghiệp đang theo đuổi. Trong thực tế để thực mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại 5 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 6. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com không đạt được mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu… do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả mà tính hiệu quả trước mắt có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài. 3. Phân loại hiệu quả kinh doanh 3.1. Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh hay hiệu quả tài chính là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh doanh là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu. Hiệu quả kinh doanh được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Hiệu quả kinh doanh được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hiệu quả kinh doanh có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng. Theo các nhà kinh tế học hiện đại thì: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ và chất lượng sản xuất kinh doanh được xác định bằng tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Hay: Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) của một tổ chức kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý và năng lực kinh doanh của tổ chức đó nhằm đảm bảo thu được kết quả cao nhất theo những mục tiêu đã đặt ra với chi phí thấp nhất. 6 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 7. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế cần được xem xét 1 cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng. - Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội. - Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh: Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp mà doanh nghiệp đã đề ra. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu nhất là để cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình. Thông qua việc tính toán hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt được ở mức độ nào), mà cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy 7 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 8. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh có vai trò là công cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh. 3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội Hiệu quả kinh tế xã hội của một hoạt động kinh tế xác định trong mối quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh tế hoặc là một hoạt động cụ thể về kinh tế với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Hiệu quả kinh tế xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có thể định tính: "Hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển". Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau. Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi 8 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 9. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com ích chung để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích. 3.3. Hiệu quả tổng hợp Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả kinh tế. Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những hai phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó). - Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh. Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân. Còn việc tính và phân tích hiệu quả của các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung. Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần. Nhưng trong thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác. Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra. 3.4. Hiệu quả của từng yếu tố - Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp. + Vốn lưu động: Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Hiệu quả sử dụng vốn cố định 9 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 10. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua sức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định. Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao. - Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm. Năng suất lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng dẫn đến chi phí thấp về tiền lương. 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế a. Hiệu quả tổng hợp Để đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá. - Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành: Đó là tổng lợi nhuận so với tổng giá thành sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. = Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận. - Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh được xác định bằng tổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra bao gồm vốn cố định và vốn lưu động: = Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó nó có tác động khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 10 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 11. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Tỷ suất doanh thu vốn kinh doanh được tính bằng mức doanh thu trên vốn kinh doanh = Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng vốn kinh doanh thu về. b. Hiệu ủa của từng yếu tố * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động - Mức năng suất lao động bình quân được xác định bởi tổng giá trị SXCN trên tổng số lao động bình quân. = Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. - Mức doanh thu bình quân của mỗi lao động được tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân = Điều này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp. - Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động được tính bằng tổng lợi nhuận: = Thông qua chỉ tiêu này mà ta biết được tình hình sử dụng lao động, số lao động hiện có của doanh nghiệp đã sử dụng hết chưa , từ đó mà xác định các giải pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động. = Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian định mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định 11 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 12. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com = Chỉ tiêu này cho biết tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. = = = = * Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động = = Vốn lưu động luôn luôn vận động, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất. Do đó nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vón lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. = Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh. Tốc độ của vòng quay càng tăng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng và ngược lại. = Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng. 4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau: a. Tăng thu ngân sách 12 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 13. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Mọi doanh nghiệp công nghiệp khi tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân. b. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo, tình trạng yếu kém về sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. c. Nâng cao mức sống của người lao động Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội… d. Tái phân phối lợi tức xã hội Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia được xem là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế - xã hội, góp phần tái phân phối lợi tức xã hội giữa các vùng, đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vào các vùng kinh tế phát triển. Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu như: 13 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 14. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Bảo vệ nguồn lợi môi trường - Hạn chế gây ô nhiễm môi trường - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên 3 lĩnh vực sau: Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế càng phát triển thì môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, muốn như thế doanh nghiệp phải nâng cao được hiệu quả. Do đó nâng cao hiệu quả của kinh doanh là một điều tất yếu. * Đối với doanh nghiệp - Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Muốn trả lời được những câu hỏi này doanh nghiệp phải tiến hành hết sức thận trọng, có sự tính toán kỹ lưỡng và chắc chắn vì hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn, mà nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng cao. * Đối với người lao động Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tác động trực tiếp tới đời sống của họ, nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, cuộc sống được nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng, chế độ xã hội, ngược lại nếu như các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có 14 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 15. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nhiều người lao động bị thất nghiệp, lương thấp ảnh hưởng tới đời sống của họ. * Đối với Nhà nước Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông qua thuế, làm giảm gánh nặng cho xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho người lao động 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó có liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: * Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp Trong nền kinh tế, thị trường là một trong các yếu tố cơ bản quyết định quá trình tái sản xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả của sản xuất, còn thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất và tính hiệu quả trong kinh doanh. * Nhân tố kỹ thuật và công nghệ Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo thực hiện yêu cầu quy luật tái sản xuất mở rộng * Nhân tố về tổ chức Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhân tố này bảo đảm cho dây chuyền sản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Nhân tố về quản lý Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 15 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 16. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com chính xác, kịp thời tạo ra những động lực to lớn để khuyến khích sản xuất phát triển. * Nhân tố về lực lượng lao động Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con người có thể tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới… có hiệu quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế so với trước. Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu không có con người sử dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Ngược lại nếu có máy móc thiết bị hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý không những tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn tốn kém chi phí bảo dưỡng sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không biết sử dụng gây ra. * Nhân tố thông tin Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà quản trị và nền kinh tế. Để kinh doanh thành công được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhiều thông tin. * Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều kiện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh nghiệp phát huy được đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh 3.1. Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán, sản xuất hàng hóa phát triển một mức độ nào đó sẽ hình thành cơ chế thị trường, cơ chế thị trường là một mô hình kinh tế xã hội lấy giá trị, giá cả và lợi nhuận làm nền tảng cho việc điều chỉnh những ứng xử 16 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 17. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com của các tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người, hoạt động của nó tuân theo quy luật cạnh tranh, dưới sự quản lý điều tiết của Nhà nước bằng luật pháp và các đòn bẩy kinh tế… Thị trường là một phạm trù riêng vốn có của sản xuất hàng hóa. Hoạt động cơ bản của nó được thể hiện thông qua hai nhân tố có mối liên quan mật thiết với nhau: - Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ - Khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ đó. Từ thị trường ta xác định được mối tương quan giữa cung và cầu. Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hóa - dịch vụ và biết được hàng hóa dịch vụ đó có đáp ứng được nhu cầu của thị trường, có được thị trường chấp nhận hay không. Trong cơ chế kinh tế hiện nay cạnh tranh là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Trên thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động và cạnh tranh với nhau, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin về thị trường để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp tới quá trình kinh doanh của mình nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh. Đó sẽ là điều kiện để cho doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh. Nhu cầu của thị trường rất đa dạng đòi hỏi phải luôn luôn đáp ứng ngày một cao hơn về mọi mặt như chất lượng, mẫu mã… Chỉ trên cơ sở nắm bắt chính xác đầy đủ và kịp thời nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp mới có căn cứ để lập chiến lược kinh doanh, lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp trên cơ sở căn cứ vào tiềm lực của mình để tổ chức kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Để nắm bắt được các thông tin thị trường doanh nghiệp cần phải: - Tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin từ các loại thị trường - Phân tích và xử lý chính xác, kịp thời các thông tin đã thu nhập được. 17 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 18. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Từ hai bước trên xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng. Việc nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường đang phải trả lời được các câu hỏi sau: - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với hàng hóa - dịch vụ của doanh nghiệp - Giá cả, chi phí và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu về hàng hóa - dịch vụ của những loại thị trường đó. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định cho mình một chiến lược phát triển thị trường tối ưu, xây dựng phương án kinh doanh giúp cho doanh nghiệp luôn chủ động trong kinh doanh, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế đến mức tối đa các rủi ro. 3.2. Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần làm tăng khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và phương án kinh doanh cả về số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện. Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và yếu tố cho quá trình kinh doanh bao gồm: * Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu Nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động. Quá trình lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước tính chất hóa lý của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm công nghiệp với chất lượng càng cao thỏa mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng của thị trường. Như vậy, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Mặt khác nhân tố đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất vật chất là nguyên vật liệu. Do đó trong quá trình kinh doanh của doanh 18 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 19. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nghiệp được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. - Nguyên vật liệu phải đầy đủ vì thiếu nguyên vật liệu dẫn tới các quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Việc cung cấp nguyên vật liệu phải kịp thời, điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. - Chất lượng của nguyên vật liệu phải đảm bảo vì chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. - Chi phí cho nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành, do đó giảm chi phí nguyên vật liệu tới mức thấp nhất đồng nghĩa với hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Nguyên vật liệu hay nói cách khác nhân tố đầu vào không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong doanh nghiệp. Vì vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại, quy cách và với chi phí thấp nhất. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Nhân tố máy móc thiết bị, công nghệ: Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì nhân tố máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và có tính quyết định. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị và công nghệ tiến bộ sẽ làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, điều đó ảnh hưởng đến giá thành và khả năng cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này cũng tác động đến thị trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách hàng, đến vị thế cạnh tranh và quá trình sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường. 19 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 20. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là công nghệ kỹ thuật, các nhân tố về kỹ thuật công nghệ có vai trò càng quan trọng ngày càng có tính chất quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vì chính nó làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng tới giá thành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin, tin học tiến bộ cho doanh nghiệp thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin kinh tế xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh và lưu trữ thông tin từ đó tạo ra các điều kiện phát triển cho doanh nghiệp. * Nhân tố lao động Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó lao động là yếu tố quan trọng. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, cần phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu khi lực lượng lao động đảm bảo đủ số lượng ngành nghề, chất lượng, giới tính và lứa tuổi, đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm,mọi khâu, mọi bộ phận đều có người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng liên tục, là cơ sở để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định mức lao động để làm căn cứ xác định chất lượng sản phẩm, lượng lao động hao phí, không những thế doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề ra * Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ Trong cơ chế thị trường để tồn tại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh, bản thân các doanh nghiệp ngoài việc tăng sản lượng hàng hóa sản xuất 20 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 21. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com ra còn phải tăng sản lượng tiêu thụ từ đó tăng lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được sao cho phù hợp với quy luật tái sản xuất mở rộng, tăng được sản lượng hàng hóa sản xuất tức là doanh nghiệp đã tận dụng được các yếu tố lao động, máy móc thiết bị, thời gian và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như vậy sẽ tăng được sản lượng hàng hóa tiêu thụ * Giảm chi phí Trong nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với cạnh tranh, muối thắng lợi trong cạnh tranh thì vấn đề giảm một đồng chi phí làm tăng một đồng lợi nhuận, hơn nữa các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tùy theo chi phí và giá bán hàng. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đó bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau nó hình thành chi phí tương ứng. Vậy khi các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất kinh doanh xuống là đã hạ được giá thành và tăng khả năng hàng đầu của các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành, tăng lợi nhuận. * Tăng năng suất lao động Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình kinh doanh, phát triển trình độ đội ngũ lao động như đào tạo mở lớp tại doanh nghiệp, cử đi học… tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động vì lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, khi lực lượng lao động có trình độ cao thì có thể khai thác tối đa nguyên vật liệu, công suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, việc phân công bố trí công việc cho người lao động phù hợp 21 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 22. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com với trình độ năng lực không những tăng suất mà còn tại ra sự phấn khởi hăng say và tâm lý tốt cho người lao động. * Công tác quản trị và tổ chức sản xuất Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh nhạy với sự thay đổi của môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, năng động, linh hoạt giữa các bộ phận của doanh nghiệp phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chế độ trách nhiệm tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động. 3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp lưu thông, không bị ứ đọng, giúp cho vòng quay của vốn lưu động tăng nhanh, làm giảm chi phí tiêu thụ và do đó lợi nhuận thu được cao dẫn tới tăng hiệu quả kinh doanh. Muốn vậy phải thực hiện các biện pháp cụ thể để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng tăng. * Tổ chức kênh tiêu thụ Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thụ phù hợp với doanh nghiệp sao cho có lợi nhất. - Kênh trực tiếp Hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất được bán thẳng đến người tiêu dùng. Hình thức này đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất để đáp ứng nhu cầu đó. - Kênh gián tiếp Là hình thức trong đó sử dụng trung gian tùy theo số lượng trung gian mà có thể có kênh tiêu thụ dài hay ngắn khác nhau. Qua việc tiêu thụ bằng trung gian sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường, chi phối được thị 22 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 23. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com trường rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh thông qua lợi thế của trung gian về vị trí đặt cửa hàng, kinh nghiệm tiêu thụ. * Tổ chức mạng lưới phân phối, khuyến khích đại lý Để thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình, doanh nghiệp không ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Với mạng lưới phân phối rộng sẽ giúp cho hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Mặt khác doanh nghiệp cũng phải có chế độ khuyến khích các đại lý tự tìm kiếm những khách hàng lớn tại cơ sở của mình. * Sử dụng các phương pháp hỗ trợ tiêu thụ Đây là biện pháp góp phần không nhỏ đến kết quả tiêu thụ sản phẩm khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người biết đến và tiêu thụ thường xuyên chính là các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động quảng cáo là hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường, hoạt động này có mục đích tuyên truyền về các sản phẩm, giới thiệu về công ty với mọi người và từ đó kích thích nhu cầu mua hàng của họ Đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới bán và giới thiệu các các hội chợ triển lãm, bằng cách này người tiêu dùng có thể trực tiếp tìm hiểu sản phẩm về doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng. Dịch vụ bán hàng hiện nay được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt lên hàng đầu có thể thực hiện dưới các hình thức như hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng ở xa, cho những người mua hàng với số lượng lớn. Điều này sẽ khuyến khích các khách hàng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp để được hưởng dịch vụ sau khi bán hàng. Bảo hành, đổi hàng bị hỏng do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp, điều này khiến khách hàng sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời khuyến khích việc tăng mức tiêu thụ sản phẩm ở các đại lý bằng những khoản tiền thưởng khiến cho những người bán hàng của doanh nghiệp càng thêm năng động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới. 23 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 24. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ tới kết quả tiêu thụ sản phẩm. * Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm đưa ra nhiều mẫu mã của sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, hàng hóa được tiêu thụ nhanh nhờ giá hạ hơn đối thủ, chất lượng sản phẩm lại tốt hơn vì giá đóng vai trò trong quyết định mua hàng của khách hàng, nó ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ. - Thực hiện chính sách giá cả có chiết khấu, giảm giá cho các đại lý chi nhánh của công ty nhằm khuyến khích họ mua lượng hàng lớn và bán được nhiều hàng, tích cực hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. - Chính sách giá cả theo thị trường. Tại mỗi khu vực, vùng địa lý khác nhau nên có những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với cùng loại sản phẩm. - Chính sách giá cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp khi muốn xâm nhập thị trường mới hay muốn cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, điều này giúp sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng dễ chấp nhận hơn sản phẩm của doanh nghiệp. 3.5. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản xuất sản phẩm chính. Đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hóa lợi nhuận. Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng 24 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 25. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau: - Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo ra lợi nhuận - Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng. - Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ. - Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, bằng cách thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại. 25 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 26. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty giầy Thăng Long được thành lập theo Quyết định số 210/QD/TCLD ngày 14/04/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ( nay là Bộ Công nghiệp ) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long. Sau đó, ngày 23/03/1993 theo Quyết định thành lập lại Doanh nghiệp nhà nước trong Nghị định 386/HDBT ( nay là Thủ Tướng Chính Phủ ) và Quyết định số 397/CNN- TCLD của Bộ Công nghiệp nhẹ , nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên thành Công ty giầy Thăng Long Tên giao dịch chính của công ty : Thang Long Shoes Company Trụ sở chính : 411-Nguyễn Tam Trinh-Hai Bà Trưng-Hà Nội Công ty có tổng diện tích 8067m2, trong đó 2600m2 là xây dựng nhà xưởng sản xuất, phần còn lại là nhà kho, phòng làm việc, nhà để xe và đường giao thông nội bộ Công ty giầy Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển chưa dài, nhưng công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn phát triển của mình Giai đoạn 1990-1993 Theo luận chứng kỹ thuật được duyệt, công ty giầy Thăng Long được thành lập với số vốn là 300.000.000d, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là gia công mũ giầy cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô ( cũ )với công suất là 4.000.000 đôi mũ giầy / năm. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty đã xây dựng được 2 xưởng sản xuất và một số công trình phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 1992, tình hình kinh 26 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 27. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com tế chính trị ở các nước Liên Xô và Đông Âu có nhiều biến động, các đơn đặt hàng với các nước này bị cắt đứt. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty lại mang tính thời vụ, thời gian ngừng sản xuất kéo dài ( khoảng 3 tháng : tháng 5, tháng 6 và tháng 7 ) đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước tình hình đó, lãnh đạo công ty cùng toàn thể công nhân viên đã cùng nhau tìm hướng đi mới cho công ty. Kết quả là công ty đã tìm được thị trường mới, cải tiến sản xuất, chuyển sang giầy vải xuất khẩu.Công ty vừa đầu tư xây dựng, vừa đào tạo lại đội ngũ công nhân viên để chuẩn bị sản xuất cho giại đoạn sau Từ sau năm 1993 tới nay Đây là giai đoạn công ty thực sự chuyển hẳn từ sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường để ký hợp đồng trực tiếp với các công ty nước ngoài. Hàng năm, công ty luôn tổ chức chế thử và cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hµng, chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã tạo ra uy tín về chất lượng mặt hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động, các giá trị tạo ra của công ty tăng không ngừng Kể từ năm 1996 công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi với những bạn hàng lớn, tên tuổi sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín lớn trong nước và trên thị trường quốc tế Ngoài việc phát triển sản xuất, công ty còn nhận Nhà máy giầy Chí Linh (đóng trên địa bàn Chí Linh-Hải Dương ) làm đơn vị thành viên vào năm 1999 và đến năm 2000, với tinh thần tương thân tương ái, công ty đã nhận thêm xí nghiệp giầy Thái Bình (đóng trên địa bàn thị xã Thái Bình ) làm đơn vị thành viên. Vì 2 đơn vị này đều không có khả năng duy trì và phát triển sản xuất, công nhân không có công ăn việc làm Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, công ty luôn hoàn thành kế hoạch đặt ra, hoàn thành suất sắc nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng khen các cấp như bằng khen của Bộ Công nghiệp, UBNN thành phố Hà Nội …về các thành tích đã đạt được 27 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 28. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2.Đặc điểm chung của công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty giầy Thăng Long Hoạt động của công ty là hoạt động độc lập, tự chủ, tự hạch toán trên cơ sở lấy thu bù chi, khai thác nguồn vật tư, nhân lực, tài nguyên đất nước, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Từ những đặc điểm ngành nghề mà công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau : Chức năng : Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp của công ty, công ty có 2 chức năng chủ yếu sau : Chức năng sản xuất : Công ty sản xuất giầy dép và các sản phẩm khác từ da Chức năng kinh doanh xuất khẩu trực tiếp : Theo giấy phép kinh doanh số 102.037/GP cấp ngày 26/8/1993 thì phạm vi kinh doanh xuất khẩu của công ty là : Xuất khẩu giầy dép, túi cặp da do công ty sản xuất và nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của công ty Nhiệm vụ: Thông qua đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty, hình thức sở hữu của công ty, công ty có một số nhiệm vụ chủ yếu sau : Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, đưa ra kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương mại và Nhà nước giải quyết những vướng mắc trong kinh doanh Tuân thủ những pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan tới sản xuất kinh doanh của công ty Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi 28 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 29. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com phí, tự cân đối gữa nhập khẩu- xuất khẩu , đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của đất nước 2.2. Sản phẩm sản xuất Sản phẩm chính của Công ty giày Thăng Long là giày vải xuất khẩu ( giày basket, giày cao cổ, giày thể thao…) theo đơn đặt hàng với công ty nước ngoài FOOTTECH, NOVI, YEONBONG…ngoài ra Công ty còn sản xuất giày thể thao tiêu thụ trong nước. Do vậy phải yêu cầu về tiêu chuẩn đối với các loại giày là khá cao về chất lượng, về mẫu mã và sản xuất phải đúng theo yêu cầu của khách hàng. Đặc điểm của loại sản phẩm là có thể để lâu, không bị hao hụt nên cũng dễ dàng quản lý. Đơn vị tính đối với các sản phẩm này là đôi. Do yêu cầu của quản lý và theo đơn đặt hàng nên khi sản xuất xong, sản phẩm thường được đóng thành kiện, số lượng giày trong một kiện phụ thuộc vào giày người lớn hay trẻ em. Về số lượng: Số lượng sản xuất nhiều hày ít căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết và tình hình tiêu thụ trên thị trường, từ đó Công ty có kế hoạch sản xuất giày với số lượng phù hợp. Quá trính sản xuất rất ngắn và nhanh kết thúc để có thể kịp thời gian giao hàng như đã ký kết. Về chất lượng: Với những sản phẩm giày liên doanh, xuất khẩu với bên đối tác tự cung ứng nguyên vật liệu hoặc là nguyên vật liệu nhập ngoại thì tiến hành nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, còn lại Công ty sử dụng nguyên vật liệu trong nước có chất lượng cũng khá cao, sản phẩm của Công ty có chất lượng cao, mẫu mã hình dáng đẹp, phong phú và đa dạng nên đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và ngoài nước, sản phẩm ngày càng được các bạn hàng tín nhiệm. 29 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 30. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2.3. Thị trường tiêu thụ Do lĩnh vực kinh doanh của công chủ yếu là giầy xuất khẩu, do vậy khách hàng của công ty chủ yêú là khách ngoại quốc. Mặt hàng chủ yếu của công ty chủ yếu xuất sang thị trường khối EU như các nước Anh, Pháp, Ba lan, Đức, Italia, … với những khách hàng truyền thống là FOOTTECH, FEREAST,KINBO, HEUNGIL, FT…và hình thức tiêu thụ sản phẩm là xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng có mặt trên thị trường nội địa, song chưa nhiều so với hàng xuất khẩu. Hiện nay công ty cũng đang xúc tiến nghiên cứu mở rộng thị trường nội địa, công ty đã có một số hoạt động xúc tiến thương mại ở thị trường trong nước, tham gia các cuộc triển lãm hàng công nghiệp tại Việt Nam, tìm kiếm các đơn vị hoặc cá nhân làm đại lý cho công ty…Như vậy, khách hàng của công ty rất phong phú 2.4. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu Do công ty nằm trên đường Nguyễn Tam Trinh, rất gần với một số doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu như Công ty dệt 8/3 và Công ty dệt vải công nghiệp –cung cấp vải cho công ty, Công ty Total Phong Phú- cung cấp chỉ may cho công ty…giúp cho Công ty có nhiều thuận lợi trong việc được cung ứng vật tư kịp thời, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian vận chuyển Nguồn cung ứng nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là ở trong nước( chiếm 80% giá trị đơn hàng ) còn lại là nhập từ nước ngoài.Do nền kinh tế có tính cạnh tranh nên công ty luôn lựa chọn những cơ sở có uy tín, chất lượng tốt, giá rẻ, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của đơn vị- làm đơn vị cung ứng nguyên vật liệu cho công ty 2.5. Tình hình sử dụng vốn Mặc dù là Doanh nghiệp nhà nước nhưng vốn được hình thành từ Ngân sách nhà nước của Công ty chiếm tỷ lệ không cao. Tỷ trọng VCSH/Tổng NV thấp, trong khi đó vốn vay của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn, các nguồn vay chủ yếu huy động từ Ngân hàng và huy động từ các nguồn khác. 30 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 31. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Vốn đầu tư vào SXKD chiếm tỷ lệ cao nhất trong năm 2005 (chủ yếu sử dụng vào máy móc, cải tạo nhà xưởng, phục vụ sản xuất ). Bên cạnh đó, nguồn vốn bổ sung hàng năm cao, năm cao nhất đạt 4,23% ( năm 2005 ) Vốn lưu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đều qua các năm Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp STT Chỉ tiêu 2005 1 Bố trí cơ cấu vốn - TSCĐ /∑ TS (%) 45,51 - TSLĐ/∑TS (%) 54,49 2 Tỷ suất lợi nhuận - TSLN/DT (%) 0,04 - TSLN/Vốn (%) 0,25 3 Tình hình tài chính - Tỷ lệ nợ phải trả /∑TS (%) 88,31 - Khả năng thanhtoán (%) +∑Quát: TSLĐ/Nợ ngắn hạn 81,86 + Thanh toán nhanh: tiền hiện có/ nợ ngắn hạn 1,39 3.Bộ máy tổ chức ở công ty Giầy Thăng Long 3.1. Phương thức quản lý Công ty giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc. Chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có nhiệm vụ và quyền hạn ra mệnh lệnh chỉ thị cho cấp dưới ( tức là mỗi phòng ban xí nghiệp của công ty chỉ nhận quyết định từ một thủ trưởng cấp trên theo nguyên tắc trực tuyến ) Giám đốc của công ty là người ra quyết định cuối cùng, nhưng để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của Giám đốc thì cần phải có các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng này không ra lệnh một cách trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo, quản lý và thực hiện việc hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức thực thi, kiểm tra giám sát việc thực hiện các mục tiêu trong phạm vi chức năng chuyên môn của mình 31 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 32. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty giầy Thăng Long là đơn vị hạch toán độc lập, có quyền tự tổ chức, quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Người quản lý cao nhất là giám đốc, sử dụng tất cả các phương pháp Kinh tế- Tài chính để điều hành quản lý công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc P. Kỹ Phòng Tài Phòng Tổ P. Kế P. Bảo P. Thị thuật PX cơ chính-Kế chức hành hoạch vệ-Quân trường và công điện toán chính vật tư sự giao dịch nghệ Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc (trực tiếp ) (trực tiếp ) (thường trực) XN giầy Thái XN giầy Chí XN giầy Hà Bình Linh Nội -Giám đốc công ty : Là người điều hành, quản lý chung, giữ vị trí quan trọng nhất và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty -Ba phó giám đốc công ty : Chỉ đạo trực tiếp việc sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng tại Xí nghiệp giầy Hà Nội, Xí nghiệp giầy Thái Bình và Nhà máy giầy Chí Linh -Phòng tổ chức hành chính : Gồm 15 người, có một trưởng phòng chỉ đạo chung và có 2 phó phòng phụ trách hai bộ phận +Bộ phận tổ chức : Tuyển sinh đào tạo, kỷ luật lao động, giải quyết các chế độ chính sách, và tiền lương, BHXH…. 32 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 33. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com +Bộ phận hành chính : Chăm lo sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, môi trường,vệ sinh, phục vụ lễ tân, tiếp khách và lo những phương tiện cho cán bộ làm việc -Phòng thị trường và giao dịch với nước ngoài : Gồm 8 người, 1 trưởng phòng và 1 phó phòng đảm nhiệm việc giao dịch với khách hàng về đơn đặt hàng, làm thủ tục liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu giầy -Phòng Kế hoạch-Vật tư : gồm 23 người, có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng. Nhiệm vụ của phòng là tổ chức mua nguyên vật liệu, bảo quản, giao nhận nguyên vật liệu, điều hành sản xuất giữa các xí nghiệp, nhà máy -Phòng kỹ thuật : Gồm 10 người, có 1 trưởng phòng và 3 phó phòng. Phòng kỹ thuật đảm nhận việc xác nhận nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn để nhập kho và đi vào sản xuất theo đúng từng đơn hµng, làm định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn kiểm tra, theo dõi quy trình công nghệ và đối ngoại về công tác kỹ thuật, theo dõi các chỉ tiêu cơ bản của đơn hµng -Phòng phát triển mẫu : Gồm 34 người, có 1 trưởng phòng, 2 tổ trưởng phụ trách việc may mũ giầy và tổ hoàn thiện giầy. Phòng phát triển mẫu có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã, làm đối mẫu, nghiên cứu pha chế cao su, sản xuất thử trước khi đi vào sản xuất hµng loạt -Phòng Tài chính - Kế toán : Gồm 8 người, có 1 trưởng phòng và 2 phó phòng giúp việc cho giám đốc quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán, thống kê theo dõi chế độ và pháp luật hiện hành -Phòng Bảo vệ - Quân sự : Gồm 16 người, có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, phòng này có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của công ty, giữ gìn trật tự, hàng năm tuyển quân sự theo chỉ tiêu của Quận -Phân xưởng cơ điện : Gồm 19 người, là phân xưởng phục vụ về sửa chữa máy móc, thiết bị điện phục vụ cho toàn công ty -Xí nghiệp giầy Hà Nội : Gồm đầy đủ các phòng ban ở trên công ty như Phòng hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng kế hoạch vật tư, Phòng giám sát chất lượng… nhưng với quy mô nhỏ hơn. Xí nghiệp được chia thành 33 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 34. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 5 phân xưởng: Phân xưởng chuẩn bị sản xuất, phân xưởng cán ép, phân xưởng may, phân xưởng gò giầy, phân xưởng hoàn thiện +Phân xưởng chuẩn bị sản xuất : Đảm nhận khâu đầu tiên của công đoạn sản xuất giầy đó là bồi vải, pha cắt thành những bán thành phẩm đồng bộ, in tem, in mặt tẩy và chuẩn bị mọi thứ nguyên vật liệu để phục vụ cho các phân xưởng may, phân xưởng gò giầy +Phân xưởng cán ép : Phụ trách toàn bộ phần cao su của một đôi giầy gồm cán luyện cao su thành đế giầy, ép tem, pho hậu, xoải +Phân xưởng may : Nhận bán thành phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản xuất để may mũ giầy +Phân xưởng giầy : Nhận mũ giầy của phân xưởng may, cao su và đế của phân xưởng cao su để gò thành giầy +Phân xưởng hoàn thiện : Nhận giầy đã gò qua lưu hóa, làm vệ sinh công nghiệp, xâu dây giầy, bao gói giầy hoàn chỉnh chờ làm thủ tục xuất hàng -Xí nghiệp giầy Thái Bình : Gồm đầy đủ các phòng ban như ở công ty nhưng quy mô nhỏ hơn và không có phòng thị trường và giao dịch với nước ngoài. Về tài chính, xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Về sản xuất, khi có lệnh sản xuất phát ra từ công ty, phòng kế hoạch vật tư điều chuyển vật tư về Thái Bình ( theo định mức vật tư của đơn hàng ) Từ đó, xí nghiệp tiến hành triển khai sản xuất hàng theo quy trình công nghệ mà phòng kỹ thuật đã ban hành -Nhà máy giầy Chí Linh : Quy mô giống như nhà máy giầy Thái Bình, các phòng ban , đơn vị trong công ty có quan hệ bình đẳng và cùng hỗ trợ nhau làm việc với mục đích đem lại lợi ích chung cho công ty 34 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 35. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 4. Đặc điểm sản xuất của công ty Giầy Thăng Long Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy Cao su, hoá chất Các loại vải PX chuẩn bị sản xuất Bán thành phẩm pha cắt PX cán luyện và PX ép Thựng Carton,dõy giầy, giấy gúi, giấy nhột, tỳi PXmay nilon… Mũ giầy PX giầy Đế giầy Giầy hoàn chỉnh Kho thành phẩm Để sản xuất một đôi giầy hoàn chỉnh cần qua các công đoạn sau ; Phân xưởng chuẩn bị sản xuất lĩnh nguyên vật liệu ở kho theo định mức vật tư của từng lệnh sản xuất mà phòng Kế toán - Vật tư đã ban hành. Kết hợp với quy trình kỹ thuật mà phòng Kỹ thuật Công nghệ và KCS đã lập, phân xưởng bắt đầu tiến hành sản xuất : Vải được bồi với mộc mành hoặc với xốp hoặc phin ( tuỳ theo yêu cầu của khách hµng ) để làm mặt tẩy. Sau đó vải bồi được chặt thành mũ giầy, chặt độn, chặt mặt tẩy, nẹp ô-de…Phân xưởng chuẩn bị bán thành phẩm để chuyển sang phân xưởng may mũ giầy Phân xưởng may mũ giầy : Tiếp nhận các chi tiết là sản phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản xuất chuyển sang và tiến hành may mũ giầy hoàn chỉnh. Công đoạn may này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, cẩn thận vì có nhiều chi tiết rất khó như: đấu hậu, nẹp Ô-de, đường viền…Mũ giầy phải 35 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 36. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com được vệ sinh sạch sẽ, kiểm hoá từng đôi, đạt yêu cầu mới chuyển sang phân xưởng giầy để gò thành giầy hoàn chỉnh Phân xưởng cán – ép : Có nhiệm vụ chế biến cao su từ nguyên liệu là cao su hoặc các loại hoá chất khác. Trước tiên, cán luyện thô cao su, đưa chất xúc tác để cán tinh cao su, sau đó đưa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng theo quy trình kỹ thuật, chặt thành đế cán, bím giầy pho hậu, nẹp Ô-de. Nếu giầy có sử dụng đế đúc thì hỗn hợp này được chuyển sang phân xưởng ép để ép thành đế giầy Phân xưởng giầy nhận mũ giầy từ phân xưởng máy và đế cao su từ phân xưởng cán ép, phân xưởng tiến hành gò giầy bằng các phom giầy, sản phẩm giầy được lưu hoá, tẩy bẩn, làm vệ sinh sạch sẽ và chuyển cho phân xưởng hoàn thiện Phân xưởng hoàn thiện nhận sản phẩm từ phân xưởng giầy sau đó hoàn thành nốt các công đoạn sau cùng là sỏ dây giầy, nhét giấy vào mũi giầy, làm vệ sinh, kiểm tra sản phẩm đủ phẩm chất, sắp sếp thành đôi, cho vào túi nilon hoặc vào hộp giầy tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và chờ xuất hàng. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY THĂNG LONG 1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1. Tình hình sản xuất Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Giầy Thăng Long thời kỳ 2003 - 2005 được thể hiện qua bảng 1 dưới đây: 36 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 37. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty thời kỳ 2003 - 2005 Đơn Tốc độ phát triển % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 vị 04/03 05/04 1. Tổng SPSX đôi 3708052 4346350 4609243 117,21 106,05 - Giầy xuất khẩu đôi 1297818 1782003 2627269 137,3 147,43 - Giầy nội địa đôi 2490234 2564347 1981974 137,3 77,3 2. Danh thu Tr.đ 103582 107694 127883 103,96 118,75 Doanh thu nội địa Tr.đ 67328,3 63539,46 54989,69 94,4 86,54 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ 36253,7 44154,54 72983,31 121,79 165,08 3. Nộp ngân sách Tr.đ 1597,00 2380,20 2633,52 149,07 110,64 4. Lợi nhuận Tr.đ 902 1309,6 1438 145,19 109,8 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2003 - 2005 Qua bảng trên ta thấy được tổng sản phẩm sản xuất của Công ty có xu hướng tăng. Tổng sản phẩm sản xuất năm 2004 đạt 106,05% so với 2003, đáng chú ý thị trường xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh. Có thể khẳng định rằng do sản lượng xuất khẩu tăng, dẫn tới doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng làm cho kết quả doanh thu của toàn công ty cũng tăng. Doanh thu tăng đều qua các năm, trong năm 2004 đạt 107694 triệu đồng bằng 103,96% so với năm 2003, năm 2005 đạt 127883 triệu đồng bằng 118,75% so với năm 2004. Do giá trị xuất khẩu tăng làm cho doanh thu dẫn đến nộp ngân sách cho Nhà nước có xu hướng tăng, cụ thể năm 2003 nộp ngân sách đạt 1597 triệu đồng, năm 2004 nộp 2380,2 triệu đồng, năm 2005 nộp 2633,52 triệu đồng. Do nhờ tiết kiệm được chi phí đầu vào, giảm phí lưu thông… nên lợi nhuận của công ty vẫn đảm bảo tăng đều qua các năm. Năm 2004 đạt 1.309,6 triệu đồng tăng 45,19% so với năm 2003, năm 2005 đạt 1.438 triệu đồng tăng 9,8% so với năm 2004. Vì giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng và xuất khẩu tăng lợi nhuận của công ty vẫn ổn định. Đây là một trong những thành công do Công ty hướng vào thị trường nội địa, các thị trường truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng, mẫu mã hình thức sản phẩm để nâng cao thế chủ động trong việc cạnh tranh trên thị trường kể cả trong và ngoài nước. 1.1. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu 37 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 38. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty được phản ánh qua bảng 2,3 dưới đây Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Công Ty Giầy Thăng Long (Giai đoạn 2003 - 2005) Đơn vị tính: USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Tỷ tọng (%) 2003 1.434.624 18 2004 2.372.056 29 2005 4.297.941 53 Cộng 8.225.293 100% Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu các năm của Công ty Giầy Thăng Long. Bảng 5: Kết quả xuất khẩu của công ty Giai đoạn 2003 - 2005 Đơn vị tính: USD Chỉ Tổng Giá trị sản Doanh thu từ Tỷ lệ (%) tiêu doanh xuất TB xuất khẩu năm thu XK/DT DT XK 2003 18.196 15.953 87 131 156 2,4 2004 31.295 18.805 85,6 171 180 3,2 2005 56.127 53.253 96 224 233 5,9 Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Công ty Giầy Thăng Long. Qua hai bảng số liệu trên, ta có thể thấy được một số đặc điểm quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây. Kim ngạch đang có xu hướng tăng dần, đây là một kết quả đáng phấn khởi bởi thị trường và các bán hàng quen thuộc từ các nước XHCN và đặc biệt là Liên Xô đã không còn nữa khi hệ thống các nước này tan vỡ. Sự vực dậy và vươn lên khó khăn trong những năm đầy gian truân và thử thách đã dần qua đi. Trên cơ sở những mối quan hệ với các bạn hàng của những năm trước đó, Công ty đã chủ động ký kết được nhiều hợp đồng có giá trị, số 38 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
  • 39. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com lượng hợp đồng lớn. Trong năm 2003, hoạt động mở rộng thị trường cũng được xúc tiến mạnh mẽ và Công ty đã biết chú trọng và tập trung khai thác vào các thị trường Tây Âu- nơi có nhu cầu giầy lớn nhất hiện nay. Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu của Công ty ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành phát triển. Tỷ lệ doanh thu từ xuất khẩu cũng có xu hướng tăng nhanh. Điều đó có thể phản ánh phần nào chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu của Công ty ngày càng khả quan, Công ty đã chọn thị trường quốc tế và thị trường mục tiêu mà Công ty cần phải chiếm lĩnh được. Việc hướng hoạt động kinh doanh sản phẩm giầy vào xuất khẩu giúp Công ty khai thác triệt để được các lợi thế so sánh như: giá nhân công rẻ, chính sách khuyến khích và trợ giá cho hoạt động xuất khẩu của Chính phủ… Khai thác được thị trường rộng lớn mà ta đang có rất nhiều lợi thế. Tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu trong tổng doanh thu luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng theo từng năm. Năm 2003 là 15.953 USD, năm 2004 là 28.805 và năm 2005 là 53.253 USD, điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu của Công ty là rất quan trọng. Do đó chỉ cần một biến động nhỏ của thị trường thế giới là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty, một sự thay đổi thị hiếu ở một quốc gia nào đó mà Công ty xuất khẩu sang làm giảm khối lượng sản phẩm và làm ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Vì vậy Công ty rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu cũng như sự thay đổi thị hiếu trên thị trường thế giới. Trong những năm gần, đơn giá trung bình của hàng xuất khẩu là rất thấp, nhưng qua từng năm đơn giá đã dần tăng lên. Việc tăng lên này không phải thể hiện sự trượt giá của mặt hàng tiêu dùng hay bị ảnh hưởng của lạm phát mà nó thể hiện. Một là, sự vững vàng của Công ty trên thị trường quốc tế trong hoạt động đàm phán, giao dịch Công ty đã không bị ép giá, thể hiện nghệ thuật giao tiếp và đàm phán ngày càng được tăng lên. 39 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com