SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 55
LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích
ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận động hết
mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực trong việc
quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
     Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu
thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
     Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải chặt
chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời
nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Điều
này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại, phát triển và đạt mục tiêu lợi
nhuận tối đa.
     Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế
 toán ở Công ty TNHH Bách Thiên Phú em chọn đề tài:”Kế toán nguyên vật liệu-
                    công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp”.
    Nội dung đề tài gồm có ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ.
   Chương 2: Thực trạng vấn đề nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ ở Công ty
TNHH Bách Thiên Phú
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty
TNHH Bách Thiên Phú
     Trong thời gian thực tập và viết báo cáo mặc dù đã có rất nhiều cố gắng
nhưng do trình độ và khả năng còn hạn chế. Trong khi đó thời gian tìm hiểu và tiếp
cận thực tế quá ngắn. Bản thân khỏi tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong thầy cô hướng dẫn, Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng kế toán-tài chính
Công Ty góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn.
     Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo ở tổ kế toán, giáo viên hướng dẫn Võ
Kiều Tiên, ban lãnh đạo Công Ty, phòng Tài chính- Kế toán đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này.
                                           Đà Nẵng, ngày tháng năm
                                               Sinh viên thực tập:
                                               Nguyễn Thị Hà Ni
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
             NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ
      1.1. Khái niệm -đặc điểm-yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên
vật liệu-công cụ dụng cụ.
       1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL
         1.1.1.1. Khái niệm
     Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm.
         1.1.1.2. Đặc điểm
     Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành
sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành
sản phẩm.
    - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu
hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm.
     - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về
hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản
phẩm do nguyên vật liệu tạo ra.
      - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên
vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác.
         1.1.1.3. Yêu cầu quản lý
     - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự
trữ bảo quản và sử dụng.
     - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt
chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất,
bảo quản sử dụng vật liệu.
     - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn
các hiện tượng tiêu cực.
     1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ
       1.1.2.1. Khái niệm
      Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá
trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ dụng cụ
được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu.
1.1.2.2. Đặc điểm
    - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được
chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu.
     - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với
thời gian sử dụng.
     - Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt theo tiêu
chuẩn thời gian sử dụng và giá trị thực tế kế toán vẫn phải hạch toán như là công
cụ dụng cụ:
     + Các loại bao bì để dựng vật tư hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản
dự trữ và tiêu thụ.
     + Các loại bao bì kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng.
     + Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, giá lắp, chuyên dùng cho sản xuất
lắp đặt.
    + Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc quần áo, giày dép
chuyên dùng để lao động.
     1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản
ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng
thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết
và bảng tổng hợp.
     - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu
về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
      - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật
liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa,
thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí.
     - Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy
định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác
lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
       1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
         1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu
    Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử
dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu:
    - Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành các
nhóm:
      + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực
thể vật chất của sản phẩm. (Cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài). Ví dụ, đối
với các doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu chính là các sợi khác nhau là sản
phẩm của các doanh nghiệp dệt. Đường là thành phẩm của nhà máy đường nhưng
là nguyên liệu chính của doanh nghiệp sản xuất kẹo… Vì vậy, khái niệm nguyên
vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh
nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu
chính, phụ. Nguyên vật liêu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với
mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa.
    Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm,
in… nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng.
      + Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên,
vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm
chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm.
     Ví dụ: Đối với doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu phụ có thể là các loại chế
phẩm màu khác nhau dùng để nhuộm sợi, làm tăng vẻ đẹp cho vài, đối với doanh
nghiệp may thì vật liệu phụ là các loại keo dán khác nhau, các loại vải đắp khác
nhau nhằm trang trí hoặc tăng thêm độ bền của quần áo.
     Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế tạo
sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ
thuật phục vụ cho quá trình lao động.
     + Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sản xuất.
      Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại than
đá, than bùn và ở thể khí như ga…
    + Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tài…
Ví dụ: như các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết
bị các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế cho các phương tiện vận tài…
      + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng
trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép… Đối với thiết bị xây
dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu
dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị điện, các loại
thiết bị vệ sinh.
     + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được
trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
     Ví dụ: Khi đưa vật liệu chính là vải vóc để cắt, may thành các loại quần áo
khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu hồi phế liệu là các loại vải vụn hoặc là các
loại quần áo không đúng chất lượng, không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi quá trình
sản xuất. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, gắn liền với từng doanh
nghiệp cụ thể có một số loại là vật liệu phụ, có khi là phế liệu của doanh nghiệp
này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh
doanh khác.
      - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật
liệu thành các nhóm khác như:
    + Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài
mà có, thông thường mua của nhà cung cấp.
     + Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như
là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
    + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất,
cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công.
    + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên
doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.
     + Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo
quy định.
     1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ
     - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản
lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai.
     - bao bì luân chuyển.
     - Đồ nghề cho thuê
1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
       1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho
      Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó
kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng
tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp
hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần
có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh
doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước
tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua,
chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng
tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của
nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu,
doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu
là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật
liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ.
     Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc
giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo
từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau:
     - Nguyên vật liệu mua ngoài:

 Trị giá thực tế       Giá mua trên hóa        Chi phí thu mua  Các khoản giảm
  của NL, VL       =   đơn (Cả thuế NK     +    (kể cả hao mòn - trừ phát sinh
  ngoại nhập                nếu có)            trong định mức)   khi mua NVL

     + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự
án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán
bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
     + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu
trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có
thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của
dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản
133.
    + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng (nếu
có) - Các khoản giảm trừ (nếu có)
     - Vật liệu do tự chế biến:
      Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của
vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến.
           Giá thực tế            Giá thực tế vật liệu   Chi phí chế
                       =                               +
           nhập kho               xuất chế biến          biến
     - Vật liệu thuê ngoài gia công:
     Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực
tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận
chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của
doanh nghiệp.

     Giá thực tế         Giá thực tế thuê   Chi phí gia +           Chi phí vận
                 =                        +
     nhập kho            ngoài gia công     công                    chuyển
     - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
      Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là
giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.
Giá      thỏa          Chi phí
                 Giá thực
                                      thuận giữa các bên
                                       =                     liên quan (nếu
                                                               +
            tế nhập kho
                                      tham gia góp vốn       có)

     1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
      Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên
vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo
những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh
nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau:
     - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
     Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại
nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng,
các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
             Giá trị hàng             Số lượng hàng xuất         Đơn giá xuất
                              =                          X
            xuất trong kỳ                  trong kỳ               tương ứng

     - Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO)
     Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị
của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ
còn tồn kho.
     - Phương pháp bình quân gia quyền
      Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá
trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ:

          Giá thực tế NL-VL
                                         Số lượng vật liệu         Đơn giá bình
          công cụ xuất dùng       =                          +
                                        công cụ xuất dùng             quân
               trong kỳ



    Đơn           Trị giá thực tế NL-VL,               Trị giá thực tế NL-VL,
              =                          +
    giá           CCDC tồn kho đầu kỳ                  CCDC nhập kho trong kỳ
bình         Số  lượng     NL-VL,            Số lượng NL-VL, CCDC
    quân                              +
                 CCDC tồn kho đầu kỳ             nhập kho trong kỳ


     Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc
vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình
phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với
doanh nghiệp.
    1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
    1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
    1.3.1.1. Chứng từ
     Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất
nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như
phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh
nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang
tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng
từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn
mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần
tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ
kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại
chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm:
    - Chứng từ nhập
    + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
    + Phiếu nhập kho
    + Biên bản kiểm nghiệm
    - Chứng từ xuất
    + Phiếu xuất kho
    + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
    + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
    - Chứng từ theo dõi quản lý
    + thẻ kho
    + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
    + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng
     - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
     - Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
     - Thẻ kho (Sổ kho)
     - Bảng kê nhập xuất (nếu có)
     1.3.2. Các phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     1.3.2.1. Phƣơng pháp thẻ song song
     Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo
dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng
và giá trị.
     Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành
việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị.
      Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ
chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh
lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế
toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu.
    Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được
dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái.
      Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng
cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất
tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

                          Chứng từ nhập



     Thẻ kho                                  Sổ chi tiết vật       Bảng tổng hợp
                                                   liệu                chi tiết

                          Chứng từ xuất


     Trong đó:
                    Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
                   Ghi cuối kỳ
     1.3.2.2. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển
     Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt
hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối
tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển.
      Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra,
ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng
loại vật liệu.
     Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu
đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển.
     Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu
luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có
chênh lệch phải được xử lý kịp thời.
     Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính
tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này
dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái.
     Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối
chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh
hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu
cầu sử dụng khác nhau.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

                          Chứng            Bảng kê
                         từ nhập            nhập

           Thẻ kho                                   Sổ đối chiếu
                                                     luân chuyển

                        Chứng              Bảng kê
                        từ xuất             xuất

     Trong đó:
                   Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
                     Ghi cuối kỳ
     1.3.2.3. Phƣơng pháp sổ số dƣ
      Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự biến
động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó
phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán
vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ.
     Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép
của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận
chứng từ.
      Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số
liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu.
     Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định
số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số
dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy
kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái.
      Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế
toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế
toán.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư

           Phiếu                   Phiếu giao              Bảng lũy kế
          nhập kho                 nhận chứng                 nhập
                                     từ nhập



           Thẻ kho           Sổ số dư                       Bảng tổng
                                                            hợp N-X-T



           Phiếu                    Phiếu gia              Bảng lũy kế
          xuất kho                 nhập chứng                 xuất
                                     từ xuất

     Trong đó:
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
                      Đối chiếu, kiểm tra
                      Ghi cuối kỳ
      1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
      1.4.1. Theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên
      1.4.1.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên
     Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.
      Công thức:

       Trị giá hàng
       tồn kho cuối         Trị giá hàng        Trị giá hàng       Trị giá hàng
            kỳ          =   tồn kho đầu     +    nhập kho      -    xuất kho
                                 kỳ              trong kỳ           trong kỳ

     Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho
và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải
xử lý kịp thời.
     Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị
thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng
cao.
      1.4.1.2. Tài khoản sử dụng
      - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”
    Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
      * Nội dung kết cấu tài khoản 151:
      Bên Nợ:
      + Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường
      + Kết chuyển giá trị thực tế hàng vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ.
      Bên Có:
      + Giá trị hàng hóa đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng
      Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho cuối
kỳ.
- Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
     Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá
thực tế của doanh nghiệp.
    * Nội dung kết cấu
    Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ
    Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê
    Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ
    Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho
    Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
    Chiết khấu thương mại được hưởng
    Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
    Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ.
    Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
    - Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”
     Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại công
cụ dụng cụ.
    Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
    Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán.
    * Nội dung kết cấu tài khoản 331
    Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu,…
    Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu.
    Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng.
    Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán
     Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả
cho người bán.
    Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán…
     Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng
cuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả.
    Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
- Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản này
phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ.
    Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
    TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”.
    TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”
    * Nội dung kết cấu tài khoản 133:
    Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ
    Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ
    Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
    Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm giá.
    Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
    - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”
    Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh
     Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ hạch toán.
    Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
    14.1.3. Phƣơng pháp hạch toán
    * Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ
    1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho
    - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
    Nợ TK 152, 153      Giá mua chưa thuế
    Nợ TK 133           Thuế GTGT được khấu trừ
      Có TK 111, 112,141,331 đã thanh toán tiền
      Có TK 331               Chưa thanh toán tiền
      Có TK 333               Thuế nhập khẩu (nếu có)
    - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
    Nợ TK 152, 153            Tổng tiền thanh toán
      Có Tk 111,112,141,311,331
2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì
phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu
    Nợ TK 111,112,331
     Có TK 152,153
     Có Tk 133          Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
     3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh
nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho
người bán hoặc được giảm giá.
    Giảm giá: Nợ Tk 331,111,112          Số tiền được hưởng khi giảm giá
                 Có Tk 152, 153          NVL, CCDC giảm giá
                 Có TK 133 (nếu có)      Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
    Trả lại: Nợ TK 331, 111, 112
                 Có TK 152, 153
                 Có TK 133
4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về
    Nợ TK 151                        Hàng mua đang đi đường
    Nợ TK 133                        Thuế GTGT được khấu trừ
            Có TK 111, 112, 141      Đã thanh toán
            Có Tk 331                Chưa thanh toán
            Có TK 333                Thuế GTGT phải nộp
    Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ
phận sản xuất (sử dụng luôn)
    Nợ TK 152, 153                   Nhập kho
    Nợ tK 621, 627,641,642           Sử dụng luôn
    Nợ TK 632                        Giao cho khách hàng
            Có TK 151
    5) Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công xong nhập lại kho:
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 154          Chi tiết gia công nguyên vật liệu
   6) Nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng nguyên vật liệu, công
cụ… nhận lại góp vốn liên doanh.
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 411          Nhận vốn góp
            Có Tk 222, 128     Nhận lại góp vốn
     7) Khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thanh toán
(nếu có)
    Nợ TK 331
            Có TK 111,112            Số tiền thanh toán
            Có TK 515                Số chiết khấu được hưởng
    8) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu
    - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
    Nợ TK 152, 153             Giá có thuế nhập kho
            Có TK 331          Thuế GTGT được khấu trừ
            Có TK 3333         Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Đồng thời ghi Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
                        Có TK 33312           thuế GTGT hàng nhập khẩu
    - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng
không phải nộp thuế GTGT
    Nợ TK 152, 153             Giá có thuế NK và thuế GTGT hàng NK
           Có TK 331
           Có TK 3333          Thuế xuất, nhập khẩu
           Có TK 33312         Thuế GTGT hàng nhập khẩu
    9) Các chi phí mua vận chuyển… nguyên, vật liệu, công cụ về nhập kho của
doanh nghiệp
    Nợ TK 152, 153
    Nợ TK 133
           Có TK 111,112,141,331…
    10) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê:
    - Nếu chưa xác định được nguyên nhân
    Nợ TK 152,153       NVL, CCDC thừa
           Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý
    Có quyết định xử lý:
    Nợ Tk 3381          Tài sản thừa chờ xử lý
           Có TK 711, 3388 Thu nhập khác, phải trả phải nộp khác
    - Nếu hàng thừa so với hóa đơn thì ghi:
    Nợ TK 002           Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
    Khi trả lại nguyên, vật liệu cho đơn vị khác
           Có TK 002
    1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng
    Nợ TK 621                  Dùng cho sản xuất
    Nợ TK 641,627,642          Dùng cho QLPX, BH, QLDN
    Nợ TK 241                  Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ
    Nợ TK 154                  Xuất gia công chế biến
           Có TK 152
2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có)
    Nợ TK 632           Xuất bán
    Nợ TK 1388          Cho vay
            Có TK 152
    3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác
    - Nếu giá được đánh giá lớn hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp
    Nợ TK 128, 222             Giá do hợp đồng liên doanh đánh giá
            Có TK 152          Giá thực tế
            Có TK 711          Phần chênh lệch tăng
    - Nếu giá được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp:
    Nợ TK 128, 222
    Nợ TK 811                  Phần chênh lệch giảm
            Có TK 152
    4) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
    - Nếu hao hụt trong định mức
    Nợ Tk 632           Giá vốn hàng bán
            Có TK 152, 153
    - Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân
    Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
            Có TK 152, 153
     Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên
bản xử lý:
    Nợ TK 1388          Phải thu khác
    Nợ TK 111           tiền mặt
    Nợ TK 334           Trừ vào lương
    Nợ TK 632           Phần còn lại tính vào giá vốn
            Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
    * Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ:
    - Loại phân bổ 100% (1 lần)
Những công cụ, dụng cụ, có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng nguyên, vật liệu
ngắn, khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối tượng
sử dụng:
    Nợ TK 627, 641, 642,… chi phí
            Có Tk 153          CCDC
    - Loại phân bổ hai chu kỳ trở lên (nhiều lần)
     + Khi xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh:
    Nợ Tk 142           Trong 1 năm
    Nợ Tk 242           Trên 1 năm
            Có TK 153
    + Số phân bổ từng lần vào đối tượng sử dụng:
    Nợ TK 627,641,642,241,… mức giá trị phân bổ trong kỳ
            Có TK 142, 242
    + Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng:
    Nợ Tk 1528                 Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
    Nợ TK 138                  Bắt bồi thường
    Nợ TK 641, 642, 627        Số phân bổ lần cuối
            Có TK 142, 242     Giá trị còn lại
    1.4.2. Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
    1.4.2.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
      Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá
trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp.

      Giá trị NVL,
                     Giá trị NVL, Giá trị NVL,                     Giá trị NVL,
      CCDC xuất
                   = CCDC tồn + CCDC nhập                   -      CCDC xuất
       dùng trong
                        đầu kỳ      trong kỳ                         trong kỳ
           kỳ

     Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư, hàng
hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được
theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”.
Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật
tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay bán
thường xuyên.
     1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,…
     - Tài khoản 611 “Mua hàng”
    Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ,
hàng hóa mua vào trong kỳ.
     * Nội dung, kết cấu tài khoản 611
     Tài khoản chi phí, tài khoản trung gian không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ:
    Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ
dụng cụ tồn kho đầu kỳ.
     - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào
trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại.
    Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá thực tế hàng hóa xuất bán.
      - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trả
lại cho người bán, hoặc được giảm giá.
     Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2:
     Tk 6111: Mua nguyên, vật liệu
     TK 6112: Mua hàng hóa
     1.4.2.3. Phƣơng pháp hạch toán
     1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn
đầu kỳ
     Nợ TK 611           (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho)
            Có Tk 151, 152, 153
    2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa đơn,
chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho:
     Nợ TK 611     Trị giá thực tế hàng nhập kho
     Nợ TK 133     Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ
            Có TK 111, 112, 141, 331 tổng tiền thanh toán
   3) Doanh nghiệp được cấp phát vốn, nhận góp vốn liên doanh bằng giá trị
NVL, CCDC
Nợ TK 611    Trị giá NVL, CCDC nhập kho
           Có TK 411
   4) Nhập kho vật liệu, CCDC do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị vật liệu,
CCDC do hội đồng liên doanh đánh giá:
    Nợ TK 611
           Có TK 222 Vốn góp liên doanh
    5) Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ
    Nợ Tk 152, 153
           Có TK 611 Mua hàng
6) Giảm giá được hưởng, giá trị nguyên, vật liệu trả lại người bán chấp nhận:
     Nợ TK 152, 153
             Có TK 611 Mua hàng
             Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
     7) Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, CCDC thiếu hụt, mất mát, và biên
bản xử lý
     Nợ TK 1388 Phải thu khác
     Nợ TK 111     Tiền mặt
     Nợ TK 334     Phải trả CNV
             Có TK 611 Mua hàng
     8) Giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ
     Nợ TK 621, 627, 641,642,241        Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
             Có TK 611                  Trị giá NVL, CCDC
     1.5. Một số trƣờng hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ
     1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp
tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch và đánh giá lại tài
sản vào sổ kế toán.
     - Nếu giá trị đánh giá lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán
     Nợ TK 152, 153       Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại.
             Có TK 412
     - Nếu giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán
     Nợ TK 421
             Có TK 152, 153
     1.5.2. Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu khi kiểm kê
     - Kế toán thừa nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
     + Khâu mua
     Nợ TK 152, 153 Giá mua
             Có TK 3381
     - Kế toán thiếu nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Khâu mua
Nợ TK 1381           Giá vốn hàng mua bị thiếu
       Có TK 111, 112, 331
+ Khâu dự trữ
Nợ TK 1381           Giá vốn
       Có TK 152, 153
Hàng thừa khi mua vào cho bảo quản hộ ghi Nợ TK 002
- Xử lý hàng thừa, thiếu
+ Xử lý hàng thừa:
Nợ TK 3381
       Có TK 711           Dư thừa tự nhiên
       Có TK 331           Người bán xuất nhầm
+ Xử lý hàng thiếu
Nợ TK 1562                 Thiếu trong định mức
Nợ TK 632                  Xác định giá vốn hàng bán
Nợ TK 1388                 Bắt bồi thường
       Có TK 1381
1.5.3. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ
- Khi xuất công cụ dụng cụ cho thuê
Nợ TK 1421, 242
       Có TK 153 Đồ dùng cho thuê
- Tính trị giá đồ dùng cho thuê vào chi phí hoạt động
Nợ TK 632            Nếu đồ dùng cho thuê là hoạt động tài chính
Nợ TK 811            Đồ dùng cho thuê là hoạt động chính của doanh nghiệp
       Có TK 142, 242
- Phản ánh số thu về do cho thuê công cụ dụng cụ
Nợ TK 111, 112, 131        Doanh thu
       Có TK 511           (Hoạt động chính)
       Có TK 711           (Không thường xuyên)
       Có TK 333           Thuế GTGT phải nộp
- Nhận lại công cụ dụng cụ cho thuê
       Nợ TK 153           CCDC được thu hồi
              Có Tk 142, 242        Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí hoạt động
       1.5.4. Kế toán chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ và ngƣợc lại
       - Chuyển công cụ dụng cụ thành tài sản cố định
       + Công cụ trong kho
       Nợ TK 211
              Có Tk 153             Giá xuất kho của công cụ dụng cụ
       + Công cụ đang sử dụng
       Nợ TK 211           Nguyên giá (giá trị CCDC ban đầu)
        Có TK 142          Giá trị còn lại CCDC chưa phân phối
        Có TK 214          Hao mòn
       - Chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ:
       + Tài sản cố định còn mới:
       Nợ TK 153           CCDC còn mới
              Có TK 211 TSCĐ còn mới
       + Tài sản cố định đã sử dụng
       Nợ TK 214           Số đã khấu hao, đã phân bổ
              Có TK 211 TSCĐ còn mới
       + Tài sản cố định đã sử dụng
       Nợ TK 214    Số đã khấu hao, đã phân bổ
       Nợ TK 142    Giá trị còn lại
              Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ
       1.5.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
kho:
       - Một số quy định
    + Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng,
nhóm hàng có tính chất giống nhau.
       + Cuối niên độ kế toán mới lập báo cáo
+ Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định
khoản dự phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp theo:

     Mức dự phòng cần        Số lượng hàng tồn kho        Mức giảm giá của
                         =                            X
     lập hàng tồn kho         cuối niên độ kế toán         hàng tồn kho

    - Tài khoản sử dụng 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
    - Nội dung kết cấu tài khoản 159
    Bên Nợ: Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
    Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho niên độ sau
    Dư Có: Số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
     1) Cuối niên độ tính toán nếu có những bằng chứng chắc chắn về giá trị thực
tế hàng tồn kho thấp hơn giá bán trên thị trường, kế toán phải lập dự phòng tính
vào chi phí.
    Nợ Tk 632
            Có TK 159
     2) Cuối niên độ kế toán năm sau, căn cứ vào số dự phòng đã lập năm trước và
tình hình biến động của năm nay để tính số dự phòng cho năm sau.
        Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập
cho năm trước chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập.
                 Nợ TK 159
                                          Phần dự phòng thừa
                         Có TK 632


        Ngược lại, số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã trích lập thêm
phần chênh lệch nhỏ hơn.


                 Nợ TK 159
                                          Phần dự phòng thừa
                         Có TK 632
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích
ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận động hết
mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực trong việc
quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
      Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu
thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết kiệm chi
phí, thu lại lợi nhuận cao nhất.
     Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải chặt
chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời
nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Điều
này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại, phát triển và đạt mục tiêu lợi
nhuận tối đa.
     Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế
 toán ở Công ty TNHH Bách Thiên Phú em chọn đề tài:”Kế toán nguyên vật liệu-
                    công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp”.
    Nội dung đề tài gồm có ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ.
   Chương 2: Thực trạng vấn đề nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ ở Công ty
TNHH Bách Thiên Phú
    Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty
TNHH Bách Thiên Phú
     Trong thời gian thực tập và viết báo cáo mặc dù đã có rất nhiều cố gắng
nhưng do trình độ và khả năng còn hạn chế. Trong khi đó thời gian tìm hiểu và tiếp
cận thực tế quá ngắn. Bản thân khỏi tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong thầy cô hướng dẫn, Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng kế toán-tài chính
Công Ty góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn.
     Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo ở tổ kế toán, giáo viên hướng dẫn Võ
Kiều Tiên, ban lãnh đạo Công Ty, phòng Tài chính- Kế toán đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này.
                                           Đà Nẵng, ngày tháng năm
                                               Sinh viên thực tập:
                                               Nguyễn Thị Hà Ni
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
             NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ
      1.1. Khái niệm -đặc điểm-yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên
vật liệu-công cụ dụng cụ.
       1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL
         1.1.1.1. Khái niệm
     Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm.
         1.1.1.2. Đặc điểm
     Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành
sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành
sản phẩm.
    - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu
hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm.
     - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về
hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản
phẩm do nguyên vật liệu tạo ra.
      - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên
vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác.
         1.1.1.3. Yêu cầu quản lý
     - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự
trữ bảo quản và sử dụng.
     - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt
chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất,
bảo quản sử dụng vật liệu.
     - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn
các hiện tượng tiêu cực.
     1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ
       1.1.2.1. Khái niệm
      Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá
trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ dụng cụ
được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu.
1.1.2.2. Đặc điểm
    - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được
chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
    - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu.
     - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với
thời gian sử dụng.
     - Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt theo tiêu
chuẩn thời gian sử dụng và giá trị thực tế kế toán vẫn phải hạch toán như là công
cụ dụng cụ:
     + Các loại bao bì để dựng vật tư hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản
dự trữ và tiêu thụ.
     + Các loại bao bì kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng.
     + Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, giá lắp, chuyên dùng cho sản xuất
lắp đặt.
    + Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc quần áo, giày dép
chuyên dùng để lao động.
     1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản
ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng
thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết
và bảng tổng hợp.
     - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu
về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
      - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật
liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa,
thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí.
     - Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy
định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác
lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
       1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
         1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu
    Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử
dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu:
    - Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành các
nhóm:
      + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực
thể vật chất của sản phẩm. (Cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài). Ví dụ, đối
với các doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu chính là các sợi khác nhau là sản
phẩm của các doanh nghiệp dệt. Đường là thành phẩm của nhà máy đường nhưng
là nguyên liệu chính của doanh nghiệp sản xuất kẹo… Vì vậy, khái niệm nguyên
vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh
nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu
chính, phụ. Nguyên vật liêu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với
mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa.
    Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm,
in… nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng.
      + Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên,
vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm
chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm.
     Ví dụ: Đối với doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu phụ có thể là các loại chế
phẩm màu khác nhau dùng để nhuộm sợi, làm tăng vẻ đẹp cho vài, đối với doanh
nghiệp may thì vật liệu phụ là các loại keo dán khác nhau, các loại vải đắp khác
nhau nhằm trang trí hoặc tăng thêm độ bền của quần áo.
     Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế tạo
sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ
thuật phục vụ cho quá trình lao động.
     + Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sản xuất.
      Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại than
đá, than bùn và ở thể khí như ga…
    + Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa
máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tài…
Ví dụ: như các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết
bị các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế cho các phương tiện vận tài…
      + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng
trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép… Đối với thiết bị xây
dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu
dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị điện, các loại
thiết bị vệ sinh.
     + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được
trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
     Ví dụ: Khi đưa vật liệu chính là vải vóc để cắt, may thành các loại quần áo
khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu hồi phế liệu là các loại vải vụn hoặc là các
loại quần áo không đúng chất lượng, không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi quá trình
sản xuất. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, gắn liền với từng doanh
nghiệp cụ thể có một số loại là vật liệu phụ, có khi là phế liệu của doanh nghiệp
này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh
doanh khác.
      - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật
liệu thành các nhóm khác như:
    + Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài
mà có, thông thường mua của nhà cung cấp.
     + Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như
là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.
    + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất,
cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công.
    + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên
doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.
     + Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo
quy định.
     1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ
     - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản
lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai.
     - bao bì luân chuyển.
     - Đồ nghề cho thuê
1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
       1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho
      Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó
kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng
tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp
hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần
có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh
doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước
tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua,
chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng
tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của
nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu,
doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu
là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật
liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ.
     Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc
giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo
từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau:
     - Nguyên vật liệu mua ngoài:

 Trị giá thực tế       Giá mua trên hóa        Chi phí thu mua  Các khoản giảm
  của NL, VL       =   đơn (Cả thuế NK     +    (kể cả hao mòn - trừ phát sinh
  ngoại nhập                nếu có)            trong định mức)   khi mua NVL

     + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự
án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán
bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có).
     + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu
trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có
thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của
dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản
133.
    + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng (nếu
có) - Các khoản giảm trừ (nếu có)
     - Vật liệu do tự chế biến:
      Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của
vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến.
           Giá thực tế            Giá thực tế vật liệu   Chi phí chế
                       =                               +
           nhập kho               xuất chế biến          biến
     - Vật liệu thuê ngoài gia công:
     Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực
tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận
chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của
doanh nghiệp.

     Giá thực tế         Giá thực tế thuê   Chi phí gia +           Chi phí vận
                 =                        +
     nhập kho            ngoài gia công     công                    chuyển
     - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh
      Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là
giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.
Giá      thỏa          Chi phí
                 Giá thực
                                      thuận giữa các bên
                                       =                     liên quan (nếu
                                                               +
            tế nhập kho
                                      tham gia góp vốn       có)

     1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
      Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên
vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo
những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh
nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau:
     - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
     Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại
nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng,
các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
             Giá trị hàng             Số lượng hàng xuất         Đơn giá xuất
                              =                          X
            xuất trong kỳ                  trong kỳ               tương ứng

     - Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO)
     Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ
là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị
hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị
của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ
còn tồn kho.
     - Phương pháp bình quân gia quyền
      Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho
được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá
trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ:

          Giá thực tế NL-VL
                                         Số lượng vật liệu         Đơn giá bình
          công cụ xuất dùng       =                          +
                                        công cụ xuất dùng             quân
               trong kỳ



    Đơn           Trị giá thực tế NL-VL,               Trị giá thực tế NL-VL,
              =                          +
    giá           CCDC tồn kho đầu kỳ                  CCDC nhập kho trong kỳ
bình         Số  lượng     NL-VL,            Số lượng NL-VL, CCDC
    quân                              +
                 CCDC tồn kho đầu kỳ             nhập kho trong kỳ


     Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc
vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình
phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với
doanh nghiệp.
    1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
    1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
    1.3.1.1. Chứng từ
     Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất
nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như
phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh
nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang
tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng
từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn
mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần
tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ
kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại
chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm:
    - Chứng từ nhập
    + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
    + Phiếu nhập kho
    + Biên bản kiểm nghiệm
    - Chứng từ xuất
    + Phiếu xuất kho
    + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
    + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức
    - Chứng từ theo dõi quản lý
    + thẻ kho
    + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
    + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng
     - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
     - Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
     - Thẻ kho (Sổ kho)
     - Bảng kê nhập xuất (nếu có)
     1.3.2. Các phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
     1.3.2.1. Phƣơng pháp thẻ song song
     Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo
dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng
và giá trị.
     Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành
việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị.
      Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ
chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh
lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế
toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu.
    Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được
dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái.
      Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng
cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất
tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

                          Chứng từ nhập



     Thẻ kho                                  Sổ chi tiết vật       Bảng tổng hợp
                                                   liệu                chi tiết

                          Chứng từ xuất


     Trong đó:
                    Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
                   Ghi cuối kỳ
     1.3.2.2. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển
     Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt
hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối
tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển.
      Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra,
ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng
loại vật liệu.
     Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu
đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển.
     Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu
luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có
chênh lệch phải được xử lý kịp thời.
     Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính
tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này
dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái.
     Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối
chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh
hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu
cầu sử dụng khác nhau.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

                          Chứng            Bảng kê
                         từ nhập            nhập

           Thẻ kho                                   Sổ đối chiếu
                                                     luân chuyển

                        Chứng              Bảng kê
                        từ xuất             xuất

     Trong đó:
                   Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
                     Ghi cuối kỳ
     1.3.2.3. Phƣơng pháp sổ số dƣ
      Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự biến
động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó
phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán
vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ.
     Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép
của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận
chứng từ.
      Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số
liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu.
     Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định
số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số
dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy
kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái.
      Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế
toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế
toán.
     * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư

           Phiếu                   Phiếu giao              Bảng lũy kế
          nhập kho                 nhận chứng                 nhập
                                     từ nhập



           Thẻ kho           Sổ số dư                       Bảng tổng
                                                            hợp N-X-T



           Phiếu                    Phiếu gia              Bảng lũy kế
          xuất kho                 nhập chứng                 xuất
                                     từ xuất

     Trong đó:
Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
                      Đối chiếu, kiểm tra
                      Ghi cuối kỳ
      1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
      1.4.1. Theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên
      1.4.1.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên
     Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.
      Công thức:

       Trị giá hàng
       tồn kho cuối         Trị giá hàng        Trị giá hàng       Trị giá hàng
            kỳ          =   tồn kho đầu     +    nhập kho      -    xuất kho
                                 kỳ              trong kỳ           trong kỳ

     Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho
và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải
xử lý kịp thời.
     Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị
thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng
cao.
      1.4.1.2. Tài khoản sử dụng
      - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”
    Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho.
      * Nội dung kết cấu tài khoản 151:
      Bên Nợ:
      + Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường
      + Kết chuyển giá trị thực tế hàng vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ.
      Bên Có:
      + Giá trị hàng hóa đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng
      Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho cuối
kỳ.
- Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
     Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá
thực tế của doanh nghiệp.
    * Nội dung kết cấu
    Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ
    Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê
    Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ
    Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho
    Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.
    Chiết khấu thương mại được hưởng
    Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
    Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ.
    Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
    - Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”
     Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại công
cụ dụng cụ.
    Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
    Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán.
    * Nội dung kết cấu tài khoản 331
    Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu,…
    Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu.
    Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng.
    Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán
     Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả
cho người bán.
    Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán…
     Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng
cuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả.
    Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
- Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản này
phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ.
    Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
    TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”.
    TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định”
    * Nội dung kết cấu tài khoản 133:
    Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ
    Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ
    Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
    Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm giá.
    Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được
hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
    - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước”
    Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh
     Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ hạch toán.
    Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
    14.1.3. Phƣơng pháp hạch toán
    * Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ
    1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho
    - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
    Nợ TK 152, 153      Giá mua chưa thuế
    Nợ TK 133           Thuế GTGT được khấu trừ
      Có TK 111, 112,141,331 đã thanh toán tiền
      Có TK 331               Chưa thanh toán tiền
      Có TK 333               Thuế nhập khẩu (nếu có)
    - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
    Nợ TK 152, 153            Tổng tiền thanh toán
      Có Tk 111,112,141,311,331
2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì
phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu
    Nợ TK 111,112,331
     Có TK 152,153
     Có Tk 133          Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
     3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh
nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho
người bán hoặc được giảm giá.
    Giảm giá: Nợ Tk 331,111,112          Số tiền được hưởng khi giảm giá
                 Có Tk 152, 153          NVL, CCDC giảm giá
                 Có TK 133 (nếu có)      Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
    Trả lại: Nợ TK 331, 111, 112
                 Có TK 152, 153
                 Có TK 133
4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về
    Nợ TK 151                        Hàng mua đang đi đường
    Nợ TK 133                        Thuế GTGT được khấu trừ
            Có TK 111, 112, 141      Đã thanh toán
            Có Tk 331                Chưa thanh toán
            Có TK 333                Thuế GTGT phải nộp
    Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ
phận sản xuất (sử dụng luôn)
    Nợ TK 152, 153                   Nhập kho
    Nợ tK 621, 627,641,642           Sử dụng luôn
    Nợ TK 632                        Giao cho khách hàng
            Có TK 151
    5) Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công xong nhập lại kho:
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 154          Chi tiết gia công nguyên vật liệu
   6) Nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng nguyên vật liệu, công
cụ… nhận lại góp vốn liên doanh.
    Nợ TK 152, 153
            Có TK 411          Nhận vốn góp
            Có Tk 222, 128     Nhận lại góp vốn
     7) Khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thanh toán
(nếu có)
    Nợ TK 331
            Có TK 111,112            Số tiền thanh toán
            Có TK 515                Số chiết khấu được hưởng
    8) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu
    - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
    Nợ TK 152, 153             Giá có thuế nhập kho
            Có TK 331          Thuế GTGT được khấu trừ
            Có TK 3333         Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Đồng thời ghi Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
                        Có TK 33312           thuế GTGT hàng nhập khẩu
    - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng
không phải nộp thuế GTGT
    Nợ TK 152, 153             Giá có thuế NK và thuế GTGT hàng NK
           Có TK 331
           Có TK 3333          Thuế xuất, nhập khẩu
           Có TK 33312         Thuế GTGT hàng nhập khẩu
    9) Các chi phí mua vận chuyển… nguyên, vật liệu, công cụ về nhập kho của
doanh nghiệp
    Nợ TK 152, 153
    Nợ TK 133
           Có TK 111,112,141,331…
    10) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê:
    - Nếu chưa xác định được nguyên nhân
    Nợ TK 152,153       NVL, CCDC thừa
           Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý
    Có quyết định xử lý:
    Nợ Tk 3381          Tài sản thừa chờ xử lý
           Có TK 711, 3388 Thu nhập khác, phải trả phải nộp khác
    - Nếu hàng thừa so với hóa đơn thì ghi:
    Nợ TK 002           Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
    Khi trả lại nguyên, vật liệu cho đơn vị khác
           Có TK 002
    1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng
    Nợ TK 621                  Dùng cho sản xuất
    Nợ TK 641,627,642          Dùng cho QLPX, BH, QLDN
    Nợ TK 241                  Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ
    Nợ TK 154                  Xuất gia công chế biến
           Có TK 152
2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có)
    Nợ TK 632           Xuất bán
    Nợ TK 1388          Cho vay
            Có TK 152
    3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác
    - Nếu giá được đánh giá lớn hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp
    Nợ TK 128, 222             Giá do hợp đồng liên doanh đánh giá
            Có TK 152          Giá thực tế
            Có TK 711          Phần chênh lệch tăng
    - Nếu giá được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp:
    Nợ TK 128, 222
    Nợ TK 811                  Phần chênh lệch giảm
            Có TK 152
    4) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê
    - Nếu hao hụt trong định mức
    Nợ Tk 632           Giá vốn hàng bán
            Có TK 152, 153
    - Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân
    Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
            Có TK 152, 153
     Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên
bản xử lý:
    Nợ TK 1388          Phải thu khác
    Nợ TK 111           tiền mặt
    Nợ TK 334           Trừ vào lương
    Nợ TK 632           Phần còn lại tính vào giá vốn
            Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý
    * Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ:
    - Loại phân bổ 100% (1 lần)
Những công cụ, dụng cụ, có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng nguyên, vật liệu
ngắn, khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối tượng
sử dụng:
    Nợ TK 627, 641, 642,… chi phí
            Có Tk 153          CCDC
    - Loại phân bổ hai chu kỳ trở lên (nhiều lần)
     + Khi xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần sử dụng cho sản xuất,
kinh doanh:
    Nợ Tk 142           Trong 1 năm
    Nợ Tk 242           Trên 1 năm
            Có TK 153
    + Số phân bổ từng lần vào đối tượng sử dụng:
    Nợ TK 627,641,642,241,… mức giá trị phân bổ trong kỳ
            Có TK 142, 242
    + Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng:
    Nợ Tk 1528                 Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
    Nợ TK 138                  Bắt bồi thường
    Nợ TK 641, 642, 627        Số phân bổ lần cuối
            Có TK 142, 242     Giá trị còn lại
    1.4.2. Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
    1.4.2.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ
      Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá
trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp.

      Giá trị NVL,
                     Giá trị NVL, Giá trị NVL,                     Giá trị NVL,
      CCDC xuất
                   = CCDC tồn + CCDC nhập                   -      CCDC xuất
       dùng trong
                        đầu kỳ      trong kỳ                         trong kỳ
           kỳ

     Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư, hàng
hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được
theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”.
Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật
tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay bán
thường xuyên.
     1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,…
     - Tài khoản 611 “Mua hàng”
    Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ,
hàng hóa mua vào trong kỳ.
     * Nội dung, kết cấu tài khoản 611
     Tài khoản chi phí, tài khoản trung gian không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ:
    Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ
dụng cụ tồn kho đầu kỳ.
     - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào
trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại.
    Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá thực tế hàng hóa xuất bán.
      - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trả
lại cho người bán, hoặc được giảm giá.
     Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2:
     Tk 6111: Mua nguyên, vật liệu
     TK 6112: Mua hàng hóa
     1.4.2.3. Phƣơng pháp hạch toán
     1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn
đầu kỳ
     Nợ TK 611           (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho)
            Có Tk 151, 152, 153
    2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa đơn,
chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho:
     Nợ TK 611     Trị giá thực tế hàng nhập kho
     Nợ TK 133     Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ
            Có TK 111, 112, 141, 331 tổng tiền thanh toán
   3) Doanh nghiệp được cấp phát vốn, nhận góp vốn liên doanh bằng giá trị
NVL, CCDC
Nợ TK 611    Trị giá NVL, CCDC nhập kho
           Có TK 411
   4) Nhập kho vật liệu, CCDC do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị vật liệu,
CCDC do hội đồng liên doanh đánh giá:
    Nợ TK 611
           Có TK 222 Vốn góp liên doanh
    5) Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ
    Nợ Tk 152, 153
           Có TK 611 Mua hàng
Bt
Bt
Bt
Bt
Bt
Bt

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdfbctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdfLuanvan84
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệuChuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệuMinh t?
 
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
bctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdfbctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdfLuanvan84
 
Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1kimlinh8985
 
Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHọc kế toán thực tế
 

Was ist angesagt? (20)

Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dây và Cáp Điện, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy ô tô Hòa Bình, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy ô tô Hòa Bình, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy ô tô Hòa Bình, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Nhà máy ô tô Hòa Bình, 9đ
 
Đề tài: Công tác hạch toán vật liệu và công cụ tại Công ty Dệt 8/3
Đề tài: Công tác hạch toán vật liệu và công cụ tại Công ty Dệt 8/3Đề tài: Công tác hạch toán vật liệu và công cụ tại Công ty Dệt 8/3
Đề tài: Công tác hạch toán vật liệu và công cụ tại Công ty Dệt 8/3
 
bctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdfbctntlvn (119).pdf
bctntlvn (119).pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Giầy Thể Thao, HAY
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệuChuyên đề kế toán nguyên vật liệu
Chuyên đề kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán nguyện vật liệu ở công ty CP Minh Tiến Phúc Thọ - Gửi miễn ph...
 
bctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdfbctntlvn (31).pdf
bctntlvn (31).pdf
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp X 18 công ty Hà Thành
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp X 18 công ty Hà ThànhĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp X 18 công ty Hà Thành
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp X 18 công ty Hà Thành
 
Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1
 
Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quản lý nguyên vật liệu tại công ty đầu tư dịch vụ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội  - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bia Sài Gòn – Hà Nội - Gửi miễn ...
 
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệpHoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAY
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAYĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAY
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty VILACO, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng MaiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công trình trường THPT Hoàng Mai
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Bia
Luận văn: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty BiaLuận văn: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Bia
Luận văn: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty Bia
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ khí Đông Anh, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ khí Đông Anh, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ khí Đông Anh, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ khí Đông Anh, HAY
 

Andere mochten auch

Prezentacja na konkurs;)
Prezentacja na konkurs;)Prezentacja na konkurs;)
Prezentacja na konkurs;)anias-76
 
Prezentacja o lubelszczyżnie
Prezentacja o lubelszczyżniePrezentacja o lubelszczyżnie
Prezentacja o lubelszczyżnieanias-76
 
Polish school
Polish schoolPolish school
Polish schoolanias-76
 
Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...
Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...
Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...Angu Ramesh
 
Maritza Gomez - Sigma Xi 2013 Expo
Maritza Gomez - Sigma Xi 2013 ExpoMaritza Gomez - Sigma Xi 2013 Expo
Maritza Gomez - Sigma Xi 2013 ExpoMaritzaSGomez
 
Prezentacja o świętach.
Prezentacja o świętach. Prezentacja o świętach.
Prezentacja o świętach. anias-76
 
Constitution of india
Constitution of indiaConstitution of india
Constitution of indiaAngu Ramesh
 
Constitution of india : some basic questions
Constitution of india  :   some basic questions Constitution of india  :   some basic questions
Constitution of india : some basic questions Dr. Trilok Kumar Jain
 

Andere mochten auch (8)

Prezentacja na konkurs;)
Prezentacja na konkurs;)Prezentacja na konkurs;)
Prezentacja na konkurs;)
 
Prezentacja o lubelszczyżnie
Prezentacja o lubelszczyżniePrezentacja o lubelszczyżnie
Prezentacja o lubelszczyżnie
 
Polish school
Polish schoolPolish school
Polish school
 
Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...
Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...
Reconsidering public attitudes and public acceptance of renewable energy tech...
 
Maritza Gomez - Sigma Xi 2013 Expo
Maritza Gomez - Sigma Xi 2013 ExpoMaritza Gomez - Sigma Xi 2013 Expo
Maritza Gomez - Sigma Xi 2013 Expo
 
Prezentacja o świętach.
Prezentacja o świętach. Prezentacja o świętach.
Prezentacja o świętach.
 
Constitution of india
Constitution of indiaConstitution of india
Constitution of india
 
Constitution of india : some basic questions
Constitution of india  :   some basic questions Constitution of india  :   some basic questions
Constitution of india : some basic questions
 

Ähnlich wie Bt

Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDKế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDDương Hà
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docxHoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docxsividocz
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...luanvantrust
 
Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1kimlinh8985
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng luanvantrust
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Ähnlich wie Bt (20)

Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...
Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...
Khóa luận kế toán nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật...
 
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docxCơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng thương mại
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMDKế toán  nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật TMD
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docxHoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docx
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toánnguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cơ Điện Lạnh.docx
 
Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.docx
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docx
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docxHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docx
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cơ điện lạnh Bat.docx
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Nguyên Vật Liệu Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ p...
 
Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1Bản nháp nv lv ccdc-1
Bản nháp nv lv ccdc-1
 
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
Hoàn thiện công tác kế toán vật tư tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Mi...
 
Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.docxCơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.docx
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Cổ P...
 

Bt

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận động hết mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực trong việc quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải chặt chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại, phát triển và đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế toán ở Công ty TNHH Bách Thiên Phú em chọn đề tài:”Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp”. Nội dung đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ. Chương 2: Thực trạng vấn đề nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH Bách Thiên Phú Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Bách Thiên Phú Trong thời gian thực tập và viết báo cáo mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ và khả năng còn hạn chế. Trong khi đó thời gian tìm hiểu và tiếp cận thực tế quá ngắn. Bản thân khỏi tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong thầy cô hướng dẫn, Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng kế toán-tài chính Công Ty góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo ở tổ kế toán, giáo viên hướng dẫn Võ Kiều Tiên, ban lãnh đạo Công Ty, phòng Tài chính- Kế toán đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này. Đà Nẵng, ngày tháng năm Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Hà Ni
  • 2. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1. Khái niệm -đặc điểm-yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 1.1.1.1. Khái niệm Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm. - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm. - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra. - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ bảo quản và sử dụng. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 1.1.2.1. Khái niệm Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu.
  • 3. 1.1.2.2. Đặc điểm - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng. - Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt theo tiêu chuẩn thời gian sử dụng và giá trị thực tế kế toán vẫn phải hạch toán như là công cụ dụng cụ: + Các loại bao bì để dựng vật tư hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản dự trữ và tiêu thụ. + Các loại bao bì kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng. + Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, giá lắp, chuyên dùng cho sản xuất lắp đặt. + Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc quần áo, giày dép chuyên dùng để lao động. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết và bảng tổng hợp. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
  • 4. 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu: - Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành các nhóm: + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. (Cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài). Ví dụ, đối với các doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu chính là các sợi khác nhau là sản phẩm của các doanh nghiệp dệt. Đường là thành phẩm của nhà máy đường nhưng là nguyên liệu chính của doanh nghiệp sản xuất kẹo… Vì vậy, khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu chính, phụ. Nguyên vật liêu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm, in… nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng. + Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu phụ có thể là các loại chế phẩm màu khác nhau dùng để nhuộm sợi, làm tăng vẻ đẹp cho vài, đối với doanh nghiệp may thì vật liệu phụ là các loại keo dán khác nhau, các loại vải đắp khác nhau nhằm trang trí hoặc tăng thêm độ bền của quần áo. Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động. + Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại than đá, than bùn và ở thể khí như ga… + Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tài…
  • 5. Ví dụ: như các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế cho các phương tiện vận tài… + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép… Đối với thiết bị xây dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị điện, các loại thiết bị vệ sinh. + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Khi đưa vật liệu chính là vải vóc để cắt, may thành các loại quần áo khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu hồi phế liệu là các loại vải vụn hoặc là các loại quần áo không đúng chất lượng, không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi quá trình sản xuất. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, gắn liền với từng doanh nghiệp cụ thể có một số loại là vật liệu phụ, có khi là phế liệu của doanh nghiệp này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh doanh khác. - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác như: + Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp. + Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công. + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh. + Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định. 1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai. - bao bì luân chuyển. - Đồ nghề cho thuê
  • 6. 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau: - Nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế Giá mua trên hóa Chi phí thu mua Các khoản giảm của NL, VL = đơn (Cả thuế NK + (kể cả hao mòn - trừ phát sinh ngoại nhập nếu có) trong định mức) khi mua NVL + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có). + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133. + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
  • 7. Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng (nếu có) - Các khoản giảm trừ (nếu có) - Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến. Giá thực tế Giá thực tế vật liệu Chi phí chế = + nhập kho xuất chế biến biến - Vật liệu thuê ngoài gia công: Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Giá thực tế Giá thực tế thuê Chi phí gia + Chi phí vận = + nhập kho ngoài gia công công chuyển - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.
  • 8. Giá thỏa Chi phí Giá thực thuận giữa các bên = liên quan (nếu + tế nhập kho tham gia góp vốn có) 1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau: - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Giá trị hàng Số lượng hàng xuất Đơn giá xuất = X xuất trong kỳ trong kỳ tương ứng - Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO) Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. - Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ: Giá thực tế NL-VL Số lượng vật liệu Đơn giá bình công cụ xuất dùng = + công cụ xuất dùng quân trong kỳ Đơn Trị giá thực tế NL-VL, Trị giá thực tế NL-VL, = + giá CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ
  • 9. bình Số lượng NL-VL, Số lượng NL-VL, CCDC quân + CCDC tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp. 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 1.3.1.1. Chứng từ Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm: - Chứng từ nhập + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Chứng từ theo dõi quản lý + thẻ kho + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
  • 10. 1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Thẻ kho (Sổ kho) - Bảng kê nhập xuất (nếu có) 1.3.2. Các phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.3.2.1. Phƣơng pháp thẻ song song Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái. Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật Bảng tổng hợp liệu chi tiết Chứng từ xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
  • 11. Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.3.2.2. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng Bảng kê từ nhập nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Chứng Bảng kê từ xuất xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
  • 12. Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.3.2.3. Phƣơng pháp sổ số dƣ Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ. Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư Phiếu Phiếu giao Bảng lũy kế nhập kho nhận chứng nhập từ nhập Thẻ kho Sổ số dư Bảng tổng hợp N-X-T Phiếu Phiếu gia Bảng lũy kế xuất kho nhập chứng xuất từ xuất Trong đó:
  • 13. Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.4.1. Theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 1.4.1.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Công thức: Trị giá hàng tồn kho cuối Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng kỳ = tồn kho đầu + nhập kho - xuất kho kỳ trong kỳ trong kỳ Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. 1.4.1.2. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho. * Nội dung kết cấu tài khoản 151: Bên Nợ: + Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường + Kết chuyển giá trị thực tế hàng vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ. Bên Có: + Giá trị hàng hóa đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho cuối kỳ.
  • 14. - Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của doanh nghiệp. * Nội dung kết cấu Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Chiết khấu thương mại được hưởng Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ. Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại công cụ dụng cụ. Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán. * Nội dung kết cấu tài khoản 331 Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu,… Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu. Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng. Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả cho người bán. Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán… Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng cuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả. Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
  • 15. - Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”. TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định” * Nội dung kết cấu tài khoản 133: Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm giá. Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả. - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước” Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 14.1.3. Phƣơng pháp hạch toán * Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ 1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112,141,331 đã thanh toán tiền Có TK 331 Chưa thanh toán tiền Có TK 333 Thuế nhập khẩu (nếu có) - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152, 153 Tổng tiền thanh toán Có Tk 111,112,141,311,331
  • 16. 2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu Nợ TK 111,112,331 Có TK 152,153 Có Tk 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). 3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Giảm giá: Nợ Tk 331,111,112 Số tiền được hưởng khi giảm giá Có Tk 152, 153 NVL, CCDC giảm giá Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Trả lại: Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 152, 153 Có TK 133
  • 17. 4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141 Đã thanh toán Có Tk 331 Chưa thanh toán Có TK 333 Thuế GTGT phải nộp Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ phận sản xuất (sử dụng luôn) Nợ TK 152, 153 Nhập kho Nợ tK 621, 627,641,642 Sử dụng luôn Nợ TK 632 Giao cho khách hàng Có TK 151 5) Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công xong nhập lại kho: Nợ TK 152, 153 Có TK 154 Chi tiết gia công nguyên vật liệu 6) Nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng nguyên vật liệu, công cụ… nhận lại góp vốn liên doanh. Nợ TK 152, 153 Có TK 411 Nhận vốn góp Có Tk 222, 128 Nhận lại góp vốn 7) Khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thanh toán (nếu có) Nợ TK 331 Có TK 111,112 Số tiền thanh toán Có TK 515 Số chiết khấu được hưởng 8) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá có thuế nhập kho Có TK 331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3333 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • 18. Đồng thời ghi Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312 thuế GTGT hàng nhập khẩu - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT Nợ TK 152, 153 Giá có thuế NK và thuế GTGT hàng NK Có TK 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 9) Các chi phí mua vận chuyển… nguyên, vật liệu, công cụ về nhập kho của doanh nghiệp Nợ TK 152, 153 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331… 10) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê: - Nếu chưa xác định được nguyên nhân Nợ TK 152,153 NVL, CCDC thừa Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có quyết định xử lý: Nợ Tk 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có TK 711, 3388 Thu nhập khác, phải trả phải nộp khác - Nếu hàng thừa so với hóa đơn thì ghi: Nợ TK 002 Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Khi trả lại nguyên, vật liệu cho đơn vị khác Có TK 002 1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng Nợ TK 621 Dùng cho sản xuất Nợ TK 641,627,642 Dùng cho QLPX, BH, QLDN Nợ TK 241 Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 154 Xuất gia công chế biến Có TK 152
  • 19. 2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có) Nợ TK 632 Xuất bán Nợ TK 1388 Cho vay Có TK 152 3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác - Nếu giá được đánh giá lớn hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp Nợ TK 128, 222 Giá do hợp đồng liên doanh đánh giá Có TK 152 Giá thực tế Có TK 711 Phần chênh lệch tăng - Nếu giá được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp: Nợ TK 128, 222 Nợ TK 811 Phần chênh lệch giảm Có TK 152 4) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê - Nếu hao hụt trong định mức Nợ Tk 632 Giá vốn hàng bán Có TK 152, 153 - Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152, 153 Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên bản xử lý: Nợ TK 1388 Phải thu khác Nợ TK 111 tiền mặt Nợ TK 334 Trừ vào lương Nợ TK 632 Phần còn lại tính vào giá vốn Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý * Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ: - Loại phân bổ 100% (1 lần)
  • 20. Những công cụ, dụng cụ, có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng nguyên, vật liệu ngắn, khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối tượng sử dụng: Nợ TK 627, 641, 642,… chi phí Có Tk 153 CCDC - Loại phân bổ hai chu kỳ trở lên (nhiều lần) + Khi xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần sử dụng cho sản xuất, kinh doanh: Nợ Tk 142 Trong 1 năm Nợ Tk 242 Trên 1 năm Có TK 153 + Số phân bổ từng lần vào đối tượng sử dụng: Nợ TK 627,641,642,241,… mức giá trị phân bổ trong kỳ Có TK 142, 242 + Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng: Nợ Tk 1528 Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Nợ TK 138 Bắt bồi thường Nợ TK 641, 642, 627 Số phân bổ lần cuối Có TK 142, 242 Giá trị còn lại 1.4.2. Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 1.4.2.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp. Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, CCDC xuất = CCDC tồn + CCDC nhập - CCDC xuất dùng trong đầu kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”.
  • 21. Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay bán thường xuyên. 1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,… - Tài khoản 611 “Mua hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào trong kỳ. * Nội dung, kết cấu tài khoản 611 Tài khoản chi phí, tài khoản trung gian không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ: Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ. - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại. Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá thực tế hàng hóa xuất bán. - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá. Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2: Tk 6111: Mua nguyên, vật liệu TK 6112: Mua hàng hóa 1.4.2.3. Phƣơng pháp hạch toán 1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ Nợ TK 611 (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho) Có Tk 151, 152, 153 2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho: Nợ TK 611 Trị giá thực tế hàng nhập kho Nợ TK 133 Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 331 tổng tiền thanh toán 3) Doanh nghiệp được cấp phát vốn, nhận góp vốn liên doanh bằng giá trị NVL, CCDC
  • 22. Nợ TK 611 Trị giá NVL, CCDC nhập kho Có TK 411 4) Nhập kho vật liệu, CCDC do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị vật liệu, CCDC do hội đồng liên doanh đánh giá: Nợ TK 611 Có TK 222 Vốn góp liên doanh 5) Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ Nợ Tk 152, 153 Có TK 611 Mua hàng
  • 23. 6) Giảm giá được hưởng, giá trị nguyên, vật liệu trả lại người bán chấp nhận: Nợ TK 152, 153 Có TK 611 Mua hàng Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) 7) Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, CCDC thiếu hụt, mất mát, và biên bản xử lý Nợ TK 1388 Phải thu khác Nợ TK 111 Tiền mặt Nợ TK 334 Phải trả CNV Có TK 611 Mua hàng 8) Giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ Nợ TK 621, 627, 641,642,241 Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Có TK 611 Trị giá NVL, CCDC 1.5. Một số trƣờng hợp khác về nguyên, vật liệu - công cụ, dụng cụ 1.5.1. Kế toán đánh giá lại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ Khi có quyết định của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản và phản ánh số chênh lệch và đánh giá lại tài sản vào sổ kế toán. - Nếu giá trị đánh giá lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán Nợ TK 152, 153 Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại. Có TK 412 - Nếu giá trị đánh giá nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán Nợ TK 421 Có TK 152, 153 1.5.2. Kế toán nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu khi kiểm kê - Kế toán thừa nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ + Khâu mua Nợ TK 152, 153 Giá mua Có TK 3381 - Kế toán thiếu nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
  • 25. Nợ TK 1381 Giá vốn hàng mua bị thiếu Có TK 111, 112, 331 + Khâu dự trữ Nợ TK 1381 Giá vốn Có TK 152, 153 Hàng thừa khi mua vào cho bảo quản hộ ghi Nợ TK 002 - Xử lý hàng thừa, thiếu + Xử lý hàng thừa: Nợ TK 3381 Có TK 711 Dư thừa tự nhiên Có TK 331 Người bán xuất nhầm + Xử lý hàng thiếu Nợ TK 1562 Thiếu trong định mức Nợ TK 632 Xác định giá vốn hàng bán Nợ TK 1388 Bắt bồi thường Có TK 1381 1.5.3. Kế toán cho thuê công cụ dụng cụ - Khi xuất công cụ dụng cụ cho thuê Nợ TK 1421, 242 Có TK 153 Đồ dùng cho thuê - Tính trị giá đồ dùng cho thuê vào chi phí hoạt động Nợ TK 632 Nếu đồ dùng cho thuê là hoạt động tài chính Nợ TK 811 Đồ dùng cho thuê là hoạt động chính của doanh nghiệp Có TK 142, 242 - Phản ánh số thu về do cho thuê công cụ dụng cụ Nợ TK 111, 112, 131 Doanh thu Có TK 511 (Hoạt động chính) Có TK 711 (Không thường xuyên) Có TK 333 Thuế GTGT phải nộp
  • 26. - Nhận lại công cụ dụng cụ cho thuê Nợ TK 153 CCDC được thu hồi Có Tk 142, 242 Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí hoạt động 1.5.4. Kế toán chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐ và ngƣợc lại - Chuyển công cụ dụng cụ thành tài sản cố định + Công cụ trong kho Nợ TK 211 Có Tk 153 Giá xuất kho của công cụ dụng cụ + Công cụ đang sử dụng Nợ TK 211 Nguyên giá (giá trị CCDC ban đầu) Có TK 142 Giá trị còn lại CCDC chưa phân phối Có TK 214 Hao mòn - Chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ: + Tài sản cố định còn mới: Nợ TK 153 CCDC còn mới Có TK 211 TSCĐ còn mới + Tài sản cố định đã sử dụng Nợ TK 214 Số đã khấu hao, đã phân bổ Có TK 211 TSCĐ còn mới + Tài sản cố định đã sử dụng Nợ TK 214 Số đã khấu hao, đã phân bổ Nợ TK 142 Giá trị còn lại Có TK 211 Nguyên giá TSCĐ 1.5.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho: - Một số quy định + Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính cho từng thứ hàng, nhóm hàng có tính chất giống nhau. + Cuối niên độ kế toán mới lập báo cáo
  • 27. + Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá trị hàng tồn kho xác định khoản dự phòng giảm giá cho niên độ kế toán tiếp theo: Mức dự phòng cần Số lượng hàng tồn kho Mức giảm giá của = X lập hàng tồn kho cuối niên độ kế toán hàng tồn kho - Tài khoản sử dụng 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” - Nội dung kết cấu tài khoản 159 Bên Nợ: Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên Có: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho niên độ sau Dư Có: Số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1) Cuối niên độ tính toán nếu có những bằng chứng chắc chắn về giá trị thực tế hàng tồn kho thấp hơn giá bán trên thị trường, kế toán phải lập dự phòng tính vào chi phí. Nợ Tk 632 Có TK 159 2) Cuối niên độ kế toán năm sau, căn cứ vào số dự phòng đã lập năm trước và tình hình biến động của năm nay để tính số dự phòng cho năm sau. Trường hợp số dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập cho năm trước chênh lệch lớn hơn được hoàn nhập. Nợ TK 159 Phần dự phòng thừa Có TK 632 Ngược lại, số dự phòng cần lập lớn hơn số dự phòng đã trích lập thêm phần chênh lệch nhỏ hơn. Nợ TK 159 Phần dự phòng thừa Có TK 632
  • 28. Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động như hiện nay, muốn thích ứng và đứng vững được yêu cầu đề ra cho các doanh nghiệp là phải vận động hết mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kế toán giữ vai trò tích cực trong việc quản lý tài sản và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ nguyên, vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất nói chung đều có mục tiêu là làm thế nào để tiết kiệm chi phí, thu lại lợi nhuận cao nhất. Để thực hiện mục tiêu trên đòi hỏi công tác kế toán nguyên, vật liệu phải chặt chẽ, khoa học. Đây là công việc quan trọng để quản lý, dự trữ, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở tồn tại, phát triển và đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Nhận thức được điều này, sau thời gian ngắn tìm hiểu thực tập về công tác kế toán ở Công ty TNHH Bách Thiên Phú em chọn đề tài:”Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp”. Nội dung đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ. Chương 2: Thực trạng vấn đề nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ ở Công ty TNHH Bách Thiên Phú Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Bách Thiên Phú Trong thời gian thực tập và viết báo cáo mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ và khả năng còn hạn chế. Trong khi đó thời gian tìm hiểu và tiếp cận thực tế quá ngắn. Bản thân khỏi tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong thầy cô hướng dẫn, Ban Giám Đốc và các anh, chị phòng kế toán-tài chính Công Ty góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo ở tổ kế toán, giáo viên hướng dẫn Võ Kiều Tiên, ban lãnh đạo Công Ty, phòng Tài chính- Kế toán đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thiện báo cáo này. Đà Nẵng, ngày tháng năm Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Hà Ni
  • 29. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1. Khái niệm -đặc điểm-yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý NVL 1.1.1.1. Khái niệm Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên giá thành sản phẩm. - Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm. - Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra. - Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác. 1.1.1.3. Yêu cầu quản lý - Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ bảo quản và sử dụng. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý công cụ dụng cụ 1.1.2.1. Khái niệm Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu.
  • 30. 1.1.2.2. Đặc điểm - Giá trị: Trong quá trình tham gia sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. - Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với thời gian sử dụng. - Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt theo tiêu chuẩn thời gian sử dụng và giá trị thực tế kế toán vẫn phải hạch toán như là công cụ dụng cụ: + Các loại bao bì để dựng vật tư hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản dự trữ và tiêu thụ. + Các loại bao bì kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng. + Các lán trại tạm thời, đà giáo, ván khuôn, giá lắp, chuyên dùng cho sản xuất lắp đặt. + Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ, hoặc quần áo, giày dép chuyên dùng để lao động. 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ - Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ chi tiết và bảng tổng hợp. - Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu, công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng lãng phí. - Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.
  • 31. 1.2. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu Có nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu nhưng thông thường kế toán sử dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu: - Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia nguyên vật liệu ra thành các nhóm: + Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm. (Cũng có thể là bán thành phẩm mua ngoài). Ví dụ, đối với các doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu chính là các sợi khác nhau là sản phẩm của các doanh nghiệp dệt. Đường là thành phẩm của nhà máy đường nhưng là nguyên liệu chính của doanh nghiệp sản xuất kẹo… Vì vậy, khái niệm nguyên vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm nguyên, vật liệu chính, phụ. Nguyên vật liêu chính cũng bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: Các doanh nghiệp có thể mua các loại vải thô khác nhau về để nhuộm, in… nhằm cho ra đời các loại vải khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng. + Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp dệt thì nguyên vật liệu phụ có thể là các loại chế phẩm màu khác nhau dùng để nhuộm sợi, làm tăng vẻ đẹp cho vài, đối với doanh nghiệp may thì vật liệu phụ là các loại keo dán khác nhau, các loại vải đắp khác nhau nhằm trang trí hoặc tăng thêm độ bền của quần áo. Vật liệu phụ cũng có thể được sử dụng để tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động. + Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu, ở thể rắn như các loại than đá, than bùn và ở thể khí như ga… + Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tài…
  • 32. Ví dụ: như các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị các loại vỏ, ruột xe khác nhau để thay thế cho các phương tiện vận tài… + Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như: gạch, đá, cát, xi măng, sắt thép… Đối với thiết bị xây dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị điện, các loại thiết bị vệ sinh. + Phế liệu: Là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Khi đưa vật liệu chính là vải vóc để cắt, may thành các loại quần áo khác nhau thì doanh nghiệp có thể thu hồi phế liệu là các loại vải vụn hoặc là các loại quần áo không đúng chất lượng, không đạt yêu cầu bị loại ra khỏi quá trình sản xuất. Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối, gắn liền với từng doanh nghiệp cụ thể có một số loại là vật liệu phụ, có khi là phế liệu của doanh nghiệp này nhưng lại là vật liệu chính hoặc thành phẩm của một quá trình sản xuất kinh doanh khác. - Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác như: + Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp. + Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. + Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công. + Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh. + Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định. 1.2.1.2. Phân loại công cụ dụng cụ - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, dụng cụ áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trai. - bao bì luân chuyển. - Đồ nghề cho thuê
  • 33. 1.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.2.2.1. Đánh giá nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ nhập kho Nguyên, vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên, vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau: - Nguyên vật liệu mua ngoài: Trị giá thực tế Giá mua trên hóa Chi phí thu mua Các khoản giảm của NL, VL = đơn (Cả thuế NK + (kể cả hao mòn - trừ phát sinh ngoại nhập nếu có) trong định mức) khi mua NVL + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế (GTGT) theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (nếu có). + Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Thuế GTGT đầu vao khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp, bảo quản… được khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133. + Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch.
  • 34. Giá gốc = Giá mua + Thuế không hoàn lại (nếu có) + Chi phí mua hàng (nếu có) - Các khoản giảm trừ (nếu có) - Vật liệu do tự chế biến: Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến. Giá thực tế Giá thực tế vật liệu Chi phí chế = + nhập kho xuất chế biến biến - Vật liệu thuê ngoài gia công: Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Giá thực tế Giá thực tế thuê Chi phí gia + Chi phí vận = + nhập kho ngoài gia công công chuyển - Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận.
  • 35. Giá thỏa Chi phí Giá thực thuận giữa các bên = liên quan (nếu + tế nhập kho tham gia góp vốn có) 1.2.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất thực tế nguyên vật liệu xuất dùng. Vì nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau: - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Giá trị hàng Số lượng hàng xuất Đơn giá xuất = X xuất trong kỳ trong kỳ tương ứng - Phương pháp nhập sau - Xuất trước (LIFO) Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. - Phương pháp bình quân gia quyền Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ: Giá thực tế NL-VL Số lượng vật liệu Đơn giá bình công cụ xuất dùng = + công cụ xuất dùng quân trong kỳ Đơn Trị giá thực tế NL-VL, Trị giá thực tế NL-VL, = + giá CCDC tồn kho đầu kỳ CCDC nhập kho trong kỳ
  • 36. bình Số lượng NL-VL, Số lượng NL-VL, CCDC quân + CCDC tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp. 1.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ 1.3.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 1.3.1.1. Chứng từ Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm: - Chứng từ nhập + Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho + Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất + Phiếu xuất kho + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức - Chứng từ theo dõi quản lý + thẻ kho + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho
  • 37. 1.3.1.2. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. - Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Thẻ kho (Sổ kho) - Bảng kê nhập xuất (nếu có) 1.3.2. Các phƣơng pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.3.2.1. Phƣơng pháp thẻ song song Đặc điểm của phương pháp thẻ song song là sử dụng các sổ chi tiết để theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhập chứng từ tại kho, kế toán tiến hành việc kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào sổ chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên các sổ chi tiết với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được dùng để đối chiếu với số liệu trên tài khoản 152 “Nguyên, vật liệu” trên sổ cái. Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu nhưng cũng có nhược điểm là sự trùng lặp trong công việc. Nhưng phương pháp này rất tiện lợi khi doanh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật Bảng tổng hợp liệu chi tiết Chứng từ xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
  • 38. Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.3.2.2. Phƣơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển Là sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng và trị giá. Việc ghi sổ chỉ thực hiện một lần vào cuối tháng và mỗi danh điểm vật liệu được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra, ghi giá và phản ánh vào các bảng kê nhập, xuất cả về số lượng và giá trị theo từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số lượng và giá trị từng loại nguyên vật liệu đã nhập, xuất trong tháng và tiến hành vào sổ đối chiếu luân chuyển. Kế toán cần đối chiếu số liệu tồn kho theo chi tiết từng loại trên sổ đối chiếu luân chuyển với số liệu tồn kho trên thẻ kho và số liệu kiểm kê thực tế, nếu có chênh lệch phải được xử lý kịp thời. Sau khi đối chiếu và đảm bảo số liệu đã khớp đúng, kế toán tiến hành tính tổng trị giá nguyên vật liệu nhập - xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ, số liệu này dùng để đối chiếu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép và đối chiếu, nhưng vẫn có nhược điểm là tập trung công việc vào cuối tháng nhiều, ảnh hưởng đến tính kịp thời, đầy đủ và cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Chứng Bảng kê từ nhập nhập Thẻ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Chứng Bảng kê từ xuất xuất Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ
  • 39. Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.3.2.3. Phƣơng pháp sổ số dƣ Đặc điểm của phương pháp sổ số dư là sử dụng sổ số dư để theo dõi sự biến động của từng mặt hàng tồn kho chỉ về mặt trị giá theo giá hạch toán, do đó phương pháp này thường được dùng cho các doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi sổ kế toán trong kỳ. Định kỳ, sau khi nhận chứng từ tại kho, kế toán cần kiểm tra việc ghi chép của thủ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ và cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào các phiếu giao nhận chứng từ nhập (xuất), kế toán phản ánh số liệu vào bảng lũy kế nhập - xuất - tồn kho từng loại vật liệu. Cuối tháng, kế toán cần tổng hợp số liệu nhập, xuất trong tháng và xác định số dư cuối tháng của từng loại vật liệu trên bảng lũy kế số lượng tồn kho trên sổ số dư phải khớp với trị giá tồn kho trên bảng lũy kế, số liệu tổng cộng trên bảng lũy kế dùng để đối chiếu với số liệu trên TK 152 trong sổ cái. Phương pháp sổ số dư thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán thủ công, hạn chế sự trùng lặp trong công việc giữa thủ kho và nhân viên kế toán. * Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư Phiếu Phiếu giao Bảng lũy kế nhập kho nhận chứng nhập từ nhập Thẻ kho Sổ số dư Bảng tổng hợp N-X-T Phiếu Phiếu gia Bảng lũy kế xuất kho nhập chứng xuất từ xuất Trong đó:
  • 40. Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối kỳ 1.4. Kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ 1.4.1. Theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 1.4.1.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên Là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Công thức: Trị giá hàng tồn kho cuối Trị giá hàng Trị giá hàng Trị giá hàng kỳ = tồn kho đầu + nhập kho - xuất kho kỳ trong kỳ trong kỳ Cuối kỳ kế toán so sánh giữa số liệu kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho và số liệu vật tư, hàng hóa tồn kho trên sổ kế toán nếu có sai sót chênh lệch thì phải xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng các đơn vị sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. 1.4.1.2. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” Phản ánh giá trị thực tế của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho. * Nội dung kết cấu tài khoản 151: Bên Nợ: + Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đang đi trên đường + Kết chuyển giá trị thực tế hàng vật tư mua đang đi trên đường cuối kỳ. Bên Có: + Giá trị hàng hóa đã về nhập kho hoặc giao thẳng cho khách hàng Dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư hàng hóa đã mua nhưng chưa về nhập kho cuối kỳ.
  • 41. - Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” Phản ánh số liệu có, tình hình tăng giảm các loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của doanh nghiệp. * Nội dung kết cấu Bên Nợ: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu nhập kho trong kỳ Giá trị của nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ Bên Có: Giá trị thực tế nguyên, vật liệu xuất kho Giá trị thực tế nguyên, vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Chiết khấu thương mại được hưởng Nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê Kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho đầu kỳ. Dư Nợ: Giá trị thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ” Tài khoản này phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của các loại công cụ dụng cụ. Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” Tài khoản này phản ánh các khoản nợ phải trả cho người bán. * Nội dung kết cấu tài khoản 331 Bên Nợ: Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu,… Số tiền ứng trước cho người bán, người nhận thầu. Số tiền người bán chấp nhận giảm giá cho số hàng đã giao theo hợp đồng. Trả lại số vật tư, hàng hóa cho người bán Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được trừ vào số nợ phải trả cho người bán. Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán… Dư Nợ (nếu có): Số tiền tạm ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng cuối kỳ hoặc số trả lớn hơn số phải trả. Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
  • 42. - Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ”. Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2: TK 1331: “thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”. TK 1332: “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định” * Nội dung kết cấu tài khoản 133: Bên Nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ Bên Có: Số thuế GTGT được khấu trừ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại được giảm giá. Bên Nợ: Số thuế GTGT còn được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả. - Tài khoản 142 “Chi phí trả trước” Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh Bên Có: Các khoản chi phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 14.1.3. Phƣơng pháp hạch toán * Kế toán nhập nguyên, vật liệu - công cụ dụng cụ 1) Mua nguyên, vật liệu công cụ dụng cụ nhập kho - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá mua chưa thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112,141,331 đã thanh toán tiền Có TK 331 Chưa thanh toán tiền Có TK 333 Thuế nhập khẩu (nếu có) - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152, 153 Tổng tiền thanh toán Có Tk 111,112,141,311,331
  • 43. 2) Trường hợp mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thương mại thì phải ghi giảm giá gốc nguyên, vật liệu Nợ TK 111,112,331 Có TK 152,153 Có Tk 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). 3) Trường hợp nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ về nhập kho nhưng doanh nghiệp phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá. Giảm giá: Nợ Tk 331,111,112 Số tiền được hưởng khi giảm giá Có Tk 152, 153 NVL, CCDC giảm giá Có TK 133 (nếu có) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Trả lại: Nợ TK 331, 111, 112 Có TK 152, 153 Có TK 133
  • 44. 4) Nhận hóa đơn mua hàng nhưng cuối tháng hàng chưa về Nợ TK 151 Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 141 Đã thanh toán Có Tk 331 Chưa thanh toán Có TK 333 Thuế GTGT phải nộp Tháng sau khi hàng về căn cứ vào chứng từ nhập kho hoặc chuyển cho bộ phận sản xuất (sử dụng luôn) Nợ TK 152, 153 Nhập kho Nợ tK 621, 627,641,642 Sử dụng luôn Nợ TK 632 Giao cho khách hàng Có TK 151 5) Giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công xong nhập lại kho: Nợ TK 152, 153 Có TK 154 Chi tiết gia công nguyên vật liệu 6) Nhận góp vốn liên doanh của các đơn vị khác bằng nguyên vật liệu, công cụ… nhận lại góp vốn liên doanh. Nợ TK 152, 153 Có TK 411 Nhận vốn góp Có Tk 222, 128 Nhận lại góp vốn 7) Khi thanh toán tiền mua nguyên, vật liệu được hưởng chiết khấu thanh toán (nếu có) Nợ TK 331 Có TK 111,112 Số tiền thanh toán Có TK 515 Số chiết khấu được hưởng 8) Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu - Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153 Giá có thuế nhập kho Có TK 331 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3333 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • 45. Đồng thời ghi Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312 thuế GTGT hàng nhập khẩu - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc thuộc đối tượng không phải nộp thuế GTGT Nợ TK 152, 153 Giá có thuế NK và thuế GTGT hàng NK Có TK 331 Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 9) Các chi phí mua vận chuyển… nguyên, vật liệu, công cụ về nhập kho của doanh nghiệp Nợ TK 152, 153 Nợ TK 133 Có TK 111,112,141,331… 10) Đối với nguyên, vật liệu, công cụ thừa phát hiện khi kiểm kê: - Nếu chưa xác định được nguyên nhân Nợ TK 152,153 NVL, CCDC thừa Có TK 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có quyết định xử lý: Nợ Tk 3381 Tài sản thừa chờ xử lý Có TK 711, 3388 Thu nhập khác, phải trả phải nộp khác - Nếu hàng thừa so với hóa đơn thì ghi: Nợ TK 002 Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công Khi trả lại nguyên, vật liệu cho đơn vị khác Có TK 002 1) Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng Nợ TK 621 Dùng cho sản xuất Nợ TK 641,627,642 Dùng cho QLPX, BH, QLDN Nợ TK 241 Dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 154 Xuất gia công chế biến Có TK 152
  • 46. 2) Xuất kho nguyên, vật liệu nhượng bán, cho vay (nếu có) Nợ TK 632 Xuất bán Nợ TK 1388 Cho vay Có TK 152 3) Xuất nguyên, vật liệu góp vốn liên doanh với các đơn vị khác - Nếu giá được đánh giá lớn hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp Nợ TK 128, 222 Giá do hợp đồng liên doanh đánh giá Có TK 152 Giá thực tế Có TK 711 Phần chênh lệch tăng - Nếu giá được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế của nguyên, vật liệu đem góp: Nợ TK 128, 222 Nợ TK 811 Phần chênh lệch giảm Có TK 152 4) Đối với nguyên, vật liệu thiếu khi kiểm kê - Nếu hao hụt trong định mức Nợ Tk 632 Giá vốn hàng bán Có TK 152, 153 - Nếu hao hụt chưa xác định nguyên nhân Nợ TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 152, 153 Căn cứ biên bản xác định giá trị vật liệu, công cụ thiếu hụt mất mát và biên bản xử lý: Nợ TK 1388 Phải thu khác Nợ TK 111 tiền mặt Nợ TK 334 Trừ vào lương Nợ TK 632 Phần còn lại tính vào giá vốn Có TK 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý * Kế toán xuất kho công cụ, dụng cụ: - Loại phân bổ 100% (1 lần)
  • 47. Những công cụ, dụng cụ, có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng nguyên, vật liệu ngắn, khi xuất dùng toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ được hạch toán vào đối tượng sử dụng: Nợ TK 627, 641, 642,… chi phí Có Tk 153 CCDC - Loại phân bổ hai chu kỳ trở lên (nhiều lần) + Khi xuất công cụ, dụng cụ loại phân bổ nhiều lần sử dụng cho sản xuất, kinh doanh: Nợ Tk 142 Trong 1 năm Nợ Tk 242 Trên 1 năm Có TK 153 + Số phân bổ từng lần vào đối tượng sử dụng: Nợ TK 627,641,642,241,… mức giá trị phân bổ trong kỳ Có TK 142, 242 + Khi công cụ dụng cụ báo hỏng, mất mát hoặc hết thời gian sử dụng: Nợ Tk 1528 Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) Nợ TK 138 Bắt bồi thường Nợ TK 641, 642, 627 Số phân bổ lần cuối Có TK 142, 242 Giá trị còn lại 1.4.2. Theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ 1.4.2.1. Đặc điểm của phƣơng pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp. Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, Giá trị NVL, CCDC xuất = CCDC tồn + CCDC nhập - CCDC xuất dùng trong đầu kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ Phương pháp kiểm kê định kỳ thì mọi biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho mà được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng, tài khoản 611 “Mua hàng”.
  • 48. Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư, hàng hóa với quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp, được xuất dùng hay bán thường xuyên. 1.4.2.2. Tài khoản sử dụng: TK 611, Tk 511, 152, 111, 112, 131, 331,… - Tài khoản 611 “Mua hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa mua vào trong kỳ. * Nội dung, kết cấu tài khoản 611 Tài khoản chi phí, tài khoản trung gian không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ: Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ. - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua vào trong kỳ, hàng hóa đã bán bị trả lại. Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị giá thực tế hàng hóa xuất bán. - Trị giá thực tế của hàng hóa, nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá. Tài khoản 611 có 2 tài khoản cấp 2: Tk 6111: Mua nguyên, vật liệu TK 6112: Mua hàng hóa 1.4.2.3. Phƣơng pháp hạch toán 1) Đầu kỳ kết chuyển giá trị thực tế của nguyên, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn đầu kỳ Nợ TK 611 (trị giá thực tế NVL, CCDC nhập kho) Có Tk 151, 152, 153 2) Trong kỳ, khi mua nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua hàng, phiếu nhập kho: Nợ TK 611 Trị giá thực tế hàng nhập kho Nợ TK 133 Doanh nghiệp áp dụng thuế theo phương pháp khấu trừ Có TK 111, 112, 141, 331 tổng tiền thanh toán 3) Doanh nghiệp được cấp phát vốn, nhận góp vốn liên doanh bằng giá trị NVL, CCDC
  • 49. Nợ TK 611 Trị giá NVL, CCDC nhập kho Có TK 411 4) Nhập kho vật liệu, CCDC do thu hồi góp vốn, căn cứ vào giá trị vật liệu, CCDC do hội đồng liên doanh đánh giá: Nợ TK 611 Có TK 222 Vốn góp liên doanh 5) Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ Nợ Tk 152, 153 Có TK 611 Mua hàng