SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 11
XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY
ThS. Lê Trường Diễm Trang
Abstract
Globalization and trade liberalization are inevitable trends in economic development
in the world nowadays. After signing Vietnamese American Trade Agreement and
joining ASEAN, AFTA and WTO, Vietnam has caught a lot of opportunities to promote
strengths, to release problems in exporting markets as well as to build new trade
environment for exchanging products, services, technology and information. Vietnam is
good at agricultural production with plentiful and high quality agricultural products. The
image of Vietnam is usually sketched as a huge shoulder pole with two big granaries of
Hong River and Mekong Delta. Moreover, the favorable climate, suitable geography and
fat land create ideal environment for producing rice and making it become valuable
exporting product. In recent years, value of this exporting product is not only
demonstrated in impressive figures but also in its important contribution to the
improvement of trade balance thanks to its turnover of billions USD every year. The
achievement of rice exporting also plays important role in building macroeconomic
stability and improving Vietnamese living standard. However, in the situation of
economic difficulties both in our country and the world, our agriculture and rice
exporting have got challenges. Vietnam needs to build many policies and strategies in
order to maintain high exporting quantity, main markets and to increase value of rice
exporting.
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là những xu thế cơ bản của phát
triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN,
AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ và việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ
hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường
thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin. Việt Nam là
một nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nông sản phong phú và có giá trị. Hình
ảnh đất Việt thường được mô tả như một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa
thóc lớn đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, điều
kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp cộng thêm đất đai mầu mỡ đã tạo một môi
trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo, từ đó giúp gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế
mạnh của Việt Nam. Nhiều năm liền, Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất
khẩu gạo hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này
không chỉ ở con số ấn tượng mà là sự đóng góp quan trọng vào việc góp phần cải thiện
cán cân thương mại nhờ kim ngạch mang về cho quốc gia lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm.
Thành quả xuất khẩu gạo cũng đóng góp động lực quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ
mô, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh
tế trong và ngoài nước, ngành nông nghiệp nước ta nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng
vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước. Ngoài việc duy trì lượng gạo xuất khẩu
lớn, các thị trường lớn thì giá trị xuất khẩu gạo cũng cần phải được nâng lên.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua
Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số
lượng gạo xuất khẩu khá lớn là 1,4 triệu tấn, thu về 290 triệu USD, giá bình quân là 204
USD/tấn. Tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù
hợp với thị trường thế giới nhưng đối với nước ta, kết quả đó đánh dấu sự sang trang của
xuất khẩu lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, gắn với xuất khẩu và cho
đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan.
Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức 3 triệu tấn/năm, tăng 51%
và đưa kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 868 triệu USD, tăng 63% so với năm 1995. Đặc biệt,
năm 1997 đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước ta với
lượng gạo xuất khẩu là 3,6 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu gạo là 900 triệu USD. Đến
năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của 3,8 triệu tấn gạo đã đạt mức 1 tỷ USD. Tuy chỉ tăng
5,56% về lượng nhưng lại tăng 14,56% về giá trị. Điều này đã củng cố vững hơn vị trí
thứ hai về xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thế giới. Điều đáng chú ý là năm 1999, mặc
dù chịu thiệt hại nặng nề của các đợt lũ lớn ở miền Trung, sản xuất lương thực vẫn đạt
31,4 triệu tấn và xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Như vậy,
về số lượng thì so với năm 1998 đã tăng 20%, đây cũng là số lượng cao nhất từ trước đến
thời điểm này.
Sang năm 2000, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi nhưng nhờ
có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của chính phủ, các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực
của nhân dân các địa phương nên sản xuất lương thực nhanh chóng được khôi phục và
đạt kết quả khá tốt.
Năm 2001, xuất khẩu gạo đạt trên 3,7 triệu tấn, trợ giá hơn 600 triệu USD mặc dù
tăng khoảng 7% về lượng, song cũng thành công vì hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản
xuất khẩu vượt chỉ tiêu 3,5 triệu tấn do chính phủ đề ra, tiêu thụ hết thóc, hàng hóa, chặn
đà giảm sút của giá thóc gạo trong nước.
Năm 2002 gặp nhiều khó khăn hơn năm 2001. Thiên tai diễn ra trên diện rộng kéo
dài từ đầu năm đến cuối năm, tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khá.
Năng suất lúa cả năm đạt 45,1 tạ/ha, sản lượng đạt 35,9 triệu tấn, nhờ đó khối lượng gạo
xuất khẩu đạt 3,24 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 700 triệu USD.
Những năm gần đây, khối lượng gạo xuất khẩu đã tăng dần qua các năm đưa lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức trên 5 triệu tấn vào năm 2005, thu về kim ngạch đạt
khoảng trên 1,3 tỷ USD. Sau đó, đến năm 2009 là năm đạt kỷ lục xuất khẩu gạo từ trước
đến thời điểm này với lượng gạo xuất khẩu đạt trên 6 triệu tấn và kim ngạch đạt trên 2,4
tỷ USD. Sang năm 2012, một năm đánh dấu thành công của ngành lương thực Việt Nam
với lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 7,72 triệu tấn, thu về khoảng
3,5 tỷ USD. Những năm 2013 và 2014, do tình hình khó khăn nên hoạt động xuất khẩu
gạo giảm cả về lượng và kim ngạch. Dự báo năm 2015 cũng là một năm đầy khó khăn và
thách thức cho ngành lương thực Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện
nay trên thị trường gạo quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn
linh hoạt phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau.
Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
Chưa có chiến lược cụ thể trước áp lực cạnh tranh gia tăng
Kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay, ngành lúa gạo của Việt Nam đã phát triển liên tục
theo định hướng gia tăng sản lượng. Sự gia tăng gần như liên tục này trong suốt hơn hai
thập kỷ qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà
còn liên tục là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Vấn đề đặt ra hiện nay
là sản lượng lúa tăng nhưng không kèm theo sự cải thiện thu nhập của người nông dân.
Với các đặc điểm như thiếu chuẩn hóa, cước phí vận chuyển cao, khó bảo quản và
chịu sự bảo hộ nội địa cao, gạo xuất khẩu là mặt hàng có tính cạnh tranh cao, bất chấp
việc hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu tập trung vào một số ít quốc gia. Giá gạo xuất
khẩu trên thế giới liên tục được điều chỉnh bởi tất cả các yếu tố liên quan đến chuỗi giá trị
cùng với quá trình tham chiếu đến nguồn cung và nguồn cầu ở các quốc gia khác nhau,
đến các mức giá cả của các loại gạo khác nhau, cũng như của các loại ngũ cốc khác và cả
các chính sách bảo hộ gạo nội địa liên tục thay đổi của các quốc gia.
Áp lực cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo ngày càng tăng chủ yếu do xu hướng
gia tăng xuất khẩu gạo. Trong số các nước xuất khẩu gạo truyền thống, Ấn Độ là nước có
sự bứt phá mạnh mẽ nhất trong xuất khẩu gạo, và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới. Những năm gần đây, Ấn Độ đã mở rộng được thành công thị phần xuất
khẩu gạo sang Nam Phi và có thể cạnh tranh ngang sức với Thái Lan ở thị trường này. Ở
châu Á, Campuchia và Myanmar đang có mức tăng trưởng mạnh về xuất khẩu gạo, cạnh
tranh trực tiếp với các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Xu hướng tự lực về cung cấp lúa
gạo tại các nước nhập khẩu gạo cũng là một yếu tố. Xu hướng này cũng được nhận thấy
rõ ở châu Phi. Nguồn cung dồi dào là nguyên nhân khiến một số nước ở châu Phi cắt
giảm lượng gạo nhập khẩu.
Giá trị xuất khẩu gạo còn thấp
So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam cao hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại thấp hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam lớn thứ hai thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 nếu xét về giá trị gạo xuất khẩu.
Chẳng hạn, năm 2005 trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần
của Việt Nam (7,240 triệu tấn so với 5,2 triệu tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 1,61
lần (2,246 tỷ USD so với 1,39 tỷ USD). Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự gia tăng hay
giảm sản lượng và đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu tác động lớn
từ sự biến động về sản lượng sản xuất và xuất khẩu gạo của các nước trong khu vực như
Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan và sự biến động của giá cả trên thị trường thế
giới.
Tuy khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới thu hẹp dần do
chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo
xuất khẩu của thế giới. Vấn đề không phải do Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh
mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất lượng gạo chưa
cao. Có những thời điểm, gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp thấp, cùng thị trường nhưng giá
gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 35-80 USD/tấn. Đây
chính là sự thiệt hại đối với Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của
gạo xuất khẩu. Xét khả năng cạnh tranh về giá, khoảng cách chênh lệch giữa giá gạo xuất
khẩu (loại 5% tấm) của Thái Lan và Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm 2000
– 2003 (chênh lệch giá chỉ khoảng 10-15 USD/tấn) nhưng sau đó lại tăng lên 45 USD/tấn
vào năm 2006. Nếu so sánh mức bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì giá gạo xuất
khẩu tuy có được cải thiện hơn nhưng vẫn còn khoảng cách và giá gạo của Việt Nam
luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 15-30 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây ra sự
chênh lệch về giá này là do chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái
Lan. Theo biểu giá thống kê hàng hóa của Úc năm 2005 cũng cho thấy giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá
218 USD/tấn, thấp hơn khoảng 60,33 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và thấp
hơn tới 291 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu trung bình của Úc và đây cũng là nước có
giá gạo xuất khẩu cao nhất.
Cấu trúc thị trường chưa bền vững
Thị trường xuất khẩu gạo hiện tại tập trung vào một số thị trường chính, gạo Việt
Nam xuất khẩu sang khu vực châu Á chiếm tỷ lệ khoảng 75,75%, châu Phi chiếm khoảng
12,68%, châu Mỹ chiếm khoảng 7,58%, châu Âu chiếm khoảng 1,5%, Trung Đông
chiếm khoảng 1,27%, châu Úc chiếm khoảng 1,21%. Các thị trường nhập khẩu của Việt
Nam với số lượng lớn là Trung Quốc, Philippines, châu Phi, Malaysia, Indonesia, Cuba
và Hông Kông.
Trong những năm qua, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan là những quốc gia
xuất khẩu gạo chính trên thế giới, chiếm tới 71,81% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Trung Quốc, Negeria, Iran và Indonesia là những nước nhập khẩu gạo chính, nhưng chỉ
chiếm 23,32% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu. Điều này cho thấy các nước xuất khẩu
gạo có xu hướng tập trung hơn, trong khi các nước nhập khẩu khá phân tán. Mỗi quốc gia
xuất khẩu gạo thường đều có những thị trường xuất khẩu chủ yếu của riêng mình và cạnh
tranh trong những thị trường xuất khẩu khác. Việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn
đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung ở
phân đoạn thấp, kém đa dạng và đặc biệt đang tập trung rất nhanh vào thị trường Trung
Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, lập tức tạo sức ép giảm giá lên
toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo
trong nước, đặc biệt là người nông dân.
Các chính sách chưa phát huy hiệu quả
Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa
các công ty (ví dụ như trong việc đàm phán giá lúa gạo xuất khẩu) và liên kết dọc với các
công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên liệu hiện được
thực hiện rất “gượng ép” do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn cung sẵn có trên
thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn, rủi ro về lợi nhuận cao do thị
trường đầu ra không ổn định. Trong những năm vừa qua, một loạt các chính sách được
ban hành tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của các chủ thể trên thị trường lúa
gạo. Tuy nhiên, các chính sách được thiết kế cũng bộc lộ nhiều bất cập và không đạt
được kết quả như kỳ vọng.
Chẳng hạn như chính sách quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Theo đó,
thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ các điều kiện và
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, doanh
nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đảm bảo ít nhất hai điều kiện cần, đó là: có
ít nhất 1 kho chuyên dùng dự trữ và 1 cơ sở xay xát thóc. Mục tiêu của chính sách này là
giảm bớt các đầu mối xuất khẩu nhằm tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán. Tuy nhiên,
chính sách này không đạt được mục tiêu liên kết nhà xuất khẩu với nông dân. Chính sách
này vô hình trung tạo ra thêm một tầng lớp nữa giữa nông dân và các doanh nghiệp xuất
khẩu. Đó là các doanh nghiệp thu gom cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
Giải pháp bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo
Chính sách tín dụng: chính sách trợ cấp tín dụng cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ
cần được thực hiện rõ ràng để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách đảm bảo nông dân
có lãi ít nhất 30%, doanh nghiệp cần thu mua trực tiếp từ người nông dân chứ không phải
thông qua thương lái như hiện tại. Chính sách tín dụng cần tính đến việc hỗ trợ khắc phục
thiếu hụt năng lực sấy và tạm trữ lúa nhằm gia tăng lượng lúa thu mua, tránh tình trạng
giá thu mua hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ký được hợp đồng xuất khẩu của doanh
nghiệp. Chính sách tín dụng cũng cần hướng đến việc hỗ trợ cho các hợp tác xã nông
nghiệp trong việc tạm trữ lúa khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn giá lúa do Ủy ban
giá lúa gạo công bố, đồng thời hỗ trợ cho nông dân khoản tín dụng để trang trải cho nhu
cầu cấp bách. Khi giá lúa gạo tăng lên thì các hộ viên sẽ bán ra và hoàn trả lại tiền tạm
ứng. Khi thực hiện chính sách tín dụng như thế này thì người nông dân được hưởng lợi
trực tiếp từ chính sách của Nhà nước.
Chính sách về đầu tư: để hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam tận dụng được lợi thế
của mình, Nhà nước cần tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và đầu tư đồng bộ
cho cả quá trình sản xuất – chế biến – xuất khẩu. Nhà nước cũng cần xác định trọng tâm
lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư (đầu tư cho vùng sản xuất lúa gạo tập trung, phát triển hệ
thống giao thông vận tải, trung tâm giao dịch, v.v.). theo định hướng được nêu trong Nghị
quyết của Đảng về việc nhấn mạnh việc xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo môi
trường cho sự vận động năng động của hàng hóa theo cơ chế thị trường có trật tự.
Chính sách quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhà nước cần nới lỏng
quy định đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo để tránh tình trạng tập trung xuất
khẩu vào một số doanh nghiệp lớn, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ vì khó đáp ứng được
điều kiện theo Nghị định. Chính sách cần đạt được mục tiêu liên kết giữa nhà xuất khẩu
với nông dân. Việc tập trung xuất khẩu vào một số ít doanh nghiệp khiến các doanh
nghiệp này có xu hướng tìm các thị trường xuất khẩu các lô lớn cần loại gạo chất lượng
thấp với giá rẻ thay vì tìm kiếm xuất khẩu tại các thị trường cần loại gạo chất lượng cao.
Chính sách nên hướng đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có liên kết với
nông dân để sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương có thị
trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện bộ quy trình chuẩn về chế biến và
xay xát gạo Việt Nam (GMP-RM). Các doanh nghiệp chế biến – xay xát gạo được
khuyến khích tuân thủ GMP-RM và tự chịu trách nhiệm trong việc phân loại gạo chế biến
theo các tiêu chuẩn phân loại gạo trên thế giới. Những doanh nghiệp xay xát tuân thủ
GMP-RM ở những mức độ khác nhau sẽ được các ưu đãi về thuế, vốn, v.v.
Tăng khả năng ổn định về sản lượng và đáp ứng về chất lượng của gạo xuất khẩu
Quy hoạch vùng lúa xuất khẩu tạo điều kiện chuyên canh, tăng chất lượng gạo: vấn
đề này cần sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa quy hoạch đã được
duyệt bằng kế hoạch, đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất lúa hàng hóa
phù hợp với yêu cầu xuất khẩu gạo trong thời kỳ hội nhập. Nội dung quy hoạch, kế hoạch
và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu thị trường gạo thế giới trong
thời đại mới. Ngoài ra, trong công tác chỉ đạo cần triển khai các giải pháp đồng bộ để
biến các quy hoạch thành thực tế, trong đó cần quan tâm đến giải pháp khuyến khích tích
tụ và tập trung đất lúa trong vùng quy hoạch lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long,
Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng để từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất lúa
nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.
Hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu: từ những đánh giá về
các hình thức giao dịch thu mua lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên
cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển hình thức giao dịch
theo hợp đồng bằng văn bản. Với những ưu thế vượt trội của phương thức này như ổn
định vùng nguyên liệu; ổn định và đồng đều về chất lượng sản phẩm; ổn định khách
hàng; ổn định và phát triển sản xuất – kinh doanh, cùng với những hạn chế trong thực tế
hiện nay, việc hình thành mạng lưới thu gom và vận chuyển lúa gạo xuất khẩu sẽ góp
phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa khâu sau thu hoạch tạo cơ sở cho hoạt động xuất
khẩu gạo.
Tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai các chương trình giống, phân bón và
thủy lợi: Nhà nước và các sở, ngành cần tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu lai tạo
giống, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần ưu
tiên cho các công trình thủy lợi ở các vùng lúa xuất khẩu để thực hiện tưới tiêu khoa học.
Xuất phát từ thực trạng của ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay, ngành nông nghiệp
rất cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm giá thành nhằm tiếp tục giữ vững
lợi thế cạnh tranh về giá thành sản xuất lúa gạo thấp thông qua các biện pháp đồng bộ về
khuyến nông, chương trình giống, chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
Đồng bộ về thị trường nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á, châu
Âu, Trung Đông và châu Phi. Các thị trường truyền thống của Việt Nam bấy lâu nay là
Philippines (chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu), Malaysia, Indonesia, Singapore,
Iraq; các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraina; các nước Tây và Trung Phi, v.v. Cùng với
thị trường truyền thống được giữ vững, những thị trường mới đã được mở thêm trong
thời gian gần đây như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia.
Giải pháp thị trường cần triển khai theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, một
mặt ổn định những thị trường đã có, mặt khác, cần tích cực mở rộng thị trường mới, nhất
là các thị trường yêu cầu chất lượng gạo cao. Bởi về lâu dài, hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam cần tiến hành song song việc tìm kiếm thị trường gạo chất lượng cao với việc
nâng cao chất lượng gạo. Một số nước châu Á và châu Phi đang mua gạo 25% tấm của
Việt Nam nhưng nếu các nước này cải thiện nền kinh tế, chuyển sang sử dụng gạo 15%
tấm thì các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị động. Chính vì vậy, Việt Nam cần
chuyển hướng một phần sang gạo chất lượng cao mặc dù vẫn chú ý đến gạo phẩm cấp
thấp để duy trì các thị trường hiện tại.
Đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường
Cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008 là thời điểm mức giá gạo trên thế giới cao đến
mức đỉnh điểm trong lịch sử. Tính cả tỷ lệ trượt giá của đồng USD, mức giá cao nhất
được xác lập ngày 24/4/2008 là trên 1.200 USD/tấn. Trong khi thị trường xuất khẩu gạo
tăng giá đỉnh điểm, lo ngại an ninh lương thực quốc gia nên Chính phủ đã có những biện
pháp hạn chế xuất khẩu, kể cả bằng mệnh lệnh hành chính. Song, theo các chuyên gia
phân tích, sau khi thống kê đầy đủ sản lượng gạo trong thời gian tới mà cả nước có được
cùng nhu cầu tiêu thụ trong nước thì mức độ dự trữ an ninh lương thực quốc gia vẫn ở
mức an toàn.
Việc nghiên cứu và nhận định sai tình hình trong nước và xu hướng giá cả trên thị
trường thế giới đã dẫn đến hệ quả trực tiếp là gây thất thu lớn cho ngành xuất khẩu, làm
nản lòng các nhà xuất khẩu và nông dân. Không những thế, trong những tháng tiếp theo
sau đó, giá gạo trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh khiến việc xuất khẩu bị ngừng trệ
làm xuất hiện những tin đồn thất thiệt ở thị trường trong nước gây ra nhu cầu ảo khiến giá
gạo nội địa bị đẩy lên cao, gây bất ổn thị trường giá.
Những bất ổn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã
cho thấy yêu cầu cấp thiết phải củng cố và mở rộng hệ thống thông tin thị trường để kịp
thời điều hành hoạt động xuất khẩu gạo hợp lý và hiệu quả.
Xúc tiến thương mại cho thương hiệu gạo Việt
Phần lớn gạo của Việt Nam khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới đều qua khâu
chế biến, song hiện tại vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để xứng
với tầm xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương hiệu gạo
nhưng những thương hiệu này thường xuyên bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài do
phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình căn
cứ vào giống đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi trồng lúa. Các thương hiệu phổ biến
nhất là Nàng Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM đang được bày bán công khai tại các
siêu thị, cửa hàng nước ngoài với xuất xứ “Made in Thailand”, “Made in Hongkong”,
“Made in Taiwan”, v.v.
Trên thế giới có nhiều thương hiệu gạo nổi tiếng mà người tiêu dùng đã biết được
lâu nay như Hoa Lài, Jasmines, Cao Đắc Ma Li, v.v. Khi nói đến một thương hiệu gạo
nào đó, người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất như Thái Lan, Ấn Độ. Hạt gạo Việt
Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao chất
lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Để làm
được điều đó thì cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản
xuất trong qui trình từ khâu chọn giống, sản xuất, bảo quản và chế biến nghiêm ngặt đảm
bảo hàng hóa có chất lượng cao, có chiến lược rõ ràng và từng bước đi cụ thể.

Weitere ähnliche Inhalte

Ähnlich wie Bai bao d trang

Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...
Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...
Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...Huynh Quang Minh
 
kinh donh quoc te ve mat hang gao
kinh donh quoc te ve mat hang gaokinh donh quoc te ve mat hang gao
kinh donh quoc te ve mat hang gaoVũ Nhân
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamLinh Nguyễn
 
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần ĐâyTiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần ĐâyNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docNguyễn Công Huy
 
Chuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắnChuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắnViet Thang
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Trần Đức Anh
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hànataliej4
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Ähnlich wie Bai bao d trang (20)

Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂMTiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...
Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...
Đề tài: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội n...
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
 
kinh donh quoc te ve mat hang gao
kinh donh quoc te ve mat hang gaokinh donh quoc te ve mat hang gao
kinh donh quoc te ve mat hang gao
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
 
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần ĐâyTiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
 
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
Đề tài: Vận dung mô hình kim cương của M. Porter vào phân tích lợi thế cạnh t...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
 
Ktqt
KtqtKtqt
Ktqt
 
Chuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắnChuoi giá trị ngành sắn
Chuoi giá trị ngành sắn
 
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAYĐề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
Đề tài: Phân tích thị trường sản phẩm sữa tại Việt Nam, HAY
 
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)Tailieu.vncty.com   phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
Tailieu.vncty.com phan-tich-moi-truong-kinh-doanh-cua-ngan (1)
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
Đề tài: Vận dụng mô hình kim cương của M. PORTER phân tích lợi thế cạnh tranh...
 
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt NamTiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
Tiểu Luận Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Xuất Khẩu Của Cà Phê Việt Nam
 
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 

Bai bao d trang

  • 1. XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY ThS. Lê Trường Diễm Trang Abstract Globalization and trade liberalization are inevitable trends in economic development in the world nowadays. After signing Vietnamese American Trade Agreement and joining ASEAN, AFTA and WTO, Vietnam has caught a lot of opportunities to promote strengths, to release problems in exporting markets as well as to build new trade environment for exchanging products, services, technology and information. Vietnam is good at agricultural production with plentiful and high quality agricultural products. The image of Vietnam is usually sketched as a huge shoulder pole with two big granaries of Hong River and Mekong Delta. Moreover, the favorable climate, suitable geography and fat land create ideal environment for producing rice and making it become valuable exporting product. In recent years, value of this exporting product is not only demonstrated in impressive figures but also in its important contribution to the improvement of trade balance thanks to its turnover of billions USD every year. The achievement of rice exporting also plays important role in building macroeconomic stability and improving Vietnamese living standard. However, in the situation of economic difficulties both in our country and the world, our agriculture and rice exporting have got challenges. Vietnam needs to build many policies and strategies in order to maintain high exporting quantity, main markets and to increase value of rice exporting. Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đang là những xu thế cơ bản của phát triển trên thế giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ và việc gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng hóa – dịch vụ, kỹ thuật và thông tin. Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nông sản phong phú và có giá trị. Hình ảnh đất Việt thường được mô tả như một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là hai vựa
  • 2. thóc lớn đó là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khí hậu và địa lý thích hợp cộng thêm đất đai mầu mỡ đã tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo, từ đó giúp gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Nhiều năm liền, Việt Nam đứng thứ hai trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này không chỉ ở con số ấn tượng mà là sự đóng góp quan trọng vào việc góp phần cải thiện cán cân thương mại nhờ kim ngạch mang về cho quốc gia lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm. Thành quả xuất khẩu gạo cũng đóng góp động lực quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, ngành nông nghiệp nước ta nói chung, xuất khẩu gạo nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước. Ngoài việc duy trì lượng gạo xuất khẩu lớn, các thị trường lớn thì giá trị xuất khẩu gạo cũng cần phải được nâng lên. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng gạo xuất khẩu khá lớn là 1,4 triệu tấn, thu về 290 triệu USD, giá bình quân là 204 USD/tấn. Tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù hợp với thị trường thế giới nhưng đối với nước ta, kết quả đó đánh dấu sự sang trang của xuất khẩu lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, gắn với xuất khẩu và cho đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức 3 triệu tấn/năm, tăng 51% và đưa kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 868 triệu USD, tăng 63% so với năm 1995. Đặc biệt, năm 1997 đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước ta với lượng gạo xuất khẩu là 3,6 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu gạo là 900 triệu USD. Đến năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của 3,8 triệu tấn gạo đã đạt mức 1 tỷ USD. Tuy chỉ tăng 5,56% về lượng nhưng lại tăng 14,56% về giá trị. Điều này đã củng cố vững hơn vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thế giới. Điều đáng chú ý là năm 1999, mặc dù chịu thiệt hại nặng nề của các đợt lũ lớn ở miền Trung, sản xuất lương thực vẫn đạt 31,4 triệu tấn và xuất khẩu đạt 4,5 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD. Như vậy,
  • 3. về số lượng thì so với năm 1998 đã tăng 20%, đây cũng là số lượng cao nhất từ trước đến thời điểm này. Sang năm 2000, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi nhưng nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của chính phủ, các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực của nhân dân các địa phương nên sản xuất lương thực nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả khá tốt. Năm 2001, xuất khẩu gạo đạt trên 3,7 triệu tấn, trợ giá hơn 600 triệu USD mặc dù tăng khoảng 7% về lượng, song cũng thành công vì hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản xuất khẩu vượt chỉ tiêu 3,5 triệu tấn do chính phủ đề ra, tiêu thụ hết thóc, hàng hóa, chặn đà giảm sút của giá thóc gạo trong nước. Năm 2002 gặp nhiều khó khăn hơn năm 2001. Thiên tai diễn ra trên diện rộng kéo dài từ đầu năm đến cuối năm, tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Năng suất lúa cả năm đạt 45,1 tạ/ha, sản lượng đạt 35,9 triệu tấn, nhờ đó khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,24 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 700 triệu USD. Những năm gần đây, khối lượng gạo xuất khẩu đã tăng dần qua các năm đưa lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt mức trên 5 triệu tấn vào năm 2005, thu về kim ngạch đạt khoảng trên 1,3 tỷ USD. Sau đó, đến năm 2009 là năm đạt kỷ lục xuất khẩu gạo từ trước đến thời điểm này với lượng gạo xuất khẩu đạt trên 6 triệu tấn và kim ngạch đạt trên 2,4 tỷ USD. Sang năm 2012, một năm đánh dấu thành công của ngành lương thực Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay là 7,72 triệu tấn, thu về khoảng 3,5 tỷ USD. Những năm 2013 và 2014, do tình hình khó khăn nên hoạt động xuất khẩu gạo giảm cả về lượng và kim ngạch. Dự báo năm 2015 cũng là một năm đầy khó khăn và thách thức cho ngành lương thực Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau.
  • 4. Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Chưa có chiến lược cụ thể trước áp lực cạnh tranh gia tăng Kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay, ngành lúa gạo của Việt Nam đã phát triển liên tục theo định hướng gia tăng sản lượng. Sự gia tăng gần như liên tục này trong suốt hơn hai thập kỷ qua đã giúp Việt Nam không những đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn liên tục là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Vấn đề đặt ra hiện nay là sản lượng lúa tăng nhưng không kèm theo sự cải thiện thu nhập của người nông dân. Với các đặc điểm như thiếu chuẩn hóa, cước phí vận chuyển cao, khó bảo quản và chịu sự bảo hộ nội địa cao, gạo xuất khẩu là mặt hàng có tính cạnh tranh cao, bất chấp việc hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu tập trung vào một số ít quốc gia. Giá gạo xuất khẩu trên thế giới liên tục được điều chỉnh bởi tất cả các yếu tố liên quan đến chuỗi giá trị cùng với quá trình tham chiếu đến nguồn cung và nguồn cầu ở các quốc gia khác nhau, đến các mức giá cả của các loại gạo khác nhau, cũng như của các loại ngũ cốc khác và cả các chính sách bảo hộ gạo nội địa liên tục thay đổi của các quốc gia. Áp lực cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo ngày càng tăng chủ yếu do xu hướng gia tăng xuất khẩu gạo. Trong số các nước xuất khẩu gạo truyền thống, Ấn Độ là nước có sự bứt phá mạnh mẽ nhất trong xuất khẩu gạo, và trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Những năm gần đây, Ấn Độ đã mở rộng được thành công thị phần xuất khẩu gạo sang Nam Phi và có thể cạnh tranh ngang sức với Thái Lan ở thị trường này. Ở châu Á, Campuchia và Myanmar đang có mức tăng trưởng mạnh về xuất khẩu gạo, cạnh tranh trực tiếp với các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Xu hướng tự lực về cung cấp lúa gạo tại các nước nhập khẩu gạo cũng là một yếu tố. Xu hướng này cũng được nhận thấy rõ ở châu Phi. Nguồn cung dồi dào là nguyên nhân khiến một số nước ở châu Phi cắt giảm lượng gạo nhập khẩu. Giá trị xuất khẩu gạo còn thấp So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại thấp hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lớn thứ hai thế giới nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 nếu xét về giá trị gạo xuất khẩu.
  • 5. Chẳng hạn, năm 2005 trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,39 lần của Việt Nam (7,240 triệu tấn so với 5,2 triệu tấn) thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 1,61 lần (2,246 tỷ USD so với 1,39 tỷ USD). Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự gia tăng hay giảm sản lượng và đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu tác động lớn từ sự biến động về sản lượng sản xuất và xuất khẩu gạo của các nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan và sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới. Tuy khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và thế giới thu hẹp dần do chất lượng gạo tăng lên, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của thế giới. Vấn đề không phải do Việt Nam chủ động hạ giá để cạnh tranh mà phải chấp nhận mức giá thấp hơn so với mặt bằng giá thế giới do chất lượng gạo chưa cao. Có những thời điểm, gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp thấp, cùng thị trường nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo xuất khẩu của Thái Lan từ 35-80 USD/tấn. Đây chính là sự thiệt hại đối với Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu. Xét khả năng cạnh tranh về giá, khoảng cách chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu (loại 5% tấm) của Thái Lan và Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm 2000 – 2003 (chênh lệch giá chỉ khoảng 10-15 USD/tấn) nhưng sau đó lại tăng lên 45 USD/tấn vào năm 2006. Nếu so sánh mức bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì giá gạo xuất khẩu tuy có được cải thiện hơn nhưng vẫn còn khoảng cách và giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan từ 15-30 USD/tấn. Nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về giá này là do chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan. Theo biểu giá thống kê hàng hóa của Úc năm 2005 cũng cho thấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6 nước xuất khẩu gạo. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá 218 USD/tấn, thấp hơn khoảng 60,33 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan và thấp hơn tới 291 USD/tấn so với giá gạo xuất khẩu trung bình của Úc và đây cũng là nước có giá gạo xuất khẩu cao nhất.
  • 6. Cấu trúc thị trường chưa bền vững Thị trường xuất khẩu gạo hiện tại tập trung vào một số thị trường chính, gạo Việt Nam xuất khẩu sang khu vực châu Á chiếm tỷ lệ khoảng 75,75%, châu Phi chiếm khoảng 12,68%, châu Mỹ chiếm khoảng 7,58%, châu Âu chiếm khoảng 1,5%, Trung Đông chiếm khoảng 1,27%, châu Úc chiếm khoảng 1,21%. Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam với số lượng lớn là Trung Quốc, Philippines, châu Phi, Malaysia, Indonesia, Cuba và Hông Kông. Trong những năm qua, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan là những quốc gia xuất khẩu gạo chính trên thế giới, chiếm tới 71,81% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trung Quốc, Negeria, Iran và Indonesia là những nước nhập khẩu gạo chính, nhưng chỉ chiếm 23,32% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu. Điều này cho thấy các nước xuất khẩu gạo có xu hướng tập trung hơn, trong khi các nước nhập khẩu khá phân tán. Mỗi quốc gia xuất khẩu gạo thường đều có những thị trường xuất khẩu chủ yếu của riêng mình và cạnh tranh trong những thị trường xuất khẩu khác. Việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung ở phân đoạn thấp, kém đa dạng và đặc biệt đang tập trung rất nhanh vào thị trường Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, lập tức tạo sức ép giảm giá lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước, đặc biệt là người nông dân. Các chính sách chưa phát huy hiệu quả Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa các công ty (ví dụ như trong việc đàm phán giá lúa gạo xuất khẩu) và liên kết dọc với các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên liệu hiện được thực hiện rất “gượng ép” do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn cung sẵn có trên thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn, rủi ro về lợi nhuận cao do thị trường đầu ra không ổn định. Trong những năm vừa qua, một loạt các chính sách được ban hành tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của các chủ thể trên thị trường lúa
  • 7. gạo. Tuy nhiên, các chính sách được thiết kế cũng bộc lộ nhiều bất cập và không đạt được kết quả như kỳ vọng. Chẳng hạn như chính sách quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ các điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đảm bảo ít nhất hai điều kiện cần, đó là: có ít nhất 1 kho chuyên dùng dự trữ và 1 cơ sở xay xát thóc. Mục tiêu của chính sách này là giảm bớt các đầu mối xuất khẩu nhằm tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán. Tuy nhiên, chính sách này không đạt được mục tiêu liên kết nhà xuất khẩu với nông dân. Chính sách này vô hình trung tạo ra thêm một tầng lớp nữa giữa nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là các doanh nghiệp thu gom cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Giải pháp bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu gạo Chính sách tín dụng: chính sách trợ cấp tín dụng cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ cần được thực hiện rõ ràng để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách đảm bảo nông dân có lãi ít nhất 30%, doanh nghiệp cần thu mua trực tiếp từ người nông dân chứ không phải thông qua thương lái như hiện tại. Chính sách tín dụng cần tính đến việc hỗ trợ khắc phục thiếu hụt năng lực sấy và tạm trữ lúa nhằm gia tăng lượng lúa thu mua, tránh tình trạng giá thu mua hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ký được hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính sách tín dụng cũng cần hướng đến việc hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp trong việc tạm trữ lúa khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn giá lúa do Ủy ban giá lúa gạo công bố, đồng thời hỗ trợ cho nông dân khoản tín dụng để trang trải cho nhu cầu cấp bách. Khi giá lúa gạo tăng lên thì các hộ viên sẽ bán ra và hoàn trả lại tiền tạm ứng. Khi thực hiện chính sách tín dụng như thế này thì người nông dân được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách của Nhà nước. Chính sách về đầu tư: để hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam tận dụng được lợi thế của mình, Nhà nước cần tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và đầu tư đồng bộ cho cả quá trình sản xuất – chế biến – xuất khẩu. Nhà nước cũng cần xác định trọng tâm
  • 8. lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư (đầu tư cho vùng sản xuất lúa gạo tập trung, phát triển hệ thống giao thông vận tải, trung tâm giao dịch, v.v.). theo định hướng được nêu trong Nghị quyết của Đảng về việc nhấn mạnh việc xây dựng đồng bộ các loại thị trường, tạo môi trường cho sự vận động năng động của hàng hóa theo cơ chế thị trường có trật tự. Chính sách quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhà nước cần nới lỏng quy định đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo để tránh tình trạng tập trung xuất khẩu vào một số doanh nghiệp lớn, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ vì khó đáp ứng được điều kiện theo Nghị định. Chính sách cần đạt được mục tiêu liên kết giữa nhà xuất khẩu với nông dân. Việc tập trung xuất khẩu vào một số ít doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp này có xu hướng tìm các thị trường xuất khẩu các lô lớn cần loại gạo chất lượng thấp với giá rẻ thay vì tìm kiếm xuất khẩu tại các thị trường cần loại gạo chất lượng cao. Chính sách nên hướng đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có liên kết với nông dân để sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương có thị trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tính cạnh tranh cao. Ngoài ra, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện bộ quy trình chuẩn về chế biến và xay xát gạo Việt Nam (GMP-RM). Các doanh nghiệp chế biến – xay xát gạo được khuyến khích tuân thủ GMP-RM và tự chịu trách nhiệm trong việc phân loại gạo chế biến theo các tiêu chuẩn phân loại gạo trên thế giới. Những doanh nghiệp xay xát tuân thủ GMP-RM ở những mức độ khác nhau sẽ được các ưu đãi về thuế, vốn, v.v. Tăng khả năng ổn định về sản lượng và đáp ứng về chất lượng của gạo xuất khẩu Quy hoạch vùng lúa xuất khẩu tạo điều kiện chuyên canh, tăng chất lượng gạo: vấn đề này cần sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa quy hoạch đã được duyệt bằng kế hoạch, đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất lúa hàng hóa phù hợp với yêu cầu xuất khẩu gạo trong thời kỳ hội nhập. Nội dung quy hoạch, kế hoạch và đầu tư cho vùng lúa gạo xuất khẩu phải bám sát nhu cầu thị trường gạo thế giới trong thời đại mới. Ngoài ra, trong công tác chỉ đạo cần triển khai các giải pháp đồng bộ để biến các quy hoạch thành thực tế, trong đó cần quan tâm đến giải pháp khuyến khích tích tụ và tập trung đất lúa trong vùng quy hoạch lúa xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long,
  • 9. Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Hồng để từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất lúa nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Hình thành mạng lưới thu gom, vận chuyển lúa gạo xuất khẩu: từ những đánh giá về các hình thức giao dịch thu mua lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển hình thức giao dịch theo hợp đồng bằng văn bản. Với những ưu thế vượt trội của phương thức này như ổn định vùng nguyên liệu; ổn định và đồng đều về chất lượng sản phẩm; ổn định khách hàng; ổn định và phát triển sản xuất – kinh doanh, cùng với những hạn chế trong thực tế hiện nay, việc hình thành mạng lưới thu gom và vận chuyển lúa gạo xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa khâu sau thu hoạch tạo cơ sở cho hoạt động xuất khẩu gạo. Tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai các chương trình giống, phân bón và thủy lợi: Nhà nước và các sở, ngành cần tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần ưu tiên cho các công trình thủy lợi ở các vùng lúa xuất khẩu để thực hiện tưới tiêu khoa học. Xuất phát từ thực trạng của ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay, ngành nông nghiệp rất cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm giá thành nhằm tiếp tục giữ vững lợi thế cạnh tranh về giá thành sản xuất lúa gạo thấp thông qua các biện pháp đồng bộ về khuyến nông, chương trình giống, chính sách tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Đồng bộ về thị trường nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Các thị trường truyền thống của Việt Nam bấy lâu nay là Philippines (chiếm hơn 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu), Malaysia, Indonesia, Singapore, Iraq; các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraina; các nước Tây và Trung Phi, v.v. Cùng với thị trường truyền thống được giữ vững, những thị trường mới đã được mở thêm trong thời gian gần đây như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia.
  • 10. Giải pháp thị trường cần triển khai theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, một mặt ổn định những thị trường đã có, mặt khác, cần tích cực mở rộng thị trường mới, nhất là các thị trường yêu cầu chất lượng gạo cao. Bởi về lâu dài, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiến hành song song việc tìm kiếm thị trường gạo chất lượng cao với việc nâng cao chất lượng gạo. Một số nước châu Á và châu Phi đang mua gạo 25% tấm của Việt Nam nhưng nếu các nước này cải thiện nền kinh tế, chuyển sang sử dụng gạo 15% tấm thì các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị động. Chính vì vậy, Việt Nam cần chuyển hướng một phần sang gạo chất lượng cao mặc dù vẫn chú ý đến gạo phẩm cấp thấp để duy trì các thị trường hiện tại. Đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường Cuối năm 2007 và nửa đầu năm 2008 là thời điểm mức giá gạo trên thế giới cao đến mức đỉnh điểm trong lịch sử. Tính cả tỷ lệ trượt giá của đồng USD, mức giá cao nhất được xác lập ngày 24/4/2008 là trên 1.200 USD/tấn. Trong khi thị trường xuất khẩu gạo tăng giá đỉnh điểm, lo ngại an ninh lương thực quốc gia nên Chính phủ đã có những biện pháp hạn chế xuất khẩu, kể cả bằng mệnh lệnh hành chính. Song, theo các chuyên gia phân tích, sau khi thống kê đầy đủ sản lượng gạo trong thời gian tới mà cả nước có được cùng nhu cầu tiêu thụ trong nước thì mức độ dự trữ an ninh lương thực quốc gia vẫn ở mức an toàn. Việc nghiên cứu và nhận định sai tình hình trong nước và xu hướng giá cả trên thị trường thế giới đã dẫn đến hệ quả trực tiếp là gây thất thu lớn cho ngành xuất khẩu, làm nản lòng các nhà xuất khẩu và nông dân. Không những thế, trong những tháng tiếp theo sau đó, giá gạo trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh khiến việc xuất khẩu bị ngừng trệ làm xuất hiện những tin đồn thất thiệt ở thị trường trong nước gây ra nhu cầu ảo khiến giá gạo nội địa bị đẩy lên cao, gây bất ổn thị trường giá. Những bất ổn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy yêu cầu cấp thiết phải củng cố và mở rộng hệ thống thông tin thị trường để kịp thời điều hành hoạt động xuất khẩu gạo hợp lý và hiệu quả. Xúc tiến thương mại cho thương hiệu gạo Việt
  • 11. Phần lớn gạo của Việt Nam khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới đều qua khâu chế biến, song hiện tại vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để xứng với tầm xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương hiệu gạo nhưng những thương hiệu này thường xuyên bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài do phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đặt tên thương hiệu cho sản phẩm của mình căn cứ vào giống đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi trồng lúa. Các thương hiệu phổ biến nhất là Nàng Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM đang được bày bán công khai tại các siêu thị, cửa hàng nước ngoài với xuất xứ “Made in Thailand”, “Made in Hongkong”, “Made in Taiwan”, v.v. Trên thế giới có nhiều thương hiệu gạo nổi tiếng mà người tiêu dùng đã biết được lâu nay như Hoa Lài, Jasmines, Cao Đắc Ma Li, v.v. Khi nói đến một thương hiệu gạo nào đó, người tiêu dùng nghĩ ngay đến nước sản xuất như Thái Lan, Ấn Độ. Hạt gạo Việt Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Để làm được điều đó thì cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất trong qui trình từ khâu chọn giống, sản xuất, bảo quản và chế biến nghiêm ngặt đảm bảo hàng hóa có chất lượng cao, có chiến lược rõ ràng và từng bước đi cụ thể.