SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 103
Xem thêm: http://lopketoantruong.com/

https://www.facebook.com/lophocketoantruong?ref=hl

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

“Tổ chức công tác kế toán tài sản cố
định trong Công ty TNHH MTV than
Quang Hanh - Vinacomin ”

Sinh viên: Trương Thị Liên
Lớp Kế toán K52B
Chương 3
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMI
3.1. Lý do lựa chọn đề tài
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có
đầy đủ các yếu tố đầu vào là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và lao động
sống. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động. Nó là tiền đề, là
cơ sở để duy trì và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
đồng thời nó là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và quy
mô hoạt động của từng doanh nghiệp.
Việc đầu tư trang thiết bị và tổ chức quản lý, sử dụng tài sản cố định là một
cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao độn, giảm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó có biện pháp
tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và cung ứng.
Đối với doanh nghiệp công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mỏ tài sản
cố định là cơ sở vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về đầu tư đổi mới tài sản cố định, thay thế cho
những tài sản cũ, lạc hậu trở thành vấn đề sống còn trong sự vận động phát triển nói
riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Có thể thấy rằng, kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp hiện nay đã có sự
đổi mới và đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phản ánh đúng đắn, hợp lý và cung
cấp được các thông tin nắm được tình hình về cơ sở vật chất kỹ thuật và đánh giá được
tình hình sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.
Một trong những nội dung khá quan trọng của kế toán tài sản cố định là việc
xây dựng chính sách khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Mặc dù yêu cầu của việc
xác định chi phí khấu hao là phải phản ánh tương đối chính xác sự hao mòn của tài

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

2
sản đảm bảo thu hồi và phát triển vốn kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế công tác
này còn nhiều điều bất cập và chưa hợp lý.
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin là đơn vị trực thuộc
Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, được giao nhiệm vụ khai thác
than theo kế hoạch của Tập đoàn dựa trên một lượng tài sản cố định rất lớn, do đó
quản lý hiệu quả hay không sẽ quyết định thành công hay thất bại trong sản xuất
kinh doanh khi doanh nghiệp lơ là khâu quản lý tài sản. Để tìm hiểu rõ hơn về công
tác kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất nên em đã chọn chuyên đề
“Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin làm đề tài tốt nghiệp của mình.
3.2. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung nghiên cứu
3.2.1.1 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV
than Quang Hanh - Vinacomin năm 2010. Qua đó đưa ra được những đánh giá, kiến
nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế tài sản cố định của Công
ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin trong các năm tiếp theo.
3.2.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Các loại tài sản cố định và đặc điểm của chúng tại Công ty TNHH
MTV than Quang Hanh - Vinacomin.
- Các chứng từ, sơ đồ luân chuyển chứng từ.
- Chế độ, chính sách về quản lý tài sản cố định.
- Các loại sổ sách, kế toán TSCĐ tại Công ty
3.2.1.3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về tài sản cố định và hạch toán tài sản cố định trong
Công ty.
- Tìm hiểu thực tế công tác kế toán tài sản cố định của Công ty TNHH MTV
than Quang Hanh - Vinacomin.
- Đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định
trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin.
3.2.2- Phương pháp nghiên cứu chuyên đề.
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

3
Căn cứ vào mục đích, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu phương
pháp nghiên cứu mà đề tài lựa chọn là:
+ Phương pháp phân tích đánh giá.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp hạch toán kế toán
Ngoài ra, còn kết hợp với các số liệu thực tế được tập hợp vào bảng, biểu đồ
sau đó rút ra được các nhận xét và kết luận về ưu nhược điểm trong tổ chức quản lý
tài sản cố định của Công ty, từ đó đề xuất một số phương hướng nâng cao hiệu quả
trong các tổ chức hạch toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin.
3.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định và kế toán tài sản cố
định trong doanh nghiệp.
3.3.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định
+ Khái niệm :
Tài sản cố định là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất – yếu tố tư liệu
lao động, là những khoản đầu tư dài hạn củ doanh nghiệp nhằm hình thành nên
những cơ sở vật chất (TSCĐ hữu hình) hoặc cơ sở phi vật chất (TSCĐ vô hình) cho
quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn (trên mười triệu VND) và thời gian sử
dụng lâu dài (trên một năm) theo quy định hiện hành của Bộ tài chính.
Tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ
nhất định mà có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để
được công nhận là tài sản cố định. Ở nước ta hiện nay trong quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đã qui định tiêu chuẩn giá trị và
thời gian sử dụng ở điều 3 như sau:
- Về mặt thời gian : “ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên”
- Về mặt giá trị : “ Có gía trị từ 10.000.000 đồng trở lên”.
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian
sử dụng dài như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị phương tiện vận tải. Đặc
điểm của TSCĐ là tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, chúng bị hao mòn
dần còn giá trị được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

4
TSCĐ tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bảo toàn, không ngừng đổi mới,
nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp.
+ Đặc điểm của tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng
lâu dài:
- Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban
đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được.
- Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần
và giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh và
cấu thành giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ kinh doanh (đối với tài sản cố
định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Những tài sản dùng cho các hoạt
động khác như: hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của tài sản cố định bị
tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng.
Phần giá trị hao mòn này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao tài sản cố
định theo cách tính khác nhau. Khi sản phẩm được tiêu thụ thì hao mòn vốn tiền tệ.
Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành nguồn vốn để có thể tái đầu tư lại tài sản
cố định khi cần thiết.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp tổ chức sản
xuất kinh doanh. Vì thế phải luôn chú ý đến các đặc điểm của tài sản cố định để
quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp.
3.3.2. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ.
Hạch toán tài sản cố định cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có những hình thái vật chất do doanh
nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
- Những tài sản cố định hữu hình có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài
sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một số chức
năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không để

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

5
hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn theo quy định hiện hành thì
được coi là tài sản cố định.
- Giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá.
Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ tuỳ thuộc vào nguồn hình
thành.
- Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp:
+ Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước.
+ Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ.
+ Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích
hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng.
+ Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản
phẩm sản xuất ra.
+ Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của
tài sản so với trước.
+ Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
- Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao
nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có
nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.
- TSCĐ hữu hình cho thuê hoạt động vẫn phải trích khấu hao theo quy định
của chuẩn mực kế toán và chính sách tài chính hiện hành.
- TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ,
theo từng loại TSCĐ và địa điểm boả quản, sử dụng, quản lý TSCĐ.
3.3.3. Phân loại tài sản cố định.
Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm, từng loại theo những
đặc trưng nhất định … Mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác
hạch toán và quản lý.
TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có đặc trưng kỹ thuật, công dụng, yêu cầu quản
lý, thời gian sử dụng … khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán
TSCĐ, cần phải phân loại TSCĐ.
Trong kế toán và thống kê, TSCĐ của các doanh nghiệp thường được phân
loại theo một số tiêu thức sau:
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

6
a. Phân loại theo hình thái biểu hiện:
* TSCĐ hữu hình:
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu
chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định.
Tài sản của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình khi thoả mãn
định nghĩa về TSCĐ hữu hình và đồng thời thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản đó.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
- Có đủ tiêu chuẩn theo giá trị theo qui định hiện hành.
TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị máy móc, phương
tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật
làm việc, TSCĐ khác.
* TSCĐ vô hình:
Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, xác định được
giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ. Theo chuẩn mực kế toán Việt nam (chuẩn mực
số 04), các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thoả mãn đồng thời
4 tiêu chuẩn giống như TSCĐ hữu hình ở trên.
Đối với tài sản vô hình do rất khó khăn nhận biết một cách riêng biệt nên khi
xem xét một nguồn lực vô hình có thoả mãn định nghĩa trên hay không cần phải
xem xét đến khía cạnh sau:
- Tính có thể xác định được: TSCĐ vô hình phải có thể xác định được một
cách riêng biệt có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập.
- Khả năng kiểm soát: Doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát tài sản,
kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng
ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản.
- Lợi ích kinh tế: Doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế tương lai
từ TSCĐ vô hình dưới nhiều hình thức khác nhau.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

7
TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền
bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy nhượng
quyền TSCĐ vô hình khác.
b. Phân loại theo quyền sở hữu
Theo cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ tự
có và TSCĐ thuê ngoài.
+ TSCĐ tự có: Là các TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, xây dựng
bằng nguồn vốn chủ sở hữu (vốn ngân sách, cấp trên đầu tư, vốn liên doanh, vốn
góp tự bổ sung hay viện trợ, biếu tặng..) bằng nguồn vốn ngân hàng và vay các đối
tượng khác. Đây là TSCĐ thuê quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh
trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
+ TSCĐ thuê ngoài: tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ thuê
ngoài được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- TSCĐ thuê tài chính : là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và
được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê trang trải được chi phí của tài sản
cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư vào tài sản đó.
- TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản
nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thời
hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng.
Cách phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn đối với công tác quản
lý tài sản. Đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải có các
biện pháp quản lý riêng, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng định đoạt với tài sản.
Đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải dựa trên hợp
đồng thuê, phối hợp với bên cho thuê tài sản để thực hiện quản lý sử dụng tài sản.
c. Phân loại theo tính chất và tình hình sử dụng
Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
* TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh: Gồm toàn bộ TSCĐ do doanh
nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp (cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh chính, kinh doanh phụ…) Những tài sản này buộc phải tính
khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

8
* TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh …: Gồm những
TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích phúc lợi, an ninh quốc
phòng… Những tài sản này được mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp hoặc quỹ
phúc lợi. Do không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nên hao mòn những
TSCĐ này không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
* TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý: Là những TSCĐ không phù hợp với
hoạt động kinh doanh, TSCĐ hư hỏng không sử dụng chờ thanh lý, nhượng bán…
* TSCĐ đang tranh chấp, chờ giải quyết.
* TSCĐ bảo quản, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước.
d. Phân loại theo nguồn hình thành
Dựa vào nguồn gốc hình thành nên TSCĐ, người ta phân thành:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được cấp: do ngân sách hoặc
cấp trên cấp.
- TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay là những TSCĐ được đầu tư, xây
dựng bằng nguồn vốn vay dài hạn.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị như từ
quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn khấu hao…
- TSCĐ hình thành do nhận góp vốn liên doanh.
e. Phân loại theo vai trò, vị trí của TSCĐ trong quá trình sản xuất
TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai nhóm như sau:
- TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: những TSCĐ được sử
dụng ở bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp và các TSCĐ dùng cho các mục
đích phúc lợi. Bao gồm: thiết bị quản lý, nhà văn phòng, xe ôtô chở cán bộ…
f. Phân loại theo thời gian sử dụng
Có thể chia TSCĐ thành 3 nhóm:
- TSCĐ có thời gian sử dụng ngắn (từ 1 đến 3 năm).
- TSCĐ có thời gian sử dụng trung bình ( từ 4 đến 5 năm).
- TSCĐ có thời gian sử dụng dài ( từ 6 đến 10 năm).
- TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài trên 10 năm).

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

9
Trên đây là các cách phân loại TSCĐ thường dùng trong kế toán và thống kê.
Tuy nhiên, tròng quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp, tuỳ theo yêu cầu quản
lý của mình mà tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ thành từng nhóm sao cho phù
hợp.
3.3.3 Đánh giá tài sản cố định
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị của TSCĐ bằng tiền theo những
nguyên tắc nhất định. Hay nói cách khác, đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi
sổ của TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu
hao, phân tích trình độ sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
Trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị
còn lại. Việc ghi chép, phản ánh tài sản cố định ở sổ kế toán và trên báo cáo tài
chính phải phản ánh được cả ba chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định như sau:
Giá trị còn lại trên sổ
kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá
của TSCĐ

-

Giá trị hao mòn
luỹ kế của TSCĐ

;đồng

a. Nguyên giá của TSCĐ
Nguyên giá của tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
để có được tài sản cố định đó và đưa tài sản cố định đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc giá phí. Theo
nguyên tắc này, nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến
việc mua hoặc xây dựng chế tạo tài sản cố định kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt
chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi sử dụng tài sản.
Nguyên giá tài sản cố định được xác định cho từng đối tượng ghi tài sản cố
định, là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ
phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một số chức năng nhất định.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – Tài sản cố định hữu hình và
chuẩn mực số 04 – TSCĐ vô hình hiện hành, nguyên giá TSCĐ được xác định cho
từng trường hợp cụ thể như sau:
*) TSCĐ hữu hình:
+ TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm giá
mua (Trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá) các khoản thuế (không
bao gồm các khoản thuế đã được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến
việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

10
phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chặy thử, trừ các khoản thu hồi
về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực
tiếp khác (Trừ thuế giá trị gia tăng).
+ TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm.
Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình đó được phản ánh theo giá mua trả
ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá
mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh
lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hoá chi
phí lãi vay.
+ TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng:
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành
theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo qui định tại
qui chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí
có liên quan trực tiếp khác.
- Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của
TSCĐ cộng chi phí lắp đặt, chạy thử, các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài
sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí
không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt mức
quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất).
+ TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình trao đổi với một số tài
sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị
hợp lý của tài sản cố định nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau
khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với môt
tài sản cố định hữu hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy
quyền sỏ hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương
tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) là giá trị còn lại của
tài sản cố định hữu đem trao đổi.
+ Tài sản cố định hữu hình loại được cấp, được điều chuyển đến:
*Nguyên giá Tài sản cố định(TSCĐ) được cấp, được điều chuyển đến… là
giá trị còn lại trên sổ kế toán của đơn vị cấp, đơn vị chuyển đến hoặc giá trị theo
đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang, sửa chữa, nâng
cấp, chi phí vận chuyển bốc rỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên
nhận tài sản cố định phải chi ra trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.
+ TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác:

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

11
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu tặng, được cho, nhận
góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … là giá trị theo đánh giá
thực tế của Hội đồng giao nhận công các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến
thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Mọi khoản chi phí phát sinh như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sản
xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác … nếu không liên quan trực tiếp
đến việc mua sắm và đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không
được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy
móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
*) TSCĐ vô hình:
Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định trong các trường hợp: mua
sắm, trao đổi, được tài trợ, được cấp, được biếu tặng xác định tương tự như xác định
nguyên giá tài sản cố định hữu hình …ở đây chỉ xem xét đến các trường hợp đặc thù.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:
Quá trình hình thành tài sản được chia thành hai giai đoạn. Theo quy định
của chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình, chi phí phát sinh ở từng giai đoạn
được xử lý như sau:
Giai đoạn nghiên cứu: chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không
được xác định và ghi nhận là tài sản cố định vô hình mà tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
Giai đoạn triển khai: tài sản vô hình trong giai đoạn triển khai được ghi nhận
là tài sản cố định vô hình nếu thoả mãnh được 7 điều kiện sau:
* Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản
vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán.
* Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán.
* Doanh nghiệp có khả nang sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó.
* Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
* Có đầy đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn
tất giai đoạn triển khai để bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó.
* Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn
triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

12
* Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho
TSCĐ vô hình.
Nguyên giá của tài sản được ghi nhận là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý
phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình
cho đến khi đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng, bao gồm: chi phí nguyên vật
liệu, tiền lương, tiền công, phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khác. Các chi phí
không liên quan trực tiếp không được tính vào nguyên giá của TSCĐ.
b. Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là tất yếu khách quan, bất kỳ một TSCĐ nào sử dụng đều bị
hao mòn. Vì thế việc hạch toán giá trị hao mòn của TSCĐ có vai trò quan trọng
trong công tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp. Ngoài ra, giá trị hao mòn TSCĐ còn
là cơ sở tính toán, phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vào chi phí trong thời gian sử
dụng của TSCĐ. Theo quy định hiện hành, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ là tổng
cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
c. Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và
giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Việc xác định giá trị
hao còn lại của TSCĐ là để phản ánh được trạng thái kỹ thuật của TSCĐ, cho ta
biết số tiền còn lại phải tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao và là căn cứ để biết
kế hoạch tăng cường, đổi mới TSCĐ.
Trường hợp nguyên giá tài sản cố định được đánh giá lại thì giá trị còn lại
của tài sản cố định cũng được xác định lại. Thông thường, giá trị còn lại của tài sản
cố định sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức:
Giá trị còn lại
của TSCĐ
sau khi đánh giá lại

=

Giá trị còn lại
của TSCĐ trước
khi đánh giá lại

x

Giá trị đánh giá lại của
TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ

;đ

Giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại cũng có thể được xác
định bằng giá trị thực tế còn lại theo thời gian căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh
giá lại tài sản cố định.
3.3.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định
3.3.4.1. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

13
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán tài sản cố định với tư cách là một
công cụ của quản lý kinh tế tài chính phải phát huy chức năng của mình để thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ kịp thời về số
lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển
tài sản cố định trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm đầu
tư, việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử
dụng, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa tài sản cố định, phản ánh
chính xác chi phí sửa chữa tài sản cố định, kiểm tra việc thực hiện tài sản cố định và
dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định.
- Tham gia kiểm kê, kiển tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định , tham
gia đánh giá lại tài sản cố định khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và
sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp.
3.3.5. Các quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài
sản cố định
3.3.5.1. Các quy định của Bộ tài chính
Công ty áp dụng Chế độ kế toán đặc thù cho Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2917/12/2006 của Hội đồng
quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã được Bộ tài chính
chấp thuận tại Công văn số 16148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006.
- Chuẩn mực số 03 - Kế toán tài sản cố định hữu hình
- Chuẩn mực số 04 - Kế toán tài sản cố định vô hình
- Chuẩn mực số 06 - Kế toán thuê tài sản cố định
- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban
hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
3.3.5.2. Nội dung của kế toán tài sản cố định
a. Kế toán chi tiết tài sản cố định
*) Xác định đối tượng ghi tài sản cố định
Để quản lý tốt TSCĐ kế toán phải theo dõi chặt chẽ cả kế toán tổng hợp và
kế toán chi tiết. Thông qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cung cấp được
những chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, số lượng, tình trạng và chất lượng của TSCĐ.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

14
Mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng
từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán.
- Những chứng từ mà các doanh nghiệp sử dụng trong hạch toán chi tiết tài
sản cố định bao gồm :
+ Biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Các hợp đồng, hoá đơn mua - bán,chứng từ có liên quan...
+ Các hồ sơ đầu tư TSCĐ (nếu qua đầu tư).
- Các sổ kế toán gồm:
+ Thẻ TSCĐ.
+ Sổ theo dõi chi tiết tăng giảm TSCĐ.
+ Sổ chi tiết TS theo đơn vị sử dụng.
Tại doanh nghiệp để theo dõi TSCĐ, người ta tiến hành mở thẻ TSCĐ. Mỗi
một TSCĐ đều được mở riêng một thẻ TSCĐ, căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là biên bản
giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,bảng phân bổ khấu hao.
Việc ghi thẻ được tiến hành khi mua hoặc xây dựng xong tài sản. Kế toán
căn cứ vào biên bản giao nhận để phản ánh vào cột nguyên giá. Hàng năm căn cứ
vào mức trích khấu hao phản ánh trên bảng phân bổ để ghi vào cột “giá trị hao mòn
TSCĐ”. Sau đó đưa vào số hao mòn luỹ kế ở cột cộng dồn. Thẻ TSCĐ của các
TSCĐ trong cùng nhóm được tập hợp vào trang riêng trong sổ TSCĐ và được lưu
tại phòng kế toán tài chính để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình
sử dụng.
*) Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp TSCĐ
thường biến động do mua sắm hoặc đầu tư xây dựng mới, thanh lý hoặc nhượng
bán. Khi có sự mua hoặc bán TSCĐ cần phải làm thủ tục giao nhận và căn cứ vào
các chứng từ có liên quan đến sổ kế toán.
Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình, kế toán sử dụng TK211 và TK213. (Sơ đồ 3.1)
- TK211 - TSCĐ hữu hình: Được sử dụng để phản ánh số số hiệu có và tình
hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên
giá.
Các tài khoản cấp II của TK 211- TSCĐ hữu hình bao gồm :
TK 211 2 - Nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 211 3- Máy móc thiết bị
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

15
TK 211 4- Phương tiện vận tải, truyền dẫn .
TK 211 5-Thiết bị, dụng cụ quản lý.
TK 211 8- TSCĐ hữu hình khác.
K213 - TSCĐ vô hình: Được sử dụng để phản ánh số hiệu có và tình hình
tăng, giảm của TSCĐ vô hình thuộc quyền sở của doanh nghiệp.
Các tài khoản cấp II của TK 213- TSCĐ vô hình bao gồm:
TK 213 1 - Quyền sử dụng đất
TK
TK 211,213
TK 222
TK 213
111,112,331.. 2 - Quyền phát hành
Mua quyền, bằng
TK 213 3 -Bản sắm TSCĐ sáng Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ
chế
TK133
TK 213 4 - Nhãn hiệu hàng hoá
TK214
TK 213 5 - Phần mềm máy tính
TK 411 213 6 - Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng
TK
TK412
TK 213 8 - TSCĐ TSCĐ khác
Nhân vô hình
TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
góp
vốn liên doanh
CL giảm CL tăng
TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
414, 431, 441
TK 411
giá
giá
Mua sắmHao mòn TSCĐ và các tài khoảnTSCĐcó liên quan.
TK 214- TSCĐ
khác
TSCĐ
Đầu bằng quĩ đầu tư phát
tư XDCB,
triển
TK 241
TSCĐ XD hoàn
thành bàn giao
TK 512
TSCĐ tự chế
dùng cho SXKD
TK 711

Trả vốn góp liên doanh TSCĐ
Cho thuê TSCĐ tài chính

TK 811
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
TK 214
TK 138 (1)
TSCĐ thiếu chờ xử lý

TSCĐ nhận biếu
tặng, tài trợ

TK 111, 112

TSCĐ giảm do
không đủ tiêu
chuẩn ghi nhận

Chi phí trực tiếp
đưa
TSCĐ vào sử dụng

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B
TK 412

Đánh giá tăng nguyên giá
TSCĐ

TK 214

Giá trị hao mòn luỹ kế
của TSCĐ
TK 242,142

TK 131
TSCĐ trao đổi
TK133

TK 228

Giá trị còn lại
(Nếu giá trị lớn)
TK 627, 641,
642
Giá trị còn lại
(Nếu giá trị nhỏ)

16
Sơ đồ 3.1: Kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình
3.3.6. Kế toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định
3.3.6.1. Hao mòn (HM) và khấu hao (KH) TSCĐ
a. Hao mòn tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh
nghiệp bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của
TSCĐ do TSCĐ theo giá và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
và do các nguyên nhân khác. TSCĐ bị hao mòn dưới hai hình thức:
- Hao mòn hữu hình: Là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do
các TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và do các nguyên nhân tự nhiên.
- Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần tuý về giá trị của TSCĐ do nguyên
nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.
b. Khấu hao tài sản cố định

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

17
Đối với những TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng được chuyển dịch vào giá trị của sản
phẩm hàng hoá dịch vụ được sáng tạo ra, phần giá trị hao mòn đó được gọi là giá trị
khấu hao TSCĐ.
Như vậy, về bản chất, khấu hao TSCĐ chính là phần giá trị TSCĐ bị hao
mòn và dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan, còn khấu hao TSCĐ lại là một
biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ. Để đảm bảo
thu hồi đầy đủ vốn đầu tư ban đầu, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức
độ hao mòn của TSCĐ. Muốn vậy doanh nghiệp cần thực hiện các vấn đề sau:
+ Xác định đúng phạm vi những TSCĐ cần được tính khấu hao:
Về nguyên tắc, mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh phải tính khấu hao. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao. Theo quyết định số 15/2006/QĐ
- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về quản lý, sử dụng và trích khấu
hao TSCĐ thì phạm vi TSCĐ phải trích khấu hao được xác định như sau:
+ Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
+ Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao với những tài sản cố định
đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
+ Đối với những tài sản cố định chưa hết khấu hao đã hư hỏng, doanh nghiệp
phải xác định nguyện nhân, quy định trách nhiệm đền bù, đòi bồi thuờng thiệt hại...
và tính vào chi phí khác.
* Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì
không phải trích khấu hao, bao gồm:
- TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
- TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu
lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn....

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

18
- TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, Nhà nước giao cho doanh
nghiệp quản lý.
- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Nếu các tài sản cố định này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì
trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh cuả doanh nghiệp.
+ Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ sẽ thực hiện bắt đầu từ ngày mà
TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ:
Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cần quan tâm đến những
vấn đề sau:
- Mức độ sử dụng ước tính đối với TSCĐ đó.
- Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử
dụng TSCĐ: Số ca làm việc, sửa chữa, bảo dưỡng...
- Hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng tài sản.
- Các giới hạn pháp lý của việc nắm giữ sử dụng tài sản.

c. Các phương pháp khấu hao TSCĐ
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 việc trích khấu hao TSCĐ trong các
doanh nghiệp được tiến hành theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng
Bộ tài chính về ban hành "Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ" trong
doanh nghiệp.
Khấu hao tháng được tính hàng tháng để phân bổ vào chi phí cho các đối
tượng sử dụng TSCĐ.
Mức khấu hao của
Mức khấu hao
Mức khấu hao tăng
Mức khấu hao
=
+
TSCĐ tháng này
của tháng trước
trong tháng
giảm trong tháng
- Khấu hao trích trong tháng liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng do vậy,
căn cứ phải ánh vào từng đối tượng chịu chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán lập "Bảng
tính và phân bổ khấu hao TSCĐ".
Về phương pháp khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 3
phương pháp:
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

19
+ Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
* Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu
hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Mức khấu hao TSCĐ
bình quân năm

=

Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng của TSCĐ

; Đồng/năm

Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm
12
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Mức khấu hao TSCĐ
=
bình quân tháng

; Đồng/tháng

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được tính khấu
hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các
điều kiện:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
- Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm.
Mức khấu hao
hàng năm của TSCĐ

=

Giá trị còn lại
Tỷ lệ
x
của TSCĐ
khấu hao nhanh

1
x Hệ số điều chỉnh
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Trong đó hệ số điều chỉnh được xác định như sau
Số năm sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh
Đến 4 năm
1,5
Từ 4 đến 6 năm
2,0
Trên 6 năm
2,5
Tỷ lệ khấu hao nhanh =

* Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo
phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

20
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng, sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của tài sản cố định.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp
hơn 50% công suất thiết kế.
Mức trích khấu hao bình quân
tính cho một đơn vị sản phẩm

=

Nguyên giá TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao
Số luợng sản phẩm
trong tháng của =
x
sản xuất trong tháng
TSCĐ

Mức trích khấu hao
bình quân cho một
đơn vị sản phẩm

Thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ phải xem xét lại
theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể thì có thể
thay đổi phương pháp khấu hao và điều chỉnh mức khấu hao theo quy định.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng cho từng tài sản mà doanh
nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá tình sử dụng
TSCĐ đó.
3.3.6.2. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.
Để hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản:
- TK214 - Hao mòn TSCĐ
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình
sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.
Tài khoản này dùng để phản ánh sự hình thành, tăng, giảm và sử dụng nguồn
vốn khấu hao cơ bản ở doanh nghiệp.
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy để phục
vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, khấu hao
TSCĐ phải được tính toán và phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng TSCĐ,
công việc đó được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trình tự
hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ 3.2.
3.3.6.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ
Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

21
thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa
TSCĐ. Căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ, công việc sửa chữa được chia thành:
- Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo
trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình
thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, chi phí sửa chữa phát
sinh không lớn do vậy không cần phải lập dự toán.
- Sửa chữa lớn TSCĐ: Có hai dạng là sửa chữa phục hồi và sửa chữa nâng
cấp.
+ Sửa chữa phục hồi TSCĐ: Là hoạt động sửa chữa khi TSCĐ bị hư hỏng
nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường.
+ Sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ
của TSCĐ hay nâng cấp năng suất, tính năng, tác dụng của tài sản như: Cải tạo,
thay thế, xây lắp, trang bị bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ.
Trong trường hợp này kế toán sử dụng TK-241 - xây dựng cơ bản dở dang
(2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) dùng để tập hợp chi phí sửa chữa lớn.
Trình tự hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ được thể hiện
qua sơ đồ 3.2.

TK 214

TK 211, 213
Giá trị hao mòn TSCĐ khi

TK 627,641,642
Trích khấu hao vào chi phí.

thanh lý, nhượng bán
TK 211, 213
TK 111, 112

TK 136
Nhận TSCĐ đã qua sử dụng

Nộp vốn KH được
hoàn trả
TK 411
Nộp vốn KH được
hoàn trả
TK 412

do điều chuyển nội bộ

TK 4313
Tính hao mòn TSCĐ dùng
cho phúc lợi, sự nghiệp

Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

22
Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn
T K111, 112, 152, 334

TK 627, 641, 642

Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên (tự làm)
TK 2413
Chi phí SCL
nếu tự làm

TK 335
K/c chi phí SCL
theo kế hoạch

Trích trước CP
CSL theo dự toán

TK 133
TK 242
VAT

Phân bổ nhiều năm
Phân bổ CP SCL
ngoài kế hoạch

khấu trừ
Tập hợp chi phí
s/c nâng cấp

K/c chi phí SCL ngoài kế hoạch phân bổ trong năm
TK 211
Ghi tăng TSCĐ khi SC nâng
cấp hoàn thành

Tập hợp chi phí
SC nâng cấp

Sơ đồ 3.2: Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ

*) Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính
TK TK 342
211,213

TK 212

Số tiền thuê phải
trả
TK 133
Tổ KT
lương KT
Tổ
TK
142,111,112

Tổ KT
lương

lương

Chi phí liên quan

Tổ KT
lương

TK
142,242,627,641,642

Tổ KTTrả lại TSCĐ cho bên
lươngthuê

Tổ KT
lương
Kết chuyển nguyên giá
(Bên đi thuê được quyền sở
hữu)

Tổ KT
lương
TK 211,213
Tổ KT
lương
TK 315,342

Tổ KT
lương
Nợ đến hạn trả (cả thuế) và nợ dài
hạn

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

Tổ KT
lương

23
Sơ đồ 3-3: Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính
*) Kế toán hao mòn TSCĐ
TK 211,213

TK 214

NG, thanh lý nhượng bán TSCĐ,

TK 627, 641,642

Định kỳ trích khấu hao TSCĐ

số đã hao mòn
TK 811
Giá trị còn lại
Điều chỉnh tăng số khấu hao
TK 217
NG, thanh lý nhượng bán BĐSĐT,
số đã hao mòn

TK 632

TK 632
Giá trị còn lại
TK 212

Trả lại tài sản thuê tài chính
cho bên cho thuê

Định kỳ trích khấu hao BĐSĐT

TK 623,627,641,642
Điều chỉnh giảm số khấu hao

Sơ đồ 3-4: Kế toán hao mòn TSCĐ
3.4.2.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
a) Kế toán tăng TSCĐ hữu hình
Tài sản cố định của đơn vị tăng do được giao vốn (Đối với DNNN), nhận góp
vốn bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB hoàn thành, do viện trợ hoặc biếu
tặng…
- Nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 411 -Nguồn vốn kinh doanh
- TSCĐ được mua sắm
+ Mua TSCĐ hữu hình thuộc đối tượng chịu thuế hoặc tính theo phương pháp
khấu trừ.

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111, 112 …
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

24
Có TK 331 - Phait rả cho người bán
Có TK 341 - Vay dài hạn
+ Mua TSCĐ hữu hình không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc tính theo phương
pháp trực tiếp.
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình ( Tổng giá thanh toán)
Có TK 111, 112 …
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 341 - Vay dài hạn
+ Mua TSCĐ hữu hình bằng quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp
dùng vào SXKD
Nợ TK414 - Quỹ đầu tư phát triển
Nợ TK 441 - Nguồn vốn ĐTXDCB
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
+ Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả góp
Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ mua trả 1 lần
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 242 - lãi trả góp
Có TK 331 - Tổng giá mua theo phương thức trả góp
+ TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 711 - Thu nhập khác
* Nếu qua sử dụng
Nợ TK 211
Có TK 142
Có TK 214
b) Kế toán giảm TSCĐ hữu hình
Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát,
phát hiện thiếu khi kiểm tra, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác,
tháo dỡ một hoặc một số bộ phận …
- Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để giảm TSCĐ hữu hình đã nhượng bán
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
- TSCĐ hữu hình nhượng bán dùng vào SXKD
* DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112 131 …
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

25
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 - Thu nhập khác (tổng giá thanh toán)
* DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 711 - Thu nhập khác (tổng giá thanh toán)
- Giảm TSCĐ do thanh lý
Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211
Nợ TK 152, 153, 111, 112
Có TK 711
* Nếu giá trị còn lại nhỏ tiến hành phân bổ vào chi phí
Nợ TK 214 - Khấu hao luỹ kế
Nợ TK 627, 641, 642 - Nguyên giá còn lại
Có TK 211 - Nguyên giá
* Nếu giá trị còn lại lớn
Nợ TK 142, 242 - Giá trị còn lại
Nợ TK 214 - Hao mòn
Có TK 211 - Nguyên giá
c) Kế toán TSCĐ vô hình
- Mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD
+ Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá mua chư thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
+ Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (tổng giá trị thanh toán)
Có TK 112, 331 … (tổng giá trị thanh toán)
- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi
+ Trao đổi 2 TSCĐ vô hình tương tự
Nợ TK 213 -TSCĐ vô hình (nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá
trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi
trao đổi)
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

26
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi)
+ Trao đổi hai TSCĐ vo hình không tương tự
* Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá)
* Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá)
Nợ TK 133 - Thuế GTT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
d) Kế toán TSCĐ thuê tài chính
- Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính
trước khi nhận tài sản thuê (chi phí đàm phán, ký hợp đồng …)
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 111, 112 …
- Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc
thuê tài sản
Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (số tiền thuê trả trước - nếu có)
Nợ Tk 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111, 112 …
e) Kế toán khấu hao TSCĐ
- Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi
phí khác.
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6234)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý chung
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Có TK 214 Hao mòn TSCĐ
- TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị còn lại)
f) Kế toán sửa chữa TSCĐ
- Sửa chữa nhỏ
Nợ TK 627 - S/c ở bộ phận sản xuất
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

27
Nợ TK 641 - S/c ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 642 - S/c ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 152, 153….
- Sửa chữa lớn
Nợ TK 241 (3 )- Chi phí s/c lớn
Có TK 111,112,331,152,153,334,338
- Sửa chữa nâng cấp
Nợ TK 241 (3)
Nợ TK133Có TK 111,152,153
Có TK 331
3.4. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV
than Quang Hanh - Vinacomin
3.4.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin
3.4.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty.
Là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn CN- Than khoang
sản Việt Nam, bộ máy kế toán của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin được tổ chức nhằm cung cấp các thông tin cho quản lý công ty theo mô
hình tổ chức công tác kế toán tập trung có sự phân tách công việc kế toán gắn liền
với chuyên môn của từng bộ phận hạch toán.
Hiện nay do địa bàn hoạt động của Công ty được tập trung tại một địa điểm,
phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép... được trang bị khá đầy đủ đồng thời đảm
bảo sự kiểm tra giám sát của kế toán trưởng và sự lãnh đạo kịp thời của ban giám
đốc.
Phòng kế toán thống kê của Công ty được bố trí phân bổ theo nhiệm vụ chức
năng như sau:
- Kế toán trưởng : Có chức năng tham mưu phụ trách điều hành tình hình
công việc, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán thống kê của Công ty trước
ban lãnh đạo doanh nghiệp và nhà nước.
- Phó phòng kế toán : Có nhiệm vụ phụ trách và điều hành bộ phận tài chính
và tổng hợp giá thành, chịu trách nhiệm dưới sự điều hành của kế toán trưởng, trực
tiếp làm kế toán tổng hợp và phụ trách khâu tài chính.
- Kế toán lươngvà BHXH : Có nhiệm vụ thanh toán tiền lương và BHXH
theo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, theo dõi thực hiện thanh toán tiền
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

28
lương, sử dụng thời gian lao động làm ra sản phẩm, tổng hợp tiền lương và chi phí
sản xuất.
- Kế toán vật liệu : Có nhiệm vụ năm bắt tình hình nhập, xuất, tồn kho vật
liệu về số lượng và giá trị của toàn bộ kho vật tư của Công ty, tổng hợp vật liệu vào
chi phí sản xuất kinh doanh.
- Kế toán khoán : Theo dõi các chỉ tiêu định mức nguyên nhiên vật liệu của
doanh nghiệp quy định làm cơ sở tính chi phí cho từng tháng, quý.
- Kế toán TSCĐ và đầu tư XDCB : Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ
TSCĐ của Công ty, nắm bắt kịp thời các thông tin và chế độ chi phí khấu hao, mua
săm, đầu tư và sửa chữa lớn TSCĐ
- Kế toán công nợ khác : Theo dõi và phản ánh toàn bộ công nợ trong Công
ty, trực tiếp phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu:
138.8; 338; 333
- Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác số liệu hiện có
và tình hình biến động của vốn bằng tiền : TK 111, 112, 113
- Kế toán thanh toán với người mua hàng : Kế toán phản ánh các khoản nợ
phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty với khách hàng
về bán sản phẩm.
- Kế toán thanh toán với người bán hàng : Có nhiệm vụ thanh toán về các
khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, cung cấp lao vụ, dịch vụ
theo hợp đồng đã ký kết.
- Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành : Có nhiệm vụ
tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng.
Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và phân tích tình hình thực hiện các định mức và
chi phí.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt , mở sổ sách theo dõi
các phiếu thu, chi do kế toán lập, cuối cùng kiểm tra niêm phong két tiền cẩn thận,
thường xuyên kiểm tra đối chiếu tiền tồn quỹ thực tế và sổ sách.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

29
Kế toán trưởng

Phó phòng kế
toán

Kế
toán
lươn
g và
BH
XH

Kế
toán
vật
liệu

Kế
toán
khoá
n

Kế
toán
TSC
Đ và
đầu
tư XD
CB

Kế
toán
côn
g nợ
khác

Kế
toán
vốn
bằn
g
tiền

Kế
toán
thanh
toán
với
ngườ
i mua
hàng

Kế
toán
thanh
toán
với
ngườ
i bán
hàng

Kế
toán
tập
hợp
CPS
X và
tính
giá
thành

Hình : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty
3.4.1.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
- Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin áp dụng chế độ kế
toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ tài chính.
-Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Công ty nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
- Niên độ kế toán: Từ 1/1 đến 31/12
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin là một công ty có quy

Chứng từ gốc

mô sản xuất lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có dây chuyền sản xuất
hoàn chỉnh, có nhiều bộ phận kế toán. Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện
tập trung tại phòng kế toán Công ty.
Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
Sổ cái
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

Bỏo cỏo tài

Thẻ kho,
sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
30

Th
ủ
quỹ
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Hình 3-11: Sơ đồ trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
3.4.1.3 Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty.
Hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng bao gồm
TK 111: Tiền mặt.
TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
TK 152 : Nguyên vật liệu.
TK 153 : Công cụ dụng cụ.
TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 155 : Thành phẩm.
TK 331: Phải trả người bán
TK 334 : Phải trả công nhân viên.
TK 338 : Phải trả phải nộp khác.
TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 711 : Thu nhập khác
TK 811 : Chi phí khác
Hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng đối với công tác hạch toán TSCĐ.
TK211: TSCĐ hữu hình.
TK214: Hao mòn TSCĐ.
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

31
TK412: Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ.
TK 241: Đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
TK411: Nguồn vốn kinh doanh.
3.4.1.4. Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng.
Sổ cái đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để nghi chép các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán . Mỗi tài khoản kế
toán được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ cái đủ để ghi chép trong một
niên dộ kế toán. Tại Công ty, sổ cái được mở cho các tài khoản như TK
111,112,131...
Sổ cái các tài khoản TK111,112...
Sổ chi tiết như : TK 138, 141, 331, 336,3 38, 431, 627, 641, 642...
* Đối với TSCĐ, kế toán sử dụng các sổ sách sau:
- Sổ chi tiết TK211,214,241
- Sổ cái TK 211,214,241
3.4.1.5. Các chế độ kế toán khác.
Chế độ kế toán trong Công ty nói riêng và các đơn vị thuộc Tập đoàn Than
Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói chung được xây dựng theo quyết định số
15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghệp.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng ; Việt Nam đồng.
- Kỳ kế toán : Tháng.
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm
dương lịch.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho :
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trị giá hàng nhập kho được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế, trị giá xuất
kho được tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
- Phương pháp tính giá thành :
Phương pháp tính giá thành trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin là : Từ sản phẩm trong kỳ đã hoàn thành nhập kho, kế toán kết chuyển
chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm nhập kho.
- Phương pháp tính khấu hao :

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

32
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin sử dụng phương pháp
khấu hao theo đường thẳng, theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày
12/12/2003.
3.4.3.Tình hình thực tế công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty
TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin
3.4.3.1 Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty sử dụng nhiều loại TSCĐ như các
loại máy móc thiết bị, xe Ôtô, nhà cửa, đường vận chuyển, các thiết bị thông tin
truyền dẫn…TSCĐ của Công ty có giá trị rất lớn và hiện đại như các loại máy xúc,
máy gạt nhập từ Mỹ, Nhật, dàn xe tải nhập từ Liên Xô, Hàn Quốc, hợp thành một
dây truyền sản xuất, vận chuyển than hoàn chỉnh và hiện đại.
TSCĐ của Công ty đều được huy động vào hoạt động kinh doanh và được
trích khấu hao theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi vốn kinh doanh đã đầu tư.
Về giá trị: Phòng kế toán Công ty quản lý toàn bộ giá trị tài sản của Công ty.
Thông qua việc lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm, tính toán trích khấu hao
thu hồi vốn đầu tư cho từng loại tài sản. Các công việc này thể hiện cụ thể trong sổ
chi tiết tài sản cố định của Công ty. Cuối kỳ, kế toán phần hành tài sản cố định lập
các báo cáo liên quan tới tài sản cố định theo qui định.
Về hiện vật: Phòng kế toán tài chính Công ty lập thẻ, sổ theo dõi ghi chép, đối
chiếu với sổ sách của đơn vị sử dụng.
Cùng với công tác kiểm kê được tiến hành định kỳ vào cuối niên độ kế toán,
giữa đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng tài sản đã có sự gắn kết trách nhiệm quản lý,
phát huy năng lực thiết bị, hạn chế được những lãng phí do hao mòn tài sản cố định
hữu hình gây ra.
3.4.3.2 Phân loại tài sản cố định tại Công ty.
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin là một đơn vị có qui mô
khá lớn với nhiều loại tài sản. Do đó, để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán tài
sản cố định, Công ty đã tiến hành phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện
kết hợp với đặc trưng kỹ thuật
Biểu 3.1

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

33
BÁO CÁO KIỂM KÊ TSCĐ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH - VINACOMIN
Tính đến ngày 31/12/2010
ĐVT: đồng
STT
A
1
2
3
4

Tên tài sản
TSCĐ hữu hình
đang dùng
Nhà cửa, vật kiến
trúc
Máy móc thiết bị
Phương tiện vận tải,
TB truyền dẫn
Thiết bị công tác +
dụng cụ quản lý

5

TSCĐ khác

B

TSCĐ xin thanh lý

1

Máy móc thiết bị

Giá trị hao mòn

Giá trị còn lại

1.147.799.907.196

338.016.443.006

809.783.464.190

650.934.175.023

140.411.529.147

510.522.645.876

385.832.664.537

149.128.607.476

236.704.057.061

105.164.687.927

45.297.336.432

59.867.351.495

5.300.854.436

2.611.444.678

2.689.409.758

567.525.273

567.525.273

13.213.987.086

21.215.060.177

Nhà cửa, vật kiến
trúc

2

Nguyên giá

3
4

Phương tiện vận tải,
TB truyền dẫn
Thiết bị công tác +
dụng cụ quản lý

3.402.530.004
0

10.173.916.871

6.905.596.218

3.268.320.653

2.121.129.480

2.121.129.480

0

351.415.462

217.206.111

134.209.351

567.525.273

567.525.273

0

5

TSCĐ khác

C

TSCĐ vô hình

963.767.600

373.281.773

590.485.827

Tổng số

1.148.763.674.796

338.389.724.779

810.373.950.017

Cách phân loại này giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ tài sản cố định một cách
cụ thể, chi tiết, đồng thời theo dõi được tình hình sử dụng tài sản cố định như thời
gian hữu ích của tài sản ... từ đó có có biện pháp trích khấu hao phù hợp.
3.4.3.3 Qui trình hạch toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

34
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin hạch toán tài sản cố định
theo quy hình 3.8 :

Chứng từ ban đầu về TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa
chữa lớn hoàn thành
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Hoá đơn GTGT

Bảng kê
số 5

Nhật ký chứng từ
số 1,2,5,7,9,10

Sổ cái
TK 211, 213, 214,241

Thẻ, sổ kế toán
chi tết TSCĐ

Bảng tổng hợp
chi tiết TSCĐ

Báo cáo gồm:

- Báo cáo tăng, giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ.
- Báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh.
- Báo cáo trích và sử dụng nguồn vốn khấu hao.
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ

Ghi chú :

: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu kiểm tra
: Ghi cuối tháng

Hình 3.8. Quy trình kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin
3.4.3.4 Đánh giá tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin
* Đánh giá tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin:
Tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin, việc đánh giá tài sản
cố định được tuân thủ theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán hiện hành (Quyết
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

35
-

-

định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính) và được đánh giá,
ghi sổ theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định.
+ Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá :
- Đối với những tài sản mua sắm mới thì nguyên giá là giá trị ghi trên hoá đơn
và các chi phí khác ( như chi phí lắp đặt, chạy thử, vận chuyển).
- Đối với những tài sản cố định do xây dựng cơ bản bàn giao, hoàn thành thì
nguyên giá được tính bằng giá quyết toán công trình được duyệt trong báo cáo.
- Đối với những tài sản cố định mua cũ Công ty theo dõi phần giá trị còn lại của
tài sản cố định nên nguyên giá là giá mua trên hoá đơn và các chi phí khác (nếu có).
+ Đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại :
Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá
trị hao mòn, do đó Công ty phải đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại.
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ.
3.4.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin tháng 06 năm 2010
3.4.4.1. Kế toán chi tiết TSCĐ.
Để quản lý tốt TSCĐ kế toán phải theo dõi chặt chẽ cả kế toán tổng hợp và kế
toán chi tiết. Thông qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cung cấp được những
chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, số lượng, tình trạng và chất lượng của TSCĐ.
Tại Công ty mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh có liên quan đến TSCĐ đều được
lập chứng từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán và theo dõi.
Những chứng từ mà Công ty sử dụng.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Các hợp đồng, hoá đơn mua - bán,chứng từ có liên quan...
+ Các hồ sơ đầu tư TSCĐ (nếu qua đầu tư).
Các sổ kế toán gồm:
+ Thẻ TSCĐ.
+ Bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ.
Tại Công ty để theo dõi TSCĐ, kế toán tiến hành mở thẻ TSCĐ. Mỗi một
TSCĐ đều được mở riêng một thẻ TSCĐ, căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là biên bản giao
nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

36
Trích nghiệp vụ ngày 29/06/2010 công ty lắp đặt hoàn thiện 01 máy nghiền đá
xít với giá mua là 450.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, Công ty thanh toán bằng
tiền tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Sau khi TSCĐ được lắp đặt và bàn giao kế toán lập thẻ TSCĐ và được ghi vào
sổ TSCĐ toàn công ty.
Biểu 3.2
Đơn vị : Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin
Điạ chỉ : Cẩm Phả Quảng Ninh
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 251
Ngày 29 tháng 06 năm 2010
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 153/BB-KH ngày 11 tháng 06 năm 2010.
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy nghiền đá xít.
Nước sản xuất: Việt Nam .
Năm sản xuất: 2010
Bộ phận quản lý sử dụng : Phân xưởng sàng tuyển
Năm sử dụng: 2010

Đ ình chỉ sử dụ ng ngày:
đ ình chỉ :

nă m

tháng

Nguyên nhân TSCĐ

Lí do

Gía trị hao mòn

SH
CT

Ngày
tháng
năm

Diễn giải

A

B

C

1

153

11/06/201
0

Tăng do đầu tư

450.000.00
0

Nguyên giá Năm

Giá trị
hao mòn

Cộng
dồn

Ghi
chú

3

4

5

2

Dụng cụ, phụ tùng kèm theo
STT Tên quy cách dụng cụ, phụ tùng ĐVT
1 Hộp phụ tùng
Cái
2 Búa đập dự bị
Cái

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

Số lượng
01
10

Giá trị

37
Người lập
(Ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu 3.3

TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MTV
THAN QUANG HANH VINACOMIN

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN (theo TK đ/ứng)
Tài khoản: 211 - Tài sản cố định hữu hình.
Tài khoản đối ứng: Tất cả.
Tháng 6 năm 2010
Số dư đầu kỳ:
Số
Ngày
CT
ctừ
2141
30/6/201
02
0
30/6/201
02
0
30/6/201
02
0
2411
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0

Diễn giải

TK
chọn

Nợ:
Có
TK
Đ/ứ

985.489.220.766
PS nợ

PS có
4.996.169.366

Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ô tô Dawoo 14L692113
58)
Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ôtô uóat
2113
14L26-00)
Thanh lý nhượng bán TSCĐ (10 xe ôtô KPAZ
2113
6510)

2141

404.940.000

2141

50.640.000

2141

4.540.589.366
1.532.740.909

Cột bơm xăng - DATB 2009

2111

2411

318.000.000

Máy vi tính - DATB 2009

2111

2411

62.954.545

Máy bơm bùn - DATB 2009

2111

2411

220.000.000

Máy bơm nước khí nén - DATB 2009

2111

2411

400.000.000

Máy photo rich - DATB 2009

2111

2411

65.586.364

Máy nghiền đá xít - DATB 2009

2111

2411

450.000.000

Máy hàn EMC 500 - DATB 2009

2111

2411

16.200.000

2412
1/6/2010 Cáp điện PN - Lắp đặt tời trục JK2,5
Chi phí xây dựng hệ thống cấp nớc sinh hoạt
123 1/6/2010
mỏ than ngã hai
1/6/2010 Chi phí thuê cầu - DA DCCS
1/6/2010 Chi phí đào tạo vận hành cụm sàng - DA DCCS
1/6/2010 Chi phí đền bù - DA DCCS
Chi phí báo cáo đánh giá tác động MT-DA
1/6/2010
DCCS

2112
2111
2111
2111
2111
2111

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

2412
2412
2412
2412
2412
2412

22.562.404.58
1
259.490.000
192.088.720
84.850.000
364.031.471
352.744.700
176.972.727

38
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0
30/6/201
0
1/6/2010

Hệ thống theo dõi người ra lò

2111

Hệ thống theo dõi người ra lò

2111

Giếng phụ trục tải

2111

Giếng chính băng tải

2111

Chi phí sửa chữa máy bơm KK32

2111

2412
2412
2412
2412
2413

Tổng cộng

Phát sinh luỹ kế:

Nợ:
Có
Nợ:
Có

Số dư cuối kỳ:

411.624.014
15.475.270.30
7
1.346.358.564
3.118.623.853
780.350.225
24.095.145.49
4.996.169.366
0

24.095.145.490
4.996.169.366
1.004.588.196.890

Biểu 3.4
TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MTV
THAN QUANG HANH VINACOMIN

BẢNG KÊ CHI TIẾT TĂNG, GIẢM TSCĐ
ĐVT: Đồng
TT

Tên tài sản

1 Chi phí sửa chữa máy bơm KK32
2 Cáp điện PN - Lắp đặt tời trục JK2,5
Chi phí xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt
3
mỏ than ngã hai
4 Chi phí thuê cầu - DA DCCS
Chi phí đào tạo vận hành cụm sàng - DA
5
DCCS
6 Chi phí đền bù - DA DCCS
Chi phí báo cáo đánh giá tác động MT-DA
7
DCCS
Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ô tô Dawoo
8
14L69-58)
Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ôtô uóat
9
14L26-00)
Thanh lý nhượng bán TSCĐ (10 xe ôtô KPAZ
10
6510)
11 Cột bơm xăng - DATB 2009

Thời gian
Ngày đưa Ngày
vào sử
ngừng
dụng
sử dụng
1/6/2010

780.350.225

1/6/2010

259.490.000

1/6/2010

192.088.720

1/6/2010

84.850.000

1/6/2010

364.031.471

1/6/2010

352.744.700

1/6/2010

176.972.727

30/6/201
0
18/12/198 30/6/201
9
0
30/6/201
27/2/2003
0
30/6/2010

Nguyên giá
Tăng

29/5/2000

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

Giảm

404.940.000
50.640.000
4.540.589.36
6
318.000.000

39
12 Máy vi tính - DATB 2009

30/6/2010

62.954.545

13 Máy bơm bùn - DATB 2009

30/6/2010

220.000.000

14 Máy bơm nước khí nén - DATB 2009

30/6/2010

400.000.000

15 Máy photo rich - DATB 2009

30/6/2010

65.586.364

16 Máy nghiền đá xít - DATB 2009

30/6/2010

450.000.000

17 Máy hàn EMC 500 - DATB 2009

30/6/2010

16.200.000

18 Hệ thống theo dõi người ra lò

30/6/2010

19 Hệ thống theo dõi người ra lò

30/6/2010

20 Giếng phụ trục tải

30/6/2010

21 Giếng chính băng tải

30/6/2010

Cộng

411.624.014
15.475.270.3
07
1.346.358.56
4
3.118.623.85
3
24.095.145.4 4.996.169.36
90
6

3.4.2. Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ
3.4.2.1. Kế toán tăng TSCĐ.
Trong trường hợp này, Bộ phận có nhu cầu mua làm tờ trình đề nghị mua sắm
cho đơn vị mình, nói rõ mục đích sử dụng, phương pháp sản xuất kinh doanh khai
thác tài sản đó. Theo nhu cầu thực tế, Phòng Đầu tư sẽ lập kế hoạch đầu tư cho cả
năm. Căn cứ vào kế hoạch Phòng đầu tư lập Tờ trình gửi giám đốc duyệt hồ sơ trò
hàng gói thầu. Căn cứ vào tờ trình Giám đốc gia Quyết định phê duyệt hồ sơ chào
hàng. Sau khi tìm được đối tác cung cấp các bên sẽ lập hợp đồng kinh tế mua bán
TSCĐ.
Trích nghiệp vụ Công ty mua mới 01 máy nghiền đá xít với giá mua là
450.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, Công ty thanh toán bằng tiền tiền gửi ngân
hàng, tài sản này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Biểu 3.5
CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH

PHÒNG ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cẩm phả ngày 17 tháng 05 năm 2010

TỜ TRÌNH
V/v phê duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu: Cung cấp máy nghiền đá xít
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

40
Thuộc dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2009 công ty than Quang Hanh.
Kính gửi: Ông giám đốc Công ty TNHH MTV than Quang Hanh
Căn cứ quyết định số 154/QĐ-ĐT ngày 09/01/2009 của giám đốc công ty
than Quang Hanh V/v đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2009 công ty than
Quang Hanh
Các phòng ban chức năng công ty lập hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu:
Cung cấp máy nghiền đá xít trình giám đốc công ty phê duyệt làm cơ sở triển khai
thực hiện các bước tiếp theo.
Phòng đầu tư công ty đã tổ chức thẩm định hồ sơ yêu cầu trào hàng, kết quả cho
thấy hồ sơ yêu cầu chào hàng đã được lập tuân thủ các quy định hiện hành của chính
phủ, Tập đoàn CN than - KS Việt Nam về công tác đấu thầu và phù hợp với dự án.
Để có đủ thủ tục tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình thực hiện gói
thầu: Cung cấp máy nghiền đá xít, phòng đầu tư đề nghị giám đốc công ty phê
duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu với nội dung sau:
1- Nội dung Hồ sơ yêu cầu chào hàng: Như nội dung hồ sơ yêu cầu chào
hàng gói thầu Cung cấp máy nghiền đã xít, thuộc dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản
xuất năm 2009 Công ty than Quang Hanh.
2- Thời gian và trình tự thực hiện các bước chào hàng:
- Thời gian thông báo và phát hành hồ sơ yêu cầu chào hàng: Chậm nhất sau
5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.
Thời điểm hết hạn nộp báo giá: Không ít hơn 05 ngày kể từ ngày phát hành
Hồ sơ yêu cầu chào hàng.
- Địa điểm tiếp nhận báo giá: phòng Đầu tư – Công ty TNHH MTV than
Quang Hanh, Số 302 Đường Trần Phú Thị xã Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh.
Kính đề nghị ông Giám đốc công ty quan tâm xét duyệt.
PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH

P.CKVT

P.ĐẦU TƯ

Ký, họ tên

Ký, họ tên

Ký, họ tên

Sau khi tìm được đối tác cung cấp với giá cả, chất lượng hợp lý Giám đốc
công ty sẽ gia quyết định phê duyệt mua TSCĐ.
Biểu 3.6
TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

41
NAM
CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG
HANH VINACOMIN
Số 49/QĐ/KTTK

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cẩm phả ngày 11 tháng 06 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV
THAN QUANG HANH VINACOMIN
“V/v Phê duyệt mua TSCĐ”
GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN
Căn cứ quyết định số 359 NL/TCCB-LĐ ngày 19/6/1993 của bộ trưởng bộ
năng lượng v/v thành lập lại doanh nghiệp nhà nước công ty địa chất và khai thác
khoáng sản.
Căn cứ quyết định số 617/QĐ-HĐQT ngày 24/4/2003 của HĐQT tổng
công ty than Việt Nam v/v đổi tên công ty Địa chất và KTKS thành công ty
than Bái Tử Long .
Căn cứ quyết định 2021/QĐ-HĐQT ngày 8/11/2004 của Hội đồng quản trị
Tổng công ty than Việt Nam v/v đổi tên công ty than Bái Tử Long thành công ty
than Quang Hanh.
Căn cứ quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc
ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay duyệt tạm tăng giá trị tài sản: Máy nghiền đá xít
Với tổng số tiền: 450.000.000 đồng
(Bốn trăm năm mươi triệu đồng chẵn)
Từ nguồn vốn: Vay
Dự án: Đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2010

Điều 2. Giao cho các phòng ban, phân xưở ng liên
quan có trách nhiệ m quả n lý và sử dụ ng hiệ u quả tài
sả n trên/.
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Đã ký

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

42
Căn cứ vào quyết định duyệt mua của giám đốc công ty. Các phòng ban liên
quan lập hồ sơ chào hàng, đấu thầu dự án. Sau khi thống nhất được với đơn vị cung
cấp, các bên tham gia lập hợp đồng kinh tế mua bán tài sản cố định.
Biểu 3.7
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----***-----Cẩm Phả, ngày 06 tháng 06 năm 2010

HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số 243/HĐ-KHZ
V/v Mua máy nghiền đá xít (thiết bị thuộc dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản
xuất năm 2009 công ty Công ty TNHH MTV than Quang Hanh TKV)

Căn cứ Luật dân sự và luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2005.
- Căn cứ khả năng và nhu cầu của Hai bên
Hôm nay, ngày 06 tháng 06 năm 2010 tại Công ty Công ty TNHH MTV than
Quang Hanh Vinacomin , chúng tôi gồm
Chúng tôi gồm có:
Bên mua (A): Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin
Địa chỉ: Số 320 đường Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh
Điện thoại: 033.3862.282 – Fax 033.3862.739
Có tài khoản: 4411000000068 Tại Ngân hàng ĐT&PT Cẩm Phả - Quảng Ninh
Mã số thuế: 5700101588
Do ông: Bùi Đình Thanh
Bên bán (B):

Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng

Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá

Địa chỉ: Đường 10 – Mỹ Sơn – Ngũ Lão – Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng
Số điện thoại: 031.2248.257

FAX: 031.3875.621

Tài khoản: 21101000051

Tại Ngân hàng NN&PTNT Thuỷ Nguyên

Hải Phòng
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

43
Mã số thuế: 0200581866
Do ông: Trần Văn Xá

Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng

Điều I: Nội dung công việc giao dịch
Bên B đồng ý bán cho bên A và bên A đồng ý mua của bên B: Máy nghiền đá xít
với giá cả, số lượng như sau:
TT Tên hàng/mã hiệu/quy cách

1 Máy nghiền đã xít

Xuắt
ĐVT
xứ

VN

Đơn giá
(Đồng)

Số lượng

Cái

1

2 Thuế GTGT
Cộng

Thành tiền
(Đồng)

450.000.00 450.000.000
0
45.000.000
495.000.000

Tổng giá trị ký hợp đồng: 495.000.000 đồng
(Bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn)
Điều II: Địa điểm và phương thức giao nhận
a. Địa điểm giao nhận
Sản phẩm máy móc được lắp đặt, giao tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh –
Vinacomin – Xã Dương Huy Thị xã Cẩm Phả Quảng Ninh. Đã bao gồm các chi phí sản
xuất, vận chuyển thiết bị , chi phí hướng dẫn vận hành, bảo hành thiết bị, thuế GTGT
b. Phương thức giao nhận
Sau khi lắp đặt song, bên B chạy thử và lập biên bản nhiệm thu và đưa vào sử
dụng.
Điều III: Trách nhiệm của mỗi bên
Bên A:
- Thông báo trước cho bên B: Thời gian giao hàng
- Chuẩn bị hiện trường lắp đặt cho bên A thực hiện.
- Thanh toán các chi phí vận chuyển, lắp đặt phát sinh.
Bên B:
- Vận chuyển và lắp đặt tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

44
- Chuyển giao công nghệ, cử cán bộ hướng dẫn công nhân do bên B cử đi vận
hành.
- Bảo hành sản phẩm trong 12 tháng.
Điều IV: Thời hạn thanh toán
Thanh toán bằng chuyển khoản 100% trong vòng 20 ngày sau khi sản phẩm
lắp đặt được nhiệm thu hoàn thành.
Điều V: Cam kết chung
Hai bên thực hiện đầy đủ các khoản ghi trong hợp đồng đã ký. Trong quá trình
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cùng nhau bàn bạc giải quyết bằng văn bản
mới thực hiện. Sau đó 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực hai bên không có
vướng mắc gì, coi như hợp đồng được thanh lý.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 1/12/2010 và được lập thành
06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản.
Cẩm Phả, ngày 06 tháng 06 năm 2010
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)

Sau khi hợp đồng kinh tế có hiệu lực, vào ngày 09 tháng 06 năm 2010 công ty
Cổ phần cơ khí Đức xá giao hàng, hai bên tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ
như sau:
Biểu 3.8
TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MTV THAN
QUANG HANH - VINACOMIN

Số: 153/BB-KHZ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----***-----Cẩm Phả, ngày 09 tháng 06 năm 2010

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 243/HĐ - KHZ ngày 06 tháng 06 năm 2010 của
Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin TKV và công ty Cổ phần cơ khí
Đức Xá về việc mua tài sản cố định.
Hôm nay ngày 09 tháng 06 năm 2010. Chúng tôi gồm:
1. Đồng chí: Nguyễn Thành Dũng
Chức vụ: CB phòng đầu tư

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

45
2. Đồng chí: Vương Quốc Hoà
Chức vụ: Phó Phòng CKVT
3. Đồng chí: Nguyễn Công Hương
Chức vụ: CB phòng KTTK
4. Đồng chí: Lương Minh Đức
Chức vụ: Phó phòng KHZ
5. Đồng chí: Trần Văn Hải
Chức vụ: CB Phòng VT
6. Đồng chí: Đồng Văn Tụ
Chức vụ: PQĐ PX Sàng tuyển.
7. Đồng chí: Trần Văn Hiếu
Chức vụ: CB Giao hàng
Sau khi kiểm tra xem xét thực tế số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư thiết
bị và các tài liệu kỹ thuật, các văn bản liên quan đế lô hàng.
Hội đồng tiến hành nghiệm thu số lượng và chất lượng vật tư hàng hoá nhập
kho với các nội dung sau:

TT Tên hàng/mã hiệu/quy cách ĐVT

1
-

Máy nghiền đã xít
Chiếc
Kiểu máy nghiền búa
Năng xuất 120 tấn/giờ
Cỡ hạt tối đa đầu ra 15mm
Cỡ hạt tối đa đầu vào 100mm
Công xuất động cơ 110 Kw
Cấp điện áp 380v
Đại diện bên giao

SL theo
HĐ

Số lượng
thực
nhập

Nước sản
xuất

Tình trạng
thiết bị

01

01

Việt Nam

Mới 100%

Đại diện bên nhận

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)
Biểu 3.9

TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MTV
THAN QUANG HANH VINACOMIN
Số: 154/TL-KHZ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cẩm Phả, ngày 09 tháng 06 năm 2010

THANH LÝ HỢP ĐỒNG
- Căn cứ vào nội dung và kết quả thực hiện hợp đồng kinh tế số 243/ HĐ-KHZ
ký ngày 06 tháng 06 năm 2010 giữa Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá và Công ty
TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin.

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

46
- Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định số 153/BB-KHZ ký ngày 09 tháng
06 năm 2010 giữa Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá và Công ty TNHH MTV than
Quang Hanh - Vinacomin.
Hôm nay, ngày 09 tháng 06 năm 2010, chúng tôi gồm:
Bên mua (A): Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin
Địa chỉ: Số 320 đường Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh
Do ông: Bùi Đình Thanh
Bên bán (B):

Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng

Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá

Địa chỉ: Đường 10 – Mỹ Sơn – Ngũ Lão – Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng
Do ông: Trần Văn Xá
Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng
Hai bên cùng nhau thống nhất thanh lý hợp đồng kinh tế số 243/HĐ-KH ký ngày
06/06/2010 giữa Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá và Công ty TNHH MTV than Quang
Hanh - Vinacomin .
- Tổng giá trị hợp đồng (Đã bao gồm thuế VAT) là: 495.000.000
- Tổng giá trị thanh quyết toán hợp đồng (Đã bao gồm thuế VAT) là: 495.000.000
Bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn.
Hợp đồng số 243/HĐ- KHZ ký ngày 06/06/2010 nêu trên thanh lý và chấm dứt hiệu
lực kể từ ngày 09 tháng 06 năm 2010.
Biên bản được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 3 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
Đồng thời Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá viết hoá đơn giao cho phòng kế toán để
làm thủ tục thanh toán.
Biểu 3.10

HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Mẫu số: 01GTKT - 3LL

Ký hiệu: BC/2009B

0071882

Liên 2: Giao cho khách hàng

Ngày 09 tháng 06 năm 2010

Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ:
Số tài khoản:
Điện thoại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỨC
XÁ
NGŨ LÃO – THUỶ NGUYÊN – HP

MST: 0200581866

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

47
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thành Dũng
Đơn vị: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin
Địa chỉ: Số 320 đường Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: C/K
MST: 5 7 0 0 1 0 1 5 8 8
T
Số
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Đơn giá
Thành tiền
T
lượng
A
B
C
1
2
3=1x2
1 Máy nghiền đá xít
Chiếc
1
450.000.000
450.000.000

Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT 10%
Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán:
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

450.000.000
45.000.000
495.000.000

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Mua TSCĐ chưa thanh toán.
Nợ TK 2411:

450.000.000

Nợ TK 133:

45.000.000

Có TK 331:

495.000.000

Kết chuyển tạm tăng TSCĐ.
Nợ TK 211:
Có TK 2411:

450.000.000
450.000.000

Từ định khoản trên, kế toán phản ánh vào Sổ NKCT số 9, Sổ chi tiết tài
khoản 2411, sổ cái TK 241, TK 211.

Biểu 3.11
Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

48
Mẫu số: S02-VT

Đơn vị: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin
Địa chỉ :

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của bộ trưởng BTC)

Sô 302 đường Trần phú CP QN

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 09 tháng 6 năm 2010

Liên 2

Số : 3
Nợ TK
Có TK

Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Thành Dũng
Đơn vị bán: Công ty CP cơ khí Đức xá
Theo hoá đơn: Số 0071882 gnày 09 tháng 06 năm 2010
Nhập tại kho : Kho tài sản Ngã Hai
ĐVT: Đồng
Số lượng
Tên, Quy cách
ĐVT Yêu Thực
Đơn giá
Thành tiền
S.P H.H
cầu xuất
Máy nghìên đá xít
Chiếc 1
1
450.000.000 450.000.000

TT
1

Cộng
1
1
450.000.000 450.000.000
Tổng số tiền. Bốn trăm năm mươi triệu đồng chẵn.
NGƯỜI VIẾT
PHIẾU

NGƯỜI GIAO
HÀNG

THỦ KHO

( ký tên)

( ký tên)

PHỤ TRÁCH
CUNG TIÊU

( ký tên)

GIÁM ĐỐC

( ký tên)

Biểu 3.12
TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH MTV THAN
QUANG HANH - VINACOMIN

BẢNG KÊ SỐ 5
Tài khoản 211,213
Tháng 6 năm 2010
Mã
211
1

Diễn giải
Nhà cửa vật kiến trúc
Chi phí sửa chữa máy bơm KK32

Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B

Ghi nợ tài khoản chọn, ghi có
các tài khoản
241
Số tiền
22.302.914.58
22.302.914.581
1
780.350.225

780.350.225

49
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán  “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhQuang Phi Chu
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Xuan Le
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánDigiword Ha Noi
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmLuận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Lớp kế toán trưởng
 
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mạiBáo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mạiHà Thu
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhNguyễn Công Huy
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngNhân Bống
 
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19Hoài Molly
 

Andere mochten auch (12)

Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toánBáo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmLuận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương
 
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mạiBáo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
Báo cáo tổng hợp kế toán công ty thương mại
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhKế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngbáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
 

Mehr von Lớp kế toán trưởng

Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán Lớp kế toán trưởng
 
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133Lớp kế toán trưởng
 
Thông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXH
Thông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXHThông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXH
Thông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXHLớp kế toán trưởng
 
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGLớp kế toán trưởng
 
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anhHệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anhLớp kế toán trưởng
 
Công văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXH
Công văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXHCông văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXH
Công văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXHLớp kế toán trưởng
 
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)Lớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngLớp kế toán trưởng
 
Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014
Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014
Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014Lớp kế toán trưởng
 
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động 25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động Lớp kế toán trưởng
 

Mehr von Lớp kế toán trưởng (20)

Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdcBao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
 
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
Báo cáo thực tập hệ thống kế toán
 
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02 – DNN theo Thông tư 133
 
Cong van xin gop bao cao tai chinh
Cong van xin gop bao cao tai chinhCong van xin gop bao cao tai chinh
Cong van xin gop bao cao tai chinh
 
Thông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXH
Thông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXHThông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXH
Thông báo điều chỉnh lãi suất, chậm đóng, truy thu BHXH
 
ĐƠN XÁC NHẬN KHÔNG NỢ THUẾ
ĐƠN XÁC NHẬN KHÔNG NỢ THUẾĐƠN XÁC NHẬN KHÔNG NỢ THUẾ
ĐƠN XÁC NHẬN KHÔNG NỢ THUẾ
 
Đơn xin xác nhận không nợ thuế
Đơn xin  xác nhận không nợ thuếĐơn xin  xác nhận không nợ thuế
Đơn xin xác nhận không nợ thuế
 
Mẫu 06 HTKK mẫu 2
Mẫu 06 HTKK mẫu 2Mẫu 06 HTKK mẫu 2
Mẫu 06 HTKK mẫu 2
 
Mẫu 06 HTKK
Mẫu 06 HTKKMẫu 06 HTKK
Mẫu 06 HTKK
 
Danh mục hệ thống tài khoản hcsn
Danh mục hệ thống tài khoản hcsnDanh mục hệ thống tài khoản hcsn
Danh mục hệ thống tài khoản hcsn
 
Công văn xin hoãn kiểm tra thuế
Công văn xin hoãn kiểm tra thuếCông văn xin hoãn kiểm tra thuế
Công văn xin hoãn kiểm tra thuế
 
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anhHệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoán kế toán doanh nghiệp bằng tiếng anh
 
Công văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXH
Công văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXHCông văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXH
Công văn hướng dẫn làm sổ cho NLĐ quản lý theo Luật BHXH
 
Biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT
Biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGTBiên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT
Biên bản điều chỉnh hóa đơn GTGT
 
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
 
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lươngBáo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
Báo cáo thực tập kế toán Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương
 
Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014
Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014
Mẫu 07 - Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo TT 23/2014
 
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động 25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
25 câu hỏi thường gặp về BHXH, hợp đồng lao động
 
Bản tin thuế tháng 12/2014
Bản tin thuế tháng 12/2014Bản tin thuế tháng 12/2014
Bản tin thuế tháng 12/2014
 

Kürzlich hochgeladen

Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 

Kürzlich hochgeladen (20)

Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP chuyên ngành kế toán “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định

  • 1. Xem thêm: http://lopketoantruong.com/ https://www.facebook.com/lophocketoantruong?ref=hl LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin ” Sinh viên: Trương Thị Liên Lớp Kế toán K52B
  • 2. Chương 3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMI 3.1. Lý do lựa chọn đề tài Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và lao động sống. Tài sản cố định là một bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động. Nó là tiền đề, là cơ sở để duy trì và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp. Việc đầu tư trang thiết bị và tổ chức quản lý, sử dụng tài sản cố định là một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao độn, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó có biện pháp tăng khả năng cạnh tranh của những sản phẩm doanh nghiệp sản xuất và cung ứng. Đối với doanh nghiệp công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mỏ tài sản cố định là cơ sở vật chất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về đầu tư đổi mới tài sản cố định, thay thế cho những tài sản cũ, lạc hậu trở thành vấn đề sống còn trong sự vận động phát triển nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Có thể thấy rằng, kế toán tài sản cố định ở các doanh nghiệp hiện nay đã có sự đổi mới và đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn nhằm phản ánh đúng đắn, hợp lý và cung cấp được các thông tin nắm được tình hình về cơ sở vật chất kỹ thuật và đánh giá được tình hình sử dụng tài sản cố định trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Một trong những nội dung khá quan trọng của kế toán tài sản cố định là việc xây dựng chính sách khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Mặc dù yêu cầu của việc xác định chi phí khấu hao là phải phản ánh tương đối chính xác sự hao mòn của tài Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 2
  • 3. sản đảm bảo thu hồi và phát triển vốn kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế công tác này còn nhiều điều bất cập và chưa hợp lý. Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin là đơn vị trực thuộc Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, được giao nhiệm vụ khai thác than theo kế hoạch của Tập đoàn dựa trên một lượng tài sản cố định rất lớn, do đó quản lý hiệu quả hay không sẽ quyết định thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh khi doanh nghiệp lơ là khâu quản lý tài sản. Để tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất nên em đã chọn chuyên đề “Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin làm đề tài tốt nghiệp của mình. 3.2. Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung nghiên cứu 3.2.1.1 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin năm 2010. Qua đó đưa ra được những đánh giá, kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế tài sản cố định của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin trong các năm tiếp theo. 3.2.1.2 Đối tượng nghiên cứu: - Các loại tài sản cố định và đặc điểm của chúng tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin. - Các chứng từ, sơ đồ luân chuyển chứng từ. - Chế độ, chính sách về quản lý tài sản cố định. - Các loại sổ sách, kế toán TSCĐ tại Công ty 3.2.1.3. Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về tài sản cố định và hạch toán tài sản cố định trong Công ty. - Tìm hiểu thực tế công tác kế toán tài sản cố định của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin. - Đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin. 3.2.2- Phương pháp nghiên cứu chuyên đề. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 3
  • 4. Căn cứ vào mục đích, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp nghiên cứu mà đề tài lựa chọn là: + Phương pháp phân tích đánh giá. + Phương pháp thống kê. + Phương pháp hạch toán kế toán Ngoài ra, còn kết hợp với các số liệu thực tế được tập hợp vào bảng, biểu đồ sau đó rút ra được các nhận xét và kết luận về ưu nhược điểm trong tổ chức quản lý tài sản cố định của Công ty, từ đó đề xuất một số phương hướng nâng cao hiệu quả trong các tổ chức hạch toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin. 3.3 Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản cố định và kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. 3.3.1 Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định + Khái niệm : Tài sản cố định là một trong ba yếu tố cơ bản của sản xuất – yếu tố tư liệu lao động, là những khoản đầu tư dài hạn củ doanh nghiệp nhằm hình thành nên những cơ sở vật chất (TSCĐ hữu hình) hoặc cơ sở phi vật chất (TSCĐ vô hình) cho quá trình sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn (trên mười triệu VND) và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định mà có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng để được công nhận là tài sản cố định. Ở nước ta hiện nay trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đã qui định tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng ở điều 3 như sau: - Về mặt thời gian : “ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên” - Về mặt giá trị : “ Có gía trị từ 10.000.000 đồng trở lên”. Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dài như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị phương tiện vận tải. Đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, chúng bị hao mòn dần còn giá trị được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 4
  • 5. TSCĐ tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Có thể nói TSCĐ là cơ sở vật chất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bảo toàn, không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. + Đặc điểm của tài sản cố định Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài: - Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng không sử dụng được. - Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh và cấu thành giá vốn của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ kinh doanh (đối với tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh). Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của tài sản cố định bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng. Phần giá trị hao mòn này được kết chuyển bằng cách tính khấu hao tài sản cố định theo cách tính khác nhau. Khi sản phẩm được tiêu thụ thì hao mòn vốn tiền tệ. Vốn này hàng tháng phải tích luỹ lại thành nguồn vốn để có thể tái đầu tư lại tài sản cố định khi cần thiết. Tài sản cố định là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh. Vì thế phải luôn chú ý đến các đặc điểm của tài sản cố định để quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp. 3.3.2. Nguyên tắc hạch toán TSCĐ. Hạch toán tài sản cố định cần tôn trọng một số nguyên tắc sau: - TSCĐ hữu hình là những tài sản có những hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. - Những tài sản cố định hữu hình có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không để Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 5
  • 6. hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn theo quy định hiện hành thì được coi là tài sản cố định. - Giá trị TSCĐ hữu hình được phản ánh trên tài khoản 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ tuỳ thuộc vào nguồn hình thành. - Chỉ được thay đổi nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp: + Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước. + Xây lắp, trang bị thêm cho TSCĐ. + Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng. + Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra. + Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước. + Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ. - Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định. Kế toán có nhiệm vụ lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. - TSCĐ hữu hình cho thuê hoạt động vẫn phải trích khấu hao theo quy định của chuẩn mực kế toán và chính sách tài chính hiện hành. - TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm boả quản, sử dụng, quản lý TSCĐ. 3.3.3. Phân loại tài sản cố định. Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp TSCĐ vào từng nhóm, từng loại theo những đặc trưng nhất định … Mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản lý. TSCĐ có nhiều loại, mỗi loại có đặc trưng kỹ thuật, công dụng, yêu cầu quản lý, thời gian sử dụng … khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần phải phân loại TSCĐ. Trong kế toán và thống kê, TSCĐ của các doanh nghiệp thường được phân loại theo một số tiêu thức sau: Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 6
  • 7. a. Phân loại theo hình thái biểu hiện: * TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ quy định. Tài sản của doanh nghiệp chỉ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình khi thoả mãn định nghĩa về TSCĐ hữu hình và đồng thời thoả mãn các tiêu chuẩn sau: - Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. - Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Có đủ tiêu chuẩn theo giá trị theo qui định hiện hành. TSCĐ hữu hình bao gồm: Nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc, TSCĐ khác. * TSCĐ vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể, xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ. Theo chuẩn mực kế toán Việt nam (chuẩn mực số 04), các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn giống như TSCĐ hữu hình ở trên. Đối với tài sản vô hình do rất khó khăn nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thoả mãn định nghĩa trên hay không cần phải xem xét đến khía cạnh sau: - Tính có thể xác định được: TSCĐ vô hình phải có thể xác định được một cách riêng biệt có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập. - Khả năng kiểm soát: Doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản. - Lợi ích kinh tế: Doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế tương lai từ TSCĐ vô hình dưới nhiều hình thức khác nhau. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 7
  • 8. TSCĐ vô hình bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy nhượng quyền TSCĐ vô hình khác. b. Phân loại theo quyền sở hữu Theo cách phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. + TSCĐ tự có: Là các TSCĐ do doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn chủ sở hữu (vốn ngân sách, cấp trên đầu tư, vốn liên doanh, vốn góp tự bổ sung hay viện trợ, biếu tặng..) bằng nguồn vốn ngân hàng và vay các đối tượng khác. Đây là TSCĐ thuê quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. + TSCĐ thuê ngoài: tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ thuê ngoài được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. - TSCĐ thuê tài chính : là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư vào tài sản đó. - TSCĐ thuê hoạt động: Là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng. Cách phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý tài sản. Đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải có các biện pháp quản lý riêng, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng định đoạt với tài sản. Đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải dựa trên hợp đồng thuê, phối hợp với bên cho thuê tài sản để thực hiện quản lý sử dụng tài sản. c. Phân loại theo tính chất và tình hình sử dụng Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: * TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh: Gồm toàn bộ TSCĐ do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp (cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, kinh doanh phụ…) Những tài sản này buộc phải tính khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 8
  • 9. * TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh …: Gồm những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục đích phúc lợi, an ninh quốc phòng… Những tài sản này được mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp hoặc quỹ phúc lợi. Do không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nên hao mòn những TSCĐ này không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. * TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý: Là những TSCĐ không phù hợp với hoạt động kinh doanh, TSCĐ hư hỏng không sử dụng chờ thanh lý, nhượng bán… * TSCĐ đang tranh chấp, chờ giải quyết. * TSCĐ bảo quản, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước. d. Phân loại theo nguồn hình thành Dựa vào nguồn gốc hình thành nên TSCĐ, người ta phân thành: - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được cấp: do ngân sách hoặc cấp trên cấp. - TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn vay là những TSCĐ được đầu tư, xây dựng bằng nguồn vốn vay dài hạn. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của đơn vị như từ quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn khấu hao… - TSCĐ hình thành do nhận góp vốn liên doanh. e. Phân loại theo vai trò, vị trí của TSCĐ trong quá trình sản xuất TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai nhóm như sau: - TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: những TSCĐ được sử dụng ở bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp và các TSCĐ dùng cho các mục đích phúc lợi. Bao gồm: thiết bị quản lý, nhà văn phòng, xe ôtô chở cán bộ… f. Phân loại theo thời gian sử dụng Có thể chia TSCĐ thành 3 nhóm: - TSCĐ có thời gian sử dụng ngắn (từ 1 đến 3 năm). - TSCĐ có thời gian sử dụng trung bình ( từ 4 đến 5 năm). - TSCĐ có thời gian sử dụng dài ( từ 6 đến 10 năm). - TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài trên 10 năm). Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 9
  • 10. Trên đây là các cách phân loại TSCĐ thường dùng trong kế toán và thống kê. Tuy nhiên, tròng quá trình hoạt động của từng doanh nghiệp, tuỳ theo yêu cầu quản lý của mình mà tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ thành từng nhóm sao cho phù hợp. 3.3.3 Đánh giá tài sản cố định Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị của TSCĐ bằng tiền theo những nguyên tắc nhất định. Hay nói cách khác, đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để hạch toán TSCĐ, trích khấu hao, phân tích trình độ sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Việc ghi chép, phản ánh tài sản cố định ở sổ kế toán và trên báo cáo tài chính phải phản ánh được cả ba chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định như sau: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ ;đồng a. Nguyên giá của TSCĐ Nguyên giá của tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định đó và đưa tài sản cố định đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc giá phí. Theo nguyên tắc này, nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc mua hoặc xây dựng chế tạo tài sản cố định kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi sử dụng tài sản. Nguyên giá tài sản cố định được xác định cho từng đối tượng ghi tài sản cố định, là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một số chức năng nhất định. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – Tài sản cố định hữu hình và chuẩn mực số 04 – TSCĐ vô hình hiện hành, nguyên giá TSCĐ được xác định cho từng trường hợp cụ thể như sau: *) TSCĐ hữu hình: + TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm giá mua (Trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đã được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 10
  • 11. phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt chặy thử, trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác (Trừ thuế giá trị gia tăng). + TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm. Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn hoá chi phí lãi vay. + TSCĐ hữu hình loại đầu tư xây dựng: - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo qui định tại qui chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí có liên quan trực tiếp khác. - Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ cộng chi phí lắp đặt, chạy thử, các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất). + TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình trao đổi với một số tài sản cố định hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản cố định nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. - Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với môt tài sản cố định hữu hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sỏ hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương) là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu đem trao đổi. + Tài sản cố định hữu hình loại được cấp, được điều chuyển đến: *Nguyên giá Tài sản cố định(TSCĐ) được cấp, được điều chuyển đến… là giá trị còn lại trên sổ kế toán của đơn vị cấp, đơn vị chuyển đến hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang, sửa chữa, nâng cấp, chi phí vận chuyển bốc rỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận tài sản cố định phải chi ra trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. + TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác: Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 11
  • 12. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu tặng, được cho, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa … là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận công các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Mọi khoản chi phí phát sinh như: chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác … nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. *) TSCĐ vô hình: Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định trong các trường hợp: mua sắm, trao đổi, được tài trợ, được cấp, được biếu tặng xác định tương tự như xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình …ở đây chỉ xem xét đến các trường hợp đặc thù. - Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Quá trình hình thành tài sản được chia thành hai giai đoạn. Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 04 – TSCĐ vô hình, chi phí phát sinh ở từng giai đoạn được xử lý như sau: Giai đoạn nghiên cứu: chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được xác định và ghi nhận là tài sản cố định vô hình mà tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Giai đoạn triển khai: tài sản vô hình trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu thoả mãnh được 7 điều kiện sau: * Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán. * Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán. * Doanh nghiệp có khả nang sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó. * Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai. * Có đầy đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất giai đoạn triển khai để bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó. * Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 12
  • 13. * Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình. Nguyên giá của tài sản được ghi nhận là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình cho đến khi đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, tiền công, phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí khác. Các chi phí không liên quan trực tiếp không được tính vào nguyên giá của TSCĐ. b. Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ Hao mòn TSCĐ là tất yếu khách quan, bất kỳ một TSCĐ nào sử dụng đều bị hao mòn. Vì thế việc hạch toán giá trị hao mòn của TSCĐ có vai trò quan trọng trong công tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp. Ngoài ra, giá trị hao mòn TSCĐ còn là cơ sở tính toán, phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vào chi phí trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Theo quy định hiện hành, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. c. Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Việc xác định giá trị hao còn lại của TSCĐ là để phản ánh được trạng thái kỹ thuật của TSCĐ, cho ta biết số tiền còn lại phải tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao và là căn cứ để biết kế hoạch tăng cường, đổi mới TSCĐ. Trường hợp nguyên giá tài sản cố định được đánh giá lại thì giá trị còn lại của tài sản cố định cũng được xác định lại. Thông thường, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức: Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại = Giá trị còn lại của TSCĐ trước khi đánh giá lại x Giá trị đánh giá lại của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ ;đ Giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại cũng có thể được xác định bằng giá trị thực tế còn lại theo thời gian căn cứ vào biên bản kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định. 3.3.4. Phương pháp kế toán tài sản cố định 3.3.4.1. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 13
  • 14. Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán tài sản cố định với tư cách là một công cụ của quản lý kinh tế tài chính phải phát huy chức năng của mình để thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm đầu tư, việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa, dự toán sửa chữa tài sản cố định, phản ánh chính xác chi phí sửa chữa tài sản cố định, kiểm tra việc thực hiện tài sản cố định và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định. - Tham gia kiểm kê, kiển tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định , tham gia đánh giá lại tài sản cố định khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. 3.3.5. Các quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định 3.3.5.1. Các quy định của Bộ tài chính Công ty áp dụng Chế độ kế toán đặc thù cho Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ban hành theo Quyết định số 2917/12/2006 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã được Bộ tài chính chấp thuận tại Công văn số 16148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006. - Chuẩn mực số 03 - Kế toán tài sản cố định hữu hình - Chuẩn mực số 04 - Kế toán tài sản cố định vô hình - Chuẩn mực số 06 - Kế toán thuê tài sản cố định - Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. 3.3.5.2. Nội dung của kế toán tài sản cố định a. Kế toán chi tiết tài sản cố định *) Xác định đối tượng ghi tài sản cố định Để quản lý tốt TSCĐ kế toán phải theo dõi chặt chẽ cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Thông qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cung cấp được những chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, số lượng, tình trạng và chất lượng của TSCĐ. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 14
  • 15. Mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán. - Những chứng từ mà các doanh nghiệp sử dụng trong hạch toán chi tiết tài sản cố định bao gồm : + Biên bản giao nhận TSCĐ. + Biên bản nghiệm thu TSCĐ. + Biên bản thanh lý TSCĐ. + Các hợp đồng, hoá đơn mua - bán,chứng từ có liên quan... + Các hồ sơ đầu tư TSCĐ (nếu qua đầu tư). - Các sổ kế toán gồm: + Thẻ TSCĐ. + Sổ theo dõi chi tiết tăng giảm TSCĐ. + Sổ chi tiết TS theo đơn vị sử dụng. Tại doanh nghiệp để theo dõi TSCĐ, người ta tiến hành mở thẻ TSCĐ. Mỗi một TSCĐ đều được mở riêng một thẻ TSCĐ, căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ,bảng phân bổ khấu hao. Việc ghi thẻ được tiến hành khi mua hoặc xây dựng xong tài sản. Kế toán căn cứ vào biên bản giao nhận để phản ánh vào cột nguyên giá. Hàng năm căn cứ vào mức trích khấu hao phản ánh trên bảng phân bổ để ghi vào cột “giá trị hao mòn TSCĐ”. Sau đó đưa vào số hao mòn luỹ kế ở cột cộng dồn. Thẻ TSCĐ của các TSCĐ trong cùng nhóm được tập hợp vào trang riêng trong sổ TSCĐ và được lưu tại phòng kế toán tài chính để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. *) Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp TSCĐ thường biến động do mua sắm hoặc đầu tư xây dựng mới, thanh lý hoặc nhượng bán. Khi có sự mua hoặc bán TSCĐ cần phải làm thủ tục giao nhận và căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến sổ kế toán. Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến tăng, giảm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, kế toán sử dụng TK211 và TK213. (Sơ đồ 3.1) - TK211 - TSCĐ hữu hình: Được sử dụng để phản ánh số số hiệu có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá. Các tài khoản cấp II của TK 211- TSCĐ hữu hình bao gồm : TK 211 2 - Nhà cửa, vật kiến trúc. TK 211 3- Máy móc thiết bị Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 15
  • 16. TK 211 4- Phương tiện vận tải, truyền dẫn . TK 211 5-Thiết bị, dụng cụ quản lý. TK 211 8- TSCĐ hữu hình khác. K213 - TSCĐ vô hình: Được sử dụng để phản ánh số hiệu có và tình hình tăng, giảm của TSCĐ vô hình thuộc quyền sở của doanh nghiệp. Các tài khoản cấp II của TK 213- TSCĐ vô hình bao gồm: TK 213 1 - Quyền sử dụng đất TK TK 211,213 TK 222 TK 213 111,112,331.. 2 - Quyền phát hành Mua quyền, bằng TK 213 3 -Bản sắm TSCĐ sáng Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ chế TK133 TK 213 4 - Nhãn hiệu hàng hoá TK214 TK 213 5 - Phần mềm máy tính TK 411 213 6 - Giấy phép và giấy phép chuyển nhượng TK TK412 TK 213 8 - TSCĐ TSCĐ khác Nhân vô hình TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang. góp vốn liên doanh CL giảm CL tăng TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. 414, 431, 441 TK 411 giá giá Mua sắmHao mòn TSCĐ và các tài khoảnTSCĐcó liên quan. TK 214- TSCĐ khác TSCĐ Đầu bằng quĩ đầu tư phát tư XDCB, triển TK 241 TSCĐ XD hoàn thành bàn giao TK 512 TSCĐ tự chế dùng cho SXKD TK 711 Trả vốn góp liên doanh TSCĐ Cho thuê TSCĐ tài chính TK 811 Thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 214 TK 138 (1) TSCĐ thiếu chờ xử lý TSCĐ nhận biếu tặng, tài trợ TK 111, 112 TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận Chi phí trực tiếp đưa TSCĐ vào sử dụng Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B TK 412 Đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ TK 214 Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ TK 242,142 TK 131 TSCĐ trao đổi TK133 TK 228 Giá trị còn lại (Nếu giá trị lớn) TK 627, 641, 642 Giá trị còn lại (Nếu giá trị nhỏ) 16
  • 17. Sơ đồ 3.1: Kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình 3.3.6. Kế toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định 3.3.6.1. Hao mòn (HM) và khấu hao (KH) TSCĐ a. Hao mòn tài sản cố định Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn. Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ theo giá và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do các nguyên nhân khác. TSCĐ bị hao mòn dưới hai hình thức: - Hao mòn hữu hình: Là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do các TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và do các nguyên nhân tự nhiên. - Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần tuý về giá trị của TSCĐ do nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra. b. Khấu hao tài sản cố định Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 17
  • 18. Đối với những TSCĐ được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phần giá trị hao mòn của chúng được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm hàng hoá dịch vụ được sáng tạo ra, phần giá trị hao mòn đó được gọi là giá trị khấu hao TSCĐ. Như vậy, về bản chất, khấu hao TSCĐ chính là phần giá trị TSCĐ bị hao mòn và dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan, còn khấu hao TSCĐ lại là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ. Để đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn đầu tư ban đầu, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ. Muốn vậy doanh nghiệp cần thực hiện các vấn đề sau: + Xác định đúng phạm vi những TSCĐ cần được tính khấu hao: Về nguyên tắc, mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh phải tính khấu hao. Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao. Theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ thì phạm vi TSCĐ phải trích khấu hao được xác định như sau: + Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao với những tài sản cố định đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. + Đối với những tài sản cố định chưa hết khấu hao đã hư hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyện nhân, quy định trách nhiệm đền bù, đòi bồi thuờng thiệt hại... và tính vào chi phí khác. * Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: - TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ. - TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn.... Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 18
  • 19. - TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. - TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Nếu các tài sản cố định này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh cuả doanh nghiệp. + Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ sẽ thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ: Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cần quan tâm đến những vấn đề sau: - Mức độ sử dụng ước tính đối với TSCĐ đó. - Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng TSCĐ: Số ca làm việc, sửa chữa, bảo dưỡng... - Hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng tài sản. - Các giới hạn pháp lý của việc nắm giữ sử dụng tài sản. c. Các phương pháp khấu hao TSCĐ Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 việc trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp được tiến hành theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành "Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ" trong doanh nghiệp. Khấu hao tháng được tính hàng tháng để phân bổ vào chi phí cho các đối tượng sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao của Mức khấu hao Mức khấu hao tăng Mức khấu hao = + TSCĐ tháng này của tháng trước trong tháng giảm trong tháng - Khấu hao trích trong tháng liên quan đến nhiều đối tượng sử dụng do vậy, căn cứ phải ánh vào từng đối tượng chịu chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán lập "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ". Về phương pháp khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 3 phương pháp: Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 19
  • 20. + Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. + Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. * Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng của TSCĐ ; Đồng/năm Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm 12 * Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức khấu hao TSCĐ = bình quân tháng ; Đồng/tháng Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện: - Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng) - Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm. Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại Tỷ lệ x của TSCĐ khấu hao nhanh 1 x Hệ số điều chỉnh Thời gian sử dụng của TSCĐ Trong đó hệ số điều chỉnh được xác định như sau Số năm sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh Đến 4 năm 1,5 Từ 4 đến 6 năm 2,0 Trên 6 năm 2,5 Tỷ lệ khấu hao nhanh = * Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện: - Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 20
  • 21. - Xác định được tổng số lượng, khối lượng, sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định. - Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá TSCĐ Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao Số luợng sản phẩm trong tháng của = x sản xuất trong tháng TSCĐ Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm Thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ phải xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể thì có thể thay đổi phương pháp khấu hao và điều chỉnh mức khấu hao theo quy định. Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng cho từng tài sản mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá tình sử dụng TSCĐ đó. 3.3.6.2. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ. Để hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản: - TK214 - Hao mòn TSCĐ Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh sự hình thành, tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản ở doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh. Do vậy để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, khấu hao TSCĐ phải được tính toán và phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng TSCĐ, công việc đó được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trình tự hạch toán khấu hao và hao mòn TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ 3.2. 3.3.6.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 21
  • 22. thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ. Căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ, công việc sửa chữa được chia thành: - Sửa chữa thường xuyên TSCĐ: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, chi phí sửa chữa phát sinh không lớn do vậy không cần phải lập dự toán. - Sửa chữa lớn TSCĐ: Có hai dạng là sửa chữa phục hồi và sửa chữa nâng cấp. + Sửa chữa phục hồi TSCĐ: Là hoạt động sửa chữa khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường. + Sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cấp năng suất, tính năng, tác dụng của tài sản như: Cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ. Trong trường hợp này kế toán sử dụng TK-241 - xây dựng cơ bản dở dang (2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ) dùng để tập hợp chi phí sửa chữa lớn. Trình tự hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ 3.2. TK 214 TK 211, 213 Giá trị hao mòn TSCĐ khi TK 627,641,642 Trích khấu hao vào chi phí. thanh lý, nhượng bán TK 211, 213 TK 111, 112 TK 136 Nhận TSCĐ đã qua sử dụng Nộp vốn KH được hoàn trả TK 411 Nộp vốn KH được hoàn trả TK 412 do điều chuyển nội bộ TK 4313 Tính hao mòn TSCĐ dùng cho phúc lợi, sự nghiệp Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 22
  • 23. Điều chỉnh tăng giá trị hao mòn T K111, 112, 152, 334 TK 627, 641, 642 Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên (tự làm) TK 2413 Chi phí SCL nếu tự làm TK 335 K/c chi phí SCL theo kế hoạch Trích trước CP CSL theo dự toán TK 133 TK 242 VAT Phân bổ nhiều năm Phân bổ CP SCL ngoài kế hoạch khấu trừ Tập hợp chi phí s/c nâng cấp K/c chi phí SCL ngoài kế hoạch phân bổ trong năm TK 211 Ghi tăng TSCĐ khi SC nâng cấp hoàn thành Tập hợp chi phí SC nâng cấp Sơ đồ 3.2: Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ *) Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính TK TK 342 211,213 TK 212 Số tiền thuê phải trả TK 133 Tổ KT lương KT Tổ TK 142,111,112 Tổ KT lương lương Chi phí liên quan Tổ KT lương TK 142,242,627,641,642 Tổ KTTrả lại TSCĐ cho bên lươngthuê Tổ KT lương Kết chuyển nguyên giá (Bên đi thuê được quyền sở hữu) Tổ KT lương TK 211,213 Tổ KT lương TK 315,342 Tổ KT lương Nợ đến hạn trả (cả thuế) và nợ dài hạn Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B Tổ KT lương 23
  • 24. Sơ đồ 3-3: Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính *) Kế toán hao mòn TSCĐ TK 211,213 TK 214 NG, thanh lý nhượng bán TSCĐ, TK 627, 641,642 Định kỳ trích khấu hao TSCĐ số đã hao mòn TK 811 Giá trị còn lại Điều chỉnh tăng số khấu hao TK 217 NG, thanh lý nhượng bán BĐSĐT, số đã hao mòn TK 632 TK 632 Giá trị còn lại TK 212 Trả lại tài sản thuê tài chính cho bên cho thuê Định kỳ trích khấu hao BĐSĐT TK 623,627,641,642 Điều chỉnh giảm số khấu hao Sơ đồ 3-4: Kế toán hao mòn TSCĐ 3.4.2.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu a) Kế toán tăng TSCĐ hữu hình Tài sản cố định của đơn vị tăng do được giao vốn (Đối với DNNN), nhận góp vốn bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB hoàn thành, do viện trợ hoặc biếu tặng… - Nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi: Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 411 -Nguồn vốn kinh doanh - TSCĐ được mua sắm + Mua TSCĐ hữu hình thuộc đối tượng chịu thuế hoặc tính theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có TK 111, 112 … Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 24
  • 25. Có TK 331 - Phait rả cho người bán Có TK 341 - Vay dài hạn + Mua TSCĐ hữu hình không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc tính theo phương pháp trực tiếp. Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình ( Tổng giá thanh toán) Có TK 111, 112 … Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 341 - Vay dài hạn + Mua TSCĐ hữu hình bằng quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp dùng vào SXKD Nợ TK414 - Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 441 - Nguồn vốn ĐTXDCB Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh + Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả góp Nợ TK 211 - Nguyên giá TSCĐ mua trả 1 lần Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào Nợ TK 242 - lãi trả góp Có TK 331 - Tổng giá mua theo phương thức trả góp + TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 711 - Thu nhập khác * Nếu qua sử dụng Nợ TK 211 Có TK 142 Có TK 214 b) Kế toán giảm TSCĐ hữu hình Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm tra, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận … - Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ để giảm TSCĐ hữu hình đã nhượng bán Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) - TSCĐ hữu hình nhượng bán dùng vào SXKD * DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112 131 … Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 25
  • 26. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 - Thu nhập khác (tổng giá thanh toán) * DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 111, 112, 131… Có TK 711 - Thu nhập khác (tổng giá thanh toán) - Giảm TSCĐ do thanh lý Nợ TK 811 Nợ TK 214 Có TK 211 Nợ TK 152, 153, 111, 112 Có TK 711 * Nếu giá trị còn lại nhỏ tiến hành phân bổ vào chi phí Nợ TK 214 - Khấu hao luỹ kế Nợ TK 627, 641, 642 - Nguyên giá còn lại Có TK 211 - Nguyên giá * Nếu giá trị còn lại lớn Nợ TK 142, 242 - Giá trị còn lại Nợ TK 214 - Hao mòn Có TK 211 - Nguyên giá c) Kế toán TSCĐ vô hình - Mua TSCĐ vô hình dùng vào SXKD + Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (giá mua chư thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có TK112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 331 - Phải trả cho người bán + Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (tổng giá trị thanh toán) Có TK 112, 331 … (tổng giá trị thanh toán) - TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi + Trao đổi 2 TSCĐ vô hình tương tự Nợ TK 213 -TSCĐ vô hình (nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi) Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 26
  • 27. Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi) + Trao đổi hai TSCĐ vo hình không tương tự * Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao) Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi) Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá) * Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá) Nợ TK 133 - Thuế GTT được khấu trừ (1332) (nếu có) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) d) Kế toán TSCĐ thuê tài chính - Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê (chi phí đàm phán, ký hợp đồng …) Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn Có TK 111, 112 … - Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (số tiền thuê trả trước - nếu có) Nợ Tk 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 111, 112 … e) Kế toán khấu hao TSCĐ - Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6234) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274) Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng Nợ TK 642 - Chi phí quản lý chung Nợ TK 811 - Chi phí khác Có TK 214 Hao mòn TSCĐ - TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị còn lại) f) Kế toán sửa chữa TSCĐ - Sửa chữa nhỏ Nợ TK 627 - S/c ở bộ phận sản xuất Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 27
  • 28. Nợ TK 641 - S/c ở bộ phận bán hàng Nợ TK 642 - S/c ở bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331, 152, 153…. - Sửa chữa lớn Nợ TK 241 (3 )- Chi phí s/c lớn Có TK 111,112,331,152,153,334,338 - Sửa chữa nâng cấp Nợ TK 241 (3) Nợ TK133Có TK 111,152,153 Có TK 331 3.4. Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin 3.4.1. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin 3.4.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty. Là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn CN- Than khoang sản Việt Nam, bộ máy kế toán của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin được tổ chức nhằm cung cấp các thông tin cho quản lý công ty theo mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung có sự phân tách công việc kế toán gắn liền với chuyên môn của từng bộ phận hạch toán. Hiện nay do địa bàn hoạt động của Công ty được tập trung tại một địa điểm, phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép... được trang bị khá đầy đủ đồng thời đảm bảo sự kiểm tra giám sát của kế toán trưởng và sự lãnh đạo kịp thời của ban giám đốc. Phòng kế toán thống kê của Công ty được bố trí phân bổ theo nhiệm vụ chức năng như sau: - Kế toán trưởng : Có chức năng tham mưu phụ trách điều hành tình hình công việc, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán thống kê của Công ty trước ban lãnh đạo doanh nghiệp và nhà nước. - Phó phòng kế toán : Có nhiệm vụ phụ trách và điều hành bộ phận tài chính và tổng hợp giá thành, chịu trách nhiệm dưới sự điều hành của kế toán trưởng, trực tiếp làm kế toán tổng hợp và phụ trách khâu tài chính. - Kế toán lươngvà BHXH : Có nhiệm vụ thanh toán tiền lương và BHXH theo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, theo dõi thực hiện thanh toán tiền Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 28
  • 29. lương, sử dụng thời gian lao động làm ra sản phẩm, tổng hợp tiền lương và chi phí sản xuất. - Kế toán vật liệu : Có nhiệm vụ năm bắt tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu về số lượng và giá trị của toàn bộ kho vật tư của Công ty, tổng hợp vật liệu vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Kế toán khoán : Theo dõi các chỉ tiêu định mức nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp quy định làm cơ sở tính chi phí cho từng tháng, quý. - Kế toán TSCĐ và đầu tư XDCB : Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ TSCĐ của Công ty, nắm bắt kịp thời các thông tin và chế độ chi phí khấu hao, mua săm, đầu tư và sửa chữa lớn TSCĐ - Kế toán công nợ khác : Theo dõi và phản ánh toàn bộ công nợ trong Công ty, trực tiếp phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu: 138.8; 338; 333 - Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác số liệu hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền : TK 111, 112, 113 - Kế toán thanh toán với người mua hàng : Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty với khách hàng về bán sản phẩm. - Kế toán thanh toán với người bán hàng : Có nhiệm vụ thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, cung cấp lao vụ, dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết. - Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành : Có nhiệm vụ tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và phân tích tình hình thực hiện các định mức và chi phí. - Thủ quỹ: Có trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt , mở sổ sách theo dõi các phiếu thu, chi do kế toán lập, cuối cùng kiểm tra niêm phong két tiền cẩn thận, thường xuyên kiểm tra đối chiếu tiền tồn quỹ thực tế và sổ sách. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 29
  • 30. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán lươn g và BH XH Kế toán vật liệu Kế toán khoá n Kế toán TSC Đ và đầu tư XD CB Kế toán côn g nợ khác Kế toán vốn bằn g tiền Kế toán thanh toán với ngườ i mua hàng Kế toán thanh toán với ngườ i bán hàng Kế toán tập hợp CPS X và tính giá thành Hình : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty 3.4.1.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty - Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/ QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. -Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Công ty nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ - Niên độ kế toán: Từ 1/1 đến 31/12 Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin là một công ty có quy Chứng từ gốc mô sản xuất lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, có nhiều bộ phận kế toán. Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán Công ty. Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B Bỏo cỏo tài Thẻ kho, sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết 30 Th ủ quỹ
  • 31. Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 3-11: Sơ đồ trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ 3.4.1.3 Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty. Hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng bao gồm TK 111: Tiền mặt. TK 112: Tiền gửi ngân hàng. TK 152 : Nguyên vật liệu. TK 153 : Công cụ dụng cụ. TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 155 : Thành phẩm. TK 331: Phải trả người bán TK 334 : Phải trả công nhân viên. TK 338 : Phải trả phải nộp khác. TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 711 : Thu nhập khác TK 811 : Chi phí khác Hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng đối với công tác hạch toán TSCĐ. TK211: TSCĐ hữu hình. TK214: Hao mòn TSCĐ. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 31
  • 32. TK412: Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ. TK 241: Đầu tư xây dựng cơ bản dở dang. TK411: Nguồn vốn kinh doanh. 3.4.1.4. Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng. Sổ cái đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để nghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán . Mỗi tài khoản kế toán được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ cái đủ để ghi chép trong một niên dộ kế toán. Tại Công ty, sổ cái được mở cho các tài khoản như TK 111,112,131... Sổ cái các tài khoản TK111,112... Sổ chi tiết như : TK 138, 141, 331, 336,3 38, 431, 627, 641, 642... * Đối với TSCĐ, kế toán sử dụng các sổ sách sau: - Sổ chi tiết TK211,214,241 - Sổ cái TK 211,214,241 3.4.1.5. Các chế độ kế toán khác. Chế độ kế toán trong Công ty nói riêng và các đơn vị thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) nói chung được xây dựng theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghệp. - Đơn vị tiền tệ sử dụng ; Việt Nam đồng. - Kỳ kế toán : Tháng. - Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng nhập kho được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế, trị giá xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước. - Phương pháp tính giá thành : Phương pháp tính giá thành trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin là : Từ sản phẩm trong kỳ đã hoàn thành nhập kho, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm nhập kho. - Phương pháp tính khấu hao : Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 32
  • 33. Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003. 3.4.3.Tình hình thực tế công tác kế toán tài sản cố định trong Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin 3.4.3.1 Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin Để tiến hành sản xuất kinh doanh, Công ty sử dụng nhiều loại TSCĐ như các loại máy móc thiết bị, xe Ôtô, nhà cửa, đường vận chuyển, các thiết bị thông tin truyền dẫn…TSCĐ của Công ty có giá trị rất lớn và hiện đại như các loại máy xúc, máy gạt nhập từ Mỹ, Nhật, dàn xe tải nhập từ Liên Xô, Hàn Quốc, hợp thành một dây truyền sản xuất, vận chuyển than hoàn chỉnh và hiện đại. TSCĐ của Công ty đều được huy động vào hoạt động kinh doanh và được trích khấu hao theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi vốn kinh doanh đã đầu tư. Về giá trị: Phòng kế toán Công ty quản lý toàn bộ giá trị tài sản của Công ty. Thông qua việc lập sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm, tính toán trích khấu hao thu hồi vốn đầu tư cho từng loại tài sản. Các công việc này thể hiện cụ thể trong sổ chi tiết tài sản cố định của Công ty. Cuối kỳ, kế toán phần hành tài sản cố định lập các báo cáo liên quan tới tài sản cố định theo qui định. Về hiện vật: Phòng kế toán tài chính Công ty lập thẻ, sổ theo dõi ghi chép, đối chiếu với sổ sách của đơn vị sử dụng. Cùng với công tác kiểm kê được tiến hành định kỳ vào cuối niên độ kế toán, giữa đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng tài sản đã có sự gắn kết trách nhiệm quản lý, phát huy năng lực thiết bị, hạn chế được những lãng phí do hao mòn tài sản cố định hữu hình gây ra. 3.4.3.2 Phân loại tài sản cố định tại Công ty. Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin là một đơn vị có qui mô khá lớn với nhiều loại tài sản. Do đó, để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định, Công ty đã tiến hành phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật Biểu 3.1 Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 33
  • 34. BÁO CÁO KIỂM KÊ TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH - VINACOMIN Tính đến ngày 31/12/2010 ĐVT: đồng STT A 1 2 3 4 Tên tài sản TSCĐ hữu hình đang dùng Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải, TB truyền dẫn Thiết bị công tác + dụng cụ quản lý 5 TSCĐ khác B TSCĐ xin thanh lý 1 Máy móc thiết bị Giá trị hao mòn Giá trị còn lại 1.147.799.907.196 338.016.443.006 809.783.464.190 650.934.175.023 140.411.529.147 510.522.645.876 385.832.664.537 149.128.607.476 236.704.057.061 105.164.687.927 45.297.336.432 59.867.351.495 5.300.854.436 2.611.444.678 2.689.409.758 567.525.273 567.525.273 13.213.987.086 21.215.060.177 Nhà cửa, vật kiến trúc 2 Nguyên giá 3 4 Phương tiện vận tải, TB truyền dẫn Thiết bị công tác + dụng cụ quản lý 3.402.530.004 0 10.173.916.871 6.905.596.218 3.268.320.653 2.121.129.480 2.121.129.480 0 351.415.462 217.206.111 134.209.351 567.525.273 567.525.273 0 5 TSCĐ khác C TSCĐ vô hình 963.767.600 373.281.773 590.485.827 Tổng số 1.148.763.674.796 338.389.724.779 810.373.950.017 Cách phân loại này giúp cho Công ty quản lý chặt chẽ tài sản cố định một cách cụ thể, chi tiết, đồng thời theo dõi được tình hình sử dụng tài sản cố định như thời gian hữu ích của tài sản ... từ đó có có biện pháp trích khấu hao phù hợp. 3.4.3.3 Qui trình hạch toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 34
  • 35. Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin hạch toán tài sản cố định theo quy hình 3.8 : Chứng từ ban đầu về TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản thanh lý hợp đồng - Hoá đơn GTGT Bảng kê số 5 Nhật ký chứng từ số 1,2,5,7,9,10 Sổ cái TK 211, 213, 214,241 Thẻ, sổ kế toán chi tết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ Báo cáo gồm: - Báo cáo tăng, giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ. - Báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh. - Báo cáo trích và sử dụng nguồn vốn khấu hao. - Báo cáo kiểm kê TSCĐ Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Đối chiếu kiểm tra : Ghi cuối tháng Hình 3.8. Quy trình kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin 3.4.3.4 Đánh giá tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin * Đánh giá tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin: Tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin, việc đánh giá tài sản cố định được tuân thủ theo nguyên tắc chung của chế độ kế toán hiện hành (Quyết Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 35
  • 36. - - định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính) và được đánh giá, ghi sổ theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định. + Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá : - Đối với những tài sản mua sắm mới thì nguyên giá là giá trị ghi trên hoá đơn và các chi phí khác ( như chi phí lắp đặt, chạy thử, vận chuyển). - Đối với những tài sản cố định do xây dựng cơ bản bàn giao, hoàn thành thì nguyên giá được tính bằng giá quyết toán công trình được duyệt trong báo cáo. - Đối với những tài sản cố định mua cũ Công ty theo dõi phần giá trị còn lại của tài sản cố định nên nguyên giá là giá mua trên hoá đơn và các chi phí khác (nếu có). + Đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại : Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn và hư hỏng dần tạo ra giá trị hao mòn, do đó Công ty phải đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ. 3.4.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin tháng 06 năm 2010 3.4.4.1. Kế toán chi tiết TSCĐ. Để quản lý tốt TSCĐ kế toán phải theo dõi chặt chẽ cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Thông qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cung cấp được những chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, số lượng, tình trạng và chất lượng của TSCĐ. Tại Công ty mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán và theo dõi. Những chứng từ mà Công ty sử dụng. + Biên bản giao nhận TSCĐ. + Biên bản nghiệm thu TSCĐ. + Biên bản thanh lý TSCĐ. + Các hợp đồng, hoá đơn mua - bán,chứng từ có liên quan... + Các hồ sơ đầu tư TSCĐ (nếu qua đầu tư). Các sổ kế toán gồm: + Thẻ TSCĐ. + Bảng kê chi tiết tăng, giảm TSCĐ. Tại Công ty để theo dõi TSCĐ, kế toán tiến hành mở thẻ TSCĐ. Mỗi một TSCĐ đều được mở riêng một thẻ TSCĐ, căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 36
  • 37. Trích nghiệp vụ ngày 29/06/2010 công ty lắp đặt hoàn thiện 01 máy nghiền đá xít với giá mua là 450.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, Công ty thanh toán bằng tiền tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Sau khi TSCĐ được lắp đặt và bàn giao kế toán lập thẻ TSCĐ và được ghi vào sổ TSCĐ toàn công ty. Biểu 3.2 Đơn vị : Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin Điạ chỉ : Cẩm Phả Quảng Ninh THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 251 Ngày 29 tháng 06 năm 2010 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 153/BB-KH ngày 11 tháng 06 năm 2010. Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Máy nghiền đá xít. Nước sản xuất: Việt Nam . Năm sản xuất: 2010 Bộ phận quản lý sử dụng : Phân xưởng sàng tuyển Năm sử dụng: 2010 Đ ình chỉ sử dụ ng ngày: đ ình chỉ : nă m tháng Nguyên nhân TSCĐ Lí do Gía trị hao mòn SH CT Ngày tháng năm Diễn giải A B C 1 153 11/06/201 0 Tăng do đầu tư 450.000.00 0 Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn Ghi chú 3 4 5 2 Dụng cụ, phụ tùng kèm theo STT Tên quy cách dụng cụ, phụ tùng ĐVT 1 Hộp phụ tùng Cái 2 Búa đập dự bị Cái Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B Số lượng 01 10 Giá trị 37
  • 38. Người lập (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu 3.3 TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN (theo TK đ/ứng) Tài khoản: 211 - Tài sản cố định hữu hình. Tài khoản đối ứng: Tất cả. Tháng 6 năm 2010 Số dư đầu kỳ: Số Ngày CT ctừ 2141 30/6/201 02 0 30/6/201 02 0 30/6/201 02 0 2411 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 Diễn giải TK chọn Nợ: Có TK Đ/ứ 985.489.220.766 PS nợ PS có 4.996.169.366 Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ô tô Dawoo 14L692113 58) Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ôtô uóat 2113 14L26-00) Thanh lý nhượng bán TSCĐ (10 xe ôtô KPAZ 2113 6510) 2141 404.940.000 2141 50.640.000 2141 4.540.589.366 1.532.740.909 Cột bơm xăng - DATB 2009 2111 2411 318.000.000 Máy vi tính - DATB 2009 2111 2411 62.954.545 Máy bơm bùn - DATB 2009 2111 2411 220.000.000 Máy bơm nước khí nén - DATB 2009 2111 2411 400.000.000 Máy photo rich - DATB 2009 2111 2411 65.586.364 Máy nghiền đá xít - DATB 2009 2111 2411 450.000.000 Máy hàn EMC 500 - DATB 2009 2111 2411 16.200.000 2412 1/6/2010 Cáp điện PN - Lắp đặt tời trục JK2,5 Chi phí xây dựng hệ thống cấp nớc sinh hoạt 123 1/6/2010 mỏ than ngã hai 1/6/2010 Chi phí thuê cầu - DA DCCS 1/6/2010 Chi phí đào tạo vận hành cụm sàng - DA DCCS 1/6/2010 Chi phí đền bù - DA DCCS Chi phí báo cáo đánh giá tác động MT-DA 1/6/2010 DCCS 2112 2111 2111 2111 2111 2111 Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 2412 2412 2412 2412 2412 2412 22.562.404.58 1 259.490.000 192.088.720 84.850.000 364.031.471 352.744.700 176.972.727 38
  • 39. 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 30/6/201 0 1/6/2010 Hệ thống theo dõi người ra lò 2111 Hệ thống theo dõi người ra lò 2111 Giếng phụ trục tải 2111 Giếng chính băng tải 2111 Chi phí sửa chữa máy bơm KK32 2111 2412 2412 2412 2412 2413 Tổng cộng Phát sinh luỹ kế: Nợ: Có Nợ: Có Số dư cuối kỳ: 411.624.014 15.475.270.30 7 1.346.358.564 3.118.623.853 780.350.225 24.095.145.49 4.996.169.366 0 24.095.145.490 4.996.169.366 1.004.588.196.890 Biểu 3.4 TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN BẢNG KÊ CHI TIẾT TĂNG, GIẢM TSCĐ ĐVT: Đồng TT Tên tài sản 1 Chi phí sửa chữa máy bơm KK32 2 Cáp điện PN - Lắp đặt tời trục JK2,5 Chi phí xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt 3 mỏ than ngã hai 4 Chi phí thuê cầu - DA DCCS Chi phí đào tạo vận hành cụm sàng - DA 5 DCCS 6 Chi phí đền bù - DA DCCS Chi phí báo cáo đánh giá tác động MT-DA 7 DCCS Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ô tô Dawoo 8 14L69-58) Thanh lý nhượng bán TSCĐ (Xe ôtô uóat 9 14L26-00) Thanh lý nhượng bán TSCĐ (10 xe ôtô KPAZ 10 6510) 11 Cột bơm xăng - DATB 2009 Thời gian Ngày đưa Ngày vào sử ngừng dụng sử dụng 1/6/2010 780.350.225 1/6/2010 259.490.000 1/6/2010 192.088.720 1/6/2010 84.850.000 1/6/2010 364.031.471 1/6/2010 352.744.700 1/6/2010 176.972.727 30/6/201 0 18/12/198 30/6/201 9 0 30/6/201 27/2/2003 0 30/6/2010 Nguyên giá Tăng 29/5/2000 Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B Giảm 404.940.000 50.640.000 4.540.589.36 6 318.000.000 39
  • 40. 12 Máy vi tính - DATB 2009 30/6/2010 62.954.545 13 Máy bơm bùn - DATB 2009 30/6/2010 220.000.000 14 Máy bơm nước khí nén - DATB 2009 30/6/2010 400.000.000 15 Máy photo rich - DATB 2009 30/6/2010 65.586.364 16 Máy nghiền đá xít - DATB 2009 30/6/2010 450.000.000 17 Máy hàn EMC 500 - DATB 2009 30/6/2010 16.200.000 18 Hệ thống theo dõi người ra lò 30/6/2010 19 Hệ thống theo dõi người ra lò 30/6/2010 20 Giếng phụ trục tải 30/6/2010 21 Giếng chính băng tải 30/6/2010 Cộng 411.624.014 15.475.270.3 07 1.346.358.56 4 3.118.623.85 3 24.095.145.4 4.996.169.36 90 6 3.4.2. Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ 3.4.2.1. Kế toán tăng TSCĐ. Trong trường hợp này, Bộ phận có nhu cầu mua làm tờ trình đề nghị mua sắm cho đơn vị mình, nói rõ mục đích sử dụng, phương pháp sản xuất kinh doanh khai thác tài sản đó. Theo nhu cầu thực tế, Phòng Đầu tư sẽ lập kế hoạch đầu tư cho cả năm. Căn cứ vào kế hoạch Phòng đầu tư lập Tờ trình gửi giám đốc duyệt hồ sơ trò hàng gói thầu. Căn cứ vào tờ trình Giám đốc gia Quyết định phê duyệt hồ sơ chào hàng. Sau khi tìm được đối tác cung cấp các bên sẽ lập hợp đồng kinh tế mua bán TSCĐ. Trích nghiệp vụ Công ty mua mới 01 máy nghiền đá xít với giá mua là 450.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%, Công ty thanh toán bằng tiền tiền gửi ngân hàng, tài sản này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Biểu 3.5 CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH PHÒNG ĐẦU TƯ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm phả ngày 17 tháng 05 năm 2010 TỜ TRÌNH V/v phê duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu: Cung cấp máy nghiền đá xít Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 40
  • 41. Thuộc dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2009 công ty than Quang Hanh. Kính gửi: Ông giám đốc Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Căn cứ quyết định số 154/QĐ-ĐT ngày 09/01/2009 của giám đốc công ty than Quang Hanh V/v đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2009 công ty than Quang Hanh Các phòng ban chức năng công ty lập hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu: Cung cấp máy nghiền đá xít trình giám đốc công ty phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Phòng đầu tư công ty đã tổ chức thẩm định hồ sơ yêu cầu trào hàng, kết quả cho thấy hồ sơ yêu cầu chào hàng đã được lập tuân thủ các quy định hiện hành của chính phủ, Tập đoàn CN than - KS Việt Nam về công tác đấu thầu và phù hợp với dự án. Để có đủ thủ tục tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình thực hiện gói thầu: Cung cấp máy nghiền đá xít, phòng đầu tư đề nghị giám đốc công ty phê duyệt hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu với nội dung sau: 1- Nội dung Hồ sơ yêu cầu chào hàng: Như nội dung hồ sơ yêu cầu chào hàng gói thầu Cung cấp máy nghiền đã xít, thuộc dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2009 Công ty than Quang Hanh. 2- Thời gian và trình tự thực hiện các bước chào hàng: - Thời gian thông báo và phát hành hồ sơ yêu cầu chào hàng: Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định. Thời điểm hết hạn nộp báo giá: Không ít hơn 05 ngày kể từ ngày phát hành Hồ sơ yêu cầu chào hàng. - Địa điểm tiếp nhận báo giá: phòng Đầu tư – Công ty TNHH MTV than Quang Hanh, Số 302 Đường Trần Phú Thị xã Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh. Kính đề nghị ông Giám đốc công ty quan tâm xét duyệt. PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH P.CKVT P.ĐẦU TƯ Ký, họ tên Ký, họ tên Ký, họ tên Sau khi tìm được đối tác cung cấp với giá cả, chất lượng hợp lý Giám đốc công ty sẽ gia quyết định phê duyệt mua TSCĐ. Biểu 3.6 TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 41
  • 42. NAM CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN Số 49/QĐ/KTTK Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Cẩm phả ngày 11 tháng 06 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN “V/v Phê duyệt mua TSCĐ” GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN Căn cứ quyết định số 359 NL/TCCB-LĐ ngày 19/6/1993 của bộ trưởng bộ năng lượng v/v thành lập lại doanh nghiệp nhà nước công ty địa chất và khai thác khoáng sản. Căn cứ quyết định số 617/QĐ-HĐQT ngày 24/4/2003 của HĐQT tổng công ty than Việt Nam v/v đổi tên công ty Địa chất và KTKS thành công ty than Bái Tử Long . Căn cứ quyết định 2021/QĐ-HĐQT ngày 8/11/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam v/v đổi tên công ty than Bái Tử Long thành công ty than Quang Hanh. Căn cứ quyết định 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Nay duyệt tạm tăng giá trị tài sản: Máy nghiền đá xít Với tổng số tiền: 450.000.000 đồng (Bốn trăm năm mươi triệu đồng chẵn) Từ nguồn vốn: Vay Dự án: Đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2010 Điều 2. Giao cho các phòng ban, phân xưở ng liên quan có trách nhiệ m quả n lý và sử dụ ng hiệ u quả tài sả n trên/. GIÁM ĐỐC CÔNG TY Đã ký Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 42
  • 43. Căn cứ vào quyết định duyệt mua của giám đốc công ty. Các phòng ban liên quan lập hồ sơ chào hàng, đấu thầu dự án. Sau khi thống nhất được với đơn vị cung cấp, các bên tham gia lập hợp đồng kinh tế mua bán tài sản cố định. Biểu 3.7 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----***-----Cẩm Phả, ngày 06 tháng 06 năm 2010 HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số 243/HĐ-KHZ V/v Mua máy nghiền đá xít (thiết bị thuộc dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2009 công ty Công ty TNHH MTV than Quang Hanh TKV) Căn cứ Luật dân sự và luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. - Căn cứ khả năng và nhu cầu của Hai bên Hôm nay, ngày 06 tháng 06 năm 2010 tại Công ty Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin , chúng tôi gồm Chúng tôi gồm có: Bên mua (A): Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin Địa chỉ: Số 320 đường Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh Điện thoại: 033.3862.282 – Fax 033.3862.739 Có tài khoản: 4411000000068 Tại Ngân hàng ĐT&PT Cẩm Phả - Quảng Ninh Mã số thuế: 5700101588 Do ông: Bùi Đình Thanh Bên bán (B): Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá Địa chỉ: Đường 10 – Mỹ Sơn – Ngũ Lão – Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng Số điện thoại: 031.2248.257 FAX: 031.3875.621 Tài khoản: 21101000051 Tại Ngân hàng NN&PTNT Thuỷ Nguyên Hải Phòng Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 43
  • 44. Mã số thuế: 0200581866 Do ông: Trần Văn Xá Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng Điều I: Nội dung công việc giao dịch Bên B đồng ý bán cho bên A và bên A đồng ý mua của bên B: Máy nghiền đá xít với giá cả, số lượng như sau: TT Tên hàng/mã hiệu/quy cách 1 Máy nghiền đã xít Xuắt ĐVT xứ VN Đơn giá (Đồng) Số lượng Cái 1 2 Thuế GTGT Cộng Thành tiền (Đồng) 450.000.00 450.000.000 0 45.000.000 495.000.000 Tổng giá trị ký hợp đồng: 495.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn) Điều II: Địa điểm và phương thức giao nhận a. Địa điểm giao nhận Sản phẩm máy móc được lắp đặt, giao tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh – Vinacomin – Xã Dương Huy Thị xã Cẩm Phả Quảng Ninh. Đã bao gồm các chi phí sản xuất, vận chuyển thiết bị , chi phí hướng dẫn vận hành, bảo hành thiết bị, thuế GTGT b. Phương thức giao nhận Sau khi lắp đặt song, bên B chạy thử và lập biên bản nhiệm thu và đưa vào sử dụng. Điều III: Trách nhiệm của mỗi bên Bên A: - Thông báo trước cho bên B: Thời gian giao hàng - Chuẩn bị hiện trường lắp đặt cho bên A thực hiện. - Thanh toán các chi phí vận chuyển, lắp đặt phát sinh. Bên B: - Vận chuyển và lắp đặt tại Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 44
  • 45. - Chuyển giao công nghệ, cử cán bộ hướng dẫn công nhân do bên B cử đi vận hành. - Bảo hành sản phẩm trong 12 tháng. Điều IV: Thời hạn thanh toán Thanh toán bằng chuyển khoản 100% trong vòng 20 ngày sau khi sản phẩm lắp đặt được nhiệm thu hoàn thành. Điều V: Cam kết chung Hai bên thực hiện đầy đủ các khoản ghi trong hợp đồng đã ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cùng nhau bàn bạc giải quyết bằng văn bản mới thực hiện. Sau đó 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực hai bên không có vướng mắc gì, coi như hợp đồng được thanh lý. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 1/12/2010 và được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản. Cẩm Phả, ngày 06 tháng 06 năm 2010 ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký tên, đóng dấu) ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) Sau khi hợp đồng kinh tế có hiệu lực, vào ngày 09 tháng 06 năm 2010 công ty Cổ phần cơ khí Đức xá giao hàng, hai bên tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ như sau: Biểu 3.8 TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH - VINACOMIN Số: 153/BB-KHZ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----***-----Cẩm Phả, ngày 09 tháng 06 năm 2010 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 243/HĐ - KHZ ngày 06 tháng 06 năm 2010 của Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin TKV và công ty Cổ phần cơ khí Đức Xá về việc mua tài sản cố định. Hôm nay ngày 09 tháng 06 năm 2010. Chúng tôi gồm: 1. Đồng chí: Nguyễn Thành Dũng Chức vụ: CB phòng đầu tư Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 45
  • 46. 2. Đồng chí: Vương Quốc Hoà Chức vụ: Phó Phòng CKVT 3. Đồng chí: Nguyễn Công Hương Chức vụ: CB phòng KTTK 4. Đồng chí: Lương Minh Đức Chức vụ: Phó phòng KHZ 5. Đồng chí: Trần Văn Hải Chức vụ: CB Phòng VT 6. Đồng chí: Đồng Văn Tụ Chức vụ: PQĐ PX Sàng tuyển. 7. Đồng chí: Trần Văn Hiếu Chức vụ: CB Giao hàng Sau khi kiểm tra xem xét thực tế số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư thiết bị và các tài liệu kỹ thuật, các văn bản liên quan đế lô hàng. Hội đồng tiến hành nghiệm thu số lượng và chất lượng vật tư hàng hoá nhập kho với các nội dung sau: TT Tên hàng/mã hiệu/quy cách ĐVT 1 - Máy nghiền đã xít Chiếc Kiểu máy nghiền búa Năng xuất 120 tấn/giờ Cỡ hạt tối đa đầu ra 15mm Cỡ hạt tối đa đầu vào 100mm Công xuất động cơ 110 Kw Cấp điện áp 380v Đại diện bên giao SL theo HĐ Số lượng thực nhập Nước sản xuất Tình trạng thiết bị 01 01 Việt Nam Mới 100% Đại diện bên nhận (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 3.9 TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH VINACOMIN Số: 154/TL-KHZ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cẩm Phả, ngày 09 tháng 06 năm 2010 THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào nội dung và kết quả thực hiện hợp đồng kinh tế số 243/ HĐ-KHZ ký ngày 06 tháng 06 năm 2010 giữa Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá và Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin. Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 46
  • 47. - Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định số 153/BB-KHZ ký ngày 09 tháng 06 năm 2010 giữa Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá và Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin. Hôm nay, ngày 09 tháng 06 năm 2010, chúng tôi gồm: Bên mua (A): Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin Địa chỉ: Số 320 đường Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh Do ông: Bùi Đình Thanh Bên bán (B): Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá Địa chỉ: Đường 10 – Mỹ Sơn – Ngũ Lão – Thuỷ Nguyên - TP Hải Phòng Do ông: Trần Văn Xá Chức vụ: Giám đốc Đại diện ký kết hợp đồng Hai bên cùng nhau thống nhất thanh lý hợp đồng kinh tế số 243/HĐ-KH ký ngày 06/06/2010 giữa Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá và Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin . - Tổng giá trị hợp đồng (Đã bao gồm thuế VAT) là: 495.000.000 - Tổng giá trị thanh quyết toán hợp đồng (Đã bao gồm thuế VAT) là: 495.000.000 Bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn. Hợp đồng số 243/HĐ- KHZ ký ngày 06/06/2010 nêu trên thanh lý và chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 06 năm 2010. Biên bản được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 3 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Đồng thời Công ty Cổ Phần cơ khí Đức Xá viết hoá đơn giao cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán. Biểu 3.10 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01GTKT - 3LL Ký hiệu: BC/2009B 0071882 Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 09 tháng 06 năm 2010 Đơn vị bán hàng: Địa chỉ: Số tài khoản: Điện thoại: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ ĐỨC XÁ NGŨ LÃO – THUỶ NGUYÊN – HP MST: 0200581866 Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 47
  • 48. Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Thành Dũng Đơn vị: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh - Vinacomin Địa chỉ: Số 320 đường Trần Phú – Cẩm Phả - Quảng Ninh Số tài khoản: Hình thức thanh toán: C/K MST: 5 7 0 0 1 0 1 5 8 8 T Số Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Đơn giá Thành tiền T lượng A B C 1 2 3=1x2 1 Máy nghiền đá xít Chiếc 1 450.000.000 450.000.000 Cộng tiền hàng: Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm chín mươi năm triệu đồng chẵn Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên) 450.000.000 45.000.000 495.000.000 Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) Mua TSCĐ chưa thanh toán. Nợ TK 2411: 450.000.000 Nợ TK 133: 45.000.000 Có TK 331: 495.000.000 Kết chuyển tạm tăng TSCĐ. Nợ TK 211: Có TK 2411: 450.000.000 450.000.000 Từ định khoản trên, kế toán phản ánh vào Sổ NKCT số 9, Sổ chi tiết tài khoản 2411, sổ cái TK 241, TK 211. Biểu 3.11 Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B 48
  • 49. Mẫu số: S02-VT Đơn vị: Công ty TNHH MTV than Quang Hanh Vinacomin Địa chỉ : (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC) Sô 302 đường Trần phú CP QN PHIẾU NHẬP KHO Ngày 09 tháng 6 năm 2010 Liên 2 Số : 3 Nợ TK Có TK Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Thành Dũng Đơn vị bán: Công ty CP cơ khí Đức xá Theo hoá đơn: Số 0071882 gnày 09 tháng 06 năm 2010 Nhập tại kho : Kho tài sản Ngã Hai ĐVT: Đồng Số lượng Tên, Quy cách ĐVT Yêu Thực Đơn giá Thành tiền S.P H.H cầu xuất Máy nghìên đá xít Chiếc 1 1 450.000.000 450.000.000 TT 1 Cộng 1 1 450.000.000 450.000.000 Tổng số tiền. Bốn trăm năm mươi triệu đồng chẵn. NGƯỜI VIẾT PHIẾU NGƯỜI GIAO HÀNG THỦ KHO ( ký tên) ( ký tên) PHỤ TRÁCH CUNG TIÊU ( ký tên) GIÁM ĐỐC ( ký tên) Biểu 3.12 TẬP ĐOÀN CN THAN - KS VIỆT NAM CÔNG TY TNHH MTV THAN QUANG HANH - VINACOMIN BẢNG KÊ SỐ 5 Tài khoản 211,213 Tháng 6 năm 2010 Mã 211 1 Diễn giải Nhà cửa vật kiến trúc Chi phí sửa chữa máy bơm KK32 Sinh viên: Trương Thị Liên - Lớp Kế toán K52B Ghi nợ tài khoản chọn, ghi có các tài khoản 241 Số tiền 22.302.914.58 22.302.914.581 1 780.350.225 780.350.225 49