SlideShare ist ein Scribd-Unternehmen logo
1 von 105
Mục Lục<br />Contents TOC  quot;
1-3quot;
    Phản hồi của Echo Việt Nam PAGEREF _Toc289759674  2Lời Mở Đầu PAGEREF _Toc289759675  3Nếu con bạn nói lắp… PAGEREF _Toc289759676  4Chương 1:  Tảng Băng Trôi Nói Lắp PAGEREF _Toc289759677  5Bài tập 2: Thả lỏng Trực Tràng Của Bạn PAGEREF _Toc289759678  9Bài tập 3: Thở Bằng Bụng PAGEREF _Toc289759679  11Bài tập 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng  Valsalva Khi Không Cần Thiết PAGEREF _Toc289759680  12Bài tập 5: Thay Đổi Cách Thân Thể Bạn  Phản Ứng Với Stress PAGEREF _Toc289759681  14Bài tập 6: Thay Đổi Cách Bạn Hiểu Về Lời Nói PAGEREF _Toc289759682  16Bài tập 7: Phát Âm PAGEREF _Toc289759683  17Bài tập 8: Lấy Hơi và Nói Chậm PAGEREF _Toc289759684  21Bài tập 9: Phát Âm Hữu Thanh PAGEREF _Toc289759685  25Bài tập 10: Kỹ thuật Demosthenes PAGEREF _Toc289759686  28Bài tập 11: Luyện Tập Mỗi Ngày PAGEREF _Toc289759687  43Bài tập 12: Lắng Nghe Người Khác PAGEREF _Toc289759688  50Bài tập 13: Bạn Không Cô Đơn PAGEREF _Toc289759689  51Bài tập 15: Thừa Nhận Tật Nói Lắp Của Bạn PAGEREF _Toc289759690  54Bài tập 16: Hành Xử Như Người Không Bị Nói Lắp PAGEREF _Toc289759691  58Bài tập 17: Nói Trước Gương PAGEREF _Toc289759692  60Bài tập 18: Tiếp Xúc Bằng Mắt PAGEREF _Toc289759693  61Bài tập 20: Nói Bằng Cả Thân Thể PAGEREF _Toc289759694  65Bài tập 21: Làm Thế Nào Để Ngắt Lời Người Khác PAGEREF _Toc289759695  67Bài tập 22: Hãy Nói To! PAGEREF _Toc289759696  69Bài tập 23: Hãy Hát! PAGEREF _Toc289759697  72Bài tập 24: Hãy Ngắt Giọng! PAGEREF _Toc289759698  74Bài tập 25: Bày Tỏ Cảm Xúc Của Bạn PAGEREF _Toc289759699  78Bài tập 27: Đừng Kìm Nén Không Nói PAGEREF _Toc289759700  82Bài tập 28: Công Khai Bày Tỏ Ý Định Giấu Kín Của Bạn PAGEREF _Toc289759701  87Bài tập 29: Tránh Nói Tránh PAGEREF _Toc289759702  89Bài tập 30: Chọn Thể Hiện Thái Độ Tích Cực PAGEREF _Toc289759703  91Kết Luận PAGEREF _Toc289759704  93<br />Phản hồi của Echo Việt Nam<br />Phương pháp chữa nói lắp toàn diện được Echo Việt nam www.echovietnam.org dịch từ quyển sách Comprehensive Stuttering Therapy và phát hành dưới sự cho phép của tác giả Phillip J. Roberts.  Đây là một trong nhiều tài liệu miễn phí hỗ trợ cho người nói lắp Việt Nam. Mọi việc trích dẫn từ sách này phải ghi rõ xuất xứ của quyển sách. Mọi yêu cầu phát hành lại, in lại…  phải được sự chấp thuận của Echo Việt Nam, đại diện là người sáng lập Trương Minh Sử Nhiên.<br />Tài liệu này tuyệt đối không được sử dụng với mục đích thương mại dưới mọi hình thức.<br />Đại diện, nhóm Echo Việt Nam, tôi xin chúc các bạn sớm thành công trong việc giao tiếp công chúng và đời thường. Thành công sẽ không là xa với nếu ai kiên trì tìm kiếm nó.<br />Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Phillip J. Roberts, đã cho phép, tôi, tổ chức Echo Việt nam được phép dịch và phát hành để phục vụ rộng rãi cho cộng đồng nói lắp Việt nam.<br />Sài Gòn, tháng 10 năm 2009<br />Người sáng lập Echo Việt nam<br />Trương Minh Sử Nhiên<br />tmsnhien@gmail.com <br />Lời Mở Đầu<br />Bạn là người nói lắp và bạn tha thiết muốn được nói trôi chảy. Bạn có cảm giác tật nói lắp đang điều khiển cuộc đời bạn và bạn muốn tìm cách nào đó để chữa trị nó. Có lẽ bạn đã tham khảo nhiều biện pháp nhưng không có phương pháp nào thật sự có hiệu quả.<br />Quyển sách này sẽ giúp bạn dần nói trôi chảy và cuối cùng sẽ hoàn toàn loại trừ tật nói lắp ra khỏi cuộc đời bạn. Tiến trình này sẽ mất nhiều thời gian; có thể là vài tháng và có thể hơn một năm. Có lẽ bạn từng mơ một liệu pháp giúp bạn khắc phục tật nói lắp chỉ trong vòng vài ngày và có thể bạn sẽ thất vọng khi biết cần một khoảng thời gian dài mới làm được việc đó. Bạn phải hiểu rằng bạn đã nói lắp nhiều năm hay nhiều thập kỷ rồi. Nói lắp là một thói quen đã ăn sâu vào bạn và để thay đổi được thói quen ấy thì tất yếu phải cần thời gian.<br />Phần đầu tiên của quyển sách sẽ cho bạn sự mô tả lý thuyết về tật nói lắp. Phần này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản bạn cần có để chữa tật nói lắp. Bạn sẽ nhận ra rằng nói lắp là một hiện tượng phức tạp không chỉ liên quan đến lời nói của bạn. Hiện tượng nói lắp cũng bao hàm mọi hình thức cư xử và những hành xử này sẽ phải thay đổi nếu bạn muốn khắc phục dần tật nói lắp.<br />Phần thứ hai của quyển sách này gồm 30 bài luyện tập với mục tiêu là khắc phục tật nói lắp của bạn. Những bài tập này được chia làm hai phần. Loạt bài tập thứ nhất trực tiếp đề cập đến tiến trình nói còn loạt bài tập thứ hai đề cập đến những cách cư xử khác liên quan đến việc nói lắp.<br />Có thể bạn sẽ nói trôi chảy trước khi bạn thực hành hết các bài tập này. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, tôi khuyên bạn cứ tiếp tục thực hiện các bài tập còn lại. Thành công trong việc nói trôi chảy là nhiệm vụ dễ gây nản nhưng duy trì được sự trôi chảy cũng không phải là điều dễ dàng. Những bài tập trong sách này không chỉ giúp bạn nói trôi chảy thôi nhưng còn giúp bạn duy trì việc nói trôi chảy.<br />Nhưng cần thận trọng, nói lắp là một hiện tượng phức tạp và không có hai người nói lắp nào giống hệt nhau. Quyển sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho hầu hết người bị nói lắp nhưng tôi không thể bảo đảm rằng nó sẽ có hiệu quả cho mọi người. Cũng có khả năng hiếm hoi là sau khi đọc sách và thực hành tất cả bài tập trong sách, bạn sẽ không thấy bất kì sự tiến bộ nào cả. Trong trường hợp đó, xin đừng bỏ cuộc. Bạn có thể tham vấn một chuyên viên y tế về giọng nói (speech pathology) hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ thêm từ mạng Internet. Có chí thì nên. Nếu bạn thật sự muốn khắc phục tật nói lắp, bạn sẽ tìm ra cách để đạt được mục đích đó. Nó có thể tốn thời gian nhưng với lòng kiên trì, chắc chắn bạn sẽ thành công, dù có hay không có sách này giúp đỡ.<br />Nếu con bạn nói lắp…<br />Nếu con bạn nói lắp, bạn nên đọc phần I (Mô Tả Lý Thuyết về Tật Nói Lắp). Những trang này sẽ giúp bạn hiểu hiện tượng nói lắp là gì và giúp bạn thấu hiểu cảm xúc cũng như nhận thức của một người nói lắp. Rồi từ đó bạn sẽ dễ dàng hiểu con bạn hơn và giúp cháu nói trôi chảy.<br />Phần II (Liệu Pháp Chữa Tật Nói Lắp Dành Cho Người Lớn Và Thanh Thiếu Niên) không dành cho trẻ em. Đây là phần chủ yếu dành cho thanh thiếu niên và người lớn. Những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể được ích lợi từ những bài tập này dưới sự hướng dẫn của người lớn. Dầu con bạn trong độ tuổi nào, tôi cũng đề nghị bạn nên đọc phần II vì những thông tin trong những trang này sẽ giúp bạn hiểu biết tốt hơn về tật nói lắp.<br />Phần III (Liệu Pháp Chữa Tật Nói Lắp Dành Cho Trẻ Em) được viết đặc biệt cho bạn. Phần này cung cấp những thông tin có giá trị về trẻ em với tật nói lắp. Phần III cũng giải thích điều bạn có thể làm để giúp con bạn bỏ tật nói lắp và trở thành người nói trôi chảy.<br />Với nỗ lực của mình, tôi chúc bạn sẽ gặp may mắn. Nếu bạn có câu hỏi hay nhận xét nào thì xin đừng do dự liên hệ với tôi qua trang web http://www.stuttering.ch.<br />Chương 1:  Tảng Băng Trôi Nói Lắp<br />Định nghĩa<br />Theo từ điển, nói lắp là nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết (Từ điển American Heritage).<br />Tất cả những ai nói lắp đều thừa nhận rằng định nghĩa này quá ngắn như thể nó chỉ mô tả phần thấy được (hoặc đúng hơn là phần nghe được) của hiện tượng nói lắp.<br />Đối với người nói lắp, nói lắp thật sự bao hàm nhiều nghĩa hơn chỉ là sự lập lại về âm thanh.<br />Nói lắp cũng có nghĩa là cảm giác kỳ lạ mà bạn cảm nhận được trong lòng khi bạn biết bạn sắp sửa nói lắp.<br />Nói lắp có nghĩa là cảm thấy thất vọng, xấu hổ, tội lỗi và lòng tự trọng bị tổn thương.<br />Nói lắp nghĩa là bạn sẽ mua cái bánh táo thay vì mua bánh rán vì bạn cảm thấy chữ “bánh táo” (apple pie) dễ nói hơn chữ “bánh rán” (doughnut). Hoặc có thể bạn sẽ mua hai cái bánh rán thay vì chỉ một vì bạn cảm thấy cụm từ “hai cái bánh rán” (two doughnut) dễ nói hơn là “một cái bánh rán” (one doughnut). Rồi bạn ra vẻ ngạc nhiên sao mình không đói lắm để ăn hết cả hai.<br />Nói lắp nghĩa là bạn sẽ tìm ra đủ mọi lý do chính đáng để không yêu cầu tăng lương dù rõ ràng bạn xứng đáng được điều đó.<br />Nói lắp nghĩa là bạn để người khác hẹn hò với cô gái xinh đẹp nọ chỉ vì bạn lo lắng bạn sẽ nói lắp khi mời cô ta ăn tối.<br />Nói lắp cũng có nghĩa bạn dùng mọi kỹ thuật nói tránh như sử dụng những từ đệm (à… ừm… vâng… ừ….) hoặc dùng những chữ không thích hợp lắm chỉ vì bạn cảm thấy chúng dễ nói hơn.<br />Nói lắp nghĩa là bạn phải nghe người khác đưa ra những lời khuyên ngu ngốc và vô ích như “Bình tĩnh nào.” “Thở cái đã.” “Nói chậm thôi.”<br />Tảng băng trôi nói lắp<br />Nói lắp giống như một tảng băng trôi (xem hình vẽ trang 11): Nó có cả phần thấy được và phần không thấy được. Phần thấy được, phần tảng băng nổi trên mặt nước, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng. 90% còn lại nằm dưới mặt nước và không thể nhìn thấy từ trên bề mặt.<br />Phần nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết tượng trưng cho phần thấy được của “Tảng Băng Trôi Nói Lắp” và chỉ là một phần nhỏ của hiện tượng này.<br />Phần bị khuất của tảng băng trôi nói lắp bao gồm những điều sau:<br />Sự căng cơ của hệ thống Valsalva:<br />Điều này sẽ được mô tả chi tiết trong chương sau.<br />Những kiểu thở bất bình thường:<br />Người nói lắp thường có những kiểu thở khác thường và gặp khó khăn trong việc vừa thở vừa nói. Thỉnh thoảng họ cố gắng nói với ít hơi thở ra từ phổi hoặc vừa nói vừa hít hơi vào.<br />3) Những xúc cảm, tình cảm và nhận thức tiêu cực như sự xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, sự thất vọng, sự ngượng ngùng, lòng tự trọng bị tổn thương, thiếu tự tin:<br />Người nói lắp thường hay cảm thấy hổ thẹn vì không có khả năng nói trôi chảy và họ thường cảm thấy vô dụng vì những khó khăn họ gặp khi phải giao tiếp với người khác. Họ cảm thấy tội lỗi vì không thể đạt được những gì họ cảm thấy họ sẽ đạt được nếu họ nói trôi chảy. Họ cảm thấy lúng túng vì nói không lưu loát và làm người nghe mất kiên nhẫn.<br />Nỗi sợ với những tình huống nói chuyện đặc biệt:<br />Hầu hết người nói lắp đều sợ những tình huống nói chuyện đặc biệt như sử dụng điện thoại, gọi thức ăn trong nhà hàng, hỏi thăm đường… Nói lắp luôn là tình trạng nhạy cảm. Nó tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng một người nói lắp điển hình sẽ nói lắp hơn khi nói chuyện với những nhân vật có thẩm quyền như viên cảnh sát, cha mẹ, thầy cô hay người chủ của mình. Người nói lắp sẽ không hề nói lắp khi nói chuyện một mình hoặc với vật nuôi khi không có ai bên cạnh. Người nói lắp thường ít nói lắp hơn khi nói chuyện với người phối ngẫu của mình có lẽ vì người chồng hoặc người vợ của người ấy là người khá thân thiết.<br />Sử dụng từ đệm:<br />Khi một người nói lắp cảm thấy có điều gì đó cản trở lời nói thì người thường thêm vào những từ vô nghĩa như: “ừm”, “ừ”, “à”, “vâng”, “ờ”… Mọi người đều có xu hướng dùng những từ vô nghĩa như thế nhưng xu hướng này xảy ra khá thường xuyên hơn đối với người nói lắp. Người nói lắp luôn cảm thấy những từ vô ích đó sẽ giúp họ có một khởi đầu liền lạc và giúp họ nói nhanh qua những từ khó nói.<br />Kỹ thuật nói tránh:<br />Khi một người nói lắp cảm thấy sẽ gặp khó khăn khi nói một từ cụ thể nào đó, người ấy thường sử dụng từ khác với nghĩa tương đương. Thường thì từ thay thế này kém chính xác hơn và điều này sẽ ngày càng khiến người cảm thấy không thể giao tiếp có hiệu quả được. Người nói lắp thỉnh thoảng sẽ nói hoàn toàn khác với những điều họ muốn nói.<br />Kìm nén không nói:<br />Một cách khác để tránh bị nói lắp là không nói. Chắc chắn bạn nhớ đã phải nghe người nào đó lảm nhảm những lời vô nghĩa chỉ vì người đó sợ phải nói. Đây hẳn là một trong những tình huống gây nản lòng nhất mà người nói lắp phải chịu đựng.<br />Tránh nhìn vào mắt:<br />Người nói lắp có khuynh hướng tránh nhìn vào mắt người nghe. Họ làm vậy có lẽ vì họ không thể chịu đựng nổi khi thấy phản ứng của người nghe khi họ bị nói lắp. Thái độ này sẽ gây ra khó khăn khi muốn giao tiếp hiệu quả với người khác.<br />Xu hướng đứng bất động:<br />Người nói lắp có thể quá sợ nói lắp đến nỗi họ khó mà dùng ngôn ngữ cử chỉ khi nói chuyện.<br />Nói nhỏ:<br />Nhiều người nói lắp nói nhỏ vì họ không muốn quá nhiều người nghe họ nói không trôi chảy.<br />Khuynh hướng chống lại sự thay đổi:<br />Về phương diện ý thức, rõ ràng hầu hết người nói lắp đều ước ao họ có thể nói trôi chảy. Nhưng khuynh hướng chống lại sự thay đổi là bản tính cố hữu của con người. Một người nói lắp biết rằng nếu người ấy nói trôi chảy thì dĩ nhiên là người sẽ nói nhiều hơn và hoà nhập với xã hội hơn nhưng tiềm thức của người có thể nghĩ rằng người không thể làm được điều đó. Do đó, tiềm thức sẽ chống lại sự thay đổi và phá hỏng mọi nỗ lực nói trôi chảy.<br />Bây giờ bạn đã bắt đầu hiểu được khái niệm nói lắp không chỉ đơn thuần là vấn đề về lời nói. Nó là vấn đề liên quan đến toàn bộ thân thể và tâm trí. Nói lắp ảnh hưởng đến con người về mọi mặt, bao gồm mọi cách cư xử, xúc cảm, tình cảm và nhận thức.<br />Một liệu pháp mà chỉ tập trung vào giải quyết việc nói không lưu loát chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện và chỉnh thể bao gồm cách cư xử, nhận thức và tình cảm gắn liền với tật nói lắp thì mới có thể thành công.<br />Chương tiếp theo sẽ mô tả sự căng cơ của hệ thống Valsalva sẽ ngăn trở việc nói như thế nào. Trong chương 3, chúng ta sẽ thấy các yếu tố khác nhau trong Tảng Băng Trôi Nói Lắp tương tác và hỗ trợ nhau ra sao.<br />Bài tập 2: Thả lỏng Trực Tràng Của Bạn<br />Như đã giải thích từ trước, nói lắp là do chúng ta tạo ra hiệu ứng Valsalva đương khi nói. Trong quá trình thực hiện, các cơ thanh quản của chúng ta bị căng ra và hơi không thể lưu thông được, dẫn đến dây thanh âm không thể phát âm được và chúng ta bị nói lắp.<br />Để ngăn hiệu ứng Valsalva xuất hiện trong khi nói, thật hữu ích khi thả lỏng cơ thanh quản của chúng ta. Làm giãn cơ thanh quản không phải là việc dễ dàng vì có quá nhiều cơ có liên quan đến nỗi làm giãn tất cả chúng là điều rất khó khăn.<br />Vì sao tôi cần thả lỏng cơ trực tràng?<br />Hiệu ứng Valsalva bao hàm một nhóm cơ vận động chung với nhau: cơ thanh quản, cơ ngực, cơ bụng và cơ trực tràng. Nếu bạn căng một loại cơ, nó sẽ làm căng tất cả các cơ trong nhóm. Ngược lại, nếu bạn làm giãn một loại cơ thì tất cả những cơ còn lại cũng có xu hướng giãn theo.<br />Thay vì làm giãn cơ thanh quản, bạn có thể thấy rằng làm giãn cơ trực tràng và đồng thời để sự giãn đó tác động lên cổ sẽ dễ hơn nhiều. Vâng, điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng đúng là như vậy. Cách dễ nhất để làm giãn thanh quản của bạn là tập trung sự chú ý của bạn vào việc thả lỏng trực tràng.<br />Phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson<br />Tôi đề nghị bạn nên dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson để làm giãn trực tràng của bạn. Ý tưởng cơ bản đằng sau kỹ thuật thả lỏng tiệm tiến của Jacobson là trước hết làm căng dần một cơ nào đó rồi sau đó thả lỏng dần cơ ấy.<br />Bắt đầu bằng việc căng dần cơ trực tràng của bạn. Hãy để ý cảm giác căng dần của trực tràng. Cứ để cơ trực tràng căng cho đến khi cơ co tối đa.<br />Sau đó dần dần thả lỏng cơ trực tràng. Cũng để ý cảm giác giãn dần quanh vùng trực tràng. Một khi bạn giãn hết cỡ, hãy bắt đầu lập lại tiến trình này. Căng dần cơ trực tràng. Nếu có thể, hãy cố gắng co cơ thêm một chút so với lần đầu. Sau đó thả lỏng cơ và cố gắng giãn thêm một chút so với lần trước.<br />Thực hiện tiến trình này năm, sáu lần. Hãy để ý trực tràng của bạn được căng và thả lỏng thể nào. Hãy lưu ý sự giãn cơ này sẽ lan truyền lên bụng, ngực và thanh quản của bạn như thế nào. Hãy tập trung vào thanh quản và để ý xem nó được thả lỏng và mở ra thể nào. Cũng hãy lưu ý sự giãn cơ ấy cũng sẽ truyền lên đến hàm, miệng, môi và lưỡi của bạn ra sao.<br />Hãy luôn thực hành bài tập này suốt cả ngày<br />Trong tất cả những bài luyện tập có trong sách thì bài tập này là một trong những bài tập có hiệu quả nhất. Bạn có thể thực hành bài tập này bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào và nên luyện tập nó nhiều lần trong ngày.<br />Trước khi gặp khó khăn trong vấn đề nói, tôi đề nghị bạn thả lỏng trực tràng và chắc rằng nó vẫn được thả lỏng trong khi bạn nói. Sau khi bạn thả lỏng trực tràng, hãy tập trung chú ý vào cảm giác thả lỏng lan toả đến bụng, ngực và đến cổ họng cũng như miệng.<br />Hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn được thả lỏng trước khi bạn gõ cửa phòng của sếp. Hãy thả lỏng trực tràng của bạn đương khi bạn xếp hàng tại cửa tiệm bánh hay ở ngân hàng. Có thể theo kinh nghiệm của quá khứ, bạn nhận thấy hàng xếp càng dài và đợi càng lâu thì bạn càng lo lắng và càng dễ bị nói lắp. Tình thế sẽ đảo ngược nếu bạn thực tập kĩ thuật thả lỏng này: hàng xếp càng dài, thời gian đợi càng lâu, bạn càng tập trung vào cảm giác thư giãn của trực tràng và càng ít bị nói lắp hơn. <br />Tham khảo<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 3: Thở Bằng Bụng<br />Thở Bằng Bụng khác với Thở Bằng Ngực<br />Về cơ bản, có hai cách để thở: hoặc là dùng cơ ngực hoặc là dùng cơ bụng. Cách thở có tác dụng thư giãn nhất là dùng cơ bụng, được gọi là thở bằng bụng. Khi bạn thở bằng bụng, bụng của bạn chuyển động lên xuống. Bạn có thể kiểm tra dễ dàng liệu bạn có thở bằng bụng hay không bằng cách nằm trên giường và đặt một vật lên bụng, nếu bạn thở bằng bụng, bạn sẽ thấy vật ấy chuyển động lên xuống.<br />Thở Bằng Bụng và Kiểm Soát hệ thống Valsalva<br />Việc thực hành thở bằng bụng sẽ giúp bạn làm giãn các cơ liên quan đến nghiệm pháp Valsalva, đồng thời cung cấp lượng hơi cần thiết cho thanh quản để phát âm.<br />Bạn nên khởi đầu bằng cách làm giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson được mô tả trong bài luyện tập trước. Hãy cảm nhận sự thư giãn khắp các cơ bụng, ngực, thanh quản, lưỡi và hàm của bạn.<br />Sau đó hãy hít vào bằng cách từ từ phồng bụng của bạn lên. Hãy hít sâu hơn mức bình thường một chút. Đừng giữ lại hơi thở của bạn; cứ nhè nhẹ thở ra bằng cách làm giãn cơ bụng của bạn. Bạn không nên ép hơi ra ngoài nhưng đúng hơn là cứ để không khí thoát ra từ từ qua thanh quản. Việc thở kiểu này sẽ giúp bạn làm thư giãn hệ thống Valsalva, đồng thời cung cấp cho cơ quan phát âm của bạn một lượng hơi cần thiết. Khi bạn hít thở, hãy chắc rằng trực tràng của bạn không bị tắc. Hãy cảm nhận sự thoải mái của các cơ trong cơ quan Valsalva.<br />Bạn cũng có thể thực hành bài tập này hầu như bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào và nên thực hành nhiều lần trong ngày. Bạn nên luyện tập bài này chung với bài tập trước (làm giãn trực tràng của bạn) trước khi bàn đến những trường hợp bạn thấy rằng chúng có vẻ khó khăn.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng  Valsalva Khi Không Cần Thiết<br />Như đã giải thích từ trước, chúng ta thường sử dụng hiệu ứng Valsalva khi chúng ta cần dùng nhiều sức như nâng một cái thùng nặng.<br />Trên thật tế, chúng ta cũng thường gây ra hiệu ứng này khi không cần thiết; như khi mở ngăn kéo tủ hay mở cửa xe hơi. Thậm chí bạn cũng có thể dùng hiệu ứng này khi nhặt một cái kẹp giấy từ dưới sàn lên. Dĩ nhiên, đó không phải là hiệu ứng Valsalva hoàn toàn. Chúng ta chỉ hơi căng các cơ trong hệ thống Valsalva thôi. Nhưng dầu sao đi nữa thì điều này cũng không có ích lợi.<br />Tôi khuyên bạn trong những ngày sắp tới, bạn nên chú ý hiện tượng lạ này và chủ động tránh gây ra hiệu ứng Valsalva trừ phi nó thật sự cần thiết. Ích lợi của bài tập này là giúp bạn có thói quen kiểm soát được việc sử dụng hiệu ứng Valsalva và giữ các cơ trong hệ thống Valsalva luôn được thư giãn. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục được tật nói lắp. <br />Lái xe<br />Có phải bạn thấy rằng bạn có xu hướng nói lắp nhiều khi lái xe hơn là khi đi bộ thong thả với bạn bè hay ngồi thoải mái trên ghế xô-pha không?<br />Tôi nghĩ rằng ấy là do bạn có xu hướng dùng hiệu ứng Valsalva khi nhấn ga và khi sang số (nếu bạn có xe hơi lái bằng tay) và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nói chuyện của bạn.<br />Bạn nên hiểu rằng lái xe hơi không giống như lái xe đạp; không cần thiết phải nhấn mạnh lên chân ga! Hiệu ứng Valsalva cũng không cần thiết dùng đến để bẻ tay lái (trừ phi bạn đang lái xe mười tám bánh mà không có thiết bị lái bằng điện). Hãy thong thả thôi, bạn của tôi ơi: xe hơi đã làm hết mọi công việc nặng nhọc cho bạn rồi!<br />Hoặc có lẽ các cơ của bạn có xu hướng căng vì bạn đang ở dưới áp lực khi đi đường. Thật vậy, lái xe trên đường không mấy dễ dàng vì não của bạn phải tập trung vào con đường nếu bạn muốn đến được điểm cần đến cách an toàn. Nhưng không có luật nào bảo với bạn rằng khi não của bạn tập trung vào đường đi thì các cơ của hệ thống Valsalva phải căng chặt.<br />Khi bạn lái xe, hãy đảm bảo rằng hệ thống cơ Valsalva của bạn luôn được thư giãn. Hãy thở bằng bụng. Hãy thả lỏng các cơ của bạn và… cứ tập trung vào đường đi.<br />Nói và Lái<br />Vài lời về an toàn khi lái xe: khoảng một phần ba tai nạn xe hơi là do người lái xe lơ đãng gây ra. Nhiều thứ có thể khiến người tài xế xao lãng như: bật đài hay bỏ băng cát-xét vào máy, nhìn chăm đồng hồ tốc độ, nói chuyện điện thoại, nghe đài, sang số (vì lý do này, xe hơi lái tự động thì an toàn hơn) và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: nói chuyện với những người khác trên xe.<br />Rõ ràng thật là một ý nghĩ hết sức tệ hại khi cãi nhau với một người nào đó trên xe khi bạn đang cầm lái. Nếu thật sự bạn cần phải nói chuyện trong khi lái thì hãy chắc rằng câu chuyện phải có nội dung ít gây ra xúc động và câu chuyện đó chỉ sử dụng một phần nhỏ các tế bào của não. Đừng bắt người cùng đi với bạn phải giải thích cho bạn hiểu về thuyết tương đối của Einstein!<br />Tạm thời làm gián đoạn câu chuyện cũng là ý tưởng hay khi:<br />bạn sang đường<br />lái xe qua các giao lộ<br />vào đường cao tốc<br />vượt xe<br />các lằn xe nối nhau<br />bất cứ khi nào bạn gặp những tình huống có nguy cơ nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung cao độ.<br />Việc có thói quen ngắt quãng câu chuyện trong những tình huống trên cũng là một bước đi đúng hướng trong mưu cầu nói trôi chảy của bạn. Khi làm như vậy, bạn thật sự sẽ có thói quen kiểm soát được cuộc trò chuyện.<br />Ngắt lời câu chuyện không phải là việc khó. Nếu bạn đang nói thì bạn chỉ cần ngừng nói. Nếu người khác đang nói thì bạn chỉ cần nói: “đợi một chút…” Trong cả hai trường hợp, người cùng đi sẽ hầu như thấy bạn đang bận nhìn kính chiếu hậu và xem đường nên lập tức hiểu ra vì sao bạn muốn người ấy tạm ngưng cuộc trò chuyện.<br />Tham khảo<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 5: Thay Đổi Cách Thân Thể Bạn  Phản Ứng Với Stress<br />Trong chương 2, chúng ta thấy con người phản ứng với stress theo nhiều cách khác nhau và những người nói lắp thuộc về nhóm thểu số phản ứng lại với stress bằng cách căng các cơ của cơ quan Valsalva. Cách phản ứng đặc biệt với stress này có thể là nguyên nhân chính yếu gây ra nói lắp.<br />Điều bạn sắp làm rất đơn giản: trong những tuần lễ tới, hãy làm giãn cơ Valsalva một cách có ý thức mỗi khi bạn chịu áp lực. Hãy làm điều này mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng thậm chí khi bạn không buộc phải nói. Hãy dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson. Hãy cảm nhận sự thả lỏng của các cơ bụng. Hãy tận hưởng cảm giác thư giãn lan ra đến ngực, thanh quản và miệng của bạn. Hãy thở bằng bụng.<br />Nếu bạn chủ tâm làm giãn cơ Valsalva mỗi khi bạn bị áp lực, điều này dần dần sẽ thành phản xạ.<br />Tôi chắc rằng bạn sẽ chịu nhiều căng thẳng như mọi người trong thế giới đầy căng thẳng này. Chất Adrenaline sẽ cứ tiết vào máu gây nên nhiều tác dụng phụ khó chịu. Nhưng ít ra sự căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng đến lời nói của bạn.<br />Hãy tập trung vào người khác<br />Khi bạn bị áp lực, có thể bạn có khuynh hướng tập trung suy nghĩ vào cảm giác bồn chồn trong dạ gây ra khi cơ Valsalva bị căng. Thông thường, bạn có xu hướng tập trung vào những gì diễn ra trong tâm trí và thân thể bạn. Khi làm như vậy, bạn dần dần không còn chú ý đến những người xung quanh và điều này làm tăng cảm giác khó chịu và sẽ khiến cuộc đối thoại trở nên khó khăn.<br />Bạn nên thay đổi cách cư xử này. Khi bị áp lực, hãy cố gắng tập trung vào những người xung quanh. Nếu bạn vẫn chú ý đến họ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và áp lực bên trong bạn sẽ giảm dần. Bạn sẽ cởi mở hơn đối với thế giới bên ngoài và dễ dàng giao tiếp hơn.<br />Tham khảo<br />FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991<br />Bài tập 6: Thay Đổi Cách Bạn Hiểu Về Lời Nói<br />Trương chương 2, chúng tôi gợi ý rằng một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng Valsalva trong khi nói là chúng ta nhận thấy lời nói như một vật thể nào đó khó khăn lắm mới tống ra khỏi cổ họng. Chúng ta nhầm lẫn khi cho rằng cần phải dùng lực để bật ra lời nói. Trong quá trình đi tiêu, chúng ta thành công trong việc dùng hiệu ứng Valsalva và chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng có thể dùng cùng một thủ thuật như vậy cho lời nói.<br />Bạn nên nhận thấy rằng lời nói không phải là thứ gì đó nặng nề. Lời nói là sự kết hợp giữa sự phát âm cách nhẹ nhàng của môi và lưỡi, sự rung của dây thanh quản và luồng khí thoát ra dễ dàng từ phổi. Quá trình tạo thành lời nói không mấy khó khăn. Về cơ bản, lời nói là thứ phi vật chất.<br />Hãy nghĩ về điều này khi bạn nói và hãy thay đổi cách bạn hiểu về lời nói.<br />Nếu bạn thấy bạn sắp sửa nói lắp thì hãy kìm lại, đừng ráng nói. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nói lắp xuất hiện, hãy ngừng lại ngay lập tức, thư giãn các cơ Valsalva và sau đó hãy tiếp tục nói.<br />Tham khảo<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 7: Phát Âm<br />Nguyên Âm, Phụ Âm Hữu Thanh và Phụ Âm Vô Thanh<br />Trước khi bắt đầu bài tập này, tôi nghĩ trước hết nên giải thích sự khác nhau giữa nguyên âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.<br />Có lẽ bạn đã biết nguyên âm là gì. Nguyên âm là âm hữu thanh như a, e, i, o, u. Trong nhiều từ, y cũng được phát âm như một nguyên âm.<br />Hãy đặt tay trên thanh quản của bạn và hãy phát âm rõ những nguyên âm sau: aaaaa-eeeee-ooooo-uuuuu. Hầu như bạn sẽ thấy có sự rung liên tục trong thanh quản của bạn. Âm hữu thanh được mô tả chính xác là do sự rung động của thanh quản.<br />Chắc chắn rằng bạn cũng biết phụ âm là gì. Thật tế có hai loại phụ âm: phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh. Dưới đây, bạn sẽ thấy bảng liệt kê phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh trong tiếng Anh: <br />Phụ âm hữu thanh:<br />b<br />d<br />g<br />j<br />l<br />m<br />n<br />r<br />th(như trong từ this)<br />v<br />w<br />x(được phát âm là gz như trong từ exist)<br />y<br />z<br />Phụ âm vô thanh:<br />c cứng(như trong từ cat)<br />c mềm(như trong từ cipher)<br />f<br />h<br />k<br />p<br />ph<br />q<br />s<br />t<br />th(như trong từ thank)<br />x (được phát âm là ks như trong từ excited)<br />Sự khác nhau giữa phụ âm vô thanh và phụ âm hữu thanh là: dây thanh quản ngừng rung khi phụ âm vô thanh được phát ra, trong khi chúng cứ tiếp tục rung khi đọc phụ âm hữu thanh.<br />Hãy ấn ngón tay bạn vào thanh quản và đọc những âm sau:<br />aaaaaabaaaaaaa.<br />(chữ a được phát âm như trong từ cat)<br />Bạn sẽ để ý thấy thanh quản của bạn hầu như luôn rung. Bây giờ, hãy giữ tay bạn ở thanh quản và đọc những âm sau:<br />aaaaaapaaaaaa<br />Bạn sẽ thấy thanh quản của bạn ngừng rung một chút trong khi bạn phát âm p.<br />Bạn có thể thử kết hợp nguyên âm với phụ âm vô thanh hoặc hữu thanh thì bạn sẽ thấy thanh quản của bạn cứ rung khi phụ âm hữu thanh được phát ra và nó sẽ ngừng rung khi phụ âm vô thanh được phát.<br />Hầu hết phụ âm vô thanh đều có phụ âm hữu thanh tương ứng. Những phụ âm hữu thanh tương ứng được phát âm đồng một cách phát âm như phụ âm vô thanh. Ví dụ, âm p và b đều cùng được phát âm như nhau chỉ khác là dây thanh quản sẽ rung khi âm b được đọc còn đối với âm p thì không. Bạn sẽ thấy sự tương ứng giữa phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh sau đây:<br />Phụ âm vô thanh:Phụ âm hữu thanh:<br />c cứng  (như trong từ cat)g cứng  (như trong từ guy)<br />c mềm  (như trong từ cipher)z<br />chj<br />fv<br />h<br />kg cứng  (như trong từ guy)<br />pb<br />phv<br />qg cứng  (như trong từ guy)<br />sz<br />shj<br />td<br />th (như trong từ thank)th (như trong từ this)<br />x  (được phát âm là ks x (được phát âm là gz <br />      như trong từ excited)          như trong từ exist)<br />   <br />Ghi chú: h không có phụ âm hữu thanh tương ứng<br />Luyện tập phát âm<br />Bây giờ khi bạn biết nguyên âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh là gì, bạn sẽ thực hành vài bài tập luyện phát âm.<br />Trước hết hãy thả lỏng trực tràng của bạn. Sau đó, nhắm mắt lại và thở bằng bụng vài lần.<br />Khi nào hệ thống Valsalva của bạn đã hoàn toàn được thư giãn, hãy hít vào và bắt đầu thở ra từ từ rồi ngay sau đó phát âm a. Quan trọng là bạn phải thở ra khoảng 1 hoặc 2 giây trước khi phát âm a để bảo đảm có sự khởi đầu trơn tru. Hãy phát âm a mà không cần dùng lực. Hãy để không khí thoát ra lá phổi của bạn cách dễ dàng. Hãy cảm nhận sự rung động của dây thanh quản lan ra khắp thân thể. Hãy cảm nhận trạng thái thư giãn của hệ thống Valsalva. Hãy nghĩ về những phương trình sau khi bạn thở:<br />Hệ thống Valsalva được thư giãn = sự phát âm = nói trôi chảy<br />Hệ thống Valsalva bị căng = thanh quản đóng = nói lắp<br />Giờ đây bạn đã hiểu tầm quan trọng của những bài tập phát âm này: sự lưu loát, sự phát âm và hệ thống Valsalva hoạt động chung với nhau. Bằng cách tập trung vào sự phát âm, bạn sẽ làm hệ thống Valsalva thư giãn hơn và gia tăng khả năng nói trôi chảy.<br />Hãy hít vào một lần nữa và sau đó hãy bắt đầu nhẹ nhàng thở ra. Rồi hãy phát âm: aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa.<br />Hãy làm lại bài tập này với những phụ âm hữu thanh khác: d, g, j, m, n, r, v, w, x, y, z.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991<br />Bài tập 8: Lấy Hơi và Nói Chậm<br />Kỹ thuật ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’ được nhiều người nói lắp dùng cách bộc phát để khắc phục tật nói lắp và được Tiến sĩ Martin F. Schwartz mô tả chi tiết trên trang web của Trung Tâm Nói Lắp Quốc Gia (The National Center for Stuttering) (www.stuttering.com). Chương này cung cấp những thông tin căn bản bạn cần để áp dụng thành công kỹ thuật này và tôi khuyên bạn nên ghé thăm trang web www.stuttering.com nếu bạn muốn biết chi tiết hơn.<br />Hãy thở ra một chút trước khi bạn nói<br />Trong bài luyện tập số 3 (Thở Bằng Bụng), bạn đã học làm thế nào để thở bằng bụng rồi. Thở bằng bụng sẽ giúp bạn thư giãn hệ thống Valsalva và do đó tăng khả năng nói trôi chảy. Hệ thống Valsalva sẽ được thư giãn tối đa khi bạn thở ra. Khi bạn thở, thanh quản và dây thanh quản sẽ hoàn toàn được thư giãn. Ở trong tình trạng thư giãn như thế, bạn hầu như khó mà nói lắp.<br />Một cách hữu hiệu để tránh nói lắp là thở ra một chút trước khi nói. Khi thở như thế, bạn sẽ làm thư giãn thanh quản và hệ thống Valsalva và tình trạng thư giãn này sẽ được duy trì trong khi bạn nói. Nếu thủ thuật này được thực hiện đúng, bạn sẽ hầu như nói trôi chảy hoàn toàn.<br />Cần siêng năng thực hiện những bước sau đây:<br />Thở bằng bụng<br />Đừng nín thở. Hãy hả miệng ra và hãy bắt đầu thở ngay khi bạn hít đầy hơi vào.<br />3. Thở ra từng chút một mà không ép không khí ra ngoài. Hãy đảm bảo rằng bạn không tống không khí thoát ra từ phổi vì điều này có thể gây hiệu ứng Valsalva. Hãy bình tĩnh mà thở. Lỗi thường gặp là chúng ta thường đặt lưỡi và môi phát âm ngay âm tiết đầu tiên của câu. Bạn nên thở ra một chút như thể bạn sẽ không nói gì cả. Thủ thuật này nhằm đánh lừa hệ thống Valsalva bởi vì bạn khiến nó tin rằng bạn chỉ đang thở chứ không phải sắp sửa nói.<br />Hãy khởi sự nói chậm rãi. Không nên làm ngắt quãng luồng không khí trước khi bạn bắt đầu nói. Âm tiết đầu tiên nên được phát ra cách nhẹ nhàng và không quá lớn. Bạn có thể tăng dần âm lượng nếu bạn muốn nói lớn. Điều này cũng quan trọng như việc bạn phát âm từ đầu tiên hết sức nhẹ nhàng. Cách tốt nhất để phát âm chậm rãi từ đầu tiên là kéo dài âm tiết đầu tiên.<br />Hãy chắc rằng bạn không nói quá nhanh vì như thế nó sẽ gây ra hiện tượng nói lắp. Nếu bạn có xu hướng nói quá nhanh, hãy từ từ nói kéo dài các âm tiết. Điều này sẽ làm cho bài nói chuyện của bạn chậm lại. Việc kéo dài âm tiết sẽ nhấn mạnh vào trọng âm và điều này sẽ làm gia tăng khả năng nói trôi chảy.<br />Thực hành<br />Kỹ thuật này khá đơn giản nhưng cần thực hành nhiều. Nó sẽ không tốn nhiều thời gian trước khi bạn có thể làm chủ nó khi luyện tập ở nhà nhưng sẽ thật không dễ dàng khi bạn ra ngoài và nói trong một môi trường đầy áp lực. Trước khi bạn thành thạo với kỹ thuật “Lấy Hơi và Nói Chậm” này, bạn nên làm một vài bài tập sau đây.<br />Lấy hơi<br />Trước hết bạn làm thư giãn trực tràng bằng Phương Pháp Thư Giãn Tiệm tiến của Jacobson.<br />Sau đó bạn thở bằng bụng vài lần. Hãy cứ luôn hả miệng. Một khi bạn hít hơi vào rồi thì đừng nín thở mà hãy thở ngay ra. Hãy đảm bảo rằng bạn không ép hơi ra ngoài. Hãy để luồng khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi.<br />Khi bạn thở, hãy lắng nghe âm thanh vừa đủ nghe được phát ra bởi luồng khí nhẹ nhàng và dễ dàng thoát ra từ phổi. Hãy nhớ luôn giữ miệng mở rộng trong khi thở. Thực hành điều này vài lần và mỗi lần bạn hãy để ý cảm giác không khí được thoát ra dần từ phổi của bạn.<br />Việc hít hơi vào nhẹ nhàng tương đối được thực hiện dễ dàng khi bạn ngồi thoải mái ở nhà. Có lẽ nó sẽ không dễ thực hiện như thế khi bạn ở sở làm hay ở trong lớp học. Đây là lý do vì sao tôi nhấn mạnh rằng bạn nên dành thời gian để luyện tập hít thở thư giãn bằng bụng ở nhà. Hãy thong thả và làm quen với cảm giác ấy và hãy lắng nghe âm thanh phát ra do luồng hơi nhẹ nhàng thoát ra từ phổi. Điều này sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng trong bất kì tình huống nào.<br />Nói chậm<br />Hãy hít hơi vào và nhẹ nhàng thở ra vài giây trước khi bạn từ từ phát ra âm aaaaaaaaaaaa (một lần nữa, đọc âm “a” như trong từ “cat”). Thực hiện điều này nhiều lần. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thở ra nhẹ nhàng mà không ép hơi ra ngoài trước khi phát ra âm aaaaaaaaaaaaaaa.<br />Hãy chắc rằng bạn không nín thở trước khi bạn bắt đầu thở ra và không ngừng việc thở trước khi bạn phát âm aaaaaaaaaaaa. Hãy bắt đầu phát âm aaaaaaaaaaa nhỏ và sau đó lớn dần. Âm mà bạn phát ra phải nghe giống như sau:<br />…….Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />(Những dấu chấm …. tượng trưng cho không khí bạn thở ra trước khi bạn phát âm aaaaaa.)<br />Hãy thực hành bài tập này nhiều lần cho đến khi bạn nắm vững kĩ thuật này cách dễ dàng. Nhiều người nhanh chóng nắm được kĩ thuật này trong khi những người khác có thể mất vài ngày. Cứ thong thả và đảm bảo rằng bạn sẽ cẩn thận làm theo mọi nguyên tắc trong kỹ thuật “Lấy Hơi và Nói Chậm” này.<br />Lấy hơi và nói chậm trước khi nói từng từ riêng lẻ<br />Một khi bạn đã làm chủ được kỹ thuật lấy hơi và nói chậm trước khi phát ra âm aaaaaaaaa, bạn sẽ luyện tập kỹ thuật này đối với những từ riêng lẻ. Hãy chọn lấy vài văn bản và chọn ngẫu nhiên vài từ.<br />Cứ từ từ luyện tập cho đến khi bạn trở nên thành thục.<br />Lấy hơi và nói chậm trước khi nói từng cụm từ và câu ngắn<br />Một khi bạn đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật này với từ đơn, bạn có thể luyện tập nó với những cụm từ ngắn và sau đó tiến đến những câu ngắn.<br />Hãy chỉ đọc mỗi lần một cụm từ hoặc một câu riêng biệt. Hãy đảm bảo rằng bạn chăm chỉ làm theo kỹ thuật này. Cứ thong thả. Chất lượng hơn số lượng.<br />Tôi đề nghị bạn nên thực hành kỹ thuật này mỗi ngày hai lần, mỗi lần nửa giờ trong vài ngày cho đến khi việc lấy hơi và nói trở nên tự nhiên đối với bạn.<br />Hãy thường xuyên luyện tập cả ngày<br />Bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi trong ngày thì hãy chắc rằng bạn sẽ hít thở bằng bụng và luyện tập phát âm. Nếu bạn tìm thấy một nơi mà không ai có thể nghe bạn, bạn có thể to giọng luyện tập kĩ thuật lấy hơi và nói chậm với những cụm từ và câu ngắn. Nếu bạn không thể tìm thấy nơi nào như thế, bạn có thể luyện tập nói thầm các câu này.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />RENTSCHLER, Gary J.. http://www-home.er.duq.edu/~rentschler/index.html. Duquesnr University. 2002<br />SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991<br />Bài tập 9: Phát Âm Hữu Thanh<br />Bài tập số 7 (Phát Âm!) đã dạy cho bạn những điều cơ bản về phát âm và tầm quan trọng của nó trong việc khắc phục tật nói lắp, giờ đây chúng ta sẽ làm một bài tập mà bạn có thể cảm thấy ban đầu nó hơi phức tạp một chút: Bạn sẽ đọc lớn một tài liệu viết nào đó như một quyển sách hay một tờ báo và bạn sẽ thay những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Như đã được đề cập trước, h không có phần âm hữu thanh tương ứng nên bạn chỉ đơn giản không đọc âm h mỗi khi bạn gặp nó.<br />Umbdy Dumbdy Zad on a Wall<br />Giả sử rằng bạn sẽ quyết định dùng vài điệu hát ru nào đó như là tài liệu luyện tập phát âm vô thanh. Bạn có nhớ bài hát ru Humpty Dumpty không?<br />Humpty Dumpty sat on a wall.<br />Humpty Dumpty had a great fall.<br />All the king’s horse,<br />and all the king’s men,<br />couldn’t put Humpty together again.<br />Đây là cách bài hát ru Humpty Dumpty tội nghiệp, đáng thương này sẽ được đọc khi bạn thay tất cả phụ âm vô thanh bằng phụ âm hữu thanh tương ứng.<br />Umbdy Dumbdy zat on a wall.<br />Umbdy Dumbdy ad a great vall.<br />All the ging’z orze,<br />And all the ging’z men,<br />Gouldn’d bud Umbdy dogether again.<br />Nếu bạn có thể nói như thế suốt, bạn sẽ không bao giờ bị nói lắp. Không may thay, nó nghe có vẻ không được tự nhiên mấy và tôi ngờ rằng chẳng ai hiểu được bạn muốn nói gì nếu bạn nói cách lạ đời như thế. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập phát âm hữu thanh thường xuyên, bạn sẽ luôn có xu hướng phát âm nhẹ nhàng, ngay cả khi nói những âm vô thanh. Bạn sẽ ít ậm ừ liên tục trong khi nói. Phát âm liên tục kiểu này khó mà nghe được nhưng đủ để gia tăng đáng kể khả năng nói trôi chảy của bạn.<br />Để tập trung hơn nữa vào việc phát âm, bạn có thể phát ra âm aaaaaa trước khi bạn bắt đầu từng câu hay một phần của câu. Kéo dài âm tiết đầu tiên sẽ giúp bạn tập trung vào việc phát âm. Bài hát ru humpty Dumpty bây giờ sẽ được phát âm như sau:<br />aaaaaaaaaa Uuumbdy Dumbdy zat on a wall.<br />aaaaaaaaaa Uuumbdy Dumbdy ad a great vall.<br />aaaaaaaaaa Aaall the ging’z orze,<br />aaaaaaaaaa Aaand all the ging’z men,<br />aaaaaaaaaa Gouuuldn’d bud Umbdy dogether again.<br />Cứ tiếp tục luyện tập kiểu phát âm hữu thanh này cho đến khi bạn thành thục kỹ thuật ấy cách dễ dàng. Hãy chắc chắn rằng hệ thống Valsalva của bạn vẫn trong tình trạng thư giãn khi bạn nói.<br />Thoạt đầu, lối phát âm hữu thanh sẽ khiến bạn căng thẳng một chút vì bạn phải tâm trung suy nghĩ về việc thay thế những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Vì thế, bạn sẽ thấy thật khó khăn để làm thư giãn hệ thống Valsalva và để phát âm cùng một lúc. Tuy nhiên, sau khi luyện tập vài lần, bạn có thể nói dễ dàng với kiểu nói khác thường này.<br />Đừng lo lắng nếu bạn quên không thay vài phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng của chúng. Cứ luyện tập và bạn sẽ thấy bạn ít bỏ qua việc quên thay thế này hơn.<br />Nếu sau khi bạn luyện tập cực lực, lối phát âm hữu thanh vẫn khiến bạn cảm thấy căng thẳng thì xin đừng lo lắng. Bạn có thể quên đi lối phát âm kiểu này. Chỉ đơn giản đọc cách bình thường các tài liệu viết và chú trọng vào phát âm cùng sự thư giãn của cơ quan Valsalva khi bạn nói. Hãy chú trọng vào nguyên âm và đừng để ý đến phụ âm.<br />Hãy kéo dài âm tiết đầu tiên của những từ bạn sợ khi nói<br />Như đã giải thích từ trước, phát âm là kết quả của việc làm thư giãn hệ thống Valsalva. Bằng cách kéo dài âm tiết đầu tiên của những từ bạn sợ, bạn sẽ nhấn mạnh vào sự phát âm và điều này giúp bạn ngăn chặn những tác nhân gây ra nói lắp trong những từ này. Nếu bạn thấy từ nào đó đặc biệt khó khăn đối với bạn thì bạn có thể kéo dài từng âm tiết trong từ đáng sợ đó.<br />Khi làm như vậy, bạn không thể hoàn toàn tránh việc nói lắp nhưng ít ra bạn cũng nói lắp khá thoải mái hơn. Kỹ thuật này thật sự được biết đến như là “Cách Nói Lắp Thoải Mái”. Việc nói lắp của bạn trở nên ít căng thẳng và thấy thư thái hơn. Người nghe hầu như biết rằng bạn đang gặp khó khăn nhưng ít nhất bạn cũng có thể nói thành lời với ít căng thẳng và nỗ lực. Có thể việc kéo dài âm tiết khiến lời nói của bạn nghe không được tự nhiên nhưng bạn và thính giả của bạn hầu như thấy rằng tình huống này dễ kiểm soát hơn là nói lắp.<br />Qua việc luyện tập kỹ thuật phát âm hữu thanh này, bạn dần sẽ lấy lại tự tin để nói. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn và ít có khuynh hướng phải dùng đến kỹ thuật kéo dài âm tiết trên.<br />Tham khảo<br />FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 10: Kỹ thuật Demosthenes<br />Có lẽ bạn đã từng nghe về Demothenes, một nhà hùng biện người Hy Lạp đã thành công trong việc loại bỏ tật nói lắp của mình bằng cách nói thật to trên bãi biển, to hơn cả tiếng sóng vỗ. Chúng ta sẽ xây dựng kỹ thuật Demothenes dựa trên kỹ thuật cổ xưa được Demothenes khai triển hơn 2.300 năm trước cùng kết hợp với kỹ thuật “Lấy Hơi và Khởi Động”, Phương Pháp Thư Giãn Tiệm Tiến của Jacobson và kỹ thuật hít thở bằng bụng.<br />Tất cả đều nằm trong bộ não<br />Hầu như mọi thứ bạn làm điều do não bộ điều khiển. Điều này đặc biệt đúng với hiện tượng nói lắp. Nếu bạn nhìn vào Tảng Băng Trôi Nói Lắp, bạn sẽ thấy rằng ‘Tình Cảm’, ‘Sự Nhận Thức’, ‘Cảm Xúc’, ‘Khuynh Hướng Chống Thay Đổi’ và những cách hành xử như ‘Kìm Nén Không Nói’, ‘Sợ Hãi Khi Nói Chuyện Trong Những Tình Huống Đặc Biệt', ‘Kỹ Thuật Nói Tránh’, “Dùng Những Từ Vô Nghĩa’ đều nằm trong não. Các cơ của hệ thống Valsalva được não của bạn điều khiển. Các cơ thanh quản, lưỡi và môi được dùng để nói trôi chảy cũng được não điều khiển.<br />Khi bạn nói lưu loát, điều đó có nghĩa bộ não của bạn đang gửi đi những tín hiệu chính xác để làm thư giãn các cơ trong hệ thống Valsalva và làm căng vừa phải các cơ trong cơ quan phát âm như lưỡi, môi… Khi bạn nói lắp, ấy là do não của bạn vì lý do nào đó đã truyền đi những tín hiệu sai lầm. Não của bạn đang bảo với các cơ trong hệ thống Valsalva là hãy căng thật chặt.<br />Tín hiệu mà bộ não của bạn truyền đến các cơ thường được gửi đi theo những đường truyền nhất định trong hệ thống não bộ và thần kinh. Mục tiêu của bài tập này là gia cố những đường truyền mang tín hiệu đúng đắn. Khi ấy những đường truyền này sẽ trở thành những đại lộ siêu tốc. Nhưng ngược lại, chúng sẽ giống như những con đường bẩn thỉu nếu chúng mang theo những tín hiệu sai lầm (ấy là lúc chúng ta gây ra hiệu ứng Valsalva khi nói). Qua bài tập này, bộ não của bạn sẽ dễ sản sinh ra những tín hiệu đúng đắn hơn là những tín hiệu sai lầm.<br />Nếu bạn muốn thắng cuộc trong Thế Vận Hội, bạn phải luyện tập cực lực. Tương tự, bạn phải luyện tập khổ cực với cơ quan phát âm nếu như bạn muốn nói trôi chảy. Cần dùng sức để khắc sâu vào não và tạo nên những  đường truyền rộng rãi trong hệ thống não bộ và thần kinh của bạn.<br />Trong bài tập này, bạn sẽ được hướng dẫn để nói to từng âm và từng từ. Bạn được yêu cầu nói to hết sức có thể. Càng to càng tốt.<br />Đọc thêm<br />Sự giải thích ở trên có vẻ như đơn giản quá. Nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn về kỹ thuật Demonthenes, bạn có thể tham khảo các sách và trang web được nêu ở phần cuối chương này. Chúng cho bạn những lời giải thích chi tiết cũng như các cách tiếp cận phương pháp chữa trị dựa trên những nguyên tắc mà Demothenes khai triển.<br />Điều kiện tiên quyết<br />Trước khi bạn bắt đầu bài tập này, tôi cứ cho rằng bạn đã thành công trong việc nói trôi chảy khi thực hành bài tập số 8 (Lấy Hơi và Nói Chậm). Chuyện bạn vẫn còn nói lắp khi ở trong công sở, trên đường phố hay thậm chí nói chuyện với những người thân ở nhà là hoàn toàn bình thường. Nhưng bạn có thể nói lưu loát khi một mình thực hành bài tập ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’ ở nhà. Hiển nhiên, mục đích của bài tập số 10 này không phải là hoàn toàn hết nói lắp! Nó chỉ giúp bạn tránh gia tăng xu hướng khiến não của bạn gây ra hiệu ứng Valsalva trong khi nói bằng mọi giá.<br />Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói trôi chảy khi thực hành bài tập ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’, tôi thành thật khuyên bạn nên tìm sự giúp đỡ của một chuyên viên tư vấn về giọng nói. Chuyên viên này sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để nói trôi chảy trong trạng thái thư giãn ở sở làm hay thư thái một mình ở nhà.<br />Chú ý<br />Trong bài tập này, bạn được yêu cầu phải nói to từng âm và từng từ hết mức có thể nhưng đừng quá sức. Hãy cẩn thận không làm căng dây thanh quản quá. Nếu bạn bị cảm hay bị viêm họng, bạn nên làm bài tập này vào hôm khác. Trong lúc đó, bạn có thể làm qua loạt bài tập thứ hai (thay đổi cách cư xử của bạn) và quay lại với bài tập này ngay khi cổ họng bạn đã ổn.<br />Xin lưu ý rằng những bài tập này sẽ khiến bạn kiệt sức. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy choáng váng và những âm mà bạn lấy hết sức phát ra nghe không mấy dễ chịu cho lắm. Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy ngưng lại vài phút, hít thở bằng bụng và sau đó hãy tiếp tục.<br />Trong khi bạn thực hành những bài tập dễ gây kiệt sức này, bạn nên nghĩ về bạn như là một vận động viên đang được huấn luyện cho Thế Vận Hội. Việc huấn luyện này thật khắc nghiệt; một vận động viên điền kinh phải rèn luyện cực khổ nhiều giờ trong ngày. Người ấy đổ mồ hôi và cảm thấy đau ở chân. Hẳn là người thích lái xe về nhà tắm rửa cho tỉnh táo rồi xem tivi hơn là cứ tiếp tục tập luyện nhiều giờ chỉ với một mục tiêu trong đầu: huy chương vàng.<br />Luyện tập<br />Bài tập này khá dài và sẽ khiến bạn phải bận rộn đúng hai tuần lễ. Mỗi ngày, bạn chỉ phải tập trung một phần nào đó trong kỹ thuật này mà thôi:<br />Ngày thứ 1: Nguyên âm<br />Ngày thứ 2: Những phụ âm có thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 3: Những phụ âm có thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Ngày thứ 4: Những phụ âm không thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 5: Những phụ âm không thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Ngày thứ 6: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm<br />Ngày thứ 7: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 8: Đọc kéo dài cả phụ âm và nguyên âm<br />Ngày thứ 9: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 10: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng nguyên âm<br />Ngày thứ 11: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 12: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 13: Chọn ngẫu nhiên từ nào đó trong sách<br />Ngày thứ 14: Những từ đáng sợ<br />Mỗi bài tập hàng ngày nên thực hiện hai lần: một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Bạn nên dành hai tiếng đồng hồ mỗi ngày để luyện tập kỹ thuật này: một tiếng vào buổi sáng và một tiếng vào buổi chiều.<br />Điều này có vẻ như rất khắt khe nhưng bạn chỉ phải thực hiện trong hai tuần. Sau đó bạn được hướng dẫn để luyện tập ít hơn: nửa tiếng vào mỗi buổi sáng và nửa tiếng vào mỗi buổi chiều.<br />Bạn cần có một nơi trong nhà, là nơi bạn có thể luyện tập thoải mái mà không bị làm phiền. Nếu cần thiết, bạn nên giải thích cho những thành viên khác trong gia đình về việc không bị quấy rầy trong vòng một giờ hoặc hơn nữa là quan trọng thể nào đối với bạn. Ngoài ra, những bài tập này khá ồn ào nên bạn cần giải thích cho gia đình của bạn điều bạn đang làm và tại sao bạn phải làm như vậy. Bạn sẽ thấy rằng xe hơi là một trong những nơi thuận tiện nhất để luyện tập những bài này. Ghế xe hơi thường khá êm ái và bạn có thể la to mặc sức bạn muốn mà không sợ làm phiền mọi người.<br />Ngày thứ 1: Nguyên âm<br />Như thường lệ, bạn sẽ bắt đầu bằng việc làm thư giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp tiệm tiến của Jacobson. Sau đó bạn sẽ nhắm mắt lại và hít thở bằng bụng một hoặc hai phút.<br />Rồi bạn sẽ khởi động nhẹ nhàng và phát ra âm aaaaaaaaaaaaaa (như trong từ ‘cat’) mà không cần nói to:<br />….aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />Làm như thế năm lần. Đừng quên hít thở bằng bụng và thở ra một chút trước khi phát ra âm aaaaaaaaa. Những dấu chấm …. tượng trưng cho luồng hơi thoát ra trước khi bạn phát ra âm aaaaaaaaaaa.<br />Sau đó khởi động nhẹ nhàng phát ra âm a tương tự nhưng lần này tăng dần âm lượng cho đến khi bạn bật ra âm aaaaaaaaaaaa thật to:<br />…….aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />Làm như thế năm lần và sau đó cũng phát âm aaaaaaaa nhưng lần này không cần mở đầu từ từ mà la thật to:<br />….....aaaaaaaaaa<br />Cũng làm như thế năm lần.<br />Bạn cũng luyện tập theo kiểu như trên nhưng với những nguyên âm khác:<br />Nguyên âmPhát âm<br />aape<br />ansand<br />esheep<br />elet<br />eearth<br />inight<br />iship<br />orope<br />ogot<br />oomoon<br />ucut<br />ucute<br />uput<br />Bạn nên phát ra từng nguyên âm:<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và không cần lớn tiếng<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nói to dần lên<br />năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng mà nói thật to<br />Hãy thong thả, chất lượng hơn số lượng. Cứ luyện tập hết danh sách các âm này nhiều lần. Bạn nên dành khoảng một tiếng đồng hồ để thực hành bài tập này.<br />Ngày thứ 2: Những phụ âm có thể đọc kéo dài được<br />Bạn sẽ thực hành bài tập tương tự như trên với phụ âm. <br />Bạn sẽ bắt đầu với âm z. Làm như với nguyên âm, bạn sẽ bắt đầu bằng việc từ từ đọc kéo dài âm zzzzzzzzzzzzzzz nhưng không cần nói to. Đừng quên thở ra một chút trước khi đọc kéo dài âm zzzzzzzzzzz.<br />….zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz<br />Phát âm z này năm lần và sau đó lập lại nhưng tăng dần âm lượng sau khi khởi động nhẹ nhàng.<br />…….zzzzzzzzzzzzzzzzzzzz<br />Làm như thế năm lần rồi phát thật to âm này nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />……zzzzzzzzzzz<br />Sau đó bạn làm tương tự với những phụ âm sau:<br />Phụ âmPhát âm<br />chcheck<br />ffake<br />hhen<br />jjet<br />llet<br />mme<br />nno<br />rrabbit<br />ssnake<br />shshake<br />ththen<br />vvalentine<br />wwash<br />yyawn<br />Bạn nên phát ra từng phụ âm:<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nhỏ giọng<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và to dần<br />năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng mà nói thật to<br />Một lần nữa, chất lượng hơn số lượng nên bạn cứ thong thả. Cứ luyện tập hết danh sách trên vài lần cho đến hết một tiếng đồng hồ.<br />Ngày thứ 3: Những phụ âm có thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Chúng ta sẽ luyện tập tương tự như bài tập của ngày thứ 2 nhưng lần này nguyên âm aaaaaaaaaaaa sẽ theo sau những phụ âm có thể kéo dài được. Hãy xem quá trình này như thế nào với chữ cái zzzzzzzzzzzzzzzz:<br />Năm lần nói nhỏ với khởi động nhẹ nhàng:<br />….zzzzzzzzzzzzzzzzzaaaaaaaaaaaaa<br />Sau đó luyện tập năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nói to dần:<br />…….zzzzzzzzzzzzzzzzzzaaa<br />Và cuối cùng nói to năm lần mà không cần bắt đầu nhẹ nhàng:<br />……zzzzzzaaaaaa<br />Luyện tập tương tự với những phụ âm khác: ch, f, h, j, m, n, r, s, sh, th, v, w và y. Thực hiện hết danh sách này vài lần. Nếu bạn muốn làm bài tập này thêm phần hứng thú, bạn có thể thay âm aaaaaaaa bằng những nguyên âm khác.<br />Ngày thứ 4: Những phụ âm không thể đọc kéo dài được<br />Có thể bạn để ý rằng chúng ta đã bỏ qua một vài phụ âm trong ngày thứ 2 và 3. Sự thật là những âm này không thể đọc kéo dài ra được. Bây giờ chúng ta sẽ luyện tập với những phụ âm không thể đọc kéo dài được này.<br />Chúng ta sẽ bắt đầu với phụ âm p. Trước hết chúng ta sẽ nói nhỏ âm p (‘puh’) năm lần. Áp dụng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng. Kỹ thuật tạo đà ban đầu không cần thiết ở đây vì phụ âm này không thể đọc kéo dài. Nó sẽ được phát âm như sau:<br />…..p…..<br />(Những dấu chấm …. sau chữ p tượng trưng cho luồng hơi tiếp tục thoát ra từ phổi sau khi âm p được phát ra.)<br />Sau đó bạn cũng sẽ phát âm ấy thật mạnh năm lần. Một lần nữa bạn hãy dùng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng.<br />….p…..<br />Bạn cũng luyện tập tương tự với những phụ âm không thể đọc kéo dài được:<br />Phụ âmPhát âm<br />bboard<br />ccup<br />ddot<br />ggoat<br />ppeacock<br />ttop<br />Bạn sẽ phát âm từng phụ âm:<br />năm lần mà không cần dùng nhiều sức<br />năm lần dùng hết sức<br />Mỗi lần phát âm, bạn nên sử dụng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng. Hãy luyện tập nhiều lần với danh sách các phụ âm trên. <br />Ngày thứ 5: Những phụ âm không thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Bạn cũng thực hành tương tự như ngày thứ 4, nhưng lần này âm aaaaaaaaaaaa sẽ được phát sau những phụ âm này. Hãy xem cách phát âm này như thế nào với phụ âm p.<br />Hãy luyện tập năm lần mà không dùng nhiều sức. Dùng kỹ thuật lấy hơi nhưng không dùng kỹ thuật khởi động:<br />….paaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />Bây giờ hãy làm năm lần nhưng dùng kỹ thuật khởi động với nguyên âm và tăng dần âm lượng lên:<br />….paaaaaaaaaaaaaaa<br />Bây giờ hãy thực hành năm lần nhưng dùng hết sức:<br />….paaaaaaaaa<br />Sau đó bạn hãy làm tương tự với những phụ âm không thể đọc kéo dài khác: b, c cứng, d, g, p, và t.<br />Ngày thứ 6: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm<br />Bạn sẽ thực tập kỹ thuật này với những từ thật sự. Bạn sẽ bắt đầu với những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm. Hãy bắt đầu thực hành với từ ‘use’.<br />Nói nhỏ từ này năm lần với kỹ thuật khởi động:<br />….uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuse<br />Rồi sau đó nói năm lần với kỹ thuật khởi động và tăng dần âm lượng lên:<br />….uuuuuuuuuuuuuuuuuuse<br />Sau đó nói to năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />…uuuuuuuuse <br />Bây giờ bạn cũng hãy luyện tập tương tự với những từ sau:<br />apeaim<br />andant<br />eereel<br />ebbegg<br />earthearn<br />I’llice<br />itill<br />orohm<br />oddon<br />oozeoomph<br />umpup<br />youuse<br />Ngày thứ 7: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được<br />Bạn sẽ thực hành tương tự với những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được.<br />Tôi nghĩ rằng bạn đã hình dung ra được bài tập này: bạn nói nhỏ năm lần với kỹ thuật khởi động, năm lần với kỹ thuật khởi động nhưng tăng dần âm lượng lên và năm lần dùng sức nói to mà không cần khởi động:<br />….lllllllllllllllllllllllllllllllet<br />….lllllllllllllllllllllllllet<br />.....llllllllllllllet<br />Bây giờ bạn sẽ luyện tập tương tự với những từ bắt đầu bằng phụ âm có thể đọc kéo dài như sau:<br />checkchow<br />fewfat<br />henhow<br />JackJill<br />lulllap<br />memeal<br />noonnine<br />redrack<br />seasaw<br />showshall<br />theythough<br />vowview<br />wewhat<br />yesyawn<br />zeezen<br />Ngày thứ 8: Đọc kéo dài cả phụ âm và nguyên âm<br />Bây giờ bạn sẽ luyện tập giống như ngày 7 nhưng kéo dài cả phụ âm đầu và nguyên âm sau nó. Hãy xem cách phát âm này ra sao với từ ‘let’:<br />….llllllllllllllllllllllllllllllleeeeeeeeeeeeeet<br />….llllllllllllllllllllleeeeeet<br />…..lllllllleeeeeeeet<br />Ngày thứ 9: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài được<br />Bạn nên nhớ rằng kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng không áp dụng với những phụ âm không thể đọc kéo dài được. Nhưng bạn có thể áp dụng kỹ thuật này với những nguyên âm theo sau. Bạn sẽ nói nhỏ từ này năm lần, năm lần khởi động nhẹ nhàng với nguyên âm đầu tiên và tăng dần âm lượng lên rồi cuối cùng đọc to năm lần. Bạn sẽ bắt đầu với từ bow:<br />….boooooooooooooooooow<br />….boooooooooooooooooooow<br />…..boooooooow<br />Bây giờ bạn hãy luyện tập tương tự với loạt từ sau đây:<br />beanbitbugboatbat<br />cupcatcutcutecoat<br />dotdigdumbdulldebt<br />gogoneGATTgutgame<br />peapotpitPatput<br />toetittattoptall<br />Ngày thứ 10: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm<br />Chúng ta sẽ bắt đầu với từ icy. Bạn sẽ đọc kéo dài cả hai nguyên âm. Trước hết bạn đọc nhỏ từ này năm lần với kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng:<br />….iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiicyyyyyyyyyyy<br />Sau đó năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng và tăng dần âm lượng:<br />….iiiiiiiiiiiiiiiiicyyyyyy<br />Và cuối cùng nói to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />…iiiiiiicyyyyyy<br />Sau đó bạn thực tập với những từ sau:<br />aimingaging<br />amenapple<br />easyeager<br />elephantelevator<br />earnestearthling<br />ivyidea<br />oldiesorient<br />overorder<br />oozyoosphere<br />upperunder<br />uniteusual<br />uglyunable<br />Ngày thứ 11: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được<br />Trong bài tập này, bạn không chỉ kéo dài nguyên âm và còn kéo dài cả phụ âm đầu tiên. Bạn sẽ khởi động nhẹ nhàng và đọc nhỏ mỗi từ năm lần, sau đó lại khởi động nhẹ nhàng và nói to dần năm lần rồi cuối cùng nói to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />Hãy bắt đầu với từ ‘zebra’<br />….zzzzzzzzzzzzzeeeeeeeeebraaaaaaaaa<br />….zzzzzzzzzzzzzzzzeeeebraaaa<br />…zzzzzeeeeebraaaaa<br />Sau đó bạn sẽ luyện tập với những từ sau:<br />cherrychewy<br />followfurrow<br />hollowhello<br />jettisonjerky<br />lollipoplyric<br />myselfmono<br />nobodyknowing<br />runawayrally<br />silentsalute<br />shallowshabby<br />theorytherefore<br />voluntaryvacate<br />yellowyatching<br />waterweekly<br />zero<br />Ngày thứ 12: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài được<br />Phụ âm đầu tiên không thể đọc kéo dài được nên bạn chỉ đọc kéo dài các nguyên âm. Chúng ta sẽ bắt đầu với từ beacon và bạn khởi động nhẹ nhàng ở nguyên âm đầu tiên và đọc nhỏ từ này năm lần, sau đó cũng mở đầu nhẹ nhàng ở nguyên âm đầu tiên và đọc to dần lên năm lần rồi cuối cùng đọc to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng.<br />….beeeeaaaaaacooooon<br />….beeeeeaaaaacoooon<br />…beeaacooon<br />Bạn đã biết cách tiến hành tương tự với những từ sau:<br />belowballoonbulkybacon<br />capableculpritcolorcurry<br />directiondeterdodgyduping<br />graciousgrabbinggettinggambling<br />partitionpinkypricelesspurely<br />tallytotaltastytoaster<br />Ngày thứ 13: Chọn từ ngẫu nhiên trong sách<br />Bạn sẽ lấy một tài liệu viết nào đó như quyển sách này hay một tờ báo và chọn vài từ ngẫu nhiên.<br />Sau đó, bạn sẽ đọc những từ này và đọc kéo dài nguyên âm của chúng. Nếu chữ cái đầu tiên là một phụ âm có thể đọc kéo dài được thì bạn cũng đọc kéo dài nó luôn.<br />Bạn sẽ đọc nhỏ mỗi từ năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng, sau đó đọc từ đó năm lần với khởi động nhẹ nhàng và tăng dần âm lượng rồi cuối cùng đọc to năm lần mà không cần khởi đầu nhẹ nhàng.<br />Ngày thứ 14: Những từ đáng sợ<br />Bạn viết ra danh sách những từ bạn thường xuyên bị nói lắp. Danh sách này thường bao gồm cả tên của người nói lắp nếu họ thường gặp khó khăn khi phát âm tên mình.<br />Nếu bạn không nghĩ ra từ đáng sợ nào, bạn nên gác bài tập này sang bên để dành hôm khác. Lúc đó, hãy lấy ra một mảnh giấy và cây viết chì rồi viết ra từng từ bạn gặp khó khăn hay sợ phải gặp nó hay đơn giản bạn đã từng thấy khó phát âm chúng trước đây.<br />Bạn sẽ đọc những từ này theo cách được mô tả như trong ngày thứ 13 nhưng lần này thay vì năm lần bạn hãy đọc mười lần. Nếu bạn thấy khó khăn quá trong việc đọc một từ đặc biệt nào đó, hãy đọc kéo dài từng phụ âm có thể kéo dài được bao gồm cả phụ âm đứng giữa hay nằm ở cuối từ.<br />Tham khảo<br />HARKNESS, Richard, Neuropatterning For Stutters: A Home Course In Programming Your Brain For Fluent Speech, 1997<br />KEHOE, Thomas David, Speech Motor Repatterning for Stutters, Casa Futura Technologies, http://www.casafuturatech.com/<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm<br />Bài tập 11: Luyện Tập Mỗi Ngày<br />Những bài tập trước dạy bạn làm thế nào để:<br />thư giãn trực tràng của bạn<br />thở bằng bụng<br />dùng kỹ thuật điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng<br />phát âm<br />nói một cách khác thường mà chúng ta gọi là lối phát âm hữu thanh<br />dùng sức để củng cố đường truyền thần kinh làm gia tăng khả năng nói trôi chảy<br />Sự thư giãn trực tràng, hít thở bằng bụng, kỹ thuật điều hơi, khởi đầu nhẹ nhàng, phát âm và lối nói toàn âm hữu thanh là những yếu tố then chốt để kiểm soát Valsalva và tật nói lắp. Chúng ta sẽ kết hợp bốn bài tập này vào bài luyện tập mỗi ngày này. Những kỹ thuật được khai triển trong bài tập số 10 (Kỹ thuật Demothenes) cũng sẽ được đề cập đến trong bài tập này.<br />Bài tập buổi sáng và buổi tối<br />Bạn sẽ thấy có hai bài luyện tập mỗi ngày:<br />Bài tập buổi sáng được thực hiện vào mỗi buổi sáng trước khi bạn bắt đầu một ngày mới.<br />Bài tập buổi tối được thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi bạn dùng cơm tối hay lên giường ngủ.<br />Bài tập buổi sáng chú trọng vào việc làm thư giãn hệ thống Valsalva, sự phát âm, kỹ thuật điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng. Dĩ nhiên, bài tập này sẽ mang lại nhiều hiệu quả ích lợi trong thời gian dài nhưng nó chỉ đạt được một mục đích nhất thời, vì nó được thiết kế đặc biệt để giúp cơ quan phát âm của bạn sẵn sàng để nói lưu loát suốt cả ngày.<br />Bài tập buổi tối nhấn mạnh vào kỹ thuật Demothenes. Mục đích chính yếu của bài tập này là củng cố những đường truyền để gia tăng việc nói trôi chảy. Nó nhắm vào việc cải thiện việc nói trôi chảy của bạn trong thời gian dài.<br />Dĩ nhiên là nếu bạn làm ca đêm, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi làm bài tập buổi sáng vào buổi tối trước khi bạn đi làm và làm bài tập buổi tối vào buổi sáng khi bạn đã trở về nhà.<br />Cũng vậy, nếu người hàng xóm của bạn mời bạn đến dự buổi tiệc nướng vào lúc 8 giờ tối, bạn nên thực hành bài tập tương tự như bài tập buổi sáng vào khoảng 6 giờ tối. Điều này sẽ đảm bảo cơ quan phát âm của bạn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để nói lưu loát với người hàng xóm và những khách mời của người ấy suốt buổi tiệc.<br />Bài tập buổi sáng<br />Thư giãn chung (1 phút)<br />Hãy cử động chân tay, cơ mặt, xoay cổ, hả miệng và cử động quai hàm của bạn.<br />Nếu có thể, hãy cố ngáp. Điều này hầu như là cách tự nhiên nhất và hiệu quả nhất để làm thư giãn thân thể của bạn.<br />Thư giãn cơ trực tràng (1 phút)<br />Thư giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thư giãn tiệm tiến của Jacobson. Căng dần cơ trực tràng của bạn rồi sau đó giãn dần ra. Làm như thế năm hay sáu lần. Đừng quên cảm nhận sự thư giãn lan dần lên các cơ khác trong hệ thống cơ Valsalva.<br />Thở bằng bụng (1 phút)<br />Nhắm mắt và thở bằng bụng năm hay sáu lần. Thở với miệng hả rộng. Hãy đảm bảo rằng trực tràng và thanh quản của bạn vẫn thông thoáng trong khi thở. Hãy cảm nhận cảm giác thư giãn lan toả khắp hệ thống cơ Valsalva: bụng, ngực, thanh quản, lưỡi, hàm và môi. Hãy cảm nhận luồng hơi thoát ra tự do qua thanh quản của bạn. Bạn nhớ không được dùng sức để ép không khí ra ngoài. Bạn nên để không khí từ phổi thoát ra từ từ và nhẹ nhàng.<br />Kỹ thuật Demothenes (8 phút)<br />Lấy ra một tài liệu nào đó và chọn vài từ ngẫu nhiên. Nếu bạn có một dach sách các từ bạn sợ phải nói thì hãy luyện tập với nó. Bạn nên đọc mỗi từ năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng và nhỏ giọng, năm lần tiếp theo với khởi đầu nhẹ nhàng nhưng tăng dần âm lượng lên và cuối cùng hết sức đọc to năm lần mà không cần khởi đầu nhẹ nhàng.<br />Hãy nhớ thở bằng bụng và để hơi thở thoát ra một chút trước khi đọc một từ. Hãy đọc kéo dài tất cả các nguyên âm. Nếu phụ âm đầu tiên có thể đọc kéo dài được thì hãy đọc kéo dài luôn phụ âm đó.<br />Thư giãn trực tràng của bạn (1 phút)<br />(như bước 2)<br />Thở bằng bụng (1 phút)<br />(như bước 3)<br />Phát âm (3 phút)<br />Hít vào, thở ra vài giây rồi phát ra âm aaaaaaaa với khởi đầu nhẹ nhàng. Đảm bảo rằng bạn không dùng sức để tống không khí ra khỏi phổi. Bạn nên để không khí từ phổi thoát ra tự do. Đặt ngón tay lên cổ họng bạn để cảm nhận sự rung của dây thanh quản. Hãy cảm nhận sự rung này lan truyền khắp các cơ Valsalva. Hãy nhớ phương trình sau:<br />Hệ thống cơ Valsalva được thư giãn = phát âm = nói trôi chảy<br />Sau đó hít vào một lần nữa rồi phát ra âm aaaaaaaaaaaa. Làm lại bài tập này với những phụ âm hữu thanh khác: d, g, j, m, n, r, v, w, x (gz), y và z.<br />Kiểu Nói Toàn Âm Hữu Thanh (7 phút)<br />Bây giờ, hãy lấy một tài liệu đọc nào đó và đọc lớn lên bằng cách thay những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Nên nhớ phải chú trọng vào quá trình phát âm bằng cách bắt đầu một câu hay một phần của câu qua việc phát ra âm aaaaaaaa và đọc kéo dài âm tiết đầu tiên.<br />Hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn vẫn thư giãn và thông thoáng. Hãy thở bằng bụng và tránh dùng sức để ép không khí ra từ phổi. Hãy để không khí thụ động thoát ra trước khi phát ra âm aaaaaaaa.<br />Lưu ý quan trọng: Khi bạn luyện tập kiểu nói này lần đầu tiên, chuyện bạn cảm thấy hơi căng thẳng là bình thường. Sau khi luyện tập cực lực, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và thư giãn hơn.<br />Tuy nhiên, nếu lối nói này khiến bạn vẫn còn căng thẳng sau khi đã luyện tập hết sức, hãy dừng lại. Tôi khuyên bạn nên bỏ qua kiểu nói toàn âm hữu thanh này và bù lại cho bài tập này bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho bước 7 (phát âm).<br />Nói cách tự nhiên (7 phút)<br />Bây giờ bạn sẽ dần dần thay đổi cách nói của bạn cho đến khi nó nghe tự nhiên hơn. Hãy chắc rằng bạn đang chú trọng vào việc phát âm. Cách tốt nhất để tập trung vào việc phát âm là bắt đầu một câu hay một phần của câu bằng cách phát ra âm aaaaaa và đọc kéo dài âm tiết đầu tiên.<br />Không nên chú trọng vào những phụ âm vô thanh và hãy nhẹ nhàng đọc kéo dài nguyên âm. Hãy cố gắng ít ậm ừ trong khi bạn nói.<br />Hãy đặt ngón tay lên thanh quản của bạn. Nếu bạn cảm nhận thanh quản của bạn vẫn tiếp tục rung, điều đó có nghĩa là bạn đang phát âm đúng. Nếu bạn cứ duy trì cách nói như thế suốt cả ngày, bạn sẽ không bao giờ bị nói lắp.<br />Nếu bạn cảm thấy thanh quản của bạn ngừng rung khi bạn đọc một phụ âm vô thanh nào đó, điều này có nghĩa bạn phải tránh tập trung vào phụ âm vô thanh hơn và nhấn mạnh hơn vào các nguyên âm.<br />Trong khi đọc lớn tiếng, hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn đang thông thoáng và thư giãn. Hãy chắc rằng bạn đang thở bằng bụng, để không khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi và từ miệng trước khi bạn bắt đầu nói.<br />Bài tập buổi tối<br />Bạn sẽ theo sự sắp đặt thời gian sau cho bài tập buổi tối. Xin xem chi tiết các bước khác nhau này trong bài tập buổi sáng.  <br />Làm thư giãn chung (1 phút)<br />Thư giãn cơ trực tràng (1phut1)<br />Thở bằng bụng (1 phút)<br />Kỹ thuật Demosthenes (27 phút)<br />Cứ luyện tập suốt ngày<br />Bạn phải luyện tập suốt ngày, bất cứ khi nào bạn có cơ hội hay cảm thấy cần phải luyện tập.<br />Quan trọng là bạn phải thư giãn trực tràng và thở bằng bụng mỗi khi bạn gặp những tình huống nói chuyện khó khăn. Sự thư giãn trực tràng và thở bằng bụng này là điều mà bạn cần phải làm mọi lúc mọi nơi.<br />Hãy thường xuyên kiểm tra trực tràng, bụng, thanh quản của bạn xem chúng có thông thoáng và thư giãn hay không. Hãy đảm bảo rằng bạn đang thở bằng bụng. Hãy tập trung vào việc phát âm luôn luôn.<br />Khi bạn nói, hãy chắc rằng bạn không dùng sức để ép không khí ra ngoài. Hãy để không khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi và qua thanh quản của bạn.<br />Viết ra những từ đáng sợ<br />Mỗi ngày, bạn hãy mang theo giấy và viết và ghi lại những từ bạn gặp khó khăn khi nói. Bạn sẽ luyện tập những từ này trong những bài tập buổi sáng và buổi tối tiếp theo.<br />Hãy cho não của bạn nghỉ ngơi<br />Tôi khuyên bạn nên luyện tập những bài tập này mỗi ngày nhưng đồng thời tôi cũng khuyên bạn nên ngưng sự luyện tập này một hay hai tuần lễ rồi hãy bắt đầu lại. Có thể bạn thấy rằng khả năng nói trôi chảy của bạn sẽ gia tăng trong thời gian nghỉ ngơi ấy. Đó là do não bộ của bạn đã thụ động học kỹ thuật này.<br />Việc học thụ động không phải là điều đặc biệt để nói được lưu loát. Tôi đã để ý đến hiệu quả của việc học thụ động trong khi thực hành những bài tập lái xe. Tôi bắt đầu thực hành phân nửa bài tập lái xe rồi ngưng khoảng vài tháng. Khi tôi tiếp tục học tiếp, tôi để ý rằng tôi lái xe tốt hơn so với những tháng trước đây khi tôi đang học những bài học đó. Tôi đã thụ động học kỹ năng lái xe.<br />Bạn cũng có thể kinh nghiệm việc học thụ động trong khi học những kỹ năng khác nhau như chơi quần vợt, bơi lội…<br />Tôi không đề nghị bạn ngừng lại khi nào và trong bao lâu. Mỗi người mỗi khác nên đây là điều bạn phải tự khám phá ra cho chính mình. Nếu bạn thấy bạn không tiến bộ trong việc nói trôi chảy thì điều đó hàm ý rằng não của bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy thôi luyện tập những bài tập mỗi ngày này trong một thời gian để xem điều gì sẽ xảy ra.<br />Cần mong đợi điều gì?<br />Như đã được đề cập trước đây, bạn không thể nói lưu loát chỉ trong vòng một đêm nhưng sẽ mất vài tuần lễ thậm chí vài tháng trước khi bạn kinh nghiệm được sự tiến bộ đáng kể.<br />Trong trường hợp của tôi, kết quả dễ nhận thấy đầu tiên đạt được là trong những tình huống nói chuyện mà tôi cảm thấy khó khăn nhất như tình huống tôi bị nói lắp hầu như 99%. Ví dụ như khi tôi ở trong văn phòng giám đốc. Sau vài ngày luyện tập, tôi thấy trong những tình huống như trên, tôi chỉ nói lắp khoảng 80%.<br />Tôi biết mình đã hiểu thấu về vấn đề nói lắp. Tôi biết cuộc chiến chống lại tật nói lắp không phải là không có hy vọng. Tôi biết rằng tật nói lắp cũng phản công lại và quả thật nó đã phản công tôi. Đôi khi tôi thấy mình nói lắp ngày càng tệ hơn nhưng rồi sau đó tôi nói tốt hơn. Nhưng trong thời gian dài, tật nói lắp đã bị khắc phục dần còn khả năng nói trôi chảy càng gia tăng. Hết tuần này sang tuần khác, tôi thấy mình ít bị nói lắp hơn khi nói chuyện với quản đốc cho đến cuối cùng tôi có thể nói với ông ấy một cách lưu loát và đầy tự tin.<br />Việc khắc phục tật nói lắp trong khi nói chuyện với giám đốc tương đối dễ dàng vì tôi có thời gian để thư giãn trực tràng và thở bằng bụng trước khi gõ cửa phòng của ông ta. Nói chung, việc khắc phục nói lắp trong những tình huống nói chuyện khó khăn mà bạn lường trước được thì khá dễ dàng hơn. Trong những tình huống như thế, bạn có vài phút để tập trung thư giãn hệ thống cơ Valsalva.<br />Việc khắc phục nói lắp sẽ khó khăn hơn nhiều trong những tình huống nói chuyện đột xuất. Giả sử bạn đang lắng nghe những người bạn đồng nghiệp của bạn đang nói chuyện với nhau, thình lình một trong số họ hỏi ý kiến của bạn. Bạn giật mình: bạn không có ý kiến rõ ràng nào cả và không biết phải nói gì. Họ đang chờ nghe ý kiến của bạn còn bạn rõ ràng không có thời gian để làm thư giãn trực tràng. Trong những tình huống như thế, thật khó khăn để kiểm soát sự nói lắp nhưng bạn dần sẽ lấy lại bình tĩnh và cuối cùng sẽ có thể nó trôi chảy trong mọi tình huống.<br />Hãy lập danh sách những tình huống nói chuyện gây khó khăn cho bạn<br />Tôi đề nghị bạn nên lập một danh sách những tình huống nói chuyện gây khó khăn cho bạn mà bạn thường gặp. Ví dụ, như khi nói chuyện với giám đốc của bạn, mua bánh mì tại cửa tiệm bánh hay mua thuốc aspirin tại tiệm thuốc tây, hẹn hò, hỏi thăm đường, nói chuyện với ba mẹ, nói tên bạn, nói chuyện trên điện thoại, kể đến cao trào của một câu chuyện đùa…<br />Hãy cố gắng liệt kê từng tình huống nói chuyện một. Nếu nói chuyện trên điện thoại là nan đề của bạn, mỗi ngày hãy gọi đến vài số điện thoại không tính cước và hỏi thăm vài thông tin theo thường lệ nào đó. Hãy làm điều này cho đến khi việc nói chuyện trên điện thoại không còn là nan đề đối với bạn nữa.<br />Một khi một tình huống nào đó được kiểm soát, bạn có thể ăn mừng về điều này. Tuy bạn chưa chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến với nói lắp nhưng bạn đã đánh thắng trận đầu tiên. Bây giờ bạn đã tự tin rằng bạn cũng có thể đánh những trận khác cho đến khi bạn hầu như nói trôi chảy hoàn toàn.<br />Tham khảo<br />HARKNESS, Richard, Neuropatterning For Stutters: A Home Course In Programming Your Brain For Fluent Speech, 1997<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm<br /> <br />Bài tập 12: Lắng Nghe Người Khác<br />Không ai nói trôi chảy 100%<br />Theo thống kê, số người nói lắp chiếm khoảng 1% dân số. Điều này có nghĩa là 1% dân số bị nói lắp còn 99% dân số còn lại đều hoàn toàn nói lưu loát hết phải không? Là người nói lắp, bạn có thể nghĩ điều đó đúng nhưng thật tế không hoàn toàn như thế.<br />Hãy chăm chú lắng nghe người khác đương khi họ nói, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng rất ít người hoàn toàn nói trôi chảy. Thật tế cho thấy chúng ta có thể quả quyết cách chắc chắn rằng không ai trên thế giới này hoàn toàn nói lưu loát 100% suốt 100% khoảng thời gian sống. Hầu hết mọi người đều hơi nói lắp mỗi khi họ mở miệng; nhưng họ chỉ nói lắp ở mức độ không đáng kể đến nỗi chẳng ai để ý đến nhưng sự thật là họ có nói lắp.<br />Trong vài trường hợp, nó có thể không phải là nói lắp nhưng chỉ là một hình thức nào đó của việc nói không suôn sẻ. Một người có thể gặp khó khăn trong việc tìm một từ thích hợp nên sẽ nói “ừm, ừm” trong một chốc. Hoặc người đó có thể bắt đầu nói âm tiết đầu tiên của từ rồi chợt nhận ra từ đó không thích hợp nên liền ngừng lại, ậm ừ rồi bắt đầu nói lại cả câu với từ thích hợp hơn. Dầu đó có thật là nói lắp hay không thì họ cũng gặp vấn đề làm sao để nói trôi chảy như bạn mà thôi, chỉ có điều là nhẹ hơn.<br />Những hình thức nói không lưu loát này thường không ai để ý vì chúng quá bình thường.<br />Điều này có ý nghĩa gì với bạn?<br />Bạn không phải là người nói lắp sống trong một cộng đồng nói lưu loát hoàn toàn. Bạn là một người nói lắp nặng sống trong một cộng đồng nói lắp nhẹ. Tôi không chắc rằng tin tức này sẽ giúp bạn cảm thấy vui nhưng ít ra nó cũng giúp bạn cảm thấy khá hơn một chút về chính bản thân!<br />Khi một người nói lắp quyết định khắc phục tật nói lắp, lẽ dĩ nhiên mục tiêu của người là phải nói trôi chảy 100%. Tôi thiết nghĩ rằng bây giờ bạn đã hiểu bạn không thể nào đạt được mục tiêu này. Thậm chí người được xem là không nói lắp cũng không thể đạt được mục tiêu không tưởng ấy.<br />Hiểu được điều này là rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn không thiết lập mục tiêu mà bạn không thể với tới. Một người nói lắp nếu không hiểu rằng không thể nào người ấy có thể nói lưu loát 100% thì luôn có ấn tượng rằng mình đã thất bại trong việc nỗ lực khắc phục tật nói lắp mỗi khi người chỉ hơi nói lắp.<br />Nếu mục tiêu của bạn là nói trôi chảy 100% thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Mục tiêu của bạn là phải trở thành người hơi nói lắp. Mục tiêu của bạn nên là nói lắp một ít như những người bình thường khác. Thậm chí nếu bạn nói lắp nhiều hơn người bình thường một chút thì cũng chẳng ai để ý.<br />Việc nhận ra mọi người đều nói lắp nhẹ sẽ thay đổi nhận thức của bạn về nói lắp. Nếu bạn chỉ hơi nói lắp, bạn biết rằng điều đó không hề gì vì mọi người đều nói lắp ở mức độ không đáng kể. Nếu bạn bị nói lắp nặng, bạn biết rằng điều đó cũng không quá kinh khủng vì mọi người đều nói lắp. Bạn chỉ hơi nói lắp hơn người khác thôi. Bây giờ bạn biết rằng nói lắp là căn bệnh ảnh hưởng hầu như tất cả mọi người. Nó chỉ tác động lên bạn nhiều hơn người khác một chút.<br />Hãy ghi nhớ<br />Mục tiêu của bạn là giảm nói lắp đến mức độ chấp nhận được chứ không phải loại bỏ hoàn toàn tật nói lắp.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện
Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

Weitere ähnliche Inhalte

Was ist angesagt?

Xử lý từ chói
Xử lý từ chóiXử lý từ chói
Xử lý từ chói
Cuong Nguyen
 

Was ist angesagt? (20)

câu hỏi rap iq ai thông minh hon học sinh lớp 5 - Đào Tạo MC Hoàng Thái Việt
câu hỏi rap iq ai thông minh hon học sinh lớp 5 - Đào Tạo MC Hoàng Thái Việtcâu hỏi rap iq ai thông minh hon học sinh lớp 5 - Đào Tạo MC Hoàng Thái Việt
câu hỏi rap iq ai thông minh hon học sinh lớp 5 - Đào Tạo MC Hoàng Thái Việt
 
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh việnCác kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
Các kiểu phân phối thuốc trong bệnh viện
 
Ứng xử trong sư phạm và các tình huống
Ứng xử trong sư phạm và các tình huốngỨng xử trong sư phạm và các tình huống
Ứng xử trong sư phạm và các tình huống
 
Hướng dẫn trình bày Văn bản hành chính
Hướng dẫn trình bày Văn bản hành chính Hướng dẫn trình bày Văn bản hành chính
Hướng dẫn trình bày Văn bản hành chính
 
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
Các Thuyết Về Tâm Lý Học Phát Triển
 
Xử lý từ chói
Xử lý từ chóiXử lý từ chói
Xử lý từ chói
 
Tiểu luận kỹ năng làm việc nhóm - PTIT
Tiểu luận kỹ năng làm việc nhóm - PTITTiểu luận kỹ năng làm việc nhóm - PTIT
Tiểu luận kỹ năng làm việc nhóm - PTIT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
Bản đồ ý thức – các cấp độ ý thức con người – david r.hawkins
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Guitar tab sheet hop am ebook nhac pham viet nam va quoc te noi tieng soan ch...
Guitar tab sheet hop am ebook nhac pham viet nam va quoc te noi tieng soan ch...Guitar tab sheet hop am ebook nhac pham viet nam va quoc te noi tieng soan ch...
Guitar tab sheet hop am ebook nhac pham viet nam va quoc te noi tieng soan ch...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUN...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUN...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUN...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUN...
 
Cách học giỏi Tiếng Anh trong vòng 3 tháng (#stepup)
Cách học giỏi Tiếng Anh trong vòng 3 tháng (#stepup)Cách học giỏi Tiếng Anh trong vòng 3 tháng (#stepup)
Cách học giỏi Tiếng Anh trong vòng 3 tháng (#stepup)
 
phỏng vấn qua điện thoại
phỏng vấn qua điện thoạiphỏng vấn qua điện thoại
phỏng vấn qua điện thoại
 
Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam
Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt namHỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam
Hỏi đáp về phòng chống tác hại của thuốc lá việt nam
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ Y HỌC
 
Thuyết trình đảng cộng sản
Thuyết trình đảng cộng sảnThuyết trình đảng cộng sản
Thuyết trình đảng cộng sản
 
Kỹ năng tự học
Kỹ năng tự họcKỹ năng tự học
Kỹ năng tự học
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 

Andere mochten auch

Experiment10
Experiment10Experiment10
Experiment10
john
 

Andere mochten auch (9)

Thôi miên 01
Thôi miên 01Thôi miên 01
Thôi miên 01
 
Thiền
ThiềnThiền
Thiền
 
Sách chữa tật nói lắp Version 1.0 beta
Sách chữa tật nói lắp Version 1.0 betaSách chữa tật nói lắp Version 1.0 beta
Sách chữa tật nói lắp Version 1.0 beta
 
Nói lắp phát triển theo tuổi
Nói lắp phát triển theo tuổiNói lắp phát triển theo tuổi
Nói lắp phát triển theo tuổi
 
Thôi miên 02
Thôi miên 02Thôi miên 02
Thôi miên 02
 
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trìnhPhương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình
 
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trìnhKỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình
 
Experiment10
Experiment10Experiment10
Experiment10
 
Study: The Future of VR, AR and Self-Driving Cars
Study: The Future of VR, AR and Self-Driving CarsStudy: The Future of VR, AR and Self-Driving Cars
Study: The Future of VR, AR and Self-Driving Cars
 

Ähnlich wie Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

3 thang hoc 1 ngoai ngu 1
3 thang hoc 1 ngoai ngu 13 thang hoc 1 ngoai ngu 1
3 thang hoc 1 ngoai ngu 1
viethoa298
 
Quang pn giuptrexuly-camxuc
Quang pn giuptrexuly-camxucQuang pn giuptrexuly-camxuc
Quang pn giuptrexuly-camxuc
MangTriThucThue
 
Ielts speaking-vocab
Ielts speaking-vocabIelts speaking-vocab
Ielts speaking-vocab
Bui Loi
 
Kinh.nghiem.hoc.english uds
Kinh.nghiem.hoc.english udsKinh.nghiem.hoc.english uds
Kinh.nghiem.hoc.english uds
Bảo Bối
 
Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489
 Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489 Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489
Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489
Linh Nguyễn Thanh
 

Ähnlich wie Phương pháp chữa nói lắp toàn diện (20)

Đọc thử sách Hachking your english speaking - luyện nói tiếng anh đột phá
Đọc thử sách Hachking your english speaking - luyện nói tiếng anh đột pháĐọc thử sách Hachking your english speaking - luyện nói tiếng anh đột phá
Đọc thử sách Hachking your english speaking - luyện nói tiếng anh đột phá
 
5 bí quyết nói chuyện trước đám đông
5 bí quyết nói chuyện trước đám đông5 bí quyết nói chuyện trước đám đông
5 bí quyết nói chuyện trước đám đông
 
Dịch thuật - Kinh nghiệm học tiếng anh
Dịch thuật - Kinh nghiệm học tiếng anhDịch thuật - Kinh nghiệm học tiếng anh
Dịch thuật - Kinh nghiệm học tiếng anh
 
Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh
Kinh Nghiệm Học Tiếng AnhKinh Nghiệm Học Tiếng Anh
Kinh Nghiệm Học Tiếng Anh
 
Tuyet dinh tu vung 600
Tuyet dinh tu vung 600Tuyet dinh tu vung 600
Tuyet dinh tu vung 600
 
101 bai hoc tieng anh giao tiep co ban cho nguoi moi bat dau
101 bai hoc tieng anh giao tiep co ban cho nguoi moi bat dau101 bai hoc tieng anh giao tiep co ban cho nguoi moi bat dau
101 bai hoc tieng anh giao tiep co ban cho nguoi moi bat dau
 
Noibatcugibanmuon
NoibatcugibanmuonNoibatcugibanmuon
Noibatcugibanmuon
 
3 thang hoc 1 ngoai ngu 1
3 thang hoc 1 ngoai ngu 13 thang hoc 1 ngoai ngu 1
3 thang hoc 1 ngoai ngu 1
 
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless EnglishLevel 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
 
Quang pn giuptrexuly-camxuc
Quang pn giuptrexuly-camxucQuang pn giuptrexuly-camxuc
Quang pn giuptrexuly-camxuc
 
Ielts speaking-vocab
Ielts speaking-vocabIelts speaking-vocab
Ielts speaking-vocab
 
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
 
Kĩ năng lắng nghe
Kĩ năng lắng ngheKĩ năng lắng nghe
Kĩ năng lắng nghe
 
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GONTIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
 
Cách tự học tiếng trung hiệu quả tại nhà
Cách tự học tiếng trung hiệu quả tại nhàCách tự học tiếng trung hiệu quả tại nhà
Cách tự học tiếng trung hiệu quả tại nhà
 
Kinh.nghiem.hoc.english uds
Kinh.nghiem.hoc.english udsKinh.nghiem.hoc.english uds
Kinh.nghiem.hoc.english uds
 
Kinh nghiem hoc english
Kinh nghiem hoc englishKinh nghiem hoc english
Kinh nghiem hoc english
 
Kinh.nghiem.hoc.english uds
Kinh.nghiem.hoc.english udsKinh.nghiem.hoc.english uds
Kinh.nghiem.hoc.english uds
 
5 cách học nói tiếng anh hiệu quả nhanh nhất
5 cách học nói tiếng anh hiệu quả nhanh nhất5 cách học nói tiếng anh hiệu quả nhanh nhất
5 cách học nói tiếng anh hiệu quả nhanh nhất
 
Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489
 Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489 Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489
Langmaster edu_vn_key_to_excellent_speaking_vn__0489
 

Mehr von Echo Viet Nam - Cộng đồng người nói lắp Việt Nam

Mehr von Echo Viet Nam - Cộng đồng người nói lắp Việt Nam (20)

Sống vui vẻ
Sống vui vẻSống vui vẻ
Sống vui vẻ
 
Winter2009newsletter
Winter2009newsletterWinter2009newsletter
Winter2009newsletter
 
Winter newsletter jan10
Winter newsletter jan10Winter newsletter jan10
Winter newsletter jan10
 
Winter newsletter 2006
Winter newsletter 2006Winter newsletter 2006
Winter newsletter 2006
 
Summer2009newsletterweb
Summer2009newsletterwebSummer2009newsletterweb
Summer2009newsletterweb
 
Summer2006newsletter
Summer2006newsletterSummer2006newsletter
Summer2006newsletter
 
Fall 2008 newsletter
Fall 2008 newsletterFall 2008 newsletter
Fall 2008 newsletter
 
Summer2005
Summer2005Summer2005
Summer2005
 
Summer2004
Summer2004Summer2004
Summer2004
 
Summer newsletter 2010_online(2)
Summer newsletter 2010_online(2)Summer newsletter 2010_online(2)
Summer newsletter 2010_online(2)
 
Summer 2008 newsletter
Summer 2008 newsletterSummer 2008 newsletter
Summer 2008 newsletter
 
Newsletter fall2007
Newsletter fall2007Newsletter fall2007
Newsletter fall2007
 
Fall2006newsletter
Fall2006newsletterFall2006newsletter
Fall2006newsletter
 
Fall2004news
Fall2004newsFall2004news
Fall2004news
 
En stutter no-more
En stutter no-moreEn stutter no-more
En stutter no-more
 
Fall 2009newsletter
Fall 2009newsletterFall 2009newsletter
Fall 2009newsletter
 
Winter2005
Winter2005Winter2005
Winter2005
 
stutter no more
stutter no morestutter no more
stutter no more
 
The childwhostuttertopediatrician
The childwhostuttertopediatricianThe childwhostuttertopediatrician
The childwhostuttertopediatrician
 
Stuttering its natureandmanagement
Stuttering its natureandmanagementStuttering its natureandmanagement
Stuttering its natureandmanagement
 

Phương pháp chữa nói lắp toàn diện

  • 1. Mục Lục<br />Contents TOC quot; 1-3quot; Phản hồi của Echo Việt Nam PAGEREF _Toc289759674 2Lời Mở Đầu PAGEREF _Toc289759675 3Nếu con bạn nói lắp… PAGEREF _Toc289759676 4Chương 1: Tảng Băng Trôi Nói Lắp PAGEREF _Toc289759677 5Bài tập 2: Thả lỏng Trực Tràng Của Bạn PAGEREF _Toc289759678 9Bài tập 3: Thở Bằng Bụng PAGEREF _Toc289759679 11Bài tập 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng Valsalva Khi Không Cần Thiết PAGEREF _Toc289759680 12Bài tập 5: Thay Đổi Cách Thân Thể Bạn Phản Ứng Với Stress PAGEREF _Toc289759681 14Bài tập 6: Thay Đổi Cách Bạn Hiểu Về Lời Nói PAGEREF _Toc289759682 16Bài tập 7: Phát Âm PAGEREF _Toc289759683 17Bài tập 8: Lấy Hơi và Nói Chậm PAGEREF _Toc289759684 21Bài tập 9: Phát Âm Hữu Thanh PAGEREF _Toc289759685 25Bài tập 10: Kỹ thuật Demosthenes PAGEREF _Toc289759686 28Bài tập 11: Luyện Tập Mỗi Ngày PAGEREF _Toc289759687 43Bài tập 12: Lắng Nghe Người Khác PAGEREF _Toc289759688 50Bài tập 13: Bạn Không Cô Đơn PAGEREF _Toc289759689 51Bài tập 15: Thừa Nhận Tật Nói Lắp Của Bạn PAGEREF _Toc289759690 54Bài tập 16: Hành Xử Như Người Không Bị Nói Lắp PAGEREF _Toc289759691 58Bài tập 17: Nói Trước Gương PAGEREF _Toc289759692 60Bài tập 18: Tiếp Xúc Bằng Mắt PAGEREF _Toc289759693 61Bài tập 20: Nói Bằng Cả Thân Thể PAGEREF _Toc289759694 65Bài tập 21: Làm Thế Nào Để Ngắt Lời Người Khác PAGEREF _Toc289759695 67Bài tập 22: Hãy Nói To! PAGEREF _Toc289759696 69Bài tập 23: Hãy Hát! PAGEREF _Toc289759697 72Bài tập 24: Hãy Ngắt Giọng! PAGEREF _Toc289759698 74Bài tập 25: Bày Tỏ Cảm Xúc Của Bạn PAGEREF _Toc289759699 78Bài tập 27: Đừng Kìm Nén Không Nói PAGEREF _Toc289759700 82Bài tập 28: Công Khai Bày Tỏ Ý Định Giấu Kín Của Bạn PAGEREF _Toc289759701 87Bài tập 29: Tránh Nói Tránh PAGEREF _Toc289759702 89Bài tập 30: Chọn Thể Hiện Thái Độ Tích Cực PAGEREF _Toc289759703 91Kết Luận PAGEREF _Toc289759704 93<br />Phản hồi của Echo Việt Nam<br />Phương pháp chữa nói lắp toàn diện được Echo Việt nam www.echovietnam.org dịch từ quyển sách Comprehensive Stuttering Therapy và phát hành dưới sự cho phép của tác giả Phillip J. Roberts. Đây là một trong nhiều tài liệu miễn phí hỗ trợ cho người nói lắp Việt Nam. Mọi việc trích dẫn từ sách này phải ghi rõ xuất xứ của quyển sách. Mọi yêu cầu phát hành lại, in lại… phải được sự chấp thuận của Echo Việt Nam, đại diện là người sáng lập Trương Minh Sử Nhiên.<br />Tài liệu này tuyệt đối không được sử dụng với mục đích thương mại dưới mọi hình thức.<br />Đại diện, nhóm Echo Việt Nam, tôi xin chúc các bạn sớm thành công trong việc giao tiếp công chúng và đời thường. Thành công sẽ không là xa với nếu ai kiên trì tìm kiếm nó.<br />Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tác giả Phillip J. Roberts, đã cho phép, tôi, tổ chức Echo Việt nam được phép dịch và phát hành để phục vụ rộng rãi cho cộng đồng nói lắp Việt nam.<br />Sài Gòn, tháng 10 năm 2009<br />Người sáng lập Echo Việt nam<br />Trương Minh Sử Nhiên<br />tmsnhien@gmail.com <br />Lời Mở Đầu<br />Bạn là người nói lắp và bạn tha thiết muốn được nói trôi chảy. Bạn có cảm giác tật nói lắp đang điều khiển cuộc đời bạn và bạn muốn tìm cách nào đó để chữa trị nó. Có lẽ bạn đã tham khảo nhiều biện pháp nhưng không có phương pháp nào thật sự có hiệu quả.<br />Quyển sách này sẽ giúp bạn dần nói trôi chảy và cuối cùng sẽ hoàn toàn loại trừ tật nói lắp ra khỏi cuộc đời bạn. Tiến trình này sẽ mất nhiều thời gian; có thể là vài tháng và có thể hơn một năm. Có lẽ bạn từng mơ một liệu pháp giúp bạn khắc phục tật nói lắp chỉ trong vòng vài ngày và có thể bạn sẽ thất vọng khi biết cần một khoảng thời gian dài mới làm được việc đó. Bạn phải hiểu rằng bạn đã nói lắp nhiều năm hay nhiều thập kỷ rồi. Nói lắp là một thói quen đã ăn sâu vào bạn và để thay đổi được thói quen ấy thì tất yếu phải cần thời gian.<br />Phần đầu tiên của quyển sách sẽ cho bạn sự mô tả lý thuyết về tật nói lắp. Phần này sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản bạn cần có để chữa tật nói lắp. Bạn sẽ nhận ra rằng nói lắp là một hiện tượng phức tạp không chỉ liên quan đến lời nói của bạn. Hiện tượng nói lắp cũng bao hàm mọi hình thức cư xử và những hành xử này sẽ phải thay đổi nếu bạn muốn khắc phục dần tật nói lắp.<br />Phần thứ hai của quyển sách này gồm 30 bài luyện tập với mục tiêu là khắc phục tật nói lắp của bạn. Những bài tập này được chia làm hai phần. Loạt bài tập thứ nhất trực tiếp đề cập đến tiến trình nói còn loạt bài tập thứ hai đề cập đến những cách cư xử khác liên quan đến việc nói lắp.<br />Có thể bạn sẽ nói trôi chảy trước khi bạn thực hành hết các bài tập này. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, tôi khuyên bạn cứ tiếp tục thực hiện các bài tập còn lại. Thành công trong việc nói trôi chảy là nhiệm vụ dễ gây nản nhưng duy trì được sự trôi chảy cũng không phải là điều dễ dàng. Những bài tập trong sách này không chỉ giúp bạn nói trôi chảy thôi nhưng còn giúp bạn duy trì việc nói trôi chảy.<br />Nhưng cần thận trọng, nói lắp là một hiện tượng phức tạp và không có hai người nói lắp nào giống hệt nhau. Quyển sách này sẽ giúp ích rất nhiều cho hầu hết người bị nói lắp nhưng tôi không thể bảo đảm rằng nó sẽ có hiệu quả cho mọi người. Cũng có khả năng hiếm hoi là sau khi đọc sách và thực hành tất cả bài tập trong sách, bạn sẽ không thấy bất kì sự tiến bộ nào cả. Trong trường hợp đó, xin đừng bỏ cuộc. Bạn có thể tham vấn một chuyên viên y tế về giọng nói (speech pathology) hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ thêm từ mạng Internet. Có chí thì nên. Nếu bạn thật sự muốn khắc phục tật nói lắp, bạn sẽ tìm ra cách để đạt được mục đích đó. Nó có thể tốn thời gian nhưng với lòng kiên trì, chắc chắn bạn sẽ thành công, dù có hay không có sách này giúp đỡ.<br />Nếu con bạn nói lắp…<br />Nếu con bạn nói lắp, bạn nên đọc phần I (Mô Tả Lý Thuyết về Tật Nói Lắp). Những trang này sẽ giúp bạn hiểu hiện tượng nói lắp là gì và giúp bạn thấu hiểu cảm xúc cũng như nhận thức của một người nói lắp. Rồi từ đó bạn sẽ dễ dàng hiểu con bạn hơn và giúp cháu nói trôi chảy.<br />Phần II (Liệu Pháp Chữa Tật Nói Lắp Dành Cho Người Lớn Và Thanh Thiếu Niên) không dành cho trẻ em. Đây là phần chủ yếu dành cho thanh thiếu niên và người lớn. Những đứa trẻ lớn hơn cũng có thể được ích lợi từ những bài tập này dưới sự hướng dẫn của người lớn. Dầu con bạn trong độ tuổi nào, tôi cũng đề nghị bạn nên đọc phần II vì những thông tin trong những trang này sẽ giúp bạn hiểu biết tốt hơn về tật nói lắp.<br />Phần III (Liệu Pháp Chữa Tật Nói Lắp Dành Cho Trẻ Em) được viết đặc biệt cho bạn. Phần này cung cấp những thông tin có giá trị về trẻ em với tật nói lắp. Phần III cũng giải thích điều bạn có thể làm để giúp con bạn bỏ tật nói lắp và trở thành người nói trôi chảy.<br />Với nỗ lực của mình, tôi chúc bạn sẽ gặp may mắn. Nếu bạn có câu hỏi hay nhận xét nào thì xin đừng do dự liên hệ với tôi qua trang web http://www.stuttering.ch.<br />Chương 1: Tảng Băng Trôi Nói Lắp<br />Định nghĩa<br />Theo từ điển, nói lắp là nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết (Từ điển American Heritage).<br />Tất cả những ai nói lắp đều thừa nhận rằng định nghĩa này quá ngắn như thể nó chỉ mô tả phần thấy được (hoặc đúng hơn là phần nghe được) của hiện tượng nói lắp.<br />Đối với người nói lắp, nói lắp thật sự bao hàm nhiều nghĩa hơn chỉ là sự lập lại về âm thanh.<br />Nói lắp cũng có nghĩa là cảm giác kỳ lạ mà bạn cảm nhận được trong lòng khi bạn biết bạn sắp sửa nói lắp.<br />Nói lắp có nghĩa là cảm thấy thất vọng, xấu hổ, tội lỗi và lòng tự trọng bị tổn thương.<br />Nói lắp nghĩa là bạn sẽ mua cái bánh táo thay vì mua bánh rán vì bạn cảm thấy chữ “bánh táo” (apple pie) dễ nói hơn chữ “bánh rán” (doughnut). Hoặc có thể bạn sẽ mua hai cái bánh rán thay vì chỉ một vì bạn cảm thấy cụm từ “hai cái bánh rán” (two doughnut) dễ nói hơn là “một cái bánh rán” (one doughnut). Rồi bạn ra vẻ ngạc nhiên sao mình không đói lắm để ăn hết cả hai.<br />Nói lắp nghĩa là bạn sẽ tìm ra đủ mọi lý do chính đáng để không yêu cầu tăng lương dù rõ ràng bạn xứng đáng được điều đó.<br />Nói lắp nghĩa là bạn để người khác hẹn hò với cô gái xinh đẹp nọ chỉ vì bạn lo lắng bạn sẽ nói lắp khi mời cô ta ăn tối.<br />Nói lắp cũng có nghĩa bạn dùng mọi kỹ thuật nói tránh như sử dụng những từ đệm (à… ừm… vâng… ừ….) hoặc dùng những chữ không thích hợp lắm chỉ vì bạn cảm thấy chúng dễ nói hơn.<br />Nói lắp nghĩa là bạn phải nghe người khác đưa ra những lời khuyên ngu ngốc và vô ích như “Bình tĩnh nào.” “Thở cái đã.” “Nói chậm thôi.”<br />Tảng băng trôi nói lắp<br />Nói lắp giống như một tảng băng trôi (xem hình vẽ trang 11): Nó có cả phần thấy được và phần không thấy được. Phần thấy được, phần tảng băng nổi trên mặt nước, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng. 90% còn lại nằm dưới mặt nước và không thể nhìn thấy từ trên bề mặt.<br />Phần nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết tượng trưng cho phần thấy được của “Tảng Băng Trôi Nói Lắp” và chỉ là một phần nhỏ của hiện tượng này.<br />Phần bị khuất của tảng băng trôi nói lắp bao gồm những điều sau:<br />Sự căng cơ của hệ thống Valsalva:<br />Điều này sẽ được mô tả chi tiết trong chương sau.<br />Những kiểu thở bất bình thường:<br />Người nói lắp thường có những kiểu thở khác thường và gặp khó khăn trong việc vừa thở vừa nói. Thỉnh thoảng họ cố gắng nói với ít hơi thở ra từ phổi hoặc vừa nói vừa hít hơi vào.<br />3) Những xúc cảm, tình cảm và nhận thức tiêu cực như sự xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, sự thất vọng, sự ngượng ngùng, lòng tự trọng bị tổn thương, thiếu tự tin:<br />Người nói lắp thường hay cảm thấy hổ thẹn vì không có khả năng nói trôi chảy và họ thường cảm thấy vô dụng vì những khó khăn họ gặp khi phải giao tiếp với người khác. Họ cảm thấy tội lỗi vì không thể đạt được những gì họ cảm thấy họ sẽ đạt được nếu họ nói trôi chảy. Họ cảm thấy lúng túng vì nói không lưu loát và làm người nghe mất kiên nhẫn.<br />Nỗi sợ với những tình huống nói chuyện đặc biệt:<br />Hầu hết người nói lắp đều sợ những tình huống nói chuyện đặc biệt như sử dụng điện thoại, gọi thức ăn trong nhà hàng, hỏi thăm đường… Nói lắp luôn là tình trạng nhạy cảm. Nó tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng một người nói lắp điển hình sẽ nói lắp hơn khi nói chuyện với những nhân vật có thẩm quyền như viên cảnh sát, cha mẹ, thầy cô hay người chủ của mình. Người nói lắp sẽ không hề nói lắp khi nói chuyện một mình hoặc với vật nuôi khi không có ai bên cạnh. Người nói lắp thường ít nói lắp hơn khi nói chuyện với người phối ngẫu của mình có lẽ vì người chồng hoặc người vợ của người ấy là người khá thân thiết.<br />Sử dụng từ đệm:<br />Khi một người nói lắp cảm thấy có điều gì đó cản trở lời nói thì người thường thêm vào những từ vô nghĩa như: “ừm”, “ừ”, “à”, “vâng”, “ờ”… Mọi người đều có xu hướng dùng những từ vô nghĩa như thế nhưng xu hướng này xảy ra khá thường xuyên hơn đối với người nói lắp. Người nói lắp luôn cảm thấy những từ vô ích đó sẽ giúp họ có một khởi đầu liền lạc và giúp họ nói nhanh qua những từ khó nói.<br />Kỹ thuật nói tránh:<br />Khi một người nói lắp cảm thấy sẽ gặp khó khăn khi nói một từ cụ thể nào đó, người ấy thường sử dụng từ khác với nghĩa tương đương. Thường thì từ thay thế này kém chính xác hơn và điều này sẽ ngày càng khiến người cảm thấy không thể giao tiếp có hiệu quả được. Người nói lắp thỉnh thoảng sẽ nói hoàn toàn khác với những điều họ muốn nói.<br />Kìm nén không nói:<br />Một cách khác để tránh bị nói lắp là không nói. Chắc chắn bạn nhớ đã phải nghe người nào đó lảm nhảm những lời vô nghĩa chỉ vì người đó sợ phải nói. Đây hẳn là một trong những tình huống gây nản lòng nhất mà người nói lắp phải chịu đựng.<br />Tránh nhìn vào mắt:<br />Người nói lắp có khuynh hướng tránh nhìn vào mắt người nghe. Họ làm vậy có lẽ vì họ không thể chịu đựng nổi khi thấy phản ứng của người nghe khi họ bị nói lắp. Thái độ này sẽ gây ra khó khăn khi muốn giao tiếp hiệu quả với người khác.<br />Xu hướng đứng bất động:<br />Người nói lắp có thể quá sợ nói lắp đến nỗi họ khó mà dùng ngôn ngữ cử chỉ khi nói chuyện.<br />Nói nhỏ:<br />Nhiều người nói lắp nói nhỏ vì họ không muốn quá nhiều người nghe họ nói không trôi chảy.<br />Khuynh hướng chống lại sự thay đổi:<br />Về phương diện ý thức, rõ ràng hầu hết người nói lắp đều ước ao họ có thể nói trôi chảy. Nhưng khuynh hướng chống lại sự thay đổi là bản tính cố hữu của con người. Một người nói lắp biết rằng nếu người ấy nói trôi chảy thì dĩ nhiên là người sẽ nói nhiều hơn và hoà nhập với xã hội hơn nhưng tiềm thức của người có thể nghĩ rằng người không thể làm được điều đó. Do đó, tiềm thức sẽ chống lại sự thay đổi và phá hỏng mọi nỗ lực nói trôi chảy.<br />Bây giờ bạn đã bắt đầu hiểu được khái niệm nói lắp không chỉ đơn thuần là vấn đề về lời nói. Nó là vấn đề liên quan đến toàn bộ thân thể và tâm trí. Nói lắp ảnh hưởng đến con người về mọi mặt, bao gồm mọi cách cư xử, xúc cảm, tình cảm và nhận thức.<br />Một liệu pháp mà chỉ tập trung vào giải quyết việc nói không lưu loát chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện và chỉnh thể bao gồm cách cư xử, nhận thức và tình cảm gắn liền với tật nói lắp thì mới có thể thành công.<br />Chương tiếp theo sẽ mô tả sự căng cơ của hệ thống Valsalva sẽ ngăn trở việc nói như thế nào. Trong chương 3, chúng ta sẽ thấy các yếu tố khác nhau trong Tảng Băng Trôi Nói Lắp tương tác và hỗ trợ nhau ra sao.<br />Bài tập 2: Thả lỏng Trực Tràng Của Bạn<br />Như đã giải thích từ trước, nói lắp là do chúng ta tạo ra hiệu ứng Valsalva đương khi nói. Trong quá trình thực hiện, các cơ thanh quản của chúng ta bị căng ra và hơi không thể lưu thông được, dẫn đến dây thanh âm không thể phát âm được và chúng ta bị nói lắp.<br />Để ngăn hiệu ứng Valsalva xuất hiện trong khi nói, thật hữu ích khi thả lỏng cơ thanh quản của chúng ta. Làm giãn cơ thanh quản không phải là việc dễ dàng vì có quá nhiều cơ có liên quan đến nỗi làm giãn tất cả chúng là điều rất khó khăn.<br />Vì sao tôi cần thả lỏng cơ trực tràng?<br />Hiệu ứng Valsalva bao hàm một nhóm cơ vận động chung với nhau: cơ thanh quản, cơ ngực, cơ bụng và cơ trực tràng. Nếu bạn căng một loại cơ, nó sẽ làm căng tất cả các cơ trong nhóm. Ngược lại, nếu bạn làm giãn một loại cơ thì tất cả những cơ còn lại cũng có xu hướng giãn theo.<br />Thay vì làm giãn cơ thanh quản, bạn có thể thấy rằng làm giãn cơ trực tràng và đồng thời để sự giãn đó tác động lên cổ sẽ dễ hơn nhiều. Vâng, điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng đúng là như vậy. Cách dễ nhất để làm giãn thanh quản của bạn là tập trung sự chú ý của bạn vào việc thả lỏng trực tràng.<br />Phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson<br />Tôi đề nghị bạn nên dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson để làm giãn trực tràng của bạn. Ý tưởng cơ bản đằng sau kỹ thuật thả lỏng tiệm tiến của Jacobson là trước hết làm căng dần một cơ nào đó rồi sau đó thả lỏng dần cơ ấy.<br />Bắt đầu bằng việc căng dần cơ trực tràng của bạn. Hãy để ý cảm giác căng dần của trực tràng. Cứ để cơ trực tràng căng cho đến khi cơ co tối đa.<br />Sau đó dần dần thả lỏng cơ trực tràng. Cũng để ý cảm giác giãn dần quanh vùng trực tràng. Một khi bạn giãn hết cỡ, hãy bắt đầu lập lại tiến trình này. Căng dần cơ trực tràng. Nếu có thể, hãy cố gắng co cơ thêm một chút so với lần đầu. Sau đó thả lỏng cơ và cố gắng giãn thêm một chút so với lần trước.<br />Thực hiện tiến trình này năm, sáu lần. Hãy để ý trực tràng của bạn được căng và thả lỏng thể nào. Hãy lưu ý sự giãn cơ này sẽ lan truyền lên bụng, ngực và thanh quản của bạn như thế nào. Hãy tập trung vào thanh quản và để ý xem nó được thả lỏng và mở ra thể nào. Cũng hãy lưu ý sự giãn cơ ấy cũng sẽ truyền lên đến hàm, miệng, môi và lưỡi của bạn ra sao.<br />Hãy luôn thực hành bài tập này suốt cả ngày<br />Trong tất cả những bài luyện tập có trong sách thì bài tập này là một trong những bài tập có hiệu quả nhất. Bạn có thể thực hành bài tập này bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào và nên luyện tập nó nhiều lần trong ngày.<br />Trước khi gặp khó khăn trong vấn đề nói, tôi đề nghị bạn thả lỏng trực tràng và chắc rằng nó vẫn được thả lỏng trong khi bạn nói. Sau khi bạn thả lỏng trực tràng, hãy tập trung chú ý vào cảm giác thả lỏng lan toả đến bụng, ngực và đến cổ họng cũng như miệng.<br />Hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn được thả lỏng trước khi bạn gõ cửa phòng của sếp. Hãy thả lỏng trực tràng của bạn đương khi bạn xếp hàng tại cửa tiệm bánh hay ở ngân hàng. Có thể theo kinh nghiệm của quá khứ, bạn nhận thấy hàng xếp càng dài và đợi càng lâu thì bạn càng lo lắng và càng dễ bị nói lắp. Tình thế sẽ đảo ngược nếu bạn thực tập kĩ thuật thả lỏng này: hàng xếp càng dài, thời gian đợi càng lâu, bạn càng tập trung vào cảm giác thư giãn của trực tràng và càng ít bị nói lắp hơn. <br />Tham khảo<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 3: Thở Bằng Bụng<br />Thở Bằng Bụng khác với Thở Bằng Ngực<br />Về cơ bản, có hai cách để thở: hoặc là dùng cơ ngực hoặc là dùng cơ bụng. Cách thở có tác dụng thư giãn nhất là dùng cơ bụng, được gọi là thở bằng bụng. Khi bạn thở bằng bụng, bụng của bạn chuyển động lên xuống. Bạn có thể kiểm tra dễ dàng liệu bạn có thở bằng bụng hay không bằng cách nằm trên giường và đặt một vật lên bụng, nếu bạn thở bằng bụng, bạn sẽ thấy vật ấy chuyển động lên xuống.<br />Thở Bằng Bụng và Kiểm Soát hệ thống Valsalva<br />Việc thực hành thở bằng bụng sẽ giúp bạn làm giãn các cơ liên quan đến nghiệm pháp Valsalva, đồng thời cung cấp lượng hơi cần thiết cho thanh quản để phát âm.<br />Bạn nên khởi đầu bằng cách làm giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson được mô tả trong bài luyện tập trước. Hãy cảm nhận sự thư giãn khắp các cơ bụng, ngực, thanh quản, lưỡi và hàm của bạn.<br />Sau đó hãy hít vào bằng cách từ từ phồng bụng của bạn lên. Hãy hít sâu hơn mức bình thường một chút. Đừng giữ lại hơi thở của bạn; cứ nhè nhẹ thở ra bằng cách làm giãn cơ bụng của bạn. Bạn không nên ép hơi ra ngoài nhưng đúng hơn là cứ để không khí thoát ra từ từ qua thanh quản. Việc thở kiểu này sẽ giúp bạn làm thư giãn hệ thống Valsalva, đồng thời cung cấp cho cơ quan phát âm của bạn một lượng hơi cần thiết. Khi bạn hít thở, hãy chắc rằng trực tràng của bạn không bị tắc. Hãy cảm nhận sự thoải mái của các cơ trong cơ quan Valsalva.<br />Bạn cũng có thể thực hành bài tập này hầu như bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào và nên thực hành nhiều lần trong ngày. Bạn nên luyện tập bài này chung với bài tập trước (làm giãn trực tràng của bạn) trước khi bàn đến những trường hợp bạn thấy rằng chúng có vẻ khó khăn.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 4: Chớ Gây Ra Hiệu Ứng Valsalva Khi Không Cần Thiết<br />Như đã giải thích từ trước, chúng ta thường sử dụng hiệu ứng Valsalva khi chúng ta cần dùng nhiều sức như nâng một cái thùng nặng.<br />Trên thật tế, chúng ta cũng thường gây ra hiệu ứng này khi không cần thiết; như khi mở ngăn kéo tủ hay mở cửa xe hơi. Thậm chí bạn cũng có thể dùng hiệu ứng này khi nhặt một cái kẹp giấy từ dưới sàn lên. Dĩ nhiên, đó không phải là hiệu ứng Valsalva hoàn toàn. Chúng ta chỉ hơi căng các cơ trong hệ thống Valsalva thôi. Nhưng dầu sao đi nữa thì điều này cũng không có ích lợi.<br />Tôi khuyên bạn trong những ngày sắp tới, bạn nên chú ý hiện tượng lạ này và chủ động tránh gây ra hiệu ứng Valsalva trừ phi nó thật sự cần thiết. Ích lợi của bài tập này là giúp bạn có thói quen kiểm soát được việc sử dụng hiệu ứng Valsalva và giữ các cơ trong hệ thống Valsalva luôn được thư giãn. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục được tật nói lắp. <br />Lái xe<br />Có phải bạn thấy rằng bạn có xu hướng nói lắp nhiều khi lái xe hơn là khi đi bộ thong thả với bạn bè hay ngồi thoải mái trên ghế xô-pha không?<br />Tôi nghĩ rằng ấy là do bạn có xu hướng dùng hiệu ứng Valsalva khi nhấn ga và khi sang số (nếu bạn có xe hơi lái bằng tay) và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nói chuyện của bạn.<br />Bạn nên hiểu rằng lái xe hơi không giống như lái xe đạp; không cần thiết phải nhấn mạnh lên chân ga! Hiệu ứng Valsalva cũng không cần thiết dùng đến để bẻ tay lái (trừ phi bạn đang lái xe mười tám bánh mà không có thiết bị lái bằng điện). Hãy thong thả thôi, bạn của tôi ơi: xe hơi đã làm hết mọi công việc nặng nhọc cho bạn rồi!<br />Hoặc có lẽ các cơ của bạn có xu hướng căng vì bạn đang ở dưới áp lực khi đi đường. Thật vậy, lái xe trên đường không mấy dễ dàng vì não của bạn phải tập trung vào con đường nếu bạn muốn đến được điểm cần đến cách an toàn. Nhưng không có luật nào bảo với bạn rằng khi não của bạn tập trung vào đường đi thì các cơ của hệ thống Valsalva phải căng chặt.<br />Khi bạn lái xe, hãy đảm bảo rằng hệ thống cơ Valsalva của bạn luôn được thư giãn. Hãy thở bằng bụng. Hãy thả lỏng các cơ của bạn và… cứ tập trung vào đường đi.<br />Nói và Lái<br />Vài lời về an toàn khi lái xe: khoảng một phần ba tai nạn xe hơi là do người lái xe lơ đãng gây ra. Nhiều thứ có thể khiến người tài xế xao lãng như: bật đài hay bỏ băng cát-xét vào máy, nhìn chăm đồng hồ tốc độ, nói chuyện điện thoại, nghe đài, sang số (vì lý do này, xe hơi lái tự động thì an toàn hơn) và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng: nói chuyện với những người khác trên xe.<br />Rõ ràng thật là một ý nghĩ hết sức tệ hại khi cãi nhau với một người nào đó trên xe khi bạn đang cầm lái. Nếu thật sự bạn cần phải nói chuyện trong khi lái thì hãy chắc rằng câu chuyện phải có nội dung ít gây ra xúc động và câu chuyện đó chỉ sử dụng một phần nhỏ các tế bào của não. Đừng bắt người cùng đi với bạn phải giải thích cho bạn hiểu về thuyết tương đối của Einstein!<br />Tạm thời làm gián đoạn câu chuyện cũng là ý tưởng hay khi:<br />bạn sang đường<br />lái xe qua các giao lộ<br />vào đường cao tốc<br />vượt xe<br />các lằn xe nối nhau<br />bất cứ khi nào bạn gặp những tình huống có nguy cơ nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung cao độ.<br />Việc có thói quen ngắt quãng câu chuyện trong những tình huống trên cũng là một bước đi đúng hướng trong mưu cầu nói trôi chảy của bạn. Khi làm như vậy, bạn thật sự sẽ có thói quen kiểm soát được cuộc trò chuyện.<br />Ngắt lời câu chuyện không phải là việc khó. Nếu bạn đang nói thì bạn chỉ cần ngừng nói. Nếu người khác đang nói thì bạn chỉ cần nói: “đợi một chút…” Trong cả hai trường hợp, người cùng đi sẽ hầu như thấy bạn đang bận nhìn kính chiếu hậu và xem đường nên lập tức hiểu ra vì sao bạn muốn người ấy tạm ngưng cuộc trò chuyện.<br />Tham khảo<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 5: Thay Đổi Cách Thân Thể Bạn Phản Ứng Với Stress<br />Trong chương 2, chúng ta thấy con người phản ứng với stress theo nhiều cách khác nhau và những người nói lắp thuộc về nhóm thểu số phản ứng lại với stress bằng cách căng các cơ của cơ quan Valsalva. Cách phản ứng đặc biệt với stress này có thể là nguyên nhân chính yếu gây ra nói lắp.<br />Điều bạn sắp làm rất đơn giản: trong những tuần lễ tới, hãy làm giãn cơ Valsalva một cách có ý thức mỗi khi bạn chịu áp lực. Hãy làm điều này mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng thậm chí khi bạn không buộc phải nói. Hãy dùng phương pháp thả lỏng tiệm tiến của Jacobson. Hãy cảm nhận sự thả lỏng của các cơ bụng. Hãy tận hưởng cảm giác thư giãn lan ra đến ngực, thanh quản và miệng của bạn. Hãy thở bằng bụng.<br />Nếu bạn chủ tâm làm giãn cơ Valsalva mỗi khi bạn bị áp lực, điều này dần dần sẽ thành phản xạ.<br />Tôi chắc rằng bạn sẽ chịu nhiều căng thẳng như mọi người trong thế giới đầy căng thẳng này. Chất Adrenaline sẽ cứ tiết vào máu gây nên nhiều tác dụng phụ khó chịu. Nhưng ít ra sự căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng đến lời nói của bạn.<br />Hãy tập trung vào người khác<br />Khi bạn bị áp lực, có thể bạn có khuynh hướng tập trung suy nghĩ vào cảm giác bồn chồn trong dạ gây ra khi cơ Valsalva bị căng. Thông thường, bạn có xu hướng tập trung vào những gì diễn ra trong tâm trí và thân thể bạn. Khi làm như vậy, bạn dần dần không còn chú ý đến những người xung quanh và điều này làm tăng cảm giác khó chịu và sẽ khiến cuộc đối thoại trở nên khó khăn.<br />Bạn nên thay đổi cách cư xử này. Khi bị áp lực, hãy cố gắng tập trung vào những người xung quanh. Nếu bạn vẫn chú ý đến họ, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và áp lực bên trong bạn sẽ giảm dần. Bạn sẽ cởi mở hơn đối với thế giới bên ngoài và dễ dàng giao tiếp hơn.<br />Tham khảo<br />FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991<br />Bài tập 6: Thay Đổi Cách Bạn Hiểu Về Lời Nói<br />Trương chương 2, chúng tôi gợi ý rằng một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng Valsalva trong khi nói là chúng ta nhận thấy lời nói như một vật thể nào đó khó khăn lắm mới tống ra khỏi cổ họng. Chúng ta nhầm lẫn khi cho rằng cần phải dùng lực để bật ra lời nói. Trong quá trình đi tiêu, chúng ta thành công trong việc dùng hiệu ứng Valsalva và chúng ta nghĩ rằng chúng ta cũng có thể dùng cùng một thủ thuật như vậy cho lời nói.<br />Bạn nên nhận thấy rằng lời nói không phải là thứ gì đó nặng nề. Lời nói là sự kết hợp giữa sự phát âm cách nhẹ nhàng của môi và lưỡi, sự rung của dây thanh quản và luồng khí thoát ra dễ dàng từ phổi. Quá trình tạo thành lời nói không mấy khó khăn. Về cơ bản, lời nói là thứ phi vật chất.<br />Hãy nghĩ về điều này khi bạn nói và hãy thay đổi cách bạn hiểu về lời nói.<br />Nếu bạn thấy bạn sắp sửa nói lắp thì hãy kìm lại, đừng ráng nói. Tuy nhiên, nếu hiện tượng nói lắp xuất hiện, hãy ngừng lại ngay lập tức, thư giãn các cơ Valsalva và sau đó hãy tiếp tục nói.<br />Tham khảo<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 7: Phát Âm<br />Nguyên Âm, Phụ Âm Hữu Thanh và Phụ Âm Vô Thanh<br />Trước khi bắt đầu bài tập này, tôi nghĩ trước hết nên giải thích sự khác nhau giữa nguyên âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.<br />Có lẽ bạn đã biết nguyên âm là gì. Nguyên âm là âm hữu thanh như a, e, i, o, u. Trong nhiều từ, y cũng được phát âm như một nguyên âm.<br />Hãy đặt tay trên thanh quản của bạn và hãy phát âm rõ những nguyên âm sau: aaaaa-eeeee-ooooo-uuuuu. Hầu như bạn sẽ thấy có sự rung liên tục trong thanh quản của bạn. Âm hữu thanh được mô tả chính xác là do sự rung động của thanh quản.<br />Chắc chắn rằng bạn cũng biết phụ âm là gì. Thật tế có hai loại phụ âm: phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh. Dưới đây, bạn sẽ thấy bảng liệt kê phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh trong tiếng Anh: <br />Phụ âm hữu thanh:<br />b<br />d<br />g<br />j<br />l<br />m<br />n<br />r<br />th(như trong từ this)<br />v<br />w<br />x(được phát âm là gz như trong từ exist)<br />y<br />z<br />Phụ âm vô thanh:<br />c cứng(như trong từ cat)<br />c mềm(như trong từ cipher)<br />f<br />h<br />k<br />p<br />ph<br />q<br />s<br />t<br />th(như trong từ thank)<br />x (được phát âm là ks như trong từ excited)<br />Sự khác nhau giữa phụ âm vô thanh và phụ âm hữu thanh là: dây thanh quản ngừng rung khi phụ âm vô thanh được phát ra, trong khi chúng cứ tiếp tục rung khi đọc phụ âm hữu thanh.<br />Hãy ấn ngón tay bạn vào thanh quản và đọc những âm sau:<br />aaaaaabaaaaaaa.<br />(chữ a được phát âm như trong từ cat)<br />Bạn sẽ để ý thấy thanh quản của bạn hầu như luôn rung. Bây giờ, hãy giữ tay bạn ở thanh quản và đọc những âm sau:<br />aaaaaapaaaaaa<br />Bạn sẽ thấy thanh quản của bạn ngừng rung một chút trong khi bạn phát âm p.<br />Bạn có thể thử kết hợp nguyên âm với phụ âm vô thanh hoặc hữu thanh thì bạn sẽ thấy thanh quản của bạn cứ rung khi phụ âm hữu thanh được phát ra và nó sẽ ngừng rung khi phụ âm vô thanh được phát.<br />Hầu hết phụ âm vô thanh đều có phụ âm hữu thanh tương ứng. Những phụ âm hữu thanh tương ứng được phát âm đồng một cách phát âm như phụ âm vô thanh. Ví dụ, âm p và b đều cùng được phát âm như nhau chỉ khác là dây thanh quản sẽ rung khi âm b được đọc còn đối với âm p thì không. Bạn sẽ thấy sự tương ứng giữa phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh sau đây:<br />Phụ âm vô thanh:Phụ âm hữu thanh:<br />c cứng (như trong từ cat)g cứng (như trong từ guy)<br />c mềm (như trong từ cipher)z<br />chj<br />fv<br />h<br />kg cứng (như trong từ guy)<br />pb<br />phv<br />qg cứng (như trong từ guy)<br />sz<br />shj<br />td<br />th (như trong từ thank)th (như trong từ this)<br />x (được phát âm là ks x (được phát âm là gz <br /> như trong từ excited) như trong từ exist)<br /> <br />Ghi chú: h không có phụ âm hữu thanh tương ứng<br />Luyện tập phát âm<br />Bây giờ khi bạn biết nguyên âm, phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh là gì, bạn sẽ thực hành vài bài tập luyện phát âm.<br />Trước hết hãy thả lỏng trực tràng của bạn. Sau đó, nhắm mắt lại và thở bằng bụng vài lần.<br />Khi nào hệ thống Valsalva của bạn đã hoàn toàn được thư giãn, hãy hít vào và bắt đầu thở ra từ từ rồi ngay sau đó phát âm a. Quan trọng là bạn phải thở ra khoảng 1 hoặc 2 giây trước khi phát âm a để bảo đảm có sự khởi đầu trơn tru. Hãy phát âm a mà không cần dùng lực. Hãy để không khí thoát ra lá phổi của bạn cách dễ dàng. Hãy cảm nhận sự rung động của dây thanh quản lan ra khắp thân thể. Hãy cảm nhận trạng thái thư giãn của hệ thống Valsalva. Hãy nghĩ về những phương trình sau khi bạn thở:<br />Hệ thống Valsalva được thư giãn = sự phát âm = nói trôi chảy<br />Hệ thống Valsalva bị căng = thanh quản đóng = nói lắp<br />Giờ đây bạn đã hiểu tầm quan trọng của những bài tập phát âm này: sự lưu loát, sự phát âm và hệ thống Valsalva hoạt động chung với nhau. Bằng cách tập trung vào sự phát âm, bạn sẽ làm hệ thống Valsalva thư giãn hơn và gia tăng khả năng nói trôi chảy.<br />Hãy hít vào một lần nữa và sau đó hãy bắt đầu nhẹ nhàng thở ra. Rồi hãy phát âm: aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa.<br />Hãy làm lại bài tập này với những phụ âm hữu thanh khác: d, g, j, m, n, r, v, w, x, y, z.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991<br />Bài tập 8: Lấy Hơi và Nói Chậm<br />Kỹ thuật ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’ được nhiều người nói lắp dùng cách bộc phát để khắc phục tật nói lắp và được Tiến sĩ Martin F. Schwartz mô tả chi tiết trên trang web của Trung Tâm Nói Lắp Quốc Gia (The National Center for Stuttering) (www.stuttering.com). Chương này cung cấp những thông tin căn bản bạn cần để áp dụng thành công kỹ thuật này và tôi khuyên bạn nên ghé thăm trang web www.stuttering.com nếu bạn muốn biết chi tiết hơn.<br />Hãy thở ra một chút trước khi bạn nói<br />Trong bài luyện tập số 3 (Thở Bằng Bụng), bạn đã học làm thế nào để thở bằng bụng rồi. Thở bằng bụng sẽ giúp bạn thư giãn hệ thống Valsalva và do đó tăng khả năng nói trôi chảy. Hệ thống Valsalva sẽ được thư giãn tối đa khi bạn thở ra. Khi bạn thở, thanh quản và dây thanh quản sẽ hoàn toàn được thư giãn. Ở trong tình trạng thư giãn như thế, bạn hầu như khó mà nói lắp.<br />Một cách hữu hiệu để tránh nói lắp là thở ra một chút trước khi nói. Khi thở như thế, bạn sẽ làm thư giãn thanh quản và hệ thống Valsalva và tình trạng thư giãn này sẽ được duy trì trong khi bạn nói. Nếu thủ thuật này được thực hiện đúng, bạn sẽ hầu như nói trôi chảy hoàn toàn.<br />Cần siêng năng thực hiện những bước sau đây:<br />Thở bằng bụng<br />Đừng nín thở. Hãy hả miệng ra và hãy bắt đầu thở ngay khi bạn hít đầy hơi vào.<br />3. Thở ra từng chút một mà không ép không khí ra ngoài. Hãy đảm bảo rằng bạn không tống không khí thoát ra từ phổi vì điều này có thể gây hiệu ứng Valsalva. Hãy bình tĩnh mà thở. Lỗi thường gặp là chúng ta thường đặt lưỡi và môi phát âm ngay âm tiết đầu tiên của câu. Bạn nên thở ra một chút như thể bạn sẽ không nói gì cả. Thủ thuật này nhằm đánh lừa hệ thống Valsalva bởi vì bạn khiến nó tin rằng bạn chỉ đang thở chứ không phải sắp sửa nói.<br />Hãy khởi sự nói chậm rãi. Không nên làm ngắt quãng luồng không khí trước khi bạn bắt đầu nói. Âm tiết đầu tiên nên được phát ra cách nhẹ nhàng và không quá lớn. Bạn có thể tăng dần âm lượng nếu bạn muốn nói lớn. Điều này cũng quan trọng như việc bạn phát âm từ đầu tiên hết sức nhẹ nhàng. Cách tốt nhất để phát âm chậm rãi từ đầu tiên là kéo dài âm tiết đầu tiên.<br />Hãy chắc rằng bạn không nói quá nhanh vì như thế nó sẽ gây ra hiện tượng nói lắp. Nếu bạn có xu hướng nói quá nhanh, hãy từ từ nói kéo dài các âm tiết. Điều này sẽ làm cho bài nói chuyện của bạn chậm lại. Việc kéo dài âm tiết sẽ nhấn mạnh vào trọng âm và điều này sẽ làm gia tăng khả năng nói trôi chảy.<br />Thực hành<br />Kỹ thuật này khá đơn giản nhưng cần thực hành nhiều. Nó sẽ không tốn nhiều thời gian trước khi bạn có thể làm chủ nó khi luyện tập ở nhà nhưng sẽ thật không dễ dàng khi bạn ra ngoài và nói trong một môi trường đầy áp lực. Trước khi bạn thành thạo với kỹ thuật “Lấy Hơi và Nói Chậm” này, bạn nên làm một vài bài tập sau đây.<br />Lấy hơi<br />Trước hết bạn làm thư giãn trực tràng bằng Phương Pháp Thư Giãn Tiệm tiến của Jacobson.<br />Sau đó bạn thở bằng bụng vài lần. Hãy cứ luôn hả miệng. Một khi bạn hít hơi vào rồi thì đừng nín thở mà hãy thở ngay ra. Hãy đảm bảo rằng bạn không ép hơi ra ngoài. Hãy để luồng khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi.<br />Khi bạn thở, hãy lắng nghe âm thanh vừa đủ nghe được phát ra bởi luồng khí nhẹ nhàng và dễ dàng thoát ra từ phổi. Hãy nhớ luôn giữ miệng mở rộng trong khi thở. Thực hành điều này vài lần và mỗi lần bạn hãy để ý cảm giác không khí được thoát ra dần từ phổi của bạn.<br />Việc hít hơi vào nhẹ nhàng tương đối được thực hiện dễ dàng khi bạn ngồi thoải mái ở nhà. Có lẽ nó sẽ không dễ thực hiện như thế khi bạn ở sở làm hay ở trong lớp học. Đây là lý do vì sao tôi nhấn mạnh rằng bạn nên dành thời gian để luyện tập hít thở thư giãn bằng bụng ở nhà. Hãy thong thả và làm quen với cảm giác ấy và hãy lắng nghe âm thanh phát ra do luồng hơi nhẹ nhàng thoát ra từ phổi. Điều này sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng trong bất kì tình huống nào.<br />Nói chậm<br />Hãy hít hơi vào và nhẹ nhàng thở ra vài giây trước khi bạn từ từ phát ra âm aaaaaaaaaaaa (một lần nữa, đọc âm “a” như trong từ “cat”). Thực hiện điều này nhiều lần. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thở ra nhẹ nhàng mà không ép hơi ra ngoài trước khi phát ra âm aaaaaaaaaaaaaaa.<br />Hãy chắc rằng bạn không nín thở trước khi bạn bắt đầu thở ra và không ngừng việc thở trước khi bạn phát âm aaaaaaaaaaaa. Hãy bắt đầu phát âm aaaaaaaaaaa nhỏ và sau đó lớn dần. Âm mà bạn phát ra phải nghe giống như sau:<br />…….Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />(Những dấu chấm …. tượng trưng cho không khí bạn thở ra trước khi bạn phát âm aaaaaa.)<br />Hãy thực hành bài tập này nhiều lần cho đến khi bạn nắm vững kĩ thuật này cách dễ dàng. Nhiều người nhanh chóng nắm được kĩ thuật này trong khi những người khác có thể mất vài ngày. Cứ thong thả và đảm bảo rằng bạn sẽ cẩn thận làm theo mọi nguyên tắc trong kỹ thuật “Lấy Hơi và Nói Chậm” này.<br />Lấy hơi và nói chậm trước khi nói từng từ riêng lẻ<br />Một khi bạn đã làm chủ được kỹ thuật lấy hơi và nói chậm trước khi phát ra âm aaaaaaaaa, bạn sẽ luyện tập kỹ thuật này đối với những từ riêng lẻ. Hãy chọn lấy vài văn bản và chọn ngẫu nhiên vài từ.<br />Cứ từ từ luyện tập cho đến khi bạn trở nên thành thục.<br />Lấy hơi và nói chậm trước khi nói từng cụm từ và câu ngắn<br />Một khi bạn đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật này với từ đơn, bạn có thể luyện tập nó với những cụm từ ngắn và sau đó tiến đến những câu ngắn.<br />Hãy chỉ đọc mỗi lần một cụm từ hoặc một câu riêng biệt. Hãy đảm bảo rằng bạn chăm chỉ làm theo kỹ thuật này. Cứ thong thả. Chất lượng hơn số lượng.<br />Tôi đề nghị bạn nên thực hành kỹ thuật này mỗi ngày hai lần, mỗi lần nửa giờ trong vài ngày cho đến khi việc lấy hơi và nói trở nên tự nhiên đối với bạn.<br />Hãy thường xuyên luyện tập cả ngày<br />Bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi trong ngày thì hãy chắc rằng bạn sẽ hít thở bằng bụng và luyện tập phát âm. Nếu bạn tìm thấy một nơi mà không ai có thể nghe bạn, bạn có thể to giọng luyện tập kĩ thuật lấy hơi và nói chậm với những cụm từ và câu ngắn. Nếu bạn không thể tìm thấy nơi nào như thế, bạn có thể luyện tập nói thầm các câu này.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />RENTSCHLER, Gary J.. http://www-home.er.duq.edu/~rentschler/index.html. Duquesnr University. 2002<br />SCHWARTZ, Dr Martin F., Stutter no more, www.stuttering.com. 1991<br />Bài tập 9: Phát Âm Hữu Thanh<br />Bài tập số 7 (Phát Âm!) đã dạy cho bạn những điều cơ bản về phát âm và tầm quan trọng của nó trong việc khắc phục tật nói lắp, giờ đây chúng ta sẽ làm một bài tập mà bạn có thể cảm thấy ban đầu nó hơi phức tạp một chút: Bạn sẽ đọc lớn một tài liệu viết nào đó như một quyển sách hay một tờ báo và bạn sẽ thay những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Như đã được đề cập trước, h không có phần âm hữu thanh tương ứng nên bạn chỉ đơn giản không đọc âm h mỗi khi bạn gặp nó.<br />Umbdy Dumbdy Zad on a Wall<br />Giả sử rằng bạn sẽ quyết định dùng vài điệu hát ru nào đó như là tài liệu luyện tập phát âm vô thanh. Bạn có nhớ bài hát ru Humpty Dumpty không?<br />Humpty Dumpty sat on a wall.<br />Humpty Dumpty had a great fall.<br />All the king’s horse,<br />and all the king’s men,<br />couldn’t put Humpty together again.<br />Đây là cách bài hát ru Humpty Dumpty tội nghiệp, đáng thương này sẽ được đọc khi bạn thay tất cả phụ âm vô thanh bằng phụ âm hữu thanh tương ứng.<br />Umbdy Dumbdy zat on a wall.<br />Umbdy Dumbdy ad a great vall.<br />All the ging’z orze,<br />And all the ging’z men,<br />Gouldn’d bud Umbdy dogether again.<br />Nếu bạn có thể nói như thế suốt, bạn sẽ không bao giờ bị nói lắp. Không may thay, nó nghe có vẻ không được tự nhiên mấy và tôi ngờ rằng chẳng ai hiểu được bạn muốn nói gì nếu bạn nói cách lạ đời như thế. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập phát âm hữu thanh thường xuyên, bạn sẽ luôn có xu hướng phát âm nhẹ nhàng, ngay cả khi nói những âm vô thanh. Bạn sẽ ít ậm ừ liên tục trong khi nói. Phát âm liên tục kiểu này khó mà nghe được nhưng đủ để gia tăng đáng kể khả năng nói trôi chảy của bạn.<br />Để tập trung hơn nữa vào việc phát âm, bạn có thể phát ra âm aaaaaa trước khi bạn bắt đầu từng câu hay một phần của câu. Kéo dài âm tiết đầu tiên sẽ giúp bạn tập trung vào việc phát âm. Bài hát ru humpty Dumpty bây giờ sẽ được phát âm như sau:<br />aaaaaaaaaa Uuumbdy Dumbdy zat on a wall.<br />aaaaaaaaaa Uuumbdy Dumbdy ad a great vall.<br />aaaaaaaaaa Aaall the ging’z orze,<br />aaaaaaaaaa Aaand all the ging’z men,<br />aaaaaaaaaa Gouuuldn’d bud Umbdy dogether again.<br />Cứ tiếp tục luyện tập kiểu phát âm hữu thanh này cho đến khi bạn thành thục kỹ thuật ấy cách dễ dàng. Hãy chắc chắn rằng hệ thống Valsalva của bạn vẫn trong tình trạng thư giãn khi bạn nói.<br />Thoạt đầu, lối phát âm hữu thanh sẽ khiến bạn căng thẳng một chút vì bạn phải tâm trung suy nghĩ về việc thay thế những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Vì thế, bạn sẽ thấy thật khó khăn để làm thư giãn hệ thống Valsalva và để phát âm cùng một lúc. Tuy nhiên, sau khi luyện tập vài lần, bạn có thể nói dễ dàng với kiểu nói khác thường này.<br />Đừng lo lắng nếu bạn quên không thay vài phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng của chúng. Cứ luyện tập và bạn sẽ thấy bạn ít bỏ qua việc quên thay thế này hơn.<br />Nếu sau khi bạn luyện tập cực lực, lối phát âm hữu thanh vẫn khiến bạn cảm thấy căng thẳng thì xin đừng lo lắng. Bạn có thể quên đi lối phát âm kiểu này. Chỉ đơn giản đọc cách bình thường các tài liệu viết và chú trọng vào phát âm cùng sự thư giãn của cơ quan Valsalva khi bạn nói. Hãy chú trọng vào nguyên âm và đừng để ý đến phụ âm.<br />Hãy kéo dài âm tiết đầu tiên của những từ bạn sợ khi nói<br />Như đã giải thích từ trước, phát âm là kết quả của việc làm thư giãn hệ thống Valsalva. Bằng cách kéo dài âm tiết đầu tiên của những từ bạn sợ, bạn sẽ nhấn mạnh vào sự phát âm và điều này giúp bạn ngăn chặn những tác nhân gây ra nói lắp trong những từ này. Nếu bạn thấy từ nào đó đặc biệt khó khăn đối với bạn thì bạn có thể kéo dài từng âm tiết trong từ đáng sợ đó.<br />Khi làm như vậy, bạn không thể hoàn toàn tránh việc nói lắp nhưng ít ra bạn cũng nói lắp khá thoải mái hơn. Kỹ thuật này thật sự được biết đến như là “Cách Nói Lắp Thoải Mái”. Việc nói lắp của bạn trở nên ít căng thẳng và thấy thư thái hơn. Người nghe hầu như biết rằng bạn đang gặp khó khăn nhưng ít nhất bạn cũng có thể nói thành lời với ít căng thẳng và nỗ lực. Có thể việc kéo dài âm tiết khiến lời nói của bạn nghe không được tự nhiên nhưng bạn và thính giả của bạn hầu như thấy rằng tình huống này dễ kiểm soát hơn là nói lắp.<br />Qua việc luyện tập kỹ thuật phát âm hữu thanh này, bạn dần sẽ lấy lại tự tin để nói. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn và ít có khuynh hướng phải dùng đến kỹ thuật kéo dài âm tiết trên.<br />Tham khảo<br />FRASER Malcom, Self-therapy for the stutterer, Stuttering Foundation, 2002<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />Bài tập 10: Kỹ thuật Demosthenes<br />Có lẽ bạn đã từng nghe về Demothenes, một nhà hùng biện người Hy Lạp đã thành công trong việc loại bỏ tật nói lắp của mình bằng cách nói thật to trên bãi biển, to hơn cả tiếng sóng vỗ. Chúng ta sẽ xây dựng kỹ thuật Demothenes dựa trên kỹ thuật cổ xưa được Demothenes khai triển hơn 2.300 năm trước cùng kết hợp với kỹ thuật “Lấy Hơi và Khởi Động”, Phương Pháp Thư Giãn Tiệm Tiến của Jacobson và kỹ thuật hít thở bằng bụng.<br />Tất cả đều nằm trong bộ não<br />Hầu như mọi thứ bạn làm điều do não bộ điều khiển. Điều này đặc biệt đúng với hiện tượng nói lắp. Nếu bạn nhìn vào Tảng Băng Trôi Nói Lắp, bạn sẽ thấy rằng ‘Tình Cảm’, ‘Sự Nhận Thức’, ‘Cảm Xúc’, ‘Khuynh Hướng Chống Thay Đổi’ và những cách hành xử như ‘Kìm Nén Không Nói’, ‘Sợ Hãi Khi Nói Chuyện Trong Những Tình Huống Đặc Biệt', ‘Kỹ Thuật Nói Tránh’, “Dùng Những Từ Vô Nghĩa’ đều nằm trong não. Các cơ của hệ thống Valsalva được não của bạn điều khiển. Các cơ thanh quản, lưỡi và môi được dùng để nói trôi chảy cũng được não điều khiển.<br />Khi bạn nói lưu loát, điều đó có nghĩa bộ não của bạn đang gửi đi những tín hiệu chính xác để làm thư giãn các cơ trong hệ thống Valsalva và làm căng vừa phải các cơ trong cơ quan phát âm như lưỡi, môi… Khi bạn nói lắp, ấy là do não của bạn vì lý do nào đó đã truyền đi những tín hiệu sai lầm. Não của bạn đang bảo với các cơ trong hệ thống Valsalva là hãy căng thật chặt.<br />Tín hiệu mà bộ não của bạn truyền đến các cơ thường được gửi đi theo những đường truyền nhất định trong hệ thống não bộ và thần kinh. Mục tiêu của bài tập này là gia cố những đường truyền mang tín hiệu đúng đắn. Khi ấy những đường truyền này sẽ trở thành những đại lộ siêu tốc. Nhưng ngược lại, chúng sẽ giống như những con đường bẩn thỉu nếu chúng mang theo những tín hiệu sai lầm (ấy là lúc chúng ta gây ra hiệu ứng Valsalva khi nói). Qua bài tập này, bộ não của bạn sẽ dễ sản sinh ra những tín hiệu đúng đắn hơn là những tín hiệu sai lầm.<br />Nếu bạn muốn thắng cuộc trong Thế Vận Hội, bạn phải luyện tập cực lực. Tương tự, bạn phải luyện tập khổ cực với cơ quan phát âm nếu như bạn muốn nói trôi chảy. Cần dùng sức để khắc sâu vào não và tạo nên những đường truyền rộng rãi trong hệ thống não bộ và thần kinh của bạn.<br />Trong bài tập này, bạn sẽ được hướng dẫn để nói to từng âm và từng từ. Bạn được yêu cầu nói to hết sức có thể. Càng to càng tốt.<br />Đọc thêm<br />Sự giải thích ở trên có vẻ như đơn giản quá. Nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn về kỹ thuật Demonthenes, bạn có thể tham khảo các sách và trang web được nêu ở phần cuối chương này. Chúng cho bạn những lời giải thích chi tiết cũng như các cách tiếp cận phương pháp chữa trị dựa trên những nguyên tắc mà Demothenes khai triển.<br />Điều kiện tiên quyết<br />Trước khi bạn bắt đầu bài tập này, tôi cứ cho rằng bạn đã thành công trong việc nói trôi chảy khi thực hành bài tập số 8 (Lấy Hơi và Nói Chậm). Chuyện bạn vẫn còn nói lắp khi ở trong công sở, trên đường phố hay thậm chí nói chuyện với những người thân ở nhà là hoàn toàn bình thường. Nhưng bạn có thể nói lưu loát khi một mình thực hành bài tập ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’ ở nhà. Hiển nhiên, mục đích của bài tập số 10 này không phải là hoàn toàn hết nói lắp! Nó chỉ giúp bạn tránh gia tăng xu hướng khiến não của bạn gây ra hiệu ứng Valsalva trong khi nói bằng mọi giá.<br />Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói trôi chảy khi thực hành bài tập ‘Lấy Hơi và Nói Chậm’, tôi thành thật khuyên bạn nên tìm sự giúp đỡ của một chuyên viên tư vấn về giọng nói. Chuyên viên này sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để nói trôi chảy trong trạng thái thư giãn ở sở làm hay thư thái một mình ở nhà.<br />Chú ý<br />Trong bài tập này, bạn được yêu cầu phải nói to từng âm và từng từ hết mức có thể nhưng đừng quá sức. Hãy cẩn thận không làm căng dây thanh quản quá. Nếu bạn bị cảm hay bị viêm họng, bạn nên làm bài tập này vào hôm khác. Trong lúc đó, bạn có thể làm qua loạt bài tập thứ hai (thay đổi cách cư xử của bạn) và quay lại với bài tập này ngay khi cổ họng bạn đã ổn.<br />Xin lưu ý rằng những bài tập này sẽ khiến bạn kiệt sức. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy choáng váng và những âm mà bạn lấy hết sức phát ra nghe không mấy dễ chịu cho lắm. Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy ngưng lại vài phút, hít thở bằng bụng và sau đó hãy tiếp tục.<br />Trong khi bạn thực hành những bài tập dễ gây kiệt sức này, bạn nên nghĩ về bạn như là một vận động viên đang được huấn luyện cho Thế Vận Hội. Việc huấn luyện này thật khắc nghiệt; một vận động viên điền kinh phải rèn luyện cực khổ nhiều giờ trong ngày. Người ấy đổ mồ hôi và cảm thấy đau ở chân. Hẳn là người thích lái xe về nhà tắm rửa cho tỉnh táo rồi xem tivi hơn là cứ tiếp tục tập luyện nhiều giờ chỉ với một mục tiêu trong đầu: huy chương vàng.<br />Luyện tập<br />Bài tập này khá dài và sẽ khiến bạn phải bận rộn đúng hai tuần lễ. Mỗi ngày, bạn chỉ phải tập trung một phần nào đó trong kỹ thuật này mà thôi:<br />Ngày thứ 1: Nguyên âm<br />Ngày thứ 2: Những phụ âm có thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 3: Những phụ âm có thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Ngày thứ 4: Những phụ âm không thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 5: Những phụ âm không thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Ngày thứ 6: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm<br />Ngày thứ 7: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 8: Đọc kéo dài cả phụ âm và nguyên âm<br />Ngày thứ 9: Từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 10: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng nguyên âm<br />Ngày thứ 11: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 12: Từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài<br />Ngày thứ 13: Chọn ngẫu nhiên từ nào đó trong sách<br />Ngày thứ 14: Những từ đáng sợ<br />Mỗi bài tập hàng ngày nên thực hiện hai lần: một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Bạn nên dành hai tiếng đồng hồ mỗi ngày để luyện tập kỹ thuật này: một tiếng vào buổi sáng và một tiếng vào buổi chiều.<br />Điều này có vẻ như rất khắt khe nhưng bạn chỉ phải thực hiện trong hai tuần. Sau đó bạn được hướng dẫn để luyện tập ít hơn: nửa tiếng vào mỗi buổi sáng và nửa tiếng vào mỗi buổi chiều.<br />Bạn cần có một nơi trong nhà, là nơi bạn có thể luyện tập thoải mái mà không bị làm phiền. Nếu cần thiết, bạn nên giải thích cho những thành viên khác trong gia đình về việc không bị quấy rầy trong vòng một giờ hoặc hơn nữa là quan trọng thể nào đối với bạn. Ngoài ra, những bài tập này khá ồn ào nên bạn cần giải thích cho gia đình của bạn điều bạn đang làm và tại sao bạn phải làm như vậy. Bạn sẽ thấy rằng xe hơi là một trong những nơi thuận tiện nhất để luyện tập những bài này. Ghế xe hơi thường khá êm ái và bạn có thể la to mặc sức bạn muốn mà không sợ làm phiền mọi người.<br />Ngày thứ 1: Nguyên âm<br />Như thường lệ, bạn sẽ bắt đầu bằng việc làm thư giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp tiệm tiến của Jacobson. Sau đó bạn sẽ nhắm mắt lại và hít thở bằng bụng một hoặc hai phút.<br />Rồi bạn sẽ khởi động nhẹ nhàng và phát ra âm aaaaaaaaaaaaaa (như trong từ ‘cat’) mà không cần nói to:<br />….aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />Làm như thế năm lần. Đừng quên hít thở bằng bụng và thở ra một chút trước khi phát ra âm aaaaaaaaa. Những dấu chấm …. tượng trưng cho luồng hơi thoát ra trước khi bạn phát ra âm aaaaaaaaaaa.<br />Sau đó khởi động nhẹ nhàng phát ra âm a tương tự nhưng lần này tăng dần âm lượng cho đến khi bạn bật ra âm aaaaaaaaaaaa thật to:<br />…….aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />Làm như thế năm lần và sau đó cũng phát âm aaaaaaaa nhưng lần này không cần mở đầu từ từ mà la thật to:<br />….....aaaaaaaaaa<br />Cũng làm như thế năm lần.<br />Bạn cũng luyện tập theo kiểu như trên nhưng với những nguyên âm khác:<br />Nguyên âmPhát âm<br />aape<br />ansand<br />esheep<br />elet<br />eearth<br />inight<br />iship<br />orope<br />ogot<br />oomoon<br />ucut<br />ucute<br />uput<br />Bạn nên phát ra từng nguyên âm:<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và không cần lớn tiếng<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nói to dần lên<br />năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng mà nói thật to<br />Hãy thong thả, chất lượng hơn số lượng. Cứ luyện tập hết danh sách các âm này nhiều lần. Bạn nên dành khoảng một tiếng đồng hồ để thực hành bài tập này.<br />Ngày thứ 2: Những phụ âm có thể đọc kéo dài được<br />Bạn sẽ thực hành bài tập tương tự như trên với phụ âm. <br />Bạn sẽ bắt đầu với âm z. Làm như với nguyên âm, bạn sẽ bắt đầu bằng việc từ từ đọc kéo dài âm zzzzzzzzzzzzzzz nhưng không cần nói to. Đừng quên thở ra một chút trước khi đọc kéo dài âm zzzzzzzzzzz.<br />….zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz<br />Phát âm z này năm lần và sau đó lập lại nhưng tăng dần âm lượng sau khi khởi động nhẹ nhàng.<br />…….zzzzzzzzzzzzzzzzzzzz<br />Làm như thế năm lần rồi phát thật to âm này nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />……zzzzzzzzzzz<br />Sau đó bạn làm tương tự với những phụ âm sau:<br />Phụ âmPhát âm<br />chcheck<br />ffake<br />hhen<br />jjet<br />llet<br />mme<br />nno<br />rrabbit<br />ssnake<br />shshake<br />ththen<br />vvalentine<br />wwash<br />yyawn<br />Bạn nên phát ra từng phụ âm:<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nhỏ giọng<br />năm lần với khởi động nhẹ nhàng và to dần<br />năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng mà nói thật to<br />Một lần nữa, chất lượng hơn số lượng nên bạn cứ thong thả. Cứ luyện tập hết danh sách trên vài lần cho đến hết một tiếng đồng hồ.<br />Ngày thứ 3: Những phụ âm có thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Chúng ta sẽ luyện tập tương tự như bài tập của ngày thứ 2 nhưng lần này nguyên âm aaaaaaaaaaaa sẽ theo sau những phụ âm có thể kéo dài được. Hãy xem quá trình này như thế nào với chữ cái zzzzzzzzzzzzzzzz:<br />Năm lần nói nhỏ với khởi động nhẹ nhàng:<br />….zzzzzzzzzzzzzzzzzaaaaaaaaaaaaa<br />Sau đó luyện tập năm lần với khởi động nhẹ nhàng và nói to dần:<br />…….zzzzzzzzzzzzzzzzzzaaa<br />Và cuối cùng nói to năm lần mà không cần bắt đầu nhẹ nhàng:<br />……zzzzzzaaaaaa<br />Luyện tập tương tự với những phụ âm khác: ch, f, h, j, m, n, r, s, sh, th, v, w và y. Thực hiện hết danh sách này vài lần. Nếu bạn muốn làm bài tập này thêm phần hứng thú, bạn có thể thay âm aaaaaaaa bằng những nguyên âm khác.<br />Ngày thứ 4: Những phụ âm không thể đọc kéo dài được<br />Có thể bạn để ý rằng chúng ta đã bỏ qua một vài phụ âm trong ngày thứ 2 và 3. Sự thật là những âm này không thể đọc kéo dài ra được. Bây giờ chúng ta sẽ luyện tập với những phụ âm không thể đọc kéo dài được này.<br />Chúng ta sẽ bắt đầu với phụ âm p. Trước hết chúng ta sẽ nói nhỏ âm p (‘puh’) năm lần. Áp dụng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng. Kỹ thuật tạo đà ban đầu không cần thiết ở đây vì phụ âm này không thể đọc kéo dài. Nó sẽ được phát âm như sau:<br />…..p…..<br />(Những dấu chấm …. sau chữ p tượng trưng cho luồng hơi tiếp tục thoát ra từ phổi sau khi âm p được phát ra.)<br />Sau đó bạn cũng sẽ phát âm ấy thật mạnh năm lần. Một lần nữa bạn hãy dùng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần khởi động nhẹ nhàng.<br />….p…..<br />Bạn cũng luyện tập tương tự với những phụ âm không thể đọc kéo dài được:<br />Phụ âmPhát âm<br />bboard<br />ccup<br />ddot<br />ggoat<br />ppeacock<br />ttop<br />Bạn sẽ phát âm từng phụ âm:<br />năm lần mà không cần dùng nhiều sức<br />năm lần dùng hết sức<br />Mỗi lần phát âm, bạn nên sử dụng kỹ thuật lấy hơi nhưng không cần kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng. Hãy luyện tập nhiều lần với danh sách các phụ âm trên. <br />Ngày thứ 5: Những phụ âm không thể đọc kéo dài và Nguyên âm<br />Bạn cũng thực hành tương tự như ngày thứ 4, nhưng lần này âm aaaaaaaaaaaa sẽ được phát sau những phụ âm này. Hãy xem cách phát âm này như thế nào với phụ âm p.<br />Hãy luyện tập năm lần mà không dùng nhiều sức. Dùng kỹ thuật lấy hơi nhưng không dùng kỹ thuật khởi động:<br />….paaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa<br />Bây giờ hãy làm năm lần nhưng dùng kỹ thuật khởi động với nguyên âm và tăng dần âm lượng lên:<br />….paaaaaaaaaaaaaaa<br />Bây giờ hãy thực hành năm lần nhưng dùng hết sức:<br />….paaaaaaaaa<br />Sau đó bạn hãy làm tương tự với những phụ âm không thể đọc kéo dài khác: b, c cứng, d, g, p, và t.<br />Ngày thứ 6: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm<br />Bạn sẽ thực tập kỹ thuật này với những từ thật sự. Bạn sẽ bắt đầu với những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm. Hãy bắt đầu thực hành với từ ‘use’.<br />Nói nhỏ từ này năm lần với kỹ thuật khởi động:<br />….uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuse<br />Rồi sau đó nói năm lần với kỹ thuật khởi động và tăng dần âm lượng lên:<br />….uuuuuuuuuuuuuuuuuuse<br />Sau đó nói to năm lần không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />…uuuuuuuuse <br />Bây giờ bạn cũng hãy luyện tập tương tự với những từ sau:<br />apeaim<br />andant<br />eereel<br />ebbegg<br />earthearn<br />I’llice<br />itill<br />orohm<br />oddon<br />oozeoomph<br />umpup<br />youuse<br />Ngày thứ 7: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được<br />Bạn sẽ thực hành tương tự với những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được.<br />Tôi nghĩ rằng bạn đã hình dung ra được bài tập này: bạn nói nhỏ năm lần với kỹ thuật khởi động, năm lần với kỹ thuật khởi động nhưng tăng dần âm lượng lên và năm lần dùng sức nói to mà không cần khởi động:<br />….lllllllllllllllllllllllllllllllet<br />….lllllllllllllllllllllllllet<br />.....llllllllllllllet<br />Bây giờ bạn sẽ luyện tập tương tự với những từ bắt đầu bằng phụ âm có thể đọc kéo dài như sau:<br />checkchow<br />fewfat<br />henhow<br />JackJill<br />lulllap<br />memeal<br />noonnine<br />redrack<br />seasaw<br />showshall<br />theythough<br />vowview<br />wewhat<br />yesyawn<br />zeezen<br />Ngày thứ 8: Đọc kéo dài cả phụ âm và nguyên âm<br />Bây giờ bạn sẽ luyện tập giống như ngày 7 nhưng kéo dài cả phụ âm đầu và nguyên âm sau nó. Hãy xem cách phát âm này ra sao với từ ‘let’:<br />….llllllllllllllllllllllllllllllleeeeeeeeeeeeeet<br />….llllllllllllllllllllleeeeeet<br />…..lllllllleeeeeeeet<br />Ngày thứ 9: Những từ đơn âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài được<br />Bạn nên nhớ rằng kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng không áp dụng với những phụ âm không thể đọc kéo dài được. Nhưng bạn có thể áp dụng kỹ thuật này với những nguyên âm theo sau. Bạn sẽ nói nhỏ từ này năm lần, năm lần khởi động nhẹ nhàng với nguyên âm đầu tiên và tăng dần âm lượng lên rồi cuối cùng đọc to năm lần. Bạn sẽ bắt đầu với từ bow:<br />….boooooooooooooooooow<br />….boooooooooooooooooooow<br />…..boooooooow<br />Bây giờ bạn hãy luyện tập tương tự với loạt từ sau đây:<br />beanbitbugboatbat<br />cupcatcutcutecoat<br />dotdigdumbdulldebt<br />gogoneGATTgutgame<br />peapotpitPatput<br />toetittattoptall<br />Ngày thứ 10: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một nguyên âm<br />Chúng ta sẽ bắt đầu với từ icy. Bạn sẽ đọc kéo dài cả hai nguyên âm. Trước hết bạn đọc nhỏ từ này năm lần với kỹ thuật khởi động nhẹ nhàng:<br />….iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiicyyyyyyyyyyy<br />Sau đó năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng và tăng dần âm lượng:<br />….iiiiiiiiiiiiiiiiicyyyyyy<br />Và cuối cùng nói to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />…iiiiiiicyyyyyy<br />Sau đó bạn thực tập với những từ sau:<br />aimingaging<br />amenapple<br />easyeager<br />elephantelevator<br />earnestearthling<br />ivyidea<br />oldiesorient<br />overorder<br />oozyoosphere<br />upperunder<br />uniteusual<br />uglyunable<br />Ngày thứ 11: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm có thể đọc kéo dài được<br />Trong bài tập này, bạn không chỉ kéo dài nguyên âm và còn kéo dài cả phụ âm đầu tiên. Bạn sẽ khởi động nhẹ nhàng và đọc nhỏ mỗi từ năm lần, sau đó lại khởi động nhẹ nhàng và nói to dần năm lần rồi cuối cùng nói to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng:<br />Hãy bắt đầu với từ ‘zebra’<br />….zzzzzzzzzzzzzeeeeeeeeebraaaaaaaaa<br />….zzzzzzzzzzzzzzzzeeeebraaaa<br />…zzzzzeeeeebraaaaa<br />Sau đó bạn sẽ luyện tập với những từ sau:<br />cherrychewy<br />followfurrow<br />hollowhello<br />jettisonjerky<br />lollipoplyric<br />myselfmono<br />nobodyknowing<br />runawayrally<br />silentsalute<br />shallowshabby<br />theorytherefore<br />voluntaryvacate<br />yellowyatching<br />waterweekly<br />zero<br />Ngày thứ 12: Những từ đa âm tiết bắt đầu bằng một phụ âm không thể đọc kéo dài được<br />Phụ âm đầu tiên không thể đọc kéo dài được nên bạn chỉ đọc kéo dài các nguyên âm. Chúng ta sẽ bắt đầu với từ beacon và bạn khởi động nhẹ nhàng ở nguyên âm đầu tiên và đọc nhỏ từ này năm lần, sau đó cũng mở đầu nhẹ nhàng ở nguyên âm đầu tiên và đọc to dần lên năm lần rồi cuối cùng đọc to năm lần mà không cần khởi động nhẹ nhàng.<br />….beeeeaaaaaacooooon<br />….beeeeeaaaaacoooon<br />…beeaacooon<br />Bạn đã biết cách tiến hành tương tự với những từ sau:<br />belowballoonbulkybacon<br />capableculpritcolorcurry<br />directiondeterdodgyduping<br />graciousgrabbinggettinggambling<br />partitionpinkypricelesspurely<br />tallytotaltastytoaster<br />Ngày thứ 13: Chọn từ ngẫu nhiên trong sách<br />Bạn sẽ lấy một tài liệu viết nào đó như quyển sách này hay một tờ báo và chọn vài từ ngẫu nhiên.<br />Sau đó, bạn sẽ đọc những từ này và đọc kéo dài nguyên âm của chúng. Nếu chữ cái đầu tiên là một phụ âm có thể đọc kéo dài được thì bạn cũng đọc kéo dài nó luôn.<br />Bạn sẽ đọc nhỏ mỗi từ năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng, sau đó đọc từ đó năm lần với khởi động nhẹ nhàng và tăng dần âm lượng rồi cuối cùng đọc to năm lần mà không cần khởi đầu nhẹ nhàng.<br />Ngày thứ 14: Những từ đáng sợ<br />Bạn viết ra danh sách những từ bạn thường xuyên bị nói lắp. Danh sách này thường bao gồm cả tên của người nói lắp nếu họ thường gặp khó khăn khi phát âm tên mình.<br />Nếu bạn không nghĩ ra từ đáng sợ nào, bạn nên gác bài tập này sang bên để dành hôm khác. Lúc đó, hãy lấy ra một mảnh giấy và cây viết chì rồi viết ra từng từ bạn gặp khó khăn hay sợ phải gặp nó hay đơn giản bạn đã từng thấy khó phát âm chúng trước đây.<br />Bạn sẽ đọc những từ này theo cách được mô tả như trong ngày thứ 13 nhưng lần này thay vì năm lần bạn hãy đọc mười lần. Nếu bạn thấy khó khăn quá trong việc đọc một từ đặc biệt nào đó, hãy đọc kéo dài từng phụ âm có thể kéo dài được bao gồm cả phụ âm đứng giữa hay nằm ở cuối từ.<br />Tham khảo<br />HARKNESS, Richard, Neuropatterning For Stutters: A Home Course In Programming Your Brain For Fluent Speech, 1997<br />KEHOE, Thomas David, Speech Motor Repatterning for Stutters, Casa Futura Technologies, http://www.casafuturatech.com/<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm<br />Bài tập 11: Luyện Tập Mỗi Ngày<br />Những bài tập trước dạy bạn làm thế nào để:<br />thư giãn trực tràng của bạn<br />thở bằng bụng<br />dùng kỹ thuật điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng<br />phát âm<br />nói một cách khác thường mà chúng ta gọi là lối phát âm hữu thanh<br />dùng sức để củng cố đường truyền thần kinh làm gia tăng khả năng nói trôi chảy<br />Sự thư giãn trực tràng, hít thở bằng bụng, kỹ thuật điều hơi, khởi đầu nhẹ nhàng, phát âm và lối nói toàn âm hữu thanh là những yếu tố then chốt để kiểm soát Valsalva và tật nói lắp. Chúng ta sẽ kết hợp bốn bài tập này vào bài luyện tập mỗi ngày này. Những kỹ thuật được khai triển trong bài tập số 10 (Kỹ thuật Demothenes) cũng sẽ được đề cập đến trong bài tập này.<br />Bài tập buổi sáng và buổi tối<br />Bạn sẽ thấy có hai bài luyện tập mỗi ngày:<br />Bài tập buổi sáng được thực hiện vào mỗi buổi sáng trước khi bạn bắt đầu một ngày mới.<br />Bài tập buổi tối được thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi bạn dùng cơm tối hay lên giường ngủ.<br />Bài tập buổi sáng chú trọng vào việc làm thư giãn hệ thống Valsalva, sự phát âm, kỹ thuật điều hơi và khởi đầu nhẹ nhàng. Dĩ nhiên, bài tập này sẽ mang lại nhiều hiệu quả ích lợi trong thời gian dài nhưng nó chỉ đạt được một mục đích nhất thời, vì nó được thiết kế đặc biệt để giúp cơ quan phát âm của bạn sẵn sàng để nói lưu loát suốt cả ngày.<br />Bài tập buổi tối nhấn mạnh vào kỹ thuật Demothenes. Mục đích chính yếu của bài tập này là củng cố những đường truyền để gia tăng việc nói trôi chảy. Nó nhắm vào việc cải thiện việc nói trôi chảy của bạn trong thời gian dài.<br />Dĩ nhiên là nếu bạn làm ca đêm, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi làm bài tập buổi sáng vào buổi tối trước khi bạn đi làm và làm bài tập buổi tối vào buổi sáng khi bạn đã trở về nhà.<br />Cũng vậy, nếu người hàng xóm của bạn mời bạn đến dự buổi tiệc nướng vào lúc 8 giờ tối, bạn nên thực hành bài tập tương tự như bài tập buổi sáng vào khoảng 6 giờ tối. Điều này sẽ đảm bảo cơ quan phát âm của bạn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để nói lưu loát với người hàng xóm và những khách mời của người ấy suốt buổi tiệc.<br />Bài tập buổi sáng<br />Thư giãn chung (1 phút)<br />Hãy cử động chân tay, cơ mặt, xoay cổ, hả miệng và cử động quai hàm của bạn.<br />Nếu có thể, hãy cố ngáp. Điều này hầu như là cách tự nhiên nhất và hiệu quả nhất để làm thư giãn thân thể của bạn.<br />Thư giãn cơ trực tràng (1 phút)<br />Thư giãn trực tràng của bạn bằng phương pháp thư giãn tiệm tiến của Jacobson. Căng dần cơ trực tràng của bạn rồi sau đó giãn dần ra. Làm như thế năm hay sáu lần. Đừng quên cảm nhận sự thư giãn lan dần lên các cơ khác trong hệ thống cơ Valsalva.<br />Thở bằng bụng (1 phút)<br />Nhắm mắt và thở bằng bụng năm hay sáu lần. Thở với miệng hả rộng. Hãy đảm bảo rằng trực tràng và thanh quản của bạn vẫn thông thoáng trong khi thở. Hãy cảm nhận cảm giác thư giãn lan toả khắp hệ thống cơ Valsalva: bụng, ngực, thanh quản, lưỡi, hàm và môi. Hãy cảm nhận luồng hơi thoát ra tự do qua thanh quản của bạn. Bạn nhớ không được dùng sức để ép không khí ra ngoài. Bạn nên để không khí từ phổi thoát ra từ từ và nhẹ nhàng.<br />Kỹ thuật Demothenes (8 phút)<br />Lấy ra một tài liệu nào đó và chọn vài từ ngẫu nhiên. Nếu bạn có một dach sách các từ bạn sợ phải nói thì hãy luyện tập với nó. Bạn nên đọc mỗi từ năm lần với khởi đầu nhẹ nhàng và nhỏ giọng, năm lần tiếp theo với khởi đầu nhẹ nhàng nhưng tăng dần âm lượng lên và cuối cùng hết sức đọc to năm lần mà không cần khởi đầu nhẹ nhàng.<br />Hãy nhớ thở bằng bụng và để hơi thở thoát ra một chút trước khi đọc một từ. Hãy đọc kéo dài tất cả các nguyên âm. Nếu phụ âm đầu tiên có thể đọc kéo dài được thì hãy đọc kéo dài luôn phụ âm đó.<br />Thư giãn trực tràng của bạn (1 phút)<br />(như bước 2)<br />Thở bằng bụng (1 phút)<br />(như bước 3)<br />Phát âm (3 phút)<br />Hít vào, thở ra vài giây rồi phát ra âm aaaaaaaa với khởi đầu nhẹ nhàng. Đảm bảo rằng bạn không dùng sức để tống không khí ra khỏi phổi. Bạn nên để không khí từ phổi thoát ra tự do. Đặt ngón tay lên cổ họng bạn để cảm nhận sự rung của dây thanh quản. Hãy cảm nhận sự rung này lan truyền khắp các cơ Valsalva. Hãy nhớ phương trình sau:<br />Hệ thống cơ Valsalva được thư giãn = phát âm = nói trôi chảy<br />Sau đó hít vào một lần nữa rồi phát ra âm aaaaaaaaaaaa. Làm lại bài tập này với những phụ âm hữu thanh khác: d, g, j, m, n, r, v, w, x (gz), y và z.<br />Kiểu Nói Toàn Âm Hữu Thanh (7 phút)<br />Bây giờ, hãy lấy một tài liệu đọc nào đó và đọc lớn lên bằng cách thay những phụ âm vô thanh bằng những phụ âm hữu thanh tương ứng. Nên nhớ phải chú trọng vào quá trình phát âm bằng cách bắt đầu một câu hay một phần của câu qua việc phát ra âm aaaaaaaa và đọc kéo dài âm tiết đầu tiên.<br />Hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn vẫn thư giãn và thông thoáng. Hãy thở bằng bụng và tránh dùng sức để ép không khí ra từ phổi. Hãy để không khí thụ động thoát ra trước khi phát ra âm aaaaaaaa.<br />Lưu ý quan trọng: Khi bạn luyện tập kiểu nói này lần đầu tiên, chuyện bạn cảm thấy hơi căng thẳng là bình thường. Sau khi luyện tập cực lực, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và thư giãn hơn.<br />Tuy nhiên, nếu lối nói này khiến bạn vẫn còn căng thẳng sau khi đã luyện tập hết sức, hãy dừng lại. Tôi khuyên bạn nên bỏ qua kiểu nói toàn âm hữu thanh này và bù lại cho bài tập này bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho bước 7 (phát âm).<br />Nói cách tự nhiên (7 phút)<br />Bây giờ bạn sẽ dần dần thay đổi cách nói của bạn cho đến khi nó nghe tự nhiên hơn. Hãy chắc rằng bạn đang chú trọng vào việc phát âm. Cách tốt nhất để tập trung vào việc phát âm là bắt đầu một câu hay một phần của câu bằng cách phát ra âm aaaaaa và đọc kéo dài âm tiết đầu tiên.<br />Không nên chú trọng vào những phụ âm vô thanh và hãy nhẹ nhàng đọc kéo dài nguyên âm. Hãy cố gắng ít ậm ừ trong khi bạn nói.<br />Hãy đặt ngón tay lên thanh quản của bạn. Nếu bạn cảm nhận thanh quản của bạn vẫn tiếp tục rung, điều đó có nghĩa là bạn đang phát âm đúng. Nếu bạn cứ duy trì cách nói như thế suốt cả ngày, bạn sẽ không bao giờ bị nói lắp.<br />Nếu bạn cảm thấy thanh quản của bạn ngừng rung khi bạn đọc một phụ âm vô thanh nào đó, điều này có nghĩa bạn phải tránh tập trung vào phụ âm vô thanh hơn và nhấn mạnh hơn vào các nguyên âm.<br />Trong khi đọc lớn tiếng, hãy đảm bảo rằng trực tràng của bạn đang thông thoáng và thư giãn. Hãy chắc rằng bạn đang thở bằng bụng, để không khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi và từ miệng trước khi bạn bắt đầu nói.<br />Bài tập buổi tối<br />Bạn sẽ theo sự sắp đặt thời gian sau cho bài tập buổi tối. Xin xem chi tiết các bước khác nhau này trong bài tập buổi sáng. <br />Làm thư giãn chung (1 phút)<br />Thư giãn cơ trực tràng (1phut1)<br />Thở bằng bụng (1 phút)<br />Kỹ thuật Demosthenes (27 phút)<br />Cứ luyện tập suốt ngày<br />Bạn phải luyện tập suốt ngày, bất cứ khi nào bạn có cơ hội hay cảm thấy cần phải luyện tập.<br />Quan trọng là bạn phải thư giãn trực tràng và thở bằng bụng mỗi khi bạn gặp những tình huống nói chuyện khó khăn. Sự thư giãn trực tràng và thở bằng bụng này là điều mà bạn cần phải làm mọi lúc mọi nơi.<br />Hãy thường xuyên kiểm tra trực tràng, bụng, thanh quản của bạn xem chúng có thông thoáng và thư giãn hay không. Hãy đảm bảo rằng bạn đang thở bằng bụng. Hãy tập trung vào việc phát âm luôn luôn.<br />Khi bạn nói, hãy chắc rằng bạn không dùng sức để ép không khí ra ngoài. Hãy để không khí nhẹ nhàng thoát ra từ phổi và qua thanh quản của bạn.<br />Viết ra những từ đáng sợ<br />Mỗi ngày, bạn hãy mang theo giấy và viết và ghi lại những từ bạn gặp khó khăn khi nói. Bạn sẽ luyện tập những từ này trong những bài tập buổi sáng và buổi tối tiếp theo.<br />Hãy cho não của bạn nghỉ ngơi<br />Tôi khuyên bạn nên luyện tập những bài tập này mỗi ngày nhưng đồng thời tôi cũng khuyên bạn nên ngưng sự luyện tập này một hay hai tuần lễ rồi hãy bắt đầu lại. Có thể bạn thấy rằng khả năng nói trôi chảy của bạn sẽ gia tăng trong thời gian nghỉ ngơi ấy. Đó là do não bộ của bạn đã thụ động học kỹ thuật này.<br />Việc học thụ động không phải là điều đặc biệt để nói được lưu loát. Tôi đã để ý đến hiệu quả của việc học thụ động trong khi thực hành những bài tập lái xe. Tôi bắt đầu thực hành phân nửa bài tập lái xe rồi ngưng khoảng vài tháng. Khi tôi tiếp tục học tiếp, tôi để ý rằng tôi lái xe tốt hơn so với những tháng trước đây khi tôi đang học những bài học đó. Tôi đã thụ động học kỹ năng lái xe.<br />Bạn cũng có thể kinh nghiệm việc học thụ động trong khi học những kỹ năng khác nhau như chơi quần vợt, bơi lội…<br />Tôi không đề nghị bạn ngừng lại khi nào và trong bao lâu. Mỗi người mỗi khác nên đây là điều bạn phải tự khám phá ra cho chính mình. Nếu bạn thấy bạn không tiến bộ trong việc nói trôi chảy thì điều đó hàm ý rằng não của bạn cần được nghỉ ngơi. Hãy thôi luyện tập những bài tập mỗi ngày này trong một thời gian để xem điều gì sẽ xảy ra.<br />Cần mong đợi điều gì?<br />Như đã được đề cập trước đây, bạn không thể nói lưu loát chỉ trong vòng một đêm nhưng sẽ mất vài tuần lễ thậm chí vài tháng trước khi bạn kinh nghiệm được sự tiến bộ đáng kể.<br />Trong trường hợp của tôi, kết quả dễ nhận thấy đầu tiên đạt được là trong những tình huống nói chuyện mà tôi cảm thấy khó khăn nhất như tình huống tôi bị nói lắp hầu như 99%. Ví dụ như khi tôi ở trong văn phòng giám đốc. Sau vài ngày luyện tập, tôi thấy trong những tình huống như trên, tôi chỉ nói lắp khoảng 80%.<br />Tôi biết mình đã hiểu thấu về vấn đề nói lắp. Tôi biết cuộc chiến chống lại tật nói lắp không phải là không có hy vọng. Tôi biết rằng tật nói lắp cũng phản công lại và quả thật nó đã phản công tôi. Đôi khi tôi thấy mình nói lắp ngày càng tệ hơn nhưng rồi sau đó tôi nói tốt hơn. Nhưng trong thời gian dài, tật nói lắp đã bị khắc phục dần còn khả năng nói trôi chảy càng gia tăng. Hết tuần này sang tuần khác, tôi thấy mình ít bị nói lắp hơn khi nói chuyện với quản đốc cho đến cuối cùng tôi có thể nói với ông ấy một cách lưu loát và đầy tự tin.<br />Việc khắc phục tật nói lắp trong khi nói chuyện với giám đốc tương đối dễ dàng vì tôi có thời gian để thư giãn trực tràng và thở bằng bụng trước khi gõ cửa phòng của ông ta. Nói chung, việc khắc phục nói lắp trong những tình huống nói chuyện khó khăn mà bạn lường trước được thì khá dễ dàng hơn. Trong những tình huống như thế, bạn có vài phút để tập trung thư giãn hệ thống cơ Valsalva.<br />Việc khắc phục nói lắp sẽ khó khăn hơn nhiều trong những tình huống nói chuyện đột xuất. Giả sử bạn đang lắng nghe những người bạn đồng nghiệp của bạn đang nói chuyện với nhau, thình lình một trong số họ hỏi ý kiến của bạn. Bạn giật mình: bạn không có ý kiến rõ ràng nào cả và không biết phải nói gì. Họ đang chờ nghe ý kiến của bạn còn bạn rõ ràng không có thời gian để làm thư giãn trực tràng. Trong những tình huống như thế, thật khó khăn để kiểm soát sự nói lắp nhưng bạn dần sẽ lấy lại bình tĩnh và cuối cùng sẽ có thể nó trôi chảy trong mọi tình huống.<br />Hãy lập danh sách những tình huống nói chuyện gây khó khăn cho bạn<br />Tôi đề nghị bạn nên lập một danh sách những tình huống nói chuyện gây khó khăn cho bạn mà bạn thường gặp. Ví dụ, như khi nói chuyện với giám đốc của bạn, mua bánh mì tại cửa tiệm bánh hay mua thuốc aspirin tại tiệm thuốc tây, hẹn hò, hỏi thăm đường, nói chuyện với ba mẹ, nói tên bạn, nói chuyện trên điện thoại, kể đến cao trào của một câu chuyện đùa…<br />Hãy cố gắng liệt kê từng tình huống nói chuyện một. Nếu nói chuyện trên điện thoại là nan đề của bạn, mỗi ngày hãy gọi đến vài số điện thoại không tính cước và hỏi thăm vài thông tin theo thường lệ nào đó. Hãy làm điều này cho đến khi việc nói chuyện trên điện thoại không còn là nan đề đối với bạn nữa.<br />Một khi một tình huống nào đó được kiểm soát, bạn có thể ăn mừng về điều này. Tuy bạn chưa chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến với nói lắp nhưng bạn đã đánh thắng trận đầu tiên. Bây giờ bạn đã tự tin rằng bạn cũng có thể đánh những trận khác cho đến khi bạn hầu như nói trôi chảy hoàn toàn.<br />Tham khảo<br />HARKNESS, Richard, Neuropatterning For Stutters: A Home Course In Programming Your Brain For Fluent Speech, 1997<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura Technologies. 2002.<br />PARRY, William D., Understanding & Controlling Stuttering, A Comprehensive New Approach Based on the Valsalva Hypothesis. National Stuttering Association. 1992<br />STRYDOM, Jan. Stuttering: Helping Your Youngster Overcome it, http://www.audiblox2000.com/more06.htm<br /> <br />Bài tập 12: Lắng Nghe Người Khác<br />Không ai nói trôi chảy 100%<br />Theo thống kê, số người nói lắp chiếm khoảng 1% dân số. Điều này có nghĩa là 1% dân số bị nói lắp còn 99% dân số còn lại đều hoàn toàn nói lưu loát hết phải không? Là người nói lắp, bạn có thể nghĩ điều đó đúng nhưng thật tế không hoàn toàn như thế.<br />Hãy chăm chú lắng nghe người khác đương khi họ nói, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng rất ít người hoàn toàn nói trôi chảy. Thật tế cho thấy chúng ta có thể quả quyết cách chắc chắn rằng không ai trên thế giới này hoàn toàn nói lưu loát 100% suốt 100% khoảng thời gian sống. Hầu hết mọi người đều hơi nói lắp mỗi khi họ mở miệng; nhưng họ chỉ nói lắp ở mức độ không đáng kể đến nỗi chẳng ai để ý đến nhưng sự thật là họ có nói lắp.<br />Trong vài trường hợp, nó có thể không phải là nói lắp nhưng chỉ là một hình thức nào đó của việc nói không suôn sẻ. Một người có thể gặp khó khăn trong việc tìm một từ thích hợp nên sẽ nói “ừm, ừm” trong một chốc. Hoặc người đó có thể bắt đầu nói âm tiết đầu tiên của từ rồi chợt nhận ra từ đó không thích hợp nên liền ngừng lại, ậm ừ rồi bắt đầu nói lại cả câu với từ thích hợp hơn. Dầu đó có thật là nói lắp hay không thì họ cũng gặp vấn đề làm sao để nói trôi chảy như bạn mà thôi, chỉ có điều là nhẹ hơn.<br />Những hình thức nói không lưu loát này thường không ai để ý vì chúng quá bình thường.<br />Điều này có ý nghĩa gì với bạn?<br />Bạn không phải là người nói lắp sống trong một cộng đồng nói lưu loát hoàn toàn. Bạn là một người nói lắp nặng sống trong một cộng đồng nói lắp nhẹ. Tôi không chắc rằng tin tức này sẽ giúp bạn cảm thấy vui nhưng ít ra nó cũng giúp bạn cảm thấy khá hơn một chút về chính bản thân!<br />Khi một người nói lắp quyết định khắc phục tật nói lắp, lẽ dĩ nhiên mục tiêu của người là phải nói trôi chảy 100%. Tôi thiết nghĩ rằng bây giờ bạn đã hiểu bạn không thể nào đạt được mục tiêu này. Thậm chí người được xem là không nói lắp cũng không thể đạt được mục tiêu không tưởng ấy.<br />Hiểu được điều này là rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn không thiết lập mục tiêu mà bạn không thể với tới. Một người nói lắp nếu không hiểu rằng không thể nào người ấy có thể nói lưu loát 100% thì luôn có ấn tượng rằng mình đã thất bại trong việc nỗ lực khắc phục tật nói lắp mỗi khi người chỉ hơi nói lắp.<br />Nếu mục tiêu của bạn là nói trôi chảy 100% thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Mục tiêu của bạn là phải trở thành người hơi nói lắp. Mục tiêu của bạn nên là nói lắp một ít như những người bình thường khác. Thậm chí nếu bạn nói lắp nhiều hơn người bình thường một chút thì cũng chẳng ai để ý.<br />Việc nhận ra mọi người đều nói lắp nhẹ sẽ thay đổi nhận thức của bạn về nói lắp. Nếu bạn chỉ hơi nói lắp, bạn biết rằng điều đó không hề gì vì mọi người đều nói lắp ở mức độ không đáng kể. Nếu bạn bị nói lắp nặng, bạn biết rằng điều đó cũng không quá kinh khủng vì mọi người đều nói lắp. Bạn chỉ hơi nói lắp hơn người khác thôi. Bây giờ bạn biết rằng nói lắp là căn bệnh ảnh hưởng hầu như tất cả mọi người. Nó chỉ tác động lên bạn nhiều hơn người khác một chút.<br />Hãy ghi nhớ<br />Mục tiêu của bạn là giảm nói lắp đến mức độ chấp nhận được chứ không phải loại bỏ hoàn toàn tật nói lắp.<br />Tham khảo<br />KEHOE, Thomas David, Overcoming Stuttering in 6 months, A Multifactorial Giude To Speech Therapy. Casa Futura