SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 74
Downloaden Sie, um offline zu lesen
Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)




              Quyển 2: HƯỚNG DẪN
                    x©y dùng

   kÕ ho¹ch hμnh ®éng kiÓm so¸t

         « nhiÔm cÊp ®Þa ph−¬ng




                 Hà nội, tháng 10 năm 2007
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương



Mục lục


Danh mục từ viết tắt                                                     5

1. Mở đầu                                                                6
1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm                                      6
1.2. Giới thiệu, huớng dẫn và tổ chức lập kế hoạch                       6
1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết)     8
1.2.2. Quy trình                                                         9
1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan             10
1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch              10

1.3. Khung Kế hoạch hành động                                            13

2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch hành động KSON              13
2.1. Các thực trạng                                                      13
2.1.1. Môi trường tự nhiên                                               14
2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội                                         15
2.1.3. Thực trạng môi trường                                             15
2.1.4. Các dạng công tác kiểm soát ô nhiễm                               15
2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật                               16
2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu                                    16
2.3.1. Thể chế                                                           18
2.3.2. Chính sách                                                        19
2.3.2. Xây dựng tầm nhìn                                                 20
2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung                                           22
2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể                                          23

3. Các dự án và hành động                                                25
3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động                           25
3.1.1. Các quy định                                                      25
3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ môi trường                              26
3.1.3. Quy hoạch                                                         28
3.1.3.1. Quy hoach - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp            28
3.1.3.2. Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp                        30
3.1.3.3. Quản lý và kiểm soát các làng nghề thủ công                     31


                                             -2-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

3.1.4. Chính sách và pháp luật                                           32
3.1.5. Các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể             32
3.1.5.1. Sản xuất sạch - công nghệ sạch                                  32
3.1.5.2. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và ở nông thôn                  34
3.1.5.3. Thuốc bảo vệ thực vật                                           35
3.1.5.4. Khu giết mổ                                                     36
3.1.5.5. Ô nhiễm khí thải                                                36
3.1.5.6. Chất thải rắn                                                   37
3.1.5.7. Tái chế, tái sử dụng chất thải                                  40
3.1.5.8. Chất thải nguy hại                                              41
3.1.5.9. Chất thải y tế                                                  42
3.1.5.10. Xử lý nước thải đô thị                                         46
3.1.6. Sự tham gia của cộng đồng                                         48
3.1.7. Công tác quan trắc                                                52
3.1.8. Phối hợp liên ngành                                               54
3.1.9. Các vấn đề hành chính                                             54
3.2. Xác định và lựa chọn dự án                                          55
3.3. Lựa chọn các hành động                                              56
3.4. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra và kết quả                          59

4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất                           59

4.1. Phân tích chi phí - lợi ích                                         60
4.2. Tài chính                                                           60
4.2.1. Chi phí đầu tư                                                    60
4.2.2. Doanh thu                                                         61

5. Lựa chọn các ưu tiên                                                  61
5.1. Các tiêu chí lưa chọn ưu tiên                                       61
5.2. Cách lựa chọn ưu tiên                                               63
5.3. Tiêu chí thông qua dự án                                            64

6. Tổ chức thực hiện                                                     65

6.1 Giải pháp thực hiện                                                  66

6.1.1. Giải pháp cơ cấu chính sách                                       66

6.1.2. Giải pháp nguồn lực                                               67

6.1.3. Giải pháp kỹ thuật                                                67


                                             -3-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

6.1.4. Giải pháp cưỡng chế                                               67

6.1.5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thúc cộng đồng               67

6.2. Tổ chức, sắp xếp thực hiện                                          67

6.2.1. Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau                           67

6.2.2. Thủ tục thi hành                                                  67

6.3. Tổng hợp lập thành Kế hoạch hành động KSONMT địa phương             67

7. Thực hiện và giám sát/quan trắc                                       67
7.1. Mô tả đối tượng giám sát/quan trắc                                  68
7.2. Mô tả cách sử dụng dữ liệu                                          70
7.3. Xác định các nguồn lực đã có                                        70
7.4. Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/quan trắc                  70
7.5. Quy trình giám sát/quan trắc                                        73
7.6. Đảm bảo chất lượng                                                  73
7.7. Giám sát/quan trắc chất thải rắn                                    73
7.8. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả)                                 74
7.9. Thông tin phản hồi                                                  74




                                             -4-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương



Danh mục các từ viết tắt

 BKHCN                    Bộ Khoa học Công nghệ
 BOD                      Nhu cầu Oxy sinh hoá
 BTNMT                    Bộ Tài nguyên Môi trường
 BVMT                     Bảo vệ môi trường
 BVTV                     Bảo vệ thực vật
 BXD                      Bộ Xây dựng
 CBO                      Tổ chức cộng đồng
 COD                      Nhu cầu Oxy hoá học
 CP                       Chính phủ
 DANIDA                   Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch
 DO                       Oxy hoà tan
 DONRE                    Sở Tài nguyên Môi trường
 ĐMC                      Đánh giá tác động môi trường chiến lược
 ĐTM                      Đánh giá tác động môi trường
 GIS                      Hệ thống thông tin địa lý
 GPS                      Định vị vệ tinh
 KCN                      Khu công nghiệp
 KKHHĐKSONMT              Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường
 KT - XH                  Kinh tế - Xã hội
 KSON                     Kiểm soát ô nhiễm
 N                        Ni tơ
 NĐ                       Nghị định
 NGO                      Tổ chức phi chính phủ
 NO2                      Dioxit Nitơ
 P                        Phốt pho
 PCDA                     Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo
 PM                       Bụi lơ lửng
 PPP                      Chương trình phòng ngừa ô nhiễm
 QA/QC                    Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát chất lượng
 QĐ                       Quyết định
 SOWT                     Mạnh - yếu - cơ hội - thách thức.
 TCMT                     Tiểu chuẩn môi trường
 TP                       Thành phố
 TT                       Thông tư
 TTg                      Thủ tướng
 UBND                     Uỷ ban nhân dân




                                             -5-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương


Mở đầu
       Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cư nghèo là một trong 5 hợp phần
của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực
hiện được các nhiệm vụ nêu trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm
2010. Chương trình này nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường ở các
khu vực trọng điểm trong việc bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương về các
công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hoá, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp khác
có liên quan, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt được thành quả thiên niên kỷ, gắn
chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo.
      Kết quả của Hợp phần là xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm
môi trường (KKHHĐKSONMT)cấp địa phương và Hướng dẫn thực hiện. Từ thực trạng ô
nhiễm môi trường, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và đặc biệt là báo cáo đánh
giá về tình hình thực hiện Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ở các Bộ, Ngành Trung ương và
các địa phương trong hơn một năm qua nhóm tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước tiến
hành xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường và bản hướng
dẫn thực hiện
     Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch HĐKSON là phần 2 (Quyển 2) của
“KKHHĐKSONMT” hoạt động trong Hợp phần PCDA. Nội dung của hướng dẫn tập trung
vào các vấn đề:
       - Khái niệm về lập kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm;
       - Xác định và đánh giá vấn đề môi trường trong điều kiện hiện tại;
       - Xác định giải pháp hợp lý, các dự án và hành động cho sự cải thiện môi trường;
       - Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên, tính toán chi phí thực hiện;
       - Tổ chức thực hiện, giám sát và quan trắc.
      Trên cơ sở khung kế hoạch (quyển 1), các hướng dẫn hiện tại và các điều kiện của
từng địa phương, mỗi địa phương sẽ phát triển KKHHĐKSON một cách phù hợp và có
tính khả thi.
      Việc xây dựng KHHĐKSONMT này sẽ được thực hiện bởi đơn vị, tổ chức do UBND
tỉnh, TP của các địa phương, phân công hoặc ủy quyền có sự phối hợp của các Sở ban
ngành liên quan. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm thực thi với
sự tham gia phối hợp của các bên liên quan là phù hợp nhất.

1.1.    Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm
      Tại phần 1.1 trong KKHHĐKSON đã giải thích khái niệm của KSON dựa trên Chính
sách môi trường quốc gia và Quyết định 328/2005/QĐ-TTg .Việc xây dựng KHKSON dựa
trên hệ thống văn bản pháp luật hay chính sách KSONMT hiện nay. Điều này có nghĩa
KHHĐKSON ở các địa phương phải có cùng một khuôn mẫu tuân theo các cấp bậc trong
quá trình xây dựng KHHĐKSON cấp địa phương. Kế hoạch này được bắt đầu từ Tầm
nhìn, Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng các dự án và hành động.

1.2.    Giới thiệu hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch



                                             -6-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

      Như đã miêu tả kỹ trong bản KKHHĐKSON, kế hoạch hành động KSON phải tập
trung vào mục tiêu của Quyết định 328/2005/QĐ-TTg và đưa ra những kết quả quan trọng
nhằm đạt được mục tiêu đó. Địa phương có thể sử dụng bản Hướng dẫn để lựa chọn các
dự án và hành động nhằm đạt được kết quả mong muốn. Khi đã phân tích và mô tả hiện
trạng, địa phương sẽ biết cần phải tập trung vào vấn đề gì để đạt được kết quả. Bản
hướng dẫn này sẽ không trình bày chi tiết phải làm gì để lựa chọn các hành động và ưu
tiên mà chỉ chỉ ra các yếu tố cần tính tới trong quá trình.
      Khởi đầu của định hướng và các mục tiêu KHHĐKSONMT cấp địa phương là phải
làm thế nào để chuyển từ quot;tình trạng hiện cóquot; đến quot;tình trạng mong muốnquot; (xem hình 1)
thực sự là mục tiêu cần đạt được. Tiến trình của KHHĐKSON được khởi đầu từ những
hiểu biết về tình hình thực tại, bao gồm các vấn đề kinh tế - xã hội, sinh học - vật lý, thể
chế. Sau đó kết hợp các khía cạnh pháp lý với chính sách và định hướng ở cấp địa
phương để đi tới quá trình kế hoạch hóa bao gồm các nội dung: thiết lập, tính toán chi
phí, xác định ưu tiên, dự toán kinh phí và cuối cùng là thực hiện và giám sát . Khi quá
trình được hoàn thành, cần đúc rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn. Các yếu tố của quá
trình này được chỉ ra trong hình 6, mục 1.3 của hướng dẫn này.

                                         Cộng đồng



                               Lĩnh vực kinh tế tư nhân



                                   Chính quyền cấp trung ương




                                     Chính quyền cấp địa phương



                                          Các tổ chức



                                        Các trường đại học



 Môi trường chúng ta đang có                         Môi trường chúng ta mong muốn

  Hình 1. KSON, xây dựng và thay đổi theo kế hoạch hành động chiến lược dựa trên các ưu tiên
          định hướng, sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các bên có liên quan.
        Những mục tiêu chính trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg gồm: 1. Xử lý 70%
nguồn thải; 2. Thu gom 90% lượng chất thải rắn phát sinh; 2. Xử lý 100% chất thải y tế; 4.
Xử lý 60% chất thải nguy hại trước năm 2010. Có thể nhận thấy rằng, để thực hiện được
những mục tiêu quan trọng này, đặc biệt là mục tiêu thứ nhất và thứ hai cần phải có sự
phối hợp tốt giữa các Bộ, Ngành, Địa phương và có đầy đủ các nguồn lực. Chỉ có một
giải pháp đối với việc này đó là đánh giá tình hình hiện trạng mà ta đang có, so sánh với
những mục tiêu trong Quyết định 328, những chính sách, định hướng ưu tiên tại địa
phương (mong muốn). Tiếp đó lập kế hoạch chiến lược từng bước để giảm thiểu từng
nguồn ô nhiễm (có thể đạt được). Thậm chí cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan

                                             -7-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

chức năng để thực hiện một cách hiệu quả. Từng bước của khung kế hoạch hành động
sẽ được trình bày càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng
để đạt được mục tiêu.

1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết)
      Chỉ có thể sử dụng khái niệm Kế hoạch hành động chiến lược để xây dựng Kế
hoạch nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng đã đề cập tới ở trên. Có thể thấy rằng :
thứ nhất, mục tiêu đạt được là khó khăn. Thứ hai, để đạt được mục tiêu cần có sự phối
hợp giữa các cơ quan liên quan, do vậy ngay từ đầu kế hoạch phải được thực hiện liên
ngành. Thứ ba, kế hoạch hành động phải là một tổ hợp của các giải pháp kỹ thuật, các
giải pháp kinh tế, các ưu tiên chiến lược, xây dựng năng lực, vấn đề nhận thức, thể chế,
chính sách.v.v. và quá trình thực hiện sẽ kéo dài hàng năm.Trong thời gian này, những
lựa chọn hành động ưu tiên sẽ có thể thay đổi do các vấn đề tài chính, kỹ thuật.v.v. và
những bài học kinh nghiệm rút ra, do vậy Kế hoạch cần phải được điều chỉnh cho phù
hợp (xem hình 2).


                                                                   2
            1                                               Chúng ta muốn
     Ngày nay chúng ta                                       tiến tới đâu?
       đang ở đâu?
                                                            Luật pháp, chính sách,
       Dự đoán và phân tích                                định hướng, các mục tiêu
            hiện trạng                                      chiến lược và phối hợp
                                                                  hành động



                                         Kế hoạch Hành động
                                          có tính Chiến lược
                                           sẽ được bắt đầu
                                           bằng cách trả lời
                                           bốn câu hỏi sau:
                                                                           3
                4                                                    Làm thế nào để
        Làm sao có thể đảm                                             thành công
        bảo chúng ta sẽ đạt
         được mục tiêu ?                                          Cần có xác định rõ ràng về
                                                                       kết quả và việc
       Các chỉ tiêu đánh giá, công tác                               thực hiện kế hoạch
        giám sát, các phương pháp
        kiểm tra và công bố kết quả


                        Hình 2. Các thành tố xây dựng KHHĐ chiến lược.
      Kiểm soát ô nhiễm được đặt trong bối cảnh phát triển chung có thể đạt được mục
tiêu tốt hơn so với việc xác định và thực thi những tình huống riêng rẽ. Nhưng điều này
đòi hỏi mỗi địa phương phải có công cụ kế hoạch hóa chiến lược cần thiết và các kinh
nghiệm. Điều đó cho phép việc quản lý các tình huống phức tạp, điều phối giữa nhiều tổ
chức, đưa ra các ưu tiên quyết định các mục tiêu phát triển của địa phương.
     Mục đích của việc lập kế hoạch là tạo điều kiện phối hợp giữa các cơ quan chức
năng, các tổ chức và thiết lập những mục tiêu chung cũng như phân công trách nhiệm
cho từng đơn vị. Nhằm đối mặt với những thách thức mới, người quản lý cần phải có Kế

                                             -8-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

hoạch hành động chiến lược như là công cụ quản lý hành chính. Kế hoạch hành động
chiến lược là phương thức để đánh giá một cách hệ thống về tình hình của một tổ chức,
xác định những mục tiêu dài hạn quan trọng, xây dựng những chiến lược để đạt được
những mục tiêu và bố trí những nguồn lực để thực hiện những chiến lược.
     Trước khi đề cập tới việc lập kế hoạch hành động, chúng ta phải tập trung vào
những yêu cầu tối thiểu đối với năng lực lập kế hoạch hành động chiến lược cần phải
có ở cấp địa phương để đảm bảo rằng việc thực hiện sẽ dẫn tới kết quả mong muốn.
Nếu chưa có những nguồn lực cần thiết thì cần phải xây dựng năng lực lập kế hoạch
trước khi xây dựng các kế hoạch hành động và lựa chọn những ưu tiên.

1.2.2. Quy trình xây dựng KHHĐKSON
      Việc xây dựng KHHĐKSONMT ở các địa phương sẽ được bắt đầu từ việc đánh giá
tình hình hiện tại tức là tình trạng nền ban đầu của KHHĐ. Nói một cách khác, đây là điểm
đối chứng để đánh giá sự thay đổi trong tương tai với những gì chúng ta mong muốn.
Nếu không có điểm đối chứng này thì hầu như không thể định lượng hóa được sự thay
đổi và ghi chép những kết quả của sự đầu tư. Đầu tư, thậm chí dẫn đến lợi nhuận, sẽ
luôn luôn chấm dứt nếu không đo đạc, định lượng được kết quả. Sự thay đổi, từ tình hình
ban đầu lên đến tình hình đã được cải thiện sẽ được đánh giá bằng biện pháp giám
sát/quan trắc với các chỉ số xác định
      Trong bối cảnh được sự trợ giúp tài chính của DANIDA, hợp phần PCDA tập trung
vào các khu vực đông dân cư, nghèo và sức khỏe, các thông số này sẽ trở thành các tiêu
chí lựa chọn quan trọng cho việc thực hiện các dự án bên cạnh các thông số kỹ thuật về
nguồn ô nhiễm, tài nguyên nước...Trong chu trình dưới đây (hình 3) chỉ ra các lớp thông
tin quan trọng cần xem xét để cuối cùng kết hợp với khung pháp lý, môi trường, phát triển
và chính sách đầu tư, định hướng và các mục tiêu được xác định. Lớp quot;Lập kế hoạchquot;
được minh họa làm thế nào các thông số được xem xét và đưa ra được KHKSON cấp địa
phương.
                                                                             Mật độ dân số


                                                                                 Sức khỏe


                                                                                 Đói nghèo


                                                                         Hiện trạng ô nhiễm


                                                              Tài nguyên thiên nhiên (nước)


                                                   Khung pháp lý, chính sách và định hướng



                                                                              Lập kế hoạch



Hình 2. Quy trình kết hợp hiện trạng, luật pháp, chính sách, tầm nhìn và , mục tiêu để xây dựng
                                    cơ sở cho KHHĐKSON


                                             -9-
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

1.2.3.   Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan
       Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch là xác định và lựa chọn 1 nhóm bao
gồm các bên có liên quan để xây dựng kế hoạch, có thể địa phương đã có những thành
viên cho nhóm này tại đơn vị có liên quan trong ngành môi trường. Thành phần và nhiệm
vụ của nhóm là để bảo đảm rằng KHKSON được lập khi có sự phối hợp của các bên có
liên quan và sau đó kế hoạch có được sự đồng thuận của các ban ngành và cộng đồng.
Điều này rất quan trọng khi tiến hành thực hiện về sau .
       Nhóm lập kế hoạch bao gồm đại diện của ít nhất các ngành sau: UBND tỉnh, môi
trường, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, các tổ
chức phi chính phủ trong nước và khu vực tư nhân.
       Vai trò của từng thành viên và đơn vị trong nhóm lập kế hoạch sẽ được xác định
trước khi lập kế hoạch. Do vậy, mỗi tỉnh phải xây dựng các hướng dẫn rõ ràng cho các
thành viên:
     •   Ai trực tiếp tham gia lập kế hoạch?
     •   Ai cung cấp những thông tin quan trọng cho quá trình lập kế hoạch?
     •   Ai sẽ nhận được bản kế hoạch?
     •   Ai ban hành bản kế hoạch?
       Rõ ràng là UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) sẽ đóng vai trò
chính trong các vấn đề kỹ thuật môi trường và quyết định. Nhóm lập kế hoạch phải tham
vấn Ban chỉ đạo để được ủng hộ. Hơn nữa nên : .
     •   Chỉ định ít nhất một người có đủ thẩm quyền để đưa ra quyết định chiến lược, ví
         dụ lựa chọn mục tiêu nào và cách để đạt mục tiêu
     •   Càng nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình lập kế hoạch càng tốt
     •   Những người chịu trách nhiệm viết và thực hiện kế hoạch cũng tham gia vào quá
         trình lập kế hoạch
     •   Chỉ định một người điều hành quá trình bao gồm các việc sắp xếp họp mặt, hỗ
         trợ thu thập thông tin quan trọng, theo dõi tiến độ…
     •   Điều hành viên phải lưu giữ hồ sơ những pha quan trọng trong quá trình lập kế
         hoạch để có thể dễ dàng cập nhật sau này.
1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch
1.2.4.1. Các nguồn lực
         Để xây dựng một kế hoạch chiến lược sẽ cần các nguồn lực như: con người, địa
điểm và các thứ khác (máy tính, thiết bị…). Một số công cụ, thiết bị gợi ý để có thể thu
thập được các thông tin chính xác và trình bày tốt:


 Công cụ đề xuất:
     •   Giấy can;
     •   Bảng can dùng để can ảnh và hình vẽ;
     •   Băng dinh trong;
     •   Bút chì đen, bút chì màu, bút màu, thước kẻ;
     •   Thiết bị GPS (để định vị nguồn ô nhiễm);
     •   Máy ảnh kỹ thuật số;
     •   Máy tính và máy in màu;
     •   Máy ghi âm để sử dụng trong các cuộc họp và hội thảo ;
     •   Bìa kẹp hồ sơ (để ghi chép tại hiện trường);
     •   Máy tính;
     •   Thước đo (30 mét).



                                            - 10 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương



     Để đáp ứng được yêu cầu của mỗi địa phương cụ thể sẽ cần cập nhật các nhu cầu,
xác định nơi lập kế hoạch, thời gian làm việc, cách đi thực địa và họp mặt ngoài trời…

1.2.4.2. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch
        Các loại bản đồ và ảnh chụp từ vệ tinh trên toàn lãnh thổ là một nguồn thông tin phù
hợp và cần thiết cho việc lập kế hoạch. Nhiều loại bản đồ này có thể dùng để đánh dấu vị
trí trí trong Kế hoạch hành động KSON. Đối với bốn tỉnh : Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng
Nam và Bến Tre, hợp phần PCDA đã hỗ trợ xây dựng các bản đồ để phục vụ cho các
mục đích này với tỉ lệ trong khoảng xấp xỉ 1: 200.000 đến 1:50.000. Loại bản đồ này được
xây dựng bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: ranh giới hành chính, mật độ dân cư,
khu vực nghèo đói, hiện trạng sức khỏe…Loại bản đồ này là công cụ hết sức cần thiết để
lựa chọn dự án và hành động có liên quan tới nội dung đã đề cập và phục vụ cho mục
đích trình bày nói chung.
Một ảnh chụp từ vệ tinh khác có thể khai thác trên internet là Google Earth, địa chỉ:
http://earth.google.com/. Tại địa chỉ này có thể tìm thấy hàng trăm ảnh chụp từ vệ tinh
miễn phí trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, tỉ lệ xấp xỉ giữa 1:40.000 và 1:10.000 sẽ
giúp các địa phương thu thập được các thông tin về địa hình, thủy văn ở mức độ tổng
quan. Ví dụ xem hình 4.




     Hình 4. Hình ảnh lấy từ Google Earth - internet (ở 1 vùng thuộc khu vực nghiên cứu)
       Đối với các địa phương không nằm trong danh sách được tài trợ bởi Danida hợp
phần PCDA có thể tìm thấy các bản đồ có sẵn miễn phí trên internet. Ta có thể tìm thấy
thông tin về đường sá, các lưu vực sông, đường ranh giới, các khu đông dân.v.v. Dữ liệu
để tạo nên bản đồ này có thể tìm thấy tại địa chỉ: http://www.maproom.psu.edu/dcw/,
trang web này được xây dựng nên nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục nhưng nếu
muốn sử dụng cần phải có 1 phần mềm về hệ thống thông tin địa lý (GIS). Có điểm thuận
lợi là dung lượng không lớn (do không có nhiều màu sắc) nên bản đồ này có thể sử dụng
trong các cuộc trình bày về các thông tin môi trường, xác định điểm nóng, các dự án khả
thi… Mặc dù độ chính xác của bản đồ không cao nhưng vẫn có thể dùng ở cấp tỉnh và



                                            - 11 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

huyện. Nếu cần độ chính xác cao hơn, ta có thể dễ dàng cập nhật, nâng cấp loại bản đồ
này với một chút kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về GIS.

 Lựa chọn và chuẩn bị bản đồ:
     •   Lựa chọn và xây dựng bản đồ hiện trạng cho toàn tỉnh;
     •   Nếu cần thiết có thể xây dựng bản đồ chi tiết hơn ở cấp huyện;
     •   Bản đồ chỉ bao gồm các chi tiết cần thiết nhất;
     •   Lưu ý tỷ lệ và tọa độ;
     •   Bản đồ dùng cho báo cáo chỉ cần nhỏ bằng khổ giấy A4, còn dùng cho hội
         thảo thì kích thước nên to bằng một bức tường.




 Hình 5. Ví dụ về bản đồ hiện trạng đánh dấu các điểm nóng , thông tin môi trường và vị trí các
                                        dự án ưu tiên

 Xây dựng bản đồ chủ đề
 Sau khi xây dựng bản đồ hiện trạng nên xây dựng 1 bản đồ chủ đề:
   • Các điểm và khu vực quan tâm;
   • Các điểm nóng (có thể được minh hoạ bằng ảnh chỉ ra vị trí bằng mũi tên trên
       bản đồ);
   • Khu vực dễ bị tổn thương (theo định nghĩa của bạn);
   • Xác định dự án (danh sách dài) minh hoạ bằng những con số;
   • Lựa chọn dự án ưu tiên (danh sách ngắn) từ 4 đến 6 dự án.


                                             - 12 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

1.3.     Khung kế hoạch hành động
Hình 6. dưới đây sẽ thể hiện những vấn đề chính của khung, miêu tả nội dung của
KHHĐKSON trong đó bao gồm cả cấu trúc hoá báo cáo (quyển 1)

       Thực trạng                      Thực trạng                         Chính sách,
       môi trường                      các văn bản                        Tầm nhìn và
                                        pháp quy                           mục tiêu



                 Xây dựng các hành động hay các dự án nhằm
                            cải thiện môi trường




                 Tính toán chi phí để xây dựng mỗi hành động




                Lựa chọn những hành động ưu tiên theo tầm
                quan trọng, chi phí, thời gian và định hướng

                                                                         Những phản hồi

                                  Tổ chức thực hiện




                                Thực hiện và giám sát

 Hình 6. Khái niệm tổng quát về khung kế hoạch (bao gồm các thành tố của KHHĐKSONMT và
                                      cấu trúc báo cáo)
     Mỗi ô tượng trưng cho một phần chính trong Khung kế hoạch hành động KSON và
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KSON. Khi đề cập tới phần nào thì ô tương ứng được
bôi đậm để người đọc tiện theo dõi.




2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSONMT

2.1.     Các thực trạng


                                            - 13 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

             Khung KHHĐ đã giải thích tầm quan trọng của việc miêu tả thực trạng trong
             KHHĐKSON cấp địa phương để đưa ra tình trạng tiền dự án và xác định
             nhu cầu kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực được lựa chọn (thực hiện các
             hành động và dự án).
              Tuy nhiên việc miêu tả thực trạng trong KHHĐKSON cấp địa phương là để
chỉ ra “bức tranh tổng thể” và không đi vào chi tiết như thực hiện ĐTM cho một dự án cụ
thể hay thiết lập các chương trình “giám sát tác động” chuyên dụng bao gồm các biến
số môi trường chi phí cao và sẽ làm chậm kế hoạch hành động. Nếu có nhu cầu cải
thiện năng lực giám sát tại địa phương thì nên đề xuất thành dự án và ưu tiên hoá,
đánh giá như các dự án khác.
      Do vậy miêu tả thực trạng nên tập trung vào những vấn đề then chốt tại địa
phương bên cạnh việc miêu tả tóm tắt tiêu chuẩn hoặc tóm lược hiện trạng môi trường.
Nếu vấn đề chung là nước thải thì nên xác định vị trí các nguồn thải lớn, đánh giá tải
lượng và tính thải lượng ra các lưu vực sông, hồ. Hơn nữa thông qua thông số quan
trọng có thể đánh giá chất lượng nước tại một vài vị trí chiến lược ở sông hồ. Và cũng
nên phân tích chất lượng nước của sông, ví dụ, chảy qua 2 tỉnh để xác định nồng độ ô
nhiễm tại vị trí đó. Đánh giá chất lượng nước nên tập trung vào các thông số chính như
BOD, N, P, COD…Nếu tại địa phương có các nguồn ô nhiễm tập trung gồm các nhà
máy lớn xả thải các kim loại nặng, phụ phẩm hoá dầu…thì cần được đánh giá bởi các
chuyên gia.
       Hình dưới đây là một ví dụ xác định vị trí đánh giá nguồn BOD tuỳ theo mức độ .
Cũng áp dụng phương pháp tương tự đối với với các loại ô nhiễm khác. Việc xác định vị
trí và đánh giá riêng cho từng loại ô nhiễm, ví dụ ô nhiễm không khí (PM); chất thải rắn
không thu gom, chất thải y tế không xử lý, các nguồn thải nguy hại chưa được giải
quyết, chính là đầu mối hiện trạng trước khi thực hiện KHHĐ cấp địa phương và các
hành động, dự án được thực hiện nên cho thấy tác động tới việc xác định vị trí và đánh
giá trong tương lai.




Hình 7. Ví dụ minh họa đánh giá và xác định vị trí tải lượng BOD tuỳ theo mức độ nguồn thải. Cỡ
                     độ lớn nhỏ của vòng tròn thể hiện mức độ nguồn thải.

2.1.1. Môi trường tự nhiên




                                            - 14 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

       KHHĐKSON phải phản ánh được các đặc điểm tự nhiên của địa phương, đó là
điểm quan trọng trong kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; như: địa lý, địa hình, khí hậu, thủy
văn và ngữ cảnh hiện tại của bản đồ hành chính địa phương.

2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội
        KHHĐKSON phải miêu tả và đánh giá được tốc độ phát triển dân số và tình
trạng sức khỏe, kinh tế chung của địa phương. Đối tượng cải thiện chất lượng môi
trường trong vùng đói nghèo và thực trạng kinh tế xã hội vùng đông dân cư là rất quan
trọng trong việc hỗ trợ nhóm thực hiện kế hoạch.

2.1.3. Thực trạng môi trường
        Trên cơ sở các thông tin về chất lượng không khí, nước, đất, sinh thái, chất thải
rắn, chất thải y tế, chất thải nguy hại và các thông tin khác, KHHĐKSON phải mô tả các
thực trạng như là cơ sở cho sự so sánh kết quả chuyển biến trong tương lai từ khi các
hành động được thực hiện. Các mô tả vấn đề ô nhiễm hiện tại phải kể tới nguồn phát
sinh:
     -       Khu vực thành phố
     -       Công nghiệp
     -       Các làng nghề thủ công
     -       Các bãi rác
     -       Nuôi trồng thủy sản
     -       Nông nghiệp
     -       Chất thải rắn, nguy hại và chất thải y tế của địa phương
     -       Các loại hình khác

2.1.4. Thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm
       Để phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật phù hợp cho việc hoàn thiện các đối
tượng của kiểm soát ô nhiễm, các địa phương phải phân tích tình hình hiện tại và khả
năng trong của các lĩnh vực sau:
     -       Điều tra và quan trắc;
     -       Quan sát môi trường;
     -       Đánh giá tác động môi trường và các công cụ pháp lý khác;
     -       Sản phẩm sạch;
     -       Kiểm toán chất thải;
     -       Xử lý ô nhiễm không khí;
     -       Xử lý chất thải công nghiệp;
     -       Công nghệ;
     -       Nghiên cứu khoa học;
     -       Xử lý nước thải;
     -       Thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực thành thị;
     -       Xử lý chất thải nguy hại;
     -       Xử lý chất thải y tế;
     -       Giáo dục và tuyên truyền;
     -       Sự tham gia của cộng đồng.



                                            - 15 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

2.2    Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật
              Để xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm mỗi tỉnh
              cần đánh giá:
              •   Hiện trạng tổ chức và thực hiện các văn bản pháp quy;
              •   Làm rõ những khó khăn, tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật;
              •     Đề xuất hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống văn bản pháp quy
                  ở cấp Trung ương v à địa phương;
             •   Sắp xếp ưu tiên theo trật tự ban hành các văn bản pháp quy, hướng
             dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết tại địa phương nhằm thực hiện
             KHHĐKSON.
      Để giúp việc phân tích và đánh giá hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới kiểm
soát ô nhiễm, hình dưới đây chỉ ra cấp văn bản pháp quy trong hệ thống văn bản pháp
luật môi trường cần đề cập, xem xét và đánh giá.

                      Luật                                   - Luật Bảo vệ Môi trường 2005
                                                             - Luật tài nguyên nước 1998
                                                             - Luật đất đai 2003
                                                             ….
             Nghị Quyết/Nghị Định                                                 - Nghị Quyết số 41/NQ-
                                                                                  TW
                                                     - Quyết định số              -Nghị định số
                                                     256/2003/QD-TTg              80/2006/ND-CP
                   Quyết định                        - Quyết định số              - Nghị định
                                                     328/2005/QD-TTg              81/2006/ND-CP
                                                     - Quyết định số
                                                     155/1999/QD-TTg
                    Thông tư                         ......
                                                                                     - Thông tư số 276-
                                                                                     TT/MTg
                                                                                     - Thông tư số
                   Tiêu chuẩn                        - Tiêu chuẩn môi                01/2001/TTLB-
                                                     trường Việt Nam                 BKHCNMT-BXD
                                                     TCVN-1995; TCVN –               …
                                                     2001; TCVN-2005;
                   Hướng dẫn                         TCVN 6696-2000

                                                                                  - Hướng dẫn quy trình
                                                                                  kỹ thuật kiểm soát ô
                                                                                  nhiễm nước do các
              Quyết định cấp địa
                  phương
                                                      Công việc                   hoạt động công nghiệp
                                                                                  …
                                                       của bạn

  Hình 8 Thứ tự các văn bản Luật, Nghị quuyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Tiêu chuẩn,
 hướng dẫn và Quyết định cấp địa phương phục vụ việc đánh giá thực trạng hệ thống văn bản
                                         pháp luật.

2.3.   Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu
             Văn bản quan trọng liên quan tới chính sách môi trường Việt Nam là Chiến
             lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã được phê chuẩn, cập nhật hệ thống
             ĐTM và thông qua Chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự
             21). Tuy nhiên, đối với những KHHĐKSONMT cấp địa phương, các tỉnh
             phải tự xây dựng tầm nhìn cho tương lai. Hướng dẫn này sẽ giải thích mối
quan hệ giữa các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường và 5
thành tố tầm nhìn, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các dự án và hành động và cách
phân tích chức năng của hệ thống quản lý môi trường (phân tích SWOT).


                                            - 16 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

       Để lập chiến lược KSON nhóm xây dựng kế hoạch nên tiến hành phân tích
SWOT về sự hoạt động của hệ thống môi trường hiện tại bao gồm cả kiểm tra và kiểm
soát ô nhiễm tại địa phương. Từ việc này sẽ rút ra được nhiều ý kiến hay để xây dựng
tầm nhìn cũng như xác định cần xây dựng cái gì và cải thiện điều gì. Sau đó sự thành
công của Kế hoạch KSON sẽ phụ thuộc vào các ban ngành, cơ quan và đội ngũ nhân
viên của họ. Phân tích SWOT sẽ nêu bật những xu hướng quan trọng của địa phương
trong từng tình huống riêng biệt và đặt nó trong bối cảnh năng lực quản lý về môi
trường hiện tại. Có thể sự phân tích đầu tiên sẽ cho thấy nhiều vấn đề hơn là điểm
mạnh nhưng sẽ cho phép quyết định cần phải xây dựng năng lực và các vấn đề khác ở
đâu. Điều này rất quan trọng cho việc thiết lập và tiến hành KHHĐKSON và xây dựng
năng lực môi trường tại địa phương. Việc phân tích SWOT không chỉ quan tâm tới hiện
trạng môi trường gần đây mà còn cả những cơ hội và thách thức trong tương lai.
Ví dụ các vấn đề cần xác định và đánh giá trong SWOT có thể là:
   •   Các điểm mạnh về nguồn lực và nhân lực của hệ thống ĐTM cấp địa phương;
   •   Các điểm mạnh trong 1 cơ cấu luật pháp tương đối rành mạch;
   •   Các điểm mạnh của 1 bộ máy các quy định hoạt động tương đối tốt;
   •   Mức độ hiệu quả của hệ thống ĐTM;
   •   Xác định tính hiệu quả của quá trình sàng lọc và lựa chon để đảm bảo rằng công
       tác quản lý hành chính cũng thực sự chú ý vấn đề ô nhiễm;
   •   Xác định bao nhiêu nguồn ô nhiễm theo điểm trên thực tế ảnh hưởng tới nước
       ngầm và các dòng sông gần đó;
   •   Xác định sự đầy đủ của thông tin dữ liệu về hiện trạng, mạng lưới lấy mẫu, quá
       trình phân tích và lấy mẫu, cách tiếp cận với dữ liệu (nếu có);
   •   Xác định xem liệu đánh giá môi trường có tập trung vào cả ảnh hưởng sơ cấp và
       thứ cấp hay không?
   •   Đánh giá hiện trang giám sát (quan trắc) và việc thực hiện hệ thống giám sát;
   •   Đánh giá việc tham gia của công chúng;
   •   Đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM;
   •   Điều tra xem liệu có sự phối hợp giữa các cơ quan trong các vấn đề về môi
       trường;
   •   Đánh giá cơ hội nâng cao giáo dục và nhận thức về môi trường;
   •   Đánh giá cơ hội về việc tuân thủ quy định trong các nhà máy;
   •   Đánh giá tiềm năng trong việc thúc đẩy đánh giá môi trường chiến lược;
   •   Phân tích những mối đe doạ, ví dụ từ tính không hiệu quả và phức tạp của thủ
       tục hành chính trong lĩnh vực môi trường;
   •   Đánh giá những mối đe doạ từ những chính sách ủng hộ sự phát triển kinh tế có
       thể dẫn tới tập trung quá nhiều vào kinh tế và quá ít cho những ảnh hưởng môi
       trường lâu dài;
   •   Phân tích những đe doạ đối với môi trường từ việc không lập kế hoạch, không
       kiểm soát và sự phát triển bừa bãi của các nhà máy quy mô nhỏ.
     Cả điểm mạnh và điểm yếu cần phải được phân biệt và ưu tiên hoá dựa trên 1 loạt
các vấn đề bao gồm:

                                            - 17 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

   •   Liệu điểm mạnh/điểm yếu là 1xu hướng hiện tại, đang thịnh hành, đang xuống
       dốc hay chỉ tức thời?
   •   Điểm mạnh/điểm yếu có ảnh hưởng trong bao lâu và sẽ diễn ra khi nào?
   •   Ảnh hưởng của điểm mạnh/điểm yếu là quan trọng hay không quan trọng?
   •   Liệu có thể kiểm soát ảnh hưởng của điểm mạnh/điểm yếu không?
     Các yếu tố bên ngoài có thể hoặc là cơ hội hoặc là mối đe doạ. Cơ hội là những
yếu tố làm phát triển 1 khu vực một cách thuận lợi hơn, ví dụ sự phát triển nhanh trong
công nghệ sạch và sản xuất sạch trong ngành công nghiệp.
      Những ví dụ khác về các yếu tố bên ngoài bao gồm: phi tập trung dịch vụ, dùng
những thiết bị quan trắc môi trường dễ sử dụng và tốt hơn, tiếp cận các thông tin và
kinh nghiệm quốc tế nhiều hơn…Những thách thức là những xu hướng vô ích hay là sự
phát triển làm tăng ảnh hưởng tới môi trường, ví dụ một nền kinh tế phát triển mạnh
nhưng việc nâng cao năng lực môi trường không theo kịp. Ví dụ cuối cùng của yếu tố
bên ngoài là: 1 cơ hội đối với một phần của cộng đồng và là 1 thách thức đối với một
phần khác.
     Nên đánh giá liệu cơ hội/ thách thức là một xu thế hiện tại, tức thời, đang lên hay
đang xuống.
   •   Cơ hội và thách thức có ảnh hưởng trong bao lâu và khi nào sẽ diễn ra?
   •   Ảnh hưởng của cơ hội/thách thức là quan trọng hay không?
   •   Liệu có thể kiểm soát ảnh hưởng của cơ hội/mối đe doạ?
       Sau khi hoàn thành việc phân tích SWOT và xác định được những vấn đề lớn,
việc Lập Chiến Lược phù hợp có thể bắt đầu. Kết quả của việc phân tích SWOT sẽ
giúp xác định các mục tiêu, chiến lược, các dự án khả thi và các hoạt động hỗ trợ.

2.3.1. Thể chế
      Xác định những cơ quan chức năng nào quản lý hoặc đồng quản lý khu vực nào.
Ví dụ : nước, là một trong số 4 nguồn quan trọng được quản lý bởi một số cơ quan
chức năng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng : nước uống, nước sử dụng trong
ngành thủy điện, nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp, nước tưới tiêu, nước nuôi
trồng thủy sản, nước xả thải…vv
      Việc phân bổ trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan đến mỗi nguồn ô nhiễm hay
kế hoạch hành động là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp tác và phối hợp liên
ngành (hình 9). Điều này có ưu điểm là liên kết được cá nhân/cơ quan ra quyết định với
một hành động cụ thể chứ không phải là truy tìm một thành phần ô nhiễm riêng biệt từ
nhiều nguồn, nhiều đơn vị. Đối với một vấn đề có thể có nhiều cơ quan cùng tham gia
giải quyết, phải có sự phân bổ trách nhiệm tại mỗi tỉnh bởi vì mỗi địa phương đều hiểu
rõ vấn đề cùng các giải pháp có liên quan.




                                            - 18 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương


                      Trách nhiệm của các cơ quan chức năng



                                          UBND Tỉnh




                                           Sở TNMT



                                                                             CTR

                       Sở Công nghiệp

                                                               Sở Xây dựng
   Công nghiệp
                                                                                   Chất thải
                                                                                   sinh hoạt



                    Sở NNPTNT                              Sở Y tế
                                        KSON và giám
             Nông nghiệp                sát môi trường     Bệnh viện


Hình 9. Lập sơ đồ phân bổ quyền hạn của các cơ quan đối với các nguồn ô nhiễm theo điểm và
theo diện. Khi đề ra kế hoạch thì mối quan hệ giữa các cơ quan phải rõ ràng và thoả thuận giữa
                            các bên phải được soạn thảo kỹ lưỡng.

2.3.2. Chính sách
    Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương nên tập trung vào các
chính sách để đạt được mục tiêu, các chính này nên được tập trung vào:
   •    Việc ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, bao
       gồm cả việc xây dựng những tiêu chuẩn rõ ràng đối với những thông số ô
       nhiễm;
   •   Xây dựng những chính sách kinh tế liên quan tới môi trường;
   •   Tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên, quá trình sản xuất. vận chuyển
       lưu trữ, xử lý chất thải và hệ thống tiêu huỷ an toàn;
   •   Xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn tại nguồn;
   •   Đặc biệt lưu ý tới nguồn ô nhiễm hoá học, phóng xạ và các chất gây ô nhiễm
       sinh học;
       Tầm nhìn chính sách môi trường nhằm phòng ngừa ô nhiễm:
   •   Đẩy mạnh năng lực quản lý, đầu tư, cưỡng chế và các biện pháp phòng ngừa ô
       nhiễm nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại;
   •   Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục công tác phòng ngừa ô nhiễm
       cho cộng đồng;
   •   Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững khu sinh thái và đô thị nông thôn;
   •   Áp dụng công nghệ sạch đối với công nghệ mới hoặc phải có những thiết bị
       giảm ô nhiễm và hệ thống xử lý chất thải phù hợp;


                                              - 19 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

     •     Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và/hoặc công nghệ cụ thể/phù hợp để xử
           lý ô nhiễm môi trường;
     •     Đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn môi trừơng để tiếp cận với các tiêu chuẩn từ
           các quốc gia khác trong khu vực.

2.3.3. Xây dựng tầm nhìn
      Tầm nhìn là hình ảnh chỉ dẫn tới sự thành công, được hình thành dưới hình thức
đóng góp cho xã hội. Tầm nhìn có thể đưa ra những kỳ vọng, sự khao khát và hiệu qủa
mà mỗi địa phương đều mong muốn đạt được hoặc mơ ước hiện thực hóa nó trong một
ngày nào đó khi nói về việc kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy tại sao chúng ta lại phải lo lắng
nếu không có được một tầm nhìn sâu rộng, mạnh mẽ, hấp dẫn và có giá trị? Cũng
giống như một kế hoạch chiến lược, xây dựng một tầm nhìn được bắt đầu dựa trên trực
giác cũng như mong ước. Là một phần của quá trình vận dụng trí tuệ tổng hợp từ các
chuyên gia/cán bộ, những người lãnh đạo và những người có liên quan về điều họ
muốn hòan thành trong tương lai. Hãy nói và viết lại những giá trị đạt được khi theo
đuổi tẩm nhìn đó. Những ý kiến trái lập không phải là một vấn đề. Đó là quá trình dám
thách thức và đạt được những giấc mơ và tầm nhìn có giá trị- những giấc mơ về thay
đổi môi trường và nghề nghiệp mà những người có liên quan đang sẵn sàng làm việc
chăm chỉ để đạt được điều đó. Nếu đây là lần đầu tiên địa phương xây dựng một tầm
nhìn để có thể chia sẻ với nhiều cơ quan và những người có liên quan thì chúng ta rất
nên mời các chuyên gia giúp chúng ta thực hiện các hội thảo. Và nhớ sử dụng kết quả
từ các phân tích SWOT làm dữ liệu đầu vào.

            Thông tin về hiện trạng ô nhiễm              Tầm nhìn của Địa phương

                                            Thiết lập
                                           các ưu tiên

                                       Các mục tiêu chiến lược



               Mục tiêu 1                  Mục tiêu 2                    Mục tiêu n



                            Chỉ số 1          Chỉ số 2        Chỉ số n


  Hình 10. Tầm nhìn là nền tảng quan trọng nhất để từ đó đưa ra các mục tiêu. Điều kiện tiên
 quyết để xây dựng tầm nhìn là thông tin về hiện trạng, ví dụ ảnh hưởng của môi trường đối với
       các các hoạt động địa phương lên môi trường và tình trạng xã hội của người dân.

 Các bước để viết tầm nhìn:
 •       Sắp xếp tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các cơ quan và những người có
         liên quan để cùng suy nghĩ và thảo luận cho các dữ liệu đầu vào của tầm nhìn;
 •       Phác thảo tầm nhìn sơ bộ dựa trên kết quả đã thảo luận;
 •       Gửi bản phác thảo tới các cơ quan và các bên có liên quan để họ góp ý;
 •       Biên tập và hoàn thiện tầm nhìn dựa trên những đóng góp thu được;
 •       Gửi bản phác thảo tới các cơ quan đối tác và những người có liên quan để họ phê
         duyệt.


                                                - 20 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương



 Phương thức tập trung vào tầm nhìn:

     •   Tầm nhìn phải cung cấp được nội dung mà địa phương đạt được trong 5 hoặc
         10 năm nữa
     •   Đưa ra ý tưởng của một môi trường tương lai lý tưởng cho địa phương, đảm
         bảo các giá trị và các nguyên tắc định hướng tập trung cho sự hình thành Kế
         hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm
     •   Đóng vai trò tham khảo nhằm giúp các bên liên quan (và cộng đồng) tập trung
         vào các vấn đề trọng điểm
     •   Cung cấp và hướng dẫn các quyết định dài và ngắn hạn
     •   Không phải lúc nào cũng hoàn thành trọn vẹn nhưng phải đua ra được những
         hình ảnh cụ thể và rõ ràng để địa phương hướng tới
     •   Nên bao gồm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sự diễn giải một cách tổng thể
         của địa phương vê 4 mục đích chính trong quyết định 328
     •   Miêu tả về tương lai chứ không miêu tả cách thức địa phương đạt được tương
         lai đó
     •   Có khung thời hạn hợp lý, có thể kiểm soát được như từ 5 đến 10 năm
     •   Mời các bên có liên quan tham gia nhóm thực hiện để cùng đóng góp xây
         dựng ý kiến
     •   Đảm bảo rằng tầm nhìn đó mang tính thiết thực và có tính khả thi


      Nhìn chung, tầm nhìn yêu cầu sự tham gia tổng thể của các cơ quan và những
người liên quan. Họ phải cân nhắc kỹ khi cố gắng làm rõ và diễn giải tầm nhìn để đưa
vào những chiến lược cụ thể và các mục tiêu chiến lược nhất định. Hơn nữa, những
mục đích chiến lược này cũng cần phải được diễn giải thành một khối lượng lớn các
mục tiêu liên quan và có thể hiểu được để rồi những mục tiêu đó còn phải được thảo
luận với các bên liên quan. Những hoạt động riêng lẻ của các bên tham gia nên tập
trung vào mục đích và mục tiêu.
     Dựa trên tầm nhìn và mục tiêu chung do địa phương xây dựng và quyết định, do
đó các mục tiêu cụ thể cần phải được xác định rõ ràng. Ví dụ như:
   1) Giảm thiểu chất độc không khí cho thành phần a) tới xx ppm;
   2) Xác định những nguồn ô nhiễm nghiêm trọng trước (ngày);
   3) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường do vậy không vượt quá các tiêu
      chuẩn quốc gia về chất lượng nước và không khí;
   4) Xóa bỏ việc thải vào nước các chất độc hại và bảo đảm các phương pháp xử lý
      cho các chất đó;
   5) Xóa bỏ việc làm tăng mức ô nhiễm nước (thành phần cụ thể) so với tình trạng
      trong năm;
   6) Đảm bảo nước bề mặt đạt được tiêu chuẩn cần thiết về an tòan sử dụng cho
      con người (cụ thể).
      Khi tầm nhìn đã được hình thành và thông qua, nó luôn được trình bày cùng với
mục tiêu chung,mục tiêu cụ thể, các kế hoạch và các hoạt động để đưa ra các quyết
định trong một bối cảnh hợp lý và một cách chính thể luận. Điều này được thực hiện
một cách đơn giản như đã trình bày trong bảng ví dụ dưới đây. Liên kết tầm nhìn, mục
tiêu chung và mục tiêu cụ thể sẽ cho phép các nhóm xây dựng và phát triển mối liên hệ
giữa mục tiêu khi phát triển các kế hoạch chiến lược và tiêu chí để đưa ra sự lựa chọn.

                                            - 21 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

Sự hình thành và chọn lựa của các Dự án và Hoạt động sẽ cho thấy mối quan hệ tốt
đẹp của các dự án với mục tiêu.
     Khi quá trình lập kế hoạch được thực hiện theo phương thức này nó sẽ chỉ ra
cách lựa chọn các kế hoạch và ưu tiên dựa trên nền tảng các tiêu chí mục tiêu. Do đó,
sẽ làm tăng khả năng tìm kiếm đầu tư cho các dự án và tăng tính khả thi của chúng.
Bảng 1: Mẫu xây dựng tầm nhìn cùng với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, kế hoạch và
các hoạt động. Sau khi xây dựng tâm nhìn thì nên điền vào bảng dưới dạng khuôn mẫu
sau:
                     Các mục tiêu        Các mục tiêu
    Tầm nhìn                                                 Các dự án   Các hoạt động
                        chung               cụ thể


 Đến năm 2010
 địa phương sẽ
 có…;




2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung
     Một trong những điều quan trọng nhất khi xây dựng mục tiêu chung là phải đảm
bảo chúng theo đúng định hướng từ tầm nhìn. Mục tiêu đại diện cho một lĩnh vực nhất
định mà kế hoạch hành động kiểm soát môi trường sẽ tập trung để đạt được tầm nhìn.
Rất nhiều mục tiêu được xác định song chúng có thể được sàng lọc bằng cách xác định
vấn đề trọng tâm và ưu tiên. Trong giai đoạn này các mục tiêu phải được chọn lọc để có
thể phản ánh tầm nhìn của tương lai. Các vấn đề trọng tâm được xác định trong các
phân tích SWOT và những nhu cầu cấp thiết cũng như các ưu tiên lớn nhất của địa
phương (xem phần 2.3).
      Rất nhiều mục tiêu được xác định bằng việc sử dụng phân tích SWOT và tầm
nhìn. Tuy nhiên, số lượng mục tiêu cũng cần được giới hạn nếu không chiến lược sẽ
mất đi sự trọng tâm. Vì vậy, chỉ nên có khoảng từ 5 đến 6 mục tiêu. Về mặt lý tưởng kế
hoạch chiến lược kiểm soát ô nhiễm sẽ kết hợp cả các mục tiêu ngắn và dài hạn để có
thể cung cấp các kết quả một cách liên tục trong suốt thời gian đã định của chiến lược.
Khi xem xét việc lựa chọn và ưu tiên của mục tiêu, các nhóm nên chú tâm vào các nhân
tố trọng điểm quyết định tính khả thi của mục tiêu:
   •   Mục tiêu có liên quan đến hiện trạng môi trườngriêng biệt ở địa phương và cả
       mặt chính trị, xã hội và những biến động kinh tế hay không?
   •   Mục tiêu có theo đúng định hướng của tầm nhìn?
   •   Trong bước lựa chọn mục tiêu, những tác động tiềm ẩn nào có thể dẫn tới sự
       thành công của mục tiêu hoặc khả năng giải quyết vấn đề của địa phương?


                                            - 22 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

   •   Các hành động đang thực hiện có hỗ trợ cho mục tiêu?
   •   Mục tiêu là kết quả ngắn, trung bình hay dài hạn?
Bảng 2: Điền vào cùng 1 mẫu sau khi xây dựng các mục tiêu

                      Các mục tiêu        Các mục tiêu                   Các hoạt
    Tầm nhìn                                                 Các dự án
                         chung               cụ thể                       động
                    Mục tiêu 1:Để
  Vào năm           thay  đổi  địa
  2010, địa         phương…
  phương sẽ         Mục tiêu 2: Đảm
  có…               bảo sự cung cấp
                    thích hợp…

                    Mục tiêu 3: Để
                    xây dựng năng
                    lực con người
                    phục vụ cho…




                    Mục tiêu 4: Để
                    thu    hút    thêm
                    nhiều dự án đầu
                    tư từ các cá nhân,
                    các khu vực công
                    và thứ ba

2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể
   Xây dựng các mục tiêu cụ thể:
   •   Mục tiêu cụ thể chi tiết hơn mục tiêu chung, nó cung cấp một cách chi tiết và
       phương pháp xác định các thành phần cụ thể của mục tiêu chung;
   •   Mục tiêu cụ thể nên ở mức vừa phải, dễ quản lý về mặt thời gian hay các chỉ số
       sản phẩm/kết quả;
   •   Mỗi mục tiêu chung sẽ có một vài mục tiêu cụ thể từ ngắn hạn, trung hạn đến
       dài hạn;
   •   Mục tiêu cụ thể nên nằm trong phạm vi có thể đạt được và nên dựa trên các thu
       thập về tình trạng môi trường trong khu vực địa phương và phân tích SWOT;
   •   Mục tiêu cụ thể là phần bổ sung, nghĩa là không nên có tác động tiêu cực lên
       các mục tiêu chung hoặc mục tiêu khác. Ví dụ đề xuất thiêu hủy các chất thải
       rắn hoặc chất thải y tế có thể xung đột với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi


                                            - 23 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

       trường ở địa phương. Vì vậy, tốt nhất là làm thế nào để hai mục tiêu này có thể
       bổ trợ cho nhau.
      Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đều là những cách thức giải quyết các vấn đề
được xác định trong việc đánh giá môi trường địa phương. Chúng đều vạch rõ việc lựa
chọn các dự án kiểm soát ô nhiễm và các hoạt động cũng như các kết quả dự đoán (có
thể thực hiện được) của công tác kiểm soát ô nhiễm. Chúng tạo nên nền tảng cho việc
thực thi chiến lược. Do vậy sự thành công của chiến lược kiểm soát ô nhiễm được đánh
giá dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược tổng thể.
     Khi xây dựng các mục tiêu cần cân nhắc những vấn đề sau:
       •   Các kết quả dự đoán cuối cùng của mục tiêu có được trình bày rõ ràng
           không?
       •   Mục tiêu có khả năng thực thi, có thể xác định được số lượng hoặc/và có thể
           nhận thấy được?
       •   Mục tiêu có tính hiện thực và có khả năng thực thi không? khi trong điều kiện
           môi trường địa phương và năng lực quản lý hiện có.
       •   Mục tiêu có đặt ra ngày cụ thể? Có thể có giới hạn về thời gian cho mục tiêu
           đó.
       Sẽ có rất nhiều đòi hỏi khác nhau để đưa ra các mục tiêu cho kế hoach hành
động kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy, cần phải xác định các yếu tố ưu tiên. Một vài tiêu chí
để xác định tính ưu tiên của mục tiêu bao gồm:
       •   Bản chất tương đối, phụ thuộc và bổ trợ của một mục tiêu với các mục tiêu
           khác.
       •   Những nhóm lợi ích nhất định trong việc lựa chọn một mục tiêu so với các
           mục tiêu khác.
       •   Đóng góp của mục tiêu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung và tầm nhìn.
       •   Khả năng đạt được mục tiêu: Những tác động nào cần phải vượt qua để có
           thể thực hiện mục tiêu? Vấn đề nào cần giải quyết trong quá trình thực hiện
           mục tiêu.
       •   Khả năng của địa phương trong việc đảm bảo các nguồn cần thiết, trong việc
           tác động và hỗ trợ để thực hiện mục tiêu?
Mức động hỗ trợ của cộng đồng trong việc phát triển và hiện thực hóa mục tiêu
Bảng 3. Điền vào cùng 1 mẫu sau khi xây dựng các mục tiêu cụ thể
                    Các mục tiêu       Các mục tiêu cụ                     Các hoạt
   Tầm nhìn                                                   Các dự án
                       chung                thể                             động
                   Mục tiêu 1:Để Mục tiêu1: 01:
 Vào năm           thay đổi địa Vào năm 2010,
 2010, địa         phương…       cải thiện tình
 phương sẽ                       trạng      môi
                                 trường….




                                            - 24 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

                    Các mục tiêu       Các mục tiêu cụ                    Các hoạt
     Tầm nhìn                                                 Các dự án
                       chung                thể                            động
 có…               Mục tiêu 2:         Mục tiêu 2: 01:
                   Đảm bảo sự          Vào năm 2010
                   cung cấp thích      đảm bảo, thông
                   hợp…                qua việc sử dụng
                                       các câu hỏi điều
                                       tra về thái độ….
                   Mục tiêu 3: Để      Mục tiêu 3: 01:
                   xây dựng năng       Vào năm 2015,
                   lực còn người       đảm bảo sự đầu
                   phục vụ cho…        tư và các kế
                                       hoạch thích hợp
                                       được thực hiện
                                       nhằm loại bỏ
                                       hoặc giảm thiểu
                                       Mục tiêu 3: 02:
                                       Năng lực thích
                                       hợp được ..


                   Mục tiêu 4: Để      Mục tiêu 4: 01:
                   thu hút thêm        Tăng cường mức
                   nhiều dự án         đầu tư trong địa
                   đầu tư từ các       phương về công
                   cá nhân, các tổ     nghệ sạch trong
                   chức                lĩnh vực X và Y


3.     Các dự án và hành động

3.1.    Phân tích lựa chọn các dự án và hành động
              Mục này đưa ra các ví dụ miêu tả tóm tắt các dự án và hành động đối với
              các vấn đề ô nhiễm ở các cấp độ khác nhau bao gồm: 1) Hoàn thiện các
              công cụ bảo vệ môi trường (ĐTM, Hướng dẫn…); 2) Hoàn thiện các quy
              trình (ĐTM, tích lũy, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá rủi ro môi
              trường …); 3) Hoàn thiện các công cụ pháp lý và hiệu quả thực thi; 4) Một
loạt các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể; 5) Các khía cạnh khác nhau
từ sự tham gia của cộng đồng; 6) Thực trạng quan trắc; 7) Giải pháp thông qua hợp tác
liên ngành; 8) Các công cụ hành chính.
       Mỗi địa phương cần quan tâm tới danh sách này, phân tích và đưa ra các hành
động khác nhau để đạt được chất lượng môi trường như mong muốn theo mục tiêu
ngắn, trung bình và dài hạn đã đặt ra cho kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp
địa phương.

3.1.1. Các quy định

                                            - 25 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

    Dưới đây là những hành động thường liên quan tới các địa phương, mỗi địa
phương có thể tham khảo, đối chiếu để lập kế hoạch.
Hành động 1: Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện thời:
     Một lợi thế là chúng ta đã có hệ thống ĐTM. Việc hoàn thiện hệ thống sẽ cho thấy
hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Hệ thống ĐTM nên trở thành một công cụ thực tiễn
cho việc kiểm soát và giảm thiểu sự ô nhiễm và những thủ tục không cần thiết thuộc
trong quản lý hành chính. Hệ thống ĐTM cần được tiến hành cả trong khuôn khổ luật
pháp và kĩ thuật. Nội dung của hành động nên tập trung vào:
   -   Bổ sung, hoàn thiện các nội dung còn thiếu hoặc bất cấp đối với địa phương;
   -   Hiện đại hoá và cập nhật các thông tin, phương pháp kỹ thuật mới;
   -   Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện ĐTM.
Hành động 2: Hoàn thiện các hướng dẫn ĐTM
     Các hướng dẫn được cải thiện sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn từ ĐTM trong lĩnh
vực giảm thiểu ô nhiễm. Hiện tại các địa phương còn thiếu các hướng dẫn ĐTM cho
một số ngành đặc thù hoặc các hướng dẫn ĐTM cho các dự án phát triển mang tầm vĩ
mô… Điều này gây khó khăn cho công tác KSON. Nội dung của hành động sẽ bao gồm:
   -   Hiện đại hoá và cập nhật các hướng dẫn đã có;
   -   Bổ sung, hoàn thiện các hướng dẫn mới cho các ngành lĩnh vực còn thiếu;
   -   Xây dựng các hướng dẫn thao tác kỹ thuật thực hiện ĐTM.
Hành động 3: Cấp phép cho các nhà tư vấn lập ĐTM
      Để đảm bảo chất lượng của ĐTM, chỉ có những nhà Tư vấn được cấp phép và
đăng ký mới được lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và báo cáo ĐTM. Trong
trường hợp thực hiện sai nghiêm trọng giấy phép sẽ bị rút lại. Kinh nghiệm quí báu từ
nhiều nước trên thế giới cho công tác KSON là phải duy trì hệ thống cấp phép này. Các
nội dung của hành động này bao gồm:
   -   Xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện hành nghề ĐTM;
   -   Tổ chức phân cấp cấp giấy phép;
   -   Quy định các mức phí lập báo cáo.
Hành động 4: Tuân thủ hậu ĐTM
      Hiện nay rất ít khi việc tuân thủ hậu ĐTM được thực hiện. Hành động nên được
thực hiện và triển khai một cách nghiêm túc vì nó sẽ mang đến những giảm thiếu đáng
kể chất thải. Nhiều ví dụ tích cực từ các nước khác cho thấy là dễ dàng áp dụng, nếu
như có quy định chặt , hậu ĐTM sẽ rất hiệu quả. Các nội dung của hành động này tập
trung vào:
   -   Xây dựng các quy định kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các
       dự án đầu tư phát triển
   -   Xây dựng các hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý chất thải
   -   Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ công tác bảo vệ môi trường
   -   Xây dựng hệ thống giám sát tự động từ xa
   -    Lập báo cáo định kỳ công tác quan trắc/giám sát môi trường

3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ về môi trường


                                            - 26 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

       Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định số 80 NĐ/TTG ngày
9/8/2006 đã tạo điều kiện cho công tác bảo vệ môi trường. Chương 3 của Luật bảo vệ
môi trường và Hướng dẫn thi hành nhấn mạnh việc thực thi ĐTM và ĐMC bao gồm
đánh giá tích lũy và đánh giá rủi ro môi trường.
Hành động 5: Đánh giá tích luỹ
      Đó là việc đánh giá tổng hợp các tác động riêng rẽ từ nhiều nguồn khác nhau
cùng một thời gian hoặc đánh giá tác động đến môi trường từ một nguồn/một loại tác
nhân nhưng tích luỹ trong một thời gian dài. Đánh giá tích luỹ cho phép tính toán các tác
động từ nhiều nguồn, nó có thể được thức hiện khá đơn giản và là một công cụ tích cực
cho các tình huống phức tạp khi có nhiều nguồn khác nhau cùng tác động vào tạo nên
những ảnh hưởng lớn hơn. Việc đánh giá tích luỹ còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho
việc hoạch định phát triển ở một khu vực cụ thể còn có khả năng bổ sung thêm hoạt
động công nghiệp hay không. Thể loại ĐTM này đã được phát triển ở nhiều nước và nó
thực sự đã trở thành một công cụ quan trọng ở cấp Trung ương và cấp địa phương.
Các nội dung của hành động này thường bao gồm:
   -   Xác định các nguồn gây ô nhiễm;
   -   Xác định thải lượng gây ô nhiễm đối với từng nguồn theo một vài chất đặc trưng
       (thí dụ theo COD hay một kim loại nặng nào đó như Cu, Pb, Cd…);
   -   Xác định tổng lượng thải;
   -   Xác định ngưỡng chịu đựng hay ngưỡng chấp nhận của đối tượng;
   -   Xác định mức vượt ngưỡng chịu đựng;
   -   Xác định tác động của mức vượt ngưỡng chịu đựng.
Hành động 6: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
     ĐMC là một hệ thống kết hợp chặt chẽ môi trường, chính sách, kế hoạch và
chương trình. ĐMC nên được đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình đưa vào sự
quan tâm hiệu quả môi trường làm nguyên nhân, nếu hiệu quả môi trường là một phần
của quyết định toàn bộ, cái đó được gọi là đánh giá môi trường chiến lược. Ví dụ chiến
lược phát triển KT-XH, quy hoạch hay kế hoạch phát triển môi trường thuỷ sản… ĐMC
là một ưu tiên mới của Chính phủ Việt Nam. Một công cụ mạnh mẽ cho các dự án lớn,
kế hoạch quốc gia, và là một khuôn mẫu cho các loại hình ĐTM được lặp lại thường
xuyên để xây dựng chuẩn. Nên áp dụng 1 phần nào đó ở cấp địa phương, mặc dù nó
hầu như là một công cụ ở cấp trung ương.
Nội dung của hành động này bao gồm:
   -   “Sàng lọc”, điều tra kế hoạch hoặc chương trình theo qui định đánh giá môi
       trường chiến lược;
   -   “Xác định phạm vi” xác định giới hạn điều tra, đánh giá và yêu cầu giả định;
   -   “Văn bản của nhà nước về môi trường” thực tế trên cơ sở đánh giá cơ bản;
   -   “Xác định tác động môi trường có thể xảy ra” thông thường dưới dạng biến đổi
       trực tiếp hơn là giữ nguyên hình thái;
   -   Thông báo và lấy ý kiến cộng đồng;
   -   “Ra quyêt định” trên cơ sở đánh giá;
   -   Quan trắc những tác động của các kế hoạch và chương trình sau khi thực hiện.
Hành động 7: Trung tâm dịch vụ cộng đồng để thực hiện ĐTM

                                            - 27 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

Trung tâm dịch vụ cộng đồng này được thành lập nhằm thực hiện ĐTM cho các dự án
phát triển trên địa bàn của tỉnh giúp duy trì tốt mối liên hệ giữa công chúng và các nhà
quản lý môi trường tránh được sự liên hệ trức tiếp giữa bên kỹ thuật và khách hàng vì
thế tiết kiệm thời gian. Tuỳ từng địa phương có thể hợp đồng với các đơn vị tư vấn
chuyên ngành có đủ năng lực và tư cách pháp nhân để thực hiện ĐTM
Các nội dung của hành động gồm:
   -    Xây dựng dự án thành lập trung tâm dịch vụ cộng đồng theo quy định hiện hành;
   -    Tổ chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao;
   -    Đánh giá các tác động với sự tham gia của cộng đồng;
   -    Kết hợp với chức năng quan trắc môi trường và dịch vụ đã có của địa phương.
Hành động 8: Đánh giá rủi ro môi trường
      Hành động này nhằm giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp về sự cố môi trường,
thông thường là do những thành phần hoá chất độc hại hoặc di truyền sinh học. Trong
ngữ cảnh sức khỏe cộng đồng, đánh giá rủi ro là quá trình xác định lượng ảnh hưởng
có hại có thể đến từng cá nhân hay công đồng dân cư từ các hoạt động nào đó của con
người. Trên phần lớn các quốc gia, việc sử dụng hóa chất hoặc các hoạt động mang
tính đặc thù khác như: các nhà máy điện, các nhà máy chế tạo ... là không được phép
trừ khi có thể chứng minh rằng không làm tăng nguy cơ tử vong hay bệnh tật. Ở địa bàn
các tỉnh có thể xẩy ra các vụ tràn dầu, hoá chất, cháy nổ, tảo đỏ…Vì vậy các đơn vị
trong tỉnh phải ngăn ngừa sự cố xảy ra, dự phòng các tình huống có thể xảy ra và có
các phương án giải quyết, ứng phó. Để thực hiện hành động này thường đòi hỏi phải có
những chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực hoá học, sinh học.
       Các nội dung của hành động này bao gồm:
   -    Xác định các nguồn gây nguy hại hoặc rủi ro;
   -    Xác định đường truyền rủi ro;
   -    Xác định mức độ lộ diện/ tiếp xúc đối tượng tác nhân;
   -    Xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng;
   -    Xác định các tác động vượt ngưỡng của đối tượng ảnh hưởng;
   -    Quản lý rủi ro.
Hành động 9: Cam kết bảo vệ môi trường
      Cam kết bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ đầu
tư, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các cơ quan quản lý môi trường và
chính quyền địa phương. Hành động này được coi là nghĩa vụ đối với các chủ dự án khi
tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển một lĩnh vực hoạt động nào đó trên địa bàn địa
phương. Các nội dung cam kết tuân theo các quy định, hướng dẫn hiện hành.
Nội dung của hành động này tập trung vào:
   -    Xây dựng các hướng dẫn, quy định việc cam kết bảo vệ môi trường đối với các
        đối tượng đầu tư phát triển dự án trên địa bàn địa phương;
   -    Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cam kết BVMT.

3.1.3. Quy hoạch

3.1.3.1.   Quy hoạch - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp

                                            - 28 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

      Để đạt được sự phát triển bền vững của mỗi địa phương, vấn đề quy hoạch - kế
hoạch liên quan tới các khu công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, điều này chẳng
nhữngthúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
KSON môi trường một cách hiệu quả. Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển là
quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lược lâu dài và bền vững. Quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội luôn phải được lồng ghép với bảo vệ môi trường. Các hành động liên quan
tới công tác KSON môi trường ở các tỉnh thường tập trung vào các vấn đề:
       - Lập kết họach chi tiết cho các ngành công nghiệp;
       - Lập chương trình cho các ngành tổng hợp, mô tả rõ ràng mối quan hệ giữa các
       giai đoạn sản xuất khác nhau và khả năng thích ứng để chia sẻ giải pháp xử lý;
      - Ảnh hưởng của việc lập kế hoạch dẫn đến ảnh hưởng của việc khai thác của các
mối liên kết trong ngành và giữa các ngành công nghiệp với nhau có liên quan tới môi
trường.
Hành động 1: Quy hoạch các khu công nghiệp
        Các nội dung tập trung vào:
   -    Có thể tập trung thiết kế cơ sở hạ tầng tại khu vực phân định nhằm giảm phí tổn
        cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng đó bao gồm đường bộ,
        đường sắt, cảng, cung cấp điện cao thế (điện 3 pha), thông tin liên lạc, nước cấp
        và đường dẫn ống khí;
   -    Để có thể thu hút được các doanh nghiệp mới bằng việc kết hợp các cơ sở hạ
        tầng trên cùng một vị trí;
   -    Bố trí các ngành công nghiệp ngoài phạm vi khu vực thành thị nhằm làm giảm
        ảnh hưởng tới môi trường và xã hội;
   -    Cung cấp cho các việc kiểm soát môi trường riêng biệt, đặc trưng cho những sự
        cần thiết của một khu vực công nghiệp.
      Các khu công nghiệp đang tập trung vào việc điều chỉnh các ngành công nghiệp
sinh thái học, chất thải của ngành này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho ngành khác.
Hội đồng nhân dân địa phương có thể lựa chọn một khu công nghiệp như là một dự án
tiêu biểu cho các dự án khác làm theo. Các hoạt động bao gồm:
   -    Lựa chọn vị trí và xây dựng các kịch bản phát triển;
   -    Phân vùng các loại hình phát triển nhà máy, xí nghiệp;
   -    Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải;
   -    Thiết lập vành đai cách ly vệ sinh công nghiệp;
   -    Xây dựng khái niệm tự quan trắc;
   -    Phát triển kế hoạch trao đổi chất thải giữa các nhà máy;
   -    Đăng ký chủ nguồn thải.
Hành động 2: Quy hoạch các bãi rác
     Một trong những vấn đề bức xúc ở hầu hết các địa phương hiện nay là việc lựa
chọn vị trí các bãi chôn lấp chất thải (bãi rác) và đảm bảo việc xây dựng vững chắc môi
trường. Để lựa chọn được vị trí lý tưởng cho các bãi rác cần căn cứ vào các tiêu chí và
khoanh vùng hiện tại. Về định hướng chiến lược phát triển, các địa phương nên xây
dựng kịch bản tăng cường tái chế, tái sử dụng rác thải, hạn chế tối đa lượng chất thải
chôn lấp.

                                            - 29 -
Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA)
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương

      Các nội dung của hành động quy hoạch các bãi rác địa phương tham khảo và
tuân thủ Thông tư 01/2001/TTLBKHCNMT-BXD.
Hành động 3: Quy hoạch bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm
      Xu thế diễn biến trong những năm gần đây tài nguyên nước mặt và nước ngầm bị
suy thoái (cạn kiệt và ô nhiễm) gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi
trường sống. Việc bảo vệ nguồn nước sạch đang trở thành trách nhiệm của cả cộng
đồng và mỗi người dân
Các nội dung của hành động này nên tập trung vào:
   -   Xác định nguồn nước cần bảo vệ;
   -   Xây dựng quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn nước;
   -   Quy hoạch, quản lý xả thải các chất thải rắn và chất thải lỏng vào nguồn nước,
       xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh;
   -   Tăng cường nguồn lực quan trắc chất và lượng các nguồn nước;
   -   Nâng cao nhận thức cộng đồng.
      Ngoài 3 hành động trên còn nhiều hành động khác liên quan tới vấn đề quy hoạch
- kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp, các hành động này mỗi địa phương tuỳ tình
hình thực tế lựa chọn và xây dựng hợp lý.

3.1.3.2.   Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp
    Đối với các khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động hiện nay có thể thực hiện nhiều
biện pháp và chiến lược quản lý môi trường như xây dựng khung quản lý môi trường,
cung cấp tốt các dịch vụ môi trường (dịch vụ cấp nước, thu gom và xử lý chất thải…).
Các biện pháp kiểm soát và quản lý môi trường đối với các KCN này bao gồm:
   -   Thống kê, đánh giá tình trạng ô nhiễm;
   -   Xác định giải pháp theo loại ô nhiễm và mức độ ô nhiễm;
   -   Lập kế hoạnh thanh tra (bao gồm cả tổ chức, tài chính);
   -   Thực hiện kế hoạch thanh tra;
   -   Báo cáo kết quả;
   -   Xử lý kết quả.
Hành động 1: Lập kế hoạch thanh tra
      Là một phương pháp tiếp cận khác yêu cầu các nhà máy tuân thủ các điều luật
BVMT, nhất là việc thực hiện công tác hậu ĐTM hoặc các điều luật về công nghiệp khác
đang có hay đã được thông qua trước khi điều luật ĐTM có hiệu lực. Sau khi hoàn tất
thống kê về tình trạng ô nhiểm, chiến lược thanh tra sẽ được đưa ra dựa trên mức ưu
tiên cho các chất gây ô nhiễm nhiều nhất hoặc các hợp chất ô nhiễm đặc biệt nguy
hiểm.
Các nội dung của hành động này bao gồm:
   -   Kiểm tra chương trình quan trắc theo báo cáo ĐTM;
   -   Cải thiện khả năng quan trắc tự động hoặc hợp đồng thêu tư cấn;
   -   Thực hiện kế hoạch quan trắc theo quy định;
   -   Báo cáo kết quả.
Hành động 2: Kiểm soát tự động

                                            - 30 -
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong
Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Www[1]
Www[1]Www[1]
Www[1]
drio
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
englishonecfl
 
ms project2003
ms project2003ms project2003
ms project2003
leevanw
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
englishonecfl
 

Was ist angesagt? (20)

QUY TRÌNH GIÁM SÁT GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN
QUY TRÌNH GIÁM SÁT GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN QUY TRÌNH GIÁM SÁT GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN
QUY TRÌNH GIÁM SÁT GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN
 
Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2Tham Dinh Du An 2
Tham Dinh Du An 2
 
Luận án: Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chưc cấp xã (NC trên địa bàn...
Luận án: Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chưc cấp xã (NC trên địa bàn...Luận án: Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chưc cấp xã (NC trên địa bàn...
Luận án: Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chưc cấp xã (NC trên địa bàn...
 
Dh Uml1
Dh Uml1Dh Uml1
Dh Uml1
 
Dh Uml3
Dh Uml3Dh Uml3
Dh Uml3
 
Đề Cương Chi Tiết Học Phần Hóa Học Đại Cương
Đề Cương Chi Tiết Học Phần Hóa Học Đại Cương Đề Cương Chi Tiết Học Phần Hóa Học Đại Cương
Đề Cương Chi Tiết Học Phần Hóa Học Đại Cương
 
Mau ho so moi thau xay lap
Mau ho so moi thau xay lapMau ho so moi thau xay lap
Mau ho so moi thau xay lap
 
Www[1]
Www[1]Www[1]
Www[1]
 
Tap huan xay dung du an
Tap huan xay dung du anTap huan xay dung du an
Tap huan xay dung du an
 
Business Development Tool
Business Development ToolBusiness Development Tool
Business Development Tool
 
Erd
ErdErd
Erd
 
Cac ham so so hoc
Cac ham so so hocCac ham so so hoc
Cac ham so so hoc
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
ms project2003
ms project2003ms project2003
ms project2003
 
Nd146
Nd146Nd146
Nd146
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Bài Giảng Lập Điều Khoản Tham Chiếu (TOR)
Bài Giảng Lập Điều Khoản Tham Chiếu (TOR) Bài Giảng Lập Điều Khoản Tham Chiếu (TOR)
Bài Giảng Lập Điều Khoản Tham Chiếu (TOR)
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
 
Chap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich MtbtChap4 Phan Tich Mtbt
Chap4 Phan Tich Mtbt
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 

Andere mochten auch (6)

Ky nang lap ke hoach kinh doanh
Ky nang lap ke hoach kinh doanhKy nang lap ke hoach kinh doanh
Ky nang lap ke hoach kinh doanh
 
03. Ky Nang Lap Ke Hoach
03. Ky Nang Lap Ke Hoach03. Ky Nang Lap Ke Hoach
03. Ky Nang Lap Ke Hoach
 
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mớiKế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
 
Ke hoach-kinh-doanh-quan-cafe
Ke hoach-kinh-doanh-quan-cafeKe hoach-kinh-doanh-quan-cafe
Ke hoach-kinh-doanh-quan-cafe
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.
Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.
Lập kế hoạch Marketing cho 1 quán coffee mới mở.
 

Ähnlich wie Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong

Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
skype
 
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh ThucDe Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
guesta566c
 
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh ThucDe Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
guesta566c
 

Ähnlich wie Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong (20)

TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thông
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Giáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trienGiáo dục de phát trien
Giáo dục de phát trien
 
Nghien cuu ve phau thuat chua ngoai tu cung tai benh vien huu nghi da khoa ng...
Nghien cuu ve phau thuat chua ngoai tu cung tai benh vien huu nghi da khoa ng...Nghien cuu ve phau thuat chua ngoai tu cung tai benh vien huu nghi da khoa ng...
Nghien cuu ve phau thuat chua ngoai tu cung tai benh vien huu nghi da khoa ng...
 
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt namThực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
Thực hiện chính sách đối với trẻ em khuyết tật ở việt nam
 
Dân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VNDân chủ tham gia tại VN
Dân chủ tham gia tại VN
 
Phan Tich Ki Thuat
Phan Tich Ki ThuatPhan Tich Ki Thuat
Phan Tich Ki Thuat
 
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm DungCh5 Ql Chatluong Tm Dung
Ch5 Ql Chatluong Tm Dung
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Đến Sinh Trưởng Và Năng Su...
 
nghien cuu han nom
nghien cuu han nom nghien cuu han nom
nghien cuu han nom
 
Intro to r_vietnamese
Intro to r_vietnameseIntro to r_vietnamese
Intro to r_vietnamese
 
Xây dựng hệ thống mạng phòng: A10_705, 706, 707, 708
Xây dựng hệ thống mạng phòng: A10_705, 706, 707, 708Xây dựng hệ thống mạng phòng: A10_705, 706, 707, 708
Xây dựng hệ thống mạng phòng: A10_705, 706, 707, 708
 
Vie ebi 2020 v2.5 final
Vie   ebi 2020 v2.5 finalVie   ebi 2020 v2.5 final
Vie ebi 2020 v2.5 final
 
Khoa học giao tiep
Khoa học giao tiepKhoa học giao tiep
Khoa học giao tiep
 
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TÂM THẦN
 
Thiết kế ctb trọng lực bêtong
Thiết kế ctb trọng lực bêtongThiết kế ctb trọng lực bêtong
Thiết kế ctb trọng lực bêtong
 
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh ThucDe Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
 
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh ThucDe Cuong Tap Tinh  Tin Chi  Chinh Thuc
De Cuong Tap Tinh Tin Chi Chinh Thuc
 

Mehr von foreman

Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
foreman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
foreman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
foreman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
foreman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
foreman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
foreman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
foreman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
foreman
 

Mehr von foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Kürzlich hochgeladen

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Kürzlich hochgeladen (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Huong dan xay dung ke hoach hanh dong kiem soat o nhiem cap dia phuong

  • 1. Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA) Quyển 2: HƯỚNG DẪN x©y dùng kÕ ho¹ch hμnh ®éng kiÓm so¸t « nhiÔm cÊp ®Þa ph−¬ng Hà nội, tháng 10 năm 2007
  • 2. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Mục lục Danh mục từ viết tắt 5 1. Mở đầu 6 1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm 6 1.2. Giới thiệu, huớng dẫn và tổ chức lập kế hoạch 6 1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết) 8 1.2.2. Quy trình 9 1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan 10 1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch 10 1.3. Khung Kế hoạch hành động 13 2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch hành động KSON 13 2.1. Các thực trạng 13 2.1.1. Môi trường tự nhiên 14 2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội 15 2.1.3. Thực trạng môi trường 15 2.1.4. Các dạng công tác kiểm soát ô nhiễm 15 2.2. Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật 16 2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu 16 2.3.1. Thể chế 18 2.3.2. Chính sách 19 2.3.2. Xây dựng tầm nhìn 20 2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung 22 2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể 23 3. Các dự án và hành động 25 3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động 25 3.1.1. Các quy định 25 3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ môi trường 26 3.1.3. Quy hoạch 28 3.1.3.1. Quy hoach - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp 28 3.1.3.2. Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp 30 3.1.3.3. Quản lý và kiểm soát các làng nghề thủ công 31 -2-
  • 3. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 3.1.4. Chính sách và pháp luật 32 3.1.5. Các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể 32 3.1.5.1. Sản xuất sạch - công nghệ sạch 32 3.1.5.2. Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và ở nông thôn 34 3.1.5.3. Thuốc bảo vệ thực vật 35 3.1.5.4. Khu giết mổ 36 3.1.5.5. Ô nhiễm khí thải 36 3.1.5.6. Chất thải rắn 37 3.1.5.7. Tái chế, tái sử dụng chất thải 40 3.1.5.8. Chất thải nguy hại 41 3.1.5.9. Chất thải y tế 42 3.1.5.10. Xử lý nước thải đô thị 46 3.1.6. Sự tham gia của cộng đồng 48 3.1.7. Công tác quan trắc 52 3.1.8. Phối hợp liên ngành 54 3.1.9. Các vấn đề hành chính 54 3.2. Xác định và lựa chọn dự án 55 3.3. Lựa chọn các hành động 56 3.4. Chỉ số đánh giá sản phẩm đầu ra và kết quả 59 4. Tính toán chi phí cho các hành động đề xuất 59 4.1. Phân tích chi phí - lợi ích 60 4.2. Tài chính 60 4.2.1. Chi phí đầu tư 60 4.2.2. Doanh thu 61 5. Lựa chọn các ưu tiên 61 5.1. Các tiêu chí lưa chọn ưu tiên 61 5.2. Cách lựa chọn ưu tiên 63 5.3. Tiêu chí thông qua dự án 64 6. Tổ chức thực hiện 65 6.1 Giải pháp thực hiện 66 6.1.1. Giải pháp cơ cấu chính sách 66 6.1.2. Giải pháp nguồn lực 67 6.1.3. Giải pháp kỹ thuật 67 -3-
  • 4. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 6.1.4. Giải pháp cưỡng chế 67 6.1.5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thúc cộng đồng 67 6.2. Tổ chức, sắp xếp thực hiện 67 6.2.1. Giám sát môi trường ở các cấp khác nhau 67 6.2.2. Thủ tục thi hành 67 6.3. Tổng hợp lập thành Kế hoạch hành động KSONMT địa phương 67 7. Thực hiện và giám sát/quan trắc 67 7.1. Mô tả đối tượng giám sát/quan trắc 68 7.2. Mô tả cách sử dụng dữ liệu 70 7.3. Xác định các nguồn lực đã có 70 7.4. Đánh giá, thiết kế chương trình giám sát/quan trắc 70 7.5. Quy trình giám sát/quan trắc 73 7.6. Đảm bảo chất lượng 73 7.7. Giám sát/quan trắc chất thải rắn 73 7.8. Chỉ số đánh giá (đầu ra và kết quả) 74 7.9. Thông tin phản hồi 74 -4-
  • 5. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Danh mục các từ viết tắt BKHCN Bộ Khoa học Công nghệ BOD Nhu cầu Oxy sinh hoá BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BVTV Bảo vệ thực vật BXD Bộ Xây dựng CBO Tổ chức cộng đồng COD Nhu cầu Oxy hoá học CP Chính phủ DANIDA Tổ chức phát triển quốc tế Đan Mạch DO Oxy hoà tan DONRE Sở Tài nguyên Môi trường ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐTM Đánh giá tác động môi trường GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Định vị vệ tinh KCN Khu công nghiệp KKHHĐKSONMT Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường KT - XH Kinh tế - Xã hội KSON Kiểm soát ô nhiễm N Ni tơ NĐ Nghị định NGO Tổ chức phi chính phủ NO2 Dioxit Nitơ P Phốt pho PCDA Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo PM Bụi lơ lửng PPP Chương trình phòng ngừa ô nhiễm QA/QC Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát chất lượng QĐ Quyết định SOWT Mạnh - yếu - cơ hội - thách thức. TCMT Tiểu chuẩn môi trường TP Thành phố TT Thông tư TTg Thủ tướng UBND Uỷ ban nhân dân -5-
  • 6. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Mở đầu Kiểm soát ô nhiễm (KSON) khu vực đông dân cư nghèo là một trong 5 hợp phần của chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch nhằm thực hiện được các nhiệm vụ nêu trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Chương trình này nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường ở các khu vực trọng điểm trong việc bảo vệ môi trường từ Trung ương tới địa phương về các công cụ kinh tế và pháp lý, xã hội hoá, năng lực quan trắc cùng với những đóng góp khác có liên quan, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt được thành quả thiên niên kỷ, gắn chặt với Chiến lược tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Kết quả của Hợp phần là xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường (KKHHĐKSONMT)cấp địa phương và Hướng dẫn thực hiện. Từ thực trạng ô nhiễm môi trường, công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường và đặc biệt là báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định 328/2005/QĐ-TTg ở các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trong hơn một năm qua nhóm tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường và bản hướng dẫn thực hiện Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch HĐKSON là phần 2 (Quyển 2) của “KKHHĐKSONMT” hoạt động trong Hợp phần PCDA. Nội dung của hướng dẫn tập trung vào các vấn đề: - Khái niệm về lập kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm; - Xác định và đánh giá vấn đề môi trường trong điều kiện hiện tại; - Xác định giải pháp hợp lý, các dự án và hành động cho sự cải thiện môi trường; - Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên, tính toán chi phí thực hiện; - Tổ chức thực hiện, giám sát và quan trắc. Trên cơ sở khung kế hoạch (quyển 1), các hướng dẫn hiện tại và các điều kiện của từng địa phương, mỗi địa phương sẽ phát triển KKHHĐKSON một cách phù hợp và có tính khả thi. Việc xây dựng KHHĐKSONMT này sẽ được thực hiện bởi đơn vị, tổ chức do UBND tỉnh, TP của các địa phương, phân công hoặc ủy quyền có sự phối hợp của các Sở ban ngành liên quan. Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm thực thi với sự tham gia phối hợp của các bên liên quan là phù hợp nhất. 1.1. Khái niệm về kiểm soát ô nhiễm Tại phần 1.1 trong KKHHĐKSON đã giải thích khái niệm của KSON dựa trên Chính sách môi trường quốc gia và Quyết định 328/2005/QĐ-TTg .Việc xây dựng KHKSON dựa trên hệ thống văn bản pháp luật hay chính sách KSONMT hiện nay. Điều này có nghĩa KHHĐKSON ở các địa phương phải có cùng một khuôn mẫu tuân theo các cấp bậc trong quá trình xây dựng KHHĐKSON cấp địa phương. Kế hoạch này được bắt đầu từ Tầm nhìn, Mục tiêu chung, Mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng các dự án và hành động. 1.2. Giới thiệu hướng dẫn và tổ chức lập kế hoạch -6-
  • 7. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Như đã miêu tả kỹ trong bản KKHHĐKSON, kế hoạch hành động KSON phải tập trung vào mục tiêu của Quyết định 328/2005/QĐ-TTg và đưa ra những kết quả quan trọng nhằm đạt được mục tiêu đó. Địa phương có thể sử dụng bản Hướng dẫn để lựa chọn các dự án và hành động nhằm đạt được kết quả mong muốn. Khi đã phân tích và mô tả hiện trạng, địa phương sẽ biết cần phải tập trung vào vấn đề gì để đạt được kết quả. Bản hướng dẫn này sẽ không trình bày chi tiết phải làm gì để lựa chọn các hành động và ưu tiên mà chỉ chỉ ra các yếu tố cần tính tới trong quá trình. Khởi đầu của định hướng và các mục tiêu KHHĐKSONMT cấp địa phương là phải làm thế nào để chuyển từ quot;tình trạng hiện cóquot; đến quot;tình trạng mong muốnquot; (xem hình 1) thực sự là mục tiêu cần đạt được. Tiến trình của KHHĐKSON được khởi đầu từ những hiểu biết về tình hình thực tại, bao gồm các vấn đề kinh tế - xã hội, sinh học - vật lý, thể chế. Sau đó kết hợp các khía cạnh pháp lý với chính sách và định hướng ở cấp địa phương để đi tới quá trình kế hoạch hóa bao gồm các nội dung: thiết lập, tính toán chi phí, xác định ưu tiên, dự toán kinh phí và cuối cùng là thực hiện và giám sát . Khi quá trình được hoàn thành, cần đúc rút kinh nghiệm để triển khai tốt hơn. Các yếu tố của quá trình này được chỉ ra trong hình 6, mục 1.3 của hướng dẫn này. Cộng đồng Lĩnh vực kinh tế tư nhân Chính quyền cấp trung ương Chính quyền cấp địa phương Các tổ chức Các trường đại học Môi trường chúng ta đang có Môi trường chúng ta mong muốn Hình 1. KSON, xây dựng và thay đổi theo kế hoạch hành động chiến lược dựa trên các ưu tiên định hướng, sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các bên có liên quan. Những mục tiêu chính trong Quyết định 328/2005/QĐ-TTg gồm: 1. Xử lý 70% nguồn thải; 2. Thu gom 90% lượng chất thải rắn phát sinh; 2. Xử lý 100% chất thải y tế; 4. Xử lý 60% chất thải nguy hại trước năm 2010. Có thể nhận thấy rằng, để thực hiện được những mục tiêu quan trọng này, đặc biệt là mục tiêu thứ nhất và thứ hai cần phải có sự phối hợp tốt giữa các Bộ, Ngành, Địa phương và có đầy đủ các nguồn lực. Chỉ có một giải pháp đối với việc này đó là đánh giá tình hình hiện trạng mà ta đang có, so sánh với những mục tiêu trong Quyết định 328, những chính sách, định hướng ưu tiên tại địa phương (mong muốn). Tiếp đó lập kế hoạch chiến lược từng bước để giảm thiểu từng nguồn ô nhiễm (có thể đạt được). Thậm chí cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan -7-
  • 8. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương chức năng để thực hiện một cách hiệu quả. Từng bước của khung kế hoạch hành động sẽ được trình bày càng đơn giản càng tốt nhưng vẫn đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng để đạt được mục tiêu. 1.2.1. Kế hoạch hành động có tính chiến lược (một công cụ cần thiết) Chỉ có thể sử dụng khái niệm Kế hoạch hành động chiến lược để xây dựng Kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng đã đề cập tới ở trên. Có thể thấy rằng : thứ nhất, mục tiêu đạt được là khó khăn. Thứ hai, để đạt được mục tiêu cần có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, do vậy ngay từ đầu kế hoạch phải được thực hiện liên ngành. Thứ ba, kế hoạch hành động phải là một tổ hợp của các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp kinh tế, các ưu tiên chiến lược, xây dựng năng lực, vấn đề nhận thức, thể chế, chính sách.v.v. và quá trình thực hiện sẽ kéo dài hàng năm.Trong thời gian này, những lựa chọn hành động ưu tiên sẽ có thể thay đổi do các vấn đề tài chính, kỹ thuật.v.v. và những bài học kinh nghiệm rút ra, do vậy Kế hoạch cần phải được điều chỉnh cho phù hợp (xem hình 2). 2 1 Chúng ta muốn Ngày nay chúng ta tiến tới đâu? đang ở đâu? Luật pháp, chính sách, Dự đoán và phân tích định hướng, các mục tiêu hiện trạng chiến lược và phối hợp hành động Kế hoạch Hành động có tính Chiến lược sẽ được bắt đầu bằng cách trả lời bốn câu hỏi sau: 3 4 Làm thế nào để Làm sao có thể đảm thành công bảo chúng ta sẽ đạt được mục tiêu ? Cần có xác định rõ ràng về kết quả và việc Các chỉ tiêu đánh giá, công tác thực hiện kế hoạch giám sát, các phương pháp kiểm tra và công bố kết quả Hình 2. Các thành tố xây dựng KHHĐ chiến lược. Kiểm soát ô nhiễm được đặt trong bối cảnh phát triển chung có thể đạt được mục tiêu tốt hơn so với việc xác định và thực thi những tình huống riêng rẽ. Nhưng điều này đòi hỏi mỗi địa phương phải có công cụ kế hoạch hóa chiến lược cần thiết và các kinh nghiệm. Điều đó cho phép việc quản lý các tình huống phức tạp, điều phối giữa nhiều tổ chức, đưa ra các ưu tiên quyết định các mục tiêu phát triển của địa phương. Mục đích của việc lập kế hoạch là tạo điều kiện phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức và thiết lập những mục tiêu chung cũng như phân công trách nhiệm cho từng đơn vị. Nhằm đối mặt với những thách thức mới, người quản lý cần phải có Kế -8-
  • 9. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương hoạch hành động chiến lược như là công cụ quản lý hành chính. Kế hoạch hành động chiến lược là phương thức để đánh giá một cách hệ thống về tình hình của một tổ chức, xác định những mục tiêu dài hạn quan trọng, xây dựng những chiến lược để đạt được những mục tiêu và bố trí những nguồn lực để thực hiện những chiến lược. Trước khi đề cập tới việc lập kế hoạch hành động, chúng ta phải tập trung vào những yêu cầu tối thiểu đối với năng lực lập kế hoạch hành động chiến lược cần phải có ở cấp địa phương để đảm bảo rằng việc thực hiện sẽ dẫn tới kết quả mong muốn. Nếu chưa có những nguồn lực cần thiết thì cần phải xây dựng năng lực lập kế hoạch trước khi xây dựng các kế hoạch hành động và lựa chọn những ưu tiên. 1.2.2. Quy trình xây dựng KHHĐKSON Việc xây dựng KHHĐKSONMT ở các địa phương sẽ được bắt đầu từ việc đánh giá tình hình hiện tại tức là tình trạng nền ban đầu của KHHĐ. Nói một cách khác, đây là điểm đối chứng để đánh giá sự thay đổi trong tương tai với những gì chúng ta mong muốn. Nếu không có điểm đối chứng này thì hầu như không thể định lượng hóa được sự thay đổi và ghi chép những kết quả của sự đầu tư. Đầu tư, thậm chí dẫn đến lợi nhuận, sẽ luôn luôn chấm dứt nếu không đo đạc, định lượng được kết quả. Sự thay đổi, từ tình hình ban đầu lên đến tình hình đã được cải thiện sẽ được đánh giá bằng biện pháp giám sát/quan trắc với các chỉ số xác định Trong bối cảnh được sự trợ giúp tài chính của DANIDA, hợp phần PCDA tập trung vào các khu vực đông dân cư, nghèo và sức khỏe, các thông số này sẽ trở thành các tiêu chí lựa chọn quan trọng cho việc thực hiện các dự án bên cạnh các thông số kỹ thuật về nguồn ô nhiễm, tài nguyên nước...Trong chu trình dưới đây (hình 3) chỉ ra các lớp thông tin quan trọng cần xem xét để cuối cùng kết hợp với khung pháp lý, môi trường, phát triển và chính sách đầu tư, định hướng và các mục tiêu được xác định. Lớp quot;Lập kế hoạchquot; được minh họa làm thế nào các thông số được xem xét và đưa ra được KHKSON cấp địa phương. Mật độ dân số Sức khỏe Đói nghèo Hiện trạng ô nhiễm Tài nguyên thiên nhiên (nước) Khung pháp lý, chính sách và định hướng Lập kế hoạch Hình 2. Quy trình kết hợp hiện trạng, luật pháp, chính sách, tầm nhìn và , mục tiêu để xây dựng cơ sở cho KHHĐKSON -9-
  • 10. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 1.2.3. Thành lập nhóm lập kế hoạch bao gồm các bên liên quan Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch là xác định và lựa chọn 1 nhóm bao gồm các bên có liên quan để xây dựng kế hoạch, có thể địa phương đã có những thành viên cho nhóm này tại đơn vị có liên quan trong ngành môi trường. Thành phần và nhiệm vụ của nhóm là để bảo đảm rằng KHKSON được lập khi có sự phối hợp của các bên có liên quan và sau đó kế hoạch có được sự đồng thuận của các ban ngành và cộng đồng. Điều này rất quan trọng khi tiến hành thực hiện về sau . Nhóm lập kế hoạch bao gồm đại diện của ít nhất các ngành sau: UBND tỉnh, môi trường, Công nghiệp, Y tế, Nông nghiệp, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, các tổ chức phi chính phủ trong nước và khu vực tư nhân. Vai trò của từng thành viên và đơn vị trong nhóm lập kế hoạch sẽ được xác định trước khi lập kế hoạch. Do vậy, mỗi tỉnh phải xây dựng các hướng dẫn rõ ràng cho các thành viên: • Ai trực tiếp tham gia lập kế hoạch? • Ai cung cấp những thông tin quan trọng cho quá trình lập kế hoạch? • Ai sẽ nhận được bản kế hoạch? • Ai ban hành bản kế hoạch? Rõ ràng là UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) sẽ đóng vai trò chính trong các vấn đề kỹ thuật môi trường và quyết định. Nhóm lập kế hoạch phải tham vấn Ban chỉ đạo để được ủng hộ. Hơn nữa nên : . • Chỉ định ít nhất một người có đủ thẩm quyền để đưa ra quyết định chiến lược, ví dụ lựa chọn mục tiêu nào và cách để đạt mục tiêu • Càng nhiều bên liên quan tham gia vào quá trình lập kế hoạch càng tốt • Những người chịu trách nhiệm viết và thực hiện kế hoạch cũng tham gia vào quá trình lập kế hoạch • Chỉ định một người điều hành quá trình bao gồm các việc sắp xếp họp mặt, hỗ trợ thu thập thông tin quan trọng, theo dõi tiến độ… • Điều hành viên phải lưu giữ hồ sơ những pha quan trọng trong quá trình lập kế hoạch để có thể dễ dàng cập nhật sau này. 1.2.4. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch 1.2.4.1. Các nguồn lực Để xây dựng một kế hoạch chiến lược sẽ cần các nguồn lực như: con người, địa điểm và các thứ khác (máy tính, thiết bị…). Một số công cụ, thiết bị gợi ý để có thể thu thập được các thông tin chính xác và trình bày tốt: Công cụ đề xuất: • Giấy can; • Bảng can dùng để can ảnh và hình vẽ; • Băng dinh trong; • Bút chì đen, bút chì màu, bút màu, thước kẻ; • Thiết bị GPS (để định vị nguồn ô nhiễm); • Máy ảnh kỹ thuật số; • Máy tính và máy in màu; • Máy ghi âm để sử dụng trong các cuộc họp và hội thảo ; • Bìa kẹp hồ sơ (để ghi chép tại hiện trường); • Máy tính; • Thước đo (30 mét). - 10 -
  • 11. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Để đáp ứng được yêu cầu của mỗi địa phương cụ thể sẽ cần cập nhật các nhu cầu, xác định nơi lập kế hoạch, thời gian làm việc, cách đi thực địa và họp mặt ngoài trời… 1.2.4.2. Các nguồn lực và thông tin cần thiết để lập kế hoạch Các loại bản đồ và ảnh chụp từ vệ tinh trên toàn lãnh thổ là một nguồn thông tin phù hợp và cần thiết cho việc lập kế hoạch. Nhiều loại bản đồ này có thể dùng để đánh dấu vị trí trí trong Kế hoạch hành động KSON. Đối với bốn tỉnh : Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre, hợp phần PCDA đã hỗ trợ xây dựng các bản đồ để phục vụ cho các mục đích này với tỉ lệ trong khoảng xấp xỉ 1: 200.000 đến 1:50.000. Loại bản đồ này được xây dựng bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: ranh giới hành chính, mật độ dân cư, khu vực nghèo đói, hiện trạng sức khỏe…Loại bản đồ này là công cụ hết sức cần thiết để lựa chọn dự án và hành động có liên quan tới nội dung đã đề cập và phục vụ cho mục đích trình bày nói chung. Một ảnh chụp từ vệ tinh khác có thể khai thác trên internet là Google Earth, địa chỉ: http://earth.google.com/. Tại địa chỉ này có thể tìm thấy hàng trăm ảnh chụp từ vệ tinh miễn phí trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, tỉ lệ xấp xỉ giữa 1:40.000 và 1:10.000 sẽ giúp các địa phương thu thập được các thông tin về địa hình, thủy văn ở mức độ tổng quan. Ví dụ xem hình 4. Hình 4. Hình ảnh lấy từ Google Earth - internet (ở 1 vùng thuộc khu vực nghiên cứu) Đối với các địa phương không nằm trong danh sách được tài trợ bởi Danida hợp phần PCDA có thể tìm thấy các bản đồ có sẵn miễn phí trên internet. Ta có thể tìm thấy thông tin về đường sá, các lưu vực sông, đường ranh giới, các khu đông dân.v.v. Dữ liệu để tạo nên bản đồ này có thể tìm thấy tại địa chỉ: http://www.maproom.psu.edu/dcw/, trang web này được xây dựng nên nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục nhưng nếu muốn sử dụng cần phải có 1 phần mềm về hệ thống thông tin địa lý (GIS). Có điểm thuận lợi là dung lượng không lớn (do không có nhiều màu sắc) nên bản đồ này có thể sử dụng trong các cuộc trình bày về các thông tin môi trường, xác định điểm nóng, các dự án khả thi… Mặc dù độ chính xác của bản đồ không cao nhưng vẫn có thể dùng ở cấp tỉnh và - 11 -
  • 12. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương huyện. Nếu cần độ chính xác cao hơn, ta có thể dễ dàng cập nhật, nâng cấp loại bản đồ này với một chút kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về GIS. Lựa chọn và chuẩn bị bản đồ: • Lựa chọn và xây dựng bản đồ hiện trạng cho toàn tỉnh; • Nếu cần thiết có thể xây dựng bản đồ chi tiết hơn ở cấp huyện; • Bản đồ chỉ bao gồm các chi tiết cần thiết nhất; • Lưu ý tỷ lệ và tọa độ; • Bản đồ dùng cho báo cáo chỉ cần nhỏ bằng khổ giấy A4, còn dùng cho hội thảo thì kích thước nên to bằng một bức tường. Hình 5. Ví dụ về bản đồ hiện trạng đánh dấu các điểm nóng , thông tin môi trường và vị trí các dự án ưu tiên Xây dựng bản đồ chủ đề Sau khi xây dựng bản đồ hiện trạng nên xây dựng 1 bản đồ chủ đề: • Các điểm và khu vực quan tâm; • Các điểm nóng (có thể được minh hoạ bằng ảnh chỉ ra vị trí bằng mũi tên trên bản đồ); • Khu vực dễ bị tổn thương (theo định nghĩa của bạn); • Xác định dự án (danh sách dài) minh hoạ bằng những con số; • Lựa chọn dự án ưu tiên (danh sách ngắn) từ 4 đến 6 dự án. - 12 -
  • 13. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 1.3. Khung kế hoạch hành động Hình 6. dưới đây sẽ thể hiện những vấn đề chính của khung, miêu tả nội dung của KHHĐKSON trong đó bao gồm cả cấu trúc hoá báo cáo (quyển 1) Thực trạng Thực trạng Chính sách, môi trường các văn bản Tầm nhìn và pháp quy mục tiêu Xây dựng các hành động hay các dự án nhằm cải thiện môi trường Tính toán chi phí để xây dựng mỗi hành động Lựa chọn những hành động ưu tiên theo tầm quan trọng, chi phí, thời gian và định hướng Những phản hồi Tổ chức thực hiện Thực hiện và giám sát Hình 6. Khái niệm tổng quát về khung kế hoạch (bao gồm các thành tố của KHHĐKSONMT và cấu trúc báo cáo) Mỗi ô tượng trưng cho một phần chính trong Khung kế hoạch hành động KSON và Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KSON. Khi đề cập tới phần nào thì ô tương ứng được bôi đậm để người đọc tiện theo dõi. 2. Các yếu tố cần thiết để xây dựng KHHĐKSONMT 2.1. Các thực trạng - 13 -
  • 14. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Khung KHHĐ đã giải thích tầm quan trọng của việc miêu tả thực trạng trong KHHĐKSON cấp địa phương để đưa ra tình trạng tiền dự án và xác định nhu cầu kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực được lựa chọn (thực hiện các hành động và dự án). Tuy nhiên việc miêu tả thực trạng trong KHHĐKSON cấp địa phương là để chỉ ra “bức tranh tổng thể” và không đi vào chi tiết như thực hiện ĐTM cho một dự án cụ thể hay thiết lập các chương trình “giám sát tác động” chuyên dụng bao gồm các biến số môi trường chi phí cao và sẽ làm chậm kế hoạch hành động. Nếu có nhu cầu cải thiện năng lực giám sát tại địa phương thì nên đề xuất thành dự án và ưu tiên hoá, đánh giá như các dự án khác. Do vậy miêu tả thực trạng nên tập trung vào những vấn đề then chốt tại địa phương bên cạnh việc miêu tả tóm tắt tiêu chuẩn hoặc tóm lược hiện trạng môi trường. Nếu vấn đề chung là nước thải thì nên xác định vị trí các nguồn thải lớn, đánh giá tải lượng và tính thải lượng ra các lưu vực sông, hồ. Hơn nữa thông qua thông số quan trọng có thể đánh giá chất lượng nước tại một vài vị trí chiến lược ở sông hồ. Và cũng nên phân tích chất lượng nước của sông, ví dụ, chảy qua 2 tỉnh để xác định nồng độ ô nhiễm tại vị trí đó. Đánh giá chất lượng nước nên tập trung vào các thông số chính như BOD, N, P, COD…Nếu tại địa phương có các nguồn ô nhiễm tập trung gồm các nhà máy lớn xả thải các kim loại nặng, phụ phẩm hoá dầu…thì cần được đánh giá bởi các chuyên gia. Hình dưới đây là một ví dụ xác định vị trí đánh giá nguồn BOD tuỳ theo mức độ . Cũng áp dụng phương pháp tương tự đối với với các loại ô nhiễm khác. Việc xác định vị trí và đánh giá riêng cho từng loại ô nhiễm, ví dụ ô nhiễm không khí (PM); chất thải rắn không thu gom, chất thải y tế không xử lý, các nguồn thải nguy hại chưa được giải quyết, chính là đầu mối hiện trạng trước khi thực hiện KHHĐ cấp địa phương và các hành động, dự án được thực hiện nên cho thấy tác động tới việc xác định vị trí và đánh giá trong tương lai. Hình 7. Ví dụ minh họa đánh giá và xác định vị trí tải lượng BOD tuỳ theo mức độ nguồn thải. Cỡ độ lớn nhỏ của vòng tròn thể hiện mức độ nguồn thải. 2.1.1. Môi trường tự nhiên - 14 -
  • 15. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương KHHĐKSON phải phản ánh được các đặc điểm tự nhiên của địa phương, đó là điểm quan trọng trong kế hoạch kiểm soát ô nhiễm; như: địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và ngữ cảnh hiện tại của bản đồ hành chính địa phương. 2.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội KHHĐKSON phải miêu tả và đánh giá được tốc độ phát triển dân số và tình trạng sức khỏe, kinh tế chung của địa phương. Đối tượng cải thiện chất lượng môi trường trong vùng đói nghèo và thực trạng kinh tế xã hội vùng đông dân cư là rất quan trọng trong việc hỗ trợ nhóm thực hiện kế hoạch. 2.1.3. Thực trạng môi trường Trên cơ sở các thông tin về chất lượng không khí, nước, đất, sinh thái, chất thải rắn, chất thải y tế, chất thải nguy hại và các thông tin khác, KHHĐKSON phải mô tả các thực trạng như là cơ sở cho sự so sánh kết quả chuyển biến trong tương lai từ khi các hành động được thực hiện. Các mô tả vấn đề ô nhiễm hiện tại phải kể tới nguồn phát sinh: - Khu vực thành phố - Công nghiệp - Các làng nghề thủ công - Các bãi rác - Nuôi trồng thủy sản - Nông nghiệp - Chất thải rắn, nguy hại và chất thải y tế của địa phương - Các loại hình khác 2.1.4. Thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm Để phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật phù hợp cho việc hoàn thiện các đối tượng của kiểm soát ô nhiễm, các địa phương phải phân tích tình hình hiện tại và khả năng trong của các lĩnh vực sau: - Điều tra và quan trắc; - Quan sát môi trường; - Đánh giá tác động môi trường và các công cụ pháp lý khác; - Sản phẩm sạch; - Kiểm toán chất thải; - Xử lý ô nhiễm không khí; - Xử lý chất thải công nghiệp; - Công nghệ; - Nghiên cứu khoa học; - Xử lý nước thải; - Thu gom và xử lý chất thải rắn khu vực thành thị; - Xử lý chất thải nguy hại; - Xử lý chất thải y tế; - Giáo dục và tuyên truyền; - Sự tham gia của cộng đồng. - 15 -
  • 16. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương 2.2 Thực trạng hệ thống văn bản pháp luật Để xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm mỗi tỉnh cần đánh giá: • Hiện trạng tổ chức và thực hiện các văn bản pháp quy; • Làm rõ những khó khăn, tồn tại của hệ thống văn bản pháp luật; • Đề xuất hoàn thiện những thiếu sót trong hệ thống văn bản pháp quy ở cấp Trung ương v à địa phương; • Sắp xếp ưu tiên theo trật tự ban hành các văn bản pháp quy, hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết tại địa phương nhằm thực hiện KHHĐKSON. Để giúp việc phân tích và đánh giá hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới kiểm soát ô nhiễm, hình dưới đây chỉ ra cấp văn bản pháp quy trong hệ thống văn bản pháp luật môi trường cần đề cập, xem xét và đánh giá. Luật - Luật Bảo vệ Môi trường 2005 - Luật tài nguyên nước 1998 - Luật đất đai 2003 …. Nghị Quyết/Nghị Định - Nghị Quyết số 41/NQ- TW - Quyết định số -Nghị định số 256/2003/QD-TTg 80/2006/ND-CP Quyết định - Quyết định số - Nghị định 328/2005/QD-TTg 81/2006/ND-CP - Quyết định số 155/1999/QD-TTg Thông tư ...... - Thông tư số 276- TT/MTg - Thông tư số Tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn môi 01/2001/TTLB- trường Việt Nam BKHCNMT-BXD TCVN-1995; TCVN – … 2001; TCVN-2005; Hướng dẫn TCVN 6696-2000 - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm nước do các Quyết định cấp địa phương Công việc hoạt động công nghiệp … của bạn Hình 8 Thứ tự các văn bản Luật, Nghị quuyết, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Tiêu chuẩn, hướng dẫn và Quyết định cấp địa phương phục vụ việc đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật. 2.3. Chính sách, tầm nhìn và mục tiêu Văn bản quan trọng liên quan tới chính sách môi trường Việt Nam là Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đã được phê chuẩn, cập nhật hệ thống ĐTM và thông qua Chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21). Tuy nhiên, đối với những KHHĐKSONMT cấp địa phương, các tỉnh phải tự xây dựng tầm nhìn cho tương lai. Hướng dẫn này sẽ giải thích mối quan hệ giữa các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường và 5 thành tố tầm nhìn, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các dự án và hành động và cách phân tích chức năng của hệ thống quản lý môi trường (phân tích SWOT). - 16 -
  • 17. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Để lập chiến lược KSON nhóm xây dựng kế hoạch nên tiến hành phân tích SWOT về sự hoạt động của hệ thống môi trường hiện tại bao gồm cả kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm tại địa phương. Từ việc này sẽ rút ra được nhiều ý kiến hay để xây dựng tầm nhìn cũng như xác định cần xây dựng cái gì và cải thiện điều gì. Sau đó sự thành công của Kế hoạch KSON sẽ phụ thuộc vào các ban ngành, cơ quan và đội ngũ nhân viên của họ. Phân tích SWOT sẽ nêu bật những xu hướng quan trọng của địa phương trong từng tình huống riêng biệt và đặt nó trong bối cảnh năng lực quản lý về môi trường hiện tại. Có thể sự phân tích đầu tiên sẽ cho thấy nhiều vấn đề hơn là điểm mạnh nhưng sẽ cho phép quyết định cần phải xây dựng năng lực và các vấn đề khác ở đâu. Điều này rất quan trọng cho việc thiết lập và tiến hành KHHĐKSON và xây dựng năng lực môi trường tại địa phương. Việc phân tích SWOT không chỉ quan tâm tới hiện trạng môi trường gần đây mà còn cả những cơ hội và thách thức trong tương lai. Ví dụ các vấn đề cần xác định và đánh giá trong SWOT có thể là: • Các điểm mạnh về nguồn lực và nhân lực của hệ thống ĐTM cấp địa phương; • Các điểm mạnh trong 1 cơ cấu luật pháp tương đối rành mạch; • Các điểm mạnh của 1 bộ máy các quy định hoạt động tương đối tốt; • Mức độ hiệu quả của hệ thống ĐTM; • Xác định tính hiệu quả của quá trình sàng lọc và lựa chon để đảm bảo rằng công tác quản lý hành chính cũng thực sự chú ý vấn đề ô nhiễm; • Xác định bao nhiêu nguồn ô nhiễm theo điểm trên thực tế ảnh hưởng tới nước ngầm và các dòng sông gần đó; • Xác định sự đầy đủ của thông tin dữ liệu về hiện trạng, mạng lưới lấy mẫu, quá trình phân tích và lấy mẫu, cách tiếp cận với dữ liệu (nếu có); • Xác định xem liệu đánh giá môi trường có tập trung vào cả ảnh hưởng sơ cấp và thứ cấp hay không? • Đánh giá hiện trang giám sát (quan trắc) và việc thực hiện hệ thống giám sát; • Đánh giá việc tham gia của công chúng; • Đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM; • Điều tra xem liệu có sự phối hợp giữa các cơ quan trong các vấn đề về môi trường; • Đánh giá cơ hội nâng cao giáo dục và nhận thức về môi trường; • Đánh giá cơ hội về việc tuân thủ quy định trong các nhà máy; • Đánh giá tiềm năng trong việc thúc đẩy đánh giá môi trường chiến lược; • Phân tích những mối đe doạ, ví dụ từ tính không hiệu quả và phức tạp của thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường; • Đánh giá những mối đe doạ từ những chính sách ủng hộ sự phát triển kinh tế có thể dẫn tới tập trung quá nhiều vào kinh tế và quá ít cho những ảnh hưởng môi trường lâu dài; • Phân tích những đe doạ đối với môi trường từ việc không lập kế hoạch, không kiểm soát và sự phát triển bừa bãi của các nhà máy quy mô nhỏ. Cả điểm mạnh và điểm yếu cần phải được phân biệt và ưu tiên hoá dựa trên 1 loạt các vấn đề bao gồm: - 17 -
  • 18. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương • Liệu điểm mạnh/điểm yếu là 1xu hướng hiện tại, đang thịnh hành, đang xuống dốc hay chỉ tức thời? • Điểm mạnh/điểm yếu có ảnh hưởng trong bao lâu và sẽ diễn ra khi nào? • Ảnh hưởng của điểm mạnh/điểm yếu là quan trọng hay không quan trọng? • Liệu có thể kiểm soát ảnh hưởng của điểm mạnh/điểm yếu không? Các yếu tố bên ngoài có thể hoặc là cơ hội hoặc là mối đe doạ. Cơ hội là những yếu tố làm phát triển 1 khu vực một cách thuận lợi hơn, ví dụ sự phát triển nhanh trong công nghệ sạch và sản xuất sạch trong ngành công nghiệp. Những ví dụ khác về các yếu tố bên ngoài bao gồm: phi tập trung dịch vụ, dùng những thiết bị quan trắc môi trường dễ sử dụng và tốt hơn, tiếp cận các thông tin và kinh nghiệm quốc tế nhiều hơn…Những thách thức là những xu hướng vô ích hay là sự phát triển làm tăng ảnh hưởng tới môi trường, ví dụ một nền kinh tế phát triển mạnh nhưng việc nâng cao năng lực môi trường không theo kịp. Ví dụ cuối cùng của yếu tố bên ngoài là: 1 cơ hội đối với một phần của cộng đồng và là 1 thách thức đối với một phần khác. Nên đánh giá liệu cơ hội/ thách thức là một xu thế hiện tại, tức thời, đang lên hay đang xuống. • Cơ hội và thách thức có ảnh hưởng trong bao lâu và khi nào sẽ diễn ra? • Ảnh hưởng của cơ hội/thách thức là quan trọng hay không? • Liệu có thể kiểm soát ảnh hưởng của cơ hội/mối đe doạ? Sau khi hoàn thành việc phân tích SWOT và xác định được những vấn đề lớn, việc Lập Chiến Lược phù hợp có thể bắt đầu. Kết quả của việc phân tích SWOT sẽ giúp xác định các mục tiêu, chiến lược, các dự án khả thi và các hoạt động hỗ trợ. 2.3.1. Thể chế Xác định những cơ quan chức năng nào quản lý hoặc đồng quản lý khu vực nào. Ví dụ : nước, là một trong số 4 nguồn quan trọng được quản lý bởi một số cơ quan chức năng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng : nước uống, nước sử dụng trong ngành thủy điện, nước sử dụng cho sản xuất công nghiệp, nước tưới tiêu, nước nuôi trồng thủy sản, nước xả thải…vv Việc phân bổ trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan đến mỗi nguồn ô nhiễm hay kế hoạch hành động là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp tác và phối hợp liên ngành (hình 9). Điều này có ưu điểm là liên kết được cá nhân/cơ quan ra quyết định với một hành động cụ thể chứ không phải là truy tìm một thành phần ô nhiễm riêng biệt từ nhiều nguồn, nhiều đơn vị. Đối với một vấn đề có thể có nhiều cơ quan cùng tham gia giải quyết, phải có sự phân bổ trách nhiệm tại mỗi tỉnh bởi vì mỗi địa phương đều hiểu rõ vấn đề cùng các giải pháp có liên quan. - 18 -
  • 19. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Trách nhiệm của các cơ quan chức năng UBND Tỉnh Sở TNMT CTR Sở Công nghiệp Sở Xây dựng Công nghiệp Chất thải sinh hoạt Sở NNPTNT Sở Y tế KSON và giám Nông nghiệp sát môi trường Bệnh viện Hình 9. Lập sơ đồ phân bổ quyền hạn của các cơ quan đối với các nguồn ô nhiễm theo điểm và theo diện. Khi đề ra kế hoạch thì mối quan hệ giữa các cơ quan phải rõ ràng và thoả thuận giữa các bên phải được soạn thảo kỹ lưỡng. 2.3.2. Chính sách Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương nên tập trung vào các chính sách để đạt được mục tiêu, các chính này nên được tập trung vào: • Việc ngăn ngừa ô nhiễm bằng cách xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc, bao gồm cả việc xây dựng những tiêu chuẩn rõ ràng đối với những thông số ô nhiễm; • Xây dựng những chính sách kinh tế liên quan tới môi trường; • Tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên, quá trình sản xuất. vận chuyển lưu trữ, xử lý chất thải và hệ thống tiêu huỷ an toàn; • Xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn tại nguồn; • Đặc biệt lưu ý tới nguồn ô nhiễm hoá học, phóng xạ và các chất gây ô nhiễm sinh học; Tầm nhìn chính sách môi trường nhằm phòng ngừa ô nhiễm: • Đẩy mạnh năng lực quản lý, đầu tư, cưỡng chế và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại; • Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục công tác phòng ngừa ô nhiễm cho cộng đồng; • Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững khu sinh thái và đô thị nông thôn; • Áp dụng công nghệ sạch đối với công nghệ mới hoặc phải có những thiết bị giảm ô nhiễm và hệ thống xử lý chất thải phù hợp; - 19 -
  • 20. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương • Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và/hoặc công nghệ cụ thể/phù hợp để xử lý ô nhiễm môi trường; • Đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn môi trừơng để tiếp cận với các tiêu chuẩn từ các quốc gia khác trong khu vực. 2.3.3. Xây dựng tầm nhìn Tầm nhìn là hình ảnh chỉ dẫn tới sự thành công, được hình thành dưới hình thức đóng góp cho xã hội. Tầm nhìn có thể đưa ra những kỳ vọng, sự khao khát và hiệu qủa mà mỗi địa phương đều mong muốn đạt được hoặc mơ ước hiện thực hóa nó trong một ngày nào đó khi nói về việc kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy tại sao chúng ta lại phải lo lắng nếu không có được một tầm nhìn sâu rộng, mạnh mẽ, hấp dẫn và có giá trị? Cũng giống như một kế hoạch chiến lược, xây dựng một tầm nhìn được bắt đầu dựa trên trực giác cũng như mong ước. Là một phần của quá trình vận dụng trí tuệ tổng hợp từ các chuyên gia/cán bộ, những người lãnh đạo và những người có liên quan về điều họ muốn hòan thành trong tương lai. Hãy nói và viết lại những giá trị đạt được khi theo đuổi tẩm nhìn đó. Những ý kiến trái lập không phải là một vấn đề. Đó là quá trình dám thách thức và đạt được những giấc mơ và tầm nhìn có giá trị- những giấc mơ về thay đổi môi trường và nghề nghiệp mà những người có liên quan đang sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được điều đó. Nếu đây là lần đầu tiên địa phương xây dựng một tầm nhìn để có thể chia sẻ với nhiều cơ quan và những người có liên quan thì chúng ta rất nên mời các chuyên gia giúp chúng ta thực hiện các hội thảo. Và nhớ sử dụng kết quả từ các phân tích SWOT làm dữ liệu đầu vào. Thông tin về hiện trạng ô nhiễm Tầm nhìn của Địa phương Thiết lập các ưu tiên Các mục tiêu chiến lược Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu n Chỉ số 1 Chỉ số 2 Chỉ số n Hình 10. Tầm nhìn là nền tảng quan trọng nhất để từ đó đưa ra các mục tiêu. Điều kiện tiên quyết để xây dựng tầm nhìn là thông tin về hiện trạng, ví dụ ảnh hưởng của môi trường đối với các các hoạt động địa phương lên môi trường và tình trạng xã hội của người dân. Các bước để viết tầm nhìn: • Sắp xếp tổ chức các hội thảo với sự tham gia của các cơ quan và những người có liên quan để cùng suy nghĩ và thảo luận cho các dữ liệu đầu vào của tầm nhìn; • Phác thảo tầm nhìn sơ bộ dựa trên kết quả đã thảo luận; • Gửi bản phác thảo tới các cơ quan và các bên có liên quan để họ góp ý; • Biên tập và hoàn thiện tầm nhìn dựa trên những đóng góp thu được; • Gửi bản phác thảo tới các cơ quan đối tác và những người có liên quan để họ phê duyệt. - 20 -
  • 21. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Phương thức tập trung vào tầm nhìn: • Tầm nhìn phải cung cấp được nội dung mà địa phương đạt được trong 5 hoặc 10 năm nữa • Đưa ra ý tưởng của một môi trường tương lai lý tưởng cho địa phương, đảm bảo các giá trị và các nguyên tắc định hướng tập trung cho sự hình thành Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm • Đóng vai trò tham khảo nhằm giúp các bên liên quan (và cộng đồng) tập trung vào các vấn đề trọng điểm • Cung cấp và hướng dẫn các quyết định dài và ngắn hạn • Không phải lúc nào cũng hoàn thành trọn vẹn nhưng phải đua ra được những hình ảnh cụ thể và rõ ràng để địa phương hướng tới • Nên bao gồm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sự diễn giải một cách tổng thể của địa phương vê 4 mục đích chính trong quyết định 328 • Miêu tả về tương lai chứ không miêu tả cách thức địa phương đạt được tương lai đó • Có khung thời hạn hợp lý, có thể kiểm soát được như từ 5 đến 10 năm • Mời các bên có liên quan tham gia nhóm thực hiện để cùng đóng góp xây dựng ý kiến • Đảm bảo rằng tầm nhìn đó mang tính thiết thực và có tính khả thi Nhìn chung, tầm nhìn yêu cầu sự tham gia tổng thể của các cơ quan và những người liên quan. Họ phải cân nhắc kỹ khi cố gắng làm rõ và diễn giải tầm nhìn để đưa vào những chiến lược cụ thể và các mục tiêu chiến lược nhất định. Hơn nữa, những mục đích chiến lược này cũng cần phải được diễn giải thành một khối lượng lớn các mục tiêu liên quan và có thể hiểu được để rồi những mục tiêu đó còn phải được thảo luận với các bên liên quan. Những hoạt động riêng lẻ của các bên tham gia nên tập trung vào mục đích và mục tiêu. Dựa trên tầm nhìn và mục tiêu chung do địa phương xây dựng và quyết định, do đó các mục tiêu cụ thể cần phải được xác định rõ ràng. Ví dụ như: 1) Giảm thiểu chất độc không khí cho thành phần a) tới xx ppm; 2) Xác định những nguồn ô nhiễm nghiêm trọng trước (ngày); 3) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường do vậy không vượt quá các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước và không khí; 4) Xóa bỏ việc thải vào nước các chất độc hại và bảo đảm các phương pháp xử lý cho các chất đó; 5) Xóa bỏ việc làm tăng mức ô nhiễm nước (thành phần cụ thể) so với tình trạng trong năm; 6) Đảm bảo nước bề mặt đạt được tiêu chuẩn cần thiết về an tòan sử dụng cho con người (cụ thể). Khi tầm nhìn đã được hình thành và thông qua, nó luôn được trình bày cùng với mục tiêu chung,mục tiêu cụ thể, các kế hoạch và các hoạt động để đưa ra các quyết định trong một bối cảnh hợp lý và một cách chính thể luận. Điều này được thực hiện một cách đơn giản như đã trình bày trong bảng ví dụ dưới đây. Liên kết tầm nhìn, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể sẽ cho phép các nhóm xây dựng và phát triển mối liên hệ giữa mục tiêu khi phát triển các kế hoạch chiến lược và tiêu chí để đưa ra sự lựa chọn. - 21 -
  • 22. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Sự hình thành và chọn lựa của các Dự án và Hoạt động sẽ cho thấy mối quan hệ tốt đẹp của các dự án với mục tiêu. Khi quá trình lập kế hoạch được thực hiện theo phương thức này nó sẽ chỉ ra cách lựa chọn các kế hoạch và ưu tiên dựa trên nền tảng các tiêu chí mục tiêu. Do đó, sẽ làm tăng khả năng tìm kiếm đầu tư cho các dự án và tăng tính khả thi của chúng. Bảng 1: Mẫu xây dựng tầm nhìn cùng với mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, kế hoạch và các hoạt động. Sau khi xây dựng tâm nhìn thì nên điền vào bảng dưới dạng khuôn mẫu sau: Các mục tiêu Các mục tiêu Tầm nhìn Các dự án Các hoạt động chung cụ thể Đến năm 2010 địa phương sẽ có…; 2.3.4. Xây dựng mục tiêu chung Một trong những điều quan trọng nhất khi xây dựng mục tiêu chung là phải đảm bảo chúng theo đúng định hướng từ tầm nhìn. Mục tiêu đại diện cho một lĩnh vực nhất định mà kế hoạch hành động kiểm soát môi trường sẽ tập trung để đạt được tầm nhìn. Rất nhiều mục tiêu được xác định song chúng có thể được sàng lọc bằng cách xác định vấn đề trọng tâm và ưu tiên. Trong giai đoạn này các mục tiêu phải được chọn lọc để có thể phản ánh tầm nhìn của tương lai. Các vấn đề trọng tâm được xác định trong các phân tích SWOT và những nhu cầu cấp thiết cũng như các ưu tiên lớn nhất của địa phương (xem phần 2.3). Rất nhiều mục tiêu được xác định bằng việc sử dụng phân tích SWOT và tầm nhìn. Tuy nhiên, số lượng mục tiêu cũng cần được giới hạn nếu không chiến lược sẽ mất đi sự trọng tâm. Vì vậy, chỉ nên có khoảng từ 5 đến 6 mục tiêu. Về mặt lý tưởng kế hoạch chiến lược kiểm soát ô nhiễm sẽ kết hợp cả các mục tiêu ngắn và dài hạn để có thể cung cấp các kết quả một cách liên tục trong suốt thời gian đã định của chiến lược. Khi xem xét việc lựa chọn và ưu tiên của mục tiêu, các nhóm nên chú tâm vào các nhân tố trọng điểm quyết định tính khả thi của mục tiêu: • Mục tiêu có liên quan đến hiện trạng môi trườngriêng biệt ở địa phương và cả mặt chính trị, xã hội và những biến động kinh tế hay không? • Mục tiêu có theo đúng định hướng của tầm nhìn? • Trong bước lựa chọn mục tiêu, những tác động tiềm ẩn nào có thể dẫn tới sự thành công của mục tiêu hoặc khả năng giải quyết vấn đề của địa phương? - 22 -
  • 23. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương • Các hành động đang thực hiện có hỗ trợ cho mục tiêu? • Mục tiêu là kết quả ngắn, trung bình hay dài hạn? Bảng 2: Điền vào cùng 1 mẫu sau khi xây dựng các mục tiêu Các mục tiêu Các mục tiêu Các hoạt Tầm nhìn Các dự án chung cụ thể động Mục tiêu 1:Để Vào năm thay đổi địa 2010, địa phương… phương sẽ Mục tiêu 2: Đảm có… bảo sự cung cấp thích hợp… Mục tiêu 3: Để xây dựng năng lực con người phục vụ cho… Mục tiêu 4: Để thu hút thêm nhiều dự án đầu tư từ các cá nhân, các khu vực công và thứ ba 2.3.5. Xây dựng mục tiêu cụ thể Xây dựng các mục tiêu cụ thể: • Mục tiêu cụ thể chi tiết hơn mục tiêu chung, nó cung cấp một cách chi tiết và phương pháp xác định các thành phần cụ thể của mục tiêu chung; • Mục tiêu cụ thể nên ở mức vừa phải, dễ quản lý về mặt thời gian hay các chỉ số sản phẩm/kết quả; • Mỗi mục tiêu chung sẽ có một vài mục tiêu cụ thể từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn; • Mục tiêu cụ thể nên nằm trong phạm vi có thể đạt được và nên dựa trên các thu thập về tình trạng môi trường trong khu vực địa phương và phân tích SWOT; • Mục tiêu cụ thể là phần bổ sung, nghĩa là không nên có tác động tiêu cực lên các mục tiêu chung hoặc mục tiêu khác. Ví dụ đề xuất thiêu hủy các chất thải rắn hoặc chất thải y tế có thể xung đột với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi - 23 -
  • 24. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương trường ở địa phương. Vì vậy, tốt nhất là làm thế nào để hai mục tiêu này có thể bổ trợ cho nhau. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đều là những cách thức giải quyết các vấn đề được xác định trong việc đánh giá môi trường địa phương. Chúng đều vạch rõ việc lựa chọn các dự án kiểm soát ô nhiễm và các hoạt động cũng như các kết quả dự đoán (có thể thực hiện được) của công tác kiểm soát ô nhiễm. Chúng tạo nên nền tảng cho việc thực thi chiến lược. Do vậy sự thành công của chiến lược kiểm soát ô nhiễm được đánh giá dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược tổng thể. Khi xây dựng các mục tiêu cần cân nhắc những vấn đề sau: • Các kết quả dự đoán cuối cùng của mục tiêu có được trình bày rõ ràng không? • Mục tiêu có khả năng thực thi, có thể xác định được số lượng hoặc/và có thể nhận thấy được? • Mục tiêu có tính hiện thực và có khả năng thực thi không? khi trong điều kiện môi trường địa phương và năng lực quản lý hiện có. • Mục tiêu có đặt ra ngày cụ thể? Có thể có giới hạn về thời gian cho mục tiêu đó. Sẽ có rất nhiều đòi hỏi khác nhau để đưa ra các mục tiêu cho kế hoach hành động kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy, cần phải xác định các yếu tố ưu tiên. Một vài tiêu chí để xác định tính ưu tiên của mục tiêu bao gồm: • Bản chất tương đối, phụ thuộc và bổ trợ của một mục tiêu với các mục tiêu khác. • Những nhóm lợi ích nhất định trong việc lựa chọn một mục tiêu so với các mục tiêu khác. • Đóng góp của mục tiêu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung và tầm nhìn. • Khả năng đạt được mục tiêu: Những tác động nào cần phải vượt qua để có thể thực hiện mục tiêu? Vấn đề nào cần giải quyết trong quá trình thực hiện mục tiêu. • Khả năng của địa phương trong việc đảm bảo các nguồn cần thiết, trong việc tác động và hỗ trợ để thực hiện mục tiêu? Mức động hỗ trợ của cộng đồng trong việc phát triển và hiện thực hóa mục tiêu Bảng 3. Điền vào cùng 1 mẫu sau khi xây dựng các mục tiêu cụ thể Các mục tiêu Các mục tiêu cụ Các hoạt Tầm nhìn Các dự án chung thể động Mục tiêu 1:Để Mục tiêu1: 01: Vào năm thay đổi địa Vào năm 2010, 2010, địa phương… cải thiện tình phương sẽ trạng môi trường…. - 24 -
  • 25. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Các mục tiêu Các mục tiêu cụ Các hoạt Tầm nhìn Các dự án chung thể động có… Mục tiêu 2: Mục tiêu 2: 01: Đảm bảo sự Vào năm 2010 cung cấp thích đảm bảo, thông hợp… qua việc sử dụng các câu hỏi điều tra về thái độ…. Mục tiêu 3: Để Mục tiêu 3: 01: xây dựng năng Vào năm 2015, lực còn người đảm bảo sự đầu phục vụ cho… tư và các kế hoạch thích hợp được thực hiện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu Mục tiêu 3: 02: Năng lực thích hợp được .. Mục tiêu 4: Để Mục tiêu 4: 01: thu hút thêm Tăng cường mức nhiều dự án đầu tư trong địa đầu tư từ các phương về công cá nhân, các tổ nghệ sạch trong chức lĩnh vực X và Y 3. Các dự án và hành động 3.1. Phân tích lựa chọn các dự án và hành động Mục này đưa ra các ví dụ miêu tả tóm tắt các dự án và hành động đối với các vấn đề ô nhiễm ở các cấp độ khác nhau bao gồm: 1) Hoàn thiện các công cụ bảo vệ môi trường (ĐTM, Hướng dẫn…); 2) Hoàn thiện các quy trình (ĐTM, tích lũy, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá rủi ro môi trường …); 3) Hoàn thiện các công cụ pháp lý và hiệu quả thực thi; 4) Một loạt các giải pháp kỹ thuật cho các ngành và vấn đề cụ thể; 5) Các khía cạnh khác nhau từ sự tham gia của cộng đồng; 6) Thực trạng quan trắc; 7) Giải pháp thông qua hợp tác liên ngành; 8) Các công cụ hành chính. Mỗi địa phương cần quan tâm tới danh sách này, phân tích và đưa ra các hành động khác nhau để đạt được chất lượng môi trường như mong muốn theo mục tiêu ngắn, trung bình và dài hạn đã đặt ra cho kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương. 3.1.1. Các quy định - 25 -
  • 26. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Dưới đây là những hành động thường liên quan tới các địa phương, mỗi địa phương có thể tham khảo, đối chiếu để lập kế hoạch. Hành động 1: Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện thời: Một lợi thế là chúng ta đã có hệ thống ĐTM. Việc hoàn thiện hệ thống sẽ cho thấy hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Hệ thống ĐTM nên trở thành một công cụ thực tiễn cho việc kiểm soát và giảm thiểu sự ô nhiễm và những thủ tục không cần thiết thuộc trong quản lý hành chính. Hệ thống ĐTM cần được tiến hành cả trong khuôn khổ luật pháp và kĩ thuật. Nội dung của hành động nên tập trung vào: - Bổ sung, hoàn thiện các nội dung còn thiếu hoặc bất cấp đối với địa phương; - Hiện đại hoá và cập nhật các thông tin, phương pháp kỹ thuật mới; - Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện ĐTM. Hành động 2: Hoàn thiện các hướng dẫn ĐTM Các hướng dẫn được cải thiện sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn từ ĐTM trong lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm. Hiện tại các địa phương còn thiếu các hướng dẫn ĐTM cho một số ngành đặc thù hoặc các hướng dẫn ĐTM cho các dự án phát triển mang tầm vĩ mô… Điều này gây khó khăn cho công tác KSON. Nội dung của hành động sẽ bao gồm: - Hiện đại hoá và cập nhật các hướng dẫn đã có; - Bổ sung, hoàn thiện các hướng dẫn mới cho các ngành lĩnh vực còn thiếu; - Xây dựng các hướng dẫn thao tác kỹ thuật thực hiện ĐTM. Hành động 3: Cấp phép cho các nhà tư vấn lập ĐTM Để đảm bảo chất lượng của ĐTM, chỉ có những nhà Tư vấn được cấp phép và đăng ký mới được lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và báo cáo ĐTM. Trong trường hợp thực hiện sai nghiêm trọng giấy phép sẽ bị rút lại. Kinh nghiệm quí báu từ nhiều nước trên thế giới cho công tác KSON là phải duy trì hệ thống cấp phép này. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện hành nghề ĐTM; - Tổ chức phân cấp cấp giấy phép; - Quy định các mức phí lập báo cáo. Hành động 4: Tuân thủ hậu ĐTM Hiện nay rất ít khi việc tuân thủ hậu ĐTM được thực hiện. Hành động nên được thực hiện và triển khai một cách nghiêm túc vì nó sẽ mang đến những giảm thiếu đáng kể chất thải. Nhiều ví dụ tích cực từ các nước khác cho thấy là dễ dàng áp dụng, nếu như có quy định chặt , hậu ĐTM sẽ rất hiệu quả. Các nội dung của hành động này tập trung vào: - Xây dựng các quy định kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư phát triển - Xây dựng các hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý chất thải - Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ công tác bảo vệ môi trường - Xây dựng hệ thống giám sát tự động từ xa - Lập báo cáo định kỳ công tác quan trắc/giám sát môi trường 3.1.2. Hoàn thiện công cụ bảo vệ về môi trường - 26 -
  • 27. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định số 80 NĐ/TTG ngày 9/8/2006 đã tạo điều kiện cho công tác bảo vệ môi trường. Chương 3 của Luật bảo vệ môi trường và Hướng dẫn thi hành nhấn mạnh việc thực thi ĐTM và ĐMC bao gồm đánh giá tích lũy và đánh giá rủi ro môi trường. Hành động 5: Đánh giá tích luỹ Đó là việc đánh giá tổng hợp các tác động riêng rẽ từ nhiều nguồn khác nhau cùng một thời gian hoặc đánh giá tác động đến môi trường từ một nguồn/một loại tác nhân nhưng tích luỹ trong một thời gian dài. Đánh giá tích luỹ cho phép tính toán các tác động từ nhiều nguồn, nó có thể được thức hiện khá đơn giản và là một công cụ tích cực cho các tình huống phức tạp khi có nhiều nguồn khác nhau cùng tác động vào tạo nên những ảnh hưởng lớn hơn. Việc đánh giá tích luỹ còn có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc hoạch định phát triển ở một khu vực cụ thể còn có khả năng bổ sung thêm hoạt động công nghiệp hay không. Thể loại ĐTM này đã được phát triển ở nhiều nước và nó thực sự đã trở thành một công cụ quan trọng ở cấp Trung ương và cấp địa phương. Các nội dung của hành động này thường bao gồm: - Xác định các nguồn gây ô nhiễm; - Xác định thải lượng gây ô nhiễm đối với từng nguồn theo một vài chất đặc trưng (thí dụ theo COD hay một kim loại nặng nào đó như Cu, Pb, Cd…); - Xác định tổng lượng thải; - Xác định ngưỡng chịu đựng hay ngưỡng chấp nhận của đối tượng; - Xác định mức vượt ngưỡng chịu đựng; - Xác định tác động của mức vượt ngưỡng chịu đựng. Hành động 6: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ĐMC là một hệ thống kết hợp chặt chẽ môi trường, chính sách, kế hoạch và chương trình. ĐMC nên được đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình đưa vào sự quan tâm hiệu quả môi trường làm nguyên nhân, nếu hiệu quả môi trường là một phần của quyết định toàn bộ, cái đó được gọi là đánh giá môi trường chiến lược. Ví dụ chiến lược phát triển KT-XH, quy hoạch hay kế hoạch phát triển môi trường thuỷ sản… ĐMC là một ưu tiên mới của Chính phủ Việt Nam. Một công cụ mạnh mẽ cho các dự án lớn, kế hoạch quốc gia, và là một khuôn mẫu cho các loại hình ĐTM được lặp lại thường xuyên để xây dựng chuẩn. Nên áp dụng 1 phần nào đó ở cấp địa phương, mặc dù nó hầu như là một công cụ ở cấp trung ương. Nội dung của hành động này bao gồm: - “Sàng lọc”, điều tra kế hoạch hoặc chương trình theo qui định đánh giá môi trường chiến lược; - “Xác định phạm vi” xác định giới hạn điều tra, đánh giá và yêu cầu giả định; - “Văn bản của nhà nước về môi trường” thực tế trên cơ sở đánh giá cơ bản; - “Xác định tác động môi trường có thể xảy ra” thông thường dưới dạng biến đổi trực tiếp hơn là giữ nguyên hình thái; - Thông báo và lấy ý kiến cộng đồng; - “Ra quyêt định” trên cơ sở đánh giá; - Quan trắc những tác động của các kế hoạch và chương trình sau khi thực hiện. Hành động 7: Trung tâm dịch vụ cộng đồng để thực hiện ĐTM - 27 -
  • 28. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Trung tâm dịch vụ cộng đồng này được thành lập nhằm thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển trên địa bàn của tỉnh giúp duy trì tốt mối liên hệ giữa công chúng và các nhà quản lý môi trường tránh được sự liên hệ trức tiếp giữa bên kỹ thuật và khách hàng vì thế tiết kiệm thời gian. Tuỳ từng địa phương có thể hợp đồng với các đơn vị tư vấn chuyên ngành có đủ năng lực và tư cách pháp nhân để thực hiện ĐTM Các nội dung của hành động gồm: - Xây dựng dự án thành lập trung tâm dịch vụ cộng đồng theo quy định hiện hành; - Tổ chức quản lý và thực hiện các nhiệm vụ được giao; - Đánh giá các tác động với sự tham gia của cộng đồng; - Kết hợp với chức năng quan trắc môi trường và dịch vụ đã có của địa phương. Hành động 8: Đánh giá rủi ro môi trường Hành động này nhằm giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp về sự cố môi trường, thông thường là do những thành phần hoá chất độc hại hoặc di truyền sinh học. Trong ngữ cảnh sức khỏe cộng đồng, đánh giá rủi ro là quá trình xác định lượng ảnh hưởng có hại có thể đến từng cá nhân hay công đồng dân cư từ các hoạt động nào đó của con người. Trên phần lớn các quốc gia, việc sử dụng hóa chất hoặc các hoạt động mang tính đặc thù khác như: các nhà máy điện, các nhà máy chế tạo ... là không được phép trừ khi có thể chứng minh rằng không làm tăng nguy cơ tử vong hay bệnh tật. Ở địa bàn các tỉnh có thể xẩy ra các vụ tràn dầu, hoá chất, cháy nổ, tảo đỏ…Vì vậy các đơn vị trong tỉnh phải ngăn ngừa sự cố xảy ra, dự phòng các tình huống có thể xảy ra và có các phương án giải quyết, ứng phó. Để thực hiện hành động này thường đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực hoá học, sinh học. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Xác định các nguồn gây nguy hại hoặc rủi ro; - Xác định đường truyền rủi ro; - Xác định mức độ lộ diện/ tiếp xúc đối tượng tác nhân; - Xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng; - Xác định các tác động vượt ngưỡng của đối tượng ảnh hưởng; - Quản lý rủi ro. Hành động 9: Cam kết bảo vệ môi trường Cam kết bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương. Hành động này được coi là nghĩa vụ đối với các chủ dự án khi tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển một lĩnh vực hoạt động nào đó trên địa bàn địa phương. Các nội dung cam kết tuân theo các quy định, hướng dẫn hiện hành. Nội dung của hành động này tập trung vào: - Xây dựng các hướng dẫn, quy định việc cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng đầu tư phát triển dự án trên địa bàn địa phương; - Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cam kết BVMT. 3.1.3. Quy hoạch 3.1.3.1. Quy hoạch - Kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp - 28 -
  • 29. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Để đạt được sự phát triển bền vững của mỗi địa phương, vấn đề quy hoạch - kế hoạch liên quan tới các khu công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, điều này chẳng nhữngthúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc KSON môi trường một cách hiệu quả. Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển là quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lược lâu dài và bền vững. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội luôn phải được lồng ghép với bảo vệ môi trường. Các hành động liên quan tới công tác KSON môi trường ở các tỉnh thường tập trung vào các vấn đề: - Lập kết họach chi tiết cho các ngành công nghiệp; - Lập chương trình cho các ngành tổng hợp, mô tả rõ ràng mối quan hệ giữa các giai đoạn sản xuất khác nhau và khả năng thích ứng để chia sẻ giải pháp xử lý; - Ảnh hưởng của việc lập kế hoạch dẫn đến ảnh hưởng của việc khai thác của các mối liên kết trong ngành và giữa các ngành công nghiệp với nhau có liên quan tới môi trường. Hành động 1: Quy hoạch các khu công nghiệp Các nội dung tập trung vào: - Có thể tập trung thiết kế cơ sở hạ tầng tại khu vực phân định nhằm giảm phí tổn cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng đó bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng, cung cấp điện cao thế (điện 3 pha), thông tin liên lạc, nước cấp và đường dẫn ống khí; - Để có thể thu hút được các doanh nghiệp mới bằng việc kết hợp các cơ sở hạ tầng trên cùng một vị trí; - Bố trí các ngành công nghiệp ngoài phạm vi khu vực thành thị nhằm làm giảm ảnh hưởng tới môi trường và xã hội; - Cung cấp cho các việc kiểm soát môi trường riêng biệt, đặc trưng cho những sự cần thiết của một khu vực công nghiệp. Các khu công nghiệp đang tập trung vào việc điều chỉnh các ngành công nghiệp sinh thái học, chất thải của ngành này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho ngành khác. Hội đồng nhân dân địa phương có thể lựa chọn một khu công nghiệp như là một dự án tiêu biểu cho các dự án khác làm theo. Các hoạt động bao gồm: - Lựa chọn vị trí và xây dựng các kịch bản phát triển; - Phân vùng các loại hình phát triển nhà máy, xí nghiệp; - Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; - Thiết lập vành đai cách ly vệ sinh công nghiệp; - Xây dựng khái niệm tự quan trắc; - Phát triển kế hoạch trao đổi chất thải giữa các nhà máy; - Đăng ký chủ nguồn thải. Hành động 2: Quy hoạch các bãi rác Một trong những vấn đề bức xúc ở hầu hết các địa phương hiện nay là việc lựa chọn vị trí các bãi chôn lấp chất thải (bãi rác) và đảm bảo việc xây dựng vững chắc môi trường. Để lựa chọn được vị trí lý tưởng cho các bãi rác cần căn cứ vào các tiêu chí và khoanh vùng hiện tại. Về định hướng chiến lược phát triển, các địa phương nên xây dựng kịch bản tăng cường tái chế, tái sử dụng rác thải, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp. - 29 -
  • 30. Kiểm soát ô nhiễm khu vực đông dân nghèo (PCDA) Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm cấp địa phương Các nội dung của hành động quy hoạch các bãi rác địa phương tham khảo và tuân thủ Thông tư 01/2001/TTLBKHCNMT-BXD. Hành động 3: Quy hoạch bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm Xu thế diễn biến trong những năm gần đây tài nguyên nước mặt và nước ngầm bị suy thoái (cạn kiệt và ô nhiễm) gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống. Việc bảo vệ nguồn nước sạch đang trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng và mỗi người dân Các nội dung của hành động này nên tập trung vào: - Xác định nguồn nước cần bảo vệ; - Xây dựng quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn nước; - Quy hoạch, quản lý xả thải các chất thải rắn và chất thải lỏng vào nguồn nước, xây dựng các đới phòng hộ vệ sinh; - Tăng cường nguồn lực quan trắc chất và lượng các nguồn nước; - Nâng cao nhận thức cộng đồng. Ngoài 3 hành động trên còn nhiều hành động khác liên quan tới vấn đề quy hoạch - kế hoạch liên quan tới ngành công nghiệp, các hành động này mỗi địa phương tuỳ tình hình thực tế lựa chọn và xây dựng hợp lý. 3.1.3.2. Quản lý và kiểm soát các khu công nghiệp Đối với các khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động hiện nay có thể thực hiện nhiều biện pháp và chiến lược quản lý môi trường như xây dựng khung quản lý môi trường, cung cấp tốt các dịch vụ môi trường (dịch vụ cấp nước, thu gom và xử lý chất thải…). Các biện pháp kiểm soát và quản lý môi trường đối với các KCN này bao gồm: - Thống kê, đánh giá tình trạng ô nhiễm; - Xác định giải pháp theo loại ô nhiễm và mức độ ô nhiễm; - Lập kế hoạnh thanh tra (bao gồm cả tổ chức, tài chính); - Thực hiện kế hoạch thanh tra; - Báo cáo kết quả; - Xử lý kết quả. Hành động 1: Lập kế hoạch thanh tra Là một phương pháp tiếp cận khác yêu cầu các nhà máy tuân thủ các điều luật BVMT, nhất là việc thực hiện công tác hậu ĐTM hoặc các điều luật về công nghiệp khác đang có hay đã được thông qua trước khi điều luật ĐTM có hiệu lực. Sau khi hoàn tất thống kê về tình trạng ô nhiểm, chiến lược thanh tra sẽ được đưa ra dựa trên mức ưu tiên cho các chất gây ô nhiễm nhiều nhất hoặc các hợp chất ô nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Các nội dung của hành động này bao gồm: - Kiểm tra chương trình quan trắc theo báo cáo ĐTM; - Cải thiện khả năng quan trắc tự động hoặc hợp đồng thêu tư cấn; - Thực hiện kế hoạch quan trắc theo quy định; - Báo cáo kết quả. Hành động 2: Kiểm soát tự động - 30 -