SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 20
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1031 ngày 04/7/2013
- Triển khai thực hiện
Luật Quảng cáo
(Tr.5)
- Giađìnhmãilàtổấmhạnhphúc
(Tr.12)
- Bảo tồn và phát huy giá trị
DSVH phi vật thể dưới góc nhìn
của các chuyên gia quốc tế
(Tr.20)
troNG số Này
Quy hoạch tượng đài
Quốc tổ Hùng Vương
và danh nhân anh hùng
dân tộc
Bộ VHTTDL vừa có Văn bản số
2296/BVHTTDL-MTNATLgửiUBND,
SởVHTTDLcác tỉnh, thành phố về việc
Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng
Vương và danh nhân anh hùng dân tộc.
Theo đó, danh sách Quy hoạch tượng
đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân
anh hùng dân tộc gồm: Quốc tổ Hùng
Vương, Hai BàTrưng, Lý Nam Đế, Ngô
Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý
Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân
Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Đây là 14 vị đã đáp
ứng được một trong ba tiêu chí: Người
khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành
độc lập dân tộc; người đứng đầu một
vương triều có đóng góp đặc biệt xuất
sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những
thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước; nhà quân sự, chính
trị, văn hoá lỗi lạc.
(Xem tiếp trang 2)
Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh
đến 2020, tầm nhìn đến 2030"
Tại Hà Nội, Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp hoàn
thiện dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030" với sự tham gia của các thế hệ nghệ sỹ điện ảnh, các Bộ, ngành
liên quan, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trung tâm điện ảnh khu vực
phía Bắc. Đây là lần đầu tiên dự thảo Chiến lược do Cục Điện ảnh xây dựng
được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
(Xem tiếp trang 6)
Sáng 28/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã long trọng tổ chức Lễ
Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban,
ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội, cùng các cá nhân đại diện cho các gia
đình trong cả nước đã tới dự.
(Xem tiếp trang 2)
Ảnh:THANHTÙNG
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm
Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình
Việt Nam 28/6
quản lý nhà nước
2 số 1031 l 04.7.2013
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh:
Gia đình là tế bào xã hội, là nơi gìn giữ
các giá trị truyền thống, chuẩn mực cao
đẹp của dân tộc cũng như tình yêu quê
hương đất nước. Xây dựng gia đình ấm
no, tiến bộ, hạnh phúc luôn là mục tiêu
được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
đặc biệt quan tâm. Năm 2012, Thủ
tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày
28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt
Nam và năm 2013 Thủ tướng Chính
phủ đã quyết định lấy năm 2013 là Năm
Gia đình Việt Nam.
Để triển khai, tạo bước chuyển quan
trọng cho sự nghiệp phát triển gia đình
của đất nước, Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân đề nghị Bộ VHTTDL với
chức năng quản lý nhà nước về công tác
gia đình, cần phối hợp chặt chẽ với các
Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực
hiện có hiệu quả những chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước, tích cực triển khai có hiệu quả các
chương trình phối hợp hoạt động đã ký
với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung
ương Hội Người cao tuổi Việt Nam,
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…
căn cứ vào tình hình thực tế, xác định
mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp
với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước.
Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chương trình hành động quốc gia
phòng, chống bạo lực gia đình từ nay
đến năm 2020; đẩy mạnh phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa, gia đình văn hóa; chú trọng
công tác nghiên cứu về gia đình, trên cơ
sở đó xây dựng các chính sách, giải
pháp hỗ trợ phù hợp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
cũng đề nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo
cần đưa nội dung xây dựng gia đình vào
chương trình giáo dục phổ thông để trẻ
em Việt Nam hiểu được người Việt
Nam nào cũng có 3 tổ, có ý thức vun
đắp cho 3 tổ này ngày càng vững bền.
Đó là: Tổ quốc - Đất nước, Tổ tiên -
dòng họ và Tổ ấm - gia đình… Đây
chính là 3 trụ cột vật chất, văn hóa, tâm
linh của dân tộc Việt Nam, của người
Việt Nam là cội nguồn sức mạnh quá
khứ và tương lai dân tộc Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ
VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định,
những năm qua, do tác động mạnh mẽ
của kinh tế, văn hóa và cuộc sống hiện
đại, cấu trúc gia đình Việt Nam đã phải
có sự vận động, đổi thay để thích ứng.
Đồng thời, cũng nảy sinh các vấn đề liên
quan được xã hội nhìn nhận dưới nhiều
góc độ khác nhau: về ly dị, ly thân, hôn
nhân đồng giới, bà mẹ đơn thân, sống
thử, hôn nhân với người nước ngoài
v.v... Đã gia tăng các biểu hiện tiêu cực
là nguy cơ làm suy yếu gia đình như bạo
lực gia đình; mâu thuẫn về lối sống giữa
các thế hệ; mai một các giá trị văn hóa
gia đình. Đây là những vấn đề lớn, ảnh
hưởng đến các thế hệ tương lai con
người Việt Nam, nguồn lực của xã hội.
Ngày Gia đình Việt Nam
28/6/2013 với chủ đề là “Thiêng liêng
tổ ấm gia đình”, được thực hiện trong
Năm Gia đình Việt Nam 2013, chủ đề:
“Kết nối yêu thương” với mong muốn
gửi tới mọi người dân và các gia đình
Việt Nam một thông điệp là qua tôn
vinh và phát huy các giá trị văn hóa gia
đình truyền thống, để củng cố sợi dây
kết nối các thành viên trong gia đình,
tạo ý thức cộng đồng cho các thành
viên về trách nhiệm nuôi dưỡng, giữ
gìn cho tổ ấm của mình, ngăn ngừa tối
đa các yếu tố tiêu cực đe dọa cho sự
bền vững của hạnh phúc gia đình. Rồi
từ đó, có ý thức cộng đồng, trách
nhiệm với xã hội.
Tại buổi lễ, Ngân hàng cổ phần
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
tặng 20 sổ tiết kiệm tổng trị giá 100 triệu
đồng cho 20 gia đình có hoàn cảnh khó
khăn của 10 tỉnh, thành phố: Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Thái nguyên, Kiên
Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận,
Quảng Ngãi và Hà Nội.
Ngay sau phần Lễ là chương trình
nghệ thuật “Thiêng liêng Gia đình Việt”
với những lời ca, điệu múa gợi nhắc mỗi
người công ơn cha mẹ, chốn đi về mà
bất cứ ai cũng nhớ, cũng thương suốt cả
cuộc đời - đó là “Gia đình”.
tHtt
LễKỷniệm… (Tiếp theo trang 1)
Để Quy hoạch tượng đài Quốc tổ
Hùng Vương và danh nhân anh hùng
dân tộc được khoa học, đúng với lịch
sử và thực tế, Bộ VHTTDL đề nghị
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương căn cứ vào tiêu chí địa
điểm đặt tượng đài Quốc tổ Hùng
Vương và danh nhân anh hùng dân tộc
để đề xuất các công trình tượng đài sẽ
xây dựng tại địa phương và công trình
đã xây dựng để Bộ VHTTDL nghiên
cứu, đưa vào Quy hoạch trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Tiêu chí địa điểm xây dựng tượng
đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân
anh hùng dân tộc: Địa phương là quê
hương của danh nhân anh hùng dân
tộc; địa phương gắn liền với sự kiện
lịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn về
cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân
anh hùng dân tộc; địa phương có di tích
lịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền
thống văn hoá gắn với danh nhân anh
hùng dân tộc; địa phương (vùng, khu
vực) được ưu tiên xây dựng công trình
tưởng niệm, tạo dựng truyền thống văn
hoá về Quốc tổ Hùng Vương.
Bộ VHTTDL đề nghị UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
căn cứ danh sách và các tiêu chí trên,
có báo cáo gửi về Cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm trước ngày 30/7/2013.
H.Quân
QuyhoạchtượngđàiQuốctổHùngVương… (Tiếp theo trang 1)
quản lý nhà nước
3số 1031 l 04.7.2013
Chiều 26/6, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Lê Khánh
Hải đã có buổi tiếp và làm việc với
ngài Valerui Arteni, Đại sứ Rumani
tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ
trưởng Lê Khánh Hải đánh giá cao
mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
- Rumani thời gian qua, đặc biệt là
mối quan hệ hợp tác về văn hóa nghệ
thuật. Từ khi thiết lập mối quan hệ
hợp tác giữa hai nước đến nay,
Rumani đã giúp Việt Nam đào tạo
nhiều cán bộ quản lý nhà nước về
văn hóa nghệ thuật, những cán bộ
này khi trở về đã và đang có những
đóng góp tích cực cho ngành văn hóa
Việt Nam.
Thứ trưởng nhấn mạnh, hiện nay
Việt Nam đang trong quá trình hội
nhập, đẩy mạnh ngoại giao về văn
hóa và coi đây là khâu quan trọng để
quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế
giới. Thứ trưởng đề nghị Việt Nam
và Rumani cần có những chương
trình, hoạt động cụ thể (tổ chức giao
lưu, gặp gỡ các thế hệ sinh viên, học
sinh đã từng theo học tại Rumani,
triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật và
trao đổi các đoàn nghệ thuật… ) qua
đó nâng tầm mối quan hệ hợp tác
giữa hai nước.
Bày tỏ cảm ơn Thứ trưởng đã
dành thời gian tiếp, ngài Valerui
Arteni khẳng định, trên cương vị là
đại sứ Rumani tại Việt Nam sẽ cố
gắng hết sức để tăng cường, vun đắp
cho mối quan hệ giữa hai quốc gia,
hai dân tộc ngày càng phát triển tốt
đẹp. Ngài Valerui Arteni đánh giá
cao thành quả phát triển, xây dựng
đất nước của Việt Nam. Đối với
Rumani, Việt Nam luôn là người bạn
tin cậy và là đối tác tốt.
Ngài Valerui Arteni cho biết, năm
2013 là năm kỷ niệm 95 năm Quốc
khánh Rumani, nhân dịp này Rumani
dự kiến sẽ tổ chức Tuần văn hóa
Rumani tại Việt Nam. Ngài Valerui
Arteni mong muốn sẽ nhận được sự
ủng hộ và tạo điều kiện từ phía Việt
Nam, qua đó giúp nhân dân Việt
Nam hiểu biết và gần gũi hơn nữa
với nhân dân Rumani.
Ủng hộ đề xuất của ngài Valerui
Arteni, Thứ trưởng Lê Khánh Hải
khẳng định sẽ tạo điều kiện để
Rumani tổ chức các hoạt động trong
khuôn khổ tuần văn hóa Rumani tại
Việt Nam, đồng thời giao Cục Hợp
tác quốc tế Bộ VHTTDL phối hợp
với Rumani lên kế hoạch cụ thể.
tHtt
Thứ trưởng Lê Khánh Hải tiếp Đại sứ Rumani
ngày 27/6, tại hội nghị triển
khai nhiệm vụ 6 tháng cuối
năm 2013, Sở VHttDL Hà nội
khẳng định: sẽ tích cực cải
thiện môi trường du lịch nhằm
thu hút du khách trong và
ngoài nước đếnthủ đô.
Tháng 7 tới, Sở đưa Trung tâm hỗ
trợ du khách tại 47 Hàng Dầu đi vào
hoạt động để tiếp nhận thông tin
phản ánh của du khách, xử lý các vụ
việc liên quan tới hành vi lừa đảo,
chèo kéo, đeo bám, "chặt chém",
trộm cắp tài sản của du khách; đồng
thời thông tin cho du khách những
vấn đề liên quan đến chuyến du lịch
của khách. Sở đẩy mạnh thanh tra,
kiểm tra hoạt động của các cơ sở lưu
trú, tập trung chủ yếu các cơ sở chưa
lập hồ sơ thẩm định xếp hạng, những
cơ sở có dấu hiệu móc nối với taxi để
lừa, bắt chẹt khách du lịch, những cơ
sở mạo danh hạng sao. Đồng thời,
kiểm tra các cơ sở, văn phòng lữ
hành tại khu phố cổ Hà Nội, tập trung
vào các cơ sở kinh doanh lữ hành
hoạt động chui và phối hợp xử lý các
vụ bắt chẹt khách du lịch; phối hợp
với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra
hoạt động kinh doanh vận chuyển
khách du lịch trên phương tiện đường
thủy nội địa.
Thời gian qua, vấn đề vệ sinh môi
trường, tình trạng chèo kéo, đeo bám,
lừa đảo, trộm cắp của khách du lịch
trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều,
gây ảnh hưởng không tốt đến hình
ảnh du lịch Thủ đô. Tụ điểm gây
nhức nhối nhất là phố cổ, khu vực
xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, khu vực
đường Thanh Niên, đường dạo ven
hồ Tây. Thành phố đã nhiều lần kiểm
tra, xử lý nhưng do chế tài xử phạt
chưa đủ mạnh, nên không đủ sức răn
đe các đối tượng vi phạm, cần sự
phối hợp của các ngành liên quan.
Từ đầu năm đến nay, lượng khách
du lịch đến Hà Nội vẫn giữ đà tăng
trưởng tốt, đạt 8,33 triệu lượt khách,
tăng 9% so với cùng kỳ năm trước;
trong đó khách quốc tế đạt 1,03 triệu
lượt khách, tăng 15%. Nhật Bản, Hàn
Quốc, Mỹ, Pháp, Ôx-xtrây-li-a là
những thị trường du lịch có mức tăng
trưởng cao.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh
Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục Du lịch đã trao cho Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch chứng nhận Hà
Nội là một trong 25 điểm đến tại
Châu Á được du khách yêu thích
nhất (Hà Nội đứng thứ 14) do độc giả
website du lịch lớn nhất thế giới
TripAdvisor bình chọn.
V.MinH
Hà Nội: Cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút khách
quản lý nhà nước
4 số 1031 l 04.7.2013
Bộ VHTTDL đã có văn bản số
2306/TB-BVHTTDL ngày 24 tháng 6
năm 2013 Thông báo kết luận của Thứ
trưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi làm
việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
về công tác bảo tồn, tôn tạo Công viên
địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng
Văn và phát triển du lịch tỉnh Hà Giang.
Sau khi nghe Phó Giám đốc SởVăn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang báo
cáo công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị
disảnvănhóaCaonguyênđáĐồngVăn,
vấn đề quy hoạch, phát triển du lịch tỉnh
Hà Giang và ý kiến phát biểu của các
thành viên dự họp, Thứ trưởng kết luận:
Đánh giá cao và ghi nhận sự tích
cực, chủ động của các Sở, ngành thuộc
tỉnh Hà Giang đã thường xuyên liên hệ,
phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan
của Bộ trong việc triển khai Quy hoạch
tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị
Công viên địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 -
2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang:Tăng
cường kiện toàn bộ máy Ban Quản lý di
tích các cấp trong tỉnh, phân công nhiệm
vụ cụ thể, có kế hoạch chi tiết hàng năm
và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện;
rà soát, kiểm tra và đánh giá tác động của
việc triển khai các đề án, dự án bảo tồn
di tích, phát triển du lịch đối với các dự
án đã có trước đó và đảm bảo tính bền
vững. Đối với các nội dung được phê
duyệt triển khai trong Chương trình mục
tiêu quốc gia về văn hóa năm 2013, đề
nghị phải hoàn thành việc giải ngân
trong tháng 11/2013 và báo cáo chi tiết
về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; về
đề xuất quy hoạch du lịch và hỗ trợ đầu
tư phát triển hạ tầng du lịch: Đề nghị
Tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể và
trên cơ sở đó, ưu tiên chọn các điểm
trọng tâm để đầu tư triển khai xây dựng
một cách hiệu quả, tránh dàn trải. Về đề
xuất xây dựng khu du lịch quốc gia: Đề
nghị các đơn vị của Tỉnh tiếp tục phối
hợp với các Cục, Vụ liên quan của Bộ
để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ và chủ
động nguồn kinh phí của Dự án.
GiaoTổng cục Du lịch: Phối hợp với
tỉnh Hà Giang lập quy hoạch khu du lịch
quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn,
trước mắt lựa chọn 1 trong 4 trung tâm
có đủ điều kiện để thực hiện trước. Hỗ
trợ tổ chức một số chương trình tập
huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và
nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp du
lịch và nhân dân địa phương tại Hà
Giang, hỗ trợ xây dựng và quảng bá
thương hiệu du lịch Hà Giang.
Giao Vụ Kế hoạch, Tài chính:
Hướng dẫn tỉnh Hà Giang quy trình, thủ
tục thực hiện việc giải ngân nguồn vốn.
Nội dung của Chương trình mục tiêu
quốc gia về văn hóa được phê duyệt triển
khai năm 2013. Hướng dẫn tỉnh Hà
Giang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ các
Dự án liên quan, đảm bảo triển khai
đúng tiến độ.
H.P
Ngày 26/6/2013 tại Hà Nội, Khu Di
tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ
tịch long trọng đón nhận Huân chương
Lao động hạng Hai của nhà nước
CHDCND Lào trao tặng cho Khu Di
tích. Tham dự lễ đón nhận Huân
chương, về phía nước CHDCND Lào
có đồng chí Su văn đi Xỉ sa vắt, Phó
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng
NDCM Lào – Trưởng Ban phụ trách
Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản,
CHDCND Lào cùng các đồng chí đại
diện Ban phụ trách và cán bộ quản lý
Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản. Về
phía Việt Nam có đồng chí Đặng Thị
Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu
Di tích Kim Liên, Nghệ An. Đồng chí
Nguyễn Văn Công, Bí thư Đảng ủy,
Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch, cùng đồng chí
trong Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ,
viên chức, người lao động Khu Di tích.
Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản và
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ Chủ đã có mối quan hệ hợp tác trao
đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ Bảo tồn,
bảo tàng và giúp đỡ lẫn nhau về các mặt
hoạt động trong nhiều năm qua. Đặc
biệt Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Phủ Chủ tịch đã luôn tận tình giúp đỡ
Ban phụ trách Bảo tàng Kay Sỏn Phôm
vi Hản về công tác đào tạo cán bộ
nghiệp vụ, chuyển giao kinh nghiệm
bảo tồn di tích một cách có hiệu quả, tận
tình giúp đỡ về vật chất cũng như tinh
thần giúp Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi
Hản hoàn thành tốt các công trình Đảng
và Chính phủ giao phó như công trình
xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại Bản Xiểng Vang, huyện
Noong Bốc, tỉnh Khăm Muộn… Để ghi
nhớ công lao quý báu đó và thắt chặt
hơn nữa mối quan hệ Đoàn kết Hữu
nghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời
đời bền vững; nhân Năm Hữu nghị đặc
biệt Việt - Lào, Lào - Việt 2012, Đảng
và Nhà nước CHDCND Lào đã quyết
định trao tặng Huân chương lao động
hạng II cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Phủ Chủ tịch, phần thưởng cao
quý của nước CHDCND Lào.
Đ.n
Khu di tích Phủ Chủ tịch đón nhận Huân chương cao quý
của Nhà nước Lào
Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi làm việc
với UBND tỉnh Hà Giang
quản lý nhà nước
5số 1031 l 04.7.2013
- Bộ VHTTDL có Quyết định số
2263/QĐ-BVHTTDLngày 21/6/2013
giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển
lãm phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế,
Đại sứ quánViệt Nam tại Italia tổ chức
Triển lãm Tranh Sơn mài Việt Nam
2013 tại Venice-Italia, từ ngày 09/7-
02/8/2013.
- Ngày 21/6/2013 Bộ VHTTDL
có Quyết định số 2280/QĐ-
BVHTTDLgiao Cục Hợp tác quốc tế
chủ trì, phối hợp vớiTổng cục Du lịch
và Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam
tổ chức “Lễ hội Du lịch-Văn hóa Việt
Nam tại Hàn Quốc năm 2013”, từ
ngày 01/6/2013 đến tháng 7/2013.
- Tại Quyết định số 2281/QĐ-
BVHTTDL ngày 24/6/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Viện Goethe Hà
Nội tổ chức Liên hoan phim Đức
2013, tại các tỉnh/thành: Thái
Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa
Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa,
Hồ Chí Minh, từ ngày 05/9-
04/10/2013.
- Ngày 21/6/2013 Bộ VHTTDL
có Quyết định số 2316/QĐ-
BVHTTDL giao Cục Hợp tác quốc
tế phối hợp với Công ty TNHH Phim
ClubHouse mời các chuyên gia làm
phim của Pháp vào Việt Nam sản
xuất bộ phim tài liệu quảng bá hình
ảnh đất nước, con người, đầu tư phát
triển kinh tế của Việt Nam, tại các
tỉnh/thành: Hồ Chí Minh, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An
Giang, Long An và Cà Mau, từ ngày
02/7-27/7/2013.
- Tại Quyết định số 2319/QĐ-
BVHTTDL ngày 27/6/2013, Bộ
VHTTDL cho phép khu Liên hợp thể
thao quốc gia phối hợp với Cục Hợp
tác quốc tế tổ chức Lễ ký kết Bản ghi
nhớ hợp tác trong lĩnh vực thể dục
thể thao giữa Bộ VHTTDLViệt Nam
và tổ chức phát triển Thể thao Hàn
Quốc (KSPO), vào ngày 28/6/2013.
tHtt
VăN BảN mới
Đểđảmbảochocôngtácquảnlýnhà
nước về hoạt động quảng cáo tại các địa
phương đi vào nền nếp khi Luật Quảng
cáo có hiệu lực, Bộ VHTTDL vừa ban
hành Văn bản số 2310/BVHTTDL-
VHCS gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương phối hợp với
các cơ quan liên quan trên địa bàn triển
khai thực hiện các quy định của Luật
Quảng cáo, cụ thể như sau:
Việc cấp phép xây dựng công trình
quảng cáo đối với màn hình quảng cáo
ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2
trở lên; biển hiệu, bảng quảng cáo độc
lập trên 20m2 kết cấu khung kim loại
hoặc vật liệu tương tự gắn với công trình
xây dựng có sẵn; bảng quảng cáo đứng
độc lập có diện tích một mặt từ 40m2
trở lên do Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ
và thực hiện theo quy trình, thủ tục quy
định tại Điều 31 Luật Quảng cáo. Sau
khi có Giấy phép của Sở Xây dựng, Sở
VHTTDL thực hiện việc tiếp nhận hồ
sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên
phương tiện quảng cáo nêu trên.
Kể từ 01/01/2013 bãi bỏ việc cấp
Giấy phép thực hiện quảng cáo trên
bảng, biển, băng-rôn, màn hình đặt nơi
công cộng, vật phát quang, vật thể trên
không, dưới nước, phương tiện giao
thông, vật thể di động khác thay bằng
thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản
phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo,
băng-rôn. Vì vậy, theo quy định của
Luật Quảng cáo thì không thực hiện thu
lệ phí đối với thủ tục tiếp nhận nội dung
thông báo sản phẩm quảng cáo trên
bảng quảng cáo và băng-rôn.
Trường hợp Giấy phép thực hiện
quảng cáo được cấp trước ngày
01/01/2013 thì có thời gian thực hiện
quảng cáo đến hết thời gian ghi trong
giấy phép. Trong trường hợp tổ chức, cá
nhân có nhu cầu tiếp tục thực hiện nội
dung quảng cáo trên bảng, băng rôn đã
được cấp giấy phép sau khi hết thời hạn
ghi trong giấy phép (sau ngày
01/01/2013) thì thực hiện thông báo sản
phẩm quảng cáo theo quy định của Luật
Quảng cáo.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng
cáo trên màn hình chuyên quảng cáo,
phương tiện giao thông, loa phóng
thanh, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển
lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo
thì tự chịu trách nhiệm về nội dung
quảng cáo và thực hiện theo quy định
của Luật Quảng cáo, quy định khác của
pháp luật có liên quan. Sở VHTTDL
thực hiện quản lý nhà nước về quảng
cáo theo phương pháp hậu kiểm.
Về các mẫu biểu để thực hiện việc
tiếp nhận hồ sơ thông báo: Trong thời
gian Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chưa ban hành Thông tư Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định, đề
nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tạm thời thực hiện theo các mẫu phụ lục
của Dự thảo Thông tư đã gửi xin ý kiến
các địa phương.
Đối với nơi tiếp nhận hồ sơ thông
báo sản phẩm quảng cáo: Hiện nay, tuy
Luật Quảng cáo chưa quy định nội dung
này, nhưng qua quá trình lấy ý kiến các
Sở vào Dự thảo Thông tư và để tạo
thuận lợi cho hoạt động tiếp nhận hồ sơ
quảng cáo tại các Sở, đề nghị các Sở
hướng dẫn tổ chức, cá nhân và chỉ đạo
việc tiếp nhận hồ sơ thông báo tại Phòng
một cửa.
H.Quân
Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo
6 số 1031 l 04.7.2013
Căn cứ vào Luật Điện ảnh, Luật Sở
hữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Nghị quyết
số 23- NQ/TW.... Bộ VHTTDL đã xây
dựng dự thảo Chiến lược phát triển Điện
ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 với mục tiêu tổng quan là phấn đấu
đến năm 2020 xây dựng Điện ảnh Việt
Nam trở thành nền điện ảnh hàng đầu
trong khu vực Đông Nam Á trên cơ sở
vừa là ngành nghệ thuật có thế mạnh,
vừa là ngành công nghiệp điện ảnh
chuyên nghiệp; đến năm 2030, phát triển
điện ảnh Việt Nam trở thành một trong
những nền điện ảnh mạnh ở Châu Á.
Hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để Điện
ảnh Việt Nam góp phần xây dựng nhân
cách con người Việt Nam hiện đại, nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, thúc đẩy tính năng động của nền
kinh tế và đời sống xã hội. Mở rộng thị
trường Điện ảnh quốc tế, phát triển thị
trường điện ảnh ở các đô thị lớn đi đôi
với việc ưu tiên đáp ứng nhu cầu điện
ảnh ở vùng sâu, vùng xa.
Tại Hội nghị, các đại biểu là các nhà
quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực điện
ảnh đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm cụ
thể hóa chiến lược phát triển Điện ảnh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
và các giải pháp thực hiện chiến lược
này. Điểm mới của đề án Chiến lược là
việc tổ chức, sản xuất phim được thay
đổi từ quy trình lấy đạo diễn làm trung
tâm sang lấy nhà sản xuất phim làm
trung tâm đúng theo mô hình quốc tế.
Theo đó, các nhà sản xuất phim cần
được ưu tiên đào tạo tại các trường đại
học trong nước, quốc tế, nâng cao năng
lực quản trị, tiếp cận thị trường.
Một điểm mới khác được đánh giá
cao trong Chiến lược là: Nhà nước chỉ
đạo, đầu tư sản xuất các tác phẩm chính
thống, giàu tính nhân văn và điều tiết
việc chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính
trị, phim về đề tài thiếu nhi, truyền thống
lịch sử, dân tộc thiểu số, phim có giá trị
tư tưởng và nghệ thuật cao. Đối tượng
đầu tư là tất cả các cơ sở sản xuất phim
(nhà sản xuất phim) có tư cách pháp
nhân mà không phân biệt hãng nhà nước
hay tư nhân. Hai điểm mới nêu trên sẽ
góp phần mở ra cơ hội, điều kiện sáng
tạo đối với các nhà sản xuất, đạo diễn có
khả năng, đam mê điện ảnh thực sự và
các dự án phim chất lượng cao, nhưng
cũng tạo ra không ít thách thức, nhất là
với các hãng phim nhà nước.
Chiến lược phát triển điện ảnh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng
đề cập nhiều tới việc xúc tiến thành lập
"Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt
Nam". Quỹ này ra đời sẽ góp phần
khuyến khích các tác phẩm điện ảnh có
giá trị cao về nội dung, nghệ thuật và
hiệu quả xã hội; tài trợ, khuyến khích các
phim nghệ thuật, phim tác giả, phim của
đạo diễn trẻ tài năng... Nguồn kinh phí
cho Quỹ được trích từ doanh thu các
phim đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất từ
nguồn ngân sách nhà nước; trích từ
doanh thu bán vé ở các rạp chiếu, trích
từ nguồn thu quảng cáo các chương trình
chiếu phim trên truyền hình.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ
trương Vương Duy Biên một lần nữa
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây
dựng Chiến lược phát triển điện ảnh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
thông qua xây dựng chiến lược để tìm ra
mô hình tổ chức điện ảnh hiệu quả, giữ
vai trò chủ đạo, làm nòng cốt của hoạt
động điện ảnh.
Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng
ghi nhận và đánh giá cao ý kiến góp ý
tâm huyết của các đại biểu tham dự;
đồng thời cho biết, ngoài việc góp ý tại
Hội nghị, các đại biểu có thể gửi văn bản
về Ban Tổ chức, Ban Soạn thảo để tổng
hợp, bổ sung và hoàn chỉnh chiến lược.
Sau hội nghị tại Hà Nội, Bộ VHTTDL
sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị để lấy ý kiến
các đại biểu khu vực phía Nam.
Đ.n
Gópýdựthảo"Chiếnlượcpháttriểnđiệnảnh… (Tiếp theo trang 1)
Tối 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Bế
mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông
Nam Á lần 5 -ASG 5.
Kết thúcASG 5, Đoàn chủ nhà Việt
Nam đoạt 50 HCV, 27 HCB, 23 HCĐ,
giành vị trí nhất toàn đoàn. Xếp thứ nhì
là đoàn Malaysia với 25 HCV, 30 HCB,
30 HCĐ. Thái Lan xếp hạng 3 khi đoạt
24 HCV, 31 HCB, 33 HCĐ. Đây là kỳ
ASG thành công với đoàn Việt Nam,
bởi trước khi diễn ra Đại hội, Đoàn chủ
nhà chỉ đề ra chỉ tiêu xếp hạng nhì
chung cuộc.
Sau 7 ngày thi đấu với tinh thần thể
thao cao thượng, cácVĐVcủa các nước
Đông Nam Á đã giành được 394 tấm
huy chương các loại, đây thể hiện sự rèn
luyện tích cực, lòng đam mê, tinh thần
thi đấu thể thao cao thượng của học sinh
các nước thành viên trong gia đình Hội
đồng Thể thao khu vực Đông Nam Á.
Đại hội là hoạt động có ý nghĩa thiết thực
góp phần tăng cường sự đoàn kết hữu
nghị, giao lưu và học hỏi trong học sinh
khu vực các nước ASEAN nói riêng,
trong cộng đồng dân tộc các nước thành
viênASEAN nói chung.
Kết quả, đội chủ nhà Việt Nam dẫn
đầu với tổng số 100 huy chương (50
HCV, 27 HCB và 23 HCĐ); tiếp đến là
Malaysia với 85 huy chương (25 HCV,
30 HCB, 30 HCĐ); Thái Lan: 88 huy
chương (24 HCV, 31 HCB, 33 HCĐ).
Indonesia: 72 huy chương (18 HCV, 27
HCB, 27 HCĐ). Singapore: 28 huy
chương (8 HCV, 5 HCB, 15 HCĐ). Lào:
8 huy chương (3 HCB và 5 HCĐ);
Brunei: 10 huy chương (2 HCB, 8
HCĐ); Philippines: 3 HCĐ. tHtt
Việt Nam dẫn đầu Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần 5
Sự kiện vấn đề
7số 1031 l 04.7.2013
Ngày 28/6/2013, tại Hà Nội,
Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục
thể thao Vương Bích Thắng và Chủ
tịch Tổ chức Phát triển Thể thao Hàn
Quốc (KSPO) Chung Jung Teak vừa
ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh
vực Thể thao trước sự chứng kiến
của Bộ trưởng VHTTDL Hoàng
Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ VHTTDL
Lê Khánh Hải...
Hợp tác trong lĩnh vực Thể thao
trong thời gian tới sẽ góp phần giúp
Việt Nam chuẩn bị tốt về nhân lực
cho Asian Games năm 2014 cũng
như cơ sở vật chất và công tác tổ
chức khi Nam đăng cai Asian Games
năm 2019.
Cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng
Tuấn Anh đã có buổi tiếp thân mật
Chủ tịch KSPO Chung Jung Teak.
Bộ trưởng đánh giá cao sự quan tâm,
hỗ trợ của Hàn Quốc cho Thể thao
Nam thời gian qua, đề nghị tục sự
hợp tác hiệu quả những năm
tiếp theo.
Ông Chung Jung Taek cảm ơn
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về buổi
tiếp trọng thị, ấm cúng. Chủ tịch
KSPO mong muốn hai quốc gia sẽ
có sự hợp tác tốt đẹp hơn nữa trong
vực Thể dục, thể thao. KSPO sẽ cử
chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam
trong công tác chuẩn bị, đăng cai tổ
chức thành công Asian Games 18.
Thời gian tới, hai nước cần đẩy
mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực
Thể dục thể thao; xem xét ký thỏa
thuận hợp giai đoạn 2013-2020;
định kỳ thường xuyên trao đổi các
Đoàn thăm cấp cao giữa lãnh đạo cơ
quan quản lý nhà nước về thể dục
thể thao; tăng cường hoạt động trao
đổi sinh viên, trao đổi giảng viên,
đào tạo chuyên gia, huấn luyện viên;
đẩy mạnh việc cử các đoàn, đội thể
thao tham gia hoạt động thể thao
được tổ chức tại hai nước...
Đặc biệt, hai bên cần tích cực
phối hợp, khẩn trương thúc đẩy Dự
án xây dựng sân đua xe đạp lòng
chảo tại Khu Liên hợp thể thao quốc
gia Mỹ Đình để chuẩn bị cho
ASIAD 2019 Việt Nam. Tăng cường
hợp tác trên vực đào tạo nhân lực
chất lượng cao. Hỗ trợ nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ cao trong
tuyển chọn, vận động viên ở một số
môn thể thao trọng điểm của Việt
Nam…
tHtt
Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác thể dục, thể thao
Sự kiện vấn đề
Cụ thể, thực hiện tốt chức năng
tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính
quyền về công tác chỉ đạo, triển khai
công tác gia đình và phòng, chống
bạo lực gia đình: Xây dựng, ban
hành, trình cấp có thẩm quyền ban
hành văn bản về tổ chức triển khai
thực hiện Chiến lược phát triển gia
đình Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 và các chương trình, kế
hoạch liên quan đến xây dựng gia
đình và phòng, chống bạo lực gia
đình của địa phương; tăng cường đầu
tư và bố trí đủ kinh phí cho công tác
phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức các hoạt động thực hiện
nhiệm vụ đột phá "Đẩy mạnh, nâng
cao chất lượng và nhân rộng Mô
hình phòng, chống bạo lực gia đình"
đảm bảo trong năm 2013 có ít nhất
30% và đến năm 2016 có ít nhất 60%
số xã, phường, thị trấn xây dựng mô
hình phòng, chống bạo lực gia đình,
thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng
đồng trên địa bàn mỗi tỉnh, thành
theo Công văn số 1467/BVHTTDL-
GĐ ngày 13 tháng 5 năm 2011 và
Công văn số 1093/BVHTTDL-GĐ
ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng
dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình.
Chú trọng các biện pháp phát
hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi bạo
lực; hỗ trợ nạn nhân, hoà giải mâu
thuẫn trong gia đình nhằm duy trì,
nâng cao hiệu quả hoạt động các mô
hình phòng, chống bạo lực gia đình.
Chủ trì, phối hợp với ban, ngành,
đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã
hội tăng cường tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục về Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình và các văn bản có
liên quan; biên soạn tài liệu và tổ
chức, hướng dẫn tập huấn cho cán
bộ của các ban, ngành, đoàn thể và
những người trực tiếp tham gia công
tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức sơ kết 5 năm triển khai
thi hành Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Nghiêm túc thực hiện việc thu
thập, tổng hợp và báo cáo số liệu về
gia đình và phòng, chống bạo lực gia
đình theo Thông tư số 23/2011/TT-
BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL
(Xem tiếp trang 9)
Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực gia đình
ngày 28/6, BộVHttDL đã ban hành Chỉ thị số 146/Ct-BVHttDL yêu
cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở
VHttDL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp tăng
cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình
nhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn mỗi khu dân
cư, thôn, ấp, tổ dân phố.
8 số 1031 l 04.7.2013
Ngày 27/6, UBND TP Hà Nội tổ
chức Hội nghị biểu dương gia đình văn
hóa tiêu biểu trong đồng bào dân tộc
thiểu số năm 2013 với 146 hộ gia đình
được tuyên dương.Tính đến hết năm
2012, toàn thành phố Hà Nội có
1.316.040/1.566.714 hộ đạt danh hiệu
Gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 84%,
trong đó có đóng góp của gần 10.000
hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số.
146 gia đình văn hóa dân tộc thiểu số
được tuyên dương tại Hội nghị là
những gia đình tiêu biểu trong phong
trào xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đóng góp tích
cực vào sự phát triển của địa phương
nói riêng và Thủ đô nói chung.
Với hơn 81 nghìn người dân tộc
thiểu số thuộc 49 dân tộc, theo thống
kê, có 44.882 người dân tộc thiểu số
sống tập trung ở 14 xã với 140 thôn,
bản, cụm dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu
sống ở phía Tây Hà Nội tại các huyện
Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức
và Chương Mỹ, trong đó, chủ yếu là
dân tộc Mường với hơn 42 nghìn
người, dân tộc Dao hơn 2 nghìn người,
còn lại là các dân tộc khác.
Hiện nay, 100% các xã dân tộc
miền núi trên địa bàn Hà Nội đã có
trạm y tế, 100% hộ nghèo được cấp thẻ
bảo hiểm khám, chữa bệnh miễn phí;
phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục
thể thao phát triển mạnh mẽ đặc biệt,
các điệu múa hát truyền thống đang
được đầu tư khôi phục như hát sắc bùa,
múa Mường cổ, lễ cấp sắc…
n.tHanH
Ngày 28/6/2013, Sở VHTTDLphối
hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức
“Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm
2013”.
Cuộc vận động xây dựng gia đình
văn hóa đã tiến hành nhiều năm được
đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ,
tích cực tham gia. Đến nay trên địa bàn
toàn tỉnh đã có 86,2% Gia đình đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa; 85% làng, bản,
khu dân cư văn hóa; 98,4% nhà văn hóa
khu dân cư; 914 CLB Gia đình hạnh
phúc; 198 mô hình phòng chống bạo
lực gia đình; 3.202 tổ phụ nữ xây dựng
mô hình "5 không 3 sạch"; 123 mô hình
phòng chống ma túy từ gia đình; 39
CLB Phòng chống HIV- AIDS; 62 địa
chỉ tin cậy ở cộng đồng; 142 mái ấm
tình thương tặng cho phụ nữ nghèo có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá tiền:
2.000.749.000đ; gần 73.000 gia đình
hiếu học... Đó là những bông hoa giữa
đời thường, tiêu biểu như các gia đình
hiếu học nuôi con giỏi, dạy con ngoan;
gia đình nề nếp gia phong; ông bà, cha
mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; giữ
gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền
thống, gia đình làm kinh tế giỏi, tổ chức
lao động, sản xuất, kinh doanh đạt năng
suất, chất lượng, hiệu quả; gia đình có
nếp sống văn hóa lành mạnh, gia đình
sống trách nhiệm với cộng đồng; gia
đình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.
Tại ngày hội, Ban Tổ chức đã trao
tặng hoa và những phần quà giá trị cho
63 gia đình hạnh phúc tiêu biểu, 13 chủ
nhiệm CLB gia đình hạnh phúc; trao
tặng Mái ấm tình thương cho 10 gia
đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị
giá 200.000.000đ.
QuáCH SinH
Phú Thọ tổ chức Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm 2013
HàNội:Tuyêndương146giađìnhvănhóa
dântộcthiểusốtiêubiểu
Ngày 26/6, kỷ niệm Ngày Gia
đình Việt Nam, tỉnh Tiền Giang tuyên
dương, khen thưởng 41 gia đình văn
hóa tiêu biểu, xuất sắc giai đoạn
2007-2012.
Theo Ban Chỉ đạo phong trào
"Toàn dân toàn kết xây dựng đời sống
văn hóa" tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh có
hơn 400.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia
đình văn hóa; hơn 400.000 hộ gia
đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3
năm liền. Qua phong trào, đã xuất
hiện nhiều ngành có cách làm sáng
tạo nhằm chung tay nâng cao chất
lượng phong trào xây dựng gia đình
văn hóa. Điển hình như Hội Liên hiệp
Phụ nữ với trong trào xây dựng “Gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc”, “5 không, 3 sạch”; Hội Nông
dân với phong trào “Gia đình nông
dân hạnh phúc”; Hội Cựu chiến binh
hình thành phong trào “Gia đình hội
viên gương mẫu”; Hội Người cao tuổi
với phong trào “Ông bà mẫu mực,
con cháu thảo hiền”.
Để nâng cao chất lượng phong
trào xây dựng gia đình văn hóa, tỉnh
Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục, vận động nhằm
nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành, cộng đồng và thành viên gia
đình về vị trí, vai trò của gia đình
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; quan tâm đến phát
triển kinh tế gia đình, xây dựng và
hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên
quan để góp phần củng cố, ổn định và
phát triển kinh tế gia đình…
ĐứC Kiên
Tiền Giang: Hơn 400.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
Sự kiện vấn đề
9số 1031 l 04.7.2013
Văn phòng Chính phủ đã có Văn
bản số 5054/VPCP-KGVX về việc
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
đồng ý UBND tỉnh Quảng Trị tổ
chức bắn pháo hoa tầm thấp tại Lễ kỷ
niệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh
- Giải phóng Hướng hóa, tỉnh Quảng
Trị vào ngày 7/7/2013.
Nhân dịp này, sẽ có nhiều hoạt
động kỷ niệm sự kiện giải phóng Khe
Sanh gồm chiếu phim phóng sự đối
ngoại “Khe Sanh đi lên từ vùng đất
lửa”, tổ chức trại sáng tác âm nhạc
“Giai điệu Khe sanh”, hội diễn văn
nghệ thể thao trên toàn huyện, phối
hợp với Liên đoàn Bóng chuyền Việt
Nam tổ chức giải bóng chuyền nữ
vòng loại World Cup 2014...
UBND tỉnh Quảng Trị cho biết,
ngay từ đầu tháng 5/2013, các hoạt
động hưởng ứng Lễ kỷ niệm 45 năm
Chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng
Hướng Hóa đã khởi động. Vào chiều
ngày 09/7 sẽ có chương trình truyền
hình trực tiếp trên VTV tại di tích sân
bay Tà Cơn với nội dung “Trở về với
ký ức”, tối 09/7 có chương trình trực
tiếp trên VTV1 và VTV4 về Lễ kỷ
niệm 45 năm giải phóng Khe Sanh...
VP
Bắn pháo hoa kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh
Ngày 28/6, tỉnh Thừa Thiên - Huế
đã tổ chức tổng kết 5 năm triển khai
thực hiện phong trào xây dựng gia
đình văn hóa mới và tuyên dương
151 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất
sắc lần thứ 2-2013. Dịp này, Thừa
Thiên - Huế cũng đã lựa chọn 9 gia
đình tiêu biểu xuất sắc tham dự hội
nghị tuyên dương gia đình văn hóa
tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ
hai tại Thủ đô Hà Nội sắp tới.
Qua 5 năm thực hiện phong trào
(2007-2012), đến nay toàn tỉnh Thừa
Thiên - Huế đã có 239.686/250.081
gia đình đăng ký xây dựng gia đình
văn hóa; trong đó có 209.944 gia
đình được công nhận đạt chuẩn văn
hóa, đạt tỉ lệ 87,6% so với đăng ký.
Phong trào xây dựng đời sống văn
hóa đã tạo được những chuyển biến
tích cực trong đời sống xã hội, góp
phần hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
toàn tỉnh đến nay là 1,12%; tỉ lệ sinh
con thứ ba trở lên còn 18%; trên 83%
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được
giúp đỡ, chăm sóc; 83% số hộ gia
đình được dùng nước sạch; tỉ lệ hộ
nghèo giảm từ 1,5%-2%/năm.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây
dựng được 358 câu lạc bộ gia đình
văn hóa, thường xuyên sinh hoạt ở
các làng, bản, tổ dân phố; 208 câu lạc
bộ gia đình phát triển bền vững, trong
đó có 203 câu lạc bộ lồng ghép nội
dung phòng chống bạo lực gia đình.
Nhiều phong trào lớn được các tổ
chức đoàn thể, gia đình, xã hội hưởng
ứng sâu rộng như: phong trào "giảm
nghèo bền vững", "xây dựng nhà đại
đoàn kết, nhà tình thương", "đền ơn
đáp nghĩa", "bình đẳng giới", "chăm
sóc sức khỏe sinh sản", "phụ nữ giúp
nhau làm kinh tế giới", "nuôi con
khoẻ, dạy con ngoan", "khuyến học,
khuyến tài"... Tiêu biểu là hộ gia đình
các ông, bà Nguyễn Nhìn (xã Phú
Mỹ, huyện Phú Vang), Nguyễn Vân
Toàn (xã Thủy Băng, thị xã Hương
Thủy), Trần Vĩnh (xã Lộc Sơn, huyện
Phú Lộc), từ những nỗ lực của bản
thân, sự giúp đỡ của cộng đồng, đã
vượt lên hoàn cảnh khó khăn, trở
thành những gia đình mẫu mực, kinh
tế ổn định, con cái học hành thành
đạt, đứng đầu phong trào khuyến học
của địa phương.
Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
tiếp tục thực hiện các giải pháp vận
động toàn dân tham gia xây dựng gia
đình văn hóa, phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp, những thuần
phong mỹ tục của vùng đất có bề dày
lịch sử và văn hóa; phấn đấu 100% số
phường, xã cam kết giữ vững chất lượng
phong trào xây dựng gia đình văn hóa;
với 92% gia đình trở lên được công
nhận gia đình văn hóa; trong đó có 30%
gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc.
Hồ tHanH
Thừa Thiên - Huế: Tổng kết 5 năm phong trào
xây dựng gia đình văn hóa mới
Tăngcườngcôngtácphòng,chống...
Sự kiện vấn đề
quy định về thu thập, xử lý thông
tin về gia đình và phòng, chống bạo
lực gia đình.
Tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, phối hợp với các cơ quan
chức năng xử lý nghiêm những hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
phòng, chống bạo lực gia đình.
Bộ VHTTDL yêu cầu Giám đốc
Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ
quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ
thị này.
tHtt
(Tiếp theo trang 7)
Sự kiện vấn đề
10 số 1031 l 04.7.2013
* Hội Liên hiệp Phụ nữ Sóc Trăng đã
tổ chức ngày “Ngày hội gia đình” với sự
tham gia của 24 hộ gia đình đến từ 11
huyện, thị, thành phố và các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn. Ngày hội có các hoạt động
chính như: Hội thi “Gia đình hạnh phúc”,
trưng bày các sản phẩm khéo tay... Trước
đó, đã diễn ra Hội thao gia đình thể thao
tỉnh lần thứ III năm 2013, do Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trung tâm
Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao
tỉnh với sự góp mặt của 130 gia đình tiêu
biểu. Tại nhà hát tổng hợp Trung tâm văn
hóa tỉnh, diễn ra ngày hội “Hoa phượng
đỏ” tỉnh Sóc Trăng lần thứ 12 với sự tham
gia của 500 diễn viên, nhạc công thiếu nhi
đến từ 11 huyện, thị, thành phố. Ngày hội
là sân chơi bổ ích để thiếu nhi Sóc Trăng
được giao lưu, mở rộng vòng tay bạn bè
qua các hoạt động vui chơi, giải trí, văn
hóa văn nghệ; qua đó nhằm phát hiện
những tài năng trẻ để kịp thời đào tạo, bồi
dưỡng thành những hạt nhân trong phong
trào văn hóa, văn nghệ của tỉnh. Sở
VHTTDLlịch phối hợp với Hội Liên hiệp
phụ nữ và Hội Nông dân tổ chức liên hoan
“Tiếng hát mái ấm gia đình”, thu hút 33
gia đình tiêu biểu.
* Tỉnh Hậu Giang tổ chức Ngày hội
Gia đình hạnh phúc năm 2013 với sự
tham dự của 150 gia đình tiêu biểu trong
toàn tỉnh. Tỉnh đã trao tặng Bằng khen
cho 20 gia đình văn hóa tiêu biểu và 25
gương người tốt việc tốt, là những gia
đình có nhiều nỗ lực đóng góp trong việc
xây dựng nét đẹp văn hóa gia đình và
những cá nhân có nhiều đóng góp trong
việc hiến đất xây nhà văn hóa, làm
đường, làm từ thiện. Hội Liên hiệp Phụ
nữ tỉnh cũng đã tặng học bổng vượt khó
học tốt cho 35 nữ sinh trung học phổ
thông. Dịp này, các tiểu phẩm xuất sắc
trong Liên hoan tiểu phẩm Ngày Gia đình
Việt Nam do chính các gia đình văn hóa
tiêu biểu diễn xuất được công diễn. Cùng
diễn ra trong ngày hội là triển lãm các
gian hàng trưng bày nông sản và sản
phẩm của từng địa phương, các gia đình,
như hàng thủ công mỹ nghệ: đan lục
bình, đan kết cườm và trang trí, tạo hình
hoa quả. Hội phụ nữ các cấp tỉnh Hậu
Giang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa,
văn nghệ, hội thi, hội diễn, họp mặt gia
đình tiêu biểu, gia đình có nhiều thế hệ
sinh sống... với sự tham dự của đại diện
hàng trăm gia đình.
* Liên đoàn lao động Việt Nam tỉnh
Quảng Trị tổ chức buổi lễ biểu dương gia
đình công nhân, viên chức lao động tiểu
biểu xuất sắc giai đoạn 2011-2013. Đã có
42 gia đình xuất sắc đại diện cho 18.000
gia đình công nhân, viên chức lao động
trên địa bàn toàn tỉnh được biểu dương.
Đây là những gia đình tiêu biểu thành đạt
trong việc tổ chức tốt cuộc sống gia đình,
nuôi dạy con ngoan, học giỏi; thực hiện
tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia
đình, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm
no, hạnh phúc. Trong những năm qua,
công đoàn các cấp đã đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động công nhân, viên
chức lao động thực hiện các phong trào
tiêu biểu như: xây dựng gia đình theo 4
chuẩn mực gắn với cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”; xây dựng gia đình thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc
nhà”; phong trào “Phụ nữ tích cực, sáng
tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; thực
hiện tốt đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ
nuôi dạy con tốt”; “Tuyên truyền, giáo
dục phẩm chất đạo đức của người phụ nữ
Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn
2010-2015” và cuộc vận động “5 không
- 3 sạch”… Hằng năm, có trên 90% nữ
công nhân, viên chức lao động danh hiệu
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có trên
95% gia đình công nhân, viên chức lao
động đạt gia đình văn hóa; nhiều tập thể,
cá nhân được công đoàn, chính quyền
biểu dương khen thưởng.
* UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ
mít tinh kỉ niệm 12 năm Ngày Gia đình
Việt Nam (28/6/2001-28/6/2013), với sự
tham dự của hơn 2.000 cán bộ, công nhân
viên chức lao động, cùng 220 gia đình
tiêu biểu của tỉnh, thành phố Buôn Ma
Thuột. Trong 12 năm qua, công tác gia
đình và phong trào xây dựng gia đình văn
hóa trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự
quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể và sự hưởng ứng nhiệt
tình của các tầng lớp nhân dân. Các cấp,
ngành, đoàn thể của tỉnh đã thực hiện tốt
công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc
tuyên truyền, vận động nhân dân xây
dựng gia đình văn hóa, gương mẫu chấp
hành đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích
cực tham gia các phong trào thi đua của
địa phương, xây dựng gia đình hòa thuận,
hạnh phúc, tiến bộ trong công tác, học
tập, sản xuất, kinh doanh… Đến nay toàn
tỉnh đã có gần 72% gia đình đạt tiêu
chuẩn văn hóa, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo,
nâng cao dân trí ở địa phương.
* Tại Sân khấu rạp 3/4, thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Chương
trình liên hoan “Gia đình nghệ thuật” lần
thứ I – 2013 nhằm hưởng ứng Ngày gia
đình Việt Nam (28/6). Tham gia liên hoan
có 10 gia đình đại diện cho các địa
phương trong tỉnh. Hầu hết phần trình
diễn của các gia đình đều ca ngợi quê
hương, đất nước và vùng đất Tây Nguyên
như: Tiết mục “Nhân dân Nam Tây
Nguyên nhớ Bác” của gia đình ông Duôm
Jai K’Bát (huyện Lâm Hà), “Tiếng chày
trên sóc Bombo” của gia đình bà Mabio
(Lạc Dương), gia đình ông Trần Quang
Tuấn (Cát Tiên) thể hiện ca khúc “Đất
Nhiều hoạt động hưởng
Sự kiện vấn đề
11số 1031 l 04.7.2013
nước lời ru”… Các gia đình tham gia liên
hoan lần này còn thi tài các trò chơi dân
gian tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu
(Đà Lạt). Ở mỗi trò chơi, Ban tổ chức sẽ
trao tặng giải thưởng cho các gia đình có
thứ hạng cao nhất. Nhân dịp này, Sở
VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ chức diễu
hành xe tuyên truyền trên nhiều tuyến
đường tại thành phố Đà Lạt đến người dân
về ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình và
phòng chống bạo lực trong gia đình…
* Chiều 27/6, Liên đoàn Lao động tỉnh
Cà Mau tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình
Việt Nam, và tôn vinh 20 mái ấm gia
đình, hạnh phúc. Tại buổi lễ, các gia đình
cùng nhau chia sẻ về kinh nghiệm vun
đắp giữ gìn mái ấm gia đình bền vững,
cách chăm sóc và nuôi dạy con cái thành
đạt. 20 gia đình tiêu biểu được bình chọn
từ cơ sở, mỗi gia đình đều có mỗi hoàn
cảnh khác nhau. Có những gia đình phải
trải qua thử thách nghiệt ngã, nhưng với
niềm tin vào gia đình biết dựa vào nhau,
lấy gia đình làm điểm tựa để vươn lên
trong cuộc sống, tạo nên nền tảng vững
chắc "Gia đình là tế bào của xã hội". Các
thế hệ gia đình ở tỉnh Cà Mau đang cố
gắng duy trì giữ gìn thành quả, giá trị vật
chất và tinh thần, hạnh phúc của gia đình
đã có, phát huy truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam, cùng nhau vun đắp
xây dựng gia đình hạnh phúc, để gia đình
thực sự là tổ ấm yêu thương, nơi đầy ắp
tình yêu và lòng bao dung, vị tha của
người lớn, đầy tiếng cười của tuổi thơ, là
chốn đi về bình yêu của mỗi người, góp
phần xây dựng một xã hội phồn vinh, gia
đình hạnh phúc.
Yến nHi - HồtHanH- K.Hoàn
* Tỉnh Vĩnh Long tổ chức tuyên
dương 129 gia đình văn hóa tiêu biểu
của tỉnh nhân kỷ niệm 12 năm Ngày Gia
đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2013).
Tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 244.000 hộ
gia đình được công nhận gia đình văn
hóa, chiếm gần 90% số hộ dân toàn tỉnh.
Tỉnh cũng đã thành lập được 85 câu lạc
bộ gia đình phát triển bền vững, 53
nhóm phòng chống bạo lực gia đình và
17 tổ tư vấn hòa giải với gần 2.800
thành viên. Thông qua các câu lạc bộ,
tổ, nhóm đã tác động tích cực đến nhận
thức của người dân ở địa phương về nạn
bạo hành gia đình, cũng như chấp hành
tốt các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Là một trong những nội
dung trọng tâm của phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng
gia đình văn hóa” của tỉnh Vĩnh Long
thời gian qua đã tập trung khai thác và
phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống, đạo lý dân tộc tạo động lực để thu
hút nhiều thành phần tham gia.
* Tỉnh Thái Bình tuyên dương 150
gia đình văn hóa tiêu biểu và phụ nữ
làm kinh tế giỏi, lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình hạnh phúc. Nhân dịp này,
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam đã trao tặng 25 nhà "Mái ấm tình
thương ” với tổng trị giá 500 triệu đồng
cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên
địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2012, tỉnh
Thái Bình có hơn 400.000 gia đình đạt
danh hiệu “Gia đình văn hóa” (78%
tổng số hộ dân), tiêu biểu như các
huyện Tiền Hải, Kiến Xương, thành
phố Thái Bình... Phong trào xây dựng
gia đình văn hóa luôn được tỉnh Thái
Bình chú trọng nhằm gìn giữ và phát
huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt
Nam, nêu cao vai trò gương mẫu của
ông, bà, cha, mẹ; xây dựng mối quan hệ
khăng khít giữa gia đình, nhà trường và
xã hội cũng như đời sống văn hóa lành
mạnh ở cộng đồng dân cư, từ đó tạo tiền
đề thuận lợi cho phát triển kinh tế.
* Sở VHTTDL Hà Tĩnh phối hợp
với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức vinh
danh 96 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất
sắc năm 2013. Các gia đình được vinh
danh đều là những gia đình văn hóa
xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện cuộc
vận động xây dựng gia đình "5 không,
3 sạch", các điển hình xuất sắc trong
học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, vượt khó vươn lên phát
triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh
phúc, xây dựng nông thôn mới và cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa khu dân cư”. Với
nhiều cách làm sáng tạo, cuộc vận động
xây dựng gia đình văn hóa, gia đình
nông thôn kiểu mẫu ngày càng đi sâu
vào các thôn xóm, tổ dân phố và từng
gia đình trên địa bàn tỉnh.
* Thành phố Cần Thơ tổ chức họp
mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Gia đìnhViệt
Nam và biểu dương, khen thưởng 18 hộ
gia đình văn hóa tiêu biểu và 12 cá nhân
có nhiều đóng góp trong phong trào xây
dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, đặc
biệt là công tác hòa giải, phòng chống
bạo lực gia đình. Năm 2013, thành phố
CầnThơ có gần 250.000 hộ gia đình văn
hóa, chiếm hơn 93% tổng số hộ gia đình
của thành phố. Đạt được kết quả đáng
khích lệ này không chỉ nhờ sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa
phương mà còn nhờ sự tích cực của các
cán bộ, tình nguyện viên, gia đình kiểu
mẫu chung tay xây dựng gia đình hạnh
phúc, tiến bộ, nhất là trong công tác hòa
giải ở từng địa phương
HoànGYến
ứng NgàyGiađìnhViệtNam 28/6
Sự kiện vấn đề
12 số 1031 l 04.7.2013
Năm 2013 được chọn là Năm Gia
đình Việt Nam với chủ đề "Kết nối yêu
thương" nhằm liên kết, kết nối vai trò,
trách nhiệm chặt chẽ hơn nữa giữa các
thành viên trong gia đình. Hưởng ứng
chủ đề của Năm Gia đình, Ngày Gia
đình Việt Nam 28/6 cũng tập trung vào
các hoạt động nhằm góp phần kết nối
yêu thương giữa các thành viên trong
gia đình. Chỉ có tình yêu thương mới
là động lực chính để các thành viên
cùng chung sức chăm lo cho để gia
đình mãi là tổ ấm hạnh phúc, giảm
thiểu được các vấn đề trong gia đình,
nhất là bạo lực gia đình.
Ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng
Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) cho biết: Trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
quốc tế, gia đình truyền thống Việt
Nam đã có sự chuyển hóa. Từ mô hình
gia đình truyền thống nay trở thành gia
đình trong văn minh công nghiệp với
mô hình chủ đạo là gia đình hạt nhân;
ba, bốn thế hệ cùng sống trong một gia
đình nay không còn nhiều. Sự chuyển
biến này có nhiều biểu hiện tích cực
nhưng xen với đó cũng có mặt tiêu
cực. Cuộc sống đương đại mang lại
nhiều cơ hội cho gia đình, mỗi thành
viên trong gia đình có điều kiện phát
huy năng lực cá nhân nhưng cũng tước
đi rất nhiều thứ. Thứ mất nhiều nhất là
thời gian, sự quây quần, gắn bó giữa
các thành viên. Thêm vào đó, nhịp
sống gấp gáp, vội vã, nên mỗi cá nhân
đều thiếu đi sự điềm tĩnh, nhường nhịn
vốn có trong gia đình truyền thống xưa
gắn với nông thôn, nông nghiệp, mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình cũng vì thế mà ngày càng trở nên
lỏng lẻo...
Mặt trái của xã hội hiện đại, công
nghiệp hóa khiến gia đình Việt Nam
phải đối mặt với nhiều vấn đề như tình
trạng ly hôn, ly thân gia tăng, lựa chọn
giới tính khi sinh, văn hóa ứng xử,
khác biệt quan điểm giữa các thế hệ,
giáo dục đạo đức cho con trẻ, duy trì
hạnh phúc trong gia đình trẻ... Đặc
biệt, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ
trong bình đẳng giới nhưng ở nhiều gia
đình vẫn tồn tại lối cư xử thiếu bình
đẳng, có người tự cho mình quyền dạy
dỗ người khác bằng bạo lực, chửi
mắng, áp chế mà nạn nhân chủ yếu lại
là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi –
nhóm đối tượng yếu thế trong gia đình.
Họ cũng là nạn nhân chủ yếu của nạn
bạo lực gia đình.
Với mong muốn tôn vinh, phát
huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình, năm 2013 được chọn là
Năm Gia đình Việt Nam với chủ đề
"Kết nối yêu thương" nhằm góp phần
kết nối vai trò, trách nhiệm, tình cảm
của mọi thành viên trong các gia đình
Việt Nam để cùng chia sẻ, chăm lo tổ
ấm hạnh phúc.
Các chuyên gia nghiên cứu về gia
đình cho rằng: Mâu thuẫn xuất hiện ở
bất cứ gia đình nào trong xã hội, dù là
nhà giàu, nhà nghèo, gia đình nông
thôn, thành thị... nhưng không phải gia
đình nào cũng có được kỹ năng, kinh
nghiệm cần thiết để giải quyết các mâu
thuẫn đó. Chính tình yêu thương trong
mỗi gia đình sẽ là động lực để các gia
đình gỡ bỏ, giải tỏa các mâu thuẫn.
Việc kết nối yêu thương trong mỗi gia
đình phải xuất phát từ mọi thành viên
chứ không thể chỉ là cố gắng của một
người. Nhiều người trong xã hội vẫn
giữ tư tưởng cho rằng việc gìn giữ, duy
trì hạnh phúc, tình yêu thương trong
gia đình là trách nhiệm của người phụ
nữ, người vợ, người mẹ. Đây là quan
niệm không chính xác bởi từ xưa cha
ông ta đã đúc kết rằng "Đàn ông xây
nhà, đàn bà xây tổ ấm", điều này cho
thấy vai trò, trách nhiệm của người đàn
ông cũng như người phụ nữ trong xây
dựng, duy trì hạnh phúc gia đình là
như nhau, đàn ông cũng cần chung tay
góp sức để cùng gìn giữ, phát huy
hạnh phúc gia đình. Ngày nay, phụ nữ
cũng đóng góp, giữ nhiều trọng trách
trong xã hội không thua kém nam giới;
họ có điều kiện học tập, sáng tạo, cống
hiến cho sự phát triển của xã hội
nhưng họ còn có thiên chức làm vợ,
làm mẹ, đóng vai trò là người giữ lửa
trong gia đình. Để đảm bảo vừa hoàn
thành tốt nhiệm vụ xã hội phân công,
vừa thực hiện tốt vai trò người vợ,
người mẹ, người giữ lửa trong gia
đình, người phụ nữ rất cần sự sẻ chia,
giúp đỡ từ phía các thành viên trong
gia đình, đặc biệt là người chồng bằng
hành động cụ thể.
Gia đình Việt Nam đã có tự ngàn
xưa, trải qua nhiều biến đổi, phát triển
cùng với sự lịch sử, xã hội nhưng
những giá trị truyền thống, nền nếp
của gia đình như thủy chung, hiếu
nghĩa, kính trên nhường dưới...vẫn
luôn được duy trì, thậm chí trong xã
hội mới, gia đình Việt Nam lại có thêm
các giá trị nhân văn mới. Tại lễ phát
động Năm Gia đình Việt Nam 2013,
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
cũng khẳng định rằng: Trong quá trình
xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước hơn 4000 năm, người Việt Nam
giữ gìn và phát huy được tiếng nói, văn
hóa, nòi giống chính là nhờ gia đình
Việt Nam và làng xã Việt Nam. Gia
đình là nơi tái tạo con người Việt Nam,
cùng với làng xã là nơi tái tạo và phát
triển văn hóa Việt Nam. Trải qua hàng
nghìn năm phát triển đất nước, gia
đình Việt Nam ngày nay vẫn là nơi gìn
giữ và phát triển các truyền thống
chuẩn mực giá trị cao đẹp của dân tộc
như tình yêu quê hương đất nước, vun
đắp cuộc sống gia đình tình nghĩa, lao
động cần cù, sáng tạo, ý chí vươn lên
vượt khó, dũng cảm kiên cường bảo vệ
Gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc
Sự kiện vấn đề
13số 1031 l 04.7.2013
Ngày 28/6, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh An Giang tổ chức hội thảo
Nhân rộng điển hình các mô hình trong
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
năm 2013.
Hội thảo nhằm hướng dẫn xây dựng
các mô hình cuộc vận động Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư lồng ghép các chương trình
mục tiêu Quốc gia, đoàn kết xây dựng
đời sống kinh tế ổn định và từng bước
phát triển xây dựng nông thôn mới, đô
thị văn minh.
Ông Huỳnh Công Mước, Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnhAn Giang
cho biết: Đây là dịp tổng kết, đánh giá,
rút kinh nghiệm để phát huy kết quả đạt
được và tìm ra giải pháp nhân rộng các
mô hình này hiệu quả hơn trong thời
gian tới, góp phần thúc đẩy phong trào
thi đua yêu nước, thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia và phát triển kinh
tế, xã hội ở địa phương.
Hiện toàn tỉnh An Giang có 71 mô
hình đã và đang hoạt động có hiệu quả
trong cuộc vận động theo 5 nội dung là:
đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn
định và từng bước phát triển xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh; xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần lành
mạnh, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm
sóc sức khỏe; xây dựng môi trường cảnh
quan sạch đẹp; phát huy dân chủ, chấp
hành đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, xây
dựng cơ sở chính trị vững mạnh; đoàn
kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng
đồng, phát huy truyền thống uống nước
nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương thân
tương ái. Điển hình là các xã Vĩnh Lợi
(huyện Châu Thành), Núi Tô (huyện Tri
Tôn), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu),
Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên)..
H.L
Nhân rộng mô hình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Tổ quốc, chăm lo cho việc học hành
của con cái, nhường cơm sẻ áo cho
người có hoàn cảnh khó khăn...
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm
sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của việc xây dựng gia đình Việt Nam
no ấm, hạnh phúc, tiến bộ. Ban Bí thư
Trung ương (khóa IX) năm 2005 đã
khẳng định "xây dựng gia đình là vấn
đề lớn, hết sức hệ trọng của cả dân tộc
và của cả thời đại". Trong những năm
qua, nhiều văn bản quan trọng về lĩnh
vực gia đình đã được ban hành; trong
đó, có Chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt năm 2012. Năm Gia đình
Việt Nam 2013 sẽ góp phần quan trọng
nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội
về vị trí, vai trò của gia đình; chủ
trương, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước về gia đình; quyền,
nghĩa vụ của gia đình; kỹ năng sống,
cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây
dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng
giới, phòng, chống bạo lực gia đình.
tHế HùnG
Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam
28/6, một số địa phương trong cả nước
đã tổ chức hội nghị vinh danh, biểu
dương các gia đình tiêu biểu và các cá
nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác
gia đình.
Tại buổi lễ vinh danh được tổ chức
ngày 25/6, UBND tỉnh Hải Dương đã
biểu dương 60 gia đình đại diện cho
hàng vạn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
tiêu biểu về xây dựng gia đình văn
hóa, gia đình sản xuất kinh doanh giỏi,
gia đình với ông bà, cha mẹ mẫu mực,
con cháu thảo hiền. Tỉnh cũng biểu
dương 12 tập thể là các đơn vị, doanh
nghiệp và 7 cá nhân tiêu biểu làm tốt
công tác an sinh xã hội, hỗ trợ giúp đỡ
các gia đình khó khăn, xóa đói, giảm
nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Trong những năm qua, công tác
gia đình luôn được tỉnh Hải Dương
quan tâm chú trọng thông qua các
cuộc vận động, các phong trào như:
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư; xây dựng làng, khu phố văn hóa,
gia đình văn hóa; ngày vì người
nghèo; phụ nữ tích cực học tập lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc. Nhờ đó, số hộ đạt tiêu chuẩn gia
đình văn hóa của tỉnh năm 2005 là
60% thì năm 2012 đạt hơn 83%. Số
làng, khu dân cư văn hóa từ 186 làng,
khu vào năm 2005 nay tăng lên 994
làng, khu dân cư văn hóa. Tỷ lệ hộ
nghèo từ gần 18% vào năm 2005, nay
giảm xuống còn hơn 7%.
Hải Dương tiếp tục củng cố gia
đình trên cơ sở kế thừa và phát huy
các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam; thực hiện quy mô gia
đình ít con với đầy đủ quyền và trách
nhiệm của các thành viên trong gia
đình; nâng cao nhận thức về vai trò, vị
trí, trách nhiệm của các gia đình, cộng
đồng trong thực hiện chính sách, pháp
luật về hôn nhân, gia đình và bình
đẳng giới. Tỉnh vận động, khuyến
khích các gia đình phát huy các phong
tục, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ các tập
quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình;
từng bước nâng cao mức sống trên cơ
sở phát triển kinh tế gia đình, tăng thu
nhập và phúc lợi cho gia đình.
t.LâM
Hải Dương vinh danh các gia đình tiêu biểu
14 số 1031 l 04.7.2013
Kịch bản “Hồn Trương Ba, da
hàng thịt” của nhà thơ, nhà viết kịch
Lưu Quang Vũ được Nghệ sỹ Nhân
dân Lan Hương dàn dựng theo phong
cách nghệ thuật hình thể, các thể hiện
sân khấu đương đại, pha trộn vũ đạo
và âm nhạc Tuồng. Với sáng tạo mới
này, Nghệ sỹ Nhân dân Lan Hương,
Trưởng đoàn Kịch hình thể của Nhà
hát Tuổi trẻ hy vọng sẽ mang lại cho
khán giả yêu kịch nói, đặc biệt là
những người hâm mộ kịch của Lưu
Quang Vũ một trải nghiệm mới mẻ,
cảm nhận khác lạ so với trước.
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao
của Lưu Quang Vũ khi ông đang ở độ
“chín” với sức sáng tạo mạnh mẽ nhất.
Đây cũng là tác phẩm xuất sắc, tiêu
biểu nhất trong sự nghiệp sáng tạo của
Lưu Quang Vũ, khiến nhiều thế hệ
khán giả ấn tượng, ám ảnh và day dứt
qua tài năng dàn dựng của bậc thầy
sân khấu Việt Nam, đạo diễn, Nghệ sỹ
Nhân dân Nguyễn Đình Nghi…
Bên cạnh đó, Nghệ sỹ Ưu tú Chí
Trung cũng bắt tay dàn dựng vở
"Mùa hạ cuối cùng" của cố tác giả
Lưu Quang Vũ. Đây là bước đi tiếp
theo của nghệ sỹ Chí Trung sau thành
công trong vai trò trợ lý cho đạo diễn
Xuân Huyền khi phục dựng thành
công vở "Lời thề thứ 9" cũng của tác
giả Lưu Quang Vũ. Vở này khi ra
mắt đã nhận được phản hồi tích cực
từ phía các nhà chuyên môn cũng
như khán giả yêu sân khấu. "Mùa hạ
cuối cùng" cũng là vở kịch từng được
đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Phạm
Thị Thành dàn dựng thành công từ
hơn 30 năm trước với sự tham gia
của lớp diễn viên đầu tiên của Nhà
hát Tuổi trẻ như: Lê Khanh, Chí
Trung, Đức Hải, Minh Hằng, Ngọc
Huyền... Lần này, vở diễn do nghệ sỹ
Chí Trung dàn dựng sẽ mới mẻ, gần
gũi hơn với nhịp sống hiện đại ngày
nay với phần âm nhạc của nhạc sỹ
Đặng Hữu Phúc, phần mỹ thuật của
họa sỹ Doãn Bằng...
Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mang 2 vở
diễn này tham dự Liên hoan kịch
Lưu Quang Vũ do Hội Nghệ sỹ Sân
khấu Việt Nam tổ chức vào tháng
9/2013. Liên hoan này là điểm nhấn
quan trọng nhân kỷ niệm 25 năm
ngày mất của cố tác giả Lưu Quang
Vũ (1988 – 2013).
Cùng với Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà
hát kịch Việt Nam cũng bắt tay dàn
dựng vở "Hồn Trương Ba, da hàng
thịt" để tham gia Liên hoan kịch Lưu
Quang Vũ. Nữ đạo diễn, Nghệ sỹ Ưu
tú Tú Mai là người đảm nhiệm trọng
trách khôi phục lại hồn cốt của vở
kịch nhưng theo lối dàn dựng mới,
phù hợp với thị hiếu của khán giả
ngày nay.
Mặc dù Lưu Quang Vũ đã mất 25
năm nhưng các kịch bản của ông liên
tục được nhiều nhà hát, đơn vị, đoàn
nghệ thuật kịch nói, chèo, cải lương,
dân ca trong cả nước lựa chọn dàn
dựng, phục dựng, biểu diễn cho đến
ngày nay. Nhiều vở diễn đã trở thành
dấu ấn sâu đậm đối với các đơn vị
nghệ thuật, khán giả trong nước và
quốc tế như “Hồn Trương Ba, da hàng
thịt”, “Lời thề thứ 9”, "Tôi và chúng
ta", "Tin ở hoa hồng".
Yến nHi
Dựng kịch Lưu Quang Vũ theo phong cách hình thể
Nhân dịp hè 2013, Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam tổ chức nhiều lớp
dạy nghề thủ công cho các em học
sinh, từ nay đến hết 15/8. Tham gia
lớp học đan cỏ tế, các em sẽ có cơ
hội tham quan làng nghề đan cỏ tế ở
xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà
Nội, được học đan những vật dụng
như rổ, rá, khung ảnh, lọ hoa, hay
làm các đồ chơi như búp bê, trâu,
thỏ, chó, lợn, gà, voi, thiên nga…,
đồng thời được sáng tạo những mẫu
mã và sản phẩm mới từ cỏ tế. Thông
qua đó, các em vừa hiểu biết về
những giá trị lịch sử, kinh tế, mỹ
thuật của nghề đan cỏ tế, vừa có thể
phát huy sự sáng tạo nghệ thuật của
mình. Đặc biệt, các em sẽ làm quen
với các phương pháp, kỹ năng làm
việc cá nhân, làm việc theo nhóm,
quan sát, lắng nghe, chia sẻ…, để tìm
hiểu về làng nghề và khai thác những
câu chuyện về cuộc sống của những
người thợ thủ công.
Với những em yêu thích nghề
gốm và nghệ thuật tạo hình có thể lựa
chọn lớp đồ gốm để được trải nghiệm
và có những khám phá thú vị về nghề
thủ công truyền thống này dưới sự
hướng dẫn của những nghệ nhân, thợ
thủ công của hai làng Phù Lãng và
Bát Tràng cùng các giảng viên trường
Đại học Mỹ thuật công nghiệp.
Đến với lớp học này, các em sẽ có
cơ hội tìm hiểu và thực hành cách
vuốt gốm bằng bàn xoay, in tranh,
làm mặt nạ, làm gạch trang trí theo
kỹ thuật của làng gốm Phù Lãng; nặn
đồ vật tự do, rót hồ làm con giống
bằng khuôn, tô vẽ, tráng men cho sản
phẩm theo phong cách của làng gốm
Bát Tràng. Đồng thời, các bạn học
viên cũng được thực hiện quá trình
vào lò, ra lò và sở hữu chính sản
phẩm do mình làm ra.
Kết thúc lớp học, các em sẽ cùng
nhau lựa chọn những sản phẩm đẹp,
những bài viết hay về làng nghề và
tự thiết kế trưng bày tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam.
n.tHanH
Bảo tàng Dân tộc học mở lớp dạy nghề thủ công cho học sinh
Sự kiện vấn đề
15số 1031 l 04.7.2013
Chiều 30/6, Ban chỉ đạo thăm dò,
khai quật khảo cổ Di sản văn hóa dưới
nước tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức họp
báo thông tin kết quả sơ bộ khai quật tàu
cổbịđắmtạivùngbiểnthônChâuThuận
Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Quá trình khai quật con tàu này diễn
ra từ 04/6 đến 23/6. Đơn vị khai quật đã
thu được 268 thùng hiện vật, trong đó có
91 thùng với hơn 4000 hiện vật tương
đối còn nguyên vẹn. Những cổ vật thu
được phong phú về chủng loại như một
số kim loại bằng đồng, tiền đồng, đồ
gốm men nâu, đồ gốm men ngọc, đồ sứ
hoa lam, đồ sứ men trắng xanh, đồ gốm
men màu. Qua xem xét các loại hình
thuộc dòng đồ gốm men ngọc, đồ sứ hoa
lam, đồ sứ men trắng xanh, đơn vị khai
quật cho rằng đây là các loại đồ gốm sứ
thuộc thế kỉ XIII. Đặc biệt là các đồng
tiền cho thấy đồng tiền muộn nhất cũng
vào thế kỷ XIII. Tất cả những hiện vật
này được đưa về trưng bày tại Bảo tàng
tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện xác tàu đã lộ rõ với chiều dài từ
đuôi tàu cho đến phần mũi là 20,5m;
chiều ngang rộng nhất của tàu nằm phía
sau khoảng giữa tàu là 5,6m; thân tàu
được chia làm 13 khoang, có 12 vách
ngăn. Theo những vết tích từ khoang số
4 đến số 6 thì nguyên nhân tàu chìm là
do bị cháy. Đơn vị khai quật đã thu hồi
một số mẫu gỗ để phân tích chất liệu gỗ
và niên đại. Các chuyên gia cũng tập
trung nghiên cứu ván đóng tàu, mũi tàu,
các vách ngăn và khung tàu, các thanh
ván nẹp dọc, cột buồm chính, cột buồm
trước, kết cấu và bánh lái.
Cuộc khai quật tàu cổ này là cuộc
khai quật tàu cổ thứ 6 trong vùng biển
Việt Nam và là hiện tượng mới chưa
từng có trong khai quật khảo cổ học dưới
nước. Kết quả khai quật đóng góp vào
việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên
biển ở biển Đông trong nhiều thế kỷ
trước. Các hiện vật mang lại nhiều nhận
thức mới về đồ gốm sứ thế kỷ XIII tại
Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là
những tài liệu hiện vật đóng góp đặc biệt
quan trọng vào kho tàng di sản văn hóa
Việt Nam. Hiện trạng con tàu tuy cách
ngày nay gần 700 năm nhưng còn khá
nguyên vẹn có cấu trúc độc đáo hiếm
thấy, là một hiện vật cổ quan trọng rất có
giá trị đóng góp vào việc nghiên cứu tàu
cổ trên thế giới.
TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đóc
Bảo tàng lịch sử quốc gia cho rằng, giá
trị của con tàu không kém so với giá trị
của hiện vật. Nếu không thể trục vớt
nguyên vẹn thì có thể trục vớt từng bộ
phận của tàu rồi tiến hành phục dựng lại.
L.KHánH
Kết quả khai quật tàu cổ bị đắm tại Quảng Ngãi
UBND tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt
Quy hoạch Phát triển văn hóa, thể dục
thể thao; quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030. Theo đó, mục tiêu của quy
hoạch là bảo tồn và phát huy hiệu quả
những giá trị văn hóa truyền thống, nét
bản sắc văn hóa địa phương ở Hà Nam,
kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn
hóa với phát triển du lịch và kinh tế, xã
hội bền vững.
Tỉnh Hà Nam triển khai nhiều biện
pháp nhằm nâng cao nhận thức của
chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân
trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền
thống; xây dựng các bảo tàng, khu di
tích lịch sử văn hóa trở thành nơi học
tập, tham quan và điểm đến hấp dẫn của
du khách trong nước và quốc tế. Đến
năm 2020, tỉnh hoàn thành việc tu bổ
tôn tạo tất cả các di tích xếp hạng quốc
gia; phấn đấu xếp hạng thêm mỗi năm
10 - 15 di tích cấp tỉnh. Tỉnh xây dựng,
nâng cấp Bảo tàng tỉnh trở thành Bảo
tàng loại III; nghiên cứu phục hồi trò
chơi dân gian múa rối nước của thôn
Nội Rối, múa rối cạn của thôn Chương
Lương (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân);
xây dựng quy hoạch và thực hiện bảo
tồn, phát huy 40 làng nghề thủ công
truyền thống...
Về phát triển thể dục thể thao, tỉnh
Hà Nam từng bước hoàn thiện hệ thống
thi đấu cấp tỉnh và tập trung đầu tư phát
triển các môn Bóng đá, Điền kinh, Bơi
lặn, Vật, Võ, Đua xe đạp... Tỉnh tiếp tục
đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao
quần chúng, phấn đấu đến năm 2030,
100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh có
thiết chế văn hoá, thể thao đạt tiêu chuẩn
xây dựng văn hoá nông thôn mới. Bên
cạnh đó, Hà Nam tập trung phát triển thể
dục thể thao trường học từ cấp tiểu học
đến trung học phổ thông, phấn đấu đến
năm 2020, 100% số trường trung học
chuyên nghiệp, trung học phổ thông,
trung học cơ sở, 50 - 60% trường tiểu
học thực hiện đầy đủ chương trình giáo
dục thể chất nội khoá.
Tỉnh cũng đã đưa ra định hướng
trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 tập
trung đầu tư phát triển Hà Nam thành
điểm đến du lịch văn hóa tâm linh quan
trọng của vùng đồng bằng sông Hồng;
huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây
dựng khu du lịch Tam Chúc sớm trở
thành khu du lịch trọng điểm quốc gia,
phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón khách
du lịch đến tham quan; khai thác triệt để
lợi thế vị trí chiến lược của tỉnh, lấy
thành phố Phủ lý làm trung tâm, phát
triển du lịch Hà Nam theo thế chân vạc
với 03 cụm du lịch vệ tinh là Kim Bảng,
Lý Nhân và Duy Tiên. Đến năm 2020,
đầu tư nâng tầm Phủ Lý thành trung tâm
dịch vụ du lịch cấp vùng, điểm trung
chuyển phân phối khách đến các điểm
du lịch quan trọng trong tỉnh và kết nối
với các điểm du lịch nổi tiếng trong
vùng như Bái Đính, Hoa Lư, chùa
Hương, đền Trần…
H.P
HàNam:Quyhoạchpháttriểnvănhoá,
thểdụcthểthaođến2020,tầmnhìn2030
Sự kiện vấn đề
16 số 1031 l 04.7.2013
Ngày 29/6, ngày thi đấu cuối cùng
của Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốc
năm 2013 đã diễn ra 6 nội dung thi đấu:
Băng đồng tính giờ nữ (lứa tuổi 17 -
18); băng đồng tính giờ nam (tuổi 17 -
18); băng đồng Olympic nữ (lứa tuổi
16 trở xuống); băng đồng Olympic
nam (lứa tuổi 16 trở xuống); băng đồng
Olympic nữ (lứa tuổi 17 - 18) và băng
đồng Olympic nam (lứa tuổi 17 - 18)
với 90 vận động viên đến Hà Nội, Vĩnh
Long, Quân đội, Thanh Hóa, Đồng
Tháp,An Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình,
Cpaco Bình Dương, Sơn La, Cần Thơ.
Ở nội dung băng đồng tính giờ
nữ (lứa tuổi 17 - 18), về thứ nhất là
vận động viên Cà Thị Dương của
đoàn Hà Nội với thành tích 7 phút
46 giây; về thứ hai là vận động viên
Đặng Thị Ngọc Huyền của đoàn
Đồng Tháp với thành tích 7 phút 49
giây và đứng thứ ba là Nguyễn Thị
Lan Anh của đoàn Thanh Hóa với
thành tích 8 phút 11 giây.
Ở nội dung băng đồng tính giờ nam
(lứa tuổi 17 - 18), về thứ nhất là vận
động viên Đinh Văn Linh đoàn Hòa
Bình với thành tích 6 phút 11 giây; về
thứ hai là vận động viên Lê Quốc Vũ
đoànAn Giang với thành tích 6 phút 38
giây và về thứ 3 là Lâm Văn Qúy đoàn
An Giang với thành tích 6 phút 42 giây.
Ở nội dung băng đồng Olympic nữ
(lứa tuổi 16 trở xuống), về nhất là vận
động viên Nguyễn Thị Thu Mai của
đoàn An Giang, với thành tích 49 phút
37 giây; về thứ hai là vận động viên
Cà Thị Tiến của đoàn Hà Nội và đứng
thứ ba là Lò Thị Lan cũng của đoàn
Hà Nội.
Nội dung băng đồng Olympic nam
(lứa tuổi 16 trở xuống), giải nhất thuộc
về vận động viên Lò Văn Xôm đoàn
Hà Nội; giải nhì là vận động viên Ngô
Hoàng Nhu đoàn Quân Đội và đứng
thứ ba là Trần Nguyễn Duy Nhân đoàn
Quân Đội.
Ở nội dung băng đồng Olympic nữ
(lứa tuổi 17 - 18), xuất sắc giành giải
nhất là vận động Đặng Thị Ngọc
Huyền của đoàn Đồng Tháp với thành
tích 46 phút 32 giây; đứng thứ hai là
vận động viên Cà Thị Dương đoàn Hà
Nội và đứng thứ ba là Phạm Hồng
Nhung đoàn Cphco Bình Dương. Ở nội
dung cuối cùng của giải băng đồng
Olympic nam (lứa tuổi 17 - 18), về nhất
là vận động viên Lê Quốc Vũ của đoàn
An Giang với thành tích 52 phút 20
giây; đứng thứ hai là Bùi Văn Tuấn
đoàn Hòa Bình và đứng thứ ba cũng là
vận động viên của đoàn Hòa Bình là
Đinh Văn Linh.
Sau 8 ngày tranh tài, Giải vô địch
Xe đạp trẻ toàn quốc năm 2013 đã
khép lại. Kết quả chung cuộc, đoàn
Bình Dương giành vị trí thứ nhất với
10 Huy chương Vàng, 8 Huy chương
Bạc, 4 Huy chương Đồng. Đoàn An
Giang đứng thứ hai với 7 Huy chương
Vàng, 9 Huy chương Bạc, 14 Huy
chương Đồng. Đoàn Đồng Tháp đứng
thứ ba với 6 Huy chương Vàng, 4 Huy
chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.
anH tùnG
Kết thúc Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốc
Sau 3 ngày thi tài sôi nổi, chiều
27/6, tại Trung tâm Hội nghị Văn hoá
tỉnh Điện Biên, Hội thi tuyên truyền
lưu động phòng, chống ma tuý năm
2013 do UBND tỉnh Điện Biên tổ
chức, đã kết thúc.
Ban Tổ chức Hội thi đã trao giải ở
các nội dung: xe tuyên truyền lưu động,
nhất đoàn Thái Nguyên và Thanh Hóa;
tiểu phẩm tuyên truyền, nhất đoàn
Tuyên Quang; chương trình ca, múa
nhạc, nhất đoàn Phú Thọ. Ban Tổ chức
trao giải cho các tiết mục xuất sắc như:
“Rung cồng lên đuổi con ma tuý” (đoàn
Hòa Bình), “Ở cây số này” (đoàn Điện
Biên), “Lời nguyền” (đoàn Bắc Cạn),
“Tâm sự người vợ trẻ” (đoàn Yên Bái),
“Khói hoang” (đoàn Lào Cai) và “Hoa
Độc” (đoàn Lai Châu).
Hội thi tuyên truyền lưu động
phòng, chống ma tuý năm 2013 kết thúc
với những hoạt động mang ý nghĩa xã
hội sâu sắc, để lại nhiều bài học quý báu
cho tất cả các đoàn về tham dự cũng như
người xem. Những tiểu phẩm, tiết mục
văn nghệ, ra quân diễu hành với nội
dung tuyên truyền về phòng, chống ma
tuý mà các đoàn mang đến Hội thi sẽ
được triển khai tuyên truyền tại địa
phương mình. Nhiều tiết mục mà các
đoàn mang đến tham dự Hội thi có sự
dàn dựng công phu, sâu sắc về cả nội
dung và nghệ thuật biểu diễn. Những
nghệ sĩ không chuyên đã có các tiết mục
biểu diễn sâu sắc làm lay động trái tim
người xem. Đó là nỗi đau, sự băng hoại
đạo đức, lòng nhân ái và vai trò của
cộng đồng trong việc phòng, chống ma
tuý, mang lại cho người xem sự cảm
nhận chân thật về những hậu quả mà ma
tuý đã gieo rắc vào đời sống con người,
cách thức và phương pháp để giúp
những con nghiện trở về tái hòa nhập
cộng đồng. Việc phòng, chống ma tuý
đòi hỏi trách nhiệm, lòng nhân ái và
biện pháp cụ thể của mỗi địa bàn.
Hội thi có 11 đoàn tham dự: Hòa
Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Bắc Cạn và Thanh
Hóa. Hội thi góp phần nâng cao ý thức
của người dân trong việc đấu tranh,
phòng chống và bài trừ tệ nạn ma tuý ra
khỏi đời sống xã hội.
ĐứC MinH
Hội thi tuyên truyền lưu động phòng,
chống ma tuý các tỉnh phía Bắc
Sự kiện vấn đề
17số 1031 l 04.7.2013
“Gia đình dưới góc nhìn từ Ngôi nhà
Bình yên” là chủ đề cuộc hội thảo do
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam tổ chức ngày 27/6 tại Hà Nội.
Nằm trong chuỗi các sự kiện nhân
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013
với chủ đề “Kết nối yêu thương” do
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, UBND TP Hà Nội tổ
chức, Hội thảo nhằm góp thêm tiếng nói
về vai trò của gia đình và mong muốn
xã hội, mỗi gia đình, cá nhân cùng
chung tay xây dựng gia đình Việt Nam
hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng, bền vững
- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam Trần Thị Hương cho biết.
Hoạt động phòng, chống bạo lực
trên cơ sở giới, mô hình hoạt động hỗ
trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình
và mua bán trở về của Trung tâm Phụ
nữ và Phát triển; các tham luận, báo cáo
và những chia sẻ của người tạm trú tại 2
Ngôi nhà Bình yên tại Hội thảo đã cho
thấy rõ tác hại của bạo lực gia đình ảnh
hưởng nghiêm trọng đến những người
trong cuộc. Đây cũng là dịp để nâng cao
nhận thức, góp phần đẩy lùi nạn bạo
hành gia đình nói riêng, bạo lực trên cơ
sở giới nói chung, cùng chung tay xây
dựng một gia đình hạnh phúc.
Theo bà Lê Phương Thúy, Trưởng
phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển
(Trung tâm Phụ nữ và Phát triển), qua
nghiên cứu, thời gian bị bạo lực càng
kéo dài, nạn nhân càng cảm thấy mình
vô giá trị. Đáng ngại hơn là tình trạng
“bạo lực vòng tròn”, nghĩa là trẻ em phải
chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình
bị “lây” từ bố mẹ, sẽ dễ sa chân vào các
tệ nạn xã hội.
Bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ
là hai loại điển hình trong các dạng bạo
lực trên cơ sở giới ở Việt Nam , gây hậu
quả nặng nề đối với cuộc sống của
nhiều phụ nữ. Số liệu báo cáo từ Phòng
tham vấn - Ngôi nhà Bình yên thuộc
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho
thấy, phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới
thường trải qua nhiều loại hình bạo lực
chồng chéo và phải chịu những tác
động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và
tinh thần. Theo Nghiên cứu quốc gia về
bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt
Nam năm 2010, 58% phụ nữ từng kết
hôn đã trải qua một trong ba loại bạo
lực thể xác, tình dục và tinh thần. Tuy
vậy, nhiều phụ nữ không biết mình là
nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo
một nạn nhân bị bạo lực gia đình suốt
15 năm, chỉ khi đến Ngôi nhà Bình yên,
chị mới biết mình bị bạo lực. Trước đó,
người phụ nữ này chỉ nghĩ rằng đã làm
vợ, làm mẹ thì phải biết nhẫn nhịn, chịu
đựng. Chứng kiến cảnh bố đánh mẹ
suốt một thời gian dài, con trai chị đã
mắc bệnh trầm cảm, con gái thì rụt rè ít
nói. Sau khi được tham vấn, chị đã nhận
thức được rằng, ly hôn để con có cuộc
sống tốt đẹp hơn không có gì xấu bởi
duy trì một gia đình không có tình yêu
thương là một sai lầm. Giờ đây, hai con
của chị đều tự tin, học tốt.
t.H
“Gia đình dưới góc nhìn từ Ngôi nhà Bình yên”
Ngày/tháng V di n a i m
02/7 Báo hi VàhNu n hóa B c Ninh
VàhNýlgnôchnadnâhN7/50 n hóa huy n Thanh Trì, Hà N i
10/7 Báo hi VàhNu n hóa huy n M c, Hà N i
24/7 Ng i thi hành án t Thanh Hóa
25/7 Ng i thi hành án t Nhà V n hóa TP Ninh Bình
26/7 Hàng xóm chung c NVH C u Gi y, Hà N i
27/7 Hàng xóm chung c Cung Thi u nhi Hà N i
hnìBaòHýlgnôchnadnâhN7/82
hnìBaòHýlgnôchnadnâhN7/92
HýlgnôchnadnâhN7/03 ng Yên
àHýlgnôchnadnâhN7/13
LỊCH BiỂU DiỄN THÁNG 7 CỦA NHÀ HÁT KỊCH ViỆT NAm
Sự kiện vấn đề
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Pham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 

Was ist angesagt? (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1082
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1025 (vanhien.vn).
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1143 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1131 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1154 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1018
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 

Andere mochten auch

Buco pam welcome presentation
Buco pam welcome presentationBuco pam welcome presentation
Buco pam welcome presentationJo Battisson
 
Social media guide fat-2010
Social media guide fat-2010Social media guide fat-2010
Social media guide fat-2010Thien Pham
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão 2011
Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão   2011Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão   2011
Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão 2011Trong Hoang
 
Qui định của trường về làm tn k45
Qui định của trường về làm tn k45Qui định của trường về làm tn k45
Qui định của trường về làm tn k45nguyetanhtran3291
 

Andere mochten auch (8)

Buco pam welcome presentation
Buco pam welcome presentationBuco pam welcome presentation
Buco pam welcome presentation
 
Social media guide fat-2010
Social media guide fat-2010Social media guide fat-2010
Social media guide fat-2010
 
Phan 1
Phan 1Phan 1
Phan 1
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão 2011
Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão   2011Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão   2011
Chúc Mừng Năm Mới - Tân Mão 2011
 
Qui định của trường về làm tn k45
Qui định của trường về làm tn k45Qui định của trường về làm tn k45
Qui định của trường về làm tn k45
 
Powerpoint
PowerpointPowerpoint
Powerpoint
 
Botswnaa Powerpoints
Botswnaa PowerpointsBotswnaa Powerpoints
Botswnaa Powerpoints
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 

Ähnlich wie Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn) (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1183 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1133 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1182 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịchToàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
Toàn cảnh văn hoá, Thể thao và Du lịch
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1147 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1080 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 

Mehr von longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 

Mehr von longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)

  • 1. Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1031 ngày 04/7/2013 - Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo (Tr.5) - Giađìnhmãilàtổấmhạnhphúc (Tr.12) - Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể dưới góc nhìn của các chuyên gia quốc tế (Tr.20) troNG số Này Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc Bộ VHTTDL vừa có Văn bản số 2296/BVHTTDL-MTNATLgửiUBND, SởVHTTDLcác tỉnh, thành phố về việc Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc. Theo đó, danh sách Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc gồm: Quốc tổ Hùng Vương, Hai BàTrưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là 14 vị đã đáp ứng được một trong ba tiêu chí: Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc; người đứng đầu một vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; nhà quân sự, chính trị, văn hoá lỗi lạc. (Xem tiếp trang 2) Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh đến 2020, tầm nhìn đến 2030" Tại Hà Nội, Bộ VHTTDL vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo "Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" với sự tham gia của các thế hệ nghệ sỹ điện ảnh, các Bộ, ngành liên quan, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trung tâm điện ảnh khu vực phía Bắc. Đây là lần đầu tiên dự thảo Chiến lược do Cục Điện ảnh xây dựng được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. (Xem tiếp trang 6) Sáng 28/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội, cùng các cá nhân đại diện cho các gia đình trong cả nước đã tới dự. (Xem tiếp trang 2) Ảnh:THANHTÙNG Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại lễ kỷ niệm Lễ Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1031 l 04.7.2013 Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Gia đình là tế bào xã hội, là nơi gìn giữ các giá trị truyền thống, chuẩn mực cao đẹp của dân tộc cũng như tình yêu quê hương đất nước. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc luôn là mục tiêu được Đảng, Nhà nước và các đoàn thể đặc biệt quan tâm. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy năm 2013 là Năm Gia đình Việt Nam. Để triển khai, tạo bước chuyển quan trọng cho sự nghiệp phát triển gia đình của đất nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ VHTTDL với chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình, cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tích cực triển khai có hiệu quả các chương trình phối hợp hoạt động đã ký với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam… căn cứ vào tình hình thực tế, xác định mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước. Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình từ nay đến năm 2020; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa; chú trọng công tác nghiên cứu về gia đình, trên cơ sở đó xây dựng các chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa nội dung xây dựng gia đình vào chương trình giáo dục phổ thông để trẻ em Việt Nam hiểu được người Việt Nam nào cũng có 3 tổ, có ý thức vun đắp cho 3 tổ này ngày càng vững bền. Đó là: Tổ quốc - Đất nước, Tổ tiên - dòng họ và Tổ ấm - gia đình… Đây chính là 3 trụ cột vật chất, văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt Nam, của người Việt Nam là cội nguồn sức mạnh quá khứ và tương lai dân tộc Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái khẳng định, những năm qua, do tác động mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa và cuộc sống hiện đại, cấu trúc gia đình Việt Nam đã phải có sự vận động, đổi thay để thích ứng. Đồng thời, cũng nảy sinh các vấn đề liên quan được xã hội nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau: về ly dị, ly thân, hôn nhân đồng giới, bà mẹ đơn thân, sống thử, hôn nhân với người nước ngoài v.v... Đã gia tăng các biểu hiện tiêu cực là nguy cơ làm suy yếu gia đình như bạo lực gia đình; mâu thuẫn về lối sống giữa các thế hệ; mai một các giá trị văn hóa gia đình. Đây là những vấn đề lớn, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai con người Việt Nam, nguồn lực của xã hội. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2013 với chủ đề là “Thiêng liêng tổ ấm gia đình”, được thực hiện trong Năm Gia đình Việt Nam 2013, chủ đề: “Kết nối yêu thương” với mong muốn gửi tới mọi người dân và các gia đình Việt Nam một thông điệp là qua tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, để củng cố sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình, tạo ý thức cộng đồng cho các thành viên về trách nhiệm nuôi dưỡng, giữ gìn cho tổ ấm của mình, ngăn ngừa tối đa các yếu tố tiêu cực đe dọa cho sự bền vững của hạnh phúc gia đình. Rồi từ đó, có ý thức cộng đồng, trách nhiệm với xã hội. Tại buổi lễ, Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tặng 20 sổ tiết kiệm tổng trị giá 100 triệu đồng cho 20 gia đình có hoàn cảnh khó khăn của 10 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Thái nguyên, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Hà Nội. Ngay sau phần Lễ là chương trình nghệ thuật “Thiêng liêng Gia đình Việt” với những lời ca, điệu múa gợi nhắc mỗi người công ơn cha mẹ, chốn đi về mà bất cứ ai cũng nhớ, cũng thương suốt cả cuộc đời - đó là “Gia đình”. tHtt LễKỷniệm… (Tiếp theo trang 1) Để Quy hoạch tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc được khoa học, đúng với lịch sử và thực tế, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tiêu chí địa điểm đặt tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc để đề xuất các công trình tượng đài sẽ xây dựng tại địa phương và công trình đã xây dựng để Bộ VHTTDL nghiên cứu, đưa vào Quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiêu chí địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và danh nhân anh hùng dân tộc: Địa phương là quê hương của danh nhân anh hùng dân tộc; địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân anh hùng dân tộc; địa phương có di tích lịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền thống văn hoá gắn với danh nhân anh hùng dân tộc; địa phương (vùng, khu vực) được ưu tiên xây dựng công trình tưởng niệm, tạo dựng truyền thống văn hoá về Quốc tổ Hùng Vương. Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ danh sách và các tiêu chí trên, có báo cáo gửi về Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm trước ngày 30/7/2013. H.Quân QuyhoạchtượngđàiQuốctổHùngVương… (Tiếp theo trang 1)
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1031 l 04.7.2013 Chiều 26/6, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Valerui Arteni, Đại sứ Rumani tại Việt Nam. Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Rumani thời gian qua, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác về văn hóa nghệ thuật. Từ khi thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đến nay, Rumani đã giúp Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật, những cán bộ này khi trở về đã và đang có những đóng góp tích cực cho ngành văn hóa Việt Nam. Thứ trưởng nhấn mạnh, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, đẩy mạnh ngoại giao về văn hóa và coi đây là khâu quan trọng để quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Thứ trưởng đề nghị Việt Nam và Rumani cần có những chương trình, hoạt động cụ thể (tổ chức giao lưu, gặp gỡ các thế hệ sinh viên, học sinh đã từng theo học tại Rumani, triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật và trao đổi các đoàn nghệ thuật… ) qua đó nâng tầm mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bày tỏ cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp, ngài Valerui Arteni khẳng định, trên cương vị là đại sứ Rumani tại Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để tăng cường, vun đắp cho mối quan hệ giữa hai quốc gia, hai dân tộc ngày càng phát triển tốt đẹp. Ngài Valerui Arteni đánh giá cao thành quả phát triển, xây dựng đất nước của Việt Nam. Đối với Rumani, Việt Nam luôn là người bạn tin cậy và là đối tác tốt. Ngài Valerui Arteni cho biết, năm 2013 là năm kỷ niệm 95 năm Quốc khánh Rumani, nhân dịp này Rumani dự kiến sẽ tổ chức Tuần văn hóa Rumani tại Việt Nam. Ngài Valerui Arteni mong muốn sẽ nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ phía Việt Nam, qua đó giúp nhân dân Việt Nam hiểu biết và gần gũi hơn nữa với nhân dân Rumani. Ủng hộ đề xuất của ngài Valerui Arteni, Thứ trưởng Lê Khánh Hải khẳng định sẽ tạo điều kiện để Rumani tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ tuần văn hóa Rumani tại Việt Nam, đồng thời giao Cục Hợp tác quốc tế Bộ VHTTDL phối hợp với Rumani lên kế hoạch cụ thể. tHtt Thứ trưởng Lê Khánh Hải tiếp Đại sứ Rumani ngày 27/6, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Sở VHttDL Hà nội khẳng định: sẽ tích cực cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đếnthủ đô. Tháng 7 tới, Sở đưa Trung tâm hỗ trợ du khách tại 47 Hàng Dầu đi vào hoạt động để tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách, xử lý các vụ việc liên quan tới hành vi lừa đảo, chèo kéo, đeo bám, "chặt chém", trộm cắp tài sản của du khách; đồng thời thông tin cho du khách những vấn đề liên quan đến chuyến du lịch của khách. Sở đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở lưu trú, tập trung chủ yếu các cơ sở chưa lập hồ sơ thẩm định xếp hạng, những cơ sở có dấu hiệu móc nối với taxi để lừa, bắt chẹt khách du lịch, những cơ sở mạo danh hạng sao. Đồng thời, kiểm tra các cơ sở, văn phòng lữ hành tại khu phố cổ Hà Nội, tập trung vào các cơ sở kinh doanh lữ hành hoạt động chui và phối hợp xử lý các vụ bắt chẹt khách du lịch; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên phương tiện đường thủy nội địa. Thời gian qua, vấn đề vệ sinh môi trường, tình trạng chèo kéo, đeo bám, lừa đảo, trộm cắp của khách du lịch trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Thủ đô. Tụ điểm gây nhức nhối nhất là phố cổ, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu vực đường Thanh Niên, đường dạo ven hồ Tây. Thành phố đã nhiều lần kiểm tra, xử lý nhưng do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, nên không đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm, cần sự phối hợp của các ngành liên quan. Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đạt 8,33 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế đạt 1,03 triệu lượt khách, tăng 15%. Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Ôx-xtrây-li-a là những thị trường du lịch có mức tăng trưởng cao. Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã trao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận Hà Nội là một trong 25 điểm đến tại Châu Á được du khách yêu thích nhất (Hà Nội đứng thứ 14) do độc giả website du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor bình chọn. V.MinH Hà Nội: Cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút khách
  • 4. quản lý nhà nước 4 số 1031 l 04.7.2013 Bộ VHTTDL đã có văn bản số 2306/TB-BVHTTDL ngày 24 tháng 6 năm 2013 Thông báo kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về công tác bảo tồn, tôn tạo Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và phát triển du lịch tỉnh Hà Giang. Sau khi nghe Phó Giám đốc SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang báo cáo công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị disảnvănhóaCaonguyênđáĐồngVăn, vấn đề quy hoạch, phát triển du lịch tỉnh Hà Giang và ý kiến phát biểu của các thành viên dự họp, Thứ trưởng kết luận: Đánh giá cao và ghi nhận sự tích cực, chủ động của các Sở, ngành thuộc tỉnh Hà Giang đã thường xuyên liên hệ, phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan của Bộ trong việc triển khai Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang:Tăng cường kiện toàn bộ máy Ban Quản lý di tích các cấp trong tỉnh, phân công nhiệm vụ cụ thể, có kế hoạch chi tiết hàng năm và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện; rà soát, kiểm tra và đánh giá tác động của việc triển khai các đề án, dự án bảo tồn di tích, phát triển du lịch đối với các dự án đã có trước đó và đảm bảo tính bền vững. Đối với các nội dung được phê duyệt triển khai trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2013, đề nghị phải hoàn thành việc giải ngân trong tháng 11/2013 và báo cáo chi tiết về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; về đề xuất quy hoạch du lịch và hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch: Đề nghị Tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể và trên cơ sở đó, ưu tiên chọn các điểm trọng tâm để đầu tư triển khai xây dựng một cách hiệu quả, tránh dàn trải. Về đề xuất xây dựng khu du lịch quốc gia: Đề nghị các đơn vị của Tỉnh tiếp tục phối hợp với các Cục, Vụ liên quan của Bộ để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ và chủ động nguồn kinh phí của Dự án. GiaoTổng cục Du lịch: Phối hợp với tỉnh Hà Giang lập quy hoạch khu du lịch quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, trước mắt lựa chọn 1 trong 4 trung tâm có đủ điều kiện để thực hiện trước. Hỗ trợ tổ chức một số chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp du lịch và nhân dân địa phương tại Hà Giang, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Hà Giang. Giao Vụ Kế hoạch, Tài chính: Hướng dẫn tỉnh Hà Giang quy trình, thủ tục thực hiện việc giải ngân nguồn vốn. Nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được phê duyệt triển khai năm 2013. Hướng dẫn tỉnh Hà Giang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ các Dự án liên quan, đảm bảo triển khai đúng tiến độ. H.P Ngày 26/6/2013 tại Hà Nội, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch long trọng đón nhận Huân chương Lao động hạng Hai của nhà nước CHDCND Lào trao tặng cho Khu Di tích. Tham dự lễ đón nhận Huân chương, về phía nước CHDCND Lào có đồng chí Su văn đi Xỉ sa vắt, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng NDCM Lào – Trưởng Ban phụ trách Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản, CHDCND Lào cùng các đồng chí đại diện Ban phụ trách và cán bộ quản lý Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản. Về phía Việt Nam có đồng chí Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL; Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Kim Liên, Nghệ An. Đồng chí Nguyễn Văn Công, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, cùng đồng chí trong Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Khu Di tích. Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản và Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ đã có mối quan hệ hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ Bảo tồn, bảo tàng và giúp đỡ lẫn nhau về các mặt hoạt động trong nhiều năm qua. Đặc biệt Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã luôn tận tình giúp đỡ Ban phụ trách Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản về công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ, chuyển giao kinh nghiệm bảo tồn di tích một cách có hiệu quả, tận tình giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp Bảo tàng Kay Sỏn Phôm vi Hản hoàn thành tốt các công trình Đảng và Chính phủ giao phó như công trình xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bản Xiểng Vang, huyện Noong Bốc, tỉnh Khăm Muộn… Để ghi nhớ công lao quý báu đó và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Đoàn kết Hữu nghị Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững; nhân Năm Hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt 2012, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã quyết định trao tặng Huân chương lao động hạng II cho Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, phần thưởng cao quý của nước CHDCND Lào. Đ.n Khu di tích Phủ Chủ tịch đón nhận Huân chương cao quý của Nhà nước Lào Kết luận của Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Giang
  • 5. quản lý nhà nước 5số 1031 l 04.7.2013 - Bộ VHTTDL có Quyết định số 2263/QĐ-BVHTTDLngày 21/6/2013 giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh vàTriển lãm phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Đại sứ quánViệt Nam tại Italia tổ chức Triển lãm Tranh Sơn mài Việt Nam 2013 tại Venice-Italia, từ ngày 09/7- 02/8/2013. - Ngày 21/6/2013 Bộ VHTTDL có Quyết định số 2280/QĐ- BVHTTDLgiao Cục Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp vớiTổng cục Du lịch và Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch-Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2013”, từ ngày 01/6/2013 đến tháng 7/2013. - Tại Quyết định số 2281/QĐ- BVHTTDL ngày 24/6/2013, Bộ VHTTDL cho phép Viện Goethe Hà Nội tổ chức Liên hoan phim Đức 2013, tại các tỉnh/thành: Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh, từ ngày 05/9- 04/10/2013. - Ngày 21/6/2013 Bộ VHTTDL có Quyết định số 2316/QĐ- BVHTTDL giao Cục Hợp tác quốc tế phối hợp với Công ty TNHH Phim ClubHouse mời các chuyên gia làm phim của Pháp vào Việt Nam sản xuất bộ phim tài liệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người, đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam, tại các tỉnh/thành: Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Long An và Cà Mau, từ ngày 02/7-27/7/2013. - Tại Quyết định số 2319/QĐ- BVHTTDL ngày 27/6/2013, Bộ VHTTDL cho phép khu Liên hợp thể thao quốc gia phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thể dục thể thao giữa Bộ VHTTDLViệt Nam và tổ chức phát triển Thể thao Hàn Quốc (KSPO), vào ngày 28/6/2013. tHtt VăN BảN mới Đểđảmbảochocôngtácquảnlýnhà nước về hoạt động quảng cáo tại các địa phương đi vào nền nếp khi Luật Quảng cáo có hiệu lực, Bộ VHTTDL vừa ban hành Văn bản số 2310/BVHTTDL- VHCS gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện các quy định của Luật Quảng cáo, cụ thể như sau: Việc cấp phép xây dựng công trình quảng cáo đối với màn hình quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2 trở lên; biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu tương tự gắn với công trình xây dựng có sẵn; bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên do Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo. Sau khi có Giấy phép của Sở Xây dựng, Sở VHTTDL thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên phương tiện quảng cáo nêu trên. Kể từ 01/01/2013 bãi bỏ việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác thay bằng thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn. Vì vậy, theo quy định của Luật Quảng cáo thì không thực hiện thu lệ phí đối với thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng-rôn. Trường hợp Giấy phép thực hiện quảng cáo được cấp trước ngày 01/01/2013 thì có thời gian thực hiện quảng cáo đến hết thời gian ghi trong giấy phép. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục thực hiện nội dung quảng cáo trên bảng, băng rôn đã được cấp giấy phép sau khi hết thời hạn ghi trong giấy phép (sau ngày 01/01/2013) thì thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo, phương tiện giao thông, loa phóng thanh, hội thảo, hội nghị, hội chợ triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo thì tự chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo và thực hiện theo quy định của Luật Quảng cáo, quy định khác của pháp luật có liên quan. Sở VHTTDL thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo phương pháp hậu kiểm. Về các mẫu biểu để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thông báo: Trong thời gian Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa ban hành Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạm thời thực hiện theo các mẫu phụ lục của Dự thảo Thông tư đã gửi xin ý kiến các địa phương. Đối với nơi tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo: Hiện nay, tuy Luật Quảng cáo chưa quy định nội dung này, nhưng qua quá trình lấy ý kiến các Sở vào Dự thảo Thông tư và để tạo thuận lợi cho hoạt động tiếp nhận hồ sơ quảng cáo tại các Sở, đề nghị các Sở hướng dẫn tổ chức, cá nhân và chỉ đạo việc tiếp nhận hồ sơ thông báo tại Phòng một cửa. H.Quân Triển khai thực hiện Luật Quảng cáo
  • 6. 6 số 1031 l 04.7.2013 Căn cứ vào Luật Điện ảnh, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Nghị quyết số 23- NQ/TW.... Bộ VHTTDL đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu tổng quan là phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Điện ảnh Việt Nam trở thành nền điện ảnh hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á trên cơ sở vừa là ngành nghệ thuật có thế mạnh, vừa là ngành công nghiệp điện ảnh chuyên nghiệp; đến năm 2030, phát triển điện ảnh Việt Nam trở thành một trong những nền điện ảnh mạnh ở Châu Á. Hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để Điện ảnh Việt Nam góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy tính năng động của nền kinh tế và đời sống xã hội. Mở rộng thị trường Điện ảnh quốc tế, phát triển thị trường điện ảnh ở các đô thị lớn đi đôi với việc ưu tiên đáp ứng nhu cầu điện ảnh ở vùng sâu, vùng xa. Tại Hội nghị, các đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển Điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các giải pháp thực hiện chiến lược này. Điểm mới của đề án Chiến lược là việc tổ chức, sản xuất phim được thay đổi từ quy trình lấy đạo diễn làm trung tâm sang lấy nhà sản xuất phim làm trung tâm đúng theo mô hình quốc tế. Theo đó, các nhà sản xuất phim cần được ưu tiên đào tạo tại các trường đại học trong nước, quốc tế, nâng cao năng lực quản trị, tiếp cận thị trường. Một điểm mới khác được đánh giá cao trong Chiến lược là: Nhà nước chỉ đạo, đầu tư sản xuất các tác phẩm chính thống, giàu tính nhân văn và điều tiết việc chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị, phim về đề tài thiếu nhi, truyền thống lịch sử, dân tộc thiểu số, phim có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Đối tượng đầu tư là tất cả các cơ sở sản xuất phim (nhà sản xuất phim) có tư cách pháp nhân mà không phân biệt hãng nhà nước hay tư nhân. Hai điểm mới nêu trên sẽ góp phần mở ra cơ hội, điều kiện sáng tạo đối với các nhà sản xuất, đạo diễn có khả năng, đam mê điện ảnh thực sự và các dự án phim chất lượng cao, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức, nhất là với các hãng phim nhà nước. Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đề cập nhiều tới việc xúc tiến thành lập "Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh Việt Nam". Quỹ này ra đời sẽ góp phần khuyến khích các tác phẩm điện ảnh có giá trị cao về nội dung, nghệ thuật và hiệu quả xã hội; tài trợ, khuyến khích các phim nghệ thuật, phim tác giả, phim của đạo diễn trẻ tài năng... Nguồn kinh phí cho Quỹ được trích từ doanh thu các phim đặt hàng hoặc đấu thầu sản xuất từ nguồn ngân sách nhà nước; trích từ doanh thu bán vé ở các rạp chiếu, trích từ nguồn thu quảng cáo các chương trình chiếu phim trên truyền hình. Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trương Vương Duy Biên một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thông qua xây dựng chiến lược để tìm ra mô hình tổ chức điện ảnh hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, làm nòng cốt của hoạt động điện ảnh. Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng ghi nhận và đánh giá cao ý kiến góp ý tâm huyết của các đại biểu tham dự; đồng thời cho biết, ngoài việc góp ý tại Hội nghị, các đại biểu có thể gửi văn bản về Ban Tổ chức, Ban Soạn thảo để tổng hợp, bổ sung và hoàn chỉnh chiến lược. Sau hội nghị tại Hà Nội, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị để lấy ý kiến các đại biểu khu vực phía Nam. Đ.n Gópýdựthảo"Chiếnlượcpháttriểnđiệnảnh… (Tiếp theo trang 1) Tối 28/6, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Bế mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần 5 -ASG 5. Kết thúcASG 5, Đoàn chủ nhà Việt Nam đoạt 50 HCV, 27 HCB, 23 HCĐ, giành vị trí nhất toàn đoàn. Xếp thứ nhì là đoàn Malaysia với 25 HCV, 30 HCB, 30 HCĐ. Thái Lan xếp hạng 3 khi đoạt 24 HCV, 31 HCB, 33 HCĐ. Đây là kỳ ASG thành công với đoàn Việt Nam, bởi trước khi diễn ra Đại hội, Đoàn chủ nhà chỉ đề ra chỉ tiêu xếp hạng nhì chung cuộc. Sau 7 ngày thi đấu với tinh thần thể thao cao thượng, cácVĐVcủa các nước Đông Nam Á đã giành được 394 tấm huy chương các loại, đây thể hiện sự rèn luyện tích cực, lòng đam mê, tinh thần thi đấu thể thao cao thượng của học sinh các nước thành viên trong gia đình Hội đồng Thể thao khu vực Đông Nam Á. Đại hội là hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần tăng cường sự đoàn kết hữu nghị, giao lưu và học hỏi trong học sinh khu vực các nước ASEAN nói riêng, trong cộng đồng dân tộc các nước thành viênASEAN nói chung. Kết quả, đội chủ nhà Việt Nam dẫn đầu với tổng số 100 huy chương (50 HCV, 27 HCB và 23 HCĐ); tiếp đến là Malaysia với 85 huy chương (25 HCV, 30 HCB, 30 HCĐ); Thái Lan: 88 huy chương (24 HCV, 31 HCB, 33 HCĐ). Indonesia: 72 huy chương (18 HCV, 27 HCB, 27 HCĐ). Singapore: 28 huy chương (8 HCV, 5 HCB, 15 HCĐ). Lào: 8 huy chương (3 HCB và 5 HCĐ); Brunei: 10 huy chương (2 HCB, 8 HCĐ); Philippines: 3 HCĐ. tHtt Việt Nam dẫn đầu Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần 5 Sự kiện vấn đề
  • 7. 7số 1031 l 04.7.2013 Ngày 28/6/2013, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Vương Bích Thắng và Chủ tịch Tổ chức Phát triển Thể thao Hàn Quốc (KSPO) Chung Jung Teak vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực Thể thao trước sự chứng kiến của Bộ trưởng VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Khánh Hải... Hợp tác trong lĩnh vực Thể thao trong thời gian tới sẽ góp phần giúp Việt Nam chuẩn bị tốt về nhân lực cho Asian Games năm 2014 cũng như cơ sở vật chất và công tác tổ chức khi Nam đăng cai Asian Games năm 2019. Cùng ngày, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi tiếp thân mật Chủ tịch KSPO Chung Jung Teak. Bộ trưởng đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ của Hàn Quốc cho Thể thao Nam thời gian qua, đề nghị tục sự hợp tác hiệu quả những năm tiếp theo. Ông Chung Jung Taek cảm ơn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về buổi tiếp trọng thị, ấm cúng. Chủ tịch KSPO mong muốn hai quốc gia sẽ có sự hợp tác tốt đẹp hơn nữa trong vực Thể dục, thể thao. KSPO sẽ cử chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam trong công tác chuẩn bị, đăng cai tổ chức thành công Asian Games 18. Thời gian tới, hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực Thể dục thể thao; xem xét ký thỏa thuận hợp giai đoạn 2013-2020; định kỳ thường xuyên trao đổi các Đoàn thăm cấp cao giữa lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao; tăng cường hoạt động trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên, đào tạo chuyên gia, huấn luyện viên; đẩy mạnh việc cử các đoàn, đội thể thao tham gia hoạt động thể thao được tổ chức tại hai nước... Đặc biệt, hai bên cần tích cực phối hợp, khẩn trương thúc đẩy Dự án xây dựng sân đua xe đạp lòng chảo tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình để chuẩn bị cho ASIAD 2019 Việt Nam. Tăng cường hợp tác trên vực đào tạo nhân lực chất lượng cao. Hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong tuyển chọn, vận động viên ở một số môn thể thao trọng điểm của Việt Nam… tHtt Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác thể dục, thể thao Sự kiện vấn đề Cụ thể, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chỉ đạo, triển khai công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình: Xây dựng, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các chương trình, kế hoạch liên quan đến xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương; tăng cường đầu tư và bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức các hoạt động thực hiện nhiệm vụ đột phá "Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và nhân rộng Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình" đảm bảo trong năm 2013 có ít nhất 30% và đến năm 2016 có ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn mỗi tỉnh, thành theo Công văn số 1467/BVHTTDL- GĐ ngày 13 tháng 5 năm 2011 và Công văn số 1093/BVHTTDL-GĐ ngày 12 tháng 4 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tổ chức hoạt động của Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Chú trọng các biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực; hỗ trợ nạn nhân, hoà giải mâu thuẫn trong gia đình nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan; biên soạn tài liệu và tổ chức, hướng dẫn tập huấn cho cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể và những người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức sơ kết 5 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình từ cấp xã đến cấp tỉnh. Nghiêm túc thực hiện việc thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình theo Thông tư số 23/2011/TT- BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL (Xem tiếp trang 9) Tăng cường công tác phòng, chống bạo lực gia đình ngày 28/6, BộVHttDL đã ban hành Chỉ thị số 146/Ct-BVHttDL yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHttDL các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn mỗi khu dân cư, thôn, ấp, tổ dân phố.
  • 8. 8 số 1031 l 04.7.2013 Ngày 27/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2013 với 146 hộ gia đình được tuyên dương.Tính đến hết năm 2012, toàn thành phố Hà Nội có 1.316.040/1.566.714 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 84%, trong đó có đóng góp của gần 10.000 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. 146 gia đình văn hóa dân tộc thiểu số được tuyên dương tại Hội nghị là những gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương nói riêng và Thủ đô nói chung. Với hơn 81 nghìn người dân tộc thiểu số thuộc 49 dân tộc, theo thống kê, có 44.882 người dân tộc thiểu số sống tập trung ở 14 xã với 140 thôn, bản, cụm dân cư trên địa bàn Thủ đô. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở phía Tây Hà Nội tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ, trong đó, chủ yếu là dân tộc Mường với hơn 42 nghìn người, dân tộc Dao hơn 2 nghìn người, còn lại là các dân tộc khác. Hiện nay, 100% các xã dân tộc miền núi trên địa bàn Hà Nội đã có trạm y tế, 100% hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm khám, chữa bệnh miễn phí; phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ đặc biệt, các điệu múa hát truyền thống đang được đầu tư khôi phục như hát sắc bùa, múa Mường cổ, lễ cấp sắc… n.tHanH Ngày 28/6/2013, Sở VHTTDLphối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức “Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm 2013”. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa đã tiến hành nhiều năm được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, tích cực tham gia. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 86,2% Gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 85% làng, bản, khu dân cư văn hóa; 98,4% nhà văn hóa khu dân cư; 914 CLB Gia đình hạnh phúc; 198 mô hình phòng chống bạo lực gia đình; 3.202 tổ phụ nữ xây dựng mô hình "5 không 3 sạch"; 123 mô hình phòng chống ma túy từ gia đình; 39 CLB Phòng chống HIV- AIDS; 62 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; 142 mái ấm tình thương tặng cho phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá tiền: 2.000.749.000đ; gần 73.000 gia đình hiếu học... Đó là những bông hoa giữa đời thường, tiêu biểu như các gia đình hiếu học nuôi con giỏi, dạy con ngoan; gia đình nề nếp gia phong; ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, gia đình làm kinh tế giỏi, tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả; gia đình có nếp sống văn hóa lành mạnh, gia đình sống trách nhiệm với cộng đồng; gia đình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tại ngày hội, Ban Tổ chức đã trao tặng hoa và những phần quà giá trị cho 63 gia đình hạnh phúc tiêu biểu, 13 chủ nhiệm CLB gia đình hạnh phúc; trao tặng Mái ấm tình thương cho 10 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá 200.000.000đ. QuáCH SinH Phú Thọ tổ chức Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm 2013 HàNội:Tuyêndương146giađìnhvănhóa dântộcthiểusốtiêubiểu Ngày 26/6, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, tỉnh Tiền Giang tuyên dương, khen thưởng 41 gia đình văn hóa tiêu biểu, xuất sắc giai đoạn 2007-2012. Theo Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân toàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh Tiền Giang, toàn tỉnh có hơn 400.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; hơn 400.000 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liền. Qua phong trào, đã xuất hiện nhiều ngành có cách làm sáng tạo nhằm chung tay nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Điển hình như Hội Liên hiệp Phụ nữ với trong trào xây dựng “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”; Hội Nông dân với phong trào “Gia đình nông dân hạnh phúc”; Hội Cựu chiến binh hình thành phong trào “Gia đình hội viên gương mẫu”; Hội Người cao tuổi với phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Để nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tỉnh Tiền Giang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình… ĐứC Kiên Tiền Giang: Hơn 400.000 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa Sự kiện vấn đề
  • 9. 9số 1031 l 04.7.2013 Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 5054/VPCP-KGVX về việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại Lễ kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng hóa, tỉnh Quảng Trị vào ngày 7/7/2013. Nhân dịp này, sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm sự kiện giải phóng Khe Sanh gồm chiếu phim phóng sự đối ngoại “Khe Sanh đi lên từ vùng đất lửa”, tổ chức trại sáng tác âm nhạc “Giai điệu Khe sanh”, hội diễn văn nghệ thể thao trên toàn huyện, phối hợp với Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam tổ chức giải bóng chuyền nữ vòng loại World Cup 2014... UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, ngay từ đầu tháng 5/2013, các hoạt động hưởng ứng Lễ kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh - Giải phóng Hướng Hóa đã khởi động. Vào chiều ngày 09/7 sẽ có chương trình truyền hình trực tiếp trên VTV tại di tích sân bay Tà Cơn với nội dung “Trở về với ký ức”, tối 09/7 có chương trình trực tiếp trên VTV1 và VTV4 về Lễ kỷ niệm 45 năm giải phóng Khe Sanh... VP Bắn pháo hoa kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khe Sanh Ngày 28/6, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức tổng kết 5 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới và tuyên dương 151 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc lần thứ 2-2013. Dịp này, Thừa Thiên - Huế cũng đã lựa chọn 9 gia đình tiêu biểu xuất sắc tham dự hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ hai tại Thủ đô Hà Nội sắp tới. Qua 5 năm thực hiện phong trào (2007-2012), đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có 239.686/250.081 gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; trong đó có 209.944 gia đình được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỉ lệ 87,6% so với đăng ký. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa đã tạo được những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, góp phần hạ tỉ lệ tăng dân số tự nhiên toàn tỉnh đến nay là 1,12%; tỉ lệ sinh con thứ ba trở lên còn 18%; trên 83% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ, chăm sóc; 83% số hộ gia đình được dùng nước sạch; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 1,5%-2%/năm. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng được 358 câu lạc bộ gia đình văn hóa, thường xuyên sinh hoạt ở các làng, bản, tổ dân phố; 208 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, trong đó có 203 câu lạc bộ lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình. Nhiều phong trào lớn được các tổ chức đoàn thể, gia đình, xã hội hưởng ứng sâu rộng như: phong trào "giảm nghèo bền vững", "xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình thương", "đền ơn đáp nghĩa", "bình đẳng giới", "chăm sóc sức khỏe sinh sản", "phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giới", "nuôi con khoẻ, dạy con ngoan", "khuyến học, khuyến tài"... Tiêu biểu là hộ gia đình các ông, bà Nguyễn Nhìn (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang), Nguyễn Vân Toàn (xã Thủy Băng, thị xã Hương Thủy), Trần Vĩnh (xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc), từ những nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của cộng đồng, đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, trở thành những gia đình mẫu mực, kinh tế ổn định, con cái học hành thành đạt, đứng đầu phong trào khuyến học của địa phương. Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục thực hiện các giải pháp vận động toàn dân tham gia xây dựng gia đình văn hóa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục của vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa; phấn đấu 100% số phường, xã cam kết giữ vững chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; với 92% gia đình trở lên được công nhận gia đình văn hóa; trong đó có 30% gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc. Hồ tHanH Thừa Thiên - Huế: Tổng kết 5 năm phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới Tăngcườngcôngtácphòng,chống... Sự kiện vấn đề quy định về thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ VHTTDL yêu cầu Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị này. tHtt (Tiếp theo trang 7)
  • 10. Sự kiện vấn đề 10 số 1031 l 04.7.2013 * Hội Liên hiệp Phụ nữ Sóc Trăng đã tổ chức ngày “Ngày hội gia đình” với sự tham gia của 24 hộ gia đình đến từ 11 huyện, thị, thành phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Ngày hội có các hoạt động chính như: Hội thi “Gia đình hạnh phúc”, trưng bày các sản phẩm khéo tay... Trước đó, đã diễn ra Hội thao gia đình thể thao tỉnh lần thứ III năm 2013, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh với sự góp mặt của 130 gia đình tiêu biểu. Tại nhà hát tổng hợp Trung tâm văn hóa tỉnh, diễn ra ngày hội “Hoa phượng đỏ” tỉnh Sóc Trăng lần thứ 12 với sự tham gia của 500 diễn viên, nhạc công thiếu nhi đến từ 11 huyện, thị, thành phố. Ngày hội là sân chơi bổ ích để thiếu nhi Sóc Trăng được giao lưu, mở rộng vòng tay bạn bè qua các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ; qua đó nhằm phát hiện những tài năng trẻ để kịp thời đào tạo, bồi dưỡng thành những hạt nhân trong phong trào văn hóa, văn nghệ của tỉnh. Sở VHTTDLlịch phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Nông dân tổ chức liên hoan “Tiếng hát mái ấm gia đình”, thu hút 33 gia đình tiêu biểu. * Tỉnh Hậu Giang tổ chức Ngày hội Gia đình hạnh phúc năm 2013 với sự tham dự của 150 gia đình tiêu biểu trong toàn tỉnh. Tỉnh đã trao tặng Bằng khen cho 20 gia đình văn hóa tiêu biểu và 25 gương người tốt việc tốt, là những gia đình có nhiều nỗ lực đóng góp trong việc xây dựng nét đẹp văn hóa gia đình và những cá nhân có nhiều đóng góp trong việc hiến đất xây nhà văn hóa, làm đường, làm từ thiện. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng đã tặng học bổng vượt khó học tốt cho 35 nữ sinh trung học phổ thông. Dịp này, các tiểu phẩm xuất sắc trong Liên hoan tiểu phẩm Ngày Gia đình Việt Nam do chính các gia đình văn hóa tiêu biểu diễn xuất được công diễn. Cùng diễn ra trong ngày hội là triển lãm các gian hàng trưng bày nông sản và sản phẩm của từng địa phương, các gia đình, như hàng thủ công mỹ nghệ: đan lục bình, đan kết cườm và trang trí, tạo hình hoa quả. Hội phụ nữ các cấp tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn, họp mặt gia đình tiêu biểu, gia đình có nhiều thế hệ sinh sống... với sự tham dự của đại diện hàng trăm gia đình. * Liên đoàn lao động Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi lễ biểu dương gia đình công nhân, viên chức lao động tiểu biểu xuất sắc giai đoạn 2011-2013. Đã có 42 gia đình xuất sắc đại diện cho 18.000 gia đình công nhân, viên chức lao động trên địa bàn toàn tỉnh được biểu dương. Đây là những gia đình tiêu biểu thành đạt trong việc tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan, học giỏi; thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Trong những năm qua, công đoàn các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động công nhân, viên chức lao động thực hiện các phong trào tiêu biểu như: xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Phụ nữ tích cực, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; thực hiện tốt đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”; “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010-2015” và cuộc vận động “5 không - 3 sạch”… Hằng năm, có trên 90% nữ công nhân, viên chức lao động danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có trên 95% gia đình công nhân, viên chức lao động đạt gia đình văn hóa; nhiều tập thể, cá nhân được công đoàn, chính quyền biểu dương khen thưởng. * UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ mít tinh kỉ niệm 12 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2013), với sự tham dự của hơn 2.000 cán bộ, công nhân viên chức lao động, cùng 220 gia đình tiêu biểu của tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột. Trong 12 năm qua, công tác gia đình và phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Các cấp, ngành, đoàn thể của tỉnh đã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ trong công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh… Đến nay toàn tỉnh đã có gần 72% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí ở địa phương. * Tại Sân khấu rạp 3/4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Chương trình liên hoan “Gia đình nghệ thuật” lần thứ I – 2013 nhằm hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam (28/6). Tham gia liên hoan có 10 gia đình đại diện cho các địa phương trong tỉnh. Hầu hết phần trình diễn của các gia đình đều ca ngợi quê hương, đất nước và vùng đất Tây Nguyên như: Tiết mục “Nhân dân Nam Tây Nguyên nhớ Bác” của gia đình ông Duôm Jai K’Bát (huyện Lâm Hà), “Tiếng chày trên sóc Bombo” của gia đình bà Mabio (Lạc Dương), gia đình ông Trần Quang Tuấn (Cát Tiên) thể hiện ca khúc “Đất Nhiều hoạt động hưởng
  • 11. Sự kiện vấn đề 11số 1031 l 04.7.2013 nước lời ru”… Các gia đình tham gia liên hoan lần này còn thi tài các trò chơi dân gian tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu (Đà Lạt). Ở mỗi trò chơi, Ban tổ chức sẽ trao tặng giải thưởng cho các gia đình có thứ hạng cao nhất. Nhân dịp này, Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ chức diễu hành xe tuyên truyền trên nhiều tuyến đường tại thành phố Đà Lạt đến người dân về ý thức bảo vệ hạnh phúc gia đình và phòng chống bạo lực trong gia đình… * Chiều 27/6, Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau tổ chức kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam, và tôn vinh 20 mái ấm gia đình, hạnh phúc. Tại buổi lễ, các gia đình cùng nhau chia sẻ về kinh nghiệm vun đắp giữ gìn mái ấm gia đình bền vững, cách chăm sóc và nuôi dạy con cái thành đạt. 20 gia đình tiêu biểu được bình chọn từ cơ sở, mỗi gia đình đều có mỗi hoàn cảnh khác nhau. Có những gia đình phải trải qua thử thách nghiệt ngã, nhưng với niềm tin vào gia đình biết dựa vào nhau, lấy gia đình làm điểm tựa để vươn lên trong cuộc sống, tạo nên nền tảng vững chắc "Gia đình là tế bào của xã hội". Các thế hệ gia đình ở tỉnh Cà Mau đang cố gắng duy trì giữ gìn thành quả, giá trị vật chất và tinh thần, hạnh phúc của gia đình đã có, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, cùng nhau vun đắp xây dựng gia đình hạnh phúc, để gia đình thực sự là tổ ấm yêu thương, nơi đầy ắp tình yêu và lòng bao dung, vị tha của người lớn, đầy tiếng cười của tuổi thơ, là chốn đi về bình yêu của mỗi người, góp phần xây dựng một xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc. Yến nHi - HồtHanH- K.Hoàn * Tỉnh Vĩnh Long tổ chức tuyên dương 129 gia đình văn hóa tiêu biểu của tỉnh nhân kỷ niệm 12 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2013). Tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 244.000 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, chiếm gần 90% số hộ dân toàn tỉnh. Tỉnh cũng đã thành lập được 85 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 53 nhóm phòng chống bạo lực gia đình và 17 tổ tư vấn hòa giải với gần 2.800 thành viên. Thông qua các câu lạc bộ, tổ, nhóm đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân ở địa phương về nạn bạo hành gia đình, cũng như chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Là một trong những nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa” của tỉnh Vĩnh Long thời gian qua đã tập trung khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đạo lý dân tộc tạo động lực để thu hút nhiều thành phần tham gia. * Tỉnh Thái Bình tuyên dương 150 gia đình văn hóa tiêu biểu và phụ nữ làm kinh tế giỏi, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhân dịp này, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao tặng 25 nhà "Mái ấm tình thương ” với tổng trị giá 500 triệu đồng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2012, tỉnh Thái Bình có hơn 400.000 gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (78% tổng số hộ dân), tiêu biểu như các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, thành phố Thái Bình... Phong trào xây dựng gia đình văn hóa luôn được tỉnh Thái Bình chú trọng nhằm gìn giữ và phát huy đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu cao vai trò gương mẫu của ông, bà, cha, mẹ; xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội cũng như đời sống văn hóa lành mạnh ở cộng đồng dân cư, từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế. * Sở VHTTDL Hà Tĩnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức vinh danh 96 gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc năm 2013. Các gia đình được vinh danh đều là những gia đình văn hóa xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", các điển hình xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Với nhiều cách làm sáng tạo, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, gia đình nông thôn kiểu mẫu ngày càng đi sâu vào các thôn xóm, tổ dân phố và từng gia đình trên địa bàn tỉnh. * Thành phố Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 12 năm Ngày Gia đìnhViệt Nam và biểu dương, khen thưởng 18 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu và 12 cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, đặc biệt là công tác hòa giải, phòng chống bạo lực gia đình. Năm 2013, thành phố CầnThơ có gần 250.000 hộ gia đình văn hóa, chiếm hơn 93% tổng số hộ gia đình của thành phố. Đạt được kết quả đáng khích lệ này không chỉ nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương mà còn nhờ sự tích cực của các cán bộ, tình nguyện viên, gia đình kiểu mẫu chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, nhất là trong công tác hòa giải ở từng địa phương HoànGYến ứng NgàyGiađìnhViệtNam 28/6
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1031 l 04.7.2013 Năm 2013 được chọn là Năm Gia đình Việt Nam với chủ đề "Kết nối yêu thương" nhằm liên kết, kết nối vai trò, trách nhiệm chặt chẽ hơn nữa giữa các thành viên trong gia đình. Hưởng ứng chủ đề của Năm Gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 cũng tập trung vào các hoạt động nhằm góp phần kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Chỉ có tình yêu thương mới là động lực chính để các thành viên cùng chung sức chăm lo cho để gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc, giảm thiểu được các vấn đề trong gia đình, nhất là bạo lực gia đình. Ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, gia đình truyền thống Việt Nam đã có sự chuyển hóa. Từ mô hình gia đình truyền thống nay trở thành gia đình trong văn minh công nghiệp với mô hình chủ đạo là gia đình hạt nhân; ba, bốn thế hệ cùng sống trong một gia đình nay không còn nhiều. Sự chuyển biến này có nhiều biểu hiện tích cực nhưng xen với đó cũng có mặt tiêu cực. Cuộc sống đương đại mang lại nhiều cơ hội cho gia đình, mỗi thành viên trong gia đình có điều kiện phát huy năng lực cá nhân nhưng cũng tước đi rất nhiều thứ. Thứ mất nhiều nhất là thời gian, sự quây quần, gắn bó giữa các thành viên. Thêm vào đó, nhịp sống gấp gáp, vội vã, nên mỗi cá nhân đều thiếu đi sự điềm tĩnh, nhường nhịn vốn có trong gia đình truyền thống xưa gắn với nông thôn, nông nghiệp, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng trở nên lỏng lẻo... Mặt trái của xã hội hiện đại, công nghiệp hóa khiến gia đình Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề như tình trạng ly hôn, ly thân gia tăng, lựa chọn giới tính khi sinh, văn hóa ứng xử, khác biệt quan điểm giữa các thế hệ, giáo dục đạo đức cho con trẻ, duy trì hạnh phúc trong gia đình trẻ... Đặc biệt, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong bình đẳng giới nhưng ở nhiều gia đình vẫn tồn tại lối cư xử thiếu bình đẳng, có người tự cho mình quyền dạy dỗ người khác bằng bạo lực, chửi mắng, áp chế mà nạn nhân chủ yếu lại là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi – nhóm đối tượng yếu thế trong gia đình. Họ cũng là nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lực gia đình. Với mong muốn tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, năm 2013 được chọn là Năm Gia đình Việt Nam với chủ đề "Kết nối yêu thương" nhằm góp phần kết nối vai trò, trách nhiệm, tình cảm của mọi thành viên trong các gia đình Việt Nam để cùng chia sẻ, chăm lo tổ ấm hạnh phúc. Các chuyên gia nghiên cứu về gia đình cho rằng: Mâu thuẫn xuất hiện ở bất cứ gia đình nào trong xã hội, dù là nhà giàu, nhà nghèo, gia đình nông thôn, thành thị... nhưng không phải gia đình nào cũng có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để giải quyết các mâu thuẫn đó. Chính tình yêu thương trong mỗi gia đình sẽ là động lực để các gia đình gỡ bỏ, giải tỏa các mâu thuẫn. Việc kết nối yêu thương trong mỗi gia đình phải xuất phát từ mọi thành viên chứ không thể chỉ là cố gắng của một người. Nhiều người trong xã hội vẫn giữ tư tưởng cho rằng việc gìn giữ, duy trì hạnh phúc, tình yêu thương trong gia đình là trách nhiệm của người phụ nữ, người vợ, người mẹ. Đây là quan niệm không chính xác bởi từ xưa cha ông ta đã đúc kết rằng "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", điều này cho thấy vai trò, trách nhiệm của người đàn ông cũng như người phụ nữ trong xây dựng, duy trì hạnh phúc gia đình là như nhau, đàn ông cũng cần chung tay góp sức để cùng gìn giữ, phát huy hạnh phúc gia đình. Ngày nay, phụ nữ cũng đóng góp, giữ nhiều trọng trách trong xã hội không thua kém nam giới; họ có điều kiện học tập, sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của xã hội nhưng họ còn có thiên chức làm vợ, làm mẹ, đóng vai trò là người giữ lửa trong gia đình. Để đảm bảo vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội phân công, vừa thực hiện tốt vai trò người vợ, người mẹ, người giữ lửa trong gia đình, người phụ nữ rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ từ phía các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng bằng hành động cụ thể. Gia đình Việt Nam đã có tự ngàn xưa, trải qua nhiều biến đổi, phát triển cùng với sự lịch sử, xã hội nhưng những giá trị truyền thống, nền nếp của gia đình như thủy chung, hiếu nghĩa, kính trên nhường dưới...vẫn luôn được duy trì, thậm chí trong xã hội mới, gia đình Việt Nam lại có thêm các giá trị nhân văn mới. Tại lễ phát động Năm Gia đình Việt Nam 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định rằng: Trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hơn 4000 năm, người Việt Nam giữ gìn và phát huy được tiếng nói, văn hóa, nòi giống chính là nhờ gia đình Việt Nam và làng xã Việt Nam. Gia đình là nơi tái tạo con người Việt Nam, cùng với làng xã là nơi tái tạo và phát triển văn hóa Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm phát triển đất nước, gia đình Việt Nam ngày nay vẫn là nơi gìn giữ và phát triển các truyền thống chuẩn mực giá trị cao đẹp của dân tộc như tình yêu quê hương đất nước, vun đắp cuộc sống gia đình tình nghĩa, lao động cần cù, sáng tạo, ý chí vươn lên vượt khó, dũng cảm kiên cường bảo vệ Gia đình mãi là tổ ấm hạnh phúc
  • 13. Sự kiện vấn đề 13số 1031 l 04.7.2013 Ngày 28/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang tổ chức hội thảo Nhân rộng điển hình các mô hình trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” năm 2013. Hội thảo nhằm hướng dẫn xây dựng các mô hình cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Ông Huỳnh Công Mước, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnhAn Giang cho biết: Đây là dịp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để phát huy kết quả đạt được và tìm ra giải pháp nhân rộng các mô hình này hiệu quả hơn trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Hiện toàn tỉnh An Giang có 71 mô hình đã và đang hoạt động có hiệu quả trong cuộc vận động theo 5 nội dung là: đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, chăm lo sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe; xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp; phát huy dân chủ, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, tương thân tương ái. Điển hình là các xã Vĩnh Lợi (huyện Châu Thành), Núi Tô (huyện Tri Tôn), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên).. H.L Nhân rộng mô hình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Tổ quốc, chăm lo cho việc học hành của con cái, nhường cơm sẻ áo cho người có hoàn cảnh khó khăn... Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc, tiến bộ. Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) năm 2005 đã khẳng định "xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của cả dân tộc và của cả thời đại". Trong những năm qua, nhiều văn bản quan trọng về lĩnh vực gia đình đã được ban hành; trong đó, có Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012. Năm Gia đình Việt Nam 2013 sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội về vị trí, vai trò của gia đình; chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về gia đình; quyền, nghĩa vụ của gia đình; kỹ năng sống, cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. tHế HùnG Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, một số địa phương trong cả nước đã tổ chức hội nghị vinh danh, biểu dương các gia đình tiêu biểu và các cá nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác gia đình. Tại buổi lễ vinh danh được tổ chức ngày 25/6, UBND tỉnh Hải Dương đã biểu dương 60 gia đình đại diện cho hàng vạn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh tiêu biểu về xây dựng gia đình văn hóa, gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, gia đình với ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền. Tỉnh cũng biểu dương 12 tập thể là các đơn vị, doanh nghiệp và 7 cá nhân tiêu biểu làm tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ giúp đỡ các gia đình khó khăn, xóa đói, giảm nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong những năm qua, công tác gia đình luôn được tỉnh Hải Dương quan tâm chú trọng thông qua các cuộc vận động, các phong trào như: xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng làng, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa; ngày vì người nghèo; phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhờ đó, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa của tỉnh năm 2005 là 60% thì năm 2012 đạt hơn 83%. Số làng, khu dân cư văn hóa từ 186 làng, khu vào năm 2005 nay tăng lên 994 làng, khu dân cư văn hóa. Tỷ lệ hộ nghèo từ gần 18% vào năm 2005, nay giảm xuống còn hơn 7%. Hải Dương tiếp tục củng cố gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; thực hiện quy mô gia đình ít con với đầy đủ quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của các gia đình, cộng đồng trong thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân, gia đình và bình đẳng giới. Tỉnh vận động, khuyến khích các gia đình phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ các tập quán lạc hậu trong hôn nhân, gia đình; từng bước nâng cao mức sống trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập và phúc lợi cho gia đình. t.LâM Hải Dương vinh danh các gia đình tiêu biểu
  • 14. 14 số 1031 l 04.7.2013 Kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ được Nghệ sỹ Nhân dân Lan Hương dàn dựng theo phong cách nghệ thuật hình thể, các thể hiện sân khấu đương đại, pha trộn vũ đạo và âm nhạc Tuồng. Với sáng tạo mới này, Nghệ sỹ Nhân dân Lan Hương, Trưởng đoàn Kịch hình thể của Nhà hát Tuổi trẻ hy vọng sẽ mang lại cho khán giả yêu kịch nói, đặc biệt là những người hâm mộ kịch của Lưu Quang Vũ một trải nghiệm mới mẻ, cảm nhận khác lạ so với trước. "Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao của Lưu Quang Vũ khi ông đang ở độ “chín” với sức sáng tạo mạnh mẽ nhất. Đây cũng là tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tạo của Lưu Quang Vũ, khiến nhiều thế hệ khán giả ấn tượng, ám ảnh và day dứt qua tài năng dàn dựng của bậc thầy sân khấu Việt Nam, đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn Đình Nghi… Bên cạnh đó, Nghệ sỹ Ưu tú Chí Trung cũng bắt tay dàn dựng vở "Mùa hạ cuối cùng" của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Đây là bước đi tiếp theo của nghệ sỹ Chí Trung sau thành công trong vai trò trợ lý cho đạo diễn Xuân Huyền khi phục dựng thành công vở "Lời thề thứ 9" cũng của tác giả Lưu Quang Vũ. Vở này khi ra mắt đã nhận được phản hồi tích cực từ phía các nhà chuyên môn cũng như khán giả yêu sân khấu. "Mùa hạ cuối cùng" cũng là vở kịch từng được đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Phạm Thị Thành dàn dựng thành công từ hơn 30 năm trước với sự tham gia của lớp diễn viên đầu tiên của Nhà hát Tuổi trẻ như: Lê Khanh, Chí Trung, Đức Hải, Minh Hằng, Ngọc Huyền... Lần này, vở diễn do nghệ sỹ Chí Trung dàn dựng sẽ mới mẻ, gần gũi hơn với nhịp sống hiện đại ngày nay với phần âm nhạc của nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc, phần mỹ thuật của họa sỹ Doãn Bằng... Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mang 2 vở diễn này tham dự Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2013. Liên hoan này là điểm nhấn quan trọng nhân kỷ niệm 25 năm ngày mất của cố tác giả Lưu Quang Vũ (1988 – 2013). Cùng với Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát kịch Việt Nam cũng bắt tay dàn dựng vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" để tham gia Liên hoan kịch Lưu Quang Vũ. Nữ đạo diễn, Nghệ sỹ Ưu tú Tú Mai là người đảm nhiệm trọng trách khôi phục lại hồn cốt của vở kịch nhưng theo lối dàn dựng mới, phù hợp với thị hiếu của khán giả ngày nay. Mặc dù Lưu Quang Vũ đã mất 25 năm nhưng các kịch bản của ông liên tục được nhiều nhà hát, đơn vị, đoàn nghệ thuật kịch nói, chèo, cải lương, dân ca trong cả nước lựa chọn dàn dựng, phục dựng, biểu diễn cho đến ngày nay. Nhiều vở diễn đã trở thành dấu ấn sâu đậm đối với các đơn vị nghệ thuật, khán giả trong nước và quốc tế như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Lời thề thứ 9”, "Tôi và chúng ta", "Tin ở hoa hồng". Yến nHi Dựng kịch Lưu Quang Vũ theo phong cách hình thể Nhân dịp hè 2013, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức nhiều lớp dạy nghề thủ công cho các em học sinh, từ nay đến hết 15/8. Tham gia lớp học đan cỏ tế, các em sẽ có cơ hội tham quan làng nghề đan cỏ tế ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, được học đan những vật dụng như rổ, rá, khung ảnh, lọ hoa, hay làm các đồ chơi như búp bê, trâu, thỏ, chó, lợn, gà, voi, thiên nga…, đồng thời được sáng tạo những mẫu mã và sản phẩm mới từ cỏ tế. Thông qua đó, các em vừa hiểu biết về những giá trị lịch sử, kinh tế, mỹ thuật của nghề đan cỏ tế, vừa có thể phát huy sự sáng tạo nghệ thuật của mình. Đặc biệt, các em sẽ làm quen với các phương pháp, kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, quan sát, lắng nghe, chia sẻ…, để tìm hiểu về làng nghề và khai thác những câu chuyện về cuộc sống của những người thợ thủ công. Với những em yêu thích nghề gốm và nghệ thuật tạo hình có thể lựa chọn lớp đồ gốm để được trải nghiệm và có những khám phá thú vị về nghề thủ công truyền thống này dưới sự hướng dẫn của những nghệ nhân, thợ thủ công của hai làng Phù Lãng và Bát Tràng cùng các giảng viên trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp. Đến với lớp học này, các em sẽ có cơ hội tìm hiểu và thực hành cách vuốt gốm bằng bàn xoay, in tranh, làm mặt nạ, làm gạch trang trí theo kỹ thuật của làng gốm Phù Lãng; nặn đồ vật tự do, rót hồ làm con giống bằng khuôn, tô vẽ, tráng men cho sản phẩm theo phong cách của làng gốm Bát Tràng. Đồng thời, các bạn học viên cũng được thực hiện quá trình vào lò, ra lò và sở hữu chính sản phẩm do mình làm ra. Kết thúc lớp học, các em sẽ cùng nhau lựa chọn những sản phẩm đẹp, những bài viết hay về làng nghề và tự thiết kế trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. n.tHanH Bảo tàng Dân tộc học mở lớp dạy nghề thủ công cho học sinh Sự kiện vấn đề
  • 15. 15số 1031 l 04.7.2013 Chiều 30/6, Ban chỉ đạo thăm dò, khai quật khảo cổ Di sản văn hóa dưới nước tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức họp báo thông tin kết quả sơ bộ khai quật tàu cổbịđắmtạivùngbiểnthônChâuThuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Quá trình khai quật con tàu này diễn ra từ 04/6 đến 23/6. Đơn vị khai quật đã thu được 268 thùng hiện vật, trong đó có 91 thùng với hơn 4000 hiện vật tương đối còn nguyên vẹn. Những cổ vật thu được phong phú về chủng loại như một số kim loại bằng đồng, tiền đồng, đồ gốm men nâu, đồ gốm men ngọc, đồ sứ hoa lam, đồ sứ men trắng xanh, đồ gốm men màu. Qua xem xét các loại hình thuộc dòng đồ gốm men ngọc, đồ sứ hoa lam, đồ sứ men trắng xanh, đơn vị khai quật cho rằng đây là các loại đồ gốm sứ thuộc thế kỉ XIII. Đặc biệt là các đồng tiền cho thấy đồng tiền muộn nhất cũng vào thế kỷ XIII. Tất cả những hiện vật này được đưa về trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Hiện xác tàu đã lộ rõ với chiều dài từ đuôi tàu cho đến phần mũi là 20,5m; chiều ngang rộng nhất của tàu nằm phía sau khoảng giữa tàu là 5,6m; thân tàu được chia làm 13 khoang, có 12 vách ngăn. Theo những vết tích từ khoang số 4 đến số 6 thì nguyên nhân tàu chìm là do bị cháy. Đơn vị khai quật đã thu hồi một số mẫu gỗ để phân tích chất liệu gỗ và niên đại. Các chuyên gia cũng tập trung nghiên cứu ván đóng tàu, mũi tàu, các vách ngăn và khung tàu, các thanh ván nẹp dọc, cột buồm chính, cột buồm trước, kết cấu và bánh lái. Cuộc khai quật tàu cổ này là cuộc khai quật tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam và là hiện tượng mới chưa từng có trong khai quật khảo cổ học dưới nước. Kết quả khai quật đóng góp vào việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển ở biển Đông trong nhiều thế kỷ trước. Các hiện vật mang lại nhiều nhận thức mới về đồ gốm sứ thế kỷ XIII tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là những tài liệu hiện vật đóng góp đặc biệt quan trọng vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Hiện trạng con tàu tuy cách ngày nay gần 700 năm nhưng còn khá nguyên vẹn có cấu trúc độc đáo hiếm thấy, là một hiện vật cổ quan trọng rất có giá trị đóng góp vào việc nghiên cứu tàu cổ trên thế giới. TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đóc Bảo tàng lịch sử quốc gia cho rằng, giá trị của con tàu không kém so với giá trị của hiện vật. Nếu không thể trục vớt nguyên vẹn thì có thể trục vớt từng bộ phận của tàu rồi tiến hành phục dựng lại. L.KHánH Kết quả khai quật tàu cổ bị đắm tại Quảng Ngãi UBND tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt Quy hoạch Phát triển văn hóa, thể dục thể thao; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống, nét bản sắc văn hóa địa phương ở Hà Nam, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch và kinh tế, xã hội bền vững. Tỉnh Hà Nam triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền và mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống; xây dựng các bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa trở thành nơi học tập, tham quan và điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Đến năm 2020, tỉnh hoàn thành việc tu bổ tôn tạo tất cả các di tích xếp hạng quốc gia; phấn đấu xếp hạng thêm mỗi năm 10 - 15 di tích cấp tỉnh. Tỉnh xây dựng, nâng cấp Bảo tàng tỉnh trở thành Bảo tàng loại III; nghiên cứu phục hồi trò chơi dân gian múa rối nước của thôn Nội Rối, múa rối cạn của thôn Chương Lương (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân); xây dựng quy hoạch và thực hiện bảo tồn, phát huy 40 làng nghề thủ công truyền thống... Về phát triển thể dục thể thao, tỉnh Hà Nam từng bước hoàn thiện hệ thống thi đấu cấp tỉnh và tập trung đầu tư phát triển các môn Bóng đá, Điền kinh, Bơi lặn, Vật, Võ, Đua xe đạp... Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, phấn đấu đến năm 2030, 100% số xã, thị trấn trong toàn tỉnh có thiết chế văn hoá, thể thao đạt tiêu chuẩn xây dựng văn hoá nông thôn mới. Bên cạnh đó, Hà Nam tập trung phát triển thể dục thể thao trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông, phấn đấu đến năm 2020, 100% số trường trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, 50 - 60% trường tiểu học thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khoá. Tỉnh cũng đã đưa ra định hướng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 tập trung đầu tư phát triển Hà Nam thành điểm đến du lịch văn hóa tâm linh quan trọng của vùng đồng bằng sông Hồng; huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc sớm trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đón khách du lịch đến tham quan; khai thác triệt để lợi thế vị trí chiến lược của tỉnh, lấy thành phố Phủ lý làm trung tâm, phát triển du lịch Hà Nam theo thế chân vạc với 03 cụm du lịch vệ tinh là Kim Bảng, Lý Nhân và Duy Tiên. Đến năm 2020, đầu tư nâng tầm Phủ Lý thành trung tâm dịch vụ du lịch cấp vùng, điểm trung chuyển phân phối khách đến các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh và kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng như Bái Đính, Hoa Lư, chùa Hương, đền Trần… H.P HàNam:Quyhoạchpháttriểnvănhoá, thểdụcthểthaođến2020,tầmnhìn2030 Sự kiện vấn đề
  • 16. 16 số 1031 l 04.7.2013 Ngày 29/6, ngày thi đấu cuối cùng của Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốc năm 2013 đã diễn ra 6 nội dung thi đấu: Băng đồng tính giờ nữ (lứa tuổi 17 - 18); băng đồng tính giờ nam (tuổi 17 - 18); băng đồng Olympic nữ (lứa tuổi 16 trở xuống); băng đồng Olympic nam (lứa tuổi 16 trở xuống); băng đồng Olympic nữ (lứa tuổi 17 - 18) và băng đồng Olympic nam (lứa tuổi 17 - 18) với 90 vận động viên đến Hà Nội, Vĩnh Long, Quân đội, Thanh Hóa, Đồng Tháp,An Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Cpaco Bình Dương, Sơn La, Cần Thơ. Ở nội dung băng đồng tính giờ nữ (lứa tuổi 17 - 18), về thứ nhất là vận động viên Cà Thị Dương của đoàn Hà Nội với thành tích 7 phút 46 giây; về thứ hai là vận động viên Đặng Thị Ngọc Huyền của đoàn Đồng Tháp với thành tích 7 phút 49 giây và đứng thứ ba là Nguyễn Thị Lan Anh của đoàn Thanh Hóa với thành tích 8 phút 11 giây. Ở nội dung băng đồng tính giờ nam (lứa tuổi 17 - 18), về thứ nhất là vận động viên Đinh Văn Linh đoàn Hòa Bình với thành tích 6 phút 11 giây; về thứ hai là vận động viên Lê Quốc Vũ đoànAn Giang với thành tích 6 phút 38 giây và về thứ 3 là Lâm Văn Qúy đoàn An Giang với thành tích 6 phút 42 giây. Ở nội dung băng đồng Olympic nữ (lứa tuổi 16 trở xuống), về nhất là vận động viên Nguyễn Thị Thu Mai của đoàn An Giang, với thành tích 49 phút 37 giây; về thứ hai là vận động viên Cà Thị Tiến của đoàn Hà Nội và đứng thứ ba là Lò Thị Lan cũng của đoàn Hà Nội. Nội dung băng đồng Olympic nam (lứa tuổi 16 trở xuống), giải nhất thuộc về vận động viên Lò Văn Xôm đoàn Hà Nội; giải nhì là vận động viên Ngô Hoàng Nhu đoàn Quân Đội và đứng thứ ba là Trần Nguyễn Duy Nhân đoàn Quân Đội. Ở nội dung băng đồng Olympic nữ (lứa tuổi 17 - 18), xuất sắc giành giải nhất là vận động Đặng Thị Ngọc Huyền của đoàn Đồng Tháp với thành tích 46 phút 32 giây; đứng thứ hai là vận động viên Cà Thị Dương đoàn Hà Nội và đứng thứ ba là Phạm Hồng Nhung đoàn Cphco Bình Dương. Ở nội dung cuối cùng của giải băng đồng Olympic nam (lứa tuổi 17 - 18), về nhất là vận động viên Lê Quốc Vũ của đoàn An Giang với thành tích 52 phút 20 giây; đứng thứ hai là Bùi Văn Tuấn đoàn Hòa Bình và đứng thứ ba cũng là vận động viên của đoàn Hòa Bình là Đinh Văn Linh. Sau 8 ngày tranh tài, Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốc năm 2013 đã khép lại. Kết quả chung cuộc, đoàn Bình Dương giành vị trí thứ nhất với 10 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng. Đoàn An Giang đứng thứ hai với 7 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc, 14 Huy chương Đồng. Đoàn Đồng Tháp đứng thứ ba với 6 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng. anH tùnG Kết thúc Giải vô địch Xe đạp trẻ toàn quốc Sau 3 ngày thi tài sôi nổi, chiều 27/6, tại Trung tâm Hội nghị Văn hoá tỉnh Điện Biên, Hội thi tuyên truyền lưu động phòng, chống ma tuý năm 2013 do UBND tỉnh Điện Biên tổ chức, đã kết thúc. Ban Tổ chức Hội thi đã trao giải ở các nội dung: xe tuyên truyền lưu động, nhất đoàn Thái Nguyên và Thanh Hóa; tiểu phẩm tuyên truyền, nhất đoàn Tuyên Quang; chương trình ca, múa nhạc, nhất đoàn Phú Thọ. Ban Tổ chức trao giải cho các tiết mục xuất sắc như: “Rung cồng lên đuổi con ma tuý” (đoàn Hòa Bình), “Ở cây số này” (đoàn Điện Biên), “Lời nguyền” (đoàn Bắc Cạn), “Tâm sự người vợ trẻ” (đoàn Yên Bái), “Khói hoang” (đoàn Lào Cai) và “Hoa Độc” (đoàn Lai Châu). Hội thi tuyên truyền lưu động phòng, chống ma tuý năm 2013 kết thúc với những hoạt động mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, để lại nhiều bài học quý báu cho tất cả các đoàn về tham dự cũng như người xem. Những tiểu phẩm, tiết mục văn nghệ, ra quân diễu hành với nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma tuý mà các đoàn mang đến Hội thi sẽ được triển khai tuyên truyền tại địa phương mình. Nhiều tiết mục mà các đoàn mang đến tham dự Hội thi có sự dàn dựng công phu, sâu sắc về cả nội dung và nghệ thuật biểu diễn. Những nghệ sĩ không chuyên đã có các tiết mục biểu diễn sâu sắc làm lay động trái tim người xem. Đó là nỗi đau, sự băng hoại đạo đức, lòng nhân ái và vai trò của cộng đồng trong việc phòng, chống ma tuý, mang lại cho người xem sự cảm nhận chân thật về những hậu quả mà ma tuý đã gieo rắc vào đời sống con người, cách thức và phương pháp để giúp những con nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng. Việc phòng, chống ma tuý đòi hỏi trách nhiệm, lòng nhân ái và biện pháp cụ thể của mỗi địa bàn. Hội thi có 11 đoàn tham dự: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Cạn và Thanh Hóa. Hội thi góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc đấu tranh, phòng chống và bài trừ tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội. ĐứC MinH Hội thi tuyên truyền lưu động phòng, chống ma tuý các tỉnh phía Bắc Sự kiện vấn đề
  • 17. 17số 1031 l 04.7.2013 “Gia đình dưới góc nhìn từ Ngôi nhà Bình yên” là chủ đề cuộc hội thảo do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 27/6 tại Hà Nội. Nằm trong chuỗi các sự kiện nhân Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2013 với chủ đề “Kết nối yêu thương” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP Hà Nội tổ chức, Hội thảo nhằm góp thêm tiếng nói về vai trò của gia đình và mong muốn xã hội, mỗi gia đình, cá nhân cùng chung tay xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng, bền vững - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trần Thị Hương cho biết. Hoạt động phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, mô hình hoạt động hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình và mua bán trở về của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển; các tham luận, báo cáo và những chia sẻ của người tạm trú tại 2 Ngôi nhà Bình yên tại Hội thảo đã cho thấy rõ tác hại của bạo lực gia đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người trong cuộc. Đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức, góp phần đẩy lùi nạn bạo hành gia đình nói riêng, bạo lực trên cơ sở giới nói chung, cùng chung tay xây dựng một gia đình hạnh phúc. Theo bà Lê Phương Thúy, Trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển), qua nghiên cứu, thời gian bị bạo lực càng kéo dài, nạn nhân càng cảm thấy mình vô giá trị. Đáng ngại hơn là tình trạng “bạo lực vòng tròn”, nghĩa là trẻ em phải chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình bị “lây” từ bố mẹ, sẽ dễ sa chân vào các tệ nạn xã hội. Bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ là hai loại điển hình trong các dạng bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam , gây hậu quả nặng nề đối với cuộc sống của nhiều phụ nữ. Số liệu báo cáo từ Phòng tham vấn - Ngôi nhà Bình yên thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho thấy, phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới thường trải qua nhiều loại hình bạo lực chồng chéo và phải chịu những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010, 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua một trong ba loại bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần. Tuy vậy, nhiều phụ nữ không biết mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo một nạn nhân bị bạo lực gia đình suốt 15 năm, chỉ khi đến Ngôi nhà Bình yên, chị mới biết mình bị bạo lực. Trước đó, người phụ nữ này chỉ nghĩ rằng đã làm vợ, làm mẹ thì phải biết nhẫn nhịn, chịu đựng. Chứng kiến cảnh bố đánh mẹ suốt một thời gian dài, con trai chị đã mắc bệnh trầm cảm, con gái thì rụt rè ít nói. Sau khi được tham vấn, chị đã nhận thức được rằng, ly hôn để con có cuộc sống tốt đẹp hơn không có gì xấu bởi duy trì một gia đình không có tình yêu thương là một sai lầm. Giờ đây, hai con của chị đều tự tin, học tốt. t.H “Gia đình dưới góc nhìn từ Ngôi nhà Bình yên” Ngày/tháng V di n a i m 02/7 Báo hi VàhNu n hóa B c Ninh VàhNýlgnôchnadnâhN7/50 n hóa huy n Thanh Trì, Hà N i 10/7 Báo hi VàhNu n hóa huy n M c, Hà N i 24/7 Ng i thi hành án t Thanh Hóa 25/7 Ng i thi hành án t Nhà V n hóa TP Ninh Bình 26/7 Hàng xóm chung c NVH C u Gi y, Hà N i 27/7 Hàng xóm chung c Cung Thi u nhi Hà N i hnìBaòHýlgnôchnadnâhN7/82 hnìBaòHýlgnôchnadnâhN7/92 HýlgnôchnadnâhN7/03 ng Yên àHýlgnôchnadnâhN7/13 LỊCH BiỂU DiỄN THÁNG 7 CỦA NHÀ HÁT KỊCH ViỆT NAm Sự kiện vấn đề