SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Downloaden Sie, um offline zu lesen
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Tuần Văn hóa Du lịch
Di sản xanh - Nơi gặp gỡ
con người và thiên nhiên
Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên
diễn ra từ ngày 19-23/11/2013 tại
Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ
thuật Việt Nam (Hà Nội) do Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Hội Di sản văn hóa Việt
Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia
của các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh,
Thái Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Nghệ
An, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon
Tum, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau.
(Xem tiếp trang 2)

Phát hành Thứ năm hằng tuần

Số 1052 ngày 28/11/2013

Lễ xuất quân
của Đoàn Thể thao Việt Nam
tham dự SEA Games 27

- Phê duyệt Quy hoạch phát triển
TDTT Việt Nam đến 2020,
định hướng 2030
(Tr.6)
- Công đoàn Bộ VHTTDL
triển khai Nghị quyết Đại hội
Công đoàn Việt Nam lần thứ XI
(Tr.3)
- Bàn giao trang thiết bị
cho các điểm thư viện công cộng
(Tr.5)
- Lễ vinh danh và trao
Giải thưởng Du lịch Việt Nam
sẽ diễn ra vào đầu tháng 12
(Tr.10)
Triển lãm tranh cổ động về
bình đẳng giới và logo về gia đình
(Tr.13)

Ảnh: C.T.V

trong số này

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao cờ và hoa cho Trưởng đoàn Lâm Quang Thành

Tối 20/11, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ
xuất quân Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 khu vực phía Bắc.
Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giao nhiệm vụ cho Đoàn
Thể thao Việt Nam nỗ lực thi đấu với quyết tâm cao nhất, mưu trí, dũng cảm và
trung thực với tinh thần thể thao cao thượng, đạt thành tích tốt nhất, mang vinh
quang về cho Tổ quốc.
(Xem tiếp trang 6)

Việt Nam trở thành thành viên
của Ủy ban Di sản Thế giới
Vào lúc 14h45 giờ Paris (tức 20h45 giờ Việt Nam) ngày 19/11, tại kỳ họp
lần thứ 19 Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước về Bảo vệ Di sản
Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Việt Nam đã chính thức được bầu là một
trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017).
(Xem tiếp trang 7)
quản lý nhà nước

Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Trung tâm
Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày
Truyền thống (21/11/1958-21/11/2013)
và đón nhận Huân chương Lao động
hạng Nhất.
Thành lập từ năm 1958, với tên gọi
ban đầu là Sở Triển lãm và Bảo tồn, Bảo
tàng, trải qua 55 năm phát triển và
trưởng thành, đến nay, Trung tâm Triển
lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã
hoàn thành tốt những nhiệm vụ được
giao: tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, phục vụ công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản văn hóa của dân tộc, tạo
không gian và môi trường giao lưu văn
hóa nghệ thuật trong và ngoài nước; tôn

vinh, giới thiệu hình ảnh đất nước, con
người và quảng bá tiềm năng phát triển
du lịch Việt Nam… Trung tâm đã hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao,
góp phần khẳng định vị trí quan trọng
của hoạt động Triển lãm trong sự nghiệp
phát triển văn hoá, thông tin, thể thao và
du lịch nước nhà.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Vương Duy Biên biểu dương, ghi nhận
và chúc mừng những thành tích của tập
thể công chức, viên chức, người lao
động Trung tâm Triển lãm Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ.
Để Trung tâm tiếp tục phát triển và lớn
mạnh hơn nữa, Thứ trưởng đề nghị
trong thời gian tới, Trung tâm cần tiếp
tục phát huy truyền thống và thành tích
tốt đẹp của đơn vị; đoàn kết, phấn đấu

Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh...
Đây là hoạt động nhân Ngày Di sản
Văn hóa Việt Nam lần thứ IX - Ngày
về nguồn 23/11/2013; nhằm tôn vinh
và phát huy giá trị di sản văn hóa và
thiên nhiên độc đáo của Việt Nam; đặc
biệt là những di sản thiên nhiên Việt
Nam đã được UNESCO công nhận là
Di sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời,
đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu
tiềm năng văn hóa, thương mại và sức
hấp dẫn của du lịch sinh thái tại các di
sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh
quyển, vườn di sản ASEAN. Các địa
phương có dịp gặp gỡ trao đổi kinh
nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy
các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên
nhiên giữa các vùng trong nước...
Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh
- Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên
sẽ có rất nhiều các hoạt động diễn ra
đồng thời như: Triển lãm chung, triển
lãm riêng của các tỉnh; các trưng bày
khác; hoạt động hội thảo; giao lưu văn

2

số 1052 l 28.11.2013

hóa nghệ thuật...
Triển lãm Không gian Di sản thiên
nhiên - Nơi gặp gỡ giữa con người và
thiên nhiên được trưng bày với các nội
dung: Di sản văn hóa dân tộc Việt
Nam; Khu dự trữ sinh quyển; Bảo tàng
tài nguyên rừng.
Trưng bày Di sản văn hóa dân tộc
Việt Nam do Bảo tàng Văn hóa các dân
tộc Việt Nam xây dựng, giới thiệu di
sản của 54 dân tộc, đặc biệt là các di
sản xanh. Không gian thể hiện về điều
kiện tự nhiên, môi trường, sinh hoạt
văn hóa, sự gắn kết giữa con người với
thiên nhiên thông qua các tài liệu, hiện
vật điển hình, hiện vật gốc khối, hiện
vật gốc hình và các tài kiệu khoa học
bổ trợ. Nội dung triển lãm gồm 5 phần:
Trời, đất, con người được nhân cách
hóa bằng hình tượng trời tròn, đất
vuông; Di sản thiên nhiên trong đời
sống vật chất của cộng đồng các dân
tộc; Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ

xây dựng Trung tâm phát triển toàn
diện, khuyến khích động viên công
chức, viên chức và người lao động ra
sức thi đua hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vụ được giao. Đồng thời, không
ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; bắt
nhịp xu thế mới của thời đại, khoa học
công nghệ tiên tiến thế giới để triển
khai thực hiện có hiệu quả hoạt động
quản lý và chuyên môn…
Nhân dịp này, thừa ủy quyền của
Chủ tịch Nước, Thứ trưởng Vương Duy
Biên đã trao Huân chương Lao động
hạng Nhất cho Trung tâm Triển lãm Văn
hóa Nghệ thuật Việt Nam và trao Bằng
khen của Bộ trưởng cho lãnh đạo, cán
bộ của Trung tâm.
M.h
(Tiếp theo trang 1)
rừng đầu nguồn; Tác động của con
người tới môi trường tự nhiên; Cộng
đồng các dân tộc Việt Nam chung tay
bảo vệ di sản xanh.
Tối 20/11, tại Khu ẩm thực sẽ diễn
ra Lễ công bố và trao Bằng xác lập Đặc
sản Thừa Thiên-Huế đạt Kỷ lục Châu
Á và Kỷ lục Việt Nam. Du khách có cơ
hội được giới thiệu và thưởng thức các
món ăn đặc trưng, các món ăn được
chế biến từ sản phẩm nuôi trồng tại các
khu dự trữ sinh quyển; được thưởng
thức không gian gặp gỡ trà đạo...
Hoạt động hội thảo sẽ diễn ra các
với các chương trình: Văn hóa trong
bảo tồn và phát triển các Khu dự trữ
sinh quyển thế giới tại Việt Nam;
Phát triển kinh tế từ di sản xanhnhững lợi thế và thách thức. Tọa đàm
Dược liệu y học cổ truyền thiên nhiên
với cuộc sống con người; hội nghị
xúc tiến du lịch...
Yến nhi
quản lý nhà nước

Công đoàn Bộ VHTTDL triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn
Việt Nam lần thứ XI
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Công đoàn
Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị quán
triệt triển khai Nghị quyết Đại hội
Công đoàn Việt Nam lần thứ XI
(nhiệm kỳ 2013-2018) cho các đại biểu
là ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn
Bộ và Chủ tịch Công đoàn cơ sở.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được
nghe đồng chí Nguyễn Văn Đông, Ủy
viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam khái quát
những nội dung cơ bản triển khai Nghị
quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần
thứ XI.

Nghị quyết Đại hội Công đoàn
Việt Nam lần thứ XI có nhiều điểm
mới, trong đó đề ra nội dung hoạt
động nhiệm kỳ 2013-2018 phải
hướng về cơ sở; tập trung nâng cao
nhận thức cho đoàn viên; chống bệnh
hành chính, hình thức; giản đơn trong
hoạt động công đoàn. Trong nhiệm kỳ
2013-2018, Công đoàn Việt Nam sẽ
tiếp tục đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động vì lợi ích chính đáng
của đoàn viên và người lao động;
tham gia có hiệu quả vào công tác
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã
hội; nâng cao chất lượng công tác

tuyên truyền, vận động, giáo dục và
tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn
viên và người lao động; đẩy mạnh
phát triển đoàn viên, thành lập công
đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ
chức công đoàn vững mạnh, góp phần
xây dựng giai cấp công nhân ngày
càng lớn mạnh, xứng đáng là lực
lượng nòng cốt, đi đầu trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu
đến năm 2018, cả nước có 10 triệu
đoàn viên công đoàn…
t.hợp

Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững
Trong 2 ngày 21-22/11, tại Ninh
Bình, đã khai mạc Hội nghị quốc tế về
du lịch tâm linh vì sự phát triển bền
vững do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh
Ninh Bình và Tổ chức Du lịch thế giới
phối hợp tổ chức. Phó Chủ tịch Nước
Nguyễn Thị Doan đã tới dự.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch
Nước - Nguyễn Thị Doan khẳng định,
Việt Nam coi du lịch tâm linh là loại
hình du lịch văn hóa chuyên đề, một
nhân tố quan trọng không chỉ mang lại
sự tăng trưởng của nền kinh tế mà còn
phát huy giá trị tinh thần, lòng yêu
nước, niềm tin, tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh
tổng hợp, góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu phát triển đất nước. Tín
ngưỡng văn hóa được coi là giá trị cốt

lõi của sản phẩm du lịch tâm linh, đồng
thời là sợi dây kết nối tâm hồn người
Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do vậy,
Việt Nam luôn khuyến khích, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế
về phát triển du lịch; tạo điều kiện
thuận lợi cho các thành phần kinh tế
cùng tham gia phát triển du lịch nói
chung và du lịch tâm linh nói riêng.
Phó Chủ tịch Nước nhấn mạnh chủ
đề của hội nghị hết sức có ý nghĩa trong
bối cảnh sự đa dạng, khác biệt về tôn
giáo ngày càng được tôn trọng, định
hướng phát triển bền vững thường
xuyên hiện hữu trong các chương trình
nghị sự toàn cầu; đồng thời phát triển
bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ mang
tính thời sự cao, ngày càng được cụ thể
hóa trong các chương trình hành động

của các quốc gia, các cấp, ngành.
“Chúng ta chỉ có thể phát triển Du lịch
tâm linh một cách bền vững trong sự
hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa
các nước, các ngành du lịch”. Trong hai
ngày diễn ra Hội nghị, sẽ có gần 20 bài
phát biểu được trình bày theo 04 chủ
đề, như: Ý nghĩa của du lịch tâm linh;
giao lưu văn hóa và du lịch có trách
nhiệm; tăng sự tương tác giữa người
với người thông qua du lịch tâm linh;
tính bền vững tại các điểm du lịch tâm
linh-phát triển trọng tâm và quản lý có
trách nhiệm; sản phẩm du lịch tâm
linh-những kinh nghiệm thực tiễn.
Hội nghị kết thúc với việc ra Tuyên
bố Ninh Bình về du lịch tâm linh vì sự
phát triển bền vững.
tuệ Anh

Quần vợt Việt Nam tham dự giải vô địch Đông Nam Á
Ngày 20/11, Đội tuyển Quần vợt
Việt Nam đã lên đường sang Băng Cốc
- Thái Lan tham dự giải vô địch Đông
Nam Á 2013. Giải đấu diễn ra từ ngày
22 đến 27/11. Đây là giải đấu thay thế
cho môn Quần vợt tại SEA Games 27
do môn này bị loại ra khỏi danh sách
các môn thi đấu tại SEA Games.

Tham dự giải, đoàn Việt Nam gồm
15 thành viên với 01 trưởng đoàn, 03
huấn luyện viên, 01 phiên dịch và 10
vận động viên (05 nam và 05 nữ) trong
đó có những tay vợt hàng đầu như: Đỗ
Minh Quân, Nguyễn Hoàng Thiên, Lê
Quốc Khánh, Huỳnh Phương Đài
Trang, Huỳnh Phi Khanh, Trần Thị

Tâm Hảo... Các vận động viên của Việt
Nam sẽ tham gia tranh tài tại 05 nội
dung gồm: Đơn nam, đôi nam, đơn nữ,
đôi nữ và đôi nam nữ.
Giải năm nay có sự tham gia của
nhiều đội mạnh như Indonesia,
Philippines, Thái Lan…
h.Quân

số 1052

l

28.11.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN mớI
- Tại Quyết định số 4050/QĐBVHTTDL ngày 18/11/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻ
phối hợp với Trung tâm Sáng tạo và
Phát triển Cộng đồng tổ chức chương
trình “Liên hoan nhạc mới Hà Nội
2013-HaNoi New Music 2013” với sự
tham gia của các nghệ sĩ đến từ Italia,
Đức, Vương quốc Thụy Điển, Đan
Mạch và Na Uy. Thời gian ngày 01/12
tại Nhà hát Chèo Hà Nội và các ngày
05, 08/12 tại Nhà hát Tuổi trẻ.
- Ngày 18/11/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4058/QĐBVHTTDL, cho phép Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam đón Tứ tấu
nhạc Jazz Fabrice Alleman sang luyện
tập và biểu diễn chào mừng 20 năm
ký kết Hiệp định văn hóa giữa Chính
phủ nước CHXHCN Việt Nam và
Chính quyền Vùng WallonieBruxelles. Thời gian từ ngày
23-30/11/2013, tại Nhà hát Tuổi trẻ.
- Tại Quyết định số 4063/QĐBVHTTDL ngày 18/11/2013, Bộ
VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định
số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền đối với
hành vi tổ chức thi người đẹp và người
mẫu mà không có giấy phép như sau:
Từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tổ
chức thi người đẹp và người mẫu cấp
tỉnh, ngành, đoàn thể Trung ương; từ
30-40 triệu đồng đối với hành vi tổ
chức thi người đẹp có quy mô vùng; từ
40-50 triệu đồng đối với hành vi tổ
chức thi người đẹp, người mẫu có quy
mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu
quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi
người đẹp và người mẫu không đúng nội
dung đã được cấp giấy phép như sau: Từ
10-20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức

4

số 1052 l 28.11.2013

Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam và các đơn vị liên quan tổ chức
“Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể
của Việt Nam được UNESCO vinh
danh” vào tháng 12/2013 tại Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt
Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4079/QĐ-BVHTTDL ngày
20/11/2013, giao Trung tâm Tổ chức
biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật
biểu diễn) phối hợp với Công ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ
Kenny tổ chức chương trình hòa nhạc
“Đặng Thái Sơn trong âm thanh mới
thế kỷ XX”. Thời gian ngày
04/12/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Ngày 20/11/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 4083/QĐBVHTTDL, cho phép Sở VHTTDL
thành phố Hà Nội phối hợp với
Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội khai quật
di tích tại Vườn Chuối, xã Kim
Chung, huyện Hoài Đức, thành phố
Hà Nội. Thời gian khai quật từ ngày

01-15/12/2013 với diện tích 100m2.
Những hiện vật thu thập được trong
quá trình khai quật giao cho Sở
VHTTDL thành phố Hà Nội giữ gìn,
bảo quản; khi bàn giao phải có biên
bản giao nhận, tránh để hiện vật hư
hỏng, thất lạc.
- Tại Quyết định số 4105/QĐBVHTTDL ngày 21/11/2013, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Đổi mới và
Phát triển doanh nghiệp Bộ VHTTDL
do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm
Trưởng Ban, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh
Ái làm Phó Trưởng Ban và 08 Ủy viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 4106/QĐ-BVHTTDL ngày
21/11/2013, giao Cục Hợp tác quốc tế
chủ trì phối hợp với Cục Nghệ thuật
biểu diễn, Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ
Việt Nam, Ban Quản lý Nhà hát Lớn
Hà Nội và Sở VHTTDL thành phố Hà
Nội tổ chức Chương trình Lễ đếm
ngược chào năm mới 2014, kết hợp
xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch, thể
thao Việt Nam. Thời gian vào ngày
31/12/2013 tại Quảng trường Cách
thtt
mạng Tháng Tám.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực VHTTDL và quảng cáo
thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh,
ngành, đoàn thể Trung ương; từ 20-30
triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi
người đẹp có quy mô vùng; từ 30-40
triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi
người đẹp, người mẫu có quy mô toàn
quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế
tổ chức tại Việt Nam. Đối với hành vi vi
phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang, Nghị định nêu rõ,
phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một
trong các hành vi: Biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang mà không có giấy
phép; thực hiện hành vi không phù hợp
với thuần phong mỹ tục, truyền thống
văn hoá Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh

hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong
quá trình tổ chức biểu diễn.
Cũng theo Nghị định, sẽ đình chỉ
hoạt động biểu diễn từ 3 tháng đến 6
tháng đối với người biểu diễn có một
trong các hành vi: Biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang có nội dung
truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp
với thuần phong mỹ tục, truyền thống
văn hoá Việt Nam; xúc phạm uy tín của
tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá
nhân; biểu diễn tác phẩm có nội dung
khiêu dâm, kích động bạo lực, tác
phẩm bị cấm biểu diễn…
Các quy định mới này được thực
hiện từ 01/01/2014.
t.hợp
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Thứ trưởng Vương Duy Biên dự Hội nghị Bộ trưởng
Văn hóa-Du lịch các nước ASEAN
Ngày 16/11, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Vương Duy Biên dẫn đầu
đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội
nghị Bộ trưởng về hợp tác Văn hóa-Du
lịch lần thứ ba tại Thủ đô Vientiane,
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
với chủ đề “Con đường văn minh”.
Ngoài Việt Nam, Hội nghị còn có sự
tham dự của đại biểu các nước Lào,
Myanmar, Thái Lan, Campuchia và
Indonesia.
Tại Hội nghị, các đại biểu cùng điểm
lại kết quả của sự hợp tác từ cuộc họp
lần thứ hai tổ chức vào năm 2010, tại
Campuchia, đồng thời đề ra phương
hướng hợp tác trong thời gian tới. Các
đại biểu đều có chung nhận định hợp tác
về du lịch giữa các nước ASEAN trong
thời qua đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là

việc các nước Lào, Việt Nam,
Myanmar, Thái Lan, Campuchia,
Indonesia phát triển du lịch gắn với di
sản văn hóa đã giúp du khách không
những có thể chiêm ngưỡng các danh
lam thắng cảnh, mà còn được khám phá
và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn
hóa của mỗi nước, từ đó củng cố và tăng
thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc
trong khối ASEAN.
Về hướng hợp tác trong thời gian tiếp
theo, các nước sẽ triển khai nhiều biện
pháp bảo tồn các giá trị văn hoá, thúc đẩy
phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh
khả năng liên kết các vùng miền, các
quốc gia nhằm khai thác tốt tiềm năng du
lịch. Các đại biểu của Lào cũng nhấn
mạnh đến văn hóa Phật giáo trong khu
vực, những công việc cần làm như tiếp

thị, quảng bá về Phật giáo, các chương
trình kết nối du lịch, sự hợp tác của khu
vực nhà nước và tư nhân, sự phát triển
đội ngũ nhân viên ngành du lịch…
Đoàn Việt Nam cho rằng, Hội nghị
diễn ra trong bối cảnh Lào tổ chức Lễ hội
That Luong - một trong những lễ hội lớn
nhất trong năm là cơ hội tốt để người dân
các nước có dịp tìm hiểu thêm về các giá
trị văn hóa độc đáo của “Đất nước triệu
voi”. Đồng thời, đưa ra một số đề xuất
nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các nước,
giữa các doanh nghiệp lữ hành để tạo cơ
sở cho sự hình thành các tuyến tham
quan đến di sản của mỗi quốc gia thành
viên, cũng như phối hợp cùng tổ chức
các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
ra thế giới và khu vực.
Kiều OAnh

Bàn giao trang thiết bị cho các điểm thư viện công cộng
Ngày 23/11, tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý Dự án
“Nâng cao khả năng sử dụng máy tính
và truy nhập Internet công cộng tại Việt
Nam” đã tiến hành bàn giao trang thiết
bị đưa vào sử dụng tại 16 tỉnh - Đợt II
cho các điểm thư viện công cộng.
Dự án “Nâng cao khả năng sử
dụng máy tính và truy nhập Internet
công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill
& Melinda Gates tài trợ (Dự án
BMGF-VN), Bộ Thông tin và Truyền
thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, các địa
phương triển khai thực hiện tại 400
điểm Thư viện công cộng (TVCC) và
1.000 điểm Bưu điện văn hoá xã
(BĐVHX), 500 thư viện xã trên địa
bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam với
tổng kinh phí là 50 triệu USD.
Dự án đã được triển khai thành
công bước 1, giai đoạn II tại 12 tỉnh,
đảm bảo 637 điểm TVCC, BĐVHX
được trang bị tổng cộng 4.180 máy

tính, 637 máy in, các trang thiết bị
phụ trợ và được kết nối với mạng
Internet băng thông rộng. Theo thống
kê, từ 01/6/2012-30/9/2013, đã có
218.250 lượt người sử dụng máy tính
với tổng thời lượng truy nhập
Internet là 2.028.191 giờ. Điều quan
trọng là, máy tính và Internet đang
từng ngày góp phần làm thay đổi
cuộc sống của người dân địa phương.
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: Người
dân của 28 tỉnh ở những vùng khó
khăn được sử dụng máy tính và truy
nhập internet miễn phí tại 600 điểm
thư viện, góp phần “xoá đói giảm
nghèo” trong lĩnh vực văn hoá, tinh
thần cho nhân dân ở vùng khó khăn,
vùng nông thôn, miền núi, thu hẹp
khoảng cách số, tạo sự bình đẳng
trong việc hưởng thụ những thành
quả của công nghệ thông tin, hỗ trợ
thiết thực, có hiệu quả Chương trình
xây dựng nông thôn mới của Chính

phủ Việt Nam.
Lễ bàn giao là một mốc quan
trọng của Dự án, đánh dấu việc hoàn
thành lắp đặt trang thiết bị và chính
thức đưa các điểm truy nhập công
cộng vào hoạt động, phục vụ nhu cầu
về thông tin của người dân.
Cùng với việc tổ chức bàn giao
thiết bị cho 16 tỉnh khu vực miền núi
phía Bắc, miền Trung -Tây Nguyên
và Tây Nam bộ, đến thời điểm này,
cả nước đã có 28 tỉnh triển khai
Dự án.
16 tỉnh tham gia dự án trong bước
2, giai đoạn 2 gồm: Bắc Kạn, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh
Hòa, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận,
Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh
Long và Đồng Tháp. Đã có 4.600 bộ
máy tính có kết nối internet đã được
trang bị cho 665 điểm TVCC và
BĐVHX tại 16 tỉnh.
t.hợp

số 1052

l

28.11.2013

5
quản lý nhà nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành
Quyết định số 2160/QĐ-TTg về việc
phê duyệt “Quy hoạch phát triển Thể dục
thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030”.
Mục tiêu là đến năm 2020, TDTT cơ
bản được phát triển đồng đều giữa các
đối tượng, rộng khắp giữa các vùng,
miền, các địa phương trong cả nước, góp
phần nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của
người Việt Nam, vì sự nghiệp dân
cường, nước thịnh. Thành tích ở một số
môn thể thao có thế mạnh của Việt Nam
đạt trình độ của châu lục và thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở
thành quốc gia có nền thể dục, thể thao
phát triển ở Châu lục.
Đối với TDTT quần chúng, Quy
hoạch cũng đề ra những mục tiêu cụ thể
cần phải đạt được đến năm 2015, đó là
số người tập luyện TDTT thường xuyên
đạt 28%, số gia đình thể thao đạt 22%
và 100% học sinh, sinh viên thực hiện
chương trình giáo dục thể chất chính
khóa. Hướng đến năm 2020, số người
tập luyện TDTT thường xuyên đạt 33%,
số gia đình thể thao đạt 25% và năm

Phê duyệt Quy hoạch phát triển
TDTT Việt Nam đến 2020, định hướng 2030
2030 con số này đạt đến 40% số người
tập luyện TDTT thường xuyên, trên
30% số gia đình tập luyện thể thao
thường xuyên. Song song với việc phát
triển thể thao quần chúng, thể thao thành
tích cao, thể thao chuyên nghiệp cũng
được đặt ra với nhiều mục tiêu cụ thể.
Về thành tích thi đấu tại các kỳ Đại hội
thể thao quốc tế, đối với Đại hội thể thao
Đông Nam Á (SEA Games), phấn đấu
năm 2013 đoạt 70-90 huy chương vàng,
xếp hạng 2-3 toàn đoàn; các năm: 2015,
2017, 2019 xếp hạng 1-3 toàn đoàn; giai
đoạn 2020-2030, phấn đấu xếp hạng 12 toàn đoàn.
Đối với Đại hội Thể thao Châu Á
(ASIAD), phấn đấu năm 2014 đoạt 2-3
huy chương vàng, xếp hạng 15-20 toàn
đoàn; năm 2019 đoạt 10-15 huy chương
vàng, xếp hạng 10-15 toàn đoàn; giai
đoạn 2020-2030, phấn đấu xếp hạng
trong nhóm 10 nước dẫn đầu Châu lục.
Hướng đến Thế vận hội Olympic, năm

2016 có 30-40 vận động viên tham dự,
đạt 1-2 huy chương; giai đoạn 20202030 có 30-50 vận động viên tham dự,
đạt trên 2 huy chương, phấn đấu có huy
chương vàng.
Để hoàn thành mục tiêu này, Quy
hoạch cũng đưa ra các mục tiêu trong
công tác đào tạo VĐV, trong đó hướng
đến hằng năm tổ chức đào tạo trên 2.000
vận động viên cấp quận, huyện tại mỗi
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
500-2.000 vận động viên ở mỗi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; 2001.000 vận động viên, tùy thuộc vào điều
kiện của từng địa phương, từng ngành;
tổ chức tập huấn từ 1.000-1.500 vận
động viên đội tuyển trẻ quốc gia và từ
2.000-2.500 vận động viên đội tuyển
quốc gia tại các Trung tâm Huấn luyện
Thể thao quốc gia, trong đó tập trung tập
huấn theo chế độ đặc biệt từ 150-200 vận
động viên đội tuyển quốc gia.
thtt

Lễ xuất quân của đoàn Thể thao Việt Nam...

(Tiếp theo trang 1)

Ngay sau phần lễ là chương trình
nghệ thuật với sự tham gia của hơn 300
vận động viên tại Trung tâm Huấn
luyện Thể thao quốc gia Hà Nội, cũng
như sự góp mặt của các nghệ sĩ ưu tú,
nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Trần Tiến,
Việt Hoàn, Đăng Dương, Mỹ Linh, Mỹ
Tâm, Mỹ Dung và các thành viên của
Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam.
Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự
SEA Games 27 với tổng số 750 thành

viên, trong đó có 519 VĐV, do ông
Lâm Quang Thành - Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Thể dục thể thao làm
Trưởng đoàn. 08 Phó đoàn, 7 cán bộ
tham gia làm nhiệm vụ.
Tại SEA Games 27, đoàn Thể thao
Việt Nam tham gia tranh tài ở 29 trong
tổng số 33 môn thi đấu của Đại hội và
mục tiêu giành từ 70 đến 75 HCV,
đứng trong tốp 3 đoàn dẫn đầu Đại hội.
h.Quân

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu
cầu: Đoàn đoàn kết trong sinh hoạt và
thi đấu, tôn trọng phong tục tập quán và
tuyệt đối tuân thủ luật pháp của nước
chủ nhà cũng như các quy định của Đại
hội; chân thành, hữu nghị khi giao lưu
với các đoàn thể thao bạn trong khu vực,
mỗi thành viên phải thực sự là sứ giả
thiện chí để quảng bá về truyền thống
văn hóa tốt đẹp, hình ảnh hòa bình, thân
thiện của đất nước Việt Nam.

Triển lãm di sản Hán Nôm ở Vĩnh Long
Nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa
Việt Nam (23/11), ngày 22/11, Bảo tàng
tỉnh Vĩnh Long phối hợp Ban Di tích
Vĩnh Long và Thư viện Khoa học tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh khai mạc

6

số 1052 l 28.11.2013

triển lãm chuyên đề “Di sản Hán Nôm
ở Vĩnh Long”.
Triển lãm giới thiệu 115/3.330 tài
liệu Hán Nôm, gồm: Bộ sưu tập sắc
phong, công văn giấy tờ, gia phả, hoành

phi câu đối... của Ban Di tích tỉnh, đình
Minh Hương và Văn Thánh Miếu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đã được số hóa
và phục chế in lại trên giấy dó.
Trong số tài liệu Hán Nôm được
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban
hành Nghị định số 180/2013/NĐ-CP
về Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày
01/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du
lịch.
Tại Nghị định, Chính phủ sửa đổi
tên Điều 10 là “Quản lý khu du lịch,
điểm du lịch” và bổ sung Khoản 3 như
sau: “Nội dung quản lý điểm du lịch:
Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng
dân cư vào các hoạt động du lịch; bảo
đảm vệ sinh môi trường, phòng chống
cháy nổ, an ninh, an toàn cho khách du
lịch; công khai quy hoạch cụ thể phát
triển điểm du lịch đối với điểm du lịch
quốc gia có tài nguyên du lịch tự
nhiên”. Điều 12, Nghị định mới bổ
sung nội dung “kinh doanh lữ hành bao
gồm các ngành nghề: kinh doanh lữ
hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc
tế và kinh doanh đại lý lữ hành”. Điều
12 cũng quy định rõ các trường hợp bị

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch
thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế, thủ tục thu hồi Giấy phép kinh
doanh lữ hành quốc tế. Điều 15 về ký
quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được
sửa đổi, bổ sung như sau: “Doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải
ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ
của doanh nghiệp phải gửi vào tài
khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi
suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp
và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với
quy định của pháp luật. Mức ký quỹ
kinh doanh lữ hành quốc tế là 250 triệu
đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành đối với khách du lịch vào Việt
Nam và 500 triệu đồng với doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành đối với
khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh
doanh lữ hành đối với khách du lịch vào
Việt Nam và khách du lịch ra nước
ngoài. Tiền ký qũy được sử dụng để giải
quyết các vấn đề phát sinh trong trường

hợp doanh nghiệp không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
trong hoạt động kinh doanh lữ hành”.
Nghị định này bãi bỏ Điều 42 của
Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày
01/6/2007 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật
Du lịch.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp
được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế trước ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hoạt
động theo đúng nội dung quy định
trong giấy phép đã được cấp và trong
thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực phải đăng ký lại phạm
vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy
đủ các điều kiện về kinh doanh lữ hành
theo quy định của Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2014.
thtt

Việt Nam trở thành thành viên...

(Tiếp theo trang 1)

Ủy ban Di sản thế giới là một trong
những ủy ban chuyên môn quan trọng
nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO),
có quyền quyết định nhiều vấn đề quan
trọng liên quan tới việc công nhận các
Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế
giới; đánh giá tình trạng bảo tồn các Di
sản thế giới trên toàn cầu; quyết định
các chủ trương, đường lối, cũng như
định hướng phát triển của Công ước về
Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
thế giới (gọi tắt là Công ước Di sản thế

giới).
Việt Nam tham gia Công ước Di
sản thế giới từ năm 1987, đến nay đã
có 07 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
được UNESCO công nhận. Tuy nhiên,
phải sau 26 năm tham gia và có nhiều
đóng góp tích cực, đến nay Việt Nam
mới lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban
quan trọng này.
Cuộc bầu chọn thành viên mới của
Ủy ban liên chính phủ của Công ước
1972 lần này diễn ra trong khuôn khổ
Đại hội đồng UNESCO lần thứ 37. Ủy

ban gồm 21 quốc gia thành viên với
nhiệm kỳ 4 năm và cứ mỗi nửa nhiệm
kỳ, có khoảng một nửa số thành viên
của Ủy ban được bầu chọn lại.
Với số phiếu ủng hộ 93 trên tổng
số 169 phiếu bầu, Việt Nam nằm
trong danh sách 11 quốc gia đạt được
số phiếu bầu cao nhất và vượt 50%
số phiếu yêu cầu để trở thành thành
viên mới của Ủy ban liên chính phủ
của Công ước 1972 (gọi tắt là Ủy ban
Di sản).
thtt

triển lãm lần này, nổi bật có: Sắc phong
của vua Bảo Đại phong cho Phan Thanh
Giản làm Phúc thần ở thôn Long Hồ,
tổng Bình Long, quận Nhất, tỉnh Vĩnh
Long vào tháng 02 năm Bảo Đại thứ 7
(1931); Sắc phong của vua Tự Đức
phong cho Nguyễn Cư Trinh làm Phúc
thần, là công thần có công rất lớn với
triều Nguyễn vào tháng 7 năm Tự Đức

thứ 3 (1850).
Theo ông Phan Văn Giàu, Phó Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Vĩnh Long, những tài liệu Hán
Nôm ở Vĩnh Long là những bằng chứng
quý giá về tiến trình lịch sử-văn hóa
không chỉ của tỉnh nói riêng mà còn của
khu vực Nam Bộ nói chung. Ngành Văn
hóa tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục nghiên

cứu, giữ gìn những di sản quý giá của
tiền nhân đã dày công sáng tạo, truyền
lại cho đến hôm nay. Sở cũng dự kiến sẽ
lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công
nhận 85 đạo sắc của Công Thần miếu và
3.000 trang tư liệu Minh Hương hội
quán là Bảo vật quốc gia.
Triển lãm diễn ra đến ngày 05/12.
trần nguYện

số 1052

l

28.11.2013

7
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

Hoạt động tại Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam”
* Khai mạc trại sáng tác điêu khắc
Tây Nguyên: Sáng 18/11, tại Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã
diễn ra Lễ khai mạc “Trại sáng tác điêu
khắc Tây Nguyên”. Tham gia Trại điêu
khắc có 45 nghệ nhân của 10 dân tộc
(Xơ Đăng, Mơ Nông, Ê đê, Gia Rai, Rơ
Mâm, Bahnar, Giẻ-Triêng …) đến từ các
tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Gần
200 tác phẩm điêu khắc bao gồm các
bức tượng gỗ dân gian khắc họa hình
ảnh con người trong sản xuất, đời sống
hàng ngày, lễ hội, đời sống tâm linh của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được
giới thiệu tại trại sáng tác…
* Sáng ngày 19/11, tại Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, đã
khai mạc Triển lãm “Văn hóa truyền
thống và trang phục các dân tộc Việt
Nam”. Triển lãm giới thiệu 42 bộ trang
phục, 50 sản phẩm dệt, thêu, 200 tài liệu
hiện vật văn hóa Khmer và các dân tộc
Việt Nam đã phán ánh sâu sắc quá trình
phát triển văn hóa, trang phục từ truyền
thống đến đương đại và quá trình xây
dựng quần thể chùa Khmer tại Làng Văn
hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Sáng cùng ngày, Triển lãm “Cánh
diều Di sản” trong khuôn khổ Tuần lễ

“Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn
hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam cũng đã khai mạc.
Đây là hoạt động mở đầu trong Chương
trình “Diều trong đời sống Văn hóa Việt”
diễn ra từ 19-23/11/2013, với 3 hoạt
động chính: Triển lãm Di sản Văn hóa
Diều Việt Nam, Biểu diễn Diều ngoài
trời và Trò chơi “Nhanh tay, bạn ơi”.
* Chiều 19/11, Chương trình Giao
lưu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam đã
diễn ra tại Quảng trường làng II Khu các
làng dân tộc, Làng Văn hóa-Du lịch các
dân tộc Việt Nam. Chương trình do Bộ
VHTTDL phối hợp với Uỷ ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ
chức. Tham dự giao lưu có gần 400 nghệ
nhân, già làng, trưởng bản đến từ 16
cộng đồng dân tộc từ cả nước gồm
H’Mông, Thái, Lự, Ê Đê, Gia rai… đã
đem đến cho khán giả các tiết mục hát
múa mang đậm nét văn hoá truyền thống
của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
* Ngày 20/11, Không gian văn hoá
chợ nổi Nam Bộ lần đầu tiên được tái
hiện tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân
tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà
Nội. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của
vùng sông nước miền Tây.

Festival Bắc Ninh năm 2014
Festival Bắc Ninh năm 2014 sẽ được
tỉnh Bắc Ninh tổ chức trong 05 ngày từ
13/3 đến hết 17/3/2014, với chủ đề “Hào
khí Bắc Ninh - Kinh Bắc”. Tổng dự toán
kinh phí tổ chức hơn 17 tỷ đồng; trong
đó, ngân sách cấp 70%, còn lại thực hiện
xã hội hóa. Biểu trưng của chương trình
là Bức Cuốn thư trang trí đôi Rồng, nền
hoa văn thời Lý, in bài thơ “Nam quốc
sơn hà” viết bằng Tiếng Việt.
Festival Bắc Ninh 2014 bao gồm các
hoạt động chính: Lễ dâng hương tại Đền
Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn;
Trưng bày, giới thiệu ấn phẩm Báo chí

8

số 1052 l 28.11.2013

Bắc Ninh và “Hội thi Sinh vật cảnh xuân
2014”; Hội Trại thanh niên, chủ đề
“Vang mãi truyền thống hào hùng”; Khai
mạc Festival Bắc Ninh năm 2014 và Đại
hội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ VII; Bế
mạc Festival Bắc Ninh năm 2014 và
Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ
thuật diễn xướng dân gian tiêu biểu khu
vực miền Bắc.
Ngoài các hoạt động chính, một
chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao,
du lịch: Trưng bày, Triển lãm, Hội chợ,
tổ chức các tour du lịch miễn phí,
quảng bá du lịch... sẽ được diễn ra tại

Phiên chợ nổi đầu tiên diễn ra sáng
20/11/2013 tại Làng Văn hóa-Du lịch
các dân tộc Việt Nam. Du khách hào
hứng khi được tham gia trải nghiệm
phiên chợ nổi độc đáo, qua đó hiểu
thêm được phần nào văn hóa của đồng
bào ở phương Nam. Không gian chợ
nổi Nam Bộ và chợ vùng cao phía Bắc
sẽ tiếp tục diễn ra phục vụ du khách
đến sáng ngày 24/11/2013.
* Chiều 21/11 tại Làng Văn hóaDu lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn
ra lễ hội Nàng Hai - Lễ hội Cầu mùa,
một hình thức đặc trưng nhất của đồng
bào các dân tộc Tây Bắc. Lễ hội Nàng
Hai là một nét sinh hoạt văn hóa dân
gian độc đáo của dân tộc Tày, theo
đúng tên gọi là: “Mời Nàng Hai (mời
Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu
cùng với con người”. Lễ hội dân gian
truyền thống của dân tộc Tày, mang
đậm tín ngưỡng phồn thực của người
Việt cổ, Lễ hội Nàng Hai được sáng
tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao
động sản xuất của người nông dân
miền núi. Họ mong muốn mưa thuận
gió hòa, mùa màng bội thu, có cuộc
sống ấm no.
t.hợp
khu Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan,
trục đường Lý Thái Tổ, khu vực Trung
tâm Văn hóa Kinh Bắc và các điểm di
tích lịch sử văn hóa, làng nghề tiêu
biểu trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở
VHTTDL chủ trì, phối hợp đơn vị tư
vấn và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa
phương căn cứ nhiệm vụ được phân
công triển khai thực hiện xây dựng các
phương án phục vụ tổ chức Festival
Bắc Ninh 2014; thông tin tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh và các hoạt động
của Festival; tài chính và vận động tài
trợ; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn.
A.Vi
Sự kiện vấn đề

Phụ nữ chung tay phòng, chống bạo lực,
xây dựng gia đình hạnh phúc
Ngày 21/11, tại Bắc Giang, Bộ
VHTTDL phối hợp với Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, UBND tỉnh Bắc
Giang phát động phong trào “Phụ nữ
chung tay phòng, chống bạo lực, xây
dựng gia đình hạnh phúc”.
Bạo lực gia đình đã làm xói mòn
các giá trị, chuẩn mực, truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền
vững của gia đình, trong đó nạn nhân
chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực
gia đình không chỉ xúc phạm nhân
phẩm, quyền con người, làm tổn hại
sức khỏe, tính mạng của các nạn nhân
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước. Để đẩy
mạnh công tác phòng chống bạo lực
gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đề nghị các cấp, các ngành cần
tập trung đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

về phòng, chống bạo lực gia đình đối
với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em. Công tác phòng chống
bạo lực gia đình cần huy động sự tham
gia chia sẻ của nam giới; gắn với thực
hiện cuộc vận động “Xây dựng gia
đình 5 không, 3 sạch”; nâng cao chất
lượng hoạt động của các mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình...
Theo nghiên cứu quốc gia về bạo
lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
do Liên hợp quốc công bố năm 2010,
cứ 3 phụ nữ có gia đình hay từng có gia
đình thì có 1 người đã bị chồng bạo
hành về thể xác, tình dục hoặc tinh
thần. 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam có
nguyên nhân do bạo hành gia đình.
Để góp phần phòng, chống bạo lực
gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đã phối hợp với các Sở, Ban,
ngành vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện

cho phụ nữ tham gia xây dựng gia đình
hạnh phúc như cuộc vận động “Xây
dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; xây
dựng các mô hình tránh nạn như mô
hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”;
mô hình “Ngôi nhà bình yên” tại Trung
tâm phụ nữ và phát triển; mô hình nhà
tạm lánh ở một số tỉnh/thành…
Lễ phát động “Phụ nữ chung tay
phòng chống bạo lực, xây dựng gia
đình hạnh phúc” là một hoạt động có
ý nghĩa thiết thực hưởng ứng ngày
Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ (25/11), kêu gọi sự tham gia của
các cấp, các ngành, các đoàn thể và
cộng đồng xã hội chung tay phòng
chống bạo lực gia đình, tạo môi
trường xã hội lành mạnh, ổn định góp
phần xây dựng gia đình ấm no, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Đây cũng là một hoạt động hưởng ứng
Năm Gia đình Việt Nam 2013 với chủ
đề “Kết nối yêu thương”.
h.Yến

Khánh thành quần thể chùa Khmer tại Hà Nội
Sáng ngày 23/11/2013, tại Làng
Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam
(Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn
ra Lễ khánh thành quần thể Chùa
Khmer - Ngôi chùa Phật giáo Nam
tông thứ 454 của Việt Nam và là ngôi
chùa Khmer duy nhất ở Thủ đô Hà Nội
tính đến thời điểm này. Đây là sự kiện
quan trọng trong Tuần lễ “Đại đoàn kết
các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt
Nam” diễn ra tại Làng Văn hoá-Du lịch
các dân tộc Việt Nam từ ngày 1824/11/2013.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm
Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng
ban Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng
định: Lễ khánh thành quần thể chùa
Khmer tại Làng Văn hoá-Du lịch các
dân tộc Việt Nam với sự hiện diện đông
đủ của quý quan khách, quý vị đại biểu,
quý vị chức sắc các tôn giáo và đồng
bào các dân tộc, vừa thể hiện chính sách

đại đoàn kết dân tộc, thể hiện sự gắn bó
giữa đạo và đời, vừa thể hiện chính sách
tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo của
Nhà nước ta. Sự hiện diện một cách bề
thế và trang nghiêm của quần thể chùa
Khmer với nguyên mẫu là một ngôi
chùa ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa
Thủ đô Hà Nội, vừa thể hiện sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với
công tác tôn giáo và dân tộc vừa thể
hiện sự gần gũi, gắn bó về văn hóa, tín
ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ
với đồng bào các dân tộc anh em trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây
là một biểu tượng văn hóa, hơi thở của
“hồn thiêng sông núi” của những người
con đất Việt từ đất phương Nam xa xôi
quy tụ về Thủ đô. “Làng Văn hóa-Du
lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là địa chỉ
quen thuộc, là nơi để nhớ, là chốn đi về
của đồng bào các dân tộc Việt Nam nói
chung, trong đó có đồng bào dân tộc

Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng với ngôi chùa Phật giáo Nam tông
Khmer khang trang”, Thứ trưởng Phạm
Dũng nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, thay mặt Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà
thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ
tịch thường trực đã trao Quyết định bổ
nhiệm Đại đức So-van-na-panh-nha
làm trụ trì chùa Khmer tại Làng Văn
hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Tiếp sau đó, các vị lãnh đạo, đại
biểu, quan khách cùng các chư tôn đức
lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam
và các tăng ni, Phật tử đã thực hiện
nghi lễ Kết giới Sây-ma, lễ an vị Phật,
nhập linh cho chùa và vui hội biểu diễn
dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc
Khmer tại quần thể chùa Khmer, Khu
các làng dân tộc III, Làng Văn hóa-Du
lịch các dân tộc Việt Nam.
A.Vi

số 1052

l

28.11.2013

9
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn

Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam
sẽ diễn ra vào đầu tháng 12
Giải thưởng Du lịch Việt Nam là
danh hiệu cao quý nhất của ngành du
lịch nhằm tôn vinh các doanh nghiệp
lữ hành, khách sạn và doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch hàng đầu
Việt Nam. Giải do Tổng cục Du lịch và
Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện
từ năm 1999. Ban đầu, giải có tên
“Topten Lữ hành quốc tế và Khách sạn
hàng đầu Việt Nam”. Từ năm 2011,
giải mang tên “Giải thưởng Du lịch
Việt Nam”.
Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm
2012 dự kiến sẽ được tổ chức trao tặng
vào ngày 04//12/2013. Đó là thông tin

chính thức từ Tổng cục Du lịch trong
buổi gặp gỡ báo chí.
Năm 2012, mặc dù có nhiều khó
khăn do tác động suy giảm kinh tế toàn
cầu nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn
tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Năm
2012, du lịch Việt Nam đón 6,8 triệu
lượt khách quốc tế, 32 triệu lượt khách
nội địa; tổng thu từ du lịch đạt khoảng
160 nghìn tỉ đồng.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý
cho ngành du lịch tổ chức Lễ vinh danh
và trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt
Nam 2012.
Thông tin từ Tổng cục Du lịch, cơ

cấu Giải thưởng Du lịch năm 2012
gồm có: 10 Khách sạn 3 sao hàng
đầu Việt Nam; 10 Khách sạn 4 sao
hàng đầu Việt Nam; 10 Khách sạn 5
sao hàng đầu Việt Nam; 10 Công ty
lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách
du lịch vào Việt Nam (inbound); 10
Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu
đưa khách đi du lịch nước ngoài
(outbound); 10 Công ty lữ hành nội
địa hàng đầu Việt Nam; 1 Hãng
Hàng không chuyên chở nhiều khách
du lịch nhất; 1 Hãng Hàng không
năng động nhất.
t.h

Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN thay đổi lịch tổ chức
Festival Di sản UNESCO Việt Nam
- ASEAN dự kiến được tổ chức cuối
tháng 12 năm 2013 trong khuôn khổ
Tuần Văn hóa-Du lịch Đà Lạt, tuy
nhiên vì một số lý do Festival Di sản
phải thay đổi lịch tổ chức.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm
Đồng, do công tác chuẩn bị chưa thuật
sự được chu đáo, một số công tác bị
chậm tiến độ so với dự kiến. Bên cạnh
đó nhiều địa phương có di sản cũng
như một số quốc gia trong khu vực
ASEAN đã có ý kiến về việc chưa
chuẩn bị kịp để tham gia, vì thế tỉnh
Lâm Đồng đã đề nghị Bộ Ngoại giao -

đơn vị phối hợp tổ chức thay đổi thời
gian tổ chức Festival Di sản UNESCO
Việt Nam - ASEAN.
Theo kế hoạch ban đầu, Festival Di
sản UNESCO Việt Nam - ASEAN sẽ
được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 31
tháng 12 năm 2013. Festival Di sản
UNESCO Việt Nam - ASEAN là một
trong bốn sự kiện chính của Tuần Văn
hóa-Du lịch Đà Lạt 2013. Festival sẽ
gồm các nội dung chính: Trình diễn Di
sản phi vật thể UNESCO - ASENAN;
Carnaval Di sản UNESCO Việt Nam ASEAN và Hoa Đà Lạt; Hội thảo quốc
tế “Mạng lưới Di sản UNESCO tại

Đông Nam Á, Bảo tồn gắn với phát
triển bền vững”…
Hiện nay, vẫn chưa có thông tin
chính thức về việc sẽ tổ chức Festival
Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN
vào thời điểm nào. Như vậy, trong
khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Đà
Lạt 2013 sẽ không có Festival Di sản
UNESCO Việt Nam – ASEAN, những
sự kiện chính là các hoạt động Kỷ niệm
120 năm Đà Lạt hình thành và phát
triển; Festival hoa Đà Lạt lần thứ V và
Công bố năm Du lịch quốc gia 2014
Tây Nguyên - Đà Lạt.
t.hợp

Triển lãm hình ảnh, tư liệu về áo dài Việt Nam
Sáng 22/11, Bảo tàng Chứng
tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh
phối hợp Hội Di sản Thành phố
khai mạc Triển lãm “Áo dài phụ
nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến
tranh”. Nội dung trưng bày với
thông điệp: Hãy giữ gìn, bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa
áo dài Việt Nam. Triển lãm nhằm
khẳng định với thế hệ hôm nay, áo

10

số 1052 l 28.11.2013

dài phụ nữ Việt Nam không chỉ
đẹp mà còn chứa đựng giá trị lịch
sử sâu sắc.
90 hình ảnh, 30 hiện vật và 16
câu chuyện kể về chiếc áo dài, gắn
với quá trình đấu tranh hoạt động
Cách mạng của các nữ tù chính trị
và cuộc sống đời thường trong
những năm kháng chiến đã được
trưng bày tại Triển lãm. Ngoài ra,

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
còn tổ chức các buổi tọa đàm: Áo
dài trong phong trào đấu tranh vũ
trang, Áo dài trong phong trào đấu
tranh chính trị ở Sài Gòn-Gia
Định, Áo dài Việt Nam xưa
và nay…
Triển lãm diễn ra đến ngày
17/12/2013.
DuYên trần
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Tọa đàm về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng,
bản, thôn, ấp, cụm dân cư
Tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân
tộc Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trung
ương Phong trào toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa vừa tổ
chức Tọa đàm “15 năm thực hiện Chỉ
thị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước của làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư”. Thứ trưởng
Hồ Anh Tuấn chủ trì Tọa đàm.
Theo báo cáo tại buổi Tọa đàm,
trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số
24/1998/CT-TTg của Thủ tướng
chính phủ, Đảng ủy chính quyền và
các ban ngành đoàn thể các cấp đã tổ
chức mọi tầng lớp nhân dân tham gia
hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào
xây dựng làng, bản, thôn, ấp… Các
phong trào đều gắn chặt với những
nội dung cụ thể trong hương ước,
quy ước. Việc tự giác chấp hành
hương ước ngày càng phát triển sâu
rộng đạt nhiều thành tựu góp phần

quan trọng trong công cuộc đổi mới,
phát triển kinh tế, văn hóa xã hội,
đưa đất nước ngày càng phát triển.
Kết quả, đến nay cả nước đã có
71.933/118.034 làng văn hóa, tổ dân
phố văn hóa được khen thưởng ở các
cấp đạt tỉ lệ 60,94%.
Phát biểu tại buổi Toạ đàm, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng: Xây
dựng, thực hiện hương ước, quy ước
là truyền thống đạo lý của dân tộc ta
đã có từ bao đời nay, việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước
của mỗi làng, thôn, ấp, bản là điều
không thể thiếu trong các chế đội xã
hội, giai cấp khác nhau. Mặc dù,
thôn, ấp, bản, làng không phải là
một cấp chính quyền nhưng là nơi
sinh sống của cộng đồng dân cư, là
nơi thực hiện dân chủ một cách trực
tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các
công việc trong nội bộ cộng đồng
dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn

trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi
trường, xây dựng cuộc sống mới,
tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản
xuất và đời sống, giữ gìn, phát huy
truyền thống tốt đẹp và thuần phong
mỹ tục của cộng đồng nhằm thực
hiện tốt các chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thực hiện
tốt quyền, nghĩa vụ công dân và
nhiệm vụ cấp trên giao.
Qua các ý kiến phát biểu tại buổi
Tọa đàm, các đại biểu cho rằng
trong thời gian tới, các cấp ủy đảng,
chính quyền các địa phương cần tiếp
tục chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn
cho cán bộ văn hóa thôn, bản, hướng
dẫn xây dựng quy ước văn hóa thôn,
bản; tập trung chỉ đạo hướng dẫn các
xã, các thôn, bản, vùng dân tộc thiểu
số chỉnh sửa, bổ sung quy ước cho
phù hợp với tình hình phát triển của
địa phương.
tuệ Anh

Hội thảo Phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Sáng 25/11, tại Hà Nội, Bộ
VHTTDL phối hợp với Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Quỹ Dân số
Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội
thảo về “Phòng, chống bạo lực với phụ
nữ và trẻ em gái”.
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, bà Pratibha
Mehta, Điều phối viên thường trú của
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; đại diện
lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung
ương và địa phương, các tổ chức trong
nước và quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng
Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, Hội thảo
với mục đích nhằm chia sẻ các chương
trình, hoạt động nghiên cứu về phòng,
chống bạo lực gia đình, bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em gái thời gian qua;
đồng thời là diễn đàn để trao đổi, thảo
luận về những giải pháp phòng, chống
bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực

đối với phụ nữ và trẻ em gái, là cơ hội
tốt để các cơ quan quản lý nhà nước
lắng nghe, nghiên cứu nghiêm túc các
khuyến nghị của cộng đồng quốc tế
đối với công tác này tại Việt Nam. Với
tư cách là cơ quan quản lý nhà nước
chịu trách nhiệm trước Chính phủ về
công tác gia đình và phòng chống bạo
lực gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trị
và phối hợp với các Ban, Bộ, ngành
chỉ đạo và triển khai các hoạt động để
đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình, các chính sách liên quan đến gia
đình vào cuộc sống và bước đầu đạt
được những kết quả tích cực, song vẫn
còn đối mặt với rất nhiều khó khăn
thách thức. Trong giai đoạn tới, Bộ
VHTTDL sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn
nữa các hoạt động phối hợp liên
ngành, huy động sự tham gia của các
tổ chức trong nước và quốc tế, thiết lập
mạng lưới, phòng chống bạo lực gia

đình trên phạm vi toàn quốc nhằm tăng
cường hiệu quả thực hiện Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình, tiếp tục rà soát
nhìn nhận, đánh giá công tác phòng
chống bạo lực gia đình trong 5 năm
qua và đề xuất tham mưu với Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng
nhau thảo luận, phân tích các vấn đề liên
quan đến công tác phòng, chống bạo lực
gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em gái; thực trạng, các kết quả đã đạt
được, các tồn tại và thách thức cũng như
kế hoạch hành động tiếp theo; đồng thời
chia sẻ một số kết quả nghiên cứu nhằm
đưa ra các khuyến nghị đối với việc đề
xuất sửa đổi, bổ sung và xây dựng chính
sách của Việt Nam.
h.Quân

số 1052

l

28.11.2013

11
Sự kiện vấn đề

Khai quật khảo cổ học khu vực thành Hoàng đế tại Bình Định
Trong chương trình khôi phục toàn
diện khu di tích Đền thờ Hoàng đế Thái
Đức - Nguyễn Nhạc tại khu di tích
thành Hoàng đế, ngày 22/11 Trung tâm
Khảo cổ học Việt Nam và Ban Quản lý
di tích Bình Định đã báo cáo kết quả
khai quật khảo cổ học khu vực thành
Hoàng đế.
Được thực hiện từ tháng 7 đến
tháng 9/2013, diện tích khai quật là
900m2 trong tổng diện tích khu vực dự
kiến được xây dựng. Do những khó
khăn nhất định về kinh phí nên trong
đợt này chỉ khai quật 27 hố với tổng
diện tích 500m2, tập trung ở phía đông
của thành, nơi sẽ có những công trình
xây dựng kiên cố trong dự án xây dựng
Đền thờ Hoàng đế Thái Đức.
Theo báo cáo thì diện tích đã khai
quật quá nhỏ so với diện tích cần sử
dụng cho khuôn viên đền thờ (gần
20.000m2). Các hố khai quật được
chọn đã đáp ứng nhu cầu của cuộc
khảo sát. Thông qua kết quả khai quật
cho thấy trong không gian trên có
nhiều vết tích văn hóa còn tích tụ trong
lòng đất, trong đó lớp dưới cùng là lớp
văn hóa Champa. Ngoài lớp văn hóa
Champa trên bề mặt còn xuất hiện các
yếu tố văn hóa thuộc thời Tây Sơn nhà Nguyễn như ngói, gạch lát nền, đồ
sành sứ gia dụng được phát hiện rải rác
hầu khắp trên các hố khai quật. Bên
cạnh những vật dụng sinh hoạt được

sản xuất tại chỗ, ở các hố khai quật còn
phát hiện được rất nhiều đồ gốm ngoại
nhập, một số gốm Chu Đậu thuộc thời
Lê và nhiều gốm của Trung Quốc.
Gốm sứ tìm thấy có cả loại chất lượng
cao, được sản xuất theo phong cách
gốm thời Minh và cả những đồ gốm có
chất lượng thấp hơn được sản xuất
trong các lò địa phương vùng Nam
Trung Quốc.
Như vậy, khu vực sẽ xây dựng Đền
thờ Hoàng đế Thái Đức có sự tồn tại
với mức độ đậm nhạt khác nhau của ba
giai đoạn lịch sử, trong đó yếu tố
Champa nằm ở lớp dưới cùng và có thể
là khu vực cư trú của cư dân trong
thành Đồ Bàn mà vết tích để lại là rất
nhiều đồ gốm Champa được sử dụng
lưu lại trong tầng văn hoá. Vết tích văn
hóa thời Tây Sơn và nhà Nguyễn đặc
biệt là thời Tây Sơn còn lại trong lòng
đất khu vực này là rất ít. Có lẽ đây là
khu đất nằm ngay bên cạnh Tử Cấm
Thành nên những biến cố lịch sử giữa
Tây Sơn và nhà Nguyễn đã làm mất
mát không ít những dấu vết văn hóa.
Có thể nói dấu vết kiến trúc thời Tây
Sơn không còn tìm thấy trong khu vực
này ngoài những mảnh vỡ của một vài
loại ngói. Không thể không có một
không gian sinh hoạt đông đúc nơi
ngoại vi của Tử Cấm Thành thời đó
nhưng đúng như một thời vang bóng
các vết tích xưa hầu như bị xoá sổ. Còn

với vết tích văn hoá của nhà Nguyễn
khu vực này thì cũng không có nhiều
ngoài lăng của Võ Tánh trong Tử Cấm
Thành, vùng ngoại vi của Thành nội
dấu ấn đó cũng không đậm nét nếu
không nói là không còn nhiều dấu vết.
Trong đợt khai quật này còn phát
hiện một kiến trúc có dạng hình chữ
nhật nằm phía Bắc của nền cung cũ
được làm bằng hợp chất hoàn toàn
giống với chất liệu xây dựng thủy
nguyệt hồ trong Tử Cấm Thành. Đây
cũng là một kết quả quan trọng trong
đợt khai quật này vì có thêm các yếu tố
văn hoá thời Tây Sơn xuất lộ. Điều đó
cũng có nghĩa các vết tích văn hóa thời
Tây Sơn sẽ nâng thêm giá trị để làm rõ
hơn quá khứ của thành Hoàng đế.
Từ kết quả khai quật lần này, các
nhà khảo cổ học đề nghị thời gian tới
cần khai quật những khu vực mà tích
tụ văn hoá còn nhiều tư liệu nằm ở lớp
dưới thuộc văn hóa Champa. Cần
dành một không gian trong không
gian đền thờ dùng để trưng bày các
hiện vật và hình ảnh thu thập được
trong các cuộc khai quật nghiên cứu
về thành Hoàng đế để tôn vinh giá trị
văn hóa lịch sử của khu di tích này và
cũng để nhân dân và khách tham quan
nhận diện rõ hơn về những thành tựu
qua các thời đại tại khu di tích thành
Hoàng đế.
Việt Ý

Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12 tại Việt Nam
Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần
thứ 12 đã khai mạc ngày 22/11 tại Hà
Nội và ngày 24/11 tại TP. Hồ Chí Minh
với buổi trình diễn của nhóm song tấu
guitar Đức Katona Twins. Đây là hai
nghệ sỹ sinh đôi đã gặt hái được nhiều
thành công lớn trên trường quốc tế.
Liên hoan còn có sự tham gia của
các nghệ sĩ đến từ Áo, WalloniaBrussels (Bỉ), Đức, Hungary, Ba Lan,
Thụy Điển và lần đầu tiên có sự tham

12

số 1052 l 28.11.2013

gia của một ban nhạc khách mời Việt
Nam “Diva Club”. 14 buổi hòa nhạc
được giới thiệu trong suốt Liên hoan tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
trong đó có 10 buổi có sự kết hợp giữa
các nghệ sĩ Châu Âu và Việt Nam. Liên
hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12
khẳng định nỗ lực ngoại giao, hợp tác,
học hỏi lẫn nhau tạo nên sự thống nhất
trong đa dạng các nền văn hóa.
Liên hoan với các buổi trình diễn

của nghệ sĩ người Áo Harri Stojka và
ban nhạc, nghệ sĩ saxophone Fabrice
Alleman từ Wallonia Brussels và Tứ
tấu Grzegorz Karnas đến từ Ba Lan...
Liên hoan sẽ bế mạc tại Hà Nội vào
ngày 01/12 với buổi biểu diễn của ca
sỹ kiêm nhạc sỹ người Thụy Điển
Ludwig Bell; tại thành phố Hồ Chí
Minh ngày 30/11 với buổi biểu diễn
của ban nhạc khách mời Việt Nam
“Diva Club”.
h.Quân
Sự kiện vấn đề

Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng giới và logo về gia đình
Sáng 22/11, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam, Bộ VHTTDL, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Quỹ Dân số
Liên hợp quốc tại Việt Nam đã phối hợp
tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc
Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng
giới và logo về gia đình.
Cuộc thi sáng tác tranh cổ động
tuyên truyền về bình đẳng giới được
phát động vào tháng 7/2013. Sau một
thời gian phát động đã có hơn 236 tác
phẩm của 120 tác giả từ nhiều
tỉnh/thành trong cả nước gửi về dự thi.
Các tác phẩm dự thi được đánh giá là
đạt chất lượng chuyên môn cao về nội
dung và nghệ thuật. Các thông điệp về
bình đẳng giới được truyền tải rõ nét

và phong phú thông qua các bức vẽ
đầy ấn tượng.
Cuộc thi sáng tác logo về gia đình
được phát động vào tháng 5/2013. Sau
hơn hai tháng phát động, Ban Tổ chức
đã nhận được 252 mẫu dự thi của 78 tác
giả. Các tác phẩm dự thi đã thể hiện
được giá trị văn hóa và đặc trưng tốt đẹp
của gia đình Việt Nam truyền thống và
hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế
bên cạnh tính mỹ thuật và quyền tác giả.
Kết quả Cuộc thi sáng tác tranh cổ
động tuyên truyền về bình đẳng giới: 01
giải Nhất: Ông Nguyễn Văn Ngần, cán
bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh Hà Nam; 02
giải Nhì; 03 giải Ba và 10 giải Khuyến
khích. Kết quả của Cuộc thi sáng tác

logo về gia đình: 01 giải Nhất - họa sĩ
Trần Hoài Đức; 02 giải Nhì; 05 giải
Khuyến khích. Bộ VHTTDL đã lựa
chọn logo đạt giải nhất để sử dụng trên
các ấn phẩm có liên quan đến công tác
gia đình và làm biểu tượng chính thức
trong các hoạt động liên quan đến lĩnh
vực gia đình.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã tổ
chức Triển lãm trưng bày 16 tranh đạt
giải và 38 tranh đạt chất lượng tốt trong
Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên
truyền về bình đẳng giới và 20 logo
được lựa chọn từ Cuộc thi sáng tác logo
về gia đình tại Bảo tàng Phụ nữ trong 5
ngày, từ ngày 22 - 26/11/2013.
h.Quân

Hoạt động tôn vinh Ngày Di sản tại phố cổ Hà Nội
Tối 20/11, tại đình Kim Ngân, 42 44 Hàng Bạc, thuộc khu phố cổ Hà
Nội, đã khai mạc chuỗi hoạt động văn
hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa
Việt Nam (23/11/2005-23/11/2013).
Ngoài chương trình chào mừng
Ngày di sản văn hóa của Ban Quản lý
phố cổ Hà Nội - UBND quận Hoàn
Kiếm, tại đình Kim Ngân cũng diễn ra
triển lãm giới thiệu tranh của giáo sư,
tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính.
Với 39 tác phẩm được tác giả sáng tác
năm 2013, triển lãm đã mang đến cho
người xem nhiều cung bậc cảm xúc qua
các bức tranh về phố cổ, làng cổ, tĩnh
vật. Các tác phẩm được thể hiện bằng

nét bút mang sắc màu lãng mạn của
một tâm hồn yêu phố cổ Hà Nội và yêu
cảnh sắc thiên nhiên. Tranh của ông còn
thể hiện sự kết nối giữa thiên nhiên và
con người, trân trọng cái đẹp, trân trọng
dĩ vãng. Đó cũng thể hiện tư duy gắn
kết giữa dĩ vãng và hiện tại của một
người cả cuộc đời hết mình về di sản.
Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cho
biết: “Do tôi nhiều năm gắn bó với
công tác bảo tồn, trung tu di tích, gắn
bó với phố cổ Hà Nội nên Ban Quản
lý phố cổ Hà Nội mời triển lãm tranh
nhân Ngày di sản Việt Nam. Đây cũng
là niềm vui của tôi vì ngoài hoạt động
kiến trúc chính, tôi được mang tác

phẩm của mình giới thiệu với mọi
người trong một không gian linh
thiêng, ấm cúng tại một ngôi đền
trong phố cổ”. Triển lãm diễn ra đến
hết ngày 20/12.
Cũng trong ngày khai mạc, Ban
quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu tuần
lễ di sản văn hóa Ca trù, biểu diễn tại
đình Kim Ngân và Trung tâm thông tin
phố cổ Hà Nội, 28 Hàng Buồm từ tối
20/11 đến hết 23/11. Các ca nương, kép
đàn sẽ trình diễn những làn điệu đặc
sắc của môn nghệ thuật truyền thống
đã được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại.
K.hOàn

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Đồng Nai
Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa
Việt Nam, từ ngày 23 đến 29/11, tại
Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Hội Di sản
văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí VietNam Heritage phối hợp cùng
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Đồng Nai đã tổ chức khai mạc Triển
lãm ảnh Di sản Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu hơn 100 tác
phẩm của 24 tác giả trong cả nước.

Các tác phẩm là những những khoảnh
khắc đẹp trong đời sống thường nhật,
trong lao động sản xuất, trong lễ hội,
mà tác giả đã ghi lại được. Với hình
ảnh - người xem đã được nghe, thấy
những câu chuyện về thiên nhiên, núi
rừng Tây Bắc, những làng nghề nổi
tiếng, những trò chơi dân gian đặc
sắc.
Theo Ban Tổ chức, 100 bức ảnh

được giới thiệu tại triển lãm ảnh Di
sản Việt Nam là những bức ảnh xuất
sắc, đã được trao giải tại cuộc thi ảnh
Di sản văn hóa Việt Nam năm 2013.
Thông qua hoạt động này, Ban Tổ
chức kêu gọi sự quan tâm của cộng
đồng trong việc phát hiện và tôn vinh
những giá trị di sản thiên nhiên, di sản
văn hóa Việt Nam .
Mạnh huân

số 1052

l

28.11.2013

13
Sự kiện vấn đề

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung 2013
Tối 23/11, tại thành phố Hà Tĩnh,
Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp UBND
tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ bế mạc và
công diễn các tác phẩm tham dự Liên
hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung
2013. Tham dự có đông đảo các nhạc
sỹ của Hội Nhạc sỹ Việt Nam và khán
giả yêu nhạc tỉnh Hà Tĩnh.
Sau 2 ngày hoạt động với nhiều tác
phẩm tham dự có nội dung và thể loại
phong phú, Liên hoan Âm nhạc khu
vực Bắc miền Trung đã kết thúc thành
công với sự tham gia của 80 nghệ sỹ
đến từ 6 tỉnh Bắc miền Trung và hơn
30 tác phẩm âm nhạc. Ban Tổ chức đã
lựa chọn và trao giải A cho 21 tác
phẩm, 10 giải B cho các tác phẩm tham

gia Liên hoan.
Hội Nhạc sỹ Việt Nam cho biết,
nhìn chung các tác phẩm tham dự liên
hoan năm nay đều đạt yêu cầu về nội
dung và phong phú về thể loại với chủ
đề xuyên suốt là ca ngợi quê hương, đất
nước, các anh hùng, biển đảo quê
hương và hơi thở của cuộc sống mới.
Cùng với sự hỗ trợ của các biên đạo
múa, Liên hoan đã đem lại cho khán
giả yêu âm nhạc Hà Tĩnh nhiều màn
trình diễn đặc sắc. Tuy nhiên, Liên
hoan cũng không tránh khỏi những hạn
chế như: thiếu nhiều bản tình ca có
chiều sâu nội dung, một số bài hát còn
lặp lại về giai điệu của các ca khúc cũ,
không ít ca khúc do điều kiện dàn dựng

gấp, phải thu âm trước không thể hiện
được sự thăng hoa cảm xúc của ca sỹ
trên sân khấu.
Nhiều tác phẩm lần đầu tham dự
Liên hoan và đến với công chúng yêu
nhạc nhưng được đánh giá thành công
về chiều sâu nội dung, ca từ như: “Nhớ
mẹ” của nhạc sỹ Đỗ Mạnh Chiến,
“Nhìn trăng nhớ mẹ” của nhạc sỹ Đỗ
Đình Đức, “Bâng khuâng câu Ví
Giặm”. Một số tác phẩm ra đời gắn liền
với nhiều vấn đề thời sự đang được
quan tâm của cả nước như: “Thương
lắm miền Trung” của Đỗ Quốc Nam,
“Vị tướng của nhân dân”, “Thanh Hóa
vào xuân”…
h.L

Triển lãm ảnh tư liệu lịch sử 50 năm Chiến thắng
Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là
Ngày 23/11, tại hai huyện Đầm Đơi
và Cái Nước (tỉnh Cà Mau) đã khai mạc
triển lãm ảnh 50 năm chiến thắng Đầm
Dơi-Cái Nước-Chà Là (1963-2013).
Triển lãm trưng bày gần 400 hình ảnh
tư liệu tái hiện lịch sử hào hùng về chiến
thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là cũng
như thành tựu phát triển vượt bật về lĩnh
vực kinh tế, văn hóa-xã hội ở huyện anh
hùng sau 50 năm đổi mới. Hoạt động
này đã thu hút sự quan tâm của đông
đảo cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc
biệt là các nhân chứng lịch sử, cán bộ

trực tiếp chỉ huy các trận đánh ác liệt ở
chi khu Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là.
Bên cạnh những hình ảnh ghi lại
từng khoảnh khắc bộ đội chủ lực, bộ
đội địa phương và dân quân du kích kết
hợp đồng loạt tấn công tiêu diệt giặc,
phá hủy đồn bốt địch, thu được nhiều
vũ khí hiện đại của Mỹ-Ngụy, triển lãm
còn trưng bày các hình ảnh tố cáo tội
ác chiến tranh, trong đó nhiều người
dân vô tội, có cả trẻ em bị Mỹ-Ngụy
giết hại bằng nhiều hình thức, thủ đoạn
khác nhau.

Lễ công bố và trao bằng xác lập kỷ lục
Châu Á và Việt Nam cho 11 đặc sản Huế
Tối ngày 22/11 tại Trung tâm Triển
lãm Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, số
2 Hoa Lư, Hà Nội. Tổ chức Kỷ lục
Việt Nam đã công bố và trao Bằng Xác
lập Kỷ lục châu Á cho “Bún bò Huế”
và Bằng Xác lập Kỷ lục Việt Nam cho
11 đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây
là hoạt động diễn ra trong Tuần Văn
hoá Di sản Du lịch Xanh, chào mừng

14

số 1052 l 28.11.2013

ngày “Di sản Văn hoá Việt Nam lần
thứ IX- 23/11/2013”.
Sau một thời gian thẩm định, ngày
27/12/2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã
chính thức công bố và cấp Bằng Xác
lập Kỷ lục châu Á cho đặc sản Bún Bò
Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng
thời Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã
chính thức công bố và cấp Bằng Xác

Ông Lê Công Uẩn, Trưởng Ban
Quản lý di tích tỉnh Cà Mau cho biết:
Hình ảnh triển lãm 50 năm chiến thắng
Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là đã được
Ban Quản lý di tích tỉnh sưu tầm từ Bộ
Tư lệnh Quân khu 9, các đơn vị bảo
tàng, các nhân chứng lịch sử và ở một
số phóng viên ảnh chiến trường và được
sắp xếp bố cục theo từng mốc thời gian
lịch sử chiến tranh và thành tựu phát
triển kinh tế, văn hóa-xã hội của hai
huyện Đầm Dơi và Cái Nước.
t.LâM
lập Kỷ lục Việt Nam cho 11 đặc sản
tỉnh Thừa Thiên Huế: Bún Bò Huế;
Chè Hạt sen; Mắm Tôm chua; Ruốc
Huế; Mè Xửng; Tré Huế; Bưởi Thanh
Trà; Bánh Khoái; Bánh lọc Nhân Tôm;
Bánh Bèo; Cơm Hến.
Tại lễ công bố và Trao Bằng Xác
lập Kỷ lục, Ban Tổ chức đã trao cho 4
đặc sản: Kỷ lục châu Á: Bún Bò Huế
và 4 đặc sản: Mè Xửng; Bưởi Thanh
Trà; Bánh Khoái và Tôm chua.
tuệ Anh
Sự kiện vấn đề

TIN THể THAO
Khen thưởng VĐV giành thành tích cao tại Giải
vô địch Thể hình thế giới
Ngày 21/11, Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ đã tổ
chức lễ tuyên dương và khen thưởng vận động viên thể hình
Nguyễn Anh Thông, xuất sắc giành Huy chương Vàng hạng
60kg tại Giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới 2013, diễn
ra tại Hungary vào tháng 11/2013.
Tại lễ tuyên dương, lực sĩ Nguyễn Anh Thông được
UBND thành phố Cần Thơ thưởng nóng 70 triệu đồng và
30 triệu đồng cho thành tích đoạt Huy chương Vàng theo
quy định. Đặc biệt, một mạnh thường quân tại Cần Thơ
cũng tặng thưởng lực sĩ Thông 20 triệu đồng.
Với việc lên ngôi cao nhất tại Giải vô địch Thể hình thế
giới ở hạng cân 60kg, lực sỹ Nguyễn Anh Thông đã mang
lại niềm tự hào cho ngành thể thao thành phố Cần Thơ nói
riêng và thể thao Việt Nam nói chung. Ở giải này, hai đồng
đội của Anh Thông là Phạm Văn Mách (hạng cân 60 kg)
và Nguyễn Văn Lâm (hạng cân 70kg) cùng giành được 2
Huy chương Bạc.
Lực sĩ Nguyễn Anh Thông cho biết, sau khi giành Huy
chương Vàng thế giới, anh sẽ lên đường chinh phục tiếp
tấm Huy chương Vàng tại SEA Games diễn ra tại Myanmar
vào tháng 12.
Giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới 2013 được tổ
chức tại Hungary với sự góp mặt của trên 300 lực sĩ đến từ
hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia
tranh tài. Lực sĩ Nguyễn Anh Thông là người Việt Nam thứ
ba giành Huy chương Vàng thế giới từ năm 2001 trở lại đây
sau 2 lực sĩ Phạm Văn Mách và Nguyễn Văn Lâm.
n.Anh

Khai mạc Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn
quốc năm 2013
Sáng 25/11, tại thành phố Hồ Chí Minh, Giải Cờ vua
các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 đã chính thức
khai mạc.
Giải năm nay thu hút 41 vận động viên (18 nam, 23 nữ)
thuộc 12 tỉnh/thành, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Kiên Giang, Trung tâm TDTT Quân đội, Bến Tre, Lâm
Đồng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình
Định, Hải Phòng. Ông Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Liên đoàn
Cờ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đây là dịp để Liên
đoàn Cờ Việt Nam đánh giá lại công tác đào tạo lực lượng
kế thừa của các đơn vị, qua đó tìm kiếm các kỳ thủ chất
lượng để bổ sung cho đội tuyển quốc gia tham dự các giải
quốc tế trong thời gian tới. Hiện phong trào cờ vua đang
phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Các vận động viên của
các đoàn ngày càng trẻ hóa và có chất lượng tốt - một tín

hiệu rất đáng mừng cho bộ môn cờ Việt Nam.
Do đội tuyển quốc gia đang đi tập huấn chuẩn bị cho
SEA Games 27 nên giải thiếu vắng các kỳ thủ hàng đầu như
Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên,
Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Thị Mai Hưng… Tuy nhiên giải
vẫn có những kỳ thủ có hệ số elo cao như Đào Thiên Hải,
Cao Sang, Nguyễn Văn Huy, Phạm Chương. Bên cạnh đó,
kỳ thủ vô địch U10 thế giới Nguyễn Anh Khôi (hệ số elo
2.102) cũng tái xuất sau thời gian tập trung cho việc học,
hứa hẹn sẽ mang đến cho giải nhiều bất ngờ.
Các kỳ thủ thi đấu theo hệ Thụy Sĩ 9 ván xếp hạng cá
nhân. Sau lễ khai mạc đã diễn ra các trận đấu của ván đầu
tiên với kết quả: Đào Thiên Hải 1-0 Tôn Thất Như Tùng;
Phạm Đức Thắng 1/2-1/2 Cao Sang; Nguyễn Anh Khôi 1/21/2 Hoàng Cảnh Huân; Nguyễn Tấn Thịnh 0 - 1 Phạm
Chương; Nguyễn Thị Thanh An 1-0 Lê Thị Hà; Hoàng Thị
Bảo Trâm 1/2-1/2 Nguyễn Thị Thu Huyền…
V.Minh

Kết thúc giải đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa
năm 2013
Ngày 23/11, Giải đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa lần
thứ 16 - năm 2013 đã khép lại với chặng đua cuối từ Xuân
Lộc (Đồng Nai) về Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) dài
128km.
Trong chặng cuối, do đường đi từ thành phố Bảo Lộc
(Lâm Đồng) về Đồng Nai quá xấu nên đoàn đua đã phải di
chuyển xuống Xuân Lộc để xuất phát. Sau khi xuất phát
được hơn 30 phút, các tay đua không nằm trong nhóm tranh
chấp vị trí cao chung cuộc đã dễ dàng bứt tốc để vượt lên
dẫn đầu và luôn duy trì khoảng cách hơn 1 phút so với nhóm
thứ hai. Trong khi đó, các tay đua mặc áo vàng và áo xanh
bị kèm rất sát nên chỉ cố gắng duy trì trong nhóm 2 nhằm
đảm bảo kết quả chung cuộc.
Kết quả chung cuộc, ADC Truyền hình Vĩnh Long 1 đã
giành giải Nhất đồng đội, Quân khu 7 xếp thứ hai và hạng
ba thuộc về Domesco Đồng Tháp 1. Ở giải thưởng cá nhân,
Hồ Văn Phúc (ADC Truyền hình Vĩnh Long) giành cả hai
giải thưởng áo vàng và áo đỏ (vua leo núi), trong khi áo
xanh thuộc về Lê Nguyệt Minh (Eximbank TP. Hồ Chí
Minh 2).
Giải đua Xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa với
chủ đề “Hướng về biển đảo - Chinh phục cao nguyên”. Giải
năm nay quy tụ 65 tay đua đến từ 13 đội chuyên nghiệp
trong cả nước. Do đội tuyển xe đạp Việt Nam đang tập huấn
chuẩn bị cho SEA Games 27 nên giải vắng mặt nhiều tay
đua xuất sắc trong nước.
A.tùng

số 1052

l

28.11.2013

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hóa thạch tay cuộn trên Cao nguyên đá Đồng Văn
được công nhận Di tích quốc gia
Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết
định số 3994/QĐ-BVHTTDL về việc
xếp hạng Di tích khảo cổ và danh lam
thắng cảnh khu vực hóa thạch tay cuộn
Ma Lé, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang được công nhận là Di
tích cấp quốc gia.
Công viên Địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn nằm trải dài trên
4 huyện vùng cao là: Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc nhiều cảnh
quan tươi đẹp và hùng vĩ. Từ những
thắng cảnh đặc sắc không trộn lẫn với
bất kỳ nơi đâu, Cao nguyên đá Đồng
Văn là nơi hội tụ một hệ sinh thái đa
dạng, phong phú và đặc hữu, có nhiều
nhóm động, thực vật quý hiếm, nhiều
di sản địa chất mang tầm cỡ khu vực
và quốc tế. Nơi đây còn là nơi cư trú
của 17 đồng bào các dân tộc thiểu số,
một kho tàng truyền thống phong phú,
mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy,
Trưởng Ban Quản lý Công viên Địa
chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng

Văn, Cao nguyên đá Đồng Văn không
chỉ phong phú bởi các di sản cổ sinh
địa tầng hiếm nơi nào có được. Các hóa
thạch được tìm thấy ở đây cho thấy
những vết tích của đại dương cổ xưa,
khẳng định sự sống ở đáy đại dương
thuở xưa qua quá trình địa chất lâu dài
và phức tạp được nâng lên thành núi
cao như ngày nay. Biểu hiện rõ nét nhất
là hóa thạch tay cuộn đặc trưng được
tìm thấy ở xã Ma Lé, huyện Đồng Văn.
Hóa thạch này được coi là một trong
những đại diện đặc sắc nhất của các
nhóm cổ sinh với nhiều giống loài đã
được tìm thấy trên Cao nguyên đá
Đồng Văn.
Các chuyên gia của Viện Khoa học
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho
rằng, hóa thạch tay cuộn Ma Lé có
khoảng thời gian tồn tại ngắn, cách ngày
nay khoảng 400 triệu năm. Hóa thạch
tay cuộn Ma Lé có giá trị lớn về khoa
học địa chất, giá trị về mặt giáo dục.
Đây là một trong những di tích của
những sinh vật rất cổ, ít gặp, hiện nay

không còn tồn tại. Đây cũng là những
sinh vật rất cổ trên trái đất, nếu so sánh
với 540 triệu năm của lịch sử thế giới
sinh vật và vài triệu năm lịch sử của loài
người. Sự hiện diện của hóa thạch tay
cuộn Ma Lé là dấu hiệu chỉ ra rằng vùng
Cao nguyên đá Đồng Văn tuy là vùng
núi cao nhưng vào thời gian khoảng 400
triệu năm trước, đây là một biển rộng
với độ sâu từ vài mét đến vài chục mét,
nước biển có độ mặn trung bình.
Là một trong chín di tích của cả
nước vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch công nhận di tích quốc gia.
Hóa thạch tay cuộn Ma Lé là một trong
những nét đặc trưng của Cao nguyên
đá Đồng Văn. Một hoang mạc đá đẹp
nên thơ có sức hấp dẫn, lôi cuốn du
khách trong và ngoài nước tới thăm
quan. Cao nguyên đá Đồng Văn nói
chung và hóa thạch tay cuộn Ma Lé nói
riêng sẽ trở thành điểm đến của mỗi du
khách khi đến với vùng đất địa đầu cực
Bắc của Tổ quốc.
Đức Minh

Đề nghị đưa Kéo co truyền thống vào Danh mục Di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia
Kéo co truyền thống là di sản văn
hóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình
các thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội
(theo cách phân loại của UNESCO),
có ở nhiều nước trong khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt
Nam. Ở Việt Nam, Kéo co được các
cộng đồng người Kinh, Thái, Tày,
Nùng, Giáy… ở các tỉnh Lào Cai,
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh
Hóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh và
một số địa phương khác trên cả nước
thực hành từ lâu đời và trao truyền
cho tới ngày nay. Là một biểu đạt văn
hóa gắn với những cư dân nông

16

số 1052 l 28.11.2013

nghiệp trồng lúa nước, di sản này thể
hiện quan niệm về nhân sinh quan,
thế giới quan, niềm tin và ước nguyện
của con người, đặc biệt là của cộng
đồng cư dân nông nghiệp về mưa
thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi,
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi,
nảy nở và tôn vinh sức mạnh của sự
đoàn kết.
Gần đây, Tổng cục Di sản văn hóa
Hàn Quốc mời Việt Nam tham gia
xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co
truyền thống cùng với Hàn Quốc và
một số nước trong khu vực Đông Á
có loại hình di sản văn hóa phi vật thể

này để trình UNESCO ghi danh vào
Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại. Để chuẩn bị hồ
sơ theo quy định, Bộ VHTTDL cũng
đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tạo
điều kiện để các Sở VHTTDL nhanh
chóng triển khai kiểm kê và lập hồ sơ
khoa học đề nghị đưa vào Danh mục
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và
làm cơ sở cho việc phối hợp với Hàn
Quốc trong việc xây dựng hồ sơ trình
UNESCO. Hạn nhận hồ sơ gửi về Bộ
trước ngày 15/12/2013.
thu hằng
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bình Thuận
Với mục đích giáo dục truyền
thống và nâng cao nhận thức về ý
nghĩa Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
cho du khách và nhân dân địa
phương, ngày 21/11, Trung tâm
Trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận
đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề
giới thiệu các loại hình văn hóa Chăm
phục vụ đông đảo bà con và du khách
tham quan.
Tại đây, thông qua các hiện vật,
hình ảnh được trưng bày, Trung tâm
tập trung thuyết minh và giới thiệu sâu
vào các nội dung như: Ý nghĩa của Lễ
hội Katê của người Chăm Bà la môn
từ đền tháp cho đến làng và gia đình;
giới thiệu những hiện vật tại phòng
trưng bày hoàng tộc Chăm Po Klaong
Mânai và Pô Nit vào giai đoạn thế kỷ
thứ 17… Ngoài hiện vật trưng bày, du
khách tham quan, nghiên cứu còn
được hướng dẫn tham quan cổ vật gốc
tại kho mở Hoàng tộc.

Ông Lâm Tấn Bình, Giám đốc
Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm
Bình Thuận cho biết: Với nhiệm vụ
bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá
trị truyền thống văn hóa của cộng
đồng Chăm ở Bình Thuận, Trung tâm
đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa
chính của bà con nơi đây. Qua 3 năm
hoạt động, Trung tâm đã sưu tầm
được hơn 200 hiện vật cổ có giá trị.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn chú
trọng các hoạt động quảng bá, giới
thiệu các giá trị văn hóa phi vật thể
thông qua các hội thi nghề truyền
thống vào các dịp sinh hoạt chuyên đề
và các ngày lễ lớn của người Chăm.
Bên cạnh việc giới thiệu các di tích,
cổ vật, các giá trị văn hóa vật thể tới
du khách, Trung tâm còn tổ chức trình
diễn và tái hiện gian làng nghề truyền
thống của người Chăm là nghề dệt thổ
cẩm và làm gốm với sự tham gia của
các nghệ nhân Chăm nổi tiếng…

Bắc Bình là một trong những huyện
có nhiều người Chăm sinh sống từ lâu
đời. Chính vì vậy, dân tộc Chăm nơi
đây có một chuỗi hệ thống lễ nghi chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian qua
hàng trăm lễ hội, lễ nghi còn lưu giữ
đến ngày nay. Kho tàng văn hóa vật
thể, phi vật thể của người Chăm rất đặc
sắc và đa dạng. Ngoài việc có tiếng nói
và chữ viết riêng, có trang phục và
phong tục thờ cúng thì các loại hình
nghệ thuật ca, múa dân gian Chăm là
phần không thể thiếu được trong đời
sống tinh thần.
Theo ông Lâm Tấn Bình, việc tổ
chức quảng bá giới thiệu nền văn
hóa Chăm cũng để tạo ra thêm
nhiều sản phẩm du lịch văn hóa
mang nét đặc trưng của đồng bào
Chăm Bình Thuận đến với du
khách, các nhà nghiên cứu trong
nước và thế giới.
Minh hạnh

“Nghi lễ Chầu Văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy”
được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tối 22/11, tỉnh Nam Định tổ chức
Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản
Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với hai
di sản là “Nghi lễ Chầu Văn của người
Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy”.
Đây đều là hai di sản gắn liền với tín
ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ của
người Việt; trong đó Phủ Dầy (Nam
Định) là trung tâm, nơi khởi nguồn, hội
tụ và lan tỏa của tín ngưỡng bản địa này.
Việc công nhận Di sản Văn hóa phi vật
thể quốc gia cho hai di sản này có ý
nghĩa quan trọng. Ngoài việc tôn vinh,
quảng bá di sản, đẩy mạnh công tác xã
hội hóa còn là tiền đề và cơ sở khoa học
để tiếp tục nghiên cứu lập hồ sơ di tích
lịch sử - văn hóa Phủ Dầy trình Thủ
tướng Chính phủ công nhận là di tích
đặc biệt quốc gia; đồng thời lập hồ sơ

“Nghi lễ Chầu Văn của người Việt”
trình UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
trong thời gian tới.
Nghi lễ Chầu Văn hầu đồng là một
nghi lễ đặc trưng quan trọng nhất của
Đạo Mẫu, diễn ra trong không gian
thiêng của hệ thống đền thờ Thánh Mẫu
và Đức Thánh Trần. Đây là một di sản
văn hóa phi vật thể tổng hợp nhiều hình
thức văn hóa dân gian khác như âm
nhạc, ngôn ngữ, ca hát, trình diễn (diễn
xướng) dân gian… tạo nên một hình
thức sân khấu tâm linh mang tính thiêng
liêng huyền bí. Trong quá trình tồn tại
và phát triển, nghi lễ Chầu Văn đã được
phái sinh, biến đổi trở thành một loại
hình nghệ thuật sân khấu (từ cõi thiêng
ra cõi tục). Nam Định là địa phương

đầu tiên đưa nghệ thuật dân gian truyền
thống này lên sân khấu phục vụ trong
kháng chiến chống Mĩ với những giai
điệu ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ.
Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái,
huyện Vụ Bản) là lễ hội tích hợp nhiều
giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng thờ
Nữ thần (Mẫu) và văn hóa dân gian của
cư dân nông nghiệp trồng lúa nước
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội mang
đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người
Việt, trải qua nhiều thế hệ đã được bồi
đắp, kết tinh, hội tụ và lan tỏa rộng khắp
ra các vùng miền trên toàn quốc.
Lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóa
phi vật thể Quốc gia lần này nằm trong
những hoạt động của tỉnh Nam Định kỷ
niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Đức Minh

số 1052

l

28.11.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 

Was ist angesagt? (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch   số 1013
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1085 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1086 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn (16)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1181 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1153 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1156 - vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 

Mehr von longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 

Mehr von longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên Tuần Văn hóa du lịch Di sản xanh Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên diễn ra từ ngày 19-23/11/2013 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức với sự tham gia của các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau. (Xem tiếp trang 2) Phát hành Thứ năm hằng tuần Số 1052 ngày 28/11/2013 Lễ xuất quân của Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 - Phê duyệt Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến 2020, định hướng 2030 (Tr.6) - Công đoàn Bộ VHTTDL triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI (Tr.3) - Bàn giao trang thiết bị cho các điểm thư viện công cộng (Tr.5) - Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 (Tr.10) Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng giới và logo về gia đình (Tr.13) Ảnh: C.T.V trong số này Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao cờ và hoa cho Trưởng đoàn Lâm Quang Thành Tối 20/11, tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội đã diễn ra lễ xuất quân Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 khu vực phía Bắc. Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã giao nhiệm vụ cho Đoàn Thể thao Việt Nam nỗ lực thi đấu với quyết tâm cao nhất, mưu trí, dũng cảm và trung thực với tinh thần thể thao cao thượng, đạt thành tích tốt nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc. (Xem tiếp trang 6) Việt Nam trở thành thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới Vào lúc 14h45 giờ Paris (tức 20h45 giờ Việt Nam) ngày 19/11, tại kỳ họp lần thứ 19 Đại hội đồng các quốc gia thành viên Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, Việt Nam đã chính thức được bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013-2017). (Xem tiếp trang 7)
  • 2. quản lý nhà nước Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Ngày 21/11, tại Hà Nội, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống (21/11/1958-21/11/2013) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Thành lập từ năm 1958, với tên gọi ban đầu là Sở Triển lãm và Bảo tồn, Bảo tàng, trải qua 55 năm phát triển và trưởng thành, đến nay, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao: tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, tạo không gian và môi trường giao lưu văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước; tôn vinh, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và quảng bá tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam… Trung tâm đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động Triển lãm trong sự nghiệp phát triển văn hoá, thông tin, thể thao và du lịch nước nhà. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Vương Duy Biên biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những thành tích của tập thể công chức, viên chức, người lao động Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ. Để Trung tâm tiếp tục phát triển và lớn mạnh hơn nữa, Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới, Trung tâm cần tiếp tục phát huy truyền thống và thành tích tốt đẹp của đơn vị; đoàn kết, phấn đấu Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh... Đây là hoạt động nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ IX - Ngày về nguồn 23/11/2013; nhằm tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo của Việt Nam; đặc biệt là những di sản thiên nhiên Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, thương mại và sức hấp dẫn của du lịch sinh thái tại các di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn di sản ASEAN. Các địa phương có dịp gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên giữa các vùng trong nước... Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên sẽ có rất nhiều các hoạt động diễn ra đồng thời như: Triển lãm chung, triển lãm riêng của các tỉnh; các trưng bày khác; hoạt động hội thảo; giao lưu văn 2 số 1052 l 28.11.2013 hóa nghệ thuật... Triển lãm Không gian Di sản thiên nhiên - Nơi gặp gỡ giữa con người và thiên nhiên được trưng bày với các nội dung: Di sản văn hóa dân tộc Việt Nam; Khu dự trữ sinh quyển; Bảo tàng tài nguyên rừng. Trưng bày Di sản văn hóa dân tộc Việt Nam do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam xây dựng, giới thiệu di sản của 54 dân tộc, đặc biệt là các di sản xanh. Không gian thể hiện về điều kiện tự nhiên, môi trường, sinh hoạt văn hóa, sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên thông qua các tài liệu, hiện vật điển hình, hiện vật gốc khối, hiện vật gốc hình và các tài kiệu khoa học bổ trợ. Nội dung triển lãm gồm 5 phần: Trời, đất, con người được nhân cách hóa bằng hình tượng trời tròn, đất vuông; Di sản thiên nhiên trong đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc; Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ xây dựng Trung tâm phát triển toàn diện, khuyến khích động viên công chức, viên chức và người lao động ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; bắt nhịp xu thế mới của thời đại, khoa học công nghệ tiên tiến thế giới để triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý và chuyên môn… Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch Nước, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và trao Bằng khen của Bộ trưởng cho lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm. M.h (Tiếp theo trang 1) rừng đầu nguồn; Tác động của con người tới môi trường tự nhiên; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung tay bảo vệ di sản xanh. Tối 20/11, tại Khu ẩm thực sẽ diễn ra Lễ công bố và trao Bằng xác lập Đặc sản Thừa Thiên-Huế đạt Kỷ lục Châu Á và Kỷ lục Việt Nam. Du khách có cơ hội được giới thiệu và thưởng thức các món ăn đặc trưng, các món ăn được chế biến từ sản phẩm nuôi trồng tại các khu dự trữ sinh quyển; được thưởng thức không gian gặp gỡ trà đạo... Hoạt động hội thảo sẽ diễn ra các với các chương trình: Văn hóa trong bảo tồn và phát triển các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam; Phát triển kinh tế từ di sản xanhnhững lợi thế và thách thức. Tọa đàm Dược liệu y học cổ truyền thiên nhiên với cuộc sống con người; hội nghị xúc tiến du lịch... Yến nhi
  • 3. quản lý nhà nước Công đoàn Bộ VHTTDL triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI Sáng 21/11, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2013-2018) cho các đại biểu là ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Bộ và Chủ tịch Công đoàn cơ sở. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Văn Đông, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khái quát những nội dung cơ bản triển khai Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI. Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI có nhiều điểm mới, trong đó đề ra nội dung hoạt động nhiệm kỳ 2013-2018 phải hướng về cơ sở; tập trung nâng cao nhận thức cho đoàn viên; chống bệnh hành chính, hình thức; giản đơn trong hoạt động công đoàn. Trong nhiệm kỳ 2013-2018, Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động vì lợi ích chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2018, cả nước có 10 triệu đoàn viên công đoàn… t.hợp Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững Trong 2 ngày 21-22/11, tại Ninh Bình, đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Ninh Bình và Tổ chức Du lịch thế giới phối hợp tổ chức. Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đã tới dự. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Nước - Nguyễn Thị Doan khẳng định, Việt Nam coi du lịch tâm linh là loại hình du lịch văn hóa chuyên đề, một nhân tố quan trọng không chỉ mang lại sự tăng trưởng của nền kinh tế mà còn phát huy giá trị tinh thần, lòng yêu nước, niềm tin, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước. Tín ngưỡng văn hóa được coi là giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch tâm linh, đồng thời là sợi dây kết nối tâm hồn người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do vậy, Việt Nam luôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế về phát triển du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng. Phó Chủ tịch Nước nhấn mạnh chủ đề của hội nghị hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh sự đa dạng, khác biệt về tôn giáo ngày càng được tôn trọng, định hướng phát triển bền vững thường xuyên hiện hữu trong các chương trình nghị sự toàn cầu; đồng thời phát triển bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ mang tính thời sự cao, ngày càng được cụ thể hóa trong các chương trình hành động của các quốc gia, các cấp, ngành. “Chúng ta chỉ có thể phát triển Du lịch tâm linh một cách bền vững trong sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước, các ngành du lịch”. Trong hai ngày diễn ra Hội nghị, sẽ có gần 20 bài phát biểu được trình bày theo 04 chủ đề, như: Ý nghĩa của du lịch tâm linh; giao lưu văn hóa và du lịch có trách nhiệm; tăng sự tương tác giữa người với người thông qua du lịch tâm linh; tính bền vững tại các điểm du lịch tâm linh-phát triển trọng tâm và quản lý có trách nhiệm; sản phẩm du lịch tâm linh-những kinh nghiệm thực tiễn. Hội nghị kết thúc với việc ra Tuyên bố Ninh Bình về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững. tuệ Anh Quần vợt Việt Nam tham dự giải vô địch Đông Nam Á Ngày 20/11, Đội tuyển Quần vợt Việt Nam đã lên đường sang Băng Cốc - Thái Lan tham dự giải vô địch Đông Nam Á 2013. Giải đấu diễn ra từ ngày 22 đến 27/11. Đây là giải đấu thay thế cho môn Quần vợt tại SEA Games 27 do môn này bị loại ra khỏi danh sách các môn thi đấu tại SEA Games. Tham dự giải, đoàn Việt Nam gồm 15 thành viên với 01 trưởng đoàn, 03 huấn luyện viên, 01 phiên dịch và 10 vận động viên (05 nam và 05 nữ) trong đó có những tay vợt hàng đầu như: Đỗ Minh Quân, Nguyễn Hoàng Thiên, Lê Quốc Khánh, Huỳnh Phương Đài Trang, Huỳnh Phi Khanh, Trần Thị Tâm Hảo... Các vận động viên của Việt Nam sẽ tham gia tranh tài tại 05 nội dung gồm: Đơn nam, đôi nam, đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ. Giải năm nay có sự tham gia của nhiều đội mạnh như Indonesia, Philippines, Thái Lan… h.Quân số 1052 l 28.11.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN mớI - Tại Quyết định số 4050/QĐBVHTTDL ngày 18/11/2013, Bộ VHTTDL cho phép Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp với Trung tâm Sáng tạo và Phát triển Cộng đồng tổ chức chương trình “Liên hoan nhạc mới Hà Nội 2013-HaNoi New Music 2013” với sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ Italia, Đức, Vương quốc Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. Thời gian ngày 01/12 tại Nhà hát Chèo Hà Nội và các ngày 05, 08/12 tại Nhà hát Tuổi trẻ. - Ngày 18/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4058/QĐBVHTTDL, cho phép Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam đón Tứ tấu nhạc Jazz Fabrice Alleman sang luyện tập và biểu diễn chào mừng 20 năm ký kết Hiệp định văn hóa giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính quyền Vùng WallonieBruxelles. Thời gian từ ngày 23-30/11/2013, tại Nhà hát Tuổi trẻ. - Tại Quyết định số 4063/QĐBVHTTDL ngày 18/11/2013, Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định nêu rõ, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có giấy phép như sau: Từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể Trung ương; từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp có quy mô vùng; từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung đã được cấp giấy phép như sau: Từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức 4 số 1052 l 28.11.2013 Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức “Ngày hội Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh” vào tháng 12/2013 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4079/QĐ-BVHTTDL ngày 20/11/2013, giao Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn) phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kenny tổ chức chương trình hòa nhạc “Đặng Thái Sơn trong âm thanh mới thế kỷ XX”. Thời gian ngày 04/12/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Ngày 20/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4083/QĐBVHTTDL, cho phép Sở VHTTDL thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội khai quật di tích tại Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Thời gian khai quật từ ngày 01-15/12/2013 với diện tích 100m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật giao cho Sở VHTTDL thành phố Hà Nội giữ gìn, bảo quản; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận, tránh để hiện vật hư hỏng, thất lạc. - Tại Quyết định số 4105/QĐBVHTTDL ngày 21/11/2013, Bộ VHTTDL thành lập Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ VHTTDL do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Phó Trưởng Ban và 08 Ủy viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 4106/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2013, giao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam, Ban Quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội và Sở VHTTDL thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình Lễ đếm ngược chào năm mới 2014, kết hợp xúc tiến, quảng bá văn hóa, du lịch, thể thao Việt Nam. Thời gian vào ngày 31/12/2013 tại Quảng trường Cách thtt mạng Tháng Tám. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VHTTDL và quảng cáo thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể Trung ương; từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp có quy mô vùng; từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Đối với hành vi vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không có giấy phép; thực hiện hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam hoặc hành vi làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại trong quá trình tổ chức biểu diễn. Cũng theo Nghị định, sẽ đình chỉ hoạt động biểu diễn từ 3 tháng đến 6 tháng đối với người biểu diễn có một trong các hành vi: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hoá Việt Nam; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân; biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, tác phẩm bị cấm biểu diễn… Các quy định mới này được thực hiện từ 01/01/2014. t.hợp
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Thứ trưởng Vương Duy Biên dự Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa-Du lịch các nước ASEAN Ngày 16/11, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng về hợp tác Văn hóa-Du lịch lần thứ ba tại Thủ đô Vientiane, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với chủ đề “Con đường văn minh”. Ngoài Việt Nam, Hội nghị còn có sự tham dự của đại biểu các nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Indonesia. Tại Hội nghị, các đại biểu cùng điểm lại kết quả của sự hợp tác từ cuộc họp lần thứ hai tổ chức vào năm 2010, tại Campuchia, đồng thời đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Các đại biểu đều có chung nhận định hợp tác về du lịch giữa các nước ASEAN trong thời qua đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là việc các nước Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Indonesia phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa đã giúp du khách không những có thể chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh, mà còn được khám phá và hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa của mỗi nước, từ đó củng cố và tăng thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc trong khối ASEAN. Về hướng hợp tác trong thời gian tiếp theo, các nước sẽ triển khai nhiều biện pháp bảo tồn các giá trị văn hoá, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh khả năng liên kết các vùng miền, các quốc gia nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch. Các đại biểu của Lào cũng nhấn mạnh đến văn hóa Phật giáo trong khu vực, những công việc cần làm như tiếp thị, quảng bá về Phật giáo, các chương trình kết nối du lịch, sự hợp tác của khu vực nhà nước và tư nhân, sự phát triển đội ngũ nhân viên ngành du lịch… Đoàn Việt Nam cho rằng, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Lào tổ chức Lễ hội That Luong - một trong những lễ hội lớn nhất trong năm là cơ hội tốt để người dân các nước có dịp tìm hiểu thêm về các giá trị văn hóa độc đáo của “Đất nước triệu voi”. Đồng thời, đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy sự liên kết giữa các nước, giữa các doanh nghiệp lữ hành để tạo cơ sở cho sự hình thành các tuyến tham quan đến di sản của mỗi quốc gia thành viên, cũng như phối hợp cùng tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ra thế giới và khu vực. Kiều OAnh Bàn giao trang thiết bị cho các điểm thư viện công cộng Ngày 23/11, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” đã tiến hành bàn giao trang thiết bị đưa vào sử dụng tại 16 tỉnh - Đợt II cho các điểm thư viện công cộng. Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ (Dự án BMGF-VN), Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương triển khai thực hiện tại 400 điểm Thư viện công cộng (TVCC) và 1.000 điểm Bưu điện văn hoá xã (BĐVHX), 500 thư viện xã trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam với tổng kinh phí là 50 triệu USD. Dự án đã được triển khai thành công bước 1, giai đoạn II tại 12 tỉnh, đảm bảo 637 điểm TVCC, BĐVHX được trang bị tổng cộng 4.180 máy tính, 637 máy in, các trang thiết bị phụ trợ và được kết nối với mạng Internet băng thông rộng. Theo thống kê, từ 01/6/2012-30/9/2013, đã có 218.250 lượt người sử dụng máy tính với tổng thời lượng truy nhập Internet là 2.028.191 giờ. Điều quan trọng là, máy tính và Internet đang từng ngày góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương. Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định: Người dân của 28 tỉnh ở những vùng khó khăn được sử dụng máy tính và truy nhập internet miễn phí tại 600 điểm thư viện, góp phần “xoá đói giảm nghèo” trong lĩnh vực văn hoá, tinh thần cho nhân dân ở vùng khó khăn, vùng nông thôn, miền núi, thu hẹp khoảng cách số, tạo sự bình đẳng trong việc hưởng thụ những thành quả của công nghệ thông tin, hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Việt Nam. Lễ bàn giao là một mốc quan trọng của Dự án, đánh dấu việc hoàn thành lắp đặt trang thiết bị và chính thức đưa các điểm truy nhập công cộng vào hoạt động, phục vụ nhu cầu về thông tin của người dân. Cùng với việc tổ chức bàn giao thiết bị cho 16 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung -Tây Nguyên và Tây Nam bộ, đến thời điểm này, cả nước đã có 28 tỉnh triển khai Dự án. 16 tỉnh tham gia dự án trong bước 2, giai đoạn 2 gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Đã có 4.600 bộ máy tính có kết nối internet đã được trang bị cho 665 điểm TVCC và BĐVHX tại 16 tỉnh. t.hợp số 1052 l 28.11.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu là đến năm 2020, TDTT cơ bản được phát triển đồng đều giữa các đối tượng, rộng khắp giữa các vùng, miền, các địa phương trong cả nước, góp phần nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam, vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh. Thành tích ở một số môn thể thao có thế mạnh của Việt Nam đạt trình độ của châu lục và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có nền thể dục, thể thao phát triển ở Châu lục. Đối với TDTT quần chúng, Quy hoạch cũng đề ra những mục tiêu cụ thể cần phải đạt được đến năm 2015, đó là số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 28%, số gia đình thể thao đạt 22% và 100% học sinh, sinh viên thực hiện chương trình giáo dục thể chất chính khóa. Hướng đến năm 2020, số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 33%, số gia đình thể thao đạt 25% và năm Phê duyệt Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến 2020, định hướng 2030 2030 con số này đạt đến 40% số người tập luyện TDTT thường xuyên, trên 30% số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên. Song song với việc phát triển thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp cũng được đặt ra với nhiều mục tiêu cụ thể. Về thành tích thi đấu tại các kỳ Đại hội thể thao quốc tế, đối với Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), phấn đấu năm 2013 đoạt 70-90 huy chương vàng, xếp hạng 2-3 toàn đoàn; các năm: 2015, 2017, 2019 xếp hạng 1-3 toàn đoàn; giai đoạn 2020-2030, phấn đấu xếp hạng 12 toàn đoàn. Đối với Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD), phấn đấu năm 2014 đoạt 2-3 huy chương vàng, xếp hạng 15-20 toàn đoàn; năm 2019 đoạt 10-15 huy chương vàng, xếp hạng 10-15 toàn đoàn; giai đoạn 2020-2030, phấn đấu xếp hạng trong nhóm 10 nước dẫn đầu Châu lục. Hướng đến Thế vận hội Olympic, năm 2016 có 30-40 vận động viên tham dự, đạt 1-2 huy chương; giai đoạn 20202030 có 30-50 vận động viên tham dự, đạt trên 2 huy chương, phấn đấu có huy chương vàng. Để hoàn thành mục tiêu này, Quy hoạch cũng đưa ra các mục tiêu trong công tác đào tạo VĐV, trong đó hướng đến hằng năm tổ chức đào tạo trên 2.000 vận động viên cấp quận, huyện tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 500-2.000 vận động viên ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2001.000 vận động viên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, từng ngành; tổ chức tập huấn từ 1.000-1.500 vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia và từ 2.000-2.500 vận động viên đội tuyển quốc gia tại các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia, trong đó tập trung tập huấn theo chế độ đặc biệt từ 150-200 vận động viên đội tuyển quốc gia. thtt Lễ xuất quân của đoàn Thể thao Việt Nam... (Tiếp theo trang 1) Ngay sau phần lễ là chương trình nghệ thuật với sự tham gia của hơn 300 vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội, cũng như sự góp mặt của các nghệ sĩ ưu tú, nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Trần Tiến, Việt Hoàn, Đăng Dương, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Mỹ Dung và các thành viên của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam. Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 với tổng số 750 thành viên, trong đó có 519 VĐV, do ông Lâm Quang Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao làm Trưởng đoàn. 08 Phó đoàn, 7 cán bộ tham gia làm nhiệm vụ. Tại SEA Games 27, đoàn Thể thao Việt Nam tham gia tranh tài ở 29 trong tổng số 33 môn thi đấu của Đại hội và mục tiêu giành từ 70 đến 75 HCV, đứng trong tốp 3 đoàn dẫn đầu Đại hội. h.Quân Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu: Đoàn đoàn kết trong sinh hoạt và thi đấu, tôn trọng phong tục tập quán và tuyệt đối tuân thủ luật pháp của nước chủ nhà cũng như các quy định của Đại hội; chân thành, hữu nghị khi giao lưu với các đoàn thể thao bạn trong khu vực, mỗi thành viên phải thực sự là sứ giả thiện chí để quảng bá về truyền thống văn hóa tốt đẹp, hình ảnh hòa bình, thân thiện của đất nước Việt Nam. Triển lãm di sản Hán Nôm ở Vĩnh Long Nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), ngày 22/11, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long phối hợp Ban Di tích Vĩnh Long và Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh khai mạc 6 số 1052 l 28.11.2013 triển lãm chuyên đề “Di sản Hán Nôm ở Vĩnh Long”. Triển lãm giới thiệu 115/3.330 tài liệu Hán Nôm, gồm: Bộ sưu tập sắc phong, công văn giấy tờ, gia phả, hoành phi câu đối... của Ban Di tích tỉnh, đình Minh Hương và Văn Thánh Miếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đã được số hóa và phục chế in lại trên giấy dó. Trong số tài liệu Hán Nôm được
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 180/2013/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Tại Nghị định, Chính phủ sửa đổi tên Điều 10 là “Quản lý khu du lịch, điểm du lịch” và bổ sung Khoản 3 như sau: “Nội dung quản lý điểm du lịch: Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh, an toàn cho khách du lịch; công khai quy hoạch cụ thể phát triển điểm du lịch đối với điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên”. Điều 12, Nghị định mới bổ sung nội dung “kinh doanh lữ hành bao gồm các ngành nghề: kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh đại lý lữ hành”. Điều 12 cũng quy định rõ các trường hợp bị Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Du lịch thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thủ tục thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Điều 15 về ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được sửa đổi, bổ sung như sau: “Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế là 250 triệu đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và 500 triệu đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Tiền ký qũy được sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh lữ hành”. Nghị định này bãi bỏ Điều 42 của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 01/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục hoạt động theo đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện về kinh doanh lữ hành theo quy định của Nghị định này. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. thtt Việt Nam trở thành thành viên... (Tiếp theo trang 1) Ủy ban Di sản thế giới là một trong những ủy ban chuyên môn quan trọng nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới; đánh giá tình trạng bảo tồn các Di sản thế giới trên toàn cầu; quyết định các chủ trương, đường lối, cũng như định hướng phát triển của Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (gọi tắt là Công ước Di sản thế giới). Việt Nam tham gia Công ước Di sản thế giới từ năm 1987, đến nay đã có 07 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, phải sau 26 năm tham gia và có nhiều đóng góp tích cực, đến nay Việt Nam mới lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban quan trọng này. Cuộc bầu chọn thành viên mới của Ủy ban liên chính phủ của Công ước 1972 lần này diễn ra trong khuôn khổ Đại hội đồng UNESCO lần thứ 37. Ủy ban gồm 21 quốc gia thành viên với nhiệm kỳ 4 năm và cứ mỗi nửa nhiệm kỳ, có khoảng một nửa số thành viên của Ủy ban được bầu chọn lại. Với số phiếu ủng hộ 93 trên tổng số 169 phiếu bầu, Việt Nam nằm trong danh sách 11 quốc gia đạt được số phiếu bầu cao nhất và vượt 50% số phiếu yêu cầu để trở thành thành viên mới của Ủy ban liên chính phủ của Công ước 1972 (gọi tắt là Ủy ban Di sản). thtt triển lãm lần này, nổi bật có: Sắc phong của vua Bảo Đại phong cho Phan Thanh Giản làm Phúc thần ở thôn Long Hồ, tổng Bình Long, quận Nhất, tỉnh Vĩnh Long vào tháng 02 năm Bảo Đại thứ 7 (1931); Sắc phong của vua Tự Đức phong cho Nguyễn Cư Trinh làm Phúc thần, là công thần có công rất lớn với triều Nguyễn vào tháng 7 năm Tự Đức thứ 3 (1850). Theo ông Phan Văn Giàu, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, những tài liệu Hán Nôm ở Vĩnh Long là những bằng chứng quý giá về tiến trình lịch sử-văn hóa không chỉ của tỉnh nói riêng mà còn của khu vực Nam Bộ nói chung. Ngành Văn hóa tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục nghiên cứu, giữ gìn những di sản quý giá của tiền nhân đã dày công sáng tạo, truyền lại cho đến hôm nay. Sở cũng dự kiến sẽ lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận 85 đạo sắc của Công Thần miếu và 3.000 trang tư liệu Minh Hương hội quán là Bảo vật quốc gia. Triển lãm diễn ra đến ngày 05/12. trần nguYện số 1052 l 28.11.2013 7
  • 8. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Hoạt động tại Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc Di sản Văn hóa Việt Nam” * Khai mạc trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên: Sáng 18/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc “Trại sáng tác điêu khắc Tây Nguyên”. Tham gia Trại điêu khắc có 45 nghệ nhân của 10 dân tộc (Xơ Đăng, Mơ Nông, Ê đê, Gia Rai, Rơ Mâm, Bahnar, Giẻ-Triêng …) đến từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Gần 200 tác phẩm điêu khắc bao gồm các bức tượng gỗ dân gian khắc họa hình ảnh con người trong sản xuất, đời sống hàng ngày, lễ hội, đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được giới thiệu tại trại sáng tác… * Sáng ngày 19/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, đã khai mạc Triển lãm “Văn hóa truyền thống và trang phục các dân tộc Việt Nam”. Triển lãm giới thiệu 42 bộ trang phục, 50 sản phẩm dệt, thêu, 200 tài liệu hiện vật văn hóa Khmer và các dân tộc Việt Nam đã phán ánh sâu sắc quá trình phát triển văn hóa, trang phục từ truyền thống đến đương đại và quá trình xây dựng quần thể chùa Khmer tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sáng cùng ngày, Triển lãm “Cánh diều Di sản” trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng đã khai mạc. Đây là hoạt động mở đầu trong Chương trình “Diều trong đời sống Văn hóa Việt” diễn ra từ 19-23/11/2013, với 3 hoạt động chính: Triển lãm Di sản Văn hóa Diều Việt Nam, Biểu diễn Diều ngoài trời và Trò chơi “Nhanh tay, bạn ơi”. * Chiều 19/11, Chương trình Giao lưu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam đã diễn ra tại Quảng trường làng II Khu các làng dân tộc, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chương trình do Bộ VHTTDL phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Tham dự giao lưu có gần 400 nghệ nhân, già làng, trưởng bản đến từ 16 cộng đồng dân tộc từ cả nước gồm H’Mông, Thái, Lự, Ê Đê, Gia rai… đã đem đến cho khán giả các tiết mục hát múa mang đậm nét văn hoá truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. * Ngày 20/11, Không gian văn hoá chợ nổi Nam Bộ lần đầu tiên được tái hiện tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Festival Bắc Ninh năm 2014 Festival Bắc Ninh năm 2014 sẽ được tỉnh Bắc Ninh tổ chức trong 05 ngày từ 13/3 đến hết 17/3/2014, với chủ đề “Hào khí Bắc Ninh - Kinh Bắc”. Tổng dự toán kinh phí tổ chức hơn 17 tỷ đồng; trong đó, ngân sách cấp 70%, còn lại thực hiện xã hội hóa. Biểu trưng của chương trình là Bức Cuốn thư trang trí đôi Rồng, nền hoa văn thời Lý, in bài thơ “Nam quốc sơn hà” viết bằng Tiếng Việt. Festival Bắc Ninh 2014 bao gồm các hoạt động chính: Lễ dâng hương tại Đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn; Trưng bày, giới thiệu ấn phẩm Báo chí 8 số 1052 l 28.11.2013 Bắc Ninh và “Hội thi Sinh vật cảnh xuân 2014”; Hội Trại thanh niên, chủ đề “Vang mãi truyền thống hào hùng”; Khai mạc Festival Bắc Ninh năm 2014 và Đại hội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ VII; Bế mạc Festival Bắc Ninh năm 2014 và Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian tiêu biểu khu vực miền Bắc. Ngoài các hoạt động chính, một chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch: Trưng bày, Triển lãm, Hội chợ, tổ chức các tour du lịch miễn phí, quảng bá du lịch... sẽ được diễn ra tại Phiên chợ nổi đầu tiên diễn ra sáng 20/11/2013 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Du khách hào hứng khi được tham gia trải nghiệm phiên chợ nổi độc đáo, qua đó hiểu thêm được phần nào văn hóa của đồng bào ở phương Nam. Không gian chợ nổi Nam Bộ và chợ vùng cao phía Bắc sẽ tiếp tục diễn ra phục vụ du khách đến sáng ngày 24/11/2013. * Chiều 21/11 tại Làng Văn hóaDu lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra lễ hội Nàng Hai - Lễ hội Cầu mùa, một hình thức đặc trưng nhất của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Lễ hội Nàng Hai là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của dân tộc Tày, theo đúng tên gọi là: “Mời Nàng Hai (mời Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu cùng với con người”. Lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc Tày, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, Lễ hội Nàng Hai được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi. Họ mong muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, có cuộc sống ấm no. t.hợp khu Công viên Nguyên Phi Ỷ Lan, trục đường Lý Thái Tổ, khu vực Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc và các điểm di tích lịch sử văn hóa, làng nghề tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp đơn vị tư vấn và các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện xây dựng các phương án phục vụ tổ chức Festival Bắc Ninh 2014; thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và các hoạt động của Festival; tài chính và vận động tài trợ; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn. A.Vi
  • 9. Sự kiện vấn đề Phụ nữ chung tay phòng, chống bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc Ngày 21/11, tại Bắc Giang, Bộ VHTTDL phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Giang phát động phong trào “Phụ nữ chung tay phòng, chống bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Bạo lực gia đình đã làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình không chỉ xúc phạm nhân phẩm, quyền con người, làm tổn hại sức khỏe, tính mạng của các nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Để đẩy mạnh công tác phòng chống bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đề nghị các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình đối với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Công tác phòng chống bạo lực gia đình cần huy động sự tham gia chia sẻ của nam giới; gắn với thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình... Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam do Liên hợp quốc công bố năm 2010, cứ 3 phụ nữ có gia đình hay từng có gia đình thì có 1 người đã bị chồng bạo hành về thể xác, tình dục hoặc tinh thần. 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam có nguyên nhân do bạo hành gia đình. Để góp phần phòng, chống bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với các Sở, Ban, ngành vận động, hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc như cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; xây dựng các mô hình tránh nạn như mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”; mô hình “Ngôi nhà bình yên” tại Trung tâm phụ nữ và phát triển; mô hình nhà tạm lánh ở một số tỉnh/thành… Lễ phát động “Phụ nữ chung tay phòng chống bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc” là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực hưởng ứng ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), kêu gọi sự tham gia của các cấp, các ngành, các đoàn thể và cộng đồng xã hội chung tay phòng chống bạo lực gia đình, tạo môi trường xã hội lành mạnh, ổn định góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đây cũng là một hoạt động hưởng ứng Năm Gia đình Việt Nam 2013 với chủ đề “Kết nối yêu thương”. h.Yến Khánh thành quần thể chùa Khmer tại Hà Nội Sáng ngày 23/11/2013, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khánh thành quần thể Chùa Khmer - Ngôi chùa Phật giáo Nam tông thứ 454 của Việt Nam và là ngôi chùa Khmer duy nhất ở Thủ đô Hà Nội tính đến thời điểm này. Đây là sự kiện quan trọng trong Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 1824/11/2013. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định: Lễ khánh thành quần thể chùa Khmer tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự hiện diện đông đủ của quý quan khách, quý vị đại biểu, quý vị chức sắc các tôn giáo và đồng bào các dân tộc, vừa thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, thể hiện sự gắn bó giữa đạo và đời, vừa thể hiện chính sách tôn trọng tự do, tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước ta. Sự hiện diện một cách bề thế và trang nghiêm của quần thể chùa Khmer với nguyên mẫu là một ngôi chùa ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa Thủ đô Hà Nội, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo và dân tộc vừa thể hiện sự gần gũi, gắn bó về văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ với đồng bào các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là một biểu tượng văn hóa, hơi thở của “hồn thiêng sông núi” của những người con đất Việt từ đất phương Nam xa xôi quy tụ về Thủ đô. “Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là địa chỉ quen thuộc, là nơi để nhớ, là chốn đi về của đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói riêng với ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer khang trang”, Thứ trưởng Phạm Dũng nhấn mạnh. Tại buổi lễ, thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực đã trao Quyết định bổ nhiệm Đại đức So-van-na-panh-nha làm trụ trì chùa Khmer tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Tiếp sau đó, các vị lãnh đạo, đại biểu, quan khách cùng các chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tăng ni, Phật tử đã thực hiện nghi lễ Kết giới Sây-ma, lễ an vị Phật, nhập linh cho chùa và vui hội biểu diễn dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Khmer tại quần thể chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. A.Vi số 1052 l 28.11.2013 9
  • 10. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 Giải thưởng Du lịch Việt Nam là danh hiệu cao quý nhất của ngành du lịch nhằm tôn vinh các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam. Giải do Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện từ năm 1999. Ban đầu, giải có tên “Topten Lữ hành quốc tế và Khách sạn hàng đầu Việt Nam”. Từ năm 2011, giải mang tên “Giải thưởng Du lịch Việt Nam”. Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2012 dự kiến sẽ được tổ chức trao tặng vào ngày 04//12/2013. Đó là thông tin chính thức từ Tổng cục Du lịch trong buổi gặp gỡ báo chí. Năm 2012, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Năm 2012, du lịch Việt Nam đón 6,8 triệu lượt khách quốc tế, 32 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ du lịch đạt khoảng 160 nghìn tỉ đồng. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho ngành du lịch tổ chức Lễ vinh danh và trao tặng Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2012. Thông tin từ Tổng cục Du lịch, cơ cấu Giải thưởng Du lịch năm 2012 gồm có: 10 Khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam; 10 Khách sạn 4 sao hàng đầu Việt Nam; 10 Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam; 10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound); 10 Công ty lữ hành quốc tế hàng đầu đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound); 10 Công ty lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam; 1 Hãng Hàng không chuyên chở nhiều khách du lịch nhất; 1 Hãng Hàng không năng động nhất. t.h Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN thay đổi lịch tổ chức Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN dự kiến được tổ chức cuối tháng 12 năm 2013 trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Đà Lạt, tuy nhiên vì một số lý do Festival Di sản phải thay đổi lịch tổ chức. Theo thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, do công tác chuẩn bị chưa thuật sự được chu đáo, một số công tác bị chậm tiến độ so với dự kiến. Bên cạnh đó nhiều địa phương có di sản cũng như một số quốc gia trong khu vực ASEAN đã có ý kiến về việc chưa chuẩn bị kịp để tham gia, vì thế tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Bộ Ngoại giao - đơn vị phối hợp tổ chức thay đổi thời gian tổ chức Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN. Theo kế hoạch ban đầu, Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN sẽ được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013. Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN là một trong bốn sự kiện chính của Tuần Văn hóa-Du lịch Đà Lạt 2013. Festival sẽ gồm các nội dung chính: Trình diễn Di sản phi vật thể UNESCO - ASENAN; Carnaval Di sản UNESCO Việt Nam ASEAN và Hoa Đà Lạt; Hội thảo quốc tế “Mạng lưới Di sản UNESCO tại Đông Nam Á, Bảo tồn gắn với phát triển bền vững”… Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính thức về việc sẽ tổ chức Festival Di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN vào thời điểm nào. Như vậy, trong khuôn khổ Tuần Văn hóa-Du lịch Đà Lạt 2013 sẽ không có Festival Di sản UNESCO Việt Nam – ASEAN, những sự kiện chính là các hoạt động Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Festival hoa Đà Lạt lần thứ V và Công bố năm Du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên - Đà Lạt. t.hợp Triển lãm hình ảnh, tư liệu về áo dài Việt Nam Sáng 22/11, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh phối hợp Hội Di sản Thành phố khai mạc Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”. Nội dung trưng bày với thông điệp: Hãy giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa áo dài Việt Nam. Triển lãm nhằm khẳng định với thế hệ hôm nay, áo 10 số 1052 l 28.11.2013 dài phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp mà còn chứa đựng giá trị lịch sử sâu sắc. 90 hình ảnh, 30 hiện vật và 16 câu chuyện kể về chiếc áo dài, gắn với quá trình đấu tranh hoạt động Cách mạng của các nữ tù chính trị và cuộc sống đời thường trong những năm kháng chiến đã được trưng bày tại Triển lãm. Ngoài ra, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh còn tổ chức các buổi tọa đàm: Áo dài trong phong trào đấu tranh vũ trang, Áo dài trong phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn-Gia Định, Áo dài Việt Nam xưa và nay… Triển lãm diễn ra đến ngày 17/12/2013. DuYên trần
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Tọa đàm về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư Tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa vừa tổ chức Tọa đàm “15 năm thực hiện Chỉ thị 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư”. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn chủ trì Tọa đàm. Theo báo cáo tại buổi Tọa đàm, trong 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ, Đảng ủy chính quyền và các ban ngành đoàn thể các cấp đã tổ chức mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào xây dựng làng, bản, thôn, ấp… Các phong trào đều gắn chặt với những nội dung cụ thể trong hương ước, quy ước. Việc tự giác chấp hành hương ước ngày càng phát triển sâu rộng đạt nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển. Kết quả, đến nay cả nước đã có 71.933/118.034 làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa được khen thưởng ở các cấp đạt tỉ lệ 60,94%. Phát biểu tại buổi Toạ đàm, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng: Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước là truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã có từ bao đời nay, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của mỗi làng, thôn, ấp, bản là điều không thể thiếu trong các chế đội xã hội, giai cấp khác nhau. Mặc dù, thôn, ấp, bản, làng không phải là một cấp chính quyền nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống mới, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao. Qua các ý kiến phát biểu tại buổi Tọa đàm, các đại biểu cho rằng trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ văn hóa thôn, bản, hướng dẫn xây dựng quy ước văn hóa thôn, bản; tập trung chỉ đạo hướng dẫn các xã, các thôn, bản, vùng dân tộc thiểu số chỉnh sửa, bổ sung quy ước cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. tuệ Anh Hội thảo Phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái Sáng 25/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo về “Phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, Hội thảo với mục đích nhằm chia sẻ các chương trình, hoạt động nghiên cứu về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thời gian qua; đồng thời là diễn đàn để trao đổi, thảo luận về những giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, là cơ hội tốt để các cơ quan quản lý nhà nước lắng nghe, nghiên cứu nghiêm túc các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế đối với công tác này tại Việt Nam. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, Bộ VHTTDL đã chủ trị và phối hợp với các Ban, Bộ, ngành chỉ đạo và triển khai các hoạt động để đưa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các chính sách liên quan đến gia đình vào cuộc sống và bước đầu đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Trong giai đoạn tới, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các tổ chức trong nước và quốc tế, thiết lập mạng lưới, phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tiếp tục rà soát nhìn nhận, đánh giá công tác phòng chống bạo lực gia đình trong 5 năm qua và đề xuất tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới. Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, phân tích các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; thực trạng, các kết quả đã đạt được, các tồn tại và thách thức cũng như kế hoạch hành động tiếp theo; đồng thời chia sẻ một số kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các khuyến nghị đối với việc đề xuất sửa đổi, bổ sung và xây dựng chính sách của Việt Nam. h.Quân số 1052 l 28.11.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Khai quật khảo cổ học khu vực thành Hoàng đế tại Bình Định Trong chương trình khôi phục toàn diện khu di tích Đền thờ Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc tại khu di tích thành Hoàng đế, ngày 22/11 Trung tâm Khảo cổ học Việt Nam và Ban Quản lý di tích Bình Định đã báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học khu vực thành Hoàng đế. Được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9/2013, diện tích khai quật là 900m2 trong tổng diện tích khu vực dự kiến được xây dựng. Do những khó khăn nhất định về kinh phí nên trong đợt này chỉ khai quật 27 hố với tổng diện tích 500m2, tập trung ở phía đông của thành, nơi sẽ có những công trình xây dựng kiên cố trong dự án xây dựng Đền thờ Hoàng đế Thái Đức. Theo báo cáo thì diện tích đã khai quật quá nhỏ so với diện tích cần sử dụng cho khuôn viên đền thờ (gần 20.000m2). Các hố khai quật được chọn đã đáp ứng nhu cầu của cuộc khảo sát. Thông qua kết quả khai quật cho thấy trong không gian trên có nhiều vết tích văn hóa còn tích tụ trong lòng đất, trong đó lớp dưới cùng là lớp văn hóa Champa. Ngoài lớp văn hóa Champa trên bề mặt còn xuất hiện các yếu tố văn hóa thuộc thời Tây Sơn nhà Nguyễn như ngói, gạch lát nền, đồ sành sứ gia dụng được phát hiện rải rác hầu khắp trên các hố khai quật. Bên cạnh những vật dụng sinh hoạt được sản xuất tại chỗ, ở các hố khai quật còn phát hiện được rất nhiều đồ gốm ngoại nhập, một số gốm Chu Đậu thuộc thời Lê và nhiều gốm của Trung Quốc. Gốm sứ tìm thấy có cả loại chất lượng cao, được sản xuất theo phong cách gốm thời Minh và cả những đồ gốm có chất lượng thấp hơn được sản xuất trong các lò địa phương vùng Nam Trung Quốc. Như vậy, khu vực sẽ xây dựng Đền thờ Hoàng đế Thái Đức có sự tồn tại với mức độ đậm nhạt khác nhau của ba giai đoạn lịch sử, trong đó yếu tố Champa nằm ở lớp dưới cùng và có thể là khu vực cư trú của cư dân trong thành Đồ Bàn mà vết tích để lại là rất nhiều đồ gốm Champa được sử dụng lưu lại trong tầng văn hoá. Vết tích văn hóa thời Tây Sơn và nhà Nguyễn đặc biệt là thời Tây Sơn còn lại trong lòng đất khu vực này là rất ít. Có lẽ đây là khu đất nằm ngay bên cạnh Tử Cấm Thành nên những biến cố lịch sử giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn đã làm mất mát không ít những dấu vết văn hóa. Có thể nói dấu vết kiến trúc thời Tây Sơn không còn tìm thấy trong khu vực này ngoài những mảnh vỡ của một vài loại ngói. Không thể không có một không gian sinh hoạt đông đúc nơi ngoại vi của Tử Cấm Thành thời đó nhưng đúng như một thời vang bóng các vết tích xưa hầu như bị xoá sổ. Còn với vết tích văn hoá của nhà Nguyễn khu vực này thì cũng không có nhiều ngoài lăng của Võ Tánh trong Tử Cấm Thành, vùng ngoại vi của Thành nội dấu ấn đó cũng không đậm nét nếu không nói là không còn nhiều dấu vết. Trong đợt khai quật này còn phát hiện một kiến trúc có dạng hình chữ nhật nằm phía Bắc của nền cung cũ được làm bằng hợp chất hoàn toàn giống với chất liệu xây dựng thủy nguyệt hồ trong Tử Cấm Thành. Đây cũng là một kết quả quan trọng trong đợt khai quật này vì có thêm các yếu tố văn hoá thời Tây Sơn xuất lộ. Điều đó cũng có nghĩa các vết tích văn hóa thời Tây Sơn sẽ nâng thêm giá trị để làm rõ hơn quá khứ của thành Hoàng đế. Từ kết quả khai quật lần này, các nhà khảo cổ học đề nghị thời gian tới cần khai quật những khu vực mà tích tụ văn hoá còn nhiều tư liệu nằm ở lớp dưới thuộc văn hóa Champa. Cần dành một không gian trong không gian đền thờ dùng để trưng bày các hiện vật và hình ảnh thu thập được trong các cuộc khai quật nghiên cứu về thành Hoàng đế để tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích này và cũng để nhân dân và khách tham quan nhận diện rõ hơn về những thành tựu qua các thời đại tại khu di tích thành Hoàng đế. Việt Ý Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12 tại Việt Nam Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12 đã khai mạc ngày 22/11 tại Hà Nội và ngày 24/11 tại TP. Hồ Chí Minh với buổi trình diễn của nhóm song tấu guitar Đức Katona Twins. Đây là hai nghệ sỹ sinh đôi đã gặt hái được nhiều thành công lớn trên trường quốc tế. Liên hoan còn có sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ Áo, WalloniaBrussels (Bỉ), Đức, Hungary, Ba Lan, Thụy Điển và lần đầu tiên có sự tham 12 số 1052 l 28.11.2013 gia của một ban nhạc khách mời Việt Nam “Diva Club”. 14 buổi hòa nhạc được giới thiệu trong suốt Liên hoan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 10 buổi có sự kết hợp giữa các nghệ sĩ Châu Âu và Việt Nam. Liên hoan Âm nhạc Châu Âu lần thứ 12 khẳng định nỗ lực ngoại giao, hợp tác, học hỏi lẫn nhau tạo nên sự thống nhất trong đa dạng các nền văn hóa. Liên hoan với các buổi trình diễn của nghệ sĩ người Áo Harri Stojka và ban nhạc, nghệ sĩ saxophone Fabrice Alleman từ Wallonia Brussels và Tứ tấu Grzegorz Karnas đến từ Ba Lan... Liên hoan sẽ bế mạc tại Hà Nội vào ngày 01/12 với buổi biểu diễn của ca sỹ kiêm nhạc sỹ người Thụy Điển Ludwig Bell; tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/11 với buổi biểu diễn của ban nhạc khách mời Việt Nam “Diva Club”. h.Quân
  • 13. Sự kiện vấn đề Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng giới và logo về gia đình Sáng 22/11, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bộ VHTTDL, Bộ Lao độngThương binh và Xã hội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức tổng kết, trao giải và khai mạc Triển lãm tranh cổ động về bình đẳng giới và logo về gia đình. Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới được phát động vào tháng 7/2013. Sau một thời gian phát động đã có hơn 236 tác phẩm của 120 tác giả từ nhiều tỉnh/thành trong cả nước gửi về dự thi. Các tác phẩm dự thi được đánh giá là đạt chất lượng chuyên môn cao về nội dung và nghệ thuật. Các thông điệp về bình đẳng giới được truyền tải rõ nét và phong phú thông qua các bức vẽ đầy ấn tượng. Cuộc thi sáng tác logo về gia đình được phát động vào tháng 5/2013. Sau hơn hai tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 252 mẫu dự thi của 78 tác giả. Các tác phẩm dự thi đã thể hiện được giá trị văn hóa và đặc trưng tốt đẹp của gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế bên cạnh tính mỹ thuật và quyền tác giả. Kết quả Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới: 01 giải Nhất: Ông Nguyễn Văn Ngần, cán bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh Hà Nam; 02 giải Nhì; 03 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Kết quả của Cuộc thi sáng tác logo về gia đình: 01 giải Nhất - họa sĩ Trần Hoài Đức; 02 giải Nhì; 05 giải Khuyến khích. Bộ VHTTDL đã lựa chọn logo đạt giải nhất để sử dụng trên các ấn phẩm có liên quan đến công tác gia đình và làm biểu tượng chính thức trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực gia đình. Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã tổ chức Triển lãm trưng bày 16 tranh đạt giải và 38 tranh đạt chất lượng tốt trong Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới và 20 logo được lựa chọn từ Cuộc thi sáng tác logo về gia đình tại Bảo tàng Phụ nữ trong 5 ngày, từ ngày 22 - 26/11/2013. h.Quân Hoạt động tôn vinh Ngày Di sản tại phố cổ Hà Nội Tối 20/11, tại đình Kim Ngân, 42 44 Hàng Bạc, thuộc khu phố cổ Hà Nội, đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2013). Ngoài chương trình chào mừng Ngày di sản văn hóa của Ban Quản lý phố cổ Hà Nội - UBND quận Hoàn Kiếm, tại đình Kim Ngân cũng diễn ra triển lãm giới thiệu tranh của giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính. Với 39 tác phẩm được tác giả sáng tác năm 2013, triển lãm đã mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc qua các bức tranh về phố cổ, làng cổ, tĩnh vật. Các tác phẩm được thể hiện bằng nét bút mang sắc màu lãng mạn của một tâm hồn yêu phố cổ Hà Nội và yêu cảnh sắc thiên nhiên. Tranh của ông còn thể hiện sự kết nối giữa thiên nhiên và con người, trân trọng cái đẹp, trân trọng dĩ vãng. Đó cũng thể hiện tư duy gắn kết giữa dĩ vãng và hiện tại của một người cả cuộc đời hết mình về di sản. Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính cho biết: “Do tôi nhiều năm gắn bó với công tác bảo tồn, trung tu di tích, gắn bó với phố cổ Hà Nội nên Ban Quản lý phố cổ Hà Nội mời triển lãm tranh nhân Ngày di sản Việt Nam. Đây cũng là niềm vui của tôi vì ngoài hoạt động kiến trúc chính, tôi được mang tác phẩm của mình giới thiệu với mọi người trong một không gian linh thiêng, ấm cúng tại một ngôi đền trong phố cổ”. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 20/12. Cũng trong ngày khai mạc, Ban quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu tuần lễ di sản văn hóa Ca trù, biểu diễn tại đình Kim Ngân và Trung tâm thông tin phố cổ Hà Nội, 28 Hàng Buồm từ tối 20/11 đến hết 23/11. Các ca nương, kép đàn sẽ trình diễn những làn điệu đặc sắc của môn nghệ thuật truyền thống đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. K.hOàn Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam tại Đồng Nai Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, từ ngày 23 đến 29/11, tại Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, Hội Di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí VietNam Heritage phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam. Triển lãm giới thiệu hơn 100 tác phẩm của 24 tác giả trong cả nước. Các tác phẩm là những những khoảnh khắc đẹp trong đời sống thường nhật, trong lao động sản xuất, trong lễ hội, mà tác giả đã ghi lại được. Với hình ảnh - người xem đã được nghe, thấy những câu chuyện về thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc, những làng nghề nổi tiếng, những trò chơi dân gian đặc sắc. Theo Ban Tổ chức, 100 bức ảnh được giới thiệu tại triển lãm ảnh Di sản Việt Nam là những bức ảnh xuất sắc, đã được trao giải tại cuộc thi ảnh Di sản văn hóa Việt Nam năm 2013. Thông qua hoạt động này, Ban Tổ chức kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong việc phát hiện và tôn vinh những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa Việt Nam . Mạnh huân số 1052 l 28.11.2013 13
  • 14. Sự kiện vấn đề Bế mạc Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung 2013 Tối 23/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ bế mạc và công diễn các tác phẩm tham dự Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung 2013. Tham dự có đông đảo các nhạc sỹ của Hội Nhạc sỹ Việt Nam và khán giả yêu nhạc tỉnh Hà Tĩnh. Sau 2 ngày hoạt động với nhiều tác phẩm tham dự có nội dung và thể loại phong phú, Liên hoan Âm nhạc khu vực Bắc miền Trung đã kết thúc thành công với sự tham gia của 80 nghệ sỹ đến từ 6 tỉnh Bắc miền Trung và hơn 30 tác phẩm âm nhạc. Ban Tổ chức đã lựa chọn và trao giải A cho 21 tác phẩm, 10 giải B cho các tác phẩm tham gia Liên hoan. Hội Nhạc sỹ Việt Nam cho biết, nhìn chung các tác phẩm tham dự liên hoan năm nay đều đạt yêu cầu về nội dung và phong phú về thể loại với chủ đề xuyên suốt là ca ngợi quê hương, đất nước, các anh hùng, biển đảo quê hương và hơi thở của cuộc sống mới. Cùng với sự hỗ trợ của các biên đạo múa, Liên hoan đã đem lại cho khán giả yêu âm nhạc Hà Tĩnh nhiều màn trình diễn đặc sắc. Tuy nhiên, Liên hoan cũng không tránh khỏi những hạn chế như: thiếu nhiều bản tình ca có chiều sâu nội dung, một số bài hát còn lặp lại về giai điệu của các ca khúc cũ, không ít ca khúc do điều kiện dàn dựng gấp, phải thu âm trước không thể hiện được sự thăng hoa cảm xúc của ca sỹ trên sân khấu. Nhiều tác phẩm lần đầu tham dự Liên hoan và đến với công chúng yêu nhạc nhưng được đánh giá thành công về chiều sâu nội dung, ca từ như: “Nhớ mẹ” của nhạc sỹ Đỗ Mạnh Chiến, “Nhìn trăng nhớ mẹ” của nhạc sỹ Đỗ Đình Đức, “Bâng khuâng câu Ví Giặm”. Một số tác phẩm ra đời gắn liền với nhiều vấn đề thời sự đang được quan tâm của cả nước như: “Thương lắm miền Trung” của Đỗ Quốc Nam, “Vị tướng của nhân dân”, “Thanh Hóa vào xuân”… h.L Triển lãm ảnh tư liệu lịch sử 50 năm Chiến thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là Ngày 23/11, tại hai huyện Đầm Đơi và Cái Nước (tỉnh Cà Mau) đã khai mạc triển lãm ảnh 50 năm chiến thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là (1963-2013). Triển lãm trưng bày gần 400 hình ảnh tư liệu tái hiện lịch sử hào hùng về chiến thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là cũng như thành tựu phát triển vượt bật về lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội ở huyện anh hùng sau 50 năm đổi mới. Hoạt động này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là các nhân chứng lịch sử, cán bộ trực tiếp chỉ huy các trận đánh ác liệt ở chi khu Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là. Bên cạnh những hình ảnh ghi lại từng khoảnh khắc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích kết hợp đồng loạt tấn công tiêu diệt giặc, phá hủy đồn bốt địch, thu được nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ-Ngụy, triển lãm còn trưng bày các hình ảnh tố cáo tội ác chiến tranh, trong đó nhiều người dân vô tội, có cả trẻ em bị Mỹ-Ngụy giết hại bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau. Lễ công bố và trao bằng xác lập kỷ lục Châu Á và Việt Nam cho 11 đặc sản Huế Tối ngày 22/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố và trao Bằng Xác lập Kỷ lục châu Á cho “Bún bò Huế” và Bằng Xác lập Kỷ lục Việt Nam cho 11 đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động diễn ra trong Tuần Văn hoá Di sản Du lịch Xanh, chào mừng 14 số 1052 l 28.11.2013 ngày “Di sản Văn hoá Việt Nam lần thứ IX- 23/11/2013”. Sau một thời gian thẩm định, ngày 27/12/2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công bố và cấp Bằng Xác lập Kỷ lục châu Á cho đặc sản Bún Bò Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công bố và cấp Bằng Xác Ông Lê Công Uẩn, Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Cà Mau cho biết: Hình ảnh triển lãm 50 năm chiến thắng Đầm Dơi-Cái Nước-Chà Là đã được Ban Quản lý di tích tỉnh sưu tầm từ Bộ Tư lệnh Quân khu 9, các đơn vị bảo tàng, các nhân chứng lịch sử và ở một số phóng viên ảnh chiến trường và được sắp xếp bố cục theo từng mốc thời gian lịch sử chiến tranh và thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của hai huyện Đầm Dơi và Cái Nước. t.LâM lập Kỷ lục Việt Nam cho 11 đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế: Bún Bò Huế; Chè Hạt sen; Mắm Tôm chua; Ruốc Huế; Mè Xửng; Tré Huế; Bưởi Thanh Trà; Bánh Khoái; Bánh lọc Nhân Tôm; Bánh Bèo; Cơm Hến. Tại lễ công bố và Trao Bằng Xác lập Kỷ lục, Ban Tổ chức đã trao cho 4 đặc sản: Kỷ lục châu Á: Bún Bò Huế và 4 đặc sản: Mè Xửng; Bưởi Thanh Trà; Bánh Khoái và Tôm chua. tuệ Anh
  • 15. Sự kiện vấn đề TIN THể THAO Khen thưởng VĐV giành thành tích cao tại Giải vô địch Thể hình thế giới Ngày 21/11, Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ đã tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng vận động viên thể hình Nguyễn Anh Thông, xuất sắc giành Huy chương Vàng hạng 60kg tại Giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới 2013, diễn ra tại Hungary vào tháng 11/2013. Tại lễ tuyên dương, lực sĩ Nguyễn Anh Thông được UBND thành phố Cần Thơ thưởng nóng 70 triệu đồng và 30 triệu đồng cho thành tích đoạt Huy chương Vàng theo quy định. Đặc biệt, một mạnh thường quân tại Cần Thơ cũng tặng thưởng lực sĩ Thông 20 triệu đồng. Với việc lên ngôi cao nhất tại Giải vô địch Thể hình thế giới ở hạng cân 60kg, lực sỹ Nguyễn Anh Thông đã mang lại niềm tự hào cho ngành thể thao thành phố Cần Thơ nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung. Ở giải này, hai đồng đội của Anh Thông là Phạm Văn Mách (hạng cân 60 kg) và Nguyễn Văn Lâm (hạng cân 70kg) cùng giành được 2 Huy chương Bạc. Lực sĩ Nguyễn Anh Thông cho biết, sau khi giành Huy chương Vàng thế giới, anh sẽ lên đường chinh phục tiếp tấm Huy chương Vàng tại SEA Games diễn ra tại Myanmar vào tháng 12. Giải vô địch Thể hình và Fitness thế giới 2013 được tổ chức tại Hungary với sự góp mặt của trên 300 lực sĩ đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia tranh tài. Lực sĩ Nguyễn Anh Thông là người Việt Nam thứ ba giành Huy chương Vàng thế giới từ năm 2001 trở lại đây sau 2 lực sĩ Phạm Văn Mách và Nguyễn Văn Lâm. n.Anh Khai mạc Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 Sáng 25/11, tại thành phố Hồ Chí Minh, Giải Cờ vua các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 đã chính thức khai mạc. Giải năm nay thu hút 41 vận động viên (18 nam, 23 nữ) thuộc 12 tỉnh/thành, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Kiên Giang, Trung tâm TDTT Quân đội, Bến Tre, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Định, Hải Phòng. Ông Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Cờ thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đây là dịp để Liên đoàn Cờ Việt Nam đánh giá lại công tác đào tạo lực lượng kế thừa của các đơn vị, qua đó tìm kiếm các kỳ thủ chất lượng để bổ sung cho đội tuyển quốc gia tham dự các giải quốc tế trong thời gian tới. Hiện phong trào cờ vua đang phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Các vận động viên của các đoàn ngày càng trẻ hóa và có chất lượng tốt - một tín hiệu rất đáng mừng cho bộ môn cờ Việt Nam. Do đội tuyển quốc gia đang đi tập huấn chuẩn bị cho SEA Games 27 nên giải thiếu vắng các kỳ thủ hàng đầu như Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Phạm Lê Thảo Nguyên, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Thị Mai Hưng… Tuy nhiên giải vẫn có những kỳ thủ có hệ số elo cao như Đào Thiên Hải, Cao Sang, Nguyễn Văn Huy, Phạm Chương. Bên cạnh đó, kỳ thủ vô địch U10 thế giới Nguyễn Anh Khôi (hệ số elo 2.102) cũng tái xuất sau thời gian tập trung cho việc học, hứa hẹn sẽ mang đến cho giải nhiều bất ngờ. Các kỳ thủ thi đấu theo hệ Thụy Sĩ 9 ván xếp hạng cá nhân. Sau lễ khai mạc đã diễn ra các trận đấu của ván đầu tiên với kết quả: Đào Thiên Hải 1-0 Tôn Thất Như Tùng; Phạm Đức Thắng 1/2-1/2 Cao Sang; Nguyễn Anh Khôi 1/21/2 Hoàng Cảnh Huân; Nguyễn Tấn Thịnh 0 - 1 Phạm Chương; Nguyễn Thị Thanh An 1-0 Lê Thị Hà; Hoàng Thị Bảo Trâm 1/2-1/2 Nguyễn Thị Thu Huyền… V.Minh Kết thúc giải đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm 2013 Ngày 23/11, Giải đua Xe đạp Nam Kỳ Khởi Nghĩa lần thứ 16 - năm 2013 đã khép lại với chặng đua cuối từ Xuân Lộc (Đồng Nai) về Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) dài 128km. Trong chặng cuối, do đường đi từ thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) về Đồng Nai quá xấu nên đoàn đua đã phải di chuyển xuống Xuân Lộc để xuất phát. Sau khi xuất phát được hơn 30 phút, các tay đua không nằm trong nhóm tranh chấp vị trí cao chung cuộc đã dễ dàng bứt tốc để vượt lên dẫn đầu và luôn duy trì khoảng cách hơn 1 phút so với nhóm thứ hai. Trong khi đó, các tay đua mặc áo vàng và áo xanh bị kèm rất sát nên chỉ cố gắng duy trì trong nhóm 2 nhằm đảm bảo kết quả chung cuộc. Kết quả chung cuộc, ADC Truyền hình Vĩnh Long 1 đã giành giải Nhất đồng đội, Quân khu 7 xếp thứ hai và hạng ba thuộc về Domesco Đồng Tháp 1. Ở giải thưởng cá nhân, Hồ Văn Phúc (ADC Truyền hình Vĩnh Long) giành cả hai giải thưởng áo vàng và áo đỏ (vua leo núi), trong khi áo xanh thuộc về Lê Nguyệt Minh (Eximbank TP. Hồ Chí Minh 2). Giải đua Xe đạp truyền thống Nam Kỳ Khởi Nghĩa với chủ đề “Hướng về biển đảo - Chinh phục cao nguyên”. Giải năm nay quy tụ 65 tay đua đến từ 13 đội chuyên nghiệp trong cả nước. Do đội tuyển xe đạp Việt Nam đang tập huấn chuẩn bị cho SEA Games 27 nên giải vắng mặt nhiều tay đua xuất sắc trong nước. A.tùng số 1052 l 28.11.2013 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Hóa thạch tay cuộn trên Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận Di tích quốc gia Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh khu vực hóa thạch tay cuộn Ma Lé, xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải dài trên 4 huyện vùng cao là: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc nhiều cảnh quan tươi đẹp và hùng vĩ. Từ những thắng cảnh đặc sắc không trộn lẫn với bất kỳ nơi đâu, Cao nguyên đá Đồng Văn là nơi hội tụ một hệ sinh thái đa dạng, phong phú và đặc hữu, có nhiều nhóm động, thực vật quý hiếm, nhiều di sản địa chất mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nơi đây còn là nơi cư trú của 17 đồng bào các dân tộc thiểu số, một kho tàng truyền thống phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Theo Tiến sỹ Nguyễn Lê Huy, Trưởng Ban Quản lý Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ phong phú bởi các di sản cổ sinh địa tầng hiếm nơi nào có được. Các hóa thạch được tìm thấy ở đây cho thấy những vết tích của đại dương cổ xưa, khẳng định sự sống ở đáy đại dương thuở xưa qua quá trình địa chất lâu dài và phức tạp được nâng lên thành núi cao như ngày nay. Biểu hiện rõ nét nhất là hóa thạch tay cuộn đặc trưng được tìm thấy ở xã Ma Lé, huyện Đồng Văn. Hóa thạch này được coi là một trong những đại diện đặc sắc nhất của các nhóm cổ sinh với nhiều giống loài đã được tìm thấy trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Các chuyên gia của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho rằng, hóa thạch tay cuộn Ma Lé có khoảng thời gian tồn tại ngắn, cách ngày nay khoảng 400 triệu năm. Hóa thạch tay cuộn Ma Lé có giá trị lớn về khoa học địa chất, giá trị về mặt giáo dục. Đây là một trong những di tích của những sinh vật rất cổ, ít gặp, hiện nay không còn tồn tại. Đây cũng là những sinh vật rất cổ trên trái đất, nếu so sánh với 540 triệu năm của lịch sử thế giới sinh vật và vài triệu năm lịch sử của loài người. Sự hiện diện của hóa thạch tay cuộn Ma Lé là dấu hiệu chỉ ra rằng vùng Cao nguyên đá Đồng Văn tuy là vùng núi cao nhưng vào thời gian khoảng 400 triệu năm trước, đây là một biển rộng với độ sâu từ vài mét đến vài chục mét, nước biển có độ mặn trung bình. Là một trong chín di tích của cả nước vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích quốc gia. Hóa thạch tay cuộn Ma Lé là một trong những nét đặc trưng của Cao nguyên đá Đồng Văn. Một hoang mạc đá đẹp nên thơ có sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách trong và ngoài nước tới thăm quan. Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và hóa thạch tay cuộn Ma Lé nói riêng sẽ trở thành điểm đến của mỗi du khách khi đến với vùng đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Đức Minh Đề nghị đưa Kéo co truyền thống vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Kéo co truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình các thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội (theo cách phân loại của UNESCO), có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, Kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… ở các tỉnh Lào Cai, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay. Là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông 16 số 1052 l 28.11.2013 nghiệp trồng lúa nước, di sản này thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin và ước nguyện của con người, đặc biệt là của cộng đồng cư dân nông nghiệp về mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở và tôn vinh sức mạnh của sự đoàn kết. Gần đây, Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc mời Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống cùng với Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Á có loại hình di sản văn hóa phi vật thể này để trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để chuẩn bị hồ sơ theo quy định, Bộ VHTTDL cũng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tạo điều kiện để các Sở VHTTDL nhanh chóng triển khai kiểm kê và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và làm cơ sở cho việc phối hợp với Hàn Quốc trong việc xây dựng hồ sơ trình UNESCO. Hạn nhận hồ sơ gửi về Bộ trước ngày 15/12/2013. thu hằng
  • 17. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bình Thuận Với mục đích giáo dục truyền thống và nâng cao nhận thức về ý nghĩa Ngày Di sản văn hóa Việt Nam cho du khách và nhân dân địa phương, ngày 21/11, Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề giới thiệu các loại hình văn hóa Chăm phục vụ đông đảo bà con và du khách tham quan. Tại đây, thông qua các hiện vật, hình ảnh được trưng bày, Trung tâm tập trung thuyết minh và giới thiệu sâu vào các nội dung như: Ý nghĩa của Lễ hội Katê của người Chăm Bà la môn từ đền tháp cho đến làng và gia đình; giới thiệu những hiện vật tại phòng trưng bày hoàng tộc Chăm Po Klaong Mânai và Pô Nit vào giai đoạn thế kỷ thứ 17… Ngoài hiện vật trưng bày, du khách tham quan, nghiên cứu còn được hướng dẫn tham quan cổ vật gốc tại kho mở Hoàng tộc. Ông Lâm Tấn Bình, Giám đốc Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận cho biết: Với nhiệm vụ bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của cộng đồng Chăm ở Bình Thuận, Trung tâm đã trở thành điểm sinh hoạt văn hóa chính của bà con nơi đây. Qua 3 năm hoạt động, Trung tâm đã sưu tầm được hơn 200 hiện vật cổ có giá trị. Bên cạnh đó, Trung tâm còn chú trọng các hoạt động quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa phi vật thể thông qua các hội thi nghề truyền thống vào các dịp sinh hoạt chuyên đề và các ngày lễ lớn của người Chăm. Bên cạnh việc giới thiệu các di tích, cổ vật, các giá trị văn hóa vật thể tới du khách, Trung tâm còn tổ chức trình diễn và tái hiện gian làng nghề truyền thống của người Chăm là nghề dệt thổ cẩm và làm gốm với sự tham gia của các nghệ nhân Chăm nổi tiếng… Bắc Bình là một trong những huyện có nhiều người Chăm sinh sống từ lâu đời. Chính vì vậy, dân tộc Chăm nơi đây có một chuỗi hệ thống lễ nghi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian qua hàng trăm lễ hội, lễ nghi còn lưu giữ đến ngày nay. Kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm rất đặc sắc và đa dạng. Ngoài việc có tiếng nói và chữ viết riêng, có trang phục và phong tục thờ cúng thì các loại hình nghệ thuật ca, múa dân gian Chăm là phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần. Theo ông Lâm Tấn Bình, việc tổ chức quảng bá giới thiệu nền văn hóa Chăm cũng để tạo ra thêm nhiều sản phẩm du lịch văn hóa mang nét đặc trưng của đồng bào Chăm Bình Thuận đến với du khách, các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới. Minh hạnh “Nghi lễ Chầu Văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy” được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Tối 22/11, tỉnh Nam Định tổ chức Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với hai di sản là “Nghi lễ Chầu Văn của người Việt” và “Lễ hội Phủ Dầy”. Đây đều là hai di sản gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ của người Việt; trong đó Phủ Dầy (Nam Định) là trung tâm, nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa của tín ngưỡng bản địa này. Việc công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho hai di sản này có ý nghĩa quan trọng. Ngoài việc tôn vinh, quảng bá di sản, đẩy mạnh công tác xã hội hóa còn là tiền đề và cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu lập hồ sơ di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích đặc biệt quốc gia; đồng thời lập hồ sơ “Nghi lễ Chầu Văn của người Việt” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong thời gian tới. Nghi lễ Chầu Văn hầu đồng là một nghi lễ đặc trưng quan trọng nhất của Đạo Mẫu, diễn ra trong không gian thiêng của hệ thống đền thờ Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể tổng hợp nhiều hình thức văn hóa dân gian khác như âm nhạc, ngôn ngữ, ca hát, trình diễn (diễn xướng) dân gian… tạo nên một hình thức sân khấu tâm linh mang tính thiêng liêng huyền bí. Trong quá trình tồn tại và phát triển, nghi lễ Chầu Văn đã được phái sinh, biến đổi trở thành một loại hình nghệ thuật sân khấu (từ cõi thiêng ra cõi tục). Nam Định là địa phương đầu tiên đưa nghệ thuật dân gian truyền thống này lên sân khấu phục vụ trong kháng chiến chống Mĩ với những giai điệu ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ. Lễ hội Phủ Dầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản) là lễ hội tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng thờ Nữ thần (Mẫu) và văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lễ hội mang đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt, trải qua nhiều thế hệ đã được bồi đắp, kết tinh, hội tụ và lan tỏa rộng khắp ra các vùng miền trên toàn quốc. Lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia lần này nằm trong những hoạt động của tỉnh Nam Định kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Đức Minh số 1052 l 28.11.2013 17