SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 56
Ñeà cöông moân hoïc*

PHAÙP LUAÄT ÑAÏI CÖÔNG
MỤC LỤC


                                                                        Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
I. Nguồn gốc nhà nước
II. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
III. Bản chất và chức năng của nhà nước
IV. Hình thức nhà nước
Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A. Khái quát về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái niệm bộ máy nhà nước
II. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
B. Một số cơ quan chủ yếu trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật
II. Bản chất và vai trò của pháp luật
III. Hình thức pháp luật
Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật
II. Cơ cấu quy phạm pháp luật
III. Phân loại quy phạm pháp luật
Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật
II. Thành phần quan hệ pháp luật
III. Sự kiện pháp lý
Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. Vi phạm pháp luật
II. Trách nhiệm pháp lý
Bài 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I. Khái quát về hệ thống pháp luật
II. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
III. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật
PHỤ LỤC
Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)




                                                                              2
Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC
1. Các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc của nhà nước
       - Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội,
thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm
của thượng đế.
       - Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển
của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc
mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình
thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
       - Thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một
khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự
nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà
nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên của con người bị vi phạm thì
khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết khế ước
mới.
2. Quan điểm Macxit về nguồn gốc của nhà nước
        - Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Nhà nước là một hiện tượng nảy sinh từ xã
hội, nó chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định (sau
khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã), khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có
lợi ích mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức phân chia xã hội thành các gia cấp đối kháng.
Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh
cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách
quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
    - Các giai đoạn trong quá trình hình thành nhà nước có thể được khái quát như sau:
a. Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã hội
       - Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không
có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác.
       - Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một
đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia
giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
       - Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã
hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của
cả cộng đồng.
       - Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao
gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định
của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với

                                                                                         3
mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân
sự… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
b. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện nhà nước
       - Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:
    • Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng
       đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn
       cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy.
    • Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ
       tài sản, góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu.
    • Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc.
       - Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo
lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực.
    • Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động
       và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy
       không còn phù hợp.
    • Chế độ tư hữu, sự phân hóa giàu - nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ
       sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy.
       - Nhà nước ra đời: xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu
chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định. Hệ quả tất yếu là
sự ra đời của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài
áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng
trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong
một “trật tự”.

II. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm nhà nước
       Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật
tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
2. Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước
       So với các tổ chức khác tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước có năm dấu
hiệu đặc trưng sau đây:
    • Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt: nhà nước xây dựng một
       bộ máy quản lý và cưỡng chế đồ sộ (cơ quan hành chính, quân đội, cảnh sát, nhà
       tù…) để có thể tác động một cách có hiệu lực đối với mọi cá nhân, tổ chức trong
       xã hội;
    • Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính: nhà
       nước đã tạo ra cách quản lý dân cư không giống với bất kỳ tổ chức nào trước đó
       trong xã hội (dòng họ, làng xóm, giáo hội, nghiệp đoàn…); đồng thời gắn kết hai
       yếu tố để hình thành một quốc gia;

                                                                                       4
• Nhà nước có chủ quyền quốc gia: nhà nước có khả năng tự định đoạt các công
     việc của quốc gia trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại. Đây là thuộc tính chính trị -
     pháp lý không thể tách rời của một quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia chính
     là nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế;
   • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật: pháp luật với
     tính cách là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành trở thành
     công cụ hữu hiệu bậc nhất của nhà nước trong việc quản lý xã hội, là thước đo
     đạo đức của mỗi công dân trong xã hội hiện đại;
   • Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế: thuế là khoản đóng góp
     tài chính cho nhà nước của các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu
     của nhà nước. Do đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên thuế có
     ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia.

III. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Bản chất nhà nước
      Theo quan điểm Mác – Lênin, bất cứ nhà nước nào, về mặt bản chất, cũng vừa
mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp.
a.Tính giai cấp
       Nhà nước là công cụ nằm trong tay giai cấp thống trị để đảm bảo và thực hiện sự
thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội về kinh tế, chính trị và tư tưởng (tương ứng
với ba loại quyền lực):
    • Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định
       quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế.
       Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế.
    • Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ
       bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị).
       Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo
       một trật tự phù hợp với lợi ích của mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí
       của giai cấp thống trị.
    • Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên
       truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất
       trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp
       khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị.
b. Tính xã hội
       Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của
giai cấp cầm quyền, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và phải
là người đại diện chính thức cho toàn xã hội. Nhà nước cần phải gánh vác những công
việc vì lợi ích chung của xã hội: tổ chức sản xuất; duy trì nòi giống; bảo vệ môi trường;
phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trật tự công cộng…
2. Chức năng của nhà nước

                                                                                          5
- Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước
nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó. Chức năng của nhà nước xuất phát từ
bản chất nhà nước.
      - Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chức
năng sau:
   • Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi
      nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh
      tế, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa…;
   • Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các
      quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hội
      nhập kinh tế quốc tế…

IV. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
       Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương
pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố:
1. Hình thức chính thể
       Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của
nhà nước (ở trung ương) và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó. Có hai loại
hình thức chính thể cơ bản:
a. Chính thể quân chủ
       Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người
đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân
chủ có 2 dạng:
    • Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn;
    • Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối
       cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác (ngày nay còn được gọi là chế
       độ quân chủ lập hiến); ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh
       và Bắc Ailen...
b. Chính thể cộng hòa
       Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời
gian xác định; ví dụ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Đức... Chính
thể cộng hoà có 2 dạng:
    • Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà
       nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc;
    • Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với
       toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể
       Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợp
       chủng quốc Hoa Kỳ…), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia…), Cộng hoà hỗn
       hợp (Cộng hòa Pháp…), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
       Việt Nam).

                                                                                       6
2. Hình thức cấu trúc nhà nước
       Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với
địa phương. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến:
    • Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một
       hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất; ví dụ: Vương
       quốc Thụy Điển, Cộng hòa Cuba…;
    • Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành): vừa có chủ
       quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước thành viên,
       công dân có hai quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ thống pháp
       luật; ví dụ: Cộng hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin…
3. Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai phương pháp cơ bản:
    • Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và
       dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp…;
    • Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, đáng chú ý là khi những
       phương pháp này phát triển đến cao độ sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo,
       quân phiệt và phát xít.

NỘI DUNG ÔN TẬP:
  1. Phân tích các quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước.
  2. So sánh nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp.
  3. Phân tích bản chất nhà nước.
  4. Hình thức nhà nước đương đại.




                                                                                     7
Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                           

A. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Định nghĩa bộ máy nhà nước
       Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động
theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức
năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác
động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ chung của nhà nước.
       2. Định nghĩa cơ quan nhà nước
       Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó có thể là một
tập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặc
một người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ
quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây:
    • Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất
       định do pháp luật quy định;
    • Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức;
   • Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà
     nước đài thọ;
   • Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam;
    • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực nhà
       nước.
3. Phân loại cơ quan nhà nước
a. Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước:
bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:
       - Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
       - Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và
các cơ quan chuyên môn trực thuộc.
       - Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự.
       - Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự.
                                                                                        8
b. Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: bộ máy nhà nước có thể
được chia thành hai loại cơ quan sau đây:
       - Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ.
       - Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân và
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
c. Căn cứ vào chế độ làm việc: bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loại cơ quan
sau đây:
       - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể như Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, Toà án nhân dân.
       - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng như Chủ tịch nước, Viện
kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân
các cấp.
       - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ
trưởng như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp
 a. Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp" (điều 2 Hiến pháp 1992).
b. Nội dung của nguyên tắc
       - Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc về
giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp. Bản chất của nhà
nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, quyền lực nhà
nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân.
       - Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công cho
các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong
tay toàn bộ quyền lực nhà nước.
       - Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau để
hướng đến việc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
a. Cơ sở hiến định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của
nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (điều 6 Hiến
pháp 1992).
b. Nội dung của nguyên tắc


                                                                                     9
- Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều được
thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân.
       - Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện
đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên
có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.
       - Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số;
cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ
trưởng...
       - Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
không mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi:
    Các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyết
       định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của
       địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân;
    Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận
       dân chủ...
3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
a. Cơ sở hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa" (điều 12 Hiến pháp 1992).
b. Nội dung của nguyên tắc
       - Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng
về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy
đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.
       - Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm
chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn
và càng không thể lộng quyền.
       - Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nếu vi phạm
pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy
nhà nước.
4. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
a. Cơ sở hiến định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4 Hiến pháp 1992).
b. Nội dung của nguyên tắc
       - Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ chức bộ
máy nhà nước và chính sách cán bộ...
       - Đảng đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để
đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
       - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát.
                                                                                        10
- Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và
bằng vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ
chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước.
5. Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc
a. Cơ sở hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính
sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc
và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà
nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (điều 5 Hiến pháp 1992).
b. Nội dung của nguyên tắc
       - Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các
thành phần dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.
       - Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm
bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc
thuộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công
chức là người dân tộc thiểu số.
       - Trong hoạt động của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế –
xã hội đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống…

B. MỘT SỐ CƠ QUAN CHỦ YẾU TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. QUỐC HỘI
1. Vị trí, tính chất pháp lý
       Theo quy định tại điều 83 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001,
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có hai tính chất pháp lý
sau:
       - Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện:
    Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra;
    Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước;
    Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự
       giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử
       tri; biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri thành những quyết sách của
       Quốc hội.
       - Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm
quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
2. Chức năng của Quốc hội
                                                                                    11
- Quốc hội có ba chức năng sau:
   •   Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông
       qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác;
   •   Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội là cơ quan
       duy nhất có thẩm quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối
       ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng,
       củng cố và phát triển bộ máy nhà nước;
   •   Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám
       sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
       - Ba chức năng nói trên đã được cụ thể hóa thành 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của
Quốc   hội được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm
2001.
3. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
a. Ủy ban thường vụ Quốc hội
       - Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội
bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
       - Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
    Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;
    Các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc
       hội;
    Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
       - Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và
không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ.
b. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
       - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của
Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể.
       - Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Quốc
hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
       - Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm hai loại: Ủy ban lâm thời và Ủy ban thường
trực. Thành phần của mỗi Ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy
viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
4. Kỳ họp Quốc hội
        - Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc
hội họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể
họp bất thường.
        - Tại kỳ họp, Quốc hội có quyền ban hành ba loại văn bản là Hiến pháp, luật và
nghị quyết.

II. CHỦ TỊCH NƯỚC



                                                                                    12
- Điều 101 Hiến pháp hiện hành đã khái quát hoá địa vị pháp lý của Chủ tịch
nước: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.
       - Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới
thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
       - Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập
các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động
giữa các cơ quan nhà nước then chốt…
       - Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định
về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia…
       - Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước được quyền ban
hành hai loại văn bản là lệnh và quyết định.

III. CHÍNH PHỦ
1. Vị trí, tính chất pháp lý
       Điều 109 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Chính phủ có hai tính chất sau đây:
       - Cơ quan chấp hành của Quốc hội:
    • Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của
       Quốc hội;
    • Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội;
    • Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc
      hội ban hành.
      - Cơ quan hành chính cao nhất của đất nước:
    • Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa
      phương;
    • Chính phủ là lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống
      xã hội.
2. Chức năng của Chính phủ
      - Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng
của Chính phủ. Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm:
    • Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
    • Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
       - Chức năng nói trên được cụ thể hóa bằng điều 112 của Hiến pháp hiện hành
(quy định Chính phủ có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn) và Luật Tổ chức Chính phủ năm
2001. Chính phủ có quyền ban hành hai loại văn bản là nghị định và nghị quyết.
3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

                                                                                    13
a. Thành viên Chính phủ
       - Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của
Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết
định và chỉ thị.
       - Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước
ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết
phải là đại biểu Quốc hội.
       - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội
phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn
của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành ba loại văn bản là quyết định, chỉ thị và
thông tư.
b. Bộ và Cơ quan ngang bộ
       Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước,
quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà
nước tại các doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Thể
dục thể thao, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ…

IV. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
1. Vị trí, tính chất pháp lý
       Theo quy định tại điều 119 Hiến pháp hiện hành, “Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ
của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Xét về mặt tính chất, Hội đồng nhân dân có hai
tính chất:
       - Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ:
    Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp
       bầu ra;
    Hội đồng nhân dân là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân
       dân địa phương.
       - Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ:
    Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân
       dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương;
    Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương;
    Hội đồng nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành
       những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương.
2. Chức năng của Hội đồng nhân dân
       - Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây:
                                                                                       14
• Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh
       vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền;
    • Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa
       phương.
       - Các chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân được cụ thể hoá thành những
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân
        Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã.
a. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân
       - Hội đồng nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (thành phố Hà Nội và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên ba triệu người được bầu không quá 95
đại biểu).
       - Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 30 đến 40 đại biểu.
       - Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu.
b. Các cơ quan của Hội đồng nhân dân
       - Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ bao gồm
Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan
đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
       - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên
môn của Hội đồng nhân dân), cụ thể như sau:
    Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách
       và Ban văn hóa – xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
       có thể thành lập thêm Ban dân tộc;
    Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế – xã
       hội.
4. Kỳ họp Hội đồng nhân dân
       - Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng
nhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng
nhân dân có thể họp bất thường.
        - Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết.

V. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
1. Vị trí, tính chất pháp lý
       Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành, “Ủy ban nhân dân do Hội đồng
nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các

                                                                                    15
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Ủy ban nhân dân có
hai tính chất sau:
       - Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
    • Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;
    • Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân
       cùng cấp;
    • Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
       dân cùng cấp.
       - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
    • Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực
       tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn);
    • Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền
       điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
       ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
    • Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách
       nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà
       nước cấp trên.
2. Chức năng của Ủy ban nhân dân
       - Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức
năng của Ủy ban nhân dân. Chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân có hai
đặc điểm:
    • Ủy ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
    • Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính – lãnh
       thổ thuộc quyền.
       - Chức năng của Ủy ban nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân năm 2003.
       - Ủy ban nhân dân được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và chỉ thị.
3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
a. Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân
       - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên).
       - Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên.
       - Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên.
b. Thành viên Ủy ban nhân dân
       - Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị.
       - Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.


                                                                                    16
- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng
nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
       - Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực
tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn).
c. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
       - Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ví dụ: Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Tôn giáo…
       - Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện. Ví dụ: Phòng Tư pháp; Thanh tra huyện; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
Ban Dân tộc…
       - Các ban là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Ví dụ: Ban Tư
pháp, Ban Kinh tế…

VI. TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP
1. Vị trí pháp lý
       Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước,
là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta.
2. Chức năng của Tòa án nhân dân
       - Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét
xử. Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,
kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
       - Chức năng xét xử của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền
hạn của Tòa án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2002.
3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
a. Hệ thống của Tòa án nhân dân
    Tòa án nhân dân tối cao;
    Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
    Tòa án nhân dân cấp huyện;
    Các Tòa án quân sự;
    Các Tòa án khác do luật định.
b. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
       - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao:
    • Tòa án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm
       phán, Thư ký Tòa án;
    • Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đồng thẩm phán Tòa
       án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa chuyên trách, các Tòa
       phúc thẩm và bộ máy giúp việc.
       - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
    • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm
       phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;
                                                                                    17
• Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán, các
      Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc.
      - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện:
   • Tòa án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm
      phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án;
   • Tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc.
      - Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án
quân sự khu vực.

VII. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP
1. Vị trí pháp lý
        Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ
máy nhà nước.
2. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
       - Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng:
    • Chức năng thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu
       trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội;
    • Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo
       pháp luật trong hoạt động tư pháp:
       + Kiểm sát hoạt động điều tra;
       + Kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân;
       + Kiểm sát hoạt động thi hành án;
       + Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người.
       - Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2002.
3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
a. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
    Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
    Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
    Các Viện kiểm sát quân sự.
b. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
       - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
    • Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện
       trưởng, Kiểm sát viên và Điều tra viên;
    • Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát,
       các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và
       Viện kiểm sát quân sự trung ương.

                                                                                    18
- Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
   • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện
      trưởng và Kiểm sát viên.
   • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm
      sát, các phòng và văn phòng.
      - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện:
   • Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện
      trưởng và Kiểm sát viên.
   • Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc
      do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.
      - Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam
bao gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và
tương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực.

NỘI DUNG ÔN TẬP:
  1. Định nghĩa và phân loại cơ quan nhà nước.
  2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCNVN.
  3. Vị trí pháp lý, chức năng và cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng
     nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện
     kiểm sát nhân dân các cấp.




                                                                                19
Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
                                           

I. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT
1. Khái niệm pháp luật
       Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị.
2. Dấu hiệu đặc trưng của pháp luật
       So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặc
trưng sau đây:
a. Tính quy phạm phổ biến
    • Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác
       định cụ thể;
    • Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể
       xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép;
    • Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản,
       phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện,
       hoàn cảnh mà nó đã dự liệu.
b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
    • Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình thức
       xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng
       ngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp);
    • Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm
       quyền một cách chặt chẽ và minh bạch.
c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước
    • Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật;
   • Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng
     những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống
     các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

II. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
1. Bản chất của pháp luật
       Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Bản chất pháp luật được thể hiện qua hai nội dung sau đây:
a. Tính giai cấp
    • Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;
   • Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp
     thống trị;
                                                                                        20
• Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự
        nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
b. Tính xã hội
        Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và
lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội:
    • Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội;
   • Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người;
    • Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các
       quan hệ xã hội tích cực.
2. Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
       - Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: các điều kiện, quan hệ kinh tế không
chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn
bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật.
       - Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng:
    • Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật
       phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội;
    • Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luật
       phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
b. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước
       - Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: nhà nước ban hành và bảo đảm
cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống;
       - Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể
được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn
trọng pháp luật.
c. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức,
quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị… Cụ thể:
    • Nhà nước thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị…
       thành quy phạm pháp luật;
    • Phạm vi và mục đích điều chỉnh của pháp luật so với các loại quy phạm xã hội
       khác có thể thống nhất với nhau;
    • Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực,
       hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3. Vai trò của pháp luật
       Pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, cụ thể là:
a. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
       Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy
hiệu lực nếu thiếu sức mạnh của nhà nước. Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của
bộ máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa
trên cơ sở quy định của pháp luật. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không hoàn
                                                                                         21
thiện thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, quyền lực nhà nước
không thể phát huy tác dụng. Vì vậy, chỉ có sử dụng pháp luật một cách nhất quán và
nhuần nhuyễn thì quyền lực nhà nước mới được củng cố và tăng cường.
b. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội
       Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội nên nhà nước có chức năng
quản lý xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội, nhưng
pháp luật là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Do tính chất phức tạp và
phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô. Quá
trình đó không thể thực hiện được nếu không có pháp luật.
c. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới
       Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật có tính
tiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, tức là tạo ra những mối
quan hệ mới. Mặc dù những quan hệ xã hội luôn vận động và thay đổi không ngừng
nhưng cũng theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy,
trên cơ sở dự đoán khoa học, pháp luật cần được đặt ra để góp phần định hướng các quan
hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định và tiến bộ.
d. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế
       Pháp luật luôn có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội. Sự ổn định quốc gia
là điều kiện quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ bang giao với các nước
khác. Điều đó thể hiện ở việc một mặt, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phải đầy đủ
và đồng bộ để điều chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với chủ thể trong nước; mặt
khác, hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước, vừa phù hợp
với xu hướng phát triển chung của toàn cầu và khu vực. Vai trò này ngày càng trở nên
nổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế thế giới.

IV. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
        Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí
của mình thành pháp luật, là dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức pháp luật
cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
1. Tập quán pháp
        Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền
trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp
luật. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến.
2. Tiền lệ pháp
        Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử
(bản án) đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các
vụ việc tương tự xảy ra sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong
kiến, tư sản (điển hình là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ).
3. Văn bản quy phạm pháp luật
        Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời
                                                                                       22
sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ
nhất trong lịch sử.

NỘI DUNG ÔN TẬP:
  1. Mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật (nguồn gốc, bản chất, vai trò trong đời
     sống xã hội)
  2. Dấu hiệu đặc trưng và vai trò của pháp luật.




                                                                                  23
Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT
                                          

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm quy phạm pháp luật
       Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.
2. Đặc điểm quy phạm pháp luật
a. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
       - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của
con người. Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhất
định của đời sống xã hội(cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phải
làm và làm như thế nào). Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh
giá hành vi xử sự của con người. Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi
xử sự của con người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật.
       - Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể
mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó
điều chỉnh. Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội
cụ thể mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá.
b. Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện
       Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt
ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật.
Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử
sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trù
những biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó. Như vậy, bằng
quyền lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại
xự vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh.
c. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc
       Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ
xã hội mà nó điều chỉnh. Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa
vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái
gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào.

II. CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Giả định
       - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện,
hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những
hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.

                                                                                     24
- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào? 
xác định phạm vi tác động của pháp luật.
       - Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi
không có năng lực hành vi dân sự”.
       - Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành
hai loại.
    • Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 57 Hiến
       pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
       của pháp luật”;
    • Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 97 Bộ luật
       Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết
       người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù
       từ 2 năm đến 7 năm”.
       2. Quy định
       - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà
cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép
hoặc buộc phải thực hiện.
       - Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào?  thể hiện ý
chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể thực hiện sao cho phù
hợp với ý chí của nhà nước. Quy định của quy phạm pháp luật thường được thể hiện ở
các dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều…
       - Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật”.
       - Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai
loại quy định.
    • Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo
       mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
       định: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn
       đã thoả thuận…”. Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo
       hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”.
    • Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức
       hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân
       sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng
       văn bản hoặc bằng lời nói.”. Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể
       chuyển giao nghĩa vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc “lời nói”.
3. Chế tài
       - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động
mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng
mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Biện pháp
tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

                                                                                     25
- Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện
đúng quy định của quy phạm pháp luật?  nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
nghiêm minh.
       - Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản
1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999).
       - Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng,
người ta chia chế tài làm 2 loại:
    • Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng.
  • Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp
      nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
      đến 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho
      người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái
      với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3
      Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP)
Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại:
  • Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh
      cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…);
  • Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
      (phạt cảnh cáo, phạt tiền…);
  • Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường
      thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);
  • Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối
      với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển
      công tác, cách chức, buộc thôi việc.
 Lưu ý:
  • Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật;
   • Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật;
   • Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có
     thể thay đổi;
   • Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế
     tài của quy phạm pháp luật.

III. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật: có
thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự…
2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật
    • Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định
       một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý. Ví dụ: “Công dân nước
                                                                                     26
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49
      Hiến pháp năm 1992);
    • Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh
      hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức. Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinh
      doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm
      2005);
    • Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp
      cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Ví dụ:
      “Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng ký
      không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về
      hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
      năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sự
      năm 1999).
3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật
    • Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ
      ràng, dứt khoát. Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích
      theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992);
    • Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và
      cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. Ví dụ: “Quyền của tổ chức cá
      nhân kinh doanh du lịch: 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký
      một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Du
      lịch năm 2005);
    • Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt
      cách xử sự cho mình. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
      của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992);
    • Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng
      dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Ví dụ: “Người bị kết án
      có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc
      bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59
      Bộ luật Hình sự năm 1999).

NỘI DUNG ÔN TẬP:




                                                                                    27
Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT
                                          

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm quan hệ pháp luật
       Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp
luật điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được
nhà nước đảm bảo thực hiện.
       - Giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội luôn nảy sinh những mối quan hệ
với nhau gọi là quan hệ xã hội. Chúng tồn tại khách quan và độc lập với ý chí của con
người, có nghĩa là con người không thể tự đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội
đang tồn tại. Theo Mác, “bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.
       - Trong lịch sử, có rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau được sử dụng để
điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hiệu quả tác động của các quy phạm xã hội khác nhau là
khác nhau đối với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, trong đó, quy phạm pháp luật là
loại quy phạm có hiệu quả nhất. Quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội sẽ
làm cho các quan hệ đó mang tính chất pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước.
2. Đặc điểm quan hệ pháp luật
a. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội
       - Đặc điểm này cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác.
Không phải dưới sự tác động của quy phạm pháp luật mà quan hệ xã hội “biến thành”
quan hệ pháp luật và không còn là quan hệ xã hội nữa. Quan hệ pháp luật cũng không
phải là một bộ phận của quan hệ xã hội.
       - Cần lưu ý rằng: các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, còn quan hệ pháp
luật thuộc phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. Do vậy, khi
một quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn tồn tại cả hai loại quan
hệ: quan hệ xã hội với tư cách là nội dung vật chất và quan hệ pháp luật với tư cách là
hình thức pháp lý của quan hệ đó, chứ nó không làm quan hệ đó biến thành một quan hệ
pháp luật mới. Vì vậy, quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật
tự hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làm
luật.
b. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh
       Đặc điểm này cho thấy quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp
luật. Không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có quan hệ pháp luật. Mặt khác, quan hệ
pháp là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực
hiện trong đời sống thông qua quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật xác định trước
những điều kiện để quan hệ pháp luật xuất hiện, định rõ những chủ thể tham gia quan hệ
pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như những biện pháp bảo vệ
những quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị xâm phạm.
c.Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước
                                                                                     28
Nội dung của quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Trong nhiều trường
hợp, quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia
nhưng phải phù hợp với ý chí của hay nói cách khác là nằm trong khuôn khổ ý chí của
nhà nước. Có những quan hệ xã hội đã tồn tại phổ biến, nhưng nhà nước chưa hoặc
không điều chỉnh bằng pháp luật thì sẽ không có ý nghĩa pháp lý hay nói cách khác,
chúng không phải là quan hệ pháp luật; ví dụ: quan hệ yêu đương, quan hệ láng giềng,
quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè…
d. Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ
pháp lý và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
      Các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định tạo nên nội
dung của quan hệ pháp luật. Chúng luôn có quan hệ biện chứng, có nghĩa là, trong một
quan hệ pháp luật, quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của
bên kia và ngược lại. Ví dụ: trong quan hệ lao động, người lao động có quyền được
hưởng lương phù hợp với thành quả lao động của mình. Quyền ấy tương ứng với nghĩa
vụ của người sử dụng lao động phải trả tiền lương đầy dủ và kịp thời cho người lao
động.

II. THÀNH PHẦN QUAN HỆ PHÁP LUẬT
1. Chủ thể quan hệ pháp luật
a. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật
       Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do
nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật
đó.
b. Năng lực chủ thể
       Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là những điều kiện theo quy định pháp luật
mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của mỗi loại quan hệ pháp
luật. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
    • Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện
       nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
    • Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành
       vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như
       độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi đó.
    • Ví dụ: năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật thừa kế, hôn nhân, bầu cử…
* Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi
    • Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân,
       tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật;
    • Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp
       luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Vì khi nhà nước
       không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì nhà nước cũng không
       cần tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện chúng;

                                                                                    29
• Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị
       nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực
       vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào quan hệ pháp
       luật (thông qua hành vi của người thứ ba) hoặc được nhà nước bảo vệ trong
       những quan hệ pháp luật nhất định;
* Lưu ý
    • Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là
       thuộc tính pháp lý của chủ thể. Vì chúng đều do nhà nước thừa nhận cho mỗi cá
       nhân hoặc tổ chức. Chỉ thông qua quy phạm pháp luật chúng ta mới biết cá nhân,
       tổ chức có năng lực chủ thể để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định hay
       không;
    • Đối với các quốc gia khác nhau hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, năng
       lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau.
c. Các loại chủ thể
* Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch)
       - Đối với công dân: năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh
ra và chấm dứt khi người đó chết. Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Mọi cá
nhân đầu có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân có tư khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Năng lực hành vi của
công dân xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự
nhiên (thể lực và trí lực) của họ. Khi công dân đạt những điều kiện do pháp luật quy định
như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe… thì được
xem là có năng lực hành vi;
       - Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: năng lực chủ thể của
họ bị hạn chế hơn so với công dân nước sở tại.
* Pháp nhân
       - Pháp nhân là khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức; ví dụ:
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hiệp hội nghề nghiệp…. Để một tổ chức
được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện sau:
    • Được thành lập một cách hợp pháp. Sự xuất hiện của pháp nhân phải do nhà nước
       thành lập hoặc thừa nhận. Đồng thời việc thành lập pháp nhân phải tuân theo trình
       tự, thủ tục pháp lý nhất định do pháp luật quy định;
    • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tức là pháp nhân phải có cơ cấu thống nhất và hoàn
       chỉnh, được thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành
       của nó có mối liên hệ mật thiết. Toàn bộ hoạt động của pháp nhân đạt dưới sự chỉ
       đạo của cơ quan lãnh đạo và chính cơ quan lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn
       toàn về hoạt động của nó;
    • Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp
       luật. Dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng bởi tài sản riêng là cơ sở vật chất cho


                                                                                      30
hoạt động của tổ chức. Tài sản riêng được hiểu là quyền sở hữu hay quyền quản
       lý nhưng phải đảm bảo tiêu chí là độc lập với các tổ chức cá nhân khác;
    • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tham gia
       các quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể thì pháp nhân phải nhân danh minh
       tham gia một cách độc lập và đồng thời phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát
       sinh từ những hoạt động đó.
       - Năng lực pháp luật của pháp nhân: phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc được cấp giấy phép và chấm dứt
từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như giải thể,
phá sản, chia nhỏ, hợp nhất…
       - Năng lực hành vi của pháp nhân: thường phát sinh và chấm dứt cùng thời
điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.
2. Nội dung quan hệ pháp luật
a. Khái niệm nội dung quan hệ pháp luật
       Nội dung quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia
quan hệ pháp luật, được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện.
b. Quyền pháp lý
       - Quyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. Biểu
hiện:
    • Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép;
    • Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
       hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
       mình;
    • Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và
       lợi ích hợp pháp của mình.
       - Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà ở. Khi bên A đã thanh toán đầy
đủ tiền mua nhà mà bên B vẫn không giao nhà thì bên A có quyền yêu cầu bên B giao
nhà hoặc có quyền khởi kiện ra toà án để buộc bên B giao nhà.
c. Nghĩa vụ pháp lý
       - Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Biểu hiện:
    • Chủ thể phải tiến hành một số hành động nhất định;
   • Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện một số hành động nhất định;
    • Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định
       của pháp luật.
       - Ví dụ: trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B, nếu bên A
là bên chuyển nhượng thì có các nghĩa vụ theo quy định Điều 699 Bộ luật Dân sự năm
2005: “1. Chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại
đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Giao giấy tờ có liên quan
quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng”.

                                                                                   31
3. Khách thể quan hệ pháp luật
       Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích (lợi ích vật chất, tinh thần…) mà các
chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể là yếu tố thúc
đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ: trong quan hệ mua bán tài sản, khách thể
của bên mua là tài sản cần mua, khách thể của bên bán là tiền.

III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ
1. Khái niệm sự kiện pháp lý
       Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự
xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật.
2. Phân loại sự kiện pháp lý
    • Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
       quan hệ pháp luật: sự kiện pháp lý giản đơn và sự kiện pháp lý phức tạp;
    • Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý;
   • Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật: sự
     kiện pháp lý làm phát sinh, làm thay đổi và làm chấm dứt quan hệ pháp luật.

NỘI DUNG ÔN TẬP:
  1. Thế nào là quan hệ pháp luật?
  2. So sánh quan hệ xã hội với quan hệ pháp luật. Cho ví dụ minh họa.
  3. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật.
  4. Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật.
  5. So sánh cá nhân và pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật.
  6. Phân tích nội dung của quan hệ pháp luật.




                                                                                    32
Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
                                           

I. VI PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
        Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
a. Hành vi xác định của con người
        Hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Những trạng thái vô thức của con người không được coi là hành vi. Những hành vi của
con người được pháp luật điều chỉnh được coi là hành vi pháp luật. Chủ thể của hành vi
pháp luật phải là những người có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của
mình. Khả năng này do pháp luật quy định phụ thuộc vào độ tuổi và năng lực lý trí của
chủ thể.
b. Hành vi trái pháp luật và xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
        Hành vi trái pháp luật là những hành vi được các chủ thể thực hiện không đúng
với quy định của pháp luật, có nghĩa là dù hành vi của chủ thể xạm phạm hay trái với
quy định của quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, nội quy của nội tổ chức nhất
định mà ở đó pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì không bị cọi là trái pháp
luật. Vi phạm pháp luật là sự phản ứng tiêu cực của các cá nhân, tổ chức trước ý chí của
nhà nước, thể hiện tính nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội.
c. Hành vi có lỗi của chủ thể
        Lỗi là yếu tố thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình.
Hành vi trái pháp luật phải kèm theo lỗi của chủ thể thực hiện, theo đó chủ thể có khả
năng nhận thức về hành vi của minh nhưng cố ý hay vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật
thì bị coi là có lỗi. Như vậy, vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật,
nhưng không phải mọi hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật.
d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
        Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể.
Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật gắn vói độ tuổi và khả
năng lý trí và tự do ý chí của chủ thể. Căn cứ vào loại quan hệ xã hội cũng như tầm quan
trọng, tính chất của loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật quy
định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau.
3. Cấu thành vi phạm pháp luật
a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
        Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt
khách quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau:
                                                                                        33
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong
De cuong mon phap luat dai cuong

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfXunXun35
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2vietlod.com
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhhangngoc14
 
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfTrắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfHuThnhNguyn14
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNminh tu minh
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến phápTử Long
 
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XIViệt Cường Nguyễn
 
Tailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet nam
Tailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet namTailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet nam
Tailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet namTrần Đức Anh
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2Tử Long
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)Phuc Duong
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1vietlod.com
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
LUẬT HIẾN PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁPLUẬT HIẾN PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁPMinh Chanh
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 

Was ist angesagt? (20)

Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdf
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cươngĐề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdfTrắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương có đáp án_1102292.pdf
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
 
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
 
Tailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet nam
Tailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet namTailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet nam
Tailieu.vncty.com tu tuong ho chi minh thoi ki qua do len cnxh ở viet nam
 
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2Chương 3   những vấn đề cơ bản về pháp luật2
Chương 3 những vấn đề cơ bản về pháp luật2
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
Slide Trắc Nghiệm Pháp Luật Đại Cương (Có Đáp Án)
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
LUẬT HIẾN PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁPLUẬT HIẾN PHÁP
LUẬT HIẾN PHÁP
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 

Andere mochten auch

Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Tuấn Đạt
 
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.akirahitachi
 
Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh BUG Corporation
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủasakura_yoh
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trìnhTạ Trang
 
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giảiĐề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải希夢 坂井
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 

Andere mochten auch (10)

Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5Pháp luật đại cương nhóm 5
Pháp luật đại cương nhóm 5
 
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
 
Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh Pháp luật kinh doanh
Pháp luật kinh doanh
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
 
Bài thuyết trình
Bài thuyết trìnhBài thuyết trình
Bài thuyết trình
 
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giảiĐề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
Đề thi trắc nghiệm Xác suất thống kê có lời giải
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 

Ähnlich wie De cuong mon phap luat dai cuong

Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướccuongnd11
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNVinh Phêrô
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxVnTrungL4
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nướcTử Long
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxThanhPhm170877
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGnataliej4
 
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptxChương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptxHuyKhnh35
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTBùi Quang Xuân
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
NhanuocvietnamTinh Hoa
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961nataliej4
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptxMinhHi89
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý nataliej4
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...phamhieu56
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) nataliej4
 

Ähnlich wie De cuong mon phap luat dai cuong (20)

Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nướcBai1 nhungvandecobanve nhà nước
Bai1 nhungvandecobanve nhà nước
 
Nhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCNNhà nước pháp quyền XHCN
Nhà nước pháp quyền XHCN
 
11
1111
11
 
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptxChương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
Chương 1-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NHÀ NƯỚC (1).pptx
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Phap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuongPhap luat dai_cuong
Phap luat dai_cuong
 
On tap nnpl
On tap nnplOn tap nnpl
On tap nnpl
 
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nướcChương 2   những vấn đề cơ bản về nhà nước
Chương 2 những vấn đề cơ bản về nhà nước
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
 
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGHỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP  PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG HỎI VÀ ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
 
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptxChương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
Chương 1_Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước.pptx
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
Nhanuocvietnam
 
Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2Khoi kien thuc 2
Khoi kien thuc 2
 
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
Khái niệm và những đặc điểm của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay 275961
 
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
[NHÓM 3][CNXHKH].pptx
 
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
Giáo Trình Lịch Sử Các Học Huyết Pháp Lý
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
 

De cuong mon phap luat dai cuong

  • 1. Ñeà cöông moân hoïc* PHAÙP LUAÄT ÑAÏI CÖÔNG
  • 2. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC I. Nguồn gốc nhà nước II. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của nhà nước III. Bản chất và chức năng của nhà nước IV. Hình thức nhà nước Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. Khái quát về bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam I. Khái niệm bộ máy nhà nước II. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước B. Một số cơ quan chủ yếu trong bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT I. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của pháp luật II. Bản chất và vai trò của pháp luật III. Hình thức pháp luật Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật II. Cơ cấu quy phạm pháp luật III. Phân loại quy phạm pháp luật Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT I. Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật II. Thành phần quan hệ pháp luật III. Sự kiện pháp lý Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I. Vi phạm pháp luật II. Trách nhiệm pháp lý Bài 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM I. Khái quát về hệ thống pháp luật II. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật III. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật PHỤ LỤC Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2
  • 3. Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC I. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC 1. Các quan điểm phi Macxit về nguồn gốc của nhà nước - Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản phẩm của thượng đế. - Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người. - Thuyết khế ước xã hội: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên của con người bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước, đồng thời ký kết khế ước mới. 2. Quan điểm Macxit về nguồn gốc của nhà nước - Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Nhà nước là một hiện tượng nảy sinh từ xã hội, nó chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định (sau khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã), khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức phân chia xã hội thành các gia cấp đối kháng. Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa. - Các giai đoạn trong quá trình hình thành nhà nước có thể được khái quát như sau: a. Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã hội - Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng, không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiến đoạt tài sản của người khác. - Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp. - Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. - Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với 3
  • 4. mọi thành viên. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự… để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc. b. Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện nhà nước - Sự chuyển biến kinh tế và xã hội: • Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các công cụ lao động bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá và được cải tiến. Con người phát triển hơn cả về thể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đã được tích lũy. • Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụ tài sản, góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu. • Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc. - Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực. • Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Sự phân công lao động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy không còn phù hợp. • Chế độ tư hữu, sự phân hóa giàu - nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy. - Nhà nước ra đời: xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định. Hệ quả tất yếu là sự ra đời của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”. II. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm nhà nước Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. 2. Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước So với các tổ chức khác tồn tại trong xã hội có giai cấp, nhà nước có năm dấu hiệu đặc trưng sau đây: • Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt: nhà nước xây dựng một bộ máy quản lý và cưỡng chế đồ sộ (cơ quan hành chính, quân đội, cảnh sát, nhà tù…) để có thể tác động một cách có hiệu lực đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội; • Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính: nhà nước đã tạo ra cách quản lý dân cư không giống với bất kỳ tổ chức nào trước đó trong xã hội (dòng họ, làng xóm, giáo hội, nghiệp đoàn…); đồng thời gắn kết hai yếu tố để hình thành một quốc gia; 4
  • 5. • Nhà nước có chủ quyền quốc gia: nhà nước có khả năng tự định đoạt các công việc của quốc gia trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại. Đây là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của một quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia chính là nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế; • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật: pháp luật với tính cách là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành trở thành công cụ hữu hiệu bậc nhất của nhà nước trong việc quản lý xã hội, là thước đo đạo đức của mỗi công dân trong xã hội hiện đại; • Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế: thuế là khoản đóng góp tài chính cho nhà nước của các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Do đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nên thuế có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. III. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1. Bản chất nhà nước Theo quan điểm Mác – Lênin, bất cứ nhà nước nào, về mặt bản chất, cũng vừa mang tính xã hội, vừa mang tính giai cấp. a.Tính giai cấp Nhà nước là công cụ nằm trong tay giai cấp thống trị để đảm bảo và thực hiện sự thống trị của giai cấp thống trị đối với xã hội về kinh tế, chính trị và tư tưởng (tương ứng với ba loại quyền lực): • Về kinh tế: giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và quyền thu thuế. Các giai cấp tầng lớp khác phụ thuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế. • Về chính trị: giai cấp cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất như: quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật (quyền lực chính trị). Nắm được quyền lực chính trị, giai cấp cầm quyền tổ chức, điều hành xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của mình và buộc các giai cấp khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. • Về tư tưởng: giai cấp thống trị xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị. b. Tính xã hội Trong bất kỳ xã hội nào, bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và phải là người đại diện chính thức cho toàn xã hội. Nhà nước cần phải gánh vác những công việc vì lợi ích chung của xã hội: tổ chức sản xuất; duy trì nòi giống; bảo vệ môi trường; phòng chống dịch bệnh, bảo vệ trật tự công cộng… 2. Chức năng của nhà nước 5
  • 6. - Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của nó. Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất nhà nước. - Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, người ta phân chia thành hai chức năng sau: • Chức năng đối nội: là những phương diện hoạt động của nhà nước trong phạm vi nội bộ đất nước như đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa…; • Chức năng đối ngoại: là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác như thiết lập quan hệ ngoại giao, phòng thủ đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế… IV. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước gồm 3 yếu tố: 1. Hình thức chính thể Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước (ở trung ương) và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan đó. Có hai loại hình thức chính thể cơ bản: a. Chính thể quân chủ Quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước và được chuyển giao theo nguyên tắc thừa kế thế tập. Chính thể quân chủ có 2 dạng: • Quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn; • Quân chủ hạn chế: người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có cơ quan quyền lực khác (ngày nay còn được gọi là chế độ quân chủ lập hiến); ví dụ: Vương quốc Thái Lan, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen... b. Chính thể cộng hòa Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian xác định; ví dụ: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa liên bang Đức... Chính thể cộng hoà có 2 dạng: • Cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử để thành lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) nhà nước chỉ được dành cho tầng lớp quý tộc; • Cộng hoà dân chủ: quyền bầu cử được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với toàn thể nhân dân. Hiện nay, các nhà nước hiện đại chỉ tồn tại hình thức chính thể Cộng hoà dân chủ với các biến dạng chủ yếu là: Cộng hoà Tổng thống (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ…), Cộng hoà đại nghị (Cộng hòa Italia…), Cộng hoà hỗn hợp (Cộng hòa Pháp…), Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 6
  • 7. 2. Hình thức cấu trúc nhà nước Hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với địa phương. Có hai loại hình thức cấu trúc nhà nước phổ biến: • Nhà nước đơn nhất: có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một hệ thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất; ví dụ: Vương quốc Thụy Điển, Cộng hòa Cuba…; • Nhà nước liên bang (do nhiều nhà nước thành viên hợp thành): vừa có chủ quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của các nhà nước thành viên, công dân có hai quốc tịch, có hai hệ thống cơ quan nhà nước và hai hệ thống pháp luật; ví dụ: Cộng hòa liên bang Nga, Liên bang Braxin… 3. Chế độ chính trị: là tổng thể các phương pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai phương pháp cơ bản: • Phương pháp dân chủ: dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp…; • Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, đáng chú ý là khi những phương pháp này phát triển đến cao độ sẽ trở thành những phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát xít. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Phân tích các quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước. 2. So sánh nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội có giai cấp. 3. Phân tích bản chất nhà nước. 4. Hình thức nhà nước đương đại. 7
  • 8. Bài 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  A. KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Định nghĩa bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; có vị trí, tính chất, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước. 2. Định nghĩa cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó có thể là một tập thể người (ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) hoặc một người (ví dụ: Chủ tịch nước); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; nhân danh nhà nước thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây: • Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định; • Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức; • Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nước do ngân sách nhà nước đài thọ; • Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam; • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực nhà nước. 3. Phân loại cơ quan nhà nước a. Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước: bộ máy nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây: - Các cơ quan quyền lực nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử) bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. - Các cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan chấp hành – điều hành) bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc. - Các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự. - Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự. 8
  • 9. b. Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: bộ máy nhà nước có thể được chia thành hai loại cơ quan sau đây: - Các cơ quan nhà nước ở trung ương bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ. - Các cơ quan nhà nước ở địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. c. Căn cứ vào chế độ làm việc: bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loại cơ quan sau đây: - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân. - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng như Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. - Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng như Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp a. Cơ sở hiến định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" (điều 2 Hiến pháp 1992). b. Nội dung của nguyên tắc - Quyền lực nhà nước là thống nhất vì quyền lực nhà nước bao giờ cũng thuộc về giai cấp hoặc liên minh giai cấp cầm quyền trong xã hội có giai cấp. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, quyền lực nhà nước phải tập trung thống nhất thì mới đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. - Trong chế độ nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước phải được phân công cho các cơ quan nhà nước thực hiện, không thể có một cơ quan nhà nước nào thâu tóm trong tay toàn bộ quyền lực nhà nước. - Trong quá trình hoạt động, các cơ quan nhà nước phải phối hợp với nhau để hướng đến việc thực hiện có hiệu quả các chức năng chung của bộ máy nhà nước. 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ a. Cơ sở hiến định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" (điều 6 Hiến pháp 1992). b. Nội dung của nguyên tắc 9
  • 10. - Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) đều do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ quan nhà nước khác đều được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân. - Quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương; quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên có tính bắt buộc thực hiện đối với cơ quan nhà nước cấp dưới. - Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng... - Tuy nhiên, việc tập trung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước không mang tính quan liêu mà phải mang tính dân chủ, đòi hỏi: Các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp trên trước khi ra quyết định phải điều tra, khảo sát thực tế, phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của địa phương, của cấp dưới và ý kiến, kiến nghị của nhân dân; Cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ... 3. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa a. Cơ sở hiến định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" (điều 12 Hiến pháp 1992). b. Nội dung của nguyên tắc - Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp và pháp luật xác định rõ ràng về cách thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. - Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước khi thực thi công quyền phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật, không được lạm quyền, lợi dụng quyền hạn và càng không thể lộng quyền. - Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước nếu vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh bất kể họ là ai, giữ cương vị gì trong bộ máy nhà nước. 4. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo a. Cơ sở hiến định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4 Hiến pháp 1992). b. Nội dung của nguyên tắc - Đảng vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn làm cơ sở cho chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong quản lý nhà nước; về tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách cán bộ... - Đảng đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu những cán bộ có phẩm chất và năng lực để đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước. - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra, giám sát. 10
  • 11. - Đảng lãnh đạo nhà nước bằng phương pháp dân chủ, giáo dục, thuyết phục và bằng vai trò tiên phong gương mẫu của Đảng viên là các cán bộ, công chức và các tổ chức Đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước. 5. Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc a. Cơ sở hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (điều 5 Hiến pháp 1992). b. Nội dung của nguyên tắc - Trong các cơ quan dân cử như Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các thành phần dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng. - Trong tổ chức bộ máy nhà nước, các tổ chức thích hợp được thành lập để đảm bảo lợi ích dân tộc và tham gia quyết định các chính sách dân tộc như Hội đồng dân tộc thuộc Quốc hội, Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, các Ban dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh… Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. - Trong hoạt động của mình, Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống… B. MỘT SỐ CƠ QUAN CHỦ YẾU TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. QUỐC HỘI 1. Vị trí, tính chất pháp lý Theo quy định tại điều 83 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2001, “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hội có hai tính chất pháp lý sau: - Tính đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện: Quốc hội do tập thể cử tri toàn quốc trực tiếp bầu ra; Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước; Quốc hội, thông qua các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri; biến ý chí, nguyện vọng chính đáng của cử tri thành những quyết sách của Quốc hội. - Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện thông qua chức năng và thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. 2. Chức năng của Quốc hội 11
  • 12. - Quốc hội có ba chức năng sau: • Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác; • Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước; • Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. - Ba chức năng nói trên đã được cụ thể hóa thành 14 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001. 3. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội a. Ủy ban thường vụ Quốc hội - Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. - Thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: Chủ tịch Quốc hội đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội; Các Phó chủ tịch Quốc hội đồng thời là các Phó Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội; Các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. - Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải hoạt động chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. b. Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, được thành lập để giúp Quốc hội hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể. - Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. - Các Ủy ban của Quốc hội bao gồm hai loại: Ủy ban lâm thời và Ủy ban thường trực. Thành phần của mỗi Ủy ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. 4. Kỳ họp Quốc hội - Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Quốc hội có thể họp bất thường. - Tại kỳ họp, Quốc hội có quyền ban hành ba loại văn bản là Hiến pháp, luật và nghị quyết. II. CHỦ TỊCH NƯỚC 12
  • 13. - Điều 101 Hiến pháp hiện hành đã khái quát hoá địa vị pháp lý của Chủ tịch nước: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. - Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. - Về đối nội, Chủ tịch nước là người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập các chức vụ cao cấp trong bộ máy nhà nước cũng như đóng vai trò điều phối hoạt động giữa các cơ quan nhà nước then chốt… - Về đối ngoại, Chủ tịch nước là đại diện cao nhất và chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, chính thức hoá các quyết định về đối ngoại của Nhà nước và là biểu tượng cho chủ quyền quốc gia… - Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch nước được quyền ban hành hai loại văn bản là lệnh và quyết định. III. CHÍNH PHỦ 1. Vị trí, tính chất pháp lý Điều 109 Hiến pháp hiện hành quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ có hai tính chất sau đây: - Cơ quan chấp hành của Quốc hội: • Chính phủ do Quốc hội thành lập. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội; • Chính phủ phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Quốc hội; • Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành. - Cơ quan hành chính cao nhất của đất nước: • Chính phủ đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương; • Chính phủ là lãnh đạo hoạt động quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Chức năng của Chính phủ - Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng của Chính phủ. Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm: • Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; • Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước. - Chức năng nói trên được cụ thể hóa bằng điều 112 của Hiến pháp hiện hành (quy định Chính phủ có 11 loại nhiệm vụ, quyền hạn) và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Chính phủ có quyền ban hành hai loại văn bản là nghị định và nghị quyết. 3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ 13
  • 14. a. Thành viên Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ tướng có quyền ban hành quyết định và chỉ thị. - Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. - Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành ba loại văn bản là quyết định, chỉ thị và thông tư. b. Bộ và Cơ quan ngang bộ Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Thể dục thể thao, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… IV. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Vị trí, tính chất pháp lý Theo quy định tại điều 119 Hiến pháp hiện hành, “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Xét về mặt tính chất, Hội đồng nhân dân có hai tính chất: - Tính đại diện cho nhân dân địa phương thể hiện ở chỗ: Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất ở địa phương do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra; Hội đồng nhân dân là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân dân địa phương. - Tính quyền lực nhà nước ở địa phương thể hiện ở chỗ: Hội đồng nhân dân là cơ quan được nhân dân trực tiếp giao quyền để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương; Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; Hội đồng nhân dân thể chế hóa ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương thành những chủ trương, biện pháp có tính bắt buộc thi hành ở địa phương. 2. Chức năng của Hội đồng nhân dân - Hội đồng nhân dân có hai chức năng cơ bản sau đây: 14
  • 15. • Chức năng quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền; • Chức năng giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương. - Các chức năng cơ bản của Hội đồng nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. 3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Theo Hiến pháp hiện hành, Hội đồng nhân dân được thành lập ở ba cấp: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân cấp xã. a. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân - Hội đồng nhân cấp tỉnh có từ 50 đến 85 đại biểu (thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số dân trên ba triệu người được bầu không quá 95 đại biểu). - Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ 30 đến 40 đại biểu. - Hội đồng nhân dân cấp xã có từ 25 đến 35 đại biểu. b. Các cơ quan của Hội đồng nhân dân - Thường trực Hội đồng nhân dân bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy viên thường trực (riêng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ bao gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân. - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện còn thành lập các ban (cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân), cụ thể như sau: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách và Ban văn hóa – xã hội. Những địa phương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống có thể thành lập thêm Ban dân tộc; Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban pháp chế và Ban kinh tế – xã hội. 4. Kỳ họp Hội đồng nhân dân - Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm hai kỳ, được gọi là những kỳ họp thường lệ. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân có thể họp bất thường. - Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân có quyền ban hành nghị quyết. V. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Vị trí, tính chất pháp lý Theo quy định tại điều 123 Hiến pháp hiện hành, “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các 15
  • 16. cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Ủy ban nhân dân có hai tính chất sau: - Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp: • Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; • Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; • Ủy ban nhân dân phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: • Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn); • Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; • Ủy ban nhân dân phải chấp hành các mệnh lệnh, báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. 2. Chức năng của Ủy ban nhân dân - Hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân là hoạt động chủ yếu, là chức năng của Ủy ban nhân dân. Chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân có hai đặc điểm: • Ủy ban nhân dân quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; • Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân bị giới hạn bởi đơn vị hành chính – lãnh thổ thuộc quyền. - Chức năng của Ủy ban nhân dân được cụ thể hoá thành những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân và được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. - Ủy ban nhân dân được quyền ban hành hai loại văn bản là quyết định và chỉ thị. 3. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân a. Số lượng thành viên Ủy ban nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên (riêng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 13 thành viên). - Ủy ban nhân dân cấp huyện có từ 7 đến 9 thành viên. - Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3 đến 5 thành viên. b. Thành viên Ủy ban nhân dân - Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ban hành quyết định và chỉ thị. - Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. 16
  • 17. - Các Ủy viên Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. - Kết quả bầu Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn (đối với cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn). c. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân - Các sở và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ví dụ: Sở Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Tôn giáo… - Các phòng và tương đương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ví dụ: Phòng Tư pháp; Thanh tra huyện; Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Ban Dân tộc… - Các ban là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Ví dụ: Ban Tư pháp, Ban Kinh tế… VI. TÒA ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Vị trí pháp lý Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp ở nước ta. 2. Chức năng của Tòa án nhân dân - Trong bộ máy nhà nước, Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Tòa án nhân dân xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. - Chức năng xét xử của Tòa án nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân a. Hệ thống của Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp huyện; Các Tòa án quân sự; Các Tòa án khác do luật định. b. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao: • Tòa án nhân dân tối cao có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án; • Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương, các Tòa chuyên trách, các Tòa phúc thẩm và bộ máy giúp việc. - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án; 17
  • 18. • Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban Thẩm phán, các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc. - Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện: • Tòa án nhân dân cấp huyện có các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án; • Tòa án nhân dân cấp huyện có bộ máy giúp việc. - Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Tòa án quân sự trung ương, các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, các Tòa án quân sự khu vực. VII. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP 1. Vị trí pháp lý Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tư pháp, có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước. 2. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân - Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng: • Chức năng thực hành quyền công tố: nhân danh quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi phạm tội; • Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp: + Kiểm sát hoạt động điều tra; + Kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân; + Kiểm sát hoạt động thi hành án; + Kiểm sát hoạt động tạm giữ, tạm giam người. - Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và được quy định trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân a. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Các Viện kiểm sát quân sự. b. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: • Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên và Điều tra viên; • Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát và Viện kiểm sát quân sự trung ương. 18
  • 19. - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên. • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh bao gồm các cơ quan cấu thành: Ủy ban kiểm sát, các phòng và văn phòng. - Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện: • Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các chức danh Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên. • Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách. - Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát quân sự trung ương, các Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, các Viện kiểm sát quân sự khu vực. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Định nghĩa và phân loại cơ quan nhà nước. 2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước CHXHCNVN. 3. Vị trí pháp lý, chức năng và cơ cấu tổ chức của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. 19
  • 20. Bài 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT  I. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA PHÁP LUẬT 1. Khái niệm pháp luật Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. 2. Dấu hiệu đặc trưng của pháp luật So với các loại quy phạm khác trong đời sống xã hội, pháp luật có ba dấu hiệu đặc trưng sau đây: a. Tính quy phạm phổ biến • Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xác định cụ thể; • Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ cho phép; • Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến, điển hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh mà nó đã dự liệu. b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức • Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện thông qua những hình thức xác định (tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng ngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả năng áp dụng trực tiếp); • Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây dựng theo thủ tục, thẩm quyền một cách chặt chẽ và minh bạch. c. Tính được đảm bảo bằng nhà nước • Nhà nước đảm bảo tính hợp lý về nội dung cho quy phạm pháp luật; • Nhà nước đảm bảo việc thực hiện pháp luật một cách hiệu quả trên thực tế bằng những biện pháp đảm bảo về kinh tế, tư tưởng, phương diện tổ chức và hệ thống các biện pháp cưỡng chế nhà nước. II. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT 1. Bản chất của pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bản chất pháp luật được thể hiện qua hai nội dung sau đây: a. Tính giai cấp • Pháp luật trước hết thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; • Nội dung pháp luật được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị; 20
  • 21. • Mục đích pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. b. Tính xã hội Bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội: • Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội; • Pháp luật là phương tiện mô hình hoá cách thức xử sự của con người; • Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực. 2. Mối liên hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế - Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: các điều kiện, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật. - Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng: • Tác động tích cực: ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội; • Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội khi pháp luật phản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội. b. Mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước - Sự tác động của nhà nước đối với pháp luật: nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống; - Sự tác động của pháp luật đối với nhà nước: quyền lực nhà nước chỉ có thể được triển khai và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Đồng thời, nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật. c. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị… Cụ thể: • Nhà nước thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, tôn giáo, chính trị… thành quy phạm pháp luật; • Phạm vi và mục đích điều chỉnh của pháp luật so với các loại quy phạm xã hội khác có thể thống nhất với nhau; • Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. 3. Vai trò của pháp luật Pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, cụ thể là: a. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực nếu thiếu sức mạnh của nhà nước. Nhu cầu về pháp luật là nhu cầu tự thân của bộ máy nhà nước bởi vì tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không hoàn 21
  • 22. thiện thì bộ máy nhà nước không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả, quyền lực nhà nước không thể phát huy tác dụng. Vì vậy, chỉ có sử dụng pháp luật một cách nhất quán và nhuần nhuyễn thì quyền lực nhà nước mới được củng cố và tăng cường. b. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội nên nhà nước có chức năng quản lý xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để quản lý xã hội, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý xã hội, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô. Quá trình đó không thể thực hiện được nếu không có pháp luật. c. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ xã hội mới Ngoài việc điều chỉnh những quan hệ xã hội đã và đang tồn tại, pháp luật có tính tiên phong, định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội, tức là tạo ra những mối quan hệ mới. Mặc dù những quan hệ xã hội luôn vận động và thay đổi không ngừng nhưng cũng theo những quy luật nhất định mà con người có thể nhận thức được. Vì vậy, trên cơ sở dự đoán khoa học, pháp luật cần được đặt ra để góp phần định hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự ổn định và tiến bộ. d. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho quan hệ quốc tế Pháp luật luôn có vai trò giữ gìn sự ổn định và trật tự xã hội. Sự ổn định quốc gia là điều kiện quan trọng trong việc tạo dựng các mối quan hệ bang giao với các nước khác. Điều đó thể hiện ở việc một mặt, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia phải đầy đủ và đồng bộ để điều chỉnh các chủ thể nước ngoài có quan hệ với chủ thể trong nước; mặt khác, hệ thống pháp luật vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh trong nước, vừa phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn cầu và khu vực. Vai trò này ngày càng trở nên nổi bật trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế thế giới. IV. HÌNH THỨC PHÁP LUẬT Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của mình thành pháp luật, là dạng tồn tại thực tế của pháp luật. Các hình thức pháp luật cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. 1. Tập quán pháp Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúng lên thành pháp luật. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến. 2. Tiền lệ pháp Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử (bản án) đã có hiệu lực pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Đây là hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản (điển hình là hệ thống pháp luật Anh - Mỹ). 3. Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần trong đời 22
  • 23. sống xã hội và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật (nguồn gốc, bản chất, vai trò trong đời sống xã hội) 2. Dấu hiệu đặc trưng và vai trò của pháp luật. 23
  • 24. Bài 4: QUY PHẠM PHÁP LUẬT  I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định. 2. Đặc điểm quy phạm pháp luật a. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự, tức là khuôn mẫu cho hành vi xử sự của con người. Nó chỉ dẫn cho con người biết cách xử sự trong điều kiện hoàn cảnh nhất định của đời sống xã hội(cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì bắt buộc phải làm và làm như thế nào). Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn xác định giới hạn và đánh giá hành vi xử sự của con người. Thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi xử sự của con người là hành vi pháp lý hay không, đúng hay không đúng pháp luật. - Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức, cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. Đồng thời quy phạm pháp luật được đặt ra không chỉ để một quan hệ xã hội cụ thể mà là một quan hệ xã hội chung được mô hình hoá. b. Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước với thẩm quyền và thủ tục chặt chẽ đặt ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nước áp đặt ý chí của mình trong các quy phạm pháp luật. Trong đó nêu lên những điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu và buộc chủ thể tham gia phải xử sự theo ý muốn (cho phép hoặc bắt buộc) của nhà nước, đồng thời nhà nước dự trù những biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể nào không tuân theo ý chí đó. Như vậy, bằng quyền lực nhà nước, nhà nước đã bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật chống lại xự vi phạm từ các chủ thể tham gia quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh. c. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt: cho phép và bắt buộc Quy phạm pháp luật chỉ quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Điều này có nghĩa là thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ, các bên tham gia quan hệ xã hội biết được phạm vi giới hạn hành vi xử sự của họ, cái gì không được làm, cái gì được làm và làm như thế nào. II. CƠ CẤU QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Giả định - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật. 24
  • 25. - Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào?  xác định phạm vi tác động của pháp luật. - Ví dụ: Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”. - Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại. • Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 57 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”; • Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện. Ví dụ: Điều 97 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: “Người nào, trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”. 2. Quy định - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. - Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể phải xử sự như thế nào?  thể hiện ý chí của nhà nước, có tác dụng đưa ra cách thức xử để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của nhà nước. Quy định của quy phạm pháp luật thường được thể hiện ở các dạng mệnh lệnh: cấm, không được, được, thì, phải, có, đều… - Ví dụ: Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. - Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định. • Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 576 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận…”. Quy định trên chỉ nêu lên một cách xử sự là “phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận”. • Quy định không dứt khoát: nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự. Ví dụ: Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.”. Bộ phận quy định đã cho phép các chủ thể có thể chuyển giao nghĩa vụ bằng hai cách: “văn bản” hoặc “lời nói”. 3. Chế tài - Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. 25
  • 26. - Cách xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật?  nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh. - Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm“ (khoản 1 - điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999). - Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, người ta chia chế tài làm 2 loại: • Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng. • Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn. Ví dụ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, dẫn dắt, tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự” (Điểm o Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP) Ngoài ra, căn cứ vào tính chất, chế tài có thể được chia thành 4 loại: • Chế tài hình sự: được quy định trong phần riêng của Bộ luật Hình sự (phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù giam, tử hình…); • Chế tài hành chính: được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền…); • Chế tài dân sự: được quy định trong Bộ luật Dân sự (phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…); • Chế tài kỷ luật: Pháp lệnh Cán bộ, công chức quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc, hạ ngạch, chuyển công tác, cách chức, buộc thôi việc.  Lưu ý: • Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật; • Trong một điều luật có thể chứa nhiều quy phạm pháp luật; • Trật tự của các bộ phận giả định, quy định, chế tài trong quy phạm pháp luật có thể thay đổi; • Một điều luật có thể không trình bày đủ cả ba bộ phận giả định, quy định và chế tài của quy phạm pháp luật. III. PHÂN LOẠI QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của quy phạm pháp luật: có thể phân chia theo các ngành luật như quy phạm pháp luật hình sự, dân sự… 2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật • Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý. Ví dụ: “Công dân nước 26
  • 27. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” (Điều 49 Hiến pháp năm 1992); • Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của tổ chức. Ví dụ: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp” (Khoản 1 Điều 43 Luật Du lịch năm 2005); • Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Ví dụ: “Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999). 3. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật • Quy phạm pháp luật dứt khoát: là quy phạm chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ: “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật” (Điều 80 Hiến pháp năm 1992); • Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu. Ví dụ: “Quyền của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch: 1. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch…” (Khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch năm 2005); • Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm cho phép các chủ thể tự định đoạt cách xử sự cho mình. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” (Điều 57 Hiến pháp năm 1992); • Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm có nội dung khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định. Ví dụ: “Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thể xết giảm vào thời gian sớm hơn… ” (Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 1999). NỘI DUNG ÔN TẬP: 27
  • 28. Bài 5: QUAN HỆ PHÁP LUẬT  I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm quan hệ pháp luật Quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó, các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định và được nhà nước đảm bảo thực hiện. - Giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội luôn nảy sinh những mối quan hệ với nhau gọi là quan hệ xã hội. Chúng tồn tại khách quan và độc lập với ý chí của con người, có nghĩa là con người không thể tự đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội đang tồn tại. Theo Mác, “bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. - Trong lịch sử, có rất nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hiệu quả tác động của các quy phạm xã hội khác nhau là khác nhau đối với các quan hệ xã hội được điều chỉnh, trong đó, quy phạm pháp luật là loại quy phạm có hiệu quả nhất. Quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội sẽ làm cho các quan hệ đó mang tính chất pháp lý và được bảo đảm bởi nhà nước. 2. Đặc điểm quan hệ pháp luật a. Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội - Đặc điểm này cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác. Không phải dưới sự tác động của quy phạm pháp luật mà quan hệ xã hội “biến thành” quan hệ pháp luật và không còn là quan hệ xã hội nữa. Quan hệ pháp luật cũng không phải là một bộ phận của quan hệ xã hội. - Cần lưu ý rằng: các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, còn quan hệ pháp luật thuộc phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. Do vậy, khi một quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn tồn tại cả hai loại quan hệ: quan hệ xã hội với tư cách là nội dung vật chất và quan hệ pháp luật với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ đó, chứ nó không làm quan hệ đó biến thành một quan hệ pháp luật mới. Vì vậy, quan hệ pháp luật đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc “trật tự hoá” các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển phù hợp với mong muốn của nhà làm luật. b. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh Đặc điểm này cho thấy quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật. Không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có quan hệ pháp luật. Mặt khác, quan hệ pháp là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật xác định trước những điều kiện để quan hệ pháp luật xuất hiện, định rõ những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như những biện pháp bảo vệ những quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị xâm phạm. c.Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước 28
  • 29. Nội dung của quan hệ pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Trong nhiều trường hợp, quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của các bên tham gia nhưng phải phù hợp với ý chí của hay nói cách khác là nằm trong khuôn khổ ý chí của nhà nước. Có những quan hệ xã hội đã tồn tại phổ biến, nhưng nhà nước chưa hoặc không điều chỉnh bằng pháp luật thì sẽ không có ý nghĩa pháp lý hay nói cách khác, chúng không phải là quan hệ pháp luật; ví dụ: quan hệ yêu đương, quan hệ láng giềng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ bạn bè… d. Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó có quyền, nghĩa vụ pháp lý và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định tạo nên nội dung của quan hệ pháp luật. Chúng luôn có quan hệ biện chứng, có nghĩa là, trong một quan hệ pháp luật, quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại. Ví dụ: trong quan hệ lao động, người lao động có quyền được hưởng lương phù hợp với thành quả lao động của mình. Quyền ấy tương ứng với nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải trả tiền lương đầy dủ và kịp thời cho người lao động. II. THÀNH PHẦN QUAN HỆ PHÁP LUẬT 1. Chủ thể quan hệ pháp luật a. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó. b. Năng lực chủ thể Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật là những điều kiện theo quy định pháp luật mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để có thể trở thành chủ thể của mỗi loại quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. • Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; • Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi đó. • Ví dụ: năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật thừa kế, hôn nhân, bầu cử… * Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi • Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật; • Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Vì khi nhà nước không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì nhà nước cũng không cần tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện chúng; 29
  • 30. • Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào quan hệ pháp luật (thông qua hành vi của người thứ ba) hoặc được nhà nước bảo vệ trong những quan hệ pháp luật nhất định; * Lưu ý • Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là thuộc tính pháp lý của chủ thể. Vì chúng đều do nhà nước thừa nhận cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức. Chỉ thông qua quy phạm pháp luật chúng ta mới biết cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể để tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định hay không; • Đối với các quốc gia khác nhau hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau. c. Các loại chủ thể * Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch) - Đối với công dân: năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Mọi cá nhân đầu có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có tư khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”. Năng lực hành vi của công dân xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên (thể lực và trí lực) của họ. Khi công dân đạt những điều kiện do pháp luật quy định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe… thì được xem là có năng lực hành vi; - Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hơn so với công dân nước sở tại. * Pháp nhân - Pháp nhân là khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức; ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hiệp hội nghề nghiệp…. Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện sau: • Được thành lập một cách hợp pháp. Sự xuất hiện của pháp nhân phải do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận. Đồng thời việc thành lập pháp nhân phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp lý nhất định do pháp luật quy định; • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tức là pháp nhân phải có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh, được thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành của nó có mối liên hệ mật thiết. Toàn bộ hoạt động của pháp nhân đạt dưới sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo và chính cơ quan lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của nó; • Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật. Dấu hiệu này có ý nghĩa quan trọng bởi tài sản riêng là cơ sở vật chất cho 30
  • 31. hoạt động của tổ chức. Tài sản riêng được hiểu là quyền sở hữu hay quyền quản lý nhưng phải đảm bảo tiêu chí là độc lập với các tổ chức cá nhân khác; • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Khi tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể thì pháp nhân phải nhân danh minh tham gia một cách độc lập và đồng thời phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ những hoạt động đó. - Năng lực pháp luật của pháp nhân: phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc được cấp giấy phép và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như giải thể, phá sản, chia nhỏ, hợp nhất… - Năng lực hành vi của pháp nhân: thường phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân. 2. Nội dung quan hệ pháp luật a. Khái niệm nội dung quan hệ pháp luật Nội dung quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật, được nhà nước xác lập và bảo đảm thực hiện. b. Quyền pháp lý - Quyền pháp lý là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể tiến hành. Biểu hiện: • Chủ thể có khả năng xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép; • Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc yêu cầu họ chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; • Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà ở. Khi bên A đã thanh toán đầy đủ tiền mua nhà mà bên B vẫn không giao nhà thì bên A có quyền yêu cầu bên B giao nhà hoặc có quyền khởi kiện ra toà án để buộc bên B giao nhà. c. Nghĩa vụ pháp lý - Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác. Biểu hiện: • Chủ thể phải tiến hành một số hành động nhất định; • Chủ thể phải kiềm chế, không thực hiện một số hành động nhất định; • Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của pháp luật. - Ví dụ: trong quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B, nếu bên A là bên chuyển nhượng thì có các nghĩa vụ theo quy định Điều 699 Bộ luật Dân sự năm 2005: “1. Chuyển giao cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Giao giấy tờ có liên quan quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng”. 31
  • 32. 3. Khách thể quan hệ pháp luật Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích (lợi ích vật chất, tinh thần…) mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Ví dụ: trong quan hệ mua bán tài sản, khách thể của bên mua là tài sản cần mua, khách thể của bên bán là tiền. III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ 1. Khái niệm sự kiện pháp lý Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật. 2. Phân loại sự kiện pháp lý • Căn cứ vào số lượng các điều kiện, hoàn cảnh làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật: sự kiện pháp lý giản đơn và sự kiện pháp lý phức tạp; • Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý; • Căn cứ vào kết quả tác động của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật: sự kiện pháp lý làm phát sinh, làm thay đổi và làm chấm dứt quan hệ pháp luật. NỘI DUNG ÔN TẬP: 1. Thế nào là quan hệ pháp luật? 2. So sánh quan hệ xã hội với quan hệ pháp luật. Cho ví dụ minh họa. 3. Phân tích các đặc điểm của quan hệ pháp luật. 4. Trình bày các thành phần của quan hệ pháp luật. 5. So sánh cá nhân và pháp nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật. 6. Phân tích nội dung của quan hệ pháp luật. 32
  • 33. Bài 6: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ  I. VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật a. Hành vi xác định của con người Hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Những trạng thái vô thức của con người không được coi là hành vi. Những hành vi của con người được pháp luật điều chỉnh được coi là hành vi pháp luật. Chủ thể của hành vi pháp luật phải là những người có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Khả năng này do pháp luật quy định phụ thuộc vào độ tuổi và năng lực lý trí của chủ thể. b. Hành vi trái pháp luật và xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là những hành vi được các chủ thể thực hiện không đúng với quy định của pháp luật, có nghĩa là dù hành vi của chủ thể xạm phạm hay trái với quy định của quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, nội quy của nội tổ chức nhất định mà ở đó pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì không bị cọi là trái pháp luật. Vi phạm pháp luật là sự phản ứng tiêu cực của các cá nhân, tổ chức trước ý chí của nhà nước, thể hiện tính nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội. c. Hành vi có lỗi của chủ thể Lỗi là yếu tố thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Hành vi trái pháp luật phải kèm theo lỗi của chủ thể thực hiện, theo đó chủ thể có khả năng nhận thức về hành vi của minh nhưng cố ý hay vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị coi là có lỗi. Như vậy, vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải mọi hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật. d. Hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật gắn vói độ tuổi và khả năng lý trí và tự do ý chí của chủ thể. Căn cứ vào loại quan hệ xã hội cũng như tầm quan trọng, tính chất của loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau. 3. Cấu thành vi phạm pháp luật a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật gồm các yếu tố sau: 33