SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 84
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp




             Đồ án tốt nghiệp

Hoàn thiện Kiểm toán chu
 trình hàng tồn kho trong
Kiểm toán báo cáo tài chính
 tại Công ty cổ phần Kiểm
     toán - Tư vấn thu




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

                                             Mục lục

    ....................................................................................................1




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

                          Lời nói đầu
        Trong nền kinh tế thị trường, Kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các Doanh nghiệp. Tại
Việt Nam, hoạt động Kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng,
cũng như các lĩnh vực được Kiểm toán. Những Công ty Kiểm toán độc lập ra đời đã
khẳng định được vị thế của ngành Kiểm toán ở nước ta. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế thị trường việc Kiểm toán trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với thông
tin tài chính của các Doanh nghiệp.

        Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kiểm toán - Tư vấn thuế em nhận
thấy chu trình hàng tồn kho là một trong những chu trình phức tạp, dễ xảy ra gian lận và
thường được Kiểm toán Công ty chú trọng trong các cuộc Kiểm toán báo cáo Tài chính.
Vì vậy, em đã chọn đề tài :"Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm
toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế" làm chuyên đề báo
cáo thực tập của mình. Mục tiêu của báo cáo thực tập là dựa trên lý luận chung về Kiểm
toán Chu trình hàng tồn kho trong quy trình Kiểm toán báo cáo tài chính và thực tế Kiểm
toán Chu trình hàng tồn kho do Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thực hiện ở một
để tiến hành đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện
công tác Kiểm toán Hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty.




                                         PHầN 1

 CƠ Sở Lý LUậN CủA KIểM TOáN chu trình hàng tồn kho TRONG KIểM TOáN
                                 BáO CáO TàI CHíNH

I - CHU TRìNH hàng tồn kho VớI VấN Đề KIểM TOáN

1. Bản chất và chức năng của chu trình hàng tồn kho ảnh hưởng tới công tác Kiểm
toán.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

1.1. Đặc điểm chung về chu trình hàng tồn kho

       -Hàng tồn kho là tài sản lưu động của Doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng vật chất
cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình Doanh nghiệp và đặc điểm
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp thương mại
bao gồm: hàng hoá dự trữ cho lưu thông ( kể cả số hàng đem gửi bán hoặc là hàng hoá
đang đi đường ). Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp sản xuất gồm: Nguyên vật liệu, Công
cụ dự trữ cho quá trình sản xuất, Thành phẩm, Sản phẩm hoàn thành, Sản phẩm dở dang
và Hàng gửi bán hoặc là Hàng đang đi đường.

       - Hàng tồn kho có các đặc điểm:

       + Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng trực
tiếp tới lợi nhuận trong năm.

       + Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động trong
Doanh nghiệp bao gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp.

       + Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng chất lượng, tình trạng hàng tồn
kho.

       + Hàng tồn kho đượ bảo quản cất trữ ở nhiều nới khác nhau nhiều đối tượng quản
lý khác nhau có đắc điểm bảo quản khác nhau điều này dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn
kho gặp nhiều khó khăn.

       - Chu trình vận đông của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hàng hoá. Sự vận động của hàng tồn kho ảnh
hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí
sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự phòng giảm giá hàng tồn
kho… Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển
của Doanh nghiệp. Khi thực hiện Kiểm toán thì chu trình hàng tồn kho luôn là một chu
trình Kiểm toán quan trọng trong Kiểm toán báo cáo tài chính.

1.2. Chức năng của chu trình.

       chức năng mua hàng

       Khi có nhu cầu mua hàng thì các bộ phận có liên quan sẽ lập phiếu đề nghị mua
hàng. Sau khi phiếu đề nghị mua hàng được phê chuẩn bộ phận cung ứng sẽ lập đơn đặt
hàng và gửi cho nhà cung cấp đã lựa chọn.




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       Phiếu yêu cầu mua hàng do bộ phận có trách nhiệm lập (như bộ phận vật tư). Phiếu
được lập theo kế hoạch sản xuất hoặc lập đột xuất.

       Đơn đặt hàng: Căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng đã được phê chuẩn của Giám
đốc (hoặc người phụ trách) bộ phận mua hàng lập đơn đặt hàng để gửi cho nhà cung cấp.
Mẫu của đơn đặt hàng được thiết kế sẵn có đầy đủ các cột cần thiết nhằm hạn chế tối đa
các sai sót.

       Chức năng nhận hàng

       Khi bên nhà cung cấp giao hàng bộ phận nhận hàng sẽ dựa trên đơn đặt hàng để
kiểm tra về mẫu mã, số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian gia hàng,
cuối cùng trưởng nhóm phải lập biên bản kiểm nhận hàng. Bộ phận nhận hàng phải độc
lập với bộ phận kho và bộ phận kế toán.

       Chức năng lưu kho

       Hàng được chuyển tới kho và hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng và
sau đó cho nhập kho. Mỗi khi nhập đủ kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ
phận kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho.

       Chức năng xuất kho vật tư hàng hoá

       Đối với một đơn vị sản xuất thì xuât kho có 2 lý do cơ bản là xuất cho nội bộ ( cho
sản xuất, cho quản lý Doanh nghiệp ) và xuất bán.

         - Xuất vật tư, hàng hoá cho nội bộ: Khi có hợp đồng sản xuất mới hoặc theo kế
hoạch sản xuất hoặc các nhu cầu vật tư trong nội bộ Doanh nghiệp các bộ phân sẽ lập
phiếu xin lĩnh vật tư, bộ phận vật tư lập phiếu xuất kho (khi phiếu xin lĩnh vật tư được
phê chuẩn ).

       Phiếu xin lĩnh vật tư: Do bộ phận sản xuất (hoặc các bộ phận khác) căn cứ nhu cầu
sản xuất (hoặc nhu cầu bán hàng hoặc quản lý Doanh nghiệp), người phụ trách bộ phận
đó lập phiếu xin lĩnh vật tư trong đó phải ghi rõ loại vật tư, số mã, chúng loại, quy cách,
phẩm chất, số lượng và thời gian giao vật tư.

       - Xuất khi để bán: Căn cứ vào đơn đặt mua bộ phận tiêu thụ lập hoá đơn bán hàng
và lập phiếu xuất kho, ngoài ra bộ phận vận chuyển phải lập chứng từ vận chuyển.

       Hoá đơn bán hàng: Được bộ phận tiêu thụ lập thành nhiều liên để lưu ở cuống và
giao cho khách hàng, giao cho bộ phận kế toán để thanh toán và ghi sổ. Trong hoá đơn



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

ghi rõ các nội dung như ngày tháng giao hàng, loại hàng giao. mã số, chúng loại quy
cách, phẩm chất, sổ lượng, đơn giá và thành tiền thành toán.

       Phiếu xuất kho: Được bộ phận vật tư hoặc bộ phận bán hàng lập thành nhiều liên
để lưu cuống, xuất kho và ghi sổ kế toán. Phiếu xuất ghi rõ các nội dung như loại vật tư,
hàng hoá chủng loại quy cách, phẩm chất, số lượng và ngày xuất.

       Chứng từ vận chuyển (vận đơn): Do bộ phận vận chuyển lập hoặc Công ty cung
cấp dịch vụ vận chuyển lập (nếu thuê dịch vụ vận chuyển). Đây là tài liệu minh chứng
cho việc hàng đã được xuất kho giao cho khách, chứng từ vận chuyển được đính kèm với
phiếu xuất kho hoặc hoá đơn bán hàng làm minh chứng cho nghiệp vụ bán hàng.

       Chức năng sản xuất

       Kế hoạch và lịch trình sản xuất được xây dựng dựa vào các ước toán về nhu cầu
đối với sản phẩm của Công ty cũng như dựa vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có.
Do vậy nó có thể bảo đảm rằng Công ty sẽ sản xuất những hàng hoá đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc khó tiêu thụ đối với một số hàng hoá
cụ thể.Việc sản xuất theo kế hoạc và lịch trình có thể giúp Công ty bảo đảm về việc chuẩn
bị đầy đủ các yếu tố như nguyên vật liệu và nhân công cho yêu cầu sản xuất trong kỳ.

       Trách nhiệm với hàng hoá trong giai đoạn sản xuất thuộc về những người giám sát
sản xuất. Nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng cho tới khi các sản phẩm được
hoàn thành và được chuyển vào kho sản phẩm thì người giám sát sản xuất được phân
công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả tình hình trong quá trình
sản xuất. Các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để ghi chép và theo dõi gồm các
phiếu yêu cầu sử dụng, phiếu xuất kho, bảng chấm công, các bảng kê, bảng phân bổ và hệ
thống sổ sách kế toán chi phí.

       Lưu kho thành phẩm

       Đây là chức năng nhằm bảo quản và quản lý tài sản của Doanh nghiệp khi vật tư,
hàng hoá, thành phẩm được nhập kho. Công việc này Doanh nghiệp phải tổ chức canh
phòng bảo vệ tránh mất mát, tránh bị lạm dụng tài sản, đồng thời sử dụng các trang thiết
bị bảo quản nhằm đảm bảo điều kiện bảo quản vật chất. Khi nhập kho hay xuất kho các
bên phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thủ kho mới được nhập, xuất kho. Mặt khác thủ kho
là người chịu trách nhiệm về tài sản mình trông coi và phải ghi chép để theo dõi về số
lượng vật tư, hàng hoá, thành phẩm nhập – xuất – tồn kho.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       Xuất thành phẩm đi tiêu thụ

       Xuất thành phẩm chỉ được thực hiện khi đã nhận được sự phê chuẩn, thường là
đơn đặt mua hàng của khách hàng. Khi xuất kho thành phẩm phải lập phiếu xuất kho. Bộ
phận vận chuyểnphải lập phiếu vận chuyển hàng có đánh số thứ tự từ trước và chỉ rõ hàng
hoá được vận chuyển. Phiếu vận chuyển hàng được lập thành ba liên, liên thứ nhất được
lập tại phòng tiếp vận để làm chứng từ minh chứng về việc vận chuyển, liên thứ hai được
sẽ được gửi tới phòng tiêu thụ hoặc bộ phận tính tiền kèm theo. Đơn đặt mua của khách
hàng để làm căn cứ ghi hoá đơn cho khách hàng và liên thứ ba sẽ được đính kèm bên
ngoài bao kiện của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Hoạt động kiểm soát này sẽ giúp
cho khách hàng kiểm tra được phiếu vận chuyển hàng gắn trên bao kiện hàng nhằm xác
định xem có sự khác biệt gì giữa số hàng đặt mua với số hàng thực nhận không. Trong
trường hợp hàng hoá được vân chuyển thuê bởi một Công ty tiếp vận thì phiếu vận
chuyển sẽ được lập thêm một thứ liên thứ tư, liên này sẽ được giao cho bên cung cấp dịch
vụ vận chuyển để làm căn cứ tính cước phí.

2. Đặc điểm hạch toán hàng tồn kho ảnh hưởng đến Kiểm toán.
     Với những đặc trưng như trên, yêu cầu thực hiện tốt công tác quản lý và hạch toán
hàng tồn kho là điều kiện quan trọng không thể thiếu được, góp phần vào công tác quản
lý, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ cho sản xuất cũng như tiêu thụ, nhằm
ngăn chặn các hiện tượng mất mát, hao hụt, lãng phí trong kinh doanh.
2.1. Về nguyên tắc kế toán.
    Kế toán hàng tồn kho phải tuân theo những nguyên tắc quốc tế:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục: Doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc ít nhất không
bị giải thể trong tương lai gần thì phải lập BCTC phản ánh giá trị tài sản theo giá gốc,
không theo giá thị trường.
- Nguyên tắc về tính chia cắt niên độ của các năm là gắn chi phí vào các năm tài chính
liên quan và chỉ có những chi phí đó mà thôi.
- Nguyên tắc tính nhất quán: Trong quá trình kế toán hàng tồn kho mọi khái niệm, nguyên
tắc, phương pháp kế toán phải được thực hiện nhất quán. Nếu có thay đổi thì phải giải
thích rõ ràng và nêu trong phụ lục BCTC cùng với ảnh hưởng của chúng lên kết quả.
- Nguyên tắc giá gốc: giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá gốc.
- Nguyên tắc thận trọng: để quyết toán người ta so sánh giữa giá gốc và giá thị trường.
Nếu giá thực tế thấp hơn chi phí mua phải hạch toán một khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

- Nguyên tắc không bù trừ: việc giảm giá hàng tồn kho không thể ghi chép trực tiếp vào
việc giảm giá mua. Nó phải được giữ nguyên sau đó hoàn nhập để xác định lãi và việc
mất giá là đối tượng của một khoản dự phòng.
- Nguyên tắc ghi chép kế toán: Các Doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện kiểm kê thường
xuyên tuy nhiên các Công ty không thực hiện quy định này mà chỉ thực hiện kiểm kê định
kỳ. Trong hệ thống kiểm kê thường xuyên nhập, xuất hàng tồn kho được ghi nhận ngay
trong khi chúng ta thực hiện, còn kiểm kê định kỳ thì hàng tồn kho đầu kỳ được giữ
nguyên cuối kỳ.
2.2. Về phương pháp tính giá.
    Theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho quốc tế và nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho
của Việt Nam thì hàng tồn kho phải được đánh giá theo giá thực tế (hay còn gọi là giá
phí) được quy định cụ thể cho từng loại hàng.
      Trị giá hàng nhập kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hóa theo
nguồn hình thành và thời điểm tính giá. Hàng nhập kho có thể từ hai nguồn là mua vào và
Doanh nghiệp tự sản xuất.
       Đối với hàng mua ngoài:
       G iá =           G iá       +    Chi p hí       -         Cá c kho ản
     thực tế            m ua             thu                g iảm g iá hà ng m ua
       Đối với hàng tự sản xuất:         m ua


G iá                G iá              Chi p hí             Chi p hí          Chi p hí
thực      =       thà nh = ng uy ê n v ật          +         nhâ n     + s ản x uất
tế   Đối với hàng tồn ng vì trị giá thực tế của hàng nhập kho khác nhau ở các c hung .
                   cô kho            liệu trực               c ô ng           thời điểm
khác nhau trong kỳ ưởngtoán nên việc tính giá thực tế hàngtrực tiếp có thể áp dụng một
                 x hạch                 tiếp                xuất kho
trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp giá thực tế đích danh.
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phương pháp nhập sau xuất trước.
- Phương pháp tính giá thực tế theo giá hạch toán.
2.3. Về phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho.
    Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung, hàng tồn kho nói riêng, mọi sự biến động
tăng giảm về mặt số lượng và giá trị đều được phản ánh trên chứng từ gốc như: phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, biên bản kiểm kê, thẻ kho,...



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

      Đồng thời với quá trình trên hạch toán hàng tồn kho phải được hạch toán cả về mặt
giá trị và hiện vật. Để hạch toán được như vậy, kế toán hàng tồn kho phải sử dụng
phương pháp hạch toán chi tiết là theo dõi từng thứ, từng chủng loại, quy cách vật tư,
hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng. Hạch toán hàng tồn kho phải luôn luôn
đảm bảo về sự khớp đúng cả mặt giá trị và hiện vật giữa thực tế với số lượng ghi trên sổ
kế toán, giữa số tổng hợp và số chi tiết. Hiện nay, theo chế độ kế toán hiện hành của Việt
Nam, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết đó là:
Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số
dư.
2.4. Về phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho:
      Trong một Doanh nghiệp hay một đơn vị kế toán chỉ được áp dụng một trong hai
phương pháp hạch toán hàng tồn kho như sau:
- Phương pháp kê khai thường xuyên: đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho bằng
cách theo dõi thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất kho vật tư, hàng hóa
trên sổ sách. Theo phương pháp này mọi biến động tăng giảm hàng tồn kho về mặt giá trị
ở bất kỳ thời điểm nào cũng được phản ánh trên các tài khoản liên quan sau:
      + TK151 – Hàng mua đang đi dường.
      + TK152 – Nguyên vật liệu.
      + TK 153 – Công cụ dụng cụ.
      + TK 154 – Sản phẩm dở dang.
      + TK 155 – Thành phẩm.
      + TK 156 – Hàng hóa.
      + TK 157 – Hàng gửi bán.
      + TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
      - Phương pháp kiểm kê định kỳ; là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm
kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng
hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng tồn kho đã xuất trong kỳ theo công thức:


           Trị g iá            Trị g iá             Trị g iá               Trị giá
            hà ng       =
         Theo phương pháp nàyhà ng tăng +
                                 mọi sự      giảm giá trịng         - hàng tồn
                                                     hà hàng tồn kho không được theo
                                                                          cuối kỳ
dõi trên các x uất            tồn đầu                nhập
             tài khoản hàng tồn kho, mà chỉ theo dõi qua các tài khoản trung gian sau đây:
          tro ng kỳ               kỳ               tro ng kỳ
      + TK 611 – Mua hàng.
      + TK 631 – Giá thành.
      + Tk 632 – Giá vốn hàng bán.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

    Ngoài các nguyên tắc trên ra, trong từng trường hợp cụ thể nếu xét thấy hàng tồn kho
ở cuối niên độ kế toán có khả năng bị giảm giá so với giá thực tế đã ghi sổ kế toán thì
Doanh nghiệp được phép lập dự phòng giảm giá theo chế độ quy định.
3. Chứng từ và sổ sách có liên quan đến chu trình hàng tồn kho

       Chứng từ Kiểm toán là nguồn tư liệu sẵn có cung cấp cho Kiểm toán viên. Chứng
từ Kiểm toán có thể là các tài liệu kế toán hoặc cũng có thể là tài liệu khác. Trong chu
trình Hàng tồn kho các loại chứng từ Kiểm toán thường bao gồm:

       - Hệ thống sổ kế toán chi tiết cho HTK.

       - Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán hàng tồn kho.

       - Hệ thống kế toán chi phí và tình giá thành sản phảm.

       - Hệ thồng các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí tính giá thành sản phẩm
bao gồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng kể cả báo cáo thiệt hại do ngừng
sản xuất.

       - Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: sổ cái, bảng phân bổ, báo cáo tổng hợp, nguyên
vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung..

4. Mục tiêu Kiểm toán

       Mục tiêu hợp lý chung.

       Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên
các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thực hiện thu
được qu khảo sát thực tế ở khách thể Kiểm toán. Do đó đánh giá sự hợp lý chung hướng
tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục ( theo giá trình Kiểm toán tài
chính ). Đối với chu trình hàng tồn kho có thẻ cụ thể hoá kho và bảng cân đối kế toán hay
Các số dư hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và bảng liệt kê hàng tồn kho là hợp lý.

       Mục tiêu chung khác

       Trong mục tiêu chung khác bao gồm: Mục tiêu hiệu lực, mục tiêu trọn vẹn, mục
tiêu quyền và nghĩa vụ, mục tiêu đánh giá và phân bổ, mục tiêu chính xác cơ học và mục
tiêu phân loại và trình bày. Các mục tiêu này được cụ thể hoá cho chu trình Hàng tồn kho:

       - Tât cả hàng tồn kho ghi trên sổ đều tồn tại thực tế vào ngày lập bảng cân đối kế
toán ( hiệu lực ).




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

        - Mọi hàng hoá, tài sản tồn kho đều bao hàm trong Bảng cân đối kế toán (trọn
vẹn).

        - Các tài sản ghi trong mục hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của đơn vị và không
thuộc tài sản thế chấp, cầm cố hoặc tạm vay (Quyền và nghĩa vụ)

        + Giá trị hàng tồn kho phù hợp với hiện vật.

        + Giá cả hàng hoá được tính theo giá thực tế. Các lần điều chỉnh giá được phản
ánh đúng và hàng hoá mất giá được điều chỉnh ( định giá và phân bổ ).

        - Số tổng cộng các khoản mục hàng tồn kho (tính chính xác cơ học).

        + Phân loại đúng hàng tồn kho theo các nhóm: Nguyên vật liệu, công trình dở
dang, thành phẩm và chi tiết theo quy định.

        + Thuyết trình rõ các hàng hoá cầm cố, chuyển nhượng, tạm gửi hoặc giữ hộ
(Phân loại và trình bày).

        Các mục tiêu được cụ thể hoá cho chu trình Kiểm toán hàng tồn kho ở trên được
gọi là các mục tiêu Kiểm toán đặc thù. Đối với mỗi chu trình Kiểm toán có các mục tiêu
đặc thù riêng, tuy nhiên với mỗi vuộc Kiểm toán cụ thể thì mục tiêu riêng của chu trình
Hàng tồn kho có thể là khác nhau. Vì vậy căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà Kiểm
toán viên định ra các mục tiêu Kiểm toán cụ thể.

II: NộI DUNG KIểM TOáN CHU TRìNH hàng tồn kho                           TRONG KIểM
TOáN BáO CáO TàI CHíNh.

1. Các phương pháp tiếp cận Kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho.

        Chu trình hàng tồn kho cũng như các chu trình khác khi tiến hành Kiểm toán
thường có hai cách tiếp cận:

         Sử dụng các thử nghiệm tuân thủ

         Sử dụng các thử nghiệm cơ bản

        Thử nghiệm tuân thủ ( thử nghiệm kiểm soát ): Là loại thử nghiệm để thu thập
bằng chứng Kiểm toán chứng minh rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu.
Số lượng các thử nghiệm tuân thủ dựa vào việc đánh giá rủi ro Kiểm toán.

        Thử nghiệm cơ bản: Là loại thử nghiệm được thiết kế nhằm thu thập các bằng
chứng về sự hoàn chỉnh, chính sác và hiệu lực của các dữ liệu do hệ thống kế toán sử lý.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

Thử nghiệm cơ bản thường được sử dụng với số lượng lớn khi rủi ro kiểm soát của chu
trình đó được đánh giá là cao.

2. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

       Mỗi một cuộc Kiểm toán dù to hay nhỏ đơn giản hay phức tạp thì quy trình Kiểm
toán thường tuân thủ theo trình tự chung. Chu trình Kiểm toán mua hàng và thanh toán
được tiến hành qua ba bước:

       Bước 1: Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

       Bước 2. Thực hiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

       Bước 3. Kết thúc Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

2.1. Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

       Lập kế hoạch Kiểm toán là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công việc của
Kiểm toán vì nó có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nó tạo điều kiện
pháp lý cũng như các điều kiện khác cần thiết cho Kiểm toán. Mục đích giai đoạn này là
xây dựng kế hoạch Kiểm toán chung và phương pháp Kiểm toán cụ thể phù hợp với phạm
vi, bản chất, thời gian của quy trình Kiểm toán sẽ thực hiện.

       Theo chuẩn mực Kiểm toán việt nam số 300, lập kế hoạch Kiểm toán thì “ Kiểm
toán viên và Công ty Kiểm toán phải lập kế hoạch Kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự
kiến và cách thức tiến hành công việc Kiểm toán. Kế hoạch Kiểm toán phải đầy đủ, chi
tiết làm cơ sở để làm chương trình Kiểm toán ’’. Đối với chu trình hàng tồn kho, mục
đích của giai đoạn này là phải xây dựng một chiến lược Kiểm toán và phương pháp Kiểm
toán cụ thể phù hợp với bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục Kiểm toán sẽ áp
dụng khi Kiểm toán chu trình này.

       Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho gồm các bước sau:

       B 1: Chuẩn bị kế hoạch Kiểm toán

       B 2: Thu thập thông tin về khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích

       B 3: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Kiểm toán

       B 4: Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro Kiểm toán

       B 5: Lập kế hoạch Kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình Kiểm toán

       B 1: Chuẩn bị kế hoạch Kiểm toán



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       Đánh giá khả năng chấp nhận Kiểm toán

       Để chấp nhận lời mời Kiểm toán phải căn cứ vào khả năng của Công ty và các
điều kiện của khách hàng. Trong giai đoạn này Kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro có thể
gặp phải khi tiến hành Kiểm toán chu trình hàng tồn kho của Doanh nghiệp sau đó kết
hợp với việc đánh giá các chu trình khác để đưa ra quyết định có chấp nhận Kiểm toán
cho Doanh nghiệp không.

       Nhận diện các ký do Kiểm toán của Công ty khách hàng

       Sau khi chấp nhận Kiểm toán, Công ty Kiểm toán tiến hành xem xét các lý do
Kiểm toán của khách hàng để từ đó tiến hành xác định số lượng bằng chứng Kiểm toán
cần thu thập và các mức độ chính xác của các ý kiến mà Kiểm toán viên đưa ra trong báo
cáo Kiểm toán.

       Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán

       Thông qua việc nhận diện các lý do Kiểm toán của khách hàng, Công ty Kiểm
toán ước lượng được quy mô phức tạp của cuộc Kiểm toán từ đó lựa chọn đội ngũ nhân
viên thích hợp để thực hiện Kiểm toán. Công ty Kiểm toán sẽ lựa chọn nhưng nhân viên
Kiểm toán có nhiều kinh nghiệm trong Kiểm toán chu trình hàng tồn kho để Kiểm toán
chu trình này. Số lượng và trình độ của các Kiểm toán viên phụ thuộc vào tính phức tạp
và mức rủi ro của chu trình.

       Hợp đồng Kiểm toán

       Công việc kí kết hợp đồng Kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của giai đoạn này, ghi
rõ trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ các bên. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng
Kiểm toán báo gồm:

       Mục đích và phạm vi Kiểm toán

       Trách nhiệm của ban giám đốc Công ty khách hàng và các Kiểm toán viên

       Hình thức thông báo kết quả kiển toán

       Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán

       Căn cứ tính giá phí cuộc Kiểm toán và hình thức thanh toán

       B2: Thu thập thông tin về khách hàng

       Kiểm toán viên thu thập thông tin đối với phần hành Kiểm toán mà mình đảm
nhận. Trong giai đoạn này Kiểm toán viên tìm hiểu các mặt hoạt động kinh doanh của


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

khách hàng và các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh
doanh này từ đó ảnh hưởng đến phần hành Kiểm toán của mình.

       Các thông tin cơ sở

       Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng.

       Theo chuẩn mực Kiểm toán số 300, lập kế hoạch Kiểm toán quy định Kiểm toán
viên phải tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc tìm hiểu
ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp Kiểm toán viên nhận định về
chủng loại hàng hoá mà Doanh nghiệp mua vào cũng như cách thức thanh toán và mục
đích sử dụng đối với từng loại hàng hoá có đúng mục đích cam kết bằng văn bản không.
Ngoài ra việc tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng cho Kiểm toán viên
biết được cách tổ chức hệ thống kế toán và các nguyên tắc kế toán đặc thù của ngành
nghề này.

       - Xem xét lại kết quả cuộc Kiểm toán năm trước và hồ sơ Kiểm toán chung.

       Việc xem xét lại này giúp cho kiểm toán viên xác định và khoanh vùng các khoản
mục chứa đựng rủi ro cao trong chu trình, những bước mà ở đó hệ thống kiểm soát nội bộ
yếu.

       - Tham quan nhà xưởng

       Công việc này sẽ cung cấp cho Kiểm toán viên những điều mắt thấy tai nghe về
quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, giúp Kiểm toán viên đánh giá tình trạng
bảo quản, nhập và xuất hàng hoá từ đó đánh giá khả năng của bộ phận mua hàng và
những gian lận sai sót có thể xảy ra trong quá trình mua hàng.

       - Nhận diện các bên hữu quan

       Trong quá trình Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán các bên hữư quan mà
kiểm toán viên quan tâm chủ yếu là cung cấp, đại lý, các tổ chức ảnh hưởng đến quyết
định mua của Công ty khách hàng. Việc nhận diện các bên hữu quan sẽ giúp cho Kiểm
toán viên trong quá trình thu thập bằng chứng Kiểm toán có nhiều thuận lợi hơn.

       - Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài

       Trong trường hợp phải giám định giá trị của những hàng hoá mà Doanh nghiệp
mua vào nếu trong nhóm Kiểm toán không có ai có khả năng giám định thì họ phải dùng
những chuyên gia trong các lĩnh vực trên.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

        Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

        Việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng sẽ giúp cho Kiểm toán
viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến chu trình hàng
tồnkho. Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc của
Công ty khách hàng gồm các loại sau:

         Giấy phép thành lập điều lệ của Công ty.

         Các báo cáo tài chính, báo cáo Kiểm toán, thanh tra hoặc kiểm tra của các năm
hiên hành hoặc trong vài năm trước.

        Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc.

        Các hợp đồng cam kết quan trọng.

        Thực hiện các thủ tục phân tích

        Sau khi thu thập các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách
hàng, Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập
được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục Kiểm
toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng Kiểm toán. Gồm:

        Phân tích ngang: So sánh số dư tài khoản năm nay so với năm trước, đối chiếu
chên lệch năm nay tăng hay giảm so với năm trước để tìm ra những điều không hợp lý.

        Phân tích dọc: So sánh tỷ lệ chi phí của Công ty khách hàng với các Công ty khác
trong ngành, so sánh tỷ lệ này qua các năm để đánh giá tính hợp lý. Xác định hệ số vòng
quay của hàng tồn kho để xác đinh chất lượng, tính kịp thời, tính lỗi thời của hàng hoá
mua vào.

        B3: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Kiểm toán

        Đánh giá tính trọng yếu

        Một sai sót có quy mô có thể trọng yếu với Công ty này nhưng không trọng yếu
với Công ty khác. Do đó việc ước lượng trọng yếu phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm
của Kiểm toán viên. Thông thường việc đánh giá tính trọng yếu gồm hai bước cơ bản:

        Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

        Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục Kiểm
toán.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       Trong giai đoạn này Kiểm toán viên cần ước lương mức trọng yếu cho toàn bộ chu
trình sau đó phân bổ mức rọng yếu cho từng nhóm nghiệp vụ.

       Đánh giá rủi ro

        Theo chuẩn mực số 400 rủi ro Kiểm toán là rủi ro Kiểm toán viên và Công ty
Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được Kiểm
toán còn có những sai sót trọng yếu. Trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán, Kiểm toán
viên phải xác định rủi ro Kiểm toán mong muốn cho toàn bộ BCTC được Kiểm toán
thông qua việc đánh giá ba bộ phận.

       - Rủi ro tiềm tàng.

       Để đánh giá rủi ro tiềm tàng Kiểm toán viên có thể dựa vào các yếu tố như bản
chất kinh doanh của khách hàng, tính liêm chính của ban giám đốc, kết quả của các cuộc
Kiểm toán lần trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, các ước tính kế toán, các
hợp đồng Kiểm toán lần đầu và dài hạn, quy mô số dư tài khoản.

       - Rủi ro kiểm soát.

       Khả năng gian lận, sai sót của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát càng
lớn có nghĩa là hệ thống kiểm soát nội bộ càng yếu kếm và ngược lại. Việc đánh giá rủi ro
trên thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

       - Rủi ro phát hiện.

       Khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên báo cáo tài chính mà không ngăn
được hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được kiểm toán viên
phát hiện trong quá trình Kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro phát hiện phụ thuộc vào việc
đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng chuyên môn của Kiểm toán viên.

       Kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng để xác định nội
dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và rủi ro Kiểm
toán đến mức có thể chấp nhận được.

       B4: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

       Trong giai đoạn này Kiểm toán viên phải xem xét các yếu tố của hệ thống kiểm
soát nội bộ như môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ mà trọng tâm là các thủ tục kiểm soát được áp dụng trong chu trính hàng
tồn kho về mặt thiết kế và tính khả thi của các thủ tục kiểm soát đó.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

      - Môi trường kiểm soát

      Bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài có tính tác động tới việc thiết kế,
hoạt động và sử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Để đạt sự hiểu biết về hệ
thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, Kiểm toán viên cần xem xét các nhân tố
trong môi trường kiểm soát bao gồm:

      + Đặc thù về quản lý: Đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau
trong điều hành hoạt động Doanh nghiệp của nhà quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến chính
sách chế độ quy định và cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát trong Doanh nghiệp nói
chung và hàngtồn kho nói riêng.

      + Cơ cấu tổ chức: Để thực hiên bước công việc này với hàng tồn kho Kiểm toán
viên cần tìm hiểu các thủ tục và các quy định đối với các chức năng mua hàng, nhận
hàng, lưu trữ hàng, xuất hàng. cũng như việc kiểm soát đối với sản xuất, đông thời phải
tìm hiểu về hệ thống kiểm soát vật chất đối với hàng tồn kho như kho tàng, bến bãi, nhà
xưởng và các điều kiện kỹ thuật khác. Bất kỳ sự thiếu soát nào về phương tiện cất trữ về
dịch vụ bảo vệ hoặc về kiểm soát vật chất khác đều có thể dẫn tới mất mát hàng tồn kho
do cháy nổ hoặc do mất trộm, tất cả cấp quản lý quan tâm. Thêm nữa các Kiểm toán viên
có thể tiến hành phỏng vấn cuãng như quan sát các hoạt động của hệ thống kiểm soát nội
bộ. Hệ thống kế toán hàng tồn kho có được theo dõi từng loại không, hàng tồn kho có
được đánh dấu theo một dãy số được xây dựng không.

      +Chính sách nhân sự: Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn về chính sách nhân sự
đối với côngtác ghi chép, công tác quản lý hàng tồn kho, thực hiện đánh giá điều tra về
trình độ nghiệp vụ, tính trung thực và tư cách của thủ kho, nhân viên thu mua, kế toán
hàng tồn kho cũng như xự phân ly trách nhiệm giữa các bộ phận cá nhân trong việc thu
mua, hạch toán và bảo quản hàng tồn kho.

      + Công tác kế hoạch: Kiểm toán viên cần kiểm tra các dự toán về nguyên vật liệu,
kế hoạch sản xuất do Doanh nghiệp lập đầu kỳ và đối chiếu với kế hoạch sản xuất do
Doanh nghiệp lập đầu kỳ và đối chiếu với kế hoạch sản xuất, dự toán kỳ trước cũng như
tình hình thực tế sản xuất kỳ trước để khẳng định tính khoa học và nghiêm túc trong việc
xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho của Doanh nghiệp.

      - Hệ thống kế toán hàng tồn kho.

      Bao gồm hệ thồn chứng từ, hệ thống sô sách, hệ thống tài khoản kế toán và hệ
thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Trong đó qua trình lập và luân chuyển chứng từ


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của Doanh nghiệp. Để tìm hiểu
về hệ thống kế toán hàng tồn kho của dơn vị được Kiểm toán, Kiểm toán viên cần tìm
hiểu qua các câu hỏi sau:

       . Hệ thống kế toán hàng tồn kho có thể có được theo dõi chi tiết cho từng loại hàng
tồn kho hay không.

       . Hệ thống sổ sách kế toán có được đối chiếu ít nhất một lần với kết quả kiểm kê
hàng tồn kho trong năm không.

       . Sự khác biệt giữa số thực tế kiểm kê với sổ sách khi được phát hiện có được giải
quyết kịp thời hay không.

       Ngoài ra kiểm toan viên cần kiểm tra các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt mua
hàng, phiếu yêu cầu sử dụng mua hàng hoá, phiếu vận chuyển hàng, phiếu nhập kho,
phiếu xuấtkho và các sổ sách kế toán về hàng tồn kho và chi phí.Các thủ tục này sẽ giúp
Kiểm toán viên có được các bằng chứng để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở
dẫn liệu về hàng tồn kho là nhỏ hơn mức cực đại.

       - Các thủ tục kiểm soát.

       Kiểm toán viên tìm hiểu thủ tục kiểm soát trong đơn vị có dựa trên ba nguyên tắc
cơ bản: Phân công phân nhiệm, Bất kiêm nhiệm, Uỷ quyền phê chuẩn.

       + Kiểm toán viên phải kiểm tra viêc phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện
chức năng của chu trình, ai là người thực hiện chức năng đó.

       + Có tồn tại một phòng thu mua hàng độc lập chuyên thực hiện trách nhiệm mua
tất cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng hoá không.

       + Có bảo đảm sự phê duyệt trong xuất dùng hàng tồn kho không.

       - Kiểm toán nội bộ

       Kiểm toán nội bộ là bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công
việc kiểm tra và đánh gia các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.

       + Kiểm toán viên phải tìm hiểu xem khách hàng có hay khong có sự tồn tại của bộ
phận Kiểm toán nội bộ và bộ phận Kiểm toán nội bộ này thực tế có hoạt động hay không,
bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc ai, phạm vi quyền hạn của nó như thế nào.

       + Các nhân viên trong bộ phận Kiểm toán nội bộ có đảm bảo về năng lực chuyên
môn cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp hay không.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       + Bộ phận này tiến hành kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến hàng tồn
kho như thế nào, nó có đảm bảo chức năng kiểm tra đánh giá và giám sát thích hợp hiệu
quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho hay không.

       - Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành qua các bước sau.

       + Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ.

       Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra kho bãi, phỏng vấn những người trực tiếp quản
lý kho bãi, phỏng vấn ban giám đốc, tìm hiểu các thủ tục nhập xuất hàng, quy trình sản
xuất sán phẩm của đơn vị, phỏng vấn nhân viên kế toán về phương pháp hạch toán hàng
tồn kho, sổ sách kế toán hàng tồn kho bao gồm cả sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các thủ tục liên
quan đến việc kiểm tra vật chất hàng tồn kho, phỏng vấn nhân viên tham gia kiểm kê.

       Kiểm toán viên sử dụng các bảng câu hỏi, bảng tường thuật đối với hoạt động
kiếm soát của đơn vị khách hàng, Kiểm toán viên sẽ thu thập được các bằng chứng để dưa
ra đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu về hàng tồn kho.

       + Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

       Kiểm toán viên tiến hành các công việc sau:

       . Nhận diện các mục tiêu kiểm soát

       . Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù

       . Nhận diện và đánh giá nhược điểm của HTKSNB

       . Đánh giá rủi ro kiểm soát

       Căn cứ trên bảng đánh giá hệ HTKSNB Kiểm toán viên sẽ tiến hành thiết kế lại
các thử nghiệm cơ bản trên các số dư và các nghiệp vụ trong phần thực hiện Kiểm toán.

         B5: Lập kế hoạch Kiểm toán toàn diện va thiết kế chương trình Kiểm toán

       Sau khi có những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng đã
xác định được mức trọng yếu và rủi ro Kiểm toán viên sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của
đơn vị , phân tích triển khai kế hoạch và soạn thảo chương trình Kiểm toán cho chui trình.
Trong thực tiễn Kiểm toán các Kiểm toán viên thường căn cứ vào các rủi ro tiềm tàng và
các rủi ro kiểm soát để thiết kế chương trình Kiểm toán cho chu trình.

       Thực chất của việc soạn thảo chương trình Kiểm toán là việc thiết kế các thử
nghiệm kiểm soát và thử nghiêm cơ bản với bốn nội dung chính là : Xác định thủ tục
Kiểm toán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       - Thiết kế các thử nghiệm tuân thủ: Dùng để thu thập bằng chứng và khả năng
ngăn chặn các sai phạm của kiểm soát nội bộ thực hiện thông qua trắc nghiệm đạt yêu cầu
là:

       Trắc nghiệm đạt yêu cầu không để lại dấu vết: Kiểm toán viên cần quan sát những
người có trách nhiệm trong đơn vị về các biện pháp kiểm soát áp dụng cho các nghiệp vụ
trong chu trình.

       Trắc nghiệm đạt yêu cầu để lại dấu vết: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết
hệ thống chứng từ, kiểm tra chữ ký tắt trên các hoá đơn mua hàng, các phiếu chi…nhằm
thu thập bằng chứng Kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ với
chu trình hàng tồn kho.

       - Thiết kế các thử nghiệm cơ bản trong chu trình hàng tồn kho.

       Căn cứ vào các bằng chứng thu thập được qua các thử nghiệm tuân thủ như trên,
KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát và sau đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản cho chu trình
hàng tồn kho thông qua các loại trắc nghiệm chính: Trắc nghiệm độ vững chãi và trắc
nghiệm trực tiếp số dư.

       Trắc nghiêm độ vững chãi: Kiểm toán viên xem xét các hoá đơn chứng từ, phiếu
nhập kho…để kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý củac chúng xem có sự phê duyệt không,
giá trị , số lượng với số tiên có khớp nhau không. Kiểm toán viên cũng đối chiếu với sổ
chi tiết các khoản phải trả, nhật ký và các chứng từ liên quan ở trên để kiểm tra tính đúng
đắn của các con số ghi sổ.

       Trắc nghiệm phân tích: Kiểm toán viên thường sử dụng các trắc nghiệm phân tích
là:

       So sánh số hàng của năm trước với năm nay hoặc với kế hoạch cung ứng.

       So sánh các tỷ suất với nhau và với các năm trước.

       Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Kiểm toán viên thường tiến hành kiểm kê vật chất
hàng tồn kho đối chiếu với các số liệu trên sổ sách. Số lượng trắc nghiệm trực tiếp số dư
cần thực hiện tuỳ thuộc vào kết quả trắc nghiệm độ vũng chãi và trắc nghiệm phân tích.

2.2. Thực hiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

       Là việc cụ thể hoá chương trình Kiểm toán đã thiết kế trong quá trình lập kế hoạch
Kiểm toán. Đây là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật của Kiểm toán thích ứng
với đối tượng Kiểm toán để thu thập bằng chứng Kiểm toán một cách đầy đủ và tin cậy

SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

nhằm đưa ra nhũng ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC. Sử dụng
các trắc nghiệm vào xác minh các thông tin tài chính, sự kết hợp giữa các trắc nghiệm
phụ thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên phải xem xét
đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ để sử dụng loại và quy moo trắc
nghiệm cho phù hợp với công công việc. Nếu đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội
bộ là có hiệu lực thì Kiểm toán viên thực hiện trắc nghiệm đạt yêu cầu và thực hiện ít
hơn trắc nghiệm độ vững chãi. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là không có
hiệu lực thì Kiểm toán viên sẽ áp dụng trắc nghiệm độ vững chãi với quy mô lớn . Quy
mô trắc nghiệm, trình tự sử dụng và cách kết hợp các trắc nghiệm phụ thuộc vào kinh
nghiệm và khả năng phán đoán suy xét bản chất sai phạm của Kiểm toán viên.. Chu trình
hàng tồn kho sử dụng kết hợp cả ba loại trắc nghiệm vì đây là chu trình phức tạp và có
khả năng sai phạm cao.

       Số lượng nghiệp vụ phát sinh trong chu trình hang tồn kho là rất lớn và Kiểm toán
viên không thể cứ xem xét hết các nghiệp vụ đẻ tìm ra sai phạm được, mặt khác cho dù có
làm điều này thì khả năng xảy ra rủi ro Kiểm toán là vẫn tồn tại. Bởi vậy một công việc
cần thiết phải thực hiện trước là tiến hành chọn mẫu nghiệp vụ dựa vào những phân tích
sơ bộ ban đầu để thực hiên các trắc nghiệm mang tính đại diện cho tổng thể.

2.2.1. Quá trình kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát với chu trình.

       - Với nghiệp vụ mua hàng

       + Xem xét việc cử lý đơn đặt hàng có được thực hiện đúng theo quy trình không.

       + Xem xét chữ ký trên đơn đặt mua hàng có đước ký xác nhận đúng trách nhiệm
của người chuyên trách không.

       + Xem xét thủ tục nhận hàng có thực hiện đúng không.

       + Xem xét sự độc lập và bất kiêm nhiệm giữa người nhận hàng, người kiểm hàng
và thủ kho, kế toán.

       -Với quá trình nhập xuất kho.

       + Kiểm toán viên xem xét về thủ tục nhập xuất có được tiến hành đúng nguyên tắc
và quy định không.

       + Tổ chức việcnhận hàng có đúng trình tự không

       + Kiểm tra quá trình hoàn thành các thủ tục xuất kho hàng, từ việc lập các phiếu
yêu cầu vật tư của bộ phận sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng của khách hàng, việc phê

SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

chuẩn kí lệnh xuất kho và lập phiếu xuất kho đến thực hiện nghiệp vụ xuất k ho của thủ
kho.

       +Việc theo dõi ghi sổ nhật ký hàng vận chuyển .

       + Kiểm tra việc thực hiện kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất kho, quy trình làm
việc và xác nhận chất lượng hàng nhập kho của bộ.

       + Xem xét tính độc lập của thủ kho với người giao nhận hàng và các kế toán viên
phần hàng tồn kho.

       - Đối với kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất:

       Thông thường ở Doanh nghiệp sản xuất có một bộ phận kiểm soát sản xuất để xem
xét số lượng chủng loại sản phẩm được sản xuất có đúng theo yêu cầu hay lệnh sản xuất
không, kiểm soát chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng, phế liệu cũng như kiểm soát
quá trình bảo vệ và theo dõi nguyên vật liệu của phân xưởng sản xuất. ngoài ra Doanh
nghiệp cũng có một cơ cấu kiểm soát nội bộ đối với kế toán chi phí sản xuất để chi phí
sản xuất được tính đúng đủ hợp lý cho từ đối tượng.

       Khi kiểm tra cơ cấu kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất, Kiểm toán viên cũng
có thể tiến hành xem xét một số vấn đề củ yếu sau:

       + Việc ghi chép của nhân viên thống kế phân xưởng tổ, đội, cũng như sự giám sát
của quản đốc phân xưởng hoặc tổ trưỏng, đội trưởng có thường xuyền và chặt chẽ không.

       + Xem xét việc chép nhật ký sản xuất của từng bộ phận sản xuất theo dõi số lượng,
chất lượng, chủng loại, sản phẩm hỏng, phế liệu. .

       + Quan sát quy trình làm việc bộ phận kiểm tra chất lượng ở phân xưởng, tính độc
lập của bôn phận này với bộ phận kiểm nhận hàng nhập kho.

       + Xem xét mẫu kiểm soát công tác kế toán chi phí của Doanh nghiệp có được thực
hiện thường xuyên hay không. Điều đó được thể hiện thông qua các dấu hiệu kiểm tra số
kế toán chi phí của những người có trách nhiệm và độc lập với những người ghi sổ.

       + Xem xét phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có tuân thủ đúng nguyên tắc
và tính nhất quán giữa kỳ này so với kỳ trước hay không, cũng như sự giám sát của người
có trách nhiệm trong công việc đánh giá sản phẩm dở dang. Quá trình khảo sát kiểm soát
chi phí tiền lương ở chu kỳ tiền lương và nhân sự cũng là một phần liên quan dến khảo sát
kiểm soát chi phí sản xuất.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích.

       Sử dụng các thủ tục phân tích trong Kiểm toán chu trình hàng tồn kho để phát hiện
những biến động bất thường ở những khoản mục hàng tồn kho như:          Nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Kết quả thu được sẽ giúp
Kiểm toán viên quyết định tăng hay giảm các thủ tục Kiểm toán chi tiết đối với nghiệp
vụ và số dư hàng tồn kho. Quá trình thực hiện các thủ tục phân tích bao gồm các giai
đoạn sau:

       GĐ1: Phát triển một mô hình kết hợp các biến tài chính và biến hoạt động.

       - Khi phát triển mô hình, chúng ta xác định mối quan hệ giữa các biến tài chính và
hoạt động.

       - Cần đánh giá xem việc phát triển một mô hình để dự đoán số dư tài khoản hiện
thời hay để dự đoán thay đổi đối với số dư của năm trước. Dự đoán thay đổi so với năm
trước có thể hiệu quả khi chúng ta đã Kiểm toán số dư của năm ngoài vì chúng ta có thể
xoá bỏ khỏi mô hình những biến độc lập không thay đổi so với năm trước.

       - Khi kết hợp các biến độc lập liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và
vì vậy dự đoán của ta sẽ chính xác hơn. Nếu đơn giản hoá qua nhiều mô hình sẽ làm đơn
giản hoá dự đoán, vì vậy cũng sẽ đơn giản hoá tương quan so sánh dẫn đến mô hình có
thể chỉ cung cấp được những bằng chứng hạn chế.

       - Có thể tính chính xác cho dự đoán bằng cách phát triển mô hình từ những dữ liệu
được phân tích chi tiết hơn.

        GĐ2: Xem xét tính độc lập và tính đáng tin cậy của dữ liệu tài chính và dữ liệu
hoạt động.

       - Tính độc lập và tính đáng tin cậy của dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động sử
dụng trong mô hình này có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác dự đoán, vì thế cũng
có ảnh hưởng tới bằng chứng Kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích.

       - Để đánh giá tính đáng tin cậy của dữ liệu, cần xem xét liệu:

       +Dữ liệu xuất phát từ các nguồn độc lập ngoài Doanh nghiệp hay từ những nguồn
trong Doanh nghiệp.

       +Những nguồn thông tin bên trong Doanh nghiệp có độc lập với người chịu trách
nhiệm cho giá trị được Kiểm toán hay không.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

         +Dữ liệu có được Kiểm toán theo các thủ tục Kiểm toán trong năm nay và năm
trước hay không.

         +Có phát triển những dự tính sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau hay
không.

         GĐ3: Tính toán ra một giá trị ước tính và so sánh giá trị ghi sổ.

         Theo mô hình đã xây dựng và các đặc tính của dữ liệu Kiểm toán viên tính toán ra
giá trị ước tính và so sánh giá trị này với giá trị ghi sổ. Khi so sánh ước tính của Kiểm
toán viên với giá trị ghi sổ, Kiểm toán viên cần xem xét:

         - Liệu mối quan hệ này có được thường xuyên đánh giá hay không. Quan sát một
mối quan hệ cụ thể càng thường xuyên bao nhiêu thì càng có thể chắc chắn về tính nhất
quán của mối quan hệ đó.

         - Khi so sánh giá trị hàng tháng, cần xem xét những chênh lệch theo mùa (đối với
những loại hình kinh doanh có ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ).

         - Nếu thiếu những chênh lệch theo ước tính. Điều này đòi hỏi Kiểm toán viên cần
tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh của khách hàng.

         GĐ4: Thu thập bằng chứng để giải thich về những chênh lệch đáng kể.

         Khi phát hiện ra những chênh lệch đột biến đáng kể so với dự tính, thì Kiểm toán
viên cần phải tìm hiểu để giải thích nguyên nhân của những chênh lệch đó. Chênh lệch có
thể do các trường hợp: Thứ nhất do số dư các tài khoản thuộc chu trình hàng tồn kho có
chứa đựng sai sót. Thứ 2 là do ước tính của Kiểm toán viên không chính xác. Mỗi khi có
sự chênh lệch giữa giá trị ước tính và gá trị ghi sổ, Kiểm toán viên cần tìm kiếm lời giải
thích từ Ban giám đốc hoặc nhân viên khách hàng liên quan, đồng thời quyết định tăng
các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư (nếu không có được lời giải thích hợp lý từ ban giám
đốc và các nhân viên)

         GĐ5: Xem xét những phát hiện Kiểm toán.

         Nếu phát hiện một chênh lệch Kiểm toán, thực hiện cần điều tra tính chất và
nguyên nhân của chênh lệch đó có cho thấy một sai sót đáng kể trong cở sở dẫn liệu báo
cáo tài chính về những mục tiêu Kiểm toán và cân nhắc tới những ảnh hưởng tình hình
kinh doanh cuả khách hàng.

2.2.3. Thực hiện các thủ tục Kiểm toán chi tiết.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       Theo giáo trình Kiểm toán tài chính ta có phương trình :

       Thủ tục        Trắc nghiệm                            Trắc nghiệm
       kế toán =      độ vững chãi trong             +       trực tiếp
       chi tiết       trắc nghiệm công việc          số dư

       Trong Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc
nghiệm công việc sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiếp nghiệp vụ hàng tồn kho và trắc
nghiệm trực tiếp số dư là sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư hàng tồn kho.

2.2.3.1. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho

       - Mục tiêu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là phát hiện những sai sót trong hạch toán
hay những sai sót trong hạch toán hàng tồn kho không đúng nguyên tắc.

       - Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thông thường là xem xét lại mối quan hệ giữa
các tài khoản liên quan, bằng cách đối chiếu số liệu phát sinh của các tài khoản hàng tồn
kho và các tài khoản chi phí liên quan.

       + Xem xét đối chiếu giữa số liệu trên TK 152- Nguyên vật liệu với các TK621-
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 627- chi phí sản xuất chung, các TK chi phí khác.

       + Đối chiếu số liệu giữa các tài khoản chi phí như TK 621 – chi phí NVL trực
tiếp ; TK 622 chi phí nhân công trực tiếp với tài khoản 154- chi phí SXKD dở dang.

       + Đối chiếu số liệu giữa TK 627 – chi phí sản xuất chung với TK 154.

       + Đối chiếu số liệu giữa TK 154 với số liệu TK 155- thành phẩm.

       + Hoặc đối chiếu giữa TK 155 – Thành phẩm (TK 156 hàng hoá) với TK 157-
Hàng gửi bán và TK 632 – Giá với hàng bán.

       Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ cũng còn được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa
số dư trên tài khoản hàng tồn kho với số liệu kiểm kê thực tế. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
chủ yếu chú trọng vào những khoản mục hàng tồn kho hoặc chi phí thiếu bằng chứng có
tính thuyết phục hoặc trong quá trình khảo sát Kiểm toán viên nhận thấy có những khả
nghi và rủi ro kiểm soát lớn. Thực tế Kiểm toán viên thưởng mở rộng các thủ tục kiểm tra
chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho ở các khoản mục thuộc hệ thống kế toán chi phí sản xuất.

       Nhiều Doanh nghiệp có cơ cấu kiểm soát nội bộ về quá trình sản xuất và chi phí
sản xuất không chặt chẽ tạo sơ hở những gian lận trong việc sử dụng nguyên vật liệu
như: Nguyên vật liệu xuất dùng nhưng không được sử dụng vào sản xuất mà vẫn hạch



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

toán vào chi phí sản xuất, hoặc nguyên vật liệu đã xuất dùng nhưng không được tính vào
chi phí sản xuất, hoặc tính không đúng vào chi phí của bộ phận sử dụng, phản ánh sai
lệch giá trị tài sản. Ngoài ra nếu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất không
hiệu lực thì sẽ phát sinh những sai sót trong việc tập hợp chi phí không đúng, hoặc phân
bổ chi phí sản xuất chung không hợp lý dẫn đến việc đánh giá sai lệch tài sản (sản phẩm
dở dang, thành phẩm). Hoặc tính sai kết quả kinh doanh do hạch toán nhầm chi phí sản
xuất chung vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý Doanh nghiệp. . Tương tự việc
không tuân thủ nhất quán nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng là nguyên
nhân gây ra những sai sót trọng yếu của khoản mục sản phẩm dở dang và thành phẩm.

       - Kiểm toán viên có thể thực hiện một số thủ tục kiểm tra nghiệp vụ để phát hiện
những sai sót và gian lận sau đây:

       + Để xác định sự phù hợp giữa nguyên vật liệu xuất kho sử dụng với các chi phí
vật liệu ở các bộ phận bằng cách đối chiếu giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên TK 152 –
Nguyên vật liệu với tổng chi phí nguyên vật liệu trên các TK627 – chi phí sản xuất chung
(6272- chi phí nguyên vật liệu); TK 641 chi phí bán hàng (6412 – chi phí vật liệu, bao bì)
; TK 642 – chi phí quản lý Doanh nghiệp (6422- chi phí vật liệu quản lý).

       + Đồng thời xem xét việc ghi chép trên sổ theo dõi vật tư sử dụng ở các phân
xưởng sản xuất. Đối chiếu giữa số liệu vật tư xuất dùng cho phân xưởng với báo cáo sử
dụng vật tư của phân xưởng để phát hiện sai lệch nếu có ( Khảo sát nghiệp vụ này sẽ
được tiến hành kết hợp với quá trình khảo sát thống kê ở phân xưởng ).

       + Để đánh giá quá trình tập hợp chi phí sản xuất là đúng đắn và hợp lý, Kiểm toán
viên trước hết phải xem xét chứng từ, tài liệu của các chi phí phát sinh được hạch toán
vào các tài khoản chi phí có đầy đủ và hợp lý không. Sau đó sẽ đối chiếu giữa số liệu trên
các tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp; TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp; TK
627 - Chi phí sản xuất chung với số liệu phát sinh nợ trên TK 154 – Chi phí SXKD dở
dang. . .

       + Để xác định tính hợp lý của quá trình phân bổ chi phí, Kiểm toán viên xem xét
tiêu thức phân bổ chi phí theo các đối tượng tính giá cá biệt có thay đổi đáng kể so với
các kỳ trước hay không. Nếu có thay đổi từ tiêu thức này sang tiêu thức khác mà có ảnh
hưởng lớn và đáng kể đến chi phí và giá thành của những đối tượng tính giá cá biệt. Nếu
sự thay đổi đó có khả năng làm mất đi tính trung thực của quá trình đánh giá hàng tồn kho
thì cần phải xem xét có nên chấp nhận tiêu thức phân bổ chi phí đó không.



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       + Kiểm toán viên xem xét việc. ghi chép sổ theo dõi sản phẩm dở dang cuối kỳ ở
phân xưởng sân xuất có đầy đủ, kịp thời không. Đồng thời đối chiếu phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang kỳ này với các kỳ trước có nhất quán không. Nếu có sự thay đổi thi
tìm hiểu nguyên nhan và sự ảnh hưởng của chúng. Đố chiếu sự phù hợp giữa số lượng sản
phẩm dở dang với giá trị sản phẩm đó để phát hiện những biến động bất thường và tính
không hợp lý.

       + Tương tự như vậy, kiểm toán viên cũng cần khảo sát xem có sự thay đổi trong
việc sử dụng phương pháp tính toán giá thành của Doanh nghiệp không. Ngoài ra, Kiểm
toán viên có thể tính toán một số khoản mục chi phí và việc tổng hợp chi phí, phân bổ chi
phí vào tính giá hàng nhằm phát hiện những. sai sót trong quá trình tính toán.

2.2.3.2. Kiểm tra chi tiết số dư hàng tồn kho

       Khi Kiểm toán số dư hàng tồn kho Kiểm toán viên phải thực hiện các khảo sát chi
tiết hàng tồn kho là điều cần thiết và quan trọng. ở khía cạnh khác việc định giá hàng tồn
kho cũng rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người tính toán và định
giá, do vậy việc kiểm ra chi tiết các khoán mục hàng tồn kho cũng là phương tiện, thủ
pháp quan trọng để phát hiện các gian lận, sai sót trọng yếu trong chu trình này. Khi khảo
sát chi tiết hàng tồn kho cần lưu ý và xem xét kết quả kiểm tra chi tiết của các chu trình
liên quan:   Chu trình Mua vào và Thanh toán, chu trình Tiền lương và Nhân viên, chu
trình Bán hàng và Thu tiền bởi vì kết quả kiểm tra các chu trình đó có ảnh hưởng đến các
kiểm tra chi tiết Hàng tồn kho.

       Công tác Kiểm toán Hàng tồn kho rất phức tạp và nó liên quan đến hiện vật và giá
trị hàng tồn kho. Vì vậy kiểm tra chi tiết Hàng tồn kho được đề cập chủ yếu hai vấn đề:
Quan sát kiểm tra vật chất và quá trình định giá, hạch toán hàng tồn kho.

2.2.3.2.1. Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho.

       Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho là công việc mà Kiểm toán viên phải có
mặt vào thời điềm mà cuộc kiểm kê hàng tồn kho được tiến hành. Bằng các biện pháp
quan sát, khảo sát, thẩm vấn thích hợp để Kiểm toán viên xác định sự tồn tại vật chất và
tính chính xác của hàng tồn kho kiểm kê, cũng như các vấn đề liên quan đến hàng tồn kho
về quyền sở hữu và chất lượng hàng tồn kho.

       Quá trình quan sát vật chất hàng tồn kho của Kiểm toán viên thường được tiến
hành theo các bước : Tìm hiểu các quá trình kiểm soát các cuộc kiểm kê, xác định các
quyết định Kiểm toán và thực hiện quan sát vật chất.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       b1: Tìm hiểu các quá trình kiểm soát kiểm kê.

       Bất cứ Doanh nghiệp vận dụng các phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ thì cũng phải có
cuộc kiểm kê vật chất hàng tồn kho định kỳ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và cách tổ chức
kiểm kê của Doanh nghiệp, cuộc kiểm kê đố được tiến hành vào thời điểm cuối kỳ hoặc
vào 1 thời điểm nào đó trong năm.

       Kiểm toán viên quan sát và tìm hiểu quá trình kiểm soát các cuộc kiểm kê, nếu các
thủ tục kiểm soát đầy đủ và đáng tin cậy phải bao gồm: Nhưng quy định hợp lý đối với
cuộc kiểm kê vật chất, sự giám sát bởi cá nhân có trách nhiệm và trung thực, quá trình
kiểm tra nội bộ độc lập với cuộc kiểm kê, việc đối chiếu độc lập kết quả kiểm kê vật chất
với sổ kế toán và cuộc kiểm kê lập đầy đủ các phiếu kiểm kê, biên bản kiểm kê.

       b2: Xác định các quyết định Kiểm toán.

       Cũng giống như bất kỳ cuộc Kiểm toán khác, các quyết định Kiểm toán của quá
trình quan sát vật chất hàng tổn kho bao gồm: Lựa chọn thủ tục Kiểm toán, xác định thời
gian, xác định quy mô mẫu và lựa chọn khoản mục để kiểm tra.

       -Lựa chọn thủ tục Kiểm toán

       Thủ tục Kiểm toán sử dụng trong quá trình quan sát vật chất hàng tồn kho chủ yếu
là: Kiểm tra, quan sát, thẩm vấn, đối chiếu, so sánh những thông tin liên quan để đạt được
mục tiêu Kiểm toán. Nội dung cụ thể các thủ tục này được trình bày ở các phần sau.

       - Xác định thời gian

       Thông qua việc kiểm tra kiểm soát các cuộc kiểm kê vật chất của Doanh nghiệp đã
thực hiện và kết quả kiểm tra đối chiếu sổ sách hàng tồn, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội
bộ (được thực hiện ở phần trên) để quyết định có tổ chức tiến hành kiểm kê vật chất vào
cuối kỳ kế toán hay không. Nếu có kiểm kê vật chất đầy đủ vào ngày cuối kỳ kế toán thì
dự tính thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó với sự giám sát của Kiểm toán viên
là bao nhiêu ngày.

       Giả sử thời điểm giữa kỳ đã có một cuộc kiểm kê vật chất và Kiểm toán viên đã
quan sát việc kiểm kê vào lúc đó, đồng thời Kiểm toán viên đã kiểm tra sổ kê toán hàng
tồn kho từ thời điểm kiểm kê giữa kỳ đến cuối kỳ không vấn đề gì nghi vấn, thì Kiểm
toán viên quyết định không cần phải tổ chức kiểm kê vật chất vào cuối kỳ nữa. Thay vào




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

đó Kiểm toán viên có thể so sánh số liệu trên sổ kế toán với hàng tồn kho thực tế của một
mẫu tại thời điểm nhất định nào đó.

       Ngược lại, nếu số liệu trên sổ kế toán không được ghi chép thường xuyên, các thủ
tục kiểm soát kiểm kê không đầy đủ và không đáng tin cậy thì cần phải tiến hành một
cuộc kiểm kê vật chất đầy đủ là hoàn toàn cần thiết. Tùy theo khối lượng hàng tồn kho
nhiền hay ít, phân tán hay tập trung để xác định thời gian cần thiết cho công việc mà
Kiểm toán viên cần phải theo dõi, giám sát trực tiếp cuộc kiểm kê vật chất đó.

       - Xác định quy mô mẫu

       Quy mô mẫu trong quan sát vật chất thường được lựa chon theo các yếu tố: Số
lợng hàng cần kiểm tra, số kho cần kiểm tra, và thời gian bỏ ra để thực hiện công việc
quan sát. Kiểm toán viên có thể lựa chọn một trong số các tiêu thức này để xác định quy
mô quan sát. Trong thực tế để giảm chi phí kiếm toán, Kiểm toán viên thường lấy tiêu
thức thời gian để xác định quy mô.

       - Chọn lựa những mặt hàng cần kiểm tra

       Ngoài ra trên thực tế tuỳ vào điều kiện và những đặc thù của Doanh nghiệp, Kiểm
toán viên có thể chọn mẫu đối với những mặt hàng chủ yếu và có nghi vấn về gian lận
hoặc sai sót trong quá trình kiêm tra chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

       Hoặc trong quá trình quan sát cuộc kiểm kê hiện vật, Kiểm toán viên chú ý đến
những mặt hàng đáng kể nhất và điển hình nhất để tiến hành kiểm tra cụ thể. Tương tự
như khi điều tra những mặt hàng có khá năng kém phẩm chất, lạc hận hoặc hư hỏng trong
quá trình bảo quản cũng cần phải lựa chọn những mặt hàng này để tiến hành kiểm tra.

       Đặc biệt trong quá trình thảo luận với người quản lý về lý do của nhưng mặt hàng
để ngoài sổ kế toán thì Kiểm toán viên cũng cần lựa chọn những mặt hàng đó để kiểm tra
và điều tra thêm.

       b3: Các thủ tục quan sát vật chất

       Điểm quan trọng nhất của các thủ tục quan sát vật chất là Kiểm toán viên phải có
mặt để quan sát trực tiếp cuộc kiểm kê hiện vật hàng tổn kho của Doanh nghiệp. Khi quan
sát, Kiểm toán viên thường thực hiện các công việc:

       - Xác định liệu cuộc kiểm kê vật chất của Doanh nghiệp đang thực hiện có tuân
thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của Doanh nghiệp không.




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       - Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về những mặt hàng kinh doanh của Doanh
nghiệp, nếu không có sự hiểu biết sâu về chúng (nhất là đối với những mặt hàng đặc thù
như:   điện tử, hoá chất, kim loại quý hiếm) thì phải mời chuyên gia đánh giá hàng tổn
kho về chất lượng, khả năng lạc hậu của những hàng đó.

       - Thảo luận để xác định quyền sở hữu của hàng tồn kho hiện diện, đặc biệt là hàng
gửi bán, hàng nhận đại lý, nhận ký gửi hoặc hàng mua đang đi đường.

       - Tham quan và xem xét các phương tiện kho, bãi, nơi bảo quản hàng tổn kho, khu
vực sản xuất, cuộc tham quan xem xét đó nên được một nhân viên của Doanh nghiệp có
đủ hiểu biết và khả năng trả lời các câu hỏi của Kiểm toán viên.

2.2.3.2.2. Kiểm tra chi tiết quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho.

       Để xác định quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho đúng đắn hay không
Kiểm toán viên cần phải kiểm tra chi tiết các quá trình này. Kiếm tra chi tiết quá trình tính
giá và hạch toán hàng tồn kho bao gồm tất cả các khảo sát đơn giá hàng xuất kho có đúng
và chính xác không, khảo sát quá trình tính toán giá trị hàng xuất kho, kiểm tra quá trình
tính toán, tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra chi tiết tính toán
xác định giá trị sản phẩm dở dang và kiểm tra quá trình hạch toán hàng tồn kho.

       Kiểm tra quá trình tính giá hàng tồn kho thường là một trong những phần quan
trọng nhất và mất nhiều thời gian nhất của cuộc Kiểm toán chi tiết hàng tồn kho. Khi
kiểm tra cần quan tâm lới 3 vấn đề của phương pháp tính giá (các đối tượng chủ yếu là
hàng xuất kho, sản phẩm dở dang cuối kỳ và giá thành thành phẩm) đó là: Phương pháp
tính mà Doanh nghiệp áp dụng có phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận
hay không. Quá trình áp dụng phương pháp tính giá có nhất quán với các niên độ kế toán
trước đó không. Số liệu tính toán có chính xác và hợp lý không.

        Mỗi đối tượng tính giá có đặc điểm khác nhau nên sẽ được sử dụng các phương
pháp khác nhau để kiểm tra việc tính toán giá của đối tượng tính giá đó.

       + Trước hết phải xem xét việc tính giá hàng nhập kho có đúng đắn không. Đối với
nguyên vật liệu và hàng hoá mua ngoài, Kiểm toán viên cần phải khảo sát xem liệu những
chi phí cấu thành giá của hàng nhập kho có được hạch toán đúng không. Cụ thể là các
khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt, các khoản chi phí liên quan đến hàng mua có
được tính vào giá hàng nhập kho không, các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng
mua có được tính trừ không. . . Việc kiểm tra này là một phần của kiểm tra chu trình Mua
vào và Thanh toán. Còn đối với thành phẩm trước hết xem xét quá trình tính giá thành sản


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

xuất thực tế của đơn vị thành phẩm nhập kho có đúng không (khảo sát này sẽ giới thiệu ở
phần khảo sát quá trình tính giá thành phẩm).

       + Tiếp theo Kiểm toán viên phải xác định phương pháp đang được sử dụng để
tính trị giá vốn thực tế hàng xuất kho ở Doanh nghiệp là phương pháp gì ? (Phương pháp
nhập trước, xuất trước (FIFO); Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO); phương pháp
giá đích danh hay phương pháp đơn giá bình quân; hoặc phương pháp nào khác), phương
pháp đó có được thừa nhận không.

       + Kiểm toán viên xem xét phương pháp tính giá hàng xuất kho áp dụng trong kỳ
này có nhất quán với các kỳ trước không. Bởi vì thực tế trong một số Doanh nghiệp sự
thay đổi từ phương pháp tính này sang phương pháp tính khác sẽ làm ảnh hưởng đến giá
trị hàng xuất kho, phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh.

       + Giả sử nếu Doanh nghiệp có sự thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho,
thì Kiểm toán viên xem xét sự công khai việc thay đổi này trên báo cáo tài chính của
Doanh nghiệp có được thực hiện không (xem trên Thuyết minh báo cáo tài chính).

       + Để kiểm tra kỹ thuật tính toán giá hàng xuất kho có đúng hay không, Kiểm toán
viên phải xem xét và liệt kê các mặt hàng tồn kho định kiểm tra kết quả tính toán, yêu cầu
Doanh nghiệp cung cấp những hoá đơn, chứng từ nhập, xuất kho, sổ kế toán chi tiết hàng
tồn kho của những mặt hàng đó. Sau đó xem xét tính đầy đủ của các hoá đơn, chứng từ
nhập, xuất kho để khảo sát tính đầy đủ của số lượng hàng nhập, xuất kho. Tiếp tục thực
hiện tính toán lại giá của hàng xuất kho của những mặt hàng đã chọn để so sánh với kết
quả tính toán của Doanh nghiệp và tìm ra những sai lệch (nếu có).

       Nếu trường hợp Kiểm toán viên đã kiểm tra tính thường xuyên, kịp thời của việc
ghi sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo từng mặt hàng, khi đó Kiểm toán viên, có thể
không cần phải tính toán lại trị giá hàng xuất kho mà chỉ cần đối chiếu số liệu về đơn giá
số lượng hàng xuất kho trên sổ kế toán hàng tồn kho với chi phí trên sổ kế toán chi phí.
Hoặc có thể làm lại một vài phép tính ở một vài mặt hàng cụ thể để xem xét và đối chiếu
tăng thêm tính thuyết phục của các kết quả kiểm tra.

       Trên đây là những nội dung có thể áp dụng cho cuộc Kiểm toán hàng tồn kho, tùy
đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp, hình thức tổ chức kế toán hàng tồn
kho, thực trạng thiết kế và áp dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ để Kiểm toán viên áp
dụng các trắc nghiệm Kiểm toán một cách linh động nhằm đem lại các bằng chứng đủ để
Kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình về chu trình hàng tồn kho của Doanh


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

nghiệp. Những nội dung trên chỉ là các nội dung cơ bản mang tính chất lý thuyết, trong
thực tế Kiểm toán viên có thể thêm hoặc bớt những công việc không cần thiết hoặc không
thiết thực đối với từng cuộc Kiểm toán cụ thể.

2.3. Kết thúc công việc Kiểm toán

       Đây là khâu cuối cùng của quá trình Kiểm toán báo cáo tài chính. Sau khi hoàn
thành công việc Kiểm toán tại từng chu trình riêng lẻ để bảo đảm tính thận trọng nghề
nghiệp, thông thường Kiểm toán viên không lập ngay báo cáo Kiểm toán mà thực hiện
các công viêc sau:

       - Kiểm tra, soát xét
       Theo chuẩn mực Kiểm toán việt nam số 560 thì Kiểm toán viên phải xem xét ảnh
hưởng của nhứng sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và báo
cáo Kiểm toán.
       Kiểm toán viên thường trao đổi với ban giám đốc khách hàng về khả năng một số
viêc chưa được trình bày trên báo cáo tài chính, xem lai biên bản họp hội đồng quản trị,
các hợp đồng, thư giải trình của ban giám đốc.
       - Đánh giá kết quả
       Việc hạch toán các nghiệp vụ là phù hợp với thông lệ quốc tế và tuân thủ các quy
định chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận.
       Các hoạt động của Doanh nghiệp có liên quan đến chu trình hàng tồn kho phải phù
hợp với các đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
       Các chứng từ sổ sách có liên quan đến chu trình phải thể hiện sự vận động của
nghiệp vụ và phải hợp lý.
       Các thông tin về nghiệp vụ phải đảm bảo trung thực hợp lý.
       Trên cơ sở kết quả của tất cả các công viêc đã thực hiện Kiểm toán viên đưa ra kết
luận cuối cùng và lập báo cáo Kiểm toán.
       - Lập và phát hành báo cáo Kiểm toán: Kiểm toán viên đưa ra tất cả ý kiến của
mình về báo cáo tài chính đã được Kiểm toán. Kiểm toán viên phải đưa ra một trong bốn
loại ý kiến sau.
       + ý kiến chấp nhận từng phần
       + ý kiến chấp nhận toàn phần
       + ý kiến từ chối
       + ý kiến không chấp nhận




SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

       - Cùng với việc phát hành báo cáo Kiểm toán Công ty Kiểm toán còn gửi thư cho
khách hàng trong đó đưa ra ý kiến tư vấn của Kiểm toán viên về việc khắc phục những
yếu đIểm còn tồn tại trong hệ thống cũng như công tác kế toán tại dơn vị k hách hàng.



              PHầN 2: THựC TRạNG KIểM TOáN CHU TRìNH hàng

                 tồn kho TRONG KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH

                                DO ATC THựC HIệN.



I: giới thiệu về Công ty cổ phần Kiểm toán - tư vấn thuế

1. Quá trình hình thành và phát triển

       Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế là cơ quan Kiểm toán chuyên nghiệp
hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, tư vấn thuế. Công ty được thành lập ngày:
05/ 08/ 2003 và chính thức đi vào hoạt động tháng 09/ 2003 theo giấy phép kinh doanh
số: 010002678 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.

       Công ty thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 1,5 tỷ đồng trong đó vốn của các
sáng lập viên là 1 tỷ đồng.

       Công ty Cổ phần và Tư vấn thuế là Công ty có tư cách pháp nhân với tên giao dịch
là: Auditing - Tax Consultancy Joint Stock Company (ATC) thuộc loại hình Kiểm toán
độc lập với trụ sở chính tại: 65D - Tô Hiến Thành-Hai Bà Trưng - Hà Nội.

       Mục tiêu: Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thành lập với mục tiêu là:
kiểm tra, đưa ra ý kiến xác nhận tính khách quan, đúng đắn, trung thực và hợp lý của các
số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị được Kiểm toán. Ngoài ra Công
ty còn tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các quy định của nhà nước về tài
chính, kế toán, thuế.. để giúp đơn vị được Kiểm toán và giúp tư vấn điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan
nhà nước, của các tổ chức, các cá nhân có quan hệ và quan tâm đến tình hình tài chính
của đơn vị.



2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty.

2.1. Đặc điểm


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

Để thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài thì Tổ chức
bộ máy quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một cơ
cấu tổ chức hợp lý sẽ khuyến khích người lao động trong Công ty làm việc có chất lượng
và năng suất cao.

                    Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.


                                Hội Đồng Quản
                                Trị

                                      Giám Đốc




             Phó Giám Đốc                               Phó Giám Đốc
       Phụ trách mảng tư vấn                      Phụ trách mảng Kiểm
       thuế                                      toán
          Phòng tư

           Nghiệp


           Phòng

           Nghiệp


           Phòng
                                                   XDCB


                                                   Phòng




                                                                       Phòng
           Toán
           Kiểm



           Toán
           Kiểm


                                                   Toán
                                                   Kiểm



                                                                       Toán
            Vấn

            Vụ I




            Vụ II




                                                                        Kế

2.2. Quyền hạn.

      Các phòng trong bộ máy Công ty có quyền hạn được chủ động triển khai công tác
theo chức năng nhiệm vụ quy định, được toàn quyền huy động các nguồn nhân lực trong
phòng mình để thực hiện nhiệm vụ được giao, được đề xuất giải quyết các vấn đề liên
quan theo chức năng và trình tự theo quy định của Công ty.

2.3. Các mối quan hệ.

      - Quan hệ nội bộ trong phòng: tuân thủ chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng, phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các nhân viên trong phòng để phát huy cao nhất mọi
nguồn lực nội bộ để hoàn thành công việc đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng.

      - Quan hệ giữa các phòng: tuân thủ quy định sủa quy chế này và các quy định liên
quan. Khi giải quyết nhiệm vụ các phòng phải chủ động và trực tiếp tiếp xúc, quan hệ, đề



SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

xuất với các phòng liên quan tham gia giải quyết. Khi được hỏi ý kiến, được yêu cầu tham
gia hỗ trợ, các phòng có trách nhiệm tham gia đáp ứng yêu cầu và tiến độ công việc theo
chức năng nhiệm vụ của phòng mình.

         - Khi cần thiết Giám đốc Công ty sẽ thành lập các tổ ban chuyên đề để thực thi
nhiệm vụ có thời hạn. Các phòng được giao chủ trì có trách nhiệm quản lý tổ chức triển
khai, các phòng tham gia có trách nhiệm cử người tham gia và chịu trách nhiệm về phần
nội dung tham gia của mình.

2.4. Chức năng của các phòng ban trong Công ty.

         - Hội đồng quản trị: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty giữa hai kỳ họp Đại
Hội Cổ Đông. Hội Đồng Quản Trị gồm: Một Chủ tịch, một phó Chủ tịch chỉ đạo, giám
sát hoạt động của giám đốc. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu cổ
đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại
cho Công ty.

         - Đại hội đại biểu cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, quyết
định về tổ chức nhân sự, thông qua báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh,
xem xét phê chuẩn quyết định của Hội Đồng Quản Trị.

         - Giám đốc: là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất kinh doanh, chỉ đạo hoạt
động của Công ty và đại diện cho quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các bên hữu
quan.

         - Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của phòng ban
mình quản lý.

         - Phòng tư vấn: chuyên làm nhiệm vụ tư vấn trong lĩnh vực kế toán, tài chính,
thuế…

         - Phòng Kiểm toán Nghiệp vụ I, II: Hoạt động trong lĩnh Kiểm toán, đứng đầu là
Trưởng phòng, dưới quyền trưởng phòng là các Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán.

         - Phòng Kiểm toán XDCB: Phòng này do một Kiểm toán viên kiêm Kỹ sư xây
dựng làm trưởng phòng. Chức năng của phòng Kiểm toán XDCB là thực hiện Kiểm toán
các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và bàn giao.

         - Phòng kế toán: quản lý và cung cấp các thông tin, kết quả tài chính của Công ty
về kỳ sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về lĩnh vực tài
chính.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

3. Các loại hình dịch vụ của Công ty.

       Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ATC thực hiện cung cấp đầy đủ những dịch vụ
chuyên ngành bao gồm:

       - Dịch vụ Kiểm toán: Bao gồm: Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên, Kiểm
toán hoạt động của các dự án, Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình
xây dựng cơ bản, Kiểm toán xác định vốn, giá trị Doanh nghiệp, Kiểm toán tuân thủ luật
định, Kiểm toán các Doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, Kiểm
toán tỷ lệ nội địa hoá, Kiểm toán các Doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần
hoá và giám định các tài liệu tài chính kế toán.

       - Dịch vụ Kế toán: Công ty cung cấp dịch vụ kế toán gồm: Mở và ghi sổ kế toán,
lập các Báo cáo tài chính định kỳ, Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, trợ
giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và Báo cáo tài chính, phù hợp với các yêu cầu của
khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các yêu cầu của khách hàng và đồng thời
đảm bảo tính tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam hoặc các nguyên tắc kế toán
Quốc tế được chấp nhận.

       - Dịch vụ tư vấn tài chính: Các dịch vụ tư vấn do Công ty cung cấp sẽ đem đến
cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến hệ thống Kiểm soát
nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí hoạt
động, không ngừng tăng doanh thu. Các dịch vụ này rất đa dạng, bao gồm: tư vấn soạn
thảo phương án đầu tư, đăng ký kinh doanh và thành lập Doanh nghiệp mới, tư vấn kiểm
kê thẩm định giá trị tài sản, tư vấn quyết toán vốn đầu tư, tư vấn tiến hành cổ phần hoá,
niêm yết chứng khoán, sát nhập hoặc giải thể, tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật,
chính sách tài chính…

       - Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm: Lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán và kê khai
thuế phải nộp với cơ quan thuế, rà soát đánh giá việc vận dụng các sắc lệnh, chính sách
thuế hiện hành của Việt Nam.

       - Dịch vụ đào tạo: Đào tạo nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn cho
nguồn nhân lực Công ty khách hàng ngoài ra sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong việc tìm
kiếm và tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất dựa trên những hiểu
biết cụ thể về vị trí cần tuyển dụng, cũng như các yêu cầu về hoạt động quản lý chung của
khách hàng.

      - Các loại dịch vụ khác.


SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...Nguyễn Công Huy
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhtrungan88
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toánPhahamy Phahamy
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngDuyên Nguyễn
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhNguyễn Công Huy
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAYKhóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
Khóa luận: Quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền, HAY
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
 
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đQuy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại công ty kiểm toán, 9đ
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toánTóm tắt bước 1 và 3 của  quá trình kiểm toán
Tóm tắt bước 1 và 3 của quá trình kiểm toán
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 

Ähnlich wie Báo cáo thực tập kiểm toán

Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bántrungan88
 
Doko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-muc
Doko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-mucDoko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-muc
Doko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-mucDanh Vo
 
Kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chínhKiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chínhguest0135b
 
KiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNhKiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNhVinh
 
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...luanvantrust
 
2 phuong phap ke toan hang ton kho
2 phuong phap ke toan hang ton kho2 phuong phap ke toan hang ton kho
2 phuong phap ke toan hang ton khoquiphanvan
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoNguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Dương Hà
 
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"Tuấn Anh
 
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Tuấn Anh
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.ssuser499fca
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...
Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...
Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Ähnlich wie Báo cáo thực tập kiểm toán (20)

Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toánĐề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán
Đề tài: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán
 
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bánKiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
 
Doko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-muc
Doko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-mucDoko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-muc
Doko.vn 87213-hoan-thien-quy-trinh-kiem-toan-khoan-muc
 
Kiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chínhKiểm toán tài chính
Kiểm toán tài chính
 
KiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNhKiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNh
 
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...
Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả bán hàng...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Hàng Hóa Và Tiêu Thụ Hàng Hóa Tại Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Hàng Hóa Và Tiêu Thụ Hàng Hóa Tại Công TyBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Hàng Hóa Và Tiêu Thụ Hàng Hóa Tại Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Hàng Hóa Và Tiêu Thụ Hàng Hóa Tại Công Ty
 
2 phuong phap ke toan hang ton kho
2 phuong phap ke toan hang ton kho2 phuong phap ke toan hang ton kho
2 phuong phap ke toan hang ton kho
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 
B
BB
B
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
 
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
Báo cáo thực tập kế toán tiêu thụ Công ty cổ phần Dệt Sợi DamSan
 
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
 
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty ô tô, xe máy Thuận Phong, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty ô tô, xe máy Thuận Phong, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty ô tô, xe máy Thuận Phong, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại công ty ô tô, xe máy Thuận Phong, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH ô tô, xe máy Th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH ô tô, xe máy Th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH ô tô, xe máy Th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại công ty TNHH ô tô, xe máy Th...
 
s.docx
s.docxs.docx
s.docx
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...
Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...
Kế toán và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty nuôi trồng thuỷ sản, 9đ - Gửi miễn...
 

Mehr von Học kế toán thực tế

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịHọc kế toán thực tế
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiHọc kế toán thực tế
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnHọc kế toán thực tế
 

Mehr von Học kế toán thực tế (20)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệpBáo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
Báo cáo thực tập công tác kế toán tại phòng kế toán của doanh nghiệp
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuếBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trịBáo cáo thực tập kế toán quản trị
Báo cáo thực tập kế toán quản trị
 
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trịBài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
Bài tập trắc nghiệm kế toán quản trị
 
Bài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phíBài tập kế toán quản trị chi phí
Bài tập kế toán quản trị chi phí
 
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giảiBài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chínhHướng dẫn lập báo cáo tài chính
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính
 
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmĐề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đề tài kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lươngBáo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
Báo cáo tốt nghiệp kế toán tiền lương
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệuBáo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu
 
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toánBài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
 
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiềnĐồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
Đồ án tốt nghiệp kế toán vốn bằng tiền
 
Bài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chínhBài tập kế toán tài chính
Bài tập kế toán tài chính
 
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lươngBáo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
Báo cáo hoàn thiện kế toán tiền lương
 

Kürzlich hochgeladen

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Kürzlich hochgeladen (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Báo cáo thực tập kiểm toán

  • 1. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thu SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 2. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Mục lục ....................................................................................................1 SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 3. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, Kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các Doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hoạt động Kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng, cũng như các lĩnh vực được Kiểm toán. Những Công ty Kiểm toán độc lập ra đời đã khẳng định được vị thế của ngành Kiểm toán ở nước ta. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường việc Kiểm toán trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với thông tin tài chính của các Doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kiểm toán - Tư vấn thuế em nhận thấy chu trình hàng tồn kho là một trong những chu trình phức tạp, dễ xảy ra gian lận và thường được Kiểm toán Công ty chú trọng trong các cuộc Kiểm toán báo cáo Tài chính. Vì vậy, em đã chọn đề tài :"Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế" làm chuyên đề báo cáo thực tập của mình. Mục tiêu của báo cáo thực tập là dựa trên lý luận chung về Kiểm toán Chu trình hàng tồn kho trong quy trình Kiểm toán báo cáo tài chính và thực tế Kiểm toán Chu trình hàng tồn kho do Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thực hiện ở một để tiến hành đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán Hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty. PHầN 1 CƠ Sở Lý LUậN CủA KIểM TOáN chu trình hàng tồn kho TRONG KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH I - CHU TRìNH hàng tồn kho VớI VấN Đề KIểM TOáN 1. Bản chất và chức năng của chu trình hàng tồn kho ảnh hưởng tới công tác Kiểm toán. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 4. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 1.1. Đặc điểm chung về chu trình hàng tồn kho -Hàng tồn kho là tài sản lưu động của Doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình Doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp thương mại bao gồm: hàng hoá dự trữ cho lưu thông ( kể cả số hàng đem gửi bán hoặc là hàng hoá đang đi đường ). Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp sản xuất gồm: Nguyên vật liệu, Công cụ dự trữ cho quá trình sản xuất, Thành phẩm, Sản phẩm hoàn thành, Sản phẩm dở dang và Hàng gửi bán hoặc là Hàng đang đi đường. - Hàng tồn kho có các đặc điểm: + Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong năm. + Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp. + Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng chất lượng, tình trạng hàng tồn kho. + Hàng tồn kho đượ bảo quản cất trữ ở nhiều nới khác nhau nhiều đối tượng quản lý khác nhau có đắc điểm bảo quản khác nhau điều này dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn. - Chu trình vận đông của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hàng hoá. Sự vận động của hàng tồn kho ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự phòng giảm giá hàng tồn kho… Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Khi thực hiện Kiểm toán thì chu trình hàng tồn kho luôn là một chu trình Kiểm toán quan trọng trong Kiểm toán báo cáo tài chính. 1.2. Chức năng của chu trình. chức năng mua hàng Khi có nhu cầu mua hàng thì các bộ phận có liên quan sẽ lập phiếu đề nghị mua hàng. Sau khi phiếu đề nghị mua hàng được phê chuẩn bộ phận cung ứng sẽ lập đơn đặt hàng và gửi cho nhà cung cấp đã lựa chọn. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 5. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Phiếu yêu cầu mua hàng do bộ phận có trách nhiệm lập (như bộ phận vật tư). Phiếu được lập theo kế hoạch sản xuất hoặc lập đột xuất. Đơn đặt hàng: Căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng đã được phê chuẩn của Giám đốc (hoặc người phụ trách) bộ phận mua hàng lập đơn đặt hàng để gửi cho nhà cung cấp. Mẫu của đơn đặt hàng được thiết kế sẵn có đầy đủ các cột cần thiết nhằm hạn chế tối đa các sai sót. Chức năng nhận hàng Khi bên nhà cung cấp giao hàng bộ phận nhận hàng sẽ dựa trên đơn đặt hàng để kiểm tra về mẫu mã, số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian gia hàng, cuối cùng trưởng nhóm phải lập biên bản kiểm nhận hàng. Bộ phận nhận hàng phải độc lập với bộ phận kho và bộ phận kế toán. Chức năng lưu kho Hàng được chuyển tới kho và hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đó cho nhập kho. Mỗi khi nhập đủ kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ phận kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho. Chức năng xuất kho vật tư hàng hoá Đối với một đơn vị sản xuất thì xuât kho có 2 lý do cơ bản là xuất cho nội bộ ( cho sản xuất, cho quản lý Doanh nghiệp ) và xuất bán. - Xuất vật tư, hàng hoá cho nội bộ: Khi có hợp đồng sản xuất mới hoặc theo kế hoạch sản xuất hoặc các nhu cầu vật tư trong nội bộ Doanh nghiệp các bộ phân sẽ lập phiếu xin lĩnh vật tư, bộ phận vật tư lập phiếu xuất kho (khi phiếu xin lĩnh vật tư được phê chuẩn ). Phiếu xin lĩnh vật tư: Do bộ phận sản xuất (hoặc các bộ phận khác) căn cứ nhu cầu sản xuất (hoặc nhu cầu bán hàng hoặc quản lý Doanh nghiệp), người phụ trách bộ phận đó lập phiếu xin lĩnh vật tư trong đó phải ghi rõ loại vật tư, số mã, chúng loại, quy cách, phẩm chất, số lượng và thời gian giao vật tư. - Xuất khi để bán: Căn cứ vào đơn đặt mua bộ phận tiêu thụ lập hoá đơn bán hàng và lập phiếu xuất kho, ngoài ra bộ phận vận chuyển phải lập chứng từ vận chuyển. Hoá đơn bán hàng: Được bộ phận tiêu thụ lập thành nhiều liên để lưu ở cuống và giao cho khách hàng, giao cho bộ phận kế toán để thanh toán và ghi sổ. Trong hoá đơn SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 6. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp ghi rõ các nội dung như ngày tháng giao hàng, loại hàng giao. mã số, chúng loại quy cách, phẩm chất, sổ lượng, đơn giá và thành tiền thành toán. Phiếu xuất kho: Được bộ phận vật tư hoặc bộ phận bán hàng lập thành nhiều liên để lưu cuống, xuất kho và ghi sổ kế toán. Phiếu xuất ghi rõ các nội dung như loại vật tư, hàng hoá chủng loại quy cách, phẩm chất, số lượng và ngày xuất. Chứng từ vận chuyển (vận đơn): Do bộ phận vận chuyển lập hoặc Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển lập (nếu thuê dịch vụ vận chuyển). Đây là tài liệu minh chứng cho việc hàng đã được xuất kho giao cho khách, chứng từ vận chuyển được đính kèm với phiếu xuất kho hoặc hoá đơn bán hàng làm minh chứng cho nghiệp vụ bán hàng. Chức năng sản xuất Kế hoạch và lịch trình sản xuất được xây dựng dựa vào các ước toán về nhu cầu đối với sản phẩm của Công ty cũng như dựa vào tình hình thực tế hàng tồn kho hiện có. Do vậy nó có thể bảo đảm rằng Công ty sẽ sản xuất những hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc khó tiêu thụ đối với một số hàng hoá cụ thể.Việc sản xuất theo kế hoạc và lịch trình có thể giúp Công ty bảo đảm về việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như nguyên vật liệu và nhân công cho yêu cầu sản xuất trong kỳ. Trách nhiệm với hàng hoá trong giai đoạn sản xuất thuộc về những người giám sát sản xuất. Nguyên vật liệu được chuyển tới phân xưởng cho tới khi các sản phẩm được hoàn thành và được chuyển vào kho sản phẩm thì người giám sát sản xuất được phân công theo dõi phải có trách nhiệm kiểm soát và nắm chắc tất cả tình hình trong quá trình sản xuất. Các chứng từ sổ sách được sử dụng chủ yếu để ghi chép và theo dõi gồm các phiếu yêu cầu sử dụng, phiếu xuất kho, bảng chấm công, các bảng kê, bảng phân bổ và hệ thống sổ sách kế toán chi phí. Lưu kho thành phẩm Đây là chức năng nhằm bảo quản và quản lý tài sản của Doanh nghiệp khi vật tư, hàng hoá, thành phẩm được nhập kho. Công việc này Doanh nghiệp phải tổ chức canh phòng bảo vệ tránh mất mát, tránh bị lạm dụng tài sản, đồng thời sử dụng các trang thiết bị bảo quản nhằm đảm bảo điều kiện bảo quản vật chất. Khi nhập kho hay xuất kho các bên phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thủ kho mới được nhập, xuất kho. Mặt khác thủ kho là người chịu trách nhiệm về tài sản mình trông coi và phải ghi chép để theo dõi về số lượng vật tư, hàng hoá, thành phẩm nhập – xuất – tồn kho. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 7. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Xuất thành phẩm đi tiêu thụ Xuất thành phẩm chỉ được thực hiện khi đã nhận được sự phê chuẩn, thường là đơn đặt mua hàng của khách hàng. Khi xuất kho thành phẩm phải lập phiếu xuất kho. Bộ phận vận chuyểnphải lập phiếu vận chuyển hàng có đánh số thứ tự từ trước và chỉ rõ hàng hoá được vận chuyển. Phiếu vận chuyển hàng được lập thành ba liên, liên thứ nhất được lập tại phòng tiếp vận để làm chứng từ minh chứng về việc vận chuyển, liên thứ hai được sẽ được gửi tới phòng tiêu thụ hoặc bộ phận tính tiền kèm theo. Đơn đặt mua của khách hàng để làm căn cứ ghi hoá đơn cho khách hàng và liên thứ ba sẽ được đính kèm bên ngoài bao kiện của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Hoạt động kiểm soát này sẽ giúp cho khách hàng kiểm tra được phiếu vận chuyển hàng gắn trên bao kiện hàng nhằm xác định xem có sự khác biệt gì giữa số hàng đặt mua với số hàng thực nhận không. Trong trường hợp hàng hoá được vân chuyển thuê bởi một Công ty tiếp vận thì phiếu vận chuyển sẽ được lập thêm một thứ liên thứ tư, liên này sẽ được giao cho bên cung cấp dịch vụ vận chuyển để làm căn cứ tính cước phí. 2. Đặc điểm hạch toán hàng tồn kho ảnh hưởng đến Kiểm toán. Với những đặc trưng như trên, yêu cầu thực hiện tốt công tác quản lý và hạch toán hàng tồn kho là điều kiện quan trọng không thể thiếu được, góp phần vào công tác quản lý, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, đồng bộ cho sản xuất cũng như tiêu thụ, nhằm ngăn chặn các hiện tượng mất mát, hao hụt, lãng phí trong kinh doanh. 2.1. Về nguyên tắc kế toán. Kế toán hàng tồn kho phải tuân theo những nguyên tắc quốc tế: - Nguyên tắc hoạt động liên tục: Doanh nghiệp hoạt động có thời hạn hoặc ít nhất không bị giải thể trong tương lai gần thì phải lập BCTC phản ánh giá trị tài sản theo giá gốc, không theo giá thị trường. - Nguyên tắc về tính chia cắt niên độ của các năm là gắn chi phí vào các năm tài chính liên quan và chỉ có những chi phí đó mà thôi. - Nguyên tắc tính nhất quán: Trong quá trình kế toán hàng tồn kho mọi khái niệm, nguyên tắc, phương pháp kế toán phải được thực hiện nhất quán. Nếu có thay đổi thì phải giải thích rõ ràng và nêu trong phụ lục BCTC cùng với ảnh hưởng của chúng lên kết quả. - Nguyên tắc giá gốc: giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá gốc. - Nguyên tắc thận trọng: để quyết toán người ta so sánh giữa giá gốc và giá thị trường. Nếu giá thực tế thấp hơn chi phí mua phải hạch toán một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 8. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - Nguyên tắc không bù trừ: việc giảm giá hàng tồn kho không thể ghi chép trực tiếp vào việc giảm giá mua. Nó phải được giữ nguyên sau đó hoàn nhập để xác định lãi và việc mất giá là đối tượng của một khoản dự phòng. - Nguyên tắc ghi chép kế toán: Các Doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện kiểm kê thường xuyên tuy nhiên các Công ty không thực hiện quy định này mà chỉ thực hiện kiểm kê định kỳ. Trong hệ thống kiểm kê thường xuyên nhập, xuất hàng tồn kho được ghi nhận ngay trong khi chúng ta thực hiện, còn kiểm kê định kỳ thì hàng tồn kho đầu kỳ được giữ nguyên cuối kỳ. 2.2. Về phương pháp tính giá. Theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho quốc tế và nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho của Việt Nam thì hàng tồn kho phải được đánh giá theo giá thực tế (hay còn gọi là giá phí) được quy định cụ thể cho từng loại hàng. Trị giá hàng nhập kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hóa theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. Hàng nhập kho có thể từ hai nguồn là mua vào và Doanh nghiệp tự sản xuất. Đối với hàng mua ngoài: G iá = G iá + Chi p hí - Cá c kho ản thực tế m ua thu g iảm g iá hà ng m ua Đối với hàng tự sản xuất: m ua G iá G iá Chi p hí Chi p hí Chi p hí thực = thà nh = ng uy ê n v ật + nhâ n + s ản x uất tế Đối với hàng tồn ng vì trị giá thực tế của hàng nhập kho khác nhau ở các c hung . cô kho liệu trực c ô ng thời điểm khác nhau trong kỳ ưởngtoán nên việc tính giá thực tế hàngtrực tiếp có thể áp dụng một x hạch tiếp xuất kho trong các phương pháp sau đây: - Phương pháp giá thực tế đích danh. - Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp nhập trước, xuất trước. - Phương pháp nhập sau xuất trước. - Phương pháp tính giá thực tế theo giá hạch toán. 2.3. Về phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung, hàng tồn kho nói riêng, mọi sự biến động tăng giảm về mặt số lượng và giá trị đều được phản ánh trên chứng từ gốc như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, biên bản kiểm kê, thẻ kho,... SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 9. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Đồng thời với quá trình trên hạch toán hàng tồn kho phải được hạch toán cả về mặt giá trị và hiện vật. Để hạch toán được như vậy, kế toán hàng tồn kho phải sử dụng phương pháp hạch toán chi tiết là theo dõi từng thứ, từng chủng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng. Hạch toán hàng tồn kho phải luôn luôn đảm bảo về sự khớp đúng cả mặt giá trị và hiện vật giữa thực tế với số lượng ghi trên sổ kế toán, giữa số tổng hợp và số chi tiết. Hiện nay, theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết đó là: Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp sổ số dư. 2.4. Về phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Trong một Doanh nghiệp hay một đơn vị kế toán chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho như sau: - Phương pháp kê khai thường xuyên: đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho bằng cách theo dõi thường xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất kho vật tư, hàng hóa trên sổ sách. Theo phương pháp này mọi biến động tăng giảm hàng tồn kho về mặt giá trị ở bất kỳ thời điểm nào cũng được phản ánh trên các tài khoản liên quan sau: + TK151 – Hàng mua đang đi dường. + TK152 – Nguyên vật liệu. + TK 153 – Công cụ dụng cụ. + TK 154 – Sản phẩm dở dang. + TK 155 – Thành phẩm. + TK 156 – Hàng hóa. + TK 157 – Hàng gửi bán. + TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Phương pháp kiểm kê định kỳ; là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị của hàng tồn kho đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị g iá Trị g iá Trị g iá Trị giá hà ng = Theo phương pháp nàyhà ng tăng + mọi sự giảm giá trịng - hàng tồn hà hàng tồn kho không được theo cuối kỳ dõi trên các x uất tồn đầu nhập tài khoản hàng tồn kho, mà chỉ theo dõi qua các tài khoản trung gian sau đây: tro ng kỳ kỳ tro ng kỳ + TK 611 – Mua hàng. + TK 631 – Giá thành. + Tk 632 – Giá vốn hàng bán. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 10. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Ngoài các nguyên tắc trên ra, trong từng trường hợp cụ thể nếu xét thấy hàng tồn kho ở cuối niên độ kế toán có khả năng bị giảm giá so với giá thực tế đã ghi sổ kế toán thì Doanh nghiệp được phép lập dự phòng giảm giá theo chế độ quy định. 3. Chứng từ và sổ sách có liên quan đến chu trình hàng tồn kho Chứng từ Kiểm toán là nguồn tư liệu sẵn có cung cấp cho Kiểm toán viên. Chứng từ Kiểm toán có thể là các tài liệu kế toán hoặc cũng có thể là tài liệu khác. Trong chu trình Hàng tồn kho các loại chứng từ Kiểm toán thường bao gồm: - Hệ thống sổ kế toán chi tiết cho HTK. - Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán hàng tồn kho. - Hệ thống kế toán chi phí và tình giá thành sản phảm. - Hệ thồng các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí tính giá thành sản phẩm bao gồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng kể cả báo cáo thiệt hại do ngừng sản xuất. - Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: sổ cái, bảng phân bổ, báo cáo tổng hợp, nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.. 4. Mục tiêu Kiểm toán Mục tiêu hợp lý chung. Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thực hiện thu được qu khảo sát thực tế ở khách thể Kiểm toán. Do đó đánh giá sự hợp lý chung hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục ( theo giá trình Kiểm toán tài chính ). Đối với chu trình hàng tồn kho có thẻ cụ thể hoá kho và bảng cân đối kế toán hay Các số dư hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và bảng liệt kê hàng tồn kho là hợp lý. Mục tiêu chung khác Trong mục tiêu chung khác bao gồm: Mục tiêu hiệu lực, mục tiêu trọn vẹn, mục tiêu quyền và nghĩa vụ, mục tiêu đánh giá và phân bổ, mục tiêu chính xác cơ học và mục tiêu phân loại và trình bày. Các mục tiêu này được cụ thể hoá cho chu trình Hàng tồn kho: - Tât cả hàng tồn kho ghi trên sổ đều tồn tại thực tế vào ngày lập bảng cân đối kế toán ( hiệu lực ). SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 11. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - Mọi hàng hoá, tài sản tồn kho đều bao hàm trong Bảng cân đối kế toán (trọn vẹn). - Các tài sản ghi trong mục hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của đơn vị và không thuộc tài sản thế chấp, cầm cố hoặc tạm vay (Quyền và nghĩa vụ) + Giá trị hàng tồn kho phù hợp với hiện vật. + Giá cả hàng hoá được tính theo giá thực tế. Các lần điều chỉnh giá được phản ánh đúng và hàng hoá mất giá được điều chỉnh ( định giá và phân bổ ). - Số tổng cộng các khoản mục hàng tồn kho (tính chính xác cơ học). + Phân loại đúng hàng tồn kho theo các nhóm: Nguyên vật liệu, công trình dở dang, thành phẩm và chi tiết theo quy định. + Thuyết trình rõ các hàng hoá cầm cố, chuyển nhượng, tạm gửi hoặc giữ hộ (Phân loại và trình bày). Các mục tiêu được cụ thể hoá cho chu trình Kiểm toán hàng tồn kho ở trên được gọi là các mục tiêu Kiểm toán đặc thù. Đối với mỗi chu trình Kiểm toán có các mục tiêu đặc thù riêng, tuy nhiên với mỗi vuộc Kiểm toán cụ thể thì mục tiêu riêng của chu trình Hàng tồn kho có thể là khác nhau. Vì vậy căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà Kiểm toán viên định ra các mục tiêu Kiểm toán cụ thể. II: NộI DUNG KIểM TOáN CHU TRìNH hàng tồn kho TRONG KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNh. 1. Các phương pháp tiếp cận Kiểm toán đối với chu trình hàng tồn kho. Chu trình hàng tồn kho cũng như các chu trình khác khi tiến hành Kiểm toán thường có hai cách tiếp cận: Sử dụng các thử nghiệm tuân thủ Sử dụng các thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm tuân thủ ( thử nghiệm kiểm soát ): Là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng Kiểm toán chứng minh rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu. Số lượng các thử nghiệm tuân thủ dựa vào việc đánh giá rủi ro Kiểm toán. Thử nghiệm cơ bản: Là loại thử nghiệm được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng về sự hoàn chỉnh, chính sác và hiệu lực của các dữ liệu do hệ thống kế toán sử lý. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 12. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Thử nghiệm cơ bản thường được sử dụng với số lượng lớn khi rủi ro kiểm soát của chu trình đó được đánh giá là cao. 2. Kiểm toán chu trình hàng tồn kho Mỗi một cuộc Kiểm toán dù to hay nhỏ đơn giản hay phức tạp thì quy trình Kiểm toán thường tuân thủ theo trình tự chung. Chu trình Kiểm toán mua hàng và thanh toán được tiến hành qua ba bước: Bước 1: Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho Bước 2. Thực hiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho Bước 3. Kết thúc Kiểm toán chu trình hàng tồn kho 2.1. Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho Lập kế hoạch Kiểm toán là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công việc của Kiểm toán vì nó có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nó tạo điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện khác cần thiết cho Kiểm toán. Mục đích giai đoạn này là xây dựng kế hoạch Kiểm toán chung và phương pháp Kiểm toán cụ thể phù hợp với phạm vi, bản chất, thời gian của quy trình Kiểm toán sẽ thực hiện. Theo chuẩn mực Kiểm toán việt nam số 300, lập kế hoạch Kiểm toán thì “ Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán phải lập kế hoạch Kiểm toán trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc Kiểm toán. Kế hoạch Kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để làm chương trình Kiểm toán ’’. Đối với chu trình hàng tồn kho, mục đích của giai đoạn này là phải xây dựng một chiến lược Kiểm toán và phương pháp Kiểm toán cụ thể phù hợp với bản chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục Kiểm toán sẽ áp dụng khi Kiểm toán chu trình này. Lập kế hoạch Kiểm toán chu trình hàng tồn kho gồm các bước sau: B 1: Chuẩn bị kế hoạch Kiểm toán B 2: Thu thập thông tin về khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích B 3: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Kiểm toán B 4: Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro Kiểm toán B 5: Lập kế hoạch Kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình Kiểm toán B 1: Chuẩn bị kế hoạch Kiểm toán SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 13. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Đánh giá khả năng chấp nhận Kiểm toán Để chấp nhận lời mời Kiểm toán phải căn cứ vào khả năng của Công ty và các điều kiện của khách hàng. Trong giai đoạn này Kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành Kiểm toán chu trình hàng tồn kho của Doanh nghiệp sau đó kết hợp với việc đánh giá các chu trình khác để đưa ra quyết định có chấp nhận Kiểm toán cho Doanh nghiệp không. Nhận diện các ký do Kiểm toán của Công ty khách hàng Sau khi chấp nhận Kiểm toán, Công ty Kiểm toán tiến hành xem xét các lý do Kiểm toán của khách hàng để từ đó tiến hành xác định số lượng bằng chứng Kiểm toán cần thu thập và các mức độ chính xác của các ý kiến mà Kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo Kiểm toán. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán Thông qua việc nhận diện các lý do Kiểm toán của khách hàng, Công ty Kiểm toán ước lượng được quy mô phức tạp của cuộc Kiểm toán từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện Kiểm toán. Công ty Kiểm toán sẽ lựa chọn nhưng nhân viên Kiểm toán có nhiều kinh nghiệm trong Kiểm toán chu trình hàng tồn kho để Kiểm toán chu trình này. Số lượng và trình độ của các Kiểm toán viên phụ thuộc vào tính phức tạp và mức rủi ro của chu trình. Hợp đồng Kiểm toán Công việc kí kết hợp đồng Kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của giai đoạn này, ghi rõ trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ các bên. Những nội dung chủ yếu của hợp đồng Kiểm toán báo gồm: Mục đích và phạm vi Kiểm toán Trách nhiệm của ban giám đốc Công ty khách hàng và các Kiểm toán viên Hình thức thông báo kết quả kiển toán Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán Căn cứ tính giá phí cuộc Kiểm toán và hình thức thanh toán B2: Thu thập thông tin về khách hàng Kiểm toán viên thu thập thông tin đối với phần hành Kiểm toán mà mình đảm nhận. Trong giai đoạn này Kiểm toán viên tìm hiểu các mặt hoạt động kinh doanh của SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 14. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp khách hàng và các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này từ đó ảnh hưởng đến phần hành Kiểm toán của mình. Các thông tin cơ sở Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Theo chuẩn mực Kiểm toán số 300, lập kế hoạch Kiểm toán quy định Kiểm toán viên phải tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp Kiểm toán viên nhận định về chủng loại hàng hoá mà Doanh nghiệp mua vào cũng như cách thức thanh toán và mục đích sử dụng đối với từng loại hàng hoá có đúng mục đích cam kết bằng văn bản không. Ngoài ra việc tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng cho Kiểm toán viên biết được cách tổ chức hệ thống kế toán và các nguyên tắc kế toán đặc thù của ngành nghề này. - Xem xét lại kết quả cuộc Kiểm toán năm trước và hồ sơ Kiểm toán chung. Việc xem xét lại này giúp cho kiểm toán viên xác định và khoanh vùng các khoản mục chứa đựng rủi ro cao trong chu trình, những bước mà ở đó hệ thống kiểm soát nội bộ yếu. - Tham quan nhà xưởng Công việc này sẽ cung cấp cho Kiểm toán viên những điều mắt thấy tai nghe về quy trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, giúp Kiểm toán viên đánh giá tình trạng bảo quản, nhập và xuất hàng hoá từ đó đánh giá khả năng của bộ phận mua hàng và những gian lận sai sót có thể xảy ra trong quá trình mua hàng. - Nhận diện các bên hữu quan Trong quá trình Kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán các bên hữư quan mà kiểm toán viên quan tâm chủ yếu là cung cấp, đại lý, các tổ chức ảnh hưởng đến quyết định mua của Công ty khách hàng. Việc nhận diện các bên hữu quan sẽ giúp cho Kiểm toán viên trong quá trình thu thập bằng chứng Kiểm toán có nhiều thuận lợi hơn. - Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài Trong trường hợp phải giám định giá trị của những hàng hoá mà Doanh nghiệp mua vào nếu trong nhóm Kiểm toán không có ai có khả năng giám định thì họ phải dùng những chuyên gia trong các lĩnh vực trên. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 15. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng sẽ giúp cho Kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến chu trình hàng tồnkho. Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc của Công ty khách hàng gồm các loại sau: Giấy phép thành lập điều lệ của Công ty. Các báo cáo tài chính, báo cáo Kiểm toán, thanh tra hoặc kiểm tra của các năm hiên hành hoặc trong vài năm trước. Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc. Các hợp đồng cam kết quan trọng. Thực hiện các thủ tục phân tích Sau khi thu thập các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục Kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng Kiểm toán. Gồm: Phân tích ngang: So sánh số dư tài khoản năm nay so với năm trước, đối chiếu chên lệch năm nay tăng hay giảm so với năm trước để tìm ra những điều không hợp lý. Phân tích dọc: So sánh tỷ lệ chi phí của Công ty khách hàng với các Công ty khác trong ngành, so sánh tỷ lệ này qua các năm để đánh giá tính hợp lý. Xác định hệ số vòng quay của hàng tồn kho để xác đinh chất lượng, tính kịp thời, tính lỗi thời của hàng hoá mua vào. B3: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Kiểm toán Đánh giá tính trọng yếu Một sai sót có quy mô có thể trọng yếu với Công ty này nhưng không trọng yếu với Công ty khác. Do đó việc ước lượng trọng yếu phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm của Kiểm toán viên. Thông thường việc đánh giá tính trọng yếu gồm hai bước cơ bản: Bước 1: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục Kiểm toán. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 16. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Trong giai đoạn này Kiểm toán viên cần ước lương mức trọng yếu cho toàn bộ chu trình sau đó phân bổ mức rọng yếu cho từng nhóm nghiệp vụ. Đánh giá rủi ro Theo chuẩn mực số 400 rủi ro Kiểm toán là rủi ro Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được Kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Trong giai đoạn lập kế hoạch Kiểm toán, Kiểm toán viên phải xác định rủi ro Kiểm toán mong muốn cho toàn bộ BCTC được Kiểm toán thông qua việc đánh giá ba bộ phận. - Rủi ro tiềm tàng. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng Kiểm toán viên có thể dựa vào các yếu tố như bản chất kinh doanh của khách hàng, tính liêm chính của ban giám đốc, kết quả của các cuộc Kiểm toán lần trước, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, các ước tính kế toán, các hợp đồng Kiểm toán lần đầu và dài hạn, quy mô số dư tài khoản. - Rủi ro kiểm soát. Khả năng gian lận, sai sót của hệ thống kiểm soát nội bộ. Rủi ro kiểm soát càng lớn có nghĩa là hệ thống kiểm soát nội bộ càng yếu kếm và ngược lại. Việc đánh giá rủi ro trên thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. - Rủi ro phát hiện. Khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên báo cáo tài chính mà không ngăn được hay phát hiện bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và cũng không được kiểm toán viên phát hiện trong quá trình Kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro phát hiện phụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng chuyên môn của Kiểm toán viên. Kiểm toán viên phải dựa vào đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm rủi ro phát hiện và rủi ro Kiểm toán đến mức có thể chấp nhận được. B4: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát Trong giai đoạn này Kiểm toán viên phải xem xét các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ như môi trường kiểm soát, thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mà trọng tâm là các thủ tục kiểm soát được áp dụng trong chu trính hàng tồn kho về mặt thiết kế và tính khả thi của các thủ tục kiểm soát đó. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 17. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - Môi trường kiểm soát Bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài có tính tác động tới việc thiết kế, hoạt động và sử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Để đạt sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho, Kiểm toán viên cần xem xét các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm: + Đặc thù về quản lý: Đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động Doanh nghiệp của nhà quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách chế độ quy định và cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát trong Doanh nghiệp nói chung và hàngtồn kho nói riêng. + Cơ cấu tổ chức: Để thực hiên bước công việc này với hàng tồn kho Kiểm toán viên cần tìm hiểu các thủ tục và các quy định đối với các chức năng mua hàng, nhận hàng, lưu trữ hàng, xuất hàng. cũng như việc kiểm soát đối với sản xuất, đông thời phải tìm hiểu về hệ thống kiểm soát vật chất đối với hàng tồn kho như kho tàng, bến bãi, nhà xưởng và các điều kiện kỹ thuật khác. Bất kỳ sự thiếu soát nào về phương tiện cất trữ về dịch vụ bảo vệ hoặc về kiểm soát vật chất khác đều có thể dẫn tới mất mát hàng tồn kho do cháy nổ hoặc do mất trộm, tất cả cấp quản lý quan tâm. Thêm nữa các Kiểm toán viên có thể tiến hành phỏng vấn cuãng như quan sát các hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kế toán hàng tồn kho có được theo dõi từng loại không, hàng tồn kho có được đánh dấu theo một dãy số được xây dựng không. +Chính sách nhân sự: Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn về chính sách nhân sự đối với côngtác ghi chép, công tác quản lý hàng tồn kho, thực hiện đánh giá điều tra về trình độ nghiệp vụ, tính trung thực và tư cách của thủ kho, nhân viên thu mua, kế toán hàng tồn kho cũng như xự phân ly trách nhiệm giữa các bộ phận cá nhân trong việc thu mua, hạch toán và bảo quản hàng tồn kho. + Công tác kế hoạch: Kiểm toán viên cần kiểm tra các dự toán về nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất do Doanh nghiệp lập đầu kỳ và đối chiếu với kế hoạch sản xuất do Doanh nghiệp lập đầu kỳ và đối chiếu với kế hoạch sản xuất, dự toán kỳ trước cũng như tình hình thực tế sản xuất kỳ trước để khẳng định tính khoa học và nghiêm túc trong việc xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho của Doanh nghiệp. - Hệ thống kế toán hàng tồn kho. Bao gồm hệ thồn chứng từ, hệ thống sô sách, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Trong đó qua trình lập và luân chuyển chứng từ SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 18. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của Doanh nghiệp. Để tìm hiểu về hệ thống kế toán hàng tồn kho của dơn vị được Kiểm toán, Kiểm toán viên cần tìm hiểu qua các câu hỏi sau: . Hệ thống kế toán hàng tồn kho có thể có được theo dõi chi tiết cho từng loại hàng tồn kho hay không. . Hệ thống sổ sách kế toán có được đối chiếu ít nhất một lần với kết quả kiểm kê hàng tồn kho trong năm không. . Sự khác biệt giữa số thực tế kiểm kê với sổ sách khi được phát hiện có được giải quyết kịp thời hay không. Ngoài ra kiểm toan viên cần kiểm tra các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt mua hàng, phiếu yêu cầu sử dụng mua hàng hoá, phiếu vận chuyển hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuấtkho và các sổ sách kế toán về hàng tồn kho và chi phí.Các thủ tục này sẽ giúp Kiểm toán viên có được các bằng chứng để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu về hàng tồn kho là nhỏ hơn mức cực đại. - Các thủ tục kiểm soát. Kiểm toán viên tìm hiểu thủ tục kiểm soát trong đơn vị có dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: Phân công phân nhiệm, Bất kiêm nhiệm, Uỷ quyền phê chuẩn. + Kiểm toán viên phải kiểm tra viêc phân chia trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng của chu trình, ai là người thực hiện chức năng đó. + Có tồn tại một phòng thu mua hàng độc lập chuyên thực hiện trách nhiệm mua tất cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng hoá không. + Có bảo đảm sự phê duyệt trong xuất dùng hàng tồn kho không. - Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ là bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hành công việc kiểm tra và đánh gia các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị. + Kiểm toán viên phải tìm hiểu xem khách hàng có hay khong có sự tồn tại của bộ phận Kiểm toán nội bộ và bộ phận Kiểm toán nội bộ này thực tế có hoạt động hay không, bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc ai, phạm vi quyền hạn của nó như thế nào. + Các nhân viên trong bộ phận Kiểm toán nội bộ có đảm bảo về năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp hay không. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 19. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp + Bộ phận này tiến hành kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến hàng tồn kho như thế nào, nó có đảm bảo chức năng kiểm tra đánh giá và giám sát thích hợp hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho hay không. - Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được tiến hành qua các bước sau. + Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra kho bãi, phỏng vấn những người trực tiếp quản lý kho bãi, phỏng vấn ban giám đốc, tìm hiểu các thủ tục nhập xuất hàng, quy trình sản xuất sán phẩm của đơn vị, phỏng vấn nhân viên kế toán về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, sổ sách kế toán hàng tồn kho bao gồm cả sổ chi tiết, sổ tổng hợp, các thủ tục liên quan đến việc kiểm tra vật chất hàng tồn kho, phỏng vấn nhân viên tham gia kiểm kê. Kiểm toán viên sử dụng các bảng câu hỏi, bảng tường thuật đối với hoạt động kiếm soát của đơn vị khách hàng, Kiểm toán viên sẽ thu thập được các bằng chứng để dưa ra đánh giá rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu về hàng tồn kho. + Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Kiểm toán viên tiến hành các công việc sau: . Nhận diện các mục tiêu kiểm soát . Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù . Nhận diện và đánh giá nhược điểm của HTKSNB . Đánh giá rủi ro kiểm soát Căn cứ trên bảng đánh giá hệ HTKSNB Kiểm toán viên sẽ tiến hành thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản trên các số dư và các nghiệp vụ trong phần thực hiện Kiểm toán. B5: Lập kế hoạch Kiểm toán toàn diện va thiết kế chương trình Kiểm toán Sau khi có những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng đã xác định được mức trọng yếu và rủi ro Kiểm toán viên sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của đơn vị , phân tích triển khai kế hoạch và soạn thảo chương trình Kiểm toán cho chui trình. Trong thực tiễn Kiểm toán các Kiểm toán viên thường căn cứ vào các rủi ro tiềm tàng và các rủi ro kiểm soát để thiết kế chương trình Kiểm toán cho chu trình. Thực chất của việc soạn thảo chương trình Kiểm toán là việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiêm cơ bản với bốn nội dung chính là : Xác định thủ tục Kiểm toán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 20. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - Thiết kế các thử nghiệm tuân thủ: Dùng để thu thập bằng chứng và khả năng ngăn chặn các sai phạm của kiểm soát nội bộ thực hiện thông qua trắc nghiệm đạt yêu cầu là: Trắc nghiệm đạt yêu cầu không để lại dấu vết: Kiểm toán viên cần quan sát những người có trách nhiệm trong đơn vị về các biện pháp kiểm soát áp dụng cho các nghiệp vụ trong chu trình. Trắc nghiệm đạt yêu cầu để lại dấu vết: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết hệ thống chứng từ, kiểm tra chữ ký tắt trên các hoá đơn mua hàng, các phiếu chi…nhằm thu thập bằng chứng Kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình hàng tồn kho. - Thiết kế các thử nghiệm cơ bản trong chu trình hàng tồn kho. Căn cứ vào các bằng chứng thu thập được qua các thử nghiệm tuân thủ như trên, KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát và sau đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản cho chu trình hàng tồn kho thông qua các loại trắc nghiệm chính: Trắc nghiệm độ vững chãi và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trắc nghiêm độ vững chãi: Kiểm toán viên xem xét các hoá đơn chứng từ, phiếu nhập kho…để kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý củac chúng xem có sự phê duyệt không, giá trị , số lượng với số tiên có khớp nhau không. Kiểm toán viên cũng đối chiếu với sổ chi tiết các khoản phải trả, nhật ký và các chứng từ liên quan ở trên để kiểm tra tính đúng đắn của các con số ghi sổ. Trắc nghiệm phân tích: Kiểm toán viên thường sử dụng các trắc nghiệm phân tích là: So sánh số hàng của năm trước với năm nay hoặc với kế hoạch cung ứng. So sánh các tỷ suất với nhau và với các năm trước. Trắc nghiệm trực tiếp số dư: Kiểm toán viên thường tiến hành kiểm kê vật chất hàng tồn kho đối chiếu với các số liệu trên sổ sách. Số lượng trắc nghiệm trực tiếp số dư cần thực hiện tuỳ thuộc vào kết quả trắc nghiệm độ vũng chãi và trắc nghiệm phân tích. 2.2. Thực hiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho Là việc cụ thể hoá chương trình Kiểm toán đã thiết kế trong quá trình lập kế hoạch Kiểm toán. Đây là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật của Kiểm toán thích ứng với đối tượng Kiểm toán để thu thập bằng chứng Kiểm toán một cách đầy đủ và tin cậy SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 21. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nhằm đưa ra nhũng ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC. Sử dụng các trắc nghiệm vào xác minh các thông tin tài chính, sự kết hợp giữa các trắc nghiệm phụ thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên phải xem xét đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ để sử dụng loại và quy moo trắc nghiệm cho phù hợp với công công việc. Nếu đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ là có hiệu lực thì Kiểm toán viên thực hiện trắc nghiệm đạt yêu cầu và thực hiện ít hơn trắc nghiệm độ vững chãi. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là không có hiệu lực thì Kiểm toán viên sẽ áp dụng trắc nghiệm độ vững chãi với quy mô lớn . Quy mô trắc nghiệm, trình tự sử dụng và cách kết hợp các trắc nghiệm phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán suy xét bản chất sai phạm của Kiểm toán viên.. Chu trình hàng tồn kho sử dụng kết hợp cả ba loại trắc nghiệm vì đây là chu trình phức tạp và có khả năng sai phạm cao. Số lượng nghiệp vụ phát sinh trong chu trình hang tồn kho là rất lớn và Kiểm toán viên không thể cứ xem xét hết các nghiệp vụ đẻ tìm ra sai phạm được, mặt khác cho dù có làm điều này thì khả năng xảy ra rủi ro Kiểm toán là vẫn tồn tại. Bởi vậy một công việc cần thiết phải thực hiện trước là tiến hành chọn mẫu nghiệp vụ dựa vào những phân tích sơ bộ ban đầu để thực hiên các trắc nghiệm mang tính đại diện cho tổng thể. 2.2.1. Quá trình kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát với chu trình. - Với nghiệp vụ mua hàng + Xem xét việc cử lý đơn đặt hàng có được thực hiện đúng theo quy trình không. + Xem xét chữ ký trên đơn đặt mua hàng có đước ký xác nhận đúng trách nhiệm của người chuyên trách không. + Xem xét thủ tục nhận hàng có thực hiện đúng không. + Xem xét sự độc lập và bất kiêm nhiệm giữa người nhận hàng, người kiểm hàng và thủ kho, kế toán. -Với quá trình nhập xuất kho. + Kiểm toán viên xem xét về thủ tục nhập xuất có được tiến hành đúng nguyên tắc và quy định không. + Tổ chức việcnhận hàng có đúng trình tự không + Kiểm tra quá trình hoàn thành các thủ tục xuất kho hàng, từ việc lập các phiếu yêu cầu vật tư của bộ phận sản xuất, tiếp nhận các đơn đặt hàng của khách hàng, việc phê SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 22. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp chuẩn kí lệnh xuất kho và lập phiếu xuất kho đến thực hiện nghiệp vụ xuất k ho của thủ kho. +Việc theo dõi ghi sổ nhật ký hàng vận chuyển . + Kiểm tra việc thực hiện kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất kho, quy trình làm việc và xác nhận chất lượng hàng nhập kho của bộ. + Xem xét tính độc lập của thủ kho với người giao nhận hàng và các kế toán viên phần hàng tồn kho. - Đối với kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất: Thông thường ở Doanh nghiệp sản xuất có một bộ phận kiểm soát sản xuất để xem xét số lượng chủng loại sản phẩm được sản xuất có đúng theo yêu cầu hay lệnh sản xuất không, kiểm soát chất lượng sản phẩm ở các phân xưởng, phế liệu cũng như kiểm soát quá trình bảo vệ và theo dõi nguyên vật liệu của phân xưởng sản xuất. ngoài ra Doanh nghiệp cũng có một cơ cấu kiểm soát nội bộ đối với kế toán chi phí sản xuất để chi phí sản xuất được tính đúng đủ hợp lý cho từ đối tượng. Khi kiểm tra cơ cấu kiểm soát sản xuất và chi phí sản xuất, Kiểm toán viên cũng có thể tiến hành xem xét một số vấn đề củ yếu sau: + Việc ghi chép của nhân viên thống kế phân xưởng tổ, đội, cũng như sự giám sát của quản đốc phân xưởng hoặc tổ trưỏng, đội trưởng có thường xuyền và chặt chẽ không. + Xem xét việc chép nhật ký sản xuất của từng bộ phận sản xuất theo dõi số lượng, chất lượng, chủng loại, sản phẩm hỏng, phế liệu. . + Quan sát quy trình làm việc bộ phận kiểm tra chất lượng ở phân xưởng, tính độc lập của bôn phận này với bộ phận kiểm nhận hàng nhập kho. + Xem xét mẫu kiểm soát công tác kế toán chi phí của Doanh nghiệp có được thực hiện thường xuyên hay không. Điều đó được thể hiện thông qua các dấu hiệu kiểm tra số kế toán chi phí của những người có trách nhiệm và độc lập với những người ghi sổ. + Xem xét phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có tuân thủ đúng nguyên tắc và tính nhất quán giữa kỳ này so với kỳ trước hay không, cũng như sự giám sát của người có trách nhiệm trong công việc đánh giá sản phẩm dở dang. Quá trình khảo sát kiểm soát chi phí tiền lương ở chu kỳ tiền lương và nhân sự cũng là một phần liên quan dến khảo sát kiểm soát chi phí sản xuất. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 23. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích. Sử dụng các thủ tục phân tích trong Kiểm toán chu trình hàng tồn kho để phát hiện những biến động bất thường ở những khoản mục hàng tồn kho như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Kết quả thu được sẽ giúp Kiểm toán viên quyết định tăng hay giảm các thủ tục Kiểm toán chi tiết đối với nghiệp vụ và số dư hàng tồn kho. Quá trình thực hiện các thủ tục phân tích bao gồm các giai đoạn sau: GĐ1: Phát triển một mô hình kết hợp các biến tài chính và biến hoạt động. - Khi phát triển mô hình, chúng ta xác định mối quan hệ giữa các biến tài chính và hoạt động. - Cần đánh giá xem việc phát triển một mô hình để dự đoán số dư tài khoản hiện thời hay để dự đoán thay đổi đối với số dư của năm trước. Dự đoán thay đổi so với năm trước có thể hiệu quả khi chúng ta đã Kiểm toán số dư của năm ngoài vì chúng ta có thể xoá bỏ khỏi mô hình những biến độc lập không thay đổi so với năm trước. - Khi kết hợp các biến độc lập liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều thông tin hơn và vì vậy dự đoán của ta sẽ chính xác hơn. Nếu đơn giản hoá qua nhiều mô hình sẽ làm đơn giản hoá dự đoán, vì vậy cũng sẽ đơn giản hoá tương quan so sánh dẫn đến mô hình có thể chỉ cung cấp được những bằng chứng hạn chế. - Có thể tính chính xác cho dự đoán bằng cách phát triển mô hình từ những dữ liệu được phân tích chi tiết hơn. GĐ2: Xem xét tính độc lập và tính đáng tin cậy của dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động. - Tính độc lập và tính đáng tin cậy của dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động sử dụng trong mô hình này có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác dự đoán, vì thế cũng có ảnh hưởng tới bằng chứng Kiểm toán thu nhận được từ thủ tục phân tích. - Để đánh giá tính đáng tin cậy của dữ liệu, cần xem xét liệu: +Dữ liệu xuất phát từ các nguồn độc lập ngoài Doanh nghiệp hay từ những nguồn trong Doanh nghiệp. +Những nguồn thông tin bên trong Doanh nghiệp có độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị được Kiểm toán hay không. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 24. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp +Dữ liệu có được Kiểm toán theo các thủ tục Kiểm toán trong năm nay và năm trước hay không. +Có phát triển những dự tính sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau hay không. GĐ3: Tính toán ra một giá trị ước tính và so sánh giá trị ghi sổ. Theo mô hình đã xây dựng và các đặc tính của dữ liệu Kiểm toán viên tính toán ra giá trị ước tính và so sánh giá trị này với giá trị ghi sổ. Khi so sánh ước tính của Kiểm toán viên với giá trị ghi sổ, Kiểm toán viên cần xem xét: - Liệu mối quan hệ này có được thường xuyên đánh giá hay không. Quan sát một mối quan hệ cụ thể càng thường xuyên bao nhiêu thì càng có thể chắc chắn về tính nhất quán của mối quan hệ đó. - Khi so sánh giá trị hàng tháng, cần xem xét những chênh lệch theo mùa (đối với những loại hình kinh doanh có ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ). - Nếu thiếu những chênh lệch theo ước tính. Điều này đòi hỏi Kiểm toán viên cần tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh của khách hàng. GĐ4: Thu thập bằng chứng để giải thich về những chênh lệch đáng kể. Khi phát hiện ra những chênh lệch đột biến đáng kể so với dự tính, thì Kiểm toán viên cần phải tìm hiểu để giải thích nguyên nhân của những chênh lệch đó. Chênh lệch có thể do các trường hợp: Thứ nhất do số dư các tài khoản thuộc chu trình hàng tồn kho có chứa đựng sai sót. Thứ 2 là do ước tính của Kiểm toán viên không chính xác. Mỗi khi có sự chênh lệch giữa giá trị ước tính và gá trị ghi sổ, Kiểm toán viên cần tìm kiếm lời giải thích từ Ban giám đốc hoặc nhân viên khách hàng liên quan, đồng thời quyết định tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư (nếu không có được lời giải thích hợp lý từ ban giám đốc và các nhân viên) GĐ5: Xem xét những phát hiện Kiểm toán. Nếu phát hiện một chênh lệch Kiểm toán, thực hiện cần điều tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch đó có cho thấy một sai sót đáng kể trong cở sở dẫn liệu báo cáo tài chính về những mục tiêu Kiểm toán và cân nhắc tới những ảnh hưởng tình hình kinh doanh cuả khách hàng. 2.2.3. Thực hiện các thủ tục Kiểm toán chi tiết. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 25. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Theo giáo trình Kiểm toán tài chính ta có phương trình : Thủ tục Trắc nghiệm Trắc nghiệm kế toán = độ vững chãi trong + trực tiếp chi tiết trắc nghiệm công việc số dư Trong Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trắc nghiệm độ vững chãi trong trắc nghiệm công việc sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiếp nghiệp vụ hàng tồn kho và trắc nghiệm trực tiếp số dư là sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư hàng tồn kho. 2.2.3.1. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho - Mục tiêu kiểm tra chi tiết nghiệp vụ là phát hiện những sai sót trong hạch toán hay những sai sót trong hạch toán hàng tồn kho không đúng nguyên tắc. - Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thông thường là xem xét lại mối quan hệ giữa các tài khoản liên quan, bằng cách đối chiếu số liệu phát sinh của các tài khoản hàng tồn kho và các tài khoản chi phí liên quan. + Xem xét đối chiếu giữa số liệu trên TK 152- Nguyên vật liệu với các TK621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 627- chi phí sản xuất chung, các TK chi phí khác. + Đối chiếu số liệu giữa các tài khoản chi phí như TK 621 – chi phí NVL trực tiếp ; TK 622 chi phí nhân công trực tiếp với tài khoản 154- chi phí SXKD dở dang. + Đối chiếu số liệu giữa TK 627 – chi phí sản xuất chung với TK 154. + Đối chiếu số liệu giữa TK 154 với số liệu TK 155- thành phẩm. + Hoặc đối chiếu giữa TK 155 – Thành phẩm (TK 156 hàng hoá) với TK 157- Hàng gửi bán và TK 632 – Giá với hàng bán. Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ cũng còn được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa số dư trên tài khoản hàng tồn kho với số liệu kiểm kê thực tế. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ chủ yếu chú trọng vào những khoản mục hàng tồn kho hoặc chi phí thiếu bằng chứng có tính thuyết phục hoặc trong quá trình khảo sát Kiểm toán viên nhận thấy có những khả nghi và rủi ro kiểm soát lớn. Thực tế Kiểm toán viên thưởng mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho ở các khoản mục thuộc hệ thống kế toán chi phí sản xuất. Nhiều Doanh nghiệp có cơ cấu kiểm soát nội bộ về quá trình sản xuất và chi phí sản xuất không chặt chẽ tạo sơ hở những gian lận trong việc sử dụng nguyên vật liệu như: Nguyên vật liệu xuất dùng nhưng không được sử dụng vào sản xuất mà vẫn hạch SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 26. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp toán vào chi phí sản xuất, hoặc nguyên vật liệu đã xuất dùng nhưng không được tính vào chi phí sản xuất, hoặc tính không đúng vào chi phí của bộ phận sử dụng, phản ánh sai lệch giá trị tài sản. Ngoài ra nếu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất không hiệu lực thì sẽ phát sinh những sai sót trong việc tập hợp chi phí không đúng, hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung không hợp lý dẫn đến việc đánh giá sai lệch tài sản (sản phẩm dở dang, thành phẩm). Hoặc tính sai kết quả kinh doanh do hạch toán nhầm chi phí sản xuất chung vào chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý Doanh nghiệp. . Tương tự việc không tuân thủ nhất quán nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng là nguyên nhân gây ra những sai sót trọng yếu của khoản mục sản phẩm dở dang và thành phẩm. - Kiểm toán viên có thể thực hiện một số thủ tục kiểm tra nghiệp vụ để phát hiện những sai sót và gian lận sau đây: + Để xác định sự phù hợp giữa nguyên vật liệu xuất kho sử dụng với các chi phí vật liệu ở các bộ phận bằng cách đối chiếu giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên TK 152 – Nguyên vật liệu với tổng chi phí nguyên vật liệu trên các TK627 – chi phí sản xuất chung (6272- chi phí nguyên vật liệu); TK 641 chi phí bán hàng (6412 – chi phí vật liệu, bao bì) ; TK 642 – chi phí quản lý Doanh nghiệp (6422- chi phí vật liệu quản lý). + Đồng thời xem xét việc ghi chép trên sổ theo dõi vật tư sử dụng ở các phân xưởng sản xuất. Đối chiếu giữa số liệu vật tư xuất dùng cho phân xưởng với báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng để phát hiện sai lệch nếu có ( Khảo sát nghiệp vụ này sẽ được tiến hành kết hợp với quá trình khảo sát thống kê ở phân xưởng ). + Để đánh giá quá trình tập hợp chi phí sản xuất là đúng đắn và hợp lý, Kiểm toán viên trước hết phải xem xét chứng từ, tài liệu của các chi phí phát sinh được hạch toán vào các tài khoản chi phí có đầy đủ và hợp lý không. Sau đó sẽ đối chiếu giữa số liệu trên các tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp; TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp; TK 627 - Chi phí sản xuất chung với số liệu phát sinh nợ trên TK 154 – Chi phí SXKD dở dang. . . + Để xác định tính hợp lý của quá trình phân bổ chi phí, Kiểm toán viên xem xét tiêu thức phân bổ chi phí theo các đối tượng tính giá cá biệt có thay đổi đáng kể so với các kỳ trước hay không. Nếu có thay đổi từ tiêu thức này sang tiêu thức khác mà có ảnh hưởng lớn và đáng kể đến chi phí và giá thành của những đối tượng tính giá cá biệt. Nếu sự thay đổi đó có khả năng làm mất đi tính trung thực của quá trình đánh giá hàng tồn kho thì cần phải xem xét có nên chấp nhận tiêu thức phân bổ chi phí đó không. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 27. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp + Kiểm toán viên xem xét việc. ghi chép sổ theo dõi sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng sân xuất có đầy đủ, kịp thời không. Đồng thời đối chiếu phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang kỳ này với các kỳ trước có nhất quán không. Nếu có sự thay đổi thi tìm hiểu nguyên nhan và sự ảnh hưởng của chúng. Đố chiếu sự phù hợp giữa số lượng sản phẩm dở dang với giá trị sản phẩm đó để phát hiện những biến động bất thường và tính không hợp lý. + Tương tự như vậy, kiểm toán viên cũng cần khảo sát xem có sự thay đổi trong việc sử dụng phương pháp tính toán giá thành của Doanh nghiệp không. Ngoài ra, Kiểm toán viên có thể tính toán một số khoản mục chi phí và việc tổng hợp chi phí, phân bổ chi phí vào tính giá hàng nhằm phát hiện những. sai sót trong quá trình tính toán. 2.2.3.2. Kiểm tra chi tiết số dư hàng tồn kho Khi Kiểm toán số dư hàng tồn kho Kiểm toán viên phải thực hiện các khảo sát chi tiết hàng tồn kho là điều cần thiết và quan trọng. ở khía cạnh khác việc định giá hàng tồn kho cũng rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người tính toán và định giá, do vậy việc kiểm ra chi tiết các khoán mục hàng tồn kho cũng là phương tiện, thủ pháp quan trọng để phát hiện các gian lận, sai sót trọng yếu trong chu trình này. Khi khảo sát chi tiết hàng tồn kho cần lưu ý và xem xét kết quả kiểm tra chi tiết của các chu trình liên quan: Chu trình Mua vào và Thanh toán, chu trình Tiền lương và Nhân viên, chu trình Bán hàng và Thu tiền bởi vì kết quả kiểm tra các chu trình đó có ảnh hưởng đến các kiểm tra chi tiết Hàng tồn kho. Công tác Kiểm toán Hàng tồn kho rất phức tạp và nó liên quan đến hiện vật và giá trị hàng tồn kho. Vì vậy kiểm tra chi tiết Hàng tồn kho được đề cập chủ yếu hai vấn đề: Quan sát kiểm tra vật chất và quá trình định giá, hạch toán hàng tồn kho. 2.2.3.2.1. Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho. Quan sát kiểm kê vật chất hàng tồn kho là công việc mà Kiểm toán viên phải có mặt vào thời điềm mà cuộc kiểm kê hàng tồn kho được tiến hành. Bằng các biện pháp quan sát, khảo sát, thẩm vấn thích hợp để Kiểm toán viên xác định sự tồn tại vật chất và tính chính xác của hàng tồn kho kiểm kê, cũng như các vấn đề liên quan đến hàng tồn kho về quyền sở hữu và chất lượng hàng tồn kho. Quá trình quan sát vật chất hàng tồn kho của Kiểm toán viên thường được tiến hành theo các bước : Tìm hiểu các quá trình kiểm soát các cuộc kiểm kê, xác định các quyết định Kiểm toán và thực hiện quan sát vật chất. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 28. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp b1: Tìm hiểu các quá trình kiểm soát kiểm kê. Bất cứ Doanh nghiệp vận dụng các phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ thì cũng phải có cuộc kiểm kê vật chất hàng tồn kho định kỳ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể và cách tổ chức kiểm kê của Doanh nghiệp, cuộc kiểm kê đố được tiến hành vào thời điểm cuối kỳ hoặc vào 1 thời điểm nào đó trong năm. Kiểm toán viên quan sát và tìm hiểu quá trình kiểm soát các cuộc kiểm kê, nếu các thủ tục kiểm soát đầy đủ và đáng tin cậy phải bao gồm: Nhưng quy định hợp lý đối với cuộc kiểm kê vật chất, sự giám sát bởi cá nhân có trách nhiệm và trung thực, quá trình kiểm tra nội bộ độc lập với cuộc kiểm kê, việc đối chiếu độc lập kết quả kiểm kê vật chất với sổ kế toán và cuộc kiểm kê lập đầy đủ các phiếu kiểm kê, biên bản kiểm kê. b2: Xác định các quyết định Kiểm toán. Cũng giống như bất kỳ cuộc Kiểm toán khác, các quyết định Kiểm toán của quá trình quan sát vật chất hàng tổn kho bao gồm: Lựa chọn thủ tục Kiểm toán, xác định thời gian, xác định quy mô mẫu và lựa chọn khoản mục để kiểm tra. -Lựa chọn thủ tục Kiểm toán Thủ tục Kiểm toán sử dụng trong quá trình quan sát vật chất hàng tồn kho chủ yếu là: Kiểm tra, quan sát, thẩm vấn, đối chiếu, so sánh những thông tin liên quan để đạt được mục tiêu Kiểm toán. Nội dung cụ thể các thủ tục này được trình bày ở các phần sau. - Xác định thời gian Thông qua việc kiểm tra kiểm soát các cuộc kiểm kê vật chất của Doanh nghiệp đã thực hiện và kết quả kiểm tra đối chiếu sổ sách hàng tồn, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (được thực hiện ở phần trên) để quyết định có tổ chức tiến hành kiểm kê vật chất vào cuối kỳ kế toán hay không. Nếu có kiểm kê vật chất đầy đủ vào ngày cuối kỳ kế toán thì dự tính thời gian cần thiết để thực hiện công việc đó với sự giám sát của Kiểm toán viên là bao nhiêu ngày. Giả sử thời điểm giữa kỳ đã có một cuộc kiểm kê vật chất và Kiểm toán viên đã quan sát việc kiểm kê vào lúc đó, đồng thời Kiểm toán viên đã kiểm tra sổ kê toán hàng tồn kho từ thời điểm kiểm kê giữa kỳ đến cuối kỳ không vấn đề gì nghi vấn, thì Kiểm toán viên quyết định không cần phải tổ chức kiểm kê vật chất vào cuối kỳ nữa. Thay vào SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 29. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp đó Kiểm toán viên có thể so sánh số liệu trên sổ kế toán với hàng tồn kho thực tế của một mẫu tại thời điểm nhất định nào đó. Ngược lại, nếu số liệu trên sổ kế toán không được ghi chép thường xuyên, các thủ tục kiểm soát kiểm kê không đầy đủ và không đáng tin cậy thì cần phải tiến hành một cuộc kiểm kê vật chất đầy đủ là hoàn toàn cần thiết. Tùy theo khối lượng hàng tồn kho nhiền hay ít, phân tán hay tập trung để xác định thời gian cần thiết cho công việc mà Kiểm toán viên cần phải theo dõi, giám sát trực tiếp cuộc kiểm kê vật chất đó. - Xác định quy mô mẫu Quy mô mẫu trong quan sát vật chất thường được lựa chon theo các yếu tố: Số lợng hàng cần kiểm tra, số kho cần kiểm tra, và thời gian bỏ ra để thực hiện công việc quan sát. Kiểm toán viên có thể lựa chọn một trong số các tiêu thức này để xác định quy mô quan sát. Trong thực tế để giảm chi phí kiếm toán, Kiểm toán viên thường lấy tiêu thức thời gian để xác định quy mô. - Chọn lựa những mặt hàng cần kiểm tra Ngoài ra trên thực tế tuỳ vào điều kiện và những đặc thù của Doanh nghiệp, Kiểm toán viên có thể chọn mẫu đối với những mặt hàng chủ yếu và có nghi vấn về gian lận hoặc sai sót trong quá trình kiêm tra chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hoặc trong quá trình quan sát cuộc kiểm kê hiện vật, Kiểm toán viên chú ý đến những mặt hàng đáng kể nhất và điển hình nhất để tiến hành kiểm tra cụ thể. Tương tự như khi điều tra những mặt hàng có khá năng kém phẩm chất, lạc hận hoặc hư hỏng trong quá trình bảo quản cũng cần phải lựa chọn những mặt hàng này để tiến hành kiểm tra. Đặc biệt trong quá trình thảo luận với người quản lý về lý do của nhưng mặt hàng để ngoài sổ kế toán thì Kiểm toán viên cũng cần lựa chọn những mặt hàng đó để kiểm tra và điều tra thêm. b3: Các thủ tục quan sát vật chất Điểm quan trọng nhất của các thủ tục quan sát vật chất là Kiểm toán viên phải có mặt để quan sát trực tiếp cuộc kiểm kê hiện vật hàng tổn kho của Doanh nghiệp. Khi quan sát, Kiểm toán viên thường thực hiện các công việc: - Xác định liệu cuộc kiểm kê vật chất của Doanh nghiệp đang thực hiện có tuân thủ theo đúng quy định và hướng dẫn của Doanh nghiệp không. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 30. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết về những mặt hàng kinh doanh của Doanh nghiệp, nếu không có sự hiểu biết sâu về chúng (nhất là đối với những mặt hàng đặc thù như: điện tử, hoá chất, kim loại quý hiếm) thì phải mời chuyên gia đánh giá hàng tổn kho về chất lượng, khả năng lạc hậu của những hàng đó. - Thảo luận để xác định quyền sở hữu của hàng tồn kho hiện diện, đặc biệt là hàng gửi bán, hàng nhận đại lý, nhận ký gửi hoặc hàng mua đang đi đường. - Tham quan và xem xét các phương tiện kho, bãi, nơi bảo quản hàng tổn kho, khu vực sản xuất, cuộc tham quan xem xét đó nên được một nhân viên của Doanh nghiệp có đủ hiểu biết và khả năng trả lời các câu hỏi của Kiểm toán viên. 2.2.3.2.2. Kiểm tra chi tiết quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho. Để xác định quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho đúng đắn hay không Kiểm toán viên cần phải kiểm tra chi tiết các quá trình này. Kiếm tra chi tiết quá trình tính giá và hạch toán hàng tồn kho bao gồm tất cả các khảo sát đơn giá hàng xuất kho có đúng và chính xác không, khảo sát quá trình tính toán giá trị hàng xuất kho, kiểm tra quá trình tính toán, tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm tra chi tiết tính toán xác định giá trị sản phẩm dở dang và kiểm tra quá trình hạch toán hàng tồn kho. Kiểm tra quá trình tính giá hàng tồn kho thường là một trong những phần quan trọng nhất và mất nhiều thời gian nhất của cuộc Kiểm toán chi tiết hàng tồn kho. Khi kiểm tra cần quan tâm lới 3 vấn đề của phương pháp tính giá (các đối tượng chủ yếu là hàng xuất kho, sản phẩm dở dang cuối kỳ và giá thành thành phẩm) đó là: Phương pháp tính mà Doanh nghiệp áp dụng có phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận hay không. Quá trình áp dụng phương pháp tính giá có nhất quán với các niên độ kế toán trước đó không. Số liệu tính toán có chính xác và hợp lý không. Mỗi đối tượng tính giá có đặc điểm khác nhau nên sẽ được sử dụng các phương pháp khác nhau để kiểm tra việc tính toán giá của đối tượng tính giá đó. + Trước hết phải xem xét việc tính giá hàng nhập kho có đúng đắn không. Đối với nguyên vật liệu và hàng hoá mua ngoài, Kiểm toán viên cần phải khảo sát xem liệu những chi phí cấu thành giá của hàng nhập kho có được hạch toán đúng không. Cụ thể là các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt, các khoản chi phí liên quan đến hàng mua có được tính vào giá hàng nhập kho không, các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua có được tính trừ không. . . Việc kiểm tra này là một phần của kiểm tra chu trình Mua vào và Thanh toán. Còn đối với thành phẩm trước hết xem xét quá trình tính giá thành sản SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 31. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp xuất thực tế của đơn vị thành phẩm nhập kho có đúng không (khảo sát này sẽ giới thiệu ở phần khảo sát quá trình tính giá thành phẩm). + Tiếp theo Kiểm toán viên phải xác định phương pháp đang được sử dụng để tính trị giá vốn thực tế hàng xuất kho ở Doanh nghiệp là phương pháp gì ? (Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO); Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO); phương pháp giá đích danh hay phương pháp đơn giá bình quân; hoặc phương pháp nào khác), phương pháp đó có được thừa nhận không. + Kiểm toán viên xem xét phương pháp tính giá hàng xuất kho áp dụng trong kỳ này có nhất quán với các kỳ trước không. Bởi vì thực tế trong một số Doanh nghiệp sự thay đổi từ phương pháp tính này sang phương pháp tính khác sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị hàng xuất kho, phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh. + Giả sử nếu Doanh nghiệp có sự thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho, thì Kiểm toán viên xem xét sự công khai việc thay đổi này trên báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có được thực hiện không (xem trên Thuyết minh báo cáo tài chính). + Để kiểm tra kỹ thuật tính toán giá hàng xuất kho có đúng hay không, Kiểm toán viên phải xem xét và liệt kê các mặt hàng tồn kho định kiểm tra kết quả tính toán, yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp những hoá đơn, chứng từ nhập, xuất kho, sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho của những mặt hàng đó. Sau đó xem xét tính đầy đủ của các hoá đơn, chứng từ nhập, xuất kho để khảo sát tính đầy đủ của số lượng hàng nhập, xuất kho. Tiếp tục thực hiện tính toán lại giá của hàng xuất kho của những mặt hàng đã chọn để so sánh với kết quả tính toán của Doanh nghiệp và tìm ra những sai lệch (nếu có). Nếu trường hợp Kiểm toán viên đã kiểm tra tính thường xuyên, kịp thời của việc ghi sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo từng mặt hàng, khi đó Kiểm toán viên, có thể không cần phải tính toán lại trị giá hàng xuất kho mà chỉ cần đối chiếu số liệu về đơn giá số lượng hàng xuất kho trên sổ kế toán hàng tồn kho với chi phí trên sổ kế toán chi phí. Hoặc có thể làm lại một vài phép tính ở một vài mặt hàng cụ thể để xem xét và đối chiếu tăng thêm tính thuyết phục của các kết quả kiểm tra. Trên đây là những nội dung có thể áp dụng cho cuộc Kiểm toán hàng tồn kho, tùy đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp, hình thức tổ chức kế toán hàng tồn kho, thực trạng thiết kế và áp dụng các thủ tục kiểm soát nội bộ để Kiểm toán viên áp dụng các trắc nghiệm Kiểm toán một cách linh động nhằm đem lại các bằng chứng đủ để Kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình về chu trình hàng tồn kho của Doanh SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 32. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp nghiệp. Những nội dung trên chỉ là các nội dung cơ bản mang tính chất lý thuyết, trong thực tế Kiểm toán viên có thể thêm hoặc bớt những công việc không cần thiết hoặc không thiết thực đối với từng cuộc Kiểm toán cụ thể. 2.3. Kết thúc công việc Kiểm toán Đây là khâu cuối cùng của quá trình Kiểm toán báo cáo tài chính. Sau khi hoàn thành công việc Kiểm toán tại từng chu trình riêng lẻ để bảo đảm tính thận trọng nghề nghiệp, thông thường Kiểm toán viên không lập ngay báo cáo Kiểm toán mà thực hiện các công viêc sau: - Kiểm tra, soát xét Theo chuẩn mực Kiểm toán việt nam số 560 thì Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của nhứng sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và báo cáo Kiểm toán. Kiểm toán viên thường trao đổi với ban giám đốc khách hàng về khả năng một số viêc chưa được trình bày trên báo cáo tài chính, xem lai biên bản họp hội đồng quản trị, các hợp đồng, thư giải trình của ban giám đốc. - Đánh giá kết quả Việc hạch toán các nghiệp vụ là phù hợp với thông lệ quốc tế và tuân thủ các quy định chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận. Các hoạt động của Doanh nghiệp có liên quan đến chu trình hàng tồn kho phải phù hợp với các đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Các chứng từ sổ sách có liên quan đến chu trình phải thể hiện sự vận động của nghiệp vụ và phải hợp lý. Các thông tin về nghiệp vụ phải đảm bảo trung thực hợp lý. Trên cơ sở kết quả của tất cả các công viêc đã thực hiện Kiểm toán viên đưa ra kết luận cuối cùng và lập báo cáo Kiểm toán. - Lập và phát hành báo cáo Kiểm toán: Kiểm toán viên đưa ra tất cả ý kiến của mình về báo cáo tài chính đã được Kiểm toán. Kiểm toán viên phải đưa ra một trong bốn loại ý kiến sau. + ý kiến chấp nhận từng phần + ý kiến chấp nhận toàn phần + ý kiến từ chối + ý kiến không chấp nhận SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 33. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp - Cùng với việc phát hành báo cáo Kiểm toán Công ty Kiểm toán còn gửi thư cho khách hàng trong đó đưa ra ý kiến tư vấn của Kiểm toán viên về việc khắc phục những yếu đIểm còn tồn tại trong hệ thống cũng như công tác kế toán tại dơn vị k hách hàng. PHầN 2: THựC TRạNG KIểM TOáN CHU TRìNH hàng tồn kho TRONG KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH DO ATC THựC HIệN. I: giới thiệu về Công ty cổ phần Kiểm toán - tư vấn thuế 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế là cơ quan Kiểm toán chuyên nghiệp hợp pháp hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, tư vấn thuế. Công ty được thành lập ngày: 05/ 08/ 2003 và chính thức đi vào hoạt động tháng 09/ 2003 theo giấy phép kinh doanh số: 010002678 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp. Công ty thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 1,5 tỷ đồng trong đó vốn của các sáng lập viên là 1 tỷ đồng. Công ty Cổ phần và Tư vấn thuế là Công ty có tư cách pháp nhân với tên giao dịch là: Auditing - Tax Consultancy Joint Stock Company (ATC) thuộc loại hình Kiểm toán độc lập với trụ sở chính tại: 65D - Tô Hiến Thành-Hai Bà Trưng - Hà Nội. Mục tiêu: Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thành lập với mục tiêu là: kiểm tra, đưa ra ý kiến xác nhận tính khách quan, đúng đắn, trung thực và hợp lý của các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị được Kiểm toán. Ngoài ra Công ty còn tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện các quy định của nhà nước về tài chính, kế toán, thuế.. để giúp đơn vị được Kiểm toán và giúp tư vấn điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức, các cá nhân có quan hệ và quan tâm đến tình hình tài chính của đơn vị. 2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty. 2.1. Đặc điểm SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 34. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Để thực hiện tốt mục tiêu, chiến lược kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài thì Tổ chức bộ máy quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ khuyến khích người lao động trong Công ty làm việc có chất lượng và năng suất cao. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phụ trách mảng tư vấn Phụ trách mảng Kiểm thuế toán Phòng tư Nghiệp Phòng Nghiệp Phòng XDCB Phòng Phòng Toán Kiểm Toán Kiểm Toán Kiểm Toán Vấn Vụ I Vụ II Kế 2.2. Quyền hạn. Các phòng trong bộ máy Công ty có quyền hạn được chủ động triển khai công tác theo chức năng nhiệm vụ quy định, được toàn quyền huy động các nguồn nhân lực trong phòng mình để thực hiện nhiệm vụ được giao, được đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan theo chức năng và trình tự theo quy định của Công ty. 2.3. Các mối quan hệ. - Quan hệ nội bộ trong phòng: tuân thủ chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các nhân viên trong phòng để phát huy cao nhất mọi nguồn lực nội bộ để hoàn thành công việc đảm bảo tiến độ, khối lượng và chất lượng. - Quan hệ giữa các phòng: tuân thủ quy định sủa quy chế này và các quy định liên quan. Khi giải quyết nhiệm vụ các phòng phải chủ động và trực tiếp tiếp xúc, quan hệ, đề SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 35. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp xuất với các phòng liên quan tham gia giải quyết. Khi được hỏi ý kiến, được yêu cầu tham gia hỗ trợ, các phòng có trách nhiệm tham gia đáp ứng yêu cầu và tiến độ công việc theo chức năng nhiệm vụ của phòng mình. - Khi cần thiết Giám đốc Công ty sẽ thành lập các tổ ban chuyên đề để thực thi nhiệm vụ có thời hạn. Các phòng được giao chủ trì có trách nhiệm quản lý tổ chức triển khai, các phòng tham gia có trách nhiệm cử người tham gia và chịu trách nhiệm về phần nội dung tham gia của mình. 2.4. Chức năng của các phòng ban trong Công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty giữa hai kỳ họp Đại Hội Cổ Đông. Hội Đồng Quản Trị gồm: Một Chủ tịch, một phó Chủ tịch chỉ đạo, giám sát hoạt động của giám đốc. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty. - Đại hội đại biểu cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, quyết định về tổ chức nhân sự, thông qua báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét phê chuẩn quyết định của Hội Đồng Quản Trị. - Giám đốc: là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất kinh doanh, chỉ đạo hoạt động của Công ty và đại diện cho quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các bên hữu quan. - Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của phòng ban mình quản lý. - Phòng tư vấn: chuyên làm nhiệm vụ tư vấn trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế… - Phòng Kiểm toán Nghiệp vụ I, II: Hoạt động trong lĩnh Kiểm toán, đứng đầu là Trưởng phòng, dưới quyền trưởng phòng là các Kiểm toán viên và trợ lý Kiểm toán. - Phòng Kiểm toán XDCB: Phòng này do một Kiểm toán viên kiêm Kỹ sư xây dựng làm trưởng phòng. Chức năng của phòng Kiểm toán XDCB là thực hiện Kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và bàn giao. - Phòng kế toán: quản lý và cung cấp các thông tin, kết quả tài chính của Công ty về kỳ sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc về lĩnh vực tài chính. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A
  • 36. Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp 3. Các loại hình dịch vụ của Công ty. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, ATC thực hiện cung cấp đầy đủ những dịch vụ chuyên ngành bao gồm: - Dịch vụ Kiểm toán: Bao gồm: Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên, Kiểm toán hoạt động của các dự án, Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản, Kiểm toán xác định vốn, giá trị Doanh nghiệp, Kiểm toán tuân thủ luật định, Kiểm toán các Doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá, Kiểm toán các Doanh nghiệp nhà nước phục vụ công tác cổ phần hoá và giám định các tài liệu tài chính kế toán. - Dịch vụ Kế toán: Công ty cung cấp dịch vụ kế toán gồm: Mở và ghi sổ kế toán, lập các Báo cáo tài chính định kỳ, Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, trợ giúp việc chuyển đổi hệ thống kế toán và Báo cáo tài chính, phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam hoặc các nguyên tắc kế toán Quốc tế được chấp nhận. - Dịch vụ tư vấn tài chính: Các dịch vụ tư vấn do Công ty cung cấp sẽ đem đến cho khách hàng những giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến hệ thống Kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm chi phí hoạt động, không ngừng tăng doanh thu. Các dịch vụ này rất đa dạng, bao gồm: tư vấn soạn thảo phương án đầu tư, đăng ký kinh doanh và thành lập Doanh nghiệp mới, tư vấn kiểm kê thẩm định giá trị tài sản, tư vấn quyết toán vốn đầu tư, tư vấn tiến hành cổ phần hoá, niêm yết chứng khoán, sát nhập hoặc giải thể, tư vấn tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách tài chính… - Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm: Lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán và kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế, rà soát đánh giá việc vận dụng các sắc lệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam. - Dịch vụ đào tạo: Đào tạo nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng và chuyên môn cho nguồn nhân lực Công ty khách hàng ngoài ra sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong việc tìm kiếm và tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất dựa trên những hiểu biết cụ thể về vị trí cần tuyển dụng, cũng như các yêu cầu về hoạt động quản lý chung của khách hàng. - Các loại dịch vụ khác. SV: Lª Chung - KiÓm to¸n 43A