SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 73
TÀI LIỆU CẤP CHO HỌC VIÊN




04/17/13       Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   1
TÀI LIỆU ÔN THI TƯ VẤN THUẾ


                        PHẦN II

           TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
             TẠI CƠ SỞ KINH DOANH.



     Người trình bày: Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên



04/17/13          Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   2
NỘI DUNG PHẦN II




$1. Tổ chức công tác kế toán.

$2. Các hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán.




 04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   3
$1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.


   1. 1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán.

   1.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán.

   1.3. ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán.

   1.4. Nguyên tắc của việc tổ chức công tác kế toán.

   1.5. Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán .

   1.6. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp.

   1.7. Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán.


04/17/13                Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên      4
1. 1. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.


   Tổ chức công tác kế toán là:
   - Tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để
   phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất
   kinh doanh;
   - Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán;
   - Tổ chức chế độ bảo quản tài liệu kế toán;
   - Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán;
   - Tổ chức cung cấp thông tin tài liệu kế toán
   - Tổ chức các nhiệm vụ khác của kế toán theo quy định của
   pháp luật.

04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   5
1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

   - Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán;
   - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh
   nghiệp;
   - Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán ở doanh nghiệp;
   - Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế
   toán quản trị
   - Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán;
   - Tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê tài sản;
   - Tổ chức thực hiện chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán;
   - Tổ chức công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán
   chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu,
   giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   6
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN


   - Đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp
   thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính;

   - Giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ;

   - Phản ánh kịp thời tình hình biến động của tài sản, doanh thu, chi phí, kết
   quả hoạt động kinh doanh;

   - Làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán trùng lắp, tiết kiệm chi phí,
   đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động
   kinh tế; đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của Nhà
   nước, của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường…

   - Giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa
   những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp.

04/17/13                  Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        7
1.4. NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN



 - Đảm bảo thu nhận và hệ thống hoá thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài
 chính ở doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ
 cho công tác quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước và quản trị kinh doanh
 của doanh nghiệp;

 - Phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, đặc điểm tổ
 chức quản lý của doanh nghiệp;

 - Phù hợp với trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp
 và khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép của doanh
 nghiệp;

 - Phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.



04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        8
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN




   1.5.1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chứng từ
   kế toán.

   1.5.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán phản ánh trong
   chứng từ kế toán.

   1.5.3. Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán.

   1.5.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán.

04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   9
1.5.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN



   Khi tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán, doanh nghiệp
   phải tuân thủ các nguyên tắc về lập và phản ánh các nghiệp vụ
   kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ kế
   toán; ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; xử lý vi
   phạm đã được quy định trong Luật Kế toán và Chế độ về
   chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam,
   cụ thể:




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   10
NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

   1.5.1.1. Tổ chức việc lập, ký chứng từ kế toán.

   1.5.1.2. Tổ chức thực hiện chứng từ kế toán bắt buộc,
   chứng từ kế toán hướng dẫn.

   1.5.1.3. Tổ chức thực hiện chế độ hoá đơn bán hàng.

   1.5.1.4. Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ điện tử.



04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   11
1.5.1.1. TỔ CHỨC VIỆC LẬP, KÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

   1- Khi có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
   liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải tổ
   chức lập chứng từ kế toán.
   2- Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi
   nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
   3- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ,
   kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.
   Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định
   mẫu thì doanh nghiệp được tự lập chứng từ kế toán
   nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Luật
   Kế toán.

04/17/13           Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   12
TỔ CHỨC VIỆC LẬP, KÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (tiếp)

   4- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán
   không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết
   phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt
   quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa
   chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán.
   5- Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng
   cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
   6- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường
   hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ
   kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
   7- Chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập để giao dịch với tổ
   chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp thì liên gửi cho bên
   ngoài phải có dấu của doanh nghiệp.


04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   13
TỔ CHỨC VIỆC LẬP, KÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (tiếp)



  8- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế
  toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

  9- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải
  được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc
  đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người
  phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền
  hoặc người được uỷ quyền ký.

  10- Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ
  thuộc trách nhiệm của người ký. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có
  thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký
  trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký
  theo từng liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của
  pháp luật.




04/17/13                      Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   14
1.5.1.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
               CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẮT BUỘC,
              CHỨNG TỪ KẾ TOÁN HƯỚNG DẪN

   Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu
   chứng từ kế toán hướng dẫn.

   Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ
   quan nhà nước có thẩm quyền quy định nội dung, kết cấu của mẫu mà
   doanh nghiệp phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi
   các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp hoặc từng doanh
   nghiệp cụ thể.

   Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ
   quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhưng doanh nghiệp có thể sửa
   chữa, bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho phù hợp
   với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo đầy
   đủ các nội dung quy định của chứng từ kế toán.


04/17/13                Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên       15
Căn cứ danh mục chứng từ kế toán qui định trong chế
   độ chứng từ kế toán áp dụng, doanh nghiệp lựa chọn
   loại chứng từ phù hợp với hoạt động của đơn vị hoặc
   dựa vào các mẫu biểu của hệ thống chứng từ ban
   hành của Bộ Tài chính để có sự bổ sung, sửa đổi phù
   hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị.

   Những bổ sung, sửa đổi các mẫu chứng từ doanh
   nghiệp phải tôn trọng các nội dung kinh tế cần phản
   ánh trên chứng từ, chữ ký người chịu trách nhiệm phê
   duyệt và những người chịu trách nhiệm vật chất liên
   quan đến nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

04/17/13          Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   16
1.5.1.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG



 1- Doanh nghiệp khi mua sản phẩm, hàng hoá hoặc được
 cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán, người
 cung cấp dịch vụ lập và giao liên 2 hoá đơn bán hàng
 cho mình để sử dụng và lưu trữ theo quy định, đồng thời
 có trách nhiệm kiểm tra nội dung các chỉ tiêu ghi trên
 hoá đơn và từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ
 tiêu, ghi chênh lệch giá trị với liên hoá đơn lưu của bên
 bán.



04/17/13          Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   17
2- Doanh nghiệp tự in hoá đơn bán hàng phải được
   Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực
   hiện. Doanh nghiệp được tự in hoá đơn phải có hợp
   đồng in hoá đơn với tổ chức nhận in, trong đó ghi rõ
   số lượng, ký hiệu, số thứ tự hoá đơn. Sau mỗi lần in
   hoá đơn hoặc kết thúc hợp đồng in phải thực hiện
   thanh lý hợp đồng in.




04/17/13          Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   18
3- Doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn bán
   hàng theo đúng quy định; không được mua,
   bán, trao đổi, cho hoá đơn hoặc sử dụng hoá
   đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được sử
   dụng hoá đơn để kê khai trốn lậu thuế; phải
   mở sổ theo dõi, có nội quy quản lý, phương
   tiện bảo quản và lưu giữ hoá đơn theo đúng
   quy định của pháp luật; không được để hư
   hỏng, mất hoá đơn. Trường hợp hoá đơn bị hư
   hỏng hoặc bị mất phải thông báo bằng văn bản
   với cơ quan thuế cùng cấp.

04/17/13        Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   19
1.5.1.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ


   - Chứng từ điện tử phải có đủ các nội dung quy định cho
   chứng từ kế toán và phải được mã hoá bảo đảm an toàn dữ liệu
   điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ
   điện tử dùng trong kế toán được chứa trong các vật mang tin
   như: Băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán, mạng truyền tin.

   - Chứng từ điện tử phải đảm bảo được tính bảo mật và bảo
   toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải
   có biện pháp quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng
   khai thác, thâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng
   từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử khi bảo
   quản, được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà
   nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù
   hợp để sử dụng khi cần thiết.

04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   20
1.5.2. TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN
                PHẢN ÁNH TRONG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN




   Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế
   toán.

   Tính trung thực của thông tin phản ánh trong chứng từ kế toán
   quyết định tính trung thực của số liệu kế toán, vì vậy tổ chức
   tốt việc thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính
   phát sinh phản ánh vào chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định
   đối với chất lượng công tác kế toán tại doanh nghiệp.


04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   21
1.5.3. TỔ CHỨC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN



 Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra
 chặt chẽ nhằm đảm bảo tính trung thực, tính hợp pháp
 và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản
 ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót (nếu có)
 trong chứng từ nhằm đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu
 tố cần thiết của chứng từ và tiến hành các công việc cần
 thiết để ghi sổ kế toán.
 Kiểm tra chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với
 chất lượng của công tác kế toán vì vậy cần phải thực
 hiện nghiêm túc việc kiểm tra chứng từ kế toán trước
 khi tiến hành ghi sổ kế toán.
04/17/13          Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   22
NỘI DUNG KIỂM TRA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN.

   - Kiểm tra tính trung thực và chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh
   trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của thông tin kế
   toán;

   - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế - tài chính phản ánh trong chứng từ
   nhằm đảm bảo không vi phạm các chế độ chính sách về quản lý kinh tế - tài chính;

   - Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh trong chứng từ
   nhằm đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu dự toán hoặc các định
   mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, phù hợp với giá cả thị trường, với điều kiện hợp
   đồng đã ký kết…;

   - Kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu số lượng và giá trị ghi trong chứng từ và
   các yếu tố khác của chứng từ.

   Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán bảo đảm các yêu cầu nói trên mới dùng chứng từ
   để ghi sổ kế toán như: Lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, lập bảng tính
   toán phân bổ chi phí (nếu cần), lập định khoản kế toán,…

04/17/13                    Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên             23
1.5.4. TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

   Chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế - tài chính từ khi phát sinh
   đến khi ghi sổ kế toán và bảo quản, lưu trữ có liên quan đến nhiều người ở
   các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp và liên quan đến nhiều bộ
   phận kế toán khác nhau trong phòng kế toán, vì vậy kế toán trưởng cần
   phải xây dựng các quy trình luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ
   kinh tế - tài chính phát sinh để đảm bảo cho các bộ phận quản lý, các bộ
   phận kế toán có liên quan có thể thực hiện việc kiểm tra nội dung nghiệp
   vụ kinh tế - tài chính phản ánh trong chứng từ và thực hiện việc ghi chép
   hạch toán được kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ lãnh
   đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.

   Để đảm bảo việc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp, cần xác
   định rõ chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong doanh
   nghiệp nhằm giảm bớt những thủ tục, những chứng từ kế toán không cần
   thiết và tiết kiệm thời gian.



04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        24
1.6. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG
           TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Ở DOANH NGHIỆP



   1.6.1. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán.

   1.6.2. Cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   25
1.6.1. LỰA CHỌN ÁP DỤNG
            HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


   Doanh nghiệp phải tuân thủ các qui định về hệ thống tài khoản
   kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phương
   pháp kế toán của từng tài khoản kế toán.

   Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành,
   doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất
   hoạt động của doanh nghiệp mình cũng như đặc điểm sản xuất
   kinh doanh và yêu cầu quản lý để nghiên cứu, lựa chọn các tài
   khoản kế toán phù hợp, cần thiết để hình thành một hệ thống
   tài khoản kế toán cho đơn vị mình.


04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   26
1.6.2. CỤ THỂ HOÁ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

   Để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp được cụ thể hóa, bổ sung
   thêm tài khoản cấp III, cấp IV,... nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và
   phương pháp hạch toán của tài khoản cấp trên tương ứng.

   Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp I hoặc cấp II đối với các tài
   khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp chưa có để phản ánh nội dung
   kinh tế riêng có phát sinh của doanh nghiệp và chỉ được thực hiện sau khi được Bộ
   Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

   Việc cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo phản ánh, hệ thống
   hoá đầy đủ, cụ thể mọi nội dung, đối tượng hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế tài
   chính phát sinh trong doanh nghiệp, phù hợp với những quy định thống nhất của
   Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý cấp trên,
   phù hợp với đặc điểm tính chất sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh
   tế của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thoả mãn
   nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.



04/17/13                    Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên           27
1.7. TỔ CHỨC
           THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN


   1.7.1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế
   toán.



   1.7.2. Lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán
   áp dụng.




04/17/13            Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   28
1.7.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
       CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỔ KẾ TOÁN


   Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung về sổ kế toán được quy
   định tại Luật Kế toán về mở sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán; sửa chữa sai
   sót; khoá sổ kế toán; lưu trữ, bảo quản sổ kế toán; xử lý vi phạm.

   Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
   kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến doanh nghiệp. Sổ kế toán
   phải ghi rõ tên doanh nghiệp; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng,
   năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện
   theo pháp luật của doanh nghiệp; số trang; đóng dấu giáp lai. Sổ kế toán
   phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày,
   tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của
   nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài
   chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; Số dư đầu kỳ, số tiền phát
   sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.



04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        29
NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỔ KẾ TOÁN.



1.7.1.1. Tổ chức việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán.

1.7.1.2. Tổ chức việc sửa chữa sổ kế toán.

1.7.1.3. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng
   máy vi tính.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   30
1.7.1.1. TỔ CHỨC VIỆC MỞ SỔ, GHI SỔ, KHÓA SỔ KẾ TOÁN.


 1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với doanh
 nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.

 2. Doanh nghiệp phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước
 khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khóa sổ kế toán khác
 theo quy định của pháp luật.

 3. Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì
 phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Luật Kế toán và Chế
 độ sổ kế toán hiện hành. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính
 phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ
 kế toán năm.

04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   31
TỔ CHỨC VIỆC MỞ SỔ, GHI SỔ, KHÓA SỔ KẾ TOÁN (TIẾP).
   4. Doanh nghiệp phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế
   toán. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội
   dung của sổ.
   - Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung
   thực, đúng với nội dung của chứng từ kế toán.
   - Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của
   nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
   - Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế
   tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền
   kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
   - Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút
   mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không
   ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi
   không hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết
   trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu
   tổng cộng sang trang kế tiếp.

04/17/13               Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên    32
1.7.1.2. TỔ CHỨC VIỆC SỬA CHỮA SỔ KẾ TOÁN.

  1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không
  được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải
  sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:
  - Ghi cải chính, bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai
  và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế
  toán trưởng bên cạnh;
  - Ghi số âm, bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại
  số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có
  chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
  - Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi
  thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.



04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   33
TỔ CHỨC VIỆC SỬA CHỮA SỔ KẾ TOÁN(tiếp)

   2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước
   khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà
   nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán
   của năm đó.

   3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi
   báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước
   có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của
   năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của
   sổ kế toán năm có sai sót.

04/17/13               Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   34
1.7.1.3. SỬA CHỮA SỔ KẾ TOÁN
  TRONG TRƯỜNG HỢP GHI SỔ BẰNG MÁY VI TÍNH.

• Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm
  được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa
  chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;

• Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã
  nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa
  trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy
  vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;

• Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính
  được thực hiện theo phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung
  như đối với sổ kế toán bằng tay.

04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   35
1.7.2. LỰA CHỌN HÌNH THỨC KẾ TOÁN
            VÀ HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG.

 Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan
 giữa các sổ kế toán.

 Thực chất hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng
 các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ về trình tự và
 phương pháp ghi chép, kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán cũng như việc tổng hợp
 số liệu để lập báo cáo tài chính.

 Kế toán trưởng phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ quy mô và yêu
 cầu quản lý của doanh nghiệp, căn cứ vào trình độ cán bộ kế toán và phương tiện tính
 toán để lựa chọn hình thức kế toán thích hợp áp dụng cho đơn vị.

 Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, có 5 hình thức kế toán được quy định:
 Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; Hình thức kế toán Chứng từ Ghi sổ; Hình thức kế
 toán Nhật ký Chung; Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ; và hình thức kế toán trên
 máy vi tính.



04/17/13                     Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên            36
1.7.2. 1. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.

   1.7.2. 2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

   1.7.2. 3. Hình thức kế toán Nhật ký chung.

   1.7.2.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ.

   1.7.2. 5. Hình thức kế toán trên máy vi tính.



04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên    37
1.7.2.1. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI

   - Là hình thức kế toán thường được sử dụng tại các doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít tài
   khoản kế toán.

   - Đặc điểm:

         + Kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ
   thống các nghiệp vụ kinh tế - tài chính ở doanh nghiệp vào một sổ kế toán tổng hợp
   là Nhật ký - Sổ Cái.

          + Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 với việc ghi chép kế toán ở
   các tài khoản chi tiết và ghi ở hai loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp
   (Nhật ký - Sổ Cái) và sổ kế toán chi tiết.

         + Không cần lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản cấp 1 vì có thể
   kiểm tra được tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản kế toán cấp 1 ngay ở
   dòng tổng cộng số phát sinh trong tháng trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái.



04/17/13                    Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên            38
1.7.2. 2. HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ

   - Là hình thức kế toán thường được sử dụng ở các doanh
   nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều tài khoản kế toán.

   - Đặc điểm:

        + Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ
   gốc cùng loại lập chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi sổ kế toán
   tổng hợp, còn việc ghi sổ kế toán chi tiết được căn cứ các
   chứng từ kế toán, như vậy việc ghi chép kế toán tổng hợp và
   ghi chép kế toán chi tiết tách rời nhau.

        + Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 được ghi ở một tờ sổ riêng
   nên cuối tháng phải lập Bảng đối chiếu số phát sinh (Bảng Cân
   đối tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của việc ghi Sổ Cái.
04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   39
1.7.2. 3. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

   - Là hình thức kế toán được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy
   mô lớn, đã sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán.

   - Đặc điểm:

         + Cơ bản của hình thức nhật ký chung tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
   tài chính phát sinh đều được ghi vào Sổ nhật ký, mà trọng tâm là Sổ nhật
   ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ
   đó. Sau đó lấy số liệu trên các Sổ nhật ký để ghi Sổ cái theo trình tự nghiệp
   vụ phát sinh.

        + Sổ kế toán tổng hợp trong hình thức kế toán này là sổ Nhật ký
   chung, các sổ nhật ký đặc biệt và Sổ Cái.




04/17/13                  Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        40
HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG(tiếp).

   + Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
   sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ nhật ký chung, sau đó
   căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài
   khoản kế toán phù hợp. Đồng thời căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào
   các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

   + Trường hợp đơn vị có mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ
   vào chứng từ kế toán để ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký đặc
   biệt có liên quan. Định kỳ, hoặc cuối tháng, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc
   biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái.
   - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân
   đối số phát sinh.




04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        41
1.7.2..4. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ

 - Là hình thức kế toán được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn chưa sử dụng máy vi tính vào công việc kế toán.

 - Đặc điểm:

          + Kết hợp trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế -
 tài chính cùng loại phát sinh vào một loại sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Nhật ký - Chứng từ. Người ta lấy
 bên Có của tài khoản kế toán làm tiêu thức phân loại các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, tức là các nghiệp
 vụ phát sinh liên quan đến bên Có của một tài khoản thì được tập hợp ghi vào Nhật ký - Chứng từ mở cho bên Có
 của tài khoản đó. Khi ghi vào Nhật ký - Chứng từ thì ghi theo quan hệ đối ứng các tài khoản. Vì vậy, số cộng
 cuối tháng ở Nhật ký - Chứng từ chính là định khoản kế toán để ghi vào Sổ Cái. Như vậy Nhật ký - Chứng từ vừa
 là sổ Nhật ký các nghiệp vụ cùng loại, vừa là chứng từ ghi sổ để ghi Sổ Cái.

         + Có thể kết hợp một phần ghi chép kế toán chi tiết ngay trong các Nhật ký - Chứng từ. Tuy nhiên, không
 nên kết hợp ghi chép kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp vì sẽ làm cho kết cấu mẫu sổ phức tạp.

          + Không cần lập Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản tổng hợp vì số cộng ở các Nhật ký - Chứng từ
 là các định khoản kế toán ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản phải cân bằng nhau.

 - Dựa vào bên Có của tài khoản để ghi sổ Nhật ký - Chứng từ nên căn cứ chứng từ kế toán để ghi sổ rõ ràng,
 không bị trùng lắp trong ghi sổ kế toán. Đây cũng là đặc điểm thể hiện tính ưu việt của hình thức kế toán này.




04/17/13                             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên                        42
1.7.2. 5. HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH


   - Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là:

         + Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm
   kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc
   của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán
   quy định trên đây.

       + Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán,
   nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

   - Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán
   được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế
   toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.



04/17/13                  Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên       43
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ
              TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

   (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
   kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài
   khoản ghi Nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu
   được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mền kế toán, các
   thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ
   cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

   (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
   tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
   với số liệu chi tiết được thực hiện và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
   tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
   giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

   (3) Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối
   năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và
   thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.


04/17/13                    Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên           44
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ
             TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH



  Chứng từ ké toán         Phần mềm                         Sổ kế toán
                            kế toán
                                                        -Sổ tổng hợp
                                                        - Sổ chi tiết

  Bảng tổng hợp                                         Báo cáo tài chính
 Chứng từ cùng loại                                     Báo cáo quản trị



    Ghi chú:
    – Nhập số liệu hàng ngày
    – In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
    – Đối chiếu, kiểm tra


04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   45
TÓM LẠI
      - Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích
      hợp. Trong mỗi hình thức kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu,
      trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.

      - Trình tự ghi sổ theo từng hình thức có thể khái quát như sau:

       + Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ;

       + Ghi sổ kế toán chi tiết;

       + Ghi sổ kế toán tổng hợp;

       + Kiểm tra, đối chiếu số liệu;

       + Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.




04/17/13                    Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên           46
TÓM LẠI (TIẾP)
      - Do vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình
      thức kế toán nêu trên để ghi sổ kế toán. Từ hình thức kế
      toán đã được lựa chọn, doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ
      thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ
      thống sổ kế toán chính thức và duy nhất áp dụng phù hợp
      với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản
      lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều
      kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông
      tin ở doanh nghiệp để phản ánh các giao dịch kinh tế phát
      sinh tại doanh nghiệp theo hệ thống các tài khoản mà
      doanh nghiệp đã lựa chọn và theo phương pháp kế toán
      được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt
      Nam.



04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   47
TÓM LẠI (TIẾP)

    - Hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh và cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế tài chính
    để lập báo cáo tài chính và đáp ứng các nhu cầu khác về quản lý hoạt động kinh doanh của
    doanh nghiệp.

    - Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp, gồm Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế
    toán chi tiết. Trong đó:

      + Hệ thống sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Cái; Sổ Nhật ký hoặc sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
    tùy theo từng trường hợp. Sổ kế toán tổng hợp dùng để phân loại, tổng hợp thông tin kinh tế,
    tài chính theo nội dung kinh tế;

      + Hệ thống sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý kinh doanh và cung cấp thông tin
    kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp mở đủ các sổ kế toán chi tiết.

    - Các sổ này dùng để phân loại, tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội
    dung kinh tế.

    - Doanh nghiệp được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.




04/17/13                      Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên                 48
04/17/13   Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   49
$2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
       CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN.




   2.1. Các hình thức tổ chức công tác kế toán.

   2.2. Tổ chức Bộ máy kế toán.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   50
$2.1. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.


   2.1.1. Khái niệm hình thức tổ chức công tác kế toán.

   2.1.2. Ý nghĩa của việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác
   kế toán.

   2.1.3. Căn cứ của việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác
   kế toán.

   2.1.4. Các hình thực tổ chức công tác kế toán.


04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   51
$2.1.1. KHÁI NIỆM HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC
                     KẾ TOÁN.



   Là cách thức phân công, phân cấp, phân quyền giữa những
   người làm kế toán trong việc thực hiện các công việc kế toán
   tại đơn vị kế toán nhằm bảo đảm các nội dung công tác kế toán
   được thực hiện thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   52
$2.1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN
       HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.

 Để thực hiện công tác kế toán, doanh nghiệp sẽ đứng trước nhiều hình thức tổ
 chức khác nhau. Việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán thích hợp có
 ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý nói chung, công tác kế toán nói riêng
 của doanh nghiệp:

      - Giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin
 về tình hình kinh tế tài chính đầy đủ, kịp thời;

      - Làm giảm bớt khối lượng công việc kế toán, tiết kiệm được chi phí, góp
 phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác động quyết định đến hiệu quả
 và chất lượng của công tác kế toán;

      - Giúp cho công việc tổ chức công tác kế toán thực hiện được đầy đủ chức
 năng, nhiệm vụ của kế toán qua đó phát huy được vai trò của kế toán trong
 quản lý tài chính ở doanh nghiệp.


04/17/13                  Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên       53
$2.1.3. CĂN CỨ CỦA VIỆC LỰA CHỌN
      HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.

   Lựa chọn hình thức kế toán thích hợp có ý nghĩa quan trọng
   đối với doanh nghiệp, vì vậy, trong thực tế việc lựa chọn hình
   thức tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ
   vào:
   - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh;
   - Quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức kinh doanh của doanh
   nghiệp;
   - Mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp
   trong giai đoạn hiện tại và sau này;
   - Chất lượng và số lượng của đội ngũ những người làm kế toán
   hiện có của đơn vị;
   - Trình độ trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công
   tác kế toán trong doanh nghiệp.

04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   54
$2.1.4. CÁC HÌNH THỰC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
                       TOÁN.

   Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba hình thức tổ chức
   công tác kế toán sau:

           - Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.

           - Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán.

       - Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa
   phân tán.


04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   55
$2.1.4.1. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
                       TRUNG.



   2.1.4.1.1. Đặc điểm của hình thức tổ chức công tác kế toán tập
   trung.

   2.1.4.1.2. Điều kiện áp dụng hình thức tổ chức công tác kế
   toán tập trung.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   56
$2.1.4.1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC
           TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP TRUNG.

   Chỉ tổ chức một phòng tác kế toán trung tâm ở văn phòng công ty ( tổng
   công ty), ở các đơn vị đều không có tổ chức kế toán riêng;

   Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của doanh
   nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin
   kế toán phục vụ cho quản lý kinh té, tài chính của doanh nghiệp;

   Phòng kế toán thực hiện cả công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị
   đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp;

   Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảo dưỡng toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán
   của doanh nghiệp;

   Kế toán đơn vị phụ thuộc chỉ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu, hạch
   toán ban đầu (hoặc được giao thêm một số phần hành công việc kế toán cụ
   thể) định kỳ chuyển về phòng kế toán.

04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        57
$2.1.4.1.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
      HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
                          TRUNG.



   Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung phù hợp với
   doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp,
   không phù hợp với đơn vị kế toán có quy mô lớn có địa bàn
   hoạt động ở nhiều địa phương.




04/17/13            Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   58
$2.1.4.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC
             CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÁN.



   2.1.4.2.1. Đặc điểm của hình thức tổ chức công tác kế toán
   phân tán.

   2.1.4.2.2. Điều kiện áp dụng hình thức tổ chức công tác kế
   toán phân tán.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   59
$2.1.4.2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC
           TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÁN.


   - Doanh nghiệp lập phòng kế toán trung tâm, đơn vị kế toán
   cấp cơ sở có tổ chức kế toán riêng;

   - Phòng kế toán trung tâm thực hiện công tác kế toán của đơn
   vị cấp trên và công tác tài chính của doanh nghiệp; Hướng
   dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị kế toán cấp cơ sở; lập
   báo cáo tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp;

   - Đơn vị kế toán cấp cơ sở thực hiện như kế toán tập trung.


04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   60
$2.1.4.2.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC
              CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÁN.



   - Doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc có
   trụ sở đóng tại các địa phương khác nhau, địa bàn hoạt động
   rộng;

   - Được phân cấp quản lý kinh tế tài chính, phân phối nguồn
   vốn riêng, tự hạch toán lãi, lỗ.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   61
$2.1.4.3.HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN.



   2.1.4.3.1. Đặc điểm của hình thức tổ chức công tác kế toán vừa
   tập trung vừa phân tán.

   2.1.4.2.2. Điều kiện áp dụng hình thức tổ chức công tác kế
   toán vừa tập trung vừa phân tán.




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   62
$2.1.4.3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN.

   Đơn vị kế toán cấp trên lập phòng kế toán trung tâm; đơn vị kế
   toán cấp cơ sở có thể có hoặc không tổ chức kế toán riêng;
   Đơn vị tổ chức kế toán riêng, được lập phòng kế toán, định kỳ
   báo cáo tài chính về phòng kế toán trung tâm; đơn vị không tổ
   chức kế toán riêng chỉ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra
   chứng từ ban đầu để gửi về phòng kế toán trung tâm; Phòng kế
   toán trung tâm có nhiệm vụ xây dựng và quản lý kế hoạch tài
   chính của toàn doanh nghiệp; thực hiện các phần hành công
   việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và các đơn vị
   kế toan scấp cơ sở không tổ chức kế toán riêng; hướng dẫn
   công việc kế toán ở tất cả các đơn vị cấp cơ sở; thu nhận, kiểm
   tra báo cáo kế toán ở các đơn vị kế roán cấp cơ sở có tổ chức
   kế toán riêng và lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn doanh
   nghiệp.

04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   63
$2.1.4.2.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN.




   Doanh nghiệp có nhiều đơn vị kế toán cấp cơ sở, có mức độ
   phân cấp quản lý khác nhau, có địa bàn hoạt động rộng, có quy
   mô và trình độ cán bộ khác nhau




04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   64
2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.


2.2.1. Bộ máy kế toán.

2.2.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán.

2.2.3. Tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán.

2.2.4. Những người không được làm kế toán.

2.2.5. Kế toán trưởng.


 04/17/13                Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   65
$2.2.1. BỘ MÁY KẾ TOÁN


   - Bộmáy kế toán bao gồm một tập hợp những kế toán viên
   được đào tạo, được bố trí và phân công phân nhiệm, phân
   quyền vào từng bộ phận hợp thành và do một kế toán trưởng
   (hay phụ trách kế toán) đứng đầu.

   - Bộ máy kế toán thường được hình thành theo dạng phòng,
   ban bao gồm kế toán trưởng, các phó kế toán trưởng, các tổ
   nghiệp vụ như: Tổ hạch toán tài sản, tổ tập hợp chi phí sản
   xuất và tính giá thành, sổ kế toán tiền lương và bảo hiểm, sổ
   kế toán doanh thu, tiêu thụ và lợi nhuận, sổ kế toán thanh toán,
   tổ tổng hợp và kiểm tra…



04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   66
- Mỗicơ cấu đều bao gồm các nhân sự phù hợp, được phân
   công và kiểm soát nhằm đảm bảo dây chuyền hạch toán được
   thông suốt, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán.

   - Khi thành lập, đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán,
   bố trí người làm kế toán, bố trí người làm kế toán trưởng hoặc
   thuê làm kế toán và thuê làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn
   vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải
   cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán
   trưởng. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có
   trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán,
   người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy
   định tại Luật kế toán. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị kế
   toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy
   kế toán theo quy định của pháp luật.


04/17/13              Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   67
$2.2.2. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN


   Tổ chức Bộ máy kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc:
   - Tuân thủ Luật Kế toán và các quy phạm pháp luật khác về kế
   toán, tài chính;
   - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp hạch toán
   của đơn vị, tổ chức;
   - Mọi nhân viên phải được đào tạo, tuyển dụng và bố trí theo
   tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật kế toán;
   - Đảm bảo tuân thủ quyền, trách nhiệm và vai trò của kế toán
   trưởng theo quy định của pháp luật;
   - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị (thủ trưởng đơn vị)
   là người chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức, chỉ đạo, kiểm
   soát hoạt động của bộ máy kế toán.

04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   68
$2.2.3. TIÊU CHUẨN, QUYỀN HẠN
     VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN.

 - Người làm kế toán phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm
 khiết, có ý thức chấp hành pháp luật và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về
 kế toán.

 - Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

 - Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế
 toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên
 môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán
 cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người
 làm kế toán mới.

 - Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời
 gian mình làm kế toán.



04/17/13                 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên        69
$2.2.4. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC LÀM KẾ TOÁN.


   Những đối tượng sau đây không được làm kế toán:

   (1) Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang
   phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính.

   (2) Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án;
   người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã
   bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa
   được xóa án tích.

   (3) Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn
   vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước,
   công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí
   ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

   (4) Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp
   nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã.




04/17/13                       Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên                 70
$2.2.5. KẾ TOÁN TRƯỞNG.


   - Tất cả các đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty
   trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
   doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
   ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại
   Việt Nam, hợp tác xã đều phải bố trí người làm kế toán
   trưởng.

   - Các đơn vị là văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước
   ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp
   không bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng mà được
   phép cử người phụ trách kế toán.



04/17/13             Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   71
- Khi thành lập, đơn vị kế toán phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng.

    - Trường hợp khuyết kế toán trưởng thì cấp có thẩm quyền phải bố trí ngay kế toán trưởng
    mới. Trường hợp chưa có người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng thì
    phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng.

    - Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh
    nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kế toán trong thời
    hạn tối đa là một năm tài chính, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng.

    - Việc bố trí, bãi miễn kế toán trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng
    loại hình doanh nghiệp. Khi thay đổi kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị
    kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng cũ và kế toán
    trưởng mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng
    nơi mở tài khoản giao dịch biết họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng mới.

    - Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày nhận bàn giao
    công việc. Kế toán trưởng cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan
    của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách.
.
    - Kế toán trưởng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm và quyền theo quy định của
    Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004.




04/17/13                        Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên                 72
End Phần II




04/17/13   Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên   73

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5
Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5
Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5Bjnh Pham
 
200 2014 tt_btc phan 1
200 2014 tt_btc phan 1200 2014 tt_btc phan 1
200 2014 tt_btc phan 1Trong Vu
 
Qui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatQui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatThục Linh
 
Tt 200 2014 tt_btc full
Tt 200 2014 tt_btc fullTt 200 2014 tt_btc full
Tt 200 2014 tt_btc fulllý Lác
 
Thông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệpThông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệpphantuan nam
 
TT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep Vietnam
TT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep VietnamTT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep Vietnam
TT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep VietnamAC&C Consulting Co., Ltd.
 
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...Pham Ngoc Quang
 
Slide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTC
Slide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTCSlide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTC
Slide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTCCleverCFO Education
 
Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...
Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...
Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...phantuan nam
 
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệpChế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệpHải Đào
 
Luật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt Luật
Luật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt LuậtLuật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt Luật
Luật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt LuậtLuật Sư Nguyễn Liên
 
Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.
Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.
Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Was ist angesagt? (17)

Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5
Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5
Bao cao tai chinh cua cong ty lilama 5
 
200 2014 tt_btc phan 1
200 2014 tt_btc phan 1200 2014 tt_btc phan 1
200 2014 tt_btc phan 1
 
Qui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatQui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoat
 
Tt 200 2014 tt_btc full
Tt 200 2014 tt_btc fullTt 200 2014 tt_btc full
Tt 200 2014 tt_btc full
 
Bckt mediplast 2014
Bckt mediplast 2014Bckt mediplast 2014
Bckt mediplast 2014
 
Thông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệpThông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp
 
TT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep Vietnam
TT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep VietnamTT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep Vietnam
TT 200/TT-BTC Huong Dan Che Do Ke Toan Doanh Nghiep Vietnam
 
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
 
Luat ke-toan-2015
Luat ke-toan-2015Luat ke-toan-2015
Luat ke-toan-2015
 
Slide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTC
Slide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTCSlide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTC
Slide bài giảng tóm tắt thông tư 200/2014/TT-BTC
 
Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...
Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...
Slide giang day Thong tu 200/2014/TT-BTCT che do ke toan doanh nghiep - TVT P...
 
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệpChế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
 
Kế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAY
Kế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAYKế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAY
Kế toán nguyên vật liệu ở Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, HAY
 
Che do ke
Che do keChe do ke
Che do ke
 
Luật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt Luật
Luật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt LuậtLuật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt Luật
Luật kế toán 2015 - luật kế toán - Kế toán Việt Luật
 
Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.
Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.
Luật kế toán số 88/2015/QH13 của Quốc hội ,ngày 20/11/2015.
 
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAY
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAYĐề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAY
Đề tài: Hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may, HAY
 

Andere mochten auch

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)Phan Minh Trí
 
Môn chính sách quản lý Hàng hóa XNK
Môn chính sách quản lý Hàng hóa XNKMôn chính sách quản lý Hàng hóa XNK
Môn chính sách quản lý Hàng hóa XNKPhạm Đức Cường
 
Sổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí Minh
Sổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí MinhSổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí Minh
Sổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí MinhPhạm Đức Cường
 
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
đề Thi tổng cục hải quan 9 2014
đề Thi tổng cục hải quan 9  2014đề Thi tổng cục hải quan 9  2014
đề Thi tổng cục hải quan 9 2014Phạm Đức Cường
 
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016Doan Tran Ngocvu
 
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016Doan Tran Ngocvu
 

Andere mochten auch (13)

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)
Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi (năm 2009)
 
Kỹ thuật nghiệp vụ khai hải quan
Kỹ thuật nghiệp vụ khai hải quanKỹ thuật nghiệp vụ khai hải quan
Kỹ thuật nghiệp vụ khai hải quan
 
Môn chính sách quản lý Hàng hóa XNK
Môn chính sách quản lý Hàng hóa XNKMôn chính sách quản lý Hàng hóa XNK
Môn chính sách quản lý Hàng hóa XNK
 
Sổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNK
Sổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNKSổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNK
Sổ tay hướng dẫn TTHQ các loại hình XNK
 
Sổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí Minh
Sổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí MinhSổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí Minh
Sổ tay hướng dẫn khai VNACCS năm 2015 tại TP Hồ Chí Minh
 
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
 
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
Môn thi Phần Trắc nghiệm Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng c...
 
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
Môn thi TRẮC NGHIỆM THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp v...
 
Thi chứng chỉ hải quan 2015
Thi chứng chỉ hải quan 2015Thi chứng chỉ hải quan 2015
Thi chứng chỉ hải quan 2015
 
đề Thi tổng cục hải quan 9 2014
đề Thi tổng cục hải quan 9  2014đề Thi tổng cục hải quan 9  2014
đề Thi tổng cục hải quan 9 2014
 
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016
200 cau hoi on tap thi thu tuc hai quan 2016
 
KIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓA
KIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓAKIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓA
KIỂM TRA, XỬ LÝ VPHC TẠI BẾN, CẢNG, ĐẦU MỐI BỐC XẾP HÀNG HÓA
 
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016
Nội dung ôn thi đại lý hải quan năm 2016
 

Ähnlich wie Phần ii ôn thi tư vấn thuế

TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...Pham Ngoc Quang
 
Chuong 4 Chung tu va kiem ke.ppt
Chuong 4 Chung tu va kiem ke.pptChuong 4 Chung tu va kiem ke.ppt
Chuong 4 Chung tu va kiem ke.pptThnhLTin6
 
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnBáo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdfTuynHong18
 
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh NhànThực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhànluanvantrust
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...mokoboo56
 
Chương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toánChương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toánHuynKiu2
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...mokoboo56
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnDương Hà
 

Ähnlich wie Phần ii ôn thi tư vấn thuế (20)

TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệpLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
Hoàn Thiện Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Theo Lương Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Theo Lương Tại Công Ty.Hoàn Thiện Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Theo Lương Tại Công Ty.
Hoàn Thiện Hạch Toán Tiền Lương Và Các Khoản Theo Lương Tại Công Ty.
 
Chuong 4 Chung tu va kiem ke.ppt
Chuong 4 Chung tu va kiem ke.pptChuong 4 Chung tu va kiem ke.ppt
Chuong 4 Chung tu va kiem ke.ppt
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty.
 
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh ViệnBáo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
Báo cáo thực tập kế toán Hành Chính Sự Nghiệp tại Bệnh Viện
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút Ra
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút RaBáo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút Ra
Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Kế Toán, Kinh Nghiệm, Bài Học Rút Ra
 
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN.pdf
 
Kế toán tiền mặt Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, sổ sách
Kế toán tiền mặt Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, sổ sáchKế toán tiền mặt Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, sổ sách
Kế toán tiền mặt Khái niệm, nội dung, nguyên tắc, sổ sách
 
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh NhànThực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
Thực hiện công tác kế toán tại bệnh viện Thanh Nhàn
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
Bài 2 .pptx
Bài 2 .pptxBài 2 .pptx
Bài 2 .pptx
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Tnhh Tm...
 
Chương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toánChương 1 Nguyên lý kế toán
Chương 1 Nguyên lý kế toán
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
 
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt lenĐề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
Đề tài: Công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thôn
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao ThônPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thôn
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thôn
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân SơnBáo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
Báo cáo thực tập kế toán chi phí tài sản cố định công ty Tân Sơn
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 

Mehr von Ngoc Tran

Luật quản lý thuế
Luật quản lý thuếLuật quản lý thuế
Luật quản lý thuếNgoc Tran
 
3. thue ttdb
3. thue ttdb3. thue ttdb
3. thue ttdbNgoc Tran
 
Thue tieu thu_da_biet
Thue tieu thu_da_bietThue tieu thu_da_biet
Thue tieu thu_da_bietNgoc Tran
 
Ke khai thue tai nguyen
Ke khai thue tai nguyenKe khai thue tai nguyen
Ke khai thue tai nguyenNgoc Tran
 
Kk thue tncn
Kk thue tncnKk thue tncn
Kk thue tncnNgoc Tran
 
Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007
Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007
Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007Ngoc Tran
 
Bài giảng phần iv tài sản dài hạn ôn thi tư vấn thuế
Bài giảng phần iv tài sản dài hạn   ôn thi tư vấn thuếBài giảng phần iv tài sản dài hạn   ôn thi tư vấn thuế
Bài giảng phần iv tài sản dài hạn ôn thi tư vấn thuếNgoc Tran
 
Bai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qltBai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qltNgoc Tran
 
12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...Ngoc Tran
 
10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thue10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thueNgoc Tran
 
Phần iii tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuế
Phần iii  tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuếPhần iii  tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuế
Phần iii tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuếNgoc Tran
 
Sai sot ke toan
Sai sot ke toanSai sot ke toan
Sai sot ke toanNgoc Tran
 
Lap doc va phan tich bctc dnvvn
Lap doc va phan tich bctc dnvvnLap doc va phan tich bctc dnvvn
Lap doc va phan tich bctc dnvvnNgoc Tran
 
Chinh sach thue tndn 2012.
Chinh sach thue tndn 2012.Chinh sach thue tndn 2012.
Chinh sach thue tndn 2012.Ngoc Tran
 
Bai giang thong tu 153 cho dn chu thuan
Bai giang thong tu 153 cho dn chu thuanBai giang thong tu 153 cho dn chu thuan
Bai giang thong tu 153 cho dn chu thuanNgoc Tran
 
Thue cho dn thay phung
Thue cho dn   thay phungThue cho dn   thay phung
Thue cho dn thay phungNgoc Tran
 

Mehr von Ngoc Tran (18)

Luật quản lý thuế
Luật quản lý thuếLuật quản lý thuế
Luật quản lý thuế
 
3. thue ttdb
3. thue ttdb3. thue ttdb
3. thue ttdb
 
Thue tieu thu_da_biet
Thue tieu thu_da_bietThue tieu thu_da_biet
Thue tieu thu_da_biet
 
Ttdb
TtdbTtdb
Ttdb
 
Ke khai thue tai nguyen
Ke khai thue tai nguyenKe khai thue tai nguyen
Ke khai thue tai nguyen
 
Kk thue tncn
Kk thue tncnKk thue tncn
Kk thue tncn
 
Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007
Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007
Gioi thieu luat quan ly thue (bai ngan).21.6.2007
 
Bài giảng phần iv tài sản dài hạn ôn thi tư vấn thuế
Bài giảng phần iv tài sản dài hạn   ôn thi tư vấn thuếBài giảng phần iv tài sản dài hạn   ôn thi tư vấn thuế
Bài giảng phần iv tài sản dài hạn ôn thi tư vấn thuế
 
Bai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qltBai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qlt
 
12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...12 qlt. nop, mien giam...
12 qlt. nop, mien giam...
 
10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thue10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thue
 
Phần iii tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuế
Phần iii  tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuếPhần iii  tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuế
Phần iii tài sản ngắn hạn- ôn thi tư vân thuế
 
Sai sot ke toan
Sai sot ke toanSai sot ke toan
Sai sot ke toan
 
Lap doc va phan tich bctc dnvvn
Lap doc va phan tich bctc dnvvnLap doc va phan tich bctc dnvvn
Lap doc va phan tich bctc dnvvn
 
Cmkt 29
Cmkt 29Cmkt 29
Cmkt 29
 
Chinh sach thue tndn 2012.
Chinh sach thue tndn 2012.Chinh sach thue tndn 2012.
Chinh sach thue tndn 2012.
 
Bai giang thong tu 153 cho dn chu thuan
Bai giang thong tu 153 cho dn chu thuanBai giang thong tu 153 cho dn chu thuan
Bai giang thong tu 153 cho dn chu thuan
 
Thue cho dn thay phung
Thue cho dn   thay phungThue cho dn   thay phung
Thue cho dn thay phung
 

Phần ii ôn thi tư vấn thuế

  • 1. TÀI LIỆU CẤP CHO HỌC VIÊN 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 1
  • 2. TÀI LIỆU ÔN THI TƯ VẤN THUẾ PHẦN II TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CƠ SỞ KINH DOANH. Người trình bày: Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 2
  • 3. NỘI DUNG PHẦN II $1. Tổ chức công tác kế toán. $2. Các hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 3
  • 4. $1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. 1. 1. Khái niệm tổ chức công tác kế toán. 1.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán. 1.3. ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán. 1.4. Nguyên tắc của việc tổ chức công tác kế toán. 1.5. Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán . 1.6. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp. 1.7. Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 4
  • 5. 1. 1. KHÁI NIỆM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. Tổ chức công tác kế toán là: - Tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; - Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán; - Tổ chức chế độ bảo quản tài liệu kế toán; - Tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán; - Tổ chức cung cấp thông tin tài liệu kế toán - Tổ chức các nhiệm vụ khác của kế toán theo quy định của pháp luật. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 5
  • 6. 1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN - Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán; - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở doanh nghiệp; - Tổ chức thực hiện chế độ sổ kế toán ở doanh nghiệp; - Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị - Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán; - Tổ chức thực hiện chế độ kiểm kê tài sản; - Tổ chức thực hiện chế độ bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; - Tổ chức công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 6
  • 7. 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN - Đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính; - Giúp cho việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ; - Phản ánh kịp thời tình hình biến động của tài sản, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh; - Làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán trùng lắp, tiết kiệm chi phí, đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh tế; đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của Nhà nước, của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường… - Giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp, ngăn ngừa những hành vi làm tổn hại đến tài sản của doanh nghiệp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 7
  • 8. 1.4. NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN - Đảm bảo thu nhận và hệ thống hoá thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính ở doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước và quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; - Phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp; - Phù hợp với trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp và khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép của doanh nghiệp; - Phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 8
  • 9. 1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 1.5.1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về chứng từ kế toán. 1.5.2. Tổ chức thu nhận thông tin kế toán phản ánh trong chứng từ kế toán. 1.5.3. Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán. 1.5.4. Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 9
  • 10. 1.5.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Khi tổ chức thực hiện chế độ chứng từ kế toán, doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc về lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ kế toán; ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; xử lý vi phạm đã được quy định trong Luật Kế toán và Chế độ về chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể: 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 10
  • 11. NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 1.5.1.1. Tổ chức việc lập, ký chứng từ kế toán. 1.5.1.2. Tổ chức thực hiện chứng từ kế toán bắt buộc, chứng từ kế toán hướng dẫn. 1.5.1.3. Tổ chức thực hiện chế độ hoá đơn bán hàng. 1.5.1.4. Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ điện tử. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 11
  • 12. 1.5.1.1. TỔ CHỨC VIỆC LẬP, KÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 1- Khi có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải tổ chức lập chứng từ kế toán. 2- Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. 3- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì doanh nghiệp được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định tại Luật Kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 12
  • 13. TỔ CHỨC VIỆC LẬP, KÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (tiếp) 4- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. 5- Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai. 6- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. 7- Chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của doanh nghiệp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 13
  • 14. TỔ CHỨC VIỆC LẬP, KÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (tiếp) 8- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán. 9- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. 10- Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 14
  • 15. 1.5.1.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẮT BUỘC, CHỨNG TỪ KẾ TOÁN HƯỚNG DẪN Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nội dung, kết cấu của mẫu mà doanh nghiệp phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp cụ thể. Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn gồm những mẫu chứng từ kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhưng doanh nghiệp có thể sửa chữa, bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định của chứng từ kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 15
  • 16. Căn cứ danh mục chứng từ kế toán qui định trong chế độ chứng từ kế toán áp dụng, doanh nghiệp lựa chọn loại chứng từ phù hợp với hoạt động của đơn vị hoặc dựa vào các mẫu biểu của hệ thống chứng từ ban hành của Bộ Tài chính để có sự bổ sung, sửa đổi phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Những bổ sung, sửa đổi các mẫu chứng từ doanh nghiệp phải tôn trọng các nội dung kinh tế cần phản ánh trên chứng từ, chữ ký người chịu trách nhiệm phê duyệt và những người chịu trách nhiệm vật chất liên quan đến nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 16
  • 17. 1.5.1.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG 1- Doanh nghiệp khi mua sản phẩm, hàng hoá hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán, người cung cấp dịch vụ lập và giao liên 2 hoá đơn bán hàng cho mình để sử dụng và lưu trữ theo quy định, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra nội dung các chỉ tiêu ghi trên hoá đơn và từ chối không nhận hoá đơn ghi sai các chỉ tiêu, ghi chênh lệch giá trị với liên hoá đơn lưu của bên bán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 17
  • 18. 2- Doanh nghiệp tự in hoá đơn bán hàng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Doanh nghiệp được tự in hoá đơn phải có hợp đồng in hoá đơn với tổ chức nhận in, trong đó ghi rõ số lượng, ký hiệu, số thứ tự hoá đơn. Sau mỗi lần in hoá đơn hoặc kết thúc hợp đồng in phải thực hiện thanh lý hợp đồng in. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 18
  • 19. 3- Doanh nghiệp phải sử dụng hoá đơn bán hàng theo đúng quy định; không được mua, bán, trao đổi, cho hoá đơn hoặc sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác; không được sử dụng hoá đơn để kê khai trốn lậu thuế; phải mở sổ theo dõi, có nội quy quản lý, phương tiện bảo quản và lưu giữ hoá đơn theo đúng quy định của pháp luật; không được để hư hỏng, mất hoá đơn. Trường hợp hoá đơn bị hư hỏng hoặc bị mất phải thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế cùng cấp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 19
  • 20. 1.5.1.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ - Chứng từ điện tử phải có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và phải được mã hoá bảo đảm an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ điện tử dùng trong kế toán được chứa trong các vật mang tin như: Băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán, mạng truyền tin. - Chứng từ điện tử phải đảm bảo được tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải có biện pháp quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, thâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử khi bảo quản, được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 20
  • 21. 1.5.2. TỔ CHỨC THU NHẬN THÔNG TIN KẾ TOÁN PHẢN ÁNH TRONG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán. Tính trung thực của thông tin phản ánh trong chứng từ kế toán quyết định tính trung thực của số liệu kế toán, vì vậy tổ chức tốt việc thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh phản ánh vào chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng công tác kế toán tại doanh nghiệp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 21
  • 22. 1.5.3. TỔ CHỨC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo tính trung thực, tính hợp pháp và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót (nếu có) trong chứng từ nhằm đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố cần thiết của chứng từ và tiến hành các công việc cần thiết để ghi sổ kế toán. Kiểm tra chứng từ kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chứng từ kế toán trước khi tiến hành ghi sổ kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 22
  • 23. NỘI DUNG KIỂM TRA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN. - Kiểm tra tính trung thực và chính xác của nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của thông tin kế toán; - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế - tài chính phản ánh trong chứng từ nhằm đảm bảo không vi phạm các chế độ chính sách về quản lý kinh tế - tài chính; - Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh trong chứng từ nhằm đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu dự toán hoặc các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, phù hợp với giá cả thị trường, với điều kiện hợp đồng đã ký kết…; - Kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu số lượng và giá trị ghi trong chứng từ và các yếu tố khác của chứng từ. Sau khi kiểm tra chứng từ kế toán bảo đảm các yêu cầu nói trên mới dùng chứng từ để ghi sổ kế toán như: Lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, lập bảng tính toán phân bổ chi phí (nếu cần), lập định khoản kế toán,… 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 23
  • 24. 1.5.4. TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Chứng từ kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế - tài chính từ khi phát sinh đến khi ghi sổ kế toán và bảo quản, lưu trữ có liên quan đến nhiều người ở các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp và liên quan đến nhiều bộ phận kế toán khác nhau trong phòng kế toán, vì vậy kế toán trưởng cần phải xây dựng các quy trình luân chuyển chứng từ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh để đảm bảo cho các bộ phận quản lý, các bộ phận kế toán có liên quan có thể thực hiện việc kiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tế - tài chính phản ánh trong chứng từ và thực hiện việc ghi chép hạch toán được kịp thời, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ lãnh đạo và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Để đảm bảo việc luân chuyển chứng từ kế toán nhanh và phù hợp, cần xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhằm giảm bớt những thủ tục, những chứng từ kế toán không cần thiết và tiết kiệm thời gian. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 24
  • 25. 1.6. TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Ở DOANH NGHIỆP 1.6.1. Lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán. 1.6.2. Cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 25
  • 26. 1.6.1. LỰA CHỌN ÁP DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Doanh nghiệp phải tuân thủ các qui định về hệ thống tài khoản kế toán, kể cả mã số và tên gọi, nội dung, kết cấu và phương pháp kế toán của từng tài khoản kế toán. Dựa vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành, doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của doanh nghiệp mình cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý để nghiên cứu, lựa chọn các tài khoản kế toán phù hợp, cần thiết để hình thành một hệ thống tài khoản kế toán cho đơn vị mình. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 26
  • 27. 1.6.2. CỤ THỂ HOÁ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN Để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị, doanh nghiệp được cụ thể hóa, bổ sung thêm tài khoản cấp III, cấp IV,... nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của tài khoản cấp trên tương ứng. Doanh nghiệp được đề nghị bổ sung tài khoản cấp I hoặc cấp II đối với các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp chưa có để phản ánh nội dung kinh tế riêng có phát sinh của doanh nghiệp và chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Việc cụ thể hoá hệ thống tài khoản kế toán chi tiết phải đảm bảo phản ánh, hệ thống hoá đầy đủ, cụ thể mọi nội dung, đối tượng hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong doanh nghiệp, phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý cấp trên, phù hợp với đặc điểm tính chất sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thoả mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 27
  • 28. 1.7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN 1.7.1. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế toán. 1.7.2. Lựa chọn hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán áp dụng. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 28
  • 29. 1.7.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỔ KẾ TOÁN Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định chung về sổ kế toán được quy định tại Luật Kế toán về mở sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán; sửa chữa sai sót; khoá sổ kế toán; lưu trữ, bảo quản sổ kế toán; xử lý vi phạm. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến doanh nghiệp. Sổ kế toán phải ghi rõ tên doanh nghiệp; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; số trang; đóng dấu giáp lai. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 29
  • 30. NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ SỔ KẾ TOÁN. 1.7.1.1. Tổ chức việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán. 1.7.1.2. Tổ chức việc sửa chữa sổ kế toán. 1.7.1.3. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 30
  • 31. 1.7.1.1. TỔ CHỨC VIỆC MỞ SỔ, GHI SỔ, KHÓA SỔ KẾ TOÁN. 1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. 2. Doanh nghiệp phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và các trường hợp khóa sổ kế toán khác theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Luật Kế toán và Chế độ sổ kế toán hiện hành. Sau khi khóa sổ kế toán trên máy vi tính phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 31
  • 32. TỔ CHỨC VIỆC MỞ SỔ, GHI SỔ, KHÓA SỔ KẾ TOÁN (TIẾP). 4. Doanh nghiệp phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán. Sổ kế toán phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. - Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với nội dung của chứng từ kế toán. - Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. - Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ. - Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 32
  • 33. 1.7.1.2. TỔ CHỨC VIỆC SỬA CHỮA SỔ KẾ TOÁN. 1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau: - Ghi cải chính, bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh; - Ghi số âm, bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh; - Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 33
  • 34. TỔ CHỨC VIỆC SỬA CHỮA SỔ KẾ TOÁN(tiếp) 2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó. 3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 34
  • 35. 1.7.1.3. SỬA CHỮA SỔ KẾ TOÁN TRONG TRƯỜNG HỢP GHI SỔ BẰNG MÁY VI TÍNH. • Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính; • Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót; • Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung như đối với sổ kế toán bằng tay. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 35
  • 36. 1.7.2. LỰA CHỌN HÌNH THỨC KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán. Thực chất hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ về trình tự và phương pháp ghi chép, kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán cũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính. Kế toán trưởng phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ quy mô và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, căn cứ vào trình độ cán bộ kế toán và phương tiện tính toán để lựa chọn hình thức kế toán thích hợp áp dụng cho đơn vị. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, có 5 hình thức kế toán được quy định: Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; Hình thức kế toán Chứng từ Ghi sổ; Hình thức kế toán Nhật ký Chung; Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ; và hình thức kế toán trên máy vi tính. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 36
  • 37. 1.7.2. 1. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái. 1.7.2. 2. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. 1.7.2. 3. Hình thức kế toán Nhật ký chung. 1.7.2.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ. 1.7.2. 5. Hình thức kế toán trên máy vi tính. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 37
  • 38. 1.7.2.1. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - SỔ CÁI - Là hình thức kế toán thường được sử dụng tại các doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít tài khoản kế toán. - Đặc điểm: + Kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế - tài chính ở doanh nghiệp vào một sổ kế toán tổng hợp là Nhật ký - Sổ Cái. + Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 với việc ghi chép kế toán ở các tài khoản chi tiết và ghi ở hai loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký - Sổ Cái) và sổ kế toán chi tiết. + Không cần lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản cấp 1 vì có thể kiểm tra được tính chính xác của việc ghi chép ở các tài khoản kế toán cấp 1 ngay ở dòng tổng cộng số phát sinh trong tháng trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 38
  • 39. 1.7.2. 2. HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ - Là hình thức kế toán thường được sử dụng ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều tài khoản kế toán. - Đặc điểm: + Căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại lập chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi sổ kế toán tổng hợp, còn việc ghi sổ kế toán chi tiết được căn cứ các chứng từ kế toán, như vậy việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết tách rời nhau. + Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 được ghi ở một tờ sổ riêng nên cuối tháng phải lập Bảng đối chiếu số phát sinh (Bảng Cân đối tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của việc ghi Sổ Cái. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 39
  • 40. 1.7.2. 3. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG - Là hình thức kế toán được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, đã sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán. - Đặc điểm: + Cơ bản của hình thức nhật ký chung tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào Sổ nhật ký, mà trọng tâm là Sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các Sổ nhật ký để ghi Sổ cái theo trình tự nghiệp vụ phát sinh. + Sổ kế toán tổng hợp trong hình thức kế toán này là sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký đặc biệt và Sổ Cái. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 40
  • 41. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG(tiếp). + Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. + Trường hợp đơn vị có mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ, hoặc cuối tháng, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 41
  • 42. 1.7.2..4. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ - Là hình thức kế toán được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn chưa sử dụng máy vi tính vào công việc kế toán. - Đặc điểm: + Kết hợp trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế - tài chính cùng loại phát sinh vào một loại sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Nhật ký - Chứng từ. Người ta lấy bên Có của tài khoản kế toán làm tiêu thức phân loại các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, tức là các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến bên Có của một tài khoản thì được tập hợp ghi vào Nhật ký - Chứng từ mở cho bên Có của tài khoản đó. Khi ghi vào Nhật ký - Chứng từ thì ghi theo quan hệ đối ứng các tài khoản. Vì vậy, số cộng cuối tháng ở Nhật ký - Chứng từ chính là định khoản kế toán để ghi vào Sổ Cái. Như vậy Nhật ký - Chứng từ vừa là sổ Nhật ký các nghiệp vụ cùng loại, vừa là chứng từ ghi sổ để ghi Sổ Cái. + Có thể kết hợp một phần ghi chép kế toán chi tiết ngay trong các Nhật ký - Chứng từ. Tuy nhiên, không nên kết hợp ghi chép kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp vì sẽ làm cho kết cấu mẫu sổ phức tạp. + Không cần lập Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản tổng hợp vì số cộng ở các Nhật ký - Chứng từ là các định khoản kế toán ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản phải cân bằng nhau. - Dựa vào bên Có của tài khoản để ghi sổ Nhật ký - Chứng từ nên căn cứ chứng từ kế toán để ghi sổ rõ ràng, không bị trùng lắp trong ghi sổ kế toán. Đây cũng là đặc điểm thể hiện tính ưu việt của hình thức kế toán này. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 42
  • 43. 1.7.2. 5. HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH - Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là: + Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. + Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. - Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 43
  • 44. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mền kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. (3) Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 44
  • 45. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH Chứng từ ké toán Phần mềm Sổ kế toán kế toán -Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính Chứng từ cùng loại Báo cáo quản trị Ghi chú: – Nhập số liệu hàng ngày – In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm – Đối chiếu, kiểm tra 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 45
  • 46. TÓM LẠI - Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích hợp. Trong mỗi hình thức kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. - Trình tự ghi sổ theo từng hình thức có thể khái quát như sau: + Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ; + Ghi sổ kế toán chi tiết; + Ghi sổ kế toán tổng hợp; + Kiểm tra, đối chiếu số liệu; + Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 46
  • 47. TÓM LẠI (TIẾP) - Do vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm hình thức kế toán nêu trên để ghi sổ kế toán. Từ hình thức kế toán đã được lựa chọn, doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất áp dụng phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin ở doanh nghiệp để phản ánh các giao dịch kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp theo hệ thống các tài khoản mà doanh nghiệp đã lựa chọn và theo phương pháp kế toán được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 47
  • 48. TÓM LẠI (TIẾP) - Hệ thống sổ kế toán phải đảm bảo phản ánh và cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế tài chính để lập báo cáo tài chính và đáp ứng các nhu cầu khác về quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp, gồm Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết. Trong đó: + Hệ thống sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Cái; Sổ Nhật ký hoặc sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ tùy theo từng trường hợp. Sổ kế toán tổng hợp dùng để phân loại, tổng hợp thông tin kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế; + Hệ thống sổ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý kinh doanh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán mà doanh nghiệp mở đủ các sổ kế toán chi tiết. - Các sổ này dùng để phân loại, tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế. - Doanh nghiệp được cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 48
  • 49. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 49
  • 50. $2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN. 2.1. Các hình thức tổ chức công tác kế toán. 2.2. Tổ chức Bộ máy kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 50
  • 51. $2.1. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. 2.1.1. Khái niệm hình thức tổ chức công tác kế toán. 2.1.2. Ý nghĩa của việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán. 2.1.3. Căn cứ của việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán. 2.1.4. Các hình thực tổ chức công tác kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 51
  • 52. $2.1.1. KHÁI NIỆM HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. Là cách thức phân công, phân cấp, phân quyền giữa những người làm kế toán trong việc thực hiện các công việc kế toán tại đơn vị kế toán nhằm bảo đảm các nội dung công tác kế toán được thực hiện thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 52
  • 53. $2.1.2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. Để thực hiện công tác kế toán, doanh nghiệp sẽ đứng trước nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán thích hợp có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động quản lý nói chung, công tác kế toán nói riêng của doanh nghiệp: - Giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính đầy đủ, kịp thời; - Làm giảm bớt khối lượng công việc kế toán, tiết kiệm được chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tác động quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác kế toán; - Giúp cho công việc tổ chức công tác kế toán thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kế toán qua đó phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý tài chính ở doanh nghiệp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 53
  • 54. $2.1.3. CĂN CỨ CỦA VIỆC LỰA CHỌN HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. Lựa chọn hình thức kế toán thích hợp có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy, trong thực tế việc lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào: - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh; - Quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp; - Mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và sau này; - Chất lượng và số lượng của đội ngũ những người làm kế toán hiện có của đơn vị; - Trình độ trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán trong doanh nghiệp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 54
  • 55. $2.1.4. CÁC HÌNH THỰC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba hình thức tổ chức công tác kế toán sau: - Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. - Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán. - Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 55
  • 56. $2.1.4.1. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP TRUNG. 2.1.4.1.1. Đặc điểm của hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. 2.1.4.1.2. Điều kiện áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 56
  • 57. $2.1.4.1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP TRUNG. Chỉ tổ chức một phòng tác kế toán trung tâm ở văn phòng công ty ( tổng công ty), ở các đơn vị đều không có tổ chức kế toán riêng; Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh té, tài chính của doanh nghiệp; Phòng kế toán thực hiện cả công việc kế toán tài chính và kế toán quản trị đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp; Phòng kế toán trung tâm lưu trữ, bảo dưỡng toàn bộ hồ sơ, tài liệu kế toán của doanh nghiệp; Kế toán đơn vị phụ thuộc chỉ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu, hạch toán ban đầu (hoặc được giao thêm một số phần hành công việc kế toán cụ thể) định kỳ chuyển về phòng kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 57
  • 58. $2.1.4.1.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP TRUNG. Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động hẹp, không phù hợp với đơn vị kế toán có quy mô lớn có địa bàn hoạt động ở nhiều địa phương. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 58
  • 59. $2.1.4.2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÁN. 2.1.4.2.1. Đặc điểm của hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán. 2.1.4.2.2. Điều kiện áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 59
  • 60. $2.1.4.2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÁN. - Doanh nghiệp lập phòng kế toán trung tâm, đơn vị kế toán cấp cơ sở có tổ chức kế toán riêng; - Phòng kế toán trung tâm thực hiện công tác kế toán của đơn vị cấp trên và công tác tài chính của doanh nghiệp; Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị kế toán cấp cơ sở; lập báo cáo tài chính tổng hợp của toàn doanh nghiệp; - Đơn vị kế toán cấp cơ sở thực hiện như kế toán tập trung. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 60
  • 61. $2.1.4.2.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHÂN TÁN. - Doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc có trụ sở đóng tại các địa phương khác nhau, địa bàn hoạt động rộng; - Được phân cấp quản lý kinh tế tài chính, phân phối nguồn vốn riêng, tự hạch toán lãi, lỗ. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 61
  • 62. $2.1.4.3.HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN. 2.1.4.3.1. Đặc điểm của hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. 2.1.4.2.2. Điều kiện áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 62
  • 63. $2.1.4.3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN. Đơn vị kế toán cấp trên lập phòng kế toán trung tâm; đơn vị kế toán cấp cơ sở có thể có hoặc không tổ chức kế toán riêng; Đơn vị tổ chức kế toán riêng, được lập phòng kế toán, định kỳ báo cáo tài chính về phòng kế toán trung tâm; đơn vị không tổ chức kế toán riêng chỉ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để gửi về phòng kế toán trung tâm; Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của toàn doanh nghiệp; thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị kế toán cấp trên và các đơn vị kế toan scấp cơ sở không tổ chức kế toán riêng; hướng dẫn công việc kế toán ở tất cả các đơn vị cấp cơ sở; thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị kế roán cấp cơ sở có tổ chức kế toán riêng và lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn doanh nghiệp. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 63
  • 64. $2.1.4.2.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỪA TẬP TRUNG VỪA PHÂN TÁN. Doanh nghiệp có nhiều đơn vị kế toán cấp cơ sở, có mức độ phân cấp quản lý khác nhau, có địa bàn hoạt động rộng, có quy mô và trình độ cán bộ khác nhau 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 64
  • 65. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. 2.2.1. Bộ máy kế toán. 2.2.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kế toán. 2.2.3. Tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán. 2.2.4. Những người không được làm kế toán. 2.2.5. Kế toán trưởng. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 65
  • 66. $2.2.1. BỘ MÁY KẾ TOÁN - Bộmáy kế toán bao gồm một tập hợp những kế toán viên được đào tạo, được bố trí và phân công phân nhiệm, phân quyền vào từng bộ phận hợp thành và do một kế toán trưởng (hay phụ trách kế toán) đứng đầu. - Bộ máy kế toán thường được hình thành theo dạng phòng, ban bao gồm kế toán trưởng, các phó kế toán trưởng, các tổ nghiệp vụ như: Tổ hạch toán tài sản, tổ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, sổ kế toán tiền lương và bảo hiểm, sổ kế toán doanh thu, tiêu thụ và lợi nhuận, sổ kế toán thanh toán, tổ tổng hợp và kiểm tra… 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 66
  • 67. - Mỗicơ cấu đều bao gồm các nhân sự phù hợp, được phân công và kiểm soát nhằm đảm bảo dây chuyền hạch toán được thông suốt, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán. - Khi thành lập, đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, bố trí người làm kế toán trưởng hoặc thuê làm kế toán và thuê làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Luật kế toán. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 67
  • 68. $2.2.2. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Tổ chức Bộ máy kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc: - Tuân thủ Luật Kế toán và các quy phạm pháp luật khác về kế toán, tài chính; - Phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý và phân cấp hạch toán của đơn vị, tổ chức; - Mọi nhân viên phải được đào tạo, tuyển dụng và bố trí theo tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật kế toán; - Đảm bảo tuân thủ quyền, trách nhiệm và vai trò của kế toán trưởng theo quy định của pháp luật; - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị (thủ trưởng đơn vị) là người chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 68
  • 69. $2.2.3. TIÊU CHUẨN, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN. - Người làm kế toán phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. - Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. - Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ phải có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. - Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 69
  • 70. $2.2.4. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC LÀM KẾ TOÁN. Những đối tượng sau đây không được làm kế toán: (1) Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính. (2) Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích. (3) Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. (4) Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 70
  • 71. $2.2.5. KẾ TOÁN TRƯỞNG. - Tất cả các đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hợp tác xã đều phải bố trí người làm kế toán trưởng. - Các đơn vị là văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp không bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng mà được phép cử người phụ trách kế toán. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 71
  • 72. - Khi thành lập, đơn vị kế toán phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng. - Trường hợp khuyết kế toán trưởng thì cấp có thẩm quyền phải bố trí ngay kế toán trưởng mới. Trường hợp chưa có người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng. - Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa là một năm tài chính, sau đó phải bố trí người làm kế toán trưởng. - Việc bố trí, bãi miễn kế toán trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp. Khi thay đổi kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng cũ và kế toán trưởng mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho ngân hàng nơi mở tài khoản giao dịch biết họ, tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng mới. - Kế toán trưởng mới chịu trách nhiệm về công việc làm của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, khách quan của thông tin, tài liệu kế toán trong thời gian mình phụ trách. . - Kế toán trưởng phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm và quyền theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004. 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 72
  • 73. End Phần II 04/17/13 Th.sĩ, GVC Phạm Xuân Tuyên 73