SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Downloaden Sie, um offline zu lesen
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Ngày 21/02/2014, Bộ VHTTDL có
Văn bản số 400/BVHTTDL-KHTC gửi
Văn phòng điều phối Trung ương
chương trình mục tiêu quốc gia
(MTQG) xây dựng nông thôn mới về
kết quả thực hiện 03 năm và kế hoạch
năm 2014 Chương trình MTQG xây
dựng nông thôn mới. Theo đó, kết quả
thực hiện “Phát triển văn hóa nông
thôn” đã đạt được thành tựu quan trọng.
Năm 2013 cả nước đã có 62,6% làng
văn hóa, tổ dân phố văn hóa đạt chuẩn
(trong đó trên 47% làng, thôn, ấp, bản
văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng
kinh tế-xã hội nông thôn mới). Năm
2013 cả nước có 16.442.740/21.516.714
gia đình văn hóa được công nhận, đạt
76% (có trên 15% gia đình văn hóa
ở nông thôn làm giàu từ sản xuất
nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ
nông thôn)...
(Xem tiếp trang 5)

trong số này

- Công bố, phổ biến
các tác phẩm văn học
được Giải thưởng Nhà nước
(Tr.8)
- Xung quanh quyết định
của Bộ GDĐT về dừng tuyển sinh
một số chuyên ngành
nghệ thuật
(Tr.18
- Điểm sáng văn hóa
vùng biên giới
(Tr.10

Số 1065 ngày 05/3/2014

Hội nghị triển khai công tác
Ủy ban Olympic Việt Nam năm 2014

Ảnh: C.T.V

Kết quả 03 năm
thực hiện “Phát triển
văn hóa nông thôn”

Phát hành Thứ năm hằng tuần

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam chủ trì Hội nghị

Ngày 27/02 tại Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai
công tác năm 2014. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Chủ tịch Ủy ban
Olympic Việt Nam chủ trì Hội nghị. Năm 2014, Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC)
tiếp tục hướng tới những mục tiêu trọng tâm, trong đó chú trọng công tác chuẩn bị
cho đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự 4 Đại hội thể thao quốc tế trong năm
gồm: Đại hội thể thao Olympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh (Trung Quốc) từ 16-28/8,
Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD 17) tại Hàn Quốc từ 19/9-04/10, Đại hội
thể thao Bãi biển Châu Á (ASIAD Beach Games) lần thứ IV tại Thái Lan từ 14-21/11
và Đại hội thể thao Người khuyết tật Châu Á - Thái Bình Dương tại Hàn Quốc.
(Xem tiếp trang 4)

Liên kết phát triển du lịch ba tỉnh miền Trung
Ngày 01/3 tại thành phố Huế diễn ra lễ ký kết hợp tác liên kết phát triển
du lịch ba tỉnh/thành: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Đây là hoạt
động do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Chương
trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự
án do Liên minh Châu Âu - EU tài trợ). Ba tỉnh/thành được xác định là khu
vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
(Xem tiếp trang 12)
quản lý nhà nước

Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh
Ngày 14/02, Bộ VHTTDL ban
hành Thông báo số 326/TBBVHTTDL thông báo kết luận của Bộ
trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh
Quảng Ninh.
Theo đó, để thực hiện tốt công tác
tổ chức và quản lý lễ hội, phát triển sự
nghiệp văn hoá, gia đình, thể thao và du
lịch của Tỉnh năm 2014 và những năm
tiếp theo, Bộ VHTTDL đề nghị tỉnh
Quảng Ninh: Tiếp tục quan tâm, lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ, kế hoạch phát triển văn hóa,
gia đình, thể thao và du lịch, xứng đáng
là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội khu
vực Đông Bắc; Sớm kiện toàn bộ máy
quản lý di tích theo hướng phân định rõ
ràng giữa chức năng quản lý và quản lý
sự nghiệp. Việc quản lý trực tiếp di tích
thì tùy theo quy mô, giá trị của di tích
để thành lập Ban Quản lý, không để
tình trạng một di tích có nhiều chủ thể
quản lý dẫn đến tình trạng trùng chéo,
đưa đẩy trách nhiệm; Tập trung nghiên
cứu, lập quy hoạch khu vực dịch vụ tại
các điểm di tích; tăng cường công tác
bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát, phòng,
chống và chữa cháy rừng, đặc biệt là
Quần thể di tích Yên Tử; Quan tâm, bố
trí tổng nguồn chi cho hoạt động văn
hóa tương ứng với mức tăng trong tổng
nguồn chi ngân sách của Tỉnh hằng

năm; Tập trung đầu tư phát triển du lịch
trên địa bàn, đặc biệt phải xây dựng và
triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, chất
lượng dịch vụ du lịch.
Đối với một số kiến nghị của Tỉnh:
Về việc hướng dẫn thành lập Ban Quản
lý di tích ở địa phương: Hiện nay, Bộ
giao Cục Di sản văn hóa chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan nghiên
cứu xây dựng văn bản hướng dẫn việc
thành lập Ban Quản lý di tích để các địa
phương thực hiện thống nhất trong cả
nước; Việc quản lý, sử dụng tiền công
đức: Bộ VHTTDL đang chủ trì, phối
hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên
quan xây dựng Thông tư Liên tịch
hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền
công đức và sớm ban hành Thông tư này.
Đối với kinh phí trùng tu tôn tạo di
tích Yên Tử, Bạch Đằng và Khu lăng
mộ nhà Trần tại Đông Triều: Đề nghị
tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện
Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày
18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án mở rộng và
phát triển Khu di tích lịch sử và danh
thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh; Quyết
định số 322/QĐ-TTg ngày 18/02/2013
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và
phát huy giá trị Khu di tích lịch sử
Chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng

Ninh và Quyết định số 307/QĐ-TTg
ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di
tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.
Về xây dựng Trung tâm huấn luyện
và thi đấu thể thao vùng Đông Bắc: Đề
nghị tỉnh Quảng Ninh triển khai thực
hiện Quyết định số 1752/QĐ-TTg
ngày 27/9/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê quyệt Đề án Quy hoạch hệ
thống cơ sở vật chất-kỹ thuật thể dục,
thể thao quốc gia đến năm 2020 và
Công văn số 240/BVHTTDL-KHTC
ngày 25/01/2014 của Bộ VHTTDL về
việc thoả thuận dự án đầu tư xây dựng
công trình Nhà thi đấu đa năng 5.000
chỗ thuộc Trung tâm Thể thao vùng
Đông Bắc tại tỉnh Quảng Ninh.
Việc đăng cai tổ chức các giải thể
thao khu vực và thế giới: Bộ ủng hộ chủ
trương, đề nghị tỉnh Quảng Ninh chủ
động làm việc với Tổng cục Thể dục thể
thao thống nhất đề xuất, báo cáo lãnh đạo
Bộ xem xét, quyết định. Về việc có ý
kiến về Quy chế quản lý khách du lịch
Trung Quốc đến Quảng Ninh qua các
cửa khẩu đường bộ, Bộ VHTTDL giao
Tổng cục Du lịch và Thanh tra Bộ nghiên
cứu, góp ý và đề nghị Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh báo cáo Thủ tướng
tHtt
Chính phủ quyết định.

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL
Bộ VHTTDL có Quyết định số
342/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2014
quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ
chức của Cổng thông tin điện tử Bộ
VHTTDL. Theo đó, Cổng thông tin điện
tử Bộ VHTTDL (Cổng thông tin điện tử)
tại địa chỉ http://www.bvhttdl.gov.vn là
điểm truy cập duy nhất của Bộ
VHTTDL trên Internet, liên kết tích hợp
các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng
dụng, nhằm phục vụ công tác quản lý,

2

số 1065 l 05.3.2014

chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ; là
kênh tuyên truyền, phổ biến đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước trong các lĩnh vực
văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du
lịch; cung cấp, trao đổi thông tin giữa
Bộ VHTTDL với các cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong tiếp nhận phản ánh, kiến
nghị của tổ chức, cá nhân trên Internet
gửi Bộ VHTTDL.
Cổng thông tin điện tử có nhiệm vụ

đăng tải những nội dung chủ yếu sau:
Thông tin giới thiệu chung về Bộ
VHTTDL và các cơ quan, đơn vị trực
thuộc (tóm lược quá trình hình thành và
phát triển, các thành tựu đạt được; các
chủ trương định hướng phát triển của
ngành; tổ chức bộ máy quản lý, điều
hành; thông tin liên hệ: địa chỉ, điện
thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính
thức của cơ quan, đơn vị để liên hệ và
tiếp nhận thông tin; tiểu sử tóm tắt và
quản lý nhà nước

Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại cuộc họp về chuẩn bị
tổ chức Hội chợ ITE HCMC 2014
Bộ VHTTDL có Thông báo số
499/TB-BVHTTDL ngày 27/02 thông
báo kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn tại cuộc họp về chuẩn bị tổ chức
Hội chợ ITE HCMC 2014; Kế hoạch
khảo sát sản phẩm du lịch đặc thù vùng
đồng bằng sông Cửu Long; Công tác
triển khai các Quy hoạch phát triển du
lịch Vùng đã được phê duyệt.
Theo đó, về công tác chuẩn bị tổ
chức Hội chợ ITE HCMC 2014: Tổng
cục Du lịch có nhiệm vụ trao đổi với
Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh về bổ
sung làm rõ ý tưởng, nét đặc sắc trong
hoạt động, nội dung hoạt động của ITE
2014 kỷ niệm tròn 10 năm, cơ chế và
giải pháp để đạt được mục tiêu tăng
trưởng đề ra, báo cáo lãnh đạo Bộ xem
xét, ban hành Kế hoạch trước ngày
28/02/2014. Đồng thời, khẩn trương đề
xuất thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ
chức Hội chợ ITE HCMC 2014 trình
lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành trước
28/02/2014; Đồng ý đổi tên “Giải Golf
hữu nghị”; không đưa vào Kế hoạch
Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch hạ
nguồn Mê Kông; Giao Cục Hợp tác
quốc tế phối hợp với Tổng cục Du lịch,
Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh đề xuất
mời 5 Bộ trưởng du lịch nước

ACMECS tham dự Lễ khai mạc và
Giải Golf hữu nghị trong khuôn khổ
Hội chợ ITE HCMC 2014 và các nội
dung phù hợp.
Về Kế hoạch khảo sát sản phẩm du
lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu
Long: Đề nghị Tổng cục Du lịch: Chỉ
đạo Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch
và các đơn vị liên quan tổng hợp, kế
thừa các nghiên cứu, quy hoạch, đề án
được duyệt dự kiến sản phẩm đặc thù
của Vùng, các địa phương, cơ chế liên
kết phát triển du lịch vùng đồng bằng
sông Cửu Long, xác định địa điểm, tính
toán lộ trình phù hợp, có trọng tâm,
trọng điểm; Trao đổi, phối hợp chặt chẽ
với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp
hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long,
Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí
Minh, Sở VHTTDLcác tỉnh/thành khu
vực đồng bằng sông Cửu Long đảm
bảo sự đồng thuận, tính thực tế, hiệu
quả của việc khảo sát và tổ chức Hội
nghị; Bổ sung làm rõ nội dung khảo
sát: Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát
triển du lịch Vùng, đề xuất mô hình, cơ
chế hợp tác, liên kết, điều phối thực
chất phát huy lợi thế vùng, sản phẩm
đặc trưng; Cân đối địa điểm khảo sát:
Tập trung các địa phương là địa bàn

trọng điểm về du lịch, các khu du lịch
quốc gia, điểm du lịch quốc gia Vùng
đồng bằng sông Cửu Long theo Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/01/2013. Thời gian tổ chức: nửa
cuối tháng 3/2014; Tiến hành các thủ
tục về kinh phí theo đúng quy định của
Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia
và các quy định có liên quan...
Về dự thảo Kế hoạch tổ chức phổ
biến và triển khai Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch 03 vùng Đồng bằng
sông Hồng và duyên hải Đông Bắc,
Bắc Trung bộ, Tây Nguyên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030: Cơ bản
thống nhất địa điểm tổ chức các Hội
nghị: vùng đồng bằng sông Hồng và
duyên hải Đông Bắc tổ chức tại Hải
Phòng, vùng Bắc Trung bộ tổ chức tại
TP. Huế, vùng Tây Nguyên tổ chức tại
Đắk Lắk. Thời gian và các điều kiện
chuẩn bị đề nghị Tổng cục Du lịch phối
hợp chặt chẽ, trao đổi để thống nhất với
các địa phương, các Hội nghị vùng Bắc
Trung bộ và Tây Nguyên đề nghị tổ
chức cuối tháng 4/2014.
tHtt

nhiệm vụ được phân công của lãnh đạo
Bộ); Các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành và các văn bản quản lý
hành chính có liên quan; Tin tức, sự kiện
nổi bật về các hoạt động của Bộ và các
đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
Thông tin chỉ đạo, điều hành bao gồm:
hệ thống văn bản phục vụ công tác chỉ
đạo, điều hành; ý kiến xử lý, phản hồi
đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ
chức, cá nhân; Thông tin tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật,
chế độ, chính sách đối với những lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ; Thông tin về chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực;
Thông tin liên quan đến các dự án đã,
đang và sẽ thực hiện của Bộ và các đơn
vị trực thuộc; Thông tin về các hội nghị,
hội thảo tập huấn của Bộ; Thông cáo báo
chí, trả lời phỏng vấn, phát ngôn chính
thức của lãnh đạo Bộ và trả lời công dân
theo thẩm quyền về lĩnh vực văn hóa, gia
đình, thể dục thể thao và du lịch; Danh
mục các dịch vụ hành chính công và các
biểu mẫu điện tử. Hướng dẫn tổ chức, cá
nhân tham gia giao dịch với cơ quan nhà
nước khi thực hiện các dịch vụ hành
chính công trên môi trường mạng. Thực

hiện việc tuyên truyền, quảng bá để thu
hút người dân tham gia giao dịch với Bộ
và các đơn vị trực thuộc trên môi trường
mạng; Các thông tin cần thiết khác.
Tổ chức Cổng thông tin điện tử
gồm: Ban Biên tập có chức năng,
nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL
tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật
thông tin và phối hợp xử lý các dịch vụ
công để đảm bảo hoạt động của Cổng
thông tin điện tử; Văn phòng Bộ chủ trì
quản trị Cổng thông tin điện tử. Giúp
việc cho Ban Biên tập là bộ phận thư
ký, trị sự.
tHtt

số 1065

l

05.3.2014

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến 2020”
Ngày 20/02, Phó Thủ tướng Chính
phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số
281/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy
mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng
đến năm 2020”.
Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy
mạnh các hoạt động học tập thường
xuyên, học tập suốt đời trong gia đình,
dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây
dựng và triển khai các mô hình “Gia
đình học tập”, “Dòng họ học tập”,
“Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học
tập”, góp phần xây dựng xã hội học
tập. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và thí
điểm các mô hình “Gia đình học tập”,
“Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học
tập” và “Đơn vị học tập” để triển khai
nhân rộng từ năm 2016 trong phạm vi

cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 có
100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến
học Việt Nam được tập huấn nâng cao
nhận thức về xã hội học tập và các mô
hình học tập suốt đời trong gia đình,
dòng họ và cộng đồng; 70% gia đình
được công nhận Danh hiệu “Gia đình
học tập”, 50% dòng họ được công nhận
Danh hiệu “Dòng họ học tập”, 60%
cộng đồng (thôn, làng, ấp, bản, tổ dân
phố và tương đương) đạt Danh hiệu
“Cộng đồng học tập”. Đối với các vùng
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn,
các tỷ lệ này tương ứng là 60%, 40%
và 50%; 50% các tổ chức, cơ quan,
trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt
Danh hiệu “Đơn vị học tập”.
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

Hội nghị triển khai...
Bên cạnh đó, Ủy ban Olympic Việt
Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đối
ngoại, công tác tuyên truyền giáo dục
tư tưởng Olympic và đào tạo cán bộ,
tích cực triển khai các công việc chuẩn
bị tổ chức Đại hội thể thao Châu Á lần
thứ 18 năm 2019 (ASIAD 18) và Đại
hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5
năm 2016 tại Việt Nam.
Hội nghị đã thông qua báo cáo kế
hoạch chuẩn bị và tham dự các Đại hội
thể thao quốc tế năm 2014 cũng như
công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT
toàn quốc lần VII. Một số mục tiêu của
TTVN tại các sự kiện thể thao quốc tế
quan trọng cũng được đề ra, dự kiến tại
Đại hội thể thao Olympic trẻ lần thứ 2
tại Nam Kinh, Trung Quốc, đoàn
TTVN phấn đấu giành 2HCB, từ 3 đến
4HCĐ với số lượng khoảng 30 thành
viên tham dự thi đấu ở 11/29 môn. Tại
ASIAD 17, đoàn Việt Nam dự kiến
tham gia với khoảng 350 thành viên

4

số 1065 l 05.3.2014

được Đề án nêu ra là: Xây dựng và thí
điểm các mô hình “Gia đình học tập”,
“Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học
tập” và “Đơn vị học tập”; Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về xã hội học tập,
về mô hình học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ và cộng đồng; Phát động
phong trào học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ và cộng đồng; Duy trì,
củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của Trung tâm học tập
cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong
trào học tập suốt đời trong gia đình,
dòng họ và cộng đồng; Tổ chức đánh
giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình
học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng
đồng học tập” và “Đơn vị học tập”.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể
H.Yến
từ ngày 20/02/2014.
(Tiếp theo trang 1)

(250 VĐV thi đấu tại 22 môn), phấn
đấu giành từ 2-3HCV, xếp hạng từ 1520/45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vừa
qua, Tổng cục TDTT phối hợp cùng
Ủy ban Olympic Việt Nam, các địa
phương đã tuyển chọn được 64 VĐV
để tập trung đầu tư trọng điểm. Với Đại
hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 4,
dự kiến đoàn TTVN tham gia với 280
thành viên (100 thành viên tham gia
với hình thức xã hội hóa), chỉ tiêu phấn
đấu giành từ 1-2HCV, 4HCB...
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị,
một số ý kiến tham luận cũng đã đề
xuất và đóng góp thêm một số giải
pháp để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai
trò của Ủy ban Olympic Việt Nam.
Một số ý kiến góp ý về công tác chuẩn
bị nguồn lực cho ASIAD 18 hay
Olympic 2016, do thời gian không còn
nhiều, cần đẩy nhanh hơn nữa công tác
chuẩn bị cho những mục tiêu này.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Chủ tịch

Ủy ban Olympic Việt Nam - Hoàng
Tuấn Anh nhấn mạnh: để triển khai
thắng lợi nhiệm vụ đặt ra trong năm
2014, Ủy ban Olympic Việt Nam cần
tập trung tổ chức thực hiện tốt 9 nhiệm
vụ, trong đó có việc rà soát hoàn thiện
kế hoạch chuẩn bị tham dự và tổ chức
các giải thể thao, Đại hội thể thao
quốc tế và trong nước năm 2014.
Cùng với đó, Ủy ban Olympic Việt
Nam cần phối hợp chặt chẽ với Tổng
cục TDTT và các cơ quan liên quan
trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng
thể tổ chức ASIAD 18 năm 2019 và
Đại hội thể thao bãi biển Châu Á năm
2016 tại Việt Nam; Tiếp tục mở rộng
hơn nữa công tác đối ngoại; Phối hợp
chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo
chí cả nước để triển khai các hoạt
động tuyên truyền cho ASIAD 18 và
các sự kiện thể thao quan trọng do
Việt Nam đăng cai.
tHtt
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Kết quả 03 năm thực hiện...
Hiện cả nước có 4.998/11.161 xã,
phường, thị trấn có Trung tâm Văn
hóa-Thể thao đạt 44,8% (đạt chuẩn
theo quy định của Bộ VHTTDL 30%.),
có 54.391/118.034 thôn có Nhà Văn
hóa đạt 46%; (đạt chuẩn theo quy định
của Bộ VHTTDL 47%). Có 36.141 sân
vận động không có khán đài và sân
bóng đá, 36.141 sân vận động và sân
bóng đá do cấp xã quản lý, 1593 nhà
thi đấu và nhà tập luyện, trong đó có
942 công trình do doanh nghiệp và tư
nhân quản lý, 348 bể bơi, hồ bơi tự tạo,
38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được
thành lập. Tổng diện tích đất dành cho
thể thao được quy hoạch tại các xã là
2.552.285ha, trong đó đang được sử
dụng thường xuyên 9.727ha, 6.212ha
đã được cấp sổ đỏ. Nhờ huy động tập
trung đầu tư các nguồn lực để xây dựng
thiết chế văn hóa, thể thao nên trong 02
năm (2011-2012), ngân sách Nhà nước
đầu tư và hỗ trợ gần 1000 tỷ đồng (cấp
tỉnh hơn 400 tỷ đồng; cấp huyện 300 tỷ
đồng; cấp xã 200 tỷ đồng). Công tác xã
hội hóa xây dựng hệ thống thiết chế

văn hóa cơ sở cũng phát triển mạnh
mẽ; nhân dân đã đóng góp gần 2.000
tỷ đồng xây dựng Nhà văn hóa, sân thể
thao thôn. Ngoài 11 xã điểm XDNTM
của Trung ương, những điển hình trong
quá trình triển khai thực hiện Đề án
phát triển văn hóa nông thôn ở cấp tỉnh
có xã Long Tân (Bà Rịa-Vũng Tàu),
Vĩnh Thanh (Bạc Liêu), Chánh Phú
Hòa (Bình Dương), Châu Bình (Nghệ
An), Vũ Phúc (Thái Bình), Tân An
(Gia Lai), Quý Lộc (Thanh Hóa)…
Mức hưởng thụ văn hóa của nhân
dân được nâng lên, phong phú hơn.
Hiện nay, nhu cầu sinh hoạt văn hóa,
thể thao của nhân dân ngày một tăng,
trung bình một năm có 40,8 triệu lượt
người tham gia hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc
bộ ở nông thôn (đạt gần 60%), trong đó
có 27% người dân đồng bằng, thành
phố sinh hoạt văn hóa, luyện tập thể
dục, thể thao thường xuyên; ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa số người tham
gia hoạt động văn hóa, thể thao thường
xuyên đạt 15%.

(Tiếp theo trang 1)
Phát triển văn hóa nông thôn
trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đã giải
quyết hài hòa vấn đề bảo tồn và phát
triển di sản văn hóa, đã tích cực xây
dựng nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, tổ chức lễ hội. Phát
triển văn hóa nông thôn đã có tác
động tích cực tạo động lực cho phát
triển nông nghiệp và xây dựng nông
thôn mới, nâng cao đời sống nông
dân; rút ngắn khoảng cách chênh lệch
mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào
vùng nông thôn với thành thị; đồng
thời, củng cố và phát triển hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở; tạo
điều kiện để người dân ở vùng nông
thôn tham gia nhiều hơn vào các hoạt
động văn hóa thể thao và tham gia
sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy các loại
hình văn nghệ dân gian truyền thống,
đời sống văn hóa nông thôn có bước
khởi sắc tạo ra môi trường văn hóa
lành mạnh ở nông thôn.
DuYên trần

Hà Nội khắc phục những tồn tại ở lễ hội Chùa Hương
Thời gian qua, du khách cũng
như các phương tiện thông tin đại
chúng đã phản ánh một số bất cập
đang diễn ra tại lễ hội Chùa Hương,
ảnh hưởng tới hình ảnh lễ hội và gây
phiền hà cho khách. Trước tình trạng
này, UBND thành phố Hà Nội đã
quyết liệt “vào cuộc”, tổ chức nhiều
cuộc họp với UBND huyện Mỹ Đức,
Sở VHTTDL Hà Nội và các Sở,
Ban, ngành liên quan; đồng thời chỉ
đạo các cơ quan liên quan kiên
quyết xử lý những tồn tại ở lễ hội
Chùa Hương.
Theo Đoàn kiểm tra liên ngành
của thành phố Hà Nội, đến thời điểm
này, những tồn tại trong công tác
quản lý, tổ chức lễ hội đã cơ bản

được khắc phục; lễ hội có những
chuyển biến tích cực theo hướng lành
mạnh, văn minh, an toàn.
Vấn đề bức xúc tại lễ hội Chùa
Hương là các quán ăn treo thực phẩm
tươi sống bên ngoài, gây phản cảm
đã được Ban Tổ chức lễ hội nghiêm
túc xử lý, yêu cầu các hộ kinh doanh
treo trong tủ kính dán giấy mờ ba
mặt. Khi được kiểm tra, các chủ cửa
hàng xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp
pháp liên quan đến vệ sinh an toàn
thực phẩm. Đoàn kiểm tra đã thực
hiện test nhanh giấm, bún, phở tại
một vài cửa hàng và chưa phát hiện
chất bảo quản cấm sử dụng. Công tác
vệ sinh môi trường tại Chùa Hương
đã được chú trọng, thùng rác được bố

trí tại nhiều nơi cùng những khuyến
cáo đến du khách đã tác động đáng
kể tới ý thức người trẩy hội. Đặc biệt,
dịch vụ đổi tiền lẻ không còn hoạt
động công khai.
Theo Ban Tổ chức lễ hội Chùa
Hương, từ khi khai hội đến nay, lực
lượng an ninh đã bắt và xử lý 31
trường hợp, tạm giữ 29 xe mô tô của
lái đò dùng để bám đuổi khách trên
đường; bắt giữ 5 đối tượng có hành
vi phe vé cáp treo, thu giữ hơn 1.100
vé… Ban Tổ chức đã lập biên bản,
thu giữ hàng trăm ấn phẩm văn hóa
không được phép lưu hành, xử lý 1
đối tượng phát tán tài liệu trái phép
tại động Hương Tích.
trần nguYện

số 1065

l

05.3.2014

5
quản lý nhà nước

Công bố quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh
Ngày 01/3, tại Quảng trường tỉnh
Bình Phước, Bộ VHTTDL phối hợp
với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức
Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn
quốc, Kỷ niệm 55 năm Đường Hồ Chí
Minh (19/5/1959-19/5/2014), 60 năm
Chiến thắng Điện Biên Phủ
(07/5/1954-07/5/2014) và công bố
quyết định xếp hạng Di tích quốc gia
đặc biệt Di tích lịch sử Đường Trường
Sơn - Đường Hồ Chí Minh với chủ đề
Huyền thoại một con đường.
Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, Trưởng Ban
Chỉ đạo Liên hoan, đại diện lãnh đạo
cùng gần 300 tuyên truyền viên đến từ 13
tỉnh/thành và nhân dân các địa phương.
Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số
2383/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích

quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường
Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh qua
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắc Nông và Bình Phước. Mạng
lưới đường Trường Sơn kéo dài và đi
qua các tỉnh từ Nghệ An cho đến Bình
Phước. Là đoạn cuối đường Hồ Chí
Minh, nằm trong hệ thống di tích quốc
gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường
Trường Sơn - Hồ Chí Minh, tỉnh Bình
Phước có 2 hạng mục: Điểm cuối
đường ống dẫn xăng dầu (VK96) nối
từ hậu phương miền Bắc (Lạng Sơn,
Móng Cái), qua hai tuyến ống Đông và
Tây Trường Sơn đến tụ điểm cuối cùng
ở Bù Gia Mập (Bình Phước) với tổng
chiều dài 4.990km. Hạng mục thứ hai
là Bồn xăng - Kho nhiên liệu VK98 (xã

Lộc Quang, huyện Lộc Ninh).
Liên hoan tuyên truyền lưu động Kỷ
niệm 55 năm đường Hồ Chí Minh không
chỉ có ý nghĩa phục vụ đồng bào mà còn
nhằm bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
phẩm chất cho các thế hệ diễn viên, tuyên
truyền viên. Di tích lịch sử Đường
Trường Sơn - Hồ Chí Minh được xếp
hạng cấp quốc gia đặc biệt là niềm vui,
niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân tỉnh Bình Phước và cũng là
niềm tự hào chung của người dân cả
nước. Đây là di tích hết sức quý báu để
giáo dục truyền thống đấu tranh cách
mạng cho các thế hệ mai sau. Việc bảo
vệ, phát huy giáo dục truyền thống di tích
không chỉ riêng của Ngành VHTTDL địa
phương mà là nhiệm vụ chung của toàn
Đảng bộ, toàn dân Bình Phước.
M.HạnH

VăN BảN MớI
- Tại Quyết định số 338/QĐBVHTTDL ngày 21/02/2014 của
Bộ VHTTDL cho phép Trung tâm
Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật phối
hợp với Công ty Moet Henessy
Asia Pacific đón 02 nghệ sỹ dương
cầm người Nga, Vladimir Askenazy và Vovka Askenazy, và tổ
chức “Chương trình hòa nhạc
Henessy lần thứ 18” tại Hà Nội.
Chương trình sẽ diễn ra vào ngày
20/3 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 343/QĐ-BVHTTDL ngày
21/02/2014 thành lập Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử của Bộ
VHTTDL do ông Phan Đình Tân,
Chánh Văn phòng Bộ làm Trưởng
Ban; ông Đàm Quốc Chính, Giám
đốc Trung tâm Thông tin Thể dục
thể thao, ông Nguyễn Thành
Vượng, Giám đốc Trung tâm

6

số 1065 l 05.3.2014

Thông tin Du lịch và bà Vũ Ngọc
Trinh, Phó Giám đốc Trung tâm
Công nghệ thông tin làm Phó
Trưởng Ban và 08 Ủy viên.
- Ngày 25/02/2014 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 366/QĐBVHTTDL cho phép Bảo tàng Lịch
sử quốc gia phối hợp với Cục Bảo
tàng Malaysia tổ chức trưng bày
hiện vật với chủ đề “Văn hóa Đông
Sơn” tại Bảo tàng Malaysia từ ngày
04/3 đến 04/5/2014.
- Bộ VHTTDL ban hành các
Quyết định số 378 và 379/QĐBVHTTDL ngày 26/02/2014 cho
phép Sở VHTTDL tỉnh Long An
phối hợp với Viện Khoa học Xã hội
vùng Nam bộ khai quật tại: Di chỉ
Lò Gạch thuộc ấp 3, xã Vĩnh Trị,
huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An,
thời gian khai quật từ ngày 15/415/5/2014, diện tích 100m2; di chỉ

Lộc Giang thuộc ấp Lộc Chánh, xã
Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An, thời gian khai quật từ
ngày 15/3-15/4/2014, diện tích
100m2. Những hiện vật thu thập
được trong quá trình khai quật giao
cho Sở VHTTDL tỉnh Long An,
giữ gìn, bảo quản, khi bàn giao phải
có biên bản giao nhận, tránh để
hiện vật hư hỏng, thất lạc.
- Ngày 27/02/2014 Bộ
VHTTDL ban hành Quyết định số
430/QĐ-BVHTTDL, thành lập
Ban Chủ nhiệm Chương trình
Xúc tiến Du lịch quốc gia giai
đoạn 2013-2020 của Bộ
VHTTDL do Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn làm Chủ nhiệm, ông Hồ
Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch, Tài chính làm Phó Chủ
nhiệm và 11 Thành viên.
tHtt
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc lần thứ 3
Bộ VHTTDL vừa phê duyệt Đề án
Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc
lần thứ 3 (2009-2014).
Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn
quốc được tổ chức 5 năm một lần, có
quy mô toàn quốc, bắt đầu từ năm 2004.
Năm 2014, Triển lãm Mỹ thuật Ứng
dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009-2014)
được xác định là sự kiện văn hóa, nghệ
thuật quan trọng, nhằm giới thiệu tới
công chúng, doanh nghiệp, đơn vị sản
xuất những tác phẩm, sản phẩm mỹ
thuật ứng dụng có chất lượng cao được
sáng tạo trong thời gian 5 năm trở lại

đây. Với ý nghĩa tôn vinh các tác giả
chuyên và không chuyên đang hoạt động
sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật ứng
dụng. Đồng thời, thông qua Triển lãm,
cơ quan quản lý lĩnh vực mỹ thuật ứng
dụng và các doanh nghiệp, đơn vị sản
xuất, thị trường có thêm thông tin để
tổng hợp, đánh giá thực trạng, tìm giải
pháp để đưa ra các chính sách, hành lang
pháp lý phù hợp nhằm mục đích hỗ trợ,
khuyến khích các nghệ sỹ, nghệ nhân,
các làng nghề sáng tác các tác phẩm, sản
phẩm có chất lượng cao, phục vụ cuộc
sống, nâng cao thẩm mỹ cho nhân dân.

Nội dung các hoạt động: Phát động,
thông báo về Triển lãm và phổ biến thể
lệ tới các cơ quan, tổ chức, làng nghề,
các nhà thiết kế, họa sỹ, nghệ nhân trong
cả nước; thông tin, tuyên truyền rộng rãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng
báo chí, truyền hình; tổ chức duyệt chọn
tác phẩm qua ảnh (dự kiến chọn 200 tác
phẩm); tổ chức thu thập tác phẩm tại ba
miền Bắc, Trung, Nam; tổ chức chấm,
chọn chính thức trên tác phẩm, sản
phẩm thực tế để chọn các tác phẩm, sản
phẩm trưng bày và trao giải…
Huệ OanH

Chương trình nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống ma túy
Thực hiện Quyết định số 4438/QĐBVHTTDL ngày 20/12/2013 của Bộ
trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt
kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm
2014, ngày 24/02/2014, Ban Chỉ đạo
Dân số, AIDS và các vấn đề xã hội Bộ VHTTDL đã ban hành kế hoạch số
422/KH-BCĐDS về việc tổ chức
chương trình biểu diễn nghệ thuật
tuyên truyền phòng, chống ma túy tại
các điểm công cộng trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Với mục đích tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức cho người dân
về tác hại của ma túy và công tác

phòng, chống ma túy; tạo sự chuyển
biến tích cực về nhận thức, cung cấp
thêm những thông tin, kiến thức kỹ
năng cần thiết cho người dân trong
công tác tuyên truyền, phòng, chống
ma túy và các tệ nạn xã hội; tiếp tục
làm chuyển biến nhận thức và hành
động của các cấp, các ngành, các tổ
chức xã hội, của cộng đồng và gia đình
nhằm huy động toàn dân tham gia
phòng chống ma túy, giúp đỡ người
nghiện ma túy cai nghiện và phòng
chống tái nghiện; thông qua chương
trình biểu diễn nghệ thuật các nghệ sĩ,
ca sĩ có thể giao lưu, trao đổi, giải đáp,
hướng dẫn cho người dân cách phòng,

chống ma túy; tổ chức phát tờ rơi, tờ
gấp và các tài liệu có liên quan tới công
tác phòng, chống ma túy.
Tham gia biểu diễn nghệ thuật là học
sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ
thuật; diễn viên chuyên nghiệp ở một số
đơn vị nghệ thuật; diễn viên không
chuyên ở phường, quận, Nhà văn hóa
nơi tổ chức biểu diễn. Theo Kế hoạch,
thời gian tổ chức dự kiến vào tháng
3/2014 với các nội dung như: Kịch
ngắn, ca, múa, nhạc, tấu, hài. Số lượng
biểu diễn gồm 05 buổi với thời lượng
chương trình 120 phút tại các điểm công
cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
H.Q

Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động văn học
Ngày 21/02/2014, Bộ VHTTDL có
Công văn số 397/BVHTTDL-NTBD
đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo
nâng cao chất lượng công tác quản lý
hoạt động văn học tại địa phương.
Theo đó, thực hiện nội dung quản
lý nhà nước và tạo điều kiện cho hoạt
động văn học ở địa phương phát triển
đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết
số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ
Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và

phát triển văn học nghệ thuật trong
thời kỳ mới”, Bộ VHTTDL đề nghị
UBND các tỉnh/thành chỉ đạo Sở
VHTTDL đưa nội dung quản lý văn
học vào chương trình, kế hoạch,
nhiệm vụ công tác hàng năm để thống
nhất tại địa phương và phối hợp chặt
chẽ với Liên hiệp các Hội Văn học,
nghệ thuật xây dựng Chương trình
hành động, hoạt động cụ thể về lĩnh
vực văn học giai đoạn 2014-2015 và

những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, quan tâm, tạo điều
kiện về cơ sở vật chất tinh thần, đề nghị
HĐND dân cùng cấp bổ sung kinh phí
hàng năm để nâng cao chất lượng hoạt
động văn học nghệ thuật tại Sở
VHTTDL và Liên hiệp các Hội Văn
học, nghệ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ quản lý văn học trong tình
hình mới.
n.H

số 1065

l

05.3.2014

7
Sự kiện vấn đề

Tổng kết hoạt động Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long
Tại tỉnh Bạc Liêu, Hiệp hội Du lịch
ĐBSCL vừa tổ chức Hội nghị tổng kết
hoạt động năm 2013, triển khai nhiệm
vụ năm 2014. Theo báo cáo tại Hội nghị,
trong năm 2013, ĐBSCL đã đón
20.731.493 lượt khách đến tham quan du
lịch tăng 6,8 % so với cùng kỳ. Trong đó,
có 1.668.852 lượt khách quốc tế, tăng
3,9 % so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt
5.141,2 tỷ đồng, tăng 18,4 % so với cùng
kỳ năm 2012.
Trong số các địa phương trong
vùng, các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và
Trà Vinh là những địa phương tiêu biểu
có tỷ lệ tăng về lượt khách và doanh
thu tương đối cao. Địa phương thu hút
khách đến tham quan du lịch nhiều

nhất là Kiên Giang với gần 5,6 triệu
lượt khách, trong đó chủ yếu là khách
tham quan lễ hội và khách tham quan
trong ngày. Địa phương thu hút khách
quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với
586.107 lượt và địa phương có doanh
thu du lịch cao nhất là Kiên Giang với
1.120 tỷ đồng.
Để giữ được mức tăng trưởng, năm
2014, các địa phương trong Vùng cần có
kế hoạch cụ thể như tăng cường công tác
xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện
thông tin đại chúng; tổ chức chương
trình khảo sát điểm đến, các roadshow
tại các thị trường trọng điểm và tiềm
năng trong và ngoài nước để thu hút
khách... Củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật,

chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hưởng
ứng các sự kiện tại địa phương và khu
vực; tập trung nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch của từng địa phương; củng
cố nâng chất hoạt động của các khu,
điểm du lịch để phục vụ du khách ngày
càng tốt hơn.
Năm 2014 du lịch ĐBSCL tiếp tục
triển khai thực hiện mục tiêu Chương
trình liên kết phát triển du lịch các tỉnh,
thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực
ĐBSCL năm 2014 do Bạc Liêu làm
Cụm trưởng; chương trình liên kết hợp
tác phát triển du lịch Cụm phía Đông
giữa các địa phương Tiền Giang - Bến
Tre - Vĩnh Long - Trà Vinh…
Dung Hòa

“Những người viết huyền thoại” dự Liên hoan Phim Pháp ngữ 2014
Liên hoan Phim Pháp ngữ 2014
diễn ra từ 11-27/3, tại Trung tâm Văn
hóa Pháp - L’Espace - 24 Tràng Tiền,
Hà Nội. Liên hoan sẽ giới thiệu tới
công chúng 12 bộ phim đến từ 7 quốc
gia: Pháp, Bỉ, Luxemboug, Rumani,
Thụy Sỹ, Cộng hoà Chad và Việt Nam.
Đó là các phim: “Grigris”; “Chuyện
thường ngày”; “Nhà lưu động”; “Lão
Marni, Nhà tỉ phú”; “Cả hai cùng
thắng”; “Màu da vàng”; “Vắng nhà”;

“Cô gái thơ dại”… Đây là những tác
phẩm xuất sắc từng được đề cử nhiều
giải thưởng uy tín khu vực và quốc tế.
Tại Liên hoan Phim năm nay, điện
ảnh Việt Nam sẽ tham gia bộ phim
“Những người viết huyền thoại” của
đạo diễn Bùi Tuấn Dũng. Bối cảnh
của bộ phim là cuộc chiến tranh
chống đế quốc Mỹ cứu nước những
năm 1960. Bộ phim xoay quanh câu
chuyện đầy bi tráng quanh việc lắp

đặt đường ống dẫn dầu dài 5.000km
xuyên Trường Sơn trong những năm
tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1968-1969). Dọc
theo đường ống huyền thoại ấy là biết
bao con người đang độ tuổi xuân
xanh đã ngã xuống, máu của họ thấm
vào đất, hòa vào nước của đại ngàn
Trường Sơn để đường ống dẫn dầu
được thông suốt từ Bắc và Nam…
Huệ OanH

Đà Nẵng: Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa tăng 1,5 lần
Một trong những nhiệm vụ trọng
tâm thành phố Đà Nẵng xác định trong
năm 2014 là đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh
vực văn hoá. Thành phố yêu cầu Sở Kế
hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính phối
hợp với Sở VHTTDL rà soát, trình bổ
sung nguồn vốn đầu tư ngành văn hóa
năm 2014 với mức tăng 1,5 lần so với
năm 2013. Trước mắt, rà soát thực
trạng khu Công viên Khuê Trung, nâng
cấp Công viên 29/3. Tất cả các quận,
huyện rà soát lại các khu vui chơi dành
cho trẻ em, điểm nào phát huy hiệu quả
thì giữ lại, nơi nào bỏ hoang, hư hỏng
thì chuyển sang đầu tư thành các khu
vườn, công viên mini phục vụ người

8

số 1065 l 05.3.2014

dân trong khu vực.
Bên cạnh đó, thành phố đầu tư nâng
cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành
lập Trung tâm Giao lưu văn hóa quốc
tế tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển
Dĩnh; chỉ đạo các đơn vị thực hiện
những bước đầu tiên để triển khai dự
án Nhà hát Lớn thành phố tại khu Đa
Phước với diện tích 5,6ha; đẩy nhanh
việc di dời Làng Đá mỹ nghệ ra khỏi
khu Công viên Ngũ Hành Sơn. Đà
Nẵng tiếp tục thực hiện chương trình
“5 không 3 có”, lồng ghép với chương
trình “5 xây 3 chống”, xây dựng gia
đình văn hóa, nếp sống văn hóa tại khu
dân cư...

Được đánh giá là một trong những
đô thị phát triển nhất khu vực Miền
Trung-Tây Nguyên, tuy nhiên mức độ
đầu tư cho ngành văn hóa của Đà Nẵng
lại ở mức rất thấp, đứng thứ 61/63
tỉnh/thành. Theo yêu cầu của Trung
ương, các địa phương phải dành 1,8%
ngân sách chi cho lĩnh vực văn hóa,
nhưng Đà Nẵng chỉ chi khoảng 0,9%.
Năm 2013, Đà Nẵng chi 18 tỷ đồng
cho lĩnh vực văn hóa trên tổng số 7.300
tỷ đồng xây dựng cơ bản, chi thường
xuyên chỉ khoảng 153 tỷ/4.100 tỷ đồng
trong tổng số kinh phí chi thường
xuyên của Thành phố.
V.Sơn
Sự kiện vấn đề

Nhà hát Tuổi trẻ chuẩn bị chương trình phục vụ ngày 08/3
“Thị Hến du xuân” là chương
trình lưu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ
phục vụ công chúng phía Nam nhân
dịp chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ
08/3. Chương trình diễn ra tại TP. Hồ
Chí Minh từ ngày 03/3 đến ngày 13/3
và tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) từ ngày
14-16/3.
“Thị Hến du xuân” bao gồm các
tiểu phẩm, vở kịch đặc sắc được chọn
lọc, đã biểu diễn rất thành công tại
Hà Nội, để lại nhiều ấn tượng cho
khán giả mọi lứa tuổi. Các tác phẩm
đều gắn với hình tượng người phụ nữ
Việt Nam, được thể hiện qua góc
nhìn đa chiều, mang đến những trải
nghiệm sâu sắc, hài hước, giàu tính
nhân văn. Trong đó, tác phẩm hài
kịch “Thị Hến du xuân” do NSND Lê
Khanh đạo diễn, được phóng tác từ
kịch bản dân gian nổi tiếng “Nghêu,
Sò, Ốc, Hến”. Trong vở này, NSND
Lê Khanh đã có sự kết hợp giữa
chiếu Chèo truyền thống với lối kể
chuyện sinh động, tươi mới, hiện đại
để khắc họa chân dung nàng Hến,

một người phụ nữ sống trong các lề
thói phong kiến nhưng tư tưởng rất
hiện đại, dám vạch trần bộ mặt xấu
xa của những lũ quan tham...
Một chùm hài kịch chọn lọc khác
được lựa chọn lần này mang tên
“Phụ nữ ơi, em là ai” gồm các tiểu
phẩm hài kịch đặc sắc, được trích từ
những chương trình hài kịch nổi
tiếng của Nhà hát Tuổi trẻ như “Kẻ
khóc, người cười 1, 2, 3”; “Ngẫm mà
cười” ; “Nụ cười Kẻ Chợ”... Đây là
những câu chuyện dí dỏm, tươi vui
với nhiều tình huống dở khóc, dở
cười, sẽ góp phần khắc họa các nét
tính cách đặc biệt của phụ nữ, nghệ
thuật hóa thành tiếng cười vui vẻ, thư
giãn, sảng khoái.
Trong các tác phẩm được lựa chọn
du xuân lần này có 3 vở kịch tâm lý
xã hội, trong đó có 2 vở diễn giành
được giải thưởng cao tại Liên hoan
Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và
đều do NSƯT Anh Tú làm đạo diễn.
Đó là vở “Nhà có 5 anh em trai” của
tác giả Nguyễn Thu Phương và “Cầu

vồng lục sắc” của tác giả Như Thủy.
Vở “Nhà có 5 anh em trai” đề cao sự
yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau
giữa các thế hệ nối tiếp nhau cùng
sống trong một mái nhà - nét đẹp
truyền thống vốn có của dân tộc Việt
Nam. Vở “Cầu vồng lục sắc” là một
câu chuyện nhẹ nhàng, cảm động về
tình yêu được coi là không thuận theo
lẽ tự nhiên, những nhân vật trong đó
thể hiện sự mâu thuẫn, giằng co để
lựa chọn việc phải sống đúng với con
người thật của mình hay phải ngụy
trang để trở thành con người khác,
đúng với mong muốn của xã hội, sức
ép từ những người thân... Khác với 2
vở nêu trên, vở “Nhà có 3 chị em gái”
của tác giả Nguyễn Thu Phương,
NSND Xuân Huyền làm đạo diễn, là
câu chuyện cảm động về cuộc sống
đầy thăng trầm của một gia đình nhỏ
với người cha già chấp nhận “gà
trống” nuôi ba cô con gái lớn khôn.
Và 3 cô con gái là ba số phận với
những tính cách khác hẳn nhau.
Hải PHOng

Trên 160 tác phẩm điện ảnh tham gia tranh giải “Cánh diều 2013”
Trên 160 tác phẩm điện ảnh chính
thức tham gia tranh giải “Cánh diều
2013”. Đây là thông tin được Chủ
tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - Đạo
diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Xuân Hải
khẳng định trước báo giới ngày 28/02
tại Hà Nội.
Giải “Cánh diều 2013” đề cao tác
phẩm điện ảnh, phim truyền hình có
dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật, đậm
bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn
và hướng tới hiệu quả xã hội tích cực.
Các tác phẩm dự giải lần này ở 7
lĩnh vực: Phim truyện điện ảnh, phim
hoạt hình, phim tài liệu điện ảnh-truyền
hình, phim ngắn, phim khoa học, phim
truyện truyền hình, công trình nghiên
cứu-lý luận phê bình điện ảnh. Trong

số đó có 13 phim truyện điện ảnh, 24
phim truyện truyền hình, 14 phim hoạt
hình, 6 phim tài liệu điện ảnh, 44 phim
tài liệu truyền hình…
Ban Tổ chức sẽ trao Giải “Cánh
diều Vàng”, “Cánh diều Bạc” và Bằng
khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất ở
mỗi thể loại; Giải Báo chí-Phê bình cho
phim điện ảnh xuất sắc năm 2013. Giải
“Cánh diều Vàng” cũng được trao cho
cá nhân là thành phần sáng tác chính
của phim truyện điện ảnh gồm: biên
kịch, đạo diễn, quay phim, họa sỹ,
người làm âm thanh, nhạc sỹ, diễn viên
nam chính và phụ, diễn viên nữ chính
và phụ; đạo diễn của các loại phim:
hoạt hình, khoa học, tài liệu; biên kịch,
đạo diễn và diễn viên nam, nữ chính ở

thể loại phim truyện truyền hình.
Lễ trao giải “Cánh diều 2013” sẽ
được tổ chức tối 15/3 tại Cung Văn hóa
Hữu Nghị Hà Nội.
Trước đó, các phim truyện điện ảnh
dự Giải sẽ được chiếu miễn phí phục
vụ khán giả tại các điểm: Rạp Tháng 8,
Trung tâm Chiếu phim quốc gia, rạp
Ngọc Khánh.
Cùng với Giải “Cánh diều 2013”,
nhân dịp kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt
Nam năm nay, Hội Điện ảnh Việt Nam
cũng tổ chức cho hội viên, nghệ sỹ về
thăm di tích điện ảnh Đồi Cọ tại xã Điềm
Mặc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên;
tôn vinh nghệ sĩ có cống hiến xuất sắc
cho điện ảnh cách mạng Việt Nam.
L.KHánH

số 1065

l

05.3.2014

9
Sự kiện vấn đề

Điểm sáng văn hóa vùng biên giới
Từ năm 2009, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp
cùng Sở VHTTDL tỉnh An Giang xây
dựng mô hình “Điểm sáng văn hóa
biên giới”, nhằm xây dựng gia đình văn
hóa, khóm ấp văn hóa, xã văn hóa, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội và đảm bảo
an ninh quốc phòng ở vùng biên giới,
đã phát huy hiệu quả gắn kết tình quân
- dân nơi biên giới.
Từ “Điểm sáng văn hóa biên giới”,
các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng
cùng các ngành, đoàn thể từng khóm,
ấp thực hiện 5 tiêu chuẩn: Hoàn thành
nhiệm vụ; Xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh; Xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở; Hoạt động tuyên truyền giáo
dục; Hoạt động văn hóa thể thao. Cùng
với thực hiện 32 tiêu chí như: Bài trừ
các tệ nạn xã hội; Hộ gia đình văn hóa,
cơ quan khóm ấp văn hóa đạt liên tục
3 năm liền; Khám chữa bệnh, cấp
thuốc miễn phí cho các hộ nghèo, giúp
nhân dân sửa chữa nhà ở, làm đường
giao thông...
Đại tá Phạm Văn Phong, Chủ
nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng
tỉnh An Giang cho biết: Để đạt được
kết quả này, Ban Chỉ huy đã chủ trương

lấy dân làm gốc, gắn kết chặt chẽ với
nhân dân vùng biên giới, thường xuyên
gặp gỡ nắm bắt tâm tư nguyện vọng và
giúp đỡ, tháo gỡ kịp thời khó nhăn
vướng mắc của nhân dân, tạo được sự
đồng thuận gắn bó giữa người dân với
các chiến sĩ Biên phòng nơi đóng quân.
Bộ đội Biên phòng tỉnh còn chủ
động liên kết với các ban, ngành, đoàn
thể địa phương đẩy mạnh công tác
tuyên truyền bình quân mỗi năm cho
trên 100.000 lượt nhân dân về đường
lối chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền
luật biên giới quốc gia, quy chế khu vực
biên giới, về công tác phân giới cắm
mốc; phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc, quần chúng tự quản đường biên,
cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự,
khóm, ấp khu vực biên giới; tuyên
truyền nâng cao hiểu biết pháp luật cho
đồng bào dân tộc trên địa bàn và
chương trình vệ sinh phòng dịch… với
nhiều hình thức dễ hiểu và dễ thực hiện.
Chiến sĩ các đồn Biên phòng nêu
cao tinh thần trách nhiệm của người
lính Cụ Hồ mang quân hàm xanh
không ngại khó, gần dân, chia sẻ những
khó khăn với nhân dân, thường xuyên

tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân,
mở lớp học tình thương, giúp dân trong
sản xuất, tổ chức sinh hoạt văn hóa văn
nghệ, hội thi, giao lưu biểu diễn văn
nghệ… tạo sân chơi sôi nổi, lành mạnh
cho nhân dân vùng biên giới, qua đó
lồng ghép tuyên truyền giúp cư dân
biên giới nắm bắt hiểu biết đường lối
chủ trương chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước, ý thức cảnh giác
không để kẻ xấu lợi dụng kích động.
Đến nay tỉnh An Giang đã công
nhận 137.392 hộ gia đình văn hóa, đạt
82,32% tổng số hộ trên toàn tuyến biên
giới; 67/73 ấp văn hóa; 5 xã văn hóa;
14/14 đơn vị Biên phòng được công
nhận là cơ quan văn hóa. Trong 2 năm
đầu tiên triển khai (2008-2010), có 11
đồn Biên phòng đã gắn kết hình thành
11 ấp “Điểm sáng văn hóa biên giới”,
tạo đà phát triển mở rộng được 20 ấp
biên giới gắn với đồn Biên phòng đã
được công nhận “Điểm sáng văn hóa
biên giới”. Hiện đang đánh giá công
nhận 14 ấp “Điểm sáng văn hóa vùng
biên giới”, phấn đấu đến cuối năm
2015 công nhận 39 khóm, ấp còn lại
trên tuyến biên giới của An Giang.
HuY LOng

Trưng bày chuyên đề “Biên giới - Biển đảo quê hương”
Ngày 28/02, tại Bảo tàng tỉnh Kon
Tum, Sở VHTTDL tỉnh phối hợp với
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kon
Tum tổ chức trưng bày chuyên đề “Biên
giới - Biển đảo quê hương”. Phòng
trưng bày giới thiệu 208 hình ảnh, 20
bản đồ, tài liệu khoa học, mô hình bia
chủ quyền biển đảo, biên giới. Hầu hết
các hình ảnh, tài liệu khoa học trên giúp
người xem có cái nhìn toàn cảnh về
biển đảo Việt Nam và những vấn đề liên
quan. Đó là hình ảnh, tư liệu quý về
những tiềm năng, tiềm lực của biển, đảo
Việt Nam, hình ảnh các chiến sĩ, cán bộ
Bộ đội biên phòng đang ngày đêm canh

10

số 1065 l 05.3.2014

giữ vùng biên giới, hải đảo; hình ảnh về
2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và
những bằng chứng khẳng định chủ
quyền của Việt Nam ở 2 đảo này, cũng
như quan điểm chủ trương của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển
đảo và giải quyết vấn đề tranh chấp ở
Biển Đông... Bên cạnh đó, một số hình
ảnh giới thiệu cho khách tham quan
hiểu rõ hơn về vị trí, đường biên giới
cũng như đời sống của cư dân khu vực
biên giới Việt Nam với các nước bạn.
Phòng trưng bày góp phần nâng cao
nhận thức trong cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí

chiến lược của biên giới, biển, đảo Việt
Nam; nâng cao tinh thần trách nhiệm,
tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối
với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang
ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh
tế và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Phòng trưng bày mở cửa đón người
tham quan và du khách đến cuối tháng
4/2014. Đây là hoạt động thiết thực
chào mừng nhân Kỷ niệm 55 năm
Ngày Truyền thống Bộ đội biên phòng
(03/3/1959-03/3/2014) và 25 năm ngày
Biên phòng toàn dân (03/3/198903/3/2014).
Hồ tHanH
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Đối thoại về bảo tồn di sản, phát triển du lịch và Festival Huế 2014
Ngày 28/02, UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế đã tổ chức đối thoại trực
tuyến với cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp trên địa bàn về chủ đề “Bảo tồn
di sản, phát triển du lịch và Festival Huế
2014”. Chương trình được thực hiện
trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên
Huế tại địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn
và được phát sóng trên Đài Phát thanh
Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế
(TRT).
Trả lời về những nỗ lực để xây dựng
Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm
văn hóa, du lịch và dịch vụ, thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam, ông
Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:
Trong định hướng phát triển, tỉnh chủ
trương phát triển du lịch gắn với bảo tồn
phát huy các giá trị di sản văn hóa; phấn
đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành
một điểm đến hấp dẫn đối với du khách
trong và ngoài nước; một trung tâm du
lịch, dịch vụ lớn của khu vực miền
Trung; đưa thương hiệu Huế - thành phố
Festival trở nên nổi tiếng khắp thế giới;
sớm trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương theo mô hình đặc thù
“Thành phố sinh thái, thành phố di sản,
văn hóa và thân thiện với môi trường”.
Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở
VHTTDL Thừa Thiên Huế cho biết:
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát huy tốt
giá trị các di sản văn hóa để thúc đẩy
các hoạt động du lịch; trong đó, tập

trung xây dựng các sản phẩm du lịch
văn hóa, tôn giáo, tâm linh, các sản
phẩm du lịch làng nghề, du lịch nghỉ
dưỡng, chữa bệnh nâng cao sức khỏe,
du lịch MICE (hiện tại hằng năm Huế
tổ chức 350-400 hội nghị, những năm
tới phấn đấu có 450-500 hội nghị tầm
cỡ quốc gia và quốc tế), các loại hình
du lịch thể thao mạo hiểm trên biển, du
lịch sinh thái trên sông Hương, đầm
phá, hình thành các khu nhà nổi trên
đầm phá, vườn dưỡng sinh...
Trong định hướng xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch tạo thương hiệu
riêng cho du lịch Thừa Thiên Huế, theo
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20132020, định hướng đến năm 2030, tỉnh
sẽ tập trung đầu tư một số dự án trọng
điểm theo Quy hoạch như du lịch nông
thị; du lịch nghỉ dưỡng tại Lăng Cô Phú Lộc; kêu gọi đầu tư xây dựng các
khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp...
Tỉnh cũng bảo tồn và nâng cao tính văn
hóa của một số lễ hội tại Điện Hòn
Chén, Đền Huyền Trân, Thiền viện
Hương Vân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch
Mã; mở rộng các tuyến tham quan khai
thác vùng Lăng Cô - Bạch Mã - Sơn
Chà - Cảnh Dương - Thuận An - Vinh
Thanh - Túy Vân - Tư Hiền; tuyến Huế
- Bao Vinh - thành cổ Hóa Châu; khai
thác tuyến du lịch cộng đồng tại A Lưới,
làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh
Toàn, làng hoa giấy Thanh Tiên...; các

tour du lịch khám phá nét đẹp văn hóa
của người dân địa phương. Quy hoạch,
bảo tồn và phát triển các làng nghề
truyền thống tiêu biểu, vừa tạo điều
kiện giải quyết việc làm vừa phục vụ du
lịch; nghiên cứu để xây dựng mẫu mã
hàng lưu niệm mang đậm chất văn hóa
Huế. Tỉnh cũng liên kết với các địa
phương trong vùng và các trung tâm du
lịch lớn trong cả nước để xây dựng các
sản phẩm du lịch hấp dẫn của cả vùng
như các hoạt động dựa trên “Hành trình
qua các Kinh đô cổ”, “Đường Hồ Chí
Minh huyền thoại”, “Con đường di sản
miền Trung”, các chương trình “Ba
quốc gia một điểm đến”... tận dụng các
lợi thế mang tính liên vùng để thu hút
du khách đến Huế, chú trọng nguồn
khách đường bộ thông qua con đường
Hành lang kinh tế Đông -Tây nối
Myanmar - Việt Nam - Lào - Thái Lan.
Đối với Festival Huế 2014, đây là
lần thứ 7 tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức
lễ hội này. Qua mỗi kỳ đều đạt được
những thành công nhất định, tạo thêm
động lực thúc đẩy công cuộc bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa, phát triển
du lịch dịch vụ, góp phần phát triển toàn
diện hơn đối với đô thị Huế, để Huế
xứng đáng là đô thị hạt nhân trong tiến
trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở
thành thành phố trực thuộc Trung ương
- Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ
tịch UBND thành phố Huế khẳng định.
Q.Việt

Giải Xe đạp nữ quốc tế tranh Cup Biwase lần thứ IV-2014
Từ 07/3, tại Bình Dương sẽ diễn ra
Giải Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở
rộng tranh Cup Biwase lần thứ IV năm
2014 với sự tham dự của 70 vận động
viên đến từ 11 đội trong nước và 3 đội
quốc tế là Nhật Bản, Thái Lan và
Malaysia. Các vận động viên dự giải có
độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có thẻ do Liên
đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam
cấp năm 2014. Giải áp dụng Luật Xe

đạp của Ủy ban Thể dục thể thao Việt
Nam và Luật Xe đạp đường trường
quốc tế. Các vận động viên thi đấu xuất
phát đồng hành tính thành tích cá nhân,
đồng đội để xếp hạng.
Sau mỗi chặng đua, Ban Tổ chức sẽ
trao Giải áo Vàng cho vận động viên về
nhất, trường hợp về đích cùng giờ sẽ xét
đến tổng hạng mà vận động viên đó
giành được tại các chặng.

Giải do Liên đoàn Xe đạp Việt Nam
phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên cấp thoát nước - môi
trường Bình Dương tổ chức nhằm tạo
cơ hội thi đấu cọ sát nâng cao trình độ
cho các vận động viên xe đạp nữ trong
nước và khu vực Châu Á.
Giải Xe đạp nữ quốc tế tranh Cup
Biwase lần thứ IV sẽ kết thúc vào
ngày 14/3.
n.anH

số 1065

l

05.3.2014

11
Sự kiện vấn đề

Liên kết phát triển du lịch...
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Ba
tỉnh trên được xác định là khu vực
trọng điểm phát triển du lịch của cả
nước trong Chiến lược và Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Mô
hình hợp tác liên kết phát triển du lịch
giữa Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và
Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một
trong những ví dụ tốt về mô hình quản
lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu
quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát
triển bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Berenice
Muraille, Trưởng Ban Hợp tác và Phát
triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu
tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đang
cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức
hấp dẫn tương đương tại các nước láng
giềng, do đó điều quan trọng là phải có
những biện pháp mang tính quyết định
để tăng cường tính cạnh tranh. Tổ chức
quản lý điểm đến đã chứng tỏ tầm quan

trọng trong việc hỗ trợ du lịch phát
triển, đặc biệt tại các điểm đến đang
phát triển nơi mà du lịch đóng vai trò
động lực cho nền kinh tế như tại khu
vực duyên hải miền Trung. Liên minh
Châu Âu tin rằng phương pháp tiếp cận
vùng được cải thiện sẽ khuyến khích du
khách ở lại lâu hơn và sẽ còn quay lại.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, Tổ
chức quản lý điểm đến cần có sự hợp
tác thật sự và thực chất giữa khu vực
nhà nước và tư nhân.
Ông Vũ Quốc Trí - Giám đốc Dự án
EU đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát
triển du lịch có trách nhiệm tại ba
tỉnh/thành duyên hải miền Trung, trên
nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và
bền vững. Để hợp tác thành công, ba
tỉnh/thành cần tăng cường tính chủ động
và cam kết trong việc triển khai các hoạt
động; cần có sự tham gia của khu vực
tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến,
thể hiện qua việc nâng cao vai trò của
Hiệp hội Du lịch tại địa phương.

(Tiếp theo trang 1)
Năm 2014, Dự án EU ưu tiên việc
thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản
lý điểm đến. Nhiều hoạt động khác
cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các
tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du
lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch
vùng để từ đó phát triển sản phẩm du
lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây
dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du
lịch vùng; cải thiện và phát triển quan
hệ đối thoại công - tư và phát triển
nguồn nhân lực du lịch.
Mô hình hợp tác liên kết phát
triển du lịch tại khu vực duyên hải
miền Trung là mô hình thứ hai nhận
được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án
sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
Trong tháng 3-4/2014, Dự án EU tiếp
tục triển khai mô hình này tại khu
vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa,
Nghệ An và Hà Tĩnh) và đồng bằng
sông Cửu Long (An Giang, Kiên
Giang và Cần Thơ).
Đức Kiên

TP. Hồ Chí Minh: Năm 2014, phấn đấu đón
4,4 triệu khách du lịch quốc tế
Trong năm 2014, ngành du lịch TP.
Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tổng doanh
thu 94.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng
15%) và đón 4.400.000 lượt khách
quốc tế (tốc độ tăng trưởng 7%). Đây
là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị
phát động thi đua và triển khai công tác
Ngành VHTTDL TP. Hồ Chí Minh, tổ
chức ngày 27/02.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Lê
Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở
VHTTDL TP. Hồ Chí Minh cho biết,
Ngành du lịch thành phố tiếp tục thực
hiện nâng cao chất lượng sản phẩm du
lịch và dịch vụ du lịch, tập trung phát
triển du lịch đường thủy, đặc biệt
đường sông nội đô, trong đó du lịch
sinh thái là ưu tiên hàng đầu. Đồng

12

số 1065 l 05.3.2014

thời, đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp
thị đến du khách, chú trọng các thị
trường tiềm năng; đẩy mạnh chương
trình liên kết vùng, tiếp tục thực hiện
chương trình kích cầu, xúc tiến du lịch
gắn với phát triển các ngành dịch vụ
trên cơ sở phối hợp giữa các Sở, ngành
của Thành phố; chú trọng phối hợp liên
ngành, tăng cường công tác an ninh,
góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm
đến Thành phố...
Ông Lê Văn Hùng, Quyền Cục
trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ
VHTTDL) nhận định, tuy kinh tế thời
gian qua có nhiều khó khăn, ảnh hưởng
tới sự phát triển của tất cả các lĩnh vực,
trong đó có ngành du lịch nhưng du
lịch thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ

vững vai trò là đầu tàu, sôi động và tập
trung đông khách du lịch, có đóng góp
lớn đối với sự phát triển của toàn
ngành. Để du lịch của Thành phố phát
triển hơn nữa, cần chú trọng đẩy mạnh
liên kết vùng, cùng các tỉnh trong khu
vực nâng cao chất lượng và đa dạng
hóa sản phẩm du lịch để hiệu quả hoạt
động ngành du lịch xứng tầm với tiềm
năng vốn có của vùng.
Năm 2013, ngành du lịch Thành
phố giữ tốc độ tăng trưởng bền vững,
ổn định, đóng góp tích cực vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Trong
năm, Thành phố đã đón 4.109.000 lượt
khách quốc tế, tổng doanh thu đạt
81.970 tỷ đồng.
MinH HạnH
Sự kiện vấn đề

Khai thác tiềm năng du lịch Phố Hiến - Hưng Yên
“Cần khai thác nguồn tài nguyên du
lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có
của Phố Hiến và các điểm đến ở Hưng
Yên”. Đây là chủ đề được bàn luận sôi
nổi tại Hội thảo xúc tiến quảng bá
“Điểm đến du lịch Hưng Yên” diễn ra
ngày 26/02. Tham dự có đại diện lãnh
đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, Cục
Lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
và các tỉnh phụ cận.
Hội thảo đề cập đến thực trạng và
giải pháp phát triển du lịch Hưng Yên.
Trong đó tiềm năng du lịch tâm linh
của tỉnh Hưng Yên khá dồi dào với hệ
thống di tích lịch sử văn hóa dày đặc
như: Cụm di tích quần thể Phố Hiến
(thành phố Hưng Yên), cụm di tích Đa
Hòa - Dạ Trạch (Khoái Châu), chùa
Nôm (Văn Lâm), đền Phù Ủng (Ân
Thi), cụm di tích Tống Trân-Cúc Hoa
(Phù Cừ)... Đây là các di tích hội tụ
những tinh hoa văn hóa với kiến trúc
độc đáo, mang đậm dấu ấn của nền văn
minh sông Hồng xưa.
Bên cạnh đó, Hưng Yên còn lưu giữ

những giá trị du lịch văn hóa phi vật thể
phong phú hấp dẫn, với các lễ hội
truyền thống tiêu biểu như lễ hội Chử
Đồng Tử - Tiên Dung, các lễ hội Văn
hóa dân gian vùng Phố Hiến, lễ hội đền
Phù Ủng… cùng những làn điệu truyền
thống như hát Chèo, Ca trù Giáo
Phòng, Trống quân Dạ Trạch... Mặt
khác, tỉnh còn có thế mạnh về du lịch
sinh thái đồng bằng Bắc Bộ với những
vườn nhãn ở thành phố Hưng Yên, Tiên
Lữ; hoa cây cảnh ở Khoái Châu và Văn
Giang. Các làng nghề truyền thống như
đúc đồng Văn Lâm, tương Bần, hương
xạ Cao Thôn, chế biến hạt sen long
nhãn Phương Chiểu...
Tham luận tại Hội thảo, các đơn vị
làm công tác du lịch và doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành đã đưa ra các giải
pháp để Hưng Yên khai thác tốt các
tiềm năng, lợi thế về du lịch như: thu
hút nguồn vốn đầu tư cho dự án quy
hoạch, bảo tồn phát huy các giá trị của
đô thị Phố Hiến cổ; nâng cấp, xây dựng
mới các khu dịch vụ, nâng cao chất
lượng phục vụ khách tham quan, trong

đó có bến cảng Phố Hiến để các
phương tiện thuỷ đón trả khách du lịch
thuận tiện và an toàn. Đồng thời, tỉnh
cần liên kết chặt chẽ với các công ty lữ
hành trong khu vực đồng bằng sông
Hồng và toàn quốc, nhằm hình thành
các tour du lịch tâm linh, du lịch cộng
đồng kèm với nghệ thuật truyền thống
của Hưng Yên như hát Chèo, hát Ca trù,
hát Trống quân để phục vụ và thu hút
khách. Ngoài ra, tỉnh tạo các tuyến du
lịch tìm hiểu làng nghề truyền thống,
phục dựng các hội làng, quảng bá
những đặc sản của địa phương như hạt
sen, long nhãn, mật ong… Bên cạnh đó,
tỉnh cần chú trọng nâng cao nhận thức
của người dân về giá trị kinh tế xã hội
mà du lịch mang lại cũng như đầu tư
phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.
Nhân dịp này, Trung tâm Thông tin
Xúc tiến du lịch Hưng Yên đã ký kết
hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch, kết
nối tour đường bộ, đường thuỷ với
trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các
tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng
tHế Hùng
bằng sông Hồng.

Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Điện Biên lần thứ 17
Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, chiều
02/3, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Điện
Biên lần thứ 17 hướng tới Kỷ niệm 60
năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ đã khép lại.
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Điện
Biên lần thứ 17 có 40 đoàn là học sinh
các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
trường Trung học Phổ thông trong
tỉnh Điện Biên và sự góp mặt của 4
đoàn đến từ các Sở Giáo dục và Đào
tạo của 4 tỉnh Bắc Lào, gồm: Luông
Pha Băng, Luông Nậm Thà, U Đôm
Xây, Phong Sa Lỳ. Hội khỏe Phù
Đổng thu hút gần 2.400 vận động
viên tham dự, thi đấu 250 nội dung
trong khuôn khổ 14 môn thể thao.
Ban Tổ chức đã trao hơn 150 giải

Nhất, hơn 200 giải Nhì và gần 300
giải Ba. Đoàn Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Điện Biên đạt giải
Nhất khối các Phòng Giáo dục và
Đào tạo; đoàn vận động viên trường
Trung học Phổ thông Phan Đình Giót
đạt giải Nhất khối các trường Trung
học Phổ thông.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức,
nhiều đơn vị vùng sâu, vùng xa, miền
núi còn khó khăn nhưng đã có nhiều
cố gắng trong tập luyện thể dục, thể
thao nên đã có nhiều thành tích đáng
khích lệ. Các vận động viên có chất
lượng chuyên môn cao, có sự đầu tư
tập luyện nghiêm túc, đạt những kết
quả cao hơn so với các năm trước.
Đặc biệt là đã có nhiều kỷ lục mới

được thiết lập, ghi nhận sự bứt phá từ
các vận động viên. Qua đó, đã phát
hiện được nhiều nhân tố mới có năng
khiếu thể thao để bồi dưỡng, rèn
luyện cho các cuộc thi thể dục thể
thao học sinh cấp quốc gia.
Ngoài ra, với những trận đấu sôi
nổi và các buổi giao lưu văn nghệ đặc
sắc, Hội khỏe Phù Đổng lần này đã
thực sự là nhịp cầu kết nối văn hóa
hai nước Việt Nam-Lào. Thông qua
Hội khỏe Phù Đổng càng thắt chặt
mối quan hệ thắm thiết giữa Ngành
giáo dục tỉnh Điện Biên và 4 tỉnh Bắc
Lào nói riêng cũng như mối quan hệ
hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Lào
nói chung.
Đức MinH

số 1065

l

05.3.2014

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho trận cuối vòng loại Asian Cup 2015
Trước trận đấu cuối cùng tại vòng
loại Asian Cup 2015, đội tuyển Việt
Nam đã có sự xáo trộn lớn về nhân sự,
cả ở Ban huấn luyện lẫn lực lượng cầu
thủ. Một trong những nguyên nhân
được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
(VFF) chỉ ra khi mổ xẻ thất bại của
U23 Việt Nam tại SEA Games 27 là sự
yếu kém của đội ngũ Ban huấn luyện
so với các giải đấu trước. Chính vì vậy,
sau khi quyết định giữ chân HLV
Hoàng Văn Phúc ít nhất cho tới khi đội
tuyển Việt Nam kết thúc vòng loại
Asian Cup 2015, chủ trương của VFF
là bổ sung vào Ban huấn luyện những
trợ lý HLV có nhiều kinh nghiệm. Theo
đó, người đầu tiên được VFF mời lên
tuyển là HLV Hoàng Anh Tuấn. HLV
này đã bị Hải Phòng cách chức ngay
trước thềm V-League 2014 và hiện chỉ
còn tham gia công tác đào tạo trẻ tại đội
bóng đất Cảng, nên việc ông lên trợ
giúp cho HLV Hoàng Văn Phúc sẽ
không gặp trở ngại. Điều đặc biệt là
HLV Hoàng Anh Tuấn từng được VFF
“trải thảm đỏ” nhằm kế nhiệm HLV
Phan Thanh Hùng sau thất bại của đội
tuyển Việt Nam tại AFF Suzuki Cup
2012, nhưng do không tìm được tiếng
nói chung vào thời điểm đó, nên ông
Tuấn đã lựa chọn ký hợp đồng với Hải

Phòng. Ngoài HLV Hoàng Anh Tuấn,
VFF cũng đã bổ nhiệm thêm một trợ lý
khác cho “Tướng” Phúc là ông Nguyễn
Thanh Sơn. Mới đây, ông Nguyễn
Thanh Sơn đã được Becamex Bình
Dương giao chiếc ghế HLV trưởng,
thay cho ông Nguyễn Minh Dũng.
Ngay cả khi Giám đốc kỹ thuật Lê
Thụy Hải mới là người nắm thực
quyền tại Bình Dương, nhưng đây dù
sao cũng là một bước tiến lớn trong sự
nghiệp huấn luyện của ông Sơn. Nhờ
rất hiểu các tuyển thủ quốc gia hiện
khoác áo Bình Dương, HLV Nguyễn
Thanh Sơn được chờ đợi sẽ giúp ông
Phúc xây dựng nên một tập thể đoàn
kết. Ban huấn luyện đã được “thay
máu”, nhưng về cơ bản, đây vẫn chưa
phải là những gương mặt HLV tốt nhất
cho đội tuyển Việt Nam. Cũng nên
thông cảm cho VFF, bởi họ không có
sự lựa chọn nào khác, khi những HLV
giỏi và dày dạn kinh nghiệm đều đang
bận rộn với những mục tiêu tại VLeague và họ cũng không sẵn sàng cho
một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro với VFF.
Hiện tại, đội tuyển Việt Nam đã chính
thức hết cơ hội lọt vào vòng chung kết
Asian Cup 2015, do đã thua 5/6 trận
vòng loại bảng E và chỉ còn 1 trận đấu
thủ tục với Hong Kong (Trung Quốc)

vào ngày 05/3 tại sân Mỹ Đình (Hà
Nội). Tổng Thư ký VFF Ngô Lê Bằng
cho biết, dù kết quả trận đấu này không
còn có ý nghĩa với Việt Nam tại vòng
loại Asian Cup 2015, nhưng lại ảnh
hưởng trực tiếp tới cơ hội đi tiếp của
Hong Kong (Trung Quốc), nên đội
tuyển sẽ vẫn nỗ lực hết mình, chơi sòng
phẳng và cống hiến cho khán giả một
trận đấu hấp dẫn. Kết thúc của vòng
loại Asian Cup 2015 cũng là khởi đầu
mới cho quá trình chuẩn bị của đội
tuyển Việt Nam hướng tới AFF Suzuki
Cup 2014 và những mục tiêu trong
những năm tiếp theo. Chính vì thế, bất
chấp chỗ đứng bấp bênh của mình, HLV
Hoàng Văn Phúc thời gian qua vẫn tích
cực theo dõi V-League và tìm kiếm
những cầu thủ có phong độ tốt nhất cho
đội tuyển. Với đích ngắm là AFF Suzuki
Cup vào tháng 11/2014, trong đợt triệu
tập đầu tiên của năm nay, HLV Hoàng
Văn Phúc đã tiếp tục quá trình trẻ hóa
lực lượng. Những trụ cột của U23 Việt
Nam tham dự SEA Games 27 đã nhận
được sự tin tưởng của ông Phúc, như
Trần Bửu Ngọc, Trần Nguyên Mạnh,
Nguyễn Văn Quyết, Trần Mạnh Dũng,
Lê Văn Thắng, Phạm Mạnh Hùng, Trần
Phi Sơn.
Yến nHi

Giải Futsal Châu Á 2014: Việt Nam có nhiều cơ hội tiến sâu
Tại TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn
Bóng đá Châu Á (AFC) vừa tổ chức
bốc thăm chia bảng và xếp lịch thi đấu
Vòng chung kết Futsal Châu Á năm
2014. Kết quả bốc thăm đã đưa chủ nhà
Việt Nam gặp các đối thủ Kuwait,
Tajikistan và Iraq tại bảng A. Với tư
cách chủ nhà, Việt Nam được xếp vào
nhóm hạt giống số 1 của Giải, điều này
đã giúp tuyển Việt Nam tránh được ba
“đại gia” của Futsal Châu Á là Nhật
Bản, Thái Lan và Iran. Sau kết quả bốc
thăm, ông Trần Anh Tú, Ủy viên Ban

14

số 1065 l 05.3.2014

Futsal của AFC cho biết: Nếu đá đúng
phong độ, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội
đi tiếp tại giải này. Trong ba đối thủ ở
bảng A, Kuwait là đội được đánh giá
cao hơn cả. Trong hai lần đối đầu gần
đây, đội tuyển chúng ta đều đánh bại
họ. Muốn tiến sâu hơn nữa, Việt Nam
phải giành ngôi nhất bảng để tránh gặp
Iran, đội nhiều khả năng sẽ chiếm ngôi
nhất bảng B.
Bảng B gồm các đội Iran, Australi,
Trung Quốc, Indonesia. Theo ông Alex
Soosay, Tổng thư ký AFC, đây là bảng

đấu khá thú vị, được đánh giá là khó
khăn nhất. Iran được xem đội bóng
hàng đầu Châu Á, Australia là thế lực
mới nổi tại khu vực, trong khi Trung
Quốc đã có những tiến bộ rất lớn trong
thời gian gần đây. Bảng C khá nhẹ
nhàng với sự góp mặt của Thái Lan, Li
Băng, Đài Loan - Trung Quốc,
Malaysia. Nhà đương kim vô địch
Nhật Bản nằm ở bảng D cùng các đội
Kyrgyzstan, Uzbekistan, Hàn Quốc.
Vòng chung kết Futsal Châu Á năm
2014 sẽ diễn ra từ ngày 30/4 đến 10/5
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Tuyên Quang: Đặc sắc lễ hội đấu ngựa Phù Lưu
Ngày 01/3, tại xã Phù Lưu, huyện
Hàm Yên (Tuyên Quang) đã khai mạc
Hội đấu ngựa Phù Lưu lần thứ nhất
năm 2014, thu hút đông đảo nhân dân
trong và ngoài tỉnh tham gia.
Hội đấu ngựa năm nay quy tụ
những tuấn mã đến từ các xã Phù Lưu,
Tân Thành, Yên Lâm, Minh Khương
của huyện Hàm Yên và các huyện Xín
Mần, Bắc Quang, Bằng Hành của tỉnh
Hà Giang.
Điều lệ đấu cũng yêu cầu rõ:
Không được đóng móng sắt hay bôi
đất và chất lạ lên mình ngựa làm nguy
hiểm tính mạng đối phương. Đây cũng
chính là điểm độc đáo đầy tính nhân

văn của Hội đấu ngựa Phù Lưu. Thể
thức thi đấu loại trực tiếp để chọn lựa
các cặp ngựa chiến thắng thi đấu vòng
chung kết.
Vòng sơ loại có 32 tuấn mã được
chia làm 16 cặp với 16 trận đấu được
diễn ra quyết liệt và đầy kịch tính với
những miếng đánh ghìm cổ, miếng cắn
và đá hậu đẹp mắt. Kết thúc vòng sơ
loại đã chọn ra được 16 chú tuấn mã
xuất sắc nhất để chuẩn bị bước tiếp vào
vòng chung kết.
Hội được tổ chức với ý nghĩa cầu
may cầu cho năm mới mưa thuận gió
hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no,
hạnh phúc. Ngoài ra đây còn là dịp để

tìm ra những giống ngựa tốt nhằm phát
triển đàn ngựa địa phương sau này, nên
giải thưởng cao nhất cho đấu sĩ của hội
đấu năm nay chính là ngựa cái đã được
chọn lựa rất kỹ đó. Cái hay của đấu
ngựa là dù thắng hay thua, ngựa không
bị giết thịt mà lại về với chủ, sống cuộc
sống bầu bạn thường ngày, giúp chủ
thồ hàng đi chợ, thồ phân bón lên núi,
thồ cam xuống vườn.
Hội đấu ngựa ở Phù Lưu thu hút
hàng nghìn lượt khách trong và ngoài
tỉnh đến chứng kiến, nhiều người già
và trẻ nhỏ đều thích thú với những trận
đấu lạ mắt này.
MạnH Huân

Thanh Hóa: Phát hiện mới về mộ táng ở Cồn Cổ Ngựa
Cồn Cổ Ngựa thuộc xã Hà Lĩnh,
huyện Hà Trung (Thanh Hóa), sau các
mùa khai quật đã phát hiện có số
lượng mộ táng dày đặc, tiếp tục hấp
dẫn các nhà khảo cổ học Việt Nam Nhật Bản - Australia. Tiến sĩ Trịnh
Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học cho
biết: Đây là lần đầu tiên có đầy đủ
bằng chứng về các lớp mộ sớm,
muộn; sự cắt phá giữa các ngôi mộ
chôn cùng một giai đoạn văn hóa cũng
như hiện tượng đá đánh dấu mộ, đồ
tùy táng chôn theo, phương thức chôn,
tư thế di cốt, hiện tượng bôi, chôn thổ
hoàng theo tro cốt...
Về hiện vật, đồ đá, đồ gốm trong
mộ hoàn toàn giống với đồ đá, đồ gốm
trong tầng văn hóa. Đồ đá có nhiều
loại hình phong phú, đa dạng. Đáng
chú ý với sự có mặt các loại hình rìu

như rìu mài lan thân, rìu mài lưỡi, rìu
tứ giác, rìu mài toàn thân, các loại
hình công cụ khác đã góp thêm nhiều
tư liệu về nghiên cứu văn hóa Đá mới
ở Việt Nam và khu vực.
Đồ gốm có sự phát triển từ lớp văn
hóa sớm đến lớp văn hóa muộn. Sự tồn
tại đồ gốm dày, trung bình và mỏng ở
di tích Cồn Cổ Ngựa phát hiện trong
lần khai quật này đã bác bỏ quan điểm
cho rằng đồ gốm thuộc văn hóa Đa Bút
giai đoạn sớm, giai đoạn giữa chỉ tồn
tại loại gốm dày, xương gốm thô, đến
giai đoạn muộn mới xuất hiện loại
hình xương gốm mỏng. Bởi niên đại
của địa điểm Cồn Cổ Ngựa từ 5.140
đến 5.520 năm trước Công nguyên,
trong khi đó niên đại văn hóa Đa Bút
trong khoảng 6.500 đến khoảng 4.700
năm trước Công nguyên, niên đại sớm

nhất của văn hóa Đa Bút từ 6.095 đến
6.390 trước Công nguyên, niên đại
muộn nhất Gò Trũng từ 4.790 năm
trước Công nguyên.
Các đợt khai quật này tiếp tục
nghiên cứu về đặc trưng di tích, di vật,
vị trí của địa điểm Cồn Cổ Ngựa trong
diễn trình thời đại Đá mới Việt Nam
và Đông Nam Á, cũng như xác định
phạm vi phân bố và bổ sung thêm di
tích, di vật phục vụ công tác bảo tồn,
phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Cồn
Cổ Ngựa. Các nguồn tư liệu này cũng
giúp cán bộ trẻ của Viện Khảo cổ học,
Bảo tàng, Ban Quản lý di tích tỉnh
Thanh Hóa, sinh viên Trường Đại học
quốc gia Australia có điều kiện nghiên
cứu, viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sĩ về địa điểm Cồn Cổ Ngựa.
M.cường

tại hai nhà thi đấu Phú Thọ và Đại học
Tôn Đức Thắng (thành phố Hồ Chí
Minh). Các đội sẽ thi đấu vòng tròn
một lượt tính điểm, chọn hai đội nhất
nhì các bảng vào vòng trong. Theo lịch
thi đấu AFC công bố, tại vòng tứ kết,
các đội bảng A sẽ gặp các đối thủ bảng

B; bảng C sẽ gặp đối thủ bảng D. Ngày
khai mạc sẽ diễn ra các cặp đấu Kuwait
- Tajikistan, Việt Nam - Iraq.
Theo kế hoạch, ngày 16/3, đội
tuyển Futsal Việt Nam sẽ tập trung
dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên
Bruno Jose Formoso. Đầu tháng 4, đội

sẽ lên đường đi tập huấn tại Tây Ban
Nha và sẽ có 5 trận đấu tại đây. Ngày
22/4, toàn đội trở về Việt Nam để sẵn
sàng cho Vòng chung kết Futsal Châu
Á, với mục tiêu lọt vào Top 8 đội mạnh
nhất Châu lục.
Vũ MinH

số 1065

l

05.3.2014

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Nét văn hóa tâm linh trong ẩm thực vùng cao Lào Cai
Tháng Giêng - mùa lễ hội đầu
năm, lên vùng cao Lào Cai, du
khách có dịp thưởng thức muôn vàn
đặc sản ẩm thực độc đáo thơm ngon
mang hương vị rất riêng của núi
rừng như thắng cố của người
H’Mông, món khổ nhục (thịt ba chỉ
thái khổ, ướp gia vị hấp) của người
Giáy, lạp sường (xúc xích), nhớ lạp
(thịt khổ treo hun khói) của người
Tày, Nùng... Đặc biệt các món ăn từ
ngũ cốc như cơm lam, xôi ngũ sắc,
bánh chưng, bánh bỏng... của các
tộc người nơi đây không chỉ thơm
ngon bổ dưỡng mà còn chứa đựng
những giá trị văn hóa tâm linh đặc
sắc của người vùng cao.
Niềm tin về thực phẩm mang lại
sự may mắn được thể hiện rõ nhất
vào các dịp lễ, Tết khi con người hi
vọng ở năm mới thịnh vượng, chính
vì thế món ăn đầu xuân nhất định
phải có ý nghĩa may mắn sâu sắc.
Với người Tày, những ai ăn xôi ngũ
sắc trong các ngày lễ, Tết thì sẽ gặp
nhiều điều may mắn, tốt lành. Họ
quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng
cho ngũ hành: trắng là màu của kim,
xanh là màu của mộc, đen là màu của
thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng
là màu của thổ. Theo nhà nghiên cứu
dân tộc học, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn,
Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai,
người vùng cao quan niệm rằng sự
tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi
tốt của Thiên - Địa - Nhân.
Điểm đặc biệt của món xôi này là
màu sắc độc đáo. Những hạt xôi
thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái
hoa vàng nổi tiếng. Màu xôi đẹp tự
nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của
xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.
Ngoài màu trắng nguyên của gạo,
các màu còn lại được tạo nên bằng
cách ngâm gạo với nước của các loại
lá và củ cây rừng. Những loại lá và
củ cây này đều dễ tìm trong rừng

16

số 1065 l 05.3.2014

hoặc trong vườn nhà.
Đối với người Nùng Dín ở
Mường Khương, loại xôi mang lại sự
may mắn phải là xôi bảy màu. Bảy
màu của xôi thường là: tím huế, tím
than, đỏ, xanh cửu long, xanh cổ vịt,
xanh da trời, vàng… Mỗi màu xôi là
màu của một tháng (từ tháng 1 đến
tháng 7) gắn liền với tích truyện lịch
sử trong truyền thuyết chiến đấu
chống giặc ngoại xâm giữ yên mảnh
đất quê hương của người Nùng Dín
từ xa xưa. Màu xanh lá chuối là màu
của mùa xuân, màu đỏ thẫm biểu
tượng cho máu của những người đã
anh dũng hi sinh, màu vàng biểu
tượng cho sự đau thương li tán, màu
đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng
hào hùng của người Nùng Dín...
Không dùng bất cứ một thứ phẩm
màu cao cấp nào, chỉ tận dụng những
lá cây rừng có sẵn như lá cây đỏ đen,
cây hoa vàng, lá câm hoa hay nghệ
nhưng những người phụ nữ nơi đây
bằng bí quyết gia truyền đã tạo ra
một món ăn sinh động hấp dẫn mà
không phải người đầu bếp nào cũng
có thể làm được. Những món xôi này
không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ
dưỡng bởi nó chứa nhiều vị thuốc
dân gian từ những lá cây rừng.
Cùng với bánh chưng dâng cúng
tổ tiên, người Dao Tuyển Lào Cai
còn làm bánh mật để dâng cúng thần
linh trong dịp lễ Tết. Theo quan
niệm của người Dao Tuyển, bánh
mật thể hiện sự giao hòa, kết hợp
của âm dương, đất trời hài hòa cho
mọi vật sinh sôi, phát triển. Làm
bánh mật là do người phụ nữ đảm
nhận. Sau khi gạo nếp được giã và
nhào trộn với đường thì được gói
bằng lá chuối. Bánh có hình chữ
nhật, dẹt, mỏng và được buộc thành
từng đôi. Đó là tượng trưng cho nhật
và nguyệt, dâng lên thờ thần linh để
cầu mong luôn có ánh sáng văn

minh cho cộng đồng, làng xóm.
Cơm lam là món ăn đậm hương
rừng, được chế biến rất công phu,
thuận theo nguyên lý âm dương ngũ
hành. Gạo được nấu trong ống tre
(Mộc), với thứ nước trong chính ống
tre hoặc từ nước suối nguồn (Thủy),
bằng ngọn lửa nhỏ (Hỏa), trên mặt
đất nơi núi rừng hoang dã (Thổ)…
Từ món ăn đơn giản, được chế biến
bởi những người đi rừng, ngày nay
cơm lam trở thành một món ăn đặc
sản dùng để đãi khách phương xa,
cũng là một món ăn không thể thiếu
trong các dịp lễ hội. Cơm lam được
nướng trực tiếp trên ngọn lửa, gạo
được nấu chín trong ống tre bịt kín
vẫn giữ nguyên mùi hương và không
mất đi chất dinh dưỡng.
Hiện nay, đồng bào Tây Bắc đã
chế biến hàng chục loại cơm lam,
đơn giản là cơm nếp và phức tạp hơn
là cơm nếp độn lạc và măng. Cũng
từ việc này mà có thịt chim lam, cá
lam, thịt lợn lam, thịt vịt lam, bầu bí
lam… Món gì làm cũng ngon miệng
bởi đồ lam được cách thủy chín dần,
trong quá trình lam, nước thịt cá
không mất đi đâu mà quyện với các
gia vị tẩm ướp, cộng với nước ngọt
được tiết ra từ thân cây tre nứa bánh
tẻ, hương vị thật đặc biệt.
Các món ăn trong ngày lễ Tết để
dâng cúng thần linh tổ tiên của
người thiểu số vùng cao Lào Cai là
sự ghi nhận từng chặng đường phát
triển của sản xuất từ kinh tế hái
lượm, săn bắn đến trồng lúa và cây
lương thực. Món ăn trong những
ngày vui này mang ý nghĩa tinh thần
rất lớn. Đó không chỉ là sự hưởng
thụ thành quả lao động do mình làm
ra mà còn là sợi dây gắn kết tình
cảm cộng đồng, làng xóm, là sự tiếp
nối truyền thống văn hoá ẩm thực
của tổ tiên để lại.
V.tOàn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Was ist angesagt? (19)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
Quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh vĩnh long đến năm 2020, tầm nhìn...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1093
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
 

Andere mochten auch

Andere mochten auch (8)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt LongDu khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn (17)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1095 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1185 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 

Mehr von longvanhien

Mehr von longvanhien (18)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Ngày 21/02/2014, Bộ VHTTDL có Văn bản số 400/BVHTTDL-KHTC gửi Văn phòng điều phối Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới về kết quả thực hiện 03 năm và kế hoạch năm 2014 Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Theo đó, kết quả thực hiện “Phát triển văn hóa nông thôn” đã đạt được thành tựu quan trọng. Năm 2013 cả nước đã có 62,6% làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa đạt chuẩn (trong đó trên 47% làng, thôn, ấp, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn mới). Năm 2013 cả nước có 16.442.740/21.516.714 gia đình văn hóa được công nhận, đạt 76% (có trên 15% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn)... (Xem tiếp trang 5) trong số này - Công bố, phổ biến các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước (Tr.8) - Xung quanh quyết định của Bộ GDĐT về dừng tuyển sinh một số chuyên ngành nghệ thuật (Tr.18 - Điểm sáng văn hóa vùng biên giới (Tr.10 Số 1065 ngày 05/3/2014 Hội nghị triển khai công tác Ủy ban Olympic Việt Nam năm 2014 Ảnh: C.T.V Kết quả 03 năm thực hiện “Phát triển văn hóa nông thôn” Phát hành Thứ năm hằng tuần Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam chủ trì Hội nghị Ngày 27/02 tại Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2014. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam chủ trì Hội nghị. Năm 2014, Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) tiếp tục hướng tới những mục tiêu trọng tâm, trong đó chú trọng công tác chuẩn bị cho đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự 4 Đại hội thể thao quốc tế trong năm gồm: Đại hội thể thao Olympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh (Trung Quốc) từ 16-28/8, Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 17 (ASIAD 17) tại Hàn Quốc từ 19/9-04/10, Đại hội thể thao Bãi biển Châu Á (ASIAD Beach Games) lần thứ IV tại Thái Lan từ 14-21/11 và Đại hội thể thao Người khuyết tật Châu Á - Thái Bình Dương tại Hàn Quốc. (Xem tiếp trang 4) Liên kết phát triển du lịch ba tỉnh miền Trung Ngày 01/3 tại thành phố Huế diễn ra lễ ký kết hợp tác liên kết phát triển du lịch ba tỉnh/thành: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Đây là hoạt động do Tổng cục Du lịch chủ trì với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án do Liên minh Châu Âu - EU tài trợ). Ba tỉnh/thành được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. (Xem tiếp trang 12)
  • 2. quản lý nhà nước Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh Ngày 14/02, Bộ VHTTDL ban hành Thông báo số 326/TBBVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, để thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý lễ hội, phát triển sự nghiệp văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch của Tỉnh năm 2014 và những năm tiếp theo, Bộ VHTTDL đề nghị tỉnh Quảng Ninh: Tiếp tục quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, xứng đáng là trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội khu vực Đông Bắc; Sớm kiện toàn bộ máy quản lý di tích theo hướng phân định rõ ràng giữa chức năng quản lý và quản lý sự nghiệp. Việc quản lý trực tiếp di tích thì tùy theo quy mô, giá trị của di tích để thành lập Ban Quản lý, không để tình trạng một di tích có nhiều chủ thể quản lý dẫn đến tình trạng trùng chéo, đưa đẩy trách nhiệm; Tập trung nghiên cứu, lập quy hoạch khu vực dịch vụ tại các điểm di tích; tăng cường công tác bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát, phòng, chống và chữa cháy rừng, đặc biệt là Quần thể di tích Yên Tử; Quan tâm, bố trí tổng nguồn chi cho hoạt động văn hóa tương ứng với mức tăng trong tổng nguồn chi ngân sách của Tỉnh hằng năm; Tập trung đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, đặc biệt phải xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ du lịch. Đối với một số kiến nghị của Tỉnh: Về việc hướng dẫn thành lập Ban Quản lý di tích ở địa phương: Hiện nay, Bộ giao Cục Di sản văn hóa chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn việc thành lập Ban Quản lý di tích để các địa phương thực hiện thống nhất trong cả nước; Việc quản lý, sử dụng tiền công đức: Bộ VHTTDL đang chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng Thông tư Liên tịch hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền công đức và sớm ban hành Thông tư này. Đối với kinh phí trùng tu tôn tạo di tích Yên Tử, Bạch Đằng và Khu lăng mộ nhà Trần tại Đông Triều: Đề nghị tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh và Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Nhà Trần ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Về xây dựng Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao vùng Đông Bắc: Đề nghị tỉnh Quảng Ninh triển khai thực hiện Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 27/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt Đề án Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020 và Công văn số 240/BVHTTDL-KHTC ngày 25/01/2014 của Bộ VHTTDL về việc thoả thuận dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ thuộc Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc tại tỉnh Quảng Ninh. Việc đăng cai tổ chức các giải thể thao khu vực và thế giới: Bộ ủng hộ chủ trương, đề nghị tỉnh Quảng Ninh chủ động làm việc với Tổng cục Thể dục thể thao thống nhất đề xuất, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Về việc có ý kiến về Quy chế quản lý khách du lịch Trung Quốc đến Quảng Ninh qua các cửa khẩu đường bộ, Bộ VHTTDL giao Tổng cục Du lịch và Thanh tra Bộ nghiên cứu, góp ý và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh báo cáo Thủ tướng tHtt Chính phủ quyết định. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL Bộ VHTTDL có Quyết định số 342/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL. Theo đó, Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL (Cổng thông tin điện tử) tại địa chỉ http://www.bvhttdl.gov.vn là điểm truy cập duy nhất của Bộ VHTTDL trên Internet, liên kết tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, nhằm phục vụ công tác quản lý, 2 số 1065 l 05.3.2014 chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ; là kênh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; cung cấp, trao đổi thông tin giữa Bộ VHTTDL với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên Internet gửi Bộ VHTTDL. Cổng thông tin điện tử có nhiệm vụ đăng tải những nội dung chủ yếu sau: Thông tin giới thiệu chung về Bộ VHTTDL và các cơ quan, đơn vị trực thuộc (tóm lược quá trình hình thành và phát triển, các thành tựu đạt được; các chủ trương định hướng phát triển của ngành; tổ chức bộ máy quản lý, điều hành; thông tin liên hệ: địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức của cơ quan, đơn vị để liên hệ và tiếp nhận thông tin; tiểu sử tóm tắt và
  • 3. quản lý nhà nước Kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại cuộc họp về chuẩn bị tổ chức Hội chợ ITE HCMC 2014 Bộ VHTTDL có Thông báo số 499/TB-BVHTTDL ngày 27/02 thông báo kết luận của Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn tại cuộc họp về chuẩn bị tổ chức Hội chợ ITE HCMC 2014; Kế hoạch khảo sát sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long; Công tác triển khai các Quy hoạch phát triển du lịch Vùng đã được phê duyệt. Theo đó, về công tác chuẩn bị tổ chức Hội chợ ITE HCMC 2014: Tổng cục Du lịch có nhiệm vụ trao đổi với Sở VHTTDL TP Hồ Chí Minh về bổ sung làm rõ ý tưởng, nét đặc sắc trong hoạt động, nội dung hoạt động của ITE 2014 kỷ niệm tròn 10 năm, cơ chế và giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành Kế hoạch trước ngày 28/02/2014. Đồng thời, khẩn trương đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội chợ ITE HCMC 2014 trình lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành trước 28/02/2014; Đồng ý đổi tên “Giải Golf hữu nghị”; không đưa vào Kế hoạch Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch hạ nguồn Mê Kông; Giao Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với Tổng cục Du lịch, Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh đề xuất mời 5 Bộ trưởng du lịch nước ACMECS tham dự Lễ khai mạc và Giải Golf hữu nghị trong khuôn khổ Hội chợ ITE HCMC 2014 và các nội dung phù hợp. Về Kế hoạch khảo sát sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long: Đề nghị Tổng cục Du lịch: Chỉ đạo Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch và các đơn vị liên quan tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu, quy hoạch, đề án được duyệt dự kiến sản phẩm đặc thù của Vùng, các địa phương, cơ chế liên kết phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, xác định địa điểm, tính toán lộ trình phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; Trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Sở VHTTDLcác tỉnh/thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo sự đồng thuận, tính thực tế, hiệu quả của việc khảo sát và tổ chức Hội nghị; Bổ sung làm rõ nội dung khảo sát: Cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch Vùng, đề xuất mô hình, cơ chế hợp tác, liên kết, điều phối thực chất phát huy lợi thế vùng, sản phẩm đặc trưng; Cân đối địa điểm khảo sát: Tập trung các địa phương là địa bàn trọng điểm về du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia Vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013. Thời gian tổ chức: nửa cuối tháng 3/2014; Tiến hành các thủ tục về kinh phí theo đúng quy định của Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia và các quy định có liên quan... Về dự thảo Kế hoạch tổ chức phổ biến và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 03 vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Cơ bản thống nhất địa điểm tổ chức các Hội nghị: vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc tổ chức tại Hải Phòng, vùng Bắc Trung bộ tổ chức tại TP. Huế, vùng Tây Nguyên tổ chức tại Đắk Lắk. Thời gian và các điều kiện chuẩn bị đề nghị Tổng cục Du lịch phối hợp chặt chẽ, trao đổi để thống nhất với các địa phương, các Hội nghị vùng Bắc Trung bộ và Tây Nguyên đề nghị tổ chức cuối tháng 4/2014. tHtt nhiệm vụ được phân công của lãnh đạo Bộ); Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và các văn bản quản lý hành chính có liên quan; Tin tức, sự kiện nổi bật về các hoạt động của Bộ và các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Thông tin chỉ đạo, điều hành bao gồm: hệ thống văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức, cá nhân; Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Thông tin về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; Thông tin liên quan đến các dự án đã, đang và sẽ thực hiện của Bộ và các đơn vị trực thuộc; Thông tin về các hội nghị, hội thảo tập huấn của Bộ; Thông cáo báo chí, trả lời phỏng vấn, phát ngôn chính thức của lãnh đạo Bộ và trả lời công dân theo thẩm quyền về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; Danh mục các dịch vụ hành chính công và các biểu mẫu điện tử. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng. Thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá để thu hút người dân tham gia giao dịch với Bộ và các đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng; Các thông tin cần thiết khác. Tổ chức Cổng thông tin điện tử gồm: Ban Biên tập có chức năng, nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và phối hợp xử lý các dịch vụ công để đảm bảo hoạt động của Cổng thông tin điện tử; Văn phòng Bộ chủ trì quản trị Cổng thông tin điện tử. Giúp việc cho Ban Biên tập là bộ phận thư ký, trị sự. tHtt số 1065 l 05.3.2014 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến 2020” Ngày 20/02, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 281/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”. Mục tiêu của Đề án nhằm đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập. Mục tiêu cụ thể là xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” để triển khai nhân rộng từ năm 2016 trong phạm vi cả nước. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% cán bộ, hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; 70% gia đình được công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, 50% dòng họ được công nhận Danh hiệu “Dòng họ học tập”, 60% cộng đồng (thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) đạt Danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ này tương ứng là 60%, 40% và 50%; 50% các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt Danh hiệu “Đơn vị học tập”. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Hội nghị triển khai... Bên cạnh đó, Ủy ban Olympic Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng Olympic và đào tạo cán bộ, tích cực triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 (ASIAD 18) và Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016 tại Việt Nam. Hội nghị đã thông qua báo cáo kế hoạch chuẩn bị và tham dự các Đại hội thể thao quốc tế năm 2014 cũng như công tác chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc lần VII. Một số mục tiêu của TTVN tại các sự kiện thể thao quốc tế quan trọng cũng được đề ra, dự kiến tại Đại hội thể thao Olympic trẻ lần thứ 2 tại Nam Kinh, Trung Quốc, đoàn TTVN phấn đấu giành 2HCB, từ 3 đến 4HCĐ với số lượng khoảng 30 thành viên tham dự thi đấu ở 11/29 môn. Tại ASIAD 17, đoàn Việt Nam dự kiến tham gia với khoảng 350 thành viên 4 số 1065 l 05.3.2014 được Đề án nêu ra là: Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng; Tổ chức đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”. Quyết định có hiệu lực thi hành kể H.Yến từ ngày 20/02/2014. (Tiếp theo trang 1) (250 VĐV thi đấu tại 22 môn), phấn đấu giành từ 2-3HCV, xếp hạng từ 1520/45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vừa qua, Tổng cục TDTT phối hợp cùng Ủy ban Olympic Việt Nam, các địa phương đã tuyển chọn được 64 VĐV để tập trung đầu tư trọng điểm. Với Đại hội thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 4, dự kiến đoàn TTVN tham gia với 280 thành viên (100 thành viên tham gia với hình thức xã hội hóa), chỉ tiêu phấn đấu giành từ 1-2HCV, 4HCB... Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, một số ý kiến tham luận cũng đã đề xuất và đóng góp thêm một số giải pháp để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Ủy ban Olympic Việt Nam. Một số ý kiến góp ý về công tác chuẩn bị nguồn lực cho ASIAD 18 hay Olympic 2016, do thời gian không còn nhiều, cần đẩy nhanh hơn nữa công tác chuẩn bị cho những mục tiêu này. Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam - Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: để triển khai thắng lợi nhiệm vụ đặt ra trong năm 2014, Ủy ban Olympic Việt Nam cần tập trung tổ chức thực hiện tốt 9 nhiệm vụ, trong đó có việc rà soát hoàn thiện kế hoạch chuẩn bị tham dự và tổ chức các giải thể thao, Đại hội thể thao quốc tế và trong nước năm 2014. Cùng với đó, Ủy ban Olympic Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục TDTT và các cơ quan liên quan trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tổ chức ASIAD 18 năm 2019 và Đại hội thể thao bãi biển Châu Á năm 2016 tại Việt Nam; Tiếp tục mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí cả nước để triển khai các hoạt động tuyên truyền cho ASIAD 18 và các sự kiện thể thao quan trọng do Việt Nam đăng cai. tHtt
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Kết quả 03 năm thực hiện... Hiện cả nước có 4.998/11.161 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đạt 44,8% (đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL 30%.), có 54.391/118.034 thôn có Nhà Văn hóa đạt 46%; (đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL 47%). Có 36.141 sân vận động không có khán đài và sân bóng đá, 36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1593 nhà thi đấu và nhà tập luyện, trong đó có 942 công trình do doanh nghiệp và tư nhân quản lý, 348 bể bơi, hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thành lập. Tổng diện tích đất dành cho thể thao được quy hoạch tại các xã là 2.552.285ha, trong đó đang được sử dụng thường xuyên 9.727ha, 6.212ha đã được cấp sổ đỏ. Nhờ huy động tập trung đầu tư các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao nên trong 02 năm (2011-2012), ngân sách Nhà nước đầu tư và hỗ trợ gần 1000 tỷ đồng (cấp tỉnh hơn 400 tỷ đồng; cấp huyện 300 tỷ đồng; cấp xã 200 tỷ đồng). Công tác xã hội hóa xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cũng phát triển mạnh mẽ; nhân dân đã đóng góp gần 2.000 tỷ đồng xây dựng Nhà văn hóa, sân thể thao thôn. Ngoài 11 xã điểm XDNTM của Trung ương, những điển hình trong quá trình triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa nông thôn ở cấp tỉnh có xã Long Tân (Bà Rịa-Vũng Tàu), Vĩnh Thanh (Bạc Liêu), Chánh Phú Hòa (Bình Dương), Châu Bình (Nghệ An), Vũ Phúc (Thái Bình), Tân An (Gia Lai), Quý Lộc (Thanh Hóa)… Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên, phong phú hơn. Hiện nay, nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của nhân dân ngày một tăng, trung bình một năm có 40,8 triệu lượt người tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ ở nông thôn (đạt gần 60%), trong đó có 27% người dân đồng bằng, thành phố sinh hoạt văn hóa, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên; ở miền núi, vùng sâu, vùng xa số người tham gia hoạt động văn hóa, thể thao thường xuyên đạt 15%. (Tiếp theo trang 1) Phát triển văn hóa nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giải quyết hài hòa vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, đã tích cực xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội. Phát triển văn hóa nông thôn đã có tác động tích cực tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân; rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào vùng nông thôn với thành thị; đồng thời, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở; tạo điều kiện để người dân ở vùng nông thôn tham gia nhiều hơn vào các hoạt động văn hóa thể thao và tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống, đời sống văn hóa nông thôn có bước khởi sắc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh ở nông thôn. DuYên trần Hà Nội khắc phục những tồn tại ở lễ hội Chùa Hương Thời gian qua, du khách cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh một số bất cập đang diễn ra tại lễ hội Chùa Hương, ảnh hưởng tới hình ảnh lễ hội và gây phiền hà cho khách. Trước tình trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã quyết liệt “vào cuộc”, tổ chức nhiều cuộc họp với UBND huyện Mỹ Đức, Sở VHTTDL Hà Nội và các Sở, Ban, ngành liên quan; đồng thời chỉ đạo các cơ quan liên quan kiên quyết xử lý những tồn tại ở lễ hội Chùa Hương. Theo Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Hà Nội, đến thời điểm này, những tồn tại trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội đã cơ bản được khắc phục; lễ hội có những chuyển biến tích cực theo hướng lành mạnh, văn minh, an toàn. Vấn đề bức xúc tại lễ hội Chùa Hương là các quán ăn treo thực phẩm tươi sống bên ngoài, gây phản cảm đã được Ban Tổ chức lễ hội nghiêm túc xử lý, yêu cầu các hộ kinh doanh treo trong tủ kính dán giấy mờ ba mặt. Khi được kiểm tra, các chủ cửa hàng xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Đoàn kiểm tra đã thực hiện test nhanh giấm, bún, phở tại một vài cửa hàng và chưa phát hiện chất bảo quản cấm sử dụng. Công tác vệ sinh môi trường tại Chùa Hương đã được chú trọng, thùng rác được bố trí tại nhiều nơi cùng những khuyến cáo đến du khách đã tác động đáng kể tới ý thức người trẩy hội. Đặc biệt, dịch vụ đổi tiền lẻ không còn hoạt động công khai. Theo Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương, từ khi khai hội đến nay, lực lượng an ninh đã bắt và xử lý 31 trường hợp, tạm giữ 29 xe mô tô của lái đò dùng để bám đuổi khách trên đường; bắt giữ 5 đối tượng có hành vi phe vé cáp treo, thu giữ hơn 1.100 vé… Ban Tổ chức đã lập biên bản, thu giữ hàng trăm ấn phẩm văn hóa không được phép lưu hành, xử lý 1 đối tượng phát tán tài liệu trái phép tại động Hương Tích. trần nguYện số 1065 l 05.3.2014 5
  • 6. quản lý nhà nước Công bố quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Ngày 01/3, tại Quảng trường tỉnh Bình Phước, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc, Kỷ niệm 55 năm Đường Hồ Chí Minh (19/5/1959-19/5/2014), 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2014) và công bố quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh với chủ đề Huyền thoại một con đường. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan, đại diện lãnh đạo cùng gần 300 tuyên truyền viên đến từ 13 tỉnh/thành và nhân dân các địa phương. Ngày 09/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và Bình Phước. Mạng lưới đường Trường Sơn kéo dài và đi qua các tỉnh từ Nghệ An cho đến Bình Phước. Là đoạn cuối đường Hồ Chí Minh, nằm trong hệ thống di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước có 2 hạng mục: Điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu (VK96) nối từ hậu phương miền Bắc (Lạng Sơn, Móng Cái), qua hai tuyến ống Đông và Tây Trường Sơn đến tụ điểm cuối cùng ở Bù Gia Mập (Bình Phước) với tổng chiều dài 4.990km. Hạng mục thứ hai là Bồn xăng - Kho nhiên liệu VK98 (xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh). Liên hoan tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 55 năm đường Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa phục vụ đồng bào mà còn nhằm bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, phẩm chất cho các thế hệ diễn viên, tuyên truyền viên. Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt là niềm vui, niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Phước và cũng là niềm tự hào chung của người dân cả nước. Đây là di tích hết sức quý báu để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ mai sau. Việc bảo vệ, phát huy giáo dục truyền thống di tích không chỉ riêng của Ngành VHTTDL địa phương mà là nhiệm vụ chung của toàn Đảng bộ, toàn dân Bình Phước. M.HạnH VăN BảN MớI - Tại Quyết định số 338/QĐBVHTTDL ngày 21/02/2014 của Bộ VHTTDL cho phép Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật phối hợp với Công ty Moet Henessy Asia Pacific đón 02 nghệ sỹ dương cầm người Nga, Vladimir Askenazy và Vovka Askenazy, và tổ chức “Chương trình hòa nhạc Henessy lần thứ 18” tại Hà Nội. Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 20/3 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 343/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2014 thành lập Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL do ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ làm Trưởng Ban; ông Đàm Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Thông tin Thể dục thể thao, ông Nguyễn Thành Vượng, Giám đốc Trung tâm 6 số 1065 l 05.3.2014 Thông tin Du lịch và bà Vũ Ngọc Trinh, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin làm Phó Trưởng Ban và 08 Ủy viên. - Ngày 25/02/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 366/QĐBVHTTDL cho phép Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Bảo tàng Malaysia tổ chức trưng bày hiện vật với chủ đề “Văn hóa Đông Sơn” tại Bảo tàng Malaysia từ ngày 04/3 đến 04/5/2014. - Bộ VHTTDL ban hành các Quyết định số 378 và 379/QĐBVHTTDL ngày 26/02/2014 cho phép Sở VHTTDL tỉnh Long An phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ khai quật tại: Di chỉ Lò Gạch thuộc ấp 3, xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, thời gian khai quật từ ngày 15/415/5/2014, diện tích 100m2; di chỉ Lộc Giang thuộc ấp Lộc Chánh, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thời gian khai quật từ ngày 15/3-15/4/2014, diện tích 100m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL tỉnh Long An, giữ gìn, bảo quản, khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Ngày 27/02/2014 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 430/QĐ-BVHTTDL, thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình Xúc tiến Du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020 của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn làm Chủ nhiệm, ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm Phó Chủ nhiệm và 11 Thành viên. tHtt
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 Bộ VHTTDL vừa phê duyệt Đề án Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009-2014). Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần, có quy mô toàn quốc, bắt đầu từ năm 2004. Năm 2014, Triển lãm Mỹ thuật Ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009-2014) được xác định là sự kiện văn hóa, nghệ thuật quan trọng, nhằm giới thiệu tới công chúng, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất những tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng có chất lượng cao được sáng tạo trong thời gian 5 năm trở lại đây. Với ý nghĩa tôn vinh các tác giả chuyên và không chuyên đang hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng. Đồng thời, thông qua Triển lãm, cơ quan quản lý lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng và các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, thị trường có thêm thông tin để tổng hợp, đánh giá thực trạng, tìm giải pháp để đưa ra các chính sách, hành lang pháp lý phù hợp nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích các nghệ sỹ, nghệ nhân, các làng nghề sáng tác các tác phẩm, sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ cuộc sống, nâng cao thẩm mỹ cho nhân dân. Nội dung các hoạt động: Phát động, thông báo về Triển lãm và phổ biến thể lệ tới các cơ quan, tổ chức, làng nghề, các nhà thiết kế, họa sỹ, nghệ nhân trong cả nước; thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng báo chí, truyền hình; tổ chức duyệt chọn tác phẩm qua ảnh (dự kiến chọn 200 tác phẩm); tổ chức thu thập tác phẩm tại ba miền Bắc, Trung, Nam; tổ chức chấm, chọn chính thức trên tác phẩm, sản phẩm thực tế để chọn các tác phẩm, sản phẩm trưng bày và trao giải… Huệ OanH Chương trình nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống ma túy Thực hiện Quyết định số 4438/QĐBVHTTDL ngày 20/12/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy năm 2014, ngày 24/02/2014, Ban Chỉ đạo Dân số, AIDS và các vấn đề xã hội Bộ VHTTDL đã ban hành kế hoạch số 422/KH-BCĐDS về việc tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với mục đích tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của ma túy và công tác phòng, chống ma túy; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, cung cấp thêm những thông tin, kiến thức kỹ năng cần thiết cho người dân trong công tác tuyên truyền, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội; tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của cộng đồng và gia đình nhằm huy động toàn dân tham gia phòng chống ma túy, giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và phòng chống tái nghiện; thông qua chương trình biểu diễn nghệ thuật các nghệ sĩ, ca sĩ có thể giao lưu, trao đổi, giải đáp, hướng dẫn cho người dân cách phòng, chống ma túy; tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu có liên quan tới công tác phòng, chống ma túy. Tham gia biểu diễn nghệ thuật là học sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật; diễn viên chuyên nghiệp ở một số đơn vị nghệ thuật; diễn viên không chuyên ở phường, quận, Nhà văn hóa nơi tổ chức biểu diễn. Theo Kế hoạch, thời gian tổ chức dự kiến vào tháng 3/2014 với các nội dung như: Kịch ngắn, ca, múa, nhạc, tấu, hài. Số lượng biểu diễn gồm 05 buổi với thời lượng chương trình 120 phút tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. H.Q Nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động văn học Ngày 21/02/2014, Bộ VHTTDL có Công văn số 397/BVHTTDL-NTBD đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động văn học tại địa phương. Theo đó, thực hiện nội dung quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho hoạt động văn học ở địa phương phát triển đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo Sở VHTTDL đưa nội dung quản lý văn học vào chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác hàng năm để thống nhất tại địa phương và phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật xây dựng Chương trình hành động, hoạt động cụ thể về lĩnh vực văn học giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất tinh thần, đề nghị HĐND dân cùng cấp bổ sung kinh phí hàng năm để nâng cao chất lượng hoạt động văn học nghệ thuật tại Sở VHTTDL và Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý văn học trong tình hình mới. n.H số 1065 l 05.3.2014 7
  • 8. Sự kiện vấn đề Tổng kết hoạt động Hiệp hội Du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long Tại tỉnh Bạc Liêu, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Theo báo cáo tại Hội nghị, trong năm 2013, ĐBSCL đã đón 20.731.493 lượt khách đến tham quan du lịch tăng 6,8 % so với cùng kỳ. Trong đó, có 1.668.852 lượt khách quốc tế, tăng 3,9 % so với cùng kỳ. Doanh thu ước đạt 5.141,2 tỷ đồng, tăng 18,4 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong số các địa phương trong vùng, các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh là những địa phương tiêu biểu có tỷ lệ tăng về lượt khách và doanh thu tương đối cao. Địa phương thu hút khách đến tham quan du lịch nhiều nhất là Kiên Giang với gần 5,6 triệu lượt khách, trong đó chủ yếu là khách tham quan lễ hội và khách tham quan trong ngày. Địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với 586.107 lượt và địa phương có doanh thu du lịch cao nhất là Kiên Giang với 1.120 tỷ đồng. Để giữ được mức tăng trưởng, năm 2014, các địa phương trong Vùng cần có kế hoạch cụ thể như tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình khảo sát điểm đến, các roadshow tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trong và ngoài nước để thu hút khách... Củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hưởng ứng các sự kiện tại địa phương và khu vực; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của từng địa phương; củng cố nâng chất hoạt động của các khu, điểm du lịch để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn. Năm 2014 du lịch ĐBSCL tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu Chương trình liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL năm 2014 do Bạc Liêu làm Cụm trưởng; chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Đông giữa các địa phương Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long - Trà Vinh… Dung Hòa “Những người viết huyền thoại” dự Liên hoan Phim Pháp ngữ 2014 Liên hoan Phim Pháp ngữ 2014 diễn ra từ 11-27/3, tại Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace - 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Liên hoan sẽ giới thiệu tới công chúng 12 bộ phim đến từ 7 quốc gia: Pháp, Bỉ, Luxemboug, Rumani, Thụy Sỹ, Cộng hoà Chad và Việt Nam. Đó là các phim: “Grigris”; “Chuyện thường ngày”; “Nhà lưu động”; “Lão Marni, Nhà tỉ phú”; “Cả hai cùng thắng”; “Màu da vàng”; “Vắng nhà”; “Cô gái thơ dại”… Đây là những tác phẩm xuất sắc từng được đề cử nhiều giải thưởng uy tín khu vực và quốc tế. Tại Liên hoan Phim năm nay, điện ảnh Việt Nam sẽ tham gia bộ phim “Những người viết huyền thoại” của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng. Bối cảnh của bộ phim là cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ cứu nước những năm 1960. Bộ phim xoay quanh câu chuyện đầy bi tráng quanh việc lắp đặt đường ống dẫn dầu dài 5.000km xuyên Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1968-1969). Dọc theo đường ống huyền thoại ấy là biết bao con người đang độ tuổi xuân xanh đã ngã xuống, máu của họ thấm vào đất, hòa vào nước của đại ngàn Trường Sơn để đường ống dẫn dầu được thông suốt từ Bắc và Nam… Huệ OanH Đà Nẵng: Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa tăng 1,5 lần Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thành phố Đà Nẵng xác định trong năm 2014 là đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực văn hoá. Thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính phối hợp với Sở VHTTDL rà soát, trình bổ sung nguồn vốn đầu tư ngành văn hóa năm 2014 với mức tăng 1,5 lần so với năm 2013. Trước mắt, rà soát thực trạng khu Công viên Khuê Trung, nâng cấp Công viên 29/3. Tất cả các quận, huyện rà soát lại các khu vui chơi dành cho trẻ em, điểm nào phát huy hiệu quả thì giữ lại, nơi nào bỏ hoang, hư hỏng thì chuyển sang đầu tư thành các khu vườn, công viên mini phục vụ người 8 số 1065 l 05.3.2014 dân trong khu vực. Bên cạnh đó, thành phố đầu tư nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành lập Trung tâm Giao lưu văn hóa quốc tế tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh; chỉ đạo các đơn vị thực hiện những bước đầu tiên để triển khai dự án Nhà hát Lớn thành phố tại khu Đa Phước với diện tích 5,6ha; đẩy nhanh việc di dời Làng Đá mỹ nghệ ra khỏi khu Công viên Ngũ Hành Sơn. Đà Nẵng tiếp tục thực hiện chương trình “5 không 3 có”, lồng ghép với chương trình “5 xây 3 chống”, xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa tại khu dân cư... Được đánh giá là một trong những đô thị phát triển nhất khu vực Miền Trung-Tây Nguyên, tuy nhiên mức độ đầu tư cho ngành văn hóa của Đà Nẵng lại ở mức rất thấp, đứng thứ 61/63 tỉnh/thành. Theo yêu cầu của Trung ương, các địa phương phải dành 1,8% ngân sách chi cho lĩnh vực văn hóa, nhưng Đà Nẵng chỉ chi khoảng 0,9%. Năm 2013, Đà Nẵng chi 18 tỷ đồng cho lĩnh vực văn hóa trên tổng số 7.300 tỷ đồng xây dựng cơ bản, chi thường xuyên chỉ khoảng 153 tỷ/4.100 tỷ đồng trong tổng số kinh phí chi thường xuyên của Thành phố. V.Sơn
  • 9. Sự kiện vấn đề Nhà hát Tuổi trẻ chuẩn bị chương trình phục vụ ngày 08/3 “Thị Hến du xuân” là chương trình lưu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ phục vụ công chúng phía Nam nhân dịp chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3. Chương trình diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 03/3 đến ngày 13/3 và tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) từ ngày 14-16/3. “Thị Hến du xuân” bao gồm các tiểu phẩm, vở kịch đặc sắc được chọn lọc, đã biểu diễn rất thành công tại Hà Nội, để lại nhiều ấn tượng cho khán giả mọi lứa tuổi. Các tác phẩm đều gắn với hình tượng người phụ nữ Việt Nam, được thể hiện qua góc nhìn đa chiều, mang đến những trải nghiệm sâu sắc, hài hước, giàu tính nhân văn. Trong đó, tác phẩm hài kịch “Thị Hến du xuân” do NSND Lê Khanh đạo diễn, được phóng tác từ kịch bản dân gian nổi tiếng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”. Trong vở này, NSND Lê Khanh đã có sự kết hợp giữa chiếu Chèo truyền thống với lối kể chuyện sinh động, tươi mới, hiện đại để khắc họa chân dung nàng Hến, một người phụ nữ sống trong các lề thói phong kiến nhưng tư tưởng rất hiện đại, dám vạch trần bộ mặt xấu xa của những lũ quan tham... Một chùm hài kịch chọn lọc khác được lựa chọn lần này mang tên “Phụ nữ ơi, em là ai” gồm các tiểu phẩm hài kịch đặc sắc, được trích từ những chương trình hài kịch nổi tiếng của Nhà hát Tuổi trẻ như “Kẻ khóc, người cười 1, 2, 3”; “Ngẫm mà cười” ; “Nụ cười Kẻ Chợ”... Đây là những câu chuyện dí dỏm, tươi vui với nhiều tình huống dở khóc, dở cười, sẽ góp phần khắc họa các nét tính cách đặc biệt của phụ nữ, nghệ thuật hóa thành tiếng cười vui vẻ, thư giãn, sảng khoái. Trong các tác phẩm được lựa chọn du xuân lần này có 3 vở kịch tâm lý xã hội, trong đó có 2 vở diễn giành được giải thưởng cao tại Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và đều do NSƯT Anh Tú làm đạo diễn. Đó là vở “Nhà có 5 anh em trai” của tác giả Nguyễn Thu Phương và “Cầu vồng lục sắc” của tác giả Như Thủy. Vở “Nhà có 5 anh em trai” đề cao sự yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thế hệ nối tiếp nhau cùng sống trong một mái nhà - nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam. Vở “Cầu vồng lục sắc” là một câu chuyện nhẹ nhàng, cảm động về tình yêu được coi là không thuận theo lẽ tự nhiên, những nhân vật trong đó thể hiện sự mâu thuẫn, giằng co để lựa chọn việc phải sống đúng với con người thật của mình hay phải ngụy trang để trở thành con người khác, đúng với mong muốn của xã hội, sức ép từ những người thân... Khác với 2 vở nêu trên, vở “Nhà có 3 chị em gái” của tác giả Nguyễn Thu Phương, NSND Xuân Huyền làm đạo diễn, là câu chuyện cảm động về cuộc sống đầy thăng trầm của một gia đình nhỏ với người cha già chấp nhận “gà trống” nuôi ba cô con gái lớn khôn. Và 3 cô con gái là ba số phận với những tính cách khác hẳn nhau. Hải PHOng Trên 160 tác phẩm điện ảnh tham gia tranh giải “Cánh diều 2013” Trên 160 tác phẩm điện ảnh chính thức tham gia tranh giải “Cánh diều 2013”. Đây là thông tin được Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Xuân Hải khẳng định trước báo giới ngày 28/02 tại Hà Nội. Giải “Cánh diều 2013” đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật, đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và hướng tới hiệu quả xã hội tích cực. Các tác phẩm dự giải lần này ở 7 lĩnh vực: Phim truyện điện ảnh, phim hoạt hình, phim tài liệu điện ảnh-truyền hình, phim ngắn, phim khoa học, phim truyện truyền hình, công trình nghiên cứu-lý luận phê bình điện ảnh. Trong số đó có 13 phim truyện điện ảnh, 24 phim truyện truyền hình, 14 phim hoạt hình, 6 phim tài liệu điện ảnh, 44 phim tài liệu truyền hình… Ban Tổ chức sẽ trao Giải “Cánh diều Vàng”, “Cánh diều Bạc” và Bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất ở mỗi thể loại; Giải Báo chí-Phê bình cho phim điện ảnh xuất sắc năm 2013. Giải “Cánh diều Vàng” cũng được trao cho cá nhân là thành phần sáng tác chính của phim truyện điện ảnh gồm: biên kịch, đạo diễn, quay phim, họa sỹ, người làm âm thanh, nhạc sỹ, diễn viên nam chính và phụ, diễn viên nữ chính và phụ; đạo diễn của các loại phim: hoạt hình, khoa học, tài liệu; biên kịch, đạo diễn và diễn viên nam, nữ chính ở thể loại phim truyện truyền hình. Lễ trao giải “Cánh diều 2013” sẽ được tổ chức tối 15/3 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội. Trước đó, các phim truyện điện ảnh dự Giải sẽ được chiếu miễn phí phục vụ khán giả tại các điểm: Rạp Tháng 8, Trung tâm Chiếu phim quốc gia, rạp Ngọc Khánh. Cùng với Giải “Cánh diều 2013”, nhân dịp kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam năm nay, Hội Điện ảnh Việt Nam cũng tổ chức cho hội viên, nghệ sỹ về thăm di tích điện ảnh Đồi Cọ tại xã Điềm Mặc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; tôn vinh nghệ sĩ có cống hiến xuất sắc cho điện ảnh cách mạng Việt Nam. L.KHánH số 1065 l 05.3.2014 9
  • 10. Sự kiện vấn đề Điểm sáng văn hóa vùng biên giới Từ năm 2009, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp cùng Sở VHTTDL tỉnh An Giang xây dựng mô hình “Điểm sáng văn hóa biên giới”, nhằm xây dựng gia đình văn hóa, khóm ấp văn hóa, xã văn hóa, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng biên giới, đã phát huy hiệu quả gắn kết tình quân - dân nơi biên giới. Từ “Điểm sáng văn hóa biên giới”, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cùng các ngành, đoàn thể từng khóm, ấp thực hiện 5 tiêu chuẩn: Hoàn thành nhiệm vụ; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Hoạt động tuyên truyền giáo dục; Hoạt động văn hóa thể thao. Cùng với thực hiện 32 tiêu chí như: Bài trừ các tệ nạn xã hội; Hộ gia đình văn hóa, cơ quan khóm ấp văn hóa đạt liên tục 3 năm liền; Khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các hộ nghèo, giúp nhân dân sửa chữa nhà ở, làm đường giao thông... Đại tá Phạm Văn Phong, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết: Để đạt được kết quả này, Ban Chỉ huy đã chủ trương lấy dân làm gốc, gắn kết chặt chẽ với nhân dân vùng biên giới, thường xuyên gặp gỡ nắm bắt tâm tư nguyện vọng và giúp đỡ, tháo gỡ kịp thời khó nhăn vướng mắc của nhân dân, tạo được sự đồng thuận gắn bó giữa người dân với các chiến sĩ Biên phòng nơi đóng quân. Bộ đội Biên phòng tỉnh còn chủ động liên kết với các ban, ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền bình quân mỗi năm cho trên 100.000 lượt nhân dân về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền luật biên giới quốc gia, quy chế khu vực biên giới, về công tác phân giới cắm mốc; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự, khóm, ấp khu vực biên giới; tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc trên địa bàn và chương trình vệ sinh phòng dịch… với nhiều hình thức dễ hiểu và dễ thực hiện. Chiến sĩ các đồn Biên phòng nêu cao tinh thần trách nhiệm của người lính Cụ Hồ mang quân hàm xanh không ngại khó, gần dân, chia sẻ những khó khăn với nhân dân, thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, mở lớp học tình thương, giúp dân trong sản xuất, tổ chức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, hội thi, giao lưu biểu diễn văn nghệ… tạo sân chơi sôi nổi, lành mạnh cho nhân dân vùng biên giới, qua đó lồng ghép tuyên truyền giúp cư dân biên giới nắm bắt hiểu biết đường lối chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, ý thức cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng kích động. Đến nay tỉnh An Giang đã công nhận 137.392 hộ gia đình văn hóa, đạt 82,32% tổng số hộ trên toàn tuyến biên giới; 67/73 ấp văn hóa; 5 xã văn hóa; 14/14 đơn vị Biên phòng được công nhận là cơ quan văn hóa. Trong 2 năm đầu tiên triển khai (2008-2010), có 11 đồn Biên phòng đã gắn kết hình thành 11 ấp “Điểm sáng văn hóa biên giới”, tạo đà phát triển mở rộng được 20 ấp biên giới gắn với đồn Biên phòng đã được công nhận “Điểm sáng văn hóa biên giới”. Hiện đang đánh giá công nhận 14 ấp “Điểm sáng văn hóa vùng biên giới”, phấn đấu đến cuối năm 2015 công nhận 39 khóm, ấp còn lại trên tuyến biên giới của An Giang. HuY LOng Trưng bày chuyên đề “Biên giới - Biển đảo quê hương” Ngày 28/02, tại Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Sở VHTTDL tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kon Tum tổ chức trưng bày chuyên đề “Biên giới - Biển đảo quê hương”. Phòng trưng bày giới thiệu 208 hình ảnh, 20 bản đồ, tài liệu khoa học, mô hình bia chủ quyền biển đảo, biên giới. Hầu hết các hình ảnh, tài liệu khoa học trên giúp người xem có cái nhìn toàn cảnh về biển đảo Việt Nam và những vấn đề liên quan. Đó là hình ảnh, tư liệu quý về những tiềm năng, tiềm lực của biển, đảo Việt Nam, hình ảnh các chiến sĩ, cán bộ Bộ đội biên phòng đang ngày đêm canh 10 số 1065 l 05.3.2014 giữ vùng biên giới, hải đảo; hình ảnh về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở 2 đảo này, cũng như quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển đảo và giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông... Bên cạnh đó, một số hình ảnh giới thiệu cho khách tham quan hiểu rõ hơn về vị trí, đường biên giới cũng như đời sống của cư dân khu vực biên giới Việt Nam với các nước bạn. Phòng trưng bày góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí chiến lược của biên giới, biển, đảo Việt Nam; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Phòng trưng bày mở cửa đón người tham quan và du khách đến cuối tháng 4/2014. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng nhân Kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống Bộ đội biên phòng (03/3/1959-03/3/2014) và 25 năm ngày Biên phòng toàn dân (03/3/198903/3/2014). Hồ tHanH
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Đối thoại về bảo tồn di sản, phát triển du lịch và Festival Huế 2014 Ngày 28/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn về chủ đề “Bảo tồn di sản, phát triển du lịch và Festival Huế 2014”. Chương trình được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế tại địa chỉ www.thuathienhue.gov.vn và được phát sóng trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT). Trả lời về những nỗ lực để xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm văn hóa, du lịch và dịch vụ, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trong định hướng phát triển, tỉnh chủ trương phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa; phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước; một trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của khu vực miền Trung; đưa thương hiệu Huế - thành phố Festival trở nên nổi tiếng khắp thế giới; sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình đặc thù “Thành phố sinh thái, thành phố di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”. Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL Thừa Thiên Huế cho biết: Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát huy tốt giá trị các di sản văn hóa để thúc đẩy các hoạt động du lịch; trong đó, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, tôn giáo, tâm linh, các sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh nâng cao sức khỏe, du lịch MICE (hiện tại hằng năm Huế tổ chức 350-400 hội nghị, những năm tới phấn đấu có 450-500 hội nghị tầm cỡ quốc gia và quốc tế), các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm trên biển, du lịch sinh thái trên sông Hương, đầm phá, hình thành các khu nhà nổi trên đầm phá, vườn dưỡng sinh... Trong định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tạo thương hiệu riêng cho du lịch Thừa Thiên Huế, theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20132020, định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ tập trung đầu tư một số dự án trọng điểm theo Quy hoạch như du lịch nông thị; du lịch nghỉ dưỡng tại Lăng Cô Phú Lộc; kêu gọi đầu tư xây dựng các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp... Tỉnh cũng bảo tồn và nâng cao tính văn hóa của một số lễ hội tại Điện Hòn Chén, Đền Huyền Trân, Thiền viện Hương Vân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã; mở rộng các tuyến tham quan khai thác vùng Lăng Cô - Bạch Mã - Sơn Chà - Cảnh Dương - Thuận An - Vinh Thanh - Túy Vân - Tư Hiền; tuyến Huế - Bao Vinh - thành cổ Hóa Châu; khai thác tuyến du lịch cộng đồng tại A Lưới, làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn, làng hoa giấy Thanh Tiên...; các tour du lịch khám phá nét đẹp văn hóa của người dân địa phương. Quy hoạch, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống tiêu biểu, vừa tạo điều kiện giải quyết việc làm vừa phục vụ du lịch; nghiên cứu để xây dựng mẫu mã hàng lưu niệm mang đậm chất văn hóa Huế. Tỉnh cũng liên kết với các địa phương trong vùng và các trung tâm du lịch lớn trong cả nước để xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn của cả vùng như các hoạt động dựa trên “Hành trình qua các Kinh đô cổ”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”, “Con đường di sản miền Trung”, các chương trình “Ba quốc gia một điểm đến”... tận dụng các lợi thế mang tính liên vùng để thu hút du khách đến Huế, chú trọng nguồn khách đường bộ thông qua con đường Hành lang kinh tế Đông -Tây nối Myanmar - Việt Nam - Lào - Thái Lan. Đối với Festival Huế 2014, đây là lần thứ 7 tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội này. Qua mỗi kỳ đều đạt được những thành công nhất định, tạo thêm động lực thúc đẩy công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển du lịch dịch vụ, góp phần phát triển toàn diện hơn đối với đô thị Huế, để Huế xứng đáng là đô thị hạt nhân trong tiến trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ông Nguyễn Đăng Thạnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế khẳng định. Q.Việt Giải Xe đạp nữ quốc tế tranh Cup Biwase lần thứ IV-2014 Từ 07/3, tại Bình Dương sẽ diễn ra Giải Xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh Cup Biwase lần thứ IV năm 2014 với sự tham dự của 70 vận động viên đến từ 11 đội trong nước và 3 đội quốc tế là Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia. Các vận động viên dự giải có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có thẻ do Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam cấp năm 2014. Giải áp dụng Luật Xe đạp của Ủy ban Thể dục thể thao Việt Nam và Luật Xe đạp đường trường quốc tế. Các vận động viên thi đấu xuất phát đồng hành tính thành tích cá nhân, đồng đội để xếp hạng. Sau mỗi chặng đua, Ban Tổ chức sẽ trao Giải áo Vàng cho vận động viên về nhất, trường hợp về đích cùng giờ sẽ xét đến tổng hạng mà vận động viên đó giành được tại các chặng. Giải do Liên đoàn Xe đạp Việt Nam phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước - môi trường Bình Dương tổ chức nhằm tạo cơ hội thi đấu cọ sát nâng cao trình độ cho các vận động viên xe đạp nữ trong nước và khu vực Châu Á. Giải Xe đạp nữ quốc tế tranh Cup Biwase lần thứ IV sẽ kết thúc vào ngày 14/3. n.anH số 1065 l 05.3.2014 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Liên kết phát triển du lịch... Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Ba tỉnh trên được xác định là khu vực trọng điểm phát triển du lịch của cả nước trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam được cụ thể hóa sẽ là một trong những ví dụ tốt về mô hình quản lý điểm đến liên tỉnh, hướng tới hiệu quả cao và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Phát biểu tại buổi lễ, bà Berenice Muraille, Trưởng Ban Hợp tác và Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam đang cạnh tranh với nhiều điểm đến có sức hấp dẫn tương đương tại các nước láng giềng, do đó điều quan trọng là phải có những biện pháp mang tính quyết định để tăng cường tính cạnh tranh. Tổ chức quản lý điểm đến đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc hỗ trợ du lịch phát triển, đặc biệt tại các điểm đến đang phát triển nơi mà du lịch đóng vai trò động lực cho nền kinh tế như tại khu vực duyên hải miền Trung. Liên minh Châu Âu tin rằng phương pháp tiếp cận vùng được cải thiện sẽ khuyến khích du khách ở lại lâu hơn và sẽ còn quay lại. Tuy nhiên, để đạt được điều này, Tổ chức quản lý điểm đến cần có sự hợp tác thật sự và thực chất giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Ông Vũ Quốc Trí - Giám đốc Dự án EU đã trình bày về hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại ba tỉnh/thành duyên hải miền Trung, trên nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Để hợp tác thành công, ba tỉnh/thành cần tăng cường tính chủ động và cam kết trong việc triển khai các hoạt động; cần có sự tham gia của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm đến, thể hiện qua việc nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch tại địa phương. (Tiếp theo trang 1) Năm 2014, Dự án EU ưu tiên việc thiết lập diễn đàn tư vấn cho việc quản lý điểm đến. Nhiều hoạt động khác cũng được Dự án triển khai hỗ trợ các tỉnh như khảo sát nhu cầu khách du lịch; nghiên cứu về sản phẩm du lịch vùng để từ đó phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng thương hiệu du lịch và tiếp thị du lịch vùng; cải thiện và phát triển quan hệ đối thoại công - tư và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Mô hình hợp tác liên kết phát triển du lịch tại khu vực duyên hải miền Trung là mô hình thứ hai nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sau khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Trong tháng 3-4/2014, Dự án EU tiếp tục triển khai mô hình này tại khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh) và đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ). Đức Kiên TP. Hồ Chí Minh: Năm 2014, phấn đấu đón 4,4 triệu khách du lịch quốc tế Trong năm 2014, ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đạt tổng doanh thu 94.000 tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng 15%) và đón 4.400.000 lượt khách quốc tế (tốc độ tăng trưởng 7%). Đây là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị phát động thi đua và triển khai công tác Ngành VHTTDL TP. Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 27/02. Để đạt được mục tiêu trên, ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh cho biết, Ngành du lịch thành phố tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch, tập trung phát triển du lịch đường thủy, đặc biệt đường sông nội đô, trong đó du lịch sinh thái là ưu tiên hàng đầu. Đồng 12 số 1065 l 05.3.2014 thời, đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến du khách, chú trọng các thị trường tiềm năng; đẩy mạnh chương trình liên kết vùng, tiếp tục thực hiện chương trình kích cầu, xúc tiến du lịch gắn với phát triển các ngành dịch vụ trên cơ sở phối hợp giữa các Sở, ngành của Thành phố; chú trọng phối hợp liên ngành, tăng cường công tác an ninh, góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến Thành phố... Ông Lê Văn Hùng, Quyền Cục trưởng Cục công tác phía Nam (Bộ VHTTDL) nhận định, tuy kinh tế thời gian qua có nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch nhưng du lịch thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vững vai trò là đầu tàu, sôi động và tập trung đông khách du lịch, có đóng góp lớn đối với sự phát triển của toàn ngành. Để du lịch của Thành phố phát triển hơn nữa, cần chú trọng đẩy mạnh liên kết vùng, cùng các tỉnh trong khu vực nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch để hiệu quả hoạt động ngành du lịch xứng tầm với tiềm năng vốn có của vùng. Năm 2013, ngành du lịch Thành phố giữ tốc độ tăng trưởng bền vững, ổn định, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Trong năm, Thành phố đã đón 4.109.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu đạt 81.970 tỷ đồng. MinH HạnH
  • 13. Sự kiện vấn đề Khai thác tiềm năng du lịch Phố Hiến - Hưng Yên “Cần khai thác nguồn tài nguyên du lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có của Phố Hiến và các điểm đến ở Hưng Yên”. Đây là chủ đề được bàn luận sôi nổi tại Hội thảo xúc tiến quảng bá “Điểm đến du lịch Hưng Yên” diễn ra ngày 26/02. Tham dự có đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, Cục Lữ hành, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phụ cận. Hội thảo đề cập đến thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Hưng Yên. Trong đó tiềm năng du lịch tâm linh của tỉnh Hưng Yên khá dồi dào với hệ thống di tích lịch sử văn hóa dày đặc như: Cụm di tích quần thể Phố Hiến (thành phố Hưng Yên), cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (Khoái Châu), chùa Nôm (Văn Lâm), đền Phù Ủng (Ân Thi), cụm di tích Tống Trân-Cúc Hoa (Phù Cừ)... Đây là các di tích hội tụ những tinh hoa văn hóa với kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của nền văn minh sông Hồng xưa. Bên cạnh đó, Hưng Yên còn lưu giữ những giá trị du lịch văn hóa phi vật thể phong phú hấp dẫn, với các lễ hội truyền thống tiêu biểu như lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, các lễ hội Văn hóa dân gian vùng Phố Hiến, lễ hội đền Phù Ủng… cùng những làn điệu truyền thống như hát Chèo, Ca trù Giáo Phòng, Trống quân Dạ Trạch... Mặt khác, tỉnh còn có thế mạnh về du lịch sinh thái đồng bằng Bắc Bộ với những vườn nhãn ở thành phố Hưng Yên, Tiên Lữ; hoa cây cảnh ở Khoái Châu và Văn Giang. Các làng nghề truyền thống như đúc đồng Văn Lâm, tương Bần, hương xạ Cao Thôn, chế biến hạt sen long nhãn Phương Chiểu... Tham luận tại Hội thảo, các đơn vị làm công tác du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã đưa ra các giải pháp để Hưng Yên khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về du lịch như: thu hút nguồn vốn đầu tư cho dự án quy hoạch, bảo tồn phát huy các giá trị của đô thị Phố Hiến cổ; nâng cấp, xây dựng mới các khu dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan, trong đó có bến cảng Phố Hiến để các phương tiện thuỷ đón trả khách du lịch thuận tiện và an toàn. Đồng thời, tỉnh cần liên kết chặt chẽ với các công ty lữ hành trong khu vực đồng bằng sông Hồng và toàn quốc, nhằm hình thành các tour du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng kèm với nghệ thuật truyền thống của Hưng Yên như hát Chèo, hát Ca trù, hát Trống quân để phục vụ và thu hút khách. Ngoài ra, tỉnh tạo các tuyến du lịch tìm hiểu làng nghề truyền thống, phục dựng các hội làng, quảng bá những đặc sản của địa phương như hạt sen, long nhãn, mật ong… Bên cạnh đó, tỉnh cần chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế xã hội mà du lịch mang lại cũng như đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Nhân dịp này, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Hưng Yên đã ký kết hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch, kết nối tour đường bộ, đường thuỷ với trung tâm thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng tHế Hùng bằng sông Hồng. Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Điện Biên lần thứ 17 Sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 02/3, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Điện Biên lần thứ 17 hướng tới Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã khép lại. Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Điện Biên lần thứ 17 có 40 đoàn là học sinh các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường Trung học Phổ thông trong tỉnh Điện Biên và sự góp mặt của 4 đoàn đến từ các Sở Giáo dục và Đào tạo của 4 tỉnh Bắc Lào, gồm: Luông Pha Băng, Luông Nậm Thà, U Đôm Xây, Phong Sa Lỳ. Hội khỏe Phù Đổng thu hút gần 2.400 vận động viên tham dự, thi đấu 250 nội dung trong khuôn khổ 14 môn thể thao. Ban Tổ chức đã trao hơn 150 giải Nhất, hơn 200 giải Nhì và gần 300 giải Ba. Đoàn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đạt giải Nhất khối các Phòng Giáo dục và Đào tạo; đoàn vận động viên trường Trung học Phổ thông Phan Đình Giót đạt giải Nhất khối các trường Trung học Phổ thông. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, nhiều đơn vị vùng sâu, vùng xa, miền núi còn khó khăn nhưng đã có nhiều cố gắng trong tập luyện thể dục, thể thao nên đã có nhiều thành tích đáng khích lệ. Các vận động viên có chất lượng chuyên môn cao, có sự đầu tư tập luyện nghiêm túc, đạt những kết quả cao hơn so với các năm trước. Đặc biệt là đã có nhiều kỷ lục mới được thiết lập, ghi nhận sự bứt phá từ các vận động viên. Qua đó, đã phát hiện được nhiều nhân tố mới có năng khiếu thể thao để bồi dưỡng, rèn luyện cho các cuộc thi thể dục thể thao học sinh cấp quốc gia. Ngoài ra, với những trận đấu sôi nổi và các buổi giao lưu văn nghệ đặc sắc, Hội khỏe Phù Đổng lần này đã thực sự là nhịp cầu kết nối văn hóa hai nước Việt Nam-Lào. Thông qua Hội khỏe Phù Đổng càng thắt chặt mối quan hệ thắm thiết giữa Ngành giáo dục tỉnh Điện Biên và 4 tỉnh Bắc Lào nói riêng cũng như mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Lào nói chung. Đức MinH số 1065 l 05.3.2014 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho trận cuối vòng loại Asian Cup 2015 Trước trận đấu cuối cùng tại vòng loại Asian Cup 2015, đội tuyển Việt Nam đã có sự xáo trộn lớn về nhân sự, cả ở Ban huấn luyện lẫn lực lượng cầu thủ. Một trong những nguyên nhân được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) chỉ ra khi mổ xẻ thất bại của U23 Việt Nam tại SEA Games 27 là sự yếu kém của đội ngũ Ban huấn luyện so với các giải đấu trước. Chính vì vậy, sau khi quyết định giữ chân HLV Hoàng Văn Phúc ít nhất cho tới khi đội tuyển Việt Nam kết thúc vòng loại Asian Cup 2015, chủ trương của VFF là bổ sung vào Ban huấn luyện những trợ lý HLV có nhiều kinh nghiệm. Theo đó, người đầu tiên được VFF mời lên tuyển là HLV Hoàng Anh Tuấn. HLV này đã bị Hải Phòng cách chức ngay trước thềm V-League 2014 và hiện chỉ còn tham gia công tác đào tạo trẻ tại đội bóng đất Cảng, nên việc ông lên trợ giúp cho HLV Hoàng Văn Phúc sẽ không gặp trở ngại. Điều đặc biệt là HLV Hoàng Anh Tuấn từng được VFF “trải thảm đỏ” nhằm kế nhiệm HLV Phan Thanh Hùng sau thất bại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Suzuki Cup 2012, nhưng do không tìm được tiếng nói chung vào thời điểm đó, nên ông Tuấn đã lựa chọn ký hợp đồng với Hải Phòng. Ngoài HLV Hoàng Anh Tuấn, VFF cũng đã bổ nhiệm thêm một trợ lý khác cho “Tướng” Phúc là ông Nguyễn Thanh Sơn. Mới đây, ông Nguyễn Thanh Sơn đã được Becamex Bình Dương giao chiếc ghế HLV trưởng, thay cho ông Nguyễn Minh Dũng. Ngay cả khi Giám đốc kỹ thuật Lê Thụy Hải mới là người nắm thực quyền tại Bình Dương, nhưng đây dù sao cũng là một bước tiến lớn trong sự nghiệp huấn luyện của ông Sơn. Nhờ rất hiểu các tuyển thủ quốc gia hiện khoác áo Bình Dương, HLV Nguyễn Thanh Sơn được chờ đợi sẽ giúp ông Phúc xây dựng nên một tập thể đoàn kết. Ban huấn luyện đã được “thay máu”, nhưng về cơ bản, đây vẫn chưa phải là những gương mặt HLV tốt nhất cho đội tuyển Việt Nam. Cũng nên thông cảm cho VFF, bởi họ không có sự lựa chọn nào khác, khi những HLV giỏi và dày dạn kinh nghiệm đều đang bận rộn với những mục tiêu tại VLeague và họ cũng không sẵn sàng cho một cuộc phiêu lưu đầy rủi ro với VFF. Hiện tại, đội tuyển Việt Nam đã chính thức hết cơ hội lọt vào vòng chung kết Asian Cup 2015, do đã thua 5/6 trận vòng loại bảng E và chỉ còn 1 trận đấu thủ tục với Hong Kong (Trung Quốc) vào ngày 05/3 tại sân Mỹ Đình (Hà Nội). Tổng Thư ký VFF Ngô Lê Bằng cho biết, dù kết quả trận đấu này không còn có ý nghĩa với Việt Nam tại vòng loại Asian Cup 2015, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội đi tiếp của Hong Kong (Trung Quốc), nên đội tuyển sẽ vẫn nỗ lực hết mình, chơi sòng phẳng và cống hiến cho khán giả một trận đấu hấp dẫn. Kết thúc của vòng loại Asian Cup 2015 cũng là khởi đầu mới cho quá trình chuẩn bị của đội tuyển Việt Nam hướng tới AFF Suzuki Cup 2014 và những mục tiêu trong những năm tiếp theo. Chính vì thế, bất chấp chỗ đứng bấp bênh của mình, HLV Hoàng Văn Phúc thời gian qua vẫn tích cực theo dõi V-League và tìm kiếm những cầu thủ có phong độ tốt nhất cho đội tuyển. Với đích ngắm là AFF Suzuki Cup vào tháng 11/2014, trong đợt triệu tập đầu tiên của năm nay, HLV Hoàng Văn Phúc đã tiếp tục quá trình trẻ hóa lực lượng. Những trụ cột của U23 Việt Nam tham dự SEA Games 27 đã nhận được sự tin tưởng của ông Phúc, như Trần Bửu Ngọc, Trần Nguyên Mạnh, Nguyễn Văn Quyết, Trần Mạnh Dũng, Lê Văn Thắng, Phạm Mạnh Hùng, Trần Phi Sơn. Yến nHi Giải Futsal Châu Á 2014: Việt Nam có nhiều cơ hội tiến sâu Tại TP. Hồ Chí Minh, Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) vừa tổ chức bốc thăm chia bảng và xếp lịch thi đấu Vòng chung kết Futsal Châu Á năm 2014. Kết quả bốc thăm đã đưa chủ nhà Việt Nam gặp các đối thủ Kuwait, Tajikistan và Iraq tại bảng A. Với tư cách chủ nhà, Việt Nam được xếp vào nhóm hạt giống số 1 của Giải, điều này đã giúp tuyển Việt Nam tránh được ba “đại gia” của Futsal Châu Á là Nhật Bản, Thái Lan và Iran. Sau kết quả bốc thăm, ông Trần Anh Tú, Ủy viên Ban 14 số 1065 l 05.3.2014 Futsal của AFC cho biết: Nếu đá đúng phong độ, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đi tiếp tại giải này. Trong ba đối thủ ở bảng A, Kuwait là đội được đánh giá cao hơn cả. Trong hai lần đối đầu gần đây, đội tuyển chúng ta đều đánh bại họ. Muốn tiến sâu hơn nữa, Việt Nam phải giành ngôi nhất bảng để tránh gặp Iran, đội nhiều khả năng sẽ chiếm ngôi nhất bảng B. Bảng B gồm các đội Iran, Australi, Trung Quốc, Indonesia. Theo ông Alex Soosay, Tổng thư ký AFC, đây là bảng đấu khá thú vị, được đánh giá là khó khăn nhất. Iran được xem đội bóng hàng đầu Châu Á, Australia là thế lực mới nổi tại khu vực, trong khi Trung Quốc đã có những tiến bộ rất lớn trong thời gian gần đây. Bảng C khá nhẹ nhàng với sự góp mặt của Thái Lan, Li Băng, Đài Loan - Trung Quốc, Malaysia. Nhà đương kim vô địch Nhật Bản nằm ở bảng D cùng các đội Kyrgyzstan, Uzbekistan, Hàn Quốc. Vòng chung kết Futsal Châu Á năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 30/4 đến 10/5
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Tuyên Quang: Đặc sắc lễ hội đấu ngựa Phù Lưu Ngày 01/3, tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã khai mạc Hội đấu ngựa Phù Lưu lần thứ nhất năm 2014, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Hội đấu ngựa năm nay quy tụ những tuấn mã đến từ các xã Phù Lưu, Tân Thành, Yên Lâm, Minh Khương của huyện Hàm Yên và các huyện Xín Mần, Bắc Quang, Bằng Hành của tỉnh Hà Giang. Điều lệ đấu cũng yêu cầu rõ: Không được đóng móng sắt hay bôi đất và chất lạ lên mình ngựa làm nguy hiểm tính mạng đối phương. Đây cũng chính là điểm độc đáo đầy tính nhân văn của Hội đấu ngựa Phù Lưu. Thể thức thi đấu loại trực tiếp để chọn lựa các cặp ngựa chiến thắng thi đấu vòng chung kết. Vòng sơ loại có 32 tuấn mã được chia làm 16 cặp với 16 trận đấu được diễn ra quyết liệt và đầy kịch tính với những miếng đánh ghìm cổ, miếng cắn và đá hậu đẹp mắt. Kết thúc vòng sơ loại đã chọn ra được 16 chú tuấn mã xuất sắc nhất để chuẩn bị bước tiếp vào vòng chung kết. Hội được tổ chức với ý nghĩa cầu may cầu cho năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra đây còn là dịp để tìm ra những giống ngựa tốt nhằm phát triển đàn ngựa địa phương sau này, nên giải thưởng cao nhất cho đấu sĩ của hội đấu năm nay chính là ngựa cái đã được chọn lựa rất kỹ đó. Cái hay của đấu ngựa là dù thắng hay thua, ngựa không bị giết thịt mà lại về với chủ, sống cuộc sống bầu bạn thường ngày, giúp chủ thồ hàng đi chợ, thồ phân bón lên núi, thồ cam xuống vườn. Hội đấu ngựa ở Phù Lưu thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến chứng kiến, nhiều người già và trẻ nhỏ đều thích thú với những trận đấu lạ mắt này. MạnH Huân Thanh Hóa: Phát hiện mới về mộ táng ở Cồn Cổ Ngựa Cồn Cổ Ngựa thuộc xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa), sau các mùa khai quật đã phát hiện có số lượng mộ táng dày đặc, tiếp tục hấp dẫn các nhà khảo cổ học Việt Nam Nhật Bản - Australia. Tiến sĩ Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học cho biết: Đây là lần đầu tiên có đầy đủ bằng chứng về các lớp mộ sớm, muộn; sự cắt phá giữa các ngôi mộ chôn cùng một giai đoạn văn hóa cũng như hiện tượng đá đánh dấu mộ, đồ tùy táng chôn theo, phương thức chôn, tư thế di cốt, hiện tượng bôi, chôn thổ hoàng theo tro cốt... Về hiện vật, đồ đá, đồ gốm trong mộ hoàn toàn giống với đồ đá, đồ gốm trong tầng văn hóa. Đồ đá có nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Đáng chú ý với sự có mặt các loại hình rìu như rìu mài lan thân, rìu mài lưỡi, rìu tứ giác, rìu mài toàn thân, các loại hình công cụ khác đã góp thêm nhiều tư liệu về nghiên cứu văn hóa Đá mới ở Việt Nam và khu vực. Đồ gốm có sự phát triển từ lớp văn hóa sớm đến lớp văn hóa muộn. Sự tồn tại đồ gốm dày, trung bình và mỏng ở di tích Cồn Cổ Ngựa phát hiện trong lần khai quật này đã bác bỏ quan điểm cho rằng đồ gốm thuộc văn hóa Đa Bút giai đoạn sớm, giai đoạn giữa chỉ tồn tại loại gốm dày, xương gốm thô, đến giai đoạn muộn mới xuất hiện loại hình xương gốm mỏng. Bởi niên đại của địa điểm Cồn Cổ Ngựa từ 5.140 đến 5.520 năm trước Công nguyên, trong khi đó niên đại văn hóa Đa Bút trong khoảng 6.500 đến khoảng 4.700 năm trước Công nguyên, niên đại sớm nhất của văn hóa Đa Bút từ 6.095 đến 6.390 trước Công nguyên, niên đại muộn nhất Gò Trũng từ 4.790 năm trước Công nguyên. Các đợt khai quật này tiếp tục nghiên cứu về đặc trưng di tích, di vật, vị trí của địa điểm Cồn Cổ Ngựa trong diễn trình thời đại Đá mới Việt Nam và Đông Nam Á, cũng như xác định phạm vi phân bố và bổ sung thêm di tích, di vật phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa Cồn Cổ Ngựa. Các nguồn tư liệu này cũng giúp cán bộ trẻ của Viện Khảo cổ học, Bảo tàng, Ban Quản lý di tích tỉnh Thanh Hóa, sinh viên Trường Đại học quốc gia Australia có điều kiện nghiên cứu, viết luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về địa điểm Cồn Cổ Ngựa. M.cường tại hai nhà thi đấu Phú Thọ và Đại học Tôn Đức Thắng (thành phố Hồ Chí Minh). Các đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, chọn hai đội nhất nhì các bảng vào vòng trong. Theo lịch thi đấu AFC công bố, tại vòng tứ kết, các đội bảng A sẽ gặp các đối thủ bảng B; bảng C sẽ gặp đối thủ bảng D. Ngày khai mạc sẽ diễn ra các cặp đấu Kuwait - Tajikistan, Việt Nam - Iraq. Theo kế hoạch, ngày 16/3, đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tập trung dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Bruno Jose Formoso. Đầu tháng 4, đội sẽ lên đường đi tập huấn tại Tây Ban Nha và sẽ có 5 trận đấu tại đây. Ngày 22/4, toàn đội trở về Việt Nam để sẵn sàng cho Vòng chung kết Futsal Châu Á, với mục tiêu lọt vào Top 8 đội mạnh nhất Châu lục. Vũ MinH số 1065 l 05.3.2014 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Nét văn hóa tâm linh trong ẩm thực vùng cao Lào Cai Tháng Giêng - mùa lễ hội đầu năm, lên vùng cao Lào Cai, du khách có dịp thưởng thức muôn vàn đặc sản ẩm thực độc đáo thơm ngon mang hương vị rất riêng của núi rừng như thắng cố của người H’Mông, món khổ nhục (thịt ba chỉ thái khổ, ướp gia vị hấp) của người Giáy, lạp sường (xúc xích), nhớ lạp (thịt khổ treo hun khói) của người Tày, Nùng... Đặc biệt các món ăn từ ngũ cốc như cơm lam, xôi ngũ sắc, bánh chưng, bánh bỏng... của các tộc người nơi đây không chỉ thơm ngon bổ dưỡng mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc của người vùng cao. Niềm tin về thực phẩm mang lại sự may mắn được thể hiện rõ nhất vào các dịp lễ, Tết khi con người hi vọng ở năm mới thịnh vượng, chính vì thế món ăn đầu xuân nhất định phải có ý nghĩa may mắn sâu sắc. Với người Tày, những ai ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, Tết thì sẽ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành. Họ quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Theo nhà nghiên cứu dân tộc học, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VHTTDL Lào Cai, người vùng cao quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân. Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo. Những hạt xôi thơm dẻo được đồ bằng gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Ngoài màu trắng nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng 16 số 1065 l 05.3.2014 hoặc trong vườn nhà. Đối với người Nùng Dín ở Mường Khương, loại xôi mang lại sự may mắn phải là xôi bảy màu. Bảy màu của xôi thường là: tím huế, tím than, đỏ, xanh cửu long, xanh cổ vịt, xanh da trời, vàng… Mỗi màu xôi là màu của một tháng (từ tháng 1 đến tháng 7) gắn liền với tích truyện lịch sử trong truyền thuyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm giữ yên mảnh đất quê hương của người Nùng Dín từ xa xưa. Màu xanh lá chuối là màu của mùa xuân, màu đỏ thẫm biểu tượng cho máu của những người đã anh dũng hi sinh, màu vàng biểu tượng cho sự đau thương li tán, màu đỏ tươi biểu tượng cho chiến thắng hào hùng của người Nùng Dín... Không dùng bất cứ một thứ phẩm màu cao cấp nào, chỉ tận dụng những lá cây rừng có sẵn như lá cây đỏ đen, cây hoa vàng, lá câm hoa hay nghệ nhưng những người phụ nữ nơi đây bằng bí quyết gia truyền đã tạo ra một món ăn sinh động hấp dẫn mà không phải người đầu bếp nào cũng có thể làm được. Những món xôi này không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng bởi nó chứa nhiều vị thuốc dân gian từ những lá cây rừng. Cùng với bánh chưng dâng cúng tổ tiên, người Dao Tuyển Lào Cai còn làm bánh mật để dâng cúng thần linh trong dịp lễ Tết. Theo quan niệm của người Dao Tuyển, bánh mật thể hiện sự giao hòa, kết hợp của âm dương, đất trời hài hòa cho mọi vật sinh sôi, phát triển. Làm bánh mật là do người phụ nữ đảm nhận. Sau khi gạo nếp được giã và nhào trộn với đường thì được gói bằng lá chuối. Bánh có hình chữ nhật, dẹt, mỏng và được buộc thành từng đôi. Đó là tượng trưng cho nhật và nguyệt, dâng lên thờ thần linh để cầu mong luôn có ánh sáng văn minh cho cộng đồng, làng xóm. Cơm lam là món ăn đậm hương rừng, được chế biến rất công phu, thuận theo nguyên lý âm dương ngũ hành. Gạo được nấu trong ống tre (Mộc), với thứ nước trong chính ống tre hoặc từ nước suối nguồn (Thủy), bằng ngọn lửa nhỏ (Hỏa), trên mặt đất nơi núi rừng hoang dã (Thổ)… Từ món ăn đơn giản, được chế biến bởi những người đi rừng, ngày nay cơm lam trở thành một món ăn đặc sản dùng để đãi khách phương xa, cũng là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Cơm lam được nướng trực tiếp trên ngọn lửa, gạo được nấu chín trong ống tre bịt kín vẫn giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng. Hiện nay, đồng bào Tây Bắc đã chế biến hàng chục loại cơm lam, đơn giản là cơm nếp và phức tạp hơn là cơm nếp độn lạc và măng. Cũng từ việc này mà có thịt chim lam, cá lam, thịt lợn lam, thịt vịt lam, bầu bí lam… Món gì làm cũng ngon miệng bởi đồ lam được cách thủy chín dần, trong quá trình lam, nước thịt cá không mất đi đâu mà quyện với các gia vị tẩm ướp, cộng với nước ngọt được tiết ra từ thân cây tre nứa bánh tẻ, hương vị thật đặc biệt. Các món ăn trong ngày lễ Tết để dâng cúng thần linh tổ tiên của người thiểu số vùng cao Lào Cai là sự ghi nhận từng chặng đường phát triển của sản xuất từ kinh tế hái lượm, săn bắn đến trồng lúa và cây lương thực. Món ăn trong những ngày vui này mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Đó không chỉ là sự hưởng thụ thành quả lao động do mình làm ra mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm cộng đồng, làng xóm, là sự tiếp nối truyền thống văn hoá ẩm thực của tổ tiên để lại. V.tOàn