SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 14
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                 GVHD: Phạm Ngọc Phong


                                  PHẦN MỞ ĐẦU

       Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, mục tiêu xoá đói giảm nghèo
không chỉ có ở nước ta mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nghèo đói
không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng thụ thành quả văn minh
tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã
hội đối với sự phát triển, sự tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói không được
giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia định ra
như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hoà bình ổn định, đảm bảo các quyền con
người được thực hiện. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với
xuất phát điểm nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đói nghèo càng không thể tránh khỏi.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có khoảng trên 2 triệu hộ nghèo đói
chiếm 11% tổng số hộ trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nhưng
phải kể hơn cả là thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn. Vốn cho người nghèo đang là một nghị
sự nóng hổi trên diễn đàn kinh tế. Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu
xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Vậy, nhà nước đã quan
tâm tới người nghèo như thế nào? Nguồn vốn đó xuất phát từ đâu? Đó là lý do mà hôm
nay em chọn đề tài: “Chi ngân sách nhà nƣớc trong xóa đói giảm nghèo” để làm bài
tiểu luận.




Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                 1
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                  GVHD: Phạm Ngọc Phong


                                     NỘI DUNG

⪧CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái quát về ngân sách nhà nước (NSNN) và chi ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế,
phí,lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các
tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Là một trong hai nội dung cơ bản của ngân sách nhà nước:

     -Chi NSNN thể hiện các quan hệ Tài chính – Tiền tệ được hình thành trong quá trình
phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà
nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước.

     -Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành
các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình sử dụng các quỹ tài chính này.

     -Chi NSNN là các khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ NSNN cho các cơ quan, đơn vị
và cá nhân có tính không hoàn lại. Quy mô của chi NSNN phụ thuộc vào quy mô các
khoản thu của NSNN và những nhiệm vụ chi mà nhà nước cần phải thực hiện

     -Chi NSNN gắn chặt với bộ máy quản lý nhà nước và việc triển khai thực hiện
những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận.

     -Chi NSNN là một quá trình liên tục, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của
nền kinh tế và đời sống xã hội, việc xây dựng dự toán và quyết toán chi NSNN được thực


Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                2
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                   GVHD: Phạm Ngọc Phong


hiện theo đúng niên độ. Cuối năm ngân sách có số kết dư để chuyển sang năm sau, nếu có
thâm hụt, phải xác định rõ nguồn bù đắp và sẽ được xử lý vào năm ngân sách tiếp theo.

     *Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là chủ thể duy nhất có quyền
quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN; quyết định tổng dự toán và tổng quyết
toán NSNN; quyết định bổ sung, điều chỉnh chi NSNN giữa các nhiệm kì, kể cả tổng mức
chi đối với những công trình lớn, đặc biệt quan trọng của quốc gia.

     -Chi NSNN được phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý và điều hành. Ở
Trung Ương do Chính Phủ trực tiếp quản lý, ở các cấp chính quyền địa phương do Uỷ
Ban Nhân Dân quản lý dưới sự giám sát của Hội Đồng Nhân Dân

     Việc bố trí các khoản chi NSNN thường được xem xét đến tính hiệu quả ở tầm vĩ
mô, có tính đến lợi ích quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu vực, các địa phương trên cơ
sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân
dân đã được Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp thông qua.

     Các khoản chi NSNN nói chung thường không mang tính bồi hoàn trực tiếp; ngoại
trừ một số khoản chi NSNN cho vay hỗ trợ, ưu đãi thông qua tổ chức tín dụng đặc biệt
của Nhà nước mang tính đặc thù của mỗi quốc gia trong từng thời kì nhất định.

     Các khoản chi NSNN gắn liền với các phạm trù kinh tế như đầu tư phát triển, lợi
nhuận, tiền lương, viện trợ... và thường chịu sự tác động trực tiếp của các phạm trù giá trị
như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền tệ, tín dụng...

2. Phân loại chi ngân sách nhà nước

     Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN vào các nhóm, các loại chi
khác nhau theo những tiêu chí nhất định.

     - Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi:


Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                  3
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                    GVHD: Phạm Ngọc Phong


     Chi NSNN được chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển

     - Theo tính chất các khoản chi:

     Chi NSNN được chia thành chi cho Y tế; chi cho Giáo dục; chi Phúc lợi; chi quản lý
Nhà nước; chi đầu tư Kinh tế...

     - Theo chức năng của Nhà nước:

     Chi NSNN được chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển

     - Theo tính chất pháp lý:

     Chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã được cam
kết; các khoản chi có thể điều chỉnh.

     - Theo yếu tố các khoản chi:

     Chi NSNN được chia thành chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên và chi khác.
Trong đó:

     Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi về: đầu tư, xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần,
liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo
quy định của pháp luật; bổ sung dự trữ của Nhà nước; đầu tư phát triển các chương trình
mục tiêu Quốc gia, dự án Nhà nước; các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của
pháp luật.

     Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi về: các hoạt động sự nghiệp, giáo dục, đào
tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và
công nghệ; các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp về kinh tế, quốc phòng, an


Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                   4
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                    GVHD: Phạm Ngọc Phong


ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt đông của các cơ quan Nhà nước; hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam...; trợ giá
theo chính sách của Nhà nước; phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án Nhà nước; hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính
sách xã hội các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật; trả nợ gốc và
lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

3. Vai trò của ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
- Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế
Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát
triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền.
Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ
đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết
cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng
không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình
thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc
quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong
những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ
trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị
cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy
động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định


Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                 5
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                   GVHD: Phạm Ngọc Phong


hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh
- Giải quyết các vấn đề xã hội
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như
chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,
các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ
trợ đồng bào bão lụt.
- Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá
Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến
lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ
quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của
chính phủ. Kiềm chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ
thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ.

Dân giàu thì nước mới mạnh, vì vậy việc thực hiện xóa đói giảm nghèo rất được đảng và
nhà nước quan tâm. Các chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam bắt đầu được triển
khai thực hiện từ đầu thập kỷ 90, với các mục tiêu tăng thu nhập cho người nghèo, cải
thiện mức sống và gia tăng phúc lợi xã hội thông qua các dịch vụ công thiết yếu và trao
quyền nhiều hơn cho người nghèo. Chi NSNN cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện những mục tiêu trên... Vậy chi ngân sách được nhà nước thực hiện như thế nào?
Tình hình ra sao?

⪧CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO:

Đói nghèo không chỉ là thách thức đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển,
mà luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả thế giới. Nghèo đói là tình trạng một bộ phận
dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu
cầu này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của từng
vùng được xã hội thừa nhận. Chuẩn nghèo tuyệt đối do Ngân hàng Thế giới xác định là 1
USD và 2 USD/người/ngày tính theo sức mua ngang giá (PPP) năm 1993. Trên thế giới

Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                     6
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                  GVHD: Phạm Ngọc Phong


hiện có hơn 1 tỷ người đang phải sống trong cảnh nghèo khổ với mức thu nhập dưới 1
USD/ngày. Song nếu xét theo chuẩn nghèo tương đối - thể hiện ở tình trạng một bộ phận
dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương tại một thời kỳ
nhất định - thì ngay cả ở các nước phát triển cũng có người nghèo. Chẳng hạn, các nước
EU xác định người nghèo là người có mức thu nhập ít hơn 60% mức thu nhập bình quân
đầu người ở quốc gia đó.

Ở Việt Nam, tuy mức chênh lệch giàu nghèo không lớn, song quá trình phân hoá diễn ra
khá rõ nét. Năm 2006 thu nhập của 20% người giàu nhất gấp 8,37 lần so với thu nhập của
20% người nghèo nhất,trong khi đó tỷ lệ này là 6,99 lần vào năm 1995. Sự chênh lệch
giàu nghèo còn được phản ánh trong việc hưởng thụ các hàng hoá và dịch vụ, bao gồm cả
dịch vụ công – là những dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của tất cả mọi người, trong đó
có người nghèo. Chi tiêu của nhóm 20% người giàu nhất cho chăm sóc sức khoẻ năm
2006 gấp 3,9 lần chi tiêu của nhóm người nghèo cho dịch vụ này, đối với giáo dục, tỷ lệ
này là 5,75 lần.

Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam bắt đầu được triển khai thực hiện từ đầu
thập kỷ 90 và đến năm 2002, Chính phủ đã đưa ra Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và
giảm nghèo. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng
trong xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo ngưỡng nghèo mới năm 2009 là 12,3% so
với mức 34,4% năm 1995 và 18,10% năm 2004.

Chi tiêu ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng nhằm cung cấp nguồn lực tài
chính cho việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Chi NSNN dưới các hình thức
như chi đầu tư, chi thường xuyên tự thân nó đã hướng đến thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, nâng cao thu nhập cho dân cư, trong đó có người nghèo. Hơn thế
nữa, trong bố trí các loại chi nói trên, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đến mục tiêu
xoá đói giảm nghèo. Các định mức phân bổ chi thường xuyên và chi đầu tư cho các địa
phương đều tính đến yếu tố nghèo. Tiêu chí phân bổ chi đầu tư cho các địa phương có
tính đến tỷ lệ hộ nghèo, với mức 1 điểm cho 10% tỷ lệ hộ nghèo. Định mức phân bổ chi

Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                 7
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                 GVHD: Phạm Ngọc Phong


thường xuyên cũng ưu tiên cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu và vùng
cao. Chẳng hạn, mức chi cho giáo dục trên 1 người dân ở vùng sâu cao hơn ở vùng đô thị
là 1,5 lần, tương tự, mức chi cho y tế chênh lệch giữa hai vùng này gấp 1,7 lần. Đồng
thời, định mức chi cho các dịch vụ công thiết yếu này đối với vùng núi, vùng đồng bào
dân tộc, vùng sâu, vùng núi cao-hải đảo giai đoạn 2007 -2010 tăng so với giai đoạn 2004-
2006 với tốc độ cao hơn so với định mức chi cho vùng đô thị và đồng bằng. Chẳng hạn,
định mức chi cho y tế miền núi cao, hải đảo giai đoạn 2007-2010 tăng 2,8 lần so với thời
kỳ 2004-2006, trong khi đó tỷ lệ này đối với vùng đồng bằng là 2,2 lần.

Bên cạnh các nội dung chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung, trong chi tiêu công có một nội dung chi riêng biệt tập trung vào mục tiêu xoá đói
giảm nghèo – đó là chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chương trình mục
tiêu quốc gia này bao gồm: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo (Chương trình 143), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A/2008, các chương trình trong lĩnh vực y tế, văn
hoá, giáo dục, vệ sinh môi trường… Chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho các chương
trình này đã tăng lên nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2009 đã tăng gấp 9 lần so với năm 1998. Hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hàng trăm xã thuộc vùng đặc biệt
khó khăn và hải đảo, năm 2006 và 2007 mỗi năm xây dựng 347 công trình, năm 2008 là
550 công trình. Các chương trình nói trên đã góp phần quan trọng vào mục tiêu xoá đói
giảm nghèo, đặc biệt là tăng sự hưởng thụ dịch vụ công của người nghèo như cải thiện cơ
sở hạ tầng cho các vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, tăng cường các dịch vụ giáo dục, y tế
cho người nghèo, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt cho người nghèo… Nhờ đó, khả
năng tiếp cận của người nghèo đối với một số dịch vụ công đã gần tương đương với
nhóm người giàu, chẳng hạn số người ở nhóm giàu nhất được sử dụng điện lưới là
96,7%, trong khi số người nghèo nhất được sử dụng nguồn điện này là 90,7%.



Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                  8
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                     GVHD: Phạm Ngọc Phong


Chi NSNN nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn được thực hiện thông qua các chính
sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với người nghèo. Từ đầu những năm 1990, Chính
phủ đã thực hiện miễn giảm viện phí và học phí cho người nghèo. Số người nghèo nhất
được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác đã tăng từ 20,5% năm 1998 lên
59,5% tổng số người thuộc nhóm này vào năm 2006. Năm 1999, Chính phủ đã thiết lập
Chương trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho 4 triệu người nghèo nhất
Việt Nam. Tính đến năm 2006, tổng số đối tượng được cấp thẻ BHYT đã lên đến 15,2
triệu người. Mệnh giá các thẻ BHYT cũng tăng liên tục: năm 2002 là 50.000
đồng/người/năm; năm 2005 – 60.000 đồng, năm 2007 – 80.000 đồng, năm 2008 –
130.000 đồng và hiện được nâng lên tương tương 3% mức lương tối thiểu chung.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành công nói trên, thực tế cho thấy sự cách biệt giữa người
giàu và người nghèo vẫn đang ngày càng lớn. Trong việc bảo đảm các dịch vụ công thiết
yếu cho xã hội, mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có các chính sách thực hiện
công bằng khá tốt, song vẫn còn không ít vấn đề đặt ra.

Chi NSNN cho y tế ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi của Nhà nước, trong khi
tỷ lệ này ở các nước cùng nhóm thu nhập (PPP bình quân đầu người ở mức 3.300 USD)
là 9%. Trên thực tế, tỷ lệ chi tiêu từ tiền túi của người dân trong tổng chi tiêu cho y tế
chiếm tới trên 70% là một tỷ rất cao. Kết quả phân tích điều tra y tế quốc gia 2002 cho
thấy, nếu người nghèo phải nằm viện mà không được Nhà nước hỗ trợ thì trung bình mỗi
đợt ốm phải chi một số tiền tương đương 17 tháng chi tiêu phi lương thực, thực phẩm của
hộ gia đình . Tình hình phân cấp ngân sách trong chi cho y tế cũng chưa bảo đảm hướng
đến đối tượng người nghèo. Tỷ lệ NSNN cấp cho y tế tại tuyến trung ương là 36,8%,
tuyến tỉnh là 44,7%, tuyến huyện là 16,2% và tuyến xã là 2,3%. Điều đáng lưu ý nữa là tỷ
lệ chi từ NSNN cho đầu tư phát triển hầu hết tập trung tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh
(chiếm đến 97%), như vậy mạng lưới y tế cơ sở hầu như không có kinh phí cho đầu tư
phát triển từ nguồn ngân sách. Điều đó dẫn đến thực trạng nghèo nàn, lạc hậu về cơ sở




Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                    9
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                  GVHD: Phạm Ngọc Phong


vật chất và trang thiết bị của y tế cấp huyện và cấp xã. Trong khi đó người nghèo thường
sử dụng các dịch vụ y tế chủ yếu ở các trung tâm y tế xã và huyện.

Chi cho giáo dục của nhóm người giàu nhất năm 2006 gấp 5,75 lần mức chi của nhón
nghèo nhất, trong đó ở cấp tiểu học là 5,12 lần, đối với giáo dục trung học cơ sở là 3,55
lần. Trong khi đó, chi tiêu ngân sách cho việc cung ứng dịch vụ công vẫn có xu hướng
đem lại lợi ích nhiều hơn cho người giàu. Càng lên các bậc học cao hơn thì chi tiêu của
ngân sách phân bổ cho giáo dục càng đem lại lợi ích lớn hơn cho người giàu, chẳng hạn
26% trong tổng lợi ích do giáo dục phổ thông trung học đem lại là dành cho 20% người
giàu nhất, trong khi chỉ có 9% trong tổng lợi ích là đến với nhóm người nghèo nhất.

Hệ thống giao thông liên thôn ở các vùng nghèo còn rất hạn chế, đặc biệt ở Tây Bắc,
Đông Bắc và Tây Nguyên. Ở những vùng này, số xã có đường liên thôn được nhựa hoá,
bê tông hoá trên 50% chỉ chiếm dưới 20%, riêng Tây Bắc là 7,1%. Tỷ lệ dân số được
dùng nước sạch ở thành thị là 80%, ở nông thôn là 38,9%, số dân ở nhóm nghèo nhất
được dùng nước sạch là 32,4% .

Không phải toàn bộ nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm
nghèo đến được với người nghèo, một số khoản chi có hiệu quả không cao. Nguồn vốn bị
phân tán, không tập trung để giải quyết dứt điểm mục tiêu đặt ra. Chi phí quản lý các
chương trình này còn khá lớn, chiếm khoảng 8% tổng kinh phí của chương trình. Một số
công trình đầu tư có hiệu quả sử dụng kém, tình trạng rò rỉ nguồn lực từ trung ưong
xuống địa phương, các sai phạm trong quản lý tài chính còn khá phổ biến.

*Từ thực trạng trên cần có những biện pháp gì để phát huy tốt hơn tác động của chi
tiêu công tới mục tiêu giảm nghèo?

Để phát huy tốt hơn tác động của chi tiêu công tới mục tiêu giảm nghèo, trong giai đoạn
tới, Chính phủ cần cải cách chi tiêu công theo các hướng sau đây:
Thứ nhất, cải cách cơ cấu chi tiêu công theo hướng tập trung ngày càng nhiều hơn vào
những loại dịch vụ công thiết yếu nhất của xã hội nhằm tạo cơ hội lớn hơn cho người
Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                 10
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                 GVHD: Phạm Ngọc Phong


nghèo trong hưởng thụ các dịch vụ này. Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đều
khuyến cáo rằng Chính phủ nên hỗ trợ ngân sách ở mức tối đa cho việc cung cấp các dịch
vụ giáo dục tiểu học và chăm sóc sức khoẻ ban đầu - là những dịch vụ thiết yếu cho tất cả
mọi người - để tăng cơ hội hưởng thụ của người nghèo. Ở Việt Nam, mục tiêu chi ngân
sách cho giáo dục và y tế cũng được coi trọng, chẳng hạn Chính phủ dự kiến duy trì ngân
sách chi cho giáo dục ở mức 20% tổng chi ngân sách và tăng tỷ trọng chi cho y tế trong
tổng chi NSNN từ 5% hiện nay lên 12% vào năm 2015. Điều này là cần thiết để bảo đảm
có đủ kinh phí thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Chẳng hạn, theo chủ trương của Chính
phủ về việc trợ cấp tài chính cho khám chữa bệnh đối với người nghèo và hỗ trợ một
phần cho người cận nghèo, ước tính, diện bao phủ của chính sách BHYT miễn phí cho
người nghèo năm 2008 là khoảng 27 triệu người, nếu tính cả số người cận nghèo dự kiến
được trợ cấp 50% mệnh giá BHYT thì số người được nhận trợ cấp lên đến 41 triệu người.
Để trợ cấp được toàn bộ số đối tượng nói trên, dự kiến NSNN phải chi 6,6 ngàn tỷ
đồng/năm, gấp hơn 2 lần số chi thực tế từ NSNN thông qua BHYT hiện nay.
Thứ hai, tăng cường phân cấp ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương để nâng
cao khả năng đáp ứng các dịch vụ công cho dân cư địa phương, đặc biệt là người nghèo.
Thực tế cho thấy nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương
sẽ phục vụ chủ yếu cho việc cung ứng các dịch vụ công, trong khi cấp trung ương tập
trung nhiều hơn vào việc hoạch định chính sách và các chức năng quản lý nhà nước. Do
đó, việc tăng cường phân cấp ngân sách cho cấp dưới sẽ tạo điều kiện cho các cấp này
thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công tốt hơn. Các dịch vụ công do cấp chính
quyền càng gần dân cung ứng thì càng có điều kiện sát hợp hơn với nhu cầu của người
dân, đồng thời do cấp chính quyền này nắm vững hơn về dân cư trên địa bàn nên sẽ tăng
khả năng phục vụ đúng các đối tượng mà nhà nước quan tâm, đặc biệt là người nghèo.
Chính quyền cấp dưới chỉ có thể chủ động cung ứng dịch vụ công cần thiết ở địa phương
khi có nguồn thu xác định, đầy đủ và ổn định, đồng thời được giao các nhiệm vụ chi rõ
ràng và phù hợp. Mặc dù cơ chế phân cấp hiện nay thực hiện theo mô hình tập trung
quyền lực ở trung ương và bảo đảm sự điều hoà của trung ương cho các tỉnh, song việc
tập trung quá mức các nguồn thu ở trung ương sẽ dẫn đến chỗ hình thành một cơ chế

Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                             11
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                  GVHD: Phạm Ngọc Phong


chuyển giao phức tạp và dễ bị yếu tố chủ quan làm cho sai lệch. Cần bảo đảm để địa
phương có đủ nguồn để trang trải khoảng 2/3 nhiệm vụ chi tiêu của địa phương, còn 1/3
còn lại là dựa vào sự điều tiết và chuyển giao của trung ương.
Cần thống nhất về nguyên tắc trong phương thức phân bổ ngân sách ở các tỉnh. Luật ngân
sách nhà nước năm 2002 đã trao cho các tỉnh thẩm quyền tương đối rộng trong phân bổ
ngân sách cho các cấp thấp hơn. Điều đó cho thấy, khi tính công bằng trong phân bổ ngân
sách giữa các tỉnh được cải thiện, cũng chưa bảo đảm rằng sẽ khắc phục được tình trạng
phân bổ không đồng đều giữa các cấp tỉnh, huyện và xã nếu cấp tỉnh không chú trọng đến
tính công bằng trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, ngay tại từng tỉnh cũng cần có cơ chế
phân cấp hợp lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, sao cho các cấp cơ sở có điều kiện
đáp ứng tốt nhất dịch vụ công cho các đối tượng dân cư trên địa bàn và chú trọng đến
người nghèo.
Thứ ba, cải tiến cách thức phân bổ ngân sách để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa
các khu vực về các dịch vụ công thiết yếu. Cùng với việc phân cấp nhiều hơn cho địa
phương, cần đề phòng xu hướng do phân cấp mà làm sâu sắc thêm bất bình đẳng giữa các
khu vực. Theo đó, khu vực nào có tiềm năng lớn hơn sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều hơn,
trong khi đó những vùng nghèo khó do thiếu kinh phí nên thường có xu hướng cắt giảm
các chi tiêu về dịch vụ công để đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thiết yếu khác của bộ
máy.
Vì vậy, cần tính đến mức thu nhập bình quân đầu người của các địa phương trong việc
phân bổ NSNN, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Việc phân bổ ngân sách hiện chưa
tính đầy đủ đến yếu tố mức thu nhập của dân cư. Chính mức thu nhập của dân cư tác
động rõ nét đến quy mô chi tiêu công của tỉnh đó, đặc biệt trong lĩnh vực y tế thì chi y tế
từ tiền túi của gia đình (chiếm trên 70% tổng chi cho y tế) mới là nguyên nhân chính dẫn
đến sự bất bình đẳng trong lĩnh vực này. Khi kinh phí từ NSNN còn hạn hẹp thì chính sự
đóng góp của dân cư sẽ giúp chính quyền nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công
ở địa phương mình. Nếu không tính đến yếu tố này thì sự phân bổ ngân sách của Chính
phủ mới chỉ mang tính phiến diện và bất bình đẳng về tài chính giữa các địa phương sẽ
ngày càng rộng.

Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                               12
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                   GVHD: Phạm Ngọc Phong


Từng bước đổi mới phương thức phân bổ NSNN cho các cơ sở cung ứng dịch vụ công
dựa theo các chỉ tiêu đầu vào như hiện nay sang phương thức phân bổ dựa trên kết quả
công việc, số lượng và chất lượng dịch vụ công, kèm theo cơ chế giám sát, đánh giá mức
độ hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân sách
cho các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức đấu thầu, đặt
hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp, không phân biệt cơ sở công lập, ngoài
công lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Xu hướng chung hiện nay là Chính
phủ chuyển từ việc hỗ trợ gián tiếp thông qua các cơ sở cung ứng dịch vụ công sang hỗ
trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng thụ dịch vụ đó. Cách thức này tránh được những rủi ro
do cơ sở cung ứng không chi cho đúng đối tượng được ưu đãi và sự lạm dụng nguồn lực
để mưu lợi riêng.
Nhà nước cần tiếp tục dành một nguồn kinh phí thoả đáng để hỗ trợ học sinh nghèo thông
qua chính sách miễn giảm học phí. Số kinh phí này nên phân bổ cho các địa phương căn
cứ vào số lượng học sinh, sinh viên và mức độ khó khăn của từng vùng. Hội đồng nhân
dân (HĐND) các cấp quyết định phân bổ quỹ này cho các địa phương cấp dưới trực tiếp.
HĐND cấp cơ sở xem xét, quyết định danh sách học sinh, sinh viên trong xã, phường
được cấp học bổng dưới hình thức phiếu thanh toán chỉ có giá trị trả học phí. Việc sử
dụng quỹ khuyến học ở các cấp phải được công khai hoá cho nhân dân địa phương biết
để giám sát và kiểm tra thực hiện.
Để tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận nhiều hơn đến dịch vụ khám chữa bệnh,
Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ chi phí y tế cho người nghèo và cận nghèo bằng cách
cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, đồng
thời có cơ chế hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại cho người nghèo khi họ phải điều trị nội trú tại các
bệnh viện. Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế để chia sẻ rủi ro cho các đối tượng thiệt
thòi trong xã hội, đặc biệt là người nghèo.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả của các chương trình chi tiêu nhằm mục tiêu xoá đói giảm
nghèo. Cần tăng mức cấp vốn từ ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu


Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                                13
Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo                 GVHD: Phạm Ngọc Phong


quốc gia nhằm giảm đói nghèo, bởi vì số kinh phí hiện tại còn nhỏ bé để tạo ra sự thay
đổi cơ bản về cơ sở hạ tầng, việc làm và bảo đảm các dịch vụ công quan trọng khác.
Việc xây dựng các chương trình trợ cấp cần có sự định hướng vừa theo vùng địa lý, vừa
theo loại hàng hoá. Định hướng theo vùng địa lý sẽ bảo đảm chương trình trợ cấp đến với
các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là nơi có nhiều người nghèo sinh sống. Định
hướng theo loại hàng hoá sẽ giúp cho các chương trình trợ cấp đưa được những loại hàng
hoá, dịch vụ mà người nghèo sử dụng nhiều hơn các nhóm dân cư khác đến được với họ.
Các chương trình cần tập trung hơn nữa vào đối tượng nghèo nhất thông qua việc tăng
định mức phân bổ ngân sách cho các vùng nghèo đói và bảo đảm phân bổ đúng cho các
đối tượng nghèo. Việc xây dựng năng lực cho các hộ nghèo để họ có thể tham gia vào
quá trình thực thi và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia nói trên là một đòi hỏi
quan trọng để nâng cao hiệu quả của các chương trình. Ngoài ra, các vấn đề nghiệp vụ
trong quản lý tài chính các chương trình phải được quan tâm đầy đủ hơn, chẳng hạn như
phải cải tiến quy chế điều hành và các thủ tục quản lý tài chính hợp lý hơn, bảo đảm thời
hạn cấp phát kinh phí phù hợp với tiến độ công việc...
⪧CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển,
đồng thời, phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, cuộc sống của người dân luôn chứa
đựng những nguy cơ rủi ro bất ngờ. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh
xã hội cũng như thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu bức thiết
đảm bảo ổn định chính trị xã hội và phát triển đất nước hiện nay. Với sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước và quyết tâm của toàn xã hội, với những giải pháp chi ngân
sách đúng đắn thiết thực, kịp thời, hệ thống an sinh xã hội sẽ ngày càng hoàn thiện, góp
phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đẩy lùi sự nghèo đói để đưa đất
nước phát triển nhanh và bền vững, tích cực, chủ động hội nhập với thế giới.




Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3                                                             14

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongMinh Minh
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTrần Đức Anh
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
DuythanhVui Bui
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCTPham Ngoc Quang
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện naylenazuki
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước Pham Ngoc Quang
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Hung Pham Thai
 
Phân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngPhân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngCao Duan Le
 
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nướcNhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nướcHương Nguyễn
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...Vân Anh
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốihuyentrangnh3
 
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binhhoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binhVân Anh
 

Was ist angesagt? (20)

Ly Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh CongLy Thuyet Tai Chinh Cong
Ly Thuyet Tai Chinh Cong
 
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuocTailieu.vncty.com   bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
Tailieu.vncty.com bai-giang-luat-ngan-sach-nha-nuoc
 
Duythanh
DuythanhDuythanh
Duythanh
 
Thắt chặt tài khóa
Thắt chặt tài khóaThắt chặt tài khóa
Thắt chặt tài khóa
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
 
chinh
chinhchinh
chinh
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nướcTANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nayVai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
 
Tanet QLNN
Tanet QLNNTanet QLNN
Tanet QLNN
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
Public finance k42-2005
Public finance k42-2005Public finance k42-2005
Public finance k42-2005
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Phân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu côngPhân tích chi tiêu công
Phân tích chi tiêu công
 
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nướcNhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhóm 7(chính), chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước
 
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc... mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binhhoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
hoàn -thien-cong-tac-kiem-soat-chi-ngan-sach-nha-nuoc-quang-binh
 

Andere mochten auch (16)

Kuru Dönem Bakım-Beslemesi
Kuru Dönem Bakım-BeslemesiKuru Dönem Bakım-Beslemesi
Kuru Dönem Bakım-Beslemesi
 
Produtos mais vendidos pela internet em 2016
Produtos mais vendidos pela internet em 2016Produtos mais vendidos pela internet em 2016
Produtos mais vendidos pela internet em 2016
 
Holiday safety
Holiday safetyHoliday safety
Holiday safety
 
Tp
TpTp
Tp
 
Odyssey - Homer
Odyssey - HomerOdyssey - Homer
Odyssey - Homer
 
Tp 13 micaela rodriguez
Tp 13 micaela rodriguezTp 13 micaela rodriguez
Tp 13 micaela rodriguez
 
We still believe
We still believeWe still believe
We still believe
 
Welcome to slideshare
Welcome to slideshareWelcome to slideshare
Welcome to slideshare
 
Charles Perrault
Charles PerraultCharles Perrault
Charles Perrault
 
Holistic Language Explanations
Holistic Language ExplanationsHolistic Language Explanations
Holistic Language Explanations
 
Mukesh kumar gupta
Mukesh kumar guptaMukesh kumar gupta
Mukesh kumar gupta
 
Paris to Berlin
Paris to BerlinParis to Berlin
Paris to Berlin
 
Reading Comprehension
Reading ComprehensionReading Comprehension
Reading Comprehension
 
Developing your Communicative Competence
Developing your Communicative Competence Developing your Communicative Competence
Developing your Communicative Competence
 
Evaluation of Learning
Evaluation of LearningEvaluation of Learning
Evaluation of Learning
 
Footnote to Youth - Jose Garcia Villa
Footnote to Youth - Jose Garcia Villa Footnote to Youth - Jose Garcia Villa
Footnote to Youth - Jose Garcia Villa
 

Ähnlich wie chi ngan sách

LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...OnTimeVitThu
 
Tài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docxTài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docxVnTngAnh
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNLUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhthuy tran
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCOnTimeVitThu
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 
bai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxbai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxQuangMinhLe16
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
Tài chính học
Tài chính họcTài chính học
Tài chính họcThngH19
 

Ähnlich wie chi ngan sách (20)

LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Phát Triển Kinh Tế Xã...
 
Tài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docxTài chính công đã sửa.docx
Tài chính công đã sửa.docx
 
Nsnn
NsnnNsnn
Nsnn
 
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊNLUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
LUẬN VĂN PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHI THƯỜNG XUYÊN
 
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường XuyênLuận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
Luận Văn Pháp Luật Về Ngân Sách Nhà Nước Cho Chi Thường Xuyên
 
Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...
Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...
Cơ sở lý luận ngân sách nhà nước về chi thường xuyên và pháp luật về ngân sác...
 
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Tại Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý thu ngân sách nhà nước.docx
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docxCơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinh
 
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆLUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
LUẬN VĂN: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚCLUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN: PHÂN BIỆT TÀI CHÍNH CÔNG VÀ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
bai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxbai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptx
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
Tài chính học
Tài chính họcTài chính học
Tài chính học
 

chi ngan sách

  • 1. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong PHẦN MỞ ĐẦU Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, mục tiêu xoá đói giảm nghèo không chỉ có ở nước ta mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nghèo đói không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng thụ thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã hội đối với sự phát triển, sự tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như quốc gia định ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hoà bình ổn định, đảm bảo các quyền con người được thực hiện. Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đói nghèo càng không thể tránh khỏi. Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có khoảng trên 2 triệu hộ nghèo đói chiếm 11% tổng số hộ trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nhưng phải kể hơn cả là thiếu vốn và kỹ thuật làm ăn. Vốn cho người nghèo đang là một nghị sự nóng hổi trên diễn đàn kinh tế. Giải quyết vốn cho người nghèo để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Vậy, nhà nước đã quan tâm tới người nghèo như thế nào? Nguồn vốn đó xuất phát từ đâu? Đó là lý do mà hôm nay em chọn đề tài: “Chi ngân sách nhà nƣớc trong xóa đói giảm nghèo” để làm bài tiểu luận. Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 1
  • 2. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong NỘI DUNG ⪧CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái quát về ngân sách nhà nước (NSNN) và chi ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Thu ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí,lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật Là một trong hai nội dung cơ bản của ngân sách nhà nước: -Chi NSNN thể hiện các quan hệ Tài chính – Tiền tệ được hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước. -Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN để hình thành các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình sử dụng các quỹ tài chính này. -Chi NSNN là các khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ NSNN cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có tính không hoàn lại. Quy mô của chi NSNN phụ thuộc vào quy mô các khoản thu của NSNN và những nhiệm vụ chi mà nhà nước cần phải thực hiện -Chi NSNN gắn chặt với bộ máy quản lý nhà nước và việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận. -Chi NSNN là một quá trình liên tục, gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội, việc xây dựng dự toán và quyết toán chi NSNN được thực Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 2
  • 3. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong hiện theo đúng niên độ. Cuối năm ngân sách có số kết dư để chuyển sang năm sau, nếu có thâm hụt, phải xác định rõ nguồn bù đắp và sẽ được xử lý vào năm ngân sách tiếp theo. *Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là chủ thể duy nhất có quyền quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN; quyết định tổng dự toán và tổng quyết toán NSNN; quyết định bổ sung, điều chỉnh chi NSNN giữa các nhiệm kì, kể cả tổng mức chi đối với những công trình lớn, đặc biệt quan trọng của quốc gia. -Chi NSNN được phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý và điều hành. Ở Trung Ương do Chính Phủ trực tiếp quản lý, ở các cấp chính quyền địa phương do Uỷ Ban Nhân Dân quản lý dưới sự giám sát của Hội Đồng Nhân Dân Việc bố trí các khoản chi NSNN thường được xem xét đến tính hiệu quả ở tầm vĩ mô, có tính đến lợi ích quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu vực, các địa phương trên cơ sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân đã được Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp thông qua. Các khoản chi NSNN nói chung thường không mang tính bồi hoàn trực tiếp; ngoại trừ một số khoản chi NSNN cho vay hỗ trợ, ưu đãi thông qua tổ chức tín dụng đặc biệt của Nhà nước mang tính đặc thù của mỗi quốc gia trong từng thời kì nhất định. Các khoản chi NSNN gắn liền với các phạm trù kinh tế như đầu tư phát triển, lợi nhuận, tiền lương, viện trợ... và thường chịu sự tác động trực tiếp của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền tệ, tín dụng... 2. Phân loại chi ngân sách nhà nước Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN vào các nhóm, các loại chi khác nhau theo những tiêu chí nhất định. - Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi: Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 3
  • 4. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong Chi NSNN được chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển - Theo tính chất các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi cho Y tế; chi cho Giáo dục; chi Phúc lợi; chi quản lý Nhà nước; chi đầu tư Kinh tế... - Theo chức năng của Nhà nước: Chi NSNN được chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển - Theo tính chất pháp lý: Chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh. - Theo yếu tố các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên và chi khác. Trong đó: Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi về: đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; bổ sung dự trữ của Nhà nước; đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án Nhà nước; các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật. Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi về: các hoạt động sự nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp về kinh tế, quốc phòng, an Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 4
  • 5. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt đông của các cơ quan Nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam...; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật; trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. 3. Vai trò của ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. - Điều tiết trong kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 5
  • 6. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh - Giải quyết các vấn đề xã hội Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt. - Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng những mặt hàng mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. Thị trường vốn sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu và chi tiêu của chính phủ. Kiềm chế lạm phát: cùng với ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ. Dân giàu thì nước mới mạnh, vì vậy việc thực hiện xóa đói giảm nghèo rất được đảng và nhà nước quan tâm. Các chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam bắt đầu được triển khai thực hiện từ đầu thập kỷ 90, với các mục tiêu tăng thu nhập cho người nghèo, cải thiện mức sống và gia tăng phúc lợi xã hội thông qua các dịch vụ công thiết yếu và trao quyền nhiều hơn cho người nghèo. Chi NSNN cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện những mục tiêu trên... Vậy chi ngân sách được nhà nước thực hiện như thế nào? Tình hình ra sao? ⪧CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO: Đói nghèo không chỉ là thách thức đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển, mà luôn là mối quan tâm hàng đầu của cả thế giới. Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu cầu này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của từng vùng được xã hội thừa nhận. Chuẩn nghèo tuyệt đối do Ngân hàng Thế giới xác định là 1 USD và 2 USD/người/ngày tính theo sức mua ngang giá (PPP) năm 1993. Trên thế giới Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 6
  • 7. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong hiện có hơn 1 tỷ người đang phải sống trong cảnh nghèo khổ với mức thu nhập dưới 1 USD/ngày. Song nếu xét theo chuẩn nghèo tương đối - thể hiện ở tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương tại một thời kỳ nhất định - thì ngay cả ở các nước phát triển cũng có người nghèo. Chẳng hạn, các nước EU xác định người nghèo là người có mức thu nhập ít hơn 60% mức thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia đó. Ở Việt Nam, tuy mức chênh lệch giàu nghèo không lớn, song quá trình phân hoá diễn ra khá rõ nét. Năm 2006 thu nhập của 20% người giàu nhất gấp 8,37 lần so với thu nhập của 20% người nghèo nhất,trong khi đó tỷ lệ này là 6,99 lần vào năm 1995. Sự chênh lệch giàu nghèo còn được phản ánh trong việc hưởng thụ các hàng hoá và dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ công – là những dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của tất cả mọi người, trong đó có người nghèo. Chi tiêu của nhóm 20% người giàu nhất cho chăm sóc sức khoẻ năm 2006 gấp 3,9 lần chi tiêu của nhóm người nghèo cho dịch vụ này, đối với giáo dục, tỷ lệ này là 5,75 lần. Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam bắt đầu được triển khai thực hiện từ đầu thập kỷ 90 và đến năm 2002, Chính phủ đã đưa ra Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo ngưỡng nghèo mới năm 2009 là 12,3% so với mức 34,4% năm 1995 và 18,10% năm 2004. Chi tiêu ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Chi NSNN dưới các hình thức như chi đầu tư, chi thường xuyên tự thân nó đã hướng đến thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao thu nhập cho dân cư, trong đó có người nghèo. Hơn thế nữa, trong bố trí các loại chi nói trên, Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các định mức phân bổ chi thường xuyên và chi đầu tư cho các địa phương đều tính đến yếu tố nghèo. Tiêu chí phân bổ chi đầu tư cho các địa phương có tính đến tỷ lệ hộ nghèo, với mức 1 điểm cho 10% tỷ lệ hộ nghèo. Định mức phân bổ chi Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 7
  • 8. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong thường xuyên cũng ưu tiên cho các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu và vùng cao. Chẳng hạn, mức chi cho giáo dục trên 1 người dân ở vùng sâu cao hơn ở vùng đô thị là 1,5 lần, tương tự, mức chi cho y tế chênh lệch giữa hai vùng này gấp 1,7 lần. Đồng thời, định mức chi cho các dịch vụ công thiết yếu này đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng núi cao-hải đảo giai đoạn 2007 -2010 tăng so với giai đoạn 2004- 2006 với tốc độ cao hơn so với định mức chi cho vùng đô thị và đồng bằng. Chẳng hạn, định mức chi cho y tế miền núi cao, hải đảo giai đoạn 2007-2010 tăng 2,8 lần so với thời kỳ 2004-2006, trong khi đó tỷ lệ này đối với vùng đồng bằng là 2,2 lần. Bên cạnh các nội dung chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, trong chi tiêu công có một nội dung chi riêng biệt tập trung vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo – đó là chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chương trình mục tiêu quốc gia này bao gồm: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Chương trình 143), Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A/2008, các chương trình trong lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, vệ sinh môi trường… Chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho các chương trình này đã tăng lên nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2009 đã tăng gấp 9 lần so với năm 1998. Hàng năm, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hàng trăm xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và hải đảo, năm 2006 và 2007 mỗi năm xây dựng 347 công trình, năm 2008 là 550 công trình. Các chương trình nói trên đã góp phần quan trọng vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là tăng sự hưởng thụ dịch vụ công của người nghèo như cải thiện cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu, tăng cường các dịch vụ giáo dục, y tế cho người nghèo, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt cho người nghèo… Nhờ đó, khả năng tiếp cận của người nghèo đối với một số dịch vụ công đã gần tương đương với nhóm người giàu, chẳng hạn số người ở nhóm giàu nhất được sử dụng điện lưới là 96,7%, trong khi số người nghèo nhất được sử dụng nguồn điện này là 90,7%. Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 8
  • 9. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong Chi NSNN nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn được thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước đối với người nghèo. Từ đầu những năm 1990, Chính phủ đã thực hiện miễn giảm viện phí và học phí cho người nghèo. Số người nghèo nhất được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác đã tăng từ 20,5% năm 1998 lên 59,5% tổng số người thuộc nhóm này vào năm 2006. Năm 1999, Chính phủ đã thiết lập Chương trình thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí cho 4 triệu người nghèo nhất Việt Nam. Tính đến năm 2006, tổng số đối tượng được cấp thẻ BHYT đã lên đến 15,2 triệu người. Mệnh giá các thẻ BHYT cũng tăng liên tục: năm 2002 là 50.000 đồng/người/năm; năm 2005 – 60.000 đồng, năm 2007 – 80.000 đồng, năm 2008 – 130.000 đồng và hiện được nâng lên tương tương 3% mức lương tối thiểu chung. Tuy nhiên, bên cạnh các thành công nói trên, thực tế cho thấy sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo vẫn đang ngày càng lớn. Trong việc bảo đảm các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước có các chính sách thực hiện công bằng khá tốt, song vẫn còn không ít vấn đề đặt ra. Chi NSNN cho y tế ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi của Nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở các nước cùng nhóm thu nhập (PPP bình quân đầu người ở mức 3.300 USD) là 9%. Trên thực tế, tỷ lệ chi tiêu từ tiền túi của người dân trong tổng chi tiêu cho y tế chiếm tới trên 70% là một tỷ rất cao. Kết quả phân tích điều tra y tế quốc gia 2002 cho thấy, nếu người nghèo phải nằm viện mà không được Nhà nước hỗ trợ thì trung bình mỗi đợt ốm phải chi một số tiền tương đương 17 tháng chi tiêu phi lương thực, thực phẩm của hộ gia đình . Tình hình phân cấp ngân sách trong chi cho y tế cũng chưa bảo đảm hướng đến đối tượng người nghèo. Tỷ lệ NSNN cấp cho y tế tại tuyến trung ương là 36,8%, tuyến tỉnh là 44,7%, tuyến huyện là 16,2% và tuyến xã là 2,3%. Điều đáng lưu ý nữa là tỷ lệ chi từ NSNN cho đầu tư phát triển hầu hết tập trung tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh (chiếm đến 97%), như vậy mạng lưới y tế cơ sở hầu như không có kinh phí cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách. Điều đó dẫn đến thực trạng nghèo nàn, lạc hậu về cơ sở Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 9
  • 10. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong vật chất và trang thiết bị của y tế cấp huyện và cấp xã. Trong khi đó người nghèo thường sử dụng các dịch vụ y tế chủ yếu ở các trung tâm y tế xã và huyện. Chi cho giáo dục của nhóm người giàu nhất năm 2006 gấp 5,75 lần mức chi của nhón nghèo nhất, trong đó ở cấp tiểu học là 5,12 lần, đối với giáo dục trung học cơ sở là 3,55 lần. Trong khi đó, chi tiêu ngân sách cho việc cung ứng dịch vụ công vẫn có xu hướng đem lại lợi ích nhiều hơn cho người giàu. Càng lên các bậc học cao hơn thì chi tiêu của ngân sách phân bổ cho giáo dục càng đem lại lợi ích lớn hơn cho người giàu, chẳng hạn 26% trong tổng lợi ích do giáo dục phổ thông trung học đem lại là dành cho 20% người giàu nhất, trong khi chỉ có 9% trong tổng lợi ích là đến với nhóm người nghèo nhất. Hệ thống giao thông liên thôn ở các vùng nghèo còn rất hạn chế, đặc biệt ở Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên. Ở những vùng này, số xã có đường liên thôn được nhựa hoá, bê tông hoá trên 50% chỉ chiếm dưới 20%, riêng Tây Bắc là 7,1%. Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch ở thành thị là 80%, ở nông thôn là 38,9%, số dân ở nhóm nghèo nhất được dùng nước sạch là 32,4% . Không phải toàn bộ nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo đến được với người nghèo, một số khoản chi có hiệu quả không cao. Nguồn vốn bị phân tán, không tập trung để giải quyết dứt điểm mục tiêu đặt ra. Chi phí quản lý các chương trình này còn khá lớn, chiếm khoảng 8% tổng kinh phí của chương trình. Một số công trình đầu tư có hiệu quả sử dụng kém, tình trạng rò rỉ nguồn lực từ trung ưong xuống địa phương, các sai phạm trong quản lý tài chính còn khá phổ biến. *Từ thực trạng trên cần có những biện pháp gì để phát huy tốt hơn tác động của chi tiêu công tới mục tiêu giảm nghèo? Để phát huy tốt hơn tác động của chi tiêu công tới mục tiêu giảm nghèo, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần cải cách chi tiêu công theo các hướng sau đây: Thứ nhất, cải cách cơ cấu chi tiêu công theo hướng tập trung ngày càng nhiều hơn vào những loại dịch vụ công thiết yếu nhất của xã hội nhằm tạo cơ hội lớn hơn cho người Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 10
  • 11. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong nghèo trong hưởng thụ các dịch vụ này. Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế đều khuyến cáo rằng Chính phủ nên hỗ trợ ngân sách ở mức tối đa cho việc cung cấp các dịch vụ giáo dục tiểu học và chăm sóc sức khoẻ ban đầu - là những dịch vụ thiết yếu cho tất cả mọi người - để tăng cơ hội hưởng thụ của người nghèo. Ở Việt Nam, mục tiêu chi ngân sách cho giáo dục và y tế cũng được coi trọng, chẳng hạn Chính phủ dự kiến duy trì ngân sách chi cho giáo dục ở mức 20% tổng chi ngân sách và tăng tỷ trọng chi cho y tế trong tổng chi NSNN từ 5% hiện nay lên 12% vào năm 2015. Điều này là cần thiết để bảo đảm có đủ kinh phí thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Chẳng hạn, theo chủ trương của Chính phủ về việc trợ cấp tài chính cho khám chữa bệnh đối với người nghèo và hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, ước tính, diện bao phủ của chính sách BHYT miễn phí cho người nghèo năm 2008 là khoảng 27 triệu người, nếu tính cả số người cận nghèo dự kiến được trợ cấp 50% mệnh giá BHYT thì số người được nhận trợ cấp lên đến 41 triệu người. Để trợ cấp được toàn bộ số đối tượng nói trên, dự kiến NSNN phải chi 6,6 ngàn tỷ đồng/năm, gấp hơn 2 lần số chi thực tế từ NSNN thông qua BHYT hiện nay. Thứ hai, tăng cường phân cấp ngân sách cho các cấp chính quyền địa phương để nâng cao khả năng đáp ứng các dịch vụ công cho dân cư địa phương, đặc biệt là người nghèo. Thực tế cho thấy nguồn lực tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước ở địa phương sẽ phục vụ chủ yếu cho việc cung ứng các dịch vụ công, trong khi cấp trung ương tập trung nhiều hơn vào việc hoạch định chính sách và các chức năng quản lý nhà nước. Do đó, việc tăng cường phân cấp ngân sách cho cấp dưới sẽ tạo điều kiện cho các cấp này thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công tốt hơn. Các dịch vụ công do cấp chính quyền càng gần dân cung ứng thì càng có điều kiện sát hợp hơn với nhu cầu của người dân, đồng thời do cấp chính quyền này nắm vững hơn về dân cư trên địa bàn nên sẽ tăng khả năng phục vụ đúng các đối tượng mà nhà nước quan tâm, đặc biệt là người nghèo. Chính quyền cấp dưới chỉ có thể chủ động cung ứng dịch vụ công cần thiết ở địa phương khi có nguồn thu xác định, đầy đủ và ổn định, đồng thời được giao các nhiệm vụ chi rõ ràng và phù hợp. Mặc dù cơ chế phân cấp hiện nay thực hiện theo mô hình tập trung quyền lực ở trung ương và bảo đảm sự điều hoà của trung ương cho các tỉnh, song việc tập trung quá mức các nguồn thu ở trung ương sẽ dẫn đến chỗ hình thành một cơ chế Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 11
  • 12. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong chuyển giao phức tạp và dễ bị yếu tố chủ quan làm cho sai lệch. Cần bảo đảm để địa phương có đủ nguồn để trang trải khoảng 2/3 nhiệm vụ chi tiêu của địa phương, còn 1/3 còn lại là dựa vào sự điều tiết và chuyển giao của trung ương. Cần thống nhất về nguyên tắc trong phương thức phân bổ ngân sách ở các tỉnh. Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã trao cho các tỉnh thẩm quyền tương đối rộng trong phân bổ ngân sách cho các cấp thấp hơn. Điều đó cho thấy, khi tính công bằng trong phân bổ ngân sách giữa các tỉnh được cải thiện, cũng chưa bảo đảm rằng sẽ khắc phục được tình trạng phân bổ không đồng đều giữa các cấp tỉnh, huyện và xã nếu cấp tỉnh không chú trọng đến tính công bằng trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, ngay tại từng tỉnh cũng cần có cơ chế phân cấp hợp lý giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, sao cho các cấp cơ sở có điều kiện đáp ứng tốt nhất dịch vụ công cho các đối tượng dân cư trên địa bàn và chú trọng đến người nghèo. Thứ ba, cải tiến cách thức phân bổ ngân sách để khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa các khu vực về các dịch vụ công thiết yếu. Cùng với việc phân cấp nhiều hơn cho địa phương, cần đề phòng xu hướng do phân cấp mà làm sâu sắc thêm bất bình đẳng giữa các khu vực. Theo đó, khu vực nào có tiềm năng lớn hơn sẽ có điều kiện chi tiêu nhiều hơn, trong khi đó những vùng nghèo khó do thiếu kinh phí nên thường có xu hướng cắt giảm các chi tiêu về dịch vụ công để đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thiết yếu khác của bộ máy. Vì vậy, cần tính đến mức thu nhập bình quân đầu người của các địa phương trong việc phân bổ NSNN, kể cả chi đầu tư và chi thường xuyên. Việc phân bổ ngân sách hiện chưa tính đầy đủ đến yếu tố mức thu nhập của dân cư. Chính mức thu nhập của dân cư tác động rõ nét đến quy mô chi tiêu công của tỉnh đó, đặc biệt trong lĩnh vực y tế thì chi y tế từ tiền túi của gia đình (chiếm trên 70% tổng chi cho y tế) mới là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất bình đẳng trong lĩnh vực này. Khi kinh phí từ NSNN còn hạn hẹp thì chính sự đóng góp của dân cư sẽ giúp chính quyền nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công ở địa phương mình. Nếu không tính đến yếu tố này thì sự phân bổ ngân sách của Chính phủ mới chỉ mang tính phiến diện và bất bình đẳng về tài chính giữa các địa phương sẽ ngày càng rộng. Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 12
  • 13. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong Từng bước đổi mới phương thức phân bổ NSNN cho các cơ sở cung ứng dịch vụ công dựa theo các chỉ tiêu đầu vào như hiện nay sang phương thức phân bổ dựa trên kết quả công việc, số lượng và chất lượng dịch vụ công, kèm theo cơ chế giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Từng bước chuyển từ việc giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp, không phân biệt cơ sở công lập, ngoài công lập, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ tư, tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Xu hướng chung hiện nay là Chính phủ chuyển từ việc hỗ trợ gián tiếp thông qua các cơ sở cung ứng dịch vụ công sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng hưởng thụ dịch vụ đó. Cách thức này tránh được những rủi ro do cơ sở cung ứng không chi cho đúng đối tượng được ưu đãi và sự lạm dụng nguồn lực để mưu lợi riêng. Nhà nước cần tiếp tục dành một nguồn kinh phí thoả đáng để hỗ trợ học sinh nghèo thông qua chính sách miễn giảm học phí. Số kinh phí này nên phân bổ cho các địa phương căn cứ vào số lượng học sinh, sinh viên và mức độ khó khăn của từng vùng. Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp quyết định phân bổ quỹ này cho các địa phương cấp dưới trực tiếp. HĐND cấp cơ sở xem xét, quyết định danh sách học sinh, sinh viên trong xã, phường được cấp học bổng dưới hình thức phiếu thanh toán chỉ có giá trị trả học phí. Việc sử dụng quỹ khuyến học ở các cấp phải được công khai hoá cho nhân dân địa phương biết để giám sát và kiểm tra thực hiện. Để tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận nhiều hơn đến dịch vụ khám chữa bệnh, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ chi phí y tế cho người nghèo và cận nghèo bằng cách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và hỗ trợ một phần cho người cận nghèo, đồng thời có cơ chế hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại cho người nghèo khi họ phải điều trị nội trú tại các bệnh viện. Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế để chia sẻ rủi ro cho các đối tượng thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là người nghèo. Thứ năm, nâng cao hiệu quả của các chương trình chi tiêu nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Cần tăng mức cấp vốn từ ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 13
  • 14. Chi ngân sách nhà nước trong xóa đói giảm nghèo GVHD: Phạm Ngọc Phong quốc gia nhằm giảm đói nghèo, bởi vì số kinh phí hiện tại còn nhỏ bé để tạo ra sự thay đổi cơ bản về cơ sở hạ tầng, việc làm và bảo đảm các dịch vụ công quan trọng khác. Việc xây dựng các chương trình trợ cấp cần có sự định hướng vừa theo vùng địa lý, vừa theo loại hàng hoá. Định hướng theo vùng địa lý sẽ bảo đảm chương trình trợ cấp đến với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là nơi có nhiều người nghèo sinh sống. Định hướng theo loại hàng hoá sẽ giúp cho các chương trình trợ cấp đưa được những loại hàng hoá, dịch vụ mà người nghèo sử dụng nhiều hơn các nhóm dân cư khác đến được với họ. Các chương trình cần tập trung hơn nữa vào đối tượng nghèo nhất thông qua việc tăng định mức phân bổ ngân sách cho các vùng nghèo đói và bảo đảm phân bổ đúng cho các đối tượng nghèo. Việc xây dựng năng lực cho các hộ nghèo để họ có thể tham gia vào quá trình thực thi và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia nói trên là một đòi hỏi quan trọng để nâng cao hiệu quả của các chương trình. Ngoài ra, các vấn đề nghiệp vụ trong quản lý tài chính các chương trình phải được quan tâm đầy đủ hơn, chẳng hạn như phải cải tiến quy chế điều hành và các thủ tục quản lý tài chính hợp lý hơn, bảo đảm thời hạn cấp phát kinh phí phù hợp với tiến độ công việc... ⪧CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển, đồng thời, phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, cuộc sống của người dân luôn chứa đựng những nguy cơ rủi ro bất ngờ. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội cũng như thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu bức thiết đảm bảo ổn định chính trị xã hội và phát triển đất nước hiện nay. Với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyết tâm của toàn xã hội, với những giải pháp chi ngân sách đúng đắn thiết thực, kịp thời, hệ thống an sinh xã hội sẽ ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đẩy lùi sự nghèo đói để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, tích cực, chủ động hội nhập với thế giới. Võ Thị Lan Thanh ⪧K7– NH3 14