SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 87
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Sách
ToT




Tài liệu dành cho học viên tham gia đào tạo
giảng viên (ToT)
Hướng dẫn chung các kỹ năng
hỗ trợ và đào tạo
Soạn thảo lần 1: tháng 6 năm 2001, chỉnh sửa lần 1 tháng 5 năm 2003
Chỉnh sửa lần 2: hoàn chỉnh và mở rộng: tháng 10/2004
Klaus Kirchmann (Klaus@kirchmann.info)) và Bùi Lê Inh, SFDP Sông Đà

Cuốn sách đào tạo giảng viên (ToT) này được xây dựng từ 4 năm kinh nghiệm thực tế
trong việc phát triển công tác đào tạo chất lượng cao lấy học viên làm trung tâm ở hai tỉnh
Sơn La và Lai Châu (Việt Nam). Sau đó, tài liệu này tiếp tục được các dự án khác áp dụng
tại một số tỉnh khác như với Dự án Phát triển nông thôn Đaklak (RDDL - GTZ), Dự án
Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Quảng Bình (SMNR - GTZ) và Dự án Hỗ trợ
Phổ cập và đào tạo phục vụ nông nghiệp và lâm nghiệp vùng cao (ETSP - Helvetas) ở Đak
Nong, Huế và Hòa Bình. Tài liệu này được thiết kế cho công tác xây dựng năng lực đào
tạo ở tỉnh, hướng đến tăng cường các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người
dân, lập kế hoạch ở cấp cơ sở và quản lý cộng đồng.

Tài liệu này là một phần của các bộ tài liệu đào tạo hoàn chỉnh (Quản lý rừng dựa vào
cộng đồng, Phương pháp khuyến nông - khuyến lâm có sự tham gia của người dân và Lập
kế hoạch phát triển thôn bản). Xin được đặc biệt ghi nhận sự đóng góp rất lớn của
Ronnakorn Triraganon, RECOFTC (Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương), Bangkok cho tài liệu này.

Chúng tôi hy vọng rằng những cuốn tài liệu sẽ hữu ích cho công tác đào tạo chuyên
nghiệp cũng như cho những người khởi sự đào tạo ở cấp tỉnh. Chúng tôi mong muốn
những tài liệu này sẽ đóng góp vào việc hình thành những tác phong làm việc chuyên
nghiệp trong việc trao đổi thông tin và hỗ trợ người dân tham gia, cũng như trong đào tạo
lấy học viên làm trung tâm.


 Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (SFDP)     Dự án Phát triển Nông thôn Đak Lak (RDDL)
 1A Nguyễn Công Trứ                                    17 Lê Duẩn
 Hà Nội                                                Buôn Ma Thuột
 Tel: 04 – 8214768/71     Fax: +84 (04) 8214765        Đak Lak
 gtzsfdp@hn.vnn.vn                                     Tel.: 050 – 858431 Fax: 050 – 850236
 http://www.mekonginfo.org/partners/SFDP/index.htm     info@gtz-rddl.org




 Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên         GTZ
 miền Trung Việt Nam (SMNR-CV)                         Chương trình hành động giảm nghèo AP2015
 Hòm thư PO 22, Số 6 Phan Chu Trinh                    Tầng 6, Tháp Hà Nội, Hai Bà Trưng
 Đồng Hới, Quảng Bình                                  Hà Nội
 Tel./Fax: 052-840 771 / 72                            Tel.: +84 (04) 9344 951
 e-Mail: hjwiemer@smnr-cv.org.vn
Lời mở đầu: Học từ kinh nghiệm



               “D¹y b¹n ­? T«i kh«ng thÓ d¹y b¹n ®­îc.
               H·y ®i vµ tù häc lÊy tõ kinh nghiÖm cña m×nh”

               (Phật Tổ)



Người lớn chủ yếu học tập thông qua kinh nghiệm của mình. Điều này cũng có
thể là cố gắng thử những điều mới, cụ thể là sẽ mang lại những kinh nghiệm
mới, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh nghiệm mà họ đã đạt được trước
đây.
Thực tế này là cơ sở quan trọng nhất để tiến hành đào tạo. Và tương ứng
theo đó là những trách nhiệm cơ bản đối với giảng viên và học viên.
Giảng viên: tạo ra những cơ hội nắm bắt những kinh nghiệm mới bằng cách
tiến hành các bài tập thực hành, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh
nghiệm đã có được bằng cách hỗ trợ những cuộc thảo luận và trao đổi kinh
nghiệm giữa các học viên.
Học viên: chịu trách nhiệm ở mức độ cao hơn cho việc học của riêng mình,
không ở thế bị động với những thông tin truyền đạt từ giảng viên mà chủ động
tham gia, và sử dụng triệt để cuốn cẩm nang đào tạo và các tài liệu đào tạo
khác.
Cuốn sách đào tạo này giúp cho bạn thực hiện đào tạo có hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào cuốn sổ tay ToT này bởi vì
đây là chỉ là tài liệu trên giấy mực và giống như bạn có thể đọc ở những trang
                                  sau thì bạn cũng sẽ không thể học được nhiều
                                  nếu chỉ đơn thuần đọc.
                              Điều quan trọng hơn là để thử nghiệm cuốn sổ
                              tay đào tạo này trong bất kỳ các khoá đào tạo
                              nào mà bạn có trách nhiệm tiến hành. Sau đó,
                              việc ghi chép sẽ phản ánh lại kinh nghiệm của
                              riêng mình, và rút ra những bài học kinh nghiệm
                              của bạn để lần đào tạo sau được tiến hành tốt
                              hơn, đúc rút ra những kết luận cũng như những
                              gì bạn mong muốn học lần sau!
                              Bạn sẽ thừa nhận rằng bạn vừa là giảng viên
                              và đồng thời cũng là học viên. Chúng ta luôn
                              học từ chính kinh nghiệm của chúng ta. Do đó,
                              cùng tiến bước lên phía trước, và xem như một
                              quá trình đang tiếp diễn, như chính chúng ta
                              đang sống.
Nội dung

1   Các nguyên tắc học tập của người lớn                                            5
    1.1   Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên…..             6
    1.2   Vai trò và trách nhiệm của giảng viên                                     8
    1.3   Đào tạo hiệu quả                                                         10
          1.3.1   Chu trình học tập theo kinh nghiệm
          11
          1.3.2   Các phương pháp học tập
          12

2   Các kỹ năng hỗ trợ                                                             14
    2.1   Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ                                           14
    2.2   Giao tiếp                                                                16
          2.2.1   Bốn mặt của một thông điệp
          16
          2.2.2   Lắng nghe chủ động
          22
          2.2.3   Đặt câu hỏi
          24
          2.2.4   Quan sát
          26
    2.3   Truyền tải sự cảm thông                                                  27

3   Thiết kế và chuẩn bị đào tạo                                                   29
    3.1   Đánh giá nhu cầu đào tạo                                                 29
    3.2   Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập                                     31
    3.3   Chương trình đào tạo                                                     34
    3.4   Các chương trình bài giảng (giáo án) và tài liệu phục vụ cho bài giảng   35
    3.5   Lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp                               38
          3.5.1   Bài giảng sống động
          40
          3.5.2   Cặp đôi
          41
          3.5.3   Nhóm ba người
          42
          3.5.4   Nhóm nhỏ
          44
          3.5.5   Nghiên cứu tình huống
          46
          3.5.6   Phân tích các sự kiện nổi bật
          47

4   Thực hiện đào tạo                                                              49
4.1   Khởi động                                                          49
    4.2   Làm việc nhóm                                                      50
          4.2.1   Sự năng động trong học tập của nhóm
          50
          4.2.2   Tương tác theo chủ đề
          51
          4.2.3   Sử dụng sự đối lập trong lớp học
          53
          4.2.4 Công việc được giao và tiến trình thực hiện
          54
          4.2.5 Độ an toàn và rủi ro của các phương pháp đào tạo khác nhau
          55
    4.3   Sử dụng bảng mềm                                                   56
    4.4   Phản hồi                                                           58
          4.4.1   Phản hồi là gì?
          58
          4.4.2   Đưa phản hồi như thế nào?
          60
          4.4.3   Nhận phản hồi như thế nào?
          60
          4.4.4   Mẫu đánh giá phản hồi
          62

5   Đánh giá đào tạo                                                         63

Tài liệu tham khảo:                                                          68




1
Các nguyên tắc học tập của người lớn
Con người, tự bản thể luôn có thiên hướng học tập. Chúng ta luôn học tập qua việc phát
hiện và giải quyết vấn đề, quan sát các cá thể khác, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và đồng
nghiệp, và tiếp cận những kinh nghiệm được lưu lại của nhân loại như sách vở, những câu
chuyện, TV hay truyền thanh.
Trong khi nhiều người liên hệ khái niệm học tập với đào tạo trường lớp, thực ra hầu hết
quá trình học tập lại diễn ra bên ngoài trường lớp, vì mỗi cá nhân đều phải trải qua những
thử thách hàng ngày họ phải đối diện trong cuộc sống và công việc.
Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến
việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình,
hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong đời sống.( theo Malcolm
Knowles, một trong những nhà sáng lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn)
Đây cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ
nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia,
vv..
Điều này mang một ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách thức làm việc với học viên
của một giảng viên hay một giáo viên. Thay vì giảng bài và truyền đạt thông tin theo những
cách thức truyền thống, người giáo viên phải công nhận những kinh nghiệm của học viên
và biết tin cậy, dựa vào kiến thức cũng như quyền được ưu tiên của họ. Trong số các
nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: tạo điều kiện cho các học viên trao
đổi kinh nghiệm, và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông qua các
bài tập thực hành trên lớp và đào tạo tại chỗ (như ngay trên đồng ruộng hay rừng của
người nông dân).
Chương này giới thiệu chung về các nguyên tắc học tập của người lớn và nêu ra những
điều cần thiết, những yếu tố quan trọng đối với người giảng viên hoặc cán bộ hỗ trợ. Việc
nắm chắc chương này sẽ giúp bạn chuẩn bị một khóa đào tạo, và giúp bạn tự tin hơn khi
tiến hành đào tạo.




1
Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên…..
Kinh nghiệm
Phương pháp học hiệu quả nhất chính là thường xuyên
trao đổi kinh nghiệm. Học viên thảo luận về những kinh
nghiệm trước kia của họ hoặc học hỏi những kinh
nghiệm mới qua lý thuyết hoc trên lớp hay trên thực địa.
Qua đó học viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảng viên
cũng học được rất nhiều từ chính các học viên của mình.
                          Suy ngẫm
                          Những kinh nghiệm cụ thể sẽ có giá trị nhất khi học viên dành
                          thời gian suy nghĩ về những kinh nghiệm đó rồi rút ra những kết
                          luận của bản thân. Từ đó, họ sẽ có được những bài học kinh
                          nghiệm áp dụng cho những trường hợp tương tự trong tương
                          lai.
                          Nhu cầu trước mắt
                          Động cơ học tập của học viên phụ thuộc vào việc đào tạo có
                          đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công việc hay không (nhu
                          cầu định hướng, hay công tác đào tạo lấy người học làm trung
tâm)
Tự chịu trách nhiệm
Người lớn là những người học độc lập. Người lớn truyền tải những thông tin dựa theo
những giá trị cá nhân và kinh nghiệm của riêng mình. Họ dường như có thể chấp thuận
một số điều để hoàn thiện hoạt động đào tạo một cách thành công, nhưng việc kiểm tra
đào tạo lần cuối chính là liệu họ có thể áp dụng những gì học được vào trong công việc
thực tế của mình. Học viên lớn tuổi tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập của
mình. Họ biết rõ họ cần gì và muốn học gì.
Sự tham gia
Học viên cần tích cực tham gia học tập. Sự tham gia
 và thảo luận đầy đủ của các thành viên trong nhóm
làm tăng tính năng động nhóm và hiệu quả học tập.
Phản hồi
Học tập hiệu quả đòi hỏi những phản hồi đúng đắn
nhưng vẫn có tính hỗ trợ.
Sự cảm thông
Sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa học viên và
giảng viên là rất cần thiết cho quá trình học.
Một bầu không khí an toàn
Khi một người thoải mái, vui vẻ anh ta sẽ học một cách dễ dàng hơn một người luôn cảm
thấy sợ sệt và ngại ngùng, căng thẳng hay tức giận.
Một môi trường thoải mái
Việc học tập không thể đạt kết quả tối đa khi một người bị đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có
vấn đề gì đó không thoải mái.
Chúng ta nhớ …



                                                                     > 90 %


                                              80 %


                       50 %


20 %




những gì
chúng ta




                                                                     làm và giải
đọc                    nhìn và nghe           làm
                                                                     thích trao đổi


Do đó, các nguyên tắc đào tạo hiệu quả là
          hỗ trợ việc trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên (ví dụ như những nhóm làm
          việc, hay thảo luận theo nhóm)
          tạo cơ hội nắm bắt được những kinh nghiệm mới (các bài tập thực hành, các
          chuyến thăm thực địa)
          suy ngẫm về những kinh nghiệm đã đạt được và những gì chúng ta có thể học
          hỏi được từ chính những kinh nghiệm đó (phần bài giảng về suy ngẫm và đóng
          góp ý kiến phản hồi)


2
Vai trò và trách nhiệm của giảng viên
Vai trò và trách nhiệm của giảng viên là đảm bảo được các kết quả học tập hiệu quả nhất
trong một chương trình đào tạo. Như chúng ta đã biết từ các nguyên tắc học tập của người
lớn tuổi về việc học như thế nào là hiệu quả nhất, chúng ta có thể tìm ra được những
nhiệm vụ chi tiết giúp nâng cao việc học tập như vậy. Danh sách dưới đây là một số ví dụ.
 Các nguyên tắc
 học tập của             Nhiệm vụ của giảng viên
 người lớn

                         giúp cho học viên có thêm những kinh nghiệm mới khi đưa các phương pháp học như
                   1.
                         đóng vai, bắt chước, các trò chơi hay các chuyến đi thực địa vào chương trình của bạn
                         chưa?
 Kinh nghiệm
                         để cho học viên cơ hội tự đưa ra kinh nghiệm trước kia của bản thân hoặc chia sẻ cùng
                   2.
                         các thành viên khác trong một nhóm nhỏ?

                         để cho học viên đưa ra những phân tích về kinh nghiệm trước kia của họ và tự rút ra
                   3.
                         những bài học kinh nghiệm?
 Suy ngẫm
                         sử dụng các phương pháp như phương pháp động não?
                   4.
                         liên hệ giữa những gì bạn đang nói với kiến thức và kinh nghiệm của học viên?
                   5.
                         liên hệ những chủ đề mà bạn đang đề cập với công việc thực tế của học viên?
                   6.
 Các nhu cầu
                         đưa ra những ví dụ hoặc áp dụng các trường hợp mà liên quan và phù hợp với công
                   7.
 trước mắt
                         việc thực tế của học viên hay?

                         Khi bắt đầu một chủ đề mới, bạn có hỏi học viên về những gì mà họ đã biết?
                   8.
                         khi bắt đầu chương trình bài giảng, bạn có hỏi và thảo luận với học viên về những mong
                   9.
                         muốn của họ hay không?

                         dành cho học viên cơ hội đưa ra ý kiến phản hồi về khoá đào tạo đang được xây dựng?
                   10.
 Tự chịu trách
                         linh hoạt đưa ra những thay đổi phù hợp với những mong đợi và phản hồi của học viên
                   11.
 nhiệm
                         trong chương trình đào tạo của bạn?

                         dành cho học viên cơ hội liên hệ/kết nối những gì họ đã được học với môi trường làm
                   12.
                         việc thực tế của họ thông qua các hoạt động như kế hoạch hoạt động ?

                         mời các học viên đặt câu hỏi hay trả lời các câu hỏi?
                   13.
                         sử dụng máy chiếu, giấy khổ to (đã được chuẩn bị trước) hay bảng trắng?
                   14.
 Sự tham gia             yêu cầu học viên cung cấp thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề vướng mắc?
                   15.
                         tổ chức các hoạt động thông qua nghiên cứu điển hình, các bài tập..vv để học viên thực
                   16.
                         hành suy nghĩ và áp dụng các kỹ năng?

                         nói học viên họ đang thực hiện tốt những gì
                   17.
                         giải thích họ đang mắc những khuyết điểm gì, và làm thế nào để khắc phục những thiếu
                   18.
 ý kiến phản hồi
                         sót đó để thực hiện công việc tốt hơn

                         hướng dẫn học viên cùng nhau đưa ra những ý kiến phản hối mang tính xây dựng
                   19.
                         để cho học viên nhận thấy mối quan tâm của bạn về kết quả làm việc của họ?
                   20.
                         chỉ rõ cho học viên thấy sự chuẩn bị chu đáo của bạn cho chương trình bài giảng?
                   21.
 Sự cảm thông
                         lắng nghe những nhận xét và thông tin đầu vào của học viên và xem xét một cách
                   22.
                         nghiêm túc ?
dành cho học viên đủ thời gian để tự giới thiệu bản thân khi bắt đầu đào tạo?
                23.
                      đưa phương pháp quot;phá vỡ rào cảnquot; hay các phương pháp phù hợp khác giúp học viên
                24.
Bầu không khí
                      hiểu rõ về nhau?
an toàn
                      đồng ý với các nguyên tắc khi bắt đầu đào tạo, đồng thời nhấn mạnh với học viên rằng
                25.
                      tất cả các học viên đều có quyền được học và đừng ngại khi mắc khuyết điểm?

                      đảm bảo học viên được quan tâm đầy đủ về nơi ăn, chốn ở, phương tiện đi lại thuận ?
                26.
Môi trường
thoải mái
Những vai trò khác nhau, “những chiếc mũ” khác nhau
Trong cùng một khoá học, thậm chí là một chương trình bài giảng, giảng viên đảm nhiệm
nhiều vai trò khác nhau tuỳ thuộc vào việc sắp xếp chương trình bài giảng, hình thức đào
tạo, mục đích chương trình bài giảng, thành phần tham gia, tính năng động nhóm, tình
huống cụ thể, vv...
Mỗi giảng viên nên có phương pháp giảng dạy riêng của mình, cân đối được tốt các vai trò
khác nhau. Do mỗi giảng viên đều có những điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng khi đảm
nhiệm một vai trò nhất định. Một số vai trò bạn có thể đảm nhiệm thật dễ dàng, nhưng
cũng có những vai trò đòi hỏi bạn phải tốn công sức hơn.




                            Ng­êi                    tæ
      Ng­êi       hç
                                                            Gi¶ng
                     G i ¸ ochøc
    N trî ­ ê i
       g                                                    viªn
                                                                         ®iÒu            phèi
    nghen g ­ ê i    viªn
          ®én                ng­êi ®iÒu chØnh
                                                                         viªn
          g
                             thời gian
       Phiªn                                          ng­êi        ®¹i
       dÞch                                           diÖn
    ®ãng                                            Ng­êi          quan
                                                    s¸t
    vai ä c                                                              Ho¹t      n¸o
      H
                                                                         viªn
                                                              Ng­êi        ®¸nh
  ng­êi      thiÕt
                                                              gi¸
  kÕ
ng­êi       ®µm                                                    ng­êi            vËn
ph¸n
                                                                   ®éng
    ng­êi trung gian
                                                                 Ng­êi h­íng dẫn

     Ng­êi l·nh đạo
                                                               ng­êi            khuyÕn
                                                               khÝch

                              Các vai trò
Trong bất kỳ trường hợp nào, giảng viên cần tận tâm, tận lực mang lại cơ hội học hỏi cho
các học viên nhằm giúp họ cải tiến được vai trò cá nhân và chuyên nghiệp của mình.
3
Đào tạo hiệu quả
1. Đánh giá nhu cầu đào tạo




Bạn không nên nói gì..             cho tới khi bạn biết
                                         học viên cần biết thông tin gì

2. Lựa chọn những phương pháp đào tạo thích hợp




Bạn phải dùng
những cách phù hợp              nếu không bạn                               sẽ
lâm vào
             để chuyển tải thông điệp của bạn
 tình cảnh đối đầu


3. Sự tham               gia chủ động




Khuyến khích đưa ra ý kiến              Bạn nên đặt câu hỏi         và
đưa ra những
theo kinh nghiệm cá nhân      thay cho việc bạn trả lời         quan điểm rõ ràng
4. Kế hoạch hành động




Cam kết cùng hỗ trợ nhau!
1
Chu trình học tập theo kinh nghiệm

Mọi người học hỏi từ kinh nghiệm. Mô hình này được nhà tâm lý học David Kolb giải thích
chi tiết và đã được công nhận rộng rãi trong nhiều bối cảnh đào tạo và học tập chuẩn. Nhà
tâm lý học David Kolb đã đưa ra cách nhìn về người lớn học giống như một quá trình học
hỏi kinh nghiệm. Phương pháp học này là một chu trình 4 bước: kinh nghiệm cụ thể, quan
sát có suy ngẫm, khái quát hoá trừu tượng và thử ngiệm tích cực


Một trong các nguyên tắc học tập dành cho người lớn tuổi đó là việc tự chịu trách nhiệm.
Khi nhìn vào chu trình học học tập theo kinh nghiệm sẽ nhìn thấy bốn yêu cầu dành cho
học viên để đạt được các kết quả đào tạo hiệu quả nhất.




1. tham gia đầy đủ, nhiệt tình và sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới.,
2. suy ngẫm về các kinh nghiệm đó và nhìn nhận các kinh nghiệm từ nhiều góc độ
3. xây dựng được những khái niệm dựa trên những gì quan sát được cùng với lý luận sắc
   bén, và
4. áp dụng lý thuyết vào thực tế để đưa ra quyết định và giải quyết mọi vấn đề.




Nói một cách rõ hơn, các học viên tham gia chu trình này sẽ trực tiếp trải nghiệm thực tế,
suy ngẫm về những kinh nghiệm mới hoặc những kinh nghiệm đạt được từ học viên khác
và từ một loạt các kinh nghiệm đó, họ đưa ra những khái niệm và áp dụng vào thực tế.
Sau khi hoàn thành chu trình 04 bước này, mọi người có thêm những kinh nghiệm mới để
bắt đầu một chu trình học tập mới.
2      Các phương pháp học tập
    Các phương pháp là gì?
Chưa một ai phủ nhận học tập chính là kinh nghiệm mang tính cá nhân cao. Kinh nghiệm
học cũng như kết quả của những kinh nghiệm ấy gắn bó chặt chẽ với cá tính của học viên.
Dựa vào chu trình học bằng kinh nghiệm, có thể xác định 04 phương pháp học cơ bản.
Dưới đây là trình bầy sơ lược các phương pháp nói trên.


Con người hành động                                             Con người suy ngẫm
Phương pháp học                                             Phương pháp suy ngẫm
đi đôi với hành




Con người thực tế
         Con người lý luận
phương pháp tự nghiên cứu                                  phương pháp chỉ dẫn


                                                            Con người suy ngẫm
 Con người hành động
                                                               có khả năng suy tưởng tốt
    đủ lực để làm mọi việc
                                                               luôn khuyến khích quan sát
    kinh nghiệm mới, cơ hội và thách thức (các trò chơi,
                                                               và suy ngâm mọi hoạt động
    đóng vai,vv...)
                                                               được phép nghĩ trước khi
    gây được sự chú ý (chủ trì các cuộc họp, vv....)
                                                               thực hiện
    đưa ra những ý tưởng mà không hề nghĩ đến sự áp đặt
                                                               khám phá và nghiên cứu
    của cá nhân và những người phải hứng chịu rủi ro
                                                               xem xét tình hình
    khuynh hướng giải quyết mọi vấn đề vừa coi là kinh
                                                               đưa ra ý kiến, đánh giá
    nghiệm, vừa sẵn sàng chấp nhận rủi ro
                                                               không gây áp lực
 Con người thực tế                                          Con người lý luận
    có khả năng đưa các ý tưởng vào áp dụng thực tế            có khả năng đưa ra những
    có được phản hồi từ những áp dụng thành công               khuôn mẫu lý thuyết
nhiều cơ hội thực thi                                        thăm dò các phương pháp
    nỗ lực hết sức của cá nhân để giải quyết mọi vấn đề          luận và những giả thiết
                                                                 không chú ý đưa những lý
                                                                 thuyết vào áp dụng thực tế



Cần đưa ra hai nhận xét từ góc nhìn tổng thể các phương pháp này. Thứ nhất là mặc dù
tất cả mọi người đều lựa chọn chu trình học toàn diện cho riêng mình nhưng lựa chọn
trong những tình huống cụ thể lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và chủ đề. Ví dụ như có một số
người thích giải quyết mọi vấn đề theo phương pháp thử nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi
ro khi học lập trình nhưng ngược lại họ lại cảm thấy rất thuận lợi khi làm việc theo kinh
nghiệm bản thân trong chương trình đào tạo về kỹ năng trình bầy. Thứ hai là hầu hết mọi
người đều được đào tạo trong nhiều năm về áp dụng phương pháp chỉ dẫn.
   Tại sao biết rõ được các phương pháp học trong khi xây dựng khoá học là rất
   quan trọng?
Hiểu rõ các phương pháp học và kết quả các phương pháp để đưa ra những lựa chọn và
sắp xếp các phương pháp đào tạo sẽ đem lại những kết quả tốt trong học tập và đào tạo.
Trong các khoá học, các học viên sẽ áp dụng các phương pháp học khác nhau. Với tư
cách là một giảng viên thì việc sử dụng tất cả 04 phương pháp học trong chương trình đào
tạo là rất quan trọng. Nếu bạn không hiểu rõ các phương pháp học này sẽ có những điều
đáng tiếc xảy ra khi bạn chỉ chú trọng vào phương pháp bạn đã lựa chọn.
   Làm thế nào để vận dụng những hiểu biết về các phương pháp học khi xây dựng
   một khoá học?
   Sử dụng tối đa các phương pháp đào tạo trong khi xây dựng khoá đào tạo sao cho phù
   hợp với các phương pháp học
   Cố gắng xây dựng các chương trình bài giảng sử dụng các phương pháp học khuyến
   khích tính sáng tạo
   Cố gắng mỗi chủ đề mới đều áp dụng tối đa 04 bước trong chu trình học.


   Làm thế nào lựa chọn được các phương pháp đào tạo hiệu quả để học viên hiểu
   rõ các phương pháp học khác nhau


               Con người hành động               Con người suy ngẫm
                  Học tốt nhất khi sử dụng           Học tốt nhất khi họ quan sát
                  các phương pháp đào tạo            và suy ngẫm
                  thảo luận theo nhóm                động não dựa vào kinh
                  các kế hoạch                       nghiệm bản thân
                  đóng vai                           phản ánh theo kiểu bắt
                  bắt chước                          chước hoặc đóng vai


               Con người thực tế                 Con người lý luận
                  Học tốt nhất từ những              Học tốt nhất khi tự nghiên
                  trường hợp cụ thể hay từ           cứu
                  những lần tham gia của cá          thông qua các bài tập ở nhà
nhân mình             phân tích nghiên cứu điển
    các bài tập thực tế   hình




2
Các kỹ năng hỗ trợ
1    Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ
Hỗ trợ là cách hướng dẫn các cuộc thảo luận, các thử nghiệm trên hiện trường hay đào
tạo để nhóm tham gia có thể đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Việc hỗ trợ cần
dựa trên các nguyên tắc người lớn học tập tốt nhất từ kinh nghiệm của chính mình và cùng
nhau chia sẻ kinh nghiệm. Cán bộ hỗ trợ truyền đạt những hiểu biết kỹ thuật của mình tới
người dân theo nhu cầu của người dân và do chính người dân bàn bạc thảo luận.
Hầu hết, làm việc nhóm là để cùng nhau đúc rút kinh nghiệm hay cùng thoả thuận những
bước tiếp theo. Đặc biệt ở bước này, cán bộ hỗ trợ nên dành quyền cho các nhóm và
không áp đặt ý kiến cá nhân mình.
Các kỹ năng hỗ trợ nằm trong số
những yêu cầu quan trọng nhất dành
cho các cán bộ thực địa khi làm việc
với nhóm bà con nông dân. Do đó, hai
trang trình bầy về kỹ năng hỗ trợ nên
được dùng làm cơ sở cho bất kỳ khoá
đào tạo nào về các phương pháp luận
có sự tham gia của người dân như Lập
kế hoạch phát triển thôn bản (VDP),
Phương pháp khuyến nông có sự tham
gia của người dân (PAEM) hay Lâm
nghiệp cộng đồng.


Các kỹ năng chính của một cán bộ hỗ trợ giỏi
                          Kỹ năng giao tiếp tốt là cơ sở cho khả năng hỗ trợ tốt. Trong các kỹ năng
1. Giao tiếp
                          thì kỹ năng nắm bắt thông điệp và lắng nghe chủ động là những kỹ năng
                          quan trọng nhất.

                          Đây là nhiệm vụ thông thường nhất của người cán bộ hỗ trợ nhằm mục
2. Điều khiển nhóm
                          đích hướng dẫn nhóm trao đổi ý kiến và kinh nghiệm để cùng đi đến một
                          kết quả, một ý kiến hay một kế hoạch làm việc chung.

                          Hỗ trợ đạt kết quả tốt khi tính năng động nhóm được quan tâm đúng mức,
                          các thành viên trong nhóm hoà đồng lẫn nhau, đặc biệt cần có sự quan
                          tâm tới các phụ nữ và người nghèo.

                          Ngoài kinh nghiệm và kiến thức của người dân, cán bộ hỗ trợ nên đóng
3. Hiểu biết về kỹ
                          góp những hiểu biết của mình về kỹ thuật - tuy nhiên không đưa ra ý kiến
   thuật
                          áp đặt từ mà chỉ đề xuất và kiến nghị các giải pháp, tôn trọng sự tham gia
                          của người dân, tôn trọng ý nguyện và nhu cầu của dân.

                          Việc hỗ trợ tốt nhất đến từ tấm lòng. Thái độ tin cậy và tôn trọng người
4. Thái độ
                          dân là nền tảng quan trọng nhất để người cán bộ hỗ trợ đạt đến thành
                          công. Những người thơ ơ với đối tượng làm việc của mình sẽ không bao
                          giờ có thể là người cán bộ hỗ trợ tốt.
Làm thế nào để hỗ trợ?

2. Giao tiếp               Hỏi các câu hỏi và lắng nghe chủ động

                             Hỏi các câu hỏi để thu thập thông tin, làm rõ các tình huống
                             và quan điểm, khuyến khích sự tham gia của người dân, theo
                             dõi quá trình hoạt động nhóm, hoặc giúp người dân nâng cao
                             nhận thức, hay tăng cường quá trình học hỏi.
                             Tốt hơn hết là hỏi những câu hỏi mở: Thế nào? Tại sao? Khi
                             nào? Ai ? Cái gì?
                             Đặt những câu hỏi khuyến khích khả năng suy nghĩ phân tích
                             điểm mạnh, điểm yếu, và giúp đưa ra kết luận.
                             Lắng nghe chủ động
                             Đưa ra phản hồi, và mời thành phần tham gia đưa ra ý kiến
                             phản hồi.


1. Điều khiển nhóm         Điều khiển thảo luận nhóm

                             Làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm là gì.
                             Thu thập ý kiến đóng góp từ nhóm và giúp tổng hợp các ý
                             kiến đó.
                              Khuyến khích tất cả các thành viên tham gia ý kiến và tôn
                             trọng ý kiến đóng góp của nhau, đặc biệt là phụ nữ
                             Đứng ở vị trí trung gian để giải quyết các mâu thuẫn.
                             Hướng dẫn ra quyết định với sự tham gia
                             Sử dụng các hình ảnh minh hoạ trực quan (cụ thể như các
                             nhỏ, tranh ảnh, giấy Ao, bảng đen, mô hình không gian 03
                             chiều,vv…)
                             Giúp các nhóm tổng kết hoặc đưa ra kế hoạch hành động.


3. Hiểu biết về kỹ thuật   Đóng góp những hiểu biết kỹ thuật

                             Tìm hiểu rõ những kiến thức kỹ thuật nào người dân yêu cầu
                             Đưa ra những ví dụ hoặc trình diễn thực tế
                             Tìm hiểu kiến thức bản địa và tìm cách sử dụng
                             Chuẩn bị tài liệu phát tay đơn giản, dễ hiểu.
                             Không áp đặt ý kiến, mà đề xuất hiểu biết của bạn như là
                             đóng góp cho quá trình học hỏi của người dân. Cuối cùng,
                             người dân phải tự quyết định họ muốn áp dụng những tiến bộ
                             kỹ thuật theo cách nào.


4. Thái độ cá nhân         Chia sẻ đồng cảm

                             Thể hiện sự tôn trọng nhất mực vớingười dân
                             Chủ động lắng nghe kinh nghiệm và nhu cầu của người dân.
Quan tâm để hiều quan điểm, cảm giác và tình trạng của
    người dân
    Đưa ra ý kiến phản hồi tích cực và hữu ích.
    Tôn trọng và quan tâm đến kinh nghiệm của người dân địa
    phương
    Thiết lập sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, khuyến khích học
    viên tôn trọng ý kiến nhận xét của nhau, đặc biệt là thành
    viên những nhóm trầm và phụ nữ. Đây là cơ sở quan trọng
    nhất để thực hiện hỗ trợ tốt.
2
Giao tiếp
1      Bốn mặt của một thông điệp
(Dựa theo: Schulz von Thun, Friedemann, 1981: Miteinander reden; Allgemeine Psychologie der
Kommunikation. Rowohlt, Đức. – trò chuyện với nhau, tâm lý giao tiếp thông thường)

Giao tiếp là một chủ đề tưởng chừng đơn giản, chúng ta giao tiếp hàng ngày. Và đôi khi
việc giao tiếp cũng trở nên khó khăn. Bởi vì đôi khi chúng ta cũng phải trải qua một số hiểu
lầm, tranh cãi, hay thái độ gây gổ trong lời nói. Việc giao tiếp từ lâu đã trở thành một chủ
đề nghiên cứu khoa học (đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học), hay trong lĩnh vực đào tạo.
Có lẽ những kiến thức chuyên sâu sớm nhất đã được các nhà triết học Hi Lạp, những
người đã phát triển thuật hùng biện uyên bác, xây dựng.

                   Sao sáng nay chị đến văn phòng
                             muộn vậy?                                                 Minh họa 1: Ví
                                                                                       dụ về tình
                                           Tốt hơn là anh nên lo đến                   huống giao
                                             công việc của mình!                       tiếp nơi công
                                                                                       sở



Tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp
Nhìn chung, giao tiếp là một trong những phương tiện quan trọng nhất khi chúng ta làm
việc trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, lâm nghiệp cộng đồng hoặc phát triển thôn
bản, và nhất là khi chúng ta đứng ở vị trí giảng viên. Vấn đề ở đây không chỉ là cảm giác
thoải mái của chúng ta và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Sự thông hiểu và độ chín
trong giao tiếp của người cán bộ hỗ trợ hay các giảng viên có ảnh hưởng lớn nhất đến kết
quả công việc.
Nhưng thế nào là giao tiếp tốt và thế nào là giao tiếp tồi? Và những công cụ nào có thể
nâng cao kỹ năng giao tiếp của chúng ta? Trong một vài thập kỷ trước đây, người ta
thường nghĩ rằng chất lượng giao tiếp là ở việc tuân theo các nguyên tắc cơ bản như thế
nào là đúng và thế nào sai. Vậy thông điệp nên được đưa ra theo “khuôn mẫu lịch sự”.
Đấy mới là kỹ năng giao tiếp tốt.


                                                                  Mình có ý
                  Đừng có nói                                                  Minh họa 2: ý tưởng
                                                                kiến thế này
                    vớ vẩn                                                     giao tiếp “tốt” (cách
                                                                               hiểu thông thường
                                                                               trong một vài thập kỷ
                                                                               trước – ngày nay đã lỗi
                                                                               thời)

                                                                     Ví dụ như thực tế
                                                                     chúng ta thường
                                                                     gặp phải cảm giác
     Sai                          Đúng
                                                                     chán nản, thất vọng
và vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể khắc phục những tình huống đó.
Làm thế nào tôi có thể nhận ra sự chán nản, thất vọng của mình, cụ thể là nhận ra điều gì
đang xảy ra với tôi. Làm thế nào tôi có thể phân tích được nguyên do, và làm thế nào để
có thể vượt qua được cảm giác đó, cụ thể là cảm nhận được tâm tư, cảm xúc của mình?
Thông điệp “đúng” được đề cập ở phần minh họa trên không thể nói lên được sự thất
vọng, chán nản, mặc dù đó là thực tế. Cách giao tiếp như vậy có lẽ được sử dụng trong
trường hợp không thể đưa ra những giải thích tức thời cho mọi xung đột . Nhưng về lâu
dài, phong cách giao tiếp này không hữu ích cho việc giao tiếp cảm thông hay đồng cảm
và để có thể làm rõ mối quan hệ thông thường giữa người với người.


Mô hình giao tiếp: 4 mặt của một thông điệp
Trong phần sau đây là mô hình “4 mặt của một thông điệp” do nhà nghiên cứu khoa học
giao tiếp người Đức Schulz von Thun xây dựng. Có thể coi mô hình vừa một công cụ để
phân tích giao tiếp tốt hơn, và đồng thời cũng là một công cụ ứng dụng trong nói và lắng
nghe.
Mô hình giao tiếp cơ bản
Nhìn chung thì mô hình giao tiếp cơ bản được coi là khá đơn giản. Một ai đó gửi thông
điệp và một ai đó sẽ nhận thông điệp.



                              Th«ng ®iÖp
                                                                               Minh họa 3:
                                                                               Mô hình
                                                                               giao tiếp cơ
                                                                               bản – người
    Ng­êi göi                                                                  gửi và
                                                               Ng­êi nhËn
                                                                               người nhận
thông điệp



Trong giao tiếp hai chiều, người nhận thông điệp có thể sau đó sẽ trả lời. Lúc này người
nhận là người gửi và ngược lại.


                                                                               Minh hoạ 4:
                              Th«ng ®iÖp                                       Giao tiếp hai
                                                                               chiều

                                                                             Thông
                                    Tr¶ lêi
                                                                             thường,
                                                                             chúng ta
     Ng­êi göi/                                             Ng­êi nhËn /
                                                                             vẫn nghĩ
    Ng­êi nhËn                                               Ng­êi göi
                                                                             rằng người
                                                                             nhận thông
điệp hiểu đúng những gì người gửi thông điệp định nói. Nhưng hiểu lầm cũng thường
xuyên xảy ra. Điều này có nghĩa là thông điệp được nhận không hoàn toàn khớp với thông
điệp được gửi.
Minh họa 5: Thông                                      điệp                theo cách hiểu
                                      Göi
            của người nhận không                                   phải                lúc nào cũng
                                            Th«ng ®iÖp
            khớp với ý người gửi                            NhËn




Cả     Ng­êi göi người gửi và người nhận đều có thể kiểm Ng­êi nhËn tra xem họ
hiểu              nhau đến đâu. Ví dụ, người gửi có thể hỏi                xem người
nhận hiểu vấn đề như thế nào. Hoặc người nhận có thể đóng                  góp ý kiến
phản hồi xem họ hiểu vấn đề này như thế nào, và liệu thông điệp có chính xác như vậy
không.



                                Göi

                                      Th«ng ®iÖp
                                                         NhËn
                                                                                        Minh họa 6: ý
                                                                                        kiến phản hồi có
                                                                                        thể giúp cho đôi
                                        Ph¶n håi
                                                                                        bên hiu nhau
                                                                                        hơn

                                                                         Nhưng tại sao
    Ng­êi göi
                                                                          Ng­êi nhËn
                                                                         mọi sự hiểu
                                                                         lầm vẫn
                                                                         thường xảy ra
                                                                         trong cuộc
                               Th«ng ®iÖp ®­îc göi =
                                                                         sống thường
                               th«ng ®iÖp ®­îc nhËn
                                                                         ngày của
                                                                         chúng ta? Tại
                                                                         sao thông
                                                                         điệp đôi khi
                                                                         không được
                                                                         hiểu theo
     Ng­êi göi                                             Ng­êi nhËn
                                                                         đúng ý của
                                                                         người gửi?
Một trong những lý do là các thông điệp thường phức tạp hơn chúng ta thường nghĩ lúc
ban đầu.
Schulz von Thun, một nhà nghiên cứu khoa học giao tiếp người Đức đã khám phá ra rằng
một thông điệp thường mang nhiều hàm ý hay bao hàm nhiều thông điệp. Đây là một thực
tế thông thường trong giao tiếp. Để xử lý tốt hơn tính phức tạp của một thông điệp, ông đã
phân loại các khía cạnh khác nhau của một thông điệp thành 4 loại. Mô hình giao tiếp trên
có thể được minh họa dưới dạng một hình vuông với mỗi khía cạnh được trình bầy ở một
mặt.
1    Nội dung (sự kiện) – hay tôi muốn thông báo về điều gì
     Khía cạnh sự kiện: Một thông điệp (hầu như) truyền tải một số sự kiện, “nội dung
     thông tin” của thông điệp: nhiều người tin rằng: đây là toàn bộ nội dung thông điệp
     muốn đề cập
2    Tự bộc lộ – hoặc tôi muốn nói gì về bản thân mình
Khía cạnh tự bộc lộ: Mỗi người gửi thông điệp đều bộc lộ một điều gì đó về bản thân
      họ khi gửi một thông điệp
3     Mối quan hệ - hoặc: Tôi nghĩ thế nào về bạn và mối quan hệ của chúng ta
      Khía cạnh quan hệ: người gửi thông điệp cũng truyền tải một số đầu mối để chỉ ra
      hoặc mang ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người gửi và người nhận thông điệp
4     Yêu cầu/kêu gọi – hoặc tôi muốn anh/chị làm gì
      Khía cạnh kêu gọi: thông điệp đưa ra cũng nhằm mục đích tác động điều gì đối với
      người nhận
                                         Néi dung



                                                          Yªu cÇu
                        Tù béc lé



                                      Mèi quan hÖ
                                                                                     ChÞ ®· ®Õn muén
Minh họa 7: Mô hình giao tiếp – 4                     mặt của một thông điệp



                                                                                       Sao s¸ng nay
Theo mô hình này, mỗi thông điệp thường bao                                                                   NÕu t«i gióp
                                                                           T«i lo       chÞ ®Õn v¨n
gồm tất cả 4 khía cạnh. Trong ví dụ minh họa 1                                                                ®­îc g×, chÞ
                                                                         cho chÞ       phßng muén
nêu trên, nội dung đưa ra khá rõ ràng : “Chị đã                                                               cho t«i biÕt
                                                                                            vËy?
đến muộn”.
Tuy nhiên, 3 khía cạnh còn lại của thông điệp chỉ
                                                                                  Ch¾c s¸ng nay chÞ gÆp
có thể được đoán ra. Chúng ta phải tự phải suy                                      ph¶i mét sè r¾c rèi
luận. Và ở đây, trong phần suy luận đầu tiên,                           Minh họa 8: Cách hiểu một thông điệp theo hướng tích
chúng ta thừa nhận động cơ tích cực của người
đàn ông, iiiianh ta lo cho người phụ nữ.
                                                                                      ChÞ ®· ®Õn muén

Nhưng chúng ta cũng có thể suy luận thông điệp
theo hướng tiêu cực                                                                     Sao s¸ng nay
                                                                    T«i ch¸n víi
                                                                                                              LÇn sau chÞ
Phản ứng của người phụ nữ hơi dữ dằn. Chúng ta                                           chÞ ®Õn v¨n
                                                                     chuyÖn chÞ
                                                                                                              kh«ng nªn
                                                                                        phßng muén
                                                                      ®Õn muén
có thể cho rằng người phụ nữ đã suy luận thông                                                                ®Õn muén
                                                                                             vËy?
                                                                           l¾m
điệp theo hướng tiêu cực.

                                                                                    ChÞ kh«ng ph¶i lµ ng­êi
              Minh họa 9: Cách hiểu tiêu cực về cùng một thông
                                                                                         ®¸ng tin cậy



Tương tự, 4 khía cạnh được bình luận trong ví dụ                           §iÒu nµy lµ kh«ng
“sai” tại minh họa 2.
                                                                                                 §õng nãi
                                                                                §õng nãi
                                                              T«i c¶m
                                                                                                 nh÷ng ®iÒu
                                                                               nh÷ng ®iÒu
Minh họa 10                                                  thÊy bùc                            nh­ vËy
                                                                                ví vÈn ®ã




                                                                         C¸ch nãi cña anh lµm
Các khía cạnh rõ ràng và khía cạnh ẩn ý sau thông điệp
Một thông điệp có thể bao gồm các khía cạnh rõ ràng và khía cạnh ẩn ý. Khía cạnh rõ ràng
có nghĩa là một phần thông điệp đã được đề cập cụ thể, ví dụ như chuông điện thoại đang
đổ, và người đàn ông nói với vợ anh ta “em nghe điện thoại giúp anh được không (bởi vì
anh đang thích xem bóng đá)’.
Khía cạnh ẩn ý là chỉ một phần thông tin được đề cập gián tiếp trong thông điệp, ví dụ như
‘chuông điện thoại đang đổ….”. (Người đàn ông không trực tiếp yêu cầu vợ anh ta nghe
điện thoại, nhưng có lẽ người vợ có thể nhận thấy rõ là người chồng muốn mình nghe điện
thoại.
Một số người có khả năng nói ẩn ý thông điệp chính, cụ thể là họ không nói trực tiếp
những gì họ muốn nói, nhưng vẫn làm rõ những gì họ mong muốn. Điều này cũng mang
tính chiến lược bởi vì sau đó họ có thể phủ nhận những điều họ đã nói.


Thông điệp không thể hiện thành lời
Các thông điệp ẩn ý thường được thể hiện trong ngôn ngữ cử chỉ. Giọng nói, sự bắt
chước, và ngôn ngữ chân tay cũng là những phần quan trọng của một thông điệp.


Những thông điệp tương đồng và không tương đồng
Bây giờ chúng ta sẽ thấy một thông điệp luôn bao gồm một số khía cạnh được truyền tải
trong cùng một thời điểm. Thực tế có thể xảy ra là một khía cạnh của thông điệp trái ngược
với một khía cạnh khác của thông điệp. Sau đây, chúng ta nói về những thông điệp không
tương đồng, hầu hết là phần thông điệp nói thành lời và không thành lời là trái ngược
nhau. Ví dụ một người có vẻ mặt trông rất buồn nhưng vẫn nói “Tôi ổn cả”
Thông điệp này rõ ràng là không tương đồng vì ngôn từ bộc lộ ra là “Tôi ổn cả”, nhưng
đồng thời lại có ẩn ý rằng “tôi không ổn”


Minh họa 11: Những nội dung trái ngược nhau có thể xảy            T«i ổn cả
ra từ một thông điệp không tương đồng

Thông điệp không tương đồng có lẽ làm cho người              T«I đang gặp rắc
nhận thông điệp trở nên lúng túng.                           rối


                                         Những thông
                                         điệp không tương đồng sẽ làm người tiếp nhận thông
                         Anh/chÞ gióp
                         t«i víi
                                         điệp bối rối. Và khó khăn đối với người nhận thông điệp
                                         là hai phần tự bộc lộ trái ngược nhau trong cùng một
                        Xin h·y ®Ó t«i
                                         thông điệp (tôi cần sự giúp đỡ – tôi không muốn nói về
                        mét m×nh

                                         điều này) cũng bao hàm những yêu cầu trái ngược
                                         nhau: anh/chị giúp tôi được với – và cùng một thời điểm
- Xin hãy                                        để tôi một mình.
Minh họa 12: Lời kêu gọi trái ngược nhau có thể xảy ra từ một thông điệp không tương đồng
Một câu trả lời đầy đủ có thể là: “Anh nói là anh vẫn ổn. Nhưng tôi trông thấy anh buồn. Vì
vậy, tôi không chắc. Tôi có thể giúp gì được anh không? Hoặc chỉ đơn thuần là anh không
thích nói về điều đó bây giờ” .
Tóm lại, câu trả lời cũng có thể là một cái nhíu mày (không thành lời). Đây sẽ là thông điệp
không nói thành lời với ý nói tương tự.


Lắng nghe theo những hướng khác nhau ( 4 tai khác nhau)
Nếu một thông điệp được bóc tách phân tích theo bốn khía cạnh, người nhận thông điệp
thường có thể ‘lắng nghe theo 4 tai khác nhau’. Điều này có nghĩa rằng người nhận thông
điệp có thể tập trung vào một trong 4 khía cạnh. Ví dụ:


                     Con ®· lµm                                 T«i ®· lµm mäi thø rèi
                    mäi thø rèi tung                                     tung
                          lªn
                                Cã lÏ bè t«i ®· cã mét
                                                                            T«i ph¶i dän dÑp l¹i
                                 ngµy lµm viÖc kh«ng
                                       vui vÎ g×




                                                T«i ®· lµ ®øa con ch¼ng
                                                          ra g×




Minh họa 13: Người con trai có thể nhận thông điệp từ người cha theo các cách khác nhau

Sự phức tạp khi nhận thông điệp
Nếu chúng ta áp dụng mô hình này làm thí dụ khởi điểm “sáng nay chị bị muộn”, chúng ta
gặp ngay những đáp án khác nhau, những gì mà người phụ nữ đã “nghe”. Người phụ nữ
có thể tập trung vào thông điệp theo khía cạnh rõ ràng, mà có lẽ là tương đối chung chung,
“Tôi bị muộn”.
Nhưng người phụ nữ cũng có thể nghe những thông điệp theo hướng ẩn ý, là tất cả
những gì người phụ nữ phải suy đoán. Việc suy đoán, diễn giải thông điệp có đúng hay
không đúng lại là một vấn đề khác. Trong phần minh họa dưới đây, anh/chị sẽ thấy nhiều
khía cạnh có thể mà người phụ nữ đó đã chắt lọc ra. Tùy thuộc vào việc người phụ nữ đó
tiếp nhận thông điệp theo hướng tích cực hay tiêu cực thì người phụ nữ sẽ có lẽ cảm thấy
mọi việc ổn hay không ổn.
C¶m nhËn
                                                    T«i bÞ muén


                       Anh ta cã lÏ lo l¾ng                                               C¶m gi¸c
     T×nh c¶m
                       cho m×nh                                   T«i cã thÓ nhê
                                                                  vµo sù gióp ®ì         Sù biÕt ¬n
                         Anh ta ®ang bùc víi
    C¶m gi¸c cã lçi                                            T«i cÇn ph¶i ®óng
                         m×nh
                                                                                        S½n sµng
                                                                      giê
        Sù g©y hÊn

                                   T«i kh«ng ®¸ng tin T«i ®­îc chÊp thuËn víi
                       XÊu hæ
                                                      nh÷ng khã kh¨n cña m×nh
                                          cËy
                                                                                         An ñi
                      Kh¸ng

Minh họa 14: Các cách diễn giải khác nhau và                                       những phản ứng khác
nhau đối với thông điệp “Sáng nay chị bị muộn”

Ví dụ trên cho chúng ta thấy, thậm chí chỉ là một thông điệp đơn giản cũng đưa chúng ta
đến với những phản ứng khác nhau. Chúng ta có thể giả sử rằng người đàn ông và người
phụ nữ đã là đồng nghiệp trong một thời gian. Người phụ nữ có lẽ sẽ có đủ kinh nghiệm để
suy đoán thông điệp muốn nói của người đàn ông. Nhưng thường thường cũng có những
sự hiểu lầm hay cảm nhận không chắc chắn.


2        Lắng nghe chủ động
Trong giao tiếp, việc nói thường được xem trong thế chủ động còn việc nghe thường được
xem trong thế bị động. Nhưng trên thực tế “Chăm chú lắng nghe” là một kỹ năng khó, và
không thể nghi ngờ gì khi nói tới sự cần thiết của kỹ năng này đối với một người cán bộ hỗ
trợ hay một giảng viên. Chăm chú lắng nghe không đơn thuần là lắng nghe những lời
được nói ra, mà ở đây phần nhiều là sự lưu tâm tới người gửi thông điệp, cố gắng hiểu
anh/chị ta theo tất cả các khía cạnh mà người muốn gửi thông điệp muốn diễn tả, hoặc rõ
ràng hoặc ẩn ý, hoặc thành lời hoặc không thành lời.
Mô hình 4 khía cạnh của một thông điệp có thể giúp các bên trong giao tiếp hiểu điều bên
kia muốn nói. Người nhận thông điệp có thể hỏi lại cho rõ (xem lại ví dụ về thông điệp
không tương đồng). Người nhận có thể đáp lại xem anh ta đã hiểu gì, cũng như có thể nói
anh ta nghĩ đâu là phần ẩn ý của thông điệp. Kỹ năng như vậy góp phần tạo nên một cán
bộ hỗ trợ hoặc một giảng viên giỏi. Trong thực tế, kỹ năng này giúp nâng cao chất lượng
giao tiếp thông thường và bởi vậy cũng cải thiện quan hệ giữa người với người cả ở môi
trường làm việc chung cũng như trong những môi trường riêng.


    Biết lắng nghe khó hơn chúng ta tưởng
Lắng nghe tưởng chừng như một việc rất dễ làm. Nhưng trên
thực tế, chúng ta cho là chúng ta đang lắng nghe nhưng thực
ra chúng ta chỉ nghe những điều mình muốn nghe. Đây không
phải là một quá trình có chủ tâm mà gần như là một quá trình
tự nhiên. Tuy nhiên, chú ý lắng nghe, tìm ra những khía cạnh
tích cực, những vấn đề khó khăn lại là kỹ năng hỗ trợ cơ bản
nhất. Do vậy chúng ta nên cố gắng hiểu rõ những điều ẩn chứa
dưới những gì ta nghe được và cũng làm tương tự như vậy khi
muốn cải thiện kỹ năng nghe của mình. Danh sách được liệt kê dưới đây được gọi là
những rào cản cho việc lắng nghe, làm ảnh hưởng đến việc nghe đúng và chính xác. Nếu
bạn hiểu rõ về các rào cản này thì bạn cũng dễ dàng vượt qua chúng.


  Rào cản với việc lắng nghe
Lắng nghe kiểu quot;bật - tắtquot;
Thói quen lắng nghe không hay này xuất phát từ thực tế là hầu hết mọi người suy nghĩ
nhanh gấp 4 lần tốc độ nói (trung bình). Do vậy, cứ mỗi phút lắng nghe, người nghe có
khoảng 3/4 phút quot;rảnh rỗi không cần suy nghĩquot;. Đôi khi, thay vì lắng nghe, liên hệ và tóm tắt
những gì người ta đang nói, người nghe sử dụng thời gian dôi thừa đó để nghĩ đến các
chuyện riêng tư hay những rắc rối của mình. Điều này có thể khắc phục bằng cách chú ý
hơn không chỉ vào bài phát biểu mà quan sát cả ngôn ngữ của cơ thể như cử chỉ, sự do
dự..
Lắng nghe kiểu phản ứng
Đối với một số người, một số từ gây nên sự phản ứng, cũng như tấm vải đấu bò với con
bò. Khi họ nghe thấy những từ đó, họ trở nên lo âu và không nghe nữa. Việc này có thể
xảy ra đối với các thành viên ở mọi nhóm, nhưng với một số người thì phổ biến hơn chẳng
hạn các bộ tộc, người da đen, giới tư bản, những người cộng sản... Một số từ mang nhiều
ẩn ý có thể làm cho người ta phản ứng lại ngay người nói. Người nghe không còn muốn
tiếp tục nghe nữa và họ cũng không hiểu gì về người nói.
Tai mở - nhưng đầu thì không lắng nghe
Đôi khi, người nghe nhanh chóng cho là người nói hoặc chủ đề rất nhàm chán và những
gì đang được nói đến là không hợp lý. Thường thì họ đi ngay đến kết luận là họ có thể
hoàn toàn đoán được là anh ấy (hay cô ấy) sẽ nói gì. Do vậy, họ cho rằng chẳng có lý do
gì mà phải nghe vì chẳng có gì mới mẻ đối với họ cả.
Lắng nghe với ánh mắt đờ đẫn
Đôi khi quot;người nghequot; nhìn người nói hết sức chăm chú và dường như là đang lắng nghe dù
đầu óc họ đang ở nơi nào đó xa với. Họ suy nghĩ một cách thoải mái với các ý nghĩ trong
đầu. Họ có một ánh mắt đờ đẫn và thường trông mơ màng hoặc vẻ lơ đãng biểu hiện trên
mặt họ. Nếu chúng ta thấy nhiều học viên có ánh mắt lơ đãng trong lớp học, chúng ta cần
phải tìm được thời gian thích hợp để cho nghỉ giải lao hay thay đổi cách thức.
Vấn đề đưa ra quá sâu đối với người nghe
Khi phải nghe những ý kiến quá phức tạp, chúng ta thường phải cố gắng theo và nỗ lực
rất nhiều để có thể hiểu được. Nghe và hiểu được những vấn đề đó, chúng ta sẽ thấy rất
thú vị. Thông thường, nếu một người không hiểu thì người khác cũng không hiểu, do vậy
cả nhóm cần yêu cầu giảng giải kỹ và đưa ra các ví dụ minh hoạ.
Lắng nghe theo kiểu quot;bị ném đáquot;
Ai cũng vậy, thường không thích các ý tưởng, định kiến hay quan điểm của
mình bị phản đối; rất nhiều người còn thấy khó chịu nếu ý kiến của mình bị
nghi ngờ. Do vậy, khi người nói đề cập đến vấn đề gì đó người nghe cho là
không đúng họ sẽ không nghe nữa và thậm chí có ngay những phản ứng
tiêu cực. Tốt hơn là hãy lắng nghe và tìm hiểu những ý nghĩ của người nói để
hiểu được mọi khía cạnh của vấn đề và sau đó đưa ra những phản ứng
mang tính xây dựng.


  Lắng nghe và không lắng nghe
Khi lắng nghe, chúng ta cần cố gắng làm các việc sau đây
   Thể hiện sự quan tâm
   Hiểu được
   Bày tỏ sự đồng cảm
   Tách biệt từng vấn đề nếu có
   Lắng nghe nguyên nhân của vấn đề
   Giúp người nói nhiệt tình và nỗ lực giải quyết các vấn đề
   Giữ im lặng khi cần
Khi lắng nghe, chúng ta cần tránh các trường hợp sau
   Đưa ra những câu hỏi dồn dập
   Tranh cãi
   Làm gián đoạn
   Đưa ra phán xét quá sớm
   Đưa ra lời khuyên khi người khác không yêu cầu
   Đi ngay đến kết luận
   Để cảm xúc của người nói ảnh hưởng trực tiếp tới mình

3         Đặt câu hỏi
  Tạo sai cần sử dụng câu hỏi?
Những kỹ năng đã được thử nghiệm có thể giúp giảng viên xây dựng bài giảng hiệu quả
hơn. Trước tiên, hãy học cách lắng nghe. Sau đó nắm rõ nghệ thuật sử dụng câu hỏi
đúng lúc, đúng chỗ.
Có rất nhiều cách để làm điều này. Nếu bạn cảm thấy
bạn có thể trả lời được tất cả các câu hỏi và muốn gây
ấn tượng với mọi người về kiến thức của bạn, bạn chỉ
cần đưa ra quot;câu trả lờiquot;. Hoặc bạn có thể để các học viên
cùng tham gia và tạo cơ hội cho các học viên tự thể
hiện, suy nghĩ, khám phá và học hỏi.



 Lý do                                                         Ví dụ

                                                               Bạn nghĩ thế nào về...?
 Thu hút học viên tham gia.


                                                               ý kiến của bạn về... là gì? Bạn nghĩ thế nào?
 Dành cho học viên quyền được suy nghĩ, có ý kiến



                                                               Hùng, bạn nghĩ thế nào?
 Thu hút cả những học viên không tham dự vào



                                                               Thu Ba, đây là một ý kiến rất thú vị. Bạn có thể nói rõ hơn về ý
 Nhận thấy được những người đóng góp chủ chốt
                                                               kiến đó cho chúng tôi cùng nghe.

                                                               Được rồi, chúng ta đã dành hơi nhiều thời gian cho câu hỏi này rồi.
 Phân phối được thời gian
                                                               Có lẽ chúng ta nên chuyển sang vấn đề khác?



                                                               Đây là một cách nhìn nhận. Hãy nhìn vào mặt kia . Việc gì sẽ xảy
 Đạt được sự hiểu biết bằng cách tìm hiểu cả hai mặt của một
                                                               ra nếu bạn... ?
 vấn đề
Các loại câu hỏi

Có rất nhiều loại câu hỏi mà chúng ta có thể sử dụng với những mục đích khác nhau:

 Loại                          Sử dụng                                   Rủi ro
                               Khuyến khích tất cả mọi người suy         Câu hỏi không được đặt trực tiếp
 Câu hỏi chung chung
                               nghĩ                                      cho một ai nên không có người
 Dùng cho cả nhóm, viết
                                                                         trả lời. Câu hỏi sai có thể làm
 lên giấy khổ lớn              Cách tốt để bắt đầu một cuộc thảo
                                                                         chệch hướng của cả quá trình.
                               luận
                                                                         Nếu không cho đủ thời gian để
                               Thiết lập xu hướng
                                                                         suy nghĩ, có thể không hiệu quả


                               Có cơ hội tốt vì câu hỏi sẽ được trả      Có thể gây khó xử cho những
 Câu hỏi trực tiếp
                               lời.                                      học viên chưa có sự chuẩn bị
 Dùng cho cá nhân hay
                                                                         trước
 nhóm nhỏ                      Dành cơ hội cho những người ít nói
                               hay rụt rè thảo luận                      Hiệu quả hơn nếu kèm theo một
                                                                         câu hỏi chung chung để quay trở
                               Có thể phá vỡ sự độc quyền trong thảo
                                                                         về tiếp cận với cả nhóm
                               luận của một số học viên hay nói.
                               Có thể tác động đến các học viên tiềm
                               năng đặc biệt trong nhóm chẳng hạn
                               cán bộ lâm nghiệp, chuyên gia giới...
                               Có thể dùng để tham khảo khi một
                               quan điểm bị bỏ sót do những ý kiến
                               không xác đáng của người khác


                               Để có thông tin và phản hồi cụ thể        Những câu hỏi như vậy khó trả
 Câu hỏi mở
                                                                         lời hơn.
 Bắt đầu với ai, cái gì, khi   Sẽ làm các học viên suy nghĩ
 nào, ở đâu, như thế nào,                                                Câu hỏi bắt đầu với tại sao có
                               Chất lượng thảo luận được cải thiện
 tại sao. Những câu hỏi mà                                               thể gây ra hiểu lầm như lời đe
                               khi tìm được những chi tiết mới.
 không thể chỉ trả lời một                                               doạ.
                               Tốt cho việc phân tích tình hình vấn đề
 cách đơn giản là có hay                                                 Nếu bạn không thể hỗ trợ được
                               (Tại sao điều này lại xảy ra? Cần thay
 không                                                                   cách trả lời, tính hữu ích bị giảm
                               đổi cái gì?)
                                                                         sút.


                               Để xác định rõ các sự thật chưa rõ        Chỉ một số người biết rõ về sự
 Câu hỏi sự thực
                               ràng.                                     thật có thể độc quyền thảo luận
 Hỏi để xác định các thông
 tin thực tế                   Để tránh những giả thiết và ý tưởng
                               chung chung không rõ ràng.
                               Làm giá trị bước đầu tiên của cuộc
                               thảo luận
Đảm bảo rằng câu trả lời luôn là trách   Có thể gây ấn tượng là người hỗ
Câu hỏi định hướng lại
                             nhiệm của học viên                       trợ không có nhiều kiến thức.
Người hỗ trợ có thể đưa ra
một câu hỏi để đưa một       Tạo ra những cuộc thảo luận sôi nổi.     Có thể hiểu như một chiến thuật
học viên trở về quỹ đạo                                               lẩn tránh
của nhóm


                             Hữu ích trong việc tái định hướng cuộc   Có thể bị lôi cuốn
Câu hỏi dẫn dắt
                             thảo luận đã vượt khỏi khuôn khổ
Câu trả lời được mong đợi                                             Có thể bỏ sót những điểm hay
phụ thuộc hoàn toàn vào      Hữu ích cho việc điều hành hỗ trợ và     do sự lo lắng về duy trì điều
câu hỏi                      đảm nhận trách nhiệm                     khiển của người hỗ trợ




4
Quan sát


 Quan sát là gì?
Quan sát là khả năng:
    thấy những gì đang xảy ra mà
    không đưa ra đánh giá
    hiểu rõ tình hình bên trong
    giám sát khách quan quá trình
    hoạt động của các nhóm




  Tại sao phải quan sát?
Các thành viên trong nhóm tác
động lẫn nhau theo nhiều cách,
không chỉ thông qua những gì họ nói mà còn qua cách họ nói, giọng điệu, biểu hiện nét
mặt, quan điểm, cử chỉ và tương tự. Giao tiếp không dùng lời có thể truyền tải những
thông điệp ấn tượng. Nếu quan sát tốt bạn có thể:
    đánh giá được cảm xúc
    giám sát được tính năng động nhóm
    theo dõi sự tham gia bình đẳng

Bởi vậy người hỗ trợ rất cần theo dõi những kiểu giao tiếp không bằng lời, và phát triển
những kỹ năng quan sát. Sự quan sát phải rất nhanh để không ai có thể nhận ra.


  Quan sát cái gì?                                      Gợi ý dành cho bạn khi sử dụng kỹ năng
Nhiệm vụ quan sát là xem những gì đang xảy ra:          quan sát
    Ai nói cái gì?
                                                            Không nên để mọi người biết bạn hiểu
    Ai làm cái gì?                                          những ngôn ngữ cử chỉ của họ; kiểm tra
    Ai đã nhìn vào ai khi nói chuyện?                       trực tiếp hoặc gián tiếp các thành viên
    Kiểu giao tiếp nào được sử dụng (trình bầy              trong nhóm
    đặt câu hỏi, điệu bộ cử chỉ)
                                                            Đối phó với tình huống mức độ tích cực
    Ai ngồi cạnh ai?
                                                            của mọi người bị giảm sút
    Điều này có phải luôn là như vậy không?
    Ai tránh mặt ai?
    Mức độ tích cực chung của mọi người?
                                                            Tìm cách trợ giúp các nhóm trình bầy
    Mức độ quan tâm của mọi người?                          quá dài dòng quan điểm của họ và khi
    vân vân....                                             bạn nhận ra các hoạt động không theo
                                                            chiều hướng tốt (phản hồi, đi xung
                                                            quanh, vv...)

3
Truyền tải sự cảm thông


Truyền tải sự cảm thông có liên quan
chặt chẽ đến việc chăm chú lắng nghe.
Điều đó có nghĩa là làm cho người đối
thoại biết rằng bạn hiểu cảm xúc của
người đó. Đó có thể là những cảm xúc
mạnh như vui, buồn, đau khổ, tò mò
v.v… hay những cảm xúc nhẹ hơn như
buồn tẻ, chán chường…
Cảm thông là một trong những yếu tố
mạnh mẽ nhất cần thiết cho việc xây
dựng mối quan hệ tốt, lòng tin và sự tự
tin. Những người có năng lực truyền đạt
cảm thông tốt nói chung thường được
kính trọng.


Làm sao để truyền tải sự cảm thông?
Như đã trình bày, đây là một kỹ năng khó học. Thực ra, trong khuôn khổ một khoá tập
huấn không thể dạy được kỹ năng này, vì nó đòi hỏi ta phải có tận đáy lòng một thái độ tôn
trọng và cùng cảm nhận với người khác.
Nhưng ít nhất chúng ta có thể sử dụng một công cụ hỗ trợ cho điểm này: người nhận
thông điệp phải “luyện đôi tai tự bộc lộ” của mình. Điều này có nghĩa là nâng cao kỹ năng
nghe, đặc biệt là khi người đối thoại nói về mình. Khía cạnh này của thông điệp bao hàm
cả tình cảm của người gửi thông điệp. Khi đó, phản hồi có thể bao hàm cả sự thể hiện khả
năng hiểu các cảm xúc nhất định và có phản ứng phù hợp.


                  Truyền tải sự cảm thông cần thiết phải:
                  -   Ngay thật, chính xác và và rõ ràng
                  -   Lắng nghe cảm xúc của người đối thoại
                  -   Thể hiện rằng bạn hiểu những cảm xúc đó và đáp lại sao cho phù

Ví dụ:
          Sáng nay trông anh ngái ngủ quá. Đêm qua anh không ngủ được à?
          Trông cậu rất vui. Có tin gì thế? - A, cậu được học bổng à? Tuyệt thật! Tớ rất
          mừng cho cậu, chúc mừng nhé!

Lưu ý: trong hầu hết các trường hợp, cảm xúc này không được biểu lộ một cách rõ rệt.
Trong 2 ví dụ nêu trên, phản ứng cảm thông chỉ dựa trên cơ sở là người đó trông buồn
ngủ hoặc vui vẻ. Nếu cảm xúc không được thể hiện rõ ràng (có lẽ bởi vì người đó muốn
che giấu nỗi buồn hoặc không có đủ dũng cảm để nói về những rắc rối, nỗi lo của mình) thì
người nghe có thể thử cảm nhận cảm xúc của người đó và hỏi xem mọi việc có đúng như
mình đoán không.
Ví dụ:
          Trông cậu có vẻ thất vọng về kết quả biết được. Cậu có muốn ở một mình một lúc
          không? Có lẽ tớ sẽ lại đến thăm cậu sau.
          Chị có băn khoăn về điều tôi nói sáng nay không? Nếu có thì tôi cũng có thể hiểu được.
          Có lẽ chúng ta phải nói chuyện để mọi chuyện rõ ràng hơn.
          Tôi có nghe là con gái anh bị tai nạn. Bây giờ cháu sao rồi? Tôi nghĩ là chắc anh cũng bị
          sốc. Thầt là buồn. Nếu anh cần, tôi có thể trông cháu trai nhỏ cho anh để anh đưa cháu
          gái đến viện.



Nâng cao kỹ năng truyền tải sự cảm thông của bạn
“Bài tập về nhà” không bắt buộc: Xây dựng khả năng truyền tải sự cảm thông trong
cuộc sống hàng ngày của anh/chị. Nhưng anh/chị cần lưu ý không thực hiện giống
như một bài tập tập huấn giản đơn. Anh/chị phải chân thực và thực sự quan tâm
đến người đối thoại của mình, vì người đó không phải là một đối tượng tập huấn.
Theo thời gian, anh/chị suy ngẫm về những kinh nghiệm mà mình thu được.




3
Thiết kế và chuẩn bị đào tạo
1     Đánh giá nhu cầu đào tạo
    Đánh giá nhu cầu đào tạo là gì?
Nhu cầu đào tạo cần được hiểu là
một giai đoạn đưa năng lực hiện có
đạt tới năng lực cao hơn hay chính
là mục tiêu đào tạo toàn diện. Bởi
vậy, khi đánh giá nhu cầu đào tạo,
chúng ta cần làm rõ hai điểm sau:
(1) mục tiêu đào tạo toàn diện, và
(2) năng lực hiện có của nhóm mục
tiêu.
Đánh giá nhu cầu đào tạo (Tiếng
Anh viết tắt là TNA) là một quá trình
mà bạn cố gắng hiểu rõ về người
tham gia và năng lực của họ trước
khoá đào tạo. Đây không phải là
một kế hoạch đặt ra. Tuỳ theo
nguồn ngân sách sẵn có, thời gian, phạm vi và mục đích của các phương pháp đào tạo có
thể tiến hành như sau:


    Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp bạn:

    Có cái nhìn một cách hệ thống tránh bỏ qua những khía cạnh quan trọng
    nhận ra những lát cắt đã thực hiện và
    xác định cơ sở xây dựng chương trình đào tạo.




    Tại sao phải đánh giá nhu cầu đào tạo?

Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp giảng viên biết trước những gì mà họ sẽ cần:

    quyết định xem đào tạo có phải là giải pháp tốt hay không
    xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo
    đưa ra chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm, chương trình này được xây
    dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của học viên.
    lưu ý lựa chọn những chủ đề thảo luận được học viên quan tâm, không theo ý muốn
    chủ quan của giảng viên
    lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháp học phù hợp với đặc
    điểm của học viên.
Đánh giá nhu cầu đào tạo cũng đưa ra những dữ liệu hữu ích giúp cho việc theo dõi chặt
chẽ những thay đổi, tiến bộ của mỗi học viên cũng như toàn bộ học viên trong và sau khoá
học.

   Khi nào tiến hành đánh giá công tác đào tạo?

Thông thường, đánh giá đào tạo được tiến hành để phân tích nhu cầu đào tạo trước khi
xây dựng khoá học. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ dừng lại sau khi đã hoàn thành
việc xây dựng ban đầu, mà chúng ta vẫn nên tiếp tục quy trình này. Khi đã biết về các học
viên, thì việc điều chỉnh chương trình khoá học bắt đầu cùng với việc đưa chương trình
đào tạo ra áp dụng cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm học viên cụ thể. Mong đợi
của học viên dần dần được đáp ứng và ở mỗi chủ đề mới cần khái quát lại.



   Đánh giá cái gì?

Như đã đề cập ở trên, đánh giá nhu cầu đào tạo có thể được tiến hành theo nhiều cách
khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và các nguồn lực cho phép đối với giảng viên. Dưới
đây là một phương pháp gợi ý cho bạn hoàn thành tốt công tác đánh giá. Ưu điểm của
phương pháp này là giúp bạn linh hoạt ngay từ ban đầu, dựa vào đào tạo để đánh giá và
bạn có thể chủ động theo dõi và giám sát những việc làm của bạn

Trước khi tập trung vào nhu cầu đào tạo của học viên, chúng ta sẽ phải nhìn rộng hơn về
vấn đề này. Việc này rất là cần thiết để đánh giá xem đào tạo có phải là giải pháp đúng
đắn đối với vấn đề được nêu ra hay không, liệu vấn đề do học viên hay do hoàn cảnh
hay do lý do nào khác. Chúng ta cần cân nhắc tới ba cấp nhu cầu để có thể đạt được đánh
gia nhu cầu đào tạo lâm nghiệp cộng đồng một cách hiệu quả nhất:

1. Nhu cầu cộng đồng

   Đây là cách đánh giá mối liên hệ giữa cộng đồng và rừng. Rừng hiện nay như thế nào,
   mối liên hệ giữa người dân với rừng, và những khó khăn trong việc quản lý rừng. Việc
   này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào môi trường làm việc của cán bộ lâm nghiệp cộng
   đồng, những người mà bạn sẽ đào tạo.

2. Nhu cầu tổ chức

   Đây là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá vì học viên phải nhận được hỗ trợ
   của các tổ chức để có thể thực hành công tác lâm nghiệp cộng đồng. Trách nhiệm,
   chính sách, thực hành công tác quản lý, yêu cầu của chương trình sẽ do các tổ chức
   chỉ đạo cho học viên.

3. Nhu cầu học viên

   Chúng ta cân nhắc, xem xét năng lực của mỗi cá nhân cũng như của nhóm để giao
   cho họ nhiệm vụ phù hợp để họ có thể hoàn thành tốt công việc của riêng họ. Căn cứ
   một phần vào nhu cầu học viên, chúng ta sẽ lập kế hoạch mới như giới thiệu các chính
   sách mới về quản lý rừng..
Tính toàn diện của việc đánh giá nhu cầu phải bao hàm cả 03 khía cạnh trên. Tuy nhiên,
làm đến đâu và như thế nào thì còn phụ thuộc vào các nguồn cho phép dành cho học viên.

2
Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập
    Mục tiêu đào tạo là gì?
Mục tiêu đào tạo là một mục tiêu tổng thể của một sự kiện đào tạo được xây dựng một
cách chung hơn. Đào tạo có hiệu quả được tổ chức theo nhu cầu. Ví dụ như nhu cầu nâng
cao trình độ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông xã, hay nhu cầu nâng cao năng lực quản lý
cho các cán bộ quản lý. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo trong những trường hợp như vậy
bắt nguồn trực tiếp từ nhu cầu đào tạo. Thông thường, mục tiêu đào tạo rất ngắn gọn.
Trong nhiều trường hợp, giảng viên thậm chí không phải xây dựng mục tiêu đào tạo bởi vì
mục tiêu đào tạo do một cấp cao hơn xác định (đơn vị hỗ trợ kinh phí). Nếu được thực hiện
chính xác, mục tiêu đào tạo và thậm chí mục tiêu học tập dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu
đào tạo. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá nhu cầu đào tạo chỉ tuỳ thuộc vào ToT ở cấp
cao hơn.


   Mục tiêu học tập là gì?
Trái lại, mục tiêu học tập là yếu tố chủ chốt do giảng viên xây dựng. Mục tiêu học tập chính
xác hơn nhiều và đi vào chi tiết hơn nhiều so với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu học tập là
những gì học viên cần đạt được sau khoá học. Đó chính là kiến thức, kỹ năng, và khả
năng nhận thức. Những mục tiêu đề ra như vậy chính là yêu cầu về chất lượng, kết quả
chương trình bài giảng chứ không đơn thuần là quá trình xây dựng chương trình bài giảng.


   Tại sao phải cần thiết xây dựng mục tiêu học tập cho mỗi chương trình bài giảng?

1. Mục tiêu học tập là nền tảng cho việc lập kế hoạch chương trình bài giảng. Nếu mục
tiêu không được xác định rõ ràng thì không có một cơ sở rõ ràng để lựa chọn hay xây
dựng một chương trình bài giảng tốt về nội dung và phương pháp. Cũng như bạn không
biết mình đang đi đâu thì làm sao bạn có thể đi tới đích? Do vậy, đưa ra được mục tiêu học
tập giúp bạn có thể quyết định và chỉ ra một cách chính xác những gì bạn mong muốn các
học viên đạt được sau chương trình bài giảng.
2. Có được mục tiêu học tập bạn có thể kiểm tra được kết quả. Lý do thứ hai là chúng ta
phải xác định được những mục tiêu rõ ràng cần phải đạt được để xem trên thực tế, những
mục tiêu đã được hoàn thành đến đâu. Nếu bạn không biết bạn muốn đi đâu thì làm sao
bạn có thể biết bạn đã đi đến được những đâu?
3. Mục tiêu học tập giúp cho học viên có định hướng học rõ ràng. Mục tiêu học tốt giúp
cho học viên biết những gì đang diễn ra. Với mục tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể
tham gia tích cực hơn vào quá trình học và không phải đoán xem những gì họ đạt được
sau khoá học.


   Mục tiêu học tập chi tiết được xây dựng như thế nào?
   Một mục tiêu học tập hữu ích có thể giải đáp cho cả ba câu hỏi:
      1. Thực hành: Học viên có thể làm gì sau khoá học?
      2. Các điều kiện: Học viên thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện nào?
      3. Tiêu chí: Làm thế nào để đạt được tiêu chí đề ra?
Mục tiêu học tập phải được xây dựng theo mẫu sau


  “Sau chương trình bài giảng / chương trình đào tạo,
học viên sẽ có thể...…”

   Gợi ý một số động từ thường được sử dụng khi xây dựng mục tiêu học tập của
   học viên (kiến thức, kỹ năng, khả năng nhận thức )


Các động từ về kiến thức
áp dụng                  xác định         xem xét              nêu rõ
tranh luận               chứng minh       giải thích           xếp loại
phân công                xây dựng         làm rõ               nhắc nhở
tiêu chuẩn               thăm dò          minh họa             nhẵc lại
phân loại                phân biệt        làm sáng tỏ          trả lời
so sánh                  thảo luận        chỉ rõ               lựa chọn
kết luận                 nhận ra          liệt kê              chỉ ra
đối chiếu                đánh giá         nêu tên              tóm tắt
quyết định               giám sát         chuẩn bị

Các động từ về kỹ năng
điều chỉnh               điều phối        duy trì              đọc
thực thi                 truyền tải       đảm bảo              giảm
tiếp cận                 bao hàm          hình thành           dời đi
Tập hợp                  giải thích       khuyến khích         quyết định
xây dựng                 phát triên       di chuyển            lựa chọn
có thể                   làm rõ           hoạt động            thành lập
thay đổi                 tìm thấy         tổ chức              Dừng
chọn lọc                 hướng dẫn        thực hiện            phân loại
kết nối                  giải quyết       chuẩn bị             chuyển
giàn dựng                liệt kê          giải quyết           sử dụng
kiểm soát                quản lý          tiến hành            viết

Các động từ về khả năng nhận thức
chấp nhận                làm theo         khởi xướng           theo đuổi
tán thành                cảm thông        xúc tiến             chất vấn
đồng ý                   hợp tác          phản đối             kiến nghị
thông qua                phê bình         ra nhập              từ chối
cố gắng                  thảo luận        đánh giá             yêu cầu
tham dự                  quyết định       biện hộ              chống lại
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông
TOT về truyền thông

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM nataliej4
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 
De thuc hanh word so 4
De thuc hanh word so 4De thuc hanh word so 4
De thuc hanh word so 4Tran Juni
 
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Phan Minh Trí
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxDaisy Nguyen
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử nataliej4
 
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anChính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anNguyễn Thị Chi
 
[BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game
[BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game   [BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game
[BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game BoardgameVN
 
Tài liệu phần mềm gerber accumark bước cơ bản
Tài liệu phần mềm gerber accumark  bước cơ bảnTài liệu phần mềm gerber accumark  bước cơ bản
Tài liệu phần mềm gerber accumark bước cơ bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vũ trụ và con người 1
Vũ trụ và con người 1Vũ trụ và con người 1
Vũ trụ và con người 1Little Daisy
 
TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5
TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5
TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5Nhân Quả Công Bằng
 

Was ist angesagt? (20)

BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
BÀI GIẢNG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM
 
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOTLuận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
De thuc hanh word so 4
De thuc hanh word so 4De thuc hanh word so 4
De thuc hanh word so 4
 
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
Lý thuyết và thực hành: Kỹ năng làm việc nhóm - 2014
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Phong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptxPhong trào yêu nước.pptx
Phong trào yêu nước.pptx
 
Bai giang photoshop
Bai giang photoshopBai giang photoshop
Bai giang photoshop
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
 
Chuong 6 phan hoi
Chuong 6 phan hoiChuong 6 phan hoi
Chuong 6 phan hoi
 
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn anChính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
Chính sách bổ sung vốn tài liệu trường tiểu học chu văn an
 
Tieu luan hoa hoc day hoc kien tao
Tieu luan hoa hoc day hoc kien taoTieu luan hoa hoc day hoc kien tao
Tieu luan hoa hoc day hoc kien tao
 
[BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game
[BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game   [BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game
[BoardgameVN] Luật chơi The game of life adventure card game
 
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPTLuận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
 
Tài liệu phần mềm gerber accumark bước cơ bản
Tài liệu phần mềm gerber accumark  bước cơ bảnTài liệu phần mềm gerber accumark  bước cơ bản
Tài liệu phần mềm gerber accumark bước cơ bản
 
Vũ trụ và con người 1
Vũ trụ và con người 1Vũ trụ và con người 1
Vũ trụ và con người 1
 
TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5
TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5
TÁC DỤNG CÁC LỆNH TRONG GERBER ACCUMARK 8.5
 

Ähnlich wie TOT về truyền thông

Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckhguesta60ae
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvieforeman
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troforeman
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascalhuuthangvu
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anforeman
 
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách nataliej4
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính nataliej4
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicforeman
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
Intro to r_vietnamese
Intro to r_vietnameseIntro to r_vietnamese
Intro to r_vietnamesepqtrung5th1
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom Hoang Dai
 
Su Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu BanSu Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu Banguest83eef9
 
Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao
Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao
Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao nataliej4
 

Ähnlich wie TOT về truyền thông (20)

Phuong Phap Nckh
Phuong Phap NckhPhuong Phap Nckh
Phuong Phap Nckh
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho tro
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1Tham Dinh Du An 1
Tham Dinh Du An 1
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascal
 
Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Cac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du anCac buoc xay dung du an
Cac buoc xay dung du an
 
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
Kinh Tế Học Thể Chế Sở Hữu, Cạnh Tranh, Và Chính Sách
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logic
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Intro to r_vietnamese
Intro to r_vietnameseIntro to r_vietnamese
Intro to r_vietnamese
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom
 
Su Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu BanSu Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu Ban
 
Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao
Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao
Đề Cương Môn Học Lễ Tân Ngoại Giao
 

Mehr von foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 

Mehr von foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 

TOT về truyền thông

  • 1. Sách ToT Tài liệu dành cho học viên tham gia đào tạo giảng viên (ToT) Hướng dẫn chung các kỹ năng hỗ trợ và đào tạo
  • 2. Soạn thảo lần 1: tháng 6 năm 2001, chỉnh sửa lần 1 tháng 5 năm 2003 Chỉnh sửa lần 2: hoàn chỉnh và mở rộng: tháng 10/2004 Klaus Kirchmann (Klaus@kirchmann.info)) và Bùi Lê Inh, SFDP Sông Đà Cuốn sách đào tạo giảng viên (ToT) này được xây dựng từ 4 năm kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển công tác đào tạo chất lượng cao lấy học viên làm trung tâm ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (Việt Nam). Sau đó, tài liệu này tiếp tục được các dự án khác áp dụng tại một số tỉnh khác như với Dự án Phát triển nông thôn Đaklak (RDDL - GTZ), Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Quảng Bình (SMNR - GTZ) và Dự án Hỗ trợ Phổ cập và đào tạo phục vụ nông nghiệp và lâm nghiệp vùng cao (ETSP - Helvetas) ở Đak Nong, Huế và Hòa Bình. Tài liệu này được thiết kế cho công tác xây dựng năng lực đào tạo ở tỉnh, hướng đến tăng cường các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, lập kế hoạch ở cấp cơ sở và quản lý cộng đồng. Tài liệu này là một phần của các bộ tài liệu đào tạo hoàn chỉnh (Quản lý rừng dựa vào cộng đồng, Phương pháp khuyến nông - khuyến lâm có sự tham gia của người dân và Lập kế hoạch phát triển thôn bản). Xin được đặc biệt ghi nhận sự đóng góp rất lớn của Ronnakorn Triraganon, RECOFTC (Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương), Bangkok cho tài liệu này. Chúng tôi hy vọng rằng những cuốn tài liệu sẽ hữu ích cho công tác đào tạo chuyên nghiệp cũng như cho những người khởi sự đào tạo ở cấp tỉnh. Chúng tôi mong muốn những tài liệu này sẽ đóng góp vào việc hình thành những tác phong làm việc chuyên nghiệp trong việc trao đổi thông tin và hỗ trợ người dân tham gia, cũng như trong đào tạo lấy học viên làm trung tâm. Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (SFDP) Dự án Phát triển Nông thôn Đak Lak (RDDL) 1A Nguyễn Công Trứ 17 Lê Duẩn Hà Nội Buôn Ma Thuột Tel: 04 – 8214768/71 Fax: +84 (04) 8214765 Đak Lak gtzsfdp@hn.vnn.vn Tel.: 050 – 858431 Fax: 050 – 850236 http://www.mekonginfo.org/partners/SFDP/index.htm info@gtz-rddl.org Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên GTZ miền Trung Việt Nam (SMNR-CV) Chương trình hành động giảm nghèo AP2015 Hòm thư PO 22, Số 6 Phan Chu Trinh Tầng 6, Tháp Hà Nội, Hai Bà Trưng Đồng Hới, Quảng Bình Hà Nội Tel./Fax: 052-840 771 / 72 Tel.: +84 (04) 9344 951 e-Mail: hjwiemer@smnr-cv.org.vn
  • 3.
  • 4. Lời mở đầu: Học từ kinh nghiệm “D¹y b¹n ­? T«i kh«ng thÓ d¹y b¹n ®­îc. H·y ®i vµ tù häc lÊy tõ kinh nghiÖm cña m×nh” (Phật Tổ) Người lớn chủ yếu học tập thông qua kinh nghiệm của mình. Điều này cũng có thể là cố gắng thử những điều mới, cụ thể là sẽ mang lại những kinh nghiệm mới, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh nghiệm mà họ đã đạt được trước đây. Thực tế này là cơ sở quan trọng nhất để tiến hành đào tạo. Và tương ứng theo đó là những trách nhiệm cơ bản đối với giảng viên và học viên. Giảng viên: tạo ra những cơ hội nắm bắt những kinh nghiệm mới bằng cách tiến hành các bài tập thực hành, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh nghiệm đã có được bằng cách hỗ trợ những cuộc thảo luận và trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên. Học viên: chịu trách nhiệm ở mức độ cao hơn cho việc học của riêng mình, không ở thế bị động với những thông tin truyền đạt từ giảng viên mà chủ động tham gia, và sử dụng triệt để cuốn cẩm nang đào tạo và các tài liệu đào tạo khác. Cuốn sách đào tạo này giúp cho bạn thực hiện đào tạo có hiệu quả.
  • 5. Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào cuốn sổ tay ToT này bởi vì đây là chỉ là tài liệu trên giấy mực và giống như bạn có thể đọc ở những trang sau thì bạn cũng sẽ không thể học được nhiều nếu chỉ đơn thuần đọc. Điều quan trọng hơn là để thử nghiệm cuốn sổ tay đào tạo này trong bất kỳ các khoá đào tạo nào mà bạn có trách nhiệm tiến hành. Sau đó, việc ghi chép sẽ phản ánh lại kinh nghiệm của riêng mình, và rút ra những bài học kinh nghiệm của bạn để lần đào tạo sau được tiến hành tốt hơn, đúc rút ra những kết luận cũng như những gì bạn mong muốn học lần sau! Bạn sẽ thừa nhận rằng bạn vừa là giảng viên và đồng thời cũng là học viên. Chúng ta luôn học từ chính kinh nghiệm của chúng ta. Do đó, cùng tiến bước lên phía trước, và xem như một quá trình đang tiếp diễn, như chính chúng ta đang sống.
  • 6. Nội dung 1 Các nguyên tắc học tập của người lớn 5 1.1 Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên….. 6 1.2 Vai trò và trách nhiệm của giảng viên 8 1.3 Đào tạo hiệu quả 10 1.3.1 Chu trình học tập theo kinh nghiệm 11 1.3.2 Các phương pháp học tập 12 2 Các kỹ năng hỗ trợ 14 2.1 Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ 14 2.2 Giao tiếp 16 2.2.1 Bốn mặt của một thông điệp 16 2.2.2 Lắng nghe chủ động 22 2.2.3 Đặt câu hỏi 24 2.2.4 Quan sát 26 2.3 Truyền tải sự cảm thông 27 3 Thiết kế và chuẩn bị đào tạo 29 3.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo 29 3.2 Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập 31 3.3 Chương trình đào tạo 34 3.4 Các chương trình bài giảng (giáo án) và tài liệu phục vụ cho bài giảng 35 3.5 Lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp 38 3.5.1 Bài giảng sống động 40 3.5.2 Cặp đôi 41 3.5.3 Nhóm ba người 42 3.5.4 Nhóm nhỏ 44 3.5.5 Nghiên cứu tình huống 46 3.5.6 Phân tích các sự kiện nổi bật 47 4 Thực hiện đào tạo 49
  • 7. 4.1 Khởi động 49 4.2 Làm việc nhóm 50 4.2.1 Sự năng động trong học tập của nhóm 50 4.2.2 Tương tác theo chủ đề 51 4.2.3 Sử dụng sự đối lập trong lớp học 53 4.2.4 Công việc được giao và tiến trình thực hiện 54 4.2.5 Độ an toàn và rủi ro của các phương pháp đào tạo khác nhau 55 4.3 Sử dụng bảng mềm 56 4.4 Phản hồi 58 4.4.1 Phản hồi là gì? 58 4.4.2 Đưa phản hồi như thế nào? 60 4.4.3 Nhận phản hồi như thế nào? 60 4.4.4 Mẫu đánh giá phản hồi 62 5 Đánh giá đào tạo 63 Tài liệu tham khảo: 68 1
  • 8. Các nguyên tắc học tập của người lớn Con người, tự bản thể luôn có thiên hướng học tập. Chúng ta luôn học tập qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát các cá thể khác, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp, và tiếp cận những kinh nghiệm được lưu lại của nhân loại như sách vở, những câu chuyện, TV hay truyền thanh. Trong khi nhiều người liên hệ khái niệm học tập với đào tạo trường lớp, thực ra hầu hết quá trình học tập lại diễn ra bên ngoài trường lớp, vì mỗi cá nhân đều phải trải qua những thử thách hàng ngày họ phải đối diện trong cuộc sống và công việc. Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình, hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong đời sống.( theo Malcolm Knowles, một trong những nhà sáng lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn) Đây cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia, vv.. Điều này mang một ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách thức làm việc với học viên của một giảng viên hay một giáo viên. Thay vì giảng bài và truyền đạt thông tin theo những cách thức truyền thống, người giáo viên phải công nhận những kinh nghiệm của học viên và biết tin cậy, dựa vào kiến thức cũng như quyền được ưu tiên của họ. Trong số các nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: tạo điều kiện cho các học viên trao đổi kinh nghiệm, và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông qua các bài tập thực hành trên lớp và đào tạo tại chỗ (như ngay trên đồng ruộng hay rừng của người nông dân). Chương này giới thiệu chung về các nguyên tắc học tập của người lớn và nêu ra những điều cần thiết, những yếu tố quan trọng đối với người giảng viên hoặc cán bộ hỗ trợ. Việc nắm chắc chương này sẽ giúp bạn chuẩn bị một khóa đào tạo, và giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành đào tạo. 1
  • 9. Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên….. Kinh nghiệm Phương pháp học hiệu quả nhất chính là thường xuyên trao đổi kinh nghiệm. Học viên thảo luận về những kinh nghiệm trước kia của họ hoặc học hỏi những kinh nghiệm mới qua lý thuyết hoc trên lớp hay trên thực địa. Qua đó học viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảng viên cũng học được rất nhiều từ chính các học viên của mình. Suy ngẫm Những kinh nghiệm cụ thể sẽ có giá trị nhất khi học viên dành thời gian suy nghĩ về những kinh nghiệm đó rồi rút ra những kết luận của bản thân. Từ đó, họ sẽ có được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho những trường hợp tương tự trong tương lai. Nhu cầu trước mắt Động cơ học tập của học viên phụ thuộc vào việc đào tạo có đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công việc hay không (nhu cầu định hướng, hay công tác đào tạo lấy người học làm trung tâm) Tự chịu trách nhiệm Người lớn là những người học độc lập. Người lớn truyền tải những thông tin dựa theo những giá trị cá nhân và kinh nghiệm của riêng mình. Họ dường như có thể chấp thuận một số điều để hoàn thiện hoạt động đào tạo một cách thành công, nhưng việc kiểm tra đào tạo lần cuối chính là liệu họ có thể áp dụng những gì học được vào trong công việc thực tế của mình. Học viên lớn tuổi tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập của mình. Họ biết rõ họ cần gì và muốn học gì. Sự tham gia Học viên cần tích cực tham gia học tập. Sự tham gia và thảo luận đầy đủ của các thành viên trong nhóm làm tăng tính năng động nhóm và hiệu quả học tập. Phản hồi Học tập hiệu quả đòi hỏi những phản hồi đúng đắn nhưng vẫn có tính hỗ trợ. Sự cảm thông Sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa học viên và giảng viên là rất cần thiết cho quá trình học. Một bầu không khí an toàn Khi một người thoải mái, vui vẻ anh ta sẽ học một cách dễ dàng hơn một người luôn cảm thấy sợ sệt và ngại ngùng, căng thẳng hay tức giận. Một môi trường thoải mái Việc học tập không thể đạt kết quả tối đa khi một người bị đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có vấn đề gì đó không thoải mái.
  • 10. Chúng ta nhớ … > 90 % 80 % 50 % 20 % những gì chúng ta làm và giải đọc nhìn và nghe làm thích trao đổi Do đó, các nguyên tắc đào tạo hiệu quả là hỗ trợ việc trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên (ví dụ như những nhóm làm việc, hay thảo luận theo nhóm) tạo cơ hội nắm bắt được những kinh nghiệm mới (các bài tập thực hành, các chuyến thăm thực địa) suy ngẫm về những kinh nghiệm đã đạt được và những gì chúng ta có thể học hỏi được từ chính những kinh nghiệm đó (phần bài giảng về suy ngẫm và đóng góp ý kiến phản hồi) 2
  • 11. Vai trò và trách nhiệm của giảng viên Vai trò và trách nhiệm của giảng viên là đảm bảo được các kết quả học tập hiệu quả nhất trong một chương trình đào tạo. Như chúng ta đã biết từ các nguyên tắc học tập của người lớn tuổi về việc học như thế nào là hiệu quả nhất, chúng ta có thể tìm ra được những nhiệm vụ chi tiết giúp nâng cao việc học tập như vậy. Danh sách dưới đây là một số ví dụ. Các nguyên tắc học tập của Nhiệm vụ của giảng viên người lớn giúp cho học viên có thêm những kinh nghiệm mới khi đưa các phương pháp học như 1. đóng vai, bắt chước, các trò chơi hay các chuyến đi thực địa vào chương trình của bạn chưa? Kinh nghiệm để cho học viên cơ hội tự đưa ra kinh nghiệm trước kia của bản thân hoặc chia sẻ cùng 2. các thành viên khác trong một nhóm nhỏ? để cho học viên đưa ra những phân tích về kinh nghiệm trước kia của họ và tự rút ra 3. những bài học kinh nghiệm? Suy ngẫm sử dụng các phương pháp như phương pháp động não? 4. liên hệ giữa những gì bạn đang nói với kiến thức và kinh nghiệm của học viên? 5. liên hệ những chủ đề mà bạn đang đề cập với công việc thực tế của học viên? 6. Các nhu cầu đưa ra những ví dụ hoặc áp dụng các trường hợp mà liên quan và phù hợp với công 7. trước mắt việc thực tế của học viên hay? Khi bắt đầu một chủ đề mới, bạn có hỏi học viên về những gì mà họ đã biết? 8. khi bắt đầu chương trình bài giảng, bạn có hỏi và thảo luận với học viên về những mong 9. muốn của họ hay không? dành cho học viên cơ hội đưa ra ý kiến phản hồi về khoá đào tạo đang được xây dựng? 10. Tự chịu trách linh hoạt đưa ra những thay đổi phù hợp với những mong đợi và phản hồi của học viên 11. nhiệm trong chương trình đào tạo của bạn? dành cho học viên cơ hội liên hệ/kết nối những gì họ đã được học với môi trường làm 12. việc thực tế của họ thông qua các hoạt động như kế hoạch hoạt động ? mời các học viên đặt câu hỏi hay trả lời các câu hỏi? 13. sử dụng máy chiếu, giấy khổ to (đã được chuẩn bị trước) hay bảng trắng? 14. Sự tham gia yêu cầu học viên cung cấp thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề vướng mắc? 15. tổ chức các hoạt động thông qua nghiên cứu điển hình, các bài tập..vv để học viên thực 16. hành suy nghĩ và áp dụng các kỹ năng? nói học viên họ đang thực hiện tốt những gì 17. giải thích họ đang mắc những khuyết điểm gì, và làm thế nào để khắc phục những thiếu 18. ý kiến phản hồi sót đó để thực hiện công việc tốt hơn hướng dẫn học viên cùng nhau đưa ra những ý kiến phản hối mang tính xây dựng 19. để cho học viên nhận thấy mối quan tâm của bạn về kết quả làm việc của họ? 20. chỉ rõ cho học viên thấy sự chuẩn bị chu đáo của bạn cho chương trình bài giảng? 21. Sự cảm thông lắng nghe những nhận xét và thông tin đầu vào của học viên và xem xét một cách 22. nghiêm túc ?
  • 12. dành cho học viên đủ thời gian để tự giới thiệu bản thân khi bắt đầu đào tạo? 23. đưa phương pháp quot;phá vỡ rào cảnquot; hay các phương pháp phù hợp khác giúp học viên 24. Bầu không khí hiểu rõ về nhau? an toàn đồng ý với các nguyên tắc khi bắt đầu đào tạo, đồng thời nhấn mạnh với học viên rằng 25. tất cả các học viên đều có quyền được học và đừng ngại khi mắc khuyết điểm? đảm bảo học viên được quan tâm đầy đủ về nơi ăn, chốn ở, phương tiện đi lại thuận ? 26. Môi trường thoải mái
  • 13. Những vai trò khác nhau, “những chiếc mũ” khác nhau Trong cùng một khoá học, thậm chí là một chương trình bài giảng, giảng viên đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau tuỳ thuộc vào việc sắp xếp chương trình bài giảng, hình thức đào tạo, mục đích chương trình bài giảng, thành phần tham gia, tính năng động nhóm, tình huống cụ thể, vv... Mỗi giảng viên nên có phương pháp giảng dạy riêng của mình, cân đối được tốt các vai trò khác nhau. Do mỗi giảng viên đều có những điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng khi đảm nhiệm một vai trò nhất định. Một số vai trò bạn có thể đảm nhiệm thật dễ dàng, nhưng cũng có những vai trò đòi hỏi bạn phải tốn công sức hơn. Ng­êi tæ Ng­êi hç Gi¶ng G i ¸ ochøc N trî ­ ê i g viªn ®iÒu phèi nghen g ­ ê i viªn ®én ng­êi ®iÒu chØnh viªn g thời gian Phiªn ng­êi ®¹i dÞch diÖn ®ãng Ng­êi quan s¸t vai ä c Ho¹t n¸o H viªn Ng­êi ®¸nh ng­êi thiÕt gi¸ kÕ ng­êi ®µm ng­êi vËn ph¸n ®éng ng­êi trung gian Ng­êi h­íng dẫn Ng­êi l·nh đạo ng­êi khuyÕn khÝch Các vai trò Trong bất kỳ trường hợp nào, giảng viên cần tận tâm, tận lực mang lại cơ hội học hỏi cho các học viên nhằm giúp họ cải tiến được vai trò cá nhân và chuyên nghiệp của mình. 3
  • 14. Đào tạo hiệu quả 1. Đánh giá nhu cầu đào tạo Bạn không nên nói gì.. cho tới khi bạn biết học viên cần biết thông tin gì 2. Lựa chọn những phương pháp đào tạo thích hợp Bạn phải dùng những cách phù hợp nếu không bạn sẽ lâm vào để chuyển tải thông điệp của bạn tình cảnh đối đầu 3. Sự tham gia chủ động Khuyến khích đưa ra ý kiến Bạn nên đặt câu hỏi và đưa ra những theo kinh nghiệm cá nhân thay cho việc bạn trả lời quan điểm rõ ràng
  • 15. 4. Kế hoạch hành động Cam kết cùng hỗ trợ nhau! 1
  • 16. Chu trình học tập theo kinh nghiệm Mọi người học hỏi từ kinh nghiệm. Mô hình này được nhà tâm lý học David Kolb giải thích chi tiết và đã được công nhận rộng rãi trong nhiều bối cảnh đào tạo và học tập chuẩn. Nhà tâm lý học David Kolb đã đưa ra cách nhìn về người lớn học giống như một quá trình học hỏi kinh nghiệm. Phương pháp học này là một chu trình 4 bước: kinh nghiệm cụ thể, quan sát có suy ngẫm, khái quát hoá trừu tượng và thử ngiệm tích cực Một trong các nguyên tắc học tập dành cho người lớn tuổi đó là việc tự chịu trách nhiệm. Khi nhìn vào chu trình học học tập theo kinh nghiệm sẽ nhìn thấy bốn yêu cầu dành cho học viên để đạt được các kết quả đào tạo hiệu quả nhất. 1. tham gia đầy đủ, nhiệt tình và sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới., 2. suy ngẫm về các kinh nghiệm đó và nhìn nhận các kinh nghiệm từ nhiều góc độ 3. xây dựng được những khái niệm dựa trên những gì quan sát được cùng với lý luận sắc bén, và 4. áp dụng lý thuyết vào thực tế để đưa ra quyết định và giải quyết mọi vấn đề. Nói một cách rõ hơn, các học viên tham gia chu trình này sẽ trực tiếp trải nghiệm thực tế, suy ngẫm về những kinh nghiệm mới hoặc những kinh nghiệm đạt được từ học viên khác và từ một loạt các kinh nghiệm đó, họ đưa ra những khái niệm và áp dụng vào thực tế. Sau khi hoàn thành chu trình 04 bước này, mọi người có thêm những kinh nghiệm mới để bắt đầu một chu trình học tập mới.
  • 17. 2 Các phương pháp học tập Các phương pháp là gì? Chưa một ai phủ nhận học tập chính là kinh nghiệm mang tính cá nhân cao. Kinh nghiệm học cũng như kết quả của những kinh nghiệm ấy gắn bó chặt chẽ với cá tính của học viên. Dựa vào chu trình học bằng kinh nghiệm, có thể xác định 04 phương pháp học cơ bản. Dưới đây là trình bầy sơ lược các phương pháp nói trên. Con người hành động Con người suy ngẫm Phương pháp học Phương pháp suy ngẫm đi đôi với hành Con người thực tế Con người lý luận phương pháp tự nghiên cứu phương pháp chỉ dẫn Con người suy ngẫm Con người hành động có khả năng suy tưởng tốt đủ lực để làm mọi việc luôn khuyến khích quan sát kinh nghiệm mới, cơ hội và thách thức (các trò chơi, và suy ngâm mọi hoạt động đóng vai,vv...) được phép nghĩ trước khi gây được sự chú ý (chủ trì các cuộc họp, vv....) thực hiện đưa ra những ý tưởng mà không hề nghĩ đến sự áp đặt khám phá và nghiên cứu của cá nhân và những người phải hứng chịu rủi ro xem xét tình hình khuynh hướng giải quyết mọi vấn đề vừa coi là kinh đưa ra ý kiến, đánh giá nghiệm, vừa sẵn sàng chấp nhận rủi ro không gây áp lực Con người thực tế Con người lý luận có khả năng đưa các ý tưởng vào áp dụng thực tế có khả năng đưa ra những có được phản hồi từ những áp dụng thành công khuôn mẫu lý thuyết
  • 18. nhiều cơ hội thực thi thăm dò các phương pháp nỗ lực hết sức của cá nhân để giải quyết mọi vấn đề luận và những giả thiết không chú ý đưa những lý thuyết vào áp dụng thực tế Cần đưa ra hai nhận xét từ góc nhìn tổng thể các phương pháp này. Thứ nhất là mặc dù tất cả mọi người đều lựa chọn chu trình học toàn diện cho riêng mình nhưng lựa chọn trong những tình huống cụ thể lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và chủ đề. Ví dụ như có một số người thích giải quyết mọi vấn đề theo phương pháp thử nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi học lập trình nhưng ngược lại họ lại cảm thấy rất thuận lợi khi làm việc theo kinh nghiệm bản thân trong chương trình đào tạo về kỹ năng trình bầy. Thứ hai là hầu hết mọi người đều được đào tạo trong nhiều năm về áp dụng phương pháp chỉ dẫn. Tại sao biết rõ được các phương pháp học trong khi xây dựng khoá học là rất quan trọng? Hiểu rõ các phương pháp học và kết quả các phương pháp để đưa ra những lựa chọn và sắp xếp các phương pháp đào tạo sẽ đem lại những kết quả tốt trong học tập và đào tạo. Trong các khoá học, các học viên sẽ áp dụng các phương pháp học khác nhau. Với tư cách là một giảng viên thì việc sử dụng tất cả 04 phương pháp học trong chương trình đào tạo là rất quan trọng. Nếu bạn không hiểu rõ các phương pháp học này sẽ có những điều đáng tiếc xảy ra khi bạn chỉ chú trọng vào phương pháp bạn đã lựa chọn. Làm thế nào để vận dụng những hiểu biết về các phương pháp học khi xây dựng một khoá học? Sử dụng tối đa các phương pháp đào tạo trong khi xây dựng khoá đào tạo sao cho phù hợp với các phương pháp học Cố gắng xây dựng các chương trình bài giảng sử dụng các phương pháp học khuyến khích tính sáng tạo Cố gắng mỗi chủ đề mới đều áp dụng tối đa 04 bước trong chu trình học. Làm thế nào lựa chọn được các phương pháp đào tạo hiệu quả để học viên hiểu rõ các phương pháp học khác nhau Con người hành động Con người suy ngẫm Học tốt nhất khi sử dụng Học tốt nhất khi họ quan sát các phương pháp đào tạo và suy ngẫm thảo luận theo nhóm động não dựa vào kinh các kế hoạch nghiệm bản thân đóng vai phản ánh theo kiểu bắt bắt chước chước hoặc đóng vai Con người thực tế Con người lý luận Học tốt nhất từ những Học tốt nhất khi tự nghiên trường hợp cụ thể hay từ cứu những lần tham gia của cá thông qua các bài tập ở nhà
  • 19. nhân mình phân tích nghiên cứu điển các bài tập thực tế hình 2
  • 20. Các kỹ năng hỗ trợ 1 Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ Hỗ trợ là cách hướng dẫn các cuộc thảo luận, các thử nghiệm trên hiện trường hay đào tạo để nhóm tham gia có thể đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Việc hỗ trợ cần dựa trên các nguyên tắc người lớn học tập tốt nhất từ kinh nghiệm của chính mình và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Cán bộ hỗ trợ truyền đạt những hiểu biết kỹ thuật của mình tới người dân theo nhu cầu của người dân và do chính người dân bàn bạc thảo luận. Hầu hết, làm việc nhóm là để cùng nhau đúc rút kinh nghiệm hay cùng thoả thuận những bước tiếp theo. Đặc biệt ở bước này, cán bộ hỗ trợ nên dành quyền cho các nhóm và không áp đặt ý kiến cá nhân mình. Các kỹ năng hỗ trợ nằm trong số những yêu cầu quan trọng nhất dành cho các cán bộ thực địa khi làm việc với nhóm bà con nông dân. Do đó, hai trang trình bầy về kỹ năng hỗ trợ nên được dùng làm cơ sở cho bất kỳ khoá đào tạo nào về các phương pháp luận có sự tham gia của người dân như Lập kế hoạch phát triển thôn bản (VDP), Phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân (PAEM) hay Lâm nghiệp cộng đồng. Các kỹ năng chính của một cán bộ hỗ trợ giỏi Kỹ năng giao tiếp tốt là cơ sở cho khả năng hỗ trợ tốt. Trong các kỹ năng 1. Giao tiếp thì kỹ năng nắm bắt thông điệp và lắng nghe chủ động là những kỹ năng quan trọng nhất. Đây là nhiệm vụ thông thường nhất của người cán bộ hỗ trợ nhằm mục 2. Điều khiển nhóm đích hướng dẫn nhóm trao đổi ý kiến và kinh nghiệm để cùng đi đến một kết quả, một ý kiến hay một kế hoạch làm việc chung. Hỗ trợ đạt kết quả tốt khi tính năng động nhóm được quan tâm đúng mức, các thành viên trong nhóm hoà đồng lẫn nhau, đặc biệt cần có sự quan tâm tới các phụ nữ và người nghèo. Ngoài kinh nghiệm và kiến thức của người dân, cán bộ hỗ trợ nên đóng 3. Hiểu biết về kỹ góp những hiểu biết của mình về kỹ thuật - tuy nhiên không đưa ra ý kiến thuật áp đặt từ mà chỉ đề xuất và kiến nghị các giải pháp, tôn trọng sự tham gia của người dân, tôn trọng ý nguyện và nhu cầu của dân. Việc hỗ trợ tốt nhất đến từ tấm lòng. Thái độ tin cậy và tôn trọng người 4. Thái độ dân là nền tảng quan trọng nhất để người cán bộ hỗ trợ đạt đến thành công. Những người thơ ơ với đối tượng làm việc của mình sẽ không bao giờ có thể là người cán bộ hỗ trợ tốt.
  • 21. Làm thế nào để hỗ trợ? 2. Giao tiếp Hỏi các câu hỏi và lắng nghe chủ động Hỏi các câu hỏi để thu thập thông tin, làm rõ các tình huống và quan điểm, khuyến khích sự tham gia của người dân, theo dõi quá trình hoạt động nhóm, hoặc giúp người dân nâng cao nhận thức, hay tăng cường quá trình học hỏi. Tốt hơn hết là hỏi những câu hỏi mở: Thế nào? Tại sao? Khi nào? Ai ? Cái gì? Đặt những câu hỏi khuyến khích khả năng suy nghĩ phân tích điểm mạnh, điểm yếu, và giúp đưa ra kết luận. Lắng nghe chủ động Đưa ra phản hồi, và mời thành phần tham gia đưa ra ý kiến phản hồi. 1. Điều khiển nhóm Điều khiển thảo luận nhóm Làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm là gì. Thu thập ý kiến đóng góp từ nhóm và giúp tổng hợp các ý kiến đó. Khuyến khích tất cả các thành viên tham gia ý kiến và tôn trọng ý kiến đóng góp của nhau, đặc biệt là phụ nữ Đứng ở vị trí trung gian để giải quyết các mâu thuẫn. Hướng dẫn ra quyết định với sự tham gia Sử dụng các hình ảnh minh hoạ trực quan (cụ thể như các nhỏ, tranh ảnh, giấy Ao, bảng đen, mô hình không gian 03 chiều,vv…) Giúp các nhóm tổng kết hoặc đưa ra kế hoạch hành động. 3. Hiểu biết về kỹ thuật Đóng góp những hiểu biết kỹ thuật Tìm hiểu rõ những kiến thức kỹ thuật nào người dân yêu cầu Đưa ra những ví dụ hoặc trình diễn thực tế Tìm hiểu kiến thức bản địa và tìm cách sử dụng Chuẩn bị tài liệu phát tay đơn giản, dễ hiểu. Không áp đặt ý kiến, mà đề xuất hiểu biết của bạn như là đóng góp cho quá trình học hỏi của người dân. Cuối cùng, người dân phải tự quyết định họ muốn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật theo cách nào. 4. Thái độ cá nhân Chia sẻ đồng cảm Thể hiện sự tôn trọng nhất mực vớingười dân Chủ động lắng nghe kinh nghiệm và nhu cầu của người dân.
  • 22. Quan tâm để hiều quan điểm, cảm giác và tình trạng của người dân Đưa ra ý kiến phản hồi tích cực và hữu ích. Tôn trọng và quan tâm đến kinh nghiệm của người dân địa phương Thiết lập sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, khuyến khích học viên tôn trọng ý kiến nhận xét của nhau, đặc biệt là thành viên những nhóm trầm và phụ nữ. Đây là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện hỗ trợ tốt. 2
  • 23. Giao tiếp 1 Bốn mặt của một thông điệp (Dựa theo: Schulz von Thun, Friedemann, 1981: Miteinander reden; Allgemeine Psychologie der Kommunikation. Rowohlt, Đức. – trò chuyện với nhau, tâm lý giao tiếp thông thường) Giao tiếp là một chủ đề tưởng chừng đơn giản, chúng ta giao tiếp hàng ngày. Và đôi khi việc giao tiếp cũng trở nên khó khăn. Bởi vì đôi khi chúng ta cũng phải trải qua một số hiểu lầm, tranh cãi, hay thái độ gây gổ trong lời nói. Việc giao tiếp từ lâu đã trở thành một chủ đề nghiên cứu khoa học (đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học), hay trong lĩnh vực đào tạo. Có lẽ những kiến thức chuyên sâu sớm nhất đã được các nhà triết học Hi Lạp, những người đã phát triển thuật hùng biện uyên bác, xây dựng. Sao sáng nay chị đến văn phòng muộn vậy? Minh họa 1: Ví dụ về tình Tốt hơn là anh nên lo đến huống giao công việc của mình! tiếp nơi công sở Tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp Nhìn chung, giao tiếp là một trong những phương tiện quan trọng nhất khi chúng ta làm việc trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, lâm nghiệp cộng đồng hoặc phát triển thôn bản, và nhất là khi chúng ta đứng ở vị trí giảng viên. Vấn đề ở đây không chỉ là cảm giác thoải mái của chúng ta và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Sự thông hiểu và độ chín trong giao tiếp của người cán bộ hỗ trợ hay các giảng viên có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả công việc. Nhưng thế nào là giao tiếp tốt và thế nào là giao tiếp tồi? Và những công cụ nào có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của chúng ta? Trong một vài thập kỷ trước đây, người ta thường nghĩ rằng chất lượng giao tiếp là ở việc tuân theo các nguyên tắc cơ bản như thế nào là đúng và thế nào sai. Vậy thông điệp nên được đưa ra theo “khuôn mẫu lịch sự”. Đấy mới là kỹ năng giao tiếp tốt. Mình có ý Đừng có nói Minh họa 2: ý tưởng kiến thế này vớ vẩn giao tiếp “tốt” (cách hiểu thông thường trong một vài thập kỷ trước – ngày nay đã lỗi thời) Ví dụ như thực tế chúng ta thường gặp phải cảm giác Sai Đúng chán nản, thất vọng và vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể khắc phục những tình huống đó. Làm thế nào tôi có thể nhận ra sự chán nản, thất vọng của mình, cụ thể là nhận ra điều gì
  • 24. đang xảy ra với tôi. Làm thế nào tôi có thể phân tích được nguyên do, và làm thế nào để có thể vượt qua được cảm giác đó, cụ thể là cảm nhận được tâm tư, cảm xúc của mình? Thông điệp “đúng” được đề cập ở phần minh họa trên không thể nói lên được sự thất vọng, chán nản, mặc dù đó là thực tế. Cách giao tiếp như vậy có lẽ được sử dụng trong trường hợp không thể đưa ra những giải thích tức thời cho mọi xung đột . Nhưng về lâu dài, phong cách giao tiếp này không hữu ích cho việc giao tiếp cảm thông hay đồng cảm và để có thể làm rõ mối quan hệ thông thường giữa người với người. Mô hình giao tiếp: 4 mặt của một thông điệp Trong phần sau đây là mô hình “4 mặt của một thông điệp” do nhà nghiên cứu khoa học giao tiếp người Đức Schulz von Thun xây dựng. Có thể coi mô hình vừa một công cụ để phân tích giao tiếp tốt hơn, và đồng thời cũng là một công cụ ứng dụng trong nói và lắng nghe. Mô hình giao tiếp cơ bản Nhìn chung thì mô hình giao tiếp cơ bản được coi là khá đơn giản. Một ai đó gửi thông điệp và một ai đó sẽ nhận thông điệp. Th«ng ®iÖp Minh họa 3: Mô hình giao tiếp cơ bản – người Ng­êi göi gửi và Ng­êi nhËn người nhận thông điệp Trong giao tiếp hai chiều, người nhận thông điệp có thể sau đó sẽ trả lời. Lúc này người nhận là người gửi và ngược lại. Minh hoạ 4: Th«ng ®iÖp Giao tiếp hai chiều Thông Tr¶ lêi thường, chúng ta Ng­êi göi/ Ng­êi nhËn / vẫn nghĩ Ng­êi nhËn Ng­êi göi rằng người nhận thông điệp hiểu đúng những gì người gửi thông điệp định nói. Nhưng hiểu lầm cũng thường xuyên xảy ra. Điều này có nghĩa là thông điệp được nhận không hoàn toàn khớp với thông điệp được gửi.
  • 25. Minh họa 5: Thông điệp theo cách hiểu Göi của người nhận không phải lúc nào cũng Th«ng ®iÖp khớp với ý người gửi NhËn Cả Ng­êi göi người gửi và người nhận đều có thể kiểm Ng­êi nhËn tra xem họ hiểu nhau đến đâu. Ví dụ, người gửi có thể hỏi xem người nhận hiểu vấn đề như thế nào. Hoặc người nhận có thể đóng góp ý kiến phản hồi xem họ hiểu vấn đề này như thế nào, và liệu thông điệp có chính xác như vậy không. Göi Th«ng ®iÖp NhËn Minh họa 6: ý kiến phản hồi có thể giúp cho đôi Ph¶n håi bên hiu nhau hơn Nhưng tại sao Ng­êi göi Ng­êi nhËn mọi sự hiểu lầm vẫn thường xảy ra trong cuộc Th«ng ®iÖp ®­îc göi = sống thường th«ng ®iÖp ®­îc nhËn ngày của chúng ta? Tại sao thông điệp đôi khi không được hiểu theo Ng­êi göi Ng­êi nhËn đúng ý của người gửi? Một trong những lý do là các thông điệp thường phức tạp hơn chúng ta thường nghĩ lúc ban đầu. Schulz von Thun, một nhà nghiên cứu khoa học giao tiếp người Đức đã khám phá ra rằng một thông điệp thường mang nhiều hàm ý hay bao hàm nhiều thông điệp. Đây là một thực tế thông thường trong giao tiếp. Để xử lý tốt hơn tính phức tạp của một thông điệp, ông đã phân loại các khía cạnh khác nhau của một thông điệp thành 4 loại. Mô hình giao tiếp trên có thể được minh họa dưới dạng một hình vuông với mỗi khía cạnh được trình bầy ở một mặt. 1 Nội dung (sự kiện) – hay tôi muốn thông báo về điều gì Khía cạnh sự kiện: Một thông điệp (hầu như) truyền tải một số sự kiện, “nội dung thông tin” của thông điệp: nhiều người tin rằng: đây là toàn bộ nội dung thông điệp muốn đề cập 2 Tự bộc lộ – hoặc tôi muốn nói gì về bản thân mình
  • 26. Khía cạnh tự bộc lộ: Mỗi người gửi thông điệp đều bộc lộ một điều gì đó về bản thân họ khi gửi một thông điệp 3 Mối quan hệ - hoặc: Tôi nghĩ thế nào về bạn và mối quan hệ của chúng ta Khía cạnh quan hệ: người gửi thông điệp cũng truyền tải một số đầu mối để chỉ ra hoặc mang ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người gửi và người nhận thông điệp 4 Yêu cầu/kêu gọi – hoặc tôi muốn anh/chị làm gì Khía cạnh kêu gọi: thông điệp đưa ra cũng nhằm mục đích tác động điều gì đối với người nhận Néi dung Yªu cÇu Tù béc lé Mèi quan hÖ ChÞ ®· ®Õn muén Minh họa 7: Mô hình giao tiếp – 4 mặt của một thông điệp Sao s¸ng nay Theo mô hình này, mỗi thông điệp thường bao NÕu t«i gióp T«i lo chÞ ®Õn v¨n gồm tất cả 4 khía cạnh. Trong ví dụ minh họa 1 ®­îc g×, chÞ cho chÞ phßng muén nêu trên, nội dung đưa ra khá rõ ràng : “Chị đã cho t«i biÕt vËy? đến muộn”. Tuy nhiên, 3 khía cạnh còn lại của thông điệp chỉ Ch¾c s¸ng nay chÞ gÆp có thể được đoán ra. Chúng ta phải tự phải suy ph¶i mét sè r¾c rèi luận. Và ở đây, trong phần suy luận đầu tiên, Minh họa 8: Cách hiểu một thông điệp theo hướng tích chúng ta thừa nhận động cơ tích cực của người đàn ông, iiiianh ta lo cho người phụ nữ. ChÞ ®· ®Õn muén Nhưng chúng ta cũng có thể suy luận thông điệp theo hướng tiêu cực Sao s¸ng nay T«i ch¸n víi LÇn sau chÞ Phản ứng của người phụ nữ hơi dữ dằn. Chúng ta chÞ ®Õn v¨n chuyÖn chÞ kh«ng nªn phßng muén ®Õn muén có thể cho rằng người phụ nữ đã suy luận thông ®Õn muén vËy? l¾m điệp theo hướng tiêu cực. ChÞ kh«ng ph¶i lµ ng­êi Minh họa 9: Cách hiểu tiêu cực về cùng một thông ®¸ng tin cậy Tương tự, 4 khía cạnh được bình luận trong ví dụ §iÒu nµy lµ kh«ng “sai” tại minh họa 2. §õng nãi §õng nãi T«i c¶m nh÷ng ®iÒu nh÷ng ®iÒu Minh họa 10 thÊy bùc nh­ vËy ví vÈn ®ã C¸ch nãi cña anh lµm
  • 27. Các khía cạnh rõ ràng và khía cạnh ẩn ý sau thông điệp Một thông điệp có thể bao gồm các khía cạnh rõ ràng và khía cạnh ẩn ý. Khía cạnh rõ ràng có nghĩa là một phần thông điệp đã được đề cập cụ thể, ví dụ như chuông điện thoại đang đổ, và người đàn ông nói với vợ anh ta “em nghe điện thoại giúp anh được không (bởi vì anh đang thích xem bóng đá)’. Khía cạnh ẩn ý là chỉ một phần thông tin được đề cập gián tiếp trong thông điệp, ví dụ như ‘chuông điện thoại đang đổ….”. (Người đàn ông không trực tiếp yêu cầu vợ anh ta nghe điện thoại, nhưng có lẽ người vợ có thể nhận thấy rõ là người chồng muốn mình nghe điện thoại. Một số người có khả năng nói ẩn ý thông điệp chính, cụ thể là họ không nói trực tiếp những gì họ muốn nói, nhưng vẫn làm rõ những gì họ mong muốn. Điều này cũng mang tính chiến lược bởi vì sau đó họ có thể phủ nhận những điều họ đã nói. Thông điệp không thể hiện thành lời Các thông điệp ẩn ý thường được thể hiện trong ngôn ngữ cử chỉ. Giọng nói, sự bắt chước, và ngôn ngữ chân tay cũng là những phần quan trọng của một thông điệp. Những thông điệp tương đồng và không tương đồng Bây giờ chúng ta sẽ thấy một thông điệp luôn bao gồm một số khía cạnh được truyền tải trong cùng một thời điểm. Thực tế có thể xảy ra là một khía cạnh của thông điệp trái ngược với một khía cạnh khác của thông điệp. Sau đây, chúng ta nói về những thông điệp không tương đồng, hầu hết là phần thông điệp nói thành lời và không thành lời là trái ngược nhau. Ví dụ một người có vẻ mặt trông rất buồn nhưng vẫn nói “Tôi ổn cả” Thông điệp này rõ ràng là không tương đồng vì ngôn từ bộc lộ ra là “Tôi ổn cả”, nhưng đồng thời lại có ẩn ý rằng “tôi không ổn” Minh họa 11: Những nội dung trái ngược nhau có thể xảy T«i ổn cả ra từ một thông điệp không tương đồng Thông điệp không tương đồng có lẽ làm cho người T«I đang gặp rắc nhận thông điệp trở nên lúng túng. rối Những thông điệp không tương đồng sẽ làm người tiếp nhận thông Anh/chÞ gióp t«i víi điệp bối rối. Và khó khăn đối với người nhận thông điệp là hai phần tự bộc lộ trái ngược nhau trong cùng một Xin h·y ®Ó t«i thông điệp (tôi cần sự giúp đỡ – tôi không muốn nói về mét m×nh điều này) cũng bao hàm những yêu cầu trái ngược nhau: anh/chị giúp tôi được với – và cùng một thời điểm - Xin hãy để tôi một mình. Minh họa 12: Lời kêu gọi trái ngược nhau có thể xảy ra từ một thông điệp không tương đồng
  • 28. Một câu trả lời đầy đủ có thể là: “Anh nói là anh vẫn ổn. Nhưng tôi trông thấy anh buồn. Vì vậy, tôi không chắc. Tôi có thể giúp gì được anh không? Hoặc chỉ đơn thuần là anh không thích nói về điều đó bây giờ” . Tóm lại, câu trả lời cũng có thể là một cái nhíu mày (không thành lời). Đây sẽ là thông điệp không nói thành lời với ý nói tương tự. Lắng nghe theo những hướng khác nhau ( 4 tai khác nhau) Nếu một thông điệp được bóc tách phân tích theo bốn khía cạnh, người nhận thông điệp thường có thể ‘lắng nghe theo 4 tai khác nhau’. Điều này có nghĩa rằng người nhận thông điệp có thể tập trung vào một trong 4 khía cạnh. Ví dụ: Con ®· lµm T«i ®· lµm mäi thø rèi mäi thø rèi tung tung lªn Cã lÏ bè t«i ®· cã mét T«i ph¶i dän dÑp l¹i ngµy lµm viÖc kh«ng vui vÎ g× T«i ®· lµ ®øa con ch¼ng ra g× Minh họa 13: Người con trai có thể nhận thông điệp từ người cha theo các cách khác nhau Sự phức tạp khi nhận thông điệp Nếu chúng ta áp dụng mô hình này làm thí dụ khởi điểm “sáng nay chị bị muộn”, chúng ta gặp ngay những đáp án khác nhau, những gì mà người phụ nữ đã “nghe”. Người phụ nữ có thể tập trung vào thông điệp theo khía cạnh rõ ràng, mà có lẽ là tương đối chung chung, “Tôi bị muộn”. Nhưng người phụ nữ cũng có thể nghe những thông điệp theo hướng ẩn ý, là tất cả những gì người phụ nữ phải suy đoán. Việc suy đoán, diễn giải thông điệp có đúng hay không đúng lại là một vấn đề khác. Trong phần minh họa dưới đây, anh/chị sẽ thấy nhiều khía cạnh có thể mà người phụ nữ đó đã chắt lọc ra. Tùy thuộc vào việc người phụ nữ đó tiếp nhận thông điệp theo hướng tích cực hay tiêu cực thì người phụ nữ sẽ có lẽ cảm thấy mọi việc ổn hay không ổn.
  • 29. C¶m nhËn T«i bÞ muén Anh ta cã lÏ lo l¾ng C¶m gi¸c T×nh c¶m cho m×nh T«i cã thÓ nhê vµo sù gióp ®ì Sù biÕt ¬n Anh ta ®ang bùc víi C¶m gi¸c cã lçi T«i cÇn ph¶i ®óng m×nh S½n sµng giê Sù g©y hÊn T«i kh«ng ®¸ng tin T«i ®­îc chÊp thuËn víi XÊu hæ nh÷ng khã kh¨n cña m×nh cËy An ñi Kh¸ng Minh họa 14: Các cách diễn giải khác nhau và những phản ứng khác nhau đối với thông điệp “Sáng nay chị bị muộn” Ví dụ trên cho chúng ta thấy, thậm chí chỉ là một thông điệp đơn giản cũng đưa chúng ta đến với những phản ứng khác nhau. Chúng ta có thể giả sử rằng người đàn ông và người phụ nữ đã là đồng nghiệp trong một thời gian. Người phụ nữ có lẽ sẽ có đủ kinh nghiệm để suy đoán thông điệp muốn nói của người đàn ông. Nhưng thường thường cũng có những sự hiểu lầm hay cảm nhận không chắc chắn. 2 Lắng nghe chủ động Trong giao tiếp, việc nói thường được xem trong thế chủ động còn việc nghe thường được xem trong thế bị động. Nhưng trên thực tế “Chăm chú lắng nghe” là một kỹ năng khó, và không thể nghi ngờ gì khi nói tới sự cần thiết của kỹ năng này đối với một người cán bộ hỗ trợ hay một giảng viên. Chăm chú lắng nghe không đơn thuần là lắng nghe những lời được nói ra, mà ở đây phần nhiều là sự lưu tâm tới người gửi thông điệp, cố gắng hiểu anh/chị ta theo tất cả các khía cạnh mà người muốn gửi thông điệp muốn diễn tả, hoặc rõ ràng hoặc ẩn ý, hoặc thành lời hoặc không thành lời. Mô hình 4 khía cạnh của một thông điệp có thể giúp các bên trong giao tiếp hiểu điều bên kia muốn nói. Người nhận thông điệp có thể hỏi lại cho rõ (xem lại ví dụ về thông điệp không tương đồng). Người nhận có thể đáp lại xem anh ta đã hiểu gì, cũng như có thể nói anh ta nghĩ đâu là phần ẩn ý của thông điệp. Kỹ năng như vậy góp phần tạo nên một cán bộ hỗ trợ hoặc một giảng viên giỏi. Trong thực tế, kỹ năng này giúp nâng cao chất lượng giao tiếp thông thường và bởi vậy cũng cải thiện quan hệ giữa người với người cả ở môi trường làm việc chung cũng như trong những môi trường riêng. Biết lắng nghe khó hơn chúng ta tưởng Lắng nghe tưởng chừng như một việc rất dễ làm. Nhưng trên thực tế, chúng ta cho là chúng ta đang lắng nghe nhưng thực ra chúng ta chỉ nghe những điều mình muốn nghe. Đây không phải là một quá trình có chủ tâm mà gần như là một quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, chú ý lắng nghe, tìm ra những khía cạnh tích cực, những vấn đề khó khăn lại là kỹ năng hỗ trợ cơ bản nhất. Do vậy chúng ta nên cố gắng hiểu rõ những điều ẩn chứa dưới những gì ta nghe được và cũng làm tương tự như vậy khi muốn cải thiện kỹ năng nghe của mình. Danh sách được liệt kê dưới đây được gọi là
  • 30. những rào cản cho việc lắng nghe, làm ảnh hưởng đến việc nghe đúng và chính xác. Nếu bạn hiểu rõ về các rào cản này thì bạn cũng dễ dàng vượt qua chúng. Rào cản với việc lắng nghe Lắng nghe kiểu quot;bật - tắtquot; Thói quen lắng nghe không hay này xuất phát từ thực tế là hầu hết mọi người suy nghĩ nhanh gấp 4 lần tốc độ nói (trung bình). Do vậy, cứ mỗi phút lắng nghe, người nghe có khoảng 3/4 phút quot;rảnh rỗi không cần suy nghĩquot;. Đôi khi, thay vì lắng nghe, liên hệ và tóm tắt những gì người ta đang nói, người nghe sử dụng thời gian dôi thừa đó để nghĩ đến các chuyện riêng tư hay những rắc rối của mình. Điều này có thể khắc phục bằng cách chú ý hơn không chỉ vào bài phát biểu mà quan sát cả ngôn ngữ của cơ thể như cử chỉ, sự do dự.. Lắng nghe kiểu phản ứng Đối với một số người, một số từ gây nên sự phản ứng, cũng như tấm vải đấu bò với con bò. Khi họ nghe thấy những từ đó, họ trở nên lo âu và không nghe nữa. Việc này có thể xảy ra đối với các thành viên ở mọi nhóm, nhưng với một số người thì phổ biến hơn chẳng hạn các bộ tộc, người da đen, giới tư bản, những người cộng sản... Một số từ mang nhiều ẩn ý có thể làm cho người ta phản ứng lại ngay người nói. Người nghe không còn muốn tiếp tục nghe nữa và họ cũng không hiểu gì về người nói. Tai mở - nhưng đầu thì không lắng nghe Đôi khi, người nghe nhanh chóng cho là người nói hoặc chủ đề rất nhàm chán và những gì đang được nói đến là không hợp lý. Thường thì họ đi ngay đến kết luận là họ có thể hoàn toàn đoán được là anh ấy (hay cô ấy) sẽ nói gì. Do vậy, họ cho rằng chẳng có lý do gì mà phải nghe vì chẳng có gì mới mẻ đối với họ cả. Lắng nghe với ánh mắt đờ đẫn Đôi khi quot;người nghequot; nhìn người nói hết sức chăm chú và dường như là đang lắng nghe dù đầu óc họ đang ở nơi nào đó xa với. Họ suy nghĩ một cách thoải mái với các ý nghĩ trong đầu. Họ có một ánh mắt đờ đẫn và thường trông mơ màng hoặc vẻ lơ đãng biểu hiện trên mặt họ. Nếu chúng ta thấy nhiều học viên có ánh mắt lơ đãng trong lớp học, chúng ta cần phải tìm được thời gian thích hợp để cho nghỉ giải lao hay thay đổi cách thức. Vấn đề đưa ra quá sâu đối với người nghe Khi phải nghe những ý kiến quá phức tạp, chúng ta thường phải cố gắng theo và nỗ lực rất nhiều để có thể hiểu được. Nghe và hiểu được những vấn đề đó, chúng ta sẽ thấy rất thú vị. Thông thường, nếu một người không hiểu thì người khác cũng không hiểu, do vậy cả nhóm cần yêu cầu giảng giải kỹ và đưa ra các ví dụ minh hoạ. Lắng nghe theo kiểu quot;bị ném đáquot; Ai cũng vậy, thường không thích các ý tưởng, định kiến hay quan điểm của mình bị phản đối; rất nhiều người còn thấy khó chịu nếu ý kiến của mình bị nghi ngờ. Do vậy, khi người nói đề cập đến vấn đề gì đó người nghe cho là không đúng họ sẽ không nghe nữa và thậm chí có ngay những phản ứng tiêu cực. Tốt hơn là hãy lắng nghe và tìm hiểu những ý nghĩ của người nói để hiểu được mọi khía cạnh của vấn đề và sau đó đưa ra những phản ứng mang tính xây dựng. Lắng nghe và không lắng nghe
  • 31. Khi lắng nghe, chúng ta cần cố gắng làm các việc sau đây Thể hiện sự quan tâm Hiểu được Bày tỏ sự đồng cảm Tách biệt từng vấn đề nếu có Lắng nghe nguyên nhân của vấn đề Giúp người nói nhiệt tình và nỗ lực giải quyết các vấn đề Giữ im lặng khi cần Khi lắng nghe, chúng ta cần tránh các trường hợp sau Đưa ra những câu hỏi dồn dập Tranh cãi Làm gián đoạn Đưa ra phán xét quá sớm Đưa ra lời khuyên khi người khác không yêu cầu Đi ngay đến kết luận Để cảm xúc của người nói ảnh hưởng trực tiếp tới mình 3 Đặt câu hỏi Tạo sai cần sử dụng câu hỏi? Những kỹ năng đã được thử nghiệm có thể giúp giảng viên xây dựng bài giảng hiệu quả hơn. Trước tiên, hãy học cách lắng nghe. Sau đó nắm rõ nghệ thuật sử dụng câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ. Có rất nhiều cách để làm điều này. Nếu bạn cảm thấy bạn có thể trả lời được tất cả các câu hỏi và muốn gây ấn tượng với mọi người về kiến thức của bạn, bạn chỉ cần đưa ra quot;câu trả lờiquot;. Hoặc bạn có thể để các học viên cùng tham gia và tạo cơ hội cho các học viên tự thể hiện, suy nghĩ, khám phá và học hỏi. Lý do Ví dụ Bạn nghĩ thế nào về...? Thu hút học viên tham gia. ý kiến của bạn về... là gì? Bạn nghĩ thế nào? Dành cho học viên quyền được suy nghĩ, có ý kiến Hùng, bạn nghĩ thế nào? Thu hút cả những học viên không tham dự vào Thu Ba, đây là một ý kiến rất thú vị. Bạn có thể nói rõ hơn về ý Nhận thấy được những người đóng góp chủ chốt kiến đó cho chúng tôi cùng nghe. Được rồi, chúng ta đã dành hơi nhiều thời gian cho câu hỏi này rồi. Phân phối được thời gian Có lẽ chúng ta nên chuyển sang vấn đề khác? Đây là một cách nhìn nhận. Hãy nhìn vào mặt kia . Việc gì sẽ xảy Đạt được sự hiểu biết bằng cách tìm hiểu cả hai mặt của một ra nếu bạn... ? vấn đề
  • 32. Các loại câu hỏi Có rất nhiều loại câu hỏi mà chúng ta có thể sử dụng với những mục đích khác nhau: Loại Sử dụng Rủi ro Khuyến khích tất cả mọi người suy Câu hỏi không được đặt trực tiếp Câu hỏi chung chung nghĩ cho một ai nên không có người Dùng cho cả nhóm, viết trả lời. Câu hỏi sai có thể làm lên giấy khổ lớn Cách tốt để bắt đầu một cuộc thảo chệch hướng của cả quá trình. luận Nếu không cho đủ thời gian để Thiết lập xu hướng suy nghĩ, có thể không hiệu quả Có cơ hội tốt vì câu hỏi sẽ được trả Có thể gây khó xử cho những Câu hỏi trực tiếp lời. học viên chưa có sự chuẩn bị Dùng cho cá nhân hay trước nhóm nhỏ Dành cơ hội cho những người ít nói hay rụt rè thảo luận Hiệu quả hơn nếu kèm theo một câu hỏi chung chung để quay trở Có thể phá vỡ sự độc quyền trong thảo về tiếp cận với cả nhóm luận của một số học viên hay nói. Có thể tác động đến các học viên tiềm năng đặc biệt trong nhóm chẳng hạn cán bộ lâm nghiệp, chuyên gia giới... Có thể dùng để tham khảo khi một quan điểm bị bỏ sót do những ý kiến không xác đáng của người khác Để có thông tin và phản hồi cụ thể Những câu hỏi như vậy khó trả Câu hỏi mở lời hơn. Bắt đầu với ai, cái gì, khi Sẽ làm các học viên suy nghĩ nào, ở đâu, như thế nào, Câu hỏi bắt đầu với tại sao có Chất lượng thảo luận được cải thiện tại sao. Những câu hỏi mà thể gây ra hiểu lầm như lời đe khi tìm được những chi tiết mới. không thể chỉ trả lời một doạ. Tốt cho việc phân tích tình hình vấn đề cách đơn giản là có hay Nếu bạn không thể hỗ trợ được (Tại sao điều này lại xảy ra? Cần thay không cách trả lời, tính hữu ích bị giảm đổi cái gì?) sút. Để xác định rõ các sự thật chưa rõ Chỉ một số người biết rõ về sự Câu hỏi sự thực ràng. thật có thể độc quyền thảo luận Hỏi để xác định các thông tin thực tế Để tránh những giả thiết và ý tưởng chung chung không rõ ràng. Làm giá trị bước đầu tiên của cuộc thảo luận
  • 33. Đảm bảo rằng câu trả lời luôn là trách Có thể gây ấn tượng là người hỗ Câu hỏi định hướng lại nhiệm của học viên trợ không có nhiều kiến thức. Người hỗ trợ có thể đưa ra một câu hỏi để đưa một Tạo ra những cuộc thảo luận sôi nổi. Có thể hiểu như một chiến thuật học viên trở về quỹ đạo lẩn tránh của nhóm Hữu ích trong việc tái định hướng cuộc Có thể bị lôi cuốn Câu hỏi dẫn dắt thảo luận đã vượt khỏi khuôn khổ Câu trả lời được mong đợi Có thể bỏ sót những điểm hay phụ thuộc hoàn toàn vào Hữu ích cho việc điều hành hỗ trợ và do sự lo lắng về duy trì điều câu hỏi đảm nhận trách nhiệm khiển của người hỗ trợ 4
  • 34. Quan sát Quan sát là gì? Quan sát là khả năng: thấy những gì đang xảy ra mà không đưa ra đánh giá hiểu rõ tình hình bên trong giám sát khách quan quá trình hoạt động của các nhóm Tại sao phải quan sát? Các thành viên trong nhóm tác động lẫn nhau theo nhiều cách, không chỉ thông qua những gì họ nói mà còn qua cách họ nói, giọng điệu, biểu hiện nét mặt, quan điểm, cử chỉ và tương tự. Giao tiếp không dùng lời có thể truyền tải những thông điệp ấn tượng. Nếu quan sát tốt bạn có thể: đánh giá được cảm xúc giám sát được tính năng động nhóm theo dõi sự tham gia bình đẳng Bởi vậy người hỗ trợ rất cần theo dõi những kiểu giao tiếp không bằng lời, và phát triển những kỹ năng quan sát. Sự quan sát phải rất nhanh để không ai có thể nhận ra. Quan sát cái gì? Gợi ý dành cho bạn khi sử dụng kỹ năng Nhiệm vụ quan sát là xem những gì đang xảy ra: quan sát Ai nói cái gì? Không nên để mọi người biết bạn hiểu Ai làm cái gì? những ngôn ngữ cử chỉ của họ; kiểm tra Ai đã nhìn vào ai khi nói chuyện? trực tiếp hoặc gián tiếp các thành viên Kiểu giao tiếp nào được sử dụng (trình bầy trong nhóm đặt câu hỏi, điệu bộ cử chỉ) Đối phó với tình huống mức độ tích cực Ai ngồi cạnh ai? của mọi người bị giảm sút Điều này có phải luôn là như vậy không? Ai tránh mặt ai? Mức độ tích cực chung của mọi người? Tìm cách trợ giúp các nhóm trình bầy Mức độ quan tâm của mọi người? quá dài dòng quan điểm của họ và khi vân vân.... bạn nhận ra các hoạt động không theo chiều hướng tốt (phản hồi, đi xung quanh, vv...) 3
  • 35. Truyền tải sự cảm thông Truyền tải sự cảm thông có liên quan chặt chẽ đến việc chăm chú lắng nghe. Điều đó có nghĩa là làm cho người đối thoại biết rằng bạn hiểu cảm xúc của người đó. Đó có thể là những cảm xúc mạnh như vui, buồn, đau khổ, tò mò v.v… hay những cảm xúc nhẹ hơn như buồn tẻ, chán chường… Cảm thông là một trong những yếu tố mạnh mẽ nhất cần thiết cho việc xây dựng mối quan hệ tốt, lòng tin và sự tự tin. Những người có năng lực truyền đạt cảm thông tốt nói chung thường được kính trọng. Làm sao để truyền tải sự cảm thông? Như đã trình bày, đây là một kỹ năng khó học. Thực ra, trong khuôn khổ một khoá tập huấn không thể dạy được kỹ năng này, vì nó đòi hỏi ta phải có tận đáy lòng một thái độ tôn trọng và cùng cảm nhận với người khác. Nhưng ít nhất chúng ta có thể sử dụng một công cụ hỗ trợ cho điểm này: người nhận thông điệp phải “luyện đôi tai tự bộc lộ” của mình. Điều này có nghĩa là nâng cao kỹ năng nghe, đặc biệt là khi người đối thoại nói về mình. Khía cạnh này của thông điệp bao hàm cả tình cảm của người gửi thông điệp. Khi đó, phản hồi có thể bao hàm cả sự thể hiện khả năng hiểu các cảm xúc nhất định và có phản ứng phù hợp. Truyền tải sự cảm thông cần thiết phải: - Ngay thật, chính xác và và rõ ràng - Lắng nghe cảm xúc của người đối thoại - Thể hiện rằng bạn hiểu những cảm xúc đó và đáp lại sao cho phù Ví dụ: Sáng nay trông anh ngái ngủ quá. Đêm qua anh không ngủ được à? Trông cậu rất vui. Có tin gì thế? - A, cậu được học bổng à? Tuyệt thật! Tớ rất mừng cho cậu, chúc mừng nhé! Lưu ý: trong hầu hết các trường hợp, cảm xúc này không được biểu lộ một cách rõ rệt. Trong 2 ví dụ nêu trên, phản ứng cảm thông chỉ dựa trên cơ sở là người đó trông buồn ngủ hoặc vui vẻ. Nếu cảm xúc không được thể hiện rõ ràng (có lẽ bởi vì người đó muốn che giấu nỗi buồn hoặc không có đủ dũng cảm để nói về những rắc rối, nỗi lo của mình) thì
  • 36. người nghe có thể thử cảm nhận cảm xúc của người đó và hỏi xem mọi việc có đúng như mình đoán không. Ví dụ: Trông cậu có vẻ thất vọng về kết quả biết được. Cậu có muốn ở một mình một lúc không? Có lẽ tớ sẽ lại đến thăm cậu sau. Chị có băn khoăn về điều tôi nói sáng nay không? Nếu có thì tôi cũng có thể hiểu được. Có lẽ chúng ta phải nói chuyện để mọi chuyện rõ ràng hơn. Tôi có nghe là con gái anh bị tai nạn. Bây giờ cháu sao rồi? Tôi nghĩ là chắc anh cũng bị sốc. Thầt là buồn. Nếu anh cần, tôi có thể trông cháu trai nhỏ cho anh để anh đưa cháu gái đến viện. Nâng cao kỹ năng truyền tải sự cảm thông của bạn “Bài tập về nhà” không bắt buộc: Xây dựng khả năng truyền tải sự cảm thông trong cuộc sống hàng ngày của anh/chị. Nhưng anh/chị cần lưu ý không thực hiện giống như một bài tập tập huấn giản đơn. Anh/chị phải chân thực và thực sự quan tâm đến người đối thoại của mình, vì người đó không phải là một đối tượng tập huấn. Theo thời gian, anh/chị suy ngẫm về những kinh nghiệm mà mình thu được. 3
  • 37. Thiết kế và chuẩn bị đào tạo 1 Đánh giá nhu cầu đào tạo Đánh giá nhu cầu đào tạo là gì? Nhu cầu đào tạo cần được hiểu là một giai đoạn đưa năng lực hiện có đạt tới năng lực cao hơn hay chính là mục tiêu đào tạo toàn diện. Bởi vậy, khi đánh giá nhu cầu đào tạo, chúng ta cần làm rõ hai điểm sau: (1) mục tiêu đào tạo toàn diện, và (2) năng lực hiện có của nhóm mục tiêu. Đánh giá nhu cầu đào tạo (Tiếng Anh viết tắt là TNA) là một quá trình mà bạn cố gắng hiểu rõ về người tham gia và năng lực của họ trước khoá đào tạo. Đây không phải là một kế hoạch đặt ra. Tuỳ theo nguồn ngân sách sẵn có, thời gian, phạm vi và mục đích của các phương pháp đào tạo có thể tiến hành như sau: Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp bạn: Có cái nhìn một cách hệ thống tránh bỏ qua những khía cạnh quan trọng nhận ra những lát cắt đã thực hiện và xác định cơ sở xây dựng chương trình đào tạo. Tại sao phải đánh giá nhu cầu đào tạo? Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp giảng viên biết trước những gì mà họ sẽ cần: quyết định xem đào tạo có phải là giải pháp tốt hay không xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo đưa ra chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm, chương trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của học viên. lưu ý lựa chọn những chủ đề thảo luận được học viên quan tâm, không theo ý muốn chủ quan của giảng viên lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháp học phù hợp với đặc điểm của học viên.
  • 38. Đánh giá nhu cầu đào tạo cũng đưa ra những dữ liệu hữu ích giúp cho việc theo dõi chặt chẽ những thay đổi, tiến bộ của mỗi học viên cũng như toàn bộ học viên trong và sau khoá học. Khi nào tiến hành đánh giá công tác đào tạo? Thông thường, đánh giá đào tạo được tiến hành để phân tích nhu cầu đào tạo trước khi xây dựng khoá học. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ dừng lại sau khi đã hoàn thành việc xây dựng ban đầu, mà chúng ta vẫn nên tiếp tục quy trình này. Khi đã biết về các học viên, thì việc điều chỉnh chương trình khoá học bắt đầu cùng với việc đưa chương trình đào tạo ra áp dụng cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm học viên cụ thể. Mong đợi của học viên dần dần được đáp ứng và ở mỗi chủ đề mới cần khái quát lại. Đánh giá cái gì? Như đã đề cập ở trên, đánh giá nhu cầu đào tạo có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian và các nguồn lực cho phép đối với giảng viên. Dưới đây là một phương pháp gợi ý cho bạn hoàn thành tốt công tác đánh giá. Ưu điểm của phương pháp này là giúp bạn linh hoạt ngay từ ban đầu, dựa vào đào tạo để đánh giá và bạn có thể chủ động theo dõi và giám sát những việc làm của bạn Trước khi tập trung vào nhu cầu đào tạo của học viên, chúng ta sẽ phải nhìn rộng hơn về vấn đề này. Việc này rất là cần thiết để đánh giá xem đào tạo có phải là giải pháp đúng đắn đối với vấn đề được nêu ra hay không, liệu vấn đề do học viên hay do hoàn cảnh hay do lý do nào khác. Chúng ta cần cân nhắc tới ba cấp nhu cầu để có thể đạt được đánh gia nhu cầu đào tạo lâm nghiệp cộng đồng một cách hiệu quả nhất: 1. Nhu cầu cộng đồng Đây là cách đánh giá mối liên hệ giữa cộng đồng và rừng. Rừng hiện nay như thế nào, mối liên hệ giữa người dân với rừng, và những khó khăn trong việc quản lý rừng. Việc này sẽ giúp bạn hiểu được phần nào môi trường làm việc của cán bộ lâm nghiệp cộng đồng, những người mà bạn sẽ đào tạo. 2. Nhu cầu tổ chức Đây là một phần rất quan trọng trong việc đánh giá vì học viên phải nhận được hỗ trợ của các tổ chức để có thể thực hành công tác lâm nghiệp cộng đồng. Trách nhiệm, chính sách, thực hành công tác quản lý, yêu cầu của chương trình sẽ do các tổ chức chỉ đạo cho học viên. 3. Nhu cầu học viên Chúng ta cân nhắc, xem xét năng lực của mỗi cá nhân cũng như của nhóm để giao cho họ nhiệm vụ phù hợp để họ có thể hoàn thành tốt công việc của riêng họ. Căn cứ một phần vào nhu cầu học viên, chúng ta sẽ lập kế hoạch mới như giới thiệu các chính sách mới về quản lý rừng..
  • 39. Tính toàn diện của việc đánh giá nhu cầu phải bao hàm cả 03 khía cạnh trên. Tuy nhiên, làm đến đâu và như thế nào thì còn phụ thuộc vào các nguồn cho phép dành cho học viên. 2
  • 40. Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập Mục tiêu đào tạo là gì? Mục tiêu đào tạo là một mục tiêu tổng thể của một sự kiện đào tạo được xây dựng một cách chung hơn. Đào tạo có hiệu quả được tổ chức theo nhu cầu. Ví dụ như nhu cầu nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông xã, hay nhu cầu nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo trong những trường hợp như vậy bắt nguồn trực tiếp từ nhu cầu đào tạo. Thông thường, mục tiêu đào tạo rất ngắn gọn. Trong nhiều trường hợp, giảng viên thậm chí không phải xây dựng mục tiêu đào tạo bởi vì mục tiêu đào tạo do một cấp cao hơn xác định (đơn vị hỗ trợ kinh phí). Nếu được thực hiện chính xác, mục tiêu đào tạo và thậm chí mục tiêu học tập dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo. Tuy nhiên, làm thế nào để đánh giá nhu cầu đào tạo chỉ tuỳ thuộc vào ToT ở cấp cao hơn. Mục tiêu học tập là gì? Trái lại, mục tiêu học tập là yếu tố chủ chốt do giảng viên xây dựng. Mục tiêu học tập chính xác hơn nhiều và đi vào chi tiết hơn nhiều so với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu học tập là những gì học viên cần đạt được sau khoá học. Đó chính là kiến thức, kỹ năng, và khả năng nhận thức. Những mục tiêu đề ra như vậy chính là yêu cầu về chất lượng, kết quả chương trình bài giảng chứ không đơn thuần là quá trình xây dựng chương trình bài giảng. Tại sao phải cần thiết xây dựng mục tiêu học tập cho mỗi chương trình bài giảng? 1. Mục tiêu học tập là nền tảng cho việc lập kế hoạch chương trình bài giảng. Nếu mục tiêu không được xác định rõ ràng thì không có một cơ sở rõ ràng để lựa chọn hay xây dựng một chương trình bài giảng tốt về nội dung và phương pháp. Cũng như bạn không biết mình đang đi đâu thì làm sao bạn có thể đi tới đích? Do vậy, đưa ra được mục tiêu học tập giúp bạn có thể quyết định và chỉ ra một cách chính xác những gì bạn mong muốn các học viên đạt được sau chương trình bài giảng. 2. Có được mục tiêu học tập bạn có thể kiểm tra được kết quả. Lý do thứ hai là chúng ta phải xác định được những mục tiêu rõ ràng cần phải đạt được để xem trên thực tế, những mục tiêu đã được hoàn thành đến đâu. Nếu bạn không biết bạn muốn đi đâu thì làm sao bạn có thể biết bạn đã đi đến được những đâu? 3. Mục tiêu học tập giúp cho học viên có định hướng học rõ ràng. Mục tiêu học tốt giúp cho học viên biết những gì đang diễn ra. Với mục tiêu học tập rõ ràng, học viên có thể tham gia tích cực hơn vào quá trình học và không phải đoán xem những gì họ đạt được sau khoá học. Mục tiêu học tập chi tiết được xây dựng như thế nào? Một mục tiêu học tập hữu ích có thể giải đáp cho cả ba câu hỏi: 1. Thực hành: Học viên có thể làm gì sau khoá học? 2. Các điều kiện: Học viên thực hiện nhiệm vụ trong những điều kiện nào? 3. Tiêu chí: Làm thế nào để đạt được tiêu chí đề ra?
  • 41. Mục tiêu học tập phải được xây dựng theo mẫu sau “Sau chương trình bài giảng / chương trình đào tạo, học viên sẽ có thể...…” Gợi ý một số động từ thường được sử dụng khi xây dựng mục tiêu học tập của học viên (kiến thức, kỹ năng, khả năng nhận thức ) Các động từ về kiến thức áp dụng xác định xem xét nêu rõ tranh luận chứng minh giải thích xếp loại phân công xây dựng làm rõ nhắc nhở tiêu chuẩn thăm dò minh họa nhẵc lại phân loại phân biệt làm sáng tỏ trả lời so sánh thảo luận chỉ rõ lựa chọn kết luận nhận ra liệt kê chỉ ra đối chiếu đánh giá nêu tên tóm tắt quyết định giám sát chuẩn bị Các động từ về kỹ năng điều chỉnh điều phối duy trì đọc thực thi truyền tải đảm bảo giảm tiếp cận bao hàm hình thành dời đi Tập hợp giải thích khuyến khích quyết định xây dựng phát triên di chuyển lựa chọn có thể làm rõ hoạt động thành lập thay đổi tìm thấy tổ chức Dừng chọn lọc hướng dẫn thực hiện phân loại kết nối giải quyết chuẩn bị chuyển giàn dựng liệt kê giải quyết sử dụng kiểm soát quản lý tiến hành viết Các động từ về khả năng nhận thức chấp nhận làm theo khởi xướng theo đuổi tán thành cảm thông xúc tiến chất vấn đồng ý hợp tác phản đối kiến nghị thông qua phê bình ra nhập từ chối cố gắng thảo luận đánh giá yêu cầu tham dự quyết định biện hộ chống lại