SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 219
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------- -------
NGUYỄN QUANG HƯNG
§æI MíI KIÓM SO¸T CHI NG¢N S¸CH TH¦êNG XUY£N CñA
CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG C¸C CÊP QUA KHO B¹C NHμ N¦íC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
------- -------
NGUYỄN QUANG HƯNG
§æI MíI KIÓM SO¸T CHI NG¢N S¸CH TH¦êNG XUY£N CñA
CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG C¸C CÊP QUA KHO B¹C NHμ N¦íC
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS BÙI ĐƯỜNG NGHIÊU
2. PGS, TS LÊ HÙNG SƠN
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Quang Hưng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG
XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...............................................................................17
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN....................... 17
1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước................................................................... 17
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước.................................................................................. 19
1.1.3. Chi ngân sách thường xuyên.......................................................................... 26
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG
XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.............................................................. 27
1.2.1. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước................................................................. 27
1.2.2. Khái quát về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc
Nhà nước........................................................................................................ 31
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC........................................... 43
1.3.1. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp ........................................ 43
1.3.2. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................ 44
1.3.3. Phương thức quản lý ngân sách của Nhà nước.............................................. 45
1.3.4. Mô hình tổ chức của Kho bạc Nhà nước....................................................... 47
1.3.5. Hệ thống thanh toán tiền tệ quốc gia.............................................................. 47
1.3.6. Công cụ sử dụng trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên.................... 48
1.3.7. Các quy định pháp lý về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên ................. 49
1.3.8. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước................. 51
1.3.9. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức kiểm soát chi ngân
sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên.................... 51
1.3.10. Công tác kiểm tra quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán ........................ 52
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
THƯỜNG XUYÊN................................................................................................ 53
1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới............................................. 53
1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Việt Nam................................ 62
Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG
XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM......................................................................64
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
CÁC CẤP TẠI VIỆT NAM .................................................................................. 64
2.1.1. Khái quát về tổ chức ngân sách chính quyền địa phương các cấp................ 64
2.1.2. Chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp
qua Kho bạc Nhà nước.................................................................................. 67
2.1.3. Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính
quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước...................................... 69
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP TẠI VIỆT NAM................ 75
2.2.1. Các cơ sở pháp lý của kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp................................................................... 75
2.2.2. Kết quả kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp.............................................................................................. 82
2.2.3. Thực trạng về quy trình và công cụ kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên của chính quyền địa phương các cấp giai đoạn 2004 - 2013............ 97
2.2.4. Kết quả khảo sát về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước..........................112
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.................................................................................116
2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................................116
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................121
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM................................................132
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỔI MỚI KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM ..............................................132
3.1.1. Bối cảnh chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước......................................132
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên
của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước ...................134
3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG
XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM ..................................................................136
3.2.1. Đổi mới tổ chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên ............................136
3.2.2. Đổi mới quy trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách thường xuyên
của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước ...................140
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống công cụ sử dụng trong kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp ..................................150
3.2.4. Đổi mới công tác tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách kiểm soát
chi ngân sách thường xuyên........................................................................157
3.2.5. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức kiểm soát chi
ngân sách thường xuyên; người thực hiện ngân sách thường xuyên.........163
3.2.6. Kiểm soát chi ngân sách thường xuyên theo phương thức quản lý
ngân sách chương trình, ngân sách dự án, trong khuôn khổ chi tiêu
trung hạn......................................................................................................166
3.3. KIẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .........................................167
3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội ................................................................................167
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ..............................................................................169
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính..........................................................................170
3.3.4. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.........................................................176
3.3.5. Kiến nghị với Tổng cục Thuế.......................................................................176
3.3.6. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước ................................................................177
3.3.7. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương...........................................................................179
KẾT LUẬN............................................................................................................180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................183
PHỤ LỤC...............................................................................................................189
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc Nhà nước
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp chi ngân sách của chính quyền địa phương các cấp qua
KBNN (Không tính trợ cấp cân đối ngân sách) ....................................83
Bảng 2.2: Tổng hợp chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương
các cấp qua KBNN (Không tính trợ cấp cân đối ngân sách)....................84
Bảng 2.3: Tổng hợp chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua KBNN theo nhóm nội dung kinh tế (Không
tính trợ cấp cân đối ngân sách)..............................................................85
Bảng 2.4: Chi tiết chi thanh toán cho cá nhân từ ngân sách thường xuyên
của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN..................................88
Bảng 2.5: Chi tiết chi hàng hóa, dịch vụ từ ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp qua KBNN ........................................90
Bảng 2.6: Chi tiết chi trợ cấp cân đối ngân sách thường xuyên qua KBNN ............92
Bảng 2.7: Chi tiết chi hỗ trợ và bổ sung từ ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp qua KBNN (không tính trợ cấp
cân đối ngân sách) .................................................................................94
Bảng 2.8: Chi tiết chi khác từ ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua KBNN...................................................................95
Bảng 2.9: Tình hình từ chối thanh toán, trả lại và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ,
thủ tục trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua KBNN
giai đoạn 2004 - 2013 ............................................................................96
Bảng 2.10: Một số thay đổi về tài khoản kế toán nhà nước trong thanh toán
chi NSNN tại KBNN ...........................................................................110
Bảng 2.11: Tỷ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh (có
Hóa đơn) trên một đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên tại
địa phương ...........................................................................................126
Bảng 3.1: So sánh hoá đơn với các loại giấy tờ xác nhận khối lượng, giá trị
hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi không phải là hoá đơn..............160
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Sơ đồ 2.1: Tổ chức ngân sách ở Việt Nam .................................................................. 66
Sơ đồ 3.1: Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi, thanh toán chi trả trực
tiếp cho người hưởng lương, phụ cấp, học bổng, sinh hoạt phí... ...........143
Sơ đồ 3.2: KBNN thực hiện kiểm soát chi, thanh toán chi trả gián tiếp cho
người hưởng lương, phụ cấp, học bổng, sinh hoạt phí... .........................144
Sơ đồ 3.3: Áp dụng trong trường hợp đối với khoản thanh toán, bên cung cấp
hàng hoá, dịch vụ là đối tượng kinh doanh không thường xuyên...........145
Sơ đồ 3.4: Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên nắm rõ quy
định về quản lý hoá đơn, chủ động hoàn thiện hồ sơ thanh toán.............146
Sơ đồ 3.5: Kiểm soát chi ngân sách thường xuyên và thanh toán trực tiếp cho
các bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ .........................................................147
Sơ đồ 3.6: Tạm ứng chi trả trực tiếp cho các bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
thanh toán tạm ứng sau khi hoàn tất thủ tục mua bán..............................148
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ năm 1986, nước ta bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới toàn diện
chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nên kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thực hiện
chương trình cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước, cải cách tài chính công được
đặt ra như một khâu đột phá có tính chất tiền đề cho việc cải cách toàn diện nền hành
chính Nhà nước, thông qua sự tác động mạnh mẽ của cải cách quản lý tài chính công
đến xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng
cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN trong bộ máy chính quyền các cấp từ trung
ương đến cơ sở.
Sự ra đời của Luật NSNN sửa đổi (năm 2002) là một dấu mốc quan trọng trong
quá trình cải cách tài chính công. Với mục tiêu quản lý thống nhất NSNN, Luật NSNN
2002 phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách các cấp,
đơn vị sử dụng ngân sách... trong từng khâu của chu trình ngân sách; cụ thể điều kiện chi
ngân sách, nguyên tắc cấp phát, hình thức thanh toán và hồ sơ, chứng từ đối với từng
khoản chi. Luận cứ tạo cơ sở cho những thay đổi này gắn liền với lý thuyết phân cấp
ngân sách, phân định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý NSNN các cấp,
nhằm tạo ra sự chủ động, linh hoạt cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý và sử
dụng NSNN, nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực công, tăng cường kỷ cương,
kỷ luật tài chính.
Trong khuôn khổ chương trình tổng thể cải cách hành chính ngành Tài chính, Bộ
Tài chính đã triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các hoạt động cải cách, từ lĩnh vực phân cấp
quản lý NSNN, quản lý thu, chi NSNN cũng như quản lý các quỹ công khác của Nhà
nước. Hoạt động cải cách diễn ra đồng bộ trên mọi lĩnh vực, từ cải cách cơ chế quản lý,
hiện đại hoá công nghệ cũng như nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực của
toàn ngành Tài chính. Trong đó, cải cách quản lý chi NSNN là một trong số các nội dung
trọng tâm, có mức độ ảnh hưởng sâu rộng tới mọi thành phần kinh tế, đóng vai trò quyết
định tới kết quả của quá trình cải cách.
Nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN được Bộ Tài chính giao cho KBNN tổ chức triển
khai thực hiện bắt đầu từ những năm 90 thuộc thế kỷ 20. Đến nay, nền tảng pháp lý, cơ
2
chế kiểm soát, quy trình kiểm soát, tổ chức bộ máy kiểm soát chi ngân sách đã tương đối
đi vào nề nếp, chất lượng công tác kiểm soát chi không ngừng được nâng cao. Trong
chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, kiểm soát chi được xác định là một trong
những nội dung trọng tâm cần được tiếp tục tiến hành nghiên cứu, cải cách, hoàn thiện
hơn nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước chặt chẽ, an toàn, vừa đảm bảo thông
thoáng, hiện đại, cải cách.
Trong những năm vừa qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được
đánh giá là có chuyển biến tích cực trong cải cách quản lý tài chính, ngân sách, song
chưa thể khẳng định rằng đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính
quyền địa phương các cấp qua KBNN là những cải cách có tính hệ thống và hiệu quả.
Kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua
KBNN thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, trong đó,
biểu hiện rõ nhất là dự toán chi ngân sách được duyệt của một bộ phận đơn vị sử dụng
ngân sách lập không sát với thực tế do đó thường xuyên phải điều chỉnh; việc chấp hành
dự toán chưa thực sự tốt, chưa gắn được trách nhiệm của người thực hiện ngân sách vào
việc lập, chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các
cấp; việc chưa chủ động chấp hành đúng các nguyên tắc chi, điều kiện chi NSNN còn
diễn ra tại nhiều địa phương, đơn vị.
Xuất phát từ những nhận định nêu trên, Học viên đã mạnh dạn chọn lựa và nghiên
cứu đề tài: “Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp Đổi mới
kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN
tại Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể
như sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên
của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng
đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua
KBNN tại Việt Nam.
+ Tổng hợp kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một số
quốc gia trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
3
+ Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua KBNN qua một số năm gần đây, đánh giá những kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là: Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách
nhà nước.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong Luận án là chi NSNN
được hiểu theo nghĩa hẹp - chi NSNN của chính quyền địa phương các cấp. Và trong
phạm vi chi NSNN của chính quyền địa phương các cấp, Luận án chỉ giới hạn nghiên
cứu về chi ngân sách thường xuyên tại Việt Nam.
- Kiểm soát chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong Luận án là các
hoạt động của KBNN về kiểm soát chi trước khi chi tiền. Và kiểm soát chi ở đây là kiểm
soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại
Việt Nam.
- Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở pháp lý trong nghiên cứu kiểm soát chi
ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN thời gian qua,
Luận án giới hạn phạm vi về thời gian để thu thập tư liệu và nghiên cứu đánh giá kiểm
soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN từ
năm ngân sách 2004 đến năm 2013 tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Học viên sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy vật
lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích; thống kê; tổng hợp; so sánh; suy luận;
điều tra trắc nghiệm bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đối với cán bộ, công chức làm công tác
kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên của
chính quyền địa phương các cấp qua KBNN ở địa phương để phân tích, đánh giá tình
hình đối với đối tượng nghiên cứu... nhằm xác định những vấn đề có tính quy luật, những
nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận án.
Nội dung phương pháp điều tra trắc nghiệm bằng bộ câu hỏi phỏng vấn:
4
+ Cách thức tiến hành điều tra trắc nghiệm:
Để tiến hành điều tra trắc nghiệm bằng bộ câu hỏi phỏng vấn, Học viên xây
dựng hệ thống chỉ tiêu về số liệu phân tích, bộ câu hỏi điều tra trắc nghiệm, với mục
tiêu tìm hiểu thực trạng và các vấn đề có liên quan đến kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương
các cấp qua KBNN.
Trên cơ sở bộ câu hỏi điều tra trắc nghiệm đã có, Học viên gửi phiếu điều tra trắc
nghiệm đến các cán bộ là kế toán viên, kế toán trưởng các KBNN huyện, thị xã, phòng
giao dịch KBNN tỉnh, thành phố trực tiếp kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người
thực hiện ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
Số liệu thu thập điều tra phỏng vấn bằng hình thức trắc nghiệm về cơ bản phải
đảm bảo đại diện cho các địa phương trên toàn quốc, nhằm tìm ra tính quy luật của vấn
đề nghiên cứu.
+ Nội dung phiếu điều tra trắc nghiệm:
Đối tượng trả lời phỏng vấn theo phiếu điều tra trắc nghiệm là kế toán viên, kế
toán trưởng, lãnh đạo các KBNN huyện, thị xã, phòng giao dịch KBNN tỉnh trực tiếp
kiểm soát chi hoặc chỉ đạo công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực
hiện ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp. Nội dung phiếu điều tra trắc nghiệm tập trung vào ba phần:
- Một số chỉ tiêu cơ bản về điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên, số lượng tài khoản
giao dịch, số đơn vị giao dịch trên địa bàn...
- Phỏng vấn các kế toán viên, kế toán trưởng các KBNN huyện, thị xã, phòng
giao dịch KBNN tỉnh, thành phố trực tiếp kiểm soát chi ngân sách thường xuyên,
người thực hiện ngân sách thường xuyên tại các đơn vị sử dụng ngân sách bằng một bộ
câu hỏi trắc nghiệm.
- Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các cán bộ làm công tác kiểm soát chi ngân
sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên... liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của Luận án (nếu có).
+ Khai thác và sử dụng số liệu điều tra trắc nghiệm phục vụ cho quá trình nghiên
cứu đề tài Luận án:
Từ số liệu thu thập được qua điều tra, phỏng vấn, Học viên tổng hợp lên thành các
biểu số liệu chi tiết theo từng chỉ tiêu phân tích cụ thể. Căn cứ vào các biểu chi tiết đó,
5
Học viên tiến hành phân tích và so sánh từng chỉ tiêu, nhằm làm rõ những vấn đề có tính
quy luật trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các
cấp qua KBNN nhìn từ kết quả hoạt động quản lý ngân sách trên địa bàn; điều kiện địa
lý, điều kiện phát triển kinh tế, công tác quản lý thu NSNN... tại các địa phương ảnh
hưởng đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của
các tồn tại, hạn chế đó.
Các câu hỏi điều tra trắc nghiệm có sự lôgích với nhau, ràng buộc nhau. Từ việc
tổng hợp số liệu, tổng hợp kết quả trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, so sánh kết quả số liệu,
kết quả trả lời giữa các câu hỏi trắc nghiệm, tổng hợp thành các biểu chi tiết theo chỉ tiêu
phân tích nhằm góp phần xây dựng lên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng kiểm soát
chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN, như: hồ sơ
kiểm soát chi, tình huống kiểm soát chi, công tác kiểm soát chi, sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý ngân sách tại địa phương... năng lực, trình độ của người thực hiện ngân
sách; việc tự kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách thường xuyên tại các đơn vị sử
dụng ngân sách...
Kết quả phân tích số liệu điều tra, phỏng vấn bằng hình thức trắc nghiệm sẽ góp
phần quan trọng cho quá trình xây dựng lên các giải pháp và điều kiện thực hiện giải
pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương
các cấp qua KBNN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
5. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án
Từ khi NSNN ra đời, vấn đề nghiên cứu về quản lý NSNN, kiểm soát chi NSNN
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy đã một số công trình nghiên cứu ở các cấp
độ và giác độ khác nhau, có thể nêu một số công trình nghiên cứu, bài viết về quản lý
NSNN như sau:
5.1. Các nghiên cứu nước ngoài
(1) Economics of Development 6th
Edition - Kinh tế học phát triển, (1992), Tái
bản lần thứ 6 (2006), của Dwight H.Perkins, Steven Radelet, David L.Lindauer, NXB
W.W Norton & Company New York - London. Nội dung bao gồm 4 phần với 21
chương, bao quát một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ lý thuyết, chiến lược, chính sách
đến thực hành; từ những vấn đề chung của nền kinh tế đến những chuyên đề về từng loại
nguồn lực và lĩnh vực của quá trình phát triển. Chính sách tài khóa và Chính sách tài
chính được Giáo sư Dwight H.Perkins và các cộng sự đề cập đến rất cụ thể tại các
6
chương 12, 13, phần 3 như: Ngân sách Nhà nước, những vấn đề tổng quan; Chi tiêu
chính phủ; Chính sách thuế và tiết kiệm công; Hiệu quả kinh tế và ngân sách; Chức năng
của hệ thống tài chính... Trong đó, Chi tiêu chính phủ được Giáo sư và các cộng sự đi sâu
phân tích và hệ thống theo từng nhóm chi như: Chi thường xuyên; Tiền lương và tiền
công; Mua hàng hóa, dịch vụ; Trợ cấp; Doanh nghiệp Nhà nước; Chuyển nhượng của
chính phủ.
Tuy nhiên, một số vấn đề như: Tổ chức công tác quản lý, kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên; quy trình quản lý; nguyên tắc và điều kiện chi ngân sách thường xuyên;
phương thức cấp phát; hình thức thanh toán; hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi ngân
sách thường xuyên... tại mỗi quốc gia chưa được Giáo sư và các cộng sự đề cập đến.
(2) Finances Publiques - Tài chính công (2002), của Michel Bouvier, Marie-
Christine Esclassan, Jean-Pierre Lassale. Cuốn sách gồm 3 phần, 27 chương. Nội dung
cuốn sách tập trung trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về mặt lý luận của tài chính
công, lịch sử hình thành các vấn đề thuộc ngành tài chính công; vấn đề tài chính công
hiện đại và Nhà nước; bối cảnh vận hành của nền tài chính công; các khái niệm và học
thuyết xung quanh vấn đề tài chính công... Cuốn sách cũng giới thiệu thực tiễn vận dụng
lý luận về tài chính công ở Pháp và Châu Âu, thể hiện ở Ngân sách Nhà nước và các luật
trong lĩnh vực tài chính; cơ chế và công cụ hoạt động tài chính Nhà nước... Đặc biệt,
Giáo sư Michel Bouvier và các cộng sự đã dành một phần không nhỏ (225 trang) trong
cuốn sách để phân tích về hoạt động tài chính công của địa phương. Có thể điểm một số
mục trọng tâm như: Giới thiệu về Khoa học tài chính công; Phần 1, Tài chính công và
môi trường chung, phân tích về Nhà nước và nền tài chính công đương đại, Bối cảnh
quốc tế và châu âu, Các kết cấu định chế; Phần 2 Tài chính công, Phân tích về Ngân sách
Nhà nước và Luật tài chính, Ngân sách Nhà nước các tác nhân và trình tự, Hoạt động tài
chính của Nhà nước; Phần 3, Tài chính địa phương, phân tích về khuôn khổ chung của
Tài chính địa phương, Nguồn thu chính của địa phương, Khuôn khổ ngân sách và kế
toán, kiểm tra quản lý tài chính địa phương.
Mặc dù Giáo sư Michel Bouvier và các cộng sự đã dành rất nhiều thời lượng để
phân tích về hoạt động tài chính công của địa phương, nhưng một số vấn đề như: tổ chức
kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, quy trình và công cụ kiểm soát chi, quy định về
hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp chưa được các Tác giả đề cập đến.
7
(3) Hướng dẫn Quản lý Chi tiêu Công của Quỹ tiền tệ quốc tế (1998), của Barry
H.Potter và Jack Diamond. Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên
tắc và thực tiễn quan sát được trong ba khía cạnh chính của quản lý chi tiêu công. Đó là:
Lập ngân sách; Thực hiện ngân sách và Lập kế hoạch tiền mặt. Đối với mỗi khía cạnh
quản lý chi tiêu công, cuốn sách này hướng dẫn riêng rẽ các thông lệ khác nhau trong
bốn nhóm quốc gia - hệ thống các nước Pháp ngữ, hệ thống cộng đồng chung, Mỹ
Latinh, và các nước thuộc nền kinh tế chuyển đổi... Trong phần Thực hiện ngân sách,
Tác giả tập trung phân tích, hướng dẫn một cách rất cụ thể bằng việc đặt ra những vấn đề
cần giải quyết nhằm chuyển tải thông tin một cách hiệu quả nhất đến người đọc, như:
Các bước khác nhau trong quy trình thực hiện ngân sách; Ai chịu trách nhiệm thực hiện
ngân sách; Ngân sách phân bổ có thể được sửa đổi thế nào; Những vấn đề gặp phải trong
thực hiện các thủ tục ngân sách là gì.
Tuy nhiên, trong phần thực hiện ngân sách, những vấn đề được giải quyết tại tài
liệu nghiên cứu này còn khá rời rạc, chưa đi sâu vào hoạt động kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên của từng quốc gia; công cụ kiểm soát; và quy định về hồ sơ, chứng từ đối
với từng khoản chi ngân sách thường xuyên... tại mỗi quốc gia đó.
(4) Performance Budgeting in OECD Countries - Dự thảo ngân sách dựa trên hiệu
suất hoạt động ở các nước trong Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế OECD (2008), của
Teresa Curristine. Cuốn sách này bàn về các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát
triển và sử dụng thông tin hiệu suất trong quá trình thực hiện ngân sách. Nó cung cấp
hướng dẫn trong việc thay đổi hệ thống ngân sách để thúc đẩy việc sử dụng thông tin
hiệu suất. Cuốn sách bao gồm 8 nghiên cứu về 8 quốc gia trong đó thảo luận kĩ lưỡng về
việc từng quốc gia đã tìm kiếm, phát triển và sử dụng thông tin hiệu suất trong quá trình
lập ngân sách và quản lí như thế nào trong vòng hơn mười năm qua. Phần 1, viết bởi
Teresa Curristine - chuyên gia phân tích chính sách cao cấp, Ban ngân sách và chi tiêu
công, Ban phát triển vùng và quản trị công, OECD, bao gồm một cách nhìn tổng quan về
các trải nghiệm của các nước thành viên OECD và thảo luận về lợi ích, các thách thức,
các bài học kinh nghiệm và những hướng đi trong tương lai. Phần 2 viết bởi các cộng sự,
bao gồm 8 nghiên cứu về 8 quốc gia gồm: Úc, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hà Lan,
Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kì. Mục tiêu của cuốn sách nhằm góp phần nâng
cao hiệu suất và tính hiệu quả của sự quản lí và phân bổ nguồn lực trong lĩnh vực công,
khuyến khích sự trao đổi ý tưởng giữa các quốc gia và để thu thập thông tin về các
8
phương pháp khác nhau được áp dụng trong việc quản lí và lập ngân sách dựa trên hiệu
suất thực tế. Các Tác giả đã đi sâu phân tích, so sánh các phương pháp tổ chức thực hiện
sáng kiến cải cách ngân sách của từng quốc gia, qua đó đúc kết và đưa ra những vấn đề
cần đặc biệt quan tâm trong tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân sách. Vấn đề
quản lý NSNN của chính quyền địa phương cũng được các Tác giả đặc biệt quan tâm,
như: việc áp dụng các sáng kiến cải cách ngân sách tại địa phương, phân rõ quyền lực
quản lý ngân sách giữa trung ương và địa phương (tr32); công tác tư vấn với chính quyền
địa phương để thiết lập khuôn khổ hoạt động, đề ra mục tiêu quản lý ngân sách và sự
đồng thuận, xây dựng khung thể chế cho địa phương (tr94); thực hiện kế toán dồn tích
trong quản lý NSNN từ trung ương đến địa phương (tr160)... Thông tin về hiệu suất của
lĩnh vực công hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu muốn tìm hiểu của công chúng và
những thông tin này có thể được sử dụng để minh chứng rằng chính phủ xứng đáng với
dân chúng thông qua các hành động của mình. Điều quan trọng nhất là thông tin về hiệu
suất có thể giúp các nhà hoạch định chính sách lập được một ngân sách tốt hơn và đưa ra
các quyết định đúng đắn hơn trong quản lí...
Mặc dù cuốn sách không đi sâu vào nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên, tuy nhiên, một số vấn đề đặc biệt có ý nghĩa đã được các Tác giả lần đầu tiên đề
cập tới, đó là : Kinh nghiệm về Dự thảo ngân sách dựa trên hiệu suất hoạt động; Phương
thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án; Quá trình thực hiện các sáng kiến
cải cách ngân sách; và Các phương pháp tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân
sách… tại 8 quốc gia phát triển trên thế giới…
Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước đã đặt nền móng cho các lý thuyết về chi
NSNN, kiểm soát chi NSNN, tổ chức thực hiện sáng kiến cải cách NSNN, trang bị các
cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích, đánh giá quản lý chi NSNN, kiểm soát chi
NSNN, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua
Cơ quan kiểm soát chi nói chung và KBNN nói riêng. Các nghiên cứu của các nhà khoa
học ngoài nước phát triển theo từng thời kỳ, góp phần làm cơ sở lý luận quan trọng trong
chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các quốc gia khác
trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, việc ứng dụng vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp đổi
mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp ở Việt
9
Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tiễn và có những điều
kiện nhất định.
5.2. Các nghiên cứu trong nước
Các Tác phẩm nghiên cứu về Chính sách Tài chính, Ngân sách Nhà nước có một
số Tác phẩm điển hình như:
(1) Đổi mới Ngân sách Nhà nước (1992) của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công
Nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội đã khái quát những nhận thức chung về NSNN, đánh
giá những chính sách NSNN hiện hành và đề xuất một số giải pháp đổi mới NSNN để sử
dụng có hiệu quả trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế đất nước. Đến nay, có những
giải pháp đã được triển khai ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên, các giải pháp về
đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua
KBNN chưa được các Tác giả đề cập tới.
(2) Chính sách tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (2000) của
PGS.TS Vũ Thu Giang, NXB Chính trị quốc gia. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là
đề cập tới thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và quốc tế; thực trạng và chính sách tài chính của nước ta trong quá trình hội nhập,
bao gồm chính sách thuế, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách tỷ giá hối
đoái và chính sách lãi xuất trong tiến trình hội nhập, mặt tích cực và những hạn chế của
chính sách; những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính trong quá trình hội nhập;
những kiến nghị và giải pháp chính cải cách chính sách tài chính để Việt Nam tham gia
hội nhập thành công. Tác phẩm này phần nào làm rõ thêm nguồn thu và nhu cầu chi tiêu
NSNN khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đi sâu
nghiên cứu về thực trạng chính sách tài chính trong kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên nói chung, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các
cấp qua KBNN nói riêng, đồng thời chưa làm rõ yêu cầu kiểm soát nhu cầu chi tiêu ngân
sách thường xuyên khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Các Luận án Tiến sỹ nghiên cứu về đề tài liên quan đến Hệ thống Kho bạc Nhà
nước, hiện nay mới chỉ có 02 Luận án, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, đó là:
(1) Luận án “Đổi mới và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống KBNN trong điều
kiện chuyển sang kinh tế thị trường” năm 1993, của NCS Nguyễn Thị Bất, tại trường Đại
học Kinh tế quốc dân, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về: Chức
10
năng, nhiệm vụ của KBNN; các mối quan hệ kinh tế giữa KBNN với các cơ quan, các tổ
chức trong nền kinh tế quốc dân và sự hoạt động của Hệ thống KBNN tại một số quốc
gia trên thế giới. Luận án đã phân tích và làm rõ sự ra đời và phát triển của Hệ thống
KBNN tại Việt Nam qua: quá trình hình thành; thực trạng về hoạt động quản lý NSNN;
tín dụng Nhà nước; quản lý tiền mặt, thanh toán, kế toán; sự cần thiết phải đổi mới và
hoàn thiện hoạt động của Hệ thống KBNN trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị
trường. Đồng thời đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp trọng tâm, nhằm đổi mới
và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống KBNN ở Việt Nam, như: Đổi mới và hoàn thiện
cơ chế quản lý thu, chi NSNN trực tiếp qua KBNN; hoàn thiện cơ chế tín dụng Nhà
nước qua KBNN; và hoàn thiện tổ chức bộ máy của Hệ thống KBNN tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Luận án chưa đi sâu nghiên cứu về thực trạng kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên, chưa đưa ra được những giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu: đổi mới
công tác tổ chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; quy trình thực hiện kiểm soát
chi; công cụ thực hiện kiểm soát chi; và đổi mới công tác tổ chức thực hiện các cơ chế,
chính sách về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên...
(2) Luận án “Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN
trong điều kiện ứng dụng tin học” năm 2004, của NCS Lê Ngọc Châu, tại Học viện Tài
chính, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về: Chi NSNN và kiểm soát
chi NSNN; ứng dụng tin học trong kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống KBNN; những
yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả kiểm soát chi NSNN trong điều kiện ứng dụng
tin học. Luận án đã phân tích và làm rõ thực trạng kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống
KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học ở Việt Nam hiện nay, như: Thực trạng kiểm
soát chi NSNN qua KBNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2001; thực trạng ứng dụng tin
học trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện nay; đánh giá sự cần thiết phải tăng
cường kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học.
Đồng thời Tác giả đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp trọng tâm, nhằm tăng
cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học ở Việt Nam,
như: Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Phương thức quản lý NSNN
truyền thống, dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào; kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo
Phương thức quản lý NSNN hiện đại, kết hợp giữa dựa trên nguồn lực đầu vào với kết
quả đầu ra; tăng cường ứng dụng tin học trong kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống
KBNN; các điều kiện và lộ trình triển khai thực hiện các nhóm giải pháp.
11
Tuy nhiên, các lý thuyết về kiểm soát chi mà Luận án đề cập tới mới dừng lại ở
các cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi NSNN, các công cụ được sử dụng
trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN chưa được Luận án đề cập đến một cách toàn
diện. Luận án chưa tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ một số góc độ như: thực tiễn công
tác kiểm soát chi NSNN tại các đơn vị KBNN các cấp; thực trạng thực hiện ngân sách tại
các đơn vị sử dụng NSNN; thực trạng ứng dụng tin học vào kiểm soát các nguyên tắc,
điều kiện chi NSNN, kiểm soát hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi NSNN tại các
đơn vị KBNN các cấp... chính vì vậy một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi
NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học còn có những hạn chế nhất định.
Các Luận án Tiến sỹ nghiên cứu về đổi mới quản lý chi Ngân sách Nhà nước, chi
Ngân sách địa phương, có một số Luận án điển hình như:
(1) Luận án “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường của
Việt Nam” năm 2008, của NCS Nguyễn Thị Minh, tại Học viện Tài chính, đã hệ thống
hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN trong
nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý NSNN;
cơ chế quản lý chi NSNN; sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Luận án đã khẳng
định vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Luận án cũng trình bầy khái quát thực trạng quản lý chi NSNN của nước ta
về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo
kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó rút ra
những kết quả đạt được, những hạn chế cùng với nguyên nhân của việc quản lý chi
NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật NSNN, và đánh giá những sửa
đổi bổ sung, góp phần tăng tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề quản
lý chi NSNN ở các nước phát triển và các nước trong khu vực, Tác giả đã rút ra 4 bài học
kinh nghiệm có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi
NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở trình bầy định hướng về phát
triển kinh tế-xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2010 và những
năm tiếp theo, cùng với quan điểm đổi mới chi NSNN, Tác giả đã đề xuất một hệ thống
gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN ở Việt Nam. Trong đó,
nhóm giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý chi NSNN theo
kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc
đổi mới công tác quản lý chi NSNN.
12
Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến các giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi
NSNN qua KBNN; các giải pháp đẩy mạnh triển khai đổi mới phương thức quản lý chi
NSNN chưa đề cập đến phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án -
một phương thức quản lý ngân sách kết hợp giữa quản lý ngân sách theo đầu vào với
quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.
(2) Luận án “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng
Sông Hồng” năm 2009, của NCS Trần Quốc Vinh, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách địa phương,
kinh nghiệm quốc tế về quản lý ngân sách địa phương, phân vùng kinh tế ở Việt Nam và
nêu bật được những đặc điểm chung nhất về kinh tế xã hội của các tỉnh vùng Đồng bằng
Sông Hồng, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng
Đồng bằng Sông Hồng, định hướng đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng
bằng Sông Hồng. Từ đó Tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp đổi mới quản lý ngân sách
địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, như: Đổi mới nhận thức của các địa
phương, trách nhiệm và phương pháp quản lý ngân sách; đổi mới tổ chức bộ máy quản
lý ngân sách địa phương; hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý; nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các cấp; tuyên truyền, nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của đối tượng quản lý... nhằm đổi mới quản lý ngân sách địa
phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến các vấn đề lý thuyết, thực trạng, cũng như
chưa đề xuất được các giải pháp góp phần đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên của chính quyền địa phương các cấp khu vực Đồng bằng Sông Hồng.
(3) Luận án “Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tỉnh” năm 2013, của NCS
Bùi Thị Quỳnh Thơ, tại Học viện Tài chính, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn
đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý
chi NSNN ở một số quốc gia và địa phương, Tác giả đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm có
thể nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều
kiện hiện nay ở Hà Tĩnh, đó là: Kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN; cải cách quản lý
chi NSNN; kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình chi NSNN; và thực hiện quản lý chi
NSNN theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở trình bầy định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý
chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh, Tác giả đã đề xuất một hệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tỉnh, như: Lựa chọn danh mục ưu tiên để phân
13
khai nguồn lực; Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ
bản; hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi; lập dự toán ngân sách trên cơ
sở chi tiêu trung hạn và một số giải pháp hỗ trợ khác nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN
tỉnh Hà Tỉnh.
Tuy nhiên, Luận án mới chỉ tập trung giải quyết được một số thực trạng quản lý
chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh. Một số thực trạng về kiểm soát chi NSNN được
Tác giả trình bầy tại Luận án mới dừng lại ở số liệu, tài liệu tại các cơ quan quản lý chi
NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chính vì vậy một số giải pháp được Tác giả đề xuất tại
Luận án đã chưa thực sự có giá trị.
Các Đề tài, Đề án, Bài viết nghiên cứu về chi NSNN, kiểm soát chi NSNN trong
Hệ thống KBNN, có một số Nghiên cứu điển hình như:
(1) Đề tài cấp ngành “Xây dựng mô hình giao dịch một cửa đối với ngân sách xã
qua KBNN”, của Dương Công Sáu, tại KBNN Việt Nam, đã đề cập đến xây dựng mô
hình giao dịch một cửa đối với ngân sách xã qua KBNN từ thực tiễn tại KBNN Bắc
Giang. Tuy nhiên cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu từ phía KBNN
địa phương, đề tài chưa đi sâu phân tích về thực trạng quản lý tài chính, ngân sách xã từ
các góc độ tiếp cận khác như chất lượng dự toán NSX, tình hình chấp hành dự toán
NSX, hồ sơ, chứng từ thanh toán chi NSX qua KBNN, kết quả công tác kiểm soát chi
NSX của KBNN Bắc Giang, cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, người thực
hiện dự toán NSX...
(2) Bài viết: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhìn từ góc
độ hoá đơn thanh toán, Tạp chí Tài chính - Kế toán số tháng 05/2011, của Ths Nguyễn
Quang Hưng, Ths Nguyễn Việt Dũng, đã đề cập đến hóa đơn, sự khác nhau giữa hóa
đơn và các giấy tờ thanh toán khác không phải là hóa đơn, hóa đơn trong thanh toán chi
TX NSNN, một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó trong
kiểm soát chi thường xuyên NSNN, các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN nhìn từ góc độ hoá đơn thanh toán.
(3) Đề án nghiên cứu khoa học cấp ngành ”Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN đối với các khoản thanh toán bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ
chưa có đăng ký kinh doanh, chưa có hoá đơn” (2010), của của Ths Nguyễn Quang
Hưng, tại KBNN Việt Nam đã đề cập đến hoá đơn trong thanh toán chi thường xuyên
NSNN, một số đề xuất quan trọng của đề án như phân cấp quản lý hóa đơn, kiểm soát
14
chi thường xuyên NSNN đối với các khoản thanh toán bắt buộc phải có hóa đơn, kiểm
soát chi thường xuyên NSNN theo giá trị thanh toán... đã được áp dụng trong thực tiễn.
Tuy nhiên đề án chưa bao quát hết các khoản thanh toán chi TX NSNN theo quy định
phải có hoá đơn.
(4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Tích hợp quy trình kiểm soát chi và
cam kết chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình phát triển KBNN” (2011), của Tiến
sĩ Nguyễn Văn Quang và thạc sỹ Hà Xuân Hoài tại KBNN Việt Nam. Đề tài chủ yếu đi
sâu phân tích về cam kết chi, kiểm soát cam kết chi, tích hợp quy trình kiểm soát chi và
kiểm soát cam kết chi NSNN.
(5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản
lý, kiểm soát chi NSNN theo kết quả công việc đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên
địa bàn TP Đà Nẵng” (2009), của Thạc sỹ Phan Quảng Thống tại KBNN Việt Nam, chủ
yếu đi vào phân tích một số vấn đề về cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP Đà Nẵng đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi
mới cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN theo kết quả công việc đối với các đơn vị sự
nghiệp, với góc độ tiếp cận từ phía KBNN Đà Nẵng.
(6) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” (2009), Thạc sỹ Đỗ Thị Xuân tại
KBNN Việt Nam, đã đề cập một cách toàn diện đến ngân sách cấp huyện từ thực tiễn tại
Ninh Bình, với góc độ tiếp cận từ công tác quản lý ngân sách huyện qua KBNN Ninh
Bình, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình. Đề tài không đi sâu vào phân tích về thực trạng kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách huyện qua KBNN như việc chấp hành các điều kiện chi, nguyên tắc cấp
phát, hình thức thanh toán, hồ sơ, chứng từ Kiểm soát chi, cán bộ, công chức làm nhiệm
vụ kiểm soát chi, người thực hiện dự toán ngân sách huyện tại địa phương.
(7) Đề án nghiên cứu khoa học cấp ngành “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN Cần Thơ đối với các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cơ chế
tự chủ về tài chính” (2011), của Quách Hữu Thại tại KBNN Việt Nam. Đề tài chủ yếu đi
sâu phân tích về thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN đối với các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ về
tài chính tại Cần Thơ, với góc độ tiếp cận từ phía KBNN. Đề tài không đề cập đến việc
15
lập và chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài
chính, hồ sơ, chứng từ thanh toán chi tiêu tài chính tại các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ
về tài chính, người thực hiện dự toán ngân sách tại các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về
tài chính trên địa bàn tỉnh Cần Thơ...
Theo Học viên, các công trình nghiên cứu trong nước, bài viết về quản lý NSNN
nêu trên có một số đặc điểm cụ thể sau:
Một là. Phần lớn các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý NSNN đều tập
trung vào việc:
- Nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô.
- Quản lý NSNN tại một địa phương, đơn vị đơn lẻ.
- Các quy trình nghiệp vụ cụ thể; hoặc một nội dung cụ thể trong kiểm soát chi
thường xuyên NSNN...
Hai là. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các Tác giả tại những công trình
nghiên cứu nêu trên, chủ yếu tiếp cận từ:
- Số liệu hoạt động tại cơ quan quản lý NSNN.
- Công tác quản lý tài chính-ngân sách tại các cơ quan quản lý NSNN.
Ba là. Đối với các nghiên cứu về kiểm soát chi NSNN qua KBNN, các công trình
nghiên cứu nêu trên chưa tiếp cận nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn diện đối
tượng nghiên cứu từ phía:
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước thuộc lĩnh vực khác, chuyên ngành khác ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
- Quan điểm, cách thức giải quyết công việc của cán bộ, công chức trực tiếp làm
nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN.
- Người thực hiện ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại địa phương ảnh hưởng tới công tác quản lý
ngân sách.
- Công tác tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý NSNN.
- Ảnh hưởng của quản lý thu NSNN tại địa phương tới kiểm soát chi NSNN.
Bốn là. Chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập và hệ thống hóa một cách toàn diện về:
- Cơ sở lý luận của việc kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền
địa phương các cấp qua KBNN.
- Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua KBNN, và nguyên nhân của thực trạng đó.
16
- Đề xuất các giải pháp đổi mới và điều kiện thực hiện, nhằm đổi mới kiểm soát
chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
Xuất phát từ những nhận định nêu trên, Học viên đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên
cứu đề tài về “Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước”. Đây là một đề tài mới và không có sự trùng
lắp với các công trình đã công bố.
6. Những đóng góp mới của Luận án
* Về mặt khoa học:
- Luận án hệ thống hóa, góp phần phát triển, bổ sung thêm những vấn đề lý luận
cơ bản về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp
qua KBNN trong bối cảnh hiện nay.
- Luận án có những đóng góp cụ thể, xác đáng thông qua các nghiên cứu về: Sự
ảnh hưởng của môi trường và thể chế đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của
Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN; quá trình chi ngân sách thường xuyên của
Chính quyền địa phương các cấp; tổ chức thực hiện các cải cách ngân sách trong kiểm
soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
* Về mặt thực tiễn:
- Luận án đánh giá thực trạng vấn đề kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của
Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
- Luận án chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình kiểm soát chi ngân sách
thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
- Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường
xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của luận án
gồm 3 chương (163 trang)
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách thường xuyên và kiểm soát chi ngân
sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước (47 trang)
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa
phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam (68 trang)
Chương 3: Giải pháp đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính
quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam (48 trang)
17
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN
VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN
1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch, nhưng quan
niệm về NSNN còn nhiều điểm chưa được thực sự thống nhất, cả trong và ngoài nước.
Raymond Muzellec, trong Finances Publiques (Tài chính công, Paris, 1995) định
nghĩa "Ngân sách (nhà nước) là một văn kiện chính trị, pháp lý và tài chính thống kê
toàn bộ các khoản thu và các khoản chi của Nhà nước".
Đại từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô (Москва, 1971) định nghĩa "ngân sách là
bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước được lập ra cho một thời gian
nhất định" và "NSNN được lập ra theo dự toán thu và chi hàng năm của Nhà nước. Bản
chất của NSNN từng nước được xác định bởi chế độ kinh tế xã hội, bản chất và chức năng
của Nhà nước”. Từ điển tiếng Nga (Москва, 1981) định nghĩa "ngân sách là dự toán các
khoản thu và chi của Nhà nước, xí nghiệp hay cơ quan trọng một thời gian nhất định".
Graham Bannock và William Manser, trong Từ điển tài chính quốc tế (London,
1999), định nghĩa "ngân sách là việc dự kiến trước các thu nhập và chi tiêu cho một thời
kỳ trong tương lai, khác với tài khoản chỉ phản ánh các giao dịch tài chính sau khi
nghiệp vụ đã phát sinh".
Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (Hà nội, 1998), định nghĩa ngân
sách là "tổng số tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của Nhà nước, của xí
nghiệp hoặc của một cá nhân".
Trong giáo trình Lý thuyết tài chính của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội
(2000), ghi rõ: "NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử... NSNN được đặc trưng
bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ
tiền tệ tập trung Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật
định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát
sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc
không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu".
18
Luật NSNN năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998 định nghĩa "NSNN là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước". Luật NSNN năm 2002 bỏ khái niệm "trong dự toán" và định
nghĩa: "NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".
Qua nghiên cứu các quan niệm khác nhau về ngân sách ta có thể đi đến kết luận
rằng: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được hình thành theo trình tự
pháp định và thực hiện trong một năm (hoặc một khoảng thời gian nhất định) để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước (Quốc hội, Hạ Viện, Thượng viện...) quyết định dự toán và quyết toán NSNN
theo trình tự pháp định cho một (hoặc nhiều) năm ngân sách dưới các hình thức Nghị
quyết hoặc Luật.
1.1.1.2. Tổ chức ngân sách nhà nước
Từ khi có nhà nước và NSNN, các quốc gia trên thế giới đều có phương thức riêng
để sử dụng NSNN như là một công cụ điều tiết vĩ mô, duy trì sự tồn tại, phát triển của
Nhà nước. NSNN luôn gắn với sự ra đời của Nhà nước, phù hợp với mô hình tổ chức
nhà nước và hiến pháp, pháp luật. Các quốc gia đều có sự phân chia ngân sách thành
NSTW và ngân sách chính quyền địa phương các cấp. Sự phân chia thành NSTW và
ngân sách chính quyền địa phương các cấp của một số nước như sau:
Tại Cộng hòa Pháp: Hệ thống NSNN được phân chia thành bốn cấp phù hợp với
cơ cấu tổ chức hành chính là: NSTW, ngân sách vùng, ngân sách tỉnh và ngân sách xã.
Tuy mỗi cấp ngân sách có tính độc lập tương đối nhưng về giác độ quản lý thu, chi đều
phải chấp hành một cơ chế thống nhất theo quy định của luật.
Tại một số nước như Mỹ, Đức, Canada, Thụy Sỹ: Hệ thống NSNN được tổ chức
thành ba cấp: ngân sách liên bang; ngân sách bang; ngân sách địa phương.
Tại một số nước như Ý, Nhật, Anh: Hệ thống NSNN được tổ chức thành hai cấp:
NSTW và ngân sách của các chính quyền địa phương.
Tại Trung Quốc: Quy định mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách, xây dựng
hệ thống tổ chức NSNN gồm 5 cấp: Trung ương; tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc);
19
thành phố thuộc khu (châu tự trị); huyện (huyện tự trị, thành phố không thuộc khu, khu
trực thuộc thành phố); xã (xã dân tộc, thị trấn).
Trong hệ thống NSNN của các quốc gia, NSTW được giao chi phối phần lớn các
khoản thu và chi quan trọng; ngân sách chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ
đảm nhận các khoản thu và các khoản chi có tính chất địa phương. Tại các quốc gia,
ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương đều được phân định nguồn thu và nhiệm vụ
chi tiêu cụ thể.
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm, phân loại chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải
những nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm
hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi
khác theo quy định của pháp luật.
Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức
nhất định vào các nhóm, các loại chi.
Việc phân loại chi NSNN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi
NSNN. Qua việc phân loại chi NSNN sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc
điểm, tính chất của từng khoản chi. Mục đích của việc phân loại chi NSNN nhằm: thực
hiện kế toán chi NSNN; thống kê tình hình chi NSNN, giúp cho việc xây dựng dự toán
NSNN, giúp cho cơ quan có thẩm quyền đề ra những chính sách thích hợp nhất trong
việc quản lý và điều hành chính sách chi tiêu NSNN theo kế hoạch hàng năm, trung hạn
và dài hạn; tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về Ngân sách, các đơn vị sử
dụng Ngân sách, nhân dân... theo dõi, kiểm tra, giám sát, kiểm toán tình hình quản lý và
sử dụng nguồn lực Tài chính công, thực hiện công khai, dân chủ về Tài chính ở các cấp;
xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến phân bổ và sử dụng nguồn lực
Tài chính công.
Thông thường, việc phân loại chi NSNN gắn liền với tiêu thức phân loại và có một
số tiêu thức phân loại chủ yếu sau:
Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi, thì chi NSNN được chia thành
chi ngân sách đầu tư phát triển và chi ngân sách thường xuyên.
Chi ngân sách đầu tư phát triển là quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền
tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
20
kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Các khoản chi này phần lớn sẽ tạo ra sản phẩm tiêu dùng trong
tương lai, làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Do vậy, người ta còn gọi các khoản chi này
là chi tích luỹ.
Chi ngân sách thường xuyên là những khoản chi dùng để mua sắm hàng hoá, dịch
vụ tiêu dùng ngay trong hiện tại để đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cá
nhân và tổ chức.
Phân loại chi NSNN theo mục đích kinh tế xã hội cho ta biết một cách toàn diện và
ảnh hưởng lâu dài của việc chi NSNN đến sự phát triển kinh tế- xã hội, thấy rõ những
mục tiêu mà chính phủ đang theo đuổi. Đồng thời còn cho dân chúng biết được chính
sách đầu tư phát triển kinh tế của chính phủ khi sử dụng các nguồn lực quốc gia. Mặt
khác, cách phân loại này còn cho ta thấy tính chất và đặc điểm của chi đầu tư phát triển
và chi tiêu dùng có những khác biệt cơ bản. Từ đó nguyên tắc quản lý, quy trình quản lý
và tổ chức kiểm soát, thanh toán các loại chi này cũng phải khác nhau.
Theo tính chất của các khoản chi, thì chi NSNN được chia thành: chi cho y tế; chi
cho giáo dục; chi quản lý nhà nước; chi phúc lợi xã hội; chi đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội.
Cách phân loại này cho ta biết cụ thể chi của NSNN cho từng lĩnh vực và các hoạt
động của chính phủ hướng về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội.
Theo yếu tố, thì chi NSNN được chia thành: chi ngân sách đầu tư phát triển; chi
ngân sách thường xuyên.
Theo đối tượng trực tiếp của mỗi khoản chi, thì chi NSNN có thể chia thành: chi
cho con người (bao gồm chi trả lương, các khoản có tính chất lương...); chi mua sắm vật
liệu, dụng cụ (mua sắm vật liệu, dụng cụ... cho các cơ quan nhà nước); chi xây dựng, sửa
chữa; chi trợ cấp, tài trợ, hoàn trả nợ vay.
Cách phân loại này cho phép thiết lập qui chế của từng đối tượng chi và chế độ
kiểm soát riêng biệt, đồng thời có thể qui định rõ trách nhiệm về quản lý và sử dụng công
quỹ của từng loại viên chức nhà nước có liên quan.
Theo các tiêu thức thống kê Tài chính của Chính phủ, thì người ta chia các khoản
chi NSNN theo mục lục NSNN. Đây là cách phân loại thông dụng, theo chuẩn mực
của Quỹ tiền tệ quốc tế (phân loại GFS) và được sử dụng nhiều nhất để phục vụ cho
21
công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán quỹ NSNN tại các quốc gia trên thế giới.
Mỗi nước có một hệ thống mục lục NSNN riêng, tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá
thì kết cấu mục lục NSNN cũng có xu hướng đồng nhất. Cụ thể, phân loại chi NSNN
được quy định như sau:
Phân loại chi NSNN theo Chương và cấp quản lý, là phân loại dựa trên cơ sở hệ
thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan
chủ quản) được quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
đó đối với NSNN, nhà nước quy định một số Chương đặc biệt để phản ánh những nhóm
tổ chức, cá nhân có cùng tính chất nhưng không thuộc cơ quan quản lý nào. Khi hạch
toán chi NSNN, chỉ cần hạch toán mã số Chương sẽ biết được khoản chi NSNN đó thuộc
cấp nào quản lý.
Phân loại chi NSNN theo ngành kinh tế, (viết tắt là Loại, Khoản) là dựa vào tính
chất hoạt động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán chi NSNN. Loại được xác
định dựa trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp I; khoản được xác định
dựa trên cơ sở tính chất của ngành kinh tế cấp II hoặc cấp III theo phân ngành kinh tế
quốc dân đảm bảo yêu cầu quản lý NSNN. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ hạch toán mã
số Khoản sẽ xác định được chi NSNN đó thuộc về ngành kinh tế nào (Loại nào).
Phân loại theo danh mục mã số nội dung kinh tế, (viết tắt là mục, Tiểu mục) là dựa
vào nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản chi NSNN để phân loại vào các
mục, Tiểu mục, Tiểu nhóm khác nhau. Các mục chi NSNN được quy định dựa trên cơ sở
chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Trong từng mục chi NSNN, để phục vụ yêu cầu
quản lý chi tiết được quy định thành các Tiểu mục. Các mục có tính chất gần giống nhau
được lập thành các Nhóm; các Nhóm có tính chất gần giống nhau được lập thành các
Tiểu nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá của NSNN. Khi hạch toán chi NSNN,
chỉ cần hạch toán Tiểu mục, trên có sở đó sẽ có thông tin về mục, Nhóm và Tiểu nhóm.
1.1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước
đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong
từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...
22
Thứ ba, chi NSNN là những khoản chi mang tính chất cấp phát, mang tính không
hoàn trả trực tiếp.
Trong chi NSNN, giữa chi ngân sách thường xuyên và chi ngân sách đầu tư phát
triển, có một số điểm khác nhau về: tính ổn định; mục đích kinh tế và thời hạn tác động;
phạm vi và mức độ của các khoản chi. Cụ thể:
Xét về tính ổn định của các khoản chi NSNN, thì: chi ngân sách đầu tư phát triển là
khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định; ngược lại, đại bộ phận các khoản
chi ngân sách thường xuyên mang tính ổn định, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ
thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
Xét về mục đích kinh tế và thời hạn tác động, thì: chi ngân sách đầu tư phát triển là
khoản là khoản chi tích lũy, có hiệu lực tác động trong thời gian dài; ngược lại, đại bộ
phận các khoản chi ngân sách thường xuyên có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian
ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
Xét về phạm vi và mức độ, thì: chi ngân sách đầu tư phát triển luôn gắn liền với
việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời
kỳ; ngược lại, phạm vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng
hóa công cộng.
1.1.2.3. Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước
1) Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý là việc thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống các phương pháp và biện
pháp, tác động một cách có chủ định tới các đối tượng của chủ thể quản lý nhằm đạt
được kết quả nhất định.
Quản lý chi NSNN là các hoạt động tổ chức, điều khiển và đưa ra quyết định của
Nhà nước đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các
chức năng vốn có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa công,
phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng.
Về phương diện cấu trúc, quản lý chi NSNN bao gồm các yếu tố sau:
Chủ thể quản lý là nhà nước, nhà nước là người trực tiếp tổ chức, điều khiển quá
trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN.
Mục tiêu quản lý của quản lý chi NSNN là: Kiểm soát chi tiêu NSNN, phân bổ
nguồn lực phù hợp, và quản lý hoạt động hiệu quả.
Công cụ quản lý, nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ, trong đó bao gồm các
23
yếu tố: Các chính sách kinh tế - tài chính, pháp chế kinh tế - tài chính, chương trình hóa
các mục tiêu, dự án...
2) Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước
Để quản lý chi NSNN người ta áp dụng nhiều yếu tố: chính sách, cơ chế, biện
pháp khác nhau để quản lý, tập hợp tất cả các yếu tố đó gọi chung là phương thức quản
lý chi NSNN.
Phương thức quản lý chi NSNN được hiểu là tổng hợp tất cả các cách thức, biện
pháp được áp dụng để quản lý chi NSNN theo một quy trình thống nhất nhằm đạt được
các mục tiêu chi NSNN đã định. Như vậy, phương thức quản lý chi NSNN bao gồm mục
tiêu chi NSNN và quy trình thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đã định.
Về mục tiêu, chi NSNN cần được xác định rõ ràng, bao gồm mục tiêu tổng quát và
mục tiêu cụ thể; mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu chiến lược. Các chế độ xã hội khác nhau
và các quốc gia khác nhau có mục tiêu chi NSNN khác nhau. Mục tiêu chi NSNN là
nhân tố quan trọng cấu thành và tác động đến phương thức quản lý chi NSNN.
Về quy trình thực hiện, phương thức quản lý chi là một quy trình thống nhất từ
khâu lập dự toán đến thẩm định dự toán, công bố dự toán, chấp hành dự toán, kiểm tra,
giám sát, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh ngân sách.
Một số phương thức quản lý chi ngân sách điển hình hiện nay:
a) Quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống
Đây là phương thức quản lý kinh điển, còn được gọi là quản lý NSNN theo hạng
mục, bắt nguồn từ cơ sở phân bổ nguồn lực công là phân bổ ngân sách cho từng đầu vào
cụ thể nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, điển hình là
chi lương, chi hàng hóa, dịch vụ, chi quản lý khác... hàng năm.
Mục đích của quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống là đảm bảo
rằng ngân sách được sử dụng đúng cho từng hạng mục được phân bổ. Việc sử dụng các
khoản ngân sách này tạo ra kết quả như thế nào không được quan tâm đúng mức. Nói
cách khác, trong phương thức quản lý hành chính, các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có
liên quan sử dụng ngân sách theo cách thức đã được ấn định, không có quyền chủ động
trong lựa chọn phương án sử dụng ngân sách. Do đó, không chịu trách nhiệm về kết quả
sử dụng ngân sách.
Quản lý ngân sách truyền thống dựa chủ yếu trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và
dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách. Theo đó, các chế độ,
24
tiêu chuẩn, định mức chi, hồ sơ chứng từ đối với từng khoản chi, mục lục ngân sách...
được thiết lập để kiểm soát chi NSNN theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt.
Phương thức quản lý hành chính, truyền thống, từng năm một, dựa theo nguồn lực
đầu vào để phân bổ cho các cơ quan, đơn vị vừa không hiệu quả trong việc theo đuổi các
mục đích đặt ra - đảm bảo các khoản ngân sách phân bổ được sử dụng đúng mục đích,
vừa gắn với các kết quả quản lý không cao - phân bổ nguồn lực ngân sách diễn ra dàn
trải, tùy tiện; hiệu quả kinh tế trong sử dụng ngân sách thấp.
Do phương thức quản lý trên đây không cho biết ngân sách có được gắn với kế
hoạch kinh tế vĩ mô hay không, cũng như tách biệt về không gian và thời gian với các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội nên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới phương
thức quản lý này dần được thay thế bằng phương thức quản lý mới hiện đại hơn như
quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.
b) Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra
Quản lý theo kết quả đầu ra là giao cho người cung cấp sản phẩm đầu ra quyền tự
chủ trong quản lý để quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra. Điều đó đảm
bảo cho các thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có được vai trò, vị trí hợp lý trong việc quyết
định các yếu tố đầu vào cần có cho hoạt động của đơn vị mình.
Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý trên cơ sở tập
trung vào hiệu quả của các khoản chi NSNN, kết quả của quá trình hoạt động đằng sau
các khoản chi NSNN và hiệu lực của kết quả này.
Đặc điểm của phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra
Đặc điểm cơ bản nhất có thể thấy ngay trong tên của phương thức quản lý chi
NSNN theo kết quả đầu ra đó là lấy kết quả đầu ra làm đối tượng mục tiêu chính để xây
dựng và vận hành cơ chế quản lý chi NSNN.
Vấn đề tổ chức công tác đánh giá các tác động cuối cùng của các đầu ra từ quá
trình chi NSNN đối với nền kinh tế - xã hội là vấn đề hàng đầu.
Các cấp ngân sách tổ chức đánh giá các tác động kết quả cuối cùng của chi NSNN
không chỉ diễn ra ở sau khi các khoản chi ngân sách trong quá trình chi tiêu NSNN.
Các cơ quan quản lý NSNN được cung cấp thông tin đầu ra và báo cáo kết quả
thực tế đạt được, Chính Phủ có được thông tin đầu ra của các đơn vị cơ quan và đánh giá
kết quả mong muốn.
Cơ chế quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là cần phải xác định được các kết
quả cuối cùng của việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ từ các cơ quan Chính Phủ, liên
25
kết các kết quả này với chi phí về ngân sách và tổ chức hoạt động đánh giá hiệu quả, hiệu
lực của việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ từ các cơ quan Chính Phủ.
Ý nghĩa của quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra
Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn
lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản đó là: tôn trọng kỷ luật tài chính
tổng thể, phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu tiên chiến lược và
nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa, dịch vụ công.
Tăng cường nguyên tắc quản lý tài chính của khu vực công với mục tiêu là cải
thiện sự phân phối và quản lý nguồn lực cũng như tăng cường tính minh bạch trách
nhiệm của Nhà nước.
Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra luôn đặt Chính phủ và các cơ quan vào vị trí
để đảm bảo rằng: Các đầu ra theo yêu cầu để được tài trợ phải xác định rõ sẽ đóng góp gì
cho kết quả; Các đầu ra theo yêu cầu được tài trợ phải xác định rõ khối lượng, chất lượng
và giá cả cụ thể; Các đầu ra hướng tới mục tiêu và được cung cấp trong khuôn khổ thời
gian yêu cầu.
Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra cho phép công tác kiểm tra, kiểm soát và
đánh giá chi tiêu ngân sách theo quy trình mở, mọi người dân mọi nhà đầu tư đều có thể
dễ dàng kiểm tra và kiểm soát đưa ra những đánh giá 1 cách đúng đắn hoạt động và kết
quả hoạt động của cơ quan Chính Phủ dựa trên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá đã được
xác lập.
Quản lý chi NSNN theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Quản lý chi NSNN theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một hình thức
của Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra.
Quản lý ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn yêu cầu phải thay
đổi phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF: Medium-
Term Expenditure Framework) nhằm kết nối chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách
phù hợp với năng lực của quốc gia.
Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phương pháp soạn lập NSNN được xác định
trong một giai đoạn dài hơn, trong đó nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết
hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù
hợp với các ưu tiên chiến lược đã được Chính phủ chấp nhận nhằm trao nhiều quyền chủ
động hơn trong việc quyết định chi tiêu cho các cơ quan, ban, ngành, địa phương.
26
c) Quản lý chi NSNN theo phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách
dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án (quản lý theo kết
quả đầu ra kết hợp với quản lý theo nguồn lực đầu vào), trong khuôn khổ chi tiêu trung
hạn, là phương thức được các nước phát triển trên thế giới áp dụng từ năm 2008, điển
hình như Mỹ, Pháp, Đức...
Mục tiêu của phương thức này nhằm khắc phục một hạn chế lớn trong quản lý
ngân sách, đó là việc mất cân đối ngân sách thường xuyên một cách nghiêm trọng và kéo
dài ở nhiều nước phát triển trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới.
Quy trình kiểm soát theo phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách
dự án được khái quát lại như sau: bên cạnh việc kiểm soát hiệu quả của các khoản chi
NSNN trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn và kết quả của quá trình hoạt động đằng sau
các khoản chi NSNN, hiệu lực của kết quả này; cơ quan quản lý ngân sách đồng thời
thực hiện việc quản lý NSNN theo hạng mục, bắt nguồn từ cơ sở phân bổ nguồn lực
công, thực hiện phân bổ ngân sách cho từng đầu vào cụ thể nhằm duy trì hoạt động của
các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, đảm bảo rằng ngân sách được sử dụng đúng
cho từng hạng mục được phân bổ.
1.1.3. Chi ngân sách thường xuyên
1) Khái niệm chi ngân sách thường xuyên
Các khoản chi ngân sách thường xuyên bao gồm các khoản chi hàng năm để chính
phủ của từng quốc gia thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của chính phủ.
Những chi phí này thường được gọi là chi ngân sách thường xuyên, bởi vì chúng được
thực hiện năm này qua năm khác, nó trái ngược với chi ngân sách đầu tư, phát triển, các
khoản chi ngân sách đầu tư, phát triển kết thúc khi một cây cầu hoặc một công trình hoàn
thành, quyết toán và được giao cho cơ quan quản lý.
Chi ngân sách thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính
nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã
hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự
nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa
học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác.
Theo Giáo sư Kinh tế học Dwight H.Perkins tại Khoa Kinh tế trường Quản lý
Kenedy thuộc Đại học Harvard, phần lớn các chính sách kinh tế của Nhà nước hoạt động
27
thông qua chính sách thuế và chi tiêu ngân sách nhà nước. Một điều chắc chắn đối với
mỗi quốc gia đó là: nhiều hoạt động của Nhà nước được đánh giá tầm quan trọng thông
qua tỷ lệ chi ngân sách thường xuyên cho hoạt động đó [41, tr. 532].
Có thể khái quát lại, chi ngân sách thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng
vốn từ quỹ NSNN, để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
2) Phân loại chi ngân sách thường xuyên
Trong phân loại chi NSNN, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phân loại chi
NSNN theo chuẩn mức của Quỹ tiền tệ quốc tế (phân lại GFS, hay phân loại theo các
tiêu thức thống kê Tài chính của Chính phủ), trong đó chi tiêu ngân sách thường xuyên
được phân thành năm nhóm chi như: Tiền lương và tiền công; Mua hàng hóa, dịch vụ;
Trả lãi suất; Trợ cấp và phúc lợi xã hội; Chi tiêu khác. Đại diện cho các nước thu nhập
thấp áp dụng cách phân loại GFS như Ấn Độ, Mađagatxca, Zimbabuê; các nước thu
nhập trung bình áp dụng phân loại GFS như Bôlivia, Thái Lan, Liên bang Nga; các nước
thu nhập trung bình cao áp dụng GFS như Braxin, Cộng hòa Séc, Môritơt; các nước thu
nhập cao áp dụng GFS như Hàn Quốc, Đức, Mỹ.
3) Chi ngân sách thường xuyên có một số đặc điểm cụ thể sau:
Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định, gắn với việc
thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội.
Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng
của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi ngân sách thường xuyên có hiệu lực tác
động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội.
Thứ ba, phạm vi và mức độ chi ngân sách thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng
hóa công cộng.
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN
QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1) Khái niệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Tại phần lớn các quốc gia trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc,
Nga..., kiểm soát chi NSNN được sử dụng với vai trò là biện pháp tổ chức hành chính tối
28
ưu trong quản lý chi NSNN. Kiểm soát chi NSNN là hệ thống các hoạt động, cơ chế,
chính sách quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý chi NSNN.
Hoạt động kiểm soát chi NSNN được thực hiện nhằm đảm bảo tính tuân thủ các cơ
chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành - của các chủ thể (các đơn vị, tổ chức, cá nhân) sử dụng NSNN, tại
tất cả các khâu của quá trình chi NSNN; thông qua đó điều chỉnh hoạt động chấp hành
dự toán chi ngân sách của các chủ thể, nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN đúng đối
tượng, đúng mục đích, đúng yêu cầu và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra
ban đầu.
Có thể khái quát lại, kiểm soát chi NSNN chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát đối với các khoản chi NSNN diễn ra tại
các khâu của quá trình chi ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành dự toán, đến quyết toán
NSNN, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN, được thực hiện đúng dự toán được duyệt,
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và có hiệu quả kinh tế - xã hội.
2) Các loại hình của kiểm soát chi ngân sách nhà nước
a) Phân loại kiểm soát theo quan hệ quản lý chi NSNN
Theo quan hệ quản lý, các hoạt động kiểm soát do cơ quan quản lý NSNN thiết kế
chỉ có thể được thực hiện thông qua các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát. Nhân tố này
giúp thực thi những chỉ thị của nhà quản lý với mục đích giúp kiểm soát những rủi ro có
thể gặp phải trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN. Có hai loại kiểm soát chính là
kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát.
+ Kiểm soát trực tiếp: Là các thủ tục, quy chế, quá trình kiểm soát được thiết lập
để kiểm soát trực tiếp theo các hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí NSNN nhằm đáp
ứng các mục tiêu chi tiết cụ thể của cơ quan quản lý NSNN. Kiểm soát trực tiếp thường
xây dựng và đặt ra để kiểm soát trực tiếp hoạt động chi tiêu NSNN. Trong loại này bao
gồm các loại kiểm soát sau:
Kiểm soát bảo vệ tài sản và thông tin: Là các biện pháp, quy chế kiểm soát nhằm
bảo đảm an toàn về tài sản, thông tin trong quản lý NSNN. Việc so sánh, đối chiếu giữa
sổ sách kế toán và tài sản hiện có bắt buộc phải kiểm tra định kỳ. Nếu có chênh lệch phải
tìm nguyên nhân, nhờ đó sẽ phát hiện được những yếu kém của các thủ tục bảo vệ tài
sản, tài liệu và thông tin có liên quan.
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước
đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước

Weitere ähnliche Inhalte

Andere mochten auch

What Makes Great Infographics
What Makes Great InfographicsWhat Makes Great Infographics
What Makes Great InfographicsSlideShare
 
Masters of SlideShare
Masters of SlideShareMasters of SlideShare
Masters of SlideShareKapost
 
STOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to Slideshare
STOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to SlideshareSTOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to Slideshare
STOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to SlideshareEmpowered Presentations
 
10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization
10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization
10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation OptimizationOneupweb
 
How To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content Marketing
How To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content MarketingHow To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content Marketing
How To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content MarketingContent Marketing Institute
 
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...SlideShare
 
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShareSlideShare
 
What to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShareWhat to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShareSlideShare
 
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksHow to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksSlideShare
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareSlideShare
 

Andere mochten auch (11)

What Makes Great Infographics
What Makes Great InfographicsWhat Makes Great Infographics
What Makes Great Infographics
 
Masters of SlideShare
Masters of SlideShareMasters of SlideShare
Masters of SlideShare
 
STOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to Slideshare
STOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to SlideshareSTOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to Slideshare
STOP! VIEW THIS! 10-Step Checklist When Uploading to Slideshare
 
You Suck At PowerPoint!
You Suck At PowerPoint!You Suck At PowerPoint!
You Suck At PowerPoint!
 
10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization
10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization
10 Ways to Win at SlideShare SEO & Presentation Optimization
 
How To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content Marketing
How To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content MarketingHow To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content Marketing
How To Get More From SlideShare - Super-Simple Tips For Content Marketing
 
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
A Guide to SlideShare Analytics - Excerpts from Hubspot's Step by Step Guide ...
 
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
2015 Upload Campaigns Calendar - SlideShare
 
What to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShareWhat to Upload to SlideShare
What to Upload to SlideShare
 
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & TricksHow to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
How to Make Awesome SlideShares: Tips & Tricks
 
Getting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShareGetting Started With SlideShare
Getting Started With SlideShare
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Mehr von https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về Công ty cổ phần và thực tiễn tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Quản lý và sử dụng sim di động trả trước của ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật Việt Nam về Quấy rối tình dục tại n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện website www.ishoes.com.vn của Công ty TNHH Cô...
 

Kürzlich hochgeladen

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Kürzlich hochgeladen (17)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 

đổI mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua kho bạc nhà nước

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------- ------- NGUYỄN QUANG HƯNG §æI MíI KIÓM SO¸T CHI NG¢N S¸CH TH¦êNG XUY£N CñA CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG C¸C CÊP QUA KHO B¹C NHμ N¦íC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------- ------- NGUYỄN QUANG HƯNG §æI MíI KIÓM SO¸T CHI NG¢N S¸CH TH¦êNG XUY£N CñA CHÝNH QUYÒN §ÞA PH¦¥NG C¸C CÊP QUA KHO B¹C NHμ N¦íC Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS BÙI ĐƯỜNG NGHIÊU 2. PGS, TS LÊ HÙNG SƠN HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Quang Hưng
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...............................................................................17 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN....................... 17 1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước................................................................... 17 1.1.2. Chi ngân sách nhà nước.................................................................................. 19 1.1.3. Chi ngân sách thường xuyên.......................................................................... 26 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC.............................................................. 27 1.2.1. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước................................................................. 27 1.2.2. Khái quát về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước........................................................................................................ 31 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC........................................... 43 1.3.1. Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp ........................................ 43 1.3.2. Điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................ 44 1.3.3. Phương thức quản lý ngân sách của Nhà nước.............................................. 45 1.3.4. Mô hình tổ chức của Kho bạc Nhà nước....................................................... 47 1.3.5. Hệ thống thanh toán tiền tệ quốc gia.............................................................. 47 1.3.6. Công cụ sử dụng trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên.................... 48 1.3.7. Các quy định pháp lý về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên ................. 49 1.3.8. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước................. 51 1.3.9. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên.................... 51 1.3.10. Công tác kiểm tra quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán ........................ 52
  • 5. 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN................................................................................................ 53 1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới............................................. 53 1.4.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với Việt Nam................................ 62 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM......................................................................64 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP TẠI VIỆT NAM .................................................................................. 64 2.1.1. Khái quát về tổ chức ngân sách chính quyền địa phương các cấp................ 64 2.1.2. Chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước.................................................................................. 67 2.1.3. Tổ chức công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước...................................... 69 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP TẠI VIỆT NAM................ 75 2.2.1. Các cơ sở pháp lý của kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp................................................................... 75 2.2.2. Kết quả kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp.............................................................................................. 82 2.2.3. Thực trạng về quy trình và công cụ kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp giai đoạn 2004 - 2013............ 97 2.2.4. Kết quả khảo sát về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước..........................112 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.................................................................................116 2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................................116 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..............................................................................121 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM................................................132 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỔI MỚI KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM ..............................................132
  • 6. 3.1.1. Bối cảnh chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước......................................132 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước ...................134 3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM ..................................................................136 3.2.1. Đổi mới tổ chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên ............................136 3.2.2. Đổi mới quy trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước ...................140 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống công cụ sử dụng trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp ..................................150 3.2.4. Đổi mới công tác tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách kiểm soát chi ngân sách thường xuyên........................................................................157 3.2.5. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; người thực hiện ngân sách thường xuyên.........163 3.2.6. Kiểm soát chi ngân sách thường xuyên theo phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn......................................................................................................166 3.3. KIẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .........................................167 3.3.1. Kiến nghị với Quốc hội ................................................................................167 3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ..............................................................................169 3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính..........................................................................170 3.3.4. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.........................................................176 3.3.5. Kiến nghị với Tổng cục Thuế.......................................................................176 3.3.6. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước ................................................................177 3.3.7. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...........................................................................179 KẾT LUẬN............................................................................................................180 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................................182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................183 PHỤ LỤC...............................................................................................................189
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước NSNN : Ngân sách nhà nước NSTW : Ngân sách Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1: Tổng hợp chi ngân sách của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN (Không tính trợ cấp cân đối ngân sách) ....................................83 Bảng 2.2: Tổng hợp chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN (Không tính trợ cấp cân đối ngân sách)....................84 Bảng 2.3: Tổng hợp chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN theo nhóm nội dung kinh tế (Không tính trợ cấp cân đối ngân sách)..............................................................85 Bảng 2.4: Chi tiết chi thanh toán cho cá nhân từ ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN..................................88 Bảng 2.5: Chi tiết chi hàng hóa, dịch vụ từ ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN ........................................90 Bảng 2.6: Chi tiết chi trợ cấp cân đối ngân sách thường xuyên qua KBNN ............92 Bảng 2.7: Chi tiết chi hỗ trợ và bổ sung từ ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN (không tính trợ cấp cân đối ngân sách) .................................................................................94 Bảng 2.8: Chi tiết chi khác từ ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN...................................................................95 Bảng 2.9: Tình hình từ chối thanh toán, trả lại và yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua KBNN giai đoạn 2004 - 2013 ............................................................................96 Bảng 2.10: Một số thay đổi về tài khoản kế toán nhà nước trong thanh toán chi NSNN tại KBNN ...........................................................................110 Bảng 2.11: Tỷ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh (có Hóa đơn) trên một đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên tại địa phương ...........................................................................................126 Bảng 3.1: So sánh hoá đơn với các loại giấy tờ xác nhận khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi không phải là hoá đơn..............160
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Số hiệu Nội dung Trang Sơ đồ 2.1: Tổ chức ngân sách ở Việt Nam .................................................................. 66 Sơ đồ 3.1: Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi, thanh toán chi trả trực tiếp cho người hưởng lương, phụ cấp, học bổng, sinh hoạt phí... ...........143 Sơ đồ 3.2: KBNN thực hiện kiểm soát chi, thanh toán chi trả gián tiếp cho người hưởng lương, phụ cấp, học bổng, sinh hoạt phí... .........................144 Sơ đồ 3.3: Áp dụng trong trường hợp đối với khoản thanh toán, bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ là đối tượng kinh doanh không thường xuyên...........145 Sơ đồ 3.4: Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên nắm rõ quy định về quản lý hoá đơn, chủ động hoàn thiện hồ sơ thanh toán.............146 Sơ đồ 3.5: Kiểm soát chi ngân sách thường xuyên và thanh toán trực tiếp cho các bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ .........................................................147 Sơ đồ 3.6: Tạm ứng chi trả trực tiếp cho các bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ; thanh toán tạm ứng sau khi hoàn tất thủ tục mua bán..............................148
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ năm 1986, nước ta bước vào thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới toàn diện chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thực hiện chương trình cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước, cải cách tài chính công được đặt ra như một khâu đột phá có tính chất tiền đề cho việc cải cách toàn diện nền hành chính Nhà nước, thông qua sự tác động mạnh mẽ của cải cách quản lý tài chính công đến xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN trong bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở. Sự ra đời của Luật NSNN sửa đổi (năm 2002) là một dấu mốc quan trọng trong quá trình cải cách tài chính công. Với mục tiêu quản lý thống nhất NSNN, Luật NSNN 2002 phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách... trong từng khâu của chu trình ngân sách; cụ thể điều kiện chi ngân sách, nguyên tắc cấp phát, hình thức thanh toán và hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi. Luận cứ tạo cơ sở cho những thay đổi này gắn liền với lý thuyết phân cấp ngân sách, phân định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý NSNN các cấp, nhằm tạo ra sự chủ động, linh hoạt cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý và sử dụng NSNN, nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực công, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Trong khuôn khổ chương trình tổng thể cải cách hành chính ngành Tài chính, Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ và mạnh mẽ các hoạt động cải cách, từ lĩnh vực phân cấp quản lý NSNN, quản lý thu, chi NSNN cũng như quản lý các quỹ công khác của Nhà nước. Hoạt động cải cách diễn ra đồng bộ trên mọi lĩnh vực, từ cải cách cơ chế quản lý, hiện đại hoá công nghệ cũng như nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực của toàn ngành Tài chính. Trong đó, cải cách quản lý chi NSNN là một trong số các nội dung trọng tâm, có mức độ ảnh hưởng sâu rộng tới mọi thành phần kinh tế, đóng vai trò quyết định tới kết quả của quá trình cải cách. Nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN được Bộ Tài chính giao cho KBNN tổ chức triển khai thực hiện bắt đầu từ những năm 90 thuộc thế kỷ 20. Đến nay, nền tảng pháp lý, cơ
  • 11. 2 chế kiểm soát, quy trình kiểm soát, tổ chức bộ máy kiểm soát chi ngân sách đã tương đối đi vào nề nếp, chất lượng công tác kiểm soát chi không ngừng được nâng cao. Trong chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, kiểm soát chi được xác định là một trong những nội dung trọng tâm cần được tiếp tục tiến hành nghiên cứu, cải cách, hoàn thiện hơn nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước chặt chẽ, an toàn, vừa đảm bảo thông thoáng, hiện đại, cải cách. Trong những năm vừa qua kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được đánh giá là có chuyển biến tích cực trong cải cách quản lý tài chính, ngân sách, song chưa thể khẳng định rằng đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN là những cải cách có tính hệ thống và hiệu quả. Kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, trong đó, biểu hiện rõ nhất là dự toán chi ngân sách được duyệt của một bộ phận đơn vị sử dụng ngân sách lập không sát với thực tế do đó thường xuyên phải điều chỉnh; việc chấp hành dự toán chưa thực sự tốt, chưa gắn được trách nhiệm của người thực hiện ngân sách vào việc lập, chấp hành dự toán chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp; việc chưa chủ động chấp hành đúng các nguyên tắc chi, điều kiện chi NSNN còn diễn ra tại nhiều địa phương, đơn vị. Xuất phát từ những nhận định nêu trên, Học viên đã mạnh dạn chọn lựa và nghiên cứu đề tài: “Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. + Tổng hợp kinh nghiệm trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một số quốc gia trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
  • 12. 3 + Phân tích thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN qua một số năm gần đây, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu là: Chi ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách nhà nước. * Phạm vi nghiên cứu: - Chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong Luận án là chi NSNN được hiểu theo nghĩa hẹp - chi NSNN của chính quyền địa phương các cấp. Và trong phạm vi chi NSNN của chính quyền địa phương các cấp, Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu về chi ngân sách thường xuyên tại Việt Nam. - Kiểm soát chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong Luận án là các hoạt động của KBNN về kiểm soát chi trước khi chi tiền. Và kiểm soát chi ở đây là kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam. - Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở pháp lý trong nghiên cứu kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN thời gian qua, Luận án giới hạn phạm vi về thời gian để thu thập tư liệu và nghiên cứu đánh giá kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN từ năm ngân sách 2004 đến năm 2013 tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích; thống kê; tổng hợp; so sánh; suy luận; điều tra trắc nghiệm bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đối với cán bộ, công chức làm công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN ở địa phương để phân tích, đánh giá tình hình đối với đối tượng nghiên cứu... nhằm xác định những vấn đề có tính quy luật, những nét đặc thù phục vụ cho quá trình nghiên cứu Luận án. Nội dung phương pháp điều tra trắc nghiệm bằng bộ câu hỏi phỏng vấn:
  • 13. 4 + Cách thức tiến hành điều tra trắc nghiệm: Để tiến hành điều tra trắc nghiệm bằng bộ câu hỏi phỏng vấn, Học viên xây dựng hệ thống chỉ tiêu về số liệu phân tích, bộ câu hỏi điều tra trắc nghiệm, với mục tiêu tìm hiểu thực trạng và các vấn đề có liên quan đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. Trên cơ sở bộ câu hỏi điều tra trắc nghiệm đã có, Học viên gửi phiếu điều tra trắc nghiệm đến các cán bộ là kế toán viên, kế toán trưởng các KBNN huyện, thị xã, phòng giao dịch KBNN tỉnh, thành phố trực tiếp kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. Số liệu thu thập điều tra phỏng vấn bằng hình thức trắc nghiệm về cơ bản phải đảm bảo đại diện cho các địa phương trên toàn quốc, nhằm tìm ra tính quy luật của vấn đề nghiên cứu. + Nội dung phiếu điều tra trắc nghiệm: Đối tượng trả lời phỏng vấn theo phiếu điều tra trắc nghiệm là kế toán viên, kế toán trưởng, lãnh đạo các KBNN huyện, thị xã, phòng giao dịch KBNN tỉnh trực tiếp kiểm soát chi hoặc chỉ đạo công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp. Nội dung phiếu điều tra trắc nghiệm tập trung vào ba phần: - Một số chỉ tiêu cơ bản về điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên, số lượng tài khoản giao dịch, số đơn vị giao dịch trên địa bàn... - Phỏng vấn các kế toán viên, kế toán trưởng các KBNN huyện, thị xã, phòng giao dịch KBNN tỉnh, thành phố trực tiếp kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên tại các đơn vị sử dụng ngân sách bằng một bộ câu hỏi trắc nghiệm. - Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các cán bộ làm công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, người thực hiện ngân sách thường xuyên... liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận án (nếu có). + Khai thác và sử dụng số liệu điều tra trắc nghiệm phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài Luận án: Từ số liệu thu thập được qua điều tra, phỏng vấn, Học viên tổng hợp lên thành các biểu số liệu chi tiết theo từng chỉ tiêu phân tích cụ thể. Căn cứ vào các biểu chi tiết đó,
  • 14. 5 Học viên tiến hành phân tích và so sánh từng chỉ tiêu, nhằm làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN nhìn từ kết quả hoạt động quản lý ngân sách trên địa bàn; điều kiện địa lý, điều kiện phát triển kinh tế, công tác quản lý thu NSNN... tại các địa phương ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; các tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó. Các câu hỏi điều tra trắc nghiệm có sự lôgích với nhau, ràng buộc nhau. Từ việc tổng hợp số liệu, tổng hợp kết quả trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, so sánh kết quả số liệu, kết quả trả lời giữa các câu hỏi trắc nghiệm, tổng hợp thành các biểu chi tiết theo chỉ tiêu phân tích nhằm góp phần xây dựng lên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN, như: hồ sơ kiểm soát chi, tình huống kiểm soát chi, công tác kiểm soát chi, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách tại địa phương... năng lực, trình độ của người thực hiện ngân sách; việc tự kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách thường xuyên tại các đơn vị sử dụng ngân sách... Kết quả phân tích số liệu điều tra, phỏng vấn bằng hình thức trắc nghiệm sẽ góp phần quan trọng cho quá trình xây dựng lên các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án Từ khi NSNN ra đời, vấn đề nghiên cứu về quản lý NSNN, kiểm soát chi NSNN được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy đã một số công trình nghiên cứu ở các cấp độ và giác độ khác nhau, có thể nêu một số công trình nghiên cứu, bài viết về quản lý NSNN như sau: 5.1. Các nghiên cứu nước ngoài (1) Economics of Development 6th Edition - Kinh tế học phát triển, (1992), Tái bản lần thứ 6 (2006), của Dwight H.Perkins, Steven Radelet, David L.Lindauer, NXB W.W Norton & Company New York - London. Nội dung bao gồm 4 phần với 21 chương, bao quát một phạm vi rộng lớn các vấn đề từ lý thuyết, chiến lược, chính sách đến thực hành; từ những vấn đề chung của nền kinh tế đến những chuyên đề về từng loại nguồn lực và lĩnh vực của quá trình phát triển. Chính sách tài khóa và Chính sách tài chính được Giáo sư Dwight H.Perkins và các cộng sự đề cập đến rất cụ thể tại các
  • 15. 6 chương 12, 13, phần 3 như: Ngân sách Nhà nước, những vấn đề tổng quan; Chi tiêu chính phủ; Chính sách thuế và tiết kiệm công; Hiệu quả kinh tế và ngân sách; Chức năng của hệ thống tài chính... Trong đó, Chi tiêu chính phủ được Giáo sư và các cộng sự đi sâu phân tích và hệ thống theo từng nhóm chi như: Chi thường xuyên; Tiền lương và tiền công; Mua hàng hóa, dịch vụ; Trợ cấp; Doanh nghiệp Nhà nước; Chuyển nhượng của chính phủ. Tuy nhiên, một số vấn đề như: Tổ chức công tác quản lý, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; quy trình quản lý; nguyên tắc và điều kiện chi ngân sách thường xuyên; phương thức cấp phát; hình thức thanh toán; hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi ngân sách thường xuyên... tại mỗi quốc gia chưa được Giáo sư và các cộng sự đề cập đến. (2) Finances Publiques - Tài chính công (2002), của Michel Bouvier, Marie- Christine Esclassan, Jean-Pierre Lassale. Cuốn sách gồm 3 phần, 27 chương. Nội dung cuốn sách tập trung trình bầy những vấn đề cơ bản nhất về mặt lý luận của tài chính công, lịch sử hình thành các vấn đề thuộc ngành tài chính công; vấn đề tài chính công hiện đại và Nhà nước; bối cảnh vận hành của nền tài chính công; các khái niệm và học thuyết xung quanh vấn đề tài chính công... Cuốn sách cũng giới thiệu thực tiễn vận dụng lý luận về tài chính công ở Pháp và Châu Âu, thể hiện ở Ngân sách Nhà nước và các luật trong lĩnh vực tài chính; cơ chế và công cụ hoạt động tài chính Nhà nước... Đặc biệt, Giáo sư Michel Bouvier và các cộng sự đã dành một phần không nhỏ (225 trang) trong cuốn sách để phân tích về hoạt động tài chính công của địa phương. Có thể điểm một số mục trọng tâm như: Giới thiệu về Khoa học tài chính công; Phần 1, Tài chính công và môi trường chung, phân tích về Nhà nước và nền tài chính công đương đại, Bối cảnh quốc tế và châu âu, Các kết cấu định chế; Phần 2 Tài chính công, Phân tích về Ngân sách Nhà nước và Luật tài chính, Ngân sách Nhà nước các tác nhân và trình tự, Hoạt động tài chính của Nhà nước; Phần 3, Tài chính địa phương, phân tích về khuôn khổ chung của Tài chính địa phương, Nguồn thu chính của địa phương, Khuôn khổ ngân sách và kế toán, kiểm tra quản lý tài chính địa phương. Mặc dù Giáo sư Michel Bouvier và các cộng sự đã dành rất nhiều thời lượng để phân tích về hoạt động tài chính công của địa phương, nhưng một số vấn đề như: tổ chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, quy trình và công cụ kiểm soát chi, quy định về hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp chưa được các Tác giả đề cập đến.
  • 16. 7 (3) Hướng dẫn Quản lý Chi tiêu Công của Quỹ tiền tệ quốc tế (1998), của Barry H.Potter và Jack Diamond. Cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc và thực tiễn quan sát được trong ba khía cạnh chính của quản lý chi tiêu công. Đó là: Lập ngân sách; Thực hiện ngân sách và Lập kế hoạch tiền mặt. Đối với mỗi khía cạnh quản lý chi tiêu công, cuốn sách này hướng dẫn riêng rẽ các thông lệ khác nhau trong bốn nhóm quốc gia - hệ thống các nước Pháp ngữ, hệ thống cộng đồng chung, Mỹ Latinh, và các nước thuộc nền kinh tế chuyển đổi... Trong phần Thực hiện ngân sách, Tác giả tập trung phân tích, hướng dẫn một cách rất cụ thể bằng việc đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhằm chuyển tải thông tin một cách hiệu quả nhất đến người đọc, như: Các bước khác nhau trong quy trình thực hiện ngân sách; Ai chịu trách nhiệm thực hiện ngân sách; Ngân sách phân bổ có thể được sửa đổi thế nào; Những vấn đề gặp phải trong thực hiện các thủ tục ngân sách là gì. Tuy nhiên, trong phần thực hiện ngân sách, những vấn đề được giải quyết tại tài liệu nghiên cứu này còn khá rời rạc, chưa đi sâu vào hoạt động kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của từng quốc gia; công cụ kiểm soát; và quy định về hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi ngân sách thường xuyên... tại mỗi quốc gia đó. (4) Performance Budgeting in OECD Countries - Dự thảo ngân sách dựa trên hiệu suất hoạt động ở các nước trong Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế OECD (2008), của Teresa Curristine. Cuốn sách này bàn về các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển và sử dụng thông tin hiệu suất trong quá trình thực hiện ngân sách. Nó cung cấp hướng dẫn trong việc thay đổi hệ thống ngân sách để thúc đẩy việc sử dụng thông tin hiệu suất. Cuốn sách bao gồm 8 nghiên cứu về 8 quốc gia trong đó thảo luận kĩ lưỡng về việc từng quốc gia đã tìm kiếm, phát triển và sử dụng thông tin hiệu suất trong quá trình lập ngân sách và quản lí như thế nào trong vòng hơn mười năm qua. Phần 1, viết bởi Teresa Curristine - chuyên gia phân tích chính sách cao cấp, Ban ngân sách và chi tiêu công, Ban phát triển vùng và quản trị công, OECD, bao gồm một cách nhìn tổng quan về các trải nghiệm của các nước thành viên OECD và thảo luận về lợi ích, các thách thức, các bài học kinh nghiệm và những hướng đi trong tương lai. Phần 2 viết bởi các cộng sự, bao gồm 8 nghiên cứu về 8 quốc gia gồm: Úc, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Hà Lan, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kì. Mục tiêu của cuốn sách nhằm góp phần nâng cao hiệu suất và tính hiệu quả của sự quản lí và phân bổ nguồn lực trong lĩnh vực công, khuyến khích sự trao đổi ý tưởng giữa các quốc gia và để thu thập thông tin về các
  • 17. 8 phương pháp khác nhau được áp dụng trong việc quản lí và lập ngân sách dựa trên hiệu suất thực tế. Các Tác giả đã đi sâu phân tích, so sánh các phương pháp tổ chức thực hiện sáng kiến cải cách ngân sách của từng quốc gia, qua đó đúc kết và đưa ra những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân sách. Vấn đề quản lý NSNN của chính quyền địa phương cũng được các Tác giả đặc biệt quan tâm, như: việc áp dụng các sáng kiến cải cách ngân sách tại địa phương, phân rõ quyền lực quản lý ngân sách giữa trung ương và địa phương (tr32); công tác tư vấn với chính quyền địa phương để thiết lập khuôn khổ hoạt động, đề ra mục tiêu quản lý ngân sách và sự đồng thuận, xây dựng khung thể chế cho địa phương (tr94); thực hiện kế toán dồn tích trong quản lý NSNN từ trung ương đến địa phương (tr160)... Thông tin về hiệu suất của lĩnh vực công hướng tới mục tiêu đáp ứng nhu cầu muốn tìm hiểu của công chúng và những thông tin này có thể được sử dụng để minh chứng rằng chính phủ xứng đáng với dân chúng thông qua các hành động của mình. Điều quan trọng nhất là thông tin về hiệu suất có thể giúp các nhà hoạch định chính sách lập được một ngân sách tốt hơn và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong quản lí... Mặc dù cuốn sách không đi sâu vào nghiên cứu về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, tuy nhiên, một số vấn đề đặc biệt có ý nghĩa đã được các Tác giả lần đầu tiên đề cập tới, đó là : Kinh nghiệm về Dự thảo ngân sách dựa trên hiệu suất hoạt động; Phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án; Quá trình thực hiện các sáng kiến cải cách ngân sách; và Các phương pháp tổ chức thực hiện các sáng kiến cải cách ngân sách… tại 8 quốc gia phát triển trên thế giới… Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước đã đặt nền móng cho các lý thuyết về chi NSNN, kiểm soát chi NSNN, tổ chức thực hiện sáng kiến cải cách NSNN, trang bị các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích, đánh giá quản lý chi NSNN, kiểm soát chi NSNN, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Cơ quan kiểm soát chi nói chung và KBNN nói riêng. Các nghiên cứu của các nhà khoa học ngoài nước phát triển theo từng thời kỳ, góp phần làm cơ sở lý luận quan trọng trong chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các quốc gia khác trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, việc ứng dụng vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp ở Việt
  • 18. 9 Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với bối cảnh thực tiễn và có những điều kiện nhất định. 5.2. Các nghiên cứu trong nước Các Tác phẩm nghiên cứu về Chính sách Tài chính, Ngân sách Nhà nước có một số Tác phẩm điển hình như: (1) Đổi mới Ngân sách Nhà nước (1992) của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội đã khái quát những nhận thức chung về NSNN, đánh giá những chính sách NSNN hiện hành và đề xuất một số giải pháp đổi mới NSNN để sử dụng có hiệu quả trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế đất nước. Đến nay, có những giải pháp đã được triển khai ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Tuy nhiên, các giải pháp về đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN chưa được các Tác giả đề cập tới. (2) Chính sách tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế (2000) của PGS.TS Vũ Thu Giang, NXB Chính trị quốc gia. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là đề cập tới thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thực trạng và chính sách tài chính của nước ta trong quá trình hội nhập, bao gồm chính sách thuế, chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi xuất trong tiến trình hội nhập, mặt tích cực và những hạn chế của chính sách; những yêu cầu đặt ra với chính sách tài chính trong quá trình hội nhập; những kiến nghị và giải pháp chính cải cách chính sách tài chính để Việt Nam tham gia hội nhập thành công. Tác phẩm này phần nào làm rõ thêm nguồn thu và nhu cầu chi tiêu NSNN khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tác phẩm chưa đi sâu nghiên cứu về thực trạng chính sách tài chính trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên nói chung, kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN nói riêng, đồng thời chưa làm rõ yêu cầu kiểm soát nhu cầu chi tiêu ngân sách thường xuyên khi nước ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Các Luận án Tiến sỹ nghiên cứu về đề tài liên quan đến Hệ thống Kho bạc Nhà nước, hiện nay mới chỉ có 02 Luận án, lưu trữ tại Thư viện Quốc gia, đó là: (1) Luận án “Đổi mới và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống KBNN trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường” năm 1993, của NCS Nguyễn Thị Bất, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về: Chức
  • 19. 10 năng, nhiệm vụ của KBNN; các mối quan hệ kinh tế giữa KBNN với các cơ quan, các tổ chức trong nền kinh tế quốc dân và sự hoạt động của Hệ thống KBNN tại một số quốc gia trên thế giới. Luận án đã phân tích và làm rõ sự ra đời và phát triển của Hệ thống KBNN tại Việt Nam qua: quá trình hình thành; thực trạng về hoạt động quản lý NSNN; tín dụng Nhà nước; quản lý tiền mặt, thanh toán, kế toán; sự cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống KBNN trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Đồng thời đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp trọng tâm, nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động của Hệ thống KBNN ở Việt Nam, như: Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý thu, chi NSNN trực tiếp qua KBNN; hoàn thiện cơ chế tín dụng Nhà nước qua KBNN; và hoàn thiện tổ chức bộ máy của Hệ thống KBNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luận án chưa đi sâu nghiên cứu về thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên, chưa đưa ra được những giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu: đổi mới công tác tổ chức kiểm soát chi ngân sách thường xuyên; quy trình thực hiện kiểm soát chi; công cụ thực hiện kiểm soát chi; và đổi mới công tác tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên... (2) Luận án “Một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học” năm 2004, của NCS Lê Ngọc Châu, tại Học viện Tài chính, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về: Chi NSNN và kiểm soát chi NSNN; ứng dụng tin học trong kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống KBNN; những yếu tố tác động đến chất lượng, hiệu quả kiểm soát chi NSNN trong điều kiện ứng dụng tin học. Luận án đã phân tích và làm rõ thực trạng kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học ở Việt Nam hiện nay, như: Thực trạng kiểm soát chi NSNN qua KBNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2001; thực trạng ứng dụng tin học trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện nay; đánh giá sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học. Đồng thời Tác giả đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp trọng tâm, nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học ở Việt Nam, như: Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Phương thức quản lý NSNN truyền thống, dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào; kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Phương thức quản lý NSNN hiện đại, kết hợp giữa dựa trên nguồn lực đầu vào với kết quả đầu ra; tăng cường ứng dụng tin học trong kiểm soát chi NSNN qua Hệ thống KBNN; các điều kiện và lộ trình triển khai thực hiện các nhóm giải pháp.
  • 20. 11 Tuy nhiên, các lý thuyết về kiểm soát chi mà Luận án đề cập tới mới dừng lại ở các cơ chế, chính sách của Nhà nước về kiểm soát chi NSNN, các công cụ được sử dụng trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN chưa được Luận án đề cập đến một cách toàn diện. Luận án chưa tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ một số góc độ như: thực tiễn công tác kiểm soát chi NSNN tại các đơn vị KBNN các cấp; thực trạng thực hiện ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN; thực trạng ứng dụng tin học vào kiểm soát các nguyên tắc, điều kiện chi NSNN, kiểm soát hồ sơ, chứng từ đối với từng khoản chi NSNN tại các đơn vị KBNN các cấp... chính vì vậy một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong điều kiện ứng dụng tin học còn có những hạn chế nhất định. Các Luận án Tiến sỹ nghiên cứu về đổi mới quản lý chi Ngân sách Nhà nước, chi Ngân sách địa phương, có một số Luận án điển hình như: (1) Luận án “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam” năm 2008, của NCS Nguyễn Thị Minh, tại Học viện Tài chính, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp quản lý NSNN; cơ chế quản lý chi NSNN; sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Luận án đã khẳng định vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng trình bầy khái quát thực trạng quản lý chi NSNN của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế cùng với nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật NSNN, và đánh giá những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và các nước trong khu vực, Tác giả đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở trình bầy định hướng về phát triển kinh tế-xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2010 và những năm tiếp theo, cùng với quan điểm đổi mới chi NSNN, Tác giả đã đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN ở Việt Nam. Trong đó, nhóm giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN.
  • 21. 12 Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến các giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi NSNN qua KBNN; các giải pháp đẩy mạnh triển khai đổi mới phương thức quản lý chi NSNN chưa đề cập đến phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án - một phương thức quản lý ngân sách kết hợp giữa quản lý ngân sách theo đầu vào với quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. (2) Luận án “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng” năm 2009, của NCS Trần Quốc Vinh, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách địa phương, kinh nghiệm quốc tế về quản lý ngân sách địa phương, phân vùng kinh tế ở Việt Nam và nêu bật được những đặc điểm chung nhất về kinh tế xã hội của các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, định hướng đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Từ đó Tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng, như: Đổi mới nhận thức của các địa phương, trách nhiệm và phương pháp quản lý ngân sách; đổi mới tổ chức bộ máy quản lý ngân sách địa phương; hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các cấp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đối tượng quản lý... nhằm đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến các vấn đề lý thuyết, thực trạng, cũng như chưa đề xuất được các giải pháp góp phần đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp khu vực Đồng bằng Sông Hồng. (3) Luận án “Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tỉnh” năm 2013, của NCS Bùi Thị Quỳnh Thơ, tại Học viện Tài chính, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về NSNN, chi NSNN, quản lý chi NSNN. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số quốc gia và địa phương, Tác giả đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm có thể nghiên cứu, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Hà Tĩnh, đó là: Kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN; cải cách quản lý chi NSNN; kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình chi NSNN; và thực hiện quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. Trên cơ sở trình bầy định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tĩnh, Tác giả đã đề xuất một hệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tỉnh, như: Lựa chọn danh mục ưu tiên để phân
  • 22. 13 khai nguồn lực; Nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản; hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi; lập dự toán ngân sách trên cơ sở chi tiêu trung hạn và một số giải pháp hỗ trợ khác nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hà Tỉnh. Tuy nhiên, Luận án mới chỉ tập trung giải quyết được một số thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tỉnh. Một số thực trạng về kiểm soát chi NSNN được Tác giả trình bầy tại Luận án mới dừng lại ở số liệu, tài liệu tại các cơ quan quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chính vì vậy một số giải pháp được Tác giả đề xuất tại Luận án đã chưa thực sự có giá trị. Các Đề tài, Đề án, Bài viết nghiên cứu về chi NSNN, kiểm soát chi NSNN trong Hệ thống KBNN, có một số Nghiên cứu điển hình như: (1) Đề tài cấp ngành “Xây dựng mô hình giao dịch một cửa đối với ngân sách xã qua KBNN”, của Dương Công Sáu, tại KBNN Việt Nam, đã đề cập đến xây dựng mô hình giao dịch một cửa đối với ngân sách xã qua KBNN từ thực tiễn tại KBNN Bắc Giang. Tuy nhiên cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu từ phía KBNN địa phương, đề tài chưa đi sâu phân tích về thực trạng quản lý tài chính, ngân sách xã từ các góc độ tiếp cận khác như chất lượng dự toán NSX, tình hình chấp hành dự toán NSX, hồ sơ, chứng từ thanh toán chi NSX qua KBNN, kết quả công tác kiểm soát chi NSX của KBNN Bắc Giang, cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, người thực hiện dự toán NSX... (2) Bài viết: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhìn từ góc độ hoá đơn thanh toán, Tạp chí Tài chính - Kế toán số tháng 05/2011, của Ths Nguyễn Quang Hưng, Ths Nguyễn Việt Dũng, đã đề cập đến hóa đơn, sự khác nhau giữa hóa đơn và các giấy tờ thanh toán khác không phải là hóa đơn, hóa đơn trong thanh toán chi TX NSNN, một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN, các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhìn từ góc độ hoá đơn thanh toán. (3) Đề án nghiên cứu khoa học cấp ngành ”Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các khoản thanh toán bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ chưa có đăng ký kinh doanh, chưa có hoá đơn” (2010), của của Ths Nguyễn Quang Hưng, tại KBNN Việt Nam đã đề cập đến hoá đơn trong thanh toán chi thường xuyên NSNN, một số đề xuất quan trọng của đề án như phân cấp quản lý hóa đơn, kiểm soát
  • 23. 14 chi thường xuyên NSNN đối với các khoản thanh toán bắt buộc phải có hóa đơn, kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo giá trị thanh toán... đã được áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên đề án chưa bao quát hết các khoản thanh toán chi TX NSNN theo quy định phải có hoá đơn. (4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Tích hợp quy trình kiểm soát chi và cam kết chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình phát triển KBNN” (2011), của Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang và thạc sỹ Hà Xuân Hoài tại KBNN Việt Nam. Đề tài chủ yếu đi sâu phân tích về cam kết chi, kiểm soát cam kết chi, tích hợp quy trình kiểm soát chi và kiểm soát cam kết chi NSNN. (5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN theo kết quả công việc đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP Đà Nẵng” (2009), của Thạc sỹ Phan Quảng Thống tại KBNN Việt Nam, chủ yếu đi vào phân tích một số vấn đề về cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP Đà Nẵng đồng thời đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý, kiểm soát chi NSNN theo kết quả công việc đối với các đơn vị sự nghiệp, với góc độ tiếp cận từ phía KBNN Đà Nẵng. (6) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” (2009), Thạc sỹ Đỗ Thị Xuân tại KBNN Việt Nam, đã đề cập một cách toàn diện đến ngân sách cấp huyện từ thực tiễn tại Ninh Bình, với góc độ tiếp cận từ công tác quản lý ngân sách huyện qua KBNN Ninh Bình, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đề tài không đi sâu vào phân tích về thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách huyện qua KBNN như việc chấp hành các điều kiện chi, nguyên tắc cấp phát, hình thức thanh toán, hồ sơ, chứng từ Kiểm soát chi, cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, người thực hiện dự toán ngân sách huyện tại địa phương. (7) Đề án nghiên cứu khoa học cấp ngành “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cần Thơ đối với các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính” (2011), của Quách Hữu Thại tại KBNN Việt Nam. Đề tài chủ yếu đi sâu phân tích về thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đối với các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính tại Cần Thơ, với góc độ tiếp cận từ phía KBNN. Đề tài không đề cập đến việc
  • 24. 15 lập và chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, hồ sơ, chứng từ thanh toán chi tiêu tài chính tại các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, người thực hiện dự toán ngân sách tại các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính trên địa bàn tỉnh Cần Thơ... Theo Học viên, các công trình nghiên cứu trong nước, bài viết về quản lý NSNN nêu trên có một số đặc điểm cụ thể sau: Một là. Phần lớn các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý NSNN đều tập trung vào việc: - Nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô. - Quản lý NSNN tại một địa phương, đơn vị đơn lẻ. - Các quy trình nghiệp vụ cụ thể; hoặc một nội dung cụ thể trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN... Hai là. Cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu của các Tác giả tại những công trình nghiên cứu nêu trên, chủ yếu tiếp cận từ: - Số liệu hoạt động tại cơ quan quản lý NSNN. - Công tác quản lý tài chính-ngân sách tại các cơ quan quản lý NSNN. Ba là. Đối với các nghiên cứu về kiểm soát chi NSNN qua KBNN, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa tiếp cận nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn diện đối tượng nghiên cứu từ phía: - Cơ chế, chính sách của Nhà nước thuộc lĩnh vực khác, chuyên ngành khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng nghiên cứu. - Quan điểm, cách thức giải quyết công việc của cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. - Người thực hiện ngân sách tại các đơn vị sử dụng NSNN. - Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tại địa phương ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách. - Công tác tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý NSNN. - Ảnh hưởng của quản lý thu NSNN tại địa phương tới kiểm soát chi NSNN. Bốn là. Chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập và hệ thống hóa một cách toàn diện về: - Cơ sở lý luận của việc kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. - Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN, và nguyên nhân của thực trạng đó.
  • 25. 16 - Đề xuất các giải pháp đổi mới và điều kiện thực hiện, nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. Xuất phát từ những nhận định nêu trên, Học viên đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài về “Đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước”. Đây là một đề tài mới và không có sự trùng lắp với các công trình đã công bố. 6. Những đóng góp mới của Luận án * Về mặt khoa học: - Luận án hệ thống hóa, góp phần phát triển, bổ sung thêm những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN trong bối cảnh hiện nay. - Luận án có những đóng góp cụ thể, xác đáng thông qua các nghiên cứu về: Sự ảnh hưởng của môi trường và thể chế đến kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN; quá trình chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp; tổ chức thực hiện các cải cách ngân sách trong kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. * Về mặt thực tiễn: - Luận án đánh giá thực trạng vấn đề kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. - Luận án chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. - Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của Chính quyền địa phương các cấp qua KBNN. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của luận án gồm 3 chương (163 trang) Chương 1: Cơ sở lý luận về chi ngân sách thường xuyên và kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước (47 trang) Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam (68 trang) Chương 3: Giải pháp đổi mới kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp qua Kho bạc Nhà nước tại Việt Nam (48 trang)
  • 26. 17 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN 1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch, nhưng quan niệm về NSNN còn nhiều điểm chưa được thực sự thống nhất, cả trong và ngoài nước. Raymond Muzellec, trong Finances Publiques (Tài chính công, Paris, 1995) định nghĩa "Ngân sách (nhà nước) là một văn kiện chính trị, pháp lý và tài chính thống kê toàn bộ các khoản thu và các khoản chi của Nhà nước". Đại từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô (Москва, 1971) định nghĩa "ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước được lập ra cho một thời gian nhất định" và "NSNN được lập ra theo dự toán thu và chi hàng năm của Nhà nước. Bản chất của NSNN từng nước được xác định bởi chế độ kinh tế xã hội, bản chất và chức năng của Nhà nước”. Từ điển tiếng Nga (Москва, 1981) định nghĩa "ngân sách là dự toán các khoản thu và chi của Nhà nước, xí nghiệp hay cơ quan trọng một thời gian nhất định". Graham Bannock và William Manser, trong Từ điển tài chính quốc tế (London, 1999), định nghĩa "ngân sách là việc dự kiến trước các thu nhập và chi tiêu cho một thời kỳ trong tương lai, khác với tài khoản chỉ phản ánh các giao dịch tài chính sau khi nghiệp vụ đã phát sinh". Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (Hà nội, 1998), định nghĩa ngân sách là "tổng số tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của Nhà nước, của xí nghiệp hoặc của một cá nhân". Trong giáo trình Lý thuyết tài chính của Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (2000), ghi rõ: "NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử... NSNN được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu".
  • 27. 18 Luật NSNN năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998 định nghĩa "NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước". Luật NSNN năm 2002 bỏ khái niệm "trong dự toán" và định nghĩa: "NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước". Qua nghiên cứu các quan niệm khác nhau về ngân sách ta có thể đi đến kết luận rằng: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được hình thành theo trình tự pháp định và thực hiện trong một năm (hoặc một khoảng thời gian nhất định) để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước (Quốc hội, Hạ Viện, Thượng viện...) quyết định dự toán và quyết toán NSNN theo trình tự pháp định cho một (hoặc nhiều) năm ngân sách dưới các hình thức Nghị quyết hoặc Luật. 1.1.1.2. Tổ chức ngân sách nhà nước Từ khi có nhà nước và NSNN, các quốc gia trên thế giới đều có phương thức riêng để sử dụng NSNN như là một công cụ điều tiết vĩ mô, duy trì sự tồn tại, phát triển của Nhà nước. NSNN luôn gắn với sự ra đời của Nhà nước, phù hợp với mô hình tổ chức nhà nước và hiến pháp, pháp luật. Các quốc gia đều có sự phân chia ngân sách thành NSTW và ngân sách chính quyền địa phương các cấp. Sự phân chia thành NSTW và ngân sách chính quyền địa phương các cấp của một số nước như sau: Tại Cộng hòa Pháp: Hệ thống NSNN được phân chia thành bốn cấp phù hợp với cơ cấu tổ chức hành chính là: NSTW, ngân sách vùng, ngân sách tỉnh và ngân sách xã. Tuy mỗi cấp ngân sách có tính độc lập tương đối nhưng về giác độ quản lý thu, chi đều phải chấp hành một cơ chế thống nhất theo quy định của luật. Tại một số nước như Mỹ, Đức, Canada, Thụy Sỹ: Hệ thống NSNN được tổ chức thành ba cấp: ngân sách liên bang; ngân sách bang; ngân sách địa phương. Tại một số nước như Ý, Nhật, Anh: Hệ thống NSNN được tổ chức thành hai cấp: NSTW và ngân sách của các chính quyền địa phương. Tại Trung Quốc: Quy định mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách, xây dựng hệ thống tổ chức NSNN gồm 5 cấp: Trung ương; tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc);
  • 28. 19 thành phố thuộc khu (châu tự trị); huyện (huyện tự trị, thành phố không thuộc khu, khu trực thuộc thành phố); xã (xã dân tộc, thị trấn). Trong hệ thống NSNN của các quốc gia, NSTW được giao chi phối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng; ngân sách chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và các khoản chi có tính chất địa phương. Tại các quốc gia, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương đều được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi tiêu cụ thể. 1.1.2. Chi ngân sách nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm, phân loại chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải những nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo những tiêu thức nhất định vào các nhóm, các loại chi. Việc phân loại chi NSNN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN. Qua việc phân loại chi NSNN sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng khoản chi. Mục đích của việc phân loại chi NSNN nhằm: thực hiện kế toán chi NSNN; thống kê tình hình chi NSNN, giúp cho việc xây dựng dự toán NSNN, giúp cho cơ quan có thẩm quyền đề ra những chính sách thích hợp nhất trong việc quản lý và điều hành chính sách chi tiêu NSNN theo kế hoạch hàng năm, trung hạn và dài hạn; tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về Ngân sách, các đơn vị sử dụng Ngân sách, nhân dân... theo dõi, kiểm tra, giám sát, kiểm toán tình hình quản lý và sử dụng nguồn lực Tài chính công, thực hiện công khai, dân chủ về Tài chính ở các cấp; xác định trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến phân bổ và sử dụng nguồn lực Tài chính công. Thông thường, việc phân loại chi NSNN gắn liền với tiêu thức phân loại và có một số tiêu thức phân loại chủ yếu sau: Theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi, thì chi NSNN được chia thành chi ngân sách đầu tư phát triển và chi ngân sách thường xuyên. Chi ngân sách đầu tư phát triển là quá trình nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
  • 29. 20 kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển sản xuất nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các khoản chi này phần lớn sẽ tạo ra sản phẩm tiêu dùng trong tương lai, làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Do vậy, người ta còn gọi các khoản chi này là chi tích luỹ. Chi ngân sách thường xuyên là những khoản chi dùng để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ngay trong hiện tại để đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước, các cá nhân và tổ chức. Phân loại chi NSNN theo mục đích kinh tế xã hội cho ta biết một cách toàn diện và ảnh hưởng lâu dài của việc chi NSNN đến sự phát triển kinh tế- xã hội, thấy rõ những mục tiêu mà chính phủ đang theo đuổi. Đồng thời còn cho dân chúng biết được chính sách đầu tư phát triển kinh tế của chính phủ khi sử dụng các nguồn lực quốc gia. Mặt khác, cách phân loại này còn cho ta thấy tính chất và đặc điểm của chi đầu tư phát triển và chi tiêu dùng có những khác biệt cơ bản. Từ đó nguyên tắc quản lý, quy trình quản lý và tổ chức kiểm soát, thanh toán các loại chi này cũng phải khác nhau. Theo tính chất của các khoản chi, thì chi NSNN được chia thành: chi cho y tế; chi cho giáo dục; chi quản lý nhà nước; chi phúc lợi xã hội; chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cách phân loại này cho ta biết cụ thể chi của NSNN cho từng lĩnh vực và các hoạt động của chính phủ hướng về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội. Theo yếu tố, thì chi NSNN được chia thành: chi ngân sách đầu tư phát triển; chi ngân sách thường xuyên. Theo đối tượng trực tiếp của mỗi khoản chi, thì chi NSNN có thể chia thành: chi cho con người (bao gồm chi trả lương, các khoản có tính chất lương...); chi mua sắm vật liệu, dụng cụ (mua sắm vật liệu, dụng cụ... cho các cơ quan nhà nước); chi xây dựng, sửa chữa; chi trợ cấp, tài trợ, hoàn trả nợ vay. Cách phân loại này cho phép thiết lập qui chế của từng đối tượng chi và chế độ kiểm soát riêng biệt, đồng thời có thể qui định rõ trách nhiệm về quản lý và sử dụng công quỹ của từng loại viên chức nhà nước có liên quan. Theo các tiêu thức thống kê Tài chính của Chính phủ, thì người ta chia các khoản chi NSNN theo mục lục NSNN. Đây là cách phân loại thông dụng, theo chuẩn mực của Quỹ tiền tệ quốc tế (phân loại GFS) và được sử dụng nhiều nhất để phục vụ cho
  • 30. 21 công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán quỹ NSNN tại các quốc gia trên thế giới. Mỗi nước có một hệ thống mục lục NSNN riêng, tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá thì kết cấu mục lục NSNN cũng có xu hướng đồng nhất. Cụ thể, phân loại chi NSNN được quy định như sau: Phân loại chi NSNN theo Chương và cấp quản lý, là phân loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan, tổ chức thuộc một cấp chính quyền (gọi chung là cơ quan chủ quản) được quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó đối với NSNN, nhà nước quy định một số Chương đặc biệt để phản ánh những nhóm tổ chức, cá nhân có cùng tính chất nhưng không thuộc cơ quan quản lý nào. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ cần hạch toán mã số Chương sẽ biết được khoản chi NSNN đó thuộc cấp nào quản lý. Phân loại chi NSNN theo ngành kinh tế, (viết tắt là Loại, Khoản) là dựa vào tính chất hoạt động kinh tế (ngành kinh tế quốc dân) để hạch toán chi NSNN. Loại được xác định dựa trên cơ sở tính chất hoạt động của ngành kinh tế cấp I; khoản được xác định dựa trên cơ sở tính chất của ngành kinh tế cấp II hoặc cấp III theo phân ngành kinh tế quốc dân đảm bảo yêu cầu quản lý NSNN. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ hạch toán mã số Khoản sẽ xác định được chi NSNN đó thuộc về ngành kinh tế nào (Loại nào). Phân loại theo danh mục mã số nội dung kinh tế, (viết tắt là mục, Tiểu mục) là dựa vào nội dung kinh tế (hay tính chất kinh tế) của khoản chi NSNN để phân loại vào các mục, Tiểu mục, Tiểu nhóm khác nhau. Các mục chi NSNN được quy định dựa trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Trong từng mục chi NSNN, để phục vụ yêu cầu quản lý chi tiết được quy định thành các Tiểu mục. Các mục có tính chất gần giống nhau được lập thành các Nhóm; các Nhóm có tính chất gần giống nhau được lập thành các Tiểu nhóm để phục vụ yêu cầu quản lý, đánh giá của NSNN. Khi hạch toán chi NSNN, chỉ cần hạch toán Tiểu mục, trên có sở đó sẽ có thông tin về mục, Nhóm và Tiểu nhóm. 1.1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...
  • 31. 22 Thứ ba, chi NSNN là những khoản chi mang tính chất cấp phát, mang tính không hoàn trả trực tiếp. Trong chi NSNN, giữa chi ngân sách thường xuyên và chi ngân sách đầu tư phát triển, có một số điểm khác nhau về: tính ổn định; mục đích kinh tế và thời hạn tác động; phạm vi và mức độ của các khoản chi. Cụ thể: Xét về tính ổn định của các khoản chi NSNN, thì: chi ngân sách đầu tư phát triển là khoản chi lớn của NSNN nhưng không có tính ổn định; ngược lại, đại bộ phận các khoản chi ngân sách thường xuyên mang tính ổn định, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. Xét về mục đích kinh tế và thời hạn tác động, thì: chi ngân sách đầu tư phát triển là khoản là khoản chi tích lũy, có hiệu lực tác động trong thời gian dài; ngược lại, đại bộ phận các khoản chi ngân sách thường xuyên có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Xét về phạm vi và mức độ, thì: chi ngân sách đầu tư phát triển luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ; ngược lại, phạm vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. 1.1.2.3. Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước 1) Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước Quản lý là việc thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp, tác động một cách có chủ định tới các đối tượng của chủ thể quản lý nhằm đạt được kết quả nhất định. Quản lý chi NSNN là các hoạt động tổ chức, điều khiển và đưa ra quyết định của Nhà nước đối với quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực NSNN nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc quản lý nhà nước, cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng. Về phương diện cấu trúc, quản lý chi NSNN bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể quản lý là nhà nước, nhà nước là người trực tiếp tổ chức, điều khiển quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN. Mục tiêu quản lý của quản lý chi NSNN là: Kiểm soát chi tiêu NSNN, phân bổ nguồn lực phù hợp, và quản lý hoạt động hiệu quả. Công cụ quản lý, nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ, trong đó bao gồm các
  • 32. 23 yếu tố: Các chính sách kinh tế - tài chính, pháp chế kinh tế - tài chính, chương trình hóa các mục tiêu, dự án... 2) Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước Để quản lý chi NSNN người ta áp dụng nhiều yếu tố: chính sách, cơ chế, biện pháp khác nhau để quản lý, tập hợp tất cả các yếu tố đó gọi chung là phương thức quản lý chi NSNN. Phương thức quản lý chi NSNN được hiểu là tổng hợp tất cả các cách thức, biện pháp được áp dụng để quản lý chi NSNN theo một quy trình thống nhất nhằm đạt được các mục tiêu chi NSNN đã định. Như vậy, phương thức quản lý chi NSNN bao gồm mục tiêu chi NSNN và quy trình thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đã định. Về mục tiêu, chi NSNN cần được xác định rõ ràng, bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu chiến lược. Các chế độ xã hội khác nhau và các quốc gia khác nhau có mục tiêu chi NSNN khác nhau. Mục tiêu chi NSNN là nhân tố quan trọng cấu thành và tác động đến phương thức quản lý chi NSNN. Về quy trình thực hiện, phương thức quản lý chi là một quy trình thống nhất từ khâu lập dự toán đến thẩm định dự toán, công bố dự toán, chấp hành dự toán, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh ngân sách. Một số phương thức quản lý chi ngân sách điển hình hiện nay: a) Quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống Đây là phương thức quản lý kinh điển, còn được gọi là quản lý NSNN theo hạng mục, bắt nguồn từ cơ sở phân bổ nguồn lực công là phân bổ ngân sách cho từng đầu vào cụ thể nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, điển hình là chi lương, chi hàng hóa, dịch vụ, chi quản lý khác... hàng năm. Mục đích của quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống là đảm bảo rằng ngân sách được sử dụng đúng cho từng hạng mục được phân bổ. Việc sử dụng các khoản ngân sách này tạo ra kết quả như thế nào không được quan tâm đúng mức. Nói cách khác, trong phương thức quản lý hành chính, các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có liên quan sử dụng ngân sách theo cách thức đã được ấn định, không có quyền chủ động trong lựa chọn phương án sử dụng ngân sách. Do đó, không chịu trách nhiệm về kết quả sử dụng ngân sách. Quản lý ngân sách truyền thống dựa chủ yếu trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách. Theo đó, các chế độ,
  • 33. 24 tiêu chuẩn, định mức chi, hồ sơ chứng từ đối với từng khoản chi, mục lục ngân sách... được thiết lập để kiểm soát chi NSNN theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt. Phương thức quản lý hành chính, truyền thống, từng năm một, dựa theo nguồn lực đầu vào để phân bổ cho các cơ quan, đơn vị vừa không hiệu quả trong việc theo đuổi các mục đích đặt ra - đảm bảo các khoản ngân sách phân bổ được sử dụng đúng mục đích, vừa gắn với các kết quả quản lý không cao - phân bổ nguồn lực ngân sách diễn ra dàn trải, tùy tiện; hiệu quả kinh tế trong sử dụng ngân sách thấp. Do phương thức quản lý trên đây không cho biết ngân sách có được gắn với kế hoạch kinh tế vĩ mô hay không, cũng như tách biệt về không gian và thời gian với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới phương thức quản lý này dần được thay thế bằng phương thức quản lý mới hiện đại hơn như quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. b) Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Quản lý theo kết quả đầu ra là giao cho người cung cấp sản phẩm đầu ra quyền tự chủ trong quản lý để quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra. Điều đó đảm bảo cho các thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có được vai trò, vị trí hợp lý trong việc quyết định các yếu tố đầu vào cần có cho hoạt động của đơn vị mình. Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý trên cơ sở tập trung vào hiệu quả của các khoản chi NSNN, kết quả của quá trình hoạt động đằng sau các khoản chi NSNN và hiệu lực của kết quả này. Đặc điểm của phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra Đặc điểm cơ bản nhất có thể thấy ngay trong tên của phương thức quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra đó là lấy kết quả đầu ra làm đối tượng mục tiêu chính để xây dựng và vận hành cơ chế quản lý chi NSNN. Vấn đề tổ chức công tác đánh giá các tác động cuối cùng của các đầu ra từ quá trình chi NSNN đối với nền kinh tế - xã hội là vấn đề hàng đầu. Các cấp ngân sách tổ chức đánh giá các tác động kết quả cuối cùng của chi NSNN không chỉ diễn ra ở sau khi các khoản chi ngân sách trong quá trình chi tiêu NSNN. Các cơ quan quản lý NSNN được cung cấp thông tin đầu ra và báo cáo kết quả thực tế đạt được, Chính Phủ có được thông tin đầu ra của các đơn vị cơ quan và đánh giá kết quả mong muốn. Cơ chế quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra là cần phải xác định được các kết quả cuối cùng của việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ từ các cơ quan Chính Phủ, liên
  • 34. 25 kết các kết quả này với chi phí về ngân sách và tổ chức hoạt động đánh giá hiệu quả, hiệu lực của việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ từ các cơ quan Chính Phủ. Ý nghĩa của quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản đó là: tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể, phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu tiên chiến lược và nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. Tăng cường nguyên tắc quản lý tài chính của khu vực công với mục tiêu là cải thiện sự phân phối và quản lý nguồn lực cũng như tăng cường tính minh bạch trách nhiệm của Nhà nước. Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra luôn đặt Chính phủ và các cơ quan vào vị trí để đảm bảo rằng: Các đầu ra theo yêu cầu để được tài trợ phải xác định rõ sẽ đóng góp gì cho kết quả; Các đầu ra theo yêu cầu được tài trợ phải xác định rõ khối lượng, chất lượng và giá cả cụ thể; Các đầu ra hướng tới mục tiêu và được cung cấp trong khuôn khổ thời gian yêu cầu. Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra cho phép công tác kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chi tiêu ngân sách theo quy trình mở, mọi người dân mọi nhà đầu tư đều có thể dễ dàng kiểm tra và kiểm soát đưa ra những đánh giá 1 cách đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của cơ quan Chính Phủ dựa trên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá đã được xác lập. Quản lý chi NSNN theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn Quản lý chi NSNN theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một hình thức của Quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn yêu cầu phải thay đổi phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF: Medium- Term Expenditure Framework) nhằm kết nối chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách phù hợp với năng lực của quốc gia. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một phương pháp soạn lập NSNN được xác định trong một giai đoạn dài hơn, trong đó nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược đã được Chính phủ chấp nhận nhằm trao nhiều quyền chủ động hơn trong việc quyết định chi tiêu cho các cơ quan, ban, ngành, địa phương.
  • 35. 26 c) Quản lý chi NSNN theo phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án, trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn Phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án (quản lý theo kết quả đầu ra kết hợp với quản lý theo nguồn lực đầu vào), trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, là phương thức được các nước phát triển trên thế giới áp dụng từ năm 2008, điển hình như Mỹ, Pháp, Đức... Mục tiêu của phương thức này nhằm khắc phục một hạn chế lớn trong quản lý ngân sách, đó là việc mất cân đối ngân sách thường xuyên một cách nghiêm trọng và kéo dài ở nhiều nước phát triển trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới. Quy trình kiểm soát theo phương thức quản lý ngân sách chương trình, ngân sách dự án được khái quát lại như sau: bên cạnh việc kiểm soát hiệu quả của các khoản chi NSNN trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn và kết quả của quá trình hoạt động đằng sau các khoản chi NSNN, hiệu lực của kết quả này; cơ quan quản lý ngân sách đồng thời thực hiện việc quản lý NSNN theo hạng mục, bắt nguồn từ cơ sở phân bổ nguồn lực công, thực hiện phân bổ ngân sách cho từng đầu vào cụ thể nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, đảm bảo rằng ngân sách được sử dụng đúng cho từng hạng mục được phân bổ. 1.1.3. Chi ngân sách thường xuyên 1) Khái niệm chi ngân sách thường xuyên Các khoản chi ngân sách thường xuyên bao gồm các khoản chi hàng năm để chính phủ của từng quốc gia thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của chính phủ. Những chi phí này thường được gọi là chi ngân sách thường xuyên, bởi vì chúng được thực hiện năm này qua năm khác, nó trái ngược với chi ngân sách đầu tư, phát triển, các khoản chi ngân sách đầu tư, phát triển kết thúc khi một cây cầu hoặc một công trình hoàn thành, quyết toán và được giao cho cơ quan quản lý. Chi ngân sách thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác. Theo Giáo sư Kinh tế học Dwight H.Perkins tại Khoa Kinh tế trường Quản lý Kenedy thuộc Đại học Harvard, phần lớn các chính sách kinh tế của Nhà nước hoạt động
  • 36. 27 thông qua chính sách thuế và chi tiêu ngân sách nhà nước. Một điều chắc chắn đối với mỗi quốc gia đó là: nhiều hoạt động của Nhà nước được đánh giá tầm quan trọng thông qua tỷ lệ chi ngân sách thường xuyên cho hoạt động đó [41, tr. 532]. Có thể khái quát lại, chi ngân sách thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN, để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. 2) Phân loại chi ngân sách thường xuyên Trong phân loại chi NSNN, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phân loại chi NSNN theo chuẩn mức của Quỹ tiền tệ quốc tế (phân lại GFS, hay phân loại theo các tiêu thức thống kê Tài chính của Chính phủ), trong đó chi tiêu ngân sách thường xuyên được phân thành năm nhóm chi như: Tiền lương và tiền công; Mua hàng hóa, dịch vụ; Trả lãi suất; Trợ cấp và phúc lợi xã hội; Chi tiêu khác. Đại diện cho các nước thu nhập thấp áp dụng cách phân loại GFS như Ấn Độ, Mađagatxca, Zimbabuê; các nước thu nhập trung bình áp dụng phân loại GFS như Bôlivia, Thái Lan, Liên bang Nga; các nước thu nhập trung bình cao áp dụng GFS như Braxin, Cộng hòa Séc, Môritơt; các nước thu nhập cao áp dụng GFS như Hàn Quốc, Đức, Mỹ. 3) Chi ngân sách thường xuyên có một số đặc điểm cụ thể sau: Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội. Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi ngân sách thường xuyên có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Thứ ba, phạm vi và mức độ chi ngân sách thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.2.1. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước 1) Khái niệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước Tại phần lớn các quốc gia trên thế giới như Cộng hòa Pháp, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga..., kiểm soát chi NSNN được sử dụng với vai trò là biện pháp tổ chức hành chính tối
  • 37. 28 ưu trong quản lý chi NSNN. Kiểm soát chi NSNN là hệ thống các hoạt động, cơ chế, chính sách quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý chi NSNN. Hoạt động kiểm soát chi NSNN được thực hiện nhằm đảm bảo tính tuân thủ các cơ chế, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành - của các chủ thể (các đơn vị, tổ chức, cá nhân) sử dụng NSNN, tại tất cả các khâu của quá trình chi NSNN; thông qua đó điều chỉnh hoạt động chấp hành dự toán chi ngân sách của các chủ thể, nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng yêu cầu và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra ban đầu. Có thể khái quát lại, kiểm soát chi NSNN chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát đối với các khoản chi NSNN diễn ra tại các khâu của quá trình chi ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành dự toán, đến quyết toán NSNN, nhằm đảm bảo mỗi khoản chi NSNN, được thực hiện đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định và có hiệu quả kinh tế - xã hội. 2) Các loại hình của kiểm soát chi ngân sách nhà nước a) Phân loại kiểm soát theo quan hệ quản lý chi NSNN Theo quan hệ quản lý, các hoạt động kiểm soát do cơ quan quản lý NSNN thiết kế chỉ có thể được thực hiện thông qua các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát. Nhân tố này giúp thực thi những chỉ thị của nhà quản lý với mục đích giúp kiểm soát những rủi ro có thể gặp phải trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN. Có hai loại kiểm soát chính là kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát. + Kiểm soát trực tiếp: Là các thủ tục, quy chế, quá trình kiểm soát được thiết lập để kiểm soát trực tiếp theo các hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí NSNN nhằm đáp ứng các mục tiêu chi tiết cụ thể của cơ quan quản lý NSNN. Kiểm soát trực tiếp thường xây dựng và đặt ra để kiểm soát trực tiếp hoạt động chi tiêu NSNN. Trong loại này bao gồm các loại kiểm soát sau: Kiểm soát bảo vệ tài sản và thông tin: Là các biện pháp, quy chế kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn về tài sản, thông tin trong quản lý NSNN. Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có bắt buộc phải kiểm tra định kỳ. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân, nhờ đó sẽ phát hiện được những yếu kém của các thủ tục bảo vệ tài sản, tài liệu và thông tin có liên quan.